Tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty xuất nhập khẩu xây dựng: Lời mở đầu
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập có chức năng tái sản xuất TSCĐ cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần tăng sức mạnh kinh tế, đẩy mạnh tiềm lực quốc phòng, là tiềm lực vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Hạch toán kế toán trong ngành xây dựng cơ bản với tư cách là một bộ phận của công cụ quản lý, nhằm phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính. Trong sản xuất kinh doanh với mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận mà con đường chủ yếu để tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản là phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng. Trong các yếu tố cấu thành lên giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí. Do vậy, hạch toán kế toán nguyên vật liệu là một tất yếu khách quan của quản lý giúp doanh nghiệp biết sử dụng triệt để tiết kiệm nguyên vật liệu cung cấp một...
74 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty xuất nhập khẩu xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập có chức năng tái sản xuất TSCĐ cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần tăng sức mạnh kinh tế, đẩy mạnh tiềm lực quốc phòng, là tiềm lực vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Hạch toán kế toán trong ngành xây dựng cơ bản với tư cách là một bộ phận của công cụ quản lý, nhằm phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính. Trong sản xuất kinh doanh với mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận mà con đường chủ yếu để tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản là phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng. Trong các yếu tố cấu thành lên giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí. Do vậy, hạch toán kế toán nguyên vật liệu là một tất yếu khách quan của quản lý giúp doanh nghiệp biết sử dụng triệt để tiết kiệm nguyên vật liệu cung cấp một cách kịp thời đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ các định mức dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu ngăn chặn kịp thời việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tiến tới hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp xây dựng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp dân dụng, nhà máy và các công trình đường. Qua thời gian thực tập tại công ty và tìm hiểu tình hình thực tế, tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty em nhận thức được tầm quan trong của công tác kế toán nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất cũng như việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu như thế nào để đạt được kết quả cao nhất vì mục tiêu chất lượng của công trình và sự tồn tại và phát triển của công ty.
Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn em đã lựa chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty xuất nhập khẩu xây dựng” để đi sâu nghiên cứu về phần hành kế toán nguyên vật liệu cả về lý luận và thực tế.
Kết cấu của chuyên đề chia thành:
Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu
Chương 2: Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Do thời gian thực tập không nhiều trình độ còn có hạn em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô giáo và các anh chị trong phòng Tài Chính Kế Toán giúp em hoàn thiện chuyên đề tốt hơn
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Cô Kim Ngân đã giúp em hoàn thành chuyên đề này
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thanh Hảo
CHƯƠNG 1
Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu
Khái niệm về nguyên vật liệu
Bất cứ doanh nghiệp nào,muốn sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động, Đối tượng lao động, Sức lao động.
Theo C.Mác tất cả mọi vật thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có ích có thể tác động vào đối tượng lao đông,như vậy nếu đối tượng lao động được con người tác động vào thì đối tượng đó trở thành nguyên vật liệu. Đồng thời C.Mác cũng chỉ ra rằng bất cứ một loại nguyên vật liệu nào cũng là đối tượng lao động,nhưng không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu. Ví dụ như cây trên rừng không phải là nguyên vật liệu nhưng cây đã qua chế biến thành gỗ thì lại là nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
1.2 Đặc điểm kinh doanh xây dựng có ảnh hưởng tới hạch toán nguyên vật liệu tai các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dưng
Doanh nghiêp nào cũng có đặc thù riêng và có ảnh hưởng đến công tác kế toán trong doanh nghiệp đó. Xây dựng có đặc trưng riêng biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác, bởi sản phẩm của xây dựng là các công trình, hạng mục công trình có kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài,giá trị công trình lớn. Vây khi tiến hành xây dựng nhất thiết phải có dự toán chi phí và dự toán chi phí đó làm cơ sở cho các khoản mục chi phí. Hơn nữa sản phẩm của ngành xây dựng thường cố định tai nơi sản xuất, trong khi đó các yếu tố để tiến hành sản xuất thì vận động từ nơi này sang nơi khác.Trong quá trình di chuyển các yếu tố đó thường gây ra hao hụt mất mát do điều kiện khách quan và chủ quan của doanh nghiệp.
1.3. Phân loại nguyên vật liệu và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
1.3.1 Phân loại nguyên vật liệu
*Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
Nguyên liệu,vật liệu chính: Là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể sản phẩm. Các doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng nguyên vật liệu chính không giống nhau: ở doanh nghiệp cơ khí nguyên vật liệu là: sắt, thép,…; doanh nghiệp sản xuất đường nguyên vật liệu chính là cây mía còn doanh nghiêp sản xuất bánh kẹo nguyên vật liệu chính la đường,nha,bột,…,Có thể sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên vật liệu cho doanh nghiệp khác…Đối với nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích gia công chế biến được coi là nguyên vật liệu chính,ví dụ: doanh nghiệp dệt mua sợi về để dệt vải.
Vật liệu phụ: Là những loại vât liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ có thể làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc đảm bảo cho các công cụ dụng cụ hoạt động được bình thường như: thuốc nhuộm, thuốc tẩy, dầu nhờn, cúc áo, chỉ may, xà phòng, …
Nguyên liệu: là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinhh doanh gồm: xăng, dầu, than, củi, khí ga,…
Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng thay thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,…
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm những vật liệu,thiết bi, công cụ, khí cụ. Vật kết cấu dùng trong công tác xây dựng cơ bản.
Vật liệu khác:Là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại trên thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sạn cố định.
Ngoài ra tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết của doanh nghiệp trong từng loại nguyên vật liệu trên chia thành từng nhóm, từng thứ. Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu là cơ sở để tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
*Căn cứ vào nguồn hình thành: Nguyên vật liệu được chia thành hai nguồn:
Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận góp vốn liên doanh, nhận biếu tặng,…
Nguyên vật liệu tự chế: Do doanh nghiệp tự sản xuất. Cách phân loại này là căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu, là cơ sở xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho.
*Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu có thể chia nguyên vật liệu thành:
Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:
Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp .
Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác:
+ Nhượng bán ;
+ Đem góp vốn liên doanh;
+ Đem quyên, tặng.
1.3.2 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu
Ghi chép phản ánh số liệu hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật liệu cả về giá trị lẫn hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch mua nguyên vật liệu, kế toán sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất.
Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp hàng tồn kho cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.
1.4 Nguyên tắc đánh giá và phương pháp tính giá nguyên vật liệu
1.4.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá vật tư là việc xác định giá trị của vật tư ở thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc nhất định.
Theo quy định của chuẩn mực số 02 thì hàng tồn kho( vật tư hàng hoá) hiện có trong doanh nghiệp phải được phản ánh trên sổ kế toán và báo cáo tài chính theo giá gốc(trị giá vốn thực tế). Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc của vật tư, hàng hoá thì phải phản ánh trên báo cáo tài chính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Nó được xác định bằng giá bán ước tính của vật tư hàng hoá trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường- chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm- chi phí cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Trị giá vốn thực tế(giá gốc) của vật tư, hàng hoá là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được hàng tồn kho đó ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Tuỳ thuộc vào từng thời điểm và yêu cầu quản lý có thể tính trị giá vốn ở các thời điểm khác nhau.
1.4.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu
Theo quy định của hệ thống kế toán hiện hành thì phương pháp đánh giá nguyên vật liệu là theo giá vốn thực tế.
Giá vốn của nguyên vật liệu nhập kho.
Trị giá vốn thựctế nhập kho được xác định là toàn bộ chi phí bỏ ra và để có được hàng tồn kho ở thời điểm nhập kho.Tuỳ thuộc vào nguồn nhập mà có thể xác định trị giá vốn nhập.
+ Đối với nguyên vật liệu mua ngoại:
Trị giá vốn thực tế NVL
Trị giá mua thực tế(1)
Thuế không hoàn lại(2)
Chi phí mua(3)
Cáckhoản giảm trừ(4)
=
+
+
-
Trong đó:
(1)giá mua được ghi trên hoá đơn hoặc hợp động kinh tế đã được xác định.
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua thực tế ghi trên hoá đơn không bao gồm thuế GTGT.
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc hàng mua về dùng cho các hoạt động phúc lợi, dùng cho hoạt động thuộc nguồn kinh phí, dự án, kinh phí sự nghiệp thì giá mua là tổng giá thanh toán.
(2) Thuế không được hoàn lại gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu.
(3) Chi phí thu mua gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí bảo hành, tiền thuê kho bãi …
(4) Các khoản giảm trừ gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua và hàng mua bị trả lại.
+ Đối với nguyên vật liệu tự gia công chế biến: trị giá thực tế của nguyên vật liệu là trị giá vốn thực tế của vật tư xuất gia công cộng với chi phí gia công chế biến.
+ Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến:
+
=
Trị giá vốn thực tế NVL thuê ngoài
Chi phí liên quan gia công chế biến
Trị giá vốn NVL xuất chế biến
+ Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: Giá thực tế của nguyên vật liệu là giá trị vốn góp do các bên thoả thuận cộng với các chi phí khác nhập kho ( nếu có).
+ Đối với nguyên vật liệu được nhà nước cấp, cấp trên cấp: Trị giá vốn thực tế của vật tư nhập kho là giá ghi sổ ở đơn vị cấp trên cộng các chi phí vận chuyển bốc dỡ ( nếu có ).
+ Đối với nguyên vật liệu được biếu tặng viện trợ: trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá của vật tư, hàng hoá tương đương trên thị trường.
+ Đối với phế liệu thu hồi: thì giá thực tế nguyên vật liệu là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá bán thu hồi.
Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho.
+ Tính theo đơn giá bình quân của nguyên vật liệu luân chuyển trong kỳ:
- Nội dung:Theo phương pháp này thì trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho được căn cứ vào số lượng vật tư xuất kho và đơn giá bình quân của nguyên vật liệu luân chuyển trong kỳ.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính, dễ làm.
- Nhược điểm: Không phản ánh kịp thời tình hình biến động giá cả vật tư, hàng hoá, chỉ tính đựơc vào cuối tháng và chỉ tính riêng cho từng hàng tồn kho riêng biệt.
Số lượng NVL & CCDC tôn kho trước khi nhập
Đơn giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Giá thục tế NLVL & CCDC tồn kho trước
khi nhập
Giá trị thực tế NLVL , CCDC nhập kho của từng lần nhập
Số lượng NVL & CCDC nhập kho của từng lần nhập
=
+
+
- Điều kiện áp dụng: Với doanh nghiệp trang bị phương tiện kỹ thuật đầy đủ và các doanh nghiệp có không quá nhiều loại vật tư, hàng hoá.
Đơn giá bình quân
Trị giá mua thực tế củaNVL tồn đầu kỳ
+
Trị giá mua thực tế của NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL nhập trong kỳ
=
Số lượng NVL tồn đầu kỳ
+
Trị giá thực tế NVL xuất kho
Số lượng NVL xuất kho
đơn giá bình quân của NVL
=
+
+ Tính theo phương pháp nhập trước xuất trước
- Nội dung: Theo phương pháp này kế toán phải theo dõi được đơn giá của từng lần nhập và giả thiết số nguyên vật liệu nào nhập kho trước thì được xuất kho trước. Như vậy, hàng tồn kho cuối kỳ được nhập kho ở thời điểm gần cuối kỳ. Với giả định như vậy, kế toán sử dụng đơn giá của những lần nhập đầu tiên trong kỳ đê tính trị giá vốn thực tế của những lần xuất đầu tiên trong kỳ.
- Ưu điểm: Cho phép xác định trị giá vốn thực tế xuất kho cho từng lẫn xuất, vật tư, hàng hoá tồn kho cuối kỳ được xác đình theo đơn giá của những lần nhập sau cùng nên giá trị hàng tồn kho là phù hợp với thực tế.
- Nhược điểm: Khối lượng tính toán phức tạp, sử dụng đơn giá ở quá khứ để xác định trị giá vốn của vật tư xuất kho ở hiện tại nên không phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Điều kiện áp dụng: Đối với doanh nghiệp ít chủng loại vật tư hàng hoá. Khối lượng mỗi lần nhập xuất lớn. Giá cả tương đối ổn định.
+Phương pháp nhập sau xuất trước.
- Nội dung: Theo phương pháp này, người ta giả thiết số nguyên vật liệu nào nhập kho sau(gần với lần xuất nhất) thì xuất kho trước. Với giả thiết đó, khi tính trị giá vốn của lô hàng xuất kho, kế toán sử dụng đơn giá của những lần nhập sau cùng để tính tới lần xuất đó. Hàng tồn kho đầu kỳ được quan niệm như lần xuất kho cuối kỳ và được xác định theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên trong kỳ.
