Tài liệu Đề tài Tình hình chung của công ty chè Hà Nội: Lời nói đầu
Mọi sinh viên trước khi kết thúc quá trình học tập đều phải trải qua một giai đoạn hết sức cần thiết, đó là giai đoạn thực tập. Quá trình học tập đã mang đến cho sinh viên những kiến thức về một lĩnh vực, ngành nghề mà mình theo đuổi, đó là công cụ không thể thiếu trong hành trang bước vào đời của mỗi sinh viên, song nếu chỉ có lý thuyết không thì chưa đủ, cái quan trọng là phải biết vận dụng nó vào trong thực tế như thế nào cho hiệu quả nhất. Để thực hiện được điều đó mỗi sinh viên trước khi ra truờng đều có một đợt thực tập thực tế để có thể nắm bắt được những công việc thực tế cần làm, những cái giống và khác với những kiến thức đã được học ở trường để từ đó rút ra được những gì là cáI mình cần sau khi rời ghế nhà trường.
Là một sinh viên Khoa kế toán – Học viện tài chính em cũng nhận thấy ý nghĩa to lớn của đợt thực tập này. Sau khi liên hệ được nơi thực tập là Công ty chè Hà Nội, cùng với sự giúp dỡ tận tình của các anh chị trong phòng kế toán của công ty nên sau k...
19 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình chung của công ty chè Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Mọi sinh viên trước khi kết thúc quá trình học tập đều phải trải qua một giai đoạn hết sức cần thiết, đó là giai đoạn thực tập. Quá trình học tập đã mang đến cho sinh viên những kiến thức về một lĩnh vực, ngành nghề mà mình theo đuổi, đó là công cụ không thể thiếu trong hành trang bước vào đời của mỗi sinh viên, song nếu chỉ có lý thuyết không thì chưa đủ, cái quan trọng là phải biết vận dụng nó vào trong thực tế như thế nào cho hiệu quả nhất. Để thực hiện được điều đó mỗi sinh viên trước khi ra truờng đều có một đợt thực tập thực tế để có thể nắm bắt được những công việc thực tế cần làm, những cái giống và khác với những kiến thức đã được học ở trường để từ đó rút ra được những gì là cáI mình cần sau khi rời ghế nhà trường.
Là một sinh viên Khoa kế toán – Học viện tài chính em cũng nhận thấy ý nghĩa to lớn của đợt thực tập này. Sau khi liên hệ được nơi thực tập là Công ty chè Hà Nội, cùng với sự giúp dỡ tận tình của các anh chị trong phòng kế toán của công ty nên sau khi kết thức giai đoạn 1 của đợt thực tập này em đã phần nào nắm được tình hình hoạt động, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của công ty từ khi hình thành cho đến nay. Hơn nữa em đã tìm hiểu được cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cũng như bộ máy kế toán. Tuy thời gian thực tập chưa nhiều nên chưa thể đi sâu vào từng phần hành của công tác kế toán, vì vậy bằng những thông tin thu thập được em xây dựng báo cáo tổng hợp với các bội dung chính sau đây:
Phần I: tình hình chung của Công ty chè Hà Nội
PhầnII: Nội dung các phần hành kế toán của công ty chè Hà Nội
Phần I: Đặc đIểm Tổ chức sản xuất và tổ chức công tác kế toán tại công ty chè Hà nội
1. Sự hình thành và phát triển của công ty chè Hà Nội:
Công ty chè Hà Nội là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty chè Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 316/NN/TCCB/QĐ ngày 07/07/1993 của Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trụ sở công ty đóng tại 534 Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất và Kinh doanh tổng hợp gồm sản xuất chè đen xuất khẩu và chè hương nội tiêu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Khi mới thành lập, Công ty chè Hà Nội lấy tên là Công ty dịch vụ và sản xuất ngành chè Việt nam. Từ năm 1993 - 1996, Công ty kinh doanh chủ yếu là cung cấp vật tư, hàng hoá cho các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty chè Việt Nam. Trong những năm đầu mới thành lập, Công ty chè Hà Nội luôn phát huy được thế mạnh của thị trường Hà Nội, cung cấp các dịch vụ vật tư cho các đơn vị sản xuất ngành chè khá hiệu quả, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân trong toàn công ty.
