Đề tài Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006

Tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006: Lời mở đầu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là một tập đoàn lớn mạnh của nước ta, với nhiều hoạt động mà nổi bật là hoạt động kinh doanh vận tải, khai thác cảng biển, và dịch vụ hàng hải. Để có được sự phát triển không ngừng về mọi mặt, Tổng công ty đã không ngừng tăng cường đầu tư phát triển trên mọi lĩnh vực hoạt động. Sau khi nghiên cứu các tài liệu về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và hoàn thành báo cáo tổng hợp về Tổng công ty, em đã chọn để tài “Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006”. Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động nổi bật nhất của Tổng công ty, mỗi doanh nghiệp đều có hoạt động đầu tư phát triển nhưng lại có những điểm riêng của mình. Tổng công ty hàng hải là tập đoàn kinh tế hàng đầu, có vị trí quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế nước ta, góp phần lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. Từ thực trạng hoạt động Tổng công ty chúng ta có thể thấy những triển vọng phát triển, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy ...

docx73 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là một tập đoàn lớn mạnh của nước ta, với nhiều hoạt động mà nổi bật là hoạt động kinh doanh vận tải, khai thác cảng biển, và dịch vụ hàng hải. Để có được sự phát triển không ngừng về mọi mặt, Tổng công ty đã không ngừng tăng cường đầu tư phát triển trên mọi lĩnh vực hoạt động. Sau khi nghiên cứu các tài liệu về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và hoàn thành báo cáo tổng hợp về Tổng công ty, em đã chọn để tài “Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006”. Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động nổi bật nhất của Tổng công ty, mỗi doanh nghiệp đều có hoạt động đầu tư phát triển nhưng lại có những điểm riêng của mình. Tổng công ty hàng hải là tập đoàn kinh tế hàng đầu, có vị trí quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế nước ta, góp phần lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. Từ thực trạng hoạt động Tổng công ty chúng ta có thể thấy những triển vọng phát triển, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hoạt động của Tổng công ty, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước và tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bản chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự thông cảm cũng như góp ý của thầy cô giáo. Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Phan Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Chương I. Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. I) Tổng quan về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 1. Quá trình hình thành và phát triển. * Năm 1995: - Tổng công ty hàng hải Việt Nam được thành lập theo quyết định số 250/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở sắp xếp lại một số doanh nghiệp vận tải biển, bốc xếp và dịch vụ hàng hải do Cục Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao Thông Vận Tải quản lý. Hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Chính Phủ phê chuẩn tại Nghị định số 79/CP ngày 22/11/1995. - Tên gọi bằng Tiếng Việt : Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế : VietNam National Shipping Lines - Viết tắt : VINALINES - Trụ sở chính : 201 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội - Tại thời điểm thành lập: Về tổ chức: Gồm 22 doanh nghiệp Nhà nước, 2 công ty cổ phần, 9 liên doanh với nước ngoài Về nguồn vốn kinh doanh: 1.469 tỷ VND Về đội tàu: 49 chiếc, tổng trọng tải 396.696 DWT Về sản lượng (năm 1995): Vận tải: 4 triệu tấn; Bốc xếp:12,3 triệu tấn Về năng suất bình quân đội tàu: 10,3 tấn/DWT Về năng suất khai thác cầu biển: 1.788 tấn/m cầu-năm * Năm 1996: - Ngày 01/01/1996 Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chính thức đi vào hoạt động - Ngày 15/03/1996, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 159/TTg phê duyệt Đề án phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 1996-2000 với các mục tiêu chủ yếu là đầu tư phát triển đội tàu, cải tạo, nâng cấp, xây dựng cảng và sắp xếp lại các doanh nghiệp. - Cảng Quảng Ninh trở thành doanh nghiệp thành viên. - Cảng Sải Gòn được Nhà nứoc tuyên dương Anh hùng lao động. - Đầu tư 2 tàu Văn Lang, Hồng Bàng cỡ 426 TEU, là 2 tàu container đầu tiên mở đầu cho việc phát triển đội tàu container của Việt Nam. - Thực hiện 2 dự án cải tạo và nâng cấp Cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng giai đoạn I (1996-2000) bằng vốn ODA. - Sản lượng vận tải: 5 triệu tấn, sảng lượng bốc xếp: 14 triệu tấn. - Tổng số lao động: 18.456 người * Năm 1997: - Mở tuyến vận chuyển container nội địa, tạo ra một bước phát triển lớn trong vận tải container và vận tải đa phương ở Việt Nam. - Trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội chủ tàu Châu Á (FASA) - Thành lập chi nhánh VINALINES tại Thành phố Hồ Chí Minh - Công ty vận tải Thuỷ Bắc (NORWAT) trở thành doanh nghiệp thành viên - Thành lập công ty liên doanh vận tải hàng công nghệ cao (TRANSVINA), là liên doanh giữa VINALINES, công ty vận tỉa biển II, trung tâm dịch vụ và tư vấn hàng hải (75%) và bên nước ngoài là ltochu Corp (Nhật Bản) - Sản lượng vận tải: 6,2 triệu tấn, sản lượng bốc xếp: 13,3 triệu tấn (giảm do khủng hoảng tài chính trong khu vực) - Tổng số lao động: 19.376 người * Năm 1998: - Cảng Hải Phòng được Nhà nước tuyên dương anh hùng lao động - Công ty vận tải dầu khí Việt Nam mua tàu Pacific Falcon, tàu chở dầu thô đầu tiên của Việt Nam có trọng tải trên 60,000 DWT - Kết nạp hai thành viên mới là Cảng Đà Nẵng và Cảng Cần Thơ - Thành lập chi nhánh tại Thành phố Hải Phòng - Thành lập 3 đơn vị: + Công ty dịch vụ Công nghiệp Hàng Hải (INSECO) + Công ty cổ phần cảng cạn Đồng Nai (ICD DONGNAI) + Công ty Liên doanh đại lý vận tải (COSFI) là công ty liên doanh giữa đại lý Hàng hải Việt Nam (51%) và công ty COSCO Holding (Singapore) Pte.Ltd (49%) - Tiến hành sắp xếp một loạt các doanh nghiệp - Cổ phần hoá công ty đại lý vận tải SAFI - Sản lượng vận tải: 7,2 triệu tấn, sản lượng bốc xếp: 15,2 triệu tấn - Tổng số lao động: 22.048 người * Năm 1999: - Công ty Vận tỉa Việt Nam mua tàu chở dầu sản phẩm Đại Hùng (30.000 DWT) để mở lại dịch vụ vận chuyển hàng lỏng. - Cổ phần hoá 3 đơn vị: + Xí nghiệp Giao nhận vận chuyển container quốc tế (INFACON) + Công ty hợp tác lao động với nước ngoài (INLACO HAIPHONG) + Công ty container phía Nam (VICONSHIP SAIGON) - Thành lập công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội (MARINA HANOI) - Sản lượng vận tải: 9,1 triệu tấn, sản lượng bốc xếp: 17,5 triệu tấn * Năm 2000: - Công ty Vận tải biển Việt Nam đóng tàu Vĩnh Thuận, tàu đầu tiên có trọng tải 6.500 DWT được đóng tại Việt Nam, tạo tiền đề cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam phát triển. - Hoàn thành hai dự án cải tạo và nâng cấp Cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng giai đoạn I (1996 – 2000) bằng vốn ODA. - Thành lập chi nhánh VINALINES tại thành phố Cần Thơ - Cổ phần hoá 5 đơn vị và trở thành: + Công ty cổ phần container Miền Trung (CENVICO) + Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại (TRANSCO) + Công ty cổ phần vạn tải biển Hải Âu (SESCO) + Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cung ứng vật tư hàng hải (MARIMEX) + Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Tổng hợp cảng Hải Phòng (HAIPHONG PORT TRASERCO) - Thực hiện thành công đề án phát triển Tổng công ty giai đoạn 1996 – 2000 theo phương thức “đi thẳng lên hiện đại” * Năm 2001: - Mở tuyến vận tải container Hải Phòng – TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Hoàn thành bến tàu 10.000 DWT tại cảng Cần Thơ - Cổ phần hoá: + Công ty tin học và công nghệ hàng hải + Cảng Đoạn Xá - Cơ quan văn phòng Tổng công ty nhận chứng chỉ ISO 9001 – 2000 - Thủ tướng chính phủ ra quyết định 512/QĐ-TTg cho phép tổng công ty thí điểm thực hiện loại hình tổng công ty góp vốn với các doanh nghiệp thành viên. - Ngày 01/11/2001, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 1419/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển tổng công ty Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và định hướng đến năm 2005 - Triển khai thực hiện mô hình “công ty mẹ-công ty con”. Chuyển giao quyền đại diện phần vốn Nhà nước về tổng công ty ở các công ty cổ phần, liên doanh: + Công ty cổ phần container Miền trung (CENVICO) + Công ty cổ phần đại lý vận tải SAFI + Công ty cổ phần xuất_nhập khẩu cung ứng vật tư hàng hải (MARIMEX) + Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại (TRANSCO) + Công ty cổ phần giao nhận vận chuyển container quốc tế (INFACON) + Công ty cổ phần hợp tác lao động với nước ngoài Hải Phòng (INLACO HP) + Công ty cổ phần vận tải biển Hải ÂU (SESCO) + Công ty vận tải quốc tế Nhật Việt (VIJACO) + Công ty liên doanh khai thác container Việt Nam (VINABRIDGE LTD) + Công ty liên doanh tiếp vận AHLERS VINA + Công ty liên doanh vận chuyển container VW-Waterfront Việt Nam + Công ty TNHH vận tải hàng công nghệ cao (TRANSVINA) - Sản lượng vận tải: 12,3 triệu tấn; sản lượng bốc xếp: 22,1 triệu tấn - Tổng vốn đầu tư trong năm là 815 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho đội tàu 530 tỷ để mua thêm 12 chiếc với tổng trọng tải 111.000 DWT, cho cảng biển 152 tỷ. - Tổng công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất - Tổng số lao động: 21.232 người * Năm 2002, 2003, 2004: - Cổ phần hoá các công ty: + Công ty container phía Bắc + Công ty cung ứng xăng dầu đường biển + Công ty Hàng hải Sài Gòn + Xí nghiệp xếp dỡ cảng Vật Cách thuộc cảng Hải PHòng + Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp cảng Đà Nẵng - Sản lượng vận tải: 13,8 triệu tấn; sản lượng bốc xếp: 25,9 triệu tấn; lao động: 23.956 - Tổng vốn đầu tư trong năm là 683 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho đội tàu 439 tỷ đồng để mua thêm 11 chiếc với tổng trọng tải 124.646 DWT, đầu tư cho cầu cảng, kho bãi 116 tỷ, cho các loại phương tiện thiết bị là 128 tỷ đồng. - Tại thời điểm này, VINALINES có 3 chi nhánh tại TP.Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh và TP.Cần Thơ; 19 doanh nghiệp hạch toán độc lập; 2 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc; 17 công ty cổ phần; 8 công ty liên doanh với nước ngoài. * Năm 2005 - Sản lượng vận tải đạt 21,7 triệu tấn - Sản lượng hàng thông qua cảng đạt 37,5 triệu tấn - Doanh thu đạt 10.500 tỷ đồng - Lợi nhuận đạt 700 tỷ đồng - Tiếp nhận 4 tàu với tổng trọng tải 44.000 DWT - Tàu hàng thô: 86 chiếc, tổng trọng tải 1 triệu DWT - Tàu container: 11 chiếc, tổng trọng tải 0,1 triệu DWT - Tầu dầu và các loại tàu khác: 6 chiếc, tổng trọng tải 0,1 triệu DWT - Một số dự án trọng điểm: + Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải phòng + Dự án đường ô tô vào cảng Đinh Vũ + Dự án cảng Sài Gòn mới * Năm 2006. - Cổ phần hoá: + Công ty dịch vụ công nghiệp hàng hải + Đại lý hàng hải Việt Nam + Công ty vận tải biển Việt Nam + Công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam - Chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên: + Cảng Hải Phòng + Cảng Sài Gòn + Cảng Đà Nẵng + Cảng Quảng Ninh - Tổng sản lượng vận tải biển đạt 11,2 triệu tấn và 29,6 tỷ TKm, tăng 1% và 5% - Tổng sản lượng hàng thông qua cảng toàn tổng công ty 6 tháng đầu năm đạt 19,7 triệu tấn, tăng 6% - Tổng doanh thu đạt 5.235 tỷ đồng, tăng 4% - Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 241 tỷ đồng, bằng 66% - Tổng nộp ngân sách đạt 258 tỷ đồng, bằng 84% - Tổng công ty tập trung hoạch định được các mục tiêu, chiến lược phát triển cho cả giai đoạn tới và xây dựng, hoàn thiện Đề án chuyển đổi hoạt động của Tổng công ty sang mô hình công ty mẹ_công ty con, tạo điều kiện tiền đề hình thành Tập đoàn Hàng Hải sau này. Hiện nay, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: - Tên goi bằng tiếng việt: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế có viết tắt: Vinalines - Địa chỉ trụ sở: số 1, Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội 2. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức. Chủ tịch Hội đồng quản trị Các doanh nghiệp dịch vụ Các doanh nghiệp vận tải Các doanh nghiệp khi khai thác cảng Phòng ISO Công ty tư vấn hàng hải Ban kế hoạch đầu tư Ban tài chính kế toán Công ty Vinalines Ban kinh doanh đối ngoại Ban tổ chức tiền lương Các công ty cổ phần Doanh nghiệp Nhà nước Ban kiểm soát Văn phòng Ban xử lý công nợ Ban kiểm soát Ban khoa học kỹ thuật Ban pháp chế Doanh nghiệp có vốn góp Các công ty Liên doanh Hội đồng quản trị Tổng giám đốc 2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. a) Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Hàng hải. Kinh doanh vận tải biển; Khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới, cung ứng dịch vụ hàng hải;  Xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị chuyên ngành hàng hải, cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong nước và ngoài nước; Kinh doanh vận tải đường thuỷ, đường bộ; Sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp chuyên ngành; phá dỡ phương tiện vận tải, bốc xếp cũ; Xây dựng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện các công trình chuyên ngành; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; Dịch vụ vui chơi, giải trí; Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, kinh doanh cửa hàng miễn thuế, cung ứng tàu biển; Nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho ngành; Gia công chế biến hàng xuất khẩu; Các hoạt động phụ trợ cho vận tải; Kinh doanh kho ngoại quan, thông tin chuyên ngành; Kinh doanh dịch vụ du lịch; Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại); Vận tải đa phương thức; Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, chất đốt; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô; Tổ chức nạo vét lòng sông, lòng hồ theo hợp đồng; Dịch vụ lai dắt tàu sông, tàu biển, các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thuỷ; b) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. b1. Ban kế hoạch đầu tư. Phụ trách chung công tác kế hoạch và tổng hợp; Tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng, tài chính, lao động_tiền lương để hình thành các kế hoạch toàn diện của Tổng công ty, trình các cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt, phân khai giao kế hoạch: vận tải, bốc xếp, sản xuất kinh doanh hàng năm cho các doanh nghiệp sau khi có kế hoạch của Nhà nước giao. Xây dựng kế hoạch phối hợp kinh doanh cho từng khối, từng khu vực và tổ chức thực hiện kế hoạch này, nghiên cứu, xây dựng đề án chiến lược hoặc đề án phát triển Tổng công ty và tổ chức thực hiện các công việc được giao, bao gồm: công tác kế hoạch và đầu tư, phát triển Tổng công ty trong kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của Ngành và của quốc gia Xây dựng kế hoạch trung, dài hạn, các văn bản hướng dẫn về chế độ quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuộc chuyên môn của mình đảm nhận trên cơ sở chủ trương, chính sách của Nhà nước ban hành Tổ chức theo dõi tình hình thị trường trong nước và khu vực, lập các thống kê, phân tích về khối lượng, giá cả làm cơ sở đề xuất các biện pháp phân công, hướng dẫn về thị trường, giá cả cho các doanh nghiệp. Chủ trì tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuộc lĩnh vực chuyên môn. Hướng dẫn kiểm tra, đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những sai lệch không phù hợp với sự phát triển Tổng công ty. Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty xây dựng cơ chế quản lý sản xuất, kinh doanh theo nghiệp vụ, lĩnh vực được giao. Tổng kết, đánh giá hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cấp Ngành; Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ. b2. Ban tài chính_kế toán. Chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại cơ quan Tổng công ty; Nghiên cứu, tổng hợp các kiến nghị của các doanh nghiệp thành viên để đề xuất, kiến nghị về chế độ, chính sách tài chính_kế toán phù hợp với pháp luật hiện hành và đặc điểm của Ngành. Xây dựng kế hoạch tài chính và các phương án, đề án để quản lý hoặc thực hiện mục tiêu phát triển, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuộc chuyên môn mình đảm nhận. Tham gia biên soạn các tài liệu bồi dưỡng hoặc giảng dạy nghiệp vụ…. b3. Công ty Vinalines. Đầu tư tàu, quản lý kỹ thuật và chất lượng đội tàu. Điều hành hoạt động hàng ngày của đội tàu. Tổ chức quản lý hoạt động khai thác đội tàu. Trực tiếp theo dõi tình hình thị trường để đề xuất các giải pháp phục vụ hoạt động đầu tư và kinh doanh của Tổng công ty. Đề xuất các phương án sửa đổi, điều chỉnh cơ chế quản lý hoặc phương hướng sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế của Tổng công ty… b4. Ban kinh doanh đối ngoại. Phụ trách chung, trực tiếp quản lý khối các doanh nghiệp liên doanh. Giám sát và xử lý các quan hệ đối ngoại chung, chủ trì nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các công việc được giao: bảo đảm chiến lược phát triển thị trường vận tải hàng hoá bằng đường biển và mở rộng thị trường dịch vụ hàng hải theo mục tiêu phát triển của Tổng công ty. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn và các phương án, đề án để quản lý hoặc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc chuyên môn của mình đảm nhận…. b5. Ban tổ chức - tiền lương. Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị và tổng giám đốc Tổng công ty về công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, lao động, tiền lương, tổ chức tổng công ty, tổ chức các doanh nghiệp thành viên; sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy chế, ngành nghề của các doanh nghiệp thành viên. Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty trong việc thực hiện tham gia ý kiến với Đảng uỷ cơ sở và Đảng uỷ cấp trên của cơ sở về nhận xét, đánh giá cán bộ, về cơ cấu nhân sự cấp uỷ của các doanh nghiệp thành viên để phục vụ công tác cán bộ. Tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Tổng công ty yêu cầu. b6. Ban khoa học kĩ thuật Tham mưu đề xuất với hội đồng quản trị và tổng giám đốc về các chủ đề nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ cho Tổng công ty. Trên cơ sở đề xuất của các doanh nghiệp thành viên, các ban, chủ trì việc tổ chức xây dựng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, thông tin của Tổng công ty. Tổ chức triển khai phần mềm quản lý, thông tin chung cho các doanh nghiệp thành viên; Thường xuyên kiểm tra, theo dõi để lập kế hoạch trang bị, nâng cấp máy tính và chỉ đạo việc bảo dưỡng, sửa chữa cho toàn bộ hệ thống máy tính của Tổng công ty. Cập nhật và tổ chức phổ biến thành tựu mới trong tin học để ứng dụng vào quản lý doanh nghiệp… b7. Ban pháp chế. Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các công việc được giao, bao gồm: công tác pháp chế và an toàn hàng hải, bảo đảm việc thực thi các chế độ chính sách và pháp luật Việt Nam, các qui định pháp luật hàng hải quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký hoặc tham gia trong hoạt động vận tải biển và hoạt động sản xuất khác của Tổng công ty. Tham gia xây dựng, thẩm định các hợp đồng kinh tế, các phương án, đề án, để quản lý hoặc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty… b8. Ban kiểm soát. Kiểm tra giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, Giám đốc các đơn vị thành viên, bộ máy giúp việc của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo kế hoạch hoặc đột xuất khi cần thiết. Xây dựng quy chế về tổ chức và hoạt động của ban kiểm soát trình hội đồng quản trị ban hành, tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban kiểm soát để thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao. Lập chương trình công tác năm, quý, tháng của ban kiểm soát để trình hội đồng quản trị thông qua… b9. Ban xử lý công nợ. Tham mưu cho hội đồng quản trị Tổng công ty, hội đồng xử lý công nợ Tổng công ty và Tổng giám đốc Tổng công ty trong việc xử lý công nợ tồn đọng theo các qui định hiện hành của Nhà nước. Xây dựng kế hoạch và tổ chức làm việc với các doanh nghiệp trong tổng công ty để đối chiếu các số liệu, chứng từ, hoàn chỉnh các hồ sơ làm cơ sở cho lãnh đạo tổng công ty có biện pháp xử lý công nợ theo các qui định hiện hành… b10. Văn phòng. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các công việc được phân công, quản trị hành chính trong tổng công ty, bao gồm công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, an ninh an toàn, y tế, văn thư lưu trữ, công tác tiếp tân, lễ tân tiếp khách và hội họp: quản lý thiết bị văn phòng, đội xe cơ quan Tổng công ty, bảo đảm các điều kiện làm việc và đi công tác cho cán bộ nhân viên cơ quan tổng công ty theo đúng tiêu chuẩn đã được tổng giám đốc phê duyệt… b11. Công ty tư vấn hàng hải. Đại diện cho công ty quan hệ, giao dịch, khai thác các dịch vụ tư vấn, các dự án, các nguồn hàng trong và ngoài tổng công ty để đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên trong công ty đối với những việc đã được phân công trong các khâu triển khai các dự án và điều hành hoạt động của đội xe…… 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của tổng công ty giai đoạn 2002 – 2006. Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh 2002 – 2006, Kế hoạch 2007 – 2010. STT Chỉ tiêu Đơn vị TH2002 TH2006 Dự kiến 2010 Tăng BQ 2002–2006 Tăng BQ 2007-2010 1 Hàng hoá vận tải Triệu tấn 13,100 21,700 47,600 111% 117% Triệu TKm 30,000 54,500 117,200 113% 117% 2 Hàng thông qua cảng Triệu TTQ 23,400 37,500 51,700 110% 107% 3 Doanh thu Tỷ đồng 4,430 10,500 22,600 119% 117% 4 Lợi nhuận Tỷ đồng 301 700 900 118% 105% 5 Đội tàu - Số lượng Chiếc 79 103 136 105% 106% - Tổng trọng tải DWT 845,000 1,192,000 2,600,000 107% 117% 6 Số mét cầu cảng m 7,295 8,603 13,096 109% 7 Doanh thu XK vận tải biển 1000 USD 106,300 256,000 620,000 119% 119% (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) + Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu. Vốn nhà nước tại thời điểm 2002 là 2.352 tỷ đồng, tại thời điểm 2005 là 2.969 tỷ đồng. Sản lượng vận tải của tổng công ty đạt mức tăng trưởng bình quân 11%/ năm và 13%/năm về tấn và Tkm. Sản lượng hàng thông qua cảng đạt mức tăng trưởng bình quân 10%/năm. Doanh thu của tổng công ty đạt mức tăng trưởng bình quân 18%/năm. Lợi nhuận đạt mức tăng trưởng bình quân 18%/năm. Tính đến thời điểm 2005, Tổng công ty đã mua 43 tàu với tổng trọng tải 531.786 DWT, tổng vốn đầu tư 3.700 tỷ đồng (245 triệu USD). Đối với chương trình đóng tàu trong nước, tính đến hết 2005, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nhận 10 tàu, tổng trọng tải 86.260 DWT, tiếp tục thực hiện 22 dự án còn lại với tổng trọng tải 317.000 DWT. + Hoạt động vận tải. Trong 5 năm 2002 – 2006, đội tàu của tổng công ty tiếp tục được khai thác theo phương thức cho thuê định hạn hoặc tự khai thác, trong đó phần lớn trọng tải đội tàu được khai thác trên các tuyến vận tải nước ngoài. Theo thống kê của Cục Đăng Kiểm, tính đến năm 2006, số lượng tàu tham gia tuyến vận tải nội địa lên đến gần 800 chiếc, cộng thêm chất lượng của các phương thức vận tải khác như đường sắt, đường bộ được cải thiện nên sức ép cạnh tranh trên tuyến vận tải nội địa ngày càng lớn. Trong bối cảnh thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động, hoạt động vận tải biển của tổng công ty hàng hải Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: - Sản lượng vận tải biển liên tục tăng cả về tấn vận chuyển và tấn lưu chuyển, đạt 11% về tấn vận chuyển và 13 % về tấn luân chuyển. - Doanh thu hoạt động vận tải biển đạt mức tăng trưởng bình quân 15%. - Lợi nhuận: hoạt động vận tải biển luôn có lãi kể cả trong thời kỳ khó khăn nhất vào năm 2002. Đặc biệt lợi nhuận của hoạt động vận tải các năm 2004, 2005 và 2006 có mức tăng trưởng rất cao so với những năm trước đó. - Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, tổng công ty hàng hải Việt Nam đã mở rộng thị trường vận tải nước ngoài đồng thời vẫn duy trì các tuyến truyền thống Đông Nam Á, góp phần tham gia vận chuyển các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, nông sản xuất khẩu, phân bón nhập khẩu…Trong 5 năm 2002 – 2006, các doanh nghiệp đã khai thác được những tuyến xa hơn như các tuyến đi Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông. Chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao và được các chủ hàng nước ngoài chấp nhận. Trong khi nhiều loại hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam còn chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới thì khoảng 60% năng lực đội tàu của tổng công ty đã được các đối tác nước ngoài sử dụng hình thức thuê định hạn hoặc thuê chuyển. Doanh thu xuất khẩu dịch vụ vận tải biển hàng năm có mức tăng trưởng bình quân 22%, năm 2006 ước đạt 286 triệu USD. + Hoạt động khai thác cảng: Từ năm 2002 tới 2006, các cảng đã đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển. Bên cạnh sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước từ nguồn vốn ngân sách, cho vay ưu đãi từ nguồn vốn ODA, các cảng đã thực hiện vay vốn thương mại, hoặc huy động vốn cổ phần để đầu tư, đây là phương thức huy động vốn trước đây các cảng không thực hiện. Vì vậy năng lực kho, bãi, cầu cảng, trang thiết bị của các cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Ninh đều được nâng cao, ngoài ra còn phát triển thêm được các bến mới của công ty cổ phần Viconship, nâng cấp và mở rộng cầu tàu Đoạn Xá, cầu cảng Cần Thơ, góp phần tăng năng lực thông qua và chất lượng dịch vụ của các cảng. Năm 2006, sản lượng hàng thông qua cảng đạt 37,5 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2004 và vượt 17% so với mục tiêu đề ra trong quyết định 1419/QĐ-TTg. Mức tăng trưởng bình quân của sản lượng qua 5 năm ước tính đạt 10%/năm, doanh thu hoạt động khai thác cảng tăng bình quân 10%/năm. + Hoạt động dịch vụ hàng hải và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Mức tăng trưởng bình quân của doanh thu và lợi nhuận hoạt động dịch vụ qua 5 năm là 25% và 26%. Đặc điểm của thị trường dịch vụ hàng hải là cạnh tranh rất gay gắt, đơn giá dịch vụ luôn có xu hướng giảm. Trước năm 2000 khi chưa có Luật doanh nghiệp, hoạt động dịch vụ hàng hải hầu hết do doanh nghiệp Nhà nước thực hiện, các thành phần kinh tế khác có tham gia kinh doanh nhưng với số lượng rất ít. Từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực (01/01/2000), đặc biệt là sau khi Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2001 của CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải ra đời, nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã đăng ký kinh doanh dịch vụ hàng hải. Theo số liệu của Cục Hàng Hải Việt Nam, tính đến tháng 5/2004, tổng số doanh nghiệp dịch vụ hàng hải thuộc các thành phần kinh tế là 344 doanh nghiệp, tăng 129,33% so với năm 2000. Ngoài ra, mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép kinh doanh một số lĩnh vực dịch vụ hàng hải tại Việt Nam nhưng họ cũng đã tìm mọi cáchthâm nhập thị trường dịch vụ hàng hải nội địa dước các hình thức khác nhau như thông qua văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc các công ty Việt Nam. Với sự cố găng và nỗ lực của tập thể cán bộ công nhâ viên công ty cùng với sự chỉ đạo, giúp đỡ của tổng công ty hàng hải, công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam, công ty thương mại Xăng dầu đường biển đã đạt được kết quả kinh doanh tương đối khả quan với tổng khối lượng xăng dầu nhập khẩu 31/9/2005 là 66.817 m3 dầu DO, FO, doanh thu đạt khoảng 463 tỷ đồng, ước cả năm 2005 đạt 700 tỷ đồng. II) Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002-2006. 1. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải. Trong 5 năm qua nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, khối lượng hàng hoá thông qua cảng tăng trưởng bình quân đạt 10%. Dự kiến cuối năm 2006 lượng hàng hoá thông qua cảng sẽ đạt 140 triệu tấn trong đó hàng hoá xuất nhập khẩu đạt 96 triệu tấn, các mặt hàng chủ yếu như dầu thô 18 triệu tấn, xăng dầu các loại 12 triệu tấn, than 15,5 triệu tấn, gạo 4,6 triệu tấn, phân bón 2,6 triệu tấn, clinker 4,3 triệu tấn, hàng đóng trong container 23,6 triệu tấn. Tuy nhiên tiềm năng vẫn chưa tận dụng hết, đồng thời còn có hạn chế trong việc hỗ trợ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tổng lượng hàng hoá xuất khẩu năm 2005 của Tổng công ty đạt kim ngạch khoảng 50 tỷ đô la. Tuy nhiên do đội tàu còn nhỏ, chưa có nhiều tàu chuyên chở container, chở dầu nên có đến 81,5% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu hàng năm vẫn phải do đội tàu nước ngoài vận chuyển, thu tổng số cước tương đương 4,6 tỷ đô la. Đây thực sự là một thiệt thòi lớn đối với ngành hàng hải nói chung và Tổng công ty nói riêng, nếu có một đội tàu đủ mạnh chỉ cần chiếm lĩnh được 30% thị phần thì tổng thu cước phí vận tải biển cũng là 1,7 tỷ đô la gấp 1,3 lần kim ngạch xuất khẩu gạo cho cả nước năm 2005, bên cạnh đó thì Tổng công ty cũng tăng được doanh thu lên tới gần 55 tỷ đô la. Vì vậy, yêu cầu phát triển đội tàu biển để nâng cao thị phần vận chuyển, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và Tổng công ty, tạo sự chủ động cho việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam là hết sức cần thiết. Đối với hệ thống cảng biển hiện nay, ngoại trừ một số cảng biển đã được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới với các trang thiết bị bốc xếp hiện đại, lượng hàng thông qua cảng tăng nhanh, số còn lại vẫn trong tình trạng quy mô nhỏ bé, phân bố chưa hợp lý, trang thiết bị xếp dỡ còn lạc hậu. Các cảng lớn đều nằm sâu trong sông, các cảng nước sâu đang được xây dựng và chưa hình thành được cảng trung chuyển quốc tế…Đối với hệ thống dịch vụ, là một mắt xích trong dây chuyền vận tải biển, dịch vụ hàng hải có chất lượng tốt sẽ góp phần làm phát triển đội tàu biển, tăng khối lượng hàng hoá vận chuyển của đội tàu biển Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay qui mô hoạt động của hệ thống dịch vụ hàng hải của tổng công ty còn nhỏ, manh mún, chưa có được mạng lưới dịch vụ đồng bộ cả trong và ngoài nước một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, trên thị trường thế giới và khu vực thì theo dự báo của các tổ chức tư vấn quốc tế thì hàng hải tại khu vực châu Á sẽ vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi để ngành hàng hải Việt Nam phát triển. Tuy nhiên xu thế toàn cầu hoá sẽ vẫn tiếp tục diễn ra mạnh trong ngành hàng hải đó là quá trình sáp nhập hoặc thôn tính của các hãng tàu hoặc việc đầu tư ra nước ngoài để hình thành mạng lưới cảng vệ tinh của các tập đoàn khai thác cảng hàng đầu. Đây thực sự là thách thức rất lớn cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam trong quá trình hợp tác và cạnh tranh giữ thị phần trong nước và chia sẻ thị trường khu vực…Quá đó, việc phải đầu tư phát triển là tất yếu đối với Tổng công ty để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, từ đó mới có thể cạnh tranh được với các nước mà ngành hàng hải là một thế mạnh như Singapo và Hồng Kông là 2 quốc gia và vùng lãnh thổ có những cảng container lớn nhất thế giới, tổng sản lượng thông qua của Singapo là 21,3 triệu Teu (năm 2004), của Hồng Kông là 21,9 triệu Teu (năm 2004) chiếm 6,8% và 7% tổng sản lượng container thông qua cảng toàn thế giới. Mặt khác, nước ta là cổng vào của khu vực, do đó việc đòi hỏi phải không ngừng đầu tư phát triển để tăng cường khả năng phục vụ được những yêu cầu về hàng hải của thể giới. 2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty giai đoạn 2002 - 2006. 2.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư và số lượng dự án tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 2.1.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư. Hoạt động đầu tư của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, trong quá trình đầu tư ở giai đoạn này có sự tăng giảm vốn đầu tư không đều, là do nhu cầu đầu tư của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có sự thay đổi do sự biến động của thị trường trong nước và thế giới, cũng như nhu cầu ngày càng tăng của lĩnh vực hàng hải hiện nay. Thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 1 Vốn đầu tư kế hoạch tỷ đồng 3.210 3.6750 5.125 5.894 6.546 2 Vốn đầu tư thực hiện tỷ đồng 2.303 3.3602 4.945 7.154 6.720 3 Tỷ lệ Thực hiện/Kế hoạch % 71,74 91,43 96,48 121,4% 102,65 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Chúng ta xem xét hoạt động đầu tư tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam thông qua việc xem xét tình hình thực hiện vốn đầu tư trong giai đoạn 2002 – 2006. TÌnh hình thực hiện vốn đầu tư tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002-2006. STT Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng vốn đầu tư thực hiện Tỷ 2.303 3.3602 4.945 7.154 6.720 2 Tốc độ tăng định gốc % - 0.459 1.147 2.106 1.917 3 Tốc độ tăng liên hoàn % - 0.459 0.471 0.446 -0.061 (Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của Tổng công ty hàng hải giai đoạn 2002 – 2006) Tổng vốn đầu tư của Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006 thực hiện là 24.4822 tỷ đồng. Trong đó năm 2005 và 2006 là 2 năm có vốn đầu tư thực hiện lớn nhất với số vốn tương ứng là 7.154 và 6.720 tỷ đồng. Đây là những năm Tổng công ty hàng hải Việt Nam tập trung đầu tư cho các dự án lớn như dự án phát triển đội tàu vận tải biển, đào tạo đội ngũ thuyền viên, dự án nâng cấp các cảng biển,…Khối lượng vốn đầu tư chủ yếu được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như Ngân sách nhà nước, ODA, Vốn tự có, Vốn vay thương mại, Vốn vay quĩ hỗ trợ phát triển và các nguồn vốn khác. 2.1.2. Số lượng các dự án tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Bảng 4: Số lượng các dự án tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. STT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng vốn đầu tư Số dự án 2002 2003 2004 2005 2006 1 Dự án nâng cấp cảng biển Tỷ đồng 9.750 13 1.475 1.619 1.775 2.285 2.596 2 Dự án phát triển đội tàu vận tải biển Tỷ đồng 58.000 45 15.900 13.100 11.200 12.500 5.300 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) 2.2. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn. Cũng như các công trình kết cấu hạ tầng giao thông khác, hàng hải đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư ban đầu rất lớn, nhưng nó có điểm khác là vận tải đường biển có khả năng thu hồi vốn nhanh. Hoạt động đầu tư của Tổng công ty hàng hải Việt Nam có được từ cả nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Bảng 5. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Qui mô (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1. Tổng vốn đầu tư 24.4822 100 2. Nguồn vốn trong nước 16.6542 69.03 3. Nguồn vốn nước ngoài 7.828 31.97 (Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006) 2.2.1 Nguồn vốn trong nước. Nguồn vốn trong nước được Tổng công ty hàng hải Việt Nam huy động giống như các doanh nghiệp nhà nước khác. Nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty hàng hải là vốn do ngân sách nhà nước cấp và do sự tích luỹ của Tổng công ty. Còn lại là nguồn vốn vay thương mại. Do có sự hạn chế nên Tổng công ty vẫn chưa áp dụng được hình thức huy động bằng cách phát hành chứng khoán nợ. Tuy nhiên, Tổng công ty hàng hải Việt Nam sẽ hoàn thành thực hiện cổ phần hoá vào cuối năm 2007. Bảng 6: Nguồn vốn đầu tư trong nước tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. (Đơn vị: tỷ đồng) STT Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng 1 Tổng vốn đầu tư 1.538 2.747 3.693 4.975 3.701 16.654 2 Vốn Ngân sách NN 102 122 151 193 247 815 3 Vốn tự có 1.210 1.173 1.048 1.132 1.025 5.588 4 Vốn tín dụng NN 105 1.138 2.121 3.337 2.136 8.837 5 Vốn vay thương mại 121 314 373 313 293 1.414 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư huy động trong nước giai đoạn 2002 – 2006. (Đơn vị: %) STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2002 - 2006 1 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100 100 2 Vốn ngân sách NN 6,6 4,5 4 3,9 6,7 4,9 3 Vốn tự có 78,7 42,7 28,4 22,8 27,7 33,6 4 Vốn tín dụng NN 6,8 41,4 57,4 67,1 57,7 53,1 5 Vốn vay thương mại 7,9 11,4 10,2 6,2 7,9 8,4 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) 2.2.2. Nguồn vốn nước ngoài. - Trong giai đoạn 2002 – 2006, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (ODA). Việc huy động vốn ODA được thực hiện trên cơ sở các văn bản ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước khác, hoặc các tổ chức quốc tế. Sau đó nguồn vốn này được giao cho cơ quan quản lý nhà nước là Bộ giao thông vận tải để tiến hành phân bổ cho các dự án đầu tư, trong đó có Tổng công ty hàng hải Việt Nam (trực tiếp phân bổ là cục hàng hải Việt Nam). Vốn ODA trong giai đoạn 2002 – 2006 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 7. Nguồn vốn ODA tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. Số vốn vay Mục đích đầu tư 1.654.356 USD Xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị 2.305.505 USD Đào tạo đội ngũ thuyền viên (Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư của Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006) Nguồn vốn ODA được tập trung vào đầu tư mua sắm thiết bị và xây dựng cơ bản, đào tạo đội ngũ cán bộ thuyền viên cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam. Tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam, ODA được coi là khoản vay thật sự có nhu cầu và sử dụng có hiệu quả thì mới sử dụng do nguồn vay ODA gắn liền với 1 sản phẩm dịch vụ của các công ty nước ngoài dưới ảnh hưởng của các nước cung cấp ODA. Mặt khác việc xúc tiến xin việc trợ cũng như triển khai các dự án được tài trợ bằng nguồn vốn ODA và giải ngân phải tuân thủ các nguyên tắc, qui định của nhà nước Việt Nam và chính phủ nước cung cấp ODA. - Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại nước ngoài: Do đặc thủ của Tổng công ty hàng hải Việt Nam, nhu cầu đầu tư cần khối lượng vốn ban đầu rất lớn trong khi Tổng công ty hạn chế về mặt tài chính nên vốn đầu tư chủ yếu của Tổng công ty là vốn vay. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước hầu như không thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay của Tổng công ty với một lượng ngoại tệ lớn, có khi lên tới hàng chục, hàng trăm triệu USD. Do đó, các khoản vay cho hoạt động đầu tư phát triển thường được thực hiện với các ngân hàng thương mại nước ngoài. Qua đó, Tổng công ty hàng hải Việt Nam có thể tiếp cận được với các khoảnvay lớn, và thường có ưu đãi về chi phí sử dụng nhưng thời gian trả nợ nghiêm ngặt. Mức lãi suất của nguồn vốn này là 4%/năm. 2.3. Tình hình đầu tư theo nội dung đầu tư. Bảng 8: Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo các nội dung đầu tư giai đoạn 2002 – 2006. (Đơn vị: tỷ đồng) STT Năm 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng vốn đầu tư 1.611,45 2.140,69 2.316,25 3.402,31 6.923,51 2 Vốn đầu tư cho đội tàu vận tải biển 1.250 1.326 1.569 2.657 5.900 3 Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 3,45 4,69 5,25 6,31 14,51 4 Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị biển 230 560 532 523 685 5 Vốn đầu tư cho hệ thống thông tin 128 250 210 216 324 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Bảng 9: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo các nội dung đầu tư giai đoạn 2002 – 2006. (Đơn vị: %) STT Năm 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100 2 Vốn đầu tư cho đội tàu vận tải biển 77,56 61,94 67,73 78,09 85,22 3 Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực 0,21 0,22 0,23 0,19 0,21 4 Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng biển 14,27 26,16 22,97 15,37 9,89 5 Vốn đầu tư cho hệ thống thông tin 7,96 11,68 9,07 6,35 4,68 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) 2.3.1. Đầu tư đội tàu vận tải biển. Tính đến 31/12/2006, đội tàu Tổng công ty hàng hải Việt Nam có 103 chiếc, tổng trọng tải là 1,2 triệu DWT gồm: - Tàu hàng khô: 86 chiếc, tổng trọng tải 1 triệu DWT - Tàu container: 11 chiếc, tổng trọng tải 0,1 triệu DWT - Tàu dầu và các loại tàu khác: 6 chiếc, tổng trọng tải 0,1 triệu DWT Trước đây việc đầu tư phát triển đội tàu chỉ dưới hình thức vay mua, thuê mua tàu đang khai thác, nhưng trong giai đoạn 2002 – 2006 đã được tiến hành dưới cả hình thức đóng mới trong nước. Ngoài ra, so với một số lĩnh vực, ngành nghề khác được nhà nước hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thì Tổng công ty hàng hải Việt Nam chủ yếu phát huy nội lực để đầu tư phát triển đội tàu. Kết quả thực hiện qua 5 năm Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã nhận tàu đóng mới, đưa vào khai thác và mua tổng cộng 53 tàu. với tổng trọng tải 618.000DWT (trong đó tàu đóng mới là 10 tàu, với tổng trọng tải là 87.000 DWT, và mua 43 tàu với tổng trọng tải là 531000 DWT) Bảng 10: Vốn đầu tư cho đội tàu vận tải biển giai đoạn 2002 – 2006. ( Đơn vị: tỷ đồng) STT Năm 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng vốn đầu tư cho đội tàu vận tải biển 1.250 1.326 1.569 2.657 5.900 2 Mua tàu đang khai thác 850 762 932 1.128 3.700 3 Đóng mới tàu biển trong nước 400 564 637 1.529 2.200 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Bảng 11: Cơ cấu vốn đầu tư cho đội tàu vận tải biển giai đoạn 2002 – 2006. (Đơn vị: %) STT Năm 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng vốn đầu tư cho đội tàu vận tải biển 100 100 100 100 100 2 Mua tàu đang khai thác 68 57,5 59,4 42,5 62,7 3 Đóng mới tàu biển trong nước 32 42,5 40,6 57,5 37,3 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) 2.3.1.1. Dự án đóng mới tàu biển trong nước. Thực hiện quyết định 1419/QĐ-TTg ngày 01/11/2001 về việc phê duyệt đề án phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn này và định hướng đến 2010, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã triển khai chương trình đóng mới 32 tàu tại các nhà máy đóng tàu trong nước với tổng trọng tải là 403.260 DWT gồm: 01 tàu dưới 4.000DWT, 13 tàu 6.500 DWT, 08 tàu 12.500 DWT, 08 tàu 22.500 DWT và 2 tàu container 1.700 TEU. Đến 31/12/2006 tổng vốn đầu tư là 2.200 tỷ đồng, kết quả thực hiện như sau: - Đã nhận 10 tàu, tổng trọng tải 87.000 DWT - Tiếp tục thực hiện 22 tàu còn lại với tổng trọng tải 317.000 DWT Thông qua chương trình này không những năng lực vận chuyển của Vinalines được bổ sung, cơ cấu đội tàu được trẻ hoá mà còn tạo tiền để để vinashin vươn lên ký kết được nhiều hợp đồng đóng tàu cho các chủ tàu nước ngoài. Các tàu đã hoàn thành đều được khẩn trương đưa vào khai thác, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh vận tải biển cho các doanh nghiệp nhận tàu và đảm bảo nợ đầy đủ cho quỹ hỗ trợ phát triển cũng như các ngân hàng thương mại. Với sự phục hồi và tăng trưởng mạnh của thị trường vận tải biển, nhu cầu đóng mới tăng cao nên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có cơ hội ký kết được nhiều hợp đồng đóng tàu với các đối tác trong và ngoài nước như các hợp đồng đóng tàu hàng khô 53.000 DWT, tàu chở dầu sản phẩm 6.500 DWT…Các nhà máy của Vinashin đã phải phân bổ thời gian và nguồn lực cho nhiều dự án khác nhau, vì vậy, tiến độ và số lượng sản phẩm bàn giao cho Vinalines còn hạn chế so với kế hoạch. 2.3.1.2. Dự án mua tàu đang khai thác. Tính đến 31/12/2006, các doanh nghiệp đã huy động nguồn vốn tự có và vốn vay thương mại mua được 43 tàu với tổng trọng tải 531.786 DWT, tuy nhiên còn thiếu khoảng 70.000 DWT nữa thì mới hoàn thành kế hoạch. Tổng số vốn đầu tư cho 43 dự án này là 245 triệu USD, tương đương 3.700 tỷ đồng, trong đó vay thương mại là 195 triệu USD, vốn tự có là 50 triệu USD. Việc thực hiện các dự án mua tàu phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của thị trường cước vận tải. Khi thị trường cước xuống thấp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm nguồn hàng để đảm bảo tính hiệu quả của dự án nhưng khi thị trường cước tăng cao như thời điểm cuối năm 2003, 2004 và 2005, việc tìm mua một con tàu có mức giá và đặc tính kỹ thuật phù hợp với nhu cầu khai thác và năng lực tài chính doanh nghiệp lại tương đối khó khăn. Chỉ trong vòng hơn 1 năm (từ tháng 2/2004 đến giữa năm 2005) giá tàu hàng khô đã tăng 50%, giá tàu container cỡ 1.000 TEU tăng khoảng 70%. Các chủ tàu đều muốn giữ tàu để khai thác nên ít có tàu chào bán, vì vậy, trong 2006, các doanh nghiệp Tổng công ty chỉ đầu tư được 3 tàu, tổng trọng tải là 82.977 DWT... Kết quả đầu tư qua từng năm cho thấy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bám sát chủ trương đầu tư phát triển đội tàu theo hướng chuyên môn hoá và trẻ hoá của chính phủ. Tấn trọng tải bình quân của những tàu mua được nâng cao qua từng năm. Năm 2004, đã tăng lên 12.025 DWT, đến 2006 là 27.659 DWT. Đồng thời độ tuổi tàu mua ngày càng được trẻ hoá, giảm từ 17,7 tuổi năm 2002 xuống 13,1 tuổi năm 2005. Đến năm 2006, các tàu đầu tư đều dưới 10 tuổi, trong đó có 01 tàu chở dầu là tàu được đóng trong năm. Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, nguồn vốn tích luỹ cho đầu tư có hạn trong khi nhu cầu đầu tư phát triển lại rất lớn, tuy các doanh nghiệp chưa hoàn thành được kế hoạch do thủ tướng chính phủ giao nhưng có thể đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch là nỗ lực rất lớn của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 2.3.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng biển. Bên cạnh đầu tư phát triển đội tàu, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng đã chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật một cách đồng bộ và trang thiết bị cảng biển hiện đại phù hợp với điều kiện nước ta. Do nhu cầu đòi hỏi đáp ứng tốt nhất việc sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng của đội tàu, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cảng biển với số vốn đầu tư ngày càng tăng qua các năm. Về tổng thể, việc đầu tư vào các cảng từ năm 2002 – 2006 đều đã mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần quan trọng đưa tổng lượng hàng thông qua các cảng liên tục tăng, trung binh từ 7 – 12%/năm. Bảng 12: Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị biển giai đoạn 2002 – 2006. (Đơn vị: tỷ đồng) STT Năm 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng biển 230 530 532 523 685 2 Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn I và II 76 .220 198 189 265 3 Dự án đường ô tô vào cảng Đình Vũ 65 85 125 126 185 4 Dự án cảng Sài Gòn mới 69 165 146 155 160 5 Các dự án khác 20 60 63 53 70 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Bảng 13: Cơ cấu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng giai đoạn 2002 – 2006. (Đơn vị: %) STT Năm 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng biển 100 100 100 100 100 2 Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn I và II 33 41,5 37,2 36,1 38,7 3 Dự án đường ô tô vào cảng Đình Vũ 28,3 16 23,5 24 27 4 Dự án cảng Sài Gòn mới 30 31,1 27,5 29,6 23,4 5 Các dự án khác 8,7 11,4 11,8 10,3 10,9 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Trong 5 năm, Tổng công ty đã cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới tổng cộng 3.290 m cầu bến cho tàu từ 10.000 – 40.000 DWT. Các dự án đầu tư phát triển cảng lớn được hoàn thành bao gồm dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn I, dự án mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn I, dự án đầu tư nâng cấp tàu Đoạn Xá, dự án xây dựng cầu tàu VIconship. Cho đến hết năm 2006, tổng số m cầu bến do Vinalines quản lý là 9.603m. Năng suất khai thác cầu bến tăng từ 2.586 T/m cầu năm 2000 lên 2.911 T/m cầu năm 2003, 3.125 T/m cầu năm 2006. Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị cảng biển trong giai đoạn 2002 – 2006 là 2.530 tỷ đồng. Trong năm 2005 và 2006, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tập trung thực hiện đầu tư một số dự án trọng điểm, bao gồm: - Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II: nhìn chung việc thi công dự án đảm bảo tiến độ đề ra, khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề giải phón mặt bằng làm vị trí đổ đất nạo vét đường sông. Gói thầu thiết bị đã hoàn thành công tác chấm thầu, Bộ giao thông vận tải đã thông qua và trình Thủ tướng chính phủ xem xét, phê duyệt. - Dự án đường ô tô vào cảng Đình Vũ: các đơn vị thi công cơ bản đã hoàn thành công tác thi công xử lý nền, đắp cát gia tải và các công tác khác. - Dự án cảng Sài Gòn mới: sau khi qui hoạch, dưới sự chỉ đạo của Bộ giao thông vận tải, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, cảng Sài Gòn đã và đang đàm phán với các đối tác nước ngoài lập các dự án liên doanh đầu tư xây dựng các cảng mới tại khu Cái Mép và Thị Vải, song song với đó Công ty cổ phần cảng Sài Gòn - Hiệp Phước cũng đang triển khai công tác lập dự án. Ngoài ra còn có một số dự án lớn sau: - Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn khẩn cấp - Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II - Dự án mở rộng cảng Tiên Sa – Đà Nẵng giai đoạn I - Dự án cải tạo nâng cấp cảng Đà Nẵng - Phần Sông Hàn - Dự án nâng cấp bến tàu Đoạn Xá - Hải Phòng - Dự án xây dựng cầu tàu 10.000 DWT cảng Viconship tại Chùa Vẽ - Hải Phòng - Dự án xây dựng tàu 20.000 DWT tại cảng Đình Vũ - Hải Phòng - Dự án nối dài cầu 3 khu Tiên Sa – Đà Nẵng - Dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng cảng Cần Thơ. 2.3.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trong những năm vừa qua để đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển của thị trường vận tải hàng hải cả qui mô và doanh số khai thác (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm từ 15 tới 17%), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có sự đầu tư thích đáng cho việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng hiện có của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tính đến năm 2006 là 17.579 người. Hầu hết tuổi đời còn tương đối trẻ và được đào tạo cơ bản. Lực lượng lao động đông nhất tập trung ở độ tuổi dưới 40, chiếm tới 82%. Xét về trình độ, lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 44%, công nhân kỹ thuật và trung cấp cao đẳng chiếm tỷ lệ 45%, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ 11%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động được đào tạo chuyên ngành. Lao động đặc thù hàng hải như người lái, thuyền viên, kỹ sư, thợ kỹ thuật tàu được chú trọng phát triển, từng bước giảm số lao động phải thuê nước ngoài, đặc biệt là người lái. Trọng tâm đầu tư phát triển nhân lực trong những năm qua là đào tạo lại và đào tạo mới người lái, kỹ thuật viên, đào tạo nâng cấp, và bổ sung cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng tiếp viên. Bảng 14: Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho nhân lực tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006.. STT Thuyền viên Số người Chi phí đào tạo (tỷ đồng) Cơ cấu vốn đầu tư (%) 1 Thuyền trưởng 212 25,56 74,7 2 Phó thuyền trưởng 235 8,65 25,3 3 Tổng số 447 34,21 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) 2.3.4. Đầu tư cho hệ thống thông tin quảng cáo. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được đánh giá là doanh nghiệp nhà nước có hoạt động đầu tư phát triển hệ thống thông tin mạnh. Hoạt động marketing của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được thực hiện chủ yếu tại các ban chuyên môn của khối thương mại, trong đó, hoạt động quảng cáo mang tính chất chiến lược được thực hiện chủ yếu tại ban Kế hoạch đầu tư. Trong thời gian vừa qua, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã tập trung vào quảng bá sản phẩm và thế mạnh trong cạnh tranh của mình: Đội tàu vận tải biển với khối lượng lớn, giá cả rẻ hơn,…Ngoài ra Tổng công ty Hàng hải Việt Nam còn có một số chiến dịch mang tính chiến thuật như khuyến mại nhằm phục hồi thị trường sau các đợt sóng thần. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tập trung thực hiện quảng cáo trên truyền hình tại các kênh hàng đầu như CNN Asia, Discovery, Channel,…và các phương tiện internet ấn trên các đầu báo có khách hàng mục tiêu tại Châu Á như Time, Fortune, Newsweek,…không chỉ thực hiện quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng đầu tư cho quảng cáo trên mạng Internet, phát hành bản tin nội bộ, tài trợ cho nhiều hoạt động văn hoá thể thao giúp cho tên tuổi của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được nhiều người biết đến nhiều hơn. Ngoài việc chủ động quảng cáo định vị hình ảnh của mình, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng đã phối hợp với Tổng cục du lịch Việt Nam thực hiện nhiều chương trình hội chợ, liên hoan du lịch, họp báo, phát động chương trình Tour du lịch, phối hợp với các khách sạn, công ty du lịch xây dựng sản phẩm với qui mô lớn ở các nước với sự ưu đãi về giá khách sạn, công ty du lịch, hàng không, trung tâm hội nghị, triển lãm….Tính trung bình ngân sách chi cho quảng cáo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong giai đoạn 2002 -2006 là 75,2 triệu USD. Đặc biệt, biểu tượng Hình tàu vượt biển của Vinalines đã chính thức được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt mở sang một trang mới cho lịch sử hoạt động của Vinalines, với sự thay đổi này, Vinalines cam kết cùng đất nước và thế giới về chất lượng dịch vụ cải tiến, sự hội nhập mạnh mẽ trong công nghệ, phương thức kinh doanh và môi trường hoạt động hàng hải. Trong thời gian vừa qua, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc xây dựng hình ảnh của mình trong khách hàng. Vị trí của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được khẳng định mặc dù còn có những điểm chưa được như mong muốn như chất lượng dịch vụ, sự ổn định của chất lượng. Nhằm phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã triển khai một hệ thống thông tin phản hồi khá hoàn chỉnh. Các thông tin thu thập từ khách hàng đã được Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phát huy một các tốt nhất cho công tác xây dựng các chính sách kinh doanh, dịch vụ…được định hướng theo yêu cầu của khách hàng. III) Đánh giá chung hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 1. Những kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong giai đoạn này có thể nhận thấy rằng mặc dù có những khó khăn không nhỏ như giá mua nguyên liệu đầu vào, giá thuê tàu, tình hình cạnh tranh của thị trường hàng hải rất gay gắt, an ninh bất ổn, thiên tai, thêm vào đó nguồn vốn đầu tư không đáp ứng đủ nhu cầu…Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã nỗ lực vượt bậc để hoàn thành các mục tiêu đề ra. 1.1. Kết quả của hoạt động đầu tư giai đoạn 2002 – 2006. 1.1.1. Kết quả hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng biển. Hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong giai đoạn này cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng biển được thể hiện trong bảng sau: Bảng 15: Giá trị tài sản cố định của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. STT Năm Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 1 Giá trị tài sản cố định (TSCĐ) Tỷ đồng 3.385 3.997 5.372 10.340 15.634 2 Giá trị TSCĐ tăng thêm hàng năm Tỷ đồng - 612 1.795 4.968 5.294 3 Giá trị TSCĐ tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư - - 0,22 0,17 0,67 0,79 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Có thể thấy, giá trị tài sản cố định của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Tăng mạnh nhất là các năm 2005 và 2006, giá trị Tài sản cố định của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã tăng lên, từ 5.372 tỷ đồng lên 10.340 tỷ đồng vào năm 2005 và 15.634 tỷ đồng vào năm 2005. 1.1.2. Kết quả hoạt động đầu tư cho đội tàu vận tải biển. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong giai đoạn này đã đầu tư cho đội tàu vận tải biển rất nhiều, nhờ đó đã không ngừng làm tăng khả năng vận chuyển, mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên trường quốc tế, cũng như trong khu vực và trong nước. Thể hiện trong bảng sau: Bảng 16: Kết quả đầu tư cho đội tàu vận tải biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006.(Nguồn:Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) STT Loại tàu Tổng số đầu tư Đóng mới Mua SL DWT SL DWT SL DWT I Tàu hàng khô, hàng rời cỡ lớn 47 1.030.000 22 490.000 25 540.000 Đến 20.000 DWT 25 310.000 12 150.000 13 160.000 20.000 DWT – 35.000 DWT 14 360.000 6 160.000 8 200.000 Trên 35.000 DWT 8 360.000 4 180.000 4 180.000 II Tàu container 18 420.000 6 140.000 12 280.000 Dưới 2.000 Tue 12 210.000 4 70.000 8 140.000 2.000 – 3.000 Tue 6 210.000 2 70.000 4 140.000 III Tàu dầu và các loại tàu khác 8 400.000 - - 8 400.000 1 Dầu thô Đến 100.000 DWT 2 200.000 - - 2 200.000 2 Dầu sản phẩm Dưới 30.000 DWT 2 20.000 - - 2 20.000 30.000 DWT – 60.000 DWT 4 180.000 - - 4 180.000 3 Tàu chở nhựa đường - - - - - - 4 Tàu chở hoá chất - - - - - - Tổng cộng 73 1.850.000 28 630.000 45 1.220.000 1.1.3. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trong giai đoạn 2002 – 2006, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chú ý đầu tư phát triển nguồn nhân lực, lấy đó là một trong những đòi hỏi và yêu cầu chủ đạo trong kế hoạch phát triển của Tổng công ty. Trong giai đoạn này, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có chính sách khen thưởng nhiều cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty bởi việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có chế độ lương với mức trung bình là khoảng 2,5 triệu đồng/ người/ tháng. Tổng công ty đầu tư phát triển nguồn nhân lực đã làm tăng trình độ chuyên môn của cán bộ trong Tổng công ty. Thành lập được nhiều trung tâm giáo dục và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Liên kết được với nhiều trường đại học để đào tạo mà nổi bật nhất là trường đại học hàng hải Việt Nam. Chế độ bảo hiểm, cũng như bảo hộ lao động trong Tổng công ty đã được chú ý hơn và tăng cường hơn về mọi mặt, người công nhân không còn phải lo lắng bởi những tai nạn lao động nhiều như trước nữa. Bên cạnh đó việc nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên và đạt được những thành tựu to lớn như ý thức tích cực tham gia lao động, tích cực làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…Tuy nhiên vẫn có những hạn chế nhất định. 1.1.4. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển cho hệ thống thông tin Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã đầu tư hàng tỷ đồng cho hệ thống thông tin, đạt được thể hiện ở chỗ: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có một hệ thống thông tin liên lạc hoàn thiện, có sự tham gia tích cực của khoa học công nghệ, tin học điện tử giúp cho hệ thống thông tin càng hiện đại. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có hệ thống liên lạc giữa đất liền với ngoài khơi đạt tiêu chuẩn quốc tế đặt ra. Tuy nhiên trên thực tế, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vẫn còn rất nhiều thiếu sót trong việc hoàn thiện, hoàn chỉnh hệ thống thông tin đó. Còn có những sai sót về dự báo thời tiết, về dư địa chấn khiến cho không ít lần gặp phải những khó khăn để giải quyết các vấn đề đó, gây ra lãng phí và thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng. 1.1.5. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển Marketing, mở rộng thị trường. Việc không ngừng mở rộng thị trường, tăng thị phần trên thị trường trong nước cũng như quốc tế đã giúp Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 1 vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam không ngừng tăng cường đầu tư và đã có được một đội ngũ cán bộ Marketing giỏi, họ đã không ngừng tiếp thị cho Tổng công ty trên tất cả các hình thức như quảng cáo trên tivi, vô tuyến, các đài truyền hình nổi tiếng trong nước cũng như trên thế giới như CNN, Channel, Discovery…và các phương tiện báo chí nổi tiếng. Thị trường của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam không ngừng được mở rộng, rộng khắp trên thế giới như Trung Quốc, Ấn độ, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đấy là những thị trường đầy tiềm năng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh mối quan hệ bạn hàng thân thiết để chiếm lĩnh thị trường. 1.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư. 1.2.1. Thị phần vận tải. Quy mô đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam còn nhỏ bé, thiếu tàu chuyên dụng. Trong giai đoạn này, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã chú trọng đầu tư trẻ hoá đội tàu. Tuy nhiên đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam mới đạt gần 1,2 triệu DWT, nếu so với qui mô đội tàu thế giới và đội tàu trong khu vực thì đây là một con số khiêm tốn. Cũng do hạn chế về qui mô đội tàu nên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chưa thực sự thoả mãn được các yêu cầu của chủ hàng với một số loại hàng hoá đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, phạm vi hoạt động của đội tàu cũng hạn ché. Trong Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, chỉ có công ty liên doanh Gematrans trực tiếp khai thác tuyến vận tải container chuyên tuyến từ Việt Nam đi các nước trong khu vực như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia,… Đối với tàu chở hàng rời, tuy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng khai thác trên một số tuyến xa như Châu Phi, Châu Mỹ nhưng số lượng tàu khai thác trên các tuyến này còn quá ít so với nhu cầu thị trường. Trong khi đó, đối tác xuất nhập khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam lại nằm ở khu vực Đông Bắc Á, Châu Mỹ hoặc Châu Âu. Vì vậy Tổng công ty bỏ ngõ rất nhiều thị trường tiềm năng. Bảng 17: Thị phần vận chuyển hàng hoá của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 1. Hàng hoá (nghìn Tấn) 54,122 66,605 77,527 92,723 94,284 - Quốc tế 28,850 34,658 37,881 45,846 50,978 - Nội địa 25,272 31,947 39,646 46,877 43,306 2. Hàng hoá lưu chuyển (T-km) 142,741 170,131 185,570 224,571 227,579 - Quốc tế 115,699 136,173 143,211 174,836 173,794 - Nội địa 27,042 33,958 42,359 49,735 53,785 (Nguồn:Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) 1.2.2. Hoạt động khai thác cảng. Hiện nay, phần lớn các cảng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vẫn là cảng tổng hợp được cải tạo hoặc xây dựng mới với một số bến container như cảng Cái Lân, Hải Phòng và cảng Sài Gòn. Tổng công ty chưa có cảng container hiện đại, đủ tiêu chuẩn quốc tế tiếp nhận được các tàu container mẹ trọng tải lớn. Thiết bị xếp dỡ hiện đại còn thiếu, cho đến nay hệ thống cần cẩu giàn bốc xếp container mới có bến Chùa Vẽ, bến Tiên Sa, bến 5,6,7 Cái Lân, cảng Sài Gòn chưa có cần cẩu giàn. Năng suất xếp dỡ container của Tổng công ty năm 2006 đạt khoảng 20 – 25 container/h, trong khi đó tại cảng Tanjung Pelepas (Malaysia), Hồng Kông, Singapore, năng suất xếp dỡ trung bình đạt 30 – 40 container/h. Công tác quản lý kinh doanh khai thác cảng nhìn chung còn chưa năng động, việc áp dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử EDI chưa được phổ biến rộng rãi. Các cảng trong Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đều là các cảng lớn hình thành từ nhiều năm trước đây, có đội ngũ công nhân xếp đông đảo với bề dày kinh nghiệm. Tuy nhiên, chính những yếu tố này lại làm cho các cảng khó linh hoạt trong nền kinh tế thị trường. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong biên chế lớn, trong thu nhập có phần tính theo thâm niên công tác, vì vậy chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của các cảng cao hơn so với các cảng thuộc các thành phần kinh tế khác. Nếu đánh giá các cảng của Tổng công ty trong mối tương quan với các cảng trong khu vực và xu hướng phát triển cảng hiện nay của thế giới thì có thể thấy rằng hiện nay Tổng công ty chưa có một cảng nước sâu giữ vai trò là cảng trung chuyển của khu vực. Các cảng của Tổng công ty mới chỉ hoàn thành được chức năng cung cấp dịch vụ xếp dỡ, kho bãi cho hàng hoá cũng như các dịch vụ cung ứng cho tàu, chưa thực sự là những trung tâm logistic. Mục tiêu của các cảng mới chỉ dừng ở việc đảm bảo chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng như bến bãi, phương tiện xếp dỡ, luồng lạch để thu hút tàu vào cảng. Tuy nhiên, đối với những cảng trung chuyển quốc tế lớn trên thế giới, ngoài việc cung cấp một cơ sở hạ tầng và hệ thống thiết bị chất lượng tốt, đảm bảo năng suất xếp dỡ cho tàu đến cảng, cảng còn phải cung cấp những dịch vụ cần thiết để thu hút chủ hàng, từ đó thu hút tàu đến cảng. Cảng phải trở thành một mắt xích trong chuỗi cung cấp của chủ hàng, là trung tâm cung cấp thông tin về tàu và hàng hoá cho các bên liên quan. Như vậy, trong giai đoạn mới để có thể tham gia cạnh tranh với các cảng trong khu vực, các cảng trong Tổng công ty cần phải nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đồng thời phải thay đổi căn bản cách nhận thức và tư duy về vai trò, vị trí cũng như chức năng của cảng. 1.2.3. Hệ thống dịch vụ. Hoạt động dịch vụ còn phân tán, manh mún chưa tập trung chuyên môn hoá cao. Chẳng hạn như nhiều doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp dịch vụ kinh doanh hoạt động đại lý tàu biển, nhưng chỉ một số ít hoạt động có lãi cao, còn lại nhiều doanh nghiệp chỉ đủ duy trì bộ máy hoặc có lãi rất ít. Nhiều dịch vụ chỉ mới dừng ở công đoạn làm đại lý, chưa cung cấp được dịch vụ trực tiếp cho khách hàng như giao nhận vận chuyển đường biển, đường không, hoặc chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đủ sức mạnh cạnh tranh như dịch vụ sửa chữa tàu tại các cảng. Đối với những hạng mục sửa chữa đòi hỏi kỹ thuật cao các doanh nghiệp vẫn phải đi thuê bên ngoài. Các doanh nghiệp dịch vụ của Tổng công ty chủ yếu vẫn hoạt động ở tầm quốc gia, chưa vươn ra thị trường thế giới. Việc tham gia và