Tài liệu Đề tài Tín dụng thương mại và triển vọng ở Việt Nam: 1
…………..o0o…………..
Đề tài : “Tín dụng thương mại và triển vọng ở
Việt Nam”
2
LỜI NÓI ĐẦU
Hoàn toàn không quá lỗi khi nhận định. Nếu không có tín dụng thì
chẳng có đường sắt ở châu Âu cũng như các công trình to lớn khác. Thật
thế, tín dụng ra đời như một tất yếu lịch sử, nó đánh dấu bước tiến vĩ đại
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiền tệ. Nó giúp cho quá trình sản
xuất được thông suốt, giúp tích tụ vốn cho phát triển kinh tế, nhờ đó tạo
những biến chuyển đáng kinh ngạc. Sự phát triển không ngừng của các
hình thức tín dụng là minh chứng hùng hồn cho sự cần thiết của nó.
Ta hãy nhìn lại, trong thời kỳ bao cấp ở nước ta. Tín dụng vừa đơn
điệu về loại hình, vừa cồng kềnh về tổ chức lại không phát huy được vai
trò của nó với nền kinh tế. Mặc dù từ năm 1990, chúng ta đã có những
xem xét sửa đổi song nó vẫn chưa đạt được những kết quả cần thiết. Vì
vậy, củng cố và hoàn thiện hệ thống tín dụng là thử thách đặt ra không
chỉ với ngành Tài chính - Ngân h...
42 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tín dụng thương mại và triển vọng ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
…………..o0o…………..
Đề tài : “Tín dụng thương mại và triển vọng ở
Việt Nam”
2
LỜI NÓI ĐẦU
Hoàn toàn không quá lỗi khi nhận định. Nếu không có tín dụng thì
chẳng có đường sắt ở châu Âu cũng như các công trình to lớn khác. Thật
thế, tín dụng ra đời như một tất yếu lịch sử, nó đánh dấu bước tiến vĩ đại
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiền tệ. Nó giúp cho quá trình sản
xuất được thông suốt, giúp tích tụ vốn cho phát triển kinh tế, nhờ đó tạo
những biến chuyển đáng kinh ngạc. Sự phát triển không ngừng của các
hình thức tín dụng là minh chứng hùng hồn cho sự cần thiết của nó.
Ta hãy nhìn lại, trong thời kỳ bao cấp ở nước ta. Tín dụng vừa đơn
điệu về loại hình, vừa cồng kềnh về tổ chức lại không phát huy được vai
trò của nó với nền kinh tế. Mặc dù từ năm 1990, chúng ta đã có những
xem xét sửa đổi song nó vẫn chưa đạt được những kết quả cần thiết. Vì
vậy, củng cố và hoàn thiện hệ thống tín dụng là thử thách đặt ra không
chỉ với ngành Tài chính - Ngân hàng mà còn là đối với cả đất nước.
Trong khuôn khổ đề án môn học, em chỉ xin đi vào một loại hình tín
dụng tiêu biểu - Tín dụng thương mại (TDTM). Đây là hình thức tín
dụng ra đời rất sớm và do những ưu thế riêng có, nó vẫn càng ngày càng
được ưa chuộng. Lúc đầu TDTM chỉ đơn giản là mối quan hệ mua bán
chịu giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau trên cơ sở tin tưởng
3
lẫn nhau, dần dà nó phải hiểu sâu hơn và lợi ích của các bên được bảo
đảm hơn. Riêng ở Việt Nam, TDTM tồn tại ở khắp nơi song do một số
lý do, đến nay nó vẫn chưa được thừa nhận chính thức, gây nên những
trở ngại không đáng có cho người kinh doanh. Điều này đòi hỏi phải có
những giải pháp hữu hiệu để khắc phục. Với mong muốn góp phần vào
công cuộc đổi mới đất nước em xin chọn đề tài “Tín dụng thương mại
và triển vọng ở Việt Nam”. Sau đây là nội dung chính của đề tài:
- Tìm hiểu chung về TDTM
- Thực trạng ở Việt Nam
- Lựa chọn đối nghịch và biện pháp khắc phục.
4
MỤC LỤC
Lời nói đầu................................................................................... 1
I. Tín dụng thương mại - một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi . 2
1. VàI nét về tín dụng thương mại ................................................. 2
2. Công cụ của TDTM................................................................... 2
2.1. Hối phiếu................................................................................ 2
2.2. Kỳ phiếu................................................................................. 4
3. TDTM trong mối quan hệ với TDNH........................................ 5
3.1. NHTM với việc mở L/c phục vụ TDTM quốc tế .................... 5
3.2. Chiết khấu thương phiếu ........................................................ 6
3.3. Ngân hàng - người tư vấn ....................................................... 9
4. Vai trò của TDTM..................................................................... 9
II. TDTM ở Việt Nam hiện nay
............................................................................................................. 1
0
1. TDTM quốc tế với những vấn đề cần tháo gỡ
............................................................................................................. 1
0
5
2. TDTM trong nước
............................................................................................................. 1
2
3. Vai trò của TDTM trong nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu ở
Việt Nam
............................................................................................................. 1
5
3.1. Tăng nguồn vốn kinh doanh
............................................................................................................. 1
5
3.2. Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ
............................................................................................................. 1
5
3.3. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá, rút ngắn chu kỳ
kinh doanh
............................................................................................................. 1
6
3.4. Khuyến khích sản xuất kinh doanh
............................................................................................................. 1
6
6
III. Lựa chọn và khắc phục
............................................................................................................. 1
6
1. Với TDTM quốc tế
............................................................................................................. 1
6
2. Với TDTM trong nước
............................................................................................................. 1
7
Lời kết ..........................................................................................
40
Mục lục .........................................................................................
7
I/ TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI - MỘT VẤN ĐỀ CÒN GÂY NHIỀU
TRANH CÃI
1. Vài nét về tín dụng thương mại
Tín dụng nói chung là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latin, đó là
“Creditium” có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Ngay với ý nghĩa ban đầu
này nó cũng nói lên phần nào bản chất của tín dụng ngày nay. TDTM
(Tradi Credit) là một loại hình tín dụng giữa những người sản xuất kinh
doanh với nhau, biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Việc
đặt tiền trước cho người cung cấp mà chưa lấy hàng cũng là hình thức
TDTM vì người mua cho người bán tạm thời sử dụng vốn của mình.
