Tài liệu Đề tài Tình hình sử dụng vốn tại công ty Định giá và tư vấn đầu tư quốc tế: Lời nói đầu
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lương vốn nhất định, đó là một tiền đề cần thiết.
Trong nền kinh tế thị trường như ngày ngày nay thì nhu cầu về vốn cho từng doanh nghiệp càng trở lên quan trọng. Vốn là một trong những vấn đề nóng bỏng hiện nay đối với doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Bởi vậy nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành phát luật. Việc thường xuyên tiến hành biến động vốn và nguồn vốn sẽ giúp cho nhà nước quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy được thực trạng cũng như các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì nhu cầu về vốn cho từng doanh nghiệp càng trở lên quan trong. Xuất phát từ thực tế và những vấn đề bức xúc đã đặt ra trên đây. Là một sinh viên khoa Tài chính – Ngân hàng, trường cao đ...
51 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình sử dụng vốn tại công ty Định giá và tư vấn đầu tư quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lương vốn nhất định, đó là một tiền đề cần thiết.
Trong nền kinh tế thị trường như ngày ngày nay thì nhu cầu về vốn cho từng doanh nghiệp càng trở lên quan trọng. Vốn là một trong những vấn đề nóng bỏng hiện nay đối với doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Bởi vậy nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành phát luật. Việc thường xuyên tiến hành biến động vốn và nguồn vốn sẽ giúp cho nhà nước quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy được thực trạng cũng như các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì nhu cầu về vốn cho từng doanh nghiệp càng trở lên quan trong. Xuất phát từ thực tế và những vấn đề bức xúc đã đặt ra trên đây. Là một sinh viên khoa Tài chính – Ngân hàng, trường cao đẳng Tài chính Quản trị kinh doanh, thực hiện mục đào tạo của nhà trường được sự giúp đỡ của các thầy cô, cô giáo trong khoa Tài chính – Ngân hàng và sự tiếp nhận của ba lãnh đạo, phòng tài chính kế toán công ty : “Định giá và tư vấn đầu tư quốc tế“ (VALUIN., JSC) cùng với mong muốn được nâng cao nhận thức về lý luận thực tiễn góp phần hoàn thiện quá trình quản lý vốn. Em xin mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Tình hình sử dụng vốn tại công ty Định giá và tư vấn đầu tư quốc tế” (VALUIN., JSC)
Kết cấu của đề tài nghiên cứu bao gồm;
Chương 1: Vốn và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng và tình hình sử dụng vốn tại công ty
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
Chương I: Vốn và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp
Vốn và vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp
Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Trong nền kinh tế, vốn là điều kiện không thể thiếu được để tiến hành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu cần phải bắt đầu từ việc làm rõ khái niệm cơ bản vốn là gì? Và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp thể hiện như thế nào?
Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp.
Khái niệm này không những chỉ ra vốn là một yếu tố đầu vào của sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất riêng biệt, chia cắt mà trong toàn bộ mói quá trình sản xuất liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.
Như vậy, vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sẩn xuất kinh doanh, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Vì vậy các doanh nghiệp cần thiết phải nhận thức đầy đủ hơn về vốn cũng như những đặc trưng của vốn. Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp vì chỉ khi nào các doanh nghiệp mới có thể sử dụng nó một cách có hiệu quả được.
Các đặc trưng cơ bản của vốn
Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Có nghĩa là được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp
Vốn có giá trị về mặt thời gian. Điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả sử dụng của đồng vốn.
Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vô chủ và không có ai quản lý.
Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các tái sản hữu hình (Bằng phát minh sáng chế, các bí quyết công nghệ, vị trí kinh doanh, lợi thế trong sản xuất).
Phân loại vốn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả các doanh nghiệp để tiến hành phân loại vốn. Tùy vào mục đích và loại hình của tong doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp phân loại vốn theo các tiêu thức khác nhau.
Phân loại vốn theo nguồn kinh hình thành
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, do vậy vố chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
Vốn pháp định:
Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề. Đối với doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn này do ngân sách nhà nước cấp.
Vốn tự bổ xung:
Thực chất ngồn vốn này là số lợi nhuận chưa phân phối (lợi nhuận lưu giữ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp. Như các quỹ xí nghiệp (quỹ đầu tư pháp triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi…)
Vốn chủ sở hữu khác:
Thuộc nguồn này gồm khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vị phụ thuộc kinh phí quản lý và vốn chuyên ding xây dung cơ bản.
Vốn huy động của doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tăng cường huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ, liên doanh, liên kết, phát hành trái phiếu và các hình thức khác.
Vốn vay
Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ choc tín dụng, các cá nhân đơn vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn.
Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Ngồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản trích tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn từy theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Vốn vay trên thị trường chứng khoản. tại những nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường chứng khoán là một hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, đây là một công cụ tài chính quan trọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp có thể thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Vốn liên doanh liên kết.
Doanh nghiệp có thể kinh doanh, liên kết, hợp tác vói các doanh nghiệp khác để huy động thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, liên kết gắn liên với việc chuyển giao công nghệ thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận máy móc, thiết bị nếu hợp đồng liên doanh quy định góp vốn bằng máy móc thiết bị
Vốn tín dụng thương mại
tín dụng thương mại là các khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Tín dụng thương mại luôn gắn với một luồng hàng hóa dịch vụ cụ thể gắn với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ chế thanh toán, của chính sách tín dụng, khách hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Đây là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một các lâu bền. Tuy nhiên các khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách khoa học nó có thể đáp ứng phần nào nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp.
Vốn tín dụng thuê mua.
Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúp cho cách doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người thuê và người cho thuê. Người thuê được sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê theo thời hạn mà hai bên thỏa thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản.
Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính.
Thuê vận hành
Phương thức thuê vận hành (Thuê hoạt động) là một hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Hình thức thuê này có đặc trưng chủ yếu sau:
Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn.
Người thuê chỉ phải trả tiền thuê theo thỏa thuận, người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản, … Cùng với mọi rủi ro về hao mòn vô hình của tài sản.
Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính chất thời vụ và nó đem lại cho bên thuê thuận lợi và không cần phải phản ánh tài sản loại này vào sổ kế hoạch
Thuê tài chính
Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hạnh và dài hạn theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà người cần thuê và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản từ người cho thuê. Thuê tài chính có hai đặc trưng sau:
Thời hạn thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hạn và dài hạn theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thương mua tài sản, thiết bị mà người cần thuê và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản từ người cho thuê. Thuê tài chính có hai đặc trưng sau:
Thời hạn thuê tài sản của bên thuê phải chiếm phần lớn hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.
Ngoài khoản tiền thuê tài sản phải trả cho bên thuê, các loại chi phí bảo dưỡng vận hành, chi phí bảo hiểm, thuế tài sản, cũng như các rủi ro khách đối với tài sản do bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản công ty
Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp tùy theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh, quy mô trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với việc quản lý vốn ở các doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập là họat động luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái, khác nhau của tài sản và hiệu quả quay vòng vốn. Vốn cần được xem xét dưới trạng thái động với quan điểm hiệu quả.
Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển
Vốn cố định
Trong quá trình sản xuất kinh doanh sự vận động của vốn cố định được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định. Vì vậy, việc nghiên cứu về nguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìm hiểu về tài sản cố định
Tài sản cố định
Căn cứ vào tính chất, tác dụng trong khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất được chia thành hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đặc điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham gian trực tiếp hoặc gián tiếp vào chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, mặc dù tư liệu sản xuất bị hao mòn nhưng chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Chỉ khi nào chúng bị hư hang hoàn toàn hoặc xét they không có lợi về kinh tế thì khi đó chúng mợi bị thay thế, đổi mới.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời hạn sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định hị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, tài sản cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hang.
Theo chế độ quy định hiện hành những tư liệu lao động đảm bảo đủ bốn điều kiên sau đây sẽ được gọi là tài sản cố định.
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy
Thời gian sử dụng từ một năm trở lên
Giá trị tối thiểu từ 10.000.000 trở lên
Để tăng cường công tác quản lý tài sản cố định cũng như vốn cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng cần thiết phải phân loại tài sản cố định
Căn cứ vào tính chất tham gia của tài sản cố định trong doanh nghiệp thì tài sản cố định được phân hóa thành:
Tài sản dùng cho mục đích kinh doanh. Loại này bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện bằng các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các vật kiến trúc…Những tài sản cố định này có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về sử dụng đất, chi phí mua bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại…
Tài sản dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng
Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ nhà nước
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được vị trí và tầm quan trọng của tài sản cố định dùng vào mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh và có phương hướng đầu tư vào tài sản hợp lý.
Căn cứ vào tình hình sử dụng thì tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:
Tài sản cố định đang sử dụng
Tài sản cố định chưa cần dùng
Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý
Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả cac tài sản của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng coa hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng.
Vốn cố định của doanh nghiệp
Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp bao gồm việc xây dung nhà xưởng, nhà làm việc và quản lý, lắp đặt các hệ thống máy móc thiết bị chế tạo sản phẩm, mua sắm các phương tiện vận tải… Khi các công việc được hoàn thành và bàn giao thì doanh nghiệp mới có thể bắt đầu tiến hành sản xuất được. Như vậy vốn đầu tư ban đầu đó đã chuyển thành vốn cố định của doanh nghiệp.
Vậy, vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định; đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết hạn sử dụng. Vốn cố định của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư đúng hướng tài sản cố định sẽ mang lại hiệu quả và năng suốt rất cao trong kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứng vững trong thị trường.
Vốn lưu động
Tài sản lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh bên cạnh tài sản cố định, doanh nghiệp luôn có một khối lượng tài sản nhất định nằm rải rác trong các khâu của quá trình sản xuất như dự trữ chuẩn bị sản xuất, phục vụ sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, đây chính là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giá trị của tài sản lưu động thường chiếm 50% - 70% tổng giá trị tài sản.
