Tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên: LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta hiện nay là một nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải đáp ứng tốt nhu cầu thị trường đề ra, hay nói cách khác các doanh nghiệp phải tuân thủ đồng thời các quy luật cung cầu, quy luật giá trị và đặc biệt là quy luật cạnh tranh trên thị trường. Để sản phẩm của mình có thể đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải thúc đẩy công tác nghiên cứu thị trường, thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải sử dụng và quản lý chi phí sản xuất một cách có hiệu quả, phải hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời các chi phí sản xuất bỏ ra để tính chính xác giá thành sản phẩm. Từ đó có những biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đem lại sự tăng tích luỹ cho nền kinh tế. Do đó, hạ giá thành sản phẩm không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp mà còn là vấn đề...
70 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta hiện nay là một nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải đáp ứng tốt nhu cầu thị trường đề ra, hay nói cách khác các doanh nghiệp phải tuân thủ đồng thời các quy luật cung cầu, quy luật giá trị và đặc biệt là quy luật cạnh tranh trên thị trường. Để sản phẩm của mình có thể đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải thúc đẩy công tác nghiên cứu thị trường, thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải sử dụng và quản lý chi phí sản xuất một cách có hiệu quả, phải hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời các chi phí sản xuất bỏ ra để tính chính xác giá thành sản phẩm. Từ đó có những biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đem lại sự tăng tích luỹ cho nền kinh tế. Do đó, hạ giá thành sản phẩm không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn ngành, toàn xã hội.
Doanh nghiệp làm tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tính toán giá thành một cách chính xác để từ đó xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bộ máy quản lý để các nhà quản trị đưa ra những biện pháp chiến lược phù hợp, giúp doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Công ty TNNH E.Nhất Hưng Yên chuyên sản xuất động cơ, phụ tùng xe máy, sản phẩm của công ty luôn gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các sản phẩm trong và ngoài nước. Vì vậy, vấn đề hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh là vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty.
Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên, qua tìm hiểu thực tế và nhận thấy tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời được sự giúp đỡ của phòng kế toán và của Cô giáo hướng dẫn cộng với sự nghiên cứu cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên”.
Tuy nhiên, trong phạm vi chuyên đề này do thời gian thực tập có hạn, trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và cán bộ kế toán của công ty để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên.
Chương III: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên.
Do thời gian thực tập không dài trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu và khả năng tiếp cận với thực tế còn hạn chế, giữa lý luận và thực tiễn cần phải có sự kết hợp hài hoà, nên chuyên đề của em không tránh được những sai sót. Em rất mong muốn và chân thành tiếp thu những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và các anh chị em phòng Tài chính- Kế toán của Xí nghiệp để em bổ sung, nâng cao nhận thức và hoàn thiện tốt chuyên đề của mình.
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trong kinh doanh, tự do cạnh tranh với nhau. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, đảm bảo kinh doanh có lãi thì phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và tính chính xác giá thành sản phẩm.
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp. Trên cơ sở bộ phận kế toán cung cấp những thông tin kinh tế quan trọng về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ giúp các nhà quản trị phân tích, đánh giá được tình hình sử dụng vốn, vật tư, lao động có hiệu quả hay không, để từ đó doanh nghiệp có những quyết định đúng cho việc lựa chọn phương án sản xuất đem lại nhiều lợi nhuận nhất cũng như có biện pháp quản lý và sử dụng chi phí hiệu quả hơn, hạ thấp giá thành sản phẩm từ đó mà doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường.
Chính vì vậy mà hạch toán chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp.
1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Trong quản lý, người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhưng trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất. Với chức năng của nó kế toán cung cấp cho các nhà quản trị số liệu vế chi phí của từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí trong doanh nghiệp. Xét trên góc độ quản lý, người quản lí cần biết rõ
nội dung cấu thành của chi phí và giá thành từ đó hạn chế ảnh hưởng của yếu tố tiêu cực, phát huy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tích cực, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả lao động vật tư tiêu vốn không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công cụ đắc lực được các nhà quản lí sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp giành chiến thắng trong cạnh tranh.
Đặc biệt, trong nền kinh tế mở với nhiều chủng loại hàng hoá phong phú đa dạng thì vấn đề quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp là giá thành sản phẩm. Do đó, để thực hiện được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở các bộ phận phân xưởng trong doanh nghiệp.
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
- Tập hợp và phân bố từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng bằng phương pháp thích hợp.
- Thực hiện việc kiểm tra định mức tiêu hao vật tư, kĩ thuật dự đoán chi phí nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm, hợp lí lao động, vật tư, tiền vốn để góp phần hạ giá thành sản phẩm.
- Tính toán chính xác đầy đủ giá thành và chi phí.
- Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm.
1.2. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.2.1.1. Bản chất của chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kì nhất định.
Như vậy, bản chất của chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp luôn được xác định là những hao phí về tài nguyên, vật chất, lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh. Hiểu được chi phí sản xuất giúp cho doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm.
Nghiên cứu bản chất của chi phí giúp doanh nghiệp thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chi phí và chi tiêu của doanh nghiệp. Mặt khác, thấy được sự khác nhau về lượng và thời điểm phát sinh giữa chúng. Chi phí trong kì của doanh ghiệp bao gồm toàn bộ phần tài sản tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kì, liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kì chứ không phải mọi khoản chi ra trong kì hạch toán. Chi tiêu của doanh nghiệp là sự chi ra, giảm đi thuần tuý về tài sản bất kể nó được sử dụng vào mục đích gì. Chi tiêu cho quá trình mua hàng làm tăng tài sản của doanh nghiệp còn chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh làm cho các khoản tiêu dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng lên.
1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung kinh tế, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng, ta cần phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức thích hợp sau:
a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế:
Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của các chi phí giống nhau được xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực nào, ở đâu và mục đích, tác dụng của chi phí đó như thế nào ?
Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ doanh nghiệp được chia làm 5 yếu tố sau:
* Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản… mà doanh nghiệp đã sử dụng trong các hoạt động sản xuất trong kỳ.
* Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động trong kỳ, lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ trong kỳ. Như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
* Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
* Chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài như tiền điện nước… phục vụ cho hoạt động sản xuất.
* Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất ngoài bốn yếu tố chi phí trên.
Phân loại chi phí theo phương pháp này có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu, tỷ trọng trong từng yếu tố chi phí là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí, là cơ sở cho việc lập kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng cho kỳ sau.
b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí:
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục sau:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm (không tính vào mục này những chi phí, nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất).
* Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và của công nhân trực tiếp sản xuất.
* Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho việc quản lý và phục vụ sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp trên. Bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng.
- Chi phí vật liệu.
- Chi phí dụng cụ sản xuất.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí bằng tiền khác.
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, là cơ sở tính giá sản phẩm theo khoản mục và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau.
c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ:
Chi phí sản xuất được chia làm 3 loại :
* Chi phí sản xuất khả biến: Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị có thể là sản lượng sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy hoạt động, doanh thu bán hàng thực hiện …
* Chi phí bất biến: Là những chi phí về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.
Việc phân loại chi phí này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình sản xuất kinh doanh.
* Chi phí hỗn hợp: Bản thân chi phí này gồm cả các yếu tố định phí và biến phí.
d. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính
* Chi phí sản phẩm: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
* Chi phí thời kỳ: Bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
e. Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí.
* Chi phí trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công.
* Chi phí gián tiếp: Cần phải phân bổ những chi phí này cho các sản phẩm theo những tiêu chuẩn phân bổ thích hợp.
f. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quá trình công nghệ và quá trình kinh doanh:
* Chi phí cơ bản: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình công nghệ chế tạo sản phẩm : Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm.
* Chi phí chung: Là những chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất. Có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.2.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
1.2.2.1 Bản chất kinh tế của giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ dịch vụ đã hoàn thành.
Như chúng ta biết, mục đích của việc bỏ chi phí của các doanh nghiệp là tạo nên những giá trị sử dụng nhất định để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Vì vậy, vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp là làm sao để bỏ ra một lượng chi phí ít nhất sẽ thu được giá trị sử dụng lớn nhất, luôn tìm biện pháp giảm chi phí nhằm thu được lợi nhuận tối đa có thể.
Giá thành sản phẩm luôn chứa trong nó hai mặt khác nhau vốn có là chi phí sản xuất đã bỏ ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Như vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nó còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm bao gồm nhiều loại khác nhau, việc phân loại giá thành là tuỳ thuộc vào những điều nhất định ở mỗi doanh nghiệp và được xác định rất khác nhau. Cụ thể giá thành sản phẩm được phân loại theo hai tiêu thức sau:
a. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:
Giá thành sản phẩm gồm 3 loại:
* Giá thành kế hoạch: là chi phí sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán chi phí kế hoạch
được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện.
Giá thành kế hoạch sản phẩm được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
* Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ định tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả số lượng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh, tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc qúa trình sản xuất sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật, tổ chức và công nghệ… để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, các đối tác kinh doanh.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý, giám sát chi phí, xác định nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hoạch toán từ đó điều chỉnh kế hoạch định mức cho phù hợp.
b. Phân loại sản phẩm theo phạm vi tính toán:
Bao gồm :
* Giá thành sản xuất: Bao gồm các chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm công việc hay lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành sản xuất sản phẩm được được sử dụng để hoạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trong tình hình bán thẳng cho khách hàng không qua nhập kho) là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ ở các doanh nghiệp.
* Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm chi phí sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm được tiêu thụ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
+
Chi phí bán hàng
Giá thành sản xuất sản phẩm
=
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh lãi (lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh
1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống, lao động vật hoá bỏ ra nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa. Còn khi nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định.
Về mặt lượng, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm sản sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành tổng quát sau:
Z = Dđk + C – Dck
Z : Tổng giá thành sản phẩm
Dđk : chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ
C : Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Dck : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ = dở dang cuối kỳ hoặc các nghành sản xuất không có dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thì khi đó:
Z = C ( tổng giá thành = tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ)
1.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất phát sinh theo thời gian và địa điểm khác nhau dùng vào quá trình sản xuất với các mục đích, công dụng khác nhau. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là xác định đúng đâu là đối tượng để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh.
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định những phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản xuất cần được tập hợp, theo đó để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trước hết ta phải căn cứ vào:
- Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
+ Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất.
+ Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuât là từng giai đoạn công nghệ.
- Đặc điểm tổ chức, sản xuất của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phân xưởng thì tập hợp chi phí theo phân xưởng, tổ đội sản xuất hoặc tập hợp chi phí theo sản phẩm.
- Loại hình sản xuất của doanh nghiệp.
+ Nếu là loại hình sản xuất đơn chiếc đối tượng là từng sản phẩm, từng hạng mục công trình.