TDTM khác với tín dụng Ngân hàng (TDND - bank - credit) mà
cũng khác với tín dụng tiêu dùng (TDTD) vì TDTM có đối tượng là
hàng hóa trong khi đối tượng của TDNH là tiền tệ. Do đó nó có ưu thế
hơn TDNH ở chỗ tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch với Ngân hàng.
Thêm nữa, nhờ tính trừu tượng, TDTM được ưa thích hơn ở chỗ người
sử dụng nó không phải công khai hoạt động của họ với ngân hàng.
8
So với TDTD, rõ ràng TDTM ưu việt hơn vì nó tạo nguồn vốn kinh
doanh, điều có ý nghĩa hết sức lớn lao với những nước nghèo và thiếu
vốn như nước ta, khi mà TDTD tạo tâm lý tiêu dùng, giảm tiết kiệm
chưa phù hợp với điều kiện cần tích lũy như nước ta.
2. Công cụ của TDTM
Sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển, việc mua bán không thể
chỉ dựa trên lòng tin của hai bên, vì vậy thương mại ra đời và ngay lập
tức nó trở thành công cụ hữu hiệu của TDTM. Thương phiếu gồm hai
loại là hối phiếu và kỳ phiếu.
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange)
2.1.1. Hình thức của hối phiếu
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền với điều kiện do người bán
ký phát, yêu cầu người mua khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày cụ
thể hoặc một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền cho
người bán hoặc theo lệnh của người đó trả tiền cho một người khác hoặc
người cầm phiếu.
2.1.2. Đặc điểm của hối phiếu
- Hối phiếu có tính trừu tượng. Trên hối phiếu người ta không ghi
nội dung quan hệ tín dụng hay nguyên nhân sinh ra hối phiếu mà chỉ ghi
9
rõ số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu
lực pháp lý của hối phiếu không phụ thuộc vào nội dung tín dụng vì một
khi tách khỏi hợp đồng và nằm trong tay người thứ ba thì nó trở thành
một trái vụ độc lập. Nói theo cách khác, nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu
là trừu tượng.
- Hối phiếu có tính bắt buộc cao. Bình thường, người trả tiền hối
phiếu phải trả tiền vô điều kiện trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái
với đạo luật chi phối nó. Một khi hối phiếu đã qua tay người thứ 3 thì
người mua buộc phải trả tiền cho hối phiếu dù người cung cấp hàng vi
phạm hợp đồng, không giao hàng cho người mua. Trong trường hợp
bình thường, bên trả tiền nếu chậm trễ hoặc không chịu trả tiền sẽ bị
pháp luật can thiệp và bị tuyên bố phá sản rất nhanh.
- Hối phiếu có tính lưu thông rộng rãi. Hối phiếu có thể được
chuyển nhượng nhiều lần trong thời hạn của nó. Tính chất này có được
nhờ 2 tính chất ở trên.
2.1.3. Phân loại hối phiếu
Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu, người ta chia nó thành 3
loại.
- Hối phiếu trả ngay là hối phiếu mà khi người trả tiền nhìn thấy hối
phiếu này phải trả tiền ngay cho người trình phiếu.
10
- Hối phiếu trả tiền ngay sau một số ngày nhất định (thường từ 5
đến 7 ngày là lợi mà người trả tiền ký chấp nhận trả tiền và sau 5 đến 7
ngày thì trả tiền cho người chủ hối phiếu.
- Hối phiếu có kỳ hạn: Sau một thời hạn nhất định có trên hối phiếu,
noời trả phải trả tiền hoặc tính từ ngày ký phát hối phiếu hoặc tính từ
ngày chấp nhận hối phiếu hay một ngày quy định cụ thể.
* Căn cứ vào chứng từ kèm theo, người ta chia hối phiếu làm 2 loại:
- Hối phiếu trơn là hối phiếu gửi đến đòi nợ không kèm theo chứng
từ hàng hóa. Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu này được dùng để thu
cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng hoặc đòi tiền của những thương
nhân quen biêt và tin cậy.
- Ngược lại với hối phiếu trơn là loại kèm chứng từ hàng hóa. Nó
gồm 2 loại riêng là hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay, ký hiệu D/P
hoặc hối phiếu kèm chứng từ chấp nhận D/A.
* Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng, hối phiếu được chia làm 2
loại:
- Hối phiếu đích danh là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi.
Loại này không chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hiệu.
11
- Hối phiếu theo lệnh là loại hối phiếu chi trả theo lệnh của người
hưởng lợi. Nó được chuyển nhượng bằng hình thức ký hiệu. Đây là loại
được dùng rộng rãi trong thanh toán.
* Căn cứ vào người ký phát, hối phiếu được chia làm 2 loại:
- Hối phiếu thương mại là hối phiếu do người ký phát đòi tiền người
mua.
- Hối phiếu ngân hàng là loại mà ngân hàng phát hành ra, lệnh cho
ngân hàng đại lý của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người
hưởng loại chỉ định trên hối phiếu.
2.2. Kỳ phiếu (Promissory Notes)
2.2.1. Hình thức của kỳ phiếu
Kỳ phiếu là tờ giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người mua chịu
ký phát, hứa trả một số tiền nhất định cho người bán hoặc theo lệnh
người này trả cho một người khác quy định trong kỳ phiếu đó.
- Điều luật của kỳ phiếu tương tự như của hối phiếu song do tính
thụ động kỳ phiếu ít được dùng hơn hối phiếu.
2.2.2. Đặc điểm của kỳ phiếu
- Trên kỳ phiếu người ta phải ghi rõ kỳ hạn của nó
12
- Kỳ phiếu có thể do một hoặc nhiều người ký phát, cam kết trả tiền
cho một hoặc nhiều người hưởng lợi.
- Để đảm bảo khả năng thanh toán của kỳ phiếu, nó phải được một
ngân hàng hoặc công ty tài chính nào đó bảo lãnh.
- Kỳ phiếu chỉ gồm một bản chính do người thu trái viết ra.
3. TDTM trong mối quan hệ với TDNH.
Tuy là hai hình thức tín dụng hoàn toàn khác nhau song TDTM và
TDNH lại liên quan mật thiết với nhau. Hai hình thức này bổ sung, hỗ
trợ lẫn nhau, TDTM làm lợi cho TDNH, đến lượt nó TDNH giúp cho
TDTM linh động, dễ dàng và an toàn hơn.
3.1. NHTM với việc mở L/c phục vụ TDTM quốc tế
3.1.1. L/c là gì?
L/c viết tắt của Lettes of Credit - là văn bản pháp lý trong đó ngân
hàng mở L/c cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ trình được một
bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung L/c.