Trong những năm 1996 – 1997,do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tàI chính ở khu vực Châu á, sức mua hàng hoá và dịch vụ giảm đi rõ nét, mặt khác hệ thống dịch vụ của các đơn vị sản xuất trong nước được hình thành khá rộng, vật tư hàng hoá từ các đơn vị sản xuất đã đưa đến tận tay người sản xuất và tiêu dùng. Do đó thị phần dịch vụ hàng hoá của Công ty chè Hà Nội ngày càng thu hẹp, Công ty gặp nhiề khó khăn. Mô hình kinh doanh dịch vụ không còn phù hợp với công ty. Đứng trước tình hình trên để tiếp tục tồn tại và phát triển, Công ty chè Hà Nội được sự đồng ý của Tổng công ty chè Việt Nam và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 11/04/1998 Công ty được đổi tên thành Công ty chè Hà Nội và chuyển hướng sản xuất từ dịch vụ sản xuất ngành chè sang sản xuất kinh doanh tổng hợp.
Nhiện vụ chủ yếu của Công ty chè Hà Nội là sản xuất chè đen xuất khẩu, sản xuất chè hương nội tiêu và kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
Cuối năm 1997 đầu năm 1998, Công ty chè Hà Nội tiến hành ký hợp đồng với nông trường Hữu Nghị Việt Nam – Mông Cổ thuê một nhà máy chế biến để thu hút nguyên liệu chè búp tươi của các Nông trường và các xã làm chè trong huyện Ba Vì để chế biến chè với công suất 13 tấn chè búp tươi một ngày, đáp ứng nhu cầu sản xuất và từng bước nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Trong hai năm 1998 – 1999 công ty đã đầu tư mua sắm lắp đặt thêm máy móc thiết bị, cải tạo mở rộng nhà xưởng đưa công suất chế biến của nhà máy lên 16 tấn chè búp tươi một ngày đảm bảo thu mua toàn bộ sản phẩm chè búp tươi của người trồng chè trong huyện Ba Vì đưa vào chế biến, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động không có việc làm và lao động nhàn rỗi trong huyện Ba Vì. Trong hai năm 1998- 1999, công ty đã đầu tư 1.777 triệu đồng nâng giá trị tài sản cố định lên 2.985 triệu đồng (năm 1999 chưa kể giá trị nhà xưởng và máy móc thiết bị thuê của Nông trường Việt – Mông gần 1 tỷ đồng).
Cùng với việc đầu tư cho nhà máy chè Ba Vì, Công ty đồng thời tiến hành xây dựng nhà máy chè Hà Nội với tổng số vốn đầu tư theo kế hoạch gần 6 tỷ đồng phấn đấu giữa năm 2002 đưa vào hoạt động.
Qua hơn 3 năm đi vào sản xuất kinh doanh, hàng năm công ty đã sản xuất và tiêu thụ từ 450 đến 650 tấn chè đen xuất khẩu, kết hợp sản xuất và tiêu thụ từ 30 đến 50 tấn chè hương nội tiêu. Đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được nâng cao lên rõ rệt.
Kết quả trên đã khẳng định được việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh của công ty là hoàn toàn đúng đắn, tạo được niềm tin cho cán bộ công nhân viên của Công ty yên tâm sản xuất. Công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển, phát huy được vai trò của một doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý:
2.1 Đặc đểm tổ chức sản xuất:
Như đã giới thiệu sơ lược ở phần trên, ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội Công ty còn có một nhà máy sản xuất ở huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây, chủ yếu sản xuất hai loại chè chính đó là chè đen xuất khẩu và chè hương nội tiêu. Ngoài ra, công ty cò có một tổ cơ khí có nhiệm vụ sữa chữa, bảo dưỡng, cải tiến các máy móc thiết bị phục vụ chung cho công ty. Vì Công ty là một doanh nghiệp có quy mô vừa, máy móc thiết bị đồng bộ, việc tiến hành bảo dưỡng sữa chữa máy móc thiết bị được tiến hành đều đặn cho nên chi phí sữa chữa thường xuyên được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của các sản phẩm, còn chi phí sữa chữa lớn thì Công ty lhông thực hiện trích trước mà chi phí này được tập hợp vào TK 142 và hàng kỳ sẽ phân bổ chi phí này tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận có TSCĐ sữa chữa lớn.
