Đề tài Tình hinh về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Tài liệu Đề tài Tình hinh về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Mục lục I/ Lời mở đầu 1 II/ Phần nội dung 3 Quan niệm về đầu tư nước ngoài và vai trò của nó đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 3 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nước từ năm 1988 đến nay 9 3. Kết quả đạt được 13 4. Những vấn đề đặt ra và những thách thức trở ngại đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 16 5. Giải pháp đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivốn 22 III/Kết luận 29 Lời mở đầu Việt Nam chúng ta hiện nay là một nước đang phát triển, nền kinh tế mới được chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường nên vẫn còn gặp nhiều kho khăn, mặt khác nền kinh tế nước ta vẫn còn rất nghèo nàn và lạc hậu. Do đó mà nhà nước ta đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế đất nước là thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhanh chóng đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Như chúng ta đã biết, tăng trưởng kinh tế là một nhân tố quan trọng quyết đị...

doc33 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hinh về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục I/ Lời mở đầu 1 II/ Phần nội dung 3 Quan niệm về đầu tư nước ngoài và vai trò của nó đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 3 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nước từ năm 1988 đến nay 9 3. Kết quả đạt được 13 4. Những vấn đề đặt ra và những thách thức trở ngại đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 16 5. Giải pháp đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivốn 22 III/Kết luận 29 Lời mở đầu Việt Nam chúng ta hiện nay là một nước đang phát triển, nền kinh tế mới được chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường nên vẫn còn gặp nhiều kho khăn, mặt khác nền kinh tế nước ta vẫn còn rất nghèo nàn và lạc hậu. Do đó mà nhà nước ta đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế đất nước là thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhanh chóng đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Như chúng ta đã biết, tăng trưởng kinh tế là một nhân tố quan trọng quyết định tới sự phát triển hay tụt hậu của một nền kinh tế ,từ đó nó quyết định mức sống của người dân một nước. Một đất nước có tốc độ tăng trưởng cao (GDP cao ) tức là năng suất lao động của người dân nước đó cao ,do đó mà mức sống của họ cũng cao hơn .Hàng hoá và dich vụ được cung cấp không những đáp ứng được đủ nhu cầu trong nươc mà còn đem xuất khẩu và ngược lại . Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng của một quốc gia như vốn, tài nguyên thiên nhiên, trình độ lao động, tri thức công nghệ, trong đó vốn đóng một vai trò hết sức quan trọngđặc biệt là đói với những nước đang phát triển như nước ta hiện nay. Vốn có thể được huy động từ những nguồn vốn trong nước nhưng cũng có thể huy động vốn cho nền kinh tế bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài. Trong tình hình đó thì Việt Nam ta hiện nay chỉ là một nước có tốc độ tăng trưởng và phát triển ở mức trung bình. Mặc dù có rất nhiều điều kiện thuận lợi như: tài nguyên thiên nhiên phong phú, lưc lượng nhân công dồi dào... Ngoài ra nước ta còn là một nước có tình hình chính trị và trật tự an ninh ổn định nhất trong khu vực , kinh tế tương đối phát triển. Chính phủ ta đang thực hiện nâng cấp, xây mới và phát triển các cơ sở hạ tầng. Đây chính là môi trường thuận lợi để thu hút được nhiều các dự án đầu tư . Nhưng bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế, đó là :nguồn vốn vẫn còn hạn hẹp, công tác đào tạo cán bộ vẫn chưa thực sự chất nên trình độ nhân lực không cao, về mặt kĩ thuật thì còn rất lạc hậu, tri thức công nghệ còn thấp nên chưa áp dụng được khoa học công nghệ vào sản xuất, do đó mà năng suất lao động còn thấp vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, vẫn còn phải nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu . Mà đầu tư nước ngoài lại là giải pháp tốt nhất để nước ta có thể giải quyết được những mặt hạn chế còn tồn đọng trong nền kinh tế hiện nay. Do đó nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Bởi đầu tư nước ngoài sẽ cung cấp cho ta một nguồn vốn lớn, điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, nó sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP, giúp ta tranh thủ về vốn và qua đó học hỏi được những kinh nghiệm quản lý kinh tế của các nước bạn. Từ đó cho thấy đầu tư nước ngoài là con đường ngắn nhất để nước ta khắc phục được những mặt hạn chế của nền kinh tế. Thu hút đầu tư nước ngoài là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là một đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà phân tích kinh tế, còn đối với bản thân em là một sinh viên kinh tế cũng mong muốn được đóng góp một chút hiểu biết của mình về vấn đề này. Vì vậy mà em đã chọn đề tài “đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” với hi vọng sẽ hiểu rõ hơn về nền kinh tế nước nhà. Với hiểu biết còn hạn chế nên bài viết còn nhiều sai sót , em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô cũng như các bạn trong lớp.Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết này! Phần nội dung Đầu tư có hai loại : đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Nhưng ở đây chúng ta chỉ đi sâu nghiên cứu lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Vậy đầu tư trực tiếp là gì ? 1/ Quan niệm về đầu tư trực tiếp và vai trò của nó đối với công nghiệp hoá ,hiện đại hoá ở Việt Nam. Theo các nhà hoạch định kinh tế thì các khoản đầu tư thuộc quyền sở hữu và được điều hành bởi một thực thể nước ngoài gọi là đầu tư nước ngoài trực tiếp .Vậy vai trò của nó là gì ? 1.1/ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển và là một trong những điều kiện tiên quyết để Việt Nam thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước. Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cho đến nay, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại Việt Nam tăng , xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư nước ngoài cũng tăng . Đối với một nền kinh tế có quy mô như nước ta thì đây là lượng vốn đầu tư không nhỏ , nó có vai trò như “chất xúc tác - điều kiện “ để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn hẳn số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cùng thời kì,vốn ngân sách nhà nước dành cho xây dựng cơ bản chỉ bằng 82,4% vốn từ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài dành cho lĩnh vực này. Vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển một nền kinh tế bền vững, cân đối theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hoạt động đầu tư nước ngoài đã đóng góp một phần quan trọng vào tổng GDP ,tạo nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước. Tuy phần lớn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang trong thời kì hưởng ưu đãi về thuế nhưng nguồn thu ngân sách từ khu vực này liên tục gia tăng (1996:263 triệu USD ,1997:340 triệu 1998:370 triệu ) chiếm khoảng 6-7% tổng thu thuế và phí của ngân sách nhà nước (nếu tính cả nguồn thu từ dầu khí thì tỉ lệ này đạt 20%). Về định tính, sự hoạt động của đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền làm thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước và một chuyên gia kinh