Tài liệu Đề tài Tình hình kế toán và quản lý tài sản cố định ở công ty xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung: A. Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, buổi giao thời của nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường dựa trên cơ sở quản lý của Nhà nước, đồng thời với xu hướng khu vực hóa đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần tạo một vị trí vững chắc trên thị trường thì vấn đề tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) là vấn đề bức thiết đặt ra cho các doanh nghiệp cũng như cho cả nền kinh tế quốc doanh. Trong cơ chế hiện nay, sản xuất vật chất phải đi đôi với hạch toán kinh tế, để hạch toán kinh tế có hiệu quả thì hạch toán TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc theo dõi và phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng, giảm, hao mòn và hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản riêng biệt là nhiệm vụ quan trọng trong công tác kế toán và quản lý TSCĐ.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và các anh chị trong công ty nên em chọn đề tài: “ Tỗnh Hỗnh Kóỳ ...
54 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình kế toán và quản lý tài sản cố định ở công ty xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, buổi giao thời của nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường dựa trên cơ sở quản lý của Nhà nước, đồng thời với xu hướng khu vực hóa đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần tạo một vị trí vững chắc trên thị trường thì vấn đề tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) là vấn đề bức thiết đặt ra cho các doanh nghiệp cũng như cho cả nền kinh tế quốc doanh. Trong cơ chế hiện nay, sản xuất vật chất phải đi đôi với hạch toán kinh tế, để hạch toán kinh tế có hiệu quả thì hạch toán TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc theo dõi và phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng, giảm, hao mòn và hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản riêng biệt là nhiệm vụ quan trọng trong công tác kế toán và quản lý TSCĐ.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và các anh chị trong công ty nên em chọn đề tài: “ Tỗnh Hỗnh Kóỳ Toaùn Vaỡ Quaớn Lyù Taỡi Saớn Cọỳ Âởnh Åớ Cọng Ty Xnk Thuớy Saớn Mióửn Trung”.
Nội dung gồm có 03 phần chính:
- Phần I : Cơ sở lý luận cơ bản về tài sản cố định
- Phần II : Thực trạng công tác kế toán và quản lý TSCĐ ở Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung
- Phần III : Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý TSCĐ ở Công ty
B. Nội dung
Phần I: Cơ sở lý luận cơ bản về tài sản cố định
I. Sự cần thiết tổ chức kế toán TSCĐ
1. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ
Khái niệm:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, muốn tiến hành sản xuất được đòi hỏi doanh nghiệp phải hội đủ 3 điều kiện đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. TSCĐ là yêú tố thứ nhất ,đó là những tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… Tuy nhiên không phải tất cả những tư liệu tiêu dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều là TSCĐ, mà chỉ có những tài sản có đủ những tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ quản lý TSCĐ của Nhà nước mới là TSCĐ.
Như vậy,TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài theo quy định trong chế độ quản lý TSCĐ hiện hành.
Theo chuẩn mực kế tóan Việt Nam, để được coi là TSCĐ, tài sản phải đồng thời thỏa mãn 4 tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
- Có thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành;
Cụ thể, theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính thì TSCĐ phải có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên và có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.
Đặc điểm của tài sản cố định:
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc
điểm sau:
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và vẫn giữ được hình thái hiện vật ban đầu cho đến khi bị hỏng phải loại bỏ. Do đặc điểm này TSCĐ cần được theo dõi, quản lý theo nguyên giá, tức là giá trị ban đầu của TSCĐ.
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc điểm này trong hạch toán TSCĐ cần theo dõi giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ.
2. Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ:
- Ghi chép , tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong toàn doanh nghiệp. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh phù hợp với mức hao mòn TSCĐ theo đúng chế độ hiện hành.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ, giám sát chi phí và kết quả của công việc sửa chữa. Tính toán, phản ánh kịp thời chính xác tình hình xây dựng, trang bị thêm, đổi mới nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng, giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý nhượng bán TSCĐ.
- Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ đúng chế độ quy định.
- Tham gia kiểm kê, đánh giá và đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo toàn vốn cố định.Lập các báo cáo về TSCĐ, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động và bảo quản sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.
3. Phân loại và đánh giá tài sản cố định:
3.1 Phân loại:
TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều thứ, nhiều loại, mỗi loại đều có những đặc điểm khác nhau về tính chất, kỹ thuật, công dụng, thời gian sử dụng…
Phân loại TSCĐ là sắp xếp TSCĐ thành từng loại, từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Để thuận tiện trong công tác quản lý và kế toán TSCĐ cần phải phân loại TSCĐ theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Phân loại theo hình thái biểu hiện:
- TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất-kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
+ Nhà cửa, vật kiến trúc
+ Máy móc thiết bị
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý
+Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
+ TSCĐ hữu hình khác
- TSCĐ vô hình: TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tương khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
+ Quyền sử dụng đất có thời hạn;
+ Nhãn hiệu hàng hóa;
+Quyền phát hành;
+ Phần mềm máy vi tính;
+ Giấy phép và giấy phép chuyển nhượng;
+ Bản quyền, bằng sáng chế;
+ Công thức và cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu;
+ TSCĐ vô hình khác
b) Phân loại theo quyền sở hữu: TSCĐ của đơn vị được chia làm 2 loại:
- TSCĐ tự có là các TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình do mua sắm xây dựng và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn lưu động, các TSCĐ này thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền sử dụng lâu dài và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ đi thuê là TSCĐ của doanh nghiệp khác được đơn vị thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết và có thể chia làm 02 loại TSCĐ thuê ngoài như sau:
+ TSCĐ thuê tài chính: là các TSCĐ đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản cuả hợp đồng thuê. TSCĐ thuê tài chính cũng được coi là TSCĐ của doanh nghiệp và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các TSCĐ tự có của doanh nghiệp.
+ TSCĐ thuê hoạt động: là TSCĐ thuê không thỏa mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên cho thuê chỉ được quản lý, sử dụng trong thời hạn hợp đồng và phải hoàn trả cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng.
Phân loại theo nguồn hình thành:
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp hoặc vốn góp của các cổ đông, các chủ doanh nghiệp.
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp.
- TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay
- TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn khấu hao
- TSCĐ nhận vốn góp liên doanh.
Phân loại theo công dụng:
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: TSCĐ thuộc loại này được phân loại chi tiết theo hình thái biểu hiện thành TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình…
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng.
- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước.
3.2 Đánh giá tài sản cố định:
Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại của chúng.
a) Xác định nguyên giá TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá Giá mua Các khoản thuế
TSCĐ hữu hình = (không bao gồm + không được hoàn lại + Chi phí khác
mua sắm CK thương mại và giảm giá)
Các khoản thuế không hoàn lại bao gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế GTGT đối với doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Chi phí khác bao gồm chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử.
+ Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương pháp giao thầu:
Nguyên giá TSCĐ = Giá quyết toán Chi phí liên quan Lệ phí
công trình đầu tư + khác + trước bạ
+ Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh tóan theo phương thức trả chậm:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua
- TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế:
Giá thành thực tế của TSCĐ Chi phí
Nguyên giá TSCĐ = tự xây dựng, tự chế + lắp đặt, chạy thử
TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:
Giá trị hợp lý Các khoản thuế
Nguyên giá TSCĐ = của TSCĐ + không được hoàn lại + Chi phí khác
- TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến:
Giá trị còn lại TSCĐ ở đơn vị cấp
Nguyên giá TSCĐ = hoặc giá trị đánh giá thực tế + Chi phí bên
của Hội đồng giao nhận nhận TSCĐ chi ra
- TSCĐ hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa:
Giá trị TSCĐ theo đánh giá Chi phí bên
Nguyên giá TSCĐ = thực tế của Hội đồng giao nhận + nhận TSCĐ chi ra
Nguyên giá TSCĐ vô hình: là tổng số chi phí thực tế về thành lập doanh nghiệp, về nghiên cứu phát triển, số chi trả( chưa có thuế GTGT) để mua bằng phát minh, sáng chế…trong trường hợp TSCĐ vô hình sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp TSCĐ vô hình sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế theo phương pháp trực tiếp thì nguyên giá còn bao gồm cả thuế GTGT phải trả khi mua TSCĐ vô hình.
- TSCĐ vô hình loại mua sắm :
Nguyên giá Giá mua Các khoản thuế
TSCĐ vô hình = thực tế + không được hoàn lại + Chi phí khác
mua sắm
+ Đối với TSCĐ vô hình mua sắm được thanh tóan theo phương thức trả chậm:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua
- TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp :
Chi phí liên quan trực tiếp
Nguyên giá TSCĐ = đến khâu thiết kế, thử nghiệm, xây dựng,
sản xuất thử nghiệm
TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi:
Giá trị hợp lý Các khoản thuế
Nguyên giá TSCĐ = của TSCĐ + không được hoàn lại + Chi phí khác
- TSCĐ hữu hình được cấp, được biếu, được tặng :
Giá trị TSCĐ theo đánh giá Chi phí bên
Nguyên giá TSCĐ = thực tế của Hội đồng giao nhận + nhận TSCĐ chi ra
- Quyền sử dụng đất:
Tiền chi ra để có Chi phí đền bù, giải
Nguyên giá TSCĐ = quyền sử dụng đất hợp pháp + phóng mặt bằng, san lấp
* Kế toán TSCĐ phải triệt để tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá. Nguyên giá của từng đối tượng ghi trên sổ và báo cáo kế toán chỉ được xác định một lần khi tăng tài sản và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của TSCĐ ở doanh nghiệp ngoại trừ các trường hợp sau:
- Đánh giá lại TSCĐ theo quy định của pháp luật
- Nâng cấp TSCĐ
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ
Và khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao lũy kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định hiện hành.
Xác định giá trị còn lại của TSCĐ:
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn TSCĐ
II. Hạch toán tăng, giảm TSCĐ trong doanh nghiệp:
Trong qúa trình họat động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ, kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ, phản ánh mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ.
TSCĐ trong doanh nghiệp tăng có thể do các nguyên nhân sau: mua sắm, xây dựng mới, nhận vốn góp liên doanh, được cấp, được tặng, biếu hoặc thừa phát hiện khi kiểm kê.