- Ưu điểm: Phương pháp này đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, phản ánh được giá của vật tư, hàng hoá.
- Nhược điểm: Hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo đơn giá của hàng nhập kho trong kỳ nên chỉ tiêu hàng tồn kho không phù hợp với thực tế. - Điêù kiện áp dụng: áp dụng trong điều kiện giá cả tương đối ổn định. Doanh nghiệp tổ chức tốt được khâu hạch toấn ban đầu để theo dõi được đơn giá thực tế của từng lần nhập.
Theo quy định của chuẩn mực hàng tồn kho số 02, trường hợp doanh nghiệp tính giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau xuất trước thì báo cáo tài chính phải phản ánh được số chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp nhập sau xuất trước được trình bày trong bảng cân đối kế toán với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo một trong các phương pháp: Nhập trước xuất trước, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được hoặc tính theo giá hiện hành tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính nếu trị giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ xấc định theo phương pháp đó là nhỏ nhất trong các phương pháp còn lại.
` + Tính theo đơn thực tế đích danh:
- Nội dung: Theo phương pháp này căn cứ số lượng xuất kho và đơn giá nhập kho của nguyên vật liệu xuất kho để tính.
- Ưu điểm: Phương pháp này thấy ngay được trị giá vốn của vật tư nhập kho. Đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán.
- Nhược điểm: Đối với doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá thì việc theo dõi đơn giá và số lượng nhập của từng lần nhập rất phức tạp, dễ nhầm lẫn giữa lô hàng này và lô hàng khác.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp tổ chức tốt khâu hạch toán ban đầu, chủng loại vật tư ít, ổn định và có thể nhận diện được.
1.5 Nội dung kế toán nguyên vật liệu.
1.5.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
* Chứng từ kế toán sử dụng:
Các hoạt động nhập, xuất kho nguyên vật liệu xảy ra thường xuyên trong doanh nghiệp sản xuất. Để quản lý chặt chẽ và theo dõi tình hình biến động và hiện có của nguyên vật liệu, kế toán toán phải lập các chứng từ cần thiết một cách kịp thời và đầy đủ đúng chế độ ghi chép ban đầu đã được Nhà nước ban hành.
Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành đối với doanh nghiệp xây lắp theo quyết định 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16 tháng 12 năm 1998 thì chứng từ đó gồm:
- Phiếu nhập kho ( Mẫu số 01- VT)
- Phiếu xuất kho ( Mộu số 02 – VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( Mẫu số 03- VT )
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá( Mẫu 08- VT)
- Hoá đơn GTGT
- Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn cước vận chuyển ( Mẫu 03 – BH)
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn:
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mãu 04 – VT)
- Biên bản kiểm nghiệm ( Mẫu 05 – VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( Mẫu 07 – VT )
Mọi chứng từ kế toán về nguyên vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian do kế toán trưởng quy định, phục vụ cho việc phản ánh ghi chép, tổng hợp kịp thời các bộ phận có liên quan.
* Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu
+ Phương pháp ghi thẻ song song:
- ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm nguyên vật liệu theo chỉ tiêu có số lượng căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất.
Sau khi ghi vào thẻ kho các chứng từ kế toán được sắp xếp lại một cách hợp lý để giao cho kế toán.
- ở phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu sử dụng thẻ kế toán chi tiết vật liệu để phản ánh tình hình biến động của vật liệu ở từng kho theo thứ tự từng danh điểm vật liệu căn cứ vào các chứng từ xuất, nhập vật liệu, mỗi chứng từ được ghi vào một dòng. Thẻ vật liệu có nội dung như thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả mặt giá trị và hiện vật. Hàng ngày hay định kỳ 3- 5 ngày nhân viên kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chép của thủ kho sau đó ký xác nhận vào thẻ kho và nhận chứng từ nhập, xuất về phòng kế toán. Căn cứ vào chứng từ nhập, xuất đã kiểm tra và tính thành tiền kế toán lần lượt ghi các nghiệp vụ xuất, nhập kho vào các thẻ kế toán vật liệu liên quan giống như trình tự thẻ kho của thủ kho. Cuối tháng tiến hành cộng sổ chi tiết và kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ (thẻ) chi tiết với thẻ kho, sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết để lập bảng kê nhập, xuất, tồn kho từng thứ, nhóm, loại nguyên vật liệu..Bảng kê này được xem như một báo cáo nguyên vật liệu cuối tháng.
Phương pháp này dược áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có ít chủng loại nguyên vật liệu, khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất , tồn ít, phát sinh không thường xuyên, trình độ nhân viên kế toán chưa cao.
Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song:
Sơ đồ:1
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Sổ kế toán
chi tiết
Bảng kê tổng hợp nhập – xuất - tồn
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
+ Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
- ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu về mặt số lượng của từng danh điểm vật liệu giống như phương pháp ghi thẻ song song.
- ở phòng kế toán: kế toán không mở sổ chi tiết nguyên vật liệu mà mở một quyển “sổ đối chiếu luân chuyển” để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ danh điểm vật liệu tồn kho cả về số lượng và giá trị. Sổ đối chiếu luân chuyển không ghi theo từng chứng từ nhập xuất mà chỉ ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp những chứng từ phát sinh của từng thứ vật liệu , mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ. Cuối tháng đối chiếu số lượng vật liệu trên cơ sở đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và đối chiếu kế toán tổng hợp.
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có không nhiều nghiệp vụ nhập, xuất không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết nguyên vật liệu từng bộ phận.
Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Sơ đồ: 2
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Bảng kê xuất
Sổ đối chiếu luân chuyển
Bảng kê nhập
Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
+ Phương pháp sổ số dư:
- Tại kho: ngoài việc sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu về số lượng thì còn sử dụng sổ số dư để ghi số lượng vật tư tồn kho và sử dụng cho cả năm. Hàng tháng vào ngày cuối tháng của từng thứ vật liệu thể hiện trên thẻ kho để ghi. Sau khi song thì chuyển số dư về phòng kế toán.
- Tại phòng kế toán: Cuối tháng khi nhận được sổ số dư được thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn cuối tháng do thủ kho tính, ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán để tính ra giá trị từ đó ghi vào cột số tiền trên sổ số dư và trên bảng kê tổng hợp nhập, xuất (cột số tiền) và số liệu kế toán tổng hợp.
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có khối lượng công việc nhập, xuất nhiều, thường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và với điều kiện doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để hạch toán nhập xuất vật liệu và xây dựng được hệ thống danh điểm nguyên vật liệu.
Sơ đồhạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư:
Sơ đồ:3
Thẻ kho
Sổ số dư
Bảng kê luỹ kế NXT
Bảng luỹ kế nhập
Chứng từ nhập
Phiếu giao nhận CT nhập
Bảng luỹ kế xuất
Phiếu giao nhận CT xuất
Chứng từ xuất
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
1.5.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.
Kế toán tổng hợp là việc sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh, kiểm tra giám sát các đói tượng kế toán dạng tổng quát.
Nguyên vật liệu là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp cho nên việc mở các tài khoản tổng hợp ghi chép sổ kế toán và xác định trị giá hàng tồn kho, trị giá hàng hoá bán ra hoặc xuất dùng tuỳ thuộc vào doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ.
Hiện nay theo quy định của Bộ tài chính, những doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện về hoá đơn, chứng từ để áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Còn tất cả các doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện về hoá đơn, chứng từ thì phải áp dụng theo phương pháp khấu trừ.
Trong phần lý luận chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các loại hình doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
1.5.2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên ( KKTX ):
Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên:
Phương pháp KKTX hàng tồn kho là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục, cố hệ thống tình hình nhập – Xuất – Tồn đối với từng tư hàng hoá trên tài khoản hàng tồn kho trên cơ sở các chứng từ về nhập xuất.
Việc xác định trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này được căn cứ vào các chứng từ xuất kho trực tiếp. Sau khi đã tập hợp, phân loại theo đối tượng sử dụng để ghi vào các tài khoản và các sổ kế toán giá trị nguyên vật liệu tồn kho trên tài khoản, sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.Ưu điểm là có độ chính xác cao, biết được tình hình hiện có của nguyên vật liệu. Còn hạn chế là khối lượng công việc lớn, mất nhiều thời gian.
Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu:
* Hệ thống chứng từ sử dụng:
Nguyên nhân tăng nguyên vật liệu chủ yếu là do mua ngoài, tự sản xuất, liên doanh, phát hiện thừa.
Yêu cầu: Mọi trường hợp tăng nguyên vật liệu phải có đầy đủ thủ tục, chứng từ để làm cơ sở cho việc khi tăng nguyên vật liệu trong sổ kế toán. Các chứng từ ghi tăng nguyên vật liệu bao gồm các chứng từ bắt buộc như sau:
- Phiếu nhập kho ( Mẫu số 01- VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư,
- Hoá đơn (GTGT)- MS 01 GTKT – 2 LN:
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn: Biên bản kiểm nghiệm ( Mẫu 05 – VT).
*Tài khoản sử dụng:
-TK 152 “ Nguyên vật liệu”: Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá vốn thực tế. Tài khoản có thể mở thành tài khoản cấp 2, cấp 3 - để chi tiết cho từng loại, thứ, nhóm vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- TK 151 “ hàng mua đang đi đường ” : Tài khoản này phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá doanh nghiệp đã mua, đã thanh toán bằng tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho và hàng đi đường cuối tháng trước tháng này đã nhập kho.
-TK 133 “ Thuế GTGT”.
-TK liên quan khácnhư: TK 111, TK112, TK141, TK241, TK627, TK642,…
Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu.
Hệ thống chứng từ sử dụng:
-Chứng từ bắt buộc:
+ Phiếu xuất kho ( Mẫu 02- BH)
+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Ngoài ra còn sử dụng các chứng từ hướng dẫn khác.
Hệ thống TK sử dụng.
- TK152 Nguyên liệu vật liệu.
- TK151 Hàng mua đang đi đường
- TK331 Phải trả cho người bán
- TK133 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
-Ngoài ra còn sử dụng các TK liên quan khác.
Toàn bộ quy trình hạch toán tổng hợp biến động nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX được thể hiện qua sơ đồ sáu:
Sơ đồ: 4
Kế toán tổng hợp biến động nguyên vật liệu theo phương pháp KTTX.
TK 111,112, 141, 331…
TK 151
TK 621, 627, 641, 642
TK 338(1)
TK 128, 222
TK 154
TK 711
TK 411
TK 131
TK 621, 627, 641, 642
TK 241
TK 128, 222
TK 154
TK 632
TK 138(8)
TK 412
TK 138(1)
TK 138, 642, 632
TK 133(1)
TK 152
TK 133(1)
(6)
(5)
(14a)
(13)
(7)
(1)
(12)
(4)
(11)
(10)
(9)
(8)
(3)
(2)
(17)
(15)
(16)
(18)
(14b)
Ghi chú:
Nguyên vật liệu tăng do mua ngoài.
Hàng đi đường kỳ trước về nhập kho.
Nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho.
Nguyên vật liệu thừa phát hiện thừa khi kiểm kê chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý
Nhận lại vốn góp liên doanh.
Tăng nguyên vật liệu do tự chế nhập kho hay thuê gia công chế biến.
Nguyên vật liệu tăng do cấp phát, tặng thưởng, góp vốn liên doanh.
Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh.
Xuất nguyên vật liệu cho xây dựng cơ bản.
(10) Xuất nguyên vật liệu để góp vốn liên doanh.
(11) Xuất nguyên vật liệu để gia công chế biến.
(12) Xuất nguyên vật liệu để bán.
(13) Xuất nguyên vật liệu cho vay mượn tạm thời.
( 14a) Đánh giá giảm nguyên vật liệu.
( 14b) Đánh giá tăng nguyên vật liệu.
(15) Nguyên vật liệu tăng do được biếu , tặng, tài trợ
(16) Nguyên vật liệu tăng do người mua trả nợ bằng vật tư, hàng hoá.
(17) Nguyên vật liệu kiểm kê phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân.
(18) Nguyên vật liệu thiếu khi xác định ngay nguyên nhân hoặc phản ánh khoản hao hụt mất mát nguyên vật liệu sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
1.5.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ.
Là phương pháp không theo dõi thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất tồn vật tư mà chỉ theo dõi phản ánh trị giá hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ hàng tồn kho.
