Tài liệu Đề tài Tính toán cân bằng nhiệt ẩm đối với hệ thống điều hoà không khí “Trung tâm Kỹ thuật Y tế cao cấp”: tính toán cân bằng nhiệt ẩm đối với hệ thống điều hoà không khí “Trung tâm Kỹ thuật Y tế cao cấp”
LỜI NÓI ĐẦU
Thông gió và điều hoà không khí ra đời vào những năm cuối thế kỷ 19 và được phát triển mạnh từ những năm 30 của thế kỷ 20.
Ngày nay, thông gió và điều hoà không khí đã đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống dân sinh, trong kỹ thuật và nhiều nghành công nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt đối với Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng Èm, vì vậy, ứng dụng kỹ thuật điều hoà không khí có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống của con người và sản xuất ở Việt Nam.
Trước đây, do điều kiện kinh tế chưa cho phép nên việc ứng dụng kỹ thuật điều hoà không khí phục vụ các lĩnh vực này còn rất hạn chế. Trong thời gian gần đây, đi đôi với sự phát triển kinh tế của đất nước nhờ các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu về kỹ thuật điều hoà không khí đang gia tăng mạnh mẽ. Các thiết bị điều hoà không khí ...
101 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tính toán cân bằng nhiệt ẩm đối với hệ thống điều hoà không khí “Trung tâm Kỹ thuật Y tế cao cấp”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính toán cân bằng nhiệt ẩm đối với hệ thống điều hoà không khí “Trung tâm Kỹ thuật Y tế cao cấp”
LỜI NÓI ĐẦU
Thông gió và điều hoà không khí ra đời vào những năm cuối thế kỷ 19 và được phát triển mạnh từ những năm 30 của thế kỷ 20.
Ngày nay, thông gió và điều hoà không khí đã đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống dân sinh, trong kỹ thuật và nhiều nghành công nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt đối với Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng Èm, vì vậy, ứng dụng kỹ thuật điều hoà không khí có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống của con người và sản xuất ở Việt Nam.
Trước đây, do điều kiện kinh tế chưa cho phép nên việc ứng dụng kỹ thuật điều hoà không khí phục vụ các lĩnh vực này còn rất hạn chế. Trong thời gian gần đây, đi đôi với sự phát triển kinh tế của đất nước nhờ các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu về kỹ thuật điều hoà không khí đang gia tăng mạnh mẽ. Các thiết bị điều hoà không khí đã được nhập từ nhiều nước khác nhau với nhiều chủng loại đa dạng, hiện đại và một số loại đã bắt đầu được tiến hành sản xuất lắp ráp trong nước.
Có thể nói, hầu như trong tất cả các cao ốc văn phòng, khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu bóng, nhà văn hoá, một số phân xưởng, bệnh viện… đã và đang xây dựng đều được trang bị hệ thống điều hoà không khí nhằm tạo ra môi trường khí hậu thích nghi cho người sử dụng. Hiện nay, người dân việt nam chi phí cho nhu cầu về ngành lạnh và điều hoà không khí vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapo…, điều đó chứng tỏ đây là một ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Thông gió và điều hoà không khí đã trở nên hết sức cấp thiết, đặc biệt đối với các ngành công nghệ cao, các công trình đặc biệt, hiện đại.
Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp, tác giả được giao nhiệm vụ thiết kế hệ thống điều hoà không khí và bảo vệ môi trường không khí cho các phòng sạch của Trung tâm kỹ thuật Y tế cao cấp với nội dung cụ thể sau:
1. Vai trß cña ®iÒu hoµ kh«ng khÝ đối với công trình Trung tâm kỹ thuật y tế cao cấp.
2. Ph©n tÝch lùa chän ph¬ng ¸n thiÕt kÕ hÖ thèng điều hoà không khí
3.Tính toán cân bằng nhiệt Èm cho hệ thống điều hoà không khí.
4.Thành lập và tính toán sơ đồ điều hoà không khí.
5. Chọn máy và thiết bị chính.
6. Bố trí lắp đặt hệ thống. Tính thuỷ lực hệ thống đường ống dẫn.
Chương 1
VAI TRÒ CỦA ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ
ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM Y TẾ CAO CẤP
1.1. ảnh hưởng của các thông số môi trường trong phòng đối với con người
Các yếu tố vi khí hậu của môi trường không khí ảnh hưởng đến đời sống con người nh sau
Nhiệt độ t
Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh rõ rệt nhất đối với con người. Cơ thể con người có thể xem nh một máy nhiệt. Đối với bình thường, nhiệt độ thân nhiệt khoảng 370C. Trong quá trình vận động cơ thể luôn luôn sản sinh ra một lượng nhiệt nhiều hơn nó cần cho nên để duy trì được nhiệt độ này, con người có sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, lượng nhiệt của con người thải ra môi trường nhiều hay Ýt phụ thuộc vào cường độ vận động của cơ thể, người ta chia cường độ vận động thành các dạng: tĩnh tại, nhẹ , trung bình, nặng.
Cơ thể con người trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh qua 3 hình thức: Đối lưu, bức xạ, bay hơi mồ hôi
- Trao đổi nhiệt đối lưu
Khi nhiệt độ của môi trường không khí lạnh hơn cơ thể con người, lớp không khí tiếp xúc với cơ thể người sẽ nóng dần lên và có xu hướng chuyển động về phía trên. Khi đó, lớp không khí lạnh hơn sẽ tiến đến thế chỗ, từ đó hình thành sự chuyển động tự nhiên của lớp không khí bao quanh cơ thể con người. Chính sự di chuyển này đã lấy đi một phần nhiệt lượng của cơ thể thải ra ngoài môi trường.
- Trao đổi nhiệt bức xạ
Nhiệt nhiệt độ cơ thể con người sẽ bức xạ tới bất kỳ bề mặt nào có nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ của cơ thể. Hình thức trao đổi nhiệt này hoàn toàn độc lập với hiện tượng đối lưu đã nêu ở trên và không phụ thuộc vào nhiệt độ không khí xung quanh. Cường độ trao đổi nhiệt bằng hình thức bức xạ phụ thuộc vào độ chênh nhiệt độ giữa cơ thể con người và các bề mặt xung quanh.
- Trao đổi nhiệt bằng bay hơi mồ hôi
Nếu điều kiện của môi trường thích ứng với những hình thức trao đổi nhiệt của cơ thể thì con người cảm thấy dễ chịu, còn ngược lại thì cảm thấy khó chịu, thậm chí nghiêm trọng sẽ nguy hại đến sức khoẻ.
Khi nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 360C, cơ thể sẽ thải nhiệt vào môi trường bằng hình thức đối lưu và bức xạ, và nếu độ chênh lệch nhiệt độ này càng lớn sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể mất đi càng nhiều, tới một mức độ nào đó thì cơ thể sẽ có cảm giác ớn lạnh.
Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 360C, cơ thể lại nhận nhiệt từ môi trường nên sẽ có cảm giác nóng. Khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 360C thì cơ thể thải nhiệt vào môi trường bằng hình thức toả Èm (hơi thở, sự bay hơi của mồ hôi). Tuy nhiên, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hay Ýt còn phụ thuộc vào nhiệt độ, độ Èm tương đối và tốc độ lưu chuyển của không khí xung quanh cơ thểTrong một số trường hợp nhiệt độ môi trường không cao lắm, nhưng bề mặt của một số vật thể có nhiệt độ rất cao (lò luyện kim, lò rèn…) khi đó có một vài bộ phận của cơ thể nóng quá mức do bức xạ nhiệt từ các bề mặt có nhiệt độ cao. Trong truờng hợp này nếu diện tích bề mặt nóng càng lớn, khoảng cách từ bề mặt nóng đến con người càng nhỏ thì con người chịu tác động càng cao.
Từ đó, rót ra kết luận việc giảm nhiệt độ các bề mặt xung quanh sẽ làm gia tăng cường độ trao đổi nhiệt của cơ thể con người bằng bức xạ và ngược lại nếu nhiệt độ các bề mặt xung quanh tiến dần đến nhiệt độ cơ thể thì việc trao đổi nhiệt bức xạ sẽ giảm đi rất nhanh.
Qua các công trình nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm, các nhà nghiên cứu đã rót ra kết luận rằng trong phần lớn các trường hợp nghiên cứu, cơ thể luôn cảm thấy dễ chịu trong vùng nhiệt độ từ 220 C đến 270C.
1.1.2. Độ Èm tương đối
Độ Èm tương đối là yếu tố quyết định điều kiện hơi nước từ cơ thể người bay hơi vào không khí. Sự bay hơi của mồ hôi vào không khí chỉ diễn ra khi độ Èm tương đối < 100%. Nếu không khí có độ Èm vừa phải có nghĩa là khả năng bay hơi của hơi nước vào không khí nhiều nên khi không khí có nhiệt độ cao, cơ thể sẽ đổ mồ hôi, lượng mồ hôi này sẽ bay hơi vào không khí được nhiều, và đó là dạng thải nhiệt dưới hình thức toả Èm, sẽ làm cơ thể có cảm giác dễ chịu hơn. Ngược lại, nếu độ Èm quá lớn, mồ hôi thoát ra ngoài bay hơi kém hoặc không bay hơi được, trên da sẽ có một lớp mồ hôi nhớp nháp khó chịu [5].
MiÒn cã må h«i
MiÒn kh«ng cã må h«i
Hình 1.1. Mô tả giới hạn miền có mồ hôi trên da [5]
Từ hình 1.1 có thể thấy: ở trị số bé, cơ thể chỉ có mồ hôi trên da khi ở nhiệt độ khá cao, khi trị số lớn thì cơ thể có mồ hôi trên da ngay cả ở nhiệt độ thấp. Khi 75% trên da vẫn có mồ hôi với nhiệt độ t200C.
Sự thải nhiệt độ “ tháo mồ hôi” (do bay hơi kém) thường kèm theo rối loạn điện dịch trong cơ thể, đến mức độ nào đó sẽ gây choáng ngất, nhẹ hơn cũng làm cơ thể mệt mỏi.
Để thấy được vai trò của độ Èm tương đối , có thể tham khảo bảng 1.1 về tỉ lệ % giữa nhiệt cơ thể thải ra dưới hình thức bay hơi nước (nhiệt Èn) với nhiệt thải dưới hình thức truyền nhiệt thuần túy (nhiệt hiện ) [5].
Bảng 1.1: Quan hệ giữa nhiệt độ với tỉ lệ phần trăm giữa nhiệt cơ thể thải ra dưới hình thức bay hơi nước (nhiệt Èn) với nhiệt thải dưới hình thức truyền nhiệt thuần túy (nhiệt hiện )
t0C
10
26,7
29
36
37,8
40,6
43,3
Tỷ lệ %
18
30
40
100
120
160
200
Theo kinh nghiệm cho thấy, nếu nhiệt độ của không khí là 270C, để có cảm giác dễ chịu thì độ Èm tương đối của không khí nên vào khoảng 50%.
Một môi trường không khí trong sạch, có chế độ nhiệt Èm thích hợp là yếu tố gián tiếp nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng không khí tại công sở, trường học, bệnh viện … người ta đã và đang ứng dụng ngày càng nhiều kỹ thuật điều hoà không khí nhằm tạo ra một môi trường có nhiệt độ, Èm độ thích hợp nhất cho con người.
Để minh hoạ, bảng 1.2 sẽ chỉ rõ các thông số nhiệt độ và độ Èm cho từng loại công trình [4]
Bảng 1.2: Các thông số nhiệt độ và độ Èm cho từng loại công trình
STT
Loại công trình
Thông số nhiệt độ t ( 0 C)
Thông số độ Èm (%)
1
Kỹ thuật điện, điện tử
20 22
50 60
2
Cơ khí chính xác
20 24
35 50
3
Đồ hộp, bảo quản chế biến thực phẩm
22 24
65 75
4
Dược phẩm
20 24
30 60
5
Phim ảnh
20 24
40 65
6
In
22 26
45 60
7
Dệt (kéo sợi)
22 25
55 65
8
Phòng mổ
20 25
50 65
9
Phòng bệnh viện
22 26
35 60
1.1.3. Tốc độ lưu chuyển của không khí Wk
Ngoài hai yếu tố nhiệt độ t và độ ảm tương đối của không khí như đã nêu ở trên ra, tốc độ lưu chuyển của không khí Wk là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt Èm giữa cơ thể và môi trường.
Khi tốc độ lưu chuyển của không khí Wk tăng sẽ làm tăng cường độ toả nhiệt và cường độ toả chất . Do dã, trong mùa đông, khi Wk lớn sẽ làm tăng sự mất nhiệt của cơ thể và gây cảm giác lạnh. Ngược lại, về mùa hè sẽ gây cảm giác mát mẻ. Trong điều kiện độ Èm tương đối cao, Wk tăng sẽ làm quá trình bay hơi mồ hôi trên bề mặt da diễn ra nhanh hơn khiến cơ thể dễ chịu hơn nhiều. Chính vì vậy, vào mùa hè, con người luôn muốn sống trong điều kiện môi trường không khí có lưu chuyển mạnh (như có quạt hay gió trời), đặc biệt đối với người Việt Nam vì nước ta là nước có điều kiện khí hậu nóng Èm, do đó khi thiết kế hệ thống thông gió hoặc điều hoà không khí cần phải chú ý quan tâm thích đáng đến đặc điểm này. Tuy nhiên, tốc độ gió lớn hay bé tuỳ thuộc vào nhiệt độ không khí, nếu Wk lớn quá mức cần thiết sẽ gây mất nhiêt cục bộ, khiến cơ thể mệt mỏi.
Điểm cần chú ý là mặc dù nhiệt độ bên trong cơ thể duy trì ở 370C nhưng nhiệt độ bề mặt lớp da bao quanh cơ thể không hoàn toàn ổn định.
Tuỳ thuộc vào nhiệt độ, độ Èm của không khí xung quanh mà nhiệt độ lớp da dao động từ 4,40C 400C. Ngoài ra, cần chú ý đến chênh lệch nhiệt độ giữa không khí bên trong không gian cần điều hoà và dòng không khí thổi trực tiếp vào cơ thể. Để đảm bảo sức khoẻ cho con người thì độ chênh lệch nhiệt độ đó không nên vượt quá từ 30C 60C.
Bảng 1.3: Các điểm tương thích với cảm giác dễ chịu của con người [5]
Nhiệt độ không khí trong phòng (0C)
16 20
21 23
24 25
26 27
28 30
>30
Tốc độ không khí (m/s)
<0,25
0,250,3
0,40,6
0,71,0
1,11,3
1,31,5
Tóm lại, cả ba yếu tố khí hậu: nhiệt độ t, độ Èm tương đối , vận tốc gió Wk đều ảnh hưởng đến cảm giác dễ chịu của con người. Có nhiều cách để tổng hợp các yếu tố này lại để tìm ra miền vi khí hậu thích hợp với trạng thái của con người, song nó cũng chỉ mang tính chất tương đối vì nó còn phụ thuộc vào cường độ lao động và thói quen của từng người.
Theo nghiên cứu và điều tra thực tế cho thấy, cơ thể con người có cảm giác dễ chịu khi ở trong môi trường không khí có điều kiện nh sau:
- Độ Èm tương đối = 35% - 70%
- Nhiệt độ t = 240C – 270C (mùa hè)
t = 200C – 230C (mùa đông)
- Vận tốc gió Wk = 0,5 – 1,5 m/s (trạng thái tĩnh)
1.1.4.Tiếng ồn
Tiếng ồn là yếu tố không kém phần quan trọng, ảnh hưởng đến cảm giác của con người. Tiếng ồn có tác động trực tiếp đến cơ quan thính giác của con người, tác động đến hệ thần kinh trung ương. Do vậy, tiếng ồn quá lớn sẽ gây nhức đầu, choáng và mỏi mệt cho con người.
Trong môi trưòng khí hậu thích hợp, vẫn có thể có nhiều nguồn gây ra tiếng ồn nh:
- Tiếng ồn do quạt gió, máy lạnh, bơm hay cơ cấu chuyển động nói chung
- Tiếng ồn khí động của dòng khí (tiếng ồn thứ cấp)
- Tiếng ồn của các nguồn ngoài: khó khống chế nên thường không xét đến.
Tiếng ồn có thể truyền vào trong phòng theo các đường sau:
Theo đường ống gió từ quạt gió (và cả máy lạnh nếu có), theo đường ống gió cấp và gió hồi, qua tiêu âm vào phòng, theo các chi tiết khác của hệ thống đường ống truyền trực tiếp vào phòng.
Theo đường phát xạ từ vách ống dẫn hoặc từ các thiết bị cuối của đường ống qua trần giả vào phòng.
Theo không khí tiếp xúc với buồng máy vào phòng.
