Đề tài Tình hình thực tế về kế toán tài sản cố định ở Công ty giầy Thụy Khuê

Tài liệu Đề tài Tình hình thực tế về kế toán tài sản cố định ở Công ty giầy Thụy Khuê: lời nói đầu Trong tình hình kinh tế hiện nay, vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm. Sản phẩm mà doanh nghiệp làm ra có tiêu thụ hay không, có được người tiêu dùng trên thị trường chấp nhận hay không là cả một vấn đề nan giải và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp công nghiệp là một đơn vị kinh tế cơ sở của nền kinh tế quốc dân (KTQD) nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tích luỹ cho xã hội. TSCĐ trong các doanh nghiệp là cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó cần được quản lý chật chẽ và phát huy được hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng. Nhận thức được vấn đề đó, Công ty giầy Thụy khuê đã từng bước bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm góp phần tạo ra sản phẩn đạt chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng. Tổ chức tốt công tác tài sản cố định (TSCĐ) là mối quan tâm chung của cả Công ty giầy Thụy khuê. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc qu...

doc83 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình thực tế về kế toán tài sản cố định ở Công ty giầy Thụy Khuê, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Trong tình hình kinh tế hiện nay, vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm. Sản phẩm mà doanh nghiệp làm ra có tiêu thụ hay không, có được người tiêu dùng trên thị trường chấp nhận hay không là cả một vấn đề nan giải và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp công nghiệp là một đơn vị kinh tế cơ sở của nền kinh tế quốc dân (KTQD) nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tích luỹ cho xã hội. TSCĐ trong các doanh nghiệp là cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó cần được quản lý chật chẽ và phát huy được hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng. Nhận thức được vấn đề đó, Công ty giầy Thụy khuê đã từng bước bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm góp phần tạo ra sản phẩn đạt chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng. Tổ chức tốt công tác tài sản cố định (TSCĐ) là mối quan tâm chung của cả Công ty giầy Thụy khuê. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý và sử dụng đầy đủ, hợp lý hoá công suất TSCĐ, góp phần phát triển sản suất, hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ. Trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế ở Công ty một trong những Công ty áp dụng thí điểm chế độ kế toán mới đầu tiên ở nước ta, tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài kế toán TSCĐ để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Bản chuyên đề được trình bầy với kết cấu 3 phần chính: Phần thứ nhất: Lý luận chung về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp công nghiệp. Phần thứ hai: Tình hình thực tế về kế toán TSCĐ ở Công ty giầy Thụy Khuê Trong quá trình thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Công ty, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng chí lãnh đạo Công ty, các phòng ban và đặc biệt là sự giúp đỡ một cách có hiệu quả của các đồng chí trong phòng kế toán. Phần thứ nhất lý luận chung về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp công nghiệp I./ Sự cần thiết của kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp công nghiệp . 1- Vai trò của TSCĐ trong doanh nghiệp công nghiệp: Sản xuất là cơ sở để tồn tại và phát triển của xã hội loài người " Nếu sản xuất chỉ ngừng một ngày thôi chứ không nói đến ngừng một vài tuần, ngừng một năm thì xã hội cũng bị tiêu vong ( Mac - Ăngen). Muốn tiến hành sản xuất phải có đầy đủ hai điều kiện là tư liệu sản xuất và sức lao động. TSCĐ là một bộ phận tư liệu sản xuất giữ vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong lịch sử phát triển nhân loại, các cuộc đại cách mạng công nghiệp đều tập chung vào giải quyết các vấn đề cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất mà thực chất là đổi mới về các cơ sở vật chất kỹ thuật của quá trình sản xuất đổi mới, cải tiến, hoàn thiện TSCĐ. Nếu xem xét ở góc độ vi mô chúng ta đều thấy rằng : Trong các doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường, yếu tố quyết định của các doanh nghiệp có thể tồn tại và phất triển là uy tín, chất lượng sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng đó chỉ là biểu hiện bề ngoài, còn thực chất phải là mấy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chế biến có đáp ứng được yêu cầu của quá trình sản xuất chế biến hay không? Theo Mác " TSCĐ là xương và bắp thịt của sản xuất " TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát triển kinh tế quốc dân, nó thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Từ những vấn đề phân tích khái quát trên, ta có thể rút ra được khẳng định là: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng, cũng như nền kinh tế quốc dân nói chung, TSCĐ là cơ sở vật chất có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Các TSCĐ được cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ kinh tế nói chung . 2- Vai trò của kế toán trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Kế toán là công cụ đắc lực để quản lý kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, kế toán TSCĐ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi tài liệu cần thiết phục vụ cho việc quản lý giám đốc chặt chẽ nhằm sử dụng có hiệu quả TSCĐ. Để thực hiện được yêu cầu đó, kế toán TSCĐ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: 1. Tổ chức ghi chép phản ánh tổ hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp, việc hình thành và thu hồi các khoản đầu tư dài hạn nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. 2. Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tình hình trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, tính toán và phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao và các khoản dự phòng vào chi phí sản xuất kinh doanh. 3. Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ. 4. Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất kỳ TSCĐ đầu tư dài hạn tổng đơn vị, tham gia đánh giá lại tài sản khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ trong đơn vị. II./ Một số lý luận về TSCĐ TSCĐ là các tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài theo quy định trong chế độ kế toán hiện hành . Tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ tuỳ theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Ví dụ : Từ những năm 1960 tài sản quy định TSCĐ là những tài liệu lao động có giá trị 150 đồng và có thời gian sử dụng hơn một năm, sau đó nâng nên 500 đồng, 500.000 đồng và đến nay là 5.000.000 Những tài sản thiếu một trong hai tiêu chuẩn trên được xếp vào loại công cụ, dụng cụ. Tuy nhiên còn có một số tài sản còn thiếu một trong hai tiêu chuẩn nhưng có một vị trí đặc biệt quan trong trong sản xuất kinh doanh được cơ quan chủ quản thoả thuận với Bộ Tài chính cho phép xếp vào là TSCĐ. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm sau: - Tham gia vào nhiều chu trình sản xuất và vẫn giữ hình thái hiện vật ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. - Giá trị TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm của nó, TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật cần được kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. Về mặt giá trị phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong các doanh nghiệp. III./ Phân loại và đánh giá TSCĐ 1- Phân loại TSCĐ : Để thuận lợi cho công tác quản lý và hoạch toán TSCĐ, cần sắp sếp TSCĐ vào từng nhóm, theo những đặc trưng nhất định có nhiều cách phân loại TSCĐ khác nhau tuỳ theo từng mục đích. 1.1) Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật và kết cấu TSCĐ. Theo tiêu thức này, TSCĐ được chia thành hai loại lớn a) TSCĐ hữu hình. Là các TSCĐ có vật chất cụ thể. TSCĐ có thể phân loại theo kết cấu bao gồm : - Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, gara để xe, chuồng trại chăn nuôi, giếng khoan, bể chứa, sân chơi, cầu cống, đường xá, hàng rào, lò vôi... - Máy móc, thiết bị: Gồm các máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác và các loại máy móc thiết bị khác dùng trong sản xuất kinh doanh . - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Ôtô, máy kéo, tầu thuyền, ca nô... dùng trong vận chuyển, hệ thống đường dây dẫn nước, hệ thống đường dây dẫn điện, hệ thống truyền thanh ... thuộc tài sản của đơn vị . - Thiết bị dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh , quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm ... - Cây lâu năm, gia súc cơ bản - TSCĐ khác: Gồm các loại TSCĐ chưa được sắp sếp vào các loại tài sản trên ( các tác phẩm nghệ thuật, sách báo chuyên môn kỹ thuật... ) b) TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện hướng giá trị đã được đầu tư chi trả nhằm có được các lợi ích hoặc các nguồn có tính kinh tế mà giá trị của chúng suất phát từ các đặc quyền của doanh nghiệp. TSCĐ vô hình gồm các loại sau: - Quyền sử dụng đất: Là các giá trị sử dụng diện tích đất , mặt nước, mặt biển trong một thời gian nhất định, giá trị quyền sử dụng đất được quyết định thuộc quyền vốn nhà Nước cấp cho doanh nghiệp. - Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất: Là các chi phí phát sinh thành lập doanh nghiệp như chi phí thăm dò, lập dự án đầu tư, chi phí huy động vốn ban đầu, chi phí hội họp, quảng cáo, khai trương... - Bằng phát, sáng chế giá trị bằng phát minh, sáng chế là các chi phí doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế hoặc doanh nghiệp mua lại bản quyền bằng phát minh sáng chế. - Chi phí nghiên cứu phát triển: Là các chi phí doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thuê ngoại thực hiện các công trình quy mô lớn về nghiên cứu, lập kế hoạch, dự án dài hạn để đầu tư và phát triển nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội. - Chi phí về lợi thế thương mại: Là các chi phí tính thêm ngoài giá trịá trị các TSCĐ cố định hữu hình doanh nghiệp có sự thuận lợi về vị trí thương mại, sự tín nhiệm với bạn hàng, danh tiến của doanh nghiệp ... - TSCĐ vô hình khác: Gồm các quyền đặc nhượng, quyền thuê nhà, bản quyền tác giả, quyền sử dụng hợp đồng, độc quyền nhãn hiệu và tên hiệu... - Quyền đặc nhượng là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được đặc quyền thực hiện khai thác các nghiệp vụ quan trọng hoặc độc quyền sản xuất một loại sản phẩm theo các hợp đồng đặc nhượng ký kết với Nhà nước hoặc một đơn vị nhượng quyền. - Quyền thuê nhà là các chi phí sang nhượng quyền mà doanh nghiệp trả cho người thuê trước đó để được thừa kế các quyền lợi về thuê nhà theo hợp đồng ký kết với Nhà nước hoặc các đối tượng khác.. Bản quyền tác giả là các chi phí tiền thù lao trả cho tác giá trị và được Nhà nước công nhận cho tác giá trị độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình. - Độc quyền nhãn hiệu và tên hiệu chi phí phải trả cho việc mua lại nhãn hiệu hàng hoá và tên hiệu doanh nghiệp nào đó. Cách phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với các kết cấu của tài sản giúp cho việc quản lý sử dụng tài sản có hiệu quả, đồng thời xác định thời gian hữu dụng của tài sản từ đó có phương pháp tính toán phân phối chi phí thu hồi vốn đầu tư một cách hợp lý. 1.2) Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: Căn cứ vào quyền sở hữu, TSCĐ của đơn vị được chia thành 2 loại: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. a) TSCĐ tự có: Là các TSCĐ hữu hình, vô hình doanh nghiệp mua sắm xây dựng và hình thành các nguồn vốn ngân sách cấp hoặc trên cấp, nguồn vôn vay, nguồn vốn liên doanh cũng như các TSCĐ được tặng, biếu ...