Đề tài Tính hình triển khai nghiệp vụ thẻ bảo hiểm kỹ thuật tại Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam - Vinare

Tài liệu Đề tài Tính hình triển khai nghiệp vụ thẻ bảo hiểm kỹ thuật tại Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam - Vinare: Bảng viết tắt Vinare: Vietnam National Reinsurance Company – Công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam. BM: Bảo Minh. BL: Bảo Long. PJICO: Petrolimex Joint Stock Insurance Company – Công ty cổ phần bảo hiểm xăng dầu. UIC: United International Company- Công ty bảo hiểm liên hiệp Quốc tế. PTI: Post Telecom Joint Stock Insurance Company – Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện. PVIC: Petro Vietnam Insurance Company – Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam. BIDV – QBE: Công ty liên doanh bảo hiểm Việt úc. A-AGF: Công ty bảo hiểm Allianz-AGF. KRIC: Korean Reinsurance Company: Công ty tái bảo hiểm Hàn Quốc. SVI: Samsung Vietnam Insurance: Công ty bảo hiểm Samsung Việt Nam. VIA:Vietcombank Insurance Asian- Công ty bảo hiểm châu á IAI: Incombank Asia Insurance- Công ty bảo hiểm Incombank Asia. XL: Excess of Loss- hợp đồng vượt mức bồi thường. MGL: mức giữ lại. M&F: Marine & Fire- bảo hiểm hàng hải và cháy. CAR: Contractor’s All Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng. EAR: Erection All Rick...

doc141 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tính hình triển khai nghiệp vụ thẻ bảo hiểm kỹ thuật tại Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam - Vinare, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng viết tắt Vinare: Vietnam National Reinsurance Company – Công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam. BM: Bảo Minh. BL: Bảo Long. PJICO: Petrolimex Joint Stock Insurance Company – Công ty cổ phần bảo hiểm xăng dầu. UIC: United International Company- Công ty bảo hiểm liên hiệp Quốc tế. PTI: Post Telecom Joint Stock Insurance Company – Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện. PVIC: Petro Vietnam Insurance Company – Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam. BIDV – QBE: Công ty liên doanh bảo hiểm Việt úc. A-AGF: Công ty bảo hiểm Allianz-AGF. KRIC: Korean Reinsurance Company: Công ty tái bảo hiểm Hàn Quốc. SVI: Samsung Vietnam Insurance: Công ty bảo hiểm Samsung Việt Nam. VIA:Vietcombank Insurance Asian- Công ty bảo hiểm châu á IAI: Incombank Asia Insurance- Công ty bảo hiểm Incombank Asia. XL: Excess of Loss- hợp đồng vượt mức bồi thường. MGL: mức giữ lại. M&F: Marine & Fire- bảo hiểm hàng hải và cháy. CAR: Contractor’s All Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng. EAR: Erection All Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt. ALOP: Advence Loss of Profit- bảo hiểm mất lợi nhuận dự tính. CERC: Civil Engineering Completed Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro đối với công trình xây dựng dân dụng đã hoàn thành. CPE: Contractor’s Plan & Equipment – Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng. BE: Boiler and Pressuel Vesel Explosion – Bảo hiểm nổ nồi hơi và thùng áp suất. MB: Machinery Breakdown – Bảo hiểm đổ vỡ máy móc. MLOP: Machinery Loss of Profit – Bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc. CAR: Computer All Ricks – Bảo hiểm mọi rủi ro máy tính. LVEE: Low Voltage Electronic Equipment – Bảo hiểm thiết bị điện tử điện áp thấp. Mục Lục Trang Lời mở đầu 1 Chương I: Khái quát chung về tái bảo hiểm 3 I. Khái quát chung về tái bảo hiểm 3 1. Tái bảo hiểm và sự phát triển của tái bảo hiểm 3 1.1 Tái bảo hiểm là gì 3 1.1.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm 3 1.1.2 Phân biệt tái bảo hiểm với đồng bảo hiểm 5 1.2 Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm 6 2. Các hình thức tái bảo hiểm 9 2.1 Tái bảo hiểm tạm thời 10 2.2 Tái bảo hiểm cố định 11 2.3 Tái bảo hiểm lựa chọn- bắt buộc 12 3. Các phương pháp tái bảo hiểm 14 3.1 Tái bảo hiểm theo tỷ lệ 14 3.1.1 Tái bảo hiểm số thành 15 3.1.2 Tái bảo hiểm mức dôi 15 3.1.3 Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi 15 3.2 Tái bảo hiểm phi tỷ lệ 16 3.2.1 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường 16 3.2.2 Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường 16 3.2.3 Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi - vượt mức bồi thường 17 4. Hợp đồng tái bảo hiểm 17 4.1 Định nghĩa 17 4.2 Những nội dung cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm 19 4.2.1 Hoa hồng tái bảo hiểm, thủ tục phí 19 4.2.2 Phí tạm giữ 20 II. Bảo hiểm kỹ thuật và tái bảo hiểm kỹ thuật 21 1. Bảo hiểm kỹ thuật 21 1.1 Lịch sử ra đời của bảo hiểm kỹ thuật 21 1.2 Phân loại đơn bảo hiểm kỹ thuật 23 1.2.1 Đơn bảo hiểm không thể tái tục 23 a. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng 24 b. Đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt 25 c. Đơn bảo hiểm mất lợi nhuận dự tính 26 1.2.2 Đơn bảo hiểm có thể tái tục 27 a. Bảo hiểm mọi rủi ro đối với công trình dân dụng đã hoàn thành 27 b. Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng 28 c. Bảo hiểm nổ nồi hơi và thùng áp suất 29 d. Bảo hiểm đổ vỡ máy móc 30 e. Bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc 32 f. Bảo hiểm mọi rủi ro máy tính 32 g. Bảo hiểm thiết bị điện tử điện áp thấp 35 2. Tái bảo hiểm kỹ thuật 36 2.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm kỹ thuật 36 2.2 Nội dung của tái bảo hiểm kỹ thuật 37 - Điều kiện cho việc nhượng tái bảo hiểm 37 - Năng lực nhận bảo hiểm 38 - Tư vấn giải quyết bồi thường 38 - Rút vốn trong trường hợp huỷ hợp đồng 39 Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 40 I. Vài nét về công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 40 1. Lich sử ra đời của công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 41 2. Nhiệm vụ, vai trò, chức năng và cơ cấu của công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 41 2.1 Vai trò 41 2.2 Chức năng và quyền hạn 43 2.3 Cơ cấu tổ chức 44 3. Tình hình kinh doanh của công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam từ khi thành lập tới nay 44 3.1 Năng lực nhận tái bảo hiểm 44 3.2 Nhượng tái bảo hiểm 45 3.3 Thu nhận phí và kết quả kinh doanh 46 3.4 Hoạt động đầu tư tài chính 46 II. Thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật 47 1. Thời kì trước năm 1994 47 2. Thời kì sau năm 1994 48 III. Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 50 1. Công tác nhận và nhượng tái bảo hiểm 50 1.1 Tái bảo hiểm theo hình thức hợp đồng 50 1.2 Tái bảo hiểm theo hình thức tự nguyện 59 2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 61 3. Công tác bồi thường 62 4. Kết quả kinh doanh của nghiệp vụ 66 4.1 Tình hình nhận tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare 66 4.2 Tình hình nhượng tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare 72 4.2 Kết quả kinh doanh 80 IV. Một số thuận lợi và khó khăn 84 1. Thuận lợi 84 2. Khó khăn 86 Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 89 I. Phương hướng phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty trong thời gian tới 89 1. Dự báo nhu cầu bảo hiểm kỹ thuật trên thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới 89 2. Phương hướng 90 II. Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 96 1. Về phía nhà nước 96 1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và môi trường kinh doanh ổn định 96 1.2 Công tác đào tạo nguồn cán bộ bảo hiểm , công tác tuyên truyền giáo dục cho các tầng lớp nhân dân 97 1.3 Quy định chính sách đầu tư hợp lý, tạo môi trường đầu tư tốt 98 1.4 Nâng cao hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Vinare về nghiệp vụ bảo hiểm- tái bảo hiểm kỹ thuật 99 2. Về phía công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 100 2.1 Tăng cường tỷ lệ hoa hồng 100 2.2 Tăng cường phạm vị nhận tái từ thị trường quốc tế 101 2.3 Tăng cường nhận tái các nghiệp vụ mới trong bảo hiểm kỹ thuật 102 2.4 Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức lớn trên thế giới 102 2.5 Phát triển hệ thống môi giới 104 2.6 Nâng cấp hệ thống thông tin 105 2.7 Chính sách khách hàng 106 Kết luận 109 Tài liệu tham khảo Phụ lục Lời Mở Đầu Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở nước ta đã đưa nền kinh tế đang hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu cần được bảo vệ của con người ngày càng lớn. Để được bảo vệ, con người đã sử dụng nhiều biện pháp: tích luỹ, để dành, đi vay, tương trợ lẫn nhau. Nhưng biện pháp hữu hiệu hơn cả là bảo hiểm- việc chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, ngay chính bản thân công ty bảo hiểm có thể gặp phải rủi ro đòi hỏi được bảo vệ. Và công ty bảo hiểm cũng đi tìm kiếm người bảo vệ cho mình, đó là hình thức tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm như là một công đoạn trong chu trình hoạt động kinh doanh để phân tán rủi ro đảm bảo kinh doanh và sự sống còn cho mỗi tổ chức bảo hiểm và cả thị trường bảo hiểm nói chung. Bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật nói riêng là một trong những ngành đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế. Tuy liên tục tăng trưởng nhưng khả năng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam vẫn chưa sánh với tiềm năng của nghiệp vụ này. Hơn nữa, khả năng đóng góp của bảo hiểm kỹ thuật cho nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh tái bảo hiểm kỹ thuật có hiệu quả hay không. Hiệu quả ở đây được hiểu là các công ty bảo hiểm trong nước cần nghiên cứu các phương pháp tái bảo hiểm hợp lý sao cho: “bằng một mức phí ít nhất, bảo vệ được tối đa trách nhiệm bảo hiểm”, đồng thời ổn định kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc. Thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam còn non trẻ. Do vậy, đối với các công ty bảo hiểm thì đây là một mảnh đất màu mỡ cần được khai thác sao cho có hiệu quả và sinh nhiều lợi nhuận. Đối với nhà nước thì đây là một hoạt động cần có sự quan tâm thích đáng, quản lý, hỗ trợ để các công ty bảo hiểm trong nước có thể cạnh tranh được với các công ty bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Đối sinh viên thuộc khối kinh tế đặc biệt là sinh viên ngoại thương thì đây là một lĩnh vực bổ ích để nghiên cứu. Từ những lý do trên em đã chọn đề tài :"Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam - Vinare" làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em cũng muốn đóng góp một phần công sức của mình vào quá trình hoàn thiện nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, em có sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. Khoá luận trình bày những nội dung cơ bản về nghiệp vụ, thực trạng và phương hướng phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển. Khoá luận gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về tái bảo hiểm Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại Công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và bạn đọc. Nhân đây, em xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến cô giáo Phạm Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ của Công ty táii bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, các anh chị trong phòng tái bảo hiểm kỹ thuật- dầu khí đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Hà Nội- 12/2003 Sinh viên: Triệu Thị Bảo Hoa Chương I : Khái quát chung về tái bảo hiểm I. Khái quát chung về tái bảo hiểm. 1. Tái Bảo Hiểm và sự phát triển của Tái Bảo Hiểm. 1.1. Tái bảo hiểm là gì? 1.1.1. Sự cần thiết của tái bảo hiểm. Một công ty bảo hiểm cũng giống như các công ty trách nhiệm hữu hạn hay một công ty cổ phần hay một doanh nghiệp nhà nước khác được thành lập với một số vốn nhất định nên phải chịu trách nhiệm với phần vốn của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh của mình trên thương trường, và tất nhiên một công ty bảo hiểm thì khả năng nhận bảo hiểm bị giới hạn trong phạm vi số vốn này. Chính vì vậy, trong quá trình kinh doanh bảo hiểm, các công ty bảo hiểm luôn bị đe dọa bởi sự phá sản bởi: - Có những đối tượng tham gia bảo hiểm với số tiền tham gia bảo hiểm quá lớn vượt quá khả năng tài chính của công ty bảo hiểm, do đó nếu chấp nhận rủi ro và khi tổn thất xảy ra chắc chắn công ty sẽ bị phá sản. - Khi những rủi ro được bảo hiểm xảy ra liên tục trong một thời gian ngắn, lúc đó công ty bảo hiểm không đủ khả năng để đánh giá kiểm soát rủi ro, công tác chi trả, bồi thường cũng không thể làm một cách chặt chẽ và khi đó khả năng phải tuyên bố phá sản là rất lớn. - Đối với công ty bảo hiểm mới thành lập, mạng lưới đại lý chưa rộng và thiếu kinh nghiệm, các khâu chưa hoàn chỉnh cũng dễ bị phá sản... - Có những trường hợp phương pháp tính phí chưa thật chuẩn xác vì có những rủi ro mới xuất hiện, ngành bảo hiểm chưa có số liệu thống kê đầy đủ hoặc không đủ khả năng quản lý rủi ro nên chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu. Đứng trước thực trạng có thể bị phá sản và để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà vẫn có thể nhận được những hợp đồng bảo hiểm có giá trị bảo hiểm lớn, các công ty bảo hiểm phải liên kết với nhau để phân tán bớt phần rủi ro mà mình có thể gặp phải trong hợp đồng bảo hiểm mà mình đã nhận, một trong những cách để phân tán rủi ro đó là tái bảo hiểm. Vì vậy, một nghiệp vụ mới xuất hiện trong các công ty bảo hiểm là các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đã ra đời để đáp ứng nhu cầu cho các công ty bảo hiểm và đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm. Như vậy, "tái bảo hiểm là sự bảo hiểm cho những rủi ro mà người bảo hiểm phải gánh chịu". Nói cách khác tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm. Trong tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc (hay công ty nhượng tái bảo hiểm) nhận bảo hiểm cho người tham gia, sau đó chuyển giao một phần rủi ro đã nhận bảo hiểm cho các công ty nhận tái bảo hiểm (hay nhà tái bảo hiểm). Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc phải bồi thường cho người được bảo hiểm trên cơ sở khả năng tài chính của mình, sau đó đòi lại phần trách nhiệm từ công ty nhận tái bảo hiểm. ở đây, người được bảo hiểm không có quan hệ trực tiếp với công ty nhận tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm đã được các nhà kinh tế, các nhà bảo hiểm công nhận và đánh giá cao. Nhưng nhìn chung nó được thể hiện trên một số mặt sau: * Phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho các công ty bảo hiểm gốc, đặc biệt trong trường hợp xảy ra sự cố thảm họa mang tính chất tích tụ, tập trung rủi ro. * Đảm bảo sự ổn định của ngân sách và đây cũng là một nguồn thu ngoại tệ. * Giúp cho các công ty nhỏ mới thành lập ổn định và phát triển nhờ sự tư vấn về nghiệp vụ từ các công ty tái bảo hiểm. * Góp phần ổn định đời sống cho công nhân viên trong công ty bảo hiểm gốc do công ty bảo hiểm bị phá sản và gián tiếp bảo hiểm quyền lợi của người tham gia. Ngoài ra, tái bảo hiểm còn góp phần ổn định ngân sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, xã hội giữa các nước ,.... Ngày nay, tái bảo hiểm ngày càng phát huy tác dụng và trở thành phương thức hoạt động quan trọng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các nước. 1.1.2. Phân biệt tái bảo hiểm với đồng bảo hiểm. Trong phương pháp san sẻ rủi ro trong các công ty bảo hiểm thì người ta thường nói tới hai phương pháp đó là tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm, vậy hai phương pháp này có điểm nào giống và khác nhau, ưu và nhược điểm của hai phương pháp này là gì? Trong phần này chúng ta sẽ so sánh sự giống và khác nhau của hai phương pháp này: * Giống nhau: Cả hai phương pháp đều là phương pháp phân tán rủi ro, chuyển rủi ro có thể xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm sang người bảo hiểm hoặc các nhà tái bảo hiểm. * Sự khác nhau giữa hai phương pháp: Hình thức Tiêu chí Tái bảo hiểm Đồng bảo hiểm Điểm xuất phát Được xuất phát từ người bảo hiểm. Xuất phát từ người tham gia. Tính chịu trách nhiệm Chỉ trịu trách nhiệm đối với công ty bảo hiểm gốc. Chịu trách nhiệm trước người tham gia bảo hiểm. Các bên tham gia Có thể chỉ cần một nhà tái bảo hiểm hoặc nhiều hơn. Phải có ít nhất hai nhà bảo hiểm trở lên. Khi có tổn thất xảy ra Có thể huy động vốn bồi thường một cách nhanh chóng, công ty tái bảo hiểm có thể trích trước để giải quyết sự cố. Huy động vốn bồi thường rất khó khăn và mất nhiều thời gian gây khó khăn cho người tham gia bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn ta đi nghiên cứu quan hệ giữa tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ1: Mối quan hệ giữa nhà tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm. Nhà Tái bảo hiểm C Nhà Tái bảo hiểm B Nhà Tái bảo hiểm A Nhà Tái bảo hiểm D Người bảo hiểm Người tham gia Công ty B Công ty C Công ty D Công ty A 1.2. Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm. Trên thị trường bảo hiểm thế giới. Vào giai đoạn cuối cùng của thời Đại Trung Cổ, khi ngành bảo hiểm bắt đầu phát triển và mở rộng ở Châu Âu thì nhu cầu tái bảo hiểm đã xuất hiện và ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Bản giao ước cổ nhất được biết đến có tính chất pháp lý như một hợp đồng tái bảo hiểm được ký kết vào tháng 12/1370 tại thành phố Genoa - Italy, bảo hiểm cho một chuyến hàng từ Genoa tới Flader (Belgium). Với sự phát triển rộng rãi các mối quan hệ thương mại giữa các thành phố của Italia cũng như các nước Bắc Âu dịch vụ tái bảo hiểm cũng phát triển theo. Điển hình là ở Anh, nhưng sau đó do có nhiều vụ lợi dụng tái bảo hiểm nên chính phủ Hoàng Gia Anh đã ra lệnh cấm hoạt động tái bảo hiểm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa trên biển từ 1746-1864. Tuy nhiên các loại hình tái bảo hiểm khác vẫn phát triển như: tái bảo hiểm cháy, tái bảo hiểm nhân thọ... Đến giữa thế kỷ XIX, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, kinh tế các nước tư bản phát triển mạnh, giao lưu hàng hoá được tăng cường cho nên tái bảo hiểm cũng có điều kiện hình thành các tổ chức độc lập. Năm 1864, công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên ra đời tại Đức lấy tên là Công ty tái bảo hiểm Cologne (Kolnishe Ruck AG). Tiếp theo đó là sự ra đời của hàng loạt các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp như: * Công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ (Swiss Re) năm 1863. * Công ty tái bảo hiểm London (London Guarantee Reinsurance Co.,Ltd) năm 1869. * Công ty tái bảo hiểm Munich (Munchenes Ruck AG) năm 1880. Việc thành lập các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp là một sự kiện có tính chất quan trọng trong việc phát triển của ngành bảo hiểm. Bằng cách tái bảo hiểm, các công ty bảo hiểm đã có sẵn trong tay nguồn đảm bảo đắc lực cho hoạt động kinh doanh của họ. Do đó, khả năng cạnh tranh của các công ty bảo hiểm gốc và khả năng phục vụ của các công ty tái bảo hiểm cũng được cải tiến bằng việc mở rộng tái bảo hiểm cho các loại hình bảo hiểm với các thị trường bảo hiểm nước ngoài. Hai cuộc chiến tranh thế giới làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng, nhất là các công ty tái bảo hiểm ở Đức. Đặc biệt là chiến tranh thế giới lần thứ II đã ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước là rất lớn, làm cho hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm bị ngưng trệ, thậm chí ở một số nước, nhà cầm quyền còn trưng dụng cả quỹ bảo hiểm để phục vụ chiến tranh. Vì vậy mà hoạt động tái bảo hiểm gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm ở Thụy Sĩ vẫn rất phát triển. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, cục diện Thế giới đã thay đổi, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã ra đời và phát triển, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa giành nhiều thắng lợi, kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa bị khủng hoảng đã ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động tái bảo hiểm. Cụ thể là thời kỳ này hoạt động tái bảo hiểm trên thế giới có 3 đặc điểm sau: * Sự phục hồi các công ty tái bảo hiểm của cộng hoà liên bang Đức. * Thành lập các công ty tái bảo hiểm của các nước xã hội chủ nghĩa với đặc điểm thực hiện độc quyền về tái bảo hiểm và hạn chế các mối quan hệ với các nước tư bản. * Các nước chậm phát triển mới giành độc lập cũng thực hiện độc quyền tái bảo hiểm như Achentina, Brazil, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và một số nước ở Châu Phi, Đông Nam á... làm thu hẹp thị trường tái bảo hiểm quốc tế. Cho đến nay, hoạt động tái bảo hiểm ngày càng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và có mối quan hệ giữa các nước làm cho sức cạnh tranh trong hoạt động tái bảo hiểm tăng lên đáng kể. Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Hoạt động bảo hiểm ở nước ta ra đời muộn hơn so với thế giới rất nhiều. Năm 1965, một công ty hoạt động với tính chất thương mại ra đời gọi là Công ty bảo hiểm Việt Nam, hoạt động độc quyền trong khoảng 30 năm, sau đó đổi thành Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Năm 1993 khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã có những bước phát triển đáng kể và ngành bảo hiểm cũng có sự khởi sắc. Trước đây, các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm đều do Bảo Việt đảm nhận thì nay, sau khi nghị định 100 - CP (18/12/1993) của Chính Phủ ban hành, một loạt các công ty bảo hiểm được thành lập và đi vào hoạt động như: Bảo Minh, Bảo Long, Pjico, PVI, PTI, Allianz, VIA, IAI, BIDV-QBE, SamsungVina, .... ngoài ra còn có các công ty bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam (mới chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ) tạo ra sự sôi động cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, đối với một thị trường bảo hiểm còn non trẻ và mới bắt đầu phát triển thì việc hình thành một công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp là rất cần thiết cho hoạt động của thị trường bảo hiểm trong nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ với thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm thế giới. Chính vì vậy, cùng với sự ra đời và phát triển của các công ty bảo hiểm gốc, hoạt động tái bảo hiểm ở Việt Nam cũng ra đời và phát triển. Có thể khái quát một số nét về hoạt động tái bảo hiểm ở nước ta như sau: * Từ năm 1965-1975: giai đoạn độc quyền của Bảo Việt nhưng cũng chỉ thực hiện tái bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu và thân tàu thuỷ với các nước xã hội chủ nghĩa. Đây là giai đoạn thử nghiệm quá trình phát triển hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm. * 1975-1994: hoạt động tái bảo hiểm đã được mở rộng và phát triển hơn. Trước tháng 2-1993 Bảo Việt giữ lại 5% và tái đi 10% cho các nước xã hội chủ nghĩa và 85% cho hội tái bảo hiểm Tây Âu. Đối với dịch vụ bảo hiểm hàng không, tái bảo hiểm toàn bộ giá trị bảo hiểm thân máy bay, mức trách nhiệm giữ lại rất ít (2%). Còn tái bảo hiểm dầu khí là 80-90% cho các công tái bảo hiểm trên thế giới. * Tuy hoạt động tái bảo hiểm có sự phát triển nhưng mức giữ lại của các công ty bảo hiểm gốc là rất thấp và hầu như tái đi toàn bộ, dù được hưởng phần hoa hồng nhưng ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty tái. Để khắc phục những hiện trạng đó, chính phủ đã ra quyết định thành lập công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (viết tắt là Vinare) ngày 20/12/1994 với vốn điều lệ là 40 tỷ đồng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1995. 2. Các hình thức tái bảo hiểm. Có 2 hình thức tái bảo hiểm chính là tái bảo hiểm tạm thời và tái bảo hiểm cố định. Xét về xuất xứ thì tái bảo hiểm tạm thời ra đời trước, tuy nhiên hình thức này dần bộc lộ nhiều nhược điểm khiến nó được sử dụng ít đi và thay vào đó là hình thức tái bảo hiểm cố định. Ngoài ra còn có một hình thức tái bảo hiểm nữa là sự kết hợp giữa 2 hình thức trên gọi là tái bảo hiểm lựa chọn-bắt buộc. 2.1. Tái bảo hiểm tạm thời (Facultative Reinsurance). a. Khái niệm. Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn, là hình thức tái bảo hiểm cơ bản và cổ điển nhất. Theo hình thức này, công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ. Về phần mình, công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối dịch vụ và đơn bảo hiểm đó. Công ty bảo hiểm gốc có toàn quyền quyết định tái bảo hiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu, cho công ty tái bảo hiểm nào là tuỳ họ. Mặt khác công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. Công ty bảo hiểm gốc có nghĩa vụ phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm mọi thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm. Trên thực tế nhà tái bảo hiểm cũng tiến hành đánh giá mức độ rủi ro của dịch vụ rồi quyết định có nhận tái bảo hiểm hay không mà không cần đầy đủ các chi tiết. b. Ưu nhược điểm. * Ưu điểm: - Phương pháp này cho phép các công ty bảo hiểm nhỏ, với kinh nghiệm tương đối hạn chế có thể cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm ngoài khả năng của mình, bởi vì họ có thể sử dụng được chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của các thị trường tái bảo hiểm quốc tế. - Cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoại phạm vi khai thác thông thường của mình. Những dịch vụ như vậy chủ yếu là theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng mà công ty bảo hiểm gốc phải chấp nhận để giữ uy tín cho mình. - Một nhóm các công ty bảo hiểm gốc có quan hệ thân thiết có khả năng trao đổi các rủi ro được đánh giá là tốt trên cơ sở tạm thời để tiến hành phân tán rủi ro và đảm bảo doanh thu ổn định. * Nhược điểm - Đòi hỏi nhiều thời gian vì mỗi dịch vụ phải được giải quyết riêng lẻ. Công ty bảo hiểm gốc phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời trước khi nhận một dịch vụ, do đó việc quyết định nhận bảo hiểm sẽ bị chậm lại cho đến khi thu xếp xong toàn bộ tái bảo hiểm tạm thời. Như vậy, công ty bảo hiểm gốc có khả năng phải nhường dịch vụ cho những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh hơn, hoặc nhận bảo hiểm mà không được bảo vệ đầy đủ bằng tái bảo hiểm và đôi khi làm mất thiện chí với khách hàng do chậm trễ. - Những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo hợp đồng và thanh toán rất tốn kém và do đó giảm lợi nhuận thu được. - Trước mỗi thời kỳ tái bảo hiểm tiếp tục, công ty bảo hiểm gốc lại phải lặp lại toàn bộ quy trình đàm phán trước khi trao đổi với khách hàng của mình. Chưa kể việc hủy bỏ hay thay đổi có thể gây ra thêm nhiều công việc khác không cần thiết. - Sự cần thiết phải tiết lộ những thông tin về dịch vụ nhận bảo hiểm có thể dẫn đến việc rò rỉ tin tức cho các đối thủ cạnh tranh. 