Theo kết cấu xây dựng truyền vào phòng.
Nh vậy tiếng ồn là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ cũng nh tinh thần của con người. Tuỳ từng mức độ cụ thể mà mức ồn cho phép sẽ khác nhau, song trong mọi trường hợp độ ồn không được vượt quá 90 dB, vì sẽ gây nguy hại đến thính giác của con người khi phải tiếp xúc với môi trường đó. Cho nên vấn đề nghiên cứu giảm nhẹ tiếng ồn là một trong những nhiệm vụ cơ bản. Vì vậy, khi thiết kế để tạo ra môi trường khí hậu nhân tạo thích hợp cần chú ý phối hợp xử lý chống rung kết hợp với chống ồn.
Bảng1.4: Độ ồn cực đại cho phép trong một số trường hợp cụ thể theo tiêu chuẩn xây dựng175:1990 [6]
STT
Tên gọi các công trình công cộng
Mức âm LA hoặc mức âm tương đương LAtd dBA
Ban đêm (từ 22h đến 6h)
Ban ngày (từ 6h đến 22h)
1
Các phòng điều trị, phòng mổ trong các bệnh viện, phòng ngủ trẻ em trong nhà mẫu giáo, nhà trẻ
35
50
2
Khu vực bệnh viện, nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, nhà mẫu giáo
40
55
3
Phòng khám ở: bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, nhà điều dưỡng, nhà nghỉ, phòng đọc, phòng ngủ trong khách sạn, trong nhà tập thể
40
55
4
Phòng học trong các trường (phổ thông, kỹ thuật , nghiệp vụ…)
40
55
5
Phòng khán giả trong các rạp, các câu lạc bộ, nhà văn hoá, gian hoà nhạc, phòng họp, hội trường, gian xử án…
-
55
6
Phòng làm việc trong các trụ sở cơ quan viện thiết kế, viện nghiên cứu
40
55
7
Tiệm ăn, nhà ăn tập thể, phòng ăn của khách sạn, tiền sảnh của các loại phòng khán giả
-
60
8
Của hàng bách hoá bán lẻ xen kẽ trong các khu nhà ở
45
60
9
Gian phòng của trung tâm thương mại, bách hoá trung tâm, các gian thể thao, gian hành khách của các ga xe lửa, ga hàng không, bến xe
55
70
10
Khu vực chợ trung tâm, hội chợ triển lãm lớn, sân vận động, bãi thể thao
55
70
11
Khu vực chợ xanh, vùng sinh hoạt văn hoá công cộng xen kẽ trong khu nhà ở
-
65
12
Khu vực sân bãi thể thao trong khu nhà ở
-
65
1.1.5. Nồng độ các chất độc hại
Ngoài ba yếu tố nhiệt độ t, độ Èm tương đối , vận tốc gió Wk đã nói ở trên, môi trường không khí còn phải được đảm bảo mức độ trong sạch nhất định, được đặc trưng bằng nồng độ các chất độc hại trong không khí. Các chất độc hại trong môi trường không khí có thể chia ra làm 3 loại chủ yếu:
- Bụi: là các hạt vật chất có kích thước rất nhỏ, có thể xâm nhập vào cơ thể con nguời qua đường hô hấp và khó lọc sạch bằng các thiết bị thông thường. Tùy theo kích thước hạt bụi mà thời gian tồn tại của chúng Ýt hay nhiều. Hạt có kích thước càng nhỏ thì càng khó lắng đọng, thời gian tồn tại của nó trong không khí càng lâu và mức độ nguy hiểm đôí với con người càng cao khi chúng thâm nhập vào trong cơ thể con người.
Trong các ngành như quang học, điện tử, cơ khí chính xác, phim ảnh, tin học…, ngoài nhiệt độ và Èm độ, người ta còn chú ý đến độ nhiễm bẩn do bụi và các hạt lơ lửng khác.Ví dụ: trong phòng đặt máy vi tính thì số lượng các loại hạt không vượt quá 2.105 hạt/m3 . (chỉ tính hạt có kích thước lớn hơn 3 )
- Khí CO2 : Bình thường loại này không mang tính độc nhưng nếu ở nồng độ quá lớn sẽ làm giảm lượng O2 trong không khí và ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của con người.
- Các chất độc hại dạng khí và hơi (hay ở dạng bụi): Phát sinh trong quá trình sản xuất hay trong các phản ứng hoá học… Mức độ độc hại phụ thuộc vào cấu trúc hoá học, nồng độ của từng chất và thời gian tiếp xúc của con người với các chất đó. Nhẹ thì gây khó chịu, nồng độ lớn sẽ có thể gây chết hoặc hỏng chức năng của cơ thể tương ứng.Thời gian tiếp xúc lâu ở nồng độ nhỏ với các chất độc hại do nghề nghiệp sẽ gây ra những bệnh mãn tính, có hại đến sức khoẻ của con người.
Như đã biết, một trong những vấn đề cơ bản khi thiết kế hệ thống điều hoà không khí cần chú ý là vấn đề thông giã cho không gian cần điều hoà.
Không gian cần điều hoà là không gian tương đối kín, trong đó còn có con người cùng những loại vật dụng khác nhau. Do vậy, bên cạnh sự ảnh hưởng của bụi bặm và các vật dụng thì con người và hoạt động của con người là những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí trong không gian cần điều hoà. Cụ thể những nguyên nhân đó là:
- Do hít thở
- Do hút thuốc lá
- Do các loại mùi khác nhau từ cơ thể phát ra.
Đây là nguyên nhân chính làm tăng lượng CO2, CO, nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh và tạo ra các loại khí độc khác nhau trong không gian cần điều hoà.
Để tạo ra một môi trường không khí trong lành thì cần phải thiết kế hệ thống thông gió với kỹ thuật phù hợp. Có thể hiểu thông gió là thay thế một lượng không khí trong không gian cần điều hoà bằng một lượng không khí mới, tươi, trong sạch lấy từ bên ngoài.
Phương án cấp không khí tươi, trong sạch cũng rất đa dạng. Thông thường, trong điều hoà không khí người ta thường hoà trộn không khí tươi với không khí tuần hoàn, hay có thể dùng hoàn toàn không khí tươi lấy từ ngoài.
Trước đây, nói đến ô nhiễm không khí là người ta thường nghĩ đến độ CO2 có trong không khí. Nhưng trong những năm gần đây, ngoài CO2 người ta còn lưu ý đến việc khử mùi phát ra từ cơ thể con người và đang nghiên cứu tìm các chỉ số thích hợp để đáng giá tác động của yếu tố này đến môi trường.
Dù vậy, cho đến nay, người ta vẫn sử dụng nồng độ CO2 nh là chỉ số biểu diễn mức độ ô nhiễm. Bảng 1.5 sẽ chỉ ra ảnh hưởng của CO2 đến sức khoẻ của con người [2]
Khi trong không gian phòng có nồng độ CO2 vượt quá mức quy định thì cần thiết phải bổ xung một lượng không khí mới. Lượng không khí tươi cần thiết cho một người trong một giờ phụ thuộc vào cường độ vận động của con người đó trong không gian cần điều hoà Bảng 1.6 sẽ chỉ rõ mối quan hệ giữa lượng không khí tươi cần cung cấp ứng với các loại cường độ lao động [2].
Ngoài những điều quan trọng ở trên, khi đánh giá mức độ vệ sinh của một môi trường nào đó theo nhiều yếu tố tổng hợp khác nhau, có thể tham khảo số liệu trong bảng 1.7 [2]
Bảng 1.5: Ảnh hưởng của CO2 đến sức khoẻ của con người
Nồng độ CO2
(% thể tích)
Phạm vi ảnh hưởng
Ghi chó
0,07
Đây là mức độ chấp nhận được khi có nhiều người trong phòng
Các giá trị này bản thân nó chưa được xem là mức độ nguy hiểm, tuy nhiên, với tư cách là chỉ số ô nhiễm không khí thì nó là con số cần lưu ý nếu như nồng độ CO2 tiếp tục tăng
0,01
Nồng độ cho phép trong các trường hợp thông thường
0,15
Nồng độ cho phép khi dùng để tính toán thông gió
0,20,5
Nồng độ tương đối nguy hiểm
0,5
Nồng độ nguy hiểm
4 5
Hệ thần kinh bị kích thích, gây ra thở sâu và nhịp thở gia tăng. Nếu hít thở trong môi trường này kéo dài thì có thể gây ra nguy hiểm.
8
Nếu hít thở trong môi trường này kéo dài hơn 10 phút thì mặt sẽ đỏ bừng và bị đau đầu
18
Hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong
Bảng 1.6: Lượng không khí tươi cần cung cấp ứng với các cường độ lao động
STT
Cường độ vận động
K, m3/người.h
Q, m3/người.h
Khi =0,1%
Khi =0,15%
1
Nghỉ ngơi
0,013
18,6
10,8
2
Rất nhẹ
0,022
31,4
18,3
3
Nhẹ
0,030
43,0
25,0
4
Trung bình
0,046
06,7
38,3
5
Nặng
0,074
106
61,7
Bảng 1.7: Một số tiêu chuẩn đánh giá mức độ vệ sinh môi trường
STT
Các yếu tố đánh giá
Tiêu chuẩn đánh giá
1
Các hạt lơ lửng
< 0,15 mg/m3 không khí
2
Nồng độ CO
< 0,001 % theo thể tích
3
Nồng độ CO2
< 0,1% theo thể tích
4
Nhiệt độ
170C280C tuỳ trường hợp
5
Độ Èm tương đối
40% 70%
6
Tốc độ chuyển động của không khí
< 0,5m/s
Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của việc thông gió cho không gian cần điều hoà. Điều đó góp phần loại bỏ các chất độc hại, khử được mùi khó chịu do con người hay các vật dụng tạo nên, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho con người làm việc trong một môi trường tốt.
Tóm lại, các yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người, vì vậy việc thiết kế để tạo ra một môi trường khí hậu nhân tạo thích hợp với con người là hoàn toàn cần thiết, đặc biệt là trong sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ và sự gia tăng ô nhiễm của môi trường không khí.
1.2. Sự cần thiết của hệ thống điều hoà không khí
Điều hoà không khí là ngành kỹ thuật có khả năng tạo ra bên trong các cồng trình kiễn trúc một môi trường không khí trong sạch, có nhiệt độ, và độ Èm và vận tốc gió nằm trong phạm vi ổn định phù hợp với cảm giác nhiệt (tiện nghi nhiệt) của cơ thể con người ứng với các trạng thái lao động khác nhau, làm cho con người cảm thấy dễ chịu thoải mái, không nóng bức về mùa hè, rét buốt về mùa đông, bảo vệ được sức khỏe và phát huy được năng suất lao động cả chân tay lẫn trí óc.
Ngoài mục đích tạo điều kiện tiện nghi cho cơ thể con người, điều hoà không khí còn có tác dụng phục vụ cho nhiều quá trình công nghệ khác nhau mà những quá trình này chỉ có thể được tiến hành tốt trong môi trường không khí có nhiệt độ và độ Èm nằm trong giới hạn nhất định.
1.2.1. Trong sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe cho con người
Ở tất cả các nước phát triển trên thế giới, dù ở vùng hàn đới hay nhiệt đới đều cần đến điều hoà không khí để đảm bảo môi trường không khí trong phòng theo yêu cầu.
Việt Nam ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng Èm có gió mùa và gió “Phơn’ Trường Sơn (gió Lào – ở các địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh), nhiệt độ trung bình năm khá cao, cộng vào đó độ Èm tương đối của không khí cũng rất cao ngay cả ở các vùng gió Lào. Ví dụ ở Hà Nội, nhiệt độ không khí trên 260C xuất hiện trên 3500 giờ/năm chiếm gần 40% thời gian trong năm: độ Èm trên 70% xuất hiện trên 7100 giờ/năm, tức chiếm 81% thời gian trong năm. ở thành phố Hồ Chí Minh, các giá trị nhiệt độ và độ Èm nêu trên xuất hiện một cách tương ứng là 61% và 65% thời gian trong năm. Với nhiệt độ và độ Èm nêu trên, cộng vào đó là bức xạ mặt trời qua cửa kính, nhất là các loại nhà công sở, nhà cao tầng theo phong cách kiến trúc hiện đại, diện tích cửa kính rất lớn, bên trong nhà lại có nhiều toả nhiệt, toả Èm khác nhau như người, chiếu sáng, thiết bị điện- điện tử... Tất cả những yếu tố đó làm nhiệt độ và độ Èm không khí trong phòng tăng cao, vượt xa so với giới hạn tiện nghi nhiệt đối với cơ thể con người. Chỉ có điều hoà không khí mới có thể giải quyết được vấn đề nêu trên. Ngày nay ta có thể hình dung được nếu không có điều hoà không khí trong các công trình trên thì liệu các công trình đó có phát huy được hiệu quả sử dụng hay không? Hiện nay nền kinh tế của nước ta đã có những bước tiến đáng kể, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhiều nhà ở các tư nhân, ở các đô thị cũng đã thấy sự cần thiết phải lắp đặt hệ thống điều hoà không khí để đảm bảo môi trường vi khí hậu bên trong nhà phù hợp với điều kiện vệ sinh, đảm bảo sức khoẻ.
Trong Y tế, điều hoà không khí ngày càng sử dụng rất rộng rãi. Nhiều bệnh viện được trang bị hệ thống điều hoà không khí trong các phòng điều trị để tạo môi trường vi khí hậu tối ưu giúp cho bệnh nhân chóng hồi phục sức khỏe. Các phòng vi khí hậu nhân tạo với độ trong sạch tuyệt đối của không khí và nhiệt độ, độ Èm được khống chế ở mức tối ưu, không thay đổi là nhu cầu bức xúc để tiến hành nhiều nhiệm vụ và quá trình Y học quan trọng như nuôi cấy vắc xin, bảo quản mô, phẫu thuật....
Cũng cần biết rằng điều hoà không khí là khá tốn kém. Thông thường đầu tư ban đầu cho điều hoà không khí loại nhà công cộng chiếm khoảng 15-20% tổng kinh phí xây dựng và chiếm 60-70% chi phí sử dụng chung của toàn công trình. Mặc dù vậy, nhu cầu về điều hoà không khí để phục vô sinh hoạt bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng dân cư, nhất là các đô thị lớn, là quá rõ ràng, không ai có thể phủ nhận được.
1.2.2. Trong sản xuất công nghiệp
Thành phần không khí và các thông số vật lý của nó (nhiệt độ, độ Èm) là điều kiện cần thiết, nhiều khi là bắt buộc, để tiến hành nhiều loại quá trình công nghệ khác nhau của nền công nghiệp hiện đại.
Để thấy rõ vai trò của điều hoà không khí trong sản xuất công nghiệp, ta có thể xem xét một số trường hợp cụ thể sau đây [1]:
- Trong ngành cơ khí chính xác, chế tạo dụng cụ đo lường, dụng cụ điện tử, vi mạch, quang học,.. độ trong sạch và sự ổn định của nhiệt độ và độ Èm của không khí là điều kiện quyết định cho chất lượng, độ chính xác và độ bền của sản phẩm. Nếu các linh kiện, chi tiết tinh vi của máy đo, kính quang học được chế tạo trong điều kiện nhiệt độ và độ Èm không ổn định thì độ co dãn khác nhau về kích thước của chi tiết sẽ làm cho độ chính xác của máy móc không đảm bảo, nhiều khi trở thành phế phẩm. Bụi thâm nhập vào bên trong máy móc tinh vi làm độ mài mòn các chi tiết tăng cao và dụng cụ chóng hư hỏng, chất lượng giảm sút rõ rệt, đặc biệt là các loại kính quanh học, đồng hồ…
- Trong công nghiệp sợi và dệt, điều hoà không khí có ý nghĩa rất quan trọng. Khi độ Èm cao, độ dính kết, ma sát giữa các sơ bông sẽ lớn và quá trình kéo sợi sẽ rất khó khăn, sợi kéo ra không được suôn sẻ đều đặn, ngược lại độ Èm quá thấp sẽ làm cho sợi dễ bị đứt, năng suất kéo sợi sẽ bị giảm. Thông thường điều kiện tối ưu cho quá trình kéo sợi là nhiệt độ nằm trong khoảng 20-280C, độ Èm từ 50-55%. Đối với quá trình dệt vải thì độ Èm lại phải tương đối cao để sợi khỏi bị đứt và mặt vải được mịn. Độ Èm không khí cho phân xưởng dệt nằm trong khoảng từ 70-75% là hợp lý, còn nhiệt độ cũng tương tự như quá trình kéo sợi (giới hạn của nhiệt độ áp dụng cho mùa đông, giới hạn trên cho mùa hè).