3.1.2. Các bước thực hiện
Hãy xem sơ đồ sau:
Exporters Importers
Purchase order
Goods shipment 5
13
- Người mua căn cứ vào hợp đồng mua hàng làm đơn xin mở một
thư tín dụng (L/c) tại một ngân hàng nhất định mà 2 bên đã thỏa thuận.
- Ngân hàng mở L/c căn cứ vào đơn xin mở L/c, mở L/c và thông
báo cho người bán biết về L/c đó rồi gửi bản chính của L/c cho người
bán.
- Người bán kiểm tra kỹ nội dung của L/c, nếu hợp lệ thì chấp nhận
và tiến hành giao hàng theo L/c. Nếu không, ngân hàng sẽ dừng ngay
hợp đồng.
3.1.3. Ưu và nhược điểm của TDTM quốc tế
* Ưu điểm:
Exporters Importers
Shipping documents
L/c application
L/c paid at
maturity
L/c delivered
L/c draf and shipping
documents delivered
Draft accepted
and funds remitted
L/c draft and
shipping documents
L/c notification
Payment
1
6 10
4 2
9 11
3
7
8
Process preceding creation of L/c
Process after creation of L/c
14
- Thanh toán bằng L/c giúp cho thủ tục đơn giản, việc mua bán giữa
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhanh chóng, thuận tiện.
- Mang tính chặt chẽ và nghiêm ngặt, nhờ đó giảm rủi ro trong quá
trình buôn bán. Trong trường hợp người nhập vì một lý do nào đó không
hoặc không thể thanh toán cho người xuất khẩu, họ vẫn thu được tiền
của ngân hàng nhà nhập khẩu. Hơn nữa do hoạt động thương mại diễn ra
trong phạm vi rộng, thông tin lẫn nhau ít nhiều hạn chế, việc mở L/c ở
ngân hàng nhà nhập khẩu là một yếu tố đảm bảo khá chắc chắn vì họ
nắm được tình hình tài chính của nhà nhập khẩu.
* Nhược điểm:
- Gây rủi ro không đáng có cho nhà kinh doanh do sự ràng buộc
chặt chẽ về nội dung L/c và sự khác biệt trong pháp luật của mọi nước.
- Gây những trùng lặp tiêu cực khi một doanh nghiệp mở L/c ở
nhiều ngân hàng trong khi khả năng thanh toán của họ rất hạn chế.
3.2. Chiết khấu thương phiếu
3.2.1. Khái niệm về chiết khấu thương phiếu
Trên thế giới, chiết khấu thương phiếu đã có lịch sử khá lâu. Nó là
nghiệp vụ cổ điển nhất về huy động các khoản vay thương mại. Hiện
nay, chiết khấu thương phiếu vẫn giữ vị trí then chốt trong các nghiệp vụ
15
của ngân hàng bởi nó giải quyết tốt nguồn vốn kinh doanh và tương đối
an toàn so với tín dụng ứng trước. Hơn thế, lợi nhuận mang lại từ việc
chiết khấu thương phiếu rất lớn. Đó là một nghiệp vụ tín dụng, qua đó
ngân hàng giao cho khách hàng một số tiền ghi trong thương phiếu mà
không phải chờ đến ngày thanh toán của nó.
Việc chiết khấu thương phiếu mà ngân hàng trở thành chủ sở hữu
thương phiếu thông thương phải đem lại sự hoàn trả cho ngân hàng -
người chiết khấu khoản tiền mà họ đã ứng trước: người cung cấp hàng
hóa hay dịch vụ lập ra các thương phiếu thể hiện số hàng đã cung cấp
hoặc dịch vụ đã làm và nhượng lại cho ngân hàng để được thanh toán
trước hạn. Đây là công cụ tín dụng và thanh toán mà giới kinh doanh ưa
sử dụng, nó là loại tín dụng đầu tiên mà doanh nghiệp có thể xin cấp.
Xét theo nghĩa rộng, chiết khấu là một kỹ thuật tài trợ dẫn đến việc
cấp tín dụng nhằm tái tài trợ. Với mục đích này nó được thực hiện dựa
trên các thương phiếu ký chuyển nhượng của người đi vay giao cho ngân
hàng - người cho vay. Kỹ thuật này cũng được sử dụng để tài trợ ngắn
hạn, kể cả tín dụng ngân quỹ cũng như cho các tài trợ trung và dài hạn.
Như vậy chiết khấu thương phiếu bao trùm tất cả các lãnh vực hoạt động
- trừ cam kết bằng chữ ký - và đáp ứng các nhu cầu - thực tế rất khác
nhau.
16
Trong thực tiễn hoạt động ngân hàng, chiết khấu là nghiệp vụ qua
đó ngân hàng sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn hoặc một trái phiếu
có kỳ hạn giao số tiền tương ứng cho khách hàng sau khi trừ đi phần thù
lao (lãi suất chiết khấu) của ngân hàng. Chiết khấu là một nghiệp vụ tín
dụng vì nó đem lại ngay cho khách hàng một số tiền mà bình thường chỉ
được trả vào ngày đáo hạn thương phiếu.
Nhìn về bản chất, chiết khấu thương phiếu không phải là khoản cho
vay vì ngân hàng không cho khách hàng vay số tiền mà khách hàng sẽ
phải trả cho ngân hàng. Ở đây ngân hàng ứng trước trị giá của thương
phiếu chưa đến hạn và đổi lại bằng việc sở hữu thương phiếu đó. Nhờ đó
ngân hàng được trả lại khoản ứng trước đây bằng cách truy đòi khi đáo
hạn thương phiếu.
3.2.2. Cơ chế chiết khấu
Nghiệp vụ chiết khấu là một thỏa ước giữa khách hàng với ngân
hàng có thể chấp nhận chiết khấu từng món một hoặc cam kết trước là sẽ
chiết khấu cho các chứng từ mà khách hàng xuất trình cho đến mức tối
đa nào đó trong một thời hạn nhất định. Trường hợp này người ta gọi là
tín dụng chiết khấu. Tuy nhiên ngân hàng cũng như một doanh nghiệp -
vẫn từ chối một thương phiếu khả nghi.
17
Trong hoạt động chiết khấu, ngân hàng chiết khấu trở thành chủ sở
hữu thương phiếu. Việc chuyển giao thương phiếu thường được thực
hiện bằng cách để tránh ký hiệu hoặc chỉ định ngân hàng là người thu
hưởng thương phiếu. Ngân hàng ứng cho người cầm thương phiếu sau
khi tính thù lao, phần thu này gồm nhiều loại phí và lãi suất thương
phiếu.