1. Hạch tóan tăng TSCĐ:
1.1 Chứng từ , thủ tục hạch toán tăng TSCĐ:
TSCĐ tăng do bất cứ nguyên nhân nào đều phải do ban kiểm nghiệm TSCĐ làm thủ tục nghiệm thu, đồng thời cùng với bên giao lập ” Biên bản giao nhận TSCĐ cho từng đối tượng ghi TSCĐ”
Đối với TSCĐ cùng loại, giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản. Sau đó, bộ phận kế toán có nhiệm vụ sao cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng.Bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác liên quan. Hồ sơ TSCĐ được lập thành 02 bộ: một lưu ở phòng kỹ thuật, một ở phòng kế toán.
1.2 Hạch tóan chi tiết tăng TSCĐ:
* Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, phòng kế tóan mở thẻ TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ theo mẫu thống nhất. Thẻ TSCĐ được lập thành 2 bản. Bản chính để tại phòng kế tóan theo dõi, ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ. Bản sao được giao cho bộ phận sử dụng TSCĐ giữ. Sau khi lập xong, thẻ TSCĐ được đăng ký vào sổ TSCĐ. Sổ TSCĐ lập chung cho toàn doanh nghiệp một quyển. Thẻ TSCĐ sau khi lập xong phải được sắp xếp, bảo quản trong hòm thẻ TSCĐ và giao cho cán bộ kế toán TSCĐ giữ và ghi chép theo dõi.
Hạch tóan tổng hợp tăng TSCĐ:
Tài khoản sử dụng:
Hạch tóan tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình và vô hình sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
TK 211- TSCĐ hữu hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
* Nội dung và kết cấu TK 211:
Bên nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp.
- Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại
Bên có: - Nguyên giá TSCĐ giảm do TSCĐ giảm
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ
- Điều chỉnh giảm do đánh giá lại TSCĐ
Số dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị
* Tài khoản 211 chi tiết thành 6 tiểu khoản:
+ TK 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc
+ TK 2113: Máy móc, thiết bị
+ TK 2114: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
+ TK 2115: Thiết bị, dụng cụ quản lý
+ TK 2116: Cây lâu năm, súc vật
+ TK 2118: TSCĐ khác
TK 213- TSCĐ vô hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động TSCĐ vô hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
* Nội dung và kết cấu TK 213:
Bên nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng
Bên có: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm
Số dư nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện còn ở đơn vị
* Tài khoản 213 có bảy tài khoản cấp hai:
+ TK 2131: Quyền sử dụng đất
+ TK 2132: Quyền phát hành
+ TK 2133: Bản quyền,bằng sáng chế
+ TK 2134: Nhãn hiệu hàng hóa
+ TK 2135: Phần mềm máy vi tính
+ TK 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
+ TK 2138: TSCĐ vô hình khác
b) Hạch tóan tổng hợp tăng TSCĐ
b.1 TSCĐ dùng cho hoạt động chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
- Tăng TSCĐ do mua sắm mới:
+ Nợ TK 211, TK 213 : Ghi tăng theo nguyên giá
Nợ TK 133(2) - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán
+ Kết chuyển nguồn:
Nợ TK : 414, TK 441- Quỹ đầu tư phát triển, Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK: 411- Nguồn vốn kinh doanh
* Nếu đầu tư bằng nguồn vốn vay, nguồn vốn kinh doanh, vốn khấu hao thì không kết chuyển nguồn.
* Mua dùng cho hoạt động phúc lợi:
Nợ TK 4312: Quỹ phúc lợi
Có TK 4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
* Mua dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án:
Nợ TK 461- Chi sự nghiệp
Có TK 466- Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
- Tăng TSCĐ do nhập khẩu thiết bị( TSCĐ) đưa vào sử dụng:
+ Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Có TK 1112, TK 1122,TK 144,TK 331
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu phải nộp
+ Thuế GTGT của hàng nhập khẩu trong trường hợp này được khấu trừ
Nợ TK 1332- Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Có TK 33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Mua TSCĐ hữu hình theo phương pháp trả chậm, trả góp:
+ Nợ TK 211, 213 : TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình ( Nguyên giá: ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 242: Lãi do trả chậm
Có TK 331- Phải trả cho người bán( Tổng giá thanh toán)
+ Định kỳ, thanh tóan tiền cho người bán:
Nợ TK 331- Phải trả cho người bán
Có TK 111,112: Giá gốc và lãi trả chậm
+ Ghi vào chi phí số lãi trả chậm, trả góp phải trả từng kỳ:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính
Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn
- Doanh nghiệp được tài trợ, biếu tặng TSCĐ đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 211,TK 213: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình (Nguyên giá)
Có TK 111,TK 112,TK 331: C/ phí trực tiếp khác lquan đến TS đó
Có TK 711- Thu nhập khác
- TSCĐ hữu hình tự chế:
+ Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng ngay cho hoạt động SXKD
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 155- Thành phẩm( nếu xuất kho ra sử dụng)
Có TK 154- Chi phí SXKD dở dang( trường hợp không qua kho)
+ Ghi tăng TSCĐ:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình(Nguyên giá)
Có TK 512- Doanh thu nội bộ( Giá thành thực tế sản phẩm)
+ Chi phí lắp đặt, chạy thử:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Có TK 111,Tk 112, TK 331…
- TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:
TSCĐ hữu hình tương tự là TSCĐ hữu hình có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
* Mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ tương tự
Nợ TK 211, 213- TSCĐHH, VH ( Giá trị còn lại của TSCĐHH, VH nhận về)
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ( Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 211, 213: TSCĐ hữu hình, vô hình đưa đi trao đổi( Nguyên giá)
* Mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ không tương tự:
+ Nợ TK 811- Chi phí khác( Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ( Gía trị đã khấu hao)
Có TK 211, 213- TSCĐ ( Nguyên giá)
+ Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng( Tổng giá thanh toán)
Có TK 711- Thu nhập khác( Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
+ Khi nhận TSCĐ hữu hình do trao đổi:
Nợ TK 211, 213- TSCĐ ( Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi)
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131- Phải thu của khách hàng( Tổng giá thanh toán)
- Mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất:
Nợ TK 211 TSCĐ hữu hình( Nguyên giá-Chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)
Nợ TK 213 TSCĐ vô hình( Nguyên giá- Chi tiết quyền sử dụng đất)
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112,131…..
b.2 TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp :
- Tăng TSCĐ do mua sắm mới:
+ Nợ TK 211, TK 213 : Ghi tăng theo nguyên giá
Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán
+ Kết chuyển nguồn:
Nợ TK : 414, TK 441- Quỹ đầu tư phát triển, Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK: 411- Nguồn vốn kinh doanh
* Nếu đầu tư bằng nguồn vốn vay, nguồn vốn kinh doanh, vốn khấu hao thì không kết chuyển nguồn.
* Mua dùng cho hoạt động phúc lợi:
Nợ TK 4312: Quỹ phúc lợi
Có TK 4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
* Mua dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án:
Nợ TK 461- Chi sự nghiệp
Có TK 466- Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
- Mua TSCĐ theo phương pháp trả chậm, trả góp:
+ Nợ TK 211, 213: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình ( Nguyên giá: ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 242: Lãi do trả chậm
Có TK 331- Phải trả cho người bán( Tổng giá thanh toán)
+ Định kỳ, thanh tóan tiền cho người bán:
Nợ TK 331- Phải trả cho người bán
Có TK 111,112: Giá gốc và lãi trả chậm
+ Ghi vào chi phí số lãi trả chậm, trả góp phải trả từng kỳ:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính
Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 211: TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi( Nguyên giá)
- Tăng TSCĐ do nhập khẩu thiết bị( TSCĐ) đưa vào sử dụng:
+ Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Có TK 1112, TK 1122,TK 144,TK 331
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu phải nộp
Có TK 33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu
2. Hạch tóan giảm TSCĐ:
TSCĐ trong doanh nghiệp có thể giảm do các nguyên nhân sau: nhượng bán, thanh lý TSCĐ, đem góp vốn liên doanh, trả lại cho các đơn vị tham gia liên doanh, phát hiện thiếu khi kiểm kê, chuyển thành công cụ, dụng cụ….
2.1 Chứng từ, thủ tục và hạch tóan chi tiết giảm TSCĐ:
Chứng từ hạch tóan giảm TSCĐ bao gồm:
Biên bản thanh lý TSCĐ
Biên bản đánh giá TSCĐ tham gia liên doanh, biên bản giao nhận TSCĐ
Biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của Hội đồng kiểm kê
Biên bản, quyết định xử lý TSCĐ thiếu và các chứng từ liên quan
Khi hạch tóan giảm TSCĐ, kế tóan phải làm đầy đủ thủ tục quy định đối với từng trượng hợp cụ thể. Hạch tóan chi tiết giảm TSCĐ cũng phải ghi sổ, thẻ TSCĐ tương tự như trường hợp tăng tài sản cố định.
2.2 Hạch tóan tổng hợp giảm TSCĐ :
a) Hạch tóan nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
a.1 Dùng cho SXKD:
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hay bị hư hỏng không có khả năng phục hồi. Khi nhượng bán TSCĐ, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng để xác định giá bán TSCĐ và tổ chức nhượng bán TSCĐ theo các quy định hiện hành. Đối với thanh lý TSCĐ, đơn vị phải lập Hội đồng thanh lý để xác định giá trị thu hồi khi thanh lý và lập biên bản thanh lý TSCĐ.
- Căn cứ vào chứng từ nhượng bán TSCĐ hay chứng từ thu tiền nhượng bán, thanh lý TSCĐ kế tóan ghi:
+ Nếu TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 711
Có TK 3331
+ Nếu TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
* Nợ TK 111,112,131
Có TK 711
Cuối kỳ tính ra thuế GTGT phải nộp
* Nợ TK 711
Có TK 3331
- Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ hay biên bản thanh lý TSCĐ, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ: giá trị hao mòn
Nợ TK 811- Chi phí khác: giá trị còn lại
Có TK 211, 213- TSCĐ : nguyên giá
- Phản ánh các chi phí liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
+ Phương pháp khấu trừ thuế:
Nợ TK 811- Chi phí khác
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,331,112: Tổng giá thanh toán
+ Phương pháp trực tiếp:
* Nợ TK 811- Chi phí khác
Có TK 111,112,331: Tổng số tiền phải thanh toán
a.2) TSCĐ dùng cho nhu cầu văn hóa, phúc lợi:
- Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 4313- Qũy phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213- TSCĐ
a.3 ) Trường hợp TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp dự án:
Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213- TSCĐ
b) Hạch tóan góp vốn liên doanh bằng TSCĐ:
Góp vốn liên doanh với đơn vị khác được coi là một hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp để kiếm lời . Những TSCĐ hữu hình đem đi góp vốn liên doanh với đơn vị khác không còn thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp, giá trị của chúng được xem là giá trị vốn góp liên doanh và được theo dõi trên TK 222- Góp vốn liên doanh.