2.2. Tái bảo hiểm cố định (Obligatory-Reinsurance). a. Khái niệm. Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc, là hình thức tái bảo hiểm mà theo đó công ty nhượng phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó. b. Ưu, nhược điểm. * Ưu điểm: - Giúp công ty nhượng chủ động chấp nhận, định phí bảo hiểm cho rủi ro bảo hiểm gốc mà không phải mất thời gian tham khảo ý kiến của của nhà tái bảo hiểm, do đó hợp đồng bảo hiểm sẽ nhanh chóng được ký kết . - Công ty nhượng được nhà tái bảo hiểm bảo vệ cho mọi rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng, do đó khả năng an toàn của công ty bảo hiểm được đảm bảo. - Việc nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng cố định cho phép công ty tái bảo hiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời đơn lẻ. Nhà tái bảo hiểm có điều kiện thu được phí lớn, phù hợp với nguyên tắc "quy luật số đông" giúp nhà tái bảo hiểm có điều kiện đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm bằng việc chấp nhận rủi ro mới. * Nhược điểm: - Thông thường nó có tính ổn định cho một giai đoạn nhất định, do đó thiếu tính linh hoạt trước những thay đổi của công ty chuyển nhượng. - Vì mọi rủi ro phải đem tái đi cho nên đứng về phía công ty nhượng những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nhỏ vẫn phải đem tái đi trong khi khả năng tài chính của họ vẫn có khả năng đảm đương được. - Nếu công ty nhượng thiếu kinh nghiệm, đặc biệt sơ suất việc ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc thì hậu quả đối với các nhà tái bảo hiểm rất khó lường trước được. 2.3. Tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc (Facultative-Obligatory Reinsurance). a. Khái niệm. Tái bảo hiểm hiểm lựa chọn - bắt buộc là một hình thức bảo hiểm mà công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm, nhưng ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã đưa vào thoả thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã qui ước của hợp đồng tái bảo hiểm thoả thuận. Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn- bắt buộc cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo lợi ích cho các nhà nhận tái bảo hiểm. b. Ưu, nhược điểm. * Ưu điểm: - Công ty nhượng tái bảo hiểm không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Họ có lựa chọn dịch vụ để chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng giữ lại của mình cho một hoặc một số nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn, thay vì đem phân chia toàn bộ các phần vượt quá khả năng ấy cho các nhà tái bảo hiểm. Tuy nhiên, công ty nhượng không được lợi dụng hình thức tái bảo hiểm này để lựa chọn những rủi ro xảy ra tổn thất đưa vào hợp đồng và giữ lại những rủi ro có độ an toàn cao hơn. Để phòng ngừa trường hợp này xảy ra, nhà tái bảo hiểm phải nắm được ý đồ của công ty nhượng, xem xét kỹ các rủi ro mà công ty nhượng đem tái bảo hiểm và thường xuyên canh chừng diễn biến của thoả ước mà mình đã ký kết. - Người nhận tái bảo hiểm có điều kiện thu được một nguồn phí tái bảo hiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với các hình thức tái bảo hiểm tạm thời. - Công ty nhượng tái bảo hiểm có điều kiện đem chào tái bảo hiểm bảo hiểm từng phần trách nhiệm thặng dư so với khả năng tự giữ lại của mình cho một nhà tái bảo hiểm duy nhất hay cho một số nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn thay cho việc phải đem phân chia tất cả phần thặng dư so với khả năng tự giữ lại của mình cho các nhà tái bảo hiểm. Tuy nhiên, cách tái bảo hiểm như thế này thường chỉ có thể thực hiện được bằng cách chào cho các nhà tái bảo hiểm có tiềm lực thật lớn vì chỉ có họ mới có thể nhận các giá trị bảo hiểm cao. * Nhược điểm: - Nhà tái bảo hiểm không có quyền từ chối nhưng rủi ro mà người tái bảo hiểm chuyển cho họ. Tuy nhiên, những rủi ro đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định. - Hình thức này không thuận lợi lắm cho các nhà tái bảo hiểm, bởi vì nguồn dịch vụ đưa vào hợp đồng này không thường xuyên và tổn thất gây ra rất thất thường. Các bên tham gia hợp đồng cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo cho các nhà tái bảo hiểm nhận được các dịch vụ hợp lý. - Trường hợp công ty nhượng có nhiều đơn vị rủi ro cần đem tái bảo hiểm thì chi phí hành chính cho việc áp dụng hình thức này rất tốn kém. 3. Các phương pháp tái bảo hiểm. * Tái bảo hiểm theo tỷ lệ (tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm). * Tái bảo hiểm phi tỉ lệ (tái bảo hiểm theo mức bồi thường). 3.1. Tái bảo hiểm theo tỷ lệ. Tái bảo hiểm theo tỷ lệ hay còn gọi là tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm, là phương thức tái bảo hiểm mà trong đó trách nhiệm của công ty nhượng tái bảo hiểm và nhà tái bảo hiểm đối với đơn vị rủi ro được bảo hiểm phân bố theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền được bảo hiểm. Phương thức này được chia làm hai loại: - Tái bảo hiểm số thành. - Tái bảo hiểm mức dôi. 3.1.1. Tái bảo hiểm số thành. Theo phương thức này, công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm, phần còn lại tái đi. Do đó, phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm cũng được phân bổ giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm theo tỷ lệ tương ứng. Ưu điểm của phương thức này là tính toán đơn giản, ít tốn kém và công ty nhận tái bảo hiểm tham gia vào mọi rủi ro cho nên phân tán đều tổn thất. Do đó, đảm bảo cân đối thu chi cho cả hai công ty nhượng và công ty nhận tái. Tuy nhiên, phương thức này buộc công ty nhượng phải tái đi mọi rủi ro cho nên không khai thác hết khả năng của công ty làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, mặt khác công ty nhượng không khống chế được tỷ lệ bồi thường đối với mức giữ lại nên cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doạnh. Tái bảo hiểm số thành được sử dụng trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm vận chuyển hàng hoá, ... và thường kết hợp tái bảo hiểm mức dôi. 3.1.2. Tái bảo hiểm mức dôi. Đặc trưng của của tái bảo hiểm mức dôi là công ty nhượng ấn định mức giữ lại, số dôi ra tái đi. Trong tái bảo hiểm mức dôi trách nhiệm của người nhận được xác nhận theo lớp, tức là bội số của mức giữ lại. Do đó, phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm bồi thường được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm. Phương thức này có nhiều điểm tích cực hơn so với tái bảo hiểm số thành. Thứ nhất là người nhượng có thể chủ động tính toán và giữ lại được một cách ổn định số phí cho phù hợp với khả năng tài chính của mình. Thứ hai là đối với những hợp đồng có số tiền bảo hiểm nhỏ thì người nhượng có thể được giữ lại toàn bộ. Khác với tái bảo hiểm số thành, người nhận tái trong tái bảo hiểm theo mức dôi sẽ không tham gia vào mọi đơn vị rủi ro mà chỉ can thiệp khi đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm lớn hơn mức giữ lại của người nhượng. Hạn chế của tái bảo hiểm dưới hình thức này là người nhượng này vẫn có bị đe doạ bởi những trường hợp tích tụ rủi ro và không thể áp dụng cho bảo hiểm trách nhiệm dân sự không giới hạn. Hơn nữa đây còn là một hình thức đòi hỏi công tác quản lý hợp đồng phức tạp và tốn kém. 3.1.3. Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi. Việc phân chia trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên được tiến hành theo trình tự từng hợp đồng. Trước hết tiến hành phân bổ cho hợp đồng mức dôi. Kết hợp giữa hình thức tái bảo hiểm số thành và tái bảo hiểm mức dôi có tác dụng làm giảm nhẹ trách nhiệm của hợp đồng số thành, đồng thời công ty nhượng phải lo thu xếp tái bảo hiểm tạm thời. 3.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ hay còn gọi là tái bảo hiểm theo mức bồi thường bảo hiểm, là một phương thức tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng tái bảo hiểm ấn định giới hạn bồi thường bằng một số tiền mà họ có thể tự gánh chịu cho tổn thất, là hậu quả của từng sự cố đối với một hoặc nhiều loại bảo hiểm mà mình đảm trách, còn phần tổn thất vượt quá mức giới hạn đó được chuyển cho nhà tái bảo hiểm gánh chịu. Các phương thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ liên quan đến các mức tỷ lệ của giá trị đối tượng chịu rủi ro. Trong khi các phương thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ nhìn nhận theo cách khác và được dựa trên các tổn thất chứ không phải là số tiền bảo hiểm. Có hai phương thức tái bảo hiểm cơ bản sau: * Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường. * Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường. 3.2.1. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường. Theo phương thức này, công ty nhượng ấn định số tổn thất vượt quá điểm tự bồi thường chuyển giao cho nhà tái bảo hiểm, và nhà tái bảo hiểm nhận tái theo từng lớp. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường có các dạng sau: - Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ không hạn mức. - Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường có hạn mức từng sự cố. - Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo tai hoạ khốc liệt. 3.2.2. Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường. Theo phương thức này, công ty nhượng khống chế trách nhiệm bồi thường một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ bồi thường vượt quá mức quy định được chuyển giao cho nhà tái bảo hiểm. Phương pháp này giúp cho công ty nhượng chống lại sự gia tăng đột biến của tỷ lệ bồi thường trong một ngành bảo hiểm hay một dạng dịch vụ bảo hiểm nào đó trong một thời gian quy định, bất luận tình trạng đó do nguyên nhân nào xảy ra. Số tiền bồi thường Tỷ lệ bồi thường = ------------------------------ Phí thu 3.2.3. Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi và vượt mức bồi thường. Theo phương thức này việc phân chia trách nhiệm ban đầu được tiến hành cho hợp đồng mức dôi trước. Khi tổn thất xảy ra các nhà tái bảo hiểm vượt mức bồi thường sẽ bảo vệ cho công ty nhượng hoặc công ty nhận tái bảo hiểm mức đòi tuỳ theo yêu cầu, và công ty nào được bảo vệ thì công ty đó phải nộp phí đặt cọc. Nếu năm sau đó tổn thất không xảy ra, công ty được bảo hiểm không được đòi lại khoản phí này. Phương pháp này có tác dụng làm giảm nhẹ trách nhiệm cho công ty nhượng hay công ty nhận tái bảo hiểm mức dôi khi có tổn thất lớn xảy ra. Đồng thời phương pháp này cũng có tác dụng đối với công ty mới thành lập, ít kinh nghiệm. Hơn nữa phương pháp này còn rất phù hợp với những nghiệp vụ tái bảo hiểm ngắn hạn, giúp công ty nhượng tái bảo hiểm mức dôi không phải mở những hợp đồng tạm thời vào dịp cuối năm nghiệp vụ. 4. Hợp đồng tái bảo hiểm. 4.1. Định nghĩa: " Hợp đồng tái bảo hiểm là thoả thuận được ký kết giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm, trong đó nhà tái bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm mà công ty nhượng phải gánh chịu trong hợp đồng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với điều kiện công ty nhượng phải chuyển giao một số phí bảo hiểm tương ứng với mức trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm ". Nhà tái bảo hiểm cam kết bồi thường cho công ty nhượng với điều kiện công ty nhượng chuyển giao một số phí tương ứng cho nhà tái bảo hiểm mà không được yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, có thể bồi thường toàn bộ hoặc một phần đối với trách nhiệm mà công ty nhượng phải gánh chịu, còn công ty nhượng phải gánh chịu toàn bộ và duy nhất đối với bên mua bảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm gốc. Như vậy, hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng riêng biệt giữa nhà tái bảo hiểm và công ty nhượng còn người được bảo hiểm tham gia vào hợp đồng này và do đó không được đòi nhà tái bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho mình mà chỉ được đòi người bảo hiểm (công ty nhượng). Thông thường hợp đồng tái bảo hiểm được thực hiện dưới 3 hình thức sau: a. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn (FACULTATIVE REINSURANCE): đây là hình thức tái bảo hiểm cơ bản nhất, theo đó công ty nhượng toàn quyền lựa chọn rủi ro cần phải tái bảo hiểm và công ty nhận có quyền nhận hay từ chối rủi ro đó. b. Hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc (OBLIGTORY REINSURENCE): đây là thoả thuận giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận từ trước. Ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải nhận toàn bộ tất cả các đơn vị rủi ro đó. Công ty nhượng toàn quyền trong việc chấp nhận bảo hiểm gốc, định phí ,... mà không phải tham khảo ý kiến của nhà tái bảo hiểm. Đây là tái bảo hiểm ràng buộc các bên một cách chặt chẽ. c. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn - bắt buộc (FUCULTATIVE - OBLIGATORY REINSURANCE): đây là hình thức kết hợp của cả hai hình thức trên. Theo đó công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả các rủi ro bảo hiểm đã nhận, ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng chuyển giao. Mỗi hình thức hợp đồng yêu cầu công ty nhượng thông báo những thông tin khác nhau. Nếu người bảo hiểm cung cấp thông tin không chính xác về rủi ro bảo hiểm đã được chấp nhận trong hợp đồng tái bảo hiểm gốc và là cơ sở để xây dựng hợp đồng tái bảo hiểm thì nhà tái bảo hiểm có quyền từ chối trách nhiệm bồi thường khi phát hiện ra sự thiếu trung thực đó. 4.2. Những nội dung cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm. 4.2.1. Hoa hồng tái bảo hiểm - Thủ tục phí (commision). Thủ tục phí tái bảo hiểm (hoa hồng tái bảo hiểm) là một khoản tiền tái bảo hiểm mà người nhận tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng khi họ nhận tái bảo hiểm của công ty nhượng. Thủ tục phí này nhằm mục đích chi phí cho điều hành dịch vụ của công ty nhượng, nó được tính toán trên cơ sở tỷ lệ bồi thường của dịch vụ bảo hiểm tỷ lệ. Các loại thủ tục phí: thủ tục phí thường có 3 loại: * Thủ tục phí cố định: theo loại hình này nhà tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng theo một tỷ lệ cố định của số phí tái bảo hiểm. * Thủ tục phí theo thang luỹ tiến: theo loại hình này, thủ tục phí tăng giảm theo tỷ lệ bồi thường, mỗi công ty đều có một bảng thủ tục phí theo thang luỹ tiến riêng. Chúng ta có thể tham khảo thang luỹ tiến theo tỷ lệ 1- 2, có ý nghĩa là tỷ lệ thủ tục phí tăng 1% khi tỉ lệ bồi thường giảm 2%, như sau: Tỷ lệ bồi thường Tỷ lệ thủ tục phí 75% 73% 71% 69% 67% 65% 63% 61% 59% 57% = <55% 20% 21% 22% 23% 24% 25% 26% 27% 28% 29% 30% (Nguồn Vinare) Tỷ lệ thủ tục phí thấp nhất là 20%, Cuối mỗi kỳ, thủ tục phí tái bảo hiểm sẽ được tính lại và điều chỉnh lại theo tỷ lệ của thang luỹ tiến trên cơ sở bồi thường của năm nghiệp vụ. Tổn thất phải bồi thường Tỷ lệ bồi thường thuần tuý = ------------------------------------ ´ 100 %. Phí thực thu * Thủ tục phí theo lãi (Profit commission). Mục đích phương pháp này là thu lại một phần lãi cho công ty nhượng trong trường hợp kết quả kinh doanh thực tế tốt hơn nhiều so với tỷ lệ bồi thường trung bình dự kiến. Theo phương pháp này, nhà tái bảo hiểm sẽ phải trả thêm cho công ty nhượng một khoản lợi nhất định. Kết quả kinh doanh của nhà tái bảo hiểm được xác định trên cơ sở "Tài khoản lỗ, lãi", chênh lệch dương giữa thu và chi được gọi là lãi và thủ tục phí tái bảo hiểm theo lãi được tính trên cơ sở số lãi thu được đó. Thông thường mức phí theo lãi khoảng từ 10% đến 20%, tuỳ thuộc sự thoả thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. 4.2.2 Phí tạm giữ. Phí tạm giữ là khoản dự phòng riêng giúp cho công ty nhượng có thuận lợi trong việc giải quyết bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm gốc trước khi quyết toán đòi bồi thường của nhà tái bảo hiểm, trong trường hợp nhà tái bảo hiểm không tiếp tục tham gia hợp đồng năm sau thì phí tạm giữ sẽ được giải quyết như sau: * Hoặc tiếp tục chịu trách nhiệm đối với những rủi ro còn hiệu lực cho đến khi chấm dứt toàn bộ những rủi ro được bảo hiểm trong năm nghiệp vụ bảo hiểm đó. * Hoặc chuyển giao toàn bộ phần trách nhiệm còn tồn tại sang cho các nhà tái bảo hiểm mới cho năm tới. II. Bảo hiểm kỹ thuật và tái bảo hiểm kỹ thuật. 1. Bảo hiểm Kỹ thuật. 1.1. Lịch sử ra đời của bảo hiểm kỹ thuật. Vào giữa thế kỷ 19, nền công nghiệp Anh phát triển và đó cũng là sự bắt đầu cho sự phát triển của bảo hiểm kỹ thuật, xuất phát từ việc kiểm tra nồi hơi. Vào thời gian này, đã xảy ra nhiều vụ nổ nồi hơi tại nhà máy bông ở LAUCSHINE. Các vụ nổ nồi hơi đó có thể do nguyên nhân như: sai sót thiết kế, thiếu kinh nghiệm, hay các rủi ro đạo đức như: Sử dụng nồi hơi quá công suất bình thường hoặc các tập quán, lề thói làm việc nhằm nâng cao năng suất ... Đến năm 1854, một số người quan tâm đến việc sử dụng hơi nước MAN (Manchesrer Steam user‘s Association). Hội viên của hiệp hội được quyền sử dụng các dịch vụ giám định nồi hơi do hiệp hội thuê, được tư vấn phòng ngừa các vụ nổ và được hướng dẫn các biện pháp sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nhất các loại máy móc. Ngày nay, những quy định đó vẫn được duy trì, chủ các nhà máy có thể yêu cầu các kỹ sư giám sát tư vấn và gợi ý về việc vận hành, bảo dưỡng máy móc. Tuy nhiên, các dịch vụ của hiệp hội vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các chủ nhà máy. Năm 1858, một số hội viên đã thành lập công ty bảo hiểm cho nồi hơi đầu tiên, đây là tiền đề cho bảo hiểm kỹ thuật ra đời. Ban đầu người ta chỉ bảo hiểm cho nồi hơi, nhưng sau đó phạm vi bảo hiểm đã mở rộng cho các loại dẫn áp suất khác. Vào đầu thế kỷ 20, đơn bảo hiểm đầu tiên cho việc mất thu nhập do đổ vỡ máy móc đã được cấp cùng thời điểm này, đơn bảo hiểm lắp đặt (bảo hiểm cho việc lắp đặt máy móc công trường) đã xuất hiện. Đơn này thuộc loại đơn có xác định rủi ro và không bảo hiểm cháy nhưng nó đã đưa ra được sự bảo hiểm cho các dự án lắp đặt vừa và nhỏ. Đơn bảo hiểm lắp đặt được triển khai vào những năm 1920 - 1930 dựa trên đơn bảo hiểm các toà nhà dân dụng. Tuy nhiên, phải đến sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, các nước bước sang giai đoạn tái thiết đất nước, loại đơn này mới được chuẩn mực như hiện nay. Bảo hiểm kỹ thuật có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, xã hội trên toàn thế giới. Từ việc bảo hiểm cho máy móc sản xuất, các thiết bị, dụng cụ tinh vi trong phòng y tế, phòng thí nghiệm cho tới việc bảo hiểm các công trình xây dựng khổng lồ như bến cảng, sân bay, hay lắp đặt các dàn khoan trên biển, các con tàu vũ trụ,... Thông thường bảo hiểm kỹ thuật bao gồm các loại chính như sau: * Bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu. * Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt. * Bảo hiểm đổ vỡ máy móc. * Bảo hiểm các thiết bị điện tử. * Bảo hiểm mất thu nhập do máy móc ngừng hoạt động. * Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí. Các loại hình bảo hiểm kỹ thuật trên có liên quan chặt chẽ với nhau. Mỗi loại hình đảm bảo cho một giai đoạn hay một phần của quá trình sản xuất. Có thể diễn giải mối quan hệ đó theo sơ đồ sau: Bảo hiểm thiết bị điện tử Bảo hiểm máy móc Bảo hiểm xây dựng Bảo hiểm lắp đặt Bảo hiểm bảo hành ............... Thoạt nhìn, bảo hiểm kỹ thuật có vẻ không quan trọng lắm. Năm 1994, doanh thu phí bảo hiểm kỹ thuật ước tính trên thế giới gần 900 triệu USD, chỉ chiếm hơn 1% so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của năm 1994 khoảng 800.000 triệu USD. Bởi vậy, có thể chúng ta đánh giá sai lầm về tầm quan trọng của bảo hiểm kỹ thuật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học- kỹ thuật và công nghệ tiên tiến là sự lớn lên ngày càng nhanh chóng của số tiền đầu tư vào các dự án với giá trị lớn của công trình, nó liên quan đến sự sống còn không chỉ của một công ty mà còn liên quan đến rất nhiều công ty khác, đôi khi nó còn tác động lớn đến sự ổn định của nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy được qua vụ khủng bố ngày 11/09/2001 xảy ra tại Mỹ, nếu bỏ qua vấn đề chính trị, thì ta thấy rằng vụ khủng bố đó đã làm cho nước Mỹ thiệt hại khoảng 100 tỷ USD, hàng loạt công ty phải sa thải công nhân ... Bởi vậy, ta có thể khẳng định sự ra đời tồn tại của bảo hiểm kỹ thuật là một nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội, của doanh nghiệp, của cá nhân. Chúng ta có thể kể được một số tác dụng chính của bảo hiểm kỹ thuật như sau: * ổn định sản xuất kinh doanh cho cá nhân, doanh nghiệp trong trường hợp có rủi ro gây tổn thất. * Giúp cho các cá nhân, công ty, doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục được hậu quả, tạo điều kiện cho các chủ thể đó yên tâm hơn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. * ổn định xã hội, tránh những tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra. * ổn định nền kinh tế vĩ mô, tránh suy thoái kinh tế. * Tăng nguồn thu ngân sách quốc gia và các quỹ của công ty bảo hiểm lại là nguồn đầu tư lớn vào nền kinh tế nước nhà. 1.2. Phân loại đơn bảo hiểm kỹ thuật. 1.2.1. Đơn bảo hiểm không thể tái tục. Đơn bảo hiểm không thể tái tục thường bảo hiểm cho các dự án xây dựng, lắp đặt, số tiền bảo hiểm của từng đơn bảo hiểm có thể lên tới hàng triệu, hàng tỷ USD. Và thực tế là nhu cầu bảo hiểm đến từ các chủ công trình cũng như các chủ thầu; hầu hết các tổ chức tài chính sẽ không cấp kinh phí cho các dự án nếu công trình đó không được đảm bảo bằng một hợp đồng bảo hiểm, thông thường là hợp đồng bảo hiểm toàn diện, bởi vậy tham gia bảo hiểm các công trình xây dựng lắp đặt có thể coi là điều kiện bắt buộc trong loại đơn bảo hiểm kỹ thuật không thể tái tục có 3 loại là: CAR, EAR và ALOP. a. Đơn bảo hiểm rủi ro xây dựng (CAR- Contractor ,s All Risks). Đây là loại đơn bảo hiểm "mọi rủi ro" bảo vệ cho chủ đầu tư và chủ thầu đối với thiệt hại vật chất bất ngờ và không lường trước được gây ra cho các tòa nhà và các công trình dân dụng trong quá trình xây dựng. Đơn bảo hiểm này cũng bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba (TPL - Third Party Liability) có giới hạn cho các bên bảo hiểm. Các loại công trình có thể được bảo hiểm có thể là:: nhà ở, các toà nhà công nghiệp, văn phòng, kênh, đường bộ, đường sắt, đường hầm, bồn chứa, ụ tàu, cầu cống, cầu cảng, sân bay,... Trong loại đơn này thì thường chỉ có chủ đầu tư, các chủ thầu và những người thầu phụ được coi là bên được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm: là tổng giá trị công trình vào lúc hoàn thành bao gồm : Nguyên vật liệu, tiền công, tiền lương, cước phí, thuế hải quan và các loại thuế khác. Sau khi hoàn thành cần khai báo giá trị cuối cùng của công trình và phí bảo hiểm sẽ được điều chỉnh tương ứng. Phạm vi bảo hiểm: Trong thời gian xây dựng, đơn bảo hiểm bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ và không thể lường trước được do nhiều loại rủi ro gây ra: * Cháy, sét đánh và nổ. * Điều khiển và vận hành sai. * Thiệt hại do nước, lũ lụt, bão tố. * Sụp đổ, sạt lở đất, động đất, núi lửa phun. * Trộm cắp, thiệt hại do hành vi ác ý. * Khuyết tật của nguyên liệu và tay nghề yếu kém. Các điểm loại trừ chính: * Tiền bồi thường: định trước theo hợp đồng, tiền phạt do chậm trễ, các tổn thất có tính chất hậu quả. * Hao mòn tự nhiên, bảo dưỡng thông thường. * Mất bản vẽ, tài liệu. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân. b. Đơn bảo hiểm rủi ro lắp đặt (EAR - Erection All Risks). Loại đơn này bảo hiểm cho chủ đầu tư và chủ thầu đối với thiệt hại vật chất bất ngờ và không lường trước được gây ra cho máy móc cơ khí điện hoặc từng máy móc trong quá trình lắp đặt và chạy thử. Thông thường chỉ có chủ đầu tư, các chủ thầu và những người thầu phụ là các bên được bảo hiểm kể từ khi nó được vận chuyển đến địa điểm công trình. Các loại máy móc, thiết bị đó có thể là: nồi hơi, tua bin, máy phát điện, máy chế biến, thiết bị chuyển mạch, máy nén khí, các thiết bị sản xuất, các kết cấu bằng sắt như bồn chứa, bình khí, thiết bị lọc dầu,... Đơn bảo hiểm này cũng bao gồm cả bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ 3 (TPL) có giới hạn cho các bên được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm: là tổng trị giá ước tính của máy móc vào lúc hoàn chỉnh bao gồm: Nguyên vật liệu, tiền công, tiền lương, cước phí, thuế hải quan và các loại thuế khác. Sau khi hoàn thành công trình, cần phải thông báo giá trị cuối cùng của công trình và phí bảo hiểm sẽ được điều chỉnh tương ứng. Phạm vi bảo hiểm: Đơn này bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ không thể lường trước được của các loại máy móc thiết bị do nhiều nguyên nhân gây ra: * Cháy, sét đánh và nổ. * Điều khiển và vận hành sai. * Thiệt hại do nước, lũ lụt, bão tố. * Sụp đổ, sạt lở đất, động đất, núi lửa phun. * Trộm cắp, thiệt hại do hành vi ác ý. * Khuyết tật của nguyên liệu và tay nghề yếu kém. Các điểm loại trừ chính: * Tiền bồi thường: định trước theo hợp đồng, tiền phạt do chậm trễ, các tổn thất có tính chất hậu quả. * Hao mòn tự nhiên, bảo dưỡng thông thường. * Mất bản vẽ, tài liệu. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân. Tuy nhiên trong mỗi hợp đồng bảo hiểm thường có các phần phạm vi mở rộng riêng cho từng loại đơn. Trong thực tế, nhiều dự án xây dựng bao gồm sự kết hợp của các công trình dân dụng, nhà điện, cơ, ... trong trường hợp đó người ta thường phải tham gia cả hai loại đơn CAR và EAR. Và chúng ta thấy rắng sẽ có sự kết hợp của hai loại đơn trên thành đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây lắp (CWAR – Contract Work All Risks). c. Đơn bảo hiểm mất lợi nhuận dự tính (ALOP-Advence Loss of Profit). Đây là loại đơn bảo hiểm tổn thất có tính chất hậu quả, bảo hiểm thiệt hại lợi nhuận gộp cho chủ đầu tư phát sinh từ sự chậm trễ trong việc bắt đầu hoạt động thương mại do xảy ra thiệt hại vật chất (được bảo hiểm theo đơn CAR hoặc EAR). Đơn bảo hiểm Alop chỉ bảo hiểm cho chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu. Cần lưu ý rằng số tiền bảo hiểm chỉ bị rủi ro sau khi chủ thầu đã bàn giao dự án đó cho chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu. Đối tượng bảo hiểm ở đây là lợi nhuận thực tế trong thời hạn bồi thường theo đơn bảo hiểm trong việc hoàn thành công trình gây ra bởi tổn thất có thể được bồi thường theo đơn bảo hiểm CAR hoặc EAR kèm theo . Những điểm loại trừ đó là sự chậm trễ do: * Động đất, núi lửa phun, các phần mở rộng phạm vi bảo hiểm qui định trong các điều khoản bổ sung theo đơn bảo hiểm CAR, EAR. * Thiệt hại đối với tài sản xung quanh, máy móc và thiết bị xây dựng, phương tiện hoạt động và nguyên vật liệu. * Các hạn chế do chính quyền công cộng áp đặt, không có sẵn nguồn tiền, hoàn thành chậm hay không hoàn thành đơn đặt hàng, các loại tiền phạt. * Những bổ sung, thay đổi, cải tiến. 1.2.2. Đơn bảo hiểm có thể tái tục. Loại đơn này chủ yếu cho các dự án lắp đặt các máy móc thiết bị đã sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh, tức là sau khi quá trình xây dựng đã hoàn thành và việc chạy thử đã thành công. Những đơn này được tái tục hàng năm và sau 12 tháng đó các điều kiện, điều khoản đó lại được xem xét lại. Các loại đơn này bao gồm một số loại sau: CECR, CPE, BE, MLOP, EDP, LVEE, DOS. a. Bảo hiểm mọi rủi ro đối với công trình xây dựng dân dụng đã hoàn thành (CECR- Civil Engineering Completed Risks). Loại hợp đồng này bảo hiểm chỉ đích danh có thể tái tục hàng năm cho nhiều loại công trình xây dựng đã hoàn thành đối với thiệt hại vật chất gây ra bởi các hiểm hoạ chính bên ngoài. Các loại công trình có thể được bảo hiểm thông thường là các công trình dân dụng rất ít khi gặp rủi ro cháy như: đê kè, đập đá, đường hầm, kè chắn sông, ....Việc khai thác bảo hiểm các rủi ro này đòi hỏi phải có thông tin kỹ thuật toàn diện hoặc báo cáo giám định của các kỹ sư độc lập. Người được bảo hiểm ở đây là chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu vì đây là công trình đã hoàn thành và bàn giao cho họ. Số tiền bảo hiểm: là tổng chi phí thay thế công trình, bao gồm: Nguyên liệu, tiền công, tiền lương, cước phí, thuế hải quan và các loại thuế khác. Phạm vi bảo hiểm: là tổn thất hoặc hư hại vật chất bất ngờ và không lường trước được, gây ra bởi: * Cháy, sét đánh, nổ, va chạm với phương tiện chuyên chở đường bộ hoặc đường thuỷ. * Động đất, núi lửa phun, sóng thần. * Bão gió (Từ cấp 8 trở lên). * Lũ lụt, tác động của sóng hoặc nước. * Sương mù, tuyết lở hoặc bất kỳ sự chuyển dịch nào khác của đất. * Hành động phá hoại, bất cẩn hoặc ác ý của người làm thuê. Các điểm loại trừ chính: * Khuyết tật vốn có, hao mòn tự nhiên, giảm dần giá trị, co giãn do thay đổi nhiệt độ. * Thiệt hại do thiếu sự bảo dưỡng thích hợp. * Tổn thất có tính chất hậu quả. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân. b.Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng (CPE- Contractor , s Plan & Equipment). Đây là loại đơn bảo hiểm "mọi rủi ro" thiệt hại vật chất có thể tái tục hàng năm cho thiết bị xây dựng và máy móc di động hạng nặng (thường thuộc quyền sở hữu của chủ thầu hay do chủ thầu thuê mượn) đối với các hiểm họa chính bên ngoài. Số tiền bảo hiểm của từng hạng mục máy móc sẽ là giá trị thay thế mới, bao gồm: Cước phí, và các loại thuế (được sửa đổi vào mỗi lần tái tục). Tuy nhiên, hạn mức bồi thường tối đa theo đơn bảo hiểm là giá trị thực tế của các hạng mục máy móc (có nghĩa là giá trị cũ hoặc giá trị thay thế mới trừ giá trị khấu hao). Đối với tổn thất bộ phận, tổng chi phí sửa chữa được bồi thường không được quá giá trị thực tế của máy móc thiết bị đó. Phạm vi bảo hiểm: Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ hoặc không lường trước được do nhiều loại rủi ro gây ra cho máy móc, thiết bị do các nguyên nhân sau: * Vận hành sai, hành động bất cẩn hoặc ác ý của người làm công. * Thiên tai như: bão lụt, mưa đá, sạt lở đất, động đất, núi lửa phun. * Cháy, sét đánh và nổ. * Đâm, va lật đổ và trật đường ray. Các điểm loại trừ chính: * Các bộ phận dễ thay đổi (lốp, ắc quy...) * Xe cơ giới hoạt động trên đường bộ công cộng. * Hao mòn tự nhiên, bảo dưỡng thông thường. * Thiệt hại do hoạt động toàn bộ hay từng bộ phận của thuỷ triều. * Tổn thất có tính hậu quả. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân. c. Bảo hiểm nổ nồi hơi và thùng áp suất (BE-Boiler and Pressuel Vesel Explosion). Loại đơn này bảo hiểm thiệt hại vật chất với nồi hơi của người được bảo hiểm và tài sản xung quanh, cũng như trách nhiệm đối với công chúng về thương tật thân thể và thiệt hại tài sản phát sinh từ sự cố nổ nồi hơi và thùng áp suất đó. Người được bảo hiểm ở đây chủ sở hữu của máy móc đó. Phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm cho hậu quả của nổ hay sụp đổ nồi hơi hoặc thùng áp suất dược bảo hiểm đặc biệt là: * Thiệt hại của chính hạng mục được bảo hiểm. * Thiệt hại đối với tài sản khác của người được bảo hiểm. * Trách nhiệm đối với thiệt hại tài sản không thuộc sở hữu của người được bảo hiểm. * Trách nhiệm đối với người thứ ba vì thương tật thân thể gây chết người hay không gây chết người. Các điểm loại trừ chính: * Thiệt hại do cháy trước và sau nổ. * Thiệt hại do bão tố, núi lửa phun, động đất hoặc thiên tai khác. * Hư hỏng của từng ống trong nồi hơi thùng tiết kiệm nhiên liệu, thiết bị tăng nhiệt có nhiều ống (từ khi dẫn đến nổ, sụp đổ). * Tổn thất có tính chất hậu quả. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân. d. Bảo hiểm đổ vỡ máy móc (MB - Machinery Breakdown). Loại đơn này bảo hiểm rủi ro, thiệt hại vật chất có thể tái tục hàng năm đối với những hư hỏng có tính chất bất ngờ với máy cơ khí và điện, người được bảo hiểm ở đây là chủ sở hữu. Số tiền bảo hiểm của từng hạng mục máy móc sẽ là giá trị thay thế mới, bao gồm: Cước phí, các loại thuế (được sửa đổi vào mỗi lần tái tục). Tuy nhiên, hạn mức bồi thường tối đa theo đơn bảo hiểm là giá trị thực tế của hạng mục máy móc (có nghĩa là giá trị cũ hoặc giá trị thay thế mới trừ giá trị khấu hao). Đối với tổn thất bộ phận, tổng chi phí sửa chữa được bồi thường không quá giá trị thực tế của máy móc thiết bị đó. Phạm vi bảo hiểm: Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ hoặc không lường trước được do nhiều loại rủi ro gây ra cho máy móc: * Tai nạn ngẫu nhiên trong khi hoạt động như là: lắp đặt sai, dơ, lỏng các bộ phận, hỏng hóc các dụng cụ bảo vệ, các vật thể ngoại lai xâm nhập. * Xé rách do lực ly tâm. * Đoản mạch, quá điện áp. * Sai sót hoặc lỗi trong thiết kế, khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc sai sót hoặc lỗi trong sản xuất và sai sót trong lắp đặt. * Vận hành sai, hành động bất cẩn hoặc ác ý của những người làm thuê. * áp lực quá cao, thiếu nước trong nồi hơi và thùng áp suất. * Bão tố. Các điểm loại trừ chính: * Ăn mòn cơ học, ăn mòn do hoá học, hao mòn hoặc hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của máy móc gây ra bởi quá trình hoạt động thông thường. * Hư hỏng gây ra bởi chạy thử hoặc chạy quá tải một cách cố ý. * Cháy, nổ, sét đánh, động đất, sụt lún, sạt lở đất, lũ lụt, núi lửa phun. * Trộm cắp. * Tổn thất có tính chất hậu quả. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị, hạt nhân. e. Bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc (MLOP - Machinery Loss of Profit). Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho tổn thất có tính hậu quả có thể tái tục hàng năm gây ra cho lợi nhuận gộp của chủ đầu tư bởi tai nạn đối với máy móc. Đơn này thường đi kèm với đơn bảo hiểm đổ vỡ máy móc, nó cũng bảo hiểm cho đầu tư hoặc chủ sở hữu. Số tiền tái bảo hiểm ở đây là lợi nhuận gộp hàng năm của chủ đầu tư. Số tiền bảo hiểm dựa vào số liệu tài chính của các năm trước và để tránh bảo hiểm dưới giá trị, số tiền bảo hiểm sẽ được điều chỉnh vào mỗi lần tái tục bảo hiểm hàng năm để phản ánh xu hướng kinh doanh. Đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho thiệt hại thực tế lợi nhuận gộp phát sinh trong thời hạn bồi thường do tổn thất có thể được bồi thường theo đơn bảo hiểm đổ vỡ máy móc. Thời hạn bảo hiểm cũng giống như trong đơn bảo hiểm MP. Các điểm loại trừ chính: Vì loại bảo hiểm này chỉ bắt đầu khi có khiếu nại có thể bồi thường đổ vỡ máy móc nên các điểm loại trừ cũng có liên quan đến bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc. Hơn nữa, các điểm loại trừ của bảo hiểm mất thu nhập do đổ vỡ máy móc là sự chậm trễ do: * Sự thay đổi quan trọng của rủi ro ban đầu. * Thay đổi, cải tiến hoặc bổ sung thêm bất kỳ hạng mục máy móc nào. * Sai lệch so với các điều kiện hoạt động đã mô tả. * Thay đổi quyền sở hữu của người được bảo hiểm. f. Bảo hiểm mọi rủi ro máy tính (CAR - Computer All Risks). CAR bảo hiểm mọi thiệt hại vật chất, các chi phí bổ sung để duy trì hoạt động của máy tính cho các hệ thống máy tính lớn và lưu trữ liên quan, đơn này được tái tục hàng năm. Người được bảo hiểm trong đơn này là người chủ sở hữu, nhưng đôi khi lại là công ty thuê thiết bị. Số tiền bảo hiểm và cơ sở bồi thường trong loại đơn này ta chia ra làm hai loại thiệt hại: - Phần thiệt hại vật chất (Phần cứng của máy tính): Số tiền thiệt hại là giá trị thay thế mới của thiết bị máy tính, bao gồm cả cước phí và thuế. Tuy nhiên, phần bồi thường tối đa trong phần thiệt hại vật chất này là giá trị thực tế. Phần tổn thất dữ liệu và phương tiện lưu trữ: giá trị bảo hiểm là giá trị thay thế mới của phương tiện lưu trữ dữ liệu cộng chi phí phục hồi dữ liệu. - Phần chi phí bổ sung: Các chi phí bổ sung ước tính hàng năm để duy trì việc xử lý dữ liệu trên thiết bị thay thế trong thời gian 12 tháng trong trường hợp xảy ra gián đoạn hoạt động có thể được bồi thường. Phạm vi bảo hiểm: đơn bảo hiểm này bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ hoặc không lường trước được do nhiều loại rủi ro gây ra cho máy tính và thiết bị điện tử bao gồm: * Tai nạn ngẫu nhiên trong khi hoạt động như là lắp đặt sai, dơ lỏng các bộ phận, hỏng hóc các dụng cụ bảo vệ, các vật thể ngoại lai xâm nhập. * Trộm cắp. * Cháy, sét đánh và nổ dưới mọi hình thức. * Cháy xém và cháy thành than, khói, bồ hóng. * Đoản mạch, quá điện áp, hiện tượng cảm ứng. * Sai sót trong thiết kế, khuyết tật của nguyên vật liệu. * Vận hành sai, hoạt động bất cẩn hoặc ác ý của những người làm thuê. * Thiên tai. * Nước, ẩm ướt, ăn mòn phát sinh từ nước và ẩm ướt. Các điểm loại trừ chính: Có thể áp dụng cho tất cả các phần. Các rủi ro chiến tranh, chính trị và hạt nhân. * Hành động cố ý, nhầm lẫn hoặc bất cẩn hiển nhiên của người được bảo hiểm. áp dụng cho phần thiệt hại vật chất. * Tổn thất hoặc hư hại mà người được bảo hiểm hoặc người bảo dưỡng bảo hành phải gánh chịu theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng. * Tổn thất sau khi đã có tổn thất xảy ra mà chưa được sửa chữa, tu bổ. * Tổn thất hoặc hư hại đối với hạng mục dễ thay đổi, các khuyết tật thẩm mỹ, hao mòn tự nhiên, giảm dần giá trị do ít sử dụng và do điều kiện không khí thông thường. * Các hoạt động địa chấn như là động đất, núi lửa phun, sóng thần. * Tổn thất có tính chất hậu quả. áp dụng cho phần các thiệt hại dữ liệu và phương tiện lưu trữ. * Hao mòn thông thường của phương tiện lưu trữ. * Lập trình, đục lỗ, nhập vào hoặc in sai. áp dụng cho phần các chi phí bổ sung. * Các chi phí ngăn chặn tổn thất trừ khi các chi phí đó là hậu quả của việc thực hiện có sự thoả thuận của người bảo hiểm. * Các tổn thất có tính chất hậu quả như mất thị trường hoặc lãi. g. Bảo hiểm thiết bị điện tử điện áp thấp (LVEE- Low Voltage Electronic Equipment). Đó là đơn bảo hiểm mọi rủi ro về thiệt hại vật chất cho các thiết bị điện tử, điện áp thấp, thí dụ như: thiết bị viễn thông, thiết bị y tế, thiết bị bảo vệ, thiết bị điều khiển quá trình công nghệ,... đây là đơn có thể tái tục hàng năm. Người được bảo hiểm ở đây là chủ sở hữu, nhưng đôi khi lại là công ty thuê thiết bị. Số tiền bảo hiểm: là giá trị thay thế mới của thiết bị điện tử, bao gồm cả cước phí, các loại thuế khác. Tuy nhiên, hạn mức bồi thường tối đa là giá trị thực tế. Phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm cho những thiệt hại bất ngờ hoặc không thể lường trước được do nguyên nhân gây ra như: * Tai nạn ngẫu nhiên trong khi hoạt động như là lắp đặt sai, dơ lỏng các bộ phận, hỏng hóc các dụng cụ bảo vệ, các vật thể ngoại lai xâm nhập. * Trộm cắp. * Cháy, sét đánh, nổ dưới mọi hình thức. * Cháy xém và cháy thành than, khói, bồ hóng. * Đoản mạch, quá điện áp, hiện tượng cảm ứng. * Sai sót trong thiết kế, khuyết tật của nguyên vật liệu. * Vận hành sai, hoạt động bất cẩn hoặc ác ý của những người làm thuê. * Thiên tai. * Nước, ẩm ướt, ăn mòn phát sinh từ nước và ẩm ướt. Các điểm loại trừ: * Tổn thất hoặc hư hại mà người được bảo hiểm hoặc người bảo dưỡng bảo hành phải gánh chịu theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng. * Tổn thất sau khi đã có tổn thất xảy ra mà chưa được sửa chữa, tu bổ. * Tổn thất hoặc hư hại đối với hạng mục dễ thay đổi, các khuyết tật thẩm mỹ, hao mòn tự nhiên, giảm dần giá trị do ít sử dụng và do điều kiện không khí thông thường. * Các hoạt động địa chấn như là động đất, núi lửa phun, sóng thần. * Tổn thất có tính chất hậu quả. * Các rủi ro chiến tranh, chính trị và hạt nhân. Ngoài các loại hình bảo hiểm trên chúng ta còn có thể thấy một loại hình bảo hiểm nữa gọi là bảo hiểm hư hỏng hàng hoá trong kho (DOS - Deterioration of Stock). Đây là đơn bảo hiểm tổn thất có tính hậu quả, có thể tái tục hàng năm, bảo hiểm cho các loại hàng hoá dễ hư hỏng bị thiệt hại trực tiếp của tai nạn đối với máy làm lạnh hoặc các máy có liên quan. Trong các loại đơn trên thì thông thường trong thực tế có phần các điều khoản mở rộng để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc các bên liên quan. 2. Tái bảo hiểm kỹ thuật. 