+ Nếu là loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng tập hợp chi phí là từng loạt sản phẩm
+ Nếu sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng là từng đơn đặt hàng
- Yêu cầu của công tác tính giá thành .
- Yêu cầu quản lý và khả năng, trình độ quản lý, trình độ hạch toán. khả năng và trình độ càng cao thì việc xác định đúng đối tượng càng chính xác, cụ thể và chi tiết.
Như vậy thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định hoạt động hoặc phạm vi của chi phí phát sinh làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đúng tập hợp chi phí sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức hoạch toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp từ việc hạch
toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán giá thành sản phẩm nhanh chóng đầy đủ và chính xác.
1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Có thể tập hợp chi phí sản xuất theo một trong hai phương pháp sau:
+ Phương pháp trực tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương pháp này chi phí sản xuất được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao.
+ Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu cho từng đối tượng được. Cần phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí.
∑ C
H =
∑Ti
- Xác định hệ số phân bổ:
S C : Tổng chi phí cần phân bổ
Ti : Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i
Xác định mức độ chi phí phân bổ cho từng đối tượng:
Ci = Ti ´ H
Ci : Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i.
1.3.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất
* Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trực tiếp”: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm trong kỳ. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Tài khoản 621 không có số dư đầu kỳ.
- TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí về tiền công của nhân công trực tiếp sản xuất. Bao gồm cả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, và các khoản phụ cấp, các khoản chi phí phải trả khác của công nhân sản xuất. Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
- TK 627 “Chi phí sản xuất chung”: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc quản lý và phục vụ sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng tổ đội sản xuất… TK 627 không có số dư cuối kỳ.
TK 627 được mở 6 TK cấp hai để tập hợp theo yếu tố chi phí :
+ TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng
+ TK 6272: chi phí vật liệu
+ TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 6274: chi phí khấu hao tài sản cố định
+ TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6278: chi phí khác bằng tiền.
- TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK 154 còn phản ánh chi phí liên quan tới việc sản xuất kinh doanh phụ, thuê ngoài gia công.
- TK 631 “ Giá thành sản xuất” được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 155 “Thành phẩm” và TK 632 “ Giá vốn hàng bán”.
* Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
1.3.3.1 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những những chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài , vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất và chế tạo sản phẩm.
Căn cứ vào các chứng từ xuất kho nguyên vật liệu để tính ra giá thành thực tế của nguyên vật liệu sản xuất đã dùng, đồng thời căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định để lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí thích hợp.
Có thể tập hợp theo một trong hai phương pháp sau: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu trực tiếp:
TK 152 (TK 611) TK 621 TK 152 (TK 611)
(1) (3)
TK 111, 112, 141 TK 154 (TK 631)
(2) (4)
TK 331
(5)
TK 133
1. Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
2. Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất không qua kho .
(có hoá đơn GTGT).
Cuối kỳ nguyên vật liệu không sử dụng hết nhập lại kho.
4. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính giá thành
sản phẩm.
5. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
1.3.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
TK 334 TK 622 TK 154 (TK 631)
(1)
(5)
TK 338
(2)
TK 335
(3)
TK 111, 112
(4)
Tiền lương thực tế trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ
Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất: BHXH, BHYT, KPCĐ.
Doanh nghiệp có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.
Tổng hợp thuê ngoài phải trả tiền công (căn cứ vào hợp đồng).
5. Cuối kỳ tính toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí tính giá thành sản phẩm.
13.3.3. Phương pháp kế toán và tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: TK 6271
+ Chi phí vật liệu: TK 6272
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: TK 6273
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: TK 6274
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: TK 6277
+ Chi phí bằng tiền khác: TK 6278
Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý, chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Mặt khác, chi phí sản xuất chung còn được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong phân xưởng theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung.
TK 334, 338 TK 627 TK 154 (TK 631)
(1) (7)
TK 152 (TK 611) TK 632
(2) (8)
TK 142, 242
TK 153 (TK 611)
(3)
TK 214
(4)
TK 133
TK 331, 111, 112
(5)
TK 111, 112, 141
(6)
1. Tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng.
2. Tập hợp chi phí vật liệu.
3. Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất.
4. Tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định.
5. Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài.
6. Tập hợp chi phí bằng tiền khác.
7. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm.
8. Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.3.4. Tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp
Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục sẽ được tập hợp trên toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp có thể tập hợp theo hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Kế toán tuỳ thuộc vào việc sử dụng phương pháp hàng tồn kho mà sử dụng tài khoản khác nhau cho họp lý.
1.3.4.1. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX)
Doanh nghiệp sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp.
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKTX.
TK 152, 153
TK 621
TK 154
TK 152, 138
Phế liệu thu hồi, bồi thường do
sản phẩm hỏng
TK 334,338
TK 622
TK 627
TK 214
TK 155
TK 632
TK 157
TK 111, 112
Chi phí dịch vụ
mua ngoài bằngtiền
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kết chuyển
CFNVLTT
Chi phí
NCTT
Kết chuyển
CFNCTT
Chi phí
NVPX
CF vật liệu, dụng cụ
Kết chuyển CF SXC
Giá thành
SP hoàn thành nhập
kho
Xuất kho
tiêu thụ SP
Giá thành thực tế SP hoàn thành bán ngay
CF khấu hao
TSCĐ
Giá thành thực tế SP gửi bán
Chi phí sản xuất chung không được phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ
1.3.4.2 Trường hợp doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)
Phương pháp KKĐK là phương pháp không kiểm tra thường xuyên liên tục tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở KKĐK xác định lượng tồn kho thực tế chưa chưa xuất dùng cho hoạt động sản xuất.
Doanh nghiệp sử dụng TK631 “giá thành sản xuất” để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKĐK
TK 611 TK154 TK631 TK 154
K/c chi phí sản xuất K/c chi phí sản xuất
KD DD đầu kỳ KD DD cuối kỳ
TK 621
K/c CP N VL TT
CP NVL TT TK 611, 138
Phế liệu thu hồi, giá trị
SP hàng bồi thường
TK334,338 TK 622 TK 632
CP NCTT k/c CP N C T T Tổng giá thành SP
Hoàn thành
TK214 TK 627
CP KHTSCĐ
k/c CP S X C
CP V L, D C S X
TK111,112
Chi phí sản xuất chung không phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ
CP dịch vụ mua
ngoài, CP khác
1.4 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÀM DỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.4.1. Sự cần thiết phải đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến, đang nằm trên dây truyền công nghệ hoặc đẵ hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải chế biến tiếp mới thành sản phẩm.
Trong khi đó, muốn tính được giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ kế toán ta phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Vì chi phí sản xuất không những chỉ cho việc sản xuất khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho mà còn chi phí chi ra để tạo lên khối lượng sản phẩm dở dang. Để xác định giá thành sản phẩm chính xác, một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ tức là xác định phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau.
1.4.1.1. Đánh giá sản phẩm làm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí khác tính cho sản phẩm hoàn thành.
Dđk + Cvl
Dck = ì Sd
Sht + Sd
Công thức:
Dđk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Dck : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
C : Chi phí NVLTT ( CP NVL chính) phát sinh trong kỳ
Sht : Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Sd : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Phương pháp này có ưu điểm là khối luợng tính toán ít, đơn giản, xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được kịp thời phục vụ việc tính toán giá thành nhanh chóng tuy nhiên vì bỏ qua các chi phí khác nên phương pháp này có độ chính xác không cao. Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu trong giá thành sản phẩm, sản phẩm dở dang ít và không chênh lệch nhiều giữa các kỳ .
Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở các giai đoạn đầu tiên tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) còn sản phẩm ở các giai đoạn sau phải tính theo chi phí NTP của giai đoạn trước chuyển sang
Dđk + CNTP giai đoạn truớc chuyển sang
Dck = ì Sd
Sht + Sd
1..4.1.2. Đánh giá làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, căn cứ vào mật độ hoàn thành của sảm phẩm làm dở dang ở từng công đoạn chế biến để quy đổi thành sản lượng hoàn thành tương đương và xác định sản phẩm làm dở cuối kỳ
- Đối với chi phí sản xuất bỏ ngay một lần từ đầu dây truyền công nghệ
(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nguyên vật liệu chính) thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo công thức:
Dđk + C
Dck = ì Sd
Sht + Sd
Đối với chi phí bỏ dần dần trong quá trình sản xuất theo mức độ chế biến, sản xuất sản phẩm. Việc đánh giá sản phẩm theo công thức:
Dđk + C
Dck = ì S’d
Sht + S’d
Trong đó S’d = Sd x %HT ( khối lượng sản phẩm dở dang đã tính ra khối luợng sản phẩm hoàn thành tương đương theo mức độ hoàn thành).
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối luợng sản phẩm hoàn thành tương đương đảm bảo tính hợp lý hơn và độ tin cậy cao hơn của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, giá vốn hàng bán trong báo cáo kế toán. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều, việc xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang mang nặng tính chủ quan, phức tạp.
1.4.1.3. Đánh giá sản phẩm làm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Công thức:
Dck = Sd x Định mức chi phí.
Phương pháp này có ưu điểm tính toán nhanh chóng đơn giản tuy nhiên độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể sát với chi phí định mức được. Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp tiến hành đánh giá sản phẩm theo chi phí sản xuất định mức.
1.5. KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.5.1. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính giá thành. Kế toán dựa vào các căn cứ sau:
* Về tổ chức sản xuất:
- Tổ chức sản xuất đơn chiếc -> đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm từng công việc
- Tổ chức sản xuất hàng loạt -> được tính giá thành từng loại sản phẩm
- Nếu doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn -> đối tượng tính giá thành là mỗi loại sản phẩm
* Về quy trình công nghệ sản xuất:
- Quy trình công nghệ sản xuất giản đơn -> sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng quy trình công nghệ.
- Quy trình công nghệ phức tạp, liên tục -> sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ, cũng có thể là các nửa thành phẩm hình thành ở từng giai đoạn sản xuất.
- Quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song -> sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, cũng có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm
* Căn cứ vào yêu cầu, trình độ quản lý, trình độ hoạch toán của doanh nghiệp.
Việc xây dựng đúng đối tượng tính giá thành và phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp giúp cho kế toán mở sổ kế toán, tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
1.5.2. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề cho việc tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp. Một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại một một đối tượng tính giá thành lại có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Nhưng cũng có trường hợp trong một doanh nghiệp sản xuất, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với đối tượng kế toán tính giá thành.
Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành ở một doanh nghiệp sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính giá thành ở doanh nghiệp đó.
1.5.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm :
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng hợp giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.
Tuỳ thuộc vào đối tượng tính giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, trình độ của nhân viên kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn một trong những phương pháp tính khác nhau.
