Tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty May 40: Lời mở đầu
Trong cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Một trong các biện pháp để tăng lợi nhuận là tìm mọi cách để cắt giảm chi phí sản xuất ở mức có thể chấp nhận được. Là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất doanh nghiệp, chi phí nhân công có vị trí rất quan trọng, không chỉ là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm mà còn là căn cứ để xác định các khoản nộp về BHXH, BHYT và KPCĐ.
Có thể nói, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Do đó, tiền lương phải đảm bảo bù đắp sức lao động mà họ đã bỏ ra nhằm tái sản xuất sức lao động, đáp ứng được nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của họ. Vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp, lựa chọn hình thức trả lương nào cho phù hợp, nhằm thoả mãn lợi ích người lao động thực sự là đòn bẩy kinh tế, khuyến khích tăng năng xuất lao động và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà tổ chức hạch toán tiền lương cho hợp lý, đảm bảo tính khoa ...
75 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty May 40, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Một trong các biện pháp để tăng lợi nhuận là tìm mọi cách để cắt giảm chi phí sản xuất ở mức có thể chấp nhận được. Là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất doanh nghiệp, chi phí nhân công có vị trí rất quan trọng, không chỉ là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm mà còn là căn cứ để xác định các khoản nộp về BHXH, BHYT và KPCĐ.
Có thể nói, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Do đó, tiền lương phải đảm bảo bù đắp sức lao động mà họ đã bỏ ra nhằm tái sản xuất sức lao động, đáp ứng được nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của họ. Vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp, lựa chọn hình thức trả lương nào cho phù hợp, nhằm thoả mãn lợi ích người lao động thực sự là đòn bẩy kinh tế, khuyến khích tăng năng xuất lao động và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà tổ chức hạch toán tiền lương cho hợp lý, đảm bảo tính khoa học và tuân thủ đúng những quy định của kế toán tiền lương, thực hiện đúng đắn chế độ tiền lương và quyền lợi cho người lao động, đặc biệt là phải đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương và các khoản trích nộp theo lương cho người lao động trong doanh nghiệp.
Xét trong mối quan hệ với giá thành sản phẩm, tiền lương là một bộ phận quan trọng của chi phí sản xuất. Vì vậy, việc thanh toán, phân bổ hợp lý tiền lương vào giá thành sản phẩm, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho mọi người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng xuất lao động, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống người lao động. Tiền lương là một trong những “đòn bẩy kinh tế”quan trọng. Xã hội không ngừng phát triển nhu cầu của con người không ngừng tăng lên đòi hỏi chính sách tiền lương cũng phải có những đổi mới cho phù hợp. Đây là vấn đề Nhà nước luôn luôn quan tâm, bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, đến sự phân phối thu nhập trong xã hội.
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích nộp theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ nó có liên quan đến mọi người lao động trong doanh nghiệp. Công ty May 40 với nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước cấp cũng như nguồn vốn chủ quản, đồng thời hoạt động có hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước nên việc tổ chức công tác kế toán tiền lương phù hợp, hạch toán đúng đủ và thanh toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế xã hội cũng như về mặt chính trị.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Tài chính – Kế toán của Công ty , cùng với sự hướng dẫn chu đáo của thầy giáo hướng ....., em đã lựa chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty May 40”.
*Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung tổ chức công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương ở các doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty May 40
- Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty May 40
Chương I
Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương ở các doanh nghiệp
1. 1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1. 1. 1. Vai trò và yêu cầu quản lý lao động
* Vai trò của lao động:
Trong lịch sử phát triển của loài người, chúng ta biết rằng bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng là sự kết hợp của 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được kết hợp lại trong quá trình lao động, tạo nên một yếu tố sản xuất mặc dù trừu tượng nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với mọi quá trình xã hội.
Tiêu dùng sức lao động là lao động. Lao động chính là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tác động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người. Trong mọi xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động, lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố cơ bản tác dụng quyết định trong quá trình sản xuất. Để quá trình tái tạo sản xuất nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra liên tục thì một vấn đề thiết yếu là tái sản xuất sức lao động. Vì vậy khi họ tham gia lao động sản xuất ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương.
Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp cần phải trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp.
Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn mà theo chế độ tài chính hiện hành các doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Cùng với tiền lương, các khoản bảo hiểm và kinh phí nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Khoản chi phí này là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý sức lao động là cũng chính là tiết kiệm lao động sống, do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp.
Lao động còn là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Sức lao động với tính cách là một loại hàng hoá đặc biệt, trong quá trình lao động không chỉ chuyển hết giá trị bản thân vào sản phẩm mà còn tạo được lượng giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động đã bỏ ra - đó chính là giá trị thặng dư, biểu hiện lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phần giá trị này chính là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất theo cả chiều rộng lẫn cả chiều sâu, là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp.
Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao sẽ là nhân tố quyết định sự tồn tại không chỉ của bản thân doanh nghiệp mà của cả nền kinh tế đất nước, đặc biệt trong điều kiện sản xuất vật chất ngày càng tiến bộ hơn.
Yêu cầu quản lý lao động:
Quản lý lao động tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, nó là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình. Quản lý tốt lao động là cơ sở cho việc tính toán và xác định chi phí lao động. Tính đúng thời gian lao động và thanh toán đầy đủ kịp thơì tiền lương cho người lao động sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng của lao động.
Thực chất, yêu cầu quản lý lao động chính là yêu cầu quản lý về số lượng, chất lượng lao động:
Về số lượng: phải có số công nhân viên thích đáng với cơ cấu hợp lý, tỷ lệ lao động gián tiếp vừa phải để dành phần chủ yếu cho lao động trực tiếp.
Về chất lượng: cần chú ý bậc thợ bình quân của từng loại thợ và số lượng thợ bậc cao.
Với khoản chi phí về lao động sống, yêu câu đặt ra là quản lý chi phí này như thế nào để một mặt tăng mức thu nhập cho người lao động nhằm khuyến khích tinh thần tích cực lao động, làm nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Mặt khác, doanh nghiệp phải hạ thấp chi phí để giảm già thành, tăng lợi nhuận. Việc tăng lương phải phù hợp với việc tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm tránh tình trạng đội già thành sản phẩm lên cao.
1. 1. 2 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
Tổ chức tốt hạch toán lao động và tiền lương, một mặt giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp vào nề nếp, tạo cơ sở cho việc tính toán lương theo đúng phân phối theo lao động. Mặt khác, giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, đảm bảo việc trả tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội theo đúng chế độ kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác. Do đó kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản khác cho người lao động.
- Tính toán phân bổ chính xác chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan.
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương. Cung cấp các thông tin cần thiết cho các bộ phận liên quan.
1. 2. Hình thức tiền lương, quỹ lương và các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
1. 2. 1. Các hình thức trả tiền lương trong doanh nghiệp
Hiện nay trong chế độ lao động tiền lương có quan điểm chỉ đạo lâu dài là thực hiện đúng quyền hạn, quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động, thực hiện sự bình đẳng giữa hai bên, tôn trọng quyền được làm việc và thôi việc của người lao động. Trong các doanh nghiệp ngày nay tổ chức tiền lương phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động: nguyên tắc này nhằm khắc phục chủ nghĩa bình quân trong phân phối, mặt khác tạo cho ngưòi lao động ý thức với kết quả lao động của mình.
Số lượng và chất lượng lao động được thể hiện một cách tổng hợp ở kết quả sản xuất thông qua số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc khối lượng công việc được thực hiện.
- Nguyên tắc đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao mức sống, tiền lương phải đảm bảo cho người hưởng lương tái sản xuất được sức lao động của bản thân và gia đình. Có như vậy tiền lương mới thực sự là động lực thúc đẩy lao động nhiệt tình, tăng năng suất lao động từ đó tạo ra năng lực sản xuất mới, tạo ra vật chất to lớn cho xã hội. Vì vậy công tác tổ chức tiền lương cần chú ý đến việc tăng tiền lương thực tế cho người lao động không ngừng tăng lên.
- Gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh và phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Nếu chính sách tiền lương không giải quyết đúng đắn thì không những ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đến tình hình phát triển kinh tế xã hội mà còn trở thành vấn đề không có lợi.
Để phân biệt và quy định mức độ phức tạp của công việc làm cơ sở tính lương và trả lương cho công nhân viên thì trong các doanh nghiệp hiện nay được nhà nước quy định về tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, thang lương và mức lương. Đó là cách trả lương theo chất lượng lao động. Còn việc trả lương theo số lượng lao động thực hiện bằng cách sử dụng các hình thức tiền lương. Việc kết hợp đúng đắn giữa chế độ trả lương cấp bậc với các hình thức tiền lương tạo điều kiện quán triệt đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động.
Chính sách tiền lương là một chính sách linh động, uyển chuyển phù hợp với hoàn cảnh xã hội, với khả năng của từng công ty - xí nghiệp. Chúng ta không thể và không nên áp dụng công thức lương một cách máy móc có tính chất đồng nhất cho mọi đơn vị. Có công ty áp dụng chế độ khoán sản phẩm thì năng suất lao động cao, giá thành hạ. Nhưng công ty khác lại thất bại nếu áp dụng chế độ trả lương này, mà phải áp dụng chế độ trả lương theo giờ cộng với thưởng… Do vậy, việc trả lương rất đa dạng, nhiều công ty phối hợp nhiều phương pháp trả lương cho phù hợp với khung cảnh kinh doanh của mình. Thường thì một công ty, xí nghiệp áp dụng các hình thức trả lương sau:
1. 2. 1. 1. Trả lương theo thời gian
Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương để tính cho từng người lao động. Hình thức này chủ yếu chỉ áp dụng cho lao động gián tiếp, còn lao động trực tiếp chỉ áp dụng với bộ phận không áp dụng được định mức sản phẩm.
Hình thức trả lương này được áp dụng với viên chức nhà nước thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, những người hoạt động trong lĩnh vực quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Với công nhân sản xuất chỉ áp dụng cho những người làm công việc không thể định mức được sản phẩm lao động chính xác, hoặc do tính chất của sản xuất nếu trả lương sản phẩm sẽ không đạt chất lượng. Chẳng hạn công việc sửa chữa, công việc sản xuất hay pha chế thuốc chữa bệnh ….
Tiền lương thời gian phải trả =Thời gian làm việc * Đơn giá tiền lương thời gian (áp dụng đối với từng bậc lương)
Như vậy, trả lương theo thời gian là dựa vào độ dài thời gian làm việc, trình độ chuyên môn kỹ thuật và mức độ phức tạp của công việc.
+Ư điểm: Dễ tính, dễ trả lương
+ Nhược điểm: Mang tính bình quân cao, không đánh giá được kết quả lao động của mỗi người.
Hình thức trả lương theo thời gian bao gồm các hình thức cụ thể sau:
*Hình thức trả lương theo thời gian lao động giản đơn:
Chế độ trả lương theo thời gian lao động giản đơn quy định mức tiền lương lao động của mỗi người lao động được hưởng phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ. Hình thức trả lương này bao gồm:
- Lương tháng: là tiền lương trả cho người lao động theo tháng, theo bậc lương đã sắp xếp. Người lao động hưởng lương tháng sẽ nhận tiền lương theo cấp bậc và khoản tiền phụ cấp nếu có áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất:
Lương tháng =Lương cấp bậc công việc * Các khoản phụ cấp
(mức lương theo bảng lương Nhà nước)
- Lương ngày: là tiền lương tính trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Lương tháng
Lương ngày =
Số ngày làm việc theo chế độ trong tháng
Mức lương ngày dùng để trả theo chế độ với người lao động theo hợp đồng thời hạn từ một tháng trở lên, thường thì cơ quan hợp đồng lao động hay doanh nghiệp tổ chức chấm công theo ngày và trả gộp 15 ngày một lần cùng kỳ với người hưởng lương tháng. Lương ngày áp dụng cho những công việc có thể chấm công ngày, nó khuyến khích người lao động đi làm đều.
Đối với người lao động làm việc công nhật hoặc làm công việc có tính chất tạm thời theo thời vụ, làm công việc có tính chất thời hạn dưới ba tháng thì có thể gộp số ngày để trả một lần, cũng có thể trả ngay sau mỗi ngày làm việc nhưng phải tính thêm cho họ khoản BHXH, ít nhất 15% vào tiền lương để người lao động tự do về vấn đề bảo hiểm.
- Lương giờ: áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm.
Lương giờ =
*Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng:
Thực chất là sự kết hợp trả lương theo thời gian giản đơn và tiền thưởng thường xuyên từ quỹ lương (vì đảm bảo giờ công, ngày công …). Hình thức này áp dụng cho những lao động phụ làm những công việc phụ hoặc những lao động chính làm việc ở nơi có trình độ cơ khí và tự động hoá cao.
Tiền lương = tiền lương theo thời gian + tiền thưởng lao động giản đơn
- Ưu điểm: phản ánh được trình độ thành thạo,thời gian làm việc thực tế và hiệu quả công việc của người lao động, khuyến khích người lao động có trách nhiệm với công việc.
- Nhược điểm: chưa đảm bảo phân phối theo lao động.
1. 2. 1. 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Tiền lương sản phẩm phải tính bằng số lượng hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm.