Đây cũng là những TSCĐ của đơn vị có quyền sử dụng lâu dài và được phản ánh trên bảng cân đối lúc thanh toán của doanh nghiệp b) TSCĐ thuê ngoài Là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết. Tuỳ theo đầu khoản hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia thành : - TSCĐ đi thuê tài chính, doanh nghiệp đặc thù của chúng cũng được phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và tiến hành trích khấu hao như các TSCĐ tự có của doanh nghiệp . -TSCĐ thuê nhà tài chính là những TSCĐ doanh nghiệp thuê của các doanh nghiệp khác và hợp đồng thuê phải thoả mãn một trong bốn điều kiện sau đây: 1/ Quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyể sang bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng . 2/ Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua TSCĐ thuê giá trị thấp hơn giá trị trị thực tế của TSCĐ thuê tại thời điểm mua lại . 3./ Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 3/4 thời gian hữu dung TSCĐ thuê. 4/ Giá trị trị hiện tại của khoản chi theo hợp đồng ít nhất phải bằng 90% giá trị TSCĐ thuê. Đối với loại TSCĐ này, doanh nghiệp đặc thù của chúng, cũng được phản ánh nên bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và tiến hành trích khấu hao như TSCĐ tự có của doanh nghiệp . TSCĐ thuê hoạt động là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê trong một thời hạn nhất định phục vụ cho một thời hạn nhất định và không đủ điều kiện là TSCĐ thuê dài hạn. Những tài sản này khi hết hợp đồng phải trả lại bên sở hữu tài sản. Doanh nghiệp chỉ phải trả chi phí thuê tài sản còn không phải tính khấu hao. 1.3./ Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng : Theo tiêu thức này TSCĐ được chia thành 3 loại : a) TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh : Bao gồm tất cả các TSCĐ được dung trong hoạt động sản xuất kinh doanh Như bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh, bộ phận văn phòng. Tùy theo yêu cầu quản lý có thể tiến hành phân loại một cách cụ thể hơn như TSCĐ dùng ở bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ , TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp .. b) TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh bao gồm : Các TSCĐ được sử dụng để phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của người ngoài doanh nghiệp như câu lạc bộ, nhà trẻ, thư viện...Nhưng tài sản này được đầu tư bằng quỹ phúc lợi của doanh nghiệp hoặc cũng có thể được đầu tư bằng các nguồn vốn khác . c) TSCĐ hư hỏng chờ giải quyết : Là nhừng TSCĐ của doanh nghiệp bị hư hỏng chờ thanh lý, những TSCĐ của doanh nghiệp hiện có nhưng chưa có nhu cầu sử dụng chờ quyết định để điều chuyển hoặc nhượng bán thu hồi lại vốn đầu tư . Việc phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng sẽ giúp quản lý và phân tích đúng đắn tình hình sử dụng tài sản đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp . Khi phân tích hiệu quả hoạt động cuả tài sản trong quà trình hoạt động phải chỉ rõ hiệu quả thực sự doanh nghiệp những TSCĐ đã được sử dụng trong quá trình kinh doanh chứ không phải trên tổng số TSCĐ hiện có, từ đó có kế hoạch khai thác TSCĐ một cách hiệu quả hơn. 2). Đánh giá TSCĐ Đánh giá TSCĐ có biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định. Đánh giá tài sản TSCĐ là điều kiện cần thiết để kế toán TSCĐ, để tính khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong hoạt động quản lý kinh doanh, TSCĐ trong doanh nghiệp được đánh giá và giá trị còn lại của chúng. 2.1. Nguyên giá TSCĐ . Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc xây dựng hoặc mua sắm TSCĐ, kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi sử dụng. Nguyên giá của tài sản cố định trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: - Nguyên giá TSCĐ mua sắm ( Không kể còn mới hay đã dùng ) bao gồm giá hoá đơn, thuế nhập khẩu (nếu có ) thuế tài sản chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử (nếu có ). - Nguyên giá TSCĐ xây dựng mới, tự chế: Là giá thành thực tế (giá trị quyết toán ) của TSCĐ tự xây dựng, tự chế và chi phí lắp đặt , chạy thử (nếu có ). - Nguyên giá TSCĐ nhận của đơn vị góp liên doanh là trị giá thoả thuận của các bên liên doanh cộng các chi phí vận chuyển ,lắp đặt, chạy thử (nếu có) . - Nguyên giá TSCĐ được cấp là giá trị trong " biên bản bàn giao TSCĐ " của đơn vị cấp và chi phí, lắp đặt, chạy thử ( nếu có ) . - Nguyên giá TSCĐ được tặng biếu là giá trị tính trên cơ sở giá trị trường của các TSCĐ tương đương . - Việc ghi sổ theo nguyên giá cho phép đánh giá đúng năng lực sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật và qui mô của đơn vị, là cơ sở để tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư và xác định hiệu xuất sử dụng TSCĐ. Kế toán TSCĐ phải triệt để tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá . - Nguyên giá của từng đối tượng TSCĐ ghi trên sổ và báo cáo kế toán chỉ được xác định một lần khi tăng tài sản và không thay đổi trong suất thời gian tồn tại của TSCĐ ở doanh nghiệp trừ các trường hợp sau : - Đánh giá lại tài sản cố định . -Xây dựng, trang bị thêm cho TSCĐ . - Cải tạo nâng cấp và làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng của TSCĐ. - Tháo dỡ bớt một số bộ phận làm giảm giá tri của TSCĐ . 2.2. Giá trị còn lại : Giá trị còn lại của TSCĐ được tính bằng nguyên giá trừ (-) giá trị hao mòn ( số đã trích khấu hao ) theo sổ kế toán hoặc được tính bằng giá trị thực tế còn lại theo thời gian . Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại thì giá trị còn lại của TSCĐ được tính toán điều chỉnh lại theo công thức : Giá trị còn lại TSCĐ trước khi đánh Giá đánh lại của TS Nguyên giá cũ của TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại = x VI. Kế toán chi tiết TSCĐ Yêu cầu quản lý TSCĐ trong đơn vị đòi hỏi kế toán chi tiết TSCĐ . Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán sẽ cung cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bố TSCĐ, số lượng và tình trạng, chất lượng của TSCĐ, tình hình huy động và sử dụng TSCĐ, cũng như tình hình bảo quản, trách nhiệm của các bộ phận và cá nhân trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. Các chỉ tiêu quan trọng đó là căn cứ để doanh nghiệp cải tiến trang bị và sử dụng TSCĐ, phân bổ chính xác số khấu hao, xác định và nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. Nội dung chính của tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ bao gồm : 1/ Đánh số TSCĐ Đánh số TSCĐ số TSCĐ là qui định cho mỗi TSCĐ một số hiệu tương ứng theo những nguyên tắc nhất định. Nhờ có đánh số TSCĐ mà thống nhất được giữa các bộ phận liên quan trong việc theo dõi và quủan lý sử dụng TSCĐ theo các chỉ tiêu quản lý, tiện cho tra cứu khi cần thiết cũng như tăng cường trách nhiệm vật chất của các đơn vị và cá nhân trong khi bảo quản và sử dụng TSCĐ . Việc đánh số TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng TSCĐ ( gọi là đối tượng ghi TSCĐ ). Mỗi đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay dự trữ đều phải có số hiệu riêng. Số hiệu của mỗi đối tượng ghi TSCĐ không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hay bảo quản tại đơn vị . Trong thực tế có thể có nhiều cách quy định số hiệu TSCĐ . Cách thứ nhất : Có thể dùng chữ số la mã làm chữ số ký hiệu loại, chữ cái làm ký hiệu nhóm và kèm theo một số thứ tự để chỉ định đối tượng TSCĐ . Cách thứ hai : Mỗi loại TSCĐ được dành riêng một dãy chữ số nhất định trong dãy số tự nhiên . 2.) Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ máy kế toán và cấc địa điểm sử dụng ; 2.1) Chứng từ sử dụng : Trong hạch toán TSCĐ, chứng từ kế toán được chia làm hai loại là chứng từ mang tính bắt buộc khi doanh nghiệp sử dụng phải đúng mẫu quy định chung và những chứng từ mang tính hướng dẫn . - Chứng từ kế toán bắt buộc gồm: " biên bản giao nhận TSCĐ " mẫu số 01/TSCĐ , " thẻ TSCĐ " mẫu số 02 / TSCĐ, " biên bản thanh lý TSCĐ " mẫu số 03 / TSCĐ. Những chứng từ này là cơ sở để ghi chép sự biến động tăng giảm TSCĐ và quản lý TSCĐ một cách chặt chẽ . - Chứng từ hướng dẫn gồm : " mẫu số 04 / TSCĐ và " biên bản đánh giá lại TSCĐ " mẫu số 05 / TSCĐ . 2.2 Hạch toán chi tiết TSCĐ : Căn cứ vào các chứng từ như " biên bản giao nhận TSCĐ "," biên bản thanh lý TSCĐ ' ...và các chứng từ khác kế toán mở thẻ TSCĐ, thẻ TSCĐ được mở theo từng đối tượng ghi TSCĐ, sau đó thẻ được đăng ký và sổ đăng ký thẻ TSCĐ để quản lý và theo dõi tại phòng kế toán. Đồng thời với việc ghi thẻ TSCĐ, các TSCĐ cồn được ghi vào sổ chi tiết TSCĐ để quản lý TSCĐ theo địa điểm sử dụng, theo công dụng cũng như nguồn hình thành TSCĐ . Đối với hạch toán khấu hao TSCĐ được theo dõi trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Bảng tính khấu hao phản ánh sự biến động tăng giảm của mức khấu hao trong kỳ cũng như mức trích khấu hao của từng loại nhóm TSCĐ tính theo các đối tượng sử dụng . V. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ . 1.) Tài khoản sử dụng : Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình và tài sản cố định vô hình, kế toán sử dụng một số tài khoản sau: - Tài khoản 211: " Tài sản cố định hữu hình " Nội dung : Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá . Kết cấu : Bên nợ: - Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình tăng do được cấp, do hoàn thành xây dựng cơ bản bàn gaio đưa vào sử dụng , do mua sắm , được tặng biếu, các đơn vị tham gia góp vốn liên doanh .... - Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do điều chỉnh cho đơn vị khác, nhượng bán, thanh lý, đem đi góp vốn liên doanh hoặc do tháo bớt một số bộ phận. - Điều chỉnh lại nguyên giá do đánh giá lại TSCĐ . Số dư bên nợ : Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị . Tài khoản 211 có 7 tài khoản cấp 2 -Tài khoản 2112: Nhà cửa,vật kiến trúc . - Tài khoản 2113: Máy móc thiết bị. - Tài khoản 2114: phương tiện vận tải,truyền dẫn. -Tài khoản 2115: Thiết bị dụng cụ quản lý. -Tài khoản 2116: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. -Tài khoản 2118: TSCĐ khác . -Tài khoản 213: TSCĐ vô hình. -Tài khoản 411: Nguồn vốn kinh doanh. Nôi dung: Tài khoản này dùng để nguồn vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp . Kết cấu: Bên nợ: Nguồn vốn kinh doanh giảm do trả vốn cho ngân sách, do các bên tham gia liên doanh hoặc cổ đông. Bên có: Nguồn vốn kinh doanh do ngân sách cấp, do các bên tham gia liên doanh và các cổ đông góp vốn, do bổ sung từ kết quả sản xuất ,kinh doanh. Số dư bên có: Nguồn vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp 1. Mua tài sản cố định bằng tiền mặt tiền gửi ngân hàng 2. Mua tài sản cố định bằng nguồn vốn bên ngoài 3. Nhận tài sản cố định do cấp phát biếu tặng hoặc của đơn vị khác tham gia góp liên doanh. 4. TSCĐ do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. 5. Nhận lại TSCĐ đi góp vón liên doanh. 6. Nhận lại TSCĐ cho thuê dài hạn hoặc chuyển TSCĐ đi thuê. 7. Chuyển công cụ, dụng cụ thành thu TSCĐ . 8. Đánh giá tăng TSCĐ. 9. Sử dụng các quỹ để tăng vốn liên doanh . Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tìng hình biến động của TSCĐ vô hình của doanh nghiệp . Kết cấu: Bên nợ : Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng. Bên có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm . Số dư bên có : Nguyên giá tài sản cố định hiện còn ở doanh nghiệp . Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2 : -Tài khoản 2131 : Quyền sử dụng đất . -Tài khoản 2132 : chi phí thành lập . -Tài khoản 2133 : Bằng phát minh sáng chế . - Tài khoản 2134 : Chi phí nghiên cứu phát triển. - Tài khoản 2135 : Chi phí về lợi thế thương mại. - Tài khoản 2138 : TSCĐ vô hình khác. VI. Kế toán khấu hao TSCĐ . 1./ Khái niệm, nguyên tắc, và sự cần thiết tính khấu hao TSCĐ . Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và được chuyển vào giá trị cuả sản phẩm mới sáng tạo ra theo mức độ hao mòn của chúng dưới hình thức trích khấu hao TSCĐ tính vào giá thành của sản phẩm. Việc trích khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi vốn đầu tư trong một thời gian nhất định để taí sản xuất TSCĐ khi bị hư hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất. Giá trị hao mòn của TSCĐ là giá trị của TSCĐ bị giảm bớt trong quá trình tham gia vào hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Khấu hao TSCĐ là việc xác định tính toán phần giá trị hao mòn của TSCĐ chuyển vào chi phí sản xuất trong kỳ . Giá trị hao mòn của TSCĐ có hai hình thái là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn vật chất do trong quá trình sử dụng bị hao mòn hư hỏng từng bộ phận và mất dần giá trị ban đầu. Do có sự hao mòn hữu hình lên tài sản cố định sau một thời gian sử dụng sẽ không còn sử dụng được nữa và phải thay thế bằng một tài sản cố định khác Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của tài sản cố định do tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển có thể tạo ra, những TSCĐ cùng loại chất lượng tốt hơn, công xuất cao hơn và giá thành rẻ hơn do đó những TSCĐ cùng loại sản xuất ở thời kỳ trước ít nhiều bị giảm giá trị đi. Bởi vậy khi trích khấu hao tài sản cố định cần chú ý đến hao mòn vô hình nghĩa là phải tính toán giảm bớt thời gian sử dụng qui định của tài sản cố định để đảm bảo thu hồi vốn. Như vậy hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định còn khấu hao là biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ . 2./ Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ . việc tính khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quyết định 51/TTG ngày 21/01/1995 của thủ tướng chính phủ qui định chế độ khấu hao cơ bản TSCĐ trong các doanh nghiệp nhà nước . Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau . Về nguyên tắc mọi tài sản cố định trong các doanh nghiệp nhà nước đều phải huy động sử dụng tối đa và phải trích khấu hao, thu hồi đủ vốn trên cơ sở tính đúng, tính đủ nguyên gía theo qui định hiện hành. Vì vậy, phhương pháp tính khấu hao được lựa chọn phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đầy đủ, phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. 2.1 .Phương pháp khấu hao trực tuyến (khấu hao đều theo thời gian): Đang được áp dụng phổ biến, phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng xuất lao động, lợi nhuận tuy nhiên thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình nên doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư, trang bị TSCĐ mới . Cách tính khấu hao theo phương thức này như sau: Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ - Giá trị tận dụng ước tính bình quân năm = Số năm hữu dụng TSCĐ Mức khấu hao Mức khấu hao bình quân năm bình quân tháng = 12 Theo qui định TSCĐ tăng (giảm) trong tháng thì tháng sau mới tính (hoặc thôi tính ) khấu hao. Vì thế số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng hoặc giảm) về tài sản cố định để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán, việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện như sau : Số khấu hao phải Số khấu hao đã Số khấu hao Số khấu hao trích tháng này = trích tháng trước + tăng tháng này -giảm tháng này Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác động thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao NSLĐ, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận . @ví dụ : Doanh nghiệp mua một máy cắt dập với nguyên giá là 125 triệu đồng, giá trị tận dụng ước tính là 5 triệu đồng, thời gian hữu dụng ước tính là 10 năm Mức khấu hao 125.000.000 -5.000.000 hàng năm = 10 Mức khấu hao 12.000.000 bình quân tháng = 12 2.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng Cách khấu hao này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nếu muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng kíp, tăng năng xuất lao động, để làm ra nhiều sản phẩm. Mức khấu hao bình quân Nguyên giá TSCĐ - giá trị tận dụng ước tính Sản lượng = x trên một đơn vị sản lượng Tổng sản lượng dự kiến do TSCĐ đem lại thực hiện trong năm @ví dụ : Doanh nghiệp có một ô tô vận tải giá trị 250 triệu đồng, giá trị tận dụng ước tính là 20 triệu đồng, trong thời gian hữu dụng của ô tô dự kiến chạy 1 triệu Km, do đó mức khấu hao tính cho 1Km là Mức khấu hao tính cho 1 Km = = 230 đ/Km Giả sử năm thứ nhất ôtô chạy là 20.000 thì mức khấu hao năm thứ nhất là: 230 x 20.000 = 4.600.000 đồng 2.3 Phương pháp khấu hao nhanh: Phương pháp này được áp dụng nhằm thu hồi vốn nhanh, tránh được hao mồn vô hình và sự lạc hậu về kỹ thuật vừa có nguồn vốn đầu tư và công nghệ mới. Với phương pháp này mức khấu hao càng về cuối thời gian sử dụng càng giảm. Khấu hao nhanh gồm hai phương pháp sau: 2.3.1 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (khấu hao kép trên giá trị còn lại ). ( Tỷ lệ khấu hao bình quân x 2 ) bình quân x 2 ) Mức khấu hao theo phương pháp này được tính theo công thức sau : Mức khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn tính khấu hao theo sản lượng. Cách khấu hao này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi được vốn nhanh, khắc phục hao mòn vô hình, đòi hổi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng kíp tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm . Mức khấu hao trên Tổng khấu hao phải trích trong thời gian sử dụng một đơn vị sản lượng = Sản lượng tính theo công suất thiết kế Tuy nhiên, để thu hồi vốn nhanh, tránh được hao mòn vô hình và có nguồn vốn đầu tư và công nghệ mới, các doanh nghiệp thường áp dụng hai phương pháp khâu hao dần sau: - Khấu hao theo giá trị còn lại ( còn gọi là khấu hao kép trên giá trị còn lại). 2 x Giá trị còn lại Mức khấu hao trích hàng năm = ------------------------- Số năm khấu hao - Khấu hao theo số năm sử dụng: Tỷ lệ khấu hao = số thứ tự các năm theo mức giảm dần n (n + 1 ) Tổng các chữ số của các năm hữu dụng = ------------------------ 2 Trong đó n là số năm hữu dụng - Từ đó xác định: Mức khấu hao hàng năm = Giá trị tài sản x Tỷ lệ khấu hao 3) Tài khoản sử dụng. để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài khoản 214 " Hao mòn tài sản cố định " Nội dung : Tài khoản này dùng để phản ánh gái trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và các khoản hao mòn khác của TSCĐ . Kết cấu: Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ do các lý do giảm TSCĐ ( thanh lý nhượng bán, điều chuyển đi nơi khác ...) Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ, do đánh giá lại hoặc điều chuyển TSCĐ đã có hao mòn giữa các đơn vị thành viên của Công ty. Số bên dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có 3 đơn vị : Tài khoản 214 có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 214 - 1 : Hao mòn TSCĐ hữu hình. - Tài khoản 214 - 2 : Hao mòn đi thuê. - Tài khoản 214 - 3 : Hao mòn TSCĐ vô hình. Ngoài ra kế toán còn sử dụng tài khoản 009 : " Nguồn vồn khấu hao cơ bản " Nội dung: Tài khoản này phản ánh tình hình thành tăng giảm và sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản của doanh nghiệp. Kết cấu: Bên nợ: nguồn vốn khấu hao cơ bản tăngg do : - Trích khấu hao cơ bản. Thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển chop đơn vị khác. Bên có: Nguồn vốn khấu hao cơ bản giảm do: - Đầu tư đổi mới TSCĐ (mua sắn TSCĐ , XDCB...) - Trả nợ vay đầu Tư TSCĐ . - Điều chuyển vốn khấu hao cơ bản cho đơn vị khác. Số dư bên nợ: Nguồn vôn khấu hao cơ bản hiện còn. Số khấu hao đã trích được để lại cho doanh nghiệp trong thời gian chưa có nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp được sử dụng vào sản xuất kinh doanh theo quy định của cơ chế quản lý tài chính. Kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như các tài khoản 212,213,627,641,642... 4./ Trình tự kế toán. Trình Tự kế toán khấu hao TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 211,212,213 TK 214 TK 6274,6414,6424 1 3 TK 2412,2413 2 TK 211,213 3 TK 009 xxx xxx 5 6 Chú thích: 1. Trích khấu hao của TSCĐ sử dụng trong SXKD, bán hàng, quản lý. 2. Trích khấu hao TSCĐ phục vụ XDCB và sử chữa lớn. 3. Số hao mòn TSCĐ giảm trong kỳ. 4. Số hao mòn của TSCĐ của đơn vị được đơn vị chính cấp hoặc đánh giá trị tăng giá ttrị hao mòn theo quyết định của Nhà nước. 5. Nguồn vốn. hao mòn tăng. 6. Nguồn vốn, khấu hao giảm. VII Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình 1) Tài khoản sử dụng : Chủ yếu sử dụng các tài khoản như đã nêu ở nphần kế toán tổng hợp tăng TSCĐ . Mọi trường hợp làm giảm TSCĐ đều phải làm đầy đủ thủ tục xác nhận xác định đúng các loại thiệt hại, chi phí và thu nhập ( nếu có) và tuỳ trường hợp cụ thể để ghi sổ. 2) Trình tự kế toán: Trình tự kế toán giảm TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau Chú thích: 1 Giá trị TSCĐ góp vôn liên doanh. 1a) chênh lệch giá góp vốn > giá còn lại. 1.Chênh lệch giá góp vốn < giá còn lại. 2. Trả lại góp vốn liên doanh bằng TSCĐ 3. Giá trị còn lại TSCĐ cho thuê dài hạn. 4. Giá trị còn lại TSCĐ thanh lý, nhượng lại. 4a. Chi phí thanh lý, nhượng bán 4b. Thu nhập thanh lý, nhượng bán 5. Giá trị còn lại của TSCĐ cấp vốn cho đơn vị. 6. Giá trị còn lại của TSCĐ thiếu chờ sử lý. 7. Số hao mòn của TSCĐ giảm trong kỳ. 8. Đánh giá giảm TSCĐ VIII./ Kế toán sửa chữa TSCĐ . Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận. Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng , các doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên việc bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng. Nhiệm vụ kế toán sửa chữa TSCĐ là phản ánh chính xác chi phí sửa chữa và tính giá thành các công việc sửa chữa lớn hoàn thành, phân bổ đúng đắn chi phí sửa chữa TSCĐ và các đối tượng liên quan trong doanh nghiệp. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công việc sửa chữa và tuỳ theo doanh nghiệp có thể tiến hành sửa chữa TSCĐ theo các phương thức tự làm ( thường là các công trình sửa chữa lớn) hoặc thuê ngoài (cho thầu) ( thường là các công trình sửa chữa lớn ). 1.) Tài khoản sử dụng. Để theo dõi quá trình sửa chữa TSCĐ, kế toán chủ yếu dùng tài khoản 335: " chi phí phải trả". Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc nhiều kỳ sau. Kết cấu: Bên nợ: - Các chi phí phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả . - Chi phí phải trả lớn hơn chi phí thức tế được hạch toán giảm chi phí kinh doanh. Bên có: Chi phí phải trả được tính trước đã ghi nhận và hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Số dư bên có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực chất chưa phát sinh. Ngoài ra còn sử dụng một tài khoản khác như các tài khoản 627,641,642,241,111,112,331... 2.) Trình tự kế toán. Trình tự kế toán sửa chữa TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 111,112,152,334 TK 627,641,642 1 Tự làm TK 214.3 TK 142 2 3 4 5 TK 331 TK 335 6 7 8 Thuê ngoài 1. Chi phí sửa chữa thường xuyên . 