- Căn cứ vào các chứng từ kế toán như hợp đồng, biên bản giao nhận TSCĐ, kế tóan ghi:
Nợ TK 222- Góp vốn liên doanh( ghi giá trị vốn góp do các bên liên doanh đánh giá)
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213- TSCĐ
Nợ TK 412- Chênh lệch đánh giá lại TS ( nếu giá trị vốn góp cao hơn giá trị còn lại)
Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại TS ( nếu giá trị vốn góp thấp hơn giá trị còn lại)
III. Hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ:
Tài khoản sử dụng:
TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.
Kết cấu:
Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do TSCĐ giảm
Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ và do các nguyên nhân khác
Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có ở đơn vị
TK 214- Hao mòn TSCĐ có 3 TK cấp 2:
TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
TK 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình
TK 009 - Nguồn vốn khấu hao cơ bản
Tài khoản này dùng để phản ánh sự hình thành, tăng, giảm và sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản của doanh nghiệp.
Kết cấu:
Bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do:
- Trích khấu hao TSCĐ
- Thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển hoặc cho vay..
Bên Có: Nguồn vốn khấu hao cơ bản giảm do:
- Đầu tư, đổi mới TSCĐ( mua sắm, XDCB)
- Trả nợ vay đầu tư TSCĐ
- Điều chuyển vốn khấu hao cho đơn vị khác hoặc cho vay…..
Dư nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn
2. Phương pháp khấu hao và cách tính khấu hao: có 03 phương pháp sau
2.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng:
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định
trung bình hàng năm =
của tài sản cố định Thời gian sử dụng
Mức khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
2.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phươg pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- là TSCĐ đầu tư mới
- là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
Mức trích khấu hao Gía trị còn lại của
hàng năm của tài sản = tài sản cố định x Tỷ lệ khấu hao nhanh
cố định
Tỷ lệ khấu = Tỷ lệ khấu hao tài sản X Hệ số điều chỉnh
hao nhanh cố định theo phương
( %) pháp đường thẳng
Tỷ lệ khấu hao tài sản 1
cố định theo phương = X 100
pháp đường thẳng Thời gian sử dụng của
tài sản cố định
2.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp tham gia đến việc sản xuất sản phẩm
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định.
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế
* Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định:
Mức trích khấu hao = Số lượng sản X Mức trích khấu hao
trong tháng của tài phẩm sản xuất bình quân tính cho
sản cố định trong tháng một đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định
bình quân tính cho một =
đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế
* Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao hơn 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức:
Mức trích khấu hao = Số lượng sản X Mức trích khấu hao
năm của tài phẩm sản xuất bình quân tính cho
sản cố định trong năm một đơn vị sản phẩm
3. Hạch toán tổng hợp hao mòn và khấu hao TSCĐ:
- Hàng kỳ, khi trích khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh, kế tóan phản ánh hao mòn TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 214- Hao mòn TSCĐ
Đồng thời ghi: Nợ TK 009: Nguồn vốn khấu hao
- Đối với TSCĐ đầu tư mua sắm bằng quỹ phúc lợi, dùng vào hoạt động phúc lợi, hoạt động sự nghiệp, cuối niên độ mới tính khấu hao:
Nợ TK 4313- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
Nợ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 214- Hao mòn TSCĐ
IV. Hạch toán sửa chữa TSCĐ:
Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ:
- Sửa chữa thường xuyên là sửa chữa nhỏ, mang tính chất bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ, chi phí sửa chữa ít, thời gian sửa chữa ngắn nên chi phí sửa chữa được tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng TSCĐ.
Sơ đồ kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ
TK 111,112,152,331 TK 627,641,642
Tập hợp chi phí sửa chữa thường xuyên tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh ( tự làm)
(**)Tập hợp chi phí sửa chữa thường xuyên tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh ( cho thầu)
TK 1331
( *)
TK 142
Tập hợp chi phí Lần 1, 2 …phân bổ chi phí sửa chữa
sửa chữa TX lớn
(*) - theo phương pháp khấu trừ
(**) - theo phương pháp trực tiếp
Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ:
a. Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang
Việc sửa chữa lớn TSCĐ thường có chi phí sửa chữa nhiều và được tiến hành theo kế hoạch, dự toán theo công trình sửa chữa. Để tính chính xác giá trị thực tế cho từng công trình sửa chữa lớn, mọi chi phí được tập hợp vào tài khoản 241( 2413)- Sửa chữa lớn TSCĐ, chi tiết cho từng công trình sửa chữa lớn.
Nội dung và kết cấu của TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang
TK 241
Bên nợ: Bên có:
+ Chi phí đầu tư xây dựng mua sắm + Giá trị công trình hoàn thành
TSCĐ sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh qua đầu tư mua sắm
+ Chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ + Giá trị công trình bị loại bỏ
khi quyết tóan được duyệt
Số dư: - Chi phí XDCB và sửa chữa lớn + Giá trị công trình hoàn thành
dở dang được kết chuyển khi quyết toán
- Gía trị công trình XDCB và sửa
chữa lớn đã hoàn thành nhưng
chưa bàn giao hoặc chưa quyết
toán
- Tài khoản 241 có 3 tài khoản cấp 2:
+ TK 2411 : mua sắm TSCĐ
+ TK 2412 : xây dựng cơ bản
+ TK 2413 : sửa chữa lớn TSCĐ
b) Sơ đồ hạch toán:
sơ đồ kế toán sửa chữa lớn TSCĐ
TK 111,112,152,334 TK 24 1 TK 335 TK 627,641,642
Tập hợp CPSCL K/c CPSCL Trích trước CPSCL
( tự làm) hoàn thành
TK 331 trường hợp trích
trước CPSCL
Tập hợp CPSCL
cho thầu( **) Hoàn nhập số trích thừa
TK 1421,242
Phân bổ kỳ 1,2….
TK 1331 Kết chuyển CPSCL h/t
(*) trường hợp không trích
Trước CPSCL
Trích bổ sung phần trích thiếu
(**) ; theo phương pháp trực tiếp
(*) : theo phương pháp khấu trừ
CPSCL: chi phí sửa chữa lớn
CPSXKD: chi phí sản xuất kinh doanh
Phần II: Thực trạng công tác kế toán và quản lý TSCĐ ở Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung.
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh:
Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Lịch sử hình thành:
Trong những năm 1978-1980, nền kinh tế nước ta nói chung, ngành thủy sản nói riêng- rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Trước sự sa sút nghiêm trọng đó, được sự cho phép của Chính Phủ, ủy ban kế hoạch nhà nước đã có công văn số 447 ngày 18-04-1981 cho ngành thủy sản làm thử cơ chế mới với nội dung” Nhà nước giao nhiệm vụ kế hoạch nhưng Nhà nước không cân đối đủ vốn cho ngành thủy sản. Do vậy, ngành thủy sản phải xuất khẩu lấy để tự lo, tự liệu, tự cân đối- tự trang trải nhằm duy trì và phát triển sản xuất, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, dưới sự giám sát của Nhà nước và nằm trong quỹ đạo xã hội chủ nghĩa”, “ được quyền sử dụng ngoại tệ, vay vốn ngoại tệ, thông qua xuất khẩu để tự cân đối- tự trang trải, Nhà nước không thu chênh lệch ngoại thương và cũng không bù lỗ cho xuất khẩu thủy sản”. Đó là cơ sở pháp lý ban đầu để Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung xây dựng mô hình làm ăn mới.
Đầu năm 1983( ngày 26-12-1983) đáp ứng nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế thủy sản khu vực Miền trung, chi nhánh XNK thủy sản Đà Nẵng( nay là Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung) đã được thành lập thay thế cho Trạm tiếp nhận Thủy sản Đà Nẵng.
Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung (SEAPRODEX ĐANANG) ra đời, tồn tại và phát triển với các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ như xây lắp, cơ điện, kho vận, bao bì, sản xuất thức ăn nuôi tôm, nhà hàng, tài chính. Suốt thời gian quan Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung đã vận dụng linh hoạt cơ chế của Nhà nước giao nên đã vượt qua mọi trở ngại và giành nhiều thành công liên tục.
Quá trình phát triển của Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung
Từng hoạt động sản xuất kinh doanh theo những điều kiện có tính nguyên tắc nhất định công ty đã từng bước đứng vững và trưởng thành, phát triển một cách liên tục, với doanh số ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, đội ngũ lao động ngày càng đông đảo và lành nghề, đóng góp cho Nhà nước qua các nghĩa vụ thuế và chính sách xã hội khác ngày càng lớn, tiếp tục là một trong những thành viên nòng cốt, vững mạnh của Tổng Công ty Thủy Sản Việt Nam tại khu vực Miền Trung.
Quá trình phát triển của công ty có thể chia làm 3 giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1983-1988: giai đoạn hình thành, ổn định và phát triển.
Giai đoạn này công ty hoạt động theo cơ chế” tự cân đối- tự trang trải”,với phương thức quản lý tập trung và chỉ đạo trực tuyến. Cuối giai đoạn này, do nền kinh tế thị trường phát huy tác dụng, công ty đã sớm chuyển sang mô hình phân cấp, nâng cao quyền tự chủ cho các đơn vị thành viên trực thuộc. Công ty đã có những đóng góp quan trọng góp phần vực dậy ngành kinh tế thủy sản toàn bộ khu vực và tạo vị thế của ngành trong nền kinh tế chung của đất nước. Lúc này, Công ty chuyển sang giai đoạn phát triển thứ hai.
* Giai đoạn 1988-1996: Giai đoạn hòa nhập kinh tế thị trường và củng cố đi lên. Sang giai đoạn này, trên từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các đơn vị thành viên lần lượt thành lập. Mô hình tổ chức quản lý công ty được đổi mới, các đơn vị thành viên được công ty giao vốn, tài sản, lao động. Mỗi đơn vị có con dấu riêng, tài khoản riêng và được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo chức năng, nhiệm vụ công ty giao và hoạt động theo định hướng điều hành thống nhất của giám đốc công ty.