Đây là hình thức trả lương cơ bản mà hiện nay các đơn vị áp dụng chủ yếu trongkhu vực sản xuất vật chất. Hình thức trả lương này phù hợp với nguyên tắc phân phối lao động, gắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động, khuyến khích người lao động hăng say lao động. Hình thức này tỏ ra có hiệu quả hơn so với việc trả lương theo thời gian, do đó xu hướng hiện nay mở rộng trả lương theo hình thức này.
Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán kết quả lao động (phiếu xác nhận lao động hoặc công việc hoàn thành ….) và đơn giá tiền lương sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng đối với từng loại công việc hoặc sản phẩm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm còn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể ở từng doanh nghiệp mà vận dụng theo hình thức cụ thể sau:
*Tiền lương sản phẩm trực tiếp (trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân):
Hình thức này áp dụng cho những công nhân trực tiếp sản xuất trong điều kiện quy trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối, có thể định mức kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt. Đơn giá tiền lương của cách trả lương này là cố định và tính theo công thức:
DG= = L*TĐM
Trong đó: DG: đơn giá tiền lương
L : lương cấp bậc công nhân
QĐM: mức sản lượng định mức
TĐM: thời gian định mức
Tiền lương của công nhân được xác định theo công thức:
Tiền lương phải trả =Đơn giá tiền lương * Số lượng sản phẩm hoàn thành
Cho công nhân viên trên một đơn vị sản phẩm (mức sản phẩm thực tế)
- Ưu điểm: Đánh giá đúng đắn sức lao động đã hao phí, người lao động làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, điều đó khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn, họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm làm ra.
- Nhược điểm: Công nhân ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc, thiết bị nếu thiếu những quy định chặt chẽ, tinh thần tương trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất kém, hay có tình trạng giấu nghề, giấu kinh nghiệm.
* Tiền lương sản phẩm tập thể (trả lương theo sản phẩm nhóm lao động):
Đối với những công việc do tập thể người lao động cùng thực hiện thì tiền lương sản phẩm tập thể sau khi được xác định theo công thức trên, cần được tính chia cho từng người lao động trong tập thể theo phương pháp chia lương thích hợp. Doanh nghiệp có thể thực hiện chia lương sản phẩm tập thể theo các phương pháp sau:
- Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo hệ số lương cấp bậc của người lao động và thời gian làm việc thực tế của từng người:
Theo phương pháp này, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và hệ số lương cấp bậc của từng người để tính chia lương sản phẩm tập thể cho từng ngưòi theo công thức:
Li=
Trong đó: Li: Tiền lương sản phẩm của lao động i
Ti: Thời gian làm việc thực tế của lao động i
Hi: Hệ số cấp bậc lương của lao động i
Lt: Tổng tiền lương sản phẩm tập thể
n: Số lượng lao động của tập thể
- Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người:
Theo phương pháp này, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và mức lương cấp bậc của từng người để tính chia lương sản phẩm tập thể cho từng người theo công thức:
Li =
Trong đó: Li: Tiền lương sản phẩm của lao động i
Ti: Thời gian làm việc thực tế của lao động i
Hi: Hệ số cấp bậc lương của lao động i
Lt: Tổng tiền lương sản phẩm tập thể
n: Số lượng lao động của tập thể
Mi: Mức lương cấp bậc của lao động i
- Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo hệ số lương cấp bậc hoặc theo mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng công nhân kết hợp vời bình công chấm điểm:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cấp bậc kỹ thuật của từng công nhân không phù hợp với cấp bậc công việc được giao. Theo phương pháp này, tiền lương sản phẩm tập thể được chia làm 2 phần:
+ Phần tiền lương phù hợp với lương cấp bậc được chia cho từng người theo hệ số lương cấp bậc hoặc mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người.
+ Phần tiền lương sản phẩm còn lại được phân chia theo kiểu bình công chấm điểm.
* Tiền lương sản phẩm cá nhân gián tiếp:
Hình thức này áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất (công nhân phụ) mà công việc của họ ảnh hưởng nhiều tới công việc của công nhân chính (người hưởng lương theo sản phẩm) như công nhân sửa chữa, công nhân điện …
Tiền lương phải trả cho công nhân phụ
=
Mức tiền lương công nhân chính
x
Mức độ hoàn thành sản phẩm tiêu chuẩn của công nhân
- Ưu điểm: Cách trả lương này khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện cho công nhân chính nâng cao năng suất lao động.
- Nhược điểm: Do phụ thuộc vào kết quả của công nhân chính, việc trả lương như vậy chưa được chính xác, chưa thật sự đảm bảo hao phí lao động mà công nhân phụ bỏ ra, dẫn đến tình trạng người lao động có trình độ như nhau nhưng hưởng những mức lương rất khác nhau.
*Tiền lương sản phẩm luỹ tiến:
Theo cách trả lương này, thì tiền lương phải trả cho ngưòi lao động bao gồm 2 phần:
- Phần 1: Tiền lương hoàn thành định mức được giao (tiền lương sản phẩm trực tiếp)
- Phần2: Căn cứ vào mức độ hoàn thành một định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ luỹ tiến. Tỷ lệ hoàn thành vượt định mức càng cao thì suất luỹ tiến càng nhiều.
Hình thức trả lương này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp cần hoàn thành gấp một số công việc trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ để kịp giao sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng). Thực chất đây là cách trả lương theo sản phẩm kết hợp với hình thức tiền thưởng (hoặc đơn giá tiền lương luỹ tiến) theo một tỷ lệ nhất định đối với định mức lao động một cách chính xác.
Với cách trả lương này, tốc độ tăng tiền lương vượt tốc độ tăng sản phẩm. Nó có tác động kích thích công nhân tích cực làm việc, tăng năng suất lao động, phấn đấu vượt định mức được giao, nhưng người lao động ít quan tâm đến máy móc, không tiết kiệm nguyên vật liệu. Mặt khác các doanh nghiệp cần chú ý không nên áp dụng rộng rãi hình thức trả lương này vì tốc độ tăng tiền lương của công nhân tăng nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, thời gian trả lương không nên quá ngắn để tránh tình trạng công nhân nhận lương luỹ tiến nhưng không đạt định mức tháng.
* Tiền lương sản phẩm có thưởng, có phạt:
Thực chất, hình thức trả lương này là sự hoàn thiện hơn của hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp. Theo hình thức này, ngoài tiền lương được lĩnh theo đơn giá sản phẩm trực tiếp, người công nhân còn được hưởng thêm một khoản tiền thưởng nhất định căn cứ vào trình độ hoàn thành các chỉ tiêu thưởng. Ngoài ra trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư, không đảm bảo đủ ngày công, định mức quy định …thì có thể phải chịu tiền phạt vào thu nhập của họ bằng tiền lương theo sản phẩm trực tiếp trừ đi khoản tiền phạt.
*Tiền lương khoán:
Hình thức trả lương khoán được áp dụng trong trường hợp sản phẩm hay công việc khó giao chi tiết, mà phải giao cả khối lượng công việc, hay nhiều việc tổng hợp phải làm trong một thời gian nhất định với yêu cầu chất lượng nhất định. Trả lương khoán có thể tạm ứng lương theo phần khối lượng đã hoàn thành trong từng đợt và thanh toán lương sau khi đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc được hợp đồng giao khoán. Đơn giá khoán xác định theo đơn vị hoặc cũng có thể trọn gói cho cả khối lượng công việc hay công trình.
Yêu cầu của chế độ trả lương này là đơn giá phải tính toán chặt chẽ và phải có hợp đồng giao khoán. Nội dung hợp đồng giao khoán phải rõ ràng công việc, khối lượng giao khoán, điều kiện lao động định mức,đơn giá, tổng số tiền lương khoán …Nếu tập thể nhận khoán thì chia lương như hình thức trả lương tập thể.
- Ưu điểm: Theo hình thức này, công nhân biết trước được khối lượng tiền lương mà họ sẽ được nhận sau khi hoàn thành công việc và thời gian hoàn thành công việc được giao. Do đó, họ chủ động trong việc sắp xếp, tiến hành công việc của mình,từ đó tranh thủ thời gian hoàn thành công việc được giao. Còn đối với người giao khoán thì yên tâm về khối lượng công việc hoàn thành.
- Nhược điểm: Để đảm bảo thời gian hoàn thành dễ gây ra hiện tượng làm bừa, làm ẩu, không đảm bảo chất lượng.
Tóm lại, việc trả lương cho người lao động không chỉ căn cứ vào thang lương, bậc lương, các định mức tiêu chuẩn mà còn phải lựa chọn hình thức tiền lương thích hợp với điều kiện cụ thể của ngành và doanh nghiệp. Có như vậy mới phát huy được tác dụng của tiền lương, vừa phản ánh lao động hao phí trong quá trình sản xuất vừa làm đòn bẩy kích thích người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong thực tế nhiều doanh nghiệp mức lương được trả cao hơn do còn có một loại phụ cấp thêm vào và chế độ hình thức trả lương cũng khá đa dạng. Đi sâu vào tìm hiểu ta thấy có các loại phụ cấp,loại thưởng sau:
1.2.1.3. Các chế độ trả lương phụ, thưởng, trợ cấp áp dụng tại doanh nghiệp
*Chế độ trả lương khi nghỉ phép, ngừng việc, làm ra sản phẩm hỏng, sản phẩm xấu:
- Lương nghỉ phép:
Theo chế độ hiện hành khi người lao động nghỉ phép thì được hưởng 100%tiền lương theo cấp bậc. Tiền lương nghỉ phép là tiền lương phụ của người lao động. Hiện nay, một năm một người lao động được nghỉ phép 12 ngày, nếu làm việc 5 năm liên tục thì tính thêm 1 ngày vào thời gian nghỉ phép, từ 30 năm trở lên chỉ được nghỉ thêm 6 ngày.
Tìên lương nghỉ phép được chia vào chi phí hàng tháng. Nếu doanh nghiệp không bố trí cho người lao động nghỉ phép ổn định, đều đặn giữa các tháng trong năm thì doanh nghiệp phải trích trước tiền lương nghỉ phép để đảm bảo chi phí ổn định giữa các tháng trong năm.
Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động
=
Tổng số tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm của công nhân sản xuất trực tiếp
x
100%
Tổng số tiền lương cơ bản kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất
Mức trích trước tiền lương phép kế hoạch
=
Tiền lương cơ bản thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp trong tháng
x
Tỷ lệ trích trước
Nếu người lao động vì lý do gì đấy mà không nghỉ phép được thì được thanh toán 100% lương cấp bậc theo số ngày nghỉ còn lại mà người đó chưa nghỉ.
- Chế độ trả lương khi ngừng việc:
áp dụng cho người lao động làm việc thường xuyên buộc phải ngừng làm việc, có thể do nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì người lao động vẫn được hưởng lương. Tuy nhiên, tiền lương nhận được nhỏ hơn mức thông thường. Cụ thể từng trường hợp có mức lương được quy định như sau:
+ 70% lương khi không làm việc.
+ ít nhất 80% lương nếu phải làm công việc khác có mức lương thấp hơn.
+ 100% lương nếu ngừng việc do sản xuất hay chế thử.
Cách tính lương này được thống nhất cho tất cả mọi lao động theo % trên mức lương cấp bậc công việc kể cả phụ cấp.
- Chế độ trả lương khi làm ra sản phẩm hỏng, sản phẩm xấu:
áp dụng với trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, xấu quá tỷ lệ quy định.
Cách tính: với mỗi trường hợp, ngưòi lao động được hưởng:
+ 0% tiền lương nếu làm ra sản phẩm hỏng, xấu quá quy định.
+ 70% tiền lương nếu làm ra sản phẩm xấu
+ 100% tiền lương nếu là chế thử, sản xuất thử.
+ Nếu sửa lại hàng xấu thì người lao động được hưởng lương theo sản phẩm nhưng không được hưởng lương cho thời gian sửa sản phẩm.
*Chế độ phụ cấp lương:
Theo điều IV – nghị định 26CP ngày 23/5/1993 quy định có 7 loại phụ cấp sau:
- Phụ cấp khu vực: áp dụng với những nơi xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2 ; 0,3 ; 0,4 ; 0,5 ; 0,7 ; và 1,0 so với mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp độc hại nguy hiểm: áp dụng đối với nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1 ; 0,2 ; 0,3 ; và 0,4 so với mức lương tối thiểu.
Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao, hoặc phải kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức
vụ lãnh đạo. Phụ cấp gồm 3 mức: o,1 ; 0. 2 ; 0,3 so với mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp làm thêm: áp dụng đối với công nhân viên chức làm việc từ 22h 00 đến 6h00 sáng. Phụ cấp gồm 2 mức:
+ 30% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc không thường xuyên làm việc vào ban đêm.
+ 40% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc thường xuyên làm việc theo ca (chế độ làm việc 3 ca) hoặc chuyên làm việc ban đêm.
- Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với công nhân viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và hải đảo xa đất liền, có điều kiện sinh hoạt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50%; và 70% mức lương cấp bậc hoặc chức vụ. Thời gian hưởng từ 1 đến 3 năm .
- Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với những nơi có chỉ số gia sinh hoạt (lương thực, thực phẩm, dịch vụ) cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân chung của cả nước từ 10% trở lên. Phụ cấp gồm 5 mức: 0,1; 0,15; 0,2; 0,25 và 0,3 so với mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4; và 0,6 so với mức lương tối thiểu.
*Chế độ trả lương khi làm thêm:
Theo điều V – nghị định 26CP ngày 23/5/1993 quy định: khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định thì giờ làm thêm được trả bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường và được trả bằng 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày nghỉ tuần hoặc ngày lễ.
*Chế độ tiền thưởng:
Chúng ta đều biết, tiền thưởng thực chất là khoản tiền lương nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Vì vậy đây là khoản thu nhập thêm nhằm khuyến khích ngưòi lao động trong sản xuất kinh doanh cho nên các doanh nghiệp phải xây dựng một quy chế tiền thưởng sao cho phù hợp với đơn vị mình. Chế độ tiền thưởng hiện hành gồm 2 loại: thưởng thường xuyên và thưởng định kỳ.
- Thưởng thường xuyên gồm:
+ Thưởng tiết kiệm vật tư.
+ Thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Thưởng do tăng năng suất lao động.
- Thưởng định kỳ:
+ Thưởng thi đua vào dịp cuối năm.
+ Thưởng sáng kiến, thưởng chế tạo sản phẩm mới.
+ Thưởng điển hình.
+ Thưởng nhân dịp lễ tết.
Việc áp dụng chế độ tiền thưởng một cách đúng đắn và hợp lý là điều rất cần thiết để đảm bảo vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền thưởng và tiết kiệm chi phí. Vì vậy chế độ tiền thưởng cần phải tôn trọng các nguyên tắc sau:
+ Phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu, tầm quan trọng của sản xuất hay công việc mà áp dụng hình thức hay chế độ thưởng thích hợp.
+ Phải đảm bảo quan hệ giữa chỉ tiêu chất lượng và số lượng.
+ Tiền thưởng không vượt quá số tiền làm lợi.
1. 2. 2. Quỹ lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương của doanh nghiệp dùng để trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Quỹ này bao gồm các khoản sau:
- Tiền lương tính theo thời gian, tiền công tính theo sản phẩm và tiền lương khoán.
- Tiền lương trả cho người lao động khi làm ra sản phẩm hỏng trong quy định.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan (mưa, bão, lũ lụt, thiếu nguyên vật liệu), trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
- Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ.
- Các khoản tiền lương có tính chất thường xuyên.
Khi lập kế hoạch về quỹ lương, doanh nghiệp còn phải tính các khoản: trợ cấp, BHXH cho công nhân viên khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…Tuy nhiên cần lưu ý là quỹ lương không bao gồm các khoản tiền thưởng không thường xuyên như: phát minh, sáng chế, các khoản trợ cấp không thường xuyên như: trợ cấp khó khăn đột xuất, công tác phí, học bổng hoặc sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên, bảo hộ lao động.
Về phương diện hạch toán, tiền lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất được chia làm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
+ Tiền lương chính là tiền lương phải trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ, nghĩa là thời gian có tiêu hao thực sự sức lao động bao gồm: tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ …).
+ Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công viên được nghỉ theo đúng chế độ (nghỉ phép, nghỉ lễ, đi học, đi họp, nghỉ vì ngừng sản xuất …). Ngoài ra tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định được xếp vào lương phụ.
Việc phân chia lương thành lương chính và lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản xuất. Tiền lương của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình làm ra sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm theo một tiêu chuẩn phân bổ nhất định.
Quản lý chi tiêu quỹ tiền lương phải nằm trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm vừa chi tiêu tiết kiệm hợp lý quỹ tiền lương, vừa đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
1. 2. 3. Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
Ngoài tiền lương trả cho người lao động theo chế độ hiện hành doanh nghiệp còn phải nộp các quỹ như: quỹ bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo vật chất góp phần ổn định đời sống cho người lao động khi họ gặp rủi ro, còn quỹ bảo hiểm y tế nhằm tài trợ cho việc phòng và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Lập nguồn kinh phí công đoàn để chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
*Quỹ bảo hiểm xã hội:
Trong cuộc sống hàng ngày, con người không tránh khỏi rủi ro về kinh tế, về tinh thần. Chính vì nhu cầu này mà nảy sinh nhiều cơ chế bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm xã hội cũng ra đời trên cơ sở đó. Quỹ bảo hiểm xã hội được thiết lập nhằm tạo ra nguồn vốn tài trợ cho người lao động trong những trường hợp:
+ Trợ cấp thai sản cho người lao động nữ có thai, sinh con. Trợ cấp bằng 75% lương
+ Trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp do người lao động bị tai nạn lao động tiền trợ cấp bằng 100% tiền lương trong quá trình điều trị, ngoài ra còn được hưởng chế độ khác…
+ Trợ cấp chế độ hưu trí…
+ Chi chế độ tử tuất cho nhân thân người lao động trong trường hợp người lao động bị chết.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực...) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20%, cụ thể:
+ 15% cho đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp và được tính vào chi phí kinh doanh.
+ 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng.
Quỹ BHXH do cơ quan BHXH quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của nhà nước, hạch toán độc lập và được nhà nước bảo hộ. Hàng tháng doanh nghiệp phải nộp toàn bộ các khoản BHXH đã trích cho cơ quan quản lý quỹ. Nếu ở doanh nghiệp xảy ra trường hợp người lao động ốm đau, thai sản…được hưởng trợ cấp BHXH thì doanh nghiệp sẽ tiến hành chi BHXH cho người lao động thay cơ quan BHXH. Sau đó, doanh nghiệp sẽ nộp toàn bộ các chứng từ gốc hợp lệ có liên quan cho cơ quan này xét duyệt và thanh toán cho đơn vị.
*Quỹ bảo hiểm y tế:
Bảo hiểm y tế thực chất là trợ cấp về y tế cho người tham gia bảo hiểm nhằm giúp họ một phần nào đó trang trải tiền khám chữa bệnh, tiền vịên phí, tiền thuốc thang. Mục đích chính của BHYT là tạo một mạng lưới bảo vệ sức khoẻ cho toàn cộng đồng.
Quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia bảo hiểm và một phần hỗ trợ của nhà nước. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định của chế độ tài chính hiện hành trên tổng số tiền lương cơ bản của CNVtrong tháng. Hiện nay, tỷ lệ này là 3% tổng quỹ lương cơ bản của doanh nghiệp, trong đó 2% doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, 1% còn lại tính trừ vào thu nhập của người lao động.
Quỹ BHYT được nộp toàn bộ cho cơ quan chuyên môn chuyên trách (dưới hình thức mua thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động) để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang…cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ…
*Kinh phí công đoàn:
Công đoàn là một tổ chức của đoàn thể đại diện cho người lao động. Công đoàn là tổ chức được lập nên đại diện cho người lao động đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Nhưng bên cạnh đó thì công đoàn cũng là người trực tiếp hướng dẫn và điều chỉnh thái độ của người lao động với công việc…
Quỹ này hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo một tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong kỳ nhằm tạo ra nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn của đơn vị. Theo chế độ tài chính hiện hành, tỷ lệ trích nộp kinh phí công đoàn của doanh nghiệp là 2% tiền lương thực tế của công nhân viên trong tháng. Trong đó, doanh nghiệp được phép giữ lại 1% để chi tiêu cho hoạt động công đoàn cơ sở, 1% còn lại phải nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên.
Tiền lương phải trả cho người lao động cùng các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp cần thiết phải tính đúng, tính đủ tiền lương và các khoản trích theo lương nói trên và có biện pháp quản lý, sử dụng khoa học để có thể giảm chi phí nhân công, giảm giá thành sản phẩm mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất.
1. 3. Thanh toán lao động tiền lương, tính lương và các khoản phải trả cho người lao động
1. 3. 1. Phân loại lao động
Để tạo điều kiện cho việc quản lý, huy động sử dụng vốn hợp lý thì cần thiết phải phân loại công nhân viên của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể thuộc các ngành sản xuất khác nhau. Căn cứ vào việc tổ chức quản lý, sử dụng và trả lương, lực lượng lao động trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại: công nhân viên trong danh sách và công nhân viên ngoài danh sách.
*Công nhân viên trong danh sách: Là những người được đăng ký trong danh sách lao động của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và trả lương. Theo quy định hiện hành, công nhân viên trong danh sách bao gồm những người trực tiếp sản xuất từ một ngày trở lên và người không trực tiếp sản xuất từ năm ngày trở lên.
Công nhân viên trong danh sách được phân chia thành các loại lao động khác nhau theo 2 tiêu thức khác nhau sau:
- Nếu căn cứ vào tính liên tục của thời gian làm việc công nhân viên trong danh sách gồm công nhân viên thường xuyên và công nhân viên tạm thời. Trong đó:
+ Công nhân viên thường xuyên là những người được tuyển dụng chính thức làm việc lâu dài cho doanh nghiệp và những người tuy chưa được tuyển dụng chính thức nhưng làm việc thường xuyên và liên tục.
+ Công nhân viên tạm thời làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động trong đó quy định rõ thời gian làm việc.
- Nếu căn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất, công nhân viên trong danh sách được chia thành công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác:
+ Công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản là những người trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chính ở doanh nghiệp gồm: công nhân chính, công nhân phụ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính …
+ Công nhân viên thuộc các hoạt động khác là những người tham gia vào các hoạt động phục vụ gián tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như: công nhân viên xây dựng cơ bản, công nhân viên vận tải, những công nhân viên hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, nhà ăn …
*Công nhân viên ngoài danh sách: là những người tham gia làm việc tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền quản lý và trả lương của doanh nghiệp. Họ là những người do đơn vị khác gửi đến như: Thợ học nghề, sinh viên thực tập, cán bộ chuyên trách công tác đoàn thể, phạm nhân lao động cải tạo …
Các doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến công nhân viên trong danh sách vì đây là bộ phận quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn những công nhân viên ngoài danh sách chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong lực lượng lao động.
Tuy nhiên, để quản lý, huy động và sử dụng lao động hợp lý thì việc phân loại lao động như trên là chưa đủ. Các doanh nghiệp cần phải quản lý lao động theo trình độ kỹ thuật, trình độ tay nghề của từng công nhân viên, để từ đó có sự phân công sắp xếp lao động trong doanh nghiệp cho phù hợp với năng lực của mỗi người.
1.3.2. Hạch toán lao động
Để quản lý và sử dụng lao động ở doanh nghiệp, nhất thiết phải tiến hành hạch toán lao động. Đây một loại hạch toán nghiệp vụ nhằm mục đích cuối cùng là giúp doanh nghiệp tìm ra được các biện pháp thích hợp để quản lý và sử dụng lao động một cách có hiệu quả, bao gồm các nội dung: hạch toán số lượng lao động, hạch toán thời gian lao động và hạch toán kết quả lao động:
*Hạch toán số lượng lao động:
Các doanh nghiệp thường sử dụng “Sổ danh sách lao động”để quản lý về số lượng từng loại lao động theo tính chất công việc và theo trình độ kỹ thuật cấp bậc của công nhân viên. Sổ này thường do phòng tổ chức lao động tiền lương lập (cho toàn doanh nghiệp và cho từng bộ phận). Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng người lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động.
*Hạch toán thời gian lao động:
Hạch toán thời gian lao động là hạch toán việc sử dụng thời gian đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận, tổ, phòng ban trong doanh nghiệp nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động là “Bảng chấm công”Mẫu số 01-LĐ - TL. Bảng này được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động và mỗi tháng được lập một tờ theo dõi từng ngày làm việc. Bảng chấm công được dùng để ghi chép thời gian làm việc thực tế và vắng mặt của công nhân viên trong tổ đội theo từng nguyên nhân. Trong bảng chấm công ghi rõ ngày được nghỉ theo quy định những ngày lễ, tết, chủ nhật. Mọi sự vắng mặt của người lao động được ghi rõ ràng. Cuối tháng, tổ trưởng (trưởng phòng) tổng hợp tình hình sử dụng lao động số có mặt, số vắng mặt theo từng nguyên nhân sau đó cung cấp cho phòng kế toán phân xưởng. Nhân viên kế toán phân xưởng kiểm tra, xác nhận hàng ngày trên bảng chấm công sau đó tập hợp báo cáo cho phòng lao động tiền lương, cuối tháng bảng này chuyển cho phòng kế toán để tính tiền lương. Hạch toán thời gian nghỉ do ốm đau, thai sản … tai nạn lao động hoặc phiếu nghỉ, con ốm do bệnh viên, bác sĩ cấp và xác nhận sau đó chứng từ này được chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ để ghi vào bảng chấm công.
*Hạch toán kết quả lao động:
Hạch toán kết quả lao động là việc theo dõi, ghi chép kết quả lao động của công nhân viên chức, biểu hiện bằng số lượng công việc, khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành của từng người hay từng tổ, nhóm lao động.
Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp. Tuy khác nhau về mẫu, nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung: tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu và chất lượng công việc hoàn thành …Đó chính là các báo cáo về kết quả sản xuất như: “Phiếu giao nhận sản phẩm”, “Bảng khoán”, “Hợp đồng giao khoán”, “Bảng kê năng suất tổ”, “Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành”…Các chứng từ này đều phải do người lập (tổ trưởng) ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo bộ phận duyệt y, sau đó được chuyển cho nhân viên hạch toán đội sản xuất để tổng hợp kết quả lao động toàn đội rồi chuyển về phòng tiền lương xác nhận. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính thưởng.
