Đề tài Tình hình huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh- Anh Mỹ

Tài liệu Đề tài Tình hình huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh- Anh Mỹ: LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Đất nước ta từ khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các DN được phép tự do cạnh tranh bình đẳng theo khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển cao thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Trong điều kiện như vậy thì việc các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả đồng vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất là khi thị trường vốn ngày càng trở nên khan hiếm Thực trạng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn chung đều rất thiếu. Chính vì vậy, việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, an toàn là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai. Xuất phát từ tầm qua...

doc84 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh- Anh Mỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Đất nước ta từ khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các DN được phép tự do cạnh tranh bình đẳng theo khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển cao thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Trong điều kiện như vậy thì việc các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả đồng vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất là khi thị trường vốn ngày càng trở nên khan hiếm Thực trạng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn chung đều rất thiếu. Chính vì vậy, việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, an toàn là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, hơn nữa trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế Thiên Anh- Anh Mỹ, em nhận thấy việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh, xây dựng các định mức và kế hoạch khai thác các nguồn tài trợ vốn kinh doanh, nhất là vấn đề sử dụng vốn sao cho có hiệu quả luôn được chú trọng hàng đầu. Vì vậy, em đã nghiên cứu đề tài “Tình hình huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh- Anh Mỹ”. Trong phạm vi đề tài, cùng với sự nghiên cứu, phân tích của mình, nội dung Báo cáo của em gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tình hình huy động vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh của DN Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh-Anh Mỹ Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh- Anh Mỹ Trong thời gian thực tập và tìm hiểu về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh-Anh Mỹ, với thời gian thực tập ngắn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những sai sót . Em mong các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị Công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh- Anh Mỹ góp ý để bài viết hoàn thiện hơn. Qua đây , em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Văn Chương đó hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú , anh chị trong phũng Tài chính- Kế toán nói riêng và trong công ty nói chung đó giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty . Hà nội , ngày 10 tháng 03 năm 2010 SINH VIÊN Nguyễn Thanh Ngần CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP I. VỐN KINH DOANH (VKD) VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VKD TRONG DOANH NGHIỆP (DN). 1.1. VKD và các đặc trưng cơ bản về VKD. Sản xuất kinh doanh (SXKD) là yếu tố quyết định sự sống còn của một xã hội. “Nếu sản xuất chỉ ngừng một ngày thôi chứ không nói đến ngừng một vài tuần, ngừng một năm thì xã hội cũng bị tiêu vong” (Mác - Ăng Ghen). Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN cần phải có ba yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi DN phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh Theo các nhà kinh tế học cổ điển: vốn là một trong các yếu tố đầu vào được sử dụng để tiến hành SXKD (ví dụ: đất đai, lao động,…), vốn là các sản phẩm được sản xuất ra để phục vụ sản xuất (ví dụ: máy móc, thiết bị,…). Như vậy theo quan điểm này vốn được xem xét dưới góc độ hiện vật là chủ yếu. Nó có ưu điểm là giản đơn, dễ hiểu, phù hợp với trình độ quản lý thấp. Tuy nhiên nó chưa nói lên được đặc điểm vận động cũng như vai trò, tầm quan trọng của vốn trong SXKD. Theo các nhà kinh tế học hiện đại, VKD trong các DN là một “quỹ tiền tệ đặc biệt”. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là tiền nhưng tiền muốn được coi là vốn thì đồng thời phải thoả mãn các điều kiện sau: Tiền phải được đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định. Nói cách khác tiền phải được bảo đảm bằng một lượng tài sản có thực. Tiền phải được tích tu, tập trung đến một lượng nhất định, đủ để tiến hành hoạt động SXKD. Khi có đủ về lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Quá trình SXKD của DN diễn ra liên tục do vậy VKD cũng không ngừng vận động thay đổi từ hình thái biểu hiện này sang hình thái biểu hiện khác tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn. Sự chu chuyển của VKD chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh Đối với DN sản xuất: T - H - …SX… - H’- T’. Đối với DN thương mại: T - H - T’. Đối với tổ chức kinh doanh tiền tệ: T - T’. Do sự luân chuyển không ngừng của VKD trong hoạt động SXKD nên tại một thời điểm, VKD thường tồn tại dưới nhiều hình thái giá trị khác nhau. Từ những phân tích trên ta có thể rút ra: VKD của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động SXKD nhằm mục đích sinh lời. Dựa vào định nghĩa trên ta có thể thấy rằng những tài sản dù có giá trị lớn đến mấy nếu không được đưa vào SXKD nhằm mục đích sinh lời thì cũng không được coi là VKD. Từ đó có thể rút ra những đặc điểm của VKD. - Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản thực. Điều đó có nghĩa là vốn phải được biểu hiện bằng giá trị toàn bộ tài sản hữu hình (TSHH) như nhà cửa, mý móc, thiết bị sản xuất,… và tài sản vô hình (TSVH) như quyền sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành,phần mềm máy vi tính bằng phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ,… của DN. - Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng. Nghĩa là để tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD nào đều cần phải có một lượng vốn tối thiểu nhất định. Trong quá trình SXKD các DN không chỉ khai thác tiềm năng về vốn sẵn có mà còn phải tìm cách thu hút vốn, huy động thêm vốn, như vậy vừa có thể giúp DN khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ mà còn có thể giúp DN phân chia được rủi ro trong quá trình SXKD. - Vốn phải được vận động vì mục đích sinh lời. Ta thấy rằng vốn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, tuy nhiên tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để tiền được gọi là vốn thì đồng tiền đó phải được vận động vì mục đích sinh lời. Trong quá trình vận động vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của một vòng tuần hoàn vẫn phải là tiền với giá trị lớn hơn số tiền bỏ ra ban đầu. Đó là nguyên tắc của việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Vốn phải được gắn với chủ sở hữu và được quản lý chặt chẽ. Nhưng tuỳ thuộc từng loại hình DN mà người sở hữu vốn có đồng thời là người sử dụng vốn hay không. Tuy nhiên trong trường hợp nào thì vốn cũng phải gắn với chủ sở hữu bởi lẽ quyết định sử dụng vốn như thế nào sẽ liên quan đến lợi ích sát sườn của mỗi DN. ý thức như vậy đồng vốn mới được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nhất, tránh tình trạng thất thoát lãng phí vốn trong SXKD. - Vốn có giá trị về mặt thời gian. ở đây ta nói đến giá trị thời gian của tiền. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, do ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như giá cả, lạm phát, khủng hoảng, mà sức mua của đồng tiền ở những thời điểm khác nhau thì khác nhau. Vì vậy, khi xem xét, quyết định bỏ vốn đầu tư thì DN phải luôn chú ý đến giá trị thời gian của đồng vốn. - Vốn được coi là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, tại một thời điểm, có những chủ thể tạm thời thừa vốn và có những chủ thể khác tạm thời thiếu vốn. Họ có thể gặp nhau trực tiếp để thương lượng, thoả thuận hoặc có thể thông qua các trung gian tài chính để chủ thể thiếu vốn có được lượng vốn mà mình đang cần và chủ thể thừa vốn có được lợi nhuận từ đồng vốn nhàn rỗi của mình. Tuy nhiên để có quyền sử dụng vốn thì chủ thể đi vay phải trả cho chủ sở hữu tiền vay một khoản thu nhập nhất định gọi là chi phí sử dụng vốn. Nhưng vốn là một loại hàng hoá đặc biệt. Người đi vay chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu vốn vay. Nói cách khác, quyền sở hữu vốn vẫn không thay đổi Việc nhận thức đúng đắn về đặc trưng của VKD sẽ giúp DN quản lý, khai thác và sử dụng VKD một cách tốt nhất tránh tình trạng lãng phí, thua lỗ, mất mát,… làm thất thoát đi VKD. 1.2. Các bộ phận cấu thành Vốn kinh doanh Để tổ chức, quản lý và sử dụng có hiệu quả VKD cần phải quản lý chi tiết từng bộ phận cấu thành của VKD. Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn, có thể chia VKD thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động. 1.2.1.Vốn cố định của DN Để hiểu vốn cố định là gì ta cần tìm hiểu về Tài sản cố định (TSCĐ) TSCĐ TSCĐ của DN là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của DN và phải thoả mãn tất cả các tiêu chuẩn của TSCĐ đó là: - Tiêu chuẩn về thời gian: Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. - Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị lớn, mức giá trị cụ thể do Chính phủ quy định phù hợp với tình hính kinh tế của từng thời kỳ. TSCĐ ở Việt Nam đã có rất nhiều lần thay đổi về giá trị. Quyết định 206 - ngày 12/12/2003, BTC quy định TSCĐ phải có 2 điều kiện. - Giá trị từ 10.000.000 đồng Ngân hàng Việt Nam trở lên. - Thời gian từ một năm trở lên. Phân loại TSCĐ - Theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế thì TSCĐ được chia làm hai loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể do DN sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Thuộc loại này, căn cứ vào công dụng kinh tế có thể chia thành các nhóm: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Vườn cây lâu năm. TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do DN quản lý và sử dụng trong các hoạt động SXKD, cung cấp các dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn TSCĐ vô hình. Thông thường TSCĐ vô hình gồm các loại sau: Quyền sử dụng đất có thời hạn; nhãn hiệu hàng hoá; quyền phát hành; phần mềm máy vi tính; bản quyền; bằng sáng chế,… Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ theo hình thái biểu hiện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại TSCĐ. - Theo mục đích sử dụng thì TSCĐ của DN được chia làm hai loại: TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh và TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. - Theo tình hình sử dụng thì có thể chia toàn bộ TSCĐ của DN làm ba loại sau: TSCĐ đang dùng; TSCĐ chưa cần dùng; TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý. 1.2.2. Vốn lưu động Tài sản lưu động của DN gồm hai bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. - Tài sản lưu động sản xuất: gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để bảo đảm cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,… và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. - Tài sản lưu động lưu thông: là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của DN như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán,… Vốn lưu động của DN thường xuyên vận động, chuyển hoá lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau. Đối với DN sản xuất, vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hoá sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hoá, khi kết thúc quá trình tiêu thu lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Quá trình hoạt động kinh doanh của DN diễn ra liên tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động. Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi đặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động của DN có những đặc điểm sau: - Vốn lưu động trong quá trình luân chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - Vốn lưu động chu chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Từ những sự phân tích trên có thể rút ra: Vốn lưu động của DN là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm bảo đảm cho quá trình kinh doanh của DN được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh. Phân loại vốn lưu động Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau đây: - Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành: + Vốn bằng tiền và các khoản phải thu. + Vốn về hàng tồn kho. - Dựa vào vai trò của vốn lưu động đối với quá trình SXKD có thể chia vốn lưu động thành + Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất + Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất + Vốn lưu động trong khâu lưu thông 1.3. Nguồn hình thành Vốn kinh doanh trong Doanh nghiệp Mỗi DN muốn tiến hành SXKD đều cần có vốn nhưng vốn luôn là một bài toán khó đối với các nhà quản lý bởi lẽ phải lựa chon cơ cấu nguồn vốn sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu hoạt động sxkd vừa bảo đảm được an toàn về mặt tài chính đồng t hời chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất. Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp và có hiệu quả cần có sự phân loại nguồn vốn. 1.3.1. Dựa vào quan hệ sở hữu vốn Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của DN thành hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DN, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau: Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà DN có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho nhà nước, cho người lao động trong DN. Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một DN phải phối hợp cả hai nguồn trên. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà DN hoạt động, tuỳ thuộc vào quyết định mà người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của DN. Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý có thể xác định được mức độ an toàn trong công tác huy động vốn, tổ chức vốn sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động SXKD vừa bảo đảm an toàn về mặt tài chính với chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất. 1.3.2. Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của DN ra làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà DN có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của DN. Nguồn vốn thường xuyên của một DN tại một thời điểm có thể xác định theo công thức: Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn = Giá trị tổng tài sản - Nợ ngắn hạn Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) DN có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của DN. Nguồn vốn thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác. Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động cá nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh. II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DN 1.1. Hiệu quả sử dụng VKD của DN Trong nền kinh tế thị trường, đối với mỗi DN, có vốn chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Bởi lẽ nếu không biết cách quản lý và sử dụng vốn thì DN khó có thể bảo toàn vốn của mình được. Vì vậy điều quan trọng đối với mỗi DN là phải biết sử dụng vốn của mình như thế nào để vừa hiệu quả, vừa bảo toàn và phát triển vốn, đem lại kết quả hoạt động SXKD cao nhất. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các DN kinh doanh là thu được lợi nhuận cao. Quá trình kinh doanh của DN cũng là quá trình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận DN thu được trong kỳ và mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh. Xét trên góc độ sử dụng vốn, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của quá trình phối hợp tổ chức bảo đảm vốn và sử dụng vốn cố định, vốn lưu động của DN. 1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD Như chúng ta đã biết để tiến hành bất kỳ một hoạt động SXKD nào DN cũng đều phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi DN. Do vậy cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất: Xuất phát từ vai trò của VKD đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Quá trình SXKD là quá trình kết hợp các yếu tố như tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên để có các yếu tố đầu vào đưa vào quá trình SXKD đòi hỏi DN phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định và muốn quá trình SXKD của DN diễn ra liên tục thì đòi hỏi DN phải có đủ vốn cần thiết để đầu tư vào các giai đoạn khác nhau của quá trình SXKD. Vốn là nền tảng cần thiết để biến mọi ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Chính vì vậy việc tổ chức VKD, xác định nhu cầu VKD bảo đảm cho nhu cầu hoạt động SXKD trở thành một bài toán đặt ra đối với mỗi DN. Nếu xác định nhu cầu VKD thiếu sẽ làm gián đoạn quá trình hoạt động SXKD, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của DN như không hoàn thành hợp đồng, chất lượng sản phẩm kém,… làm cho uy tín, khả năng cạnh tranh, của DN giảm. Ngược lại, nếu xác định nhu cầu VKD thừa sẽ gây ra thiệt hại do ứ đọng vốn, sử dụng VKD lãng phí, chi phí sử dụng vốn tăng,… Vì vậy, việc xác định đúng đắn nhu cầu VKD vừa bảo đảm đầy đủ, kịp thời cho hoạt động SXKD, vừa tổ chức sử dụng VKD tiết kiệm và hiệu quả. Thứ hai: Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của DN. Bất kỳ một DN nào trong quá trình hoạt động SXKD đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận là đòn bảy kinh tế quan trọng tác động đến tất cả mọi hoạt động của DN, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của DN. Đồng thời LN còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả SXKD của DN. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi các DN phải phối hợp, tổ chức thực hiện đồng bộ mọi hoạt động trong lĩnh vực SXKD trong đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Bước sang cơ chế thị trường cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ giúp cho bản thân DN tồn tại, đứng vững và phát triển mà còn có tác động tích cực đối với nền kinh tế. Khi các DN phấn đấu đạt hiệu quả sử dụng vốn cao, hoạt động SXKD của DN ngày càng phát triển sẽ góp phần làm cho nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển. 1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 1.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động Các hệ số về hiệu suất hoạt động - Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Vòng quay vốn lưu động nhanh sẽ giúp DN tăng hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm được lượng vồn lưu động cần thiết trong kinh doanh, từ đó giảm được chi phí sử dụng vốn vay. - Kỳ luân chuyển vốn lưu động Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn lưu động càng được rút ngắn, vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả. - Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ: Phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh với kỳ gốc. VTK = M1 x (K1-K2) 360 Trong đó: VTK: Số VLĐ có thể tiết kiệm được hoặc phải tăng thêm do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh với kỳ gốc M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh K1, K0: Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc - Hàm lượng vốn lưu động Hàm lượng Vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ cần bao nhiêu vốn lưu động. - Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay các khoản phải thu trong kỳ. - Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ Vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian bình quân kể từ lúc DN xuất giao hàng cho đến khi DN thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền càng ngắn càng tốt cho hoạt động của DN. - Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số vòng quay hàng hàng tồn kho thực hiện được trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn thì hàng tồn kho luân chuyển càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao và ngược lại Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: phản ánh độ dài thời gian bình quân kể từ lúc DN nhập hàng vào kho cho đến khi DN xuất hàng khỏi kho. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Vòng quay hàng tồn kho Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán -Hệ số khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn của DN. Vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ bảo đảm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN. - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn xét về mặt tiềm năng không dựa vào việc bán hàng tồn kho. Do hàng tồn kho muốn chuyển đổi thành tiền phải có thời gian và hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp - Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền Nợ ngắn hạn - Hệ số thanh toán lãi vay: Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ 1.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn cố định - Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần trong kỳ Số vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ Trong đó Vốn cố định bình quân trong kỳ = Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ 2 Vốn cố định đầu kỳ = NGTSCĐ đầu kỳ - KH luỹ kế đầu kỳ Vốn cố định cuối kỳ = NGTSCĐ cuối kỳ - KH luỹ kế cuối kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ. Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý và sử dụng vốn cố định của từng thời kỳ, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định cần phải được xem xét trong mối liên hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần trong kỳ Nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn của DN. - Hệ số huy động vốn cố định trong kỳ Hệ số huy động vốn cố định = Số vốn cố định đang dùng trong hoạt động kinh doanh Số vốn cố định hiện có của DN Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn cố định hiện có của DN có bao nhiêu đồng vốn cố định đang dùng trong hoạt động kinh doanh. - Hệ số hao mòn tài sản cố định Hệ số hao mòn tài sản cố định = Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Tổng nguyên giá của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này, một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong DN, mặt khác, nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ cũng như vốn cố định ở thời điểm đánh giá. - Hàm lượng vốn cố định Hàm lượng Vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ Doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ cần bao nhiêu vốn cố định. 1.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn của DN - Hệ số nợ: Hệ số nợ = Tổng nợ Tổng nguồn vốn Hệ số này phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn của DN hay trong tài sản của DN bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả. - Hệ số vốn chủ sở hữu: Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu = 1 - Hệ số nợ Tổng nguồn vốn Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của DN. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động toàn bộ VKD - Vòng quay toàn bộ VKD Vòng quay toàn bộ VKD = Doanh thu thuần VKD bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh VKD của DN trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Tỷ suất lợi nhuận VKD Tỷ suất lợi nhuận VKD = Lợi nhuận trước (sau thuế) VKD bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VKD bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. III. PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD CỦA DN. 1.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng toàn bộ VKD. Việc tổ chức SXKD của DN chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau bao gồm nhóm các nhân tố khách quan và nhóm các nhân tố chủ quan, đòi hỏi mỗi DN phải nắm bắt được từng nhân tố để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của từng nhân tố. Nhóm nhân tố khách quan a. Môi trường pháp lý: nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó các DN hoạt động vừa bị chi phối bởi các quy luật của thị trường vừa chịu tác động của cơ chế quản lý của nhà nước. Nếu cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế của Nhà nước phù hợp sẽ thúc đẩy các DN phát triển. Ngược lại, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và các chính sách của Nhà nước như phương pháp đánh giá tài sản, phương pháp khấu hao, các quyết định về thuế có tác động rất lớn đến hoạt động của DN từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của DN. b. Sự thay đổi của nền kinh tế như các yếu tố lạm phát, giá cả thay đổi, khủng hoảng kinh tế,… đều ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của DN. Nếu không điều chỉnh kịp thời để thích ứng với mục tiêu bảo toàn và phát triển VKD thì khó mà đạt được. c. Do sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh nên muốn đứng vững và ngày càng phát triển buộc các DN phải nỗ lực trong SXKD như tiết kiệm yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm, có chính sách bán hàng đầu ra như chính sách bán chịu, trả góp,…từ đó một phần vốn của DN đã bị chiếm dụng. Nếu để vốn bị chiếm dụng quá nhiều sẽ làm thất thoát vốn làm giảm đi hiệu quả sử dụng vốn của DN. d. Khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đã dẫn đến hao mòn vô hình của tài sản cố định làm cho giá trị của tài sản cố định giảm đi tương đối. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thất thoát vốn cố định vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN. e. Do những rủi ro bất thường xảy ra trong quá trình hoạt động SXKD của DN như môi trường chính trị, thiên tai, dịch hoạ,… mà DN không lường trước được. Ngoài ra những rủi ro như thị trường không ổn định, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi,…đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN. Nhóm nhân tố chủ quan a. Khả năng quản lý của DN: đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến hiệu quả sử dụng vốn của DN. Trong môi trường ổn định có lẽ đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự thành bại của DN. quản lý trong DN bao gồm quản lý tài chính và quản lý các hoạt động khác. b. Ngành nghề kinh doanh: mỗi DN trước khi thành lập đều phải xác định cho mình một ngành nghề kinh doanh nhất định. Những ngành nghề kinh doanh đó có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của DN. Với những lĩnh vưc có lợi nhuận cao, ít có DN có khả năng tham gia hoặc được sự bảo hộ của Nhà nước thì hiệu quả sử dụng vốn có khả năng cao hơn. Trong quá trình hoạt động sự năng động sáng tạo của DN trong việc lựa chọn sản phẩm, chuyển hướng sản xuất, đổi mới, cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng dẫn đến đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn c. Kỹ thuật công nghệ và đội ngũ lao động trong DN: nếu tài sản cố định như máy móc, thiết bị đồng bộ, DN có những phát minh, sáng chế hoặc bí quyết công nghệ sẽ nâng cao năng suất từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại. 1.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN. Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, DN cần căn cứ vào điều kiện, tình hình kinh doanh cụ thể để đề ra các biện pháp thích ứng quản lý từng thành phần VKD. Tuy nhiên, để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN cần chú ý một số biện pháp chủ yếu sau: - Đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt các dự án đầu tư phát triển DN. Việc đánh giá, lựa chọn và thực hiện dự án đầu tư phát triển DN là vấn đề hết sức quan trọng bởi vì các quyết định đầu tư phát triển DN ảnh hưởng lâu dài và có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng VKD. - Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh để góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng VKD. Cần lập hồ sơ, đánh số và mở sổ theo dõi, quản lý đối với từng tài sản kinh doanh, theo nguyên tắc mỗi TSCĐ phải do cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát được tình hình sử dụng tài sản để có biện pháp huy động cao độ tài sản cố định hiện có vào hoạt động kinh doanh. DN được quyền chủ động và có trách nhiệm tiến hành nhượng bán TSCĐ không cần dùng, thanh lý TSCĐ đã hư hỏng, lạc hậu, không có nhu cầu sử dụng… để nhanh chóng thu hồi vốn. Thực hiện định kỳ kiểm kê tài sản, xác định số lượng và hiện trạng tài sản. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính và có biện pháp xử lý tổn thất tài sản. - Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao tài sản cố định. DN cần lựa chọn và biết sử dụng các phương pháp khấu hao thích hợp để xác định mức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ vốn đầu tư ứng trước vào TSCĐ. Từ đó tạo điều kiện cho DN tập trung vốn nhanh để đầu tư đổi mới TSCĐ. - Chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời và thích hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh của DN. Thực hiện đổi mới TSCĐ kịp thời, hợp lý DN có thể tăng được năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến, đổi mới mẫu mã, tiết kiệm chi phí nguyên nhiên vật liệu, tiền công, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, từ đó mở rộng thị phần tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận. - DN được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của DN theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển VKD theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tốt việc sửa chữa lớn tài sản cố định kết hợp hiện đại hóa TSCĐ cần tính toán hiệu quả sửa chữa lớn TSCĐ. Thực hiện biện pháp này góp phần duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ, tránh tình trạng hư hỏng. - Áp dụng nghiêm minh các biện pháp thưởng, phạt vật chất trong việc bảo quản và sử dụng các tài sản kinh doanh để tăng cường ý thức trách nhiệm của người quản lý, sử dụng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của DN. - Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn VKD. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VKD Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ THIÊN ANH- ANH MỸ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ THIÊN ANH - ANH MỸ 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế Thiên Anh- Anh Mỹ Năm 1990, công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh-Anh Mỹ được thành lập với tên gọi: Công ty TNHH Thương Mại Thiên Anh, thuộc loại hình Doanh nghiệp Nhà nước. Qua quá trình 20 năm xây dựng và phát triển sản xuất kinh doanh, hiện nay Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh-Anh Mỹ đã trở thành một trong những công ty hàng đầu của ngành Công nghiệp Hà Nội trong lĩnh vực sản xuất hàng cơ kim khí tiêu dựng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Với trang thiết bị và quy trình công nghệ hiện tại, hàng năm Công ty có thể sản xuất hàng triệu đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm của Công ty đã đạt nhiều huy chương vàng tại các Hội chợ triển lãm kinh tế quốc dân Việt Nam, được xuất khẩu đi các nước như: Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan, Ba Lan, Italia và các nước trong khối Asean. Bên cạnh việc tự đầu tư để phát triển sản xuất, Công ty còn tìm kiếm các đối tác nước ngoài liên doanh, liên kết sản xuất để tranh thủ vốn, kỹ thuật công nghệ và các kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh. Năm 2006, Công ty đã hình thành mô hình hoạt động với các phòng ban và 05 nhà máy có các chức năng chuyên sâu theo từng lĩnh vực ngành nghề. Mô hình này bước đầu hoạt động có hiệu quả và có sự hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng tối đa nguồn lực cho sản xuất. Ngày 26 tháng 3 năm 2007, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định số 1117/QĐUB cho phép Công ty TNHH Thương Mại Thiên Anh triển khai cổ phần hóa và thành lập ban cổ phần hoá doanh nghiệp. Ngày 16/09/2008, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định số 760/QĐ - UBND về việc chuyển công ty TNHH Thương Mại Thiên Anh thành công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh-Anh Mỹ. Ngày 28/11/2008, công ty đã cổ phần hoá xong. Sau thời gian chuẩn bị, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh-Anh Mỹ đã hoàn thành các thủ tục cần thiết để chính thức giao dịch từ ngày 20/12/2008 với các thông tin cơ bản sau: Tên gọi đầy đủ của Công ty: công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh- Anh Mỹ. Tên giao dịch quốc tế: Anh Mỹ metal wares join stock company. Trụ sở chính: Lụ 43 – KCN Quang Minh- Mê Linh – Hà Nội Điện thoại giao dịch: 0466 730 442 – Fax: 043 525 1003 Email: vnm@hn.vnn.vn Website: www.anhmymetalwares.com Ban lãnh đạo công ty: - Chủ tịch HĐQT: Ông Chu Văn Bình - TV HĐQT - Tổng giám đốc : Bà Nguyễn Thị Tân - Đại diện trước pháp luật. - TVHĐQT - Phó Tổng giám đốc: Ông Lưu Văn Chiến – Phụ trách kỹ thuật. - TVHĐQT - Kế toán trưởng: Bà Chu Thị Hà – Phụ trách tài chính, kinh doanh. Vốn điều lệ: 192.000.000.000 đồng (Một trăm chín mươi hai tỷ đồng) Mệnh giá 1 cổ phần : 10.000 đồng (Mười ngàn đồng) Tổng số cổ phần: 19.200.000 cổ phần 1.2. Nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chủ yếu. Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng gia dụng như các loại: bếp dầu, các loại xoong, chảo, ấm điện, bếp điện, bếp ga, các loại đèn trang trí, vỏ đèn chiếu sáng công cộng, các loại dụng cụ gia đình khác và gia công cơ khí; Sản xuất, mua bán phụ tùng xe máy; Sản xuất, kinh doanh lắp ráp các mặt hàng: ôtô, xe máy, điện lạnh, điện dân dụng, trang thiết bị vệ sinh và các mặt hàng tiêu dùng khác; Sản xuất, kinh doanh các loại khuôn mẫu và chuyên dùng; Nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư kỹ thuật, hoá chất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty và các đơn vị trong ngành (trừ hoá chất Nhà nước cấm); Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh hợp tác; Dịch vụ cho thuê: bến bãi đỗ xe, văn phòng làm việc, siêu thị; Kinh doanh bất động sản; Mở lớp dạy nghề, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho can bộ công nhân viên của Công ty và các đối tượng khác khi có yêu cầu. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty 1.3.1. Tổ chức bộ máy nhân sự và bộ máy quản lý a. Về nhân sự của Công ty. Tổng số lao động thường xuyên tại Công ty tính đến 31/12/2008 là 3.171 người, trong đó nam: 2.111 người, nữ: 1.060 người. - Phân theo thời hạn hợp đồng: + Số lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn: 1.349 người. + Số lao động ký HĐLĐ xác định thời hạn 12- 6 tháng: 1.774 người. + Số lao động ký HĐLĐ ngắn hạn dưới 12 tháng: 43 người. + Số lao động không thuộc đối tượng ký HĐLĐ (GĐ, PGĐ, KTT): 5 người. - Phân theo trình độ: + CBCNV có trình độ đại học: 114 người. + CBCNV có trình độ cao đẳng, trung cấp: 226 người. + CBCNV bậc 4 trở lên: 198 người. + CBCNV bậc 4 trở xuống: 2.633 người. b. Về bộ máy quản lý và các phòng ban của Công ty. * Mô hình tổ chức bộ máy quản lý: được mô tả theo sơ đồ dưới SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC: * Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Đứng đầu là Hội đồng quản trị Công ty. Ban giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của công ty. - Phòng Hành chính - Bảo vệ: là đơn vị tham mưu, giúp Ban giám đốc Công ty trong các lĩnh vực công tác như Hành chính, Xây dựng cơ bản, Y tế, thông tin tuyên truyên, Tham mưu giúp Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty trong công tác đảm bảo an ninh trât tự, an ninh kinh tế, phòng cháy nổ, công tác quân sự của toàn Công ty. - Phòng Tổ chức: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác: Tổ chức, lao động, quản lý cán bộ, tuyển dụng, đào tạo và giải quyết chế độ chính sách. - Phòng Tài chính - Kế toán: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác tài chính, kế toán bảo đảm thực hiện tốt công tác quản lý kinh tế trong toàn Công ty. - Phòng Đầu tư: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác triển khai thực hiện các dự án đầu tư, hệ thống ISO, công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động, IWAY và quản lý thiết bị tin học trong tooàn Công ty. - Phòng Thiết kế: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác thiết kế, chế thử sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng và của thị trường. - Phòng Công nghệ: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đôc Công ty trong công tác quản lý, cải tiến công nghệ sản xuất, xem xét đánh giá các sáng kiến cải tiến trong toàn Công ty. - Phòng QC: tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thiết bị, dây chuyền sản xuất, thiết kế chế tạo các thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất trong toàn Công ty. - Phòng Cơ điện: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thiết bị, dây chuyền sản xuất, thiết kế chế tạo các thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất trong toàn Công ty. - Phòng Kế hoạch: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác lập kế hoạch sản xuất, cân đối nguồn lực giữa các đơn vị thành viên trong toàn Công ty bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu về doanh thu hàng năm Công ty đặt ra. - Phòng Thị trường: là đơn vị tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác nghiên cứu thị trường làm cơ sở xây dựng các kế hoạch phát triển sản phẩm; phân tích thị trường trong và ngoài nước để tìm kiếm các khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; hoạch định các phương án tổ chức hệ thống bán hàng; Tìm kiếm các nhà cung cấp vật tư trong và ngoài nước, phân tích thị trường để đề xuất kế hoạch dự trữ vật tư hợp lý. - Các Nhà máy, chi nhánh, trung tâm: là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty, chịu sự chỉ đạo mọi mặt công tác của Ban Giám đốc. Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của các phòng ban chức năng Công ty. Sản xuất, kinh doanh, bảo đảm các chi phí theo kế hoạch được Công ty giao. Việc tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh- Anh Mỹ hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm được tính thống nhất trong quản lý và điều hành hoạt động SXKD của Công ty. Trong quá trình hoạt động Công ty luôn chủ động tổ chức, cơ cấu lại bộ máy quản lý sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tế, cải tiến và sắp xếp lao động để nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả SXKD. 1.3.2. Đặc điểm bộ máy kế toán Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tập hợp giá thành tiêu thụ sản phẩm Kế toán tài sản cố định và các cửa hàng đại lý Kế toán tiền lương, thanh toán cho người bán Kế toán vốn bằng tiền Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Thủ quỹ Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý, điều kiện và trình độ quản lý của Công ty, bộ máy Kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Công ty có một phòng tài chính kế toán, ở các phân xưởng không có tổ chức bộ máy kế toán. Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chung Đứng đầu phòng kế toán là Kế toán trưởng, lãnh đạo các kế toán viên và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về tình hình tài chính kế toán của Công ty. 1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Các sản phẩm chính của Công ty hiện nay bao gồm: - Các sản phẩm phục vụ nội địa: sản phẩm từ tôn thép như bếp dầu, đèn bão, đèn toạ đăng, đèn chiếu sáng công cộng,… Các sản phẩm từ Inox như bồn chứa nước, xoong chảo các loại, ấm điện, bình inox, bộ bát đựng thực phẩm,… - Các sản phẩm xuất khẩu gồm: các loại đèn trang trí nội thất, các đồ gia dụng cho Công ty IKEA Thụy Điển như bàn bếp di động, chậu cây cảnh, ban công đa năng, giá treo quần, bát Cầu Blada; bếp dầu áp lực xuất khẩu đi Nam Phi,… - Dây chuyền sản xuất dao - thìa - dĩa Thiết bị đồng bộ của Đài Loan, toàn bộ dây chuyền gồm: các máy ép ma sát, máy đàn ngang R - 300, máy đàn dọc RS - 250, máy mài lưỡi dao, dĩa T - 300&EL - 50, hệ thống lò nhiệt luyện, lò thấm Nitơ và hệ thống các máy đánh bóng. - Dây chuyền sản xuất bồn chứa nước Với dây chuyền đồng bộ, Công ty có thể chế tạo được các loại bồn có dung tích từ 500 lít - 5000 lit với nhiều kiểu dáng khác nhau, phục vụ các nhu cầu dân dụng như khách sạn, bệnh viện và các công trình công cộng khác. - Dây chuyền sơn tĩnh điện bột và ướt Hệ thống sơn tuần hoàn, khép kín. Lò sấy bằng khí đốt (sử dụng gas), cabin sơn ướt và bột tĩnh điện, súng phun sơn được chế tạo tại USA và Thuỵ Sỹ. Chất lượng sơn đạt tiêu chuẩn theo ISO, DIN. - Dây chuyền mạ - Các thiết bị gia công cơ khí để sản xuất khuôn mẫu 1.5. Tình hình thị trường và vị thế cạnh tranh của Công ty 1.5.1.Thị trường đầu vào * Tình hình nguyên vật liệu: vì Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng kim khí từ kim loại dạng lá bằng công nghệ đột dập nên nguồn nguyên liệu của Công ty chủ yếu là nhập khẩu (Thép lá cán nguội đạt yêu cầu đột dập hiện nay trong nước hầu như chưa sản xuất được). Các nhà cung cấp chính của Công ty: Posco steel service and sales (Hàn Quốc), Marubeni (Nhật Bản), Honda Trading (Nhật Bản), IKEA Modul Trading RMT (Thuỵ Sĩ), Công ty ống thép Hoà Phát, Công ty VSP (Khu công nghiệp Nội Bài), Công ty Bao bì Hoa Việt, Inter paint Hải Phòng, Xí nghiệp vật tư cơ khí Việt Anh Thép tấm, bulong, Công ty cổ phần Sắt tráng men, Văn phòng đại diện Behn Meyer (Hà Nội), Công ty TNHH một thành viên Nhựa Hà Nội. 1.5.2. Thị trường đầu ra Sản phẩm gia dụng phục vụ thị trường trong nước: Được giới thiệu và bán thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các đại lý tại một số tỉnh. Công ty sẽ tiếp tục phát triển cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, các đại lý bán hàng cho Công ty trong toàn quốc. Các mặt hàng nội địa hoá gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng: Công ty sản xuất các chi tiết khung xe máy các loại cho Công ty Honda Việt Nam, cung cấp chi tiết cho một số công ty khác trong hệ thống của Honda. Các sản phẩm xuất khẩu: Chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng và mẫu mã do một công ty nước ngoài cung cấp (Công ty IKEA). Thị trường đang xuất khẩu của Công ty gồm các nước Âu, Mỹ, Thuỵ Điển, Pháp, Canada, Áo,… Giá trị xuất khẩu của Công ty hiện nay chiếm khoảng 30% giá trị sản lượng hàng năm của Công ty. 1.5.3. Vị thế cạnh tranh Là một doanh nghiệp có thời gian hoạt động tương đối lâu năm trong lĩnh vực sản xuất hàng kim khí tiêu dùng, trong quá trình phát triển, Công ty đã phát huy được những thế mạnh của mình, mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ để bảo đảm tính cạnh tranh. Cùng với việc chăm lo cho uy tín sản phẩm, Công ty vẫn không quên trách nhiệm giữ gìn bảo vệ môi trường của một doanh nghiệp trước cộng đồng. Việc hạn chế tối đa các chất thải có hại cho môi trường là việc làm quan trọng nhất đối với công tác bảo vệ môi trường của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty luôn bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Thành phố và Nhà nước giao cho nhằm góp phần ổn định kinh tế xã hội. Với trụ sở chính nằm tại Lụ 43- KCN Quang Minh - Hà Nội và ba nhà máy khác, Công ty là một trong những nhà sản xuất kim khí gia dụng hàng đầu của thành phố Hà Nội. II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ THIÊN ANH - ẠNH MỸ. 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trong thời gian qua, Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế Thiên Anh – Anh Mỹ liên tục lớn mạnh và phát triển, tham gia vào nhiều dự án lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty luôn quan tâm đến chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như đổi mới tư duy làm việc. Công ty không ngừng củng cố khắc phục hạn chế qua các năm cũng như tác phong làm việc, không ngừng đổi mới từ công tác đào tạo cho cán bộ, công nhân viên. Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Bảng 1: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 930.892.069 1.182.137.531 1.317.074.770 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 4.730.829 12.356.868 26.557.127 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 926.161.240 1.169.780.663 1.290.517.642 4 Giá vốn hàng bán 810.261.492 1.029.410.857 1.133.436.423 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 115.899.747 140.369.805 157.081.219 6 Doanh thu hoạt động tài chính 317.453 1.704.908 10.088.689 7 Chi phí tài chính 26.567.884 25.022.125 65.206.137 Trong đó: Chi phí lãi vay 23.506.752 22.105.450 44.843.470 8 Chi phí bán hàng 21.403.284 25.904.721 34.020.242 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 13.355.529 17.378.986 19.842.423 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 54.890.501 73.768.880 48.101.104 11 Thu nhập khác 3.682.973 4.029.899 3.837.569 12 Chi phí khác 3.194.853 6.931.217 149.510 13 Lợi nhuận khác 488.119 (2.901.317) 3.688.059 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 55.378.621 70.867.562 51.789.163 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 55.378.621 70.867.562 51.789.163 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 7 5 3 Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu 2008/2007 2009/2008 Tiền Tỷ lệ(%) Tiền Tỷ lệ(%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 251.245.462 26,99 134.937.239 11,41 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 7.626.039 161,20 14.200.259 114,92 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 243.619.423 26,30 120.736.979 10,32 4 Giá vốn hàng bán 219.149.365 27,05 104.025.566 10,11 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 24.470.058 21,11 16.711.414 11,91 6 Doanh thu hoạt động tài chính 1.387.455 437,06 8.383.781 491,74 7 Chi phí tài chính (1.545.759) (5,82) 40.184.012 160,59 8 Trong đó: Chi phí lãi vay (1.401.302) (5,96) 22.738.020 102,86 9 Chi phí bán hàng 4.501.437 21,03 8.115.521 31,33 10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.023.457 30,13 2.463.437 14,17 11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 18.878.379 34,39 (25.667.776) (34,79) 12 Thu nhập khác 346.926 9.42 (192.330) (4,77) 13 Chi phí khác 3.736.364 116,95 (6.781.707) (97,84) 14 Lợi nhuận khác (3.389.436) (694,39) 6.589.376 (227,12) 15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15.488.941 27,97 (19.078.399) (26,92) 16 Chi phí TTNDN hiện hành 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 15.488.941 27,97 (19.078.399) (26,92) Từ bảng trên, ta thấy: Năm 2008 có nhiều thay đổi so với năm 2007. Cụ thể là: Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN của công ty năm 2008 tăng 15.488.941 VNĐ với tỷ lệ tăng 27,97% so với năm 2007. Điều này cho thấy sự cố gắng của công ty trong việc tìm kiếm lợi nhuận và sự phát triển trong quá trình kinh doanh. Hơn nữa, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng 18.878.379 VNĐ, tỷ lệ tăng 34,39%.Tuy nhiên, lợi nhuận khác lại giảm 3.389.436 VNĐ. Đi sâu xem xét các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và chi phí, ta thấy: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 251.245.462 VNĐ với tỷ lệ tăng 26,99%.Có thể thấy đây là sự cố gắng của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Điều này không những làm tăng doanh thu thuần mà còn tạo điều kiện làm gia tăng lợi nhuận kinh doanh, thu hồi vốn. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu doanh thu tăng là do số lượng sản phẩm bán ra tăng hay do công ty tăng giá sản phẩm, những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó và tình hình về thành phẩm hàng hoá tồn kho như thế nào. Doanh thu thuần tăng 243.61.423 VNĐ với tỷ lệ tăng 26,3%. Đó có thể là do doanh thu bán hàng tăng, các khoản giảm trừ giảm, tuy nhiên các khoản này lại tăng. Nếu không có điều này thì doanh thu còn tăng hơn nữa. Công ty cần đi sâu xem xét tại sao lại xảy ra điều này. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 1.387.455 VNĐ với tỷ lệ tăng khá lớn 437,1%. Tuy vậy, chi phí tài chính lại giảm 1.545.759 VNĐ với tỷ lệ giảm 5,82% làm cho lợi nhuần từ hoạt động kinh doanh tăng đáng kể. Trong khi đó, chi phí lãi vay cũng giảm 5,96%. Điều này cho thấy công ty đã mở rộng hoạt động đầu tư tài chính và đạt hiệu khá cao.Phải chăng công ty đã tìm được đúng hướng đi cho mình trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động. Chi phí bán hàng tăng 4.501.437 VNĐ với tỷ lệ tăng 21,03%. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 4.023.457 VNĐ với tỷ lệ 30,13%.Điều này làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm tương ứng. Như vậy,năm 2008, công ty đã đẩy mạnh bán ra để tăng doanh thu thuần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn . Khi khối lượng hàng bán ra tăng thì giá vốn hàng bán tăng lên là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, công ty cần xem xét các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý có khoản chi nào bất hợp lý không để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục đạt lợi nhuận lớn hơn. Đầu tư tài chính đã mang lại cho công ty lượng lợi nhuận đáng kể, vì thế công ty nên tiếp tục mở rộng hướng kinh doanh này. So sánh năm 2008 và năm 2009 ta thấy: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 giảm 19.078.399 VNĐ với tỷ lệ giảm 26,92%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm 25.667.776 VNĐ, tỷ lệ giảm 34,8%. Trong khi đó, lợi nhuận khác lại tăng 6.589.376 VNĐ. Đi sâu vào các chỉ tiêu cụ thể, ta thấy: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 134.937.239 VNĐ với tỷ lệ 11,41%. Trong 3 năm trở lại đây, công ty luôn chú trọng tới việc tiêu thụ hàng hoá, đẩy mạnh hàng bán ra làm gia tăng lợi nhuận. Cùng với đó, doanh thu thuần cũng tăng 120.736.979 VNĐ, tỷ lệ tăng 10,32%. Tuy nhiên, các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng đột biến (114,92%). Công ty nên nghiên cứu kỹ vấn đề tại sao các khoản giảm trừ doanh thu luôn từ năm 2007 tới năm 2009 như vậy. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 8.383.781 VNĐ với tỷ lệ tăng khá cao 491,74%. Chi phí hoạt động tài chính tăng 40.184.012 VNĐ, trong đó chi phí lãi vay cũng tăng cao 22.738.020 VNĐ. Điều này cho thấy, năm 2009, công ty đã sử dụng vốn vay nhiều hơn năm 2008. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều tăng làm giảm lợi nhuận. Chi phí bán hàng tăng 8.115.521 VNĐ. Chi phí quản lý tăng 2.463.437 VNĐ. Qua số liệu chỉ tiêu bảng trên ta có thấy quy mô sản xuất của công ty không ngừng được mở rộng qua các năm. Điều này thể hiện qua doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước (năm 2008 so với năm 2007 tăng 26.98% cụ thể tăng 251.245.462 VNĐ), năm 2009 tăng 134.937.239 VNĐ so với 2008 (11.41%). Lý do công ty có được tốc đọ tăng doanh thu như vậy củ yếu là do tăng về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.Hiện nay, công ty đang nỗ lực vào mở rộng sản xuất để đáp ứng được nhu cầu cho sự phát triển đột phá của công ty, chủ yếu tập trung vào khai thác rộng rãi tất các thị trường trong nước. Đi đôi với tăng doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng cao. Năm 2008 tăng 21,11% so với năm 2007 (cụ thể 24.470.058 VNĐ), đến năm 2009 đã tăng ít hơn so với năm 2008 là 11,9% (tương ứng 16.711.414 VNĐ). Đạt được kết quả đó trước hết phải kể đến chính sách phát triển đúng đắn của Ban lãnh đạo công ty. Năm 2007, công ty bắt đầu xúc tiến công tác nâng cấp, cải tạo máy móc khiến sản lượng và doanh thu tăng cao. Hơn nữa, công ty luôn quan tâm, động viên người lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, tháo gỡ khó khăn, năng động sáng tạo, đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm. Lao động bình quân hàng năm không ngừng tăng lên, đồng thời kéo theo đó là thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng và đạt mức cao. Qua việc phân tích khái quát như trên, có thể thấy mặc dù chuyển sang cơ chế thị trường, công ty gặp phải không ít những khó khăn song công ty đã từng bước đưa hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định và phát triển. Tuy nhiên cũng phải thấy rằngviệc năm 2008 doanh thu đạt gần gấp đôi so với năm 2007 thì khoản giảm trừ do phải giảm giá hàng bán cũng tăng cao nhất trong 3 năm gần đây. Đây là một tồn tại của công ty cần phải được khắc phục và là một trong những mục tiêu trong thời gian tới. 2.2 Tình hình tài chính tổng thể của Công ty Bảng 2: Bảng cân đối kế toán qua các năm Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số 2007 2008 2009 Tài sản A . Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 362.303.923 437.692.790 429.046.461 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 32.964.148 36.039.498 14.761.063 1. Tiền 111 32.964.148 36.039.498 14.761.063 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 9.000.000 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 9.000.000 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 101.868.325 151.669.643 120.863.874 1. Phải thu của khách hàng 131 73.974.476 69.540.816 64.957.188 2. Trả trước cho người bán 132 27.586.049 80.937.369 54.941.076 3. Các khoản phải thu khác 135 307.799 1.191.457 965.608 IV. Hàng tồn kho 140 221.486.613 240.136.588 281.718.053 1. Hàn tồn kho 141 222.594.240 240.312.459 288.183.186 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 -1.107.627 -175.871 (6.465.13) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 5.984.835 9.847.058 2.703.469 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 3.052.698 6.349.211 1.316.449 2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 153 2.779.055 312.356 636.936 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 153.081 399.433 750.084 B . Tài sản dài hạn( 200 = 220 + 240 + 260) 200 146.390.527 146.714.75 185.472.062 I. Tài sản cố định 220 142.034.028 142.813.280 179.165.655 1. Nguyên giá 221 140.561.042 140.181.317 156.485.910 2. Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 222 -453.315.374 -503.124.725 -547.746.610 II. Bất động sản đầu tư 240 716.296 716.296 716.296 III . Tài sản dài hạn khác 260 3.640.201 3.185.179 6.306.407 Cộng tài sản (250 = 100+200) 270 508.694.450 584.407.545 614.518.523 Nguồn vốn A . Nợ phải trả ( 300 = 310 + 330) 300 358.891.573 369.653.527 383.039.486 I. Nợ ngắn hạn 310 225.226.687 261.801.996 278.844.895 1. Vay ngắn hạn 311 184.308.859 224.826.141 241.803.071 2. Phải trả cho người bán 312 18.390.386 16.600.679 11.286.868 3. Người mua trả tiền trước 313 1.926.826 2.061.490 3.909.005 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 48.943 433.218 5. Phải trả cho người lao động 315 17.183.156 15.038.742 18.567.819 6. Chi phí phải trả 316 198.299 246.003 251.184 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 319 3.219.161 2.979.998 2.593.730 II. Nợ dài hạn 330 133.665.886 107.851.531 104.209.591 1. Vay và nợ dài hạn 334 133.251.300 107.340.015 103.387.446 2. Dự phòng phải trả dài hạn 337 (414.585) (511.516) (822.145) B. Vốn chủ sở hữu ( 400 = 410 + 430) 400 149.801.877 214.754.018 231.461.037 I. Vốn chủ sở hữu 410 141.659.621 204.608.784 211.213.897 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 92.475.000 130.385.520 153.846.240 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3.281.000 3.281.000 3.281.000 3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 45.903.621 70.942.263 54.086.657 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 8.142.256 10.145.234 20.253.140 Cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400) 440 508.694.450 584.407.545 614.518.523 Bảng phân tích sự biến động cơ cấu vốn và nguồn vốn 2007-2008 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2007 2008 Chênh lệch Tài sản Tiền Tỷ trọng(%) Tiền Tỷ trọng(%) Tiền Tỷ lệ(%) Tỷ trọng(%) A . Tài sản ngắn hạn 362.303.923 71,22 437.692.790 74,90 75.388.867 21 3,67 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 32.964.148 9,10 36.039.498 8,23 3.075.350 9 (0,86) 1. Tiền 32.964.148 100,00 36.039.498 100,00 3.075.350 9 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 101.868.325 28,12 151.669.643 34,65 49.801.318 49 6,54 1. Phải thu của khách hàng 73.974.476 72,62 69.540.816 45,85 (4.433.660) (6) (26,77) 2. Trả trước cho người bán 27.586.049 27,08 80.937.369 53,36 53.351.320 193 26,28 3. Các khoản phải thu khác 307.799 0,30 1.191.457 0,79 883.658 287 0,48 IV. Hàng tồn kho 221.486.613 61,13 240.136.588 54,86 18.649.975 8 (6,27) 1. Hàng tồn kho 222.594.240 100,50 240.312.459 100,07 17.718.219 8 (0,43) 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (1.107.627) (0,50) (175.871) (0,07) 931.756 (84) 0,43 V. Tài sản ngắn hạn khác 5.984.835 1,65 9.847.058 2,25 3.862.223 65 0,60 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 3.052.698 51,01 6.349.211 64,48 3.296.513 108 13,47 2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 2.779.055 46,43 312.356 3,17 (466.699) (89) (43,26) 3. Tài sản ngắn hạn khác 153.081 2,56 399.433 4,06 246.352 161 1,50 146.390.525 28,78 146.714.755 25,10 324.230 (3,67) B . Tài sản dài hạn I. Tài sản cố định 142.034.028 97,02 142.813.280 97,34 779.252 1 0,32 1. Nguyên giá 140.561.042 98,96 140.181.317 (352,30) (379.725) 0 (451,26) 2. Giá trị hao mòn luỹ kế(*) (453.315.374) (319,16) (503.124.725) (352,30) (49.809.351) 11 (33,14) II. Bất động sản đầu tư 716.296 0,49 716.296 0,49 0 0 (0,00) III . Tài sản dài hạn khác 3.640.201 2,49 3.185.179 2,17 (455.022) (12) (0,32) Cộng tài sản 508.694.450 584.407.545 75.713.095 15 Nguồn vốn A . Nợ phải trả 358.891.573 70,55 369.653.527 63,25 10.761.954 3 (7,30) I. Nợ ngắn hạn 225.226.687 62,76 261.801.996 70,82 36.575.309 16 8,07 1. Vay ngắn hạn 184.308.859 81,83 224.826.141 85,88 40.517.282 22 4,04 2. Phải trả cho người bán 18.390.386 8,17 16.600.679 6,34 (1.789.707) (10) (1,82) 3. Người mua trả tiền trước 1.926.826 0,86 2.061.490 0,79 134.664 7 (0,07) 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 48.943 0,02 48.943 0 0,02 5. Phải trả cho người lao động 17.183.156 7,63 15.038.742 5,74 (2.144.414) (12) (1,88) 6. Chi phí phải trả 198.299 0,09 246.003 0,09 47.704 24 0,01 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 3.219.161 1,43 2.979.998 1,14 (239.163) (7) (0,29) II. Nợ dài hạn 133.665.886 37,24 107.851.531 29,18 (25.814.355) (19) (8,07) 1. Vay và nợ dài hạn 133.251.300 99,69 107.340.015 3602,02 (25.911.285) (19) 3502,33 2. Dự phòng phải trả dài hạn (414.585) (0,31) (511.516) (0,47) (96.931) 23 (0,16) B. Vốn chủ sở hữu 149.801.877 29,45 214.754.018 36,75 64.952.141 43 7,30 I. Vốn chủ sở hữu 141.659.621 94,56 204.608.784 95,28 62.949.163 44 0,71 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 92.475.000 65,28 130.385.520 63,72 37.910.520 41 (1,56) 2. Thặng dư vốn cổ phần 3.281.000 2,32 3.281.000 1,60 0 0 (0,71) 3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 45.903.621 32,40 70.942.263 34,67 25.038.642 55 2,27 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 8.142.256 1,60 10.145.234 1,74 2.002.978 25 0,14 Cộng nguồn vốn 508.694.450 584.407.545 75.713.095 15 Qua bảng, ta thấy: tổng tài sản của công ty năm 2008 là 584.407.454 VNĐ . Trong đó, tài sản ngắn hạn là 437.692.790 VNĐ chiếm 74,9%, tài sản dài hạn là 146.714.750 VNĐ, chiếm 25,1%. So với năm 2007, tổng tài sản tăng 75.713.095 VNĐ với tỷ lệ tăng 15%. Điều đó cho thấy quy mô về vốn của công ty tăng lên, khả năng sản xuất công ty được mở rộng. Đi sâu phân tích ta thấy: Tài sản ngắn hạn tăng 75.388.867 VNĐ với tỷ lệ tăng 21%. Đặc biệt, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 3.075.350 VNĐ (9%).Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng lên. Công ty có khả năng thực hiện các giao dịch cần tiền. Tuy nhiên, dự trữ quá nhiều tiền sẽ không tốt, vốn kinh doanh bị ứ đọng, không được đưa vào sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận không cao. Thêm vào đó, hàng tồn kho cũng tăng cao 18.649.975 VNĐ. Có thể thấy năm 2008 công ty ít chú trọng tới việc tiêu thụ hàng hoá, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Tài sản dài hạn cũng tăng nhưng không đáng kể. Xem xét tới tổng nguồn vốn, ta thấy: vốn chủ sở hữu tăng 64.952.141 VNĐ(43%) ở tất cả các bộ phận, đặc biệt vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 44%. Tuy nhiên, nợ phải trả lại tăng lên (10.761.954 VNĐ) mặc dù không quá lớn (3%), chủ yếu nợ ngắn hạn 36.575.309 VNĐ (16%). Trong khi đó, nợ dài hạn giảm 25.814.355 VNĐ (19%). Bảng phân tích sự biến động cơ cấu vốn và nguồn vốn 2008-2009 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch Tiền Tỷ trọng(%) Tiền Tỷ trọng(%) Tiền Tỷ lệ(%) Tỷ trọng(%) Tài sản A . Tài sản ngắn hạn 437.692.790 74.90 429.046.461 69,82 (8.646.329) (1,98) (5,08) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 36.039.498 8,23 14.761.063 3,44 (21.278.435) (59,04) (4,79) 1. Tiền 36.039.498 100,00 14.761.063 100,00 (21.278.435) (59,04) 0,00 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 9.000.000 2,10 9.000.000 2,10 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 9.000.000 100,00 9.000.000 100,00 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 151.669.643 34,65 120.863.874 28,17 (30.805.769) (20,31) (6,48) 1. Phải thu của khách hàng 69.540.816 45,85 64.957.188 53,74 (4.583.628) (6,59) 7,89 2. Trả trước cho người bán 80.937.369 53,36 54.941.076 45,46 (25.996.293) (32,12) (7,91) 3. Các khoản phải thu khác 1.191.457 0,79 965.608 0,80 (225.849) (18,96) 0,01 IV. Hàng tồn kho 240.136.588 54,86 281.718.053 65,66 41.581.465 17,32 10,80 1. Hàng tồn kho 240.312.459 100,07 288.183.186 102,29 47.870.727 19,92 2,22 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (75.871) (0,07) (.465.133) (2,29) (6.289.262) 3576,07 (2,22) V. Tài sản ngắn hạn khác 9.847.058 2,25 2.703.469 0,63 (7.143.589) (72,55) (1,62) 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 6.349.211 64,48 1.316.449 48,69 (5.032.762) (79,27) (15,78) 2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 312.356 3,17 636.936 23,56 324.580 103,91 20,39 3. Tài sản ngắn hạn khác 399.433 4,06 750.084 27,75 350.651 87,79 23,69 146.714.755 25,10 186.188.358 30,30 39.473.603 26,90 5,19 B . Tài sản dài hạn I. Tài sản cố định 142.813.280 97,34 179.165.655 96,23 36.352.375 25,45 (1,11) 1. Nguyên giá 140.181.317 (352,30) 156.485.910 87,34 16.304.593 11,63 439.64 2. Giá trị hao mòn luỹ kế(*) (503.124.725) (352,30) (47.746.610) (305,72) (44.621.885) 8,87 46,57 II. Bất động sản đầu tư 716.296 0,49 716.296 0,38 0 (0,10) III . Tài sản dài hạn khác 3.185.179 2,17 6.306.407 3,39 3.121.228 97,99 1,22 Cộng tài sản 584.407.545 614.518.523 30.110.978 5,15 Nguồn vốn A . Nợ phải trả 369.653.527 63,25 383.039.486 62,33 13.385.959 3,62 (0,92) I. Nợ ngắn hạn 261.801.996 70,82 278.844.895 72,80 17.042.899 6,51 1,97 1. Vay ngắn hạn 224.826.141 85,88 241.803.071 86,72 16.976.930 7,55 0,84 2. Phải trả cho người bán 16.600.679 6,34 11.286.868 4,05 (5.313.811) (32,01) (2,29) 3. Người mua trả tiền trước 2.061.490 0,79 3.909.005 1,40 1.847.515 89,62 0,61 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 48.943 0,02 433.218 0,16 384.275 785,15 0,14 