Tài sản lưu động chủ yếu nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là các đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động sẽ thông qua quá trình sản xuất tạo thành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí mất mát đi trong quá trình sản xuất. Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, do đó toàn bộ giá trị của chúng được dịch chuyển một lần vào sản phẩm và được thực hiện khi sản phẩm trở thành hàng hóa.
Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp đựoc chia thành hai phần: Một bộ phận là những vật tư dự trữ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm) cùng với các công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế được dự trữ hoặc sử dụng, chúng tạo thành tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất của doanh nghiệp.
Bênh cạnh tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất, doanh nghiệp cũng có một số tài sản lưu động khác nằm trong khâu lưu thông, thanh toán đó là các vật tư phục vụ quá trình tiêu thụ, là các khoản hàng gửi bán, các khoản phải thu…Do vậy, trước khi bước vào sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có một lượng vốn thích đáng để đầu tư vào những tài sản ấy, số tiền ứng trước về tài sản đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động
Vốn lưu động luôn được chuyển hóa qua nhiều hình thức khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hành hóa và lại quay trở về hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Vì quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành sự chu chuyển của vốn
Vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước vè tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Trong doanh nghiệp việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan trọng. Một doanh nghiệp được đánh giá là quản lý vốn lưu độngcóhiệu quả khi với một khôi lượng vốn không lớn doanh nghiệp biết phân phối vốn hợp lý trên các đoạn luân chuyển vốn để số vốn lưu động đó chuyển biến nhanh từ hình thái này sang hình thái khác, đáp ứng được nhu cầu phát sinh. Muốn quản lí tốt vốn lưu động các doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được các bộ phận cấu thành của vốn lưu động, trên cơ sở đó đề ra được các biện pháp quản lí phù hợp với từng loại.
Căn cứ vào vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động bao gồm:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là bộ phận vốndùng để mua nguyên vật liệu, phụ tùng thay thếdự trữ và chuẩn bị sản xuất.
Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như: sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm tự chế, chi phí chờ phân bổ.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông: là bộ phận trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông như thành phẩm, vốn tiền mặt.
Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm:
Vốn vật tư hàng hóa: là khoản vốn lưu động có hình thái biều hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang bán thành phẩm, thành phẩm.
Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khỏan vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn.
Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kì quy mô nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định ( lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp ) khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược lại, việc thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện được. Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ bi tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản, giải thể, sát nhập. Như vậy, vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
Về kinh tế: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục.
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hóa công nghệ… Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn.
Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kì kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp, tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thưong trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tình Hình Sử Dụng Vốn
Quan điểm về tình hình sử dụng vốn.
Để tiến hành đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo là tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai giác độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp người ta chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất và chi phí hợp lý nhất. Do vậy các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốnlà yêu cầu mang tinh thường xuyên bắt buộc đối với doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vôn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác , sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản vốn chủ sở hữu.
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn... Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được ngày càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tạo điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau:
Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để nghĩa là không để vốn nhàn rỗi mà không sử dụng, không sinh lời.
Phải sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm.
Phải quản lí một cách chặt chẽ nghĩa là không để vốn bị sử dụng sai mục đích, không để vốn bị thất thoát do buông lỏng quản lí.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có các biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quản lí và sử dụng vốn. Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đó là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ.
Phương pháp so sánh:
Để áp dụng phương pháp so sánh này cân phải đảm bảo các điều kiện so sánh được các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vi tính,…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chon là kì báo cáo hoặc kế hoạch, giá trị so sánh có thể được chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân, nội dung so sánh bao gồm :
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiên kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thut lùi trong hoạt động kinh doanh để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
So sánh giữa sổ thực hiện và sổ kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành ở các doanh nghiệp khác để đánh giá trung bình tình hình của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được.
So sánh theo chiều dọc để xem xét theo tỉ trọng của từng chi tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
Phương pháp phân tích tỷ lệ:
Phưong pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính,trong ,mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau. Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta thường dùng một số các chỉ tiêu mà ta sẽ trình bày cụ thể trong phần sau.
Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình sử dụng vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất người ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu. Trong đó:
Hiệu suất sử dụng Doanh thu
Tổng tài sản =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Lợi nhuận
Doanh lợi vốn =
Tổng tài sản
Đây là chi tiêu tổng hợp lý nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh lợi vốn Lợi nhuận
chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụng vốn của người quản lí doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Ba chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhue tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới đo lường hiệu quả sử dụng của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tơí hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp đó là vốn cố định và vốn lưu động.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định thì cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau:
Hiệu quả sử dụng Doanh thu thuần
Tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng doanh thu thuần.
Suất hao phí Nguyên giá bình quân TSCĐ
Tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Hệ số này càng nhỏ càng tốt.
Sức sinh lợi của Lợi nhuận thuần
Tài sản cố định =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định hiệu quả.
Ngoài ra để đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp sử dụng hai chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần
vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Hiệu quả sử dụng Lợi nhuận
vốn cố định =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động.
Khi phân tích sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu đảm nhiệm vốn lưu động:
Hệ số đảm nhiệm Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu phản ánh tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cangnf cao, số vốn tiết kiệm được và ngược lại.
Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động:
Sức sinh lợi của Lợi nhuận
vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân tông kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Đồng thời, để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng qua các hình thái khác nhau. Do đó, nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, gop phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta sử dụng chỉ tiêu sau:
Số vòng quay của Doanh thu thuần
vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển vốn lưu động. Nó cho biết vốn lưu động được quay mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
Thời gian của một Thời gian của kỳ phân tích
vòng luân chuyển =
Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn và làm rut ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vong hiệu quả hơn.
Mặt khác, do vốn lưu động biểu hiện dưới nhiều dạng tài sản lưu động khác nhau như tiền mặt, các khoản phải thu,… nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta còn đi đánh giá các mặt cụ thể trong công tác quản lý sử dụng vốn lưu động. Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh chất lượng của công tác quản lý ngân quỹ và các khoản phải thu:;
Tỷ suất thanh toán Tổng số tài sản lưu động
ngắn hạn =
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn ( phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh ) của doanh nghiệp là cao hay thấp nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.
Tỷ suất thanh toán Tổng số vốn bằng tiền
tức thời =
Tổng số nợ ngắn hạn
Thực tế cho thấy, tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quá cao lại phản ánh một tình trạng không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Số vòng quay các Tổng doanh thu bán chịu
khoản phải thu =
Bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ nâng cao và công ty ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay hay thanh toán trong một thời gian ngắn ).
Thời gian một vòng qua Thời gian thời kỳ phân tích
các khoản phải thu =
Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu cho thấy để thu hồi vốn được các khoản phải thu cần một thời gian bao nhiêu. Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản thu phải là chậm và ngược lại. Số ngày quy định bán chịu cho khách lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt trước kế hoạch và thời gian. Ngoài ra, để phục vụ cho quá trình phân tích người ta còn sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu tài chính khác như: tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sư dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong qua trình quản ly hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều các nhân tố. Do vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Chu kỳ sản xuất
Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ phải chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay.
Kỹ thuật sản xuất
Các đặc điểm riêng có về kỹ thuật tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian, về công suất.
Nếu kĩ thuật sản xuất đơn giản, doanh nghiệp dễ có điều kiện sử dụng máy móc thiết bị nhưng lại phải luân đối phó với các đối thủ cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng doanh thu, lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài.
Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ trang bị máy móc thiết bị cao doanh nghiệp có lợi thế trong cạnh tranh song đòi hỏi công nhân có tay nghề, chất lượng nguyên vật liệu cao sẽ làm tăng lợi nhuận trên vốn cố định.
Đặc điểm của sản phẩm.
Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp qua đó quyết định lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như rượu, bia, thuốc lá,… thì sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa những máy móc dùng để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị không quá lớn do vậy doanh nghiệp dễ có điều kiện đổi mới. Ngược lại, nếu sản phẩm có vòng đời dài có giá trị lớn, được sản xuất trên dây truyền công nghệ có giá trị lớn như ô tô, xe máy… việc thu hồi vốn sẽ lâu hơn.
Tác động của thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thì sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và mở rộng thị trường. Nếu sản phẩm mang tính thời vụ thì ảnh hưởng tới doanh thu, quản lý sử dụng máy móc thiết bị và tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất.
Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo.
Vai trò của người lãnh đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh lad rất quan trọng. Sự điều hành và quản lý sử dụng vốn hiệu quả thể hịên ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển.
Trình độ tay nghề của người lao động.
Nếu công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ của dây truyền sản xuất thì việc sử dung máy móc thiết bị sẽ tốt hơn, khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuýen khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng. Ngược lại, nếu cơ chế khuyến khích không công bằng quy định trách nhiệm không rõ ràng sẽ làm cản trở mục vtiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh.
Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp dến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua ba giai đoạn la cung ứng, sản xuất va tiêu thụ;
Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, lao động... nó bao gồm hoạt động mua và dự trữ. Một doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đó đã xác định được lượng phù hợp của từng loại nguyên vật liệu, số lượng lao động cần thiết và doanh nghiệp đã biết kết hợp tối ưu các yếu tố đó. Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hóa đầu vào phải được đảm bảo, chi phí mua hàng giảm tới mức tối ưu. Còn mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nên để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả thì phải xác định được mức dự trữ hợp lý để tránh trường hợp dữ trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn và tăng chi phí bảo quản.
Khâu sản xuất (đối với các doanh nghiệp thương mại không có khâu này) trong giai đoạn này phải sắp xếp dây truyền sản xuất cũng như công nhân sao cho sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả nhất, khai thác tối đa công suốt, thời gian làm việc của máy đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến mức hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu đồng thời cũng phải có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất.
Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán–tài chính. Công tác kế toán thực hiện tố sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sử dụng vốn nói tiên trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động tới việc quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thương xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết
Các nhân tố khác
Ngoài các nhận tố kê trên cón có rất nhiều các nhân tố khách quan khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng các chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động mthột phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, sự thay đổi các chính sách thuế, chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập một số loại công nghệ nhất định đề có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các quy định của Nhà nước về phương hướng, định hướng phát triển của các nghành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tùy từng doanh nghiệp và tùy từng thời kỳ khác nhau mà mức độ ảnh hưởng, tác độngcủa các yếu tôs này có khác nhau.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp Nhà nước thì chủ trương, định hướng phát triển của ngành cùng với quy định riêng của các đơn vị chủ quản cấp trên cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật: trong điều kiện hiện nay, khoa học phát triển với tốc độ chóng mặt, thị trường công nghệ biến động không ngừng và chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước là rất lớn, làn sóng chuyển giao công nghệ ngày càng gia tăng, một mặt nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghểan xuất. Mặt khác, nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh ngay gắt. Do vậy, để sử dụng vốn có hiệu quả phải xem xét đầu tư vào công nghệ nào và phải tính đến hao mòn vô hình do phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Môi trường tự nhiên: là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường… các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suốt lao động và tăng hiệu quả công việc.
Mặt khác các điều kiện tự nhiên còn tác động đến các hoạt động kinh tế và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt…gây khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
ý nghĩa của việc nâng cao tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp buộc phải chuyển mình theo cơ chế mới có thể tồn tại và phát triển. Cạnh tranh là quy luật của thị trường, nó cho phép tận dụng triệt để mọi nguồn lực của doanh nghiệp và của toàn xã hội vì nó khiến cho doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới, hạ giá thành, tăng năng suốt lao động, cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trên thương trường và làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp có đủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm,…doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động…vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làmcho ngưòi lao động và mức sống của người lao động cũng ngày càng được cải thiện. Điều đó giúp cho năng suốt lao động của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đong góp cho ngân sách Nhà nước.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vố của doanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn có ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế và toãn xã hội. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vố của doanh nghiệp.
Chương II: Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần Định giá và tư vấn đầu tư quốc tế (VALUINCO., JSC)
Sự hình thành, phát triển và đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần định giá và tư vấn đầu tư quốc tế được thành lập theo quyết định số 1567/QD – BTC và 1607/QD – BTC ngày 04/04/2006 và ngày 30/05/2006 của bộ trưởng Bộ Tài chính về cấp thẻ thẩm định viên về giá.
Công ty cổ phần định giá và tư vấn đầu tư quốc tế có trụ sở chính tại 85 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội. Là một trong số những doanh nghiệp định giá và tư vấn đầu tư – dịch vụ tài chính chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, đồng thời (VALUINCO., JSC) còn nhận thiết kế và thi công các công trình xây dựng. Nhiều công trình và hạng mục công trình do Công ty trực tiếp thi công đã xây dựng được uy tín lớn đối với bạn hàng…Thị trường hoạt động kinh doanh của Công ty cũng được mở rộng khắp nơi trong cả nước. Kết hợp theo đó (VALUINCO., JSC) còn cung cấp một số danh mục dịch vụ thẩm định giá và giám định hàng hóa cùng các dịch vụ tư vấn về hỗ trợ doanh nghiệp, đáp ứng cho nhiều mục đích khác nha: mục đích thế chấp vay vốn ngân hàng; mục đích để phát mại tài sản theo phán quyết của cơ quan tài phán; mục đích gán nợ hoặc chuyển vốn cho vay thành cổ phần; mục đích làm cơ sở để mua bán; mục đích để góp vốn – liên doanh, liên kết cổ phần hóa doanh nghiệp, mua và bán doanh nghiệp; mục đích làm cơ sở để tính thuế; mục đích làm cơ sở để bồi thường trong lĩnh vực bảo hiểm và tử vấn hỗ trợ, thu hồi, quản lý công nợ…
Ngành nghề kinh doanh của công ty
Dịch vụ về xây lắp vật liệu xây dựng, tư vấn xây dựng
Dịch vụ thẩm định giá tài sản và bất động sản
Dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp
Dịch vụ cung cấp thông tin thị trường
Công tác tổ chức cán bộ và lao động của công ty
Công ty Cổ phần định giá và tư vấn đầu tư quốc tế (VALUINCO., JSC) áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong quản lý và điều hành nhằm mục đích hướng tới sự chuyên nghiệp trong tư vấn tài chính. (VALUINCO., JSC) đáp ứng đầy đử những tiêu chuẩn hết sức khắt khe về rào cản pháp lý, nhân sự, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật, được đặt ra đối với một doanh nghiệp, dịch vụ chuyên nghiệp.
Ban lãnh đạo (VALUINCO,. JSC) với phương châm: “con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công” với phương châm trên (VALUINCO., JSC) không ngừng hoàn thiện và nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ trong công ty.
Tổng giám đốc và các giám đốc bộ phận (VALUINCO., JSC) là những người được đào tạo trong ngành kinh tế quản lý, luật và xây dựng kỹ thuật đã được nhận những học hàm, học vị cao quý Tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên gia…đã trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm làm việc. Vì vậy (VALUINCO., JSC) luôn có cùng tầm nhìn và thái độ chia sẻ với quý khách hàng.
Phòng kỹ thuật: tham mưu cho giám đốc về mặt quản lý, hạch toán kinh tế, thực hiện các quy định của Nhà nước về tài chính – kế toán. Tham mưu cho công ty quyền quản lý sử dụng vốn, quyền tự đầu tư liên doanh, liên kết… chuyển nhượng thay thế, cầm cố tài sản, thuộc quyền quản lý củ công ty theo quy định của pháp luật.
GĐ chi nhỏnh Tiền Gian
GĐ chi nhỏnh TP HCM
GĐ chi nhỏnh Bỡnh Định
Cụng ty VALUINCO., JSC
Giỏm đốc tư vấn doanh nghiệp
Phú Tổng
GĐ
Ban Giỏm Đốc
GĐ Đầu tư
GĐ kinh doanh
Văn phũng cụng ty VALUINCOM., JSC
Chi nhỏnh TP HCM
Phũng tư vấn quản lý thu hồi cụng nợ
Phũng tư vấn đầu tư
Phũng tư vấn quản lý thu hồi cụng nợ
Phũng kỹ thuật
Phũng TĐG mỏy múc thiết bị
Phũng giỏm định dự ỏn
Đội Bảo vệ KCN Tõn Bỡnh
Phũng quản lý dự ỏn
Phũng đầu tư tài chớnh
Phũng tài chớnh kế túan
Phũng lien doanh đầu tư
Phũng tư vấn phỏp lý cụng việc
Chi nhỏnh Tiền Giang
Ban nghiờn cứu thị trường và tiếp thị
Chi nhỏnh Tiền Giang
Hội đồng quản trị
Cơ cấu tổ chức sản xuất của cụng ty
Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ định giá và đầu tư quốc tê
Cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty
Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Để xem xét công tác quản lý và sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong những năm gần đây ta không thể không quan tâm đến tỷ trọng của từng bộ phận vốn và công dụng kinh tế của chúng. Muốn thuận lợi trong công tác quản lý và đánh giá, thường phân chia vốn kinh doanh thành hai bộ phận: Vốn cố định và vốn lưu động. Cơ cấu vốn của công ty Cổ phần định giá và tư vấn đầu tư quốc tế trong 3 năm thành lập như sau:
Bảng1: Cơ cấu vốn của công ty Cổ phần xây lắp Hải Long
Năm
chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Tổng vốn
7543215
100
9757976
100
9402556
100
VCĐ
3023281
40,07
2693887
27,61
2865187
30,48
VLĐ
4519934
53,93
7064089
72,39
6537369
69,52
Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong 3 năm gần đây tỷ trọng vốn lưu động của Công ty chiếm xấp xỉ 70% tổng số vốn kinh doanh, còn cố định chỉ chiếm xấp xỉ 30%. Kết cấu này được giải thích là hợp lý vì sản phẩm của công ty hầu hết là các công trình cần được định giá và các công trình đang thi công dở dang nên cần sử dụng tỷ trọng lớn các khỏan dự trữ và giá trị các công trình dở dang thi công còn tài sản cố định chỉ cần một lượng nhất định nào đó. Tuy vậy tác động của hai bộ phận vốn trên đối với kết quả kinh doanh của công ty là không thể coi nhẹ bất cứ bộ phận nào được bởi vì:
- Tài sản cố định của công ty ngoài bộ phận nhà kho, trụ sở chính. Các thiết bị văn phòng, thiết bị phục vụ cho quản lý và đi lại thì phần lớn chính là các máy móc, thiết bị dụng cụ cho sản xuất kinh doanh và thi công các công trình. Mà như chúng ta biết, nếu thiếu các thiết bị này thì hoạt động của công sẽ bị đình trệ, mặt khác nếu vốn lưu động không đủ đáp ứng chonhu cầu về các khoản nguyên vật liệu, chi phí lương cho công nhân tiến hành làm hồ sơ thầu, mua thầu xây lắp…. Đồng thời có thiết bị hiện đại còn giúp cho công việc định giá của công ty được nhanh hơn và chính xác hơn. Chính vì vậy việc tìm giải pháp để tăng cường hiệu quả sử dụng từng bộ phận giúp phần tăng hiệu quả sử dụng tống vốn kinh doanh nói chung của công ty là rất cần thiết.