1.5.3.1. Phương pháp tính giá giản đơn ( trực tiếp)
Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp có loại hình sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành định kỳ năm, tháng, quý phù hợp với kỳ báo cáo.
Giá thành sản phẩm tính theo công thức:
Z = Dđk + C – Dck
z
=
Z
Sht
Trong đó: Z : Tổng giá thành sản phẩm
z : Giá thành đơn vị
Dđk,, Dck : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kì, cuối kì.
C : Chi phí phát sinh trong kỳ
Sht : Sản lượng sản phẩm hoàn thàn
Trường hợp cuối tháng, không có sản phẩm làm dở hoặc có ít và ổn định nên không tính toán thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành của sản phẩm hoàn chỉnh
1.5.3.2 Phương pháp tính giá theo phân bước :
Phương pháp tính giá thành phân bước áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau, tổ chức sản xuất nhiều, ổn định. Đối tượng tập hợp chi phí là qui trình công nghệ sản xuất ở từng giai đoạn, đối tượng tính giá thành hình thành ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng của qui trình công nghệ.
a. Phương pháp tính giá phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (Phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí).
Theo phương pháp này, kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tính tiếp giá ở giai đoạn sau. Quá trình cứ tiếp tục vậy cho đến khi tính được giá thành sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng.
Sơ đồ 1: kết chuyển trình tự chi phí và tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 ……… Giai đoạn n
Chi phí NTP gđ (n-1) chuyển sang
Chi phí NVLC
Chi phí NTP gđ 1 chuyển sang
+ + +
Chi phí chế biến
giai đoạn n
Chi phí chế biến giai đoạn 1
Chi phí chế biến giai đoạn 2
∑ giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm của gđ n
Giá thành NTP
giai đoạn 2
Giá thành NTP
giai đoạn 1
Giai đoạn 1:
ZNTP1 = DĐk1 + C1 – DCK2
zNTP1 = ZNTP1 SlNTP1
Giai đoạn 2:
ZNTP2 = DĐK2 + CFNTP1 + C2 – DCK2
zNTP2 = ZNTP2 SlNTP2
……
Giai đoạn n:
Tổ chức kết chuyển CFNTP các giai đoạn trước chuyển sang căn cứ vào chi phí tập hợp được giai đoạn cuối, số lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng làm dở.
Sau đó đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Từ đó : ZTP = DĐKn + CFNTPn-1 + Cn - DCKn
zTP = ZTP SlTP
b/ Phương pháp tính giá thành phân bước không tính ZNTP
(Phương pháp kết chuyển song song)
Theo phương pháp này, ZSP chỉ tính cho sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ, hoặc các doanh nghiệp có NTP ở từng giai đoạn không bán ra ngoài.
DĐki + Ci
´ SLTP
SLHTi + SLDDi M%)
Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn, kế toán tính được ZSP hoàn thành theo từng khoản mục CF.
CZi =
(i = )
ZTP =
Trong đó:
DĐKi : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i
SLHTi : Sản lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn i
SLDDi : Sản lượng sản phẩm làm dở giai đoạn i
SLTP : Sản lượng sản phẩm hoàn thành giai đoạn
cuối cùng
CZi : Chi phí sản xuất của giai đoạn i tính vào ZTP
Sơ đồ 2: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP
Giai đoạn 1 (P1) Giai đoạn 2 ………… Giai đoạn n
Chi phí SX gđ 2
Chi phí SX gđ 1
Chi phí SX gđ n
CF gđ 2 trong TP
CF gđ 1 trong TP
CF gđ n trong TP
Tổng giá thành TP, giá thành đơn vị
1.5.3.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này được áp dụng với doanh nghiệp cùng một quy trình công nghệ, cùng một nguyên liệu sau quá trình sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau
Theo phương pháp này người ta căn cứ vào các đặc trưng kinh tế kỹ thuật để xây dựng hệ số tính giá thành và chọn một sản phẩm có hệ số là 1 (H = 1), các sản phẩm khác quy đổi về nó
Tổng sản phẩm quy đổi
Về hệ số tính Z
= Hi i
SLi : Sản lượng thực tế SPi
Hi : Hệ số quy đổi SPi
Sau đó tính hệ số phân bổ giá thành cho từng sản phẩm (H’SPi)
SLi Hi
H’SPi =
Hi
Tính Z cho từng loại sản phẩm
Zi = (DĐK + C - DCK) H’SPi
zi = Zi SLi
DĐK + C - DCK
=
Tổng giá thành
liên sản phẩm
1.5.3.4 Phương pháp tính Z theo tỷ lệ
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng quy trình công nghệ kỹ thuật, cùng 1 loại nguyên liệu, sản xuất ra nhóm sản phẩm cùng loại nhưng quy cách, kích cỡ khác nhau.
Trình tự tính Z
Chọn tiêu chuẩn phân bổ tính tỷ lệ, thường chọn ZKH, ZĐM . Tính tổng tiêu chuẩn phân bổ Z theo sản lượng thực tế của tất cả quy cách, kích cỡ
= Ti
SLi : Sản lượng thực tế của sản phẩm quy cách kích cỡ thứ i
Ti : Tiêu chuẩn phân bổ của sản phẩm quy cách kích cỡ thứ i
å Z (nhóm SP) DĐK + C - DCK
= 100% = 100%
Ti Ti
Tính tỷ lệ phân bổ Z
Tỷ lệ trên được tính cho từng khoản mục
Sau đó tính tổng giá thành cho từng quy cách, kích cỡ
ZQuy cách kích cỡ thứ i = Tỉ lệ phân bổ giá thành (SLi Ti)
(Sli Ti) : Tiêu chuẩn phân bổ tính theo sản lượng thực tế của quy cách kích cỡ thứ i
1.5.3.5 Phương pháp tính Z loại trừ chi phí.
Áp trong trường hợp cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.
Khi đó muốn tính được ZSPchính thì phải xác định được chi phí của sản phẩm phụ để loại trừ ra
ZC = DĐk + C – DCk - Cp
1.5.3.6 Phương pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng)
Áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng đã ký với khách hàng. Đối tượng tính gía thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng và việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành. Trong phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng đã được mở một “Phiếu chi phí công việc” hay gọi là “ Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng”. Phiếu này được lập cho từng đơn đặt hàng khi lệnh sản xuất đã được ban hành. Khi sản xuất hoàn thành kế toán chỉ việc tổng cộng toàn bộ chi phí trên từng phiếu là xác định được giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành.
1.5.3.7 Phương pháp tính giá thành theo định mức
Áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định sản phẩm đi vào sản xuất liên tục và ổn định
Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã được xây dựng 1 cách hợp lý, chế độ quản lý định mức đã đi vào nề nếp.
Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán về CFSX và Z vững vàng, công tác hạch toán ban đầu được thực hiện một cách quy củ, chặt chẽ.
Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm tổ chức hạch toán riêng CFSX thực tế phù hợp với định mức và số chi phí chênh lệch thoát ly định mức (lãng phí hoặc tiết kiệm).
Khi thay đổi định mức phải tính toán xác định sự chênh lệch do thay đổi định mức của sản phẩm sản xuất dở dang đầu kỳ
ZTT = ZĐM Chênh lệch thoát Chênh lệch thay
ly định mức đổi định mức
Chênh lệch thoát ly định mức : Tiết kiệm (-)
Lãng phí (+)
Chênh lệch thay đổi định mức : Tăng (-)
Giảm (+)
1.5.3.8. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên các sổ kế toán tổng hợp.
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “Nhật ký chứng từ” thì các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trên các bảng phân bổ (như bảng phân bổ NL, VL; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng tính và phân bổ khấu hao, Bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7, Sổ cái các TK 621,622,627,154,631).
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” thì các nghiệp vụ kế toán trên được phản ánh vào sổ cái các TK 621, 622, 627, 154 hoặc 631, số liệu chi tiết về chi phí sản xuất có thể được phản ánh trên các sổ chi tiết.
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “Nhật ký sổ cái” thì các nghiệp vụ kế toán trên được phản ánh trên sổ Nhật ký sổ cái, phần sổ cái được thể hiện trên các TK 621, 622, 627, 154 hoặc TK 631.
+ Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức “ Chứng từ ghi sổ” thì các nghiệp vụ kế toán được phản ánh trên các chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154 hoặc tài khoản 631.
Trên đây là toàn bộ lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất hiện nay
Phần sau đây em xin được trình bày thực trạng tổ chức công tác kế toán CFSX và tính ZSP ở công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH E.NHẤT HƯNG YÊN
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY
Công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm gia công cơ khí được thành lập theo giấy phép số 0504000070 ngày 26 tháng 12 năm 2001.
Trụ sở chính: xã Liêu xá - huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên
Mã số thuế: 0900222245
Nhà máy sản xuất: xã Liêu xá - huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ
Loại hình DN: Công ty TNHH 1 thành viên trở lên.
Tổng vốn đầu tư: 15.450.105.800 VNĐ.
Diện tích đất sử dụng: 24.000 m2
2.1.1. Quá trình phát triển qua các giai đoạn.
2.1.1.1. Từ ngày thành lập đến ngày 01-06-2003.
- Giai đoạn này chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng theo dự án của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt và mua máy móc thiết bị công nghệ phục vụ cho sx.
- Tuyển dụng và đào tạo 400 lao động địa phương cho các ngành nghề: hàn xì, tiện, phay, bào, gia công cơ khí, sơn……
- Hình thành bộ máy quản lý công ty và bố trí sắp xếp công nhân kỹ thuật cho các phân xưởng, tổ sản xuất.
- Đăng ký thương hiệu và công bố chất lượng các sản phẩm do công ty sản xuất với các cơ quan quản lý nhà nước.
Giữa năm 2003 công tác xây dựng đã cơ bản hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
2.1.1.2. Giai đoạn từ cuối năm 2003-2005.
a. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là:
- Tiếp tục hoàn thiện phần còn lại của dự án đầu tư XDCB chủ yếu là mua sắm và lắp đặt các dây truyền thiết bị công nghệ sản xuất.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh những mặt hàng đã được định hướng.
- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty và mạng lưới đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tiếp thị….
b. Hoạt động sản xuất kinh doanh
* Thị trường tiêu thụ
- Sản phẩm của công ty chủ yếu cung cấp cho thị trường trong tỉnh Hưng Yên, TP Hà Nội và một số tỉnh lân cận khác
- Phương thức bán hàng: Nhận sản xuất theo đơn đặt hàng từ các mặt hàng đơn chiếc sản xuất đồng loạt cho tới các công trình lớn…
* Năng lực và uy tín của công ty:
Công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên là đơn vị chuyên sản xuất gia công các mặt hàng cơ khí như các loại tủ văn phòng, tủ điện, cửa thép, thang máng cáp ... Mặc dù mới thành lập song công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Phương châm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là: “Uy tín và chất lượng” mọi hoạt động của công ty đều hướng tới mục tiêu này.
