Đề tài Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết lập công nghệ hoá chất

Tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết lập công nghệ hoá chất: Lời mở đầu Trong điều kiện kinh tế thị trường va cùng với điều kiện hộp nhập mở cửa nền kinh tế đất nước hiện nay đều đặt ra cho cac dn những thời cơ và thách thức mới. Mỗi doanh nghiệp mu tồn tại và thành công trên thị trường thì phải tự tìm ra cho mình một phương án sản xuất, kế hoạch kinh doanh với những sản phẩm chất lượng tốt đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có quản lý chi phí sản xuất. Là một khâu trong hệ thống hạch toán kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò trọng tâm trong công tác kế toán của các doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ dừng lại ở việc tính đúng, tính đủ chi phí trong giá thành mà còn phải đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đầy dủ, kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm cũng như phân tích tìm ra ...

doc78 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết lập công nghệ hoá chất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong điều kiện kinh tế thị trường va cùng với điều kiện hộp nhập mở cửa nền kinh tế đất nước hiện nay đều đặt ra cho cac dn những thời cơ và thách thức mới. Mỗi doanh nghiệp mu tồn tại và thành công trên thị trường thì phải tự tìm ra cho mình một phương án sản xuất, kế hoạch kinh doanh với những sản phẩm chất lượng tốt đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có quản lý chi phí sản xuất. Là một khâu trong hệ thống hạch toán kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò trọng tâm trong công tác kế toán của các doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ dừng lại ở việc tính đúng, tính đủ chi phí trong giá thành mà còn phải đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đầy dủ, kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm cũng như phân tích tìm ra các nhân tố là biến động chi phí từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Trong quá trình thực tập tại Công ty thiết kế Công nghệ Hoá Chất, xuất phát từ sự nhận thức về tâm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đồng thời được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô , chú trong phòng kế toán Công ty tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài”Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết lập công nghệ hoá chât” Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương chính sau: Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết kế công nghệ hoá chất Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết kế công nghệ hoá chất. Chương I Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1. Thế nào là chi phí sản xuất và giá thanh sp Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống, và lao động vật hoá các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định. Thực chất, chi phí là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành. Tuy nhiên, khi đề cập đến chi phí sản xuất cần chú ý phân biệt giữa chi phí và chi tiêu chỉ được tính vào chi phí của kì hạch toán nếu hao phí liên qua đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải là mọi khoản chi phí ra trong kỳ. Còn chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Sở dĩ như vậy là vì có những khoản chi tiêu kỳ nỳ chưa được tính vào chi phí (chi phí chờ phân bổ hay chi phái phải trả) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí trả trước) Tuy nhiên, việc phân biệt chi phí và chi tiêu chỉ là tương đối vì nếu xét tại một thời điểm thì chi tiêu khác với chi phí nhưng nếu xét trong cả một quá trình thì chi tiêu sẽ là chi phí với chi phí nhưng nếu xét trong cả một quá trình thì chỉ tiêu sẽ là chi phí bởi vì tất cả các nghiệp vụ chi tiêu đều với mục đích là tiêu dùng để tạo ra doanh lợi cho doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hay một đơn vị sản phẩm (lao vụ, dịch vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong kỳ. Bản chất của giá thành đó là sự dịch chuyển của các yêu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá cho đơn vị, khối lượng sản phẩm, lao vụ và dịch vụ nhất định.Trong quá trình sản phẩm bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp, không chỉ bao gồm chi phí phát sinh trong kỳ mà còn có cả những chi phí đã phát sinh trong những kỳ liên quan đến sản phẩm này. Mối quan hệ phát sinh trong tương lai liên quan đến sản phẩm này. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau: CPSXDD đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Tổng sản phẩm hoàn thành CPSXDD cuối kỳ Qua sơ đồ ta thấy: Giá thành sản phẩm hoàn thành = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất: Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. chúng đều là những hao phí về lao động, các chi phí khác của doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau thể hiện trên các phương diện sau: - Chi phí sản xuất gắn với một kỳ nhất định còn giá thành sản xuất gắn liền với một loại sản phẩm, lao vụ nhất định. - Về mặt lượng chi phí sản xuất và giá thành có thể khác nhau khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng 1nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Việc phân việt trên giúp cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được đầy đủ và kịp thời. Ngoài ra, qua mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và gía thành, ta thấy để hạ thấp được giá thành sản phẩm thì một mặt doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí, mặt khác phải có biện pháp quản lý sử dụng chi phí hợp lý, nâng cao năng suất lao động tăng cường hiệu quả sản xuất sản phẩm. 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại có nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí trong quá trình sản xuất kinh doanh khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Mỗi cách phân loại có những vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí (theo nội dung kinh tế của chi phí) Theo cách phân loại này, những chi phí có cùng một nội dung kinh tế được xếp vào cùng một yếu tố chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và mục đích tác dụng của chi phí đó như thế nào. Bao gồm: Chi phí NVL: Bao gồm toàn bộ chi phí về NVL chính kể cả nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, phu tùng thay thế, công cụ dụng cụ, nhiên liệu sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh (loại trừ hết giá trị vật liệu không dùng hết nhập kho và phế liệu thu hồi) - Chi phí nhân công: Phản ánh tổng số tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh toàn bộ số khấu hao phải tích trong kỳ của tất cả các TSCĐ được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ không phân biệt TSCĐ dùng cho quản lý và TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. _ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ như chi phí điện, nước.. _ Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố tiêu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng rất lớn trong việc quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí làm cơ sở cho việc lập,kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, lao động, tiền vốn. Tuy nhiên cách phân loại này có nhược điểm là trong thực tế, có những khoản mục chi trực tiếp theo từng yếu tố nhưng các yếu tố đó không được tính trực tiếp vào giá thành thực tế của từng sản phẩm do đó không thể xác định được giá bán phù hợp. 1.1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích,công dụng của chi phí (theo khoản mục chi phí) Theo cách phân loại này, những chi phí sản xuất có cùng công dụng kinh tế được sắp xếp vào cùng khoản mục, không phân biệt tính chất kinh tế của nó như thế nào. Chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau: - Chi phí NVL trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu….tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trước theo lương của cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí sản xuất phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm nhưng không được tính cho một đối tượng cụ thể và phát sinh trong phạm vi các phân xưởng như tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương quy định, khấu hao máy móc thiết bị, dịch vụ mua ngoài. Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụg phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau: 1.1.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động Theo cách phân loại này, các chi phí sản xuất phân biệt thành. - Chi phí khả biến (biến phí) là những chi phí thay đổi tỷ lệ với khối lượng công việc hoàn thànhl như: Chi phí NVL trực tiếp, chio phí nhân công trực tiếp… Chi phí biến đổi này được tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định. - Chi phí bất biến (định phí) là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng công việc hoàn thành như chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh. Các chi phí này nếu tính cho một đơn vi sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi. - Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố định phí và biến biến như chi phí thuê phương tiện vận tải hàng hoá, chi phí điện thoai…. Phân loại chi phí theo cách này thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra ch phí có tác dụng rất lớn trong công tác kế toán quản trị, phân tích điểm hoà vốn và tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất đồng thời làm căn cứ để đề ra các biện pháp thích hợp nhằm hạ thấp chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm cũng như xác định phương án đầu tư thích hợp. 1.1.2.1.4. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành. - Chi phí trực tiếp, là chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí như từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng. - Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí. Cách phân loại này có ý nghĩa thuần tuý đối với kỹ thuật hạch toán, trường hợp có phát sinh chi phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ thì phải lựa chọn tiêu thức phân bổ cho phù hợp. Ngoài các cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân loại thành chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường…...Mối quan phân loại đều có vai trò, vị trí riêng trong công tác quản trị chi phí trong doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và điều tiết chi phí. Do đó, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một hình thức phân loại chi phí sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý hạch toán, kế hoạch giá thàn cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá việc phân loại giá thành sẽ giúp phân tích được những biến động của chỉ tiêu giá thành và hướng quản lý đê có biện pháp thích hợp. 1.1.2.2.1. Phân loại giá thành theo thời điểm và có cơ sở số liệu tính giá thành: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trứơc khi tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp về việc sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc thực hiện các giải pháp kinh tế kỹ thuật để trong quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất, dk và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và các đối tác kinh tế khác. 1.1.2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí. Giá thành sản xuất toàn bộ: là giá thành bao gồm toàn bộ các chi phí cố định và chi phí biến đổi thuộc chi phí NVL TT, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Giá thành sản xuất theo biến phí: là giá thành chi bao gồm biến phí sản xuất kể cả biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp. Như vậy, trong phương pháp xác định giá thành sản xuất theo biến phí thì các chi phí cố định được tính ngay vào báo cáo kết quả kinh doanh như các chi phí thời kỳ trong niên độ mà không tính vào giá thành sản xuất. - Giá thành sản xuất và phân bổ hợp lý định phí: là giá thành bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất (cả trực tiếp và gián tiếp) và phần định phí được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động chuẩn. - Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ) bao gồim giá thành sản xuất cộng thêm phần chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó.Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chỉ được xác định sản phẩm (công việc lao vụ) đã được tiêu thụ, đây là cơ sở để tính toán xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập của doanh nghiệp. 1.1.3. Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Trong quản trị doanh nghiệp, chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì đó là những chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, xuất phát từ mối quan hệ mật thiết giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm nên yêu cầu cần thiết khách quan đặt ra là doanh nghiệp phải quan tâm đặc biệt đến việc quản lý chi phí sản xuất cũng như tính giá thành sản phẩm. Bởi vì tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với việc tạo lợi thế trong việc tiêu thụ sản phẩm, trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và làm tăng lợi nhuận của đơn vị. Vì vậy, đối với chi phí sản xuất, doanh nghiệp phải lập ra các dự toán vè chi phí, đưa ra các định mức rõ ràng cho các yếu tố chi phí tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất để xác định các chỉ tiêu về kế hoạch. Đồng thời theo dõi chặt chẽ sẹ phát sinh chi phí thông qua hệ thống sổ sách của doanh nghiệp. Các khoản mục chi phí phải được tập hợp và theo dõi riêng cho từng đối tượng hạch toán và phải được phản ánh trên sổ chi tiết tính giá thành của đơn vị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, phát hiện những lãng phí, sai phạm để kịp thời xử lý. Tóm lại, Quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm phải nắm được nguồn gốc phát sinh chi phí, nội dung, tính chất của từng khoản mục chi phí, các định mức chi phí tại doanh nghiệp, các nguyên nhân dẫn đến tăng giảm chi phí tại doanh nghiệp, các nguyên nhân dẫn đến tăng giảm chi phí cũng như tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sp Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành của doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và giá thành cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành thích hợp. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản phù hợp đảm bảo yêu cầu tập hợp và phan bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, cung cấp kịp thời thông tin tổng hợp về khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định chính xác chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ. Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục và đúng kế tính giá thành quy định. Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí và giá thành sản phẩm. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiên kế hoạch giá thành và hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chi phí phát sinh với nhiều nội dung kinh tế, công dụng và địa điểm khác nhau. Để có thể tiến hành hạch toán chi phí đúng đắn và hợp lý, kế toán phải xác định đối tượng hạch toán chi phí cho phù hợp. Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Giới hạn tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí là khâu đầu tiên quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải dựa trên các căn cứ sau: Đặc điểm, mục đích, công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Đặc điểm của sản phẩm Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm Khả năng, trình đội quản lý của doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình riêng của các doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: Từng phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ Từng sản phẩm, nhóm sản phẩm cùng loại Từng đơn đặt hàng hoặc hạng mục công trình Từng bộ phận chi tiết sản phẩm 1.2.2. Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất chế tạo và thực hiện vần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Nếu xác định đúng và phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp sẽ giúp cho kế toán mở, lập bảng tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng một cách chính xác đồng thời quản lý và kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu quản lý doanh nghiệp.Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể cần phải căn cứ vào các yếu tố sau: Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm Đặc điểm sản phẩm Các yêu cầu quản lý , yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp. Khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành của quá trình sản xuất, hay là thành phẩm, bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, từng bộ phận chi tiết sản phẩm…. 1.2.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là hai khái niệm khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Về bản chất, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau vì chúng đều là phạm vi giới hạn để hạch toán chi phí và cùng phục vụ cho việc quản lý chi phí và giá thành. Việc xác định hợp lý đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành.Trong thực tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành và ngược lại một đối tượng tính giá thành có thể bao gồm nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất cũng có khi, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là trùng nhau đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, chế tạo ra một loại sản phẩm. Tuy vậy, giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành vẫn có những điểm khác nhau. Xác định đối tượng tập hợp chi phí và xác định phạm vi phát sinh chi phí để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, là căn cứ để tổ chức công tác ghi chép ban đầu và mở các sổ chi tiết, tập hợp số hiệu chi phí sản xuất theo từng đối tượng giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành. - Xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất (sản phẩm, dịch vụ hoàn thành) là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng ti nhs giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công tác tính giá thành phục vụ cho việc quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 1.31. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp sản xuất được sử dụng trong kế toán ch phí sản xuất để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán chi phí đã xác định bao gồm: Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định. Do đó có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. - Phương pháp phân bổ gián tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp đó phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng. Sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. Việc phân bổ được tiến hành theo trình tự: + Xác định hệ số phân bổ. Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ + Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ci = Ti x H Trong đó: Ci là chi phí phân bổ cho từng đối tượng Ti là tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng H là hệ số phân bổ. 1.3.2. Kế toán chi phí sản xuất Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới đảm bảo việc tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp…..Tuy nhiên, có thể khái quát việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước sau: Bước1: Tập hợp các chi phí liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Theo quy định kế toán hiện hành khi tiến hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tuỳ vào điều kiện của doanh nghiệp, kế toán sẽ lựa chọn một trong hai phương pháp hạch toán. Phương pháp kiểm kê định kỳ hoặc phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên dùng để phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình biến động tăng giảm các loại hàng hoá tồn kho. Kế toán hạch toán theo phương pháp này se ghi chép và theo dõi trên hệ thống sổ sách ngay khi phát sinh nghiệp vụ. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp phản ánh không thường xuyên các nghiệp vụ phát sinh đặc biệt là sự biến động các loại hàng hoá tồn kho. Phương pháp này cho phép kế toán ghi chép định kỳ chứ không phải ghi sổ hàng ngày. 1.3.2.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp. Chi phí NVL trực tiếp là các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu…. được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Để hạch toán và theo dõi chi phí, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” Tài khoản này đươc sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi phí về NVL được sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí hoặc từng đối tượng tính giá thành. Chi phí NVL trực tiếp được xác định theo công thức sau: Chi phí NVLTT = Giá trị NVLTT còn lại đầu kỳ + Giá trị NVLTT xuất dùng trong kỳ - Giá trị NVLTT còn lại cuối kỳ - Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) Việc tập hợp CPNVLTT vào sổ đối tượng tập hợp chi phí có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hay phương pháp phân bổ gián tiếp. - Đối với CPNVLTT chỉ liên quan đến một số đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng tập hợp chi phí,. - Đối với CPNVLTT có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp theo các tiêu thức phân bổ thích hợp. Tiêu thức phân bổ có thể là; định mức chi phí cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được quy định tỷ lệ với khối lượng sản phẩm được sản xuất….Nhưng tiêu thức phân bổ phải đảm bảo được mối quan hệ tỷ lệl giữa tổng chi phí cần phân bổ với tiêu thứcl phân bổ của các đối tượng. Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng x Hệ số phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng CPNVL cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ Theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán chi phí NVL trực tiếp được thể bằng sơ đồ sau: Giá trị nguyên liệu, vật liệu không sử dụng hết cuối kỳ nhập lại kho giá trị của phế liệu bán ngay thu tiền k/c CPNVLTT để tính giá thành sản xuất TK152 TK621 TK111,112 Xuất NVL dùng trực tiếp sản xuất TK111,112,331 TK154 Mua NVL đưa thẳng vào sản xuất TK1331 Thuế GTGT Sơ đồ 1.1. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, hạch toán chi phí NVL trực tiếp thể hiện bằng sơ đồ sau: k/c giá trị NVL tồn cuối kỳ TK152 TK611 TK621 Kết chuyển giá trị NVL tồn đầu kỳ TK111,112,331 Mua NVL cuối kỳ k/c chi phí TK 133 NVLTT vào giá thành sản phẩm Thuế GTGT Sơ đồ 1.2 1.3.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Để hạch toán và theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này được sử dụng để tập hợp tất cả cá khoản chi liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương) Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trường hợp CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán được trực tiếp thì tập hợp chung sau đó chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán, phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Tiêu chuẩn dùng phân bổ có thể theo giờ công định mức, tiền lương định mức hoặc theo giờ công thực tế. Trên có số tiền lương được phân bổ về tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định để tính vào chi phí. Trích BHXH, 20% theo lương tối thiếu về hệ số lưong trong đó 15% tình vào chi phí sản xuất 5% khấu trừ vào lương của người lao động. Trích BHYT 3% theo lương tối thiếu và hệ số lương trong đó 2% tính vào chio phí sản xuất 1% khấu trừ vào lương của người lao động. Trích KPCĐ 2% theo lương thực tế và tính cả vào chi phí sản xuất. Phương pháp hạch toán chio phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau; Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. TK 334,338 TK 622 TK 154 Tiền lương và các khoản trích Cuối kỳ theo PP theo lương của CNTTSX kết chuyển KKTX CPNCTT TK335 TK631 Trích trước tiền lương nghỉ Theo phương pháp phép của CNSX KKĐK 1.3.2.3. Kế toán chi phí SXC Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí được sử dụng cho việc quản lý và phục vụ sản xuất tại các bộ phận sản xuất. ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất Để hạc toán và theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627 “Chi phí sản xuất chung” TK 627 có sáu tài khoản cấp hai. TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác. Trong kế toán tài chính CPSXC được tập hợp theo yếu tố chi phí còn trong kế toán quản trị CPSXC được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, tổ, đội sản xuất…)cuối kỳ phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức phù hợp. Có thể phân bổ chi phí sản xuất chung theo CPNVLTT, CPNCTT hay định mức CPSXC Mức chi phí SXC phân bổ cho từng đối tượng = Tổng CPSXC x Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán CPSXC TK 334,338 TK 627 TK111,112,138,152 Tiền lương các khoản trích theo lương của nhân viên QLSX Các khoản làm giảm CPSXC TK152 TK154 Chi phí NVL phục vụ cho quản lý SX Kết chuyển CPSXC vào giá thành sản phẩm TK153,142,242 TK631 Chi phí dụng cụ dùng cho SXC,k QLSX K/c CPSXC vào tổng SP(KKĐK) TK 5214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 112,111,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài và CP bằng tiền TK133 Sơ đồ 1.4. 1.3.3. Tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang 1.3.3.1. Tập hợp chi phí sản xuất * Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo phương pháp này: để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Sơ đồ 1.5. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của phẩm theo phương pháp KKTX. TK 621 TK 154 TK111,152 K/c chi phí NVLTT Giá trị phế liệu thu hồi TK622 TK811,632,138 K/c CPNCTT CPSX sản phẩm hỏng không được tính tổng TK627 TK155,157 K/c CPSXC Tổng SX của SP hoàn thành nhập kho hoặc gửi bán ngay TK 632 Tổng SPSX xong bán luôn không qua kho Sơ đồ 1.5 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ Theo phương pháp này: để lập hợp CPSX, kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất ” Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp KKĐK kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ TK154 TK631 k/c CPSX dở dang đầu kỳ TK621 TK111,152 k/c CPNCLTT Trị giá phế liệu thu hồi (không tính vào tổng) TK 622 k/c CPNCTT TK 632 TK627 Tổng SX của SP hoàn thành trong kỳ K/c CPSXC Sơ đồ 1.6. 1.3.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang gia công chế biến dở dang trong một quy trình công nghệ hoặc còn bao gồm cả những sản phẩm đã được gia công chế biến hoàn thành ở một hoặc những công đoạn công nghệ nhất định đã nhập kho thành phẩm hoặc chuyển sang giai đoạn sau chế biến: Đánh giá sản phẩm làm dở là việc tính toán chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ cho số sản phẩm dở dang cuối kỳ theo những nguyên tắc nhất định.Việc đánh giá thành sản phẩm. Muốn đánh giá sản phẩm dở dang một cách hợp lý phải. Kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ và đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở. - Căn cứ vào mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở mà doanh nghiệp áp dụng. Sau đây là một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. * Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp CPNVLTT Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần CPNVL thị trường còn các khoản mục chi phí khác (CPCNTT, CPSXC) không tính cho sản phẩm dở dang mà tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ gánh chịu. Công thức: CDCK = CDĐK + CTK x QDCK QHT + QDCK Trong đó: CDCK : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ CDĐK : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ QHT : Số lượng sản phẩm hoàn thành QĐCK : Số lượng sản phẩm dở cuối kỳ CTK : CHi phí vật liệu chính trực tiếp phát sinh trong kỳ Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục. khi áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, theo CPNVLTT thì giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn 2 trở đi được đánh giá theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sip hoàn thành tương dương. Theo phương pháp này, căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ, kế toán tính toán chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tất cả các khoản mục cho phí đã hạch toán theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang đó theo nguyên tắc. Đối với các khoản chi phí bỏ hết một lần ngay từ bước công nghệ đầu tiên (CPNVLTT) thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như nhau: CDCK = CDĐK + CTK x QDCK QHT + QDCK - Đối với các khoản chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như CPNCTT, CPSXC…..thì chi phí này phân bổ cho sản phẩm dở dang cuối kỳ dựa trên mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Công thức: CDCK = CDĐK + CTK x Q’DCK QHT + Q’DCK Q’DCK = QDCK x tỷ lệ % hoàn thành. Trong đó: Q’: khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Phương pháp này đảm bảo giá trị sản phẩm dở dang được đánh giá chính xác hơn nhưng việc tính toán phức tạp hơn. Nó được áp dụng trong trường hợp các chi phí chế biến khác chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và doanh nghiệp phải xác định được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của quy trình sản xuất. * Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn, sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. Công thức: CDCK = Cđm x QDCK Trong đó: CDCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Cđm: Chi phí định mức QDCK: số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã được sử dụng định mức chi phí sản xuất hợp lý, chi tiết cho từng công đoạn sản xuất. 1.4. Tính giá thành sản phẩm 1.4.1. Kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành là mốc thời gian mà bộ phận kế toán giá thành phải tổng hợp số liệu để tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Căn cứ để xác định kỳ tính giá thành là: Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm Chu kỳ sản xuất sản phẩm Yêu cầu của công tác quản lý ở từng doanh nghiệp Do đó mà ký tính giá thành rất khác nhau ở các doanh nghiệp, kì tính giá thành có thể là hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm. 1.4.2. Các phương pháp tính giá thành. Phương pháp tính giá thành là việc vận dụng các phép tính để tính toán chi phí tập hợp trong kỳ cho khối lượng sản phẩm hoàn thành nhằm xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị + Phương pháp tính gis thành giản đơn: Phương pháp này được áp dụng với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất một loại sản phẩm chỉ qua một công đoạn sản xuất đã hoàn thành. + Phương pháp tính giá thành theo hệ số. + Phương pháp này áp dụng trong trường hợp các chi phí tập trung cho cả quy trình sản xuất nhưng giá thành lại tính cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. + Phương pháp tính giá thành phân bước. Phương pháp này được áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, sản phẩm phải lần lượt qua nhiều công đoạn chế biến kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định Đối tượng tính giá thành theo phương pháp này là: Nửa thành phẩm từng giai đoạn công nghệ Thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng + Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và từng phân xưởng hoặc loạt hàng được sản xuất ở từng phân xưởng đó,Đối tượng tính giá thành là thành phẩm của từng đơn đặt hàng hay từng loạt hàng. Chu ký sản xuất của đơn đặt hàng thường rất dài, khi nào sản phẩm của đơn đặt hàng được sản xuất xong khi đó mới tính giá thành. Nếu chưa xong thì các chi phí đã tập hợp được theo các đơn đặt hàng đó là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nếu đơn đặt hàng đó được sản xuất, chế tạo ở nhiều phân xượng khác nhau thì phải tính toán xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó, những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còi chi phí chung cần phân bổ theo tiêu thức thích hợp. + Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản xuất giản đơn hay phức tạp, các sản phẩm cùng loại nhưng có quy cách, phẩm chất, kích cỡ khác nhau. + Phương pháp tính giá thành theo các loại trừ chi phí. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, kết quả thu được sản phẩm chính là sản phẩm phụ có giá trị. + Phương pháp tính giá thành theo định mức của sản phẩm. Giá thành định mức của sản phẩm được tính toán trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và các dự toán chi phí được duyệt. Chương II Thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết kế công nghIệP hoá chất. 2.1. Đặc điểm tình hình chung về Công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Thiết kế Công nghệ Hoá Chất là thành viên của Tổng Công ty Hoá Chất Việt Nam, tiền thân là Viện thiết kế hoá chất thuộc Bộ Công nghiệp, được thành lập theo quyết định số 1775/CNNg ngày 29/5/1967 của Bộ CN. Năm 1973 để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ được giao của Nhà nước, Viện Thiết kế hoá chất được tách ra thành lập Công ty Thiết kế Công nghệ Hoá Chất theo quyết định số 789/HC – QLKT ngày 2/6/1973 của Tổng cục Hoá chất trên cơ sở sáp nhập bộ phận thiết kế xây dựng, thiết kế cơ khí, cơ giới hóa lắp đặt và thiết kế năng lượng. Để thuận tiện cho công tác quản lý và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ phát huy hết khả năng chuyên môn của mình trong việc độc lập thiết kế các công trình sản xuất với quy mô vừa và nhỏ trong phạm vi cả nước cũng như thực hiện 1 số đề tài nghiêu cứu. Hội dồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 112/HĐBT ngày 22/5/1978 thành lập Viện thiết kế công nghiệp hoá chất. Ngày 17/6/1993. Viện đăng ký trở thành doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 338/CNNg của Bộ Công nghiệp và đổi tên thành Công ty Thiết kế Công nghệ Hoá Chất theo quyết định số 370/QĐ/TCNSĐT với tên giao dịch là Chemical Engi neering Cofporation (Viết tắt CECO) có trụ sở chính tại 21A Cát Linh Hà Nội và có 2 chi nhánh là 37/76 Trần Đình Xu (TP HCM) và xí nghiệp sản xuất Hoá chất (Văn điển) ở Lầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội Trải qua gần 40 năm hoạt động và trưởng thành, CECO gặp phải không ít những khó khăn song Công ty vẫn luôn chuyển mình để phù hợp với cơ chế.Hiện nay tổng số cônh nhân viên của Công ty là 188 người (trong đó nhân viên quản lý là 30 người) trong đó trình độ tốt nghiệp đại học trở lên chiếm 75 – 80%, trung cấp 2 tương đương 20 – 25% họ là những đội ngũ tiến sỹ, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, có năng lực trong nhiều chuyên ngành kỹ thuật khác nhau đã và đang thực hiện công việc về từ vấn, thiết kế, thi công, dichj vụ môi trường, lập báo cáo nghiên cứu khả thi nhiều công trình quan trọng cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước bao gồm, khảo sát lựa chọn địa điểm, lựa chọn công nghệ sản xuất, quy mô xây dựng, thực hiện đánh giá tác động môi trường, phân tích kinh tế tài chính và hiệu quả của dự án thẩm định dự án…CECO thực hiện thiết kế cơ sở và thiết kế thi công cho nhiều dạng công trình ở các quy mô khác nhau. Có thể kể tên một số công trình mà đơn vị đã tham gia khảo sát thiết kế như: Thiết kế nhà cơ khí Lào Cai, tư vấn thiết kế dây truyền sản xuất Cà Phê tan Biên Hoà, Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Xưởng sản xuất phèn nhôm….. Ngoài ra với một lực lượng kỹ thuật đa dạng CECO có đủ khả năng thực hiện toàn bộ công trình hay từng hạng mục công trình từ việc nghiên cứu đề xuất phương án, khảo sát địa điểm cho đến việc thiết kế công nghiệp, bố trí lắp đặt và đường ống, lập dự toán và tổng dự toán. Bên cạnh đó Trung tâm kỹ thuật môi trường với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm được trang bị những thiết bị đo điện hiện đại loại cầm tay để kiểm tra thí nghiệm môi trường cung cấp các giải pháp xử lý toàn diện