Đề tài Tình hình biến động tỷ giá hối đoái VND/USD giai đoạn 2008-2011 và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam

Tài liệu Đề tài Tình hình biến động tỷ giá hối đoái VND/USD giai đoạn 2008-2011 và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam: LỜI NÓI ĐẦU Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng gắn liền với nền kinh tế của các nước trên thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối đoái tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanh toán của một quốc gia, sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể kích thích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu. Và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thay đổi này. Để rõ hơn về ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu thì chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu “Tình hình biến động tỷ giá hối đoái VND/USD giai đoạn 2008-2011 và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam”. Qua đó ta có thể thấy được những biến động tỷ...

doc26 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình biến động tỷ giá hối đoái VND/USD giai đoạn 2008-2011 và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng gắn liền với nền kinh tế của các nước trên thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối đoái tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanh toán của một quốc gia, sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể kích thích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu. Và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thay đổi này. Để rõ hơn về ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu thì chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu “Tình hình biến động tỷ giá hối đoái VND/USD giai đoạn 2008-2011 và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam”. Qua đó ta có thể thấy được những biến động tỷ giá trong thời gian qua và chính sách của nhà nước và những thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp khi tỷ giá tăng, giảm. I.TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 1. Tổng quan về tỷ giá: 1.1. Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền này được biểu thị thông qua một đồng tiền khác. Nói cách khác, tỷ giá là số đơn vị đồng tiền định giá trên một đồng tiền yết giá. Tại Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp, nghĩa là dồng ngoại tệ đóng vai trò là dồng tiền yết giá(số đơn vị =1), còn đồng nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá. 1.2. Các loại tỷ giá: có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại khác nhau; a. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm: - Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do NHTW của mỗi nước công bố. Tỷ giá hối đoái này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của NHTW. Dựa vào tỷ giá này các NHTM và các TCTD sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi. - Tỷ giá kinh doanh (bao gồm tỷ giá mua, tỷ giá bán): là tỷ giá dung để kinh doanh mua bán do các NHTM haycác TCTD đưa ra. Cơ sở xác định tỷ giá này là tỷ giá chính thức do NHTW công bố xem xét đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán. Biên độ giao động hiện nay của tỷ giá kinh doanh so với tỷ giá chính thức là 1%. - Tỷ giá chợ đen: tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ chính thức. b. Căn cứ vào tiêu thức thời điểm thanh toán - Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện ngay trong ngày hôm đó hoặc một vài ngày sau. Loại tỷ giá này do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ do NHNN quy định. V iệc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán. -Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá giao dịch do TCTD yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của NHNN tại thời điểm ký hợp đồng. - Tỷ giá mở cửa: tỷ giá mua bán ngoại tệ của chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày. - Tỷ giá đóng cửa: tỷ giá mua bán ngoại tệ của hợp đồng ký kết cuối cùng trong ngày. c. Căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỷ giá: - Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá được yết và có thể trao đổi giữa hai đồng tiền mà không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng. - Tỷ giá thực: là tỷ giá đã được điều chỉnh theo sự thay đổi tương quan giá cả của nước có đồng tiền yết giá và giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền định giá. d. Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá được phân thành hai loại: - Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Đây là tỷ giá cơ sở để xác định các tỷ giá khác. - Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. e. Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái được chia làm 5 loại: -Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ. -Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu tra tiền ngay bằng ngoại tệ. - Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn : là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ. - Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. - Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng tiền mặt. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá : a. Tình hình cán cân thanh toán quốc tế: cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia có thể rơi vào một trong ba trạng thái sau: cân bằng, thâm hụt hay thặng dư, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá, Vì vậy, nếu cán cân thanh toán quốc tế dương thì tỷ giá hối đoái có chiều hướng giảm hoặc giữ vững. Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế âm thì tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng. b. Mức độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế: Mức độ tăng, giảm của GDP thực tế của một nước so với nước khác, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng lên hay giảm xuống từ đó tác động đến cung cầu ngoại tệ và làm cho tỷ gia hối đoái giảm đi hoặc tăng lên. c. Sự chênh lệch lạm phát của đồng tiền quốc gia: Khi tỷ lệ lạm phát của một quốc gia tăng lên hay giảm xuống sẽ làm giá trị của đồng tiền nước đó thay đổi dẫn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước đó so với nước ngoài bị biến động. Nếu mức lạm phát của nước này cao hơn mức lạm phát của nước khác thì sức mua của nội tệ sẽ giảm so với ngoại tệ. Lạm phát cao càng kéo dài, đồng tiền càng mất giá, sức mua càng giảm nhanh, sức mua của đồng tiền trong nước giảm thì sức mua đối ngoại của nó cũng giảm làm cho tỷ giá hối đoái tăng. d. Mức chênh lệch giữa lãi suất các nước: Ở thị trường nao có mức lãi suất ngắn hạn cao hơn thì những luồng vốn ngắn hạn có xu hướng đổ về thị trường đó làm cho cung cầu ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ giảm do đó tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. e. Các nhân tố có khả năng tác động cung cầu ngoại tệ: Một số nhân tố khác cũng tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua cung cầu ngoại tệ như: yếu tố chính trị, kinh tế xã hội, thiên tai chiến tranh, hoạt động đầu cơ. 2. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu: 2.1. Khái niệm: Hoạt động xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Là hoạt động có một vị trí và vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nhập khẩu là hoạt động cho phép bổ sung những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả và đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn và là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2.2. Đặc điểm: - Hoạt động xuất nhập khẩu nhằm khai thác lợi thế so sánh cho từng nước, khai thác các nguồn lực cho phát triển, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế thế giới và quốc tế hóa. Lợi thế so sánh đó chính là các lợi thế về vị trí địa lý, về lao động, về tài nguyên và sở hữu phát minh sáng chế. - Nhập khẩu là một hoạt động diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau ở trong các điều kiện môi trường và bối cảnh khác nhau. Nhập khẩu tác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất kinh tế, đời sống của mỗi người trong mỗi quốc gia. Nhập khẩu là để tăng cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản xuất và các hàng hóa tiêu dùng Mỗi nước đều có một thế mạnh khác nhau, có thể tụ sản xuất ra nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng không thể không có sự trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác. Một quốc gia muốn phát triển được thì phải có một nền kinh tế mở, thực hiện giao lưu trao đổi hàng hóa với các nước khác thông qua các hoạt động xuuats nhập khẩu. 3. Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu: 3.1. Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động nhập khẩu: a. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch nhập khẩu: Khi giá đồng nội tệ tăng hay tỷ giá hối đoái giảm, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập khẩu trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ giảm giá) sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu, giá nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, nhà nhập khẩu phải bỏ nhiều tiền hơn để mua một lương hàng hóa như cũ sẽ dẫn đến việc giảm lợi nhuận các nhà nhập khẩu. Khi lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí, cầu nhập khẩu giảm xuống, do đó kim ngạch nhập khẩu giảm . b. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu nhập khẩu: Trên phương diện cơ cấu nhập khẩu, sự tăng tỷ giá hối đoái sẽ khiến các nhà quản lý cân nhắc xem phải nhập khẩu những mặt hàng gì. Những mặt hàng như nông sản có thể sẽ bị hạn chế do sản xuất trong nước có thể đáp ứng nhu cầu, các mặt hàng như xăng, dầu, máy móc, thiết bị có thể chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục nhập khẩu. c. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu: Khi xét về tính cạnh tranh nhập khẩu, không một quốc gia nào muốn sản phẩm nhập khẩu lại có tính cạnh tranh cao hơn sản phẩm trong nước. Khi tỷ giá tăng lên, sản phẩm nhập khẩu có lợi thế trong khi sản phẩm trong nước lại bất lợi về giá. Khi tỷ giá giảm, cạnh tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu không còn, việc tỷ giá giảm tương đương với việc đánh thuế lên hàng nhập khẩu do đó hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn. Nếu tình trạng này kéo dài thì hàng nhập khẩu từ thị trường này có thể được thay thế bằng hàng hóa thị trường khác hoặc sản phẩm trong nước. 3.2. Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu: a. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch xuất khẩu: - Khi tỷ giá hối đoái giảm, giá đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp, xuất khẩu không được khuyến khích dẫn đến sự sụt giảm trong hoạt động xuất khẩu - Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá đồng nội tệ giảm xuống , thuân lợi cho nhà xuất khẩu. Lượng ngoại tệ thu về đổi ra dược nhiều nội tệ hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kích thích các hoạt động xuất khẩu tăng trưởng và phát triển với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu khônh tăng lên tương ứng. b. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu hàng xuất khẩu: Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản sơ chế dường như nhạy cảm hơn đối với mọi biến động tăng giảm của tỷ giá hối đoái so với các mặt hàng như máy móc, thiết bị toàn bộ, xăng dầu…Vì độ co giãn của các mặt hàng nông sản sơ chế đối vơis giá xuất khẩu hoặc tỷ giá áp dụng là rất cao do đây là các mặt hàng có thể thay thế được. Trong khi đó độ co giãn của các mặt hàng máy móc, thiết bị, các mặt hàng không thể thay thế được như xăng, dầu…là rất thấp. Tỷ giá hối đoái giảm khiến giá hàng xuất khẩu bị đắt tương đối, các mặt hàng dễ bị thay thế là danh mục đầu tiên bị loại ra khỏi danh sách sử dụng của người tiêu dùng ngoại quốc và mất dần trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái tăng, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có thể trở nên phong phú hơn do tính cạnh tranh về giá, sự tăng doanh thu xuất khẩu khiến các nhà xuất khẩu đa dạng hóa mặt hàng. Đối với các mặt hàng không thể thay thế như xăng, dầu htif việc tỷ giá tăng hay giảm hầu như không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu cũng như tỷ trọng các mặt hàng này. c. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của xuất khẩu: Khi có một sự tăng lên của tỷ giá hối đoái sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu nước này trở nên cạnh tranh do giá cả rẻ hơn. Ngược lại nếu tỷ giá đồng nội tệ tăng tức tỷ giá hối đoái giảm sẽ khiến giá hàng xuất khẩu trở nên đắt tương đối, tính cạnh tranh về giá giảm đi. Trong cùng một thị trường tiêu thụ nếu chất lượng hàng hóa như nhau thì xu hướng chung người tiêu dúngex sử dụng sản phẩm nào rẻ hơn. Gỉa sử chi phí sản xuất tại các quốc gia quy về cùng một đồng tiền là ngang nhau thì nước nào có mức giảm tỷ giá đồng tiền nước mình so với giá nội tệ của thị trường tiêu thụ lướn hơn thì tính cạnh tranh về giá của nước đó cao hơn và có cơ hội phát triển xuất khẩu nhiều hơn. II. BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VND/USD VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2011. 1. Tình hình biến động của tỷ giá hối đoái VND/USD: Việc quản lý tỷ giá hối đoái là yếu tố rất quan trọng vì nó sẽ giúp kiểm soát được lạm phát, ổn định được kinh tế vĩ mô và cán cân thương mại. Và ở Việt Nam cũng đang rất chú trọng vấn đề này, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong cơ chế áp dụng chế độ tỷ giá và chế độ tỷ giá hiện nay (2008-2011) là chế độ neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh. Ở Việt Nam đồng USD gần như là được mặc định là đồng neo tỷ giá và tỷ giá được ngân hàng nhà nước(NHNN) công bố là VND/USD. Căn cứ vào tỷ giá giữa USD và các đồng tiền khác mà các ngân hàng thương mại sẽ xác lập tỷ giá giữa các ngoại tệ đó với VND. Trong thời gian qua tỷ giá VND/USD đã có nhiều biến động và nó ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động thương mại mà cụ thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hình1: TỶ GIÁ VND/USD THEO NGÀY VÀ BIÊN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2008-2001 Nguồn: NHNN và Vietcombank(2011). Giai đoạn từ năm 2008-2011 tỷ giá đã có nhiều sự biến động. Đầu năm 2008, nền kinh tế vừa kết thúc giai đoạn suy thoái và khủng hoảng bắt đi vào sự ổn định. Giai đoạn 2008-2009 đánh dấu sự phản ứng trong chính sách tỷ giá ở Việt Nam. Dựa vào đồ thị và số liệu thống kê ta có thể thấy tỷ giá đầu 2008 của ngân hàng thương mại giảm xuống sàn biên độ và đồng Việt Nam lên giá trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do từ cuối năm 2007 sự gia tăng ồ ạt của các nguồn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam làm cho nguồn cung USD tăng mạnh do đó tỷ giá trong giai đoạn giảm xuống hay nói cách khác là đồng Việt Nam tăng giá. Dựa vào hình 1 ta có thể thấy tỷ giá NHTM có nhiều biến động mạnh do lạm phát tăng cao vào giai đoạn nửa đầu năm( tỷ lệ lạm phát năm 2008 rất cao có lúc kên đến gần 20%) đồng thời cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu ảnh hưởng và tác động đến nền kinh tế Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Và cũng bắt đầu từ nửa cuối năm 2008 cùng với sự suy thoái của nền kinh tế thì luồng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã bắt đầu giảm. Năm 2008 tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, có lúc tỷ giá này thấp hơn cả tỷ giá chính thức trong khi năm 2009 tỷ giá NHTM luôn luôn ở mức trần biên độ mà NHNN công bố. Trước áp lực về quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường mà tỷ giá trên thị trường tự do tăng rất nhanh. Mặc dù NHNN đã mở rộng biên độ dao động tử +/- 3% lên +/- 5% (biên độ dao động lớn nhất trong vòng 10 năm qua) nhưng các NHTM vẫn giao dịch ở mức trần. Đến 26/11/2009 NHNN chính thức giảm biên độ dao động xuông lại còn +/- 3% tuy nhiên các NHTM vẫn dao dịch ở mức tỷ giá trần. Hình 2: Tỷ giá giao dịch VND/USD 2008 của các ngân hàng thương mại. Tỷ giá VND/USD có xu hướng giảm từ đầu năm 2008. Theo công bố của tổng cục thông kê, giá tiêu dùng tháng 1/2008 tăng 2,38% so với cuối năm 2007. Để kiềm chế lạm phát thì NHNN đã điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng lên 