Đề tài Tình hình nhiễm HBV, HCV VÀ HIV trên người đang cai nghiện ma túy tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện Thanh Đa – Lê Bửu Châu

Tài liệu Đề tài Tình hình nhiễm HBV, HCV VÀ HIV trên người đang cai nghiện ma túy tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện Thanh Đa – Lê Bửu Châu: TÌNH HÌNH NHIỄM HBV, HCV VÀ HIV TRÊN NGƯỜI ĐANG CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN THANH ĐA Lê Bửu Châu*, Nguyễn Trần Chính*, Nguyễn Hữu Khánh Duy** TÓM TẮT Khảo sát tỷ lệ nhiễm HBV, HCV và HIV và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm các tác nhân này trên 271 học viên đang cai nghiện tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa từ tháng 6/2004 đến tháng 7/2004. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HBV là 11,1%, HCV là 41,5% (người nghiện chích là 56,3%), HIV là 22,9% (người nghiện chích là 33,7%). Tỷ lệ đồng nhiễm cao đối với HCV/HIV (17%). Không ghi nhận được trường hợp nào đồng nhiễm cả 3 tác nhân này. Tỷ lệ người nghiện chích chiếm 62,4%. Trong những người nghiện chích có 24,1% từng dùng chung kim chích, 13,6% dùng chung kim chích trên 5 lần. Số người nghiện có xăm người chiếm 40,6%. Chỉ có 10,3% là có chủng ngừa viêm gan siêu vi B đầy đủ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình nhiễm HBV, HCV VÀ HIV trên người đang cai nghiện ma túy tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện Thanh Đa – Lê Bửu Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HÌNH NHIỄM HBV, HCV VÀ HIV TRÊN NGƯỜI ĐANG CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG VÀ CAI NGHIỆN THANH ĐA Lê Bửu Châu*, Nguyễn Trần Chính*, Nguyễn Hữu Khánh Duy** TÓM TẮT Khảo sát tỷ lệ nhiễm HBV, HCV và HIV và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm các tác nhân này trên 271 học viên đang cai nghiện tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa từ tháng 6/2004 đến tháng 7/2004. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HBV là 11,1%, HCV là 41,5% (người nghiện chích là 56,3%), HIV là 22,9% (người nghiện chích là 33,7%). Tỷ lệ đồng nhiễm cao đối với HCV/HIV (17%). Không ghi nhận được trường hợp nào đồng nhiễm cả 3 tác nhân này. Tỷ lệ người nghiện chích chiếm 62,4%. Trong những người nghiện chích có 24,1% từng dùng chung kim chích, 13,6% dùng chung kim chích trên 5 lần. Số người nghiện có xăm người chiếm 40,6%. Chỉ có 10,3% là có chủng ngừa viêm gan siêu vi B đầy đủ. Số học viên cai nghiện chưa từng được chủng ngừa là 77,9%. Trong số 62 người nhiễm HIV, có đến 70,9% (44 BN) không hề biết mình bị nhiễm bệnh trước đó. SUMMARY CO-INFECTION WITH HBV, HCV AND HIV AMONG DRUG ADDICTS AT THANH ĐA WITHDRAWAL CENTRE, HCM CITY Le Buu Chau, Nguyen Tran Chinh, Nguyen Huu Khanh Duy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 138 – 142 The study aims to determine the prevalence of co-infection with HBV, HCV, HIV and the risk factors for transmission of these agents in 271 drug addicts at Thanh Đa withdrawal Centre, HCM city, from June to July 2004. Results: Prevalence of HBV, HCV and HIV were 11.1%, 41.5% (56.3% for IDUs), and 22.9% (33.7% for IDUs), respectively. Rate of HCV/HIV co-infection was 17%. The percentages of injection drug users (IDUs) were 62.4%, in which 24.1% used to share needle, especially 13.6% IDUs used to share needle over 5 times. The number of tattooers accounted for 40.6%. Only 10.3% of them were vaccinated against hepatitis B.70.9% HIV-infected patients did not know their HIV status before admission to the Centre. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm HBV, HCV và HIV là các bệnh lây nhiễm theo đường tiêm chích thường chiếm tỷ lệ cao ở người nghiện ma túy so với các cá thể khác do quá trình sử dụng dụng cụ bơm tiêm chung. Các bệnh nêu trên thường có diễn tiến kéo dài và tiềm ẩn trước khi có dấu hiệu lâm sàng. Khi có biểu hiện lâm sàng, các bệnh này thường ở giai đoạn nặng gây khó khăn trong việc điều trị. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát hiện tình trạng nhiễm trùng HBV, HCV và HIV là cần thiết để xác định nhu cầu chăm sóc y tế (nhu cầu về chủng ngừa, về theo dõi và điều trị) cho nhóm đối tượng nguy cơ này. Ngoài ra xác định mô hình bệnh tật (tỷ lệ bệnh) còn cần thiết để tham vấn về điều trị và phòng ngừa lây lan cho cộng đồng. * Bộ môn Nhiễm ĐHYD TpHCM ** Trung tâm ĐD và CNMT Thanh Đa 138 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Xác định tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm những tác nhân này trong cộng đồng người đang cai nghiện ma túy. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV và đồng nhiễm các tác nhân này trong cộng đồng người đang cai nghiện ma túy. 2. Khảo sát các yếu tố nguy cơ của nhiễm HBV, HCV và HIV trên các đối tượng này. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Tất cả các học viên đang cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy Thanh Đa (TTĐD và CNMTTĐ) từ tháng 06/2004 - 07/2004. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: - Khai thác các yếu tố liên quan đến lây nhiễm: cách dùng và thời gian sử dụng ma túy, tiền sử chích ngừa, quan hệ tình dục, xăm người... - Thực hiện các xét nghiệm: HBsAg, Anti HCV, ELISA (HIV) (3 thử nghiệm sử dụng 3 phản ứng ELISA khác nhau). Trong số 271 học viên chỉ có 53 thực hiện được đồng thời cả 3 xét nghiệm HBsAg, Anti HCV và ELISA (HIV). - Định nghĩa nhiễm HBV, HCV và HIV như sau: + Nhiễm HBV khi xét nghiệm HBsAg(+) + Nhiễm HCV khi xét nghiệm anti HCV (+) + Nhiễm HIV khi xét nghiệm ELISA (HIV) (+) 3 test - Các kết quả được tính ra tỷ lệ %, trung bình cộng, độ lệch chuẩn. Khi so sánh 2 tỷ lệ áp dụng phép kiểm Chi bình phương. Nếu tỷ lệ các tần số mong đợi dưới 5≥25%, dùng phép kiểm chính xác Fisher. - Các số liệu được xử lý với phần mềm SPSS 10.0 cho Window. KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu khảo sát 1. Có 271 học viên được đưa vào nghiên cứu trong đó nam 245 (90,4%), nữ 26 (9,6%). Tuổi: Nhỏ nhất 15, lớn nhất 49, trung bình 25.46 ± 5,17. 2. Địa chỉ Cư ngụ: 79,7% người nghiện sống ở TP HCM, còn lại cụ ngụ ở các tỉnh lân cận. Đặc biệt có 3 người nghiện là Việt kiều (2 ở Uùc và 1 ở Canada). Bảng 1: Tỉ lệ nhiễm HBV, HCV và HIV trên người nghiện ma túy Tác nhân Số cas xét nghiệm Số cas (+) % HBV 270 30 11,1 HCV 53 22 41,5 HIV 271 62 22,9 Bảng 2: Tỉ lệ đồng nhiễm HBV, HCV và HIV trên người nghiện ma túy Đồng nhiễm Tần số % HBV và HCV 2 2,8 HBV và HIV 0 0 HIV và HCV 9 17 HBV, HCV và HIV 0 0 HBV đơn thuần 1 1,9 HCV đơn thuần 11 20,7 HIV đơn thuần 3 5,7 Âm tính cả 3 27 50,9 Tổng cộng 53 100 Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến lây nhiễm Yếu tố liên quan Tần số % Đường dùng ma túy - Hút - Chích ± hút - Tổng 102 169 271 37,6 62,4 100 Chung kim chích - Có Chung kim ≤ 5 lần Hơn 5 lần - Không chung kim Tổng số 41 18 23 128 169 24,2 10,6 13,6 75,7 100 Xăm người - Có - Không Tổng số 110 161 271 40,6 59,4 100 Chích ngừa VGSV B - Chích đủ - Chích không đủ - Không nhớ - Không chích Tổng số 28 20 12 211 271 10,3 7,4 4,4 77,9 100 139 Thời gian