Tài liệu Đề tài Tìm thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông
hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Thực tiễn đã khẳng định khả năng phát triển và hiệu quả nhiều mặt của kinh tế
trang trại, nó góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lượng
nông sản hàng hoá ngày càng nhiều; tạo ra khả năng to lớn trong việc áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động,…, trên cơ sở đó góp
phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị năm 1988, kinh tế trang trại đã có bước phát triển khá và từng bước
khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều
ưu thế và phù hợp với xu...
105 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông
hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Thực tiễn đã khẳng định khả năng phát triển và hiệu quả nhiều mặt của kinh tế
trang trại, nó góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lượng
nông sản hàng hoá ngày càng nhiều; tạo ra khả năng to lớn trong việc áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động,…, trên cơ sở đó góp
phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị năm 1988, kinh tế trang trại đã có bước phát triển khá và từng bước
khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều
ưu thế và phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của một nền sản xuất nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kinh tế trang trại đã được Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định và khuyến khích phát
triển. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 về
kinh tế trang trại nhằm thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại và
đề ra các chính sách của Nhà nước cho kinh tế trang trại phát triển.
Tuy nhiên, kinh tế trang trại hiện nay chưa phát triển rộng và chưa tương
xứng với những tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trong cả nước; chưa
tạo ra bước đột phá trong việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích
đất trống, đồi núi trọc, mặt đất, mặt nước hoang hoá ở các khu vực trung du,
miền núi, ven biển để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp; chưa đóng góp
thỏa đáng vào việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
quả và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hoá trong điều
kiện thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Kinh tế trang trại vẫn là một loại hình kinh tế còn mới mẻ ở nước ta, vì vậy
cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cụ thể tiềm năng và lợi thế đối với từng vùng, từng
địa phương để có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đưa
ra những giải pháp phù hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác
động tiêu cực, yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và phát triển.
Phổ Yên là một huyện trung du miền núi của tỉnh, cơ cấu kinh tế chủ yếu
vẫn là Nông, Lâm nghiệp. Những năm gần đây, sản xuất nông lâm nghiệp của
huyện đã và đang có bước chuyển dịch tích cực, sản lượng nông sản hàng hoá
sản xuất tăng khá qua các năm, trong đó mô hình kinh tế trang trại ở Phổ Yên
đang trở thành một hướng đi ưu tiên trong định hướng phát triển kinh tế xã hội
của huyện.
Vấn đề đặt ra từ thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Phổ
Yên đang rất cần được quan tâm nghiên cứu đó là:
- Sự nhận thức về vị trí,vai trò của kinh tế trang trại trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.
- Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang trại.
- Đưa ra các định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trang trại.
Với ý nghĩa đó đề tài: Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế
trang trại ở Phổ Yên là vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Phổ
Yên để đề xuất những định hướng và giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại.
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại để từ đó tìm ra
những mặt thành công, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân.
- Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang trại.
- Đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
trang trại ở địa bàn huyện Phổ Yên một cách có hiệu quả.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 - Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề về kinh tế trang trại ở huyện Phổ
Yên để làm rõ tính lý luận và thực tiễn cho quá trình hình thành và phát triển
kinh tế trang trại của địa phương.
3.2 - Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Phổ Yên.
- Về mặt thời gian: nghiên cứu tư liệu tổng quan được thu thập trên các tài
liệu đã công bố từ 1996 đến nay.
Số liệu đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ năm
2001 - 2006.
3.3 - Nội dung nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về tổ chức, quy mô, cơ cấu, loại hình, kết quả sản
xuất kinh doanh hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Phổ Yên.
4. Những đóng góp của luận văn
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho cấp uỷ và chính quyền địa
phương có đủ cơ sở khoa học để chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện một cách tốt nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Góp phần kiến nghị, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính
sách, giải pháp phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước nói chung và
địa phương tỉnh, huyện nói riêng.
- Là tài liệu cung cấp thông tin tin cậy về kinh tế trang trại cho các nhà
nghiên cứu, các cấp chính quyền, người hoạch định chính sách, nhà sản xuất và
những người quan tâm đến kinh tế trang trại ở Phổ Yên.
- Kết quả nghiên cứu giúp cho các chủ trang trại có những định hướng và
giải pháp đúng đắn nhằm phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại
1.1.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông
dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khi
phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.[1]
Phần lớn các các nhà nghiên cứu đều cho rằng trang trại là một loại hình tổ
chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, có mục đích chính là sản
xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng của
một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các
yếu tố sản xuất tiến bộ, trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với
thị trường.[15]
Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển trên
cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả vốn và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra vài loại sản phẩm hàng hoá
từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường.
Để hiểu hơn về khái niệm kinh tế trang trại, trước hết cần phân biệt các
thuật ngữ “trang trại” và “kinh tế trang trại”. Trong tiếng Việt hiện nay hai thuật
ngữ này trong nhiều trường hợp được sử dụng không phân biệt, tuy nhiên về thực
chất “trang trại” và „kinh tế trang trại” là hai khái niệm không đồng nhất. Kinh tế
trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy
sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. Còn trang trại là nơi kết
hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó. [15]
Điểm chung của những khái niệm trên cho thấy kinh tế trang trại là kinh tế
hộ nông dân sản xuất hàng hoá, nhưng quy mô sản xuất hàng hoá đó phải đạt tới
một mức độ tương đối lớn. Như vậy, trang trại là hình thức tổ chức sản xuất
hàng hoá dựa trên cơ sở lao động, đất đai, tư liệu sản xuất cơ bản của hộ gia
đình, hoàn toàn tự chủ và bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác, sản phẩm làm
ra chủ yếu để bán và tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình.
Nghị quyết 03/2000/QĐ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế
trang trại đã ghi rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá
trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy
mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”
1.1.1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại
- Sự giống nhau
Sản xuất chủ yếu dựa vào tư liệu sản xuất, ruộng đất, lao động tiền vốn của
gia đình chủ hộ và chủ trang trại, tự ra quyết định sản xuất kinh doanh và tổ
chức thực hiện các quyết định đó một cách nhanh nhất, triệt để và có hiệu quả,
các tài sản và sản phẩm đều thuộc sở hữu của gia đình và được pháp luật bảo vệ.
- Sự khác nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn kinh tế nông hộ. Kinh tế
nông hộ muốn tiến tới kinh tế trang trại thì phải phá vỡ vỏ bọc tự cấp tự túc vốn
có của kinh tế tiểu nông để đi vào sản xuất hàng hoá.
1.1.1.3. Đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại
Theo công văn số 216/KTTW ngày 04/09/1998 của Ban Kinh tế Trung
ương về báo cáo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh tế trang trại đã sơ bộ xác định
các đặc trưng chủ yếu để nhận dạng kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là:
Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, được
hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt, đạt
khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm hàng
hoá theo nhu cầu thị trường.
Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một người
chủ. Trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các yếu tố sản xuất của trang trại trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập
trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.
Lao động chính trong các trang trại chủ yếu là chủ trang trại và những người
trong gia đình và có thuê mướn lao động theo hình thức công nhật hoặc thời vụ.
Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có vốn, có năng lực tổ chức
quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu
biết nhất định về kinh doanh và nắm bắt nhu cầu thị trường.
Trang trại có cách tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ sở chuyên
môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện hạch
toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường.
Phương thức khai thác đất đai bằng chính sức lao động trực tiếp và kinh
nghiệm sản xuất nông nghiệp của gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Kinh tế trang trại mang bản chất kinh tế hai mặt của kinh tế hộ nông dân:
vừa là đơn vị sản xuất mang tính chất gia đình; vừa mang dáng dấp của một loại
hình doanh nghiệp tư nhân một chủ sở hữu.
Kinh tế trang trại còn có đặc trưng thể hiện sự phát triển cao hơn về chất
so với kinh tế nông hộ, điểm khác chủ yếu giữa kinh tế nông hộ với kinh tế trang
trại là mục tiêu và quy mô sản xuất hàng hoá; sản xuất hàng hoá là đất đặc trưng
có tính bản chất của kinh tế trang trại.
1.1.1.4. Vị trí và vai trò của kinh tế trang trại
* Về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại: Theo Nghị quyết 03 năm
2000 của Chính phủ thì:
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng
cao hiệu quả sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông lâm, thuỷ sản.
- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc
làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân
bổ lại lao đông, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền
với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao
động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công
nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
* Vai trò của kinh tế trang trại
Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu, có
vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, có vai trò to lớn và
quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần lớn sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp,
cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp.
Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển của kinh tế trang trại
phải được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về mặt kinh tế, xã
hội và môi trường. Được thể hiện rõ trên các nội dung chủ yếu sau:
● Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, góp phần đưa sản xuất
nông nghiệp lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của nền sản xuất xã hội, là
nhân tố mới ở nông thôn, là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực kinh tế
hộ nông dân, là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng
hoá, tạo ra sức sản xuất mới, có khả năng tạo ra khối lượng lớn về nông sản
hàng hoá đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Kinh tế trang trại làm ra sản phẩm để bán theo yêu cầu của thị trường, nên
nó kích thích sản xuất và đòi hỏi cạnh tranh để tồn tại, phát triển. Để giành thắng
lợi trong cạnh tranh, các trang trại phải nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm, giảm giá thành để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn vậy,
các trang trại phải biết đầu tư quy mô sản xuất hợp lý, đầu tư khoa học công
nghệ, máy móc thiết bị, tăng cường quản lý..., do đó kinh tế trang trại đã góp
phần thúc đẩy nhanh việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn.
Sự tập trung sản xuất đòi hỏi các trang trại tất yếu phải tiến hành cơ giới hoá,
điện khí hoá các khâu của quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, kinh tế trang trại đã tạo điều kiện để đưa nông nghiệp
đi dần vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề đi lên sản xuất lớn.
● Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành quan hệ sản xuất mới
trong nông nghiệp và nông thôn.
Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là xu
hướng tất yếu của tập trung hoá, chuyên môn hoá và thị trường hoá sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
nông nghiệp, góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao,
khắc phục dần tình trạng manh mún, phân tán, tạo nên những vùng chuyên canh
hoá, tập trung hoá và thâm canh cao, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp phát
triển nhất là công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ, góp phần làm nông
thôn phát triển, tạo thu nhập ổn định trong một bộ phận dân cư làm nông nghiệp.
Nhiều chủ trang trại đã đầu tư hoặc tự giác hợp tác với nhau để đầu tư mua
sắm máy móc thiết bị công nghiệp để chế biến sản phẩm tạo ra những bán thành
phẩm nông sản hàng hoá cung cấp đầu vào cho các cơ sở chế biến hàng xuất
khẩu lớn hơn của Nhà nước.
Một số doanh nghiệp Nhà nước đã hợp tác với các trang trại thực hiện đầu
tư ứng trước vốn cho chủ trang trại và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, tạo thế chủ
động về nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh.
Một số lâm trường quốc doanh đã khoán khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng
cho các hộ dân, điều đó tạo ra sự phân công và hợp tác, làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Vai trò huy động, khai thác các nguồn lực trong dân, giải quyết việc làm
cho lao động xã hội, làm giàu cho nông dân, cho đất nước.
Kinh tế trang trại là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông
nghiệp hàng hoá, lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu
cầu xã hội làm phương thức chủ yếu, nên các trang trại phải nỗ lực tìm mọi biện
pháp để phát huy tiềm năng đất đai. Huy động các nguồn lực về vốn, lao động,
kinh nghiệm, kỹ thuật trong dân một cách hợp lý, có hiệu quả để mở rộng và
phát triển sản xuất, tăng thêm lợi nhuận. Điều đó dẫn đến sự tích tụ và tập trung
đất đai, vốn đầu tư tạo quy mô sản xuất của các trang trại ngày một lớn hơn, thu
hút, sử dụng ngày càng nhiều lao động hơn.
Vai trò sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên đất đai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, Nhà nước và cộng đồng còn thu được lợi ích về tài
nguyên và môi trường. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực đất đai tài nguyên, đưa đất hoang hoá vào phát triển sản
xuất, nhất là đối với vùng trung du, miền núi, và ven biển. Ngoài ra, phát triển kinh tế
trang trại còn góp phần tăng nhanh độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tận
dụng mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản...
