Tài liệu Đề tài Tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
---*---
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cạnh tranh luôn là vấn đề hàng đầu trong nền kinh tế thị trường với sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Nước ta trong thời gian qua đã có những biến động về giá cả thị trường như giá vật tư, công cụ dụng cụ, đồ dùng…liên tục tăng, đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Trước tình hình giá cả biến động như hiện nay, sự cạnh tranh càng mạnh mẽ hơn, giá giữ vai trò quan trọng hơn trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Cạnh tranh về giá chính là một trong những công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận. Thông qua tiết kiệm chi phí sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho việc hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ cắt giảm chi phí nhưng vẫn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh d...
53 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
---*---
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cạnh tranh luôn là vấn đề hàng đầu trong nền kinh tế thị trường với sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Nước ta trong thời gian qua đã có những biến động về giá cả thị trường như giá vật tư, công cụ dụng cụ, đồ dùng…liên tục tăng, đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Trước tình hình giá cả biến động như hiện nay, sự cạnh tranh càng mạnh mẽ hơn, giá giữ vai trò quan trọng hơn trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Cạnh tranh về giá chính là một trong những công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận. Thông qua tiết kiệm chi phí sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho việc hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ cắt giảm chi phí nhưng vẫn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính tại doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một nội dung phức tạp trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp bởi tất cả các nội dung và phương pháp hạch toán về nguyên liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương, khấu hao TSCĐ,..đều tác động đến giá thành. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác nguồn lực tiềm tàng, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản . Do đó, người làm kế toán là người am hiểu sâu rộng và nắm vững về nghiệp vụ chuyên môn, phải nhận diện chi phí để giá thành phản ánh đúng bản chất của nó. Vì thế công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm càng giữ vai trò quan trọng hơn. Đối với người quản lý thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra, Do đó, quản lý chi phí, đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là công việc cần thiết để đảm bảo lợi nhuận và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vấn đề này mà tôi đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xây dựng Bách Khoa”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng Bách Khoa nhằm mục tiêu:
Tìm hiểu hoạt động và công tác tổ chức kế toán tại Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với đặc trưng là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực tế doanh nghiệp xây lắp.
Đồng thời đề ra một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp sử dụng tốt tiềm năng về lao động, vật tư và vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào những vấn đề sau:
Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH xây dựng Bách Khoa.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm san lắp của công ty
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Sử dụng số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu từ phòng kế toán.
Tham khảo sách báo và những tài liệu có liên quan.
1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp số liệu.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài này nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, mà cụ thể là giá thành san lấp Mặt Bằng Khu Công Nghiệp Bình Hoà giai đoạn II tại Công ty TNHH Bách khoa.
Số liệu dùng để nghiên cứu là số liệu năm 2007.
Công ty thực hiện nhiều công trình như: san lấp, xây dựng dân dụng, giao thông..nhưng đề tài chỉ nghiên cứu hạch toán công trình san lấp của công ty.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
2.1.1.1 Khái niệm chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí vật chất phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản khác nhau như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công,..
Chi phí sản xuất phát sinh một cách khách quan, thay đổi không ngừng gắn liền với sự đa dạng và phức tạp của từng loại hình sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất có thể được phân loại thành nhiều tiêu thức khác nhau. Sau đây là 3 tiêu thức quan trọng và được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các doanh nghiệp.
2.1.1.2. Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này thì các chi phí có cùng nội dung kinh tế được sắp xếp chung vào một yếu tố, không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu, dùng để sản xuất ra sản phẩm gì. Chi phí sản xuất được phân thành 5 yếu tố:
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
2.1.1.3 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại. Với doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất được chia thành 4 loại:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm tất cả chi phí nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho thi công xây lắp như:
Nguyên vật liệu chính: gỗ, gạch, cát, đá,..
Vật liệu phụ: đinh kẽm, dây buộc,..
Nhiên liệu: dầu, than, điện,..
Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn,..
Giá trị thiết bị đi kèm với vật kiến trúc: thiết bị vệ sinh, thiết bị thông gió, chiếu sáng,..
Chi phí nhân công trực tiếp
Bao gồm:
Tiền lương nhân công trực tiếp tham gia xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị.
Tiền công vận chuyển, khuân vác máy móc từ chỗ để công trình đến nơi xây dựng.
Phụ cấp làm thêm giờ, các khoản phụ cấp có tính chất lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp môi trường làm việc,..
Lương phụ
Không bao gồm:
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất; lương của công nhân vận chuyển ngoài công trường, lương nhân viên thu mua, bốc dỡ, lương công nhân điều khiển sử dụng máy thi công,..
Chi phí sử dụng máy thi công
Bao gồm:
Chi phí nhân công: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển, phục vụ xe máy thi công.
Chi phí nguyên vật liệu, công cụ phục vụ máy thi công.
Chi phí khấu hao máy thi công.
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Không bao gồm: BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân sử dụng và phục vụ máy thi công.
Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ xây lắp phát sinh trong phạm vi phân xưởng như:
Chi phí nhân viên phân xưởng: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phải trả nhân viên quản lý đội xây dựng, BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng và phục vụ máy thi công, nhân viên quản lý tổ đội thi công.
Chi phí vật liệu: vật liệu dùng để sữa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng,..
Chi phí dụng cụ sản xuất
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
2.1.1.4 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh. Chi phí được chia thành 2 loại:
Chi phí sản phẩm: là những chi phí liện quan trực tiếp đến việc sản xuất hoặc mua hàng hóa. Đối với sản phẩm xây lắp thì chi phí sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh; bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì chúng được tính thành phí tổn của kỳ sau.
Ngoài ra còn có các cách phân loại khác:
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:
Chi phí trực tiếp
Chi phí gián tiếp
Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí:
Chi phí khả biến
Chi phí bất biến
Chi phí hổn hợp
…
Tóm lại, các cách phân loại chi phí được thể hiện qua sơ đồ sau
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân loại chi phí
Chi phí sản xuất
Tính chất, nội dung của CP
Chức năng hoạt động
Mối quan hệ với thời kỳ xác định CP
Mối quan hệ với đối tượng chịu CP
………………...
CP DV mua ngoài
CP KHTSCĐ
CP NCTT
CP NVL TT
CP bằng tiền
CP NVLTT
CP NCTT
CP SD MTC
CP SXC
CP sản phẩm
CP thời kỳ
CP trực tiếp
CP gián tiếp
2.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Khái niệm sản phẩm
Sản phẩm làm ra đã kết tinh trong nó các khoản hao phí vật chất. Định lượng hao phí vật chất để tạo nên một hoặc một số sản phẩm là yêu cầu cần thiết, là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Xây lắp là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đây chính là quá trình xây mới, xây dựng, cải tạo nhà cửa, cầu đường, nhà máy,..Sản phẩm xây lắp chính là những công trình, hạng mục công trình được kết cấu bởi những vật tư, thiết bị xây lắp và gắn liền với những địa điểm nhất định như mặt đất, mặt nước không gian. Xây lắp là một ngành sản xuất vật chất đặc thù nên sản phẩm xây lắp cũng là những sản phẩm đặc thù.
Giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu,..) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lý kinh doanh, được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị công việc, hoặc một dịch vụ sau một thời kỳ, thường là đến ngày cuối tháng. Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất kinh doanh nhất định. Như vậy giá thành sản phẩm là một đại lượng nhất định, biểu hiện mối tương quan giữa chi phí với kết quả đạt được. Tuy nhiên không phải chi phí sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành mà giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định.
2.1.2.2. Phân loại giá thành theo thời điểm xác định
Giá thành định mức (giá thành dự toán)
Giá thành định mức là tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp được dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước ban hành để xây dựng công trình XDCB.
Giá thành dự toán = giá trị dự toán – lãi định mức – thuế GTGT
Với:
Giá trị dự toán là giá trị xây dựng trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước qui định, tính theo đơn giá tổng hợp cho từng đơn vị thi công, lãi định mức và phần thuế GTGT.
Lãi định mức và thuế GTGT trong XDCB được nhà nước xác định trong từng thời kỳ.
Giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch là giá thành dự toán được tính từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp xây lắp như biện pháp thi công, các định mức đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp.
Giá thành thực tế
Giá thành thực tế là toàn bộ chi phí thực tế đã phát sinh liên quan đến công trình xây lắp đã hoàn thành.
2.1.2.3 Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành
Giá thành sản xuất bao gồm bốn khoản mục chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
Giá thành toàn bộ
Giá thành toàn bộ là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm.
Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất + chi phí ngoài sản xuất
Tóm lại, các cách phân loại giá thành được thể hiện qua sơ đồ sau
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ phân loại giá thành
Giá thành sản phẩm
ND cấu thành giá thành
Thời điểm xác định
Giá thành định mức
Giá thành kế hoạch
Giá thành thực tế
Giá thành sản xuất
Giá thành toàn bộ
2.2 DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH KẾ HOẠCH
2.2.1 Những căn cứ để lập dự toán
Sản xuất xây lắp là hoạt động sản xuất và lắp đặt dựa trên cơ sở các bảng vẽ thiết kế, các bảng vẽ kết cấu để hoàn thành công trình đúng như thiết kế ban đầu.
Định mức dự toán là định mức kinh tế kỹ thuật quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một khối lượng công tác xây lắp (m3, m2, m,..)
Căn cứ vào Bộ định mức thống nhất trên toàn quốc, Sở xây dựng các tỉnh hoặc thành phố tiến hành lập ra các “đơn giá xây dựng cơ bản” bằng cách nhân các định mức hao phí của từng loại công việc xây dựng với đơn giá vật liệu, nhân công và máy thi công tại địa phương.
Các thông tư và quyết dịnh hiện hành về xây dựng do Bộ xây dựng ban hành. Các Quyết định nhằm hướng dẫn cách xác định các chi phí thiết kế các công trình xây dựng.
Bộ hồ sơ thiết kế công trình bao gồm: thiết kế kiến trúc chi tiết, thiết kế kết cấu và thiết kế trang trí nội thất.