Với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất chè đen suất khẩu và chè hương nội tiêu nên sản phẩm chính của công ty là chè đen suất khẩu và chè hương nội tiêu. Do chỉ sản xuất hai loại sản phẩm này nên công nghệ sản xuất của công ty ổn định. Giá trị và phẩm cấp của các loại chè phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất và công thức phối chế nguyên liệu với quy trình công nghệ chế biến theo phương pháp ORTHDOXNHUW như sau:
Sơ đồ
Chè búp tươi
héo
Vò 1 lần
Vò 2 lần
Sàng tơi
đóng bao
Sàng phân loại
Lên men
Sấy khô
Chè búp tươi được đưa vào làm héo tỷ lệ thuỷ phân đạt 61- 67% rồi đưa vào vò lần thứ 1 với thời gian vò từ 35- 45 phút đưa sang sàng tơi, phần chè dưới sàng được đưa sang phòng lên men, còn phần trên sàng tiếp tục vò lần thứ 2, thời gian vò từ 35- 45 phút sau đó đưa sang phòng lên men thời gian lên men được bắt đầu từ đầu dây chuyền đến kết thúc lên men khoảng 2 giờ. Sau khi lên men đủ thời gian và đạt tiêu chuẩn chè được đưa vào máy sấy khô.Thuỷ phần sau khi sấy đạt 7- 7,5%. Chè sau khi sấy khô được đưa sang bộ phận sàng để phân loại mặt hàng. Sản phẩm của chè đen suất khẩu rất đa dạng về chủng loại. Có 7 loại chè được phân theo tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam là: OP, FBOP, P, PS, BPS, F, D. Chè sau khi phân loại được đóng bao đưa đi xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng.
+ Dây chuyền sản xuất chè hương nội tiêu:
Với công suất 30 – 50 tấn/ năm, nguyên liệu sản xuất là chè búp tươi và hương liệu. Chè búp tươi được đưa vào hấp để diệt men sau đó đưa vào sấy nhẹ, nhiệt độ sấy từ 110- 115 oC, chè sấy nhẹ song độ ẩm còn lại 61- 63%.
Chè sau khi sấy nhẹ để nguội rồi đưa vào vò lần thứ 1, vò khoảng 4- 5 phút đưa vào vò lần thứ 2 rồi đưa vào sấy khô để làm cố định hình dáng của sợi chè. Sau khi sấy khô sẽ được đưa vào sàng tròn để phân ra các loại chè tốt, xấu khác nhau. Chè sau khi phân loại đem đi ủ hương để phát huy hương thơm của chè. Chè được ủ hương khác nhau sẽ mang hương vị khác nhau như chè sen, chè nhài, ngâu…, sau đó đem gói và đưa đi tiêu thụ.
Sơ đồ
Chè búp tươi
Diệt men
Sấy nhẹ
Sàng tròn
Sao ủ hương
Sấy khô
Vò lần 2
Vò lần 1
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty chè Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc tổng công ty chè Việt Nam. Việc tổ chức Bộ máy quản lý tại công ty được tổ chức theo trực tuyến chức năng, Cụ thể:
Ban giám đốc gồm 3 người: 1giám đốc và 2 phó giám đốc.
- Giám đốc: Là người đứng đuầ trong doanh nghiệp, đIũu hành toàn bộ hoạt động công ty.
-Phó giám đốc phụ trách sản xuất: chịu trách nhiệm quản lý chung tình hình của nhà máy chè Ba Vì và phòng nông vụ. Tham mưu cho giám đốc để lãnh đạo sản xuất của nhà máy đạt hiệu quả.
-Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: chịu trách nhiệm quản lý chung tình hình phòng kinh doanh 2. Tham mưu cho giám đốc để lãnh đạo hoạt động kinh doanh của toàn Công ty.