Từ những phân tích trên, có thể thấy:
Kinh tế trang trại tuy mới và còn là lực lượng sản xuất nhỏ bé, nhưng
đã và đang góp phần đáng kể vào huy động nội lực, khơi dậy tiềm năng lao
động, đất đai, vốn trong dân vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn.
Phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là rất cần thiết và đúng
hướng. Kinh tế trang trại giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,
đang trở thành một hình thức sản xuất chủ yếu, một mô hình làm ăn kinh tế phổ
biến, có hiệu quả và không lâu sẽ trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng ở
nước ta. Nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi chưa có thống nhất nhận thức về vai
trò, vị trí của kinh tế trang trại, làm cho chủ trang trại chưa yên tâm và gặp nhiều
khó khăn trong quá trình tổ chức sản xuất, giao dịch trên thương trường. Vì vậy,
cần phải khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển như một tổ
chức kinh tế có đầy đủ tư cách pháp nhân, theo quy định của pháp luật.
Kinh tế trang trại là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nó cũng được hưởng tất cả chính sách đổi
mới của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp. Đồng thời, kinh tế trang trại cũng
phải làm tất cả các nghĩa vụ mà các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp
phải làm. Ngoài ra, kinh tế trang trại mang nhiều yếu tố sản xuất hàng hoá, sẽ
gánh vác vai trò lịch sử của nó là thực hiện sự phân công sâu sắc hơn và hợp tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
rộng hơn cùng các thành phần, các lĩnh vực kinh tế khác trong phát triển sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, mở mang ngành
nghề, dịch vụ ở nông thôn theo cơ cấu hợp lý, góp phần đẩy nhanh tiến trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn .
Sự ra đời, hiệu quả hoạt động kinh tế trang trại ở nước ta tuy đã khẳng
định bước đầu những ưu thế và vai trò của nó đối với sự tăng trưởng, phát triển
kinh tế xã hội nhưng kéo theo đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề, đó là:
- Cùng với sự phát triển của kinh tế trang trại thì sự phân cực và những bất
bình đẳng trong nông nghiệp nông thôn cũng có xu hướng gay gắt, phân hoá
giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
- Phát triển kinh tế trang trại tất yếu dẫn đến tích tụ và tập trung ruộng đất
vào tay một số người. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà còn có ý
nghĩa chính trị xã hội sâu sắc.
- Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, do đó,
cũng cần tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội phát triển theo kiểu phong trào hoặc
có thái độ phủ nhận các loại hình tổ chức kinh doanh khác đang phát huy tác
dụng tích cực như kinh tế hộ, kinh tế hợp tác.
1.1.1.5. Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại
Thi hành nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại, ngày 23/6/2000
Liên bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê đã ban hành
Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLB hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế
trang trại như sau:
* Giá trị sản lượng hàng hoá và Dịch vụ bình quân hàng năm
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên.
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
* Quy mô sản xuất
- Đối với trang trại trồng cây hàng năm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung.
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
- Đối với trang trại trồng cây lâu năm:
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung.
+ Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
- Đối với trang trại lâm nghiệp từ 10 ha trở lên.
- Đối với trang trại chăn nuôi:
+ Chăn nuôi Trâu, Bò sinh sản, lấy sữa: 10 con trở lên.
+ Chăn nuôi Trâu, Bò lấy thịt: 50 con trở lên.
+ Chăn nuôi Lợn sinh sản từ: 20 con trở lên; Dê sinh sản từ 50 con trở lên.
+ Chăn nuôi Lợn thịt từ 100 con trở lên; Dê thịt từ 200 con trở lên.
+ Chăn nuôi gia cầm các loại từ 2.000 con trở lên.
+ Nuôi trồng thuỷ sản từ 2 ha trở lên.
- Đối với các trang trại đặc thù thì tiêu chí xác định dựa vào giá trị sản xuất
hàng hoá thực hiện.
1.1.1.6. Phân loại kinh tế trang trại
* Theo hình thức quản lý
- Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của
hộ gia đình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh doanh.
Loại hình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp
thuê nhân công phụ trong mùa vụ.
Trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp thế
giới, chiếm tỷ trọng lớn về đất canh tác và khối lượng nông sản so với các loại
hình sản xuất khác.
- Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại gia
đình với nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn để tăng thêm khả năng về
vốn, tư liệu sản xuất và công nghệ mới tạo ra ưu thế cạnh tranh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
- Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang trại
lớn theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công ty cổ
phần. Loại hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ lâm sản.
- Nông trại uỷ thác: là loại hình trang trại mà chủ trang trại uỷ thác cho bà
con, bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong
khoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác.
* Theo cơ cấu sản xuất
- Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại nông trại sản xuất kinh doanh
nhiều loại sản phẩm, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với các ngành
nghề khác.
- Trang trại sản xuất chuyên môn hoá là trang trại tập trung sản xuất kinh
doanh một loại sản phẩm như trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn và bò sữa,
chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thuỷ sản.
* Theo hình thức sở hữu
- Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (thường là trang trại gia
đình) đây là loại hình phổ biến ở các nước.
- Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất phần còn lại phải đi thuê
người khác.
- Trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ khác để sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại
1.1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
Trải qua vài thế kỷ tồn tại và phát triển, kinh tế trang trại đã được khẳng
định là mô hình sản xuất phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
lâm nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi quốc gia, kinh tế trang trại rất đa
dạng cả về hình thức quản lý, quy mô và cơ cấu sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Từ đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên
thế giới, có thể thấy:
- Một là: quá trình phát triển trang trại ở hầu hết các nước trên thế giới đều
có xu hướng chung là:
● Kinh tế trang trại là một trong những biểu hiện văn minh của kinh tế
trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp khi kinh tế hàng hoá bắt đầu được
vận hành theo cơ chế thị trường. Cho đến nay kinh tế trang trại đã phát triển ở
hầu hết các nước có sản xuất nông - lâm nghiệp và trở thành mô hình sản xuất
phổ biến nhất của nền nông nghiệp thế giới.
● Trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình
nông dân, phù hợp và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao. Kinh
tế trang trại là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp và là sản phẩm tất yếu của
kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá. Chính công nghiệp hoá đã đặt yêu
cầu khách quan cho phát triển sản xuất hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của công
nghiệp hoá và tạo ra những điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.
● Các trang trại gia đình được hình thành chủ yếu từ cơ sở của các hộ tiểu
nông sau khi phá vỡ cái vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín, vươn lên sản
xuất nhiều nông sản phẩm hàng hoá với quy mô từ nhỏ đến lớn, tiếp cận với thị
trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh. So với kinh tế tiểu nông
thì kinh tế trang trại là một bước phát triển của nền sản xuất xã hội.
● Trải qua hàng thế kỷ nay, trang trại tiếp tục phát triển từ các nước tư bản công
nghiệp lâu đời, đến các nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới và bắt đầu đi
vào các nước xã hội chủ nghĩa với các cơ cấu và quy mô sản xuất khác nhau.
● Con đường đi từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá, từ sản xuất tiểu
nông sang sản xuất trang trại không phải là sản phẩm riêng của các nước công
nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, mà là bước phát triển tất yếu của xã hội, phù hợp với quy
luật phát triển. Kinh tế trang trại không quyết định bản chất của một chế độ xã hội, chưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
có dấu hiệu tư bản hoá loại hình kinh tế trang trại. Khi chủ nghĩa tư bản phát triển, hình
thành nên thị trường sản xuất hàng hoá phát triển, một bộ phận lao động nông nghiệp trở
thành lao động làm thuê nhưng trang trại vẫn tồn tại và phát triển.
● Đến thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, trang trại trở thành mô hình sản
xuất phổ biến nhất của nền nông nghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn tuyệt đối về
đất canh tác và khối lượng nông sản phẩm làm ra. Trên thế giới hiện nay có
khoảng trên 300 triệu trang trại gia đình (ở Mỹ có khoảng 96-98% trang trại là
trang trại gia đình). Ở các nước tư bản phát triển, trang trại gia đình chỉ chiếm 5-
7% lao động toàn xã hội nhưng vẫn sản xuất nông sản nuôi sống cả xã hội. Kinh
tế trang trại gia đình đã có sự thích nghi với điều kiện phát triển của chủ nghĩa tư
bản phát triển.
● Kinh tế trang trại có thể và có điều kiện phát triển ở tất cả các lĩnh vực
sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và tất cả các vùng khác nhau như đồi
núi, đồng bằng, ven biển…
● Ở hầu hết các nước, trang trại là hình thức sản xuất giữ vị trí xung kích
trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và trở thành lực lượng
chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao. Thực tiễn đã chứng minh
rằng kinh tế trang trại có vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển (Hàn
Quốc, Đài Loan,…) và đang tiếp tục phát huy tác dụng ở những nước có nền
kinh tế phát triển cao (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,….). Kinh tế trang trại gia đình đã
thể hiện rõ vai trò tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp thế giới, thúc
đẩy ngành sản xuất nông sản hàng hoá và đưa nền nông nghiệp tiến lên hiện đại.
● Kinh tế trang trại phát triển mạnh ở thời kỳ các nước tiến hành công
nghiệp hoá sau đó, khi công nghiệp phát triển thì số lượng trang trại có xu
hướng giảm dần và quy mô trang trại có xu hướng tăng lên.
Ở những vùng đất mới như châu Mỹ, châu Úc thì quy mô trang trại là rất
lớn. Như ở Mỹ mỗi trang trại có diện tích bình quân từ 180-200 ha, ở Canađa là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
400-450 ha, ở Úc là 500 ha, thậm chí hàng nghìn ha… Họ gọi là trang trại
nhưng thực chất đó là những đồn điền được Nhà nước khuyến khích, bảo vệ
bằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Ở Mỹ, năm 1950 có 5.648 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 151
ha/ trang trại, nhưng đến năm 1992 chỉ còn 1.925 nghìn trang trại với diện tích
bình quân là 198 ha/ trang trại. Về cơ cấu sản xuất thì trang trại sản xuất ngũ cốc
chiếm phần lớn, ngoài ra còn có trang trại sản xuất khoai tây, chăn nuôi bò sữa,
gia cầm… những thành tựu chủ yếu của nền nông nghiệp Mỹ là nhờ kinh tế
trang trại. [14]
Ở Anh năm 1950 có 453 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 36 ha,
đến 1987 còn 254 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 71 ha/ trang trại.
Ở Pháp năm 1955 có 2.285 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 14 ha/ trang
trại, đến nay còn 952 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 19 ha/ trang trại.
Ở Đức năm 1960 có 1.709 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 10
ha/trang trại, đến năm 1985 còn có 983 nghìn trang trại với diện tích bình quân
là 15 ha/trang trại.
Ở châu Á, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm luôn là một cản trở đối
với phát triển kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường. Do vậy, kinh tế trang trại
cũng xuất hiện muộn hơn và quy mô nhỏ hơn ở châu Âu, châu Mỹ, nhiều nghiên
cứu cho thấy quy mô trang trại nhỏ ở châu Á chiếm từ 60-70% về số lượng,
canh tác 30% diện tích và sản xuất 35% tổng sản phẩm nông nghiệp.
Ở Nhật Bản, trang trại gia đình có vai trò quan trọng trong ngành nông
nghiệp, bảo đảm lương thực, thực phẩm cho xã hội. Nhật Bản có xu hướng mở
rộng quy mô trang trại lên từ 10-20 ha, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Năm 1970
Nhật Bản có 5.342 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,1 ha/trang trại, đến
1993 còn 3.691 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1.38 ha/trang trại.[14]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Ở Đài Loan năm 1970 có 916 nghìn trang trại với diện tích bình quân là
0,38 ha/trang trại, đến năm 1998 còn 739 nghìn trang trại với diện tích bình quân
là 1,21 ha/ trang trại.
Ở Hàn Quốc năm 1965 có 2.507.000 trang trại có diện tích bình quân là
0,90 ha/ trang trại, đến năm 1979 còn 1.772.000 trang trại có diện tích bình quân
là 1,20 ha/trang trại. Trang trại dưới 0.5 ha chiếm 29.7% từ 0,5 - 1 ha chiếm
34.7%, trên 1 ha chiếm 35,6%.