3.2.3. Đặc điểm chiết khấu
Thông thường thương phiếu do ngân hàng xuất trình đều được
thanh toán và tín dụng được thu hồi. Tuy nhiên khi người trả tiền không
hoặc không có khả năng thanh toán, ngân hàng vẫn có vị trí pháp lý rất
mạnh với 2 cách truy đòi.
- Với tư cách là chủ sở hữu của thương phiếu, ngân hàng có thể truy
đòi theo luật thương phiếu đối với mọi người ký trên phiếu với tất cả
những đảm bảo mà điều khoản này mang lại. Đồng thời ngân hàng có
quyền theo đuổi việc thanh toán đến cùng.
- Với tư cách là người chiết khấu, ngân hàng có quyền truy đòi
khách hàng của mình vì ngân hàng chỉ giao tiền theo giá trị của thương
phiếu khi đảm bảo thu được tiền. Trường hợp rủi ro, ngân hàng có thể
đòi người xin chiết khấu. Nếu khách hàng có quan hệ tài khoản với ngân
hàng, ngân hàng đòi tiền bằng cách trừ vào tài khoản của họ.
18
3.2.4. Ưu nhược điểm của chiết khấu
Ta biết rằng chiết khấu làm cho khả năng lưu thông của thương
phiếu tăng lên và trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
khá hữu hiệu, có khả năng hoán chuyển cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu về
vốn của doanh nghiệp cho vay.
* Chiết khấu rất bảo đảm đối với ngân hàng vì ngân hàng có những
công cụ hữu hiệu để truy đòi các khoản TDTM. Ngoài ra khi cần thiết,
NHTM có thể đem thương phiếu đến tái chiết khấu ở NHTW. Tuy vậy
các ngân hàng cùng phải đương đầu với những khó khăn sau:
Thứ nhất, chi phí quản lý thương phiếu rất cao
Thứ hai, thông tin về người ký thương phiếu không đầy đủ. Thông
thường ngân hàng không có quan hệ trực tiếp với người ký phát nên
quyết định chiết khấu mang tính mạo hiểm. Để giải quyết việc đó, các
ngân hàng thường quy định lãi suất chiết khấu cao nhằm san bằng rủi ro.
Thứ ba, là những rủi ro ngân hàng gặp phải do các doanh nghiệp
làm ăn phi pháp, lừa đảo, dùng tiền vay ngân hàng trả nợ cho TDTM.
3.3. Ngân hàng - người tư vấn
Do tính chất của hoạt động ngân hàng họ có cơ hội tiếp xúc, nắm
được những thông tin bao quát về tình hình tài chính của các doanh
19
nghiệp, ngân hàng trở thành nhà tư vấn cho người sản xuất kinh doanh
hay những người buôn bán giấy tờ có giá. Nhờ thông tin do ngân hàng
cung cấp, khách hàng ra quyết định có dùng thương phiếu đó không.
4. Vai trò của TDTM
So với các loại tín dụng khác, TDTM khá đặc biệt. Nó có những ưu
điểm:
- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa, rút ngắn chu kỳ kinh
doanh, làm cho sản xuất lưu thông được liên tục, nhờ đó tăng hiệu quả
kinh tế.
- Có khả năng tích tụ vốn cao, nó là nguồn vốn lưu động quan trọng
dù giá của nó khá đắt: 2% lãi suất cho 10 ngày.
- Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ và nó là hình thức lưu thông
không dùng tiền mặt. Trên thực tế, tiền vẫn nằm tại ngân hàng trong khi
thương phiếu có thể được thay đổi chủ sở hữu.
- Khuyến khích sản xuất kinh doanh nhờ tính trừu tượng. Người
kinh doanh bí mật được hoạt động của mình về loại hàng hóa, giá
thành...
Tuy vậy, muốn TDTM hoạt động hiệu quả cần khắc phục những
hạn chế sau:
20
- Hạn chế về quy mô tín dụng: quy mô TDTM là có hạn, cụ thể
khoản tín dụng có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng giá trị hàng hóa trao đổi.
- Hạn chế về chiều vận động: TDTM chỉ vận động theo một chiều
nên nếu chỉ một khoản trục trặc có thể dẫn đến phá sản hàng loạt.
- Hạn chế do thiếu sự giảm sút của ngân hàng dẫn đến sự hạn chế
khả năng theo dõi doanh nghiệp. Vì vậy nó nảy sinh tiêu cực như nạn
buôn bán giả, rửa tiền...
Ngoài ra TDTM còn là mầm mống của khủng hoảng sản xuất thừa
với những đơn đặt hàng giả hoặc không có khả năng được thanh toán.
II/ TDTM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. TDTM quốc tế với những vấn đề cần tháo gỡ
Sự bùng nổ hình thức TDTM quốc tế trong mấy năm gần đây đặt
nước ta vào tình trạng hết sức khó khăn vì một mặt, TDTM quốc tế là
công cụ thuận lợi cho kinh doanh quốc tế, nó làm tăng đáng kể khối
lượng xuất nhập khẩu, khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng
như các ngành sản xuất có đầu vào là nguyên liệu ngoại nhập, mặt khác
nó cũng gây những hậu quả cho nền kinh tế với hiện trạng.
1.1. Quản lý TDTM quốc tế đang bị thả lỏng
21
- Do thiếu hiểu biết, người ta ngộ nhận rằng nguồn vốn thu hút từ
việc mở L/c trả chậm là nguồn vốn rẻ tiền và có thể dùng thoải mái tới
mức họ quên đi những rủi ro đáng lo ngại và hậu quả xấu cho đất nước
và các ngân hàng lao vào nghiệp vụ này một cách phiêu lưu. Nguyên
nhân chính ở đây là việc quản lý hình thức tín dụng này hầu như bị thả
nổi. Quỹ tiền tệ quốc tế khuyên ta nên hạn chế doanh nghiệp vay nước
ngoài cho phù hợp với khả năng trả nợ nhưng con số vẫn không ngừng
gia tăng.
Người ta cảnh báo rằng, nguy cơ đáng lo ngại là có những công ty
TNHH với số vốn trong TNHH chỉ có 3 tỷ đồng nhưng đã mở tổng số
L/c trả chậm là 41 triệu USD. Như vậy chỉ cần một sơ suất nhỏ hay giá
hàng nhập theo L/c đó giảm 1% là doanh nghiệp lỗ vốn 410.000USD,
vượt số vốn tự có.