Vốn điều lệ đăng ký năm 2001 là 5.000.000.000 tỷ đồng. Sau 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh đến nay vốn chủ sở hữu đã tăng lên 15.450.105.800 VNĐ.
Nguồn vốn tài chính của công ty bao gồm:
+ Cổ đông góp vốn
+ Liên doanh liên kết
+ Vay ngân hàng
+ Vay cá nhân
+ Các tổ chức kinh tế khác
+ Mua sắm thiết bị trả chậm
Với uy tín và năng lực của mình công ty hoàn toàn có khả năng huy động đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng lớn.
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 và 2004 như sau
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
+ Doanh thu bán hàng
5.220.500.000
20.350.475.000
+ Nộp ngân sách
523.848.060
2.039.015.150
+ Lợi nhuận sau thuế
43.281.534
1.628.038.000
+ Thu nhập bình quân
1.050.300 đ/người/tháng
1.350.000đ/người/tháng
Qua xem xét một số chỉ tiêu tài chính năm 2004 ta thấy:
- Tình hình tài chính của công ty là khả quan.
- Các mối quan hệ về tài chính được xử lý tốt.
- Cơ cấu thành phần vốn hợp lý.
- Vốn được bảo toàn và phát triển.
- Các chỉ tiêu thu nộp ngân sách được thực hiện đầy đủ.
- Thu nhập bình quân của người lao động khá.
- Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận còn thấp.
c. Những khó khăn và thuận lợi.
* Thuận lợi:
- Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi,đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.
- Các dây truyền thiết bị đầy đủ và tiên tiến,công nghệ mới.
-Sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp lý, nguồn vốn ổn định, không có căng thẳng về vốn.
- Cơ chế chính sách của chính phủ thông thoáng tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp sxkd.
* Khó khăn:
- Công ty mới thành lập, kinh nghiệm quản lý điều hành sxkd còn bị hạn chế.
-Thị trường Việt Nam có khá nhiều DN cùng sản xuất những mặt hàng của công ty, vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường càng gay gắt hơn.
2.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của công ty.
Tại Công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên sản phẩm sản xuất ra trong cùng một phân xưởng. Trong phân xưởng gồm có các tổ thực hiện các công đoạn khác, cùng nhau phối kết hợp để tạo thành sản phẩm.
Tạo phôi
Nhập kho thành phẩm
Nguyên vật liệu đầu vào
Sơn hoàn thiện
Gia công cơ khí
Mô tả quy trình công nghệ:
Đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty , Quy trình này được quản lý và giám sát nghiêm ngặt. Bởi vì mỗi sản phẩm phải được đảm bảo chất lượng rất cao trước khi xuất xưởng. Mọi công nhân kỹ thuật vận hành máy móc thiết bị nhất thiết phải được đào tạo và tuân thủ những quy định của quy trình qua từng công đoạn cụ thể:
- Nguyên vật liệu mua vào bao gồm: Tôn , thép lá, thép hộp, vật liệu phụ…Tôn và thép lá được xuất thẳng cho bộ phận tạo phôi để cắt , sấn tạo phôi và chuyển sang bộ phận gia công tổng hợp.
Bộ phận gia công cơ khí nhận phôi và nguyên vật liệu khác tiến hành gia công tạo thành sản phẩm thô chưa sơn.
Bộ phận sơn hoàn thiện nhận những sản phẩm thô từ bộ phận gia công cơ khí sau đó làm vệ sinh và tiến hành sơn, bao gồm có sơn nước và sơn tĩnh điện cuối cùng nhập kho thành phẩm.
- Trong quá trình sản xuất sản phẩm, qua mỗi công đoạn của quy trình đều có phát sinh chi phí sản xuất trực tiếp của sản phẩm, đó là toàn bộ giá trị nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, công cụ dụng cụ, nhân công trực tiếp, khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác có liên quan đến tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
2.1.3. Hệ thống bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. nằm trên địa bàn xã Liêu xá - huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên
2.1.3.1. Hệ thống quản lý công ty.
Theo điều lệ của công ty, tổ chức bộ máy quản lý được bố trí như sau:
1- Giám đốc:
Là chỉ huy tối cao của công ty, có nhiệm vụ điều hành, tổ chức chung để lãnh đạo và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, thường xuyên giám sát các hoạt động của các phòng ban này, đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Công ty. Định hướng chiến lược về tổ chức nhân sự, quy mô phát triển, hoạch định chính sách sản xuất kinh doanh và các mối quan hệ phục vụ cho sự phát triển của công ty.
2- Phó giám đốc kinh doanh.
Giúp việc cho giám đốc công ty, trực tiếp phụ trách chung về mảng tổ chức hành chính, Tài chính kế toán, kinh doanh tiếp thị. Theo dõi giám sát về hoạt động của các phòng ban này trong công ty.Tổ chức mạng lưới bán hàng, phụ trách các đại lý, nghiên cứu thị trường tiêu thụ, tiếp thu ý kiến của khách hàng, xây dựng kế hoạch bán hàng
3- Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách sản xuất
Tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty về lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất.Trực tiếp điều hành và quản lý phòng kỹ thuật và phân xưởng sản xuất.
4- Phòng tổ chức hành chính
Trực tiếp quản lý về lĩnh vực tổ chức nhân sự, hành chính quản trị. Sắp xếp nhân sự cho các phòng ban, các phân xưởng sản xuất.Theo dõi quỹ tiền lương, giải quyết các chính sách chế độ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, theo dõi tình hình trang bị bảo hộ lao động, bảo hiểm, PCCC, vệ sinh môi trường…
5- Phòng Tài chính kế toán.
Tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác về lĩnh vực tài chính-kế toán toàn công ty theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Thực hiện ghi chép phản ánh, hạch toán chính xác, trung thực kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư, tài sản, nguồn vốn của công ty, hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời phân tích tình hình tài chính giúp Ban giám đốc nắm được kế hoạch tài chính từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
6- Phòng kinh doanh:
Tham mưu cho GĐ, PGĐ về lĩnh vực kinh doanh. Thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp quan hệ với khách hàng, chăm sóc khách hàng. Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, lập kế hoạch khai thác thị trường phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm.
7-Phòng Kế hoạch kỹ thuật
Lập kế hoạch và triển khai việc thực hiện kế hoạch sản xuất đảm bảo tiến độ sản xuất.đảm bảo việc cung ứng nguyên vật liệu thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất.Nghiên cứu và áp dụng công nghệ mớí áp dụng vào sản xuất.
8-Phân xưởng sản xuất
Có nhiệm vụ nhận kế hoạch do Ban giám đốc, phòng kỹ thuật triển khai xuống. Thực hiện việc sản xuất các mặt hàng từ khâu taoh phôi đến khâu sơn hoàn thiện sản phẩm vệ sinh hàon thành nhập kho.
Sơ dồ bộ máy quản lý của công ty
PGĐ 1
Giám đốc
Tổ chức hành chính
PGĐ 2
Kế toán tài chính
Phòng kinh doanh
Phân xưởng sản xuất
Phòng Kế hoạch Kỹ thuật
Tổ Tạo Phôi
Tổ Sơn
Tôt Gia công Cơ khí
2.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Phòng kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, trang bị phương tiện khá đầy đủ, đội ngũ nhân viên được đào tạo rất cơ bản.
a. Biên chế và nhiệm vụ.
+ Kế toán trưởng: Phụ trách chung
+ Kế toán tổng hợp : Phụ trách về kế toán giá thành, tập hợp chi phí và tổng hợp BCTC.
+ Kế toán thanh toán: Theo dõi các tài khoản thanh toán: TK131,133,333,311,331 . Viết phiếu thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi TK 111, 112, đối chiếu công nợ, báo cáo thuế. Tính lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
+ Kế toán vật tư : Theo dõi vật tư, sản phẩm, TSCĐ, khấu hao TK:152, 153, 155, 511, 211, 214, 241, 621, 627, 642. Báo cáo nhập xuất, tồn kho vật tư SP, lập thẻ kho, thẻ TSCĐ.
Sơ đồ bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng
ởng
Kế toán thanh toán
Kế toán
vật tư
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp :
Quan hệ tương hỗ:
* Các chế độ thực hiện kế toán:
- Hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng : Nhật ký chung
- Sổ kế toán áp dụng theo quy định của Bộ tài chính.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
- Các bảng kê theo quy định của Bộ tài chính theo hình thức Nhật ký chung.
- Phương pháp tính khấu hao :Theo hướng dẫn tại QĐ 266 của Bộ tài chính: khấu hao theo đường thẳng
- Phương pháp tính giá : Chi phí thực tế
- Hình thức tổ chức kế toán : theo kiểu tập trung
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Thẻ, sổ hạch toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
SỔ CÁI
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Do điều kiện trang bị kỹ thuật khá tốt, việc hạch toán rất kịp thời, chính xác, mọi người đều hoàn thành nhiệm vụ được giao và chấp hành đúng chế độ kế toán của nhà nước. Đặc biệt công tác phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người rất hợp lý, không chồng chéo, bảo đảm tính khách quan và trung thực của kế toán.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH E.NHẤT HƯNG YÊN
2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty
2.2.1.1. Đặc điểm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty
* Đặc điểm.
Mỗi sản phẩm hoàn thành đòi hỏi rất nhiều các loại nguyên vật liệu, chi phí khác nhau, do đó chi phí sản xuất của công ty gồm nhiều loại có tính chất, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau. Toàn bộ chi phí sản xuất của công ty được chia thành các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm, chi phí này thường chiếm khoảng 70% tổng chi phí sản xuất của công ty. Cụ thể:
+ Chi phí vật liệu chính sử dụng vào sản xuất: Bao gồm các loại tôn, thép lá, sắt hộp, sắt tròn...
+ Nguyên vật liệu phụ: Bao gồm: khoá, tay nắm nhôm, sơn, các hoá chất khác…
+ Công cụ dụng cụ: Máy mài, dầu máy, quần áo, găng tay bảo hộ lao động.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định.
+ BHXH: Trích 15% lương thực tế của công nhân được tính vào giá thành của sản phẩm.
+ BHYT: trích 2% lương thực tế của công nhân được tính vào giá thành sản phẩm.
+ KPCĐ: trích 2% lương thực tế của công nhân được tính vào giá thành sản phẩm.
+ Còn 6% công nhân phải chịu trên số tiền lương của mình.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, kế toán phân xưởng, nhân viên tiếp liệu, nhân viên bảo vệ tại phân xưởng
+ Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất: Gồm vật tư sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung tại phân xưởng như đá cắt, đá mài, giấy ráp…
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: là số tiền khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất, nhà xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi về dịch vụ mua ngoài để sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng: điện dùng vào sản xuất, điện thắp sáng, điện thoại, nước…
* Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty.