7,5%/năm tăng 1,0%/năm,…Ngày 13/2, NHNN thông báo phát hàng tín phiếu NHNN bằng VND vào ngày 17/3 dưới hình thức bắt buộc đối với 41 NHTM với tổng giá trị tín phiếu phát hành 20300 tỷ đồng với kì hạn 364 nngày, lãi suất 7,8%/năm. Đồng thời tỷ giá USD trên thị trường thế giới tăng mạnh. Hệ quả tức thời của các tác động trên là dòng tiền VND bị chặn lại, gây ra hiện tượng khan hiếm tiền mặt, thừa USD giữa các NHTM. Vào thời điểm đó, USD/VND xuống rất thấp, tỷ giá của các NHTM luôn ở mức dưới tỷ giá liên ngân hàng. Người dân không còn giữ USD như trước mà chuyển sang mua vàng hoặc giữ tiền đồng để gửi tiết kiệm hưởng lãi suất cao. Những nhà đầu tư nước ngoài bán USD lấy VND rồi đem gửi tiết kiệm sẽ thu lại được lợi nhuận hơn. Nhà đầu tư càng được lợi cao hơn khi lãi suất ở VN đang tăng chóng mặt còn tỉ giá VND/USD thì giảm mạnh. Kiều bào nước ngoài cũng gửi tiền về cho người thân ở Việt Nam đầu tư mà chủ yếu là gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất. Các NHTM một mặt phải chạy đua lãi suất với nhau, diễn ra một cuộc cạnh tranh gây gắt nhằm thu hút lượng VND để đủ tiền mua tín phiếu bắt buộc của NHNN, mặt khác phải cầu cứu NHNN mua bớt ngoại tệ để khai thông dòng chảy cho đồng USD, giải ngân để lấy tiền đồng hỗ trợ thanh khoản khi cung vốn cạn dần. Tỷ giá VND/USD từ tháng 7/2008 có xu hướng tăng nhưng ổn định hơn. Trong tháng 7/2008 chênh lệch giữa ngoại tệ liên ngân hàng và ngoại tệ trên thị trường tự do không quá cách biệt. Nguyên nhân là do ngân hàng nhà nước công bố nguồn dự trữ ngoại tệ nên tâm lý của người dân được cải thiện hơn nên người dân giảm gim giữ ngoại tệ và đầu cơ ngoại tệ nên tỷ giá lúc này khá ổn định. Mặc khác lạm phát lúc này đã được kiểm soát mức tăng lạm phát được kiềm hãm ở mức 1.13% so với tháng trước. Sang các tháng cuối năm biến động nhưng không nhiều, tỷ giá VND/USD trong 8/2008 biến động nhích lên theo từng tuần. Cụ thể tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 16.489 đồng lên 16.493 đồng và tăng đến 16.496 đồng trong 2 tuần cuối tháng 8. Tỷ giá trên thị trường tự do ổn định hơn. Tháng 9/2008 biến động mạnh nhất vào giũa tháng 9 tỷ giá tăng mạnh từ 16.620 lên 16.740 sau đó giảm xuống còn 16.630 VND/USD vào cuối tháng. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính ở Mĩ, các tập đoàn tài chính của Mĩ bị phá sản làm cho tỷ giá biến động bất ngờ. Đến tháng 10/2008 tỷ giá tiếp tục được ổn định và đến cuối tháng tỷ giá lại bất ngờ tăng vọt lên mốc 16.800 VND/USD trong khi tỷ giá liên ngân hàng vẫn ổn định. Tuy nhiên sau đó thì tỷ giá này cũng giảm nhẹ. Nguyên nhân là do cuối tháng 9 các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khối lượng cổ phiếu và trái phiếu trên 2 sàn giao dịh của Việt Nam mà chủ yếu là để mua USD nên gây sức ép lên tỷ giá. Nguyên nhân nữa là do các ngoại tệ mạnh trên thế giới đều mất giá so với USD nhất là chính phủ Mĩ can thiệp vào thị trường tài chính ngăn chặn cuộc khủng hoảng làm cho USD tăng giá trở lại. Cuộc khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng kinh tế Việt Nam. Rõ ràng nhất là trong cuối năm 2008 nhu cầu hàng xuất khẩu giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm liên tục từ tháng 8 chủ yếu là dầu thô. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm đầu tư, lượng khách du lịch vào Việt Nam cũng giảm, lượng kiều hối cũng giảm mạnh đã làm cho nguồn cung USD giảm mạnh ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá. Tuy nhiên chính phủ ta đã có biện pháp hợp lý và đã kiểm soát được tỷ giá không biến động quá mạnh. Năm 2009: Giá USD tháng 01/2009 so với tháng 12/2008 tăng 1,48%, so với tháng 01/2008 tăng 8,16%. Qua tháng 2 dưới sự tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nhiều tuy nhiên nhà nước ta có nhiều biện pháp để kiềm chế sự ảnh hưởng và cải thiện kinh tế. Nhìn chung từ đầu tháng 1/2009 đến giữa tháng 2/2009, tỷ giá USD/VND không có biến động mạnh - tăng giảm trong khoảng 17.480 đến 17.490 VND/USD - nguyên nhân phần lớn là do có sự can thiệp của nhà nước. Vào những ngày đầu tháng 1/2009 nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của doanh nghiệp đã giảm hẳn sau khi các NH áp dụng chương trình vay vốn được bù 4% lãi suất. Cơ chế bù lãi suất chỉ áp dụng cho các trường hợp vay vốn bằng VND, không áp dụng cho trường hợp vay vốn bằng USD. Các doanh nghiệp đã tính toán, vay USD vừa phải lo lắng về biến động tỉ giá lại không được bù lãi suất. Từ đó, doanh nghiệp đã dừng vay vốn bằng USD để chuyển sang vay VND, số đã vay đến hạn trả nợ, không vay thêm làm số dư vốn vay USD giảm. Đầu ra của USD ở nước ngoài bị thu hẹp dần. Như vậy, gói kích cầu đã làm cho cầu đồng nội tệ tăng vì các NHTM cần VND để cho vay theo nên lãi suất huy động VND tăng, làm cho giá VND tăng. Đồng thời, gói kích cầu cũng làm cho nhu cầu USD giảm, lãi suất huy động USD giảm, làm cho giá USD giảm. Tuy nhiên tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng trong các tháng tiếp theo, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng vẫn không đổi, nhưng trên thị trường tự do tỷ giá USD/VND có nơi đã lên đến 18.000đ. Trong hệ thống ngân hàng đã xảy ra tình trạng thiếu USD, khiến cho nhiều người có nhu cầu không thể đổi được ngoại tệ. Mặt khác do việc chênh lệch tỷ giá giao dịch giữa ngân hàng và thị trường tự do đã khiến cho những người dân hay doanh nghiệp có USD không bán cho các ngân hàng mà