Khối lượng TDTM quốc tế lớn như vậy nhưng chủ yếu để nhập
khẩu hàng tiêu dùng, sau đó chính cán cân thanh toán quốc tế sẽ phải
gánh chịu việc trả nợ này khi đáo hạn.
Về phía quy định, việc bảo lãnh cho mỗi L/c hầu như không có thể
lệ hướng dẫn thi hành, ghi chép ngoại bảng không kiểm soát nổi đến chỗ
thắt chặt gần như cấm hoàn toàn. Nó thường xuyên bị lợi dụng để làm ăn
phi pháp. Lúc đầu nó chỉ là nhập hàng trả chậm nhưng một số công ty
22
móc ngoặc được với các cán bộ ngân hàng biến chất, rút được hàng hóa
thế chấp cho L/c trả chậm đem bán phá giá lấy vốn quay vòng. Đến khi
việc kinh doanh gặp rủi ro, ngân hàng là người gánh chịu những khoản
này.
Mặc dù đã có những biện pháp ngăn ngừa như ban hành tỷ lệ ký
quỹ là 80% mà thực chất là cấm mở L/c trả chậm nhưng rồi L/c vẫn tăng
đáng kể. Nguyên nhân là do các công ty cần nhập nguyên liệu cho sản
xuất kiến nghị đồng loạt nên việc mở L/c lại trở về lỏng lẻo như cũ.
Chẳng hạn, phân bón là mặt hàng thường xuyên được nhập về để bán
phá giá lấy vốn quay vòng lại thuộc loại nguyên liệu cho nông nghiệp
nên các ngân hàng vẫn tăng L/c trả chậm. Vì vậy khối lượng L/c trả
chậm đầu năm 1996 khoảng 1200 triệu USD; đến tháng 6/1996 đã tăng
đến hơn 1400 triệu USD. Trong vụ Epco và Minh Phụng, người ta mới
thấy hết tai họa của việc bảo lãnh mở L/c trả chậm không được quản lý:
riêng 2 công ty này đã hút được tới 44 triệu USD vốn đem quay vòng từ
các L/c trả chậm, trong đó quá hạn chiếm 31,3% hay 13,8 triệu USD.
1.2. Thông tin thiếu thốn: Do vậy, có khách hàng mở L/c ở nhiều
ngân hàng tới vài chục triệu USC. Trung tâm thông tin tín dụng của ta
không thể cung cấp số L/c mà khách hàng mở ở nhiều ngân hàng khác
nhau.
23
1.3. NHTM hoạt động kém hiệu quả, nghiệp vụ yếu kém, đội ngũ
cán bộ trình độ hạn chế, chưa được thanh lọc, phẩm chất chưa tốt. Từ đó
dẫn đến những vi phạm nguyên tắc một cách vô tình hay cố ý, tham ô,
hối lộ gây những thiệt hại lớn cho đất nước. Nghiệp vụ ngân hàng chưa
cao nên không theo dõi và không có đủ thông tin về doanh nghiệp,
không kịp thời can thiệp được khi có sai trái.
1.4. Chưa có hiểu biết đầy đủ về TDTM quốc tế
Chúng ta tiếp cận và sử dụng TDTM quốc tế như là một công cụ
hiệu quả cho xuất nhập khẩu mà chưa hiểu rõ bản chất của nó. Thêm vào
đó, chúng ta thiếu một hệ thống pháp luật cụ thể và hiệu quả, dẫn đến
những rủi ro cho nền kinh tế. Do ham lợi trước mắt, các ngân hàng và
doanh nghiệp làm sai quy tắc. Do thiếu kiến thức, nhiều L/c bị từ chối
thanh toán do bộ chứng từ không hợp lệ.
1.5. Ngân hàng nhà nước chưa ban hành chế độ mở L/c trả chậm.
Việc thiếu vắng một thể lệ có tính pháp quy như vậy đã tạo kẽ hở cho
một số ngân hàng đua nhau hạ thấp các điều kiện mở L/c để thu hút
khách hàng và sẵn sàng lao vào nuôi những công ty mở L/c tràn lan
không có vốn đảm bảo.
1.6. Không có sự phối hợp giữa Vụ chức năng và Vụ kế toán của
NHTW để quản lý bằng một chế độ hoạch toán kế toán chặt chẽ, đây là
24
lỗ hổng lớn cho một số kẻ xấu tha hồ tiền hành những bút toán không
thực.
1.7. Khối lượng TDTM quốc tế đã chiếm thị phần lớn của tín dụng
trong nước nên nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thừa vốn ở
các doanh nghiệp.
Tóm lại, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết mâu
thuẫn giữa sự cần thiết của TDTM quốc tế trong quá trình hội nhập kinh
tế của nước ta.
2. TDTM trong nước
2.1. TDTM chưa được thừa nhận chính thức, hoạt động bất hợp
pháp, đầy rẫy rủi ro vì quyền lợi của người kinh doanh chưa được
bảo đảm dẫn đến sự phá sản hàng loạt khi một khâu kinh doanh đổ
bể. TDTM ở nước ta hiện nay chỉ dựa trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau
giữa những người mua - người bán dẫn đến tình trạng quỵt nợ, nợ
dây dưa giữa các doanh nghiệp. Chẳng phải ngẫu nhiên mà một số
người cho rằng vụ cháy chợ Rồng ở Thanh Hóa và chợ Đồng Xuân
ở Hà Nội là do có kẻ muốn thủ tiêu giấy tờ ghi nợ.
Phải nhìn nhận rằng việc bán chịu hàng ở chợ gần như thành
luật lệ của giới buôn bán. Thường thường, các cơ sở sản xuất phải
25
giao hàng đợt sau mới lấy được tiền hàng đợt trước. Nơi bán buôn ở
các chợ đầu mối cũng phải cũng phải giao hàng trả chậm cho các
mối bán lẻ và cả các mối ở địa phương khác. Khối TDTM lên đến
hàng ngàn tỷ đồng như vậy lại không có gì bảo đảm gây thiệt thòi
lớn cho các chủ nợ.
Như ta đã biết, TDTM di chuyển rất nhanh. Ở một số tỉnh khối
lượng TDTM lớn đã làm lệch cân đối tín dụng của các ngân hàng
địa phương. Ví dụ khi giá cao sự tăng thu hút khách hàng đổ xô vào
ứng tiền cho các công ty cao su. Số dư nợ khổng lồ đối với khối
ngân hàng địa phương của công ty này đã giảm sút lớn dẫn đến đầu
vào các các ngân hàng lớn hơn đầu ra.