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty với loại hình sản xuất theo đơn đặt hàng. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty là: Tủ văn phòng, Tủ điện, Cửa sắt… .Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí đối với NVL chính và phụ theo từng đơn đặt hàng, còn lại đối vơí chi phí nhân nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung được tập hợp theo toàn phân xưởng.
2.2.1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí NVLTT ở công ty bao gồm: NVL chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm trong đó NVL chính chiếm khoảng 70% tổng chi phí tr ong giá thành sản phẩm.
Việc xuất dùng NVL vào sản xuất sản phẩm được quản lý và tuân thủ theo kế hoạch sản xuất sản phẩm. Theo quy định, căn cứ vào kế hoạch sản xuất do phòng kỹ thuật sản xuất lập dự toán và định mức tiêu hao NVL sản xuất sản phẩm hàng tháng giao xuống cho phân xưởng sản xuất, bộ phận vật tư lập phiếu báo xuất kho NVL với số lượng, chủng loại cụ thể cho từng loại vật tư để xuất cho phân xưởng sản xuất. Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất vật liệu thực tế cho từng đơn hàng để tập hợp chi phí sau đó tính giá thành cho từng sản phẩm của đơn đặt hàng.
Theo tài liệu thu thập được ta sẽ trích một số phiếu xuất kho sau
Phiếu xuất kho số 12
Ngày 5 - 3 - 2005
Nợ TK 621
Có TK 152.1
Họ tên người nhận hàng : Anh Nam
Địa chỉ : Tổ Tạo phôi
Lí do xuất kho : sản xuất đơn hàng Tủ văn phòng Cục A27- BCA
STT
Tên nhãn hiệu
MS
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Tôn CT3 dày 1.2mm
Kg
62 360
62 360
12 200
760 792 000
2
Tôn CT3 dày 1mm
Kg
30 435
30 435
12 500
380 437 500
Cộng
1 141 229 500
.
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phiếu xuất kho số 13
Ngày 07 - 03 – 2005
Nợ TK 621
Có TK 152.2
Họ tên người nhận hàng : anh Hùng
Địa chỉ : Tổ gia công Tổng hợp
Lí do xuất kho : sản xuất đơn hàng Tủ văn phòng Cục A27- BCA
STT
Tên nhãn hiệu
MS
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Khoá KT97
Cái
4 704
4 704
18 000
84 672 000
2
Tay nắm nhôm
Cái
3 140
3 140
6 125
19 232 500
3
Thanh suốt INox
Cái
1 570
1 570
4 058
6 371 060
4
…
…
…
…
…
…
Cộng
180 135 354
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Vật tư xuất kho dùng cho sản xuất được công ty hạch toán theo giá thực tế đích danh để hạch toán chi tiết hàng ngày tình hình nhập, xuất kho NVL.
Phiếu xuất kho cho các đơn hàng khác cũng tương tự như vậy.
Sau khi tính toán, tập hợp kế toán phản ánh giá trị NVL sử dụng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kì (sản phẩm là Tủ văn phòng, Tủ điện, Cửa sắt, máng cáp) tháng 03- 2005. Số liệu tập hợp theo các phiếu xuất kho như sau.
Nợ TK 621 : 1 787 343 251
Trong đó: TK 621(Tủ VP) 1 141 229 500
TK 621(Tủ điện) 350 425 300
TK 621(Cửa sắt) 215 235 250
TK 621(Máng cáp) 80 453 200
Có TK 152.1 : 1 787 343 251
Nợ TK 621 : 418 673 998
Trong đó: TK 621(Tủ VP) 300.323.553
TK 621(Tủ điện) 60 418 155
TK 621(Cửa sắt) 35 872 542
TK 621(Máng cáp) 22 059 748
Có TK 152.2 : 418 673 998
Căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu, giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho từng đơn hàng theo (giá thực tế đích danh) và chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung phát sinh tập hợp trong tháng cho kế toán tiến hành ghi vào sổ Nhật ký chung tháng 03- 2005
Biểu 01
TRÍCH SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 3- 2005
Chưng từ
Diễn Giải
Đã ghi sổ cái
Số hiệu tài khoản
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
…
…
…
…
…
12
05/03
Sản xuất tủ Văn phòng
621.1
1141 229 500
Nguyên vật liệu chính
152.1
1 141 229 500
17
12/03
Sản xuất tủ Văn phòng
621.1
300.323.553
Nguyên vật liệu phụ
152.2
300.323.553
Sản xuất tủ điện
621.2
350 425 300
Nguyên vật liệu chính
152.1
350 425 300
Sản xuất tủ điện
621.2
60 418 155
Nguyên vật liệu phụ
152.2
60 418 155
Sản xuất cửa sắt
621.3
215 235 250
Nguyên vật liệu chính
152.1
215 235 250
Sản xuất cửa sắt
621.3
35 872 542
Nguyên vật liệu phụ
152.2
35 872 542
Sản xuất máng cáp
621.4
80 453 200
Nguyên vật liệu chính
152.1
80 453 200
Sản xuất máng cáp
621.4
22 059 748
Nguyên vật liệu phụ
152.2
22 059 748
…
…
…
…
31/03
Chi phí NCTT T3
622
461 620 076
Phải trả CNV
334
461 620 076
31/03
Chi phí NCTT T3
622
50 448 209
C.khoản trích theo lương
338
50 448 209
31/03
Chi phí SXC
627
7 701 918
Phải trả NVPX
334
7 701 918
Chi phí SXC
627
977 205
C.khoản trích theo lương
338
977 205
31/03
Chi phí SXC
627
112 959 944
Nguyên vật liệu phụ
152.2
112 959 944
Chi phí SXC
627
23 650 450
Chi phí CCDC
153
23 650 450
Chi phí SXC
627
50 378 190
khấu hao TSCĐ
214
50 378 190
Chi phí SXC
627
15 727 615
C.phí dịch vụ mua ngoài
331
15 727 615
Chi phí SXC
627
12 502 503
Chi phí bằng tiền khác
627
111
12 502 503
…
…
…
31/03
Kết chuyển TK 154.1
154.1
621.1
1441553 054
1441553 054
Kết chuyển TK 154.2
154.2
621.2
410 843 455
410 843 455
Kết chuyển TK 154.3
154.3
621.3
251 107 792
251 107 792
Kết chuyển TK 154.4
154.4
621.4
102 512 948
102 512 948
Kết chuyển TK154.1
154.1
622
326,958,704
326,958,704
Kết chuyển TK 154.2
154.2
622
100,395,759
100,395,759
Kết chuyển TK 154.3
154.3
622
61,664,230
61,664,230
Kết chuyển TK 154.4
154.4
622
23,049,592
23,049,592
Kết chuyển TK 154.1
154.1
627
142 960 119
142 960 119
Kết chuyển TK 154.2
154.2
627
43 897 255
43 897 255
Kết chuyển TK 154.3
154.3
627
26 962 199
26 962 199
Kết chuyển TK 154.4
154.4
627
10 078 252
10 078 252
…
…
…
Cộng
xxx
xxx
Từ số liệu trên sổ Sổ nhật ký chung tiến hành vào sổ cái TK 621
SỔ CÁI TK 621
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
12
5/3
Sản xuất tủ Văn phòng
152.1
1 141 229 500
1 141 229 500
Sản xuất tủ Văn phòng
152.2
300.323.553
300.323.553
Sản xuất tủ điện
152.1
350 425 300
350 425 300
Sản xuất tủ điện
152.2
60 418 155
60 418 155
Sản xuất cửa sắt
152.1
215 235 250
215 235 250
Sản xuất cửa sắt
152.2
35 872 542
35 872 542
Sản xuất máng cáp
152.1
80 453 200
80 453 200
Sản xuất máng cáp
152.2
22 059 748
22 059 748
Cộng
Tháng 3 - 2005
Từ chứng từ gốc, kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết TK 621
SỔ CHI TIẾT TK 621.1(TủVăn Phòng)
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
12
05/03
Xuất NVL.C sản xuất tủ Văn phòng
152.1
1 141 229 500
Xuất NVL.P sản xuất tủ Văn phòng
152.2
300.323.553
Cộng
Từ ngày 01/03– 31/03/2005
Tương tự dối với các đơn hàng khác kế toán cũng lập sổ chi tiết đối với các TK 621.2; 621.3; 621.4 như vậy
b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp SXSP, bao gồm tiền lương cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ
Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương là lương theo sản phẩm và lương thời gian.
- Với hình thức trả lương theo sản phẩm : theo hình thức này việc trả lương được tính theo số chi tiết sản phẩm mà công nhân sản xuất ra. Căn cứ vào số sản phẩm công nhân sản xuất ra và định mức đơn giá tiền lương tương ứng, kế toán phân xưởng tính ra tiền lương cho từng loại sản phẩm tương ứng. Việc quản lý đơn giá ở công ty rất chặt chẽ, mỗi sản phẩm đều được đánh giá phân loại, nghiệm thu về chất lượng, mẫu mã, quy cách, đảm bảo đúng tiêu chuẩn và nhập kho.
Đơn giá tiền lương định mức cho từng công việc.
Khối lượng công việc hoàn thành của từng tổ
=
Tiền lương phải trả
cho khối lượng công việc hoàn thành.
Đối với các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Cụ thể hạch toán như sau :
+ BHXH : Trích 15% theo lương cơ bản và hệ số lương của từng công nhân được tính vào giá thành sản phẩm.
+ BHYT: trích 2% theo lương cơ bản và hệ số lương của từng công nhân được tính vào giá thành sản phẩm.
+ KPCĐ: trích 2% theo lương cơ bản và hệ số lương của từng công nhân được tính vào giá thành sản phẩm.
+ Còn 6% công nhân phải chịu trên số tiền lương của mình.
- Với hình thức trả lương theo thời gian: việc trả lương theo thời gian chủ yếu là trả vào các dịp ngày nghỉ, lễ tết, ốm đau. Như vậy, với công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên việc trả lương cho công nhân theo sản phẩm là chủ yếu.
