Tài liệu Đề tài Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành – Đồng Tháp: MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Ong mật đã20-25 million years ago xuất hiện trên trái đất từ 20 - 25 triệu năm trước, tuy nhiên con nguời chỉ mới biết nuôi ong cách nay khoảng 3.500 năm. Người Châu Âu, Châu Phi, Châu Á biết nuôi ong từ lâu, sau đó mới tới người Châu Mỹ và Châu Úc [13].
Ở nước ta, nghề nuôi ong mật đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên đến giữa thế kỉ 19 nghề nuôi ong mật của nước ta vẫn còn ở trong giai đoạn mới bắt đầu và trong những năm gần đây nghề nuôi ong mật có sự phát triển nhanh cả về số lượng đàn và sản lượng mật thu được. Đó là nhờ chính sách của nhà nước về đầu tư cho công tác nghiên cứu, khuyến nông về ong mật và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm ong mật [1].
Nuôi ong mật vốn đầu tư không nhiều nhưng nguồn lợi thu về lại cao, vì những sản phẩm do ong mật tạo ra như mật ong, phấn hoa, sáp ong và sữa ong chúa đều là những sản phẩm thiết yếu đối với đời sống con người. Ngoài ra, mật ong còn đượ...
62 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành – Đồng Tháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Ong mật đã20-25 million years ago xuất hiện trên trái đất từ 20 - 25 triệu năm trước, tuy nhiên con nguời chỉ mới biết nuôi ong cách nay khoảng 3.500 năm. Người Châu Âu, Châu Phi, Châu Á biết nuôi ong từ lâu, sau đó mới tới người Châu Mỹ và Châu Úc [13].
Ở nước ta, nghề nuôi ong mật đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên đến giữa thế kỉ 19 nghề nuôi ong mật của nước ta vẫn còn ở trong giai đoạn mới bắt đầu và trong những năm gần đây nghề nuôi ong mật có sự phát triển nhanh cả về số lượng đàn và sản lượng mật thu được. Đó là nhờ chính sách của nhà nước về đầu tư cho công tác nghiên cứu, khuyến nông về ong mật và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm ong mật [1].
Nuôi ong mật vốn đầu tư không nhiều nhưng nguồn lợi thu về lại cao, vì những sản phẩm do ong mật tạo ra như mật ong, phấn hoa, sáp ong và sữa ong chúa đều là những sản phẩm thiết yếu đối với đời sống con người. Ngoài ra, mật ong còn được sử dụng trong sản xuất rượu vang [18]. Bên cạnh những lợi ích đó, ong mật còn đem lại cho chúng ta một lợi ích vô cùng to lớn và thiết thực mà mãi về sau này con người mới biết đến, đó là ong mật giúp thụ phấn cho hoa nên cây trồng của nhà nông được tăng thêm năng suất [12].
Huyện Châu Thành – Đồng Tháp là nơi đất đai trù phú, có nhiều vườn cây ăn trái bạt ngàn như nhãn, quýt,… các loài cây này cho trái quanh năm, tạo ra nguồn mật hoa ổn định, nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ong mật nơi đây.
Ong mật sống trong tự nhiên vẫn có thể thu mật được, tuy nhiên việc chăm sóc và kiểm soát đàn ong rất khó khăn và điều quan trọng là rất khó thu mật vì ong mật thường làm tổ ở những cột điện, hốc cây cổ thụ và những nơi kín đáo. Vì vậy, để tạo điều kiện chăm sóc, kiểm soát đàn ong mật dễ dàng hơn cũng như tăng khả năng thu mật ong và kết hợp với việc gia tăng khả năng thụ phấn cho các vườn cây ăn trái, việc bắt ong mật về nuôi là một điều rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích.
Từ những lợi ích đã nêu trên, việc bắt ong và tận dụng các vật liệu sẵn có như thùng muốt, chậu kiểng đất nung,.. để nuôi ong mật là một điều thiết thực và có thể tăng thu nhập cho người dân, đó chính là lý do để chọn đề tài “Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) và nuôi ong bằng các vật liệu thùng muốt và chậu kiểng bằng đất nung, ở quy mô hộ gia đình ở Châu Thành – Đồng Tháp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) ngoài tự nhiên về nuôi.
- Tận dụng các vật liệu sẵn có ở hộ gia đình như thùng muốt, chậu kiểng bằng đất nung nuôi ong mật đạt hiệu quả kinh tế.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tiến hành thực hiện các phương pháp bắt ong khác nhau để tìm phương pháp bắt ong nhanh và hiệu quả.
- Thực hiện nuôi ong với các vật liệu khác nhau (Chậu kiểng bằng đất nung, thùng muốt) ở quy mô hộ gia đình => tìm được phương phương pháp nuôi cũng như cách chăm sóc và thu hoạch mật ong đạt hiệu quả kinh tế cao.
Phần 2: PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Châu Thành
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Châu Thành là một huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Tháp, có diện tích tự nhiên là 245,94 km2 và dân số năm 2005 là 164.248 người chiếm 7.3 % diện tích và 10.% dân số toàn tỉnh.
- Có 12 đơn vị hành chính : 01 thị trấn (TT. Cái Tàu) và 11 xã
- Toạ độ địa lý:
Từ 10o 08’ đến 10o18’ vĩ độ Bắc.
Từ 105o42’ đến 105o 59’ kinh độ Đông.
- Tứ cận:
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang
Phía Tây Bắc giáp huyện Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc
Phía Đông và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long
- Mùa mưa từ tháng 5 - 11 trùng với hướng gió thịnh hành là gió mùa Tây - Nam. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với hướng gió mùa Đông – Bắc.
- Châu Thành có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc nghiêng dần từ sông Tiền vào nội đồng theo hướng Bắc – Nam.
- Nhiệt độ trung bình năm khá cao (khoảng 27oC và tháng 4 cao nhất khoảng 37.1oC, tháng 01 thấp nhất khoảng15.8oC.
- Độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm bình quân cả năm 82.5%.
- Lượng bốc hơi trung bình là 3-5 mm/ngày, cao nhất là 6-8 mm/ ngày.
- Châu Thành là vùng có số giờ nắng cao, bình quân 208 giờ/ tháng.
1.1.2. Kinh tế - xã hội
a) Tăng trưởng kinh tế
- Năm 2001 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.57% chặn được đà suy giảm về tốc độ tăng trưởng kinh tế và mở ra giai đoạn phát triển liên tục về sau:
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện.
Năm
2002
2003
2004
2005
Tăng
8.01%
8.44 %
11,91%
13.15%,
(Nguồn phòng TN&MT Châu Thành năm 2009)
- Chưa đạt chỉ tiêu đề ra 11% và cao hơn tốc độ tăng bình quân 5 năm trước 5.07%.
- Đến năm 2005, tổng giá trị GDP tính theo giá so sánh 1994 ước đạt 798 tỷ đồng tăng gấp 1.3 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 3.825 triệu đồng, tương đương 346 USD.
b) Thực trạng phát triển ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt đang từng bước đi vào chiều sâu với việc thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần giảm chi phí, hạ giá thành nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản hàng hoá.
Bảng 1.2: Diện tích trồng lúa giảm.
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Diện tích (ha)
22.084,5
22.052,8
21.854,6
21.783,1
14.017
(Nguồn phòng TN&MT Châu Thành năm 2009)
- Do giá trị kinh tế của cây lúa đang ngày một thấp, nên nông dân đã chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn như cây ăn trái hoặc chuyển sang sử dụng đất vào mục đích khác như nuôi trồng thủy sản, sang đất sản xuất kinh doanh . ..
1.1.3. Thu thập số liệu cây nguồn mật của huyện
Hiện trạng các vườn cây ăn trái của huyện được phân bố rộng khắp ở huyện. Tuy nhiên tập trung nhiều ở một số xã chủ yếu với nhiều loài cây khác nhau. Theo thống kê của phòng nông nghiệp huyện Châu Thành năm 2009 thì diện tích và phân bố các vườn cây ở các xã trong huyện như bảng sau:
Bảng 1.3: Diện tích các loại cây và vườn cây phân bố trong huyện.
Đơn vị tính: ha
TT
Các xã, thị trấn
Tổng Diện tích
Tổng
6239,90
1
TT.Cái Tàu
294,04
2
An Hiệp
666
3
An Khánh
755,39
4
An Nhơn
1.196,65
5
An Phú Thuận
552,50
6
Hòa Tân
405,86
7
Phú Hựu
496,25
8
Phú Long
215,22
9
Tân Bình
357,37
10
Tân Nhuận Đông
772,01
11
Tân Phú
114,18
12
Tân Phú Trung
411,41
Nguồn: Phòng nông nghiệp Huyện Châu Thành - Đồng Tháp
Trong năm 2009, Ngành Nông nghiệp Huyện đã tổ chức khảo sát, thống kê lại diện tích vườn cây lâu năm của Huyện, kết quả như sau:
* Diện tích vườn cây lâu năm: 6.236,90 ha (so năm 2008 tăng 104,04 ha do đất trồng lúa chuyển sang, do việc điều chỉnh đất thổ cư sang đất vườn), trong đó:
- Diện tích vườn trồng cây công nghiệp (dừa): 85,91 ha ( trồng mang tính nhỏ lẻ).
- Diện tích vườn trồng cây ăn trái: 6.150,99 ha, ( tăng 18,13 ha so năm 2005) chủ yếu vườn nhãn 3.685,95ha, ổi: 105ha, xoài 572,88ha, cam 614,76ha, quýt 90,93 ha, chanh 417,91ha, bưởi 145,86 ha, chuối 66,70 ha, táo 12 ha và cây khác 439,02 ha.
Với số liệu thống kê năm 2009 của phòng nông nghiệp huyện Châu Thành thì cây nhãn chiếm gần 50% tổng diện tích các vườn cây ăn trái, phân bố chủ yếu ở các xã An Nhơn (968,45 ha), An phú Thuận (414,17ha), Tân Nhuận Đông (623ha), An khánh (549,39),… là một loại cây nguồn mật lớn mang lại lợi nhuận lớn từ việc nuôi ong khai thác mật.
Theo bản kế hoạch thì phương hướng phát triển trong năm 2010 tới thì diện tích các vườn cây ăn trái không có gì thay đổi. Nhiều nguyên nhân tăng hay giảm là do việc chuyển mục đích sử dụng của người dân từ đất thổ về đất vườn.
1.2. Giới thiệu chung về ong mật (Apis cerana)
Apis cerana là loài có nguồn gốc ở Châu Á. Cho đến nay đã có mười hai phân loài được xác định tên khoa học. Chúng có kích thước trung bình, màu vàng và thích sống ở những nơi tương đối yên tĩnh. Chúng thường tìm đến những nơi khô ráo, tối tăm và nhất là trong các lỗ của các cây cổ thụ để làm tổ. Ong mật có thói quen ít di cư và dễ dàng nhập đàn với nhau. Khi mật độ ong cao trong đàn, ong có thể chia đàn và vì vậy nó có lợi trong trường hợp quản lý bệnh. Trung bình mỗi đàn ong có thể sản xuất cho ra 10 kg mật ong một năm. Chất lượng của mật ong là rất tốt.
Loài này đang có phương hướng được nuôi ở hộ gia đình ở khắp nơi trong cả nước như là một xu thế nuôi ong hiện đại và khoa học. Việc nuôi ong mật ở quy mô hộ gia đình cho ra sản phẩm mật ong được mở rộng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới như China, India, Bangladesh, Japan, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Nhật Bản, Pakistan, Nepal, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Srilanka [15].
Honey bees are social insects, living in colonies containingOng mật là loài côn trùng có xã hội, sống thành bầy đàn, mỗi đàn có khoảng 60 to 120 thousand individual workers, a few hundred 60-120.000 cá thể, một vài ong đực và một ong chúa. Giống như hầu hết các loài ong và côn trùng khác, chúng sẽ defend their nests when disturbed. Honey bees can only bảo vệ tổ của mình khi bị quấy rầy. Ong mật có thể chỉ sting once because their barbed stinger remains in thechít một lần vì kim chít của chúng sẽ kẹt lại trong da người individual or animal when stung, causinghoặc động vật khi chít và điều này dẫn đến cái chết chúng. Khi bị quấy rầy, a few hundred bees will emerge from the nest and attackvài trăm ong mật sẽ bay lên từ tổ và tấn công the intruders. In contrast, Africanized honey bees are often những kẻ xâm nhập.
Honey bees are the primary pollinators of 2/3 of the foodOng mật giúp thụ phấn chính cho 2/3 thực phẩmwe eat, either directly or indirectly. They gather nectar chúng ta ăn, việc thụ phấn này có thể là trực tiếp hay gián tiếp. Việc đàn ong đi lấy phấn hoa, chúng đã vô tình thụ phấn cho các vườn cây. Ong mật sẽ tìm đến bất kỳ nơi nào có nguồn đường hoặc phấn hoa there are few nectar sources blooming, honey bees will[10].
Bên cạnh các loài ong trong nước thì các giống ong ngoại ở Việt Nam phân loài ong (Apis mellifera ligustica) được nhập vào từ đầu những năm 1960 với số lượng 200 đàn, trải qua 15 năm tồn tại và thích nghi chúng duy trì được với số lượng khoảng 2000 đàn [2]. Tuy nhiên, chất lượng của chúng chưa cao [5].
1.3. Ong mật trong hệ thống phân loại
Trong lớp côn trùng có 20.000 họ ong : ong vò vẻ, ong bầu, ong lỗ… Có những loài sống đơn độc, có những loài sống thành xã hội. Chúng có những đặc tính sinh học khác nhau, và có ít cho con người. Nhưng có lợi nhất là ong mật. Các cá thể ong mật sống suốt đời trong một cộng đồng xã hội gọi là đàn, và những con ong thợ tiết ra enzim để làm thành thức ăn cho ong.
Trong hệ thống phân loại ong mật thuộc:
- Giới: Động vật
- Ngành: Chân đốt Arthropoda
- Lớp: Côn trùng Inseecta
- Bộ: Cánh màng Hymenoptera
- Họ: Ong Apidal
- Họ phụ: Ong có ngòi đốt Apinae
Ong không ngòi đốt Meliponinae
- Giống: Ong mật Apis
Qua quá trình tiến hóa thì ong được chia ra làm nhiều chủng loại. Trong giống ong mật thì có 4 loài sống ở việt nam:
- Apis dorsata: Ong rác kèo, ong khoái
- Apis cerana: Ong nội địa, ong rằn
- Apis florea: Ong ruồi, ong muỗi
- Apis mellifera: Ong ý, ong mật [8].