Cách tính toán và hạch toán tri giá thực tế xuất kho, không hạch toán thường xuyên và không căn cứ vào chứng từ xuất kho, chỉ xác định mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở kết quả kiểm kê thực tế.
Trị giá vật tư mua vào trong kỳ được tính theo công thức sau:
Trị giá thực tế vật liệu xuất kho
Trị giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
Trị giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ
+
Trị giá thực tế vật liệu tồn cuối kỳ
=
-
Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ chủ yếu.
Chứng từ sử dụng: Kế toán sử dụng các chứngl từ bắt buộc như s au.
+ Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu 08- VT)
+ Phiếu mua hàng (Mẫu 13- BH)
Ngoài ra còn sử dụng các chứng từ khác.
Tài khoản sử dụng:
Bên cạnh việc sử dụng các tài khoản như trong phương pháp Kê khai thường xuyên, kế toán còn sử dụng TK 611- “Mua hàng” để theo dõi , phản ánh giá trị của vật tư hàng hoá mua vào và nhập trong kỳ.
Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ:5
Trình tự kế toán NVL tổng hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 151, 152, 153, 156
TK 111, 112, 141, 331
TK 333(3)
TK 133
TK 611
TK 152, 153, 156
TK 621
TK 632
TK 411
TK 138(8)
TK 138, 334
TK 412
TK 128, 222
TK 133(1)
TK 111, 112, 331
TK 711
(1)
(9)
(10a)
(2)
(4)
(10b)
(11)
(5)
(6)
(12)
(7)
(8)
(13)
(3)
Ghi chú:
Giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ, chưa sử dụng đầu kỳ
Giá trị nguyên vật liệu mua vào trong kỳ trả tiền ngay hoặc tạm ứng, chưa trả tiền.
Thuế nhập khẩu phải nộp.
Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp.
Nguyên vật liệu tăng do được cấp trên cấp.
Đánh giá tăng nguyên vật liệu.
Nhận lại vốn góp liên doanh bằng nguyên vật liệu .
Nguyên vật liệu tăng do được biếu, tặng, tài trợ.
Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ.
(10a)Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất phẩm.
(10b) Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho để bán.
(11) Nguyên vật liệu thiếu hụt chưa rõ nguyên nhân chờ sử lý.
(12) Nguyên vật liệu thiếu hụt, mất mát cá nhân phải bồi thường.
(13) Các khoản giảm giá được hưởng và giá trị hàng mua trả lại.
1.6 Hình thức sổ kế toán.
Tuỳ theo điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp mà có thể sử dụng các hình thức sổ khác nhau. Thông thường các doanh nghiệp thường sử dụng các loại sổ sau:
1.6.1 Phương pháp kế toán chi tiết:
Kế toán toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song thì hệ thống sổ kế toán chi tiết gồm:
+ Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
+ Bảng kê nhập, xuất, tồn
Kế toán theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển có:
+Sổ đối chiếu luân chuyển
Kế toán theo phương pháp sổ số dư có:
+Sổ số dư
+ Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn.
1.6.2 Sổ kế toán tổng hợp.
Tuỳ theo tình hình thực tế kế toán của doanh nghiệp mà có thể sử dụng các sổ sau:
- Hình thức kế toán nhật ký chung gồm có các sổ kế toán:
+ Sổ nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng.
+ Sổ cái tài khoản152, 331…
- Hình thức nhật ký chứng từ gồm:
+ Nhật ký chứng từ số 1, NKCT số 2, NKCT số 3, NKCT số 5, NKCT số 5, NKCT số 7…
+Sổ chi tiết tài khoản 331.
+ Bảng kê số 3, bảng kê số 4, …
+ Bảng phân bổ số 2.
+Sổ cái tài khoản152,331..
-Hình thức nhật ký sổ cái bao gồm:
+Sổ nhật ký, sổ cái.
+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Sổ cái TK152.
+ Sổ, thẻ, kế toán chi tiết như: Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm hàng hoá, thẻ kho…
1.7 Tình hình kiểm kê nguyên vật liệu tại DNSX.
Trước khi tiến hành kiểm kê, công ty thành lập ban kiểm kê. Sau khi kiểm kê doanh nghiệp phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi sổ kế toán( hoặc chứng từ), doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân và phản ánh số chênh lệch, kết quả sử lý vào kế toán.
*Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa:
Căn cứ vào biên bản kiểm kê kế toán ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 3381 – Trị giá vốn thực tế vật tư thừa
Khi có quyết định sử lý kế toán ghi:
Nợ TK 3381 – Trị giá vốn thực tế vật tư thừa
Có TK 711, TK 632
*Trường hợp kiểm kê nếu thiếu kế toán ghi:
Nợ TK 1381 – Trị giá vốn thực tế hàng hoá vật tư thiếu
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Khi có quyết định sử lý kế toán ghi:
+ Nếu vật tư hàng hoá thiếu hụt trong định mức cho phép được ghi tăng vào chi phí quản lý:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 1381 – Trị giá vốn thực tế hàng hoá vật tư thiếu
+ Nếu người chịu trách nhiệm phải bồi thường kế toán ghi:
Nợ TK 1388, TK 334, TK 111
Có TK 1381 – Trị giá vốn thực tế hàng hoá vật tư thiếu
Chương 2:
tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xuất nhập khẩu xây dựng
2.1 Tình hình và đặc điểm chung của công ty xuất nhập khẩu XD
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty xuất nhập khẩu xây dựng là doanh nghiệp được cổ phần theo quyết định1418/QĐ-BXD Ngày 28/10/2003 của Bộ xây dựng
Tên công ty cổ phần là: Công ty xuất nhập khẩu xây dựng.
Trụ sở chính của Công ty :560 Nguyễn Văn Cừ-Gia Lâm-Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần Số: 0103003233.
Tính đến ngày 31/12/2004 tổng số toàn bộ công nhân viên chính thức do Công ty quản lý là 140 người, trong đó cán bộ quản lý là 16 người.Với các kỹ sư, kỹ thuật có trình độ Đại học, trên Đại học, các chuyên viên bậc cao đã học tậpvà lao động ở nước ngoài với hệ thống thiết bị chuyên dùng hiên đại.Trong qúa trình phát triển của Công ty ngành nghề kinh doanh chính là:
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Xây dựng cầu, đường bộ.
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Xây dựng các công trình thuỷ điện thuỷ lợi,xây dựng cơ sở hạ tầng
-Đầu tư phát triển nhà,dịch vụ và cho thuê nhàkinh doanh bất động sản
-Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35kw
-Các ngành nghề kinh doanh khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Hiện nay Công ty đang thực hiện một số công trình như:
- Công trình Đường 18 Bắc Ninh- Nội Bài.
- Công trình Đường 10 Hải Phòng.
- Công trình Ký túc xá sinh viên.
- Công trình Bộ Ngoại giao.
- Công trình No2 Linh Đàm.
- Công trình Nhà máy Xi măng Hạ Long .
- Công trình Ban Biên Giới Chính Phủ
- Công trình trạm bơm Đông Đạo.
- Công trình Văn phòng làm việc Công ty 230.
- Công trình Văn phòng Tổng công ty và một số công trình nhỏ lẻ khác.
Có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu như sau:
Chỉ tiêu
2003
2004
Vốn kinh doanh
10.000.000.000
10.333.175.414
Doanh thu thuần
5.826.197.067
10.910.051.239
Lợi nhuận thuần
261.210.642
241.587.013
2. Đặc điểm qui trình sản xuất thi công công trình của xí nghiệp.
Đối với bất kỳ một công trình xây dựng nào để hoàn thành đưa vào sử dụng phải trải qua 3 giai đoạn sau:
Khảo sát đ Thiết kế đ Thi công
Nhưng đối với Công ty xuất nhập khẩu xây dựng qui trình công nghệ được thể hiện ở giai đoạn thi công công trình. Thực chất quá trình liên quan đến hạch toán chi phí của Công ty lại xảy ra từ khâu tiếp thị để ký hợp đồng hay tham gia đấu thầu công trình bằng các hình thức như: Quảng cáo, chào hàng, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, giới thiệu năng lực sản xuất. Sau khi ký kết hợp đồng xây dựng xí nghiệp tiến hành lập kế hoạch, tổ chức thi công bao gồm: Kế hoạch về máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính. Quá trình thi công công trình là khâu chính trong giai đoạn này. Cuối cùng là công tác bàn giao nghiệm thu công trình và quyết toán với chủ đầu tư. Tuỳ theo từng hợp đồng mà công tác nghiệm thu, thanh toán có thể xảy ra từng tháng hay từng giai đoạn công trình hoàn thành.
Tóm lại, qui trình công nghệ sản xuất của Công ty xuất nhập khẩu xây dựng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Tiếp thị đấu thầu đ Kí kết hợp đồng đ Lập kế hoạch sản xuất đ Tổ chức thi công đ Bàn giao nghiệm thu công trình đ Thu hồi vốn.
sơ đồ tổ chức công ty xuất nhập khẩu xây dựng Sơ đồ:6
giám đốc công ty
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Phó giám đốc
Ban QL dự án
Phòng tckt
Phòng ktkh
Phó giám đốc
Phòng tổ tchc
Phòng kD – tổng hợp
đại hội đồng cổ đông
Đội lề
Đội mộc
Đội thép
Đội cơ giới
Đội nước
2.1.2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán.
Công ty xuất nhập khẩu xây dựng tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung và có bảng cân đối riêng. Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ:7
Kế toán trưởng
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Kế toán quản trị các công trình
Kế toán tổng hợp và kiểm soát
Kế toán tài chính,ngân hàng, thuế
Kế toán lương, BHXH,BHYT, KPCĐ,TSCĐ, vật tư hàng hoá
Kế toán( nghiệp vụ kinh tế) tại công trường 2
Kế toán( nghiệp vụ kinh tế) tại công trường 1
Kế toán( nghiệp vụ kinh tế) tại công trường 3
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty.
Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty .
- Niên độ kế toán áp dụng tại Công ty bắt đầu từ 01/01đến ngày 31/12 kỳ kế toán thực hiện là hàng tháng
- Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ( nếu có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ sẽ được quy đổi theo đúng tỷ giá liên ngân hàng quy định)
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp hạch toán giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ thuế
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng được áp dụng theo quyết định QĐ206/2003/QĐBTC của Bộ tài chính
- Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký chung
- Hệ thống báo cáo được tổ chức theo Mẫu của Nhà nước bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Các báo cáo khác theo yêu cầu quản trị
- Các căn cứ pháp lý là các văn bản quyết định của Bộ tài chính ban hành .
Đặc điểm sổ kế toán của công ty
Công ty xuất nhập khẩu xây dựng thực hiện ghi chép sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung, gồm các sổ sau:
+ Sổ nhật ký chung: Được mở để phản ánh mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến mọi đối tượng theo trình tự theo thời gian( Các số liệu phản ánh vào sổ nhật ký chung sau đó sẽ được tự động cập nhật sang sổ cái và cấc sổ kế toán chi tiết có liên quan).
+ Sổ cái TK 152,
+ Bảng kê vật tư xuất dùng: Được mở cho từng tháng để theo dõi tình hình nhập xuất của từng loại nguyên vật liệu trong tháng.
Trên cơ sở các sổ kế toán được mở, kiểm tra, đối chiếu,đến kỳ báo cáo kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính lên quan phục vụ cho công tác quản lý của công ty và tổng hợp kế toán toàn công ty.
Sơ đồ:8
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Sổ Nhất ký chung
Sơ đồ biểu diễn hình thức kế toán Nhật ký chung.
Chứng từ gốc
Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối ứng
2.2. Thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xuất nhập khẩu xây dựng
2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu ở công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Công ty xuát nhập khẩu xây dựng hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng, xây lắp các công trình nên vật liệu sử dụng trong công ty có số lượng lớn và phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau.
Để xây dựng các công trình công ty phải sử dụng một khối lượng lớn nguyên vật liệu, phong phú về chủng loại, đa dạng về chất lượng. Chẳng hạn như xi măng có rất nhiều loại xi măng như xi măng PCB 30, xi măng Hoàng Thạch, xi măng trắng Hải Phòng… Thép gồm thép D 14, thép D 22, thép 1,63x63… Gạch gồm gạch đặc, gạch A1…
Khối lượng các vật liệu sử dụng rất khác nhau tuỳ vào đặc điểm của từng loại hình của công trình thi công: Đối với thi công các hạng mục nhà ở, văn phòng, cầu cống… thì vật liệu chính là: xi măng, cát, gạch, thép…; Đối với công trình thi công đường thì vật liệu chính là: đất, đá, cát, sỏi…
Phần lớn các loại vật liệu sử dụng đều trực tiếp cấu thành lên công trình, nó chiếm tới 60 – 80% giá trị công trình đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của công ty.
