Tài liệu Đề tài Tìm một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010: Lời nói đầu
Trong những năm qua, Chính phủ Việt nam đã từng bước thực hiện chính sách cải cách và đổi mới toàn diện nèn kinh tế quốc dân. Theo nhận xét chung của các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam đã có bước phát triển khởi đầu tốt đẹp, thành công lớn nhất là chúng ta đã bảo đảm được an ninh lương thực, từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt được rất đáng kể trong kế hoạch năm năm 1991- 1995 là 8,2% một năm, năm 1996 là 9,3%, năm 1997 là 8.2%, tuy có sự giảm xuống 5,8% vào năm 1998 và 4,8% năm 1999, nhưng lại có xu tăng lên trong năm 2000 là 6,7%.
Mặc dù vậy, sư phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các klhu vực và các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là sự phát triển chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi. Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn, do đó sự tụt hậu của các tỉnh miền núi ngày lớn. Trong số các tỉnh miền núi thì Bắc Kạn là một tỉnh vừa được tách ra từ hai tỉnh Cao Bằng và Bắc ...
81 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong những năm qua, Chính phủ Việt nam đã từng bước thực hiện chính sách cải cách và đổi mới toàn diện nèn kinh tế quốc dân. Theo nhận xét chung của các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam đã có bước phát triển khởi đầu tốt đẹp, thành công lớn nhất là chúng ta đã bảo đảm được an ninh lương thực, từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt được rất đáng kể trong kế hoạch năm năm 1991- 1995 là 8,2% một năm, năm 1996 là 9,3%, năm 1997 là 8.2%, tuy có sự giảm xuống 5,8% vào năm 1998 và 4,8% năm 1999, nhưng lại có xu tăng lên trong năm 2000 là 6,7%.
Mặc dù vậy, sư phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các klhu vực và các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là sự phát triển chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi. Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn, do đó sự tụt hậu của các tỉnh miền núi ngày lớn. Trong số các tỉnh miền núi thì Bắc Kạn là một tỉnh vừa được tách ra từ hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Thái, cho nên để bắt nhịp với tốc độ tănh trưởng và phát triển của cả nước thì Bắc Kạn cần phải có sự lựa chọn đường lối phát triển kinh tế thích hợp.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010".
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đưa ra những phương hướng cụ thể phù hợp với điều kiện và hòan cảnh của một tỉnh miền núi, để từ đó có những giải pháp thiết thực góp phần thực hiện thành công mục tiêu mà Đại hội Đảng IX đề ra là tăng trưởng bình quân hàng năm 7,2%.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp như qui biện chứng, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp, lịch sử và lôgíc, tư duy cụ thể và trừu tượng, quan sát và thực nghiệm cùng với phương pháp đánh giá hoạt động kinh tế và phân tích thống kê.
Nội dung chủ yếu của đề tài bao gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Phần II: Phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến năm 2000.
Phần III: Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010.
Đề tài này đựơc hoàn thiện trong một thời gian ngắn, hơn nữa trình độ và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và bạn đọc.
Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo T.S Phan Kim Chiến và tập thể anh chị em cán bộ viên chức sở KH - ĐT tỉnh Bắc Kạn đã tận tuỵ quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.
phần i
Những vấn Đề cơ bản về tăng trưởng và phát triển Kinh tế - xã hội
I. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
1/ Khái niệm phát triển và tăng trưởng kinh tế:
a/ Tăng trưởng kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng qui mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng.
Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần về mặt số lượng; đây là sự biến đổi có ý nghĩa tích cực, mặc dù nó cũng giúp cho xã hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công dân, của xã hội.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế của thời kì sau so với thời kì trước:
Yo: Tổng sản lượng thời kì trước
Y1: Tổng sản lượng thời kì sau
Mức tăng trưởng tuyệt đổi : D = Y1 - Yo.
Mức Tăng trưởng tương đổi: = Y1/ Yo.
b/ Phát triển kinh tế (PTKT): Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế.
Như vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nó được tăng trưởng theo một cách vượt trội so sự đổi mới về khoa học công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả hơn hẳn.
Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm :
+ Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội.
+ Tăng thêm qui mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai mặt vừa phụ thuộc lại vừa độc lập tương đối của lượng và chất.
+ Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải là những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nước.
+ Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận động khách quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các kết quả đó.