bán trên thị trường tự do điều đó buộc NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên thị trường tự do tiến sát mức 18000đồng/USD. Trong điều kiện 4 tháng đầu năm 2009 lượng ngoại tệ ròng vào Việt Nam dương tuy nhiên tỷ giá lại tăng và nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các chủ thể găm giữ ngoại tệ. Trong năm 2009 tỷ giá VND/USD biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do. Cụ thể từ tháng 1/2009 đến tháng 3/2009 tỷ giá liên ngân hàng dao động trong khoảng17.450 - 17.700đồng/USD. Từ tháng 10 đến cuối tháng 11/2009 tỷ giá biến động rất dữ dội, trên thị trường tự do có lúc đạt đỉnh 20000 đồng/USD và 19750 đồng/USD trên thị trường liên ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do hiện tượng găm giữ ngoai tệ của người dân, các doanh nghiệp thì vì sợ tỷ giá sẽ tiếp tục tăng nên mặc dầu chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng đã mua sẵn ngoại tệ để chuẩn bị cho việc trả nợ. Điều đó đã làm cho cầu ngoại tệ tăng cao gây ảnh hưởng tỷ giá. Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của người dân và các doanh nghiệp nên họ lựa chon găm giữ ngoại tệ và đồng thời do chính sách hỗ trợ lãi suất vay tiền đồng thấp cho các doanh nghiệp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của chính phủ nên các doanh nghiệp muốn vay tiền đồng hơn mà không cần bán ngoại tệ để đổi ra VND nữa. Đây là gói kích cầu mà nhà nước ta thực hiện tuy nhiên đã mang lại ảnh hưởng lớn đến tỷ giá. Từ cuối 11/2009 đến hết năm 2009 tỷ giá bắt đầu giảm dần trở lại nguyên nhân là do NHNN thực hiện chính sách bình ổn tỷ giá cùng với sự góp sức của NHTM đã làm tỷ giá giảm sau giai đoạn biến động mạnh. Giai đoạn 2010-2011: Trong năm 2010 các NHTM vẫn tiếp tục áp dụng tỷ giá tại mức trần biên độ của tỷ giá chính thức trong hầu hết các tháng. Do áp lực của tỷ giá trên thị trường NHNN đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17940 lên 18544 VND/USD kể từ 11/02/2010 tương đương với việc phá giá 3,3%. Tỷ giá VND/USD của các NHTM trong giai đoạn 2008-2011 luôn đạt mức tỷ giá trần theo biên độ mà NHNN quy định, chỉ vào một số thời điểm thì tỷ giá này mới thấp hơn trần biên độ. Cùng với việc nâng tỷ giá thì NHNN còn thực hiện nhiều biện pháp hành chính để giảm áp lực lên thị trường ngoại hối như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay bằng ngoại tệ,..đồng thời NHNN tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm. Kết quả là 6 tháng đầu năm 2010 tín dụng ngoại tệ tăng cao và các khoản đầu tư và giải ngân ODA, FDI làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên làm giảm tỷ giá trên thị trường tự do giảm khoảng cách giữa tỷ giá trên thị trường tự do với tỷ giá chính thức. Tuy nhiên các NHTM vẫn tiếp tục đặt giá trần hoặc gần với trần biên độ của tỷ giá chính thức. Đâu năm 2010 tỷ gía giảm nhẹ và dao động quanh mức 18479 đồng/USD cho đến 2/2010. Nguyên nhân là do nguồn cung USD từu nước ngoài vào Việt Nam tăng kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn hỗ trợ phát triển chính thức do năm trước cam kết, đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán cũng tăng, nguồn kiều hối và lượng khách quốc tế vào Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Điều đó làm cung ngoại tệ tăng lên. Bên cạnh đó các tập đoàn và các công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức ép gim giữ ngoại tệ giảm và tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức giảm chênh lệch đáng kể. Từ giữa tháng 2/2010 đến nay tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19.000đồng/USD (18.900-19.100 đồng /USD) và đang có xu hướng giảm do những chính sách tích cực từ phía NHNN. Ngày 11/02 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VND/USD. Nguyên nhân do Ngân hàng Nhà nước có Quyếtđịnh số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với cáctổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4%đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mại để cho vay trên thị trường, ngay sau đó NHNN tiếp tục ban hành thông tư số 03/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chứckinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Đây được xem là một “cú hích” mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có từ 4% - 4,5%/năm. Quy định này được xem là đặt các tổ chức vào thế tự xử,phải tính toán lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sáchnày, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồnngoại tệ tiềm năng này. Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Đến các tháng cuối năm 2010 thì tỷ giá vẫn tiếp thục tăng mạnh đặc biệt từ tháng 8/2010, tỷ giá trên thị trường tự do lại tăng cao so với tỷ giá chính thức tại các ngân hàng khiến NHNN phải tăng tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng từ 18544 VND lên 18932 VND (tăng 2.1%). Và các NHTM vẫn tiếp tục áp dụng mức lãi suất kịch trần. Đến khoảng cuối tháng 9/2010 tỷ vào khoảng 19500đồng/USD. Theo số liệu từ bài viết của TS. Võ Đại Lược và TS. Lê Xuân Nghĩa trình bày tại hội thảo “Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam năm 2010, triển vọng năm 2011” ta thấy đồng nhân dân tệ của Trung Quốc định giá thấp hơn 30% so với USD tuy nhiên VND lại định giá cao hơn 15% so với USD. Điều đó cho thấy tỷ giá VND/USD được định giá quá cao so với cung cầu thực tế về ngoại tệ. Cuối năm 2010 thì tỷ giá tiếp tục biến động tăng, các