Tài liệu Đề tài Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - Thực trạng và giải pháp: MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế của nước ta hiện nay ngày càng phát triển,kéo theo dố là đời sống của người dân ngày một được nâng cao.Khi đó thì nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng lên,trong đó có nhu cầu được an toàn,phòng tránh các rủi ro.Trong các biện pháp phòng chống rủi ro thì bảo hiểm là một trong số các biện pháp hữu hiệu nhất.Những yếu tố này hứa hẹn một thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng,được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho bảo hiểm phát triển trong tương lai.Thực tế trong những năm qua,thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng được phát triển mạnh mẽ với tốc độ phát triển hàng nam lên đến 20%/năm.Tuy nhiên,bên cạnh đó thì thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức,trong đó có những thách thức từ các hành vi trục lợi bảo hiểm với những thủ đoạn ngày càng tinh vi,phức tạp hơn,gây thất thoát lớn về tài chính cho cả Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm.Trong đó,trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất...
62 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế của nước ta hiện nay ngày càng phát triển,kéo theo dố là đời sống của người dân ngày một được nâng cao.Khi đó thì nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng lên,trong đó có nhu cầu được an toàn,phòng tránh các rủi ro.Trong các biện pháp phòng chống rủi ro thì bảo hiểm là một trong số các biện pháp hữu hiệu nhất.Những yếu tố này hứa hẹn một thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng,được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho bảo hiểm phát triển trong tương lai.Thực tế trong những năm qua,thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng được phát triển mạnh mẽ với tốc độ phát triển hàng nam lên đến 20%/năm.Tuy nhiên,bên cạnh đó thì thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức,trong đó có những thách thức từ các hành vi trục lợi bảo hiểm với những thủ đoạn ngày càng tinh vi,phức tạp hơn,gây thất thoát lớn về tài chính cho cả Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm.Trong đó,trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là phổ biến nhất.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO, em nhận thấy vấn đề trục lợi bảo hiểm xe cơ giới đang được coi là một vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của đông đảo các cán bộ bảo hiểm và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên hiện nay, công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Chính vì thế em quyết định chọn đề tài “Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - Thực trạng và giải pháp” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ thực tế thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới Việt Nam, tìm hiểu tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới để thấy được những hình thức trục lợi đang diễn ra trên thị trường và những hậu quả của nó, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp hạn chế tình trạng này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex giai đoạn 2007-2010
4. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính, định lượng và các công cụ thống kê, khảo sát thực tế.
5. Kết cấu bài viết.
Bài viết gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm xe cơ giới và trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Chương 2: Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở công ty cổ phần bảo hiểm PJICO từ 2007-2010.
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm khắc phục tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở công ty cổ phần bảo hiểm PJICO.
Em xin chân thành cảm ơn phòng bảo hiểm khu vực 2, phòng bảo hiểm xe cơ giới công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đã hướng dẫn, giải thích và cung cấp cho em những tài liệu, kiến thức liên quan tới nghiệp vụ này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Ths.Mai Thị Hường đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành bài khóa luận này.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ TRỤC LỢI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI.
1.1. Tình hình sử dụng xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay
Qua thực tế ở Việt Nam cho thấy, xe cơ giới có ưu điểm là tính cơ động cao và linh hoạt, có thể di chuyển trên địa bàn phức tạp, tốc độ cao và chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên vấn đề an toàn đang là vấn đề lớn được đặt ra đối với loại hình giao thông này.
Tai nạn giao thông xảy ra để lại những hậu quả rất nặng nề và hiện nay vẫn còn là bài toán khó đối với các ban ngành chức năng ở Việt Nam. Qua số liệu thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng nhanh kể cả về quy mô lẫn mức độ nghiêm trọng.
Bảng 1.1: Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam 2007-2010
Năm
Số vụ tai nạn (vụ)
Số người bị thương (người)
Số người chết (người)
2007
14.624
10.546
13.150
2008
12.800
8.100
11.600
2009
12.410
7.980
11.550
2010
14.442
10.633
11.449
(Nguồn: Báo cáo của ủy ban an toàn giao thông quốc gia)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số vụ tai nạn giao thông ở nước ta vẫn còn ở mức cao, bình quân 1 năm có tới khoảng 12000 người chết và khoảng 9500 người bị thương.Nguyên nhân là do có sự chủ quan,thực hiện kém quyết liệt các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông của chính phủ,một phần so hệ thống đường xá bị quá tải,xuống cấp,một phần cũng do ý thức của người tham gia giao thông…
1.2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.2.1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Như trên đã phân tích, tình hình tai nạn giao thông ngày càng tăng cả về số vụ và mức nghiêm trọng. 70% số người đi trên các phương tiện giao thông là trụ cột gia đình cũng như ở các doanh nghiệp nên khi tai nạn giao thông xảy ra thì thiệt hại không chỉ bó hẹp trong phạm vi tai nạn mà còn làm mất thu nhập cho gia đình, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh và hậu qủa cho nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó còn tồn tại tình trạng trốn tránh trách nhiệm của người gây ra tai nạn, vì vậy việc giải quyết bồi thường trở nên rất khó khăn, lợi ích của người bị tai nạn không được đảm bảo, gây ảnh hưởng tiêu cực trong dư luận xã hội. Vì thế nhu cầu lập một quỹ chung đề bù đắp tổn thất do tai nạn xe cơ giới là một yếu tố khách quan.
Trên thực tế, việc giải quyết hậu quả của những vụ tai nạn giao thông thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Sau khi gây tai nạn một phần do hoảng sợ, một phần do thiếu trách nhiệm, lái xe bỏ trốn để mặc cho nạn nhân phải chịu hậu quả. Cũng có trường hợp, lái xe quá nghèo, không đủ khả năng tài chính để bồi thường thiệt hại cho người thứ ba cũng như cho chủ xe và hàng hóa trên xe. Trường hợp xấu hơn nữa, sau khi bị tai nạn lái xe thiệt mạng thì sẽ không thể bồi thường cho người bị tai nạn được.
Chính vì vậy, để đảm bảo bù đắp thiệt hại sau những vụ tai nạn thì việc tham gia bảo hiểm xe cơ giới là hoàn toàn cần thiết. Nhà bảo hiểm sẽ bù đắp các thiệt hại của chính chủ xe,giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn và sớm ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.
1.2.2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới có vai trò rất to lớn và đầy tính nhân văn, cộng đồng. Nó không chỉ phát huy tác dụng đối với riêng cá nhân tổ chức tham gia bảo hiểm và còn có tác dụng quan trọng đối với xã hội và Nhà nước.
Đối với cá nhân, tổ chức.
Rủi ro là yếu tố ngẫu nhiên, không thể lường trước được, nó có thể xảy ra đối với bất kì một cá nhân hay tổ chức, bất kì phương tiện nào và hoàn toàn nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Khi tai nạn xảy ra gây những thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, thậm chí gây thiệt hại đến cả tính mạng. Hoạt động bảo hiểm, trước hết là nhằm khắc phục hậu quả của rủi ro và các nghiệp vụ BHVCXCG sẽ đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm đươc trợ cấp hoặc bồi thường về vật chất, tài chính để khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống. Từ đó họ có điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường.
Bên cạnh đó, nhờ có quỹ chung do người tham gia bảo hiểm đống góp, khi có tai nạn xảy ra, nhà bảo hiểm giải quyết bồi thường được nhanh chóng, kịp thời góp phần xoa dịu bớt căng thẳng giữa chủ xe và nạn nhận.
Đối với nhà nước.
Thiệt hại của tai nạn giao thông để lại rất nhiều hậu quả thương tâm: những người tàn tật không có khả năng lao động, những em bé mồ côi không nơi nương tựa, những gia đình rơi vào cảnh bần cùng khó khăn…Nếu như không có quỹ bảo hiểm xe cơ giới thì hàng năm ngân sách Nhà nước phải chi ra một số tiền tương đối lớn để trợ cấp cho các thành viên, doanh nghiệp khi gặp khó khăn. Rõ ràng là BHVCXCG góp phần không nhỏ tiết kiệm chi tiêu của Nhà nước, tạo điều kiện để ngân sách Nhà nước đầu tư vào những vấn đề xã hội cần thiết khác, đưa đất nước ngày càng phát triển công bằng và văn minh hiện đại hơn.
Đối với xã hội.
Bên cạnh việc bồi thường những tổn thất, khắc phục những rủi ro, tai nạn, BHVCXCG còn có tác dụng to lớn trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạn giao thông. Các cơ quan, công ty bảo hiểm đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa cháy, cùng ngành giao thông làm các biển báo, đường lánh nạn. Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp hàng chục tỷ đồng cho công tác đề phòng và hạn chế tai nạn. Tất cả những đóng góp đó là sự cố gắng đáng ghi nhận và biểu dương đối với các công ty bảo hiểm.
Một ý nghĩa to lớn khác mà BHVCXCG mang lại chính là ở tính cộng đồng được phát huy trong đông đảo quần chúng. Người tham gia bảo hiểm cùng đóng một khoản phí vào quỹ bảo hiểm chung vừa là để bảo vệ cho chính mình vừa là sự tương trợ giúp đỡ những người khác không may gặp phải rủi ro. Đó là một phẩm chất đáng quý của con người và xứng đáng được mọi người hưởng ứng.
Kinh doanh bảo hiểm là một chu trình đảo ngược. Công ty bảo hiểm thu của khách hàng một khoản phí và thực hiện lời cam kết của mình trong suốt thời gian bảo hiểm, vì vậy doanh nghiệp bảo hiểm luôn có một khoản tiền nhàn rỗi. Số tiền đó một phần được sử dụng để đem đi đầu tư sinh lời. Bảo hiểm không chỉ đóng vai trò là một công cụ đảm bảo an toàn mà còn là một trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các công ty thương nghiệp và thương mại lớn.
Với vai trò trên, bảo hiểm đã phát huy tác dụng hết sức đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, đó là: Bảo hiểm là một kênh huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
1.3. Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.3.1. Một số khái niệm liên quan
Khái niệm bảo hiểm:
" Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê ".Đây là khái niệm mang tính chung nhất của bảo hiểm, bởi vì nó đã bao quát được phạm vi và nội dung của tất cả các loại hình bảo hiểm.
Khái niệm kinh doanh bảo hiểm:
" Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trả tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra ".(theo luật kinh doanh bảo hiểm 2000)
Khái niệm xe cơ giới:
Theo luật giao thông đường bộ : “ Xe cơ giới bao gồm ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng (kể cả rơ mooc và sơ mi rơ mooc được kéo bởi ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe dung cho người tàn tật) có tham gia giao thông.
Như vậy, có thể hiểu xe cơ giới là tất cả các loại xe hoạt động trên đường bộ bằng chính những động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Xe cơ giới chiếm một số lượng lớn và có một vị trí quan trọng trong ngành giao thông vận tải, ngành kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả các ngành, nó là sợi dây kết nối các mối quan hệ lưu thông hàng hóa giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
1.3.2. Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.3.2.1.Đối tượng bảo hiểm
Bao gồm tất cả những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ của quốc gia.Đối với xe ô tô các loại có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất xe cũng có thể tham gia bảo hiểm từng bộ phận của chiếc xe.
1.3.2.2.Phạm vi bảo hiểm
- Tai nạn bất ngờ,ngoài tầm kiểm soát của chủ xe,lái xe trong các trường hợp:đâm va, lật đổ,hỏa hoạn,cháy,nổ...
- Những rủi ro bất khả kháng do tiên nhiên: bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá,sóng thần...
- Mất toàn bộ xe trong các trường hợp: xe bị mất trộm,xe bị cướp...
- Ngoài ra công ty còn thanh toán cho chủ xe những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm.
Trong mọi trường hợp,tổng số tiền bồi thường thực tế không vượt quá số tiển bảo hiểm được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
1.3.2.3.Điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Hao mòn tự nhiên, mát giá, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa
- Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra
- Mất cắp bộ phận xe(trừ khi có thỏa thuận khác)
- Hư hỏng do khuyết tật,mất giá trị,giảm dần chất lượng cho dù có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
- Hư hỏng hoặc tổn thất thêm do sửa chữa
- Tổn thất đối với săm lốp,bạt thùng xe,đề can,chắn bùn,chữ nhãn hiệu,chụp đầu trục bánh xe,biểu tượng của nhà sản xuất trừ trường hợp tổn thất xảy ra do cùng một nguyên nhân và đồng thời các bộ phận của xe trong cùng một vụ tai nạn
- Sau khi sửa chữa,đại tu,hoặc cải tạo mới theo quy định phải đăng kiểm lại mà chưa đi dăng kiểm theo quy định của nhà nước
- Tổn thất động cơ do xe hoạt động trong vùng đang bị ngập nước(trừ khi có thỏa thuận khác)
- Mức miễn thường thỏa thuận được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm
1.3.2.4.Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền mà chủ xe yêu cầu PJICO bảo hiểm cho xe của mình và được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
1.3.2.5.Bồi thường tổn thất
Trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm,PJICO có thể lựa chọn hình thức thanh toán chi phí thực tế để sửa chữa,thay thế(nếu không thể sửa chữa được) bộ phận bị tổn thất,hoặc trả bằng tiền cho chủ xe để bù đắp tổn thất trên cơ sở xác định được chi phí sửa chữa,khắc phục tổn thất có thể trả.
1.3.2.6.Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự lựa chọn công ty bảo hiểm của khách hàng. Vì vậy việc xác định mức phí chính xác sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Tỷ lệ phí bảo hiểm thường được tính dựa trên phương pháp thống kê các số liệu về tần suất tổn thất, chi phí trung bình trên một tổn thất và định mức chi phí quản lý của người bảo hiểm… của các năm trước. Phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới thường dựa vào một số yếu tố sau:
- Loại xe ( nhãn hiệu, năm sản xuất…) Loại xe sẽ liên quan đến trang thiết bị an toàn, giá cả chi phí sửa chữa, phụ tùng thay thế…Thông thường các công ty bảo hiểm đưa ra những biểu phí phù hợp cho hầu hết các loại xe thông dụng thông qua việc phân loại xe thành nhóm. Việc phân loại này dựa trên cơ sở tốc độ tối đa, tỷ lệ gia tốc, chi phí và mức độ khó khăn khi sửa chữa và khan hiếm phụ tùng.
- Phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe được xác định dựa vào công thức: P = f + d
Với: P: là phí thu mỗi đầu xe
f :là phí thuần
d : là phụ phí
Hoặc có thể sử dụng công thức: P = Sb * (R1 + R2)
Với : R1 là tỷ lệ phí thuần
R2 là tỷ lệ phụ phí.
Tỷ lệ phí thuần R1 phụ thuộc vào :
+ Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông nói chung
+ Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn liên quan đến bản thân mỗi chiếc xe cơ giới.
1.4.Vấn đề trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới
1.4.1. Khái niệm trục lợi bảo hiểm
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm ngày càng mở rộng. Bên cạnh những người thực sự hiểu được tầm quan trọng của bảo hiểm và thực sự muốn tham gia bảo hiểm để được bảo vệ và ổn định cuộc sống của mình khi không may gặp rủi ro thì cũng có không ít khách hàng lợi dụng bảo hiểm để kiếm lợi cho bản thân một cách phi pháp. Đó chính là hành vi trục lợi bảo hiểm.
Trục lợi bảo hiểm là tất cả các hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng được bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ DNBH mà đáng lý ra họ không được hưởng.
Trục lợi bảo hiểm còn được quan niệm là gian lận bảo hiểm. Trên thế giới hiện tượng này được biết đến như một vấn đề nhức nhối đối với DNBH. Nhiều DNBH phải bỏ ra khá nhiều tiền để khắc phục vấn đề trục lợi bảo hiểm, song số vụ gian lận vẫn gia tăng theo thời gian và hình thức ngày càng tinh vi, thủ đoạn ngày càng sắc sảo. Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm và bất cứ nước nào triển khai bảo hiểm thương mại đều có trục lợi bảo hiểm. Theo hiệp hội các hãng bảo hiểm châu Âu, hàng năm họ bị thiệt hại về trục lợi bảo hiểm không dưới 10 tỷ USD, chiếm gần 2,5% số phí bảo hiểm, trong đó trục lợi bảo hiểm xe cơ giới là nhiều nhất.
1.4.2. Sự cần thiết phải phòng chống trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Gắn liền với sự phát triển của xã hội là sự phát triển của ngành Bảo hiểm với số người tham gia bảo hiểm ngày càng gia tăng và thị trường bảo hiểm ngày càng được mở rộng. Nhưng có một thực tế đáng buồn là số vụ bảo hiểm cũng như mức độ nghiêm trọng của mỗi vụ ngày một tăng đặc biệt trong bảo hiểm xe cơ giới. Đấu tranh chống trục lợi bảo hiểm là sự cần thiết đối với tất cả các nước trên thế giới.
Tình trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam cũng ngày càng trở lên phức tạp. Việc phòng chống gian lận trong bảo hiểm xe cơ giới cũng trở thành một vấn đề cần thiết có tính chất khách quan.
Ngoài ra còn có các hành vi mang tính lợi dụng, tức là các hành vi gian dối dân sự. Theo Bộ Luật Dân Sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định trong điều 142: “Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó”.
Ở đây người gian lận dùng các hình thức khác nhau để cho nhà bảo hiểm hiểu rằng tổn thất họ gặp phải là lớn hơn thực tế, nhằm đòi được số tiền bồi thường lớn hơn. Bao gồm các hành vi sau đây:
- Lập hồ sơ đòi bồi thường khai tăng giá trị tổn thất.
- Khai báo sai chất lượng thực tế của hạng mục tổn thất trước tai nạn
- Khai thêm hạng mục tổn thất không do tai nạn gây ra.
- Khai báo sai giá trị sử dụng của đối tượng, thành phần bị tổn thất
- Các hành vi gian lận mang tính chất “chiếm đoạt”, cấu thành tôi phạm dân sự
Theo luật hình sự nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:
- Điều 134: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản XHCN thì bị phạt tù…”.
- Điều 157: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tù…”
Ở đây người gian lận đã cố tình gian dối để chiếm đoạt một số tiền từ nhà bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng. Đó là các trường hợp rủi ro gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm không thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm (ngoài phạm vi bảo hiểm, ngoài thời hạn bảo hiểm) nhưng cố ý tạo lập hồ sơ giả để đòi bồi thường:
- Lập hồ sơ tai nạn giả cho trường hợp xe có giấy chứng nhận bảo hiểm có hiệu lực để thu lợi bất chính.
- Lập giấy chứng nhận bảo hiểm ghi lùi ngày hiệu lực cho xe bị tai nạn trước đó.
- Lập giấy chứng nhận bảo hiểm cho xe bị tai nạn trước đó rồi làm hồ sơ tai nạn ghi lùi ngày tai nạn.
- Lập hồ sơ giả mạo về nguyên nhân tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm để đòi bồi thường cho một thiệt hại không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
Hiện tượng trục lợi bảo hiểm nó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như hình ảnh của Công ty trên thị trường. Nó làm tha hóa biến chất về đạo đức của một số cán bộ, làm rối ren kỷ cương pháp luật và mất công bằng xã hội.
Vì vậy, phòng chống gian lận trong bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng là hoàn toàn cần thiết và mang tính tất yếu khách quan.
1.4.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Để đánh giá tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới diễn ra như thế nào,chúng ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu sau để đánh giá:
- Số vụ nghi ngờ trục lợi bảo hiểm
- Số vụ phát hiện trục lợi bảo hiểm
- Tổng số tiền từ chối bồi thường do trục lợi bảo hiểm
- Số tiền từ chối bồi thường bình quân một vụ trục lợi bảo hiểm
- Tỷ lệ số vụ nghi ngờ so với số hồ sơ yêu cầu bồi thường
Chỉ số những chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ trục lợi bảo hiểm diễn ra ngày càng cao.
1.4.4. Các hình thức trục lợi bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam
Có thể nói rằng, hiện tượng trục lợi bảo hiểm hay gian lận bảo hiểm được biết đến như là một vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã phải bỏ ra khá nhiều tiền để khắc phục vấn đề trục lợi bảo hiểm, song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian và hình thức ngày càng tinh vi, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm và bất cứ nước nào đã triển khai bảo hiểm thương mại.
Ở Việt Nam, trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ và chủ yếu nhất là trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới. Các hình thức trục lợi ngày càng đa dạng,phức tạp và hết sức tinh vi hơn.
1.4.4.1. Hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm
Khi tai nạn xảy ra đối với một chủ xe không tham gia BHVCXCG, họ phải đối mặt với khó khăn về tài chính. Đó là một động cơ để họ thực hiện ý đồ gian lận để được nhận tiền bồi thường. Tai nạn chắc chắn không nằm trong thời gian bảo hiểm, vì thế người trục lợi sẽ tìm cách để hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm.
Thứ nhất, họ có thể ghi lại ngày xảy ra tai nạn để vụ tai nạn đó nằm trong thời gian được bảo hiểm. Nếu tai nạn xảy ra rồi chủ xe mới mua bảo hiểm thì ngày xảy ra tai nạn có thể được ghi sau so với ngày thực tế. Còn nếu tai nạn xảy ra khi đã hết hạn hợp đồng bảo hiểm thì trong hồ sơ ngày xảy ra tai nạn sẽ được ghi trước so với ngày bị tai nạn thực tế. Trong cả hai trường hợp trên người trục lợi bảo hiểm thường thông đồng hoặc tìm mọi cách mua chuộc nhân viên cơ quan chức năng để ghi sai ngày xảy ra tai nạn trong các biên bản tai nạn.
Thứ hai, họ có thể ghi lùi ngày trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Tức là hành vi người trục lợi bảo hiểm thông đồng với người bán bảo hiểm ghi lùi ngày bán bảo hiểm về trước trên giấy chứng nhận bảo hiểm, do đó quản lí người bán bảo hiểm là nhiệm vụ chính.
1.4.4.2. Thay đổi tình tiết vụ tai nạn
Có rất nhiều cách để người trục lợi thay đổi tình tiết tai nạn. Để vụ tai nạn có thể trở thành sự kiện được bảo hiểm, người trục lợi có thể thay đổi người lái xe có giấy phép lái xe hợp lệ trong trường hợp mà tai nạn do lái xe không có bằng lái hoặc bằng lái không có hiệu lực. Đối với trường hợp bằng lái hết hạn hoặc không phù hợp với loại xe được lái thì người trục lợi có thể sẽ sửa chữa hiệu lực của bằng lái cho phù hợp. Ngoài ra do có một số điều khoản loại trừ nên cũng có tình trạng chủ xe thay đổi lỗi, nguyên nhân trong vụ tai nạn.
1.4.4.3. Tạo hiện trường giả
Trục lợi bảo hiểm theo cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường như… thật. Đây là cách mà người trục lợi đưa xe từ nơi xảy ra tai nạn đến nơi khác để lập biên bản, thay đổi biển số xe không bị tai nạn đã mua bảo hiểm vào xe không mua bảo hiểm bị tai nạn để chụp ảnh, khám nghiệm lập biên bản.
1.4.4.4.Lập hồ sơ giả
Cách trục lợi này thường phải có “tay trong” ở các doanh nghiệp bảo hiểm và “bắt tay” với các xưởng sức chữa… Tuy không có tổn thất thực tế đối với đối tượng bảo hiểm nhưng vẫn có đầy đủ chứng từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa, mua vật tư, phụ tùng…) với đầy đủ chữ ký thật, dấu thật, chứng từ thật hoàn toàn nhưng chỉ có “sự thật” là… giả.
1.4.4.5. Khai tăng số tiền tổn thất.
Đối với loại hình bảo hiểm vật chất xe, người trục lợi đưa báo giá sửa chữa cao hơn so với thực tế, thúc ép công ty bảo hiểm chấp nhận phương án khắc phục hậu quả bất hợp lý như thiệt hại bộ phận xe nhưng đòi thay mới; không có thiệt hại nhưng vẫn đưa vào biên bản; thay thế những vật tư cũ, chế lại…nhưng kê khai mua mới;sửa chữa,thay thế cả những chi tiết,bộ phận hư hỏng không do tai nạn…
1.4.4.6. Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần,bảo hiểm trùng
Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần là hình thức mà chủ xe tham gia bảo hiểm khi xảy ra tai nạn đã tìm cách lợi dụng sự kiểm tra thiếu chặt chẽ của nhân viên bảo hiểm đã lập nhiều hồ sơ yêu cầu bồi thường khác nhau nhằm trục lợi số tiền bảo hiểm.
Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng), theo Luật Kinh doanh bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. Khi xảy ra tổn thất cho tài sản mà rủi ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia bảo hiểm đã “bắt cá nhiều tay” nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản.
1.4.4.7.Cố ý gây tai nạn
Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của. Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật. Hình thức này thường xảy ra với các chủ xe đang trong thời kỳ khó khăn về tài chính, họ cố ý gây các tai nạn như tự đốt xe, cho xe lao xuống vực…để được bồi thường.
1.4.5. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm xe cơ giới
Hậu quả của trục lợi bảo hiểm xe cơ giới ngày càng trở nên phổ biến với mức độ ngày càng tinh vi, hình thức ngày càng đa dạng. Chính vì thế mà hậu quả của trục lợi bảo hiểm có xu hướng ngày càng trầm trọng và nặng nề, không chỉ đối với các công ty bảo hiểm mà còn đối với cả xã hội.
1.4.5.1. Đối với các công ty bảo hiểm
Trục lợi bảo hiểm ảnh hưởng to lớn tới lợi nhuận của công ty, tất nhiên là chúng sẽ có mối quan hệ theo tỷ lệ nghịch. Về cơ bản bất cứ doanh nghiệp nào đều hoạt động theo công thức:
Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi
Tổng chi = Chi bồi thường + Chi quản lý + Chi khác
Nếu như tồn tại tình trạng trục lợi bảo hiểm mà chưa được phát hiện thì rõ ràng chi cho bồi thường sẽ tăng lên. Nếu những hành vi đó được điều tra phát hiện thì chi quản lý lại tăng theo. Trường hợp xấu hơn, có những vụ trục lợi vừa tốn kém chi phí điều tra nhưng không đủ cơ sở từ chối bồi thường làm cho cả chi bồi thường và chi quản lý đều tăng. Khi lợi nhuận bị giảm chắc chắn hiệu qủa hoạt động của DNBH bị hạn chế phần nào.
Do hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng nên công ty bảo hiểm phải tăng cường công tác giám định, điều tra, kiểm tra, thanh tra. Do đó thời gian giải quyết bồi thường tăng, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng, uy tín của công ty cũng giảm sút do tâm lý ngại chờ đợi của khách hàng.
1.4.5.2. Đối với nhà nước và xã hội
Khi lợi nhuận của công ty giảm thì các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước cũng giảm. Điều này kéo theo sự đầu tư cho Nhà nước cũng giảm và lợi ích chung của xã hội giảm theo. Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, các hành vi trục lợi gian lận liên tiếp sẽ làm rối loạn an ninh xã hội, làm cho môi trường kinh doanh rối loạn và thiếu công bằng. Không những thế trục lợi bảo hiểm còn hây ảnh hưởng xấu tới đạo đức xã hội, kỉ cương pháp luật. Tính chất phát triển và quy mô tổ chức của những vụ trục lợi sẽ kéo theo sự tha hóa, biến chất của cán bộ, nhân viên trong ngành có liên quan. Những hành vi tiêu cực, thông đồng với nhau, gian lận tiền của công ty bảo hiểm sẽ tạo tiền đề cho hành vi tham nhũng phát triển ở các ngành khác trong nền kinh tế.
1.4.5.3. Đối với khách hàng
Khách hàng là những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi. Phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại dùng để chi trả cho những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra. Do vậy những doanh nghiệp mà có nhiều vụ trục lợi bảo hiểm sẽ có phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết phòng chống trục lợi bảo hiểm.
Trước thực trạng trên thì phòng chống trục lợi bảo hiểm là thực sự cần thiết và cần sự ủng hộ nhiệt tình tham gia từ cả phía doanh nghiệp, khách hàng, các cơ quan nhà nước có chức năng khác.
CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH TRỤC LỢI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX GIAI ĐOẠN
2007-2010
2.1.Giới thiệu về công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
2.1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của PJICO
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex( gọi tắt là PJICO) chính thức thàng lập ngày 16/5/1995 sau khi được Bộ Tài Chính cấp giấy chứng nhận số 06-TC/GCN công nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm27/5/1995.Ngày 08/6/1995, UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập số 183/GP-UB và ngày 15/6/1995, Uỷ ban kế hoạch nay là Sở Kế hoạch - đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Một số thông tin chính về công ty:
Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex.
Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Joint stock Insurance Company.
Tên viết tắt: PJICO.
Hình thức hoạt động: Công ty cổ phần.
Vốn điều lệ: 55 tỷ đồng(năm 1995).Năm 2010 đã tăng vốn điều lệ lên 710 tỷ đồng.
Nghành nghề kinh doanh: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
Website: www.pjico.com.vn
Điện thoại: (84.4) 37760867, 37760923, 37760925.
Dịch vụ khách hàng: (84.4) 35575757
Fax: (84.4) 37760868, 37763283
Ban đầu công ty được sáng lập bởi 7 cổ đông, các cổ đông này đã và đang có những đóng góp tích cực vào hoạt động kinh doanh của PJICO. Danh sách cổ đông sáng lập gồm có:
STT
Đơn vị
Vốn góp
(triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Số cổ phiếu
1
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX)
28.050
51
14.025
2
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK)
5.000
10
2.750
3
Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE)
4.400
8
2.200
4
Tổng công ty thép Việt Nam (VSC)
3.300
6
1.650
5
Công ty vật tư thiết bị toàn bộ (MATEXIM)
1.650
3
825
6
Công ty điện tử Hà Nội (HANEL)
1.100
2
550
7
Công ty thiết bị an toàn (A – T)
275
0,5
138
8
Thể nhân
10.275
19,5
5.362
Tổng cộng :
55.000
100
27.500
Sau 16 năm hoạt động trên thị trường bảo hiểm, công ty đã phát triển tới 51 chi nhánh, 1300 nhân viên và hơn 3000 đại lý chuyên nghiệp trên cả nước.Các sản phẩm BHPNT mà PJICO hiện đang triển khai cũng giành được sự tín nhiệm cao của khách hàng, với trên 80 sản phẩm thuộc 3 nghiệp vụ bảo hiểm chính: hàng hải, phi hàng hải và bảo hiểm kỹ thuật và tài sản. Tốc độ tăng trưởng bình quân của công ty từ 1997 – 2010 trung bình đạt 48%,cao hơn mức tăng trưởng bình quân mỗi năm 2% của toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
Giờ đây PJICO đã thực sự là một công ty BH quốc gia đa ngành và là một trong những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mạnh nhất, một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất ở Việt Nam. Chắc chắn PJICO sẽ là thương hiệu phát triển bền vững và xuất sắc hơn nữa.
2.1.2. Những lĩnh vực kinh doanh chính
Là một DNBH PNT vì vậy lĩnh vực kinh doanh chính yếu của PJICO là KDBH gốc, nhận tái bảo hiểm và một số nghiệp vụ có liên quan.
* Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
+ Nghiệp vụ BH hàng hải: Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu; Bảo hiểm tàu sông, tàu cá.
+ Nghiệp vụ BH phi hàng hải: Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm kết hợp con người; Bảo hiểm học sinh, giáo viên; Bảo hiểm bồi thường cho người lao động; Bảo hiểm khách du lịch; Bảo hiểm hành khách.
+ Nghiệp vụ BH kỹ thuật và tài sản: Bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng lắp đặt; Bảo hiểm hoả hoạn và mọi rủi ro đặc biệt; Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp; Bảo hiểm máy móc; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm hỗn hợp tài sản cho thuê.
* Nhận và nhượng tái bảo hiểm: đây là một trong hai nghiệp vụ kinh doanh chính của công ty.
* Dịch vụ giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, duyệt bồi thường. Đây cũng là một trong những lĩnh vực kinh doanh của PJICO nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có để tăng nguồn thu cho công ty.
* Đầu tư tài chính: đây chính là kênh quan trọng góp phần đem lại lợi nhuận cho công ty.
2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của công ty
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
P.Đào tạo
P.BH hàng hóa
P.BH phi hàng hải
P.BH tàu thủy
P.BH xe cơ giới
P.BH tài sản kỹ thuật
P.BH con người
P. Q.Lý & phát triển đại lý
P.Tổ chức
P. Tổng hợp
P. Công nghệ thông tin
P.Đầu tư
P.Tài chính – kế toán
P.Tái bảo hiểm
P. Kiểm toán nội bộ
P. Thanh tra pháp chế
Các văn phòng đại diện
Các tổng đại diện và đại lý
Các chi nhánh
Phó tổng giám đốc
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex
Theo sơ đồ bộ máy tổ chức thì đứng đầu Công ty là Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là bộ máy có chức năng quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty, và trách nhiệm định kỳ báo cáo tình hình với Đại hội đồng cổ đông. Để dễ dàng kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát được thành lập.
Việc điều hành hoạt động của Công ty được thực hiện bởi Tổng giám đốc và ba Phó Tổng giám đốc. Họ quản lý 16 phòng ban trong công ty (bao gồm 7 phòng nghiệp vụ và 9 phòng chức năng) cũng như các chi nhánh, văn phòng đại diện và các đại lý. Việc điều hành của Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc đối với các phòng ban, chi nhánh, văn phòng đại diện,... cũng như việc đón nhận thông tin phản hồi theo chiều ngược lại được tiến hành thông qua các trưởng phòng.
PJICO có cơ cấu bộ máy hoạt động rất linh hoạt và hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cán bộ, nhân viên có thể phát huy khả năng sáng tạo, làm việc độc lập của bản thân và tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân. Đồng thời công ty cũng tạo những liên kết giữa những nhân viên để giải quyết những vấn đề cần hoạt động theo nhóm. Đây là một trong những tiền đề để công ty phát triển vững chắc, lâu dài, phát huy những lợi thế vốn có của mình.
Tại những thành phố, tình trên khắp cả nước công ty hiện đang triển khai hệ thống các chi nhánh của mình. Tại các chi nhánh, các hội sở là cơ quan quản lý cao nhất trên địa bàn và hệ thống những phòng khai thác phù hợp với nhu cầu bảo hiểm và sự phát triển của địa phương.
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh chung của PJCO giai đoạn 2007 -2010
Trong những năm gần đây, PJICO luôn là một trong bốn DNBH dẫn đầu thị trường BHPNT Việt Nam. Theo báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của PJICO, trong những năm qua tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bình quân hàng năm của công ty luôn đạt từ 20% trở lên, đây là một thành tích rất đáng khích lệ của công ty trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Để có cái nhìn tổng quát nhất về kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty,chúng ta có thể xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.1.Bảng tình hình hoạt động kinh doanh chung của PJICO giai đoạn 2007 - 2010
ĐVT: tỷ đồng
Năm
Tổng doanh thu
Doanh thu phí bảo hiểm gốc
Lợi nhuận trước thuế
2007
788
885.270
40,3
2008
1.300
1.060.120
44,1
2009
1.605
1.297.830
50,1
2010
1.928
1.570.000
83
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Tổng doanh thu và doanh thu phí BH gốc tăng liên tục qua các năm. Từ 2007 đến 2010, tổng doanh thu tăng 1140 tỷ đồng, tương ứng tăng 48%; doanh thu phí BH gốc cũng tăng 501 tỷ đồng, tương ứng tăng 48%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm đều ở mức cao so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn thị trường. Việc tăng doanh thu liên tục trong những năm qua cho thấy hoạt động bán hàng của Công ty được tiến hành rất hiệu quả, thương hiệu PJICO đã trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường BH phi nhân thọ.Lợi nhuận của PJICO tăng trong cả giai đoạn 2007 - 2010 (tăng 42,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 2,06 lần), chứng tỏ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh BH nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của Công ty.
Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO giai đoạn 2007 – 2010
Năm
Doanh thu phí bảo hiểm gốc (tr.đồng)
Lượng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn (tr.đồng)
Tốc độ tăng, giảm liên hoàn (%)
2007
885.270
2008
1.060.120
174.850
20
2009
1.297.830
237.710
22,42
2010
1.570.000
272170
20,97
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Nhìn vào bảng số liệu ở trên ta có thể nhận xét: trong giai đoạn 2007– 2010 doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO liên tục tăng nhanh qua các năm, tốc độ tăng, giảm định gốc doanh thu phí năm 2010 so với năm gốc 2007 là 1,77 lần tương đương một lượng tuyệt đối là 684.730 triệu đồng. Như vậy sau 3 năm doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO đã tăng gần gấp đôi.
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng doanh thu phí năm 2008 so với năm 2007 là thấp nhất chỉ đạt 20%, nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, gây lạm phát cao ảnh hưởng tới đời sống, thu nhập người dân làm giảm sút nhu cầu tham gia bảo hiểm của họ.
Năm 2010 tổng doanh thu đạt 1.928 tỷ đồng đạt 106% kế hoạch tăng trưởng 22% so với năm 2009. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc 1.570 tỷ đồng đạt 106% kế hoạch tăng trưởng 21% so với năm 2009. Tỷ lệ bồi thường 42%. Lợi nhuận trước thuế 83 tỷ đồng tăng trưởng 44% so với năm 2009. Cơ cấu doanh thu các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm gốc năm 2010 nhìn chung không có sự thay đổi lớn so với năm 2009. Trong đó bảo hiểm xe cơ giới có tỷ trọng lớn nhất (50%) tiếp theo là bảo hiểm tài sản kỹ thuật (19%), tàu thủy (12%), hàng hóa (11%) và con người.
Để thấy rõ nét hơn nữa về kết quả kinh doanh chung của PJICO trong thời gian qua,chúng ta có thể xem qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3:Tình hình hoạt động kinh doanh của PJICO giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
2008
2009
2010
1.Doanh thu thuần từ hoạt động KDBH
Triệu đồng
861.648
1.033.057
1.336.173
2.Tổng chi trực tiếp KDBH
Triệu đồng
576.471
677.521
873.867
3.Lợi nhuận gộp hoạt động KDBH
Triệu đồng
285.117
355.535
562.306
4.Tỷ suất doanh thu/chi phí
Lần
1,49
1,52
1,53
5.Tỷ suất lợi nhuận
Lần
0,33
0,34
0,42
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Ghi chú:
Tỷ suất doanh thu/chi phí=(doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm/tổng chi trực tiếp KDBH)*100%
Tỷ suất lợi nhuận =(lợi nhuận gộp hoạt động KDBH/doanh thu thuần từ hoạt động KDBH)*100%
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy doanh thu tăng với tốc độ rất nhanh qua các năm.Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 474.525 triệu đồng từ 861.648 triệu đồng(năm 2008) lên 1.336.173 triệu đồng(năm 2010).Tổng chi trực tiếp cũng tăng nhanh,từ 576.471 triệu đồng(năm 2008) đã tăng lên 873.867 triệu đồng(năm 2010).Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã tăng 1,97 lần tương ứng với số tiền là 277.189 triệu đồng.Tỷ suất lợi nhuận bình quân khoảng 0,36 lần.Nhìn chung,kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua rất khả quan mặc dù gặp phải nhiều khó khăn do biến động của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới.Trong năm 2010 chỉ có 14/29 công ty bảo hiểm có hoạt động kinh doanh bảo hiểm có lãi(trong đó có PJICO).Điều này cho thấy được khả năng thích ứng tương đối tốt của PJICO trước biến động của nền kinh tế.
Như vậy dựa trên việc phân tích các chỉ tiêu trên, có thế nói, kết quả kinh doanh của PJICO trong giai đoạn 2007 - 2010 là tương đối tốt, mặc dù bị ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua.
2.2.Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO giai đoạn 2007 – 2010
2.2.1. Công tác khai thác
BHVCXCG hiện nay là sản phẩm được nhiều công ty bảo hiểm cung cấp cho khách hàng như Bảo Việt, Bảo Long, PTI, PJICO, PVI…Các công ty bảo hiểm đã có những chính sách như tư vấn cho khách hàng những chương trình bảo hiểm phù hợp nhất, …vì vậy số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm đó đã tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường xe cơ giới vì số lượng xe ngày càng tăng do đời sống của người dân ngày một được cải thiện. Hiện nay ngoài các loại hình bảo hiểm VCXCG bắt buộc, một số loại hình bảo hiểm VCXCG tự nguyện vẫn chưa được đông đảo khách hàng nhiệt tình tham gia.Trong thời gian qua công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm VCXCG của công ty cổ phần bảo hiểm PJICO đã đạt được một số thành tích to lớn :
Bảng 2.4: Doanh thu nghiệp vụ BHVCXCG của công ty cổ phần bảo hiểm PJICO từ 2007-2010
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
2010
1.Số xe tham gia bảo hiểm
xe
37.750
45.685
52.153
61.437
2.Tốc độ tăng
%
-
121,02
114,16
117,8
3.Tổng doanh thu phí BHXCG
Triệu đồng
463.163
535.230
620.325
753.000
4.Doanh thu phí BHXVCCG
Triệu đồng
328.846
386.436
451.597
551.196
5.Tỷ trọng doanh thu phí BHVCXCG
%
71,1
72,2
72,8
73,2
6.Doanh thu phí BH VCXCG giới bình quân
Triệu đồng/ hợp đồng
12,23
11,72
11,89
12,26
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Ghi chú:
Tỷ trọng doanh thu phí BHVCXCG = (doanh thu phí BHVCXCG/tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc) * 100%
Doanh thu phí bảo hiểm bình quân=(doanh thu VCXCG/số xe tham gia bảo hiểm)*100%.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng cả về số xe tham gia bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới đều tăng lên đáng kể: số xe tham gia bảo hiểm từ 2007 - 2010 đã tăng 23.687 xe với doanh thu phí tăng 222.350 triệu đồng.Điều này có được do nhiều nguyên nhân như:nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển,đời sống của người dân ngày một được nâng cao,kèm theo đó là nhhu cầu về sử dụng xe cơ giới ngày một lớn hơn;hoạt động khai thác của các nhân viên,đại lý của công ty ngày càng hệu quả…
Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn cao nhất với trên 70% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc,đóng góp đáng kể vào doanh thu phí BHXCG cũng như doanh thu của công ty.Điều này có được là do bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn là thế mạnh của công ty ngay từ khi mới thành lập cũng như định hướng thị trường của công ty.