Để việc tính toán lương sản phẩm và lương thời gian của công nhân sản xuất tại phân xưởng được chính xác hàng ngày từng tổ cần phải theo dõi chặt chẽ số lượng các chi tiết sản xuất ra, thời gian lao động của từng công nhân sản xuất làm cơ sở để kế toán lập bảng thanh toán lương. Căn cứ vào đó, kế toán tiền lương tính ra tiền lương thực tế của công nhân sản xuất rồi ghi vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 03 năm 2005
Ghi có Tk
đ. Tợng
sử dụng
Tk 334- phảI trả ngời lao động
Tk 338- phải trả khác
Tổng
Lương
Phụ
cấp
Khoản khác
Cộng có
334
KPCĐ (2%)
BHXH (15%)
BHYT (2%)
Cộng có 338
Tk 622
461,620,076
461,620,076
5,310,338
39,827,533
5,310,338
50,448,209
512,068,285
Tổ TPhôi TTTTạoTphôi
130,401,151
130,401,151
1,500,095
11,250,716
1,500,095
14,250,906
144,652,058
Tổ GTH
234,722,073
234,722,073
2,700,172
20,251,288
2,700,172
25,651,632
260,373,704
Tổ Sơn
96,496,852
96,496,852
1,110,071
8,325,530
1,110,071
10,545,671
107,042,523
Tk 627
7,701,918
7,701,918
102,864
771,478
102,864
977,205
8,679,123
Tk 642
51,346,123
51,346,123
685,758
5,143,184
685,758
6,514,700
57,860,823
Cộng
520,668,118
520,668,118
6,098,959
45,742,195
6,098,959
57,940,114
578,608,232
Kế toán ghi: Nợ TK 622 : 461 620 076
Có TK 334 : 461 620 076
Nợ TK 622 : 50 448 209
Có TK 338 : 50 448 209
Sau khi tập hợp được chi phí NCTT Kế toán tiến hành phân bổ khoản mục chi phí này cho các đơn hàng theo tiêu thức sau:
Chi phí NCTT phân bổ cho một đơn vị NVL chính
=
Tổng chi phí NCTT
Tổng chi phí NVL chính của các đơn hàng
Chi phí NCTT phân bổ cho từng đơn hàng
=
Chi phí NVL chính cho từng đơn hàng
x
Chi phí NCTT phân bổ cho một đơn vị NVL chính
Ta có bảng phân bổ chi phí NCTT cho từng đơn hàng như sau:
Bảng phân bổ chi phí NCTT cho các đơn hàng
Tên đơn hàng
Số tiền
Ghi chú
Chi phí NCTT phân bổ cho dơn hàng tủ Văn phòng
326,958,704
Chi phí NCTT phân bổ cho dơn hàng tủ điện
100,395,759
Chi phí NCTT phân bổ cho dơn hàng tủ cửa sắt
61,664,230
Chi phí NCTT phân bổ cho dơn hàng máng cáp
23,049,592
Cộng
512,068,285
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảng tính Bảng phân bổ chi phí NCTT cho các đơn hàng cho các đơn hàng kế toán ghi vào Sổ Nhật ký chung (Biểu 01)
Từ số liệu trên sổ Sổ nhật ký chung tiến hành vào sổ cái TK 622
SỔ CÁI TK 622
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31/3
Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.
334
461 620 076
461 620 076
Các khoản trích theo lương công nhân sản xuất trực tiếp
338
50 448 209
50 448 209
Cộng
512,068,285
512,068,285
Tháng 03 năm 2005Từ chứng từ gốc, kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết TK 622
SỔ CHI TIẾT TK 622
Từ ngày 01/03– 31/03/2005
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
31/03
Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.
334
461 620 076
Các khoản trích theo lương công nhân sản xuất trực tiếp
338
50 448 209
Cộng
512,068,285
c. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất ở công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên bao gồm các khoản chi phí như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phi dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
* Chi phí nhân viên phân xưởng sản xuất:
Trích bảng phân bổ tiền lương kế toán ghi:
Nợ TK 627 : 7 701 918
Có TK 334 : 7 701 918
Nợ TK 627 : 977 205
Có TK 338 : 977 205
* Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất
STT
Chứng từ
Nội dung
ĐVT
S.Lượng
Đơn giá
T.Tiền
SH
NT
1
PX09
02/03
Đá cắt
Viên
525
29 634
15 557 850
Đá mài
Viên
564
10 050
5 668 200
Giấy ráp
Tờ
1025
515
527 875
Que hàn
Kg
50
11 000
550 000
Dây hàn
Kg
1515
19 000
28 785 000
2
PX16
05/03
Máy mài
Cái
03
1 250 000
3 750 000
3
PX17
05/03
Găng tay
Đôi
500
5250
2 625 000
Khẩu trang
Cái
400
2010
804 000
…
…
…
…
…
Cộng
112 959 944
Trong công ty, chi phí vật liệu phụ là chi phí về đá cắt, đá mài, giấy ráp dầu nhờn, sơn, hoá chất các loại….và chi phí về dụng cụ sản xuất trong tháng có bảng kê sau.
Bảng kê chứng từ gốc
Tháng 03-2005
Căn cứ vào bảng kê chứng từ gốc đối với vật liệu phụ và công cụ dụng cụ kế koán lập định khoản:
Nợ TK 627 : 112 959 944
Có TK 152 : 112 959 944
Nợ TK 627 23 650 450
Có TK 153 : 23 650 450
* Chi phí khấu hao tài sản cố định
Nguyên giá TSCĐ
Năm sử dụng
=
Mức khấu hao TSCĐ theo năm
Ở công ty, việc tính khấu hao tài sản cố định được tiến hành theo tháng với phương pháp khấu hao theo đường thẳng và mỗi năm phải đăng ký với cơ quan thuế.
Mức khấu hao TSCĐ theo năm
12
=
Mức KH TSCĐ
Theo tháng
áp dụng công thức trên và căn cứ vào quy định thời gian tính khấu hao theo chế độ quy định đối với từng loại tài sản kế toán lên bảng tính phân bổ khấu đối với Nhà cửa, MMTB, thiết bị văn phòng tháng 03-2005 như sau:
Trích bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 03 – 2005
STT
Chỉ tiêu
Năm sử dụng
Nơi sử dụng toàn
Doanh nghiệp
TK 627
Chi phí SXC
TK 642
Chi phí
QLDN
Nguyêngiá TSCĐ
Số khấu hao
IV. Số khấu hao phải trích tháng này
7,150,350,235
58,953,993
48,002,748
10,951,245
1
- Nhà cửa
2,850,530,250
23,754,419
21,378,977
2,375,442
2
- Máy móc thiết bị
3,579,452,560
26,623,771
26,623,771
-
3
- Thiết bị văn phòng
720,367,425
8,575,803
8,575,803
Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao kế toán ghi vào sổ nhật ký chung và vào sổ cái TK 627 theo định khoản
Nợ TK 627 : 50 378 190
Có TK 214 : 50 378 190
* Chi phí bằng tiền và dịch vụ mua ngoài khác:
Là các khoản công ty chi ra để trả cho các dịch vụ bên ngoài như: tiền điện, tiền nước, điện thoại, sửa chữa máy móc thiết bị thuê ngoài…Hàng tháng căn cứ vào số chi phí trên phát sinh kế toán tiến hành kiểm tra theo dõi hoá đơn và tiến hành thanh toán, tổng hợp các khoản dịch vụ mua ngoài. Sau khi thanh toán, tổng hợp các khoản dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán trong tháng 03-2005 kế toán ghi vào sổ nhật ký chung và vào sổ cái TK 627 theo định khoản
Nợ TK 627 : 28 230 118
Có TK 331 : 15 727 615
Có TK 111 : 12 502 503
Sau khi tập hợp được tất cả các khoản chi phí trên kế toán tiến hành tập hợp vào chi phí sản xuất chung và phân bổ cho các đơn hàng theo tiêu thức Chi phí nguyên vật liệu chính tương tự như phân bổ đối với chi phí nhân công trực tiếp.
Số liệu tính toán được như sau:
Bảng phân bổ chi phí SXC cho các đơn hàng
Tên đơn hàng
Số tiền
Ghi chú
Chi phí NCTT phân bổ cho dơn hàng tủ Văn phòng
142 960 119
Chi phí NCTT phân bổ cho dơn hàng tủ điện
43 897 255
Chi phí NCTT phân bổ cho dơn hàng tủ cửa sắt
26 962 199
Chi phí NCTT phân bổ cho dơn hàng máng cáp
10 078 252
Cộng
223 897 826
Căn cứ vào các bảng phân bổ tiền lương, bản kê chứng từ gốc, bảng phân bổ khấu hao , chi phí dịch vụ mua ngoài, bảng phân bổ chi phí SXC cho các đơn hàng kế toán ghi vào Sổ Nhật ký chung (Biểu 01)
Từ số liệu trên sổ Sổ nhật ký chung tiến hành vào sổ cái TK 622
SỔ CÁI TK 622
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
Trang NKC
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
có
Tiền lương cho nhân viên PX
334
7 701 918
Các khoản trích theo lương nhân viên PX
338
977 205
Chi phí vật liệu phụ cho SXC
152.2
112 959 944
Chi phí CCDC cho SXC
153
23 650 450
Chi phí khấu hao TSCĐ
214
50 378 190
Chi phí dịch vụ mua ngoài cho SXC
331
15 727 615
Chi phí bằng tiền kháccho SXC
111
12 502 503
Cộng
223 897 826
Tháng 03 năm 2005Từ chứng từ gốc , sổ liên quan kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết TK 627
SỔ CHI TIẾT TK 627
Từ ngày 01/03– 31/03/2005
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
Tiền lương cho nhân viên PX
334
7 701 918
Các khoản trích theo lương nhân viên PX
338
977 205
Chi phí vật liệu phụ cho SXC
152.2
112 959 944
Chi phí CCDC cho SXC
153
23 650 450
Chi phí khấu hao TSCĐ
214
50 378 190
Chi phí dịch vụ mua ngoài cho SXC
331
15 727 615
Chi phí bằng tiền khác cho SXC
111
12 502 503
Cộng
223 897 826
2.2.2. Kế toán giá thành sản phẩm ở công ty
Do đặc điểm sản xuất của công ty bởi vây phương pháp tính giá thành được áp dụng là phương pháp giản đơn, đánh giá sản phẩm làm dở theo nguyên vật liệu chính trực tiếp. Do khuôn khổ chuyên đề có hạn bởi vậy em chỉ tập trung vào tính giá thành sản phẩm của đơn hàng Tủ văn phòng Cục A27- BCA.
a/ Đánh giá sản phẩm làm dở của công ty.
Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn và chủ yếu trong giá thành sản phẩm nên công ty đã đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL TT.
Theo phương pháp này chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính cho chi phí NVL TT còn các khoản chi phí khác tính cho sản phẩm đã hoàn thành.
Dở dang Chi phí
đầu kỳ NVLTT
Sản lượng Sản lượng
hoàn thành dở dang
=
Chi phí sản phẩm DD cuối kỳ
Sản lượng
dở dang
+
+
Theo tài liệu thu thập được tháng 03 năm 2005 ta đánh giá được dở dang cuối kỳ như sau :
25 370 425 + 1 141 229 501
1 215 + 184
=
Chi phí sản phẩm DD cuối kỳ (CFNVLTT)
184
= 153 434 158
Như vậy, từ biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá tồn kho ta xác định được tổng CFSPDD cuối kỳ bằng 153 434 158 (đồng).