chủ thể vẫn thực hiện việc mua ngoại tệ để kì vọng giá tăng. Cuối tháng 11 tỷ giá lên mức 21380-21450 đồng/USD và tỷ giá trên thị trường tự do vượt qua mức 21500 đồng/USD. Trong năm 2010 ta có thể thấy tỷ giá biến động bất thường, đầu ra ngoại tệ tăng mạnh do chính sách của NHNN về mở rộng đối tượng được vay vốn ngoại tệ nhưng đầu vào ngoại tệ rất khiêm tốn. NHTM buộc phải tăng lãi suất huy động lên. Sự bất thường của tỷ giá cho thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý của người dân, doanh nghiệp. Việc găm giữ USD tiếp tục do tình trạng đô la hóa của Việt Nam ngày càng trầm trọng. Bước sang đầu năm 2011 thì tỷ giá cũng có biến động nhưng không nhiều, tuy nhiên sau thời gian kiềm giữ tỷ giá USD chính thức ở mức 18932đồng/USD thì đã đẩy chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do lên tới 2000-3000 VND/USD và NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 9,3% đồng thời thu hẹp biên độ tỷ giá xuống còn +/-1% từ ngày 11/2/2011. Có nhiều lý giải đặt ra quanh con số 9,3% đó. Thứ nhất, đó là sự giải phóng áp lực dồn nén quá lớn sau một thời gian tương đối dài. Thứ hai, nhà điều hành muốn một bước để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai tỷ giá. Thứ ba, nhà điều hành đã sòng phẳng hơn và theo yêu cầu của thị trường… Và một điểm quan trọng của nó là xóa bớt kỳ vọng sẽ tiếp tục phá giá trong năm 2011 ở giới đầu cơ, hay trong tâm lý thị trường. Tuy nhiên đến đầu tháng 4/2011 tỷ giá mới có dấu hiệu bình ổn, đó cũng là nhờ NHNN đã triển khai để có thể tăng cung ngoại tệ. Đó là cơ chế áp và siết trần lãi suất huy động USD, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý loạt giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do… Thêm vào đó, tín dụng ngoại tệ vẫn tăng cao tạo một nguồn cung thương mại từ vốn chuyển đổi cho thị trường; sự chuyển đổi vốn ngoại tệ sang VND cũng có ở các ngân hàng thương mại khi chênh lệch lãi suất cho vay quá hấp dẫn với khoảng 300% càng tạo cung cho thị trường…Việc cung USD tăng đã làm cho tỷ giá VND/USD lao dốc chóng mặt từ 20940VND xuống còn 20590 VND kể từ 19/4-28/4/2011. Và 29/4 đã trở thành mốc sự kiện quan trọng khi Sở giao dịch NHNN bất ngờ tăng mạnh giá mua vào USD và dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện nhanh chóng. Ngày 7/9/2011, 1 tháng sau khi tân Thống đốc tiếp nhận nhiệm vụ điều hành, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị ngành, và tại đây thông điệp được đưa ra: nếu điều chỉnh tỷ giá USD/VND thì từ nay (tại ngày 7/9) đến cuối năm không quá 1%. Với cam kết này NHNN sẽ khó thuyết phục niềm tin của thị trường về tỷ giá tuy nhiên đến cuối 2011 NHNN vẫn giữ được cam kết. Các chính sách đưa ra đã từng bước phát huy được hiệu quả, góp phần ổn định tỷ giá bình quân liên ngân hàng thời gian dài ở mức 20.803  trong cả tháng 11, đến ngày 14/12 mới điều chỉnh tăng lên 20.813 rồi 20.828. Đối với tỷ giá ở thị trường chính thức và phi chính thức tính đến giữa tháng 12, tỷ giá ở thị trường phi chính thức giảm đáng kể so với cuối tháng 11, giao động phổ biến trong khoảng từ 21.150 đến 21.300; ở thị trường chính thức tỷ giá giao động phổ biến từ 21.005 đến 21.036. 2. Sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2008-2011: 2.1. Ảnh hưởng đến xuất, nhập khẩu giai đoạn 2008-2011: Hình 2: Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, nhập siêu các năm 2008-2011. Năm 2008: Năm 2008, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua nhiều biến động về thị trường, giá cả, khó khăn của những rào cản thương mại, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu… Đi cùng với đó là nhiều thay đổi trong cơ chế điều hành, hoạch định chính sách. Theo số liệu ước tính của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 của Việt Nam ước đạt gần 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Những mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD những năm trước tiếp tục duy trì ở mức cao như dầu thô (10,5 tỷ USD), dệt may (9,1 tỷ, giày dép (4,7 tỷ USD), thủy sản (4,56 tỷ USD), gạo (2,9 tỷ USD), sản phẩm gỗ (2,78 tỷ USD), cà phê (2 tỷ USD), cao su (1,6 tỷ USD), than đá (1,44 tỷ USD). Đặc biệt trong năm nay có thêm mặt hàng dây điện và cáp điện đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (ước đạt 1,04 tỷ). Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đạt 80,71 tỷ USD tăng tương đối 28,8% so với 2007 tương ứng với mức nhập siêu ở khoảng 18 tỷ USD đạt con số kỉ lục từ trước đến nay tăng 27,7% so với con số 14.12 tỷ USD năm 2007. Trong 5 tháng đầu năm 2008 nhập siêu tăng mạnh lên đến 14,4 tỷ USD tuy nhiên trong 7 tháng cuối năm nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp. Một trong những nguyên nhân là do giá hàng nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh mà đặc biệt là xăng dầu trong khi nước ta nhập khẩu lượng lớn xăng dầu. Kim ngạch nhập khẩu 12/2008 ước tính đạt 5,4 tỷ USD do một số mặt hàng nhập khẩu tháng này tăng mạnh là: Máy móc thiết bị tăng 272 triệu USD; xăng dầu tăng 78 triệu USD; thức ăn gia súc tăng 53 triệu USD; sắt, thép tăng 182 triệu USD. Đối với Việt Nam là quốc gia nhập siêu do đó tỷ lệ nhập khẩu luôn cao hơn so với xuất khẩu tuy nhiên trong năm 2008 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì nó góp phần kiềm chế nhập siêu và ổn định cán cân thương mại. Năm 2009: Đến năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 127,05 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 57,1 tỷ USD giảm 8,9% so với năm 2008. Năm 2009 là năm đầu tiên xuất khẩu giảm so với trước đó. Đóng góp vào việc giảm kim ngạch xuất khẩu năm 2009 do tỷ trọng xuất khẩu giảm: dầu thô chiếm 69,7%, tiếp đến giày dép chiếm khoảng 12,6%, cao su chiếm xấp xỉ 6,8%, cà phê 6,7%, gỗ và sản phẩm gỗ 4,7%, thủy sản 4,4%,… Kim ngạch nhập khẩu đạt 69,95 tỷ USD giảm 13,3% so với 2008. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 12,85 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu. Năm 2010: Năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 157 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 72,19 tỷ USD, tăng 26,4% và nhập khẩu là 84,8 tỷ USD, tăng 21,2%. Nhập siêu là 12,61 tỷ USD, bằng 17,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hết năm 2010, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khu vực FDI là 70,92 tỷ USD, tăng 41,5% so với năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 34,1 tỷ USD, tăng 41,2% và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu của khu vực này là 36,97 tỷ USD, tăng 41,8%, chiếm 43,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Xu hướng của các doanh nghiệp có vốn FDI năm 2010 có mức tăng trưởng cao, xấp xỉ 40%. Đây là một yếu tố đáng lưu ý của bức tranh xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2010. Nhiều mặt hàng trong năm 2010 tăng mạnh về số lượng xuất khẩu, giúp duy tăng trưởng xuất khẩu và thể hiện được quy mô mở rộng sản xuất. Lượng hàng công nghiệp tăng lên đã góp phần bù đắp cho lượng hàng khoán sản, dầu thô giảm mạnh (dầu thô và than đá giảm 3,8 tỷ USD). Giá xuất khẩu năm 2010 của nhiều mặt hàng cũng tăng mạnh, trong đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gạo, cà phê, cao su, dầu thô, than….một số hàng hóa tăng giá khá do hàm lượng chế biến tăng lên như dệt may, thủy sản, gỗ, dây và cáp điện,… Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có xu hướng tăng ở ngành công nghiệp chế tạo và hàng hóa có hàm lượng chất xám cao. Tỷ trọng hàng hóa ngành công nghiệp chế biến so với 2009 tăng mạnh từ 63,4% lên 67,9%, nhóm khoáng sản giảm từ 15,2% xuống 11,1%,… Về nhập khẩu năm 2010, doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 47,5 tỷ USD chiếm 56,6% tổng kim ngạch tăng 8,3% so với năm 2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 36,5 tỷ USD chiếm 43,4% tổng kim ngạch và tăng 39,9% so với năm 2009. Một số hàng hóa cần nhập khẩu giảm khá mạnh năm qua là xăng dầu giảm 28,6%, khí đốt hóa lỏng giảm 14%, phân bón giảm 22%, thép các loại giảm 10%, ô tô nguyên chiếc giảm 45%,…chủ yếu do sản xuất trong nước phần nào đáp ứng được nhu cầu. Năm 2011: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan công bố ngày 1-2-2012, năm 2011, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 203,66 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, trị giá hàng hoá xuất khẩu đạt 96,91 tỷ USD, tăng 34,2% trong khi đó, trị giá hàng hóa nhập khẩu là 106,75 tỷ USD, tăng 25,8% .Với kết quả trên thì cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam trong năm 2011 thâm hụt 9,84 tỷ USD, bằng 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2011 đạt 96,71 tỷ USD, tăng 36% so với kết quả thực hiện của năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 47,87 tỷ USD, tăng 40,3% và chiếm 49,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu của khu vực các doanh nghiệp này là 48,84 tỷ USD, tăng 32,1%, chiếm 45,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong khi đó, khối doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt 49,03 tỷ USD trong năm 2011, tăng 28,7% và nhập khẩu là 57,91 tỷ USD, tăng 21%. 2.2. Ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: Biến động tỷ giá luôn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Bởi vì khi tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị xuất nhập khẩu vì thế cần phải kiểm soát tỷ giá để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá giảm, các doanh nghiệp nhập khẩu không thể bán USD đang nắm giữ để chi trả cho hàng hóa nhập khẩu vì lỗ nặng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Tỷ giá biến động khó lường gây xáo trộn trong kế hoạch sản xuất của kinh doanh của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mặc dù tỷ giá vào đầu năm 2008 có giảm nhưng so với năm 2007 thì tỷ giá VND/USD đã tăng khoảng 9% và đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng cao trong việc thanh toán quốc tế. Việc tăng vượt trội đã làm cho chi phí nhập khẩu và chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao đặc biệt là áp lực lớn đối với doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu các yếu tố đầu vào. Đồng thời chi phí vay nợ của các doanh nghiệp cũng tăng cao. Điều đó làm cho chi phí tỷ giá trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng đột biến. Trong 5 tháng đầu năm 2008, nhập siêu tăng mạnh, cao hơn gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2007, lên tới 14,4 tỷ USD. Nguyên nhân là do Việt Nam là nước nhập siêu nên nhu cầu hàng nhập khẩu đối với Việt Nam lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có nguyên nhân quan trọng đó là tỷ giá trong đầu năm 2008 giảm mạnh điều đó kích thích hoạt động nhập khẩu của Việt Nam bởi vì cùng sản lượng nhập khẩu nhưng các doanh nghiệp Việt Nam tốn ít chi phí hơn để đổi ra