Tại mỗi đội thi công, nhân viên hạch toán đội phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động, ghi kết quả cho từng người, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho các bộ phận quản lý liên quan. Phòng kế toán doanh nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động để tổng hợp kết quả chung cho toàn doanh nghiệp.
1.3.3. Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động
Mỗi doanh nghiệp dựa vào điều kiện đơn vị, về đặc điểm sản xuất kinh doanh, về đặc điểm lao động để áp dụng hình thức trả lương cho phù hợp với đơn vị mình. Mỗi hình thức trả lương trong đơn vị đều có mục đích tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo làm sao cho người lao động hăng hái tham gia làm việc vời ý thức cao nhất.
Vì vậy việc áp dụng hình thức tiền lương nào, cách tính tiền lương ra sao để đảm bảo nguyên tắc phân phối lao động là yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý lao động và tiền lương trong mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, mỗi doanh nghiệp từ lãnh đạo đến công nhân phải tìm mọi cách để tăng thu nhập của mình cũng như của toàn doanh nghiệp sao cho mức lương họ nhận được từ doanh nghiệp đảm bảo cho họ có thể sống và hoà nhập với xã hội.
Từ những quyết định của Nhà nước,hàng tháng trên cơ sở về tài liệu hạch toán về thời gian và kết quả lao động, chính sách xã hội về lao động tiền lương mà doanh nghiệp áp dụng, kế toán tiến hành tính tiền lương phải trả cho người lao động. Tuỳ theo hình thức lao động mà áp dụng hình thức trả lương cho phù hợp. Tiền lương được tính toán và tổng hợp riêng cho từng người lao động và tổng hợp theo từng bộ phận lao động được phản ánh vào “Bảng thanh toán tiền lương”lập cho từng bộ phận đó. “Bảng thanh toán tiền lương”của các bộ phận trong doanh nghiệp là cơ sở để thanh toán, chi trả lương cho người lao động, đồng thời cũng là cơ sở để tổng hợp và phân bổ tiền lương và tính trích BHXH (lập bảng phân bổ tiền lương. BPB số 1).
Trường hợp áp dụng tiền thưởng cho người lao động cần tính toán và lập “Bảng thanh toán tiền thưởng”để theo dõi và chi trả theo đúng quy định.
- Bảo hiểm xã hội: Quỹ BHXH được cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý, doanh nghiệp có trách nhiệm trích và thu bảo hiểm xã hội rồi nộp lên cấp trên. Việc thanh toán bảo hiểm, doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán với người lao động dựa trên các chứng từ hợp lệ như phiếu nghỉ hưởng BHXH, giấy khai sinh, giấy ra viện, giấy chứng nhân thương tật …rồi sau đó lập bảng thanh toán bảo hiểm xã hội để quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp trên.
Cụ thể, đối với khoản BHXH trả thay lương trong tháng mà người lao động được hưởng, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán tiến hành tính số tiền BHXH phải trả cho ngựời lao động theo công thức:
Số tiền BHXH phải trả
=
Số ngày nghỉ tính BHXH
x
Lương cấp bậc bình quân/ngày
x
Tỷ lệ % tính BHXH
Số tiền BHXH phải trả cho từng người, theo từng nguyên nhân (ốm, con ốm, sinh đẻ …) được phản ánh trong bảng thanh toán BHXH. Bảng này là căn cứ để tổng hợp và thanh toán trợ cấp BHXH thay lương cho người lao động và là căn cứ để ghi sổ kế toán cũng như để lập báo cáo quyết toán BHXH với cơ quan quản lý BHXH. Tuỳ thuộc vào số lượng người được hưởng trợ cấp BHXH thay lương mà kế toán phải lập bảng này cho từng bộ phận hoặc lập chung cho toàn doanh nghiệp.
- Bảo hiểm y tế: Với khoản bảo hiểm y tế, doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm nộp lên cấp trên, người lao động sẽ trực tiếp hưởng các chế độ thông qua cơ quan y tế nơi người lao động đến khám chữa bệnh.
- Kinh phí công đoàn: Với khoản KPCĐ, doanh nghiệp phải nộp 50% trong tổng số KPCĐ đã trích cho cơ quan công đoàn cấp trên. Số còn lại dùng để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn đơn vị và không được chi tiêu vượt quá số này.
Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp thanh toán tìên lương và các chứng từ gốc liên quan để tổng hợp, xác định số phân bổ chi phí nhân công, chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng lao động liên quan. Việc tính toán phân bổ chi phi nhân công cho các đối tượng sử dụng có thể được thực hiện bằng trực tiếp hay bằng phương pháp phân bổ gián tiếp. Kết quả tính toán, phân bổ được phản ánh trong: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
1.4. Kế toán tiền lương và các khoán trích theo lương
1.4.1. Chứng từ kế toán sử dụng
Hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ chủ yếu sử dụng các chứng từ về tính toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH, thanh toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH như:
Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL)
Bảng thanh toán BHXH(Mẫu số 04-LĐTL)
Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05-LĐTL)
Các phiếu chi, các chứng từ, tài liệu khác về các khoản khấu trừ, trích nộp liên quan. Các chứng từ trên có thể là căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán.
Trên cơ sở “Bảng chấm công”, “Phiếu giao việc”, “Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành”, kết quả tính lương cho từng người lao động được hoàn thành. Căn cứ vào đây, kế toán tiền lương lập “Bảng thanh toán lương”cho từng tổ, đội và các phong ban, trong đó ghi rõ từng khoản tiền lương (lương sản phẩm, lương thời gian), các khoản phụ cấp,trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền lương mà người lao động được lĩnh. Mỗi công nhân viên ghi trên một dòng (có ghi kèm cả cấp bậc lương). Đồng thời, kế toán tiền lương cũng tổng hợp, phân bổ và lập nên “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”cho các tổ đội này. Sau đó kế toán tiền lương sẽ lập ra “Bảng thanh toán tiền lương và BHXH”tổng hợp cho toàn doanh nghiệp. Việc thanh toánBHXH cho các công nhân viên được hưởng khoản trợ cấp này trong tháng phải căn cứ vào các chứng từ liên quan như: phiếu nghỉ hưởng BHXH, biên bản điều tra tai nạn lao động, giấy chứng nhận khám bệnh được hưởng trợ cấp BHXH…để lập “Bảng thanh toán BHXH”.
Nếu áp dụng tiền thưởng cho công nhân viên, kế toán tiền lương cần tính toán và phản ánh vào “Bảng thanh toán tiền thưởng”để theo dõi và chi trả cho người lao động.
Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc duyệt y, “Bảng thanh toán tiền lương và BHXH”sẽ được dùng làm căn cứ để viết phiếu chi và thanh toàn tiền lương cho người lao động trong từng bộ phận. Việc thanh toán lương được thực hiện làm 2 kỳ trong tháng: kỳ một được gọi là tạm ứng, kỳ hai thanh toán nốt phần còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ (theo chế độ quy định) hoặc những khoản nợ của công nhân được cơ quan pháp lý quyết định khấu trừ vào lương.
Tiền lương phải trả tân tay cho người lao động hoặc người đại diện tập thể. Thủ quỹ phát lương và người nhận phải ký vào bảng thanh toán tiền lương của bộ phận mình.
Trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay, đối tượng tính giá thành thường là những công trình, hạng mục công trình lớn,thời gianthi công và kỳ tính giá thành dài,đối tượng tính giá thành đơn chiếc. Do vậy doanh nghiệp xây dựng thường không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất mà thực tế phát sinh vào thời điểm nào thì tính luôn vào chi phí sản xuất của thời kỳ đó.
1.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Để tính toán và thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản khác với người lao động, tình hình trích lập và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK334 - “phải trả công nhân viên”: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, trợ cấp BHXH, tiền thưởng và các khoản thuộc về thu nhập của công nhân viên.
Đối với doanh nghiệp xây lắp, TK334 có 2 TK cấp 2:
+ TK3341: phải trả công nhân viên: phản ánh các khoản phải trả công nhân viên thuộc biên chế của doanh nghiệp.
+ TK3342: phải trả lao động thuê ngoài: phản ánh các khoản phải trả cho lao đông thuê ngoài không thuộc biên chế của doanh nghiệp xây lắp.
- TK338 - “phải trả phải nộp khác”: tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết toán của toà án, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời …
Tài khoản 338 được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2:
+ TK3381: Tài sản thừa chờ giải quyết
+ TK3382: Kinh phí công đoàn
+ TK3383: Bảo hiểm xã hội
+ TK 3384: Bảo hiểm y tế
+ TK3387: Doanh thu chưa thực hiện
+ TK3388: Phải trả phải nộp khác
- Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như:TK622, TK11, TK112, TK138, TK623, TK627, TK641, TK642…
1.4.3. Phương pháp kế toán
Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về kế toán tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ có thể tóm tắt qua sơ đồ sau: Xem trang sau
Chú thích:
1. Các khoản khấu trừ vào lương
2. Trả lương bằng sản phẩm
3. Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, chi tiêu kinh phí công đoàn
4. BHXH, BHYT do người lao động đóng góp
5. Tiền lương chính và tiền thưởng trong sản xuất
6. Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
7. Trích trước tiền lương phép của công nhân sản xuất
8. Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng
9. Trích BHXH, BHYT,KPCĐ vào chi phí
10. Số chi BHXH vượt quyết toán được cấp bù
Trình tự hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
TK 338,333,141,138
(1)
TK 512
(2)
TK 33311
(2)
TK 334
TK 111,112
(3)
(4)
TK 334
TK 622,623,627,641,642
(5)
TK 335
(6)
(7)
TK 431
(8)
TK 111,112
TK 111,112
(9)
(10)
1.4.4. Tổ chức hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán tiền lương
Báo cáo kế toán sử dụng trong phân tích tiền lương và các khoản trích theo lương gồm:
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
- Sổ cái tài khoản 334, 338......
+ Cách lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Hàng tháng, căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ …kế toán tập hợp, phân loại theo từng đối tượng sử dụng, tính toán số tiền để ghi vào BPB số 1 theo các dòng phù hợp cột ghi có tài khoản 338 hoặc có TK335
Căn cứ vào tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ và tổng số tiền lương phải trả (theo quy định hiện hành) theo từng đối tượng sử dụng, tính ra số tiền phải trích BHXH, BHYT KPCĐ để ghi vào các dòng phù hợp cột ghi Có TK338 (3382, 3383, 3384)
Số liệu tổng hợp phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và trích trước các khoản được sử dụng cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất, ghi sổ kế toán cho các đối tượng liên quan.
Chương II
thực trạng về công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may 40
2.1. ĐặC ĐIểM TìNH HìNH CủA CÔNG TY MAY 40
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty may 40
Xí nghiệp may 40 được thành lập theo quyết định của tổng cục hậu cần quân đội Việt Nam.Với sự có mặt của 30 đồng chí cán bộ quân đội, đó là những người đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng xí nghiệp May40. Nhiêm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất các mặt hàng may mặc giày da, quân hàm phục vụ cho quốc phòng.
Đến cuối năm 1960, xí nghiệp May 40 được chuyển giao về sở công nghiệp Hà Nội quản lý. Trong giai đoạn từ năm 1961 đến 1973, trong hoàn cảnh đất nước vẫn còn chiến tranh, xí nghiệp tuy đã lớn mạnh nhiều về quy mô nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Như việc ổn định cơ sở, xây dựng nhà xưởng, ổn định đời sống, máy móc thiết bị nghèo nàn lạc hậu chủ yếu là sản xuất thủ công. Mặc dù trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng với tinh thần “ Tất cả cho tiền tuyến”. Cán bộ CNV trong xí nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong suốt 10 năm.
Sau khi hoà bình lập lại năm 1975, xí nghiệp đã chuyển về địa điểm hiện nay( Phường Hạ Đình, Thanh Xuân) với diện tích mặt bằng là 25000 mét vuông, công việc đầu tiên là xây dựng 12 000 m2 nhà xưỏng đẹp đẽ, thoáng mát rất là thuận lợi cho công việc sản xuất và tuyển chọn thêm nhiều lớp công nhân bổ xung. Đồng thời xí nghiệp chuyển hướng sản xuất từ những mặt hàng phục vụ cho quân đội và hàng nội địa chuyển sang sản xuất như mặt hàng xuất khẩu cho một số lớn trên thế giới như Tiệp Khắc,Cộng hoà dân chủ Đức... Tỷ trọng hàng xuất khẩu những năm 1987 đến 1990 chiếm 80% sản lượng, 20% phục vụ trong nước.
Từ những năm 1991 đến nay, xí nghiệp May 40 được lập lại doanh nghiệp. Ngày 10/11/1992, tại quyết định số 2765/QDUB của UBND thành phố Hà Nội và được chuyển thành Công ty May 40 theo quyết định số 741/QDUB ngày 4/5/1994 của UBND thành phố Hà Nội.
Tên công ty: CÔNG TY MAY 40 Hà NộI
Tên tiếng anh: HA NOI GARMENT COMPANY NO 40.
