Đề tài Tính toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Tài liệu Đề tài Tính toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh: LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khoá luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công Ty TNHH TM Kim Tín, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp. Hồ chí Minh, ngày 19 tháng 09 năm 2011 Tác giả Lê Thị Hồng Nhung LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM nói chung, các Thầy Cô khoa Kế toán – Tài Chính – Ngân Hàng nói riêng, những người đã tận tụy dạy dỗ truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý giá, không chỉ về lĩnh vực chuyên môn mà còn là tấm gương về sự tận tụy, nhiệt tình trong công việc trong thời gian qua. Các Thầy Cô đã tạo điệu kiện cho em trang bị những kiến thức làm hành trang vững chắc tự tin bước trên con đường tương lai. Đặc biệt em xin cảm ơn Cô Nguyễn Quỳnh Tứ Ly, người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, bổ sung kiến thức còn hạn chế của em giúp em hoàn thành...

doc109 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tính toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khoá luận tốt nghiệp được thực hiện tại Công Ty TNHH TM Kim Tín, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp. Hồ chí Minh, ngày 19 tháng 09 năm 2011 Tác giả Lê Thị Hồng Nhung LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM nói chung, các Thầy Cô khoa Kế toán – Tài Chính – Ngân Hàng nói riêng, những người đã tận tụy dạy dỗ truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý giá, không chỉ về lĩnh vực chuyên môn mà còn là tấm gương về sự tận tụy, nhiệt tình trong công việc trong thời gian qua. Các Thầy Cô đã tạo điệu kiện cho em trang bị những kiến thức làm hành trang vững chắc tự tin bước trên con đường tương lai. Đặc biệt em xin cảm ơn Cô Nguyễn Quỳnh Tứ Ly, người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, bổ sung kiến thức còn hạn chế của em giúp em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các Anh, Chị trong Phòng Kế toán Công ty TNHH TM Kim Tín đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế trong công việc. Cảm ơn các Anh, Chị đã không tiếc thời gian, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành công việc của mình. Trong giới hạn thời gian thực hiện khoá luận mà kiến thức thì vô cùng rộng lớn nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự thông cảm và tận tình góp ý của Quý Thầy cô và Quý Công ty để giúp em ngày một hoàn thiện hơn và vững vàng, tự tin trong công tác chuyên môn sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 19 tháng 09 năm 2011 Sinh viên thực hiện Lê Thị Hồng Nhung MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt xiv Danh mục các sơ đồ xv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH – Bảo hiểm xã hội BHYT – Bảo hiểm y tế BHTN – Bảo hiểm thất nghiệp HĐKD – Hoạt động kinh doanh GTGT – Giá trị gia tăng NSNN – Ngân sách Nhà nước QLND – Quản lý doanh nghiệp SXKD – Sản xuất kinh doanh TK – Tài khoản TNDN – Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ – Tài sản cố định TTĐB – Tiêu thụ đặc biệt DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Sơ đồ 1.2 Kế toán tổng hợp doanh thu nội bộ Sơ đồ 1.3 Kế toán tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính Sơ đồ 1.4 Kế toán tổng hợp chiết khấu thương mại Sơ đồ 1.5 Kế toán tổng hợp hàng bán bị trả lại Sơ đồ 1.6 Kế toán tổng hợp giảm giá hàng bán Sơ đồ 1.7 Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán Sơ đồ 1.8 Kế toán tổng hợp chi phí tài chính Sơ đồ 1.9 Kế toán tổng hợp chi phí bán hàng Sơ đồ 1.10 Kế toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp Sơ đồ 1.11 Kế toán tổng hợp thu nhập khác Sơ đồ 1.12 Kế toán tổng hợp chi phí khác Sơ đồ 1.13 Kế toán tổng hợp chi phí thuế TNDN hiện hành Sơ đồ 1.14 Kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh Sơ đồ 2.1 tổ chức quản lý của công ty Sơ đồ 2.2 tổ chức quản lý phòng kế toán Sơ đồ 2.3 Hình thức kế toán bằng máy tính của của công ty Sơ đồ 3.1 Kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh LỜI MỞ ĐẦU Sự cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta đang chuyển dần từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường là thách thức với mọi thành phần kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang khó khăn, với mỗi doanh nghiệp hiện nay vượt qua thời kỳ này để tồn tại là một kỳ tích. Vì vậy, để tồn tại doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh thích hợp và phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp cần có những kế hoạch kinh doanh và quản lý doanh nghiệp phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và thế giới là vấn đề hết sức quan trọng. Có nhiều công cụ để quản lý hiệu quả, trong đó công cụ không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng là công tác kế toán. Công tác kế toán có vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo cáo xác định kết quả kinh doanh của kế toán là cần thiết. Bên cạnh đó, qua kết quả hoạt động kinh doanh, lãnh đạo công ty sẽ có cách điều chỉnh phù hợp về chi phí, doanh thu để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Bởi vậy muốn tồn tại, một doanh nghiệp đứng vững trong thị trường kinh doanh hiện nay tuỳ thuộc vào kết quả quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà cụ thể là các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Muốn tồn tại chúng ta đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp cần phải giám sát chỉ đạo thực hiện sát sao mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trong đơn vị mình. Để thực hiện tốt vấn đề này không gì thay thế ngoài việc hạch toán đầy đủ, chi tiết và kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, bởi thông qua hạch toán các khoản doanh thu, chi phí được đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và kịp thời từ đó xác định được chính xác kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp mang tính chất kinh doanh thương mại, tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp, giải quyết tốt khâu tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thực sự thực hiện chức năng là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Điều này đó cho thấy công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng là khâu quan trọng không thể thiếu với doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải lựa chọn kinh doanh mặt hàng nào có lợi nhất, doanh nghiệp nên tiếp tục đầu tư hay chuyển sang hướng khác. Do vậy, việc tổ chức tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh như thế nào để có thể cung cấp thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất cho các nhà quản lý, phân tích, đánh giá lựa chọn phương thức kinh doanh thích hợp nhất. Để có thể tồn tại và phát triển, các nhà kinh doanh phải xây dựng cho mình chiến lược cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và đặc biệt là thúc đẩy công tác tiêu thụ tìm đầu ra cho sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp mình. Đây là nhiệm vụ sống còn của mỗi doanh nghiệp hiện nay, bởi vậy thông qua việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá thì doanh nghiệp mới có vốn để tiến hành tái mở rộng, tăng tốc độ lưu thông chuyển vốn và nâng cao khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mặc khác chúng ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, vùa hợp tác vừa cạnh tranh gây gắt, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế cần trang bị cho mình lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và cạnh tranh giữa các doanh trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Cũng như bao doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, Công ty Kim Tín luôn quan tâm đến việc tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh thương mại các vật liệu hàn, sắt thép, kim loại màu các loại…thì tìm kiếm doanh thu cũng như đưa ra chiến lược kinh doanh là rất quan trọng. Xuất phát từ cách nhìn như vậy kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh cần được tổ chức khoa học, hợp lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, trong thực tế hiện nay, việc xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận cũng còn nhiều bất hợp lý gây nên các hiện tượng “lãi giả lỗ thật” hoặc “lỗ giả lãi thật”. Vì vậy em thấy đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” là rất cần thiết nên chọn làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu chủ yếu là hoàn thiện thêm về mặt lý luận về tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Khi chọn đề tài này em muốn tìm hiểu về quá trình hoạt động tiêu thụ hàng hoá từ thực tế của công ty và công tác kế toán về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ, từ đó thấy được cách hạch toán, phân bổ chi phí nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tế và đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty, loại bỏ các chi phí bất hợp lý khắc phục những yếu tố kém. Từ đó rút ra được những ưu, nhược điểm của công ty và rút ra những kinh nghiệm. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp tiếp cận thực tế, tìm hiểu công tác kế toán hằng ngày tại doanh nghiệp. Tìm hiểu thực tế tại công ty về quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty bằng cách phỏng vấn các anh chị nhân viên phòng kế toán. Thu thập số liệu thực tế của từng thời kỳ hoạt động kinh doanh, căn cứ vào chứng từ và sổ sách của công ty. Tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Kết quả nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu thực tế công tác kế toán “Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh” tại doanh nghiệp cho thấy tình hình hạch toán kế toán thực tế tại doanh nghiệp thực hiện như thế nào, có áp dụng đúng các quy định về chế độ kế toán, các chuẩn mực kế toán không và có những hạn chế gì. Đưa ra những ưu, nhược điểm của công tác kế toán tại doanh nghiệp Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phục lục, nội dung chính của khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh Chương 2: Giới thiệu về Công Ty TNHH TM Kim Tín Chương 3: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM Kim Tín CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1 KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ 1.1.1 Khái niệm: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu bán hàng là doanh thu mà doanh nghiệp bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư. Doanh thu cung cấp dịch vụ là doanh thu do việc thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, … 1.1.2 Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.1.2.1. Chứng từ sử dụng: Chứng từ chuyển hàng, hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn điều chỉnh Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gởi đại lý Phiếu thu, giấy báo Có Bảng kê hàng gởi bán đã tiêu thụ, bảng kê hàng hóa bán ra 1.1.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.1.3 Tài khoản sử dụng: Tài khoản sử dụng: TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có 5 tài khoản cấp 2: + TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa. + TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm. + TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ. + TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá. + TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản. 1.1.3.1 Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ: - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán; - Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp; - Doanh thu bán hàng bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. 