- Công nghệ in, nhất là in nhiều màu, in tiền... đòi hỏi phải tiến hành trong điều kiện nhiệt độ, độ Èm ổn định để kích thước của giấy không bị co dãn thất thường, lúc đó các mảng màu trên tờ in mới liền khít nhau, không bị sai lệch. Ngoài ra, nhiệt độ và độ Èm của không khí ổn định còn tác dụng giữ cho màu sắc của mực in được ổn định, đồng đều.
- Nhiều qúa trình trong công nghệ chế biến thực phẩm đòi hỏi phải có môi trường không khí thích hợp. VD: trong khâu chế biến thịt, sản xuất giò, xúc xích nếu độ Èm sẽ làm cho sản phẩm khô hanh, giảm khối lượng và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu độ Èm quá cao, cộng với nhiệt độ cao thì đó là môi trường tốt để vi sinh vật phát triển làm giảm chất lượng hoặc phân huỷ sản phẩm. Một đặc điểm nữa trong công nghiệp thực phẩm là lượng nhiệt và Èm (hơi nước) toả ra bên trong phân xưởng tương đối lớn thường xảy ra hiện tượng đọng sương trên bề mặt kết cấu bao che hoặc bề mặt thiết bị máy móc công nghệ, gây mất vệ sinh, vì đó là môi trường tốt cho vi khuẩn, vi sinh vật phát triển. Tất cả những hiện tượng bất lợi nêu trên đều có thể giải quyết được bằng hệ thống điều hoà không khí.
- Quá trình tạo mạch nha, làm lạnh nước, hoa quả lên men, ủ lên men bia... là các quá trình chính của công nghiệp sản xuất bia đều đòi hỏi phải tiến hành trong môi trường không khí có nhiệt độ và độ Èm thích hợp.
Trong công nghiệp chế biến và sản xuất chè đen, quá trình vò chè, ủ lên men có tác dụng làm cho chất dinh dưỡng trong lá chè tiếp xúc với không khí và oxi hoá kết hợp với các quá trình biến đổi sinh hóa khác tạo ra các axit amin, cố định màu sắc hấp dẫn và hương vị thông thường của chè. Các quá trình này đòi hỏi phải tiến hành ở điều kiện mát mẻ và độ Èm cao. Quá trình ủ lên men của chè, sau khi vò đòi hỏi môi trường không khí hoàn toàn trong sạch, nhiệt độ nằm trong khoảng từ 18 dến 240C và độ Èm từ 95-98%. Ở công đoạn sàng chọn và đóng bao thành phẩm cũng như nhập kho lại đòi hỏi độ Èm thấp: 50-55% để chè không ngậm Èm thêm vào sau khi đã được sấy khô đến thuỷ phần 5-6% ở công đoạn trước đó.
Công nghiệp chế biến thuốc lá và sản xuất thuốc điếu có đạt được năng suất và chất lượng cao hay không là nhờ một phần quan trọng vào hệ thống điều hoà không khí. Thuốc lá là loai nguyên liệu rất nhạy cảm với nhiệt độ và độ Èm không khí, đặc biệt là độ Èm. Ngoài ra, các nguyên vật liệu khác như giây cuốn điếu cũng có tính chất tương tự. Nếu nhiệt độ, độ Èm không ổn định thì độ dẻo, kích thước của giấy cũng như tính chất cơ lý của sợi thuốc cũng thay đổi theo làm cho máy móc hoạt động kém hiệu quả và sản phẩm kém chất lượng. Độ Èm quá thấp thì điếu thuốc lá dễ bị rỗ đầu. Đặc biệt ở công đoạn ủ lên men thuốc lá trước khi thái sợi, nhiệt độ và độ Èm cần được duy trì theo mét quy trình chặt chẽ nhất định: thời gian đầu trong 2 - 3 ngày, nhiệt độ được nâng dần lên từ nhiệt độ bình thường đến mức 50 : 600 C, sau đó nhiệt độ được giữ không đổi ở mức trên trong thời gian 6 - 7 ngày, cuối cùng là giai đoạn hạ nhiệt độ từ từ trở về nhiệt độ bình thường trong khoảng thời gian 2 - 3 ngày. Trong suốt quá trình nêu trên độ Èm được khống chế ở mức 90 – 95% Tất cả những yêu cầu công nghệ nêu trên đều phải cần đến hệ thống điều hoà không khí. Ngoài ra, trong các phân xưởng chế biến thuốc lá vấn đề ô nhiễm bụi và hơi khí độ hại như hơi nicôtin, hơi hương liệu để phun tẩm vào sợi thuốc là những vấn đề rất quan trọng và khó khăn mà người kỹ sư Thông gió - Điều hòa không khí - Môi trường khí phải giải quyết để bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Các thông số của môi trường không khí trong các nhà máy sản xuất phim, giấy ảnh cũng cần được duy tri ở mức nhất định và chặt chẽ bằng hệ thống điều hoà không khí. Bụi rất dễ bám vào bề mặt phim, giấy ảnh làm giảm chất lượng sản phẩm. Nhiệt độ cao của không khí trong phân xưởng làm cho nóng chảy lớp thuốc ảnh phủ trên bề mặt phim và giấy ảnh. Độ Èm quá thấp gây ra hiện tượng khô vênh, cong queo của giấy và phim. Ngược lại, độ Èm quá cao làm cho sản phẩm dính bết vào nhau. Còn rất nhiều quá trình công nghệ khác đòi hỏi phải có điều hoà không khí mới tiến hành được hiệu quả. Điều này ta có thể tìm hiểu và nghiệm thấy trong thực tế sản xuất nhất là ở thời đại công nghiệp phát triển ở trình độ cao trong nước cũng như trên thế giới.
1.2.3. Trong lĩnh vực bảo quản công trình lịch sử, văn hóa, nghệ thuật
Ta có thể tự hào là trên đất nước ta có một công trình lịch sử vĩnh cửu, tầm cỡ nhất nhì trên thế giới, đó là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình này có tồn tai vĩnh hằng hay không một phần quan trọng là nhờ vào hệ thống điều hoà không khí. Độ tinh khiết của môi trường không khí ở những khu vực trọng yếu của lăng phải là tuyệt đối, còn nhiệt độ và độ Èm ở những khu vực này phải duy trì ở mức 16 ± 0,5 0C và 75 ± 5% quanh năm bất kể thời tiết bên ngoài thay đổi như thế nào.
Điều hoà không khí có ý nghĩa thiết yếu trong các phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học; cụ thể là thành phần và các thông số nhiệt độ, độ Èm của không khí phải được giữ ở mức không đổi để tạo ra các kết quả tương tự trong lĩnh vực sinh học, sinh hóa, sinh thái học...
Đối với quá trình bảo quản và khai thác các mẫu đo lường chuẩn, yêu cầu về thành phần và thông số vật lý của môi trường không khí xung quanh là hết sức nghiệm ngặt mà chỉ có điều hoà không khí mới đáp ứng được.
Để bảo quản những giá trị vĩ đại của văn hóa - lịch sử như tranh, ảnh, tượng, sách cổ, hiện vật... trong các phòng trưng bày, viện bảo tàng, thư viện v.v. lưu truyền cho nhiều thế hệ mai sau thì điều cốt yếu là phải tạo ra môi trường không khí có thành phần trong sạch với nhiệt độ và độ Èm không thay đổi ở mức thích hợp. Rõ ràng là môi trường không khí với các thông số thích hợp của nó có thể làm chậm lại một cách đáng kể hoặc ngừng hẳn quá trình phá hủy của nó mà người ta thường gọi là "sức phá hủy của thời gian"
Tóm lại, điều hoà không khí cho các mục đích nêu ra trên đây có ý nghĩa kinh tế, lịch sử, văn hóa vô cùng to lớn .
1.3. Giới thiệu sơ lược công trình “ Trung tâm kỹ thuật Y tế cao cấp” và vai trò của hệ thống điều hoà không khí
1.3.1. Giới thiệu sơ lược về công trình “ Trung tâm kỹ thuật Y tế cao cấp”
Công trình “ Trung tâm kỹ thuật Y tế cao cấp” là công trình được nhà nước đầu tư xây dựng với mục đích tạo nên một trung tâm Y tế với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công tác Y tế. Được xây dựng trên một mặt bằng rộng khoảng 1450 m2 với 6 tầng, được trang bị tới 3 thang máy, một sân đỗ trực thăng, 15 máy chạy thận nhân tạo, 2 phòng mổ và khu hậu phẫu được trang bị hiện đại với hệ thống cung cấp O2 tới tận giường bệnh
Tầng 1: Khoa Cấp cứu hồi sức: 16 giường
Tầng 2: Khoa chẩn đoán hình ảnh
Tầng 3: Khu phòng mổ
Tầng 4: Khu điều trị bệnh nhân
Tầng 5: Khoa thận nhân tạo và khoa Thăm dò chức năng
Tầng 6: Khoa cận lâm sàng và Xét nghiệm
Khoa Sinh Hoá, khoa Huyết học và khoa vi sinh vật
Trung tâm kỹ thuật Y tế cao cấp đã đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt, nên ngoài trang thiết bị Y tế, cơ sở vật chất hiện đại, công trình còn có kiến trúc tương đối đẹp, lịch sự, tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hoà.
Là một công trình Y tế có những nét đặc thù riêng, nhà “Trung tâm kỹ thuật Y tế cao cấp” được phân thành nhiều phòng với kích thước và chức năng rất khác biệt. Có một số phòng đòi hỏi một chế độ nhiệt độ, độ Èm, độ sạch của không khí hết sức khắt khe như đối với phòng mổ (tầng 3), phòng hồi sức cấp cứu (tầng 1), phòng chạy thận nhân tạo (tầng 5) … , tại các phòng này, ngoài việc cần một môi trường vi khí hậu thực sự tiện nghi, môi trường không khí trong phòng còn đòi hỏi phải sạch, tuyệt đối tránh nhiễm khuẩn gây ra các tai biến sau phẫu thuật cho các bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch sau phẫu thuật, các bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo (cấp cứu)…
Về kết cấu công trình, công trình được xây dựng theo phương pháp thông thường hiện nay, kết cấu chịu lực là hệ khung dầm bê tông cốt thép, các tường ngăn giữa các phòng là 1 lớp gạch đỏ. Các tường ngăn cách toà nhà với bên ngoài cũng được xây gạch đỏ 2 líp. Toàn bộ các tường bao và tường ngăn không phải chịu lực. Để đảm bảo chiếu sáng tự nhiên, ngoài hệ thống chiếu sáng nhân tạo bằng hệ thống đèn bố trí trên trần, các cửa sổ được làm bằng kính một lớp màu xanh dày 5 mm có rèm che trong.
Về nội thất, hầu hết các phòng làm việc, các phòng bệnh trong toà nhà đều được bố trí trần thạch cao tấm có kích thước 600x600 mm. Riêng các phòng mổ, do yêu cầu độ kín cao, tránh rơi bụi bẩn từ trần xuống nên được bố trí trần thạch cao xương chìm có bả matit. Khoảng cách từ trần thật đến trần giả là 500 mm. Khoảng cách từ bụng dầm thấp nhất xuống trần giả là 250 mm.
1.3.2. Vai trò của hệ thống điều hoà không khí đối với công trình
Việc lắp đặt một hệ thống điều hoà không khí đảm bảo duy trì được chế độ nhiệt Èm, duy trì được hàm lượng oxi, khống chế nồng độ các chất độc hại của môi trường không khí theo tiêu chuẩn là hết sức cần thiết đối với công trình “ Trung tâm kỹ thuật Y tế cao cấp”.
Như đã giới thiệu ở phần trên, “Trung tâm kỹ thuật Y tế cao cấp” là một công trình Y tế có quy mô lớn và được trang bị rất nhiều trang thiết bị hiện đại như máy chụp X quang, máy thăm dò chức năng điện não, máy chạy thận nhân tạo, máy siêu âm, đèn mổ… Cùng với đèn chiếu sáng và các thiết bị văn phòng (máy vi tính. Máy copy, máy in…) các thiết bị này trong quá trình vận hành đã toả ra một nguồn nhiệt không nhỏ.
Bên cạnh lượng nhiệt toả ra từ các máy móc, thiết bị khi vận hành, không thể không kể đến lượng nhiệt toả ra từ con người (bệnh nhân, y bác sỹ, người nhà bệnh nhân…) và lượng nhiệt bức xạ qua các cửa kính (có diện tích không nhỏ), qua mái…
Cùng với lượng nhiệt toả ra lớn, do có số lượng người làm việc, người điều trị, kéo theo số người khách đến khám bệnh và đến thăm bệnh nhân rất đông nên lượng Èm toả ra (mồ hôi, hơi người) là rất lớn.
Chính lượng nhiệt thừa, Èm thừa toả ra từ các nguồn kể trên đã tạo nên một môi trường gây khó chịu cho con người.
Các nguồn thải từ bệnh nhân như thuốc gây mê trong phòng mổ, hoá chất, từ các bông băng, từ các khu vệ sinh… là những nguồn gây ô nhiễm không khí rất nguy hiểm.
Trong một môi trường khí hậu Èm, nóng và có mức độ ô nhiễm cao như vậy thì ngay cả những người bình thường khoẻ mạnh như các y bác sỹ, cán bộ công nhân viên của bệnh viện cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, giảm hiệu suất làm việc. Đối với các bệnh nhân nặng có nguy cơ tử vong do nhiễm trùng sẽ cao hơn rất nhiều. Các bệnh nhân mắc các bệnh không quá ngặt nghèo thì thời gian hồi phục và điều trị sẽ dài hơn. Nguy hiểm hơn bệnh viện lúc này trở thành một ổ dịch, là nơi hình thành và phát triển của nhiều loại bệnh lây nhiễm.
Nếu mùa hè khí hậu nóng Èm rất khó chịu thì mùa đông nước ta lại có một đợt rét rất khắc nghiệt. Những đợt rét này chính là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh phổ biển và khá nguy hiểm như bệnh viêm phổi, đau nửa đầu, viêm họng, cúm dịch... Đối với những bệnh nhân nặng thì những đợt rét này rất có thể là nguyên nhân quyết định gây ra tử vong.
Qua những phân tích trên ta có thể đi đến kết luận: Việc tạo ra một môi trường vi khí hậu thật vệ sinh, đảm bảo các thông số nhiệt Èm tiện nghi nhất cho Trung tâm Y tế kỹ thuật cao cấp là hết sức cần thiết. Do đó, cần lắp đặt một hệ thống điều hoà không khí đảm bảo duy trì được chế độ nhiệt Èm, duy trì được hàm lượng oxi, khống chế nồng độ các chất độc hại của môi trường không khí theo tiêu chuẩn là hết sức cần thiết. Cũng theo phân tích trên đây, để có một điều kiện môi trường tiện nghi trong suốt cả năm, cần phải lắp đặt một hệ thống điều hoà không khí 2 chiều: làm mát không khí về mùa hè và suởi Èm không khí về mùa đông. (Quá trình thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 5678-92. Quá trình chế tạo, lắp đặt tuân thủ theo tiêu chuẩn TCXD 232).
Theo yêu cầu của chủ đầu tư, do kinh phí cấp cho điều hoà còn hạn chế, nên chỉ lắp đặt điều hoà không khí cho những vùng vần thiết nhất đã được chỉ định và việc thiết kế cần tính tới khả năng mở rộng trong tương lai. Đồng thời những vùng được chỉ định lắp đặt hệ thống điều hoà không khí đều được cho trước trong các số liệu cần thiết phục vụ cho việc tính toán. Các số liệu này được nêu trong bảng 1.8 “Các số liệu ban đầu”.
CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦUCÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦUChương 2
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG
ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ “TRUNG TÂM KỸ THUẬT Y TẾ CAO CẤP”
2.1. Các yêu cầu chung của hệ thống
Trước khi thiết kế cần xác định một số yêu cầu chung cho toàn bộ hệ thống để từ đó đưa ra phương án thiết kế tổng thể có khả năng đáp ứng tối đa các yêu cầu đề ra. Hệ thống điều hoà không khí sẽ được thiết kế theo những quan điểm hay định hướng thiết kế sau :
Đảm bảo các thông số nhiệt Èm và độ sạch của không khí trong mọi điều kiện thời tiết.
Lưu lượng không khí tươi cung cấp cho toà nhà nhờ hệ thống điều hoà không khí phải đảm bảo đáp ứng trị số cao trong giải trị số cho phép.
Cần thiết kế, lắp đặt hệ thống điều hoà không khí đảm bảo điều hoà cho các không gian đệm như: sảnh, hành lang, sảng chờ thang máy,…tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột gây sốc trong quá trình đi lại giữa các khu vực ra vào toà nhà. Đặc biệt là các khu thường xuyên có bệnh nhân nặng đi qua như hành lang nối phòng mổ và khu hậu phẫu.