5. Phải trả cho người lao động 15.038.742 5,74 18.567.819 6,66 3.529.077 23,47 0,91 6. Chi phí phải trả 246.003 0,09 251.184 0,09 5.181 2,11 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 2.979.998 1,14 2.593.730 0,93 (386.268) (12,96) (0,21) II. Nợ dài hạn 107.851.531 29,18 104.209.591 27,21 (3.641.940) (3,38) (1,97) 1. Vay và nợ dài hạn 107.340.015 3602,02 103.387.446 99,21 (3.952.569) (3,68) (3502,81) 2. Dự phòng phải trả dài hạn (511.516) (0,47) (822.145) (0,79) (310.629) 60,73 (0,31) B. Vốn chủ sở hữu 214.754.018 36,75 231.461.037 60,43 16.707.019 7,78 23,68 I. Vốn chủ sở hữu 204.608.784 95,28 211.213.897 55,14 6.605.113 3,23 (40,13) 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 130.385.520 63,72 153.846.240 72,84 23.460.720 17,99 9,11 2. Thặng dư vốn cổ phần 3.281.000 1,60 3.281.000 1,55 0 (0,05) 3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 70.942.263 34,67 54.086.657 25,61 (16.855.606) (23,76) (9,06) II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 10.145.234 1,74 20.253.140 3,30 10.107.906 99,63 1,56 Cộng nguồn vốn 584.407.545 614.518.523 30.110.978 5,15 Ta thấy, năm 2009, tổng tài sản của công ty tăng 30.110.978 VNĐ với tỷ lệ tăng 5,15% so với năm 2008. Trong đó, tài sản dài hạn tăng 39.473.603 VNĐ (26,7%), đặc biệt tài sản cố định tăng 36.352.375 VNĐ (25,45%) cho thấy cơ sở vật chất của công ty được tăng cường. Tài sản dài hạn tăng thì tài sản ngắn hạn lại giảm 8.646.329 VNĐ, tuy nhiên giảm không đáng kể. Hàng tồn kho năm 2009 vẫn tăng, công ty nên chú ý tới vấn đề này để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Công ty đã chuyển hướng sang đầu tư tàichính ngắn hạn. Trong tổng nguồn vốn, ta thấy: nợ phải trả tăng 13.385.959 VNĐ (3,62%), trong đó, nợ ngắn hạn tăng 17.042.899 VNĐ (6,51%) còn nợ dài hạn lại giảm đi 3.641.940 VNĐ (3,38%). Năm 2009, công ty tiếp tục duy trì sự tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu, giảm bớt sự phụ thuộc từ vốn vay. Năm 2008 so với năm 2007, tổng tài sản của công ty đã tăng (tăng 14,88% so với năm 2007, tương ứng tăng 75.713.140 VNĐ). Tuy nhiên, một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu thì lại giảm so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do mặc dù tổng nguồn vốn của công ty tăng lên nhưng chủ yếu lại là tăng nguồn vốn vay làm cho hệ số nợ của công ty tăng khá cao và có thể đặt công ty trước nguy cơ gặp rủi ro về mặt tài chính. Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều giảm là do tổng nợ tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng tổng tài sản. Trong đó, nợ ngắn hạn lại tăng nhanh hơn TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty ngoài dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSLĐ và đầu tư ngắn hạn còn sử dụng để tài trợ cho TSCĐ và đầu tư dài hạn. Ngoài ra, cũng phải thấy rằng trong năm qua công ty đã có xu hướng chú trọng đầu tư vào TSLĐ và đầu tư ngắn hạn hơn là đầu tư vào TSCĐ (Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn đã giảm). Tỷ suất lợi nhuận trước thuế doanh thu giảm mạnh. Nguyên nhân là do doanh thu của công ty đã tăng nhanh hơn rất nhiều so với lợi nhuận. Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng năm 2009 công ty đã có tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cao hơn so với năm 2008. Đạt được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng nhanh và cao như vậy là do tác động của đòn bẩy tài chính đã có hiệu ứng thuận. Từ những phân tích trên cho thấy, doanh thu các năm phần lớn đều tăng. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ta xem xét các khoản chi phí. Chi phí ở đây là các khoản chi phí ngoài thuế, tức là đã được loại bỏ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đầu vào. Kết quả tính toán cho thấy, mặc dù doanh thu tăng đều từ năm này sang năm khác, tuy nhiên, chi phí ngoài thuế cũng tăng với tốc độ nhanh hơn. Chính vì vậy, mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn có giảm. Tuy nhiên, việc tăng chi phí của doanh nghiệp chủ yếu là do từ các chi phí khác. Nếu doanh nghiệp vẫn giữ nguyên số lượng cán bộ công nhân viên, thì chắc chắn thu nhập bình quân sẽ bị giảm. Tóm lại, tình hình tài chính của công ty trong hai năm qua là tương đối tốt. Tuy nhiên, công ty hiện đang có hệ số nợ khá cao, điều này sẽ rất bất lợi khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh. Vì thế, công ty cần xem xét và có biện pháp làm giảm hệ số nợ xuống nằm trong giới hạn trung bình của ngành và khả năng chi trả của công ty. 2.3 Thực trạng huy động vốn tại Công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh - Anh Mỹ 2.3.1 Huy động vốn chủ sở hữu 2.3.1.1 Huy động vốn từ vốn góp ban đầu Bảng 3: Tình hình nguồn vốn qua các năm Đơn vị tính: VNĐ Nguồn vốn Mã số 2009 2008 2007 A. Nợ phải trả ( 300 = 310 + 330) 300 383.039.486 369.653.527 358.891.573 I. Nợ ngắn hạn 310 278.844.895 261.801.996 225.226.687 1. Vay ngắn hạn 311 241.803.071 224.826.141 184.308.859 2. Phải trả cho người bán 312 11.286.868 16.600.679 18.390.386 3. Người mua trả tiền trước 313 3.909.005 2.061.490 1.926.826 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nớc 314 433.218 48.943 5. Phải trả cho người lao động 315 18.567.819 15.038.742 17.183.156 6. Chi phí phải trả 316 251.184 246.003 198.299 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 319 2.593.730 2.979.998 3.219.161 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 104.209.591 107.851.531 133.665.886 1. Vay và nợ dài hạn 331 103.387.446 107.340.015 133.251.300 2. Dự phòng phải trả dài hạn 327 (822.145) (511.516) (414.585) B. Vốn chủ sở hữu ( 400 = 410 + 430) 400 231.461.037 214.754.018 149.801.877 I. Vốn chủ sở hữu 410 211.213.897 204.608.784 141.659.621 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 153.846.240 130.385.520 92.475.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3.281.000 3.281.000 3.281.000 8. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 54.086.657 70.942.263 45.903.621 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 20.253.140 10.145.234 8.142.256 Cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400) 440 614.518.523 584.407.545 508.694.450 Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm Nguồn vốn chủ sở hữu từ năm 2007 - 2009 chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn. Mặc dù công ty luôn trong tình trạng kinh doanh lợi nhuận không cao nhưng vốn chủ sở hữu vẫn tăng khá đều qua các năm nhất là từ năm 2007 – 2008. Nợ ngắn hạn luôn nhiều hơn nợ dài hạn. Cùng với nguồn vốn vay dài hạn để đầu tư vào các tài sản cố định và đầu tư dài hạn khác, nguồn này được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư vào tài sản cố định (chủ yếu là máy móc, thiết bị). Trong phần nợ ngắn hạn, thì phần được công ty quan tâm là hình thức tín dụng nhà cung cấp. Tín dụng nhà cung cấp chính là các khoản phải trả người bán, người mua ứng trước để mua hàng hoá của công ty. Nó thể hiện khả năng chiếm dụng vốn của công ty đối với khách hàng. 2.3.1.2 Huy động vốn từ lợi nhuận để lại Một nguồn vốn quan trọng khác là vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại. Lợi nhuận để lại là phần lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng vốn, nộp các khoản phạt… Đây là một nguồn vốn quan trọng được huy động nhằm đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng những thành tựu kỹ thuật mới vào sản xuất. Việc trích lập, sử dụng và quản lý quỹ đầu tư phát triển do các doanh nghiệp tự tiến hành và phải đảm bảo thực hiện được mục đích khi hình thành quỹ. Đây là tiêu thức đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với nguồn vốn này bổ sung lớn sẽ là sự khẳng định về tiềm năng phát triển của công ty không chỉ đối với cổ đông mà đối với cả khách hàng của công ty, các đối thủ cạnh tranh. Lợi nhuận sau thuế sau khi chia cổ tức cho cổ đông phần còn lại dùng tái đầu tư. Mặc dù công ty thành lập chưa có bề dày nhưng tiềm lực công ty khá vững mạnh. Với sự đổi mới nhanh chóng, công ty đã đạt được kết quả cao, lợi nhuận sau thuế tương đối lớn. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế tăng hơn 54.54% so với năm 2007. Bước sang năm 2009 tình hình kinh tế nhiều biến động, giá cả tăng cao. Lợi nhuận sau thuế giảm bằng 23.75% năm 2008. Thường cuối năm là mùa thu hoạch của công ty. So với năm 2007, tỷ lệ lợi nhuận không chia tăng nhanh lên tới 20.64% tổng lợi nhuận. Tỷ lệ lợi nhuận như trên là dấu hiệu cho một năm sản xuất kinh doanh tốt đối với công ty. Đây là một nguồn vốn không nhỏ, nếu được sử dụng một cách hợp lý chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho công ty trong thời gian tới. 2.3.1.3 Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Một phương thức huy động vốn khá đặc trưng tại các doanh nghiệp ở các quốc gia phát triển là huy động vốn từ phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. Công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh - Anh Mỹ mới phát hành số lượng cổ phiếu rất nhỏ nên số vốn huy động được chưa đáng kể, trong tương lai gần nhất công ty đang triển khai tập trung huy động số vốn lớn thông qua phát hành cổ phiếu để đầu tư vào hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, trong đó có một phần dùng để mua sắm TSCĐ, đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ… 2.3.2 Huy động vốn nợ 2.3.2.1 Thuê tài sản Là hình thức tài trợ có nhiều ưu điểm như giảm nhu cầu vốn đồng thời có cơ hội chuyển giao công nghệ, tiếp thu công nghệ hiện đại, công ty mới chỉ áp dụng thuê trụ sở toà nhà có giá trị 1.858.353.000 năm 2009. Thời hạn thuê theo hợp đồng là 15 năm. 2.3.2.2 Tín dụng ngân hàng Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp chọn huy động nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng. Nguồn vốn vay tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu vốn của công ty. Tuy nhiên, việc vay vốn từ ngân hàng đang gặp phải một số khó khăn cả do điều kiện chủ quan lẫn khách quan. Các ngân hàng đang hạn chế việc cho vay vốn và tăng lãi suất cho vay. Ngân hàng nhà nước đang thực hiện giảm lượng cung tiền khiến cho việc tiếp cận các tín dụng là rất khó khăn. Trước tình trạng đó, các ngân hàng đang hạn chế cho vay vốn chỉ khách hàng truyền thống mới được vay bởi nguyên nhân đơn giản là đang cạn tiền. Công ty đã nhận được thông báo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc sẽ tăng lãi suất cho vay. Rõ ràng với việc tăng lãi suất cho vay đã đặt công ty vào vị trí rất khó khăn. Công ty vừa phải có vốn để đầu tư phát triển đồng thời phải đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Việc vay vốn ngân hàng chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp. Tuy nhiên, trong quá trình, các ngân hàng thường xác định giá trị tài sản thế chấp thấp hơn so với giá trị hiện tại khoảng 70% giá trị hiện tại của tài sản, điều này làm giảm lượng vốn có thể huy động của doanh nghiệp. Hơn nữa, hiện nay, các tài sản của công ty một phần đã thế chấp, phần còn lại có giá trị không lớn, trong khi để có thể mua sắm các trang thiết bị hiện đại, đủ sức đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới công ty cần có nguồn vốn khá lớn. Như vậy, có thể thấy trong thời gian tới việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng là rất khó khăn. Bảng 5: Tình hình huy động vốn tín dụng ngân hàng Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vốn vay 358.891.573 369.653.527 383.039.486 Vốn ngắn hạn 225.226.687 261.801.996 278.844.895 Vốn ngắn hạn/Vốn vay 62,75% 58,60% 72,79% Vốn dài hạn 133.665.886 107.851.531 104.209.591 Vốn dài hạn/Vốn vay 37,24% 29,17% 27,20% Vốn vay/Tổng nguồn vốn 70,55% 63,25% 62,33% Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm Qua bảng cơ cấu vốn huy động của công ty, tỷ trọng tín dụng ngân hàng tăng từ 62,33% lên 63,25% năm 2008. Trong nguồn vốn vay ngân hàng, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao 72,79%. Xét tương quan cơ cấu vốn và tài sản như trên, ta thấy vốn dài hạn đủ tài trợ cho đầu tư dài hạn và phần dư ra đầu tư vào tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn khác. Năm 2007, do nhu cầu mua sắm, tài sản cố định và xây dựng 142.813.280 VNĐ. Trong năm này, công ty nhận tiền vay ngắn hạn và dài hạn là 317.560.159 VNĐ. Năm 2008, tổng vay nợ ngắn hạn là 261.801.996 VNĐ. Công ty vay Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam chủ yếu dưới hình thức tín chấp tài sản. Hàng năm, công ty ký kết nhiều hợp đồng vay cũng như trả nợ món vay do quá trình phát triển ổn định và tạo được lòng tin nên công ty có uy tín và là khách hàng truyền