Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC

Tài liệu Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC: LỜI MỞ ĐẦU Nghiệp vụ Bảo hiểm cháy là một trong những nghiệp vụ truyền thống của BIC. Trong những năm qua việc khai thác nghiệp vụ này luôn là thế mạnh của công ty, doanh thu của nghiệp vụ thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc. Đặc biệt kể từ sau khi Chính phủ ban hành nghị định 130/2006/NĐ- CP ngày 8/11/2006 quy định chế độ Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng được mở rộng, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp khai thác tiềm năng này. Tuy nhiên hiện tại thị trường Bảo hiểm cháy còn nhiều khoảng trống, việc khai thác nguồn doanh thu này không hề đơn giản, đặt ra bài toán khó cho tất cả các doanh nghiệp trong đó có cả BIC. Nhận thức được tầm quan trọng của hỏa hoạn nói chung cũng như nghiệp vụ Bảo hiểm cháy ở BIC nói riêng, em đã chọn đề tài:“ Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình để giúp mọi người có cái nhìn tổng hợp nhất về loại hình nghiệp v...

docx117 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nghiệp vụ Bảo hiểm cháy là một trong những nghiệp vụ truyền thống của BIC. Trong những năm qua việc khai thác nghiệp vụ này luôn là thế mạnh của công ty, doanh thu của nghiệp vụ thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc. Đặc biệt kể từ sau khi Chính phủ ban hành nghị định 130/2006/NĐ- CP ngày 8/11/2006 quy định chế độ Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng được mở rộng, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp khai thác tiềm năng này. Tuy nhiên hiện tại thị trường Bảo hiểm cháy còn nhiều khoảng trống, việc khai thác nguồn doanh thu này không hề đơn giản, đặt ra bài toán khó cho tất cả các doanh nghiệp trong đó có cả BIC. Nhận thức được tầm quan trọng của hỏa hoạn nói chung cũng như nghiệp vụ Bảo hiểm cháy ở BIC nói riêng, em đã chọn đề tài:“ Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại BIC” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình để giúp mọi người có cái nhìn tổng hợp nhất về loại hình nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản này. Trong thời gian thực tập ở BIC, được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể ban lãnh đạo của công ty nói chung cũng như các anh chị phòng kinh doanh khu vực Đống Đa nói riêng và sự chỉ bảo hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Hải Đường em đã hoàn thành tốt chuyên đề. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn tài liệu và kiến thức có hạn, đề tài còn gặp nhiều khiếm khuyết và sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo và các anh chị để bài viết hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn. NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 1. Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của nghiệp vụ Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt . Trên thế giới Trong quá trình tồn tại và phát triển loài người luôn phải đối mặt với những rủi ro tai ương, thảm hoạ xảy ra bất ngờ như động đất, núi lửa, bão, bạo loạn chiến tranh…Trong đó cháy được coi là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất. Theo lịch sử để lại từ thời Trung đại rồi Phục Hưng, ở Châu Âu vẫn chưa có có một hệ thống phòng cháy hữu hiêụ nào hơn hệ thống sử dụng từ thời các hoàng đế La mã trị vì. Ở các thành phố lớn và thị trấn, nhà nào cũng phải dự trữ các xô đầy nước. Vào ban đêm đội tuần tra đi dọc các phố hễ thấy nhà nào có nguy cơ cháy là họ báo ngay cho chủ nhà. Nếu có hoả hoạn xảy ra thì thiệt hại từ cháy có thể được phường hội giúp đỡ với điều kiện họ phải là hội viên. Tuy nhiên khoản trợ giúp này chỉ mang tính chất động viên khích lệ chứ chưa thể coi là một khoản bồi thường thực sự. Phường hội đầu tiên kiểu này do các nhà buôn thành phố Rowen (Pháp) thành lập năm 1374 trong nhà thờ Saint Patree. Nhưng thời bấy giờ dân chúng vẫn có tư tưởng xem hoả hoạn là rủi ro không thể tránh khỏi cũng như nạn đói, chiến tranh và các dịch bệnh khác… Hiệp hội BH cháy đầu tiên ra đời ở Đức năm 1591mang tên là Feuer Casse. Một thời gian ngắn sau đó xuất hiện thêm một vài tổ chức nữa nhưng không để lại dấu ấn gì lớn cho đến giữa thế kỷ 17. Phải đến năm 1666, sau khi chứng kiến vụ cháy khủng khiếp ở thủ đô Luân Đôn diễn ra trong vòng 7 ngày 8 đêm, thiêu huỷ 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ và rất nhiều tài sản có giá trị khác, người dân Anh mới thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết lập hệ thống PCCC và bồi thường cho người thiệt hại một cách hữu hiệu. Với mức độ nghiêm trọng của thảm hoạ này khiến các nhà kinh doanh của Anh phải nghĩ ngay đến việc cộng đồng chia sẻ rủi ro trong hoả hoạn. Do vậy năm 1667 ở Anh đã xuất hiện một số văn phòng cung cấp dịch vụ PCCC .Trong thời gian thành phố được kiến thiết lại, một nhà vật lý người Anh tên là Nicolas Bavbon đã bắt đầu nhận BH cháy cho những ngôi nhà xây dựng lại. Ban đầu công ty của ông hoạt động theo hình thức tư nhân, nhưng sau đó năm 1684 đã bắt đầu chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên gọi là “Friendly Society Fire Office”. Công ty này hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ, hệ thống phí cố định và người BH phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Tiếp theo đó một số công ty BH khác cũng theo đó ra đời: Hand in hand (1696), Sun Fire office (1710), Union (1714). Và khi mới ra đời các công ty này chỉ nhận đảm bảo cho hậu quả sự cố “hoả hoạn” gọi là BH cháy đơn thuần. Trước những nhu cầu của nhiều khách hàng muốn được BH chống lại các rủi ro đặc biệt có mức độ tổn thất tương tự hoả hoạn với chi phí thấp và thể thức đơn giản, các công ty phải thiết kế những bản hợp đồng BH phối hợp giữa rủi ro hoả hoạn và các rủi ro khác như đa rủi ro nhà ở, đa rủi ro của các doanh nghiệp… Từ đó đến nay, nghiệp vụ BH cháy đã được triển khai hầu hết các nước trên thế giới và là một trong những nghiệp vụ BH truyền thống chiếm tỷ trọng doanh thu phí cao của các doanh nghiệp BH. Theo tài liệu thống kê việc kinh doanh BH thì BH cháy có lịch sử gần lâu đời nhất, chỉ đứng sau BH hàng hải. 1.2. Ở Việt Nam Tại Việt Nam trước năm 1945 đã có một công ty BH cháy của Pháp hoạt động. Tuy nhiên do cơ chế bao cấp, Nhà nước đứng ra bù đắp mọi thiệt hại nhằm đảm bảo tài chính cho các doanh nghiệp khi họ không may gặp rủi ro. Vì vậy BH nói chung và BH cháy cháy nói riêng không có điều kiện phát triển. Phải đến tận khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với cơ chế tự hạch toán kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thiệt hại kinh doanh, cùng với quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/11/1989 của bộ trưởng Bộ Tài chính kèm theo quy tắc và biểu phí BH cháy thì nghiệp vụ này mới chính thức được công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) triển khai và phát triển. Sau một thời gian thực hiện để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Tài chính ban hành thêm một số quyết định khác đối với nghiệp vụ BH cháy: quyết định số 142/TCQĐ về quy tắc và biểu phí mới, quyết định 212/TCQĐ ngày12/4/1993 thay thế cho biểu phí quyết định 142 và mới nhất là quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 về quy tắc và biểu phí Bảo hiểm cháy bắt buộc. Việc Chính phủ ban hành nghị định 130/2006/NĐ- CP ngày 8/11/2006 quy định chế độ BH cháy nổ bắt buộc kèm theo quyết định số 28 của Bộ Tài chính về quy tắc và biểu phí BH cháy nổ bắt buộc đã tạo cơ sở pháp lý đầu tiên để Bảo Việt cũng như các công ty BH khác triển khai nghiệp vụ BH cháy . Từ năm 1990, nước ta đã có 16 công ty triển khai nghiệp vụ BH cháy với giá trị tham gia BH lên đến 6.200 tỷ đồng. Đến năm 1994 BH cháy được thực hiện ở hầu hết 53 tỉnh thành phố với tổng giá trị BH là 27.000 tỷ đồng. Tuy nhiên các công ty mới chỉ BH chủ yếu cho các kho xăng dầu, còn phần lớn các tài sản như nhà máy, khách sạn, xí nghiệp…trị giá nhiều tỷ đồng vẫn chưa được BH. Giai đoạn 1994-1995 đánh dấu sự ra đời của một số công ty BH phi nhân thọ như Bảo Long, Bảo Minh, Pjico làm cho thị trường BH nói chung và thị trường BH cháy nói riêng bắt đầu phát triển sôi động. Qua một số năm thực hiện, nghiệp vụ này càng phát triển. Năm 2000 doanh thu phí BH đạt 16.200.000USD Mỹ, tăng 16% so 1999. Số lượng công ty BH tham gia cung cấp dịch vụ trên thị trường BH cháy không ngừng tăng với sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú. 2. Sự cần thiết và tác dụng của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt 2.1 Sự cần thiết của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt Cháy là một trong những rủi ro mang tính chất thảm hoạ và khi xảy ra hậu quả để lại rất nặng nề. Việc khắc phục nó đòi hỏi phải có nguồn tài chính khổng lồ. Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô la. Các vụ cháy không chỉ xảy ra ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…nơi mà có nền khoa học, công nghệ đã đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại và an toàn thì cháy vẫn xảy ra và ngày càng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều, gây thiệt hại lớn đặc biệt tại các khu vực kinh tế phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…Trong vòng 30 năm, kể từ ngày chủ tịch Hồ Chí Minh ký sác lệnh PCCC ngày 4/10/1961 đến ngày 4/10/1991 đã xảy ra 566.036 vụ cháy lớn nhỏ, gây thiệt hại về vật chất ước tímh 948 tỷ đồng, làm chết 2.574 người, bị thương 4.479 người. Từ năm 1992-1993 cả nước có khoảng 1.710 vụ cháy, làm chết 213 người, bị thương 348 người, ước tính thiệt hại 114,746 tỷ đồng. Giai đoạn 1996-2003, xảy ra 8.015 vụ cháy, gây thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng. Tỷ lệ các vụ cháy lớn là 2,47%, thiệt hại lên tới 67,25% tổng thiệt hại. Năm 97 cả nước có 58 vụ cháy chợ trong đó có 4 vụ cháy lớn xảy ra ở Hà Nội, Nam Định, Thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang. Trong những năm gần đây nước ta liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn nhỏ để lại hậu quả nặng nề: + Ngày 16/12/2006 cháy chợ Lớn Quy Nhơn thiêu rụi toàn bộ hàng hoá trong hai dãy nhà hai tầng và một dãy nhà hai tầng tổng diện tích 5.000m2 , tổng thiệt hại trên 120 tỷ đồng. + Ngày 27/3/2007 trung tâm thương mại Sài gòn cháy kho chứa dụng cụ vệ sinh, tổng thiệt hại lên đến 67.150USD. + Ngày 23/5/2007 cháy doanh nghiệp tư nhân Dy Khang ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc A (TPHCM), thiệt hại tài sản khoảng 19,2 tỷ đồng. + Ngày 30/6/2007 công ty TNHH Nhị Hà & Tân Việt Phát cháy, tổng giá trị thiệt hại ước tính 20 tỷ đồng. Thiệt hại do cháy gây ra rất nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của một vài cá nhân mà còn tác động mạnh đến cả cộng đồng dân cư, môi trường khí hậu. Để đối phó với cháy từ xa xưa con người dân sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau như PCCC, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và ý thức thông tin tuyên truyền về PCCC. Mặc dù khoa học công nghệ phát triển thì phương tiện PCCC được đổi mới. Tuy nhiên sự phát triển của khoa học công nghệ về an toàn thường chậm hơn so kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và nguồn vốn đầu tư vào công tác đảm bảo an toàn thường thấp hơn so nguồn vốn đầu tư phát triển. Vì thế ngày càng có nhiều vụ cháy với thiệt hại lớn hơn, nguyên nhân xảy ra cũng khó lường hơn trong đó cũng có cả nguyên nhân xuất phát từ mặt trái công nghệ. Do vậy để đối phó hậu quả của cháy gây ra thì BH vẫn được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Ngoài ra khi tham gia BH, người được BH còn có thể nhận được các dịch vụ tư vấn về quản lý rủi ro, PCCC từ phía người BH. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường, các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân đều phải tự chủ về tài chính. Hoạt động sản xuất, đầu tư, khai thác…ngày một gia tăng, khối lượng hàng hoá, vật tư luân chuyển và tập trung rất lớn, công nghệ sản xuất đa dạng phong phú. Nếu xảy ra cháy lớn, họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn về tài chính, thậm chí có thể bị phá sản. Vì vậy bên cạnh việc tích cực PCCC thì BH cháy thực sự là một giá đỡ cho các tổ chức cá nhân tham gia BH. 2.2 Tác dụng của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt BH cháy là loại hình BHTS, trong đó đối tượng bảo hiểm thường có giá trị BH rất lớn. Khi xảy ra rủi ro hậu quả để lại rất nặng nề không chỉ riêng đối với cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội. Vì vậy nghiệp vụ BH cháy và rủi ro đặc biệt ra đời có ý nghĩa tác dụng vô cùng to lớn. * Đối với người tham gia Bảo hiểm : Thứ nhất, BH cháy khắc phục tổn thất từ đó góp phần ổn định cuộc sống sản xuất sinh hoạt của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Đối với các cá nhân, hộ gia đình giá trị tài sản đều nằm trong phạm vi ngôi nhà của họ. Theo số liệu thống kê cho thấy trong những năm gần đây, tỷ lệ xảy ra cháy ở các hộ dân cư khá cao chiếm 70,1% số vụ cháy. Do đó khi cháy xảy ra bản thân mỗi người gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trong các doanh nghiệp, quy mô sản xuất càng rộng, giá trị TS càng lớn. Vì vậy khi có tổn thất do cháy gây ra thì hậu quả thật khôn lường và ảnh hưởng lâu dài tới bản thân doanh nghiệp và cá nhân đơn vị khác có liên quan. Doanh nghiệp phải đứng trước bờ vực cơ nguy cơ mất trắng những TS có giá trị lớn và việc khôi phục sản xuất trở lại là điều vô cùng khó khăn, trong trường hợp xấu nhất là phá sản. BH ra đời giúp cho mỗi cá nhân doanh nghiệp ổn định được cuộc sống cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc bồi thường một cách kịp thời thoả đáng khi không may có tổn thất, từng bước khắc phục hậu quả của những thiệt hại xảy ra đối với họ. Trên cơ sở người tham gia BH cháy đóng góp một khoản phí với tỷ lệ nhỏ so với giá trị TS của mình, các cá nhân doanh nghiệp sẽ nhận được cam kết bồi thường từ phía công ty BH khi co rủi ro xảy ra. Có thể nói BH là “lá chắn kinh tế” hữu hiệu đảm bảo nguồn tài chính cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi không may xảy ra sự cố bảo hiểm, giúp họ yên tâm sản xuất kinh doanh, tiến hành mở rộng đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, Bảo hiểm cháy còn góp phần tích cực công tác ĐPHCTT, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp. Rủi ro cháy có thể xảy ra bất cứ đâu bất cứ khi nào.Vì vậy để giảm thiểu xác suất bồi thường cho khách hàng, các công ty BH hết sức quan tâm đến công tác quản trị rủi ro mà trong đó công tác PCCC được đặt lên hàng đầu. Bằng một khoản trích theo tỷ lệ nhất định từ phần phí thu được, các công ty BH sẽ thực hiện các biện pháp ĐPHCTT một cách hiệu quả thông qua công tác thống kê tình hình tổn thất hàng năm, xác định nguyên nhân tổn thất, tư vấn những khu vực có nguy hiểm cao về cháy, thường xuyên phối hợp với khách hàng trong công tác tập huấn PCCC, hỗ trợ khách hàng trang bị phương tiện PCCC …Để làm tốt công tác này, công ty BH cần có những cán bộ chuyên môn giỏi về đánh giá và quản lý rủi ro , tích cực hướng dẫn khách hàng các biện pháp đảm bảo an toàn. Ngoài ra hàng năm các doanh nghiệp cũng thường xuyên đóng góp kinh phí cho hoạt động PCCC theo quy định Nhà nước để đầu tư trang bị PCCC, hỗ trợ tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật và kiến thức phổ thông về PCCC cho toàn dân…Hoạt động này không chỉ có ý nghĩa đối với người tham gia trong công tác hạn chế rủi ro mà có ý nghĩa đối với cả xã hội. Thứ ba, BH cháy còn là chỗ dựa tinh thần cho mọi cá nhân, tổ chức, giúp họ yên tâm trong cuộc sống và trong hoạt động sản xuất kinh doanh BH thể hiện tính cộng đồng, tương trợ, nhân văn sâu sắc, góp phần ổn định xã hội. Hậu quả của rủi ro cháy sẽ gây khó khăn về tài chính, kinh doanh bị gián đoạn, phá sản…dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng do nhà máy đóng cửa, đình công, bạo loạn gây mất trật tự cho xã hội. Việc triển khai BH cháy gúp nhà đầu tư và nhà thầu mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế vì đã có BH cháy bảo trợ. Từ đó ngày càng tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời tránh sự lo lắng, bất ổn của người dân sống xung quanh khu vực thường xuyên có cháy và nguy cơ xảy ra cháy cao. Bên cạnh đó BH cháy ra đời còn giúp các doanh nghiệp tham gia thuận tiện hơn trong các hoạt động vay vốn của các tổ chức tài chính, Ngân hàng. Vì khi tiến hành cho các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh thì các Ngân hàng, quỹ tài chính bao giờ cũng đòi hỏi có thế chấp. Doanh nghiệp đã tham gia BH thì có thể trình hợp đồng BH như một bằng chứng của sự đảm bảo để vay vốn, giúp các Ngân hàng, tổ chức tài chính yên tâm đối với các khoản cho vay bởi vì nếu có rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp đó thì doanh nghiệp sẽ nhận được bồi thường từ phía công ty BH, đảm bảo khả năng trả nợ cao hơn các doanh nghiệp không tham gia BH. Thứ tư, BH cháy góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về công tác PCCC và tham gia BH. Đối với các nghiệp vụ BH, đặc biệt BH cháy, công tác thống kê đóng vai trò hết sức quan trọng. Có làm tốt công tác này thì việc tính toán tỷ lệ phí, tỷ lệ tổn thất, tỷ lệ bồi thường mới chính xác được. Thông qua thống kê BH số liệu về các vụ cháy xảy ra trong quá khứ cũng như xác suất xảy ra cháy được thu thập đầy đủ và khoa học. Những tài liệu này có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về rủi ro cháy. Hơn nữa bằng việc tham gia BH cháy, người tham gia sẽ có ý thức hơn về việc tự bảo vệ TS của mình cũng như cộng đồng thông qua sự tuyên truyền rộng rãi, phổ biến kiến thức PCCC của các nhà BH về nguy cơ, hậu quả của rủi ro cháy. * Đối với Nhà nước và nền kinh tế: BH cháy mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho cả doanh nghiệp BH và Nhà nước. Khi nghiệp vụ BH cháy ngày càng được mở rộng, đặc biệt với sự chấp hành nghiêm chỉnh của đối tượng tham gia BH cháy bắt buộc, khoản phí thu được từ khách hàng ngày càng gia tăng, từ đó quỹ BHcháy được hình thành tương đối lớn. Các công ty BH chỉ giữ lại một khoản tiền nhất định trong quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán, số còn lại sẽ được mang đi đầu tư sinh lời. Với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi không nhỏ các công ty BH có thể cho vay, mua trái phiếu, đầu tư bất động sản…Do vậy nền kinh tế chắc chắn luôn nhận được một lượng vốn đầu tư đáng kể từ quỹ của các doanh nghiệp BH khiến cho các hoạt động kinh tế trở nên sôi động, hiệu quả hơn. Với tư cách là trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, BH góp phần tạo nguồn quỹ đầu tư dồi dào kích thích thị trường vốn phát triển. Các doanh nghiệp BH đã tạo ra “bàn tay vô hình” thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hậu quả của cháy để lại thường rất nằng nề, số tiền để khắc phục hậu quả thường rất lớn, không có một tổ chức cá nhân nào có thể gánh chịu được mà phải viện tới sự giúp đỡ của Ngân sách Nhà nước. BH cháy ra đời góp phần giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách quốc gia trong việc chi khắc phục hậu quả, tránh nhiều biến động chi tiêu ảnh hưởng đến kế hoạch Ngân sách Nhà nước. Ngoài ra BH cháy còn góp phần tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước thông qua hoạt động TBH. Đây là nghiệp vụ có giá trị lớn, để đảm bảo khả năng thanh toán bồi thường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành nhượng tái đồng thời nhận tái từ những hợp đồng lớn. Thị trường BH cháy ngày càng phát triển thì ngày càng có nhiều đơn TBH và mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Ngày nay khi nền kinh tế đang mở cửa, có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào nước ta. Các nhà đầu tư nước ngoài rất yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam vì những lĩnh vực mà họ hoạt động đều được các công ty BH đứng ra bảo trợ khi không may xảy ra rủi ro tổn thất. Điều này tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình mở rộng phát triển kinh té đối ngoại trong công cuộc xây dựng đất nước. Như vậy với những tác dụng to lớn mà BH nói chung và BH cháy nói riêng mang lại cho cá nhân người tham gia cũng như cho Nhà nước, nhiều quốc gia đã quy định chế độ BH cháy bắt buộc đối với những cơ sở có nguy cơ cháy cao. Ở Việt Nam điều 8 luật kinh doanh BH và điều 9 luật PCCC cũng quy định bắt buộc nghiệp vụ này. II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 1. Một số khái niệm BH cháy thực chất là loại hình BHTS. Tuy nhiên do tính chất đặc thù riêng của nghiệp vụ chỉ BH cho những rủi ro cháy đơn thuần và các rủi ro đặc biệt đi kèm, nên trong đơn BH cháy và các rủi ro đặc biệt có một số khái niệm, thuật ngữ sau: - Cháy: theo nghĩa thông thường cháy được hiểu là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng. - Hoả hoạn: là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về người hoặc tài sản. - Sét: là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện tác động vào đối tượng BH. - Nổ: có nhiều hiện tượng nổ, có 2 loại nổ chính: + Nổ lý học: là trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên quá cao, vỏ thể tích không chịu được áp lực nên bị nổ. Nói một cách khác có thể coi hiện tượng nổ là một việc san bằng bất thình lình sự khác nhau về áp lực giữa hai khối khí. + Nổ hoá học: là hiện tượng nổ do cháy quá nhanh (một phần nghìn hay một phần vạn giây đồng hồ) toả ra nhiều sức nóng, sinh ra nhiều hơi. Nghiên cứu các hiện tượng nổ hoá học thì thấy có đủ ba dấu hiệu của sự cháy, đó là có phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng .Vì vậy nổ hoá học thực chất là hiện tượng cháy nhưng cháy với tốc độ nhanh. Các loại thuốc nổ, bom đạn đều là nổ hoá học. Nổ thường gây thiệt hại có tính cơ học cho môi trường xung quanh như phá huỷ, lật đổ hay lan sang rất mạnh. - Đơn vị rủi ro: là một nhóm TS tách biệt nhóm TS khác, cách nhau một khoảng trống lớn hơn khoảng trống tối thiểu hoặc có bức tường chống lửa giữa các nhóm TS đó, không cho lửa cháy lan từ nhóm này sang nhóm khác. Đơn vị rủi ro còn gọi là rủi ro riêng biệt: rủi ro TS này không ảnh hưởng rủi ro TS khác. + Đơn vị rủi ro được coi là cách biệt về không gian nếu TS được BH đảm bảo khoảng cách tối thiểu. Khoảng cách tối thiểu được quy định là khoảng cách tính bằng chiều cao của ngôi nhà cao nhất. Hoặc: Tối thiểu 20m đối với các kho bãi ngoài trời chứa nguyên vật liệu dễ cháy Tối thiểu 15m đối với các ngôi nhà có chứa hay gia công vật liệu dễ cháy Tối thiểu 10m đối với tài sản là loại không cháy hoặc khó cháy Lưu ý trong phạm vi khoảng cách đó không được để vật liệu dễ cháy. Cầu và hành lang nối các nhà làm bằng vật liệu không cháy, các ống khói không liên quan đến việc xác định khoảng cách tối thiểu. + Đơn vị rủi ro được coi là cách biệt về cấu trúc nếu các toà nhà, bộ phận ngôi nhà hoặc kho tàng được ngăn cách bằng tường ngăn cháy. Tường ngăn cháy là cấu trúc xây dựng phân chia đơn vị rủi ro, ngăn cho lửa không cháy lan giữa các đơn vị rủi ro. Tường ngăn cháy phải đáp ứng yếu tố kỹ thuật sau: Có giới hạn chịu lửa ít nhất 90 phút Phải chịu được nhiệt độ trên 1000oC Nếu là nhà cao tầng thì phải được xây kín ở hầu hết các tầng không được so le nhau Nếu mái nhà làm bằng vật liệu khó cháy thì tường ngăn cháy phải được xây dựng sát và khít tới tận mái nhà. Nếu mái nhà làm bằng vật liệu dễ cháy thì phải xây vượt quá phần mái nhà ít nhất 30m Nếu mái nhà có lỗ hở thì phải xây cách ít nhất 5m Không được để được vật liệu hay cấu kiện xây dựng dễ cháy vắt ngang qua tường ngăn cháy - Bậc chịu lửa của công trình: đặc trưng cho khả năng chịu lửa theo tính chất ngôi nhà và công trình, được xác định bởi giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính. Các công trình có bậc chịu lửa khác nhau thì tỷ lệ phí BH cũng khác nhau. - Giới hạn chịu lửa: là thời gian tính từ khi bắt đầu chịu lửa theo một tiêu chuẩn nhất định đến khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu. - Tổn thất toàn bộ: + Tổn thất toàn bộ thực tế: trong BH cháy và rủi ro đặc biệt là TS được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hư hỏng hoàn toàn hoặc số lượng còn nguyên nhưng giá trị không còn gì. + Tổn thất toàn bộ ước tính: là TS được BH bị phá huỷ đến mức nếu sửa chữa phục hồi thì chi phí sửa chữa, phục hồi lớn hơn số tiền BH. - Tổn thất bộ phận: là bộ phận của TS bị hư hỏng hoặc bị phá huỷ, thường tồn tại dưới bốn dạng: giảm về giá trị, giảm về số lượng, giảm về trọng lượng và giảm về thể tích. 2. Đặc điểm của Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt Cháy là một trong số những loại rủi ro gây hậu quả lớn nhất và nặng nề nhất. Bởi vậy trên thế giới hầu hết các công ty BH phi nhân thọ đều triển khai nghiệp vụ này. Ngoài những đặc điểm chung của loại hình BHTS, BH cháy và các rủi ro đặc biệt còn có những đặc điểm riêng sau: Thứ nhất: Những tài sản tham gia BH cháy rất đa dạng và phong phú từ máy móc thiết bị vật tư đến hàng hoá thành phẩm, mỗi loại có khả năng gặp hoả hoạn rất khác nhau. Ngay bản thân một loại TS được làm bằng nguyên vật liệu khác nhau thì khả năng xảy ra hoả hoạn cũng khác nhau. Phạm vi BH hay rủi ro rất dễ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, do sự vô tình hay hữu ý của con người hay do sự biến động của thiên nhiên gây ra. Chính vì vậy nhà BH rất khó phân loại, kiểm soát và đánh giá rủi ro trước khi ký hợp đồng, và khó có thể đưa ra được những biện pháp ĐPHCTT một cách có hiệu quả cho những TS tham gia BH. Để tránh phải bồi thường nhiều cho đối tượng BH và hạn chế tối thiểu được hiện tượng trục lợi BH cũng như để người tham gia nhận thức chính xác về thực trạng TS của mình, các công ty BH cần có những cán bộ chuyên môn giỏi trong việc đánh giá rủi ro và ĐPHCTT góp phần tạo lòng tin cho khách hàng và tăng doanh thu cho nghiệp vụ BH cháy. Thứ hai: Hoạt động của nghiệp vụ BH cháy mang tính chất kỹ thuật rất phức tạp. Vì đối tượng tham gia BH thường là các TS như: máy móc, nguyên vật liệu, hàng