Theo như thống kê, TDTM chiếm đến 40% tổng số vốn lưu
động của các doanh nghiệp. Con số này còn lớn hơn nhiều với
những doanh nghiệp ít vốn hơn. Họ thường xuyên sử dụng hình
thức này để giải quyết vấn đề tiền vốn kinh doanh hạn hẹp. Những
người thường xuyên mua chịu là những người buôn bán ở chợ, bán
lẻ... Các mặt hàng cho mua bán chịu cũng thật là đa dạng: quần áo,
vải vóc, đồ lưu niệm, thiết bị trường học... nó tùy thuộc vào tiềm
năng về vốn của người bán cũng như quy luật chung của thị trường
26
đó. Nhiều khi người bán phải chấp nhận bán chịu như một hình thức
khuyến mại, khuyến khích mua hàng của họ. Sau đây là một vài số
liệu về mặt hàng vải ở chợ Đổ (Hải Phòng).
Theo điều tra sơ bộ, tất cả các hiệu vải ở đây đều sử dụng hình
thức TDTM dưới hình thức này hay hình thức khác. Lý do cơ bản là
vì nguồn vốn kinh doanh có hạn, người bán buôn phải chấp nhận
một thời hạn nào đó để người bán giải phóng hàng, gom tiền trả nợ.
Người kinh doanh cho biết, đây là giải pháp hữu hiệu để duy trì hoạt
động kinh doanh liên tục, đồng thời họ cũng than phiền là nhiều khi
không đòi được tiền, bị quỵt nợ mà không biết kêu ai.
Ngày nay, với xu hướng nới lỏng hơn với TDTM, nó phát triển
mạnh mẽ với khối lượng tín dụng tiến dần tới khối lượng hàng hóa.
Ta xem xét biểu đồ sau:
Tỷ lệ
(%)
100
75%
5
63%
5
68%
5
27
Biểu đồ: Tỷ lệ mua chịu trong tổng số vốn kinh doanh
Cùng với khối lượng sản xuất kinh doanh, khối lượng vốn tăng
lên theo đà phát triển kinh tế, khối lượng TDTM cũng đang ngày
càng tăng mạnh. Trong trường hợp hàng hóa đặc biệt và hạn chế về
số lượng, các hộ kinh doanh còn ứng trước tiền để đặt hàng. Thời
hạn tín dụng ở đây thường từ 15 ngày đến 1 tháng.
Biểu đồ: Tỷ lệ rủi ro trong TDTM
85 95 96 97
Thời
gian
85 95 96 97
Tỷ
lệ(%)
6
28
Cùng với sự tăng lên của khối lượng TDTM, rủi ro nó mang
đến cũng tăng lên đáng kể. Lẽ dĩ nhiên, buôn bán phát triển, lợi
nhuận hấp dẫn, người ta quan tâm đến điều đó chứ không phải
những giao ước bằng lời.
Như vậy TDTM là một mảng không thể thiếu trong hoạt động
kinh doanh, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vốn của ta hiện nay.
2.2. Chưa có những quy định cụ thể cho TDTM
Trước đây, dù nhà nước có cấm ngặt TDTM thì nó vẫn ngấm
ngầm tồn tại. Cho đến nay vẫn chưa có luật lệ cụ thể nào về thương
phiếu, nghiệp vụ chiết khấu bị bỏ ngỏ, lại chưa có thị trường cổ
phiếu... gây nhiều cản trở cho TDTM phát huy tác dụng.
2.3. Rủi ro đầy rẫy trong TDTM ở Việt Nam do chưa được
thừa nhận và bảo đảm bởi pháp luật.
- Hiện tượng di chuyển mạnh mẽ của loại hình tín dụng này làm
lệch cân đối. Tín dụng của ngân hàng địa phương. Nó làm di chuyển
nguồn vốn vay ngân hàng vì ngân hàng cho doanh nghiệp vay,
doanh nghiệp lại bán chịu cho nơi khác nên vốn ngân hàng cho vay
gồm luôn phần TDTM của doanh nghiệp và di chuyển luôn sang nơi
29
mua chịu hàng hóa của doanh nghiệp. Hiện tượng này còn có thể
làm lệch cung cầu vốn trong từng khu vực hay từng ngành, ảnh
hưởng mạnh mẽ tới lãi suất thị trường.
- TDTM gây rủi ro cho TDNH
Ngay cả khi cấm TDTM, nó vẫn tồn tại dưới hình thức chiếm
dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, không trả lãi và không có
kỳ phiếu nhận nợ. Điều này dẫn đến tình trạng công nợ dây dưa khó
đòi mà trong giai đoạn I năm 1995 đã lên tới 10.000 tỷ đồng lớn
hơn tổng số dư nợ vay toàn bộ hệ thống ngân hàng thời kỳ đó.
Nhiều khi ngân hàng bị mất trắng do chủ nợ chặn hàng siết nợ hoặc
đẩy ngân hàng đến chỗ cho vay không có vật tư bảo đảm. Mặt khác,
nhiều khoản vay ngân hàng bị sử dụng sai mục đích vì phải trang
trải cho các món nợ TDTM đã vay vì TDTM mang tính bắt buộc,
người mua buộc phải trả tiền vô điều kiện khi đến hạn. Nếu không
có khả năng thanh toán, để khỏi vỡ nợ, các doanh nghiệp bù đắp
TDTM bằng các khoản vay khác.
- Hiện tượng quỵt nợ, công nợ dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn
nhau là phổ biến vì không có thương phiếu bảo đảm. Do đó trong vụ
vỡ nợ Soái Kình Lâm, thiệt hại lên tới 100 tỷ đồng.
30
3. Vai trò của TDTM trong nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc
hậu ở Việt Nam
3.1. Tăng nguồn vốn kinh doanh
Nền kinh tế nước ta còn nghèo, vốn cho kinh doanh hạn chế,
đòi hỏi phải có những hình thức tạo vốn. Vấn đề này càng bức thiết
hơn với các đơn vị buôn bán nhỏ. Nhờ có TDTM, sản xuất kinh
doanh ổn định và mở rộng. Tuy nhiên không nên lạm dụng TDTM
vì thời hạn tín dụng thương mại và dễ dẫn đễn vỡ nợ hàng loạt.
3.2. Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ
TDTM với công cụ là thương phiếu được coi là hình thức lưu
thông không dùng tiền mặt. Nó tiết kiệm chi phí lưu thông và giảm
bất trắc trong việc chuyển tiền.