chất thải, chất khí, nước thải và tiếng ồn…Cho đến nay Công ty đã trở thành 1 công ty tư vấn thiết kế hoạt động khá hiệu quả đặc biệt là trong ngành Hoá chất có uy tín với khách hàng và có quan hệ với những Công ty tư vấn đầu tư đầu ngành trên thế giới Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả tình hình hoạt động của Công ty Stt Chỉ tiêu đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 1. Cơ cấu vốn TSCĐ/ Tổng tài sản TSLĐ/ Tổng tài sản % % 17,22 82,78 23,28 76,72 2. Tỷ suất lợi nhuận TSKLN/ Doanh thu TSLN/ vốn % % 5,26 15,12 5,085 16,99 3. Tổng doanh thu đ 19.705.620.175 22.510.871.059 4. Tổng lợi nhuận sau thuế đ 654.762.739 830.981.059 5. Nộp NSNN đ 1.549.403.035 2.018.872.470 6 Tổng thu nhập đ 5.682.478.050 5.896.800.000 7 Thu hập bình quân đ 2.152.453 1.890.050 8 LĐ bình quân người 240 260 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 2.1.2.1. Chức năng của Công ty: Khảo sát, thiết kế công nghiệp Hoá Chất và các công việc khác có liên quan. Thiết kế tổng thể kỹ thuật và bản vẽ thi công đồng bộ các công trình công nghiệp Hoá chất và công việc khác như: Thiết kế chế tạo máy móc thiết bị, thiết kế kiến trúc, xây dựng nhà xưởng công trình phục vụ phụ trợ và dân dụng, lập dự toán và tổng dự toán… Nghiên cứu ứng dụng và thực nghiêm các quá trình thiết bị, cônh nghệ sản xuất và các lĩnh vực liên quan: Nghiên cứu lập quy trình sản xuất mặt hàng mới, cải tiến đổi mới nâng cao chất lượng, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật biện pháp bảo hộ laođộng và bảo vệ môi trường trong ngành Hoá chất, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học và các cơ sở sản xuất Tham mưu, tư vấn, phát triển, chuyển giao công nghệ trong công nghiệp hoá chất, tham gia lập kế hoạch ngành, lập dự án khả thi, tiền khả thi, tư vấna trao đổi thu thập và cung cấp thông tin kinh tế kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực cho phép Tổ chức thực nghiệm, chế thử và sản xuất nhỏ, tổ chức các dịch vụ khoa học chuyên ngành như: xây dựng phòng thí nghiệm va xưởng thực nghiệm, tiến hành chế thử sản phẩm để lấy thông số chứng minh công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm 2.1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty Giám dốc, trưởng phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tổ chức cán bộ Chủ nhiệm đề án Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng công nghệ lắp đặt Phòng diẹn đo đường Phòng thiết bị Phòng xây dựng Trung tâm môi trường Các khối liên quan Kiểm tra chất lượng Dự toán Phòng dự toán Xuất bản Sơ đồ 1.7. 2.1.3.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty. Giám đốc Văn Phòng Hội đồng KHKT Phó Giám đốc KT Phó Giám đốc KD P. kỹ thuật và QL đề án P. Kế hoạch kinh doanh P.TCKT P.tổ chức LĐ Trung tâm tư vấn và đầu tư Phòng công nghệ lắp đặt P. điện đo lường P. thiết bị P. Xây dựng P. cấp thoát nước P. xuất bảo Trung tâm kỹ thuật môi trường Văn phòng đại diện và chi nhánh Công ty tại TPHCM Trung tâm thực nghiệm PT Trung tâm chống ăn mòn và kiểm định CLCT P. kế hoạch nghiệp vụ P. Thiết kế tổng hợp Sơ đồ 1.8 * Chức năng cụ thể của phòng, ban như sau: - Giám đốc Công ty: là người đứng đầu Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. - Phó Giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc Phòng kỹ thuật và quản lý đề án: có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công trình từ khi lập kế hoạch chào hàng, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế giám sát thi công cho đến thi công trình hoàn thành bàn giao vào sử dụng. - Phòng kế hoạch kinh doanh: Xây dựng kế hoạch tác nghiệp cho Công ty và tổ chức thực hiện kế hoạch. - Phòng kế toán tài chínhL: Thực hiện chức năng giám đốc về mặt tài chính, thu thập số liệu, phản ánh vào sổ sách kế toán và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của Giám đốc Công ty, tiến hành các thủ tục thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, giải quyết vấn đề tiền lương cho các bộ phận. Trung tâm tư vấn và đầu tư: Thực hiện tư vấn đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi giúp chủ đầu tư hoạch định chủ trương đầu tư Trung tâm kỹ thuật môi trường; cung cấp các giải pháp xử lý chất thải, nước thải, tiếng ồn… Trung tâm chống ăn mòn và kiểm định công trình: khảo sát thiết kế xử lý chống ăn mòn và gia cố công trình hoặc hạng mục công trình đang bị xuống cấp do tác động của môi trường hoá chất. - Chi nhánh Công ty tại TPHCM: Đại diện cho Công ty để giám sát thi công và thiết kế bổ sung hoặc thiết kế sửa đổi những hạng mục công trình do Công ty thiết kế ở các tỉnh phía Nam. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty: 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán Ngân hàng và thanh toán Kế toán trung tâm môi trường Kế toán trung tổng hợp Thủ quỹ * Nhiệm vụ cụ thể: Phụ trách phần kế toán liên quan trực tiếp đến Ngân hàng, theo dõi tài khoản tiền gửi nội tệ và ngoại tệ tại Ngân hàng và công việc có liên quan; lĩnh tiền gửi; vay vốn Ngân hàng… Phụ trách phần thanh toán nội bộ (công tác phí, tạm ứng….) các khoản thanh toán các công trình, các khoản mua ngoài (điện, nước)….. - Cuối quý lập báo cáo kết quả thanh toán, báo cáo về doanh thu và tính thuế phải nộp. * Kế toán tổng hợp - Ghi sổ cái và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các chứng từ ghi sổ đã được thủ quỹ và kế toán Ngân hàng và thanh toán lập. Theo dõi tình hình tăng giảm khấu hao TSCĐ,Cuối kỳ lập bảng kê tăng TSCĐ và bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ trong năm. Theo dõi các khoản trích nộp BHXH, kinh phí công đoàn và quyết toán với đơn vị cấp trên và địa phương. Cuối tháng tính thuế phải nộp vào tờ khai thuế doanh thu, bảng kê khai nộp thuế lợi tức, tờ khai nộp tiền thu về sử dụng vốn. * Kế toán trung tâm môi trường - Theo dõi tài khoản tiền gửi Ngân hàng, phải thu, phải trả nội bộ…ở đơn vị phụ thuộc. - Theo dõi các khoản thu chi theo công trình, tính toán chi phí sản xuất - Lập các BCTC hàng quý, hàng năm về tình hình sản xuất ở các trung tâm và gửi lên Công ty. * Thủ quỹ - Theo dõi các khoản thu chi tiền tại quỹ của Công ty, lập chứng từ ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quỹ, ghi sổ quỹ kê khai VAT đầu vào hàng tháng. Theo dõi lao động, tiền lương phải trả, đã trả và các khoản khấu trừ vào lương Sơ đồ tổ chức hạch toán tại Công ty Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng kê chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết Bảng chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính 2 1 5 6 5 6 7 7 Sơ đồ 1.10 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng kiểm tra, đối chiếu (1) Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ kế toán tiến hành phân loại các chứng từ để lập chứng từ ghi sổ (2) Đối với các chứng từ thu chi tiền mặt được thủ quỹ ghi vào sổ quỹkiểm báo cáo quỹ vào cuối mỗi ngày. Thủ quỹ gửi 1 liên của sổ quỹ cùng với các phiếu thu, chi lên phòng kế toán và kế toán kiểm tra, lập chứng từ ghi sổ. (3) Các nghiệp vụ liên quan đến đối tượng kế toán cần phải hạch toán chi tiết thì ghi vào sổ chi tiết. (4) Từ chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ cái và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. (5) Từ sổ chi tiết, kế toán tổng hợp số liệu để lập bảng chi tiết và từ sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh các tài khoản (nghiệp vụ này được thực hiện vào cuối tháng.) (6) Cuối tháng đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng chi tiết, số liệu của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với bảng cân đối số phát sinh (7) Tổng hợp số liệu và lập báo cáo tài chính. 2.1.4.2. Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng * Hệ thống tài khoản sử dụng Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành theo quy định 1141 – TC/CĐKT ngày 1/11/1995 bao gồm các tài khoản sau: TK1111,TK1121,TK1122,TK131,TK133,TK136,TK138,TK141,TK142,TK152,TK153,TK154,TK161,TK211,TK214,TK2212TK311,TK331,TK333,TK334,TK336,TK338,TK411,TK414,TK415,TK416,TK421,TK4311,TK4312,TK441,TK461,TK511,TK642,TK711,TK811,TK911. Trong đó do đặc thù của Công ty là tập hợp chi phí và thanh quyết toán các hợp đồng theo công trình nên các tài khoản liên quan đến chi phí và thanh toán đều được mở ở tài khoản cấp 2 và chi tiết theo công thức (chẳng hạn TK 154 được mở chi tiết các tài khoản cấp hai từ 154001 đến 154999 cho các công trình sản phẩm mà Công ty đang thực hiện.) Công ty cũng đã thực hiện giảm bớt một số tài khoản, làm tắt để đơn giản hơn trong việc ghi sổ và hạch toán.Do đó trong kế toán chi phí sản xuất kế toán đã không sử dụng các tài khoản loại 6 như TK 621,622,623,627 * Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ .Sổ kế toán Công ty bao gồm: - Sổ quỹ - Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái tài khoản - Sổ theo dõi Ngân hàng và sổ theo dõi chi tiết. Việc áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ là rất phù hợp với đặc điểm của Công ty vì nó có ưu điểm là đơn giản, dễ ghi chép, phù hợp với việc vào số liệu trên máy tính, giảm bớt số lượng số đặc biêt là ở đơn vị nhỏ và số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều, sử dụng nhiều sổ tờ rơi dễ phân công công việc, dễ tổng hợp số liệu và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nó vẫn còn một số nhược điểm. Việc ghi chép dồn vào cuối kỳ dẫn đến việc lập BCTC thường chậm, khối lượng ghi chép trùng lắp làm giảm hiệu suất công việc. Căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, báo có của Ngân hàng. Mọi nghiệp vụ ghi chép trùng lặp làm giảm hiểu suất công việc, kinh tế phát sinh đều được đưa vào sổ chi tiết cho từng tài khoản, vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ từ đó vào sổ cái theo mẫu quy định. Cuối kỳ kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ cái lập báo cáo kế toán theo 4 mẫu báo cáo…Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp thuyết minh BCTC. 2.2. Thực tế tổ chức công tác kế toán cho phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty. 2.2.1. Đặc điểm của sản phẩm khảo sát thiết kế chi phối đến công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế thi công là khâu đầu trong công tác xây dựng cơ bản, có tầm quan trọng đặc biệt về chất lượng cũng như hiệu quả đầu tư đối với bất kỳ công trình xây dựng nào. Sản phẩm của công tác khảo sát thiết kế, lập dự á đầu tư, thiết kế thi công rất trừu tượng và đa dạng, không có trạng thái hiện vật cụ thể thường gọi là sản phẩm dịch vụ tư vấn đầu tư. Sản phẩm dịch vụ tư vấn đầu tư phân theo phạm vi, nội dung hình thái, vật chất ổn định tương đối bao gồm: Báo cáo khảo sát công trình Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng công trình. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công lập tổng dự toán đầu tư xây dựng công trình. Thẩm định dự án đầu tư – Thẩm định tổng dự toán Tư vấn giám sát, tư vấn lập hồ sơ mời thầu Trong các ngành sản xuất vật chất, sản phẩm sản xuất ra thường có hình thái vật chất cụ thể ổn định với mẫu mã, chủng loại, quy cách phẩm chất riêng. Tuy nhiên sản phẩm khảo sát thiết kế lại rất đặc biệt. đó là các báo cáo khảo sát công trình, báo cáo tiền khả thi, các bản vẽ thiết kế….cho từng công trình, hạng mục công trình các sản phẩm dịch vụ này mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài theo những chu kỳ khác nhau, thường từ 3 đến 6, đối với sản phẩm thiết kế có thể kéi dài 2,3 năm mới kết thúc. Mỗi sản phẩm lại có yêu cầu riêng về kỹ thuật,đặc điểme là có sự đòi hỏi lớn về lao động chất xám của con người. Chính vì thế đối với các sản phẩm khảo sát thiết kế, chi phí về vật hoá chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí như giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ bình quân chiếm 2,2% trên tổng giá trị sản phẩm, giá trị cộng cụ lao động và tài sản cố định dịch chuyển sang giá trị sản phẩm khoảng 2,1% còn chi phí về lao động sống kết tinh trong sản phẩm chiếm 60 – 7%. Điều này đòi hỏi kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải xác định cho mình mồt phương pháp và trình tự hạch toán thích hợp sao cho vừa đúng chế độ kế toán hiện hành, vừa linh hoạt, phù hợp với đặc thù của sản phẩm đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Bên cạnh đó, kết cấu của sản phẩm khảo sát thiết kế thường rất phức tạp do trong quá trình sản xuất phải thực hiện nhiều phương thức thi công (khảo sát tại hiện trường kết hợp với thiết kế trong doanh nghiệp ) chính vì thế mà chi phí phát sinh rất đa dạng và không hoàn toàn giống nhau cho mỗi công trình. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc tập hợp và phân loại chi phí theo khoản mục và do đó ảnh hưởng đến việc phân tích sự biến động của chi phí dến giá thành theo từng yếu tố chi phí. Đồng thời việc quản lý hạch toán chi phí, giá thành sản phẩm cũng đòi hỏi phải được tổ chức chặt chẽ hơn ở hiện trường cũng như tại doanh nghiệp. Việc đánh giá sản phẩm cũng không chỉ được tập hợp riêng cho từng công trình, hạng mục công trình hoặc công việc cụ thể. Một đặc điểm khác ủc sản phẩm khảo sát thiết kế là các sản phẩm này không có giai đoạn nhập kho sau khi hoàn thành mà được chuyển giao ngay cho khách hàng – chủ đầu tư theo giá dự toán (giá trị định thầu) hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì thế việc xác định giá cả, thanh toán, vai trò của người mua, người bán, đã được xác định khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm khảo sát thiết kế có ảnh hưởng rất lớn đến các công trình sau này. Vì vậy sau khi thiết kế xong và giao lại cho khách hàng, đơn vị phải cử cán bộ đi theo dõi việc thực hiện (giám sát thi công, chạy thử… sản phẩm chỉ được coi là hoàn thành khi kết thúc giai đoạn đưa công trình vào sử dụng. Do đặc thù sản phẩm, nhận thầu lập dự án tiến khả thi hay thiết kế thi công đơn vị tư vấn được ứng trước 20 – 80% giá trị công trình để thực hiện. Khi lập xong dự án nộp cho chủ đầu tư, được chủ đầu tư thanh toán đến 90 hoặc 95%. Số tiền còn lại được thanh toán khi dự án chủ đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc khi công trình thi công xong bàn giao cho người sử dụng, các khoản chi phí vẫn có thể phát sinh và do đó kế toán vẫn phải tiếp tục theo dõi, tập hợp để xử lý và lựa chọn phương pháp hạch toán sao cho phù hợp giữa thực tế và yêu cầu chế độ quản lý hiện hành. 2.2.2. Nội dung chi phí sản xuất tại Công ty: Theo nội dung kinh tế của chi phí toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty được chia thành 2 loại – Chi phí trực tiếp - Chi phí gián tiếp 2.2.2.1. Chi phí trực tiếp. Chi phí trực tiếp là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại công trình, hạng mục công trình. Khi tiến hành khảo sát thiết kế, bên cạnh các chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp còn có một số yếu tó chi phí khác cũng trực tiếp cấu thành nên giá thành sản phẩm khảo sát thiết kế của Công ty, các khoản chi phí này phát sinh riêng sẽ cho từng công trình. Do đó các chi phí trực tiếp phát sinh ở công trinh nào sẽ được hạch toán vào giá thành của công trình đó. Các khoản chi phí này bao gồm: - Chi phí xuất bản tài liệu: là khoản chi phí cần thiết để từ những bản gốc tài liệu thiết kế có thể nhân và nhiều bản khác. - Công tác phí của cácn bộ liên quan trực tiếp đến công trình bao gồm tiền xe cộ, phương tiện đi lại, vé tàu, phà, chi phí ăn ở cho các hoạt động xúc tiến khảo sát tại địa phương. - Chi phí môi giới cho người tìm dẫn công trình: Tỷ lệ chi phí này tính theo giá trị doanh thu của Hợp đồng. mức chi phí tối đá là 3%. - Chi phí chia thầu: là những khoản chi phí phải chia cho các đơnv ị khác trong trường hợp Công ty đứng ra ký hợp đồng toàn bộ một công trình nào đó nhưng vẫn có phần việc Công ty không đủ khả năng đảm đương, Công ty sẽ phải tìm một đối tác để họ thực hiện công việc đó thay cho Công ty. Khi tìm được Công ty sẽ kí hợp đồng trực tiếp với đối tác này và sẽ phải trả cho họ một khoản tiền gọi là chi phí thầu. Khoản tiền này sẽ được trừ trực tiếp vào doanh thu của toàn bộ công trình và được tính vào giá thành của sản phẩm khảo sát thiết kế - Các chi phí bằng tiền như: chi phí tiếp khách, chi phí hội nghị thông qua đề án công trình, hội nghị bàn vừê việc thực hiện đề án…Mặc dù những khoản chi phí này không thường xuyên phát sinh nhưng cũng được tính vào chi phí trực tiếp của công trình. 2.2.2.2. Chi phí gián tiếp (chi phí sản xuất chung) Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những chi phí thuộc phạm trù chi phí sản xuất nhưng không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất cấu tạo nên sản phẩm mà thường là các chi phí phát sinh chung cho từng phân xưởng sản xuất. ở Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất, do quy trình sản xuất ra sản phẩm khảo sát thiết kế có đặc điểm khác biệt. Phân xưởng sản xuất ở đây thực chất là các phong ban khảo sát thiết kế, tất cả các cán bộ công nhân viên trong phòng đều trực tiếp tham gia khảo sát thiết kế. Do vậy các chi phí phát sinh ở các phòng ban như chi phí đi tiền điện, điện thoại, nước…..không thể hạch tióan riêng cho từng phòng ban mà phải tập trung hạch toán cho toàn Công ty về kế toán hạch toán tát cả chi phí này vào TK 642. Riêng đối với hai yếu tố chi phí. Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp khảo sát thiết kế (BHXH, BHYT, KPCĐ) và khấu hao TSCĐ dùng cho các phòng ban khảo sát thiết kế thì vẫn được tập hợp và phân bổ vào khoản mục chi phí gián tiếp của các công trình (chi phí sản xuất chung) theo tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, khoản chi phí gián tiếp tại Công ty còn bao gồm chi phí có tính chất đào tạo, chi phí cho cán bộ quản lý đi công tác. 2.2.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tại Công ty. * Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Tại Công ty thiết kế Công nghiệp hóa chất, do đặc điểm sản phẩm là những sản phẩm đơn chiếc, thời gian thực hiện kéo dài, mỗi sản phẩm (công trình, hạng mục công trình) có yêu cầu riêng về kỹ thuật, dự toán riêng. Vì vậy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty là các công trình, hạng mục công trình. Chi phí trực tiếp phục vụ cho công trình, hạng mục công trình nào được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Các chi phí gián tiếp, các chi phí không được đưa vào một công trình cụ thể nào thì có thể phân bổ cho các công trình theo tiêu thức thích hợp, có thể dựa vào doanh thu và tỷ trọng các chi phí trực tiếp chiếm trong doanh thu để phân bổ chi phí gián tiếp một hợp lý cho các công trình. * Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành tại Công ty là từng công trình, hạng mục công trình giá thành sản phẩm được tính trực tiếp theo đơn đặt hàng đối với từng công trình và công việc tính giá thành chỉ được thực hiện khi công trình hoàn thành trên cơ sở cho phí sản xuất thực tế phát sinh đã tập hợp được trong kỳ và sản lượng thực tế đã sản xuất và hoàn thành trong kỳ. 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Tại Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất, để tiến hành công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, Công ty không sử dụng các TK 621, TK 622, TK627 mà tài khoản kết toán sử dụng chủ yếu là TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Các chi phsi sản xuất phát sinh cho công trình nào được tập hợp trực tiếpd vào TK 154 của công trình ấy. TK 154 được chi tiết thành các TK cấp 2 từ 154001 đến 154999 Ngoài ra, do Công ty sử dụng kế toán máy nên để quản lý chi tiết các chi phí phát sionh, kế toán sử dụng mã số cho từng loại chi phí thay cho việc chi tiết TK 154. Chẳng hạn , các chi phí trong TK 15435 của công trình có mã số là A32 và được đánh số như sau: A321: Công tác phí A322: Lương A323: Chi phí xuất bản A324: Chi phí tìm dẫn việc A325: Chi tiếp khách. A326: Chi phí khác A327; chi phí chia thầu 2.2.4.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp. Chi phí NVLTT của Công ty bao gồm toàn bộ giá trị NVL cần thiết để tạo ra các đề án thiết kế công trình, hạng mục công trình…Do đặc thù của công tác khảo sát thiết kế công trình, hạng mục công trình…Do đặc thù của công tác khảo sát thiết kế tại Công ty chủ yếu nghiêng về thiết kế, còn hoạt động khảo sát nếu có nhận thầu thì chủ yếu là thuê ngoài. Vì vậy NVLTT tại Công ty là các loại vưn phòng phẩm như giấy, bút, mực in, phục vụ cho việc in, vẽ các đồ án thiết kế, các loại thước đo đạc địa hình và chi phí NVLTT chỉ đóng vai trò thứ yếu trong các chi phí đầu vào, nó chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành khảo sát thiết kế. khoảng 2,2% tổng số doanh thu hợp đồng. Ngoài ra, do đặc điểm của công tác lập dự án đầu tư phải đi đến tận công trình để xem xét thực địa, giám sát thi công nên trong khoản mục chi phí NVLTT còn bao gồm chi phí về nhiên liệu, động lực như xăng xe chi ra để đi công tác các công trình Đối với các loại NVL như giấy vẽ, giấy in, bút vẽ, mực vẽ…thông thường hàng tháng, hàng quý các phòng ban sẽ căn cứ vào định mức vật tư đự toán trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết để có kế hoạch xin lĩnh văn phòng phẩm tại Công ty. Tuỳ theo khối lượng và tính chất của mỗi công trình khảo sát thiết kế, phòng kế toán kinh doanh sẽ duyệt phiếu yêu cầu vầ tư của các phòng ban, lên dự toán chi phí. Đặc điểm của công tác quản lý chi phí NVL là các NVL sẽ được mua về theo phiếu yêu cầu vật tư của các phòng ban và xuất dùng luôn cho phòng ban đó mà không qua nhập kho. Căn cứ vào hoá đơn mua vật liệu của các phòng ban và trên cơ sở định mức vật tư sử dụng cho công tác thiết kế của sở vật giá, định mức 1242 QĐ/BXD của Bộ xây dựng, các quyết định của Công ty về sử dụng vật tư, kế toán sẽ đối chiếu, lập phiếu nhập, báo cáo tổng hợp sử dụng và kết chuyển cuối kỳ, lập phiếu xuất và xác định đối tượng phân bổ làm cơ sở để tập hợp chi phí NVL phát sinh cho từng công trình. Việc quản lý vật tư như vậy rất phù hợp với đặc điểm của Công ty vì số lượng vật tư không nhiều và ít chủng loại. Do đó để hạch toán NLV kế toán đã sử dụng phương pháp định kỳ,. Định kỳ hàng quý, các chứng từ về NVL như phiếu yêu cầu mua vật tư (Biểu 1) hoá đơn GTGT…được tập hợp để làm cơ sỏ cho việc lập chứng từ ghi sổ về chi phí NVL Biểu 1: Phiếu yêu cầu mua vật tư Số 79 Ngày 17 tháng 4 năm 2004 Họ và tên người lập: Nguyễn Văn Ba Chức vụ: Trưởng phòng xuất bản Yêu cầu mua văn phòng phẩm Stt Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất ĐVT Số lượng 1 Giấy kẻ ngang tập 25 2 Giấy in A3 ngoại tập 5 3 Giấy in A3 nội tập 9 4 Mực in 4V hộp 2 Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Thủ trưởng đơn vị Các loại văn phòng phẩm được mua về sử dụng có đặc điểm là được sử dụng chung cho cả hoạt động thiết kế tại các phòng ban và hoạt động quản lý doanh nghiệp. Mặt khác văn phòng phẩm như giấy, bút sử dụng chung cho nhiều công trình. Do đó để tiện cho việc quản lý, kế toán tại Công ty đã hạch toán chi phí NLV chính là các văn phòng phẩm vào TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp ” Đối với các Trung tâm, Công ty thực hiện khoán gọn chi phí vật tư cho từng công trình. Các trung tâm sẽ tự lên kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ cho công tác khảo sát thiết kế các công trình mình quản lý. Định kỳ, các trung tâm sẽ tập hợp các hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan đến mua vật tư để chuyển lên phòng kế toán. Trường hợp này chi phí NVL trực tiếp nếu phát sinh riêng cho từng công trình sẽ tập hợp thẳng vào TK 154 khoản mục chi phí trực tiếp khác (vì chi phí NVLTT thường chiếm tỷ trọng nhỏ nên kế toán không tách riêng khoản mục chi phí NVLTT và coi đây như một khoản chi phí bằng tiền khác) Còn đối với khoản chi phí NVL không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình, kế toán