hoá…nên quá trình triển khai sẽ liên quan đến nhiều yếu tố kỹ thuật. Đặc điểm này thể hiện rõ trong từng khâu của nghiệp vụ: xác định giá trị BH, phân chia đơn vị rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, ĐPHCTT, xác định nguyên nhân cháy, giá trị thiệt hại. Thứ ba: Phí BH cháy phụ thuộc vào nhiều yếu tố tăng giảm rủi ro. Đây là loại hình BH cho đối tượng là TS, và rủi ro cơ bản được BH là rủi ro hoả hoạn, do vậy các yếu tố như: kết cấu của loại TS ( vật liệu xây dựng, bao bì), chất lượng TS, cách thức hay khu vực bố trí TS, các phương tiện PCCC…ảnh hưởng rất lớn đến phí BH. Bởi vì các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng hay giảm thiểu rủi ro cháy. Nếu khả năng xảy ra rủi ro cháy càng ít thì cả người được BH, nhà BH và xã hội đều có lợi. Người được BH giảm được phí, nhà BH giảm được khả năng phải bồi thường, xã hội không ngưng trệ bởi tổn thất. Thứ tư: Đối tượng của BH cháy thường là các công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng , xí nghiệp... Giá trị TS của các đối tượng này rất lớn nên số tiền BH rất lớn. Mức độ thiệt hại do hoả hoạn gây ra đôi khi mang tính thảm hoạ. Do vậy khi triển khai nghiệp vụ BH này các công ty BH đồng thời phải nghĩ ngay đến việc thực hiện TBH để phân tán rủi ro và các nghiệp vụ bổ sung như: BH gián đoạn kinh doanh, BH trách nhiệm đối với thiệt hại người thứ ba… Bên cạnh đó trong nghiệp vụ này các công ty cũng phải đặc biệt quan tâm đến nguồn tài chính dự trữ dự phòng. Mặc dù có thể xác định khá chính xác phí BH nhưng do các vụ cháy xảy ra không đúng quy luật nên biên độ dao động tổn thất của nghiệp vụ là khá lớn, hậu quả không lường trước được. Do vậy việc duy trì và đảm bảo an toàn cho quỹ dự phòng dao động lớn là rất quan trọng. Như vậy trong quá trình triển khai nghiệp vụ BH cháy và các rủi ro đặc biệt, doanh nghiệp BH cần chú ý những đặc điểm trên để xây dựng những phương án phòng tránh hữu hiệu, phối hợp với lực lượng cảnh sát PCCC để kịp thời xử lý trong mọi tình huống, giải quyết nhanh chóng khiếu nại bồi thường. Điều này mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp BH, giúp tiết kiệm được thời gian tiền bạc trong suốt quá trình BH. 3. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt 3.1 Đối tượng, phạm vi Bảo hiểm 3.1.1 Đối tượng Bảo hiểm BH cháy là loại hình BHTS vì vậy đối tượng BH có giá trị rất lớn, đa dạng, phức tạp. Các đối tượng đó bao gồm là các TS bất động sản, động sản ( trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng, lắp đặt thuộc loại hình BH khác) thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Tuy nhiên để giúp cho việc tính phí BH chính xác, giúp công tác giải quyết bồi thường nhanh chóng, đồng thời giúp cho người tham gia BH nhận biết một cách dễ dàng TS tham gia, các công ty BH thống nhất chia đối tượng BH thành năm nhóm cơ bản: + Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng ( trừ đất đai). + Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh. + Sản phẩm vật tư, hàng hoá dự trữ trong kho. + Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây truyền sản xuất. + Các loại tài sản khác như: kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn… 3.1.2 Phạm vi Bảo hiểm Phạm vi BH là giới hạn các rủi ro được BH và giới hạn trách nhiệm của các công ty BH. Trong BH cháy và các rủi ro đặc biệt, nhà BH có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí sau: + Những thiệt hại do những rủi ro được BH gây ra cho TS . + Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất TS được BH trong và sau khi cháy. + Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi cháy. a, Rủi ro được Bảo hiểm: bao gồm rủi ro chính và rủi ro đặc biệt ( rủi ro phụ) * Rủi ro chính ( rủi ro nhóm A): Hoả hoạn Rủi ro này thực chất bao gồm ba phần: cháy, sét. nổ - Cháy: Trong đơn BH cháy tiêu chuẩn không định nghĩa rõ như thế nào là hoả hoạn vì người ta hiểu nó theo nghĩa thông dụng. Tuy nhiên Hoả hoạn được BH phải hội tụ đầy đủ ba yếu tố: + Phải thực sự phát lửa. + Lửa đó không phải lửa chuyên dùng. + Về bản chất đám lửa đó phải là bất ngờ hay ngẫu nhên đối với người được BH chứ không phải cố ý, có chủ định của họ hoặc có sự đồng loã của họ. Tuy nhiên hoả hoạn xảy ra do sự bất cẩn của người được BH vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường. Khi có đủ ba điều kiện đó và có những thiệt hại vật chất do những nguyên nhân được cho là hợp lý gây ra, những thiệt hại đó vẫn được bồi thường cho dù đó là vì cháy hay do nhiệt hoặc khói. Mặc dù không được nêu rõ trong đơn BH nhưng thiệt hại do hoả hoạn ở đây gồm cả: + Thiệt hại do khói mà mà nguồn lửa gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. + Thiệt hại do nước dùng để chữa cháy. + Thiệt hại do phá vỡ để ngăn chặn cháy lan. + Thiệt hại do việc thực hiện nhiệm vụ chữa cháy + Thiệt hại mà người được BH phải gánh chịu do việc bảo vệ TS và kiểm soát sự phát triển của ngọn lửa. Tuy vậy, hoả hoạn ở đây loại trừ: + Động đất, núi lửa phun hay biến động khác của thiên nhiên + Tài sản bị phá huỷ hay hư hỏng do: Tự lên men hoặc tự toả nhiệt. Chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt. + Bất kỳ thiệt hại nào gây nên bởi hoặc do cháy rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới dù là ngẫu nhiên hay không và đốt cháy với mục đích làm sạch đất đai. Việc loại trừ chỉ nhằm mục đích thống nhất khái niệm hoả hoạn được dùng trong toàn bộ đơn BH. Nếu người BH yêu cầu, TS vẫn có thể được BH bằng những rủi ro phụ riêng biệt. - Sét: Người BH sẽ bồi thường khi TS bị phá huỷ trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây ra cháy. Như vậy khi sét đánh mà không làm biến dạng hoặc gây cháy cho TS được BH thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của BH. Cần lưu ý, khi tia sét phá huỷ trực tiếp hoặc làm phát lửa gây cháy đối với các thiết bị điện thì được bồi thường. Nếu tia sét chỉ làm thay đổi dòng điện, mà không gây cháy, dẫn đến thiệt hại do thiết bị điện thì không được bồi thường (sét gián tiếp). - Nổ: Theo rủi ro nhóm A, phạm vi BH chỉ bao gồm: + Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt. + Nổ các lò sưởi trong gia đình, công xưởng có có sử dụng hơi đốt. Các trường hợp nổ gây ra hoả hoạn nghiễm nhiên được BH. Như vậy ở đây còn lại là những thiệt hại do nổ mà không gây cháy: + Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ nhưng không gây cháy thì không được bồi thường, trừ trường hợp nổ nồi hơi hoặc khí phục vụ sinh hoạt, với điều kiện là sự nổ đó không phải là do các nguyên nhân bị loại trừ. + Tổn thất hoặc thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy: thiệt hại ban đầu do cháy được bồi thường nhưng những tổn thất do hậu quả của nổ, ngoài nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt thi không được bồi thường. Nổ trong rủi ro A chỉ bồi thường những thiệt hại do cháy phát sinh từ nổ. Những thiệt hại từ các mảnh vỡ hoặc do sức ép từ nổ không được bồi thường. - Rủi ro nhóm B: Nổ Nổ trong rủi ro phụ BH cho cả những thiệt hại từ các mảnh vỡ hoặc do sức ép từ nổ. Tuy nhiên loại trừ: + Thiệt hại xảy ra đối với nồi hơi, bình tiết kiệm, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị có sử dụng áp lực hoặc đối với các chất liệu chứa trong các máy móc thiết bị đó do chúng bị nổ. Mục đích của loại trừ này để tránh trùng lặp đơn BH kỹ thuật khác (đổ vỡ máy móc), thiệt hại đối với các TS khác vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm BH. + Thiệt hại gây nên bởi hoặc do hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của những hành động khủng bố. - Rủi ro nhóm C: Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào. - Rủi ro nhóm D: Gây rối, đình công, công nhân bế xưởng. Những thiệt hại gây nên trực tiếp bởi: + Hành động của bất kỳ người nào cùng với những người khác tham gia vào công việc làm mất trật tự xã hội (dù có liên quan đến đình công, bế xưởng bãi công hay không). + Hành động của bất kỳ chính quyền hợp pháp nào trong việc trấn áp hoặc cố găng trấn áp các hành động gây rối hoặc việc hạn chế hậu quả của những hành động gây rối đó. + Hành động cố ý của bất kỳ người đình công hay người bế xưởng bãi công nào nhằm ủng hộ bãi công hoặc chống lại bế xưởng bãi công. + Hành động của bất kỳ chính quyền hợp pháp nào nhằm ngăn chặn hoặc cố gắng ngăn chặn những hành động như vậy hay hạn chế hậu quả của những hành động đó. Rủi ro nhóm D loại trừ: + Những thiệt hại gây nên bởi hay hậu quả gián tiếp hoặc trực tiếp của: Những hành động khủng bố. Phong trào quần chúng có quy mô hoặc có thể phát triển thành một cuộc khởi nghĩa quần chúng. Hành động ác ý của bất kỳ người nào (cho dù hành động đó có được thực hiện trong việc gây mất trất tự xấ hội hay không) khác với hành động cố ý của người tham gia đình công hoặc của công nhân bế xưởng bãi công nhằm ủng hộ bãi công hoặc nhằm chống lại bế xưởng bãi công. Hành động ác ý xóa, làm mất mát sai lệch hay làm hư hỏng thông tin trên hệ thống máy tính hay các hồ sơ chương trình phần mềm khác. + Thiệt hại do mất thu nhập, do chậm trễ, do mất thị trường hay bất kỳ tổn thất nào mang tính chất hậu quả hay mang tính chất gián tiếp khác dưới bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Thiệt hại do ngừng toàn bộ hay một phần công việc hoặc do chậm trễ hoặc do gián đoạn bất kỳ một quy trình hay hoạt động nào. Thiệt hại do bị tước quyền sở hữu vĩnh viễn hay tạm thời do tài sản bị tịch biên, tịch thu, trưng dụng, phá hủy theo lệnh của nhà cầm quyền hợp pháp. Thiệt hại do bị tước quyền sở hữu vĩnh viễn hay tạm thời của bất kỳ ngôi nhà nào do việc chiếm hữu bất hợp pháp các tòa nhà đó của bất kỳ người nào. - Rủi ro nhóm E: Hành động ác ý: Thiệt hại xảy ra đối với TS được BH mà nguyên nhân trực tiếp là hành động ác ý của bất cứ người nào (dù co hành động này có xảy ra trong quá trình gây rối trật tự hay không) nhưng loại trừ những thiệt hại do trộm cắp hoặc mưu toan thực hiện trộm cắp. Rủi ro này chỉ được BH khi người tham gia đã mua BH cho rủi ro nhóm D. - Rủi ro nhóm F: Động đất , núi lửa phun: bao gồm cả lũ lụt và nước biển tràn vào do hậu quả của động đất và núi lửa phun. - Rủi ro nhóm G: Giông bão: Phạm vi bảo hiểm là những thiệt hại gây ra đối với tài sản do ảnh hưởng của thiên nhiên như gió mạnh, mưa lớn kéo dài về mặt không gian và thời gian. Tuy nhiên rủi ro nhóm G loại trừ: + Thiệt hại gây ra do: Nước thoát ra khỏi ranh giới bình thường của các nguồn nước tự nhiên hay nhân tạo, các kênh hồ, đê, đập, các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn. Nước tràn từ biển dù là do giông bão hay các nguyên nhân khác. + Thiệt hại gây ra do sương muối, sụt lở đất. + Thiệt hại đối với bạt mái hiên che nắng, mành tre bảng biển hoặc các trang thiết bị lắp đặt phía ngoài, hàng rào, cổng ngõ và các động sản khác để ngoài trời + Thiệt hại đối với các công trình đang trong quá trình xây dựng, cải tạo hay sửa chữa trừ khi các cửa ra vào, cửa sổ và các lỗ thông thoáng khác đã được hình thành và được bảo vệ chống giông bão. + Thiệt hại do nước mưa hoặc mưa, ngoại trừ nước mưa tràn vào tòa nhà thông qua các của hoặc lỗ thông thoáng do tác động trực tiếp của giông bão. - Rủi ro nhóm H: Nước thoát ra từ các bể chưa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước nhưng loại trừ: + Thiệt hại do nước thoát ra, rò rỉ từ hệ thống chữa cháy tự động sprinkler. + Thiệt hại tại những công trình, ngôi nhà bỏ trống hoặc không có người sử dụng. - Rủi ro nhóm I: Va chạm bởi xe cơ giới hay động vật: thiệt hại trực tiếp phát sinh từ việc va chạm với xe cơ giới hay động vật. Các rủi ro phụ ( rủi ro từ nhóm B đến rủi ro I) không được BH riêng mà chỉ có thể được BH cùng với những rủi ro cơ bản (cháy, sét, nổ- Rủi ro nhóm A). Mỗi rủi ro phụ này cũng không được BH một cách tự động mà chỉ được BH khi khác hàng yêu cầu với điều kiện đóng thêm phí và được ghi rõ trong giấy yêu cầu và giấy chứng nhận BH. b, Các rủi ro loại trừ: Mỗi một rủi ro đều có những điểm loại trừ riêng biệt. Tuy nhiên những rủi ro loại trừ sau được áp dụng chung cho tất cả các rủi ro trong đơn BH cháy: - Các thiệt hại gây ra do + Gây rối, nổi dậy quần chúng, bãi công, công nhân bế xưởng trừ khi rủi ro nhóm D được ghi nhận là được BH thể hiện trong giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng chỉ với phạm vi BH đã quy định cho rủi ro đó. + Chiến tranh xâm lược, hành động thù định nước ngoài, hành động gây hấn hay các hành động có tính chất chiến tranh (dù có tuyên chiến hay không), nội chiến. + Những hành động khủng bố. + Binh biến, dấy binh, bạo loạn, khởi nghĩa cách mạng, bạo động, đảo chính, lực lượng quân sự tiếm quyền, thiết quân luật, phong tỏa, giới nghiêm hoặc những biến cố và nguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố hay duy trì tình trạng phong tỏa hoặc thiết quân luật. - Các thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ các TS nào, hoặc bất kỳ tổn thất hay chi phí nào bắt nguồn từ hay phát sinh từ những nguyên nhân sau đây hoặc bất kỳ những tổn thất có tính