Tài liệu Đề tài Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Công trình giao thông I: lời mở đầu
Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước đi lên một cách nhanh chóng và có hiệu quả thì đi đôi với việc ổn định chính trị, nâng cấp cơ sở hạ tầng... Đòi hỏi nhất thiết phải đầu tư vào kinh tế và nhất là doanh nghiệp với doanh nghiệp Nhà nước là chu đáo để thực hiện vai trò này, trong những năm qua chính phủ và các cơ quan chức năng đã đánh giá lại, bán khoán và cho thuê những doanh nghiệp Nhà nước yếu kém. Thực hiện triệt để nguyên tắc hạch toán kế toán. đã tiến hành sản xuất kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp nhất thiết phải có một số lượng vốn nhất định và quan trọng hơn là phải quản lý và sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả kinh tế. Vốn là sự sống còn của doanh nghiệp, là cơ sở để xác định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường, vì vậy mọi doanh nghiệp phải có nhiệm vụ huy động, tổ chức và sử dụng các nguồn vốn phục vụ yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Trên cơ sở tái thiết đất nức, đưa đất nước t...
42 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Công trình giao thông I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu
Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước đi lên một cách nhanh chóng và có hiệu quả thì đi đôi với việc ổn định chính trị, nâng cấp cơ sở hạ tầng... Đòi hỏi nhất thiết phải đầu tư vào kinh tế và nhất là doanh nghiệp với doanh nghiệp Nhà nước là chu đáo để thực hiện vai trò này, trong những năm qua chính phủ và các cơ quan chức năng đã đánh giá lại, bán khoán và cho thuê những doanh nghiệp Nhà nước yếu kém. Thực hiện triệt để nguyên tắc hạch toán kế toán. đã tiến hành sản xuất kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp nhất thiết phải có một số lượng vốn nhất định và quan trọng hơn là phải quản lý và sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả kinh tế. Vốn là sự sống còn của doanh nghiệp, là cơ sở để xác định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường, vì vậy mọi doanh nghiệp phải có nhiệm vụ huy động, tổ chức và sử dụng các nguồn vốn phục vụ yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Trên cơ sở tái thiết đất nức, đưa đất nước tiến vào tương lai thì xây dựng các công trình giao thông nói riêng và cơ sở hạ tầng nói chung phải được đầu tư trước tiên, từ đó nẩy sinh một vấn đề tất yếu khách quan là khi nhu cầu xây dựng càng lớn thì nhu cầu về nguyên vật liệu .... càng lớn và dễ đáp ứng được các nhu cầu đó thì nhu cầu về vốn lại càng lớn. Đây là một trong những thách thức mà ngành giao thông vận tải phải đương đầu.
Xuất phát từ nhận thức về vai trò của vốn và tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng vốn. Sau khi thực tập tại: Tổng Công ty xây dựng Công ty giao thông I . Tôi đã chọn đề tài."Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Công trình giao thông I" để nghiên cứu.
Ngoài lời mở đầu, mục lục và kết luận, chuyên đề gồm có 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về vốn
Phần II: Phân tích tìn hình quản lý và sử dụng vốn tại tại Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông I
Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
Phần I : Cơ sở lý luận chung về vốn
I – Khái niệm và vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh
Tất cả các yếu tố trên thị trường quyết định tới hành vi của doanh nghiệp và mọi quyết định của doanh nghiệp về các vấn đề như sản phẩm, tài chính, sản xuất, dự trữ tiêu thụ... đều có ý nghĩa và có tác động trực tiếp tới doanh nghiệp. Ngoài ra cơ chế pháp lý cũng là một trong những yếu tố có tác động gián tiếp tới doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước thì phải tuân thủ theo sự quản lý vĩ mô của nhà nước và theo quy định của pháp luật cho nên trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh bất kỳ, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh mà lượng vốn yêu cầu nhiều hay ít. Và việc tìm hiểu các khái niệm về vốn và vai trò của nó là hết sức cần thiết.
1 – Khái niệm:
Vốn là một khái niệm chung của nền kinh tế hàng hoá, vốn trong doanh nghiệp được hiểu là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận.
* Vốn luôn tồn tại dưới hai hình thức là giá trị và hiện vật.
- Về mặt giá trị: Vốn của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, vốn được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định nhưng lượng tiền đó phải được vận động với mục đích sinh lợi.
- Về mặt hiện vật: Hình thái vật chất được biểu hiện ra bên ngoài của vốn là các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hoá,phương tiện vận tải, vật kiến trúc…
* Quá trình tuần hoàn của vốn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn thường xuyên vận động và thay đổi hình thái biểu hiện bên ngoài của chúng theo từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh để hoàn thành vòng tuần hoàn. Trong quá trình vận động vốn bằng hình thái tiền tệ, ra đi rồi trở về điểm xuất phát của nó và lớn lên về mặt giá trị sau mỗi chu kỳ vận động.
- Trên thực tế có ba phương thức vận động của vốn trong các doanh nghiệp thương mại. Trong các doanh nghiệp thương mại vốn được chu chuyển qua hai giai đoạn.
ở giai đoạn I là giai đoạn mua hàng hoá, tức là biến tiền tệ thành hàng hoá và ở giai đoạn II hàng hoá được bán ra, tức là biến hàng hoá thành tiền tệ. Theo phương thức vận động này hàng hoá mua vào không phải để doanh nghiệp sử dụng sản xuất mà bán để kiếm lợi.
TLSX
T – H ... SX … H’ – T’
SLĐ
Đây là phương thức vận động của vốn trong các doanh nghiệp sản xuất. ở giai đoạn I doanh nghiệp bỏ vốn dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các chức năng mua yếu tố sản xuất ( tư liệu sản xuất, sức lao động). Giai đoạn II vốn tồn tại dưới hình thái vốn sản xuất tạo ra giá trị thặng dư. Giai đoạn III thực hiện chức năng biến thành phẩm, hàng hoá trở lại hình thái tiền tệ ban đầu.
2 – Vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Kinh doanh là hoạt động kiếm lời và lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của
mọi doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp đó là phải có một số lượng vốn nhất định. Vốn kết hợp với các yếu tố đầu vào khác của quá trình sản xuất ( lao động, tài nguyên thiên nhiên, kỷ thuật) để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Vốn là điều kiện tất yếu hàng đầu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn có vai trò quyết định việc ra đời, tồn tại và phát triển hay phá sản của doanh nghiệp. Lượng vốn quyết định quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có lượng vốn lớn thì sẽ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn và ngược lại lượng vốn ít thì quy mô kinh doanh nhỏ, không có vốn thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với tầm quan trọng đó, doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu tồn tại, phát triển trên thương trường thì vấn đề cấp bách đặt ra đối với doanh nghiệp là phải huy động vốn, tạo được nguồn vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải quản lý chặt chẽ nhằm chống thất thoát vốn, tránh bị chiếm dụng vốn đồng thời sử dụng mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
II –Phân loại vốn.
1.Căn cứ vài hình thái biểu hiện:
Vốn được chia làm hai loại: Vốn hữu hình và vốn vô hình
-Vốn hữu hình: bao gồm giá trị của những tài sản cố định hữu hình (Nguyên vật liệu; nhà cửa vật kiến trúc; máy móc, thiết bị…) tiền và các giấy tờ có giá trị khác.
-Vốn vô hình: bao gồm giá trị của những tài sản vô hình (Quyền sử dụnh đất, vị trí cửa hàng, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu…).
2.Căn cứ vào nội dung vật chất
Vốn được chia làm hai loại: Vốn thực va vốn tài chính.
-Vốn thực: là toàn bộ giá trị của vật tư hàng hoá phục vụ cho sản xuất và cung ứng dịch vụ như: máy móc, thiết bị; nhà xưởng đường sá … phần vốn này phản ánh hình thái vật thể của vốn, nó tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Vốn tài chính: biểu hiện giá trị dưới hình thía tiền tệ, chứng khoán và các giấy tờ có giá trị khác dùng cho việc mua tài sản, máy móc và những tài nhuyên khác. Phần vốn này phản ánh về phương diện tài chính của vốn, nó tham gia gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các hoạt động đầu tư.
3. Căn cứ theo quy định của pháp luật.
Vốn được chia làm hai loại: Vốn pháp định và vốn điều lệ
- Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp.
-Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp thực tếvà được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng ngành nghề, hình thức sở hữu, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.
4. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn.
Vốn được chia thành.
-Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn bắt buộc phải có khi đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Phần này là phần vốn đonh góp của tất cả các thành viên khi thành lập công ty.
Đối với công ty cổ phần: Phần vốn này được biểu hiện dưới hình thức vốn cổ phần, vốn cổ phần này do những người sáng lập công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để huy động vốn thông qua hình thức bán cổ phiếu.
Đối với doanh nghiệp nhà nước: đây là số vốn ban đầu được nhà nước giao (Vốn nhân sách nhà nước).
Đối với doanh nghiệp tư nhân: đây là phần vốn do chủ đầu tư hay các hội viên liên kết cùng nhau bỏ ra hình thành nên doanh nghiệp tư nhân (Vốn tự có).
-Vốn bổ sung: đây là phần vốn do các doanh nghiệp trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục bổ sung vào vốn đầu tư ban đầu. Nguồn vốn này co thể được trích từ lợi nhuận do làm ăn có lãi từ năm trước, do nhà nước bổ sung, do đóng góp thêm của các thành viên, do phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu.
-Vốn liên doanh: là số vốn do các bên tham gia liên doanh đóng góp để tiến hành sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó, hay cung ứng dịch vụ trên thị trường để nhằm mục đích thu lợi nhuận.
-Vốn đi vay: trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài nhữnh phần vốn nói trên doanh nghiệp còn sử dụng một khoản vốn đi vay khá lớn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, vay của bạn hàng, vay của người cung cấp…
5.Căn cứ trên giác độ tuần hoàn và chu chuyển của vốn.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn kinh doanh được vận động theo các mức độ khác nhau. Xét trên giác độ tuần hoàn và chu chuyển vốn, vốn được chia thành hai loại: vốn lưu động và vốn cố định. Việc phân loại vốn theo cách này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc phân tích và đánh giá hiêụ quả sử dụng vốn.
5.1.Vốn lưu động.
a. Định nghĩa.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền doanh nghiệp ứng trước về tài sản lưu động ( bao gồm: tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông ) nhằm đảm bảo cho qua trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời hạn sử dụng, luân chuyển thu hồi vốn trong vong một chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền tệ, hiện vật ( vật tư, hàng hoá) hoặc dưới dạng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ( cổ phiếu, trái phiếu) và các khoản nợ phải thu.
b. Đặc điểm của vốn lưu động.