Tên giao dịch: GARMENTTEX
Địa điểm: 88 Phố Hạ Đình-Quận Thanh Xuân-Hà Nội
Trong những năm 1990-1992 do ảnh hưởng của sự tan rã các nước khối XHCN và sự biến động của thị trường Đông Âu. Công ty May 40 đứng trước ngưỡng cửa của sự thách thức đầy nguy hiểm, thiết bị công nghệ lạc hậu, trinh độ công nhân viên mất ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Nhưng với ý trí quyết tâm và nỗ lực của giám đốc, tập thể lãnh đạo cũng nhe của anh em công nhân trong công ty bằng việc chủ động tìm kiếm khách hàng, đổi mới thiết bị công nghệ (trên 6 tỷ đồng) hiện đại của Nhật- Đức đã khắc phục được khó khăn và bắt đầu làm ăn có hiệu quả. Doanh thu năm 1995 tăng gấp tám lần năm 1991. Tốc độ gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng hoá bình quân trên năm từ 20-30%, năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm, công ty đã xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan...hàng triệu sản phẩm đa dạng có chất lượng cao có thể nói, sau 5 năm thực hiện đổi mới công ty May 40 đã có được những yếu tố của một đơn vị công nghiệp hiên đại, thich ứng với thị trường thế giới, bắt đầu có thị trường ổn định và đời sống của người lao động ngày một cải thiện. Trong những năm kinh doanh theo cơ chế thị trường, công ty đã tạo được lợi thế cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Hiện nay, công ty có mười khách hàng của cácnước ký kết hợp đồng sản xuất hàng may mặc sẵn, trong đó có những mặt hàng cao cấp như măng tô, áo khoác bộ áo trượt tuyết, thể thao xuất đi thị trường nhu Mỹ, Nhật, Canada, Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nước khác.
Với sự phấn đấu nỗ lực trong sản xuất của tập thể cán bộ công nhân viên. Công ty May 40 đã đạt được một số kết quả đáng kể trong mấy năm thông qua các chỉ tiêu sau:
Tình hình hoạt động của công ty May 40
STT
Chỉ tiêu
ĐV tính
2002
2003
2004
1
Vốn kinh doanh
Tỷ
18,839
22,7
23.68
2
Doanh thu
Tỷ
71,854
50
23,66
3
Nộp ngân sách
Triệu
967
1100
850
4
Kim ngạch xuất khẩu
1000USD
14067
16200
14390
5
Đầu tư
Tỷ
38
6
Lao động
Người
1380
1370
1350
7
Trong đó Nữ
Người
1173
1164
1147
8
Thu nhập bình quân người/ tháng
1000đ
770
705
730
2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý
2.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Tính chất sản xuất của công ty là sản xuất phức tạp, chu kỳ sản xuất ngắn, loại hình sản xuất hàng loạt. Công ty đã tổ chức sản xuất theo phân xưởng, một phân xưởng cắt, một phân xưởng thêu.Các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch hàng tháng của công ty, sản phẩm chủ yếu của công ty là gia công xuât khẩu với chủng loại đa dạng như áo trượt tuyết, quần áo thể thao, áo jacket, áo sơ mi, váy áo phụ nữ, trẻ em...Ngoài ra công ty còn nhận theo đơn đặt hàng của các đơn vị trong và ngoài nước khác như; EVF của Anh Quốc, MAIR của nhà công nghiệp Đức, TATONKA của Đức, GEMIN của Canada...Với dây chuyền sản xuất khép kín từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối cùng bao gồm : cắt ,theu, may, là đóng gói , nhập kho. Cụ thể là công ty dựa trên cơ sở năng lực sản xuất, trình độ tay nghề và máy móc thiết bị của từng phân xưởng để dự kiến bố trí mặt hàng cho phù hợp. Điều đó đã khẳng định sự lớn mạnh vững chắc của công ty cũng như uy tín của công ty với cả những khách hàng khó tính nhất.
*Công ty với chính sách –mục tiêu chất lương như sau:
Chính sách chất lượng: Công ty May 40 Hà Nội cam kết luôn đảm bảo mọi nguồn lực đẻ sản xuất và cung cấp những sản phẩm có chất lượng như thoả thuận với khách hàng.
Mục tiêu chất lượng : Kiểm soát chặt chẽ chất lượng các giai đoạn sản xuất để khống chế sản phẩm phải sửa lại không quá 2% (giai đoạn cuối), nhưng những sản phẩm sửa lại vẫn đảm bảo chất lượng giao hàng cho khách hàng.Đồng thời duy trì, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002, và chuyển đổi hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002-1994 sang hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế 9001-2000
Tích cực bám sát khách hàng lớn nên đã tạo nguồn hàng đảm bảo, việc giư vững mở rộng quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước, tăng cường đầu tư kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng rhu nhập cho người lao động.
Mô hình tổ chức sản phẩm tại công ty May 40
Phân xưởng may 5
Phân xưởng may 3
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may 2
Phân xưởng may 6
Phân xưởng may 7
Giám đốc
P. Giám đốc sản xuất
Phân xưởng thêu
Phân xưởng may 1
P. Giám đốc kỹ thuật
2.2.2.Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tại công ty.
Công ty May 40 là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập thuộc sở công nghiệp Hà Nội.Đây là công ty được xếp vào loại hình doanh nghiệp có quy mô vưà do đặc điểm sản xuất sản phẩm của ngành may mặc nói chung và đặc điểm của công ty nói riêng nên việc tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Phòng KTCN-KCS
Giám đốc
P. Giám đốc sản xuất
P. Giám đốc kỹ thuật
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may 2
Phân xưởng may 1
Phân xưởng may 6
Phân xưởng may 3
Phân xưởng may 5
Phân xưởng may 7
Phân xưởng thêu công nghiệp
Phòng KHVT XK
Phòng TCLĐ
Phòng tài vụ
Phòng HCQT-y tế
2.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo:
Công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng với sự hỗ trợ tham gia tư vấn của các phòng ban chức năng.
Như vậy:
*Giám đốc :
-Trách nhiệm: là người có trách nhiệm cao nhất được giao trách nhiệm quản trị doanh nghiệp, là người chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kỹ thuật và đời sống của doanh nghiệp.
- Quyền hạn: Để có thời gian tập trung vào những vấn đề lớn có tính chất chiến lược nên giám đốc giao quyền chỉ huy sản xuất kinh doanh cho phó giám đốc sản xuất kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật.
Giám đốc là người ra quyết định cuối cùng về kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh, mặt hàng, tổ chức dân sự, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty...
*Phó giám đốc sản xuất:
- Trách nhiệm: Là người được giám đốc giao quyền chỉ huy và điều hành quá trình sản xuất do vậy phó giám đốc phải tiến hành lập kế hoạch cho việc sản xuất sao cho phù hợp với khả năng của Công ty trong từng thời kỳ cụ thể. Chỉ đạo điều hành kế hoạch bố trí nhân lực lao động cho các đơn vị sản xuất, chịu trách nhiệm giám sát đồng thời báo cho giám đốc về toàn bộ quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất trong toàn Công ty.
- Quyền hạn:
Tổ chức và chỉ huy phòng Kế hoạch – Vật tư – Xuất nhập khẩu trong công tác lập kế hoạch, điều độ sản xuất cho từng loại sản phẩm, chi phí vật tư, phụ liệu sản xuât của các mặt hàng đảm bảo có tính hiệu quả. Tức là có trách nhiệm cao nhất trong quá trình sản xuất hàng ngày từ khâu chuẩn bị sản xuất như bố trí điều khiển lao động, cấp phát vật tư đến việc tổng hợp phân tích kết quả của quá trình sản xuất. Đồng thời chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo công nhân, nhân viên trong Công ty.
*Phó giám đốc kỹ thuật:
- Trách nhiệm: Chỉ đạo công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ở tất cả các đơn vị sản xuât, lên kế hoạch thực hiện việc sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị trong toàn Công ty. Chỉ đạo việc lập kế hoạch thống nhất và hiệu quả thiết bị đo lường của Công ty để phù hợp với yêu cầu của hệ thống chất lương. Chỉ đạo lập chương trình đào tạo và tổ chức thực hiện đào tạo nâng cao tay nghề cho CBCNV theo đã định và cũng chịu trách nhiệm cao nhất trước giám đốc về các vấn đề kỹ thuật.
- Quyền hạn: Là người thay mặt giám đốc chỉ đạo về kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm và có nhiệm vụ báo cho giám đốc về toàn bộ công tác kỹ thuật. Nếu có vấn đề về kỹ thuật vượt quá chuyên môn thì giám đốc lại là người quyết định cuối cùng.
2.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban
Do áp dụng mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng nên các phòng tài vụ, phòng kế hoạch vật tư xuất nhập khẩu, phòngkỹ thuật công nghệ-KCS... sẽ có trách nhiệm tham mưu giúp đỡ cán bộ giải quyết vấn đề. Nhưng quyền quyết định vấn đề áy vẫn thuộc thủ trưởng, các phòng chức năng, các phân xưởng, các bộ phận phải thực hiện mệnh lệnh, chỉ thị của giám đốc. Giám đốc đôn đốc hướng dẫn cho các bộ phận sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
*Phòng tài vụ
Quân số gồm có 7 người trong đó gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 nhân viên.
Có nhiệm vụ cung cấp vốn kịp thời cho qúa trình sản xuất kinh doanh, theo dõi và tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, để tiến hành hạch toán và phân tích kết quả sản xuất xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch gía thành và kế hoạch tài chính. Đồng thờ chịu trách nhiệm trước giám đôc về mọi mặt hoạt động tài chính của Công ty.
*Phòng kế hoạch-vật tư-xuất nhập khẩu:
Quân số gồm có 57 người trong đó gồm 1 trưởng phòng và 5 phó phòng và 51 nhân viên.
Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc điều tra nắm bắt thị trưòng. Trên cơ sở đó tìm kiếm và mở rộng thị trưỏng tiêu thụ. Báo cáo trực tiếp với giám đốc về tình hình thực hiện hợp đồng thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu vật tư và làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá để Công ty sản xuất ra công may thêu, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lưu kho, bảo quản. Đồng thời chịu sự chỉ đạo của giám đốc về kế hoạch dài hạn, kế hoạch về trang thiết bị.
*Phòng tổ chức lao động:
Quân số gồm có 30 người, trong đó gồm có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 27 nhân viên.
Tổ chức hợp lý lao động, thực hiện công tác tuyển dụng lao động, xây dựng ké hoạch lao động và tiền lương đồng thời tổ chức, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoach lao động tièn lương, nghiên cứu và áp dụng các hình thưc trả lương cho phù hợp với tính hình hoạt đống sản xuất. Xây dựng các nội quy, quy định về an toàn lao động, các quy chế làm việc và các mối quan hệ giữa các đơn vị trong Công ty nhằm xây dựng nề nếp về tổ chức nâng cao hiệu quả lao động và quản lý.
*Phòng kỹ thuật công nghiệp-KCS
Quân số hiện có 58 người trong đó có 1 trưởng phòng, 4 phó phòng và 48 nhân viên.
Xây dựng và tiêu chuẩn hoá quy trình công nghệ sản xuất, theo dõi các quy trình công nghệ, thiết kế và giác mẫu sản phẩm, kết hợp với phòng tổ chức đào tạo tay nghề cho công nhân xây dựng quy trình công nghệ an toàn trong lao động.
Tổ chức mạng lưới kiểm tra kỹ thuật chất lượng sản phẩm, xây dựng các thông số về chất lượng sản phẩm qua các công đoạn của quy trình sản xuất, xây dựng các biện pháp nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến hành tốt các công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
*Phòng tổ chức hành chính:
Quân số hiện có là 20 người, trong đó gồm có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 17 nhân viên.
Tổ chức hợp lý công tác hành chính văn thư-y tế.
Tổ chức phòng khám và chữa bệnh cho CBCNV chức kết hợp với các đơn vị ngày công nghỉ, hưởng BHXH của Công ty.
*Các phân xưởng
Phân xưởng là nơi trực tiếp thực hiện tổ chức sản xuất làm ra các sản phẩm theo tiến độ kế hoạch của Công ty giao.
Quản đốc phân xưởng thuờng xuyên báo cáo lên cấp trên về hoạt động sản xuất của các phân xưởng của mình: như về nhân lực, nhà xưởng, tình hình thực hiện chế độ, những chi phí phát sinh ngoài kế hoạch sản xuất.
2.2.2.3. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phân xưởng trong Công ty.
Công ty may 40 gồm có 8 phân xưởng trong đó gồm có 6 phân xưởng may, 1 phân xưởng thêu và 1 phân xưởng cắt.
Thực tế:
Các phân xưởng may:
+ Phân xưởng may 1 hiện có 158 người trong đó có 1 quản đốc, 2 phó quản đốc, 4 tổ trưởng sản xuất, 1 tổ trưởng là hơi, 1 thống kê và 2 lao công.
+ Phân xưởng may 2 quân số hiện có là 162 người trong đo gồm có 1 quản đốc, 2 phó quản đốc, 1 thống kê, 3 tổ trưởng sản xuất, 1 tổ trưỏng thành hình, 2 lao công.