Đối với tài sản lưu động công ty càng phải co sự quản lý chặt chẽ hơn phù hợp hơn vì nó càn một tỷ lệ rất lớn trong tổng vốn kinh doanh và có kết cấu phức tạp hơn tài sản cố định. Cụ thể nó có cơ cấu như sau:
Bảng 2: Cơ cấu giá trị tài sản lưu động của Công ty cổ phần Định giá và đầu tư quốc tế
Năm
chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Tổng TSLĐ
45199234
100
7064540
100
6537369
100
Tiền mặt
586492
18,98
565163
8,0
523989
8,0
Dự trữ
2276431
50,36
3327329
47,09
1050109
16,08
Khoản phải thu
1657011
36,66
3172084
44,91
4963271
75,92
Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2006, 2007,, 2008
Cơ cấu giá trị tài sản lưu động trên đây phản ánh tình hình chung của hầu hết các công ty đó là bộ phận khoản phải thu và khoản dự trữ thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng số còn lưu động. Về các khoản phải thu thì các công ty nói chung và công ty CP Định giá và đầu tư quốc tế nói riêng khó điều chỉnh được vì đây là những khoản bên A (chủ trương chình) phải trả thì đã được quy định rõ từng thời hạn trong bảng hợp đồng xây dựng rồi. Đây chính là tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn tạm thời một cách hợp pháp trong thời hạn của hợp đồng Xây dựng. Tuy nhiên đối với những khoản dự trữ chúng ta lại chó thể điều chỉnh được để có một cơ cấu vốn thật hợp lý. Nếu như trong thời kỳ bao cấp kế hoạch hóa tập trung và thời kỳ đầu khi mới áp dụng cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước do vật tư khan hiếm phải để các khoản dự trữ chiếm tỷ lệ cao đảm bảo cho sản xuất được liên tục là phù hợp thì xu hướng này hiện nay cần thay đổi. Như chúng ta đã biết nền kinh tế Việt Nam sau khi áp dụng cơ chế kinh tế thị trường tự do cạnh tranh và chính sách kinh tế mở với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại đã có những thay đổi đáng kể. Riêng về mặt vật tư cho Xây lắp có thể nói trên thị trường có rất nhiều loại, nhiều hãng sản xuất khác nhau với số lượng và chất lượng đa dạng điều đó cũng có nghĩa là vật tư cho ngành xây lắp không còn khan hiếm. Chính vì vậy công ty có thể giảm bớt tỷ trọng của khỏan dự trữ trong doanh nghiệp để có thể có thêm vốn đầu tư vào các bộ phận khác cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh…Công ty Cổ phần định giá và tư vấn đầu tư quốc tế đã áp dụng đổi mới hướng này một cách rất tốt biểu hiện bằng việc giảm từ 4709% khoản dự trữ trong tổng giá trị tài sản lưu đông năm 1999 xuống còn 18,08% năm 2000 và điều này cần phát huy tốt trong những năm tới. Tuy nhiên, để áp dụng tốt cần nghiên cứu kỹ sự biến động của thị trường vật tư xây lắp để có thể đưa ra tỷ trọng khoản dự trữ hợp lý đảm bảo sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục khôngbị gián đoạn. Nếu có thể giảm ứ đọng vốn ở bộ phận dự trữ và các khoản phải thu sẽ làm cho vòng quay vốn lưu động tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn đưa đến kết quả kinh doanh ngày càng cao
Nguồn vốn của Công ty định giá và tư vấn đầu tư quốc tế
Ta có thể xem xét về cơ cấu nguồn vốn của công ty qua bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần định giá và tư vấn quốc tế
Năm
chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Nợ phải trả
4529934
59,92
604089
62,14
5554838
58,96
Nợ ngắn hạn
3519934
46,66
5064089
51,89
4554838
48,34
Nợ dài hạn
1000000
13,25
1000000
10,24
1000000
10,61
Vốn CSH
3023281
40,07
3696887
37,89
3865718
41,03
Tổng nguồn vốn
7543215
100
9757976
100
9420556
100
Nguồn: trích cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2006, 2007, 2008
Vốn tình hình chung ở nước ta thị trường chứng khoán chưa phát triển nên việc phát hành các loại chứng khoán cổ phiếu, trái phiếu thu hút đầu tư trực tiếp nguồn vốn rỗi rãi trong dân chúng chưa thể thực hiện được. Công ty chỉ cổ phần hóa được một phần nhỏ và nguông vốn huy động vốn của công ty là vay nợ ngân hàng và nợ nhà cung cấp trong thời hạn cho phép. Chúng ta dễ thấy phần lớn số vốn thu hút từ các nguồn đều được bổ xung cho tài sản lưu động của công ty nhất định là phần tỷ trọng về các khoản phải thu. Trong thời gian tới để hướng đi mới huy động được vốn nhiều hơn có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng về chất lượng công trình, hạng mục công trình, mở rộng sản xuất, nâng cao công nghệ thi công… Công ty nen chú trọng việc quản lý và sử dụng vốn. Số vốn này phải được phân bổ cho hợp lý để có thể thu hồi vốn trả nợ thanh toán các khoản chi phí sử dụng vốn; nộp nghĩa vụ cho Nhà nước đầy đủ mà vẫn thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp tăng lợi tức cho cổ đông thì mới sử dụng vốn có hiệu quả.
Tình hình thanh toán của công ty
Ta xem xét tình hình thanh tóan của công ty đối với nhà nước. Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần định giá và tư vấn đầu tư quốc tế cũng như các doanh nghiệp nhà nước. Theo quy định 22/HĐBT ra năm 1991 khoản thu sử dụng vốn ngân sách được hạch tóan vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng theo nghị định 59/CP của chính phủ ra năm 1996 Công ty phải trích lợi nhuận thuế để nộp thu sử dụng vốn ngân sách cho nhà nước. Ngoài khan đó công ty phải nộp đầy đủ các khan như mọi doanh nghiệp. Thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
Năm
chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng nộp cho nhà nước
406894
635968
588563
Thu sử dụng vốn ngân sách
10206
35438
23189
Thuế doanh thu (VAT)
201594
340879
353137
Thuế lợi tức
52896
86491
53326
Các khoản nộp khác
101723
76316
76513
Nguồn: trính báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ đối vói Nhà nước của công ty các năm 2006, 2007, 2008
Như vậy hàng năm công ty phải trích một khoản khá lớn lợi nhuận sau thuế để nộp thu sử dụng vốn ngân sách. Cho nhà nước con số đó mỗi năm đều tăng chứng tỏ việc kinh doanh của công ty ngày càng phát đạt và có hiệu quả ngày càng cao hơn.
Về khoản thu thuế doanh thu (thuế VAT) đối với công ty hiện nay la mức thu quá cao và mức thu này được nhà nước tạo điều kiện hạ thấp sé giúp công ty có thêm một khỏan vốn đáng kể để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Xét đến tình hình thanh toán của công ty đối với khách hàng và các chủ nợ. Tuy tiền mặt hàng công ty những năm gần đây có giảm nhưng các khoản phải thu lại tăng rất nhanh giúp cho vốn lưu động có tỷ lệ tăng đáng kể. Điều này đảm bảo cho khả năng thanh toán hiện hành của công ty luôn luôn lớn hơn 1 chứng tỏ tình hình tài chính lành mạnh của công ty. Điều này giúp cho công ty có đủ mức độ tín nhiệm đối với các chủ nợ để có thể thu hút vốn đầu tư bổ xung cho nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đink giá và tư vấn đầu tư quốc tế
Một số nét chủ yếu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần định giá và tư vấn đầu tư quốc tế.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả sử dụng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Công ty cổ phần định giá và đầu tư quốc tế đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 5: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Năm
chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng doanh thu
947367
13292,94
13298
Doanh Thu thuần
9162,31
12843,62
11954,08
Lợi nhuận
304,36
499,32
487,23
Vốn lưu động
4519,93
7064,54
6537,36
Nguồn: Tính báo cáo kết quả họat động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006, 2007, 2008
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
đáng giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định một cách chính xác là một trong những việc làm quan trọng để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chung. Thực tế công ty đã dùng các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của tài sản cố định
Hệ số đảm nhiệm của tài sản cố định
Đây là 3 chỉ tiêu quan trọng đánh giá khá chính xác tính hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như thế nào.
Bảng 6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tại sản cố định
Năm
chỉ tiểu
2006
2007
2008
2007 so với 2006
2008 so với 2007
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Doanh thu
9473,67
13292,94
13298
3819,27
140,3
5,06
100
Vốn cố định
2023,28
2693,88
2865,15
-329,4
89,1
171,3
106,3
Lợi nhuận
304,36
499,32
487,23
194,96
164
-12,09
97,6
H/suất sử dụng TSCĐ
3,13
4,93
4,64
1,8
157,5
-0,29
94,1
H/suốt đảm nhận TSCĐ
0,31191
0,2026
0,2154
-0,1165
63,49
0,0128
106,3
Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ
0,0321
0,0375
0,0366
0,0054
116,8
-0,0009
97,6
Nguồn: trích báo cáo kết quả kinh doanh cảu công ty các năm 2006, 2007, 2008
Trong điều kiện không có mức trung bình ngành ta chỉ có thể đánh giá mức hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty theo thời gian ( so sánh kết quả 3 năm 2006, 2007, 2008)
Doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2007 là 3819,27 triệu (tức là tăng 40,3%) trong khi đó vốn cố định giảm 329,4 triệu (tức là giảm 10,9%) như vậy có thể nói năm 2007 công ty sử dụng tài sản cố định có hiệu quả cao hơn nưam 2006 vì mức tăng doanh thu và lợi nhuận đều cao trong khi tài sản cố định giảm.
