Tài liệu Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000-2006): LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói sự ra đời của nghị định 100CP là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự chấm dứt của cơ chế độc quyền nhà nước,tạo ra môi trường pháp lý cho việc phát triển một thị trường bảo hiểm mang tính cạnh tranh. Bên cạnh đó với sự phát triển ổn định của nền kinh tế cùng với các chính sách đầu tư trong và nước ngoài tạo ra một lượng tích lũy đáng kể về tài sản đã mang lại những cơ hội không nhỏ cho sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng. Bảo hiểm hàng hải là một trong những lĩnh vực bảo hiểm ra đời khá sớm không những đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngành vận tải biển mà còn thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới.
Cùng với sự phát triển đó thì tái bảo hiểm ra đời như một tất yếu khách quan nhằm đảm bảo khả năng tài chính cho các công ty bảo hiểm. Mặc dù mới được triển khai không lâu nhưng cho đến nay nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng hải đã có những bước đi dài, đóng góp không ...
85 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000-2006), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói sự ra đời của nghị định 100CP là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự chấm dứt của cơ chế độc quyền nhà nước,tạo ra môi trường pháp lý cho việc phát triển một thị trường bảo hiểm mang tính cạnh tranh. Bên cạnh đó với sự phát triển ổn định của nền kinh tế cùng với các chính sách đầu tư trong và nước ngoài tạo ra một lượng tích lũy đáng kể về tài sản đã mang lại những cơ hội không nhỏ cho sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng. Bảo hiểm hàng hải là một trong những lĩnh vực bảo hiểm ra đời khá sớm không những đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngành vận tải biển mà còn thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới.
Cùng với sự phát triển đó thì tái bảo hiểm ra đời như một tất yếu khách quan nhằm đảm bảo khả năng tài chính cho các công ty bảo hiểm. Mặc dù mới được triển khai không lâu nhưng cho đến nay nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng hải đã có những bước đi dài, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Trong thời gian thực tập tại Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải của Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam,với những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt và được sự giúp đỡ của các anh chị phòng tái bảo hiểm hàng hải em đã hoàn thành luận văn với đề tài:
“Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000-2006)”.
Nội dung luận văn gồm 3 chương chính:
Chương I: Tổng quan về tái bảo hiểm và tái bảo hiểm vật chất thân tàu
Chương II: Phân tích tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU
I. TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM
1. BẢN CHẤT VÀ TÁC DỤNG CỦA TÁI BẢO HIỂM
1.1. Bản chất của tái bảo hiểm
Bảo hiểm là một phạm trù kinh tế, nó bao gồm các quá trình phân phối lại nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo của xã hội. Đặc trưng của nó là việc thành lập mang tính chất tập thể một quỹ dự trữ tài chính thông qua sự vận động của các quy luật thống kê và các nguyên tắc cân đối cũng như việc phân phối mang tính chất riêng rẽ quỹ đó để có thể đáp ứng những nhu cầu có thể dự đoán được trong tương lai phát sinh ra từ những sự cố bất ngờ gây thiệt hại hay xẩy ra.
Do những đặc thù trên nên bảo hiểm có sự đóng góp nhất định vào việc đảm bảo tính liên tục,sự ổn định và hiệu quả của quá trình sản xuất,lưu thông và tiêu dùng của xã hội. Dựa vào các rủi ro được bảo hiểm, các ngành kinh tế khác nhau và các quá trình tiến hành bảo hiểm được chia thành nhiều loại và được tổ chức thành một hệ thống độc lập của nền kinh tế quốc dân (ở nhiều nước còn được gọi là ngành kinh tế bảo hiểm). Một trong loại hình đó là tái bảo hiểm.
Về khái niệm,tái bảo hiểm là một hình thức bảo hiểm lại những rủi ro đã được bảo hiểm (công ty bảo hiểm). Hay nói cách khác, tái bảo hiểm là bảo hiểm cho người bảo hiểm. Nhiệm vụ chủ yếu của tái bảo hiểm là phân chia các rủi ro đã được bảo hiểm của các công ty bảo hiểm gốc cho một tập thể các công ty tái bảo hiểm và thông qua đó sẽ tận dụng một cách tối ưu các quy luật thống kê. Với nhiệm vụ trên tái bảo hiểm ổn định kinh doanh cho các công ty bảo hiểm gốc và tạo điều kiện cho các công ty này có thể nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của mình.
1.2. Tác dụng cơ bản của tái bảo hiểm
Tái bảo hiểm có tác dụng sau:
Phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm gốc, đặc biệt là trong những trường hợp xảy ra các sự cố thảm họa hay tích lũy rủi ro;
Tăng cường khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc đối với những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của nó;
Góp phần ổn định thu chi của ngân sách Nhà nước và tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước;
Giúp các công ty bảo hiểm nhỏ,mới thành lập ổn định và phát triển nhờ tư vấn về nghiệp vụ từ các công ty tái bảo hiểm;
Giúp các công ty bảo hiểm sửa chữa tính bất thường, đột biến của rủi ro - khả năng sai lệch giữa thực tế và dự đoán mà người bảo hiểm có được nhờ số liệu thống kê từ quá khứ;
Góp phần thúc đẩy,phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước bởi tái bảo hiểm là hoạt động mang tính chất quốc tế;
Gián tiếp bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm bằng sự ổn định tài chính của công ty bảo hiểm gốc;
Đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên làm việc trong các công ty bảo hiểm gốc, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội (tạo chỗ làm tại các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, công ty môi giới tái bảo hiểm, ...);
Tạo điều kiện cho công ty bảo hiểm khi muốn rút lui khỏi thị trường nào đó (khi nhận thấy không còn đủ khả năng để thực hiện một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó hoặc khi muốn tập trung vào các nghiệp vụ khác mà công ty có thế mạnh..., công ty bảo hiểm này có thể nhượng tái bảo hiểm các đơn bảo hiểm thuộc loại nghiệp vụ này cho các công ty khác).
2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TÁI BẢO HIỂM
Thực tế cho thấy, cũng như các ngành nghể khác, bảo hiểm và tái bảo hiểm ra đời luôn gắn liền trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự ra đời và phát triển của tái bảo hiểm có thể chia thành 4 giai đoạn sau:
a. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm
Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu,Italia là nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời và phát triển của tái bảo hiểm. Bản giao ước cổ nhất được biết đến có tính chất pháp lý như một hợp đồng tái bảo hiểm được kí kết vào năm 1370 tại thành phố Genes. Đó là hợp đồng tái bảo hiểm hàng hải, liên quan tới chuyến hành trình bằng đường biển từ Cadiz (Tây Ban Nha) đến Sluys (Hà Lan). Sau này, với sự phát triển rộng rãi của những quan hệ thương mại giữa các thành phố của Italia cũng như các nước Bắc Âu, đặc biệt là nước Anh, dịch vụ tái bảo hiểm cũng phát triển theo. Tuy nhiên, sau khi có sự xuất hiện của những vụ lạm dụng có tính chất con buôn gây ra nhiều phản ứng chống lại bản chất của tái bảo hiểm đã dẫn đến việc ra đời của đạo luật cấm các hoạt động tái bảo hiểm hàng hải ở nước Anh. Trong một thời gian dài (1746-1864), đạo luật này vô hình chung đã tạo điều kiện cho tổ chức LLOYD’S phát huy ảnh hưởng của mình bằng đồng bảo hiểm. Sau năm 1864,nó trở thành thị trường tái bảo hiểm quan trọng nhất trên thế giới. Thời gian này cũng đã chứng kiến sự xuất hiện của các nghiệp vụ tái bảo hiểm khác như tái bảo hiểm cháy, ...với hình thức tái bảo hiểm duy nhất được áp dụng trong thời kỳ này là tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn cho từng rủi ro riêng biệt.
b. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỉ XX
Trong giai đoạn này,những thành tựu khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng vào sản xuất làm nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa đã có những bước tiến nhảy vọt,quan hệ giao lưu hàng hóa giữa các nước ngày càng được mở rộng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho thị trường tái bảo hiểm trưởng thành và phát triển. Tuy nhiên các công ty bảo hiểm vừa hoạt động bảo hiểm gốc vừa hoạt động tái bảo hiểm tạo ra những hạn chế nhất định, đặt ra yêu cầu cần phải có công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Năm 1843, công ty tái bảo hiểm nội bộ đầu tiên ra đời là Weceler Re (Đức). Tuy nhiên, nó chỉ là công ty con của một công ty bảo hiểm địa phương, chủ yếu nhận các phần dôi của công ty mẹ.
Năm 1846 công ty tái bảo hiểm độc lập đầu tiên được thành lập tại Đức mang tên Cologe Re. Sau đó là sự ra đời hàng loạt của các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp có tên tuổi như:
Swiss Re – công ty tái bảo hiểm đầu tiên của Thụy Sỹ, thành lập năm 1863;
London Gurantee Reinsurance Co.Ltd (Luân Đôn) năm 1869;
Munich Re (Đức), thành lập năm 1880.
Ở Anh, công ty tái bảo hiểm đầu tiên là The Reinsurance Company Ltd, thành lập năm 1867 và vào thời gian đó, trên thế giới mới chỉ tồn tại 10 công ty tái bảo hiểm. Tuy nhiên, công ty này đã đóng cửa vì phá sản vào năm 1871. Một số công ty tái bảo hiểm khác đã được thành lập nhưng không tồn tại được lâu. Năm 1907, công ty tái bảo hiểm Vương quốc Anh thành lập,mang tên Mercantile & General Reinsurance. Một năm sau, năm 1908, công ty tái bảo hiểm Bristish & European ra đời.
Ở Mỹ,công ty tái bảo hiểm đầu tiên được thành lập năm 1912 với tên The First Reinsurance Company of Hartford khi mà các công ty tái bảo hiểm nước ngoài đã hoạt động tại Mỹ một số năm trước đó.
Vào những năm 1920,người ta cũng chứng kiến sự ra đời của các tập đoàn tái bảo hiểm địa phương như Uruguay, Chile, Banco del Estado, ... Ban đầu, những công ty này không tìm kiếm dịch vụ ngoài những dịch vụ của địa phương bị bắt buộc nhượng cho họ.
Cùng với sự phát triển của thị trường tái trong giai đoạn này nhiều hình thức và phương pháp tái bảo hiểm được xây dựng như tái số thành, mức dôi...
Tuy nhiên, chiến tranh thế giới thứ II đã làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng. Trên thực tế hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm bị ngừng trệ, thậm chí một số nước các nhà cầm quyền còn trưng dụng cả quỹ bảo hiểm để phục vụ chiến tranh gây ra tổn thất lớn cho các nhà bảo hiểm đặc biệt là các công ty ở những nước Châu Âu.
c. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1990
Sau chiến tranh thế giới thứ II năm 1945 cục diện thế giới thay đổi, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời và phát triển, phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa thắng lợi, các nước tư bản rơi vào khủng hoảng làm cho nền kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm – tái bảo hiểm nói riêng có nhiều thay đổi:
Các nước TBCN đang trong quá trình phục hồi, đồng thời với nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thành lập tạo nên thị trường tái bảo hiểm cạnh tranh dưới nhiều hình thức;
Hệ thống các nước XHCN ra đời thực hiện độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm, hạn chế với các nước TBCN. Tuy nhiên các nghiệp vụ nhận tái chỉ mang tính chất đối ngoại là bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu và bảo hiểm thân tàu thủy;
Năm 1970-1980 các tập đoàn tái bảo hiểm vùng ra đời như: Tập đoàn tái bảo hiểm Châu Phi, tập đoàn tái bảo hiểm Châu Á, tập đoàn tái bảo hiểm Asean. Các tập đoàn này vận hành dựa trên cơ sở nhượng bắt buộc hay tự nguyện với nhau giữa các thành viên.
d. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay
Năm 1990 sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN tạo tiền để cho thị trường tái bảo hiểm quốc tế được mở rộng và phát triển. Mối quan hệ giữa các nước ngày càng được củng cố đánh dấu giai đoạn phát triển cao của thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm. Tuy nhiên những năm đầu của thế kỷ XX thị trường tái bảo hiểm quốc tế phải đối mặt lớn với thảm họa và rủi ro do thiên nhiên và con người gây ra.
Năm 2001, với thảm họa khủng bố giáng xuống nước Mỹ ngày 11-9, các công ty bảo hiểm,tái bảo hiểm phải gánh chịu những khoản tổn thất nặng nề chưa từng có với tổng tổn thất được bảo hiểm lên tới 40,2 tỷ USD, dẫn tới sự phá sản tụt hạng của một số công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới, và đến nay với hàng loạt tổn thất do thiên tai gây ra đặc biệt là tổn thất nặng nề do sóng thần vào thời điểm cuối năm 2004 tại các nước Nam Á làm cho tình hình thị trường tái bảo hiểm quốc tế trở nên phức tạp.
3. CÁC HÌNH THỨC TÁI BẢO HIỂM
3.1. Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn
Đây là hình thức tái bảo hiểm cơ bản và cổ điển nhất. Theo hình thức này, công ty nhượng toàn quyền lựa chọn toàn bộ hay một số rủi ro cần phải tái đi và công ty nhận (nhà tái bảo hiểm) có quyền nhận hay từ chối toàn bộ hay một số rủi ro đó.
Quy trình để thực hiện tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn gồm có các bước:
- Công ty nhượng thông báo cho nhà tái bảo hiểm một dịch vụ nào đó mà họ cần tái đi dưới hình thức một bản đề nghị (hay bản chào tái), trong đó ghi rõ các đặc điểm chính của rủi ro được tái bảo hiểm,chẳng hạn như:
+ Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm;
+ Tính chất của rủi ro được bảo hiểm;
+ Ngày bắt đầu và ngày chấm dứt;
+ Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, phần giữ lại của công ty nhượng;
+ Thủ tục phí tái bảo hiểm;
+ Phương thức tái, thủ tục thanh toán, bồi thường; .....
- Sau khi nhận được đề nghị,nhà tái bảo hiểm có quyền lựa chọn nhận toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó hay một số tiền cố định trên cơ sở rủi ro được đề nghị. Nhà tái bảo hiểm xác nhận phần tham gia của mình vào một phiếu đề nghị và gửi lại cho công ty nhượng, đồng thời, nhà tái bảo hiểm có thể yêu cầu cung cấp thêm thông tin cần thiết. Chỉ khi được thông báo chấp nhận,dịch vụ tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn mới có hiệu lực và cũng tự động chấm dứt vào ngày đến hạn nếu không có bổ sung thêm.