Hiện nay thì Việt Nam có 6 loài ong mật có ngòi đốt trong đó có năm loài có ở bản địa đó là: ong nội (Apis ccerana), ong khoái (Apis dorsata), ong ruồi đen (Apis andrenifomis), ong ruồi đỏ (Apis florea), ong đá (Apis laboriosa), và loài ong ngoại (Apis mellifera). Trong đó thì loài ong ngoại và ong nội được nuôi rộng rãi trong sản xuất ngành ong mật ở Việt Nam. Ngoài ra ngoài tự nhiên còn sáu loại ong mật không có ngồi đốt (Stingless bees) nhưng các loài ong này ít có giá trị kinh tế [10].
1.4. Cấu tạo ong mật
+ Hình thái bên ngoài: cơ thể ong mật gồm ba phần khớp động với nhau là đầu, ngực, bụng. Cơ thể ong được bao bọc bằng lớp vỏ kitin. Chính lớp vỏ kitin này là bộ xương ngoài, là chỗ dựa cho các cơ quan bên trong và bảo vệ cơ thể ong tránh những tác động bất lợi từ bên ngoài. Trên phần lưng và bụng ong mật ong có khoảng 1.3 cm chiều dài với một màu da cam, tiếp theo là các yellowish‐brown color and black intersegmental bandmàu nâu vàng và màu đen xen kẽ trải dài trên toàn bộ phần lưng và bụng ong mật. Các chân, râu và mắt màu đen và phần the abdomen. The legs, antenna and eyes are black and thcacccasdsafdasfdsafdsafdsanthorax, abdomen and legs are densely covered with hagực, bụng và chân có mật độ che phủ bằng sợi lông [14].
+ Cấu tạo bên trong: Theo Ngô Đắc Thắng, cấu tạo bên trong cơ thể ong mật gồm các cơ quan tiêu hoá, cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan thần kinh và cơ quan sinh dục.
+ Cơ quan tiêu hoá: Ong mật thuộc vào các côn trùng dinh dưỡng chuyên tính. Cơ quan tiêu hoá của ong còn là nơi dự trữ tạm thời mật hoa khi thu nhận và vận chuyển về tổ, đồng thời thích hợp với việc dự trữ dinh dưỡng khi qua đông ở xứ lạnh.
+ Cơ quan hô hấp: Cơ quan hô hấp của ong gồm các lỗ thở, hệ thống khí quản phân nhiều nhánh, các túi khí và hệ thống mao quản trao đổi khí với các tế bào, các mô trong cơ thể. Các lỗ thở nằm hai bên cơ thể, có ba đôi lỗ thở nằm ở phần ngực và sáu đôi lỗ thở nằm ở phần bụng.
+ Cơ quan tuần hoàn: Hệ thống tuần hoàn của ong là một hệ thống hở. Tim của ong gồm năm ngăn, hai bên sườn của mỗi ngăn tim có các cửa để cho máu từ ngoài vào.
+ Cơ quan thần kinh: Cơ quan thần kinh của ong mật phát triển rất cao, bảo đảm mối liên hệ thường xuyên của đàn ong với môi trường xung quanh, đồng thời điều khiển mọi hoạt động thống nhất trong cơ thể ong. Cơ quan thần kinh được chia làm ba phần: thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên, thần kinh thực vật.
+ Cơ quan sinh dục: Ong mật cũng như các loài côn trùng khác đều thuộc nhóm động vật phân tính nghĩa là cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái ở trong các cá thể khác nhau. Cơ quan sinh dục của ong chúa gồm có hai buồng trứng hình quả lê, mỗi buồng trứng có rất nhiều ống trứng nằm song song với nhau.
Cơ quan sinh dục của ong thợ về cấu tạo giống như cơ quan sinh dục của ong chúa, nhưng không được phát triển hoàn chỉnh. Hai buồng trứng của ong thợ có dạng dải.
Cơ quan sinh dục của ong đực gồm có đôi dịch hoàn, ống dẫn tinh, tuyến phụ và bộ phận giao phối [9].
1.5. Tổ chức xã hội đàn ong
1.5.1.Các thành viên của đàn ong
+ Ong chúa: Trong mỗi một đàn ong thường chỉ có một ong chúa, kích thước và khối lượng của nó lớn nhất đàn. Cơ thể ong chúa cân đối, có bụng thon dài lộ sau đỉnh cánh. Phần lưng, ngực của ong chúa có màu đen và to hơn hẳn lưng ngực của ong thợ. Ong chúa là cá thể cái duy nhất có khả năng sản sinh ra thế hệ con cháu và chức năng này của nó được hoàn thịên tới mức tối đa
Ong chúa Apis cerana có thể đẻ 400 – 500 trứng/ ngày đêm. Ngoài chức năng đẻ trứng ong chúa còn tiết ra các pheromon để điều hoà hoạt động của đàn ong. Tuổi thọ trung bình là 3 năm 4 tháng 14 ngày, nhưng sức đẻ trứng của ong chúa chỉ cao nhất trong năm đầu tiên. Khi già thì nó đẻ ít đi và đẻ nhiều trứng không thụ tinh. Vì vậy sau 6 tháng tới 9 tháng người nuôi ong Apis cerana thường thay chúa 1 lần
+ Ong thợ: Ong thợ cũng là cá thể cái nhưng cơ quan sinh sản không phát triển đầy đủ nên không giao phối với ong đực được. Chiều dài cơ thể ong thợ Apis cerana là 10 – 11 mm trọng lượng 75 – 80 mg. Số lượng ong thợ trong đàn từ 5000 – 25.000 con. Ong thợ có cấu tạo thích nghi với việc hoàn thành tất cả các chức năng của đàn như nuôi dưỡng ấu trùng, thu hoạch mật, phấn hoa, lấy nước, xây dựng tổ, điều hoà nhiệt độ trong tổ ở mức ổn định, bảo vệ đàn...Tuổi thọ trung bình của ong thợ là 50 ngày. Khi phải nuôi nhiều ấu trùng hoặc lấy nhiều mật thì tuổi thọ của ong thợ bị giảm đi chỉ còn 25 – 35 ngày. Khi đàn bị mất chúa lâu, trong đàn sẽ xuất hiện một số ong thợ đẻ trứng. Do không giao phối với ong đực được nên nó đẻ toàn trứng không thụ tinh và từ những trứng này chỉ nở ra ong đực. Ong thợ làm việc rất chăm chỉ, từ khi sinh ra và chết chúng có 2 giai đoạn làm việc chủ yếu là làm việc trong tổ và làm việc ngoài tổ.
- Giai đoạn làm việc trong tổ : Khi mới nở, cơ thể ong non còn yếu, đậu chưa vững trên bánh tổ nó phải nhận thức ăn từ các con ong khác. Đôi khi nó lại chui vào lỗ tổ nằm im một thời gian để hoàn thiện các cơ quan bên trong. Những công việc đầu tiên của nó là dọn vệ sinh các lỗ tổ trống. Trong những ngày đầu tiên này, nó phải ăn phấn hoa để phát triển các tuyến trong cơ thể. Sau một, hai ngày nó có thể cho những ấu trùng tuổi mới lớn (3, 4, 5 ngày) ăn hỗn hợp mật và phấn hoa. Đây là thức ăn bổ sung vì các ấu trùng trên vẫn được ong nuôi dưỡng khác cho ăn “sữa ong thợ”. Ong non tập trung ở chỗ có rất nhiều ấu trùng là nơi có nhiệt độ cao nhất ở tổ. Nếu trên bánh tổ có ấu trùng nhỏ tuổi, ong non tiết ra thức ăn cho ấu trùng ăn. Những ong non tập hợp xung quanh chúa sẽ tham gia vào đội “tuỳ tùng” của ong chúa, cho chúa ăn, liếm “chất chúa” rồi truyền cho các cá thể ở trong đàn. Trong những ngày đầu, ong non có xu tính âm với ánh sáng, nó thường nằm ở những chỗ tối bên trong tổ. Khi được 8 – 14 ngày tuổi, hệ cơ cánh phát triển nó lại có xu tính dương với ánh sáng và bay ra khỏi tổ để tập bay định hướng và bài tiết lần đầu. Đồng thời ở lứa tuổi này nó làm nhiệm vụ tiếp nhận mật hoa từ ong thu hoạch và chế biến thành mật ong dự trữ trong tổ. Tuyến sáp phát triển mạnh nhất khi ong non ở 12 - 18 ngày tuổi. Khi được 2 tuần tuổi, tuyến nọc đầy, và một số ong làm nhiệm vụ bảo vệ ở cửa tổ. Tuyến nọc thoái hoá khi ong được 6 tuần. Khoảng 18 - 20 ngày tuổi, ong chuyển sang giai đoạn làm việc ngoài tổ, đi tìm kiếm thức ăn.
- Giai đoạn làm việc ngoài tổ : chủ yếu là các hoạt động thu hoạch thức ăn. Thông thường số lượng lớn ong non cùng tập bay, nên tạo ra tiếng ồn của bay định hướng. Những ngày sau các chuyến bay định hướng có thời gian lâu hơn, ở khoảng cách rộng hơn. Như vậy khi ong thợ đến tuổi thu hoạch (18 - 20 ngày) nó đã biết được vị trí tổ của nó và các vật chuẩn xung quanh (cây cối, nhà cửa). Việc thu hoạch mật và phấn của ong được tiến hành nhờ sự chỉ dẫn của ong trinh sát.
Ong trinh sát và các tín hiệu thông báo về nguồn thức ăn : ong trinh sát bay đi tìm kiếm nguồn thức ăn căn cứ vào mùi thơm, màu sắc rực rỡ của các bông hoa, tiếng động của các con ong khác. Sau khi đã phát hiện được nguồn hoa và nguồn thức ăn chúng nhanh chóng bay về tổ truyền tín hiệu báo cho các cá thể trong đàn biết sự có mặt của thức ăn, phương hướng, khoảng cách, mùi thơm, hương vị, độ phong phú và thời gian có nguồn thức ăn.
Số lượng ong trinh sát thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh môi trường, nếu nguồn mật phong phú chỉ có vài phần trăm. Nếu nguồn mật khan hiếm thì có nhiều ong thu hoạch chuyển sang làm nhiệm vụ trinh sát 5 – 35 %. Nhờ đó đàn ong có thể sử dụng tốt được nguồn thức ăn ở xung quanh .
+ Ong đực: Được nở ra từ trứng không thụ tinh, chiều dài cơ thể 12 – 14 mm, trọng lượng 115 – 130 mg, cơ thể có màu đen sẫm, mắt kép to đen nên còn gọi là ong đen. Ong đực chỉ thường xuất hiện và có mặt trong đàn vào mùa vụ ấm áp, đàn ong nhiều mật phấn (mùa chia đàn) hoặc ở đàn mất chúa do ong thợ đẻ trứng. Ong đực không có cấu tạo thích nghi với việc thu hoạch mật, phấn nên không đi thu hoạch. Chúng chỉ sử dụng thức ăn có sẵn trong đàn. Đến mùa khan hiếm thức ăn chúng bị ong thợ đuổi ra khỏi tổ và bị chết đói. Tuy nhiên ong đực là một bộ phận không thể thiếu được của đàn ong. Nó có chức năng là giao phối với ong chúa tơ và chỉ sau khi giao phối với ong đực, ong chúa mới có khả năng đẻ ra các trứng đã thụ tinh. Từ những trứng này sẽ nở ra ong thợ và ong chúa thế hệ sau. Tuổi thọ trung bình của ong đực là 57 ngày. Số lượng ong đực trong một đàn từ vài trăm đến hai ngàn con. Đàn ong tạo nhiều ong đực như vậy để tạo điều kiện cho ong chúa dễ dàng lựa chọn được những con ong đực tốt nhất [6].
Bảng 1.4. Các giai đoạn phát triển của ong Apis cerana và ong Apis mellifera
Loài
Giai đoạn (ngày)
Trứng
Ấu trùng
Vít nắp
Tổng số
Ong Apis melliera châu Âu
Thợ
Chúa
Đực
Ong Apis cerana đồng bằng ấn Độ
Thợ
Chúa
Đực
Ong Apis cerana Việt Nam
Thợ
Chúa
Đực
3
3
3
3,1
3
3
2,73
3
2,84
6
5
7
5,3
5
7
4,75
5
5,82
12
8
14
11,1
7- 8
14
10,05
8
14,22
21
16
24
19,5
15-16
24
18,54
16
22,88
Nguồn: Bùi thị Điểm (2006), Dâu tằm, ong mật, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
.
1.5.2. Sự điều hoà hoạt động của đàn ong
Một trong những đặc điểm sinh học đặc biệt của đàn ong là chúng có khả năng tiết ra pheromon để điều hoà các hoạt động sống trong đàn. Pheromon là chất có hoạt tính hoá học được các tuyến của cơ thể côn trùng tiết ra mội trường xung quanh và có ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí và tập tính của các các cá thể cùng loài. Đối với ong mật pheromon là phương tiện thông tin hoá học nó bao gồm các chất lỏng và các chất dễ bay hơi. Các chất lỏng được truyền qua sự tiếp xúc của các con ong, còn chất bay hơi thì truyền qua không khí.
+ Pheromon của ong chúa
Còn gọi là “ chất chúa” hay chất dẫn dụ sinh dục bao gồm hơn 30 loại pheromon. Các pheromon có hoạt tính cao là - Axit 9 oxy 2 decenoic ( 9 – ODA).
- Axit 9 hiđroxy 2 dexenoic (9 – HDA).
- 4 hydro 3 methyl oxy pheniletanol diacetat.
Các pheromon được sản sinh ra từ tuyến hàm trên, các tuyến ở các đốt bụng 3 – 5, các tuyến ở đốt bàn chân của ong chúa Sự phối hợp của các pheromon có các tác dụng sau:
- Kìm hãm sự hình thành trứng trong ống trứng của ong thợ.
- Ngăn cản bản năng xây các mũ chúa của ong thợ.
- Kích thích ong thợ đi thu hoạch mật, phấn, ổn định đàn ong khi chia đàn bốc bay.
- Hấp dẫn ong đực trong thời gian ong chúa bay đi giao phối
Ở chúa tơ chỉ có pheromon tiết ra từ tuyến hàm trên nên chưa có tác dụng hấp dẫn ong thợ như chúa đẻ. Các pheromon của ong chúa được tiết ra từ tuyến hàm trên và các đốt bụng 3 - 4 - 5 của ong chúa được tràn ra bề mặt cơ thể. Các ong thợ tham gia vào đội “tuỳ tùng” của ong chúa liếm những pheromon này và cùng với thức ăn chúng truyền cho các cá thể trong đàn. Qua thức ăn có pheromon của ong chúa, ong thợ nhận biết được tình trạng của ong chúa trong đàn. Khi không được thoả mãn pheromon vì đàn ong quá đông hoặc chúa già, bị dị tật tiết pheromon kém ong thợ có thể xây mũ chúa chia đàn hoặc mũ chúa thay thế. Khi chúa chết ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của đàn. Ong thợ ngừng xây tổ, giảm thu hoạch mật và phấn. Nếu trong đàn không còn ấu trùng non để tạo chúa thì ong thợ đẻ trứng và đàn ong sẽ bị chết dần.