Căn cứ vào giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng 03 năm 2005 và chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp được, ta xác định được tổng giá thành thực tế của sản phẩm.
Zsp = DDđk + C – DDck
Ta có:
Zsp = 25 370 425 + 1 450 873 105 – 153 434 158
= 1783 408 144
Xác định tổng giá thành sản phẩm nhập kho .
Nợ TK 155 : 1783 408 144
Có TK 154 : 1783 408 144
2.2.3. Kế toán giá thành sản phẩm ở công ty
2.2.3.1. Đối tượng tính giá thành
Sản phẩm của Công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên hoàn thành phải trải qua ba công đoạn do 03 tổ thực hiện tuy vậy nhưng hầu hết vật được xuất cho cả 03 tổ chính vì vậy quy trình công nghệ sản xuất rất đơn giản với sản phẩm là các loại tủ, cửa, thang cáp, máng cáp vì vậy đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là những sản phẩm đã hoàn thành trong tháng.
2.2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Do sản phẩm sản xuất ra của công ty hầu hết đều có chu kỳ ngắn, cuối chu kỳ là những sản phẩm hoàn thành được tính theo đơn chiếc, cụ thể loại tủ, cửa, thang cáp, máng cáp... nhưng công nghệ chế tạo sản phẩm hết sức đơn giản nên kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm của Công ty theo phương pháp giản đơn.
Kế toán căn cứ vào chi phí tập hợp được trong kỳ và biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá tồn kho cuối kỳ, tính ra được tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm nhập kho theo từng khoản mục chi phí.
Trích bảng tính giá thành.
Sản phẩm : Tủ văn phòng cục A27- BCA
Sản lượng : 1 215 chiếc
STT
Khoản mục
DD
đầu kỳ
CF
phát sinh trong kỳ
DD
cuối kỳ
Tổng
giá thành
Giá thành đơn vị
1
Chi phí NVLCTT
25 370 425
1 141 229 501
153 434 158
1 013 165 768
833 881
Chi phí NVLPTT
300 323 553
300 323 553
247 180
2
Chi phí
NCTT
326 958 704
326 958 704
69 102
3
Chi phí
SXC
142 960 119
142 960 119
117 663
Cộng
25 370 425
1 911 471 877
153 434 158
1 783 408 144
1 467 826
Trích phiếu nhập kho
Ngày 31- 03 - 2005
Nợ TK 155 (Tủ văn phòng)
Có TK 154.1 (Tủ văn phòng)
STT
Tên nhãn hiệu sản phẩm
MS
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
Tủ văn phòng
Cái
1 215
1 215
1 467 826
1 783 408 144
CHƯƠNG III.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH E.NHẤT HƯNG YÊN
3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH E.NHẤT HƯNG YÊN
3.1.1. Nhận xét chung
Công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên thực sự là một doanh nghiệp có trình độ rất phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường của nước ta. Doanh nghiệp có quy mô vừa phải, tổ chức gọn nhẹ và hiệu quả, vốn được sử dụng đúng mục đích, sản xuất ra nhiều mặt hàng có chất lượng rất cao, đáp ứng và cạnh tranh tốt trên thị trường. Mức tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, đầu tư công nghệ phù hợp, đội ngũ cán bộ quản lý giỏi luôn đạt được mục tiêu đã đề ra.
Phòng kế toán tài vụ là một trong những phòng ban chủ lực của công ty. Cùng với các phòng khác, phòng tài chính kế toán đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của công ty. Phòng kế toán tài chính là khâu quản lý cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, mọi số liệu về tài chính đều được xử lý một cách kịp thời và chính xác, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tại phòng tài chính kế toán, moi người được phân công phụ trách các phần việc rất cụ thể, không chồng chéo. Mọi người làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, chấp hành tốt mọi chế độ tài chính kế toán của nhà nước.
Với công việc tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty, ở bộ phận này mọi chứng từ chi phí đều được đánh giá, phân loại và kiểm tra rất kỹ, đối chiếu với từng loại định mức được chi phí cho từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho. Công tác phân bổ vật liệu chính, vật liệu phụ, tiền lương, KHTSCĐ, tiền lương, chi phí quản lý đều có định mức rất cụ thể. Việc tính giá thành, giá bán sản phẩm được theo dõi quản lý rất chặt chẽ và luôn theo sát thị trường tiêu thụ. Sổ sách kế toán đều được phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác. Việc xác định sản phẩm dở dang cũng có sự đánh giá đúng mức theo chu kỳ sản xuất sản phẩm, từng sản phẩm, giá trị sản phẩm dở dang tương đối chính xác, đảm bảo tính khách quan của công tác hạch toán kế toán.
Tóm lại công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành ở công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên đã đáp ứng tốt cho công tác quản lý của doanh nghiệp, giúp cho lãnh đạo công ty đề ra những chính sách riêng và phù hợp với điều kiện thực tế của công ty, giúp cho công ty ngày càng phát triển và đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
3.1.2. Những ưu điểm và hạn chế:
- Về tổ chức bộ máy kế toán:
Ưu điểm:
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty khá gọn nhẹ, do đó chi phí tiền lương gián tiếp không lớn, điều này có tác động làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời làm tăng lợi nhuận của công ty.
Hạn chế:
Do lực lượng kế toán mỏng, bố trí kế toán ở nhà máy và các phân xưởng không đủ, nên việc theo dõi giám sát các hoạt động kế toán tài chính không kịp thời, các báo cáo thường bị chậm hoặc vội vàng thiếu chính xác, không bao quát được hết những phát sinh chi phí sản xuất chủ yếu ở nhà máy, dẫn đến có lúc buông lỏng quản lý ở ngay khâu trực tiếp sản xuất.
- Về công tác phân loại chi phí sản xuất:
Ưu điểm:
Ở công ty thường kết hợp hai phương pháp phân loại chi phí, vừa phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế, vừa phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí. Việc phân loại này tuy không rõ nét, nhưng nó giúp cho người quản lý nhìn nhận chi phí dễ hiểu từng đối tượng chi phí, nắm bắt nhanh được từng loại chi phí nhiều hay ít trong điều hành sản xuất.
Hạn chế:
Công ty kết hợp phân loại chi phi theo hai phương pháp đã dẫn đến không rành mạch về nội dung phát sinh hoạt động kinh tế, dễ lẫn lộn giữa tính chất và công dụng kinh tế, mục đích chi phí cho sản xuất, tỷ trọng của chi phí là bao nhiêu? vv…
- Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Ưu điểm:
Tổ chức sản xuất của công ty tại phân xưởng mỗi sản phẩm thường qua các khâu mới tạo thành sản phẩm hoàn thành. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định rõ ràng đối với NLT chính, phụ trực tiếp được xác định cho từng đơn hàng cụ thể, còn chi phí NCTT và chi phí SXC được xác định theo phân xưởng rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Với cách tổ chức này rất thuận lợi cho công tác quản lý và tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm.
Hạn chế:
Việc xác định từng loại chi phí ngay từ bước đầu sản xuất theo từng đơn đặt hàng sẽ có thể khó khăn trong việc phân loại chi phí.
-Về đối tượng tính giá thành:
Ưu điểm:
Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành theo từng đơn đặt hàng. Như trên đã nói, tổ chức sản xuất của phân xưởng mỗi tổ, nhóm chỉ sản xuất một số chi tiết, một phần công việc nhất định, ưu điểm của các sản xuất này là tính giá thành nhanh, chính xác, không nhầm lẫn, quản lý định mức các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật dễ.
Hạn chế:
Chi phí lao vụ, dịch vụ mua ngoài như điện, nước và nhân công tăng, giá thành tăng và kết quả là lợi nhuận thấp, phải bố trí nhiều lao động.
- Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
Ưu điểm:
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty chỉ thực hiện theo phương pháp trực tiếp vì moị chi phí phát sinh đều tập trung vào từng đối tượng là đơn hàng, sản phẩm cụ thể. Phương pháp này có độ chính xác cao, mọi khoản chi phí đều được hạch toán trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí.
Hạn chế:
Phương pháp này phải mở nhiều sổ sách để theo dõi riêng biệt từng khoản chi phí cho từng đối tượng.
- Về phương pháp tính giá thành:
Ưu điểm:
Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành trực tiếp là hợp lý, bởi lẽ hầu hết các sản phẩm công ty sản xuất đều có chu kỳ ngắn, cuối chu kỳ là những sản phẩm hoàn thành được tính theo đơn chiếc cụ thể và phù hợp với việc tập hợp chi phí trực tiếp của đối tượng chi phí.
Hạn chế:
Một số sản phẩm mặc dù là đơn chiếc nhưng vẫn phải qua phân bước để tính giá thành, nhưng công ty lại chỉ tổ chức tính trực tiếp nên không tính được giá thành bán thành phẩm trước khi chuyển sang giai đoạn sau.
- Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
Ưu điểm:
Sản phẩm dở dang ở công ty không nhiều và dễ xác định. Cuối mỗi kỳ sản xuất chỉ cần tổ chức kiểm kê đầy đủ bằng cách cân, đo, đong, đếm toàn bộ khối lượng làm dở và áp giá vật tư là xác định chính xác giá trị của sản phẩm dở sang. Đặc điểm sản phẩm của công ty chủ yếu nguyên liệu là kim loại, vì vậy tỉ trọng nguyên vật liệu chiếm rất lớn trong giá thành sản phẩm, còn lại là những chi phí khác. với đặc điểm này công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Còn những chi phí về khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài, nhân công được phân bổ hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Ưu điểm của phương pháp này là khối lượng công việc tính toán ít, nhanh, xác định giá thành sản phẩm và chi phí dở dang đơn giản.
Hạn chế:
Giá trị sản phẩm dở thường thấp hơn giá trị thực tế, vì những chi phí khác đã tính hết cho giá thành sản phẩm hoàn thành và đương nhiên giá thành sản phẩm trong kỳ cũng cao hơn giá thành thực tế.
- Phương pháp kế toán và trình tự kế toán:
Hình thức kế toán Công ty áp dụng “Nhật ký chung” là rất hợp lý, phù hợp với yêu cầu quản lý và sản xuất sản phẩm của Công ty hiện nay, đáp ứng tốt cho công tác kế toán và đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, sử dụng các tài khoản, sổ sách kế toán hợp lý phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: TK 152, TK 153, TK621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 632….
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đựơc tập hợp trong kỳ vào TK 621, từ các chứng từ gốc, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 621.
Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ đựơc tập hợp vào TK 622, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương kế toán lập sổ nhật ký chung và sổ cái TK 622.