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng.
c/ Phát triển kinh tế bền vững:
Đây là khái niệm đang còn tiếp tục tranh cãi, tuy nhiên theo Hội đồng thế giới về môi trờng và phát triển thì: Phát triển kinh tế bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Về mặt nội dung, phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển kinh tế phải đáp ứng yêu cầu sau:
+ Kinh tế phải phát triển liên tục
+ Kinh tế phải phát triển với tốc độ cao
+ Đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương đến các thế hệ tương lai.
2/ Những quan điểm cơ bản về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:
a/ Quan niệm nhấn mạnh vào tăng trưởng:
Quan điểm này cho rằng tăng thu nhập là quan trọng nhất, nó như đầu tàu, kéo theo việc giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế và xã hội. Thực tế cho thấy những nước theo quan điểm này đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, không ngừng tăng thu nhập. Song cũng cho thấy những hạn chế cơ bản sau:
+ Sự tăng trưởng kinh tế quá mức nhanh chóng vì những động cơ có lợi ích cục bộ trước mắt đã dẫn đến sự khai thác bừa bãi không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế, khiến cho nguồn tài nguyên bị kiệt quệ và môi trường sinh thái bị phá huỷ nặng nề.
+ Cùng với sự tăng trưởng là sự bất bình đẳng về kinh tế và chính trị xuất hiện, tạo ra những mâu thuẫn và xung đột găy gắt: Xung đột giữa khu vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; xung đột giữa giai cấp chủ và thợ; gắn với nạn thất nghiệp tràn lan; xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; xảy ra mâu thuẫn về lợi ích kinh tế - xã hội, do quá trình phát triển kinh tế không đều tạo nên.
+Tăng trưởng đưa lại những giá trị mới, song nó cũng phá huỷ và hạ thấp một số giá trị truyền thống tốt đẹp cần phải bảo tồn và phát huy như: nền giáo dục gia đình, các giá trị tinh thần, đạo đức, thuần phong mỹ tục, chuẩn mực của dân tộc. Đồng thời với việc làm giàu bằng bất cứ giá nào thì tội ác cũng phát triển; các băng đảng lũng đoạn, sản xuất hàng giả, buôn lậu chất ma tuý với qui mô quốc tế sẽ gia tăng.
+Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng còn đưa lại những diễn biến khó lường trước, cả mặt tốt và không tốt, nên đời sống kinh tế xã hội thường bị đảo lộn, mất ổn định, khó có thể lường trước được hậu quả.
b/ Quan điểm nhấn mạnh vào sự bình đẳng và bất bình đẳng trong xã hội:
Sự phát triển kinh tế đựợc đầu tư dàn đều cho các ngành, các vùng và sự phân phối được tiến hành theo nguyên tắc bình quân. Đại bộ phận dân cư đều được chăm sóc về văn hóa, giáo dục, y tế của Nhà nước, hạn chế tối đa sự bất bình đẳng trong xã hội.
Hạn chế của việc lựa chọn quan điểm này là nguồn lực hạn chế lại bị phân phối dàn trải nên không thể tạo ra được tốc độ tăng trưởng cao và việc phân phối đồng đều cũng không tạo ra được động lực thúc đẩy người lao động.
c/ Quan điểm phát triển toàn diện:
Đây là sự lựa chọn trung gian giữa hai quan điểm trên, vừa nhấn mạnh về số lượng vừa chú ý về chất lượng của sự phát triển. Theo quan điểm này tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế có hạn chế nhưng các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết.
II . Các đại lượng đo lường sự tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở sự tăng lên về sản lượng hằng năm do nền kinh tế tạo ra. Do vậy thước đo của sự tăng trưởng là các đại lượng sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP); tổng sản phẩm quốc dân (GNP); sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP); thu nhập quốc dân sản xuất (NI) và thu nhập quốc dân sử dụng (NDI).
1/ Tổng sản phẩm trong nước (Tổng sản phẩm quốc nội - GDP):
GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Đại lượng này thường được tiếp cận theo các cách khác nhau:
a/ Về phương diện sản xuất:
Tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước
GDP =
Giá trị tăng = Giá trị sản lượng - Chi phí các yếu tố trung gian
(Y) (GO) (IC)
b/ Về phương diện tiêu dùng :
GDP = C + I + G + (X - M)
Trong đó:
C: Tiêu dùng các hộ gia đình
G: Các khoản chi tiêu của chính phủ
I: Tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp
(X - M): Xuất khẩu ròng trong năm
c/ Về phương diện thu nhập:
GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước thu được từ giá trị gia tăng đem lại.