+ Pheromon của ong thợ
Ong thợ có hai loại pheromon là pheromon báo động và pheromon đánh dấu. Pheromon báo động gồm hai thành phần là isopentyl axetat do cơ quan đốt tiết ra và heptanol 2 được tiết từ tuyến hàm trên. Các chất trên có tác dụng đánh dấu mục tiêu, và báo cho ong thợ khác biết tình hình nguy hiểm của đàn và kích thích chúng xông ra đốt kẻ thù để bảo vệ tổ. Số lượng isopentyl - axetat được sản xuất ra trong một lần đốt đo được ở ong Apis dorsata là 40 μg, ong Apis mellifera là 2 μg, ong Apis cerana là 1 μg và Apis florea 0,2 μg.
Pheromon đánh dấu: ở các đốt bàn chân của ong thợ có tiết ra một loại pheromon (ít nhất 11 thành phần) để lại trên hoa khi có lấy phấn hoặc mật, chất này có tác dụng hấp dẫn các ong thợ khác đến đó thu hoạch.
+ Pheromon của ong đực
Từ tuyến hàm trên, ong đực tiết ra ngoài không khí (ở vùng hội tụ ong đực) một loại pheromon có tác dụng hấp dẫn ong đực của đàn khác đến tập trung và hấp dẫn ong chúa bay đến giao phối.
+ Pheromon của ấu trùng và nhộng
Ấu trùng và nhộng cùng tiết ra pheromon để hấp dẫn ong thợ đến cho ăn và ủ ấm. Nhộng ong chúa tiết ra 30 μg, nhộng ong đực 10 μg và ở nhộng ong thợ là 2 - 5 μg pheromon. ấu trùng ong chúa tiết ra loại pheromon ngăn cản sự phát triển trứng trong ống trứng của ong thợ. Vì vậy ở những đàn mất chúa còn ấu trùng non, ong thợ sẽ chọn một số ấu trùng xây thành mũ chúa. Ong thợ ở đàn đó sẽ không đẻ hoặc rất chậm đẻ trứng [6].
1.6. Cấu trúc tổ ong
Tổ ong là nơi bảo vệ đàn ong khỏi kẻ thù và điều kiện tự nhiên bất lợi như mưa, gió. Trong tự nhiên ong thường ở hốc cây và hốc đá, xây khoảng 5 – 8 bánh tổ xếp song song với nhau và vuông góc với mặt đất.
Chiều dài bánh tổ nơi nuôi ấu trùng là 21 mm, nơi chứa mật 25-30 mm.
Khoảng cách giữa hai bánh tổ kề nhau (khoảng cách con ong) là 7 mm.
Khoảng cách giữa tâm của hai bánh tổ kề nhau 32 mm.
Lỗ tổ ong có xu hướng hơi chếch lên phía trên, lỗ chứa mật chếch hơi nhiều hơn, lỗ tổ ong có cấu tạo hình lục giác đều.
Trên bánh tổ ong có năm loại lỗ: lỗ chứa mật, lỗ tổ nuôi ấu trùng ong thợ, lỗ ong đực mũ chúa, ngoài ra còn có một ít lỗ chuyển tiếp.
Lỗ tổ ong thợ có đường kính 4,6 mm, khi chứa nhộng vít nắp phẳng.
Lỗ tổ ong đực có đường kính 5,4mm, được xây ở róc rìa dưới và bánh tổ (khi đàn ong muốn chia đàn) lỗ có vít nắp lồi.
Vào mùa phát triển có 3/4 lỗ tổ để nuôi ấu trùng, 1/4 chứa mật, phấn.
Nhiệt độ và độ ẩm trong đàn có khả năng giữ ổn định từ 32-360C, ẩm độ 65-80% [4].
1.7. Phương pháp bắt ong mật (Apis cerana) về nuôi
Bắt ong mật từ nguồn tự nhiên có nhiều phương pháp như: hánh ong (bẫy ong), bắt ong soi đõ (ong trinh sát), bắt ong bay và bắt ong trong hốc cây, hốc đá.
- Bắt ong bằng hánh ong: vào các mùa vụ lúc ong chia đàn, ong thường tìm nơi thích hợp để làm tổ. Chúng ta đặt các hánh ong ở nơi kín đáo, sạch sẽ, khô ráo như hốc cây to hay xung quanh nhà và có mùi thơm dẫn dụ để ong mau về làm tổ hơn.
- Bắt ong soi đõ: Bắt ong soi đõ (ong trinh sát) là bắt ong thợ có nhiệm vụ tìm nơi thích hợp rồi báo cho cả đàn bay tới xây tổ. Ong soi đõ thường bay dọc theo cột, vách nhà từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, ong bay chậm, đôi chân thứ ba buông thõng xuống, khi bay phát ra các âm thanh to hơn các ong khác. Thời vụ từ tháng 10 – 12 ở vùng sẵn có nguồn giống ong tự nhiên sẽ có nhiều ong soi đõ, vì vậy đây là thời gian thuận lợi để bắt ong soi đõ. Bắt ong soi đỏ phải dùng vợt làm bằng vải bắt ong, không được dùng tay bắt ong sẽ làm ong chết.
- Bắt ong bay: Khi phát hiện thấy đàn ong bay thấp ngang qua, ta tung đất cát, ném quần áo hoặc té nước vào đám ong làm chúng hạ thấp độ cao, chờ ong đậu vào cành cây, bắt ong vào nón (chuyên dùng bắt ong) để vào chỗ tối, mát mẻ. Chiều tối chuẩn bị một thùng sạch, một ván ngăn, một cầu bánh tổ mới có đủ mật, phấn, ổn định ong vào thùng đặt nơi thích hợp, cho ong ăn thêm (pha thêm ít mật ong). Nếu không có bánh tổ viện thì nhốt chúa vài ngày, theo dõi thấy ong thợ lấy phấn về thì thả chúa ra.
- Bắt ong trong hốc cây, hốc đá: Khi phát hiện thấy tổ ong trong hốc cây, hốc đá dùng rìu búa mở rộng cửa tổ. Dùng khói phun nhẹ vào tổ để ong dạt vào một góc, cắt lấy bánh tổ, bốc ong vào mũ lưới hoặc áo, khăn. Nếu tổ nằm ở vị trí sâu trong hốc cây to hoặc vách đá không bắt được, dùng đất ướt trát bịt kín cửa tổ và các khe hở lại. Sau 2-3 ngày đến mở lỗ tổ, ong sẽ tuôn ra, dùng nón bắt ong bay hứng lấy. Cũng có thể thổi băng phiến vào rồi nút chặt cửa tổ 10 – 15 phút, khi mở cửa tổ ong sẽ tuôn ra và bắt vào nón. Hoặc bịt kín các khe hở nơi ong ra vào, lấy một ống nứa nhỏ cắm vào lỗ tổ ong, trát đất xung quanh. Ong ra được nhưng không vào được và đậu ở ngoài khu vực cửa tổ, ta sẽ bắt quân.
Khi mang về nhà, rũ ong vào thùng. Bánh tổ được cắt bớt phần mật, phần con được buộc vào thanh xà hoặc khung cầu dây thép, tối cho ong ăn thêm. Khoảng 3 ngày sau kiểm tra, nếu thấy ong đã gắn bánh tổ vào khung cầu hoặc xà cầu, cởi dây buộc ra Lưu ý, nên bắt từng đàn một đến khi ong đi làm ổn định mới bắt đàn khác [3].
1.8. Kỹ thuật nuôi ong mật (Apis cerana)
Kỹ thuật nuôi ong mật nội bao gồm kỹ thụât nuôi ong mật theo cổ truyền và kỹ thuật nuôi ong mật hiện đại.
1.8.1. Nuôi ong theo kỹ thuật cổ truyền
Nuôi ong theo kỹ thuật cổ truyền là phương pháp nuôi vô cùng đơn giản, bằng việc sử dụng các hốc cây, hốc đá, bộng cây để làm tổ nuôi ong mật, hoặc nuôi trong đõ, thùng có thanh xà.
a) Sử dụng hốc cây, hốc đá để làm tổ nuôi ong: phương pháp này xuất hiện ở mốt số địa phương như Tuyên Quang, Lào Cai, Quảng Nam,…
Trước mùa ong về một vài tháng (tháng 10 – 12), người dân vào rừng chọn các hốc cây tự nhiên có độ cao từ 1 – 2m đã có ong làm tổ hoặc chưa làm tổ, sửa sang phần miệng và bên trong hốc cây cho sạch sẽ, khô ráo. Phần miệng tổ đậy bằng đá hoặc gỗ chỉ chừa 1 – 2 lỗ nhỏ. Ngoài ra nguời ta còn dùng rìu, búa đục các hốc nhân tạo trên các cây gỗ mềm to để ong về làm tổ. Phần cửa tổ được mở một cách cẩn thận để dễ lấy được các bánh tổ ra và bịt kín để mùa sau ong về làm tổ lại.
Nếu nuôi trong hốc đá, đến mùa ong sắp về người ta đến chọn một số hốc có thể tích vừa phải từ 15 – 30 lít, xếp đá ở cửa hốc và chừa 1 – 2 lỗ ra vào. Đến mùa hoa nở, ong sẽ về làm tổ ở các hốc ong đã chuẩn bị.
Sau khi ong về làm tổ 2, 3 tháng họ sẽ đến thu mật bằng cách mở miệng tổ ra, hun khói rồi cắt toàn bộ các bánh tổ ong, sau khi lấy mật, đàn ong sẽ bỏ đi [4].
b) Nuôi ong trong thùng vuông, đõ tròn, có bánh tổ cố định: đàn ong làm tổ trong các loại thùng này có đặc điểm là các bánh tổ được gắn cố định vào nắp hoặc vách trên của thùng, không lấy ra kiểm tra được, khi lấy mật phải cắt rời bánh tổ ra
Ở nước ta các loại thùng có bánh tổ cố định như sau:
+ Tổ ong trong hốc tường: ở một số vùng miền núi cao phía Bắc do mùa Đông lạnh nên đồng bào nhiều dân tộc thiểu số đóng cay (gạch bằng đất không nung) dày để xây vách nhà... khi đắp tường họ chừa lại 1 – 2 viên làm cửa thông khí. Một số người dùng 2 tấm ván bịt 2 đầu lỗ trống này (giữa tấm ván ngoài có khoét cửa tổ) ong sẽ về làm tổ trong hốc tường có dạng giống như thùng vuông, nhưng vách bằng đất. Tháng 10 – 11 trong rừng lạnh ong sẽ bay về làm tổ trong các hốc cây này. Khi có mật thì mở nắp sau ra cắt bánh tổ lấy mật.
+ Đõ tròn nằm: có đường kính từ 25 – 30 cm và chiều dài khoảng từ 60 – 80 cm.
Được đặt nằm trên 2 chạc cây hoặc treo trên vách nhà, 2 đầu bịt gỗ hoặc rơm. Những chổ hở được bịt kín bằng phân trâu hoặc bùn có chừa một lỗ nhỏ cho ong ra vào. Ong có thể xây bánh tổ dọc hoặc ngang so với nắp tổ. Đây là loại đõ rất phổ biến ở các nơi.
+ Đõ tròn đứng: Giống như đõ tròn nằm về kích thước nhưng đặt đứng. Đầu dưới bịt kín, nắp trên mở ra được, ong xây tổ lên nắp trên. Khi lấy mật thì nhấc toàn bộ các bánh tổ ra.
+Thùng vuông, thùng chữ nhật: Thùng vuông có kích thước: chiều dài 50 – 60 cm, chiều cao 25 – 30cm. Hai đầu bịt gỗ có chừa lỗ nhỏ để ong ra vào ở mặt trước hoặc mặt bên [3].
c) Nuôi ong trong đõ, thùng có thanh xà: Thùng có thanh xà là hình thức nuôi ong cổ truyền tiến bộ nhất. Đây là hình thức trung gian giữa nuôi cổ truyền và nuôi hiện đại, phù hợp với việc nuôi ong cố định và người có vốn đầu tư ít.
Nếu làm thanh xà đúng kích thước và đặt đúng khoảng cách thì các bánh tổ được ong xây vào các thanh xà nên có thể dễ dàng nhấc từng bánh tổ lên để kiểm tra hoặc thu hoạch mật.
Về cấu tạo của thùng, đõ có thanh xà: chiều dài của thanh xà tuỳ thuộc vào kích thước của thùng đõ mà dài ngắn khác nhau nhưng chiều rộng của thanh xà bắt buộc là từ 25 – 28mm, từ tâm xà này đến tâm của xà kế bên là 32 mm giống như khoảng cách bánh tổ ong tự nhiên. Nếu thanh xà quá to ong sẽ xây theo lưởi mèo ở giữa, nếu thanh xà quá nhỏ ong xây dính các tầng vào nhau.
Đối với đõ tròn, các thanh xà có độ dài khác nhau, vị trí gác thanh xà phải để cố định.
Còn đối với các thùng vuông hoặc hình chữ nhật thì thanh xà có độ dài bằng nhau dễ dàng thay đổi vị trí được.
Có các loại thùng, đõ có gờ gác thanh xà thấp xuống nên chừa được khoảng trống ở trên thanh xà cho ong dự trữ mật [3].
1.8.2. Nuôi ong theo phương pháp hiện đại
Việc nuôi ong theo phương pháp hiện đại cần phải thiết kế thùng nuôi ong.
Thùng nuôi ong là dụng cụ quan trọng nhất, là nơi ở của đàn ong, bảo vệ ong khỏi nắng mưa và các kẻ thù.
- Yêu cầu thùng nuôi ong
+ Thùng phải kín để dịch hại không xâm nhập được.
+ Thùng nuôi ong phải thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc đàn ong: dễ dàng mở, đóng thùng kiểm tra cần có cùng kích cỡ, dùng chung cho nhiều thùng, thuận tiện cho ong ăn, uống nước, làm vệ sinh, thu mật.
+ Tận dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương như: khúc gỗ rỗng, ván thùng, thân cọ, lá dừa
+ Chọn gỗ làm thùng, đỡ khô, không mùi, nhẹ, bền, không vênh, nứt như: sao, thông, mít, gạo, xoan, sung, mỡ,… [3].
- Thùng ong nội tiêu chuẩn
- Thùng nuôi ong bằng vật liệu khác: lá dừa, thân dừa, cốt thép, xi măng,… nhằm tận dụng các vật liệu ở những nơi hiếm gỗ hoặc quá đắt.
