Tài liệu Đề tài Tình hình bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc tại Bệnh viện Mắt Trung Ương trong 3 năm (2004 - 2006) – Hoàng Thị Thu Hà: 61
TÌNH HÌNH BỆNH TẮC TĨNH MẠCH VÕNG MẠC
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG TRONG 3 NĂM (2004 -
2006)
HOÀNG THỊ THU HÀ, NGUYỄN THU THUỶ, PHẠM MINH CHÂU
Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Tắc tĩnh mạch võng mạc (TTMVM) là bệnh nặng trong nhãn khoa. Bệnh có thể có
biến chứng nặng nề dẫn đến mù loà. Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là quang đông
võng mạc (VM) bằng laser. Bệnh nguyên phức tạp, trong điều kiện nước ta hiện nay việc
tìm nguyên nhân khó khăn.
Qua nghiên cứu hồi cứu các trường hợp TTMVM được điều trị ngoại trú tại khoa
Khám bệnh và Điều trị ngoại trú Bệnh viện Mắt Trung ương trong 3 năm (2004 - 2006)
gồm 108 bệnh nhân (BN) với 108 mắt, không có sự khác biệt về giới. Tuổi mắc bệnh từ
40 - 59 chiếm 60,3%.
- Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (TTMTTVM) chiếm 70,4%, tắc nhánh tĩnh
mạch võng mạc (TNTMVM) chiếm 29,6%.
- TTMTTVM - phù VM chiếm 75,9%, TNTMVM - phù VM chiếm 52,7%
- Thị lực cao ở hình thái TNTMVM - phù VM (0,1 - 0,7), thị lực thấp ở hình thái
...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc tại Bệnh viện Mắt Trung Ương trong 3 năm (2004 - 2006) – Hoàng Thị Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
61
TÌNH HÌNH BỆNH TẮC TĨNH MẠCH VÕNG MẠC
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG TRONG 3 NĂM (2004 -
2006)
HOÀNG THỊ THU HÀ, NGUYỄN THU THUỶ, PHẠM MINH CHÂU
Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Tắc tĩnh mạch võng mạc (TTMVM) là bệnh nặng trong nhãn khoa. Bệnh có thể có
biến chứng nặng nề dẫn đến mù loà. Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là quang đông
võng mạc (VM) bằng laser. Bệnh nguyên phức tạp, trong điều kiện nước ta hiện nay việc
tìm nguyên nhân khó khăn.
Qua nghiên cứu hồi cứu các trường hợp TTMVM được điều trị ngoại trú tại khoa
Khám bệnh và Điều trị ngoại trú Bệnh viện Mắt Trung ương trong 3 năm (2004 - 2006)
gồm 108 bệnh nhân (BN) với 108 mắt, không có sự khác biệt về giới. Tuổi mắc bệnh từ
40 - 59 chiếm 60,3%.
- Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (TTMTTVM) chiếm 70,4%, tắc nhánh tĩnh
mạch võng mạc (TNTMVM) chiếm 29,6%.
- TTMTTVM - phù VM chiếm 75,9%, TNTMVM - phù VM chiếm 52,7%
- Thị lực cao ở hình thái TNTMVM - phù VM (0,1 - 0,7), thị lực thấp ở hình thái
TTMTTVM - thiếu máu VM (<0,1 ).
- Nguyên nhân phổ biến nhất là cao huyết áp: 22,3%, tiểu đường: 6,5%, bệnh về
máu: 3,7%. Tỷ lệ không tìm thấy nguyên nhân còn cao: 64,8%
Đáp ứng với điều trị bằng laser tốt, thị lực tăng >0,1 chiếm 61,1%. 2 BN có biến
chứng chiếm 1,9%.
Phát hiện yếu tố có nguy cơ cao, theo dõi ngoại trú chặt chẽ, điều trị laser kịp thời
để phòng biến chứng là vô cùng quan trọng.