2.1. Sự cần thiết của tái bảo hiểm kỹ thuật. Như đã trình bày ở trên, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của bảo hiểm kỹ thuật, của tái bảo hiểm nói chung. ở phần này chúng ta đi nghiên cứu sự cần thiết của tái bảo hiểm kỹ thuật, mối liên hệ chặt chẽ giữa tái bảo hiểm kỹ thuật với bảo hiểm kỹ thuật và các công ty bảo hiểm kỹ thuật. Thật vậy, với số tiền bảo hiểm rất lớn cho mỗi công trình, nó không chỉ là sự sống còn của mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp chủ sở hữu mà nó còn có thể quyết định đến cả sự sống còn của cả các công ty bảo hiểm. Năng lực tài chính của các công ty bảo hiểm không thể chi trả được hết các rủi ro liên tiếp với số tiền bồi thường cực lớn so với tiềm lực tài chính của công ty. Bởi vậy, nhu cầu tái bảo hiểm trong bảo hiểm kỹ thuật là một nhu cầu tất yếu của các công ty bảo hiểm. Hơn thế nữa, ngành bảo hiểm là một trong những khối ngành tài chính quan trọng đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, nó có thể mang tính ổn định của nền kinh tế một quốc gia, bởi vậy nhà nước chỉ cho phép các công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm trong một phần nhất định tuỳ ý theo khả năng cạnh tranh. Trong kinh doanh bảo hiểm bị hạn chế rất nhiều và tái bảo hiểm là biện pháp tốt nhất mà các công ty thường lựa chọn. Công nghệ, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì nhu cầu bảo hiểm kỹ thuật cũng phải phát triển theo kịp để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đó. Điều đó thể hiện sự phát triển không ngừng của xã hội và ngành bảo hiểm. 2.2. Nội dung của tái bảo hiểm kỹ thuật. Về cơ bản tái bảo hiểm kỹ thuật cũng có thể nói là giống với các nghiệp vụ tái bảo hiểm khác, nó cũng được chia theo các hình thức tái bảo hiểm số thành và tái bảo hiểm mức dôi. Nhưng chúng ta cần chú ý là trong tái bảo hiểm kỹ thuật thì yếu tố kỹ thuật là yếu tố cần phải nắm vững để có thể đánh giá, triển khai nghiệp vụ sát với thực tế. Chúng ta có thể tóm tắt sự khác biệt của tái bảo hiểm kỹ thuật với các loại tái bảo hiểm khác sau: * Thiếu sự phân tán rủi ro vì số lượng các loại rủi ro liên quan tương đối ít. * Số phí của nghiệp vụ thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng phí bảo hiểm của các công ty. * Có nhiều rủi ro thay đổi công nghệ như: vật liệu mới, phương pháp xây dựng mới, những mẫu thiết kế mới, kích thước mới, chịu nhiệt cao hơn, ... * Thường phải chịu rủi ro trên mức trung bình do các hiểm hoạ tự nhiên, bản chất kéo dài của bảo hiểm CAR và EAR. Bởi vậy, trong việc xem xét các điều kiện điều khoản của hợp đồng tái bảo hiểm thì các điểm khác biệt đó thường rất có ích. Chúng ta đi phân tích một số điều khoản sau: Điều kiện cho việc nhượng tái bảo hiểm. Đối với nghiệp vụ khác như: bảo hiểm hoả hoạn hay trách nhiệm, nhiều thị trường đã có các hiệp hội và tổ chức soạn thảo các mẫu đơn và biểu phí để công ty bảo hiểm nước mình tuân theo thực hiện. Chỉ ở vài nước điều này không được áp dụng cho bảo hiểm kỹ thuật. Hơn thế nữa, ở rất nhiều các công ty bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu phí. Kết quả là, vì những lý do về chi phí nên việc khai thác bảo hiểm kỹ thuật thường được đặt ở phòng các rủi ro đặc biệt. Điều này sẽ rất khó khăn trong việc tích luỹ kinh nghiệm của các nhân viên khai thác bảo hiểm kỹ thuật. Trong hợp đồng tái bảo hiểm, điều kiện này được viết như sau: "nhà nhận tái bảo hiểm sẽ cung cấp cho công ty bảo hiểm gốc những điều kiện hợp đồng và những nguyên tắc tính phí bảo hiểm cho dịch vụ nhượng tái theo hợp đồng nhượng tái bảo hiểm này", công ty bảo hiểm gốc buộc phải tuân theo nguyên tắc và tỷ lệ phí của họ. Năng lực nhận bảo hiểm. So với tái bảo hiểm cháy, tái bảo hiểm kỹ thuật thường mất cân đối. Một hợp đồng tái bảo hiểm cháy thường có tỷ lệ giữa tổng phí bảo hiểm và năng lực nhận bảo hiểm là 1-1 hoặc 1-2, nhưng trong tái bảo hiểm kỹ thuật thì tỷ lệ là 1-10, có thể lên tới 1-20 hoặc cao hơn. Nguyên nhân là việc nhượng tái bảo hiểm những rủi ro CAR và EAR thường không ổn định bởi tính không tái tục số tiền bảo hiểm và có thể dao động từ thấp lên cao. Tuy nhiên những rủi ro trong bảo hiểm có thể tái tục hàng năm thì tính dao động của nó thường ít hơn và có sự cân đối hơn giữa số tiền bảo hiểm và năng lực nhận bảo hiểm. Chúng ta còn phải dựa vào đặc điểm từng loại hợp đồng để có thể nhận tái bảo hiểm, khai thác, tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm một cách hợp lý. Khả năng nhận bảo hiểm có thể tăng thêm bằng cách bao gồm các hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi thứ hai vượt quá khả năng nhận khi số lượng rủi ro nhượng là đủ lớn và quan hệ giữa khả năng tăng thêm và tần số rủi ro là cân đối. Việc sử dụng hình thức tái bảo hiểm tạm thời cho số tiền bảo hiểm vượt quá giới hạn mức dôi thứ nhất là hợp lý hơn, bởi vì những chương trình bảo hiểm kỹ thuật thường rủi ro lớn hơn và chỉ cần một điểm tổn thất lớn có thể tiêu huỷ kết quả hoạt động trong nhiều năm. Tư vấn giải quyết bồi thường. Vì đặc thù của bảo hiểm kỹ thuật nên trong công tác khiếu nại bồi thường các công ty tái bảo hiểm có các điều khoản hướng dẫn thật chi tiết. Các công ty bảo hiểm gốc phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm những thông số chi tiết có liên quan đến hợp đồng, đồng thời khi có tổn thất xảy ra thì cần phải thông báo cho công ty tái bảo hiểm gấp để kịp thời phối hợp với công ty bảo hiểm gốc giải quyết hậu quả. Rút vốn trong trường hợp huỷ hợp đồng. Trong hầu hết các hợp đồng bảo hiểm tài sản đều dựa trên cơ sở "Clear-cut". Hệ thống này không thật phù hợp với bảo hiểm kỹ thuật, đặc biệt với các đơn CAR, EAR, đơn bảo hiểm gốc thường có thể kéo dài trong nhiều năm. Doanh thu phí bảo hiểm tăng lên tương ứng với việc hoàn thành từng bước công việc được bảo hiểm cùng với thị phần không tỷ lệ phân bố cho các giai đoạn cuối của công trình xây lắp, là tích tụ những rủi ro chủ yếu (do giá trị công trình ngày càng lớn hơn). Phần phí bảo hiểm có thể tính chưa đúng nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian tính toán khi phải tính cho từng đơn vị rủi ro. Vì vậy, chừng nào mà các đơn CAR, EAR còn có hiệu lực thì các rủi ro bảo hiểm còn được tiếp tục cho đến khi hoàn thành dự án. Đối với những đơn bảo hiểm tái tục hàng năm như bảo hiểm đổ vỡ máy móc, hợp đồng tái bảo hiểm sẽ được tiếp tục có hiệu lực theo đơn gốc đã được tái tục. Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại công ty tái bảo hiểm quốc gia việt nam (VINARE). I. Vài nét về công ty tái bảo hiểm quốc gia việt nam (VinaRe). 1. Lịch sử ra đời của công ty tái bảo hiểm quốc gia việt nam (VinaRe). Trong cơ chế mới, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là một đòi hỏi thiết thực, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cho nền kinh tế thị trường được phát triển ổn định, góp phần huy động và khai thác mọi tiềm năng trong nước, đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đáp ứng yêu cầu cấp bách trên, ngày 18/12/1993 chính phủ ban hành nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm, sự đánh dấu bước ngoặt mới cho sự hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, kết thúc 30 năm hoạt động độc quyền của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Hàng loạt công ty bảo hiểm mới ra đời như:: Bảo Long, Bảo Minh, PJICO, PVIC, ..., cùng với các nghiệp vụ bảo hiểm ngày càng phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về chất lượng lẫn số lượng của thị trường. Có thể nói, ngành bảo hiểm Việt Nam đang thực sự trở thành tấm lá chắn vững chắc cho sự phát triển và ổn định kinh tế - xã hội, thực hiện tốt chức năng duy trì khả năng tài chính của doanh nghiệp, góp phần ổn định đời sống của tầng lớp nhân dân trên cơ sở bồi thường đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức và cá nhân khi gặp rủi ro thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra. Ngoài ra, cũng do nhu cầu của nền kinh tế thị trường, nhu cầu của ngành bảo hiểm Việt Nam thì một công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp ra đời là một tất yếu khách quan. Thực hiện nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của chính phủ và quyết định số 920TC/QĐ/TCCB ngày 27/09/1994 của bộ tài chính, công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Theo đó, VINARE là một pháp nhân, hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, được mở tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng và thực hiện mọi nghĩa vụ theo qui định của nhà nước. Ngày 01/01/1995 công ty đã chính thức đi vào hoạt động với số vốn pháp định là 40 tỷ đồng. Như vậy hoà nhịp với sự phát triển chung của ngành bảo hiểm Việt Nam, VINARE đã được phép thành lập và hoạt động nhằm kinh doanh nhận tái bảo hiểm tại thị trường trong nước và quốc tế, nâng phần dịch vụ giữ lại thị trường trong nước, góp phần vào sự phát triển chung của thị trường Việt Nam. Thực tế 8 năm qua đã chứng minh sự ra đời của công ty là kịp thời và hiệu quả. 2. Nhiệm vụ, vai trò, chức năng và cơ cấu của công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam. 2.1. Vai trò. Từ ngày thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, VINARE đang ngày càng phát triển, bước đầu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và ngày càng khẳng định vai trò của mình đối với thị trường bảo hiểm trong nước. VINARE là đầu mối điều tiết dịch vụ bảo hiểm cho thị trường trong nước: Điều tiết dịch vụ nhằm nâng phần giữ lại cho thị trường trong nước và hạn chế chuyển phí tái bảo hiểm bằng ngoại tệ ra thị trường nước ngoài là một chủ trương, nhiệm vụ chính của công ty. Thông qua việc nhận tái bảo hiểm bắt buộc theo qui định của nhà nước và trên cơ sở phí nhận tái bảo hiểm ngoài phần bắt buộc của công ty bảo hiểm gốc, sau khi giữ lại dịch vụ theo khả năng tài chính của mình, phần còn lại VINARE đã ưu tiên chuyển nhượng tối đa dịch vụ cho thị trường trong nước. Các doanh nghiệp bảo hiểm gốc cũng đã thấy rõ lợi ích của việc nhận nhượng dịch vụ qua VINARE và nhận thức đầy đủ hơn đến tính hiệu quả và lợi ích kinh doanh của tái bảo hiểm. Công ty có thể tham mưu, tư vấn giúp đỡ các doanh nghiệp bảo hiểm về kỹ thuật bảo hiểm, tái bảo hiểm như: khai thác bảo hiểm, giải quyết bồi thường, ... Công ty đã cố gắng thực hiện chức năng nhiệm vụ của một công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp, đó là cung cấp các điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng bảo hiểm, môi giới bảo hiểm. Khi có sự tổn thất, công ty coi đó như là của chính mình và kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp bảo hiểm để xử lý. Nhờ đó, một mặt công ty góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp bảo hiểm, mặt khác công ty cũng bảo vệ được quyền lợi của khách hàng bảo hiểm. Công ty là đầu mối cung cấp thông tin bảo hiểm, tái bảo hiểm cho thị trường trong nước và quốc tế: Nhằm mục đích trao đổi thông tin và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế, từ năm 1997 công ty đã cho xuất bản hàng năm 04 số thông tin bằng tiếng Việt và 02 số thông tin bằng tiếng Anh về thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế cung cấp cho các doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm và các tổ chức bảo hiểm quốc tế tham khảo trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù còn nhiều hạn chế về nội dung cũng như chất lượng nhưng bản tin của công ty đã có tác dụng thiết thực và được các doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm cũng như các tổ chức bảo hiểm quốc tế đánh giá cao. Công ty là đầu mối cho việc đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngành bảo hiểm: Công ty đã cố gắng hợp tác với các tổ chức bảo hiểm trong nước và quốc tế như: (Bảo Việt, Bảo minh, Munich Re, Willis Corroon Aerospace, W.O.E P&I Club,...) tổ chức nhiều lớp học, hội thảo chuyên ngành phục vụ cho cán bộ toàn thị trường. Trong 8 năm qua đã tổ chức được 65 hội thảo, hội nghị cho hơn 2.500 lượt cán bộ. Việc tổ chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ ngành bảo hiểm Việt Nam được các doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng hết sức hoan nghênh và đánh giá cao. Với những vai trò quan trọng như trên VINARE có nhiệm vụ cơ bản sau : - Kinh doanh tái bảo hiểm nhằm điều tiết hoạt động kinh doanh của thị trường, tăng phần phí giữ lại trong nước, giảm phí ngoại tệ chuyển ra nước ngoài. - Hỗ trợ giúp đỡ thị trường trong nước phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. 2.2. Chức năng và quyền hạn. Là doanh nghiệp tái bảo hiểm chuyên nghiệp duy nhất trong nước, công ty có chức năng cơ bản sau: * Nhận và nhượng các dịch vụ tái bảo hiểm của thị trường bảo hiểm Việt Nam và nước ngoài. * Nhận làm đại lý, môi giới về các hoạt động bảo hiểm, tái bảo hiểm. * Tổ chức tiếp nhận và cung cấp thông tin về thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm trên thế giới cho các doanh nghiệp trong nước. * Được phép đầu tư vốn theo qui định của nhà nước. * Thông tin tuyên truyền, mở rộng và phát triển kinh doanh bảo hiểm. * Tăng cường các cơ hội tuyển dụng và đào tạo cán bộ bảo hiểm cho các doanh nghiệp trong nước. * Được phép vay vốn bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ của các ngân hàng và huy động vốn của các tổ chức kinh tế khác theo qui định của nhà nước khi cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh. * Khởi kiện các tranh chấp trong quan hệ với khách hàng trước cơ quan toà án kinh tế. 2.3. Cơ cấu tổ chức. Bộ máy tổ chức của công ty khá đơn giản, và hiệu quả, ta có thể thấy điều này qua sơ đồ sau: Sơ đồ2: Cơ cấu tổ chức của Vinare. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng nhân thọ Phòng kỹ thuật dầu khí phòng hàng không Phòng hàng hải phòng phi hàng hải Phòng kế toán tài vụ Phòng tổng hợp hành chính quản trị Chi nhánh TP. HCM 3. Tình hình kinh doanh của công ty VINARE từ khi thành lập cho tới nay. 3.1. Năng lực nhận tái bảo hiểm. Hiện nay công ty đang thực hiện việc nhận tái bảo hiểm qua 2 hình thức đó là: Tái bảo hiểm bắt buộc, Tái bảo hiểm tự nguyện từ các công ty trong nước và nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài. Đối với nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài: Do hiện nay công ty còn nhiều hạn chế như vốn ít, uy tín chưa cao trên thị trường quốc tế nên hình thức này chưa có tỷ trọng lớn trong tổng thể năng lực nhận tái. Tuy nhiên, công ty xác định nhận tái từ thị trường nước ngoài là mục tiêu chiến lược của công ty. Đối với nhận tái trong nước thì ngoài 20% tái bảo hiểm bắt buộc theo qui định của nhà nước, công ty khuyến khích việc tái bảo hiểm tự nguyện. Qua những năm đầu hoạt động thì có thể nói tỷ lệ bắt buộc và tự nguyện là cân bằng nhau. Điều này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Phí nhận tái bảo hiểm trong nước. Đơn vị: Nghìn USD. Năm Phí nhận tái bảo hiểm Tốc độ tăng trưởng (%) Bắt buộc Tự nguyện Tổng số 1995 2.484,5 5.044,3 7.528,8 1996 7.559,4 8.189,5 15.748,9 209,18 1997 9.269,6 9.314,3 18.583,9 116% 1998 10.939 9.427,1 20.366,3 109,59 1999 9.001,6 8.292,3 17.293,9 84,91 2000 9.297,6 8.245,1 17.542,7 101,44 2001 10.864,8 9.658,7 20.523,5 116,99 2002 12.452,6 11.134,9 23.587,5 114,93 Tổng 71.843,1 69.306,2 141.149,3 - (Nguồn:Annual Report 1995-2002) 3.2. Nhượng tái bảo hiểm. Với số vốn ít ỏi của mình, trong những năm đầu hoạt động gần như VINARE phải nhượng tái phần lớn các đơn bảo hiểm đã nhận được nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình, và đây cũng là công cụ để Vinare thực hiện nhiệm vụ điều tiết thị trường. Nếu làm tốt công tác này, không những đảm bảo ổn định kinh doanh cho chính mình, công ty còn góp phần đảm bảo an toàn cho khách hàng. Vì vậy công ty luôn chú ý tìm kiếm những nhà tái bảo hiểm có uy tín trên thế giới để nhượng tái bảo hiểm. Ngoài những công ty bảo hiểm ở trong nước, công ty chủ yếu nhượng tái cho Munich Re (đây là công ty luôn được xếp danh sách 10 tập đoàn bảo hiểm lớn nhất trên thế giới nên độ tin cậy gần như tuyệt đối). 3.3. Thu nhập phí và kết quả kinh doanh. Tổng số phí khai thác được của công ty vẫn tăng hàng năm và ở mức khá cao, cụ thể trong các năm ở bảng 2. Với năng lực của mình, công ty đã giữ lại phí tái bảo hiểm cho mình ở mức khoảng 30% tổng số phí khai thác được. * Lợi nhuận trước thuế năm 2001 là 14,461 tỷ đồng. * Lợi nhuận trước thuế năm 2002 là 15,521 tỷ đồng. * Lợi nhuận trước thuế dự kiến năm 2003 là 20 tỷ đồng. 3.4. Hoạt động đầu tư tài chính. Từ năm 1995 đến nay, hoạt động đầu tư của công ty đã dược triển khai trên diện rộng trong tất cả các lĩnh vực: Mua công trái, tín phiếu, kinh doanh bất động sản, cho vay, góp vốn cổ phần, gửi tiền tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tổng thu nhập từ hoạt động đầu tư trong giai đoạn 1995 - 2003 ước đạt trên 55 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh của Vinare được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2: Tổng hợp kết quả kinh doanh của Vinare giai đoạn 1998 - 2002 Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng giá trị tài sản 152.895 199.541 237.765 268.127 313.659 356.560 Tổng số phí khai thác 204.447 239.855 240.133 263.140 417.893 530.885 Tổng số phí giữ laị 60.541 62.485 56.835 73.407 75.094 86.373 Các khoản dự phòng kỹ thuật 44.226 65.564 86.705 116.861 135.598 167.842 Lợi nhuận trước thuế 9.199 11.065 11.704 12.411 14.461 15.521 (Nguồn: Annual Report 1997 - 2002) Với những thành tích hoạt động kinh doanh nhận, nhượng tái bảo hiểm, điều tiết hỗ trợ thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển, ngay sau 5 năm hoạt động, công ty đã vinh dự được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng III, minh chứng vai trò và nhiệm vụ của công ty hiện nay và trong thời gian tới là rất cần thiết. II. Thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật. 1. Thời kỳ trước năm 1994. Trong chiến tranh, ở Miền Bắc nước ta chỉ có một công ty bảo hiểm trong khi ở Miền Nam thị trường bảo hiểm lại rất sôi động với khoảng 50 công ty bảo hiểm mà hầu hết thuộc sở hữu tư nhân. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo qui định của chính phủ thì tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) là tổ chức bảo hiểm duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam. Trong điều kiện đó, ngành bảo hiểm Việt Nam thực sự không có thành tựu nào đáng kể. Năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường và các yếu tố của nền kinh tế hàng hoá đã thực sự xuất hiện vào năm 1989, đó cũng là mốc đánh dấu cho sự phát triển kinh tế nói chung và của ngành bảo hiểm nói riêng. Nền kinh tế Việt Nam tăng nhanh, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng và tất yếu phải có bảo hiểm nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn này, tạo môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bảo hiểm kỹ thuật đã thật sự phát triển dựa vào cơ hội này. Đơn bảo hiểm đầu tiên được cấp là bảo hiểm cho đơn bảo hiểm lắp đặt (EAR) cho trạm thu phát vệ tinh mặt đất Láng Trung của Bảo Việt vào năm 1988. Kể từ đó đến nay bảo hiểm kỹ thuật Việt Nam đã không ngừng phát triển với nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau, góp phần không nhỏ vào sự ổn định kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong những năm đầu, bảo hiểm kỹ thuật đã có tốc độ phát triển rất cao. Nếu năm 1988 tổng phí là 131.000 USD thì đến năm 1993 tổng phí thu được khoảng 2.429.000 USD, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 78,5%. Với tốc độ tăng trưởng như vậy nghiêp vụ này luôn được đánh giá cao trong việc tăng lợi nhuận của Bảo Việt và được thể hiện như bảng 3. Bảng 3. Tốc độ tăng phí bảo hiểm kỹ thuật của Bảo Việt Đơn vị: USD Năm Phí bảo hiểm Tỷ lệ tăng Số tương đối(%) Số tuyệt đối 1988 131.000 - - 1989 186.000 42 55.000 1990 253.100 36 67.100 1991 430.400 70 177.300 1992 1.483.000 245 1.052.600 1993 2.429.000 64 946.000 1994 2.790.000 15 361.000 (Nguồn: Annual Report of Engineering & Energy Dept) 2. Thời kỳ sau năm 1994. Bắt đầu từ năm 1994 thế độc quyền của Bảo Việt đã bị phá vỡ với việc ra đời của nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của chính phủ là một loạt những công ty bảo hiểm khác ra đời, trong đó có cả công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VinaRe). Vào lúc này thị trường bảo hiểm Việt Nam rất sôi động, đặc biệt cùng với tốc độ tăng nhanh và mạnh của vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là sự phát triển hết sức nhanh chóng của bảo hiểm Việt Nam mà trong số những nghiệp vụ được coi là phát triển nhanh nhất là bảo hiểm kỹ thuật. Bảng 4: Tốc độ tăng phí bảo hiểm kỹ thuật thời kỳ 1995 - 1998. Đơn vị: ngàn USD Năm Phí bảo hiểm Tỷ lệ tăng Số tương đối (%) Số tuyệt đối 1995 5.531,269 - - 1996 8.450,202 53 2.918,933 1997 11.025,400 30 2.575,198 1998 12.864,556 5 1.839,156 1999 7.003,366 -54 -5.861,190 2000 8.817,931 26 1.814,565 2001 9.697,901 10 879,970 2002 11.470,317 18 1.772,416 Tổng 74.860,942 - - (Nguồn: Annual Report of Engineering & Energy Dept) Trong giai đoạn này bảo hiểm kỹ thuật đã phát triển một cách nhanh chóng. Nếu như năm 1988 phí chỉ có 131.000 USD thì đến năm 1998 đã là hơn 12.800.000 USD. Điều này càng khẳng định hơn nhận định ở trên về sự phát triển của nghiệp vụ trong những năm đổi mới. III. Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật Tại công ty VinaRe. 1. Công tác nhận và nhượng tái bảo hiểm . Đối với VinaRe, là một công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp duy nhất ở Việt Nam nên có những thuận lợi nhất định trong công tác nhận tái và nhượng tái của công ty. Thuận lợi đầu tiên đó là các công ty được các công ty bảo hiểm gốc tái 20% theo qui định của nhà nước trước khi tái phần còn lại cho các công ty khác, bởi vậy việc thu xếp hợp đồng được thực hiện bằng thương lượng trực tiếp. Hiện nay các công ty bảo hiểm được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật thì hầu hết các công ty đều thu xếp một hợp đồng cố định với Vinare ngay từ khi triển khai nghiệp vụ. Như vậy, ngay từ khi công ty bảo hiểm gốc triển khai nghiệp vụ thì các cán bộ của Vinare đã chủ động gặp gỡ công ty bảo hiểm gốc để ký kết hợp đồng. Hiện nay tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare đang triển khai 2 hình thức là : Tái theo hợp đồng (Treaty) và tái theo hình thức tạm thời (Facultative). Để có thể hiểu hết được kỹ thuật tái của Vinare trong nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ta đi xem xét từng cách thực hiện tái theo 2 hình thức trên. 1.1 Tái bảo hiểm theo hình thức hợp đồng (Treaty). a. Cách nhận hợp đồng treaty. Hiện nay trên thị trường có khoảng 10 công ty bảo triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật, Vinare đã có hợp đồng tái bảo hiểm với các công ty đó. Theo đó, các công ty bảo hiểm gốc sẽ xem xét tất cả các hợp đồng mà công ty nhận được trong khoảng thời gian 3 tháng, nếu hợp đồng nào phù hợp với điều kiện, điều khoản của hợp đồng mà công ty đã ký với Vinare, sau đó họ sẽ tự động tái đi phần tái cho Vinare theo qui định. Thông thường, các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng của công ty bảo hiểm gốc với Vinare được định sẵn theo đơn của Munich Re hoặc Swiss Re. Đây là 2 công ty lớn trên thế giới và đã hoạt động trên thị trường châu á từ lâu, sở dĩ cả 2 loại đơn của 2 công ty đều được chấp nhận là vì: * Các điều khoản, điều kiện của 2 loại đơn này gần như là tương tự nhau, chỉ khác rất ít. * Cả 2 công ty đều chấp nhận đơn của nhau (nếu một công trình nào đó mà cấp theo đơn của Munich Re nhưng tái theo hợp đồng cho Swiss Re thì công ty Swiss vẫn chấp nhận và ngược lại). Tình hình nhận tái bảo hiểm của nghiệp vụ kỹ thuật trong năm 2003 của Vinare từ các công ty gốc cụ thể như sau: 1. Bảo việt: - Hợp đồng của Bảo Việt và Vinare trong năm 2003 chỉ có tái bảo hiểm theo bắt buộc. . 20% hợp đồng bắt buộc với mức hoa hồng tái bảo hiểm 26%. . Hoa hồng theo lãi 18% (tính theo năm tài chính và chuyển trừ lỗ đến hết). - Phí tái bảo hiểm cho Vinare ước đạt 418.399 USD. - Tổn thất đã bồi thường: chưa có. - Tổn thất chưa giải quyết: Vinare chưa nhận được thông báo nào về các tổn thất năm 2003 đến thời điểm này. Trên cơ sở thống kê sơ bộ từ năm 1997 đến nay, hợp đồng tái bảo hiểm kỹ thuật của Bảo Việt và Vinare đều có lãi, tỷ lệ tổn thất trung bình trong 7 năm khoảng 43%. Hướng của Vinare là đến năm 2004 vẫn duy trì hợp đồng với Bảo Việt và tăng cường quan hệ để có thể tăng tỷ lệ nhận tái tự nguyện của Vinare. 2. Bảo Minh. Từ năm 2003, Vinare nhận được từ Bảo Minh 20% bắt buộc (Không duy trì được hợp đồng nhận tái 20% trong phần giữ lại của Bảo Minh như vài năm trước đây), hoa hồng theo lãi là 15% và chuyển trừ lỗ đến hết. - Phí tái bảo hiểm cho Vinare ước đạt: 328.018 USD. - Tổn thất đã bồi thường: 427.000 USD. - Tổn thất chưa giải quyết: Vinare chưa nhận được thông báo nào về các tổn thất năm 2003 đến thời điểm này. Trên cơ sở thống kê sơ bộ từ năm 1997 đến nay, hợp đồng tái bảo hiểm kỹ thuật của Bảo Minh và Vinare đều có lãi, tỷ lệ tổn thất trung bình trong 7 năm hơn 10% (chưa có số liệu thống kê đầy đủ của các tổn thất đối với dự án đường Hồ Chí Minh). Hướng trong năm 2004 tới, Vinare sẽ cố gắng thuyết phục Bảo Minh tiếp tục duy trì việc tái bảo hiểm cho Vinare như năm 2003. 3. PJICO. - Hợp đồng của Vinare với PJICO bao gồm: . 20% bắt buộc với mức hoa hồng tái bảo hiểm theo qui định và hoa hồng theo lãi 15% (tính theo năm nghiệp vụ và chuyển trừ lỗ đến hết). . 