Doanh thu phí bình quân 1 tàu là chỉ tiêu phản ánh chất lượng trong hoạt động khai thác BHVCXCG. Doanh thu phí tăng, nhưng sẽ là không hiệu quả, nếu doanh thu phí bình quân 1 tàu giảm. Nhìn chung trong cả giai đoạn 2007 - 2010, doanh thu phí bình quân 1 tàu có xu hướng tăng. Doanh thu phí bảo hiểm bình quân một hợp đồng nhìn chung tương đối cao (xấp xỉ 12 triệu đồng/hợp đồng).Đây là một tín hiệu khá tốt,thể hiện được chất lượng của các hợp đồng cũng như giá trị của xe tham gia bảo hiểm.
Sự tăng trưởng doanh thu phí BHVCXCG là do một số nguywwn nhân sau: số lượng xe tham gia nghiệp vụ BHVCXCG ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng.Bên cạnh đó cũng có phần do phí bảo hiểm tăng.Nếu như từ 2008 trở về trước,phí bảo hiểm đôi khi chỉ còn 1,2% thì sau đó đã được tăng bình quân 1,5% do đã có quy định rõ ràng của Bộ Tài chính về quy định mức phí bảo hiểm.
2.2.2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Trong lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm, kiểm soát tổn thất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là các DNBH phi nhân thọ. Kiểm soát có tổn thất có tác dụng làm giảm tần suất hoặc mức độ trầm trọng của các tổn thất, vì thế nó không chỉ là chức năng của DNBH mà còn là yêu cầu bức xúc của người tham gia bảo hiểm. Ngày nay các nhà chuyên môn của ngành BH đều thống nhất rằng, kiểm soát tổn thất là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố: Đề phòng tổn thất và hạn chế tổn thất. Đề phòng tổn thất là các biện pháp được sử dụng nhằm làm giảm mức độ trầm trọng của các tổn thất khi rủi ro xảy ra. Đối với DNBH hoạt động kiểm soát tổn thất cũng đáp ứng được tất cả các mục tiêu và DNBH đề ra là giảm chi bồi thường, tăng lợi nhuận, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thực hiện được các nhu cầu pháp lý và các công tác xã hội, nhân đạo của DNBH.
Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO luôn coi hoạt động kiểm soát tổn thất là một trong những khâu quan trọng nhất trong chu kì của sản phẩm BHVCXCG. Chi nhánh luôn xác định nếu làm tốt khâu này thì chất lượng của sản phẩm mới được đảm bảo, tạo được lòng tin cho khách hàng.Do vậy, trong quá trình kiểm soát tổn thất,PJICO luôn áp dụng triệt để ba khâu chuyên môn là khảo sát điều tra thực tế; phân tích và tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lí rủi ro; thực hiện chương trình quản lý rủi ro.
Hàng năm,công ty phải đã chi ra một khoản tiền nhất định phục vụ cho công tác đề phòng,hạn chế tổn thất.Cụ thể,ta có thể thấy rc qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.5: Tình hình chi đề phòng,hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO giai đoạn 2007 - 2010
Chỉ tiêu
ĐVT
2007
2008
2009
2010
Tổng chi đề phòng hạn chế tổn thất
Triệu đồng
132,64
122,87
160,93
211,95
Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc
Triệu đồng
885.270
1.060.120
1.297.830
1.570.000
Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất
%
10,5
11,6
12,4
13,5
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Ghi chú: Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất= (Tổng chi đề phòng hạn chế tổn thất/tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc)*100%
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy,công ty rất chú trọng đến công tác đề phòng,hạn chế tổn thất.Hàng năm,công ty trích ra khoảng hơn 10% doanh thu phí bảo hiểm để phục vụ cho công tác đề phòng,hạn chế tổn thất.Năm 2007,khoản chi này chiếm 10,5% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc.Sang đến 2010,nó đã chiếm 13,5% tổng doanh thu.Bên cạnh đó,công ty cũng đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng để hạn chế rủi ro cho khách hàng như:lắp đặt các biển cảnh báo,đèn giao thông ở những cung đường nguy hiểm,tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài,mạng internet…
2.2.3. Công tác giám định, bồi thường
2.2.3.1. Công tác giám định
Giám định là một khâu trong nghiệp vụ bảo hiểm, đây là cơ sở của bồi thường. Việc bồi thường có đầy đủ kịp thời và chính xác hay không phụ thuộc nhiều vào kết quả giám định. Việc giám định là nhằm xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại thực tế của tổn thất, từ đó xem xét tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không. Công tác giám định bồi thường tổn thất nếu được thực hiện tốt, nhanh chóng chính xác sẽ đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, nâng cao uy tín công ty ngoài ra còn hạn chế trục lợi bảo hiểm, đảm bảo kết quả kinh doanh. Chính vì thế công tác giám định có vai trò hết sức quan trọng đối với công ty bảo hiểm PJICO.
Sơ đồ 2: Quy trình giám định nghiệp vụ BHVCXCG tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
Nhận thông tin
Hướng dẫn,xử lý ban đầu
Tiến hành giám định
Lập biên bản giám định
Cùng chủ xe lựa chọn phương án khắc phục
Hiện nay tại Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO đã xây dựng được cho mình quy trình giám định hết sức khoa học,chặt chẽ,mang tính hiệu quả cao.Bên cạnh đó,công ty cũng đã có được một đội ngũ cán bộ làm công tác giám định hết sức chuyên nghiệp.Các chi nhánh đều có phòng giám định riêng.Đội ngũ này đều có trình độ đại học và có những hiểu biết sâu sắc về xe cơ giới, nhiệt tình trong công việc.
Công ty có trách nhiệm giám định mọi tổn thất mà khách hàng thông báo cho công ty một cách nhanh nhất. Trong quá trình giám định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám định được nhanh chóng chính xác, giám định viên phải tạo không khí tin cậy hợp tác nhưng tuyệt đối không đưa ra bất kỳ cam kết nào về số tiền chi trả hoặc thông báo cho khách hàng về cách tính toán số tiền chi trả để tránh trường hợp khách hàng đưa ra thông tin sai lệch.Nhờ có quy trình giám định khoa học,cộng với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp nên trong những năm qua công tác giám định củ PJICO đã đạt được kết quả rất tốt.
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện công tác giám định nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe tại PJICO giai đoạn 2007- 2010
Chỉ tiêu
Đơn
vị
2007
2008
2009
2010
Số xe tham gia
bảo hiểm
Xe
37.750
45.685
52.153
61.437
Số vụ tai nạn
Vụ
13.590
15.533
18.253
20.275
Số vụ tai nạn
được giám định
Vụ
13.179
15.231
18.067
20.071
Tỷ lệ vụ được
giám định
%
97,3
98,2
98,6
98,8
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Ghi chú:
Tỷ lệ số vụ được giám định = (số vụ tai nạn được giám định/số vụ tai nạn)*100%
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy công tác giám định của PJICO tương đối tốt.Số vụ tai nạn được giám định hàng năm luôn chiếm tỷ lện trên 95% và đang tiếp tục được nâng cao qua các năm tiếp theo.Kết quả của công tác giám định nghiệp vụ này trong những năm qua là hệ quả của một loạt những giải pháp đồng bộ về quản lý và điều hành của công ty. Đội ngũ cán bộ giám định được đào tạo và tuyển dụng có trình độ chuyên môn tốt nên số vụ được giám định và chất lượng giám định đều tăng. Bên cạnh đó là sự đổi mới công tác tiếp nhận và xử lý thông tin tai nạn, hiện nay tại tất cả các chi nhánh đều có sự phân công cán bộ trực thông tin tai nạn và phải thiết lập đường dây nóng 24/24 giờ để hướng dẫn khi chủ xe gặp tai nạn.
2.2.3.2.Công tác bồi thường
Khi công tác giám định hoàn thành, bồi thường sẽ là công việc tiếp theo mà nhà BH phải tiến hành. Bồi thường và chi trả bảo hiểm là vấn đề trọng tâm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi vì khi mua bảo hiểm, có nghĩa là khách hàng đã trả tiền cho các sản phẩm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường một cách nhanh chóng và đầy đủ nếu không may họ bị tổn thất. Chính vào thời điểm tổn thất xảy ra, phía khách hàng thường bị những “cú sốc” lớn về tinh thần, đặc biệt là trong những trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Vào lúc này thì năng lực, sự trung thực, tính hiệu quả, sự tế nhị và tính nhân đạo của doanh nghiệp bảo hiểm được thừa nhận qua cách xử sự của mình với các nạn nhân và sự kiện được bảo hiểm. Nếu giải quyết tốt thì đó là cách quảng cáo tốt nhất đối với một doanh nghiệp bảo hiểm.
Để hiểu rõ được quy trình giải quyết bồi thường của công ty ta có thể dựa vào sơ đồ sau:
Sơ đồ3: Quy trình giải quyết bồi thường nghiệp vụ BHVCXCG tại PJICO
Trách nhiệm
Quy trình
Bồi thường viên
Bồi thường viên
Trưởng phòng/ban lãnh đạo
Một trong các yếu tố đưa công ty bảo hiểm PJICO đi đến thành công như hiện nay đó là việc giải quyết bồi thường cho khách hàng một cách nhanh chóng và thoả đáng. Khi đã có bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cán bộ bồi thường căn cứ vào thiệt hại thực tế của khách hàng cũng như hợp đồng bảo hiểm khách hàng đã tham gia kí kết để tính toán số tiền bồi thường cho khách hàng. Khi đã tính toán xong số tiền bồi thường, cán bộ bảo hiểm gửi thông báo trả tiền bảo hiểm cho khách hàng và ngày thanh toán
Để có thể hiểu một cách toàn diện hơn về công tác bồi thường phân tích bảng số liệu sau:
Bảng2.7 : Tình hình thực hiện công tác bồi thường BHVCXCG tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
Chỉ tiêu
Đơn vị
2007
2008
2009
2010
1.Số xe tham gia
bảo hiểm
Xe
37.750
45.685
52.153
61.437
2.Số hồ sơ yêu cầu bồi thường
Hồ sơ
13.590
15.533
18.253
20.275
3.Số hồ sơ đã giải quyết bồi thường
Hồ sơ
13.179
15.231
18.067
20.071
4.Số hồ sơ tồn đọng
Hồ sơ
411
302
186
204
5.Doanh thu phí BHCVXCG
Triệu đồng
328.846
386.436
451.597
551.196
6.Tổng số tiền bồi thường
Triệu đồng
102.797
132.510
151.763
172.611
7.Số tiền bồi thường bình quân
Triệu đồng/vụ
7,8
8,7
8,4
8,6
8.Hiệu quả theo doanh thu
Lần
3,2
2,9
2,97
3,2
9.Tỷ lệ giải quyết bồi thường
%
97,3
98,2
98,6
98,8
Tỷ lệ bồi thường
%
35
33,4
35,6
32,7
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Ghi chú:
Tỷ lệ giải quyết bồi thường =( số hồ sơ đã giải quyết bồi thường/số hồ sơ yêu cầu bồi thường) * 100%
Tỷ lệ bồi thương = (số hồ sơ đã giải quyết bồi thường/số xe tham gia bảo hiểm) * 100%
Hiệu quả theo doanh thu = (tổng số tiền bồi thường/doanh thu phí BHVCXCG) * 100%
Qua bảng số liệu ta thấy, số hồ sơ đã giải quyết bồi thường của công ty ngày càng tăng: từ 13179 bộ (năm 2007) lên 20071 bộ (năm 2010).Số hồ sơ tồn đọng cũng giảm đi.Nếu như năm 2007 vẫn còn tồn đọng 411 bộ hồ sơ thì sang đến năm 2010 chỉ còn tồn đọng 204 bộ.Điều đó cho ta thấy được sự nỗ lực của PJICO trong việc giải quyết bồi thường cho khách hàng cũng như hiệu quả của đội ngũ cán bộ làm công tác giám định bồi thường.Tỷ lệ giải quyết bồi thường rất cao,thường trên 97%.Điều đó cho thấy công tác bồi thường của công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả và trách nhiệm cao hơn.
Tổng số tiền bồi thường hàng năm của công ty nhìn chung có tăng lên cùng với đó thì số tiền bồi thường bình quân một vụ cũng tăng lên: từ 7,8 triệu đồng/vụ (năm 2007) lên 8,6 triệu đồng/vụ (năm 2010).
Hiệu quả doanh thu cho chúng ta biết cứ thu về bao nhiêu doanh thu sẽ phả bỏ ra bao nhiêu tiền bồi thường.Nhìn chung chỉ tiêu này khá tốt tuy có biến động giữa các năm.Năm 2007 cứ bỏ ra 3,2 đồng doanh thu sẽ phải chi ra 1 đồng bồi thường,Năm 2008 là 2,9;năm 2009 là 2,97 và đến 2010 là 3,2.Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả trong lĩnh vực BHVCXCG.
Tỷ lệ bồi thường cho chúng ta thấy được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.Nhìn chung,tỷ lệ bồi thường của công ty đạt mức yêu cầu,không quá cao (dưới 40%).Có được điều này là do công ty đã trú trọng vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất cũng như phòng chống trục lợi bảo hiểm tốt…
Tóm lại,chi bồi thường nghiệp cụ bảo hiểm VCXCG ngày càng tăng lên là do lượng xe tham gia ngày càng nhiều,tình hình tai nạn giao thông có chiều hướng gia tăng,bên cạnh đó cũng phải xét đến yếu tố gian lận,trục lợi trong bảo hiểm vì yếu tố này ngày một nhiều hơn.Nếu ngăn chặn được tình trạng trục lợi,gian lận trong bảo hiểm cũng như tình trạng tai nạn giao thông hạn chế hơn sẽ giúp giảm đi só tiền mà công ty phải chi cho công tác giám định,bồi thường.