Ưu điểm của hình thức này:
+ Giúp các công ty nhượng đặc biệt là các công ty mới thành lập còn ít kinh nghiệm có thể hoàn thành việc nhận bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro có giá trị lớn, vượt quá khả năng tài chính của họ bằng việc sử dụng chuyên môn và khả năng của thị trường tái bảo hiểm quốc tế;
+ Giúp công ty nhượng có điều kiện loại bỏ được những rủi ro đặc biệt lớn hoặc nguy hiểm mà một khi tổn thất thuộc đơn vị này xảy ra có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mình trong năm nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt nào đó;
+ Giúp cho công ty nhượng có thể chủ động trong việc chấp nhận bảo hiểm phục vụ nhu cầu của người được bảo hiểm về những loại rủi ro mà có thể không được chấp nhận trong các hợp đồng bảo hiểm bắt buộc truyền thống của mình, chẳng hạn như: rủi ro động đất, ngập lụt, đình công, bạo loạn, chiến tranh hoặc những rủi ro tương tự khác;
+ Tạo điều kiện cho công ty nhượng cải thiện sự thăng bằng của các hình thức tái bảo hiểm bắt buộc, cải thiện vận may rủi trong việc đạt được những lợi ích tối đa theo các điều kiện quy định trong các hợp đồng tái bảo hiểm đó của họ (ví dụ: điều kiện về chia lãi, thủ tục phí tái bảo hiểm theo thang lũy tiến, thủ tục phí tái bảo hiểm theo lãi,...).
Nhược điểm:
+ Công ty nhượng phải thông báo đầy đủ, chi tiết về nghiệp vụ bảo hiểm gốc dẫn đến có thể bị tiết lộ thông tin có lợi cho đối thủ cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm gốc.
+ Không đảm bảo thời gian và sự chắc chắn trong việc phân tán rủi ro tái bảo hiểm do đó có thể sẽ mất cơ hội tranh thủ bảo hiểm hoặc không có khả năng để nhận bảo hiểm cho rủi ro có giá trị lớn, hay ít nhất cũng làm cho công ty nhượng mất uy tín vì sự chậm trễ trả lời người được bảo hiểm.;
+ Chi phí hành chính,thủ tục giấy tờ tốn kém do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của hợp đồng;
+ Thường xuyên phải đàm phán tái lập lại hợp đồng tái bảo hiểm trước khi quyết định kí kết hợp đồng bảo hiểm gốc với khách hàng mà trong nhiều trường hợp đáng lẽ không cần thiết phải thay đổi hay hủy bỏ hợp đồng đã kí;
+ Trong nhiều trường hợp hình thức tái bảo hiểm này chỉ được thực hiện với mức phí cao hơn mức phí gốc hoặc thủ tục phí ít hơn khi khả năng nhận của thị trường tái bảo hiểm quốc tế đã đạt gần tới mức tối đa, hoặc khi phí bảo hiểm gốc quá thấp so với phí trung bình của thị trường.
3.2. Tái bảo hiểm bắt buộc
Tái bảo hiểm bắt buộc là sự thỏa thuận giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro gốc mà hai bên đã thỏa thuận từ trước. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi ro đó.
Ở đây, công ty nhượng toàn quyền trong việc chấp nhận bảo hiểm gốc, định phí,... mà không phải thông qua ý kiến của nhà tái bảo hiểm. Công ty nhượng đơn phương thanh toán các vụ tổn thất có liên quan đến những rủi ro được bảo hiểm với mục đích bảo vệ quyền lợi chung của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm chia sẻ rủi ro với công ty nhượng và sẽ chấp nhận thanh toán tổn thất thuộc phạm vi hợp đồng tái bảo hiểm đã thỏa thuận mà công ty nhượng thay mặt họ giải quyết.
Như vậy,hình thức tái bảo hiểm bắt buộc là thỏa thuận ràng buộc các bên với nhau một cách chặt chẽ hơn là hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn.
Ưu điểm:
+ Công ty nhượng sẽ được toàn quyền quyết định phí bảo hiểm cho nên hợp đồng sẽ được kí kết rất nhanh;
+ Các nhà tái bảo hiểm hoàn toàn chia sẻ vận may rủi với công ty nhượng đồng thời rất thoải mái chấp nhận rủi ro một cách tự nguyện bởi vì đến lượt mình họ cũng có quyền làm như vậy;
+ Đây là hình thức rất chặt chẽ bởi vì mọi thỏa thuận đã được thảo luận từ trước khi kí kết hợp đồng, vì vậy phí bảo hiểm mà các bên thu được cũng cao nhất.
Nhược điểm:
+ Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai,các nhà tái bảo hiểm không lường hết được mức độ rủi ro cũng như xác xuất rủi ro vì vậy việc kí kết hợp đồng ít nhiều còn mang tính mạo hiểm;
+ Vì mọi rủi ro đều phải tái đi cho nên, đứng về phía công ty nhượng, những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nhỏ vẫn phải đem đi tái trong khi khả năng tài chính của họ vẫn có thể đảm đương được.
3.3. Tái bảo hiểm kết hợp tùy ý lựa chọn - bắt buộc
Đây là hình thức tái bảo hiểm mà công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả các dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm nhưng công ty nhận bắt buộc phải nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đưa vào thỏa thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung điều khoản đã quy ước của hợp đồng tái bảo hiểm thỏa thuận.
- Đối với nhà nhận tái: So với hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn, nhà nhận tái bảo hiểm bất lợi hơn vì không có quyền từ chối những rủi ro mà họ không muốn nhận. Công ty nhận tái bảo hiểm có điều kiện thu nhập nguồn phí tái bảo hiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn. Ở đây, công ty nhượng không được lợi dụng hình thức này để lựa chọn tái đi những rủi ro có khả năng xảy ra tổn thất lớn với mục đích đẩy phần bất lợi cho nhà tái bảo hiểm. Để đề phòng trường hợp này xảy ra, công ty nhận phải nắm vững ý đồ của công ty nhượng, xem xét kỹ các rủi ro mà công ty nhượng đem tái bảo hiểm và thường xuyên phải canh chừng diễn biến của thỏa ước mà mình đã kí kết. Sử dụng hình thức tái bảo hiểm này, công ty nhượng có điều kiện để đem chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm thặng dư của khả năng tự giữ lại của mình cho một hay một số ít các nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn, thay cho việc phải đem tất chia tất cả các phần thặng dư cho các nhà tái bảo hiểm nếu đem tái theo hình thức bắt buộc. Tuy nhiên, cách tái bảo hiểm như thế thường chỉ có các công ty nhận có tiềm lực thật lớn vì họ là những người có khả năng nhận các rủi ro có giá trị bảo hiểm cao và như vậy sẽ không đòi hỏi phân tán cho quá nhiều nhà tái bảo hiểm, đỡ tốn kém chi phí.
- Đối với công ty nhượng: Với hình thức này, công ty nhượng có điều kiện đem chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm thặng dư của khả năng giữ lại cho một hay một số nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn thay vì phải phân chia tất cả các phần thặng dư của khả năng tự giữ lại của mình cho các nhà tái bảo hiểm theo hình thức bắt buộc.
Hình thức tái bảo hiểm này thường chỉ có thể thực hiện được bằng cách chào tái cho các nhà tái bảo hiểm có tiềm lực lớn, có khả năng nhận được các đơn vị rủi ro có giá trị cao như vậy sẽ giảm bớt chi phí do phải phân tán rủi ro cho nhiều nhà tái bảo hiểm.
Trong trường hợp công ty nhượng có quá nhiều đơn vị rủi ro cần phải đem đi tái thì chi phí hành chính cho việc áp dụng hình thức tái bảo hiểm này sẽ rất tốn kém vì những rủi ro cần tái bảo hiểm đó thường đòi hỏi các điều kiện tái bảo hiểm khác nhau, công tác tính toán phí và sổ sách kế toán sẽ phức tạp và khó khăn hơn.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM
Các hình thức tái bảo hiểm như đã trình bày ở trên được áp dụng theo hai phương pháp chính là:
+ Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm (tái bảo hiểm theo tỷ lệ);
+ Tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường (tái bảo hiểm phi tỷ lệ).
4.1. Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm
Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm là một phương pháp tái bảo hiểm mà trong đó trách nhiệm của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm đối với mỗi đơn vị rủi ro được bảo hiểm được phân bổ theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền bảo hiểm. Vì lẽ đó các dịch vụ tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm còn được gọi là tái bảo hiểm theo tỷ lệ.
Phương pháp tái bảo hiểm theo tỷ lệ được chia làm hai dạng chính:
+ Tái bảo hiểm số thành;
+ Tái bảo hiểm mức dôi.
4.1.1. Tái bảo hiểm số thành
Theo phương thức này, công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm, phần còn lại tái đi. Vì vậy phí bảo hiểm và số tiền bồi thường cũng được phân bổ giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm theo tỷ lệ tương ứng.
Ưu điểm:
+ Tính toán đơn giản, dễ xử lý, chi phí hành chính và cách quản lý đơn giản, ít tốn kém;
+ Đối với nhà tái bảo hiểm, dạng tái bảo hiểm này có tính cân đối và dễ chấp nhận hơn so với dạng tái bảo hiểm mức dôi, có khả năng phân tán rủi ro tốt hơn so với các loại tái bảo hiểm khác. Nhà tái bảo hiểm có điều kiện tham gia vào mọi rủi ro mà công ty nhượng nhận bảo hiểm, đồng thời công ty nhượng có thể yên tâm nhận mọi rủi ro có giá trị nằm trong phạm vi hạn mức khống chế tối đa đã quy ước vì mọi rủi ro này đều được chia sẻ cho nhà tái bảo hiểm cùng hưởng và cùng chịu với công ty nhượng. Điều này đảm bảo cân đối thu chi cho cả hai bên: công ty nhượng và nhà nhận tái bảo hiểm.
+ Thủ tục phí tái bảo hiểm của dạng này cao nhất,ngoài ra các điều kiện về phí tạm giữ cũng có tỷ lệ cao, nhờ đó công ty nhượng có điều kiện sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư vào các việc khác.
Nhược điểm:
+ Công ty nhượng phải tái đi mọi đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc theo một tỷ lệ định trước nên không khai thác hết khả năng của công ty;
+ Đồng thời công ty nhượng không khống chế được tỷ lệ bồi thường đối với mức giữ, không có khả năng làm giảm hệ số biến thiên của phần tổn thất thuộc mức giữ lại làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty;
Tái bảo hiểm số thành thường được ứng dụng trong những trường hợp sau:
+ Khi công ty nhượng có ý định thu xếp tái bảo hiểm dưới hình thức trao đổi dịch vụ lẫn nhau giữa các công ty bảo hiểm này với các công ty bảo hiểm khác;
+ Đối với các công ty bảo hiểm “ non trẻ ” việc áp dụng tái bảo hiểm số thành là rất phù hợp. Khi công ty nhượng mới bắt đầu triển khai bảo hiểm một nghiệp vụ mới mà họ còn chưa có kinh nghiệm và thiếu số liệu thống kê phân tích khả năng tiến triển của loại nghiệp vụ đó. Với phương pháp này, công ty nhượng có điều kiện đảm bảo ổn định kinh doanh của mình,nhất là trong những năm đầu tiên vì lúc này “ quy luật số lớn “ chưa có tác động nhiều trong nghiệp vụ. Thêm vào đó, nhà nhận tái hầu hết được coi như công ty bảo hiểm gốc cùng chia sẻ rủi ro, vận may với công ty nhượng, có điều kiện gần gũi và giúp đỡ công ty nhượng nhiều hơn về mặt kỹ thuật, chuyên môn, cố vấn cho công ty nhượng tích cực hơn;
+ Đối với các loại nghiệp vụ bảo hiểm mà công ty nhượng có khó khăn trong việc phân định thế nào là một rủi ro đơn (đặc biệt trong các loại bảo hiểm về nông nghiệp);
+ Nhằm giảm nhẹ khả năng nguy hiểm của công ty nhượng đối với các hợp đồng bảo hiểm về rủi ro thiên tai;
+ Đối với các loại nghiệp vụ mà phạm vi tác động và quy mô của tổn thất không chắc chắn, mặc dù các hợp đồng bảo hiểm loại này có thể có giới hạn trách nhiệm.
Tái bảo hiểm số thành thường được sử dụng trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, xe ô tô, mưa đá, giông bão, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa và thường kết hợp với tái bảo hiểm mức dôi.
4.1.2. Tái bảo hiểm mức dôi
Tái bảo hiểm mức dôi là dạng tái bảo hiểm tỷ lệ cổ xưa và phổ biến nhất. Trong tái bảo hiểm mức dôi, công ty nhượng ấn định mức giữ lại là một số tuyệt đối,số vượt quá tái đi. Với phương pháp này,trách nhiệm của người nhận được xác định theo lớp là bội số của mức giữ lại. Phí bảo hiểm và số tiền bồi thường được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng với trách nhiệm giữa công ty nhượng và nhà nhận tái.
Ưu điểm:
Phương pháp tái bảo hiểm này giúp khai thác hết khả năng của công ty nhượng do chỉ tái đi những rủi ro vượt quá mức giữ lại, đảm bảo lợi ích kinh tế cao hơn tái bảo hiểm số thành. Đồng thời phương pháp này còn giúp công ty nhượng có điều kiện giữ lại một khối lượng kim ngạch bảo hiểm lớn và do đó có mức phí thu nhập lớn không cần phải tái bảo hiểm.
Nhược điểm:
Việc tính toán lại phức tạp hơn, chi phí tốn kém hơn,sử dụng nhiều nhân lực (nhất là đối với những nước không có điều kiện áp dụng máy tính điện tử) và có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh trong trường hợp tổn thất rơi nhiều vào những rủi ro dưới mức giữ lại của công ty nhượng.
Tái bảo hiểm mức dôi thông thường được áp dụng khi khối lượng dịch vụ gồm nhiều rủi ro có những số tiền rất chênh lệch được bảo hiểm: tái bảo hiểm cháy, tai nạn thân thể và nhân thọ...
4.1.3. Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi
Đây không phải là dạng thứ ba của hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ mà thực chất là sự kết hợp giữa hai dạng số thành và mức dôi. Dạng kết hợp này tỏ ra rất phù hợp và thường được áp dụng với các công ty bảo hiểm mới thành lập. Với các công ty này, khối lượng dịch vụ mà họ nhận bảo hiểm chưa đủ ổn định để tránh khỏi trường hợp không may có rủi ro tổn thất lớn xảy ra. Để đảm bảo có thể đứng vững trên thị trường và đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng mua bảo hiểm,công ty nhượng cần thiết phải có tái bảo hiểm theo hình thức mức dôi. Đồng thời vì mới thành lập nên công ty nhượng thường chưa đủ số tiền dự trữ đảm bảo để đương đầu với những chu kì biến thiên của tổn thất,vì vậy cần phải bảo vệ phần giữ lại gộp của mình bằng một hợp đồng tái bảo hiểm số thành.