Các phòng ban:
- Phòng tổng hợp: Tổ chức hoạt động nhân sự, lao động trong Công ty. Thực hiện các chế độ người lao động theo luật lao động và luật pháp quy định. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ( tháng, quý, năm) và kế hoạch dài hạn của Công ty, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và công tác quản lý hành chính khác.
- Phòng kinh doanh 1: Có nhiệm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm, cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Phòng nông vụ: Có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu.
-Phòng kế toán: Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, lập kế hoạch tài chính hàng năm, tham gia cùng các phòng ban khác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện các chế độ, ghi chép sổ sách và báo cáo tài chính theo đúng chế độ hiện hành, đề ra các biện pháp giúp giám đốc trong quản ký kinh tế tài chính và điều hành quản lý Công ty.
-Phòng kinh doanh 2: Có nhiện vụ bán, giới thiệu những sản phẩm mà công ty sản xuất ra. Tổ chức khai thác và tiêu thụ các loại vật tư hàng hoá trong phạm vi giấy phép kinh doanh của công ty.
-Nhà máy chè Ba Vì: Có nhiện vụ sản xuất chế biến ra các sản phẩm chè đen suất khẩu và chè hương nội tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng mà ngành nghề đề ra.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Phó giám đốc phụ trách sản xuất
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Giám đốc
Nhà
Máy sản xuất
Phòng nông vụ
Phòng tổng hợp
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh
1
Phòng kinh doanh
2
Cơ cấu này đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ một thủ trưởng và chế độ trách nhiệm trong quản lý. Do chức năng được chuyên môn hoá nên nó có điều kiện đi sâu thực hiện từng chức năng, tận dụng được năng lực của đội ngũ chuyên gia, đội ngũ những người làm công tác tham mưu giảm bớt được công việc cho người lãnh đạo.
3. Đặc điểm tổ chức kế toán:
Công ty chè Hà Nội là doanh nghiêp nhà nước có quy mỗ sản xuất không lớn vì vậy tổ chức hạch toán kế toán gọn nhẹ và được bố trí như sau:
Biên chế 5 người gồm : Kế toán trưởng, phó phòng và 3 nhân viên
+ Hình thức kế toán: Nhật ký chung
+ Niên độ kế toán: Từ 1/1 đến 31/12 hàng năm
Căn cứ chức năng nhiệm vụ và số người ở phòng được phân công bố trí như sau:
-Kế toán trưởng: Làm nhiệm vụ chỉ đạo chung, lên bảng cân đối tổng kết tài sản, làm kế hoạch tài chính.
-Phó phòng kế toán: làm nhiệm vụ tổng hợp lên báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành, Kế toán TSCĐ, kế toán tài sản bằng tiền, Kế toán công nợ, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp.
-Một kế toán làm nhiệm vụ kế toán vật tư và tiêu thụ sản phẩm , thanh toán lương, tính giá thành sản phẩm .
- Một kế toán nhà máy làm nhiện vụ tập trung mọi chứng từ đưa về phòng kế toán để hạch toán.
- Một thủ quỹ kiêm kế toán bảo hiểm
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán nhà máy
Thủ quỹ kiêm kế toán bảo hiểm
Sơ đồ
Kế toán vật tư, tiêu thụ sản phẩm, lương, tính giá thành
Hình thức tổ chức kế toán tập trung: Toàn bộ công việc kế toán, được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty, dưới nhà máy không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ bố trí một kế toán nhà máy làm nhiệm vụ hướng dẫn cách thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập và kiểm tra các chứng từ phát sinh và định kỳ gửi các chứng từ đó về phòng kế toán của Công ty.
3.1 Tổ chức sổ kế toán:
Công ty chè Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất, vì vậy NVL cũng như cũng như tư liệu sản xuất, thành phần rất đa dạng, nhiều chủng loại. Để quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn cho công ty, kế toán sử dụng hình thức sổ kế toán”Nhật Ký Chung”
+ Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
+ Đánh giá vật tư hàng hoá theo phương pháp bình quân gia quyền
+ Hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.