USD (ngoại tệ) để chi trả cho hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời đồng VND trong giai đoạn này tăng so với USD do tỷ giá giảm nên hàng hóa của Việt Nam không có sức cạnh tranh nhiều so với hàng hóa các nước trong khi thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam lại là thị trường Mĩ. Trong khi đó thì hàng hóa của Mĩ lại rẻ tương đối so với hàng hóa của Việt Nam nên lượng nhập khẩu hàng hóa tăng. Nhưng liên tiếp trong 7 tháng cuối năm 2008, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp. Một trong những nguyên nhân chính là do hàng hóa nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu. Tỷ giá VND/USD từ cuối thăng 3/2008 đã tăng mạnh trở lại, tỷ giá mới giảm vào cuối 3/2008 xuống 15800 đồng thì đến khoảng 7/2008 tỷ giá đã ở mức 16800 đồng. Trong giai đoạn này tỷ giá đã biến động trái chiều so với đầu năm, VND mất giá so với USD. Tỷ giá liên ngân hàng lúc này được công bố từ 15946-15960 đồng, đặc biệt trong tháng 6/2008 tỷ giá liên ngân hàng có thể tăng đến 19400 đồng cao hơn rất nhiều so với tỷ giá trần quy định của ngân hàng nhà nước. Nguyên nhân chính của sự mất giá VND là do dấu hiệu cho thấy lạm phát đang có dấu hiệu tăng, khủng hoảng kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam, đến hết tháng 6/2008 cán cân thương mại đã xấp xỉ 15 tỷ USD. Đồng thời, trong giai đoạn này giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch mạnh nên các nhà đầu tư có nhu cầu cần nhiều USD để nhập khẩu vàng làm cho cầu USD tăng mạnh. Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài cũng lo ngại về nền kinh tế Việt Nam do những tin đồn về lạm phát, khủng hoảng làm giảm lượng lớn USD. Điều đó đã làm cho VND trượt giá so với USD và ngân hàng nhà nước đã quyết định tăng biên độ tỷ giá lên +/- 2% vào cuối 6/2008. Việc mất giá của VND có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hơn vì tỷ giá tăng giúp tỷ giá chính thức gần với tỷ giá trên thị trường tự do và các doanh nghiệp sẽ dễ dàng mua USD để nhập khẩu nguyên vật liệu hơn, giảm bớt các giao dịch đường vòng, hạn chế được việc gim giữ USD. Khi tỷ giá VND/USD tăng, doanh nghiệp xuất khẩu cũng có nhiều thuận lợi hơn do tỷ giá tăng đồng nghĩa với lợi nhuận thu được quy ra VND sẽ được tăng lên. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với việc tăng chi phí cho việc mua nguyên liệu vì các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu trong nước sẽ tăng giá nguyên liệu theo tỷ giá và có thể tăng cao hơn tốc độ tăng tỷ giá. Điều này làm cho chi phí đầu vào của sản phẩm tăng lên làm giá tăng gây giảm sức cạnh tranh của hàng hóa khi xuất khẩu. Tuy nhiên nếu giá cả của một số nguyên liệu tăng thì không ảnh hưởng gì nhiều nhưng nếu giá cả các nguyên liệu đầu vào đồng loạt tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn các doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thì việc biến động tỷ giá tăng sẽ gây ra nhiều khó khăn với họ vì giá cả hàng hóa nhập khẩu khi đó sẽ tăng một cách tương đối do đó người tiêu dùng lựa chọn sử dụng hàng háo trong nước hơn. Tuy nhiên Việt Nam vẫn là nước có nhu cầu hàng hóa nhập khẩu nên kim ngạch nhập khẩu trong thời kì này vẫn còn cao. Một vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa khi tỷ giá tăng nữa là các doanh nghiệp nhập hàng hóa kí hợp đồng nhập khẩu trước khi tỷ giá tăng và thời điểm thanh toán và nhận hàng thì tỷ giá lại tăng làm cho các doanh nghiệp thật sự lo lắng vì họ phải trả số tiền nhiều hơn rất nhiều, và họ phải bán hàng hóa ra với giá cao hơn nhưng liệu khách hàng có nhấp nhận mức giá mới. Cụ thể trong 5 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 23,4 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kì 2007. Theo thống kê cho thấy đa số các mặt hàng chủ lực đều tăng giá như: đồ nhựa tăng 31,7%, vi tính và linh kiện tăng 25,2%, đồ gỗ, thủy sản,…cũng tăng giá. Riêng kim ngạch xuất khẩu tăng lên do giá tăng đạt 2,7 tỷ USD nếu loại trừ yếu tố giá tăng thì tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt 12,7%. Nhập khẩu đến hết tháng 5/2008 đạt 37,8 tỷ USD, tăng 67% so với cùng kì. Nhập siêu trong 5 tháng lên đến 14,4 tỷ USD. DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU. BẢNG 1:TỶ GIÁ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Từ đầu 2008 16.100 VND/USD Từ tháng 06/2008 đến 12/2008 16.500 VND/USD Từ tháng 01/2009 đến 11/2009 17.000 VND/USD Từ tháng 12/2009 đến 01/2010 17.940 VND/USD Từ tháng 02/2010 đến 08/2010 18.544 VND/USD Từ tháng 08/2010 đến 02/2011 18.932 VND/USD Từ tháng 02/2011 20.693 VND/USD Nguồn: Số liệu thống kê của NHNN BẢNG 2: BIÊN ĐỘ TỶ GIÁ TẠI CÁC NHTM ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH Từ 23/12/2007 đến 09/03/2008 +/- 0.75 % Từ 10/03/2008 đến 25/06/2008 +/- 1 % Từ 26/06/2008 đến 05/11/2008 +/- 2 % Từ 06/11/2008 đến 23/03/2009 +/- 3% Từ 24/03/2009 đến 25/11/2009 +/- 5 % Từ 26/11/2009 đến 11/02/2011 +/- 3 % Từ 11/02/2011 +/- 1 % Nguồn: Số liệu thống kê của NHNN BẢNG 3: SỐ LIỆU VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2011 XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2008 62.9 80.71 17.81 2009 57.1 69.95 12.85 2010 72.19 84.8 12.61 2011 96.91 106.75 9.84 Nguồn: thống kê Hải quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn- Tình hình biến động tỷ giá hối đoái VND-USD giai đoạn 2008-2011 và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan