Đề tài Tính chi phí đại diện trong công ty cổ phần

Tài liệu Đề tài Tính chi phí đại diện trong công ty cổ phần: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TỀ TP HỒ CHÍ MINH MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tên đề tài: CHI PHÍ ĐẠI DIỆN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa SVTH : Nguyễn Thị Thanh Trà, Lớp TCDN6 – K32 Hồ Thị Thảo, Lớp TCDN6 – K32 Bùi Thị Ánh Tuyết, Lớp TCDN6 – K32 TP. Hồ Chí Minh 01/2009 Lời mở đầu Trong nhưng công ty lớn, đặc biệt là công ty cổ phần sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý là rất cần thiết. Những công ty này có hàng chục, hàng trăm cổ đông vì vậy không thể nào cùng một lúc mà tất cả cổ đông cùng tham gia quản lý công ty. Vì vậy mà trong các công ty cổ phân quyền sở hữu và quyền quản lý được tách bạch một cách rõ ràng. Sự tách biệt quyền sở hữu và quản lý một mặt giải quyết mâu thuẫn giữa vốn và năng lực điều hành, mặt khác nó cũng làm nảy sinh những nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đạt mức tối ưu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Rõ ràng sự phân định giữa người chủ và người quản lý có những thuận lợi xong cũng đem lại cho doanh nghiệ...

doc17 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tính chi phí đại diện trong công ty cổ phần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TỀ TP HỒ CHÍ MINH MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Tên đề tài: CHI PHÍ ĐẠI DIỆN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa SVTH : Nguyễn Thị Thanh Trà, Lớp TCDN6 – K32 Hồ Thị Thảo, Lớp TCDN6 – K32 Bùi Thị Ánh Tuyết, Lớp TCDN6 – K32 TP. Hồ Chí Minh 01/2009 Lời mở đầu Trong nhưng công ty lớn, đặc biệt là công ty cổ phần sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý là rất cần thiết. Những công ty này có hàng chục, hàng trăm cổ đông vì vậy không thể nào cùng một lúc mà tất cả cổ đông cùng tham gia quản lý công ty. Vì vậy mà trong các công ty cổ phân quyền sở hữu và quyền quản lý được tách bạch một cách rõ ràng. Sự tách biệt quyền sở hữu và quản lý một mặt giải quyết mâu thuẫn giữa vốn và năng lực điều hành, mặt khác nó cũng làm nảy sinh những nguy cơ khiến cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không đạt mức tối ưu, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Rõ ràng sự phân định giữa người chủ và người quản lý có những thuận lợi xong cũng đem lại cho doanh nghiệp không ít những khó khăn trong vấn đề quản lý đặc biệt là làm phát sinh chi phí đại diện. Vậy chi phí đại diện là gì, chi phí đại diện ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào, nguyên nhân làm phát sinh chi phí đại diện, doanh nghiệp phải làm gì để khắc phục sự phát sinh chi phí đại diện, chi phí đại diện trong các công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Đây là một trong những vấn đề mà các công ty cổ phần rất quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi xin trình bày một vài vấn đề về chi phí đại diện và chúng tôi sẽ lấy chi phí đại diện phát sinh của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết làm ví dụ minh hoạ để làm rõ thêm. Chi phí đại diện là gì ? Theo Jensen – Meckling, vấn đề nhà quản lý trốn tránh nhiệm vụ của mình sẽ được xem như một loại chi phí, các nhà quản lý không thể hiện năng lực lãnh đạo của họ cũng được xem là một loại chi phí. Jensen – Meckling định nghĩa chi phí đại diện như là sự tổng hợp các chi phí của một hợp đồng có tổ chức. Hợp đồng này gồm, một người (người chủ) thuê một người khác (người đại diện) làm nhiệm vụ thay thế cho mình (người chủ). Người chủ đưa ra quyết định - ủy quyền cho người đại diện Chi phí đại diện là thiệt hại khi nhà quản lý không cố gắng làm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Chi phí đại diện bao gồm các yếu tố sau: ƒ Chi phí theo dõi bởi người chủ: Đây là chi phí mà người chủ sở hữu vốn bỏ ra để thực hiện giám sát những người quản lý để bảo vệ lợi ích của người chủ sở hữu vốn, tránh hiện tượng bất cân xứng thông tin do có sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý tạo ra. ƒ Chi phí ràng buộc bởi người đại diện: Người đại diện gánh chịu chi phí để cam kết rằng bản thân họ không xâm phạm đến lợi ích của người chủ. ƒ Sự mất mát- những chi phí được kết hợp với một kết quả mà kết quả đó không hoàn toàn phục vụ lợi ích của người chủ. Cách tính chi phí đại diện trong doanh nghiệp: Chi phí đại diện = M + B + R M: chi phí theo dõi bởi chủ sở hữu B: chi phí ràng buộc bởi người đại diện R: sự mất mát Ta có thể tính được chi phí theo dõi bởi chủ sở hữu và chi phí ràng buộc bởi người đại diện nhưng không thể tính được sự mất mát nên chi phí đại diện không thể định lượng một bằng những con số cụ thể. Có thể chia chi phí đại diện thành chi phí đại diện của nợ và chi phí đại diện vốn cổ phần. Chi phí đại diện vốn cổ phần: Có nguồn gốc từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và các nhà quản lý. Khi cổ đông bị giới hạn hoặc mất kiểm soát đối với người quản lý thì phía quản lý sẽ có động cơ tiến hành những hoạt động có lợi cho bản thân và có thể làm nguy hại đến quyền lợi của cổ đông. Chi phí đại diện vốn cổ phần xuất hiện trong tính huống các nhà quản lý thường xuyên thực hiện những chiến lược đầu tư khiến công ty phát triển vượt mức tối ưu hoặc tham gia vào những lĩnh vực kinh doanh mà công ty không có lợi thế cạnh tranh. Chi phí đại diện của nợ: Theo Myers (1977) đó là sự hiện diện của nợ có thể khiến những dự án có NPV dương bị từ chối. Do nếu chấp nhận dự án này thì rủi ro tài chính sẽ tăng (rủi ro phá sản) và giá trị sẽ chuyển từ cổ đông sang trái chủ. Nguyên nhân gây ra chi phí đại diện? Như chúng ta đã biết, chi phí đại diện tồn tại ở tất cả các lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Chi phí đại diện xuất hiện rõ nét nhất là chi phí đại diện trong công ty cổ phần. Vậy nguyên nhân nào gây nên chi phí đại diện trong công ty cổ phần mà không phải là doanh nghiệp tư nhân? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi phân tích dựa trên mô hình của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết. Bộ máy tổ chức của công ty Bông Bạch Tuyết được cơ cấu như sau: Nhìn vào sơ đồ chúng ta có thể thấy rõ sự tách bạch giữa quyền sở hữu (Đại hội đồng cổ đông) và quyền quản lí (Ban tổng giám đốc). Sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý tạo nên không ít ưu điểm cho công ty cổ phần như: quản lí chuyên nghiệp hơn, sự thay đổi quyền sở hữu không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp giúp công ty dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên cũng chính sự tách bạch rõ ràng này cùng với vấn đề rủi ro về đạo đức của các nhà quản trị đã gây nên chi phí đại diện trong công ty cổ phần. Bởi lẽ: ™ Khi có sự phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lí ắt hẳn sẽ gây nên vấn đề người chủ - người đại diện. Cả nhà quản trị và cổ đông đều theo đuổi một mục tiêu - đó là tối đa hoá lợi ích của mình. Tuy nhiên lợi ích của các cổ đông gắn liền với việc tối đa hoá giá trị doanh nghiệp; trong khi đó các nhà quản trị lại mong muốn tối đa hoá lợi ích của bản thân. Các nhà quản trị sẽ không quyết định đầu tư vào những dự án có tỷ suất sinh lợi cao. Bởi vì những dự án có tỷ suất sinh lợi cao thường đi kèm với rủi ro cao. Họ sẽ không chọn dự án đó vì lợi ích của chính bản thân họ. Như vậy, họ đã không thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cho công ty như các cổ đông mong đợi ở họ. ™ Thứ hai, chính sự tách bạch rõ ràng gây nên một vấn đề bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản trị và chủ sở hữu công ty. Các cổ đông không nắm rõ cấu trúc vốn của công ty, các chiến lược kinh doanh hay các cơ hội kinh doanh như nhà quản trị. Chính vì vậy, các nhà quản trị có thể lựa chọn những dự án không vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Họ sẽ lựa chọn những dự án có tỉ suất sinh lợi thấp và mức độ an toàn cao chỉ để giữ vững chức vị của mình. Họ sẽ không đầu tư nguồn lực vào những dự án có khả năng sinh lợi cao trong tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong ngắn hạn làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như thu nhập thực tế của họ. Họ sẵn sàng làm điều đó mà không sợ bị trừng phạt vì họ là những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp nên có những thông tin mà nhà đầu tư không được biết hoặc biết nhưng không hiểu đầy đủ. Các cổ đông chỉ biết được kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên những báo cáo kế toán như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…Những báo cáo này dễ dàng được thay đổi bằng các bút toán kế toán để chuyển lỗ thành lãi, dòng tiền âm thành dòng tiền dương….nhằm đạt được mức lợi nhuận kế hoạch. ™ Sự bất cân xứng thông tin không chỉ khiến cho các nhà quản trị che giấu kết quả hoạt động kinh doanh thật sự, không vì mục đích tối đa hoá giá trị doanh nghiệp mà đôi khi vì rủi ro đạo đức mà các nhà quản trị có thể chiếm dụng tài sản của công ty vì mục đích làm giàu cá nhân. Họ có thể dùng danh nghĩa của công ty để vay nợ và dùng số tiền này vào việc tiêu xài của cá nhân…. Và hậu quả là công ty không được tối đa hoá giá trị, các nhà đầu tư phải gánh chịu tổn thất này do ban giám đốc gây ra. Chính vì những lí do trên mà các cổ đông phải gánh chịu phí tổn do người đại diện gây nên. những phí tổn đó chính là chi phí đại diện. Những biểu hiện chi phí đại diện trong Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết? Thứ nhất Công ty Bông Bạch Tuyết đã có những sai phạm trong việc công bố thông tin, gây bất cân xứng thông tin giữa người quản lí và các nhà đầu tư là cổ đông của công ty. Về nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ và bất thường công ty Bông Bạch Tuyết không thực hiện đúng theo các quy định pháp luật, vi phạm quy chế công bố thông tin. Cụ thể, công ty không nộp báo cáo thường niên các năm 2004, 2005. Riêng năm 2006, 2007 doanh nghiệp có nộp báo cáo cho Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nhưng không nộp cho Uỷ Ban Chứng khoán. Trong Báo cáo tài chính của công ty Bông Bạch Tuyết có nhiều khoản mục hoạch toán sai chuẩn mực, chưa phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự thiếu minh bạch của Báo cáo tài chính dẫn đến phản ánh không trung thực tình hình tài chính. Như kết quả kinh doanh năm 2006 có sự chênh lệch trước và sau khi thực hiện kiểm toán. Việc công ty liên tục xin gia hạn chậm công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2007 cũng như liên tục chậm nộp báo cáo tài chính quý 2, 3, 4/2007 và quý 1/2008 là vi phạm quy định. Công ty đã sử dụng các kỹ thuật để thay đổi Báo cáo tài chính, có nhiều điều ẩn sau những khoản lỗ lãi của công ty tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng biết cách đọc và hiểu Báo cáo tài chính. Vì vậy mà thông tin họ nhận được sai lệch so với thông tin mà các nhà quản lí có. Cụ thể, trong báo cáo tài chính năm 2007 mới được kiểm toán lại, công ty đã hồi tố một số khoản mục của Báo cáo tài chính 2007 đã công bố trước đây làm công ty từ lãi 2,2 tỷ đồng thành lỗ 8,48 tỷ đồng. Một số khoản tiêu biểu: Công ty đã điều chỉnh hồi tố giảm 5.3 tỷ đồng doanh thu năm 2006 do chưa giao hàng trong năm 2006 (còn gọi là doanh thu khống). Số hàng này giao trong năm 2007 và doanh thu được ghi nhận vào năm 2007. Điều chỉnh hồi tố tăng giá vốn hàng bán 4,2 tỷ đồng do điều chỉnh hồi tố tăng chi phí khấu hao Tài sản cố định với số tiền 676 triệu đồng - đây là điểm lưu ý trong Báo cáo kiểm toán năm 2006. Điều chỉnh hối tố tăng chi phí quản lý 447 triệu đồng do điều chỉnh hồi tố trích dự phòng phải thu khó đòi 284.898.556 đồng – Báo cáo tài chính năm 2006 không trích khoản này. Điều chỉnh hối tố tăng chi phí quản lý 447 triệu đồng do điều chỉnh hồi tố trích dự phòng phải thu khó đòi 284.898.556 đồng – Báo cáo tài chính năm 2006 không trích khoản này. Phần hàng tồn kho tính sai và chi phí phát sinh trong kỳ không tính hết, các con số phát sinh này được chuyển sang kỳ kế tiếp là năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2007, nếu Bông Bạch Tuyết tính cả số dư kỳ trước thì con số lỗ trở nên quá lớn, công ty quyết định hồi tố và điều chỉnh kết quả kinh doanh năm 2006 từ lãi thành lỗ. Sự việc vỡ lở đã gây bức xúc cho không ít người, đặc biệt là các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu Bông Bạch Tuyết bởi bản báo cáo tài chính “đã kiểm toán” năm 2006, cơ sở để họ đầu tư và cổ phiếu Bông Bạch Tuyết đột nhiên thay đổi. Bởi thế, mới có điệp khúc “lỗ - lãi, lãi - lỗ” ở doanh nghiệp này. Trong năm 2008, công ty cũng liên tục chậm công bố thông tin báo cáo tài chính các quý trong năm. Chưa thực hiện đầy đủ biệc báo cáo và công bố thông tin bất thường, vi phạm các quy định tại điểm 1.1, điểm 1.2 Khoản 1 và Khoản 2 Mục IV Thông tư số 38/2007/TT-BTC. Sau đây là Báo cáo tài chính của công ty Bông Bạch Tuyết Quý III năm 2006 và Quý IV năm 2007: BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT (QUÝ III NĂM 2006) I. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ST T NỘI DUNG SỐ DƯ ĐẦU KỲ SỐ DƯ CUỐI KỲ I Tài sản ngắn hạn 28,177,091,969 28,031,155,388 1 Tiền và các khoan tương đương tiền 1,497,436,402 959,411,276 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3 Các khoản phai thu ngắn han 7,372,802,893 9,948,815,798 4 Hàng tồn kho 14,584,370,201 13,965,544,994 5 Tài sản ngắn hạn khác 4,722,482,473 3,157,383,320 II Tài sản dài hạn 91,036,469,193 87,054,377,945 1 Các khoản phải thu dài hạn 13,900,000 2 Tài sản cố định - TSCĐ hữu hình 111,793,731,35 0 111,877,755,963 - TSCĐ vô hình -27,106,252,457 -30,995,613,071 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT QUÝ IV NĂM 2007 I. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ST T NỘI DUNG SỐ DƯ CUỐI KỲ SỐ DƯ ĐẦU KỲ I Tài sản ngắn hạn 39,031,285,231 31,152,931,426 1 Tiền và các khoan tương đương tiền 5,306,215,108 2,623,431,232 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1,564,224,600 3,025,522,100 3 Các khoản phai thu ngắn han 21,387,946,555 14,674,105,847 4 Hàng tồn kho 9,311,271,744 8,894,499,701 5 Tài sản ngắn hạn khác 1,461,627,224 1,935,372,546 II Tài sản dài hạn 83,518,486,009 83,931,808,358 1 Các khoản phai thu dài hạn 0 0 2 Tài sản cố định 76,928,652,905 77,416,571,826 - TSCĐ hữu hình 74,506,692,146 75,773,598,296 - TSCĐ vô hình - TSCĐ thuê tai chánh - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2,421,960,759 1,642,973,530 3 Bất động sản đầu tư 4 Các khoãn đầu tư tài chính dài hạn 5 Tài sản dài hạn khác 6,589,833,104 6,515,236,532 III Tổng tài sản 122,549,771,240 115,084,739,78 4 IV Nợ phải trả 46,558,026,139 41,707,754,166 1 Nợ ngan hạn 35,357,758,616 30,608,456,922 2 Nợ dài hạn 11,200,267,523 11,099,297,244 V Vốn chủ sở hữu 75,991,745,101 73,376,985,618 1 Vốn chủ sở hữu - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 68,400,000,000 68,400,000,000 - Thặng dư vốn cổ phần - Cổ phiếu quỹ - Chênh lệch đánh giá lại tài sản - Chênh lệch tỉ giá hối đoái - Các quỹ 6,837,482,707 6,557,658,471 - Lợi nhuan sau thuế chưa phan phối 881,430,576 -1,580,672,853 - Nguồn vốn đầu tư XDCB 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác -127,168,182 - Quỹ khen thưởng phúc lợi - Nguồn kinh phí - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ VI Tổng nguồn vốn 122,549,771,240 115,084,739,78 4 Việc duy trì điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM thì công ty Bông Bạch Tuyết không đạt yêu cầu (theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, công ty phải kinh doanh có lãi mới đủ điều kiện niêm yết ). Nhưng từ khi niêm yết (năm 2004) đến nay, Bông Bạch Tuyết không duy trì được điều kiện hoạt động kinh doanh có lãi trong các năm 2004, 2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008. Cụ thể, năm 2004, báo cáo tài chính được kiểm toán cho thấy Bông Bạch Tuyết lỗ 2,121 tỷ đồng. Năm 2005, Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán A&C thực hiện cho thấy Bông Bạch Tuyết có lợi nhuận sau thuế là 982 triệu đồng. Tuy nhiên, kiểm toán viên của A&C có nêu ý kiến loại trừ nhiều khoản mục như chưa trính lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, làm Báo cáo tài chính năm 2005 chưa thể hiện chính xác và phù hợp với chuẩn mực kế toán; Bông Bạch Tuyết thay đổi chính sách khấu hao đã làm giảm chi phí khấu hao so với năm 2004 một con số ước tính là 1,253 tỷ đồng; Bông Bạch tuyết sử dụng khoản lương dự phòng để nộp BHXH và BHYT số tiền 147 triệu đồng… Ngoài ra, theo báo cáo kiểm toán năm 2006 thì trong năm 2005, Bông Bạch Tuyết đã thực hiện chương trình quảng cáo sản phẩm mới nhưng không hạch toán chi phí vào năm đó, kiểm toán viên của A&C đã không lưu ý điều này trong báo cáo kiểm toán. Thứ hai, bên cạnh những sai phạm trong việc công bố thông tin, một biểu hiện nữa của chi phí đại diện ở Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết là rủi ro về đạo đức của người quản lí. Điều này biểu hiện qua các sai phạm của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và kế toán trưởng trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, không hướng theo mục tiêu chung của công ty, cụ thể đã để giám đốc hành chính – nhân sự chiếm dụng tiền của công ty để mua đất… Đoàn kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM đã kiểm tra Công ty Bông Bạch Tuyết và phát hiện trong thời gian dài, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành Bông Bạch Tuyết đã không làm tròn trách nhiệm trong việc điều hành, lãnh đạo công ty, thiếu trách nhiệm trong việc công bố thông tin, không minh bạch trong các báo cáo tài chính của công ty này. Ban giám đốc Bông Bạch Tuyết đã có những biểu hiện sai phạm như để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, lập báo cáo tài chính quý và năm sai lệch để công bố ra thị trường, dù đã có ý kiến của kiểm toán nhưng vẫn không sửa đổi. Ban điều hành Bông Bạch Tuyết còn lập hoá đơn khống làm tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty, không công khai thông tin về những sai sót trong hạch toán doanh