Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON

Tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON: Lời mở đầu Mục đích của nền sản xuất xã hội là nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của toàn xã hội. Mục đích đó đòi hỏi chúng ta phải làm thế nào để tạo ra được nhiều sản phẩm nhất với chất lượng tốt nhất, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và đặc biệt sản phẩm đó phải có giá thành phù hợp. Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất với vai trò là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội luôn luôn phấn đấu để tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực vậy chi phí sản xuất (là đầu vào của quá trình sản xuất) và sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận và thu được lợi nhuận về (là đầu ra của quá trình sản xuất) là hai mặt đối lập. Ta không thể bỏ chi phí ra ít mà thu về được nhiều lợi nhuận, vấn đề ở đây là chi phí bỏ ra phải phù hợp với sản xuất để thu được mức lợi nhuận tối đa. Muốn đạt được điều này, các doanh nghiệp sản xuất phải tổ chức quản lý tốt sản xuất để cho chi phí bỏ ra giảm...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Mục đích của nền sản xuất xã hội là nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của toàn xã hội. Mục đích đó đòi hỏi chúng ta phải làm thế nào để tạo ra được nhiều sản phẩm nhất với chất lượng tốt nhất, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và đặc biệt sản phẩm đó phải có giá thành phù hợp. Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất với vai trò là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội luôn luôn phấn đấu để tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực vậy chi phí sản xuất (là đầu vào của quá trình sản xuất) và sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận và thu được lợi nhuận về (là đầu ra của quá trình sản xuất) là hai mặt đối lập. Ta không thể bỏ chi phí ra ít mà thu về được nhiều lợi nhuận, vấn đề ở đây là chi phí bỏ ra phải phù hợp với sản xuất để thu được mức lợi nhuận tối đa. Muốn đạt được điều này, các doanh nghiệp sản xuất phải tổ chức quản lý tốt sản xuất để cho chi phí bỏ ra giảm và giá thành sản phẩm hàng hoá giảm. Một trong những công cụ quan trọngđược sử dụng đó là công tác kế toán nói chung và đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì sản phẩm sản xuất ra sẽ là yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp nào có mức giá thấp hơn của thị trường thì doanh nghiệp đó tồn tại. Do đó doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ ngay từ những yếu tố sản xuất đầu tiên cho đến khâu cuối cùng để đưa ra một mức gía phù hợp. Đến đây, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi là khâu trung tâm trong công tác hạch toán kế toán sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Đứng trước thực tế đó Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON luôn coi công tác hạch toán kế toán là khâu quan trọng hàng đầu trong quá trính sản xuất kinh doanh, nó được coi là yếu tố cơ bản để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm thì công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm đựơc coi là trọng tâm. Đến nay công ty vẫn không ngừng tìm ra những biện pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vì nó là giải pháp hữu hiệu nhất góp phần quản lý và hạch toán tốt công tác kế toán của công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON nhận được sự giúp đỡ của Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Đình Đỗ cùng các thầy cô giáo trong khoa Kế toán và các cô chú ở phòng kế toán, đồng thời tiếp cận với thực tế công tác kế toán đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng và cấp thiết của hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Vấn đề kế toán chi phí sản xuất là vấn đề nổi bật hướng những người quản lý và hạch toán phải quan tâm nghiên cứu. Trong phạm vi bài viết của mình em xin được mạnh dạn trình bày đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON” bài viết được chia làm 3 chương : Chương 1: Lý luận chung về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2:Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo cũng như các cô chú ở phòng kế toán của công ty. Song thời gian tiếp cận thực tế và trình độ lý luận còn hạn chế nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em mong muốn được tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các cô chú phòng kế toán công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Chương 1 Lý luận chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất. Chi phí sản xuất (CPSX) và giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sản xuất luôn gắn liền với việc sử dụng tài sản. Mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, tiết kiệm được CPSX là tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ quản lý kinh tế khác nhau, trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất. Trong điều kiện hiện nay khi mà CPSX và tính giá thành sản phẩm đang là vấn đề then chốt thì kế toán ngày càng có ý nghĩa thiết thực đối với công tác quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm. 1.1.1.Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 1.1.1.1. Chi phí sản xuất và sự cần thiết phải tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp sản xuất. Thực chất của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự vận động cuả các yếu tố sản xuất đã bỏ ra và sự biến đổi chúng một cách có mục đích thành sản phẩm cuối cùng đáp ứng nhu cầu xã hội. Để tiến hành hoạt động sản xuất doanh nghiệp phải có ba yếu tố cơ bản đó là tư liệu lao động như nhà xuởng, máy móc thiết bị và TSCĐ khác…Đối tượng động như NVL và sức lao động con người. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng với việc sử dụng TSCĐ là chi phí về khấu hao TSCĐ; tương ứng với việc sử dụng NVL là chi phí nguyên vật liệu; tuơng ứng với việc sử dụng lao động là tiền lương tiền công trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh thì các chi phí nàyđược biểu hiện dưới một lượng giá trị nhất định là bằng tiền trong đó chi phí về tiền công biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống còn chi phí khấu hao TSCD, chi phí NVL nhiên liệu được biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hoá, xuất phát từ đó mà chi phí sản xuất có thể được khái quát như sau: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kì. Tuy nhiên một doanh nghiệp sản xuất không chỉ có các khoản chi có liên quan đến hoạt động sản xuất mà còn có các khoản chi cho các hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, hoạt động mang tính chất sự nghiệp…Do vậy tất cả những chi phí để tiến hành hoạt động sản xuất mới được gọi là chi phí sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất, mức độ chi phí nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khối lượng lao động tư liệu sản xuất đã chi ra trong kỳ và giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lương của một đơn vị lao động đã hao phí. Từ đó cho phép khẳng định: Trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động thì việc xác định đúng đắn chi phí sản xuất không những là yếu tố khách quan mà còn là vấn đề được coi trọng hàng đầu nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện bảo toàn vốn theo yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế hiện nay. Mặt khác để phục vụ tốt cho công tác quản lý chi phí sản xuất kế toán cần tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất nhằm tổng hợp, hệ thống hoá các chi phí sản xuất phát sinh trong doanh nghiệp ở từng thời kỳ theo đúng đối tượng tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí và từng yếu tố chi phí sản xuất quy định cho từng ngành. 1.1.1.2. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất và sự cần thiết phải tính giá thành sản phẩm. Giá thành sản xuất là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, nó phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư tiền vốn của doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng hợp lý tiết kiệm các nguồn trên là tiền đề, là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm và ngược lại. Ngoài ra việc hạ giá thành còn là con đường cơ bản để tăng doanh lợi, là tiền đề để hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước và nâng cao đời sống của người lao động. Từ đó ta có thể định nghĩa giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất tính trong một khối lượng sản phẩm (công việc, lao vụ) nhất định đã hoàn thành. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành nhưng không phải là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều tính vào giá thành sản phẩm vì vậy cần phải phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Xét về bản chất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau và có nguồn gốc giống nhau vì chúng đều là các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chỉ tiêu khác của doanh nghiệp. Nhưng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất, một bên là các yếu tố chi phí “đầu vào" một bên là kết quả sản xuất ở “đầu ra” cho nên chúng có những điểm khác nhau về phạm vi và hình thái biểu hiện. - Chi phí sản xuất gắn liền với một kỳ nhất định (tháng, quý, năm) và chi phí sản xuất trong từng kỳ kế toán thường có liên quan đến hai bộ phận khác nhau: sản phẩm đã hoàn thành trong kì và sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Giá thành sản phẩm chỉ tính cho sản phẩm đã hoàn thành trong kì và bao gồm: chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang và một phần chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ này (sau khi đã trừ đi giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ). 1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp sản xuất cũng ý thức được một nguyên tắc cơ bản trong hạch toán kinh doanh đó là làm sao đảm bảo lấy thu nhập bù chi phí bỏ ra, bảo toàn vốn và có lãi. Đứng trên góc độ nhà quản lý, thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn. Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để tính toán đánh giá một cách chính xác những chi phí đã bỏ vào sản xuất muốn vậy phải tiến hành phân loại CPSX và giá thành nhằm quản lý chặt chẽ các định mức chi phí, tiết kiệm chi phí để phát hiện mọi khả năng tiềm tàng trong việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu của CPSX và giá thành của doanh nghiệp, kế toán chi phí giá thành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: -Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành phù hợp đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý. -Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán để hạch toán CPSX và tính giá thành phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. -Tổ chức tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ CPSX theo đúng đối tượng tập hợp CPSX đã xác định theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. -Lập báo cáo CPSX theo yếu tố (trên thuyết minh báo cáo tài chính) định kỳ tổ chức phân tích CPSX và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. -Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một cách đầy đủ chính xác. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.2.1.Phân loại chi phí sản xuất. Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán CPSX đáp ứng nhu cầu kế toán thì phân chia CPSX thành nhiều loại khác nhau. Việc xác định được tiêu thức phân loại phù hợp khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạch toán mà còn là tiền đề quan trọng của kế hoạch hoá, kiểm tra, phân tích CPSX của toàn doanh nghiệp cũng như các bộ phận cấu thành bên trong doanh nghiệp. Có nhiều cách phân loại CPSX, sau đây là một số cách phân loại chủ yếu: 1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế. - Chi phí hoạt động chính và phụ: Bao gồm chi phí tạo ra doanh thu bán hàng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào chức năng công dụng của chi phí các khoản chi phí này được chia thành CPSX và chi phí ngoài sản xuất. +CPSX: Bao gồm chi phí NVLtrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. +Chi phí ngoài sản xuất: Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp . - Chi phí khác: Là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp, bao gồm có chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu chi phí theo ý nghĩa đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thì toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ. - Chi phí ban đầu là các chi phí mà doanh nghiệp phải lo liệu mua sắm, chuẩn bị từ trước để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí ban đầu bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. . - Chi phí luân chuyển nội bộ: Là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác lao động trong doanh nghiệp. Phân loại CPSX theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như đối với nhà quản trị doanh nghiệp. CPSX theo yếu tố đầu vào là cơ sở để lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán CPSX theo yếu tố, là cơ sở để lập kế hoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng như từng doanh nghiệp. 1.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với khoản mục báo cáo tài chính. Theo cách phân loại này thì CPSX được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. - Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng để bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản phẩm đựơc chia thành chi phí NVLtrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Chi phí thời kỳ là các khoản chi phí để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, không tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ mà chúng phát sinh. Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2.1.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh. Theo tiêu thức này thì CPSX bao gồm chi phí cơ bản và chi phí chung. - Chi phí cơ bản: Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. - Chi phí chung là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2.1.5. Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí. Theo tiêu thức này, CPSX được chia thành hai loại là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí. - Chi phí gián tiếp là các loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp được mà phải tập hợp, quy nạp cho từng doanh nghiệp theo phương pháp phân bổ gián tiếp. 1.2.1.6. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Theo cách phân loại này thì CPSX được chia thành: - Chi phí khả biến: +Biến phí tỷ lệ. +Biến phí không tỷ lệ thuận. - Chi phí bất biến: +Định phí tuyệt đối. + Định phí cấp bậc +Định phí bắt buộc +Định phí không bắt buộc. Tóm lại, mỗi cách phân loại chi phí khác nhau đều có mục đích chung là làm sao để quản lý tốt nhất CPSX và qua đó thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp. 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. Để đáp ứng yêu cầu quản lý hạch toán và kế hoach hoá, giá thành được chia thành các loai tương ứng: 1.2.2.1 Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành. Theo căn cứ này thì giá thành được chia thành ba loại: - Giá thành kế hoạch. - Giá thành định mức. - Giá thành thực tế. 1.2.2.2.Căn cứ vào phạm vi tính toán. Theo căn cứ này thì giá thành sản phẩm được chia thành hai loại: - Giá thành sản xuất. - Giá thành toàn bộ. 1.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng trong toàn bộ tổ chức công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. 1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng kế toán CPSX là phạm vi giới hạn mà CPSX cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành sản phẩm. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng gánh chịu chi phí. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp CPSX là không giống nhau, chúng phụ thuộc vào các nhân tố: -Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất. - Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. - Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Đặc điểm của sản phẩm. - Yêu cầu kiểm tra kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có sản phẩm theo đơn đặt hàng thì đối tượng kế toán CPSX được xác định là đơn đặt hàng hoặc theo từng sản phẩm, loại sản phẩm nhất định. Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX là cơ sở là tiền đề quan trọng để kiểm tra, kiểm soát quá trình chi phí, tăng cường trách nhiệm vật chất đối với các bộ phận và cung cấp số liệu cần thiết cho việc tính các chỉ tiêu giá thành. 1.3.2. Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm (công vụ, lao vụ) doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. -Nếu sản xuất đơn giản thì từng sản phẩm, công việc là một đối tương tính giá thành. -Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì mỗi loại sản phẩm khác nhau là đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào quy trình công nghệ: -Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ. -Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là các loại nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất. -Nếu quy trình công nghệ sản xuất kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm đã lắp ráp hoàn chỉnh cũng có thể là từng bộ phận, chi tiết của sản phẩm. Xác định đúng đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp sẽ giúp cho kế toán mở sổ sách kế toán, các bảng tính giá thành sản phẩm theo đối tượng quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạh giá thành sản phẩm có hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp. 1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành có quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm. Số liệu về CPSX đã tập hợp cho từng đối tượng là căn cứ để tính giá thành và giá thành đơn vị. Một đối tượng tính giá thành có thể phù hợp với một đối tượng tập hợp chi phí, cũng có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. gược lại một đối tượng tập hợp chi phí cũng có thể liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành khác nhau ở chỗ đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu CPSX chi tiết theo đối tượng. Còn xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán lập bảng tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng. 1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Có hai phương pháp tập hợp CPSX là phương pháp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp. - Phương pháp trực tiếp là được áp dụng đối với các chi phí trực tiếp. Chi phí trực tiếp là những chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp CPSX. - Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng đối với các chi phí gián tiếp. Chi phí gián tiếp là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp CPSX. 1.4.1.Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp. Chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ chi phí về NVLchính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ. Chi phí NVL trực tiếp thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức quản lý chúng theo định mức. Thông thường chi phí NVL trực tiếp có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí (một phân xưởng, từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm )cho nên có thể tập hợp theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng trong trường hợp chi phí NVL trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. khi đó tiêu chuẩn phân bổ để chọn làm tiêu thức phân bổ phải hợp lý và có thể là định mức chi phí NVLtrực tiếp, chi phí kế hoạch khối lượng sản phẩm hoàn thành… Để xác định chính xác số NVL trực tiếp kế toán căn cứ vào: Chi phí NVL Trị giáVL Trị giá NVL Trị giá NVL trực tiếp = đưa vào - còn lại chưa - phế liệu trong kỳ . sử dụng. sử dụng. thu hồi. Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- chi phí NVL trực tiếp . Trình tự kế toán NVL trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau: TK152(611) TK621 TK152(611) TK111,112,331 TK154(611) TK133 Trị giá NVL xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất. Trị giá NVL cuối kỳ và phế liệu thu hồi nhập kho. Trị giá NVL mua dùng ngay cho sản xuất. Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp VAT được khấu trừ. Sơ đồ 01:Sơ đồ tập hợp và phân bổ NVL trực tiếp: Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán sử dung tài khoản TK611 và TK631. 1.4.2.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền của công nhân sản xuất. Theo quy định hiện hành thì trích 15% trên tiền lương cơ bản, 2%BHYT trên tiền lương cơ bản, 2% KPCĐ trên tiền lương thực tế. Để tập hợp chi phí phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622- chi phí nhân công trực tiếp. Trình tự kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau: TK334 TK154(631) TK622 TK338 TK335 Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ Lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả CNSX. K/c chi phí nhân công trực tiếp. Trích trước tiền lương nghỉ phép. Trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì sử dụng TK154, khi kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì sử dụng TK631. 1.4.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí , chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng, tổ đội sản xuất nào thì được tập hợp cho phân xưởng, tổ đội đó rồi mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan.Việc tiến hành phân bổ cũng được tiến hành trên tiêu thức phân bổ hợp lý như định mức chi phí sản xuất chung, chi phí trực tiếp. Để tập hợp kết chuyển chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK627- chi phí sản xuất chung. 1.4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. CPSX của doanh nghiệp sau khi đã tập hợp theo từng đối tượng và từng khoản mục (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung) cần được kết chuyển để tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng. *Trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì kế toán sử dụng TK154- CPSXKD dở dang để tập hợp. Trình tự kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp được khái quát theo Sơ đồ 1. *Trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán sử dụngTK631- giá thành sản xuất để tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp. Trình tự kế toán tập hợp CPSX được trình bày khái quát theo Sơ đồ 2. 1.5. Đánh giá sản phẩm làm dở. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành một vài bước chế biến nhưng vẫn còn phải chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán, xác định phần CPSX mà sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ là một trong những điều kiện quan trọng để xác định chính xác giá thành sản phẩm. Tuỳ vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp mà sản phẩm làm dở cuối kỳ có thể được đánh giá theo một trong các phương pháp sau: 1.5.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL trực tiếp. Theo phương pháp này sản phẩm làm dở chỉ tính phần chi phí NVL trực tiếp còn các chi phí khác tính cho cả sản phẩm đã hoàn thành. Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, nhanh chóng nhưng vì bỏ qua các chi phí khác nên độ chính xác không cao. Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí NVL chiếm tỷ lệ lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và biến động không lớn so với đầu kỳ. Công thức tính sản phẩm làm dở như sau: Dđk + Cn Dck= x Sd STP + Sd Trong đó : Dđk, Dck : chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ . Cn : chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ. STP, Sd : Sản lượng thành phẩm và sản phẩm dở cuối kỳ. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp chế biến kiểu liên tục với nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang giai đoạn đầu thì tính theo chi phí NVL trực tiếp còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sau tính theo chi phí nửa thành phẩm trong giai đoạn trước chuyển sang. 1.5.2. Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sản phẩm làm dở cuối kỳ sẽ phải chịu toàn bộ CPSX trong kỳ theo mức độ hoàn thành, khi kiểm kê không những phải xác định số lượng sản phẩm làm dở mà còn phải xác định mức độ hoàn thành của chúng, trên cơ sở đó tính đổi số lượng sản phẩm ra số lượng sản phẩm ra số lượng thành phẩm hay nửa thành phẩm tương đương. Phương pháp này cho mức độ chính xác cao nhưng khối lượng công việc tính toán phức tạp, thích hợp đối với những doanh nghiệp có chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ lệ không lớn lắm trong tổng khối lượng sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nhiều và biến động lớn. Trước hết căn cứ vào khối lượng và mức độ hoàn thành sản phẩm dở danh cuối kỳ so với sản phẩm đã hoàn thành là bao nhiêu để khi quy đổi sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở theo nguyên tắc: - Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ như chi phí NVL trực tiếp thì tính toán như phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL trực tiếp. - Đối với các chi phí bỏ dần theo mức độ gia công chế biến như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì sản phẩm làm dở cuối kỳ được đánh giá như sau: Dđk +Cn Dck = x S’d Stp +S’d Trong đó: S’d : Sản lượng hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (% hoàn thành) S’d = Sd x % HT 1.5.3. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức. Được áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất thực hiện hạch toán CPSX và tính giá thành theo định mức chi phí. Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và CPSX định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng, giai đoạn để tính ra giá trị chi phí làm dở cuối kỳ. 1.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu CPSX đã tập hợp được của kế toán để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành theo các khoản mục giá thành. Tuỳ vào đặc đIểm của doanh nghiệp mà áp dụng theo các phương pháp tính giá thành khác nhau: 1.6.1. Phương pháp tính giá thành phân bước. áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, liên tục sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn. Đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở các giai đoạn và thành phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí là quy trình công nghệ ở các giai đoạn. Do đó nên có hai cách tính giá thành : -Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm (ZNTP). Để tính được giá thành ở giai đoạn cuối cùng phải tính được ZNTP ở giai đoạn đầu tiên và kết chuyển sang giai đoạn sau tuần tự đến giai đoạn cuối sản phẩm hoàn thành. Cụ thể: Giai đoạn1: ZNTP1 =DĐK1 + C1 - DCK1 z= ZNTP1 / Q1 ZNTP2=ZNTP1+ D ĐK2 + C 2 –D CK2 z = ZNTP2 / Q2 ………………… ZTP=ZNTP(n-1)+ D ĐKn + Cn –DCKn z = ZTP / Qn -Tính giá thành phân bước không tính ZNTP (chỉ tính ZTP): Đầu tiên phải tập hợp chi phí phát sinh ở các bộ phận phân xưởng của quy trình công nghệ, sau đó xác định số số chi phí sản xuất của phân xưởng giai đoạn của giai đoạn tính cho sản phẩm hoàn thành, cuối cùng cộng toàn bộ để xác định ZTP. ZTP = Trong đó Cgi : chi phí sản xuất ở giai đoạn i trong ZTP 1.6.2. Phương pháp tính giá thành giản đơn. áp dụng thích hợp với từng trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Nếu cuối tháng có ít sản phẩm làm dở và ổn định thì giá thành sản phẩm (Z) chính là bộ phận chi phí sản xuất (C) phát sinh. Nếu cuối tháng có nhiều sản phẩm làm dở thì phải xác định sản phẩm làm dở theo phương thức thích hợp khi đó giá thành sản phẩm được xác định : Z = DĐK + C - DCK z=Z/Q 1.6.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng (ĐĐH). áp dụng cho các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất lớn, dài, sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo ĐĐH. Đối tượng tính giá thành là các ĐĐH Khi bắt đầu sản xuất kế toán giá thành mở cho mỗi ĐĐH một thẻ giá thành, hàng tháng, quý căn cứ vào CPSX tập hợp được theo ĐĐH trong sổ kế toán chi tiết ghi sang thẻ tính giá thành liên quan khi nhận được phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành kế toán chỉ cần cộng CPSX đã tập hợp ở thẻ tính giá thành sẽ tính giá thành được giá thành của từng ĐĐH. 1.6.4. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ. áp dụng cho các doanh nghiệp trên cùng một quy trình công nghệ vừa thu được sản phẩm chính, vừa thu được sản phẩm phụ. Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm chính. Khi đó giá thành được xác định: ZTP = DĐK +CTK –DCK –CP Cp : CPSX cần loại trừ ra khỏi tổng giá thành đã tập hợp. CP : Được xác định bằng cách lấy CPSX theo kế hoạch hoặc Cp = Giá bán – lãi định mức–Thuế (nếu có). 1.6.5. Phương pháp tính giá thành theo định mức. áp dụng cho tất cả các loại hình sản xuất khác nhau với điều kiện các chi phí sản xuất đã có định mức hợp lý. Công tác quản lý chi phí sản xuất đã đi vào nề nếp đã tiến hành được tổng hợp CPSX theo định mức. Nội dung của phương pháp như sau: - Tính được giá thành định mức trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và đơn giá dự toán ở một thời điểm hiện hành. - Vạch ra đựoc chính sách thay đổi định mức trong quá trình thực hiện. - Xác định được chênh lệch so với định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch. Theo phương pháp này giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm được tính theo công thức: Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch thực tế của = định mức của thay đổi thoát ly sản phẩm. sản phẩm. định mức. định mức. 1.6.6. Phương pháp tính giá thành tỷ lệ. áp dụng cho các doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra một nhóm sản phẩm cùng loại nhưng có nhiều quy cách phẩm cấp khác nhau. Đối tượng tập hợp CPSX là nhóm sản phẩm có cùng quy cách. Đối tượng tính giá thành là từng quy cách kích cỡ khác nhau. Trước hết kế toán giá thành lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ là căn cứ tính tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho các quy cách sản phẩm trong nhóm. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức. - Tính tổng giá thành từng quy cách với đơn giá thành đơn vị định mức hoặc kế hoạch từng khoản mục. - Tính tổng giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch của cả nhóm theo sản lượng thực tế dùng làm tiêu thức phân bổ. - Dựa vào CPSX tập hợp trong kỳ (cả nhóm sản phẩm) và chi phí dở dang đầu và cuối kỳ tính tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm. Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm Tỷ lệ giá thành từng khoản mục = Tiêu chuẩn phân bổ Tổng giá thành Tiêu chuẩn phân bổ Tỷ lệ thực tế = có trong từng quy cách x tính từng quy cách (theo từng quy cách) giá thành 1.6.7.Phươngpháp tính giá thành theo hệ số. áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sử dụng một loại NVL, kết quả sản xuất được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau. Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm chính do quy trình sản xuất đó tạo ra. Phương pháp tính như sau: - Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, quy định cho mỗi sản phẩm một hệ số trong đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số là =1 - Căn cứ sản lượng hoàn thành của từng loại và hệ số giá thành đã quy định tính đổi sản lượng ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn ( sản phẩm có hệ số =1) Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra so tiêu chuẩn =Six Hi Si : sản lượng thực tế sản phẩm i Hi: Là hệ số quy định của sản phẩm i -Căn cứ vào CPSX đã tập hợp trong kỳ và chi phí dở dang đầu và cuối kỳ tính tổng giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. -Tính giá thành của từng loại sản phẩm bằng cách lấy tổng giá thành của loại sản phẩm chia cho tổng sản lượng các loại sản phẩm đã tính đổi nhân với sản lượng đã tính đổi của từng sản phẩm. 1.7. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy. 1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán. Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động. - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ CPSX theo đúng từng trình tự đã xác định. - Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về CPSX và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích CPSX và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích. - Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,... Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 1.7.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong điêù kiện sử dụng phần mềm kế toán. - Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. - Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. - Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn. - Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. Trình tự xử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau (sơ đồ 08): Bước chuẩn bị - Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng,... - Phần mềm kế toán sử dụng. Dữ liệu đầu vào - - CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí. - Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ chi phí, khấu hao. - Các tài liệu khấu hao khác. Máy tính xử lý Thông tin và đưa ra sản phẩm Thông tin đầu ra Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo CPSX, báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm, sổ cái,... 1.7.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Sau khi cài đặt và khởi động chương trình, những công việc tiếp theo mà người làm kế toán máy phải thực hiện là: - Xử lý nghiệp vụ (phân loại chứng từ, định khoản, xử lý trùng lặp, mã hoá) - Nhập dữ liệu: + Nhập các dữ liệu cố định (nhập 1 lần): Lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho (khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục) + Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo: Vào màn hình nhập dữ liệu, các thông báo và chỉ dẫn khi nhập, quy trình nhập dữ liệu mới, quá trình sửa/xoá dòng dữ liệu, quá trình phục hồi dòng dữ liệu đã xoá,... - Xử lý dữ liệu: Công việc này phải làm mỗi khi ta nhập thêm dữ liệu mới, sửa hay xoá dữ liệu đã nhập. - Xem và in sổ sách báo cáo 1.7.3.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp. * Xử lý nghiệp vụ: - Phân loại chứng từ: là việc phân ra một cách có hệ thống các loại chứng từ có đặc điểm giống nhau: phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu,... Mỗi một chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau, với các yếu tố khác nhau, tuân theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản lý. Muốn nhập dữ liệu một chứng từ gốc nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào các ô cần thiết ngầm định sẵn. Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường xuyên phải sử dụng đến chứng từ xuất vật liệu. Khi nhập liệu phiếu xuất kho, người sử dụng thường chỉ nhập số lượng xuất là bao nhiêu, còn trị giá xuất kho là do máy tự động tính theo công thức doanh nghiệp đã ngầm định. - Định khoản: là cách thức tính toán, xem xét một nghiệp vụ kế toán phát sinh để quyết định đúng đắn nghiệp vụ ấy cần sử dụng tài khoản nào và tài khoản được sử dụng như thế nào, hoặc bên Nợ, hoặc bên Có. Nguyên tắc định khoản tạo ra mối liên hệ đối ứng giữa các tài khoản. - Công tác mã hoá: là việc xác lập một tập hợp những hàm thức mang tính quy ước và gán cho tập hợp này một ý nghĩa bằng cách cho liên hệ với tập hợp những đối tượng cần biểu diễn, nhằm mục đích nhận diện dứt khoát, không nhầm lẫn một mẫu tin trong một tập hợp tin hay một cá thể trong một tập thể. * Nhập dữ liệu: - Thông thường, đối với kế toán CPNVLTT thì việc nhập các dữ liệu cố định, khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các phần hành kế toán trước, chỉ trừ khi bổ sung, mở rộng quy mô thêm vào danh mục. - Người sử dụng nhập dữ liệu phát sinh kỳ báo cáo sau khi vào màn hình nhập liệu, xem thông báo và hướng dẫn khi nhập, người sử dụng thực hiện thao tác quy trình nhập liệu mới. * Xử lý dữ liệu: Nếu thao tác sai, nhầm lẫn thì người sử dụng phải thành thạo quy trình sửa, xoá hoặc phục hồi dòng dữ liệu. * Xem, in sổ sách, báo cáo: Người sử dụng nên hiểu được mối quan hệ giữa các sổ sách, báo cáo và tìm hiểu quy trình xử lý, luân chuyển sổ và số liệu của phần mềm doanh nghiệp đang áp dụng. 1.7.