Ngoài ra, việc thu mua bảo quản, vận chuyển các loại nguyên vật liệu có đặc điểm khác nhau. Có những loại nguyên vật liệu mua ngay tại các cửa hàng đại lý vật liệu trong địa bàn thi công, vận chuyển nhanh chóng. Có những loại nguyên vật liệu có thể bảo quản trong kho, có những loại phải đến tận nơi khai thác để mua và không thể bảo quản trong kho gây khó khăn trong việc bảo quản, ảnh hưởng đến quá trình thi công. Chỉ cần một biến động về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Vì vậy, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một biện pháp tích cực để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.2. Phân loại nguyên vật liệu ở công ty:
Với đặc điểm là một công ty chuyên về thi công xây dựng. Do đó, nguyên vật liệu sử dụng trong công ty rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau. Công ty xuất nhập khẩu xây dựng sử dụng tổng hợp các loại nguyên vật liệu và phần lớn các loại nguyên vật liệu này đều cấu
thành lên thực thể sản phẩm xây lắp. Mặt khác với việc đơn vị áp dụng phần mềm kế toán do vậy nguyên vật liệu trong công ty được phân loại như sau:
Trong đó, ba chữ số đầu thể hiện là mã TK 152, hai chữ số sau là quy định nhóm, và hai chữ số tiếp là phân loại chi tiết từng vật tư.
- Vật liệu chính:
Nguyên liệu vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu trong nghành xây dựng cơ bản, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới như : sắt, thép,bê tông, đá, nhựa đường, xi măng, cát...
- Vật liệu phụ:
Vật liệu phụ cũng là đối tượng lao động nhưng vật liệu phụ không phảI là cơ sở chủ yếu hình thành nên sản phẩm mới.Vật liệu phụ có vai trò phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thừong phục vụ cho nhu cầu công nghệ kĩ thuật hoặc quả lý như: phụ gia bê tông, vôI bột, các loại sơn...
- Nhiên liệu
Nhiên liệu, các vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo...) cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành công trình. Trong đó, không kể đến vật liệu phụ,
nhiên liệu động lực, phụ tùng phục vụ cho máy thi công.
2.2.3. Đánh giá nguyên vật liệu công ty.
Đánh giá nguyên vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định.
Hiện tại, nguyên vật liệu ở công ty được đánh giá theo trị giá vốn thực tế tức là toàn bộ số tiền của doanh nghiệp bỏ ra để có được số vật tư đó.
Trị giá vốn của vật tư tại thời điểm mua hàng là số tiền thực tế phải trả cho người bán gọi là trị giá mua thực tế.
Công ty tính thuế theoTGTG phương pháp khấu trừ nên trị giá mua thực tế là số tiền ghi trên hoá đơn không kể thuế GTGT trừ đi các khoản giảm giá, hàng trả lại (nếu có ).
*Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu:
- Đối với nguyên vật liệu nhập kho:
+ Đối với nguyên vật liệu nhập kho mua ngoài: đây là nguồn cung cấp chủ yếu của công ty:
Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhâp kho = Giá mua vật liệu + Chi phí vận chuyển
+ Đối với nguyên vật liệu nhập kho do gia công:
Tri giá vốn thực tế nhập kho = Trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho thuê ngoài gia công chế biến+ Chi phí vận chuyển + Chi phí gia công
Ví dụ: Ngày 23/10/2004 nhập kho Thép hộp gia công lan cac, hoa sắt công trình KTXSV.Trị giá Thép hộp xuất gia công là:2.520.000đ. Chi phí gia công : 1.375.000đ (trong đó thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển là: 81.900đ(trong đó thuế GTGT 5%).
Tri giá vốn thực tế nhập kho = 2.520.000+1.250.000+78.000
= 3.848.000đ
+ Đối với nguyên vật liệu nhập kho do di chuyển nội bộ thì trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho sẽ bằng giá trị ghi trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
+ Đối với nguyên vật liệu xuất dùng không hết thì trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho sẽ bằng chính trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dụng.
Ví dụ: Ngày 12/11/2004 xuất kho xi măng Hoàng Thạch cho công trình nhà máy xi măng Hạ Long với số lượng: 20t. Đơn giá 690.909đ(do máy tự đưa ra ).
Trị giá vốn thực tế xuất kho(máy tự tính ) = 22.636.360
2.2.4. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu ở công ty.
2.2.4.1. Chứng từ kế toán sử dụng.
Hiện nay theo chế độ kế toán quy định chứng từ kế toán nguyên vật liệu được sử dụng dùng trong công ty như sau:
- Phiếu xuất kho (mẫu 01 - VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT)
- Phiếu nhập kho xuất thẳng (đối với vật tư nhỏ lẻ)
- Hoá đơn bán hàng
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
2.2.4.2. Thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu.
* Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu.
Căn cứ vào dự toán tiến độ công thi công công trình, đơn vị được giao thi công lập nhu cầu sử dụng vật tư, căn cứ vào kế hoạch, vật tư, giám đốc giao nhiệm vụ cho phòng kinh doanh tổng hợp ký kết hợp đồng kinh tế, sau đó viết phiếu yêu cầu cung cấp vật tư cho công trình.
Phòng kế toán tổng hợp căn cứ vào hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp, đối chiếu số lượng, chất lượng, giá cả, chủng loại nguyên vật liệu của hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa giám đốc công ty với đơn vị cung cấp.
Phiếu nhập kho được lập 02 liên:
- Thủ kho giữ 01 liên để ghi vào thẻ kho, cuối ngày giao cho kế toán vật tư.
- Liên còn lại giao cho nhân viện tiếp liệu kèm theo hoá đơn bán hàng của đơn vị bán hàng để làm thủ tục thanh toán tam ứng hoặc làm cơ sở thanh toán cho nhà cung cấp.
Ví dụ: Ngày 25/11/2004 công ty mua vật tư của công ty TNHH Sơn Hoàng nhận được các chứng từ sau:
Biểu 2.2.4.2.1
Hoá đơn GTGT
Mẫu số 01- GTKT-3LL
Liên 02: Giao cho khách hàng EE/2004B
Ngày 20 tháng 11 năm 2004 Số: 0011421
Đơn vị khách hàng: Công ty TNHH Sơn Hoàng
Địa chỉ: Mao Khê - Đông Triều - Quảng Ninh
Điện thoại: MS: 0800243989001
Họ tên người mua hàng: Anh Tuấn
Đơn vị: Công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Địa chỉ: 560Nguyễn Văn Cừ-Gia Lâm-Hà Nội
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS:0101426757
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Xi măng Hoàng Thạch
Tấn
5
690.909
3.454.545
Cộng tiền hàng 3.454.545
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 345.454,5
Cộng tiền thanh toán 3.799.999,5
Bằng chữ: ba tiệu bảy trăm chín chín nghìn chín trăm chín chín phẩy năm đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Biểu 2.2.4.2.2
Số: KTNK 045
công ty Xuất nhập phiếu nhập kho Mẫu 01- VT
khẩu xây dựng Ngày 20/11/2004
Theo QĐ 1141- TC/QĐ/CĐKT
Đ/c: 560 – NVC –GL- HN
Họ tên người giao hàng: Đỗ Văn Dũng
Theo hoá đơn số 0011421 ngày 20 tháng 11 năm 2004 của công ty TNHH Sơn Hoàng
Nhập tại kho: Công trình nhà máy xi măng Hạ Long
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
01
Xi măng Hoàng Thạch
Tấn
05
05
690.909
3.454.545
VAT 10%
345.454,5
Cộng
3.799.999,5
Bằng chữ: ba tiệu bảy trăm chín chín nghìn chín trăm chín chín phẩy năm đồng.
Phụ trách Người giao Thủ kho Kế toán Thủ trưởng hàng trưởng
Biểu 2.2.4.2.3
Hoá đơn GTGT Mẫu số 01- GTKT-3LL
Liên 02: Giao cho khách hàng EE/2004B
Ngày 20 tháng 11 năm 2004 Số: 0011421
Đơn vị khách hàng: Công ty TNHH Sơn Hoàng
Địa chỉ: Mao Khê - Đông Triều - Quảng Ninh
Điện thoại: MS: 0800243989001
Họ tên người mua hàng: Anh Tuấn
Đơn vị: Công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Địa chỉ: 560 Nguyễn Văn Cừ – Gia Lâm-Hà Nội
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS:0101426757
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Phụ gia bê tông
Lít
20
40.000
800.000
Cộng tiền hàng 800.000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 80.000
Cộng tiền thanh toán 880.000
Bằng chữ: Tám trăm tám mươi ngàn đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Khi nguyên vật liệu về đến công ty, ban kinh tế – kỹ thuật vật tư cơ giới căn cứ vào hoá đơn để lập phiếu nhập kho.
Biểu 2.2.4.2.4
Số: KTNK 046
công ty Xuất nhập phiếu nhập kho Mẫu 01- VT
khẩu xây dựng Ngày 20/11/2004
Theo QĐ 1141- TC/QĐ/CĐKT
Đ/c: 560NVC -GL - HN
Họ tên người giao hàng: Đỗ Văn Dũng
Theo hoá đơn số 0011421 ngày 20 tháng 11 năm 2004 của công ty TNHH Sơn Hoàng
Nhập tại kho: Công trình nhà máy xi măng Hạ Long
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
01
Phụ gia bê tông
Lít
20
20
40.000
800.000
VAT 10%
80.000
Cộng
880.000
Bằng chữ: Tám trăm tám mươi ngàn đồng.
Phụ trách Người giao Thủ kho Kế toán Thủ trưởng hàng trưởng
Biểu 2.2.4.2.5
Hoá đơn GTGT Mẫu số 01- GTKT-3LL
Liên 02: Giao cho khách hàng EE/2004B
Ngày 20 tháng 11 năm 2004 Số: 0011421
Đơn vị khách hàng: Công ty TNHH Sơn Hoàng
Địa chỉ: Mao Khê - Đông Triều - Quảng Ninh
Điện thoại: MS: 0800243989001
Họ tên người mua hàng: Anh Tuấn
Đơn vị: Công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Địa chỉ: 560 Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS:0101426757
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Gạch đặc
Viên
45.000
600
27.000.000
Cộng tiền hàng 27.000.000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 2.700.000
Cộng tiền thanh toán 29.700.000
Bằng chữ: Hai mươi chín triệu bảy trăm nghìn đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Khi nguyên vật liệu về đến công ty, ban kinh tế – kỹ thuật vật tư cơ giới căn cứ vào hoá đơn để lập phiếu nhập kho.
Biểu 2.2.4.2.6
Số: KTNK 047
công ty xuất nhập phiếu nhập kho Mẫu 01- VT
khẩu xây dựng Ngày 20/11/2004
Theo QĐ 1141- TC/QĐ/CĐKT
Đ/c: 560 NVC-GL-HN
Họ tên người giao hàng: Đỗ Văn Dũng
Theo hoá đơn số 0011421 ngày 20 tháng 11 năm 2004 của công ty TNHH Sơn Hoàng
Nhập tại kho: Công trình nhà máy xi măng Hạ Long
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
01
Gạch đặc
Viên
45.000
45.000
6 00
27.000.000
VAT 10%
2.700.000
Cộng
29.700.000
Bằng chữ: Hai mươi chín triệu bảy trăm nghìn đồng.
Phụ trách Người giao Thủ kho Kế toán Thủ trưởng hàng trưởng
ở công ty xuất nhập khẩu xây dựng, nguyên vật liệu nhập chủ yếu do mua ngoài nhưng trong một số trường hợp có nguyên vật liệu nhập do xuất dùng không hết hoặc nhập nguyên vật liệu do di chuyển nội bộ.
+ Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho cũng được tiến hành như trên nhưng 01 liên phiếu nhập được chuyển tới do kế toán vật liệu để làm chứng từ ghi giảm chi phí sản xuất.
+ Trường hợp nguyên vật liệu do di chuyển nội bộ:
Căn cứ vào lệnh di chuyển của giám đốc công ty, phòng kinh doanh tổng hợp lập 02 liên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ trình lên giám đốc công ty duyệt sau đó giao cả 02 liên cho người làm nhiệm vụ di chuyển vật liệu mang đến thủ kho xuất. Thủ kho xuất ghi sổ thực xuất vào phiếu xuất kho ký 02 liên phiếu xuất, thủ kho giữ lại 01 liên ghi vào thẻ kho.