thu, quản lý tài chính lỏng lẻo dẫn đến việc nhân viên lợi dụng việc thanh lý tài sản lấy tiền mua đất. Nghiêm trọng hơn, Ban điều hành công ty ra quyết định ngưng sản xuất mặt hàng đang kinh doanh có lãi nhưng không có văn bản báo cáo với Hội đồng quản trị, không lưu giữ đầy đủ các tài liệu kế toán quan trọng, để thất lạc hồ sơ kiểm kê...làm cho hoạt động của công ty ngày càng xấu đi. Một sai phạm nghiêm trọng về phát hành chứng khoán tại công ty này mà lâu nay nhiều cổ đông thắc mắc đã được đoàn kiểm tra phát hiện. Đó là, trong báo cáo tài chính phát cho đại biểu dự đại hội cổ đông vào tháng 4-2008 vừa qua có một số khoản công ty nợ của cá nhân lên đến 7 tỉ đồng nhưng không ai biết nợ vì lý do gì. Đó là khoản tiền Ban điều hành đã thu tiền cọc mua cổ phiếu của một số cổ đông nhằm phát hành cổ phiếu cho họ nhưng sau nhiều năm đã không thực hiện được việc phát hành trên. Tiền đã xài hết mà cổ phiếu thì chưa phát hành được nên công ty “chuyển” số tiền trên thành nợ phải trả của công ty. Việc phát hành cổ phiếu được đưa ra bàn bạc trong đại hội cổ đông hai năm liền nhưng công ty này vẫn chưa thể thực hiện được. Thế nhưng Ban điều hành công ty này đã “mạnh dạn” thu tiền từ các cá nhân trong khi chưa đăng ký phát hành với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đây là một nước cờ liều mà chỉ có Ban điều hành Bông Bạch Tuyết mới dám thực hiện. Đến nay vẫn chưa biết khi nào cổ đông mới được nhận cổ phiếu như công ty đã hứa, chỉ biết tiền của họ đã “ngâm” vào đó và trở thành những khoản nợ khó đòi. Vào thời điểm giữa năm 2007 trong khi tình hình tài chính của công ty đang hết sức bi đát thì Tổng giám đốc của BBT vẫn “chơi sang” là ký hợp đồng làm phim quảng cáo với hai công ty và một diễn viên điện ảnh nhằm giới thiệu hình ảnh “mới” của Bông Bạch Tuyết. Trị giá của ba bản hợp đồng này là 52.000USD (tức hơn 800 triệu đồng). Để hợp pháp hoá việc điều chỉnh các báo cáo kế toán và che đậy sự gian dối truớc các cố đông, Ban giám đốc đã thuê hai công ty kiểm toán nhỏ, không đáng tin cậy làm công tác kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) và Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC). Kết quả kinh doanh năm 2006 của Bông Bạch Tuyết sau khi hồi tố chênh lệch rất lớn, từ lãi sang lỗ, kiểm toán viên ước lượng ảnh hưởng các khoản ngoại trừ đều có thể ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh, nhưng chưa nêu rõ trong báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, Đoàn thanh tra cũng đánh giá một số khiếm khuyết khác như: Báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2007 có một số khoản điều chỉnh hồi tố từ năm 2006, nhưng thư kiểm toán đã không nêu rõ vấn đề này; AISC không cung cấp thư quản lý theo hợp đồng kiểm toán năm 2006; AISC không thông báo ngay cho Uỷ ban chứng khoán khi phát hiện tại Bông Bạch Tuyết có những sai phạm trọng yếu. Biện pháp khắc phục? Sự phát sinh chi phí đại chủ yếu là do có sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý vì vậy để khắc phục chi phí đại diện chúng ta phải làm có những giải pháp gắn chặt quyền lợi của người quản lý với quyền lợi công ty hay cần có một cơ chế tiền lương cho người quản lý (giám đốc) phù hợp. Để có một cơ chế thù lao hợp lý cho giám đốc phải bảo đảm được tối thiểu ba yêu cầu: Thứ nhất, mức thù lao phải tương xứng với những nỗ lực mà các giám đốc đã bỏ ra. Thứ hai, cơ chế thù lao phải khuyến khích nhà quản lý đồng thời quan tâm tới lợi ích ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. Thứ ba, phải bảo đảm kiểm soát được mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp. Một trong những giải pháp để hạn chế phát sinh chi phí đại diện là trả lương cho các giám đốc dựa vào lợi nhuận, dòng tiền, giá trị trị trường của doanh nghiệp. Khi mà các giám đốc làm tăng lợi nhuận của công ty thì sẽ được sẽ trả lương đúng như nỗ lực mà các giám đốc đã bỏ ra để khuyến khích động viên. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định bởi lẽ các nhà đầu tư chỉ có thể biết được lợi nhuận công ty đạt được thông qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo kế toán . . . mà trên thực tế những báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay các báo cáo kế toán có thể mang tính chủ quan, thông tin có thể bị các kế toán làm sai lệch. Trả thù lao cho các giám đốc dựa trên mức độ gia tăng giá trị doanh nghiệp hay chính là gia tăng giá trị cổ phiếu. Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp trả lương cho giám đốc dựa vào lợi nhuận của công ty vì giá trị của cổ phiếu không phụ thuộc vào bảng cân đói kế toán. Tuy nhiên giá cổ phiếu lại phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố khác như sự biến động của thị trường, khủng hoảng kinh tế . . . nên có thể nói đó là một giả pháp không hoàn hảo lắm. Doanh nghiệp phải quan tâm đến cả lợi ích ngắn hạn cũng như lợi ích dài hạn. Vì thực tế trong ngắn hạn các nhà quản lý có thể dùng những thủ thuật làm làm sai lệch lợi nhuận của công ty hay làm sai thông tin về giá trị cổ phiếu làm bóp méo bảng cân đối kế toán đánh lừa các nhà đầu tư. Vì vậy để khắc phục thì công ty trả thù lao cho các nhà quản lý căn cứ vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp qua một số năm. Doanh nghiệp trả thù lao cho nhà quản lý bằng cổ phiếu như vây có thể gắn được lợi ích của giám đốc với lợi ích của doanh nghiệp, tạo cho nhà quản lý động lực làm việc làm gia tăng giá trị công ty. Trả thù lao cho nhà quản lý dựa vào kết quả kinh doanh của công ty. Nếu thù lao của nhà quản lý phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh của công ty thi rất dễ dẫn đến hiện tượng các nhà quản lý có khuynh hướng hạn chế rủi ro tới mức vừa phải để đảm bảo an toàn cho bản thân, các nhà quản lý có thể bỏ qua những dự án có khả năng sinh lợi cao mà chọn những dự án có mức sinh lời hay rủi ro vừa phải. Điều này ngược với mong muốn của nhà đầu tư vì các nhà đầu tư có xu hướng chấp nhận rủi ra cao vì một lẽ rủi ro cao thì sẽ ẩn chứa một mức lợi nhuận cao. Chính vì vậy để khắc phục vấn đề này các doanh nghiệp cần trả lương cho các giám đốc theo phương thức sau: trả cho các giám đốc một mức lương cơ bản, mức lương cơ bản này không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vượt một mức nào đó (do doanh nghiệp đặt ra) thì sẽ thưởng cho các nhà quản lý của doanh nghiệp. Đây có thể nói là một giải pháp tốt để làm tăng kết quả của doanh nghiệp, tuy nhiên cũng dễ dẫn đến trường hợp các nhà quản lý vì muốn đạt được mức thưởng cao mà bất chấp chọn dự án có rủi ro quá cao. Vì vậy doanh nghiệp nên đưa ra một mức thưởng hợp lý và khi mức lương của các nhà quản lý đạt tới một mức nào đó thì sẽ không được tăng nữa. Trường hợp lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được không cao nhưng không phải do lỗi của nhà quản lý thì doanh nghiệp cũng phải thưởng cho nhà quản lý sao cho hợp lý. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần thành lập một ban kiểm soát để kiểm soát kiểm tra hoạt động của các nhà quản lý. Ban kiểm soát phải độc lập với ban quản lý của công ty để tránh trường hợp bao che thông đồng với nhau gây bất lợi cho công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH085.doc