2. Tập hợp chi phí sửa chữa lớn thường làm. 3. Kết chuyển giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch. 4. Phân bố dần chi phí sửa chữa lớn. 5. Chi phí sửa chữa nhỏ , lặt vặt , bên ngoài. 6. Tập hợp chi phí sửa chữa lớn thuê ngoài. 7. Kết chuyể giá thành sửa chữa trong kế hoạch. 8. Tính trước chi phí sửa chữa lớn trong kế hoạch và chi phí sản xuất kinh doanh. IX./ Kế hoạch TSCĐ thuê ngoài và cho thuê. Khi xét thấy việc mua sắm ( hoặc sử dụng ) TSCĐ không hiệu quả bằng việc đi thuê ( hoặc cho thuê) hoặc không đủ vốn đầu tư, doanh nghiệp có thể đi thuê (hoặc cho thuê) được phân thành thuê (cho thuê) tài chính và thuê (cho thuê hoạt động) 1.) Kế toán hoạt động thuê( cho thuê) tài chính. Theo quy định hiện hành, TSCĐ được coi là thuê tài chính (hay thuê vốn) khi hợp đồng thuê phải thoả mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn đã trình bầy ở phần phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành.. 1.1 Tại đơn vị đi thuê. 1.1.1 Tài khoản sử dụng Để theo dõi tình hình thuê TSCĐ dài hạn. kế toán sử dụng tài khoản 212: "Tài sản cố định đi thuê". Nội dung: Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động toàn bộ TSCĐ đi thuê tài chính của đơn vị. Kết cấu : Bên nợ: Nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính tăng. Bên có: Nguyên giá của TSCĐ đi thuê giảm do chuyển trả lại cho bên thuê khi hết hạn hợp đồng thuê lại hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp. Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có. Tài khoản 212 mở chi tiết theo từng TSCĐ đi thuê. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng tài khoản 001 "Tài sản thuê ngoài". Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của tất cả tài sản (bao gồm cả TSCĐ và công cụ, dụng cụ) mà đơn vị thuê của đơn vị khác. Kết cấu: Bên nợ: Giá trị tài sản thuê ngoài. Bên có : Giá trị tài sản bên ngoài đã hoàn trả. Số dư bên nợ: Giá trị tài sản hiện còn thuê ngoài. 1.1.2 trình tự kế toán. Trình tự kế toán TSCĐ thuê dài hạn. TK111.112.431 TK 342 TK 212 TK 211.213 2 1 1a 5a TK 111. 112 . 331 5c TK214.2 6 TK214.1,214.3 TK 142.1 5b 1b TK 627,641,642 3 4 Chú thích: 1.Tổng nợ phải trả về thuê TSCĐ dài hạn. 1a. Nguyê giá trịá hoặc giá trị hiện tại của TSCĐ .. 1b. lãi phải trả. 2. Định kỳ trả tiền thuê TSCĐ . 3. Phân bổ lãi phải trả. 4. Trich khấu hao TSCĐ thuê . 5a. Kết chuyển giá trị TSCĐ thuê thành TSCĐ của doanh nghiệp. 6. Trả lại TSCĐ thuê tài chính khi hết hạn hợp đồng. 1.2 Tại đơn vị cho thuê. 1.2.1 Tài khoản sử dụng: Để theo dõi tình hình cho thuê TSCĐ tài chính, kế toán và sử dụng tài khoản 228 " đầu Tưdài hạn khác". Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại đầu Tư tài chính dài hạn khác ngoài các khoản đầu Tư chứng khoán, góp vốn liên doanh như : đầu Tư kinh doanh bất động sản, cho vay vốn, cho thuê TSCĐ theo phương thức thuê tài chính ... mà thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm. Kết cấu: Bên nợ: Già trị của các khoản đầu tư dai hạn khác tăng. Bên có: Giá trị của các khoản đầu tư dài hạn khác giảm.. Số dư bên nợ: Giá trị các khoản đầu tư dài hạn hiện có. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như: 811,711,211,112,111... 1.1.2 Trình tự kế toán: Trình tự kế toán cho thuê TSCĐ tài chính được thể hiện qua sơ đồ sau TK211 TK228 TK811 TK711 TK111,112 1 3 2 TK214 4 Chú thích: 1.) Giá trị đầu Tư cho thuê tài chính bao gồm cả giá trị hao mòn(nếu có) 2.) Số tiền thuê được về cho thuê TSCĐ tài chính hoặc số tiền thua về nhượng bán TSCĐ cho thuê trước khi kết thúc thời hạn hợo đồng cho thuê. 3.) Số khấu hao của TSCĐ đầu Tưcho thuê tyính vào tri phí hoặc giá trị TSCĐ cho thuê chưa thu hồi khi chuyển quyền sở hữu cho bên đi thêu. 4.) Phần giá trị còn lại của TSCĐ khi nhận lại lúc hết hạn hợp đồng cho thuê TSCĐ tài chính . 2.) kế toán thuê (cho thuê) TSCĐ hoạt động. TSCĐ thuê hoạt động là TSCĐ thuê không thoả mãn một trong bôn tiêu chuẩn về thuê tài chính, khi thue xong, TSCĐ được giao trả lại cho bên thuê. 2.1 Tại đơn vị đi thuê: 2.1.1 Tài khoản sử dụng:. Kế toán đi thuê TSCĐ hoạt động sử dụng các tài khoản 001,627,641,642,331,111,112... 2.1.2 Trình tư kế toán: Trình tư kế toán đi thuê hoạt động được thể hiện qua sơ đồ sau: TK111,112 TK331,338 TK627,641,642 5 1 TK342 2 TK142 3 4 Chú thích: 1. Số tiền thuê TSCĐ phải trả cho đơn vị đi thuê. 2. Thuê trong thời gian dài. 3. Kết chuyển chi phí phải trả với số lượng lớn. 4 Phân bổ dần chi phí được thuê vào chi phí sản xuất kinh doanh. 5. Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê 2.2 Tại đơn vị đi thuê: 2.2.1 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng các tài khoản 811,711,333,111,112,BL 3.2.1Trình tự kế toán Trình tự kế toán TSCĐ cho thuê hoạt động được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 214 TK821 1 TK721 TK 111, 112, 1522, 331 2 Chú thích: 1. Chi phí hoạt động cho thuê gôm khấu hao TSCĐ và chi phí khác 2. Tiền thu về cho thuê TSCĐ hoạt động.. X./ Kế toán luân chuyển TSCĐ trong nội bộ. 1. Hạch toán luân chuyển TSCĐ giữa các đơn vị sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ có thể di chuyển giữa các phân xưởng, các đội các, công trường ... do yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp TSCĐ luân chuyển giữa các đơn vị sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp có lệnh của giám đốc và phải lập biên bản giao nhận TSCĐ giữa các đơn vị sử dụng TSCĐ . Căn cứ vào biên bản giao, nhận TSCĐ, kế toán ghi tăng giảm TSCĐ ở sổ chi tiết TSCĐ mở cho các bộ phận riêng, đồng thời chuyển thể TSCĐ để tiện cho việc theo dõi chi tiết TSCĐ. 2. Kế toán luân chuyển TSCĐ giữa đơn vị chính và đơn vị phụ thuộc phải có quyết định của giám đốc doanh nghiệp và phải tiến hành làm các thủ tục cần thiết, như biên bản giao nhận tài sản cố định. 2.1 Tài khoản sử dụng: Đê theo dõi tình hình luân chuyển TSCĐ giữa đơn vị sản xuất chính và đơn vị phụ thuộc, kế toán sử dụng tài khoản 136 " phải thu nội bộ ". Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình haình thanh toán các khoản nợ phải thu của đơn vị với cấp trên, hoặc các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc hoặc các đơn vị khác trong một doanh nghiệp độc lập, một tổng công ty về các khoản đã chi hộ, trả hộ, thu hồi, các khoản mà đơn vị cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới. Bên nợ: - Các khoản đã chi hộ, trả hộ các đơn vị khác - Số tiền cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp. - Số tiền cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải cấp xuống . - Số vôn kinh doanh đã cấp cho đơn vị cấp dưới (Bao gồm vốn cấp trực tiếp và cấp bằng phương pháp khác). - Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ. - Bù trừ phải thu với trả trong nội bộ của cùng một đối tượng. - Thu hồi vốn, quỹ đơn vị thành viên quyết toán với vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, để sử dụng: Số dư bên nợ: Số còn phải thu ở các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp Tái khoản 136 có 2 tài khoản cấp 2 Tài khoản 1361 : Vốn kinh doanh ở đơn vị cấp mục trực thuộc: Tài khoản này chỉ mở ở đơn vị cấp trên ( doanh nghiệp độc lập, Tổng công ty ) để phản ánh số vốn kinh doanh hiện có ở các đơn vị trực thuộc do cấp trên trực tiếp hoặc hình thành bằng các phương thức khác. Tài khoản 1368: Phải thu khác: Phản ánh tất cả các khoản phải thu giữa các đơn vị nội bộ doan nghiệp. Phần thứ hai tình hình thực tế về kế toán ở công ty giầy Thuỵ Khuê I. Đặc điểm tình hình chung và phát triển của Công ty 1. Qua trình hình thành và phát triển Công ty Công ty Giầy Thuỵ Khuê Hà Nội ( trước đó là xí nghiệp Giầy Thuỵ Khuê) được thành lập tháng 4 năm 1989. Trước khi thành lập, nơi đây chỉ là một phân xưởng giầy của Xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình. Nhưng chính nơi đây cũng là một cơ sở SX giầy vải tiền thân của xí nghiệp giầy vải Hà Nội. Như vậy tuy tuổi đời chưa cao, nhưng bề dày lịch sử của Công ty đã nghi nhiều thành tích cho nền công nghiệp Hà Nội. - Năm 1956, từ chỗ là một PX sản xuất tràn cục của Tổng cục Hậu cần quân đội được thành lập với tên gọi là Xí nghiệp giầy vải Hà Nội trực thuộc Cục Công nghiệp Hà Nội ( nay là cơ sở Công nghiệp Hà Nội). Năm 1978 sát nhập với xí nghiệp giầy vải Thượng Đình mang tên Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình. - Ngày 1 - 4 - 1989 được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 93 QĐUB tách ra thành lập riêng mang tên Xí nghiệp Giầy vải Thụy Khuê và đến tháng 8 - 1993 được UBND thành phố Hà Nôi ra quyết định 2558 cho phép đổi thành Công ty giầy Thuỵ Khuê Hà Nội. - Khi được UBND thành phố quyết định thành lập tháng 4 - 1989, Công ty giầy Thuỵ Khuê chỉ có 458 CBCNV và 2 PXXS, một số dẫy nhà xưởng hầu hết là nhà cấp bốn cũ nát, thiêt bị máy móc cũ kỹ, già cỗi, lạc hậu, SX chủ yếu bằng phương pháp thủ công, sản lượng mỗi năm đạt trên 400.000 sản phẩm, phần lớn là sản phẩm cấp thấp. Sau khi được thành lập, Công ty đã đầu tư nhiều cho phát triển SX, cụ thể như sau: - Xây dựng trên 200.000 m2 nhà xưởng cao ráo, thoáng mát, nhập dây chuyền sản xuất của Đài Loan, công suất mỗi năm đạt từ 2.000.000 đôi giầy dép các loại trở lên. Sản phẩm của Công ty hầu hết giầy dép nữ trang, phục vụ xuất khẩu gồm giầy vải thể thao, giầy da nam, giầy dép nữ thời trang, đảm bảo mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 1994 : SX 1.235.000 đôi, trong đó có 1.000.500 đôi xuất khẩu Năm 1995 : SX 1.255.000 đôi, trong đó có 1.022.000 đôi xuất khẩu Năm 1996 : SX 1.429.657 đôi, trong đó có 1.109117 đôi xuất khẩu. Năm 1997 : SX 2.000.000 đôi, trong đó có 1.800.000 đôi xuất khẩu - Về lao động, năm 1990, số CBCNV của Công tylà 450 người, năm 1992 là 480 người, năm 1992 là 720 người, năm 1993 là 810 người, năm 1994 là 1140 người, năm 1995 là 1250 người, năm 1996 là 1036 CBCNV trong đó có 95 cán bộ quản lý ( thì 35 tốt nghiệp đại học, cao đẳng). - Ngoài kế hoạch của Công ty la trong năm 1997 sẽ thành lập một Công ty cổ phần xây dựng khách sạn tại khu vực 152 Thuỵ Khuê để đưa vào kinh doanh dịch vụ, du lịch. - Tính đến đầu năm 1997, một số chỉ tiêu kinh tế tại DN như sau: Nguyên giá TSCĐ khấu hao: 14.606.647.683 đồng Tài sản lưu động : 22.822.486.901 đồng Đầu tư cho XDCB: 5.117.258.175 đồng Tổng tài sản : 39.069.396.542 đồng Tổng doanh thu năm 1996 : 41.982.192.530 đồng Trong đó doanh thu xuất khẩu : 39.641.442.846 đồng Nộp ngân sách nhà nước: Kế hoạch 1997, Công ty hy vọng sản xuất được khoảng 2.000.000 đôi giầy dép các loại. Ngoài ra Công ty cũng chú trọng đến việc liên doanh, hợp tác với nứơc ngoài. Tự bản thân Công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ SX, cải thiện điều kiện cho công nhân lao động trên 11 tỷ đồng. không kể đâu tư cho xây dựng, cũng như cải tạo nhà xưởng SX. Nhờ vậy Công ty có tiền đề vững chắc để tham gia các hợp đồng liên doanh với Công ty nước ngoài. Năm 1992: Liên doanh hợp tác với Công ty Hai Thal - Thái lan. Năm 1992: Liên doanh với Công ty Chaiming - Đài Loan Năm 1992 : Liên doanh Công ty ASE - Hàn Quốc. Vừa qua tiếp tục hợp tác với hãng Yenkee - Đài Loan. Do chú trọng về công tác này, cộng với Công ty thường xuyên mạnh công tác kỹ thuật, áp dụg tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất. Sản phẩm của Công ty ngày càng khẳng định chổ đứng của mình trên thi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trong và ngoài nước ưu chuộng và tiêu thụ nhanh trên thị trường. Với đà phát triển này chắc chắn Công ty sẽ phát triển và có thêm nhiều bạn hàng mới. 2. Quy trình công nghệ sản xuất giầy Nguyên liệu chính để sản xuất