- Sơn thùng nhằm làm cho thùng đẹp và bền. Thường sơn màu xanh, trắng, vàng, không nên sơn màu đỏ, hồng, đen.
- Chân thùng: nếu nuôi cố định đóng giá ba, bốn chân hoặc xây bằng trụ xi măng, có máng chứa nước để chống kiến. Nếu nuôi di chuyển thường dùng chân sắt, cọc đóng xuống đất hoặc gài vào ba đai đóng sẵn vào chân thùng [3].
- Theo Phùng Hữu Chính, 2004; Ngô Đắc Thắng, 2004; Việt Chương, 2007, thùng ong thường được làm bằng gỗ có kích thước đã được tiêu chuẩn hoá theo bảng sau:
Bảng1.5. Kích thước thùng ong cải tiến ong nội
Đơn vị: cm
Các chi tiết
Dài
Rộng
Dày
Ghi chú
1. Khung cầu
Xà trên
42
2,6 – 2,8
1
Xà dưới
36
1
1
Hồi cầu
22
2,6 – 2,8
1
2. Thùng ong
Thành bên
42,5
26
>2
KT thông thuỷ
Hồi trước
30 ; 40
23
>2
Hồi sau
30 ; 40
26
>2
3. Ván ngắn
Xà trên
42
2,5
1
Ván
38
22
1
4. Thước ong
42
1
0,6
5. Các chi tiết khác
Sân ong
30 ; 40
5
>2
Chắn cửa
30 ; 40
5
1
Cửa tổ
5
1
1
Giá đỡ cầu
30 ; 40
2
1
Đai thùng
Phủ bì
3
>2
Nắp thùng
Phủ bì
1.8.3. Chọn chỗ đặt ong trong vườn nhà
- Đặt đàn ong gần cây nguồn mật (300 – 700m) không xa quá 1200m.
- Thuận tiện giao thông, cách xa các trại ong khác trên 3km.
- Chỗ đặt thùng ong cần bằng phẳng. Gần nguồn nước sạch để ong có thể lấy nước.
- Mùa hè có bóng râm che mát, mùa đông không bị gió lạnh thổi.
- Không bị ngập lụt vào mùa mưa. Không có nguy cơ hoả hoạn vào mùa khô.
- Đặt nơi xa có kho thuốc trừ sâu, nơi nấu đường, chế biến bánh kẹo.
- Không gần bếp khói, lò gạch hoặc nơi thường xuyên tôi vôi.
- Tránh nơi tàu hoả, trâu, bò, xe ô tô đi lại.
- An toàn, không bị trộm cắp [4].
1.9. Ong bốc bay và biện pháp phòng tránh
1.9.1. Tác hại do ong bốc bay
Bốc bay là việc ong chúa và toàn bộ đàn ong bỏ tổ bay đi đến nơi ở mới, là bản năng bảo toàn nòi giống của các loài ong mật nhiệt đới khi có nguy cơ đe dọa sự sống còn của chúng. Đối với người nuôi ong, ong bốc bay thì có hại vì:
- Làm giảm số đàn ong trong vườn dẫn đến giảm sản lượng mật, giảm thu nhập của người nuôi ong.
- Kích thích đàn khác bay theo làm trại ong mất ỗn định [3].
1.9.2. Nguyên nhân ong bốc bay
- Ong đói do thiếu ăn, trong tổ không mật, không phấn, không con.
- Ong bị các bệnh thối ấu trùng, đặc biệt là bệnh thối ấu trùng nhỏ.
- Bị các kẻ thù phá hoại: ong rừng, kiến, sâu ăn sáp…
- Bánh tổ quá cũ.
- Do sai sót về kỹ thuật quản lý đàn ong: đặt ong nơi không thích hợp, quá nóng, quá lạnh, bị chấn động, bị khói bếp thường xuyên, để sập cầu khi vận chuyển, kiểm tra ong quá nhiều.
- Do bị đàn khác đến cướp mật.
- Bị đàn bốc bay khác kích động.
- Do bản năng di cư [3].
1.9.3. Nhận biết ong bốc bay
- Vào buổi sáng ong đi làm kém, có rất ít hoặc không có ong mang phấn về tổ.
- Mở thùng kiểm tra bên trong thấy hiện tượng không mật, không phấn, không con. Ong trưởng thành không bám cầu mà đậu vào thành thùng hoặc ván ngăn.
- Trước khi bay ong chúa giảm đẻ trứng 10 – 15 ngày, bụng nhỏ lại.
- Ong thường bốc bay vào những ngày tạnh ráo, khoảng 8 -16 giờ, chủ yếu vào 9 – 11 giờ.
- Lúc chuẩn bị bay: ong chuyển động ồn ào, ong thợ bay ra ngoài nhiều qua cửa tổ và các khe hở của chúng, ong chúa bay ra sau 2/3 số ong thợ bay ra.
- Sau 2 – 3 phút toàn bộ đàn ong bay ra khỏi tổ tạo nên âm náo nhiệt và bay nhằng nhịt trên không trung một vài phút rồi bay đi luôn [3].
1.9.4. Xử lý ong bốc bay
- Nếu phát hiện thấy ong bắt đầu bốc bay thì nhanh chóng lấy nón bắt ong hứng trước cửa tổ.
- Trường hợp không kịp lấy nón ra thì nhanh chóng lấy đất ướt vít lỗ tổ và những khe hở lại không cho ong bay ra
- Nếu ong đã bay ra đang lượn trên trời thì dùng đất, cát, nước… tung lên hoặc dùng sào có quấn giẻ ở đầu khua vào chổ có nhiều ong. Ong sẽ hạ độ cao, đậu lại, dùng nón bắt lấy ong, mang về treo ở chổ tối và mát.
- Nên cắt bớt cánh chúa để ong chi đàn, ong bốc bay không được. Không được cắt cụt mà cắt chéo 1/3 ở phần ít gân cánh [3].
1.10. Các bệnh ở ong và phương pháp phòng trị
1.10.1. Bệnh thối ấu trùng
Bệnh này có tên là bệnh thối ấu trùng châu Mỹ, do vi khuẩn Bacillus Larvae gây ra cho ấu trùng khoảng 5 – 6 ngày tuổi. Ấu trùng ong bị nhiễm vi khuẩn này bình thường có màu trắng xám, nặng có thể đổi sang màu nâu lợt, không mùi nhưng khi chết có màu nâu sẫm. Đàn ong bị bệnh thối ấu trùng thì ấu trùng sẽ chết hàng loạt, đàn ong không còn ong non ra đời và sau cùng cả đàn bị diệt hết.
Chữa bệnh này dùng công thức sau đây: Penicillin 30000 đơn vị, 0.02g Streptomicin cho một cầu ong. Hỗn hợp này trộn vào một ít nước ấm cho tan ra rồi pha vào xirô cho ong ăn mỗi đêm [3].
1.10.2. Bệnh thối ấu trùng châu Âu
Bệnh này do vi khuẩn Streptococus Pluton gây ra cho ấu trùng từ 2-5 ngày tuổi.
Khi bị bệnh này ấu trùng có màu trắng trở nên có màu trắng đục, và khi chết trở thành màu nâu, mình thối nhũn có mùi chua khó ngửi.
Đàn ong bị bệnh này điều xao lãng công việc bò ra rìa cầu, bỏ cầu con không nuôi ấu trùng vì vậy đàn ong không có ong non ra đời, khi phát hiện đàn ong bị bệnh này thì mỗi tối ta cho đàn ong ăn thuốc với công thức: một lọ Penicillin một triệu đơn vị giành cho 10 cầu ong, hòa thuốc vào nước ấm rồi trộn với xirô cho ong ăn mỗi tối.
Trong trường hợp đàn đã bị bệnh nặng thì chỉ còn cách bỏ hết cầu bị bệnh và thay vào đó cầu có ấu trùng từ đàn khỏe khác, đồng thời cho ăn thuốc ngừa [3].
1.10.3. Bệnh ong ỉa chảy
Đây là loại bệnh do Nosema Apis gây ra cho ong đã trưởng thành. Bệnh này thường bộc phát sau mùa mưa khiến thùng ong bị ẩm ước và dơ bẩn.
Ong bị bệnh chướng bụng đến nổi bay không nổi, chỉ biết trên nắp thùng hoặc bò dưới đất quanh khu vực đặt thùng. Phân ong bệnh có màu vàng sẫm hay đen.
Trị bệnh này dân gian thường có kinh nghiệm cho ong ăn xi rô với nước vừng trong nhiều ngày cho ong ấm bụng hy vọng vài ba ngày sẽ hết. Nhưng điều cần phải làm ngay là vệ sinh ngay thùng nuôi ong để không còn dơ bẩn và ẩm ước nữa [3].
1.10.4. Bệnh sâu phá tổ
Sâu phá tổ là một loại sâu non của một loài bướm, bướm này xâm nhập vào thùng ong qua các khe hở của thùng. Vào được bên trong thùng bướm đẻ hàng loạt trứng và sau đó trứng nở thành sâu, sâu tìm nhộng ong để mà ăn.
Nếu phát hiện thì ta tiêu diệt ngay bằng cách dùng nhíp hay chế tạo những móc kẽm để luồn vào những đường hầm lôi sâu ra, nếu để lâu ngày thì ong lại càng cắn nát bánh tổ tìm sâu.
Bệnh sâu phá tổ ong chỉ xảy ra ở những đàn ong yếu, ong thưa mà nhiều cầu [3].
1.10.5. Một số bệnh, sâu hại và thiên địch khác
Bệnh thúi ấu trùng là bệnh đặc hữu, gây thiệt hại nghiêm trọng trong quản lý đàn ong mật. Ở Thái Lan bệnh thúi ấu trùng ở loài Apis cerana đã từng xuất hiện và lây lan rộng rãi ở các đàn ong Apis cerana trên khắp cả nước. Ở châu Âu, đàn ong Apis cerana cũng từng bị nhiễm bệnh thúi ấu trùng nặng nề và từ đó lây sang giống ong Apis mellifera [16].
Varroa jacobsoni là sinh vật ký sinh chủ yếu của ong Apis cerana và nó rất dễ làm tổn thương phổi ong, và gây nên bệnh AcarApis woodi. Hằng năm, Apis cerana dễ dàng nhiễm Acarpis woodi vào mùa xuân, lúc đó ong trưởng thành sẽ chết trong vòng một tuần bởi AcarApis woodi. Tuy nhiên, khi nhiệt độ môi trường xung quanh tăng dần lên từ từ trong vòng 1 tháng thì việc kiểm soát dịch bệnh sẽ tốt hơn. Nghề nuôi ong truyền thống người ta chưa bao giờ sử dụng bất cứ hóa chất để kiểm soát dịch bệnh AcarApis woodi.
Vespa basalis và magnifica Vespa là hai kẻ thù chính của ong Apis ceran. Apis Vespa basalis chỉ tấn công các ong thợ. Trong khi Vespa magnifica tấn công toàn bộ lãnh thổ đàn ong Apis ceranApis, Tuy nhiên, việc phòng thủ của đàn ong chỉ có hiệu quả chống Vespa basalis nhưng không chống lại Vespa magnifica được. Khi Vespa basalis tấn công thuộc địa Apis cerana, những con ong thợ sẵn sàng trong trạng thái phòng vệ xuất hiện rất đông đúc ở phía trước cửa tổ ong, và chúng bắt Vespa basalis và chúng vây chặt lại tạo thành một quả bóng bởi hàng trăm ong cho đến khi Vespa quá nóng và cuối cùng chết. Nhưng khi Vespa magnifica tấn công đàn ong Apis cerana, thì đàn ngay lập tức bỏ trốn hơn là tổ phòng thủ. Apis cerana rõ ràng là không thể địch lại với đối thủ có kích cở như Vespa magnificApis
Achroia grisella cũng là một dịch hại nghiêm trọng của cả hai Apis cerana và Apis melliferApis Chúng thường đẻ trứng trong những mảnh vụn lắng đọng ở dưới cùng của tổ ong ở các đàn yếu. Ấu trùng của chúng cũng chỉ tấn công ở các đàn yếu.
Martes flavigula là một động vật ăn thịt đáng sợ của Apis cerana, nhưng đối với Apis mellifera thì không. Chúng thường tấn công những đàn ong Apis cerana làm tổ trong các khúc gỗ lớn. Sau khi ăn tất cả các cầu ong và tổ ong, chúng để lại nước tiểu ở nơi đó có lẽ là để đánh dấu lãnh thổ của chúng. Mỗi khi đàn Apis cerana bị tấn công bởi Martes flavigula, nó sẽ không bao giờ chiếm lại nơi đó để làm tổ trong những năm tiếp theo [15].
1.11. Thu mật ong
2.11.1. Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ thu mật và phiểu lọc mật.
Thùng quay mật, chổi quét ong.
Dao cắt mật: nuôi ong gia đình có thể dùng dao mỏng hoặc lưỡi cưa hỏng mài sắc uống hơi cong dùng làm dao cắt mật.
Bình phun khói và găng tay.
Panh, kim xử lý sâu bệnh.
Khay cắt nắp, thùng chuyển cầu ong.
Tất cả các dụng cụ đều làm bằng vật liệu không gỉ hoặc tráng sáp khi dùng. Trước khi quay mật phải rửa sạch và lau khô. Cần có xô nước rửa tay khi làm việc [3].
2.11.2. Lúc nào thì quay được mật
Thường vào thời điểm hoa nở 20-30%, trong đàn ong mật vít nắp 60-70% thì bắt đầu quay mật; kết thúc quay mật lúc ong tìm vào thùng quay khi quay mật và hoa đã nở 80%; số mật còn lại để ong đủ ăn. Các vòng quay không cố định, ở những đàn ong nhiều mật muốn chia đàn tự nhiên thì quay mật sớm, cần xây tầng thì lùi quay mật lại vài ngày cuối vụ không còn nguồn hoa thì để mật đủ vít dự trữ, còn vụ hoa sau gối tiếp tại chỗ thì quay mật bình thường, khi nguồn hoa sau ở nơi khác đã nở nếu nguồn hoa lớn thì nên “bỏ cuối đuổi đầu” ví dụ cuối vụ mật vải thiều thì bỏ quay mật vòng cuối chuyển đến nhã sớm để lấy vòng mật đầu [3].
2.11.3. Thao tác khi quay mật
- Rũ ong: khi rũ ong lấy mật cần chú ý giữ an toàn cho ong chúa, tách cầu ong chúa ra riêng và rũ ong các cầu lấy mật.
- Cắt nắp: cầu ong đặt chéo 300 so với đường thẳng đứng, một đầu tì vào khay cắt nắp, tay trái giữ cầu, tay phải dùng dao lê nhẹ để hơi nắp bật trên bánh tổ.