Nhiệt độ, độ Èm và độ sạch của không khí có thể đặt và duy trì ở các mức độ khác nhau tuỳ theo yêu cầu sử dụng. Các phòng đặc biệt như phòng mổ, phòng hậu phẫu, phòng chạy thận nhân tạo cần có biện pháp vô trùng.
Tổ chức phân phối không khí, thông gió một cách hợp lÝ, tránh hiện tượng lan truyền không khí giữa các phòng gây ô nhiễm. Cần lưu ý tới những yêu cầu đặc thù đối với các ngành y tế.
Do sự cần thiết của hệ thống điều hoà không khí nên hệ thống điều hoà không khí được thiết kế phải có độ tin cậy cao, đảm bảo hoạt động liên tục.
Do đây là một công trình đòi hỏi có năng suất lạnh lớn, hệ số an toàn cao nên rất có thể trong hầu hết thời gian hệ thống không chạy hết công suất. Vì vậy để giảm chi phí vận hành, tiết kiệm điện năng, hệ thống điều hoà không khí được thiết kế phải có khả năng tự điều chỉnh công suất theo phụ tải nhiệt thực tế của toà nhà.
Như đã nêu ở trên, toà nhà “Trung tâm kỹ thuật Y tế cao cấp" là một công trình không những được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại mà còn có kiến trúc và nội thất đẹp, lịch sự. Vì vậy, hệ thống điều hoà không khí cần được thiết kế đảm bảo không ảnh hưởng tới nội thất, phá vỡ cảnh quan kiến trúc của công trình và cần giảm tối đa độ ồn của hệ thống.
2.2. Phân tích các phương án điều hoà không khí
Theo định hướng thiết kế đã trình bày ở trên thì hệ thống điều hoà không khí ngoài việc phải đảm bảo duy trì được chế độ nhiệt Èm theo các tiêu chuẩn còn cần phải đảm bảo cung cấp cho con người trong tòa nhà một lượng không khí tươi đủ lớn và đảm bảo điều kiện vệ sinh, đồng thời hút thải ra ngoài các khí gây ô nhiễm. Nói cách khác, hệ thống phải mang đầy đủ ý nghĩa của một hệ thống ‘thông gió và điều tiết không khí’.
Việc lựa chọn hệ thống điều hoà thích hợp cho công trình là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho hệ thống đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của công trình. Vì vậy, ngay từ ban đầu ta có thể loại bỏ ngay phương án điều hoà cục bộ sử dụng rất nhiều máy điều hoà loại cửa sổ hoặc 2 cục làm mất mỹ quan công trình mà không đảm bảo được yêu cầu thông gió và xin phép chỉ trình bày và phân tích các phương án điều hoà có thể đáp ứng được các yêu cầu về thông gió.
Công trình “Trung tâm kỹ thuật Y tế cao cấp” là không gian có Èm thừa cao và không đòi hỏi độ Èm cao như các phân xưởng công nghiệp nên quá trình xử lý không khí chỉ bao gồm: Quá trình làm lạnh, quá trình sưởi Èm, quá trình giảm Èm mà không có quá trình lắng Èm. Theo các dữ kiện cũng không có không gian đòi hỏi độ Èm cao (như phòng thí nghiệm). Vì vậy, chúng ta không cần xem xét tới việc sử dụng buồng điều không kiểu uớt cho công trình này. Trong quá trình thiết kế nếu có trường hợp cần tăng Èm thì sẽ xem xét phương án lắp đặt thêm các thiết bị phun Èm bổ sung.
Như vậy, theo các phân tích trên đây, ta sẽ chỉ xem xét tới các phương án điều hoà không khí trung tâm với các buồng máy điều hoà không khí kiểu khô.
Có rất nhiều cách phân loại các hệ thống điều hoà không khí. Cách phân loại theo buồng điều không: có buồng điều không kiểu ướt và buồng điều không kiểu khô. Đối với buồng điều không kiểu khô cũng có nhiều cách phân loại: phân loại chất tải lạnh, phân loại theo phương pháp làm mát…
Trong phạm vi một đồ án thiết kế, không đi sâu vào các cách phân loại mà chỉ xin nêu ra đây một số phương án điều hoà không khí trung tâm thường được sử dụng hoặc có thể sử dụng được cho toà nhà “ Trung tâm Y tế kỹ thuật cao cấp”. Trong đó có thể có những phương án còn rất mới mẻ trong điều kiện Việt Nam hiện nay, từ đó đi đến lựa chọn hoặc kết hợp chúng để có một phương án giải quyết tối ưu nhất. Phương án này có thể là một trong số các phương án đã nêu hoặc có thể là kết quả của sự kết hợp giữa các phương án.
2.2.1. Hệ thống điều hoà không khí dùng trực tiếp tác nhân lạnh làm chất tải lạnh
Đối với các trường hợp không gian điều hoà có kích thước nhỏ, yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, thông thường người ta sử dụng các máy điều hoà không khí kiểu cục bộ. Trong đó, máy điều hoà không khí loại cửa sổ có dạng hình khối chữ nhật, bên trong người ta lắp đặt đầy đủ và hoàn chỉnh các bộ phận cần thiết của một máy điều hoà. Như vậy, đối với loại máy này, khi sử dụng thì chỉ phải lựa chọn vị trí thích hợp và đục tường để gắn máy vào. Tuy nhiên, ngay từ ban đầu ta đã lưu ý là máy điều hoà dạng cục bộ không phù hợp với công trình do đó ta không đi sâu phân tích các ưu nhược điểm của chúng mà chỉ xem xét với các máy điều hoà kiểu tủ.
Trong trường hợp phụ tải và kích thước của không gian điều hoà cần điều hoà lớn hơn, có thể sử dụng loại máy điều hoà kiểu tủ (Packaged Unit). Về mặt cấu tạo, loại máy này giống loại máy điều hoà cửa sổ, tức là tất cả các bộ phận đều nằm trong một vỏ máy, nếu phân loại theo cách truyền tải lạnh, ta có:
- Kiểu tủ điều hoà thổi gió lạnh trực tiếp vào không gian cần điều hoà.
- Kiểu tủ điều hoà truyền tải lạnh bằng không khí thông qua đoạn ống ngắn.
- Kiểu tủ điều hoà dùng ống dẫn hơi dài để phân phối gió lạnh.
Đối với những máy có sử dụng đường ống cấp không khí, có thể có đường ống hồi không khí về hoặc không. Trong thực tế đối với trường hợp có sử dụng gió hồi, người ta sử dụng không gian phía trên trần giả để thay thế cho đường ống. Bằng cách này chi phí về đường ống được giảm bớt, tuy nhiên mức độ đồng đều sẽ không cao.
Việc giải nhiệt cho tác nhân lạnh trong quá trình ngưng tụ, có thể dùng gió hay nước.
2.2.2. Hệ thống điều hoà không khí với chất tải lạnh là không khí
Đối với các không gian điều hoà có phụ tải lớn thì các hệ thống điều hoà đã nêu ở trên (mục 2.2.1) sẽ không thích hợp. Hình 2.1 Trình bày sơ đồ nguyên tắc của hệ thống điều hoà không khí hoàn toàn dùng không khí làm chất trung gian để chuyển tải lạnh. Từ sơ đồ, ta thấy về cơ bản hệ thống gồm những chi tiết và thiết bị như sau:
Máy lạnh: Dùng để cung cấp nước lạnh. Thông thường đây là cụm thiết bị hoàn chỉnh có các bộ phận như: máy nén lạnh, bình ngưng và bình bốc hơi có dạng thân nằm ngang với nước được chuyển động trong các ống trao đổi nhiệt. Để giải nhiệt cho quá trình ngưng tụ, ta thấy người ta sử dụng nước và sau đó là tháp giải nhiệt làm phương tiện trung gian chuyển tải nhiệt lượng đó ra môi trường.
AHU (Air Handling Unit): là thiết bị chính dùng để làm mát lượng không khí cấp vào không gian cần điều hoà. AHU bao gồm:
- Coil lạnh.
- Quạt.
- Bộ lọc không khí.
- Cơ cấu điều chỉnh lưu lượng gió ở đường lấy gió tươi và đường rút gió hồi.
Đường ống cấp không khí vào không gian cần điều hoà (còn gọi là đường ống đi).
Các miệng thổi: để phân phối gió lạnh vào không gian cần điều hoà sao cho bảo đảm được các yêu cầu về tốc độ không khí và sự phân bố nhiệt độ trong vùng ưu tiên.
Các miệng hút và đường ống hồi (hay còn gọi là đường ống về): để đưa không khí trong không gian cần điều hoà quay về AHU và thải bỏ một phần ra ngoài trời.
Quạt hót gió hồi (có thể có hay không).
Hệ thống đường ống dẫn nước (hay tác nhân lạnh) đến coil lạnh.
Thiết bị cung cấp môi chất để làm nóng không khí khi hệ thống hoạt động vào mùa đông.
Miệng thải một phần không khí hồi ra ngoài trời.
Hình vẽ 2.1: Hệ thống điều hoà không khí với chất tải lạnh là không khí
Không gian cần điều hoà
Đường ống đi
AHU
Tháp giải nhiệt
Bơm nước giải nhiệt bình ngưng
Máy lạnh
Bơm nước lạnh
Thiết bị cấp môi chất nóng
Đường hút gió tươi
Van điều chỉnh lượng gió hồi
Đường gió hồi
Điều chỉnh lượng gió thải
Sơ đồ hình 2.1 được xem là khá phổ biến nếu dùng không khí làm chất tải lạnh. Từ sơ đồ, ta thấy không khí tươi ở ngoài trời được cho vào hoà trộn với không khí hồi theo một tỷ lệ yêu cầu, sau đó đi qua bộ lọc, coil lạnh và đi vào đường ống cấp gió. Ở trường hợp này, thông thường độ chứa hơi và nhiệt độ của không khí cấp vào nhỏ hơn các giá trị tương ứng của không khí trong không gian cần điều hoà. Chính vì vậy, cho nên quá trình giải phóng lượng nhiệt thừa Èn và hiện trong không gian đó mới có thể diễn ra. Do nhiệt độ bề mặt của các đường ống dẫn không khí hơi thấp, có khả năng thấp hơn nhiệt độ đọng sương của lớp không khí bao quanh, cho nên cần phải bọc ống dẫn bằng một lớp cách nhiệt có bề dày thích hợp để tránh hiện tượng đọng sương. Ngoài ra, việc bọc cách nhiệt đường ống dẫn không khí còn cần thiết nhằm mục đích hạn chế bớt tổn thất lạnh khi không khi di chuyển trong ống dẫn.Ở các AHU thông thường chúng ta thấy quạt cấp gió được lắp đặt phía sau Coil lạnh nếu tính theo chiều chuyển động của dòng không khí. Khi thiết kế đường ống cấp gió, cần lưu ý đến lưu lượng và cột áp của quạt để có sự phù hợp cần thiết.
Ở các hệ thống điều hoà dùng không khí làm chất tải lạnh, việc lắp đặt đường gió hồi và đường gió thải được xem là cần thiết. Nhờ những đường ống này, áp suất trong phòng không bị gia tăng, do đó không ảnh hưởng xấu đến sự hoạt động của quạt. Trong trường hợp nếu đường ống hồi khá dài, người ta có thể đặt thêm quạt trên đường ống này để hỗ trợ quạt cấp trong việc làm cho dòng không khí chuyển động.
Ưu điểm của hệ thống này là khả năng hoàn thiện điều kiện môi trường trong không gian cần điều hoà. Nhờ có sự chuyển động liên tục của không khí vào và ra, độ ô nhiễm của không khí sẽ giảm bớt đáng kể và các loại mùi khó chịu cũng sẽ được thải ra ngoài, Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là độ choán chỗ khá lớn của hệ thống ống dẫn không khí. Nếu không gian cần điều hoà bao gồm nhiều không gian riêng biệt khác nhau, có mức độ cấu trúc phức tạp, độ cao và độ xa khá lớn thì không nên dùng phương pháp này.
Qua hình 2.1 ta thấy vào mùa đông có thể cho thấy hệ thống máy lạnh ngừng hoạt động, lúc đố thiết bị 8 sẽ cung cấp môi chất nóng (ví dụ nước nóng hay hơi nước) cho AHU và không khí nóng sẽ được cấp vào các không gian cần điều hoà để làm nhiệm vụ sưởi Êm.
Do mức độ yêu cầu điều chỉnh phụ tải và khống chế các thông số trong không gian cần điều hoà có khác nhau, thực tế ta có thể gặp hệ thống với không khí là chất tải lạnh ở các dạng sau đây:
- Theo sơ đồ ống dẫn không khí: Ta có loại 1 ống dẫn và loại 2 ống dẫn Nếu hệ thống có 2 ống dẫn thì sẽ có một ống dẫn không khí lạnh và một ống dẫn không khí nóng.
- Theo cách điều chỉnh và khống chế lưu lượng không khí : Ta có hệ thống với lưu lượng không thay đổi (Constant Volume) và hệ thống với lưu lượng thay đổi được (Variable Air Volume –VAV).
- Theo yêu cầu khống chế nhiệt độ, giá trị điểm đọng sương, lưu lượng và độ trong sạch của không khí: Có loại đơn vùng và đa vùng. Ở loại đơn vùng, các thông số đã nêu được điều khiển theo yêu cầu kỹ thuật của vùng chính. Ở loại đa vùng, việc điều khiển được tiến hành trên cơ sở có quan tâm đến yêu cầu của tất cả các vùng.
2.2.3. Hệ thống điều hoà không khí với chất tải lạnh là nước
Để khắc phục những nhược điểm đã nói ở trên của hệ thống điều hoà không khí với chất tải lạnh là không khí, có thể thay chất tải lạnh bằng nước để tiết kiệm không gian, giảm khó khăn trong quá trình lắp đặt và hạ thấp chi phí đầu tư.
Do vậy, hệ thống với chất tải lạnh là nước được xem thích hợp cho những toà nhà cao tầng, có nhiều không gian riêng biệt, có cấu trúc phức tạp và có thể có những yêu cầu không đồng nhất.
Về cơ bản, sơ đồ của hệ thống với chất tải lạnh là nước cũng có các bộ phận giống nh mô tả ở hình 2.1, ngoại trừ đường ống dẫn không khí. Trong trường hợp này, thiết bị mà ta gọi là AHU được đặt ngay trong không gian cần điều hoà thường được gọi là FCU, có kích thước nhỏ hơn AHU. Nh vậy, với mỗi không gian cần điều hoà riêng biệt có các FCU với các số lượng khác nhau. Vào mùa hè, nước lạnh từ các máy lạnh sẽ đưa đến các FCU để làm mát không khí trong không gian cần điều hoà. Về mùa đông, các thiết bị cung cấp các môi chất nóng đưa vào các FCU để sưởi Êm.
Có thể thấy rằng, bằng cách này, những nhược điểm của hệ thống dùng chất tải lạnh bằng không khí đã được giải quyết. Tuy nhiên, hệ thống dùng chất tải lạnh bằng nước không có những ưu điểm của hệ thống dùng chất tải lạnh bằng không khí đã nêu trên.
Rõ ràng, không khí vào và ra khái AHU hoàn toàn là không khí trong không gian cần điều hoà mà không phải là không khí tươi ở ngoài trời. Trong trường hợp cần phải sử dụng phương án này cần thiết phải tạo một đường lưu thông cưỡng bức không khí nhằm cải thiện một phần nào nhược điểm đã nói trên.
2.2.4. Hệ thống điều hoà không khí với chất tải lạnh kết hợp nước với không khí
Một cách tổng quát, hệ thống dùng nước và không khí làm chất tải lạnh có thể bao gồm các bộ phần và thiết bị sau:
Máy sản xuất nước lạnh có nhiệm vụ cung cấp nước lạnh cho các thiết bị xử lÝ không khí nh máy AHU hoặc FCU. Đây là một tổ hợp máy lạnh hoàn chỉnh và thường được chế tạo theo kiểu nguyên cụm.
AHU (Air Handling Unit) là thiết bị chính để xử lý không khí trước khi cấp vào không gian điều hoà.
Đường ống cấp gió sau khi đã được xử lý tới không gian điều hòa. Thông thường là một đường có nhiều nhánh rẽ. Điểm xuất phát chung của đường ống này là AHU, điểm cuối cùng của từng đường ống nhánh có thể là đầu vào của các FCU hay có thể là chính bản thân của không gian cần điều hoà.
Đường ống hồi và đường ống thải.
Các FCU trong từng không gian cần điều hoà .