chích trung bình 3,1 năm (thay đổi từ 1 tháng – 32 năm) Thời gian hút trung bình 4,1 năm (thay đổi từ 3 tháng –10 năm) Tuổi bắt đầu xăm người: n hỏ nhất 12, lớn nhất 30, trung bình 19,4( 3,12 Bảng 4: Tình trạng QHTD của người nghiện ma túy Độc thân Có gia đình Khác* Tần số % Tần số % Tần số % QH đồng giới 6 3,3 0 0 0 0 QH khác giới 137 74,9 42 53,2 6 75 QH tập thể 1 0,5 1 1,3 0 0 Không 39 21,3 36 45,5 2 25 Tổng cộng 183 100 79 100 8 100 * Có gia đình nhưng đang ly thân hoặc ly dị ** TTGĐ: Tình trạng gia đình Bảng 5: Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HBV Tần số HBV (+) % p Dùng ma túy Chích ± hút Hút 168 102 15 15 8,9 14,7 0,16 Xăm người Có Không 110 160 14 16 12,7 10 0,30 QHTD ngoài HN Có Không 192 78 23 7 11,9 8,97 0,32 Tổng số 270 62 22,9 Bảng 6: Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HCV Tần số HCV (+) % p Dùng ma túy Chích ± hút Hút 32 21 18 4 53,6 19 0,01 Xăm người Có Không 24 29 13 9 54,2 31 0,07 QHTD ngoài HN Có Không 32 21 16 6 50 28,6 0,13 Tổng số 53 22 41,5 Trong số 62 bệnh nhân nhiễm HIV, có 44 BN (70,9%) hoàn toàn chưa được phát hiện trước đó Bảng 7: Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV Tần số HIV (+) % p Dùng ma túy Chích ± hút Hút 169 102 57 5 33,7 4,9 0,00 Xăm người Có Không 110 161 31 31 28,2 19,3 0,059 QHTD ngoài HN Có Không 194 77 48 14 24,7 18,2 0,17 Tổng số 271 62 22,9 BÀN LUẬN Tình hình nhiễm HBV, HCV và HIV Trong số 3 tác nhân được tầm soát, nhiễm HCV chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đó là tỉ lệ nhiễm HIV, cuối cùng là số người mang HBsAg chiếm tỉ lệ thấp nhất (bảng 1). Chúng tôi quan tâm tới những người có XN HBsAg(+) vì đây là nguồn bệnh làm lây lan HBV trong cộng đồng. Tỷ lệ người mang HBsAg ở dân số nghiên cứu này chiếm 11,2%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong nhóm những người chích và hút, có xăm người hay không hay có QHTD ngoài hôn nhân hay không (bảng 5). Đối với nhiễm HCV, trong nhóm nghiện chích cao hơn nghiện hút có ý nghĩa thống kê (bảng 6). Xét các yếu tố khác như xăm người và QHTD ngoài hôn nhân, các đối tượng có xăm người và có QHTD ngoài hôn nhân có tỷ lệ nhiễm HCV cao hơn. Tuy nhiên có lẽ số lượng bệnh nhân còn ít nên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ nhiễm HCV khá cao trong người nghiện chích (56,3%). Điều này cũng phù hợp tỷ lệ nhiễm HCV trên người nghiện chích ở một số nước trên thế giới như ở Uùc (50-60%)7 Tỷ lệ nhiễm HIV trên người nghiện chích tại TP HCM gia tăng nhanh chóng trong thời gian qua. Theo số liệu của Uỷ ban phòng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng người nghiện chích như sau: Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 % 28,2 16,8 39,8 65,1 81,1 82,5 66 Tại BV Bệnh Nhiệt Đới (BNĐ) Tp HCM, tỷ lệ nhiễm HIV trên người nghiện chích vào năm 2002 là 71% (Cao Ngọc Nga và cs). Trong dân số của nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm HIV trên người nghiện chích chỉ chiếm 33,7% (bảng 7). Số này thấp hơn so với những báo cáo trước đây. Điều này không có nghĩa là tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng người nghiện chích giảm đi bởi vì những người nghiện chích đang cai nghiện tại Trung tâm này chưa đại diẹân cho cộng đồng người nghiện chích ma túy nói chung. Vì thế, cần khảo sát thêm nhiều Trung tâm cai nghiện khác để có số liệu chính xác hơn về tình hình nhiễm bệnh của các nhóm 140 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 đối tượng khác nhau. Một kết quả đáng lưu ý là có đến 70,9% bệnh nhân