Với mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng- đa phương- đa ngành được hình thành trong giai đoạn này, cái nọ làm tiền đề cho cái kia, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau tạo ra một quần thể cơ cấu kinh tế hàng hóa phù hợp với năng lực, tư duy, tâm lý của từng giai đoạn. Mô hình này đã tạo điều kiện cho một số đơn vị thành viên trưởng thành với tốc độ cao, nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu nền kinh tế thị trường, song cũng trong qúa trình phân cấp này, một số đơn vị thành viên bộc lộ những yếu kém, không thể thích nghi với cơ chế thị trường, những đơn vị này buộc phải bị giải thể hoặc sát nhập với các đơn vị thành viên khác.
* Giai đoạn 1997-1998: Giai đoạn đổi mới kỹ thuật, hiện đại hóa- công nghiệp hóa. Cuối năm 1996- đầu năm 1997, tình hình kinh doanh thủy sản có nhiều biến động, cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế, Nhà nước đã cho phép mọi thành viên kinh tế đều được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, một số xí nghiệp đông lạnh trong khu vực tiến hành tự sản xuất sản phẩm của mình, đồng thời các khách hàng nước ngoài bắt đầu có xu hướng muốn quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất, do vậy nếu trong giai đoạn 1983-1995 Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung đã lấy khâu thương mại để dẫn lối cho sản xuất đi lên, thì đến giai đoạn hiện tại công ty buộc phải chuyển hướng mô hình tổ chức và phương thức kinh doanh của mình theo thương mại trực tiếp làm nhiệm vụ trinh sát, thông tin tìm hiểu thị trường kịp thời để sản xuất luôn đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nhưng cần đặc biệt nâng tầm sản xuất- nhất là sản xuất chế biến thủy sản của hai xí nghiệp thành viên- lên thêm một bước nữa, phấn đấu là nguồn xuất khẩu thủy sản chính của công ty. Chính sách buôn bán với thị trường trong và ngoài nước cũng được cũng cố, phân biệt bạn hàng lâu dài và bạn hàng từng thời vụ, có chính sách hoa hồng thỏa đáng cho các nhà môi giới khi có hiệu quả. Bên cạnh đó công ty đã xây dựng hai chính sách riêng là chính sách thị trường thương nhân trong buôn bán và chính sách thị trường thương nhân trong hợp tác, liên doanh, đầu tư.
Cùng với sự thay đổi phương thức kinh doanh, mô hình tổ chức công ty cũng có nhiều thay đổi, bên cạnh việc tiếp tục duy trì và phân cấp quyền tự chủ cho các đơn vị thành viên, công ty tăng cường công tác giám sát và kiểm tra họat động sản xuất- kinh doanh- tài chính của các đơn vị này, công ty còn trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
Các lĩnh vực hoạt động của Công ty:
Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Miền trung sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như:
Kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu do Trung tâm thương mại và hợp tác quốc tế đảm nhận. Hiện tại trung tâm này đã được tách ra thành hai: Ban Xuất và Ban Nhập hoạt động riêng trên hai lĩnh vực khác nhau.
Sản xuất chế biến thủy sản xuất và thủy sản nội địa do hai xí nghiệp Chế Biến Thủy Sản số 10 và xí nghiệp Chế Biến Thủy Sản số 86 (hiên tại đã đổi tên thành Công ty Chế Biến Thủy Sản Thọ Quang) đảm nhận.
Sản xuẩt gia công, lắp đặt, sửa chữa cơ điện lạnh, phần này do xí nghiệp Cơ Điện Lạnh (tên giao dịch là SEAREE) đảm nhận. Hiện tại, Xí nghiệp Cơ Điện Lạnh đã tách ra khỏi Công ty XNKThủy Sản Miền Trung để sát nhập với công ty Kỹ nghệ lạnh 3/2 Thành Phố Hồ Chí Minh thành công ty Kỹ nghệ lạnh SEAREFICO .
Xây lắp và dịch vụ xây lắp được đảm nhận với công ty xây lắp và dịch vụ xây lắp Thủy Sản Miền Trung. Nay là công ty cổ phần xây lắp và dịch vụ xây lắp Thủy Sản Miền Trung.
Nuôi trồng và dịch vụ nuôi trồng thủy sản, lĩnh vực này do Công ty phát triển nguồn Lợi Thủy Sản chịu trách nhiệm.
Kinh doanh tín dụng, từ 1-4-1993 trở về trước, lĩnh vực này được đảm nhận bởi Trung Tâm Tài Chính Tín dụng công ty.
Ngoài ra công ty còn hoạt động rất mạnh trong các lĩnh vực liên doanh , liên kết, đóng góp cổ phần vào một số đơn vị như:
+ Góp vốn cổ phần thành lập công ty cổ phần XNK Thủy Sản Nha Trang , trong đó công ty góp 70% vốn vào công ty cổ phần này.
+ Góp vốn vào Công ty tài chính cổ phần seaprodex tại Thành Phố Hồ Chí Minh và giữ chức Phó Hội Đồng quản trị của công ty.
Góp vốn vào ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu (Eximbank)
Góp vốn thành lập nhiều liên doanh thủy sản đối với các địa phương như Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh thuận.
Công ty cũng đã huy động vốn của CBCNV thành lập Xí Nghiệp Cổ phần Bao bì Xuất Khẩu tại Đà Nẵng để cung cấp các loại bao bì cho các xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.
3. Chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
a. Chức năng:
Chức năng tổng quát: Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung thực hiện chức năng kinh doanh đa dạng: sản xuất kinh doanh hàng thủy sản xuất khẩu và nội địa, kinh doanh các loại vật tư, thiết bị hàng tiêu dùng, sản xuất thức ăn nuôi tôm, hotạ động xây lắp, sản xuất bao bì và các hoạt động sản xuất kinh doanh- dịch vụ khác, đồng thời tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị thành viên trực thuộc công ty theo sự phân cấp quản lý của nhà nước và theo quy định của pháp luật.
Chức năng cụ thể: Tổ chức sản xuất và chế biến các sản phẩm thủy sản, các loại thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. Thực hiện thương mại xuất nhập khẩu các sản phẩm thủy sản, xuất nhập khẩu các vật tư, thiết bị phục vụ ngành thủy sản.
b. Nhiệm vụ:
Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, phù hợp với mục đích thành lập xây dung và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và các kế hoạch có liên quan bao gồm kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của công ty, góp phần phát triển ngành nghề cá ở khu vực.
Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh,dịch vụ đồng thời quản lý, khai thác, sử dụng (bảo toàn và phát triển) có hiệu quả các nguồn vốn,đảm bảo đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng,đa tuyến, đa phương, không ngừng đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, cân đối giữa xuất và nhập, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo duyệt định.
Phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kế hoach xuất nhập khẩu ngày càng càng chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thống kê kế toán, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh, đủ sức đảm đương công tác kinh doanh có hiệu quả trong tình hình kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường.
Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng liên kết có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4. Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức nhân sự tại công ty hiện nay:
Giám đốc Công ty
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Ban
Nhập khẩu và Kinh doanh vật tư hàng hoá
Ban Xuất khẩu
Văn
Phòng
Công ty
Ban
Tài Chính -
Kế hoạch - Đầu tư
Phòng
Kinh doanh
kho vận
và dịch vụ
Chi nhánh tạI Hà Nội
XN
Chế biến Thủy đặc sản số 10
Cty chế biến thủy sản Thọ Quang
Các
liên doanh
Công ty phát triển nguồn lợi Thủy sản
Chi nhánh tạI TP HCM
Nhiệm vụ của các bộ phận:
- Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ quản lý con dấu của công ty, đóng dấu các tài liệu do Giám đốc công ty hoặc những người được giám đốc uỷ quyền ban hành. Điều hành, bố trí lao động, giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, xét thưởng hoặc kỷ luật đối với nhân viên, lập kế hoạch và phát động phong trào thi đua lao động sản xuất hàng năm của công ty góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
- Ban tài chính - Kế hoạch - Đầu tư: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành trên các lĩnh vực tài chính, kế toán, kế hoạch thống kê, hợp tác và đầu tư trong nước và ngoài nước. Đồng thời hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra phối hợp với các đơn vị thành viên trên các lĩnh vực được phân công. Bộ phận kế hoạch đầu tư thuộc Ban tài chính - Kế hoạch - Đầu tư có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hàng năm kể cả kế hoạch dài hạn và ngắn hạn dựa vào việc đánh giá tình hình năm trước, nhận định và dự đoán tình hình sắp đến trên cơ sở năng lực sản xuất hiện có từ đó đưa ra các chỉ tiêu thích hợp.
- Ban nhập khẩu: Thực hiện việc kinh doanh nhập khẩu, chủ yếu là nhập hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc uỷ thác trong nước, tìm kiếm và mở rộng thị trường các mặt hàng nhập khẩu, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hoạt dộng nhập khẩu của mình.
- Ban xuất khẩu: Thực hiện việc kinh doanh xuất khẩu, chủ yếu là hàng hải sản, tổ chức mua hàng hoá từ các đơn vị trực thuộc và các đơn vị trong nước khác, tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Phòng kho vận: Thực hiện nhiệm vụ quản lý kho, đảm bảo an toàn cho kho, điều phối xe để vận chuyển hàng hoá cho công ty, cho thuê kho.
- Chi nhánh tại Hà nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Mở rộng quan hệ giao dịch thị trường trong và ngoài nước, kịp thời nắm bắt thông tin kinh tế trên thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
- Xí nghiệp Chế biến Thuỷ sản số 10, số 86: Tổ chức thu mua các nguyên liệu thuỷ, hải sản sau đó chế biến nguyên liệu này thành sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Công ty Phát triển Nguồn lợi Thuỷ sản: Chủ yếu sản xuất kinh doanh các mặt hàng như tôm giống, sản xuất thức ăn, nguyên liệu phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, các vật tư thiết bị phục vụ nghề nuôi trồng thuỷ sản.
5. Tổ chức kế toán tại công ty:
a. Tổ chức kế toán tại công ty: Hệ thống kế toán bao gồm hai nhân tố chính là con người và hệ thống chứng từ sổ sách kế toán. Hệ thống kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Công ty áp dụng mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán nhằm quản lý chặt chẽ luân chuyển chứng từ kịp thời để cung cấp số liệu cho lãnh đạo công ty chính xác đầy đủ.