+ Phân xưởng may 3 quân số hiện có là 157 người trong đó có 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 1 thợ sửa máy, 1 thống kê, 4 tổ trưỏng sản xuất, 1 tổ trưởng thành hình, 2 lao công.
+ Phân xưởng 5 quân số hiện có là 149 người trong đó có 1 quản đốc, 2 phó quản đốc, 1 thống kê, 2 lao công.
+ Phân xưởng may 6 quân số gồm có 177 người trong đó gồm có 1 quản đốc, 2 phó quản đốc, 1 thống kê, 5 trưởng phòng (5 phó phòng), 2 công đoàn.
+ Phân xưởng may 7 quân số hiện có là 160 người trong đó gồm 1 quản đóc, 2 phó quản đốc, 1 thống kê, 5 tổ trưởng (4 tổ trưởng sản xuất và 1 tổ trưởng thành hình) và 2 lao công.
Phân xưởng thêu gồm có 8 người trong đó có 1 tổ trưởng và 7 công nhân. Phân xưởng cắt gồm có 36 người trong đó có 1 quản đốc, 2 phó quản đốc, 27 công nhân và 2 lao công.
Trong phân xưởng may thì quản đốc phân xưởng may là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất, là ngưòi trực tiếp chỉ đạo phân xưởng về việc thực hiện kế hoạch sản xuất và chỉ đạo phối hợp phục vụ của các phòng nghiệp vụ, là ngưòi giao dịch trực tiếp với các phòng ban liên quan trong việc sản xuất sản phẩm đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của phân xưởng mình và phân phối thu nhập hàng tháng trên cơ sơ số lượng, chất lượng sản phẩm của các cán bộ công nhân ở các tổ phù hợp với kết quả của phân xưởng.
Quản đốc phân xưởng có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát quá trình sản xuất và duy trì thực hiện đúng theo các quy trình sản xuất.
Quản đốc phân xưởng có trách nhiệm điều tiết sản xuất, bảo quản các thiết bị máy móc do phân xưởng quản lý. Hợp tác cùng với trưỏng phòng kỹ thuật – KCS theo dõi và xử lý kịp thời về mặt chất lượng sản phẩm khi phát hiện có hành vi vi phạm về chất lượng.
Quản đốc các phân xuởng là ngưòi thực hiện các văn bản, các hướng dẫn về quy trình sản xuất, về sử dụng toàn bộ máy móc của phân xưởng mình phụ trách liên quan đến hệ thống đảm bảo chất lượng.
Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn công nhân áp dụng các phiếu cá nhân, ghi chép sổ phân công công việc và thực hiện đúng các hướng dẫn hiện hành, hưóng dẫn bảo dưỡng vệ sinh máy thiết bị.
Quản đốc phân xưởng là ngưòi chịu trách nhiệm về việc thực hiện nội quy an toàn lao động cho ngưòi và thiết bị trong phân xưởng mình phụ trách.
Xác định nhu cầu đào tạo công nhân cho phân xưởng mình quản lý.
Quản đốc phân xưởng phải đôn đốc công nhân của mình giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ngăn nắp, gọn gàng trong phân xưởng cũng như ngoài phân xưởng.
Báo cáo giám đốc:
Tình trạng nhân lực, nhu cầu nhân lực, nhà xưởng, thiết bị, điều kiện làm việc, an toàn lao động phân xưởng.
Báo cáo phó giám đốc kế hoạch sản xuất, phòng kế hoạch vật tư-xuất nhập khẩu: tình hinh thực hiện kế hoạch, tiến độ sản xuất trong quá trình thưch hiện.
Báo cáo phó giám đốc kỹ thuật, phòng kỹ thuật KCS: tình trạng thiết bị, nhu cầu sử dụng thiết bị, những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm.
Báo cáo phó giám đốc- xuất nhập khẩu- thị trường nội địa, phòng KH-VT-XNK về vật tư, nguyên, phụ liệu, sản phẩm trong quá trình sản xuất và thanh toán khi kết thúc sản xuất mã hàng.
Khi vắng mặt, uỷ quyền cho các phó giám đốc tuỳ theo từng phần việc.
2.2.2.4. Chức năng nhiệm vụ của các kho.
Ngoài chức năng nhiệm vụ của các phòng ban thì các kho trong Công ty nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng. Công ty gồm có 7 kho trong đó gồm có 3 kho nguyên liệu, 2 kho phụ kiện, 1 kho bán thành phẩm và 1 kho thành phẩm. Mỗi kho có 1 trưỏng kho, 2 phó kho và 10 công nhân.
Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm cao nhất trước phó giám đốc về công tác an toàn trong kho cũng như việc giao nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
Có trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành công việc của kho.
Chịu trách nhiệm giám sát duy trì đôn đốc kiểm tra việc lưu giữ kho
Tổ chức thực hiện công tác quản lý,kiểm kê và ghi chép khi giao nhận trách nhiệm .
Quyền hạn: Có quyền hạn chỉ đạo điều hành công việc trong kho khi giao nguyên liệu cho các phân xưởng ,và nhận thành phẩm hoặc bán thành phẩm của các phân xưởng .
Phân công công việc cho các bộ phận ,giao quyền cho các phó phòng trực tiếp điều hành công việc trong kho.
Phối hợp với các phòng ban,phân xưởng và bộ phận khác để giải quyết các vấn đề liên quan đến nguyên liệu ,thành phẩm và bán thành phẩm.
2.2.3.Cơ cấu bộ máy kế toán .
- Phòng tài chính kế toán gồm có 7 người
+Trưởng phòng tài vụ :Kiêm kế toán tổng hợp phụ trách chung toàn phòng, chỉ đạo toàn bộ hoạt động tài chính của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc
Phó tài vụ :Kiêm kế toán tài sản cố định và theo dõi tiền gửi ngân hàng .Nhiệm vụ của kế toán là theo dõi việc tài sản cố định như tăng, giảm tài sản cố định của toàn công ty,tính khấu hao tài sản cố định.Đồng thời theo dõi tài sản tiền gửi ngân hàng, lên nhật ký chứng từ số hai bảng kê số hai, nhật kí chứng từ số 10, bảng khấu hao tài sản cố định,lên nhật kí chứng từ số 4
Thủ quỹ :
Có nhịêm vụ kiểm tra xem xét lại các chứng từ hợp lệ để thu chi chính xác, cập nhật hàng ngày. tính số dư và kết hợp với kế toán vào sổ quỹ thu chi tiền mặt.cuối ngày đối chiếu số tiền mặtbáo cáo tiền quỹ cho trưởng phòng.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội :
Nhiêm vụ theo dõi tiền lương,thưởng và các khoản trích theo lương ( BHXH,BHYT ,KPCĐ)của toàn công ty,theo dõi và hạch toán các quỹ như quỹ xí nghiệp,quỹ phát triến sản xuất,quỹ khen thưởng phúc lợi. Hàng tháng lên nhật kí chứng từ số 10 và lập bảng phân bổ số 1
- Kế toán nguyên vật liệu :
Theo dõi hạch toán nhập khẩu nguyên vật liệu hàng ngày để cuối tháng khoá sổ lên bảng kê số 3..
Kế toán tập hợp chi phí và tính gía thành sản phẩm:
Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất từ bảng kê, bảng phân bổ và các nhật ký chứng từ do các kế toán trong phòng cung cấp để hàng tháng lên Nhật ký chứng từ số 4, 5, 6 và Nhật ký chứng từ số 7. Để từ đó tính giá thành sản phẩm. Kế toán còn có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán các khoản thanh toán với người bán.
Kế toán tiêu thụ và tiền mặt
Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán các khoản thu chi tiền mặt kết hợp với thủ quỹ lên sổ chi tiết TK111 (Nhật ký chứng từ số 1). Đồng thời nêu rõ tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đê lên bảng kế số 11 và Nhật ký chứng từ số 10. Tính kết quả lãi, lỗ sản xuất kinh doanh hàng tháng, theo dõi hạch toán các khoản công nợ.
Sơ đồ bộ máy kế toán
Trưởng phòng tài vụ
Kế tóan TL& BHXH
KT tiêu thụ và tiền
KT tập hợp CP và tính Z
Kế toán NVL
Thủ quỹ
Phó phòng tài vụ
2.2.4. Hình thức kế toán.
Để phù hợp với quy trình sản xuất và cơ cấu tổ chức của phòng kế toán nên Công ty đã sử dụng hình thưc Nhật ký chứng từ.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thưc Nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Sổ cái
Nhật ký
Báo cáo tài chính
Thẻ và sổ kế toán
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng kê
Sổ quỹ
3
1
4
6
7
7
2
1
7
Ghi chú
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu kiểm tra:
Hàng ngày từ chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp để vào bảng phân bổ, nhật ký và bảng kê.
Chứng từ thu, chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ sau đó mới ghi vào nhật ký chứng từ và bảng kê.
Các chứng từ cần hạch toán chi tiết chưa thể phản ánh trong bảng kê, nhật ký chứng từ thì đồng thời ghi vào sổ hoặc sổ kế toán chi tiết.
Cuối tháng căn cứ vào số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, nhật ký chứng từ có liên quan rồi từ nhật ký chứng từ và ghi vào sổ cái.
Căn cứ vào sổ chi tiết kê toán lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
Cuối tháng kiểm tra đối chiếu giữa bảng tổng hợp số liệu chi tiết với sổ cái giữa nhật ký chứng từ với bảng kê và các nhật ký chứng từ khác.
Căn cú vào nhật ký chứng từ, sổ cái, bảng kê, bảng tổng hợp số liệu chi tiết lên các báo cáo tài chính.
2.3 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty may 40
2.3.1.Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty May 40
2.3.1.1 Tổ chức hạch toán lao động
Nội dung chủ yếu của công tác hạch toán lao động ở công ty May 40 là hạch toán số lượng, thời gian lao động,kết quả lao động của từng cán bộ công nhân viên, là cơ sở để kiểm tra tình hình sử dụng thời gian lao động, tổng hợp số lượng lao động làm việc trong ngày và là căn cứ để trả lương cho từng người,tính toán và phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng tính giá thành.
Cùng với công tác hạch toán thời gian lao động là việc theo dõi kết quả sản xuất ( công việc hoàn thành )của công nhân viên và tình hình sử dụng lao động ở các đơn vị phòng ban hành chính. Tại đó các tổ trưởng trực tiếp ghi bảng chấm công ( mẫu 2-LĐTL) ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người. Cuối mỗi quý bảng chấm công dùng làm cơ sở để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng người từng bộ phận.
Các chứng từ gốc thường được sử dụng để hạch toán lao động ở công ty May 40 là: bảng chấm công( mẫu 2-LĐTL) , phiếu nghỉ hưởng BHXH(mẫu 3-LĐTL).
Cuối tháng kế toán tiền lương căn cứ vào chứng từ trên để làm cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp trợ cấp BHXH
..........
2.3.1.2.Hạch toán tiền lương
* Hạch toán ban đầu:
Đầu tháng có nghiệm thu, phòng tổ chức lao động lập bảng nghiệm thu lương tháng ( biểu 2) cho toàn công ty. Đồng thời căn cứ vào các chứng từ hạch toán kết quả lao động và các hệ số quy đổi, phòng tổ chức lao động áp dụng các biện pháp tính lương phải trả cho từng người ở từng bộ phận và lập bảng thanh toán lương cả tháng cho từng vộ phận( biểu 2,3). Sau khi kế toán trưởng ,giám đốc ký duyệt bảng thanh toán lương được đưa về phòng kế toán cho các bộ phận công nhân viên.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương tháng của từng bộ phận, kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán lương( biểu 4), bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của toàn công ty ( biểu 6).
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương là cơ sở để kế toán tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Cuối mỗi tháng, kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương để trả lương cho người lao động, đồng thời tiến hành ghi sổ nhật ký chứng từ được làm căn cứ để ghi sổ cái TK334,338.
*Tài khoản sử dụng:
-Tài khoản 334 “ phải trả công nhân viên”
+Bên Nợ: phản ánh các khoản tiền lương, BHXH đã trả cho người lao động và các khoản khấu trừ vào lương.
+Bên Có: phản ánh các khoản tiền lương và các khoản phải trả, còn phải trả cho người lao động.
-Trình tự hạch toán:
+Hàng tháng kế toán trích tạm ứng lương cho công nhân viên vào ngày 20, căn cứ vào bảng thanh toán lương phòng tổ chức lao động chuyển xuống, kế toán tính tiền lương phải trả cho công nhân viên.
Kế toán ghi:
Nợ TK 334 “ Phải trả công nhân viên”
Có TK 111 “ Tiền mặt”
Khi thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, nếu phát sinh các khoản khấu trừ lương như tiền tạm ứng, các khoản bảo hiểm mà nhân viên đóng góp, kế toán căn cứ vào giấy biên nhận, danh sách đóng góp bảo hiểm và các chứng từ liên quan.
Kế toán ghi:
Nợ TK “ Phải trả công nhân viên”
Có TK 141 “Tạm ứng”
Có TK 338(338.3, 338.4) “Các khoản phải trả khác”
Khi bảng thanh toán lương được duyệt, kế toán tiến hành trả lương cho công nhân viên.