Thiết bị cung cấp môi chất nóng
Như đã trình bày ở trên, hệ thống điều hoà không khí với chất tải lạnh là nước hay là không khí đều có ưu nhược điểm riêng. Đặc biệt, ta thấy rằng, nhưng ưu điểm của hệ thống này lại là nhược điểm của hệ thống kia và ngược lại. Chính vì vậy, phương pháp kết hợp không khí và nước làm chất tải lạnh thường được các nhà thiết kế sử dụng nhằm phát huy ưu điểm của từng phương pháp riêng rẽ và hạn chế những nhược điểm của chúng.
Hình 2.2 trình bày sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều hoà không khí với chất tải lạnh kết hợp nước với không khí. Về cơ bản, sơ đồ hầu nh được thiết lập theo kiểu tổng hợp của cả hai hệ thống hoàn toàn dùng nước hay không khí làm chất tải lạnh. Trong sơ đồ này, người ta dùng AHU để làm mát lượng không khí cấp vào các không gian cần điều hoà. Ở đầu vào AHU, trong một số trường hợp người ta dùng hoàn toàn gió tươi, ở một số trường hợp khác, có thể là sự hoà trộn giữa không khí và không khí hồi. Bên trong mỗi không gian cần điều hoà, thông thường người ta đặt một thiết bị là FCU để làm mát không khí, có cấu tạo giống AHU nhưng có kích thước nhỏ hơn.
Hình vẽ 2.2: Hệ thống điều hoà không khí với chất tải lạnh là nước kết hợp với không khí
Bộ phận điều chỉnh lưu lượng thải
Quạt gió hồi và thải
Đường gió hồi
Không gian cần điều hoà
Fan Coil Unit (FCU)
Tháp giải nhiệt
Cụm máy lạnh
Thiết bị cấp môi chất nóng
Đường hót gió tươi
Điều chỉnh lưu lượng gió tươi
Bộ lọc
Coil lạnh
13. Quạt cấp
Kết luận
Từ những phân tích đặc điểm của các hệ thống, cho phép đưa ra một số kết luận để lựa chọn công nghệ điều hoà không khí đối với công trình “Trung tâm kỹ thuật Y tế cao cấp”:
Hệ thống kiểu cục bộ: Không sử dụng được vì phá vỡ cảnh quan kiến trúc của công tình, năng suất nhỏ không đáp ứng được không gian cần điều hoà, độ ồn cao, khả năng khống chế nhiệt độ, độ Èm kém. Sau một thời gian sử dụng sẽ bị hư hỏng hàng loạt.
Hệ thống kiểu phân tán: Không sử dụng được vì đòi hỏi phải đặt nhiều phòng điều không do đó tốn diện tích sử dụng mặt bằng rất lớn.
Hệ thống trung tâm với chất tải lạnh là không khí: Không sử dụng được vì hệ thống đòi hỏi phải có buồng điều không có kích thước lớn và hệ thống đường ống dẫn không khí cũng chiếm mất nhiều không gian. Với điều kiện cụ thể của công trình, do yêu cầu độ cao thông thoáng của các phòng nên trần giả hẹp, có chỗ khoảng cách từ trần giả đến bụng dầm chỉ có 250 mm, nên khó bố trí đường ống dẫn không khí trong đó. Mặt khác, trần giả còn là nơi bố trí, lắp đặt các hệ thống kỹ thuật khác như hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống chống cháy, hệ thống nước cấp, nước thải…
Hệ thống trung tâm với chất tải lạnh là nước: Với những ưu điểm chủ yếu của hệ thống là kích thước đường ống dẫn nước nhỏ, không yêu cầu có buồng điều không, có các máy làm lạnh nước có thể bố trí riêng biệt, nên rất phù hợp với đặc điểm công trình này. Đặc biệt chất tải lạnh là nước sẽ không có tác hại lớn đối với các phòng chức năng khi có sự cố xảy ra như khi dùng ống dẫn môi chất lạnh trực tiếp. Tuy nhiên, hệ thống kiểu này cũng có một nhược điểm là khó bổ xung được không khí tươi, do vậy ta phải khắc phục bằng phương pháp lắp đặt hệ thống quạt thông gió cưỡng bức để bổ xung không khí tươi, cải thiên môi trường cần điều hoà.
Chương 3
TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ÈM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ “TRUNG TÂM KỸ THUẬT Y TẾ CAO CẤP”
3.1. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN
Qua phân tích đặc điểm của công trình “ Trung tâm Kỹ thuật Y tế cao cấp” đã cho thấy toà nhà không có những đòi hỏi nghiêm ngặt về chế độ nhiệt Èm như các phòng thí nghiệm, các phòng bào chế dược phẩm…Hơn nữa, việc đầu tư, lắp đặt một hệ thống điều hoà không khí cho một công trình công cộng như bệnh viện lại là một khoản đầu tư không nhỏ. Từ yêu cầu của công trình và thực tế kinh phí hạn hẹp hiện nay, khi tính toán thiết kế hệ thống điều hoà không khí cho toà nhà này, để đảm bảo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, thường chọn thông số trạng thái không khí đối với hệ thống điều hoà không khí cấp 3, là hệ thống duy trì thông số trạng thái không khí trong nhà trong phạm vi sai lệch cho phép 400 giê trong một năm.
3.1.1. Thông số trạng thái không khí trong nhà
Theo kinh nghiệm thiết kế, đồng thời tham khảo đồ thị miền tiện nghi [5], ta chọn các thông số tính toán trong nhà nh sau:
Đối với các phòng bệnh, phòng làm việc, thông thường chọn các thông số trạng thái không khí trong nhà cả về mùa hè và mùa đông là:
- Nhiệt độ vùng làm việc: = 25 20 C
- Độ Èm vùng làm việc : = 65 5%
Dựa vào đồ thị I-d của không khí Èm (xem phần phụ lục), ta có:
Entanpi: = 58 kJ/ kg
Độ chứa Èm: = 13 g/ kg
Đối với các hành lang có điều hoà, để tránh sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa các vùng, gây ra sốc đối với con người, đặc biệt là các bệnh nhân bị các bệnh về tim mạch,… ta dùng các hành lang này làm các không gian đệm. Tại các vùng này ta chọn các thông số nhiệt Èm tại vùng làm việc:
Vào mùa hè là:
- Nhiệt độ vùng làm việc: = 28 20 C
- Độ Èm vùng làm việc : = 65 5%
Dựa vào đồ thị I-d của không khí Èm (xem phần phụ lục), ta có:
Entanpi: it= 67 kJ/ kg
Độ chứa Èm: = 15,5 g/ kg
Vào mùa đông là:
- Nhiệt độ vùng làm việc: = 28 20 C
- Độ Èm vùng làm việc : = 65 5%
Dựa vào đồ thị I-d của không khí Èm, ta có:
Entanpi: it= 47 kJ/ kg
Độ chứa Èm: = 10,5 g/ kg
3.1.2. Thông số trạng thái không khí ngoài trời
Thông số trạng thái không khí ngoài trời đối với hệ thống điều hoà không khí cấp 3 được xác định theo tiêu chuẩn TCVN5687-92 và TCVN4088-85 được xác định nh sau
Về mùa hè
Nhiệt độ tính toán ngoài trời là nhiệt độ cực đại trung bình trong thời gian từ 13 đến 15 giờ của tháng nóng nhất (TNN), độ Èm tính toán ngoài trời là độ Èm tương ứng với nhiệt độ trên:
,
Theo đó, các thông số trạng thái không khí ngoài trời đối với mùa hè được xác định tại:
= 32.80C
= 66%
Từ các thông số trên, dựa vào đồ thị I-d của không khí Èm, ta tìm được các thông số còn lại:
Entanpi: = 86 kJ/ kg
Độ chứa Èm: = 21,0 g/ kg
Về mùa đông
Nhiệt độ tính toán ngoài trời là nhiệt độ cực tiểu trung bình trong thời gian từ 13 đến 15 giờ của tháng lạnh nhất (TLN), độ Èm tính toán ngoài trời là độ Èm tương ứng với nhiệt độ trên:
Theo đó, các thông số trạng thái không khí ngoài trời đối với mùa hè được xác định tại:
= 13,80 C
= 64%
Từ các thông số trên, dựa vào đồ thị I-d của không khí Èm, ta tìm được các thông số còn lại:
Entanpi: = 27kJ/ kg
Độ chứa Èm: = 5,9 g/ kg
3.2. tính toán cân bằng nhiệt Èm
Để tính toán hệ thống điều hoà không khí cho công trình cần phải xác định được lượng nhiệt và lượng Èm trong không gian cần điều hoà không khí mà hệ thống cần xử lý, đó là lượng nhiệt thừa và Èm thừa.
3.2.1.Tính toán nhiệt thừa
Lượng nhiệt thừa QT được xác định bằng tổng lượng nhiệt toả, nhiệt bức xạ và nhiệt thẩm thấu qua kết cấu bao che và các nguồn nhiệt khác[5]
QT= Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6 (W)
Trong đó:
QT : Lượng nhiệt thừa (W)
Q1 : Nhiệt toả do người (W)
Q2 : Nhiệt toả từ các thiết bị (W)
Q3 : Nhiệt toả từ các đèn chiếu (W)
Q4: Nhiệt do bức xạ mặt trời (W)
Q5 : Nhiệt thẩm thấu qua kết cấu bao che (W)
Q6 : Các nguồn nhiệt khác( từ bán thành phẩm, từ thiết bị trao đổi nhiệt…) (W)
Do số lượng các phòng rất lớn, vì vậy không thể trình bày toàn bộ các bước tính nhiệt cho từng phòng nên ở đây chỉ tính toán đại diện cho một phòng và các phòng còn lại tính tương tự. Phòng mổ có những yêu cầu mang tính đặc thù của một bệnh viện: không chỉ ở yêu cầu chiếu sáng, công suất thiết bị, yêu cầu nhiệt độ, độ Èm,…mµ nó còn có yêu cầu đặc biệt về sự lưu thông không khí, độ sạch, độ vô trùng của không khí, đồng thời phòng mổ còn có sự khác biệt về nhiệt toả của con người trong điều kiện tập trung cao độ … Chính vì vậy, ta chọn phòng mổ để làm đại diện tính toán và lựa chọn thiết bị thông gió, phân phối không khí trong nhà..
a. Nhiệt toả do người
Lượng nhiệt do người toả ra được tính theo công thức [5]:
Q1=n*q (W)
Trong đó:
n : Số người trong phòng, số liệu cụ thể đã được cho trước ở bảng số liệu ban đầu, (người)
q: lượng nhiệt toả ra từ mỗi người (W)
Lượng nhiệt toả ra từ mỗi người còn phụ thuộc vào điều kiện làm việc, nhiệt độ và độ Èm của môi trường xung quanh.
Đối với công trình là một bệnh viện:
Trong phòng bệnh thông thường, được tính toán với điều kiện làm việc của các bệnh nhân và các nhân viên y tế là lao động nhẹ, ứng với q =125(W/người. giờ)
Trong các phòng đặc biệt như phòng mổ, phòng cấp cứu,..là nơi bác sĩ và các nhân viên y tế làm việc với yêu cầu tập trung cao độ, nên ta có thể chọn chế độ làm việc của họ là lao động nặng, ứng với q=250 (W/người. giờ)
Trong phòng mổ, nhiệt lượng toả ra ứng với số lượng người n= 8 là
Q1=8*250 = 2000 (W)
b. Nhiệt toả từ các thiết bị
Lượng nhiệt do máy móc toả ra Q2 được tính theo công thức [5]
Q2 = n Nd * Kft* Kdt* (W)
Trong đó:
Nđ: Tổng công suất đặt của động cơ (W).
Kft: Hệ số phụ tải. Được xác định theo mức độ dự trữ động cơ [5]
Kft =
với Nlv: Công suất làm việc thực của động cơ (W).
Kdt: Hệ số đồng thời [5]
Kdt =
Với Ni: Công suất của động cơ thứ i (W).
ti: Thời gian làm việc tương ứng (h).
h1: Hiệu suất làm việc thực tế của động cơ
.
Khc: Hệ số hiệu chỉnh.
hđ: Hiệu suất của động cơ theo Catalog
KT: Hệ số tản nhiệt. , lấy KT = 1
Tuy nhiên trong qua trình lập dự án, chủ đầu tư đã dự kiến trước các thiết bị bố trí trong phòng và trong toà nhà, và được cho trước trong bảng số liệu ban đầu nên ta không cần tính toán theo công thức trên.
Nh vậy, theo số liệu đã cho, nhiệt toả do thiết bị đối với phòng mổ là
Q2 = 1000 W
c. Nhiệt toả ra từ đèn chiếu sáng
Thiết bị chiếu sáng toàn bộ công trình chiếm đến 60 –70 % là bóng đèn huỳnh quang. Ngoài việc chiếu sáng cho phòng, hệ thống chiếu sáng cũng toả nhiệt vào môi trường không khí bên trong phòng [5]: Q3 = Ns (W).
Trong đó:
Ns: Tổng công suất của tất cả các thiết bị chiếu sáng (W).
Theo yêu cầu của chủ đầu tư và tư vấn, công suất chiếu sáng tính trên mỗi mét vuông sàn như sau:
Các phòng bệnh, phòng khám, phòng làm việc… công suất chiếu sáng phải đạt 12 W/m2
Các phòng mổ, công suất chiếu sáng phải đạt 20 W/m2.
Nh vậy, đối với phòng mổ, nhiệt toả ra từ đèn chiếu sáng là:
Q3 = 20* S sàn = 20*33,48 = 669,6 (W)
d. Nhiệt toả do bức xạ mặt trời
Nhiệt toả ra do bức xạ mặt trời Q4 [5] gồm
- Nhiệt toả do bức xạ mặt trời qua cửa kính: Qk .
- Nhiệt toả do bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che: Qbc .
Q4 = Qk + Qbc
Trong đó:
- Nhiệt bức xạ qua kính được tính theo công thức [5]:
Qk = Is* Fk * t1* t2*t3*t4 (W)
Với:
Is: Cường độ bức xạ mặt trời trên mặt đứng phụ thuộc vào hướng địa lý, (W/m2).
Fk: Diện tích kính chịu bức xạ tại thời điểm tính toán, m2.
t1: Hệ số trong suốt của kính. Với kính 1 líp, t1 = 0,9
t2: Hệ số bám bẩn. Với kính 1 lớp đặt đứng, t2 = 0,8
t3: Hệ số khúc xạ.Với kính 1 líp khung kim loại,t3 = 0,75
t4: Hệ số tán xạ do che nắng. Với kính có rèm che bên trong,
t4 = 0,6
Do toàn bộ toà nhà đều trang bị các cửa kính một lớp đặt đứng, có khung kim loại, có rèm che bên trong nên ta có thể lấy 1 giá trị chung:
Tuy nhiên theo thiết kế phòng mổ mà chúng ta đang xét, do xung quanh có hành lang bao bọc nên không có diện tích kính tiếp xúc với không khí. Vì vậy, QK = 0
- Nhiệt bức xạ mặt trời qua kết cấu bao che (Tính chủ yếu cho mái) [5]:
Qbc = 0.055*k* Is* F*es (W)
Với:
F: Diện tích bề mặt nhận bức xạ theo phương nằm ngang, m2.
k: Hệ số truyền nhiệt qua mái, W/ m2.K
Is: Cường độ bức xạ mặt trời trên mặt ngang (W/m2).
es: Hệ số bức xạ mặt trời của bề mặt bao che.
e. Lượng nhiệt thẩm thấu qua kết cấu bao che
Do bức xạ mặt trời đã được tính như một nguồn nhiệt toả nên lượng nhiệt thẩm thấu qua kết cấu bao che được tính trong điều kiện không có nắng và được tính theo công thức tổng quát [5]:
Q5 = (W)
Trong đó:
Ki: Hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che thứ i, (W/m2.K)
Ki=
Với:
aN, aT: Hệ số toả nhiệt bên ngoài và bên trong của vách, W/m2.K
aT = 10 (W/m2.K) nếu vách trơn.
aT = 8 (W/m2.K) nếu vách có trang âm.
aN = 20 (W/m2.K) nếu vách tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời
aN = 10 (W/m2.K) nếu vách có tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài trời
: là chiều dày lớp vật liệu thứ i (m) có hệ số dẫn nhiệt (W/m.K)
Fi: Diện tích bề mặt kết cấu bao che thứ i, (m2)
Dti: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà của kết cấu bao che thứ i, (K).
Dti = nếu tường tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời.
Dti =0,7 () nếu tường tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài trời qua một lớp không gian đệm.
Dti =0,4 () nếu tường tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài trời qua hai lớp không gian đệm.