Thông thường khi áp dụng dạng tái bảo hiểm kết hợp này, công ty nhượng đem tái bảo hiểm cho cùng một số nhà tái bảo hiểm và trong đó dạng tái bảo hiểm số thành là hợp đồng cơ sở và dạng tái bảo hiểm mức dôi làm hợp đồng bổ sung tự động.
Tái bảo hiểm theo phương pháp kết hợp này phát huy được những ưu điểm và hạn chế được những nhược điểm của từng phương pháp số thành hoặc mức dôi.
Ưu điểm:
Giúp công ty nhượng đảm bảo khả năng gia tăng về phần trách nhiệm bảo hiểm một cách tự động mà không ảnh hưởng đến mức giữ lại của bản thân công ty (không phải tăng mức giữ lại), đồng thời việc phân tán rủi ro sẽ dễ dàng hơn, hợp đồng tái bảo hiểm số thành ổn định hơn.
Nhược điểm:
Thủ tục và chi phí điều hành phức tạp hơn hợp đồng số thành thuần túy, thủ tục phí tái bảo hiểm thu được từ hợp đồng mức dôi thấp hơn so với thủ tục phí đưa vào hợp đồng số thành (vì tỷ trọng giữa phí và trách nhiệm thấp).
4.2. Tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường
Tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường là một hình thức tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng ấn định một giới hạn bồi thường bằng một số tiền mà họ có thể tự gánh chịu cho mỗi tổn thất thuộc trách nhiệm của mình (điểm tự bồi thường hoặc mức tự bồi thường), phần tổn thất vượt quá hạn mức đó được chuyển giao cho nhà tái bảo hiểm gánh chịu (giới hạn trách nhiệm bồi thường của nhà tái bảo hiểm).
Tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường có những đặc điểm sau:
+ Trách nhiệm của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm đối với tổn thất không chia sẻ theo tỷ lệ về phí, trách nhiệm cũng như về bồi thường. Vì thế hình thức tái bảo hiểm này còn được gọi là là tái bảo hiểm phi tỷ lệ;
+ Số tiền bồi thường tổn thất là tiêu chuẩn cơ bản để phân định trách nhiệm giữa các bên;
+ Công ty nhượng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất bằng hoặc dưới điểm tự bồi thường;
+ Nhà tái bảo hiểm chỉ bồi thường cho phần tổn thất chênh lệch của những tổn thất vượt quá điểm tự bồi thường của công ty nhượng cho tới một hạn mức tối đa đã có sự thỏa thuận trước trong hợp đồng tái bảo hiểm,hạn mức này được gọi là “ hạn mức trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm”.
Ưu điểm
+ Là hình thức tái bảo hiểm chỉ bảo vệ cho những trường hợp có tổn thất quá lớn và được bảo vệ 100% mức tổn thất vượt quá “điểm tự bồi thường” nên công ty nhượng có thể khống chế mức bồi thường tối đa của mình bằng một mức tiền nhất định;
+ Công ty nhượng sẽ có thu nhập phí bảo hiểm lớn hơn vì nhà tái bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho những vụ tổn thất có số tiền thấp hơn “điểm tự bồi thường” của công ty nhượng;
+ Chi phí hành chính ít tốn kém do công ty nhượng không phải phân loại từng đơn vị rủi ro bảo hiểm, tính toán mức giữ lại, phí tái bảo hiểm, mức tái bảo hiểm...
Nhược điểm
+ Phương pháp tính phí phức tạp và khó chính xác, đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật tính toán cao, đặc biệt đối với các rủi ro thảm họa lớn;
+ Mức tự bồi thường nếu tính quá cao thì có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty nhượng nhưng nếu quá thấp thì lại làm tăng chi phí hành chính của nhà tái bảo hiểm;
+ Gây khó khăn cho công ty nhượng trong việc thanh toán phí tái bảo hiểm vì phí tái bảo hiểm thường phải đóng trước;
+ Phải trả thêm phí tái bảo hiểm trong trường hợp có bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng tái bảo hiểm và có điều khoản tái lập trách nhiệm bảo vệ.
Tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường có các dạng sau:
+ Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ;
+ Tái bảo hiểm vượt quá tỷ lệ bồi thường;
+ Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo thảm họa.
4.2.1. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ
Dạng tái bảo hiểm này bao gồm hai loại: loại đảm bảo nghiệp vụ không hạn mức và loại đảm bảo nghiệp vụ có hạn mức từng sự cố.
a. Loại đảm bảo nghiệp vụ không hạn mức
Là loại đảm bảo nghiệp vụ áp dụng cho từng đơn vị rủi ro gốc và không hạn chế tổng số tiền bồi thường trong trường hợp có nhiều tổn thất xảy ra từ một sự cố. Trong loại tái bảo hiểm này, nhà tái bảo hiểm bồi thường không hạn định số vụ và tổng số tiền của các vụ tổn thất xảy ra dù là một tổn thất riêng biệt hay là một sự cố tổng hợp. Mục đích của việc thu xếp tái bảo hiểm theo dạng này là để giảm bớt hay thay thế cho các dạng tái bảo hiểm theo tỷ lệ thông thường.
b. Loại đảm bảo nghiệp vụ có hạn mức từng sự cố
Là loại “đảm bảo nghiệp vụ” bổ sung cho loại trên,trong đó mức bồi thường của nhà tái bảo hiểm ngoài việc phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất tính riêng từng đơn vị rủi ro vượt quá điểm vượt mức bồi thường, nó còn được khống chế ở một mức tối đa ấn định trong trường hợp nhiều rủi ro xảy ra trong cùng một sự cố có tổng số tiền bồi thường quá lớn.
Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ thường được sử dụng trong các loại tái bảo hiểm về tài sản (vật chất). Các loại nghiệp vụ về trách nhiệm ít áp dụng dạng này vì thông thường bảo hiểm về trách nhiệm ít bị tổn thất do thảm họa khốc liệt gây nên. Ngoài ra trong bảo hiểm hàng hải,nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm hàng và tàu kết hợp thường áp dụng dạng này.
4.2.2.Tái bảo hiểm vượt quá tỷ lệ bồi thường
Là dạng tái bảo hiểm phi tỷ lệ mà nhà tái bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp khi kết quả toàn bộ nghiệp vụ của công ty nhượng có một tỷ lệ bồi thường vượt quá một tỷ lệ hoặc một mức tiền định trước. Tái bảo hiểm theo dạng này nhằm mục đích bảo vệ công ty nhượng chống lại một sự gia tăng đột biến của tỷ lệ bồi thường trong một ngành bảo hiểm hay một dạng dịch vụ bảo hiểm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Khoảng thời gian này thường là năm tài chính và tỷ lệ bồi thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổn thất phải bồi thường và số phí đã thu hoặc đã được hưởng của năm tài chính, hoặc cũng có thể được biểu thị bằng một số tiền nhất định.
Tỷ lệ bồi thường = Tổng số tiền bồi thường / Tổng phí thu.
4.2.3. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo tai họa khốc liệt
Là dạng tái bảo hiểm phi tỷ lệ để đảm bảo cho công ty nhượng tránh được những trường hợp tổn thất quá mức bồi thường. Mục đích trước hết của loại đảm bảo này là bảo vệ đối với sự tích tụ nhiều tổn thất xảy ra từ cùng một sự cố hay một sự việc có tính chất thật quan trọng hay khốc liệt.
Điểm tính mức bồi thường có thể thay đổi tùy thuộc một phần vào thực lực tài chính về mức tự bồi thường của công ty nhượng. Trên thế giới,dạng tái bảo hiểm này được sử dụng rất rộng rãi trong tất cả các loại nghiệp vụ bảo hiểm.
5. THỦ TỤC PHÍ TÁI BẢO HIỂM
Thủ tục phí tái bảo hiểm là một khoản tiền mà nhà tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng khi nhà tái bảo hiểm tham gia nhận hợp đồng tái bảo hiểm của công ty nhượng. Số tiền này bằng một tỷ lệ phần trăm của số phí đem tái bảo hiểm.
Nhà tái bảo hiểm phải trả cho công ty nhượng khoản thủ tục phí nhằm giúp chi trả cho việc điều hành dịch vụ của công ty nhượng. Trong thực tế số thủ tục phí mà công ty nhượng được hưởng có thể cao hơn hoặc có thể thấp hơn chi phí mà họ bỏ ra do thủ tục phí tái được điều chỉnh trên cơ sở tính toán về tỷ lệ bồi thường dự kiến của một dịch vụ bảo hiểm hoặc số phí thu nhập bảo hiểm.
Việc tính toán thủ tục phí tái bảo hiểm không có một quy tắc cứng nhắc nào mà nó phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên tham gia trong hợp đồng tái bảo hiểm. Tuy nhiên, khi xác định một tỷ lệ thủ tục phí cần xem xét kỹ một số yếu tố quan trọng:
+ Thể loại tái bảo hiểm và phương thức chảo tái bảo hiểm ( số thành, mức dôi...);
+ Phí tái bảo hiểm trên cơ sở phí toàn phần hay có khấu trừ (phí gộp, phí thuận, môi giới...);
+ Có quy định các điều khoản thỏa thuận giảm giá đặc biệt cho người được bảo hiểm trong phí bảo hiểm gốc không;
+ Chi phí hành chính và quản lý của công ty nhượng nhiều hay ít;
+ Kết quả bồi thường của các năm;
+ Kết quả đầu tư phí nhàn rỗi.
Thủ tục phí tái bảo hiểm được chia làm 3 loại chính như sau:
Thủ tục phí cố định
Là một khoản tiền nhà tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng được biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm cố định của số phí tái bảo hiểm.
Thủ tục phí theo thang lũy tiến
Cơ sở để tính thủ tục phí theo thang lũy tiến là lấy mức thủ tục phí cố định làm chuẩn từ đó quy định mức tăng giảm theo tỷ lệ của bồi thường. Như vậy kết quả bồi thường càng thấp bao nhiêu thì tỷ lệ thủ tục phí tái bảo hiểm lại tăng lên bấy nhiêu và ngược lại.
Ví dụ:
Đơn vị: %
Tỷ lệ bồi thường
Tỷ lệ thủ tục phí tái bảo hiểm
>75
20
73
21
71
22
69
23
67
24
63
25
61
26
59
27
57
28
<55
29
Với thang lũy tiến này, số tiền thủ tục phí tái bảo hiểm ít nhất là 20% phí tái bảo hiểm và hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả của nghiệp vụ. Nếu tỷ lệ bồi thường là 75% thì phần lãi còn lại của nhà tái bảo hiểm là 5%. Những nếu tỷ lệ bồi thường là 65% thì lãi của nhà tái bảo hiểm sẽ là 10% thay cho mức 15% nếu lấy mức thủ tục phí cố định là 20%.
Thủ tục phí tái bảo hiểm theo lãi
Đây là một phương pháp bổ sung cho phương pháp tính thủ tục phí tái bảo hiểm cố định. Theo phương pháp này,nhà tái bảo hiểm phải trả thêm cho công ty nhượng một khoản lợi nhuận nhất định được tính bẳng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận thực tế mà nhà tái bảo hiểm được hưởng khi kết quả của hợp đồng tái bảo hiểm có lãi.
Kết quả kinh doanh của nhà tái bảo hiểm được xác định trên cơ sở “tài khoản lỗ lãi”. Chênh lệch “dương” giữa thu và chi được gọi là lãi và thủ tục phí bảo hiểm theo lãi được tính trên cơ sở số lãi thu được đó. Thông thường mức thủ tục phí theo lãi khoảng từ 10-20%,tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. Mục đích của phương pháp này là để thu lại một phần lãi cho công ty nhượng trong trường hợp kết quả kinh doanh thực tế tốt hơn nhiều so với tỷ lệ bồi thường trung bình dự kiến và để giúp nhà tái bảo hiểm có một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý trong nhiều năm tham gia hợp đồng tái bảo hiểm.
6. PHÍ TẠM GIỮ
Phí tạm giữ là một khoản dự phòng riêng giúp cho công ty nhượng có thuận lợi trong việc giải quyết bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm gốc trước khi quyết toán đòi bồi thường của nhà tái bảo hiểm. Ngoài ra, đối với một số nước,việc tạm giữ lại một khoản phí tái bảo hiểm của nhà tái bảo hiểm là một điều kiện quan trọng trong việc thực hiện thanh toán cân đối của những dịch vụ tái bảo hiểm chuyển ra nước ngoài và cũng là mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của nhà tái bảo hiểm và khả năng thanh toán của công ty nhượng.
Thông thường trong thực tế khoản dự phòng này được tính bằng một tỷ lệ phần trăm cố định của phí tái bảo hiểm toàn phần (khoảng từ 35-40%). Phí tạm giữ của năm nghiệp vụ bảo hiểm này sẽ được hoàn trả cho nhà tái bảo hiểm vào thời điểm tương ứng của năm kế tiếpvà được tính thêm một khoản lãi suất nhất định (từ 3-5%).
Trong trường hợp nếu nhà tái bảo hiểm rút lui không tiếp tục tham gia tái bảo hiểm cho hợp đồng năm tiếp theo nữa,trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm sẽ được giải quyết theo một trong hai cách sau:
+ Hoặc tiếp tục chịu trách nhiệm đối với những rủi ro còn hiệu lực cho tới khi chấm dứt toàn bộ những rủi ro được bảo hiểm trong năm nghiệp vụ bảo hiểm đó;
+ Hoặc thỏa thuận chuyển giao toàn bộ phần trách nhiệm còn tồn tại sang cho nhà tái bảo hiểm mới tham gia cho năm tới.
7. QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG
Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm được kí kết giữa công ty nhượng và công ty nhận theo các chuẩn mực quy định. Theo định kỳ, người nhượng phải lập và chuyển cho người nhận bảng thanh toán gồm bảng kê phí và bảng kê thiệt hại.
Bảng thanh toán này có thể phân bổ theo năm ký kết, năm xảy ra thiệt hại hoặc năm kế toán.
Phân bổ theo năm ký kết: Theo cách này, những thiệt hại xảy ra đối với những hợp đồng gốc trong năm thứ i được hạch toán vào tài khoản năm thứ i của hợp đồng,dù việc thanh toán sẽ được tiến hành vào bất cứ lúc nào.
Phân bổ theo năm xảy ra thiệt hại: Những thiệt hại xảy ra trong năm thư i được hạch toán vào tài khoản năm thứ i của hợp đồng tái,không tính đến việc thiệt hại đó liên quan đến hợp đồng gốc ở thời kỳ nào và được thanh toán vào lúc nào.
Phân bổ theo năm kế toán: Theo cách này,tất cả các khoản thu cũng như thanh toán bồi thường trong năm đều hạch toán vào tài khoản tương ứng của hợp đồng tái bảo hiểm không tính đến việc thanh toán phát sinh vào thời điểm nào.