chất hậu quả trực tiếp gây ra bởi hoặc phát sinh từ: + Nguyên vật liệu vũ khí hạt nhân. + Phóng xạ ion hóa hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hoặc từ chất thải hạt nhân do bốc cháy nguyên liệu hạt nhân. Đối với điểm loại trừ này thuật ngữ “bốc cháy” bao gồm cả quá trình phản ứng phân hủy hạt nhân tự phát. - Các thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ máy móc, dụng cụ điện nào hay bất kỳ bộ phận nào của thiết bị điện cho chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào (kể cả sét). - Các thiệt hại gây ra do sự ô nhiễm, nhiễm bẩn, ngoại trừ những thiệt hại đối với TS được BH gây ra do : + Ô nhiễm, nhiễm bẩn từ những rủi ro được BH cháy. + Bất kỳ rủi ro được BH nào mà chính những rủi ro ấy lại phát sinh từ ô nhiễm hay nhiễm bẩn. - Hàng hóa nhận ủy thác hay nhận bảo quản: vàng bạc và đá quý, tiền (tiền giấy hay kim loại), séc, thư bảo lãnh, tín phiếu, tem, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, vật mẫu, khuôn mẫu, sơ đồ, bản vẽ hay tài liệu thiết kế, chất nổ trừ khi được xác định cụ thể là chúng được BH theo đơn BH này. + Thiệt hại xảy ra đối những TS mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được BH hay lẽ ra được BH theo đơn BH hàng hải, nhưng không loại trừ thiệt hại vượt quá số tiền lẽ ra có thể được bồi dưỡng theo đơn BH hàng hải nếu như đơn BH này chưa có hiệu lực. - Những mất mát hoặc tổn thất mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ thiệt hại về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận là được BH theo đơn BH và có số tiền BH riêng cho thiệt hại này. 3.2. Giá trị Bảo hiểm và số tiền Bảo hiểm. 3.2.1 Giá trị Bảo hiểm Trong các hợp đồng BHTS, giá trị Bảo hiểm (GTBH) là cơ sở để xác định STBH của hợp đồng. GTBH ở đây là giá trị của tài sản được BH, được tính bằng giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới. TS được BH cháy thường đa dạng về chủng loại và có giá trị rất lớn như: nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa vật tư trong kho. Bởi vậy GTBH trong đơn BH cháy và các rủi ro đặc biệt được xác định như sau: - Đối với nhà cửa, vật kiến trúc GTBH được xác định theo giá trị mua mới hoặc giá trị còn lại. + Giá trị mới là giá trị là giá trị ban đầu khi đưa những loại TS này vào sử dụng (giá trị mới xây của ngôi nhà) bao gồm cả chi phí khảo sát thiết kế. + Giá trị còn lại là giá trị mua mới trừ đi hao mòn đã sử dụng theo thời gian (đối với TS đã qua sử dụng). - Đối với máy móc, thiết bị và các loại TS cố định khác: GTBH được xác định trên cơ sở giá trị mua mới cộng chi phí chuyên chở lắp đặt (nếu có) hoặc giá trị còn lại. - Đối với thành phẩm, bán thành phẩm, GTBH được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất. - Đối với hàng hóa mua về để trong kho, để trong cửa hàng GTBH được xác định theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại hàng hoá có mặt trong thời gian BH. 3.2.2 Số tiền Bảo hiểm Số tiền bảo hiểm (STBH) là giới hạn bồi thường tối đa của người được BH trong trường hợp TS được BH tổn thất toàn bộ. STBH còn là căn cứ để xác định phí BH, Vì thế xác định chính xác STBH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cơ sở xác định STBH là GTBH. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng do đó số lượng, giá trị TS cũng luôn luôn biến động theo xu hướng ngày càng tăng lên. Thông thường người ta chỉ có thể xác định một cách chính xác giá trị TS tại một thời điểm nào đó còn trong cả một năm, một quý, một tháng là rất khó. Bởi vậy trong BH cháy thuật ngữ STBH được sử dụng rất phổ biến. Đối với các TS cố định việc xác định STBH căn cứ vào GTBH của tài sản. Đối với các TS lưu động, giá trị thường xuyên biến đổi. Vì vậy, STBH trong BH cháy thường được xác định theo hai loại là giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa. + Loại 1: STBH tính theo giá trị trung bình: nghĩa là số tiền này được xác định bình quân trong một thời kỳ tham gia BH. Giá trị trung bình này thường được xác định căn cứ sổ sách kế toán của đơn vị tham gia BH và thường được tính theo số bình quân thời điểm hoặc số bình quân gia quyền. Trong thời gian BH, giá trị trung bình này được coi là STBH. Căn cứ vào STBH trung bình này để nhà BH định phí được chính xác và nếu tổn thất toàn bộ xảy ra thì số tiền bồi thường tối đa chỉ bằng STBH tính theo giá trị trung bình đã khai báo. + Loại 2: STBH tính theo giá trị tối đa. Vì lượng hàng hóa, vật tư được luân chuyển liên tục, có những thời điểm có giá trị rất lớn nhưng cũng có thời điểm giá trị rất nhỏ cho nên người tham gia BH cháy có thể tham gia với STBH bằng giá trị tài sản đạt mức tối đa tại một thời điểm nào đó. Đầu mỗi tháng,mỗi quý (tùy theo sự thỏa thuận của hai bên), người được BH thông báo cho công ty BH số hàng tối đa có thực trong tháng, quý trước đó. Cuối thời hạn BH trên cơ sở giá trị được thông báo, công ty BH tính giá trị số hàng tối đa bình quân của cả thời hạn BH và tính lại phí BH. Nếu phí BH tính được trên cơ sở số giá trị tối đa bình quân nhiều hơn số phí BH đã nộp thì người được BH trả thêm cho công ty BH số phí còn thiếu. Trong thời gian tham gia BH, tổn thất thuộc phạm vi BH được người BH bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân thì phí BH được tính dựa vào STBH đã trả. Trong trường hợp này số tiền được bồi thường được coi là STBH. Nếu BH theo giá trị tối đa thì thông thường các công ty BH trên thế giới cũng như Việt Nam khi xác định phí người ta chia thành hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất: Chỉ yêu cầu người tham gia BH nộp 75% số phí. Nếu tại thời điểm nào đó STBH đạt mức tối đa thì khi hết hạn hợp đồng BH cháy, người tham gia phải nộp nốt 25% số phí còn lại. Ngược lại không có thời điểm nào đạt mức STBH tối đa và thực tế hoả hoạn cũng không xảy ra nhà bảo hiểm không thu 25% số phí còn lại này. Trường hợp thứ hai: Nếu trong suốt thời hạn bảo hiểm, STBH không bao giờ đạt mức tối đa trung bình thì nhà BH cũng không thu nốt 25% số phí còn lại. Như vậy việc áp dụng BH theo giá trị tối đa rất phức tạp đòi hỏi người được BH phải biết giá trị hàng hóa được BH và theo dõi chặt chẽ trong suốt thời gian tham gia BH. Do đó các doanh nghiệp BH ở Việt Nam hiện nay thường tư vấn cho người tham gia BH với STBH trung bình thuận tiện trong việc theo dõi và tính toán tương đối chính xác. 3.3 Phí bảo hiểm Phí BH chính là giá cả của dịch vụ BH, bởi vậy trong điều kiện cạnh tranh như ngày nay, nhà BH phải xác định chính xác và sát với thực tế, phù hợp với yêu cầu của khách hàng. BH cháy có đối tượng là TS rất đa dạng về chủng loại, giá trị và mức độ rủi ro khác nhau do đó BH cũng khác nhau. Mặc dù vậy công thức chung để tính phí BH cháy như sau: P= Sb x R Trong đó P: phí bảo hiểm Sb: số tiền bảo hiểm R: tỷ lệ phí bảo hiểm Tỷ lệ phí BH chia thành hai loại: + Tỷ lệ phí thuần R1 + Tỷ lệ phụ phí R2 Tỷ lệ phụ phí R2 thường được các công ty BH kế hoạch hóa một cách dễ dàng bằng cách căn cứ vào tài liệu thống kê một số năm trước đó. Phụ phí thường bao gồm cá loại: phí khai thác, phí quản lý, kể cả lãi dự kiến của nhà BH. Tuy nhiên tỷ lệ phí thuần R1 được xác định tương đối phức tạp. Về mặt lý thuyết không còn cách gì hơn là căn cứ vào xác suất rủi ro cháy có thể xảy ra cũng như các thiệt hại do cháy gây ra. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến biểu phí vì đối tượng của BH cháy rất đa dạng về chủng loại, mức độ rủi ro. Bởi vậy không thể áp dụng biểu phí cố định cho tất cả các loại công trình, TS của những công ty có mức độ rủi ro khác nhau và việc phòng cháy khác nhau. Thông thường các công ty BH áp dụng tỷ lệ phí khác nhau cho tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ sau đó điều chỉnh tỷ lệ phí theo các yếu tố tăng giảm phí. Trên thực tế một số yếu tố cơ bản sau ảnh hưởng đến biểu phí: - Vật liệu xây dựng: Là nhân tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ phí thuần. Tùy theo các yếu tố kết hợp vật liệu xây dựng có thể chịu đựng được lâu dài hay không đối với sức nóng, người ta chia thành ba loại: + Loại 1: Vật liệu nặng khó bắt lửa và có khả năng chịu lửa tốt (loại D) như bê tông, sắt thép. + Loại 2: Vật liệu trung gian (loại N): loại này chứa một số chất hóa học trộn với vật liệu thiên nhiên nên khả năng chịu lửa không tốt. + Loại 3: Vật liệu nhẹ (loại L): dễ bắt lửa va không có sức chịu lửa. - Ảnh hưởng của các tầng nhà cũng là yếu tố cơ bản thứ hai ảnh hưởng đến tỷ lệ phí thuần. Khi xảy ra cháy, lửa hoặc hơi nóng sẽ được truyền lên các tầng nhà, qua các cầu thang lên xuống, qua lỗ hổng hoặc qua cửa sổ làm cho các tòa nhà có thể bị sập kéo theo các thiệt hại bên trong. Do đó sức chịu đựng của các tầng nhà cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến phí BH. - Phòng cháy chữa cháy: có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ xảy ra thiệt hại cũng như khả năng xảy ra hỏa hoạn, bởi vậy nó là yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến việc tính phí. Công tác PCCC, vị trí gần nguồn nước, đội cứu hỏa…đều là những yếu tố ảnh hưởng đến phí BH. - Cách phân chia đơn vị rủi ro: Theo như tài liệu thống kê của nhiều nước thì cách phân chia rủi ro hoặc tường chống cháy có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ phí. Các đơn vị rủi ro càng gần nhau thì tỷ lệ phí càng cao và ngược lại. - Bao bì đóng gói, chủng loại hàng hóa, cách thức sắp đặt cũng ảnh hưởng đến việc xác định tỷ lệ phí. Việc xác định những yếu tố cơ bản trên đòi hỏi doanh nghiệp BH đặc biệt lưu ý khi đánh giá rủi ro lẫn khi ĐPHCTT, từ đó giúp cho việc tính phí BH được chính xác, phù hợp với từng đối tượng BH. Hiện nay theo đơn BH của Cộng hòa liên bang Đức, các doanh nghiệp BH Việt Nam khi triển khai loại hình BH này cũng xác định hai phương pháp tính tỷ lệ phí thuần R1. * Phương pháp 1: Xác định R1 theo phân loại: Đây là cách xác định R1 phổ biến nhất đối với những loại TS tham gia BH cháy mang tính chất đồng nhất hoặc tương đối đồng nhất (nhà xưởng, khách sạn cao tầng, những công trình kiến trúc…). Khi xác định theo phương pháp này cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ phí: + Vật liệu xây dựng bằng gì. + Khả năng PCCC. + Những vật liệu xung quanh công trình tham gia BH cháy. + Người sử dụng TS (chủ ở hay cho thuê). * Phương pháp 2: Xác định R1 theo danh mục: Đây là phương pháp xác định chi tiết hơn, cụ thể hơn. Theo phương pháp này người ta chia ra các bước như sau: + Bước 1: Xét lại tất cả các danh mục TS tham gia BH cháy rồi phân loại chi tiết từng loại TS theo danh mục khác nhau (bởi vì mỗi loại TS có khả năng cháy, nổ khác nhau). + Bước 2: Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để lựa chọn một tỷ lệ phí thích hợp trong bảng tỷ lệ phí tính sẵn. + Bước 3: Điều chỉnh các tỷ lệ phí đã chon theo các yếu tố tăng giảm phí. Việc điều chỉnh này phải căn cứ vào 3 yếu tố: VLXD - Loại D: khó bắt lửa: giảm tối đa 10% trong biểu phí. - Loại N: vật liệu trung gian: giữ nguyên tỷ lệ phí. - Loại L: dễ bắt lửa: tăng tối đa 10% trong biểu phí. PCCC: Nếu doanh nghiệp, đơn vị nào có phương án PCCC và đã tập dượt sẽ được giảm phí. Mức giảm tối đa mà các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng là 5%. Xác suất xảy ra hỏa hoạn trong một số năm trước đó. Thời gian đóng phí: Tùy theo sự thỏa thuận giữa công ty BH và người được BH có thể thực hiện các hình thức đóng phí BH khác nhau như đóng một lần hoặc đóng nhiều lần. Thông thường trong nghiệp vụ BH cháy áp dụng hình thức đóng phí một lần. 3.4 Hợp đồng Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt Hợp đồng BH là hợp đồng được ký kết giữa nhà BH và người được BH mà theo đó nhà BH thu phí của người được BH và bồi thường cho người được BH các tổn thất, thiệt hại của đối tượng BH theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng BH. Tất cả các loại hợp đồng BH đều phải cấp bằng văn bản. Nội dung của mỗi hợp đồng BH thường bao gồm những yếu tố sau: - Tên, địa chỉ doanh nghiệp BH, bên mua BH. - Điều kiện BH, phạm vi BH, điều khoản BH. - Giá trị TS được BH cháy nổ. - Quy tắc, biểu phí BH được áp dụng. - Điều khoản loại trừ trách nhiệm BH. - Thời gian BH. - Mức phí, phương thức đóng phí. - Cơ quan thẩm định thiệt hại khi cần. - Thời hạn, phương thức trả tiền BH hoặc bồi thường. - Trách nhiệm của bên mua và bên bán BH. - Các quy định giải quyết tranh chấp. - Trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng. - Ngày tháng giao kết hợp đồng. Trước khi tiến hành cấp một bản hợp đồng BH cháy, công ty BH phải thực hiện một số khâu mang tính chất nghiệp vụ. Các bước này được áp dụng trong trường hợp một khách hàng mới tham gia BH lần đầu. Trên cơ sở giấy yêu cầu BH của người tham gia BH gửi tới, công ty BH tiến hành điều tra rủi ro của đối tượng BH (theo mẫu in sẵn). Dựa trên những thông tin thu thập được để nhà BH quyết định xem có nên tiến hành BH đối với đối tượng hay không. Nếu chấp nhận thì công ty BH sẽ gửi đến khách hàng một bản chào phí gồm những thông tin cơ bản về mức phí, rủi ro được BH… Ngoài