tế đã tính toán được rằng cứ một đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động sẽ làm cho bốn đồng vốn trong nước hoạt động theo. 1.2/ Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới, làm cho nền kinh tế nước ta từng bước chuyển biến theo nền kinh tế thị trường hiện đại, góp phần chuyển dịnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước. Còn tỉ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm trong nước cũng có xu hướng tăng lên tương đối ổn định (1997= 9,07%; 1998=10,12%; 1999=10,3%). Đối với ngành công nghiệp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàikhông những chiếm tỉ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỉ trọng giá trị sản xuất của khu vực này tăng từ 26,73% (năm 1996) lên 34,73% (năm 1999). Trong ngành công nghiệp khai thác, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có vị trí hàng đầu với tỉ trọng 79% giá trị sản xuất của toàn ngành. Đặc biệt giá trị của ngành sản xuất dầu thô và khí tự nhiên chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra. Còn trong công nghiệp chế biến, tỉ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 22%và có xu hướng ngày càng tăng từ : 20,1%(năm 1996) lên 25,3%(năm 1998). Các công nghệ đang sử dụng trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, hoá chất... đều thuộc loại công nghệ hiện đại và các công nghệ này thực sự đã góp phần tạo nên bước ngoặt tích cực trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta. Đa số công nghệ sử dụng trong các ngành công nghiệp điện tử, hoá chất, ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng đều là những dây chuyền tự động hoá tương đối hiện đại. Một số sản phẩm điện tử ,vi mạch, người máy công nghiệp được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến. Các khách sạn, văn phòng cho thuê đều được trang bị các thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đối với ngành nông nghiệp : đầu tư nước ngoài góp phần làm nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản hàng hoá. Vốn đầu tư nước ngoài còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu như trứoc đây đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biên gỗ, lâm sản... thì những năm gần đây nhiều dự án đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống, trồng trọt, sản xuất thức ăn chăn nuôi, mía đường, trồng rừng, sản xuất nguyên liệu giấy, chăn nuôi... Một vấn đề nữa rất quan trọng là nếu như trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết kinh doanh thụ động theo sự chỉ định kế hoạch của cấp trên, không cần đầu tư, cải tiến, không cần tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, sản phẩm sản xuất ra không bị cạnh tranh... thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành nhân tố tác động mạnh làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tích cực và ngày càng thích nghi với nền kinh tế thị trường. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đương nhiên đặt các doanh nghiệp Việt Nam trong hoàn cảnh bắt buộc tham gia vào cuộc cạnh tranh về mọi mặt để xác định khả năng tồn tại hay phá sản. Để có thể tồn tại được, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn con đường là phải thay đổi một cách căn bản về công nghệ, phương thức sản xuất kinh doanh, trình độ của người lao động...Theo phản ứng dây chuyền như trên, một mặt tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và bắt nhịp được vào quỹ đạo của sự phát triển. Đầu tư nước ngoài thực sự đã trở thành lực lượng có điều kiện để giải những bài toán khó mà các nhà đầu tư trong nước thường gặp và khó giải quyết. Khi đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động, phát huy hiệu quả những sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, cùng các yếu tố hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, mà còn cho du nhập vào Việt Nam những phương thức kinh doanh mới trong việc tiếp thị mua bán hàng hoá, dịch vụ, du lịch, tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường cũng như hình thành nên một số loại thị trường mới như thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường dịch vụ, thị trường nguyên vật liệu... 1.3/ Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao, đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam. Con số người lao động Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Số lao động làm việc trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài bằng khoảng 39% tổng lao động bình quân hàng năm trong khu vực nhà nước. Thu nhập của những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối cao khoảng 200USD/tháng. Đây là yếu tố hấp dẫn đối với lao động Việt Nam do đó đã tạo ra sự cạnh tranh nhất định trên thị trường lao động. Tuy nhiên, lao động làm việc trong các doanh nghiệp này đòi hỏi cường độ lao động cao, kỉ luật lao động nghiêm khắc... đúng với yêu cầu lao động trong nền sản xuất hiện đại, trong một số lĩnh vực còn yêu cầu cao về trình độ, tay nghề, học vấn, ngoại ngữ...Sự hấp dẫn về thu nhập cùng với đòi hỏi cao về trình độ là những yếu tố tạo nên cơ chế buộc người lao động Việt Nam có ý thức tự tu dưỡng rèn luyện tự nâng cao trình độ và tay nghề để có thể đủ điều kiện tuyển chịn vào làm việc tại các doanh nghiệp loại này. Theo các đánh giá của chuyên gia số công nhân làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được bồi dưỡng trưởng thành và tạo nên một đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng được yêu cầu lao động đối với nền sản xuất tiên tiến. Về đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh: trước khi bước vào cơ chế thị trường, chúng ta chưa có nhiều nhà doanh nghiệp giỏi có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh. Khi các dự án đầu tư nước ngoài hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi, đồng thời áp dụng những chế độ quản lý, tổ chức, kinh doanh hiện đại nhằm thực hiện dự án có hiệu quả. Đây chính là điều kiện tốt một mặt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận học tập và nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý, mặt khác để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lýcũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án. Như vậy dù không muốn thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam. 1.4/Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, nó là một trong những phương thức đưa hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thực hiệ dự án đầu tư đã trở thành “cầu nối”, là điều kiệ tốt nhất để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như những trung tâm kinh tế kĩ thuật, công nghệ mạnh của thế giới. Một vấn đề nữa không kém phần quan trọng là hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị phần ở nước ngoài. Đối với những hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vô hình chung đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam, nhờ có những lợi thế trong hoạt động thị trường thế giới nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và cao hơn hẳn kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Về chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nếu không kể dầu thô, ưu điểm hơn hẳn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước là ở chỗ chúng chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến và chế tạo, trong đó có nhiều sản phẩm thuộc công nghệ cao như bảng mạch in điện tử, máy thu hình, video, người máy... Tóm lại, hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa qua đã góp phần làm chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng của một nền kinh tế CNH. Đối với Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò như lực khởi động, như một trong những điều kiện đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần làm vực đạy một số doanh nghiệp Việt Nam đang trong điều kiện khó khăn, sản xuất đình đốn , có nguy cơ phá sản. Không những thế nó còn góp phần hình thành nhiều ngành nghề sản xuất mới, cũng như nhiều sản phẩm mới. Vì khả năng thu hồi vốn và có lãi phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả sản xuất kinh doanh nên các nhà đầu tư nước ngoài thường tính toán cân nhắc kĩ lưỡng khi đưa vào Việt Nam những thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại hoặc ở mức thấp nhất cũng còn có khả năng phát huy được hiệu quả nhất định. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những kênh đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập thế giới tương đối có hiệu quả. Là khu vực hấp dẫn tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam. Là môi trường lý tưởng dể chúng ta học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường hiện đại. Là điều kiện tốt nhất để Việt Nam mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. 2/ Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1988 đến nay: a/ Giai đoạn 1988-1996: Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987 tới tháng 8 năm 2001, Việt Nam đã cấp giấy phép cho 3625 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư đạt khoảng 46,5 tỷ USD ( kể cả tăng vốn cho các dự án đã cấp giấy phép đầu tư ). Trong đó đã có 33 dự án hết hạn với tổng số vốn đầu tư 0,3 tỷ USD và 705 dự án giải thể với tổng số vốn khoảng 9 tỷ USD. Như vậy hiện còn 2892 dự án có hiệu lực với số vốn đầu tư đạt 37,2 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hơn một thập kỷ qua có thể được nhìn nhận qua hai giai đoạn với hai xu hướng phát triển khác biệt nhau. Giai đoạn trước năm 1996, đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục gia tăng cả về dự và số vốn đầu tư, đạt mức kỷ lục là 8,6 tỷ USD về tổng số vốn đăng ký vào năm 1996. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 50%/năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng đáng kể từ mức 37 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 371,8 triệu USD năm 1988 lên 326 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 8640 triệu USD năm 1996. Ta có bảng dự liệu sau về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép trong giai đoạn 1988-1996: Đơn vị tính: triệu USD Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Vốn pháp định ( triệu USD) 1988 37 371,8 288,4 1989 68 582,5 311,5 1990 108 839 407,5 1991 151 1322,3 663,6 1992 197 2165 1418 1993 269 2900 1468 1994 343 3765,6 1729 1995 370 6530,8 2986,6 1996 326 8640,3 2940,8 Ngồn: niên giám thống kê, tổng cục thống kê. b/ Giai đoạn từ năm 1996 đến nay: Kể từ năm 1997 đến nay đặc biệt từ khi cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm mạnh do Việt Nam còn phải đương đầu với nhiều vấn đề khó khăn và thực tế số dự án và vốn đầu tư giải thể trong giai đoạn 1996-2000 tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Từ năm 1997 đến năm 2000 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm trung bình khoảng 24%/năm. Đầu tư nước ngoài trực tiếp đã giảm đáng kể từ mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,6 tỷ USD năm 1996 xuống còn 1,6 tỷ USD năm 2002 . Ngoài ra trong giai đoạn này còn có một xu hướng khác rất đáng lo ngại đó là số dự án và vốn đầu tư giải thể tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Tổng số vốn đầu tư giải thể trong giai đoạn 1997-2000 khoảng 5,26 tỷ USD so với 2,69 tỷ USD của 8 năm trước đó cộng lại. Ta có bảng dữ liệu về nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm 1997-2002: Đơn vị: triệu USD Năm Tổng vốn đăng kí Vốn pháp định Số dự án 1997 4649,1 2334,4 345 1998 3897 1805,6 275 1999 1568 693,3 311 2000 2012,4 1525,6 371 2001 2535,5 1062,5 523 2002 1557,7 721,4 754 Tổng 12807,7 8142,8 2579 Ngồn: niên giám thống kê, tổng cục thống kê. Phần lớn số vốn đầu tư nước ngoài đến từ châu á. Trong đó đầu tư nước ngoài của Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Malaixia, và Thái Lan chiếm khoảng 60% về vốn đăng ký và 63% về vốn thực hiện. Phần còn lại là vốn đầu tư từ các nước châu Âu(khoảng 20%), châu Mĩ (khoảng 13%), và châu Đại Dương (khoảng 3%). Các nước công nghiệp như Mỹ, Tây Âu, và Nhật Bản thường đầu tư vào các ngành như dầu khí, ôtô, bưu chính viễn thông. Ngược lại, các nhà đầu tư ở các nước công nghiệp mới ở đông á và ASEAN thường tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm và xây dựng khách sạn. Ta có bảng số liệu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép trong năm 2003 phân theo đối tác đầu tư : Đơn vị tính: triệu USD Nền kinh tế Số dự án Vốn đăng kí Vốn pháp định Singapore 307 6245,5 2158,5 Nhật Bản 425 3785,4 1989,1 Hồng Kông 432 3987,2 1771,7 Hàn Quốc 690 3858,6 1840,9 Pháp 191 2594,1 1354,8 Quần đảo Virgin-Anh 195 2177,5 984,3 Hà Lan 56 1200,1 682,1 Liên bang Nga 79 1635,6 1101,6 Hoa Kỳ 199 1644,7 719,2 Malaixia 149 1360 642,1 Thái Lan 171 2119,9 561,6 Australia 126 1310,2 606,9 Đài Loan 952 5617,2 2457,6 Tổng 3261 3748,2 16770,4 Nguồn: bộ kế hoạch và đầu tư. Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành như công nghiệp, xây dựng, khách sạn du lịch, văn phòng nhà cho thuê, phát triển cơ sở hạ tầng. Tính đên hết năm 2002, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 20 tỷ USD, trong đó ngành công nghiệp đạt gần 10,5 tỷ USD (chiếm khoảng 50% tổng vốn thực hiện), ngành xây dựng đạt 1,78 tỉ UDS ( chiếm khoảng 8,9% ), công nghiệp dầu khí đạt gần 3,5 tỉ USD ( chiếm khoảng 17,5%), ngành khách sạn và du lịch đạt 2,44 tỉ USD (chiếm khoảng 12,2%). Các ngành có tỉ lệ vốn thực hiện trên 50% như tài chính ngân hàng, giao thông và bưu điện, dầu khí và các dịch vụ khác. Các ngành khác có tỉ lệ vốn thực hiện đạt từ 30-40%. Ta có bảng dữ liệu về đầu tư nước ngoài phân theo ngành tính đến tháng 12/2002: (đơn vị : triệu USD) Ngành Số dự án Vốn đăng ký Vốn pháp định Thuỷ sản 114 380,4 199,2 Công nghiệp 2689 19422,4 10014,2 Dầu khí 56 4200,4 3478,3 Xây dựng 330 4709,8 1781,2 Khách sạn, du lịch 228 5013,5 2155,9 GTVT&Bưu điện 158 3676,8 2441,0 Tài chính &Ngân hàng 35 248,1 220,9 Văn hoá, y tế, giáo dục 140 607,6 246,5 Dịch vụ khác 390 7702,1 2619,8 Nông lâm 354 1433,3 678,9 Tổng 4447 43194 20357,6 Nguồn: niên giám thống kê năm 2002, tổng cục thống kê. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đã thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến. Trong giai đoạn đầu mở cửa, phần lớn số vốn đầu tư đổ vào ngành dầu khí, giao thông vận tải-bưu điện, khách sạn-du lịch, dịch vụ tư vấn giải trí và quảng cáo. Các dự án đầu tư trong giai đoạn này thường có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, vốn đầu tư nước ngoài đã dần chuyển sang các hoạt động thuộc ngành công nghiệp chê tạo, kể cả những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, và những ngành sử dụng nhiều vốn như lắp ráp ôtô, phân bón, hoá chất, hoá dầu. Mặc dù các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã xuất hiện ở 60 tỉnh thành phổ trên cả nước, xong mức độ phân bổ dự án không đồng đều, phần lớn vốn đầu tư nước ngoài tập trung ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương. Tổng số vốn dăng kí của 6 tỉnh thành phố này chiếm 70% tổng số vốn dăng kí của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội là hai thành phố đi đầu trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 50% tổng vốn dăng kí của cả nước. Xu hướng tập trung đầu tư nước ngoài ở các tỉnh, thành phố lớn có ít thay đổi qua hơn một thập kỉ qua. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ và thu nhập ở các tỉnh thành phố lớn thuận lợi và phát triển hơn so với các thành phố khác. 3/ Kết quả đạt được: Qua hơn một thập kỉ, đầu tư nước ngoài đã có những tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam trên một số mặt chủ yếu sau: a/ Về vốn đầu tư: Đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam. Tính đến 20/3/2004 cả nước có khoảng 4462 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí hơn 42 tỉ USD, trong đó đã thực hiện gần 25 tỉ USD. Nếu tính cả lượng vốn đã được giải ngân của các dự án đã hết hạn thì tổng số vốn của các dự án đầu tư nước ngoài đã thực hiện đựơc lên tới 28 tỉ USD trong đó vốn của nước ngoài đạt khoảng 25 tỉ USD. Từ năm 1988 đến 2003 có khoảng 2100 lượt dự án tăng vốn đăng kí với vốn tăng thêm trên 9 tỉ USD. Riêng 3 năm 2001-2003 lượng vốn bổ sung của các dự án đầu tư nước ngoài đạt gần 3 tỉ USD băng 47,6% tổng số vốn đầu tư đăng kí mới. Còn đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2004 lượng vốn thực hiện được đạt khoảng 2100 tỷ đồng tăng 22% so với kế hoạch đề ra. Đây là một tỉ lệ khá cao so với các nước đang phát triển trên thế giới. Ngồn vốn này đã góp phần tích cực trong việc hình thành, mở rộng và hiện đại hoá các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: dầu khí, hoá dầu, bưu chính viễn thông,điện tử, ôtô, xe máy, hoá chất, phân bón dệt may, dày dép, chế biến nông sản, thực phẩm chế biến thức ăn gia súc, khách sạn du lịch…. Năng lực tăng thêm của những ngành,lĩnh vực do đầu tư nước ngoài tạo ra đã góp phần tăng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nảmtên thị trường quốc tế, thay thế hàng nhập khẩu, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra thê và lực mới cho phát triển kinh tế. Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước( lao động, đất đai, tài nguyên…) được khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả. b/Đối với GDP: Đầu tư nước ngoàI đã góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng GDP trong thập kỉ qua. Tính riêng thời kì 1996-2000, tố độ tăng GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng GDP của nền kinh tế . Khu vực đầu tư nước ngoài có tỉ lệ đóng góp GDP tăng dần qua các năm từ 2% năm 1992 lên 3,6% năm 1993; 7,7% năm 1996; 8,6% năm 1997; 9% năm 1998; 13,3% năm 2000. Tuy nhiên, theo ước tính của ngân hàng thế giới còn có khoảng hơn một triệu lao động gián tiếp do khu vực này tạo ra như hoạt động thầu phụ, xây dựng …Đầu tư nước ngoài cũng tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán thông qua luồng vốn chuyển vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp. c/ Đối với kim ngạch xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của đầu tư nước ngoài tăng nhanh khoảng 36,5%. Năm2003, kim ngạch xuất khẩu của các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cả nước đạt 6,2 tỷ USD, tăng 36,5% so với năm 2002. Trong thời kỳ 1991-1995 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đạt 1 tỷ USD thì trong những năm 1996-2000 là 10,6 tỷ USD chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng dần từ 25% năm 2000 lên 30% năm 2003. Nếu tính cả dầu thô thì tỉ trọng này đạt khoảng 51% tổng kim ngạch xuất khẩu . Hoạt động xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế và nâng cao chất lượng của hàng hoá Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. d/Đối với cơ cấu ngành: Hoạt động đầu tư nước ngoài đã dần chuyển sang các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến và xây dựng kết cấu hạ tầng. Tỷ trọng vốn thực hiện trong ngành công nghiệp(trừ dầu khí) và xây dựng trên tổng vốn thực hiện đã tăng tương ứng từ 29,6% và 5,6% trong thời kì 1991-1995 lên 40,5% và 14,5% trong thời kì 1996-2003. Điều này đã góp phần quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Khu vực đầu tư nước ngoài hiện tạo ra gần 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, chiếm khoảng 36,5% tổng sản phẩm quốc nội. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu cực này đạt trung bình 21,8% một năm và góp phần đưa giá trị tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước lên 13% một năm. Rõ ràng đầu tư không chỉ góp phần làm tăng nhu cầu, tức tăng thị trường cho công nghiệp mà còn mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm. Ngoài ra đầu tư nước ngoài còn tạo ra nhiều ngành nghề sản phẩm mới, hình thành và làm tăng đáng kể năng lực của các ngành công nghiệp, đặc biệt như: dầu khí, bưu chính viễn thông, hoá chất hoá dầu, điện tử, tin học, ôtô… e/ Đối với ngân sách nhà nước: Phần lớn các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài đang trong thời kì hưởng ưu đãi về thuế, nhưng nguồn thu từ các doanh nghiệp này vào ngân sách nhà nước liên tục tăng: năm 1994 đạt 128 triệu USD; 1995 đạt 195 triệu USD; 1996 đạt 263 triệu USD; 1997 đạt 340 triệu USD; 1998 đạt370 triệu USD… chiếm 13% tổng thu thuế và lệ phí của ngân sách nhà nước góp phần làm giảm thâm hụt ngân sách nhà nước trong những năm qua. f/ Đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động: Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động đã trực tiếp tạo ra hơn 300 ngàn việc làm mới cho 665000 người lao động và gián tiếp tạo ra hơn một triệu việc làm trong các ngành xây dựng và dịch vụ khác có liên quan, tạo ra khối lượng hàng hoá xuất khẩu giá trị hàng trăm triệu USD, góp phần cải thiện cán cân thanh toán của đất nước.Đầu tư nước ngoài đã kích thích việc đào tạo cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí và công nhân lành nghề, thúc đẩy nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, góp phân đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đồng thời đầu tư nước ngoài cũng tạo điều kiện cho chúng ta học tập những phương thức quản lý kinh doanh mới, tạo ra sức ép cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… 4/Những vấn đề đang đặt ra và những thách trở ngại đối với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Bên cành những tích cực và lợi ích do đầu tư nước ngoài đem lai thì hoạt động đầu tư nước ngoài thời gian qua đã đặt ra nhiều bức bách cần phải có biện pháp giải quyết cụ thể nhăm nâng cao vai trò và tác động tích cực của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, đó là: Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam chưa hấp dẫn, mức độ rủi ro tương đối cao hơn so với các nước khác trong khu vực. Dòng FDI vào Việt Nam tuy có tăng lên nhưng tốc độ tăng giảm dần. Tình hình này là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á, suy thoái kinh tế ở Nhật và một số nước khác. Ngoài ra Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối tác trong vấn đề thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Khác với các nước đang phát triển ở châu á như Trung Quốc, NICK và một số nước ở ASEAN, Việt Nam là một nước đi sau về phát triển nền kinh tế thị trường và thời gian mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Do vậy Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách trong vấn đề thu hút nguồn vốn FDI từ bên ngoài. Về mặt này sức ép cạnh tranh đối với Việt Nam sẽ lớn hơn, do các yếu tố của nền kinh tế thị trường chưa phát triển đầy đủ, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, hệ thống luật pháp chưa được hoàn thiện, con người chưa được chuẩn bị đầy đủ … Đầu tư nước ngoài được lợi trong việc bảo hộ khỏi canh tranh trong và ngoài nước trong các lĩnh vực như: lắp ráp ôtô, xe máy, hóa chất, xi măng, điện tử…Do đó mà có một câu hỏi không dễ dàng giải quyết là liệu mức đầu tư như những năm qua trong các ngành này có tiếp tục được như vậy hay không nếu như không có sự bảo hộ này. Một tỷ trọng nhỏ vốn đầu tư tập trung vào những hoạt động định hướng xuất khẩu và chủ yếu tập trung vào việc chế biến các sản phẩm sơ chế. Trong ngành chế tạo, vốn đầu tư tập trung vào các nganh dệt,da và may mặc với quy mô tương đối nhỏ. Các ngành này chỉ cần ít vốn đầu tư, các ngành khác mà có thể thu hút số lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài như cơ sở hạ tầng, công nghiệp nặng, bất động sản, dường như chậm tiến triển và đã đạt tới điểm bão hoà. Khoảng 60% luồng vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh và 10% dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước( chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước) trong khi đó các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm khoảng 30% vốn đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài cho thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước ít linh hoạt và các nhà đầu tư nước ngoài khó liên doanh với các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Mặc dù tất cả các địa phương trong cả nước đều thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài nhưng vẫn có sự mất cân đối đáng kể về thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo vùng lãnh thổ và theo ngành kinh tế quốc dân. Phần lớn các dự án tập trung vào các thành phố lớn và các địa phương có nhiều thuận lợi như thành phố Hồ Chí Minh(khảng 25% tổng vốn FDI), Hà Nội(khoảng 21,1% tổng vốn FDI), Hải Phòng, Đồng Nai(khoảng 11,9% tổng vốn FDI), Bình Dương,Bà Rịa-Vũng Tàu. Đầu tư nước ngoài có tác động hạn chế đến các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung,Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long. Tỷ lệ thất bại của các dự án ở các địa bàn này cao hơn ở các địa bàn khác.Bên cạnh đó FDI cũng chỉ tập trung vào những ngành thu lợi nhuận lớn, thu hồi vốn đầu tư nhanh như khai thác dầu khí (32,2%) khách sạn và du lịch(20,6%). Từ năm 1994 trở lại đây đầu tư vào công nghiệp đã chiếm gần hai phần ba tổng vốn đầu tư nước ngoài , chủ yếu tập trung vào các cơ sở sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và chế biến nông, lâm, hải sản… nhưng trong lĩnh vực nông , lâm , ngư nghiệp nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn chỉ chiếm 5,98% trong giai đoạn 1996-2000. Kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh nhưng thấp hơn nhiều các nước trong khu vực, chính sách khuyến khích xuất khẩu chưa hấp dẫn, hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công nên giá trị gia tăng thấp,thiết bị máy móc chuyển giao vào Việt Nam để thực hiện các dự án còn lạc hậu, giá cả cao, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, lao động trong khu vực FDI chủ yếu là lao động phổ thông. Do khâu chuẩn bị đầu tư , sắp xếp và quản lí dự án đầu tư ở tầm vĩ mô không tốt nên số dự án bị giải thể, rút giấy phép đầu tư trong các năm 1994 trở lại đây tương đối nhiều, đưa đến sự thua thiệt cho cả bên nước ngoài và Việt Nam, gây nên sự mất tin nhiệm vào môi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Một số hợp đồng đầu tư, dự án liên doanh ở tình trạng bất hợp lí, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã coi Việt Nam là nơi sử dụng những công nghệ cũ thải ra, gây ô nhiễm môi trường, nhiều công nghệ đưa vào Việt Nam đã được tính giá cao hơn nhiều so với thực tế. Nhiều loại nguyên vật liệu và phụ tùng công nghệ nhập khẩu cũng được tính giá cao, gây thiệt hại cho phía Việt Nam và làm lợi bất hợp pháp cho phía nước ngoài vì họ càng có điều kiện để nâmg cao vốn góp, để có thể tính giá thành sản phẩm cao, giảm bớt lợi nhuận chịu thuế. Ngoài ra việc tổ chức quản lí ở một số dự án liên doanh sau khi đi vào hoạt động chưa chặt chẽ, thiếu kinh nghiệm gây thua thiệt cho Việt Nam, vai trò bên Việt Nam bị lấn át do đội ngũ cán bộ bên Việt Nam yếu kém về trình độ chuyên môn, thiếu tinh thân trách nhiệm và chưa được rèn luyện về bản lĩnh và tinh thân dân tộc. Do công tác xây dựng quy hoạch còn nhiều hạn chế, đồng thời chất lượng của một số quy hoạch phát triển ngành được duyệt cũng chưa cao, do chưa xác định đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng về mặt thị trường, quy mô, vốn đầu tư và nguồn vốn phát triển ngành, nên thời gian qua có tình trạng cấp giấy phép đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực và sản phẩm tạm thời vượt quá nhu cầu hiện tại như các dự án khách sạn, nước giải khát có ga, sản phẩm điện tử gia dụng…Chính điều này đã gây sức ép đối với sản xuất trong nước và sự giải thể của một số dự án đầu tư nước ngoài. Việc tồn tại chính sách hai giá và việc áp dụng những loại phí khác nhau giữa đu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, nhất là giá cước hàng không giá điện chi phí quảng cáo…Cho nên chi phí đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực như: giá điện sản xuất ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cao hơn so với Bangkok-Thái Lan, Kualumpur-Malaixia và Jakarta-Inđônêxia; giá cước vận chuyển container ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cao hơn so với ở Thượng Hải-Trung Quốc, Singapore, Bangkok, Kualumpur, Jakarta, và Manila-Philippin, cước điện thoại quốc tế ở Việt Nam cao hơn từ 2,6 đến 5 lần so với các nước đó. Ngoài ra, mức thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao ở Việt Nam cũng làm tăng chi phí đầu tư cuả các nhà đầu tư nước ngoài. Các thủ tục hành chính ở Việt Nam cũng thường phức tạp và tốn thời gian hơn so với các nước trong khu vực. Chính những điều này đã làm giảm đáng kể các biện pháp khuyến khích dưa ra đối với đầu tư nước ngoài. Hệ thống pháp luật, chính sách của chúng ta đang trong quá trình hoàn chỉnh nên thiếu đồng bộ, chưa cụ thể, các cơ chế chính sách tài chính, đặc biệt là lĩnh vực thuế chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư ở Việt Nam còn nhiều rủi ro do chính sách hay thay đổi và không rõ ràng làm ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh và gay thiệt hại cho các nhà đầu tư. Cơ sở hạ tầng yếu kém, khó khăn trong chuyển đổi ngoại tệ, chi phí đắt đỏ. Công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch cụ thể trong cả nước cũng như từng vùng, từng địa phương chưa được thực hiện nhằm đảm bảo yêu cầu, điều kiện mới gắn với quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội. Công tác tuyên truyền vận động xúc tiến đầu tư còn thụ động, nghiên cứu đối với nước ngoài còn nhiều khiếm khuyết do thiếu nhiều thông tin. Công tác quả lí nhà nước đối với đầu tư nước ngoài còn yếu kém và sơ hở, vừa buông lỏng ,vừa gây phiền hà, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thủ tục đầu tư còn phức tạp, còn nhiều tiêu cực gây khó khăn cho