Một số nước khác thuộc Châu Á như: Inđonesia, Malaixia… đang trong
quá trình công nghiệp hoá nên luôn có sự biến động về số lượng và diện tích
bình quân của trang trại.
Ở Indonesia, năm 1963 có 744.000 trang trại với diện tích bình quân là
1.19 ha/trang trại, đến năm 1973 có 808.000 trang trại với diện tích bình quân là
1.14 ha/trang trại đến năm 1983 có 916.000 trang trại với diện tích bình quân là
0.95 ha/trang trại.
Thái Lan, năm 1963 có 3.124.000 trang trại với diện tích bình quân là 0.55
ha/ trang trại đến năm 1978 có 4.018.000 trang trại với diện tích bình quân là
4.52 ha/ trang trại.
Ở Philipin, năm 1960 có 2.166.000 trang trại với diện tích bình quân là
3.53 ha/trang trại, đến năm 1980 có 3.420.000 trang trại với diện tích bình quân
là 2.62 ha/trang trại.[14]
Ngày nay, ở Châu Mỹ La tinh các đồn điền đang trong quá trình chia nhỏ
ruộng đất cho các công nhân nông nghiệp hình thành các trang trại nông nghiệp
gia đình có trình độ chuyên môn nông nghiệp mà vẫn tập trung được lượng nông
sản hàng hoá lớn. Họ thấy rằng hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa không
thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Ở các nước xã hội chủ nghĩa đang trong quá
trình chia nhỏ lại các xí nghiệp nông nghiệp và phát triển hình thức trang trại gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
đình. Từ đó có thể nhận thấy điểm tương đồng là “sản xuất lớn” không thể áp
dụng có hiệu quả hơn so với kinh tế trang trại trong gia đình nông nghiệp.
Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, kinh tế trang trại phát triển theo hướng
kinh doanh tổng hợp, sau đó đi vào sản xuất tập trung, chuyên canh lớn.
- Hai là: Kinh tế trang trại trong thời gian tới vẫn tồn tại và phát triển vì có
nhiều thế mạnh hơn hẳn các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác.
Kinh tế trang trại có thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng khác nhau
như tư bản tư nhân, cổ phần, liên doanh, uỷ thác, … Hình thức quản lý, nội dung
hoạt động, cơ cấu và quy mô sản xuất của trang trại thay đổi theo đặc điểm và
điều kiện cụ thể ở mỗi nước, mỗi vùng sinh thái, nhưng trang trại gia đình là loại
thích hợp nhất. Trên thế giới, trang trại gia đình chiếm khoảng 80-90% tổng số
trang trại, đây chính là hình thức sản xuất lấy hộ gia đình làm nền tảng để sản xuất
nông sản hàng hoá, sử dụng lao động làm thuê thường xuyên hoặc theo thời vụ.
Kinh tế trang trại có ưu thế là:
● Có khả năng dung nạp các trình độ sản xuất nông nghiệp khác nhau về xã
hội hoá, chuyên môn hoá, tập trung hoá trong sản xuất.
● Có khả năng dung nạp các quy mô sản xuất khác nhau (nhỏ, vừa và lớn).
● Có khả năng liên kết các loại hình kinh tế, sở hữu khác nhau (gia đình,
hợp tác hoá, Nhà nước).
● Có khả năng đáp ứng yêu cầu của các trình độ khoa học - công nghệ khác nhau.
- Ba là: hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ
thuộc vào quy mô đất đai, lao động, mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ công
nghệ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp.
Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu, có
vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, là lực lượng sản
xuất ra sản phẩm nông nghiệp cho toàn xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành
công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp.[20]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Ở các nước Châu Á, quy mô diện tích của các trang trại rất nhỏ, thường từ 0.95
- 1.86 ha, tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại rất cao.
Số lao động ở các trang trại rất thấp, từ 2-3 lao động, là do việc áp dụng cơ
giới hoá đạt trình độ cao.
Như vậy, ở các quốc gia khác nhau, quy mô trang trại về diện tích cũng
khác nhau và thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, xã hội,
trình độ cơ giới hoá và năng suất lao động ở mỗi nước. Ở các nước có bình quân
đất nông nghiệp/hộ thấp thì diện tích đất bình quân của mỗi trang trại tăng
không lớn, nhưng nếu các chủ trang trại tập trung đầu tư theo chiều sâu, vẫn tạo
ra khối lượng nông sản hàng hoá và lợi nhuận ngày càng lớn trên một đơn vị
diện tích.
- Bốn là: bồi dưỡng, đào tạo chủ trang trại là một trong những yếu tố quan
trọng nhất đối với sự thành công của kinh tế trang trại trên thế giới.
Xuất phát từ tính đặc thù của nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông
nghiệp, do vậy không thể áp đặt phương pháp sản xuất công nghiệp vào nông
nghiệp, nghĩa là không thể tách quản lý sản xuất ra khỏi sản xuất, các chủ trang
trại vừa là người quản lý vừa là người lao động trực tiếp, vừa là người kinh
doanh. Mục tiêu của hoạt động kinh tế trang trại là sản xuất nông nghiệp, việc
quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại trên thực tế là quản lý một doanh
nghiệp. Vì vậy chủ trang trại phải có một trình độ quản lý, điều hành sản xuất
kinh doanh bảo đảm cho trang trại hoạt động có hiệu quả.
Trong nền kinh tế tiểu nông, chỉ cần có những người nông dân - chủ hộ cần
cù lao động, còn trong kinh tế thị trường lại cần có những nông dân, chủ trang
trại đồng thời là chủ doanh nghiệp năng động, đủ năng lực quản lý điều hành
trang trại đạt hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều. Hơn nữa, trong điều kiện cạnh tranh
gay gắt ở trong nước và trên thị trường quốc tế, đòi hỏi chủ trang trại phải có trình
độ quản lý cao để có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Năng lực quản lý điều hành của chủ trang trại thể hiện ở khả năng về quản
lý tư liệu sản xuất, quản lý lao động, quản lý vốn, xây dựng kế hoạch, quy hoạch
sản xuất, nắm bắt thị trường, tình hình và giá cả tiêu thụ sản phẩm.
Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, chủ trang trại muốn được công nhận
về trình độ quản lý và tư cách pháp nhân, phải tốt nghiệp các trường kỹ thuật và
quản lý, đồng thời có kinh nghiệm qua thực tập và lao động sản xuất kinh doanh
một năm ở các trang trại khác. Họ không chỉ có bằng tốt nghiệp về nông học mà
còn có sự am hiểu về mặt kỹ thuật, kinh tế, và thị trường. Các chủ trang trại thường
xuyên liên hệ với với các cơ quan nghiên cứu khoa học để thu thập thông tin kinh
tế, kỹ thuật, tham gia các hội thảo khoa học. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ
thuật của chủ trang trại tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập của
chủ trang trại.[20]
- Năm là: sự tồn tại và phát triển của kinh tế trang trại gắn liền với quá trình
công nghiệp hoá, và sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị
trường cạnh tranh.
Ở nhiều nước đang phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu, việc hình thành
và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
với kinh tế trang trại.
- Sáu là: gắn trang trại với công nghiệp chế biến và dịch vụ tại nông thôn.
Kinh tế trang trại phát triển theo hướng đi liền với chuyên môn hoá vào một ít
loại cây trồng, vật nuôi nhất định; hình thành những vùng chuyên canh tập trung
lớn. Công nghiệp chế biến và dịch vụ kinh tế trang trại là điều kiện hết sức quan
trọng để thúc đẩy trang trại phát triển có hiệu quả.
- Bảy là: phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trang trại là yêu cầu tất
yếu để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế trang trại.
Trang trại là những đơn vị kinh tế tư nhân tự chủ sản xuất kinh doanh,
nhưng các trang trại không thể hoạt động đơn độc, mà phần lớn đều tham gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
vào các hoạt động kinh tế hợp tác với các nội dung và hình thức khác nhau. Hợp
tác được hình thành trên cơ sở hoàn thành tự nguyện, theo con đường góp vốn
và phân chia lợi ích, là tổ chức liên thông, liên kết giữa các trang trại trong quá
trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xã kiểu này không làm động
chạm đến quyền sở hữu của từng trang trại, nhưng lại tạo điều kiện làm tăng
thêm năng lực sản xuất, lợi ích của từng trang trại.
Có sự hỗ trợ của các hợp tác xã kiểu này thì các trang trại chỉ tiến hành sản
xuất, còn hợp tác xã lo đầu vào đầu ra.
- Tám là: Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển kinh tế trang trại.
Ở các nước châu Á, việc phát triển các trang trại gia đình ở vùng đồi núi
cao cho thấy vai trò của Nhà nước cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại
công cuộc di dân, mở mang vùng kinh tế mới. Ở những nơi không có sự quan
tâm của Nhà nước, thì không ổn định được đời sống sản xuất của các hộ nông
dân, không đem lại hiệu quả kinh tế mong muốn, mà còn gây ra tình trạng sử
dụng, khai thác quá mức tài nguyên rừng, phá hoại môi trường sinh thái.[20]
Ở Malaisia, để phát triển các vùng cây công nghiệp xuất khẩu, chính phủ
đã tổ chức đưa hàng vạn hộ nông dân đến lập nghiệp theo phương thức trang trại
trồng cao su, cọ dầu xuất khẩu. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trước
và sau đó mới đưa các hộ nông dân tự nguyện đến các địa bàn mới, lập trang
trại, được giao đất và cho vay vốn, hướng dẫn kĩ thuật, cung cấp vật tư sản xuất
và bao tiêu chế biến sản phẩm.
Nhà nước có các biện pháp tích cực can thiệp gián tiếp vào thị trường nông
sản thông qua các đòn bẩy kinh tế để tạo sự cân bằng về cung và cầu trên thị
trường nông sản nhằm điều tiết, chống khủng hoảng. Bằng những biện pháp
đó, Nhà nước hướng dẫn, khuyến khích các trang trại tăng hoặc tự nguyện
giảm sản xuất các loại nông sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Nhà nước tôn trọng quyền tự nguyện sản xuất kinh doanh của người nông
dân và tạo điều kiện cho các trang trại phát triển, đây chính là động lực giúp cho
các trang trại gia đình tồn tại và ngày càng phát triển. Vai trò của Nhà nước ở
đây không chỉ là “bà đỡ” cho sự ra đời một hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh mà còn là chỗ hướng dẫn, tạo điều kiện cho hình thức tổ chức kinh doanh
này hoạt động có hiệu quả và đúng mục tiêu của Nhà nước đưa ra.
Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đầu tư
xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đầu tư cho đường sá, cầu cống ở nông thôn giúp cho
việc vận chuyển lưu thông nông sản hàng hoá được dễ dàng.
Để khuyến khích và tạo điều kiện cho trang trại phát triển, Nhà nước đề ra
các chính sách như: chính sách đất đai; chính sách vốn, tín dụng, chính sách thị
trường, chính sách khoa học, công nghệ, chính sách đào tạo chủ trang trại...
- Chín là: một số khó khăn hạn chế cần lưu ý :
Sự phát triển các loại hình trang trại cũng đang bộc lộ một số khó khăn, hạn
chế và cần có biện pháp khắc phục:
● Quy mô trang trại nhỏ gây sức ép với việc tăng năng suất lao động và
hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
● Quy mô ruộng đất càng nhỏ, manh mối làm hạn chế việc áp dụng công
nghệ mới và máy móc hiện đại ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
● Lao động (gồm lao động quản lý và lao động sản xuất) với trình độ học
vấn thấp và chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật đã có tác động trực tiếp
đến phát triển và hiệu quả sản xuất của trang trại.
● Tốc độ tăng dân số ở nông thôn còn cao, lao động nông nghiệp tăng
nhanh, thiếu cơ hội và việc làm phi nông nghiệp. Hậu quả dẫn đến nông dân bị
đẩy ra thành thị tạo thành lớp dân nghèo ở thành thị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
● Hệ thống thị trường nông thôn chưa hoàn thiện, mặc dù nhiều nước có
chính sách ưu đãi về thuế, về giá cả và nông sản, nhưng nông sản trong trang trại
dường như chưa có khả năng tiêu thụ tốt.
Từ những kinh nghiệm chung trên đây, đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề phải
suy nghĩ để vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện cụ thể của nước ta.