2.3. Tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex trong giai đoạn từ 2007 - 2010
2.3.1. Thực trạng trục nghiệp vụ lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
Bảo hiểm là ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới và được mệnh danh là ngành “gà đẻ trứng vàng” vì những lợi ích của bảo hiểm mang lại là rất to lớn. Nhưng nó cũng đang phải đối mặt những nhân tố cản trở con đường phát triển của mình, một trong số đó là tình trạng trục lợi bảo hiểm. Theo thống kê của hiệp hội bảo hiểm Châu Âu, hàng năm các công ty bảo hiểm thiệt hại trên 10 tỷ USD do sự gian lận của khách hàng và chiếm khoảng 3% doanh thu của bảo hiểm.
Cũng như các công ty bảo hiểm khác, công ty cổ phần bảo hiểm PJICO đang phải đối mặt với sự gia tăng về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của các vụ trục lợi.Theo thống kê của PJICO cho thấy,trong những năm 90(thế kỷ XX) tình trạng trục lợi bảo hiểm diễn ra không đáng kể.Tuy nhiên,trong thời gian gần đây,hiện tượng trục lợi bảo hiểm diễn ra ngày càng nhiều hơn với mức đọ phức tạp và tinh vi cao hơn.
Bảng2.8 : Tình hình trục lợi bảo hiểm VCXCG tại công ty cổ phẩn BH PJICO từ 2007-2010
STT
Nội dung
Đơn vị
2007
2008
2009
2010
1
Số hồ sơ yêu cầu bồi thường
Hồ sơ
13.590
15.533
18.253
20.275
2
Số hồ sơ đã giải quyết bồi thường
Hồ sơ
13.179
15.231
18.067
20.071
3
Số vụ nghi ngờ
Vụ
435
590
785
831
4
Số vụ phát hiện trục lợi
Vụ
100
167
198
253
5
Tổng số tiền bồi thường
Triệu đồng
102.797
132.510
151.763
172.611
6
Tổng số tiền từ chối bồi thường do trục lợi
Triệu đồng
940
1.938
2.119
2.733
7
Số tiền từ chối bồi thường bình quân do trục lợi
Triệu đồng/vụ
9,4
11,6
10,7
10,8
8
Tỷ lệ số vụ nghi ngờ trụ lợi
%
3,2
3,8
4,3
4,1
9
Tỷ lệ số vụ phát hiện trục lợi
%
23
28,3
25,2
30,4
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Ghi chú:
Số tiền từ chối bồi thường bình quân do trục lợi =( Tổng số tiền từ chối bồi thường do trục lợi/số vụ phát hiện trục lợi)*100%
Tỷ lệ số vụ nghi ngờ trục lợi = (số vụ nghi ngờ/số hồ sơ yêu cầu bồi thường)*100%
Tỷ lệ số vụ phát hiện trục lợi =( số vụ phát hiệ trục lợi/số vụ nghi ngờ trục lợi)*100%
Đây là số liệu PJICO trực tiếp xác minh với những bằng chứng cụ thể và từ chối bồi thường nhưng chưa tính đến rất nhiều hồ sơ với biểu hiện nghi vấn nhưng chưa có đủ chứng cứ để từ chối bồi thường.
Phân tích bảng số liệu cho ta thấy:
Số hồ sơ yêu cầu bồi thường tăng liên tục. Từ năm 2007-2010 tăng 6685 vụ từ 13.590 vụ (năm 2007) lên 20.275 vụ (năm 2010) Vì vậy,số tiền bồi thường hàng năm tăng lên đáng kể: tăng 69.814 triệu đồng từ 102.797 triệu đồng (năm 2007) lên triệu 172.611 đồng (năm 2010). Điều đó cho thấy số vụ bồi thường và mức độ nghiêm trọng của tai nạn ngày càng tăng. Công ty cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đề phòng và hạn chế tổn thất cũng như công tác giám định tổn thất.
Số hồ sơ đã giải quyết bồi thường nhìn chung đạt được tỷ lệ khá cao đạt trên 97%.Điề này có được là do hoạt động hiệu quả của đội ngũ làm công tác giám định bồi thường của công ty.
Số vụ phát hiện trục lợi cũng không ngừng tăng lên: tăng 153 vụ từ 100 vụ (năm 2007) lên 253 vụ (năm 2010).Tổng số tiền bồi thường từ chối bồi thường do trục lợi cũng tăng lên đáng kể.Nếu như năm 2007,số tiền này mới chỉ là 940 triệu đồng thì sang đến năm 2010 số tiền đó đã lên đến 2.733 triệu đồng.Đây là một số tiền không nhỏ,cho thấy mức độ của hoạt động trục lợi hiện nay đang gia tăng như thế nào.Bên cạnh đó,nó cũng cho thấy hiệu quả của ban thanh tra,các cán bộ làm công tác giám định bồi thường trong công ty.
Tỷ lệ số vụ nghi ngờ so với số hồ sơ khiếu nại của công ty nhìn chung các năm trên 3%.Tỷ lệ số vụ phát hiện trục lợi so với số vụ nghi ngờ nhìn chung tăng lên đáng kể tuy có sự biến động nhất định.Nếu như năm 2007,tỷ lệ này mới đạt được 23 %, thì sang đến năm 2010 tỷ lệ này đã đạt 30,4%.Tuy nhiên,nhìn chung tỷ lệ này chưa phải là cao.Chắc chắn ngoài những vụ trục lợi đã bị phát hiện thì vẫn còn tồn tại không ít những vụ trục lợi khác mà cán bộ giám định hoặc là che giấu hoặc là chưa đủ kinh nghiệm để phát hiện ra. Chính vì vậy, thời gian tới công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác này tránh ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Hiện nay,có rất nhiều cách thức trục lợi bảo hiểm khác nhau với mức độ tinh vi ngày càng cao hơn.Trong đó,các hình thức trục lợi bảo hiểm chính mà các đối tượng sử dụng có thể thấy qua bảng chi tiết sau:
Bảng2.9: Các hình thức trục lợi BHVCXCG ở công ty cổ phần bảo hiểm PJICO từ 2007-2010
ĐVT: Vụ
Các hình thức trục lợi bảo hiểm
2007
2008
2009
2010
Hợp lý hóa ngày giờ tai nạn và hiệu lực bảo hiểm
32
46
52
64
Thay đổi tình tiết vụ án
8
21
25
32
Lập hồ sơ giả
11
23
27
37
Tạo hiện trường giả
17
28
35
41
Khai tăng số tiền tổn thất
23
36
42
55
Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần
7
10
11
14
Cố ý gây tai nạn
2
3
6
10
Tổng
100
167
198
253
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của PJICO giai đoạn 2007- 2010)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy trong số 7 hình thức trục lợi cơ bản thì khách hàng của bảo hiểm PJICO chủ yếu sử dụng 5 hình thức là: hợp lí hóa ngày giờ tai nạn và hiệu lực bảo hiểm; thay đổi tình tiết vụ án; lập hồ sơ giả,tạo hiện trường giả; khai tăng số tiền tổn thất.Trong đó thì hình thức hợp lý hóa ngày giờ tai nạn và hiệu lực bảo hiểm là chủ yếu,được sử dụng nhiều nhất. Đây là những cách trục lợi mà nhằm vào những sơ hở thiếu sót của công ty trong khâu giám định và quản lí hợp đồng nên công ty khó kiểm soát được chính xác tất cả các hợp đồng trong năm. Hình thức lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần cũng diễn ra ít vì về cơ bản cách làm này rất khó có hiệu quả. Còn hình thức cố ý gây tai nạn ít xảy ra nhất.
Qua bảng số liệu trên ta cũng có thể thấy được mức độ của hành vi trục lợi bảo hểm ngày càng nhiều hơn,tinh vi hơn,phức tạp hơn.Nếu nhưu năm 2000 mới chỉ thấy được 100 vụ trục lợi thì sang đến năm 2010 số vụ trục lợi đã lên đến 253 vụ,tức là gấp hơn 2,5 lần so với năm 2007.Bên cạnh đó ta cũng thấy được hiệu quả của đội ngũ làm công tác giám định viên cũng như cán bộ thanh tra của công ty hoạt động hết sức hiệu quả trong công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm.
2.3.2.Dấu hiệu nghi vấn của các hình thức trục lợi và một số hướng khắc phục
2.3.2.1. Dấu hiệu nghi vấn có gian lận bảo hiểm
Cũng như các vụ án hình sự, các vụ gian lận BHVCXCG dù được chuẩn bị công phu đến đâu cũng để lại những sơ hở gây nghi vấn. Qua thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, công ty cổ phần bảo hiểm PJICO đã đúc kết được những dấu hiệu nghi vấn của trục lợi bảo hiểm như sau:
- Tai nạn xảy ra trong vòng 1 tháng kể từ ngày hết hạn hoặc bắt đầu có hiệu lực bảo hiểm
- Tai nạn xảy ra, giải quyết xong mới thông báo cho công ty bảo hiểm biết.
- Tai nạn xảy ra ban đêm, nơi hoang vắng không có người làm chứng hoặc dân xư xung quanh.
- Xe tư nhân, xe của chủ xe có nhiều xe chưa tham gia bảo hiểm thân xe, xe đăng kí từ tỉnh khác đến yêu cầu bảo hiểm thân xe với giá trị cao.
- Chủ xe đến tham gia bảo hiểm vật chất xe nhưng không mang theo xe, không có giấy tờ chứng nhận bảo hiểm cũ hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cũ không tham gia bảo hiểm vật chất thân xe.
- Hồ sơ tai nạn có hiện tượng tẩy xóa ngày tai nạn, ngày hiệu lực của bằng lái, giấy phép lưu hành, giấy phép lái xe, nguyên nhân tai nạn, tổn thất, số tiền đền bù…
- Trong số các hồ sơ tai nạn, có ghi hoặc có biểu hiện có xe thứ ba liên quan nhưng không để lại việc giải quyết liên quan, không để lại địa chỉ của xe khác
- Xe bị thiệt hại nặng hoặc toàn bộ tham gia bảo hiểm cao hơn giá trị thực tế thị trường.
- Xe bị thiệt hại nặng nhưng người lái xe hoặc người trên xe lại không bị thương
- Chủ xe đề nghị người bán bảo hiểm ghi giúp họ ngày cấp ấn chỉ vì những lý do mà họ đưa ra như tránh bị công an phạt, hợp lý hóa giấy tờ lưu hành…
2.3.2.2. Một số hình thức trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần BH PJICO
* Hình thức hợp lí hóa ngày giờ tai nạn và hiệu lực hợp đồng.
Để hợp lí hóa ngày giờ tai nạn và hiệu lực hợp đồng khách hàng có thể ghi lùi ngày hoặc tiến ngày xảy ra tai nạn và cũng có thể ghi lùi ngày bảo hiểm. Đây là hình thức dễ thực hiện nhất và công ty bảo hiểm PJICO khó kiểm soát được nhất.
Hình thức trục lợi này thường được khách hàng móc nối với cán bộ đại lí của công ty.Vì thế đối với hình thức nghi sai ngày xảy ra tai nạn,để ngăn chặn hình thức này nếu cán bộ công ty phát hiện thấy có nghi ngờ thì phải kiểm tra lại giấy chứng nhận bảo hiểm xem có hợp lí không. Nếu có hợp lí việc giám định chủ yếu dựa vào việc xác minh hiện trường cùng lời khai của nhân chứng để xác định đúng ngày xảy ra tai nạn bao gồm các quy trình sau:
- Xác minh hiện trường: xem xét dấu vết trên địa bàn và nơi xảy ra tai xem có phù hợp với lời khai của chủ xe hay không
- Xác minh dựa trên lời khai của nhân chứng, người dân xung quanh xảy ra tai nạn
- Xác minh qua các đối tượng liên quan trong vụ tai nạn: người trên xe bị thương đến mức độ nào, người thứ ba bị thiệt hại thế nào…
- Xác minh lại hành trình của xe: ngày đi, các điểm dừng, điểm bốc dở hàng…
Sau đó phải sắp xếp lại các chi tiết cho logic hợp lý về mặt thời gian cũng như các lời khai khớp nhau để đưa ra nhận định cuối cùng. Nếu có phát hiện ra trục lợi bảo hiểm thì trước hết người được bảo hiểm sẽ không nhận được tiền bồi thường: Tùy theo số tiền có ý định chiếm đoạt mà công ty có biện pháp xử lý thích hợp. Còn nếu nhân viên bảo hiểm do lỗi vô tình hay cố ý ghi sai mà phải chịu trách nhiệm trước hành vi của mình nhẹ thì bị kiểm điểm, khiển trách, nặng thì bị thôi việc hoặc kết tội đồng phạm.
Đối với hình thức ghi lùi ngày bảo hiểm, lỗi này thuộc lỗi chủ quan, quản lí nội bộ của công ty đối với người bán bảo hiểm như nhân viên khai thác, đại lí, cộng tác viên. Do vậy việc quản lí nhân viên là nhiệm vụ chính.
- Phải tổ chức đầu mối quản lý, theo dõi kiểm tra các đại lý thường xuyên luôn nhắc nhở đại lý tuân thủ quy trình nghiệp vụ, lưu ý người bán bảo hiểm, lưu ý người bán bảo hiểm là người khiếu nại gian lận thường tìm nhiều lý do để lừa người bán bảo hiểm chấp nhận ghi lùi ngày bảo hiểm.
- Khi có yêu cầu ghi lùi ngày bảo hiểm thì nhân viên khai thác phải tìm cách ghi lại số xe, báo về cho công ty để có biện pháp ngăn chặn trên toàn tuyến
- Khi đã xảy ra việc bán bảo hiểm khi lùi ngày bảo hiểm, cán bộ quản lí phải kiểm tra kĩ các giấy chứng nhận, cuống lưu, hóa đơn, yêu cầu người bán tường trình lại sự việc và có biện pháp xử lý ngay đối với người bán bảo hiểm.
- Nếu phát hiện ra trường hợp này thì người được bảo hiểm sẽ không được bồi thường đồng thời người bán bảo hiểm có thể bị kết tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản Nhà nước tại điều 144 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ví dụ điển hình: Chiếc xe ô tô mang biển kiểm soát 17K 8076 theo lời khai thì bị tai nạn,bị va quệt vào bụi cây bên đường ngày 15/02/2011,giấy chứng nhận bảo hiểm được ghi cấp ngày 12/02/2011 tại Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO chi nhánh Thái Bình. Cán bộ công ty đã thấy có dấu hiệu nghi ngờ có sự gian lận trong vụ đòi bồi thường này nên nhanh chóng cử cán bộ phòng giám định và bồi thường xuống kiểm tra hiện trường. Sau khi kiểm tra và xác minh thì phát hiện chiếc xe mang BKS trên thực tế bị tai nạn ngày 10/02/2010, vì thế công ty đã từ chối bồi thường số tiền 8,6 triệu đồng với lý do tai nạn xảy ra nằm ngoài thời gian bảo hiểm.