Ngoài ra, xét đến quản lý hợp đồng còn phải xem xét các vấn đề như hủy bỏ hợp đồng, môi giới tái bảo hiểm...
II. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM THÂN TÀU
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong lao động sản xuất kinh doanh,mặc dù không muốn nhưng con người luôn đứng trước những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào đe dọa tới sự an toàn tính mang, sức khỏe, tài sản của con người. Để đối phó với những nguy cơ rủi ro con người đã đưa ra nhiều biện pháp,trong đó có bảo hiểm. Bảo hiểm là một trong những biện pháp tài trợ rủi ro, bù đắp thiệt hại về mặt tài chính khi rủi ro bất ngờ xảy ra, được coi là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra có hiệu quả nhất. Hoạt động của các ngành kinh tế nói chung và hàng hải nói riêng không thể tách rời với hoạt động của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật các phương tiện giao thông vận tải cũng ngày một được cải tiến và hiện đại hơn góp phần quan trọng vào sự phát triển giao lưu thương mại quốc tế. Ngành vận tải biển được đánh giá đóng một vai trò quan trọng, được coi là mạch máu lưu thông của thương mại quốc tế. Theo số liệu thống kê có tới 90% lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển vì vận chuyển bằng đường biển có nhiều điểm thuận lợi như chở được khối lượng hàng hóa lớn,cồng kềnh như các hàng siêu trường,siêu trọng,chở được nhiều chủng loại hàng khác nhau từ đó dẫn tới giá thành vận chuyển rẻ so với những ngành vận tải khác. Tuy nhiên lại có nhược điểm lớn là hành trình thường kéo dài,tốc độ vận chuyền chậm,dễ chịu tác động của các rủi ro tự nhiên gây ra tổn thất với giá trị lớn. Do hoạt động gần như độc lập,lênh đênh trên biển nên việc ứng cứu,hạn chế tổn thất gặp nhiều khó khăn. Ngành vận tải biển vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành vận tải thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng mặc dù theo thống kê của các hãng sản xuất và sửa chữa,hàng năm trên thế giới có khoảng 7.000 vụ tai nạn tàu biển làm thiệt hại hàng tỷ đôla.
Hiện nay, đội tàu biển quốc gia Việt Nam có khoảng 970 tài với tổng trọng tải đạt 2,85 triệu USD, xếp thứ 60/152 quốc gia có tàu mang quốc tịch và xếp thứ 4/11 nước ASIAN. Con số 970 tàu mang quốc tịch Việt Nam này không phải là nhiều song cũng không hẳn là quá ít. Ngành vận tải biển Việt Nam đã góp phần vận chuyển được khoảng trên dưới 13% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Những vụ tổn thất xảy ra đã gây không ít khó khăn cho các chủ tàu, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Và để giúp các chủ tàu ổn định kinh tế khi không may gặp rủi ro, tạo cho các chủ tàu khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới, để góp phần tăng thu cho ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế...hoạt động bảo hiểm thân tàu đã ra đời khá sớm.
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM THÂN TÀU
Vào cuối thế kỷ XV khi châu Âu thực hiện những cuộc viễn chinh tới châu Á và châu Mỹ, tạo ra cái gọi là “ cuộc cách mạng thương mại” (xảy ra trước cuộc cách mạng công nghiệp nổi tiếng), ý tưởng quỹ chung và rủi ro đã đồng loạt xuất hiện. Ví dụ một đội tài nhỏ có thể đi từ châu Âu tới Indonexia,trao đổi hàng hóa tại đó và trở về với nhiều hàng hóa,tuy nhiên ở đây tiềm tàng nhiều rủi ro: Một số tàu không hoàn thành toàn bộ chuyến đi về, một số tàu có thể bị chìm do bão tố, cạn kiệt nguồn cung cấp (hoặc đội thủy thủ chết vì bệnh tật), lạc đường, bị chìm do quá tải, hoặc bị mọt ăn thủng. Những người tham gia đầu tư vào những chuyến đi như kể trên cảm nhận thấy cần thiết phải cùng nhau chia sẻ rủi ro tránh tình trạng một số nhà đầu tư mất trắng toàn bộ chuyến hàng do một hiện tượng khá phổ biến: tàu bị mất tích. Người ta đã tìm ra hai cách nhằm giải quyết nhu cầu này. Thứ nhất là tạo lập một chuyến hàng dưới hình thức cổ phần, một nhóm nhà đầu tư cùng đầu tư vào một nhóm thuyền chở hàng chung cùng chia sẻ rủi ro tổn thất và phân chia lợi nhuận thu được sau chuyến buôn. Cách thứ hai là bảo hiểm, một hệ thống theo đó chủ tàu hay chủ hàng (có thể là một cá nhân hay một công ty) trả một số tiền mặt cho người khác nếu họ thỏa thuận sẽ bồi thường khi con tàu đã nêu trên không hoàn thành chuyến đi cụ thể nào đó. Theo cách thức này,thay thế việc phát triển cạnh tranh,cổ phần,bảo hiểm tiền mặt và cam kết sẽ bồi thường cho chủ tàu trong trường hợp tàu mất tích. Những công ty bảo hiểm này đã tạo lập một quỹ chung dùng để thanh toán cho người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.
Bảo hiểm hàng hải là một trong những hình thức bảo hiểm đầu tiên. Có thể nói cho vay mạo hiểm là một hình thức ban đầu của bảo hiểm hàng hải,trong đó người cho vay cung cấp tài chính cho một chuyến đi biển dựa trên sự an toàn của con tàu đó. Điều này có thể thấy ở thời xưa những người Babilon, người Phonixi và người Hindu cổ đại đã thực hiện hình thức cung cấp tài chính này. Ngày nay,vay mạo hiểm chỉ được sử dụng như một biện pháp khẩn cấp nhằm hoàn thành một chuyến vận chuyển bằng đường biển.
Lịch sử cho thấy người La Mã là những người đầu tiên sử dụng bảo hiểm hàng hải để tránh các tổn thất do hiểm họa của hàng hải gây ra. Cách thức bảo hiểm này còn được phát triển trong lĩnh vực quân sự khi những người cung ứng hậu cần quân đội yêu cầu nhà cầm quyền La Mã chấp nhận bồi thường tổn thất gây ra do chiến trận hoặc do điều kiện thời tiết bất lợi. Hình thức bảo hiểm hiện đại được phát triển từ thế kỷ XIII ở Italia. Bản hợp đồng bảo hiểm hàng hải cổ nhất được ký kết vào ngày 23/10/1347 bảo hiểm cho tàu buôn SantaClara trong hành trình từ Genoa đi Majoca. Đến thế kỷ XVII,hình thức bảo hiểm của tư nhân đã phát triển ở nước Anh và trong những thế kỷ tiếp theo các công ty bảo hiểm hàng hải cá nhân thường không có khả năng đảm bảo toàn bộ giá trị của chuyến đi. Do đó các nhà buôn tự cảm thấy không được an toàn,và để đáp ứng nhu cầu này những chủ tàu đã thành lập câu lạc bộ của mình là tập hợp nhiều nhóm chủ tàu và đã thực hiện bảo hiểm một cách hiệu quả các tàu biển của nhau. Ngày nay những công ty bảo hiểm vẫn còn áp dụng dịch vụ của mình dựa trên nguyên tắc cộng đồng các thành viên để bảo hiểm cho nhau.
Đầu tiên,mức bồi thường bảo hiểm chỉ có giới hạn tới giá trị của tàu đã bảo hiểm. Do đó chủ tàu phải có tiềm lực để bảo đảm trách nhiệm bồi thưòng đối với bên thứ ba. Ví dụ trong một tai nạn đâm va,nếu tàu của người đó bị phá hủy,công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một khoản cần thiết để thay thế tàu mới. Những hư hỏng thiệt hại cho tàu khác hoặc cá nhân khác chủ yếu thuộc cá nhân chủ tàu chịu trách nhiệm. Để giải quyết khó khăn này cho chủ tàu,vào giữa những năm 1880,một điều khoản bảo hiểm được gọi là Điều khoản bồi thường đâm va (Running Down Clause) đã trở thành một bộ phận tiêu chuẩn trong các hợp đồng bảo hiểm. Điều khoản Running Down Clause đã đảm bảo tới 75% trách nhiệm bồi thường trong tai nạn đâm va tàu biển. Bên cạnh đó, Điều 17 và 18 Chương 104 Luật Hàng hải Thương mại Anh đã đưa ra các quy định giới hạn trách nhiệm bồi thường của chủ tàu đối với các tử vong và thương tật của bên thứ ba. Tuy đã có quy định giới hạn trách nhiệm bồi thường tử vong hay thương tật cho bên thứ ba và đã có điều khoản bồi thường đâm va tàu biển nhưng các chủ tàu vẫn cảm thấy mình còn chịu rủi ro nhiều hơn so với hình thức họ tự bảo hiểm. Để đáp ứng khoản bồi thường còn lại,câu lạc bộ dự phòng và bồi thường của chủ tàu (P&I Clubs-the Protection and Indemnity Clubs) đã thành lập. Câu lạc bộ P&I được lập ra nhằm mục đích chính là dự phòng để đảm bảo cho chủ sở hữu bồi thường tai nạn tử vong hay thương tật,và là nguồn dự phòng để bồi thường tai nạn đâm va mà Điều khoản bồi thường đâm va không thanh toán. Sau này câu lạc bộ P&I còn phát triển hình thức bảo hiểm đối với khiếu nại của chủ tàu bảo hiểm hàng hóa đòi chủ tàu bồi thường. Ngày nay có khoảng 90% đội tàu buôn trên thế giới tham gia bảo hiểm với khoảng 15 nhóm câu lạc bộ P&I quốc tế. Các câu lạc bộ này liên kết với nhau thông qua chương trình tái bảo hiểm.
Như vậy bảo hiểm thân tàu là một trong ba loại bảo hiểm hàng hải chính: bảo hiểm vật chất thân tàu, bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU
1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU
Tàu thủy là một phương tiện vận tải có giá trị rất lớn và phạm vi hoạt động rất rộng bởi vậy trong quá trình hoạt động tàu thường gặp nhiều tai nạn rủi ro, gây thiệt hại không những cho bản thân con tàu và còn cho cả người khác, làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ tàu,chính vì vậy các nghiệp vụ liên quan đến bảo hiểm tàu thủy ra đời từ rất sớm, trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu. Nghiệp vụ bảo hiểm này ra đời tích cực góp phần làm ổn định tài chính, ổn định sản xuất kinh doanh cho các đội tàu và những người đi trên tàu.
Kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh rủi ro thông qua việc xác định phí bảo hiểm đóng trước dựa trên xác suất rủi ro dự tính theo số liệu thống kê quá khứ, tuy nhiên nhà bảo hiểm có thể phải đối mặt với rủi ro của chính mình, khi xác suất rủi ro dự tính không đúng với xác suất rủi ro thực tế dẫn đến phí bảo hiểm thu được không đáp ứng khả năng chi trả, bồi thường vì vậy để bảo vệ cho chính mình, các công ty bảo hiểm đã sử dụng các hình thức phân tán rủi ro, đó là đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm, trong đó có tái bảo hiểm vật chất thân tàu vì trong nghiệp vụ bảo hiểm này mỗi khi có rủi ro xảy ra thiệt hại sẽ là rất lớn. Hình thức này sẽ làm giảm chi phí bồi thường cho công ty bảo hiểm gốc, rủi ro sẽ được phân tán cho các nhà bảo hiểm đồng thời cũng tạo tâm lý an toàn cho người tham gia bảo hiểm.
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM ÁP DỤNG
Hiện nay thị trường tái bảo hiểm Việt Nam áp dụng cả hai phương pháp tái bảo hiểm như trên:
+ tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm (gồm tái bảo hiểm số thành,tái bảo hiểm mức dôi,tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi);
+ tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường (gồm tái bảo hiểm vượt mức bồi thường, tái bảo hiểm vượt quá tỷ lệ bồi thường và tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo tai họa khốc liệt).
TBH cố định TBH tạm thời
Số thành Mức dôi Vượt mức bồi thường
Tỷ lệ theo số tiền BH Theo số tiền bồi thường
3. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM - TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU VIỆT NAM
Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, là năm diễn ra các sự kiện lớn: Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC, Việt Nam trở thành thành viên thứ 250 của WTO mở ra một thời kỳ mới với nhiều thời cơ vận hội cũng như thách thức cho sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và phát triển của nghành bảo hiểm nói riêng.
Năm 2006 tăng trưởng GDP đạt 8,17%, xuất khẩu 39,6 tỉ $, tăng 22,1%, đầu tư nước ngoài FDI đạt 10,2 tỉ $, tăng 45,1% so với năm trước, chỉ số CPI tăng gần 7% thấp hơn tăng GDP và thấp hơn dự kiến, là tiền đề cơ bản để phát triển bảo hiểm. Tuy nhiên, trong năm 2006 đã xảy ra 02 cơn bão gây thiệt hại nặng nề cho khu vực miền Trung và 01 cơn bão bất thường gây thiệt hại cho khu vực Nam Trung Bộ và miền Tây Nam Bộ, ảnh hưởng nhiều tới bảo hiểm Phi nhân thọ. Sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán, giá vàng và đô la nhiều lúc biến động. Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng đã ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm Nhân thọ.Với sự cố gắng của các doanh nghiệp bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2006 vẫn tiếp tục tăng trưởng: Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 14.954 tỷ VND, tăng 9,6% so với năm trước.Thị trường bảo hiểm trở nên sôi động trước ngưỡng cửa Việt Nam gia nhập WTO với sự ra đời của nhiều công ty bảo hiểm như Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC), Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép như AIG, Liberty Mutual. Thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ với doanh thu đạt 6.360 tỉ đồng tăng 16% so với năm 2005 chưa tính đến doanh thu của bảo hiểm Toàn cầu 46 tỉ đồng và AIG, doanh thu bảo hiểm Nhân thọ đạt 8.500 tỉ đồng tăng 5% so với năm 2005. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỉ đồng (bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của nhân viên bảo hiểm và đại lý bảo hiểm), đã đầu tư vào nền kinh tế trên 35.000 tỉ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều tăng vốn chủ sở hữu, tăng quỹ dự phòng nghiệp vụ, tăng khả năng tài chính. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý bảo hiểm, đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu nâng cao uy tín doanh nghiệp tăng cường việc cạnh tranh. Đặc biệt, 3 doanh nghiệp bảo hiểm đã niêm yết trên thị trường chứng khoán lần lượt là VINARE, Bảo Minh và PVI ngay phiên chào sàn cổ phiếu đã được bán với giá cao gấp nhiều lần dự kiến cho thấy công chúng đánh giá cao sự phát triển kinh doanh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên cũng như của thị trường Bảo hiểm Việt Nam.