Sau khi ghi vào thẻ kho, cả hai liên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điều chuyển cho kế toán vật tư để kiểm tra và hạch toán tăng kho nhập, giảm kho xuất.
Ví dụ: Ngày 12/11/2004 căn cứ vào lệnh điều động số 1872 của giám đốc công ty xuất nguyên vật liệu tại kho công trình nhà máy ximăng Hạ Long sang kho anh Nguyễn Hải Nam, căn cứ vào lệnh này phòng kinh doanh tổng hợp lập phiéu xúất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Biểu 2.2.4.2.7
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Mẫu 03 – VT
Số: PX0853
Căn cứ vào lệnh điều động số 1872 ngày 12/11/2004 của giám đốc công ty
Từ kho:Kho KTX SV Đến kho:Kho CT bộ ngoại giao
SH tài khoản
SH vật tư
Diễn giảI
ĐVT
Số lượng
Thành tiền
152
1520101
Xi măng Bút Sơn
Tấn
54
35.736.932
….
…..
…..
…..
…..
…..
Cộng
45.361.138
Xuất ngày 12/11/2004 Nhập ngày 12/11/2004
Người lập phiếu Thủ kho xuất Thủ kho nhập Người vận chuyển
* Thủ tục xuất nguyên vật liệu.
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vật tư của từng công trình, phòng kinh doanh tổng hợp có nhiệm vụ cung cấp vật tư cho các đội theo đúng yêu cầu của tiến độ thi công.
Căn cứ vào tiến độ thi công của công trình, chỉ huy trưởng công trình sẽ yêu cầu các vật tư cần thiết để phục vụ cho việc thi công, Thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu yêu cầu của chỉ huy trưởng công trường để làm thủ tục xuất kho.
Phiếu xuất vật tư có thể lập riêng cho từng thứ vật tư hoặc chung cho nhiều vật tư cùng loại nhưng phải cùng kho và sử dụng cho một công trình.
Phiếu xuất kho do kế toán lập được lập làm 02 liên:
- Thủ kho giữ một liên để vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật tư
- Người sử dụng giữ một liên.
Biểu 2.2.4.2.8
Công ty xuất nhập phiếu xuất kho Số:PX0915
Khẩu xây dựng Ngày 30/11/2004
Họ tên người nhận hàng: Đinh Văn Hải
Lý do xuất: Công trình nhà máy ximăng Hạ Long
Xuất tại kho: Công trình nhà máy ximăng Hạ Long
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách sản phẩm
MS
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực N-X
1
Ximăng Hoàng Thạch
Tấn
4
4
690.800
2.763.200
Cộng
2.763.200
Tổng tiền ghi bằng chữ: hai triệu bảy trăm sáu ba nghìn hai trăm đồng.
Thủ trưởng Kế toán Phụ trách Người nhận Thủ kho
đơn vị trưởng cung tiêu
+Đối với những vật tư nhỏ lẻ dựa vào Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán lẻ thì công ty sử dụng phiếu nhập kho xuất thẳng (do kế toán lập), không sử dụng phiếu xuất kho, không sử dụng thẻ kho.
Ví dụ: Ngày 511/2004 công ty mua vật tư nhỏ lẻ của công ty tư nhân Hợp Thành. Khi vật tư về đến công ty, bộ phận cung ứng vật tư căn cứ vào hoá đơn bán lẻ kế toán lập phiếu nhập kho xuất thẳng.
Biểu 2.2.4.2.9
Công ty tư nhân hóa đơn bán lẻ Mẫu số 01/BLQĐ
Hợp Thành Số: 36 liên bộ TCTK-TN
Họ tên người mua hàng: Tạ Đức Tiến
Địa chỉ cơ quan: 560 NVC-GL-HN
Số TT
Tên hàng và quy cách phẩm chất
Đ.vị tính
Số lượng
Giá đơn vị
Thành tiền
1
Bóng điện
Cái
14
7.000
98.000
2
Đinh bảy
Kg
5
10.000
50.000
Cộng:
148.000
Cộng thành tiền (Bằng chữ): Một trăm bốn tám nghìn chẵn.
Ngày 5 tháng 11 năm 2004
Người mua hàng Người viết hoá đơn
Biểu 2.2.4.2.10
MS 06/PNK
Công ty xuất nhập phiếu nhập kho xuất thẳng
Khẩu xây dựng Ngày 5 tháng11 năm 2004
CT nhà máy ximăng Hạ Long
Người giao nhận: Tạ Đức Tiến
Theo hoá đơn HĐBL Ngày 5/11/2004
Của công ty tư nhân Hợp Thành
Nhập tại kho: Công trình nhà máy xi măng Hạ Long, xuất cho Công trình nhà máy ximăng Hạ Long, hạng mục nhà hành chính.
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư( SP, HH)
MS
ĐVT
Số lương
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực N-X
1
Bóng điện
B0051
Cái
14
14
7.000
98.000
2
Đinh bảy
Đ0012
Kg
5
5
10.000
50.000
Cộng
148.000
Tổng số tiền bằng chữ: Một trăm bốn tám nghìn chẵn.
Thủ trưởng đơn vị Người giao Người nhận
- Nguyên vật liệu của công ty xuất nhập khẩu xây dựng ngoài việc xuất cho công trình là chủ yếu, trong một số trường hợp công ty còn xuất nguyên vật liệu sử dụng nội bộ và xuất do di chuyển nội bộ.
+Trường hợp xuất do sử dụng nội bộ: Vật tư sử dụng nội bộ ở Công ty xuất nhập khẩu xây dựng là việc đơn vị thực hiện chuyển vật tư từ công trường này xuất sang công trường khác. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị là các công trường thường các xa nhau cho nên tại mỗi công trường đều có kho vật tư riêng biệt vì thế công trường này cần sử dụng vật tư mà công trường khác có thì sẽ có quyết định điều chuyển vật tư do phòng kinh doanh tổng hợp lập và trình giám đốc công ty ký duyệt. Sau khi giám đốc duyệt thủ kho sẽ căn cứ vào quyết định để thực hiện thủ tục nhập xuất kho theo quy định của đơn vị.
Ví dụ: Ngày 15/11/2004 có giấy yêu cầu vật tư của chỉ huy trưởng công trình, thủ kho căn cứ vào đó để làm thủ tục xuất kho( chỉ huy trưởng công trình được giám đốc Công ty giao nhiệm vụ trực tiếp điều hành công tác sản xuất kinh doanh ở công trường và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty )
Biểu 2.2.4.2.11
Công ty xuất nhập phiếu xuất kho Mẫu 02- VT
Khẩu xây dựng Ngày15/11/2004 Số: 09572 Số:PX0902
Họ tên người nhận hàng: Mai Thị Huyền
Lý do xuất: Phục vụ Công ty
Xuất tại kho: Kho KTX SV
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, sản phẩm
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực xuất
1
Đèn huỳnh quang có chóp
Chiếc
20
20
20.000
400.000
…..
…
…
…
…..
Cộng
1.250.300
Tổng số tiền( Bằng chữ ): một triệu hai trăm năm mươi nghìn ba trăm đồng.
Thủ trưởng Kế toán Phụ trách Người nhận Thủ kho
đơn vị trưởng cung tiêu
+ Trường hợp xuất kho nguyên vật liệu do di chuyển nội bộ: Đã nêu ở mục nhập nguyên vật liệu do di chuyển nội bộ.
2.2.4.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Công ty xuất nhập khẩu xây dựng là một công ty về thi công xây dựng. Vì vậy nguyên vật liệu sử dụng trong công ty đa dạng và phong phú, các nghiệp vụ nhập, xuất đều diễn ra thường xuyên hàng ngày vì thế nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng. Công ty đã tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp này được diễn ra ở kho và ở phòng kế toán.
- ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để phản ánh hàng ngày tình hình nhập, tồn kho của từng thứ, loại vật liệu. Thẻ kho do kế toán lập, mỗi loại vật liệu được ghi trên một thẻ kho. Hàng ngày khi nhận được chứng từ kế toán nhập, xuất nguyên vật liệu, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, đối chiếu số liệu và ghi vào số thực nhập, xuất, và thẻ kho. Cuối ngày thủ kho căn cứ vào số nhập, số tồn kho để ghi vào cột số tồn của thẻ kho.
Biểu 2.2.4.3.1
Công ty xuất nhập khẩu XD Thẻ kho(trích)
Công trình : Nhà máy Ngày lập thẻ 30/11/2004
xi măng Hạ Long Loại vật tư: Xi măng Hoàng Thạch
ĐVT: Tấn
STT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập xuất
Số lượng
Ký, xác nhập
SH
NT
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn
0
KTNK045
25/11
Nhập xi măng của công ty TNHH Sơn Hoàng
5
5
KTNK050
26/11
Nhập xi măng của công ty THHH Ngọc Dung
10
15
PX0915
30/11
Xuất sử dụng
4
11
PX0916
30/11
Xuất sử dụng
8
3
Cộng
15
12
3
ở phòng kế toán theo quy định thì từ 5 đến 10 ngày thủ kho phải giữ các chứng từ nhập, xuất về phòng kế toán.
Tại phòng kế toán của công ty khi nhận được các chứng từ nhập xuất kho do thủ kho gửi lên, sau khi kiểm tra lại tính hợp lý, hợp pháp hoàn chỉnh chứng từ, kế toán trực tiếp nhập chứng từ kế toán
Biểu 2.2.4.3.2
Công ty xuất nhập bảng kê nhập vật tư
Khẩu xây dựng công trình số 2 linh đàm
Tháng 11 năm 2004 ( Trích )
STT
SH
Diễn giải
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
MN
01
2805
Dây điện
PX0841 -1/11
Nhập kho
2.100
1.909,1
4.009.100
PX0845- 7/11
Nhập kho
1.500
1.900
2.850.000
02
0101
Xi măng Hoàng Thạch
Nhập kho xi măng
KTNK 045-20/11
Nhập kho xi măng
5
690.909
3.454.545
03
0105
Phụ gia bê tông
KTNK 046 20/11
Phụ gia bê tông
20
40.000
800.000
…..
04
2204
Gạch đặc
KTNK 047-20/11
Nhập kho
45.000
600
27.000.
….
05
20009
Bột đá
XKDN0387- 13/11
Nhập kho
1500
400
600.000
…..
2308
Thép 16
06
KTNK021-17/11
Nhập kho
756
5.000
3.780.000
KTNK061-28/11
Nhập kho
413
5.000
2.065.000
….
Biểu 2.2.4.3.3
Công ty xuất nhập bảng kê xuất vật tư
Khẩu xây dựng công trình Bộ ngoại giao
Tháng 11 năm 2004
(Trích)
STT
SH
Diễn giải
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
MN
15
0007
Gạch ốp lát
XKHL1-05/11
Xuất kho
500
65.000
32.500.000
16
2204
Cát đen
KXM12/1-18/11
Xuất kho 123m3
123
61.904
7.614.192
17
20009
Bột Đá
XKBH12/1-9/11
Xuất kho
1.500
400
600.000
18
0104
Xi măng trắng
XKBH12/1-10/11
Xuất kho
2.500
2.500
6.250.000
19
0101
Xi măng Hoàng Thạch
K/QTHL 26/11
Xuất kho
1,5
690.810
1.036.215
PX0915 – 30/11
Xuất kho
4
690.800
2.763.200
…
…
20
1208
Thép 16
PXT0114 – 19/11
Xuất kho
556
5.050
2.807.800
PXT0114 – 28/11
Xuất kho
845
5.150
4.351.750
…
…
21
1708
Gạch A1
PXG094 – 8/11
Xuất kho
50.100
527
26.350.000
PXG0105 – 23/11
Xuất kho
15.600
520
8.112.000
…
…
22
1705
Gạch đặc
PXG078 – 11/11
Xuất kho
7.150
500
3.575.000
PXG0110 – 25/11
Xuất kho
5.400
510
2.754.000
…
…
Công ty xuất nhập khẩu XD sổ chi tiết vật tư, hàng hoá
VP công ty – 2004 Tháng 11/2004
Kho: KTX sinh viên TK: 1520102 – Xi măng Hoàng Thạch
ĐVT: Tấn
Tồn ĐK: 0
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
L
Tiền
L
Tiền
L
Tiền
Tồn
0
0
KKTX0
9/11
Nhập
311,3311
669.454
69
46.192.326
69
46.192.326
KKTX1
10/11
Nhập
311,3311
640.909
20
12.818.180
89
59.010.506
KKTX3
27/11
Xuất
621
67,7
44.956.988
21,3
14.053.518
KKTX4
30/11
Xuất
621
15
9.896.844
6.3
4.156.674
Cộng
89
59010506
82,7
54853832
6.3
4.156.674
VPCT - 2004
Công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Bảng kê luỹ kế nhập – xuất – tồn
Tháng 11/2004
Diễn giải
ĐVtính
MS
Tồn đầu kỳ
Nhập
Xuất
Tồn cuối kỳ
L
Tiền
L
Tiền
L
Tiền
L
Tiền
152 – NVL
134.008.375
2.105.422.020
2.020.080.798
219.349.597
Xi măng
01
33.886.360
33.886.360
-Xi măng Nghi Sơn
Tấn
0105
2
1.400.000
2
1.400.000
-Xi măng Hoang Thạch
Tấn
0101
47
32.486.360
47
32.486.360
1 – Thép các loại
12
6.560.000
6.560.000
- Thép 16
Kg
1208
1212
6.560.000
1212
6.560.000
Gạch
11
121.350.000
121.350.000
60.250.000
Gạch đặc
Viên
2204
45.000
27.000.000
45.000
27.000.000
Gạch lát nền
M2
0007
800
52.000.000
500
32.500.000
300
19.500.000
……..