Giá vật liệu xây dựng do Liên Sở xây dựng-Tài chính của tỉnh ban hành.
2.2.2 Các phát sinh thường gặp khi lập dự toán
Bản vẽ thiết kế không diễn đạt đầy đủ các nội dung cần thiết để tính toán khối lượng. Chẳng hạn:
Bản vẽ thiết kế thiếu bảng vẽ thống kê thép.
Bản vẽ thiết kế không có bảng thống kê vật tư điện hoặc nước,..
Vì thế, Doanh nghiệp cần liên hệ với đơn vị thiết kế để được cung cấp đầy đủ các chi tiết cần thiết. Với các công tác xây lắp không có trong đơn giá dự toán xây dựng cơ bản. Trước hết Doanh nghiêp phải tìm các công tác tương tự nhưng có sẵn trong đơn giá, tạm sử dụng các đơn giá và định mức có sẵn để thiết lập dự toán, liên lạc với cơ quan phê duyệt dự toán để điều chỉnh định mức. Nếu không có công tác nào tương tự thì phải lập theo giá tạm tính, sau đó xin ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt dự toán. Với loại vật liệu không có trong bảng giá có thể sử dụng bảng báo giá của các cửa hàng vật liệu xây dựng đáng tin cậy tại từng địa phương.
2.2.3. Nội dung của dự toán
Nội dung của dự toán bao gồm các bảng sau:
Bảng tổng hợp kinh phí: bảng này cho biết tất cả các loại chi phí cần thiết để thực hiện xây dựng công trình về thiết kế, thi công, tư vấn, giám sát,..
Bảng tổng hợp vật liệu: nhằm cho biết số lượng, chủng loại, đơn giá của các vật liệu cần dùng cho công trình.
Bảng tiên lượng dự toán (còn gọi là bảng khối lượng dự toán): bảng này cho biết khối lượng cụ thể của từng loại công việc xây dựng được tính ra từ các bảng vẽ thiết kế.
Và một số biểu bảng như: Bảng tính toán chi phí khảo sát hoặc Bảng tính chi tiết khối lượng xây dựng.
Chi phí trực tiếp: (ký hiệu : T)
Chi phí vật liệu trực tiếp (ký hiệu VL hoặc A1) gồm giá mua theo đơn giá xây dựng cơ bản của vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển, vật kết cấu dùng trực tiếp thi công xây lắp ở từng công trình, hạng mục công trình.
Chi phí nhân công trực tiếp (ký hiệu NC hoặc B) gồm lương cơ bản, các khỏan phụ cấp có tính chất lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức liên quan trực tiếp đến thi cong xây lắp ở từng công trình, hạng mục công trình.
Chi phí máy thi công (ký hiệu M hoặc C) bao gồm chi phí tính cho việc điều khiển, sửa chữa,vận hành, khấu hao của máy móc thiết bị thi công ở từng công trình, hạng mục công trình.
Chi phí chung (ký hiệu: C) bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp khác, chi phí phục vụ, quản lý quá trình thi công được tính theo một tỷ lệ quy định trên chi phí nhân công trực tiếp.
Thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận ước tính theo một tỷ lệ trên chi phí trực tiếp và chi phí chung.
TL = % theo quy định * (T + C)
Giá trị dự toán xây dựng trước thuế bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước.
Z = T + C + TL
Thuế VAT đầu ra của xây lắp được tính theo một thuế suất quy định trên giá trị dự toán xây lắp trước thuế.
VAT XL = Z * TGTGT
(TGTGT là thuế suất của VAT cho công việc xây lắp)
Giá trị dự toán xây lắp sau thuế
G XL = Z + VAT XL
Các chi phí xây dựng cơ bản khác
Đây là các loại chi phí cần thiết để lập các hồ sơ ban đầu và chi phí cho bộ phận thẩm tra, xét duyệt cũng như chi phí cho bộ phận thay mặt chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) điều hành dự án:
Chi phí khảo sát (N1)
Chi phí lán trại (m1)
Chi phí thiết kế (m2)
………
Cộng chi phí dự toán
R = GXL + åNi + åMi
Dự phòng phí
Q = 10% R
Chi phí này dùng cho các chi phí phát sinh cần thiết mà trong thiết kế chưa kể đến (nếu có) nhưng phải có sự nhất trí của chủ đầu tư trước khi thực hiện. Nhất thiết phải có biên bản rõ ràng cho các hạng mục hay công việc phát sinh với đầy đủ chữ ký xác nhận của Bên A (chủ đầu tư), bên B (nhà thầu) và đơn vị thiết kế cùng với xác nhận đồng ý giải quyết của cơ quan chủ quản cấp trên của chủ đầu tư.
Tổng dự toán
Y = R + Q
2.7.4 Các bước lập dự toán
Bước 1: Lập bảng tính toán khối lượng xây lắp ( còn gọi là bảng tiên lượng dự toán gồm 2 bảng: bảng chi tiết khối lượng công việc và bảng tổng hợp dự toán). Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình lập dự toán.
Dựa vào bản vẽ thiết kế ta biết được các tên công việc được dùng và tính được kích thước, khối lượng của vật liệu, nhân công và máy thi công.
Sau khi có được tên công việc, khối lượng và đơn giá định mức ta tiến hành lập bảng tiên lượng dự toán.
Từ bảng tiên lượng dự toán ta tính được chi phí trực tiếp: gồm chi phí vật liệu (a1), chi phí nhân công (b1), chi phí máy thi công (c1).
Từ bảng tiên lượng dự toán ta tổng hợp hợp được khối lượng công việc.
Bảng 2.1 : BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN
Mã hiệu
Tên công việc
ĐVT
Khốilượng
Đơn giá
Thành tiền
VL
NC
MTC
VL
NC
MTC
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
a1
b1
c1
Bảng 2.2 : BẢNG CHI TIẾT KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC
KÍCH THƯỚC
KHỐI LƯỢNG
MÃHIỆU
LOẠI CÔNG TÁC
Số lầngiống nhau
Dài
Rộng
Cao
Riêng
Chung
1
2
3
4
5
6
7
8
HA.1112
BT đá 4x6M.100 móng M1
10
1
2
0,1
0,2
2
…
…
…
…
…
…
…
…
Ghi chú: Số lần giống nhau là số lượng một loại cấu kiện nào đó có cùng chung kích thước như nhau.
Bước 2: Lập bảng tổng hợp vật liệu
Dựa vào bảng tiên lượng dự toán ta biết được khối lượng vật liệu để lập bảng tổng hợp vật liệu.
Bảng này dùng để phân tích vật liệu công trình cần dùng.
Dựa vào định mức dự toán và bảng tiên lượng cùng với bảng báo giá của địa phương sở tại ta tính toán được thành tiền của vật liệu công trình.
Từ bảng tổng hợp vật liệu ta biết được giá trị vật liệu thực của công trình.
Bảng 2.3 : BẢNG TỔNG HỢP VẬT LIỆU
STT
Tên vật liệu
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
1
Cát vàng
m3
100
36.427
3.642.700
2
Đá 1x2
m3
150
133.333
19.999.950
…
…
…
…
…
…
Cộng chung
VL hoặc A1
Bước 3: Lập bảng tổng hợp kinh phí
Dựa vào bảng tiên lượng dự toán và bảng tổng hợp vật liệu ta lập được bảng tổng hợp kinh phí.
Dựa vào bảng tiên lượng và bảng tổng hợp vật liệu ta có được các chỉ số ( b1, c1) và giá trị của vật liệu cần dùng cho công trình cùng với các hệ số đã được định sẵn, qua các thao tác tính toán ta lập được bảng tổng hợp kinh phí.
Thông qua bảng này ta biết được giá trị tổng của công trình.
Thông tư số 03/2000/TT-BXD ngày 13/02/2000 của Bộ Xây Dựng
Ghi chú:
K1=1.46
Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/07/2000 của Bộ Xây Dựng
K2 = 1.07
K3 = 0.58
K4 = 0.055
K5 < hoặc = 2% : công trình mới khởi công xây dựng ở xa khu dân cư, những công trình đi theo tuyến (đường xá, đường dây,..)
K5 < hoặc = 1% : đối với các công trình khác.
Thuế VAT đầu ra của xây lắp là: VAT XL = 10%
Bảng 2.4 : BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ
Khoản mục chi phí
ký hiệu
Cách tính
Thành tiền
Chi phí vật liệu
VL
VL thực tế
Chi phí nhân công
NC
k1 % * b1
Chi phí máy thi công
M
k2 % * c
Cộng chi phi trực tiếp
T
VL + NC + M
Chi phí chung
C
k3 % * NC
Thu nhập chịu thuế tính trước
TL
k4 % * (T + C)
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế
Z
T + C + TL
VAT đầu ra của Xây lắp
VAT XL
TGTGT * Z
Chi phí khảo sát
N1
"Đơn giá khảo sát xây dựng" tại địa phương
Chi phí lán trại
M1
k5 % * G XL
…..
….
….
Dự phòng phí
Q
10% (G XL + R)
Tổng dự toán
Y
R + Q
Bước 4: Lập thuyết minh dự toán
Dựa vào các Thông tư, Quyết định hiện hành về xây dựng.
Dùng để diễn giải về các tiêu chuẩn chất lượng công trình, tên công trình, địa điểm,..và tổng kinh phí dự toán công trình.
Kết luận
Như vậy, việc lập các bảng dự toán này giúp ta xác định được chi tiết giá trị cho từng khoản mục chi phí và giá trị của toàn bộ công trình. Bên cạnh đó, còn giúp chủ đầu tư xác định được giá trị của toàn bộ công trình và nhà thầu có thể tính toán, tổng hợp chi phí để đưa ra giá trị có thể thi công công trình.
2.3 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ
2.3.1 Những vấn đề chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.3.1 Nhiệm vụ kế toán
Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp.
Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các loại khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định.
Định kỳ tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
2.3.1.2 Xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
Đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn thi công, từng hạng mục công trình, từng công trình hoặc địa bàn thi công.