giày là vải bạt, vải phin để mau mũi giầy và cao su làm đế giầy. Hoá chất sử dụng bao gồm : Paraphin, cacbonat, kẽm , bột màu ... và các hoá chất khác đóng vai trò chất trộn, chất xúc tác làm dẻo cao su, tăng độ bền và chống lão hoá. Khuôn kim loại dùng để dập ô-zê. Cụ thể quá trình snả xuất giầy diển ra như sau: Cao su được cất nhỏ, nghiền sơ bột, trộn với các hoá chất rồi đưa vào máy cán. Công đoạn đúc để có tác dụng làm mềm cao su và cán thành những tấm mỏng, những tấm cao su đó được cắt thành đế giầy và đưa qua bộ phận ép đế với cao su mỏng dán trên mặt đế. Phần thân giầy gồm hai loại vải đã được bồi ở công đoạn đồi sẽ được cắt thành mũi giầy. Những mũi giầy đã hoàn thành ở công đoạn này được đưa sang bộ phận gò sau đó được đưa tiếp sang bộ phận dập ô-zê Sản phẩm này sau khi hoàn thành được đưa sang bộ phận OTK để kiểm tra chất lượng, những sản phẩm có đóng dấu OTK mới được nhập vào kho thành phẩm. Sơ đồ quy trình công nghệ Nguyên liệu Vải bạt,vải phin, cao su, hoá chất Công đoạn bồi Bồi dán bạt và phin lại với nhau sau đó cắt thành mũi giầy Công đoạn đúc đế Đúc, dập ra đế giầy cao su hoặc nhựa tổng hợp Công đoạn gò Lồng mũ giầy vào fom giầy quét keo vào đế và chân mũ giầy, ráp đế vào mũ giầy rồi đưa gò dán cao su làm nhãn giầy và dán đường trang trí,lưu hoá trong lò 60 phút Công đoạn may May hoàn chỉnh thanh các mũi giầy Hoàn thiện Dập ô-zê luồn dây giầy kiểm nghiệm chất lượng và đóng gói a. Đặc điểm tổ chức sản xuất: Hiện nay, công ty Giầy Thuỵ Khuê có 2 địa điểm: - Bộ máy hành chính ty :152- Thuỵ Khê - Hà Nội - Các PXSX đặt tại Phú DIễn - Từ Liêm - Hà Nội Công ty có 3 PXSX: - PX Yenkee liên doanh với Đài Loan - PX Chaiminhs liên doanh với Đài Loan Cả hai PX này đều may giầy các loại cho phía Đài Loan - Phân xưởng ASE do công ty trực tiếp quản lý và điều hành SX, chuyên may và sản xuất các loại giầy (Trong đó có cả giầy vải bata phục vụ cả tiêu dùng trong nước). Cơ cấu mỗi PX gồm: PX may và PX gò. Trong 2 phân xưởng liên doanh có thêm bộ phận đúc đế giầy, còn PX ASE thì sử dụng đế giầy mua ngoài. Ngoài ra còn có bộ phận bồi vải và PX cơ điện phục vụ trực tiếp cho 3 PXSX. b. Đặc điểm tổ chức quản lý Để quản lý sản xuất và điều hành mọi hoạt động SXKD, các doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ máy quản lý tuỳ thuộc vào qui mô, loại hình Doanh nghiệp, đặc điểm và điều kiện SX cụ thể mà Doanh nghiệp thành lập ra các bộ phận quản lý thích hợp được gọi là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Công ty giầy Thuỵ Khê là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy quản lý của công ty đượ tổ chức thành các phòng, ban, thực hiện các chức năng quản lý nhất định. Bao gồm: *Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc điều hành - Giám đốc là chủ DN đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, ngoài việc uỷ quyền trách nhiệm cho các phó giám đốc điều hành, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua trưởng phòng của các phòng. - Phó giám đốc điều hành: Có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được phân công uỷ quyền và giúp việc cho giám đốc * Các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý SXKD, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho Ban giám đốc, đảm bảo lãnh đạo hoạt động SXKD thông suốt trong toàn công ty. Cụ thể là hệ thống các phòng ban trong công ty bao gồm: -Phòng tổ chức -Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu - Phòng tài vụ - Phòng cung tiêu -Phòng kỹ thuật -Phòng Hành chính Nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban là: - Chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước cũng như của công ty, các chỉ thị, mệnh lệnh của giám đốc. - Tham gia đề xuất với Ban Giám đốc công ty những chủ trương biện pháp tăng cường công tác quản lý SXKD và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công ty theo quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng. Với phương pháp quản lý thống nhất từ trên xuống dưới, đồng thời có sự liên quan phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các bộ phận nên công việc điều hành, quản lý SX tại DN luôn có hiệu quả. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty giầy Thuỵ Khuê Giám đốc công ty Phó giám đốc Phụ trách kỹ thuật Phó giám đốc Phụ trách SXKD Phòng kỹ thuật Phòng Hành chính Phòng cung tiêu Phòng Tổ chức Phòng Tài Vụ Phòng KD xuất nhập khẩu Phân xưởng Chaimings Phân xưởng cơ điện Phân xưởng ASE Phân xưởng YENKEE Bộ phận bối vải Xưởng may Xưởng gò Xưởng gò Xưởng may Xưởng may Xưởng gò 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán * Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: ở công ty Giầy Thuỵ Khuê, phòng kế toán tài vụ là một trong những phòng quan trọng nhất. Với chức năng quản lý về tài chính, phòng Tài vụ đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch SX hàng năm của Công ty. Có thể nó phòng kế toán - Tài vụ là người trợ lý đắc lực cho giám đốc và lãnh đạo công ty để đưa ra các quyết định đúng đắn, hiệu quả trong điều hành quản lý quá trình SXKD, vừa là những người ghi chép, thu thập tổng hợp các thông tin về tình hình kinh tế, tài chính và hoạt động của công ty một cách chính xác, kịp thời đầy đủ. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức SX, tổ chức quản lý của công ty để phù hợp với đặc điểm của DN, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, đứng đầu là kế toán trưởng, phòng kế toán - tài vụ chịu sự lãnh đạo chung của Giám đốc Theo hình thức tổ chức kế toán tập trung, ở công ty toàn bộ công tác kế toán - Tài chính được thực hiện trên phòng kế toán - tài vụ của Công ty từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán.. ở các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán kinh tế làm nhiệm vụ chuyên thanh toán lương, BHXH cho công nhân ở PX mình, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng và thành phẩm hoàn thành nhập kho. Về mặt nhân sự, các nhân viên hạch toán kinh tế chịu sự quản lý của giám đốc công ty, phòng kế toán - tài vụ chỉ hướng dẫn, kiểm tra họ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Hình thức tổ chức này theo tôi là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên hạch toán kinh tế với các phân xưởng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên hạch toán kinh tế hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo chính xác khách quan của số liệu. *Hình thức kế toán Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kinh tế tài chính, hiện nay công ty áp dụng hình thức sổ kế toán NK-CT với hệ thống các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, báo cáo kế toán tương đối đầy đủ. *Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Trong công ty, phòng kế toán- tài vụ là trung tâm cung cấp những thông tin về sự vận động của tài sản, cung cấp chính xác và cụ thể những con số thống kê hàng tháng là căn cứ cho ban lãnh đạo của công ty tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất, trực tiếp của kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá lao động của cán bộ kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: 01 kế toán trưởng (Kiêm kế toán tổng hợp): điều hành công việc chung trong phòng và kế toán tổng hợp. 01 phó phòng (kiêm kế toán bán hàng, thu nhập và phân phối kết quả): Phụ trách công tác tài chính -kế toán trong phòng và thay thế kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng. - Bộ phận kế toán TSCĐ kiêm kế toán bộ bằng tiền - Bộ phận kế toán hàng tồn kho (vật liệu, CCDC) - Bộ phận kế toán tiền công, BHXH kiêm kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm. - Bộ phận kế toán thanh toán kiêm thủ quĩ - Bộ phận kế toán thống kê theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch SX ở mỗi PX còn có các nhân viên kinh tế chuyên thanh toán lương BHXH cho công nhân, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng và nhập kho thành phẩm Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được thể hiện theo sơ đồ sau Kế toán trưởng (Kiêm kế toán tổng hợp) Phó phòng kế toán - kế toán bán hàng, thu nhậpvà phân phối kết quả Bộ phận kế toán TSCĐ kiêm kế toán vốn bằng tiền Bộ phận kế toán thanh toán kiêm thủ quĩ Bộ phận kế toán hàng tồn kho (VL,CCDC) Bộ phận kế toán tiền công, BHXH kiêm kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành SP Bộ phận kế toán thống kê theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất Nhân viên kinh tế ở các phân xưởng chuyên thanh toán lương, BHXH cho công nhân, tổng hợp số liệu về vật liệu xuất dùng t và thành phẩm nhập kho II.Tình hình tổ chức kế toán TSCĐ ở công ty Giầy Thuỵ Khê. 1.Tình trạng trang bị kỹ thuật và đặc điểm TSCĐ của công ty. Lực lượng máy móc thiết bị của công ty khá lớn và phong phú. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 1997 tổng nguyên gía TSCĐ của toàn công ty là 19.789.500.789đ.. Những máy móc thiết bị hình thành từ những năm trước chủ yếu là của Trung Quốc, Liên Xô vì vậy phần lớn những máy móc đó ngày càng trở nên cũ kĩ lạc hậu. Nhưng 3 năm gần đây công ty đã mua sắm các máy móc thiết bị chủ yếu là của Hàn Quốc, Đài Loan. Công ty đặc biệt chú ý đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất giầy dép nữ thời trang cụ thể: Cuối năm 1994 đầu tư được 2 dây chuyền sản xuất. Đến giữa năm 1995 đầu tư được thêm 2 dây chuyền sản xuất. Cuối năm 1996 Công ty đầu tư thêm 2 dây truyền. Như vậy công ty đã không ngừng trang bị máy móc thiết bị và cho đến 30 tháng 9 năm 1997 công ty đã có tất cả 8 dây chuyền sản xuất. Hiện nay tổng số tài sản cố định tăng thêm của công ty chủ yếu là nguồn ngân sách cấp, và 1/4 nguồn vốn bổ xung và đi vay. 2. Phân loại tài sản cố định: Hiện nay việc phân loại tài sản cố định ở công ty giày Thuỵ Khê được tiến hành theo 3 cách. - Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng, đặc trưng kỹ thuật. 2.1. Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành. Tài sản cố định hiện có của công ty được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó phần lớn là từ nguồn ngân sách cấp. Vì vậy để tăng cường quản lý tài sản cố định theo nguồn hình thành công ty tiến hành phân loại tài sản cố định theo các nguồn như sau. - Tài sản cố định bằng nguồn vốn ngân sách cấp: 18.500.000.000 - Tài sản cố định đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ xung: 2.380.057.500 - Tài sản đầu tư bằng nguồn vốn vay tín dụng : 12.750.000.000 2.2. Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng. Cách phân loại này cho ta thấy được tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có phương hướng đầu tư tài sản cố định được đúng đắn. Theo cách phân loại này tài sản cố định của công ty được chia làm ba loại như sau: (Số liệu lấy đến 31 tháng 12 năm 1997) - Tài sản cố định đang dùng : 16.732.157.500 Trong đó: Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: 16.281.407.500 Tài sản cố định dùng cho phúc lợi công cộng : 450.750.000. - Tài sản cố định chưa cần dùng: 218.900.000 - Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý 679.000.000 2.3. Phân loại tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật. Cách phân loại này cho biết kết cấu tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật. Công ty có những tài sản cố định nào, tỷ trọng của từng loại trong tổng số là bao nhiêu, theo cách phân loại này TSCĐ của công ty được chia làm 6 loại : - Máy móc thiết bị : 8.495.000.000 - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn : 968.057.500. - Nhà cửa và kiến trúc : 3.541.000.000 - Thiết bị dụng cụ quản lý: 498.000.000 - Máy móc thiết bị công tác: 4.100.000.000 - Tài sản cố định khác : 28.000.000 3. Đánh giá tài sản cố định: Để tiến hành hạch toán, tính khấu hao tài sản cố định và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định cần thiết phải tiến hành đánh giá tài sản cố định. ở Công ty giầy Thuỵ Khuê tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. 