Tắc tĩnh mạch võng mạc
(TTMVM) là một trong những bệnh lý
mắt thường gặp ở lứa tuổi trung niên và
người cao tuổi gây giảm thị lực trầm
trọng thậm chí có thể mù loà do những
biến chứng nặng nề. Phương pháp điều
trị chủ yếu hiện nay là quang đông võng
mạc (VM) bằng laser. Bệnh nguyên phức
tạp, liên quan đến bệnh lý toàn thân như
cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh tiểu
đường do vậy việc phát hiện có yếu tố
nguy cơ đóng vai trò quan trong phòng
tránh bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu hồi cứu các trường hợp TTMVM
điều trị tại khoa Khám bệnh và Điều trị
ngoại trú (KBVĐTN) Bệnh viện Mắt
Trung ương (2004 - 2006) với mục tiêu:
Nhận xét về nguyên nhân, hình thái, đặc
62
điểm lâm sàng, phương pháp và kết quả
điều trị, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp
nghiên cứu cho thời gian tới.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu hồi cứu các bệnh án
TTMVM điều trị ngoại trú tại khoa
KBVĐTNT Bệnh viện Mắt Trung ương
trong 03 năm (tháng 1/2004 đến tháng
12/2006). Thống kê tình hình bệnh về
tuổi, giới, hình thái lâm sàng, nguyên
nhân, phương pháp điều trị, kết quả điều
trị và biến chứng. Loại trừ những BN
không khám lại ngay sau lần khám bệnh
đầu tiên.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN
LUẬN
Từ tháng 1/2004 đến tháng 12/2006
có 108 bệnh nhân (BN) với 108 mắt
TTMVM điều trị tại khoa KBVĐTNT
Bệnh viện Mắt Trung ương.
1. Đặc điểm bệnh nhân và hình thái
lâm sàng:
- Tuổi hay mắc bệnh từ 40-59
(60,2%) nhưng cũng có thể găp ở người
rất già (có 4 BN ở lứa tuổi trên 80).
Bảng 1: Hình thái lâm sàng của TTMVM liên quan với lứa tuổi
Tuổi
Hình thái
80 Tổng số
TTM
TTVM
Phù 14 38 4 1 57
Thiếu máu 0 4 5 0 9
Hỗn hợp 1 6 3 0 10
TN Phù 0 14 8 3 25
TM Thiếu máu 1 1 1 0 3
VM Hỗn hợp 1 2 1 0 4
Tổng số
17
15,7%
65
60,2%
22
20,4%
4
3,7%
108
100%
Bảng 2: Hình thái lâm sàng của TTMVM liên quan với giới tính và mắt bị bệnh
Giới
Hình
Mắt
thái
Nữ Nam
Tổng số
Mắt phải Mắt trái Mắt phải Mắt trái
TTMTT
VM
21 16 25 14
76
70,4%
TNTM
VM
7 7 8 10
32
29,6%
63
Tổng số
28 23 33 24 108
51
(47,2%)
57
(52,8%)
108
(100%)
- Giới tính: Nam: 57 BN (52,8%) -
Nữ: 51 BN (47,2%). Không có sự khác
biệt nhiều giữa nam và nữ (52,8% nam
và 47,2% nữ).
- Mắt: Mắt phải: 61 mắt (56,5%) -
Mắt trái: 47 mắt (43,5%)
Bảng 3: So sánh hình thái lâm sàng TTMVM với các tác giả khác
Hình thái
Tác giả
TTMTTVM
(BN)
TNTMVM
(BN)
Tổng số
(BN)
Nguyễn Văn Được (1987) 14 13 27
Ngô Quang Tùng
và Nguyễn Xuân Trường
(2002)
34 12 46
Glacet – Bernard (1996) 127 48 175
Lê Văn Thà (2002) 67 31 98
Hoàng Thị Thu Hà 76 32 108
- TTMTTVM gặp nhiều hơn so với
TNTMVM: 70,4% và 29,6%
- TTMVM hình thái phù chiếm tỷ lệ
cao nhất 75,9% (82 cas) ở TTMTTVM
và 52,7% (57 cas) ở hình thái
TNTMVM. Kết quả này phù hợp với kết
quả nghiên cứu của các tác giả khác
trong và ngoài nước.