GDP = Cp + Ip + T
Trong đó:
Cp: các khoản chi tiêu mà các hộ gia đình được quyền tiêu dùng
Ip: Các khoản mà doanh nghiệp tiết kiệm được dùng để đầu tư
GDP theo cách xác định trên đã thể hiện một thước đo cho sự tăng trưởng kinh tế do các hoạt động kinh tế trong nước tạo ra, không phân biệt sở hữu trong hay ngoài nước với kết quả đó. Do vậy, GDP phản ánh chủ yếu khả năng sản xuất của nền kinh tế một nước.
2/ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP):
GNP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra và có thể thu nhập trong một năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện trong nước hay ngoài nước.
Như vậy GNP là thước đo sản lượng gia tăng mà nhân dân của một nước thực sự thu nhập được.
GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài
Với ý nghĩa là thước đo tổng thu nhập của nền kinh tế, sự gia tăng thêm GNP thực tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt động kinh tế đem lại.
GNP thực tế là GNP được tính theo giá trị cố định nhằm phản ảnh đúng sản lượng gia tăng hàng năm loại trừ những sai lệch do sự biến động giá cả (lạm phát) tạo ra, khi tính GNP theo giá thị trường thì đó là GNP danh nghĩa.
Hệ số giảm phát là tỷ lệ GNP danh nghĩa và GNP tực tế ở cùng một thời điểm. Dùng hệ số giảm phát để điều chỉnh GNP danh nghĩa ở thời điểm gốc, để xác định mức tăng trưởng thực tế và tốc độ tăng trưởng qua các thời điểm.
3/ Sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP):
NNP là giá trị còn lại của GNP, sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao tài sản cố định (Dp)
NNP = GNP - Dp
NNP phản ánh phần của cải thực sự mới được tạo ra hàng năm.
4/ Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI):
NDP là phần mà nhân dân nhận được và có thể tiêu dùng, là phần thu nhập ròng sau khi trừ đi thuế (trực thu và thuế gián thu) (Ti+Td) cộng với trợ cấp (Sd):
NDI = NNP - (Ti+Td) + Sd
Mục đích đưa ra các thước đo là để tiếp cận tới các trạng thái phát triển của nền kinh tế, mỗi thước đo đều có ý nghĩa nhất định và được sử dụng tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Mặc dù đó là các thước đo phổ biến nhất hiện nay, nhưng đó chỉ là những con số xấp xỉ về các trạng thái và tốc độ biến đối trong phát triển kinh tế, vì bản thân các thước đo đó chưa thể phản ánh hết được các sự kiện phát triển cả mặt tốt lẫn mặt chưa tốt. Chẳng hạn như các sản phẩm tự túc, công việc nội trợ gia đình, thời gian nghỉ ngơi, sự tự do, thoải mái trong đời sống sinh hoạt, sự tổn hại do bị ô nhiễm môi trường thì được tính bằng cách nào.
5/ Thu nhập bình quân đầu người :
Điều gì sẽ thể hiện khi so sánh GNP của các nước có dân số tương tự nhau như ở bảng 1.1:
Bảng 1.1: Thu nhập của một số nước năm 1997
STT
Tên nước
Dân số (tr.người)
GNP(Tỉ USD)
GNP/Người(USD)
1
2
3
4
5
6
Anh
Pháp
Thái Lan
Ai Cập
Êtiôpia
Việt Nam
59
59
61
60
60
77
1220,2
1526,0
169,6
71,2
6,5
24,5
20710
26050
2800
1180
110
320
Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới - 1998.
Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy những nước có dân số ngang nhau (trừ Việt Nam) nhưng những nước giàu như Anh, Pháp, thì có GNP và GNP/người lớn hơn rất nhiều so với các nước nghèo. Điều này nói lên rằng người dân Anh, Pháp có nhiều khả năng sống sung sướng hơn những người dân ở các nước có mức thu nhập thấp như Ai cập, Êtiopia và Việt Nam.