Đến năm 2008 tuy doanh thu tăng 5,06% triệu (0,03%) sp với năm 2007 và đã tăng 171,3 triệu (6,3%) nhưng lợi nhuận lại giảm 12,09 triệu (2,4%). Điều này cho thấy sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm các dịch vụ trên thị trường. Trong thời gian tới công ty cần có những điều chỉnh mới để có thể sản xuất kinh doanh tốt hơn khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định nói lên rằng: trong năm 2006 một đồng vốn cố định tạo ra 3,13 đồng doanh thu năm 2007 là 4,93 đồng và năm 2008 là 4,64 đồng. Số liệu này cho thấy vốn cố định được sử dụng tương đối hiệu quả. Điều này càng được thể hiện qua số đảm nhiệm của vốn cố định: Năm 2006 để tạo ra một đồng doanh thu phải cần 0,3191 đồng vốn cố định nhưng con số đã giảm xuông 0,1165 đồng ( tức 26,51%) trong năm 2007. Đối với năm 2008 tuy hệ số đảm nhiệm tài sản cố định và hiệu suốt sử dụng vốn cố định có giảm chút ít so với năm 2007 nhưng vẫn lớn hơn trước đó hiệu quả sử dụng vố cố định được thể hiện cụ thể qua kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận.
Năm 2006 một đồng vốn cố định mang lại cho công ty 0,0321 đồng lợi nhuận và mức lợi nhuận đã tăng lên 0,0054 (tức là tăng 16,8%) trong năm 2007. Có nghĩa là một đồng vốn cố định công ty tạo ra 0,0375 đồng lợi nhuận. Cũng như các chỉ tiêu khác tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định của công ty năm 2008 đã giảm ít nhiều năm 2007 tuy vẫn lớn hơn những nưam trước. Cụ thể giảm 0,0009 đồng tức giảm 2,4% so với năm 2007
Để hiểu rõ về hiệu quả sử dụng vốn cố định ta tìm hiểu chi tiết các chỉ tiêu:
Hiệu suốt vốn cố định.
Có hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của hiệu suố sử dụng vốn cố định đó là: Doanh thu và vốn cố định bình quân ta có:∆ HSVCĐ = ∆ HSVCĐ (DT) + ∆ HSVCĐ(VCĐ)
Trong đó : ∆ HSVCĐ : Mức gia tăng hiệu suốt vốn cố định.
∆ HSVCĐ(DT): Mức gia tăng hiệu suất sử dụng VCĐ do ảnh hưởng của doanh thu.
∆ HSVCĐ(VCĐ): mức gia tăng hiệu suất sử dụng VCĐ do ảnh hưởng của tăng VCĐ.
∆ HSVCĐ(DT) năm 2007 = Error! – Error!
= Error! – Error! = 1,2633
∆ HSVCĐ(VCĐ) /2007 = Error! – Error!
Error! – Error! = 0,5376
∆ HSVCĐ /07= 1,2633+0,5376v=1,8009
Vậy năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng là do hai bộ phận sau ảnh hưởng: tăng doanh thu trong khi giảm tài sản cố định.
∆ HSVCĐ(DT) năm 2008 = Error! – Error!
= 0,0019
∆ HSVCĐ(VCĐ) 2008 = Error! – Error!
= -0,2951
∆ HSVCĐ(VCĐ)2008 = 0,0019 + 0,2951 = -0,2932
Chỉ số này phản ánh sự giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 2008 so với năm 2007 vì tài sản cố định tăng trong khi doanh thu hầu như giữ nguyên (tăng rất nhỏ 0,03%)
Hệ số đảm nhiệm vốn cố định:
Qua bảng 5 ta thấy: Lượng vốn cố định để tậo ra 1 đồng doanh thu năm 2007 giảm 0,1165 đồng so với năm 2006 tức giảm 36,51%. Nếu cùng hệ số đảm nhiệm năm 2006 muốn tạo ra mức doanh thu năm 2007 thì cần vốn cố định năm 2007 là:
VCĐ= 0,3191 x 13292,94 = 4241,77 triệu đồng.
Nhưng thực tế vốn cố định của công ty năm 2007 là 2693,88 triệu, như vậy công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn cố định là:4241,77 – 2693,88 = 1547,89 triệu đồng.
Riêng đối với năm 2008 một đồng doanh thu càng tăng số lượng vốn cố định so với năm 2007 là 0,0128 đồng tức tăng 6,3% như vậy công ty đã tăng phí số vốn cố định nếu như giữ được hệ số đảm nhiệm năm 2007 là:VCĐ2008=0,2026 x 13298 = 2694,17 = 171,01 triệu đồng. Tóm lại để nâng cao hiệu quả hơn của đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về chất lượng của thị trường công ty cần chú trọng đầu tư thích đáng đổi mới, nâng cấp tài sản cố định nhằm không ngừng phát huy hiệu quả của chúng trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
Trong 3 năm gần đây việc sử dụng vốn lưu động của công ty đạt kết quả như sau:
Bảng 7: Một số chỉ tiêu đáng giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Năm
chỉ tiểu
2006
2007
2008
2007 so với 2006
2008 so với 2007
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Doanh thu
Thuần
9473,67
13292,94
13298
3819,27
140,3
5,06
100,3
Vốn lưu động
4519,93
7064,54
6537,36
2544,61
156,2
-527,13
92,5
Lợi nhuận
304,36
499,32
194,96
164
-12
97,6
97,6
Số vòng quay vốn lưu động
2,096
1,882
2,034
-0,214
89,8
0,152
108,07
Thời gian 1 vòng quay Lc
171,75
191,28
176,99
19,53
111,37
-14,29
92,52
Hệ số đảm nhiệm
0,4771
0,5314
0,4916
0,0543
111,38
-0,0398
92,5
Tỷ suet lợi nhuận VLĐ
0,0673
0.0706
0,0745
0,0033
104,9
0,0039
105,5
Sức sản xuất của VLĐ
2,096
1,882
2,034
-0,214
89,8
0,152
108,07
Nguồn: trích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty các năm 2006, 2007, 2008
Công ty cổ phần định giá và đầu tư quốc tế đã áp dụng hệ thống chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.
Số vòng quay vốn lưu động.
Thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Tỷ suất lợi nhuận của vố lưu động
Sức sản xuất của vốn lưu động
Vốn lưu động là một trong hai bộ phận tài sản tạo nên vốn kinh doanh. Việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động ảnh hưởng rất lớn đến kêtd quả kinh doanh của công ty. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu độgn của công ty, phản ánh qua các chỉ tiêu.
Sức sản xuất của vốn lưu động:
Số liệu ở bảng 7 cho thấy: Sức sản xuất của vốn lưu đông năm 2006 là 2,096 có nghĩa là 1 đồng vốn lưu động sử dụng trong năm 2006 đem lại cho công ty 2,096 đồng vốn doanh thu thuần, nhưng số liệu năm 2007 công ty chỉ đạt được 1,882 đồng doanh thu thuần trên 1 đồng vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm hay năng suất làm việc củ vốn lưu động giảm.
Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động.
Giá trị về tỉ suất lợi nhuận của vốn lưu động trong bảng 7 cho biết: Trong năm 2006. 1 đồng vốn lưu động đem lại cho công ty 0,0673 đồng lợi nhuận con số này tăng 0,0033 đồng tức là 4,9% trong năm 2007 và đến năm 2008 lại tăng so với nưâm 2007 là 0,0039 đồng tức 5,5%. Mặc dù lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu giảm do tổng doanh thu tăng nhanh khi mà lợi nhuận có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, đồng thờig vốn lưu đông tăng chậm (năm 2008 còn giảm so với 2007 là 527,18 triệu đồng tức 7,5%)
Số vòng quay của vốn lưu động
chỉ tiểu này cho biết vốn lưu động đã quay được bao nhiêu vòng (tức là trải qua được bao nhiêu chu kỳ kinh doanh) trong một năm. Qua bảng số liệu 7 cho ta thấy năm 2007 vốn lưu động quay được 1,882 vòng giảm so với năm 2006 là 0,214 vòng (tức 11,2%) và năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,152 vòng (tức 8,07%). Nhưng năm 2008 vẫn giảm so với năm 2006 là 0,062 vòng (tưc 2,96%)
Thời gian của một vòng luân chuyển
Chỉ tiêu này phản ánh gần tương tự nhưng rõ nét hơn về số vòng quay của vốn lưu động. Nếu số vòn quay tăng tức là thời gian 1 vòng luân chuyển giảm ngược lại. Công ty đã không dần giảm được thời gian 1 vòng luân chuyển đã không dần giảm được thời gian1 vòng luân chuyển để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Cụ thể nam 2007 cần 191,28ngày và nam 2008 câng 176,99 ngày.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Ngòai 2 chỉ tiêu vòng quay và thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu đông, để đánh giá mức tiết kiệm tài sản lưu động người ta còn sử dụng chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Năm 2008 để tạo 1 đồng doanh thu thuần công ty phải sử dụng 0,4916 đồng vốn lưu động và năm 2007 cần sử dụng 0,5314 đồng trong khi năm 2006 chỉ cần 0,4771 đồng. Như vậy lượng vốn lưu động để tạo ra 1 đồng doanh thu những năm gần đây đều tăng
Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta có thể nói rằng việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty không hiệu quả do rất nhiều nguyên nhân. Ngày nay khi đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa nên đòi hỏi về cơ sở vật chất là rất lớn. Do dó công trình ngày càng nhiều và có quy mô càng lớn đòi hỏi công ty phải có những chất lượng mà phải đa dạng về chủng loại và lớn về số lượng đòi hỏi công ty phải có rất nhiều vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh và tham gia tranh thầu và nhận thầu. Mà như chúng ta đã biết vốn lưu động của công ty năm 2006 là 4519,93 triệu; năm 2007 là 7064,54 triệu; năm 2008 là 6537,36 triệu con số này so với vốn lưu động của công ty khác có thể nói là nhỏ chửa thể đáp ứng được.