2. Chức năng mắt
Bảng 4: Thị lực BN TTM VM
Thị lực
Hình thái
< 0,1 0,1 - 0,3 0,4 - 0,7 0,8 - 1 Tổng số
TTM
TTVM
Phù 19 25 11 2 57
Thiếu máu 9 0 0 0 9
Hỗn hợp 8 2 0 0 10
TN Phù 5 5 15 0 25
TM Thiếu máu 1 2 0 0 3
VM Hỗn hợp 4 0 0 0 4
Tổng số
46
42,6%
34
31,5%
26
24,1%
2
1,8%
108
100%
64
Trong hình thái TTMTTVM biểu
hiện phù VM với thị lực giao động từ 0,1
- 0,3 là nhiều nhất (25/57 BN - 43,8%)
nhưng ở hình thái TNTMVM nhóm BN
phù VM lại có thị lực cao hơn 0,4 - 0,7
(15/25 BN - 60%).
Với hình thái thiếu máu VM, thị
lực thường thấp <0,1 (10/12 BN -
83,3%).
Bảng 5: So sánh thị lực với tác giả khác
Thị lực
Tác giả
< 0,1 0,1 - 0,3 0,4 - 0,7 0,8 - 1
Lê Văn Thà
2002
47/98
48%
39/98
40%
10/98
10%
2/98
2%
Hoàng Thị Thu Hà
46/108
42,6%
34/108
31,5%
26/108
24,1%
2/108
1,8%
Nhóm BN có thị lực 0,4- 0,7 cao
hơn so với nghiên cứu của Lê Văn Thà
có lẽ do đặc điểm sàng lọc BN điều trị
ngoại trú, BN không nằm nội trú nên tình
trạng bệnh nhẹ hơn.
3. Nguyên nhân:
Bảng 6: Các yếu tố nguy cơ TTMVM
Hình thái
Nguyên nhân
TTMTTVM
(BN)
TNTMVM
(BN)
Tổng số
(%)
Bệnh về máu 4 0 3,7
Cao huyết áp 12 12 22,3
Tiểu đường 6 1 6,5
Glôcôm góc mỡ 1 0 0,9
HIV 1 0 0,9
Chấn thương 1 0 0,9
Không rõ nguyên nhân 51 19 64,8
Tổng số 76 32 100
TTMVM do cao huyết áp là nhiều nhất (22,3%), nhưng có đến 70 BN (64,8%)
không tìm thấy nguyên nhân.
Bảng 7: So sánh nguyên nhân TTMVM với các tác giả
Nguyên nhân
Tác giả
Cao huyết áp Tiểu đường Glôcôm góc mở
Elman et al (1990) 45% 13,6%
Randolph L.Johnson et al 60% 21% 16%
65
(1985)
Rath E. Z. et al (1992) 67% 32%
Lê Văn Thà (2002) 30,5% 5,3% 6,3%
Hoàng Thị Thu Hà 60% 17,5% 2,5%
Trong các nguyên nhân tìm được
phổ biến nhất là cao huyết áp (22,3%)
phù hợp với các tác giả khác trong và
ngoài nước. Ngoài ra còn gặp một số
bệnh lý khác như tiểu đường, glôcôm
góc mở, chấn thương, HIV, tuy nhiên
số BN không tìm thấy nguyên nhân lên
đến 70 BN chiếm 64,8%. Vấn đề này có
lẽ do các bác sỹ chưa lưu ý đến một số
bệnh lý khác như tăng lipit máu, bệnh
tim, tiền sử uống rượu hay những rối
loạn nội tiết ở phụ nữ thì kỳ mãn
kinhhoặc cũng có thể do BN không có
điều kiện làm các xét nghiệm, thăm
khám tìm nguyên nhân.
Đối với yếu tố nguy cơ là glôcôm
góc mở gặp ít hơn các tác giả nước ngoài
do ở Việt Nam tỷ lệ BN glôcôm góc mở
ít hơn so với nước ngoài.