1.1.3.2 Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán. - Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hâng hoá cho người mua Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá Doanh thu xác định tương đối chắc chắn Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng - Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định đã bán trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu tiền. 1.1.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1). Doanh thu của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm), hàng hoá, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán: Nợ các TK 111, 112, 131, . . . Tổng giá thanh toán Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra  (2). Khi xuất sản phẩm, hàng hoá đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ không tương tự để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kế toán phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư, hàng hoá, TSCĐ khác, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có) - Khi nhận vật tư, hàng hoá, TSCĐ trao đổi về, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận được do trao đổi, ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 211,. . . (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán). - Trường hợp được thu thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận được do trao đổi, ghi: Nợ TK 111, 112 (Số tiền đã thu thêm) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. - Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hoá, đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhận được do trao đổi, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có các TK 111, 112,. . . (3). Khi bán hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có) Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT). - Khi thu được tiền bán hàng, ghi: Nợ các TK 111, 112, . . . Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. - Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi trả chậm, trả góp). (4). Khi cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131, … Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tiền cho thuê chưa có thuế GTGT) (5113, 5117) Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (nếu có) (5). Trường hợp thu trước tiền nhiều kỳ về cho thuê hoạt động TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư: - Khi nhận tiền của khách hàng trả trước, ghi: Nợ các TK 111, 112,. . . (Tổng số tiền nhận trước) Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Theo giá chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp - Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi: Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117) - Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê TSCĐ và cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư không được thực hiện tiếp hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước (nếu có), ghi: Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có các TK 111, 112,. . . (Tổng số tiền trả lại) (6). Trường hợp bán hàng thông qua các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng: 6.1. Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý: a) Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá giao cho các đại lý phải lập, ghi: Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán Có các TK 155, 156 b) Khi hàng hoá giao cho các đại lý đã bán được, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,. . . (Tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT) (5111, 5112) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có) Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 157 - Hàng gửi đi bán c) Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có các TK 111, 112, 131, . . . 6.2. Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng: a) Khi đại lý nhận hàng, kế toán phản ánh toàn bộ giá trị hàng hoá nhận bán vào Tài khoản 003 “Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược”. Khi nhận hàng đại lý, ký gửi ghi đơn bên Nợ TK 003, khi xuất hàng bán hoặc xuất trả lại hàng cho bên giao hàng, ghi bên Có TK 003. b) Khi hàng hoá nhận bán đại lý đã bán được: - Khi xuất bán hàng nhận đại lý, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131, . . . Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán) - Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có) - Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có các TK 111, 112, . . . (7). Đối với hoạt động gia công hàng hoá: a) Kế toán tại đơn vị giao hàng để gia công: - Khi xuất kho giao hàng để gia công, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang      Có các TK 152, 156 - Chi phí gia công hàng hoá, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331,. . - Khi nhận lại hàng gửi gia công chế biến hoàn thành nhập kho, ghi: Nợ các TK 152, 156 Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang b) Kế toán tại đơn vị nhận hàng để gia công: - Khi nhận hàng để gia công, doanh nghiệp phản ánh toàn bộ giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công trên Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”. Khi nhận vật tư, hàng hoá để gia công, kế toán ghi bên Nợ Tài khoản 002, khi xuất kho hàng để gia công, chế biến hoặc trả lại đơn vị giao hàng gia công, ghi bên Có Tài khoản 002. - Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131, . . . Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có) (8). Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng: 8.1. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, thì kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành (Không phải hoá đơn) do nhà thầu tự xác định tại thời điểm lập báo cáo tài chính, ghi: Nợ TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111) - Căn cứ vào Hoá đơn GTGT được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp - Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc khách hàng ứng trước, ghi: Nợ các TK 111, 112,. . . Có TK 131 - Phải thu của khách hàng 8.2. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì kế toán phải lập Hoá đơn GTGT trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào Hoá đơn GTGT, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131, . . . Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111) 8.3. Khoản tiền thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111) 8.4. Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111) 8.5. Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi: Nợ các TK 111, 112, . . . Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (9). Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu) (10). Cuối kỳ, kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động SXKD, ghi: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (11). Kế toán doanh thu từ các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước cho doanh nghiệp: - Trường hợp nhận được thông báo của Nhà nước về trợ cấp, trợ giá, ghi: Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5114). - Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán, ghi: Nợ các TK 111, 112,. . . Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339) (12). Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại Có TK 532 - Giảm giá hàng bán Có TK 521 - Chiết khấu thương mại (13). Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần sang Tài khoản 911, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh 1.1.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Sơ đồ 1.1 Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 511 TK 111, 112, 131 TK 333 Doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ Doanh thu chưa thực hiện K/c doanh thu của kỳ kế toán Thuế TTĐB, thuế XK Thuế GTGT (trực tiếp) phải nộp K/c giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại TK 531, 532, 521 K/c doanh thu thuần TK 911 TK 3331 TK 3331 TK 111, 112 TK 3387 1.2. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG NỘI BỘ 1.2.1. Khái niệm Doanh thu tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, Tổng công ty tính theo giá nội bộ. 1.2.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.2.2.1. Chứng từ sử dụng - Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT - Chứng từ chuyển hàng, phiếu xuất kho 1.2.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.2.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng: TK 512 Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ, có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5121 - Doanh thu bán hàng hoá - Tài khoản 5122 - Doanh thu bán các thành phẩm - Tài khoản 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ 1.2.3.1. Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên Nợ: - Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận; - Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ; - Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ; - Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần sang Tài khoản 911. Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán. Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ. 1.2.3.2. Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản - Chỉ phản ánh doanh thu nội bộ - Hạch toán chi tiết cho từng đơn bị trực thuộc TK 512 TK 112, 136, 431, 641, 642 TK 531 Doanh thu bán hàng nội bộ TK 33311 Thuế GTGT đầu ra (nếu có) Hàng bán bị trả lại TK 33311 Thuế GTGT đầu ra (nếu có) K/c hàng bán bị trả lại Sơ đồ 1.2 Kế toán tổng hợp doanh thu nội bộ 1.2.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp doanh thu nội bộ 1.3. KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 1.3.1. Khái niệm: Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền. 1.3.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.3.2.1. Chứng từ sử dụng - Báo có, phiếu thu - Bảng tính tiền lãi 1.3.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.3.3. Tài khoản sử dụng - Tài khoản sử dụng: TK 515 1.3.3.1. Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ: - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có) - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911. Bên có: - Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia; - Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết; - Chiết khấu thanh toán được hưởng; - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh; - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ; - Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại ngoại tệ cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh; - Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành vào doanh thu hoạt động tài chính; - Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ. TK 515 không có số dư cuối kỳ. 1.3.3.2. Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản Chỉ phản ánh doanh thu hoạt động tài chính khoản thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản chênh lệch tỷ giá mua bán ngoại tệ TK 515 TK 111, 112 Thu lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, cổ phiếu Thanh toán CK đến hạn, bán trái phiếu, tín phiếu TK 121, 228 Giá gốc Dùng lãi cổ phiếu, trái phiếu mua bổ sung cổ phiếu, trái phiếu TK 221, 222, 223 Cổ tức, lợi nhuận được chia bổ sung vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, công ty con TK 331 Chiết khấu thanh toán mua hàng được hưởng TK 1111, 1121 Bán ngoại tệ TK 1112, 1122 Lãi bán ngoại tệ Bán các khoản đầu tư TK 128, 228, 221, 222, 223 Lãi bán các khoản đầu tư Tỷ giá thực tế Mua vật tư, hàng hoá bằng ngoại tệ TK 1112, 1122 Lãi tỷ giá TK 152, 156, 211, 627,642 TK 3387 Phân bổ lãi do bán hàng trả chậm, lãi nhận được TK 413 Sơ đồ 1.3 Kế toán tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính TK 911 Cuối ký K/c xác định kết quả kinh doanh K/c lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ 1.3.