- Kết cấu mái gồm các vật liệu và bề dày, hệ số truyền nhiệt qua mái được chỉ ra trong bảng 3.1
Bảng 3.1: Hệ số truyền nhiệt của các lớp vật liệu làm mái [5]
TT
Vật liệu
(m)
(W/m.K)
1
Gạch lá nem
0,01
0,77
2
Vữa trát tổng hợp
0,01
0,70
3
Gạch lỗ trống thấm
0,20
0,45
4
Vữa trát tổng hợp
0,01
0,70
5
Bê tông chống thấm
0,05
1,00
6
Bê tông cốt thép
0,10
1,28
7
Lớp vữa trát trong
0,05
1,20
Với kết cấu mái nh trên, theo tài liệu [5], chọn , đồng thời tính được hệ số truyền nhiệt k theo công thức:
- Kết cấu tường gồm các vật liệu, độ dày và hệ số truyền nhiệt qua tường được chỉ ra trong bảng 3.2
Bảng 3.2: Hệ số truyền nhiệt của các lớp vật liệu làm tường [5]
TT
Vật liệu
(m)
(W/m.K)
1
Vữa trát tổng hợp
0,01
0,77
2
Gạch đỏ
0,22
0,45
3
Vữa trát tổng hợp
0,01
0,77
- Với kết cấu tường như trên, tính được hệ số truyền nhiệt k theo công thức:
- Hệ số truyền nhiệt qua kính:
Theo Cataloge kỹ thuật của vật liệu kính làm cửa sổ do chủ đầu tư cung cấp, thì hệ số truyền nhiệt qua lớp kính dầy 5 mm, màu xanh là: 6,1 (W/m2.K)
- Hệ số truyền nhiệt qua cửa:
Các cửa của toà nhà được làm bằng nhôm hộp có bề dầy =0,05 (m), =71,5 (W/m.K), Vậy có thể tính được hệ số truyền nhiệt qua cửa:
f. Lượng nhiệt toả ra từ các nguồn nhiệt khác
Nếu trong phòng có đặt các thiết bị trao đổi nhiệt, các đường ống dẫn môi chất có nhiệt độ làm việc khác với nhiệt độ không gian điều hoà thì lượng nhiệt toả ra hoặc thu vào từ không gian điều hoà được xác định theo biểu thức[4]:
Q6 = aTB * Ftb * (ttb – tt) (W)
Trong đó:
aTB : Hệ số toả nhiệt do đối lưu và bức xạ vách từ thiết bị trao đổi nhiệt, W/m2.K;
Ftb : Diện tích bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt, m2
ttb – tt : hiệu nhiệt độ bề mặt thiết bị và nhiệt độ phòng, K.
Theo số liệu của chủ đầu tư thì hầu hết tất cả các phòng được bố trí hệ thống điều hoà không khí không có các thiết bị trao đổi nhiệt hoặc có các bán thành phẩm có nhiệt độ cao đưa vào nên ta có thể bỏ qua các nguồn nhiệt này.
g. Lượng nhiệt do không khí lọt từ ngoài vào qua cửa
Lượng nhiệt do không khí lọt từ ngoài vào qua cửa được tính theo công thức [4]:
QL = 103 **(IN - IT) (W)
Trong đó:
L: Lượng không khí lọt qua cửa trong một đơn vị thời gian (kg/s),
Bình thường khó xác định được lượng không khí rò lọt, Tuỳ trường hợp có thể lấy L = (1,5 đến 2 ) * V
Với V là thể tích phòng, khi cửa Ýt mở và kín khít lấy L =1,5 *V
Tuy nhiên ta có thể tính theo công thức thực nghiệm sau:
L = n * Ln * r (kg/h)
Trong đó:
n: Số người qua cửa trong một giờ, (ng/h),
Ln: Lượng không khí lọt qua cửa khi có một người qua, ta chọn Ln = 0,00032 (m3/ng),
r: Khối lượng riêng của không khí: Lấy r = 1,2 (kg/m3),
IN, IT: Entanpi của trạng thái không khí ngoài trời và trong nhà (kJ/kg)
Theo đồ thị I-d ta xác định được entanpi của trạng thái không khí ngoài trời và trong nhà đối với điều kiện mùa đông và mùa hè:
Mùa hè ngoài trời :
Mùa đông ngoài trời:
Trong nhà:
Từ các công thức tính toán trên ta có kết quả tính toán nhiệt cho các phòng trong các bảng 3.3 và 3.4 (kết quả tính toán tổn thất nhiệt cho công trình mùa hè và mùa đông).
BẢNG 3.3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TỔN THẤT NHIỆT CHO CÔNG TRÌNH (MÙA HÈ)
3.3.1. Nhiệt toả do người, máy móc, đèn chiếu sáng và nhiệt do lọt không khí từ ngoài vào
TT
Tên phòng
Diện tích mặt bằng
Công suất thiết bị
Số người
Sè người qua cửa (người/h)
Lượng không khí lọt qua cửa (m3/h)
Nhiệt toả do người (Q1)
Nhiệt toả do thiết bị
(Q2)
Nhiệt toả do đèn
(Q3)
Nhiệt do lọt không khí từ ngoài vào
Tầng I
1
Phòng 101
81
0
25
50
180
3125
0
972
1400
2
Phòng 102
36
0,15
10
20
72
1250
150
432
560
3
Phòng 103
41
0
11
22
79,2
1375
0
492
616
4
Phòng 104
33
0
2
4
14,4
250
0
396
112
Tầng II
5
Phòng 201
27
0
7
14
50,4
875
0
324
392
6
Phòng 202
54
0,2
4
8
28,8
500
200
648
224
7
Phòng 203
27
0
5
10
36
625
0
324
280
8
Phòng 204
27
0
5
10
36
625
0
324
280
9
Phòng 205
26
0
5
10
36
625
0
312
280
10
Phòng 206
30
0,2
3
6
21,6
375
200
360
168
11
Phòng 207
26
0,2
3
6
21,6
375
200
312
168
12
Phòng 208
26
0,2
3
6
21,6
375
200
312
168
13
Phòng 209
30
0,3
8
16
57,6
1000
300
360
448
14
Hành lang
404
0
25
50
180
3125
0
1248
1400
15
Phòng 210
54
0,2
8
16
57,6
1000
200
648
448
16
Phòng 211
41
0,6
10
20
72
1250
600
492
560
17
Phòng 212
20
0
4
8
28,8
500
0
240
224
18
Phòng 213
20
0
4
8
28,8
500
0
240
224
Tầng III
19
Phòng mổ 1
33
1
8
16
57,6
2000
1000
660
448
20
Phòng mổ 2
33
1
8
16
57,6
2000
1000
660
448
21
Phòng mổ 3
33
1
8
16
57,6
2000
1000
660
448
22
Phòng mổ 4
33
1
8
16
57,6
2000
1000
660
448
23
Hành lang mổ 1-2
34
0
5
10
36
625
0
408
280
24
Hành lang mổ 3-4
34
0
5
10
36
625
0
408
280
25
Sành phòng mổ
84
0
17
34
122,4
2125
0
1008
952
26
Hành lang mổ-hậu phẫu
54
0
8
16
57,6
1000
0
648
448
27
Phòng nghỉ-chờ
36
0
12
24
86,4
1500
0
432
672
28
Phòng Y tá-trực
18
0
4
8
28,8
500
0
216
224
29
Sảnh hậu phẫu
59
0,5
25
50
180
3125
500
708
1400
30
Phòng hậu phẫu 1
41
0,5
16
32
115,2
2000
500
492
896
31
Phòng hậu phẫu 2
81
0,5
30
60
216
3750
500
972
1680
32
Phòng cấp cứu
41
0,5
20
40
144
5000
500
820
1120
Tầng V
33
Phòng 501
41
3,6
9
18
64,8
1125
3600
492
504
34
Phòng 502
122
12
20
40
144
2500
12000
1464
1120
35
Phòng 503
81
7,2
13
26
93,6
1625
7200
972
728
Tầng VI
36
Phòng 601
40,5
3
6
21,6
375
0
486
168
37
Phòng 602
40,5
3
6
21,6
375
0
486
168
38
Phòng 603
40,5
3
6
21,6
375
0
486
168
39
Phòng 604
40,5
3
6
21,6
375
0
486
168
40
Phòng 605
20,1
3
6
21,6
375
0
241,2
168
41
Phòng 606
20,1
3
6
21,6
375
0
241,2
168
42
Phòng 607
40,5
3
6
21,6
375
0
486
168
43
Phòng 608
40,5
6
12
43,2
750
0
486
336
3.3.2. Nhiệt bức xạ mặt trời Q4
Tên phòng (1)
Diện tích bề mặt nhận bức xạ
Cường độ bức xạ mặt trời
Hệ sè
Nhiệt bức xạ
SQbx
Đông
Tây
Nam
Bắc
ngang
Đông
Tây
Nam
Bắc
ngang
Đông
Tây
Nam
Bắc
ngang
SQbx
m2 m2
m2
m2
m2
m2
W/m2m2
W/m2m2
W/m2m2
W/m2m2
W/m2m2
W
W
W
W
W
Tầng I
1
Phòng 101
0
44
0
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
256,3
0
0
0
256,26
2
Phòng 102
0
0
2,2
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
0
61,25
0
0
61,25
3
Phòng 103
2,2
0
0
0
0
182
182
87
134
425
0,32
128,1
0
0
0
0
128,13
4
Phòng 104
0
2,2
0
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
128,1
0
0
0
128,13
Tầng II
5
Phòng 201
0
0
1,1
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
0
30,63
0
0
30,63
6
Phòng 202
0
0
2,2
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
0
61,26
0
0
61,25
7
Phòng 203
0
0
1,1
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
0
30,63
0
0
30,63
8
Phòng 204
0
0
1,1
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
0
30,63
0
0
30,63
9
Phòng 205
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
10
Phòng 206
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
11
Phòng 207
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
12
Phòng 208
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
13
Phòng 209
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
14
Hành lang
4,4
2,2
0
2,2
0
182
182
87
134
425
0,32
256,3
128,1
0
94,34
0
478,73
15
Phòng 210
0
0
0
2,2
0
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
94,34
0
94,34
16
Phòng 211
0
0
2,2
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
0
61,26
0
0
61,25
17
Phòng 212
0
0
1,1
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
0
30,63
0
0
30,63
18
Phòng 213
0
2,2
1,1
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
128,1
30,63
0
0
158,76
Tầng III
19
Phòng mổ 1
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
20
Phòng mổ 2
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
21
Phòng mổ 3
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
22
Phòng mổ 4
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
23
Hành lang mổ 1-2
4,4
0
4,4
1,1
0
182
182
87
134
425
0,32
256,3
0
122,5
47,2
0
426
24
Hành lang mổ 3-4
4,4
0
1,1
4,4
0
182
182
87
134
425
0,32
256,3
0
30,63
188,7
0
475,6
25
Sành phòng mổ
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
26
Hành lang mổ-hậu phẫu
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
27
Phòng nghỉ-chờ
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
28
Phòng Y tá-trực
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
29
Sảnh hậu phẫu
Không có kính tiếp xúc trực tiếp
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
0
0
30
Phòng hậu phẫu 1
0
0
2,2
0
0
182
182
87
425
0,32
0
0
61,26
0
0
61,26
31
Phòng hậu phẫu 2
0
4,4
2,2
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
256,3
61,26
0
0
317,5
32
Phòng cấp cứu
0
2,2
0
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
128,1
0
0
0
128,13
Tầng V
33
Phòng 501
0
0
2,2
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
0
61,26
0
0
61,26
34
Phòng 502
0
6,6
2,2
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
384,4
61,26
0
445,64
35
Phòng 503
0
4,4
0
0
0
182
182
87
134
425
0,32
0
256,3
0
0
0
256,26
Tầng VI
36
Phòng 601
0
2,2
2,2
0
40,5
182
182
87
134
425
0,32
0
128,1
61,26
0
763
952,4
37
Phòng 602
0
2,2
0
0
40,5
182
182
87
134
425
0,32
0
128,1
0
0
763
891,13
38
Phòng 603
0
2,2
0
0
40,5
182
182
87
134
425
0,32
0
128,1
0
0
763
891,13
39
Phòng 604
0
2,2
0
0
40,5
182
182
87
134
425
0,32
0
128,1
0
0
763
891,13
40
Phòng 605
0
2,2
0
0
20,1
182
182
87
134
425
0,32
0
128,1
0
0
378,7
506,8
41
Phòng 606
0
0
0
0
20,1
182
182
87
134
425
0,32
0
0
0
0
378,7
378,7
42
Phòng 607
0
2,2
0
0
40,5
182
182
87
134
425
0,32
0
128,1
0
0
763
891,13
43
Phòng 608
2,2
0
0
0
40,5
182
182
87
134
425
0,32
128,1
0
0
0
763
891,13
3.3.3. Bảng tÝnh nhiệt thẩm thấu Q5
TT
Tên phòng
Diện tích dải nền I
Diện tích dải nền II
Diện tích mái tầng VI
Diện tích tường tiếp xúc trực tiếp
Diện tích tường tiếp xúc gián tiếp
Diện tích kính tiếp xúc trực tiếp
Diện tích kính tiếp xúc gián tiếp
Diện tích cửa
Nhiệt thẩm thấu Q5
Bổ xung tổn thất nhiệt
Nhiệt tt
thực tế
Tầng I
Không bổ sung
1
Phòng 101
78
19
0
47,35
53,35
4,4
4,4
6,48
1665,72
0
1665,72
2
Phòng 102
36
0
0
18,8
63,85
2,2
2,2
6,48
1243,87
0
1243,87
3
Phòng 103
51
5,5
0
18,8
66,05
2,2
2,2
4,32
1149,78
0
1149,78
4
Phòng 104
33
0
0