3.3. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa, rút ngắn chu kỳ
kinh doanh
Nhờ có TDTM, quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, không
ngắt quãng. Nhờ đó hiệu quả của sản xuất kinh doanh tăng lên đáng
kể.
3.4. Khuyến khích sản xuất kinh doanh
31
Trong thực tế, TDTM chiếm hơn 40% vốn lưu động của các
doanh nghiệp. Với khối lượng tín dụng đó, các doanh nghiệp có thể
mở rộng kinh doanh, có nhiều cơ hội kiếm lời. Mặt khác nó còn
khuyến khích sản xuất kinh doanh vì hoạt động đó được bí mật
tương đối, không phản ánh trên thương phiếu nên rất được ưa
chuộng.
Như vậy, TDTM đặt chúng ta trước sự lựa chọn khó khăn. Nên
chẳng hợp pháp hóa TDTM ở Việt Nam.
III/ LỰA CHỌN VÀ KHẮC PHỤC
Như đã đề cập, bên cạnh những ưu thế, TDTM còn nhiều hạn
chế cần khắc phục. Từ năm 1932, Liên Xô (cũ) đã xóa bỏ TDTM,
coi đó là sự phá vỡ việc phân bổ tín dụng theo kế hoạch. Nước ta
đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, việc cấm hay hợp pháp hóa
TDTM đặt ra nhiều tranh cãi. Dù vậy, TDTM là một đặc trung của
cơ chế thị trường, chúng ta đã chấp nhận cơ chế thị trường tại sao
không coi TDTM là một tất yếu? Hơn nữa TDTM bổ sung rất hoàn
hảo cho các hình thức tín dụng khác và chưa hề chịu tác động của
các lệnh cấm. Giờ đây, vấn đề là ở chỗ phải làm gì để khắc phụ
những khiếm khuyết của nó mà thôi.
32
Trong tình hình hiện nay, với sự bung ra của TDTM, việc hợp
pháp hóa hình thức tín dụng này là đòi hỏi cấp thiết để giảm rủi ro
cho người kinh doanh, xóa bỏ thị trường ngầm và lại khuyến khích
phát triển sản xuất. Để phát huy vai trò của TDTM thật hoàn hảo
cần có những biện pháp sau:
1. Với TDTM quốc tế
- Hạn chế các doanh nghiệp vay nước ngoài.
- Quy định cụ thể về thể lệ mở L/c trả chậm, tránh trường hợp
công ty bán phá giá hàng nhập lấy vốn kinh doanh mục đích khác.
Hiện quy chế bảo lãnh cho khách hàng vay vốn nước ngoài chỉ là 1
quy chế chung chung, không thể là một thể lệ cụ thể để quản lý
nghiệp vụ mở thư tín dụng trả chậm.
- Giảm tối đa việc mở L/c trả chậm cho việc nhập khẩu hàng
tiêu dùng, hàng xa xỉ. Nước ta còn nghèo, việc nhập khẩu hàng tiêu
dùng không làm tăng sức sản xuất trong nước, gây áp lực bên cán
cân thanh toán quốc tế. Khối lượng hàng nhập khẩu quá nhiều tấn
công hàng sản xuất trong nước, hàng nội địa không có sức cạnh
tranh dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp trong nước.
33
- Phải xây dựng được một chế độ kế toán phù hợp. Trong
TDTM quốc tế, cần bám sát UCP500 để bảo đảm quyền lợi của
doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước tránh những sai lầm về
chứng từ không đáng có dẫn đến việc không được thanh toán.
- Vụ chức năng phải phối hợp với vụ kế toán Ngân hàng để
quản lý bằng một chế độ kế toán hợp lý, chặt chẽ, hạch toán thống
nhất.
- Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại qua ngân hàng hoặc các
công ty tư vấn, tránh trường hợp một công ty mở quá nhiều L/c
trong khi vốn có hạn.
- Hỏi cơ quan phụ trách chung của các ngân hàng về các quy
định trong luật hối phiếu áp dụng ở mỗi nước, khắc phục tình trạng
thiếu thống nhất trong pháp luật của mỗi nước.
- Yêu cầu ngân hàng của người mua bảo lãnh để tránh rủi ro khi
không biết cặn kẽ về đối tác.
- Sử dụng các công cụ kỹ thuật hiệu quả như kỹ thuật tín dụng
chứng từ.
2. Với TDTM trong nước
34
2.1. Hợp pháp hóa TDTM nên làm dần từng bước cùng với sự
hoàn thiện hệ thống luật. Cụ thể:
- Sớm ban hành pháp luật về thương phiếu, hướng dẫn cụ thể
cho doanh nghiệp cùng các thương nhân biết rõ tính chất của từng
loại thương phiếu hay nhận diện được thương phiếu, đưa TDTM
vào quỹ đạo thanh toán sòng phẳng.
- Ban hành pháp lệnh điều chỉnh nghiệp vụ chiết khấu thương
phiếu từ điều 21 đến 24 quyết định 198 quy định chứng từ có giá
còn chung, việc hướng dẫn thủ tục nghiệp vụ, hạch toán kế toán,
chiết khấu chưa đầy đủ. Để thi hành điều luật 57 luật các tổ chức tín
dụng, NHNN nên tách ra xác lập riêng thể lệ chiết khấu, cầm cố
thương phiếu.
- Chống thất thu thuế. Việc giao dịch trong TDTM không thể
hiện rõ trên thương phiếu, dẫn đến nhà nước không thu được thuế:
nên tiến hành thu thuế trên giá trị thương phiếu.
- Thực hiện kiểm toán nội bộ giúp điều hành thanh tra, giám sát
hoạt động hối phiếu của các ngân hàng thành viên.
2.2. Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng
35
- Nâng cao nghiệp vụ của ngân hàng nhất là nghiệp vụ chiết
khấu, đảm bảo cho TDTM thuận lợi, đồng thời phải có cơ chế để
các doanh nghiệp không thể chiếm dụng vốn lẫn nhau.
- Sử dụng nhiều loại cho vay để kiểm soát chặt chẽ ảnh hưởng
của TDTM. Có nhiều loại cho vay với TDTM như cho vay chiết
khấu thương phiếu cho vay theo chứng từ gửi hàng theo tàu, cho
vay động sản hóa các khỏan TDTM, cho vay bao thu nợ, cho vay
nhà thầu về các khoản phải đòi ngân sách trong thời gian chờ kinh
phí, cho vay thương phiếu ghi băng từ...