Xí nghiệp Chế biến Thuỷ sản số 10, Công ty chế biến thủy sản Thọ Quang và Công ty Phát triển Nguồn lợi Thuỷ sản được phép tổ chức kế toán riêng, hạch toán độc lập. Riêng Chi nhánh tại Hà nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh thì hạch toán báo sổ. Vào cuối tháng toàn bộ chứng từ phát sinh ở các chi nhánh, sổ sách ở các đơn vị gửi về văn phòng công ty. Trên cơ sở đó kế toán công ty tổng hợp lại và lập báo cáo quyết toán cho toàn công ty theo theo theo từng phần hành kế toán cụ thể, từng kế toán viên đảm nhiệm từng công việc cụ thể.
- Kế toán trưởng: Là người được giám đốc công ty đề bạt có sự đồng ý của ban lãnh đạo Tổng công ty Thuỷ sản Việt nam. Là người phụ trách quản lý, điều hành chung công việc nghiệp vụ của phòng. Quản lý điều hành chung nghiệp vụ tài chính tại công ty, chỉ đạo thực hiện các báo cáo quyết toán tài chính và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Phó kế toán trưởng: Là người giúp việc cho kế toán trưởng kiểm tra đôn đốc công việc của các kế toán viên. Quản lý công tác tài chính trong khi kế toán trưởng đi vắng; Điều hành tham gia cùng bộ phận tổng hợp theo dõi quỹ tiền lương.
- Nhân viên kế toán phụ trách hàng hải sản: Theo dõi hàng hải sản đông và khô, đồng thời theo dõi công nợ đối với khách hàng hải sản. Có nhiệm vụ cập nhật các chứng từ vào máy, cuối tháng in ra bảng kê tổng hợp nhập xuất hàng hải sản nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý.
- Nhân viên kế toán phụ trách hàng vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi nhập xuất hàng vật tư trên cơ sở các phiếu nhập kho, xuất kho của các hoá đơn bán hàng,... mở sổ chi tiết theo dõi vật tư, công nợ, cập nhật các chứng từ vào máy, cuối tháng in ra bảng kê tổng hợp nhập xuất vật tư, các sổ chi tiết về vật tư, công nợ, cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý.
- Nhân viên kế toán phụ trách tiền mặt và thanh toán: Theo dõi thu chi tiền mặt phát sinh hằng ngày tại công ty, theo dõi thanh toán tạm ứng của cán bộ công nhân viên. Nhập các phiếu thu chi vào máy, cuối tháng in ra các báo cáo thu chi tiền mặt, công nợ, tạm ứng của cán bộ công nhân viên
- Nhân viên kế toán ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay, ký quỹ của công ty với các ngân hàng mà công ty có quan hệ tài khoản, theo dõi đối chiếu số liệu giữa ngân hàng và công ty, thực hiện các thủ tục cần thiết để vay vốn ngân hàng, cuối kỳ in ra các báo cáo thu chi tiền gửi.
-Nhân viên kế toán công nợ, tiền lương, BHXH, tài sản cố định: Theo dõi công nợ với khách hàng, theo dõi biến động tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định, theo dõi tiền lương, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên .
- Nhân viên kế toán tổng hợp: Thực hiện công tác kế toán ở giai đoạn cuối cùng, thu nhập và xử lý các số liệu từ các phần hành kế toán khác từ đó in ra các báo cáo tài chính định kỳ tại công ty và văn phòng công ty.
- Nhân viên hạch toán ban đầu tại Chi nhánh tại Hà nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Định kỳ gửi các hoá đơn về văn phòng công ty, lên báo cáo chi tiêu tài chính cùng chứng từ gốc. Theo dõi công nợ ở Chi nhánh Hà nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi có hàng nhập về, tập hợp các phiếu nhập chuyền về văn phòng công ty.
- Thủ quỹ: Phụ trách quỹ tiền mặt, lưu giữ các chứng khoán có giá, thực hiện các thủ tục thu-chi quỹ tiền mặt tại công ty, thường xuyên đối chiếu lượng tiền mặt tồn quỹ với kế toán tiền mặt tại công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Thủ
qũy
Kế toán công nợ,
Tiền lương, BHXH
Kế toán ngân hàng
Kế toán hàng hải sản
Kế toán hàng vật tư
Kế toán tiền mặt và thanh toán
Kế toán tổng hợp
Nhân viên hạch toán ban đầu tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Nhân viên hạch toán ban đầu tại Chi nhánh Hà Nội
Kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
b. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Hiện nay công ty đã sử dụng máy vi tính phục vụ cho công tác kế toán theo hệ thống chương trình kế toán lập sẵn theo hình thức chứng từ ghi sổ. Được thực hiện theo trình tự sau:
Chứng từ gốc
Sổ qũy
Sổ, thẻ kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Định kỳ, hàng tháng,quí
Quá trình luân chuyển chứng từ
- Hàng ngày, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng công ty được phản ánh trên các chứng từ gốc như: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn,... hoặc các chứng từ do Chi nhánh tại Hà nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh gửi về. Các chứng từ này sẽ được chuyển đến kế toán trưởng hay phó kế toán trưởng duyệt sau đó được các kế toán viên nhập vào máy trên các bảng kê chi tiết, số, thẻ kế toán chi tiết. Riêng đối với các chứng từ do ngân hàng phát hành thì chứng từ gốc đó được ghi vào thẳng chứng từ ghi sổ.
- Định kỳ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ, ghi vào sổ cái tài khoản tổng hợp. Đối với các tài khoản cần theo dõi chi tiết thì kế toán viên tiến hành lập các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Cuối tháng, căn cứ vào các các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu với sổ cái. Trên cơ sở bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái, kế toán tiến hành lập bảng cân đối tài khoản sau đó lập các báo cáo quyết toán.
Các nội dung khác:
Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ
Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: đánh giá theo giá thực tế cho từng loại vật tư, hàng hoá
+ Phương pháp xác đinh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: kê khai thường xuyên
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc đánh giá tài sản: đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao tuyến tính.
II. Đặc điểm và phân loại TSCĐ:
Đặc điểm:
Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung thống nhất quản lý, hạch toán theo dõi tài sản cố định trong toàn Công ty tại văn phòng công ty.
Hàng năm các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản mua sắm TSCĐ trình Công ty, Công ty xem xét và phê duyệt tổng thể đầu tư hàng năm. Các đơn vị thành viên trước khi đầu tư mua sắm TSCĐ phải lập văn bản và dự tóan trình Công ty xem xét và phê duyệt. Sau khi mua sắm xây dựng cơ bản phải có quyết toán gửi về Công ty. Đối với TSCĐ đầu tư có giá trị lớn phải có luận chứng khoa học kỹ thuật để biết thời gian đầu tư cũng như thời gian có thể thu hồi vốn.
2. Phân loại:
Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung đã thực hiện phân loại TSCĐ một cách hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và tiến hành phân loại theo các tiêu thức sau:
2.1 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:
Theo cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác tình trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp, trong mối quan hệ với các nguồn đầu tư của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tổ chức sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, cân nhắc tính toán khấu hao thu hồi vốn để đảm bảo có nguồn trang trải vốn vay đồng thời thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
TSCĐ của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.Để tăng cường quản lý TSCĐ theo nguồn hình thành , Công ty tiến hành phân TSCĐ thành 3 nguồn chính ( đến 31/12/2003):
+ TSCĐ được hình thành từ ngân sách : 3.909.120.944 đ
+ TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tự có : 26.575.772.670 đ
+ TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay : 59.833.438.349 đ
2.2 Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc : 35.324.156.885 đ
+ Máy móc thiết bị : 51.420.189.588 đ
+ Phương tiện vận tải : 2.680.357.320 đ
+ Thiết bị quản lý : 893.628.170 đ
III. Hạch toán tăng, giảm TSCĐ tại Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung:
1. Hạch tóan chi tiết tăng, giảm TSCĐ:
1.1. Thủ tục chứng từ và hạch toán chi tiết tăng TSCĐ:
Việc mua sắm TSCĐ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh, bộ phận sử dụng TSCĐ lập tờ trình xin lãnh đạo trang bị thêm TSCĐ
Bước 2: Trên cơ sở giấy đề nghị được duyệt, phòng đề nghị lập kế hoạch mua sắm thêm TSCĐ cho Công ty
Bước 3: Căn cứ vào kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị doanh nghiệp thực hiện các thủ tục xét chọn nhà thầu cung cấp TSCĐ và tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng
Bước 4: Bên mua và bên bán thực hiện các thủ tục mua bán và giao nhận
Công ty sử dụng các chứng từ sau:
+Giấy đề nghị trang bị thêm TSCĐ
+ Kế hoạch mua sắm TSCĐ
+ Quyết định đầu tư trang bị cho bộ phận sử dụng
+ Các chứng từ có liên quan như hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản giao nhận TSCĐ, phiếu chi.
1.2 Thủ tục chứng từ và hạch toán chi tiết giảm TSCĐ:
TSCĐ giảm tại Công ty chủ yếu là do thanh lý và nhượng bán. Tổng giá trị thanh lý nhượng bán đến cuối năm 2003 là 806.818.220 đồng, hầu hết là quá cũ, hoạt động không hiệu quả và không phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị nữa.
Theo yêu cầu của bộ phận sử dụng và căn cứ vào kết quả kiểm kê TSCĐ. Công ty tiến hành lập kế hoạch thanh lý TSCĐ. Trước hết phải thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý căn cứ vào quá trình thanh lý TSCĐ lập biên bản thanh lý TSCĐ. Đồng thời, khi giao máy phải lập biên bản giao và kèm theo hóa đơn bán hàng. Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi giảm TSCĐ.
Biên bản thanh lý
Biên bản bàn giao máy
Hóa đơn bán hàng
Phiếu thu
Các chứng từ có liên quan
Tất cả các hồ sơ chứng từ TSCĐ nêu trên được lập thành 01 bộ được lưu tại Phòng Kế toán của Công ty.
2. Hạch tóan tổng hợp TSCĐ:
2.1. Tài khoản sử dụng: TK 211( không chi tiết )
2.2 . Hạch tóan tăng TSCĐ
Ngày 15/02/2004, Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung có mua một máy điều hòa không khí, theo giá mua chưa thuế GTGT là 40.000.000đ, thuế GTGT 10%. Công ty trả bằng tiền mặt . TSCĐ này được đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh. thời gian sử dụng là 5 năm.