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính 1.4. KẾ TOÁN CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI 1.4.1. Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn. 1.4.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.4.2.1. Chứng từ sử dụng - Hợp đồng chiết khấu - Bảng tính chiết khấu - Hoá đơn GTGT, hoá đơn chiết khấu 1.4.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.4.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng: TK 521 1.4.3.1. Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ: Chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ 1.4.3.2. Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản Tài khoản này chỉ phản ánh các khoản chiết khấu thương mại khi người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp quy định. 1.4.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp chiết khấu thương mại Thuế GTGT (nếu có) Sơ đồ 1.4 Kế toán tổng hợp chiết khấu thương mại TK 521 TK 511 TK 111, 112, 131 K/c giảm doanh thu Khoản chiết khấu cho khách hàng Thuế GTGT (trực tiếp) phải nộp TK 3331 1.5. KẾ TOÁN HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI 1.5.1. Khái niệm: Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. 1.5.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.5.2.1. Chứng từ sử dụng: - Biên bản hàng bán trả lại - Hoá đơn hàng bán bị trả lại - Chứng từ nhập kho 1.5.2.2. Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.5.3. Tài khoản sử dụng 1.5.3.1. Tài khoản sử dụng: TK 531: hàng bán bị trả lại 1.5.3.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ: Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán. Bên có: Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên nợ tài khoản 511 hoặc tài khoản 512 để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo. Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ. Thuế GTGT (nếu có) Sơ đồ 1.5 Kế toán tổng hợp hàng bán bị trả lại TK 511 TK 111, 112, 131 K/c giảm doanh thu Thanh toán với người mua hàng bán bị trả lại Thuế GTGT (trực tiếp) phải nộp TK 3331 Nhận lại hàng hoá nhập kho TK 632 TK 154, 155, 156 TK 531 1.5.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp hàng bán bị trả lại 1.6. KẾ TOÁN GIẢM GIÁ HÀNG BÁN 1.6.1. Khái niệm: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. 1.6.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.6.2.1. Chứng từ sử dụng - Hoá đơn - Biên bản giảm giá 1.6.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.6.3. Tài khoản sử dụng: 1.6.3.1 Tài khoản sử dụng TK 532: giảm giá hàng bán 1.6.3.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng kém phẩm chất, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang tài khoản 511 hoặc tài khoản 512. Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ. Thuế GTGT (nếu có) Sơ đồ 1.6 Kế toán tổng hợp giảm giá hàng bán TK 532 TK 511 TK 111, 112, 131 K/c giảm doanh thu Khoản chiết khấu cho khách hàng Thuế GTGT (trực tiếp) phải nộp TK 3331 1.6.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp giảm giá hàng bán 1.7. KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN 1.7.1. Khái niệm Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm tiêu thụ của từng kỳ kế toán trong điều kiện doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.7.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.7.2.1. Chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho - Hoá đơn 1.7.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.7.3. Tài khoản sử dụng 1.7.3.1 Tài khoản sử dụng: TK 632: giá vốn hàng bán 1.7.3.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ: - Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh: + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ; + Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên định mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn; + Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra; + Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính váo nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành; + Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, phản ánh: + Số khấu hao BĐS đầu tư trích trong kỳ; + Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư; + Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ; + Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ; + Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ. Bên nợ: - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”; - Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh; - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính; - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ 1.7.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1). Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 151, 154, 155, 156, 157, … (2). Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán: - Chi phí sản xuất chung không phân bổ vào giá thành sản phẩm mà được ghi nhận trực tiếp vào giá vốn hàng bán, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung - Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 152, 153, 156, 138 (1381), … - Phản ánh chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt qua mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (nếu tự xây dựng) Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (nếu tự chế) (3). Hạch toán khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm: - Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, ghi: Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 – Giá vốn hàng bán TK 632 K/c giá vốn hàng bán và các chi phí xác định kết quả KD Hàng bán bị trả lại nhập kho TK 155, 156 TK 911 TK 632 Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 159 Trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ xuất bán TK 154, 155 Phần hao hụt, mất mát hàng tồn kho tính vào giá vốn TK 138, 152, 153,155, 156 Chi phí SXC cố định không được phân bổ được ghi vào giá vốn hàng bán trong kỳ TK 627 Bán bất động sản đầu tư TK 217 Trích khấu hao bất động sản đầu tư TK 2147 Giá thành thực tế của sản phẩm chuyển thành TSCĐ sử dụng cho SXKD TK 154 Sơ đồ 1.7 Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán Trị giá vốn hàng xuất bán TK 156, 157 Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1.7.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán 1.8. KẾ TOÁN CHI PHÍ TÀI CHÍNH 1.8.1. Khái niệm Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. 1.8.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.8.2.1. Chứng từ sử dụng - Báo có, bảng tính lãi vay - Phiếu thu, chứng từ chia cổ tức 1.8.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.8.3. Tài khoản sử dụng 1.8.3.1 Tài khoản sử dụng: TK 635: chi phí tài chính 1.8.3.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ: - Chi phí tiền lãi vay, lãi mua trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính; - Lỗ bán ngoại tệ; - Chiết khấu thanh toán cho người mua; - Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư; - Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh (lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện); - Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh (lỗ tỷ giá hối đối chưa thực hiện); - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán; - Kết chuyển hoặc phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (lỗ tỷ giá – giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào chi phí tài chính; - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác. Bên có: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng; - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ TK 635 Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn TK 129, 229 Xử lý lỗ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối ký vào CP tài chính TK 413 Lỗ về bán các khoản đầu tư TK 121, 228, 221, 222, 223 Chi phí hoạt động liên doanh, liên kết TK 111, 112 Bán ngoại tệ TK 111, 112 Mua vật tư, hàng hoá bằng ngoại tệ TK 111, 112 Lỗ tỷ giá TK 111, 112, 242, 335 Sơ đồ 1.8 Kế toán tổng hợp chi phí tài chính Lập dự phòng đầu tư ngắn hạn, dài hạn TK 129, 229 Thu tiền bán các khoản đầu tư Chiết khấu thanh toán cho người mua TK 111, 112, 131 Lãi tiền vay, phân bổ lãi mua hàng trả chậm, trả góp TK 111, 112, 335, 242 Lỗ CLTG bán ngoại tệ TK 911 Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính 1.8.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí tài chính 1.9. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG 1.9.1. Khái niệm Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, bao bì, chi phí dụng cụ, đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hành hàng hoá, sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. 1.9.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.9.2.1. Chứng từ sử dụng - Hoá đơn, phiếu chi - Bảng kê chi phí - Bảng lương, bảng tính BHXH, BHYT, BHTN 1.9.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.9.3.Tài khoản sử dụng 1.9.3.1 Tài khoản sử dụng: TK 641: Chi phí bán hàng Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2: + TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng. + TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì. + TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng. + TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6415: Chi phí bảo hành sản phẩm. + TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6418: Chi phí khác bằng tiền. 1.9.3.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ: Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ Bên có: Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ 1.9.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1). Tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y, tế kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên bán hàng, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 334, 338, … (2). Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 152, 153, 142, 242, … (3). Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có 214 – Chi phí khấu hao TSCĐ (4). Chi phí điện nước mua ngoài, chi phí điện thoại, … ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 141, 331, … (5). Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: - Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 335 – Chi phí phải trả - Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh, ghi: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả Có TK 111, 112, 331, 241,152, … (6). Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn liên quan đến nhiều kỳ hạch toán, doanh nghiệp sử dụng TK 242, định kỳ tính vào chi phí bán hàng từng phần chi phí, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (7). Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá - Trích lập dự phòng chi phí bảo hành, chi phí sửa chữa sản phẩm, hàng hoá: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 352 – Dự phòng phải trả - Cuối kỳ kế toán sau, trường hợp trích bổ sung, ghi: Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (6415) Có TK 352 – Dự phòng phải trả Trường hợp hoàn nhập giảm vào chi phí, ghi: Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả Có TK 641- Chi phí bán hàng (6415) (8). Sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ dùng vào hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội Có TK 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331) nếu có (9). Chi trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản chi hộ liên quan đến uỷ thác xuất khẩu, ghi; Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388) (10). Hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý, ghi; Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 131, 111, 112, … (11). Khi phát sinh các khoản phát sinh ghi giảm chi phí bán hàng, ghi: Nợ TK 111, 112, 331, … Có TK 641 – Chi phí bán hàng (12). Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh vào TK 911, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có 641 – Chi phí bán hàng TK 641 Các khoản thu giảm chi phí bán hàng 111, 112 Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ TK 111, 112, 152, 153 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 214 Thuế GTGT được khấu trừ TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ TK 111, 112, 141,331 Thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng nội bộ TK 1331 Thuế GTGT phải nộp TK 33311 Sơ đồ 1.9 Kế toán tổng hợp chi phí bán hàng Tiền lương và các khoản trích theo lương TK 334, 338 Dự phòng phải trả về chi phí bảo hành hàng hoá, sản phẩm TK 352 Chi phí trả trước phân bổ dần, chi phí phải trả TK 142, 242, 335 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Thuế GTGT không được khấu trừ nếu được tính vào CPBH TK 512 TK 352 Hoàn nhập dự phòng phải trả vể chi phí bảo hành hàng hoá, sản phẩm TK 911 Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng 1.9.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí bán hàng 1.10. KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 1.10.1. Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý chung của toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm: tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, chi phí vật liệu,… 1.10.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.10.2.1. Chứng từ sử dụng - Hoá đơn, phiếu chi - Bảng kê chi phí - Bảng lương - Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN 1.10.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.10.3. Tài khoản sử dụng 1.10.3.1 Tài khoản sử dụng: TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản 642 có các tài khoản cấp 2: + TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp. + TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý. + TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng. + TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6425: Thuế, phí, lệ phí + TK 6426: Chi phí dự phòng. + TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Tk 6428: Chi phí khác bằng tiền. 1.10.3.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ: - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ; - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dư dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); - Dự phòng trợ cấp mất việc làm. Bên có: - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dư dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ 1.10.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1). Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) Có TK 334, 338, … (2). Giá trị vật liệu xuất dùng hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu mỡ, …ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có TK 111, 112, 142, 242, 331, … (3). Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ phận quản lý, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ Có TK 111, 112, 331, … (4). Trích khấu hao TSCĐ cho quản lý chung của doanh nghiệp, như: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, ..., ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424) Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (5). Thuế môn bài, tiền thuê đất, … phải nộp cho nhà nước, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425) Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (6). Lệ phí giao thông, lệ phí cầu đường, phà phải nộp, ghi; Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425) Có TK 111, 112, … (7). Dự phòng các khoản phải thu khó đòi, tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426) Có TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi (8). Tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, 335, … (9). Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí khác, ghi; Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, 335, … (10). Định kỳ, tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp số phải nộp cấp trên để cấp trên lập quỹ quản lý, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 336 – Phải trả nội bộ Có TK 111, 112 (nếu nộp tiền ngay cho cấp trên) (11). Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (12). Khi trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (13). Sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ dùng vào hoạt động quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (ghi theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn) Có TK 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331) nếu có (14). Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng nợ phải thu khó đòi cần lập ở kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, ghi: Nợ TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426) (15). Khi trích lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, chi phí dự phòng cần trả cho hợp đồng rủi ro lớn và dự phòng khác, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 352 – Dự phòng phải trả Cuối kỳ, nếu số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ lớn hơn dự phòng phải lập ở kỳ trước chưa sử dụng hết thi số chênh lệch, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 352 – Dự phòng phải trả Nếu số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ nhỏ hơn dự phòng phải lập ở kỳ trước chưa sử dụng hết thi số chênh lệch, ghi: Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (16). Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi; Nợ TK 111, 112, … Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (17). Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào TK 911, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp TK 642 Các khoản thu giảm chi phí QLDN 111, 112 Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ TK 111, 112, 152, 153 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN TK 214 Thuế GTGT được khấu trừ TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ TK 111, 112, 141, 331 Thuế môn bài, tiền thuê đất phải nộp NSNN TK 1331 Sơ đồ 1.10 Kế toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp Tiền lương và các khoản trích theo lương TK 334, 338 Chi phí trả trước phân bổ dần, chi phí phải trả TK 142, 242, 335 Dự phòng nợ phải thu khó đòi TK 139 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Thuế GTGT không được khấu trừ nếu được tính vào CP QLDN TK 333 TK 139 Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết lớn hơn số phải trích lập năm nay TK 911 Cuối kỳ kết chuyển chi phí QLDN Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm TK 351 Dự phòng phải trả về tài cơ cấu DN, HĐ có rủi ro lớn, dự phòng phải trả khác TK 352 1.10.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp 1.11. KẾ TOÁN THU NHẬP KHÁC 1.11.1. Khái niệm: Thu nhập khác là các khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu nhập từ nghiệp vụ bán và cho thuế TSCĐ, tiền thu phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu từ các khoản nợ khó đòi đã xoá sổ, các khoản thuế nộp NSNN được hoàn lại, … 1.11.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.11.2.1.Chứng từ sử dụng - Hoá đơn - Biên bản thanh lý TSCĐ 1.11.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.11.3. Tài khoản sử dụng 1.11.3.1 Tài khoản sử dụng: TK 711: Thu nhập khác 1.11.3.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Bên có: Các khoản thu nhập phát sinh trong kỳ Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ. 1.11.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp thu nhập khác TK 711 TK 111, 112 Thu phạt khách hàng vi phạm HĐKT, tiền các tổ chức bảo hiểm bồi thường TK 338, 344 Tiền phạt tính trừ vào khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn TK 152, 156, 211 Nhận tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hoá, TSCĐ TK 111, 112 Thu được khoản nơ phải thu khó đòi đã xoá sổ TK 331, 338 Tính vào thu nhập khác khoản nợ phải trả không xác định được chủ TK 3387 Định kỳ phân bổ DT chưa được thực hiện nếu được tính vào thu nhập khác TK 352 Hoàn nhập số dự phòng chi phí bảo hành xây lắp không sử dụng hoặc chi bảo hành thực tế nhỏ hơn số đã trích TK 111, 112 Các khoản thuế XNK, thuế TTĐB Ngân sách hoàn lại TK 911 Kết chuyển thu nhập khác xác định KQKD TK 333 Các khoản thuế trừ vào thu nhập khác Sơ đồ 1.11 Kế toán tổng hợp thu nhập khác 1.12. KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC 1.12.1. Khái niệm Chi phí khác là những chi phí phát sinh do sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp như: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ, đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; - Bị phạt thuế, truy thu thuế; - Các khoản chi phí khác. 1.12.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.12.2.1. Chứng từ sử dụng - Hoá đơn, phiếu chi 1.12.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.12.3. Tài khoản sử dụng 1.12.3.1. Tài khoản sử dụng: TK 811: chi phí khác 1.12.3.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ: Các khoản chi phí phát sinh Bên có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ TK 811 TK 111, 112 Các khoản chi phí khác bằng tiền (chi hoạt động, thanh lý, nhượng bán TSCĐ TK 338, 331 Khi nộp tiền phạt Khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng TK 211, 213 TK 214 Giá trị hao mòn TK 222, 223 Giá trị góp vốn liên doanh, liên kết Chênh lệch giữa đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSC Đ TK 911 K/c chi phí xác định kết quả kinh doanh Sơ đồ 1.12 Kế toán tổng hợp chi phí khác Nguyên giá TSCĐ góp vốn liên doanh, liên kết 1.12.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí khác 1.13. KẾ TOÁN CHÍ PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.13.1. Khái niệm: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính. 1.13.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.13.2.1.Chứng từ sử dụng - Tờ khai tạm tính thuế TNDN hàng quý - Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm 1.13.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.13.3. Tài khoản sử dụng 1.13.3.1 Tài khoản sử dụng: TK 821: Chi phí thuế thu nhập Tài khoản 821 – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 8211: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Tài khoản 8212: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 1.13.3.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản 8211 – chi phí thuế TNDN hiện hành Bên nợ: - Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hhiện hành phát sinh trong năm; - Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại; Bên có: Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hiện tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập hiện hành đã ghi nhận trong năm; Số thuế TNDNphải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDNhiện hành trong năm hiện tại; Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành vào bên nợ TK 911. Tài khoản 8211 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành không có số dư cuối kỳ. 1.13.