30% hợp đồng 1st Surplus, tương ứng với hạn mức trách nhiệm là 3.600.000USD và hoa hồng là 30%. . 100% hợp đồng 2nd Surplus, tương ứng với hạn mức trách nhiệm là 12.000.000USD và hoa hồng là 30%. - Phí tái bảo hiểm cho Vinare của các hợp đồng trên ước: 327.482USD trong đó: . Phần phí nhận hợp đồng 20% bắt buộc là 198.719USD . Phần phí nhận hợp đồng 1st Surplus là 81.630USD. . Phần phí nhận hợp đồng 2st Surplus là 47.133USD. Nhìn chung, từ năm 1997 đến nay, cả ba hợp đồng trên đều có lãi, trừ năm 1998. Tỉ lệ tổn thất trung bình hơn 21% ở mức cho phép tiếp tục duy trì việc tham gia nhận tái của Vinare. Hướng tới năm 2004 Vinare sẽ cố gắng thuyết phục PJICO tiếp tục duy trì cơ cấu hợp đồng năm 2004 như năm 2003 vì thị phần của PJICO trong nghiệp vụ kỹ thuật chiếm tỉ trọng khá cao trong thị trường. 4. UIC. Năm 2003, ngoài 20% tái bảo hiểm bắt buộc UIC tái tự nguyện thêm cho Vinare 7% với mức hoa hồng áp dụng chung là 27%, giảm 1% so với năm 2002 và không tính hoa hồng theo lãi. - Phí tái bảo hiểm cho Vinare ước 36.049USD - Phần thực hiện hợp đồng như sau: . Phần phí nhận hợp đồng 20% bắt buộc là 26.703USD. . Phần phí nhận hợp đồng là 7% tự nguyện là: 9.346 USD. - Tổn thất đã bồi thường: chưa có. - Tổn thất chưa giải quyết: Vinare chưa nhận được thông báo nào về tổn thất năm 2003 đến thời điểm này. Nhìn chung, từ năm 1998 đến nay, hợp đồng tái bảo hiểm giữa UIC và Vinare đều có lãi. Tỷ lệ tổn thất trung bình là 27%. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, lượng phí phát sinh từ hợp đồng này giảm đáng kể trên 70%. Hướng Vinare trong năm 2004 tới sẽ tiếp tục thương lượng với UIC để duy trì tỷ lệ tái tự nguyện 7% như năm 2003. 5. PTI. Từ năm 1999 đến nay, Vinare hầu như chỉ nhận được 20% hợp đồng bắt buộc với PTI với mức hoa hồng tái bảo hiểm theo qui định và hoa hồng theo lãi là 15% (tính theo năm nghiệp vụ và chuyển trừ lỗ đến hết). Phí tái bảo hiểm cho Vinare từ PTI như sau: - Phí tái Vinare ước 410.748USD. - Tổn thất đã bồi thường 3.708USD. - Tổn thất chưa giải quyết: Vinare chưa nhận được thông báo nào về các tổn thất năm 2003 đến thời điểm này. Nhìn chung, doanh thu phí của PTI tương đối lớn và khá ổn định giữa các năm vì dịch vụ của PTI hầu hết là các đơn bảo hiểm thiết bị điện tử tái tục hàng năm. Tỷ lệ tổn thất trung bình trong 6 năm kể từ năm 1998 tương đối thấp gần 6%. Hướng tới năm 2004 tới, Vinare sẽ cố gắng mở rộng quan hệ trên cơ sở trao đổi dịch vụ tái bảo hiểm tạm thời qua lại giữa hai công ty để nâng cao phần tỷ lệ tham gia của Vinare trong các dịch vụ mà PTI khai thác được. 6. PVI. Nhìn chung, các dịch vụ bảo hiểm kỹ thuật của PVI đều có liên quan đến dầu khí và có mức độ rủi ro khá cao nên phần tỷ lệ chấp nhận vào hợp đồng tái bảo hiểm giữa PVI và Vinare nhiều khi không đến 20% tái bảo hiểm bắt buộc do bị chi phối bởi hạn mức trách nhiệm của hợp đồng. Phần lớn các dịch vụ kỹ thuật này đều tái cho Vinare trên cơ sở tạm thời. Mặc dù trong thời gian gần đây, PVI đã mở rộng phạm vi hoạt động của họ ra ngoài ngành dầu khí và đã giành được một số dịch vụ nhưng với điều khoản, điều kiện mức phí khá cạnh tranh. Cụ thể phí tái bảo hiểm cho Vinare từ PVI như sau: - Phí tái cho Vinare ước 160.558 USD. - Tổn thất đã bồi thường: chưa có. - Tổn thất chưa giải quyết: Vinare chưa nhận được thông báo nào về các tổ thất năm 2003 đến thời điểm này. Nhìn chung, từ năm 1997 đến nay, cả ba hợp đồng trên đều có lãi, trừ năm 1999 với tỷ lệ tổn thất gần 21,5 tỷ lệ tổn thất trung bình trong 7 năm từ 1997 khoảng 18%. Hướng tới năm 2004, Vinare duy trì sự hợp tác trên cơ sở hỗ trợ nhận tái bảo hiểm tạm thời như đã thực hiện trong thời gian qua. 7. Đối với Bảo Long, BIDV-QBE, A-AGF, VIA, SVI và IAI. Các công ty trên chiếm tỷ trọng doanh thu phí nghiệp vụ kỹ thuật không lớn nên trong năm 2004 tới ta vẫn duy trì hợp đồng như năm 2003 và tăng cường quan hệ để nhận các dịch vụ trên cơ sở tạm thời. Tuy nhiên, đối với VIA trong thời gian qua tỷ lệ bảo hiểm của một số công trình là khá thấp. Có lẽ tỷ lệ phí đó có nguồn gốc từ thị trường Nhật vì đại đa số các dịch vụ của VIA đều là các công trình/ dự án có vốn đầu tư của Nhật. 8. Nhận từ công ty nước ngoài (KRIC). Trong các năm từ 1998 đến nay Vinare đã tham gia nhận hợp đồng từ công ty nước ngoài. Cụ thể năm 2003, Vinare tham gia 0,6% của hợp đồng 1st Surplus và 2nd Surplus (12 tháng từ 01/04) với mức trách nhiệm tối đa tương ứng của Vinare trong mỗi hợp đồng là 150.000USD. Doanh thu phí của hợp đồng này trong năm 2003 khoảng 32.899 USD (1 quí). Tỷ lệ tổn thất trung bình từ năm 1998 đến nay là 25,55%. Kết quả trên là tương đối tốt. - Với việc nhận các hợp đồng của nước ngoài, để tăng cường khả năng cũng như quan hệ với các thị trường quốc tế, trong năm 2004 Vinare chủ trương cho nhận các dịch vụ tạm thời từ các thị trường lân cận đối với các dịch vụ kỹ thuật như sau: . 50% mức giữ lại của Vinare đối với các dịch vụ tạm thời từ các thị trường: Asean,Trung quốc, Hàn quốc. . Đối với các dịch vụ hợp đồng cố định thì sẽ tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. b. Cách nhượng tái bảo hiểm hợp đồng Treaty. Trước đây nếu có một hợp đồng nào của Vinare nhận được đều tái cho tất cả các công ty mà đã có hợp đồng nhận tái lại của Vinare. Tuy nhiên, cách làm đó tỏ ra không được hợp lý trong điều kiện hiện nay của thị trường Việt Nam và của Vinare vì : . Trong những năm đầu thành lập, các công ty nhà nước đã giúp Vinare rất nhiều trong việc nhận phần tái đi, trong việc đào tạo, ... Bởi vậy cách phân chia như cũ là giới hạn phần trách nhiệm giữ lại là 4 triệu USD, như vậy phần tái ra nước ngoài sẽ còn lại rất ít và có thể là không có, và điều này đã cản trở mối quan hệ hợp tác của Vinare với các công ty nước ngoài. . Nếu Vinare nhận được một hợp đồng thì phải chia cho tất cả các công ty. Vì vậy nên khi nhận được một hợp đồng không lớn lắm (đây là hợp đồng chủ yếu của bảo hiểm kỹ thuật Việt nam) thì các công ty nhận được rất ít. Chính vì thế mà hiện nay công ty đang áp dụng phân chia nhượng tái bằng cách chia công ty nhận dịch vụ nhượng tái trong nước thành 2 nhóm: Nhóm 1: Bao gồm các công ty Bảo việt, Bảo long, PTT, QBE. Nhóm 2: Bao gồm các công ty Bảo Minh, PJCO, PVIC, UIC, A- AGF. Nếu như có hợp đồng của nhóm 1 khai thác được thì các thành viên của nhóm 2 đều nhận được phần % của hợp đồng này theo tỷ lệ ký kết trong hợp đồng Treaty (Trừ công ty A - AGF - không ký nhận tái từ Vinare) và ngược lại nếu một hợp đồng của nhóm 2 nhận được thì các thành viên của nhóm 1 đều nhận được (trừ QBE). Những công ty trong cùng một nhóm này có các mối liên hệ với nhau như đóng góp cổ đông hay góp vốn liên doanh nên thông thường các công ty này đồng bảo hiểm hoặc đã tái tạm thời cho nhau. Vì vậy các công ty này không nhận dịch vụ của nhau thông qua Vinare. Bảng 5: Cấu trúc hợp đồng nhượng tái bảo hiểm năm 2003 nghiệp vụ kỹ thuật. 1.3M 3.5M 31.5M 45.5M VINARE :77% SVI : 23% First Surplus Second Surplus Third Surplus Group A Group B BV: 50% PTI: 22,5% BL: 27,5% QBE VIA BH: 32% UIC: 10% PVIC: 30% PJICO: 28% A-AGF Munich Re: 65% Swiss Re: 17% China Re: 8% KRIC: 5% Tokyo: 5% Swiss Re: 70% Munich Re: 20% KRIC: 5% Tokyo: 5% (Nguồn: Annual Report of Egineering & Energy Dept ) 1. Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cho thị trường trong nước Đây là hợp đồng ưu tiên đối với các công ty bảo hiểm trong nước. Số phí tái cho hợp đồng này chiếm khoảng 50% trong tổng số phí tái của Vinare trong năm nghiệp vụ 2003. Trong các năm qua hợp đồng này đã được các công ty bảo hiểm trong nước đánh giá cao vì tính đa dạng và số đông của các rủi ro. Trên thực tế, có một số công ty đang nhận được số phí tái từ Vinare còn lớn hơn số phí họ tái cho Vinare. Ước phí tái bảo hiểm 2003: 319.000USD. Ước phí tái cho SVI: 196.000USD. Tổng phí tái từ năm 1997 - 2003: 2.700.000USD với tỷ lệ tổn thất trung bình 11,32%. 2. Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm cho thị trường nước ngoài (2nd Surplus) Hợp đồng này được chia cho thị trường quốc tế với Munich Re là leading (65% của 100%). Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm là 35%, hao hồng theo lãi là 27,5% (tính theo năm nghiệp vụ). Ước cả năm 800.000 USD. Tổng phí tái từ năm 1997- 2003: 4.632.432USD; tỷ lệ tổn thất trung bình 22,36%. 3. Hợp đồng 3rd Surplus: Hợp đồng này cũng được thu xếp cho thị trường bảo hiểm quốc tế. Công ty đứng đầu nhận tái bảo hiểm là Swiss Re tham gia với tỷ lệ là 70%, Munich Re 20%, KRIC 5% và TOKYO M&F 5% với hoa hồng tái bảo hiểm là 32,5%. Đây là hợp đồng Vinare thu xếp thêm để bảo vệ cho các dịch vụ có số tiền bảo hiểm cao vượt quá mức trách nhiệm của hợp đồng 2 nd Surplus. Vì vậy phí tái bảo hiểm cho hợp đồng này không lớn, ước năm 2003 chỉ khoảng 55.000 USD. 4. Hợp đồng XL (Excess of Loss) bảo vệ MGL (mức giữ lại) của Vinare. Hợp đồng XL được thu xếp thông qua môi giới Benfield với người đứng đầu nhận tái bảo hiểm là Swiss Re 100%. Chi tiết cụ thể như sau: . 40.000 USD đến 900.000USD cho từng rủi ro (per risk) và cho thảm họa (per event). . Phí đặt cọc tối thiểu: 60.800 USD. . Tỷ lệ phí điều chỉnh: 8% trên GNPI (Gross Net Premium Income). . Số lần tái lập trách nhiệm hợp đồng: 3. Cho đến thời điểm này, chưa có tổn thất nào rơi vào trách nhiệm của hợp đồng này. Lý do là đặc trưng của nghiệp vụ kỹ thuật có MGL rất cao (300.000 USD/dịch vụ cho những rủi ro tốt nhất) song rủi ro tổn thất toàn bộ công trình có xác suất rất nhỏ và hiếm khi xảy ra. Chính vì thế trong năm 2003 mặc dù có nhiều tổn thất phải bồi thường song trách nhiệm cao nhất mà Vinare phải thanh toán là 60.800USD. 1.2. Tái bảo hiểm theo hình thức tự nguyện (Facultative). Tái bảo hiểm theo hình thức tự nguyện là rất linh động trong hoạt động kinh doanh, nó không được thực hiện theo các bước nhất định mà đôi khi nó có thể làm một cách linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất, bởi vậy trong phần này chúng ta không xét riêng qui trình nhận tái và nhượng tái mà sẽ xem xét cả qui trình thực hiện của nghiệp vụ. Đối với những đơn được cấp không phải theo đơn của Munich Re hay Swiss Re đều phải tái theo hình thức Facultative, thông thường những loại đơn này sẽ có những điều kiện, điều khoản riêng biệt. Các công ty bảo hiểm gốc gửi bản đề nghị tái bảo hiểm cho Vinare (Reinsurance place), các yếu tố có thể được xem xét là: * Đối với công ty nhượng. Khi công ty nhận được bản chào tái (hay bản đề nghị tái) thì công ty phải xem xét các khía cạnh như: phải biết rõ khả năng tài chính của công, uy tín của đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty có đảm bảo hay không và từ đó có thể đánh giá chất lượng của dịch vụ được nhượng. Tuy nhiên, đối với Vinare thì nhận tái chủ yếu cho các công ty bảo hiểm trong nước, và chỉ có khoảng 10 công ty có quan hệ tái bảo hiểm cho Vinare nói chung và đối với phòng tái bảo hiểm kỹ thuật dầu khí nói riêng. * Đối với bản thân dịch vụ thì công ty xem xét đến các yếu tố như: . Số tiền bảo hiểm. . Vị trí của công trình (có gần sông, biển hay không, vùng có chịu lũ lụt thường xuyên không). . Đặc trưng của công trình: công trình thuộc lĩnh vực nào (hoá chất hay điện). . Nhà thầu chính và các nhà thầu phụ, các đơn vị thi công nào, có đảm bảo uy tín hay không. . Điều kiện, điều khoản của các đơn bảo hiểm, các quy định loại trừ hoặc mở rộng, tỷ lệ phí áp dụng. . Tỷ lệ hoa hồng đề nghị (nếu là phần tái bảo hiểm tự nguyện). . Mức giữ lại của công ty bảo hiểm gốc. Các nhân viên của phòng tái bảo hiểm kỹ thuật sẽ dựa vào các căn cứ đó để đánh giá rủi ro và đánh giá tổn thất tối đa có thể xảy ra (PML - Possible Maximum Loss) sau đó xem xét đến việc có nhận tái cho công trình này hay không. Trong thời gian khoảng hai ngày Vinare phải nhanh chóng liên lạc với các công ty có quan hệ với Vinare đề nghị nhận tái. Tỉ lệ chào tái như thế nào là tuỳ thuộc vào nhận định của các cán bộ phòng tái về công ty này. Vinare phải gửi cho các công ty bản Facisimile Message trong đó trình bày với công ty đó toàn bộ tài liệu về công trình, sau đó công ty sẽ nhận được một bản confirm của công ty nhận dịch vụ của Vinare để xác nhận về việc có nhận bản Reinsurance place và đối tác sẽ chấp nhận những gì, bao nhiêu. Đối với các công ty trong nước thông thường Vinare gọi điện liên hệ trước với các công ty đó, nếu chấp nhận công ty Vinare sẽ gửi bản chào tái và các thông tin cần thiết để các công ty này xem xét và sau đó Vinare sẽ gửi bản R/I (Reinsurance) Slip chính thức. Khi đã chào tái xong, Vinare sẽ xác nhận chấp nhận dịch vụ, công ty nhượng sẽ phải gửi cho Vinare 2 bản chào tái (R/I Slip) giống nhau. Sau khi kiểm tra bản chào tái, nếu không có gì để thảo luận nữa thì công ty sẽ ký vào bản chào tái và gửi lại cho công ty nhượng một bản. Bản chào tái này có giá trị như hợp đồng tái bảo hiểm. 2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Trong bảo hiểm kỹ thuật, đặc biệt là bảo hiểm CAR và EAR, công tác hạn chế tổn thất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các công trình được bảo hiểm thường là cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoaluanvan.doc
Tài liệu liên quan