……..
……..
Dầu các loại
15
14.629.092
45.417.120
38.590.109
11.456.103
Dỗu Diezen
Lít
1501
575
2.550.700
8.020
35.576.720
8.220
36.463.920
375
1.663.500
Dỗu HD50
Lít
1503
(22)
(263.981)
61
752.000
35
437.965
4
50.054
Dỗu thuỷ lực C46
Lít
1506
156
1.840.800
209
2.800.600
119
1.513.224
246
3.128.176
........
……..
........
Người lập biểu Ngày 30/11/2004
Kế toán trưởng
2.2.5.Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu ở công ty.
2.2.5.1 Tài khoản kế toán sử dụng
Tài khoản kế toán sử dụng:
Để đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán nguyên vật liệu đòi hỏi phải phản ánh và theo dõi tổng hợp nhập – xuất – tồn vì vậy kế toán đã mở các tài khoản để theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu.
TK 152 Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế.
TK331 Tài khoản này dùng để phản ánh theo dõi số tiền phải trả cho người cung cấp, số đã trả và còn phải trả.
TK 154 Tài khoản này dụng để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 133, TK111, TK112, TK338, TK141, TK621,….
*Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ cái TK152
- Sổ NKC
- Sổ cái TK 331
…
2.2.5.2. Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu.
Công ty với đặc điểm là thi công xây dựng do đó nguyên vật liệu nhập kho phần lớn là nhập từ nguồn mua ngoài nên việc nhập, xuất nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên và với việc áp dụng phần mềm kế toán trong công việc kế toán nên công ty kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên.
* Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu từ nguồn mua ngoài:
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán vật tư diễn ra rất nhanh gọn. Khi nhận được công trình phòng kế toán tổng hợp của công ty tiến hành lập dự trù vật công trình đó và phải dự trữ sao cho vật liệu sử dụng trong sản xuất phải đảm bảo chất lượng giá thành hợp lý. Căn cứ vào bảng dự trù vật tư, đại diện các đội sẽ tạm ứng tiền mua nguyên vật liệu sau khi xong việc thu mua hàng về thủ kho người giao vật tư tiến hành kiểm nhận để lập phiếu nhập kho thông thường định kỳ 5 ngày hoặc 10 thủ kho gửi các chứng từ về phòng kế toán, kế toán tiến hành phân loại, kiểm tra và định khoản.
+ Trường hợp công ty thanh toán ngay tiền mua vật tư, hoặc Công ty trả người bán bằng tiền gửi ngân hàng công ty viết giấy UNC để ngân hàng nơi công ty mở tài khoản tình tiền chi trả, hoặc công ty thanh toán bằng tiền tạm ứng, căn cứ vào Hoá đơn GTGT, phiếu chi, phiếu nhập kho,giấy UNC, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,TK 112,TK 141
(Trong trường hợp tạm ứng: người viết tạm ứng viết giấy đề nghị tạm ứng với nội dung mua vật tư phục vụ cho công trình. Khi vật tư mua về sẽ làm thủ tục nhập kho, người tạm ứng tiền viết giấy thanh toán tiền tạm ứng theo số thực chi, nếu số thực chi vượt quá số tạm ứng thì kế toán sẽ làm thủ tục để viết phiếu chi cho số tiền vượt quá số tạm ứng).
+ Trường hợp ký hợp đồng kinh tế mua hàng của người bán chưa trả tiền, kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, hợp đồng kinh tế định khoản:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331- Phải trả người bán
Ví dụ: Đối với phiếu nhập kho ngày 20/11/2004 sau khi kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kế toán định khoản và vào các sổ sau:
+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ cái, sổ nhật ký chung
+ Bảng kể luỹ kế nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu
+ Bảng kê vật tư theo nguồn
+ Bảng kê xuất vật tư theo đối tượng nhận
Đối với xi măng Hoàng Thạch, TK 152 ” Nguyên vật liệu”được mở chi tiết thành TK 152.01.01
Căn cứ vào phiếu nhập kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 152.0101 3.454.545
Nợ TK 133 345.454,5
Có TK 331 3.799.999,5
Đối với Phụ gia bê tông, TK 152 ” Nguyên vật liệu”được mở chi tiết thành TK 152.02.01
Căn cứ vào phiếu nhập kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 152.0201 800.000
Nợ TK 133 80.000
Có TK 331 880.000
Đối với gạch đặc, TK 152 ” Nguyên vật liệu”được mở chi tiết thành TK 152.01.02
Căn cứ vào phiếu nhập kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 152.0101 27.000000
Nợ TK 133 2.700.000
Có TK 331 29.700.000
+ Trường hợp mua hàng không ký hợp đồng kinh tế: Đối với vật tư nhỏ lẻ dưới 20 triệu, theo quy định phân cấp của tổng công ty, công ty không phải ký hợp đồng kinh tế. Đội cung cấp vật tư của Công ty sẽ mua vật tư và chịu trách nhiệm thanh toán với khách hàng nên kế toán tại đơn vị căn cứ vào các chứng từ định khoản:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 338- Phải trả phải nộp khác (chi tiết cho người cung cấp vật tư của Công ty)
` Ví dụ: Ngày 25/11/2004 mua xi măng Nghi Sơn cho công trình đường 10 Hải Phòng số lượng là 2 tấn đơn giá: 700.000đ/tấn . Tổng số tiền ghi trên hoá đơn: 1.540.000, thuế GTGT 10%.
căn cứ vào phiếu nhập kho số: XKPN0512, Hoá đơn GTGT kế toán tiến hành định khoản và nhập vào máy.
Nợ TK 152.27.05 1.400.000
Nợ TK 133 140.000
Có TK 338 1.540.000
Thông thường, mua nguyên vật liệu chủ yếu bằng nguồn mua ngoài và giá mua vật liệu thường được áp dụng tại chân công trình vì thế giá mua vật liệu tại đơn vị bao gồm giá mua tại đơn vị bán hàng cộng với chi phí vận chuyển tới chân công trình theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp vật tư.
*Trường hợp nhập nguyên vật liệu do xuất dùng không hết đem nhập lại kho:
Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho của nguyên vật liệu thừa và phiếu xuất kho lúc dùng.
-Nếu nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trực tiếp, cho chi phí sản xuất chung, cho chi phí quản lý doanh nghiệp không hết đem nhập lại kho, kế toán định khoản:
Nợ TK 152-Nguyên liệu,vật liệu
Có TK 621,TK 627, TK 642
Ví dụ: Ngày 27/11/2004 có phiếu nhập kho số 23 từ ông Đỗ đức Thắng do nguyên vật liệu xuất phục vụ công ty sử dụng không hết đem nhập lại kho(Phiếu xuất kho ngày 28/11/2004 số KKT3541). Đó là 100m giây điện ,đơn giá: 2.000đ/m,kế toán định khoản:
Nợ TK 152 200.000
Có TK 642 200.000
Căn cứ vào phiếu nhập kho số 23, phiếu xuất kho KKT3541 ngày28/11 kế toán nhập chứng từ kế toán
*Trường hợp nhập nguyên vật liệu do di chuyển nội bộ:
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để ghi tăng nhập kho.
Ví dụ: Với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Số: XKKTX62 ngày12/11/2004, kế toán định khoản:
Nợ TK 152 45.361.138
(Chi tiết cho công trình bộ ngoại giao)
Có TK 152 45.361.138
( Chi tiết cho công trình KTX SV)
*Trường hợp nhập vật tư thuê ngoài gia công chế biến
Ví dụ: Ngày 23/10/2004 nhập kho Thép hộp gia công lan can, hoa sắt công trình KTXSV.Tri giá Thép hôp xuất gia công là:2.520.000đ. Chi phí gia công : 1.375.000đ (trong đó thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển là:81.900đ(trong đó thuế GTGT 5%).
Căn cứ vào phiếu xuất kho thuê gia công, Hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, Biên bản xác định khối lượng gia công hoàn thành, Thanh lý hợp đồng và hợp đồng. Kế toán tiến hành định khoản:
Nợ TK 152 3.848.000
Có TK 154 3.848.000
ở công ty, trường hợp mua nguyên vật liệu chưa trả tiền là nghiệp vụ sẩy ra thường xuyên, chủ yếu ở công ty. Do đó kế toán phải theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán với người bán qua TK 331 bằng việc mở các sổ chi tiết cho từng công trình. Mỗi một người bán đều phải ký một hợp đồng kinh tế mua bán vật tư riêng biệt, sau đó mở sổ chi tiết từng người bán theo từng công trình và vì thế một nhà cung cấp có thể mở sổ chi tiết theo dõi riêng ở nhiều công trình. Do số lượng nghiệp vụ ít nên công ty mở sổ chi tiết theo dõi cho khách hàng theo từng năm.
Công ty xuất nhập sổ chi tiết tàI khoản
Khẩu xây dựng
TK 33110111- Công ty cổ phần Hồng Cẩm
Số dư đầu kỳ:28.312.000
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giảI
Đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
…
…
…
NKHP7/12
15/11
15/11
Nhập kho xăng dầu
152
938.750
26.538.750
NKHP7/12
18/11
18/11
Nhập kho xăng dầu
152
13.518.000
40.056.750
TTNB2/12
20/11
20/11
Trả tiền cho công ty
111
27.800.000
12.256.750
NKHP7/12
22/11
22/11
Nhập kho xăng dầu
152
10.580.000
22.836.750
….
….
….
….
….
….
….
….
Cộng
50.504.410
37.865.369
Phát sinh luỹ kế
50.504.410
37.865.369
Số dư cuối kỳ: 15.672.959
Sau khi đã vào các sổ chi tiết kế toán vào các sổ kế toán tổng hợp sau:
+ Sổ Nhật ký chung: Để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và phản ánh quan hệ đối ứng
+ Sổ cái: Để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên kế toán của TK 152 và một số TK liên quan khác.
2.2.5.3 Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu.
Trong công ty, nguyên vật liệu xuất kho chủ yếu là sử dụng cho thi công cho các công trình xây dựng, ngoài ra trong một số trường hợp xuất luân chuyển nội bộ trong các đơn vị thành viên của công ty. Căn cứ vào nhu cầu thực tế của từng công trình phòng kinh doanh tổng hợp có trách nhiệm cung cấp vật tư theo yêu cầu. Được sự đồng ý của Ban giám đốc, phòng kinh doanh tổng hợp sẽ viết phiếu xuất kho.
Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán nhập số liệu vào bảng kê xuất theo đối tượng sử dụng và đây là cơ sở tập hợp chi phí nguyên vật liệu theo từng công trình.
Do công ty thực hiện nhiều công trình khác nhau nên nguyên vật liệu được công ty lập cho từng công trình cụ thể. Tuỳ theo từng mục đích và đối tựơng sử dụng nguyên vật liệu khác nhau mà kế toán phản ánh bên Có TK 152 và Nợ các TK liên quan.
*Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng cho thi công công trình, xuất dùng cho quản lý chung được chi tiết cho từng công trình sử dụng. Với trường hợp xuất vật tư phục vụ cho quản lý doanh nghiệp (không sử dụng chi tiết)
Căn cứ vào phiếu xuất kế toán ghi như sau:
Nợ TK 621,TK 627,TK 642, TK 623
Có TK 152 ( Chi tiết từng vất tư)- Giá trị vật liệu xuất dùng
Đối với trừơng hợp xuất kho phục vụ cho máy thi công ( Đơn vị không tổ chức kế toán cho đội máy thi công riêng biệt mà tính trực tiếp vào chi phí của từng công trình.