ra trong BH cháy có thể sử dụng giấy chứng nhận BH thay cho hợp đồng BH. Giấy chứng nhận BH là văn bản phản ánh các đặc điểm riêng biệt của rủi ro, khách hàng, hiệu lực BH, phạm vi BH, phí BH. Bên cạnh đó giấy chứng nhận BH là cấu thành cơ bản của hợp đồng BH, là cơ sở đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho một hợp đồng có hiệu lực. Sau khi chào phí và được sự chấp thuận của khách hàng, công ty BH yêu cầu khách hàng kiểm tra lại giấy yêu cầu BH gửi cho công ty BH kèm theo các số liệu chính xác để tiến hành cấp đơn. Tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp BH cũng có thể cấp một đơn BH thực sự ngay sau khi thỏa thuận xong các điều khoản của các hợp đồng BH do nội dung BH chi tiết theo từng điều khoản cụ thể đôi khi cần nhiều thời gian để chuẩn bị trong khi Ngân hàng, môi giới BH hoặc khách hàng có thể có nhu cầu phải có bằng chứng xác nhận việc hợp đồng BH đã có hiệu lực. Trong trường hợp đó nhà BH sẽ phải chuẩn bị một đơn BH tạm thời để cấp cho khách hàng. Hiệu lực của hợp đồng được ghi trong giấy chứng nhận BH. Thông thường hiệu lực của hợp đồng bắt đầu từ khi người tham gia BH nộp phí và kết thúc vào 16h ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm.Việc quy định thời hạn BH chính xác ngày, giờ như vậy để tránh hiện tượng trục lợi BH do khi sắp hết thời gian BH thì ngày cuối cùng BH dễ trục lợi nhất. Mặt khác thời gian hỏa hoạn có thể kéo dài nếu không quy định như vậy rất dễ xảy ra tranh chấp khiếu kiện. Hợp đồng BH cháy thường là hợp đồng có thời hạn một năm. Tuy nhiên tùy theo yêu cầu người được BH, công ty BH nhận BH với thời hạn một năm hoặc BH ngắn hạn (tháng, quý). Sau khi kết thúc thời hạn BH, người tham gia có thể tiếp tục đóng phí BH và yêu cầu công ty BH tiến hành tái tục. Trong thời hạn BH, nếu TS được BH bị di chuyển ra ngoài khu vực được BH hoặc không còn thuộc quyền sở hữu của người được BH thì hợp đồng BH mất hiệu lực. III. QUY TRÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 1. Khai thác Khai thác là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất của nghiệp vụ BH cháy. Làm tốt hay không khâu này sẽ quyết định tới hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ. Thực hiện khâu này không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm được khách hàng và ký kết hợp đồng mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất nghiệp vụ cao liên quan đến việc đánh giá rủi ro và trên cơ sở đó lựa chọn được mức phí phù hợp. Cũng như các loại BH khác, đối tượng BH cháy rất đa dạng do đó đối với mỗi đối tượng BH khác nhau hay cùng tính chất nhưng khác nhau về mức độ rủi ro được áp dụng các điều khoản, điều kiện và tỷ lệ phí khác nhau. Quy trình khai thác nghiệp vụ BH cháy được cụ thể hóa thông qua 4 bước sau: 1.1 Tiếp cận và tìm kiếm khách hàng Trong bước này, nhân viên khai thác sẽ tìm kiếm khách hàng (khách hàng hoàn toàn mới) và chào bán dịch vụ BH. Đó là những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp BH có thể tiếp cận và khai thác để đạt hiệu quả cao. * Xác định khách hàng tiềm năng: - Khách hàng tiềm năng là những tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân có nhu cầu bảo hiểm cho TS thuộc quyền sở hữu. quản lý của họ. TS yêu cầu BH phải là TS hữu hình, xác định được bằng tiền khi tổn thất xảy ra như: Công trình, nhà xưởng bao gồm cả trang thiết bị lắp đặt cố định gắn liền với tòa nhà, công trình. Công trình tạm, TS ngoài trời (phải có yêu cầu từ người tham gia BH và chấp nhận của nhà BH bằng sửa đổi bổ sung). TS bên trong công trình, nhà xưởng bao gồm máy móc, dây chuyền sản xuất, hàng hóa trong kho (thành phẩm, bán thành phẩm). Trong đó Người được BH có đầy đủ điều kiện tài chính để đóng phí BH, có quyền lợi hợp pháp để hưởng quyền lợi BH khi phat sinh sự kiện BH. - Nguồn khách hàng tiềm năng: Thông tin có thể thu thập từ các nguồn sau: + Thông tin qua mối quan hệ cá nhân, gia đình: bạn bè, đồng nghiệp… + Thông tin qua mối quan hệ của những người có ảnh hưởng, lãnh đạo chính quyền + Thông tin từ những nguồn sách báo, tài liệu tuyên truyền quảng cáo… Nội dung thông tin: Thông tin cho mục đích khai thác phải đảm bảo các nội dung sau: + Thông tin cấp 1/ sơ cấp: Đối tượng yêu cầu BH: tên dự án, đối tượng TS, trách nhiệm. Đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp (Việt Nam, nước ngoài, liên doanh). Địa điểm BH, địa chỉ của người tham gia BH. Ngành nghề kinh doanh. Ước tính giá trị TS đầu tư, số tiền tham gia BH. + Thông tin cấp 2: Nhà BH hiện nay của khách hàng, thời hạn BH, điều kiện BH. Nhà môi giới hiện nay của khách hàng. Tình hình tổn thất của khách hàng trong 3 năm gần nhất. Tình hình cạnh tranh BH hàng năm. * Tiếp cận khách hàng: Cán bộ khai thác sẽ xác định cho mình cách thức tiếp cận khách hàng cụ thể tùy thuộc vào mức độ, tính chất của dịch vụ, đối tượng khách hàng mà cán bộ có thể tiếp cận bằng cách như gặp trực tiếp, thư giới thiệu, điện thoại. Cách thức tiếp cận tốt nhất là gặp gỡ trực tiếp khách hàng sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết để giới thiệu và tư vấn cho khách hàng: + Quyển giới thiệu về công ty. + Tờ rơi giới thiệu tóm tắt về nghiệp vụ. + Quy tắc BH dự kiến giới thiệu (người khai thác cần tìm hiểu rõ phạm vi BH theo yêu cầu). + Bản copy một số hợp đồng BHTS có giá trị lớn hoặc tương đương làm mẫu. + Chuẩn bị sẵn một số tỷ lệ phí dự kiến để chủ động khi khách hàng yêu cầu. + Mẫu giấy yêu cầu BH, phiếu điều tra rủi ro. + Name card của khai thác viên. Trên cơ sở những thông tin khách hàng cung cấp sau buổi gặp đầu tiên, khai thác viên phải tiếp tục bám sát khách hàng, chủ động liên hệ lại để kịp thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tư vấn, đề xuất những chương trình BH phù hợp yêu cầu khách hàng. 1.2 Đánh giá các yếu tố liên quan đến tỷ lệ phí ( đánh giá rủi ro) Sau khi nhận được yêu cầu BH trực tiếp từ khách hàng hoặc qua môi giới, đại lý hoặc các văn phòng đại diện, khai thác viên cần thu thập những thông tin ban đầu, kiểm tra những thông tin ban đầu để có kế hoạch đánh giá rủi ro cụ thể. Đánh giá rủi ro là hoạt động của công ty BH nhằm xác định rủi ro, tính chất, mức độ rủi ro, các biện pháp ĐPHCTT nếu có của khách hàng, mức độ tổn thất lớn nhất nếu có, nhằm giúp công ty BH quyết định nhận BH hay từ chối BH và cung cấp thông tin để thu xếp TBH cũng như xác định mức giữ lại của công ty BH để đảm bảo kinh doanh hiệu quả và an toàn. Đánh giá rủi ro là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác quản lý rủi ro. Có làm tốt việc đánh giá rủi ro thì mới có thể thực hiện được công tác quản lý rủi ro. Nếu việc điều tra, đánh giá rủi ro được thực hiện một cách đầy đủ, kỹ lưỡng, kết hợp với bản hướng dẫn tính phí và hướng dẫn mức miễn thường cán bộ khai thác có thể dự kiến ngay được một bản chào sơ lược. Điều này giúp cho việc chủ động, nhanh chóng trong khai thác, tránh được tình trạng phải cần tư vấn, hỏi han, tốn kém mất thì giờ và thiếu tin tưởng trước khách hàng. * Nội dung cần xem xét khi đánh giá rủi ro: - Khai thác viên xác định số lượng đơn vị rủi ro và giá trị của từng đơn vị rủi ro, có họa đồ phân tích đơn vị rủi ro. Đối với mỗi đơn vị rủi ro nên sử dụng danh mục giá trị riêng. - Đánh giá nguy cơ tổn thất từ bên ngoài (nhà máy, xí nghiệp xung quanh). - Các biện pháp và trang bị PCCC, công tác quản lý, an ninh bảo vệ như thế nào. + Về công tác quản lý: những yêu cầu chung về vệ sinh công nghiệp, phân định rõ khu vực kho và các khu vực sản xuất, quy định nghiêm ngặt trong việc hạn chế hút thuốc, có biện pháp quản lý trong việc sử dụng lửa trần (hàn, cắt), biện pháp phụ trách sự an toàn cho doanh nghiệp, biện pháp bảo dưỡng.. + Về công tác PCCC: có hệ thống báo cháy tự động hoặc thủ công, thiết bị chữa cháy bằng tay hoặc lắp đặt cố định, nguồn nước chữa cháy lấy từ đâu, dung tích, đội ngũ nhân viên và đội ngũ chữa cháy có biết sử dụng thiết bị chữa cháy hay không, được tập luyện thường xuyên không. 1.3 Chào phí bảo hiểm 1.3.1 Phí bảo hiểm cơ bản Dựa vào bảng điều tra rủi ro, các thỏa thuận với khách hàng, khai thác viên tiến hành so sánh với biểu phí cơ bản ứng với ngành nghề sản xuất kinh doanh của đối tượng được BH để có mức phí ban đầu. Phí BH cháy được xác định trên cơ sở số liệu thống kê của một khoảng thời gian trước đó, thường từ 3 đến 5 năm. Có hai phương pháp xác định tỷ lệ phí: theo phân loại và danh mục. Đối với các công trình kiến trúc, tỷ lệ phí trong bảng là tỷ lệ phí tương ứng với công trình loại N. Nếu công trình được đánh giá là loại D hoặc L thì phải điều chỉnh để được tỷ lệ phí cơ bản thích hợp (tăng giảm tối đa 10% ). Trong BH cháy, các công ty BH cũng phải quan tâm đến các yếu tố làm tăng giảm rủi ro để điều chỉnh mức phí BH, đôi khi chúng có thể làm cho số phí BH thực đóng khác nhiều so với số phí cơ bản. 1.3.2 Điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản theo những yếu tố làm tăng giảm phí a, Các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro - Các công trình có thiết bị phụ trợ có thể làm tăng thêm khả năng xảy ra tổn thất. - Các công trình có điều kiện đặc biệt không thuận lợi đối với rủi ro được BH như: có các nguồn cháy không được cách biệt hoàn toàn, có không khí bị đốt nóng bởi dầu hay khí đốt ở nơi làm việc, có dây chuyến sản xuất tự động nhưng không được trang bị các thiết bị báo cháy đúng tiêu chuẩn. - Các công trình có trung tâm máy tính nhưng không được ngăn cách bằng tường chống cháy, không có hệ thống PCCC riêng biệt và phù hợp, có khả năng xảy ra rủi ro phá hoại, cố tình gây cháy… b, Các yếu tố làm giảm mức độ rủi ro: - Có thiết bị PCCC như: có hệ thống báo cháy tự động nối với phòng thường trực, nối thẳng trạm cứu hỏa công cộng, có hệ thống báo cháy thuộc hệ thống hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt cố định, có đội cứu hỏa có trách nhiệm…Trong các yếu tố trên chỉ được chọn yếu tố nào có mức giảm rủi ro cao nhất mặc dù người bảo hiểm có đầy đủ các phương tiện nói trên. - Các thiết bị và phương tiện phòng cháy chữa cháy như: có hệ thống phun nước tự động hoặc thủ công, có hệ thống dập tắt bằng CO2, có ô tô chữa cháy, chữa cháy bằng bột khô, dập tắt tia lửa điện. Trong các yếu tố kể trên, nếu người BH có nhiều yếu tố giảm phí thì mức giảm cao nhất được giữ nguyên, các mức giảm khác chỉ được tính 50%. c, Tăng giảm phí theo tỷ lệ tổn thất trong quá khứ Nếu trong những năm gần nhất, tỷ lệ tổn thất của người được BH nhỏ thì tỷ lệ phí cơ bản được điều chỉnh giảm và ngược lại. 1.3.3 Điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản theo mức miễn thường Mức miễn thường tối thiểu bắt buộc là 2%STBH nhưng tối đa không dưới 100USD/ vụ tổn thất va tối đa không quá 2.000USD/vụ. Đây là mức miễn thường không được giảm phí. Nếu người được BH lựa chọn mức miễn thường cao hơn thì sẽ được giảm phí theo các tỷ lệ giảm mà nhà BH quy định trong bảng tỷ lệ giảm phí tương ứng với STBH và mức miễn thường tự chọn. Sau khi tính toán tỷ lệ phí, xem xét tình hình cạnh tranh, khai thác viên thông báo cho khách hàng. Bản chào phí BH được lập trên cơ sở có sự thỏa thuận thống nhất giữa nhà BH và người được BH hoặc môi giới. Bản chào phí phải có đầy đủ các thông tin như: người được BH, địa chỉ, ngành nghề, TS được BH, điều khoản BH, điều khoản thanh toán phí. Nếu sau khi gửi bản chào phí, khách hàng, môi giới không chấp nhận, khai thác viên xem xét lại để gửi bản chào phí mới hoặc cũng có thể gửi thư từ chối nhận dịch vụ. Trường hợp khách hàng chấp nhận bản chào phí, khai thác viên hướng dẫn khách hàng kê khai giấy yêu cầu BH chính thức, kê khai TS được BH chuẩn bị cho việc ký hợp đồng BH cháy. 1.4 Hồ sơ hợp đồng Bảo hiểm cháy Bộ hợp đồng BH cháy là căn cứ để chứng tỏ giao dịch BH đã được thực hiện, bao gồm mọt số giấy tờ liên quan. Những giấy tờ này là một phần của hợp đồng BH: + Giấy yêu cầu BH (có chữ ký và dấu của khách hàng) thể hiện ý chí của người được BH trong việc tham gia BH. + Giấy chứng nhận BH (do công ty BH soạn thảo): thể hiện sự chấp thuận BH của công ty BH đối với yêu cầu người được BH. + Bảng danh mục TS được BH. + Phiếu điều tra rủi ro (do công ty BH thực hiện về điều tra). + Bộ điều khoản, điều kiện BH: thể hiên nội dung cam kết giữa các bên. + Hóa đơn VAT, thông báo thu phí (nếu có). + Các sửa đổi bổ sung nếu có. + Các tài liệu liên quan. Bộ hợp đồng này sẽ được lập thành hai bộ, mỗi bên giữ một bộ để thực hiện các trách nhiệm nếu sau này phát sinh và để công ty BH theo dõi và thực hiện các hoạt động sau bán hàng. 2. Đề phòng hạn chế tổn thất ĐPHCTT là các hoạt động được thực hiện với mục đích nhằm ngăn ngừa những hậu quả rủi ro được dự báo là có thể xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng BH. Ngăn ngừa rủi ro và tổn thất xảy ra là điều cực kỳ quan trọng không chỉ đối với người tham gia BH mà còn đối với nhà BH bởi đối tượng được BH là những TS có giá trị rất lớn. Đối với người tham gia nhiều khi thiệt hại do cháy gây ra không chỉ trong phạm vi đối tượng được BH mà còn