thống của ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam. Công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh - Anh Mỹ đã tạo được uy tín trên thị trường, có mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với các tổ chức tín dụng, đó sẽ là lợi thế rất lớn của công ty trong việc tiếp cận và huy động nguồn vốn từ các tổ chức này như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Sacombank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam (VDB)… 2.3.2.3 Sử dụng tín dụng thương mại Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu đã trở nên rất phổ biến. Hoạt động tín dụng thương mại đem đến cho cả người bán lẫn người mua lợi ích bởi không cần dùng tới lượng vốn trực tiếp vẫn có thể mua được hàng hoá sản xuất kinh doanh. Tín dụng thương mại tăng doanh thu cho người cấp tín dụng thương mại, giảm chi phí hàng tồn kho. Nguồn vốn tín dụng thương mại bao gồm nguồn huy động từ nhà cung cấp do mua chịu và trả chậm, nguồn do chủ đầu tư ứng trước vốn. Công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh - Anh Mỹ đã khai thác việc chiếm dụng vốn. Tỷ trọng tín dụng ngân hàng năm 2007 là 52% và năm 2008 là 66% tổng nguồn vốn. Quả thực đây là khối lượng vốn huy động rất lớn mà công ty không mất chi phí lớn. 2.4 Đánh giá tình hình huy động vốn tại Công ty 2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh - Anh Mỹ đã chủ động và tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị trương để tồn tại. Nhờ sự năng động, sáng tạo, công ty đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện, cơ chế thị trường nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong nhưng năm qua rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế mới nên doanh nghiệp đã có phần chịu ảnh hưởng theo cơ chế chung. Để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh của công ty, ta phải xem xét công ty đã có sẵn các nguồn lực, tiềm năng sẵn có của mình như thế nào? Trong đó, việc đi sâu phân tích về hiệu quả vốn tại công ty rất cần thiết. 2.4.1.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch Tiền % 1 Doanh thu thuần 1.169.780.663 1.290.517.642 120.736.979 0,103 2 Lợi nhuận trước thuế 70.867.562 51.789.163 (19.078.399) (0,269) 3 Nguyên giá TSCĐ bình quân 140.181.317 156.485.910 16.304.593 0,116 4 Vốn cố định bình quân 3.146.714.750 2.278.465.076 (868.249.674) (0,276) 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1/3) 8,345 8,247 6 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (2/4) 0,023 0,023 Qua bảng trên, ta thấy: năm 2009, doanh thu cao hơn năm 2008. Vì thế, hiệu quả của TSCĐ của năm 2009 cao hơn năm 2008 do doanh thu cao hơn nhưng nguyên giá bình giá TSCĐ thấp, Do vậy, hiệu suất sử dụng TSCĐ cao hơn năm 2008. Theo chỉ tiêu này: cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định trong kỳ tham gia vào sản xuất kinh doanh năm 2008 thì tạo ra 8,345 đồng doanh thu thuần và năm 2009 là 8.247 đồng doanh thu thuần. 2.4.2 Những mặt đạt được 2.4.2.1 Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, công ty liên tục mở rộng các hình thức huy động vốn. Từ việc vay ngân hàng, tận dụng vốn tín dụng thương mại, công ty đã mở rộng hình thức huy động vốn như bổ sung từ lợi nhuận để lại, nhận tiền gửi, nhận uỷ thác... Kế hoạch trong thời gian tới công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn phục vụ cho dự án đầu tư làm cho quy mô vốn kinh doanh tăng nhanh. Sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm vì nhu cầu vốn đáp ứng cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2007, công ty thực hiện nhiều dự án đầu tư thu được nguồn thu đáng kể từ việc đầu tư này và bổ sung vào lợi nhuận để lại tái đầu tư. 2.4.2.2 Sử dụng vốn hiệu quả Mặc dù công ty mới đi vào hoạt động mới được 6 năm, nhưng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên, hoạt động kinh doanh của công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh - Anh Mỹ đã thu được những kết quả đáng kể. Công ty đã từng bước phát huy được vai trò của mình trong việc tạo thêm một kênh tài trợ mới có hiệu quả cho các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu vốn, làm phong phú thêm các dịch vụ tài chính. Công ty chiếm dụng khối lượng lớn vốn tín dụng thương mại mà không phải trả lãi và đạt được nhiều uy tín. Việc hoàn thành bàn giao công trình đúng tiến độ thu hồi vốn đầu tư trả cho nhà cung cấp đúng thời hạn là cơ sở để công ty tiếp tục khai thác nguồn vốn này một cách tốt hơn. Bằng nguồn vốn tự có và các nguồn vốn huy động được công ty đã triển khai các hoạt động như: cho vay, cho vay uỷ thác, bảo lãnh, đầu tư, cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ... và thu được kết quả khá cao, ngày càng tăng về lợi nhuận năm 2007 là 55.378.621 VNĐ, đến năm 2008 tăng lên 70.867.562 VNĐ và đến năm 2009 lại giảm. Ngoài ra, công ty đạt được nhiều kết quả trong sản xuất kinh doanh cũng như trình độ quản lý. Một thuận lợi nữa là nhận thức và tư duy từ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công nhân viên đa số thay đổi theo hướng tích cực, năng động, chủ động, tự chịu trách nhiệm với công việc mình phụ trách, tính mục tiêu hình thành rõ hơn. Điều đó góp phần rất lớn vào sự phát triển của công ty. Vì vậy, chính sách điều hành công ty đã góp phần thay đổi kết quả của công ty. Công ty vẫn duy trì và củng cố niềm tin với khách hàng và thương hiệu của công ty được biết đến nhiều trên thị trường các tỉnh, thành phố trên đất nước. 2.4.3 Những khó khăn và hạn chế trong quá trình huy động vốn Các phương thức huy động vốn của công ty chủ yếu là những phương thức huy động vốn đã được áp dụng rất nhiều ở các công ty khác: vay vốn từ ngân hàng, từ nguồn khấu hao cơ bản, vay nội bộ, quỹ đầu tư phát triển…chưa có những biện pháp mang tính chiến lược, mang tính chất đột phá mang lại những lợi thế rõ rệt cho công ty. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, hoạt động huy động vốn của công ty còn có những khó khăn chủ yếu. 2.4.3.1 Khó khăn Để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong hoạt động công ty cần giải quyết những khó khăn như do vốn điều lệ của công ty thấp, với các quy định hiện hành của ngân hàng Nhà nước về hạn mức đầu tư đã hạn chế hoạt động này và làm giảm cơ hội đầu tư của công ty vào các dự án. Trong tương lai, công ty phải chịu sức ép cạnh tranh của các đối thủ trong nước và nước ngoài có tiềm lực vốn mạnh, công nghệ hiện đại, tính chuyên nghiệp cao, thì mức vốn nhỏ bé như vậy sẽ rất khó khăn để hoạt động. Công ty tham gia rất tích cực vào đầu tư và kinh doanh các loại giấy tờ có giá trên thị trường, tuy nhiên, do chưa được ngân hàng Nhà nước cho phép tái chiết khấu và cho vay trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn nên hoạt động này chưa thật sự linh hoạt. Những quy định chặt chẽ của ngân hàng Nhà nước về hình thức, điều kiện và phạm vi, thời hạn huy động vốn, các chỉ số về an toàn... đã cản trở khả năng huy động vốn của Công ty. 2.4.3.2 Hạn chế Chưa có kế hoạch huy động vốn Bước tiếp cận của công ty đối với việc huy động vốn vẫn còn khá hạn hẹp. Huy động vốn vẫn luôn là một vấn đề đối với công ty trong một thời gian dài và là yếu tố cản trở bước phát triển bền vững lâu dài công ty. Công ty chưa có kế hoạch huy động vốn hiệu quả, hợp lý, và cụ thể do vậy thường làm tăng chi phí vay vốn, nên công ty thường bị động trong việc huy động vốn. Điều này làm tăng thời gian huy động vốn, ảnh hưởng đến quá trình thi công của các công trình, dự án mà công ty thực hiện. Công ty chưa có chiến lược huy động vốn, công tác kế hoạch nguồn vốn, lên kế hoạch về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Từ đó sẽ nắm vững nhu cầu vốn từng thời kì, sẽ là cơ sở huy động vốn cũng như phương thức hoàn trả để quay vòng vốn tránh tình trạng không có kế hoạch vốn ứ đọng trong một khâu nào đó. Nguồn vốn của công ty còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp vốn cho các dự án lớn. Công ty chưa khai thác hết tiềm năng huy động vốn. Các nguồn huy động vốn của công ty còn ít, chủ yếu là từ một số đơn vị trong tổng công ty. Trong khi còn rất nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước còn bỏ trống hoặc các tổ chức tín dụng khác huy động. Phương thức huy động vốn của công ty còn ít, mới thực hiện một số hình thức như: vay, nhận uỷ thác, nhận tiền gửi, các hình thức khác như phát hành trái phiếu công ty, các giấy tờ có giá, vốn liên doanh liên kết, vốn ODA công ty chưa thực hiện được. Thuê tài sản là một hình thức huy động vốn khá mới mẻ ở nước ta và có nhiều ưu điểm, có thể chuyển giao công nghệ, có điều kiện áp dụng công nghệ mới trang bị cho máy móc thiết bị. Công ty mới chỉ thuê tài chính toà nhà làm trụ sở quản lý. Chi phí vốn còn cao do tỷ trọng vốn vay các tổ chức tín dụng khá cao. Mặt khác một số các khoản vay đầu tư trung và dài hạn có thời gian ngắn hơn thời gian thu hồi vốn làm cho nhiều khi công ty phải sử dụng vốn kinh doanh ngắn hạn trả vốn kinh doanh dài hạn, vì vậy chi phí vốn tăng lên. Quá phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng Qua bảng cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ của Công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh - Anh Mỹ ta thấy, vay dài hạn ngân hàng là nguồn huy động vốn chủ yếu để đầu tư mua sắm TSCĐ. Trong năm 2007, nguồn vốn vay từ nguồn này là 133,665,886 VNĐ (chiếm 37.24% nguồn vốn huy động mua sắm TSCĐ), con số này trong năm 2008 là 107,851,531 VNĐ ( chiếm 29.17% tổng vốn ). Nếu không có biện pháp để đa dạng hóa nguồn vốn vay mà quá phụ thuộc vào việc vay vốn ngân hàng chắc chắn công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai khi các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ các điều kiện huy động vốn cũng như hạn chế nguồn vốn vay và chi phí lãi vay của các ngân hàng thường khá cao, điều này sẽ làm tăng chi phí vay vốn của công ty dẫn tới giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chưa chủ động tìm kiếm các kênh huy động mới Công ty chưa chủ động tìm kiếm các phương thức huy động vốn mới, vẫn chỉ trông chờ vào các phương thức huy động vốn cũ, việc huy động chủ yếu dựa trên mối quan hệ thân tín, lâu năm của công ty với các tổ chức, cá nhân tài trợ, đặc biệt đối với nguồn vốn vay ngân hàng hiện nay, mối quan hệ thân thiết này sẽ không còn hiệu quả khi điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi còn những nguồn vốn dễ dàng tiếp cận hơn như vay vốn nội bộ lại chưa được công ty khai thác một cách triệt để. Chính vì chưa chủ động tìm kiếm các phương thức huy động vốn mới nên công ty thường gặp khó khăn khi điều kiện vay vốn thay đổi. 2.5 Nguyên nhân Vậy nguyên nhân chính của tình trạng trên do đâu? Nguyên nhân của tình hình trên bắt nguồn từ cả nhân tố chủ quan và khách quan. Việc công ty tăng vay dài hạn để tài trợ cho các tài sản cố định cũng gặp nhiều khó khăn do tình hình tài chính của công ty không tốt, thiếu nhiều dự án đầu tư thật sự có tính khả thi cao. 2.5.1 Nguyên nhân chủ quan Vấn đề tài chính cũng không được quan tâm đúng mức. Cụ thể là công ty có 2 phó giám đốc nhưng không phân vai trò phó tổng phụ trách vấn đề tài chính. Vấn đề chính mà công ty đang gặp phải đó là lợi nhuận không cao, huy động vốn khó khăn, nguồn vốn chủ sở hữu lại thấp. Thêm vào đó, nguồn lợi nhuận tái đầu tư của công ty gần như không đáng kể. Việc công ty nhận nguồn vốn ngân sách cấp cũng gần như vay ngân hàng với lãi suất thấp, bởi lẽ hàng năm công ty vẫn phải trả khoản thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Kể từ năm 2008 đến nay nền kinh tế xã hội nước ta có nhiều thay đổi và biến động lớn, ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của công ty... Nguồn vốn huy động của công ty không đáp ứng được đủ vì vậy điều kiện kinh doanh của công ty tiếp tục gặp khó khăn. Do tính phức tạp của các công nợ, tính pháp lý, hồ sơ pháp lý cũng chưa đầy đủ rõ ràng dẫn tới việc giải quyết xử lý chưa được nhiều nên giá trị công nợ phải thu còn rất lớn. Tại chi nhánh chưa có phương án cụ thể để giải quyết vấn đề, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào giải pháp của công ty dẫn đến việc không có vốn hoạt động, tồn đọng nợ ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động của công ty. Do sự xuất hiện ngày càng gia tăng các doanh nghiệp tư nhân mới hoạt động cùng lĩnh vực, cùng tiềm năng vốn, nhân sự và công nghệ nên sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Đội ngũ nhân sự của công ty mặc dù có ưu điểm đông về số lượng nhưng ngược lại thiếu cán bộ quản lý có năng lực, khả năng tổ chức quản lý và kỹ năng quản lý, đồng thời thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc thay đổi một số cơ chế vay vốn của ngân hàng làm khả năng tiếp cận huy động vốn từ ngân hàng một phần bị hạn chế (một số đơn vị không trực tiếp vay vốn được vì thiếu các khả năng chi trả và tài sản thế chấp). Mặt khác, một số công trình bị tồn đọng vốn trong thời gian dài, sản lượng doanh thu thực hiện trong năm không cao, vốn kinh doanh bị hạn chế tình trạng nợ quá hạn cao. 2.5.2 Nguyên nhân khách quan Sự biến động lớn của giá cả thị trường, gia tăng lạm phát làm ảnh hưỏng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty. Giá cả tăng lên khiến nhiều dự án không thể hoàn thành dẫn đến thua lỗ. Ngân hàng gặp khó khăn vì vậy công ty khó tiếp cận tới nguồn vốn này. Tuy nhiên, các sản phẩm công ty trên thị trường còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, xu thế hội nhập với nước ngoài, các chính sách kinh tế của nhà nước, lạm phát... Mặt khác, các hoạt động sản xuất xây lắp chủ yếu là những tư liệu tiêu dùng, khi đưa vào sử dụng thì ít lâu sau mới phải thay thế. Chẳng hạn, một công trình xây dựng có thời gian sử dụng ít nhất là 10 năm, chính điều này ảnh hưởng không nhỏ về lượng cầu về hàng hoá của công ty. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao thì nhu cầu xây dựng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng phải được ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, nhu cầu xây dựng tăng lên và hoạt động của công ty có nhiều thuận lợi, công ty có thể mở rộng thêm thị trường tới các tỉnh thành phố cả nước nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đồng thời hiệu quả sử dụng vốn của công ty cũng tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế có chiều hướng suy thoái, đời sống khó khăn, hoạt động kinh doanh của công ty bị chững lại thì nhu cầu xây dựng giảm đi. Lợi nhuận sẽ giảm đi và nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sẽ thu hẹp. Sự biến động của nền kinh tế đất nước và các đối thủ cạnh trạnh đã gây những khó khăn trong việc nỗ lực tăng cường huy động vốn. Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh trong đấu thầu rất gay gắt. Những công ty nhỏ, tiềm lực kinh tế yếu rất dễ bị thâu tóm sát nhập và thậm chí là phá sản. Nếu như tham gia liên doanh liên kết, công ty không đủ mạnh sẽ bị thâu tóm dần. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ THIÊN ANH- ANH MỸ I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI Trong quá trình 20 năm hoạt động, Công ty CP Tập Đoàn Quốc Tế Thiên Anh-Anh Mỹ đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất hàng kim khí. Tuy trong quá trình hoạt động SXKD còn gặp không ít khó khăn về mặt khách quan cũng như chủ quan nhưng Công ty vẫn giữ vững thương hiệu của mình là một Công ty kim khí hàng đầu của Thủ đô Hà Nội, có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước, bước đầu tạo được ấn tượng tại một số thị trường trên thế giới. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý, không ngừng nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm đáp ứng kịp thời tình hình đổi mới của Công ty. Bên cạnh đó phải giữ vững và phát triển tốt các thị trường và sản phẩm truyền thống, xúc tiến công tác xuất khẩu, tiếp tục huy động và khai thác tối đa tài sản hiện có vào sản xuất, phát triển thương hiệu của mình ngày một lớn mạnh. Mục tiêu phát triển Công ty: Thực hiện mục tiêu xây dựng Công ty trở thành một Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cơ kim khí trên cơ sở duy trì ba nhóm sản phẩm chính là: phụ tùng ôtô, xe máy; hàng xuất khẩu và hàng gia dụng nội địa. Đặc biệt, chú trọng nâng dần tỷ lệ hàng gia dụng nội địa để cân đối tỷ trọng doanh thu của 3 nhóm mặt hàng. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phân phối thành quả công bằng, đảm bảo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động. Bên cạnh việc ổn định và phát triển sản xuất, Công ty còn thực hiện việc xem xét cân đối các nguồn lực để mở rộng hoạt động của Công ty sang lĩnh vực thương mại, dịch vụ theo hướng nâng dần tỷ trọng doanh thu từ hoạt động thương mại dịch vụ. Bảng 15 DỰ KIẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU SXKD STT Khoản mục Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 1 Vốn điều lệ triệu đồng 195.000 210.000 2 Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 30.707 32.015 3 Trích các quỹ để lại triệu đồng 27.535 28.612 4 Chia cổ tức cho các cổ đông triệu đồng 3.172 3.403 5 Tỷ lệ cổ tức hàng năm % 10,33 10,63 6 Tổng số lao động người 3.350 3.500 7 Thu nhập bình quân /tháng đồng/người 2.450.000 2.500.000 Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, một trong những biện pháp hàng đầu và quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. Qua những phân tích ở chương 2 ta thấy bên cạnh những thành tích mà Công ty đạt được thì vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng VKD. Để quản lý và sử dụng VKD ngày càng hiệu quả hơn em xin đưa ra một số đề xuất sau. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ THIÊN ANH – ANH MỸ 1.1. Công ty cố gắng tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong năm vừa qua như tăng cường hạch toán kinh doanh, quản lý chi phí sát sao hơn để tăng lợi nhuận thu được, tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được trong quản lý và sử dụng VCĐ. Trong năm vừa qua Công ty quản lý và sử dụng VCĐ khá tốt, Công ty đã khai thác, huy động được tối đa TSCĐ hiện có vào sản xuất kinh doanh. Hiệu suất sử dụng VCĐ tương đối cao và tăng so với năm 2007. Công ty nên tiếp tục phát huy thành tích này. Tuy nhiên, về phần khấu hao TSCĐ em thấy Công ty hiện đang sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Đây là cách tính đơn giản và dễ hiểu. Mức khấu hao được tính vào giá thành sản phẩm ổn định, tạo điều kiện cho công tác xác định giá sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên đối với các TSCĐ mới, có giá trị lớn, hay những tài sản có xu hướng hao mòn nhanh như các tài sản thuộc về công nghệ thông tin, điện tử,…. Công ty có thể sử dụng phương pháp khấu hao nhanh vừa giúp Công ty tích tụ nhanh được tiền khấu hao, hạn chế được ảnh hưởng do hao mòn vô hình gây ra. Mặt khác, đây cũng là một biện pháp để Công ty hoãn nộp một phần thuế (tín dụng về thuế) dể Công ty có thể tận dụng được giá trị thời gian của đồng tiền. Công ty có thể khai thác được nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau như LN để lại, tiền khấu hao, nguồn vốn liên doanh, liên kết, nguồn vốn vay, thuê tài chính,… tuy nhiên phải tuân theo nguyên tắc TSDH phải được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, và Công ty cũng phải cân nhắc sao cho chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất. Khi sử dụng nguồn vốn vay Công ty phải cân nhắc vì hệ số nợ của Công ty hiện nay tương đối lớn. 1.3. Chủ động khai thác, tạo lập nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Trong điều kiện SXKD hiện nay, việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng VKD là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Từ thực trạng phân tích chương 2 ta thấy trong năm vừa qua cơ cấu nguồn vốn chưa thật hợp lý, hệ số nợ quá cao. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần phải tổ chức lại vốn, khai thác nguồn vốn hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Muốn vậy: Thứ nhất: Công ty cần huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động SXKD, điều này có thể giảm bớt được nhu cầu vay vốn từ đó giảm bớt được khoản tiền vay phải trả. Bên cạnh đó Công ty cần phải nhanh chóng thu hồi được các khoản vốn đang bị chiếm dụng vì sự tồn đọng quá lớn của bộ phận vốn này chính là một trong những nguyên nhân gây thiếu vốn, Công ty phải vay nợ nhiều hơn để tài trợ cho nhu cầu vốn. (Biện pháp thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng được trình bày ở phần dưới). Thực hiện tốt những điều này sẽ trực tiếp làm hệ số nợ giảm, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tăng khả năng thanh toán cho Công ty. Thứ hai: Trong thời gian tới Công ty cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng tưng hình thức huy động vốn sao cho đạt được cơ cấu nguồn vốn hợp lý, vừa bảo đảm an toàn về mặt tài chính nhưng chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất. HIện nay hệ số nợ của Công ty quá cao nên để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay trước hết phải huy động tối đa nguồn vốn bên trong như Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, Chi phí khấu hao, nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi từ các quỹ, sau đó mới huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Hiện nay Công ty đã chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần nên để huy động vốn thay vì vay nợ nhiều, Công ty có thể phát hành cổ phiếu, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nợ phải trả, chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực hơn. Tuy thị trường chứng khoán năm ngoái đang bị ngừng trệ nhưng nó đang dần được khôi phục trong năm nay và nhất đinh trong tương lai nó sẽ phát triển. Để thu hút vốn có hiệu quả, trong lần phát hành cổ phiếu, Công ty cần có sự chuẩn bị tốt về quảng bá, chào bán cổ phiếu kết hợp với nhiều hình thức ưu đãi cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, Công ty có thể huy động vốn từ cán bộ, công nhân viên thông qua phát hành cổ phiếu. Đây là một biện pháp làm giảm sức ép về vốn dài hạn, giảm bớt rủi ro tiềm tàng trong SXKD của Công ty. Tuy nhiên Công ty cũng cần xem xét tỷ lệ chi trả cổ tức cho hợp lý. Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết: Đây cũng là xu hướng tích cực. Thông qua quá trình liên doanh, liên kết một mặt Công ty tạo thêm được kênh cung cấp vốn kinh doanh, mặt khác, tạo cơ hội cho Công ty hòa nhập với nền khoa học kỹ thuật hiện đại. 1.4. Chủ động sử dụng VKD một cách hợp lý, hiệu quả. Công ty hiện nay đang có nhiều dự án để đầu tư kinh doanh. Công ty nên đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt các dự án đầu tư phát triển Công ty. Việc đánh giá, lựa chọn và thực hiện các dự án đầu tư phát triển DN là vấn đề quan trọng bởi các quyết định đầu tư phát triển DN ảnh hưởng lâu dài và có tính quyết định đến hiệu quả sử dụng VKD. Để có sự lựa chon dự án đầu tư đúng đắn, Công ty nên có sự thăm dò kỹ lưỡng trước khi đầu tư, sử dụng đồng loạt các phương pháp, chỉ tiêu đánh giá tài chính. Khi có nguồn tài trợ, Công ty cần chủ động lập kế hoạch phân phối và sử dụng hợp lý, đạt kết quả cao nhất. Khi sử dụng vốn, Công ty cần căn cứ vào kế hoạch đã lập làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế: nếu phát sinh thêm nhu cầu vốn Công ty cần phải đáp ứng kịp thời, nếu thừa vốn cần xử lý vốn ngay, không để ứ đọng. Công ty cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn VKD như áp dụng các biện pháp mua bảo hiểm tài sản, trích lập quỹ dự phòng. Hiện nay ta thấy Công ty đã có quỹ dự phòng tài chính, đã có dự phòng nợ phải thu khó đòi nhưng chưa dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. Công ty cũng nên xem xét trích lập các dự phòng kể trên. 1.5. Giám sát, quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ. Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Mỗi DN vừa là người đi chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn. Việc quản lý tài chính là phải đưa ra các chính sách phù hợp để tận dụng được tối đa nguồn vốn chiếm dụng được và hạn chế tối thiểu số vốn bị chiếm dụng để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong năm qua các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn và tăng với tốc độ khá cao. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản lý và hiệu quả sử dụng VKD, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn, vốn bằng tiền thu về ít ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: - Quy định rõ các điều khoản thanh toán trong hợp đồng như phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Công ty có thể yêu cầu bạn hàng đặt cọc, tạm ứng hay thanh toán trước một phần giá trị đơn hàng,… và nếu bên nào vi phạm sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm, nếu quá thời hạn thanh toán thì Công ty có thể phạt bằng cách áp dụng lãi suất trả chậm tương ứng với thời hạn quá hạn. - Công ty phải xây dựng được chính sách bán chịu một cách hợp lý đối với từng khách hàng. Đối với những khách hàng truyền thống, có quan hệ uy tín lâu năm thì Công ty nên có chính sách báng hàng ưu đãi như hỗ trợ một phần chi phí vận chu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc155.doc