Đề tài Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất: Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất: Thực trạng và giải pháp: LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam sau hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi toàn diện nền kinh tế xã hội, tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, đời sống của người dân ngày một nâng cao… Những thành tựu này là nỗ lực của toàn Đảng toàn dân của tất cả các thành phần kinh tế, các ngành nghề lĩnh vực trong đó có ngành xây lắp. Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay, đầu tư phát triển đóng vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như của doanh nghiệp nói riêng. Nhờ hoạt động đầu tư phát triển mà doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng. Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất cũng là một trong những doanh nghiệp như vậy. Trong thời gian thực tập tại Công ty, em cũng đã nghiên cứu và thu thập khá nhiều thông tin về hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung và hoạt động đầu tư của Công ty nói riêng. Tuy n...

docx89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam sau hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi toàn diện nền kinh tế xã hội, tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, đời sống của người dân ngày một nâng cao… Những thành tựu này là nỗ lực của toàn Đảng toàn dân của tất cả các thành phần kinh tế, các ngành nghề lĩnh vực trong đó có ngành xây lắp. Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay, đầu tư phát triển đóng vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như của doanh nghiệp nói riêng. Nhờ hoạt động đầu tư phát triển mà doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng. Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất cũng là một trong những doanh nghiệp như vậy. Trong thời gian thực tập tại Công ty, em cũng đã nghiên cứu và thu thập khá nhiều thông tin về hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung và hoạt động đầu tư của Công ty nói riêng. Tuy nhiên hoạt động đầu tư phát triển này còn tồn tại một số hạn chế chưa được nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan và khoa học. Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài “ Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất: Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập của mình. Bản Chuyên đề thực tập này gồm có 2 chương: Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất. Chương 2: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Trần Mai Hoa cũng như các bác, các chú, các anh, các chị trong phòng Cơ điện Công ty Xây lắp Hoá chất đã giúp đỡ tận tình để em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Do thời gian có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót em mong thầy cô cùng các bạn thông cảm. CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT (GỌI TẮT LÀ CÔNG TY XÂY LẮP HOÁ CHẤT) TRONG THỜI GIAN QUA. 1.1.Tổng quan về công ty Xây lắp Hoá chất. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Thông tin chung: Tên công ty: CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT Tên giao dịch quốc tế: Chemical Contruction Installation Limited Company Tên viết tắt: CCIC Trụ sở chính: 124 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội Tel: (84-4) 8 236 540/ 7 321 416 Fax: (84-4) 8 432 678 Email: xlhc-ccic@hn.vnn.vn Vốn điều lệ: 30 tỷ đồng Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp hoá chất ( CCIC) là một doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp, chủ sở hữu là Nhà nước thuộc Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam. Công ty là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, chịu trách nhịêm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản riêng và các quỹ tập trung, được mở tài khoản nội, ngoại tệ tại các ngân hàng và kho bạc Nhà nước theo luật định, hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. Được thành lập năm 1969, từ tháng 5 năm 1981 công ty mang tên XÍ NGHIỆP LIÊN HỢP XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT trực thuộc Bộ Công nghiệp. Năm 1996, công ty đã gia nhập và trở thành thành viên của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, theo quyết định số 1352/ QĐ-TCCB ngày 11/6/1996 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp, đơn vị đổi tên thành CÔNG TY XÂY LẮP HOÁ CHẤT, từ năm 1998 trở thành thành viên Tổng công ty Xây Dựng Công nghiệp Việt Nam. Từ tháng 7 năm 2005, theo Quyết định số 30/2005/ QĐ-BCN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty Xây lắp Hoá chất, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam chuyển thành CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ của công ty do Hội đồng Quản trị Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam phê duyệt. Trong 35 năm qua, công ty đã nhận thầu và tham gia xây lắp nhiều công trình công nghiệp, công cộng và dân dụng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, như Nhà máy Supe phốt phát và Hoá chất Lâm thao, Nhà máy Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, Nhà máy tuyển quặng Apatít Lào Cai, Nhà máy Xi măng Tam Điệp, Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn, Nhà máy lọc dầu Dung Quất tham gia chế tạo và lắp dựng hệ thống tuyến đường dây tải điện cao áp 500 KV, tuyến viba quốc gia, các công sở, giảng đường đại học, khách sạn, v.v… Đặc biệt, trong những năm gần đây công ty đã tham gia xây dựng nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài như: Khu công nghiệp NOMURA Hải Phòng, Nhà máy cơ khí nặng HANVICO, Nhà máy thép VINAUSTELL Hải Phòng, Nhà máy Tivi màu LG- SEL, Nhà máy TOYOTA, Nhà máy Cao su INOUE Vĩnh Phú, Nhà máy PVC, ĐOP Đồng Nai, Nhà máy PARKER Thăng Long, Nhà máy liên doanh Bánh kẹo Hải Hà- Kotobuki, Dự án nâng cấp cơ sở vật chất trường học- Khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, Nhà máy linh kiện điện tử Kurabe, nhà máy đạm Phú Mỹ, Nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ, v.v.. Công ty cũng mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty xây dựng quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Italia, v.v…, mở rộng liên doanh liên kết với nhiều Tổng công ty trong các ngành, các viện, các trường Đại học và các tổ chức tư vấn phục vụ cho các chương trình phát triển doanh nghiệp. Quá trình phát triển của CCIC gắn liền với sự đổi mới không ngừng về lực lượng kĩ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý. Hiện nay, CCIC với hơn 1.400 cán bộ công nhân viên, trong đó có 220 kỹ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm thuộc các ngành xây dựng, cơ khí, điện, điện lạnh, cấp thoát nước, thông gió, kiểm định, đo lường, v.v… và trên 1.000 thợ lành nghề xây dựng và lắp ráp thiết bị công nghệ và hàn cao áp. CCIC đặc biệt thành thạo trong các công việc thuộc chuyên ngành xây lắp công nghiệp hoá chất như: thiết bị siêu trường, siêu trọng, chịu áp lực cao, công tác hàn cao áp, hàn nhựa, kim loại màu, các hệ thống chống ăn mòn hoá chất, lắp đặt hệ thống điện, tự động hoá và thông tin tín hiệu. Đặc biệt, CCIC xây dựng và hoàn thiện các loại tháp có kết cấu bê tông vỏ mỏng bằng công nghệ cốp pha trượt, bê tông dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng và các công trình dân dụng cao có yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Trong những năm gần đây, để phấn đấu trở thành Nhà tổng thầu, CCIC đã đầu tư chiều sâu nhiều thiết bị chuyên dùng như cẩu bánh xích 250 tấn, hệ thống cốp pha trượt, hệ thống kéo căng dự ứng lực, nâng kết cấu vật nặng, đầu tư chất xám, đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với cơ chế thị trường. CCIC cũng đang từng bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Bên cạnh đó, CCIC còn có đội ngũ cán bộ kỹ sư tham gia làm Giám đốc Dự án để quản lý và điều hành các dự án lớn của Tổng công ty. Là một tổ chức kinh tế hoạt động trên lĩnh vực tư vấn đầu tư, thiết kế và xây lắp công trình, CCIC mong muốn không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước với các sản phẩm xây dựng chất lượng cao, chi phí hợp lý và đảm bảo tiến độ. 1.1.2.Cơ cấu tổ chức. 1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty gồm: - Chủ tịch công ty - Giám đốc và bộ máy giúp việc - Các đơn vị thành viên: Gồm: Tại Hà Nội: Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xây lắp Hoá chất H35 Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xây lắp Hoá chất H36 Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xây lắp Hoá chất Xây dựng và Nội thất Chi nhánh Lắp máy Công ty TNHH MTV Xây lắp Hoá chất Đội Xây dựng số 1 Đội xây dựng Hạ tầng Tại TP. Hồ Chí Minh: Chi nhánh miền Nam Công ty TNHH MTV Xây lắp Hoá chất Tại Phú Thọ: Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xây lắp Hoá chất H76 Tại Hải Phòng: Chi nhánh Công ty TNHH MTV Xây lắp Hoá chất H34 Tại Bắc Giang : Chi nhánh Hà Bắc Công ty TNHH MTV Xây lắp Hoá chất Kinh doanh dịch vụ Ban Đầu tư phát triển & Kinh doanh nhà đất Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức công ty: Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng CN C.ty TNHH MTV XLHC H34 CN C.ty TNHH MTV XLHC H35 Phòng Kinh tê Lao động Phòng Tổ chức H. chính CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP HOÁ CHẤT - CCIC CHỦ TỊCH CÔNG TY GIÁM ĐỐC CÔNG TY Phòng Tài chính Kế toán Ban Đầu tư Nhà đất Phòng Kế hoạch Thị trường Phòng Dự án Phòng Quản lý công trình Phòng Cơ Điện Phòng Tư vấn Thiết kế CN C.ty TNHH MTV XLHC H36 HCHCHCcchhhhtt CN C.ty TNHH MTV XLHC H76 HCHCHCcchhhhtt CN Lắp máy C.ty TNHH MTV XLHC CN C.ty TNHH MTV XLHC XD& Nội thất CN Hà Bắc C.ty TNHH MTV XLHC CN miền Nam C.ty TNHH MTV XLHC Các Ban điều hành dự án Các đội trực thuộc công ty Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Công trình Xây dựng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng Đại diện chất lượng CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TỔNG CÔNG TY XDCN VIỆT NAM- VINAINCON Q.LÝ C.LƯỢNG 1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. * Phòng Kinh tế lao động: Phòng này chỉ quản lý lao động trực tiếp có nhiệm vụ phụ trách việc sắp xếp, tổ chức nhân sự và giải quyết các chế độ liên quan đến người lao động trong công ty. Cụ thể là: - Xây dựng kế hoạch tiền lương theo quý, năm; kiểm tra việc thực hiện chi trả tiền lương cho người lao động theo quý, năm. - Đảm bảo các chế độ cho người lao động, tham gia chi trả theo đúng luật như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. - Quản lý lao động trực tiếp từ khi họ vào công ty cho đến khi họ ra khỏi công ty. - Thực hiện công tác an toàn lao động: Xây dựng kế hoạch theo dõi, tổ chức việc học tập, trang bị công tác an toàn lao động trong toàn công ty. - Xây dựng kế hoạch tham gia chỉ đạo việc huấn luyện đào tạo lại, thi tuyển nâng bậc cho công nhân trực tiếp. * Phòng Tổ chức hành chính: Có 2 chức năng chính: - Chức năng quản trị: + Tiếp nhận các công văn, giấy tờ từ bên ngoài vào công ty và từ công ty ra bên ngoài, tiếp nhận khách đến làm việc với công ty. + Điều phối phương tiện đi lại phục vụ công việc chung của công ty . + Lưu giữ, quản lý tài liệu. - Quản lý lao động gián tiếp như nhân viên văn phòng, lãnh đạo về việc tuyển dụng, đào tạo. * Phòng Tài chính kế toán: Phòng này có chức năng: Quản lý tình hình tài chính của công ty, tính toán các kết quả hoạt động lỗ lãi, lập các báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm. * Ban Đầu tư nhà đất: Quản lý và tham gia đầu tư kinh doanh nhà đất. * Phòng Kế hoạch thị trường: - Dự thảo xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, hàng năm và dài hạn của Công ty. - Lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm, lập kế hoạch xin vốn cho các dự án đã được duyệt. - Tham gia duyệt quyết toán và nghiệm thu công trình xây dựng cơ bản sau khi hoàn thành. - Nghiên cứu thị trường tìm ra phạm vi, lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả. - Quản lý các dự án về xây lắp, tự thẩm định các dự án về xây lắp có quy mô nhỏ, còn với các dự án về xây lắp có quy mô lớn thì lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư trình lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. * Phòng Dự án: Làm hồ sơ để tham gia đấu thầu. * Phòng Quản lý công trình: - Xây dựng biện pháp tổ chức thi công của các công trình lớn. - Kiểm soát toàn bộ mặt chất lượng của các công trình. - Phối hợp cùng các phòng khác như phòng dự án để tham gia đấu thầu. * Phòng Cơ điện: - Quản lý toàn bộ thiết bị của công ty. - Xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm mới, sửa chữ thiết bị hàng quý, hàng năm. - Tham gia xây dựng dự án đầu tư mới. - Kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư của các chi nhánh - Theo dõi tình hình hoạt động của các thiết bị để đảm bảo an toàn, đối với các thiết bị cần kiểm định thì phải đưa đi kiểm định đúng định kì, mua bảo hiểm cho các thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất. - Theo dõi khấu hao tài sản, điều chuyển tài sản giữa các chi nhánh. - Tự thẩm định các dự án có quy mô nhỏ, với các dự án có quy mô lớn thì lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư trình lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. 