Khi Công ty mua TSCĐ đã có sự thỏa thuận và nhất trí của cả hai bên, công ty lập hợp đồng kinh tế, trong đó có: đại diện bên mua hàng, bên bán hàng, các điều khoản và cam kết chung. Cụ thể như sau:
Tổng Công ty Thủy Sản Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Công ty XNK TS Miền Trung Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
**************** ------------
Số: 15/HĐKT Đà Nẵng, ngày 10 tháng 02 năm 2004
Hợp đồng kinh tế
- Căn cứ pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 09 năm 1989 của Hội đồng nhà nước quy định chế độ hợp đồng kinh tế
- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên
Hôm nay, ngày 10 tháng 02 năm 2004 tại Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung đã tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế gồm:
I. Bên mua( bên A): Công ty XNK Thủy sản miền trung
- Địa chỉ : 263 Phan Châu Trinh Đà Nẵng
- Điện thoại: 0511.823768 Fax: 0511.823767
Do ông: Trần Hữu Hoàn Chức vụ: Phó Giám Đốc làm đại diện
II. Bên bán( bên B): Công ty TNHH Carrier Việt nam
- Địa chỉ : 17 Nguyễn Văn Linh- Đà Nẵng
- Điện thoại: 0511.821163 Fax: 0511.821165
Do ông: Nguyễn Quốc Bình Chức vụ: Phó Giám Đốc làm đại diện
Sau khi bàn giao hàng thống nhất ký hợp đồng với nội dung sau:
Điều 1:
- Bên B giao cho Bên A một máy điều hòa hiệu Carrier V2516
- Giá cả : 40.000.000 đ( Bốn mươi triệu đồng) chưa bao gồm VAT.
- Thời hạn hợp đồng: 3 ngày( từ ngày 12/02/04 đến ngày
15/04/04).
Điều 2:
- Địa điểm giao hàng: tại kho bên A
Phương thức thanh tóan: bằng tiền mặt
Điều 3: Cam kết chung
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có gì trở ngại thì hai bên bàn bạc cùng thống nhất cách giải quyết
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã ký trên trên tinh thần hợp tác, bình đẳng .
Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Đại diện bên A Đại diện bên B
( Đã ký) ( Đã ký)
* Căn cứ vào hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết để lập hóa đơn GTGT:
Hóa đơn Mẫu số 01 GTKT-3LL
giá trị gia tăng
Ngày 15 tháng 02 năm 2004
0046834
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Carrier Việt Nam
Điạ chỉ: 17 Nguyễn Văn Linh
Số tài khoản: 431101.03.0200 tại Ngân hàng Nông Ngiệp Quận Liên Chiểu
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung
Địa chỉ: 263 Phan Câu Trinh Đà Nẵng
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: tiền mặt
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3= 1x 2
1
Máy đhòa
cái
01
40.000.000đ
40.000.000đ
V2516
Cộng tiền hàng
40.000.000đ
Tiền thuế GTGT
4.000.000 đ
Tổng cộng tiền tt
44.000.000 đ
Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi bốn triệu đồng chẵn
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
* Căn cứ vào hóa đơn để lập phiếu chi
Seaprodex Đà Nẵng
Quản lý KD XNK
MST: Phiếu chi Số 012/12VP
Ngày 25/02/2004
Người nhận : Nguyễn Nghĩa Bình
Ghi nợ
TK
VNĐ
USD
2111331
40.000.000
4.000.000
Đơn vị: Công ty TNHH Carrier VN
Nội dung : Chi mua máy điều hòa
Số tiền: 44.000.000 đ
Bằng chữ: Bốn mươi bốn triệu đồng chẵn.
Hiệu đính: HĐ 0046834
Người nhận Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng
* Khi bên bán gia TSCĐ, lập biên bản giao nhận TSCĐ:
Đơn vị: Cty XNK Thủy Sản Miền Trung
Địa chỉ: 263 Phan Châu Trinh Đà Nẵng
Biên bản giao nhận TSCĐ
Ngày 15 tháng 02 năm 2004
- Căn cứ quyết định số 1238/QĐ ngày 05/02/2004 của Giám Đốc Công ty về việc bàn giao TSCĐ
Ban giao nhận TSCĐ:
- Ông( Bà): Nguyễn Văn A Chức vụ: Nhân viên bán hàng, đại điện bên giao
- Ông( Bà): Đoàn Thị Thanh Chức vụ: Nhân viên P. KT, đại điện bên nhận
Địa điểm giao nhận TSCĐ: tại Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung.
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
ĐVT: 1.000 đồng
Số thứ tự
Tên, ký mã hiệu quy cách
Số hiệu
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Năm đưa vào sử dụng
Công suất
Tính nguyên giá TSCĐ
Hao mòn TSCĐ
Tài liệu kỹ thuật kèm theo
Giá mua
Cước phí vận chuyển
Chi phí chạy thử
Nguyên giá TSCĐ
Tỉ lệ hao mòn
Số đã khấu hao
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
7
8
9
E
1
Máy ĐHKK
Singapore
2003
40000
40000
dụng cụ, phụ tùng kèm theo
Số TT
Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng
Đơn vị tính
Số lượng
Gía trị
A
B
C
1
2
Thủ trưởng đơn vị Kế tóan trưởng Người nhận Người giao
* Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, hóa đơn và biên bản giao nhận TSCĐ, và thực tế chi tiền mặt, kế tóan tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 211 : 40.000.000
Nợ TK 133( 1332) : 4.000.000
Có TK 111 : 44.000.000
Tổng hợp:
Căn cứ vào các thủ tục, chứng từ do bộ phận sử dụng gửi về phòng Kế toán, kế toán sẽ tiến hành xác định nguyên giá của TSCĐ. Nếu TSCĐ được mua sắm bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thì định khoản, lên chứng từ ghi sổ sau đó vào sổ cái TK 211, còn những TSCĐ chưa thanh toán được kế toán theo dõi trên sổ chi tiết tài khoản 331. Kế toán tiến hành lên bảng kê chứng từ gốc, sau đó lên chứng từ ghi sổ và vào sổ cái.
Cty XNK Thủy Sản Miền Trung
Khối QL KD XNK
Bảng kê chứng từ tài khoản 211
Chứng từ
Diễn giải
Tkhoản đối ứng
Số tiền USD
Số tiền VNĐ
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
01
15/02/04
Mua máy ĐHKK
111
40.000.000
Tổng cộng
40.000.000
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 02 năm 2004
Người lập bảng Kế tóan trưởng
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền VNĐ
SHCT
Ngày
Nợ
Có
01
15/02/04
Mua máy ĐHKK
211
111
40.000.000
Tổng cộng
40.000.000
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 02 năm 2004
Người lập biểu Kế tóan trưởng
2.3. Hạch tóan giảm TSCĐ
Tổng Công ty Thủy Sản Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Công ty XNK TS Miền Trung Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
**************** ------------
Số: 78/ QĐ-TC Đà Nẵng, ngày 15 tháng 03 năm 2004
Quyết định
V/v thanh lý xe ôtô lạnh biển số 43K- 3724
**********
giám đốc công ty xnk thủy sản miền trung
Căn cứ Quyết định số 242 TS/QĐ-TC ngày 31/03/1993 của Bộ Thủy Sản v/v thành lập lại Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung;
Căn cứ điều lệ tổ chức và quản lý của Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung đã được Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thủy Sản Việt Nam phê duyệt và cho phép áp dụng;
Xét đề nghị của Phòng kho vận và nhu cầu của đơn vị;
Theo đề nghị của Trưởng ban Tài chính- Kế hoạch - Đầu tư Công ty
Quyết định
Điều 1: Nay thanh lý xe ôtô lạnh mang biển số đăng ký 43K –3724 hiện do Phòng kho vận quản lý và sử dụng, do xe bị hư hang nhiều, không phát huy được hiệu quả hoạt động và đơn vị không có nhu cầu sử dụng.
Điều 2: Giao Ban thanh lý xe có trách nhiệm đánh giá lại tình trạng kỹ thuật xe đề xuất giá bán tổi thiểu và tổ chức bán đấu giá xe theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 3: Ban Tài chính- Kế hoạch - Đầu tư Công ty phối hợp cùng Văn phòng Công ty, Phòng kho vận hoàn chỉnh thủ tục bán xe, giao xe, nộp tiền vào quỹ và hạch tóan giảm tài sản cố định đúng quy định của Nhà nước.
Điều 4: Các ông Chánh Văn phòng Công ty, Trưởng ban Tài chính- Kế hoạch - Đầu tư Công ty, Trưởng phòng kho vận và các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung
Giám đốc
Đơn vị: Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung Mẫu số: 03-TSCĐ
Địa chỉ : 263 Phan Châu Trinh Đà nẵng Ban hành theo QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính
Biên bản thanh lý TSCĐ Số : 01
Ngày 28 tháng 03 năm 2004
NợTK: 214 Nợ TK 111
Có TK 211 Có TK 711
Có TK 3331
Căn cứ quyết định số 78/QĐ-CT ngày 08 tháng 12 năm 2003 của Giám Đốc Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung về việc thanh lý TSCĐ.
I. Ban thanh lý tàI sản cố định gồm :
1.ông: Hồ Phước Huề Phó văn phòng Công ty - Trưởng ban
2.ông: Thái Bá Tiên Tổ trưởng tổ HCQT Văn phòng Công ty
3.ông: Nguyễn đông Quang CV Ban TC-KH-ĐT
4.ông: Lê Tự Trinh CV Phòng Kho Vận
II. tiến hành thanh lý tscđ :
Tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ : Xe ôtô lạnh
Số hiệu TSCĐ
Nước sản xuất : Nhật
Năm sản xuất : 1980
Năm đưa vào sử dụng : 1997
Nguyên giá TSCĐ : 237.720.700 đồng
Giá trị hao mòn đã trích khấu hao đến thời điểm thanh lý: 237.720.700 đồng
Giá trị còn lại của TSCĐ : 0 đồng
IIi. kết luận của ban thanh lý tscđ :
TSCĐ của đơn vị là xe ôtô lạnh, xe bị hư hỏng nhiều, không phát huy hiệu quả hoạt động và đơn vị không có nhu cầu sử dụng.
Ngày 15 tháng 12 năm 2003
Trưởng ban thanh lý
Hồ Phước Huề
IV. kết quả thanh lý tscđ :
Chi phí thanh lý TSCĐ:
Giá trị thu hồi: 15.000.000 đồng ( Viết bằng chữ: Mười lăm triệu đồng chẵn).
Đã ghi giảm TSCĐ ngày 28 tháng 03 năm 2004.