Đối tượng tính giá thành là từng khối lượng công việc đến điểm dừng kỹ thuật hoặc hạng mục công trình, công trình hoàn thành bàn giao.
Kỳ tính giá thành là quý hoặc khi khối lượng công việc, hạng mục, công trình hoàn thành bàn giao.
2.3.1.3 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan.
Bước 2: Tính toán phân bổ và kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy thi công và chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã được xác định.
Bước 3: Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo những phương pháp thích hợp.
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm.
Kết cấu giá thành sản phẩm xây lắp gồm 4 khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tổ chức theo Quyết định 48.
2.3.2 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, vật kết cấu sử dụng trực tiếp thi công và cấu thành nên thực thể của công trình như: sắt, thép, ciment, vôi, bêtông đúc sẵn, thiết bị vệ sinh,..
Các chứng từ, sổ sách được sử dụng:
Hóa đơn mua hàng
Phiếu nhập kho
Phiếu đề nghi xuất vật tư
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Sổ cái…
Kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 111: tiền mặt
TK 112: tiền gửi Ngân hàng
TK 331: phải trả người bán
TK 133: thuế VAT được khấu trừ
TK 1541: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kết cấu TK chi phí nguyên vật liệu được thể hiện trên sơ đồ sau
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
TK 111,112,331
TK 632
TK 152,141
TK 1541
Trị giá NVL mua ngoài dùng trực tiếp cho thi công
Trị giá NVL dùng trực tiếp từ kho hoặc quyết toán tiền tam ứng
Giá thành thực tế khối lượng công việc hoàn thành
DDĐK
2.3.3 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương của công nhân trực tiếp thực hiện thi công (công nhân trong và ngoài định biên lao động của doanh nghiệp, nhưng không bao gồm các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và cả trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân thi công xây lắp, tiền lương của công nhân khuân vác, vận chuyển,…vật tư ngoài phạm vi quy định.
Chứng từ, sổ sách được sử dụng
Các bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương chính, lương ngoài giờ
Sổ quỹ tiền mặt
Phiếu chi…
Tài khoản sử dụng
TK 334: phải trả công nhân viên
TK 355: chi phí phải trả
TK 1542: chi phí nhân công trực tiếp
Kết cấu TK chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện trên sơ đồ sau
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 334
TK 1542
TK 632
TK 335
Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân
Giá thành thực tế khối lượng công việc hoàn thành
DDĐK
2.3.4 Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình vận hành máy móc thi công ngoài công trường, nhưng không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân vận hành máy thi công.
Các chứng từ, sổ sách được sử dụng
Bảng chấm công
Giấy đề nghị cấp vật tư
Hóa đơn mua hàng
Phiếu chi
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ chi tiết nhân công và máy thi công
Nhật ký chung….
Các tài khoản được sử dụng
TK 111: tiền mặt
TK 1543: chi phí sản xuất dở dang
TK 334: phải trả công nhân viên
TK 152, 153: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
TK 214: hao mòn TSCĐ
TK 331: phải trả người bán
Kết cấu tài khoản chi phí sử dụng máy thi công được thể hiện trên sơ đồ sau
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
TK 334
TK 152, 153
TK 214
TK 331, 111
TK 632
TK 1543
DDĐK
Tiền lương công nhân vận hành máy
Trị giá NVL, công cụ dùng cho xe máy thi công
Chi phí khấu hao xe máy thi công
Chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ cho xe máy thi công
Giá thành thực tế khối lượng công việc hoàn thành
2.3.5 Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ xây lắp phát sinh trong phạm vi phân xưởng như:
Chi phí nhân viên phân xưởng: lương chính, lương phụ, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân công sử dụng máy thi công và phục vụ máy thi công, nhân viên quản lý đội thi công,…
Chi phí vật liệu: vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý,..
Chi phí dịch vụ mua ngoài..
Các chứng từ, sổ sách được sử dụng
Hóa đơn mua hàng
Phiếu chi
Giấy đề nghị thanh toán
Sổ cái
Sổ chi tiết tài khoản..
Các tài khoản được sử dụng
TK 111: tiền mặt
TK 112: tiền gửi Ngân hàng
TK 334: Phải trả công nhân viên
TK 338: Các khoản trích theo lương
TK 1544: chi phí sản xuất chung
→ Sau khi tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ tiến hành lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung (nếu có) theo công thức:
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung
=
Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Tổng tiêu thức phân bổ (dự toán chi phí sản xuất chung)
Mức phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung
Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung của từng đối tượng
=
x
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất chung
TK 334
TK 338
TK 152,153
TK 142
TK 214
TK 111, 331
TK 333
TK 335
TK 1544
TK 632
DDĐK
Tiền lương nhân viên phục vụ, quản lý công trình
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT của toàn bộ công nhân viên thuộc bộ phận thi công
Chi phí NVL, CCDC dùng cho phục vụ quản lý, thi công công trình
Phân bổ chi phí phục vụ, quản lý thi công xây lắp ảnh hưởng nhiều kỳ
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ quản lý thi công công trình
Chi phí bảo vệ, y tế,chi phí dịch vụ điện nước, bảo hiểm thuê ngoài,..
Các khoản thuế được tính vào chi phí thi công
Trích trước các khoản chi phí liên quan đến việc thi công
Giá thành thực tế khối lượng công việc hoàn thành
2.4 KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thi công trực tiếp
Sơ đồ 2.7: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo PPKKTX
TK 334
TK 152, 153
TK 331, 111
TK 152, 141
TK 111, 331
TK 334, 111
TK 214
TK 334
TK 338
TK 152, 153
TK 142
TK 214
TK 331, 111
TK 333
TK 335
TK 1541
TK 1542
TK 1543
TK 1544
TK 152
TK 111
TK 138
TK 155
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Vật tư, phế liệu thu hồi nhập kho
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mua ngoài
Giá trị vật tư, phế liệu thu hồi bán ra ngoài
Chi phí lương nhân công trực tiếp
Chi phí lương nhân công trực tiếp
Giá trị các khoản thiệt hại phá đi làm lại
Chi phí NVL, CCDC dùng cho xe máy thi công
Chi phí khấu hao xe máy thi công
Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ xe máy thi công
Giá thành thực tế công trình chờ bán
Chi phí lương nhân viên phục vụ công trình
Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Chi phí NVL, CCDC phục vụ quản lý thi công
Phân bổ các chi phí phục vụ thi công, quản lý
Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý
Chi phí điện nước, bảo hiểm
Các khoản thuế tính vào chi phí thi công
Trích trước các khoản chi phí liên quan
Trường hợp Doanh nghiệp vừa tổng thầu vừa trực tiếp thi công
Sơ đồ 2.8: Sơ đồTrường hợp Doanh nghiệp vừa tổng thầu vừa trực tiếp thi công
TK 153, 334, 338, 214,331, 111,…
TK 336
TK 331
TK 154
TK 632
DDĐK
Chi phí thi công xây lắp do đơn vị trực tiếp thi công
Giá thành thực tế khối lượng công việc hoàn thành bàn giao cho bên A
Chi phí khối lượng công việc giao thầu cho các đơn vị trong nội bộ
Chi phí khối lượng công việc giao thầu lại cho bên ngoài đã bàn giao cho đơn vị trong kỳ
Chi phí khối lượng công việc giao thầu lại cho bên ngoài đã bàn giao trực tiếp cho bên A trong kỳ
2.5 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ
Do sản phẩm của xây lắp là sản phẩm đặc thù nên việc đánh giá sản phẩm dở dang có những đặc điểm sau:
2.5.1 Phương pháp đánh giá theo nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với những công trình xây lắp bàn giao một lần, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo chi phí thực tế
CP sản xuất dở dang cuối kỳ
Tổng chi phí vật lệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh
=
Đối với những công trình bàn giao nhiều lần, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương hoặc đánh giá theo chi phí định mức.
2.5.2 Phương pháp đánh giá theo sản luợng hoàn thành tương đương
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau:
CP sản xuất dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
=
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
+
Giá thành dự toán của khối lượng công việc hoàn thành
Giá thành dự toán của khối lượng công việc dở dang cuối kỳ
+
Giá thành dự toán của khối lượng công việc dở dang cuối kỳ
x
2.5.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm DDCK theo chi phí định mức
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau:
CP sản xuất dở dang cuối kỳ
Khối lượng công việc thi công xây lắp dở dang cuối kỳ
=
Định mức chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung)
x
2.6 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
Trong các doanh nghiệp xây lắp khi tính giá thành sản phẩm xây lắp thường áp dụng 2 phương pháp tính giá thành như sau:
2.6.1 Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Với phương pháp này, giá thành sản phẩm xây lắp được tính theo công thức sau:
Giá thành thực tế khối lượng, hạng mục, công trình hoàn thành bàn giao
Chi phí thi công xây lắp dở dang đầu kỳ
=
+
Chi phí thi công xây lắp phát sinh trong kỳ
Chi phí thi công xây lắp dở dang cuối kỳ
Khoản điều chỉnh giảm giá thành
-
-
2.6.2 Phương pháp tỉ lệ
Với phương pháp này giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:
Giá thành thực tế công trình hoàn thành bàn giao
Chi phí thi công xây lắp dở dang đầu kỳ
=
+
Chi phí thi công xây lắp phát sinh trong kỳ
Chi phí thi công xây lắp dở dang cuối kỳ
Khoản điều chỉnh giảm giá thành
-
-
Tỷ lệ tính giá thành
=
Giá thành thực tế công trình hoàn thành bàn giao
Giá thành dự toán khối lượng, hạng mục, công trình hoàn thành bàn giao
Giá thành thực tế của hạng mục i
=
Tỷ lệ tính giá thành
Giá thành dự toán của hạng mục i
x
Chương 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BÁCH KHOA
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH xây dựng Bách Khoa
Tên giao dịch: Công ty TNHH Xây Dựng Bách Khoa
Tên viết tắt: Bách Khoa Ltd.,Co..