Những công trình lớn. Mặt khác do đặc tính của nghành xây lắp có quy trình sản xuất phức tạp trảI qua nhiều giai đoạn. Mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở địa điểm khác nhau thời gian xây dựng mang tính đơn chiếc, do môi trường khí hậu, thời tiết… ảnh hưởng tới tốc dộ thi công của công trình. Do tình trạng chiếm dụng và ứ đọng vốn.
Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Đây là nhóm chỉ tiêu thể hiện khá rõ nét tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở những chỉ tiêu đã nêu ta vận dụng để tính giá tình tình tài chính của công ty thể hiện ở bảng 8:
Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của công ty.
Năm
chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tiền mặt
568492
565163
523989
Khoản phải thu
1657011
3172048
4963271
Vốn lưu động
4519934
7064540
6537369
Nợ ngắn hạn
3519934
5064540
4554838
Khả năng thanh tóan hiện hành
1,2841
1,3949
1,4352
Khả năng thanh toán nhanh
0,6373
0,7379
1,2047
Nguồn: trích từ báo cáo thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước ở các năm 2006, 2007, 2008.
Tỷ lệ thanh toán hiện hành cua công ty chính là mối tương quan giữa nợ ngắn hạn và vốn lưu động hàng năm đều tăng bởi vì nợ ngắn hạn hàng năm có tăng nhưng tố độ tăng chậm hơn so với vốn lưu động. Thật vậy để giải quyết nợ ngắn hạn công ty phải dùng tới 77,8%(năm 2006) nhưng đến năm 2008 để giảI quyết nợ ngắn hạn chỉ sử dụng 09,7% vốn lưu động. Đối với chỉ tiêu thanh toán nhanh thì việc tiền mặt trong tổng tài sảnlưu đọng tuy giảm nhưng nhờ các khoản phảI thu tăng rất nhanh(tiền mặt + các khoản phảI thu)/nợ ngắn hạn của các năm vẫn có tốc độ gia tăng đáng kể. Điều này nói rằng tỉ lệ khả năng thanh toán của công ty là ngày càng gia tăng hơn.
Nhóm chỉ tiêu vè khả năng cân đối vốn .
Chỉ tiêu này để cho phần lượng vốn chủ sở hữu công ty vốn phần vốn vay của các chủ nợ chỉ tiêu này mang ý nghĩa quan trọng vì nó là một căn cứ để các nhà đầu tư quyết định có cho nên doanh nghiệp nào đó vay tiền hay không vì nó thể hiện mức độ tin tưởng, sự đảm bảo cho các nguồn vay của công ty. Nếu chủ sở hữu công ty chỉ góp một tỉ lệ nhỏ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do tổng chủ nợ gánh chịu và họ không bao giờ chấp nhận điều này khiến cho công ty có thể huy động được vốn đầu tư.Ngược lại các chủ nợ sẽ tin tưởng giao vốn cho doanh nghiệp nếu tỉ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh là đã đáp ứng được đòi hỏi của họ bởi vì lúc này doanh nghiệp có thể cùng chịu một tỉ lệ rủi ro kinh doanh ở mức độ họ mong muốn .
Bảng 9: Khả năng ccân đối vốn của công ty.
Năm
chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổn nợ
4519934
6064089
5554838
Tổng tài sản có
7543215
9757976
94022556
Lãi vay
28850
25071
23008
Lợi nhuận
304369
499321
487235
Chỉ số mắc nợ chung
0,5592
0,6214
0,5907
Khả năng thanh toán
Lãi vay
10,55
19,91
21,17
Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2006,2007,2008.
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng chỉ số mắc nợ năm 2008 có giảm so với năm 2006,2007. Nguyên nhân chính là do tốc độ của tổng tài sản tăng nhanh hơn tốc độ của tổng nợ. Qua đó cũng có thể khẳng định rằng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ của vốn đI vay nhưng điều này chỉ có lợi cho các chủ nợ, nhưng không có lợi cho công ty. Khi chỉ mắc nợ giảm, tức là tỷ trọng của nợ trong tổng vốn kinh doanh giảm khiến cho mức độ an toàn của các khoản vay tăng lên đó là điều mà các chủ nợ mong đợi. Trái lại công ty sẽ được lợi khi tỷ trọng nợ trong tổng vốn tăng lên nhờ khoản chênh lệch lợi giữa lợi nhuận do vốn vay tạo ra sau khi trả lãi. Chính vì vậy công ty cổ phần định giá va tư vấn đầu tư quóôc tế cần phải xác định cho mình tỷ lệ kết cấu hợp lý để có thể thu nhập được hiệu quả cao nhất.
Khả năng thanh toán lãi vay hàng năm của công ty có xu hướng tăng rất nhanh. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn vay trong các năm gần đây có hiệu quả hơn. Đây là mặt mạnh cần phát huy hơn nữa để từng bước đưa công ty ngày càng phát triển hơn.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi.
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của công ty chúng ta không thể không đề cập tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả quản lý vốn của công ty.
Bảng 10: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi
Năm
chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng doanh thu
9473679
13292964
13298000
Tổng tài sản
7543215
9757976
9402556
Vốn tự có
3023281
3693887
3865718
Lợi nhuân
304369
499321
478325
1. Chỉ số doanh lợi tiêu thụ
0,0321
0,0375
0,0366
2. Chỉ số doanh lợi vốn tự có
0,1006
0,1351
0,1260
3.. Doanh lợi vốn
0,0403
0,0511
0,0518
Nguồn: trích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty các năm 2006, 2007, 2008.
Doanh lợi tiêu thụ tăng có nghĩa là lợi nhuận trên đồng doanh thu tăng; doanh thu tiêu thụ giảm nghĩa là lợi nhuận trên đồng doanh thu giảm. ở công ty cổ phần xây lắp Hải Long chỉ số này năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,0054 (tức là 16,82%). Nhưng đến năm 2008 giảm so với năm 2007 là 0,0009 (tức là giảm 2,4%) nguyên nhân giảm ở đây là do lợi nhuận giảm so với năm 2007 nhưng doanh thu tăng hơn năm 2006 (tuy ở mức độ nhỏ dẫn đến tỷ lệ doanh lợi tiêu thụ giảm). Cùng với việc giảm doanh lợi tiêu thụ thì năm 2008 công ty còn bị giảm doanh lợi vốn tự có nhưng vì doanh lợi vốn vẫn có tỷ lệ tăng (tuy nhỏ) lên mức lợi nhuận của năm 2008 vẫn lớn hơn so với năm 2007. Như vậy có thể nói với sự phát triển hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh; quản lý vốn và điều hành công ty thì công ty sẽ phát triển tôt hơn.
Qua phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta có thể rút ra kết luận: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa được tốt, nó không thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài và vững vàng. Tuy nhiên do nhu cầu xây dựng hiện nay và do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn thì những vấn đề sau của công ty cần khắc phục đó là: Tăng thêm vốn lưu động để có thể cạnh tranh thầu nhanh chóng hoàn thiện công trình và hạng mục công trình nâng cao uy tín của công ty trên thị trường thu hút nhiều khách hàng hơn cần nhanh chóng thu được các khoản phải thu và có một cơ cấu về lượng dự trữ phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu dộng không làm ứ đọng vốn từ đó nâng cao hiệu quả xản xuất kinh doanh.
Về lâu dài công ty cần có những chiến lược đầu tư phát triển thích hợp đáng có chính sáh kinh doanh phù hợp để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường mong đạt kết quả kinh doanh tốt và cảI thiện đời sống cán bộ công nhân viên mang lại nhiều lợi tức cho cổ đông.
Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty định giá và đầu tư quốc tế
Công ty cổ phần đinh giá và đầu tư quốc tế muốn đứng vững trong nền kinh tế thị trường nó cần phải chủ động trong mọi công tác tổ chức quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty như một doanh nghiệp tư nhân. Trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như trong việc quản lý vốn nó chịu tác động của nhiều yếu tố. Các yếu tố này gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan , có yếu tố tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có yếu tố tác động tiêu cực. Do đó chúng ta cần phảI tìm hiểu chúng để phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực, điều chỉnh yếu tố chủ quan cho hợp lý đồng thời tìm cách thích nghi, thích ứng với yếu tố khách quan để tạo ra những hiệu ứng tốt. Sau đây lad một số nhân tố chủ yéu.
Yếu tố chất lượng và cạnh tranh.
Cũng như các doanh nghiệp khác trong kinh tế thị trường để thích ứng được thì công ty phải luôn giải quyết các vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào: sản xuất kinh doanh cáI gì? cho ai? Sản xuất ra soa? Chất lượng như thế nào?... Từ trước công ty đã xác định cây lắp những công trình dân dụng, công trình công nghiệp và các khu công cộng với chất lượng tốt là mục tiêu của công ty. Trong điều kiện nay tuy nhu cầu về xây dựng là rất lớn nhưng số lượng các công ty xây dựng có quy nô cũng không phải là ít do vậy các công ty thường phảI cạnh tranh khốc liệt với nhaumới có thể ký được những hợp đồng xây dựng. Điều đó đòi hỏi công ty ngày càng phảI nâng cao chất lượng các công trình thi công đồng thời tìm biện pháp để giám giá thành công trình xuống. Những việc làm như vậy sẽ giúp công ty có thị phần vững chắc hơn thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Cơ chế – chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Cùng với sự chuyển đổi cơ chế của nền kinh tế công ty cũng có những thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình, lợi nhuận vì công ty đã có cơ quan cấp trên đưa ra chỉ tiêu. Nhưng trong cơ chế thị trường công ty phải phát huy tính chủ động sáng tạo của mình cả trong công tác huy động vốn, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế. Về huy động vốn ngoài một phần nhỏ do ngân sách cấp công ty phải tự huy động một lượng vốn lớn bằng phần vay ngắn hạn và dài hạn. Công ty phải chủ động trong công tác đấu thầu các công trình xây dựng, tự đi tìm các đối tác làm ăn với mình. Tuy nhiên công ty cổ phần định giá và tư vấn đầu tư vẫn phải chịu sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước như các doanh nghiệp khác. Điều đó thể hiện qua thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước và việc tuân theo đúng pháp luật về xây dựng do Nhà nước ban hành. Hàng năm công ty vẫn phải nộp cho Nhà nuớc các khoản thuế. Bên cạnh đó phải áp dụng các chế độ bảo hiểm. Nói tóm lại nếu quản lý vĩ mô của Nhà nước phù hợp sẽ tạo cho công ty môi truờng kinh doanh tốt còn ngược lại các chính sách qua khắt khe sẽ làm cho công ty khó phát triển được.