3.1.Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá. Nguyên giá TSCĐ theo từng nguồn hình thành được xác định như sau: * Nguyên giá TSCĐ giá trị công trình hoàn thành được duyệt xây dựng mới bằng bàn giao và đưa vào sử dụng. Ví dụ: Căn cứ vào biên bản nghiệm thu TSCĐ số 125 là trạm điện số 2 tại khu vực xã Phú Diễn vừa mới xây dựng xong và bàn giao đưa vào sử dụng ngày 20/9/97 với tổng dự toán là 57.420.300 kế toán ghi sổ theo nguyên giá của trạm điện là 57.420.300 * Nguyên giá tài sản cố định mua sắm = giá mua + chi phí vận chuyển (không phân biệt cũ hay mới) lắp đặt chạy thử. Ví dụ: Ngày 11/9/97 công ty mua một máy đúc đế giầy theo hợp đồng số 195 với giá mua trên hoá đơn là 19.700.000 chi phí lắp đặt chạy thử 2.100.000 kế toán xác định đơn giá máy đúc đế bằng: 19.700.000 + 2.100.000 = 21.800.000 3.2 Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại. Giá trị còn lại của TSCĐ = Giá trị còn lại nguyên = giá TSCĐ - giá trị đã hao mòn của TSCĐ Trường hợp quyết định đánh giá lại TSCĐ thì giá trị còn lại của TSCĐ được xác định như sau: Bộ phận kỹ thuật xác định giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm đánh giá theo tỷ lệ %, kế toán nhân tỷ lệ % đó với giá đánh lại của TSCĐ để xác định giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị hao mòn của TSCĐ sau khi đánh giá lại = giá đánh lại của TSCĐ - giá trị còn lại được xác định lại sau khi đánh giá TSCĐ. Ví dụ : Cuối năm 1996 công ty có tiến hành đánh giá lại TSCĐ theo hướng dẫn của Tổng cục quản lý doanh nghiệp. Nhìn chung rất ít TSCĐ biến động so với thị trường đối với những TSCĐ không biến động so với thị trường, phòng kinh doanh không đánh giá lại nguyên giá của TSCĐ đó nữa, chỉ có phòng kỹ thuật của công ty tự xác định giá trị còn lại của TSCĐ là bao nhiêu phần trăm thôi. Đối với những TSCĐ biến động nhiều so với thị trường phòng kinh doanh mới đánh giá lại TSCĐ. Trích mẫu báo cáo đánh giá giá trị các TSCĐ hiện có tại công ty Công ty giầy thuỵ khuê Báo cáo đánh giá giá trị của TSCĐ ( Tính đến 31 tháng 12 năm 1996) STT PTên TSCĐ công suất điện Tháng năm đưa vào sử dụng Nước sản xuất Hiện trạng TSCĐ Giá trị còn lại Giá trị hiện thời Ghi chú Máy luyện F 60 số 1 Máy cán TY 072 Máy khuấy keo HC-10 Máy tán ô dê HC 506 Máy vào viền T6005 ............. 95KW 95KW 95KW 95KW 95KW 1974 1971 1974 1985 1984 Hàn Quốc Liên xô Trung Quốc Hàn Quốc Liên Xô Đang hoạt động " " " " ằ 95% ằ 95% ằ 95% ằ 95% ằ 95% Còn dùng được Luôn phải sửa chữa " " " " Tài liệu do phòng kỹ thuật kết hợp với kế thoán theo dõi tài sản cố định và quản đốc phân xưởng kết hợp xác định lại giá trị còn lại của TSCĐ theo tỷ lệ %, còn giá đánh lại của tài sản cố định biến động nhiều so với thị trường thì được phản ánh tính toán thên sổ đánh giá TSCĐ. Sau đó trình lên Cục quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp để xác nhận. Tính mẫu sổ "Theo dõi khấu hao TSCĐ" Sổ đánh giá TSCĐ 31 tháng 12 năm 1996 STT Tên TSCĐ ĐVị sử dụng Thời gian sử dụng Nguyên giá Giá trị còn lại cuối kỳ 31/12 Giá xác định lại 1/1/1996 Chênh lệch Nguyên giá Tỷ lệ % còn lại Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị còn lại Máy luyện F60 số 1 Máy cán TY 072 Máy khuấy keo HC-10 Máy tán ôDê Xưởng Thuỵ khê " yên ka " 1974 1971 1974 1985 113.000.000 87.500.000 57.600.000 41.200.000 0 0 27.500.000 15.700.000 54.720.000 39.140.000 95% 95% 26125000 15700000 2880000 1060000 1375000 785000 Sổ tài sản cố định toàn Công ty 4. Kế toán chi tiết TSCĐ Kế toán chi tiết TSCĐ ở công ty đều được thực hiện ở trên phòng kế toán và các đơn vị sử dụng theo từng đối tượng ghi TSCĐ 4.1. Đánh số TSCĐ Công ty giầy Thuỵ Khuê không sử dụng số đăng ký danh điểm TSCĐ. Do vậy việc đánh số TSCĐ không được thực hiện. 4. 2. Kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán Công ty giầy Thuỵ Khuê được thực hiện sổ là : - Sổ TSCĐ toàn Công Ty - Sổ tài sản ở từng đơn vị sử dụng - Sổ tăng giảm TSCĐ Khi có TSCĐ,ban này có nhiệm vụ nghiệm thu thành lập ban nghiệm thu và cùng với đại diện đơn vị giao TSCĐ lập biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản này lập cho từng đối tượng tài sản hoặc nhiều đối tượng tài sản cùng loại, cùng nhận 1 lúc sau đó phòng kế toán Công ty sao cho mỗi đối tượng 1 bản lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ này gồm biên bản giao nhận TSCĐ,hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của đơn vị bán, phiếu nhập, và phiếu xuất TSCĐ vào kho của Công ty và đơn vị sử dụng. Đồng thời kế toán vào thẻ TSCĐ. Thẻ tài sản cố định số : 289 Ngày 20 tháng 9 năm 1997 lập thẻ .......................................... Kế toán trưởng ký ( ký , họ tên) .............................................. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 1005 ngày 20 tháng 9 năm 1997 Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ . TĐ số 2 số hiệu TSCĐ ......................................... Nước sản xuất (xây dựng) VN năm sản xuất 1997 Bộ phận quản lý, sử dụng Phân xưởng Thuỵ Khuê năm đưa vào sử dụng 1997 Công suất ( diện tích) thiết kế 150 KVA Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày tháng năm 199 Lý do đình chỉ Số hiệu chứng từ Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn tài sản cố định Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 1 20/9/97 XD mới 57.420.300 1997 Ví dụ: ngày 20/9/97 Công ty đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng trạm điện số 2 tại khu vực xã Phú Diễn. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu với tổng dự toán của trạm điện là 5.7420.300 đ. Kế toán căn cứ vào bản nghiệm thu đó và vào thẻ TSCĐ như trên. Đồng thời với việc lập thẻ TSCĐ kế toán tiến hành vào sổ TSCĐ của công ty và vào sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng. Sổ TSCĐ được mở như sau: Cơ sở và phương pháp ghi sổ TSCĐ được chia làm 3 phần chủ yếu : Phần I: Gồm những cột số thứ tự danh điểm số thẻ.... Phần II: Nguyên giá TSCĐ phân theo nguồn hình thành Phần III: Khấu hao luỹ kế qua các năm. Với kết cấu đó thực chất sổ TSCĐ là sổ theo dõi khấu hao luỹ kế qua các năm. Sổ tài sản cố định toàn công ty Stt Danh điểm TSCĐ Số thẻ TSCĐ Tên và ký hiệu TSCĐ Năm sử dụng Nước sản xuất Nguyên giá TSCĐ đến Luỹ kế khấu hao qua các năm Tổng số Ngân sách Tự bổ xung Vay 1997 1998 251 289 Trạm điện 1997 VN 57420300 57429300 Tiếp theo kế toán ghi vào sổ tăng giảm TSCĐ. Sổ này được lập để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ cho từng năm, theo từng, theo từng tháng tăng, giảm là căn cứ tính số khấu hao tăng giảm trong tháng kết cấu sổ chia làm 2 phần mỗi phần là mỗi quyển sổ tăng và phần giảm. - Phần tăng: Gồm 5 cột: Tháng tăng TSCĐ, tên và ký hiệu TSCĐ số lượng, đơn vị sử dụng và nguyên giá TSCĐ chi tiết theo từng nguồn hình thành. Căn cứ ghi vào phần này là biên bản giao nhận TSCĐ..... - Phần giảm TSCĐ: Gồm 6 cột: Tháng giảm TSCĐ, tên và ký hiệu TSCĐ, sốlượng, đơn vị sử dụng, nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ. CHi tiết theo từng nguồn và cột ghi chú. Căn cứ để ghi phần này là biên bản thanh lí nhượng bán TSCĐ. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và các chứng từ liên quan. Sổ tăng giảm TSCĐ: 1997 - Phần TSCĐ tăng: Số c từ Ngày Tháng Tên và Ký hiệu TSCĐ S/L Đơn vị sử dụng Nguyên giá Tổng số Ngân sách Bổ xung vay Quí II 10 10/4 Máy khuấy keo 1 xưởng Yen kee 142592370 142592370 11 11/5 dây chuyền máy khâu Textima 50 xưởng Yen kee 42777100 42777100 quí III 12 30/6 Trạm điện số 2 1 Xưởng Thuỵ khuê 57420300 57420300 Phần TSCĐ giảm TT Ngày tháng Tên và kí hiệu TSCĐ Số lượng Đơn vị sử dụng Nguyên giá Giá trị còn lại Ghi chú Tổng số N.sách BS Vay 12 13 9/5 7/6 Quí II Băng chuyền máy khâu Máy gò gót 10 1 Xưởng Yenkee Yenke 51200000 5100000 4000000 364000 4000000 364000 thanh lí thanh lí - Đối với TSCĐ giảm, ( nếu giảm do thanh lí, nhượng bán phải có biên bản thanh lí TSCĐ). Kế toán xoá sổ TSCĐ đó ở cả sổ TSCĐ toàn công ty, ở từng đơn vị sử dụng và ghi vào phần TSCĐ giảm, ở sổ tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao vào tháng sau Sau khi vào sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng. Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng được công ty áp dụng theo mẫu số mới do Bộ Tài Chính phát hành. Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng năm1997 : Xưởng Thuỵ khuê Ghi tăng tài sản và công cụ lao động Ghi giảm tài sản và công cụ lao động Chứng từ Tên, nhãn hiệu qui cách tài sản Đơn vị Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng năm cố định và công cụ lao động nhỏ tính giá Số hiệu Ngày tháng năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 405 20.9.97 Trạm điện số 2 chiếc 1 57420300 57420300 Người ghi sổ Ngày tháng năm 199... (Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) 5. Kế toán tổng hợp TSCĐ Trên thực tế của công ty giày Thuỵ Khê các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh tại thời điểm này rất ít chủ yếu công ty đầu tư xây dựng và mua sắm nhiều nhất là từ năm 1992...1994. 1995 khi công ty tách khỏi công ty Thượng Đình và chuyển vào Phú DIễn hiện công việc sản xuất được ổn định nên các nghiệp vụ tài sản phát sinh chủ yếu vào cuối năm. Do vậy tôi xin được lấy số liệu ở cả những tháng khác của năm 1997. Hiện nay TSCSĐ ở công ty tăng chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn tự bổ xung. Vì nguồn vốn ngân sách hầu như rất ít và không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. a. Trường hợp tăng TSCĐ: Do công trình XD cơ bản hoàn thành bàn giao, được thực hiện ở công ty không có bộ phận xây dựng cơ bản riêng. Do vậy các chi phí để xây dựng đều được hạch toán vào bên nợ TK 241, khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng kế toán viết chuyển vào bên nợ TK 211 theo định khoản nợ TK 211 có 241 VD: Như vd trên tôi đã trình bày trên (trạm điện số 2) kế toán định khoản nợ TK 211 57.420.300 TK 241 57.420.300 Đồng thời kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 441 57.420.300 Có TK 411 54.420.300 Bút toán này thể hiện trên NKCT số 10 b. Trường hợp mua sắm TSCĐ ( Không phân biệt mua mới hay mua cũ) + Trường hợp mua sắm bằng nguồn vốn khấu hao TSCĐ Ví dụ: Trong tháng 7 năm 1997 công ty mua một máy đúc đế mua mới giá mua là 147.086.000 bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản chi phí vận chuyển và lắp đặt chạy thử là 2.100.000. Căn cứ biên bản nghiệm thu TSCĐ và các chứng từ khác như hoá đơn kiêm phiếu xuất, phiếu nhập kho kế toán định khoản như sau: Nợ TK 211.3 149.186.000 đồng thời có TK 009 149.186.000 Có TK 331 147.086.000 Có TK 111 2.100.000 + Trường hợp mua sắm TSCĐ bằng nguồn chủ sở hữu VD: Nguyên giá của băng chuyền giầy NINEXVAR 27/7 là 246.000.000 chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử 5.700.000 từ nguồn vốn đầu tư XDCB là 100.000.000 và quỹ phát triển SXKD. Căn cứ vào biên bản nghiệmthu TSCĐ và các chứng từ khác kế toán định khoản như sau: Nợ TK 211.3 251.700.000 Có TK 331 246.000.000 Có Tk 111 5.700.000 Đồng thời căn cứ vào nguồn hình thành kế toán định khoản Nợ TK 414 151.700.000 Nợ TK 441 100.000.000 Có TK 411 251.700.000 Bút toán này thể hiện qua NKCT số 10 + Trường hợp mua