Năm 2006 tiếp tục hoàn thiện hơn chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm với việc sửa đổi bổ sung NĐ 42, NĐ 43, Thông tư 98, Thông tư 99, sửa đổi Quyết định 23 Ban hành quy tắc Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và chuẩn bị ban hành một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc: cháy nổ, xây dựng lắp đặt, sử dụng người lao động trong hoạt động xây dựng, người Việt nam du lịch lữ hành quốc tế. Bộ Tài chính cũng đang xem xét phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư để tạo bước tiến mới cho thị trường bảo hiểm nhân thọ.
Năm 2006 tiếp tục hội nhập và mở cửa thị trường bảo hiểm Việt nam với sự cấp phép hoạt động cho công ty bảo hiểm Toàn cầu, Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bảo Tín, ACE Insurance và Liberty đưa tổng số doanh nghiệp Phi nhân thọ lên 22 trong đó có 20 doanh nghiệp tham gia Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (trừ AIG và ACE Insurance) và 7 doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ đều tham gia Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
Bảo hiểm Thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đạt doanh thu 623 tỉ đồng, tăng 18,5% so với năm 2005. Các sản phẩm bảo hiểm tàu biển, trách nhiệm dân sự chủ tàu, tầu sông tàu cá và bảo hiểm đóng tàu đều phát triển và có sự cạnh tranh quyết liệt. Các đội tàu đều đánh giá lại giá trị thân tàu theo sát giá thị để mua bảo hiểm khi tổn thất có thể bù đắp được đầy đủ thiệt hại. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải thủy nội địa với hành khách và hàng dễ cháy nổ tuy được quy định là bắt buộc nhưng mức độ nhận thức để mua bảo hiểm chưa nhiều và doanh nghiệp bảo hiểm cũng chưa hào hứng với sản phẩm bảo hiểm này vì khâu khai thác và quản lý rủi ro rất khó khăn. Năm 2006 là năm thứ năm, kết quả kinh doanh thân tàu và P&I xấu khiến các nhà nhận tái bảo hiểm và Hiệp hội Chủ tàu sẽ gây sức ép để tăng phí bảo hiểm vào năm 2007.
3.1. Tình hình đội tàu
Nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu ngày một gia tăng. Để bổ trợ cho nền kinh tế nước nhà phát triển Chính phủ đã ra quyết định cơ cấu lại đội tàu biển Việt Nam nhằm tăng năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh với mục tiêu đến năm 2010 phải đạt ngang tầm khu vực bằng cách đầu tư mua đóng tàu mới trong nước hoặc từ nước ngoài.
Để thực hiện chính sách cơ cấu lại đội tàu của chính phủ, đội tàu Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh hơn nhiều so với những năm trước đây cả về số lượng và giá trị đội tàu. Nếu năm 1996 chỉ có khoảng 185 tàu biển với 195 triệu $ giá trị tham gia bảo hiểm thì đến nay đã có khoảng 340 tàu với 751 triệu $ giá trị tham gia bảo hiểm. Tuy vậy đội tàu chỉ thực sự phát triển kể từ năm 2000. Khi đó chỉ có khoảng 230 tàu với 291 triệu $ giá trị tham gia bảo hiểm. Sau 6 năm, số lượng tàu đã tăng 1,4 lần lên tới 310 tàu và tổng giá trị tham gia bảo hiểm của đội tàu (kể cả khấu hao) đã tăng thêm khoảng 460 triệu $ trong 6 năm. Trong những năm này đã có những tàu rất lớn được đầu tư mua từ nước ngoài như Petrolimex 06 (20,7 triệu $), Poseidon M (29,5 triệu $), Vinashin Mariner & Vinashin Navigator (19,1 triệu $/chiếc), ngoài ra lượng tàu được đầu tư mua đóng mới hoặc từ nước ngoài có giá trị tương đối lớn cũng khá nhiều. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2006 nếu chỉ tính các con tàu có số tiền tham gia bảo hiểm lớn hơn 2 triệu $ đã là 76 con tàu với tổng số tiền tham gia bảo hiểm lên tới hơn 851 triệu $. Chỉ tính riêng 6 tháng cuối năm 2004 đã có tới 11 tàu có giá trị lớn hơn 2 triệu $ được đưa vào hoạt động với tổng giá trị lên tới 95 triệu $. Trong 3 tháng đầu năm 2005 cũng đã có thêm 7 tàu lớn hơn 2 triệu $ với tổng giá trị là 52 triệu $ được tăng cường cho đội tàu biển Việt Nam. Ngày càng có nhiều tàu có giá trị lớn được mua về Việt Nam: có 13 tàu có giá trị bảo hiểm >20 triệu $, trong đó có 7 tàu có giá trị bảo hiểm >40 triệu $, tàu lớn nhất có giá trị bảo hiểm 60 triệu $.
Số tiền tham gia bảo hiểm của đội tàu biển Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2006
Số tiền BH
(triệu $)
Số tàu
Tổng số tiền tham gia bảo hiểm (triệu $)
>20
13
420,2
15-20
4
69,2
10-15
7
80,5
5-10
27
194,6
3-5
16
63,5
2-3
9
23,4
Cộng
76
851,4
( Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Chiếc tàu có giá trị bảo hiểm lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay đã được VOSCO mua là tàu chở dầu Đại Việt được đóng mới tại Hàn Quốc có trọng tải 25.124 GT. Tàu Đại Việt được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lên tới 60 triệu $. Kế đó là tàu chở dầu Petrolimex 08 thuộc chủ tàu VITACO với giá trị bảo hiểm 45,6 triệu $, tàu Pêtrolimex có trọng tải 25.561 GT/37.643.dwt. Ngoài 2 tàu lớn trên , đội tàu biển Việt Nam năm 2005 đã được bổ sung thêm rất nhiều tàu mua từ nước ngoài và đóng mới trong nước như Vinashin Navigator, Vinashin Sky, VTC, Tây Sơn 2, Tây Sơn 3, Tây Sơn 4, Aulac Angel, Pioneer... Việc trẻ hóa đội tàu cũng phải kể đến sự đóng góp to lớn của ngành đóng tàu Việt Nam. Trong năm 2006, ngành đóng tàu biển Việt Nam không những chỉ đóng mới cho đội tàu trong nước mà còn nhận được nhiều hợp đồng đóng mới hoàn cải cho các chủ tàu nước ngoài. Không ít các xưởng tàu trong nước đã được trang bị các thiết bị hiện đại như máy cắt vi tính, máy gò, máy hàn tự động... Tổng công ty công nghệp tàu thủy Vinashin đã có khả năng đóng tàu hơn 50.000 dwt. Ngành đóng tàu biển Việt Nam cũng đã ký kết và thực hiện tốt các hợp đồng sửa chữa, hoàn cải tàu nước ngoài. Trong thời gian tới, đội tàu biển Việt Nam sẽ còn tiếp tục được đầu tư lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Ngành công nghiệp Tàu thủy và Hàng hải Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ (top 10 nước có nền công nghiệp hàng hải phát triển nhất), kéo theo một thị trường bảo hiểm béo bở. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực rất khó và tổn thất, rủi ro nếu xảy ra thì thiệt hại rất lớn, bên cạnh đó bảo hiểm hàng hải đóng tàu, xuất nhập khấu hàng hóa liên quan nhiều đến luật hàng hải quốc tế. Để thực hiện được các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải đòi hỏi không chỉ năng lực tài chính, trình độ chuyên môn mà còn là mối quan hệ với các công ty bảo hiểm quốc tế.
Thực hiện chiến lược phát triền ngành Công nghiệp Tàu thủy và Hàng hải Việt Nam đến năm 2010, Tổng Công ty công nghiệp Tàu thủy VN (Vinashin) đã đóng mới và bàn giao cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam hàng loạt tàu thuộc nhóm tàu 6.500 tấn, 12.500 tấn và nhiều loại tàu chuyên dụng chở dầu, tàu container khác. Ngành đóng tàu biển Việt Nam đã và đang tăng trưởng mạnh về cả chất lượng lẫn uy tín trên thị trường quốc tế, thể hiện qua nhiều hợp đồng đựoc ký kết ở cấp cao để đóng những con tàu có trọng tải lớn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Anh. Bảo Việt Việt Nam với vị trí là doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm đã cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho phần lớn các con tàu này kể từ khi bắt đầu đặt ký đóng tàu cho đến khi bàn giao cho chủ tàu và cũng như khi tàu đi vào hoạt động. Đặc biệt, ngay trong khi Vinashin thương lượng ký kết hợp đồng đóng tàu 53.000 tấn xuất khẩu sang Anh quốc với giá trị hợp đồng lớn đến hàng trăm triệu $, Bảo Việt bằng năng lực tài chính, kinh nghiệm và mối quan hệ với các Công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới góp phần vào việc ký kết và thực hiện hợp đồng đóng tàu này. Hợp đồng đóng tàu 53.000 tấn đánh giá bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đồng thời cũng mở ra lĩnh vực kinh doanh mới của ngành bảo hiểm Việt Nam.
Trong năm 2006, Bảo Việt Việt Nam đã nhận bảo hiểm cho hàng chục tàu trong quá trình đóng mới tại các nhà máy đóng tàu của Vinashin như Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Nam triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng... với tổng giá trị bảo hiểm lên đến trên 100 triệu $ và doanh thu phí bảo hiểm đạt trên 10 tỉ đồng. Ngoài ra, Bảo Việt cũng bảo hiểm trách nhiệm chủ xưởng sửa chữa tàu biển cho nhà máy Huyndai - Vinashin là nhà máy sửa chữa tàu biển lớn nhất Việt Nam hiện nay với mức trách nhiệm 5 triệu $.
3.2. Tình hình khai thác và kinh doanh bảo hiểm thân tàu
Kể từ khi thị trường được mở, năm 1995 đã có 4 công ty bảo hiểm khai thác bảo hiểm thân tàu biển và trách nhiệm dân sự chủ tàu. Do nghiệp vụ này đòi hỏi số đông và kinh nghiệm trong khai thác, xử lý tổn thất,...nên các công ty bảo hiểm mới ra đời sau này không mấy quan tâm hoặc chưa xin giấy phép kinh doanh nghiệp vụ này. Hiện tại 4 công ty này vẫn chiếm gần 98% thị trường bảo hiểm thân tàu biển Việt Nam: Bảo Việt chiếm 35,11%, Bảo hiểm dầu khí chiếm 33,67%, PJICO chiếm 16,5% và Bảo Minh chiếm 12.51%. Do có ít công ty bảo hiểm tham gia vào lĩnh vực này nên gần đây việc bắt tay, đồng bảo hiểm hoặc san sẻ dịch vụ theo hình thức tái bảo hiểm đã nhiều hơn. Việc làm này đã phần nào giảm được mức độ cạnh tranh trong thị trường. Mặc dù vậy, mức độ cạnh tranh trong bảo hiểm thân tàu cũng không kém phần quyết liệt so với các nghiệp vụ khác. Các đội tàu bị chia nhỏ để tham gia bảo hiểm với các công ty bảo hiểm. Hầu hết các tàu mới mua về hoặc được đóng mới trong nước đều yêu cầu các nhà tham gia bảo hiểm đấu thầu. Một mặt nào đó, đấu thầu sẽ làm cho dịch vụ của chúng ta hoàn thiện hơn. Mặt khác, để có được dịch vụ, có được khách hàng tiềm năm việc hạ phí, áp dụng mức miễn thường thấp diễn ra thường xuyên, đặc biệt là trong đấu thầu phí đối với các tàu vừa mua từ nước ngoài về. Có những dịch vụ tỷ lệ phí áp dụng đặc biệt thấp, thấp hơn cả phí tái bảo hiểm do các công ty nhận tái bảo hiểm nước ngoài yêu cầu. Từ đó dẫn đến việc tỷ lệ phí trung bình liên tục giảm qua các năm. Chính vì vậy tổng phí bảo hiểm toàn thị trường không tăng tương xứng với tốc độ tăng số tiền bảo hiểm. Một mặt do một số tàu tham gia bảo hiểm ngắn hạn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn là do tỷ lệ phí áp dụng ở một số tàu đặc biệt thấp. Tàu ngày càng già nhưng tỷ lệ phí không tăng hoặc có tăng nhưng rất ít, do đó phí bảo hiểm không tương xứng với rủi ro.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh bảo hiểm của các công ty bảo hiểm Việt Nam:
Đơn vị: 1000 $
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng phí
3.596
3.766
4.540
5.435
6.447
9.175
9.731
11.200
Bồi thường
2.028
3.029
6.431
2.926
12.026
14.881
14.330
Tỷ lệ bồi thường (%)
56,4
80,43
141,66
53,82
186,54
162,19
147,25
Trong thời gian qua ngành công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh mẽ kéo theo cơ hội phát triển cho ngành bảo hiểm. Do giá trị các con tàu được đóng mới là rất lớn nên nếu không may rủi ro, thiệt hại cũng rất lớn. Giá trị được bảo hiểm cho một con tàu lớn nhất có thể lên đến 1 tỷ $. Để đảm bảo an toàn Bảo Việt đang mời chào các công ty đóng tàu tham gia một loại hình bảo hiểm rất mới ở Việt Nam: Bảo hiểm rủi ro đóng tàu. Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã cùng với Công ty Tái bảo hiểm Thụy Sỹ (Swiss Re) và Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) bàn cách xúc tiến các hợp đồng bảo hiểm đóng tàu lớn trong thời gian tới tại Việt Nam. Bảo hiểm rủi ro đóng tàu là là một loại hình bảo hiểm mới ở Việt Nam nhưng nó đã có rất lâu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên Bảo Việt đang muốn kí kết với các công ty đóng tàu thành viên của Vinashin những hợp đồng mới, đặc biệt là những hợp đồng lớn. Để chuẩn bị cho việc ký kết thực hiện những dự án đóng tàu lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam trong thời gian tới, 3 đơn vị trên đã cùng định rõ trách nhiệm và quyền lợi bảo hiểm của các xưởng đóng tàu đối với các công ty đóng tàu, các công ty của Bảo Việt và môi giới bảo hiểm. Trước đó, Bảo Việt cũng đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm rủi ro đóng tàu lớn với Hyundai-Vinashin (một công ty thành viên của Vinashin). Trong đó, trách nhiệm đối với một rủi ro lên tới 500.000 $.
Với đội tàu biển Việt Nam hiện nay và khả năng đóng tàu mới cũng như sửa chữa và đóng tàu, nếu như chúng ta bảo hiểm với mức phí hợp lý, tính toán đến nhiều yếu tố trong đó quan trọng hơn cả là mức độ rủi ro mà các nhà bảo hiểm phải gánh chịu thì kết quả kinh doanh của loại hình bảo hiểm này chắc chắn sẽ được cải thiện nhiều so với những gì đã diễn ra trong những năm vừa qua.