Ví dụ: Ngày 31/12/2004 xuất Dầu Diezen phục vụ cho công trình Khu đô thị thống nhất. Số lượng 6.960 lít Trị giá xuất kho là30.874.560. Căn cứ vào phiếu xuất kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6230101 30.874.560
Có TK 15201 30.874.560
*Trường hợp xuất kho vật tư đem gia công. Căn cứ vào phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế về việc gia công kế toán tiến hành định khoản và đưa vào máy theo trình tự như trên.
Nợ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 152- Nuyên liệu,vật liệu
Ví dụ: Ngày 13/12/2004 xuất 1000 kg thép để thuê gia công lan can hoa sắt cho công trình KTXSV.Tri giá xuất ghi trên phiếu xuất là 5.040.000đ. Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán định khoản Nợ TK 154 5.040.000
Có TK 152 5.040.000
Tiến hành nhập dữ liệu vào máy theo trình tự trên.
*Trường hợp xuất kho vật tư đem bán (đối với những vật tư mua về đơn vị không sử dụng hết). Trường hợp xuất để cung cấp cho các bên phụ,hoặc nhà cung cấp ký hợp đồng kinh tế cung cấp trực tiếp cho các bên phụ Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán tiến hành định khoản:
Nợ TK 711,TK 331
Có TK 152- Nguyên liệu,vật liệu
*Trong công ty hiện nay còn có một số các công trình được giao khoán với hình thức khoán gọn công trình cho các tổ đội, các nhân viên của các tổ đội sẽ tạm ứng tiền để mua nguyên vật liệu. Sau đó sẽ thanh toán với công ty và nguyên vật liệu mua về sẽ không qua kho (không xuất hiện tài khoản 152) và xuất dùng trực tiếp cho công trình. Căn cứ vào quy chế tài chính Hoá đơn GTGT, phiếu thu, kế toán lập chứng từ chi phí cho công trình qua định khoản
Nợ TK 621 (chi tiết cho từng công trình)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 141 – Tạm ứng (chi tiết cho người nhận tạm ứng )
Công ty xuất nhập Sổ nhật ký chung (trích)
khẩu xây dựng Tháng 11 năm 2004
Số CT
Ngày C T
Ngày GS
Diễn giải
Số hiệu TK
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số trang trước chuyển sang
PX0841
01
01
Nhập kho dây điện
152
4.009.100
133
400.910
331
4.410.021
…..
06/PNK
05
05
Mua bóng điện không
621
98.000
qua kho
131
9.800
331
107.800
…..
PX0853
12
12
Lưu chuyển kho từ
152
45.361.138
Kho KTX SV đến
152
45.361.138
Kho ct bộ ngoại giao
…..
KTNK 045
20
20
Nhập kho xi măng
152
3.454.545
từ công ty TNHH
133
345.454,5
Hoàng Sơn
331
3.799.999,5
…..
XKPN0512
25
11
Mua xi măng Nghi
152
1.400.000
Sơn
133
140.000
338
1.540.000
…..
PX0915
30
30
Xuất xi măng cho
621
2.763.200
công trình nhà máy
152
2.763.200
xi măng Hạ Long
…..
Cộng số phát sinh
…..
…..
Công ty xuất nhập sổ cái tài khoản
khẩu xây dựng Tháng 11 năm 2004
TK 152 –Nguyên liệu, vật liệu
Số dư đầu kỳ: 134.008.375
Số CT
Ngày C T
Ngày GS
Diễn giải
Số hiệu TK
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
PX0841
01
01
Nhập kho dây điện
331
4.009.100
…..
PX0853
12
12
Lưu chuyển kho từ
152
45.361.138
Kho KTX SV đến
Kho ct bộ ngoại giao
…..
KTNK 045
20
20
Nhập kho xi măng từ
Công ty TNHH
331
3.454.545
Hoàng Sơn
…..
XKPN0512
25
11
Mua xi măng Nghi Sơn
338
1.400.000
…..
PX0915
30
30
Xuất xi măng cho
621
2.763.200
công trình nhà máy
xi măng Hạ Long
…..
Cộng số phát sinh
2.105.422.020
2.020.080.798
Phát sinh luỹ kế
10.096.851.615
10.422.815.065
Số dư cuối kỳ: 219.349.597
Công ty xuất nhập sổ cái tài khoản (trích)
khẩu xây dựng Tháng 11năm 2004
TK 331- Phải trả người bán
Số dư đầu kỳ:65.550.000
Số CT
Ngày C T
Ngày GS
Diễn giải
Số hiệu TK
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số trang trước chuyển sang
PX0841
01
01
Nhập kho dây điện
152
4.009.100
133
400.910
…..
06/PNK
05
05
Mua bóng điện
621
98.000
không qua kho
131
9.800
…..
…..
KTNK 045
20
20
Nhập kho xi măng từ CT TNHH
Hoàng Sơn
152
3.454.545
133
345.454,5
…..
…..
Cộng số phát sinh
156.010.300
135.648.090
Số dư cuối kỳ:85.912.210
2.2.6. Tình hình kiểm kê nguyên vật liệu tại công ty.
Cuối năm công ty tiến hành kiểm kê kho nguyên vật liệu để kịp thời phát hiện mất mát, kém phẩm chất, hư hỏng,… Nhằm có biện pháp sử lý kịp thời.
Trước khi tiến hành kiểm kê, công ty thành lập ban kiểm kê. Căn cứ vào biên bản kiểm 0 h ngày 1tháng 1 năm 2005 của các bộ phận phòng ban tiến hành kiểm tra thực tế tại công trường kế toán sẽ căn cứ vào quyết định kiểm kê trong “ Biên bản sử lý kiểm kê” để tiến hành hạch toán.
Khi kiểm kê nếu thiếu kế toán ghi:
Nợ TK 1381 – Trị giá vốn thực tế hàng hoá vật tư thiếu
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Khi có quyết định sử lý kế toán ghi:
+ Nếu vật tư hàng hoá thiếu hụt trong định mức cho phép được ghi tăng vào chi phí quản lý:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 1381 – Trị giá vốn thực tế hàng hoá vật tư thiếu
+ Nếu người chịu trách nhiệm phải bồi thường kế toán ghi:
Nợ TK 1388, TK 334, TK 111
Có TK 1381 – Trị giá vốn thực tế hàng hoá vật tư thiếu
Ví dụ: Ngày 31/12/2004 tại công trình đường 10 Hải Phòng, các phòng ban tiến hành kiểm kê và thấy thiếu hụt 2.071,5l dầu Diezel, kế toán định khoản
Nợ TK 1381 7.778.481
Có TK 152 7.778.481
Căn cứ vào biên bản xử lý kiểm kê của hội đồng kiểm kê đã quy trách nhiệm số hao hụt vật tư trên là do mất mát và ông Tạ Văn Trung phải chịu trách nhiệm bồi thường kế toán ghi:
Nợ TK 1388 7.778.481
( Chi tiết phải thu của ông Tạ Văn Trung)
Có TK 1381 7.778.481
Công ty xuất nhập Biên bản kiển kê vật tư
khẩu xây dựng Hôm nay, ngày 01 tháng 01 năm 2005
Phòng TCKT
Chúng tôi gồm:
1. Nguyễn Thị Dung Nhân viên phòng tài chính kế toán
2. Ngô Anh Việt Phó phòng CGVT
3. Nguyễn ánh Tuyết Nhân viên phòng CGVT
4. Nguyễn Trọng Thời Thủ kho
Kiểm kê thời điểm Ngày 01 tháng 01 năm 2005
Địa điểm nơi kiểm kê Kho CT đường 10
STT
Diễn giải
ĐVT
Mã số
Lượng
Chênh lệch
Theo sổ sách
Thực tế KK
Thừa
Thiếu
1
Dầu nhớt HĐ40
lít
1502
61,0
61,0
2
Dầu Điezen
lít
1501
2.146,5
75,0
2.071,5
3
Mỡ Bò
Kg
1803
3,0
3,0
4
Mỡ L4
Kg
152020020
3.714,8
3.714,8
...
....
Công ty xuất nhập báo cáo chi tiết kiểm kê vật tư
khẩu xây dựng Ngày 31 tháng 12 năm 2004
Ngày 31 tháng 12 năm2004
Chương 3:
Nhận xét và kiến nghị vể công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Khái quát chung về công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu ở công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, muốn đạt được điều đó thì công tác quản lý, công tác tổ chức sản xuất phải chặt chẽ, năng động và bất cứ một doanh nghiệp nào thì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng hướng tới mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Để đạt được mục đích này, mỗi doanh nghiệp có một cách làm khác nhau , các biện pháp sử dụng khác nhau. Song trong những biện pháp cơ bản đó thì biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất cà hạ giá thành sản phẩm được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Là một công ty trực thuộc một công ty của Nhà nước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì công ty xuất nhập khẩu xây dựng gặp không ít những khó khăn, thử thách bên cạnh đó, xí nghiệp lại phải cạnh tranh với nhiều đơn vị khác cùng ngành. Song trước tình hình đó, công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy công ty không những giữ vững được thi trường mà còn mở rộng thi trường và liên tục làm ăn có lãi. Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường việc một doanh nghiệp Nhà nước tôn tại là đã khó nhưng chuyện một công ty làm ăn có lãi lại càng khó hơn. Tuy vậy, công ty xuất nhập khẩu xây dựng đã làm được điều đó. Có thể nói đây là kết quả của hành loại các biện pháp mà công ty đã thực hiện, trong đó tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm là một biện pháp mà công ty đã áp dụng.
Như đã nói rất nhiều ở trên, công ty xuất nhập khẩu xây dựng là một công ty xây dựng do đó chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán nói chung đặc biệt kà công tác kế toán nguyên vật liệu được công ty quan tâm sâu sắc.
Tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu trong công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
3.1 Những ưu điểm và nhược điểm trong công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng ở công ty xuất nhập khẩu xây dựng em đã nhận thấy có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
+ Về bộ máy quản lý: Các phòng ban chức năng rất gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động của công ty. Với quy mô quản lý hợp lý đã tạo điều kiện cho quản lý chủ động trong sản xuất, quan hệ với khách hàng và ngày càng có uy tín trên thị trường, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh.
+ Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ kế toán vững vàng đã tốt nghiệp đại học và trên đại học và có bề dầy kinh nghiệp trong công tác kế toán, áp dụng kịp thời các chế độ kế toán hiện hành. Công việc được phân công cụ thể phù hợp với trình độ của từng nhân viên kế toán từ đó tạo điều kiện phát huy và nâng cao trình độ kiến thức cho từng người.
Hiện nay trong công tác kế toán ở công ty đã được áp dụng kế toán máy và được trang bị đầy đủ máy vi tính.
+ Về hệ thống chứng từ kế toán và phương pháp kế toán của công ty: hạch toán chứng từ ban đầu của công ty được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Công ty đã vận dụng tương đối đầy đủ những hệ thống chứng từ mà quy chế tài chính đã ban hành. Ngoài ra còn một số chứng từ khác theo quy định của công ty.
Phương pháp kế toán sử dụng ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh ở công ty. Nó cho phép phản ánh kịp thời và thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp và phù hợp với việc sử dụng kế toán máy.
+ Về việc sử dụng tài khoản: Các tài khoản kế toán được công ty áp dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện của công ty. Các tài khoản được mở chi tiết gắn liền với từng công trình hạng mục công trình tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng.
+ Về hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung và việc áp dụng phần mềm kế toán máy vi tính trong công ty đã làm giảm khối lượng đáng kể công việc kỹ thuật trong đó phải kể đến công tác kế toán nguyên vật liệu.
+ Về công tác kế toán nguyên vật liệu: Nhìn chung công ty đã xây dựng và thực hiện kế hoạch thu mua nguyên vật liệu do vậy không xảy ra tình trạng ngừng việc do thiếu nguyên vật liệu. Bên cạnh đó xây dựng các định mức dự trữ của phòng kế toán tổng hợp rất sát với nhu cầu thực tế vì thế không dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu. Việc xây dựng định mức sử dụng cho các công trình, hạng mục công trình được phòng kinh doanh tổng hợp xây dựng sát thực tế tránh lãng phí nguyên vật liệu. Ngoài ra việc phân loại nguyên vật liệu chi tiết đến từng loại, từng công trình do vậy dễ dàng trong việc quản lý.