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp TK 8211 TK 3334 TK 911 TK 111, 112 (1) (2) (3) (4) Sơ đồ 1.13 kế toán tổng hợp chi phí thuế TNDN hiện hành (5) Diễn giải sơ đồ: + Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế TNDN tạm tính để ghi nhận số thuế TNDN hiện hành tạm phải tính và số tiền đã nộp: (1) và (2) + Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu có số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế phải nộp năm đó, kế toán ghi nhận số thuế TNDN phải nộp thêm vào chi phí thuế TNDN hiện hành và nộp bổ sung số thuế vào NSNN: (1) và (2). Trường hợp ngược lại, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm và số phải nộp (3). + Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại (1) và ngược lại giảm (3). + Kết thúc năm, kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm vào TK 911 để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu số phát sinh nợ TK 8211 lớn hơn số phát sinh có thì ghi (5) và ngược lại (4). 1.14. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.14.1. Khái niệm: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. 1.14.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 1.14.2.1. Chứng từ sử dụng - Sổ sách tổng hợp, chi tiết làm cơ sở hạch toán 1.14.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp 1.14.3. Tài khoản sử dụng 1.14.3.1. Tài khoản sử dụng: TK 911: Xác định kết quả kinh doanh 1.14.3.2. Nội dung và kết cấu của tài khoản Bên nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; - Kết chuyển lãi Bên có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ; - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; - Kết chuyển lỗ. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. 1.14.4 Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1). Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển thu bán hàng, ghi: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (2). Kết chuyển giá vốn, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (3). Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi: Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711 – Thu nhập khác Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (4). Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính Có TK 811 – Chi phí khác (5). Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (6). Cuối kỳ, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên nợ và số phát sinh bên có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”: - Nếu TK 8212 cố số phát sinh bên nợ lớn hơn số phát sinh bên có, thì số chênh lệch, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Nếu TK 8212 cố số phát sinh bên nợ nhỏ hơn số phát sinh bên có, thì số chênh lệch, ghi: Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (7). Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 641 – Chi phí bán hàng (8). Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí QLDN phát sinh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (9). Kết chuyển lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (10). Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh TK 911 TK 521, 531, 532 K/c giảm trừ các khoản giảm trừ doanh thu K/c doanh thu thuần K/c doanh thu nội bộ TK 512 TK 511 K/c doanh thu tài chính TK 515 K/c thu nhập khác TK 711 K/c chi phí thuế TNDN TK 8211, 8212 K/c lỗ TK 421 K/c giá vốn TK 632 K/c chi phí bán hàng TK 641 K/c chi phí quản lý DN TK 642 K/c chi phí khác TK 811 K/c chi phí thuế TNDN TK 8211, 8212 K/c lãi sau thuế TK 421 Sơ đồ 1.14 kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh K/c chi phí tài chính TK 635 1.14.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp kết quả kinh doanh CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KIN TÍN 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY: Tên công ty: CÔNG TY TNHH TM KIM TÍN Tên giao dịch: KIM TÍN TRADING CO., LTD. Địa chỉ trụ sở chính: 69 Nguyễn Thi, Phường 13, Quận 5, Tp.HCM. Điện thoại: (084) 08 9506618 Fax: (084) 08 9506617 Mã số thuế: 0301911983 Website: www.kimtingroup.com.vn Email: info@kimtingroup.com Đại diện doanh nghiệp: Giám đốc NGUYỄN TIẾN HẢI Cách thức kinh doanh: sản xuất, thương mại Loại hình doanh nghiệp: trách nhiệm hữu hạn Giấy phép hoạt động số: 0301911983 do SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TP.HCM cấp ngày 29/01/2000 Vốn điều lệ: 140.000.000.000đ (Một Trăm Bốn Mươi Tỷ VNĐ) Công ty Kim Tín là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong ngành công nghiệp sản xuất và cung ứng vật liệu hàn với chất lượng và tính ổn định cao. Trong những năm đầu, Công ty chuyên hoạt động kinh doanh thương mại các sản phẩm que hàn, dây hàn, vật liệu hàn, kim loại màu… được nhập từ các nước Nhật, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… Đến đầu năm 2001, công ty đã đi vào hoạt động Nhà máy sản xuất que hàn tại khu công nghiệp Hai Thành (Bình Tân) với công suất 4.000 tấn/năm nhằm cung cấp cho thị trường trong nước, thay thế dần que hàn nhập khẩu. Đến năm 2006, công suất nhà máy ước đạt 17.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, đầu năm 2006 công ty Kim Tín đã đưa vào hoạt động Nhà máy Sản xuất Dây hàn CO2 với thương hịêu GEMINI, đây là bước phát triển mới, khi thị trường cung cấp các sản phẩm dây hàn ở Việt Nam hiện nay phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài. Sau khi có mặt trên thị trường, các sản phẩm của Công ty Hàn Kim Tín đã dần chinh phục được người tiêu dùng và có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thương hịêu “Que Hàn Điện Kim Tín” nói riêng cũng như các sản phẩm được cung cấp bởi Công Ty Vật Liệu Hàn Kim Tín nói chung luôn được sự ủng hộ, tín nhiệm và tin tưởng của Quý Khách Hàng. Sản phẩm chủ lực mà Kim Tín sản xuất và cung cấp cho thị trường là các sản phẩm về que hàn và dây hàn. Về que hàn, Công ty đang có: Que hàn sắt gồm các loại như: KT 6013, KT 421, KT 3000, KT N 48, GL 48 (Tiêu Chuẩn: AWS E6013). Được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hàn sắt, xây dựng, chế tạo máy, công nghiệp đóng tàu… Que hàn gang thép: GL 52 (AWS E7016), GL 78 (AWS E7018), GH600. Được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đóng tàu, cầu cảng, bồn áp lực, hàn đắp các thiết bị hao mòn… Que hàn Inox: có loại G 308 (AWS E308) được sử dụng trong việc hàn các đồ dùng trang trí nội ngoại thất, bồn Inox, thiết bị y tế, máy móc, đóng tàu…Về dây hàn, Công ty đang Sản xuất loại GEMINI GM70S, là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hàn Công nghiệp, Cầu đường, đóng tàu với nhu cầu sử dụng rất lớn. Tất cả các sản phẩm này đã được Cục Đăng Kiểm Việt Nam cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Kiểm Chất Lượng Vật Liệu Hàn. Và như vậy, cùng với các công nghệ máy móc hiện đại, kinh nghiệm quản lý, đội ngũ CB CNV lành nghề và yêu nghề; chúng tôi đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo rồi áp dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại này không những trong sản xuất, kinh doanh mà còn áp dụng vào cả trong lĩnh vực quản lý. Có lẽ từ những yếu tố này mà tại các hội chợ triển lãm quốc tế Viet Build, Kim Tín đã đạt được Cúp Vàng Thương Hiệu Việt ngành Xây Dựng Việt Nam các năm 2002, 2003, 2004, 2005. Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2005 do uỷ ban Quốc Gia về Hợp tác Kinh tế Quốc Tế và Hội Doanh Nghiệp tổ chức. Giải thưởng “Thương Hiệu Mạnh 2005” do Bộ Thương Mại xét chọn và Doanh Nghiệp Việt Nam uy tín chất lượng năm 2006. Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VR 500); Đạt chứng nhận Doanh Nghiệp Tiêu Biểu Việt Nam Vàng 2007 do Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ trao tặng. Đến tháng 06/2007, công ty đã bán dây chuyền sản xuất que hàn, dây hàn cho công ty thành viên là Công ty Cổ Phần Kim Tín. Sau khi chuyển giao máy móc thiết bị sản xuất, công ty chuyển sang lĩnh vực kinh doanh thương mại. Top 100 Nhà cung cấp đáng tin cậy tại Việt Nam, được Viện nghiên cứu Kinh Tế VN và tổ chức Chứng nhận chất lượng Quốc Tế Vương Quốc Anh - chứng nhận Kim Tín là Doanh nghiệp đạt tiêu chí Chỉ Số tín nhiệm Vàng năm 2010- 2011.  CÚP VÀNG THƯƠNG HIỆU NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM tại hội chợ triển lãm quốc tế VIETBUILD 2007, 2006, 2005,… Chứng nhận Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) do Báo điện tử VietNamNet tổ chức.  Được bình chọn là “Doanh Nghiệp Việt Nam Uy Tín – Chất Lượng 2008" Danh hiệu Sao Vàng Đất Việt 2005 Danh hiệu Thương Hiệu Mạnh 2005 CÚP VÀNG THƯƠNG HIỆU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM tại hội chợ triển lãm Hàng Công Nghiệp Việt Nam 2004. Chứng chỉ đăng kiểm quốc tế do DNV cấp và chứng nhận Được thư khen của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng về sự tham gia đóng góp thành công của hội chợ Việtbuild 2002.  Giấy chứng nhận vật liệu hàn do đăng kiểm Việt Nam cấp đối với các sản phẩm: KT 6013, KT 421, KT 3000, KT N46, KT N48, GL 26, GL 48,GL 52, GL 78, GL 308, GM 70S, EL12xC185, EH14xC143, EM12xC143, EL12xC143. 2.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: 2.2.1 Chức năng: - Chuyên kinh doanh kim loại màu, kim loại đen, kim khí, sản xuất và cung ứng vật liệu hàn với chất lượng và tính ổn định cao, chuyên kinh doanh máy hàn, thiết bị ngành hàn, đất đèn, cáp thép…, sản xuất và kinh doanh que hàn, các loại kim loại và hóa chất… - Tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu. 2.2.2 Nhiệm vụ - Xây dựng, tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh phải đảm bảo hoạt động có hiệu quả, bảo toàn và tăng vốn. - Làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và thực hiện nghiêm các chính sách, chế độ kế toán ở công ty. - Thực hiện đúng các cam kết hợp đồng kinh tế trong các hoạt động kinh doanh của công ty - Thực hiện tốt chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động tiền lương….do công ty quản lý làm tốt công tác lao động, đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo và bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong công ty, nhằm phù hợp nhịp độ phát triển của xã hội - Làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động, thực hiện đầy đủ nội quy phòng cháy chữa cháy, đảm bảo trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. 