Chi phí sản xuất chung trong kỳ được tập hợp vào TK 627, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan, kế toán lập sổ nhật ký chung và sổ cái TK 627
Sau đó cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ vào TK 154 cụ thể của từng đơn hàng để tính giá thành sản phẩm, ghi sổ cái TK 154, lập bảng tính giá thành sản phẩm và phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành đã qua kiểm tra chất lượng.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY TNHH E.NHẤT HƯNG YÊN
Như trên đã nói, Công ty E.Nhất Hưng Yên là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm gia công cơ khí.,sản phẩm của Công ty rất nhạy cảm với thị trường vì sản phẩm của công ty đều là những mặt hàng rất gần với cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng. Do đó mỗi sản phẩm đều được kiểm nghiệm rất khắt khe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, Công ty lại đầu tư sản xuất quá nhiều sản phẩm, năng lực sản xuất lại có hạn. Như vậy không tránh khỏi những thiếu hụt về tiền vốn, về tổ chức nhân sự, về đầu tư công nghệ và về công tác quản lý. Để khắc phục những thiếu hụt này, em xin mạnh dạn đề xuất với Công ty một số giải pháp sau:
. Về sản xuất:
Nên chọn ra một số sản phẩm chủ lực, có thế mạnh và kinh nghiệm của Công ty. Làm được như vậy, Công ty sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến liên tục mẫu mã, giữ vững được thương hiệu của mình trên thị trưòng và giảm bớt được nhiều đầu mối quản lý, hiệu quả kinh tế chắc chắn sẽ nhiều hơn. Làm như vậy công ty sẽ có điều kiện cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm giảm bớt sự đầu tư giàn trải, giảm bớt nhiều đầu mối quản lý.
3.2.2. Về công tác kế toán:
- Với qui mô sản xuất như hiện nay thì lực lượng kế toán của công ty còn mỏng so với yêu cầu của quản lý sản xuất. Ở phân xưỏng sản xuất nên bố trí một nhân viên kế toán thông kê. Với những nhân viên kế toán này sẽ giúp cho ban giám đốc, các nhà quản lý nắm bắt sát thực những chi phí sản xuất, quản lý tốt định mức vật tư, tiền vốn và các chi phí khác phát sinh tại các phân xưởng. Giúp cho phòng kế toán tập hợp chi phí chính xác, đầy đủ và kịp thời.
- Về kế toán phân loại chi phí:
Cần được phân định rõ chi phí, loại sản phẩm nào được phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế, loại sản phẩm nàp bắt buộc phải phân loại chi phí theo công dụng, mục đích chi phí, loại sản phẩm nào phân loại theo phân bước từng công đoạn để việc tập hợp chi phí được đầy đủ và chính xác.
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng phải có khái niệm rõ hơn, nên xác định chính xác từng loại vật liệu nào cho đơn hàng nào, tránh tình trạng loại vật liệu này lại tập hợp cho đơn hàng khác, nên xác định đối tượng tập hợp chi phí sát với đối tượng tính già thành để thuận loại cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kịp thời và chính xác.
- Đối tượng tính giá thành:
Do việc xác định đối tượng chi phí chưa đúng dẫn đến đối tượng tính giá thành cũng thiếu chính xác. Vì vậy công ty cần xác định rõ từng loại vật tư xuất dùng cụ thể, chính xác cho từng đơn hàng , xác định đối tượng tính giá thành ngay từ khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Ví dụ: Về công tác trích và phân bổ khấu hao TSCĐ cũng cần được tính toán lại. Ở Công ty thiết bị máy móc công nghệ hầu hết có giá trị lớn, việc xác định thời gian sử dụng thiết bị quá ngắn, dẫn đến chi phí hao mòn tài sản vào giá thành quá nhiều đã làm cho lợi nhuận không cao.
Cụ thể: Nguyên giá của dây chuyền sơn tĩnh điện là 6,7 tỷ đồng. Công ty xác định thời gian sử dụng là 05 năm, tính ra mỗi năm phải khấu hao 1,34 tỷ đồng. Trường hợp này, theo em nên xác định thời gian sử dụng là 07 năm, mỗi năm khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 0,97 tỷ đồng và giảm chi phí gần 400 triệu đồng, đương nhiên lợi nhuận thu được cũng tăng lên tương ứng dẫn đến kết quả là giá thành hạ, tiêu thụ sản phẩm tăng và lợi nhuận cũng tăng, sức cạnh tranh trên thị trưòng cũng mạnh hơn.
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
Cũng giống như xác định đối tượng chi phí, phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp của công ty còn bộc lộ một số vướng mắc theo phương pháp này. Theo em nghĩ, công ty cần xây dựng định mức chi phí chính xác cho từng sản phẩm cụ thể. Định mức này được đúc rút từ thực tế sản xuất như vật tư, tiền lương, chi phí quản lý phân xưởng, sau đó khoán cho các phân xưởng sản xuất để họ phấn đấu tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho người lao động và hạ giá thành sản phẩm.
Ví dụ: Việc khoán lương sản phẩm và tính định mức tiền lương chưa hợp lý, một số công đoạn khoán quá cao và một số công việc khác lại khoán quá thấp:
Cụ thể: ở tổ Sơn có cường độ lao động cao hơn, môi trường bụi và nóng bức, thì mức lương bình quân một công nhân chỉ đạt 1.200.000đ. Trong khi đó ở tổ Tạo phôi, công việc do máy móc hỗ trợ nhiều, môi trưòng làm việc tốt hơn lại có mức thu nhập 1.500.000đ/ tháng.
- Như vậy đối với chi phí tiền lương cho hai bộ phận này nên được điều chỉnh lại cho hợp lý để đảm bảo cơ cấu tiền lương trong giá thành được chính xác hơn, phù hợp với thực tế sản xuất và khuyễn khích người lao động.
+ Chi phí tiền lương cho tổ Sơn chiếm 18.5% trên tổng giá thành một đơn vị sản phẩm (quá thấp)
+ Chi phí tiền lương cho tổ Tạo phôi chiếm 25% trên tổng giá thành một đơn vị sản phẩm (quá cao).
Như vậy, dẫn đến việc đánh giá sai về hiệu quả của tổ Sơn và tổ Tạo phôi
- Phương pháp tính giá thành và xác định sản phẩm dở dang:
Hai phương pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, có xác định được chính xác sản phẩm dở dang thì tính giá thành mới chính xác và ngược lại. Ở công ty chỉ tính giá thành trực tiếp mà bỏ qua một số sản phẩm mà lẽ ra phải tính giá thành theo từng công đoạn chế tạo sản phẩm (phân bước). Nếu cứ làm như vậy việc tính giá thành của một số sản phẩm là thiếu chính xác như ở bộ phận Tạo phôi, gia công cơ khí hoàn thành sản phẩm thô và bộ phận Sơn hoàn thiện công ty nên tổ chức tính giá thành phân bước cho sản phẩm thô trước khi sơn, và sản phẩm hoàn thiện chỉ bao gồm phần sơn như vậy .
Ví dụ: Công tác tính giá thành sản phẩm hiện tại chưa thực sự chi tiết đến từng sản phẩm:
Cụ thể: Tại bộ phận tạo phôi và gia công cơ khí sản phẩm hoàn thiện giao cho bộ phận sơn phải là những sản phẩm thô chưa sơn như vậy phải tính giá thành theo từng công đoạn (phân bước) chế tạo sản phẩm như: Công đoạn Tạo phôi, gia công cơ khí rồi tính giá vốn để giao cho bộ phận Sơn. Làm được như vậy ta đánh giá được hiệu quả hay không hiệu quả của từng bộ phận.
Làm được như vậy thì việc chia lương sản phẩm cho người lao động và tính giá thành mới chính xác và xác định kết quả sản xuất ngay từ khi sản phẩm chưa hoàn thiện; đồng thời các bộ phận sản xuất liên quan không còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm mỗi khi sản phẩm hỏng, giảm nhiều tỉ lệ sản phẩm hỏng và giảm giá thành sản phẩm. Nếu phân định rõ được phương pháp tính giá thành đúng thì cũng xác định được sản phẩm dở dang chính xác, tránh được việc để lại sản phảm dở quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến chi phí và giá thành năm sau.
Trong điều kiện như hiện nay việc cập nhật và xử lý thông tin nhanh, chính xác đầy đủ là rất cần thiết. Việc sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán đã làm giảm nhẹ đáng kể công sức đầu tư vào công tác này. Tuy nhiên việc sử dụng máy tính để làm kế toán không phải là công việc đơn giản. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hơn nữa Xí nghiệp nên tổ chức cử cán bộ đi đào tạo thêm về tin học quản lý để họ có khả năng khai thác mọi chức năng ưu việt của tin học.
Trên đây là một số đóng góp đề xuất với lãnh đạo Công ty. Do thời gian thực tập có hạn cùng với hạn chế về chuyên môn cũng như kinh nghiệp bởi vậy với chuyên đề: “Kế toán Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty. Em hy vọng với những đóng góp này sẽ giúp được cho sự hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và giá thành ở Công ty ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên em đã nghiên cứu và viết chuyên đề “Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”. Với đề tài này, em được tiếp xúc với nhiều phòng ban, nhiều bộ phận điều hành và trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty đặc biệt là các nghiệp vụ kế toán. Từ kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tiền lương, TSCĐ, kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm,vv….
Thực tế đã chứng minh rằng công tác hạch toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công tác rất quan trọng, cần thiết ở các doanh nghiệp. Vấn đề hạ thấp chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm ra và giữ vững thị trường là mối quan tâm hàng đầu của các lãnh đạo công ty, nhất là khi sản phẩm của công ty gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sản cùng loại trên thị trường, đặc biệt là hàng ngoại nhập. Nhận thức rõ vấn đề này, Ban giám đốc công ty, các phòng ban, phân xưởng, nhất là phòng kế toán của công ty đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thấp chi phí trong quá trình sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm..
Bước đầu, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên đã đáp ứng được những yêu cầu nhất định song vẫn còn những tồn tại thiếu sót cần khắc phục.
Trong thời gian đi thực tế thực tập tại công ty, em rất biết ơn sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc, kế toán trưởng và nhân viên kế toán trong phòng tài vụ để tôi hoàn thành chuyên đề này. Đây thực sự là môi trường tốt đã giúp tôi nhìn nhận đúng giữa lý luận và thực tiễn, từ thực tế trở về lý luận. Chuyên đề: “Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” là kết quả của nhiều năm học tập và rèn luyện tại trường và từ môi trường thực tế công ty TNHH E.Nhất Hưng Yên .
Hưng yên, Tháng 08 - 2005
Sinh viên thực hiện: Bùi văn Quyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1830 1.doc