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các bước thực hiện đối với hai phần hành kế toán này được thực hiện tương tự như quá trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, gồm các bước cơ bản: xử lý nghiệp vụ, nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu và in sổ sách báo cáo. 1.7.3.3. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ. Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang tài khoản 154. Nếu tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng. Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xây dựng danh mục các khoản mục chi phí, kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp các chi phí vào các sổ sách, báo cáo theo các khoản mục. Từ đó, lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các chi phí phát sinh phải chia ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp. 1.7.3.4. Kế toán giá thành sản phẩm. * Kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: Phần mềm kế toán không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy, kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình. * Quá trình thực hiện tính giá thành: - Cập nhật sản phẩm làm dở đầu kỳ (hoặc máy tự chuyển từ cuối kỳ trước) - Tập hợp chi phí: Máy tự động tập hợp. - Cập nhật sản xuất sản phẩm trong kỳ và làm dở cuối kỳ. - Tổng hợp số liệu. - In báo cáo. Chương 2 Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 2.1. Đặc điểm chung của công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON được thành lập năm 1986 trực thuộc viện khoa học Việt Nam, ban đầu công ty được thành lập với tên giao dịch là ELFRIME, với chức năng kinh doanh chính là sản xuất lắp đặt các công trình cơ điên lạnh, chế biến thực phẩm như bia, rượu, nước giải khát có gas…cơ sở sản xuất ban đầu của ELFRME có 1.000m2 nhà xưởng ở trong khu đô thị Hà Nội. Ngay sau khi luật doanh nghiệp Việt Nam lần đầu tiên được ban hành công ty đã hoàn tất các thủ tục chuyển đổi và trở thành công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên (có 3 thành viên) với số vốn điều lệ là 15.456.280.000 đồng (Mười lăm tỷ bốn trăm năm mươi sáu triệu hai trăm tám mươi ngàn đồng). Năm1992 công ty chính thức đi vào hoạt động với quy mô lớn và phát triển mạnh, đến năm 1998 công ty đã mua được 5000m2 đất tại khu công nghiệp Mỹ Đình để bố trí xây dựng cơ sở sản xuất chính. Từ năm 2000 công ty đã bắt đầu sử dụng tên giao dịch mới là ERESSON, đến năm 2003 công ty có thêm 27.000m2 đất để nối dài mảnh đất hiện có và đầu năm 2004 công ty có thêm 27.000m2 xây dựng nhà máy liên doanh nhằm chủ yếu sửa chữa thiết bị chất lượng cao xuất khẩu sang Nga và một số nước khác. Hiện nay công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON là công ty chuyên khảo sát thiết kế chế tạo các thiết bị chế biến thực phẩm( như bia, rượu sữa), điều hoà không khí, lò hơi, kinh doanh các mặt hàng inox… Đặc biệt từ năm2001 đến nay công ty đã cho ra sản phẩm mới là dây chuyền thiết bị sản xuất bia tươi nhà hàng mang thương hiệu ERESSON, toàn bộ dây chuyền thiết bị sản xuất bia nhà hàng đều được ERESSON sản xuất tại Việt Nam và có thể tự động hoàn toàn. Đây là bước đột phá mới trong chiến lược chinh phục khách hàng của ERESSON tại Việt Nam và quốc tế. Trong tương lai công ty có kế hoạch thiết lập quan hệ liên doanh hợp tác sản xuất với các nhà công nghệ và sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực để chế tạo và phân phối các sản phẩm với độ tin cậy cao với mục tiêu là trở thành nhà cung cấp thiết bị hàng đầu ở Việt Nam và các nước Đông Nam á trong lĩnh vực bia, sữa, nước giải khát và chế biến thực phẩm, công nghệ xử lý môi trường để tiến tới xuất khẩu sang, Nga và EU. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. Để đảm bảo cho việc tổ chức và quản lý sản xuất có hiệu quả, bộ máy quản lý của công ty đựơc tổ chức dưới dạng trực tuyến, bộ máy quản lý gọn nhẹ thể hiện qua sơ đồ tổ chức: Giám Đốc Phó Giám Đốc P. nhân sự và pháp chế P. dự án Kỹ thuật P. Kế hoạch Xưởng sản xuất (Ban điều hành) P.Thương mại Tổ 3 Tổ 1 Tổ 2 Tổ điện P.Kế toán tổng hợp Người đứng đầu các phòng nghiệp vụ là các trưởng phòng, đứng đầu ban điều hành xưởng sản xuất là Quản đốc, đứng đầu các tổ là các tổ trưởng. Ban Giám đốc bao gồm 1 Giám đốc và một phó Giám đốc. - Giám Đốc là người đứng đầu công ty đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh , có quyền tổ chức bộ máy quản lý đảm bảo gọn nhẹ và có hiệu lực.Giám đốc có Phó Gíam đốc giúp việc và Kế toán trưởng do Giám đốc đề nghị. -Phòng kế toán tài chính: Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng hợp kết qủa kinh doanh ,lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch và cung cấp các thông tin kịp thời cho việc ra quyết định của Giám đốc, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm chính. Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON là một công ty chuyên thiết kế, chế tạo, lắp đặt các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho các ngành chế biến thực phẩm như các nồi nấu rượu, hệ thống nấu bia tươi, các tank lên men…Các sản phẩm của công ty có giá trị rất lớn, chu kỳ sản xuất dài khoảng 2-3 tháng mới hoàn thành có khi sản phẩm 1-3 năm sản phẩm mới hoàn thành. Do vậy không thể sản xuất hàng loạt mà chỉ sản xuất đơn chiếc theo ĐĐH, chỉ khi nào hợp đồng sản xuất được ký kết giữa khách hàng và công ty thì sản phẩm đó mới tiến hành đưa vào sản xuất. Phiếu xuất kho vật liệu Phiếu theo dõi lao động Mức phân bổ chi phí sx chung Đơn đặt hàng Thiết kế bản vẽ Báo giá cho khách hàng Lệnh sản xuất Quá trình xử lý theo ĐĐH : Số dư của một khách hàng Từ ĐĐH của khách hàng phòng dự án triển khai cho phòng kỹ thuật thiết kế bản vẽ về các Tank bia, nồi bia với các chi tiết kỹ thuật, thông số kỹ thuật quy cách được mô tả trong hợp đồng và phụ lục hợp đồng. Sau đó phòng kỹ thuật kế hoạch nghiệm thu công trình thông báo cho phòng kế toán để phòng kế toán báo giá và tiến hành thanh toán với khách hàng và ban điều hành các phân xưởng phổ biến cho các tổ các tổ trưởng cho các tổ triển khai chế tạo thiết bị. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: NVL ( Inox tấm, ống, cuộn) Cắt Uốn, hàn Mài Lắp ráp các phụ kiện Đánh bóng Hoàn chỉnh Thành phẩm Sau khi sản phẩm hoàn thành được bộ phận kỹ thuật của công ty kiểm tra về chất lượng về định mức kỹ thuật và sai số kỹ thuật cho phép mới được trao cho khách hàng. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty. Tổ chức công tác kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu tập trung tại phòng kế toán của công ty. Tại đây công tác quản lý kinh tế tài chính của công ty được hạch toán chung cho toàn công ty, các tổ không có bộ phận kế toán riêng. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất tổ chức quản lý mà công ty tổ chức bộ máy kế toán đơn giản gọn nhẹ. Phòng kế toán của công ty gồm 6 người, đứng đầu là Kế toán trưởng đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc công ty. Trong quá trình hạch toán của công ty mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm một phần hành cụ thể tạo thành mắt xích quan trọng trong dây chuyền hạch toán. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán công nợ phải thu, 1 kế toán thanh toán, 1 kế toán vật tư, và 1 thủ quỹ. . Tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán thanh toán .oan Kế toán công nợ Kế toán vật liệu. Kế toán tổng hợp * Hệ thống chứng từ kế toán công ty sử dụng: Để theo dõi các hoạt động tài chính diễn ra hàng ngày công ty sử dụng hệ thống chứng từ do BTC ban hành thống nhất: Phiếu thu (01-TT), phiếu chi (02-TT) giấy đề nghị tạm ứng (03-TT), bảng thanh toán tiền lương (02-LĐTL), phiếu nhập kho (01-VT), phiếu xuất kho (02-VT)…Bên cạnh đó công ty còn sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do BTC ban hành theo quy định số1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của BTC. Với hình thức chứng từ ghi sổ kế toán sử dụng các loại sổ sau: -chứng từ ghi sổ. - Sổ cái. - Sổ chi tiết. -BCĐKT. B01-DN -BCKQKD. B02-DN -Lưu chuyển tiền tệ B03-DN -Thuyết minh BCTC B04- DN * Hình thức kế toán công ty đang áp dụng: Đáp ứng nhu cầu xử lý, cung cấp thông tin, và phù hợp với đặc điểm của công ty, công ty đã sử dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” Với hình thức sổ Chứng từ ghi sổ. Quy trình được phản ánh ở sơ đồ sau: Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối Số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng Tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu phát sinh Sổ, thẻ kế toán chi tiết Với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ việc áp dụng kế toán máy vào quản lý hạch toán là rất hợp lý và mang lại hiệu quả cao trong công việc.Để phù hợp và đơn giản hoá công tác quản lý hạch toán kế toán cũng như việc sử dụng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp công ty đã sử dụng FAST ACCOUNTING. Với các phân hệ nghiệp vụ : -Hệ thống kế toán tổng hợp. - Hệ thống kế toán tiền mặt, TGNH. - Hệ thống bán hàng và công nợ phải thu. -Hệ thống mua hàng và công nợ phải trả. - Hệ thống kế toán hàng tồn kho. - Hệ thống kế toán chi phí giá thành. -Hệ thống TSCĐ. Đối với hạch toán sử dụng phần mềm kế toán, quan trọng nhất là khâu thu thập xử lý loại chứng từ và định khoản kế toán. Đây là khâu đầu tiên của quá trình hạch toán sử dụng phần mềm kế toán và là khâu quan trọng nhất vì kế toán chỉ vào dữ liệu cho máy đầy đủ và chính xác còn thông tin đầu ra các loại báo cáo kế toán đều do máy tự xử lý thông tin, tính toán và đưa ra các loại bảng khi cần in. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kỳ hạch toán của công ty là 1 tháng. Kế toán tiến hành tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Riêng kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành thì trình tự kế toán phần mềm được tiến hành theo các bước: 1.Chuẩn bị. Thu thập, xử lý các tài liệu, chứng từ cần thiết, kịnh khoản kế toán. 2.Nhập dữ liệu cho máy. Nhập thông tin về các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ (trong đó bao gồm các thông tin về phát sinh chi phí, giá thành). 3.Khai báo yêu cầu với máy. 4. Máy xử lý thông tin và chuẩn bị theo yêu cầu. 5. In sổ sách và báo cáo theo yêu cầu. 2.2. Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. CPSX và giá thành là hai chỉ tiêu có có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp. 2.2.1.Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 2.2.1.1.Đặc điểm của CPSX của công ty. Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON là công ty chuyên sản xuất theo các ĐĐH của khách hàng về các sản phẩm nhủ hệ thống tank lên men, hệ thống lạnh… trong một tháng số CPSX bỏ ra thường lớn mà chu kỳ sản xuất của sản phẩm thường rất dài, chi phí ở mỗi tháng được bỏ ra theo kiểu gối đầu. Do vậy số sản phẩm dở dang ở cuối mỗi tháng thường rất lớn, các chi phí này được bù đắp lại khi sản phẩm hoàn thành đã bàn giao cho khách hàng.Vì vậy đòi hỏi kế toán CPSX cần tích cực để đảm bảo nắm chắc các khoản chi phí bỏ ra đúng định mức sản xuất để có biện pháp giảm tới mức tối đa có thể các chi phí tiêu hao giúp cho công ty có hiệu quả sử dụng vốn cao. 2.2.1.2. Phân loại CPSX của công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. Để quản lý tốt CPSX là kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí các doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại CPSX. ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON gồm nhiều loại có tính chất kinh tế khác nhau. Để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý và đáp ứng yêu cầu tính giá thành sản phẩm công ty tiến hành phân loại CPSX thành các khoản mục sau: Chi phí ăn ca. Chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất dở dang. Ngoài ra để phục vụ cho việ thuyết minh BCTC chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phân chia thành: Chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền chi phí khác. Hiện nay doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Doanh nghiệp sử dụng các tài khoản: TK152,153,214,338. TK622-chi phí ăn ca trực tiếp. Tất cả các chi phí phát sinh được phản ánh tập hợp vào TK154, để tính giá thành sản phẩm khi sản phẩm hoàn thành và xác định số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ. TK154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.Chi tiết: TK1540:CPSXKDD vật tư. TK1541: CPSXKDD tiền lương. TK1542: CPSXKDD tiền ăn ca. TK1543: CPSXKDD nhân công khoán ngoài TK1544: CPSXKDD KHTSCĐ TK1545: CPSXKDD CCDC phân bổ dần. TK1547: CPSXKDD thuê gia công dịch vụ mua ngoài. TK1548 CPSXKDD chi phí xăng dầu. Ngoài ra kế toán tập hợp CPSX được phản ánh tập hợp chi phí còn sử dụng các tài khoản khác như TK111,112,141,331,131… 2.2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất đơn chiếc theo ĐĐH, các sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ cho các ngành chế biến thực phẩm là nhiều, hơn nữa sản phẩm của công ty có chu kỳ sản xuất dài, chi phí đưa vào sản xuất sản phẩm lớn chính vì vậy công ty không thể sản xuất đại trà mà chỉ tiến hành sản xuất đơn chiếc từng sản phẩm theo yêu cầu ĐĐH của khách hàng. chẳng hạn khi có ĐĐH là hệ thống tank bia thì phòng kỹ thuật sẽ gửi bản vẽ thiết kế đến các ban điều hành các phân xưởng. Dựa vào đặc điểm sản xuất của công ty kế toán công ty xác định đối tượng kế toán CPSX là từng ĐĐH, từng công trình, hạng mục công trình và điều đó đã chi phối đến tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp, đối tượng tập hợp chi phí trùng đối tượng tính giá thành. 2.2.1.4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đây là toàn bộ tiền, NVL, tiền lương, và các khoản BHXH,BHYT của công nhân sản xuất trực tiếp. Công ty không tập hợp tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp vào TK622 mà tập hợp thẳng vào TK154, cũng không tập hợp chi phí NVL trực tiếp vào TK621 mà tập hợp thẳng TK154 và các khoản chi phí bằng tiền không tập hợp vào TK627 mà tập hợp thẳng vào TK154.Trừ chi phí ăn ca trực tiếp được tập hợp vào TK622 sau đó được kết chuyển sang TK154. *Chi phí NVL trực tiếp: Chứng từ sử dụng: Chứng từ ghi sổ, Hoá đơn Thuế GTGT, Phiếu xuất kho. NVL của công ty bao gồm: -NVL chính: Inox cuộn, ống, tấm… -NVL phụ: Ráp vỉ, que hàn,đồng hồ áp lực, que điện cực… -Năng lượng: Điện… - Nhiên liệu: Xăng, dầu… Nguyên tắc sử dụng vật liệu xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất nghĩa là phải căn cứ vào lệnh sản xuất của ban lãnh đạo công ty. Khi có lệnh sản xuất bộ phận quản lý các tổ- quản đốc tiến hành lập kế hoạch sản xuất và yêu cầu xuất vật tư của từng tổ trưởng. Hàng ngày thủ kho có nhật ký nhập xuất ghi số lượng, đơn giá và chỉ cho từng công trình nào và thủ kho viết phiếu xuất kho. Đến cuối ngày thủ kho lập bảng kê xuất vật tư từng công trình, sau đó căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán vật liệu hạch toán vào từng công trình. Phiếu xuất kho được lập theo mẫu: Phiếu Xuất Kho Số16/3 Mẫu số 02-VT Ngày2/12/2004. Nợ: QĐsố:1141TL/CĐKT Có: Ngày1/11/1995 củaBTC - Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Quyết Tiến. Địa chỉ bộ phận:Tổ 2 -Lý do xuất kho:…………………….. -Xuất tại kho: Hệ nấu A Châu. STT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư. Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1. Inox 10 ly kg 144 20952 3.017.088 2. Bông thủy tinh kg 900 1800 1.620.000 3. Ráp vỉ Cái 6 14000 84.000 4. Bép cắt Bộ 1 160.000 5. Que điện cực Que 1 216.000 6. Đá cắt180 Viên 1 17.000 7. Ráp đĩa trụ Cái 1 95.000 Cộng 5.209.088 Cộng thành tiền (bằng chữ ):…………………. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách Người nhận Thủ kho cung tiêu Phiếu xuất kho được chia làm hai liên: một liên lưu tại cuống và một liên kẹp vào chứng từ thuế. Khi xuất kho NVL để sản xuất sản phẩm công ty sử dụng phương pháp đích danh để tính trị giá vật tư xuất kho, nghĩa là khi xuất kho vật tư thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá thực tế của vật liệu đó để tính trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho. Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng TK152 và TK154( chi tiết 1540) và ở công ty áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp ngay từ khi các phiếu xuất kho đã ghi rõ đối tượng sử dụng NVL, chi tiết cho từng ĐĐH từng công trình, hạng mục công trình. Cuối tháng phiếu xuất kho được kế toán vật liệu vào bảng “Bảng phân tích xuất vật tư” và tổng hợp số tiền cho từng công trình.(phụ biểu số 1). Căn cứ vào đó kế toán theo dõi và ghi định khoản: Nợ TK 1540: 1.589.868.683 Nợ TK 6272: 8.594.000 Nợ TK 6421: 2.760.000 Nợ TK 6322: 700.000.000 Có TK 152: 2.301.222.683 Sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Số: 09 Ngày 31 tháng 12 năm 2004. Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Xuất vật tư cho các công trình: Hệ nấu á Châu 1540 152 732.340.080 Hệ nấu BaLan 1540 152 48.809.000 Hệ nấu NaDa 1540 152 16.425.125 Hệ thống Tank TL-QN 1540 152 48.888.320 Sản xuất chung xưởng 6272 152 8.594.000 Quản lý chung 6421 152 2.760.000 Tank Việt Đức-QN 1540 152 47.900.086 Tank Lan Hương-QN 1540 152 84.750.880 Bồn M. cái 200lit BHUE 6322 152 700.000.000 …….. …. …. ….. …. Cộng 2.301.222.683 Cộng 1540: 1.589.868.683 Cộng 6272: 8.594.000 Cộng 6421: 2.760.000 Cộng 6322: 700.000.000 Người lập Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để kế toán tổng hợp nhập số liệu vào phần mềm: Trên màn hình giao diện chọn “kế toán bán hàng và công nợ phải thu”. Chọn “cập nhật số liệu” vào “bút toán bù trừ công nợ giữa hai khách hàng”. Khi đó máy sẽ hiện lên màn hình và kế toán nhập số liệu vào, ấn “chấp nhận” Số chứng từ : 09 Từ ngày: 01/12/ 2004 Đến ngày:31/12/2004 Tỷ giá: Diễn giải: Phân bổ chi phí cho từng đối tượng sử dụng. Tên sản phẩm Tài khoản Phát sinh Nợ Phát sinh Có Mã vụ việc HNAC 1540 732.340.080 HNBL 1540 48.809.000 HNNADA 1540 16.425.125 HTTKTL 1540 48.888.320 INOXMC 1540 70.800.660 DCBTHL 1540 48.572.500 … … … Sau đó vào sổ chi tiết TK154. Chương trình tự động kết chuyển sang TK1540 TK152 đối ứng với các TK1540 (chi tiết cho từng ĐĐH), TK6272, TK642. *Chi phí nhân công : Hình thức trả lương cho công nhân sản xuất là trả theo lương thời gian. Lương thời gian là hình thức tính lương theo thời gian làm việc cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động, ngoài ra còn có các khoản thêm như lương công trình, lương chủ nhật. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK334,154. Các chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công do nhân viên quản lý tổ theo dõi hàng ngày và ghi. Hàng ngày số công nhân và nhân viên quản lý nghỉ hay đi làm đều được theo dõi chặt chẽ trên bảng chấm công, cuối tháng được tổng hợp số ngày công của từng công nhân ở từng tổ sản xuất và gửi lên phòng kế toán để tính lương. Căn cứ vào số tiền lương phải trả cho người lao động hàng tháng kế toán tiền lương xác định để lập bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương cho người lao động được căn cứ vào bậc lương và số công làm việc, lương chủ nhật và các khoản trừ vào lương như BHYT, BHXH mà người lao động phải nộp. Các khoản này được khấu trừ trực tiếp vào số tiền lương thực tế của người lao động thực lĩnh còn tiền ăn ca thì được hạch toán vào TK622- chi phí ăn ca trực tiếp. Cụ thể tháng 12/2004 căn cứ vào bảng chấm công kế toán lập bảng thanh toán lương ở các tổ sản xuất số 1 như sau:( phụ biểu 2) Với cách tính lương như sau: Lương thực lĩnh= Tổng lương - BHXH, BHYT Tổng lương= Lương cơ bản x (h/s Lương Nhà Nước+ h/s công ty) x x số ngày công/30 + Lương Chủ nhật + Lương công trình. Ví dụ : Như trong trường hợp lương của ông Nghiêm Văn Hợi Lương cơ bản quy định của Nhà Nước, với hệ số lương Nhà Nước là1.4 Hệ số lương của công ty là 8,945 với số ngày công làm là 20 ngày Nên số tiền công: 290.000 x (1,4+8,945) x 20/30=2000.000đ Ngày chủ nhật làm thêm 3 công= 450.000đ Lương công trình 23 ngày với 10.000đ/ ngày=23 x 10.000 = 230.000đ Tổng tiền lương =2000.000+450.000+230.000 = 2680.000đ Hàng tháng căn cứ vào quỹ lương kế toán thực hiện trích các khoản BHYT, BHXH theo Nhà nước quy định. -Trích 20% BHYT, BHXH trên tổng tiền lương cơ bản của công nhân viên, trong đó: 15% BHYT, BHXH tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 5% khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên. -Trích 3% trên tổng lương cơ bản của công nhân viên trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% khấu trừ vào lương của công nhân viên. Doanh nghiệp không thực hiện trích kinh phí công đoàn. Như vậy công ty sẽ khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên số tiền BHXH, BHYT là 6% trên tiền lương cơ bản. Như trường hợp của ông Nghiêm Văn Hợi phải đóng số tiền BHXH, BHYT là: 290.000 x 1,4 x 6%=24.360đ. Do vậy số tiền thực lĩnh của ông là 2656.000đ. Còn 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh thì kế toán định khoản: 7.730.240 Nợ TK6276 Có TK338 Tổng hợp bảng thanh toán lương của tổ 1, tổ 2, tổ 3, tổ điện có tổng số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp là Kế toán định khoản là: 206.760.000 Nợ TK1541 Có TK334 Điều đáng chú ý là chi phí công nhân sản xuất và nhân viên quản lý xưởng của công ty ngay từ đầu không thể tập hợp trực tiếp cho từng ĐĐH, công trình chỉ có một số thuê nhân công ngoài thì tập hợp trực tiếp cho từng công trình, ĐĐH. Từ tình hình cụ thể đó mà chi phí nhân sản xuất trực tiếp và nhân viên quản lý phân xưởng được tập hợp sau đó phân bổ cho từng ĐĐH công trình theo tiêu thức chi phí vật tư xuất dùng, công thức: Hệ số phân Lương CNSX các tổ và lương nhân viên quản lý phân xưởng bổ lương cho = từng ĐĐH Chi phí vật tư xuất dùng Sau đó sẽ được phân bổ ngược trở lại cho từng ĐĐH Lương phân bổ cho từng ĐĐH = Hệ số phân bổ cho từng ĐĐH Chi phí vật liệu của từng ĐĐH == xx Ví dụ như: Hệ số phân bổ cho từng ĐĐH = = 0,0898 Số phân bổ cho Hệ nấu á Châu = 732.340.080 x 0,0898 = 65.764.139 Bảng phân bổ tiền lương cho các đối tựợng sử dụng. Tháng 12/2004. STT Tên hạng mục. TKĐƯ Tiêu thức PB(VT) Số tiền Ghi chú 1 Hệ nấu á Châu 1541 732.340.080 65.764.139 2 Hệ nấu Ba Lan 1541 48.809.000 4.383.048 3 Hệ nấu NADA 1541 16.425.125 1.474.976 4 Hệ thống tank TL 1541 48.888.320 4.390.171 5 Inox Mộc Châu 1541 70.800.660 6.357.899 D/c bia Tân Hoàng Lâm 1541 48.572.500 4.361.810 …………… ……. ………….. Tổng cộng 2.301.222.683 206.760.000 Cộng 1541: 206.760.000 Sau khi tính toán chi phí nhân công phân bổ cho từng ĐĐH thì kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ vào phần mềm kế toán để kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK1541, chi tiết cho từng công trình. Chứng từ ghi sổ Số :12 Ngày 31/12/2004 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú STT Ngày Nợ Có Phân bổ cho các công trình Hệ nấu á châu 1541 334 65.764.139 Hệ nấu Ba Lan 1541 334 4.383.048 Hệ nấu NaDa 1541 334 1.474.976 Hệ thống tank Tlong- QN 1541 334 4.390.171 Inox Mộc Châu 1541 334 6.357.899 D/c bia Tân Hoàng Lâm 1541 334 4.361.810 …….. …… …… Tổng cộng 206.760.000 Cũng giống như nhập dữ liệu NVL.Từ màn hình giao diện chọn “kế toán bán hàng và công nợ phải thu”. Chọn “Cập nhật số liệu” Vào “bút toán bù trừ công nợ giữa hai khách hàng” máy sẽ hiện lên màn hình và kế toán nhập số liệu vào. Số chứng từ :12 Từ ngày : 1/12/2004. Đến ngày :31/12/2004. Tỷ giá: Diễn giải : Phân bổ chi phí cho từng đối tượng sử dụng. Tên sản phẩm Tài khoản Phát sinh Nợ Phát sinh Có Mã vụ việc HNAC 1541 65.764.139 HNBL 1541 4.383.048 HNNADA 1541 1.474.976 HTTKTL 1541 4.390.171 INOXMC 1541 6.357.899 DCBTHL 1541 4.361.810 ……………. …………… ………… ấn “ Chấp nhận”. Sau đó máy tự động kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK1541. Chi tiết chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình. Và kế toán vào sổ chi tiết TK154. * Chi phí xăng dầu: Căn cứ vào hoá đơn thuế GTGT về chi trả tiền xăng dầu phục vụ trực tiếp cho từng công trình, kế toán vào chứng từ ghi sổ số 20 ghi: Nợ TK1548 : 30.760.000 Nợ TK133 :3.076.000 Có TK111: 33.836.000 Chứng từ ghi sổ Số:20 Ngày 31tháng12 năm 20040 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Ngày Số Nợ Có Chi phí cho các công trình: Hệ nấu á Châu 1548 111 588.700 Thuế GTGT được khấu trừ 133 111 58.870 Hệ nấu Ba Lan 1548 111 400.000 Thuế GTGT được khấu trừ 133 111 40.000 Hệ nấu NaDa 1548 111 460.800 Thuế GTGT được khấu trừ 133 111 46.080 ………… ……. Cộng 33.836.000 Cộng TK1548: 30.760.000 TK133: 3.760.000 Sau đó tiến hành vào phần mềm kế toán. Từ màn hình giao diện chọn “Kế toán tiền mặt, TGNH”. Chọn “cập nhật số liệu”, vào phiếu chi tiền mặt : Mã khách: HNAC Số chứng từ: 20 Địa chỉ: Ngày chứng từ: Người nhận tiền: Tỷ giáVND: TKNợ: 1548 Diễn giải: Chi phí tiền xăng dầu phục vụ cho công trình. TK Có PS Có VND Diễn giải Vụ việc Mã phí PS Có 1548 588.700 Hệ nấu á châu ấn “Lưu”. Máy tự động kết chuyển sang TK1548. Kế toán vào sổ chi tiết TK154. * Chi phí CCDC : CCDC chủ yếu là các loại kìm, búa, khoan tay…và đồ dùng lao động. Đa số CCDC được phân bổ làm nhiều lần. Khi xuất CCDC dùng cho sản xuất chung kế toán kế toán thực hiện tương tự như phần vật tư xuất trong kỳ. Căn cứ vào chi phí CCDC xuất dùng mà kế toán lập chứng từ ghi sổ phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Sau đó lập bảng phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Chứng từ ghi sổ Số: 36 Ngày 31/12/2004. Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú STT Ngày Nợ Có Phân bổ CPCCDC cho các đối tượng sử dụng Cho sản xuất chính 1545 14211 10.250.000 Tổng cộng 10.250.000 Cộng 1542: 10.250.000 Sau đó tiến hành phân bổ chi phí CCDC theo tiêu thức vật tư, theo công thức: Chi phí CCDC xuất dùng Hệ số phân bổ chi phí CCDC = Chi phí vật liệu xuất dùng Chi phí CCDC chi phí vật liệu Hệ số phân Phân bổ cho = xuất dùng cho x bổ chi phí Từng ĐĐH từng ĐĐH CCDC Hệ số phân bổ 10.250.000 CCDC theo tiêu = = 0,0044 thức vật tư là 2.301.222.683 Phân bổ cho Hệ nấu á Châu = 732.340.080 x 0,0044 = 3.222.296 Bảng phân bổ CCDC theo tiêu thức vật tư STT Tên hạng mục TKĐƯ Tiêu thức phân bổ (VT) Số tiền Ghi chú Hệ nấu A châu 1545 732.340.080 3.222.296 Hệ nấu BaLan 1545 48.809.000 214.759 Hệ nấu NADA 1545 16.425.125 72.270 Hệ thống tank TL 1545 48.888.320 215.108 Inox Mộc Châu 1545 70.800.660 311.522 D/c bia Tân Hoàng Lâm 1545 48.572.500 213.719 …………… ………….. ………. Tổng cộng 2.301.222.683 10.250.000 Vào phần mềm kế toán Tên sản phẩm TK PS Nợ PS Có Mã vụ việc HNAC 1545 3.222.296 HNBL 1545 214.759 HNNADA 1545 72.270 HTTKTL 1545 215.108 INOXMC 1545 311.522 DCBTHL 1545 213.719 …… ………. ấn “ chấp nhận” Máy sẽ tự động kết chuyển chi phí CCDC sang TK1540 chi tiết cho từng ĐĐH, công trình. Kế toán vào sổ chi tiết TK154. 2.2.1.5. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Để tập hợp CPSX ngoài các CPSX trực tiếp doanh nghiệp còn phải bỏ ra các CPSX chung đó là những chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi xưởng sản xuất, các tổ đội sản xuất của doanh nghiệp như chi phí điện sản xuất, chi phí xăng dầu, chi phí thuê máy xúc động cơ, chi phí vận chuyển vật tư về công ty…. Để hạch toán CPSX chung kế toán sử dụng TK627 – chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được mở chi tiết thành các TK cấp hai: TK6271: CPSX chung điện sản xuất. TK6272: CPSX chung NVL và CCDC. TK6273: CPSX dịch vụ mua ngoài. TK6274: CPSX KHMMTB. TK6276: Chi phí BHXH, BHYT. Nội dung kế toán tập hợp các khoản mục CPSX chung: *Chi phí sản xuất chung điện sản xuất. Căn cứ vào hoá đơn thuế GTGT về tiền chi trả điện kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ số 31 định khoản: Nợ TK6271 : 16.545.000 Nợ TK133 : 1.654.500 Có TK331:18.199.500 Sau đó vào chứng từ ghi sổ số 32. Chứng từ ghi sổ: Số 32 Ngày 31/12/2004 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú STT Ngày Nợ Có Phân bổ chi phí điện cho các đối tượng Cho sản xuất chính 1547 6271 16.545.000 Tổng cộng 16.545.000 Kế toán tổng hợp tiến hành phân bổ chi phí điện cho các đối tượng theo tiêu thức phân bổ là vật tư và lập “bảng phân bổ chi phí điện cho các đối tượng sử dụng” Chi phí điện sử dụng Hệ số phân bổ cho từng ĐĐH = Chi phí vật liệu xuất dùng Chi phí điện phân bổ cho từng ĐĐH = Chi phí vật liệu xuất dùng cho từng ĐĐH x Hệ số phân bổ cho từng ĐĐH. 16.545.000 Hệ số phân bổ cho từng ĐĐH = = 0,0072 2.301.222.683 Chi phí điện phân bổ cho Hệ nấu á châu=732.340.080 x 0,0072 =5.272.848 Bảng phân bổ chi phí điện cho các đối tượng sử dụng Tháng 12/2004 STT Tên hạng mục TKĐƯ Tiêu thức PB(VT) Số tiền Ghi chú Hệ nấu á châu 1547 732.340.080 5.272.848 Hệ nấu BaLan 1547 48.809.000 351.425 Hệ nấu NADA 1547 16.425.125 118.261 Hệ thống tank TL 1547 48.888.320 351.996 Nồi Inox Mộc Châu 1547 70.800.660 509.764 D/c bia Tân Hoàng Lâm. 1547 48.572.500 349.772 …….. ………….. …… Tổng cộng 2.301.222.683 16.545.000 Cộng 1547: 16.545.000 Sau đó kế toán vào phần mềm kế toán. Cũng như việc vào phần mềm kế toán đối với các chi phí NVL và chi phí nhân công. Từ màn hình giao diện chọn “kế toán bán hàng và công nợ phải thu” và chọn “cập nhật số liệu” sau đó vào bút toán bù trừ công nợ giữa hai khách hàng” hiện ra màn hình và kế toán nhập dữ liệu vào. Số chứng từ :32 Từ ngày 1/12/2004 Đến ngày :31/12/2004. Tỷ giá : Diễn giải: Phân bổ chi phí cho từng đối tượng sử dụng Tên sản phẩm TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có Mã vụ việc HNAC 1547 5.272.848 HNBL 1547 351.425 HNNADA 1547 118.261 HTTKTL 1547 351.996 INOXMC 1547 509.764 DCBTHL 1547 349.772 ………… …………. Sau đó ấn “chấp nhận” Máy sẽ tự động thực hiện việc kết chuyển từ TK6272 sang TK1547 chi tiết cho từng ĐĐH. Kế toán vào sổ chi tiết TK154. * Chi phí sản xuất chung NVL và CCDC. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ số 09 xuất NVL cho sản xuất chung kế toán thực hiện việc phân bổ chi phí sản xuất chung NVL và CCDC theo tiêu thức vật tư, ta có chứng từ số 34. Chứng từ ghi sổ Số 34 Ngày 31/12/2004. Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú STT Ngày Nợ Có Phân bổ chi phí vật tư sản xuất chung cho các đối tượng sử dụng Cho sản xuất chính 1540 6272 8.594.000 Tổng cộng 8.594.000 Hệ số phân bổ chi phí chi phí sản xuất chung vật tư sản xuất chung vật tư = cho một ĐĐH chi phí vật tư xuất dùng CPSX chung vật tư phân bổ cho từng ĐĐH= Chi phí vật tư của từng ĐĐH x Hệ số phân bổ CPSX chung vật tư cho từng ĐĐH. Ví dụ : Hệ số phân bổ chi phí 8.594.000 sản xuất chungvật tư = = 0,0037 cho một ĐĐH 2.301.222.683 CPSX chung phân bổ cho Hệ nấu á Châu = 732.340.080 x 0,0037 = 2.709.658 Kế toán lập “bảng phân bổ chi phí vật tư cho các đối tượng sử dụng” bảng phân bổ CPSX chung vật tư cho các đối tượng sử dụng Tháng 12/2004 STT Tên hạng mục TKĐƯ Tiêu thức PB(VT) Số tiền Ghi chú Hệ nấu á châu 1540 732.340.080 2.709.658 Hệ nấu BaLan 1540 48.809.000 180.593 Hệ nấu NADA 1540 16.425.125 60.773 Hệ thống tank TL 1540 48.888.320 180.886 Inox Mộc Châu 1540 70.800.660 261.962 D/c bia Tân Hoàng Lâm 1540 48.572.500 179.718 ………….. ………….. ………… Tổng cộng 2.301.222.683 8.594.000 Kế toán tổng hợp tiến hành vào phần mềm kế toán. cũng như đối với việc nhập dữ liệu cho chi phí NVL. Tên sản phẩm TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có Mã vụ việc HNAC 1540 2.709.658 HNBL 1540 180.593 HNNADA 1540 60.773 HTTKTL 1540 180.886 INOXMC 1540 261.962 DCBTHL 1540 179.718 …………….. ………… Sau đó ấn “chấp nhận” Máy sẽ tự động kết chuyển chi phí sản xuất chung vật tư sang TK1540 chi tiết cho từng ĐĐH. kế toán vào sổ chi tiết TK154. *Chi phí dịch vụ mua ngoài: Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến các chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê sữa chữa động cơ, máy hàn, máy mài, thuê vận chuyển vật tư về công ty, kế toán lập chứng từ ghi sổ để phân bổ cho các đối tượng và lập bảng phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài sau đó vào phần mềm kế toán. ở công ty trong tháng 12/2004 phát sinh nghiệp vụ chi phí dịch vụ mua ngoài cho công trình á Châu: chứng từ ghi sổ Số: 40 Ngày 31/12/2004. Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú STT Ngày Nợ Có Phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho ctrình á Châu 1547 6273 7.190.000 Tổng cộng 7.190.000 Tổng cộng:1547:7.190.000 Vào phần mềm kế toán thì cũng giống như nhập dữ liệu cho các chi phí khác Tên sản phẩm TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có Mã vụ việc HNAC 1547 7.190.000 Máy sẽ tự động kết chuyển từ TK6273 sang TK1547 chi tiết cho hệ nấu A châu. kế toán vào sổ chi tiết TK154. *Chi phí Khấu hao TSCĐ. Việc tính khấu hao TSCĐ là tính vào chi phí sản xuất phần giá trị hao mòn TSCĐ tạo ra nguồn vốn để tái sản xuất TSCĐ. Công ty có nhiều loại TSCĐ phục vụ cho sản xuất, hàng tháng công ty tiến hành trích KHTSCĐ. Phương pháp mà công ty tiến hành trích KHTSCĐ là phương pháp đường thẳng. Hàng năm công ty xác định giá trị còn lại của TSCĐ để có kế hoạch thay thế lắp đặt sửa chữa một cách kịp thời phục vụ yêu cầu sản xuất và đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng. Khi khai báo TSCĐ công ty vào phần mềm kế toán. Từ màn hình giao diện chọn “kế toán TSCĐ và khai báo nguyên giá, TSCĐ dùng cho sản xuất hay quản lý, ngày thực hiện trích khấu hao… Chương trình sẽ tự động trích khấu hao và phân bổ số khấu hao, đưa ra sổ cái TK214. Căn cứ vào bảng tính KHTSCĐ (phụ biểu số 3) Sổ cái Tài khoản TK214- Hao mòn tài sản cố định Từ ngày 01/12/2004 đến ngày 31/12/2004. Dư Có đầu kỳ:2.436.189.275 CTGS Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ngày Số PS Nợ PS Có Phân bổ cho sản xuất 6274 95.952.315 Phân bổ cho quản lý 6424 9.835.619 Tổng phát sinh Nợ :0 Tổng phát sinh Có : 105.787.934 Dư có cuối kỳ :2.541.977.209 Chứng từ ghi sổ Số 33 Ngày 31/12/20 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú STT Ngày Nợ Có Phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng. Cho sản xuất chính 1544 6274 95.952.315 Tổng cộng 95.952.315 Cộng 1544: 95.952.315 Lập bảng phân bổ KHTSCĐ cho các đối tượng theo tiêu thức chi phí điện sử dụng. Tổng chi phí KHTSCĐ trong tháng Hệ số phân bổ cho một ĐĐH = Tổng chi phí điện sử dụng sản xuất Chi phí khấu hao TSCĐ = Hệ số phân bổ cho một ĐĐH x Chi phí điện của 1 ĐĐH cho một ĐĐH ví dụ: 95.952.315 Hệ số phân bổ KHTSCĐ = = 5,799 16.545.000 Chi phí KHTSCĐ phân bổ cho Hệ nấu á Châu = 5.272.848 x 5,799=30.577.245 Bảng phân bổ cpKHtscđ cho các đối tượng sử dụng Tháng 12/2004 STT Tên hạng mục TKĐƯ TTPB (Chi phí điện sản xuất) Số tiền Ghi chú Hệ nấu A châu 1544 5.272.848 30.577.245 Hệ nấu BaLan 1544 351.425 2.307.913 Hệ nấu NADA 1544 118.261 685.795 Hệ thống tank TL 1544 351.996 2.041.225 Inox Mộc Châu 1544 509.764 2.956.121 D/c bia Tân Hoàng Lâm 1544 349.772 2.028.328 ………… …… ………. Tổng cộng 16.545.000 95.952.315 Cộng 1544: 95.952.315 Vào phần mềm kế toán, kế toán tiến hành cập nhật số liệu giống như các chi phí NVL, chi phí nhân công … Số chứng từ :33 Tử ngày 01/12/2004 Đến ngày 31/12/2004. Tỷ giá: Diễn giải: Phân bổ cho các đối tượng sử dụng Tên sản phẩm TK PS Nợ PS Có Mã vụ việc HNAC 1544 30.577.245 HNBL 1544 2.307.913 HNNADA 1544 685.795 HTTKTL 1544 2.041.225 INOXMC 1544 2.956.121 DCBTHL 1544 2.028.328 ……….. ………. Sau đó ấn “chấp nhận”máy sẽ tự động kết chuyển chi phí KHTSCĐ từ TK6274 sang TK1544 chi tiết cho từng ĐĐH, từng công trình. Kế toán vào sổ chi tiết TK154. * Chi phí BHXH, BHYT: Căn cứ bảng thanh toán lương của công nhân sản xuất trực tiếp và nhân viên quản lý phân xưởng kế toán tính tiền chi phí BHXH, BHYT vào chi phí sản xuất trong kỳ là 17% trên tổng tiền lương cơ bản. 7.730.240 Nợ TK6276 Có TK338 Kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ, lập bản phân bổ chi phí BHXH theo tiêu thức tiền lương. Hệ số phân bổ Tổng chi phí BHXH, BHYT trong kỳ tiền BHXH,BHYT = cho từng ĐĐH Tổng tiền lương của công nhân viên Chi phí BHYT, Tiền lương Hệ số phân bổ BHXH phân bổ = của từng x BHXH, BHYT cho một ĐĐH ĐĐH cho từng ĐĐH Chứng từ ghi sổ Số 35 Ngày 31/12/2004 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Ngày Số Nợ Có Phân bổ CPBHXH cho các đối tượng sử dụng Cho sản xuất chính 1541 6276 7.730.240 Tổng cộng 7.730.240 Cộng TK1541: 7.730.240 Vi dụ : 7.730.240 Hệ số phân bổ cho từng ĐĐH = = 0,00336 2.301.222.683 Chi phí BHXH,BHYT phân bổ cho Hệ nấu á Châu = 65.764.139 x 0,00336 = 220.967 Bảng phân bổ chi phí BHXH cho các đối tượng sử dụng STT Tên hạng mục TKĐƯ Tiêu thức PB(TL) Số tiền Ghi chú Hệ nấu A Châu 1541 65.764.139 220.967 Hệ nấu Ba Lan 1541 4.383.048 14.727 Hệ nấu NADA 1541 1.474.976 4.956 Hệ thống Tank TL 1541 4.390.171 14.751 Inox Mộc Châu 1541 6.357.899 21.362 D/c bia Tân Hoàng Lâm 1541 4.361.810 14.655 ……………. … ………. Tổng cộng 206.760.000 7.730.240 Sau đó vào phần mềm kế toán cập nhật số liệu: Số chứng từ :35 Từ ngày: 01/12/2004 Đến ngày:31/12/2004. Tỷ giá : Diễn giải: Phân bổ chi phí cho từng đối tượng Tên sản phẩm TK PS Nợ PS Có Mã vụ việc HNAC 1541 220.967 HNBL 1541 14.727 HNNADA 1541 4.956 HTTKTL 1541 14.751 INOXMC 1541 21.362 DCBTHL 1541 14.655 ………. ấn “ chấp nhận” Máy sẽ tự động kết chuyển chi phí BHXH, BHYT từ TK6276 sang TK1541 chi tiết cho từng công trình, ĐĐH. kế toán vào sổ chi tiết TK154. 