3.3. Tình hình tổn thất và bồi thường
Tình hình tổn thất trong 6 năm trở lại đây có chiều hướng xấu đi. Đặc biệt xấu ở các năm 2002 (141,66%), năm 2004 (186,54%), năm 2005 (162,19%) và năm 2006 (147,25%). Tỷ lệ bồi thường >100% trong nhiều năm liền: bình quân từ năm 2000 đến 2006 là 143%, các công ty bảo hiểm đã chịu lỗ ngay cả khi chưa tính đến chi phí quản lý, chi phí khai thác. Các vụ tổn thất lớn liên tục xảy ra do mắc cạn, chìm, đắm, đâm va, hỏng máy, hỏng neo và chân vịt.
BẢNG 2: NGUYÊN NHÂN TỔN THẤT THÂN TÀU
Đơn vị: %
Nguyên nhân
Năm
Mắc cạn
Chìm đắm
Đâm va
Hỏng máy
Hỏng neo và chân vịt
Khác
2004
46.0
4.9
5.9
7.1
4.0
32.2
2005
7.1
25.3
24.2
18.2
2.0
23.2
2006
0.1
81.0
0.3
1.3
5.3
11.7
2007
0
58.6
21.9
5.5
0.1
13.9
( Nguồn: Phòng tái bảo hiểm Hàng hải – VINARE )
BẢNG 3: DANH SÁCH TỔN THẤT LỚN – THÂN TÀU
Tên tàu
Ngày
Nguyên nhân
Đã trả
( $ )
Ước
( $ )
Tràng An
07.08.00
Đâm va và chìm tại Nam Trung Quốc
1.200.000
Lục Nam
07.10.01
Chìm tại Haldia,Ấn Độ
1.024.207
Phú Xuân
13.09.02
Cháy buồng máy chính tại Malaysia
2.997.943
Văn Phong
09.12.03
C/w với 4 tàu cá tại Hàn Quốc
879.839
Vihan 05
30.08.04
Mắc cạn tại Nhật Bản
2.606.144
Hà Tiên
29.12.04
C/w “Nature of Princees”
577.709
Sea Bee
01.05.05
Chìm tại Thượng Hải
1.700.000
300.000
Mỹ Đình
20.12.04
Mắc cạn tại Quảng Ninh
4.712.414
Mimosa
12.05.05
C/w “Trinity” và chìm
2.004.650
Long Xuyên
06.09.05
Mắc cạn tại Hàn Quốc
639.028
Florence
07.04.06
Sự cố khi hạ thủy
2.000.000
2.750.000
F. Dock
14.07.06
Chìm tàu do bão Billis
8.400.000
Hoàng Đạt 36
15.05.07
Đâm va và chìm tại cảng Lotus
1.200.000
Hoàng Anh star
04.09.07
Chìm tại Vũng Tàu ( số tiền bảo hiểm )
22tỷ VND
Hoàng Đạt 126
03.10.07
Chìm tàu do bão số 5 ở Quảng Bình
1.200.000
( Nguồn: Phòng tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE )
Như vậy chỉ tính riêng những tổn thất lớn đã được thông báo rộng rãi trên thị trường bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm cũng đã phải bồi thường trên 20 triệu $. Ngoài ra còn nhiều tổn thất bộ phận vẫn đang trong quá trình giải quyết.
Thị trường bảo hiểm quốc tế đang có xu hướng xem xét kỹ lưỡng hơn khi nhận tái bảo hiểm các dịch vụ bảo hiểm hàng hải Việt Nam, trong đó có bảo hiểm thân tàu do kết quả kinh doanh không tốt. Nếu việc giảm phí vẫn tiếp tục diễn ra và tình hình tổn thất không được cải thiện thêm ở một vài năm tới, khi đó các công ty bảo hiếm sẽ khó có thể mua tái bảo hiểm bảo vệ ở thị trường tiềm năng có uy tín.
Trước tình hình trên, đòi hỏi các doanh nghiệp khai thác bảo hiểm gốc cần bắt tay với nhau nhiều hơn để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi kết quả kinh doanh nghiệp vụ này đã quá xấu trong nhiều năm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE ( 2000-2006 )
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VINARE
1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VINARE
Ra đời ngay sau nghị định 100/CP, Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên được thành lập theo quyết định số 920TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài Chính và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/01/1995.
Sau hơn 10 năm hoạt động với những thành tích xuất sắc đáng tự hào và vinh dự được nhận huy chương lao động hàng nhì, công ty đã hoàn thành hoạt động dưới mô hình công ty nhà nước và chính thức chuyển đổi hoạt động theo mô hình cổ phần hóa với tên gọi mới tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mới của công ty trong giai đoạn mới.
Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam được chuyển đổi theo quyết định số 2288/QD-BTC, 2299/QD-BTC và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01-01-2005 với mức vốn điều lệ là 500 tỷ trong đó nhà nước giữ vai trò chi phối cùng với sự tham gia góp vốn chủ yếu từ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc đang có mặt trên thị trường.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
2.1. Sơ đò bộ máy tổ chức tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
2.2. Chức năng: Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam được thành lập với những chức năng,nhiệm vụ chính sau:
- Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm thị trường trong và ngoài nước.
- Điều tiết thị trường bảo hiểm trong nước, hạn chế chuyển dịch vụ và ngoại tệ ra nước ngoài.
- Đầu mối cung cấp thông tin thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài.
- Tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm.
- Đầu tư vốn nhàn rỗi.
2.3. Quyền hạn của VINARE
- Quan hệ với các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực tái bảo hiểm.
- Kí kết và thực hiện các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm với khách hàng trong và ngoài nước.
- Được liên doanh,liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của nhà nước.
- Được phép vay vốn bằng tiển Việt Nam hoặc ngoại tệ của các ngân hàng và huy động vốn của các tổ chức khác theo quy định của nhà nước khi cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Được phép đầu tư vốn theo quy định của nhà nước.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn,chỉ đạo các hoạt động nghiệp vụ,lệ phí dịch vụ,hoa hồng dịch vụ thuộc phạm vi hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam.
- Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp tài liệu liên quan đến việc thu xếp tái bảo hiểm cho các dịch vụ bảo hiểm,tiến hành giám định và đánh giá về giá trị bảo hiểm,tổn thất về tài sản được bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thu xếp tái bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp bảo hiểm.
- Khởi kiện các tranh chấp trong quan hệ với khách hàng trước cơ quan tòa án kinh tế.
2.4. Nghĩa vụ của VINARE
- Thực hiện kinh doanh nhận tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.
- Thực hiện kinh doanh tái bảo hiểm phần vượt quá khả năng tài chính của mình trên nguyên tắc sử dụng có hiệu quả khả năng nhận tái của thị trường bảo hiểm trong nước tới mức tối đa.
- Giúp đỡ và tư vấn việc thu xếp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
- Tổ chức việc tiếp nhận và cung cấp thông tin về thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm thế giới ( quy tắc,hợp đồng, điều khoản,tỷ lệ phí bảo hiểm,hoa hồng tái bảo hiểm...) cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
- Nghiên cứu và tiến hành các nghiệp vụ,tăng cường khả năng tài chính cho công ty để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và khách hàng, đồng thời bảo toàn vốn theo các quy định hiện hành.
- Thông tin và tuyên truyền mở rộng và phát triển hoạt động tái bảo hiểm.
3. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA VINARE
Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường tại Vinare
(13-14%)
Tái trong nước
(6-7%)
Bảo hiểm gốc (80%)
20% cố định
phải tái qua VINARE.
Cơ chế hoạt động của Vinare được miêu tả ở hình vẽ trên : Tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm gốc trên thị trường đều phải tái bảo hiểm qua VINARE với tỷ lệ bắt buộc cố định 20%, chỉ được giữ lại 80% của bảo hiểm gốc. 20% VINARE nhận được sẽ ưu tiên phân tán rủi ro cho các công ty bảo hiểm trong nước đến mức tối đa, thường là với tỷ lệ 6-7% trong 20% đã nhận. Số còn lại VINARE sẽ áp dụng phương pháp tái bảo hiểm vượt mức bồi thường, mức giữ lại khoảng 30% của số còn lại đó, số còn lại sẽ được tái ra nước ngoài. Như vậy với những rủi ro không vượt quá mức giữ lại đó, VINARE sẽ phải bồi thường toàn bộ đối với hợp đồng nhận tái của mình. Qua đây chúng ta thấy được vai trò của VINARE đối với thị trường là chia sẻ dịch vụ để tăng mức giữ lại trong nước, giúp các công ty nhận được dịch vụ mà mình không trực tiếp khai thác được và đặc biệt là phân tán rủi ro cho các công ty khi có tổn thất xảy ra.
4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINARE (2000-2006)
4.1. Hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm
4.1.1. Hoạt động nhận tái bảo hiểm
Có thể nói với đặc thù là công ty chuyển nhượng tái do vậy mà những thuận lợi và khó khăn chung của thị trường bảo hiểm trong nước và nước ngoài luôn là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên với sự cố gắng,nỗ lực,phấn đấu của công ty sau hơn 10 năm hoạt động,kết quả đạt được là con số không nhỏ. Sau đây là bảng kết quả kinh doanh nhận tái của công ty:
Bảng 4: Doanh thu phí nhận tái của VINARE giai đoạn 2000-2006
(đơn vi: Triệu đồng)
Năm
Phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc
Phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện
Tổng phí nhận tái bảo hiểm
Tổng phí giữ lại
2000
138.259
124.881
263.140
70.500
2001
195.718
222.275
417.993
75.094
2002
253.537
277.348
530.885
86.373
2003
303.536
313.722
617.258
992.96
2004
349.470
363.735
713.205
112.000
2005
399.900
425.800
825.700
143.000
2006
458.594
324.250
782.844
157.000
Tổng
2.098.814
2.052.212
4.151.026
743.663
( Nguồn VINARE )
( Nguồn VINARE )
Biểu đồ cột thể hiện tỉ lệ phí giữ lại so với phí nhận của VINARE giai đoạn 2000-2006
Nhìn vào biểu đồ cho thấy doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của VINARE tăng đểu và ổn định qua các năm ( trừ năm 2006 giảm 5,19% ) với mức tăng trưởng bình quân năm đạt 21,37% , trong đó cao nhất là gần 60% năm 2001.
Tổng doanh thu phí nhận tái của VINARE trong 10 năm hoạt động đã đạt được trên 5.088 tỉ VNĐ trong đó chỉ riêng giai đoạn 2000-2004 doanh thu tăng mạnh đạt được là 2.542 tỉ đồng.
Theo bảng cơ cấu phí,cơ cấu phí nhận có sự thay đổi giữa phí tự nguyện và phí bắt buộc, phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện của công ty có tỷ trọng tăng dần trung bình chiếm 49,35% phí nhận tái bảo hiểm giai đoạn 2000-2006. Kết quả đó đạt được là do những nỗ lực của công ty trong việc thu xếp các điều kiện, điều khoản phí, giá phí trong hợp đồng tái tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời sự hỗ trợ của công ty cho các khách hàng (Công ty bảo hiểm gốc và khách hàng tham gia bảo hiểm) trong các lĩnh vực khai thác, định giá, giải quyết bồi thường, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ... được tiến hành một cách chuyên nghiệp, qua đó tạo được lòng tin, tín nhiệm của khách hàng.
Bên cạnh việc nhận tái từ thị trường trong nước, ngay từ những năm 1996, công ty đã thực hiện kinh doanh nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài với mục đích hỗ trợ nhau trong việc thu xếp tái bảo hiểm, thu hút dịch vụ nước ngoài quảng bá thương hiệu... Trong điều kiện mới thành lập, vốn ít và còn những hạn chế nhất định về thông tin, trình độ nghiệp vụ nên việc nhận dịch vụ của công ty được tiến hành một cách thận trọng trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả.
Cũng trên biểu đồ trên cho thấy: tỷ lệ phí giữ lại của công ty tăng đều qua các năm. Cho đến hết năm 2006 tổng phí giữ lại của VINARE đã lên tới hơn 743 tỷ VNĐ trong đó phí giữ lại năm 2006 gấp 7,5 lần phí giữ lại của năm 1995 (20,7 tỷ) tức là 157 tỷ VNĐ. Việc tăng đều đặn của doanh thu phí giữ lại tại VINARE qua các năm là do bản thân công ty đã chủ động tăng mức giữ lại cho từng nghiệp vụ.
4.1.2.Hoạt động nhượng tái bảo hiểm
Do khả năng tài chính còn hạn chế,với số vốn nhỏ cho nên phần lớn các hợp đồng tái được chuyển nhượng. Sau đây là bảng cơ cấu phí chuyển nhượng tái của VINARE:
Bảng 5: Tình hình chuyển nhượng phí tái bảo hiểm của VINARE
( Đơn vị: Triệu đồng )
Năm
Phí nhượng tái bảo hiểm trong nước
Phí nhượng tái bảo hiểm nước ngoài
Tổng phí nhượng tái bảo hiểm
2000
36.600
153.130
189.730
2001
57.310
285.480
342.790
2002
70.460
374.300
444.780
2003
97.630
420.330
517.960
2004
129.240
473.880
603.120
2005
152.900
529.800
682.700
2006
198.800
427.044
625.844
Tổng
742.940
2.663.964
3.406.904
( Nguồn VINARE )
Với chức năng ban đầu được giao khi mới thành lập là thực hiện vai trò điều tiết thị trường bảo hiểm,nâng cao phần dịch vụ giữ lại cho thị trường,hạn chế tái bảo hiểm bằng ngoại tệ ra thị trường nước ngoài,do vậy ngay từ khi bắt đầu thành lập, công ty đã cố gắng bằng mọi cách,cải tiến thu xếp các hợp đồng chuyển nhượng tái cho thị trường trong nước với các điều kiện, điều khoản ưu đãi hơn chuyển nhượng dịch vụ ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chia sẻ dịch vụ.
Bảng số liệu trên cho thấy tổng phí chuyển nhượng cho thị trường trong nước từ VINARE giai đoạn 2000-2006 đạt 742,94 tỷ đồng chiếm trung bình 21,8% tổng phí nhượng tái. Bên cạnh đó ta có thể thấy sự thay đổi trong cơ cấu chuyển nhượng tái giữa nhượng tái trong nước và nhượng tái nước ngoài: tỷ trọng phí nhượng tái trong nước có xu hướng tăng lên đồng nghĩa với việc giảm tỷ trọng của phí nhượng tái ra nước ngoài. Nếu như năm 1995-1998 tỷ lệ phí nhượng ra nước ngoài chiếm tỷ trọng cao khoảng 90% phí nhận tái thì cho đến giai đoạn 2000-2006 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 78,2%. Đây là điều đáng mừng cho thị trường bảo hiểm Việt Nam bởi việc giảm phí chuyển nhượng tái ra nước ngoài đồng nghĩa với việc nâng mức giữ lại của thị trường trong nước.