quá trình triển khai dự án, tốn kém thời gian, tiền của của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gây khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như các văn bản hướng dẫn về thuế, quản lý tài chính doanh nghiệp, chế độ kế toán của bộ tài chính, hướng dẫn chuyển giao công nghệ, nhập máy móc thiết bị qua sử dụng, công nghệ cao, xử lý môi trường của bộ khoa học, công nghệ và môi trường…Nhiều doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị chính phủ về những bất cập trong chính sách thuế, hải quan gây cản trở cho các sản xuất của doanh nghiệp, lãng phí thời gian của các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Việc triển khai một số dự án còn tiếp tục gặp khó khăn trong khâu giải toả mặt bằng, chuẩn bị đất đai gây lãng phí rất nhiều công sức, kinh phí và thời gian của các nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án quy mô lớn. Quy định hiện hành chưa rõ ràng thời gian giải phóng mặt bằng, chi phí ai chịu, vấn đề cưỡng chế di dời…Chi phí đền bù giải toả quá lớn, vượt ngoài dự kiến của chủ đầu tư, làm tăng chi phí chuẩn bị dự án là một trong những nguyên nhân gây trì trệ trong thực hiện đầu tư. Cân đối ngoại tệ cho các đầu tư nước ngoài đang là một vấn đề nổi lên, vì nhiều dự án triển khai sớm nhằm vào thị trường trong nước, sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu đẫ đến thời kì phải trả vốn vay, trong khi khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trên của các ngân hàng thương mại rất hạn chế, nhất là vào thời điểm cuối chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Các văn bản về sở hữu trí tuệ chưa rõ ràng và thực hiện mất thời gian, các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn chính phủ xây dựng các thể chế để ngăn chặn có hiệu lực tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là nạn hàng lậu, hàng giả, hàn nhái đang rất phổ biến và được bày bán ngang nhiên trên thị trường hiện nay.Thủ tục nhập khẩu hàng hoá còn phức tạp, nhiều hải quan cửa khẩu vẫn còn yêu cầu xuất trình kế hoạch nhập khẩu. Việc phân cấp uỷ quyền tong quản lý hoạt động đầu tư trưc tiếp nước ngoài trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả tốt nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế ảnh hưởng tới môi trường đầu tư. Do nhiều bộ ngành chưa hướng dẫn cụ thể việc phân cấp cho địa phương nên dẫn đến tình trạng địa phương mất nhiều thời gian để hỏi ý kiến trước khi xử lý, kéo dài thời gian giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp, vượt quá thời gian quy định.Bên cạnh đó thì còn nhiều bộ phận chưa được đào tạo, thiếu kiến thức chuyên ngành, nên không nắm vững pháp luật, thiếu kinh nghiệm quốc tế. Nhận thức về vai trò của FDI chưa thống nhất, thiếu thông tin trong khu vực quả lý FDI, công tác liểm tra báo cáo chưa đồng bộ, thiếu kịp thời, chất lượng chưa cao ảnh hưởng tới quản lý vĩ mô của nhà nước. Thủ tục hành chính còn rườm rà tệ quan liêu thiếu trách nhiệm của một số bộ phận cán bộ công chức gây ách tắc cho việc triển khai dự án và sản xuất kinh doanh. Tình trạng “nhiều của nhiều khoá” vẫn đang diễn ra.Công tác vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài tuy có cố gắng xong vẫn tập trung chủ yếu ở trong nước, trong khi đó thông tin về Việt Nam ở nước ngoài chưa đủ để đáp ứng cho các đối tác ở nước ngoài hợp tác, kinh doanh với chúng ta. Công tác thông tin tuyên truyền phục vụ cho đầu tư nước ngoài của các cơ quan Việt nam ở nước ngoài và kể cả trong nước cũng chưa được quan tâm đúng mức. Mụch tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài mới đề ra còn gặp nhiều khó khăn do các điều kiện tiền đề thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam chưa phát triển, sự hấp dẫn về đầu tư còn hạn chế và đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt trong khu vực và quốc tế về thu hút đầu tư nước ngoài. Các nước châu á vốn là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư nước ngoài chủ yếu của Việt Nam ( như Đài Loan, Hông Kông, Nhật Bản, Singapo, Malaixia, Hàn Quốc và Thái Lan) liên tục giảm vốn đầu tư vào Việt Nam những năm gần đây. Trừ Nhật bản đang trong giai đoạn suy thoái kinh tế, các nước khác đều đã vượt qua cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ những nước này vẫn chưa tăng do các nhà đầu tư đã trở nên thận trong hơn và môi trường đầu tư vào Việt Nam kể từ sau cược khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực vẫn chưa có nhiều tiến chuyển và vượt trội hơn so với các nước ASEAN khác đặc biệt là Trung Quốc.Mặt khác sự gia nhập của Trung Quốc vào WTO và sự phục hồi của các nền kinh tế Đông á sẽ làm tăng mức độ canh tranh về đầu tư nước ngoài mà Việt nam sẽ phải đương đầu vào những năm tới. 5/ Giải pháp đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài : Hoạt động đầu tư nước ngoài có được thực hiện hay không, điều đó tuỳ thuộc vào cả hai phía, bên đầu tư và bên nhận đầu tư. Vì vậy để thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần thiết phải tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau nhưng thực chất lại gắn bó lại với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Một mặt Việt Nam cần tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, mặt khác cần tạo được sự hiểu biết và lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Phải biết kết hợp hài hoà lợi íc của cả hai bên, do đó hai bên cần có sự thoả thuận sao cho có thể tối đa hoá các điều kiện và lợi ích của nhau. Về nguyên tắc thì đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ phát huy hiệu quả khi nó thoả mãn tốt nhất mụch đích, quyền lợi của cả hai bên. Đối với bên đầu tư, mụch tiêu duy nhất mà các nhà đầu tư quan tâm là lợi nhuận, còn đối với bên nhận đầu tư thì lại quan tâm tới các mụch tiêu tổng hợp hơn như hiệu quả kinh tế-xã hội…Vì vậy sự kết hợp hài hoà lợi ích của hai bên là cơ sở quan trọng hàng đầu của sự hợp tác đầu tư. Mà để có được tiếng nói chung thì cả hai bên cần phải biết điều chỉnh các mụch tiêu của mình để tìm đến một mụch tiêu trung gian. Từ đi đến sự nhân nhượng, thương thuyết với nhau, lúc này hai bên càng có sự hiểu biết lẫn nhau, tin tưởng nhau thì sự thành công trong hợp tác đầu tư càng lớn. Về phương diện này phải nói Việt Nam làm chưa tốt, vì vậy một trong các giải pháp quan trọng hàng đầu để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trên thế giới với Việt Nam. Công việc này cần có sự cố gắng phối hợp của nhiều ngành cơ quan chức năng, đặc biệt những cơ quan hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại. Cần xúc tiến mạnh những hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam, cũng như nhu cầu và khả năng của Việt Nam trong hợp tác đầu tư với nước ngoài. Tăng cường quan hệ nhiều mặt với các nước trong cộng đồng quốc tế, tích cực và chủ động tham gia vào các tổ chức và hoạt động mang tính chất quốc tế để không ngừng nâng cao uy tín và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngoài ra với tư cách là bên nhận đầu tư, Việt Nam phải có đủ các điều kiện cần thiết để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục làm tốt cac công việc sau: a/ Cần phải xây dưng môi trường đầu tư hấp dẫn hơn hiện nay: Trước hết phải đảm bảo sự ổn định vững chắc về kinh tế và cính trị. Bởi đây là điều kiện quan trọng quyết định phương hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, những người luôn nhạy bén với lợi nhuận do đầu tư đem lại và những rủi ro trong đầu tư kể cả những rủi ro kinh tế và xã hội. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài theo hướng tạo sự hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định, đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền. Cụ thể hoá các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật để hướng dẫn, điều chỉnh quá tình đầu tư. Đồng thời phải hoàn thiện và sửa đổi các luật có liên quan như luật về quyền công dân, luật thương mại, luật bảo vệ môi trường, luật phá sản doanh nghiệp luật đất đai, luật về canh tranh… Phải coi yếu tố pháp lí vừa là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vừa là cơ sở để giữ vững quyền tự chủ về kinh tế, chinh trị của đất nước. Tiến tới xây dựng bộ luật chung cho cả đầu tư trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở luật sửa đổi bổ sung, một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cần chỉ đạo Uỷ Ban Nhân Dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ban hành quy định về quản lí nhà nước trên địa bàn đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực và chức năng thuộc thẩm quyền quản lí của mình, cần đề phòng các bộ, các Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh trong khi ban hành thông tư hướng dẫn đưa ra những nội dung mà họ không nhất trí với luật sửa đổi với các văn bản đó. Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh và khuyến khích mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực, nhất là đối với các lĩnh vực, địa bàn và các dự án ưu tiên khuyến khích đầu tư. Trong những năm tới tiếp tục điều chỉnh một bước giảm giá và chi phí của các dịch vụ, sửa đổi một số chính sách để thuận lợi cho việc triển khai một số dự án đầu tư như thế chấp quyền sử dụng đất, giải phóng mặt băng, bảo lãnh đầu tư … Tiếp tục ban hành chính sách cải thiện môi trường đầu tư , xem xét cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thế chấp quyền sử dụng đất, cho phép góp vốn băng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp Việt Nam. Xử lí nới lỏng hơn về các vấn đề về ngoại hối, hỗ trợ tín dụng, cầm cố thế chấp, đăng kí quyền sở hữu tài sản, bảo lãnh tiền vay… Kiến nghị sửa đổi thuế thu nhập các nhân theo hướng mở rộng diện nộp thuế nhưng giảm thuế suất và tăng mức thu nhập bắt đầu chịu thuế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bắt đầu sử dụng người Việt Nam vào các cương vị quản lí, điều hành, giảm chi phí không hợp lí cho các doanh nghiệp . Đa dạng hoá các lĩnh vực và hình thức thu hút đầu tư nước ngoài thông qua việc mở rộng hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài , cho phép linh hoạt chuyển đổi các hình thức đầu tư , cho phép các thành phần kinh tế hợp tác đầu tư với nước ngoài, cho phép khu cực dân doanh được góp vốn liên doanh hoặc mua cổ phần băng giá trị quyền sử dụng đất. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp hạn chế thành lập các khu công nghiệp mới, vận động đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp đã có, tách giá thuê đát với giá cơ sở hạ tầng, ưu đãi cao nhất đối với các dự án phát triển hạ tầng xã hội đồng bộ với khu công nghiệp, đảm bảo hạ tâng ngoài hàng rào… Nâng cao năng lực quản lí và sự phối hợp của nhà nước với các cấp đối với đầu tư nước ngoài , mở rộng thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương nhăm giải quyết kịp thời các vướng mắc,hỗ trợ tốt nhất cho các nhà đầu tư. Tập trung vào xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch thu hút đầu tư, đổi mới công tác xúc tiến vận động đầu tư. đơn giản thủ tục hành chính, chuyển giao phần chủ yếu công việc cho chính quyền địa phương, các bộ tập trung vào nghiên cứu xây dựng luật pháp, chính sách, cơ chế, hướng dẫn và kiểm tra , giám sát. Bên cạnh đó cũng cần phải tăng cường công tác cán bộ, kể cả ở các cơ quan quản lý nhà nước. Đào tạo cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật cho các doanh nghiệp nhằm đủ sức đóng vai trò trong việc đấu tranh bảo vệ lợi ích của bên Việt Nam, khắc phục khâu yếu nhất trong các liên doanh thời gian qua là khâu cán bộ. Ngoài ra cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố quan trọng nhằm thu hút các dự án đầu tư vì vậy mà chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục những trở ngại về cơ sở hạ tâng yếu kém. Tập trung thích đáng nguồn nhân tài, vật lực để hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế đạt trình độ quốc tế. Trong thời gian qua nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng để cải thiện và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế –xã hội. Tuy nhiên, hệ thống giao thông, hệ thống ngân hàng…và các cung cấp điện nước, các yếu tố cần thiết cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho đời sống xã hội vẫn còn thiếu thốn, lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó cần phải tích cực đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng như cung cấp đầy đủ điện, nước, thông tin…cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, các dịch vụ kĩ thuật, công nghệ…để tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh. Cần rà soát lại các cơ sở và nâng cao năng lực sản xuất hiện có trong nước, từ đó xây dựng một quy hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể, khoa học cho từng địa phương, từng ngành và toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch gọi vốn đầu tư nước ngoài, xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài, hướng dẫn và có biện pháp ưu tiên đối với những dự án đầu tư vào các ngành các vùng thành phố một cách có hiệu quả. Ra sức khai thác các nguồn vốn đầu tư trong nước để chủ động đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày một lớn của nền kinh tế quốc dân, đồng thời tạo ra nguồn vốn đối ứng ngày một cao trong các doanh nghiệp liên doanh để nâng cao dần vai trò của đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp này. Từng bước chân chính và hoàn thiện các tổ chức bộ máy xét duyệt quản lí vốn đầu tư nước ngoài theo phương châm gọn nhẹ, và có hiệu quả. b/ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư: Đối với thị trường đầu tư, cần có sự nghiên cứu phân tích một cách nghiêm túc đối với các đối tác đầu tư lớn trên thế giới như Mĩ, Nhật Bản và EU. Tại sao Nhật Bản là đầu tư lớn nhất ở ASEAN nhưng chỉ đầu tư vào Việt Nam hết sức khiêm tốn ( đứng thứ tư trong các nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam )? Mĩ là nhà đầu tư lớn nhất thế giới nhưng chỉ đầu tư trực tiếp vào ASEAN khoảng 5% tổng FDI giai đoạn 1990-19nhà nước.Trong số đó đầu tư vào Việt Nam thì hết sức nhỏ bé. Trong thời gian gần đay quan hệ Việt Nam- Hoa Kì đã có những diễn biến tích cực : việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào tháng 7/1995 và kí hiệp đinh thương mại Việt- Mĩ vào tháng 7/2000 . Hiện nay Mĩ là một trong 10 nước bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nước đứng thứ 9 trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam . Khi hiệp định thương mại Việt-Mĩ có hiệu lực, nếu công tác xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh ở Mĩ, ở Nhật và châu Âu, Việt Nam sẽ thu hút sức mạnh của các công ty xuyên quốc gia của các trung tâm kinh tế lớn này. Theo UNCTAD, nguồn vốn FDI thế giới hiện do hơn 100 công ty xuyên quốc gia chi phối. Các công ty này cũng chiếm hơn 25% tổng sản lượng thế