Đặc điểm của tài sản lưu động là bao gồm nhiều loại, tồn tại ở nhiều khâu và biến động rất nhanh nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh được tiến hành liên tục, thuận lợi. Do vậy vốn lưu động luôn được chuyển hoáliên tục qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu tư hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư, hàng hoá và cuối cùng lại trở lại hình thái tiền tệ ban đầu của nó.Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục cho nên vốn lưu động cũng động không ngừng và có tính chất chu kỳ.
-Vốn lưu động luôn luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vận động và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
-Vốn lưu động vận động nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định nhu cầu thường xuyên, tối thiểu về vốn lưu độnh, thời gian nằm trong các khâu của quá trình sản xuất và lưu thônh có hợp lý hay không, số lượng vật tư hàng hoá được sử dụng tiết kiệm hay không.
Do những đặc điểm trên đây việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động , vốn lưu động sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Các doanh nghiệp phải áp dụng những biện pháp tối ưu để quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.
c. Thành phần của vốn lưu động.
Dựa theo vai trò của vốn lưu độngtrong quá trình sản xuât vốn lưu động được chia làm hai loại, trong mỗi loại dựa theo công dụng của chúng người ta chia chúng thành nhiều loại vốn nhỏ như sau:
* Vốn lưu động trong sản xuất: bao gồm vốn lưu động trong quá trình dự trữ sản xuất và vốn lưu động nằm trong quá trình sản xuất trực tiếp.
+ Vốn lưu động trong quá trình dự trữ sản xuất :
Loại này bao gồm các khoản vốn sau:
- Vốn nguyên vật liệu chính: là số tiền biểu hiện giá trị của các loại nguyên vật liệu chính dự trữ cho sản xuất. Nguyên vật liệu chính là các loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm.
- Vốn vật liệu phụ: là giá trị những loại vật tư dự trữ dùng trong sản xuất, khi tham gia vào quá trình sản xuất tạo sản phẩm vật liệu phụ tác động đồng thời cùng với nguyên vật liệu chính nhưng không xuất hiện trên hình thái của sản phẩm.
- Vốn nhiên liệu: là giá trị của những loại nhiên liệu mà doanh nghiệp dự trữ dùng trong sản xuất. Nhiên liệu là những vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất.
- Vốn phụ tùng thay thế: bao gồm giá trịnhững phụ tùng dự trữ để sửa chữa, thay thế cho tài sản cố định.
- Vốn vật liệu xây dựng cơ bản: bao gồm giá trị của các loại thiết bị mà doanh nghiệp dự trữ dùng trong công việc xây dựng cơ bản.
- Vốn vật liệu bao bì đóng gói: bao gồm giá trị những vật liệu bao bì dùng để dóng gói trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Vốn công cụ, dụng cụ(Vốn công cụ lao động nhỏ) bao gồm giá trị những tư liệu lao động có giá trị thấp và thời gian sử dụng ngắn hơn so với tài sản cố định.
* Vốn lưu động nằm trong quá trình sản xuất trực tiếp:
Loại này bao gồm các khoản vốn sau:
- Vốn sản phẩm dở dang: là giá trị của những sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc các giai đoạn của quá trình chế biến hiện đang còn tồn tại trên các công đoạn của quá trình chế biến để chờ đợi chế biến tiếp.
- Vốn bán thành phẩm tự chế: loại này bao gồm giá trị những sản phẩm dở dang đã hoan thành những công đoạn gia công chế biến nhất định.
- Vốn về chi phí chờ kết chuyển (chi phí đợi phân bố) là giá trị những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong kỳ nhưng có liên quan, có tác dụng đến niều kỳ sản xuất sau vì vậy nó chưa được tính hết vào giá thành sản phẩm sản xuâts ra trong kỳ mà nó sẽ được tính dần tiếp vào sản phẩm của các kỳ tiếp theo.
* Vốn lưu động trong quá trình lưu thông:
Loại này bao gồm những loại sau:
- Vốn thành phẩm: biểu hiện bằng giá trị của số sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến, đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và đã nhập kho để chuẩn bị cho quá trình tiêu thụ.
- Vốn tiền tệ: bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Trong quá trình luân chuyển, vốn lưu động thường xuyên có một bộ phận tồn tại dưới hình thái tiền tệ.
- Vốn thanh toán: bao gồm những khoản phải thu, các khoản tạm ứng phát sinh trong quá trình mua bán vật tư, tiêu thụ sản phẩm.
- Việc xác định thành phần cơ cấu vốn lưu động theo vai trò của nó trong quá trình sản xuất là ddiều rất cần thiết đối với các nhà quản lý nó giúp cho các nhà quản lý đề ra các biện pháp thích hợp trong việc quản lý vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua việc quản lý tốt quá trình mua sắm, dự trữ vật tư, quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ sản phẩm.
5.2. Vốn cố định.
a. Định nghĩa vốn cố định.
Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh voàn thành một vòng luân chuyển khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
Vì vốn cố định là khoản vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định vì vậy việc nghiên cứu vốn cố định trước hết phải nghiên cưu tính chất và đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp. Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có đặc điểm nổi bật là tham gia và nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó , giá trị của tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà nó được chuyênr dịch dần dần từng phần vào giá thành sản phẩm của các chu kỳ sản xuất tiếp theo.
b. Đặc điểm của vốn cố định trong các doanh nghiệp.
Vì vốn cố định là khoản vốn ứng trước để mua sắm tài sản cố định cho nên đặc điểm vận động của tài sản định sẽ quyết định đặc điểm vận động của vốn cố định. Dựa trên mối liên hệ đó có thể khái quát đặc điểm của vốn cố định qua một số nét sau:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, đặc điểm này là do tài sản cố định có thể phát huy tác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy vốn cố định ( Hình thái biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định) cũng tham gia được vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh tương ứng với tài sản cố định.
- Vốn cố định được luân chuyển từng phần : Khi tham gia vào quá trình sản xuất , giá trị sử dụng của tài sản cố định giảm dần, cũng trong quá trình đó vốn cố định cũng được tách làm hai phần: một phần sẽ gia nhập vào giá thành sản phẩm dưới hình thức khấu hao tài sản cố định. Phần còn lại vốn cố định được “cố định” trong nó.
Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo phần vốn cố định tiếp tục được luân chuyển vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ và phần vốn “cố định” lại dần dần giảm đi tương ứng với quá trìng giảm dần của tài sản cố định. Khi kết thúc sự biến thiên ngược chiều dó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng vốn cố định cũng hoàn thành một vòng luân chuyển.
Như vậy trong quá trình sản xuất, vốn cố định được luân chuyển dần từng phần vì vậy phải sau một thời gian dài vốn cố định mới hoàn thành được vong luân chuyển.
Vốn cố định có vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp, quy mô của vốn cố định quyết định quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định đến trình độ trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp.Với những đặc điểm vận động theo quy luật riêng khác với vốn lưu động, vốn cố định giữ một vị trí then chốt trong quá trình sản xuất. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng vốn cố định được coi là trọng điểm của công tác tài chính doanh nghiệp.
c. Phân loại và kết cấu vốn cố định.
Để quản lý sử dụng vốncố định một cách có hiệu quả cao thì việc cần thiết là phải nghiên cứu cách phân loại và kết cấu của vốn cố định. Việc nghiên cứu cách phân loại và kết cấu của vốn cố định được tiến hành trên cơ sở được phân loại và kết cấu của tài sản cố định.
Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện : theo phương pháp này toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiêp được chia thành 2 loại:
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao độnh chủ yếu của doanh nghiệp có đặc điểm nổi bật là có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giữ nguyên được hình thái bên ngoài cho đến khi huỷ bỏ không còn giá trị sử dụng. Loại này gồm: đất, nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn…
- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể, nó thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, đã chi phí nhằm có được các lợi ích hoặc các nguồn có tính chất kinh tế mà chúng xuất phát từ đặc quyền, đặc lợi của doanh nghiệp.
Tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc loại này gồm có: quyền sử dụng đất; chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất; bằng phát minh, sáng chế…
Phương pháp phân loại tài sản cố định trên đây giúp cho nhà quản lý có một cách nhìn tổng về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Đây là một căn cứ quan trọng để các nhà quản trị đưa ra các quyết định, chiến lược đầu tư hoặc điều chỉnh đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế. Mặt khác, cũng nhờ phương pháp phân loại này mà các nhà quản trị có thể đề ra các biện pháp quản lý tài sản cố định, tính khấu hao, sử dụng vốn cố định chính xác, hợp lý và có hiệu quả cao hơn.
Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế:
Dựa theo cách phân loại này toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ được chia làm 2 loại:
- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản: là những tài sản cố định hữu hìnhvà vô hình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh cơ bản của đơn vị.
- Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản: thuộc loại này bao gồm những tài sản dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh phụ trợ như : nhà cửa; máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh phụ trợ, các công trình phúc lợi công cộng, tài sản cố định cho thuê…
Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế giúp cho nhà quản lý thấy được kết cấu tài sản , nắm được trình độ thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tài sản, tính khấu hao chính xác.
Phân loại tài sản cố định theo tình hinh sử dụng:
Căn cứ vào tình hình sử dụng của tài sản cố định trong từng thời kỳ. Tài sản cố định được phân chia làm 3 loại:
- Tài sản cố định đang dùng.
- Tài sản cố định chưa cần dùng.
- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý.
Dựa theo cách phân loại này nhà quản lý có thể biết tình hình sử dụng của tài sản cố định vèe số lượng và giá trị, giúp cho nhà quản lý đề ra phương hướng phát huy năng lực sản xuất.
III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với tổng mức chi phí ở mức thấp nhất. Trong kinh doanh thì hiệu quả là một vấn đề có ý nghĩa then chốt , gắn liền với sự tồn tại , phát triển hay phá sản của doanh nghiệp. Vì vậy phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp để có cơ sở đánh giá chất lượng về mặt quản lý và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đồng thời giúp cho nhà quản lý đề ra các kế hoạch chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.Phân tích khả năng sinh lợi của vốn:
Phân tích khả năng sinh lợi của vốn là một trong những nội dung phân tích quan trọng được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng đặc biệt quan tâm vì nó gắn chặt với lợi ích của họ cả về hiện tại và trong tương lai. Khả năng sinh lợi của vốn được phản áng khái quát thông qua các chỉ tiêu sau:
a.Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh:
Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận vốn kinh doanh
Trong đó: +Lợi nhuận: có thể là lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lợi tức gộp.