1.1.2.2. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
* Khái quát quá trình hình thành kinh tế trang trại ở nước ta
Hình thức kinh tế trang trại ở nước ta đã xuất hiện sơ khai từ đời Lý,
Trần…, trải qua các thời kỳ lịch sử, kinh tế trang trại có các tên gọi khác nhau
như “Thái ấp”; “Điền trang”; Đồn điền”…Trước cách mạng và trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có trang trại, đồn điền của địa chủ, chủ
nông, chủ tây. Các trang trại này phần lớn sử dụng lao động làm thuê từ tá điền,
cũng là kiểu phát canh thu tô và công cụ sản xuất thủ công, sử dụng sức người,
súc vật, sản xuất mang tính quảng canh, độc canh một số cây ngắn ngày là
chính. Bên cạnh đó còn có kinh tế trang trại của những nhà tư sản trong nước và
nước ngoài, một số tướng lĩnh thời nguỵ làm ăn kinh tế. Hình thức trang trại ở
dạng các xí nghiệp nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, đồn điền cao su, cà phê và
những cây công nghiệp khác phục vụ cho mục đích làm giàu của chúng.[17]
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, các trang trại trước đó được cải
tạo, tập thể hoá, quốc doanh hoá thành các cơ sở sản xuất tập thể và Nhà nước
dưới hình thức hợp tác xã, nông trường, trạm trại. Tiếp theo đó, Nhà nước đã có
những chủ trương mới về giao đất, giao rừng, thực hiện nông, lâm kết hợp,
khuyến khích di dân kinh tế mới, khai hoang, phục hoá... tạo tiền đề cho kinh tế
trang trại phát triển. Đặc biệt, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghị
quyết Trung ương 5 khoá VII cũng như luật đất đai năm 1993, đã mở đường cho
các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển và từ đó xuất hiện ngày một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
nhiều các mô hình kinh tế trang trại trên khắp cả nước. Bước sơ khai của kinh tế
trang trại trong giai đoạn này chủ yếu mang tính tự phát và cho đến nay phát triển
kinh tế trang trại đã và đang trở thành vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm
và khuyến khích phát triển.[9]
Ngày 02/02/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP
về phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện hợp pháp cho loại hình kinh tế
trang trại phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách ưu
đãi về nhiều mặt đối với kinh tế trang trại.
Mặt khác, Nhà nước đã ban hành các tiêu chí xác định kinh tế trang trại
nhằm tạo điều kiện quản lý, hỗ trợ và khuyến khích kinh tế trang trại phát triển
trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Như vậy sự hình thành kinh tế trang trại ở nước ta là sự vận động thoát thai
từ kinh tế hộ gắn liền với quá trình đổi mới của đất nước, quá trình đó chứa
đựng một số đặc điểm sau đây:
- Sự hình thành kinh tế trang trại diễn ra với tốc độ nhanh, chủ yếu là
những năm đổi mới, nhất là thời gian gần đây có bước phát triển mạnh. Quá
trình này hàm chứa xu hướng phát triển kinh tế hàng hoá, đi lên sản xuất lớn trong
nông nghiệp, hướng đến thị trường là xu thế hợp với quy luật phát triển.
- Có nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế trang trại, nhưng nền
tảng chủ yếu hình thành kinh tế trang trại là do vận động kinh tế hộ gia đình nông
dân, Điều đó cho thấy chủ trang trại có năng lực thực sự để đáp ứng nhu cầu sản xuất
hàng hoá hướng đến người tiêu dùng và có khả năng trong quản lý, điều hành và áp
dụng các tiến bộ mới vào sản xuất đáp ứng nhu cầu nông sản hàng hoá cho xã hội.
- Các trang trại đều có điểm xuất phát chung là hình thành và đi lên từ đất đai,
chủ yếu là đất hoang hoá, đất rừng, một số không nhỏ được hình thành từ quá trình
tích tụ và tập trung đất đai vượt hạn điền thông qua việc thực hiện chính sách giao
quyền sử dụng đất, giao khoán đất, đấu thầu, cho thuê đất có thời hạn..[9],[19]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
* Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến phát
triển kinh tế trang trại
Tháng 1/1981 Chỉ thị 100/CT-BBT ra đời đánh dấu quá trình đổi mới trong
nông nghiệp, nông thôn, thực sự giải phóng sức sản xuất cho nông dân.
Đại hội VII (tháng 12/1986) đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế nước ta.
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (tháng 4/1987) về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
nông nghiệp, khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, khuyến
khích phát triển.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương tháng 12/1997
và Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
Luật đất đai 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
quản lý. Nhà nước giao cho hộ nông dân sử dụng ổn định, lâu dài với 5 quyền
đó là: quyền sử dụng, thừa kế, thế chấp, trao đổi, chuyển nhượng.
+ Nghị định 64/CP (1993) quy định giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình
và các cá nhân sử dụng lâu dài, thời hạn là 20 năm.
+ Nghị định 02/CP (1994) quy định giao đất nông nghiệp cho các tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình thời hạn 50 năm.
+ Nghị định 01/CP (1994) quy định giao khoán kinh doanh rừng và đất
rừng lâu dài cho các cá nhân và hộ gia đình.
+ Nghị quyết 03 ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại.
+ Thông tư số 423/2000/QĐNHNN ngày 22/9/2000 về chính sách tín dụng
với kinh tế trang trại.
+ Thông tư 23/2000/TTBNĐXH hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với
người lao động làm việc trong trang trại.
+ Thông tư 69/2000/TTNB-BNN-TCTK và Thông tư số 62/TT-NBN-
TCTK ngày 20/5/2003 hướng dẫn tiêu chí kinh tế trang trại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
* Tình hình kinh tế trang trại của cả nước từ sau khi có Nghị quyết 03 đến nay
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì sau 6 năm thực hiện Nghị quyết
03 của Chính phủ. Kinh tế trang trại phát triển nhanh về số lượng ở tất cả các
vùng trong cả nước, đến thời điểm 01/7/2006, cả nước có 113.730 trang trại, so
với năm 2001 tăng 52.713 trang trại (+86,4%), so với năm 2004 tăng 2.898 trang
trại (+2,5%). Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là
những vùng có nhiều đất đai, mặt nước thuận lợi để mở rộng qui mô trồng trọt,
chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là những vùng tập trung số lượng trang trại
nhiều nhất. Ba vùng này có 80077 trang trại, chiếm 70,4%. Riêng đồng bằng
sông Cửu Long hiện có 54425 trang trại chiếm gần 50% số trang trại cả nước.
Loại hình sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng và có sự chuyển dịch về cơ
cấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại trồng cây hàng năm và cây lâu năm
và tăng tỷ trọng các loại trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất
kinh doanh tổng hợp. Tỷ trọng trang trại trồng cây hàng năm giảm từ 35,6%
(năm 2001), xuống còn 28,7% (năm 2006); trang trại trồng cây lâu năm từ
27,2% giảm xuống còn 20,2%; trang trại chăn nuôi từ 2,9% tăng lên 14,7%;
trang trại nuôi trồng thuỷ sản từ 27,9% tăng lên 30,1% trong thời gian tương
ứng. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 54425 trang trại; trong đó 24425 trang
trại trồng cây hàng năm, chiếm 44,9% số lượng trang trại của vùng, 25147 trang
trại nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 46,2%. Đông Nam Bộ có 16867 trang trại chiếm
14,8% của cả nước; trong đó 9537 trang trại trồng cây lâu năm, chiếm 56,5% số
lượng trang trại của vùng, 3839 trang trại chăn nuôi, chiếm 22,8%. Tây Nguyên
có 8785 trang trại, chiếm 7,7% của cả nước; trong đó 7046 trang trại trồng cây
lâu năm, chiếm 80,2% số lượng trang trại của vùng. Đồng bằng sông Hồng có
13.863 trang trại chiếm 12,2% của cả nước, trong đó 7.562 trang trại chăn nuôi,
chiếm 54,5% của vùng. [21]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
* Trang trại sử dụng ngày càng nhiều ruộng đất, dấu hiệu tích tụ ruộng đất
- điều kiện tiên quyết cho nền sản xuất lớn nông nghiệp
Tại thời điểm 01/7/2006, diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản do các
trang trại đang sử dụng là 663,5 nghìn ha, tăng 290,3 nghìn ha so năm 2001
(bình quân 1 trang trại sử dụng 5,8 ha). Trong cơ cấu đất nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản trang trại đang sử dụng năm 2006, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ
trọng lớn nhất với 286,4 nghìn ha (43,2%); đất trồng cây lâu năm 148 nghìn ha
(22,3%); đất lâm nghiệp 94,7 nghìn ha (14,3%) và đất nuôi trồng thuỷ sản 134,4
nghìn ha (20,2%). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân 1 trang
trại cao nhất là ở vùng Tây Bắc 9,82 ha, Đông Bắc 8,87 ha, Bắc Trung Bộ 7 ha,
chủ yếu là do các vùng này có nhiều trang trại lâm nghiệp (tiêu chí qui định từ
10 ha trở lên). Đặc điểm đất đai của các trang trại là đất sản xuất liền bờ, liền
khoảnh, qui mô lớn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, bảo vệ, vận
chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hoá, thủy lợi hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng
kỹ thuật. [21]
* Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho
lao động nông thôn
Tại thời điểm 01/7/2006, các trang trại đã sử dụng 395,9 nghìn lao động
làm việc thường xuyên, gấp 1,7 lần so năm 2001; trong đó lao động của hộ chủ
trang trại là 291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại là lao
động thuê mướn. Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên, các trang trại còn thuê mướn lao
động thời vụ. Những trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi
trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất.
Thu nhập bình quân 1 lao động làm việc thường xuyên của trang trại là
17,5 triệu đồng/năm cao gấp trên 2 lần so lao động khu vực nông thôn. Tuy
nhiên, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
chưa qua đào tạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc giản đơn như làm
đất, trồng cây, chăn dắt gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn,…; có rất ít lao động
đảm nhiệm các khâu yêu cầu trình độ kỹ thuật như điều khiển máy móc, chọn
giống cây, con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mua vật tư, bán sản phẩm,… Điều
đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
kỹ thuật cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. [21]
* Qui mô vốn sản xuất, kinh doanh của trang trại tăng nhanh do các chủ
trang trại tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thâm canh cây trồng vật nuôi
Tại thời điểm 01/7/2006, tổng vốn sản xuất, kinh doanh của các trang trại là
29320,1 tỷ đồng, bình quân một trang trại 257,8 triệu đồng, tăng 122,7 triệu
đồng so năm 2001 (+90,8%). Vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại
cao nhất là vùng Đông Nam Bộ 575,5 triệu đồng (tăng 341,6 triệu đồng so năm
2001) do chủ yếu trang trại trồng Cao su, Cà phê, Hồ tiêu, Điều, tiếp đến là Tây
Nguyên 279,6 triệu đồng (+100,7 triệu đồng); đồng bằng sông Cửu Long 206,6
triệu đồng (+135,2 triệu đồng); đồng bằng sông Hồng 200,9 triệu đồng (+94,3
triệu đồng); Tây Bắc 200 triệu đồng (+90,5 triệu đồng); Đông Bắc 192,1 triệu
đồng (+107,2 triệu đồng); thấp nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ 144,4 triệu
đồng do chủ yếu trang trại trồng cây hàng năm cần ít vốn hơn. Những tỉnh có
vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại từ 500 triệu đồng trở lên là: Lâm
Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. [21]
* Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng
lớn, gắn với thị trường
Tổng thu sản xuất, kinh doanh của các trang trại năm 2006 đạt 19.826 tỷ
đồng, gấp 3,6 lần năm 2001, bình quân 174,9 triệu đồng 1 trang trại, gấp 1,9 lần
so năm 2001. Tổng thu sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại cao nhất là
vùng Đông Nam Bộ 221 triệu đồng; đồng bằng sông Hồng 193 triệu đồng; đồng
bằng sông Cửu Long 181 triệu đồng; Tây Nguyên 148,6 triệu đồng; Đông Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
139 triệu đồng; Duyên hải Nam Trung Bộ 112 triệu đồng; Tây Bắc 100 triệu
đồng và thấp nhất là Bắc Trung Bộ 105 triệu đồng.
Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bán ra năm 2006
là 18031 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so năm 2001, bình quân 1 trang trại 159 triệu đồng
gấp 1,9 lần, tỷ suất hàng hoá là 95,2%. Các vùng có tỷ suất hàng hoá cao là:
Đông Nam Bộ 98,2%, Duyên hải Nam Trung Bộ 98,1%, Tây Nguyên 96,2%,
đồng bằng sông Hồng 95,6%, thấp nhất là Tây Bắc 89,8%
Thu nhập trước thuế của các trang trại năm 2006 đạt 6.979 tỷ đồng gấp 3,5
lần so năm 2001, tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu là 35,2% (giảm 0,2% so
năm 2001); thu nhập trước thuế bình quân 1 trang trại 61,4 triệu đồng gấp 1,9
lần so năm 2001. Mức chênh lệch giữa các vùng, các địa phương về thu nhập
bình quân 1 trang trại còn lớn: cao nhất là Đông Nam Bộ 85,2 triệu đồng gấp
hơn 2 lần vùng thấp nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ 38,3 triệu đồng, đồng
bằng sông Cửu Long 64 triệu đồng, Đông Bắc 52,3 triệu đồng, đồng bằng sông
Hồng 47,6 triệu đồng. Tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu sản xuất, kinh
doanh của trang trại cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng do chịu ảnh hưởng
của loại hình sản xuất và hiệu quả của sản xuất, kinh doanh: cao nhất là Tây Bắc
47,1%, Tây Nguyên 43,4%, Đông Nam Bộ 38,6%, thấp nhất là đồng bằng sông
Hồng 24,6%. [21]
1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1- Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin từ các tài liệu đã công bố ( Tài liệu thứ cấp)
Đó là những tài liệu liên quan đã được công bố của các cơ quan thống kê các
cấp, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan cấp trên, kết quả
nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu có cùng nội dung. Cập nhật những thông tin,
vấn đề phục vụ cho nội dung của đề tài. Tiến hành hệ thống hoá bổ sung cơ sở lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
luận của đề tài, những thông tin về trang trại để nghiên cứu, xây dựng cơ sở định
hướng.
- Thu thập thông tin qua điều tra (Tài liệu sơ cấp)
Tài liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các chủ
trang trại theo phiếu điều tra với bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, phạm vi
điều tra là các trang trại trên địa bàn huyện.
Theo báo cáo của Phòng Thống kê và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện,
đến nay toàn huyện có 63 trang trại, phân bố trên địa bàn của 12/18 xã, thị trấn.
Trong đó tập trung nhất là ở 2 xã: xã Thành Công 21 trang trại; xã Phúc Thuận
18 trang trại, số còn lại nằm rải rác ở các xã như Tiên Phong 5; Hồng Tiến 5;
Phúc Tân 3, Tân Hương 3; Đồng Tiến 2; Trung Thành 2, còn lại Đắc Sơn, Ba
Hàng, Minh Đức và Bãi Bông mỗi xã, thị trấn chỉ có 1 trang trại.
Về loại hình sản xuất được chia ra như sau: trang trại trồng cây lâu năm 6;
trang trại chăn nuôi 27; trang trại lâm nghiệp 14 và trang trại sản xuất kinh
doanh tổng hợp 16.
Việc chọn mẫu điều tra : Trang trại chăn nuôi và trang trại trồng cây Lâu
năm được tiến hành điều tra 100% số trang trại hiện có; Trang trại Lâm nghiệp
chọn điều tra 9 / 14 trang trại (64,3%); Trang trại Tổng hợp chọn điều tra 8/16
trang trại (50%).
Để thu thập số liệu sơ cấp, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA : trực tiếp tiếp xúc với chủ
trang trại, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất,
những kinh nghiệm, những khó khăn và mong muốn của họ, để thu thập được
thông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập, vận hành
trang trại làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp.
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Phiếu điều tra chúng tôi có đủ thông tin về trang trại như nguyên nhân tạo
lập trang trại, kết quả sản xuất. Phiếu điều tra được xây dựng cho từng trang trại
và đã được chuẩn bị từ trước.
Những thông tin về tình hình cơ bản của trang trại như: họ tên, tuổi, dân
tộc, giới tính, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, loại hình trang trại, số khẩu,
số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang bị sản xuất.
Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại
như: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị.
Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của
chủ trang trại. Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị
trường, các chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế trang trại, sự giúp đỡ
của chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề kinh tế trang trại.
1.2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu
Khi đủ số liệu, sẽ tiến hành làm sạch biểu tức là kiểm tra, rà soát và chuẩn hoá lại
thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra.
Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính toán và phân tổ thống
kê theo những tiêu thức khác nhau, các chỉ tiêu giá trị được hiện tại hoá bằng
đơn giá thống nhất theo giá hiện hành của năm điều tra. Trên cơ sở đó sử dụng
các phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thống kê kinh tế
+ Phân tích so sánh kết quả của số liệu điều tra, thu thập: tính hiệu quả,
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của trang trại (vốn, đất đai,
lao động, trình độ quản lý), so sánh kết quả loại hình trang trại, nhận xét xu
hướng của trang trại. Hạch toán các khoản mà trang trại đã chi ra, các khoản thu
của trang trại, sử dụng phương pháp này trong công tác điều tra, tính các chỉ tiêu
hiệu quả làm cơ sở cho sự định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của
kinh tế trang trại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
+ Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích ảnh hưởng của giá
đến thu nhập của trang trại.
- Phương pháp phân tích định lượng bằng hàm sản xuất
Dùng để lượng hoá mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố đầu vào và kết
quả đầu ra trong sản xuất của trang trại. Từ đó thấy được các mức độ ảnh hưởng của
từng yếu tố để có hướng tác động tối ưu cho kinh tế trang trại phát triển.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Đảm bảo tính chính xác chúng tôi tham khảo ý kiến của các chuyên gia
trong ngành, những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài, thu
thập thêm thông tin của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở địa phương, cán bộ
cơ sở. Những tài liệu sách báo đã được công bố ở các trường đại học, trung học
nông nghiệp. Chúng tôi dùng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, và trong quá
trình đưa ra định hướng, giải pháp.
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích
- Chỉ tiêu về kết quả sản xuất
Hệ thống về chỉ tiêu chung về thực trạng phát triển của kinh tế trang trại
như: số lượng, quy mô, cơ cấu loại hình trang trại.
Hệ thống chỉ tiêu về tình hình các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của
trang trại như: đất đai, lao động, vốn, trình độ sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật của
trang trại.
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá trị sản
xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, giá trị sản xuất hàng hoá, thu nhập hỗn hợp, cụ
thể là:
+ Giá trị sản xuất (
GO
: Gross Output): là giá trị bằng tiền của các sản
phẩm sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị
bán ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng
sản lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; GTSX trên 1 ngày công
lao động; GTSX trên 1 đồng chi phí.
Cách tính:
QiPiGO .
Trong đó:
GO
: giá trị sản xuất
Pi
: giá trị sản phẩm thứ
i
Qi
: lượng sản phẩm thứ
i
+ Chi phí trung gian (
IC
: Intermediate Cost), là toàn bộ các khoản chi phí
vật chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón chi phí
dịch vụ thuê ngoài.
Cách tính:
IC
= Tổng
Cij
, trong đó:
IC
: là chi phí trung gian
Cij
: là chi phí nguyên vật liệu thứ
i
cho sản phẩm
j
(
nli
;
mlj
).
+ Giá trị gia tăng (
VA
:Value Added), là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
cho các ngành sản xuất kinh doanh.
Cách tính:
ICGOVA
.
+ Thu nhập hỗn hợp (
MI
: Mix Inconce), là phần thu nhập của người sản
xuất gồm cả công lao động của gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trong
một năm hay trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Cách tính:
GOMI
(
TA
LĐ thuê)
Trong đó:
A
: là khấu hao TSCĐ
T
: là thuế phải nộp
LĐ thuê: là chi phí cho thuê lao động.
+ Khấu hao TSCĐ: là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản
xuất ra sản phẩm phải được trích rút ra để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
+ Lợi nhuận (Pr: Profit), là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi giá
trị công lao động của gia đình.
PiLMI .Pr
Trong đó:
L
: công lao động của gia đình
Pi
: giá ngày công lao động ở địa phương.
Lao động của gia đình:
Lao động của gia đình xác định là số ngày người lao động quy chuẩn 8h/ngày
của những người lao động của gia đình tham gia vào sản xuất ra sản phẩm.
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí
TGo
IC
Go
TGo
+ Tỷ suất lợi nhuận vốn với
TPc
TC
T
Pr
Pr
:TC
là tổng chi phí
+ Giá trị sản suất hàng hoá:
Đây là chỉ tiêu nói lên quy mô sản xuất hàng hoá của trang trại, nó phản
ánh trình độ chuyên môn hoá của trang trại. Cách tính chỉ tiêu này như sau:
Giá trị SPHH =
GO
* Tỉ suất sản phẩm hàng hoá.
Tỷ suất sản phẩm hàng hoá = Phần giá trị bán ra thị trường/tổng giá trị SX
tính cho một chu kỳ sản xuất thường là một năm.
- Chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất:
Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất được tính trong 1 năm với 3 tiêu chí chủ yếu:
+ Thu nhập/1đơn vị diện tích.
+ Thu nhập/1đồng chi phí.
+ Thu nhập/1ngày công lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở PHỔ YÊN
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
Phổ Yên là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh , có quốc lộ 3, đường
sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua trung tâm huyện , có cụm cảng Đa
Phúc . Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam
và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc theo quốc lộ 3; phía Nam giáp huyện
Sóc Sơn (Hà Nội ), phía Đông giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang ), phía Tây
giáp tỉnh Vĩnh Phúc , phía Bắc giáp thị xã Sông Côn g và thành phố Thái
Nguyên. Với vị trí tiếp giáp những vùng kinh tế năng động , thuận tiện về
giao thông , Phổ Yên có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư , tiêu thụ sản
phẩm nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội .
* Đất đai, địa hình
- Về đất đai
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai 01/01/2005, diện tích tự nhiên của huyện
Phổ Yên là 25.667,63 ha, phân theo mục đích sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp: 20.191,97 ha, chiếm 78,67%;
- Đất phi nông nghiệp: 5.166,57 ha, chiếm 20,13%;
- Đất chưa sử dụng: 309,09 ha, chiếm 1,20%.
Như vậy, diện tích đang sử dụng vào các mục đích là 25.358,54 ha, chiếm
89,8% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích và cơ cấu các loại đất được thể hiện qua
bảng 2.1 sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất 2005 huyện Phổ Yên
Mục đích sử dụng đất, Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng DT tự nhiên 25.667,63 100,00
1. Đất nông nghiệp NNP 20.191,97 78,67
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9.639,87 37,56
1.1.1. Đất trồng cây hàng năm CHN 8.221,61 32,03
Trong đó : đất lúa LUA 6.333,88 24,68
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm CLN 1.418,26 5,53
1.2. Đất lâm nghiệp LNP 7.367,75 28,70
1.2.1. Đất rừng sản xuất RSX 5.222,62 20,35
1.2.2. Đất rừng phòng hộ RPH 2.145,13 8,36
1.2.3. Đất rừng đặc dụng RDD
1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 325,62 1,27
1.5. Đất nông nghiệp khác NKH 2.858,73 11,14
2. Đất phi nông nghiệp PNN 5.166,57 20,13
2.1. Đất ở OTC 933,95 3,64
2.1.1. Đất ở tại nông thôn ONT 873,89 3,40
2.1.2. Đất ở tại đô thị ODT 60,06 0,23
2.2. Đất chuyên dùng CDG 2.623,62 10,22
2.2.1. Đất trụ sở cơ quan CTSN CTS 22,69 0,09
2.2.2. Đất quốc phòng an ninh CQA 285,70 1,11
2.2.3. Đất SXKD phi n. nghiệp CSK 165,36 0,64
2.2.4. Đất có mục đích c. cộng CCC 2.149,87 8,38
2.3. Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 2,04 0,01
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 143,58 0,56
2.5. Đất sông suối và MNCD SMN 1.443,81 5,68
2.6. Đất phi nông nghiệp khác PNK 19,57 0,08
3. Đất chưa sử dụng CSD 309,09 1,20
3.1. Đất bằng chưa sử dụng BCS 83,75 0,33
3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 225,34 0,88
Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất 2006-2010 huyện Phổ Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000,
huyện Phổ Yên có 10 loại đất chính. Trong đó, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc
tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày >
100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm
35% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên
phù sa cổ có diện tích chiếm 61,6% diện tích toàn huyện, hầu hết có độ dốc > 250.