1.1.3. Ngành nghề kinh doanh: 1.1.3.1. Xây dựng: - Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng và dân dụng. - Xây dựng các công trình đường bộ, sân bay, bến cảng. - Xây dựng các công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước. - Xây dựng các công trình đường dây và trạm điện đến 220 kV. - Lắp đặt đồng bộ dây chuyền thiết bị công nghệ: hoá chất, xây dựng, xi măng, điện, thuỷ lợi, đo lường và tự động hoá. 1.1.3.2. Tư vấn và thiết kế: Thiết kế công trình công nghiệp và dân dụng đến nhóm B, tư vấn đầu tư và quản lý dự án. 1.1.3.3. Sản xuất công nghiệp: - Sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm và các sản phẩm bê tông. - Chế tạo thiết bị và các sản phẩm cơ khí. 1.1.3.4. Dịch vụ: Dịch vụ vận tải đường bộ và cho thuê thiết bị thi công. Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư kĩ thuật. Kinh doanh nhà đất, du lịch, khách sạn. Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 1.1.4. Năng lực công ty: 1.1.4.1. Năng lực tài chính: -Tên ngân hàng giao dịch chính: Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. -Tổng vốn đơn vị quản lý: 41.861.142.685 đồng Trong đó: Vốn cố định: 34.545.739.866 đồng Vốn lưu động: 7.321.402.819 đồng -Vốn kinh doanh: 25.236.601.021 đồng Trong đó: Vốn cố định: 17.915.198.202 đồng Vốn lưu động: 7.321.402.819 đồng 1.1.4.2. Nhân lực: -Tổng số lao động :1.463 người -Bộ máy điều hành: Chủ tịch công ty :1 người Giám đốc công ty :1 người Phó giám đốc công ty : 2 người Giám đốc xí nghiệp, chi nhánh : 8 người Giám đốc điều hành dự án :10 người Trưởng, phó phòng ban nghiệp vụ công ty :13 người -Ngành nghề và trình độ chuyên môn: Kĩ sư và cán bộ trình độ đại học và sau đại học :220 người Trung cấp kĩ thuật và quản lý :109 người Công nhân kĩ thuật :718 người Lao động phổ thông : 380 người 1.1.4.3. Năng lực về máy móc thiết bị thi công: Bảng 1.1: Năng lực máy móc thiết bị thi công : STT Tên thiết bị ( Loại, kiểu, nhãn hiệu) Số lượng Công suất hoạt động Nước sản xuất 1 Máy ủi 10 SNG- Japan 2 Máy xúc 15 SNG- Japan 3 Xe lu 4 SNG- Germany 4 Cẩu tự hành ( 6-34T) 10 6-34T SNG- Japan 5 Cẩu tháp 5 H 40m-120m SNG 6 Xe nâng 15 5-17 tấn SNG- Germany 7 Xe ben 65 SNG- Germany 8 Xe kéo rơ moóc ( 25-35T) 2 25-35 tấn SNG 9 Xe tải 18 5-10 tấn SNG 10 Trạm trộn bê tông 30m3 /h 3 30m3/h Germany- Việt Nam 11 Máy trộn bê tông 1-5 m3/ h 10 1-5m3/h SNG- Germany 12 Máy bơm bê tông 1 USA 13 Xe bơm bê tông 2 Germany- Korea 14 Máy đầm rung 20 Nhiều nước 15 Máy đầm xoa bề mặt 3 Japan 16 Xe chở bê tông 11 15m3 SNG- Japan 17 Hệ thống cốp pha trượt 10 Various 18 Máy hàn 21 300A-1000A Nhiều nước 19 Máy phát điện 11 50-200KVA Nhiều nước 20 Máy ép cọc 13 Việt Nam 21 Búa đóng cọc 18T 3 18T Russian- Japan 22 Thiết bị chế tạo cơ khí 63 Nhiều nước 23 Máy đo độ dày lớp phủ kĩ thuật số 3 England 24 Máy đo vết rạn bằng siêu âm 2 Germany 25 Máy đo độ dày bằng siêu âm 2 Germany 26 Thiết bị đo độ cứng 1 Swedish 27 Máy đo độ co giãn 2 Russia 28 Máy kiểm tra áp lực 2 Russia 29 Cẩu trục bánh xích CKE 2500 1 250T Japan 30 Cẩu tự hành 80T 1 80T Japan 31 Máy cắt bê tông PS 350 5 C.sâu cắt 300 Japan 32 Máy c.phẳng b.tông MVS8 1 Japan 33 Máy phát điện 100W, 125KVA 4 100W, 125KVA Japan 34 Máy phát điện 30W, 75KVA 2 30W, 75KVA Japan 35 Máy phát điện 5KVA 2 5KVA Japan 36 Máy nén khí động cơ điện 2 5m3/ phút Japan 37 Máy nén khí đấu thầuộng cơ Diezel 4 10m3/phút Japan 38 Máy phun cát 4 5m3/ phút China 39 Máy phun sơn 2 mỏ 15 China 40 Máy bơm nước chạy điện 12 50-80m3/h Japan 41 Cẩu tháp 12 tấn 1 12T; 115m China 42 Hệ kích rút, kéo căng dự ứng lực 1 50- 150 tấn China ( Nguồn: Hồ sơ giới thiệu công ty- Công ty TNHH NN MTV Xây lắp Hoá chất) 1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Với những nỗ lực hết mình của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Bảng 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2002 – 2006: Đơn vị: Triệu đồng. STT Tên tài sản và số dư nợ Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng tài sản có 125.123,42 213.237,46 226.926,006 280.475,32 314.917,59 2 Tài sản có lưu động 89.334,49 185.517,39 187.087,38 228.972,66 301.675,16 3 Tổng số tài sản nợ 28.478,31 194.183,73 205.690,29 235.469,57 310.672,75 4 Tài sản nợ lưu động 108.448,82 177.133,2 187.669,93 211.908,38 302.127,48 5 Doanh thu 188.977,21 339.795,14 354.742,58 261.199,6 286.570,2 6 Lợi nhuận trước thuế 2.001,76 1.511,46 1.450,56 2.057,66 2.178,46 7 Lợi nhuận sau thuế 640,56 1.027,82 1.044,41 1.481,52 1.568,49 ( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán). Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của các năm từ 2002-2006 có xu hướng tăng dần. Tuy doanh thu của 2 năm 2005 và 2006 có giảm đi nhưng xét trên tổng thể thì lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng từ năm 2002 đến 2006. Sở dĩ 2 năm 2005 và 2006 doanh thu của công ty có giảm đi vì cạnh tranh trong đấu thầu còn phức tạp và quyết liệt, giá vật tư đầu vào liên tục biến động tăng: giá điện, xi măng, sắt thép, xăng dầu…cơ chế của ngân hàng tiếp tục thắt chặt đối với các doanh nghiệp xây lắp, lãi suất tín dụng tăng cao, công nợ tồn đọng do chia tách chưa có chuyển biến nhiều, số dư nợ vẫn còn lớn, đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc triển khai thực hiện các hợp đồng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Ở đây ta thấy doanh thu của công ty tuy có cao nhưng lợi nhuận của công ty lại thấp, tỷ lệ lợi nhuận / Doanh thu dao động trong khoảng từ 0,29% đến 0,57%. Sở dĩ như vậy là do Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí, công ty chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực máy móc thiết bị đòi hỏi chi phí cao. 1.3. Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế và tính tất yếu khách quan phải mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại công ty. 1.3.1. Vai trò của đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm để nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Cụ thể là bỏ tiền ra để xây dựng mới, sửa chữa nhà cửa, các kết cấu hạ tầng, để mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, để bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực; để thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm mục đích duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế, cho xã hội. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là một bộ phận của đầu tư phát triển, là hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng thêm tài sản của doanh nghiệp, tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong doanh nghiệp. Đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Vai trò này được thể hiện ở các mặt sau: 1.3.1.1. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: Đầu tư quyết định sự ra đời, sự tồn tại và sự phát triển của mỗi doanh nghiệp: - Đối với sự ra đời của doanh nghiệp: Để tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự ra đời của bất kì một doanh nghiệp nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị, máy móc, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động cuả một chu kì, của các cơ sở vật chất kĩ thuật vừa tạo ra. - Đối với doanh nghiệp đang tồn tại: Sau một thời gian hoạt động các cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp này bị hao mòn, hư hỏng. Vì vậy để duy trì được sự hoạt động bình thường cần phải định kì tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kĩ thuật đã hư hỏng, hao mòn hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển của nền kinh tế. - Với một doanh nghiệp muốn phát triển: Chắc chắn phải tiến hành đầu tư: mua sắm mới thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực. 1.3.1.2. Đối với nền kinh tế: * Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu * Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế: Khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố của đầu tư tăng làm cho giá của các hàng hoá có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động, vật tư) đến một mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình, lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Khi giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt, nhưng theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư với tổng cầu và với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. * Đầu tư có tác động tới tốc độ phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế: ICOR= = Trong đó: I : Vốn đầu tư : Mức tăng GDP ICOR : Hệ số gia tăng vốn - Sản lượng Từ công thức trên ta thấy đầu tư là nhân tố then chốt đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, khi đầu tư tăng lên làm cho mức tăng GDP tăng lên và ngược lại. * Đầu tư có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đối với cơ cấu ngành: Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy để tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn quốc gia đó nên tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Bởi vì đối với ngành nông – lâm – ngư nghiệp do hạn chế về đất đai và khả năng sinh học nên để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế hay đầu tư là công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước tăng trưởng kinh tế theo ý mình. Đối với cơ cấu vùng: Đầu tư có tác dụng giải quyết mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo nhưng đồng thòi cũng phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn làm bàn đạp thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. * Đầu tư tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước: Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có công nghệ thiết bị tiên tiến, để có công nghệ thiết bị hiện đại phù hợp với yêu cầu phát triển thì chỉ có hai con đường: Hoặc là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ hoặc là nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù theo cách nào thì đều phải cần có tiền, cần có vốn đầu tư, mọi phương án đổi mới công nghệ mà không gắn với nguồn vốn đầu tư thì sẽ là những phương án không khả thi. 1.3.2. Tính tất yếu khách quan phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại công ty: Trong những năm vừa qua với xu thế công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đặc biệt là trong tiến trình nước ta gia nhập WTO đã làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Do vậy để theo cùng với đà phát triển này tất yếu các doanh nghiệp phải đổi mới thì mới có thể tồn tại được. Công ty Xây lắp Hoá chất cũng là một trong số những doanh nghiệp đó. Do hoạt động trong một thời gian tương đối dài nên cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thiết bị đã bị hao mòn, hư hỏng, không còn phù hợp. Để duy trì hoạt động bình thường thì Công ty cần phải tiến hành sửa chữa, mua sắm thay mới các cơ sở vật chất đã bị hư hỏng, hao mòn hoặc phải đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kĩ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội. Có như vậy thì công ty mới có thể tồn tại và phát triển được. Mục tiêu đầu tư của công ty là: + Cực tiểu chi phí và cực đại lợi nhuận. + Đầu tư để duy trì sự tồn tại và an toàn của công ty. + Đầu tư để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. + Đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm. + Đầu tư theo chiều sâu để đổi mới công nghệ, đón đầu nhu cầu mới sẽ xuất hiện trên thị trường, tăng thêm thế độc quyền của doanh nghiệp. + Đầu tư để cải thiện lao động của công ty. Hoạt động đầu tư phát triển có tác dụng rất lớn: - Đầu tư giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của công ty. - Đầu tư giúp công ty đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ khoa học công nghệ. - Tạo điều kiện để công ty nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Đầu tư giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh. - Đầu tư phát triển tạo điều kiện để hạ giá thành, tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống thành viên trong công ty. Chính vì những tác dụng to lớn như vậy cho nên đầu tư phát triển là hoạt động tất yếu công ty phải tiến hành. 