cung cấp dịch vụ logistic còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược phát triển cụ thể và kế hoạch đầu tư đồng bộ. Về ngành nghề kinh doanh, Tổng công ty mới chỉ tập trung vào 3 ngành nghề chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải. Việc phát triển các ngành nghề khác chưa rõ nét, chưa được đầu tư xứng đáng về vốn và nhân lực nên mức độ đóng góp vào kết quả kinh doanh nhìn chung còn thấp, còn bỏ ngỏ nhiều ngành nghề kinh doanh tiềm năng phát triển và có thể hỗ trợ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính như sửa chữa, đóng mới tàu biển, tài chính, bảo hiểm, đầu tư kinh doanh bất động sản, và cơ sở hạ tầng giao thông… 1.2.4. Doanh thu và Lợi nhuận. Bảng 18: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2002 2003 2004 2005 2006 1 Nộp ngân sách tỷ VND 803.5 830.1 583.3 518.8 377.6 2 Nộp ngân sách tăng thêm tỷ VND - 26.6 -240.8 -64.5 -141.2 3 Nộp ngân sách tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư - - 0,01 -0,05 -0,008 -0,02 4 Doanh thu tỷ VND 10.084 11.920 12.497 18.045 19.003 5 Doanh thu tăng thêm tỷ VND - 1.836 577 5.548 958 6 Doanh thu tăng thêm trên 1 đồng vốn đầu tư - - 0,6 0,12 0,7 0,14 7 Lợi nhuận trước thuế tỷ VND 513 855 419 657 674 8 LNTT tăng thêm tỷ VND - 342 -436 238 17 9 LNTT tăng thêm trên 1 đồng vốn đầu tư - - 0,1 -0,09 0,03 0,003 10 Lao động Người 12.419 13.663 14.036 15.904 17.479 11 Lao động tăng thêm Người - 1.244 373 1.868 1.575 12 Lao động tăng thêm trên 1 đồng vốn đầu tư - - 0,4 0,07 0,2 0,24 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Doanh thu giai đoạn này của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là 10.084 tỷ đồng vào năm 2002, và cũng là năm có doanh thu nhỏ nhất. Năm 2003, doanh thu tăng lên 11.920 tỷ đồng, tăng 18,2 %. Các năm tiếp theo, doanh thu vẫn giữ được sự tăng trưởng liên tục.Năm 2004, tăng 4,9% so với năm 2003, Năm 2005 tăng 44,4 % so với 2004. Năm 2006 tăng 5,4% so với năm 2005. Có được như vậy là nhờ đầu tư đúng đắn, đặc biệt là đầu tư cho đội tàu vận tải biển và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng biển được thực hiện theo đúng kế hoạch và đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao. 2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. 2.1. Những hạn chế. 2.1.1. Hoạt động vận tải biển. - Hạn chế về vốn đầu tư phát triển đội tàu. Như đã phân tích ở trên, so với qui mô của đội tàu thế giới và đội tàu các nước trong khu vực, qui mô đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam còn nhỏ bé, chưa tham gia mạnh mẽ vào thị trường hàng hải thế giới. Mặc dù trong 5 năm qua, các doanh nghiệp trong Tổng công ty đã nỗ lực đầu tư đội tàu theo hướng chuyên môn hoá, phát triển đội tàu trẻ với trọng tải ngày cảng lớn nhưng mức độ vẫn còn rất khiêm tốn và chưa thực sự tạo ra bước đột phá, chưa nâng cao được thị phần vận tải và nâng cao vị thế của Tổng công ty trên thị trường hàng hải thế giới. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do Tổng công ty chưa có điều kiện tập trung đủ khối lượng vốn cần thiết để đầu tư tăng nhanh tấn trọng tải, thay đổi căn bản về cơ cấu đội tàu. - Hạn chế về nguồn hàng xuất nhập khẩu. Có thể đánh giá 2 nguyên nhân chính khiến cho phần lớn thị phần vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam lại do các hãng vận tải nước ngoài đảm nhận. Nguyên nhân thứ nhất là do các chủ hàng Việt Nam có tập quán mua CIF bán FOB. Hơn nữa do cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản, nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm, giá trị thấp nên sức mạnh đàm phán của các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam không cao. Trong khi đó các chủ hàng nước ngoài thường có xu hướng giành quyền vận tải để chủ động trong việc tiết kiệm chi phí nên nhiều khi nhà xuất nhập khẩu Việt Nam phải nhường quyền thuê tàu cho chủ hàng nước ngoài. Ngoài ra, theo Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, việc Nhà nước ta cho phép các công ty ngành hàng khép kín qui trình từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển, phân phối và tiêu thụ sản phẩm cũng làm giảm nguồn hàng chuyên chở của đội tàu Việt Nam. Các công ty xi măng lớn như Công ty xi măng Nghi Sơn, Chinfon và Holcim đều có tàu và cảng riêng để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu clinker và vận chuyển hàng trong nội địa. Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam cũng có một đội tàu chở dầu thô, dầu sản phẩm tương đối lớn, không chỉ phục vụ cho nhu cầu vận chuyển của Tổng công ty mà còn tham gia chở thuê trên thị trường vận tải biển quốc tế. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các chủ hàng xuất nhập khẩu, trong đó các chủ hàng lớn như Tổng công ty Than Việt Nam, Tổng công ty dầu khí Việt Nam bước đầu đã có sự đàm phán, hợp tác nhưng kết quả chưa được như mong đợi. Mặc dù Chính phủ đã qui định một số cơ chế ưu đãi cho chủ hàng, tuy nhiên, trong thực tế, do các văn bản hướng dẫn cụ thể chưa được ban hành nên những cơ chế này chưa thực sự đi vào cuộc sống. 2.1.2. Hoạt động cảng biển. - Hạn chế về nguồn vốn đầu tư. Với một xuất phát điểm thấp, nhu cầu vốn đầu tư để phát triển, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là rất lớn. Các dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ODA và nguồn vốn ngân sách cấp. Việc sử dụng các kênh huy động vốn khác như vốn vay thương mại, vốn liên doanh liên kết, vốn góp cổ phần còn hạn chế và chỉ đủ khả năng đáp ứng các dự án qui mô nhỏ. Trong 5 năm, chính phủ đã tạo điều kiện để Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được sử dụng nguồn vốn vay ODA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển lớn như Dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng, Dự án mở rộng cảng Tiên Sa – Đà Nẵng góp phần nâng cao năng lực thông qua của các cảng hiện có. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn vốn ưu đãi này còn một số điểm hạn chế. Do nguồn vốn ODA là vốn vay ưu đãi đối với chính phủ nên mặc dù lãi vay thấp, thời gian ân hạn kéo dài nhưng kèm theo một số ràng buộc. Trong giai đoạn này, một số dự án trọng điểm của Tổng công ty đã được chính phù cho phép vay lại vốn ODA – JBIC. Nguồn vốn này có đặc thù riêng là chi phí tư vấn và giá mua thiết bị thường rất cao. Trong khi đó, các chi phí này có thể được giảm xuống bằng cách sử dụng tư vấn trong nước và sử dụng các thiết bị mà Việt Nam đã sản xuất. Qui trình thủ tục quản lý, sử dụng vốn vay ODA còn nhiều phức tạp, rườm rà. Các chính sách tài chính trong nước như chính sách thuế, cơ chế cho vay lại, các định mức chuyên gia và ban quản lý dự án…chưa có tính nhất quán. Hơn nữa, thời gian trả nợ kéo dài nên các doanh nghiệp còn phải chịu một khoản chi phí chênh lệch tương đối lớn do thay đổi tỷ giá. - Đầu tư phát triển hệ thống cảng biển chưa hợp lý dẫn đến cạnh tranh giảm giá: Việc quản lý cảng biển do nhiều cơ quan Bộ ngành, địa phương đảm nhiệm nên việc qui hoạch, xây dựng đầu tư cảng biển manh mún, dàn trải, có quá nhiều cảng tổng hợp nhỏ lẻ nhưng lại thiếu các cảng nước sâu, chuyên dụng. Các bến phao phát triển ngày càng nhiều, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giảm giá thiếu lành mạnh để giành hàng, kéo dài trong nhiều năm và đến nay vẫn chưa tìm ra giải pháp phù hợp. - Công tác phục vụ khách hàng và marketing. Về nguyên nhân chủ quan, do yếu tố lịch sử để lại bộ máy quản lý tại các cảng còn cồng kềnh, dẫn đến chi phí giá thành cao. Công tác marketing, phục vụ khách hàng đã thay đổi và cải tiến nhiều nhưng chưa hiệu quả bằng cảng liên doanh, cổ phần. Ngoài ra, do qui chế quản lý tài chính nên các cảng doanh nghiệp nhà nước không thể áp dụng được những chính sách chi hoa hồng, môi giới uyển chuyển và linh hoạt như những doanh nghiệp liên doanh, cổ phần. - Các cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng đã được đầu tư xây dựng từ cách đây vài chục năm, trong thời gian dài không được đầu tư nâng cấp nên khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới thì hệ thống cơ sở hạ tầng đã trở nên lạc hậu so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. 2.1.3. Hoạt động dịch vụ. Do hạn hẹp về nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực cũng như kinh nghiệm quản lý nên các doanh nghiệp dịch vụ trong Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chưa vươn ra thị trường thế giới. Việc mở rộng sang các ngành nghề kinh doanh khác cũng mang tính tự phát, chưa có qui hoạch tổng thể và định hướng lâu dài nên đóng góp của những ngành nghề này vào kết quả của toàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam còn hạn chế. Ngoài ra, với xu hướng tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường dịch vụ hàng hải trong nước, các doanh nghiệp luôn đứng trước nguy cơ bị mất lao động có kinh nghiệm làm việc, kiến thức chuyên ngành sâu và khả năng ngoại ngữ tốt. Nhiều khi, những lao động chủ chốt khi chuyển sang doanh nghiệp khác còn kéo theo những khách hàng truyền thống. 2.2. Nguyên nhân. Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong thời gian này tuy đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong điều kiện kinh doanh khó khăn, song thực tế vẫn còn một số hạn chế như trên. Có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế đó như sau: Các văn bản quản lý còn thiếu, qui trình ra quyết định đầu tư còn nhiều bất cập, đôi khi chồng chéo, chưa rõ ràng. Luật hàng hải đã được ban hành song còn nhiều thiếu sót, thiếu sự tương thích với hệ thống luật pháp quốc tế. Hệ thống tiêu chuẩn, công nghệ trong hoạt động còn thiếu thống nhất, đồng bộ. Vốn và tài sản còn nhỏ so với nhu cầu đầu tư phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Do đó, trong những năm qua, mặc dù hoạt động sản xuất của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có đem lại lợi nhuận, đạt mức tăng trưởng nhưng chưa cao và bền vững. Khi phải đối đầu với khủng hoảng như giá nhiên liệu tăng, chi phí bảo hiểm tăng, dịch bệnh,…,Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có nguy cơ mất khả năng chi trả. Năng lực tài chính còn yếu. Do vậy, trong thời gian tới, việc tìm ra những giải pháp tạo nguồn vốn là việc làm rất cấp bách đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Công tác lập kế hoạch đầu tư và quản lý đầu tư ở Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các đơn vị chất lượng còn thấp. Điều đó dẫn đến quá trình triển khai dự án bị kéo dài dẫn tới vốn đầu tư bị ứ đọng kéo dài trong công đoạn phi sản xuất làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án. Cơ cấu đầu tư chưa phù hợp. Công tác đầu tư vẫn còn dàn trải, nhiều hạng mục đầu tư cùng đươc triển khai làm nguồn vốn sử dụng bị dàn trải, không đủ vốn tập trung cho những dự án trọng điểm, gây nên tình trạng thất thoát vốn đầu tư. Đó là khó khăn lớn đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Trong giai đoạn 2002 – 2006, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tập trung đầu tư phát triển đội tàu biển với khối lượng vốn đầu tư hàng năm phải sử dụng rất lớn dẫn đến thiếu nguồn vốn đầu tư từ các quĩ đầu tư của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và nhịp độ phát triển. Chương II. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 – 2006. I) Định hướng phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2007 – 2020. 1. Đầu tư phát triển đội tàu. 1.1. Định hướng đầu tư phát triển. - Về công nghệ: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam hướng vào đầu tư các tàu có tính năng khai thác hiện đại, thoả mãn lâu dài các yêu cầu của các công ước quốc tế, có cơ cấu phù hợp về độ tuổi và chủng loại nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu vận chuyển từ những mặt hàng có giá trị thấp, yêu cầu bảo quản không cao như than, xi măng, clinker, cát đến những mặt hàng có giá trị và yêu cầu bảo quản cao như dầu, gạo, hàng đóng gói trong container. - Về phương thức đầu tư: Kết hợp hài hoà giữa đóng mới để trẻ hoá đội tàu và mua tàu đã sử dụng để bổ sung ngay năng lực vận chuyển nhằm đảm bảo cơ cấu độ tuổi hợp lý, các tàu trên 15 tuổi chiếm khoảng 40% như tỉ lệ của đội tàu thế giới, tập trung đầu tư tăng tỉ lệ các loại tàu container sức chở 1000 – 3000 Teus, tàu chở dầu sản phẩm, dầu thô trọng tải từ 15.000 DWT, 30.000 DWT đến 100.000 DWT và tàu chở hàng rời cỡ lớn trên 20.000 DWT, tiếp tục định hướng tăng trọng tải bình quân các tàu đầu tư theo xu hướng chung của thế giới, căn cứ vào nhu cầu cụ thể của nền kinh tế để đầu tư các loại tàu chở hàng có bánh lăn, tàu chở gas, tàu hoá chất, tàu khách, tàu du lịch… Sử dụng cỡ tàu và loại tàu phù hợp với loại hàng, cự ly, khối lượng vận chuyển trên từng tuyến vận tải: + Hàng rời, hàng bách hoá vận chuyển nội địa sử dụng tàu trọng tải đến 7000 DWT, đi các nước châu Á chủ yếu dùng tàu trọng tải 15.000 – 20.000 DWT, đi Bắc Mỹ, châu Âu, châu Phi sử dụng tàu 30.000 – 50.000 DWT. + Hàng container tuyến nội địa sử dụng tàu cỡ 500 – 1000 Tues, đi các nước châu Á chủ yếu dùng tàu sức chở 1000 – 3000 Tues, đi Bắc Mỹ, châu Phi sử dụng cỡ lớn, tối thiểu từ 4000 – 6000 Tues. + Hàng dầu sản phẩm tuyến nội địa sử dụng tàu trọng tải từ 3000 – 10000 DWT, các tuyến khu vực châu Á, Trung Đông sử dụng các tàu sức chở 30.000 – 50.000 DWT. Đối với vận chuyển dầu thô, sử dụng tàu trọng tải từ 100.000 – 150.000 DWT. - Về thị trường: Tại thị trường trong nước, cùng với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế trong những năm tới, dự báo lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của đất nước cũng đạt mức tăng trưởng bình quân trên 10% năm, trong khi đó đến 2006 đội tàu quốc gia mới chiếm 18,5% thị phần vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu. Vì vậy đây là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển đội tàu vận tải của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nhằm đáp ứng tốt nhu cầu và tăng thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đất nước. Tiếp tục giữ vững thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Trung Đông truyền thống, đồng thời mở rộng thêm các tuyến vận chuyển đi châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Trong đó, ngoài các tuyến feeder hiện có trong khu vực, cần chú trọng đến việc mở thêm các tuyến vận tải container trực tiếp đi các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á và Ấn Độ, các tuyến vận tải xuất nhập khẩu dầu thô, dầu sản phẩm của đất nước, đặc biệt hướng tới phục vụ vận chuyển dầu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ hoàn thành trong tương lai. 1.2. Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2007 – 2010. Trên cơ sở những dự báo phân tích về tình hình thị trường vận tải biển trong và ngoài nước, căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu phát triển, năng lực quản lý khai thác và khả năng huy động vốn, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đề ra mục tiêu đầu tư phát triển đội tàu cụ thể đến năm 2010 như sau: - Tiếp tục thực hiện các dự án đóng mới 22 tàu chuyển tiếp của chương trình đóng mới tàu biển trong nước, với tổng trọng tải 317.000 DWT. - Thực hiện các dự án đầu tư phát triển đội tàu giai đoạn 2007 – 2010: + Đóng mới 28 tàu, tổng trọng tải 630.000 DWT, tổng số vốn đầu tư 11.200 tỷ đồng, trong đó tàu hàng khô, hàng rời cỡ lớn là 22 tàu với tổng trọng tải là 490.000 DWT, tàu container dưới 2000 Tues là 4 tàu, từ 2000 – 3000 Tues là 2 tàu với tổng trọng tải là 140.000 DWT. + Mua tàu từ nước ngoài (bao gồm cả tàu đóng mới và đang sử dụng) 45 tàu, tổng trọng tải 1.220.000 DWT, tổng số vốn đầu tư 17.800 tỷ đồng, trong đó tàu hàng khô, hàng rời cỡ lớn là 25 tàu (với tổng trọng tải là 540.000 DWT), tàu container dưới 2000 Tues là 8 tàu, từ 2000 – 3000 Tues là 4 tàu (với tổng trọng tải là 280.000 DWT), tàu chở dầu thô đến 100.000 DWT là 2 tàu, dầu sản phẩm dưới 30.000 DWT là 2 tàu, từ 30.000 DWT – 60.000 DWT là 4 tàu (với tổng trọng tải là 400.000 DWT). + Tổng số đầu tư trong cả giai đoạn 73 tàu, tổng trọng tải 1.850.000 DWT, tổng số vốn đầu tư 29.000 tỷ đồng. - Số tàu già bán đi trong giai đoạn 2007 – 2010 là 62 tàu, với tổng trọng tải 761.000 DWT. - Qui mô đội tàu đến năm 2010: số lượng tàu 136 chiếc, tổng trọng tải 2.600.000 DWT, tàu hàng khô chiếm 66% (106 tàu), tàu container và tàu dầu chiếm 34% (21 tàu container, 9 tàu dầu và các loại tàu khác), độ tuổi bình quân 16 tuổi. 1.3. Kế hoạch đầu tư năm 2007. - Về đóng mới: tiếp tục thực hiện các tàu còn lại trong chương trình đóng mới 32 tàu biển trong nước, tập trung thiết kế tổng thể cho cả chương trình đóng mới giai đoạn 2007 – 2010, phân giao kế hoạch cho các doanh nghiệp và ký hợp đồng nguyên tắc với Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. - Về kế hoạch mua tàu đang khai thác: dự kiến mua 16 tàu (gồm 11 tàu hàng khô, 4 tàu container, và 1 tàu chở dầu sản phẩm), tổng trọng tải 325.000 DWT, với tổng vốn đầu tư 312 triệu USD, tương đương 4.988 tỷ đồng. 1.4. Định hướng đầu tư phát triển giai đoạn 2010 – 2020. Tiếp tục đầu tư để đội tàu có cơ cấu hợp lý như đội tàu thế giới, độ tuổi bình quân từ 12 – 13 tuổi, các loại tàu container, tàu chở dầu chiếm 50% tổng trọng tải đội tàu của Tổng công ty. Tập trung đầu tư các loại tàu container có sức chở lớn từ 6.000 – 12.000 Tues, tàu chở dầu sản phẩm trọng tải từ 60.000 DWT – 100.000 DWT, tàu dầu thô trọng tải trên 150.000 DWT và tàu chở hàng rời cỡ lớn trên 100.000 DWT, tàu chở khách, tàu du lịch,…; Triển khai mở các tuyến vận tải container toàn cầu. 2. Đầu tư phát triển hệ thống cảng biển. 2.1. Chiến lược đầu tư, phát triển. - Đầu tư phát triển cảng trung chuyển có tầm cỡ quốc tế: Các quốc gia mạnh về kinh tế biển đều có những cảng trung chuyển có tầm cỡ quốc tế đáp ứng lâu dài xu thế tăng trọng tải của đội tàu thế giới, là trung tâm của hệ thống cảng biển quốc gia, làm tiền đề cho việc tổ chức dây chuyển vận tải một cách hợp lý nhất. Trong hệ thống cảng biển Việt Nam đã quy hoạch đến thời điểm hiện tại, cảng có quy mô lớn nhất là các cảng tại Cái Mép, Thị Vải có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 80.000 DWT, tàu container có sức chở 6.000 Tues. So với đội tàu thế giới hiện tại đây mới là những loại tàu có trọng tải vào loại trung bình, những loại tàu hàng rời 150.000 – 200.000 DWT, tàu container 8.000 – 10.000 Tues hiện nay hoạt động rất phổ biến. Hiện nay, các nhà kinh doanh vận tải biển đang tìm cách gia tăng trọng tải tàu để hạ giá thành vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Thế hệ thứ nhất tàu container có sức chở 1.000 Tues đóng sau năm 1960, thế hệ thức 2 sức chở 2.000 Tues, tàu postpanamax thế hệ 5 sau năm 1992 chở 6.000 Tues. Dự kiến thế hệ tàu suemax sau năm 2010 với sức chở là 12.000 Tues và malaccamax sau năm 2015 với sức chở 18.154 Tues, có mớn nước 21 m. Vì vậy, trọng tâm trong chiến lược phát triển cảng biển của Tổng công ty đến năm 2010 và những năm tiếp theo là nghiên cứu đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong trên cơ sở qui hoạch chi tiết của Chính phủ nhằm tham gia thị trường chuyển tải container trong khu vực với các cảng Hồng Kông, Singapore…, phục vụ có hiệu quả nhu cầu vận chuyển hàng hoá của đất nước, giúp giảm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam, thu một lượng lớn ngoại tệ cho Nhà nước thông qua việc trung chuyển hàng container qua cảng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực và cả nước. - Tiếp tục đầu tư phát triển các cảng hiện có do Tổng công ty quản lý để duy trì vai trò quan trọng trong hệ thống cảng biển quốc gia: Tổng công ty sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các bến mới tại các cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Sài Gòn theo định hướng tiến dần ra biển để giảm chi phí vận hành, khai thác, đồng thời đáp ứng được xu thế phát triển của đội tàu biển thế giới ngày càng có trọng tải lớn hơn. Tập trung đầu tư đồng bộ các bến container chuyên dùng, đầu tư trang thiết bị, bố trí, sắp xếp lại dây chuyền sản xuất để nâng cao tính chuyên môn hoá theo các mặt hàng cho hệ thống cầu bến sẵn có của các cảng. Có những bước chuẩn bị trước về đội ngũ cán bộ, trang thiết bị bốc xếp để tham gia khai thác các cơ sở hạ tầng cảng biển do Nhà nước đầu tư. - Về khoa học công nghệ: Đầu tư các trang thiết bị bốc xếp hiện đại như hệ thống các cần cẩu giàn bốc xếp container, áp dụng công nghệ thông tin cho việc quản lý khai thác cảng, đặc biệt là đầu tư hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI nối mạng với chủ hàng chủ tàu, và cơ quan hải quan để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác đồng thời giảm chi phí. - Về mô hình tổ chức: Nhằm tạo sự linh hoạt và chủ động trong việc quản lý, khai thác, huy động vốn liên doanh, liên kết, vốn cổ phần cho đầu tư phát triển, cả 4 cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Sài Gòn sẽ được chuyển đổi sang mô hình công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 100% vốn Nhà nước, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. - Về hợp tác quốc tế: Tiếp tục liên doanh, liên kết với các hãng tàu, nhà khai thác, đầu tư cảng biển cả ở trong và ngoài nước để cũng thực hiện các dự án đầu tư phát triển cảng nhằm mục đích đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư, tiếp thu những công nghệ quản lý khai thác cảng hiện đại của thế giới, tạo nguồn hàng ổn định cho các cảng khi đi vào hoạt động, đồng thời tạo cơ sở cho việc cùng đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong. 2.2. Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2007 – 2010. Thực hiện hiện đại hoá công nghệ bốc xếp để năng lực thông qua cảng toàn Tổng công ty đạt 50 – 55 triệu tấn vào năm 2010, năng suất khai thác từ 3500 – 4000 T/mcầu/năm đối với hàng tổng hợp và từ 10000 – 12000 tấn/m cầu năm đối với hàng container, phấn đấu phát triển số mét (m) cầu bến cho các cảng biển đến năm 2010 là 13.096 m (trong đó cảng Cái Lân là 1.446 m, cảng Hải Phòng là 3.413 m, cảng Đoạn Xá là 210 m, cảng Đà Nẵng là 1.408 m, và cảng Sài Gòn là 5.630 m), bằng việc tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ cho các cảng hiện có, đồng thời Tổng công ty xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển các cảng mới, bến mới. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trực tiếp sử dụng các nguồn vốn vay ODA, vốn ngân sách hoặc làm đầu mối huy động vốn đầu tư từ các đối tác trong và ngoài nước để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong – Khánh Hoà trên cơ sở qui hoạch chi tiết của Chính Phủ. Việc xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế là rất cần thiết đối với Việt Nam để chia sẻ một phần nào đó chức năng chuyển tải hiện tại của Singapore và Hồng Kông, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá của đất nước, giúp giảm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới. 2.3. Kế hoạch đầu tư năm 2007. Tập trung thực hiện đầu tư 3 chương trình lớn: dự án cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II; Khởi công xây dựng bến số 3, 4 dự án cảng Đình Vũ, Hải Phòng; Thực hiện chương trình chuyển đổi công năng, di dời cảng Sài Gòn ra Hiệp Phước, Thành phố Hồ Chí Minh và Cái Mép, Thị Vải – Bà Rịa – Vũng Tàu. 2.4. Định hướng đầu tư phát triển giai đoạn 2010 – 2020. Tập trung đầu tư phát triển các cảng nước sâu có khả năng đáp ứng các loại tàu lớn hơn theo xu thế tăng trọng tải của đội tàu thế giới, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá của nền kinh tế và chia sẻ thị trường trung chuyển container. Tại phía Bắc, thực hiện đầu tư các bến tại Lạch Huyện có khả năng tiếp nhận tàu hàng rời 60.000 – 80.000 DWT, tàu container 4000 – 6000 Teus, giai đoạn đến năm 2015 đầu tư 2 bến với chiều dài 600 m, giai đoạn 2015 – 2020 đầu tư tiếp 6 bến với chiều dài 2.400 m. Tại miền Trung, sẽ tập trung phát triển cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong – Khánh Hoà có khả năng tiếp nhận các tàu trọng tải 150.000 – 200.000 DWT, tàu container 10.000 – 12.000 Tues, giai đoạn đến năm 2015 đầu tư 2 bến với chiều dài 600 m, giai đoạn 2015 – 2020 đầu tư tiếp 6 bến với chiều dài 2.400 m. Tại miền Nam, đến năm 2012 sẽ hoàn chỉnh chương trình di dời chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn ra khu vực Cái Mép, Thị Vải – Bà Rịa, Vũng Tàu. 3. Dịch vụ hàng hải và đa dạng ngành nghề kinh doanh. 3.1. Dịch vụ hàng hải. Với đặc điểm là ngành hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển và cảng biển, đồng thời là ngành có tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cao, nên phát triển hệ thống dịch vụ hàng hải là một trọng tâm trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn tại thị trường nội địa, nhưng mặt khác các doanh nghiệp cũng có những thời cơ cùng với sự tăng trưởng của hàng hoá xuất nhập khẩu để mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và thế giới. Đứng trước những thời cơ và thách thức này đòi hỏi phải có sự tập trung đầu tư cả về cơ sở vật chất, đội ngũ trợ tích cực hoạt động vận tải biển và khai thác cảng biển. Những định hướng, đầu tư phát triển như sau: - Đầu tư đồng bộ các phương tiện vận tải thuỷ bộ, hệ thống kho bãi, cảng cạn, các trung tâm phân phối hàng hoá gắn liền với các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm đất nước. Nhằm tạo sự kết nối đồng bộ và hiệu quả giữa các công đoạn trong quá trình vận chuyển từ vận tải biển, cảng biển, vận tải và bảo quản trong nội địa cho đến khi giao cho khách hàng. - Xác định hoạt động logistic là hoạt động trọng tâm, bao trùm. Xây dựng và hình thành mạng lưới cung cấp dịch vụ hàng hải toàn cầu thông qua việc liên kết với các đối tác nước ngoài, thành lập một số công ty dịch vụ tại các nước trung khu vực như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Thái Lan,…mở các đại diện thương mại tại các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam như Nhật, EU, Mỹ, nhằm chia sẻ thị trường dịch vụ thế giới và tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư không những trong lĩnh vực dịch vụ mà còn trong lĩnh vực vận tải biển và cảng biển. - Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ tại cảng như đại lý tàu, cung ứng, sữa chữa đầu bến. - Tập trung đầu tư, triển khai thực hiện các lĩnh vực, dịch vụ mà từ trước đến nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện được hoặc chưa đủ năng lực cạnh tranh quốc tế như lĩnh vực quản lý tàu, môi giới hàng hải, môi giới mua bán tàu,… - Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuyền viên để tăng thu ngoại tệ đồng thời chuẩn bị nhân lực cho kế hoạch phát triển đội tàu biển thông qua việc thực hiện dự án liên doanh với tập đoàn STC của Hà Lan xây dựng trung tâm nhân lực Hàng hải Đông Nam Á tại Hải Phòng với tổng số vốn đầu tư là 12 triệu Euro (phía Việt Nam góp 50%). 