Công tác huy động thu hút vốn đầu tư.
Muốn cho hoạt động của công ty thuận lợi và đạt kết quả cao thì truớc hết công ty phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về vốn kinh doanh. Muốn vậy công ty phải xác định đầy đủ về nhu cầu vốn của mình, khả năng vốn tự có và các nguồn vốn sử dụng sẽ khac nhau ra sao. Từ đó công ty sẽ có thê xây dựng và thực hiện những chính sách huy động vốn nhằm xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu nhất. Nếu thực hiện tốt yếu tố này công ty sẽ có thâm vốn đầu tư cho vốn lưu động ngày càng mở rộng thị trường đạt hiệu quả kinh doanh tốt.
Trình độ tổ chức quản lý kinh doanh.
Chuyển sang cơ chế thị trường, một yếu tố quyết định cho khả năng cạnh tranh và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp đó là trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ và trình độ chuyên môn của công nhân sản xuất. Một bộ máy quản lý được tổ chức tốt khoa học với trình độ quản lý cao sẽ giúp cho hoạt động của công ty được thông suet trôI chảy và kết quả cao. Ngược lại, trình độ quản lý kém sẽ khiến cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty chồng chéo lên nhau làm đình trệ, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
Chuyển sang cơ chế mới đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần định giá và đầu tư quốc tế, tuy đã được đổi mới và nâng cao trình độ nhưng mới chỉ là bộ phận nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu tức thời với yêu càu của thị trường còn đại bộ phận vẫn là lao động phổ thông. Điều này anmhr hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Mặc dù đã nhận thức được vấn đe trên nhưng do điều kiện khó khăn về kinh phí cũng như công tác tổ chức cho nên đến nay việc đào tạo nâng cao trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên tuy đã được quan tâm nhưng chưa được chú trọng lắm.
Tóm lại, qua phân tích đánh giá cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có tiến triển nhưng không được đều cần phải cố gắng hơn trong những năm tới công ty phải nắm bắt được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình để từng bước có những chính sách thích nghi phù hợp với chúng nhằm cơ hội phát triển cao hơn nữa.
Chương 3 Một số ý kiến nhằm nâng cao tình hình sử dụng của công ty định giá và tư vấn đầu tư quốc tế.
Những giải pháp nhằm nâng cao tình hình sử dụng vốn.
Giải pháp về tạo nguồn vốn.
Muốn kinh doanh đạt hiệu quả tốt, công ty cần phải tìm hiểu kỹ về tình hình biến động của thị trường . Thông qua đó xác định được nhu cầu của thị trường và thấy rõ lượng vốn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Khi đó công ty có thể tìm ra các giảI pháp để đáp ứng tốt nhu cầu về vốn như các doanh nghiệp khác công ty cổ phận định giá và đầu tư có nhiều nguồn vốn có thể huy dộng vốn và mỗi nguônd có chi phí khác nhau. Vì vậy để đáp ứng một quy mô vốn nào đó, công ty cần có đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tốt có trình độ và năng lực giúp cho công ty có cơ cấu vốn hợp lý nhất tức là có chi phí sử dụng thấp nhất cho cùng một quy mô vốn. Sau đay là một số giả pháp hợp lý thuyết để công ty có thể tham khảo xây dưngj giảI pháp riêng cho riêng mình.
Khai thác triệt để mọi khả năng sẵn có về vốn của công ty. Đây là giải pháp đầu tiên cho việc huy động vốn vừa nhanh chóng vừa đỡ tốn kém về chi phí mà đem lại hiệu quả cao. Công ty cổ phần định giá và đầu tư quốc tế cần khai thác tốt các nguồn vốn sẵn có sau:
Có biện pháp hữu hiệu để thu hồi nhanh các khoản nợ đến hạn và quá hạn nhằm tăng vòng quay của vốn kinh doanh. Điều này đòi hỏi khả năng quản lý và mức độ phù hợp, hiệu quả của các chính sách tín dụng thương mại, tín dụng tài chính trong công ty.
đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách rút ngắn thời gian thi công các công trình và hạng mục công trình. Muốn đạt được như vậy công ty cần có những chính sách hợp lý về lương bổng, thưởng phạt một cách nghiêm minh chính xác đối với việc sử dụng thời gian cho thi công.
Thực hiện thanh lý nhanh nhượng bán những tài sản cố định không còn khả năng hoạt động hoặc đã quá lỗi thời, lạc hậu để thu hồi vốn đầu tư thuê mua tài sản cố định hoặc tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của kinh doanh.
Thực hiện tái đầu tư mở rộng quy mô xản xuất kinh doanh bằng lợi nhuận để lại.
Xây dựng phương án cụ thể, lập kế hoạch đầu tư mới hoặc sửa chữa lớn tài sản cố định cần chú ý rằng, đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp do khoản thu sử dụng vốn ngân sách là rất nhỏ, thấp hơn cả lãi vay ưu đãi của ngân hàng. Vì vậy công ty cần phải chú ý xây dựng tốt phương án này.
Hợp tác liên doanh với các đối tác liên doanh trong và ngoài nước để gọi thêm vốn đầu tư, vốn liên doanh công ty mới chỉ khai thác được một số công trình bên CHDC nhân đan Lào cà đang muốn mở rộng kinh doanh xuống các tỉnh phía Nam vì vậy công ty cân thêm những đối tác kinh doanh để cung góp vốn thi công những công trình lớn mà khả năng về vốn và kỹ thuật của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Điều này sẽ giúp công ty mở rộng được thị trường và mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh và tìm được nhiều thị phần mới.
áp dụng tốt hình thức tín dụng thuê mua. Trong điều kiện nào đó công ty có thể chiếm dụng vốn một cách hợp pháp đối với các nhà cung cấp bằng cách khất nợ bằng cách không trả tiền ngay. Muốn vậy công ty cần phải có uy tín cao phải có quan hệ thương xuyên với các nhà cung cấp và tạo điều kiện trả nợ đúng hạn cho phép.
Công ty nên chú trọng hơn nũa hình thưc huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, tráI phiếu tiếp theo. Như trong thời gian tới thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ rất phát triển biện pháp này cần được quan tâm hơn nũa vì nó có rất nhiều ưu điểm.
Các giải pháp trên giúp cho công ty tạo được cả vốn dài hạn và vốn ngắn hạn công ty cần phát huy những gì đã đạt được và có thể thực hiện các giải pháp để huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Giải pháp về sử dụng vốn.
Giải pháp về cơ cấu vốn.
Muốn sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả thì trước hêt công ty phải xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý. Cơ sở để hoạch định cơ cấu vốn chính là chi phí sử dụng vốn đầu tư và trình độ của người điều hành. Duy trì được một tỷ lệ nợ cao sẽ có mức ruie ro lón nhưng lợi nhuận đem lại sẽ cao hơn. Để tạo được cơ cấu vốn tối ưu cho công ty cần xác định cụ thể chi phí sử dụng cho từng loại vốn khác nhau. Đồng thời xem xet tới tính hiệu ứng của đòn bẩy tài chính từ đó đưa ra cơ cấu vốn gồm bao nhiêu % nợ, bao nhiêu % vốn tự có là hợp nhất. Một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ qua cao trong cơ cấu vốn nếu làm ăn không hiệu quả sẽ bị các chủ sự yêu cầu tuyên bố phá sản để trả nợ. Vì vậy công ty phải tự khẳng định mình nên xem xét đưa ra một cơ cấu vốn tối ưu là việc làm hết sức cần thiết tạo điều kiện cho việc sử dụng vốn đạt kết quả cao và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh.
Giải pháp về sử dụng vốn cố định.
Tài sản cố định của công ty cổ phần định giá và đầu tư quốc tế chủ yếu là những máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất tấm lợp… và những máy móc phục vụ co thi công những công trình và hạng mục công trình… Bên cạnh đó còn những kho chứa vật tư, xe ô tô phục vụ cho công tác đi lại của các cán bộ, hệ thống văn phòng, trụ sở cùng với các thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, máy photocopy…
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định này công ty phải thực hiện các công việc sau:
Trước hết phải kiểm kê lại tình hình tài sản cố định của công ty, đánh giá giá trị của chúng theo giá thị trường và tính chính xác mức khấu hao của chúng cho tới thời điểm đánh giá.
áp dụng hệ thống chi tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định như đã nêu ở phần trên để đánh giá xem hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong từng thời kỳ như thế nào? Từ đó xác định những nhân tố ảnh hưởng và đưa ra những giải pháp hữu hiệu.
Thực hiện thanh lý nhũng tài sản cố định không còn khả năng hoạt động hoặc đã quá cũ, lạc hậu để lấy vốn đầu tư cho tài sản mới.