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại công ty. 1.3.3.1. Lợi nhuận kì vọng tương lai: Công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để nhằm thu được lợi nhuận trong tương lai. Đó là lợi nhuận kì vọng. Qua chênh lệch giữa lãi suất tiền vay và lợi nhuận tương lai công ty sẽ quyết định có nên đầu tư hay không. Sở dĩ công ty quan tâm đặc biệt đến lợi nhuận kì vọng tương lai bởi vì: - Do quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt nếu công ty không đầu tư mới thì sản phẩm của công ty sẽ không tồn tại trên thị trường và không được thị trường chấp nhận. Từ đó mà lợi nhuận của công ty sẽ giảm. - Do chu kì sống của sản phẩm: Bất kì một sản phẩm nào cũng đều trải qua 4 giai đoạn: Mới xuất hiện, trưởng thành, bão hoà, suy thoái. Khi sản phẩm đã đến giai đoạn suy thoái mà không tiếp tục đầu tư thì tất yếu sản phẩm ấy sẽ bị đào thải. Do đó lợi nhuận của công ty cũng sẽ giảm. - Do đời sống của con người ngày càng tăng lên do vậy cán bộ công nhân viên trong công ty cũng đòi hỏi mức lương cao hơn. Nếu công ty không đầu tư thì quỹ lương sẽ bị hao hụt. - Do sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật làm cho việc sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ mất chi phí ít hơn đồng thời các doanh nghiệp đi sau sẽ học tập được kĩ năng kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước, nhờ đó sẽ phát minh ra nhiều sản phẩm mới thay thế sáng tạo hơn và có sức cạnh tranh hơn. Do vậy nếu công ty không bỏ tiền ra đầu tư thì việc công ty bị đào thải là không thể tránh khỏi. Và do vậy lợi nhuận giảm. 1.3.3.2. Lãi suất thực tế: Như ta đã biết hầu hết các dự án của công ty đều phải đi vay vốn bởi vì công ty không có đủ vốn để đầu tư. Do đi vay nên nếu giá vay tiền thực tế cao hơn tỷ suất lợi nhuận thì công ty sẽ cắt giảm quy mô và ngược lại. Do đầu tư mang tính lâu dài nên công ty phải căn cứ vào lãi suất dài hạn và trung hạn trên thị trường. 1.3.3.3. Sản lượng quốc gia: Sự thay đổi của quy mô sản lượng sản xuất là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến biến động của quy mô đầu tư. Đầu tư phát triển sẽ đem lại nhiều doanh thu cho công ty hơn nếu nó cho phép công ty bán được nhiều hàng hoá hơn. Chi tiêu tăng hoặc giảm phụ thuộc vào nhu cầu về tư liệu sản xuất. Nhu cầu về tư liệu sản xuất tăng hoặc giảm lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất. Do đó quy mô sản phẩm cần sản xuất tăng lên và tăng càng nhanh thì hoạt động đầu tư phát triển càng tăng nhanh và ngược lại. Mỗi sự gia tăng đầu tư kéo theo sự gia tăng bổ sung lao động, nguyên vật liệu và gia tăng tiêu dùng. Việc gia tăng tiêu dùng lại gia tăng đầu tư mới làm tăng sản lượng mới và quá trình này diễn ra liên tục theo dây chuyền. Ta biết: GDP= G+I+C+NX Rõ ràng đầu tư phụ thuộc vào sản lượng quốc gia. Khi GDP tăng lên sẽ làm cho đầu tư tăng lên và ngược lại. Như vậy sản lượng của quốc gia hay của công ty biến động làm cho quy mô vốn đầu tư cần thiết cũng thay đổi. 1.3.3.4. Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động đầu tư. Với sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật hiện nay đã làm cho năng suất lao động tăng lên dẫn đến sản lượng của nền kinh tế cũng tăng lên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Sự thay đổi nhu cầu con người cũng làm cho nhu cầu trên thị trường thay đổi. Do công ty Xây lắp Hoá chất là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên bắt buộc phải có máy móc thiết bị hiện đại thì mới có thể hoàn thành được công việc. Với sự hội nhập của nước ta hiện nay khi gia nhập WTO thì vấn đề công nghệ lại càng là quan trọng. Công ty tập trung đầu tư lớn vào máy móc thiết bị hiện đại do đó mà sản phẩm của công ty luôn luôn được đổi mới và có khả năng cạnh tranh cao. 1.3.3.5. Vốn đầu tư: Bất kì một hoạt động đầu tư nào cũng phải cần đến vốn. Nếu không có vốn thì công ty không thể tiến hành đầu tư được. Chính vì vậy vốn đầu tư cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại công ty. Vốn đầu tư là phần tích luỹ của công ty và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Vốn đầu tư của công ty bao gồm: - Tiền mặt các loại. - Hiện vật hữu hình (Nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị). - Hàng hoá vô hình (Trí tuệ, công nghệ, bí quyết công nghệ…). Nếu công ty càng có nhiều vốn thì công ty càng có nhiều cơ hội để đầu tư mang lại lợi nhuận cho công ty hơn khi đó hoạt động đầu tư phát triển sẽ rất sôi nổi còn nếu công ty có ít vốn thì hoạt động đầu tư phát triển sẽ không thể diễn ra được. 1.3.3.6. Con người và quản lý: Nhân tố con người đóng vai trò then chốt và quyết định đến thành quả của mọi công việc. Tất cả mọi công việc đều được thực hiện bởi con người và hoạt động đầu tư cũng không nằm ngoài quy luật ấy.Chính vì vậy con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của hoạt động đầu tư phát triển nói riêng thì nhân tố con người lại càng trở nên quan trọng hơn. Để có thể theo kịp sự phát triển thì buộc con người phải tự hoàn thiện mình, phải nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như sự hiểu biết về nền kinh tế. Đặc biệt khi nước ta đã vào sân chơi lớn WTO thì yêu cầu về lao động cũng cao hơn. Bây giờ người lao động trong nước còn phải cạnh tranh với cả lao động nước ngoài với trình độ chuyên môn, kĩ thuật và kinh nghiệm hơn hẳn mình. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại hơn. Do đặc thù của công ty là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp nên hầu hết phải sử dụng máy móc thiết bị mới có thể thi công được các công trình theo yêu cầu. Nếu con người không được đào tạo một cách bài bản thì không thể vận hành được những máy móc thiết bị ấy. Yếu tố con người quan trọng như vậy, yếu tố quản lý còn quan trọng hơn. Nếu như họ không được hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên trong công ty thì hoạt động đầu tư không thể đạt được như mong muốn. 1.4. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển ở công ty Xây lắp Hoá chất trong thời gian vừa qua. 1.4.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển. 1.4.1.1. Vốn đầu tư: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt động đầu tư nói riêng, các doanh nghiệp cần phải có vốn. Vốn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi công cuộc đầu tư. Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp, nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh cũng như đầu tư được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Trong những năm qua, nhu cầu đầu tư (hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…) của Công ty Xây lắp Hoá chất ngày càng gia tăng do vậy nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư cũng được đặt ra. Bảng 1.3: Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2003 đến 2006: Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng mức đầu tư Trđ 11.226,36 55350.85 35112.813 41300.64 2 Tốc độ tăng định gốc % __ 393.04 212.77 267.89 3 Tốc độ tăng liên hoàn % __ 393.04 -36.56 17.62 ( Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của các phòng ban). Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn đầu tư có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2004 vốn đầu tư tăng 393,04% so với năm 2003, nhưng vốn đầu tư trong hai năm 2005 và 2006 lại có xu hướng giảm, năm 2005 vốn đầu tư giảm 36,56% so với năm 2004, năm 2006 vốn đầu tư tăng 17,62% so với năm 2005. Sở dĩ có sự tăng giảm không đồng đều như vậy là do trong 3 năm 2004, 2005, 2006 công ty đều có dự án đầu tư nhà ở Xuân La I và Xuân La II, tuy nhiên trong năm 2004 về phần đầu tư máy móc thiết bị công ty có dự án đầu tư mua cần trục bánh xích sức nâng 250T với vốn đầu tư là 17,378 tỷ đồng chiếm một lượng vốn đầu tư khá lớn trong năm của công ty. Trong khi đó hai năm 2005 và 2006 phần đầu tư máy móc thiết bị không nhiều như năm 2004. Mặt khác, trong năm 2004 cũng xảy ra biến động do tăng giá điện, giá xăng dầu, nhà nước tiếp tục ban hành các quy chế nhằm quản lý chặt chẽ hơn nữa công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác quản lý tài chính chính vì thế mà cũng làm cho chi tiêu đầu tư tăng lên. Trong năm 2006 vốn đầu tư đã tăng 17,62% so với năm 2005 điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư tại công ty đã và đang mang lại hiệu quả tốt đẹp, chính kết quả đó đã ngược trở lại thúc đẩy công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư. Điều này phù hợp với xu thế đang trong tiến trình hội nhập của nước ta hiện nay. 1.4.1.2. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế để đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước của xã hội. Công ty Xây lắp Hoá chất có ba nguồn vốn chủ yếu: -Vốn tự có - Vốn vay - Vốn ngân sách nhà nước. Chi tiết 3 loại nguồn vốn này như sau: Bảng 1.4: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành: Đơn vị: Triệu đồng . STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng vốn đầu tư 11226,36 55350,85 35112,813 41300,64 2 Vốn tự có 3704,7 17158,759 11587,233 13629,21 3 Vốn vay 7521,66 34871,04 23525,58 27671,43 4 Vốn NSNN 0 3321,051 0 0 ( Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của các phòng ban). Từ bảng số liệu trên ta thấy trong các nguồn trên thì hầu như là vốn tự có chiếm khoảng 27%, vốn vay chiếm 67% còn lại là vốn ngân sách nhà nước. - Vốn ngân sách nhà nước: Được hình thành từ việc thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu từ hoạt động của thành phần kinh tế nhà nước, thu từ việc bán tài nguyên, bán hoặc cho thuê tài sản được nhà nước quản lý, vay viện trợ ưu đãi của nước ngoài, vay trên thị trường vốn quốc tế, vay trong dân dựa trên phát hành trái phiếu chính phủ. Là một trong những nguồn vốn chủ đạo của thời kì bao cấp. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước nhận vốn cấp phát từ ngân sách không theo nhu cầu thực từ việc thực hiện các dự án đầu tư mà theo chỉ tiêu phân bổ của nhà nước. Cơ chế cấp phát trong thời kì trước đã dẫn đến hiện tượng lãng phí vốn và tất yếu đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cùng với sự mở cửa và những chính sách của nền kinh tế mới, nguồn vốn ngân sách nhà nước đã không còn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động thực hiện đầu tư nói riêng. Qua bảng số liệu trên ta thấy hầu như hoạt động đầu tư của công ty Xây lắp Hoá chất không tiến hành nhờ vào vốn ngân sách nhà nước. Trong các năm từ 2003 đến 2006, vốn ngân sách nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có duy nhất một năm 2004 vốn ngân sách nhà nước là 3321,051 triệu đồng chiếm 6% trong tổng vốn đầu tư năm 2004. Đây là nguồn ngân sách cấp từ khá lâu rồi, là nguồn được phép để lại và đến năm 2004 mới đem ra đầu tư. - Vốn tự có: Bao gồm phần lợi nhuận hàng năm trích từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và quỹ khấu hao. Trong tổng vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp thì nguồn vốn tự có bao giờ cũng là nguồn không thể thiếu. Một đơn vị trong nền kinh tế bên cạnh việc huy động vốn từ các nguồn tín dụng trong nước và ngoài nước, thông thường các đơn vị bao giờ cũng sử dụng một phần vốn tự có. Việc kết hợp vốn tự có với vốn vay và các nguồn vốn khác một cách hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đó. Bảng 1.5: Quy mô vốn tự có của công ty qua các năm. STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Vốn tự có Trđ 30704,7 17158,759 11587,233 13629,21 2 Tốc độ tăng liên hoàn % __ -44,12 -32,47 17,62 3 Tốc độ tăng định gốc % __ -44,12 -62,26 -55,6 ( Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của các phòng ban). Qua bảng số liệu trên ta thấy hầu như vốn tự có chiếm khoảng 27% trong tổng vốn đầu tư của công ty. Vốn tự có năm 2004 giảm 44,12% so với năm 2003. Sở dĩ như vậy là do hầu hết vốn tự có của công ty đều được trích từ lợi nhuận và quỹ khấu hao mà trong năm 2004 có rất nhiều khó khăn làm cho doanh thu của công ty giảm như là cạnh tranh trong đấu thầu còn phức tạp, giá thép xây dựng tiếp tục biến động làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, các vật tư khác cũng biến động ít nhiều do tăng giá điện, giá xăng dầu. Vốn tự có của năm 2005 giảm 32,47% so với năm năm 2004. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hiện tượng và nguy cơ làm ăn thua lỗ vẫn còn tiềm ẩn, quyết toán Xuân La I và triển khai Xuân La II chậm so với kế hoạch đề ra làm cho hiệu quả chung của toàn công ty giảm đi dẫn đến quỹ vốn tự có của công ty cũng từ đó mà giảm đi. Mặc dù năm 2006 công ty có gặp khó khăn như giá vật tư đầu vào liên tục biến động tăng, cơ chế của ngân hàng tiếp tục thắt chặt đối với các doanh nghiệp xây lắp, lãi suất tín dụng tăng cao, công nợ tồn đọng do chia tách chưa có chuyển biến nhiều, số dư nợ vẫn còn lớn tuy nhiên Công ty với sự giúp đỡ của Tổng công ty đã được giao thầu và trúng thầu nhiều công trình có giá trị lớn đã tạo điều kiện cho sự phát triển của công ty chính vì vậy mà công ty vẫn thu được lợi nhuận cao nên tích luỹ được số vốn tự có lớn hơn so với năm 2005 là 17,62%. - Vốn vay: Bao gồm vay ngân hàng và vay khác. Vay ngân hàng ở đây chủ yếu là vay trung hạn và dài hạn do tính chất của hoạt động đầu tư là thời gian để tiến hành các hoạt động đầu tư thường là dài. Vay khác chủ yếu là do tự đóng góp và tự huy động trong nội bộ công ty. Đây là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng nhất đối với công ty trong công tác huy động vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh và thực hiện đầu tư. Bảng 1.6: Quy mô vốn vay của công ty qua các năm. STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Vốn vay Trđ 7521,66 34871,04 23525,58 27671,43 2 Tốc độ tăng liên hoàn % __ 363,61 -32,54 17,62 3 Tốc độ tăng định gốc % __ 363,61 212,77 267,89 Qua bảng số liệu 6 ta thấy vốn vay của công ty chiếm khoảng 67% trong tổng vốn đầu tư. Do nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi công ty phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị do đó đầu tư cũng tăng lên theo các năm. Tuy nhiên do vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn tự có ít nên công ty hầu hết phải đi vay để thực hiện đầu tư các dự án của mình. Qua bảng trên ta thấy vốn vay của công ty hầu như tăng lên qua các năm. Năm 2005 tuy có giảm 32,54% so với năm 2004 nhưng so với năm 2003 thì vẫn tăng 212,77%. Trong năm 2004 công ty có thực hiện dự án đầu tư mua cần trực bánh xích sức nâng 250T cần một lượng vốn đầu tư lớn (17378 triệu đồng) trong khi đó vốn ngân sách chỉ có 2500 triệu đồng chính vì vậy mà phải cần một lượng vốn vay lớn hơn so với các năm khác. Trong các năm 2003, 2005, 2006 công ty không có dự án đầu tư nào lớn như trong năm 2004 cho nên vốn đầu tư cũng không nhiều. Chính vì thế mà vốn vay trong năm 2005 lại thấp hơn so với năm 2004 nhưng lại cao hơn so với năm 2003. 1.4.2. Lĩnh vực đầu tư theo đối tượng đầu tư: Theo đối tượng đầu tư thì đầu tư phát triển của công ty Xây lắp Hoá chất bao gồm: Đầu tư vào máy móc thiết bị, đầu tư xây lắp, đầu tư vào nguồn nhân lực và đầu tư vào các lĩnh vực khác. Bảng 1.7: Cơ cấu vốn đầu tư theo đối tượng đầu tư: STT Năm Nội dung Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Trđ % Trđ % Trđ % Trđ % 1 Đầu tư máy móc thiết bị 2036,36 18,14 23647,85 42,7 3505,323 9,98 9666,14 23,4 2 Đầu tư xây lắp 9004,15 80,2 31384,031 56,7 31266,65 89,053 31282,07 75,74 3 Đầu tư nguồn nhân lực 98,6 0,878 160,5 0,314 171,13 0,487 180,4 0,44 4 Đầu tư khác 87,25 0,782 158,469 0,286 169,71 0,48 172,03 0,42 5 Tổng vốn đầu tư 11226,36 100 55350,85 100 35112,813 100 41300,64 100 (Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu các phòng ban). Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn đầu tư của công ty chủ yếu được tập trung vào các lĩnh vực máy móc thiết bị và xây lắp trong đó xây lắp chiếm tỷ lệ lớn nhất vì đây là một lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong khi đó máy móc thiết bị công ty cũng đầu tư nhiều nhưng nó đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều còn nguồn nhân lực và các lĩnh vực đầu tư khác không được công ty chú trọng mấy. Cụ thể như sau: 1.4.2.1.Đầu tư vào máy móc thiết bị: Hoạt động đầu tư tạo tài sản cố định có vai trò đặc biệt, có thể nói là quan trọng nhất trong các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bởi vì 2 lý do chính sau đây: Thứ nhất: Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị luôn chiếm 1 tỷ lệ rất cao trong tổng vốn đầu tư. Thứ hai: Máy móc thiết bị và công nghệ góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công, đó chính là những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi lựa chọn máy móc thiết bị, công nghệ là phải đạt được các tiêu chí: phải sản xuất ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, khai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của doanh nghiệp, phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp về vốn, với trình độ của nguời lao động. Công ty Xây lắp Hoá chất là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt nên máy móc thiết bị của công ty có nhiều điểm đặc thù khác biệt so với các doanh nghiệp khác lĩnh vực. Máy móc thiết bị chuyên dùng, nhiều thiết bị siêu trường siêu trọng, công tác vận chuyển máy móc thiết bị đến nơi thi công khá khó khăn và tốn kém. Máy móc thiết bị có giá trị rất lớn, có khi để đáp ứng yêu cầu thi công công ty không thể tự trang bị mà phải đi thuê ngoài nên đã ảnh hưởng làm tăng chi phí, hạn chế khả năng cạch tranh của công ty. Về yêu cầu trình độ công nghệ phải hiện đại và thay đổi liên tục theo sự phát triển của công nghệ mới. Đối với một doanh nghiệp xây lắp thì năng lực thiết bị phục vụ thi công có vai trò quan trọng nhất quyết định chất lượng của công trình. Hiện nay công ty không ngừng đầu tư cho hệ thống máy móc thiết bị ngày càng hịên đại hơn để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1.8: Tình hình đầu tư máy móc thiết bị trong 3 năm 2003- 2005. Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng cộng 1 Tổng mức đầu tư hoặc dự toán được duyệt 2036,36 23647,85 3505,323 29189,533 2 Đã thực hiện đến hết năm 1720,72 18980,31 3068,888 23769,918 3 Giá trị quyết toán vốn đầu tư 1113,01 18212,68 3068,888 22394,578 ( Nguồn: Phòng cơ điện). Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng mức đầu tư tăng giảm thất thường. Tổng mức đầu tư đã thực hiện năm 2004 là cao nhất so với 2 năm 2003 và 2005. Sở dĩ như vậy là do năm 2004 công ty đã thưc hiện dự án đầu tư mua cần trục bánh xích sức nâng 250 tấn với giá trị lên đến 17378,28 triệu đồng (tổng mức đầu tư hoặc dự toán được duyệt là 17370 triệu đồng; giá trị quyết toán vốn đầu tư là 17378,28 triệu đồng). Cũng qua bảng trên ta thấy qua các năm giá trị thực hiện đều nhỏ hơn so với tổng mức đầu tư hoặc dự toán được duyệt. Điều này thể hiện có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trong đầu tư và không có sự thất thoát trong đầu tư. Tất cả vốn đầu tư thực hiện đều được quyết toán đầy đủ. Bảng 1.9: Quy mô vốn đầu tư cho máy móc thiết bị: STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng mức đầu tư Trđ 11226,36 55350,85 35112,813 41300,64 2 Đầu tư máy móc thiết bị Trđ 2036,36 23647,85 3505,323 9666,14 3 Tỷ lệ Đầu tư máy móc thiết bị/ Tổng mức đầu tư % 18,14 42,7 9,98 23,4 4 Tốc độ tăng liên hoàn % __ 1061,28 -85,18 175,76 5 Tốc độ tăng định gốc % __ 1061,28 72,14 374,68 (Nguồn: Phòng cơ điện). Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình đầu tư máy móc thiết bị của công ty Xây lắp Hoá chất có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong năm 2003, đầu tư máy móc thiết bị chiếm 18,14% so với tổng mức đầu tư. Trong năm này hầu như chỉ là các Dự án đầu tư nhỏ như mua máy điều hoà (XN H34), mua thiết bị văn phòng (XN H35, XN H36), mua máy đầm (XN xây lắp chi nhánh hoá chất Hà Bắc)… Tuy nhiên trong năm Công ty có một Dự án tương đối lớn đó là Dự án đầu tư thiết bị và hệ thống mâm sàn, cốp pha để thi công ống khói bằng công nghệ cốp pha trượt. Đây là gói thầu chỉ định thầu (Nhà sản xuất là Trung Quốc) với chủ đầu tư là Công ty Xây lắp Hoá chất với tổng vốn đầu tư là 999.250.000 đồng trong đó hệ thống mâm sàn, cốp pha trượt là 470.250.000 đồng, hệ thống thiết bị phụ trợ là 529.650.000 đồng; vốn vay ngân hàng là 470.250.000 đồng, vốn khấu hao cơ bản của công ty là 529.650.000 đồng. Bảng 1.10: Giá trị tài sản được hình thành qua đầu tư: Đơn vị: Đồng. Nội dung Công trình thuộc chủ đầu tư quản lý Công trình giao đơn vị khác quản lý Thực tế Quy đổi Thực tế Quy đổi Tổng 832.252.935 832.252.935 Tài sản cố đinh 359.455.500 359.455.500 Tài sản lưu động 472.797.435 472.797.435 (Nguồn: Phòng Cơ điện). Năm 2004 đầu tư máy móc thiết bị tăng lên trông thấy chiếm 42,7% so với tổng mức đầu tư, tăng 1061,28% so với năm 2003. Sở dĩ năm 2004 đầu tư máy móc thiết bị tăng vọt lên như vậy là do trong năm Công ty có dự án đầu tư cần trục bánh xích có sức nâng 250T. Đây là một dự án nhằm nâng cao năng lực thiết bị có sức nâng lớn, tính năng kĩ thuật cao đáp ứng nhu cầu thi công công trình có khối lượng thi công lớn, tạo sức cạnh tranh trên thị trường lắp máy. Dự án có tổng vốn đầu tư là 15tỷ đồng, trong đó giá mua cẩu là 14,63 tỷ đồng, các chi phí khác là 0,37 tỷ đồng. Nguồn vốn cho dự án như sau: Vay ngân hàng là 12 tỷ đồng, vốn khấu hao là 3 tỷ đồng. Dự án được thực hiện dưới hình thức đấu thầu rộng rãi. Lúc đầu công ty dự định mua cần trục bánh xích còn 80% giá trị sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức đấu thầu có một nhà thầu rao bán cần trục bánh xích mới 100% mà giá lại không cao quá so với giá ban đầu công ty dự định đưa ra nên kết quả đấu thầu ban đầu bị huỷ bỏ và công ty tổ chức đấu thầu lại lần hai với tổng vốn đầu tư là 17,398 tỷ đồng trong đó mua thiết bị là 17,028 tỷ đồng, chi phí khác là 0,37 tỷ đồng, vay ngân hàng là 13,9184 tỷ đồng, vốn khấu hao là 3,4796 tỷ đồng. công ty chỉ lựa chọn nhà thầu đã tham gia đấu thầu ở lần một. Kết quả là Công ty Thương mại và Chuyển giao công nghệ MICO trúng với cần trục thuỷ lực bánh xích KOBELCO model CKE 2500 do Nhật Bản sản xuất với giá 1.097.000 USD. Kết quả của gói thầu như sau: - Vốn đầu tư thực hiện: Bảng 1.11: Vốn đầu tư thực hiện của gói thầu Cần trục bánh xích sức nâng 250T. Đơn vị: Đồng. Chỉ tiêu Được duyệt Thực hiện Chênh lệch Tổng số -Thiết bị -Chi phí khác 17.370.000.000 17.000.000.000 370.000.000.000 17.378.288.109 17.191.495.634 186.792.475 8.288.109 191.495.634 -183.207.525 Nguồn vốn -Vay ngân hàng -Quỹ đầu tư phát triển -Vốn khấu hao cơ bản 17.370.000.000 13.900.000.000 3.470.000.000 17.378.288.109 13.899.985.767 788.682.232 2.689.620.110 8.288.109 -14.233 -2.681.317.768 2.689.620.110 (Nguồn: Phòng Cơ điện). - Giá trị tài sản mới tăng thêm: 17.378.288.109 đồng. Năm 2005, tổng vốn đầu tư máy móc thiết bị giảm 85,18% so với năm 2004 chiếm 9,98% trong tổng vốn đầu tư của năm nhưng so với năm 2003 thì vẫn tăng 72,14%. Năm 2006, tổng vốn đầu tư máy móc thiết bị tăng 175,76% so với năm 2005, chiếm 23,4% trong tổng vốn đầu tư của năm, so với năm 2003 thì tăng 374,68%. Trong năm 2006 công ty ước thực hiện 7 dự án khởi công mới với tổng mức đầu tư hoặc dự toán được duyệt là 4719,13 triệu đồng; 4 dự án đầu tư chuyển tiếp với tổng mức đầu tư hoặc dự toán được duyệt là 4947,01 triệu đồng. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1.12: Báo cáo ước thực hiện đầu tư máy móc thiết bị năm 2006. Đơn vị: Triệu đồng. STT Tên Dự án Thời gian KC-HT Tổng mức đầu tư Thực hiện năm 2005 Kế hoạch năm 2006 Ước thực hiện năm 2006 Nguồn vốn Ghi Chú A Tổng cộng 9666,14 2340,91 5923,12 4915,56 I Dự án đầu Tư chuyển tiếp 4947,01 2340,91 1204 654 1.1 Đầu tư bổ sung TB phục vụ thi công DA Thuỷ lợi-Thuỷ điện Quảng Trị 04-06 1998,9 101,7 550 Vốn tự có và vốn vay Đang quyết toán 1.2 Đầu tư cốp pha trượt 04-06 1998,61 1344,61 654 654 -nt- -nt- 1.3 Đầu tư TB thi công và văn phòng 390 357,95 -nt- -nt- 1.4 Đầu tư TB thi công DA Quảng Trị 2005 559,5 536,65 -nt- Đã quyết toán II Đấu thầuự án khởi công mới 4719,13 0 4719,12 4261,56 2.1 Đầu tư TB văn phòng 2006 178,38 178,38 178,11 -nt- Đã quyết toán 2.2 Đầu tư mới TB phục vụ thi công DA lọc dầu Dung Quất 2006 820 820 820 -nt- Đang quyết toán 2.3 Đầu tư máy trộn bê tông 2006 46 46 41 -nt- Đã quyết toán 2.4 Đầu tư TB trượt ống khói 2006 600 600 600 -nt- Đang quyết toán 2.5 Đầu tư TB thi công 2006 369,18 369,18 351,45 -nt- Đã quyết toán 2.6 Đầu tư hệ kích rút 2006 1105,56 1105,56 671 -nt- Đã quyết toán 2.7 Đầu tư cốp pha trượt 2006 1600 1600 1600 Đang quyết toán (Nguồn: Phòng Cơ điện). Tất cả các Dự án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị của Công ty đã được giám sát chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án đến sau thực hiện Dự án.Chính vì vậy mà các Dự án đầu tư đã tuân thủ đầy đủ thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của nhà nước, thiết bị sau đầu tư được huy động kịp thời vào phục vụ sản xuất và phát huy hiệu quả tốt trong quá trình sử dụng, hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải, tràn lan, không hiệu quả. 1.4.2.2.