Mã số thuế: 1600598753
Trụ sở: 13/2A Trần Hưng Đạo – Phường Mỹ Quý – Tp Long Xuyên – AG
Số điện thoại: 076.835787 – Fax: 076.833787
Công ty TNHH xây dựng Bách khoa được thành lập theo quyết định số: 520200103 tháng 01 năm 2002 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh An Giang. Đơn vị hoạt động với mục đích kinh doanh có tư cách pháp nhân theo đúng pháp luật Việt Nam, công ty có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và chất lượng sản phẩm của mình. Công ty có con dấu riêng, có tài khoản riêng mở tại Ngân hàng Đầu Tư và phát Triển An Giang. Công ty thực hiện hạch toán kế toán độc lập các hoạt động sản xuất kinh doanh Xây dựng: xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi giao thông, san lắp mặt bằng..
Trước đó, Công ty TNHH xây dựng Bách Khoa là Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Bách Khoa hoạt động từ tháng 11 năm 2000. Trong hơn 01 năm hoạt động Doanh nghiệp đã hoạt động thi công xây dựng rất nhiều các công trình trọng điểm của tỉnh thuộc khối Giáo dục, Y tế, Xã hội của tỉnh nhà được các đơn vị đầu tư tín nhiệm. Cụ thể là Trụ sở làm việc Sở Thương Mại và Du Lịch An Giang, Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khách Sạn Đông Xuyên, Ban Dân Vận và UBMT Tổ Quốc Tỉnh, Trụ sở làm việc Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh, cải tạo và nâng cấp Nghĩa Trang liệt sĩ tỉnh, Kho Bạc Nhà Nước Tịnh Biên, khu Du Lịch và Thương Mại Thoại Sơn, Kho nhà máy chế biến lương thực 4 Thoại Sơn, Xí nghiệp chế biến lương thực I Long Xuyên, San lấp mặt bằng tuyến dân cư Đông Bình Nhất, San lấp mặt bằng kho gạo Sơn Hòa, San lấp mặt bằng khu kinh tế Cửa khẩu Tịnh Biên,..
Tháng 01 năm 2002 phát triển thành công ty TNHH Xây dựng Bách Khoa vào thời điểm này có vị trí đáng kể trong ngành xây dựng của tỉnh. Công ty đã giải quyết rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động tại tỉnh nhà, đảm bảo đời sống cho Cán bộ công nhân viên, cân đối vốn và nguồn vốn, đảm bảo kinh doanh có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà Nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Ngoài ra Công ty còn có phân xưởng sản xuất cửa nhôm, cửa sắt, gạch bông, gia công đồ gỗ cao cấp và có một đội ngũ kỹ thuật, công nhân, thợ lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm, với đầy đủ máy móc thiết bị sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng thủy lợi, giao thông, san lấp mặt bằng đảm được tiến độ thi công, chất lượng công trình,..
Hiện nay, Công ty cũng đang thực hiện thi công các dự án về xây dựng các công trình khối xã hội, giao thông, san lấp mặt bằng,..trong đó công trình san lấp có doanh thu gói thầu cao là công trình san lấp Khu Công Nghiệp Bình Hòa giai đoạn II.
Tổ chức quản lý
Công ty TNHH Bách Khoa có cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, kiểu cơ cấu này đảm bảo cho người lãnh đạo toàn quyền quản lý Công ty, mặt khác phát huy khả năng chuyên môn của đơn vị dưới sự lãnh đạo của Giám Đốc.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
BAN GIÁM ĐỐC
P. KỸ THUẬT
P. KẾ TOÁN
P. CUNG ỨNG V.TƯ
ĐỘI SẢN XUẤT
ĐỘI THI CÔNG
Ban Giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc.
Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất điều hành mọi hoạt động sản xuất của Công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật.
Phó Giám đốc: quản lý và điều hành nhân sự, trực tiếp điều hành và phân bổ công việc phòng cung ứng, chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao động – PCCC – Công đoàn. Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện sổ sách kế toán, theo dõi và kiểm tra về mặt kỹ thuật và về tiến độ thi công công trình.
Phòng kế toán: lập sổ sách kế toán, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, lập báo cáo tài chính.
Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, về quy định xây dựng, tổ chức nghiên cứu để xây dựng các công trình mới.
Phòng cung ứng vật tư:
Theo dõi tình hình sử dụng vật tư của công trình, dự trữ và lập kế hoạch vật tư, cung ứng vật tư đầy đủ để đảm bảo tiến độ sản xuất.
Chịu trách nhiệm lên kế hoạch và điều động các tổ cơ giới thực hiện công việc kịp thời và quản lý tổ thủ kho thực hiện theo nguyên tắc.
Các đội thi công: thực hiện nhiệm vụ thi công xây dựng công trình theo đặt trưng riêng của từng đội.
Các tổ sản xuất: thực hiện công việc phân công nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua
Qua ba năm 2005, 2006, 2007 tình hình sản xuất của công ty dần dần ổn định. Tuy doanh thu có giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng dần qua các năm.
Bảng 3.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(đvt: ng.đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2006/2005
2007/2006
TĐ
(%)
TĐ
(%)
Doanh thu BH và CCDV
14.015.981
8.081.158
6.935.927
-5.934.823
-42
-1.145.231
-14
Các khoản giảm trừ DT
0
0
0
DT thuần về bán hàng và cung cấp DV: (3)=(1)-(2)
14.015.981
8.081.158
6.935.927
Giá vốn hàng bán
12.687.988
6.904.955
5.548.742
-5.783.033
-46
-1.356.213
-20
LN gộp về bán hàng và cung cấp DV: (5)=(3)-(4)
1.327.993
1.176.203
1.387.185
-151.790
-11
210.982
18
DT hoạt động tài chính
0
0
0
Chi phí tài chính -Trong đó: chi phí lãi vay
0
108.715
45.000
108.715
-63.715
Chi phí quản lý kinh doanh
1.014.577
662.108
548.593
-352.469
-35
-113.515
-17
Lợi nhuận thuần từ HĐKD (9)=(5)+(6)-(7)-(8)
313.416
405.380
793.592
91.964
29
388.212
96
Thu nhập khác
0
4.898
0
4.898
Chi phí khác
0
0
0
Lợi nhuận khác (12)=(10)-(11)
0
4.898
0
4.898
Tổng LNKT trước thuế (13)=(9)+(12)
313.416
410.278
793.592
96.862
31
383.314
93
Chi phí thuế TNDN
39.177
114.878
222.206
75.701
193
107.328
93
LNTT TNDN (15)=(13)-(14)
274.239
295.400
571.386
21.161
8
275.986
93
( Nguồn: phòng kế toán công ty)
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận
(Ghi chú: Lợi nhuận là lợi nhuận trước thuế)
Nhận xét
Hoạt động chính của công ty là san lắp mặt bằng. Đây là hoạt động tạo nên nguồn thu cho công ty. Ngoài ra công ty còn có những khoản thu từ các công trình xây dựng dân dụng, công trình đường giao thông,..
Qua kết quả hoạt động 3 năm ta thấy doanh thu tuy có giảm nhưng lợi nhuận thuần đạt được tăng dần qua các năm. Cụ thể, lợi nhận năm 2006 tăng 8 % so với năm 2005 và năm 2007 tăng 93 % so với năm 2006. Điều này cho thấy Công ty có xu hướng không đặc biệt chú trọng đến việc mở rộng doanh thu mà đẩy mạnh công tác kiểm soát chặt chi phí, đảm bảo lợi nhuận, duy trì mức hoạt động bình thường của Doanh nghiệp. Các chi phí quản lý kinh doanh giảm dần qua các năm.
Tuy lợi nhuận có tăng đều qua các năm nhưng Công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong việc mở rộng doanh thu kết hợp với chính sách kiểm soát chi phí chặt hơn nữa sẽ góp phần làm cho lợi nhuận tăng vững chắc hơn. Mặt khác, Công ty tăng cường hơn hoạt động tài chính và hoạt động khác để gia tăng tích lũy tạo thế đứng vững chắc và càng giữ vững được lòng tin của các nhà đầu tư.
3.2.2 Thuận lợi và khó khăn
3.2.2.1 Thuận lợi
Đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình trong công tác, trong lao động sản xuất và được đào tạo qua các lớp chuyên môn. Với đầy đủ máy móc, thiết bị sẵn sàng đáp ứng yêu cầu về xây dựng dân dụng, xây dựng thuỷ lợi, giao thông, san lấp mặt bằng,..
Được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Tỉnh Uỷ, Uỷ ban nhân dân và sự tín nhiệm của các chủ đầu tư.
Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động trẻ, năng động sáng tạo,…
Đất nước đang trong thời kỳ hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành nói chung và các Công ty xây dựng nói riêng. Đây là động lực cho mỗi Công ty tự hoàn thiện mình để sẵn sàng để bước vào thế cạnh tranh mới.
3.2.2.2 Khó khăn
Nguồn lao động chính là lao động thời vụ, trình độ tay nghề và tác phong công nghiệp chưa cao.
Công tác quản lý và bảo quản vật tư tại công trình còn gặp nhiều khó khăn.
Tình hình giá cả thị trường biến động phức tạp theo xu hướng tăng như giá vật tư, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, đồ dùng,..đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh cuả Công ty.
Có nhiều đối thủ cạnh tranh, hiện trạng “cá lớn nuốt cá bé” diễn ra gay gắt hơn. Với xu hướng tự do cạnh tranh như hiện nay, Công ty muốn đứng vững và khẳng định vị trí của mình thì cần phải có nguồn vốn mạnh và sự cần thiết về dự trữ vật liệu trong tình trạng biến động không ngừng về giá.
3.2.3 Phương hướng phát triển
Hiện nay với đầy đủ số lượng máy móc, thiết bị, năng lực và kinh nghiệm thi công. Công ty cũng đang thực hiện thi công, xây lắp công trình đường giao thông đoạn từ QL 81 đến cầu Láng Chim thuộc dự án giao thông Bốn Tổng-Một Ngàn-TP Cần Thơ, công trình Trường THCS Ba Chúc, gia cố Dầm sàn XNK và San lấp mặt bằng khu công nghiệp Bình Hoà giai đoạn II (đến 27/05/2008 công trình sẽ hoàn thành bàn giao).