+Vốn kinh doanh: có thể là tổng số nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn sử dụng vào kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
b. Đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu:
Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu
=
Lãi ròng trước thuế
Vốn chủ sở hữu
= Doanh thu thuần vốn chủ sở hữu
*
Lãi ròng trước thuế Doanh thu thuần
= Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu
*
Hệ số doanh lợi
Doanh thu thuần
* Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của hai nhân tố:
- Thứ nhất: “Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu” nhân tố này phản ánh trong kỳ kinh doanh vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng. Số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng cao thì hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại.
- Thứ hai: “ Hệ số doanh lợi doanh thu thuần” hệ số này cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần có mấy đồng lãi ròng trước thuế. Số lãi trong 1 đồng doanh thu thuần càng cao thì khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng lớn và ngược lại.
2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để kiểm tra xem xét tính hiệu quả về mặt sử dụng cố định của các doanh nghiệp, người ta thưòng dùng một số hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu phân tích sau:
a. hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ
Trong đó:
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ: là số bình quân giữa giá trị còn lại của tài sản cố định đầu kỳ và cuối kỳ .
chỉ tiểu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm
b. Hệ số hàm lượng vốn cố định:
Hàm lượng vốn cố định
=
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Hệ số hàm lượng vốn cố định (Hês suất hao phí vốn cố định) cho biết số kượn vốn cố định cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.Hệ số này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định càng hiệu quả.
c. Hệ số hiệu quả sử dụng vốn định.
Hiệu quả
sử dụng vốn cố định
=
Lợi nhuận ròng trong kỳ
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ
Chi tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn cố đinh bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trong nền kinh tế thị trường thì mục tiêu chủ yếu cuối cùng của doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận tối đa. Để đạt được mục tiêu đó ngoài việc doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng hiệu quả vốn cố định, doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả của vốn lưu động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không được phản ánh khái quát qua một số chiêu như: tốc độ lưu chuyển vốn lưu động , sức sản suất của vốn lưu động , sức sinh lời của vốn lưu động.
a. Sức sản xuất của vốn lưu động .
Sức sản xuất
của vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chi tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần .
b. Sức sinh lời của vốn lưu động :
Sức sinh lợi
Của vốn lưu động
=
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chi tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận thuần,.
c. Tốc độ luân chuyển của vốn .
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng thường xuyên thay đổi hình thái qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất ( dự trữ - sản xuất – tiêu thụ ). Tốc độ kuân chuyển vốn lưu động noi lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao hay thấp . Trong quản lý vốn lưu động, vấn đề có ý nghĩa then chốt ở đây là phải đẩy nhanhatốc độ luân chuyển của vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
Số vòng quay của vốn lưu động
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chi tiêu số vòng luân chuyển của vốn lưu động ( Hệ số luân chuyển vốn lưu động ) cho biết vốn lưu động quay mấy vòng trong một kỳ. Nếu số vòng quay của vốn lưư động tăng điều đó chuéng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng lên và ngược lại.
Thời gian của một vòng luân chuyển
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chi tiêu này cho thấy số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được 1 vòng . Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động càng thấp thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn.
d. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
=
Vốn lưu động binh quân trong kỳ
Tổng số doanh thu thuần
Hệ số đam nhiêm của vốn lưu động (suất hao phí vốn lưu đông ) cho biết để đạt được 1 doanh thu trong kỳ vần bao nhiêu đồng vốn lưu động . Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiêm được càng nhiều.
Phần II : Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông I
I – vài nét khái quát về tổng công ty
1- Lịch sử hình thành và phát triển.
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 là một doanh nghiệp Nhà nước, thành lập ngày 03 tháng 08 năm 1964, trực thuộc Bộ giao thông vận tải. Là một Tổng công ty được thành lập theo quyết định 90 QĐ\TTg, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 là sự hợp thành của nhiều công ty, xí nghiệp, công trường giao thông vận tải vốn đã có truyền thống từ những năm 1950-1960.
Do phát triển nhanh chóng nên từ những năm đầu của thập kỷ 70, Tổng công ty đã được giao thi công, xây dựng nhiều công trình cầu đường bộ, đường sắt, nhà máy, đóng mới và sửa chữa tàu biển, nhà đân dụng... trên khắp mọi miền đất nước. Trong thời kỳ này, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã hợp tác xây dựng với các nước như: Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô (cũ), Cu Ba, Đan Mạch, Phần Lan, Lào... xây dựng được nhiều công trình hạ tầng có quy mô lớn, kỹ thuật cao góp phần tái thiết đất nước trong giai đoạn 1970-1990.
Từ những năm 1990 trở về đây, Tổng công ty bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra nước ngoài và tham gia đấu thầu quốc tế. Công trình thắng thầu quốc tế đầu tiên của tổng công ty là dự án cải tạo đường 4, đường 13 Bắc Lào từ Luông prabăng tới Kasi, với tổng giá trị trên 30 triệu USD. Dự án đã hoàn thành trước thời hạn 01 tháng. Bằng những kinh nghiệm và uy tín của mình, Tổng công ty đã tiếp tục thắng thầu dự án ADB7, dự án mở rộng nâng cấp đường thủ đô Viên Chăn và dự án ADB8 tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Với số lượng công trình tăng lên hàng năm, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã không ngừng lớn mạnh, phát triển với mưc tăng trưởng nhanh, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, trở thành một Tổng công ty mạnh và khẳng định được vị trí của mình trong ngành Giao thông Vận tải. Hiện nay Tổng công ty đã và đang hợp tác, liên doanh với các tập đoàn của Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Thuỵ Sỹ...Tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng giá trị các hợp đồng trên 6000 tỷ VND.
2- Những đặc điểm cơ bản của tổng công ty
a- Đặc điẻm ngành nghề kinh doanh
Là một Tổng công ty trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 gồm có các ngành nghề sản xuất kinh doanh sau:
- Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường bộ: Là ngành mũi nhọn chủ yếu của Tổng công ty. Lực lượng xây dựng đường bộ của Tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh với 10 công ty đã từng thi công nhiều loại đường các cấp khác nhau, từ giản đơn đến hiện đại (đá dăm nước, bán thấm nhập, láng nhựa, bê tông Asphalt...).
- Xây dựng các công trình cầu: Tổng công ty có lực lượng xây dựng cầu lớn mạnh tập trung ở hai công ty cầu 12 và cầu 14. Trong 35 năm qua, Tổng công ty đã xây dựng hanhg trăm cây cầu với tất cả các kết cấu đã có ở Việt Nam, bằng tất cả các giải pháp thi công hiện có. Một số công trình cầu như: Cầu Chương Dương, cầu Phú Lương, cầu Hoà Bình, cầu Hoàng Thạch, cầu Quán Toan, cầu Kroong...
- Xây dựng cảng: Trong lĩnh vực xây dựng Cảng, Tổng công ty có công ty xây dựng công trình thuỷ bao gồm 8 xí nghiệp lớn nhỏ và các chi nhánh trực thuộc tại Đà Nẵng, Bình Định, Vũng Tàu, và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra các công ty cầu của Tổng công ty cũng tham gia xây dựng các Cảng lớn của Việt Nam. Trong các năm qua Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã xây dựng phần lớn các Cảng biển, Cảng sông, Cảng chuyên dùng cho các ngành công nghiệp quốc phòng, năng lượng, và các cảng lớn trên toàn quốc.
- Xây dựng công trình đường sắt: Giao thông vận tải bằng đường sắt là một ngành giao thông chiếm phần quan trọng không nhỏ trong việc giao lưu phát triển kinh tế của các miền, làm giảm cước phí vận tải, tăng được số lượng hàng hoá. Do vậy sẽ góp phần tăng nhanh lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với vai trò rất quan trọng của đường sắt trong ngành giao thông vận tải, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 có công ty chuyên lắp đặt mới và đại tu, nâng cấp đường sắt,xây dựng nền và mặt hầu hết các tuyến đường sắt quan trọng như: Bắc- Nam, Hà Nội – Lạng Sơn,Lào Cai...
- Xây dựng sân bay: Ngay từ đầu thập kỷ 60, các lực lượng của Tổng công ty đã tham gia xây dựng các công trình sân bay quân sự và sân bay dân dụng góp phần bảo vệ đất nước. Và liên tục từ đó tơí nay Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã xây dựng tới 7 sân bay trong nước như: Sân bay Kép Hà Bắc, sân bay Yên Bái, sân bay Nội Bài, sân bay Sao Vàng Thanh Hoá, sân bay Đà Nẵng, sân bay Phú Bài, sân bay Điện Biên, và mới đây nhất là thi công đường lăn đầu Đông, đầu Tây, nhà ga T1 sân bay Nội Bài và tham gia đấu thầu các dự án xây dựng sân bay Tân Sơn Nhất.
- Xây dựng nhà máy, khu công nghiệp và các công trình dân dụng: Từ đầu thập kỷ 70 đến nay, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã góp phần xây dựng các nhà máy, đóng mới và sửa chữa tầu biển. Đồng thời xây dựng các công trình giao thông phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, giấy, xi măng, khu công nghiệp... góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Đào tạo công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ: Sự nghiệp đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và từng bước trẻ hoá lực lượng đã được Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 quan tâm đúng mức. Để cán bộ quản lý có đủ trình độ quản lý các dự án bằng vốn nước ngoài, có trình độ điều hành sản xuất và chỉ đạo thi công đạt chất lượng và hiệu quả những công trình có quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, có đôị ngũ công nhân lành nghề, làm chủ và sử dụng thành thạo những trang thiết bị hiện đại, nhiều chức năng mới được đầu tư. Ngoài việc Tổng công ty đã mạnh dạn đưa các cán bộ quản lý, các cán bộ kỹ thuật đi học, bồi dưỡng, đào tạo thêm Tổng công ty còn mở các lớp học ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao hiệu qua công tác. Tổng công ty có 01 trường kỹ thuật nghiệp vụ công trình giao thông. Những năm qua Tổng công ty đã phát huy khả năng đào tạo của trường để đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lực lượng công nhân thuật. Trường lấy mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo công nhân bậc 3 cho các ngành nghề: sắt hàn, kích kéo, bê tông, sửa chữa cơ khí... ngoài ra trường còn đào tạo bậc trung học và nghiệp vụ tổ trưởng sản xuất với số lượng 300 - 400 học viên mỗi năm.
Ngoài các ngành nghề kể trên Tổng Cty còn có các hoạt động như: Sữa chửa phương tiện, thiết bị thi công và gia công dầm cầu thép, cấu kiện thép, sản phẩm cơ khí, cung ứng, xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị GTVT, tư vấn đầu tư xây dựng giao thông, thí nghiệm vật liệu xây dựng, khảo sát thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn…
b - Đặc điểm về sản phẩm.