Mỗi liên hệ GNP và dân số nói lên rằng muốn nâng cao phúc lợi vật chất cho nhân dân của một số nước, không chỉ là tăng sản lượng của nền kinh tế mà còn phải kìm hãm tốc độ tăng dân số. Do vậy, thu nhập bình quân đầu người là một chỉ số thích hợp hơn để phản ánh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên nó vẫn chưa thể hiện mặt chất của sự tăng trưởng, như là sự tự do hạnh phúc của mọi người, sự văn minh của xã hội, tức là sự phát triển của xã hội. Cho nên để nói lên sự phát triển người ta dùng hệ thống các chỉ số.
III. Các chỉ số phản ánh sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội.
1/ Các chỉ số xã hội của sự phát triển:
Để nói lên sự tiến bộ của xã hội do tăng trưởng đưa lại, người ta thường dùng các chỉ số sau xoay quanh sự biến đổi của con người.
a/ Tuổi thọ bình quân trong dân số:
Sự tăng lên của tuổi thọ bình quân trong dân số ở một thời kỳ nhất định phản ánh một cách tổng hợp về tình hình sức khoẻ của dân cư trong một nước. Trong đó nó bao hàm sự văn minh trong đời sống của mức sinh hoạt vật chất và tinh thần được nâng cao. ở các nước kém phát triển đời sống thấp, thường có tuổi thọ bình quân dưới 50 tuổi, còn các nứơc phát triển chỉ số đó đều trên 70 tuổi.
b/ Mức tăng dân số hàng năm:
Đây là một chỉ số đi liền với chỉ số tăng thu nhập bình quân đầu người. Xã hội loài người phát triển đã minh chứng rằng mức tăng dân số cao luôn luôn đi với sự nghèo đói và lạc hậu. Các nước phát triển đều có mức tăng dân số tự nhiên đều dưới 2% một năm, còn các nước kém phát triển đều ở mức trên 2% một năm .
c/ Số calo/người/ngày:
Chỉ số này phản ánh các cung ứng các loại nhu cầu thiết yếu nhất đối với mọi người dân, về lương thực và thực phẩm hàng ngày được qui đổi thành calo. Nó cho thấy một nền kinh tế giải quyết được nhu cầu cơ bản như thế nào.
d/ Tỉ lệ người biết chữ trong dân số
Cùng với chỉ số này, còn dùng chỉ số tỉ lệ trẻ em đến trường trong độ tuổi đi học, hay trình độ phổ cập văn hoá của người lao động trong dân số. Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển và sự biến đổi về chất của xã hội. Xã hội hiện đại đã coi việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là lĩnh vực đầu tư hàng đầu cho phát triển kinh tế trong thời gian dài hạn. Tỉ lệ trẻ em đi học và người biết chữ cao, đồng nghĩa với sự văn minh xã hội, và nó thường đi đôi với nền kinh tế có mức tăng trưởng cao. Do vậy, nó là một chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia .
e/ Các chỉ số về phát triển kinh tế - xã hội:
- Ngoài các chỉ số nêu trên người ta còn dùng các chỉ số đánh giá sự phát triển xã hội ở mặt bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ như: Số giường bệnh, số bệnh viện, bệnh viện an dưỡng, số bác sĩ, y sĩ bình quân cho một vạn dân. Về giáo dục và văn hóa có tổng số các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, số lớp và số trường học, viện nghiên cứu, nhà văn hóa, nhà bảo tàng, thư viện tính bình quân cho ngàn hoặc triệu dân.
- Sự công bằng xã hội trong phân phối sản phẩm cũng là một tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ của xã hội hiện đại. Người ta dùng đồ thị Lorenz và hệ số Gini để biểu thị.
Đường bình đẳng tuyệt đối
Đường cong Lorenz
Đường cong của bất bình đẳng tuyệt đối
% của dân số cộng dồn
% của thu
nhập cộng dồn
Sơ đồ 1.1: Đường cong Lorenz
A
B
Để nghiên cứu mức chênh lệch trong phân phối thu nhập người ta thường chia dân số của một nước ra làm 10 nhóm người (gọi là 10 bậc), mỗi nhóm có 10% dân số; hoặc chia ra 5 nhóm (5 bậc ), mỗi nhóm 20% dân số từ thu nhập thấp nhất lên thu nhập cao nhất. Nếu như trong xã hội bình đẳng tuyệt đối thì cứ 20% dân số sẽ nhận được 20% thu nhập, có nghĩa là không có người giàu người nghèo. Còn trong xã hội bất bình, đường cong Lorent sẽ cho ta biết rằng 20% dân số có thu nhập thấp nhất và 20% dân số có thu nhập cao nhất sẽ nhận được bao nhiêu % tổng thu nhập. Khi thu nhập của nhóm người nghèo giảm đi và thu nhập của nhóm người giàu tăng lên thì đường cong Lorent càng cách xa đường 450 và ngược lại .