trung tâm sẽ phân bổ chúng theo tiêu thức hợp lý (có thể theo doanh thu công trình) Đối với những công cụ, dụng cụ và NVL dùng một lần trực tiếp cho họat động khảo sát thiết kế tại địa phương như dụng cụ đo đạc, thí nghiệp thì dựa trên định mức cho phí khảo sát và giá mua tại địa phương cho từng loại công trình theo thông báo giá của liên sổ XD – TC – VG tại địa phương của Tổng Công ty, các cán bộ khảo sát sẽ thực hiện việc mua sắm để thực hiện công việc của mình. Cũng như trên, các chi phí này sẽ được tập hợp trực tiếp cho từng loại công trình hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lý rồi tập hợp vào TK 154 – khoản mục chi phí trực tiếp khác. Như vậy, tại Công ty thiết kế công nghệ hoá chất, đối với chi phí NVLTT, do đây là khoản mục có tỷ trọng nhỏ nên để hạch toán Công ty không sử dụng tài khoản 621 “Chi phí NVL trực tiếp ” theo quy định của chế độ kế toán hiện hành mà chi phí NVL mua vè được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất dở dang TK (154) đối với các chi phí có thể hạch toán trực tiếp vào công trình hoặc TK 542 (đối với các chi phí là văn phòng phẩm phục vụ cho các phòng ban) Cuối kỳ từ TK 154 và TK 642, chi phí này được kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, quyết toán cuối năm khi có các công trình bàn giao. Phương pháp hạch toán chi phí NVL có thể được phản ánh qua sơ đồ (sơ đồ 1.11) TK 111,112,331,136 TK 154 (CPTT khác) TK911 NVL dùng trực tiếp cho công trình Kết chuyển giá trị công trình hoàn thành TK642 Văn phòng phẩm dùng cho các phòng ban Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Sơ đồ 1.11. Đối với chi phí NVL, khi các vật tư được mua về kế toán không ghi số ngay mà định kỳ kế toán tập hợp các chứng từ về vật tư, các hoá đơn GTGT theo công trình., Cuối quý, các chi phí mua NVL này sẽ được coi như một khoản chi phí khác bằng tiền (do kế toán tại Công ty không tách riêng, khoản mục chi phí NVL) và được hạch toán chung vào khoản mục chi phí trực tiếp khác. Như vậy, kế toán sẽ lập chung chứng từ ghi sổ cho chi phí NVL và các khoản chi phí trực tiếp khác. Sau khi lập chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (biểu 2) để ghi chép việc đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ và để kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ cái TK 154. Biểu 2: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số tiền (đồng) Chứng từ ghi sổ Số tiền (đồng SH NT SH NT 1 3/1 19.560.721 157 5/7 409.620.301 2 6/1 263.707.600 158 1/7 36.012.701 ------------ ---------- ------------ ------------ ------------ ------------ 2.2.4.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Đối với Công ty thiết kế công nghiệp Hóa chất, do sản phẩm khảo sát thiết kế có hàm lượng chất xám cao, chi phí chuyển dần vào sản phẩm chủ yếu là lao động (chiếm 50 – 55% tổng chi phí) Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền thưởng quỹ lương và các khoản có tính chất lương trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên trong các đơn vị sản xuất và tiền thù lao thuê khoán trả cho cộng tác viên thuê ngoài. Cơ sở để kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội do kế toán cung cấp. Phòng kế toán – tài chính căn cứ vào bảng chấm công, bảng tính lương của các đơn vị đề nghị đã được phòng tổ chức lao động vằ phòng kế hoạch kinh doanh thông qua để tổng hợp đối chiếu tổng mức tiền lương chung phải chi theo công trình của các đơn vị đề nghị vơi phần lương khoán đã chi và tiền lương khoán còn lại theo công trình của từng đơn vị để báo cáo và tổng hợp chung tiền lương chi của tháng trình giám đốc duyệt Chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương là các bảng chấm công trả lương hàng tháng cho mỗi cán bộ cùng nhân viên của đơn vị mình theo mẫu quy định (biểu 3) Biểu 3: Bảng chấm công tháng 10/2004 Công ty hiện nay áp dụng hai hình thức trả lương. - Hình thức trả lương theo thời gian dùng cho khối nghiệp vụ (khối quản lý.) - Hình thức trả lương khoán cho cán bộ công nhân viên trực tiếp thực hiện khảo sát thiết kế các công trình. Hình thức trả lương này dựa trên căn cứ là phiếu giao việc và bảng chấm công. Cụ thể như sau: + Đối với các đơn vị trực tiếp sản xuất Các đơn vị trực tiếp sản xuất và bộ phận trực tiếp phục vụ trong Công ty như: Phòng thiết kế, các trung tâm tư vấn đầu tư, trung tâm kỹ thuật môi trường, phòng công nghệ lắp đặt….được Công ty thực hiện trả lương khoán sản phẩm hoặc khoán công việc. Mức tiền lương khoán được xác định trong dự toán chi phí thực hiện công trình hoặc công việc do Công ty duyệt theo quy định của “quy chế thực hiện các hợp đồng kinh tế hiện hành của Công ty. Mức tiền lương khoán được lập trên cơ sở đơn giá tiền lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giá trị khối lượng do dơn vị thực hiện. Biểu 4: Đơn giá tiền lương năm 2004 theo QĐ của HĐQT Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam. Phụ lục: Đơn giá tiền lương năm 2004 Công ty Thiết kế công nghiệp Hoá chất Kèm theo quyết định số 745/QĐ - HĐQT ngày 29 tháng 11 năm 2004 I. Những chỉ tiêu tổng hợp Các chỉ tiêu tương ứng với đơn giá tiền lương * Tổng doanh thu 24.000 triệu đồng * Lợi nhuận phát sinh 1.300 triệu đồng Stt Tên SP, công việc Chỉ tiêu kế hoạch Doanh thu Kế hoạch (Trđồng) Đơn giá tiền lương (% DT ) Ghi chú ĐVT Lượng A B 1 2 3 4 5 1 Tư vấn thiết kế 11.300 50,000 2 Dịch vụ môi trường 700 35,000 3 DTQL thầu xây lắp và DT nhận thầu khác 12.000 5,000 Cộng 24.000 Ghi chú: Riêng tiền công chi trả cho lao động thi công xây lắp công trình được tính vào dự toán chi phí của công trình khi duyệt Đơn giá tiền lương được xây dựng theo hình thức tính trên doanh thu. Tuỳ theo từng hợp đồng kinh tế đã được ký kết, Công ty và chủ đầu tư xác định tổng quỹ tiền lương cho công trình. Sau đó, phòng kế toán kinh doanh sẽ lập phiếu giao việc đã xác định quỹ tiền lương cụ thể của từng công trình rồi giao cho các bộ phận có liên quan đến thực hiện công trình và khoán cho từng bộ phận một khoản tiền lương nhất định tương ứng với khối lượng công việc mà bộ phận đó thực hiện. Phiếu giao việc. Số HĐKT 39 1. Tên công trình: Thiết kế, KTTC công trình cải tạo 2 nhà kho, hệ thống mương thải nước thuộc xí nghiệp phân bón và hoá chất Hải Phong 2. Đơn vị người nhận việc: Phòng thiết kế xây dựng 3. Nội dung công việc: - Khảo sát hiện trạng công trình để lấy số liệu phục vụ thiết kế - Thiết kế sơ bộ, lập 02 phương án cải tạo 2 nhà kho. - …………….. 4. Thời gian hoàn thành 5. sản phẩm: Hồ sơ thiết kế và dự toán công trình được chủ đầu chấp nhận. 6. Chi phí: - Chi phí nhân công, thực hiện công việc : 2.875.000 - Chi phí môi giới giao dịch, công tác phí : 710.000 - Phụ cấp chủ nhiệm đề án : 2.500 Cộng : 3.667.5000 7. Yêu cầu khác: Phòng KHKD Đơn vị người nhận việc GĐCông ty Căn cứ vào công việc từng người, căn cứ vào khối lượng bản vẽ và các bảng chấm công cá nhân, trưởng phòng lập bảng chấm công tổng hợp, tính ra lương và lập bảng tổng hợ công nghê hưởng theo chế độ, công làm việc theo công trình Sau khi phòng kế toán kinh doanh, phòng tổ chức lao động và ban giám đốc duyệt lương và nghiệm thu sản phẩm, kế toán tiền lương tiến hành lập bản thanh toán lương và phụ cấp. Biểu 5: Bảng thanh toán lương và phụ cấp + Đối với khối nghiệp vụ của Công ty Hàng ở khối này hàng tháng mỗi phòng có một bảng chấm công do Trưởng hoặc phó phòng chấm, theo dõi thời gian làm việc của người lao động. Sau khi ký duyệt phòng tổ chức lao động chuyển các chứng từ sang phòng kế toán để kế toán tiền lương tiến hành lập bảng chấm công cho từng phòng ban và tính lương chi trả cho công nhân viên. Theo quy định của công ty khối nghiệp vụ được hưởng theo tiền lương của khối thiết kế: Quý tiền lương của khối nghiệpvụ bằng 15% quỹ lương khối thiết kế và thu thập lương bổ sung của các cán bộ quản lý (khối nghiệp vụ) sẽ bằng 80% thu thập của cán bộ khối thiết kế. + Đối với trung tâm kỹ thuật môi trường và CNHC Trung tâm kỹ thuật môi trường và CNHC là đơn vị hạch toán nội bộ được Công ty phân cấp quản lý . Quỹ tiền lương của trung tâm được lập từ nguồn thu hợp đồng kinh tế các công trình và dịch vụ kỹ thuật do trung tâm thực hiện theo đơn giá tiền lương Công ty giao và các đề tài nghiên cứu khoa học do trung tâm thực hiện tiền lương Công ty giao và các đề tài nghiên cứu khoa học do trung tâm thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quỹ tiền lương của Trung tâm được quản lý mở sổ sách để hạch toán và theo dõi. + Đối với chi nhánh Công ty tại TPHCM. Chi nhánh Công ty tại TPHCM là đơn vị hạch toán phụ thuộc được Công ty phân cấp quản lý. Quỹ tiền lương của chi nhánh được lập từ nguồn thu hợp đồng kinh tế công trình dịch vụ do chi nhánh thực hiện theo đơn giá tiền lương Công ty giao và dự toán được cấp co thẩm quyền phê duyệt. - Toàn bộ chi phí tiền lương, tiền công do chi nhánh chi trả hàng tháng phải được thể hiện trên bảng lương và chứng từ hợp lệ (nếu có) - Định kỳ cuối quý chi nhánh báo cáo cho Công ty bằng văn bản tình hình thực hiện chi trả lương và quỹ tiền lương của chi nhánh theo biểu mẫu Công ty quy định + Đối với các đơn vị khác. Đối với bộ phận máy mích, sửa chữa điện, lái xe công trình thì Công ty trả lương theo chế độ khoán sản phẩm hoặc công việc. Trong thời gian Công ty chưa thực hiện được trả lương theo khoán sản phẩm hoặc công việc thì tạm thời áp dụng trả lương như cán bộ công nhân viên các đơn vị quản lý nghiệp vụ. Các ngày công chế độ và các trường hợp khác được Công ty trả lương theo chế độ Nhà nước quy định. Sau khi bảng chấm công bảng chia lương…..của các bộ phận, đơn vị gửi lên và được xét duyệt,kế toán căn cứ vào đó để lập bảng thanh toán lương cho từng đơn vị trong Công ty.Đồng thời kế toán tiền lương tiến hành lập bảng tổng hợp lương của toàn Công ty trong tháng. Biểu 6: Bảng tổng hợp lương Như vậy, cũng giống như hạch toán chi phí NVLTT, kế toán tại Công ty không mở TK622. Khoản tiền lương hàng tháng của Công ty được tập hợp ở TK334, sau ba tháng mới kết chuyển sang TK 154 và chi tiết cho từng công trình. 2.2.4.3. Kế toán khoản mục chi phí trực tiếp khác: Chi phí trực tiếp khác bao gồm: Chi phí môi giới dẫn việc, chi phí chia thầu, chi phí xuất bản tài liệu, công tác phí và các chi phí khác trực tiếp phát sinh cho từng công trình. Thông thường các khoản chi phí này được thanh toán bằng tiền, do đó, sau khi các chi phí phát sinh các chứng từ sẽ được chuyển lên phòng kế toán để thanh toán sẽ nhận được chứng từ, định kỳ lập các bảng tổng hợp chi tiết các khoản chi trực tiếp này theo từng công trình. Biểu 7: Bảng tổng hợp chi tiết công tác phí quý IV/2004 Công trình nhà máy tuyển Tằng Loỏng Lào Cai. Chứng từ Diễn giải Số phát sinh (đồng) Ghi Nợ TK 154 Có TK 111 SH NT N.X. Sinh đi công tác Lào Cai 1.560.080 1.560.000 2.790.972 2.790.972 Tổng 4.350.972 4.350.972 Đối với các chi phí trực tiếp khác ngoài tiền công tác phí, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí trực tiếp khác căn cứ vào các chứng từ như: Hoá đơn bán lẻ tiền in,ấn xuất bản, giấy biên nhận chi phí giao dịch, các hợp đồng chia thầu và bản thanh quyết toán hợp đồng chia thầu…. Biểu 8: Bảng tổng hợp chi phí trực tiếp khác quý IV/2004 Công trình nhà máy tuyến Tăng Loỏng Lào Cai. Nội dung Ghi Nợ TK154 Ghi có các TK Số phát sinh (đồng) Chi tiền photo tài liệu 111 6.136.232 Chi phí chia thầu 112 302.272.727 Chi phí xuất bản tài liệu 331 8.244.482 Chi tiếp khách 111 338.000 Cộng 316.991.441 Từ bảng tổng hợp, kế toán kịp chứng từ ghi sổ. Biểu 9: Chứng từ ghi sổ Số 112 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đồng) Nợ Có Chi phí trực tiếp khác quý IV/2004 154 111 6.474.232 Công trình n/m tuyển Tằng Loong Lào Cai Tổng 6.474.232 Biểu số 10: Chứng từ ghi sổ Số 113 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đồng) Nợ Có nt 154 112 302.272.727 Tổng 302.272.727 Biểu 11: Chứng từ ghi sổ Số 114 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đồng) Nợ Có Chi phí trực tiếp khác quý IV/2004 154 331 8.244.482 Công trình n/m tuyển Tằng Loỏng Lào Cai Tổng 8.244.482 2.2.4.