Do sản phẩm của Tổng công ty là các công trình đường bộ, đường sắt, cầu, cảng, sân bay... nên nó có những đặc điểm chung về sản phẩm của ngành xây dựng. Sản phẩm xây dựng với tư cách là một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có các đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây dựng là các công trình được xây dựng tại chỗ, đứng cố định tại địa điễm và phân bố tản mạn ở nhiều nơi. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính chất lưu động cao và thiếu ổn định dẫn tới chi phí cho khâu vận chuyển máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, điều động nhân công cao, từ đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng từng đồng vốn của doanh nghiệp .
- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, giá trị rất cao, thời gian thi công lâu và sử dụng lâu dài. Do đó những sai lầm về xây dựng có thể gây ra sự lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa. Điều này đẫn tới việc chi ra một khoản để bảo hành các công trình đã hoàn thành (thường là 5% giá trị thanh lý hợp đồng) gây ra tình trạng ứ đọng lãng phí vốn. Do vậy, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cả Tổng công ty.
- Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu, địa hình của địa phương và mang nhiều tính đa dạng, cá biệt cao về công dụng, cách cấu tạo và phương pháp sản xuất. Do đặc điểm này mà chi phí cho việc khảo sát, thiết kế, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thí nghiệm vật liệu, giao dịch với khách hàng (các chủ đầu tư) là rất lớn. Do đó làm tốt công tác này sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung ứng nguyên vật liệu và cả về phương diện sử dụng sản phẩm của xây dựng làm ra. Đặc điểm này yêu cầu Tổng công ty phải có sự hợp tác với các ngành có liên quan thì mới đảm bảo được yêu cầu của chủ đầu tư, nâng cao uy tín của Tổng công ty trên thị trường.
c. Đặc điểm về sản xuất trong xây dựng .
Không giống như các ngành sản xuất hàng hoá bình thường khác, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông có các đặc điểm sau:
- Sản xuất xây dựng các công trình giao thông được tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điêù kiện thời tiết. Đặc điểm này đòi hỏi Tổng công ty phải chỉ đạo các đơn vị lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động tròn năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi công trên hiện trường, áp dụng cơ giới hoá hợp lý, chú ý sự bền chắc của máy móc thiết bị . Đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, chú ý tới các nhân tố rủi ro về thời tiết khi tính toán đấu thầu.
Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo từng gói thầu cụ thể vì sản xuất xây dựng có tính cá biệt cao và chi phi lớn. Đặc điểm này đẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả sản phẩm trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu cho từng công trình cụ thể trở lên phổ biến trong sản xuất xây dựng.
-Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa diểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây ra khó khăn cho việc tổ chưc sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, làm nảy sinh chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất. Do vậy làm tốt công tác quản trị sản xuất sẽ dẫn tới việc tiết kiệm chi phi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh trong xây dựng thường kéo dài, đặc điểm này làm cho vốn đầu tư công trình và vốn sản xuất của Tổng công ty bị ứ đọng lâu dài tại các công trình còn đang thi công dở dang, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty. Ngoài ra các công trình thi công xong dễ bị hao mòn vô hình do tiến bộ của khoa học kỹ thuật nếu thời gian xây dựng quá dài. Do đó phải chú ý đến yếu tố thời gian khi lựa chọn phương án, phải lựa chọn phương án có thời gian thích hợp, để tránh thất thoát vốn trong sản xuất kinh doanh.
3. Hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp.
Hội đồng Quản trị
Tổng Giám Đốc
P.Tổng Giam Đốc
Kinh doanh
P.Tổng Giám Đốc Vật tư - Thiết bị Công nghệ
P.Tổng Giám Đốc Kỹ thuật - Công nghệ thi công
P.Tổng Giám Đốc Quản lý thi công
P.Tổng Giám Đốc Nội chính
Phòng kế hoạch thống kê
Phòng tài chính kế toán
Phòng quản lý thiết bị vật tư
Phòng thông tin thị trường
Phòng quản lý dự án
Phòng tổ chức cán bộ lao động
Văn phòng
Ban ĐH các dự án trong nước
Ban ĐH các dự án ngoài nước
Khối xây dựng cầu, cảng
Khối xây dựng đường sân bay
Khối xây dựng hỗn hợp
Khối dịch vụ, phục vụ
Ban kiểm soát
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
1 - Hội đồng Quản trị: Bao gồm Chủ tịch Hội đồng Quản trị và các uỷ viên. Hội đồng Quản trị thực hiện chức năng quản lý các hoat động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo quyền hạn, trách nhiệm Nhà nước giao.
2 - Ban kiểm soát: Hội đồng Quản trị thành lập ban kiểm soát để giúp Hội đồng Quản trị thực hiện việc kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viển trong hoạt động điều hành,hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ của Tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quản trị và luật pháp.
3- Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc.
Tổng Giám đốc: Là người do Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo điều lệ của Hội đồng Quản trị. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, trước Bộ trưởng và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty.
Bộ máy giúp việc:
-Các phó tổng Giám đốc: Là người giúp tổng Giám đốc điều hành một số lĩnh vực như: Kinh doanh, vật tư, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật thi công, quản lý thi công và nội chính. Các phó tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc giao phó.
Các phòng ban:
+ Phòng kế hoạch- thống kê: Làm chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức giám sát thực hiện các kế hoạch.
+ Phòng tài chính- kế toán: Có nhiệm vụ phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Thu thập, phân loại, tổng hợp và xử lý các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho công tác quản trị doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn, lập kế hoạch huy động vốn, phân phối các nguồn vốn cho các đơn vị thành viên.
+ Phòng quản lý thiết bị vật tư: Có các nhiệm vụ sau:
Tổ chức quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất về mặt kỹ thuật thi công,
áp dụng công nghệ mới, đưa ra các giải pháp kỹ thuật mới đảm bảo tiến độ thi công các công trình đạt hiệu quả cao.
Chuyển giao công nghệ, mua máy móc thiết bị vật tư.
+ Phòng thông tin thị trường: Có các chức năng sau:
Tìm kiếm các gói thầu, chuẩn bị các thông tin cần thiết cho đấu thầu, lập hồ sơ dự thầu các công trình.
Tìm kiếm các nguồn cung ứng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị với giá rẻ hơn.
+ Phòng quản lý các dự án: Giúp Tổng Giám đốc quản lý các dự án đã thắng thầu.
+ Phòng tổ chức cán bộ lao động: Có các chức năng nhiệm vụ sau
Quản lý lao động, thực hiện chế độ đối với người lao động: chế độ tiền lương, thưởng, phạt, hưu trí, bảo hiểm và công tác an toàn trog lao động.
+ Văn phòng : Giúp cho Tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng trong việc sau:
Tổ chức quản trị, xây dựng và giải quyết văn bản.
Công tác hành chính: Lập kế hoạch tổ chức, chuẩn bị các cuộc họp, hội nghị cho Tổng công ty, tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo.
+ Các ban điều hành các dự án trong và ngoài nước: Các ban này được thành lập theo đòi hỏi của các dự án. Khi thắng thầu một dự án nào đó thì các ban này được thành lập nhằm giúp Tổng Giám đốc điều hành các hoạt động khi tiến hành các dự án.
II - Đánh giá hiệu quả về mặt quản lý và sử dụng vốn của tổng công ty
1 - Đánh giá khái quát tình hình tài chính:
a .Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty những năm qua.
Theo tính toán từ bảng 1, ta thấy chỉ tiêu tổng doanh thu của Tổng công
ty liên tục tăng qua các năm:
+ Năm 2001 tăng cao hơn năm 2000 là: 429.052 triệu đồng (37,3%) đây cũng là năm mà tổng doanh thu của Tổng công ty tăng nhanh nhất.
+ Năm 2002 tăng cao hơn năm 2001 là: 161.429 triệu đồng ( 10,2% )
+ Năm 2003 tổng doanh thu tăng cao hơn năm 2002 là: 383.435 triệu đồng(22.03%)
Về chỉ tiêu tổng chi phí ta thấy:
+ Năm 2001 tổng chi phí tăng cao hơn năm 2000 là: 533.023 triệu đồng (51,9%)
+ Năm 2002 chi phí tăng so với năm 2001 là: 241.994 triệu đồng (15,5%).
+ Năm 2003 tổng chi phí tăng so với năm 2002 là: 293.632 triệu đồng (16.29%).
Nhìn chung các năm qua Tổng công ty đã cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí.
Xét về chỉ tiêu lãi trước thuế ta thấy:
+ Năm 2001 lãi trước thuế tăng cao hơn so năm 2000 là: 3.115 triệu đồng (14,2% ).
+ Năm 2002 lãi trước thuế tăng cao hơn năm 2001 là: 2.499 triệu đồng (9,9% ).
+ Năm 2003 lãi trước thuế tăng cao hơn năm 2002 là: 5.371 triệu đồng (19,45% ).
Như vậy qua các năm lãi trước thuế liên tục tăng, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty rất khả quan.
Cũng từ Bảng 1 ta thấy:
+ Năm 2001 số thuế mà Tổng công ty nộp cho Nhà nước tăng cao hơn so năm 2000 là: 820 triệu đồng (15% )
+ Năm 2002 so với năm 2001 số thuế nộp tăng 517 triệu đồng (8,2% )
+ Năm 2003 so với năm 2002 số thuế nộp tăng 228 triệu đồng (3,34% ).
Vậy qua các năm Tổng công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước
Bảng 4: Cơ cấu vốn
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
1.TSCĐ/Tổng tài sản
57,7
48,7
53,4
53,5
2.TSLĐ/Tổng tài sản
42,3
51,3
46,6
46,5
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo quyết toán 2000, 2001, 2002, 2003)
Từ bảng 4 ta thấy tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản liên tục tăng qua các năm: Năm 2000 là: 57,7%; năm 2001 là: 48,7%; năm 2002 là: 53,4%; năm 2003 là: 53,5%. Điều này cho thấy những năm qua Tổng công ty đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ.
Bảng 5: Báo cáo kiểm kê vốn cố định của Tổng công ty
STT
Năm
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao
Giá trị còn lại
1
2001
873,273
435,064
438,209
2
2002
1,011,023
472,682
538,340
3
2003
1,377,507
629,771
747,736
4
2004
1,627,359
800,056
827,303
Nhìn vào bảng ta thấy vốn cố định tăng dần qua các năm: Năm 2000 là: 873.273 triệu đồng, năm 2001 là: 1.011.023 triệu đồng, năm 2002 là: 1.377.507 triệu đồng, năm 2003 là: 1.627.359 triệu đồng.