Kế toán ghi:
Nợ TK 334 “ phải trả công nhân viên”
Có TK111 “ Tiền mặt”
Cuối tháng, khi nhận được giấy báo có của ngân hàng do công ty bảo hiểm thanh toán kế toán trả trợ cấp BHXH cho công nhân viên.
Kế toán ghi:
Nợ TK334 “phải trả công nhân viên”
Có TK111 “tiền mặt”
Sơ đồ hạch toán
TK111 TK 334 TK622
Tiền lương phải trả cho chi phí nhân công
Tiền lương và các khoản khác
Tiền lương phải trả cho công nhân phụ
Các khoản tạm ứng khấu trừ vào lương
TK141 TK627
Tiền lương phải trả nhân viên QL và HB
Trợ cấp BHXH
TK338 TK 641,642
Công ty may 40 – HN
Bảng danh sách đóng BHXH, BHYT
Phòng hành chính
Tháng 3 năm 2005
Stt
Họ và tên
Lương cấp bậc
BHXH phải nộp (15%)
BHYT phải nộp (2%)
Tổng cộng
1
Vũ Thị Phương
581412
87211.8
11628.24
2
Lưu Đình Lượng
493194
73979.1
9863.88
3
Nguyễn Thị Hải
511966
76794.9
10239.32
4
Vũ Bích Ngọc
264186
39627.9
5283.72
5
--------
--------
-------
------
7
Tổng cộng
1.850753
277613.7
42298.88
3199125.58
Hà Nội, ngày…..tháng 4….năm 2005
Phòng tổ chức
(Ký, họ và tên)
Công ty may 40 – HN
Bảng danh sách đóng BHXH, BHYT
Tổ 1- PX5
Tháng 3 năm 2005
Stt
Họ và tên
Lương cấp bậc
BHXH phải nộp (15%)
BHYT phải nộp (2%)
Tổng cộng
1
Nguyễn Thị Lan
1270000
190500
25400
2
Nguyễn Thị Nga
964400
144660
19288
3
Tạ Kiểm Anh
1046400
156960
20928
4
Tạ Thành Mân
1209400
181410
24188
5
Trương Mai Bảo
865000
129750
17300
7
Tổng cộng
5355200
803280
1071104
910384
Hà Nội, ngày…..tháng 4….năm 2005
Phòng tổ chức
(Ký, họ và tên)
2.3.1.3. Hạch toán các khoản trích theo lương.
Ngoài tiền lương công nhân viên trong công ty còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc trợ cấp phúc lợi xã hội ( trợ cấp BHXH, BHYT).
Quỹ BHXH của công ty được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương sơ bản của CBCNV trong tháng.
Theo chế độ hành, công ty thực hiện tỷ lệ trich này:
Quỹ BHXH trích 20% trong đó:
+ Công ty trích 15% x quỹ lương được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Công ty trích 5% x quỹ lương cơ bản trừ vào lương người lao động
Quỹ BHYT trích 3% trong đó:
+ Công ty trích 2% x quỹ lương dược tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
+ Công ty trích 1% x quy lương cơ bản tính vào lương người lao động
KPCĐ trích 2% x tổng số tiền mà CNV toàn Công ty nhận được trong tháng
Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, danh sách đóng BHXH,phiếu nhghỉ hưởng BHXH của từng đơn vị kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán lương tháng và bảng tổng hợp trợ cấp BHXH tàon công ty, sau đó tiến hành lập bảng phân bổ tiên lương và các khoản trích theo lương.
*Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng BHXH,BHYT và KPCĐ kế toán sử dụng TK338 “phải trả phải nộp” chi tiết cho các TK cấp 2.
TK338.2 “KPCĐ”
TK338.3 “BHYT”
TK338.4 “KPCĐ”
2.3.1.3.1. Kế toán BHXH
Sau khi trich 20% trên lương cơ bản, BHXH được Công ty nộp toàn bộ cho cơ quan bảo hiểm. Cuối tháng lập bảng trợ cấp BHXH theo bảng tổng hợp trợ cấp BHXH ( Biểu 5) của toàn Công ty khi cơ quan bảo hiểm thanh toán vởi Công ty, kế toán tiến hành trả trợ cấp BHXH cho CNV.
Chứng từ sử dụng để thanh toán BHXH:
+ Giấy chứng nhận của bệnh viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH. Chứng từ phải có xác nhận của phụ trách đơn vị, chữ ký của Bác sỹ khám bệnh sau đó đưa lên phòng kế toán của Công ty để thanh toán.
........
giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bhxh
Quyển số: 490
Số: 059
Họ và tên: Nguyễn Thị Lan
Tuổi : 47
Đơn vị : Phòng TCKT
Lý do : ốm
Số ngày cho nghỉ: 2 ngày(từ ngày 18/2 đến 19/2)
Xác nhận của phụ trách đơn vị:
Số ngày thực nghỉ 2 ngày Ngày 10/3/2005
(ký, ghi rõ họ tên) Y bác sĩ KCB
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Phần bhxh
Số sổ BHXH: 1980
Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH: 2 ngày
Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ
Lương tháng đóng BHXH: 1.445.000 đồng
Lương bình quân ngày: 53,703.7
Tỷ lệ hưởng BHXH: 75%
Số tiền hưởng BHXH: 40,277.78 đồng
Cơ quan BHXH Ngày 15/3/2005
(ký, đóng dấu) Phụ trách BHXH của đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên)
*Tài khoản sử dụng: TK338.8 “Bảo hiểm xã hội”
Bên Nợ:
Bảo hiểm xã hội đã nộp
Chi phí bảo hiểm xã hội tại đơn vị
Bên Có:
BHXH trích hàng tháng
số dư bên có: BHXH còn phải nộp
Trình tự hạch toán:
Cuối mối tháng, kế toán căn cứ vào quỹ lương cơ bản của từng bộ phân, kế toán trích BHXH tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Kế toán ghi:
Nợ TK627(627.1)”Chi phí nhân viên phân xưởng”
Nợ TK642 “Chi phí nhân viên quản lý”
Có TK338(338.3) “Phải trả phải nộp khác”
Nộp BHXH cho cơ quan cấp trên:
Kế toán ghi:
Nợ TK338(338.3) “ phải trả phải nộp khác”
Có TK111 “tiền mặt”
Có TK112 “Tiền gửi ngân hàng”
Cuối tháng, cơ quan bảo hiểm duyệt trợ cấp BHXH cho Công ty, kế toán tiến hành trả nợ CNV nghỉ.
Kế toán ghi:
Nợ TK338.3 “Bảo hiểm xã hội”
Có TK111 “tiền mặt”
BHXH khi vợt thì được cấp bù hoặc chuyển sang khoản phải thu:
Kế toán ghi:
Nợ TK138 “Phải thu khác”
Có TK338(338.8) “phải trả phải nộp khác”
2.3.1.3.2.Hạch toán BHYT
BHYT nay thuộc quyền của cơ quan BHXH. Việc trợ cấp BHYT được tiến hành thông qua hệ thống Y tế. Số tiền trích BHYT sau khi để lại một phần để mua thuốc, dụng cụ y tế tại công ty, phần còn lại nộp cơ quan BHXH. Công ty chi BHYT chủ yếu vào việc mua thuốc, mua HBYT. Chứng từ dùng để hạch toán là các hoá đơn thẻ BHYT.
Tài khoản sử dụng: TK 338.4 “ Bảo hiểm y tế”
Bên Nợ: BHYT nộp cơ quan cấp trên
Bên Có: BHYT trích trong kỳ
Số dư bên Co: BHYT còn chưa nộp cho cấp trên
Trình tự hạch toán:
Hàng tháng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán trích BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Kế toán ghi:
Nợ TK627(627.1) “chi phí nhân viên phân xưởng”
Nợ TK642 “chi phí quản lý”
Có TK338(338.3) “phải trả phải nộp khác”
Nộp BHYT cho cơ quan quản lý BHYT kế toán căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng.
Kế toán ghi:
Nợ TK338(338.3) “phải trả phải nộp khác”
Có TK111 “ tiền mặt”
Có TK112 “ tiền gửi ngân hàng”
2.3.1.3.3.Kế toán Kinh phí công đoàn(KPCĐ).
* Tài khoản sử dung: TK338.2 “Kinh phí công đoàn”
- Nội dung: Phản ánh tình hình thanh toán khoản kinh phi công đoàn
+ Bên Nợ: KPCĐ đã nộp, đã chi tại đơn vị.
+ Bên Có: Trích KPCĐ được tính trong kỳ.
+ Số dư bên Có: KPCĐ chưa nộp hết hoặc chưa ghi, hiên còn.
Trình tự hạch toán:
+ Cuối tháng, căn cứ vào bảng nghiệm thu lương tháng của toàn doanh nghiệp do phòng tổ chức lao động lập, kế toán tính trích KPCĐ vào chi phí kinh doanh.
Kế toán ghi:
Nợ TK627(627.1) “ Chi phí nhân viên phục vụ”
Nợ TK642 “Chi phi nhân viên quản lý”
Có TK338(338.2) Kinh Phí công đoàn
+ Chi KPCĐ tại đơn vị hoặc nộp kên cấp trên. Kế toán căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng...
Kế toán ghi:
Nợ TK338(338.3) “phải trả phải nộp khác”
Có TK111 “ tiền mặt”
Có TK112 “ tiên gửi ngân hàng”
Sơ đồ hạch toán:
...
2.3.1.3.4. Phương pháp hạch toán tiên lương và các khoản trích theo lương trong tháng 3 năm 2005 ở công ty May 40 như sau:
TK334 “phải trả công nhân viên” đối ứng lien quan đến nhiều TK khác như TK338, TK622, TK627, TK641, TK642...
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương trong tháng 3/225
Kế toán ghi:
Nợ TK622: 714309600
Nợ TK627: 119911800
Nợ TK641: 3030600
Nợ TK642: 94508400
Có TK334: 931760400
Trong đó kế toán trích 15% BHXH, 2% BHYT và 2% KPCĐ
Trích 15% BHXH phải nộp vào chi phí sản xuất kinh doanh:
Kế toán ghi:
Nợ TK622: 107146440
Nợ TK 627: 17986770
Nợ TK641: 454590
Nợ TK642: 1417626
Có TK338(338.8): 139764060
Trích 2% BHYT vào chi phí:
Kế toán ghi:
Nợ TK622: 14286192
Nợ TK627: 2398236
Nợ TK641: 60612
Nợ TK642: 1890168
Có TK338(338.4): 16635208
KPCĐ được trích 2% lương thực trả:
Nợ TK622: 14286192
Nợ TK627: 2398236
Nợ TK641: 60612
Nợ TK642: 1890168
Có TK 338(338.8): 18635208
2.3.2. Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động
2.3.2.1. Tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất
- Tiền lương theo sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng và đơn giá tiền lương cho từng công đoạn cụ thể của từng mã sản phẩm. Việc xác định đơn giá tiền lương của từng công đoạn cụ thể cho từng mã sản phẩm phải đảm bảo tính hợp lý, chính xác vì nó là yếu tố quan trọng thúc đẩy công nhân hăng say làm việc, luôn cô gắng rèn luyện tay nghề nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiến độ giao hàng.
Lương sản phẩm của từng công nhân
=
Lương thời gian của công nhân trực tiếp sản xuất được xác định:
Lương thời gian của từng công nhân
=
Lương cấp bậc tính theo ngày
x
Số công nhật, số ngày nghỉ phép, lễ…
Với
Lương cấp bậc tính theo ngày
=
Hệ số lương cấp bậc x 290.000
26
Mỗi phân xưởng được chia làm tổ, mỗi tổ sản xuất sẽ cử ra một người lập bảng chấm công và phiếu theo dõi sản lượng theo từng mã hàng cho từng cá nhân. Sau đó cuối tháng sẽ tập hợp lại và gửi cho thống kê phân xưởng. Thống kê phân xưởng căn cứ vào bảng chấm công, phiếu theo dõi sản lượng này và định mức đơn giá tiền lương của từng công đoạn đã được phong tổ chức lao động xây dựng để lập “ Phiếu thanh toán lương cá nhân” cho từng người
Ngoài lương sản phẩm và lương thời gian như trên công nhân còn có một số khoản khác như: tiền thưởng do vượt mức lao động, phụ cấp chức vụ...
Ví dụ: Tính lương của công nhân Nguyễn Thị Minh trong tháng 2 năm 2005:
Trong tháng 2 công nhân Nguyễn Thị Minh đã làm được một số công đoạn của Quần soóc 212-007 như: quay đáp moi, may gấu hoàn chỉnh...Với số lượng các công đoạn hoàn thành được theo dõi trên phiếu theo dõi sản lượng và đơn giá các công đoạn thống kê lập phiếu thanh toán lương sản phẩm cho công nhân Minh như sau:
Phiếu thanh toán lương cá nhân
PX1 Tháng 3 năm 2005
Tổ 1 Họ tên: Nguyễn Thị Minh
STT
Mã hàng
Công đoạn
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
quần Soóc 212- 007
Quay đáp moi
890
41.08
36 561
May gấu hoàn chỉnh
900
88.02
79 218
Quay đáy túi
685
61.62
42 210
May giằng quần
860
30.81
26 497
May đỉa hoàn chỉnh
940
61.62
57 923
Cộng
612 400
Lương cấp bậc tính theo ngày
=
290 000 x 2.04
=
22 754
26
Cũng trong tháng này công nhân Minh nghi phép 1 ngày nên tiền lương nghỉ phép là: 22 754 x 1 = 22754 (đ).