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Khoản mục chi phí sản xuất chung tại Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất chỉ bao gồm 2 yếu tố. Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của cán bộ công nhân trực tiếp khảo sát thiết kế. - Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động khảo sát thiết kế. Sở dĩ như vậy do đặc thù của các phân xưởng khảo sát thiết kế. Các cán bộ công nhân viên tại các trung tâm, các phòng ban vừa lf người quản lý vừa là người sản xuất tạo nên sản phẩm; Vì vậy không có sự phân định rõ ràng vừe chi phí phân xưởng và chi phí sản xuất trực tiếp .Do đó tất cả các chi phí gián tiếp tác động trong quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí văn phòng phẩm, tiền điện, nước, điện thoại….mặc dù được sử dụng cho cả các phòng ban trực tiếp sản xuất sản phẩm và các phòng ban thuộc khối quản lý nhưng đều được hạch toán vào TK 642 “Chi phí quản lý chung” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. + Đối với các khoản trích theo lương.; BHXH, BHYT, KPCĐ Theo quy định của Tổng Công ty thì các đơn vị trực thuộc tính 20% BHXH, BHYT,3%, KPCĐ 2%. Cụ thể như sau: 15% BHXH và 2% BHYT, trích trên tổng quỹ tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp (cấp bậc, chức danh) khoản tríchd này được tính vào chi phí. 2% KPCĐ được trích trên tiền lương thực tế của cán bộ công nhân viên Công ty để tính vào chi phí. 5% BHXHvà 1% BHYT trừ vào lương của người lao động. Sau khi tính ra tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích, kế toán tại Công ty tiến hành phân bổ cho bộ phận quản lý va bộ phận khảo sát thiết kế.Tỷ lệ phân bổ tại Công ty là: Các khoản trích theo lương của khối nghiệp vụ bằng 15% các khoản trích theo lương của khối thiết kế. Biểu 13: Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương quý IV/2004 Công trình n/m tuyển Tằng Loỏng – Lào Cai Stt Nội dung Số hiệu T/c Số tiền (đồng) Nợ Có 1 Trích BHXH, 20% trên tổng lương cơ bản (66.488.954) 13.297.790 2 Trích BHYT 3% trên tổng lương cơ bản (66.488.954) 1.994.668 Trích KPCĐ 2% trên tổng lương cơ bản (66.488.954) 7.977.946 Tổng 20.270.404 Phần phân bổ này kế toán ghi vào các chứng từ ghi sổ (Biểu 15) Biểu 14: Chứng từ ghi sổ Số 135 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đồng) Nợ Có Trích BHXH, BHYT, KPCĐ quý IV/2004 cho nhân viên khảo sát thiết kế công trình n/m tuyển Tẳng Loỏng – Lào Cai 154 338 20.270.404 Tổng 20.270.404 + Đối với khấu hao máy móc thiết bị Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính. Việc tính khấu hao được tiến hành trên máy vi tính. Hàng quý, kế toán TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, giá trị còn lại, tỷ lệ khấu hao của từng tài sản tính toán và lập “bảng phân bổ khấu hao” cho từng tài sản ở các phòng ban trong Công ty và chuyển cho kế toán tổng hợp hạch toán. Chi phí khấu hao được tính như sau: Mức khấu hao bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng Mức khấu hao bình quân quý = Mức khấu hao bình quân năm 4 Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao bình quân quý 2 Cuối năm, căn cứ vào tình hình tăng giảm TSCĐ để lập bảng tính trích khấu hao TSCĐ (biểu 15) phân bổ cho chi phí khảo sát thiết kế và chi phí Biểu (15) Bảng tính trích khấu hao (TSCĐ năm 2004) Quản lý doanh nghiệp đối với cách công trình, chi phí khấu hao TSCĐ cũng được phân bổ theo doanh thu công trình. Cách phân bổ như sau: Tổng số khấu hao quý IV: 136.695.689 Chi phí KHTSCĐ dùng cho quản lý: 15% x 136.695.689 = 20.504.353 Chi phí KHTSCĐ dùng cho khảo sát thiết kế: 85% x 136.695.689 = 116.191.335 Chi phí KHTSCĐ phân bổ cho công trình khảo sát thiết kế n/m tuyển Tẳng loỏng Lào Cai. = 2.928.736 (đồng) TSCĐ đưa vào sử dụng theo từng bộ phận và được tính khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng. Nghĩa là, TSCĐ tăng (giảm) trong tháng này thì kế toán ghi sổ khấu hao tăng (giảm) và đến tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu hao. Sau khi lập bảng tổng hợp và phân bổ chi phí khấu hao cho từng công trình, kế toán lập chứng từ ghi sổ (biểu 15) Biểu 15: Chứng từ ghi sổ Số 142 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đồng) Nợ Có Trích khấu hao TSCĐ quý IV/2004 công trình n/m Tuyển Tẳng Loỏng Lào Cai 154 214 2.928.736 Tổng 2.187.117 2.2.4.5. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất + Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Tại Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất, do sản phẩm là các đề án thiết kế khả thi, đề án thiết kế tiền khả thi. Vì vậy, sản phẩm hỏng là các đề án đã thiết kế xong nhưng qua kiêm nghiệm không có tính khả thi nên không được bên chủ đầu tư chấp nhận. Chi phí cho các đề án này chủ yếu là chi phí vè nhân công trực tiếp và một số loại chi phí khác phát sinh trong quá trình khảo sát thiết kế. Cách hạch toán ở Công ty là tất cả các chi phí này dều được kết chuyển vào TK154 để tính giá thành phẩm trong kỳ. + Hạch toán các khoản thiệt hại khác. Đối với các khoản thiệt hại khác phát sinh trong quá trình khảo sát thiết kế thì tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra thiệt hại để có biện pháp xử lý thích hợp. - Nếu do các nguyên nhân khách quan gây ra như thời tiết, thiên tai, hoả hoạn….thì chi phí thiệt hại được xem như một khoản thiệt hại bất thường và được tính vào chi phí bất thường trong kỳ - Nếu do bên giao thầu gây ra (khi bên giao thầu thay đổi yêu cầu kỹ thuật của bản thiết kế hoặc ben giao thầu thay đổi địa điểm thiết kế) thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại và doanh nghiệp sẽ ghi tăng giá vốn công trình. _ Nếu thiệt hại là do đơn vị gây ra thì khoản chi phí phát sinh có thể được tính vào giá thành hoặc tính vào chi phí bất thường tuỳ từng trường hợp 2.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. + Tổng hợp chi phí sản xuất: Định kỳ từng quý, kế toán tổng hợp tại Công ty sẽ kết chuyển các chi phí được tập hợp ở trên vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Phương pháp hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau Tk111,112,331,141 TK 154 TK911 chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Kết chuyển giá vốn hàng bán TK334 Lương công nhận khảo sát thiết kế trực tiếp TK338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 336 Chi phí phát sinh tại chi nhánh + Đánh giá sản phẩm dở dang. Do đặc thù của công việc khảo sát thiết kế là chu kỳ sản xuất thường kéo dài và không ổn định nên việc đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty thường được tiến hành vào cuối mỗi năm. Theo thống kế, chi phí khảo sát thiết kế sẽ được thanh toán theo công trình hoàn thành nghiệm thu và bên giao nên chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty chính là Tổng chi phí phát sinh từ khi bắt đầu hoạt động khảo sát thiết kế đến thời điểm định giá. Những sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang trong giai đoạn khảo sát hoặc trong giai đoạn thiết kế, những sản phẩm chưa được nghiệm tu. Do đó, giá trị dở dang là tổng chi phí của các công trình đó thừ khi bắt đầu đến thời điểm kiểm kê đánh tía sản phẩm dở dang. Thiếu phương pháp đánh giá khoản mục chi phí này được gửi lại trên TK 154 đến khio công trình hoàn thành sẽ được kết chuyển sang TK 911 kế toán lập sổ chi tiết TK 154 cho từng công trình và sổ cái TK 154 (biểu 16) Biểu 16 : Sổ cái TK 154 Tháng 12 năm 2004 CTGSổ Trích yếu SHTKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có --- --- --- --- --- --- 469 31/12 Trích KHTSCĐ HH quý IV/2004 2141 30.557.338 474 31/12 k/c CPNCTT hạch toán vào CP các công trình 622 954.692.457 482 31/12 k/c phần trích BHXH, kinh phí công đoàn quý IV/2004 vào CPSXKD 622 53.140.809 483 31/12 K/c CPNCTT quý IV/2004 vào CPSXKD 622 720.293.012 -- ---- --------------- ------ ------ ------- Phát sinh 9.226.342.063 14.492.240.376 Số dư 31/12 8.579.576.463 2.2.6. Tính giá thành sản phẩm khảo sát thiết kế. * Kỳ tính giá thành. Như đã trình bày ở trên, do đặc thù lĩnh vực hoạt động và đặc điểm sản phẩm sản xuất của Công ty, thời gian sản xuất thường không ổn định và kéo dài nền kỳ tính giá thành tại Công ty thường được xác định dài hơn chế độ quy định, kỳ tính giá thành nói chung là khio công trình hoàn thành, nghiệm vụ, bàn giao và đưa vào sử dụng. * Phương pháp tính giá thành Công ty áp dụng phương pháp tổng cộng chi phí, phát sinh từ khi bắt đầu thực hiện cho đến khio công trình hoàn thành để tính giá thành sản phẩm. Công thức tính giá thành. Z = Dđk + CTK Trong đó: Z : Là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ CTK: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ * Trình tự tính giá thành. Việc tính giá thành sản phẩm dựa trên cơ sở là các yếu tố chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và tính giá thành . Chi phí sản xuất phát sinh được chi tiết theo từng công trình và theo từng khoản mục chi phí. Cuồi kỳ, căn cứ vào các khoản mục chi phí đã được tập hợp kế toán tiến hành kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ. Sau khi kết chuyển chi phí kế toán giá thành tiến hành xác định giá thành sản phẩm đối với các công trình hoàn thành còn đối với các công trình chưa hoàn thành thì tổng chi phí sản xuất phát sinh theo từng công trình là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ và được chuyển sang kỳ sau thực hiện tiếp. Biểu 18: Bảng tính tổng sản phẩm năm 2004 Chương III Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiế kế công nghiệp hoá chất. 3.1. Nhận xét đánh giá về công tác kế toán nói chung và kế toán cps x và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 3.1.1. Ưu điểm - Cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.Với đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực, trình đọ và được phân công việc cụ thể, rõ ràng nhằm đáp ứng yêu cầu của hệ thống kế toán hiện nay Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Điều này rất phù hợp với Công ty vì loại nghiệp vụ phát sinh không nhiều, đơn giản cho việc nhập số liệu vào máy vi tính và tiện cho việc lập báo cáo cuối kỳ. Trong công tác hạch toán kế toán, Công ty đã áp dụng phần mền kế toán KTSYS. Việc áp dụng máy vi tính vào phục vụ cho công tác kế toán đã giúp giảm bớt được khối lượng công việc kế toán, giảm được các chi phí không cần thiết, cập nhật thường xuyên các thông tin kinh tế và đảm bảo cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Mặt khác giữa kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm và kế toán các phần hành khác luôn có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ với nhau. Các phần việc kế toán được ghi chép chính xác đầy đủ là cơ sơ để đảm bảo cho việc tính giá thành hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến người lao động hình thức này tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công công trình tăng năng suất lao động tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, bên cạnh đó Công ty còn chú trọng đến chế độ khen thưởng một cách kịp thời nhằm động viên tinh thần làm việc của người lao động công tác quản lý chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty được tổ chức với mục đích giảm chi phí hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thông thường khi tìm được kiếm được một hợp đồng kinh tế , Công ty tiến hành xác định giá dữ tính, giá tự toán (mức giá thấp nhất mà vẫn cho sản phẩm chất lượng cao.) Và mức giá này là cơ sở để hai bên (bên chủ thầu và bên nhận đấu thầu ký kết hợp đồng kinh tế ) Giá thành công trình được xác định khi công trình hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng. Như vậy toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh từ khi bắt đầu khởi công cho đến khi hoàn thành được kế toán tập hợp theo từng công trình và chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí, giúp cho việc kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với chi phí sản xuất, xác định đúng đắn giá thành sản phẩm . Đối tượng tập hợp tính giá thành hiện nay như Công ty là hợp lý và đảm bảo được ý nghĩa của việc tập hợp chi phí và chỉ tiêu giá thành. Kế toán tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình và chi tiết theo từng yếu tố chi phí tạo điều kiện có thể phát hiện được những khoản chi phí bất hợp lý và đề ra các biện pháp xử lý kịp thời. Về phương pháp tính và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ tại Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo nguyên tắc toàn tháng. Nghĩa là TSCĐ tăng (giảm) trong tháng này thì đến tháng sau mới bắt đầu tính khấu hao TSCĐ tăng hoặc thu trích khấu hao TSCĐ giảm tháng trước như vậy phương pháp này đã phản ánh đúng thực tế chi phí phát sinh khi có sự tăng giảm TSCĐ trong từng tháng. 