Trình tự ghi sổ theo hình thức” nhật ký chung”
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tàI chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối
Phần II : Nội dung các phần hành kế toán của công ty chè hà nội
1. Kế toán vốn bằng tiền:
1.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng:
Chứng từ: Phiếu thu, phiếu chi
Tài khoản sử dụng: TK(1111,1112,1113)
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK 131,138,141,338
1.2. Trình tự kế toán:
Sổ cáI
TK …
Số giảm chi
Số chi phí
Phiếu thu
Phiếu chi
Nhật ký thu tiền
Nhật ký chi tiền
Tờ kê chi tiết tổng hợp chi phí SX
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
2. Kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ:
2.1. Tình hình trang bị sử dụng TSCĐ:
TSCĐ của công ty bao gồm TSCĐ hữu hình. Đó là toàn bộ tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể.
Tài sản cố định của công ty chè Hà Nội được chia thành hai bộ phận chính:
- TSCĐ máy móc, nhà xưởng, dụng cụ sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ nhà làm việc, thiết bị văn phòng dùng cho quản lý doanh nghiệp.
Việc xác định nguyên giá TSCĐ được thực theo đúng quy chế quản ký cà sử dụng TSCĐ của Bộ Tài Chính. Việc tính khấu hao TSCĐ công ty tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Để nghiệp vụ kế toán tăng, giảm TSCĐ, kế toán công ty sử dụng các Tài khoản: TK 211, TK 411, TK 441, TK 111, TK 112, TK 331, TK 414
2.2. Sổ sách kế toán:
- Chứng từ sử dụng:
1. Biên bản giao nhận TSCĐ
2. Thẻ TSCĐ
3. Biên bản thanh lý TSCĐ
4. Biên bản giao nhận TSCĐ và sữa chữa lớn hoàn thành
5. Biên bản đánh giá lại TSCĐ
6.Bảng trích khấu hao TSCĐ
7.Bảng tổng hợp tăng TSCĐ
8.Bảng tổng hợp giảm TSCĐ
-Sổ sách kế toán:
- Khi tính toán khấu hao TSCĐ được kế toán công ty phản ánh ở bảng phân bổkhấu hao TSCĐ, sổ cái Tài khoản 211,214.
2.3. Sơ đồ, trình tự ghi sổ:
Kế toán TSCĐ
Hợp đồng giao nhận
Tổ chức cán bộ
Giám đốc
KT trưởng
Chứng từ
mệnh lệnh
Quyết định thành lập hội đồng giao nhận
Lập
chứng từ TS
Lập thẻ TS Ghi sổ KT
Lưu
(bảo
quản)
NV tăng
TSCĐ
Chứng từ TSCĐ
(CT mệng lệnh, thẻ TSCĐ
Bảng tính khấu hao chung
Sổ chi tiết TSCĐ
Nhật ký chung
Nhật ký chung
Sổ cái
Báo cáo
Quy trình ghi sổ:
3. Kế toán nguyên, vật liệu:
3.1. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu sản xuất chính của công ty là: Chè tươi và chè bán thành phẩn, ngoài ra còn có giấy lọc, giấy bóng kính, giấy đuôi, than, củi, dầu điêzen…
ở công ty chè Hà Nội, kế toán tổng hợp nhập vật liệu từ nguồn thu mua bên ngoài yêu cầu phải phản ánh đầu đủ chính xác trị giá vật liệu thực tế của vật liệu mua ngoài nhập kho. Vì vậy kế toán tổng hợp vật liệu gắn liền với kế toán thanh toán, tức là mọi trường hợp nhập vật liệu đều phải hạch toán chặt chẽ thông qua các tài khoản đối ứng liên quan.
Hiện nay công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính trị giá thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân.
3.2 Tài khoản và chứng từ sử dụng:
Để hạch toán số nguyên vật liệu nhập kho và thanh toán số tiền mua nguyên vật liệu, công ty sử dụng các chứng từ gồm: Giấy báo nhận nguyên vật liệu, biên bản kiểm nghiệm vật tư, phiếu nhập kho, giấy báo nợ của Ngân hàng.
Tài khoản sử dụng là TK 152( được chi tiết theo từng yếu tố), ngoài ra còn có các TK 331, 111, 112 .