sắm bằng vốn vay dài hạn ngân hàng VD: Ngày 20/9/1997 Công ty mua một môtơ bằng vốn vay ngân hàng trang bị cho xưởng Thuỵ Khê với giá mua là 5.120.000 kế toán định khoản: Nợ TK 211.3 5.120.000 Có TK 341 5120.000 6. Kế toán khấu hao TSCĐ Việc trích khấu hao đúng đắn sẽ làm cho việc xác định giá thành chính xác, hợp lý góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán ở các xí nghiệp quốc doanh nói chung và công ty giầy Thuỵ khê nói riêng. Việc tính khấu hao TSCĐ hiện nay trong các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quyết định 1062 của Thủ tướng chính phủ mới ban hành. Quy định mức trích khấu hao tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng của từng loại TSCĐ để xác định mức trích KH như sau: Nguyên giá Mức tính khấu hao =–––––––– Thời gian sử dụng ở công ty giầy Thuỵ Khê việc tính khấu hao được tính theo quí. áp dụng mức tính khấu hao theo quyết định 1062 căn cứ qua bảng qui định thời gian sử dụng của từng loại TSCĐ được ban hành như sau: Danh mục các nhóm tài sản cố định Thời gian sử dụng tối thiểu (năm) Thời gian sử dụng tối đa ( năm) 1 2 3 A. Máy móc thiết bị động lực 1. Máy phát động lực 8 10 2. Máy phát điện 7 13 3. Máy biến áp và thiết bị 7 12 . NGuồn điện .B. Máy móc, thiết bị công tác 1. Máy công cụ 7 10 2. Máy khai khoáng xây dựng 5 8 3. Máy kéo 6 8 ............. C. Dụng cụ làm việc, đo lường thí nghiệm 1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học âm học và nhiệt học 5 10 2. Thiết bị quang học và quang phổ 6 10 3. Thiết bị điện và điện tử 5 8 ......................... D. Thiết bị và phương tiện vận tải 1. Phương tiện vận tải đường bộ 6 10 2. Phương tiện vận tải đường sắt 7 15 3. Phương tiện vận tải đường thuỷ 7 15 .......................... E. Dụng cụ quản lý 1. Thiết bị tính toán đo lường 5 8 2. Máy móc và thiết bị điện tử phục vụ quản lý 4 8 3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác 5 10 F. Nhà cửa, vật kiến trúc 1. Nhà cửa loại kiên cố 25 50 2. Nhà cửa khác 6 25 3. kho chứa, bể nước, cầu đường bãi đỗ sân phơi 5 20 .................. G. Súc vật, vườn cây lâu năm 1. Các loại súc vật 4 25 2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả 6 40 3. Thảm cỏ, thảm cây xanh vườn cây lâu năm khác 4 20 4. Các loại tài sản cố định trong các nhóm trên 4 25 - Đầu năm kế toán lập sổ khấu hao TSCĐ căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và mức khấu hao do nhà nước qui định ( do nhà nước ban hành QĐ 1062) Sổ kế hoạch khấu hao Tài sản cố định năm 1997 Công ty giầy Thuỵ Khê Số thẻ Tên TSCĐ Mức khấu hao cơ bản Mức khấu hao sửa chữa lớn Nguyên giá Khấu hao cơ bản Khấu hao sửa chữa lớn I. Nhà cửa 1.546.700.000 289.072.000 197 Nhà A khu 167 10.859.500 132.598.674 10.859.500 218 Nhà B 2 tầng 152 8.668.034 108.350.549 8668.043 291 Nhà C 2 tầng Phú Diễn 9.987.840 124.848.000 9.987.840 295 Nhà bảo vệ 2.342.632 29.282.900 2.342.632 297 Nhà để xe 1289.510 19.342.650 1289.510 II. Máy móc thiết bị 13.375.450.000 1.122.680.000 195 Máy đúc dế 15.072.548 157.072.548 15.072.548 171 Lò hơi 41.190.100 45.191.700 4.190.100 173 Nồi hấp 1.292.300 10.292.300 1.292.300 175 Máy cán 5.707.803 57078.300 5.707.830 Máy nén khí số 1 9.675.800 96.758.000 9.675.800 III. Phương tiện vận tải 972.480.000 106.972.800 Xe pha 8.910.000 81.700.000 8910.000 Xe Toyota 17.050.000 155.000.000 17.050.000 Huyndai 8030.000 73.000.000 8.030.000 Hondacô 44.880.000 408.000.000 44.880.000 Cộng 15.894.630.000 1518.724.800 64 Công ty giày Thuỵ Khê trích khấu hao theo quí Nguyên giá TSCĐ - Mức khấu hao = –––––––– Số năm sử dụng Mức khấu hao năm - Mức khấu hao quí = –––––––––– 4 VD: Tính mức khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn cho nhà A khu 167, công ty xác định thời gian sử dụng còn lại Mức khấu hao cơ bản 1062 của nhà A là: Nguyên giá - giá trị đã hao mòn Mức khấu hao cơ bản = –––––––––––––– = Thời hạn sử dụng còn lại Giá trị còn lại Hay = ––––––––––– Thời gian sử dụng còn lại 32.578.500 = ––––– = 10.859.500 3 10.859.500 Mức khấu hao cơ bản quí = ––––––– = 2714.875 4 Đối với số máy móc, nhà xưởng đầu tư xây dựng mới Nguyên giá Mức khấu hao cơ bản = ––––––––– Thời gian sử dụng VD: Quí I năm 1997 công ty xây dựng nhà để xe đạp khu Phú Diễn với dự toán la f19.342.650.. Đối với loại nhà này theo QĐ 1062 thời gian sử dụng tối thiểu là 6 năm thời gian sử dụng tối đa là 25 năm. Công ty xác định thời gian sử dụng của nhà xe đó là 15 thì Nguyên giá Mức khấu hao cơ bản =–––––––– Thời gian sử dụng 1.289.510 Mức khấu hao cơ bản quí = –––––– = 322.377 4 Vậy số khấu hao phải tính cho nhà để xe đó trong năm 1997 là: 322.377 x 3(quí) = 967132. Đối với máy móc thiết bị và phương tiện vận tải cách tính tương tự. Công ty Giầy Thuỵ Khê không thực hiện trích khấu hao sửa chữa lớn mà chỉ thực hiện sửa chữa thường xuyên TSCĐ. Đây cũng là một nhược điểm của công ty đã làm cho giá thành sản phẩm đột biến vì chỉ khi nào máy móc thiết bị thực tế bị hỏng mới tiến hành sửa chữa, chi phí sửa chữa đó được phân bổ trực tiếp cho đối tượng sử dụng Trong quí nếu có tăng giảm TSCĐ thì quí sau mới tính khấu hao. Vì vậy cuối quí căn cứ vào sổ tăng giảm TSCĐ của quí trước để tính ra số tăng thêm và giảm bớt quí này đề ghi vào sổ theo dõi khấu hao. Sổ này được mở cho một năm và được ghi theo từng quí. VD: TRong quí công ty đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng trạm điện số 2 tại khu vực xã Phú Diễn. Kế toán đăng ký sổ tăng TSCĐ để tính khấu hao cơ bản cho quí IV là: Theo công thức tính khấu hao trên: 57420.300 5220.027 Mức khấu hao cơ bản tăng quí 4 = –––––– = –––––– = 1.305.000 11 năm 4 Cũng tương tự tính mức khấu hao cơ bản cho băng chuyền máy khâu đã như thanh lý của xưởng yenxee giảm trong quí V là 51200.000 5120.000 Mức khấu hao giảm = –––––– = –––––– = 1280.000 10 (năm) 4 Số khấu hao trích trong quí này = số khấu hao tính quí trước + số khấu hao tăng quí trước - số khấu hao giảm quí trước ( trích mẫu sổ khấu hao TSCĐ năm 1997) Cơ sở lập bảng phân bố khấu hao cho quí III là: + Dòng khấu hao đã tính quí trước lấy từ bảng phân bổ quí 2. + Số khấu hao TSCĐ tăng trong quí căn cứ vào sổ tính khấu hao, mà sổ tính tăng khấu hao căn cứ vào sổ tăng TSCĐ sổ TSCĐ công ty theo dõi từng đơn vị phân xưởng của quí trước để tính khấu hao cho quí này + Số khấu hao giảm trong tháng cũng căn cứ vào sổ TSCĐ công ty phần ghi giảm của quí trước. + Số khấu hao quí này = số khấu hao quí trước + số khấu hao tăng - số khấu hao giảm Cụ thể : * Số khấu hao đã trích quí trước căn cứ bảng phân bổ quí II như biểu bên * Số khấu hao trích tăng trong tháng căn cứ vào sổ tăng TSCĐ quí trước Cụ thể: Theo biên bản số 10 ngày 15/5 công ty mua một máy khuấy keo nguyên giá là 142.592.370 thời gian 3 đến 10 năm căn cứ vào QĐ 1062 mức tính khấu hao là: 142.592.370 14.259.370 Mức khấu hao quí = ––––––– = ––––– = 3564.800 10 năm 4 (quí) Cũng tương tự cách tính như đối với dây truyền máy khâu Textima * Số khấu hao giảm trong năm căn cứ vào sổ TSCĐ ví dụ như phần thanh lý TSCĐ Sổ Khấu hao TSCĐ năm 1997 (theo dõi đối tượng sử dụng) Số thẻ Đối tượng sử dụng Nguyên giá Mức khấu hao quý Khấu hao cơ bản Quý I Quý II Quý III QuýIV Cộng luỹ kế -Xưởng Thuỵ Khuê Nhà xưởng A 167 Máy nén khí . . . . . . Máy ép 4 phía -Xưởng Yenkee Lò hơi Máy đúc đế Máy làm sạch giầy -Xưởng charmings Nồi hấp Máy cán Băng chuyền 30m -Quản lý xí nghiệp Nhà văn phòng 167 Xe TOYOTA . . . . . . . 132.598.674 96.758.800 56.700.000 157.072.548 124.578.900 17.900.000 10.292.300 57.078.300 97.856.000 124.848.000 73.000.000 2.714.875 2.418.950 1.417.500 3.768.137 3.114.472 447.500 323.075 1.426.957 2.446.400 2.496.960 2.007.500 151.337.587 2.714.875 2.418.950 1.417.500 93.467.200 3.768.137 3.114.472 447.500 98.546.700 323.075 1.426.957 2.446.400 55.891.914 2.496.960 2.007.500 151.337.587 2.714.875 2.418.950 1.417.500 105.915.713 3.768.137 3.114.472 447.500 98.546.700 323.075 1.426.957 2.446.400 35.700.000 2.496.960 2.007.500 151.337.587 2.714.875 2.418.950 1.417.500 115.810.950 3.768.137 3.114.472 447.500 98.546.700 323.075 1.426.957 2.446.400 35.700.000 2.496.960 2.007.500 Cộng 17.630.057.500 391.243.401 391.500.000 401.395.237 Bộ, Tổng cục : Sở công nghiệp Hà Nội Bảng tính và phân bố khấu hao Đơn vị : Công ty giầy Thuỵ Khuê tài sản cố định quý II năm 1997 STT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng Nơi sử dụng Toàn DN TK627 - Chi phí SX chung TK 641 chi phí bán hàng TK 642 chi phí quản lý doanh nghiệp Nguyên giá TSCD Số Khấu hao Xưởng Thuỵ Khuê Xưởng charming Xưởng Yeenkee . . . . 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 72 1 2 I.Số khấu hao đã trích quý trước II.Số khấu hao TSCD tăng trongquý Dây truyền máy khâu TEXJIMA Máy khuấy keo YG 702 III.Số khấu hao TSCD giảm trong quý Dây truyền máy khâu KaLac Máy gò gót IVSố khấu hao phải trích quý này 17.115.988.020 570.369.480 –––––– 427.777.110 142.592.370 56.300.000 –––––– 57.200.000 5.100.000 –––––– 17.630.057.500 391.500.000 14.259.297 ––––– 10.694.427 3.564.800 4.364.000 ––––– 4.000.000 364.000 ––––– 401.395.237 151.337.587 ––––– 151.337.587 985.546.700 ––––– 98.546.700 105.915.713 14.259.237 10.694.427 3.564.800 4.364.000 4.000.000 364.000 ––––– 115.810.950 35.700.000 ––––– 35.700.000 7) Kế Toán Giảm TSCĐ Trong quý IV/97 Công ty không có nghiệp vụ giảm TSCĐ chỉ có quý II là có .Em xin lấy số liệu của quý II/97 TSCĐ của Công ty giảm chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán TSCĐ không cần dùng, hoặc sử dụng không có hiệu quả, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu SXKD mà không thể nhượng bán được. Khi thanh lý TSCĐ Công ty thành lập hội đồng để thực hiện thanh lý TSCĐ và lập biên bản thanh lý. Hồ sơ thanh lý gồm phiếu xác định tình trạng kỹ thuật và giá trị kinh tế các TSCĐ “ Biên bản thanh lý TSCĐ” VD1: Cụ thể trong tháng 5/1997 Công ty có quyết định thanh lý một dây truyền máy khâu gồm 10 chiếc nguyên giá là 51.200.000 giá trị đã hao mòn là 47.200.000 giá trị còn lại là 4.000.000. Dự kiến giá bán là 4.100.000. Sau đó Công ty thông báo thanh lý theo hình thức đấu thầu, các đơn vị gửi giấy đề nghị mua tới, đơn vị nào trả giá cao nhất sẽ được hội đồng thanh lý phê duyệt vào giấy đó và làm biên bản thanh lý TSCĐ cụ thể: Biên bản thanh lý số 12 ngày 9 tháng 6 năm 1997(mẩu bên trong) căn cứ để khi đơn vị đó nộp tiền kế toán Công ty lập phiếu theo + Kế Toán định khoản: Nợ TK 214 : 47.200.000 Nợ TK 821 : 4.000.000 Có TK 211 : 51.200.000 +Đồng thời kế toán xác định tài khoản thu về thanh lý được phản ánh trên bảng kê số 1, 2 Nợ TK 111 : 4.200.000 Có TK 721 : 4.200.000 + Chi phí thanh lý là : Nợ TK 821 : 150.000 Có TK 111 : 150.000 + Số lãi thanh lý TSCĐ là 4.200.000- (4.000.000+ 150.000) = 50.000đ VD2: Ngày 07/6/1997 Công ty thanh lý 1 máy gò gót nguyên giá 5.100.000 (Biên bản thanh lý số 13) Giá trị còn lại 364.000 TSCĐ này mua bằng vốn vay ngân hàng Căn cứ vào các thủ tục thanh lý kế toán định khoản Nợ TK 214 4.736.000 Nợ TK 821 364.000 Có TK 211 5.100.000 Số thu về thanh lý Chi phí thanh lý Nợ TK 111 : 500.000 Nợ TK 821 : 50.000 Có TK 721 : 500.000 Có TK 111 : 50.000 Số lãi trong thanh lý 500.000 - (364.000 + 50.000) = 86.000 Trả vốn vay Nợ TK 311 : 364.000 Có TK 111 : 364.000 Tầt cả các nghiệp vụ giảm TSCĐ được công ty thể hiện trên NKCT số 9, Sổ chi tiết TSCĐ phần ghi giảm (lấy số liệu của quý II/97) Biên bản này được lập làm 2 biên : 1 biên giao cho xưởng , 1biên giao cho phòng kế toán Đơn vị Mẫu số 03 - TSCĐ Địa chỉ Ban hành kèm theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT Bộ Tài chính Biên bản thanh lý tscđ Ngày 09 tháng 05 năm 1997 Có TK Số : 12 Nợ TK : : Căn cứ quyết định số 1062 ngày tháng năm 1986 về việc thanh lý TSCĐ I. Ban thanh lý TSCĐ gồm: ông ( bà) :Phạm Thu Hương - Đại diện Công ty giầy Thuỵ Khuê Trưởng ban Ông (bà) : Mai Minh Liệt - Đại diện trưởng phòng kế toán Công ty giầy Thuỵ Khuê Uỷ viên Ông ( bà): Nguyễn Văn cường - Đại diện cục quản lí vốn và tài sản tại doanh nghiệp uỷ viên II. Tiến hành thanh lý TSCĐ - Tên, kí mã hiệu TSCĐ: Dây truyền máy khâu Kalac - Nước sản xuất ( xây dựng): Liên xô - Năm sản xuất : 1970 - Năm đưa vào sử dụng : 1972 số thẻ TSCĐ 247 - Nguyên gía TSCĐ : 47200000 - Giá trị hao mòn mà đã tính đến thời điểm thanh lí : 43200000 - Giá trị còn lại của TSCĐ : 4000000 III. Kết luận của ban thanh lý: Hội đồng thanh lý TSCĐ đánh giá Dây truyền máy khâu đã quá cũ, hư hỏng nặng, việc thanh lý TSCĐ là đúng đắn để thay thế dây truyền sản xuất mới phù hợp với yêu cầu của XS T/M hội đồng thanh lý Trưởng ban IV. Kết quả thanh lý - Chi phí cho thanh lý : 150000 - Giá trị thu hồi : 4200000 - Đã ghi giảm số thẻ TSCĐ số 12 ngày 29/4/1972 Ngày 9/5/1997 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Bộ, tổng cục Nhật ký chứng từ số 9 Đơn vị Ghi có TK 211 - TSCĐ hữu hình TK 212 - TSCĐ thuê tài chính TK 213 - TSCĐ vô hình Quý II năm 1997 STT Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 211, ghi nợ các TK Ghi có TK 212 ghi nợ các TK Ghi có Tk213 ghi nợ các Tk Số hiệu Ngày tháng 214 821 222 Cộng có các TK211 211 213 214 Cộng có TK212 214 821 222 Cộng có TK213 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 1. 