- Quay mật: thùng quay mật đặc nơi bằng phẳng có thể đặt ở bệ cho vòi mật chảy vào phiểu lọc đặc trên bình chứa mật được lọc luôn khi quay. Quay mật phải nhẹ nhàng tốc độ từ nhỏ đến lớn, quay song mặt cầu thứ nhất lật quay mặt cầu thứ hai [3].
2.11.4. Năng suất mật của đàn ong
Năng suất mật của đàn ong là tổng số lượng mật ong thu được của các vụ mật trong năm.
Phương pháp tính: Dùng cân đồng hồ có độ chính xác 0,05 kg cân các cầu bánh tổ ong trước và sau khi quay mật ta được khối lượng P1 và P2. Lượng mật thu được (P) trong một đợt quay mật được tính theo công thức:
P = P1 - P2
Năng suất mật của từng vụ mật, là tổng năng suất các đợt quay trong một vụ hoa [7].
2.12. Cách sơ cứu khi bị ong chít
- Ong mật có thể chít một lầnThe stingers are barbed and cannot be remo, bởi vì kim chít của ong mật sẽ bị mắc lại da của người bị chít.After the bee has stung its victim, the stinger, venom sack, and other Sau khi ong mật chít vào người nào đó, kim chít, nọc độc, và phần mô dưới bụng gần chổ kim tiêm sẽ rách nát ra làm cho ong tử vong.
- Người bị ong chít nên gỡ bỏ stinger as soon as possible, preferably within 20 seconds, to prevent the completekim chít càng sớm càng tốt, tốt hơn trong vòng 20 giây, để ngăn chặn việc nọc độc từ kim sẽ phát tán vào vùng da lân cận.Remove the stinger bGơg
- Gỡ các kim chít ra khỏi da bằng cách dùng móng tay để cào nó ra.Do not pull o
- Không được kéo kim chít ra stingers with your fingers or with tweezers since this may squeeze venom into the stbằng ngón tay vì điều này có thể bóp nọc độc của kim chít đi vào cơ thể.site
- Wash the affected area with soap and watRửa các khu vực bị ảnh hưởng với xà phòng và nước. Apply an ice pack to relieve pain.
- Áp dụng một băng cá nhân băng khu vực bị ong chít để giảm đau.
- Cần đi đến bác sĩ khámSee a doctor if breathing is difficult, if you are stung several times or if you are allergic to nếu thở khó, nếu bạn ong chít nhiều lần hoặc nếu bạn bị dị ứng với ong chích [11].
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: Thời gian thực hiện 105 ngày (từ tháng 10/01/2010 đến tháng 25/04/2010).
- Địa điểm: ấp Tân Phú, xã An Nhơn, huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
2.2 Phương tiện nghiên cứu
2.2.1. Dụng cụ bắt ong
- Găng tay cao su (1 đôi), mũ bảo vệ để bắt ong có phủ lưới mùng đến vai (1 cái), vớ (1đôi), áo dài quần dài (1 bộ).
- Lồng chứa ong chúa bằng lò xo bịt hai đầu (10 lồng).
- Lồng chứa toàn tổ ong bằng nón lá (10 lồng).
- Lưới cước trắng khổ 2m x 8m làm túi dùng bịt lồng chứa tổ ong.
- Nhan bắt ong (40 bó), đất sét (10 kg).
2.2.2. Dụng cụ nuôi ong
- Thùng nuôi ong bằng thùng muốt có kích thước 44 x 34 x 29 cm (10 cái).
- Cầu ong với thùng muốt (11 cầu/thùng).
- Thùng ong làm bằng chậu đất nung với kích thước 42 x 40 x 37 cm (10 cái).
- Cầu ong với chậu đất nung (15 cầu/chậu).
- Nắp ong làm bằng tôn xi măng có kích thước 50 x 50 x 0,5 cm (20 cái).
- Chậu nhỏ dùng để kê chậu (10 cái).
- Mỡ bò (1kg) và nhớt (1 lít).
2.2.3. Dụng cụ lấy mật
- Cân đồng hồ độ chính xác 0,05 kg (1 cái).
- Thao dựng mật (4 cái), dao cắt mật (2 cái).
- Lưới vắt mật (2 lưới).
- Bình nhựa chứa mật loại 1 lít (20 bình).
2.2.4. Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu về hiện trạng sản xuất nông nghiệp và hiện trạng cây ăn trái của huyện Châu Thành tại:
- Phòng nông nghiệp huyện Châu Thành – tỉnh Đồng Tháp.
- Các Ủy ban nhân dân xã ở huyện Châu Thành – tỉnh Đồng Tháp.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Sau khi đã có các số liệu sơ cấp thì tiến hành bắt ong.
2.3.1. Phương pháp bắt ong
Nguyên tắc làm cho ong bốc bay, sau đó bắt chúa nhốt vào lồng và thu quân mang về nuôi.
Phương pháp bắt ong thực hiện qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Làm ong bốc bay từ cột điện và hốc cây với 2 phương pháp:
+ Dùng khói nhang.
+ Bịt miệng tổ.
Mỗi phương pháp lặp lại 3 lần nhằm chọn ra phương pháp hiệu quả và nhanh.
Sau khi thực hiện 2 phương pháp trên => Chọn phương pháp đạt kết quả hơn và thực hiện ở các số lượng cây nhang hoặc thời gian bịt miệng tổ khác nhau với 2 nghiệm thức 3 lần lặp lại.
+ Dùng khói nhang (6 cây, 10 cây, 16 cây) và tính thời gian ong bốc bay.
+ Bịt miệng tổ sau (2 ngày, 3 ngày, 4 ngày).
- Giai đoạn II: Sau khi đàn ong bốc bay sẽ đậu lại những cành cây ở gần đó, ong chúa bò ra phía ngoài điều quân, lúc đó tiến hành bắt chúa nhốt vào lồng chúa và gom quân về nuôi.
Sau khi bắt ong về, cho toàn bộ đàn ong vào thùng nuôi ong bằng cách treo lồng chúa vào khung cầu ong, rồi đậy kín thùng ong lại trong 4 - 6 giờ mở nắp thùng thả ong chúa ra.
2.3.2. Phương pháp nuôi ong
- Nuôi ong với 2 nghiệm thức 6 lần lặp lại:
+ Nghiệm thức thứ nhất là chậu kiểng bằng đất nung.
+ Nghiệm thức thứ hai bằng thùng muốt.
Thời gian thu hoạch mật đồng loạt 1 – 2 tháng/lần
+ Nuôi bằng chậu kiểng đất nung
Số lượng chậu là 6 chậu với kích thước là 42 x 40 x 37 cm. Thiết kế 2 miệng tổ cho ong ra vào, kích thước miệng tổ ong là 7,5 cm2 và 2 miệng tổ phải nằm ở 2 cạnh kề nhau. Do đó, phần thành trên của chậu cần xây lên 2,5cm để đặt các cầu và có thể di chuyển qua lại được. Số lượng cầu cho mỗi chậu là 15 cầu. Cầu có kích thước bề ngang từ 1,8 – 2,0 cm, bề dày từ 1,6 – 1,8 cm, dài 38cm. Khoảng cách của 2 tâm cầu là 2,5cm.
Hình 2.1. Thùng nuôi ong bằng chậu đất nung Hình 2.2. Cầu ong chậu đất nung
Qui cách thùng ong được trình bày cụ thể theo bảng sau:
Bảng 2.1. Qui cách thùng nuôi ong bằng chậu đất nung.
Chi tiết
Dài (cm)
Dày (cm)
Rộng (cm)
Cầu ong
38 – 40
1,6 – 1,8
1,8 – 2,0
Khoảng cách 2 tâm cầu
2,8 – 3,0
Khoảng cách 2 cầu
1
Khoảng cách từ cầu đến nắp
0,5
Thùng ong
+ Thành bên
44cm
>1
39
+ Thành trước
42
>1
39
+ Thành sau
42
>1
39
Cửa tổ
2,5
>1
1,5
Nắp thùng ong
50
0,3
50
+ Nuôi bằng thùng muốt
Số lượng thùng muốt là 6 thùng, với kích thước là 44 x 34 x 29 cm. Thiết kế 2 miệng tổ cho ong ra vào, kích thước miệng tổ là 7,5 cm2 và 2 miệng tổ phải nằm ở 2 cạnh kề nhau. Dùng dao cắt phần thành trên thùng xuống 2,5 cm và chừa bề dày 1cm để có thể đặt và di chuyển các cầu ong. Số lượng cầu cho mỗi thùng là 9 cầu. Cầu có kích thước bề ngang từ 1,8 – 2,0 cm, bề dày từ 1,6 – 1,8 cm, dài 42 cm. Khoảng cách từ giữa 2 tâm cầu là 2,5 cm.
Hình 2.3. Kích thước thùng muốt Hình 2.4. Cầu thùng muốt
Qui cách thiết kế thùng muốt dùng nuôi ong được trình bày cụ thể theo bảng sau:
Bảng 2.2. Quy cách thiết kế thùng muốt dùng để nuôi ong:
Chi tiết
Dài (cm)
Dày (cm)
Rộng (cm)
Cầu ong
42
1,6 – 1,8
1,8 – 2,0
Khoảng cách 2 tâm cầu
2,8 – 3,0
Khoảng cách 2 mép cầu
1
Khoảng cách từ cầu đến nắp
0,5
Thùng ong
+ Thành bên
47
>1
31
+ Thành trước
36
>1
31
+ Thành sau
36
>1
31
Cửa tổ
2,5
>1
1,5
Nắp thùng ong
47
0,5
31
Sau khi đã thiết kế thùng ong, tiến hành bố trí thùng ong trong vườn một cách hợp lý, việc bố trí cần tuân theo các quy tắc sau:
- Cần có khoảng cách an toàn giữa các tổ ong, khoảng 5m để tránh ong đánh nhau.
- Kê thùng ong khỏi mặt đất bằng các tấm gạch 10 cm, dưới đáy thùng có quét nhớt pha với mở bò để tránh kiến tấn công. Ngoài ra, có thể rải tro xung quanh các tấm gạch kê để hạn chế kiến, nhất là kiến vàng.
- Đặt thùng ong cần bằng phẳng, gần nguồn nước sạch để ong có thể lấy nước.
- Đặt nơi xa nơi có kho thuốc trừ sâu, nơi nấu đường, chế biến bánh kẹo.
- Không gần bếp khói, lò gạch.
- Miệng các tổ ong cần phải quay ra các hướng khác nhau để tránh sự giành đường bay giữa các tổ ong hạn chế việc ong đánh lộn với nhau.
+ Theo dõi, kiểm tra thùng nuôi ong và tình hình phát triển của ong mật
Việc kiểm tra và theo dõi nuôi ong là việc làm rất cần thiết, vì nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc nuôi ong. Vì vậy việc kiểm tra, theo dõi thùng nuôi ong mật và tình hình phát triển của ong mật phải được thực hiện hằng ngày.
- Cần kiểm tra xem thùng nuôi ong có các côn trùng như kiến, mối tấn công hay không. Có bị ẩm mốc hay không, để có biện pháp phòng chống
- Theo dõi xem các đàn ong phát triển ổn định bình thường không, có các hiện tượng như bốc bay, đánh nhau, cướp mật hay bị bệnh thối ấu trùng… để có biện pháp phòng chống kịp thời.
+ Thu hoạch mật ong
Ong phát triển ổn định sau một thời gian 45 ngày, kiểm tra các cầu ong, khi hơn 1/3 số lượng cầu ong có mật thì ta có thể thu hoạch mật.
- Khi thu hoạch mật ong cần chuẩn bị các dụng cụ sau: nhang, cân đồng hồ 2 kg, dao cắt mật, khăn lọc, xô hoặc thau chứa mật.
- Khi thu mật ta chừa lại 40 – 50% số lượng cầu ong mật để ong phát triển.
2.3.3. Năng suất mật của đàn ong
Năng suất mật của đàn ong là tổng số lượng mật ong thu được sau khi thu hoạch
Phương pháp tính: sau khi thu hoạch, dùng cân đồng hồ có độ chính xác 0,05 kg cân các bánh tổ ong trước và sau khi cắt phần mật ta được khối lượng W1 và W2. Lượng mật thu được (W) trong một đợt thu hoạch mật được tính theo công thức:
W = W1 - W2
Năng suất mật là tổng số mật của các lần lặp lại của cùng một nghiệm thức sau khi thu hoạch mật.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê, sử dụng chương trình Excel hoặc SPSS để tính các tham số cần tính: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, sai số chuẩn, phương sai…. trong phân tích các chỉ tiêu theo dõi để so sánh đánh giá kết quả nghiên cứu.
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phương pháp làm ong bốc bay
- Bịt miệng tổ: dùng đất sét lấp kín tất cả các lỗ của cột điện.
- Dùng khói nhang: là phương pháp dùng nhang đưa vào những lỗ trên và dưới của miệng tổ ở cột điện để ong bốc bay.
Hình 3.1: Đưa nhang vào cột điện Hình 3.2: Bịt miệng tổ cột điện
Bịt miệng 3 tổ ong khác nhau và mở miệng tổ 3 giờ thì bịt lại, thời gian mở miệng tổ từ 12 – 13h.
Sau khi thực hiện 2 phương pháp trên với 3 lần lặp lại cho thấy phương pháp bịt miệng tổ làm ong không bốc bay (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện bịt miệng tổ.
Tổ
Ngày thực hiện
Sau 2 ngày
Sau 3 ngày
Sau 4 ngày
1
30/01/2010
Không bốc bay
Không bốc bay
Không bốc bay
2
30/01/2010
Không bốc bay
Không bốc bay
Không bốc bay
3
30/01/2010
Không bốc bay
Không bốc bay
Không bốc bay
Dùng khói nhang đưa vào cột điện để làm ong bốc bay, phương pháp được thực hiện với 3 cột điện khác nhau, và cho ra kết quả:
Bảng 3.2. Kết quả bắt bằng nhang.
Tổ
Thực hiện
Số cây nhan
Thời gian bốc bay
Kết quả
Trọng lượng (kg)
1
02/02/2010
20 cây nhan
60
Bốc bay
0,22
2
03/02/2010
25 cây nhan
90
Bốc bay
0,40
3
04/02/2010
30 cây nhan
90
Không bốc bay
-
Thực hiện 2 phương pháp làm cho ong bốc bay với 3 lần lặp lại cho ra kết quả:
- Phương pháp dùng khói nhang có 2 lần ong bốc bay và 1 lần không bốc bay.
- Phương pháp bịt miệng tổ 3 lần ong không bốc bay.
Từ kết quả trên cho thấy phương pháp dùng khói nhang làm cho ong bốc bay hiệu quả hơn so với phương pháp bịt miệng tổ.