nhiễm HIV chưa được phát hiện trước khi vào Trung tâm. Như vậy họ vô tình làm lây lan tác nhân gây bệnh khi thực hiện các hành vi nguy cơ cao cũng như không được theo dõi và điều trị kịp thời. Trên các đối tượng nhiễm HIV, tỷ lệ nhiễm HIV trên người nghiện chích cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ nhiễm trên người nghiện hút đơn thuần (bảng 7). Các yếu tố khác như xăm người hoặc QHTD ngoài hôn nhân, tỷ lệ nhiễm HIV cũng cao hơn so với các đối tượng còn lại (bảng 7). HCV và HIV là 2 tác nhân gây bệnh cho đến nay chưa có thuốc chủng ngừa và điều trị hữu hiệu. Các nghiên cứu trước đây cho thấy đồng nhiễm HIV/HCV chiếm tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo vùng địa dư khác nhau. Theo tác giả Stubble L, nghiên cứu trên 3000 bệnh nhân, đồng nhiễm HIV/HCV chiếm 33%4. Ở các vùng Nam Aâu như Tây ban Nha và Bồ Đào Nha, tỷ lệ đồng nhiễm 2 tác nhân này trên 50%5. Trong khi đó ở các nước Bắc Aâu, tỷ lệ này chỉ chiếm 10-37%3. Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu năm 2002 tại BV BNĐ Tp HCM, tỷ lệ đồng nhiễm HCV/HIV ở người nghiện chích là 41%1. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện được cả 3 xét nghiệm tầm soát HBV, HCV và HIV ở 53 học viên (32 người nghiện chích và 21 người nghiện hút) tỷ lệ đồng nhiễm HCV/HIV chỉ 17% (bảng 2). Sự khác biệt giữa các tỷ lệ nêu trên có lẽ bắt nguồn từ sự khác biệt trong đường sử dụng ma túy và thời gian nghiện chích trong từng dân số nghiên cứu. Đối với đồng nhiễm HBV, HCV và HIV, tỷ lệ đồng nhiễm các tác nhân này thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây. Bảng 8: So sánh kết quả đồng nhiễm HBV, HCV và HIV trong nghiên cứu này với công trình của tác giả Cao Ngọc Nga và cs Đồng nhiễm Cao Ngọc Nga và cs (n=120) NC này (n=53) HBV và HCV 9 (7,5%) 2 (2,8%) HBV và HIV 3 (2,5%) 0 HIV và HCV 49 (41%) 9 (17%) HBV, HCV và HIV 31 (26%) 0 HBV đơn thuần 3 (2,5%) 1 (1,9%) HCV đơn thuần 21 (17,5%) 11 (20,7%) Đồng nhiễm Cao Ngọc Nga và cs (n=120) NC này (n=53) HIV đơn thuần 2 (2%) 3 (5,7%) Không nhiễm cả 3 2 (2%) 27 (50,9%) Tổng cộng 120 (100%) 53 (100%) Do số lượng học viên thực hiện được cả 3 xét nghiệm còn ít, nên kết quả chưa phản ánh chính xác tỉ lệ đồng nhiễm thực sự trong cộng cồng này. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm HBV, HCV và HIV trong cộng đồng người nghiện ma túy. TTĐD và CNMTTĐ là nơi tiếp nhận các đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện. Hầu hết những học viên này đều có kinh tế gia đình tương đối khá giả. Hơn nữa, đề tài này được thực hiện sau một thời gian tuyên truyền các biện pháp phòng chống lây nhiễm các bệnh liên quan đến sử dụng ma túy như HBV, HCV và HIV. Kết quả trong bảng 1 cho thấy chích ma túy chiếm tỷ lệ cao hơn hút (62,4% so với 37,6%). Trong số bệnh nhân nghiện chích có 24,2% đã từng sử dụng kim chích chung, đặc biệt có 13,6% sử dụng kim chích chung trên 5 lần. Điều này là yếu tố quan trọng góp phần tăng số bệnh nhân nhiễm các bệnh liên quan đến tiêm chích. Trong số người nghiện ma túy, có đến 40,6% có tiền căn xăm người. Tuổi bắt đầu xăm người khá trẻ, trung bình 19,4 tuổi. Trong đó người xăm mình trẻ nhất là 12 tuổi. Xăm người là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ lây nhiễm bệnh, đặc biệt là những trường hợp xăm với dụng cụ không vô trùng hoặc sử dụng kim xăm chung. Hầu hết các đối tượng nghiện ma túy có tuổi đời khá trẻ, tỷ lệ độc thân cao. Tuy nhiên chỉ có 21,3% trong số này là chưa từng quan hệ tình dục (QHTD). Gần 3/4 số trường hợp có QHTD khác giới (bảng 2). Đặc biệt có 6 học viên nam QHTD đồng giới, và 1 QHTD tập thể. Đối với những người đang có gia đình hoặc đã ly dị, ly thân QHTD ngoài hôn nhân cũng chiếm tỉ lệ đa số (bảng 2). VGSV B là bệnh có thể phòng ngừa được bằng thuốc chủng ngừa. Tìm hiểu về tình trạng chủng ngừa VGSV B trên các đối tượng này chúng tôi ghi nhận chỉ có 10,3 % là chủng ngừa đủ theo lịch, số 141 còn lại chủng không đúng theo lịch hay không chủng. Trong hoàn cảnh hiện tại, chúng tôi chưa tầm soát được có bao nhiêu phần trăm trong số những người đã chủng ngừa có nồng độ kháng thể anti HBs đủ bảo vệ. Đa số các trường hợp (77,9%) không chủng ngừa VGSV B trước đó. Như vậy qua các yếu tố khai thác được, những hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường máu và đường tình dục còn cao. Trên đối tượng nghiện ma túy, ngoài sử dụng kim chích được coi là yếu tố lây lan bệnh, còn một số khá lớn có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, xăm người và chưa từng chích ngừa viêm gan. Điều này góp phần giải thích nguyên nhân làm tăng các bệnh lây nhiễm qua đường máu và đường tình dục trên các đối tượng này. KẾT LUẬN Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV và HIV riêng biệt hoặc đồng nhiễm trên người cai nghiện ma túy tại Trung tâm cai nghiện Thanh Đa thấp hơn so với các khảo sát trước đây. Tuy nhiên, kết quả này chỉ phản ánh một bộ phận người nghiện có hoàn cảnh kinh tế gia đình tương đối khá giả, chưa phản ánh đúng thực trạng nhiễm các tác nhân này trong cộng đồng người nghiện ma túy của thành phố. Đa số các học viên tại Trung tâm này đều có tình trạng sức khoẻ tốt, một số lớn những người nhiễm HIV không biết mình đang có bệnh hoặc đang mang mầm bệnh trước khi vào cai nghiện. Các hành vi nguy cơ cho việc lan truyền bệnh như chích ma túy, xăm người, QHTD ngoài hôn nhân còn cao. Do vậy cần chú ý tầm soát, phát hiện bệnh, tham vấn, theo dõi, điều trị lâu dài các đối tượng này nhằm hạn chế các diễn tiến bất lợi cho bệnh nhân cũng như làm giảm thiểu mức độ lây lan cho cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Ngọc Nga, Võ minh Quang, Nguyễn Hữu Chí. “Đồng nhiễm HBV, HCV và HIV ở bệnh nhân tiêm chích ma túy”. Hội thảo Khoa học bệnh Nhiễm 10/2002, Tr 44-46. 2. Lê Trường Giang. ‘Tổng kết hoạt động phòng chống AIDS năm 2003 và kế hoạch hoạt động năm 2004’. Uỷ ban phòng chống AIDS TP HCM. 3. Gail Matthews, Gregory Dore. “The epidemiology of HIV and viral hepatitis coinfection”. pdf. 4. Stubbe L, Soriano V, Antunes F, et al. “Hepatitis C in the EuroSIDA Cohort of European HIV-infected patients: prevalence and prognostic value”. 12 th World AIDS Conference, Geneva, Switzerland, 1998. 5. Soriano V, Kirk O, Antunes F. “The influence of hepatitis C on the prognosis of HIV: the EuroSIDA study”. 13th international AIDS Conference, Durban, South Africa, 2000. 6. Greub G, Ledergerber B, Battegay M, et al. “Clinical progression, survival, and immune recovery during antiretroviral therapy in patients with HIV-1 and hepatitis C virus coinfection: the SwissHIV Cohort study”. Lancet 2000;356:1800-5. 7. National Centre in HIV Epidemiology and Clinical Research. HIV/AIDS, viral hepatitis and sexually transmissible infections in Australia. Annual Surveillance Report 2001. Sydney: National Centre in HIV Epidemiology and Clinival Research, The University of new South Wales, 2001. 142

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_tinh_hinh_nhiem_hbv_hcv_va_hiv_tren_nguoi_dang_cai_ng.pdf
Tài liệu liên quan