Khấu hao TSCĐ là sự tích luỹ về mặt giá trị bù đắp giá trị hao mòn của chính TSCĐ bằng cách chuyển dần giá trị vào giá thành sản phẩm một cách có kế hoạch theo định mức quy định. Mỗi loại tài sản được áp dụng một loại tỷ lệ khấu hao nhất định, trong kỳ Tổng công ty xây dựng công trình giao thông1 đã trích đủ khấu hao 5% với nhà xưởng, 10% với máy móc thiết bị văn phòng và máy móc thiết bị thi công. Việc tính khấu hao thấp như vậy đã làm cho giá các dự án đấu thầu trong nước thấp, đảm bảo tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, việc tinh khấu hao với tỷ lệ và phương pháp trên đã khấu hao không bù đắp đủ nguyên giá TSCĐ, làm cho việc tái sản xuất giản đơn TSCĐ khấu hao không thể thực hiện được.
Bảng 6: Báo cáo kiểm kê vốn lưu động.
Năm
Vốn lưu động
2000
323,729
2001
574,074
2002
608,983
2003
726,741
(Nguồn :Báo cáo quyết toán năm 2000, 2001, 2002, 2003)
Bảng 6 cho thấy qua các năm tình vốn lưu động của Tổng công ty liên tục tăng: năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 250.345 triệu đồng; năm 2002 tăng so với năm 2001 là: 34.909 triệu đồng, năm 2003 tăng so với năm 2002 là: 117.758 triệu đồng.
2. Tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty .
a. Đánh giá sử dụng vốn cố định.
Chúng ta sẽ dựa vào bảng 10 để xem xét các chỉ tiêu:
+ Mức doanh lợi vốn cố định
+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Các chỉ tiêu được trình bay theo hai phần:
- Khái niệm
- Phân tích
- Mức doanh lợi vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bảng 10, ta thấy:
+ Năm 2000: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,037 đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Năm 2001: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,034 đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Năm 2002: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,030 đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Năm 2003: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,031 đồng lợi nhuận sau thuế.
Như vậy có thể thấy năm 2001 và năm 2002 mức doanh lợi giảm và không tăng là do tốc độ tăng vốn cố định nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận, do những năm này Tổng công ty đầu tư nhiều cho máy móc thiết bị. Tới năm 2003 tỷ lệ này đã tăng lên 0,001.
_Hiệu suất sử dụng vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Năm 2000: 1 đồng vốn cố định đem lại 2,61 đồng doanh thu
+ Năm 2001: 1 đồng vốn cố định mang lại 2,89 đồng doanh thu
+ Năm 2002: 1 đồng vốn cố định mang lại 2,49 đồng doanh thu
+ Năm 2003: 1 đồng vốn cố định mang lại 2,54 đồng doanh thu .
Qua số liệu phân tích ta thấy rằng: năm 2002 hiệu suất vốn cố định giảm 13,88% so với năm 2001, vì tốc độ tăng doanh thu (10,22%) nhỏ hơn tốc độ tăng vốn cố định (27,98%), qua năm 2003 hiệu suất sử dụng vốn cố định đã tăng thêm 1,835%. Nhìn chung, trong thời gian vừa qua hiệu suất sử dụng vốn cố định của Tổng công ty đều lớn hơn 1, điều này cho thấy Tổng công ty đang sử dụng vốn cố định có hiệu quả .
_Hàm lượng vốn cố định: cho biết để làm ra một đồng lợi nhuận cần tiêu tốn bao nhiêu đồng vốn cố định. Tỷ lệ này càng nhỏ càng phản ánh viêc Tổng công ty sử dụng vốn cố định càng hiệu quả.
+ Năm 2000: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,384 đồng vốn cố định
+ Năm 2001: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,345 đồng vốn cố định
+ Năm 2002: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,401 đồng vốn cố định
+ Năm 2003: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,394 đồng vốn cố định.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hạ thấp hàm lượng vốn cố định nhưng qua phân tích ta thấy hàm lượng vốn cố định của Tổng công ty vẫn còn cao.
b. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng được đánh giá đồngựa trên các chỉ tiêu sau:
+ Mức doanh lợi vốn lưu động
+ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
+ Số vòng quay vốn lưu động
Các chỉ tiêu này cũng được trình bày theo hai phần:
+ Khái niệm
+ Phân tích
_Mức doanh lợi vốn lưu động: cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ Bảng 11, ta thấy:
+ Năm 2000: một đồng vốn lưu động mang lại 0,051 đồng lợi nhuận
+ Năm 2001: một đồng vốn lưu động mang lại 0,033 đồng lợi nhuận
+ Năm 2002: một đồng vốn lưu động mang lại 0,034 đồng lợi nhuận
+ Năm 2003: một đồng vốn lưu động mang lại 0,036 đồng lợi nhuận
Như vậy,các năm 2002, 2003 mức doanh lợi tăng ( 4,2% và 4,54% ) do tốc độ tăng vốn lưu động nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận (10,5% và 24,75%). Năm 2000 mức doanh lợi vốn lưu động giảm 35,8% do tốc độ tăng vốn lưu động bình quân tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng cuả lợi nhuận .
_Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: được tính bằng cách lấy vốn lưu động chia cho doanh thu.
Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, từ tính toán Bảng 11 ta có:
+ Năm 2000 để có một đồng doanh thu cần 0,282 đồng vốn lưu động.
+ Năm 2001 để có một đồng doanh thu cần 0,364 đồng vốn lưu động.
+ Năm 2002 để có một đồng doanh thu cần 0,350 đồng vốn lưu động.
+ Năm 2003 để có một đồng doanh thu cần 0,342 đồng vốn lưu động.
Như vậy so với năm 2000, năm 2001 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng 0,082 (hay 29,1%); Năm 2002 giảm so với năm 2001 là 0,014 (hay 3,8%); Năm 2003 so với năm 2002 giảm 0,008 (hay 2,21%). Sự giảm xuống một cách liên tục của hệ số đảm nhiệm qua các năm phản ánh việc sử dụng vốn lưu động ở Tổng công ty là đạt hiệu quả cao.
- Số vòng quay vốn lưu động: Được tính bằng cách lấy doanh thu chia cho vốn lưu động bình quân trong kỳ kinh doanh.
Tỷ số này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh vốn lưu động chu chuyển được mấy vòng. Hệ số này càng cao, càng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao.
Năm 2001 so với năm 2000 số vòng quay giảm 0,802 vòng/năm (hay 22,6%); So với năm 2002 năm 2001 số vòng quay tăng 0,107 vòng/năm (hay 3,9%); So với năm 2003 năm 2002 số vòng quay tăng 0,065 vòng/năm (hay 2,26%).
- Thời gian một vòng luân chuyển: Cho biết một vòng luân chuyển vốn lưu động mất bao nhiêu ngày.
Thời gian qua do số vòng quay vốn lưu động của Tổng công ty liên tục tăng làm cho thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động được rút ngắn lại. Cụ thể là so sánh năm 2001 với năm 2000 thời gian một vòng luân chuyển được tăng 29,5 ngày; nhưng năm 2002 so với năm 2001 rút ngắn được 4,919 ngày ; năm 2003 so với năm 2002 rút ngắn tiếp được 2,78 ngày. Vậy, có thể thấy rằng Tổng công ty đang sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả.
c. Đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Tổng công ty .
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn: cho biết một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
+ Năm 2000: một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,503 đồng doanh thu .
+ Năm 2001: một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,4104 đồng doanh thu .
+ Năm 2002: Một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo được 1,3315 đồng doanh thu.
+ Năm 2003: Một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,3586 đồng doanh thu
Như vậy, mặc dù hàng năm vốn có tăng song do tốc độ tăng vốn chậm hơn so với tốc độ tăng tổng doanh thu, từ đây ta có thể nhận xét rằng Tổng công ty sử dụng có hiệu quả đồng vốn của mình nhưng với hiệu suất còn chưa cao. Trong thời đại khoa học công nghệ mà một đồng vốn của Tổng công ty chỉ tạo ra được từ 1,503-1,3586 đồng doanh thu Tổng công ty cần phải nghiên cứu để đưa hàm lượng máy móc thiết bị tăng cao hơn nữa trong cơ cấu giá thành cũng như trong doanh thu .
_Hệ số sinh lời: cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ đem lại được mấy đồng lợi nhuận.
Qua phân tích ta thấy trong thời gian qua hệ số sinh lời của vốn kém ổn định và vẫn ở tỷ lệ khá thấp, cụ thể: năm 2000 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tạo ra 0,0216 đồng lợi nhuận; năm 2001 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tạo ra 0,0168 đồng lợi nhuận; năm 2002 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tạo ra được 0,0159 đồng lợi nhuận; năm 2003 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tọa ra được 0,0166 đồng lợi nhuận. Thời gian qua hệ số sinh lời của từng đồng vốn đã tăng dần, tuy nhiên vẫn còn rất thấp.
_ Tỷ suất lợi nhuận: cho biết một đồng doanh thu thu được mấy đồng lợi nhuận.
+ Năm 2000 một đồng doanh thu đem lại 0,0143 đồng lợi nhuận
+ Năm 2001 một đồng doanh thu đem lại 0,0119 đồng lợi nhuận
+ Năm 2002 một đồng doanh thu đem lại 0,01119 đồng lợi nhuận
+ Năm 2003 một đồng doanh thu đem lại 0,0122 đồng lợi nhuận
Tính toán trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty chưa cao, dù doanh thu đạt được qua mỗi năm là rất lớn nhưng lợi nhuận thu được chưa tương xứng. Lợi nhuận đạt trên từng đồng doanh thu là quá thấp. So sánh giữa các năm ta thấy tỷ suất lợi nhuận tăng quá chậm, thậm chí có năm còn giảm (năm 2000 ). Liên hệ với chi phí ta thấy Tổng công ty chưa thực sự tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bảng 8 cho thấy hàng năm Tổng công ty đã chi ra một khoản chi phí rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
_Kỳ thu tiền trung bình: cho biết về khả năng thu hồi các khoản nợ của Tổng công ty. Theo Bảng 9 thì:
+ Năm 2000 kỳ thu tiền trung bình là 194 ngày
+ Năm 2001 kỳ thu tiền trung bình là 193 ngày
+ Năm 2002 kỳ thu tiền trung bình là 180 ngày
+ Năm 2003 kỳ thu tiền trung bình là 307 ngày
Như vậy trong những năm trở lại đây Tổng công ty đã cố gẳng rút ngắn được thời gian kỳ thu tiền trung bình. điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Tổng công ty, nó giúp làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng, tăng cường lượng vốn cho sản xuất kinh doanh trong tình trạng thiếu vốn. Tuy nhiên, từ năm 2003 trở đI, kỳ thu tiền trung bình đã tăng lên rất nhiều (307 ngày và điều này đã rất gây khó khăn về vốn cho Tổng công ty và đây cũng là tình hình nợ tồn đọng của các đơn vị thi công trong ngành GTVT nói chung.