Nguyên nhân phương pháp bịt miệng tổ không làm ong bốc bay:
- Do khi lấp miệng tổ, một số ong thợ đi lấy mật về chưa kịp, nó không tìm được đường vào tổ và nó sẽ theo ánh đèn bay vào nhà người dân vào ban đêm, vì vậy người dân sẽ mở các lỗ miệng bị lấp để ong bay trở vào tổ.
- Dùng đất bịt miệng tổ, khi đất khô, nó sẽ dễ rớt ra ngoài và kèm theo dưới sức đẩy tổng hợp của đàn ong sẽ càng dễ làm cho đất rớt ra hơn.
- Đa số cột điện gần nhà người đân nên có thể bị trẻ em mở các miệng tổ ra.
* Ưu và nhược điểm của 2 phương pháp làm cho ong bốc bay
Bảng 3.3.Ưu và nhược điểm của 2 phương pháp làm ong bốc bay
Phương pháp bịt miệng tổ
Phương pháp dùng khói nhan
+Ưu điểm
- Ít mất nhiều công sức
- Ít ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn ong
+ Nhược điểm
- Hiệu quả thấp
+ Ưu điểm
- Hiệu quả cao
+ Nhược điểm
- Mất nhiều công sức hơn
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn ong.
Từ bảng so sánh về ưu và nhược điểm của 2 phương pháp cho thấy ưu điểm của phương pháp này là nhược điểm của phương pháp kia.
- Phương pháp bịt miệng tổ: hiệu quả làm cho ong bốc bay thấp hơn so với phương pháp dùng khói nhang. Tuy nhiên nó có ưu điểm là ít mất công sức và ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn ong.
- Phương pháp dùng khói nhang làm cho ong bốc bay hiệu quả hơn so với phương pháp bịt miệng tổ. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp dùng khói nhang là mất nhiều công sức. Điều quan trọng hơn hết là phương pháp này ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và pháp triển của đàn ong khi bắt về nuôi. Vì vậy, cần thực hiện lượng khói nhang phù hợp để hạn chế sự ảnh hưởng của khói nhang đến đàn ong.
3.2. Phương pháp bắt ong khi dùng nhang ở các mức nồng độ khói (số cây nhang) khác nhau
Tiến hành bắt ong bằng phương pháp dùng khói nhang với 3 nghiệm thức, lặp lại 3 lần và xác định thời gian bốc bay.
+ Nghiệm thức I: 6 cây nhang
+ Nghiệm thức II: 10 cây nhang
+ Nghiệm thức II: 16 cây nhang
Sau khi thực hiện cho ra kết quả bảng 3.4:
Bảng 3.4. Kết quả thời gian bốc bay của ong mật.
Nghiệm thức
Thời gian bắt tổ ong (phút)
CV%
Trọng lượng ong bắt được (kg)
I (6 cây nhang)
78,75 ± 11,25
A
28,57%
0,33 ± 0,04
II (10 cây nhang)
83,00 ± 04,89
A
13,19%
0,45 ± 0,08
III (16 cây nhang)
98,40 ± 12,23
a
27,78%
0,36 ± 0,03
Ghi chú: Các nghiệm thức trong cùng một cột có cùng mẫu tự ký hiệu không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%
Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy không có sự khác biệt nhau về mặt thống kê về thời gian bốc bay ở các nghiệm thức 6 cây nhang, 10 cây nhang, 16 cây nhang nghiệm thức. Tuy nhiên, khi xét giá trị trung bình của 3 nghiệm thức trên cho thấy có sự khác biệt về giá trị số học. Kết quả bắt ong nghiệm thức thứ III là lâu nhất với thời gian trung bình là 98,40 ± 12,23 phút, kế đến là nghiệm thức II với thời gian trung bình là 83,00 ± 04,89 và cuối cùng nghiệm thức I là 78,75 ± 11,25. Từ đó nhận thấy khi bắt ong với 3 nồng độ nhang như trên thì khi bắt ở nồng độ khói càng cao thì ong càng lâu bốc bay. Kết quả này có thể được giải thích như sau:
+ Khi đưa nhang vào cột điện để ung tổ ong thì lượng khói tác động chủ yếu đến tổ ong trong cột điện là những cây nhang ung ở phía dưới, vì vậy khi ung nhang vào ong sẽ di chuyển từ dưới lên và bò ra khỏi tổ hoặc bốc bay. Với đặc tính tự nhiên của ong mật là khi rời khỏi tổ (bốc bay đi hoặc dời đến tổ mới) thì phải mang theo một lượng mật để khi di chuyển không bị chết vì đói. Do đó, khi ung với số lượng nhang lớn thì ong sẽ bị khói nhang ảnh hưởng nhiều, làm cho ong đột ngột bò ra khỏi tổ để tránh bị ảnh hưởng của khói nhang, khi đó ong sẽ không kịp hút mật để mang theo, tiếp theo ong sẽ bò ngược trở lại để hút mật trong tổ và cứ tiếp tục như thế ong sẽ ra và vào liên tục sẽ làm cho ong lâu bốc bay ra và có thể làm cho ong chúa chết trong tổ dẫn đến không thể bắt được ong chúa (hình 3.3).
Hình 3.3. Ong bò ra rồi quay ngược trở lại lấy mật
+ Ngược lại khi ung với số lượng ít nhất là 6 cây nhang, lượng khói nhang ảnh hưởng đến ong trong cột điện là sự ảnh hưởng từ từ. Khi đó, ong sẽ có đủ thời gian để hút mật. Lượng khói nhang tích lũy trong cột điện liên tục và ngày càng nhiều làm ong di chuyển ra dần và sẽ ít bò ngược trở vào (hình 3.4), thời gian lượng ong ra ngoài sẽ ngắn hơn và ong chúa sẽ nhanh chóng di chuyển ra khỏi tổ. Bên cạnh đó, khi ung với khối lượng nhang ít sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn ong và sẽ dễ dàng bắt hơn so với ung với lượng nhang nhiều.
Hình 3.4. Ong bò ra ngoài và ít quay ngược vào lấy mật
3.3. Ảnh hưởng của loại cột điện đến thời gian bắt tổ ong
Trong tự nhiên ong sống trong hai loại cột điện có kích thước khác nhau, vì vậy cần xác định đối với cột điện nào thì thời gian ong di chuyển ra bên ngoài nhanh hơn. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy (bảng 3.5):
Bảng 3.5. So sánh thời gian bắt ong giữa 2 loại cột điện
Loại cột điện
Số mẫu (N)
Thời gian bắt tổ ong (phút)
CV%
Cột điện nhỏ
3
85,67 ± 18,31
a
37,02%
Cột điện lớn
11
87,72 ± 6,00
a
22,87%
Ghi chú: Các nghiệm thức trong cùng một cột có cùng mẫu tự không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%
Cột điện nhỏ: đường kính 23 cm; Cột điện nhỏ: đường kính 32 cm
Qua bảng 3.5 cho thấy thời gian bốc bay giữa tổ ong ở cột điện lớn và cột điện nhỏ không có sự khác biệt thống kê. Tuy nhiên về mặc số học thì thời gian trung bình bắt được tổ ong ở cột điện lớn (87,72 ± 6,00 phút) lâu hơn Thời gian trung bình bắt được tổ ong ở cột điện nhỏ (85,67 ± 18,31 phút).
3.4. Mối tương quan giữa thời gian bắt ong và khối lượng tổ ong
Trong quá trình bắt ong, khối lượng của các tổ ong bắt được khác nhau và thời gian bắt được các tổ ong này cũng không giống nhau, vì vậy cần xét mối tương quan giữa khối lượng tổ ong và thời gian bắt ong. Mối tương quan này được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa thời gian bắt ong và khối lượng tổ ong bắt được
Qua biểu đồ cho thấy giữa thời gian bắt ong và khối lượng ong bắt được không có mối tương quan (R2 = -0.6493<0).
3.5. Phương pháp nuôi ong
3.5.1. Nuôi ong bằng thùng muốt và chậu đất nung
Với điều kiện tự nhiên có nguồn mật phong phú nên việc nuôi ong được thực hiện bằng cách nuôi tự nhiên trong vườn. Có nghĩa là trong quá trình nuôi, các thùng ong được bố trị tự do và ngẫu nhiên trong vườn, không cần cho ong ăn.
Từ kết quả nuôi ong với 2 nghiệm thức là thùng muốt và chậu đất nung với 6 lần lặp lại cho thấy nuôi ong bằng chậu đất nung đạt hiệu quả hơn so với thùng muốt. Kết quả này được thể hiện qua số lần bốc bay khi thả vào thùng nuôi ong:
Bảng 3.6. So sánh số lần bốc bay của thùng muốt và chậu đất nung
Thùng nuôi ong
Số lần thả ong
Số lần bốc bay
Hiện trạng
Chậu 1
2
1
Đang ở ổn định
Chậu 2
2
1
Đang ở ổn định
Chậu 3
2
1
Đang ở ổn định
Chậu 4
1
0
Đang ở ổn định
Chậu 5
1
0
Đang ở ổn định
Chậu 6
1
0
Đang ở ổn định
Thùng muốt 1
4
3
Đang ở ổn định
Thùng muốt 2
4
3
Đang ở ổn định
Thùng muốt 3
4
4
Bốc bay mất
Thùng muốt 4
3
3
Bốc bay mất
Thùng muốt 5
3
3
Bốc bay mất
Thùng muốt 6
3
3
Bốc bay mất
Qua bảng số liệu (bảng 3.6) cho thấy số lượng tổ ong thả vào thùng muốt bốc bay nhiều hơn so với số lượng ong bốc bay khi thả vào chậu đất nung, cụ thể như sau:
+ Số lượng tổ ong thả vào thùng muốt bốc bay là 19 lần trong tổng số 21 lần thả . chiếm 90,48%).
+ Số lượng tổ ong thả vào chậu đất nung bốc bay là 3 lần trong tổng số 9 lần thả (chiếm 33,33%) .
Những nguyên nhân có thể dẫn đến ong không thích ở thùng muốt hơn chậu đất nung:
+ Với kích thước của thùng muốt là 44 x 34 x 29 cm sẽ cho ra thể tích của thùng muốt là 43,384 cm3 nhỏ hơn so với thể tích của chậu đất nung là 42 x 40 x 37cm = 62,16 cm3, và điều quan trọng hơn nữa là với chiều cao của thùng nhỏ hơn chậu đất nung cũng là nguyên nhân làm ong ít chịu ở hơn so với chậu đất nung. Vì với chiều cao đó ong khó phân bố cũng như xây tàn xuống sâu được.
+ Thùng muốt có cấu tạo nhẹ nên dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động, ví dụ như mưa lớn hay là gió mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến thùng muốt. Ngoài ra, do những thùng nuôi được đặt trong vườn nhà nên rất dễ bị tác động của các vật nuôi nhà và do đặt tính của thùng muốt không vững chắc nên rất dễ bị các loài vật gây hại như gà, vịt,… . Khi có tác động mạnh thì ong rất dễ bốc bay, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho ong không thích ở trong các thùng muốt.
+ Do cấu tạo của thùng muốt sẽ dễ có tiếng động khi ong vỗ cánh bay hay vô tình đập cánh vào thùng, bên trong thùng muốt màu trắng dễ phản xạ anh sáng sẽ làm tổ ong có nhiều âm thanh và sáng hơn chậu đất nung, đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến ong dễ bốc bay.
+ Ngoài ra có thể thùng muốt dễ giữ nhiệt và mất nhiệt hơn chậu đất nung, điều này làm cho nhiệt độ trong thùng có biên độ dao động nhiệt cao hơn chậu đất nung, và sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn ong, vì vậy đây cũng là nguyên nhân khiến ong dễ bốc bay hơn so với chậu đất nung.
3.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ khói nhang của 3 nghiệm thức đến năng suất mật ong
Sự ảnh hưởng của 3 nồng độ khói nhang đến năng suất mật đươc trình bày qua bảng 3.7.
Bảng 3.7.. Năng suất mật ong của các nghiệm thức.
Nghiệm thức
Số mẫu (N)
Năng suất mật (kg/tổ)
CV%
Nghiệm thức I (6 cây nhang)
2
0,36 ± 0,11
a
43,21%
Nghiệm thức II(10 cây nhang)
2
0,41 ± 0,04
a
13,79%
Nghiệm thứcIII(16 cây nhang)
3
0,23 ± 0,01
a
6,84%
Ghi chú: Các nghiệm thức trong cùng một cột có cùng mẫu tự không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%
Qua kết quả trên cho thấy năng suất mật giữa 3 nghiệm thức không có sự khác biệt nhau về mặc thống kê do đó nồng độ khói nhang không ảnh hưởng đến năng suất mật của tổ ong.
3.5.3. Ảnh hưởng của thời gian bắt ong đến năng suất mật ong
Ngoài yếu tố ảnh hưởng của nồng độ khói nhang, yếu tố thời gian bắt tổ ong cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất mật của đàn ong, vì vậy cần xét sự ảnh hưởng của thời gian bắt được tổ ong đến năng suất mật của đàn ong. Sự ảnh của thời gian đến năng suất mật ong sẽ được thể hiện qua bảng 3.8
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời gian bắt ong đến năng suất mật ong.
Thời gian
Số mẫu (N)
Năng suất mật(kg/tổ)
CV%
Ngắn (51 – 70 phút)
2
0,36 ± 0,11
a
32,29%
Trung bình ( 71 – 90 phút)
3
0,35 ± 0,05
a
15,70%
Dài ( 91 – 130 phút)
2
0,22 ± 0,01
a
3,29%
Ghi chú: Các nghiệm thức trong cùng một cột có cùng mẫu tự không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%
Kết quả trên cho thấy năng suất mật ong của 3 khoảng thời gian khác nhau không có sự khác biệt về mặc thống kê.
Nhưng xét về mặc số học, năng suất mật ong giữa 3 khoảng thời gian khác nhau có sự khác biệt. Năng suất mật ong khi bắt ong ở khoảng thời gian ngắn (51 – 70 phút) là cao nhất 0,36 ± 0,11 kg, kế đến là năng suất mật ở khoảng thời gian trung bình (71 – 90 phút) là 0,35 ± 0,05 kg, cuối cùng là năng suất mật thấp nhất là khoảng thời gian dài ( 91 – 130 phút) là 0,22 ± 0,01 kg. Do đó, khi bắt ong với thời gian càng lâu năng suất mật của tổ ong càng giảm.
Nguyên nhân của sự giảm năng suất mật khi bắt ong với thời gian dài là do khi bắt ong với thời gian dài, lượng khói nhang sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của ong, từ đó làm giảm năng suất mật của đàn ong.