Thực chất, khoản nợ phải đòi người mua là khoản có tính rủi ro
cao. Nó nằm trong phạm vi vốn lưu động của doanh nghiệp. Cho
vay bằng nhiều loại vào khoản này tạo điều kiện cho ngân hàng
kiểm soát sâu các khoản TDTM để sàng lọc những gì cho vay được
và biết mục đích sử dụng vốn.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ở nước ta, thủ tục hành
chính rất rườm rà, làm cho chất lượng tín dụng không bảo đảm, hơn
nữa nhiều khi chúng chồng chéo lên nhau tạo những kẽ hở đáng lo
ngại. Vì vậy, phải tiến hành cải cách hành chính sao cho việc giao
36
dịch với khách hàng chiết khấu đơn giản mà vẫn đảm bảo tính
nguyên tắc, an toàn.
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng. Hiện nay đa
số cán bộ ngân hàng không có trình độ và năng lực cần thiết. Mặt
khác, chúng ta thiếu trầm trọng những chuyên viên am hiểu về hoạt
động ngân hàng. Vì vậy cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ
mới, đủ năng lực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của ngành ngân
hàng.
- Trong sạch hóa đội ngũ cán bộ ngân hàng. Đây là đòi hỏi bức
thiết vì hàng loạt những vị tham nhũng, vay ngân hàng không có thế
chấp hoặc không có khả năng trả nợ đều do cán bộ ngân hàng làm
sai nguyên tắc, ăn hối lộ như vụ Minh Phụng, Epco...
2.3. Xây dựng thị trường cổ phiếu
Việc này làm tăng khả năng lưu thông và hoán chuyển của
thương phiếu giảm rủi ro cho người bán chịu. Trong trường hợp
người bán cần vốn, họ dễ dàng đem bán quyền sở hữu thương phiếu
để lấy tiền trước thời hạn. Thông qua thị trường với sự cạnh tranh,
thương phiếu được bán với giá cao nhất có thể nên nó khuyến khích
được người kinh doanh.
37
2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và báo cáo lại
Nhờ hoạt động này, thông tin về doanh nghiệp tương đối đầy đủ
và cập nhật, giúp khách hàng tránh rủi ro, góp phần ổn định kinh tế,
xã hội.
38
LỜI KẾT
Không phải vô cớ mà Marx viết:
“TDTM là cơ sở của tín dụng tư bản chủ nghĩa”. Số phận của
nó ở Việt Nam có lẽ còn rất lâu mới ngã ngũ. Tuy nhiên, bất chấp
những đe dọa mà nó gẩya, chỉ riêng thuận lợi nó đem đến cho người
sản xuất kinh doanh cũng tạo ra sức thu hút đặc biệt. Chẳng thế mà
từ lâu nay, TDTM vẫn ngầm tồn tại, ngầm bổ sung cho TDNH,
TDHTX... sản xuất càng phát triển, đòi hỏi về TDTM càng cao.
Chúng ta nên tạo những điều kiện thuận lợi để giải quyết sự không
ăn khớp giữa thực tế và trên giấy tờ về TDTM.
Dưới đây là một số ý kiến để khắc phục tình trạng kém hiệu quả
của TDTM ở Việt Nam:
Thứ nhất, nên tiến hành phân loại doanh nghiệp để quyết định
doanh nghiệp nào được phép tiến hành thương phiếu dựa trên khả
năng về tài chính của họ. Việc này cần phải được tiến hành thường
xuyên, liên tục, có hệ thống bởi NHNN và phải đảm bảo bí mật.
Nên tiến hành cho điểm doanh nghiệp như các cách làm của NHTW
Pháp. Cách cho điểm như sau:
39
- Điểm đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
- Điểm đánh giá tín dụng
- Điểm đánh giá thanh toán
Ngoài ra, nên tiến hành cho điểm đánh giá ban lãnh đạo của
doanh nghiệp thêm vào đó là những chỉ số bổ sung, bao gồm:
- Chỉ số công khai thông tin: chỉ số này cho thấy việc cung cấp
thông tin của doanh nghiệp là hoàn toàn không dấu giếm.
- Chỉ số thiếu hoặc chậm trễ thông tin: Chỉ số này cho thấy
những công ty không muốn công bố số liệu hoặc từ chối cung cấp
số liệu.
Từ việc cho điểm trên, NHNN có thể cho biết được doanh
nghiệp có hiệu quả, có uy tín rồi quyết định cho phép phát hành
thương phiếu, đồng thời cấm các doanh nghiệp không có khả năng
thanh toán phát hành thương phiếu. Từ việc cho điểm, các NHTM
có được bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp, nhờ đó có quyết định
thận trọng trong giao dịch với doanh nghiệp. Đồng thời với người
buôn bán, họ cũng có quyết định đúng đắn, đảm bảo thu hồi vốn và
đúng thời hạn.
40
Thứ hai, cần nhanh chóng xây dựng các công ty tư vấn tín dụng
với những chuyên gia lão luyện về tín dụng làm chức năng tư vấn bổ
sung thông tin. Thiếu những tổ chức như thế chúng ta không thể phát
triển, hiện đại hóa tín dụng nói chung và tín dụng thương mại nói riêng.
Các công ty tư vấn này có thể do nhà nước hay tư nhân sở hữu. Ở Việt
Nam, tuy khu vực tư nhân chưa đủ tiềm lực song nó mang nhiều hứa hẹn
với hiệu quả cao hơn nhiều khu vực nhà nước. Trước hết các trung tâm
tư vấn này cung cấp những hiểu biết ban đầu về TDTM và các vấn đề có
liên quan, sau đó giúp khách hàng lựa chọn quyết định đúng đắn về kinh
doanh cũng như đầu tư vào thương phiếu. Nhờ các công ty này rủi ro và
tiêu cực của TDTM sẽ giảm đáng kể.
Mặt khác, cần tiến hành theo dõi, giám sát hoạt động của các doanh
nghiệp. Việc này do ngân hàng tiến hành. Nó giúp cho các cơ quan chức
năng kịp thời nắm được những hành vi phi pháp hoặc giúp ngân hàng có
mức chiết khấu hợp lý đối với từng loại thương phiếu. Nhà nước cũng
cần quy định rõ đối với những hàng hóa quan trọng như vũ khí, thuốc
men... Với những hàng hóa này tốt nhất là không cho phát hành thương
phiếu ví nó rất nguy hiểm nếu nhà kinh doanh cố tình vi phạm.
41
42
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài - Tín dụng thương mại và triển vọng ở Việt Nam.pdf