3.2. Đa dạng ngành nghề kinh doanh. Bên cạnh các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính thì một trong những trọng tâm đầu tư của Tổng công ty thời gian tới là đa dạng ngành nghề kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận , hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính đồng thời tận dụng được cơ sở vật chất, kinh nghiệm và thị trường của Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên. Trước mắt sẽ triển khai các ngành nghề sau: - Tham gia thị trường tài chính, tiền tệ, bảo hiểm - Tham gia thị trường sữa chưa, đóng mới tàu biển - Tham gia thị trường bất động sản - Sản xuất, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, nhiên liệu phục vụ cho ngành hàng hải và các nhu cầu khác của nề kinh tế quốc dân. 3.3. Định hướng đầu tư phát triển giai đoạn 2007 – 2010. Tiếp tục phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ hàng hải toàn cầu thông qua việc liên kết, liên doanh với các đối tác nước ngoài, tham gia vào các lĩnh vực vận tải hàng không, đường sắt và bưu chính phát chuyển nhanh…thông qua hình thức góp vốn cổ phần và liên doanh, để nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải đa phương thức và logisic; mở rộng, đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật tư, thiết bị chuyên ngành như nhà máy sản xuất sơn chuyên dùng cho ngành hàng hải và tiến tới sản xuất, kinh doanh các loại sơn dân dụng, nhà máy sản xuất container để phục vụ cho nhu cầu ứng dụng phương thức vận chuyển hàng hoá chuyên dụng bằng container có xu hướng ngày càng tăng…; Thành lập công ty du lịch hàng hải quốc tế để cung cấp dịch vụ du lịch biển trong và ngoài nước kết hợp với hệ thống khách sạn hàng hải và đội tàu khách của Tổng công ty. Bảng 19: Nhu cầu vốn đầu tư của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010. Chỉ tiêu Tổng vốn đầu tư vốn ngân sách Vay quĩ hỗ trợ phát triển Nguồn khác Tổng nhu cầu vốn đầu tư 47,500 1,450 11,000 35,050 1. Các dự án đóng mới chuyển tiếp từ 2006 4,700 3,200 1,500 2. Dự án đầu tư đội tàu, trong đó: 29,000 7,800 21,200 - Mua tàu đang khai thác 17,800 17,800 - Đóng mới 11,200 7,800 3,400 3. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển 9,750 8,300 4. Các dự án đầu tư thiết bị và dự án khác 4,050 4,050 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) II) Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010. 1. Huy động vốn cho chương trình đầu tư phát triển. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tàu chính cả trong và ngoài nước thì thị trường vốn Việt Nam phát triển chưa đồng bộ, việc cung ứng cho nền kinh tế chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng, vì vậy dẫn đến rủi ro rất lớn khi các ngân hàng sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn vượt quá giới hạn cho phép. Đồng thời nguồn vốn vay ODA mặc dù là nguồn vốn quan trọng đối với việc đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển nhưng cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như suất đầu tư xây dựng, giá thiết bị, chi phí tư vấn cao…Các doanh nghiệp lại phải chịu rủi ro về chênh lệch tỉ giá. Chương trình đầu tư mang tính đột phá trong giai đoạn này đòi hỏi một số vốn lớn lên đến 47,5 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cho dự án đóng mới chuyển tiếp từ năm 2006 là 4,7 nghìn tỷ đồng, nguồn vốn cho đầu tư phát triển đội tàu là 29 nghìn tỷ đồng, nguồn vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển là 9,75 nghìn tỷ đồng, các dự án đầu tư thiết bị và các dự án khác là 4,05 nghìn tỷ đồng. Để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi phải có thay đổi mạnh mẽ trong phương án huy động vốn, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam xác định những giải pháp chủ yếu sau: - Đến nay, Tổng công ty đã tiến hành cổ phần hoá được nhiều doanh nghiệp thành viên và đầu năm 2007 sẽ hoàn thành chương trình cổ phần hoá, do đó cần tập trung phát huy mạnh mẽ hơn nữa việc thu hút các nguồn lực, nguồn vốn góp của toàn xã hội. - Thay đổi cơ cấu vốn đầu tư để đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn vay ngân hàng và các nguồn vốn khác theo hướng tăng thu hút vốn cổ phần đầu tư tàu, vốn liên doanh để đầu tư phát triển cảng, vốn từ nguồn trái phiếu chính phủ vay lại và trái phiếu công ty do Tổng công ty tự phát hành. - Để thực hiện việc thu hút và là kênh huy động phục vụ cho chương trình đầu tư phát triển mang tính đột phá trong thời gian tới nêu trên, Tổng công ty sẽ tham gia tích cực vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, báo hiểm… - Hướng tới thị trường vốn quốc tế thông qua việc kêu gọi vốn liên doanh của các hãng tàu, các nhà khai thác cảng, các nhà đầu tư tài chính quốc tế, các nguồn hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và vay vốn các ngân hàng nước ngoài. - Đề ngị nhà nước cho vay lại nguồn trái phiếu chính phủ quốc tế, tiếp tục cho vay ưu đãi đối với những chương trình đầu tư trọng điểm, hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách nhà nước và cho phép sử dụng nguồn vốn từ chuyển quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng cảng biển. - Phương án huy động vốn được xây dựng tuỳ theo tính chất của dự án được phân loại như sau: + Loại 1: Dự án đóng tàu trong nước + Loại 2: Dự án đóng tàu tại nước ngoài + Loại 3: Dự án mua tàu + Loại 4: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng biển + Loại 5: Đầu tư hệ thống dịch vụ và các ngành nghề kinh doanh khác Bảng 20: Bảng tổng hợp nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5 1. Vốn ngân sách + 2. Vốn ODA + 3. Vốn vay quĩ hỗ trợ phát triển + + 4. Vốn từ chuyển quyền sử dụng đất + 5. Ngân hàng trong nước + + + + + 6. Ngân hàng nước ngoài + + + + 7. Trái phiếu chính phủ cho vay lại + + 8. Trái phiếu công trình + 9. Liên doanh với nước ngoài + + 10. Huy động vốn cổ phần + + 11. Vốn tự có của doanh nghiệp + + + + + (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) 2. Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh. 2.1. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. 2.1.1. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện thành công chiến lược đầu tư phát triển mang tính đột phá của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh quốc tế của ngành hàng hải. Trọng tâm của chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới là phát hiện, qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển lực lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp có phẩm chất chính trị, có kiến thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, có trình độ chuyên môn, đặc biệt là am hiểu thị trường hàng hải và luật pháp quốc tế vì mọi hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đều mang tính quốc tế rất cao. Đồng thời với việc phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ chú trọng vào việc phát triển đội ngũ sỹ quan thuyền viên đáp ứng được kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu và tăng kim ngạch xuất khẩu nguồn nhân lực có trình độ cao là sỹ quan, thuyền viên. Đây sẽ tiếp tục là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian tới. Trong bối cảnh đội ngũ cán bộ, sỹ quan thuyền viên có khả năng chuyên môn, có kinh nghiệm, và ngoại ngữ của ngành Hàng hải đang bị thu hút bởi các doanh nghiệp tư nhân, các ngành kinh tế khác và chắc chắn sẽ bị thu hút nhiều hơn nữa bởi các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để bổ sung cho hoạt động của Tổng công ty trên mọi lĩnh vực ngày càng trở nên cấp thiết và cần được triển khai để đáp ứng được đòi hỏi rất lớn từ hoạt động đầu tư phát triển đội tàu, cảng biển và các dự án hợp tác kinh doanh với nước ngoài cũng như các yêu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế của Tổng công ty. Xác định được tầm quan trọng của yếu tố con người, trong giai đoạn tới Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ tập trung vào những kế hoạch cụ thế như sau: + Thành lập các Trường kỹ thuật nghiệp vụ, tiến tới thành lập các Trường cao đẳng và đại học để đào tạo lực lượng cán bộ quản lý, công nhân cảng, lực lượng sĩ quan, thuyền viên tại ba miền. + Tổ chức đào tạo nâng cao, cập nhật kiến thức về lĩnh vực hàng hải cho cán bộ công nhân viên trong ngành, nhất là với lực lượng lao động trẻ bằng nguồn kinh phí đào tạo của doanh nghiệp. + Tích cực đổi mới công tác cán bộ, quan tâm, bồi dưỡng cán bộ trẻ có năng lực, chuyên môn tốt để phát triển, tạo nguồn cán bộ quản lý cho ngành. + Tập trung đầu tư để nâng cao cả qui mô và chất lượng thuyền viên xuất khẩu của các trung tâm xuất khẩu thuyền viên hiện có. + Nhanh chóng triển khai và đưa vào hoạt động Liên doanh Trung tâm phát triển nguồn nhân lực Đông Nam Á với tập đoàn STC (Hà Lan) để cung cấp thuyền viên cho đội tàu Tổng công ty và phục vụ xuất khẩu thuyền viên cho thị trường Châu Âu là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng nhưng mức lương cũng cao hơn thị trường Châu Á. Những thuyền viên sau khi làm việc cho các chủ tàu Châu Âu trở về sẽ là nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đội tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế của Tổng công ty. Giai đoạn II của dự án sẽ mở rộng sang việc đào tạo, hoặc đào tạo nâng cao các lĩnh vực khai thác vận tải biển, cảng biển, dịch vụ hàng hải. + Tiếp tục tìm kiếm và tận dụng các nguồn kinh phí từ Chính Phủ và các tổ chức quốc tế để cử các cán bộ trẻ, có tiềm năng phát triển sang đào tạo và đào tạo lại tại các trường các trung tâm đào tạo chuyên ngành ở các nước phát triển, đồng thời có chính sách đãi ngộ thích hợp để có thể khuyến khích sử dụng lâu dài đội ngũ cán bộ này. Ngoài ra, nếu có điều kiện thì có thể tổ chức thường xuyên các hội thảo, các khoá đào tạo ngắn hạn trong nước với sự hỗ trợ của các tổ chức và các chuyên gia quốc tế. + Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, tận dụng các mối quan hệ với đối tác kinh doanh nước ngoài để cử cán bộ có trình độ chuyên môn ngoại ngữ sang thực tập tại văn phòng của hãng này ở các nước trong khu vực (để làm được việc này, Tổng công ty cần phải dành một phần kinh phí thích đáng). Những cán bộ sau thời gian thực tập làm việc tại văn phòng các công ty trên sẽ là nguồn nhân lực rất quí để phục vụ cho việc lập văn phòng đại diện hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài của Tổng công ty. + Duy trì và cũng cố mối quan hệ (bao gồm cả việc hỗ trợ một số kinh phí đào tạo) với các trường Đại học Hàng hải Hải Phòng, Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời dành một phần kinh phí thích hợp để đầu tư ngay từ đầu vào của các trường này thông qua việc lựa chọn và tài trợ cho một số sinh viên có triển vọng trong quá trình học tập và nhận các sinh viên này về làm việc lâu dài cho Tổng công ty sau khi tốt nghiệp. 2.1.2. Giải pháp đầu tư tăng cường công tác Marketing Do nhu cầu của khách hàng có sự thay đổi nên việc xây dựng, thiết kế sản phẩm cũng phải thay đổi theo. Cần xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ vận tải, dịch vụ cảng biển, dịch vụ hàng hải của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cung cấp. Khuyến khích khách hàng tham gia vào quá trình xây dựng và hoàn thiện sản phẩm và quá trình tạo sản phẩm thông qua việc lấy ý kiến trực tiếp hay gián tiếp của khách hàng. Thực hiện chiến lược tiếp thị từ xa, với hình thức này khách hàng có thể nhận được các thông tin chính xác và đầy đủ nhất về sản phẩm mới của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Các hình thức tiếp thị từ xa thường là qua Fax, email, gửi thư quảng cáo, điện thoại, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mại và trang Wed của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (http//www.vinalines.com.vn) Không ngừng củng cố và hoàn thiện hệ thống bán và đặc biệt là các kênh phân phối. Mở rộng khoảng thời gian phục vụ khách hàng bằng việc tổ chức thêm các đại lý, từ đó sẽ tạo thuận lợi cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong việc thu gom khách hàng so với các doanh nghiệp hàng hải khác chỉ có ít các văn phòng đại diện. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ có thêm khách hàng về mọi lĩnh vực như vận tải, du lịch,… Xây dựng hệ thống văn phòng đại diện phủ kín thị trường. Mặt khác đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển hệ thống máy tính nhằm khai thác triệt để ưu điểm của nó. Nhanh chóng chuyển sang việc bán tàu, cho thuê vận tải,..qua mạng nhằm giảm chi phí, phù hợp với yều cầu mới của thị trường do khả năng phân phối sản phẩm trên mạng không cần thông qua trung gian. Chuyên môn hoá nhân viên trực tiếp làm việc với khách hàng cũng như các nhân viên đại lý trong hệ thống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT64.docx