- Về địa hình
Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng
núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
và chia làm 2 vùng rõ rệt :
- Vùng phía Đông (hữu ngạn sông Công) gồm 11 xã và 2 thị trấn, có độ cao
trung bình 8-15 m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.
- Phía Tây (tả ngạn sông Công) gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của huyện,
địa hình đồi núi là chính, cao nhất là dãy Tạp Giàng 615 m. Độ cao trung bình ở
vùng này là 200-300 m.
* Khí hậu
Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2
mùa rõ rệt: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
a.Chế độ nhiệt. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tổng tích ôn
8.000
0C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,20C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,20C,
tháng 7 là tháng nóng nhất (28,50C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,60C). Số giờ
nắng cả năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2.
b. Chế độ mưa. Mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, chiếm 91,6% lượng mưa, mùa mưa trùng với mùa lũ nên thường
gây úng lụt cho vùng thấp của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
c. Lượng bốc hơi. Trung bình năm đạt 985,5 mm, trong năm có 5-6 tháng
lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa.
* Chế độ thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn các sông qua địa phận Phổ Yên phụ thuộc chủ yếu vào
vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực sông Công và sông Cầu.
Mùa lũ trên 2 hệ thống sông Công và sông Cầu thường trùng vào mùa mưa
(từ tháng 5 đến tháng 10), xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9. Bình
quân mỗi năm có từ 1,5-2 trận lũ, năm nhiều có 4 trận lũ xuất hiện.
Mùa cạn ở 2 hệ thống sông kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng
3 năm sau). Lượng nước trên các sông này bình quân chỉ đạt 1,5-2,0% tổng
lượng nước cả năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn
huyện.
* Tài nguyên rừng
Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2005, diện tích rừng của huyện là 7.367,75
ha (chiếm 28,7% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất 5.222,62 ha, rừng
phòng hộ 2.145,13 ha. Tập đoàn cây rừng chủ yếu là: Bạch Đàn, Mỡ, Bồ Đề,
Keo, Tre, Mai .... (tập đoàn cây nhóm 4-6). Lượng tăng trưởng đạt 5,5-6,5
m
3/ha/năm.
Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện
tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây huyện.
Những xã có thảm rừng lớn là Phúc Tân (2.260,53 ha), Phúc Thuận (2.836,30
ha), Thành Công (1.109,32 ha).
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Dân số
- Dân số trung bình toàn huyện năm 2005 là 138.608 người, với 31.810 hộ
gia đình (bình quân 4,35 người/hộ), dân số thành thị là 13.211 người (chiếm
9,53%), dân số nông thôn 125.397 người (chiếm 90,47%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
- Tốc độ tăng dân số bình quân trong 5 năm (2001-2005) là 1,05%, mỗi
năm bình quân tăng khoảng 1.350 người.
* Lao động
Năm 2005, toàn huyện có 91.230 lao động trong độ tuổi (chiếm 66% tổng
dân số của huyện), trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là
86.000 người (100%) được phân bố như sau :
+ Lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm, thuỷ sản là 74.000
người, chiếm 86%;
+ Lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng 8.320
người, chiếm 9,7%;
+ Lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ 3.680 người, chiếm 4,3%.
* Cơ sở hạ tầng
Về giao thông
Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện Phổ Yên gần trục Quốc lộ 3 dài 13
km chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam. Từ trục Quốc lộ 3 này là
các đường xương cá đi đến trung tâm các xã, thị trấn và các khu vực dân cư.
Tổng chiều dài đường liên huyện là 27 km, bao gồm các tuyến Ba Hàng - Tiên
Phong, đường 261 (Ba Hàng - Phúc Thuận). Từ Quốc lộ 3 đi Chã và từ đường
261 đi Thành Công, các tuyến này hiện nay đều là đường cấp phối.
Đường liên xã có khoảng 19 km, liên thôn 30 km. Trong phong trào xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay, nhiều tuyến đã được bê tông hoá theo
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên qua địa bàn huyện Phổ Yên chủ
yếu vận chuyển than và quặng sắt, đoạn qua huyện dài khoảng 19 km.
Có 2 tuyến giao thông thủy thuộc 2 hệ thống sông: sông Công (đoạn qua
địa bàn huyện dài 68 km) và sông Cầu (dài 17 km).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Thuỷ lợi
- Công trình đầu mối trên địa bàn huyện có 3 công trình lớn là Hồ Suối
Lạnh, Bình Sơn và trạm bơm Cống Táo. Ngoài ra, còn có trên 20 trạm bơm lớn,
nhỏ. Kênh Hồ Núi Cốc cấp I với tổng chiều dài trên 18 km đã được kiên cố hoá,
kênh nhánh cấp 2+3 dài 240 km, kênh hồ đập dài 36 km kênh chính, 23 km kênh
nhánh tập trung ở các xã Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái. Trong
5 năm qua đã bê tông hoá được 250 km kênh mương nội đồng, xây dựng thêm
được một số trạm bơm dầu, bơm điện. Từ kết quả của công tác thuỷ lợi đã đưa
diện tích 2 vụ lên gần 4.000 ha.
Hệ thống điện, thông tin, liên lạc
Hiện nay, 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được sử dụng điện lưới quốc
gia, số hộ dùng điện đạt 100%. Mạng lưới điện hiện còn bộc lộ những bất cập,
chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông của của huyện khá hoàn chỉnh.
Đến nay, mạng điện thoại cố định đã phủ 18/18 xã, thị trấn, sóng điện thoại di
động phủ 13/15 xã, thị trấn.
Hệ thống giáo dục, y tế
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện Phổ Yên trong 5 năm qua đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ, huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung
học cơ sở vào tháng 12/2003, sớm 1 năm so với kế hoạch.
Phổ Yên luôn là đơn vị dẫn đầu trong công tác xây dựng trường chuẩn
quốc gia. Hiện nay đã có 19 trường được công nhận đạt chuẩn (trong đó có 2
trường mầm non, 16 trường tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở). Song song với
sự phát triển nhanh về quy mô giáo dục, chất lượng và hiệu quả giáo dục của
huyện cũng được nâng lên rõ rệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Phổ Yên là huyện có hệ thống Y tế tương đối hoàn chỉnh. Toàn huyện có 1
bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa, 17 trạm y tế với tổng số 160 giường bệnh,
1.671 cán bộ y tế.
Hiện nay có 2 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, ngành Y tế huyện đang xây
dựng chuẩn quốc gia về y tế xã để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh
cho nhân dân.
2.1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện Phổ Yên
- Tăng trưởng kinh tế
Trong 5 năm qua (2001-2005), nền kinh tế huyện Phổ Yên đã hoàn thành
vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sau đây là các chỉ tiêu phát triển kinh tế
chủ yếu của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Bảng 2.2 : Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2001-2006
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. Tổng GDP (giá CĐ 94) Tr.đồng 329.480 366.716 411.455 464.126 525.854 599.480
-Nông lâm nghiệp, thuỷ sản Tr.đồng 204.211 211.240 222.701 235.923 244.810 273330
-Công nghiệp xây dựng Tr.đồng 71.718 90.231 111.343 136.551 169.250 190420
- Dịch vụ Tr.đồng 53.541 65.245 77.411 91.652 111.794 135730
2. Tăng trƣởng kinh tế % 10,20 11,30 12,20 12,80 13,30 14,00
-Nông lâm nghiệp, thuỷ sản % 6,24 3,44 5,43 5,94 3,77 4,95
-Công nghiệp xây dựng % 16,37 25,81 23,40 22,64 23,95 24,40
- Dịch vụ % 18,63 21,86 18,65 18,40 21,98 22,90
Nguồn : Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Qua biểu trên cho thấy, nền kinh tế huyện tăng trưởng trong 5 năm đạt rất
cao (12,0%) - vượt 2% so với mục tiêu đề ra, cao hơn bình quân chung của tỉnh
Thái Nguyên (8,9%).
Như vậy, tổng GDP trên địa bàn huyện năm 2005 gấp 1,6 lần năm 2001
(theo giá cố định). Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 390 USD, vượt
11,4% so với mục tiêu đề ra, cao hơn bình quân chung cả tỉnh (năm 2004, GDP
bình quân đầu người của Thái Nguyên mới đạt 4,7 triệu đồng).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với mức tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh tế huyện Phổ Yên trong 5
năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Bảng 2.3 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2001-2006
Chỉ tiêu Đ. vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. GDP (giá hiện hành) Tr.đồng 431.174 481.743 590.672 725.435 845.480 1.160.960
- Nông lâm nghiệp,thuỷ sản Tr.đồng 269.336 285.121 328.691 374.740 418.497 496.700
- Công nghiệp xây dựng Tr.đồng 92.205 111.444 153.431 209.034 248.911 336.770
- Dịch vụ Tr.đồng 69.633 85.178 108.050 141.661 177.622 235.630
2. Cơ cấu GDP % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
- Nông lâm nghiệp,thuỷ sản % 62,47 59,14 55,65 51,66 49,55 46.,46
- Công nghiệp xây dựng % 21,38 23,13 26,06 28,81 29,44 31,50
- Dịch vụ % 16,15 17,68 18,24 19,53 21,01 22,04
Nguồn : Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Thực trạng phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp
Khu vực kinh tế nông nghiệp có mức tăng trưởng khá và ổn định (4,85%).
Giá trị sản xuất (giá cố định) năm 2005 đạt 352,9 tỷ đồng, tăng 19,0% so với
năm 2001. Khu vực kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất
hàng hoá gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Sau đây là một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp thời kỳ 2001-2006
huyện Phổ Yên :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bảng 2.4 : Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Phổ Yên
thời kỳ 2001-2006
Chỉ tiêu Đ.vtính 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1. Tổng giá trị SX (Giá CĐ
1994)
Tr.đồng 284.315 243.407 307.385 319.557 337.229 340.200
- Trồng trọt Tr.đồng 183.980 186.102 196.310 218.144 228.013 230.400
- Chăn nuôi Tr.đồng 100.306 105.483 108.252 97.812 104.560 94.100
- Dịch vụ Tr.đồng 29 2.322 2.797 3.551 4.656 15.700
2. Cơ cấu (giá hiện hành) % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100
- Trồng trọt % 64,74 65,55 64,10 65,59 63,49 61,01
- Chăn nuôi % 34,54 35,65 34,80 33,02 34,97 34,69
- Dịch vụ % 0,72 0,80 1,10 1,37 1,54 4.29
Nguồn : Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
- Ngành trồng trọt: chiếm tỷ lệ cao (63,49%) trong sản xuất nông nghiệp,
tốc độ tăng trưởng bình quân 5,1%/năm. Theo số liệu thống kê, diện tích canh
tác cây hàng năm giảm nhẹ, nhưng diện tích gieo trồng lại tăng do tăng được vụ;
hệ số sử dụng đất năm 2001 là 2,2, đến năm 2005 tăng lên 2,32. Trong cây hàng
năm thì diện tích gieo trồng lúa cả năm liên tục tăng. Năm 2005 diện tích lúa cả
năm là 10.090 ha, năng suất bình quân đạt 40,2 tạ/ha và sản lượng đạt 46,62
ngàn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 384 kg/năm, vượt ngưỡng an ninh
lương thực (300 kg/người/năm). Đây là điều kiện thuận lợi để Phổ Yên chuyển
mạnh sang sản xuất hàng hoá.
Chè là cây công nghiệp quan trọng của huyện. Năm 2005 diện tích chè đạt
1.400 ha, sản lượng đạt 9.000 tấn. Tuy nhiên, chất lượng chè của huyện chưa
cao do giống cũ thoái hoá và chưa đầu tư thâm canh.
Diện tích cây ăn quả đạt 1.670 ha, tăng 220 ha so với năm 2001, trong đó
chủ yếu là cây Vải, Nhãn. Sản lượng cây ăn quả các loại đạt trên 12 ngàn tấn
(năm 2005). Cây ăn quả là thế mạnh của các xã vùng gò đồi phía Tây huyện.
Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày gồm Lạc, Đậu tương hầu như ổn định ở
diện tích 850-900 ha mỗi loại cây.
- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao
(34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%). Đây là một tỷ trọng tiến
bộ trong sản xuất nông nghiệp, đã chú trọng chất lượng vật nuôi, chuyển chăn
nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá và từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản
xuất chính. Việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại và thử nghiệm nuôi
bò sữa là hướng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp Phổ Yên.
- Dịch vụ nông nghiệp: chiếm tỷ trọng nhỏ (1,54%), nhưng tốc độ tăng
trưởng bình quân những năm qua khá mạnh (19,4%).
- Ngành lâm nghiệp: trong thời gian qua, ngành lâm nghiệp huyện Phổ
Yên có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 5,75%/năm trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
thời kỳ 2001-2005. Sản xuất lâm nghiệp đã dịch chuyển theo hướng từ khai thác
sang lâm nghiệp xã hội, lấy lâm sinh làm gốc. Cơ cấu giá trị sản xuất đã chuyển
dịch tăng tỷ trọng khâu chăm sóc bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng; giảm tỷ
trọng khai thác.
- Ngành thuỷ sản: sản xuất thuỷ sản của huyện còn nhỏ bé, chỉ chiếm 2%
trong tổng giá trị sản xuất khu vực kinh tế nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng đạt
5,45%. Sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là khai thác cá thịt với sản lượng
đạt 620 tấn (năm 2005).
2. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN PHỔ YÊN
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở
huyện Phổ Yên
Trước cách mạng tháng tám và trong thời kỳ chống Pháp, Phổ Yên cũng đã
xuất hiện một số trang trại dưới hình thức đồn điền của tư bản nước ngoài và địa
chủ như đồn điền Chã, đồn điền Thác Nhái ... Sau cách mạng Tháng Tám, Nhà
nước thực hiện cải cách ruộng đất và tiến hành phong trào hợp tác hoá trong
nông nghiệp, các trang trại này được xoá bỏ và đi vào sản xuất tập thể dưới hình
thức hợp tác xã.
Từ khi Nhà nước có chủ trương mới về giao đất giao rừng, đặc biệt Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII cũng
như luật đất đai năm 1993 đã mở đường cho kinh tế trang trại phát triển trong cả
nước nói chung và ở Phổ Yên nói riêng.
Kinh tế trang trại có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lao động trong
nông nghiệp nông thôn. Nhận thức được tính chất, vị trí, vai trò của kinh tế trang
trại. Đại hội lần thứ 26 huyện Đảng bộ nhiệm kỳ 2001-2005 đã có chủ trương:
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại phát triển nhằm
khai thác tiềm năng của địa phương, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ, phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
triển kinh tế trang trại đi đôi với phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp,
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá
trong nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện chủ trương đó, trong những năm gần đây, kinh tế trang trại của
Phổ Yên đã có bước phát triển khá và tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Điều đó chứng tỏ phát triển kinh tế trang trại
là một hướng đi đúng đắn, một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp và hiệu quả.
2.2.2. Các loại trang trại ở huyện Phổ yên
Theo số liệu điều tra nông thôn nông nghiệp năm 1993, Phổ Yên chưa có hộ sản
xuất nào đạt tiêu chí của kinh tế trang trại. Tuy nhiên, đến năm 2001 tổng số trang trại qua
thực tế điều tra là 53 trang trại và đến 2006 là 63 trang trại trong toàn huyện.
Cơ cấu các loại hình trang trại và tình hình phát triển trong giai đoạn 2001 -
2006 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Số lượng và cơ cấu các loại trang trại của Phổ Yên
Đơn v ị tính: Trang trại
Các loại hình trang trại
Năm 2001 Năm 2006
Tăng(+)
giảm(-)
Số
lƣợng
Cơ cấu
%
Số
lƣợng
Cơ cấu
%
Trang trại cây Lâu năm 9 17,0 6 9,5 -3
Trang trại Chăn nuôi 2 3,8 27 42,9 +25
Trang trại Lâm nghiệp 12 22,6 14 22,2 +2
Trang trại Tổng hợp 30 56,6 16 25,4 -14
Tổng cộng 53 100,0 63 100 +10
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ yên.
Bảng trên cho thấy số trang trại năm 2006 so với năm 2001 tăng 18,9%, tốc
độ phát triển bình quân mỗi năm tăng 3,5%, cơ cấu các loại hình trang trại cũng có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
sự chuyển dịch đáng kể. Trong đó đáng chú ý là trang trại chăn nuôi tăng từ 3,8%
năm 2001 lên 42,9% năm 2006; trang trại lâm nghiệp tăng từ 12 lên 14 trang trại ,
còn trang trại tổng hợp, trang trại trồng cây lâu năm giảm xuống còn 16 trang trại
do địa phương thực hiện rà soát, loại trừ các trang trại chưa đủ tiêu chí xác định là
kinh tế trang trại.
Bốn loại hình trang trại nêu trên chủ yếu được hình thành và phát triển từ cơ sở
của kinh tế hộ nông dân địa phương, có điểm chung là đi lên từ các mô hình kinh tế
VAC - VACR. Trong đó trang trại trồng cây lâu năm có 6 trang trại, chủ yếu là các
trang trại trồng Chè, cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi có 27
trang trại, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi Lợn, Gà, trong đó phổ biến hiện nay là
chăn nuôi Lợn hướng nạc cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở giết mổ ngoại tỉnh. Các
trang trại lâm nghiệp có 14 trang trại, chủ yếu là các trang trại trồng, chăm sóc rừng,
khai thác gỗ cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gỗ. Trang trại tổng hợp có
16 trang trại, là các trang trại sản xuất kinh doanh đa dạng các loại cây trồng vật nuôi
kết hợp với các ngành nghề, dịch vụ. Cụ thể theo tiêu chí quy định tại thông tư liên
tịch số 69/2000/TTLB ngày 23/6/2000 của Liên Bộ Nông nghiệp và PTNN và Tổng
cục Thống kê thì ngoài tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá Dịch vụ bình quân hàng
năm phải đạt trên 40 triệu đồng thì:
- Các trang trại trồng cây lâu năm phải đạt tiêu chí về quy mô diện tích cây
lâu năm từ 3 ha trở lên.
- Các trang trại lâm nghiệp phải đạt tiêu chí về quy mô diện tích từ 10 Ha trở lên.
- Các trang trại chăn nuôi: Lợn sinh sản từ 50 con trở lên; Lợn thịt từ 100
con trở lên; gia cầm từ 2.000 con trở lên.
- Các trang trại tổng hợp thì dựa vào giá trị sản xuất hàng hoá từ 40 triệu
đồng/năm trở lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
2.2.3. Tình hình phân bố các trang trại trên địa bàn
Tính đến thời điểm cuối năm 2006, toàn huyện có 63 trang trại, phân bố tập
trung nhiều nhất ở 2 xã miền núi phía Tây của huyện là: xã Thành Công 21 trang
trại; Xã Phúc Thuận 18 Trang trại, số còn lại nằm rải rác ở các xã như Tiên
Phong 5; Hồng Tiến 5; Phúc Tân 3, Tân Hương 3; Đồng Tiến 2; Trung Thành 2,
còn lại Đắc Sơn, Ba Hàng, Minh Đức và Bãi Bông mỗi xã, thị trấn chỉ có 1 trang
trại.
Bảng 2.6 : Các loại hình trang trại phân theo vùng trong huyện
Loại hình trang trại
Số
lƣợng
(TT)
Cơ cấu
(%)
Phân bố
Vùng
Miền núi
phía tây
Tỷ lệ
%
Vùng
trung
du phía
Đông
Tỷ lệ
%
Trang trại trồng cây lâu năm 6 9,5 6 100
Trang trại Chăn nuôi 27 42,9 9 33,3 18 66,7
Trang trại Lâm nghiệp 14 22,2 14 100 0
Trang trại tổng hợp 16 25,4 14 87,5 2 12,5
Tổng cộng 63 100 43 68,3 20 31,7
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra.
Xuất phát từ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện,
đã xác định thành hai vùng rõ rệt, dựa trên đặc điểm tự nhiên đó là: vùng
phía Tây của huyện là vùng miền núi có quỹ đất nông, lâm nghiệp dồi dào
với lợi thế trồng cây lâu năm như Chè, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia
súc. Vùng phía Đông là vùng trung du, có lợi thế thâm canh cây ngắn ngày,
chăn nuôi gia súc, gia cầm; việc phân bố các trang trại của huyện cũng đã
phản ánh phần nào đặc điểm đó. Cụ thể, trong 63 trang trại thì được phân
bố nhiều hơn ở các xã phía Tây của huyện (chiếm 68,3%). Các xã phía Đông
của huyện chỉ chiếm ưu thế phát triển trang trại chăn nuôi (Lợn, gia cầm),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
còn các loại hình trang trại cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp và trang trại
kinh doanh tổng hợp thì các xã phía Tây chiếm ưu thế gần như tuyệt đối.
2.2.4. Đặc điểm, tình hình cơ bản của chủ trang trại
Để phát triển kinh tế trang trại, một trong những yếu tố rất quan trọng có
tính quyết định là khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của chủ trang
trại. Nghiên cứu đặc điểm của chủ trang trại từ số liệu điều tra, chúng tôi tổng
hợp và tính toán một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
Bảng 2.7. Đặc điểm, tình hình cơ bản về chủ trang trại
Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1. Giới tính 50 100
Nam 47 94
Nữ 3 6
2. Dân tộc 50 100
Kinh 43 86
Sán Dìu 7 14
3. Thành phần 50 100
Nông dân 43 86
Khác 7 14
4. Tổ chức đoàn thể 50 100
Đảng viên 5 10
Hội viên đoàn viên 40 80
5. Trình độ Văn hoá 50 100
Không biết chữ
Cấp I 10 20
Cấp II 22 44
Cấp III 18 36
6. Trình độ chuyên môn 50 100
Không bằng cấp 35 70
Sơ cấp 9 18
Trung cấp 4 8
Cao đẳng - Đại học 2 4
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Theo số liệu tổng hợp kết quả điều tra, tính đến thời điểm cuối năm 2006 có
thể thấy một số tình hình về chủ trang trại ở Phổ Yên như sau:
- Về giới tính: đa số các chủ trang trại là Nam, Nữ chỉ chiếm tỷ lệ 3% trong
tổng số.
- Về dân tộc: chủ trang trại là người Kinh chiếm đa số, người dân tộc thiểu
số chỉ chiếm 14%, kết quả này cũng phản ánh đúng cơ cấu, thành phần các dân
tộc ở các vùng có kinh tế trang trại của Phổ Yên.
- Nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại phần lớn từ thành phần nông dân,
điều này thể hiện việc hình thành các trang trại chủ yếu xuất phát từ kinh tế hộ
nông dân tại địa phương. Một số chủ trang trại có nguồn gốc xuất thân khác là
những người có điều kiện về vốn, có ý chí làm giầu thực hiện đầu tư phát triển
kinh tế trang trại.
- Về tổ chức đoàn thể của chủ trang trại có 10% là đảng viên, số còn lại hầu
hết là hội viên, đoàn viên các đoàn thể như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn
Thanh niên, ... của địa phương.
Từ thực tế hoạt động ở nhiều trang trại cho thấy, nét đặc trưng của chủ
trang trại phải là những người có ý chí làm giàu, chịu khó học hỏi; có kinh
nghiệm và khả năng quản lý, điều hành cũng như áp dụng khoa học, kỹ thuật
vào sản xuất; có hiểu biết nhất định về thị trường... Tuy nhiên, đến nay ở Phổ
Yên số này chưa nhiều.
- Về trình độ văn hoá: do phần đông xuất thân từ nông dân nên trình độ văn
hoá bị hạn chế. Trong đó văn hoá cấp I còn chiếm tới 20%; văn hoá cấp II là 44%
và cấp III là 36%. Đây cũng là vấn đề khó khăn đối với các chủ trang trại trong việc
quản lý, quyết định các chủ trương đầu tư để phát triển trang trại.
- Về trình độ chuyên môn: phần lớn các chủ trang trại đều không có bằng
cấp chuyên môn, số có bằng chuyên môn từ trung cấp trở lên chỉ có 12%. Thực
tế này cho thấy năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh ở
các trang trại còn rất hạn chế.