4.2 Các hoạt động khác
4.2.1 Hoạt động đầu mối cung cấp thông tin bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường trong nước và nước ngoài
Do thực hiện việc nhận tái bắt buộc do đó công ty có điều kiện tổng hợp phân tích những vấn đề chung của thị trường, đồng thời thông qua sự hợp tác quốc tế VINARE có điều kiện cập nhật nhiều nguồn thông tin từ thị trường nước ngoài. Do vậy ngay từ những năm đầu hoạt động với mục tiêu cung cấp thông tin cho thị trường trong nước và nước ngoài,công ty đã xuất bản cuốn “ Thông tin thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam “ một năm 6 số trong đó 4 số tiếng Việt ra hàng quý và 2 số tiếng Anh. Đến năm 2003 công ty được Bộ Văn Hóa thông tin cấp giấy phép xuất bản thành “ tạp chí thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam “. Với nội dung thông tin từ thị trường đã được các doanh nghiệp đánh giá cao bởi nó không chỉ giúp các doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn mà còn giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm tăng cường giám sát thị trường, đảm bảo hoạt động hiệu quả và lành mạnh.
4.2.2 Hoạt động tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm
Bằng uy tín và quan hệ quốc tế VINARE đã tư vấn nhiều loại hình mang tính chất quốc tế như bảo hiểm hàng hóa,hàng không, dầu khí về các điều kiện, điều khoản tỷ lệ phí...nhằm bảo đảm lợi ích của người tham gia bảo hiểm.
Đối với các công ty bảo hiểm mới hình thành chưa có kinh nghiệm và uy tín gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp tái bảo hiểm, VINARE đã chủ động giúp đỡ nhằm giúp các công ty này thực hiện thu xếp tái với chi phí thấp nhất,mang lại hiệu quả cho công ty.
Trong hoạt động tư vấn khâu giám định, giải quyết bồi thường, VINARE kết hợp chặt chẽ với các công ty bảo hiểm gốc giải quyết nhanh chóng,khắc phục sự cố đảm bảo sự ổn định kinh doanh cho khách hàng.
Ngoài ra công ty còn tổ chức các cuộc hội thảo,phối hợp với các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước đào tạo các cán bộ bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường.
4.2.3 Hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi
Với mục tiêu sử dụng vốn an toàn đạt hiệu quả cao đến nay các hoạt động đầu tư của công ty mang lai hiệu quả cao, cụ thể:
- Hoạt động góp vốn cổ phần: Hiện nay công ty đã góp vốn vào 6 công ty cổ phần trong đó có 5 công ty bảo hiểm là công ty cổ phần bảo hiêm PJICO với tỷ lệ góp vốn 8,84%, công ty cổ phần bưu điện PTI 7,47% tương đương với số vốn 5,6 tỷ VNĐ, công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu GIC 10%, công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Tín BTA 10%, công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ( Bảo Nông ) 10% và công ty cổ phần khách sạn du lịch Sài Gòn-Hạ Long 6% tương đương với số vốn 6 tỷ VNĐ.
- Hoạt động liên doanh: công ty bảo hiểm liên doanh Samsung-vina được thành lập năm 2002 với vốn góp 50% - 50% tương đương 2,5 triệu USD đến nay đã đi vào ổn định.
- Hoạt động cho thuê bất động sản mang lại nguồn thu không nhỏ cho công ty khoảng 5,8 tỷ VNĐ/năm.
Sau hơn 10 năm trưởng thành và hoạt động công ty đã được Chính phủ trao tặng Huân Chương Lao Động hạng Nhì, có thể nói đạt được những kết quả nói trên phải khẳng định vai trò của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên không ngừng cố gắng, nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp và quan trọng nhất là có hướng đi đúng đắn phù hợp với sự thay đổi của thị trường trong và ngoài nước.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006)
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU VÀ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU Ở VIỆT NAM
2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006)
2.1. Hợp đồng thực hiện nhận và nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
2.1.1 Hợp đồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu
a. Hợp đồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu của VINARE trên lý thuyết được thực hiện theo hai loại hợp đồng: Hợp đồng cố định và hợp đồng tạm thời. Nhưng trên thực tế loại hợp đồng tạm thời có số lượng không ổn định, biến động qua các năm bởi những dịch vụ từ hợp đồng này thường là những dịch vụ nằm ngoài phạm vi của các hợp đồng cố định hay là các dịch vụ của những công ty mới thành lập chưa có hợp đồng cố định, do đó giờ hầu như không có.
Hợp đồng tái bảo hiểm cố định là loại hợp đồng nhận tái được thực hiện chủ yếu tại VINARE. Với đặc thù riêng của thị trường Việt Nam là thực hiện tái bắt buộc qua VINARE 20% lượng dịch vụ chuyển nhượng do đó hợp đồng tái bảo hiểm cố định có khối lượng rất lớn và tương đối ổn định.
Như đã trình bày ở phần lý luận chung đây là hợp đồng có hiệu lực trong một năm, việc thu xếp nhận hợp đồng cố định được thực hiện bằng thương lượng trực tiếp mà không cần các công ty gốc gửi bản chào tái. Đa phần các hợp đồng được thực hiện trước một năm, chậm nhất đến tháng 11. Và sau một năm đến kỳ tái tục tiếp theo, hợp đồng này có thể bổ sung sửa đổi thêm điều kiện, điều khoản cho phù hợp thực tế nếu các bên đồng ý.
Để đánh giá dịch vụ được chào tái, cán bộ nghiệp vụ cần đánh giá xem xét các yếu tố sau:
+ Khả năng tài chính, uy tín, đội ngũ nhân lực của công ty nhượng;
+ Xem xét các yếu tố liên quan đến dịch vụ chuyển nhượng (Số tiền bảo hiểm, đặc trưng của đối tượng bảo hiểm (tàu mới hay tàu già, lộ trình di chuyển của con tàu, ...), điều kiện, điều khoản của đơn bảo hiểm gốc áp dụng, các quy định về loại trừ, tỷ lệ phí áp dụng, các điều khoản bảo hiểm phụ, tỷ lệ hoa hồng đề nghị, mức giữ lại...
Trên cơ sở đánh giá các thông tin trên các bộ nghiệp vụ của phòng sẽ quyết định nhận hay không.
b. Phương pháp tái: Đối với các hợp đồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu VINARE áp dụng 3 phương pháp tái cơ bản là:
+ Tái bảo hiểm số thành: Áp dụng đối với các công ty bảo hiểm trong nước;
+ Tái bảo hiểm mức dôi: Đối với các công ty bảo hiểm mới thành lập;
+ Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường: Đối với một số công ty bảo hiểm trên thị trường.
c. Hoa hồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu
Hoa hồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu được trả bởi VINARE gồm hai loại: hoa hồng cố định và hoa hồng theo lãi.
Với nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu, hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc được chuyển nhượng sẽ được hưởng 20% phí nhượng tái, còn đối với hợp đồng tự nguyện, hoa hồng sẽ được hưởng theo sự thỏa thuận của hai bên.
2.1.2. Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu
Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu của VINARE cũng được thực hiện dưới hai loại hợp đồng: Hợp đồng cố định và hợp đồng tạm thời nhưng thực tế được thực hiện dưới hình thức cố định là chủ yếu. Về tính chất, nội dung, cách thức ký kết hợp đồng này về cơ bản giống như hợp đồng nhận tái. Điểm khác biệt duy nhất của hai loại hợp đồng này là ở phương pháp tái áp dụng. Đối với hợp đồng nhượng tái bảo hiểm, VINARE sử dụng dưới hai hình thức tái: tái mức dôi và tái vượt mức bồi thường.
+ Hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi: Trên cơ sở phân tích khả năng tài chính của công ty và đặc điểm riêng của nghiệp vụ, VINARE đã đưa ra mức giữ lại cho nghiệp vụ tái vật chất thân tàu cụ thể như sau:
Bảng 6: Mức giữ lại của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Năm
Mức giữ lại ($)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
146.000
153.000
184.000
220.000
262.000
372.000
550.000
Tổng
1.887.000
Hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm được thực hiện cho cả nhà nhận tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài với nguyên tắc ưu tiên nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tới mức tối đa có thể nhận được và thu xếp tái ra nước ngoài theo phương thức hiệu quả nhất. Đối với tái bảo hiểm vật chất thân tàu mức dôi 1 được ưu tiên cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với mức hoa hồng 22% (từ năm 2001 trở về trước) và 20% (từ năm 2002 trở lại đây). Khi thị trường trong nước đã nhận hết khả năng công ty sẽ chuyển nhượng ra nước ngoài với mức hoa hồng nhận được 24,5% (từ năm 2001 trở về trước) và 22,5% (từ năm 2002 trở lại đây). Để đảm bảo rủi ro được phân tán, trong một mức dôi công ty có thể tiến hành nhiều hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cho nhiều nhà nhận tái khác nhau.
+ Hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường: Bên cạnh việc thực hiện các hợp đồng mức dôi, công ty còn thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường nhằm mục đích bảo vệ cho mức giữ lại của mình khỏi các rủi ro có thể xảy ra.
2.2. Tình hình nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu ( 2000-2006 )
Có thể nói đối với các công ty tái bảo hiểm, quá trình nhận tái có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi cũng như trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh nghiệp vụ. Do vậy nâng cao doanh thu phí nhận tái bảo hiểm luôn là mục tiêu hàng đầu của các công ty.
Bảng số liệu sau cho ta biết cụ thể tình hình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ thân tàu tại VINARE (2000-2006):
Bảng 7: Tình hình nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu từ thị trường trong nước của VINARE (2000-2006)
Năm
Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường ($)
Doanh thu phí nhận tái tại VINARE ($)
Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí ( % )
Thủ tục phí
Giá trị ($)
Tỷ lệ so với DT phí nhận (%)
2000
3.596.350
719.270
-
143.850
20
2001
3.765.780
753.156
4,71
165.690
22
2002
4.539.780
907.956
20,55
213.370
23,5
2003
5.435.480
1.087.096
19,73
260.900
24
2004
6.446.910
1.289.382
18,6
225.640
17
2005
9.175.060
1.835.012
42,32
321.130
17,5
2006
9.731.050
1.946.210
6,06
330.855
17
Tổng
42.690.410
8.538.082
TB: 18,66
1.661.435
TB: 20,14
( Nguồn: Phòng tái bảo hiểm hàng hải – VINARE )
Doanh thu phí nhận tái: Để đánh giá về tình hình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE ta có biểu đồ sau:
Đơn vị: 1000$
Biểu đồ cột thể hiện doanh thu phí nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Qua số liệu bảng 4 cho thấy tổng phí nhận tái của VINARE từ năm 2000-2006 đạt trên 259 triệu $ (tương đương 4.151.026 triệu đồng) với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 21,37%, trong đó tổng phí nhận tái từ nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu là 8.538.082 $, chiếm gần 3,3%, một con số còn khá khiêm tốn so với tiềm lực thị trường hàng hải của nước ta.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh thu phí nhận tái đều tăng qua mỗi năm với mức tăng trung bình 18,66%.
+ Năm 2001 tốc độ tăng trưởng chỉ là 33.886 $ (tương đương 4,71%) so với năm 2000, song con số này phản ánh sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ chuyên viên trong việc khai thác dịch vụ tái bởi năm 2001, tình hình khó khăn trên thị trường bảo hiểm thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nghiệp vụ trên thị trường Việt Nam trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, phí của cả thị trường năm 2001 ước đạt 3.765.780 $ tương đương mức tăng trưởng 4,71%.
+ 2001-2002 doanh thu đã có sự gia tăng đáng kể với mức tăng 154.800 $ (tăng 20,55%), gấp hơn 4 lần so với tốc độ tăng của năm trước.
+ 3 năm sau từ năm 2002-2004 phí nhận tái tăng khá nhanh nhưng có xu hướng giảm dần với mức tăng bình quân 19,63%.
+ Năm 2005 đánh dấu bước nhảy vọt đáng kể khi doanh thu phí tăng 545.630 $ (tăng 42,32%) so với năm 2004, gấp hơn 2 lần tốc độ tăng bình quân của 3 năm trước.
+ Năm 2006 doanh thu phí nhận tái vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm rõ rệt, chỉ còn 111.198 $ (tăng 6,06%) so với năm 2005, gấp gần 3 lần so với doanh thu phí năm 2000.
Giải thích sự tăng trưởng trên là do những yếu tố sau:
+ Sự tăng trưởng cao của thị trường bảo hiểm trong nước với mức tăng trưởng bình quân năm đạt gần 19% đã có những tác động tích cực tới doanh thu phí nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ thân tàu tại VINARE.
+ Trong năm 2003, 2004 một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam như: công ty liên doanh bảo hiểm Samsung Vina, công ty bảo hiểm Viễn Đông,.. thực hiện nhượng 100% dịch vụ tái qua VINARE.
+ Những nỗ lực của công ty trong việc thu xếp các hợp đồng nhận tái, các điều kiện, điều khoản được thay đổi một cách phù hợp, hoa hồng nhận tái được tăng lên, đồng thời không thể phủ nhận những nỗ lực của công ty trong việc nâng cao tỷ lệ tái tự nguyện.
Từ những kết quả trên có thể khẳng định sự thành công của VINARE trong việc thỏa thuận thu xếp các hợp đồng nhận tái bảo hiểm, qua đó khẳng định mối quan hệ giữa VINARE và các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước ngày càng chặt chẽ.
Thủ tục phí nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu:
Có thể nói về bản chất thủ tục phí là khoản tiền mà doanh nghiệp nhận tái phải trả cho các công ty bảo hiểm gốc về những dịch vụ mà họ đã nhượng để bù đắp một phần chi phí mà doanh nghiệp bảo hiểm gốc bỏ ra khai thác và quản lý. Tuy nhiên trên thực tế, thủ tục phí được sử dụng như công cụ để cạnh tranh giành dịch vụ giữa các nhà tái bảo hiểm. Bởi thông thường, công ty nhượng sẵn sàng nhượng dịch vụ của mình cho công ty nhận tái nào có mức hoa hồng cao hơn.