Công ty đã thực hiện thi công nhiều công trình khối xã hội. Trong năm 2008, Công ty sẽ tham gia đấu thầu xây dựng các trụ sở, Trường học và tham gia dự thầu san lấp mặt bằng khu công nghiệp Bình Hoà giai đoạn 3 và 4.
Trong tương lai, để ổn định, duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn yêu cầu ngày càng cao của các chủ đầu tư về đẩy nhanh tiến độ và quản lý chất lượng công trình xây dựng, Công ty đã có kế hoạch đào tạo các bộ có trình độ chuyên môn tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về thi công và giám sát chất lượng công trình. Do đó, Công ty ngày càng đạt được sự tín nhiệm của các chủ đầu tư.
3.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XD BÁCH KHOA
3.3.1 Chính sách kế toán
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: nhật ký chung.
Chế độ kế toán đang áp dụng: QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/06.
Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: đường thẳng.
3.3.2 Bộ máy kế toán
Sơ đồ 3.2 : Sơ đồ tổ chức kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KT THANH TOÁN
KT CÔNG NỢ
THỦ QUỸ
KTNVL
KTTL
Giải thích:
Kế toán trưởng: với chức năng chuyên môn có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác về kế toán, tài chính tại công ty.
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền khi có chỉ đạo của cấp trên.
Thủ quỹ: cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày.
Kế toán tiền lương (KTTL): thực hiện tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản trợ cấp cho toàn thể nhân viên công ty, theo dõi bậc lương công nhân viên, đồng thời kiêm phụ trách việc lập báo cáo thống kê theo quy định.
Kế toán nguyên vật liệu (KTNVL): có nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu cho bộ phận thi công và lập báo cáo thống kê theo quy định.
Kế toán công nợ: theo dõi số phát sinh và số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng, theo dõi khoản nợ vay ngân hàng và công nợ của khách hàng.
3.3.3 Hình thức kế toán
Công ty sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung
Các loại sổ kế toán chủ yếu
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sơ đồ 3.3: Hình thức kế toán được áp dụng tại công ty
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
- Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo Cáo Tài Chính
- Báo cáo kết quả quản trị
MÁY VI TÍNH
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định Tài khoản nợ, tài khoản Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào Sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc Nhật ký- sổ cái..) vào các Sổ, thẻ chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm nào cấn thiết), Kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in Báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm Sổ kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về Sổ kế toán ghi bằng tay.
Chương 4
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG BÁCH KHOA
4.1 DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH SAN LẤP MẶT BẰNG KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH HÒA (GĐ 2)
Dự toán xây lắp là dự kiến, tính toán một cách tỉ mỉ, chi tiết về lượng, giá trị vật tư, nhân lực, máy móc thiết bị,..theo một điều kiện thi công sản xuất trung bình, mức giá trung bình từng vùng và mức lợi nhuận cho phép, thuế giá trị gia tăng để thực hiện thi công một khối lượng công việc, một hạng mục công trình nhất định.
Sau đây là một số bảng dự toán về công trình San lấp MBKCN Bình Hoà gđ 2.
Bảng 4.1: BẢNG TỔNG HỢP (NHÂN CÔNG+MÁY+VẬT TƯ)
Công trình: SAN LẤP MẶT BẰNG KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH HOÀ (GĐ II)
Địa điểm xây dựng: Xã Bình Hoà - huyện Châu Thành - tỉnh An Giang
(đvt: đồng)
Mã Hiệu
Tên công tác xây dựng
đvt
Khối Lượng
Đơn giáNC+M+VT
Thành tiền
AB.24121
Đào đất đắp đê, đất cấp 1
100m3
220,44
1.400.000
308.616.000
AB.24122
Đào đất đắp đê, đất cấp 2
100m3
94,47
1.400.000
132.258.000
AB.63111
Đắp đê bao
100m3
364,81
1.100.000
401.291.000
AB.27111
Đào kênh hậu, đất cấp 1
100m3
60,47
1.400.000
84.658.000
AB.27112
Đào kênh hậu, đất cấp 2
100m3
25,91
1.400.000
36.274.000
TT.01
Khai thác + vận chuyển + bơm cát vào nền cự ly 1.200m
100m3
11.730,20
2.011.460
23.594.828.092
AB.62111
San ủi mặt bằng, k = 0,85
100m3
1.021,32
64.299
65.669.855
BB.19107
Lắp ống thoát nước PVC fi 90
100m3
5,52
3.000.000
16.560.000
AK.96131
Rải đá mi
100m3
0,0276
15.000.000
414.000
AL.16121
Rải vải địa kỹ thuật
100m2
1,38
2.000.000
2.760.000
AC.11122
Đóng cừ tràm
100m
20,75
300.000
6.225.000
TT.02
Buộc phên tre
m2
440,00
10.000
4.400.000
Phí bảo vệ môi trường
2.346.045.520
TỔNG CỘNG
26.999.999.467
( Nguồn: phòng kế toán công ty)
Bảng 4.2: BẢNG TÍNH CHI PHÍ VẬT TƯ
Công trình: SAN LẤP MB KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH HOÀ (GĐ II)
Địa điểm xây dựng: Xã Bình Hoà - huyện Châu Thành - tỉnh An Giang
(đvt: đồng)
STT
Tên công tác xây dựng
đvt
Khối lượng
Đơn giá vật tư
Thành tiền dự thầu
1
Ống PVC fi 90
m
552,00
28.000
15.456.000
2
Đá mi
m3
2,76
120.000
331.200
3
Vải địa kỹ thuật
m2
138,00
19.000
2.622.000
4
Cừ tràm
cây
696,00
5.963
4.150.248
5
Phên tre
m2
440,00
6.966
3.065.040
6
Dây buộc
kg
41,36
11.000
454.960
7
Vận chuyển cát san lấp
m3
1.173.020,00
10.614
12.450.434.280
TỔNG CỘNG
12.476.513.728
( Nguồn: phòng kế toán công ty)
Bảng 4.3: BẢNG TÍNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG + MÁY
Công trình: SAN LẤP MB KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH HOÀ (GĐ II)
Địa điểm xây dựng: Xã Bình Hoà - huyện Châu Thành - tỉnh AG
(đvt: đồng)
S
T
T
Mã hiệu
Tên công tác xây dựng
đvt
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
dự thầu
NC
MÁY
1
AB.24121
Đào đất đắp đê, đất cấp 1
100m3
220,44
200.000
1.200.000
308.616.000
2
AB.24122
Đào đất đắp đê, đất cấp 2
100m3
94,47
200.000
1.200.000
132.258.000
3
AB.63111
Đắp đê bao
100m3
364,81
200.000
900.000
401.291.000
4
AB.27111
Đào kênh hậu, đất cấp 1
100m3
60,47
200.000
1.200.000
84.658.000
5
AB.27112
Đào kênh hậu, đất cấp 2
100m3
25,91
200.000
1.200.000
36.274.000
6
TT.01
Khai thác + VC + bơm cát vào nền cự ly 1.200m
100m3
11.730,20
200.000
750.060
11.144.393.812
7
AB.62111
San ủi mặt bằng, k = 0,85
100m3
1.021,32
10.000
54.299
65.669.855
8
BB.19107
Lắp ống thoát nước
PVC fi 90
100m3
5,52
200.000
-
1.104.000
9
AK.96131
Rải đá mi
100m3
0,0276
3.000.000
-
82.800
10
AL.16121
Rải vải địa kỹ thuật
100m2
1,38
100.000
-
138.000
11
AC.11122
Đóng cừ tràm
100m
20,75
100.000
-
2.075.000
12
TT.02
Buộc phên tre
m2
440,00
2.000
-
880.000
TỔNG CỘNG
12.177.440.467
( Nguồn: phòng kế toán công ty)
Bảng 4.4: BẢNG TÍNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Công trình: SAN LẤP MẶT BẰNG KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH HOÀ (GĐ II)
Địa điểm xây dựng: Xã Bình Hoà - huyện Châu Thành - tỉnh An Giang
(đvt: đồng)
STT
Tên công tác xây dựng
đvt
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Đá mi
m3
2,76
2.000
5.520
2
Cát san lấp
m3
1.173.020,00
2.000
2.346.040.000
TỔNG CỘNG
2.346.045.520
( Nguồn: phòng kế toán công ty)
4.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
Trong năm 2007, sản phẩm san lấp của công ty là san lấp trường DH cơ sở II và San lấp mặt bằng khu công nghiệp Bình hoà II. Phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu quá trình kế toán và tính giá thành sản phẩm: San lấp MB Khu Công Nghiệp Bình hoà II.
4.2.1 Những vấn đề chung về tổ chức sản xuất và tính giá thành sản phẩm
4.2.1.1 Tổ chức sản xuất
Công ty TNHH xây dựng Bách Khoa là công ty sản xuất với quy mô vừa và nhỏ. Tuy công ty thực hiện nhiều công trình nhưng được phân thành 3 nhóm: xây lắp, san lấp mặt bằng và đường giao thông.
Đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn thi công, từng hạng mục công trình, từng công trình.
Đối tượng tính giá thành là từng khối lượng công việc đến điểm dừng kỹ thuật hoặc hạng mục công trình, công trình hoàn thành bàn giao.
Kỳ tính giá thành là quý hoặc khi khối lượng công trình hoàn thành bàn giao.
4.2.1.2 Nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất
Công ty TNHH xây dựng Bách Khoa là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với quy mô vừa và nhỏ nên Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2002/QĐ – BTC ngày 14/09/2006. Theo Quyết định này, quá trình tổng hợp chi phí sản xuất được thể hiện trên sổ chi tiết của tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cụ thể:
TK 1541: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 1542: chi phí nhân công trực tiếp
TK 1543: chi phí sử dụng máy thi công
TK 1544: chi phí sản xuất chung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng công trình.
Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng công trình.
Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình vận hành máy móc thi công được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng công trình.
Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp thi công xây lắp nhưng không thuộc các khoản mục chi phí trên được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng công trình.