3.6. Ảnh hưởng của 3 nghiệm thức bắt ong đến khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được
Trong cùng một thời gian thu hoạch mật của tổ ong nhất định, tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được phản ánh năng suất sản xuất mật của một đàn ong. Vì vậy khi xét sự ảnh hưởng của 3 nghiệm thức bắt ong là nghiệm thức I (6 cây nhang), nghiệm thức II (10 cây nhang), nghiệm thức III (16 cây nhang) đến năng suất mật ong trên khối lượng tổ ong nuôi có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét sự ảnh hưởng của lượng khói nhang đến năng suất mật của đàn ong. Sự ảnh hưởng đó thể hiện qua bảng 3.9
Bảng 3.9. Kết quả ảnh hưởng của 3 nghiệm thức đến tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong
Nghiệm thức
Khối lượng mật/Trọng lượng ong bắt được
CV%
Trọng lượng ong bắt được (kg)
Khối lượng mật (kg)
I(6 cây nhan)
1,02 ± 0,02
a
3,07%
0,35 ± 0,10
0,36 ± 0,11
II(10 cây nhan)
0,75 ± 0,07
b
9,69%
0,55 ± 0,10
0,40 ± 0,03
III(16 cây nhan
0,74 ± 0,06
b
13,72%
0,30 ± 0,01
0,22 ± 0,01
Ghi chú: Các nghiệm thức trong cùng một cột có cùng mẫu tự ký hiệu không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%
Từ kết quả so sánh trên cho thấy có sự khác biệt nhau về mặc thống kê giữa nghiệm thức I với nghiệm thức II, nghiệm thức III.
Nghiệm thức II và nghiệm thức III không có sự khác biệt nhau về mặc thống kê.
Tỉ lệ này cho thấy năng suất mật của nghiệm thức I là (1,02 ± 0,02)cao hơn 2 nghiệm thức còn lại và có sự khác biệt nhau về mặt thống kê. Nghiệm thức II và nghiệm thức III tuy không có sự khác biệt nhau về mặc thống kê, nhưng xét về mặc số học, chúng vẫn có sự khác nhau. Tỉ lệ nghiệm thức II là 0,75 ± 0,07, cao hơn tỉ lệ của nghiệm thức III (0,74 ± 0,06).
Nguyên nhân của sự sai khác giữa tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được của 3 nghiệm thức là do khi bắt ong với lượng khói nhang lớn sẽ ảnh hưởng đến sức sống của đàn ong và cả ong chúa, từ đó năng suất mật của đàn ong giảm và làm cho tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được thấp.
Từ đó nhận thấy khi bắt ong với lượng khói nhang càng lớn, năng suất mật của đàn ong càng giảm.
3.7. Ảnh hưởng của thời gian bắt ong đến khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được
Sau khi xét tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được cho thấy khi bắt ong với lượng khói nhang lớn sẽ làm giảm năng suất mật ong. Bên cạnh việc làm giảm năng suất mật của đàn ong là khói nhang, sự ảnh hưởng của thời gian bắt được tổ ong đó đến năng suất mật của chúng cũng ảnh hưởng đáng kể, vì vậy để làm rõ hơn các yếu tổ ảnh hưởng đến năng suất mật của đàn ong, cần xét sự ảnh hưởng của thời gian bắt ong đến khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được.
Bảng 3.10. Kết quả ảnh hưởng về thời gian của 3 nghiệm thức đến khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được.
Thời gian
Khối lượng mật/Trọng lượng ong bắt được
CV%
Trọng lượng ong bắt được (kg)
Khối lượng mật (kg)
Ngắn
0,95 ± 0,09
a
13,67%
0,37 ± 0,08
0,36 ± 0,16
Trung bình
0,83 ± 0,09
a
19,42%
0,45 ± 0,11
0,35 ± 0,09
Dài
0,68 ± 0,02
a
3,45%
0,32 ± 0,01
0,22 ± 0,01
Ghi chú: Các khoảng thời gian trong cùng một cột có cùng mẫu tự ký hiệu không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%
Thời gian ngắn: 51 – 70 phút; Trung bình 71 – 90 p hút; Dài: 91 – 130 phút.
Bảng kết quả cho thấy tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được của các khoảng thời gian bắt ong khác nhau không có sự khác biệt nhau về mặc thống kê.
Tuy nhiên khi xét về mặc số học, tỉ lệ này có sự khác nhau giữa các khoảng thời gian.
+ Bắt ong với thời gian ngắn (51 – 70 phút), tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được là 0,95 ± 0,09 cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại.
+ Bắt ong với khoảng thời gian trung bình (71 – 90 phút) tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được là 0,83 ± 0,09.
+ Bắt ong với khoảng thời gian dài (91 – 130 phút) tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được là 0,68 ± 0,02.
Tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được giảm dần từ khoảng thời gian ngắn đến khoảng thời gian trung bình và cuối cùng là khoảng thời gian dài. Điều đó cho thấy năng suất mật của đàn ong giảm dần khi bắt ong với thời gian càng dài. Nguyên nhân là do khi bắt ong với khoảng thời gian dài, lượng khói sẽ tác động đến tổ ong nhiều, làm giảm sức sống và khả năng lấy mật của đàn ong, từ đó năng suất mật của đàn ong bị giảm.
3.8. Phương pháp bắt ong và nuôi ong
3.8.1. Phương pháp bắt ong
Trước khi bắt tổ ong, cần chuẩn bị các dụng cụ bắt ong: găng tay bảo hộ, nón bảo hộ, lồng nhốt ong chúa, nón bắt ong, bật lửa, găng tay và nhang (Hình 3.5).
Hình 3.5. Dụng cụ bắt ong
Phương pháp bắt ong được thực hiện qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Làm ong bốc bay từ cột điện.
Bước 1: Mặc đồ bảo hộ.
Sau khi đã chuẩn bị xong các dụng cụ bảo hộ và dụng cụ bắt ong, cần mặc đồ bảo hộ trước khi bắt ong, vì đồ bảo hộ sẽ giúp hạn chế bị ong đốt.
Bước 2: Cách xác định vị trí tổ ong trong cột điện.
Cột điện có nhiều lỗ, quan sát các lỗ để biết miệng tổ ong ra vào (hình 3.6).
Hình 3.6. Quan sát miệng tổ ong Hình 3.7. Dùng nhang hơ nhẹ qua miệng tổ ong
Sau khi đã dùng khói nhang hơ nhẹ qua miệng tổ cột điện, tiến hành dùng một thanh cây đưa vào cột điện để xác định ong làm tàn ở khu vực nào trong cột điện (hình 3.7). Sau khi đã xác định được khu vực ong làm tàn trong cột điện, tiến hành dùng đất bít các lỗ cột điện không cần thiết, chú ý là để lại lỗ để ung nhang và lỗ miệng tổ ong ra vào (hình 3.8).
Hình 3.8. Dùng thanh cây đưa vào cột điện Hình 3.9. Dùng đất sét bít miệng lỗ
Khi đã bít xong các miệng lỗ của cột điện (hình 3.9), tiến hành ung nhang vào cột điện (hình 3.10).
Bước 3: Tiến hành ung nhang để bắt ong.
Ung nhan vào một lỗ ở dưới và trên miệng ra vào của ong, không nên ung ở miệng tổ ong, vì khi đó ong sẽ không có lỗ để thoát ra ngoài (hình 3.11).
Hình 3.10. Đưa nhang vào cột điện Hình 3.11. Chặn nhang trên và dưới
Hình 3.12. Ong thoát ra khi mới ung nhang Hình 3.13. Sau một thời gian ung nhang
Bước 4: Tiến hành lựa và bắt ong chúa ở cột điện
Khi ong đã ra ngoài hết, ong chúa sẽ thoát ra để điều quân, cần chú ý quan sát bắt ong chúa, có thể dùng một thanh cây nhỏ tìm ong chúa (hình 3.14) hoặc ngón tay đưa và gạt ong và lựa ong chúa (hình 3.15).
Hình 3.14. Dùng thanh cây gạt ong Hình 3.15. Bắt ong chúa
để tìm ong chúa
Bước 5: Đuổi ong bốc bay để dễ dàng trong việc lựa và bắt ong chúa.
Cần chú ý khi ong bò ra khỏi miệng tổ nhiều mà không thể lựa được ong chúa, cần tiến hành dùng khói nhang đuổi cho tổ ong bốc bay (hình 3.16 và hình 3.17) để ong đậu lại một cành cây gần đó (hình 3.19).
Hình 3.16. Dùng nhang đuổi ong bốc bay Hình 3.17. Dùng nhang đuổi ong bốc bay
Hình 3.18. Ong bốc bay Hình 3.19. Ong đậu lại một cành cây gần đó
Giai đoạn II: Tiến hành lựa ong chúa và thu quân về
Bước 1: Xác định tổ nơi ong đậu lại và lựa ong chúa
Sau khi ong bốc bay, chúng sẽ đậu lại một cành cây nào gần đó, cần nhanh chóng xác định cành cây ong đậu lại và tiến hành lựa ong chúa (hình 3.21).
Ong đực Ong chúa Ong thợ
Hình 3.20. Các thành viên đàn ong
Hình 3.21. Lựa ong chúa Hình 3.22. Ong chúa bò điều quân
Khi lựa được ong chúa, nhanh chóng bắt ong chúa (hình 3.26) và tiến hành nhốt ong chúa vào lồng ong chúa (hình 3.27).
Hình 3.23. Bắt ong chúa Hình 3.24. Nhốt ong chúa vào lồng ong chúa
Bước 2: Thu quân về
Sau khi nhốt ong chúa vào lồng ong chúa, nhanh chóng mở lưới lên trên nón bắt ong (hình 3.25) và cố định lồng ong chúa vào nón bắt ong để các ong thợ và ong đực sẽ di chuyển vào nón bắt ong (hình 3.26).
Hình 3.25. Mở lưới lên trên Hình 3.26. Móc lồng ong chúa vào nón
Khi đã cố định lồng ong chúa vào nón bắt ong chúa, tiến hành di chuyển ong từ cột điện vào nón bắt ong (hình 3.30). Thao tác di chuyển ong vào nón cần phải nhẹ nhàng để ong từ từ di chuyển lên nón bắt ong (hình 3.31).
Hình 3.27. Di chuyển ong từ Hình 3.28. Đưa ong vào nón bắt ong
cột điện sang nón bắt ong
Ong được di chuyển từ cột điện vào nón sẽ không hết, cần dùng nhang đuổi các con ong còn lại để ong bay lên và sau đó thu quân vào nón, thao tác này chỉ thực hiện khi đã có số lượng ong trong nón nhất định, vì khi đó ong nhận biết các thành viên đàn ong của mình trong nón, ong sẽ nhanh chóng thu quân vào.
Bước 3: Cột nón lại và mang ong về
Sau khi ong đã thu quân hết vào nón, thao tác tiếp theo là hạ màn lưới xuống (hình 3.29) và cột lưới lại để ong không thể thoát ra (hình 3.30) và mang nón về.
Hình 3.29. Hạ màn lưới xuống Hình 3.30. Cột lưới lại
3.8.2. Phương pháp nuôi ong
Giai đoạn I: Tiến hành thả ong vào thùng nuôi ong
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thả tổ ong vào thùng
Trước khi thả tổ ong vào thùng cần chuẩn bị 2 cái ghế (hình 3.31), các cầu ong và lấy hết các cầu trong thùng ong ra để dễ dàng đưa tổ ong vào (hình 3.32).
Hình 3.31. Chuẩn bị 2 cái ghế Hình 3.32. Lấy hết cầu ra khỏi thùng
Bước 2: Lấy lồng ong chúa ra và cố định giữa các cầu đặt trên ghế.
Để thả ong từ nón qua cầu ong, cần đặt các cầu trên 2 ghế (hình 3.32), sau đó mở lưới của nón bắt ong lên, lấy lồng ong chúa trong nón ra và cố định lồng ong chúa giữa các cầu đặt trên ghế đặt gần đó (hình 3.34), tạo điều kiện thả tổ ong từ nón ra cầu dễ dàng.
Hình 3.33. Đặt các cầu lên ghế Hình 3.34. Đặt lồng ong chúa giữa các cầu
Bước 3: Tiến hành di chuyển ong từ nón ra cầu hoặc giá đỡ
Sau khi đã cố định lồng ong chúa vào các cầu đặt trên ghế hoặc giá đỡ, cần nhanh chóng dùng tay di chuyển ong từ nón ra cầu (hình 3.35 và hình 3.36), thao tác cần nhẹ nhàng để tránh ong bay đi đánh các tổ ong khác.
Hình 3.35. Di chuyển ong từ nón ra cầu Hình 3.36. sau một thời gian di
ong đặt trên ghế ong ra cầu
Bước 4: Mang các cầu ong đặt vào thùng ong
Khi ong đã di chuyển từ nón ra cầu hết, tiến hành mang các cầu ong đặt vào thùng nuôi ong. Có thể dùng tay mang các cầu đi (hình 3.38) hoặc dùng 2 thanh cây đặt ngang các cầu để mang các cầu đi (hình 3.37).
Hình 3.37. Dùng 2 thanh cây mang Hình 3.38. Dùng tay mang các cầu ong đi
các cầu ong đi
Cần đặt cầu ngay ngắn và bỏ các cầu khác vào thùng ong (hình 3.39) . Sau đó đậy nắp thùng ong lại (hình 3.40).
Hình 3.39. Đặt các cầu vào thùng Hình 3.40. Đậy nắp thùng ong lại
Cần chú ý đặt các lá cây lên thùng và đặt các vật nặng lên để giữ cho thùng vững và hạn chế các tác động khi mưa và nắng (hình 3.41 và hình 3.42).
Hình 3.41. Đặt lá cây, vật nặng lên Hình 3.42. Đặt lá cây, vật nặng lên nắp
nắp thùng muốt chậu đất nung
Bước 5: Thả ong chúa
Đậy kín thùng ong trong 4 - 6 giờ thì mở nắp thùng kiểm tra, nếu thấy ong đã ổn định thì thả ong chúa ra khỏi lồng để ong chúa điều quân đi lấy mật về xây tổ.
Thao tác thả ong chúa là lấy lồng ong chúa ra khỏi cầu (hình 3.43), mở miệng lồng ong chúa và để ong chúa tự bò xuống tổ ong (hình 3.44). Cần chú ý, thời gian thả ong chúa vào ban đêm là tốt nhất, vì khi đó các hoạt động trong đàn ong giảm và sẽ không làm ảnh hưởng đến tổ ong trong thùng.
Hình 3.43. Lấy lồng ong chúa lên Hình 3.44. Thả ong chúa ra khỏi lồng
Giai đoạn II: Thu hoạch mật ong
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy mật ong
Khi thu hoạch mật ong cần mang găng tay và mặc đồ bảo hộ và chuẩn bị các dụng cụ sau: dao cắt mật, nhang, vải lọc, xô hoặc thau đựng tàn ong và chứa mật (hình 3.45).