3.2.1. Hạn chế: Về việc kế toán máy tại Công ty: Công ty hiện đang sử dụng phầm mềm KTSYS là một phầm mềm gần như xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam về xử lý kế toán trên máy tính. Việc ghi chép có thể tự động hoá từng phần hoặc toàn bộ, kế toán phải làm việc thích hợp và xử lý các chứng từ ban đầu như: Tập hợp, kiểm tra và phân loại chứng từ. Hiện nay các Công ty đang áp dụng vừa kế toán thủ công vừa áp dụng kế toán trên máy, việc nhập số liệu vào máy kế toán không tiến hành nhập với các chứng từ gốc ban dầu mà tiến hành nhập chi tiết vào máy sau khi đã nhập chứng từ ghỉ rõ để vào sổ quỹ, sổ cái…. Và đối chiếu với sổ tổng hợp ở kế toán thủ công, công việc của kế toán chỉ nhập số liệ tính toán rồi in ra bảng biểu. Do đó, có những sai sót khi kiểm tra, đối chiếu, tác dụng đối chiếu và phân tích trong phần mềm không phát huy được và việc sử dụng phần mềm chưa có hiệu quả. Ngoài ra các máy này làm việc độc lập chưa được lối mạng với nhau dẫn đến kế toán các phần hành nào làm việc của mình trên máy đó, không so sánh, đối chiếu được với nhau. - Đối với khoản chi phí NVL hiện Công ty chưa có sự quản lý chặt chẽ và đúng mức để đánh giá được tình hình sử dụng tiết kiệm hay lãng phí khoản chi phí này. HIện tại, các vật tư, văn phong phẩm là do các bộ phận sử dụng tự kê và tự mua sau đó Công ty tập trung thanh toán, không thường xuyên kiểm kê tại đơn vị sử dụng, điều đó có thể gây ra sự thiếu trung thực lãng phí. - Về công tác hạch toán chi phí tại Công ty chưa thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính. ở đây toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được tập hợp vào TK154 để tính giá thành, TK154 được mở chi tiết cho từng hợp đồng kinh tế đã được ký kết mà không phản ánh qua các tài khoản TK621,622,627. Việc tổ chức hạch toán như vậy sẽ dẫn đến khi có sai sót nhầm lẫn và khi có đơn vị thanh tra, kiểm tra thì khó thực hiện kiểm tra được ngay các khoản mục chi phí trên sổ cái TK154 mà phải mở chi tiết cho từng khoản mục gâylên sự bất tiện, dễ có hiện tượng chồng chéo, tính trùng. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty. TKlq TK 154 (chi tiết) TK911 TK511 CPphát sinh K/c chi phí K/c doanh thu TK 642 k/c chi phí TK 421 Lãi Lỗ Về kết cấu bảng phân bổ tiền lương của Công ty cũng chưa theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Khi nhìn vào bảng phân bổ tiền lương ta chỉ thấy con số tổng hợp của các khoản mục chi phí mà cụ thể các khoản chi phí đó là bao nhiêu và chi như thế nào? Thì trong mỗi khoản mục tập hợp không phản ánh được. - Do kỳ tính giá thành sản phẩm tại Công ty dài chưa phù hợp với chế độ quy định tối đa là một quý như tại Công ty ký tính giá thông thường là 6 tháng. Khoản chi phí nghiệm thu bàn giao công trình chậm lên từ đó dẫn tới việc quyết toán chậm. 3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thiết kế công nghiệp hoá chất; ý kiến 1 : Về hệ thống tài khoản kế toán Về để theo dõi và phản ánh được sự phát sinh của từng khoản mục chi phí, kế toán lên sử dụng các TK621 “ Chi phí NVLTT” TK 622 “Chi phí NCTT.”, TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Điều này đồng nghĩa với việc tách riêng khoản mục chi phí NVLTT ra khỏi chi phí trực tiếp khác. Mặt khác để theo dõi được chính xác giá thành của từng công trình hoàn thành và dở dang cuối kỳ, kế toán nên sử dụng thêm TK 631 “Giá thành công trình” để tính giá thành theo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK này được mở chi tiết cho từng công trình qua các TK cấp 2. Hiện nay để thựchiện cho công tác hạch toán Công ty đang sử dụng TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để đồng thời tập hợp chi, ký và tính giá thành trực tiếp không qua các TK loại 6 và cuối kỳ kết chuyển sang TK911 với cách làm này công tác hạch toán có đơn giản hơn. Tuy nhiên việc sử dụng tên các TK 621,622,627,631, 632 theo đúng chế độ quy định sẽ phản ánh được liên tục quy trình hạch toán và thể hiện được nội dung chi phí của từng tài khoản. Đồng thời tài khoản 154 chỉ dùng để theo dõi giá trị sản phẩm dở dang của các công trình cuối kỳ hạch toán chứ không dùng để phản ánh giá thành công trình khảo sát thiết kế. Khi đó trình tự hạch toán sẽ như sau: TK621TK TK631 (chi tiết) TK632 TK911 CPNVLTT K/c giá vốn K/c giá trị công trình công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ TK 642 TK154 k/c chi phí k/c giá trị SP DD cuối kỳ TK627 k/c CPSXC k/c giá trị SPDD đầu kỳ Việc theo dõi riêng các khoản các khoản chi phí sản xuất kinh doanh và công trình hoàn thành trên 2TK riêng biệt và theo dõi chi phí trên các TK loại 6 cho phép thiện công tác hạch toán theo đúng chế độ mà quan trọng hơn nó cho phép sự quản lý tốt hơn các thông tin về chi phí từ đó các nhà quản trị có thể xem xét tiến độ hoàn thành của từng công trình để có kế hoạch nhanh chóng, xúc tiến kịp thời với yêu cầu của bên A. Như vậy về sổ sách kế toán, cùng với việc mở thêm các TK 621, 622,627, 631,632,kế toán phải tiến hành lập các sổ chi tiết và sổ cái các TK này về công tác luân chuyển chứng từ, để kịp thời cập nhật chứng từ và ghi chép, các nhiệm vụ kinh tế phát sinh, kế toán phải quy định ngày nộp chứng từ cụ thể cho phòng kế toán, tài chính của Công ty nhằm đảm bảo đựơc tiến độ ghi chép và hạch toán. ý kiến 2: Về hạch toán NVL trực tiếp Đối với việc quản lý chi phí vật liệu, văn phòng phẩm: Mặc dù đây là khoản chi phí chiếm tỷ lệ không đáng kể trong toàn bộ chi phí sản xuất như đối với các công trình lớn thì khoản chi phí này cũng không nhỏ vì vậy mà phải quan tâm đến việc sử dụng tiếp kiệm hay lãng phí. Hiện tại ở Công ty khoản chi phí này do các bộ phận sử dụng tự kê, tự mua, chưa có người quản lý giám sát. Bên cạnh đó đối với khâu xuất bản cũng chưa có định mức cụ thể. Vậy để có thể đánh giá đúng đắn việc quản lý và sử dụng NVL nâng cao trách nhiệm đối với bộ phận sử dụng tránh tình trạng thiếu chung thực trong việc thu mua sử dụng lãng phí thì Công ty lên bố trí người phụ trách vấn đề này, việc thu mua và quản lý vật tư cần được thống nhất về một mối đồng thời Công ty cũng lên xây dựng định mức cụ thể cho bộ phận xuất bản. Như đã nói ở trên, các chi phí NVL như vật tư văn phòng phẩm tại Công ty chiếm tỷ nhỏ và thường mua về sử dụng ngay do đó kế toán cũng không đưa qua TK152,153. Tuy nhiên các hạch toán là quá tắt, không phản ánh được sự tồn tại và phát của các loại vật tư vì từ bên có của TK 111,112,331, các chi phí này được kết chuyển luôn sang TK154 chính vì vậy để phù hợp với chế độ kế toán Công ty lên sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho và sử dụng TK611 “mua hàng” để theo dõi đầy đủ các nghiệp vụ về mua vật liệu và xuất vật tư cho các phòng ban. Trình tự hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK như sau: k/c giá trị vật tư tồn đầu kỳ Giá trị vật tư dùng trong kỳ K/c giá trị vật tư vào giá thành Mua vật tư trong kỳ TK 152,153 TK611 TK621 TK631 TK111,112,331 TK 133 Ngoài ra để theo dõi được các vật tư mua vào và xuất kho cho các phòng ban Công ty cũng cần mở các sổ danh biển vật tư, sổ chi tiết vật tư cho vật liệu theo mẫu sau: Sổ danh điểm vật tư Stt Danh điểm vật tư ĐVT Số lượng Nhà cung cấp 1 Giấy in A3 tập 12 2 Mực in hộp 3 --------- --------- ------ ------- Sổ chi tiết vật tư Stt Chứng từ Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá T. tiền SH NT Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp kế toán nên tách riêng khoản mục CPNVLTT và sử dụng TK622 để phản ánh. Khoản mục CPNVLTT sẽ không bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ. Yếu tố này sẽ được đưa vào TK6273 và phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Cách hạch toán như sau: Trên cơ sở các hoá đơn thanh toán và các chứng từ có liên quan kèm theo, kế toán lập bảng chi tiết xuất vật tư vào cuối mỗi tháng. Cuối quý, kế toán các vật tư sẽ dựa trên các bảng kê chi tiết xuất vật tư hàng tháng để lập bảng tổng hợp xuất vật tư, từ bảng tổng hợp kế toán lập chứng từ ghi rõ về chi vật tư trong quý và từ đó sổ cái TK621 đồng thời căn cứ vào bàng kê chi tiết xuất vật tư kế toán sẽ lập sổ chi tiết CPNVLTT Bảng kê chi tiết xuất vật tư. tháng……năm ….. Chứng từ Nội dung Sổ phát sinh Số liệu TK SH NT Nợ Có Bảng tổng hợp xuất vật tư quý…. Diễn giải Số phát sinh Ghi Nợ TK621, ghi Có các TK Sổ chi tiết TK621 Tên công trình………. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Ghi Nợ TK621 SH NT Sổ cái TK621 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Sử dụng định kỳ ----------- Cộng năm ý kiến 3: ở Công ty không thực hiện chế độ trích trước tiền lương ghỉ phép của công nhân sản xuất. Mặc dù số công nhân sản xuất trong biên chế của Công ty không nhiều, chi phí lương, phép không lớn. Và trên thực tế ở Công ty thiết kế công nghiệp Hoá chất chi phí tiền lương được xác định cho các hợp đồng kinh tế cụ thể. Hơn nữa, tiền lương của mỗi công nhân được trả trên khối lượng công việc mà họ thực hiện và theo thời gian làm việc thực tế nên có xu hướng nhằm tăng thu nhập kinh tế của mình để đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần người lao động cũng tích cực làm việc hơn. Số ngày nghỉ phép ít hơn. Nhưng nếu thực hiện trích trước tiền lương của công nhân sản xuất có thể tác động tốt đến tâm lý người lao động và đảm bảo tính xã hội trong việc sử dụng lao động ở Công ty . Việc không trích trước tiền lương nghỉ phép phát sinh tăng đột biến ,trong khi đó sản phẩm trong kì thực hiện lại giảm đi đáng kể sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. ý kiến 4: Về hạch toán chi phí sản xuất chung Hiện nay theo cách phân loại của Công ty, khoản mục chi phí sản xuất chung chỉ bao gồm các khoản trích theo lương của các Bộ trực tiếp khảo sát thiết kế và khấu hao TSCĐ dùng cho công tác khảo sát thiết kế. Các chi phí khác được tính vào khoản mục chi phí trực tiếp khác phát sinh trong quý.Tuy nhiên theo chế độ kế toán hiện hành trong các khoản mục chi phí không có khoản mục “Chi phí trực tiếp khác” Do đó theo em để phù hợp với quy định Công ty nên đưa các chi phí trực tiếp khác phát sinh cho từng khoản mục công trình vào khoản mục chi phí sản xuất chung. Để phù hợp với yêu câu quản lý, TK627 nên chia thành các TK cấp 2 do trên TK627 không có khoản mục chi phí tiền lương của nhân viên, phân xưởng và chi phí NVL dùng cho phân xưởng nên TK627 không có TK chi tiết TK6271,6272 và được chi tiết như sau: TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Mặt khác do các khoản chi phí bằng tiền khác như: Công tác phí, chi phí chia thầu, chi phí môi giới dẫn việc, chi phí xuất bản tài liệu chiếm tỷ trong khá lớn trong giá thành vì vậy, để dêx dàng quản lý các chi phí này, kế toán có thể mở chi tiết các tài khoản cấp ba như sau: TK 62781: Công tác phí TK 62782: Chi phí chia thầu TK 62783: Chi phí môi giới dẫn việc. TK 62784: Chi phí xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca12.doc
Tài liệu liên quan