Nếu chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công việc, nhiều công trình phải được phân bổ theo công thức phân bổ sau:
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung
=
Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Tổng tiêu thức phân bổ (dự toán chi phí sản xuất chung)
Mức phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung
Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung của từng đối tượng
=
x
4.2.1.3 Nguyên tắc đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm
Công ty đều lập kế hoạch sản xuất cho mỗi công trình, lập kế hoạch về mặt sản lượng và về mặt giá trị ( chi phí sản xuất) đảm bảo tiến độ thi công công trình. Sản phẩm dịch vụ của công ty là công trình chưa hoàn thành nhưng đã kết thúc năm tài chính. Phần còn lại của công trình được gọi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành tương đương, ta xác định được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ qua công thức:
CP sản xuất dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
=
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
+
Giá thành dự toán của khối lượng công việc hoàn thành
Giá thành dự toán của khối lượng công việc dở dang cuối kỳ
+
Giá thành dự toán của khối lượng công việc dở dang cuối kỳ
x
4.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ,..cần thiết để tạo nên sản phẩm san lấp. Nguyên vật liệu chính bao gồm: cát, ống,..
Các chứng từ, sổ sách được sử dụng
Hóa đơn mua hàng
Phiếu nhập kho
Phiếu đề nghi xuất vật tư
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Sổ cái…
Quy trình xuất nguyên vật liệu
Căn cứ vào bảng kế hoạch vật tư đã được duyệt
Kế toán mua vật tư
Phòng cung ứng vật tư
P. Kế toán
Kế toán thanh toán
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ chi tiết nguyên vật liệu
Quy trình lưu chuyển chứng từ
Do tính đặc thù của ngành, để thuận tiện trong quá trình thực hiện thi công công trình và giảm chi phí nên nguyên vật liệu được đưa trực tiếp vào thi công.
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch thi công, người lập bảng kế hoạch vật tư (p.kế hoạch) cần dùng trình lên ban Giám đốc. Sau khi được ký duyệt, bảng kế hoạch sẽ được kế toán tính toán để xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng, sau đó lập phiếu đề nghị cấp vật tư. Kế toán vật tư sẽ trực tiếp mua vật tư theo bảng kế hoạch (gần nơi công trình nhất) và nhập kho hoặc xuất dùng ngay. Kế toán thanh toán sẽ thanh toán tiền cho người bán, sau đó ghi vào sổ quỹ tiền mặt và ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu.
Các tài khoản được sử dụng
TK 1521: nguyên vật liệu chính
TK 1541: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 111: tiền mặt
TK 112: tiền gửi Ngân hàng
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Căn cứ vào phiếu chi số 22 ngày 05/08/2007, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu (cát) phục vụ cho công trình không qua nhập kho.
Nợ TK 1541: 600.000.000 đồng
Có TK 111: 600.000.000 đồng
Căn cứ vào phiếu chi số 15 ngày 08/09/2007, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu (cát) phục vụ cho công trình không qua nhập kho.
Nợ TK 1541: 1.858.600.000 đồng
Có TK 111: 1.858.600.000 đồng
Căn cứ vào phiếu chi số 03 ngày 07/10/2007, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu (cát) phục vụ cho công trình không qua nhập kho.
Nợ TK 1541: 1.214.400.000 đồng
Có TK 111: 1.214.400.000 đồng
Căn cứ vào phiếu chi số 05 ngày 30/11/2007, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu (cát) phục vụ cho công trình không qua nhập kho.
Nợ TK 1541: 1.978.596.300 đồng
Có TK 111: 1.978.596.300 đồng
Căn cứ vào phiếu chi số 19 ngày 22/12/2007, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu (cát) phục vụ cho công trình không qua nhập kho.
Nợ TK 1541: 998.826.000 đồng
Có TK 111: 998.826.000 đồng
Căn cứ vào phiếu chi số 25 ngày 29/12/2007, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu (cát) phục vụ cho công trình không qua nhập kho.
Nợ TK 1541: 1.968.680.000 đồng
Có TK 111: 1.968.680.000 đồng
Căn cứ vào giấy báo nợ của Ngân hàng về số tiền tạm nộp thuế + phí bảo vệ môi trường vào NSNN
Nợ TK 1541: 2.145.871.000 đồng
Có TK 112: 2.145.871.000 đồng
Kế toán căn cứ vào phiếu đề nghị cấp vật tư sẽ tiến hành ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 1541
Đối tượng: vật tư
(đvt: đồng)
Ngàyghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
22
05/08/07
TT tiền bơm cát Anh Lài
111
600.000.000
15
08/09/07
TT tiền bơm cát Phú Cường
111
1.858.600.000
03
07/10/07
TT tiền bơm cát Phú Cường
111
1.214.400.000
05
30/11/07
TT tiền bơm cát Phú Cường
111
1.978.596.300
19
22/12/07
TT tiền bơm cát Phú Cường
111
998.826.000
25
29/12/07
TT tiền bơm cát Phú Cường
111
1.968.680.000
29
30/12/07
Tạm nộp thuế+phí BVMT
112
2.145.871.000
Tổng cộng
10.764.973.300
(Nguồn: phòng kế toán công ty)
Do Công ty sử dụng máy tính để nhập và bảo quản số liệu nên sổ được lập và in ra từ máy. Đây là sổ chi tiết tài khoản được theo dõi riêng theo từng đối tượng của công trình san lấp.
Sơ đồ tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 111,112,331
TK 1541
10.764.973.300 đ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
4.2.3 Kế toán chi phí nhân công và máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình vận hành máy móc thi công ngoài công trường, nhưng không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân vận hành máy thi công.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến người lao động trực tiếp tham gia công trình như: tiền lương nhân công trực tiếp tham gia công trình san lấp, phụ cấp làm thêm giờ,..không bao gồm các khỏan trích BHXH. BHYT và KPCĐ.
Các chứng từ, sổ sách được sử dụng
Bảng chấm công
Giấy đề nghị cấp vật tư
Giấy đề nghị thanh toán tiền lương
Hóa đơn mua hàng
Phiếu chi
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ chi tiết nhân công và máy thi công
Nhật ký chung
Sổ cái…
Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Tổ trưởng chấm công
Bảng tính tiền lương
Bảng kế hoạch vật tư
Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng cung ứng vật tư
Kế toán thanh toán
Kế toán mua vật tư
Thủ quỹ
Trả cho NB
Quy trình luân chuyển chứng từ
Tại các đội thi công sử dụng bảng chấm công do phòng kế toán chuyển xuống thực hiện việc chấm công hàng ngày và cuối thang lập bảng lương. Mặt khác, phòng kế hoạch sẽ lập bảng kế hoạch vật tư.
Sau đó bảng lương và bảng kế hoạch vật tư đưa trình Giám đốc duyệt, sau đó được đưa về phòng kế toán.
Kế toán vật tư sẽ trực tiếp mua vật tư đưa về phòng cung ứng vật tư hoặc đưa trực tiếp đến công trình, kế toán thanh toán sẽ thanh toán tiền cho người bán và lưu vào sổ chứng từ.
Tại phòng kế toán, kế toán thanh toán xem xét, ghi vào sổ lưu chứng từ và đưa cho thủ quỹ chi trả lương.
Các tài khoản được sử dụng
TK 111: tiền mặt
TK 1543: chi phí nhân công + máy thi công
TK 334: phải trả công nhân viên
TK 152, 153: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
TK 214: hao mòn TSCĐ
TK 331: phải trả người bán
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Căn cứ vào các phiếu chi số 66, 69, 115, 119, 164 tháng 08/2007 chi tiền sửa máy, tiền nhân công sửa máy, tiền gia công máy, mua nhiên liệu dùng trực tiếp không qua kho.
Nợ TK 1543 : 69.043.000 đồng
Có TK 111: 69.043.000 đồng
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 42 ngày 31/08/07 về việc xuất dầu + nhớt phục vụ cho công trình.
Nợ TK 1543: 17.718.220 đồng
Có TK 1521: 17.718.220 đồng
Căn cứ vào phiếu chi số 21, 53 về việc thanh toán lương cho công nhân và tiền lắp đặt ống phục vụ công trình.
Nợ TK 1543: 51.595.000 đồng
Có TK 111: 51.595.000 đồng
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 22 ngày 30/09/07 về việc xuất dầu + nhớt phục vụ cho công trình.
Nợ TK 1543: 72.198.955 đồng
Có TK 1521: 72.198.955 đồng
Căn cứ vào các phiếu chi số 1, 2, 4 tháng 10/2007 về việc thanh toán lương nhân công, sửa máy.
Nợ TK 1543: 44.945.667 đồng
Có TK 111: 44.945.667 đồng
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 11 ngày 31/10/07 về việc xuất dầu + nhớt phục vụ cho công trình.
Nợ TK 1543: 93.889.385 đồng
Có TK 1521: 93.889.385 đồng
Căn cứ vào phiếu chi số 66 ngày 03/11/07 về việc thanh toán lương cho nhân công.
Nợ TK 1543: 44.575.833 đồng
Có TK 111: 44.575.833 đồng
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 07 ngày 15/11/07 về việc xuất dầu + nhớt phục vụ cho công trình.
Nợ TK 1543: 35.511.660 đồng
Có TK 1521: 35.511.660 đồng
Căn cứ vào phiếu chi số 02 ngày 01/12/07 về việc thanh toán lương công nhân phục vụ công trình.
Nợ TK 1543: 39.068.333 đồng
Có TK 111: 39.068.333 đồng
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 20 ngày 25/12/07 về việc xuất dầu + nhớt phục vụ cho công trình.
Nợ TK 1543: 172.084.065 đồng
Có TK 1521: 172.084.065 đồng
Căn cứ vào phiếu chi số 12 ngày 01/01/08 về việc thanh toán lương công nhân phục vụ công trình.