* Hình thức thay đổi tình tiết trong vụ tai nạn.
Trong trường hợp này đa số các khách hàng thường thay đổi lỗi nguyên nhân trong vụ tai nạn, thay đổi người lái,sửa chữa hiệu lực bằng lái (do hết hạn hoặc không phù hợp với loại xe được lái),sửa chữa hiệu lực giấy phép lái xe (do hết hạn)…
Hành vi gian lận này rất khó phát hiện trong trường hợp người gian lận không trung thực đã thay đổi lỗi, nguyên nhân trong vụ tai nạn hay thay đổi người lái xe hợp lệ. Vì vậy cán bộ giám định cần:
- Đọc kĩ lời khai của lái xe, biên bản khám nghiệm hiện trường để phân tích tình huống xảy ra tai nạn.
- Đối chiếu bản gốc của các giấy tờ trên như giấy phép lái xe, giấy phé lưu hành xe.
- Trường hợp hồ sơ không có dấu hiệu sửa chữa thì có thể tìm cách đối chiếu bản gốc hồ sơ tai nạn tại cơ quan chức năng lập biên bản nếu khó khăn có thể nhờ sự giúp đỡ của cơ quan cấp trên.
- Trường hợp nếu bị phát hiện trước thì trước hết người được bảo hiểm cũng không được nhận tiền bồi thường. Tùy theo số tiền định chiếm đoạt mà sẽ bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN
Một ví dụ điển hình cho loại hình trục lợi này là : Ngày 15/9/2009 xe ô tô biển kiểm soát 34M 6549 bị tai nạn đâm vào giải phân cách.Chủ xe đã khiếu nại đòi bồi thường,PJICO chi nhánh Hải Dương đã thụ lý hồ sơ,khi xem xét thấy người điều khiển xe lúc xảy ra tai nạn không có giấy phép lái xe,vì vậy PJICO Hải Dương đã từ chối bồi thường cho chủ xe.
Một ví dụ khác :Theo khai báo của lái xe ô tô mang biển kiểm soát 29Z-8337, vào khoảng 21 giờ ngày 18-12-2008 tại quốc lộ 18 A thuộc tổ 59 phường Cẩm Thạch, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh, do trời tối, tầm nhìn hạn chế nên người lái xe đã để ô tô va chạm mạnh vào nhà ông Phạm Xuân Lốp bên đường.Hậu quả là xe ô tô bị hư hỏng nặng,tổn thất lên đến 500 triệu đồng. Tuy nhiên, khi tiến hành làm thủ tục bảo hiểm, các cán bộ của PJICO đã phát hiện ra nhiều điều vô lí xung quanh vụ tai nạn này. Chẳng hạn như theo khai báo của lái xe thì chiếc xe đã đâm vào bức tường gạch, nhưng phần trước của xe lại không có vết gãy, vỡ , trong khi toàn bộ đèn, giàn nóng, giàn làm mát, hộp số, kính chắn gió trước… lại hư hỏng rất nặng, phải thay thế. Trước những nghi ngờ nói trên,PJICO đã nhờ Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) giám định dấu vết va chạm dẫn đến thiệt hại của xe ô tô biển số 29Z-8337. Kết luận giám định do Đại tá Trần Văn Điểm kí ngày 28-5-2009 đã khẳng định “Các dấu vết trên xe ô tô biển số 29Z-8337 không phù hợp va chạm với bức tường có kích thước 1 mét x 1 mét và cột sắt chống mái hiên”. Điều đó có nghĩa là phần khai của lái xe không đúng với thực tế.
* Hình thức lập hồ sơ giả.
Trục lợi bằng hình thức này thường phải có “tay trong” ở các doanh nghiệp bảo hiểm và “bắt tay” với các xưởng sửa chữa… Tuy không có tổn thất thực tế đối với đối tượng bảo hiểm nhưng vẫn có đầy đủ chứng từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa…) với đầy đủ chữ ký thật, dấu thật, chứng từ thật hoàn toàn nhưng chỉ có “sự thật” là… giả.
Để nhận diện được dấu hiệu nghi phạm đồi hỏi phải cán bộ làm công tác giám định bồi thường phải đến tận hiện trường tai nạn, nghiên cứu kỹ biên bản giám định,các bức ảnh chụp xe tai nạn,đến xưởng sửa chữa xem có đúng sự thật không…
Một ví dụ điển hình: xe ô tô biển kiểm soát 29Z 3461 thông báo tai nạn ngày 19/06/2009,yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường.Chủ xe đã mang toàn bộ giấy tờ xe,biên bản giám định hiện trường đến nộp cho công ty.Công ty thấy có dấu hiệu trục lợi nên đã cử cán bộ giám định khác đến kiểm tra thì xác định xe không hề bị tai nạn.
* Hình thức tạo hiện trường giả.
Trục lợi bảo hiểm theo cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường như… thật.Đây là cách mà người trục lợi đưa xe từ nơi xảy ra tai nạn đến nơi khác để lập biên bản, thay đổi biển số xe không bị tai nạn đã mua bảo hiểm vào xe không mua bảo hiểm bị tai nạn để chụp ảnh, khám nghiệm lập biên bản.
Để nhận diện được dấu hiệu nghi phạm, bằng giác quan để điều tra các vết tích trên hiện trường xem có phải là lái xe có đúng là bị tai nạn ở đó hay không. Đặc biết đối chiếu số khung số máy để các định xem biển số có đúng là của xe đó không. Để kiểm soát được hình thức trục lợi này phải có sự giúp đỡ của nhiều cơ quan chức năng. Nếu bị phát hiện thì người được bảo hiểm sẽ không nhận được số tiền bồi thường nào cả và còn bị cáo buộc liên quan đến tội chiếm đoạt tài sản có tổ chức tại điều 139 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Một ví dụ điển hình: Xe ô tô biển kiểm soát 33M 2648 đã báo tai nạn ngày 16/8/2009. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra giám định tai nạn, nhân viên bồi thường đã phát hiện sự không trung thực của khách hàng. Khách hàng mua bảo hiểm cho chiếc xe Huyndai Santafe đời 2007 với hình xe nộp cho công ty bảo hiểm còn khá mới. Nhưng khi yêu cầu bồi thường lại là chiếc Huyndai Santafe đời 2003.Santafe đời 2003 có một số chi tiết bên ngoài khác với đời 2007 mà khách hàng đã sơ ý không phát hiện ra mặc dù đã cố tình lấy biển số xe bị hư hỏng gắn vào xe còn nguyên vẹn để mua bảo hiểm.
* Hình thức khai tăng số tiền tổn thất.
Trong trường hợp này người được bảo hiểm thường cấu kết với các chủ cửa hãng sửa chữa xe, thay thế phụ tùng để khai báo tăng số tiền thiệt hại;sửa chữa,thay thế cả những chi tiết,bộ phận hư hỏng không do tai nạn…
Để tránh được tình trạng này thì khâu giám định trực tiếp cần phải được thực hiện nhanh chóng để giám định được các bộ phận của xe bị hư hỏng. Trong quá trình sửa chữa phải có sự theo dõi sát sao, nhất là công tác nghiệm thu sửa chữa. Cách tốt nhất là công ty hợp tác tốt với xưởng sửa chữa nhưng vẫn phải giữ được thái độ độc lập,kiên quyết. Nếu phát hiện ra hình thức gian lận này có thể giải quyết theo nguyên tắc hòa giải,êm thấm khi có được những bằng chứng chứng minh khách hàng trục lợi. Đây là nguyên tắc được ưu tiên hàng đầu,tránh chuyện bé xé ra to.Nếu khách hàng vẫn kiên quyết không chấp nhận thì phải bàng các biện pháp nghiệp vụ chứng minh cho khách hàng thấy hành vi gian lận của mình và không chấp nhận bồi thường.
Ví dụ điển hình: Xe ô tô kiểm kiểm soát 30P 2657 đang lưu thông trên đường đã va quệt với xe máy đi cùng chiều,sau đó đánh lái va vào vỉa hè.Sau đó chủ xe đã yêu cầu công ty PJICO bồi thường.Sau khi đưa xe vào xưởng,xưởng đã báo giá về cho PJICO kèm theo chi tiết các hạng mục sửa chữa,thay thế.Tuy nhiên,khi xem xét báo giá cũng nhưu khi xuống xưởng,nhân viên giám định phát hiện ra một số chi tiết,bộ phận chỉ cần sửa chữa nhưng chủ xe lại đòi phải thay thế mới.
* Hình thức lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần,bảo hiểm trùng
Trong trường hợp này,chủ xe thường lợi dụng sự dễ dãi,không kiểm tra của nhân viên bảo hiểm để lập nhiều hồ sơ dồi bồi thường cho một vụ tai nạn.Hoặc sử dụng hình thức mua bảo hiểm ở 2 hay nhiều công ty bảo hiểm khác nhau,khi xảy ra tai nạn yêu cầu các công ty bảo hiểm cùng thanh toán cho mình.Do các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia bảo hiểm đã “bắt cá nhiều tay” nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản.
Để nhận biết được hình thức trục lợi này đòi hỏi sự kiểm tra sát sao của các nhân viên bảo hiểm đối với các hồ sơ yêu cầu bồi thường.Quản lý tốt cá hồ sơ.Bên cạnh đó,cũng cần có sự phối hợp giữa các công ty bảo hiểm với nhau để nắm rõ các hồ sơ bảo hiểm trùng.Nếu bị phát hiện thì người được bảo hiểm sẽ không nhận được số tiền bồi thường nào cả và còn bị công ty bảo hiểm kiện ra tòa án.
Ví dụ điển hình: Xe ô tô biển kiểm soát 93H 6723 bị tai nạn ngày 21/10/2008,chủ xe đã làm 2 bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường.Do không kiểm tra nên PJICO đã bồi thường cho cả 2 bộ hồ sơ.Đến tận 3 tháng sau,kế toán mới phát hiện ra đã yêu cầu chủ xe đó phải hàn trả lại số tiền bồi thường và kiện chủ xe ra tòa án.
* Hình thức cố ý gây tai nạn
Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của.Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật.
Ví dụ điển hình:Sáng ngày 08/11/2008,PJICO nhận được thông báo của chủ xe 47V 1362 là xe ô tô bị cháy trên đỉnh Đèo Chuối – KonTum.Tại hiện trường, chiếc xe bị cháy đen,đầu xe hơi lao xuống mương bên phải. Theo lời khai của lái xe,khoảng 3h, lên gần đỉnh thì "ngửi thấy mùi khét nên dừng xe",đang kiểm tra xe thì bỗng nhiên xe bị cháy.Giữa đêm khuya trên đèo vắng nên lái xe đành nhìn chiếc xe bị cháy rụi. PJICO cùng với các cán bộ công an đã xuống hiện trường để giám định,xem xét hiện trường.Cần treo bánh xe sơ cua dài 25 cm nối với gầm xe bằng sợi xích móc hờ và không có vết trầy xước kim loại. Ghế lái xe phần băng tựa ở vị trí ngả hoàn toàn về phía sau. Phanh tay ở vị trí không kéo, cần số trong tình trạng còn số... Qua giám định,bên công an đã có kết luận nguyên nhân cháy là do xe bị đốt,không phải do tự nhiên bôc cháy vì "chẳng ai lại nằm để lái xe". Phương tiện đang chạy tại sao cần treo lòng thòng sát đất lại không bị trầy xước? Dừng xe trên đèo lại còn để số và không kéo phanh tay? Xe chạy đường xa, đèo dốc sao lại sử dụng vỏ xe bị mòn hoàn toàn?Lái xe Nguyễn Quang Mạnh lúc này khai đã "được sự chỉ đạo" của vợ chồng chủ xe Phạm Đại Việt. Tối 07/11, Mạnh lái xe từ Đà Lạt đi theo hướng Tà Nung - Nam Ban để qua Quốc lộ 27. Trên đường đi, Mạnh và Khang dừng xe mua xăng đổ sẵn vào can, khi gần đến đèo Chuối, Mạnh phát hiện chưa mua hộp quẹt nên phải quay xe lại một quán gần đó mua. Theo kế hoạch đã bàn tính từ trước, khi xe lên gần hết đèo sẽ đổ xăng vào thùng xe và châm lửa đốt. Thế nhưng cả hai phải nằm chờ, chọn thời điểm không có ai qua lại mới dám đốt xe.
2.4. Nguyên nhân của trục lợi bảo hiểm
Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy hành vi trục lợi bảo hiểm là xuất phát từ lòng tham của con người, họ có thể làm mọi cách để thu lợi bất chính về cho mình.
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Trước hết là sự thiếu chặt chẽ của hệ thống hành lang pháp lí đã khiến các cơ quan chức năng nơi lỏng trong việc ngăn chặn các hành vi gian lận bảo hiểm, do chưa có một quy định rõ ràng, đầy đủ khi kí kết hợp đồng bảo hiểm hoặc do trong quá trình thực hiện chưa được nghiêm minh, chủ xe sẽ thực hiện hành vi gian lận của mình nếu họ biết được rằng có thể lách qua kẽ hở của pháp luật cũng như họ nghĩ rằng nếu bị phát hiện hình phạt cũng không đáng kể.
Thứ hai, do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lí.
Thứ ba là do không gian địa lý. Xe cơ giới có tính cơ động cao tham gia hoạt động trên nhiều địa bàn, nhiều khu vực trong cả nước. Do đó, đối với những vụ tai nạn xảy ra ở xa, hoang vắng, ít người qua lại khó có thể giữ nguyên hiện trường, sự thay đổi tình tiết hiện trường có lợi cho người tham gia bảo hiểm là dễ xảy ra. Thêm vào đó trình độ của lái xe rất cao, họ am hiểu về xe cộ, các khu vực nên họ dễ tạo ra những tai nạn đánh lạc hướng cơ quan bảo hiểm để trục lợi.