Hình 3.45. Dao, găng tay, nhan và bật lửa, thau và nón bảo hộ
Sau khoảng thời gian nuôi, khi thấy 1/3 số lượng cầu trong thùng đã đóng tàn, tiến hành lấy mật. Cần xem xét có bao nhiêu tàn lớn và bao nhiêu tàn nhỏ, tiến hành lấy mật từ 40 – 50% khối lượng của tổ ong để ong tiếp tục sống và phát triển.
Trước khi tiến hành lấy mật, phải chọn vị trí đặt thau đựng mật sao cho đặt thau nghiêng một góc 150 (hình 3.46). Sau đó phải mang găng tay, vớ và đội nón bảo hộ vào (hình 3.47).
Hình 3.46. Đặt thau nghiêng góc 150 Hình 3.47. Mặc đồ bảo hộ khi lấy mật
Bước 2: Mở nắp thùng và thao tác chuẩn bị lấy mật
Sau khi đã chuẩn bị xong các dụng cụ. Đốt khoảng 2 – 3 cây nhang, dùng nhang hơ nhẹ qua 2 miệng thùng ong rồi tiến hành dùng tay mở nhẹ nắp thùng ong ra (hình 3.48), xem dưới nắp thùng ong có ong bám vào không, nếu có ong bám vào thì khi đặt nắp thùng ong xuống mặt đất nghiêng sao cho tránh ong bị dính xuống đất. Sau đó dùng nhang hơ nhẹ ngang các cầu ong để những con ong làm nhiệm vụ bảo vệ tổ bị khói ảnh hưởng và giảm hiệu quả tấn công.
Hình 3.48. Mở nắp tổ thùng ong ra
Bước 3: Tiến hành lấy mật ong:
Lấy các cầu không có tàn ong ra, dùng nhang hơ 2 bên của tàn ong muốn lấy để ong di chuyển qua các tàn khác (hình 3.50), tháo tác phải nhẹ nhàng, và thực hiện nhiều lần đến khi nào thấy số lượng ong di chuyển qua các tàn khác gần hết, cần nâng nhẹ tàn ong lên (hình 3.49) và hơ nhan để ong tiếp tục di chuyển qua tàn ong kế, thao tác có thể kết hợp với việc gõ nhẹ vào cầu để ong mau di chuyển đi, nhưng khi gõ vào tàn tuyệt đối không để tàn trên thùng, vì khi đó sẽ làm chấn động thùng ong và toàn bộ ong trong thùng cũng bị ảnh hưởng.
Hình 3.49. Nâng nhẹ cầu ong lên Hình 3.50. Dùng nhang hơ 2 bên tàn ong
Sau khi ong đã di chuyển hết qua các tàn ong khác, tiến hành lấy tàn ong ra thau (hình 3.51), đặt tàn vào thau sao cho phần mật nằm ở phía trên để tránh mật ong chảy ra. Tiếp theo cắt tàn ong ra khỏi cầu (hình 3.52). Cứ tiếp tục lấy tàn tương tự đối với các tàn tiếp theo.
Hình 3.51. Lấy tàn ong ra Hình 3.52. Cắt tàn ong ra khỏi cầu
3.9. Các vấn đề thường gặp trong bắt ong
3.9.1. Hiện tượng ong bốc bay
Hiện tượng quan trọng nhất trong nuôi ong là ong bốc bay đi, đây là hiện tượng thường gặp. Khi bắt tổ ong về thả vào thùng nuôi, nếu ong ở lại thùng đó thì sau khi thả ong chúa ra khỏi lồng ong chúa một thời gian ngắn, các ong thợ sẽ đi lấy mật về tổ. Nếu sau khi thả ong chúa ra khỏi lồng ong chúa 1 ngày mà không thấy ong đi lấy mật, chỉ thấy ong bay vòng vòng tổ ong, thì tổ ong đó sẽ bốc bay.
Khi ong bốc bay, ong thợ sẽ bay ra trước khoảng 2/3 số lượng ong thợ bay ra thì ong chúa cũng bay đi, sau khoảng thời gian 5 phút, ong bay ra rất nhiều và tạo nên âm thanh ồn ào, vài phút sau đó đàn ong sẽ bay đi.
Thời gian ong bốc bay từ khi thả ong chúa ra khỏi lồng ong chúa là từ 24 – 36h. Ong bốc bay vào thời gian này vì sau khi bắt về, ong sẽ bị ảnh hưởng của khói nhang nên cần có thời gian ổn định đàn. Ngoài ra, trước khi bốc bay tổ ong sẽ cử ong trinh sát đi tìm chỗ ở mới phù hợp hơn.
Nguyên nhân để ong bốc bay thường là do:
- Thùng ong đặt ở vị trí có nắng rọi vào thùng ong, làm cho thùng ong bị nóng.
- Thùng ong bị các loài khác tấn công như kieenss vàng…..
- Các tổ ong khi mới thả vào thùng, thả gần các tổ ong khác làm cho ong tổ các tổ ong đánh nhau và sẽ bốc bay đi nếu bị tấn công nhiều.
Có thể xử lý ong bốc bay bằng cách, khi phát hiện ong bốc bay cần dùng nước, đất, cát,… tát lên hoặc bất cứ vật gì có thể ném lên không trung nơi ong đang bay, hay chặn hướng bay của đàn ong . Sau đó ong hạ độ cao và đáp lại một cành cây nào gần đó, cần nhanh chóng tiến hành lựa ong chúa và bắt lại tổ ong.
Ngoài ra, có thể hạn chế ong bốc bay đi bằng cách cắt 1/3 cánh cánh chúa. Không được cắt quá ngắn mà cắt chéo 1/3 ở phần ít gân cánh. Từ đó sẽ làm hạn chế ong chúa bốc bay đi và có thể bắt được tổ ong lại vì ong chúa không thể bay cao và xa được.
Các kết quả thảo luận về hiện tượng ong bốc bay hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Phùng Hữu Chính, 2000.
3.9.2. Hiện tượng bắt tổ ong nhiều chúa
Đây là hiện tượng cũng gặp nhiều trong khi bắt ong. Hiện tượng này thường xuất hiện khi bắt tổ ong có khối lượng ong lớn, khoảng trên 0,7kg, vì khi các tổ ong lớn ong sẽ có hướng tạo ong chua mới để chuẩn bị tách đàn. Khi ung nhang vào cột điện để ong thoát ra ngoài cột điện, tuy nhiên khi bị ảnh hưởng bởi khói nhang nên ong sẽ không tách và không phân biệt pheromon của các ong chúa. Tuy nhiên, khi mang tổ ong về để thả vào thùng ong, trong giai đoạn cố định lồng ong chúa vào các cầu để trên ghế hoặc giá để di chuyển ong từ nón qua các cầu ong đặt trên ghế hoặc giá đỡ, các ong thợ và ong đực ít gôm vào ong chúa mà sẽ bốc bay lên và có dấu hiệu bắt đầu đánh nhau.
Để xử lý trường hợp này cần dùng nhang đuổi các ong đậu dưới cầu có lồng ong chúa bốc bay lên cao hoàn toàn, sau đó xem ong sẽ đậu lại chỗ nào, tiến hành lựa ong chúa, và sau đó bắt tổ ong đó thả vào thùng. Nếu ong nào đậu vào lồng ong chúa cố định ở cầu ong đặt ở ghế hoặc giá đỡ, thì cũng tiến hành đưa các cầu vào thùng nuôi ong.
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những vấn đề đã thực hiện và qua các kết quả trên có thể rút ra một số kết luận sau:
- So sánh hai phương pháp bắt là dùng khói nhang và bịt miệng tổ cho ra kết quả phương pháp bắt ong bằng cách dùng khói nhang hiệu quả hơn so với phương pháp bịt miệng tổ.
- So sánh việc dùng khói nhang bắt ong với 3 nghiệm thức là 6 cây nhang, 10 cây nhang và 16 cây nhang lặp lại 3 lần cho thấy bắt ong với nghiệm thức 6 cây nhang là nhanh nhất với thời gian 78,75 ± 11,25 phút. Càng tăng lượng khói nhang để bắt ong, thời gian bắt ong càng tăng và càng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tổ ong.
- Xét mối tương quan giữa loại cột điện bắt ong và thời gian bắt ong cho thấy loại cột điện lớn hay nhỏ không ảnh hưởng đến khả năng bắt được tổ ong trong cột điện.
- Với qui cách thiết kế thùng ong là chậu đất nung và thùng muốt cho thấy nuôi bằng chậu đất nung đạt hiểu quả về tính ổn định của tổ ong hơn và ong sẽ thích ở hơn thùng muốt. Điều này thể hiện qua số lần thả ong vào thùng muốt là 21 lần thì đã có 19 lần ong bốc bay (chiếm 90,48%) và đối với chậu đất nung chỉ có 3 lần bốc bay trên 9 lần thả (chiếm 33,33).
- So sánh năng suất mật của các tổ ong bắt với nồng độ khói khác nhau cho thấy có sự ảnh hưởng của nồng độ khói nhang đến năng suất mật của đàn ong. Với nồng độ khói 6 cây nhang tỉ lệ khối lượng mật/trong lượng ong bắt được là cao nhất (1,02 ± 0,02). Trong khi đó với nồng độ khói 10 cây nhang, tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng tổ ong bắt được là (0,75 ± 0,07) và với nồng độ khói 16 cây nhang tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng tổ ong bắt được là thấp nhất (0,74 ± 0,06). Vì vậy khi bắt ong với lượng khói nhang càng nhiều thì năng suất mật của đàn ong càng giảm. Nguyên nhân là do sự tác động của khói nhang đến sức sống cũng như là khả năng lấy mật của đàn ong từ đó làm giảm năng suất mật của tổ ong.
- Ngoài yếu tố lượng khói nhang ảnh hưởng đến năng suất mật của tổ ong, yếu tố thời gian bốc bay cũng gớp phần quan trọng ảnh hưởng đến năng suất mật của đàn ong. Kết quả bắt ong với thời gian ngắn (51 – 70 phút), tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được cao nhất (0,95 ± 0,09) đơn vị , bắt ong với thời gian trung bình (71 – 90 phút) tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được là 0,83 ± 0,09 và bắt ong với thời gian dài (91 – 130 phút) tỉ lệ khối lượng mật/trọng lượng ong bắt được thấp nhất (0,68 ± 0,02). Điều này cho thấy khi bắt tổ ong với thời gian càng lâu, năng suất mật của tổ ong càng giảm, nguyên nhân là do sự tác động của lượng khói nhan đến đàn ong càng lâu, đàn ong càng bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm năng suất mật của đàn ong.
2. Kiến nghị
Trên cơ sở những kết quả của việc bắt ong cũng như là nuôi ong mật nội, có kết đưa ra một số kiến nghị sau:
- Cần thực hiện phương pháp bắt ong bằng cách dùng khói nhang, và khi bắt bằng khói nhang cần chú ý nên bắt ong với số lượng cây nhang là 6 cây.
- Tiếp tục thí nghiệm nuôi ong bằng các vật liệu khác nhau, từ đó có thể đánh giá được sự thích nghi của đàn ong với thùng nuôi ong đó như thế nào. Tiếp tục nghiên cứu thêm các vấn đề sau ở quy mô hộ gia đình:
+ Các hiện tượng trong nuôi ong như ong bốc bay, tổ ong nhiều chúa để từ đó có thể hạn và xử lý tốt hơn hiện tượng ong bốc bay và chủ động hơn trong việc chia đàn ong
+ Các vấn đề tách đàn, nhập đàn ong, thay chúa và nhân đàn ong để có thể giúp việc quản lý đàn ong có hiệu quả hơn.
+ Cách thu hoạch sữa ong chúa, từ đó giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa trong vấn đề nuôi ong.
+ Cách lai ghép ong chúa giống ong mật nội với các giống ong khác để chọn ra các con lai có khả năng sinh sản tốt, từ đó giúp tăng năng suất mật cũng như mang lại hiểu quả cao hơn trong vấn đề nuôi ong mật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bộ Nông Nghiệp & PTNT (2007), Đề án phát triển ngành ong mật 2007-2020, Hà Nội, trang 340.
Tạ Thành Cấu (1986), Kỹ thuật nuôi ong mật, Nhà xuất bản t.p Hồ Chí Minh.
Phùng Hữu Chính (2004), Kỹ thuật nuôi ong nội địa cho người bắt đầu nuôi ong, Nxb lao động xã hội.
Việt Chương (2004), Ong mật nuôi theo hộ gia đình, Nxb Đà Nẵng.
Phạm Xuân Dũng (1994), “Một số thành tựu khoa học kỹ thuật của ngành ong Việt Nam”. Tuyển tập báo cáo hội nghị ngành ong toàn quốc lần thứ nhất, 10-1994, Hà Nội, trang 98-109.
Bùi thị Điểm (2006), Dâu tằm, ong mật, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
Đồng Minh Hải, Phùng Hữu Chính, Đinh Văn Chỉnh (2008), “Một số đặc điểm sinh học của các giống ong nhập nội”, Tạp chí khoa học và phát triển 2008: Tập VI, số 1:3-9, trang 4.
Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2000), Chăn nuôi ong, Nxb nông nghiệp, Hà Nội
Ngô Đắc Thắng (2007), Kỹ thuật nuôi ong nội, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
(2007), Đề án phát triển ngành ong mật 2007-2020, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trang 338-340.
(2009), Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành – Đồng Tháp.
Tiếng Anh
Dale Pollet (2005), Honey Bee, IPM plan Honey Bees, pp 6.
Charles H. Bronson (2009), Africanized Honey Bees, Oklahoma Department of Agriculture Food and Forestry, pp 2.
Crane E. (1990), Bees and Beekeeping: sciences, practice and world resources Heinemenn, Newness, Oxford, UK, Pp. 274.
European Crop Protection (2008), pesticides and Honey bees – both essential to Agriculture, pp1.
HoJeff Littlefield (2005),Honey BeeBiology Biology 101 101 Jeff Littlefield,Dept. LRES Dept. LRES Montana State U. - Bozeman Montana State U. - Bozeman Winstonafter Wilson Winstonafter Wilson. Pp 3.
Saha J. Ch. (2002), Beekeeping for Rural Development, Its potentality and beekeeping against poverty – Bangladesh perspective, Standing Commission of Beekeeping for Rural Development, pp 2.
Thapa R., Wongsiri S. and Manandhar D. N. (2000), Current status of predators and diseases of honeybees in Nepal. Proceeding 7th IBRA and 5th AAA conf. Chiang Mai, Thailand, pp 221-226.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_tot_nghiep_4198.doc