3.3. Sổ sách kế toán:
Công ty chè Hà Nội, áp dụng sổ kế toán là Nhật Ký Chung nên khi nhập nguyên vật liệu, Công ty sử dụng Nhật Ký mua hàng, Nhật ký chi tiền, Sổ theo dõi chi tiết. Còn khi xuất nguyên vật liệu kế toán sử dụng Sổ chi tiết NVL, Sổ tổng hợp, nhật ký chung.
3.4. Trình tự kế toán;
Phiếu nhập kho
Bảng kê nhập vật liệu
Bảng tổng hợp N-X-T
Phiếu nhập kho
Phiếu nhập kho
Nhật ký
chung
Sổ theo dõi chi tiết vật liệu
Sổ cái
Sổ theo dõi chi tiết vật liệu
Phiếu
Theo
Dõi
Kho
4.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
4.1 .Tình hình lao động tiền lương và các khoản trích theo lương:
Để thuận tiện cho việc quản lý hạch toán lao động, Công ty chè Hà Nội thực hiện phân loại lao động theo mối quan hệ với quá trình sản xuất, lao động của công ty bao gồm: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
+ Đối với lao động gián tiếp (nhân viên các phòng ban, giám đốc, phó giám đốc…) Công ty áp dụng chế độ tiền lương theo thời gian( tiền lương tháng).
+ Đối với lao động trực tiếp (công nhân sản xuất) công ty đã xây dựng các định mức khoán về lương cho từng công đoạn của sản phẩm, nên đã giúp việc quản lý và phân phối quỹ lương của công ty có hiệu quả hơn. Xây dựng định mức tiền lương và khoán cho nhà máy, khoán đến người lao động phần nào đã kích thích được công nhân làm việc với năng xuất lao động và hiệu quả hơn.
4.2. Hạch toán lao động , việc tính lương và các khoản trích theo lương:
- Đối với lao động gián tiếp(nhân viên hành chính, nhân viên quản lý), Kế toán căn cứ vào bảng chấm công lập bảng lương thời gian gián tiếp. Căn cứ vào bảng lương gián tiếp, kế toán lập bảng tổng hợp lương gián tiếp của cả các phòng ban.
Kế toán thanh toán lập phiếu chi với đầy đủ thủ tục cần thiết, sau đó vào sổ Nhật ký chung, sổ cái TK111, TK 334.
- Hạch toán lao động trực tiếp: Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất được xây dựng theo định mức khoán, tiền lương công nhân sản xuất được cấu thành trong đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm bao gồm: tiền lương của công nhân sản xuất chính, tiền lương công nhân phục vụ, tiền lương gián tiếp, tiền lương vệ sinh công nghiệp.
Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm được xây dựng trên cơ sở số lượng và chất lượng hoàn thành( theo mặt hàng) và được khoán cho nhà máy. Do vậy hằng ngày nhà máy phải tiến hành thống kê về lao động, thống kê về số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra để làm cơ sở lập bảng phân bổ tiền lương của nhà máy. Bảng thanh toán tiền lương tổng hợp được chuyển về phòng kế toán công ty để làm thủ tục thanh toán cho nhà máy.
4.3. Các khoản trích theo lương(BHXH, BHYT, KPCĐ)
Ngoài tiền lương theo chế độ hiện hành công ty còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích theo tỷ lệ tiền lương chính đó là BHXH, BHYT, KPCĐ, theo chế độ hiện hành như sau:
* BHXH trích bằng 15% Tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất vào phi phí sản xuất trong kỳ.
* BHYT Tính bằng 2% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất và tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
* KPCĐ Tính bằng 2% tổng tiền lương thực tế của công nhân sản xuất và tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, tiền lương cơ bản được tính trên mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định về hệ số lương cấp bậc của công nhân sản xuất trong nhà máy. Trên cơ sở đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phân bổ BHXH, BHYT cho từng loại sản phẩm.
BHXH, BHYT
Phân bổ cho
Sản phẩm(i)
=
BHXH, BHYT
Trích theo tiền lương cơ bản của CN trực tiếp SX
Tiền lương SX trực tiếp của sản phẩm(i)
x
5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là chè đen xuất khẩu và các loại chè hương nội tiêu.