4. Kết quả điều trị:
Bảng 8: Kết quả điều trị
Kết quả
Hình thái
Tốt Giữ nguyên Xấu
TTM
TTVM
45 23 8
TNTM
VM
21 7 4
Tổng số
66
61,1%
30
27,8%
12
11,1%
- Với TTMVM hình thái phù BN
được làm laser dạng lưới khi có chỉ định.
- Với TTMVM hình thái thiếu máu
BN được làm laser toàn bộ vùng VM
thiếu máu trên ảnh chụp huỳnh quang
đáy mắt.
- Với hình thái hỗn hợp, BN được
làm laser dạng lưới, khi VM giảm phù nề
chụp lại huỳnh quang đáy mắt để có chỉ
định laser vùng VM thiếu máu.
- Tất cả các BN đều được điều trị
phối hợp uống thuốc chống chảy máu,
giảm phù nề, bền thành mạch.
Có 12 mắt được làm laser toàn bộ
vùng VM thiếu máu, 36 BN điều trị laser
dạng lưới, 14 BN được bổ sung laser
vùng VM thiếu máu sau khi VM giảm
phù nề, 18 BN điều trị đơn thuần bằng
thuốc, 28 BN không theo hết lộ trình
điều trị.
66
Số BN có thị lực tăng lên ít nhất
0,1 chiếm đa số 66/108 (61,1%). Kết quả
này cao hơn Lê Văn Thà, do đặc điểm
BN điều trị ngoại trú nên mức độ tổn hại
VM nhẹ hơn, thị lực ban đầu của BN tốt
hơn nên kết quả sau điều trị thị lực tăng
nhiều hơn.
Có 2 BN (1,9%) biến chứng glôcôm
tân mạch phải chuyển vào điều trị nội trú.
Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của
Lê Văn Thà (6,8%). Số BN còn lại VM
phù không giảm, hoặc xuất hiện phù hoàng
điểm dạng nang do BN không theo hết lộ
trình điều trị laser.
5. Biến chứng:
Có 2 BN có biến chứng glôcôm tân
mạch (1,9%). Các biến chứng khác như
tân mạch VM, xuất huyết dịch kính không
có BN nào.
KẾT LUẬN
- TTMVM là bệnh nặng trong nhãn
khoa liên quan đến bệnh lý toàn thân,
thường gặp ở lứa tuổi trung niên 40-59.
- Hình thái hay gặp là TTMTTVM -
VM phù.
- Bệnh đáp ứng tốt với điều trị bằng
laser.
- Tỷ lệ tìm thấy nguyên nhân còn
thấp.
- Việc tìm hiểu các yếu tố có nguy
cơ, theo dõi ngoại trú, điều trị laser kịp
thời là vô cùng quan trọng nhằm phòng
tránh biến chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. LÊ VĂN THÀ: Đối chiếu giữa soi đắy mắt và chụp mạch huỳnh quang
trong chẩn đoán bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc và sử dụng laser Diode đề
phòng biến chứng. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Hà Nội
2002.
2. Basic and clinical science course, section 12: Retinal and Vitreous. Amer.
Acad. Ophth. 2004: 72-79.
3. G.H. BRESNICK: Following up patients with central retinal vein
occlusion. Arch. Ophth. 1998, 106 (3): 324-326.
4. GLACET- BERNARD A., COSCAS G., CHABANET A. et al: Prognostic
factor for retinal vein occlusion. Ophth. 1996, 103(4): 551-560.
5. QUILAN P.M., ELMAN M.J., BHATT A.K., et al: The natural course of
central retinal vein occlusion. AJO, 1990, 110 (2): 118-123.
6. RATH E.Z., FRANK R.N., SHIN D.H.: Risk factors for retinal vein
occlusions. Ophth. 1992, 99 (4): 509 – 514.
7. The Eye Disease Case Control Study Group: Risk factors for central retinal
vein occlusion. Arch. Ophth. 1996, 114: 545 – 554.
67
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_tinh_hinh_benh_tac_tinh_mach_vong_mac_tai_benh_vien_m.pdf