Ngày 28 tháng 03 năm 2004
Giám đốc Trưởng ban thanh lý
Phạm Mạnh Hoạt Hồ Phước Huề
Bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ: Phòng Kho vận
------------------------------------------------------------------------------------------
* Căn cứ vào biên bản thanh lý để lập phiếu thu:
Seaprodex Đà Nẵng
Quản lý KD XNK
MST: Phiếu thu Số 019/12VP
Ngày 28/03/2004
Ghi nợ
TK
VNĐ
USD
7113331
15000000
1.500.000
Tên người nộp: Nguyễn Văn Sơn
Nội dung: Thu thanh lý xe 43K-3724
Số tiền: 16.500.000 đ
Bằng chữ: Mười sáu triệu năm trăm ngàn đồng chẵn
Người nhận Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng
* Căn cứ vào phiếu thu, biên bản thanh lý TSCĐ, kế toán ghi
+ Giảm TSCĐ đã thanh lý
*Nợ TK 214: 237.720.700
Có TK 211: 237.720.700
+ Thu thanh lý TSCĐ:
* Nợ TK 111: 16.500.000
Có TK 711: 15.000.000
Có TK 3331: 1.500.000
* Khi đơn vị hạch toán xong các bút toán tăng, giảm TSCĐ, thì chương trình máy xử lý , và đơn vị theo dõi trên bảng kê chứng từ TK 211:
Cty XNK Thủy Sản Miền Trung
Khối QL KD XNK
Bảng kê chứng từ tài khoản 211
Chứng từ
Diễn giải
Tkhoản đối ứng
Số tiền USD
Số tiền VNĐ
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
02
28/03/04
Thanh lý xe tải lạnh 43K-3724
2141
237.272.700
Tổng cộng
40.000.000
237.272.700
* Từ bảng kê chứng từ, đơn vị lập chứng từ ghi sổ:
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền VNĐ
SHCT
Ngày
Nợ
Có
02
28/03/2004
Thanh lý xe tải lạnh
214
211
237.272.700
Tổng cộng
237.272.700
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 03 năm 2004
Người lập biểu Kế tóan trưởng
* Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ cái tài khoản 211:
Cty XNK Thủy Sản Miền Trung
Khối QL KD XNK
Sổ cáI TàI khoản
đến ngày 31/12/2004
TK211: TSCĐ hữu hình
Hóa đơn
Diễn giải
Tkhoản đối ứng
Số tiền USD
Số tiền VNĐ
Số Hđơn
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
85.572.000.000
15/02/04
Mua ĐHKK
111
40.000.000
28/03/04
Thanh lý xe tải lạnh 43K-3724
2141
237.272.700
Cộng phát sinh
40.000.000
237.272.700
Số dư cuối kỳ
85.374.727.300
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2004
Người lập biểu Kế tóan trưởng Thủ trưởng đơn vị
* Để theo dõi chi tiết TSCĐ đó thuộc bộ phận nào quản lý, ở xí nghiệp nào, nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao luỹ kế, Công ty lập 01 bảng kê chi tiết TSCĐ trên Excel:
ĐVT: 1000đ
Số TT
Phân loại
Phân loại
Số T
T
Tên TSCĐ
Tính khấu hao
Số tháng KH năm nay
Số tiền khấu hao 01 năm
Nguyên giá
Số năm
Mức trích /năm
Số đầu năm
Tăng
Giảm
Số cuối năm
1
1-MMDL
MMDL- VP
1
Máy p/điện hi-Tech
7
6.713
12
6.713
46.996
46.996
2
1-MMDL
MMDL- VP
2
Máy hàn
7
3
1-MMDL
MMDL- VP
3
Máy phát điện dự phòng
7
4
1-MMDL
MMDL- VP
0
12
0
5
2 DCQL
DCQL
1
Máy ĐHKK
5
8.000
12
8.000
40.000
40.000
6
3-PTVT
PTVT- VP
1
Xe lạnh 3724
6
39.545
12
39.545
237.272
237.272
Hao mòn TSCĐ
Giá trị còn lại
Đầu năm
Khấu hao
Tăng do đ/c
Giảm do t/ly hay đ/c
Cuối năm
Đầu năm
Khấu hao
Tăng do đ/c
Giảm do t/ly hay đ/c
Cuối năm
46.996
-
46.996
-
-
40.000.000
237.272
237.272
-
IV. Hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ:
1. Phương pháp khấu hao:
Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, xác định mức khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức:
Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định
trung bình hàng năm =
của tài sản cố định Thời gian sử dụng
Ví dụ: Công ty mua một TSCĐ với giá trị trên hoá đơn là 129 triệu đồng, chiét khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 2 triệu đồng, chi phí lắp đặt chạy thử là 2 triệu đồng.
Thời gian sử dụng của TSCĐ doanh nghiệp dự kiến là 10 năm, tài sản được đưa vào sử dụng ngày 01/01/2004.
- Nguyên giá TSCĐ = 129 triệu – 5 triệu + 2 triệu + 2 triệu = 120 triệu
- Mức khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu đồng : 10 năm = 12 triệu đồng /năm
- Mức khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng : 12 tháng = 1 triệu đồng/tháng.
Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao TSCĐ đó vào chi phí kinh doanh.
2. Hạch toán khấu hao TSCĐ:
2.1. Tài khoản sử dụng: TK 214- Hao mòn TSCĐ
2.2. Hạch toán khấu hao:
bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ quí Iv/2004
ĐVT: 1.000 đ
STT
Chỉ tiêu
Thời gian sử dụng
Toàn doanh nghiệp
TK 627
TK 641
TK 642
Nguyên giá
Số KH
Mức KH
Mức KH
Mức KH
1
2
3
4
Số KH đã trích quí trước
Số KH TSCĐ tăng quí này
- Máy ĐHKK
…………..
Số khấu hao TSCĐ giảm quí này
Số khấu hao phải trích quí này
5
116.115.000
40.000
…………
277.272
4.500.000
8.000
4.500.000
xxx
xxx
1.300.000
8.000
……….
237.272
1.300.000
Dựa vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 642( 6424) : 1.300.000.000
Có TK 214 : 1.300.000.000
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền VNĐ
SHCT
Ngày
Nợ
Có
02
28/03/2004
Phân bổ khấu hao TSCĐ quí I/2004
6424
214
1.300.000.000
Tổng cộng
1.300.000.000
Cty XNK Thủy Sản Miền Trung
Khối QL KD XNK
Sổ cáI TàI khoản
đến ngày 31/12/2004
TK2141: hao mòn TSCĐ hữu hình
Hóa đơn
Diễn giải
Tkhoản đối ứng
Số tiền USD
Số tiền VNĐ
Số Hđơn
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
8.500.763
28/03/2004
Thanh lý xe tải lạnh 43K-3724
211
237.272
10/02/2004
Trích khấu hao quí I/04
6424
6.370.000
Cộng phát sinh
237.272
6.370.000
Số dư cuối kỳ
14.633.491
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2004
Người lập biểu Kế tóan trưởng Thủ trưởng đơn vị
V. Kế toán sửa chữa TSCĐ:
Xuất phát từ đặc đIểm hoạt động của Công ty, trong năm 2004 công việc sửa chữa TSCĐ diễn ra thường xuyên, đều đặn với chi phí nhỏ nên các chi phí này được hạch toán thẳng vào chi phí phát sinh trong kỳ.
1.Sửa chữa thường xuyên:
Định kỳ quí, năm hoặc mức độ hư hỏng của TSCĐ người sử dụng TSCĐ lập dự trù sửa chữa. Sau khi được Ban giám đốc phê duyệt công việc sửa chữa được tiến hành.
Ngày 25/03/04, Công ty tiến hành sửa chữa máy vi tính tại phòng Kế toán( Kế tóan trưởng sử dụng) với chi phí là 1.550.000 đồng, đã trả bằng tiền mặt.
Căn cứ vào phiếu chi số 1527 ngày 05/02/2004 cho công việc sửa chữa trên kế tóan phản ánh như sau:
Nợ TK 6424 : 1.550.000
Có TK 111: 1.550.000
Seaprodex Đà Nẵng
Quản lý KD XNK
MST: Phiếu chi Số 1527
Ngày 05/02/2004
Người nhận : Nguyễn Văn Tài
Ghi nợ
TK
VNĐ
USD
6424111
1.550.000
1.550.000
Nội dung: Chi sửa chữa máy vi tính
Số tiền: 1.550.000 đ
Bằng chữ: Một triệu năm trăm năm mươi ngàn đồng chẵn
Người nhận Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng
2. Sửa chữa lớn:
Công ty không có sửa chữa lớn, chỉ có ở các Xí nghiệp, Công ty trực thuộc mới tiến hành
Phần III: Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý TSCĐ ở Công ty:
1. Nhận xét khái quát về công tác kế toán và quản lý TSCĐ ở Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung:
Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã đi sâu tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc biệt là đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán và quản lý TSCĐ, em nhận thấy có những điểm mạnh và điểm yếu như sau:
a. Những thành tích đạt được trong công tác kế toán:
Qua nghiên cứu tình hình thựuc trạng về hạch toán và quản lý TSCĐ ở Công ty trong năm 2003 và đầu năm 2004, em thấy việc hạch toán và quản lý TSCĐ tương đối chính xác và chặt chẽ. Hàng năm, đơn vị đều tiến hành kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại nhằm bảo tồn vốn cố định.
Bộ máy kế toán của Công ty bố trí theo dõi hợp lý các công việc của Phòng Kế toán, làm việc có hiệu quả cao.Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ cao, có kinh nghiệm. Mặt khác, được sự hỗ trợ thường xuyên của các cấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán được bồi dưỡng và nâng cao nhờ vào tinh thần ham học hỏi và tập huấn các nghiệp vụ mới.
Với tiềm năng đó, trong công tác tổ chức hạch toán kế toán của đơn vị không rập khuôn theo lý thuyết mà có những sáng tạo, cải tiến phù hợp. Đồng thời với nghiệp vụ kinh tế cao, khả năng tổ chức tốt, đơn vị đã sắp xếp phân công công việc cho từng nhân viên kế toán như hiện nay là phù hợp và
cần thiết. Công ty đã áp dụng phần mềm quản lý kế toán vào hạch toán kế toán.