Ngoài ra do giá trị của xe cơ giới rất lớn, khi xảy ra tai nạn sẽ ảnh hưởng lớn đến tài chính của chủ xe nên đây là động cơ lớn để họ thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan đầu tiên phải kể đến là là hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bằng đủ mọi thủ đoạn. Do cạnh tranh khốc liệt nên các DNBH luôn phải giữ kín các thông tin về khách hàng. Vì vậy, khi có tai nạn xảy ra các công ty bảo hiểm cũng tiến hành bồi thường mà không xem xét tình hình ở các doanh nghiệp khác dẫn đến chủ xe có thể được hưởng nhiều lần số tiền bồi thường.
Đối với những trường hợp khiếu nại gian lận bị phát hiện, công ty chưa có biện pháp xử lí thích đáng, mới chỉ dừng lại ở mức độ từ chối bồi thường, điều này làm cho các chủ xe suy nghĩ theo một hướng tích cực là cứ lập hồ sơ khiếu nại nếu qua được thì nhận tiền bồi thường, còn không thì cũng không bị phạt.
Một nguyên nhân khác là do hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện thông qua hệ thống các đại lý. Trong khi đó các đại lý này không được trang bị đầy đủ các kỹ năng bán hàng bảo hiểm. Bên cạnh đó, sự ràng buộc giữa các đại lý bảo hiểm và Công ty bảo hiểm chủ yếu dựa trên các Hợp đồng đại lý. Do vậy, mối quan hệ ràng buộc giữa Công ty bảo hiểm và các đại lý này không chặt chẽ. Về phía đại lý vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng câu kết với khách gành,cùng với khách hàng trục lợi bảo hiểm.Ngoài ra do việc phát triển doanh thu đặc biệt về việc bán bảo hiểm xe máy nhiều đơn vị không coi trọng về tính pháp lý trong việc bán bảo hiểm ,vì vậy nhiều đại lý bán bảo hiểm xe máy không ký hợp đồng ,hoặc có ký nhưng lại không điều tra việc hộ khẩu thường trú dẫn đến khi bán thu được tiền phí các đại lý này khong nộp tiền sau đó trốn mất,hoặc đại lý hay cán bộ thu tiền phí sau đó tiêu cho mục đích cá nhân ,đến khi kiểm tra phát hiện số tiền chiếm dụng các đại lý hoặc cán bộ bán bảo hiểm chiếm dụng không thu hồi được.muốn thu hồi phải nhờ cơ quan pháp luật can thiệp,nhưng số tiền thu hồi chậm và không thu hồi được hoàn toàn,thậm chí không thu hồi được. Về hệ thống, quy trình bán hàng mặc dù các đơn vị bảo hiểm đã có quy định cụ thể, đặc biệt là quy trình báo phát sinh khi bán bảo hiểm. Nhưng các đại lý thường không chấp hành họăc chấp hành không nghiêm túc, đặc biệt là quy trình kiểm tra xe trước khi cấp bảo hiểm vật chất cho xe. Việc thu tiền và báo phát sinh sau khi cấp bảo hiểm, các đại lý cũng chấp hành không nghiêm túc. Thêm vào đó, về phía cơ quan bảo hiểm khi phát hiện các hành vi không chấp hành quy định bán bảo hiểm của đại lý, các cán bộ quản lý đại lý cũng không xử lý nghiêm túc, nhắc nhở hoặc cắt hợp đồng đại lý bảo hiểm đã tạo ra kẽ hở để đại lý cấu kết với khách hàng hoặc bị khách hàng lừa dối khi mua bảo hiểm. Tiêu biểu là hành vi cấu kết ghi lùi ngày hiệu lực của bảo hiểm xe cơ giới giữa khách hàng và đại lý.
Về phía cán bộ giám định, phương tiện cơ giới thường ngại đến hiện trường tai nạn khi vụ tai nạn xảy ra hoặc quá tin tưởng ở lái xe khi hỏi về mức độ tổn thất, nên đã để cho chủ xe thông báo và chủ động hoàn tất hồ sơ tai nạn với công an nơi xảy ra tai nạn.Bên cạnh đó, do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ giám định còn nhiều hạn chế, việc chấp hành quy trình giám định chưa nghiêm túc dẫn đến việc giám định thiếu chính xác.Trong nhiều trường hợp, cán bộ giám định được thông báo tai nạn, có mặt kịp thời tại hiện trường nhưng lại không đủ trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để tham gia vào quá trình giám định và lập hồ sơ tai nạn,báo cáo giám định.Đôi khi cán bộ giám định bồi thường không nắm chắc được giá cả của các phụ tùng thay thế nên việc duyệt giá sửa chữa, thay thế bị phụ thuộc vào báo giá của các hãng và các xưởng sửa chữa. Đây là vấn đề hạn chế của công tác cập nhật giá cả thị trường của bộ phận giám định - bồi thường xe cơ giới trong các công ty bảo hiểm.
Về phía xưởng sửa chữa, nhiều trường hợp sau khi xảy ra tai nạn, chủ xe tự ý kéo xe về xưởng, tháo dỡ phụ tùng trong khi chưa thông báo và cũng chưa có ý kiến của cán bộ giám định rồi mới thông báo cho phía cơ quan bảo hiểm biết thông tin về vụ tai nạn. Khi cán bộ giám định được cử đến để giám định tổn thất thì lại không lập biên bản xử lý việc làm sai phạm của chủ xe mà thường chỉ ghi và chụp ảnh lại những tổn thất của các phụ tùng đã được chủ xe kê khai. Do vậy, không xác định được cụ thể và chính xác các tổn thất thực tế. Đây cũng là kẻ hở để chủ xe thông đồng với chủ xưởng đánh tráo các phụ tùng không bị hư hỏng do vụ tai nạn trên để đưa các phụ tùng hư hỏng ở ngoài vào nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm, yêu cầu cơ quan bảo hiểm phải bồi thường tổn thất nhiều hơn thiệt hại thực tế. Nhiều trường hợp chính cán bộ giám định lại là người chủ động dàn xếp với xưởng sửa chữa, với chủ xe để thực hiện các hành vi trục lợi bảo hiểm.
2.5. Đánh giá về tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
2.5.1. Những thuận lợi trong công tác phòng chống trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO
Số lượng xe tham gia nghiệp vụ BHVCXCG tại PJICO ngày càng tăng nhanh.Có được điều này là do hiện nay đời sống của người dân đã được nâng cao lên rõ rệt,nhu cầu của họ về xe cơ giới ngày một lớn;do đội ngũ cán bộ khai thác của công ty hoạt động ngày một hiệu quả hơn,hệ thống mạng lưới kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng;bên cạnh đó cũng do ý thức của người dân hiểu được lợi ích khi tham gia bảo hiểm ngay một tốt hơn…
Doanh thu phí nghiệp vụ BHVCXCG tăng nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh thu của công ty do đây được coi là nghiệp vụ truyền thống,có thế mạnh của công ty.
Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết bồi thường luôn chiếm trên 95% tổng số hồ sơ yêu cầu bồi thường.Điều này cho chúng ta thấy được hiệu quả trong công tác giám định bồi thường,giải quyết hồ sơ yêu cầu bồi thường của đội ngũ nhân viên của công ty,thể hiện được sự chuyên nghiệp trong làm việc của đội ngũ nhân viên trong công ty.
Số vụ phát hiện trục lợi nghiệp vụ BHVCXCG tại PJICO tăng nhanh.Điều này thể hiện được hiệu quả của đội ngũ cán bộ làm công tác giám định bồi thường cũng như ban thanh tra trong công ty.
PJICO luôn coi công tác phòng ngừa,đấu tranh chống tình trạng trục lợi bảo hiểm nói riêng và trục lợi bảo hiểm VCXCG nói chung.PJICO đã đưa ra nhiều giải pháp cũng như đào tạo cán bộ làm công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm.
PJICO cũng đã có những buổi tập huấn cho cán bộ nhân viên của công ty hiểu rõ về trục lợi bảo hiểm,những dấu hiệu nghi vấn cũng như những biện pháp phòng chống tình trạng trục lợi bảo hiểm.Bên cạnh đó,PJICO cũng đã đầu tư những trang thiệt bị hiện đại để phục vụ công tác giám định bồi thường,phòng chống trục lợi bảo hiểm cho cán bộ nhân viên của công ty.
2.5.2. Những khó khăn trong công tác phòng chống trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO
Số lượng xe tham gia nghiệp vụ BHVCXCG tăng nhanh,điều này cũng dẫn đến các chủng loại xe cùng với trang thiết bị của xe đa dạng hơn với nhiều tính năng hơn.Nếu không nắm vững,không cập nhật thường xuyên bảng giá xe,bảng giá trang thiết bị của xe thì đội ngũ giám định viên rất dễ sai sót,không nhận biết được giá trị thực của xe cũng như thiết bị trên xe,khó phát hiện ra hành vi trục lợi khai tăng gá trị tổn thất của xe.
Đội ngũ cán bộ trẻ trung, nhiệt tình song cũng còn hạn chế về mặt kinh nghiệm.Hầu hết các cán bộ giám định bồi thường cũng như thanh tra viên đều chuyển từ các ngành khác sang,không phải chuyên ngành bảo hiểm.Số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giám định nhìn chung còn thiếu so với số lượng công việc,các vụ việc phải giải quyết.Việc này dẫn đến áp lực công việc cho họ,gây mệt mỏi dẫn đến không hoàn thành tốt công việc được giao,đôi khi bỏ sót một số vụ trục lợi.
Số vụ phát hiện trục lợi nghiệp vụ BHVCXCG tại PJICO ngày càng nhiều,các hình thức trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng nhiều hơn.Điều này chứng tỏ tình hình trục lợi nghiệp vụ BHVCXCG diễn ra ngày càng tinh vi hơn,phức tạp hơn.Nếu không phát hiện được sẽ gây thiệt hại không nhỏ đến doanh thu cũng như uy tín của công ty.
Các phương tiện trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định bồi thường nhìn chung vẫn còn thiếu,chưa đồng bộ;các buổi tập huấn về phòng chống trục lợi bảo hiểm nhìn chung vẫn còn ít.Điều này gây ảnh hưởng đến việc giám định của giám định viên,khó khăn hơn trong việc phát hiện cá vụ trục lợi bảo hiểm.
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH HÌNH TRỤC LỢI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PJICO trong giai đoạn tới
Từ khi thành lập đến nay, công ty cổ phần bảo hiểm PJICO đã có được một vị thế vững chắc trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam.Đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm VCXCG.Đây là một thị trường rất tiềm năng với tốc độ phát triển hàng năm rất cao,tương đối ổn định. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh trên phân khúc thị trường này,mức độ cạnh tranh giữa các công ty rất quyết liệt. Để giữ được vị thế là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm VCXCG,công ty đã xây dựng cho mình những phương hướng, chiến lược kinh doanh bảo hiểm VCXCG phù hợp để từng bước khẳng định vững chắc vị thế của mình.Những định hướng chiến lược cơ bản đó là:
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, kỹ thuật chuyên nghiệp.
- Cung cấp dịch vụ khai thác bảo hiểm VCXCG một cách đúng đắn và hiệu quả nhất cho khách hàng
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để tạo ra bước phát triển nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý khách hàng, cấp đơn bảo hiểm, thống kê quản lý rủi ro và quản trị tài chính kế toán trong giai đoạn trước mắt cũng như trong vòng 10 năm.
- Cải tiến chất lượng dịch vụ trong khâu giải quyết bồi thường, đảm bảo nguyên tắc: Nhanh – đúng - đủ.
- Đảm bảo cho sự ổn định, tăng trưởng mạnh và hiệu quả cao
- Hợp tác chặt chẽ với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm để gia tăng mức phí bảo hiểm VCXCG giữ lại trong nước góp phần phát triển kinh tế đất nước.
- Hợp tác chặt chẽ với các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm nước ngoài, tận dụng tối đa sư giúp đỡ về mặt kỹ thuật để phát triển các sản phẩm bảo hiểm tốt cho khách hàng đồng thời đảm bảo ổn định cân đối về mặt tài chính
- Tăng cường quảng bá thông tin tuyên truyền quảng cáo hình ảnh công ty. Với phương châm: “Con người là chìa khoá của thành công” công ty đặc biệt chú trọng vào việc tăng cường đào tạo chuyên môn, phong cách làm việc chuyên nghiệp cho cán bộ, nhân viên của công ty từ đó mang lại cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo. Hơn nữa mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin đạt chất lượng quốc tế để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo lại nguồn nhân lực và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trên phạm vi toàn hệ thống
*Phương hướng,nhiệm cụ của công ty cổ phần bảo hiểm PJICO trong thời gian tới:
Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tiếp tục phát triển,gia tăng thị phần trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ thông qua các hoạt động của công ty.
Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh doanh,mở rộng đối tượng,nguồn khách hàng.Xây dựng các chương trình cụ thể phát triển doanh thu cho từng nghiệp vụ cụ thể cũng như tổng thể.Đặc biệt,khai thác khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực bảo hiểm VCXCG vì đây là một trong những thế mạnh của công ty trong thời gian qua.Hơn nữa,do quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới,thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức WTO với chính sách giảm thuế nhập khẩu xe ô tô,cùng với việc nền kinh tế ngày càng phát triển,đời sống của người dân ngày một nâng cao nên trong thời gian tới,lượng xe ô tô lưu hành tại VIệt Nam sẽ tăng lên một cách nhanh chóng.
Ngoài việc áp dụng các chiến lược phát triển hoàn thiện các sản phẩm truyền thống,PJICO sẽ đẩy mạnh việc xây dựng các chính sách duy trì lượng khách hàng trung thành, tìm kiếm, lựa chọn, phát triển và khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm. Bên cạnh đó với mong muốn: Mang lại sự an tâm cho khách hàng và mang lại lợi ích cho cộng đồng,PJICO cũng sẽ tiếp tục phát triển một hệ thống chi nhánh giao dịch và mạng lưới phục vụ khách hàng sâu rộng trên toàn quốc, áp dụng hệ thống bán lẻ, hệ thống đại lý…. Đồng thời tập trung đầu tư và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cao, có đạo đức, trách nhiệm và tâm huyết với nghề, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến sản phẩm, tăng cường quảng bá nhận biết về thương hiệu PJICO cũng như về bảo hiểm VCXCG.