40,5
40,5
2,2
2,2
2,16
1081,87
0
1081,87
Tầng II
Bổ sung 1%
5
Phòng 201
27
0
0
9,4
37,6
1,1
4,4
4,32
833,45
8,33
841,78
6
Phòng 202
Nền có điều hoà
0
18,8
18,8
2,2
2,2
4,32
769,26
7,69
776,95
7
Phòng 203
27
0
0
9,4
10,5
1,1
0
2,16
356,85
3,57
360,42
8
Phòng 204
27
0
0
0
10,5
1,1
0
2,16
248,70
2,49
251,19
9
Phòng 205
26
0
0
0
36,3
0
2,2
2,16
477,42
4,77
482,19
10
Phòng 206
44
2
0
0
16,6
0
4,4
2,16
392,04
3,92
395,96
11
Phòng 207
40,8
1,2
0
0
16
0
2,2
4,32
425,74
4,26
429,99
12
Phòng 208
40,8
1,2
0
0
16
0
2,2
2,16
313,93
3,14
317,07
13
Phòng 209
44
2
0
0
21
0
0
4,32
392,73
3,93
396,66
14
Hành lang
104
0
0
138,2
6,1
8,8
4,4
6,48
2539,78
25,40
2565,18
15
Phòng 210
59
11
0
49,43
21,4
2,2
6,6
4,32
1289,14
12,89
1302,03
16
Phòng 211
nền có điều hoà
0
31,93
31,93
2,2
2,2
2,16
914,26
9,14
923,40
17
Phòng 212
nền có điều hoà
0
10,8
9,7
1,1
2,2
2,16
439,79
4,40
444,19
18
Phòng 213
nền có điều hoà
0
8,6
9,7
3,3
2,2
2,16
519,15
5,19
524,34
Tầng III
Bổ sung 1%
19
Phòng mổ 1
33
0
0
0
0
0
2,2
4,32
296,88
2,97
299,85
20
Phòng mổ 2
33
0
0
0
0
0
2,2
4,32
296,88
2,97
299,85
21
Phòng mổ 3
33
0
0
0
0
0
2,2
4,32
296,88
2,97
299,85
22
Phòng mổ 4
33
0
0
0
0
0
2,2
4,32
296,88
2,97
299,85
23
Hành lang mổ 1-2
24
0
0
100,35
0
9,9
0
12,96
2296,39
22,96
2319,35
24
Hành lang mổ 3-4
34
0
0
100,35
0
9,9
0
12,96
2296,39
22,96
2319,35
25
Sành phòng mổ
84
0
0
0
1,7
0
8,8
12,96
977,60
9,78
987,38
26
Hành lang mổ-hậu phẫu
54
0
0
63
43,2
0
19,8
4,32
1955,79
19,56
1975,35
27
Phòng nghỉ-chờ
36
0
0
0
28,13
0
16,5
4,32
999,70
10,00
1009,70
28
Phòng Y tá-trực
18
0
0
0
21
0
0
2,16
280,93
2,81
283,74
29
Sảnh hậu phẫu
59
0
0
0
4,33
0
8,8
8,64
775,18
7,75
782,93
30
Phòng hậu phẫu 1
26
19
0
31,93
8,3
2,2
2,2
4,32
835,75
8,36
844,11
31
Phòng hậu phẫu 2
38
48
0
59,03
0
6,6
8,8
2,16
1398,06
13,98
1412,04
32
Phòng cấp cứu
12
33
0
18,8
31,93
2,2
2,2
4,32
875,00
8,75
883,75
Tầng V
Bổ sung 2%
33
Phòng 501
51
0
0
31,93
31,93
2,2
2,16
2,16
912,92
18,26
931,18
34
Phòng 502
99
38,5
0
77,83
35,4
8,8
8,64
8,64
2334,21
46,68
2380,89
35
Phòng 503
75
22
0
37,6
35,4
4,4
4,32
4,32
1294,52
25,89
1320,41
Tầng VI
Bổ sung 2%
36
Phòng 601
nền có điều hoà
40,5
40,23
18,8
4,4
2,16
2,16
1399,06
27,98
1427,05
37
Phòng 602
nền có điều hoà
40,5
18,8
21
2,2
2,16
2,16
1065,55
21,31
1086,86
38
Phòng 603
nền có điều hoà
40,5
18,8
21
2,2
4,32
4,32
1249,30
24,99
1274,28
39
Phòng 604
nền có điều hoà
40,5
18,8
18,8
2,2
4,32
4,32
1231,58
24,63
1256,21
40
Phòng 605
nền có điều hoà
20,1
18,8
0
2,2
2,16
2,16
699,12
13,98
713,10
41
Phòng 606
nền có điều hoà
20,1
0
21
0
2,16
2,16
547,27
10,95
558,22
42
Phòng 607
51
5,5
40,5
18,8
42,43
2,2
2,16
2,16
1238,14
24,76
1262,90
43
Phòng 608
51
5,5
40,5
18,8
21,43
2,2
2,16
2,16
1069,02
21,38
1090,40
BẢNG 3.4. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TỔN THẤT NHIỆT CHO CÔNG TRÌNH (MÙA ĐÔNG)
3.4.1. Nhiệt toả do người, máy móc, đèn chiếu sáng và nhiệt do lọt không khí từ ngoài vào
TT
Tên phòng
Diện tích mặt bằng
Công suất thiết bị
Số người
Sè người qua cửa (người/h)
Lượng không khí lọt qua cửa (m3/h)
Nhiệt toả do người
Nhiệt toả do thiết bị
Nhiệt toả do đèn
Nhiệt do lọt không khí từ ngoài vào
(Q4)
Tầng I
1
Phòng 101
81
0
25
50
180
3125
0
972
-1550
2
Phòng 102
36
0,15
10
20
72
1250
150
432
-620
3
Phòng 103
41
0
11
22
79,2
1375
0
492
-682
4
Phòng 104
33
0
2
4
14,4
250
0
396
-124
Tầng II
5
Phòng 201
27
0
7
14
50,4
875
0
324
-434
6
Phòng 202
54
0,2
4
8
28,8
500
200
648
-248
7
Phòng 203
27
0
5
10
36
625
0
324
-310
8
Phòng 204
27
0
5
10
36
625
0
324
-310
9
Phòng 205
26
0
5
10
36
625
0
312
-310
10
Phòng 206
30
0,2
3
6
21,6
375
200
360
-186
11
Phòng 207
26
0,2
3
6
21,6
375
200
312
-186
12
Phòng 208
26
0,2
3
6
21,6
375
200
312
-186
13
Phòng 209
30
0,3
8
16
57,6
1000
300
360
-496
14
Hành lang
404
0
25
50
180
3125
0
1248
-1550
15
Phòng 210
54
0,2
8
16
57,6
1000
200
648
-496
16
Phòng 211
41
0,6
10
20
72
1250
600
492
-620
17
Phòng 212
20
0
4
8
28,8
500
0
240
-248
18
Phòng 213
20
0
4
8
28,8
500
0
240
-248
Tầng III
19
Phòng mổ 1
33
1
8
16
57,6
2000
1000
660
-496
20
Phòng mổ 2
33
1
8
16
57,6
2000
1000
660
-496
21
Phòng mổ 3
33
1
8
16
57,6
2000
1000
660
-496
22
Phòng mổ 4
33
1
8
16
57,6
2000
1000
660
-496
23
Hành lang mổ 1-2
34
0
5
10
36
625
0
408
-310
24
Hành lang mổ 3-4
34
0
5
10
36
625
0
408
-310
25
Sành phòng mổ
84
0
17
34
122,4
2125
0
1008
-1054
26
Hành lang mổ-hậu phẫu
54
0
8
16
57,6
1000
0
648
-496
27
Phòng nghỉ-chờ
36
0
12
24
86,4
1500
0
432
-744
28
Phòng Y tá-trực
18
0
4
8
28,8
500
0
216
-248
29
Sảnh hậu phẫu
59
0,5
25
50
180
3125
500
708
-1550
30
Phòng hậu phẫu 1
41
0,5
16
32
115,2
2000
500
492
-992
31
Phòng hậu phẫu 2
81
0,5
30
60
216
3750
500
972
-1860
32
Phòng cấp cứu
41
0,5
20
40
144
5000
500
820
-1240
Tầng V
33
Phòng 501
41
3,6
9
18
64,8
1125
3600
492
-558
34
Phòng 502
122
12
20
40
144
2500
12000
1464
-1240
35
Phòng 503
81
7,2
13
26
93,6
1625
7200
972
-806
Tầng VI
36
Phòng 601
40,5
3
6
21,6
375
0
486
-186
37
Phòng 602
40,5
3
6
21,6
375
0
486
-186
38
Phòng 603
40,5
3
6
21,6
375
0
486
-186
39
Phòng 604
40,5
3
6
21,6
375
0
486
-186
40
Phòng 605
20,1
3
6
21,6
375
0
241,2
-186
41
Phòng 606
20,1
3
6
21,6
375
0
241,2
-186
42
Phòng 607
40,5
3
6
21,6
375
0
486
-186
43
Phòng 608
40,5
6
12
43,2
750
0
486
-372
3.4.2. Bảng tính Nhiệt thẩm thấu Q5
TT
Tên phòng
Diện tích dải nền I
Diện tích dải nền II
Diện tích mái tầng VI
Diện tích tường tiếp xúc trực tiếp
Diện tích tường tiếp xúc gián tiếp
Diện tích kính tiếp xúc trực tiếp
Diện tích kính tiếp xúc gián tiếp
Diện tích cửa
Nhiệt thẩm thấu Q5
Bổ xung tổn thất nhiệt
Nhiệt tt
thực tế
Tầng I
Không bổ sung
1
Phòng 101
78
19
0
47,35
53,35
4,4
4,4
6,48
-2391,81
0
-2391,81
2
Phòng 102
36
0
0
18,8
63,85
2,2
2,2
6,48
-1786,07
0
-1786,07
3
Phòng 103
51
5,5
0
18,8
66,05
2,2
2,2
4,32
-1650,97
0
-1650,97
4
Phòng 104
33
0
0
40,5
40,5
2,2
2,2
2,16
-1553,46
0
-1553,46
Tầng II
Bổ sung 1%
5
Phòng 201
27
0
0
9,4
37,6
1,1
4,4
4,32
-1196,75
-11,97
-1208,72
6
Phòng 202
Nền có điều hoà
0
18,8
18,8
2,2
2,2
4,32
-1104,57
-11,05
-1115,62
7
Phòng 203
27
0
0
9,4
10,5
1,1
0
2,16
-512,40
-5,12
-517,52
8
Phòng 204
27
0
0
0
10,5
1,1
0
2,16
-357,11
-3,57
-360,68
9
Phòng 205
26
0
0
0
36,3
0
2,2
2,16
-685,52
-6,86
-692,38
10
Phòng 206
44
2
0
0
16,6
0
4,4
2,16
-562,93
-5,63
-568,56
11
Phòng 207
40,8
1,2
0
0
16
0
2,2
4,32
-611,31
-6,11
-617,43
12
Phòng 208
40,8
1,2
0
0
16
0
2,2
2,16
-450,77
-4,51
-455,28
13
Phòng 209
44
2
0
0
21
0
0
4,32
-563,92
-5,64
-569,56
14
Hành lang
104
0
0
138,2
6,1
8,8
4,4
6,48
-3646,86
-36,47
-3683,33
15
Phòng 210
59
11
0
49,43
21,4
2,2
6,6
4,32
-1851,07
-18,51
-1869,58
16
Phòng 211
nền có điều hoà
0
31,93
31,93
2,2
2,2
2,16
1312,78
-13,13
-1325,90
17
Phòng 212
nền có điều hoà
0
10,8
9,7
1,1
2,2
2,16
-631,49
-6,31
-637,80
18
Phòng 213
nền có điều hoà
0
8,6
9,7
3,3
2,2
2,16
-745,45
-7,45
-752,90
Tầng III
Bổ sung 1%
19
Phòng mổ 1
33
0
0
0
0
0
2,2
4,32
-426,29
-4,26
-430,55
20
Phòng mổ 2
33
0
0
0
0
0
2,2
4,32
-426,29
-4,26
-430,55
21
Phòng mổ 3
33
0
0
0
0
0
2,2
4,32
-426,29
-4,26
-430,55
22
Phòng mổ 4
33
0
0
0
0
0
2,2
4,32
-426,29
-4,26
-430,55
23
Hành lang mổ 1-2
24
0
0
100,35
0
9,9
0
12,96
-3297,38
-32,97
-3330,35
24
Hành lang mổ 3-4
34
0
0
100,35
0
9,9
0
12,96
-3297,38
-32,97
-3330,35
25
Sành phòng mổ
84
0
0
0
1,7
0
8,8
12,96
-1403,74
-14,04
-1417,78
26
Hành lang mổ-hậu phẫu
54
0
0
63
43,2
0
19,8
4,32
-2808,32
-28,08
-2836,40
27
Phòng nghỉ-chờ
36
0
0
0
28,13
0
16,5
4,32
-1435,47
-14,35
-1449,82
28
Phòng Y tá-trực
18
0
0
0
21
0
0
2,16
-403,38
-4,03
-407,42
29
Sảnh hậu phẫu
59
0
0
0
4,33
0
8,8
8,64
-1113,08
-11,13
-1124,21
30
Phòng hậu phẫu 1
26
19
0
31,93
8,3
2,2
2,2
4,32
-1200,06
-12,00
-1212,06
31
Phòng hậu phẫu 2
38
48
0
59,03
0
6,6
8,8
2,16
-2007,48
-20,07
-2027,55
32
Phòng cấp cứu
12
33
0
18,8
31,93
2,2
2,2
4,32
-1256,41
-12,56
-1268,97
Tầng V
Bổ sung 2%
33
Phòng 501
51
0
0
31,93
31,93
2,2
2,16
2,16
-1310,86
-26,22
-1337,08
34
Phòng 502
99
38,5
0
77,83
35,4
8,8
8,64
8,64
-3351,69
-67,03
-3418,72
35
Phòng 503
75
22
0
37,6
35,4
4,4
4,32
4,32
-1858,80
-37,18
-1895,98
Tầng VI
Bổ sung 2%
36
Phòng 601
nền có điều hoà
40,5
40,23
18,8
4,4
2,16
2,16
-2008,91
-40,18
-2049,09
37
Phòng 602
nền có điều hoà
40,5
18,8
21
2,2
2,16
2,16
-1530,03
-30,60
-1560,63
38
Phòng 603
nền có điều hoà
40,5
18,8
21
2,2
4,32
4,32
-1793,86
-35,88
-1829,74
39
Phòng 604
nền có điều hoà
40,5
18,8
18,8
2,2
4,32
4,32
-1768,42
-35,37
-1803,79
40
Phòng 605
nền có điều hoà
20,1
18,8
0
2,2
2,16
2,16
-1003,87
-20,08
-1023,94
41
Phòng 606
nền có điều hoà
20,1
0
21
0
2,16
2,16
-785,83
-15,72
-801,55
42
Phòng 607
51
5,5
40,5
18,8
42,43
2,2
2,16
2,16
-1777,84
-35,56
1813,40
43
Phòng 608
51
5,5
40,5
18,8
21,43
2,2
2,16
2,16
-1535,00
-30,70
1565,70
3.2.2. Tính toán lượng Èm thừa
Èm thừa trong không gian điều hoà gồm thành phần chính [5]
WT = W1+ W2+ W3+ W4+ W5 (kg/h)
Trong đó:
W1: Lượng Èm thừa do người toả ra (kg/h).
W2: Lượng Èm thừa do bay hơi từ bán thành phẩm (kg/h).
W3: Lượng Èm thừa do bay hơi đoạn nhiệt từ sàn Èm (kg/h).
W4: Lượng Èm thừa do bay hơi từ thiết bị (kg/h).
W5: Lượng Èm thừa do truyền qua kết cấu bao che. (kg/h).
a. Lượng Èm thừa do người tỏa ra
Lượng Èm thừa do người tỏa ra được xác định theo công thức [5]:
W1 = 10-3*n * gn (kg/h)
Trong đó:
n: Số người trong phòng điều hoà, người.
qn: Lượng Èm mỗi người toả ra trong một đơn vị thời gian, kg/h
b. Lượng Èm do không khí lọt mang vào
Lượng Èm do không khí lọt mang vào được xác định theo công thức [5]:
W5=L* (dN-dT) (kg/h)
Trong đó:
L: Lượng Èm do không khí lọt qua cửa trong một đơn vị thời gian (kg/h)
dN: Dung Èm của không khí ngoài trời (kg/kg)
dT: Dung Èm của không khí trong nhà (kg/kg)
Đối với các phòng có cửa mở ra các hành lang có điều hoà, lượng không khí lọt vào sẽ có độ chênh lệch dung Èm so với không khí trong nhà là không đáng kể. Vì vậy, ta có thể bỏ qua lượng Èm thừa do lọt không khí từ ngoài vào. Theo các công thức trên ta tính được lượng Èm thừa cho từng phòng theo mùa đông và mùa hè ở trong bảng 3.5.