Bảng 9: Các khoản phải thu của Tổng công ty
Đơn vị:triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
1
Các khoản phải thu
620,000
847,213
869,091
1,812,575
a
Phải thu ngời mua
340,000
655,856
666,476
1,243,739
b
Phải thu nội bộ
215,000
142,106
161,492
486,804
c
Phải thu khác
65,000
49,251
41,123
82,032
2
Doanh thu
1,150,000
1,579,052
1,740,481
2,123,916
3
Kỳ thu tiền trung bình(1)/(2)
194
193
180
307
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2000, 2001, 2002, 2003 )
* Đánh giá chung về Tổng công ty.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2003, tổng nguồn vốn của Tổng công ty liên tục tăng từ 229.796 triệu đồng lên tới 479.308 triệu đồng. Năm 2001 so với 2000 nguồn vốn vay của Tổng công ty tăng 136.113 triệu đồng cùng với nguồn vốn ngân sách tăng 2.238 triệu đồng và nguồn vốn tự bổ sung tăng 21.860 triệu đồng làm cho Tổng nguồn vốn tăng tương đối lớn. Năm 2002, nguồn vốn ngân sách và nguồn tự bổ sung đều tăng nhưng nguồn vốn vay lại giảm, cụ thể năm 2002 so với năm 2001 giảm 80.435 triệu đồng (hay 42.02%) năm 2003 so với năm 2002. Điều này cho thấy Tổng công ty đang từng bước tự chủ về tài chính.
Tuy nhiên, năm 2003, mặc dù số vốn ngân sách và vốn tự bổ sung của Tổng công ty đã tăng lên nhưng nguồn vốn vay cũng tăng đáng kể khiến việc sử dụng hiệu quả vốn không cao. Nguyên nhân là do tình hình nợ khó đòi tại các dự án, công trình quá lớn. Điều này gây khó khăn cho Tổng công ty cũng như các đơn vị trong việc tự chủ về tài chính và phát huy hiệu quả sử dụng vốn.
Tình hình hoạt động chung của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông1 thời gian qua gặp một số khó khăn nhất định, song bằng những nỗ lực lớn của Ban lãnh đạo Tổng công ty cũng như cán bộ công nhân viên và đội ngũ công nhân lao động, với tinh thần kỷ luật và đồng tâm, bằng các chính sách hợp lý, với sự giúp đỡ có hiệu quả của các cơ quan Nhà nước, các Bộ, các nghành và sự hợp tác chặt chẽ với các nhà thầu trong và ngoài nước, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã đạt đựơc một số thành tựu sau:
+- Những thành tựu:
Trong những năm qua các chính sách quản lý tài chính đã tạo ra được một tiềm lực tài chính Tổng công ty tương đối mạnh để có thể triển khai tốt các dự án thắng thầu,nâng cao uy tín của Tổng công ty. Hệ thống chính sách quản lý tài chính đã góp phần điều phối khả năng tài chính của từng công ty thành viên, giúp cho sự tăng trưởng từng đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty. Nhờ có chính sách quản lý tài chính mà Tổng công ty đã kịp thời cứu nguy cho những đơn vị làm ăn kém hiệu quả, tạo điều kiện cho những đơn vị này đi lên.
Về nguồn vốn đầu tư:
Nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty liên tục tăng qua các năm từ năm 2001-2000 (năm 2000 tổng vốn đầu tư là: 765.113 triệu đồng ; năm 2001 tổng vốn đầu tư là: 1.119.561 triệu đồng; năm 2002 là: 1.307.123 triệu đồng và năm 2003 tổng vốn đầu tư là: 1.563.330 triệu đồng). Như vậy, trong những năm gần đây Tổng công ty đang chú trọng tăng cường vốn đầu tư để phát triển và mở rộng sản xuất.
Về tài sản cố định của Tổng công ty đã được đầu tư đổi mới liên tục nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn 2000-2003, vốn cố định tăng từ 441.384 triệu đồng lên tới 836.589 triệu đồng. Như năm 2004 Tổng công ty đã đầu tư vào tài sản cố định như sau:
Bảng12: Tình hình đầu tư TSCĐ năm 2004
STT
Tên các dây chuyền thiết bị đầu tư
Đơn vị
Số lượng
Giá trị
1
Thiết bị thi công nền móng đường
TB
1
25,706,110,000
2
Thiết bị thi công mặt đường
TB
1
6,543,900,000
3
Thiết bị thi công cầu, cảng
TB
1
12,733,843,000
4
Thiết bị cho công tác phục vụ
TB
1
3,268,457,250
Tổng cộng :
48,252,310,250
(Nguồn: Báo cáo tình hình quản lý thiết bị vật tư năm 2004 )
Về doanh thu: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông1 luôn đạt vượt mức kế hoạch về doanh thu đề ra. Ta có thể giải thích điều này bởi các nguyên nhân sau:
_ Tổng Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện hạch toán độc lập, cũng giống như rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác Tổng công ty cũng gặp nhiều khó khăn như tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay, Tổng công ty đã và đang tháo gỡ dần các khó khăn của mình trên thị trường, tạo được niềm tin với đối tác, ngân hàng bẵng việc hoàn thành những công trình có kết quả và uy tín cao. Qua phân tích, ta thấy vốn ngân sách và vốn vay tăng và biến động hàng năm. Do vậy mà nguồn vốn đầu tư tăng, doanh thu tăng (năm 2004, doanh thu đạt trên 2.000 tỷ đồng) kéo theo lợi nhuận cũng tăng dần.
- Trong những năm qua, Tổng công ty đã tăng cường đầu tư vào TSCĐ và TSLĐ, tích cực mua mới, sửa chữa nâng cao công suất hoạt động của máy móc thiết bị, áp dụng những công nghệ hiện đại cho các đơn vị thành viên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc doanh thu của Tổng công ty tăng lên đáng kể là do cơ cấu tài sản được đầu tư hợp lí, Tổng công ty đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch sử dụng vốn, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạnh, tìm tòi mở rộng thị trường ra nước ngoài, khẳng định mình với thị trường trong nước.
- Tổng công ty đã thực hiện cơ chế hạch toán độc lập với một số công ty thành viên làm cho các đơn vị này có trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý TSCĐ được giao, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn được cấp phát, đồng thời tự tìm kiếm các nguồn tài trợ mới. Và dần dần khắc phục được những nguyên nhân sử dụng vốn kém hiệu quả.
Trong những năm qua công cuộc tái thiết đất nước và hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa với tầm nhìn 2020, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 cũng như các Tổng công ty khác trong ngành Giao thông vận tải đã được Nhà nước quan tâm đầu tư hơn. Do vậy, ngân sách Nhà nước cấp ngày một tăng, các chính sách đưa ra đều nhằm phát triển hệ thống giao thông tương xứng với tiềm lực phát triển kinh tế.
d. Hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được Tổng công ty còn có hạn chế nhất định trong quá trình sử dụng vốn thể hiện qua:
+ Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn chưa cao: năm 2000 hiệu quả sử dụng vốn là: 1,503; năm 2001 là: 1,4104 ; năm 2002 là: 1,3315 và năm 2003 là 1,3586.
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa cao: năm 2000 là: 2,61 ; năm 2001 là: 2,89 ; năm 2002 là: 2,49 ; năm 2003 là: 2,54.
+Số vòng quay vốn lưu động chưa cao: năm 2000 là: 3,552 vòng ; năm 2001 là: 2,751 vòng ; năm 2002 là: 2,858 vòng ; năm 2003 là: 2,923 vòng.
+ Mức doanh lợi vốn cố định và vốn lưu động ít biến động qua các năm, thậm chí còn có năm giảm xuống (năm 2001, 2002).
+ Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và lợi nhuận trên vốn cũng rất thấp mặc dù hàng năm tổng vốn và doanh thu đều tăng.
- Tỉ suất lợi nhuận: năm 2000 là: 0,0143 ; năm 2001 là: 0,0119 ; năm 2002 là: 0,0119 ; năm 2003 là: 0,0122.
- Hệ số sinh lời: năm 2000 là 0,0216 ; năm 2001 là: 0,0168 ; năm 2002 là: 0,0159 ; năm 2003 là: 0,0166.
Các nguyên nhân sau đây sẽ giúp ta lý giải được các hạn chế trên:
1/ Nguyên nhân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp:
+ Các khoản giảm giá hàng bán tăng lên hàng năm từ 384.470 - 3.405 triệu đồng qua các năm.
+ Các khoản nợ phải thu của Tổng công ty khá lớn, năm 2000 là: 620.000 triệu đồng ; năm 2001 là: 847.213 triệu đồng ; năm 2002 là: 869.091 triệu đồng ; năm 2003 là: 1.812.575 triệu đồng. Do vậy mà dẫn đến Tổng công ty không tận dụng được hết các nguồn vốn và đang bị chiếm dụng vốn nên không phát huy được hiệu quả sử dụng đồng vốn. Mặt khác ta thấy nguồn vốn ngân sách cấp hàng năm và vốn vay cũng tương đối lớn nhưng hiệu quả lại chưa cao. Điều này đặt ra một vấn đề lớn đối với Tổng công ty trong việc quản lý vốn (vốn ngân sách năm 2000 là: 59.151 triệu đồng ; năm 2000 là: 61.389 triệu đồng ; năm 2001 là: 73.499 triệu đồng ; năm 2003 là: 77.616 triệu đồng và vốn vay năm 2000 là: 55.286 triệu đồng ; năm 2001 là: 191.399 triệu đồng ; năm 2002 là: 110.964 triệu đồng ; năm 2003 là: 214.830 triệu đồng).
+ Việc tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất, đầu tư dàn trải các dây chuyền máy móc sản xuất để đẩy tốc độ tăng tổng giá trị sản lượng và doanh thu và việc xác định phương pháp và tỷ lệ khấu hao chưa hợp lý, bởi lẽ đối với ngành xây dựng công trình giao thông chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố làm máy móc thiết bị hư hỏng nhanh. Do đó số tiền khấu hao chưa thể bù đắp để tái sản xuất giản đơn TSCĐ chứ chưa nói đến tái đầu tư mở rộng TSCĐ. Trong thời gian tới Tổng công ty cần nhanh chóng phân loại TSCĐ thành từng nhóm và xác định thời hạn thay thế máy móc thiết bị chính xác để làm căn cứ cho việc tính khấu hao và hoàn thiện chính sách khấu hao nói chung. Một số doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty đã dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư mua sắm thiết bị dài hạn gây nên mất cân đối tài chính trong vay trả ngân hàng.