ảnh hưởng đến cả đối tượng lân cận, vì thế nếu có tổn thất do cháy gây ra thì hậu quả thật khôn lường. Mặt khác xét trong bản thân người tham gia người tham gia BH khi gặp rủi ro ngoài tổn thất về TS bị cháy họ còn phải gánh chịu một tổn thất nặng nề khác không kém đó là tổn thất về thu nhập sau cháy và gián đoạn kinh doanh. Khi công tác ĐPHCTT được thực hiện nghiêm chỉnh và bài bản sẽ giảm được đáng kể nguy cơ xảy ra rủi ro do cháy gây ra. Bởi không có một cá nhân doanh nghiệp nào tham gia BH mà muốn TS của mình bị tổn thất để được bồi thường bởi lẽ số tiền bồi thường của nhà BH chỉ khắc phục được một phần hậu quả của tổn thất, còn lại họ tự phải gánh chịu. Còn đối với nhà được BH, làm tốt công tác ĐPHCTT công ty BH sẽ giảm được rủi ro cho chính mình. Nếu được quan tâm đúng mức công tác này sẽ giúp công ty giảm được xác suất rủi ro, tỷ lệ bồi thường nâng cao được uy tín doanh nghiệp. Chính vì vậy ĐPHCTT là một trong những công tác được các công ty BH đặt lên hàng đầu sau khi đã chấp nhận BH để bảo toàn doanh thu cho doanh nghiệp. Để làm tốt công tác này yêu cầu cán bộ BH phải nắm vững nghiệp vụ, có phương án quản lý rủi ro tốt mà đối tượng tham gia BH có thể gặp phải để có các biện pháp ĐPHCTT ở mức tối thiểu. Công tác ĐPHCTT có thể được thực hiện bằng các cách: + Khuyến cáo khách hàng thực hiện các biện pháp an toàn cho TS, trách nhiệm hay hạn chế mức độ tổn thất khi có sự cố. + Hỗ trợ khách hàng các phương tiện phòng chống tổn thất theo các quy định và định mức cho phép của công ty (nếu cần thiết). + Sử dụng các nhà giám định độc lập để giám định rủi ro và đưa ra các khuyến cáo ĐPHCTT bằng chi phí của công ty (nếu cần thiết). + Các biện pháp phù hợp khác. 3. Công tác giám định Mục đích chính của việc giám định và thanh toán tổn thất (công tác giám định tổn thất) trong BH nói chung và BH cháy nói riêng là xác định nguyên nhân gây ra tổn thất có thuộc trách nhiệm của công ty BH hay không và thanh toán chính xác mức độ tổn thất thực tế và số tiền bồi thường có thể thuộc trách nhiệm BH để có cơ sở giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, công bằng cho khách hàng. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng vì nó tạo nên uy tín của nhà BH đối với khách hàng, do vậy có thể nói đây là biện pháp quảng cáo hữu hiệu nhất. Ngoài ra do đặc điểm của bản thân nghiệp vụ BH cháy nên công tác giám định là một trong những công việc phức tạp nhất, do vậy mỗi doanh nghiệp BH đều đưa ra những yêu cầu và nguyên tắc riêng cho mình. Những yêu cầu và những nguyên tắc mà các doanh nghiệp BH thường đưa ra là: + Phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác. + Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khiếu kiện sau giám định bồi thường. + Nếu thực hiện TBH cần thiết phải phối hợp với những nhà TBH để tổ chức giám định. - Nội dung của giám định thường bao gồm các bước sau: + Bước 1: xác định chính xác địa điểm, thời gian, đối tượng thiệt hại, nguyên nhân gây ra tổn thất. Bước này phải làm hết sức khẩn trương, chuẩn xác không được sai sót. + Bước 2: lấy lời khai của các nhân chứng (thông thường gồm những người trực tiếp chứng kiến, công an, thuế vụ, chính quyền địa phương …) + Bước 3: thống kê nhanh chóng kịp thời, chính xác số lượng, chủng loại TS bị cháy và giá trị thiệt hại thực tế (bước này cần phối hợp với công an, chính quyền địa phương và những đương sự) + Bước 4: lập biên bản giám định và phải có đây đủ chữ ký của các bên (công an, cảnh sát PCCC, chính quyến sở tại, kế toán …) Căn cứ biên bản giám định người BH dự trù STBT một lần hoặc nhiều lần theo thoả thuận, và thông qua đó có thể đề xuất với người được BH những biện pháp nhằm hạn chế tối thiểu hậu quả của tổn thất đã xảy ra và ngăn ngừa các tổn thất có thể phát sinh trong tương lai. Sau khi nhà BH đã bồi thường, nếu người tham gia khiếu kiện yêu cầu giám định lại hoặc phải giám định bổ sung nhà BH vẫn chấp nhận nhưng nếu giám định lại, giám định bổ sung kết quả vẫn không thay đổi thì toàn bộ chi phí giám định lại người tham gia phải chịu. Ngược lại nếu có sai lệch nhà BH chịu. 4. Công tác bồi thường tổn thất Đối với nghiệp vụ BH cháy, căn cứ vào biên bản giám định, nhà BH tiến hành bồi thường cho người tham gia. Về lý thuyết số tiền bồi thường được xác định theo 2 phương pháp: * phươnp pháp 1: Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ STBH Mục đích của cách bồi thường này là tránh cho công ty BH phải chịu những phiền toái về khiếu nại đồng thời ngăn ngừa người tham gia BH lợi dụng BH. Theo cách này, việc bồi thường được quy định: STBT = Giá trị tổn thất thực tế x STBH Giá trị bảo hiểm Nếu tại thời điểm xảy ra hỏa hoạn, STBH nhỏ hơn giá trị thực tế của TS được BH thì: - Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất STBH bằng giá trị thực tế của TS tại thời điểm xảy ra tổn thất thì: STBT = giá trị tổn thất thực tế - Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất mà giá trị thực tế của TS trên thị trường lớn hơn giá trị của TS khi tham gia BH theo đánh giá thì: STBT = Giá trị tổn thất thực tế x Giá trị TS khi tham gia BH Giá trị TS tại thời điểm xảy ra tổn thất - Nếu tại thời điểm tài sản bị cháy nhưng số TS này cũng được tham gia BH ở một hợp đồng BH khác thì nhà BH chỉ chịu trách nhiệm giới hạn ở phần tổn thất phân bổ cho hợp đồng mà mình BH theo tỷ lệ. Giá trị TS đánh giá khi tham gia BH Giá trị TS tại thời điểm xảy ra tổn thất x Giá trị tổn thất thực tế STBT = x Tỷ lệ BH *phương pháp 2: Bồi thường t *Phương pháp2: Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ phí Trong một số trường hợp, người tham gia BH không đủ tiền nộp đầy đủ mức phí đã ấn định, vì vậy không may tổn thất xảy ra STBT của nhà BH được tính toán như sau: STBT = Giá trị tổn thất thực tế x Phí bảo hiểm đã đóng Phí bảo hiểm lẽ ra phải đóng Nhà BH có thể bồi thường toàn bộ hoặc bồi thường làm nhiều lần tuỳ theo thoả thuận. Bởi vậy nếu bồi thường nhiều lần nhà BH phải trả thêm lãi suất cho người tham gia. IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 1.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quá trình thực hiện nghiệp vụ qua tất cả các khâu từ khâu khai thác, đề phòng hạn chế tổn thất đến chi trả bồi thường. Thông thường kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ BH, môt loại hình BH và của cả doanh nghiệp được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu của doanh nghiệp phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh BH, doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính và doanh thu từ hoạt động khác. Đối với nghiệp vụ BH cháy, khi đánh giá kết quả kinh doanh của nghiệp vụ này thì doanh thu từ phần phí của khách hàng là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu. Ngoài ra doanh thu nhận tái cũng là nguồn thu đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp trong việc xác định kết quả kinh doanh. Chí phí của doanh nghiệp BH là toàn bộ số tiền doanh nghiệp BH chi ra trong kỳ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm. Tính riêng cho nghiệp vụ BH cháy, tổng chi của nghiệp vụ bao gồm: Chi bồi thường: đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của công ty BH, nó có thể phát sinh bất cứ khi nào khó dự đoán được. Chi quản lý: là việc chi trả tất cả các khoản tiền để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục như chi lương cho cán bộ công nhân viên, công tác phí, điện thoại, điện nước…theo định mức. Chi hoa hồng: khoản tiền trả cho môi giới, cộng tác viên…khuyến khích thu hút khách hàng, được tính theo tỷ lệ. Chi ĐPHCTT: nhằm hạn chế tối thiểu khả năng xảy ra tổn thất của đối tượng được BH. Chi lập quỹ dự trữ cho trường hợp biến động lớn trong xác suất xảy ra rủi ro. Chi khác… Dựa vào kết quả thu chi sẽ tính được lợi nhuận (LN) đối với nghiệp vụ BH cháy mà doanh nghiệp thu được trong năm LN trước thuế = tổng doanh thu – tổng chi phí LN sau thuế = LN trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận chỉ được tính riêng cho nghiệp vụ BH cháy nên khi tính toán cần đảm bảo nguyên tắc: những khoản thu, chi nào liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ BH cháy phải được tính riêng cho nghiệp vụ đó (như phí BH, chi bồi thường..) và những khoản thu, chi gián tiếp (chi quản lý doanh nghiệp, thu nhập đầu tư..) phải được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu phí BH cháy so tổng doanh thu của công ty nói chung. Trong kinh doanh BH nói chung và kinh doanh nghiệp vụ BH cháy nói riêng, để đảm cho hoạt động của công ty ổn định và phát triển thì số thu phải luôn luôn lớn hơn số chi. Và để đạt được lợi nhuận cao thì công ty phải không ngừng tăng doanh thu và giảm những chi phí một cách không hợp lý. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Kết quả kinh doanh của công ty chỉ là chỉ tiêu phản ánh “bề nổi” bởi vì tốc độ tăng doanh thu hay lợi nhuận chỉ nói lên động thái của kết quả kinh doanh, chứ chưa đề cập đến chi phí trong kinh doanh. Nếu chi phí tăng nhanh và sử dụng không hợp lý thì về lâu dài tốc độ tăng đó sẽ không có ý nghĩa và hoàn toàn không có hiệu quả. Do vậy để đánh giá chính xác chất lượng hoạt động của nghiệp vụ BH cháy, chúng ta phải sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, đó là các chỉ tiêu phản ánh “bề sâu”. Việc phản ánh các loại chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh là nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh doanh BH nói riêng. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Với tư cách đó, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp BH cũng như nghiệp vụ BH cháy được thể hiện ở các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế, xã hội khác nhau. Tuy nhiên không phải tất cả các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều là chỉ tiêu hiệu quả. Ví dụ: tiền lương so tổng chi phí…Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chỉ có thể được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. * Nếu đứng trên góc độ kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ BH cháy được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận so với tổng chi phí phát sinh trong kỳ. Hiệu quả thuận: HD = D/C (1) HL = L/C (2) Hiệu quả nghịch: hd = C/D (3) hl = C/L (3) Với HD, HL: hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BH cháy tính theo doanh thu và lợi nhuận. D: doanh thu trong kỳ của nghiệp vụ BH cháy. C: chi phí phát sinh trong kỳ. L: lợi nhuận thu được trong kỳ. Chỉ tiêu (1) và (2) cho biết cứ một đồng chi phí nghiệp vụ BH cháy chi ra trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận tương ứng. Chỉ tiêu (3) và (4) phản ánh cứ một đồng doanh thu hoặc lợi nhuận thu được của nghiệp vụ BH cháy doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí tương ứng. * Nếu đứng trên góc độ xã hội: Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BH cháy được thể hiện ở hai chỉ tiêu: HXTG = KTG / CBH (5) HXBT = KBT / CBH (6) Trong đó HXTG, HXBT : hiệu quả nghiệp vụ BH cháy. CBH: tổng chi phí cho nghiệp vụ BH cháy. KTG: số lượng khách hàng tham gia BH cháy trong kỳ. KBT: số lượng khách hàng được bồi thường trong kỳ. Chỉ tiêu (5) phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng tham gia BH. Chỉ tiêu (6) phản ánh cũng một đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ. Mục tiêu của doanh nghiệp BH đối với nghiệp vụ BH cháy là tính hiệu quả trong kinh doanh chứ không chỉ đơn thuần là kết quả thu được. Hiệu quả kinh doanh luôn gắn với hiệu quả kinh tế xã hội. Bởi vì BH không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính xã hội nên khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ không chỉ xét trên góc độ kinh tế mà còn xét trên góc độ phục vụ xã hội. Nguyên tắc “số đông bù số ít” của doanh nghiệp BH chính là biểu hiên mang tính xã hội trong kinh doanh BH. Nếu như hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra kết quả phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thì hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra kết quả để phục vụ xã hội của doanh nghiệp. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIÊM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM BIC 1.Quá trình hình thành và phát triển Công ty Bảo hiểm Ngân Hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC), tiền thân là công ty liên doanh Bảo hiểm giữa Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam và công ty Bảo hiểm quốc tế QBE thuộc tập đoàn Bảo hiểm QBE của Úc, được cấp giấy phép thành lập theo giấy phép đầu tư số 2126/GP của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 16/7/1999. Theo giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC 4/KDBH ngày 27/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, công ty liên doanh Bảo hiểmViệt- Úc đổi tên thành công ty Bảo hiểm Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam dựa trên cơ sở Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn góp của công ty Bảo hiểm quốc tế QBE thuộc tập đoàn Bảo hiểm QBE trong công ty liên doanh Bảo hiểm Việt- Úc. Ngày 10/4/2006, Bộ Tài chính đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 11GP/KDBH cho công ty Bảo hiểm Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam . Theo đó, công ty Bảo hiểm Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam là một đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số 292/QĐ –HĐQT ngày 28/12/2005 của hội đồng quản trị Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, do Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc lập. BIC chính thức hoạt dộng với tên gọi mới từ ngày 1/1/2006 và ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập tập đoàn Tài chính mang thương hiệu BIC. Thời gian hoạt động: 89 năm. Những thông tin chung về BIC . * Tên công ty : - Tên Việt Nam: công ty Bảo hiểm Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam - Tên Tiếng Anh: BIDV Insuarance Company - Tên viết tắt: BIC *Trụ sở công ty chính: -Địa chỉ: Tầng 10, tòa tháp A,VINCOM CITY TOWERS, số 191 Bà Triệu,Quận Hai Bà Trưng,Hà Nội. -Điện thoại: (+84-4) 2200282 -Fax: (+84-4) 2200281 -Email: bic@bidv.com.vn -Website: www.bic.vn -Q.giám đốc: ông Phạm Quang Tùng *Thời gian họat động: -Năm thành lập: 1999 dưới tên gọi Việt- Úc. Năm 2006 BIC chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới. -Tổng số năm hoạt động: Việt- Úc hoạt động dưới hình thức liên doanh được 6 năm (1999- 2005) và sau đó chuyển sang mô hình công ty Nhà nước với tên gọi BIC hoạt động được 2 năm (2006, 2007). *Vốn điều lệ hiện nay :500tỷ đồng *Các chi nhánh và văn phòng đại lý: Hiện nay BIC có 12 chi nhánh trên toàn quốc bao gồm: -Chi nhánh BIC Hà Nội - Chi nhánh BIC TP Hồ Chí Minh - Chi nhánh BIC Đà Nẵng - Chi nhánh BIC Hải Phòng - Chi nhánh BIC Nghệ An - Chi nhánh BIC Tây Nguyên - Chi nhánh BIC Bình Định - Chi nhánh BIC Vũng Tàu - Chi nhánh BIC Đồng Nai - Chi nhánh BIC Cần Thơ - Chi nhánh BIC Hải Dương -Chi nhánh BIC Quảng Ninh. -Ngoài các chi nhánh hiện nay BIC còn có 30 phòng kinh doanh khu vực đặt tại các tỉnh thành , cùng gần 1000 đại lý, cộng tác viên BH trong cả nước. Tất cả chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt nam (BIDV) tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc là đại lý BH của BIC . 2. Lĩnh vực hoạt động của BIC -Kinh doanh các sản phẩm BH phi nhân thọ: BHTS và BH thiệt hại , BH thân tàu, BH hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường sông, đường hàng không, BH trách nhiệm chung, BH xe cơ giới, BH cháy, BH tín dụng và rủi ro tài chính, BH con người, BH kỹ thuật và các loại hình Bảo hiểm khác… -Kinh doanh TBH phi nhân thọ: nhận và nhượng TBH tất cả các nghiệp vụ BH phi nhân thọ với các công ty BH khác trong và ngoài nước theo quy định Pháp luật hiện hành. TBH là một trong những công cụ quản lý rủi ro, đảm bảo khả năng tài chính cho những hợp đồng có giá trị lớn và tăng doanh thu từ phí nhận TBH và hoa hồng phí từ nhượng TBH . -Hoạt động đầu tư tài chính :nhằm tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi. BIC đầu tư nhiều kĩnh vực khác nhau thông qua các hình thức : đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn đầu tư, ủy thác đầu tư, đầu tư tiền gửi và các loại hình đầu tư khác.. -Ngoài ra BIC còn tham gia vào các hoạt động dịch vụ khác có liên quan: giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và thu đòi người thứ ba…. 3 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty BIC *Sơ đồ tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Kế toán Phòng Giámđịnh-bồi thường Phòng Công nghệ thông tin Phòng Tái bảo hiểm Phòng Quản lý nghiệp vụ Phòng Khai thác Phòng Phát triển kinh doanh Phòng Đầu tư Phó giám đốc CN.Tp.HCM CN Đà Nẵng CN Hà nội CN Hải Phòng CN T.Nguyên CN Bình Định CN Vũng tàu CN Nghệ an CN Đồng nai CN Cần thơ CN Hải dương CN Quảng ninh *Ch *Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: -Trụ sở chính có vai trò định hướng, điều hành, quản lý, hỗ trợ, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, kiểm tra,giám sát các hoạt động kinh doanh. -Các chi nhánh thực hiện các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng, phát triển thị trường và xử lý sau bán hàng. -Các phòng ban thuộc trụ sở chính của công ty có mối quan hệ phối hợp công tác theo quy trình nghiệp vụ và theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng. Ngoài ra các phòng thuộc trụ sở chính của công ty còn có mối quan hệ với đơn vị trực thuộc công ty (gồm chi nhánh, phòng kinh doanh khu vực trực thuộc chi nhánh, văn phòng đại diện) như hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ về nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng, cùng theo nhiệm vụ chung. Hiện nay tại trụ sở chính của BIC bao gồm 10 phòng ban có chức năng nhiệm vụ cụ thể: -Khối kinh doanh : +phòng phát triển kinh doanh: tham mưu cho ban giam đốc định hướng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trong dài hạn và ngắn hạn liên quan đến phát triển hoạt động kinh doanh BH, kênh phân phối, phát triển mạng lưới, chính sách khách hàng. +Phòng khai thác: giải quyết các dịch vụ khai thác vượt thẩm quyền hoặc ngoài địa bàn hoạt động kinh doanh của các chi nhánh và các phòng kinh doanh khu vực trực thuộc công ty, hỗ trợ kiểm tra giám sát hoạt động khai thác của các đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty +Phòng đầu tư: định hướng hoạt động đầu tư Tài chính của công ty, triển khai xúc tiến đầu tư, hỗ trợ khối kinh doanh BH triển khai,phân phối sản phẩm BH tới các đối tác. -Khối hỗ trợ kinh doanh: +Phòng quản lý nghiệp vụ: xây dựng và phát triển sản phẩm, tham mưu cho ban giám đốc trong công tác xây dựng, ban hành điều chỉnh các quyết định, hướng dẫn, biểu phí, quy tắc BH …từng nghiệp vụ BH công ty.Nghiên cứu hướng dẫn triển khai sản phẩm mới, quản lý rủi ro trong hoạt động công ty +Phòng tái Bảo hiểm: định hướng hoạt động liên quan đến hoạt động TBH của công ty bao gồm nhận- nhượng TBH, quản lý, giám sát, tư vấn hướng dẫn đơn vị thành viên và các phòng nghiệp vụ thuộc trụ sở chính thực hiện nhiệm vụ công tác có liên quan đến hoạt động TBH. +Phòng giám định bồi thường: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ giám định, bồi thường theo phân cấp ủy quyền của giám đốc công ty, đề xuất, xây dựng biện pháp đánh giá rủi ro sau bồi thường nhằm hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh BH của công ty . -Khối quản lý nội bộ: +Phòng tài chính-kế toán: tổng hợp phân tích số liệu báo cáo về tình hình tài chính kế toán,kết quả kinh doanh của công ty .Trực tiếp thực hiện công tác kế toán tài chính tại trụ sở chính cảu công ty. +Phòng công nghệ thông tin;thực hiện công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cho công ty, quản trị hệ thống mạng của công ty, đảm bảo tính an toàn, bảo mật dữ liệu thông tin công ty. +Phòng kiểm tra nội bộ: thực hiện công tác kiểm tra nội bộ đối với toàn bộ hoạt động của công ty , đảm bảo các hoạt động của công ty chấp hành tuân thủ đúng pháp luật, các quy định của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, quy định quy trình nghiệp vụ của công ty, xử lý các vấn đề pháp lý giữa công ty với các cơ quan chức năng. +Phòng tổ chức hành chính: quản trị nhân sự trong toàn hệ thống, thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản của công ty, thực hiện công tác quản lý hành chính, quản trị văn phòng tại trụ sở chính. 4.Kết quả kinh doanh chung của công ty trong thời gian qua 4.1 Tình hình chung BIC đi vào hoạt động từ đầu năm 2006, đến nay được hai năm, chúng ta có thể khái quát tinh hình chung của công ty qua các điểm sau: Thứ nhất: Công ty đã thực hiện thành công việc bàn giao, chuyển giao hoạt động từ liên doanh, không gây xao trộn thị trường BH, để khách hàng đối tác phàn nàn hoặc có những thông tin bất lợi trên phương tiện truyền thông Thứ hai: BIC đã thừa hưởng lại toàn bộ CSVC, cách thức quản lý của QBE- tập đoàn BH và TBH phi nhân thọ lớn nhất của Úc. Do vậy trong thời gian đầu công ty đã duy trì được một lượng khách hàng cũ nhất định và gây dựng phát triển được mối quan hệ với nhiều công ty tái BH, công ty BH gốc…trong và ngoài nước. Thứ ba: Công ty đã ổn định được tổ chức nhân sự, chuyển giao hợp đồng lao động từ liên doanh sang, hoàn chỉnh cơ chế, quy định liên quan đến người lao động. Cán bộ ở lại với BIC đến thời điểm này đã yên tâm công tác. Ngoài việc bộ máy nhân sự của BIC được tăng cường thêm nhiều cán bộ có kinh nghiệm, nghiệp vụ vững vàng, tác phong làm việc chuyên nghiệp từ liên doanh chuyển sang, BIC còn có thêm một lực lượng cán bộ trẻ nhiệt tình, năng động tạo nên một tập thể sáng tạo nhiệt huyết. Hiện nay đội ngũ nhân lực của BIC gồm 250 người được đào tạo cơ bản, trình độ chuyên môn tốt. Thứ tư: BIC đã từng bước xây dựng và ban hành đồng bộ các văn bản quy chế quản lý nội bộ, chính sách kinh doanh,và hướng dẫn nghiệp vụ. Đây là tiền đề quan trọng để đảm bảo việc kiểm soát hoạt động cuả công ty, là cơ sở kiểm tra đánh giá hoạt động của từng thành viên, từng đơn vị trực thuộc. Thứ năm: Công ty đã phát triển mạng lưới kinh doanh trực tiếp tại các địa bàn trọng điểm. Đến thời điểm này BIC đã hoàn thành thủ tục pháp lý cho 12 chi nhánh và đưa vào hoạt động. Đây là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo, đảm bảo mục tiêu kết thúc năm 2008 BIC có hệ thống phân phối toàn quốc. Thứ sáu: Hiện tại BIC đã xây dựng được cơ chế, phương thức triển khai hợp tác với hầu hết các đơn vị thành viên BIDV- đây là một trong những lợi thế vượt trội của BIC so công ty BH khác. Trong năm vừa qua cho ra đời sản phẩm BIC- Bảo An là sản phẩm liên kết của BIC và BIDV bước đầu đạt được kết quả khả quan. Thứ bảy: Kết quả hoạt động qua 2 năm 2006, 2007 tuy chưa đạt được như mong muốn nhưng cũng đã thể hiên tốc độ tăng trưởng tiềm năng cho một thương hiệu trẻ. Để hiểu thêm về năng lực tài chính của BIC, ta theo dõi bảng 1: Bảng 1: Tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu 3 năm 2005, 2006,2007 Đơn vị:1.000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Tổng tài sản 3.TổngTSLĐ&ĐTư NHạn 2.Tổng nợ phải trả 4.Tổng nợ ngắn hạn 5.Tổng nợ dài hạn 6.Nguồn vốn chủ sở hữu 114.528.742 90.431.653 43.176.078 9.083.797 0 71.352.664 316.980.467 261.160.501 106.630.276 67.005.487 0 210.350.191 720.020.081 520.687.880 199.665.520 106.210.092 0 502.354.566 (nguồn: Hồ sơ năng lực của BIC 2008) Mặc dù có sự chia tách liên doanh từ đầu năm 2006 nhưng tổng TS và NVCSH của BIC vẫn liên tục tăng một cách đều đặn. Điều đó cho thấy năng lực tài chính của BIC rất mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng của tổng TS từ năm 2005- 2007 ở mức trung bình là 150%. Năm 2007 tổng TS đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây là 720.020 triệu đồng bằng hơn 2 lần so năm 2006 (316.980 triệu đồng) và bằng hơn 6 lần so năm 2005 (114.528 triệu đồng) khi còn hoạt động dưới tên gọi Việt- Úc. Việc thay đổi mô hình hoạt động từ hình thức liên doanh sang công ty Nhà nước không làm ảnh hưởng đến sự gia tăng NVCSH. Từ năm 2005- 2007 tốc độ tăng trung bình NVCSH xấp xỉ 200%. Sau khi BIDV mua lại 50% vốn góp của tập đoàn BH và TBH QBE (Úc) trong liên doanh trước đây, BIC đã không ngừng được gia tăng nguồn vốn bổ sung. Khả năng tài chính hiện nay của BIC rất lớn thể hiện thông qua việc tăng vốn điều lệ lên 200tỷ đồng (cuối năm 2006) và đã tăng lên 500tỷ vào tháng 9 năm 2007. Như vậy về vốn, BIC đang là một trong 5 công ty BH có vốn lớn nhất Việt Nam (sau Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, VASS) và thị phần nằm trong top 10 công ty BH lớn nhất trên tổng số các công ty BH phi nhân thọ. Sau 8 năm triển khai kinh doanh BH, và sau gần 2năm đi vào hoạt động với tên gọi và cơ chế quản lý mới, BIC đã dần ổn định và đạt được kết quả bước đầu. Từ một đơn vị nhỏ về quy mô, mỏng về mạng lưới và có số doanh thu thấp, đến nay BIC đã thu được những kết quả khả quan. Điều này thể hiện rất rõ trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty được kiểm toán bởi công ty Earns&Young (E&Y) và Price Water House Coopers (PWC). Bảng 2: Doanh thu, lợi nhuận và quỹ dự phòng nghiệp vụ 3 năm 2005, 2006,2007 Đơn vị: 1.000 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh thu 46.538.660 49.214.865 165.226.951 Lợi nhuận (3.461.864) 9.809.681 9.809.681 Quỹ dự phòng nghiệp vụ 34.092.281 39.624.789 93.294.004 (Nguồn: báo cáo thường niên của BIC) Nếu như năm 2005 hoạt động dưới hình thức liên doanh, doanh thu toàn công ty đạt 46.538 triệu đồng thì đến năm 2006 BIC chính thức đi vào hoạt động doanh thu đã tăng lên tới 49.214 triệu đồng, tăng 2.676 triệu đồng hay tương đương tăng 5,8% so với năm 2005. Vẫn còn nhiều khó khăn trong năm đầu tiên khi tham gia thị trường BH với tên gọi mới nhưng doanh thu năm 2006 đã có sự tăng trưởng hơn so năm 2005 mặc dù sự gia tăng đó không phải là nhiều. Điều đó cho thấy sự nỗ lực của công ty trong việc duy trì và gia tăng doanh thu, hứa hẹn một sự khởi đầu tốt. Năm 2007 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của