Và làm theo công nhật là 2 công nên tiền lương công nhật của công nhân Minh là: 22 754 x 2 =45508 (đ).
Công nhân Minh là tổ trưởng nên được phụ cấp chức vụ là:18 000đ
Vậy tổng lương được lĩnh của công nhân Minh là:
612 400 + 22 754 + 45 508 + 18 000 = 698 662(đ)
* Hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất:
Để tập hợp các khoản trích theo lưong của công nhân trực tiếp sản xuât kế toán sử dụng TK622 đối ứng với TK338- Phải trả phải nộp khác.
Các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở công ty May 40 gồm: BHYT, BHXH, KPCĐ. các khoản này được trích với tỷ lệ như sau:
BHXH được trích 15% theo tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất.
BHYT được trich 2% theo tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất.
KPCĐ được trích 2% theo tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất.
Đến cuối mỗi tháng thông kê ở mỗi phân xưởng sẽ tính các khoản trích này của từng công nhân trực tiếp sản sau đó tổng hợp cho từng tổ và gửi cho phòng kế toán.
Ví dụ: Trong tháng 2 các khoản trích theo lương của công nhân Nguyễn Thị Minh là:
BHXH: 2.04 x 290 000 x 15% = 88 740(đ)
BHYT: 2.04 x 290 000 x 2% = 11 832(đ)
KPCĐ: 698 662 x 2% = 13 973(đ)
Các công nhân khác cũng được tính như vậy.
2.3.2.2. Tính lương cho nhân viên văn phòng
Hinh thức trả lương theo thời gian và căn cứ vào bảng chấm công.
Đồng thời cũng dựa vào hệ số lương của từng nhân viên trong phòng và chế độ phụ cấp, bồi dưỡng chức vụ đối với nhân viên có nhiêm vụ quản lý và trách nhiêm cao như trưởng phòng kế toán, trưởng phòng tổ chức, trưởng phòng kế hoạch.....
Việc trich BHXH.BHYT, KPCĐ cũng tương tự như của CN trực tiếp sản xuất.
2.3.2.3.Tính lương cho nhân viên phân xưởng
Đối với những nhân viên phân xưởng, công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
Căn cứ vào bảng chấm công và căn cứ và căn cứ vào hệ số lương của từng nhân viên và lập “Bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp”.
Tiền lương nhân viên phân xưởng được tính như sau:
L = ( Lcbbt x C x H ) + Lcđ + Lpck +Lpc
Trong đó:
L: Tổng tiền lương
Lcbbt: Tiền lương cấp bậc bản thân tính theo ngày.
C: Số công nhân làm việc thưc tế trong tháng.
H: Hệ số tiền lương trong tháng của công ty.
Lcđ: Tiền lương của những ngày nghỉ theo chế độ Nhà nước.
Lpck: Tiền phụ cấp trách nhiệm theo quy định của công ty
Lpc: Tiền phụ cấp chức vụ
Chương III
Một số giải pháp nhằm góp phần vào công tác quản lý và hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may 40.
3.1. Đánh giá quá trình công tác hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương.
*Trong cơ chế thị trường hiện nay mặc dù dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, thì sự cạnh tranh luôn là vấn đề được nhiều người chú tâm hơn cả.Do vậy doanh nghiệp dù là nhà nước hay tư nhân thì đều phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển. Đối với Công ty May 40, trải qua 48 năm xây dựng và phát triển( Từ 1955 đến nay) Công ty May 40 cũng đã được Đảng và Nhà nước tặng trên 600 bằng khen và 39 năm được nhà nước công nhận đội quản lý giỏi và quản lý xuất sắc, 17 huân chương các loại. Đặc biệt 10 năm thời kỳ đổi mới được tặng thưởng 2 huân chương độc lập.
Năm 1991- 1995 Huân chương lao động hạng 3
Năm 1996- 1999 Huân chương lao động hạng 2
Và 1 Huân chương lao động hạng 3
Công ty May 40 còn nhận được niềm vinh dự từ các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước đến thăm và động viên các thời kỳ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1963
Tổng bí thư Lê Duẩn vào năm 1982 và nhiều đồng chí khác.
Có được những thành tích trên là do sự nỗ lực không ngừng của cả tập thể CBCNV trong toàn Công ty. Trong đó phải kể đến một công tác quan trọng tác đông trực tiếp không nhỏ đến người lao động và thành tích lao động đó là công tác tiền lương.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty, dựa trên những kiến thức, những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán dế toán đã được tranh bị tại trường. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét như sau:
3.3.1. Đánh giá qúa trinh quản lý lao động và hạch toán kết quả lao động ở Công ty May 40.
Công tác quản lý lao đọng ở Công ty May 40 hiện may đã và đang thể hiện được vai trò chỉ huy điều khiển đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các bộ phận và cá nhân tạo ra sự hợp lý trong quá trình lao động sản xuất.
Tại Công ty nhuòn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nội lực của doanh nghiệp. Cho nên vấn đề quản lý nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả và đạt chất lượng cao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Công ty và thể hiện những mặt sau:
*Tuyển dụng lao động:
Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ dế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoach sử dụng lao động, Công ty tiến hành tuyển dụng lao động theo phương pháp thi tuyển, sau đó tiến hành thử vịêc, ký hợp đồng lao động. Do đó số nhân viên được công ty tuyển dụng có trinh độ và khả năng làm việc là khá cao và đồng đều nhau. Tuy nhiên việc tuyển dụng lao động chưa được thông báo rộng rãi và khâu tuyển vẫn chưa đề cao về mặt trình độ văn hoá, đặc biệt là những công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này cũng làm cho khả năng thu hút những nhân lực còn hạn chế, hạn chế trình độ nhân viêc khi được tuyển dụng vào công ty.
* Về phân công lao động:
Việc phân công lao động được thực hiện dưới các hình thức như phân công lao động theo chức năng, theo chuyên môn và theo mức độ phức tạp công việc do đó công việc được thực hiện hiệu quả và nâng cao năng suất lao động.
* Cải thiện điều kiện lao động
Trong những năm chuyển đổi sang hàng may mặc xuất khẩu, lãnh đạo Công ty cũng biết được mặt mạnh, mặt yếu của Công ty, khi lực lượng lao động phần đông là nữ. Công ty đã tăng cường đổ mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất nơi làm việc như trang thiết bị máy vi tính, máy in. Điều kiện cơ sở vật chất làm việc như hệ thống chiếu sáng, thông gió, vệ sinh của Công ty là tương đối tốt. Tất cả những công việc tính toán, thiết kế các bản mẫu trong Công ty đều được thực hiện bằng việc sử dụng các chương trình phần mềm tính toán thiết kế hiện đại trên máy vi tính. Bên cạnh việc cải thiện điều kiện lao động, Công ty may 40 còn quan tâm đến các chế độ phúc lợi công cộng như hàng ngày có xe đưa đón CBCNV đến cơ quan làm việc, thường xuyên tổ chức thăm quan nghỉ mát cho CBCNV. Ngoài ra Công ty may 40 còn chú trọng công tác an toàn và bảo hộ lao động cho CBCNV toàn Công ty.
* Công tác hạch toán kết quả lao động
Kết quả lao động ở Công ty được thực hiện rất chặt chẽ và chính xác tại mỗi phòng ban các trưởng phòng, tổ trưởng sản xuất... đều tiến hành ghi chép, theo dõi lao động bằng bảng chấm công thường xuyên ngày trong tháng.
3.1.2. Về hình thức trả lương ở Công ty đang áp dụng
Việc áp dụng kết hợp hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm phần nào đã gắn kết quả lao động của từng người với tiền lương mà họ nhận được. Do đó, về cơ bản đã đảm bảo được sự công bằng trong việc trả lương. Tuy nhiên, hình thức trả lương này còn tồn tại một số hạn chế như sau
+ Thứ nhất: Với việc tính lương theo công thức:
L = Ltg + Lsp
Để xác định tiền lương theo hình thức này, căn cứ vào bảng chấm công và phiếu báo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng bộ phận, phân xưởng sản xuất, phòng lao động tiền lương thu thập các chứng từ tài liệu liên quan để tính toán xác định tiền lương phải trả công nhân sản xuất trong tháng:
Tiền lương theo sản phẩm
=
Sản phẩm hoàn thành nhập kho
x
Đơn giá lượng sản phẩm
Có một số ngày trong tháng công nhân được hưởng lương theo thời gian mà Công ty gọi là lương điều động. Đó là những ngày, do thay đổi mẫu mã do đó bắt buộc phải điểu chỉnh lại máy móc cho phù hợp nên dẫn đến năng suất lao động không cao, do đó công nhân hưởng lương theo thời gian:
Lương thời gian
=
Định mức lương một ngày công
x
Hệ số cấp bậc thợ
x
Số ngày công thực tế điều động
Ngoài ra công nhân còn được hưởng các khoản khác tính vào lương như: Thưởng, lương ngày nghỉ lễ, đi công tác, đi họp...
Cuối tháng, phòng tổ chức lao động tiền lương gửi bảng thanh toán lao động tiền lương của CBCNV, các bộ phận, phân xưởng cho phòng kế toán. Trên cơ sở đó kế toán tiền lương lập bảng phân tích lương trong tháng. Từ bảng phân tích lương và các số liệu về BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích trong tháng kế toán tiền lương lập bảng tổng hợp tiền lương.
+ Thứ hai:
Trong công thức tính lương sản phẩm trên thì ngày công thực tế làm việc của CBCNV được Công ty cử đi học chỉ được hưởng 50% - 70% ngày công đi làm do đó chưa khuyến khích được CBCNV đi học, nâng cao trình độ chuyên môn.
3.1.3. Về hạch toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản trich theo lương.
Nhìn chung việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty may 40 là tương đối hoàn thiện. Bộ máy kế toán được tổ chức chuyến sâu, mỗi kế toán có trách nhiệm làm một phần việc cụ thể nên phát huy được tính chủ động, sự thành thạo trong công việc chuyên môn của mình. Ngoài ra, các phần hành kế toán có sự phối hợp khoa học, hiệu quả. Đội ngũ kế toán dầy dặn kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho phù hợp với sự phát triển chung của ngành kế toán.
Bên cạnh đó, công tác hạch toán tiền luơng cũng được Công ty theo dõi, thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống đảm bảo tính chính xác, tuân thủ đúng nguyên tắc, chế độ. Chính vì vậy Công ty luôn nắm bắt và quản lý chặt chẽ được tình hình biến động của quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ trên cơ sở tiết kiệm tối đa mức chi phí bỏ ra nhằm nâng cao thu nhập cho công nhân. Ngoài ra với sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ của các nhân viên trong phòng kế toán đã tạo điều kiện tốt cho việc đối chiếu, luân chuyển chứng từ được diễn ra kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả.
3.1.4. Một số hạn chế trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trich theo luơng tại Công ty may 40
+ Thứ nhất
Theo chế độ nhà nước quy định, người lao động phải nộp BHXH 5%, BHYT 1% trên tiên lương cơ bản bằng cách khẩu trừ vào lương của CNV nhưng trong phiếu nghỉ hưởng BHXH, BHYT chỉ mới ghi số ngày nghỉ hưởng BHXH và BHYT mà chưa ghi số tiền đựoc hưởng trong ngày, như vậy là chưa sử dụng hợp lý bảng thanh toán lương tại đơn vị mình.
+ Thứ hai
Công ty may 40 không trích trước tiền lương nghỉ phép của CBCNV điều này chưa thực sự khuyến khich CBCNV. Do đặc điểm của Công ty phần đông là CBCNV nữ do đó việc nghỉ ốm nghỉ theo chế độ thai sản là rất lớn và thường xuyên xảy ra với thời gian kéo dài. Từ đó dễ dẫn tới tình hình biến động về chi phí trong quá trình hoạt động SXKD.
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trich theo lương ở Công ty may 40
3.2.1. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tiên lương được xem như là gía cả của sức lao động do đó tiền lương phải được trả trên cơ sở giá trị sức lao động và đánh gía đúng, phản ánh đúng giá trị sức lao động.
Tiền lương phải được tính đúng, tính đủ trả cho người lao động theo sư đóng góp của họ và hiệu quả cụ thể mà Công ty đạt được trong quá trình kinh doanh.
Do đó tiền lương phải được hình thành trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mặt khác để tiền lương thực sự trở thành động lực phat huy tính chủ động sáng tạo của người lao động trong công việc, từ đó khuyến khích người có tài, có năng lực làm việc. Công ty cần tiến hành trả lương không những theo công việc mà còn theo chất lượng, số lượng và hiệu quả công việc.
Để đảm bảo tiền lương là nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của người lao động và gia đình họ thì tiền lương không những chỉ đảm bảo bù đắp sức lao động đã hao phí trong quá trình lao động mà còn phải là yếu tố vật chất khuyến khích người lao động hoàn thành tốt công việc. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu câu của con ngưòi ngày càng cao, tiền lương không chỉ du
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A16.doc