Nợ TK 1543: 39.450.000 đồng
Có TK 111: 39.450.000 đồng
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 1543
Đối tượng: Nhân công + máy
(đơn vị tính: đ)
Ngàyghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
66
09/08/07
TT tiền sửa máy
111
56.411.000
69
11/08/07
TT tiền nhân công sửa máy
111
2.750.000
115
20/08/07
TT chi phí sửa máy
111
690.000
119
20/08/07
TT tiền làm dàn sắt si
111
8.000.000
112
20/08/07
TT tiền mua nhớt
111
192.000
164
29/08/07
TT tiền gia công máy
111
1.000.000
42
31/08/07
Xuất dầu + nhớt
1521
17.718.220
21
03/09/07
TT lương nhân công T08
111
48.220.000
53
11/09/07
TT tiền lắp đặt ống
111
3.375.000
22
30/09/07
Xuất dầu + nhớt
1521
72.198.955
01
02/10/07
TT lương nhân công T09
111
37.753.667
02
02/10/07
TT tiền sửa máy
111
1.992.000
04
02/10/07
TT tiền làm cánh quạt
111
5.200.000
11
31/10/07
Xuất dầu + nhớt
1521
93889385
66
03/11/07
TT lương nhân công T10
111
44.575.833
07
15/11/07
Xuất dầu + nhớt
1521
35511660
02
01/12/07
TT lương nhân công T11
111
39.068.333
20
25/12/07
Xuất dầu + nhớt
1521
172084065
12
01/01/08
TT lương nhân công T12
111
39.450.000
Tổng cộng
680.080.118
( Nguồn: phòng kế toán công ty)
Sơ đồ tài khoản chi phí nhân công + máy thi công
TK 111
TK 1521
TK 111
TK 1543
209.067.833 đ
391.402.285 đ
79.610.000 đ
Chi phí lương nhân công sử dụng máy thi công
Chi phí vật tư sử dụng máy thi công
Chi phí sửa máy, gia công máy và mua vật tư sử dụng máy thi công
4.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ xây lắp phát sinh trong phạm vi phân xưởng như:
Chi phí nhân viên phân xưởng: lương chính, lương phụ, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân rực tiếp xây lắp, nhân công sử dụng máy thi công và phục vụ máy thi công, nhân viên quản lý đội thi công,…
Chi phí vật liệu: vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý,..
Chi phí dịch vụ mua ngoài..
Các chứng từ, sổ sách được sử dụng
Hóa đơn mua hàng
Phiếu chi
Giấy đề nghị thanh toán
Sổ cái
Sổ chi tiết tài khoản..
Quy trình lưu chuyển chứng từ
Người đề nghị lập phiếu đề nghị thanh toán trình lên Giám đốc và Kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển qua phòng kế toán. Kế toán thanh toán lưu chứng từ gốc, ghi sổ Cái và chi thanh toán cho người nhận.
Người đề nghị
Giám đốc
Kế toán trưởng
KT thanh toán
Người nhận
Các tài khoản được sử dụng
TK 111: tiền mặt
TK 112: tiền gửi Ngân hàng
TK 334: Phải trả công nhân viên
TK 338: Các khoản trích theo lương
TK 1544: chi phí sản xuất chung
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Căn cứ vào phiếu chi số 02 ngày 01/08/07 về chi phí công tác
Nợ TK 1543: 328.000 đồng
Có TK 111: 328.000 đồng
Căn cứ vào phiếu chi số 02 ngày 01/08/07 về chi phí vận chuyển bồn dầu về công trình.
Nợ TK 1543: 328.000 đồng
Có TK 111: 328.000 đồng
……………………………………
Căn cứ vào phiếu chi số 127, 129 ngày 27/12/07 về việc mua vật tư phục vụ công trình không qua nhập kho và chi phí tiếp khách
Nợ TK 1543: 164.972.000 đồng
Có TK 111: 164.972.000 đồng
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 1544
Đối tượng: Sản xuất chung
(đơn vị tính: đ)
Ngàyghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
02
01/08/07
TT chi phí công tác
111
328.000
03
01/08/07
TT VC bồn dầu về CT
111
1.100.000
09
01/08/07
TT tiền cúng khởi công CT
111
420.000
15
03/08/07
Chi trả lãi vay
111
34.000.000
23
04/08/07
TT chi phí tiếp khách
111
1.140.000
26
06/08/07
TT chi phí làm lễ khởi công
111
529.000
29
06/08/07
TT tiền mua CC, VT nhỏ CT
111
9.480.000
39
06/08/07
TT chi phí CT
111
644.000
…
….
…
…
…
127
27/12/07
TT tiền mua vật tư CT
111
163.848.000
129
27/12/07
TT chi phí tiếp khách
111
1.124.000
Tổng cộng
649.418.470
( Nguồn: phòng kế toán công ty)
Sơ đồ tài khoản chi phí sản xuất chung
TK 1544 1544
TK 111
649,418,470 đ
Chi phí dịch vụ mua ngoài, lương nhân viên, CCDC
4.2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Qua các bảng chi tiết về chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, ta có
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ
(đvt: đồng)
TÊN CHI PHÍ
CPSXDDĐK
CPSXDDPSTK
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
0
10.764.973.300
Chi phí nhân công + máy thi công
0
680.080.118
Chi phí sản xuất chung
0
649.418.470
Tổng cộng
12.094.471.888
4.3 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ
Công ty đều lập kế hoạch sản xuất cho mỗi công trình, lập kế hoạch về mặt sản lượng và về mặt giá trị (cpsx) đảm bảo tiến độ thi công công trình. Chi phí sản xuất dở dang của Công ty là công trình chưa hoàn thành bàn giao nhưng đã kết thúc năm tài chính. Căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành tương đương ta xác định được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ như sau:
Theo hợp đồng dự thầu ta có:
Giá trị dự toán: 26.999.999.000 đ
Doanh thu thực tế năm 2007: 11.051.521.000 đ
→ Tỷ lệ doanh thu nhận được là: 11.051.521.000 / 26.999.999.000 = 40,93 %
Công ty ước tính chi phí dự toán chiếm 80% giá trị công trình nên:
Chi phí dự toán: 80% x 26.999.999.000 = 21.599.999.200 đ
→ Chi phí dự toán thực tế : 40,93% x 21.599.999.200 = 8.840.879.673 đ
Trong đó:
Chi phí thực tế phát sinh: 12.094.471.888 đ
Vậy, Chi phí thực tế dở dang: 12.094.471.888 – 8.840.879.673 = 3.253.592.215 đ
Áp dụng công thức tính chi phí sản xuất dở dang theo phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương ta có:
CP sản xuất dở dang cuối kỳ
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
=
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
+
Giá thành dự toán của khối lượng công việc hoàn thành
Giá thành dự toán của khối lượng công việc dở dang cuối kỳ
+
Giá thành dự toán của khối lượng công việc dở dang cuối kỳ
x
Vậy,
12.094.471.888
11.051.521.000
3.352.592.215
3.352.592.215
CPSXDDCK
=
+
X
= 2.750.798.193 đ
4.4 GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Thông thường, Doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác định trong kỳ phản ánh trên hoá đơn đã lập. Nhà thầu căn cứ vào phương pháp tính toán thích hợp để xác định khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ. Khi kết quả được thực hiện đáng tin cậy thì kế toán lập hoá đơn gửi khách hàng đòi tiền và phản ánh doanh thu, nợ phải thu trong kỳ tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận.
Giá thành thực tế công trình san lấp MB Khu Công Nghiệp Bình Hòa gđ II
Có nhiều phương pháp tính giá thành nhưng với Công ty TNHH xd Bách Khoa áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành cho sản phẩm
Ta có công thức:
Giá thành thực tế khối lượng, hạng mục, công trình hoàn thành bàn giao
Chi phí thi công xây lắp dở dang đầu kỳ
=
+
Chi phí thi công xây lắp phát sinh trong kỳ
Chi phí thi công xây lắp dở dang cuối kỳ
Khoản điều chỉnh giảm giá thành
-
-
Với số liệu đã có như trên, áp dụng công thức tính giá thành ta có :
Giá thành thực tế = 12.094.471.888 – 2.750.798.193 = 9.343.673.695 đ
Kết luận
Như vậy, việc tính giá thành thực tế này giúp cho nhà quản lý xác định được giá trị thực tế công trình (đến thời điểm này) để so sánh với giá trị dự toán, từ đó đưa ra những phương pháp quản lý thực hiện thi công thích hợp hơn và có biện pháp giám sát chặt chẽ hơn khi có chênh lệch. Do Công ty được thanh toán theo khối lượng công việc hoàn thành nên công tác so sánh này là cần thiết và kịp thời.
Chương 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Về lợi ích xã hội
Công ty đã thực hiện nhiều công trình về giao thông, thủy lợi, khối xã hội như: xây dựng trụ sở làm việc, Ủy ban, Kho bạc, Trường học,..đã góp phần xóa mù chữ ở nông thôn, trẻ em được đến trường, các tuyến lộ giao thông được thông suốt tạo sự đi lại dễ dàng, làm đổi mới bộ mặt nông thôn An Giang và các tỉnh lân cận.
Công ty cũng đã tạo được nhiều việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi, giúp dân cư ở vùng lân cận công trình có công ăn việc làm, có thêm thu nhập, giúp họ có cuộc sống ổn định hơn.
Về công tác quản lý
Công ty đã đề ra một số công tác quản lý rất khoa học như xây dựng quy chế trả lương, nâng mức lương cơ bản đáp ứng kịp thời xu hướng tăng giá như hiện nay. Tuy không nhiều nhưng đã khuyến khích, động viên người lao động đem tài năng, trí tuệ phục vụ công tác có năng suất và chất lượng ngày càng cao, tăng cường tính cạnh tranh cho công ty.
Mặt khác, Công ty còn bố trí chỗ ở cho công nhân viên có nhu cầu nhằm tạo sự thuận tiện trong trong sinh hoạt và trong công việc.
Công ty còn thực hiện chính sách hổ trợ cán bộ tham gia các lớp đào tạo chuyên môn, Giám đốc thường xuyên đôn đốc, thăm hỏi sức khỏe công nhân viên, tặng quà và khen thưởng.
Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng hao hụt vật tư tại những công trình có nhiều thành phần dân cư. Thường xảy ra xung đột tại công trình do những người công nhân chủ yếu là lao động địa phương, trình độ học vấn thấp, trình độ tay nghề không cao. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Công ty.
Đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn và tay nghề cao chưa nhiều, có thể đáp ứng được nhu cầu trước mắt. Nhưng nước ta đang trong thời hội nhập, sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn, để duy trì và phát triển thì Doanh nghiệp phải có đội ngũ Công nhân viên đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng cùng với việc có nguồn vốn mạnh.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán gọn nhẹ, có sự hổ trợ của công nghệ thông tin. Các phần mềm kế toán được cài đặt sẵn trong máy. Có một số bút toán không phải ghi hay tính mà máy tính sẽ tự xử lý số liệu khi được nhập đầy đủ. Những bút toán này thường là những bút toán kết chuyển. Từ đó cho thấy bộ tài chính nên khuyến khích các Doanh nghiệp sử dụng sự tiến bộ của công nghệ mới và có những quy định cho phù hợp với việc sử dụng máy tính vào công tác kế toán giúp Doanh nghiệp hạch toán chính xác hơn theo đúng quy định của Nhà Nước.
Tuy nhiên, công tác tổ chức kế toán tại Công ty còn mang tính khuôn khổ, chưa linh hoạt. Do tính đặt thù của ngành là xây dựng nên nguyên vật liệu phải được mua tại nơi gần công trình nhưng nếu cứ cứng nhắc theo quy định sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình thu mua. Chẳng hạn như kế toán thanh toán thì mới thanh toán tiền cho người bán, người bán phải đến Công ty để nhận tiền,..
Thông thường, kết cấu các khoản mục chi phí trong dự toán và kế toán thường có sự thống nhất về nội dung kinh tế. Nhưng trong xây dựng cơ bản thường tồn tại một số khác biệt giữa kết cấu các khoản mục chi phí trong dự toán với kết cấu các khoản mục trong quy định kế toán. Chẳng hạn như chi phí sản xuất chung, trong dự toán thì chi phí chung sẽ bao gồm nhiều khoản mục chi phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,...nhưng trong kế toán thì khoản mục chi phí sản xuất chung chỉ là một bộ phận của chi phí chung trong dự toán xây lắp.
Qua cách tổ chức kế toán, ta thấy công tác kế toán tại Công ty có sự thống nhất về nội dung các khoản mục chi phí trong dự toán và kế toán. Cụ thể là khoản mục chi phí nhân công và máy được theo dõi chung.
Trong quá trình theo dõi về các khoản mục chi phí thì chi phí khấu hao TSCĐ chưa được phân bổ. Thông thường thì TSCĐ sẽ được trích khấu hao theo tháng, quý hoặc năm. Tại Công ty thì trích khấu hao theo năm và được phân bổ dần theo từng quý. Nhưng do chi phí sản xuất chung của công trình này phát sinh quá nhiều, lúc này không thể đưa thêm chi phí trích khấu hao vào vì như thế sẽ làm giảm thuế và cơ quan thuế không chấp nhận. Đến cuối năm khi lập báo cáo tài chính, lúc đó Công ty tiến hành đưa chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí của Doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Công ty không có các khoản trích BHXH, BHYT theo quy định cho công nhân trực tiếp tham gia công trình. Điều này thể hiện lực lượng lao động của Công ty chủ yếu là những lao động làm việc theo ngày, theo mùa vụ và trả lương theo tuần hoặc tháng, không có hợp đồng lao động nên Công ty không trích các khoản trích này.
Do tính đặt thù của ngành nên việc kiểm soát chi phí thực tế theo đúng kế hoạch là rất khó. Trong quá trình thực hiện thi công công trình mà giá của các loại vật tư, nhiên liệu tăng cao hơn so với dự toán sẽ gây ra nhiều trở ngại cho việc thi công. Tuy nhiên, lúc này Công ty có thể gửi Tờ trình về việc tăng giá này và đề nghị được bù giá. . Qua mỗi giai đoạn, Công ty sử dụng chi phí tạm tính để tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và giá thành thực tế. Nhưng khi được thanh toán giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành ở tỷ lệ tương đương nào đó thì luôn thấp hơn giá trị thực tế phát sinh.
Thực tế không phải lúc nào công trình cũng được thi công theo đúng với dự toán và đúng kế hoạch mà còn chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường: mùa lũ đất thường hay bị lún đòi hỏi phải tăng thêm khối lượng đất đá và nhiên liệu cho khu vực đó nhưng khu vực khác thì có thể giảm được lượng nhiên liệu do đất gò cao…hoặc giá vật tư tăng cao cũng làm chậm tiến độ thi công.
5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ
Tiết kiệm chi phí sản xuất luôn được đặt ra như là một yêu cầu cơ bản để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát tốt được các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các chi phí phát sinh là điều mấu chốt để có thể kiểm soát chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tình hình biến động giá như hiện nay làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng. Do đó, Công ty cần phải dự đoán chính xác tình hình dao động của giá để có thể thu mua dự phòng nhằm tiết kiệm chi phí tăng thêm do giá tăng.
Công ty cần nâng cao tay nghề cho các đội thi công, đó cũng chính là giải pháp tiết kiệm chi phí có hiệu quả.
Mặt khác, Nhà quản lý có thể tăng cường giám sát phòng cung ứng vật tư để theo dõi kip thời các sự thay đổi về định mức sao cho hợp lý so với thực tế tại công trình.
Công ty cần phải vừa làm vừa tái đầu tư dần dần để tiếp cận với công nghệ máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại.
Công ty cần cân đối nguồn vốn để dự trữ nguyên vật liệu trong tình hình thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Nhưng khi tăng nguồn vốn phải phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Để tiết kiệm được chi phí vận chuyển, Công ty có thể có kế hoạch mua hợp lý nhiều loại vật liệu cùng lúc để tận dụng hết trọng tải xe.
Phòng cung ứng vật tư cần chặt chẽ hơn về công tác bảo quản nguyên vật liệu để tranh hao hụt và có biện pháp thu hồi vật liệu thừa nhằm tiết kiệm chi phí.
5.3 KIẾN NGHỊ
Về công tác quản lý
Để giải quyết các vấn đề về hao hụt vật tư nơi công trình thì Công ty có thể thường xuyên giám sát, kiểm kê và có biện pháp xử lý chặt hơn. Nếu vật tư công trình bị hao hụt thì bên cạnh việc trừ lương để bù vào khoản bị mất, Công ty có thể xử phạt với hình thức giảm lương hoặc cắt giảm thi đua,..
Nhằm hạn chế những xung đột nơi công trình thì Công ty cần phổ biến những nội quy, quy định trước khi nhận vào làm. Trường hợp đã xảy ra xung đột thì có thể trừ lương hoặc xử lý cho thôi việc.
Để nâng cao năng lực và uy tín của Công ty, ngoài việc Công ty phải có nguồn vốn mạnh thì cần phải có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Để làm được điều đó, Công ty cần có những chính sách khai thác và thu hút nguồn nhân lực. Công ty có thể thực hiện chính sách đầu tư ngay từ đầu, tức là Công ty sẽ tuyển chọn một số sinh viên, học viên đang theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng, trường dạy nghề,..Công ty có thể đầu tư vốn (sẽ trừ dần sau khi được nhận làm chính thức) và mở thêm các lớp đào tạo chuyên môn để khi tốt nghiệp thì Công ty đã sở hữu một đội ngũ Công nhân viên chuyên nghiệp.
Như vậy, chính sách này không chỉ mang lại lợi ích cho Công ty mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Tạo cơ hội cho những sinh viên, học viên nghèo có ý chí vươn lên có được điều kiện phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt và có công ăn việc làm ngay sau khi tốt nghiệp ra trường.
Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Công tác tổ chức kế toán có thể nhanh chóng và kip thời hơn trong việc thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho công trình. Cụ thể là kế toán vật tư có thể vừa mua vật tư vừa thanh toán tiền cho nhà cung cấp nhằm tiết kiệm được chi phí và tạo uy tín với nhà cung cấp. Tuy nhiên, nhà quản lý cần thường xuyên kiểm tra công tác nhập vật tư và là người trực tiếp đặt hàng, chủ động liên hệ với nhà cung cấp để kiểm tra thông tin sau khi hàng được nhận
Trong tình hình hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra gay gắt thì việc quản lý chi phí sản xuất tốt sẽ góp phần đánh giá chính xác giá thành.
Với xu hướng tăng giá như hiện nay, Công ty cần có phương pháp xác định thời điểm dự trữ vật tư sao cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo cung ứng đủ vật tư cho công trình để tránh tình trạng giá vật tư tăng cao hơn so với dự toán.
Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, do đó Công ty cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thu mua cũng như việc sử dụng nguyên vật liệu để giảm bớt chi phí mua vào và tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Công ty nên duy trì thường xuyên việc thực hiện thi công công trình theo đúng kế hoạch. Căn cứ vào đó để cung cấp vật tư, nguyên liệu đúng, đủ không để tính trạng dư thừa vật tư, nguyên liệu góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành và làm tăng tính cạnh tranh cho Công ty.
5.4 KẾT LUẬN
Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng có vốn đầu tư lớn, vòng quay vốn chậm, hiệu quả bản thân Doanh nghiệp thấp nhưng mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội rất lớn góp phần đắt lực vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với những thành tích mà công ty đã đạt được trong thời gian qua, Công ty phải luôn giữ vững và phát huy hơn nữa để giữ được lòng tin của các nhà đầu tư. Đồng thời phải tìm ra nguyên nhân của một số mặt còn hạn chế để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Công ty có thể mở rộng hơn nữa về doanh thu và không ngừng giám sát chặt chi phí để lợi nhuận Công ty không ngừng tăng cao và quy mô ngày càng được mở rộng, tạo thế đứng vững chắc hơn.
Việc hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí mà vẫn giữ được chất lượng công trình là mục tiêu hàng đầu. Với mục tiêu này, trong những năm qua Công ty đã tạo được uy tín và sự tin cậy của các nhà đầu tư, đồng thời góp một phần lợi nhuận vào Ngân sách nhà nước.
---*---
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT24.doc