Với tầm nhìn đến 2015 là trở thành “Tổng Công ty bảo hiểm hàng đầu Việt nam về chất lượng và hiệu quả”, PJICO chú trọng nhiều hơn đến phát triển chiều sâu, đến chất lượng của sự phát triển.Năm 2011, PJICO đặt ra những mục tiêu và chỉ tiêu kinh doanh cơ bản là:
- Tổng doanh thu phấn đấu tăng trưởng từ 18% – 20%
- Lợi nhuận phấn đấu tăng trưởng 18%
- Niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
3.2. Giải pháp phòng chống tình trạng tục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
Như trên đã phân tích, hậu quả của trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là rất to lớn và ngăn chặn trục lợi nghiệp vụ BHVCXCG không phải là việc một sớm một chiều. Đối với một số nước có thị trường bảo hiểm xe cơ giới phát triển lâu đời như Anh. Pháp, Mỹ…cho đến các công ty bảo hiểm lớn trong nước như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI…cũng chưa thể khẳng định là đẩy lùi được hoàn toàn nạn trục lợi nghiệp vụ BHVCXCG
Trong thời gian qua, cán bộ lãnh đạo công ty cùng với việc đẩy mạnh triển khai các sản phẩm BHVCXCG và tạo dựng thương hiệu PJICO cũng luôn coi trọng công tác phòng chống trục lợi nghiệp vụ BHVCXCG. Số vụ phát hiện trục lợi ngày càng tăng lên, tránh thất thoát cho công ty một số tiền lớn. Cùng với sự trang bị về cơ sở vật chất và nâng cao trình độ chuyên môn, cả phòng nghiệp vụ và phòng giám định - bồi thường đều nỗ lực hết mình để mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty.
Tuy nhiên, trong thời gian tới,tình hình trục lợi nghiệp vụ BHVCXCG chắc chắn sẽ còn phức tạp và tinh vi hơn. Điều đó đòi hỏi sự sắc bén, nhanh nhạy của công tác giám định bồi thường mà trong thời gian qua công ty mới chỉ đáp ứng được phần nào.
Ðể khắc phục, nâng cao khả năng phòng ngừa trục lợi bảo hiểm, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ.
3.2.1. Cần sớm hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho hoạt động phòng chống trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Tại Việt Nam,quản lý nhà nước về hoạt động KDBH được thực hiện thông qua:
- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về KHBH
- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quả lý nhà nước về KDBH. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về KDBH theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người tham gia bảo hiểm, mua bảo hiểm, cần có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh có giá trị răn đe, ngăn chặn, thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm gây hậu quả lớn về tài sản, đạo đức, nhân cách, làm giảm sút lòng tin đối với cán bộ, công chức, tổ chức, cơ quan nhà nước. Có cơ chế bảo vệ, động viên nhân chứng hợp tác, giúp đỡ công việc điều tra, xác minh liên quan đến bảo hiểm, bồi thường
Luật KDBH đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kí họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000.Luật KDBH đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm và có vai trò tích cực trong việc điều tiết thị trường. Tuy nhiên trong số 9 chương, 129 điều chưa có chương nào điều nào đề cập tới vấn đề trục lợi bảo hiểm. Vì thế, rất khó khăn cho các DNBH, khi phát hiện ra trục lợi bảo hiểm, không biết xử lí thế nào ngoài việc từ chối bồi thường. Theo nghị định về xử phạt hành chính, hành vi trục lợi bảo hiểm chỉ bị xếp vào loại bị cảnh cáo hoặc phạt tối đa là 20 triệu đồng. Chính vì hành lang pháp lí chưa đầy đủ nên trục lợi bảo hiểm chưa được điều tra và xét xử nghiêm khắc, và không có tính chất răn đe.
Hiện nay,Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung của Luật Kinh doanh bảo hiểm (năm 2010).Tuy nhiên vẫn còn cần phải tiếp tục sửa đổi bổ sung để hoàn thiện hơn nữa. Cần thống nhất nhận thức về trục lợi bảo hiểm và coi đó là một hành vi vi phạm pháp luật cần bị lên án về đạo đức và xử lý nghiêm minh bằng pháp luật, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về trục lợi bảo hiểm, đặc biệt cần phải có quy định về tội danh “Trục lợi bảo hiểm” trong Bộ luật hình sự để có thể xử lý đúng tội danh trục lợi bảo hiểm và phù hợp với thông lệ quốc tế.Hoàn thiện các chế tài xử phạt nghiêm khắc, phải làm sao để các hành vi trục lợi bảo hiểm bị lên án về mặt đạo đức,lên án mạnh mẽ trước xã hội,trừng trị nghiêm khắc, răn đe rõ ràng về pháp luật.
Bên cạnh đó, nhà nước nên sớm có các quy định buộc các cơ quan tổ chức có nghĩa vụ cung cấp các thông tin có liên quan đến người mua bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm khi có yêu cầu. Đây cũng là một trong những biện pháp thiết thực giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển toàn diện, an toàn và lành mạnh,phòng chống được tình trạng trục lợi bảo hiểm.
3.2.2. Xây dựng quan hệ tốt với cơ quan chức năng có liên quan
Xây dựng quan hệ tốt với cơ quan chức năng có liên quan như: giám định, điều tra, khoa học chuyên ngành, hợp tác hiệu quả trong giải quyết vụ việc bảo hiểm, bồi thường có yếu tố gian lận, tính phức tạp, không rõ ràng. Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra để bảo đảm việc tuân thủ quy trình công việc, phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm. Cập nhật, thông tin kịp thời, rộng rãi các vụ việc trục lợi được phát hiện để trao đổi, rút kinh nghiệm, đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nội bộ, nâng cao năng lực phòng ngừa. Xây dựng quy trình cụ thể về điều tra, xác minh những vụ việc có dấu hiệu gian lận, trục lợi bảo hiểm, để triển khai thực hiện trong toàn hệ thống doanh nghiệp
Bên cạnh đó,công ty cũng cần phải phối hợp với các công ty bảo hiểm khác cùng nhau chia sẻ thông tin kinh doanh,nhất là danh sách các khách hàng “đen” cũng như danh sách các đại lý bị cấm hoạt động để hạn chế rủi ro,tránh trục lợi bảo hiểm.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý ấn chỉ
Công tác quản lý ấn chỉ cũng hết sức quan trọng,giúp phòng tránh được hình thức trục lợi bảo hiểm VCXCG phổ biến nhất hiện nay là hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm.
- Toàn bộ ấn chỉ nhận từ công ty đều phải vào sổ theo dõi và được lưu trong máy tính công ty. Riêng với sổ đem sử dụng phải theo dõi được đối tượng sử dụng, thời gian sử dụng phải có quyết toán. Ấn chỉ dung không hết phải có biên bản giao nhận lại cho kế toán kho.
- Chỉ được giao cho đại lý những loại ấn chỉ được phép giao theo quy định của công ty. Đối với những ấn chỉ có số tiền lớn thường dễ gây trục lợi, công ty cần hạn chế và quản lý tập trung.
- Kiểm tra việc sử dụng ấn chỉ của đại lý định kỳ hoặc khi nghi ngờ các hiện tượng trục lợi bảo hiểm công ty phải tiến hành kiểm tra việc ghi chép và phát hành hóa đơn của đại lý, đối chiếu thời gian và nội dung ghi trên liên gốc và liên giao cho khách hàng.
3.2.4. Nâng cao chất lượng đại lý
- Đại lý phải tuân thủ trình tự kiểm tra tất cả các xe trước khi nhận bảo hiểm đặc biệt đối với xe mua bảo hiểm lẻ, xe tư nhân, xe đăng kí tỉnh khác. Nhân viên phải đặc biết chú ý đến nguyên tắc này.
- Nhân viên nên kiểm tra lý lịch quá trình hoạt động của xe, nếu đối tượng nhiều lần rủi ro hoặc chủ xe có tiền án, tiền sự thì trong quá trình làm việc đại lý phải linh hoạt, khéo léo từ chối bán bảo hiểm.
- Tăng cường khâu tuyển chọn và đào tạo đại lý, cộng tác viên. Tuyển lựa đại lý, cộng tác viên có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, tổ chức cho họ tham gia các lớp đào tạo và hướng dẫn về khai thác nghiệp vụ.
- Hiện hay các đại lý không thuộc biên chế của chi nhánh nên có tâm lý làm việc không tích cực, nhanh chán nản, dễ phát sinh tiêu cực. Vì vậy công ty nên có những biện pháp thích hợp như thường xuyên quan tâm, có chế độ khen thưởng với đại lý, bổ nhiệm các đại lý giỏi vào các chức vụ tổ trưởng đại lý,tuyển những đại lý xuất sắc vào biên chế của chi nhánh…Điều này chắc chắn sẽ khuyến khích tinh thần và trách nhiệm trong công việc của mỗi đại lý.Giúp hạn chế đáng kể việc bắt tay giữa đại lý với các đối tượng để thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác giám định tổn thất
Giám định là một khâu rất quan trọng, ảnh hưởng to lớn đến việc hanjc hế tình trạng trục lợi bảo hiểm. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng phòng chống trục lợi bảo hiểm thì phải nâng cao chất lượng giám định tổn thất
- Tăng cường đội ngũ giám định viên.Với tình hình tai nạn giao thông đang tăng như hiện nay thì việc giám định ngày càng khó khăn, phức tạp, khối lượng công việc cũng ngày càng nhiều. Với số lượng nhân viên như hiện nay nhiều khi không đủ.Có tăng cường thêm đội ngũ nhân viên giám định thì mới có thể tiến hành giám định ngay khi có tai nạn xảy ra.Xác định nhanh chóng nguyên nhân tai nạn,hiện trường tai nạn,tránh trục lợi bảo hiểm.
- Ngoài ra, bản lĩnh của giám định viên cũng rất quan trọng, có tinh thần đối đầu với các hành vi trục lợi hay không? Có chịu khó tìm tòi bằng chứng? Có nhạy bén khéo léo và thông minh trong việc khai thác xâu chuỗi mọi thông tin? Có chuẩn bị chu đáo các kế hoạch phục vụ nhu cầu điều tra?… Đối với lĩnh vực phòng chống trục lợi bảo hiểm, tuyệt đối không có yếu tố may rủi. Tất cả đều phải dựa vào những bằng chứng có thực. Và có nhiều cách để tìm tra bằng chứng, nhiều khi chỉ cần tìm hiểu gần khu vực hiện trường, giám định viên cũng có thể có thêm nhiều chứng cứ. Hoặc trường hợp muốn tìm hiểu xem ai là người điều khiển xe lúc xảy ra tai nạn, giám định viên nên chụp lại hình chiếc xe và hình người tự nhận đã lái xe đưa tới hiện trường để nhân chứng nhận diện kịp thời. Và một nguyên tắc mà bất kỳ giám định viên nào cũng phải “nằm lòng”, đó là luôn ở trạng thái hoài nghi (nhưng không được tỏ ý nghi ngờ) để tìm ra sự thật, luôn đặt câu hỏi và giải quyết liên tục: Việc gì? Bởi tại làm sao? Ở đâu? Ai biết? Khi nào? Ra sao?... Trong rất nhiều tình huống xử lý, giám định viên cũng cần mạnh dạn đề nghị trợ giúp từ lãnh đạo công ty hoặc người có chuyên môn giỏi để có sự phối hợp xử lý tốt hơn.
- Tai nạn diễn biến ngày càng phức tạp với rất nhiều tình huống khác nhau. Hiện tượng trục lợi cũng diễn ra hết sức tinh vi đòi hỏi cán bộ giám định phải có những kiến thức hết sức sậu rộng về xe cơ giới.
- Áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật vào việc giám định. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào giám định là hết sức cần thiết. Cần trang bị thêm cho giám định viên các thiết bị cần thiết như phương tiện đi lại. Các thiết bị công nghệ thường xuyên được nâng cao nên cũng phải thường xuyên thay đổi những thiết bị đã cũ, không còn phù hợp như máy ảnh…Từ đó xác định nhanh chóng nguyên nhân tai nạn,hiện trường tai nạn,tránh trục lợi bảo hiểm.
- Liên kết với các xưởng sủa chữa gara ô tô có uy tín.Bên cạnh đó cũng cần phải kiểm tra khi đưa xe vào xưởng,kiểm tra bảo giá,hóa đơn sửa chữa của xưởng gửi tới.Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu móc ngoặc giữa cưởng sửa chữa,gara với khách nhằm trục lợi bảo hiểm cần có các biện pháp mạnh,chám dứt liên kết với các xưởng đó.
3.2.6.Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ cán bộ
Hiện nay ở PJICO, với hơn 90% đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, đó là một thế mạnh đối với công ty. Nhưng hầu hết các cán bộ phải đảm đương nhiều công việc. Việc đào tạo cán bộ cũng còn nhiều hạn chế vì mang tính manh mún, thiếu hệ thống. Vì vậy để nâng cao được khả năng làm việc của cán bộ trong công ty thì công ty nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Trong tương lai gần, PJICO cần có kế hoạch mở một trung tâm đào tạo cho các cán bộ của tổng công ty, trang bị cho các bộ mới đặc biệt là những cán bộ được tuyển dụng từ các công ty thuộc lĩnh vực khác; cập nhật và nâng cao kiến thức cho các cán bộ đang làm việc tại PJICO.
- Bên cạnh việc cử cán bộ đi học tại nước ngoài, PJICO có thể mời các chuyên gia từ các Học viện BH nổi tiếng trên thế giới mà PJICO có quan hệ lâu năm,các chuyên gia từ các công ty BH nối tiếng thế giới đến tham gia đào tạo và hỗ trợ giảng dạy,chia sẻ kinh nghiệm phòng chống trục lợi bảo hiểm,trong đó có phòng chống nghiệp vụ BHVCXCG. Ngoài ra, PJICO cũng cần tận dụng những cán bộ đã được công ty cử đi tu nghiệp nước ngoài đứng lớp, chia sẻ kiến thức mà họ đã học được. Đây cũng là một cách hay để kiểm tra kết quả học tập của cán bộ đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kha lu7853n t7889t nghi7879p_Nguy7877n V259n Thu7845n_2723BH4.doc