giới. Hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật như Mitsui, Mitsubishi,Sumitôm… đã mở văn phòng đại diện ở Việt Nam. Một số công ty Mĩ cũng đã đầu tư tại thị trường Việt Nam. Do đó mà triển vọng đầu tư của Việt Nam sẽ sôi động trong thời gian tới. c/ Cần nghiên cứu để hình thành một hệ thống tổ chức hợp lí đối với hoạt động đầu tư nước ngoài: Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài cần tránh tình trạng sát nhập , tổ chức mới, giải thể khá tuỳ tiện, mà không tính đến hậu quả của sự thay đổi đến tâm lí của nhà đầu tư cũng như khả năng của việc quản lí nhà nước đối với đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thây để tiến hành hoạt động kinh tế ra bên ngoài phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức: Bộ Ngoại giao, Bộ Công thưong, Bộ Tài chính. Bộ Ngoại giao đóng vai trò như người mở đường, thiết lập các mối quan hệ với nước ngoài, đặt cơ sở nền tảng cho quan hệ kinh tế. Bộ Công thương ( bao gồm bộ công nghiệp và thương mại ) nghiên cứu chiến lược sau đó triển khai và thực hiện, Bộ Tài chính: thẩm định và chuyển tiền. Tuy về hoạt động đầu tư ra bên ngoài là của các công ty tư nhân nhưng vai trò của ba bộ ngành là rất lớn , đóng vai trò như là người chỉ đạo, hỗ trợ, tổ chức và kiểm soát. ở Việt Nam để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư nước ngoài cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các bộ ngành: Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành kinh tế và các bộ phận khác, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính. d/ Tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cả nước: Kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ( tháng 12/1987 ) cho đến nay hoạt động đầu tư nước ngoài đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Song bên cạnh đó vẫn bộc lộ những vấn đề cần nghiên cứu. Trong trời gian tới nhà nước cần chỉ đạo các bộ, các ngành và các địa phương tổ chức, tổng kết, phân tích và đáng giá về các hoạt động củ đầu tư nước ngoài ( kể cả những thành công và hạn chế), để tìm ra những mô hình tiêu biểu và những bước đi thích hợp trong việc thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam mới có 17 năm (1988-2004) chắc chắn sẽ còn rất mới mẻ với Việt Nam. Nếu được tổng kết đánh giá nghiêm túc, rút ra những bài học kinh nghiệm từ đó bổ sung về mặt lí luận và thực tiễn. điều đó sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXII. Kết luận Phát triển kinh tế quốc dân vẫn luôn là một yêu cầu khẩn thiết mang tính toàn cầu. Toàn cầu hoá kết hợp các quốc gia lại gần nhau hơn bao giờ hết và củng cố thêm sự cần thiết này. Trong những năm qua, mặc dù nhiều nước đã dạt được mức tăng trưởng đáng kể trong thu nhập, hơn một tỷ dân ở hơn một trăm nước đang sống trong tình trạng nghèo đói. Sự mất cân đối về kinh tế giữa các nước vẫn còn rộng và có ít dấu hiệu về sự hội tụ thu nhập giữa các nước. Trong thực tế nhiều nước đang phát triển đang phải đối măt với sự lạc hậu kinh tế ngày càng gia tăng. Toàn cầu hoá làm nổi bật tầm quan trọng đang tăng lên của nền kinh tế quốc tế đối với các nước đang phát triển. Các luồng tài chính, thông tin, kĩ năng, công nghệ, hàng hoá và dịch vụ giữa các nước đang tăng lên một cách nhanh chóng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu tố năng động nhất trong luồng các nguồn lực quốc tế đang tăng lên đối với các nước đang phát triển. Luồng đầu tư nước ngoài đặc biệt quan trọng bởi vì đầu tư nước ngoài là một gói các tài sản hữu hình và vô hình hiện đang là nhân tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Ngày nay xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đòi hỏi mỗi nền kinh tế phải đặt ra nhiệm vụ và hương đi riêng của mình. đối với các nước đang phát triển mà đặc biệt là nước ta thì đầu tư nước ngoài là một trong những nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng và là tiêu thức cơ bản đánh giá khả năng phát triển của nền kinh tế, giúp nền kinh tế có thể dễ dàng hơn trong việc hoà nhập vào xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã và đang tiến hành xây dựng đất nước theo hướng phát triển xã hội chủ nghĩa nhưng lại có điểm xuất phát thấp về kinh tế, kĩ thuật nghèo nàn lạc hậu, mặt hang xuất khẩu chủ yếu là các nông phẩm. Trước tình hình đó đảng và nhà nước đã đặt ra mụch tiêu chung cho việc ổn đinh tình hình kinh tế-xã hội, nhằm cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân dân. Để thực hiện được mục tiêu trên thì nước ta phải thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp để phát triển kinh tế trong đó việc đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư nước ngoài là mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu. Đầu tư nước ngoài tự nó chưa phải là giải pháp duy nhất quyết định sự phát triển kinh tế, nó cần được đặt trong tổng thể các mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài, giữa việc phát triển các nguồn lực trong nước với các chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài. Chỉ riêng luật đầu tư thông thoáng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đưa nền kinh tế nước ta phát triển sánh ngang với nền kinh tế các nước trong khu vực và nền kinh tế thế giới. Tóm lại, trong những năm qua Việt Nam đã cố gắng đưa ra những chính sách táo bạo nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài ,từng bước nâng cao nămg lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế cho các sản phẩm và các mặt hàng thiết yếu trong nước. Và đầu tư nước ngoài đã thực sự làm thay đổi hẳn bộ mặt kinh tế của đất nước. Tuy nhiên trong thời gian tới nước ta vẫn cần tích cực nghiên cứu bổ sung luật đầu tư để hoàn chỉnh hành lang pháp lí tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào nền kinh tế nước ta. Trang tài liệu tham khảo 1. Môi trường và chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. ( tạp chí kinh tế và dự báo số 3-2001). 2. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: thách thức, trở ngại và giải pháp tháo gỡ. ( tạp chí kinh tế và dự báo số 3-2001). 3. Giải pháp thuc đẩy đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. ( tạp chí kinh tế và dự báo số 10-1999). 4. Hoạt động đầu tư nước ngoài và những vấn đề đặt ra. (tạp chí con số và sự kiện số 1+2, 2001). 5. Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để thực hiện CNH-HĐH. ( tạp chí tài chính tháng 3/2001). 6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam:tình hình và triển vọng . ( tạp chí nghiên cứu kinh tế số 283-tháng 12/2001). 7. Những thay đổi và thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá. ( tạp chí nghiên cứu kinh tế số 264-tháng 5/2000). 8. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với CNH_HĐH ở Việt Nam. ( tạp chí nghiên cứu kinh tế 268- tháng 9/2000). 9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: vấn đề và giải pháp . ( tạp chí kinh tế châu á- TBD ). 10. Chính sách trọn gói nhăm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. (tạp chí kinh tế và phát triển số 71-tháng 5/2003). 11. Quản lí doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. ( tạp chí nghiên cứu kinh tế số 273-tháng 2/2001). 12. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Thành tựu và hạn chế . ( tạp chí kinh tế phát triển 44, 2001). 13. Giáo trình đầu tư nước ngoài. 14. Giáo trình kinh tế vĩ mô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc69145.DOC
Tài liệu liên quan