Công tác quản lý máy móc thiết bị chưa hợp lý đã gây khó khăn cho việc phát huy hiệu quả của các chính sách quản lý tài chính cuả Tổng công ty. Tổng công ty cần phải phân công, phân cấp quản lý máy móc thiết bị hợp lý để gắn chặt trách nhiệm của từng người, từng bộ phận vào công tác quản lý máy móc thiết bị .
+ Như phân tích ở trên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp rất cao ( năm 2000 là: 1.593 triệu đồng và 107.926 triệu đồng ; năm 2001 là: 1.195 triệu đồng và 129.690 triệu đồng ; năm 2002 là: 2.881 triệu đồng và 136.040 triệu đồng ; năm 2003 là: 3.059 triệu đồng và 163.603 triệu đồng ).
2/ Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn không cao.
+ Với chính sách phân tích tài chính :
Công tác báo cáo định kỳ vẫn còn thể hiện cách làm tuỳ tiện chứ không theo đúng biểu mẫu đã ban hành nhiều cột mục bỏ trống không điền số liệu. Công tác ghi chép sổ sách thống kê theo dõi không đầy đủ, có đơn vị không có thẻ TSCĐ, các thông số kỹ thuật, số khung, số máy, kí hiệu mã hiệu chưa ghi chép đưa vào sổ sách theo dõi. Thời gian nộp báo cáo của các công ty còn quá chậm. Thông thường theo quy định thì đến tháng 3 năm sau phải hoàn thành báo cáo năm trước, nhưng ở Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I thì phải đến tháng 5 năm sau mới làm xong. Vì vậy, làm hạn chế đến việc điều chỉnh các chính sách tài chính cho phù hợp, nhiều khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
+ Về hệ thống sản xuất:
- Về thiết bị sản xuất ở các đơn vị vẫn còn một số thiết bị cũ, sử dụng lâu năm do vậy mà năng suất không cao, chi phí sửa chữa bảo dưỡng lớn. Một số đơn vị thành viên tự ý đầu tư thiết bị nhưng chưa khai báo với Tổng công ty dẫn đến việc đầu tư dàn trải và có những thiết bị khi đưa vào sử dụng còn kém hiệu quả do lựa chọn thiết bị chưa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, làm khó khăn cho việc theo dõi quản lý của Tổng công ty. Trong việc quản lý và sử dụng thiết bị thì phạm vi sử dụng các thiết bị trong toàn Tổng công ty rất đa dạng về chủng loại và sản lượng, các công trường rải rộng trên khắp đất nước và nước ngoài ( Lào) cho nên khả năng quản lý của Tổng công ty chủ yếu tập trung vào các đầu thiết bị lớn, các dây chuyền công nghệ mới, thiết bị khoan nhồi, máy rải bê tông nhựa) ở một số dự án. Các thiết bị còn lại các đơn vị phải chủ động trong việc quản lý và khai thác sử dụng thực tế nhiều đơn vị chưa có phòng chuyên môn theo dõi hoạt động của thiết bị, không có xưởng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, do đó làm giảm tuổi thọ và năng suất của máy móc thiết bị
- Về lao động: Số lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu lao động của Tổng công ty ( Năm 2000 là 27% ; năm 2001 là: 25% ; năm 2002 là: 26% ; năm 2003 là: 27%) điều này dẫn tới hàng năm Tổng công ty phải chi cho bộ phận quản lý doanh nghiệp một lượng chi phí rất lớn dẫn đến lãng phí vốn.
- Về tổ chức: đây cũng là khó khăn chung của các Tổng công ty hiện nay. Mối quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và ban Giám đốc, giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn nhiều vấn đề bất cập như chưa phân rõ ai là người chủ sở hữu thực sự.
-Về hệ thống cung ứng vật tư, vật liệu và thiết bị: đa số các thiết bị mà Tổng công ty nhập về đều có nguồn gốc từ nước ngoài, giá nhập rất cao. Các vật liệu vật tư còn phải nhập ngoại khá nhiều với mức thuế cao.
- Phần tiếp theo tôi mạnh dạn xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại tổng Cty xây dựng công trình giao thông I.
Phần III:
giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
I - Giải pháp
1. Quản lý tài sản lưu động.
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sử dụng tiết kiệm và tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Do vậy doanh nghiệp cần tăng cường các biện pháp quản lý tài sản cố định, vốn lưu động sau đây:
* Xác định nhu cầu thường xuyên tối thiểu về tất cả các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu... để có kế hoạch mua sắm dự trữ vật tư đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Việc xác định đúng đắn nhu cầu về vốn lưu động để dự trữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn nói chung. Nhu cầu vốn lưu động được xác định quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho tính liên tục của quá trình sản xuất của doanh nghiệp và ngược lại nếu vốn lưu động dự trữ quá lớn sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vì vậy vấn đề này doanh nghiệp phải có những biện pháp, chính sách nhất định đối với các khoản hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ... doanh nghiệp phải xác định chính xác nhu cầu thực tế ở từng khâu, từng phân xưởng, từ đó xác định mức dự trữ hợp lý.
* Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo hạ giá thành sản phẩm thu mua vật tư, hạn chế tối đa vật tư kém phẩm chất, gây ứ đọng vốn lưu động, giảm tối đa tình trạng bị các nhà cung ứng, vật tư chiếm dụng vốn.
* Quản lý chặt chẽ vật tư hàng hoá, tính toán tiêu dùng vật tư theo định mức của ngành nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong hạ giá thành sản phẩm giúp cho quá trình tiêu thụ được nhiều hơn.
* Đối với các khoản phải thu doanh nghiệp cần quy định những biện pháp, chính sách nhất định như: chính sách về thời hạn bán chịu, chính sách chiết khấu nhằm khuyến khích khách hàng trả tiền sớm thậm trí cả những chính sách cứng rắn hơn trong việc thu hồi nợ.
* Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm củng cố uy tín về sản phẩm trên thị trường.
* Tiết kiệm các yếu tố quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông và các chi phí khác ít đem lại hiệu quả kinh tế như: chi phí tiếp khách, hội họp, hội thảo... góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
* Tăng tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động trong sản xuất, rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, đảm bảo quá trình xây dựng liên tục, guảm lượng sản phẩm dở dang.
* Tăng doanh thu: doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền về tiêu thụ sản phẩm của Công ty (ở đây là các công trình đã hoàn thành và được bàn giao cho đối tác) trong một thời gian nhất định. Doanh thu là nhân tố quyết định tới tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Doanh thu cao chứng tỏ thị phần của Tổng Công ty trên thị trường cao, nó phản ánh quy mô kinh doanh của Tổng Công ty. Vì vậy phải cố gắng bằng mọi cách để không ngừng tăng doanh thu phụ thuộc vào ba yếu tố sau:
- Số lượng các công trình được hoàn thành và bàn giao.
- Giá quyết toán công trình.
Do đó để tăng doanh thu trong thời gian tới Tổng Công ty cần phải đẩy mạnh các hoạt động môi trường như: chiến lược đặt giá nhận thầu thấp nhất, chiến lược tập trung vào trọng điểm, chiến lược đa dạng hoá thích hợp, chiến lược liên kết để tăng sức cạnh tranh.
* Tiết kiệm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy những năm qua chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Tổng Công ty rất lớn. chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp rất cao ( năm 2000 là: 1.593 triệu đồng và 107.926 triệu đồng ; năm 2001 là: 1.195 triệu đồng và 129.690 triệu đồng ; năm 2002 là: 2.881 triệu đồng và 136.040 triệu đồng ; năm 2003 là: 3.059 triệu đồng và 163.603 triệu đồng ). Tiết kiệm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhằm tránh hãng phí để quá trình kinh doanh đặt hiệu quả cao.
* Kế hoạch hoá việc sử dụng vốn
Đối với việc lập kế hoạch vốn lưu động hàng năm, cần cân đối giữa nhu cầu vốn, xác định nguồn vốn thiếu hụt để có kế hoạch huy động. Hàng năm trên cơ sở số liệu thực hiện của năm trước cùng với kết quả kiểm tra, phân tích, dự đoán thị trường, xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, vật tư. Dựa trên kế hoạch này, xác định nhu cầu vốn hợp lý cho từng khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để trên cơ sở tiết kiệm vốn lưu động.
2. Quản lý tài sản cố định .
* Tăng cường công tác quản lý bảo dưỡng tài sản cố định.
Mặc dù đối với các đơn vị thành viên thực hiện hạch toán độc lập, quyền hạn và trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản cố định của mối đơn vị là phải rõ ràng phải tự chịu trách nhiệm. Song Tổng Công ty cũng phải theo dõi, giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng tài sản cố định bằng cách lập kế hoạch khấu hao theo tỷ lệ Nhà nước quy định. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động có ý thức bảo quản, giữ gìn máy móc thiết bị và xử lý nghiêm khắc những người gây thiệt hại về tài sản cố định của Công ty.
* Tăng cường việc thu hồi vốn cố định:
Tăng cường bằng cách chọn phương pháp và mức khấu hao hợp lý, đánh giá lại tài sản cố định khi có biến động giá cả trên thị trường để tính đúng, tính đủ khấu hao và giá thành. Việc xem xét, đánh giá lại giá trị tài sản cố định nên tiến hành định kỳ 6 tháng hoặc một năm hay lâu hơn nữa là tuỳ thuộc vào loại tài sản cố định.
* Tăng cường đổi mới tài sản cố định.
Đây là yếu tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất, sửa chữa tăng năng suất lao động. Do vậy Tổng Công ty cần nhanh chóng xử lý dứt điểm các tài sản cố định hư hỏng, không đem lại hiệu quả cao nhằm thu hồi vốn cố định, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh hay tái đầu tư cho tài sản cố định.
* Lập kế hoạch về tài sản cố định: nhằm nâng cáo hơn nữa hiệu quả vốn cố định. Muốn làm được phải tiến hành lập kế hoạch về tài sản cố định về các mặt như: kế hoạch trang bị, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa, kế hoạch sử dụng tài sản cố định, kế hoạch khấu hao và dự trữ tài sản cố định.
Việc đầu tư cho tài sản cố định của Tổng Công ty đều rất lớn do vậy Tổng Công ty phải khuyến khích các doanh nghiệp thành viên tích cực tự tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài hoặc thông qua sự uỷ quyền của Tổng Công ty để tìm kiếm nguồn tài trợ.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng toàn bộ vốn của Tổng Công ty.
* Tiếp tục tổ chức và thực hiện tốt việc lập kế hoạch.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh thu của Tổng Công ty tăng lên đáng kể là do cơ cấu tài sản được đầu tư hợp lý. Tổng Công ty đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch sử dụng vốn, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch, tìm tòi thị trường mới khẳng định uy tín của mình trên thị trường.
Trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục phát triển bản kế hoạch cụ thể cho phù hợp với từng năm, từng thời kỳ như: kế hoạch huy động các nguồn vốn, kế hoạch phân bổ các nguồn vốn bổ sung, kế hoạch trả nợ vốn vay (ngắn, trung và dài hạn), kế hoạch đổi mới đánh giá lại trang thiết bị, kế hoạch thu hồi vốn của các khoản cho vay và cấp tín dụng.
* Tăng cường đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ mới.
Trong thời gian tới Tổng Công ty cần tiếp tục đổi mới đồng bộ các máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất mới để nâng cao năng lực sản xuất. Không ngừng nâng cấp máy móc thiết bị cũ, mạnh dạn thanh lý, bỏ đi các thiết bị cũ mà không mang lại sản lượng cao, năng suất thấp và tốn nhiều chi phí sửa chữa.
* Triệt để thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh doanh.
Các nguyên tắc hạch toán kinh doanh cần thực hiện triệt để bao gồm:
- Lấy thu bù chi
- Thực hiện giám sát bằng tiền
- Đảm bảo tính độc lập tự chủ cho các đơn vị thành viên
- Tạo động lực khuyến khích người lao động từ đó nâng cao năng suất lao động
4. Bám sát và đẩy nhanh công tác thu hồi các khoản nợ đến hạn tại các địa phương
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hiệu quả sử dụng vốn kém là do việc ứ đọng vốn tại các dự án quá lớn và lâu. Nhiều dự án, công trình tuy đã thi công, hoàn thành bàn giao nhưng vẫn chưa được thanh toán, nhiều khoản nợ khó đòi tới nay vẫn chưa được giải quyết (chủ yếu là các khoản nợ phải thu tại các địa phương). Vấn đề chủ yếu là do các đơn vị chỉ chú trọng việc tìm kiếm các dự án và thi công mà không chú trọng tới công tác thu hồi nợ tại các dự án, công trình.
Vậy, Tổng công ty cần đôn đốc các đơn vị tiến hành đối chiếu công nợ tại các địa phương và có phương án, kế hoạch thu hồi vốn nhanh chóng, hợp lý. Có những khó khăn vướng mắc trong quá trình thu hồi nợ báo cáo Tổng công ty để kịp thời phối hợp, giúp đỡ giải quyết, khi cần có thể phối hợp cùng với các Bộ, ngành và địa phương để có kế hoạch bố trí vốn và giải ngân kịp thời cho các dự án, công trình. Đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị không ký kết các hợp đồng mà không rõ nguồn vốn và khả năng thanh toán không rõ ràng…
II- Kiến nghị
Giải pháp :
1. Giảm lãi suất ngân hàng
Do các ngân hàng có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp thông qua lãi suất và hoạt động giao dịch. Doanh nghiệp luôn luôn muốn tối thiểu hoá chi phí, do vậy mà khung lãi suất do ngân hàng Nhà nước quy định phải đảm bảo khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sao cho lợi nhuận thu được tối thiểu phải bù đắp chi phí. Với mức lãi suất hiện nay là 1,25%/ tháng với vay dài hạn và 1% /tháng với vay ngắn hạn là vẫn rất cao dẫn đến hạn mức tín dụng tại các Ngân hàng bị bó hẹp lại (chủ yếu nguyên nhân do nợ phải thu tại các dự án quá lớn). Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, trong thời gian tới đề nghị ngân hàng Nhà nước có biện pháp hạ thấp mức lãi suất và mở rộng hạn mức cho vay.
2. Tăng cường giám sát, quản lý tình hình đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị, nhà xưởng … có hiệu quả.
Kết luận
Việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Thông qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn, các nhà quản trị có thể nắm được thôngtin khái quát, cần thiết về trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp, xác định được đúng đắn tiềm năng, hiệu quả cũng như rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp và từ đó các nhà quản trị có thể để ra các chính sách, biện pháp, đổi mới chién lược kinh doanh và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại Tổng công ty XDCT GT I đã phần nào phân tích và hệ thống hoá các vấn đề lý luận và hiệu quả sử dụng vốn . Đề tài đã đưa ra được những thành tựu hạn chế và nguyên nhân của quá trình này.
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và trau rồi kiến thức cho tôi trong quá tình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những thầy cô giáo đã trực tiếp hay gián tiếp cho tôi những kiến thức cần thiết dưới mái trường đại học này.
Và cảm ơn các cô chú trong Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Do còn nhiều bỡ ngỡ nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự chỉ đạo của thầy cô và bè bạn...
Bảng1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Đơn vị;triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
So sánh 2001-2000
So sánh 2002-2001
So sánh 2002-2003
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
1
Tổng doanh thu
1,150,000
1,579,052
1,740,481
2,123,916
429,052
37.3
161,429
10.2
383,435
22.03
2
Tổng chi phí
1,028,000
1,561,023
1,803,017
2,096,649
533,023
51.9
241,994
15.5
293,632
16.29
3
Lãi trước thuế
22,000
25,115
27,614
32,985
3,115
14.2
2,499
9.9
5,371
19.45
4
Thuế thu nhập
5,500
6,320
6,837
7,065
820
15
517
8.2
228
3.34
5
Lãi ròng
16,500
18,795
20,777
25,920
2,295
13.9
1,982
11
5143
24.75
( Nguồn báo cáo tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh các năm 2000, 2001, 2002, 2003 )
Bảng 3: Tình hình vốn đầu tư tại Tổng công ty
Đơn vị:triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
So sánh 01-00
So sánh 02-01
So sánh 03-02
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
1
Vốn ngân sách
59,151
61,389
73,499
77,616
2,238
3.78
12,110
19.73
4,117
5.60
2
Vốn tự bổ sung
115,359
137,219
170,288
186,862
21,860
18.95
33,069
24.10
16,574
9.73
3
Vốn vay
55,286
191,399
110,964
214,830
136,113
246.2
-80,435
-42.02
103,867
93.60
4
Tổng vốn
229,796
390,007
354,751
479,308
160,211
69.72
-35,256
-9.04
124,558
35.11
Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
So sánh 01-00
So sánh 02-01
So sánh 03-02
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Doanh thu
1,150,000
1,579,052
1,740,481
2,123,916
429,052
37.31
161,429
10.22
383,435
22.03
Lãi gộp
124,379
143,019
205,382
270,053
18,640
14.99
62,363
43.60
64,671
31.49
Lãi ròng
16,500
18,795
20,777
25,920
2,295
13.91
1,982
10.54
5,143
24.75
Tổng vốn
765,113
1,119,561
1,307,123
1,563,330
354,448
46.33
187,562
16.75
256,207
19.60
Hiệu quả sử dụng vốn (1/4)
1.5030
1.4104
1.3315
1.3586
-0.093
-6.16
-0.079
-5.59
0.027
2.03
Hệ số LG/ V
0.1626
0.1277
0.1571
0.1727
-0.035
-21.42
0.029
23.00
0.016
9.94
Hệ số sinh lời (3/4)
0.0216
0.0168
0.0159
0.0166
-0.005
-22.15
-0.001
-5.32
0.001
4.31
Doanh lợi (3/1)
0.0143
0.0119
0.0119
0.0122
-0.002
-17.04
0.000
0.29
0.0003
2.23
Bảng 8: Chí phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
1
Chi phí bán hàng
1,593
1,195
2,881
3,059
2
Chi phi quản lý doanh nghiệp
107,926
129,690
136,040
163,603
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2000, 2001, 2002, 2003 )
Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Tổng công ty
STT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
So sánh 01- 00
So sánh 02 - 01
So sánh 03-02
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
1
Doanh thu
1,150,000
1,579,052
1,740,481
2,123,916
429,052
37.31
161,429
10.22
383,435
22.03
2
Lợi nhuận
16,500
18,795
20,777
25,920
650
13.91
1,982
10.54
5,143
24.75
3
Vốn cố định
441,384
545,487
698,140
836,589
94,094
23.59
152,653
27.98
138,449
19.83
4
Sức sản xuất của VCĐ (1/3)
2.61
2.89
2.49
2.54
0.110
11.10
-0.40
-13.88
0.046
1.835
5
Mức doanh lợi VCĐ (2/3)
0.037
0.034
0.030
0.031
-0.003
-7.83
-0.005
-13.63
0.0012
4.109
6
Hàm lượng VCĐ trong doanh thu (3/1)
0.384
0.345
0.401
0.394
-0.040
-9.99
0.056
16.11
-0.01
- 1.80
Bảng 11: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty
Chỉ têu
2000
2001
2002
2003
So sánh 01-00
So sánh 02-01
So sánh 03-02
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
1 Doanh thu
1,150,000
1,579,052
1,740,481
2,123,916
429,052
37.3
161,429
10.2
383,435
22.03
2.Lợi nhuận
16,500
18,795
20,777
25,920
2,295
13.9
1,982
10.5
5,143
24.75
3. Vốn lưu động
323,729
574,074
608,983
726,741
250,345
77.3
34,909
6.1
117,758
19.34
4. Doanh lợi VLĐ (2/3)
0.051
0.033
0.034
0.036
-0.018
-35.8
0.001
4.2
0.002
4.54
5. Số vòng quay VLĐ (1/3)
3.552
2.751
2.858
2.923
-0.802
-22.6
0.107
3.9
0.065
2.26
6. Thời gian 1 vòng quay
101.3
130.9
126.0
123.2
29.539
29.1
-4.919
-3.8
-2.780
-2.21
7. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3/1)
0.282
0.364
0.350
0.342
0.082
29.1
-0.014
-3.8
-0.008
-2.21
Bảng 2: Báo cáo về lao động tiền lương
STT
Chỉ tiờu nghiờn cứu
2000
2001
2002
2003
So sỏnh 01-00
So sỏnh 02-01
So sỏnh 03-02
Chờnh lệch
%
Chờnh lệch
%
Chờnh lệch
%
1
Lao động giỏn tiếp
1,750
1,930
2,435
2,934
180
10.29
505
26.17
499
20.49
2
Tổng số lao động
6,530
7,791
9,341
10,992
1,261
19.31
1,550
19.89
1,651
17.67
3
Thu nhập bỡnh quõn (ngàn đồng/người/thỏng)
1,030,000
1,200,000
1,300,000
1,400,000
170,000
16.50
100,000
8.33
100,000
7.69
4
Tỷ lệ lao động giỏn tiếp (1)/(2)
27%
25%
26%
27%
-0.02
- 7.56
0.013
5.230
0.006
2.39
(Nguồn báo cáo về lao động tiền lương - Phòng Tổ chức cán bộ và Lao động.)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12067.DOC