2.2.1.6. Chi phí ăn ca trực tiếp. Căn cứ vào phiếu chi tiền ăn ca và sau đó tiến hành lập chứng từ ghi sổ số 30 ghi: 10.734.000 Nợ TK622 Có TK111 Lập chứng từ ghi sổ số 31, kế toán định khoản: 10.734.000 Nợ TK1542 Có TK622 Chứng từ ghi sổ Số: 31 Ngày 31/12/2004. Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Ngày Số Nợ Có Phân bổ cho các đối tượng sử dụng Cho sản xuất chính 1542 622 10.734.000 Tổng cộng 10.734.000 Cộng 1542: 10.734.000 Lập bảng phân bổ chi phí ăn ca cho các đối tượng sử dụng. Theo tiêu thức tiền lương Hệ số phân bổ Tổng chi phí ăn ca chi phí ăn ca = cho từng ĐĐH Tổng chi phí tiền lương Chi phí ăn ca Chi phí tiền Hệ số phân bổ phân bổ cho = lương của x chi phí ăn ca từng ĐĐH từng ĐĐH cho từng ĐĐH Như vậy: Hệ số phân bổ 10.734.000 chi phí ăn ca = = 0,0519 từng ĐĐH 206.760.000 Bảng phân bổ chi phí ăn ca cho các đối tượng sử dụng STT Tên hạng mục TKĐƯ Tiêu thức PB(TL) Số tiền Ghi chú Hệ nấu A châu 1542 65.764.139 3.413.159 Hệ nấu Ba Lan 1542 4.383.048 71.780 Hệ nấu NADA 1542 1.474.976 76.551 Hệ thống Tank TL 1542 4.390.171 227.850 Inox Mộc Châu 1542 6.357.899 329.975 D/c bia Tân Hoàng Lâm 1542 4.361.810 226.378 …………….. ………. ……. Tổng cộng 206.760.000 10.734.000 Vào phần mềm kế toán. Tên sản phẩm TK PS Nợ PS có Mã vụ việc HNAC 1542 3.413.159 HNBL 1542 71.780 HNNADA 1542 76.551 HTTKTL 1542 227.850 INOXMC 1542 329.975 DCBTHL 1542 226.378 ……………. ……. Sau đó ấn “chấp nhận” chương trình sẽ tự động kết chuyển chi phí ăn ca từ TK622 sang TK1542 chi tiết cho từng ĐĐH, từng công trình. Kế toán vào sổ chi tiết TK154. 2.2.1.7. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp thông qua kế toán NVL theo dõi chi tiết tình hình biến động NVL và phản ánh vào phần mềm kế toán, kết chuyển sang TK1540 (chi tiết cho từng sản phẩm, ĐĐH), kế toán tổng hợp thông qua kế toán tiền lương theo dõi tiền lương tiền BHXH, BHYT và tiền ăn ca của công nhân viên trong công ty vào phần mềm kế toán, kết chuyển chi phí sang TK1541 (phân bổ chi tiết cho từng sản phẩm, từng ĐĐH), kế toán tổng hợp theo dõi và phản ánh toàn bộ CPSX chung phát sinh trong kỳ vào TK627 chi tiết, sau đó phân bổ và kết chuyển sang TK154 chi tiết cho từng sản phẩm từng ĐĐH. Toàn bộ CPSX liên quan đến giá thành sản phẩm được tập hợp vào bên Nợ TK154. Quá trình tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm của công ty được thể hịên qua sơ đồ sau: TK154 TK152 K/c chi phí NVL trực tiếp TK334 K/c chi phínhân công trực tiếp được phân bổ Giá thành sản phẩm hoàn thành TK627 K/c chi phí sản xuất Chung được phân bổ Quá trình được tiến hành sau khi kế toán đã cập nhật đầy đủ các thông tin để kết chuyển các chi phí đã được phân bổ cho từng ĐĐH. chi phí sản xuất được tập hợp theo từng ĐĐH, từng công trình. 2.2.2. Đánh giá sản phẩm làm dở. ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON công việc đánh giá sản phẩm làm dở được tiến hành vào thời điểm cuối tháng. Đánh giá sản phẩm làm dở là một trong những khâu quan trọng đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm được trung thực và hợp lý. Sản phẩm sản xuất của công ty là theo ĐĐH, việc đánh giá sản phẩm làm dở được công ty đánh giá theo từng ĐĐH, từng sản phẩm . Sản phẩm của công ty đựơc đánh giá theo phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo sản lượng hoàn thành tương đương, tức là sản phẩm làm dở ngoài đánh giá có chi phí NVL trực tiếp còn được đánh giá các chi phí khác được phân bổ. Sau khi kế toán đã cập nhật các số liệu hàng tháng chi tiết cho từng sản phẩm, từng ĐĐH. Khi cần biết Dck của sản phẩm nào thì từ màn hình giao diện ta chọn “kế toán tổng hợp”, chọn “Hỏi số dư của một khách hàng”. Sau đó máy sẽ hiện ra bảng và kế toán nhập thông tin về cần hỏi Dck của sản phẩm nào, ngày tháng nào, cuối cùng ấn “xem” thì máy sẽ hiện ra Dckcủa sản phẩm đó. Còn Dđk chương trình sẽ tự động chuyển sang và cộng tiếp theo CPSX phát sinh trong tháng của sản phẩm đó và sẽ hiện lên Dck của một sản phẩm. Sản phẩm làm dở của Hệ nấu á Châu cuối tháng 11/2004 chính là sản phẩm làm dở đầu tháng 12/2004. Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh Hỏi số dư của một khách hàng Khách hàng : chế tạo thiết bị Hệ nấu á Châu (HNAC) Ngày 30/11/2004. STT Tài khoản Tên tài khoản Số dư Dư Nợ Dư có 1 1540 CPSX dở dang- vật tư 5.842.299.012 2 1541 CPSX dở dang- tiền lương 1.021.949.667 3 1542 CPSX dở dang- tiền ăn ca 130.413.869 4 1544 CPSX dở dang- KHTSCĐ 336.217.112 5 1545 CPSX dở dang- CCDC 9.823.114 6 1547 CPSX dở dang-DVMN và thuê gia công 40.667.597 7 1548 CPSX dở dang – xăng dầu 12.308.000 Tổng cộng:7.493.678.371 2.2.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. 2.2.3.1.Đối tượng tính giá thành. Do mỗi sản phẩm theo ĐĐH có yêu cầu kỹ thuật khác nhau và NVL sử dụng khác nhau, vì vậy mà công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm theo ĐĐH. 2.2.3.2. Kỳ tính giá thành. Mặt khác quy trình công nghệ sản phẩm ở công ty là chu kỳ sản xuất dài, sản xuất theo từng ĐĐH khi có yêu cầu, giá trị sản phẩm lớn. Xuất phát từ đặc điểm kỹ thuật đó mà công ty xác định kỳ tính giá thành là kỳ kế toán tháng. Cuối tháng có công trình nào hoàn thành thì tính giá thành công trình hoàn thành, còn công trình nào chưa hoàn thành thì tính vào chi phí sản xuất dở dang công trình đó. 2.2.3.3. Phương pháp tính giá thành. Đây là bước cuối cùng trong công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành. Bước này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công ty. Khi lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý sẽ tạo điều kiện để tính đúng tính đủ CPSX vào giá thành sản phẩm, để từ đó đề ra biện pháp xử lý kịp thời khi có sự thay đổi đột biến của chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đối tượng kế toán CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp nhau như vậy công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh đã áp dụng phương pháp tính giá thành theo ĐĐH. Khi sản phẩm hoàn thành thì từ giao diện phần mềm FAST kế toán chọn “kế toán tổng hợp” sau đó vào “Hỏi số dư của một khách hàng” nhập thông tin của sản phẩm cần xem thì sẽ hiện ra toàn bộ giá thành sản xuất toàn bộ của công trình hoàn thành. Cộng lũy kế của các chi phí sản xuất phát sinh của các kỳ của công trình hoàn thành. Hệ nấu á Châu hoàn thành trong tháng 12/2004. Vì vậy mà giá thành sản xuất của công trình Hệ nấu á Châu như sau: Công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh. Hỏi số dư của một khách hàng. Khách hàng: Chế tạo Hệ nấu á Châu (HNAC) Ngày 31/12/2004. STT Tài khoản Tên tài khoản Số dư Dư Nợ Dư Có 1 1540 Chi phí SXKD dở dang - vật tư. 6.577.348.750 2 1541 Chi phí SXKD dở dang-tiền lương 1.087.934.773 3 1542 Chi phí SXKD dở dang-tiền ăn ca 133.827.028 4 1544 Chi phí SXKD dở dang- KHTSCĐ 366.794.357 5 1545 Chi phí SXKD dở dang- CCDC 13.045.410 6 1547 Chi phí SXKD dở dang- DVMN 53.130.445 7 1548 Chi phí SXKD dở dang- cp xăng dầu 12.896.700 Tổng cộng: 8.344.977.463 Chương 3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm ở công ty đầu tư xây lắp cơ Điện lạnh ERESSON. 3.1. Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Hoà chung với sự phát triển kinh tế của đất nước, công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON đã vượt qua bao khó khăn của buổi ban đầu để vững bước đi lên khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường đầy năng động và sáng tạo. Với phương châm “chất lượng hàng đầu, giá bán hợp lý” công ty đã đưa ra các sản phẩm chất lượng cao đã chiếm được lòng tin và uy tín của khách hàng và đặc biệt với những sản phẩm (như dây chuyền thiết bị bia nhà hàng, hệ thống các tank lên men…) đã đạt tiêu chuẩn thay thế hàng xuất khẩu, được khách hàng đánh giá kết quả cao. Để đạt được điều đó là kết quả của một quá trình phấn đấu và trưởng thành của đội ngũ lãnh đạo trong công ty cũng như tập thể công nhân viên của công ty. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất, quản lý công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất và quy mô tiêu thụ sản phẩm thực tế cho thấy công ty đã chú trọng đến công tác tiêu thụ sản phẩm với quan niệm “tiêu thụ được nhiều sản phẩm đồng nghĩa với việc sản phẩm đó được thị trường chấp nhận” công ty đã luôn tìm tòi nghiên cứu cải tiến hợp lý hoá sản xuất và quy trình công nghệ sản phẩm đặc biệt là sự chuyển biến là sự chuyển biến không ngừng của bộ máy quản lý kinh tế, góp phần không nhỏ vào kết quả sản xuất chung của toàn công ty, thực sự trở thành cánh tay đắc lực thúc đẩy quá trình phát triển của công ty. Trên cơ sở thực tế công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON đã nhận thức một cách đúng đắn việc đưa ra các giải pháp phù hợp trong tình hình hiện tại chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh tế. Qua đó đánh giá một cách đầy đủ khách quan tình hình quản lý kinh tế của công ty mà nội dung chủ yếu của nó là công tác kế toán, trong đó kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm là quan trọng nhất. Do đó mà công ty luôn luôn quan tâm đến việc nghiên cứu biện pháp quản lý với tình hình thực tế của công ty và yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế hiện nay. Đây thực sự là một thành tích của công ty cần phát huy hơn nữa để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp và để thực hiện được chiến lược mà công ty đã đưa ra khi theo đuổi chính sách giá thành thấp trên toàn cầu, công ty phải duy trì được chất lượng quốc tế của mình, công ty phải phấn đấu trở thành nhà cung cấp thiết bị Việt Nam có giá thành rẻ một cách hợp lý. Mặc dù qua một thời gian rất ngắn, tìm hiểu và tiếp cận với thực tế công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành nói riêng được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty và đặc biệt là phòng kế toán tổng hợp đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu và làm quen thực tế, củng cố thêm kiến thức đã học ỏ trường và liên hệ thực tiễn công tác . Tuy hiểu biết về thực tế chưa nhiều, thời gian để tìm hiểu kỳ kế toán của công tác kế toán của công ty nhưng qua bài viết này em xin mạnh dạn trình bày một số nhận xét và một số kiến nghị về kế toán cho chi phí và tính giá thành của công ty hy vọng rằng sẽ góp phần bé nhỏ vào công tác kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện hơn. Nhìn chung công tác kế toán của công ty đã góp phần nào đáp ứng yêu cầu sản xuất và phát huy được vai trò kế toán trong việc giám đốc bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. - Với chu kỳ sản xuất sản phẩm kéo dài của công ty thì việc sử dụng kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên dường như được xem là chưa hợp lý nhưng trong nền kinh tế thị trường với nhiều biến động thông tin rất nhanh nhẹn thì việc áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên là hợp lý vì nó sẽ thuận lợi trong việc cung cấp thông tin kinh tế kịp thời