+ Về hệ thống kho: Các kho nguyên vật liệu được sắp xếp ở ngay tại chân các công trình nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản cũng như xuất nguyên vật liệu đưa vào sử dụng.
+ Về kế toán chi tiết nguyên vật liệu công ty tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song phù hợp với đặc điểm nguyên vật liệu, đặc điểm ngành sản xuất. Mở chi tiết cho từng hạng mục công trình phù hợp với đặc điểm của công ty xây dựng
+ Việc áp dụng phần mềm kế toán UNESCO trong công việc kế toán đã góp phần làm giảm khối lượng khi chép và công việc tính toán, nhất là công việc lập bảng kê, bảng tổng hợp, tính đơn giá xuất kho nguyên vật liệu, nó còn theo dõi chi tiết nguyên vật liệu đến tận nguồn nhập, xuất nên rất thuận tiện cho việc quản lý nguyên vật liệu.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì trong quá trình hạch toán nguyên vật liệu công ty còn có một số hạn chế sau:
Hạn chế:
+ Việc phân loại và đánh giá nguyên vật liệu để xây dựng và hoàn thiện một công trình, công ty phải sử dụng một khối lượng lớn về nguyên vật liệu gồm nhiều loại với các tính năng, thành phần khác nhau, công cụ khác nhau. Do vậy muốn quản lý tốt về nguyên vật liệu mà hạch toán một cách chính xác thì cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học hợp lý.
+ Về công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: Tại công ty khi xuất vật tư vào sử dụng thi công đều lập phiếu xuất kho nhưng có một số loại vật tư do đặc điểm khó cân đong đo đếm như sỏi, đá, cát…nên thường đến cuối mới xác định được số tồn và tính ra số xuất trong kỳ đến cuối tháng mới lập một phiếu xuất kho tổng hợp và gửi các phiếu xuất kho lên phòng kế toán. Trong kỳ khi có nhu về nguyên vật liệu thì thủ kho viết giấy giao nhận để xuất nguyên vật liệu sử dụng, hết lại xuất tiếp đến cuối tháng mới viết một phiếu xuất kho để hợp lý nên số xuất kho, tồn kho là không thực tế, có loại vật liệu đã sử dụng quá số ghi trên phiếu xuất có loại chưa sử dụng hết vẫn để lại trong kho.
+ Về luân chuyển chứng từ: Địa bàn hoạt động của công ty rộng nên việc luân chuyển chứng từ chậm như việc cung cấp chứng từ nhập – xuất kho để vào máy chậm so với số ngày quy định. Do vậy nhiều khi ảnh hưởng đến báo cáo nhanh về nguyên vật liệu, xử lý thông tin đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu kịp thời.
+ Về việc xuất hoá đơn GTGT: Vật tư do sử dụng không hết, không phù hợp với công trình, được xuất bán. nhưng trong quá trình xuất bán công ty lại không xuất hoá đơn GTGT mà chỉ căn cứ vào phiếu xuất kho
+ Về việc vận chuyển vật liệu nội bộ từ kho của công trình này đến kho của công trình khác. Sẽ làm tốn thêm một khoản chi phí vận chuyển do đặc điểm các công trình cách xa nhau.
+ Đối với trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho. Đơn giá nguyên vật liệu xuất kho tính theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập cho tất cả các loại nguyên vật liệu, nó không phù hợp với các loại nguyên vật liệu như : Cát, sỏi, đá…Bởi vì đối với những nguyên vật liệu này khi nhập về đến đâu được xuất dùng hết đến đó. Mặt khác giá cả của chúng không có sự biến động lớn như các loại Sắt, Thép, Xăng các loại.
3.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xuất nhập khẩu xây dựng
Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu về công ty cùng với những kiến thức nhất định trang bị tại trường TH Kinh tế HN. Là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn nên lên một vài kiến kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
* Thứ nhất: Phân loại kế toán nguyên vật liệu.
Đối với doanh nghiệp xây lắp sản phẩm chính của nó là các công trình và hạng mục công trình, những tổ máy.., tất cả những thứ này đều được tạo nên từ nhiều loại nguyên vật liệu với những nội dung kinh tế và đặc tính lý hoá học khác nhau chính vì thế việc phân loại nguyên vật liệu trở thành yêu cầu tất yếu của công tác quản lý. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu phải được phân loại một cách hợp lý và khoa học thì mới đáp ứng được yêu cầu quản lý. Những thông tin về tình hình tăng giảm của từng loại nguyên vật liệu sẽ là cơ sở đảm bảo cho việc ra quyết định quản lý được xác thực và kịp thời.
Như trên đã nói công ty phân loại chi tiết đến từng loại hay nói cách khác tất cả nguyên vật liệu trong vật liệu trong công ty đều được coi là nguyên vật liệu chính (đã được máy mã hoá) và được coi công dụng, nội dung kinh tế của chúng là như nhau trong khi đó công dụng của từng loại nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất là khác nhau, có loại trực tiếp tham gia vào cấu thành nên thực thể vật chất của công trình như sắt thép, xi măng, cát và máy biến áp. Có loại chỉ có tác dụng phụ như xăng dầu, sơn chống dỉ…Việc công ty coi tất cả các nguyên vật liệu trên có công dụng như nhau là hoàn toàn không có cơ sở. Do vậy theo ý kiến của em cần phân loại nguyên vật liệu một cách hợp lý có thể công ty căn cứ vào nội dung kinh tế của nguyên vật liệu để phân loại nguyên vật liệu thành:
- Nguyên vật liệu chính : Chẳng hạn như cát, sỏi, xi măng, đá…
- Nguyên vật liệu phụ: Chẳng hạn như sơn chống dỉ, xăng dầu..
- Phụ tùng thay thế: Như các chi tiết máy, ốc vít..
- Vật liệu khác:
Ví dụ: Xi măng mã hoá như sau: TK 1521.01
Xăng dầu mã hoá như sau: TK 1522.16
* Thứ hai là: Về việc luân chuyển chứng từ
Do đặc điểm địa bàn hoạt động của công ty rộng, các công trình nằm ở các nơi, vì vậy, các chứng từ, các thông tin về các công trình gửi về phòng kế toán chậm. Sau khi nhận được các chứng từ từ các công trình gửi về phòng kế toán, kế toán phải sắp xếp lượng chứng từ khá lớn rồi mới tiến hành phân bổ cho các công trình. Như vậy, dễ dẫn đến nhầm lẫn, thiếu sót nhất là vào những kỳ tiến độ thi công gấp rút, thi công nhiều công trình với chi phí nguyên vật liệu lớn.
Để khắc phục tình trạng này, theo em công ty nên bố trí nhân viên kế toán đến các đội xây lắp trực tiếp hướng dẫn hoặc giúp đỡ các đội trong khâu thu nhập chứng từ bằng cách quy định mốc thời gian nhất định. Như vây sẽ nhằm cung cấp chính xác các báo cáo về tình hình nguyên vật liệu để các nhà quản trị kịp thời đưa ra các quyết định phù hợp.
* Thứ ba: Để quản lý tốt số lượng cũng như chất lượng nguyên vật liệu thì tất cả các vật tư mua về cũng như lấy từ các nguồn khác đều phải được làm thủ tục nhập kho kể cả nguyên vật liệu nhập xuất trực tiếp cho công trình.
Nếu như nguyên vật liệu xuất trực tiếp cho công trình không qua nhập kho thì thông thường ở công ty hạch toán như sau:
Nợ TK 621, 627, 642
Có TK 111, 112 141, 331
Nhưng nếu như vậy thì khó quản lý được chất lượng của nguyên vật liệu do vậy theo em công ty lên làm thủ tục nhập kho sau đó làm tiếp thủ tục xuất kho nhằm quản lý tốt số lượng cũng như chất lượng của nguyên vật liệu, và căn cứ vào chứng từ nhập kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 152
Nợ TK 133
Có TK 111, 141, 331
Căn cứ vào chứng từ xuất kế toán ghi
Nợ TK 627, 621, 642
Có TK 152
* Thứ tư: Khi doanh nghiệp bán nguyên vật liệu(thừa, không sử dụng đến) ra ngoài không xuất hoá đơn GTGT mà chỉ dựa vào phiếu xuất kho điều này có thể dẫn đến tiêu cực. Vì vậy khi bán nguyên vật liệu ra ngoài công ty nên xuất hoá đơn GTGT.
*Thứ năm: Một số loại nguyên vật liệu Công ty mua về xuất dùng ngay như: Cát, sỏi, đá..như vậy lấy đơn giá xuất kho bình quân chung thì gây khó khăn cho việc hạch toán, khối lượng tính toán nhiều không xác thực. Do vạy Công ty nên dùng đơn giá theo phương pháp thực tế đích danh, nhập với giá nào thì xuất kho giá đó.
Kết luận
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất đặc biệt là trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản thì chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành công trình. Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, công ty cổ phần Sông Đà 1.01 đã và đang đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng và công tác kế toán nói chung.
Cũng như các phần hành kế toán khác, kế toán nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng vật tư tiết kiệm có hiệu quả, chất lượng của công tác kế toán nguyên vật liệu quyết định đến chất lượng của công trình, đến tính kịp thời chính xác của hạch toán giá thành. Do vậy để hạch toán giá thành chính xác không thể thiếu được hạch toán chính xác nguyên vật liệu.
Trong thời gian thực tập tại công ty xuất nhập khẩu xây dựng, được trang bị những kiến thức thực tế cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và các anh chị trong phòng Tài Chính Kế Toán em đã hoàn thành chuyên đề “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty xuất nhập khẩu xây dựng”
Với nội dung trình bầy chắc chắn bản chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Những ý kiến mà bản thân tham gia đóng góp cũng như phương hướng biện pháp khắc phục những điều mà bản thân suy nghĩ em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm củng cố và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty. Em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, phòng Tài Chính Kế Toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian tìm hiểu thực tế và hoàn thiện bản chuyên đề này. Em xin cảm ơn cô Kim Ngân đã nhiệt tình hướng dẫn hoàn thành bản chuyên đề này.
Hà Nội, ngày... tháng ... năm 2005
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thanh Hảo
Mục lục
Chương 1:
Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu
1.1 Khái niệm về nguyên vật liệu .......5
1.2 Đặc điểm kinh doanh xây dựng có ảnh hưởng tới hạch toán nguyên vật liệu tai các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dưng .......5
1.3 Phân loại nguyên vật liệu và kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp …………………………………………………………………………………………………...........5
1.3.1 Phân loại nguyên vật liệu .......5
1.3.2 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu .......7
1.4 Nguyên tắc đánh giá và phương pháp tính giá nguyên vật liệu .......7
1.4.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu .......7
1.4.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu .......8
1.5 Nội dung kế toán nguyên vật liệu. .....12
1.5.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu. .....12
1.5.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu .....16
1.5.2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên ( KKTX ) .....15
1.5.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK .....20
1.6 Hình thức sổ kế toán. .....23
1.6.1 Sổ kế toán chi tiết .....23
1.6.2 Sổ kế toán tổng hợp .....23
1.7 Tình hình kiểm kê nguyên vật liệu tại công ty. .....24
Chương 2:
Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xuất nhập khẩu xây dựng
2.1 Tình hình và đặc điểm chung của công ty xuất nhập khẩu xay dựng .....26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .....26
2.2 Đặc điểm qui trình sản xuất thi công công trình của xí nghiệp. .....27
2.1.2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán. .....30
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty. .....32
2.2. Thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xuất nhập khẩu xây dựng .....33
2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu ở công ty xuất nhập khẩu xây dựng .....33
2.2.2. Phân loại nguyên vật liệu ở công ty .....38
2.2.3. Đánh giá nguyên vật liệu công ty. .....40
2.2.4. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu ở công ty .....38
2.2.4.1. Chứng từ kế toán sử dụng. .....38
2.2.4.2. Thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu. .....38
2.2.4.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty xuất nhập khẩu xây dựng
2.2.5.Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu ở công ty. .....46
2.2.5.1 Tài khoản kế toán sử dụng .....51
2.2.5.2. Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu .....51
2.2.5.3 Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu. .....56
2.2.6. Tình hình kiểm kê nguyên vật liệu tại công ty. .....61
Chương 3:
Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty xuất nhập khẩu xây dựng
3.1 Những ưu điểm và nhược điểm trong công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty xuất nhập khẩu xây dựng .....65
3.2 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xuất nhâpj khẩu XD .....67
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20073.DOC