2.2.5. Tình hình sử dụng lao động của các trang trại
Lao động trong các trang trại là một trong những nhân tố phản ánh quy
mô sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt
động của trang trại. Dưới đây là số liệu tổng hợp về tình hình sử dụng lao
động của các trang trại điều tra:
Bảng 2.8: Tình hình sử dụng lao động của các trang trại điều tra
(Tính bình quân 1 trang trại )
ĐVT : Lao động
Chỉ tiêu
Các loại hình trang trại
Cây Lâu
năm
Chăn
nuôi
Lâm
nghiệp
Tổng
hợp
BQ
chung
I. Lao động TX 3,33 3,48 3,44 4,25 3,58
1. LĐ của chủ TT 3,33 2,33 3 3,13 2,7
2. LĐ thuê TX - 1,15 0,44 1,12 0,88
II. LĐ thuê thời vụ 5,17 2,22 5,44 5,37 3,66
Tổng cộng LĐ 8,5 5,7 8,88 9,62 7,24
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Kết quả điều tra, khảo sát về tình hình lao động của các trang trại được
tổng hợp và trình bày ở trên cho thấy quy mô lao động phụ thuộc vào loại hình
sản xuất, trình độ trang bị tư liệu sản xuất và quy mô của từng trang trại. Bình
quân 1 trang trại ở Phổ Yên hiện đang sử dụng 3,58 lao động thường xuyên (cả
nước là 3,48) và 3,66 lao động thuê theo thời vụ (tính ở thời điểm cao nhất trong
năm), trong số lao động thường xuyên thì lao động của gia đình chủ trang trại
chiếm tới 75,4% (cả nước là 73,6%) còn số phải thuê ngoài là 24,6%. Các loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
hình trang trại tổng hợp, trang trại lâm nghiệp và trang trại trồng cây lâu năm sử
dụng nhiều lao động hơn trang trại chăn nuôi.
Các trang trại điều tra đều có thuê lao động bên ngoài, lao động thuê ngoài
thường là dân địa phương quen biết, trình độ thấp, làm những công việc nặng nhọc,
không có trường hợp thuê lao động kỹ thuật hoặc quản lý. Việc thuê mướn lao
động thuần tuý chỉ thông qua thoả thuận miệng giữa chủ trang trại và người làm
thuê. Ngoài tiền công ra người lao động không được hưởng thêm một chế độ nào
khác.
Thu nhập bình quân 1 lao động thuê ngoài trong các trang trại thường từ 8-
9 triệu đồng/năm cao gấp 2 lần so với lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên,
lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua
đào đạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc đơn giản như làm đất,
trồng cây, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn,... có rất ít lao động đảm
nhiệm các khâu việc yêu cầu trình độ kỹ thuật như điều khiển máy móc, chọn
giống cây con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mua vật tư, bán sản phẩm,.... Điều
đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho việc đạo tạo nguồn nhân lực có trình độ,
chuyên môn kỹ thuật cho khu vực nông thôn, nông nghiệp nói chung và cho
kinh tế trang trại nói riêng.
2.2.6. Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại
Đất đai là yếu tố đầu tiên, quyết định đến quy mô, loại hình sản xuất kinh
doanh của trang trại. Tổng hợp kết quả điều tra tình hình đất đai và sử dụng đất
đai trong các trang trại như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Bảng 2.9 Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại điều tra
Đơn vị tính : m2
Chỉ tiêu
Tổng số
Các loại hình trang trại
Chăn nuôi Cây lâu năm Lâm nghiệp Tổng hợp
Tổng số BQ
Tổng
số
BQ Tổng số BQ Tổng số BQ Tổng số BQ
1. Tổng số trang trại 50 27 6 9 8
2. Tổng số d.tích đất canh tác 3.148.748 62.975 249.488 9240 748.360 124.727 1.305.620 145.069 845.280 105.660
- Đã giao quyền sử dụng 1.761.770 172.147 583.720 659.338 346.565
2.1. Cây hàng năm 199,819 3.996 96.919 3.590 29.000 4.833 27.200 3.022 46.700 5.838
Đất trồng lúa 122.380 2.448 48.781 1.807 18.100 3.017 19.480 2.164 36.020 4.503
Đất cây CN hàng năm 59.200 1.184 36.099 1.337 10.500 1.750 5.600 622 7.000 875
2.2. Cây lâu năm 453.549 9.071 103.529 3.834 191.000 31.833 100.320 11.147 58.700 7.338
Đ. cây CN lâu năm 259.690 5.194 59.770 2.214 116.000 19.333 48.820 5.424 35.100 4.338
Đ. cây ăn quả 189.860 3.797 39.760 1.473 75.000 12.500 51.500 5.722 23.600 2.950
2.3. Đất lâm nghiệp 2.407.520 48.150 36.520 1.353 513.000 85.500 1.165.000 129.444 693.000 86.625
Đất rừng trồng 2.367.520 47.350 36.520 1.353 513.000 85.500 1.165.000 129.444 653.000 81.625
2.4. Đất NT thuỷ sản 87.860 1.757 12.520 464 15.360 2.560 13.100 1.456 46.880 5.860
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Diện tích đất canh tác bình quân của 1 trang trại điều tra là 6,3 ha, cao hơn
mức bình quân chung của cả nước (5,8 ha) và của Thái Nguyên (5,3 ha) nhưng
lại thấp hơn mức bình quân của khu vực Đông Bắc bộ (8,9 ha).
Trong đó, diện tích đất đã được giao quyền sử dụng lâu dài chiếm 56%, vẫn
còn 44% diện tích chưa được giao quyền sử dụng lâu dài cho chủ trang trại; diện
tích đất chưa được cấp giấy chủ quyền cho các chủ trang trại chủ yếu là đất nhận
chuyển nhượng; đất nhận khoán của nông, lâm trường và đất tự khai phá mở
rộng sản xuất. Để các chủ trang trại yên tâm đầu tư, khuyến khích khai thác và
sử dụng đất đai có hiệu quả cần nhanh chóng giải quyết thủ tục cấp chủ quyền
đối với diện tích đất của trang trại trong mức hạn điền, nhất là đối với diện tích
đất tự khai phá, đất sang nhượng hợp pháp.
Về quy mô diện tích phụ thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh của
trang trại, các trang trại chăn nuôi có quy mô diện tích nhỏ nhất với mức bình
quân chỉ có 0,92 ha; trang trại trồng cây lâu năm có quy mô diện tích bình
quân là 12,5 ha; trang trại tổng hợp là 10,5 ha và trang trại lâm nghiệp có quy
mô diện tích bình quân cao nhất là 14,5 ha. Nhìn chung, quy mô diện tích đất
canh tác của các trang trại ở Phổ Yên đều vượt quy định trong tiêu chí về diện
tích do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê ban
hành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Bảng 2.10 Cơ cấu diện tích đất các trang trại điều tra
Đơn vị tính DT : M2
Chỉ tiêu
Tổng số
Các loại hình trang trại
Chăn nuôi Cây lâu năm Lâm nghiệp Tổng hợp
DT
(m
2
)
cơ cấu
(%)
DT
(m
2
)
cơ cấu
(%)
DT
(m
2
)
cơ cấu
(%)
DT
(m
2
)
cơ cấu
(%)
DT
(m
2
)
cơ cấu
(%)
1. Tổng số trang trại 50 27 6 9 8
2. Tổng d.tích canh tác 3.148.748 100 249.488 100 748.360 100 1.305.620 100 845.280 100
2.1.Cây hàng năm 119,819 6,3 96.919 38,8 29.000 3,9 27.200 2,1 46.700 5,5
Đất trồng lúa 122.380 3,9 48.781 19,6 18.100 2,4 19.480 1,5 36.020 4,3
Đất cây CN hàng năm 59.200 1,9 36.099 14,5 10.500 1,4 5.600 0,4 7.000 0,8
2.2. Cây lâu năm 453.549 14,4 103.529 41,5 191.000 25,5 100.320 7,7 58.700 6,9
Đ cây CN lâu năm 259.690 8,2 59.770 24,0 116.000 15,5 48.820 3,7 35.100 4,2
Đ cây ăn quả 189.860 6,0 39.760 15,9 75.000 10,0 51.500 3,9 23.600 2,8
2.3. Đất lâm nghiệp 2.407.520 76.5 36.520 14,6 513.000 68,5 1.165.000 89,2 693.000 82,0
Đất rừng trồng 2.367.520 75.2 36.520 14,6 513.000 68,5 1.165.000 89,2 653.000 77,3
2.4. Đất thuỷ sản 87.860 2,8 12.520 5,0 15.360 2,1 13.100 1,0 46.880 5,5
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Về cơ cấu diện tích đất canh tác trong các trang trại thực hiện điều tra thì
đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng tới 76,5 % trong tổng diện tích, trong đó chủ yếu
là đất rừng trồng. Đất trồng cây lâu năm chiếm 14,4%; đất trồng cây hàng năm
6,3% và đất thuỷ sản 2,8% trong tổng diện tích. Cơ cấu diện tích một số cây
trồng chính như sau: đất Lúa chiếm 3,9 %; đất trồng cây công nghiệp hàng năm
1,9%; đất cây công nghiệp lâu năm 8,2%; đất trồng cây ăn quả 6% và đất rừng
trồng 75,2% trong tổng diện tích.
2.2.7. Tình hình vốn và nguồn vốn của các trang trại
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tiến hành hoạt động sản
xuất, kinh doanh của trang trại. Thực trạng tình hình về vốn, nguồn vốn của các
trang trại ở huyện Phổ Yên được tổng hợp qua bảng số liệu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Bảng 2.11 Tình hình Vốn và Nguồn vốn của các trang trại điều tra
( Tính bình quân 1 trang trại )
Chỉ tiêu
BQ chung T.T chăn nuôi T.T cây lâu năm T.T lâm nghiệp T.T tổng hợp
Số tiền
(1000đ)
cơ cấu
%
Số tiền
(1000đ)
cơ cấu %
Số tiền
(1000đ)
cơ cấu %
Số tiền
(1000đ)
cơ cấu %
Số tiền
(1000đ)
cơ cấu
%
1. Tổng vốn SXKD hiện co 175.470 100 241.519 100 117.333 100 77.500 100 106.375 100
Vốn của chủ trang trại 150.390 85,7 203.815 84,4 115.667 98,6 68.611 88,5 88.125 82,8
Vốn vay 23.460 13,4 35.074 14,5 1.667 1,4 7.778 10,0 18.250 17,2
Tr. Đó vay NH,TD 21.700 12,4 32.852 13,6 1.667 1,4 7.778 10,0 14.750 13,9
Vốn huy động khác 1.620 0,9 2.630 1,1 0,0 1.111 1,4 0,0
2. Vốn đầu tư năm 2005 40.950 100,0 58.741 100,0 26.500 100,0 7.500 100,0 29.375 100,0
Vốn của chủ trang trại 28.630 69,6 41.333 70,4 24.833 93,7 3.056 40,7 17.375 59,1
Vốn vay 12.120 29,6 17.037 29,0 1.667 6,3 4.444 59,3 12.000 40,9
Tr. Đó vay NH,TD 10.680 26,1 15.778 26,9 1.667 6,3 2.222 29,6 11.000 37,4
Vốn huy động khác 200 0,5 370 0,6
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Tổng số vốn đầu tư của các trang trại tính đến thời điểm điều tra là 8.773,5
triệu đồng, bình quân vốn đầu tư 1 trang trại là 175,5 triệu đồng. Trong đó trang
trại chăn nuôi có quy mô vốn bình quân cao nhất là 241,5 triệu đồng, kế đến là
trang trại trồng cây lâu năm 117,3 triệu đồng; trang trại tổng hợp 106,4 triệu và
cuối cùng là trang trại lâm nghiệp 77,5 triệu đồng.
Xét về quy mô vốn đầu tư bình quân các trang trại của Phổ Yên chỉ bằng
68,1% so với mức bình quân chung của cả nước; bằng 91,4% so với mức bình
quân chung của khu vực Đông Bắc nhưng lại cao hơn mức bình quân chung của
Thái Nguyên là 18,4%, (quy mô vốn bình quân 1 trang trại của Thái Nguyên là
148,2 triệu đồng).
Về cơ cấu nguồn vốn, chủ yếu là nguồn vốn tự có của chủ trang trại, chiếm
tới 85,7%; vốn đi vay chỉ chiếm 13,4% (trong đó 92,5% là vay ngân hàng, tín
dụng). Như vậy, vốn đầu tư để phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_07_KT_NN_LVK.pdf