Như chúng ta đã biết thủ tục phí được xác định trên cơ sở phần trăm doanh thu phí nhận tái do vậy sự thay đổi của doanh thu phí nhận tái kéo theo sự thay đổi của thủ tục phí. Qua bảng 7 ta có thể thấy tổng thủ tục phí của nghiệp vụ này giai đoạn 2000-2006, VINARE đã trả khoảng 1,66 triệu $ cho các công ty nhượng tái trong nước với tỷ lệ thủ tục phí bình quân khoảng 20,14% so với tổng phí nhận tái. Nếu so với tình hình tái các nghiệp vụ khác thì nghiệp vụ này có tỷ lệ thủ tục phí tương đối thấp, do những năm gần đây, tổn thất rủi ro ở nghiệp vụ này là khá cao, tỷ lệ bồi thường trên 100%. Tuy nhiên thủ tục phí mà VINARE phải trả đều tăng qua mỗi năm, ngoại trừ năm 2004 là giảm so với năm 2003, tỷ lệ thủ tục phí giảm rõ rệt từ 24 xuống 17% do trong năm 2004 tỷ lệ bồi thường là quá cao (186,54%). Giai đoạn 2004-2006 tỷ lệ này là khá thấp, bình quân 17% so với doanh thu phí nhận tái bởi tình hình bồi thường tổn thất vẫn còn khá cao (năm 2005: 162,19%, năm 2006: 147,26%). Nhìn chung doanh thu phí nhận tái tăng qua mỗi năm, nên thủ tục phí cũng không ngừng tăng, từ năm 2000-2006 thủ tục phí phải trả đã tăng thêm 187000 $, gấp 2,3 lần so với năm 2000.
Từ những số liệu trên có thể thấy được những thành công trong việc thu xếp các hợp đồng nhận tái bảo hiểm ở tỷ lệ hoa hồng tương đối thấp và khá ổn định qua các năm. Tuy nhiên trong tương lai VINARE cần có những điều chỉnh về tỷ lệ thủ tục phí thích hợp hơn sao cho thu hút được lượng khách hàng là lớn nhất.
Nói tóm lại, qua việc đánh giá phân tích những kết quả đạt được cùng với niềm tin vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tàu thủy nước ta và đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên phòng tái bảo hiểm hàng hải, chúng ta có thể tin tưởng rằng trong tương lai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu sẽ có những bước phát triển tích cực hơn.
2.3. Tình hình chuyển nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Có thể nói do những hạn chế về vốn nên nhượng tái bảo hiểm là cần thiết đối với bất kỳ một nhà bảo hiểm nào, và VINARE cũng không phải là ngoại lệ nhằm đảm bảo độ an toàn cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Như đã đưa ra trong phần hợp đồng nhượng tái, các quy trình hợp lý và cấu trúc nhượng tái rõ ràng không những giúp VINARE thực hiện chức năng điều tiết thị trường trong nước mà còn mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Bảng số liệu sau cho chúng ta biết cụ thể kết quả chuyển nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Bảng 8: Tình hình chuyển nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Năm
Phí nhận tái ($)
Phí nhượng tái ($)
Hoa hồng nhượng tái
Giá trị ($)
Tỷ lệ so với phí nhượng (%)
2000
719.270
573.270
131.850
23
2001
753.156
600.156
145.240
24,2
2002
907.956
723.956
180.990
25
2003
1.087.096
867.096
221.110
25,5
2004
1.289.382
1.027.382
184.930
18
2005
1.835.012
1.463.012
270.660
18,5
2006
1.946.210
1.396.210
252.710
18,1
Tổng
8.538.082
6.651.082
1.387.490
TB: 21,75
(Nguồn: Phòng tái bảo hiểm Hàng hải – VINARE)
Đơn vị: 1000 $
Biểu đồ cột thể hiện phí nhượng tái nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Phí chuyển nhượng:
Trong 7 năm (2000-2006) tổng lượng phí tái bảo hiểm vật chất thân tàu mà VINARE chuyển đi là khoảng 6,651 triệu $, đây là một con số còn khá khiêm tốn so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, chiếm 77,9% tổng phí nhận tái. Hoa hồng nhượng tái khoảng 1,387 triệu $ với tỷ lệ hoa hồng bình quân là khoảng 21,75%.
Nhìn vào bảng 8 nếu xét theo cột tỷ lệ hoa hồng nhượng tái ta có thể chia tình hình chuyển nhượng tái bảo hiểm nghiệp vụ thân tàu thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 2000-2003: Tốc độ phí nhượng tái tăng khá nhanh tương ứng với tốc độ tăng của phí nhận tái năm 2003, phí nhượng tăng gần 294.000 $, gấp 1,5 lần so với năm 2000, nhìn vào cột tỷ lệ hoa hồng nhượng tái ta thấy tỷ lệ này khá cao và tăng qua mỗi năm từ 23-25,5%, trung bình 24,4% / năm.
Giai đoạn 2003-2006: Tỷ lệ hoa hồng nhượng tái giảm mạnh từ 24,4% / năm giai đoạn trước xuồng còn 18,2% / năm. Thời gian này tuy tỷ lệ hoa hồng nhượng giảm nhưng tổng phí nhượng tái và hoa hồng nhượng tái vẫn tăng ngoại trừ năm 2006 là giảm so với năm 2005.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh về phí nhận tái, nhìn chung phí nhượng tái qua mỗi năm đều tăng, năm 2001 tỷ lệ phí nhượng tăng 4,7% so với năm 2000. Từ năm 2001-2004 tốc độ tăng khá nhanh và ổn định ở mức trung bình 19,63%. Đặc biệt năm 2005 đã tăng 42,3% so với năm 2004. Tuy nhiên đến năm 2006 phí chuyển nhượng đã giảm 4,57% so với năm 2005. Nguyên nhân là do mức giữ lại của VINARE trong năm đã có sự thay đổi (cụ thể trường hợp này là mức giữ lại tăng lên). Qua đây ta thấy được sự chủ động hơn của VINARE trong quá trình nhượng tái. Do vậy nếu ta dừng lại ở đây thì những con số trên vẫn chưa nói lên được điều gì về khả năng tài chính của VINARE, chúng ta cần phải xem xét trên một góc độ khác, đó chính là mức giữ lại hàng năm của tổng công ty. Biểu đồ sau cho ta thấy rõ hơn về điều đó:
Đơn vị: 1000 $
Biều đồ cột thể hiện mức giữ lại của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Có thể nói nhìn biểu đồ trên cho ta thấy mức phí giữ lại hàng năm của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu là tăng qua mỗi năm, giai đoạn 2001-2004 tốc độ tăng là khá đồng đều và tương đối ổn định ở mức 19,64% mỗi năm. Đặc biệt giai đoạn 2004-2006 mức giữ lại tương đối cao, tốc độ tăng khá nhanh ở mức 44,91% / năm. Điều này chứng tỏ được sự trưởng thành của VINARE trong quá trình tích lũy vốn, tăng tiềm lực tài chính sau khi công ty bắt đầu tiến hành cổ phần hóa từ đầu năm 2005.
Sau khi nhận 20% phí tái bảo hiểm bắt buộc theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, VINARE tiến hành phân tán rủi ro không chỉ cho các nhà bảo hiểm trong nước mà còn tái bảo hiểm ra quốc tế. Để thấy rõ hơn về cơ cấu chuyển nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu ở VINARE sau đây là những đánh giá riêng về tình hình nhượng tái nghiệp vụ bảo hiểm này cho thị trường trong nước và nước ngoài.
Bảng 9: Tình hình chuyển nhượng phí tái bảo hiểm vật chất thân tàu cho thị trường trong nước tại VINARE (2000-2006)
Năm
Tổng phí chuyển nhượng ($)
Phí chuyển nhượng trong nước ($)
Tốc độ tăng trưởng phí (%)
Tỷ trọng phí chuyển nhượng (%)
2000
573.270
33.250
-
5,8
2001
600.156
36.600
10
6.1
2002
723.956
47.000
28,41
6,5
2003
867.096
59.000
25,53
6,8
2004
1.027.382
72.900
23,56
7,1
2005
1.463.012
106.800
46,5
7,3
2006
1.396.210
106.110
- 0,64
7,6
Tổng
6.651.082
461.660
TB: 22,23
TB: 6,75
( Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải – VINARE )
Bảng số liệu trên cho thấy phí nhượng tái bảo hiểm nghiệp vụ vật chất thân tàu của cho thị trường trong nước giai đoạn 2000-2006 đạt 461.600 $ với tốc độ tăng khá nhanh cả giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Nếu như năm 2000 giá trị phí chuyển nhượng chỉ đạt 33.250 $ thì đến năm 2006 con số này là 106.110 $, gấp hơn 3 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng phí bình quân giai đoạn này là 22,23%, tăng nhanh nhất là năm 2005, tốc độ tăng là 46,5% so với năm 2004, tương ứng với mức tăng giá trị tuyệt đối là 33.900 $, số phí tăng này còn lớn hơn mức phí chuyển nhượng năm 2000. Tuy nhiên đến năm 2006 phí nhượng tái đã giảm so với năm 2005 tuy mức giảm này là không đáng kể 0,64%, nguyên nhân là trong những năm gần đây tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này là tương đối cao, xấp xỉ 150% nên các công ty nhận tái không mặn mà với nghiệp vụ này.
Tương ứng với sự gia tăng của giá trị tuyệt đối thì tỷ trọng phí tái bảo hiểm chuyển nhượng cho thị trường trong nước so với tổng phí chuyển nhượng có sự tăng dần qua các năm từ 5,8% năm 2000 lên 7,6% năm 2006, tỷ trọng phí chuyển nhượng bình quân năm 2000-2006 là khoảng 6,7% so với tổng phí chuyển nhượng.
Có thể nói từ những kết quả phân tích trên cho ta thấy những cố gắng của VINARE trong việc tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc trong nước nhận tái bảo hiểm từ tổng công ty với mức hoa hồng ưu đãi, qua đó nâng mức phí giữ lại của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tuy nhiên nếu so sánh giữa số phí được chuyển nhượng trong nước với tổng số phí tái bảo hiểm được chuyển nhượng thì con số 6,75% (tỷ lệ phí chuyển nhượng trung bình giai đoạn 2000-2006) vẫn là rất khiêm tốn. Mặc dù tỷ lệ này như chúng ta đã thấy có những dấu hiệu rất tích cực song do khả năng tài chính còn hạn hẹp của các công ty bảo hiểm gốc trong nước nên chúng ta vẫn không tận dụng được hết khả năng của thị trường.
Bảng 10: Tình hình chuyển nhượng phí tái bảo hiểm vật chất thân tàu ra nước ngoài của VINARE (2000-2006)
Năm
Tổng phí chuyển nhượng ($)
Phí TBH chuyển nhượng ra nước ngoài ($)
Tốc độ tăng trưởng phí (%)
Tỷ trọng phí chuyển nhượng (%)
2000
573.270
540.020
-
94,2
2001
600.156
563.556
4,36
93,9
2002
723.956
676.956
20,12
93,5
2003
867.096
808.096
19,37
93,19
2004
1.027.382
954.482
18,11
92,9
2005
1.463.012
1.356.212
42,1
92,7
2006
1.396.210
1.290.100
-4,9
92,4
Tổng
6.651.082
6.189.422
TB: 16,53
TB: 93,25
( Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải – VINARE )
Bảng số liệu trên cho thấy tuy tỷ trọng phí chuyển nhượng ra nước ngoài đều giảm qua mỗi năm từ 94,2% (năm 2000) xuống 93,25% (năm 2006) song phí tái bảo hiểm ra nước ngoài vẫn có chiều hướng tăng 540.020 $ (năm 2000) - 1.290.100 $ (năm 2006). Mức tăng phí chuyển nhượng hàng năm khoảng 16,53%, ngoại trừ năm 2006 phí giảm 4,9% so với năm 2005. Điều này có thể giải thích do tỷ lệ bồi thường ở nghiệp vụ này những năm gần đây là rất cao, các công ty bảo hiểm trong nước còn hạn chế về tài chính nên mức nhận tăng hàng năm là còn thấp. Hàng năm VINARE cố gắng nâng mức giữ lại cho thị trường ở mức tối đa nhất, sau đó mới chuyển ra nước ngoài nhưng tỷ trọng phí chuyển ra nước ngoài vẫn là quá lớn so với tỷ lệ nhượng trong nước. Tỷ trọng phí chuyển nhượng ra nước ngoài trung bình giai đoạn 2000-2006 khoảng 93,25% trong khi tỷ trọng phí nhượng bình quân trong nước chỉ khoảng 6,7%.
Để đánh giá thành công của VINARE ta có thể xem vào bảng số liệu về cơ cấu phí chuyển nhượng cho thị trường trong nước và nước ngoài như sau:
Bảng 11: Cơ cấu phí chuyển nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu cho thị trường trong nước và nước ngoài của VINARE (2000-2006)
Năm
Phí tái bảo hiểm chuyển nhượng
Thị trường
trong nước
Thị trường
nước ngoài
Tổng ($)
Giá trị
($)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
($)
Tỷ trọng (%)
2000
33.250
5,8
540.020
94,2
573.270
2001
36.600
6.1
563.556
93,9
600.156
2002
47.000
6,5
676.956
93,5
723.956
2003
59.000
6,8
808.096
93,19
867.096
2004
72.900
7,1
954.482
92,9
1.027.382
2005
106.800
7,3
1.356.212
92,7
1.463.012
2006
106.110
7,6
1.290.100
92,4
1.396.210
Tổng
461.660
TB: 6,75%
6.189.422
TB: 93,25
6.651.082
( Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải – VINARE )
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ được sự thay đổi cơ cấu phí chuyển nhượng cho thị trường trong nước và nước ngoài qua các năm giai đoạn 2000-2006 của VINARE. Nếu như tỷ trọng phí chuyển nhượng cho thị trường trong nước có xu hướng tăng dần qua các năm từ 5,8% - 7,6%, tương ứng giá trị tuyệt đối cũng tăng thì tỷ trọng phí nhượng tái ra nước ngoài và giá trị tuyệt đối có xu hướng giảm dần từ 94,2% - 92,4%. Có thể nói những con số trên một lần nữa khẳng định những thành công của VINARE trong vai trò điều tiết thị trường bảo hiểm Việt Nam, nâng mức giữ lại cho toàn thị trường.
Từ những phân tích trên có thể nói hoạt động nhượng tái bảo hiểm của VINARE trong thời gian qua mang lại hiệu quả rất cao không chỉ riêng cho bản thân tổng công ty mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
2.4. Tình hình tổn thất nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
2.4.1. Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Cùng với những tổn thất trên thị trường bảo hiểm vật chất thân tàu đang diễn ra theo chiều hướng xấu thì tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm cháy cũng có xu hướng ra tăng, cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 12: Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)
Năm
Tổng phí thu
nhận tái
($)
Tổn thất thuộc trách nhiệm HĐ nhận TBH ($)
Tỷ lệ bồi thường
(%)
2000
719.270
405.698
56,4
2001
753.156
605.734
80,43
2002
907.956
1.286.244
141,66
2003
1.087.096
585.110
53,82
2004
1.289.382
2.405.266
186,54
2005
1.835.012
2.976.226
162,19
2006
1.946.210
2.866.034
147,26
Tổng
8.538.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BH1.docx