2.2.3 Phương hướng phát triển của công ty: Đến nay, Kim Tín Group được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong việc cung cấp các thiết bị hàn cho thị trường với tổng công suất các nhà máy đạt hơn 44.000 tấn sản phẩm que hàn, dây hàn các loại mỗi năm, chiếm hơn 70% thị phần. Với mục tiêu đưa Kim Tín Group trở thành Tập đoàn đa ngành nghề, công ty đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1 nhà máy sản xuất ván MDF có qui mô lớn tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 24hecta, sử dụng công nghệ hiện đại nhất của Đức với công suất thiết kế khoảng 160.000 mét khối/năm và có thể tăng lên 300.000 mét khối/năm, hiện tại Kim Tín đang sở hữu thương hiệu ván MDF Timbee cung cấp cho thị trường nguồn ván MDF chất lượng cao và ổn định. Cuối năm 2010, Kim Tín Group đã đưa vào hoạt động cụm Công nghiệp các nhà máy sản xuất vật liệu hàn, thiết bị hàn tại tỉnh Long An. Đây là khu phức hợp các nhà máy sản xuất vật liệu hàn đầu tiên có quy mô lớn nhất cả nước. Sau khi Nhà máy Vật liệu hàn Kim Tin Long An đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng công suất các nhà máy sản xuất vật liệu hàn lên con số 100.000 tấn/năm, đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân trên 50%/năm. Hiện nay, Kim Tín đã xây dựng được một chuỗi các công ty thành viên trải dài từ Bắc, Trung, Nam hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất que hàn, dây hàn, Ván MDF, thiết bị ngành hàn, sắt thép, Kim loại màu,… Bên cạnh đó, Kim Tín đang khảo sát để triển khai dự án trồng rừng với vốn đầu tư vào khoảng 100 tỉ đồng, trong đó ngoài một số diện tích do Kim Tín Group tự đầu tư, phần còn lại sẽ liên kết với một số đối tác, các lâm trường và hộ gia đình để triển khai và đến năm 2015 Kim Tín Group sẽ trồng kín 5.000 hecta này. Việc trồng rừng nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ giúp công ty vừa giảm được giá thành sản phẩm vừa chủ động trong các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trên những cơ sở đã đạt được, cũng như các dự án sẽ được triển khai trong tương lai, Tập đoàn Kim Tín phấn đấu sớm đưa Kim Tín trở thành Tập đoàn đa ngành nghề lớn mạnh trong và ngoài nước. Mục tiêu của công ty là phát triển Kim Tín trở thành tập đoàn mạnh trong ngành kim khí và gỗ. Gia tăng thị phần của Kim Tín trong mỗi ngành hàng lớn hơn 45%. Lần lượt đưa một số công ty thành viên trong tập đoàn Kim Tín lên sàn giao dịch chứng khoán, trở thành công ty niêm yết. 2.2.4 Sơ đồ tổ chức quản lý: Sơ đồ 2.1 tổ chức quản lý của công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÁNH – NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG CUNG ỨNG PHÒNG MARKE-TING 2.2.5 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban: 2.2.5.1 Giám đốc: Điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, là người ra các quyết định về chính sách đối nội, đối ngoại, chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể về kết quả sản xuất của công ty. 2.2.5.2 Phó Giám đốc: Là người giúp đỡ giám đốc quản lý, điều hành hoạt động chung của công ty và có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp đối với một số phòng ban. 2.2.5.3 Phòng Hành chánh - Nhân sự: Phụ trách về nhân sự: điều động, tuyển dụng cán bộ công nhân viên Xây dựng qui chế, nội qui hoạt động của công ty Phụ trách các khoản chi phí quản lý; phụ trách phát lương, thưởng; sắp xếp các kì nghỉ hàng năm, đình chỉ công tác đối với cá nhân vi phạm Luật lao động dưới sự ủy quyền của Hội đồng thành viên công ty. 2.2.5.4 Phòng Kế toán: Có trách nhiệm cập nhật, kiểm tra, đối chiếu chứng từ, số liệu hàng ngày trong kỳ phát sinh; phản ánh kịp thời, đầy đủ, trung thực mọi hoạt động và các vấn đề nghiệp vụ phát sinh. Lập báo cáo xác định doanh thu, lợi nhuận cũng như lập đầy đủ và đúng hạn báo cáo kế toán, thuế, thống kê theo đúng qui định của công ty và cơ quan nhà nước. Thống nhất quan điểm cụ thể và đồng bộ trong việc phối hợp thực hiện công việc giữa nhân viên kế toán trong cùng phòng và giữa phòng kế toán với các phòng ban khác. 2.2.5.5 Phòng Kiểm toán nội bộ: Theo dõi, kiểm tra và đối chiếu các số liệu sổ sách trên phần mềm mà kế toán đã thực nhập theo định kỳ Lên báo cáo tổng hợp cuối tháng. 2.2.5.6 Phòng Kinh doanh: Phụ trách việc giao dịch thương mại, soạn thảo các hợp đồng kinh doanh Điều tra và nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước nhằm mở rộng nguồn hàng và mở rộng thị trường kinh doanh. Tổ chức hoạt động tiếp thị, cung cấp thông tin tham mưu cho giám đốc về nhu cầu hàng hóa trên thị trường ở từng thời kỳ. Tiến hành các hoạt động mua bán và quan hệ với khách hàng, điều động nguồn hàng, kế hoạch thu mua theo hợp đồng ký kết. 2.2.5.7 Phòng Cung ứng: Chuyên quản lý, theo dõi và làm các thủ tục mua và bán hàng trong và ngoài nước các mặt hàng của công ty để đáp ứng hàng bán cho công ty. 2.2.5.8 Phòng Marketing: Cung cấp những thông tin cần thiết để công ty hiểu rõ thị trường và khách hàng. Mặt khác làm cho khách hàng và thị trường biết đến công ty, sản phẩm và mua hàng của công ty. Nghiên cứu thị trường, xây dựng, phát triển và quản lý thương hiệu, triển khai các chiến lược mở rộng thị trường, sản phẩm mới…. Thiết kế các mẫu quảng cáo logo, tiếp thị các mặt hàng, sản phẩm của công ty tới khách hàng 2.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY: 2.3.1 Chức năng chung của bộ phận kế toán: Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác. Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các loại và các nhóm khác nhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng các chi tiết thành dạng cô đọng và hữu dụng. Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của người ra quyết định. Ngoài ra, quá trình kế toán còn bao gồm các thao tác như việc truyền đạt thông tin đến những đối tượng quan tâm và giải thích các thông tin kế toán cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh riêng biệt. 2.3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN KẾ TOÁN HÀNG HOÁ KẾ TOÁN THUẾ KẾ TOÁN CHI PHÍ Sơ đồ 2.2 tổ chức quản lý phòng kế toán 2.3.3 Đặc điểm của bộ máy kế toán: Toàn bộ bộ máy kế toán công ty hoạt động nhịp nhàng theo kế hoạch của phòng tài chính kế toán và kế toán trưởng đề ra với mục tiêu: phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập các báo cáo theo yêu cầu quản lý của công ty và các cơ quan quản lý, cơ quan tài chính cấp trên. Do tổ chức theo mô hình kế toán tập trung nên công tác kiểm tra kế toán là rất cần thiết, nó đòi hỏi người trưởng công ty luôn luôn phải đi sâu, sát tình hình công tác của từng nhân viên dưới quyền. 2.3.4 Chức năng, nhiệm vụ của các nhân viên phòng kế toán: Phòng kế toán được tổ chức đứng đầu là Kế Toán Trưởng, 1 kế toán tổng hợp và các kế toán viên đảm nhiệm các thành phần khác nhau. 2.3.4.1 Kế toán trưởng: Là người phụ trách công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán trong doanh nghiệp theo chế độ quản lý kinh tế; đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính tại công ty. Quyền hạn: - Phân công và chỉ đạo trực tiếp nhân viên kế toán - Có quyền yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, kịp thời những tài liệu, giấy tờ cần thiết cho công tác kế toán. - Các báo cáo kế toán, thống kê, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ tín dụng, thu chi tiền….đều phải có chữ ký kế toán trưởng thì mới có giá trị pháp lý. Trách nhiệm: - Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán tại công ty - Tổ chức tổng hợp các thông tin, tài liệu, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích tình hình kinh tế của công ty báo cáo trực tiếp với ban giám đốc. - Kiểm tra việc xử lý các thiếu hụt, mất mát các khoản công nợ, tài sản và các khoản thiệt hại khác, đồng thời, đề xuất các biện pháp cần thiết để giải quyết các tài sản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng….sau kiểm tra. - Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán - Kiểm tra việc chấp hành quản lý, kỹ thuật lao động, các chính sách chế độ đối với người lao động, việc thực hiện các kế hoạch sản xuất tài chính, đầu tư, các chế độ thanh toán tiền mặt, vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế. 2.3.4.2 Kế toán tổng hợp: Quyền hạn: - Đề nghị cung cấp dữ liệu hồ sơ có liên quan - Đối chiếu số liệu với phòng tổng hợp, đối chiếu với các kế toán chi tiết Trách nhiệm: - Theo dõi tình hình tăng, giảm và sử dụng tài sản cố định, theo dõi các khoản mục tạm ứng, công nợ…….ghi chép sổ sách, tập hợp chứng từ, lập báo cáo tổng hợp, giúp kế toán trưởng thực hiện các công việc tính giá thành sản phẩm, báo cáo lãi lỗ, bảng kê khai và các báo cáo tài chính đầy đủ, đúng hạn theo qui định. - Tiếp nhận kiểm tra, tập hợp số liệu và các thông tin có liên quan từ các phòng ban để báo cáo lên kế toán trưởng và các cơ quan chức năng. - Lưu giữ các báo cáo, chứng từ và hồ sơ có liên quan. 2.3.4.3 Kế toán công nợ: - Đề nghị cung cấp các chứng từ và hồ sơ có liên quan - Đối chiếu công nợ, kiểm tra chứng từ thanh toán và tập hợp phân bổ chi phí, tập hợp phiếu thu – chi vào quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Mở sổ theo dõi tạm ứng cho từng đối tượng tạm ứng hoặc còn nợ chưa thanh toán - Lưu giữ các chứng từ chưa thanh toán, phiếu thu, phiếu chi khi có đầy đủ chứng từ được duyệt. - Căn cứ vào giấy báo nợ, báo có, bản sao ngân hàng kèm theo chứng từ gốc như: ủy nhiệm chi – thu, vào sổ chi tiết, lên bảng kê, giảm các khoản nợ khi đã có chứng từ thanh toán. - Căn cứ vào hóa đơn mua hàng do Nhà nước ban hành, tập hợp lên bảng kê báo cáo thuế VAT hàng tháng, hàng quý. 2.3.4.4 Kế toán vốn bằng tiền: - Đối chiếu số liệu với phòng tổ chức hành chánh, kế toán thanh toán. - Theo dõi trực tiếp các khoản thu – chi tiền mặt của công ty. Thu – chi theo các chứng từ đã duyệt. - Thực hiện việc ghi sổ quỹ tiền mặt kiêm báo cáo quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đối chiếu sổ quỹ với sổ tiền mặt thực tế. - Tổng hợp chi phí tiền lương trong tháng, các khoản tạm ứng tiền lương, và các khoản trích theo lương của công nhân viên. - Lưu trữ và bảo quản chứng từ lương, chứng từ thu – chi. 2.3.4.5 Kế toán hàng hóa: - Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: tình hình xuất nhập vật tư, nguyên vật liệu hàng ngày về số lượng, chủng loại, giá trị…ở từng phân xưởng; đồng thời lưu trữ, tổng hợp chứng từ ghi sổ kế toán. - Cuối tháng kiểm kê thực tế các kho, đối chiếu, so sánh với các kế toán khác trên văn phòng 2.3.4.6 Kế toán thuế: - Tập hợp và tính các loại thuế mà công ty phải nộp và được khấu trừ đúng theo từng tháng, quý, năm. - Kiểm soát chứng từ sổ sách tại đơn vị theo đúng chế độ, chính sách quy định hiện hành. - Lập các loại báo cáo thuế phù hợp với quy định nhà nước đang hiện hành theo đúng thời hạn quy định. 2.3.4.7 Kế toán chi phí: - Kiểm soát tính hơp lý của tất cả các chi phí phát sinh tại đơn vị, kịp thời phát hiện những chi phí vượt mức, bất thường và đề xuất các phương án tiết kiệm chi phí hoạt động. 2.4. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY: Niên độ kế toán Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc 31/12 cùng năm Đơn vị tiền tệ được sử dụng là: “Việt Nam đồng” 2.4.1 Chế độ kế toán áp dụng: Hệ thống tài khoản kế toán thuộc chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính Việt Nam và các văn bản liên quan. Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: công ty tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn chuẩn mực do Nhà nước ban hành. 2.4.2 Hình thức kế toán được sử dung: Nhật ký chung Phương pháp kế toán tài sản cố định Nguyên tác đánh giá TSCĐ: theo thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt: theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp kế toàn hàng tồn kho Nguyên tắc đánh giá: Bình quân gia quyền Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: kiểm kê thực tế Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên Các báo cáo kế toán sử dụng trong công ty: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động linh doanh. Bảng lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính. 2.4.3 Các chứng từ sử dụng liên quan Hóa đơn bán hàng, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho Phiếu thu, phiếu chi Báo nợ, báo có, bảng kê, … 2.4.4 Các loại sổ sử dụng. Sổ cái Sổ nhật ký chung. Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản Các loải sổ, thẻ kế toán chi tiết 2.4.5 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty. Công ty được tổ chức với bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, các đơn vị trực thuộc đều có bộ máy kế toán riêng, quan hệ với công ty đều qua các tài khoản 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” và 1368 “Phải thu nội bộ khác”. Toàn bộ vốn do công ty quản lý, các đơn vị không được đứng ra vay vốn nhà nước. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hằng năm là kết thúc. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền việt nam đồng. Các đơn vị hạch tóan độc lập với nhau, quyết toán toàn đơn vị, phải nộp báo cáo kết quả kinh doanh về công ty để báo cáo quyết toán cho toàn công ty. Hình thức sổ kế toán áp dụng: “Nhật ký chung” Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp khấu hao: theo phương pháp đường thẳng Quy định kiểm kê kho là 6 tháng một lần, quy định kiểm kê quỹ được kiểm tra đối chiếu hằng ngày giữa thủ quỹ với kế toán tiền mặt. 2.4.6 Trình tự ghi sổ kế toán: Theo hình thức kế toán trên máy vi tính Chứng từ kế toán Sổ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Phần mềm kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú: Nhập số liệu hằng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.3 Hình thức kế toán bằng máy tính của của công ty CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KIM TÍN 3.1. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ 3.1.1. Đặc điểm bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty Dựa vào quy mô hoạt động của công ty, đặc điểm tổ chức quản lý cũng như đặc tính sản phẩm công ty đã lựa chọn các hình thức bán hàng chủ yếu sau: Bán buôn: Đây là hình thức bán hàng được sử dụng chủ yếu tại công ty. Hình thức này giúp hàng hóa tiêu thụ nhanh vì hàng hóa bán ra với số lượng lớn, thu hồi vốn nhanh, tránh tồn đọng hàng hóa trong kho. Mặt khác hình thức này giúp công ty mở rộng quan hệ kinh doanh nhằm tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển quy mô tiêu thụ sản phẩm. Phương thức bán lẻ: Hình thức bán hàng này linh hoạt dễ tiếp cận trực tiếp khách hàng, bán với số lượng nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp tiêu thụ trực tiếp. Phương thức bán hàng xuất khẩu: Đây là phương thức tiêu thụ mà công ty đang phát triển hiện nay, tạo lợi nhuận lớn. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu từ tiêu thụ hàng hoá, doanh thu cung ứng dịch vụ. 3.1.2.Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 3.1.2.1. Chứng từ sử dụng Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn điều chỉnh Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Phiếu thu, giấy báo Có Bảng kê hàng hóa bán ra 3.1.2.2. Sổ sách sử dụng Sổ nhật ký bán hàng Sổ cái, sổ chi tiết, sổ tổng hợp 3.1.3 Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế (1). Ngày 02/12/2010 xuất bán 9.000 kg đất đèn (Canxium cacbua) cho khách hàng Nguyễn Thanh Dũng, hoá đơn số 10486, đơn giá chưa thuế 16.545 đ, thuế GTGT 10%, kế toán ghi nhận doanh thu: Nợ TK 131 163.795.500 Có TK 511 148.905.000 Có TK 3331 14.890.500 Ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632 113.469.531 Có TK 156 113.469.531 (2). Ngày 27/12/2010 xuất bán 4.500 kg que hàn 6013 4.0 (mm) cho khách hàng Công Ty TNHH TM & CN Hưng Việt, hoá đơn số 13727, đơn giá chưa thuế 14.455, thuế GTGT 10%, kế toán ghi nhận doanh thu: Nợ TK 131 71.552.250 Có TK 511 65.047.500 Có TK 3331 6.504.750 Hạch toán giá vốn: Nợ TK 632 59.790.567 Có TK 156 59.790.567 (3). Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán ghi: Nợ TK 511 510.139.227 Có TK 531 510.139.227 (4). Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản 911, kế toán ghi: Nợ TK 511 383.541.082.584 Có TK 911 383.541.082.584 …….. 3.1.4 Sổ cái tài khoản 511 Đơn vị: CÔNG TY TNHH TM KIM TÍN Địa chỉ: 69 - Nguyễn Thi - Phường P13 - Q 5 - TP.HCM Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2009 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Quý 4 Năm 2010 Tên TK: 511 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số trang Số TT dòng Nợ Có A B C D E G H 1 2 - Số dư đầu năm Số phát sinh trong tháng ………….. 01/12/2010 10372 01/12/2010 Ván MDF E2 15x1220x2440 Timbee 131 23.018.160 01/12/2010 10373 01/12/2010 Ván sợi gỗ (MDF) E2 4.0 *1220*2440 131 15.075.000 01/12/2010 10374 01/12/2010 Que hàn KT421 2.5 mm (m) 131 16.091.000 01/12/2010 10374 01/12/2010 Que hàn KT6013 3.2 mm (m) 131 14.909.000 01/12/2010 10375 01/12/2010 Que hàn KT421 2.5 mm (m) 131 16.091.000 01/12/2010 10377 01/12/2010 Thép lá hàng nhỏ (16 -19 ) *(0.5 -0.6) mm 131 18.000.000 01/12/2010 10378 01/12/2010 Dây hàn 70S-0.8 mm 131 10.677.150 02/12/2010 10486 02/12/2010 Canxium Cacbua (đất đèn) 131 148.905.000 ………. 31/12/2010 TH001 31/12/2010 Kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu 531 510.139.227 31/12/2010 TH001 31/12/2010 Kết chuyển doanh thu hàng hoá 911 383.541.082.584 384.051.221.811 384.051.221.811 - Sổ này có…… trang, đánh số từ trang 01 đến trang …… - Ngày mở sổ: 01/09/2010 Ngày …….. tháng …... năm 2010 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 3.2. KẾ TOÁN HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI 3.2.1. Nguyên tắc hạch toán hàng bán bị trả lại tại công ty: Thông thường hàng bán bị trả lại rơi vào những trường hợp sau: + Do hàng không đạt chất lượng, kém phẩm chất nên khách hàng trả về + Hoặc do khách hàng đặt hàng sai quy cách + Trong trường hợp nếu đã xuất hoá đơn GTGT, khi khách hàng trả lại hàng, người mua phải lập hoá đơn ghi rõ ràng hàng hoá bị trả lại. Hoá đơn này là căn cứ để công ty và bên mua điều chỉnh số thuế GTGT đã kê khai và tiến hành nhập kho hàng bị trả lại. 3.2.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 3.2.2.1. Chứng từ sử dụng - Phiếu đề nghị trả hàng - Biên bản nhập hàng trả lại - Hoá đơn GTGT - Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho 3.2.2.2. Sổ sách sử dụng - Sổ cái - Sổ chi tiết, sổ tổng hợp 3.2.3 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế: (1). Ngày 22/12/2010 nhập hàng trả lại của khách hàng Công Ty TNHH MTV Sài Gòn MDF mặt hàng ván MDF E2 17x1220x2440 Timbee, căn cứ vào hoá đơn trà hàng số 39687 ngày 22/12/2010 và phiếu nhập kho 53 tấm, giá bán 212.727 đ, kế toán ghi: - Ghi giảm giá vốn hàng bán: Nợ TK 156 10.919.749 Có TK 632 10.919.749 - Ghi giảm công nợ khách hàng: Nợ TK 531 11.274.531 Nợ TK 3331 1.127.453 Có TK 131 12.401.984 (2). Ngày 23/12/2010 nhập hàng trả lại của khách hàng Công ty TNHH Tôn Tráng Kẽm Việt Nam mặt hàng kẽm thỏi, căn cứ vào hoá đơn trả hàng số 131372 ngày 23/12/2010 và phiếu nhập kho 10.000 kg giá bán 47.273, kế toán ghi: - Ghi giảm giá vốn hàng bán: Nợ TK 156 386.408.414 Có TK 632 386.408.414 - Ghi giảm công nợ khách hàng: Nợ TK 531 489.701.007 Nợ TK 3331 48.970.101 Có TK 131 538.671.108 ….. (3). Cuối kỳ, kế toán kết chuyển khoản hàng bán bị trả lại sang tài khoản doanh thu, kế toán ghi: Nợ TK 511 510.139.227 Có TK 531 510.139.227 3.2.4 Sổ cái tài khoản 531: Đơn vị: CÔNG TY TNHH TM KIM TÍN Địa chỉ: 69 - Nguyễn Thi - Phường P13 - Q 5 - TP.HCM Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2009 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Quý 4 Năm 2010 Tên TK: 531 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số trang Số TT dòng Nợ Có A B C D E G H 1 2 - Số dư đầu năm Số phát sinh trong tháng ………….. 22/12/2010 39687 22/12/2010 Ván MDF E2 17x1220x2440 Timbee 131 11.274.531 23/12/2010 131372 23/12/2010 Kẽm thỏi 131 489.701.007 31/12/2010 1714 31/12/2010 Dây hàn 70S-0.8 mm 131 5.236.425 31/12/2010 TH001 31/12/2010 Kết chuyển lchi phí (531 -> 511) 5111 510.139.227 ………. 510.139.227 510.139.227 - Sổ này có…… trang, đánh số từ trang 01 đến trang …… - Ngày mở sổ: 01/09/2010 Ngày …….. tháng …... năm 2010 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 3.3. KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 3.3.1. Nội dung phản ánh doanh thu hoạt động tài chính tại công ty: Doanh thu hoạt động tài chính của công ty thu được từ các khoản thu lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, lãi từ lợi nhuận được chia và lãi về tỷ giá hối đoái. 3.3.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 3.3.2.1. Chứng từ sử dụng - Báo có ngân hàng, phiếu thu 3.3.2.2. Sổ sách sử dụng - Sổ cái, sổ chi tiết, sổ tổng hợp 3.3.3 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế (1). Ngày 01/12/2010, nhận giấy báo có khách hàng Chipmong thanh toán 365.97,00 USD, tỷ giá ghi sổ nợ phải thu 18.932 VND/USD, tỷ giá thực tế tại ngày 01/12/2010 Ngân hàng Đông Á là 19.500 VND/USD, kế toán ghi: Nợ TK 112 7.136.590.500 Có TK 515 207.876.072 Có TK 131 6.928.714.428 (2). Ngày 25/12/2010, nhận giấy báo có của Ngân Hàng Đông Á – CN Đinh Tiên Hoàng về khoản lãi tiền gửi là 1.526.600 đ, kế toán ghi: Nợ TK 112 1.526.600 Có TK 515 1.526.600 (3). Cuối năm tài chính, xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ các khoản mục có gốc ngoại tệ: Nợ TK 311(ngắn hạn) 2.208.924.229 Có TK 4131 2.208.924.229 (4). Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm vào doanh thu tài chính số tiền 2.208.924.229 đ, kế toán ghi: Nợ TK 4131 2.208.924.229 Có TK 515 2.208.924.229 (5). Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911 ghi: Nợ TK 515 2.943.848.700 Có TK 911 2.943.848.700 3.3.4 Sổ cái tài khoản 515: Đơn vị: CÔNG TY TNHH TM KIM TÍN Địa chỉ: 69 - Nguyễn Thi - Phường P13 - Q 5 - TP.HCM Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2009 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Quý 4 Năm 2010 Tên TK: 515 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số trang Số TT dòng Nợ Có A B C D E G H 1 2 - Số dư đầu năm Số phát sinh trong tháng ………….. 12/01/2010 DAB-2-001 12/01/2010 CLTG Báo có nước ngoài Chip Mong Group - HD KT-CM 121110 ngày 29/11/2010 1122 207.876.072 12/07/2010 DAB-2-002 12/07/2010 CLTG Báo có nước ngoài Chip Mong Group 1122 75.467.638 15/12/2010 DAB-11-001 15/12/2010 Thu lãi tiền gửi 1121 3.038 25/12/2010 ACB-022 25/12/2010 Thu lãi tiền gửi 1121 1.362.195 25/12/2010 ACB-2-001 25/12/2010 Lãi tiền gửi 1122 780 25/12/2010 DAB-022 25/12/2010 Lãi tiền gửi 1121 1.526.600 31/12/2010 139 31/12/2010 Hạch toán CLTG đánh giá lại NTvào thu nhập 4131 2.208.924.229 31/12/2010 SCB-026 31/12/2010 Thu lãi tiền gửi 1121 2.036.655 31/12/2010 TH001 31/12/2010 K/C doanh thu tài chính (515 ->911) 9112 2.943.848.700 ………. 2.943.848.700 2.943.848.700 - Sổ này có…… trang, đánh số từ trang 01 đến trang …… - Ngày mở sổ: 01/09/2010 Ngày …….. tháng …... năm 2010 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 3.4. KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN: 3.4.1. Nguyên tắc hạch toán giá vốn hàng bán tại công ty Giá vốn hàng bán thường được ghi nhận đồng thời với doanh thu theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí được trừ. Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của hàng hóa dựa trên giá trị hàng nhập kho và chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ. Công ty áp dụng tính tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền Đơn Giá Bình quân = (Trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ +Trị giá vật liệu nhập kho trong kỳ) / (Số lượng vật liệu tồn kho đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập kho trong kỳ) Chi phí mua hàng: phí vận chuyển, bốc dỡ,… Tất cả chi phí mua hàng đều được hạch toán vào trong giá vốn hàng bán. 3.4.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 3.4.2.1. Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho, các chứng từ khác có liên quan 3.4.2.2. Sổ sách sử dụng - Sổ chi tiết - Sổ cái - Sổ tổng hợp 3.4.3 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế Khi xuất kho, kế toán nhập công nợ và doanh thu phải thu, bút toán xuất kho sẽ tự động được cập nhật vào cuối tháng, phầm mềm sẽ tự động cập nhật đơn giá xuất kho để tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền và kết chuyển giá vốn hàng bán sang tài khoản 911. (1). Ngày 02/12/2010 xuất bán cho khách hàng số lượng 167.220 kg Que hàn KT421 4.0 mm (m), căn cứ vào phiếu xuất kho số 9839, kế toán ghi nhận giá vốn xuất kho: Nợ TK 632 2.517.000.438 Có TK 156 2.517.000.438 (2). Ngày 06/12/2010 xuất bán cho khách hàng số lượng 1.100 kg que hàn 6013 3.2 (mm), căn cứ vào phiếu xuất kho số 10735, kế toán ghi nhận giá vốn xuất kho: Nợ TK 632 15.096.170 Có TK 156 15.096.170 (3). Ngày 09/12/2010 xuất khẩu lô thép SAE 108B17-6,5mm số lượng 550.906 kg, lô hàng này là hàng tạm nhập tái xuất, hàng không nhập kho công ty được tạm nhập tại cảng, căn cứ vào phiếu xuất kho số 11307, kế toán ghi nhận giá vốn xuất kho: Nợ TK 632 5.939.131.380 Có TK 151 5.939.131.380 …. (4). Cuối kỳ kế toán kết chuyển giá vốn xác định kết quả kinh doanh: Trong kỳ, giá vốn giảm do khách hàng trả lại hàng số tiền: 405.939.499 Giá vốn trong kỳ: 353.597.672.290 - 405.939.499 = 353.191.732.791 Hạch toán kết chuyển xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 353.191.732.791 Có TK 632 353.191.732.791 3.4.4 Sổ cái tài khoản 632: Đơn vị: CÔNG TY TNHH TM KIM TÍN Địa chỉ: 69 - Nguyễn Thi - Phường P13 - Q 5 - TP.HCM Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2009 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Quý 4 Năm 2010 Tên TK: 632 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số trang Số TT dòng Nợ Có A B C D E G H 1 2 - Số dư đầu năm Số phát sinh trong tháng ……… 02/12/2010 9839 02/12/2010 Que hàn KT421 4.0 mm (m) 1561 2.517.000.438 02/12/2010 9841 02/12/2010 Que hàn KT421 2.5mm 1561 241.838.540 02/12/2010 9841 02/12/2010 Que hàn KT421 2.5 mm (m) 1561 320.397.424 02/12/2010 9842 02/12/2010 Cáp điện SQ 25mm 1561 1.548.267 02/12/2010 9843 02/12/2010 Thép lá 0.13mm x 750mm 1561 479.949.974 09/12/2010 11307 09/12/2010 Thép tròn ko hợp kim cán nóng,dạng cuộn cuốn không đều SAE10B17- 6,5mm -xuất khẩu 151 5.939.131.380 09/12/2010 11308 09/12/2010 Que hàn KT 6013 4.0 mm 1561 13.286.793 31/12/2010 1714 31/12/2010 Dây hàn 70S-0.8 mm 1561 4.720.745 31/12/2010 TH001 31/12/2010 K/C Giá vốn (632 ->911) 911 353.191.732.791 ………. 353.597.672.290 353.597.672.290 - Sổ này có…… trang, đánh số từ trang 01 đến trang …… - Ngày mở sổ: 01/09/2010 Ngày …….. tháng …... năm 2010 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 3.5. KẾ TOÁN CHI PHÍ TÀI CHÍNH 3.5.1. Nội dung chi phí tài chính tại công ty Cơ cấu vốn hiện nay của doanh nghiệp có khoản 70% vốn vay, do đó chi phí lãi vay phải trả của doanh nghiệp mỗi kỳ rất lớn. Bên cạnh đó, chi phí tài chính của doanh nghiệp cũng có chi phí lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái. 3.5.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 3.5.2.1. Chứng từ sử dụng - Hợp đồng vay, khế ước vay, giấy nhận nợ, … - Bảng tính lãi vay, … - Giấy báo nợ của ngân hàng 3.5.2.2. Sổ sách sử dụng - Sổ chi tiết - Sổ cái - Sổ tổng hợp 3.5.3 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế (1). Ngày 01/12/2010 ngân hàng Đông Á thu lãi vay khế ước vay số H5980/1 ngày 27/11/09 số tiền 15.617.250 đ, kế toán ghi: Nợ TK 635 15.617.250 Có TK 112 15.617.250 (2). Ngày 14/12/2010 ngân hàng Đông Á thu lãi vay quá hạn khế ước vay số H6233/3 ngày 10/06/10 số tiền 16.965.000 đ, kế toán ghi: Nợ TK 635 16.965.000 Có TK 112 16.965.000 (3) Ngày 08/12/2010 thanh toán trước hợp đồng ngoại thương số: KT-ZJ 030910 số tiền 110.090,61 USD, tỷ giá thanh toán tại Ngân hàng Đông Á 19.500 VND/USD, ngày 11/12/2010 nhập hàng theo tờ khai số 121072/KV1-CL tỷ giá bình quân liên ngân hàng 18.932 VND/USD, kế toán hạch toán: - Khi thanh toán trước: Nợ TK 331 2.146.766.895 Có TK 1122 2.146.766.895 Khi nhập hàng: Nợ TK 156 2.084.235.428 Nợ TK 635 62.531.467 Có TK 331 2.146.766.895 …. (4). Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí tài chính xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 911 13.647.539.009 Có TK 635 13.647.539.009 3.5.4 Sổ cái tài khoản 635: Đơn vị: CÔNG TY TNHH TM KIM TÍN Địa chỉ: 69 - Nguyễn Thi - Phường P13 - Q 5 - TP.HCM Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2009 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Quý 4 Năm 2010 Tên TK: 635 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số trang Số TT dòng Nợ Có A B C D E G H 1 2 - Số dư đầu năm Số phát sinh trong tháng ………….. 01/12/2010 DAB-004 01/12/2010 Trả lãi vay ngắn hạn KUV: H5980/1-27/11/09 1121 15.617.250 09/12/2010 VCB-012 09/12/2010 CLTG Trả nợ vay ngắn hạn 00257370037994- 06/7 1121 14.985.000 10/12/2010 VCB-013 10/12/2010 CLTG Trả nợ vay ngắn hạn 00257370037994- 06/7 1121 6.075.000 11/12/2010 35 11/12/2010 Hạch toán CLTG T/T TK 121072/KV1-CL ngày 10/12/2010 theo HĐNT: KT-NF 060910 LC TF216562 331 62.531.732 14/12/2010 DAB-079 14/12/2010 Thu lãi cho vay quá hạn 1121 16.965.000 25/12/2010 SCB-060 25/12/2010 Trả lãi vay tháng 12/2010 - LD31500125 1121 1.646.775 27/12/2010 VCB-039 27/12/2010 Trả lãi vay tháng 12/10 - TK 0257000100361 1121 15.688.255 27/12/2010 VCB-039 27/12/2010 Trả lãi vay tháng 12/10 - TK 0257000099290 1121 60.601.080 31/12/2010 TH001 31/12/2010 K/C chi phí tài chính (635 -> 911) 911 13.647.539.009 ………. 13.647.539.009 13.647.539.009 - Sổ này có…… trang, đánh số từ trang 01 đến trang …… - Ngày mở sổ: 01/09/2010 Ngày …….. tháng …... năm 2010 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 3.6. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG 3.6.1. Nội dung kế toán chi phí bán hàng tại công ty Chi phí bán hàng của Công ty chủ yếu là chi phí công tác, chi phí quảng cáo, chi phí hội chợ, triễn lãm, chi phí tiền lương, … 3.6.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 3.6.2.1. Chứng từ sử dụng Hóa đơn, phiếu chi, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng lương, … 3.6.2.2. Sổ sách sử dụng - Sổ chi tiết - Sổ cái - Sổ tổng hợp 3.6.3 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế (1). Căn cứ vào phiếu chi số 0003 ngày 01/12/2010 thanh toán tiền điện thoại kho Tân Tạo 1.009.279 đ, thuế GTGT 100.928 đ, kế toán ghi: Nợ TK 641 1.009.279 Nợ TK 113 100.928 Có TK 111 1.110.207 (2). Căn cứ vào vào phiếu chi số 0022 ngày 02/12/20010 thanh toán tiền mua vỏ xe đầu kéo 3.409.092 đ, thuế GTG 340.908 đ, kế toán ghi: Nợ TK 641 3.409.092 Nợ TK 113 340.909 Có TK 111 3.750.000 (3). Cuối tháng ngày 31/12/2010 phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí bán hàng 170.752.373 đ, kế toán ghi: Nợ TK 641 170.752.373 Có TK 142 170.752.373 (4). Cuối tháng ngày 31/12/2010 phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí bán hàng 24.026.061 đ, kế toán ghi: Nợ TK 641 24.026.061 Có TK 242 24.026.061 (5). Cuối tháng ngày 31/12/2010 chi phí khấu hao tháng 12/2010 được tính vào chi phí bán hàng 430.334.124 đ, kế toán ghi: Nợ TK 641 430.334.12 Có TK 214 430.334.12 (6). Cuối tháng tính lương phải trả cho nhân viên bán hàng tháng 12/2010 số tiền 518.825.331 đ, kế toán ghi: Nợ TK 641 518.825.331 Có TK 334 518.825.331 (7). Tính và trích BHXH, BHYT, BHTN vào chi phí bán hàng tháng 12/2010 Quỹ lương tính BHXH, BHYT, BHTN tháng 12/2010: 164.713.463 đ - Tính BHXH: 16% quỹ lương tính bảo hiểm 164.713.463 x 16% = 26.354.154 - Tính BHYT: 3% quỹ lương tính bảo hiểm 164.713.463 x 3% = 4.941.404 - Tính BHTN: 1% quỹ lương tính bảo hiểm 164.713.463 x 1% = 1.647.135 Căn cứ vào các bảng tính BHXH, BHYT, BHTN kế toán hạch toán: Nợ TK 641 32.942.693 Có TK 3383 26.354.154 Có TK 3384 4.941.404 Có TK 3389 1.647.135 ….. (8). Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 để xác đinh kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 911 8.401.343.224 Có TK 641 8.401.343.224 3.6.4 Sổ cái tài khoản 641: Đơn vị: CÔNG TY TNHH TM KIM TÍN Địa chỉ: 69 - Nguyễn Thi - Phường P13 - Q 5 - TP.HCM Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2009 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Quý 4 Năm 2010 Tên TK: 641 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số trang Số TT dòng Nợ Có A B C D E G H 1 2 - Số dư đầu năm Số phát sinh trong tháng ………….. 01/12/2010 3 01/12/2010 Thanh toán tiền điện thoại kho Tân Tạo 1111 1.009.278 02/12/2010 22 02/12/2010 Thay vỏ xe đầu kéo 5583 1111 3.409.092 23/12/2010 125 23/12/2010 Thanh toán tiền sửa xe 54Y - 2932 1111 15.870.500 23/12/2010 54 23/12/2010 Cước vận chuyển bán hàng 331 7.900.000 31/12/2010 142 31/12/2010 Phân bổ công cụ dụng cụ 142 5.328.788 31/12/2010 KHTS 31/12/2010 KHTS từ ngày 01/12/2010 đến ngày 31/12/2010 2141 11.445.625 31/12/2010 166 31/12/2010 Phải trả nhân viên bán hàng tháng 12/2010 3341 518.825.331 31/12/2010 164 31/12/2010 Trích trước CP trích trước cước điện thoại cố định tháng 12/10 - BP BH 335 8.000.000 31/12/2010 TH0001 31/12/2010 K/C chi phí tài chính (641 -> 911) 911 8.401.343.224 ………. 8.408.223.382 8.408.223.382 - Sổ này có…… trang, đánh số từ trang 01 đến trang …… - Ngày mở sổ: 01/09/2010 Ngày …….. tháng …... năm 2010 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 3.7. KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 3.7.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty Chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty bao gồm chi phí tiền lương nhân viên và các khoản trích theo lương, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí đào tạo, chi phí dịch vụ mua ngoài,… 3.7.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: 3.7.2.1. Chứng từ sử dụng Hóa đơn, phiếu chi, bảng kê mua văn phòng phẩm, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, bảng lương,… 3.7.2.2. Sổ sách sử dụng - Sổ chi tiết - Sổ cái - Sổ tổng hợp 3.7.3 Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế (1). Căn cứ vào phiếu chi số 0006 ngày 01/12/2010 thanh toán phí tham dự khoá học kinh nghiệm bán hàng chuyên nghiệp số tiền 1.275.000 không thuế GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 642 1.275.000 Có TK 111 1.275.000 (2). Căn cứ phiếu chi số 0031 ngày 04/12/2010 thanh toán phí giám sát hàng cầm cố 6.000.000, thuế GTGT 600.000, kế toan ghi: Nợ TK 642 6.000.000 Nợ TK 133 600.000 Có TK 111 6.600.000 (3). Căn cứ phiếu chi số 0102 ngày 20/12/2010 thanh toán cước chuyển phát nhanh số tiền 8.596.858, thuế GTGT 859.686, kế toán ghi: Nợ TK 642 8.596.858 Nợ TK 133 859.686 Có TK 111 9.456.544 (4). Ngày 27/12/2010 nhận hoá đơn về chi phí dịch vụ bảo vệ tháng 12/2010 chưa thanh toán cho người bán số tiền 15.620.000 đã bao gồm thuế GTGT 10%, kế toán ghi: Nợ TK 642 14.200.000 Nợ TK 133 1.420.000 Có TK 331 15.620.000 (5). Ngày 31/12/2010 trích trước chi phí bảo trì thang máy tại văn phòng tháng 12/2010 số tiền 727.273, kế toán ghi: Nợ TK 642 727.273 Có TK 335 727.273 (6). Ngày 31/12/2010 trích bổ sung trợ quỹ cấp thôi việc năm 2010, số chênh lệch giữa số cần trích lập năm nay lớn hơn số dư quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc năm trước chưa sử dụng hết là 12.095.929, kế toán ghi: Nợ TK 642 12.095.929 Có TK 351 12.095.929 (7). Cuối tháng ngày 31/12/2010 phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn vào chi phí QLDN 180.164.246 đ, kế toán ghi: Nợ TK 642 180.164.246 Có TK 142 180.164.246 (8). Cuối tháng ngày 31/12/2010 phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí QLDN 35.306.191 đ, kế toán ghi: Nợ TK 642 35.306.191 Có TK 242 35.306.191 …… (9). Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 để xác đinh kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 911 3.735.148.480 Có TK 642 3.735.148.480 3.7.4 Sổ cái tài khoản 642: Đơn vị: CÔNG TY TNHH TM KIM TÍN Địa chỉ: 69 - Nguyễn Thi - Phường P13 - Q 5 - TP.HCM Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2009 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Quý 4 Năm 2010 Tên TK: 642 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK ĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số trang Số TT dòng Nợ Có A B C D E G H 1 2 - Số dư đầu năm Số phát sinh trong tháng ………….. 01/12/2010 6 01/12/2010 Thanh toán phí tham dự lớp KN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan day du.doc