đáp ứng được tình hình hạch toán hiện nay. - Phòng kế toán với đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác quản lý đã phần nào đáp ứng yêu cầu của công việc. Phòng kế toán của công ty được bố trí phân công cho từng người rõ ràng cụ thể xứng đáng là cánh tay đắc lực cho bộ máy quản lý của công ty. Do vậy việc tổ chức hạch toán được tiến hành kịp thời và đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX và tính giá thành. - Về tập hợp CPSX trong điều kiện hiện nay của công ty là đơn giản dễ tính toán giúp cho việc theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường. Mặt khác việc xác định đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành của công ty là theo ĐĐH cũng đáp ứng nhu cầu, phân tích kế toán được thuận lợi và đặc biệt là giúp cho việc theo dõi và quản lý CPSX của các sản phẩm trong kỳ và tạo điều kiện cho việc xác định giá thành sản xuất toàn bộ được đơn giản hơn. - Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty như hiện nay về cơ bản đã phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất đặc điểm quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý của công ty. Trong điều kiện hiện nay của công ty nhiều ĐĐH cùng một lúc, các CPSX được tính theo từng ĐĐH việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như vậy là cụ thể chi tiết, từ đó đã làm cho doanh nghiệp có biện pháp giảm bớt lãng phí, nâng cao hiệu quả chi phí bỏ ra để từ đó là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm. - Bên cạnh đó công ty đã thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT cho người lao động theo đúng chế độ đã góp phần làm cho người lao động yên tâm sản xuất, gắn bó công ty. - Với vai trò quan trọng của mình kế toán công ty đã không ngừng phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh thúc đẩy tiết kiệm CPSX hạ giá thành sản phẩm, việc áp dụng hình thức kế toán máy giúp cho doanh nghiệp gọn nhẹ hoá quy trình xử lý chứng từ, vào sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị mà trứơc đây là khối lượng công việc đồ sộ, vì vậy mà phù hợp với việc tổ chức công tác kế toán đảm bảo gọn nhẹ. Việc áp dụng phần mềm FAST vào kế toán đã giúp cho công tác kế toán phát triển rất nhiều, nhất là đối với công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Tuy vậy khi trình độ khoa học công nghệ càng cao, nền kinh tế có sự phát triển đa dạng đòi hỏi cung cấp thông tin chính xác nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường tốt hơn, để khắc phục nhược điểm của phần mềm FAST, công ty đang chuẩn bị cho phòng kế toán phần mềm BRAVO. Tuy nhiên song song với những ưu điểm về công tác nói chung và kế toán tập hợp CPSX tính giá thành sản phẩm thì công ty còn một số mặt hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện hơn nữa. 3.2. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm củng cố hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON. - Như đã biết phòng kế toán của công ty với đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn nhưng do khối lượng công việc kế toán nhiều kế toán phải đảm nhận nhiều phần hành kế toán khác do đó phần nào cũng hạn chế đến tính kịp thời hiệu quả của thông tin kế toán. - Doanh nghiệp không thực hiện việc trích kinh phí công đoàn vào CPSX kinh doanh trong kỳ trong khi đó hoạt động công đoàn của công ty vẫn có nên nhiều khi hoạt động không có kinh phí ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của công nhân viên trong công ty. - Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty thực hiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK154 (Chi tiết TK1540) mà đáng lẽ ra phải tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK621 sau đó đó mới kết chuyển sang TK154, việc hạch toán như vậy tuy là đơn giản nhưng không đúng với chế độ kế toán và khó khăn trong việc quản lý các chi phí. - Việc hạch toán chi phí nhân công: Công ty thực hiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp chung cho quá trình sản xuất không bóc tách riêng chi phí nhân công sản xuất trực tiếp và chi phí nhân viên quản lý phân xưởng mà đáng lẽ ra phải tập hợp chi phí nhân viên quản lý phân xưởng sang TK627 mới đúng chế độ kế toán. Mặt khác hiện nay công ty hạch toán thẳng tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp và nhân viên quản lý phân xưởng vào TK154 (Chi tiết TK1541), không tập hợp chi phí nhân công trực tiếp qua TK622 và chi phí nhân viên quản lý phân xưởng qua TK627 rồi kết chuyển sang TK154. Như vậy tuy đơn giản nhưng không đúng với chế độ kế toán và khó khăn trong việc quản lý chi phí nhân công. - Việc hạch toán chi phí sản xuất chung là các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí điện, chi phí KHTSCĐ, ... ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON chi phí sản xuất chung được tập hợp cho toàn công ty mà không theo dõi riêng cho từng tổ sản xuất, do đó mà chi phí sản xuất chung lại phân bổ cho từng ĐĐH từng công trình điều đó làm cho việc tính giá thành sản phẩm không chính xác và như vậy sẽ không quản lý theo dõi được việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí chi phí ở từng địa điểm phát sinh cụ thể (từng tổ sản xuất) và các một số khoản chi phí sản xuất chung như chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí BHXH, BHYT không được tập hợp trực tiếp cho từng ĐĐH… mà lại tổng hợp toàn công ty sau đó lại phân bổ theo các tiêu thức như chi phí dịch vụ mua ngoài phân bổ theo tiêu thức vật tư; chi phí BHXH, BHYT phân bổ theo tiêu thức tiền lương. Vì vậy mà không chính xác trong việc xác định chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm và như vậy doanh nghiệp cũng không quản lý, theo dõi được sự tiết kiệm hay lãng phí cuả từng ĐĐH. Mặt khác việc hạch toán chi phí tiền điện công ty hạch toán toàn bộ chi phí tiền điện công ty vào TK627 mà không chi tiết cho từng bộ phận sản xuất phân xưởng và bộ phận quản lý doanh nghiệp. Điều đó sẽ làm cho giá thành sản phẩm đội lên rất nhiều. Để cho công tác kế toán công ty nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành nói riêng ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao thì kế toán công ty cần phát huy những ưu điểm đã đạt được và tìm ra các biện pháp để khắc phục những tồn tại. Qua thời gian tìm hiểu thực tế của công ty với mong muốn công tác kế toán của công ty ngày càng được hoàn thiện hơn em muốn đưa ra các ý kiến sau: -ý kiến 1: Theo em công ty dù bố trí tổ chức bộ máy công tác kế toán đơn giản gọn nhẹ đến đâu thì phòng kế toán của công ty cũng cần bố trí đầy đủ nhân viên của tất cả các phần hành kế toán để giảm bớt công việc của các kế toán tránh tình trạng một kế toán đảm nhận nhiều phần hành kế toán ảnh hưởng đến tính kịp thời và hiệu quả của thông tin kế toán. - ý kiến 2: Phương pháp tập hợp chi phí nhân công tại công ty tiến hành tập hợp chi phí nhân công sản xuất trực tiếp và nhân viên quản lý phân xưởng của cả tháng sau đó mới tiến hành phân bổ chi phí nhân công cho từng công trình, từng ĐĐH cụ thể theo tiêu thức chi phí vật tư. Việc lựa chọn tiêu thức để phân bổ khi một tổ làm nhiều ĐĐH còn những ĐĐH nào mà chắc chắn được là do nhân công của một tổ nào làm thì không nên phân bổ mà tập hợp trực tiếp theo từng ĐĐH, theo yêu cầu quản lý, phải hạn chế phân bổ bổ để giảm tính phức tạp. Về vấn đề hạch toán chi phí nhân công thì để có thể đúng với chế độ kế toán công ty nên sử dụng TK622 để hạch toán chi phí tiền lương tiền công và các khoản trích nộp của công nhân sản xuất trực tiếp và cũng nên sử dụng TK627 để hạch toán tiền lương tiền công và các khoản trích nhân viên phân xưởng. Việc hạch toán chi phí như vậy không làm thay đổi tổng chi phí phát sinh trong kỳ nhưng điều này không đúng với chế độ kế toán. Mặt khác nó làm thay đổi tỷ trọng và ảnh hưởng đến tính chính xác của khoản mục chi phí trong tổng giá thành (khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tăng lên, chi phí sản xuất chung giảm xuống) khó khăn trong việc phân tích chi phí và giá thành. Để đảm bảo việc hạch toán phù hợp với luật kế toán thì kế toán tiến hành hạch toán như sau: Khi tính chi phí nhân công tính rõ cho công nhân sản xuất trực tiếp và nhân viên quản lý phân xưởng, sau đó kế toán sẽ hạch toán như sau: +Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp: Thực hiện tập hợp chi phí nhân công sản xuất trực tiếp : Nợ TK622 Có TK334 Sau đó sẽ kết chuyển chi phí : Nợ TK154 Có TK622 +Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Thực hiện tập hợp chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Nợ TK627 Có TK334 Sau đó thực hiện kết chuyển: Nợ TK154 Có TK627 Như vậy sẽ rõ ràng hơn và thuận lợi cho công tác quản lý chi phí để có biện pháp giảm thiểu chi phí. ý kiến 3: Đối với chi phí sản xuất chung: Dù sử dụng tiêu thức phân bổ nào là hợp lý hay không hợp lý thì một số khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung việc xác định như vậy thì độ chính xác không cao mà theo em công ty nên chi tiết chi phí cho từng công trình, ĐĐH. Các chi phí , chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí …dùng cho ĐĐH nào thì tính chi phí vào công trình, ĐĐH đó phải hạn chế phân bổ giảm tính phức tạp. Mặt khác việc hạch toán chi phí điện sử dụng, ở công ty hạch toán tiền điện sử dụng cho toàn công ty vào chi phí sản xuất chung là chưa đúng với chế độ kế toán. Hàng tháng mọi hoạt động sản xuất của công ty đều dựa vào nguồn điện năng là chủ yếu nhưng ở công ty không có hệ thống đo điện cho bộ phận phân xưởng và bộ phận quản lý, do vậy ta phải tiến hành bóc tách giữa điện dùng cho hoạt động sản xuất và điện dùng cho bộ phận quản lý bằng cách mắc công tơ điện cho từng bộ phận. Khi xảy ra nghiệp vụ liên quan đến tiền điện phải trả kế toán sẽ hạch toán vào TK627 và TK642. -Điện dùng cho bộ phận sản xuất kế toán định khoản: Nợ TK627 Có TK331 Điện dùng cho bộ phận quản lý: Nợ TK642 Có TK331 Việc hạch toán như vậy trước tiên là giúp cho công ty kiểm soát được nguồn điện năng sử dụng đúng đối tượng góp phần thực hiện tiết kiệm chi phí tiền điện, mặt khác nó còn phản ánh đúng giá trị trong chi phí sản xuất chung và giúp cho việc tính giá thành được xác thực hơn. ý kiến 4: Về việc hạch toán chi phí NVL trực tiếp: Để phù hợp vơi chế độ kế toán thì công ty nên hạch toán như sau: - Khi xuất kho NVL cho sản xuất thì kế toán tập hợp chi phí NVL sang TK621: Nợ TK621 Có TK152 Sau đó thực hiện kết chuyển sang TK154: Nợ TK154 Có TK621 ý kiến 5: Về khoản kinh phí công đoàn thì công ty nên trích kinh phí công đoàn vào CPSX trong kỳ để hoạt động công đoàn của công ty được tốt hơn, để nâng cao hoạt động đời sống của công nhân viên công ty tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất. -Khi trích kinh phí công đoàn cho công nhân viên sản xuất trực tiếp: Nợ TK622 Có TK3382 -Khi trích kinh phí công đoàn cho nhân viên quản lý phân xưởng: Nợ TK627 Có TK3382 -Khi trích kinh phí công đoàn cho nhân viên quản lý công ty: Nợ TK642 Có TK3382 kết luận Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kế toán được nhiều nhà kinh tế, quản lý kinh doanh, chủ doanh nghiệp quan niêm như một “ngôn ngữ kinh doanh”, được coi là “ nghệ thuật’ để ghi chép ,phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định phù hợp với mục đích của từng đối tượng sử dụng thông tin. Một trong những điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp khác là chất lượng sản phẩm cao giá thành hạ. Vì vậy viêc tổ chức công tác kế toán nói chung và đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đúng, hợp lý và chính xác có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành, tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung, ở từng bộ phận đối tượng nói riêng, góp phần quản lý tài sản vật tư, lao động,tiền vốn tiết kiệm và hiệu quả. Trong thời gian thực tập ở công ty đầu tư xây lắp cơ điện lạnh ERESSON cùng với sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Nguyễ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA3 (3).doc
Tài liệu liên quan