+ Niên độ kế toán Công ty áp dụng là quý
+ Kỳ kế toán: Tháng
5.2. Đối tượng tính giá thành:
Là từng loại sản phẩm chè
5.3. Kỳ tính giá thành: Là một năm
5.4. Tài khoản sử dụng:
+ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp (Chi tiết cho từng chủng loại sản phẩm, chè đen, chè xanh)
+ TK622: Chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết cho từng loại sản phẩm chè đen, chè xanh)
+ TK 627: Chi phí sản xuất chung
+ TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang (Đây là TK tập hợp chi phí sản xuất, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm).
5.5. Sổ sách kế toán:
Trong quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty chè Hà Nôị, kế toán sử dụng các sổ kế toán sau: Nhật ký chung, Sổ cái TK 154, 621, 622, 627.
5.6. Trình tự và phương pháp kế toán chi phí sản xuất:
*Bước1: Tập hợp chi phí cơ bản liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Được tập hợp ngay cho từng loại sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Được tập hợp cho từng loại sản phẩm.
*Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất chung và phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức khối lượng sản phẩm
Công ty có 2 nhà máy: Nhà máy chè Hà Nội và Ba Vì, nhưng hiện nay nhà máy chè Hà Nội chưa hoạt động. Chi phí sản xuất chung tại nhà máy Ba Vì ngoài khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí sữa chữa lớn còn có các chi phí khác như: công cụ dụng cụ sản xuất rẻ tiền mau hỏng, chi phí than điện và chi phí sữa chữa thường xuyên được công ty quản lý bằng định mức khoán nhưng được hạch toán theo mức chi phí thực tế.
Chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp, kế toán tập hợp chi phí và tiến hành phân bổ cho sản xuất sản phẩm để tình giá thành theo tiêu thức sản lượng thực hiện.
Để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng, Công ty mở TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang”. Cuối tháng căn cứ vào số liệu đã tập hợp được từ các TK 621, 622, 627. Kế toán thực hiện bút toán kết chuyển sang TK154.
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK622
Có TL 627
5.7. phương pháp tính giá thành:
Do sản phẩm của công ty được sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín, từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành nữa thành phẩm. Do đó kế toán chọn phương pháp giá thành giản đơn để tính giá thành cho từng loại chè.
Cuối kỳ hạch toán, mọi chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính cho sản phẩm chè hoàn thành, vì vậy giá thành từng loại sản phẩm được tính theo công thức sau:
Z= C/Q
Trong đó: Z: giá thành đơn vị sản phẩm
C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
6. Kế toán tiêu thụ thành phẩm:
6.1. Chứng từ ban đầu:
- Bảng tính giá thành của thành phẩm.
- Phiếu nhập kho hoặc xuất kho.
- Các chứng từ thuê ngoài gia công.
- Các chứng từ thanh toán.
- Biên bản kiển kê kho hàng.
6.2. Tài khoản sử dụng:
+ TK 155: Thành phẩm - phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm trong kho.
+ TK 632: Giá vốn hàng bán
+ TK 511: Doanh thu bán hàng
+ TK 136: Phải thu nội bộ
6.3. Sổ sách áp dụng:
Trong kế toán thành phẩm và tiêu thụ kế toán của công ty sử dụng: Sổ tổng hợp, Sổ chi tiết, Nhật ký bán hàng, Nhật ký thu tiền
6.4. Trình tự ghi sổ:
Chứng từ kế toán
Nhật ký chung
Sổ chi tiết bán hàng
Sổ chi tiết theo dõi thanh toán KH
Sổ cái
Báo cáo
7. Báo cáo kế toán:
Cuối niên độ kế toán, phòng kế toán lập các báo cáo tài chính nộp cho giám đốc công ty và các cơ quan chức năng như: Thuế, ngân sách, Quản lý vốn…
-Mẫu biểu 01: Bảng cân đối kế toán.
-Mẫu biếu 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
-Mẫu biểu 09: Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A9331.DOC