Đầu tư vào nhà xưởng (Đầu tư xây lắp): Công ty Xây lắp Hoá chất là một đơn vị trực thuộc ngành xây dựng bởi vậy đối tượng của hoạt động đầu tư hàng năm thường được chia làm hai đối tượng chủ yếu. Ngoài đầu tư vào hoạt động mua sắm máy móc thiết bị còn là đầu tư vào hoạt động thi công xây lắp (bao gồm việc đầu tư vào các dự án xây dựng trụ sở làm việc, xưởng gia công cơ khí, kho chứa vật tư, cải tạo cơ sở sản xuất, xây dựng nhà ở…) Bảng 1.13: Tình hình đầu tư vào nhà xưởng từ năm 2003 đến 2006: STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng vốn đầu tư Trđ 11226,36 55350,85 35112,813 41300,64 2 Đầu tư xây lắp Trđ 9004,15 31384,013 31266,65 31282,07 3 Tỷ lệ Đầu tư xây lắp/ Tổng mức đầu tư % 80,2 56,7 89,053 75,74 4 Tốc độ tăng liên hoàn % __ 248,55 -0,374 0,049 5 Tốc độ tăng định gốc % __ 248,55 247,25 247,42 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch). Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình đầu tư vào nhà xưởng từ năm 2003 đến 2006 có xu hướng tăng lên. Năm 2003, tổng vốn đầu tư là 11226.36 triệu đồng thì vốn đầu tư xây lắp đạt 9004,15 triệu đồng tương ứng với 80,2%. Năm 2003, vốn đầu tư xây lắp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư là do trong năm có hai Dự án đầu tư khá lớn đó là Dự án Nâng cao năng lực xí nghiệp cơ khí Hải Phòng (Thời gian khởi công-hoàn thành là 2002-2003, tổng mức đầu tư là 1900 triệu đồng, đây là một Dự án thuộc nhóm C) và Dự án đầu tư nhà ở Xuân La I (Thời gian khởi công-hoàn thành là 2002-2003, tổng mức đầu tư là 5990 triệu đồng, đây là một Dự án thuộc nhóm B). Năm 2004, với quy mô vốn đầu tư là 55350,85 triệu đồng, vốn đầu tư xây lắp đạt 31384,031 triệu đồng chiếm 56,7%. Trong năm này vốn đầu tư xây lắp và vốn đầu tư máy móc thiết bị tương đối cân đối nhau. Vốn đầu tư xây lắp năm 2004 tăng 248,55% so với năm 2003. Sở dĩ vốn đầu tư vào nhà xưởng tăng nhanh chóng như vậy là do trong năm 2004 công ty đã thực hiện đầu tư 2 dự án lớn đó là Dự án đầu tư nhà ở Xuân La I ( với tổng mức đầu tư là 5990 triệu đồng) tiếp tục triển khai từ năm trước và Dự án đầu tư Xuân La II ( với tổng mức đầu tư là 31486 triệu đồng) là dự án đầu tư mới. Đầu tư vào nhà xưởng năm 2005 giảm 0,374% so với năm 2004 nhưng so với năm 2003 thì vốn đầu tư xây lắp vẫn tăng 247,25%. Sở dĩ giảm là do năm 2005 lúc này chỉ còn Dự án đầu tư Xuân La II là lớn chiếm nhiều vốn đầu tư thôi. Đầu tư vào nhà xưởng năm 2006 tăng 0,049% so với năm 2005 và tăng 247,42% so với năm 2003. Trong năm này có các Dự án đó là: Dự án đầu tư Xuân La II tiếp tục triển khai từ năm trước (Do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nên Dự án chậm so với tiến độ đặt ra) và Dự án cải tạo nhà ăn tập thể Chèm (Thời gian khởi công- hoàn thành 2006, Tổng dự toán được duyệt là 148,5 triệu đồng, Ước giá trị thực hiện từ khởi công đến 31/12/2006 là 148 triệu đồng, Đây là một Dự án thuộc nhóm C với nguồn vốn do Công ty tự huy động. Lượng vốn đầu tư vào nhà xưởng tăng dần qua các năm chứng tỏ Công ty cũng đã bước đầu quan tâm đến đời sống người dân lao động trong công ty. Các dự án công ty tiến hành đầu tư như là: Cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất XN H34; Trụ sở làm việc, xưởng gia công cơ khí, kho chứa vật tư, thiết bị thi công Đội xây dựng số 1; Nhà ở tập thể công nhân viên và xưởng thực hành hàn xí nghiệp lắp máy; Cải tạo gara XN H34… Ngoài đầu tư nhà kho, văn phòng công ty còn tiến hành đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, tạo điều kiện cho công nhân yên tâm công tác. 1.4.2.3.Đầu tư vào nguồn nhân lực: Nếu như tài sản cố định là nhân tố quan trọng quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc vận hành quá trình sản xuất kinhdoanh trong doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có nhà xưởng, có máy móc thiết bị hiện đại, có nguồn nhân lực đầy đủ cho sản xuất mà không có người lao động thì quá trình sản xuất cũng không thể diễn ra được. Tóm lại, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người lao động là yếu tố quan trọng, quyết định sự phát huy đồng bộ và có hiệu quả của các yếu tố khác. Vì vậy trong chiến lược phát triển, các doanh nghiệp không thể không chú trọng đến vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Để phát triển nguồn nhân lực thì công ty đã tổ chức nhiều khoá học để đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Cụ thể như: - Về chuyển giao công nghệ, nâng vật nặng kéo dự ứng lực công ty đã mời chuyên gia Pháp kết hợp với Điện công nghệ của Bộ Xây Dựng để hướng dẫn cho toàn công nhân viên trong công ty, tăng thêm kiến thức cho họ. - Hàng năm công ty đã tổ chức các lớp học để thi nâng bậc cho công nhân. - Công ty luôn luôn tạo điều kiện cho cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách giao cho họ ít việc hơn để họ có thời gian chuyên tâm vào việc học ngoài ra tất cả các cán bộ đã được cử đi học vẫn được trả 100% lương. - Mỗi năm công ty đã chi cho quỹ đào tạo trung bình khoảng 150 triệu đồng. Với đặc thù của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt, yêu cầu về trình độ kĩ thuật rất cao thì tầm quan trọng của nguồn nhân lực phải được đặt lên hàng đầu. * Trong năm 2004, cùng với việc đổi mới doanh nghiệp và bàn giao xí nghiệp cơ khí sang Công ty cổ phần, công ty đã bổ nhiệm 7 đồng chí là Giám đốc, phó Giám đốc xí nghiệp, trưởng phó các phòng ban công ty, 5 đồng chí là Giám đốc các Dự án. Đây là lực lượng trẻ có chuyên môn, có trách nhiệm. Tuy nhiên vẫn còn thiếu về kinh nghiệm tổ chức điều hành. Trong năm đã tuyển dụng 46 kĩ sư trẻ, tuyển dụng và đào tạo 207 công nhân kĩ thuật, trong đó có 10 lao động phục vụ lái cẩu, đã tổ chức nhiều lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn, chi phí cho đào tạo là 215 triệu đồng. Song một số ít trong lực lượng này chưa thực sự ổn định và an tâm về công việc. Việc tuyển dụng đào tạo, đào tạo lại lực lượng cán bộ và công nhân kĩ thuật đã được công ty triệt để quan tâm, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị và các ban điều hành Dự án vẫn còn thiếu hụt nhiều. * Trong năm 2005 công tác tổ chức, đào tạo, tuyển dụng đã được chú trọng và quan tâm, việc bổ sung kịp thời lực lượng cho các ban điều hành dự án đã đáp ứng phần nào yêu cầu. Lực lượng quản lý điều hành dự án, lực lượng kĩ thuật và công nhân kĩ thuật lành nghề đã được tăng cường. Trong năm chúng ta đã tuyển dụng 40 cán bộ quản lý kĩ thuật, công nhân kĩ thuật 64 người, bổ nhiệm một đồng chí là Giám đốc xí nghiệp, đã tổ chức nhiều lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn. Lực lượng trẻ mới tuyển dụng đã hoà nhập và thực sự an tâm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo yêu cầu của công việc. Việc cùng lúc thành lập nhiều Ban điều hành dự án, đã gây nên những bất cập trong việc tổ chức quản lý và điều hành thi công, lực lượng cho các ban điều hành dự án còn thiếu hụt, chất lượng chuyên môn chưa cao như dự án: Thuỷ lợi thuỷ điện Quảng Trị, dự án tổ hợp đồng Sin quyền, đặc biệt là lực lượng dự toán, kế hoạch. Tại một số dự án và đơn vị thành viên, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, chính quyền, công đoàn, hiện tượng trả chậm lương người lao động đã dần dần được khắc phục, kịp thời kích thích động viên người lao động trong công việc. Thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp, chúng ta đã tổ chức thực hiện phương án giải quyết lao động dôi dư theo chế độ chính sách của nhà nước quy định, động viên và giải quyết kịp thời theo Nghị định 41/CP được 180 người với kinh phí 4,7 tỷ đồng, trong đó kinh phí công ty cấp 512 triệu đồng. * Trong năm 2006, với điều kiện thị trường xây dựng cơ bản ngày càng phát triển, sự cạnh tranh về nguồn lực đặc biệt là nhân lực trong các đơn vị cùng ngành nghề ngày càng diễn biến phức tạp công tác tổ chức, đào tạo, tuyển dụng đã được chú trọng và có những điều chỉnh kịp thời, việc quan tâm và bổ sung lực lượng cho các đơn vị, các ban điều hành dự án, lực lượng kĩ thuật và công nhân kĩ thuật lành nghề đã được tăng cường. Trong năm công ty đã tuyển dụng 45 cán bộ quản lý, 16 công nhân kĩ thuật, bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại 18 đồng chí là Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh và nhiều trưởng phó phòng ban trong toàn Công ty. Tuy nhiên lực lượng xin đi cũng đáng kể - 36 gián tiếp, lực lượng trực tiếp xin chấm dứt và nghỉ hưu là 64 người. Lực lượng trẻ mới tuyển dụng đã hoà nhập và thực sự an tâm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo yêu cầu của công việc. Việc cùng triển khai thi công nhiều dự án lớn, trọng điểm: Lắp luyện đồng Sin quyền, gói thầu CV2 lọc dầu Dung Quất, Xi măng Thái Nguyên…đã gây nên những khó khăn trong việc tổ chức quản lý và điều hành thi công, lực lượng cho ban điều hành dự án còn thiếu hụt, chưa đồng bộ, chất lượng chuyên môn chưa cao đặc biệt là lực lượng thanh toán và xác định giá đầu vào, lực lượng quản lý kĩ thuật tại hiện trường có trình độ về ngoại ngữ chuyên môn cũng như ngoại ngữ giao tiếp còn hạn chế. 1.4.2.4. Đầu tư vào các lĩnh vực khác: Ngoài các lĩnh vực đầu tư trên công ty còn tham gia đầu tư vào các lĩnh vực khác như: Đầu tư vào nhà đất: Lĩnh vực đầu tư này còn khá mới mẻ ở công ty Xây lắp Hoá chất, lần đầu tiên công ty tham gia, còn thiếu kinh nghiệm vì vậy không tránh khỏi những bất cập trong quá trình triển khai làm thủ tục và thực hiện dự án đã ảnh hưởng đến việc quyết toán đầu tư khu Xuân La I và triển khai Xuân La II. Dự án Xuân La II đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý, được UBND thành phố có quyết định giao đất từ tháng 12/2004 và đã tổ chức khởi công vào tháng 3/2005, song công tác giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng đến việc thực thi dự án. Đầu tư vào thương hiệu: Trong cơ chế thị truờng hiện nay, doanh nghiệp muốn tạo được chỗ đứng trên thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý đầu tư cho thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm. Vấn đề thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phần nào phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Nhận biết được vai trò quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm từ lâu công ty đã có chiến lược đầu tư cho nội dung này và kết quả đạt được là hiện nay, công ty Xây lắp Hoá chất được biết đến qua các công trình lớn như Nhiệt điện Cao Ngạn, Khu tuyển- Tổ hợp đồng Sin quyền, Xi măng Hải Phòng mới, Xi măng Lam Thạch, Thuỷ lợi thuỷ điện Quảng Trị, Đuôi hơi 2.1 phần mở rộng v.v… được chủ đầu tư, tổng công ty và các công ty bạn bước đầu ghi nhận, được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao như Dự án lắp đặt điện đo lường tự động hoá- Hầm đường bộ đèo Hải Vân. Công ty chưa làm tốt công tác tự xây dựng thương hiệu riêng của chính mình. Công ty vẫn chưa có phòng Marketing và cũng không có chuyên gia thực sự am hiểu về lĩnh vực này. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại… mang tính chất đơn lẻ nằm chủ yếu ở các phòng như phòng cơ điện, phòng dự án, ban đầu tư nhà đất chứ chưa tập trung thống nhất vào một phòng chức năng chuyên biệt. Điều này hạn chế rất lớn đến hiệu quả của công tác marketing của công ty. Nguyên nhân là do lãnh đạo công ty chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động marketing, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của Tổng công ty, trên thực tế các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn khá tốt nên có thể đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự chủ quan xem nhẹ hoạt động này. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay. Các hoạt động quảng cáo, quảng bá chưa tốt. Công ty hầu như không có hoạt động quảng cáo, quảng bá nào đáng kể, thông tin về công ty không được phổ biến rộng rãi. Trong thời đại ngày nay thì hoạt động quảng cáo cho bất kì một công ty nào cũng được diễn ra trên mạng Internet tuy nhiên ở Công ty Xây lắp Hoá chất lại là một ngoại lệ. Các hoạt động quảng cáo cho công ty rất ít mà chỉ tập trung vào báo chí và truyền hình chứ Công ty không hề có trang web riêng để quảng cáo về mình. Đây là một hạn chế rất lớn so với các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài, họ luôn dành một phần ngân sách lớn cho các hoạt động quảng cáo, quảng bá cho doanh nghiệp của họ. Trong việc đầu tư cho nhãn hiệu một phần cũng do tập quán kinh doanh của người Việt Nam chưa thực sự quen với việc chú trọng đầu tư cho nhãn hiệu. Các máy tính của Công ty không kết nối mạng internet nên thông tin thu thập được không cập nhật. Đây cũng là một điểm yếu của Công ty khi mà thời đại ngày nay công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều 1.4.3. Đầu tư phát triển phân theo lĩnh vực kinh tế: 1.4.3.1. Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng: Công trình dân dụng thực chất là các công trình phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh dịch vụ và cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân. Hoạt động đầu tư vào xây dựng các công trình dân dụng, có thể được hiểu một cách chung nhất là hoạt động công ty tự bỏ vốn, góp vốn, hoặc vay vốn để tiến hành xây dựng các công trình dân dụng này và sau đó sẽ tiến hành kinh doanh các công trình đã xây dựng. Nhìn chung nội dung chủ yếu của các công trình xây dựng dân dụng bao gồm: Các khu đô thị và nhà ở, khách sạn, hệ thống cảng biển, đường giao thông, cơ sở hạ tầng để thực hiện kinh doanh các dịch vụ khác. Các công trình dân dụng đã được công ty thực hiện gồm: Trụ sở Sở văn hoá tỉnh - Tỉnh Phú Thọ (thời gian hoàn thành năm 2002, giá trị hợp đồng là 3127 triệu đồng); Ngân hàng công thương quận Hai Bà Trưng (thời gian hoàn thành năm 2001, giá trị hợp đồng 6752 triệu đồng); Nhà làm việc quân khu thủ đô (thời gian hoàn thành năm 2005, giá trị hợp đồng 6015 triệu đồng); Nhà ở chuyên gia Hàn Quốc (thời gian hoàn thành năm 1995, giá trị hợp đồng 3500 triệu đồng); Trụ sở nhà máy xi măng Lạng Sơn (thời gian hoàn thành năm 2002, giá trị hợp đồng 4472 triệu đồng)… 1.4.3.2. Đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp: Các công trình xây dựng công nghiệp bao gồm các công trình xây dựng để tạo cơ sở hạ tầng cho việc sản xuất và khai thác các sản phẩm công nghiệp. Như vậy có thể đưa ra một số ví dụ về công trình xây dựng công nghiệp như: nhà máy sản xuất gạch, nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, nhà máy sản xuất tấm lợp… Hoạt động đầu tư vào xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp được hiểu một cách chung nhất là việc công ty tự bỏ vốn, góp vốn, hoặc vay vốn để tiến hành đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp và sau đó sẽ tiến hành sản xuất kinh doanh các công trình đó. Các công trình công nghiệp đã được công ty thực hiện gồm: Nhà máy dệt kim Đông Xuân (thời gian hoàn thành năm 2004, giá trị hợp đồng 6374 triệu đồng); Nhà máy cà phê Biên Hoà Đồng Nai (thời gian hoàn thành 1999, giá trị hợp đồng 8015 triệu đồng); Nhà máy sản xuất bột ngọt VEDAN (thời gian hoàn thành 1999, giá trị hợp đồng 7300 triệu đồng); Nhà máy xi măng Thăng Long Bình Phước (thời gian hoàn thành năm 2007, giá trị hợp đồng 27000 triệu đồng); Nhà máy điện Phú Mỹ (thời gian hoàn thành năm 2004, giá trị hợp đồng 26000 triệu đồng); Nhà máy đóng tàu Ba Son thành phố Hồ Chí Minh (thời gian hoàn thành năm 1999, giá trị hợp đồng 15000 triệu đồng)…. 1.5. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian qua: 1.5.1. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty. 1.5.1.1. Đánh giá kết quả đầu tư: Trong giai đoạn vừa qua kết quả hoạt động đầu tư phát triển ở công ty Xây lắp Hoá chất đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, trước hết thể hiện ở tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2003-2006 là 142.990,663 triệu đồng trong đó xây lắp là 102.936,901 triệu đồng, máy móc thiết bị là 38.855,673 triệu đồng. Các hoạt động đầu tư khác phải nói là không đáng kể. Do đặc điểm của ngành xây lắp nên vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào máy móc thiết bị. Trong những năm qua, nhờ các hoạt động đầu tư phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển và trưởng thành của công ty. Cùng với mức tăng trưởng ổn định vững chắc, cơ sở sản xuất không ngừng được bổ sung phát triển, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, công ty cũng đã đạt được một số chỉ tiêu như sau: Bảng 1.14: Kết quả đạt được của công ty. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu Trđ 188.977 339.795 354.742 261.199 286.570 Lợi nhuận sau thuế Trđ 640,56 1027 1044 1481 1568 Thu nhập/người Nghìn đồng 1309,4 1395,7 1466,9 1525 1650 Đóng góp cho ngân sách Trđ 5196,87 9276,4 10322,9 7182,97 8281,873 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán). Cụ thể như sau: * Tốc độ tăng doanh thu các năm: Bảng 1.15: Tốc độ tăng doanh thu các năm: Đơn vị: Triệu đồng. Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (Kế hoạch) Doanh thu 188.977 339.795 354.742 261.199 286.570 260.000 So sánh liên hoàn (%) __ 79,8 4,4 -26,37 9,71 -9,27 ( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán). Doanh thu của các năm liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên doanh thu của 2 năm 2005 và 2006 lại giảm so với các năm còn lại. Sở dĩ 2 năm 2005 và 2006 doanh thu của công ty có giảm đi vì cạnh tranh trong đấu thầu còn phức tạp và quyết liệt, giá vật tư đầu vào liên tục biến động tăng: giá điện, xi măng, sắt thép, xăng dầu…cơ chế của ngân hàng tiếp tục thắt chặt đối với các doanh nghiệp xây lắp, lãi suất tín dụng tăng cao, công nợ tồn đọng do chia tách chưa có chuyển biến nhiều, số dư nợ vẫn còn lớn, đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc triển khai thực hiện các hợp đồng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong năm 2007, công ty chỉ đặt kế hoạch doanh thu là 260 tỷ đồng, còn thấp hơn so với năm 2006. Đây có thể là một chỉ tiêu khiêm tốn bởi vì trong năm 2007 công ty tiếp tục thi công nhiều công trình trọng điểm quốc gia có giá trị rất lớn nên thực tế doanh thu của công ty sẽ khá cao. * Giá trị tài sản cố định trong kì: Tài sản cố định là những công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập và hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu và có thể đưa vào sử dụng được ngay. Tài sản cố định bao hàm cả những thiết bị đã mua sắm và đã đủ điều kiện để đưa vào sử dụng. Bảng 1.16: Giá trị tài sản cố định huy động hàng năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Tổng vốn đầu tư thực hiện Trđ 11226,36 55350,85 35112,813 41300,64 Giá trị TSCĐ huy động Trđ 4338,998 21818,267 14515,64 18870,26 Tỷ lệ Giá trị TSCĐ/ Tổng vốn đầu tư thực hiện % 38,65 39,42 41,34 45,69 (Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của các phòng ban). Qua bảng số liệu trên ta thấy tuy giá trị tài sản cố định huy động qua các năm là khác nhau nhưng tỷ lệ giá trị tài sản cố định trên tổng vốn đầu tư thực hiện lại tăng dần qua các năm điều đó chứng tỏ ít có sự thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư của công ty, tình trạng ứ đọng vốn ít. * Thị phần: Để xác định thị phần của Công ty ta có thể sử dụng chỉ tiêu doanh thu của Công ty so với doanh thu ngành Xây dựng. Bảng1.17: Thị phần của Công ty Xây lắp Hoá chất. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu ngành xây dựng Tỷ đồng 84426 111424 109621 110760 116850 Tốc độ phát triển liên hoàn % __ 31,97 -1,62 1,04 5,49 Doanh thu của công ty Tỷ đồng 188,977 339,795 354,742 261,199 286,6 Tốc độ phát triển liên hoàn % __ 79,8 4,4 -26,37 9,7 Doanh thu công ty / Doanh thu ngành xây dựng 0,00223 0,00305 0,00324 0,00236 0,00245 (Nguồn: Tổng cục thống kê). Thị phần của công ty được thể hiện qua tỷ số doanh thu công ty/ doanh thu ngành xây dựng, tỷ số này càng cao chứng tỏ thị phần công ty càng tăng lên. Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2002 đến năm 2004 tỷ số này không ngừng tăng lên điều đó chứng tỏ trong 3 năm này thị phần của công ty không ngừng tăng lên. Năm 2002, doanh thu công ty/ doanh thu ngành xây dựng là 0,00223 nhưng sang năm 2003 thì là 0,00305 tương ứng với tốc độ tăng doanh thu ngành xây dựng là 31,97% tốc độ tăng doanh thu của công ty là 79,8%. Trong năm này hoạt động đầu tư của công ty có hiệu quả nên đã làm cho thị phần của công ty tăng lên. Nhưng sang năm 2005 thì tỷ số doanh thu công ty/ doanh thu ngành xây dựng lại giảm xuống còn 0,00236, tỷ số này giảm vì trong năm này doanh thu của công ty giảm 26,37% so với năm 2004 chính vì vậy mà thị phần của công ty cũng giảm theo. Đến năm 2006, công ty chuyển sang mô hình mới là Công ty TNHH nhà nước một thành viên, với mô hình mới này đã làm cho doanh thu của công ty tăng 9,7% so với năm 2005 và làm cho doanh thu công ty / doanh thu ngành xây dựng tăng lên là 0,00245, điều này cũng đồng nghĩa với việc thị phần của công ty tăng lên. Với những khó khăn bước đầu công ty đã vượt qua và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường lắp máy. 1.5.1.2. Đánh giá hiệu quả đầu tư: Để có thể đánh giá được một cách toàn diện về hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp thì hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển phải được xem xét trên cả hai khía cạnh: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. * Hiệu quả tài chính: Bảng 1.18: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng hợp: Đơn vị: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Vốn đầu tư thực hiện 11226,36 55350,85 35112,813 41300,64 2 Tài sản cố định huy động 4338,988 21818,267 14515,64 18870,26 3 Doanh thu 339795 354742 261199 286570 4 Doanh thu tăng thêm 14947 -93543 25371 5 Lợi nhuận 1027 1044 1481 1568 6 Lợi nhuận tăng thêm 17 437 87 7 Doanh thu/Vốn đầu tư 30,27 6,41 7,44 6,94 8 Doanh thu tăng thêm/Vốn đầu tư 2,7 -2,66 0,614 9 Lợi nhuận/ Vốn đầu tư 0,0915 0,0187 0,0422 0,038 10 Lợi nhuận tăng thêm/Vốn đầu tư 0,000307 0,0124 0,00211 11 Tài sản cố định huy động/Vốn đầu tư 0,3865 0,3942 0,4134 0,4569 (Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu các phòng ban). - Doanh thu và doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện: Doanh thu trên vốn đầu tư thực hiện phản ánh khi bỏ ra một đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả của vốn đầu tư thực hiện để đem lại doanh thu cho công ty còn nhiều hạn chế bởi vì từ năm 2004 trở đi hệ số này có xu hướng chung là giảm dần. Vào năm 2003, một đồng vốn đầu tư bỏ ra tạo ra được 30,27 đồng doanh thu thì năm 2004 một đồng vốn đầu tư bỏ ra tạo ra được 6,41 đồng doanh thu, năm 2005 một đồng vốn đầu tư bỏ ra tạo ra được 7,44 đồng doanh thu, năm 2006 một đồng vốn đầu tư bỏ ra tạo ra được 6,94 đồng doanh thu. Tuy nhiên sự sụt giảm giữa các năm chênh lệch nhau không đáng kể, năm 2003 có doanh thu trên vốn đầu tư cao nhất chứng tỏ rằng trong năm đó công ty làm ăn rất có hiệu quả tuy nhiên các năm sau thì lại giảm dần đi. Chính vì vậy mà đây cũng là một hạn chế mà công ty cần khắc phục, nó cho ta thấy rõ những bất hợp lý còn tồn tại trong đầu tư. Tương ứng với sự biến động của doanh thu trên vốn đầu tư thực hiện doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện cũng có xu hướng giảm qua các năm trong thời kì nghiên cứu. Trong năm 2005, doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện lại là một số âm điều đó chứng tỏ trong năm này hoạt động đầu tư của công ty không mang lại hiệu quả cho công ty. Khắc phục hiện tượng này trong năm 2006, kết quả đã có chuyển biến, doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện đã tăng lên và bằng 0,614. Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu và doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện, chúng ta có thể đề cập đến tiêu chí lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện. - Lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện: Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì chủ đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm. Năm 2003, lợi nhuận trên vốn đầu tư thực hiện của công ty đạt 0,0915, sang tới năm 2004 con số này đạt 0,0187, năm 2005 là 0,0422 và đạt 0,038 vào năm 2006. Sự biến động theo xu hướng giảm của lợi nhuận trên vốn đầu tư cho thấy hiệu quả của hoạt động đầu tư chưa cao. Mặt khác cũng do vốn đầu tư biến động không đều nên các chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư cũng biến động không đều. Song song với sự biến đổi chỉ tiêu tài chính lợi nhuận trên vốn đầu tư thực hiện là chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện. Tuy năm 2005 doanh thu tăng thêm có giảm so với năm 2004 là 93454 triệu đồng nhưng đến lợi nhuận tăng thêm thì năm 2005 lại tăng so với năm 2004 là 437 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư có những biến đổi bất thường mà ta không thể dự đoán trước được.Mặt khác cũng do Xây lắp Hoá chất là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mà đặc điểm của những dự án đầu tư xây dựng là luôn cần một thời gian xây dựng dài, tổng vốn đầu tư lớn chính vì vậy mà các công trình chưa thể phát huy tác dụng ngay để thu được lợi nhuận một cách nhanh chóng. - Tài sản cố định huy động trên vốn đầu tư thực hiện: Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng vốn đầu tư bỏ ra, sẽ tạo ra thêm bao nhiêu giá trị tài sản cố định huy động. Hệ số tài sản cố định huy động trên vốn đầu tư thực hiện phản ánh việc đồng vốn đầu tư có đạt hiệu quả hay không. Khác với hai chỉ tiêu đã trình bày ở trên, chỉ tiêu tài sản cố định tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện cho biết hiệu quả tài chính của việc thực hiện vốn đầu tư trên phương diện tạo ra những tài sản cho dự án, chứ không thể hiện khả năng sinh lợi của những đồng vốn đó như hai chỉ tiêu đầu. Qua bảng số liệu trên ta thấy biến động của tài sản cố định trên vốn đầu tư thực hiện có xu hướng tăng dần. Năm 2003, chỉ tiêu này đạt 0,3865, năm 2004 là 0,3942, năm 2005 là 0,4134, năm 2006 là 0,4569. Biến thiên của chỉ tiêu tài sản cố định huy động tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện cho thấy hiệu quả vốn đầu tư trên phương diện tạo tài sản cố định đạt hiệu quả tương đối cao và có xu hướng ổn định. * Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư: Về mặt lý thuyết, có thể hiểu lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra thực hiện đầu tư. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của công ty như: Mức đóng góp cho ngân sách, số lao động và thu nhậop bình quân và các hiệu quả kinh tế xã hội khác. - Mức đóng góp cho ngân sách: Bảng 1.19: Mức đóng góp cho ngân sách của công ty Xây lắp Hoá chất: Đơn vị: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Doanh thu 188977 339795 354742 261199 286570 2 Đóng góp cho ngân sách 5196,87 9276,4 10322,9 7182,97 8281,873 (Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo sản xuất kinh doanh hàng năm). Qua bảng số liệu trên ta thấy mức đóng góp cho ngân sách của công ty là không đều qua các năm điều đó chứng tỏ công ty chưa có kế hoạch nộp ngân sách ổn định cho cả thời kì, tuy nhiên nó vẫn chiếm từ 2,7% đến 2,9% doanh thu. - Lao động và thu nhập: Qua một cuộc khảo sát của Tổng công ty xây dựng Việt Nam kể từ khi Tổng công ty tiến hành chuyển đổi mô hình doanh nghiệp của các công ty con, thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp, tính trung bình trong số 22 đơn vị được khảo sát đạt 1.734.000 đồng/người/tháng. Trong số những đơn vị đạt thu nhập thấp hơn 2.000.000 đồng/người/tháng có: Cơ quan tổng công ty ( bao gồm cả trung tâm xuất nhập khẩu và trung tâm xuất khẩu lao động), trung tâm tư vấn thiết kế và xây dựng, công ty cổ phần bê tông Ly tâm Thủ Đức, công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4. Các đơn vị có mức thu nhập khá còn có: công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp, công ty cổ phần kết cấu thpé xây dựng , công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 2, công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất, công ty cổ phần cơ khí Xây lắp Hoá chất, công ty cơ khí hoá chất Hà Bắc, công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 5, công ty cổ phần cơ khí Hồng Nam. Đơn vị có thu nhập thấp là công ty cổ phần Phú Diễn. Qua cuộc khảo sát trên ta thấy, Xây lắp Hoá chất là một trong những công ty có mức thu nhập khá trong tổng công ty. Điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư phát triển cũng góp phần nào đóng góp tích cực vào vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, làm cho đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện. .Bảng 1.20: Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên: Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Tiền lương bình quân người/ tháng Nghìn đồng 1309,4 1395,7 1466,9 1525 1650 Tốc độ tăng liên hoàn tiền lương bình quân % -- 6,59 5,1 3,96 8,2 ( Nguồn: Phòng Kinh tế lao động). So với các ngành khác thì tiền lương của người lao động trong công ty Xây lắp Hoá chất như vậy cũng là tương đối cao tuy nhiên so với các doanh nghiệp cùng ngành thì như vậy là vẫn thấp. Qua bảng số liệu trên ta thấy tiền lương tăng đều đặn qua các năm, tốc độ tăng ổn định từ 3,96-8,2%. Tiền lương năm 2003 tăng so với năm 2002 là 6,59%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 5,1%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 3,96%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8,2%. Nhờ hoạt động đầu tư phát triển của công ty có hiệu quả mà nó góp phần làm cho thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng theo. Dưới đây là đồ thị biểu thị tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên qua các năm. - Các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác: Bên cạnh những chỉ tiêu kinh tế xã hôi đã được trình bày ở trên, hoạt động đầu tư phát triển của công ty Xây lắp Hoá chất còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội khác như: Đối với các dự án xây dựng công nghiệp thì sản lượng cung cấp của các dự án này đã góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp của các công trình xây dựng trong nước. Đối với các dự án lắp dựng kết cấu và thiết bị thì nhờ có hệ thống thiết bị hiện đại mà công ty có thể thi công được những công trình mang tầm cỡ quốc gia như ống khói cao 115m - Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn – Thái Nguyên, thi công đổ bê tông trượt kết hợp nâng sàn silô bột liệu – Nhà máy xi măng Bỉm Sơn Thanh Hoá… 1.5.2. Thành tựu: - Mặc dù nền kinh tế nước ta không ngừng thay đổi nhưng công ty Xây lắp Hoá chất vẫn tồn tại và phát triển trong thời gian gần 40 năm qua. Điều đó chứng tỏ công ty phải thật vững mạnh mới có thể tồn tại được trong một thời gian lâu như vậy. - Công ty đã tiếp cận được với các nguồn vốn vay, chủ động trong việc tìm kiếm và huy động các nguồn vốn, đặc biệt công ty đã có nhiều cố gắng tài trợ cho hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản để lại của công ty. - Công ty có một đội ngũ công nhân viên khá hùng hậu với 220 kỹ sư và cán bộ trình độ đại học và sau đại học, 109 trung cấp kĩ thuật và quản lý, 718 công nhân kĩ thuật, 380 lao động phổ thông. Với lực lượng hùng hậu đó có thể đủ sức thi công các công trình lớn, các công trình trọng điểm quốc gia. Bảng 1.21: Các công trình thực hiện trong những năm gần đây nhất: TT Tên công trình Chủ đầu tư Địa điểm Thời gian h.thành Giá trị HĐ (Tr. Đ) Nội dung công việc I. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT, PHÂN BÓN, DẦU NHỜN 1 Công ty Phân đạm & Hoá chất Hà Bắc C.ty Đạm & HC Hà Bắc Hà Bắc GĐ1: 1994 GĐ2: 2002 12000 170000 - Thi công phần mở rộng nhà máy -Xây lắp toàn bộ nhà máy 2 Công ty phân bón Cần Thơ C.ty Phân bón Cần Thơ Cần Thơ 1999 4000 Xây dựng, lắp đặt nhà xưởng Zamil 3 Nhà máy sản xuất chất hoạt động bề mặt LAS C.ty TNHH Hoá chất PTN Hải Phòng 1999 16000 Tổng thầu Xây lắp 4 Nhà máy LG- MECA Hải Dương Hàn Quốc Sao Vàng Hải Dương 2000 17000 Cải tạo và nâng cấp các xưởng sản xuất 5 Công ty đất đèn & Hoá chất Tràng kênh C.ty ĐĐ&HC Tràng Kênh Hải Phòng 2001 4848 Tổng thầu xây lắp 6 Gói thầu 2D- Công ty Cao su Sao Vàng C.ty Cao su Sao Vàng Hà Nội 2002 8398 Xây dựng mở rộng Xưởng săm lốp 300000 bộ/ năm 7 Nhà máy phân vi sinh C.ty Hoá chất Vinh Nghệ An 2002 3205 Xây dựng và lắp đặt toàn bộ hệ thống công nghệ 8 C.ty Supe Lâm Thao C.ty Supe Lâm Thao Vĩnh Phúc 2002 5795 Công tác Xây dựng 9 Nhà máy đạm Phú Mỹ TĐ Samsung Phú Mỹ 2003 8700 Công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị công nghệ 10 Nhà máy sản xuất phân bón DA Nhà máy phân bón DAP Đồng Nai 2004 9711 Công tác xây lắp 11 Nhà máy đồng Sin Quyền TCT Hoá chất Việt Nam Lao Cai 2006 22000 Công tác xây lắp II. CÔNGTRÌNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC MỎ VÀ LUYỆN KIM 1 Nhà máy cán thép nóng Bình Định LD Việt Hàn Bình Định 2001 7065 Xây dựng nhà xưởng & lắp đặt thiết bị 2 Nhà máy cán thép Việt Ý Nhà máy thép Việt Ý 2002 4165 Công tác xây dựng 3 Nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ NM thép cán nguội Phú Mỹ Phú Mỹ 2004 23868 Công tác xây dựng III. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ TẠO VÀ LẮP RÁP 1 Nhà máy lắp ráp Xe máy VMEP Tập đoàn CHINFONG Hà Tây 1995 25000 Tổng thầu: thiết kế, xây dựng và lắp đặt. Sử dụng nhà tiền chế zamil 13000m2. 2 Nhà máy ORION METAL Orion Metal Co.Ltd Sài Đồng Gia Lâm 1997 6500 Công tác xây dựng 3 Nhà máy kính nổi Bắc Ninh NM kính nổi Bắc Ninh Bắc Ninh 1998 5100 Công tác xây dựng 4 Nhà máy đóng tàu Ba Son XNLH Ba Son TP Hồ Chí Minh 1999 15000 Thi công xưởng sản xuất, lắp 2 cẩu trục 30 tấn 5 Nhà máy VSP Nội Bài N/m VSP Nội Bài Hà Nội 1999 12500 Xây dựng, lắp đặt IV. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN 1 Đường điện Lai Châu Tỉnh Lai Châu Lai Châu 1999 3300 Đường dây 110KV 2 Trạm điện Sin Hồ, Phong Thổ, Lai Châu Điện lực Lai Châu Lai Châu 2002 5740 Xây lắp trạm biến áp, thiết bị 3 Xây lắp trạm điện Sông Thao Phú Thọ Điện lực Lai Châu Lai Châu 2002 1900 Xây lắp trạm biến áp, thiết bị 4 Xây lắp trạm điện Cam Đường Lao Cai Điện lực Lao Cai Lao Cai 2002 830 Xây lắp trạm biến áp 5 Nhà máy điện Phú Mỹ NM Điện Phú Mỹ Phú Mỹ 2004 26000 Xây lắp trạm biến áp 6 Nhà máy điện Quảng Trị TCT Điện Việt Nam Quảng Trị 2006 18822 Công tác xây lắp V. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG 1 NM lắp ráp tivi màu LG- SEL Liên doanh LG- SEL Hưng Yên 1996 18000 Xây dựng và lắp đặt thiết bị điện nước 2 Nhà máy thiết bị điện tử viễn thông VIETEL Hà Tây Liên doanh Nhật- Mỹ- VN Hà Tây 1998 41092 Tổng thầu xây dựng, thiết bị điện, nước 3 Công ty sản xuất tổng đài VKX Liên doanh Việt- Hàn Hà Nội 1998 8200 Tổng thầu xây dựng, lắp điện nước nhà sản xuất chính VI. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP SX VẬT LIỆU XÂY DỰNG 1 Nhà máy xi măng Tam Điệp NM Xi măng Tam Điệp Tam Điệp- Ninh Bình 2004 51000 Xây dựng các hạng mục chính 2 Nhà máy xi măng La Hiên C.ty than nội địa Thái Nguyên 2004 7371 Cụm si lô chứa nguyên liệu 3 Nhà máy xi măng Hải Phòng mới NM Xi măng Hàng hoáải Phòng Hải Phòng 2005 37353 Xây dựng các hạng mục chính 4 Nhà máy xi măng Lam Thạch NM Xi măng Lam Thạch Hải Phòng 2006 56756 Xây dựng các hạng mục chính 5 Nhà máy xi măng Thăng Long NM Xi Măng Thăng Long Bình Phước 2007 27000 Tổng thầu xây dựng VII. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ( NÔNG, LÂM, HẢI SẢN); DƯỢC PHẨM 1 Hệ thống bồn chứa mật rỉ Liên doanh Việt- Đài Loan Q.nhơn, Cửa lò, Ninh Bình 1999 7300 Thiết kế, thi công móng, chế tạo và lắp đặt 3 bồn, mỗi bồn V= 3500m3 2 Nhà máy đường Quảng Ngãi N/máy đường Quảng Ngãi Quảng Ngãi 1999 13000 Công tác xây dựng 3 Nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan C.ty TNHH Vedan Đồng Nai 1999 7300 Xây móng, chế tạo, và lắp dựng bồn thép 4 Nhà máy cà phê Biên Hoà Đồng Nai NM cà phê Biên Hoà Biên Hoà 1999 8015 Công tác xây dựng VIII. CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP DỆT; MAY; DA; GIÀY; NHỰA; SÀNH SỨ THUỶ TINH 1 Nhà máy may Hà Nam C.ty may Thăng Long Hà Nam 2002 9676 Xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị 2 Nhà máy sản xuất bao bì Sài Gòn (Gói số I&II) C.ty TNHH BB & TM Sài Gòn TP HCM 2002 5283 1524 Xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị 3 Nhà máy dệt kim Đông Xuân NM dệt kim Đông Xuân Hà Nội 2004 6374 Công tác xây dựng 4 Nhà máy giầy Tiên Lãng NM giấy Tiên Lãng Hải Phòng 2005 10687 Công tác xây dựng 5 Nhà máy dệt kim Hưng Yên NM dệt kim Hưng Yên Hưng Yên 2005 11803 Công tác xây dựng IX. CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG, GIAO THÔNG, THUỶ LỢI 1 Dự án cấp nước sạch cho thành phố Quy Nhơn BQLDA cấp nước sạch QN Quy Nhơn 2002 4795 Xây dựng & lắp đặt hệ thống cấp nước 2 Hệ thống cấp thoát nước sân bay quốc tế Nội Bài TCT HK Việt Nam Hà Nội 2002 12132 Xây dựng và lắp đặt hệ thống cấp thoát nước toàn bộ sân bay 3 Hệ thống cấp thoát nước Khu I Đồ Sơn TP Hải Phòng Hải Phòng 2002 3585 Xây dựng hệ thống cấp thoát nước 4 Hầm đèo Hải Vân Bộ GTVT Hải Vân 2004 6306 Lắp đặt hệ thống điện X. CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG 1 Ngân hàng công thương quận Hai Bà Trưng NH C.thương Việt Nam Hà Nội 2001 6752 Tổng thầu xây dựng và lắp đặt thiết bị 2 Dự án nâng cấp các trường tiểu học miền núi phía Bắc Ban QLDA NC trường TH Cao Bằng 2001 3698 Công tác xây dựng 3 Sân vận động Vinh Sở TDTT Nghệ An Thành phố Vinh 2001 9476 Công tác xây dựng 4 Trường dậy nghề tỉnh Phú Thọ Sở LĐTB- XH Phú Thọ Phú Thọ 2003 8036 Tổng thầu xây dựng, lắp đặt 5 Trụ sở Sở VHTT- TT tỉnh Phú Thọ Sở VHTT- TT Phú Thọ Phú Thọ 2002 3127 Tổng thầu xây dựng, cải tạo & nâng cấp trụ sở làm việc 6 Trụ sở Nhà máy Xi măng Lạng Sơn NM XM Lạng Sơn Lạng Sơn 2002 4472 Công tác xây dựng 7 Nhà làm việc Quân khu thủ đô QK Thủ đô Hà Nội 2005 6015 Công tác xây dựng ( Nguồn: Hồ sơ giới thiệu Công ty). - Công ty đã chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ công nhân kĩ thuật, công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề và tổ chức thi nâng bậc cho công nhân. - Đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, thu nhập của người lao động năm sau luôn cao hơn năm trước. Công ty cũng có chế độ lương thưởng cho cán bộ công nhân viên hợp lý. - Công ty đã có rất nhiều nỗ lực đầu tư mua sắm máy móc thiết bị công nghệ phục vụ quá trình thi công với hai Dự án đầu tư lớn đó là dự án đầu tư mua cần trục bánh xích sức nâng 250T và dự án đầu tư thiết bị và hệ thống mâm sàn, cốp pha để thi công ống khói bằng công nghệ cốp pha trượt. Công ty Xây lắp Hoá chất được biết đến với hai dự án đầu tư nổi tiếng này. Xây lắp Hoá chất là một trong hai công ty đầu tiên có công nghệ này. Chính vì thế mà nó góp phần nâng cao vị thế của công ty đối với các doanh nghiệp cùng ngành nói riêng cũng như đối với các doanh nghiệp ngoài ngành nói chung. Phát huy nội lực thế mạnh và thương hiệu của công ty tại một số lĩnh vực: Trượt kết hợp nâng vật nặng, trượt khung cứng vách cứng, lắp máy, lắp điện đo lường tự động hoá và quản lý điều hành dự án… công ty đã được tham gia thi công các dự án thuộc: Tập đoàn than- khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Hoá chất, Tổng công ty Dệt may, Tổng công ty Điện lực…các nhà đầu tư hoặc thầu chính là nước ngoài: Nhà thầu TECHNIP – Dự án trọng điểm của nhà nước: gói thầu CV2 – nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà thầu Hàn Quốc – sân gôn Hoà Bình, nhà thầu VINAFUJI – công trình Toto, Citizen… - Công ty đã được chứng nhận công trình đạt huy chương vàng chất lượng ngành xây dựng như: Bộ Xây Dựng và Công đoàn Xây Dựng Việt Nam tặng Bằng chất lượng cao Công ty Xây lắp Hoá chất - Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam – Đơn vị đạt chất lượng cao công trình, sản phẩm xây dựng công nghiệp Việt Nam - Được tặng cờ bảo đảm chất lượng năm 2000, Bộ Xây Dựng và Công đoàn Xây Dựng Việt Nam tặng Huy chương vàng chất lượng cao công trình, sản phẩm xây dựng Việt Nam năm 1999 – Nhà máy VSP Nội Bài - Công ty TNHH sản phẩm thép Việt Nam, Bộ Xây Dựng và Công đoàn Xây Dựng Việt Nam tặng huy chương vàng chất lượng cao công trình, sản phẩm xây dựng Việt Nam năm 2000 – Nhà ép và lò hơi thuộc Dự án mở rộng Nhà máy đường Quảng Ngãi, Bộ Xây Dựng và Công đoàn Xây Dựng Việt Nam năm 1999 tặng huy chương vàng chất lượng cao công trình, sản phẩm xây dựng Việt Nam năm 1999 - Trụ sở làm việc và cho thuê Công ty Xây lắp Hoá chất, Bộ Xây Dựng và Công đoàn Xây Dựng Việt Nam tặng huy chương vàng chất lượng cao công trình, sản phẩm xây dựng Việt Nam năm 1999 – Nhà chính Công ty liên doanh Thiết bị Tổng đài V.K.X. - Do là một công ty thuộc lĩnh vực xây dựng cho nên hiện tượng mất an toàn lao động là phổ biến. Tuy nhiên do được lãnh đạo công ty và các đơn vị thành viên đặc biệt quan tâm, nội quy an toàn và trang bị an toàn lao động được phổ biến đến từng người lao động, từng công trường, các công trường đều có cán bộ an toàn và vệ sinh môi trường vì vậy hiện tượng mất an toàn lao động hiếm khi xảy ra. Đây là một ưu điểm khá lớn của công ty so với các doanh nghiệp khác vì nó giúp cho công nhân yên tâm công tác hơn. 1.5.3. Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được công ty vẫn còn những hạn chế cần khắc phục: 1.5.3.1. Công tác đầu tư và quản lý sau đầu tư: Việc quản lý đầu tư và sau đầu tư còn nhiều bất cập, công ty đã ban hành quy định về đầu tư nội bộ theo quyết định số 537/KH-XLHC ngày 25/8/2003 để đưa việc quản lý đầu tư theo đúng quy định, tuy nhiên một số đơn vị chưa chấp hành quy định này, hiện tượng tự ý đầu tư vẫn còn, hồ sơ quyết toán không đầy đủ, quyết toán chậm đã ảnh hưởng đến việc hạch toán chi phí và điều hành chung toàn công ty. Công tác quản lý sau đầu tư còn nhiều hạn chế, sự tương hỗ giữa các đơn vị và giữa các bộ phận vẫn còn có những bất cập, chưa thực sự khai thác tối đa công suất của thiết bị sẵn có, việc thu hồi vốn đầu tư phải chờ đến khi quyết toán xác định hiệu quả thi công. 1.5.3.2. Công tác tổ chức, đào tạo và lao động tiền lương: Việc tuyển dụng đào tạo, đào tạo lại lực lượng cán bộ và công nhân kĩ thuật đã được công ty triệt để quan tâm, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị và các ban điều hành dự án vẫn còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, chất lượng chuyên môn chưa cao đặc biệt là lực lượng thanh toán và xác định giá đầu vào, lực lượng quản lý kĩ thuật, lực lượng quản lý kĩ thuật tại hiện trường có trình độ về ngoại ngữ chuyên môn cũng như ngoại ngữ giao tiếp còn hạn chế. Mặt khác ở một số phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, mối liên hệ chưa được thường xuyên, không tạo ra sự gắn kết kể cả trên công ty và các đơn vị thành viên, vì vậy một số thông tin điều hành và quản lý chưa đáp ứng kịp yêu cầu sản xuất. Tại một số dự án và đơn vị thành viên, hiện tượng trả lương cho người lao động chậm, không kịp thời, chưa đúng các quy định của công ty đã gây nên những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng tới việc điều hành thi công và uy tín công ty trên thương trường. Việc chấp hành các quy chế quy định của công ty chưa được các đơn vị quan tâm và thực hiện kịp thời đã ảnh hưởng đến việc điều hành chung toàn công ty, hiện tượng các đơn vị thành viên, các ban điều hành dự án chấp hành chậm hoặc không đầy đủ nội dung yêu cầu vẫn còn phổ biến. 1.5.3.3. Hạn chế về vốn đầu tư: - Khó khăn lớn nhất của công ty là thiếu vốn đặc biệt là vốn vay dài hạn, vốn đầu tư của công ty chủ yếu là vốn tự có, vốn vay trung hạn và một phần rất nhỏ là vốn từ ngân sách nhà nước. Cơ chế của Ngân hàng tiếp tục thắt chặt đối với các doanh nghiệp xây lắp, lãi suất tín dụng tăng cao đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc triển khai thực hiện các hợp đồng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn còn chưa đạt được hiệu quả cao. - Do thiếu vốn nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị còn gặp một số khó khăn, công ty phải mua lại những thiết bị cũ mà những thiết bị này có nguy cơ hao mòn vô hình rất cao. Năng lực máy móc thiết bị thi công được đánh giá là khá hùng hậu nhưng nhiều loại máy móc chưa được đồng bộ nên chưa phát huy được hết công suất. 1.5.3.4. Hạn chế trong công tác kế hoạch hoá đầu tư và lập dự án đầu tư: - Công tác lập dự án đầu tư cũng như mua sắm còn chậm, việc thực hiện các thủ tục đầu tư, đấu thầu đôi khi còn xảy ra sai sót,do đó làm giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư. - Công tác kế hoạch hoá đầu tư còn yếu, thường phải bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư chẳng hạn như dự án đầu tư Xuân La II dự tính thời gian khởi công là năm 2004 nhưng đến tận năm 2005 mới thực hiện được do công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn. Việc hoạch định chiến lược phát triển, lập và thực thi kế hoạch dài hạn được thực hiện rất chậm, do đó không định hướng hoạt động rõ ràng, gây khó khăn trong việc định hướng phát triển và điều hành chính sách kinh doanh ở các cấp quản lý. Công tác quản lý có tiến bộ nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu các văn bản pháp quy về quản lý điều hành, định mức kinh tế kĩ thuật, lao động… 1.5.3.5. Công tác thị trường và nhận việc làm: Công tác thị trường chưa thực sự được quan tâm, sự chủ động quan hệ với các đối tác để tìm kiếm công ăn việc làm vẫn còn nhiều lúng túng, còn trông chờ vào sự giao việc của tổng công ty. Vì vậy một số hợp đồng đã kí trong các năm vừa qua không có hoặc có giá trị rất thấp. Trong các năm vừa qua thị trường và nhận việc làm vẫn còn nhiều hạn chế: Một số đơn vị còn thiếu việc làm đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, công việc tập trung nhiều vào thời điểm cuối năm, một số công trình còn bị thầu chính và chủ đầu tư nhắc nhở nhiều về tiến độ và chất lượng đã làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu công ty trên thương trường, vẫn còn nhiều công trình có giá trị nhỏ, phân tán, nguồn vốn giải ngân chậm. 1.5.3.6. Công tác tài chính kế toán và quản lý chi phí sản xuất: Với chủ trương xuyên suốt “Tập trung thu vốn và đặc biệt là thu hồi công nợ tồn đọng” việc thu vốn và thu nợ tồn đọng đã được công ty và các đơn vị thành viên quan tâm tuy nhiên nhiều công trình công ty đã bàn giao cho chủ đầu tư để đưa vào sử dụng nhưng nguồn vốn thanh toán luôn bị chậm, chưa đủ tài liệu, hồ sơ cho việc đối chiếu, quyết toán xác định công nợ, công nợ phải thu nhưng khả năng thu được là rất khó khăn, nguồn vốn vay trong quá trình thi công chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù để chủ động về tài chính cho các đơn vị thành viên trong việc quản lý và tố chức thi công, công ty đã uỷ quyền cho các đơn vị trực tiếp quan hệ với chủ đầu tư để tổ chức thi công, nghiệm thu thanh quyết toán và thu vốn nhưng kết quả chưa cao, đặc biệt là thực hiện nghĩa vụ trích nộp với công ty chưa được quan tâm. Việc hạch toán doanh thu chưa đầy đủ cơ sở, hạch toán chi phí chưa dựa vào giá thành dự toán, thậm chí quản lý theo dạng thực thanh, thực chi. Tình trạng thiếu chứng từ, chứng từ chưa hợp lệ, tập hợp chi phí chậm, thiếu chính xác vẫn còn xảy ra. Mặc dù công ty đã ban hành quyết định số 927/LP-KH-TC-TL-Xây lắp Hoá chất ngày 26/11/2003 quy định về quản lý, thanh quyết toán, cập nhập chứng từ. Lực lượng chuyên môn có kinh nghiệm cho công tác xác định giá đầu vào, thanh quyết toán với thầu chính và chủ đầu tư, hạch toán kế toán còn thiếu và non kém về nghiệp vụ, chưa thực sự chủ động với công việc chuyên môn. Việc thực hiện nghĩa vụ trích nộp với công ty chưa được các đơn vị thành viên quan tâm. 1.5.3.7. Công tác tổ chức điều hành sản xuất: Qua việc điều hành và quản lý thi công dự án công ty còn bộc lộ một số tồn tại: - Nhiều dự án triển khai đồng thời cùng lúc, địa bàn hoạt động rộng, phân tán và dàn trải, tiến độ thi công gấp… nên thiếu hụt về lực lượng, nhất là lực lượng kế hoạch dự toán, lực lượng kĩ sư và công nhân kĩ thuật trong khi đó lực lượng cán bộ quản lý điều hành dự án, cán bộ kĩ thuật chưa thực sự đồng bộ giữa các bộ phận, còn non kém về trình độ chuyên môn, một số kĩ sư trẻ lần đầu tham gia quản lý và điều hành vì vậy đôi lúc còn lúng túng, chưa đáp ứng kịp thời các yêu cầu xử lý công việc tại hiện trường. - Một số dự án tiến độ thi công gấp, mặt bằng chật hẹp, vừa sản xuất vừa thi công, thiết bị phục vụ cho công tác thi công thiếu và không đồng bộ… vì vậy đã ảnh hưởng phần nào đến tiến độ, chất lượng. - Một số Giám đốc dự án chưa thực sự phát huy là đầu tàu để thúc đẩy hoạt động ban điều hành dự án một cách đồng bộ và kích thích để phát huy khả năng từng nhân tố trong ban điều hành. Ở một số dự án còn mang nặng hình thức quản lý đồng đội, chưa xứng với tầm của một ban điều hành quản lý theo hệ thống. - Một số dự án có nhiều nội dung công việc cùng triển khai đồng thời: phần xây, trượt, lắp ống, lắp thiết bị và điện… việc kết hợp và liên hệ giữa các bộ phận được phân công phụ trách chưa được gắn kết trách nhiệm với nhau vì thương hiệu chung của công ty chưa được phát huy và quan tâm. Thiết bị, dụng cụ thi công còn thiếu, chưa đồng bộ không đáp ứng kịp thời yêu cầu thi công và nhu cầu phát triển công ty. - Các bộ phận chuyên môn theo ngành dọc chưa thực sự tạo được mối liên hệ thường xuyên và kịp thời dẫn đến việc phản ánh thông tin bị chậm trễ làm ảnh hưởng tới công tác điều hành sản xuất, một số quy chế quy định của Công ty chưa được thực hiện triệt để. 1.5.3.8. Một số hạn chế khác: - Thông qua hoạt động đầu tư cho đào tạo, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của công ty đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên còn thiếu so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức chuyên ngành của một bộ phận cán bộ công nhân viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, trong thời gian tới công ty phải tiếp tục đào tạo và tuyển dụng bổ sung đội ngũ lao động hiện có. - Công tác marketing rất yếu kém, công ty chưa hề có phòng marketing riêng do đó khả năng tiếp cận thị trường thông tin còn nhiều bất cập dẫn đến công ty chậm nắm bắt được những thay đổi của thị trường như giá cả nguyên vật liệu, chính sách của nhà nước, lãi suất trên thị trường và đó là nguyên nhân lớn hạn chế khả năng nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty. - Công ty cũng chưa quan tâm đến các hoạt động đầu tư phát triển khác như đầu tư vào hàng dự trữ, tiến hành liên doanh liên kết, hoạt động đầu tư nghiên cứu triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT68.docx