BẢNG 3.5. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN LƯỢNG ẲM THỪA CHO CÔNG TRÌNH
3.5.1. Èm thừa do người và do không khí từ ngoài vào phòng (mùa hè)
TT
Tên phòng
Diện tích mặt bằng
Công suất thiết bị
Số người (người)
Số người qua cửa (người/h)
Lượng không khí lọt qua cửa (m3/h)
Èm toả do người (W1); kg/s
Èm do lọt không khí từ ngoài vào(Wt); kg/s
Tổng cộng lượng Èm
Tầng I
1
Phòng 101
81
0
25
50
180
0,00080
0,0004
0,00120
2
Phòng 102
36
0,15
10
20
72
0,00032
0,00016
0,00048
3
Phòng 103
41
0
11
22
79,2
0,00035
0,000176
0,00053
4
Phòng 104
33
0
2
4
14,4
0,00006
0,000032
0,00010
Tầng II
5
Phòng 201
27
0
7
14
50,4
0,00022
0,000112
0,00034
6
Phòng 202
54
0,2
4
8
28,8
0,00013
0,000064
0,00019
7
Phòng 203
27
0
5
10
36
0,00016
0,00008
0,00024
8
Phòng 204
27
0
5
10
36
0,00016
0,00008
0,00024
9
Phòng 205
26
0
5
10
36
0,00016
0,00008
0,00024
10
Phòng 206
30
0,2
3
6
21,6
0,00010
0,000048
0,00014
11
Phòng 207
26
0,2
3
6
21,6
0,00010
0,000048
0,00014
12
Phòng 208
26
0,2
3
6
21,6
0,00010
0,000048
0,00014
13
Phòng 209
30
0,3
8
16
57,6
0,00026
0,000128
0,00038
14
Hành lang
404
0
25
50
180
0,00080
0,0004
0,00120
15
Phòng 210
54
0,2
8
16
57,6
0,00026
0,000128
0,00038
16
Phòng 211
41
0,6
10
20
72
0,00032
0,00016
0,00048
17
Phòng 212
20
0
4
8
28,8
0,00013
0,000064
0,00019
18
Phòng 213
20
0
4
8
28,8
0,00013
0,000064
0,00019
Tầng III
19
Phòng mổ 1
33
1
8
16
57,6
0,00026
0,000128
0,00038
20
Phòng mổ 2
33
1
8
16
57,6
0,00026
0,000128
0,00038
21
Phòng mổ 3
33
1
8
16
57,6
0,00026
0,000128
0,00038
22
Phòng mổ 4
33
1
8
16
57,6
0,00026
0,000128
0,00038
23
Hành lang mổ 1-2
34
5
10
36
0,00016
0,00008
0,00024
24
Hành lang mổ 3-4
34
5
10
36
0,00016
0,00008
0,00024
25
Sành phòng mổ
84
17
34
122,4
0,00054
0,000272
0,00082
26
Hành lang mổ-hậu phẫu
54
8
16
57,6
0,00026
0,000128
0,00038
27
Phòng nghỉ-chờ
36
12
24
86,4
0,00038
0,000192
0,00058
28
Phòng Y tá-trực
18
4
8
28,8
0,00013
0,000064
0,00019
29
Sảnh hậu phẫu
59
0,5
25
50
180
0,00080
0,0004
0,00120
30
Phòng hậu phẫu 1
41
0,5
16
32
115,2
0,00051
0,000256
0,00077
31
Phòng hậu phẫu 2
81
0,5
30
60
216
0,00096
0,00048
0,00144
32
Phòng cấp cứu
41
0,5
20
40
144
0,00064
0,00032
0,00096
Tầng V
33
Phòng 501
41
9
18
64,8
0,00029
0,000144
0,00043
34
Phòng 502
122
20
40
144
0,00064
0,00032
0,00096
35
Phòng 503
81
13
26
93,6
0,00042
0,000208
0,00062
Tầng VI
36
Phòng 601
40,5
3,6
3
6
21,6
0,00010
0,000048
0,00014
37
Phòng 602
40,5
12
3
6
21,6
0,00010
0,000048
0,00014
38
Phòng 603
40,5
7,2
3
6
21,6
0,00010
0,000048
0,00014
39
Phòng 604
40,5
3
6
21,6
0,00010
0,000048
0,00014
40
Phòng 605
20,1
3
6
21,6
0,00010
0,000048
0,00014
41
Phòng 606
20,1
3
6
21,6
0,00010
0,000048
0,00014
42
Phòng 607
40,5
3
6
21,6
0,00010
0,000048
0,00014
43
Phòng 608
40,5
6
12
43,2
0,00019
0,000096
0,00029
3.5.2. Èm thừa do người và do không khí từ ngoài vào phòng (mùa đông)
TT
Tên phòng
Diện tích mặt bằng
Công suất thiết bị
Số người (người)
Số người qua cửa (người/h)
Lượng không khí lọt qua cửa (m3/h)
Èm toả do người (W1); kg/s
Èm do lọt không khí từ ngoài vào(Wt); kg/s
Tổng cộng lượng Èm
Tầng I
1
Phòng 101
81
0
25
50
180
0,00080
-0,000355
0,00045
2
Phòng 102
36
0,15
10
20
72
0,00032
-0,000142
0,00018
3
Phòng 103
41
0
11
22
79,2
0,00035
-0,0001562
0,00020
4
Phòng 104
33
0
2
4
14,4
0,00006
-0,0000284
0,00004
Tầng II
5
Phòng 201
27
0
7
14
50,4
0,00022
-0,0000994
0,00012
6
Phòng 202
54
0,2
4
8
28,8
0,00013
-0,0000568
0,00007
7
Phòng 203
27
0
5
10
36
0,00016
-0,000071
0,00009
8
Phòng 204
27
0
5
10
36
0,00016
-0,000071
0,00009
9
Phòng 205
26
0
5
10
36
0,00016
-0,000071
0,00009
10
Phòng 206
30
0,2
3
6
21,6
0,00010
-0,0000426
0,00005
11
Phòng 207
26
0,2
3
6
21,6
0,00010
-0,0000426
0,00005
12
Phòng 208
26
0,2
3
6
21,6
0,00010
-0,0000426
0,00005
13
Phòng 209
30
0,3
8
16
57,6
0,00026
-0,0001136
0,00014
14
Hành lang
404
0
25
50
180
0,00080
-0,000355
0,00045
15
Phòng 210
54
0,2
8
16
57,6
0,00026
-0,0001136
0,00014
16
Phòng 211
41
0,6
10
20
72
0,00032
-0,000142
0,00018
17
Phòng 212
20
0
4
8
28,8
0,00013
-0,0000568
0,00007
18
Phòng 213
20
0
4
8
28,8
0,00013
-0,0000568
0,00007
Tầng III
19
Phòng mổ 1
33
1
8
16
57,6
0,00026
-0,0001136
0,00014
20
Phòng mổ 2
33
1
8
16
57,6
0,00026
-0,0001136
0,00014
21
Phòng mổ 3
33
1
8
16
57,6
0,00026
-0,0001136
0,00014
22
Phòng mổ 4
33
1
8
16
57,6
0,00026
-0,0001136
0,00014
23
Hành lang mổ 1-2
34
5
10
36
0,00016
-0,000071
0,00009
24
Hành lang mổ 3-4
34
5
10
36
0,00016
-0,000071
0,00009
25
Sành phòng mổ
84
17
34
122,4
0,00054
-0,0002414
0,00030
26
Hành lang mổ-hậu phẫu
54
8
16
57,6
0,00026
-0,0001136
0,00014
27
Phòng nghỉ-chờ
36
12
24
86,4
0,00038
-0,0001704
0,00021
28
Phòng Y tá-trực
18
4
8
28,8
0,00013
-0,0000568
0,00007
29
Sảnh hậu phẫu
59
0,5
25
50
180
0,00080
-0,000355
0,00045
30
Phòng hậu phẫu 1
41
0,5
16
32
115,2
0,00051
-0,0002272
0,00028
31
Phòng hậu phẫu 2
81
0,5
30
60
216
0,00096
-0,000426
0,00053
32
Phòng cấp cứu
41
0,5
20
40
144
0,00064
-0,000284
0,00036
Tầng V
33
Phòng 501
41
9
18
64,8
0,00029
-0,0001278
0,00016
34
Phòng 502
122
20
40
144
0,00064
-0,000284
0,00036
35
Phòng 503
81
13
26
93,6
0,00042
-0,0001846
0,00023
Tầng VI
36
Phòng 601
40,5
3,6
3
6
21,6
0,00010
-0,0000426
0,00005
37
Phòng 602
40,5
12
3
6
21,6
0,00010
-0,0000426
0,00005
38
Phòng 603
40,5
7,2
3
6
21,6
0,00010
-0,0000426
0,00005
39
Phòng 604
40,5
3
6
21,6
0,00010
-0,0000426
0,00005
40
Phòng 605
20,1
3
6
21,6
0,00010
-0,0000426
0,00005
41
Phòng 606
20,1
3
6
21,6
0,00010
-0,0000426
0,00005
42
Phòng 607
40,5
3
6
21,6
0,00010
-0,0000426
0,00005
43
Phòng 608
40,5
6
12
43,2
0,00019
-0,0000852
0,00011
3.3. KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN ĐỌNG SƯƠNG
Hiện tượng đọng sương xảy ra khi nhiệt độ trên bề mặt vách phía nóng nhỏ hơn nhiệt độ điểm sương của không khí. Hiện tượng này gây tổn thất nhiệt lớn, tải lạnh yêu cầu tăng và còn làm mất mỹ quan do Èm ướt, nấm mốc gây ra, ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.
Mïa ®«ng
d
d
t
T
t
w
a
T
t
N
a
N
t
w
t
w
a
T
t
T
a
N
t
w
t
N
Mïa hÌ
Để tránh hiện tượng này cần xác định kết cấu bao che có đảm bảo để không xảy ra hiện tượng đọng sương hay không, ta phải kiểm tra điều kiện đọng sương:
Để thiết lập hệ thức kiểm tra điều kiện đọng sương, xét phương trình mật độ dòng nhiệt [5]
q = k ( tT –tN ) =
Trong đó:
q: mật độ dòng nhiệt qua vách, W/m2
k: hệ số truyền nhiệt
tT: nhiệt trong phòng, 0K
tN: nhiệt ngoài không khí, 0K
: nhiệt vách phía ngoài, 0K
: nhiệt vách phía trong nhà,0K
aN: hệ số toả nhiệt từ bề mặt bao che đến không khí ngoài trười
aT : hệ số toả nhiệt từ bề mặt bao che đến không khí trong nhà
Từ đó có công thức [5]:
(W/m2K)
(W/m2K)
Ta thấy khi nhiệt độ vách giảm thì hệ số truyền nhiệt (k) tăng, khi nhiệt độ vách giảm đến nhiệt độ điểm sương thì hệ số truyền nhiệt đạt trị số cực đại k = kmax và xảy ra hiện tượng đọng sương. Để không xảy ra hiện tượng đọng sương, vách cần có kvách < kmax.
kvách < min ()
Trị sè kmax được xác định [5]
- Mùa hè:
(W/m2.K)
- Mùa đông:
(W/m2.K)
Trong đó:
: nhiệt độ điểm sương tương ứng trạng thái không khí trong nhà, 0C
: nhiệt độ điểm sương tương ứng trạng thái không khí ngoài trời. 0C
Với tính toán trên nhận thấy toàn bộ các bề mặt vách của công trình đều thỏa mãn điều kiện k<kmax. Vậy không có hiện tượng đọng sương xảy ra.
3.4. TÍNH HỆ SỐ GÓC TIA CỦA QUÁ TRÌNH
Sau khi xác định nhiệt thừa, Èm thừa trong không gian cần điều hoà. Ta cần xác định hệ số góc tia của quá trình là đại lượng đặc trưng cho tia quá trình biến đổi trạng thái không khí thổi vào.
Ta có công thức tính hệ số góc tia của quá trình [4]
(J/kg)
Trong đó:
QT : Tổng lượng nhiệt thừa trong không gian điều hoà, W.
WT : Tổng lượng Èm thừa trong không gian điều hoà, kg/s.
Tổng hợp kết quả tính toán nhiệt Èm và hệ số góc tia của quá trình điều hoà không khí đối với “Trung tâm kỹ thuật Y tế cao cấp” được đưa ra trong bảng 3.6.
BẢNG 3.6. TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN NHIỆT - ÈM – HỆ SỐ GÓC TIA QUÁ TRÌNH
TT
Tên phòng (1)
Tổng lượng nhiệt thừa
Tổnglượng Èm thừa
Hệ số góc tia quá trình
Mùa hè
Mùa đông
Mùa hè
Mùa đông
Mùa hè
Mùa đông
QtH(W)
QtĐ(W)
WtH(kg/s)
WtĐ(kg/s)
e(kcal/kg)
e(kcal/kg)
Tầng I
1
Phòng 101
7409,52
411,45
0,0012
0,000445
1477,177
221,20
2
Phòng 102
2454,50
-512,82
0,00048
0,000178
1223,335
-689,24
3
Phòng 103
2673,26
-337,84
0,000528
0,0001958
1211,242
-412,78
4
Phòng 104
1002,26
-903,33
0,000096
0,0000356
2497,657
-6070,42
Tầng II
5
Phòng 201
1610,26
-413,09
0,000336
0,0001246
1146,517
-793,13
6
Phòng 202
1670,50
45,63
0,000192
0,0000712
2081,464
153,33
7
Phòng 203
1260,26
152,11
0,00024
0,000089
1256,24
408,86
8
Phòng 204
1260,26
308,95
0,00024
0,000089
1256,24
830,46
9
Phòng 205
1187,00
-65,38
0,00024
0,000089
1183,214
-175,74
10
Phòng 206
1085,00
180,44
0,000144
0,0000534
1802,565
808,40
11
Phòng 207
1037,00
83,57
0,000144
0,0000534
1722,82
374,41
12
Phòng 208
1037,00
245,72
0,000144
0,0000534
1722,82
1100,82
13
Phòng 209
2060,00
594,44
0,000384
0,0001424
1283,393
998,67
14
Hành lang
6580,46
-381,60
0,0012
0,000445
1311,894
-205,15
15
Phòng 210
2436,68
-423,24
0,000384
0,0001424
1518,067
-711,05
16
Phòng 211
2964,50
457,35
0,00048
0,000178
1477,522
614,68
17
Phòng 212
1001,26
-115,17
0,000192
0,0000712
1247,583
-386,99
18
Phòng 213
1257,52
-102,14
0,000192
0,0000712
1566,886
-343,21
Tầng III
19
Phòng mổ 1
4060,00
2733,45
0,000384
0,0001424
2529,406
4592,24
20
Phòng mổ 2
4060,00
2733,45
0,000384
0,0001424
2529,406
4592,24
21
Phòng mổ 3
4060,00
2733,45
0,000384
0,0001424
2529,406
4592,24
22
Phòng mổ 4
4060,00
2733,45
0,000384
0,0001424
2529,406
4592,24
23
Hành lang mổ 1-2
2135,00
-2181,35
0,00024
0,000089
2128,19
-5863,54
24
Hành lang mổ 3-4
2234,20
-2131,75
0,00024
0,000089
2227,073
-5730,21
25
Sành phòng mổ
3983,00
661,22
0,000816
0,0003026
1167,734
522,76
26
Hành lang mổ-hậu phẫu
2048,00
-1684,40
0,000384
0,0001424
1275,917
-2829,82
27
Phòng nghỉ-chờ
2532,00
-261,82
0,000576
0,0002136
1051,635
-293,24
28
Phòng Y tá-trực
916,00
60,58
0,000192
0,0000712
1141,348
203,56
29
Sảnh hậu phẫu
5583,00
1658,79
0,0012
0,000445
1113,038
891,78
30
Phòng hậu phẫu 1
3914,52
849,20
0,000768
0,0002848
1219,385
713,34
31
Phòng hậu phẫu 2
7357,00
1651,95
0,00144
0,000534
1222,255
740,08
32
Phòng cấp cứu
7576,26
3939,16
0,00096
0,000356
1888,023
2647,14
Tầng V
33
Phòng 501
5789,52
3383,18
0,000432
0,0001602
3206,14
5052,27
34
Phòng 502
17855,28
11750,92
0,00096
0,000356
4449,581
7896,70
35
Phòng 503
10959,52
7351,28
0,000624
0,0002314
4201,754
7600,17
Tầng VI
36
Phòng 601
2915,80
-421,69
0,000144
0,0000534
4844,165
-1889,20
37
Phòng 602
2793,26
5,50
0,000144
0,0000534
4640,583
24,66
38
Phòng 603
2793,26
-263,61
0,000144
0,0000534
4640,583
-1180,99
39
Phòng 604
2793,26
-237,66
0,000144
0,0000534
4640,583
-1064,73
40
Phòng 605
1779,80
-86,94
0,000144
0,0000534
2956,871
-389,51
41
Phòng 606
1523,60
7,35
0,000144
0,0000534
2531,233
32,94
42
Phòng 607
2793,26
-247,27
0,000144
0,0000534
4640,583
-1107,78
43
Phòng 608
3318,26
189,43
0,000288
0,0001068
2756,396
424,33
Chương 4
THIẾT LẬP SƠ ĐỒ ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ VÀ LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG
4.1. thiết Lập sơ đồ điều hoà không khí – Tính toán năng suất lạnh, năng suất sưởi cần thiết
Lập sơ đồ điều hoà không khí là xác lập quá trình xử lý không khí trên đồ thị I-d sau khi tính toán được nhiệt thừa, Èm thừa, hệ số góc tia quá trình tự thay đổi trạng thái không khí trong phòng để đảm bảo các thông số nhiệt Èm trong và ngoài nhà đã chọn, từ đó tiến hành tính toán năng suất cần thiết của các thiết bị xử lý không khí, tạo cơ sở cho việc lựa chọn và bố trí thiết bị.
Việc thành lập sơ đồ điều hoà không khí ở đây chỉ tiến hành cho mùa đông và mùa hè, các thời gian khác trong năm có nhu cầu sử dụng thấp hơn nên thiết bị được chọn hoạt động thích hợp với mùa đông và mùa hè thì cũng đảm bảo các điều kiện tiện nghi cho các thời gian chuyển tiếp còn lại.
Trong từng điều kiện cụ thể có thể chọn một trong các sơ đồ: thẳng, tuần hoàn không khí 1 cấp, tuần hoàn không khí 2 cấp, có phun Èm bổ xung.
Sơ đồ thẳng được sử dụng khi trong không gian điều hoà có nguồn phát sinh các chất độc, các chất có mùi khó ngửi hoặc khi hiệu quả của việc lắp đặt đường ống gió hôi không bù lại được chi phí đầu tư lắp đặt chúng.
Sơ đồ có tuần hoàn không khí 1 cấp là sơ đồ thường được ứng dụng rộng rãi hơn cả do nó tiết kiệm được một năng lượng rất lớn so với sơ đồ thẳng và chi phí đầu tư ban đầu đôi khi không lớn hơn. So với sơ đồ có tuần hoàn không khí hai cấp sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp tiêu tốn năng lượng nhiều hơn song lại đơn giản hơn trong việc lắp đặt vận hành và có chi phí đầu tư ban đầu nhỏ hơn. Chính vì vậy, trong thực tế, người ta thường sử dụng sơ đồ có tuần hoàn không khí một cấp. Sơ đồ tuần hoàn không khí 2 cấp thường chỉ được sử dụng trong các xưởng sản xuất lớn như nhà máy dệt, nhà máy sản xuất dược phẩm.
Trong thực tế, khi sử dụng sơ đồ tuần hoà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30549.doc