Không ngừng đổi mới công nghệ bằng nguồn vốn dài hạn có thể huy động được. Tuy nhiên công ty cần phải rất cẳn then trong việc mua sắm các thiết bị đồng thời biết trình độ của các cán bộ thi công để mua được máy móc phù hợp tránh biến công ty thành bãi rác thảI công nghệ.đây là tình trạng thường gặp của các doanh nghiệp Việth Nam trong quá trình chuyển giao công nghệ với nước ngoài do sự thiếu hiểu biết về côg nghệ mới.Để tránh hiện tượng này công ty nên thuê một chuyên gia kỹ thuật đI mua máy móc thiệt bị mới.Việc làm này đòi hỏi chi phí cho nó nhưng sẽ đảm bảo được năng suất và chất lượng của máy móc thiết bị đó nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Giải pháp sử dụng vốn lưu động
Nói đến việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả ta thường nghĩ là phải tằng nhanh được vòng quay của vốn lưu động và khẻ năgn sinh lời của vốn lưu động phải cao.Muốn đạt được kết quả này thì đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác vốn quản lý lao động thể hiện cụ thể qua việc quản lý các khoản dự tính tiền mặt và các khoản phải thu.Việc quản lý và dự trữ và tiền mặt có liên quan chăt chẽ đến nhau,mức dự trữ vật tư hợp lý sẽ quyết định mức cân đối tiền mặt hợp lý
Trong công tác quản lý dự trữ những nguyên vật liệu mua vào để phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.công ty phải tính toán làm sao để đạt mức dự trữ hợp lý ở từng thời điểm.Khoản dự trữ phải đảm bảo cho quá trình sản xuất hay thi công hay bị gián đoạn nhưgn cũng không dự trữ quá nhiềugây tình trạng ứ đọng vốn đòng thời làm tăng chi phí bảo quản va hkó điều chỉh khi có sự biến động lớn về giá cả vật tư trên thị trường.
Một bộ phận khá quan trọng trong vốn llưu động là các khoản phải thu.Công Ty cổ phần định gía và đầu tư quản lý các khoản phẩi thu thông qua chính sách tín dụng thương mại các khoản thu chính là một hìh thức bán chịu.Do đó để tránh thất thoát trong các khoản thu công ty cần phải có chính sách tín dụng thương mại chặt chẽ hợp lý.phiảI nghiên cứu kỹ tình hình tài chính và khả năng chi trả của khách hàng để quyết định là cho ai nợ và không cho ai nợ?cùg với những khoản quy định khi áp dịng nợ.Thực hiện tốt việc này sẽ giúp công ty thu hồi vốn nhanh trnáh thất thoát khiến cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên và hiệu quả sử dụng vốn nhanh hơn.
Vốn lưu động cảu công ty được bổ sung và chiếm tỷ lệ lớn chính là các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn hàng tháng phải trả lãI lớn.Mặt khác điều này sẽ giúp cho mức độ tín nhiệm của công ty trong vay nợ cao lên dẫn đến dễ dàng hơn trong việc huy đông vốn cho các cơ hội kinh doanh tiếp theo.Nếu không thực hiện được việc quản lý vốn một cách chặt chẽ sẽ dẫn đến khó huy động vốn,sử dụng kém hiệu quả làm giảm hiệu qủa sản xuất kinh doanh.
áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty ,trước hết người quảnlý vốn phải biết hiệu quả sử dụng vốn của công ty hiện tại là như thế nào?Muốn đạt được điều này ,công ty phải áp dụgn một số cách đầy đủ hệ thống chỉ tiêu đánh giá bao gồm hệ thống chỉ tiêu đánh gía hiệu qủa sử dụng vốn cố định,hiệu quả sử dụgn vốn lưu động và các chỉ tiêu tài chính khác.
Thông qua kết quả đánh giá người quản lý có thể thấy được hiệu quả đật đựoc của từng loại vốn,kết cấu vốn và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả đó.Từ đó có thể phát huy những điểm mạnh ,hạn chế những điểm yếu và đề suất nhữgn giải pháp hữu hiệu.Để những giải pháp đưa ra sát vơí tình hình thực tế của công ty và có tính khả thi thì trước hết hệ thống chỉ tiêu đánh giá phải đầy đủ với kết quả phân tích phải chính xác.Điều này muốn đạt được còn phải tùy thuộc vào trìnhđộ của cán bộ quản lý vốn,đòi hỏi công ty phải không ngừng đào tạo và đào taọ lại đội ngũ cán bộ của công ty,đặc biệt là những cán bộ quản lý vốn kinh doanh.
Một số ý kiến nhằm thực hiện tốt các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Về phía Nhà nước:
Môi trường pháp luật là để cho sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế.một hệ thống pháp luật đầy đủ chặt chẽ thống nhất và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế đất nước từng bước hoà nhập với nền kinh tế thế giới .Trong nền kinh tế hiện nay chủ trương thực hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và có luật đầu tư phù hợp để thu hút các công ty nứơc ngoài lập liên doanh với công ty trong nước để giảI quyết vấn đề khó khăn trong thời kỳ này đó là vốn và công nghệ sản xuất mới.
Những quy điịnh về giải toả mặt bằng cũng cần được xem xét sửa đổi và cần thực hiện một cách nghiêm túc rút ngắn thời gian thi công xuống thấp.Đồng thời nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ công ty thu hồi được những khoản nợ khó đòi ,những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán ,những việc này sẽ giúp ích cho công ty rất lớn trong việc bổ sung và quay vòng vốn một cách có hiệu quả.Đánh giá một số tín nhiệm đối với các doanh nghiệp.Những doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm cao sẽ được vay cốn trước để có được vốn cho kinh doanh.
Về phía côg ty cổ phần định giá và đầu tư quốc tế
Vấn đề cốt lõi để đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn của một doanh nghiệp tốt hay ko tốt hay không chính là kết qủa của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó .Công ty đánh giá và tư vấn đầu tư quốc tế cần có các giải pháp cụ thể sau:
Đề ra giảI pháp tối ưu để phát huy cao độ mọi thành phần đối tượng tìm kiếm việc làm cho công ty.Khai thác triệt để những địa bàn truyền thống như:Hà Nội,hảI Phòng..đồng thời tích cực mở rộng địa bàn kinh doanh đến các vùg sâu vùng xa,các tỉnh phía nam mà công ty đã có quan hệ trong năm 1998.Đặc biệt cần xây dựng phưong án cụ thể để bám trj và mở rộng địa bàn nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.Mặt khác phải có biện pháp nghiên cứu để mở rộng lĩnh vực kinh doanh sng hướng thi công các công trình giao thông…Đối với phòng kế hoạch tiếp thị cần nâng cao công tác lập kế hoạch và điều hành và điều hành sản xuất kinh doanh đồng thời mở rộng mối quan hệ với các cơ quan chuyên ngàh để có thể tham gia vào dự án về xây lắp.
Công ty cần có biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng công trình,đề ra mục tiêu phấn đấu cụ thể trong công tác sáng kiến kỹ thuật.Thực hiện phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng đối với các cán bộ quản lý sản xuất cũgn như thi công.Đẳm bảo các biện pháp an toàn lao động ,tổ chức huấn luyện bắt buộc đối với công nhân viên tổ chức thi thợ giỏi và an toàn viên giỏi.Các biện pháp khen thưởng thích đáng cho các sáng kiến tốt đem lại hiệu quả cao.
Tìm mọi biện pháp đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư của công ty như:có biện pháp cụ thể tổ chức thanh,quyết toán các tài sản cố định lỗi thời kém hiệu quả,thu hồi vốn kịp thời và xử lý dứt điểm các hkoản nợ tồn đọng,tìm những nguồn huy độngvốn cho công ty với chi phí hợp lý,kiện toàn hệ thống cán bộ kế toán và hệ thông sổ sách phục vụ cho công tác kế toán để đánh giá chính xác và kịp thời tình hình tài chính của công ty.
Công tác quản lý cũng cần có những thay đổi như:củng cố bộ máy các phòng ban cơ quan đặc biệt trong lĩnh vực công tác tiếp thị đầu tư và kỹ thuật thi công ,đảm bảo thực hiện nghiêm luật lao động và chế độ chính sách đói với ngưòi lao động,khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên tahm gia các khoá để nâng cao trình đọ nghiệp vụ cũng như trình độ chuyên môn có biện pháp cảI tiến chế độ tiền lương ,khuyến khích nâng cao năng suất lao động nhưng phải đảm bảo tiết kiệm dành tỷ lệ thích đáng cho đầu tư.trẻ hoá và tri thức hoá đội ng,nên tiếp nhận nhân viên có năng lực và thực sự có năng động để có thể tiếp thu những kiến thức mới về công nghệ cũng như khả năng quản lý.
Tóm lại trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay công ty cổ phần phải đề ra và thực hiện một số biện pháp thích hợp để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tăng lợi nhuận và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
KếT LUậN
Hoạt động kinh tế thị trường đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào thuộc mọi thành phần kinh tế điều kiện tiên quyết để cho doanh nghiệp có thể hoạt động được phải là có vốn kinh doanh.
Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì bằng mọi cách phải sử dụg đồng vốn có hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội.Do vậy đòi hỏi các nhà tài chính phải tìm ra các phương pháp năng cao hiệu quả sử dụng vốn hiệu quả nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.
Bằng kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập tại trườg Cao đẳng tài chính quản trị kinh doanh,quá trình đi khảo sát thực tế tôi đã đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này với mong muốn phần nào nêu được thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của công ty và mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về việc sử dụng có hiệu quả hơn vốn kinh doanh trong công ty hy vọng phần nào giúp ích cho công ty trong thời gian tới.Song do những hạn chế nhất định về trình độ,thời gian…nên không khỏi thiếu sót khiếm khuyết.Tôi mong được sự góp ý để đề tài này được hoàn thiện..
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6216.DOC