Hiện nay, Công ty tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố đinh phù hợp với chủ trương của Nhà nước. Hàng quý tính và trích khấu hao đầy đủ, dúng chế độ quy định. Thủ tục chứng từ tăng, giảm TSCĐ đầy đủ, đúng nguyên tắc về chế độ quy định, hạch toán kế tóan kịp thời, chính xác. Sổ sách ghi chép rõ ràng, dễ hiểu và có khoa học.
b. Những mặt yếu còn tồn tại:
Về sổ sách theo dõi: trong quá trình theo dõi TSCĐ tăng, giảm kế toán không mở thẻ TSCĐ để theo dõi tình hình biến động TSCĐ mà chỉ theo dõi trên chương trình Excel với các công thức lập trước.
Kế toán TSCĐ của Công ty mới chỉ đơn thuần theo dõi TSCĐ tăng, giảm trích khấu hao hàng quý và sửa chữa TSCĐ, chưa đi sâu phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hàng năm để có những điều chỉnh hợp lý khi đầu tư vào TSCĐ, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ ở đơn vị.
Kế tóan chưa phân tích được tình trạng của TSCĐ, qua đó để thấy được tác động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và có biện pháp nhằm cải tiến, đổi mới TSCĐ. Công ty chưa theo dõi TSCĐ vô hình: phần mềm kế toán của máy tính…
Công ty có nhiều đơn vị thành viên trực thuộc nên việc hạch toán tăng giảm TSCĐ còn chậm. Khi các đơn vị chưa chuyển bảng kê công nợ( TK 336) về văn phòng Công ty thì Công ty vẫn chưa hạch toán được.
2. Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý TSCĐ ở Công ty XNK thủy Sản Miền Trung:
Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp cần phải tích cực thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường quản lý TSCĐ với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Từ tình hình về công tác hạch toán kế toán và quản lý TSCĐ thực tế ở Công ty, em xin đề xuất một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và biện pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty:
a. Hoàn thiện công tác hạch toán chi tiết và mở sổ sách theo dõi TSCĐ:
Công ty nên mở sổ theo dõi TSCĐ theo quy định và ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu trong sổ nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác hạch toán cũng như theo dõi quản lý TSCĐ tại đơn vị, phục vụ cho công tác kiểm kê, đánh giá TSCĐ hàng năm, phục vụbáo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ và báo cáo hiện trạng TSCĐ để có biện pháp cải tiến và đổi mới TSCĐ.
+ Mở sổ đăng ký chứng từ: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ do kế tóan tổng hợp ghi và được ghi theo trình tự thời gian, được ghi vào cuối kỳ kế toán( ở Công ty là quí)
Việc mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ giúp cho công tác đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết với các tài khoản liên quan trên bảng cân đối tài sản và số tổng cộng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với số tổng cộng phát sinh trên bảng cân đối tài khoản thuận tiện chính xác hơn.
Mẫu số đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số
Ngày
Số
Ngày
01
15/02/04
40.000.000
Kế tóan trưởng Người ghi sổ
+ Mở thẻ TSCĐ: thẻ TSCĐ được lập thành 02 bản, bản chính lưu phòng kế toán theo dõi, diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ. Bản sao giao cho bộ phận sử dụng giữ.
Sau khi lập xong, thẻ TSCĐ được đăng ký vào sổ TSCĐ và được sắp xếp, lưu trữ tại phòng Kế tóan theo từng đơn vị và được giao cho cán bộ kế tóan TSCĐ giữ ghi chép theo dõi.
( Lấy trường hợp mua máy ĐHKK trên đây để ghi vào thẻ TSCĐ)
Đơn vị: Cty XNK Thủy Sản Miền Trung
Địa chỉ: 263 Phan Châu Trinh Đà Nẵng
Thẻ tàI sản cố định
Số : 150
Ngày 17 tháng 02 năm 2004
Kế toán trưởng ( Ký,Họ và tên)
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ngày 15 tháng 02 năm 2004
Tên, kí mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Máy ĐHKK V2516
Số hiệu TSCĐ: Số…..
Nước sản xuất( xây dựng): Singapore Năm sản xuất: 2002
Bộ phận quản lý, sử dụng: Hội trường thuộc Văn phòng công ty quản lý Năm đưa vào sử dụng: 2003
Công suất( diện tích ) thiết kế:
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày….tháng…năm…lý do đình chỉ………...
ĐVT: 1.000 đồng
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày, tháng, năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
01
15/02/04
Máy ĐHKK V2560
40.000.000
2003
…………
………..
……..
…………
dụng cụ, phụ tùng kèm theo
Số TT
Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng
Đơn vị tính
Số lượng
Gía trị
A
B
C
1
2
1
Cái
2
…….
Cộng
xxx
+ Mở thêm sổ TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng
Vì TSCĐ của toàn Công ty năm rải rác ở các Xí nghiệp, Công ty trực thuộc nên để theo dõi và quản lý tốt hơn TSCĐ, Công ty nên mở thêm sổ TSCĐ cho từng đơn vị sử dụng TSCĐ( Văn phòng Công ty, Xí nghiệp chế biến thủy đặc sản số 10, CN Hà nội, CN Hồ Chí Minh…) và lập thành 02 quyển: 01 quyển phòng Kế toán giữ, bộ phận sử dụng giữ 01 quyển.
Sổ tài sản cố định
Xí nghiệp chế biến thủy đặc sản số 10
Năm 2004
ĐVT: 1.000đ
TT
Loại tên TSCĐ theo kết cấu
Đặc điểm TSCĐ
Nước SX
Năm đưa vào sử dụng
Nguyên giá
Số đã hao mòn
Tỷ lệ KH %
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
Số đã trích
Chứng từ
Lý do giảm
Năm
Năm
Năm
Năm
SH
Ngày tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
01
Hệ thống lạnh I
Nhật
1993
2.150.000
10%
Kế tóan trưởng Ngày 30 tháng 03 năm 2004
Người ghi sổ
b. Hoàn thiện hạch toán khấu hao TSCĐ:
- Công ty chưa mở TK 009- Nguồn vốn khấu hao để theo dõi việc trích và sử dụng nguồn vốn khấu hao, do vậy Công ty nên mở thêm TK 009 nhằm giúp cho Công ty theo dõi, sử dụng và quản lý tốt nguồn vốn khấu hao của Công ty.
- Khi trích khấu hao và phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế tóan còn phản ánh tăng nguồn vốn khấu hao TSCĐ( Nợ TK 009) và khi Công ty sử dụng nguồn vốn khấu hao để mua sắm TSCĐ, kế toán ghi tăng TSCĐ nhưng đồng thời còn phải ghi giảm nguồn vốn khấu hao( Có TK 009).
Ví dụ: Khi tiến hành trích khấu hao trong quí 1/2004,
- Đơn vị nên hạch toán:
Nợ TK 6424 : 15.200.000
Có TK 214 : 15.200.000
Đồng thời ghi: Nợ TK 009: 15.200.000
c. Hoàn thiện công tác khấu hao TSCĐ:
- Tại xí nghiệp sản xuất: hiện nay vẫn đang áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng, phân bổ dần vào các quí trong năm. Máy móc thiết bị sử dụng nhiều hay ít đều có một mức khấu hao như nhau, trong khi công việc sản xuất kinh doanh tăng giảm không đều, thường tăng vào quí IV và quí I năm sau, giảm vào quí II, quí III.
Như vậy, để phản ánh đúng chi phí sản xuất kinh doanh, nên áp dụng phân bổ khấu hao TSCĐ bình quân bằng cách phân bổ theo doanh thu sản xuất. Phương pháp tính như sau:
Số KH đã trích quý trước
Số khấu hao = X Dthu + Số KH - Số KH
phải trích quí này Dthu SX quí trước SX qúy này tăng giảm
Nội dung
Số tiền
Doanh thu sản xuất quí III/2003
Số khấu hao quí III/2003
Doanh thu sản xuất quí IV/2003
Số khấu hao quí IV/2003
150.000.000
50.000.000
180.000.000
60.000.000
Căn cứ số liệu ở bảng trên và phương pháp khấu hao đã nêu, bảng tính khấu hao quí IV/2003 sẽ được tính lại như sau:
50.000.000
= X 180.000.000 + 10.000.000
150.000.000
= 11.533.333 đồng
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
01
02
03
04
Số khấu hao đã trích quí trước
Số khấu hao tăng quí này
Số khấu hao giảm quí này
Số khấu hao phải tính quí này
50.000.00010.000.0000
40.000.000
Tại Văn phòng Công ty:
TSCĐ tại văn phòng Công ty là những TSCĐ phục vụ cho công tác quản lý của toàn Công ty, những TSCĐ liên quan đến tiến bộ khoa học kỹ thuật nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần nhằm thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư TSCĐ mới.
Công ty mua 01 TSCĐ với nguyên giá là 20.000.000 đồng
Thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại phụ lục 1( ban hành kèm theo quyết định 206) là 5 năm.
Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:
Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%
Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần
= 20% x 2 = 40%
Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây: ĐVT: 1000 đồng
Năm thứ
Giá trị còn lại của TSCĐ
Cách tính số KH TSCĐ hàng năm
Mức tính KH hàng năm
Mức tính KH hàng tháng
KH luỹ kế cuối năm
1
2
3
4
5
12.000
7.200
4.320
2.592
2.592
12.000 x 40%
7.200 x 40%
4.320 x 40%
2.592 x 40%
2.592 x 40%
4.800
2.880
1.728
1.296
1.296
400
240
144
108
108
4.800
7.680
9.408
10.70412.000
d. Biện pháp nâng cao hiêu quả sử dụng TSCĐ:
Trong bảng kê TSCĐ của Công ty, em thấy nhiều TSCĐ như xe Custum, xe cup 70…. đã khấu hao hết nguyên giá, không còn sử dụng, Công ty nên xem xét thanh lý nhượng bán để thu hồi vốn, tranh lãnh phí nguồn vốn TSCĐ
e. Mở tiểu khoản chi tiết cho mỗi đơn vị trực thuộc:
Công ty nên theo dõi chi tiết hơn TK 211: như phân ra cho từng Xí nghiệp trực thuộc và phân tiếp theo nhóm TSCĐ. Hiện nay, Công ty đang theo dõi trên bảng kê chi tiết TSCĐ nên việc cập nhật số liệu sẽ có thể không kịp thời nên dễ đối chiếu không khớp với tài khoản 211. Vì vậy, tốt hơn là Công ty soạn chương trình kế toán theo dõi TSCĐ chi tiết( như bảng Excel) nhưng không cần phải nhặt tay.
C. Kết luận:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 122.doc