2. 394 486 6/6/1997 7/7/1997 Dây chuyền máy khâu Máy gó gót 47200000 4736000 4000000 364000 51200000 5100000 Cộng 51936000 4364000 56300000 Phần thứ 3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty giầy Thuỵ Khuê I. Nhận xét, đánh giá thực trạng kế toán TSCĐ ở Công ty giầy Thuỵ Khuê 1. Những thành tích cơ bản của Công ty CSSV: 1.1 Những thành tích cơ bản của Công ty trong quản lý SX: Trải qua hơn 30 năm liên tục không ngừng phấn đấu, Công ty giầy Thuỵ Khuê ngày nay đã đứng vững và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Lãnh đạo Công ty đã linh hoạt đưa ra nhiều biện pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục mọi khó khăn hoà nhịp sống của công ty của nền sản xuất thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trên thị trường tiêu thụ, công ty đã chủ động vươn lên đầu tư, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, tổ chức lại sản xuất. Chính vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ngày càng lớn mạnh, bộ máy và trình độ quản lý kinh tế được từng bước hoàn thiện. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã được mở rộng trong khu vực Châu á - Thái Binh Dương, và thị trường Châu Âu, như khối SNG, Hàn Quốc, Đài Loan,... Thu nhập bình quân của một cán bộ công nhân viên ở Công ty là 520.000 đồng tháng đã đảm bảo mức sống trung bình. Trong điều kiện hiện nay, để có thành quả như vậy là nhờ sự năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo của cấp lãnh đạo công ty. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có khá lớn của mình, Công ty đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng để đầu tư máy móc thiết bị sản xuất. Bộ máy kế toán của Công ty tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc và phù hợp với chuyên môn của môĩ người 100% cán bộ phòng kế tóan có trình độ đại học. Về hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật kí chứng từ là phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty. Nó cũng chứng tỏ các cán bộ của Công ty trình độ nghiệp vụ khá vững vàng. 1. 2. Những thành tích cơ bản của Công ty trong công tác kế toán TSCĐ: a, Về phân loại TSCĐ Công ty sử dụng cách phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành và theo công dụng, tình hình sử dụng vậy là phù hợp với yêu cầu kinh tế của Công ty và đáp ứng yêu cầu của kế toán. Phân loại TSCĐ theo nguồn vốn vay để đầu tư cho TSCĐ là bao nhiêu để có kế hoạch trang trải, kế toán biết được nguồn hình thành của từng TSCĐ để hoạch toán khấu hao TSCĐ được chính xác. Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng tạo điều kiện cho kế toán phân bố chính xác số khấu hao vào đối tượng sử dụng. Nhờ đó, Công ty biết được số lượng TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý là bao nhiêu để có hướng sử lý, giải quyết kịp thời. lý.TuynhiêncáchphânloạiTSCĐtheo đặc trưng kỹ thuật chưa hợpb, Về kế toán chi tiết TSCĐ Công ty lấp số, sổ TSCĐ toàn công ty. Sổ TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng và số tăng giảm TSCĐ số khấu hao TSCĐ đã đảm bảo theo dõi đầy đủ các đặc trưng của TSCĐ, đólà chỉ tiêu : số thẻ, tên và ký hiệu nước sản xuất, nơi sử dụng, năm sử dụng của TSCĐ, đồng thời cũng theo dõi được cả nguyên giá TSCĐ phân theo nguồn, tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao từng năm, thời gian và lý do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Điều đó sx giúp cho kế toán quản lý TSCĐ một cách chặt chẽ và có hiệu quả. 2. Những mặt hạn chế và những vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện: 2. 1. Về công tác kế toán TSCĐ ở Công ty a, Về phân loại TSCĐ. Cách phận loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật ở Công ty là chưa phù hợp với quy định hiện nay, gây khó khăn trong việc tổng hợp cho toàn bộ ngàng giầy nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. b, kế toán chi tiết TSCĐ Như đã trình bày ở trên, các sổ kế toán Công ty lập đã giúp cho việc quản lý TSCĐ chặt chẽ và có hiệu quả Tuy nhiên hệ thống sổ sách để theo dõi chưa được đầy đủ, vì số lượng TSCĐ của Công ty rất nhiều loại máy móc thiết bị, mua của nhiều máy móc khác nhau, để tiện cho việc theo dõi và lấy số liệu nhanh để phục vụ vho yêu cầu quản lý thì Công ty nên mở thêm số đăng ký danh điểm TSCĐ c, Kế toán sửa chữa TSCĐ Công ty giầy Thuỵ Khuê không thực hiện việc tính toán trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà chỉ sửa chữa thường xuyên, TSCĐ đây cũng là một nhược điểm của Công ty vì khi TSCĐ bị hỏng nặng phải tiến hành sữa chữa, chi phí sửa chữa phát sinh rất lớn sẽ gây ảnh hưởng đột biến đến giá thành sản phẩm. d, Kế toán theo dõi nguồn hình thành TSCĐ của Doanh nghiệp Công ty giầy Thuỵ Khuê hạch toán TSCĐ đã mở tương đối đầy đủ các loại sổ sách kế toán, từ việc theo dõi tăng TSCĐ thì có số tăng giảm TSCĐ, hạch toán khấu hao TSCĐ có sổ khấu hao và bảng phân bố số 3, hạch toán giảm TSCĐ thì có nhật ký chứng từ số 9 Nhưng để theo dõi nguồn hình thành TSCĐ thì Công ty phải sử dụng NK chứng từ số 10 II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở Công ty giầy Thuỵ Khuê 1. ý kiến 1: về phân loại TSCĐ ở Công ty Cách phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật ở Công ty như vậy là không phù hợp với chế độ quy định. Vì vậy kế toán Công ty nên sản xuất xem xét phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật đúng như quy định, nghĩa là TSCĐ sẽ được phân loại như sau: + Nhà cửa vật kiến trúc + Máy móc thiết bị : Gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công t + Phương tiện vận tải, truyền dẫn + Thiết bị dụng cụ quản lý Phân loại theo cách trên giúp cho việc tổng hợp trong toàn bộ ngành sản xuất giầy nói riêng, nền kinh tế nói chung được thực hiện thuận tiện dễ dàng 2. ý kiến 2: Kế toán chi tiết TSCĐ ở Công ty Công ty nên mở thêm sổ đăng ký danh điểm TSCĐ để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý TSCĐ, và cho từng TSCĐ. Đặc biệt việc mở sổ đăng ký danh điểm TSCĐ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý TSCĐ sau này trên máy vi tính Sổ đăng ký danh điểm TSCĐ STT Danh điểm TSCĐ Số thẻ Tên ký hiệu Nơi sử dụng Nguyên giá 1 2 3 1 2 3 4 5 6 Nhà xưởng NX - 001 NX - 002 NX - 003 Máy móc thiết bị MK - 001 MK - 002 ............... MT - 001 MC - 001 MC - 002 BT - 001 ........... 005 006 007 009 008 017 037 046 136 Nhà SX PX may Nhà SXPX gỗ Nhà tổ cán Máy khâu Textima Máy khâu Kalac Máy tán Ôdê Máy cán viền Máy cán cao su Băng truyền sấy giầy Xưởng Thuỵ Khuê Thuỵ Khuê Thuỵ Khuê Yenkee Yenkee " " " Thuỵ Khuê 142000000 570000000 486000000 7080000 11800000 7900000 132000000 335000000 136000000 3. ý kiến 3 : kế toán sửa chữa TSCĐ Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận để bảo đảm cho TSCĐ hoạt động bình thường trong xuất thời gian sử dụng các doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên việc bảo dưỡng và sửa chữa lớn TSCĐ . Công việc sửa chữa lớn thường có chi phí sửa chữa nhiều để tránh gây đột biến về gía thành sản phẩm thì Công ty phải tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch và được tính trước vào z sản phẩm cụ thể: Hàng tháng, quý ( kỳ hạch toán) tiến hành tính trước vào ch phí SXKD số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh: Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Có TK 335 Khi có phát sinh về sửa chữa lớn ghi Nợ TK 241 ( 2413) Có TK 152, 153, 214, 334 ... Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành Nợ TK 335 Có Tk 241 (2413) Thể hiện sơ đồ TK 152 , 153 241 (2413) TK335 627 Tính toán vào CP Khi hoàn thành CPSK2 lớn 641 334,338 642 (Hoặc nếu không thực hiện tính trước) 152153 241(2413) 142 627 CFPS 644 Khi hoàn thành 241 642 CFPS Phân Bố 4. ý kiến 4: Để phản ánh các nguồn hình thành TSCĐ thì Công ty phải mở nhật ký chứng từ số 10 Nhật ký chứng từ số 10 dùng để số phát sinh có của nhiều TK nhưng tôi xin minh hoạ cho một số TK có liên quan tới sự hình thành TSCĐ . Cơ sở để ghi nhật ký TC số 10 căn cứ vào các số chi tiết củâ TK có liên quan tới trên để vào NK nhậtkýchứngtừsố10ghicóTK441,44 Diễn giải Số dư đầu Ghi có TK Ghi nợ TK Số dư cuối cùng Nợ Có 441 414 Cộng Nợ 411 . . . Cộng có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 15 16 Dư đầu kỳ . . . . . . . . . . . . . Xây dựng trạm điện số 2 Băng truyền máy khâu (Ni Nex Va) 7.4373.560.000 57.420.300 151.700.000 57.420.000 151.700.000 57.420.300 151.700.000 57.420.300 151.700.000 Cộng 7.437.560.000 57.420.0000 151.700.000 209.120.300 209.120.300 209.120.300 7.646.680.300 Đã ghi sổ cái ngày 31/9/1997 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Kết Luận Công ty giầy Thuỵ khuê là doanh nghiệp chuyên sản xuất vải và giầy dép nữ thời trang. Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu sang các nước Đông Âu, SNG, Pháp , Đức, Đài Loan, Triều Tiên. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để đứng vững , đầu tư và phát triển được là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chú trọng về đầu tư đổi mới về mọi mặt nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hợp thị hiếu người tiêu dùng. Công ty giầy Thuỵ Khuê đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó hơn bao giờ hết nên đã có những quyết định đầu tư đúng đắn, nhất là đầu tư đổi mới cơ sở vầt chất kỹ thuật của công ty. Trong thời gian thực tập về kế toán TSCĐ ở công ty tôi đã nhận thấy những mặt mạnh mà công ty cần tiếp tục phát huy, đồng thời cũng có những vấn đề còn tồn tại. Thời gian thực tập ngắn ngủi của tôi xin đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở công ty. Mong rằng các ý kiến đó sẽ có tác dụng tích cực đối với công ty. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí trong công ty, của các thầy cô giáo trong trường, để chuyên đề tốt nghiệp của tôi được hoàn hảo và trở thành một công trình khoa học thật sự Tôi xin chân thành cảm ơn ./

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20538.DOC