BIC khi doanh thu đạt mức kỷ lục với con số 165.226 triệu đồng gần gấp 4 lần so năm 2006. Với kết quả đó BIC đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ khi chuyển đổi cơ cấu tổ chức và ngày càng khẳng định mình trên thị trường BH Việt Nam. Lợi nhuận trong vòng 3 năm từ 2005- 2007 đã có sự biến chuyển khác biệt. Năm 2005 có thể coi là năm hoạt động không hiệu quả của Việt- Úc khi lợi nhuận đạt được ở mức âm (-3.461.864). Đây là năm chuẩn bị chia tách, trên tất cả các lĩnh vực đều có sự xáo trộn, hoạt động kinh doanh BH của công ty trở nên khó khăn do đó kết quả đạt được không như mong đợi. Đến năm 2006 hoạt động kinh doanh ở BIC bắt đầu có sự khởi sắc khi lợi nhuận từ mức âm đã tăng lên đến 9.098 triệu đồng và bước sang năm 2007 lợi nhuận đã đạt tới con số 14.075 triệu đồng gần gấp 1,5 lần so năm 2006. Đây là những kết quả đáng khích lệ đối với một thương hiệu còn khá mới trên thị trường BH như BIC. Cùng với việc doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm thì quỹ dự phòng nghiệp vụ cũng tăng tương ứng. Năm 2005, 2006 dự phòng nghiệp vụ ở mức khá đồng đều là 34.092 triệu đồng và 39.624 triệu đồng. Chỉ đến năm 2007 khi doanh thu phí BH tăng vượt bậc thì dự phòng nghiệp vụ cũng tăng mạnh đến 93.294 triệu đồng gần gấp 3 lần so năm 2006. Như vậy qua việc phân tích năng lực tài chính và kết quả doanh thu, lợi nhuận trong 3 năm 2005- 2007 cho thấy tiềm năng phát triển trong tương lai của BIC là rất lớn và mục tiêu trở thành một trong 10 công ty BH phi nhân thọ sẽ còn không xa. 4.2 Một số kết quả cụ thể * Đối với hoạt động kinh doanh Bảo hiểm : Tổng doanh thu phí BH tính đến cuối năm 2007(165 tỷ) đã tăng vượt bậc so năm 2006 trong đó phải kể đến sự tăng truởng khá lớn của doanh thu phí BH gốc (trên 300% so năm 2006). So với kết quả hoạt động của Việt- Úc trước đây thì năm 2006, 2007 đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của BIC với doanh thu phí đạt mức kỷ lục 40.217 triệu đồng và 147.164 triệu đồng. Năm 2005 dưới tên gọi Việt- Úc doanh thu phí BH gốc chỉ đạt được ở con số 25.834 triệu đồng bằng 0.64% doanh thu BH gốc khai thác năm 2006. Đây là năm chuẩn bị chia tách, hoạt động của liên doanh đang bị xáo trộn trên nhiều mặt do vậy việc khai thác BH gốc cũng bị chững lại. Năm 2006 BIC chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới. Doanh thu BH gốc đã đạt được kết quả khởi sắc, tốc độ tăng trưởng phí BH gốc so năm 2005 là 55,67%. Đặc biệt năm 2007 được ghi nhận là năm” tăng tốc” thành công của BIC với tốc độ tăng trưởng doanh thu phí BH gốc đạt trên 265% so năm 2006. Mặc dù sau hai năm hoạt động còn nhiều khó khăn về mọi mặt nhưng BIC đã giữ được doanh thu phí không những giảm so liên doanh trước đây mà còn tăng đáng kể cho thấy tiềm năng phát triển của BIC rất lớn trong tương lai. Cùng với việc doanh thu phí BH gốc năm 2007 tăng nhanh so năm 2006 dẫn đến thị phần của BIC cũng ngày được cải thiện đáng kể. Nếu như thị phần cuối năm 2006 chỉ chiếm 0.63%( xếp thứ 12/18 công ty BH phi nhân thọ), 9 tháng đầu năm 2007 chiếm 1.38% (xếp thứ 12/21 công ty BH phi nhân thọ) thì cuối năm 2007 thị phần của BIC đã nằm trong top 10 công ty BH lớn nhất trên tổng số công ty BH phi nhân thọ . Bảng3: Tăng trưởng phí BH gốc và thị phần của BIC 2006, 2007 Năm Phí Bảo hiểm gốc (trđ) % tăng giảm phí Thị phần % Kỳ báo cáo Năm trước 2006 40.217 25.834 55,67% 0,63% 2007 146.706 40.217 264,7% 1,9% (nguồn báo cáo thường niên BIC ) Thực chi bồi thường thuộc trách nhiệm BIC đến thời điểm 30/12/2007 là 6.544 triệu đồng tăng 0.65% so cùng kỳ năm ngoái (2006) là 3.959 triệu đồng, và thực chi bồi thường chỉ bằng 7.9% so phí BH thực thu 82.827 triệu đồng. Trong đó tỷ lệ bồi thường BH gốc ở mức hơn 10% (doanh thu BH gốc là 146.706 triệu đồng và STBT BH gốc là 14.770 triệu đồng), nhận TBH bồi thường 119 triệu đồng bằng 0.6% so doanh thu phí nhận tái (chủ yếu là bồi thường trong nước). Như vậy tỷ lệ bồi thường BH gốc và tỷ lệ bồi thường nhận TBH năm 2007 ở BIC so với toàn thị trường ở mức không cao, và năm 2007 có thể coi là năm kinh doanh hiệu quả của BIC trong tất cả các hoạt động đặc biệt là trong công tác khai thác BH gốc. Bảng 4: Doanh thu theo khu vực đến 31/12/2007 Đơn vị: triệu đồng STT Đơn vị khai thác Thực hiện 31/12/2007 Tỷ trọng 1 Trụ sở chính tại Hà Nội 31.244 18,9% 2 Chi nhánh Bình Định 6.813 4,1% 3 Chi nhánh Cần Thơ 7.815 4,7% 4 Chi nhánh Đà Nẵng 6.989 4,2% 5 Chi nhánh Đồng Nai 5.329 3,2% 6 Chi nhánh Hà Nội 43.122 26,1% 7 Chi nhánh Hải Dương 1.907 1,2% 8 Chi nhánh Hải Phòng 9.893 6% 9 Chi nhánh Hồ Chí Minh 29.720 18% 10 Chi nhánh Nghệ An 8.335 5% 11 Chi nhánh Tây Nguyên 7.492 4,5% 12 Chi nhánh Vũng Tàu 6.663 4% Toàn công ty 165.226 100% (Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội) Đến cuối năm 2007 BIC đã có 12 chi nhánh chính thức đi vào hoạt động. Với tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm gốc kỷ lục trong năm 2007 phải kể đến sự đóng góp của phòng khai thác trụ sở chính, chi nhánh Hà Nội và chi nhán thành phố Hồ Chí Minh tỷ trọng đóng góp cho doanh thu toàn công ty đạt trên 18%. Trong đó đặc biệt là chi nhánh Hà Nội tuy mới đi vào hoạt động nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất 26,1%. Ở các chi nhánh khác tiềm năng rất lớn nhưng hiệu suất khai thác chưa cao tỷ trọng doanh thu chiếm dưới 5%. Năm 2007 doanh thu theo nghiệp vụ cũng có sự biến chuyển rõ rệt trong tỷ trọng khai thác: Bảng 5: Phân chia phí bảo hiểm gốc theo loại hình nghiệp vụ đến 31/12/2007 STT Loại nghiệp vụ Số phí (trđ) % tổng phí thu 1 Kỹ thuật 41.186 27,99 % 2 Cháy và mọi rủi ro tài sản 22.627 15,38 % 3 Xe cơ giới 40.427 27,5 % 4 Hàng hóa vận chuyển 10.073 6,84 % 5 Tai nạn, sức khỏe 8.602 5,85 % 6 Thân tàu và P & I 6.633 4,5 % 7 Trách nhiệm 1.324 0,9 % 8 Gián đoạn kinh doanh 406 0,28 % 9 Các loại hình khác 15.886 10,8 % (Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội) Nếu tính đến thời điểm 31/12/2007 thì tổng doanh thu phí BH gốc đạt 147.164 triệu đồng trong đó doanh thu phí từ loại hình BH kỹ thuật là lớn nhất 41.186 triệu đồng tương ứng tỷ trọng 27,99%, sau đó là BH xe cơ giới chiếm 27,5%, tiếp đến là loại hình BH cháy và mọi rủi ro TS đạt 22.627 triệu đồng chiếm 15,38% (trong đó BH cháy nổ chiếm 11,02%). Mặc dù các loại hình nghiệp vụ đều có tỷ trọng gia tăng so năm 2006 nhưng tốc độ tăng trưởng có giảm đi do tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ BH xe cơ giới tăng mạnh mẽ hơn Các loại hình thiệt hại kinh doanh và BH trách nhiệm là loại hình BH không phải thuộc thế mạnh của BIC nên doanh thu vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn dưới 5%. * Đối với hoạt động tái Bảo hiểm : Hoạt động TBH thời gian qua cũng đạt được những khởi sắc. Tuy nhiên do thời gian đầu chuyển cơ cấu công ty từ hình thức liên doanh sang 100% vốn BIDV, năng lực BHcó suy giảm BIC phải tái đi phần lớn số phí thu được. Doanh thu TBH được thể hiện bảng dưới đây: Bảng 6: Doanh thu phí TBH năm 2006, 2007 Đơn vị:trđ Năm Doanh thu BH gốc Doanh thu tái BH Phí BH thực thu Nhận Nhượng Trong nước Ngoài nước Trong nước Ngoài nước 2006 40.217 7.954 1.047 20.580 4.887 23.751 2007 146.706 18.377 77 69.788 12.697 82.675 (nguồn: báo cáo tổng hợp BIC ) Như vậy số phí BH thực thu năm 2007 đã tăng hơn 300% so năm 2006. Trong đó phí nhượng tái cao hơn nhiều so với doanh thu nhận tái bằng 450%. Đặc biệt năm 2007 nhận TBH ngoài nước giảm mạnh chỉ bằng 7% năm 2006. Điều này cho thấy BIC chỉ tập trung tham gia nhận- nhượng BH trong nước Số liệu này thể hiện rõ sự thay đổi căn bản trong hoạt động của BIC so với liên doanh.Qua đó cho thấy uy tín năng lực tài chính của công ty ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh. Hiện nay BIC có quan hệ hợp đồng với nhiều công ty BH và tái BH có uy tin trên thị trường quốc tế như: công ty tái BH MunichRe (Đức), SwissRe (Thuỵ sỹ), AonRe (Mỹ), Tổng công ty tái BH quốc gia Việt Nam (VINARE)…. * Hoạt động đầu tư: Sau khi chuyển giao và giao nhận vốn, công ty đã chú trọng công tác đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi để gia tăng lợi nhuận. Nếu như trong năm 2006 BIC chủ yếu tập trung cho các kênh đầu tư an toàn( tiền gửi, trái phiếu..) nên kết quả đạt được còn khiêm tốn so thị trường (lợi nhuận từ hoạt động đầu tư 2006: 19983 triệu đồng), thì đến năm 2007 BIC đã thực hiện một loạt các biện pháp mang tính chiều sâu nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4.3 Đánh giá chung BIC chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/2006 sau khi BIDV mua lại 50% vốn góp của tập đoàn BH và TBH QBE của Australia trong liên doanh BH Việt-Úc trước đây, trở thành chủ sở hữu 100% vốn BIDV. Việc mua lại vốn góp của tập đoàn QBE là một bước đi quan trọng trong quá trình phát triển thành lập tập đoàn tài chính hàng đầu Vịêt Nam của BIDV, phấn đấu trong quý II năm 2008 Bảo hiểm và Ngân Hàng trở thành hai trụ cột chính đem lại doanh thu cho tập đoàn. Sau khi chuyển đổi từ mô hình liên doanh sang công ty Nhà nước,BIC cũng đã có sự thay đổi ở tất cả các lĩnh vực tổ chức, hoạt động…ảnh hưởng đáng kể đến tỷ trọng doanh thu.Với hình thức sở hữu mới BIC kinh doanh tương đối giống các công ty BH nội địa khác, doanh thu phí BH khai thác trực tiếp và thông qua hệ thống BIDV ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Khi môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, mà BH là một thị truờng hứa hẹn nhiều tiềm năng lợi nhuận khổng lồ, nhiều Ngân hàng đã và đang khởi động “lấn sân” trên thị trường. BIC tự hào là công ty tiên phong được thành lập bởi Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với bề dày hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng- tài chính. Đây là lợi thế mà không phải công ty BH nào cũng có được. Trong tương lai đây vẫn là kênh khai thác chủ yếu của BIC bên cạnh những kênh truyền thống khác: tận dụng tối đa lợi thế quy mô hoạt động và mạng luới BIDV. Dựa và nền tảng khách hàng do BIDV giới thiệu, BIC có thể trao đổi dịch vụ và tăng cường tiếp cận với các khách hàng khác để dần chuyển sang chủ động kinh doanh dựa trên lượng khách hàng đã gây dựng và tạo được uy tín. Mặc dù qua 2 năm đi vào hoạt động với tên gọi chính thức BIC, công ty chưa đạt được kết quả như mong muốn nhưng những khó khăn chỉ là bước đầu, BIC đang trong quá trình phát triển vì tiềm lực rất lớn với vốn điều lệ lên tới 500 tỷ đồng (2007) chỉ đứng sau bốn công ty BH phi nhân thọ khác đặc biệt thế mạnh khi có BIDV hỗ trợ nhất là trong giai đoạn BIC còn non trẻ trên thị truờng BH Việt Nam. Ngoài ra xu hướng sản phẩm liên kết BH – NH đang ngày càng được triển khai rộng khắp. BIC và BIDV cúng đang thăm dò thị trường bước đầu khi cho ra mắt sản phẩm liên kết với tên gọi BIC - Bảo An cũng đang được khách hàng tham gia đông đảo bởi đăc tính mới và ưu vịêt của sản phẩm. Cũng phải nói thêm với lợi thế BIDV đứng sau trong những năm vừa qua nghiệp vụ BH xây dựng lắp đặt, hoả hoạn, xe cơ giới .. chiếm một tỷ trọng khá cao. Đây cũng chính là thế mạnh của BIC có thể cạnh tranh với các công ty BH khác. Khách hàng thường đến Ngân hàng vay vốn chủ yếu cho những công trình xây dựng tầm cỡ với số tiền BH rất lớn. Những TS này đều thuộc đối tượng BH sẽ được BIC tận dụng khai thác triệt để. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, bên cạnh những thuận lợi BIC cũng phải đối mặt với không ít khó khăn khi mà các công ty BH khác cũng không ngừng phát triển, môi trường pháp lý kinh doanh BH ngày càng chặt chẽ .. đặc biệt từ 1/1/2008 khi các doanh nghiệp nước ngoài đựơc phép kinh doanh các loại hình bắt buộc tại Việt Nam: như BH trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, BH hoả hoạn.. Với những yếu tố khả quan tiềm năng phát triển, trong tương lai không xa BIC sẽ ngày càng khẳng định vị tí và thương hiệu của mình không những trên thị trường BH phi nhân thọ mà còn vươn xa ra cả ngoài lãnh thổ Việt Nam. II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BIC 1. Thuận lợi Hiện nay với sự gia nhập WTO của nước ta đã mở cửa cho thị trường BH có những cơ hội phát triển. Cùng với lợi thế là công ty BH tiên phong được thành lập bởi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), BIC sẽ tận dụng triệt để lợi thế này để nghiệp vụ BH cháy ngày càng được mở rộng thích nghi với tình hình mới. Những thuận lợi chủ yếu đem lại cho nghiệp vụ BH cháy của BIC tốc độ tăng trưởng cao phải kể đến: - Môi trường pháp lý về kinh doanh BH cháy ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện. Do những hậu quả nặng nề của hỏa hoạn để lại không chỉ đối với bản thân mỗi cá nhân, doanh nghiệp mà còn đối với cả xã hội, nên từ trước đây rất lâu Đảng và Nhà nước đã chủ trương khuyến khích các đơn vị tham gia BH cháy. Theo thông tư số 82/1991/ BTC ban hành ngày 31/12/1991 có ghi rõ “Nhà nước không cho các doanh nghiệp ghi giảm vốn điều lệ trong TS bị tổn thất do những rủi ro mà cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBH6.docx
Tài liệu liên quan