Nếu phần diện tích được giới hạn bởi đường 450 và đường cong Lorent được kí hiệu là A và phần còn lại của tam giác vuông được giới hạn bởi đường cong Lorent và 2 đường vuông góc kí hiệu là B thì hệ số Gini được tính:
Diện tích (A)
Diện tích (B)
Hệ số Gini =
Có thể thấy rằng :
Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 tới 1
Hệ số Gini = 0: Xã hội hoàn toàn bình đẳng
Hệ số Gini = 1: Xã hội hoàn toàn bất bình đẳng
Dựa vào những số liệu thu thập của Ngân hàng thế giới (WB) thì trong thực tế giá trị của hệ số Gini biến đối trong phạm vi hẹp hơn: Từ 0,2 đến 0,6. Theo nhận xét của WB thì những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến động từ 0,3 đến 0,5; đối với những nước có thu nhập trung bình từ 0,4 đến 0,6 và đối với nước có thu nhập cao từ 0,2 đến 0,4.
Tuy nhiên hệ số Gini mới chỉ lượng hoá được mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập, còn tiêu thức về sự độc lập hay phụ thuộc về kinh tế và chính trị của quốc gia, sự tự do dân chủ công dân, sự tiến bộ trong thể chế chính trị, xã hội... thì cũng chưa thể lượng hóa hết được .
2/ Các chỉ số về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của một nước, theo cách hiểu thông thường là tổng thể các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế và trong từng yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Với quan niệm này, phải hiểu cơ cấu không chỉ là qui định về số lượng, chất lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố tạo nên hệ thống, mà chính là quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống, còn các quan hệ về số lượng, tỷ lệ chỉ được xem như là các biểu hiện của các mối quan hệ mà thôi .
Sự phát triển kinh tế - xã hội còn biểu hiện trong biến đổi của các ngành, các lĩnh vực sản xuất và các khu vực xã hội theo các chỉ số sau:
a/ Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội:
Chỉ số này phản ánh tỉ lệ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong GDP. Nền kinh tế càng phát triển thì tỉ lệ công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao trong GDP, còn tỉ lệ nông nghiệp thì giảm tương đối .
b/ Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X - M)
Tỉ lệ của giá trị sản lượng xuất khẩu thể hiện sự mở cửa của nền kinh tế với thế giới. Một nền kinh tế phát triển thường có mức xuất khẩu ròng trong GDP tăng lên.
c/ Chỉ số về tiết kiệm - đầu tư (I)
Tỉ lệ tiết kiệm đầu tư trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thể hiện rõ hơn về khả năng tăng trưởng nền kinh tế trong tương lai. Đây là một nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng. Những nước có tỉ lệ đầu tư cao (từ 20%-30% GNP) thường là các nước có mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên tỉ lệ này còn phụ thuộc vào qui mô của GNP và tỉ lệ giành cho người tiêu dùng
I = GNP - C + X - M
d/ Chỉ số cơ cấu nông thôn và thành thị
Sự biến đổi rõ nét ở bộ mặt xã hội của quá trình phát triển là mức độ thành thị hóa các khu vực trong nước. Chỉ số này được biểu hiện ở tỉ lệ lao động và dân cư sống ở thành thị trong tổng số lao động và dân số. Sự tăng lên của dân cư hoặc lao động và làm việc ở thành thị là một tiến bộ do công nghiệp hóa đưa lại, nó nói lên sự văn minh trong đời sống của nhân dân trong nước .
e/ Chỉ số về liên kết kinh tế :
Chỉ số này biểi hiện ở mối quan hệ trong sản xuất và giao lưu kinh tế giữa các khu vực trong nước, sự chặt chẽ của mối liên hệ giữa các ngành và các khu vực trong nước. Sự chặt chẽ của mối liên kết được đánh giá thông qua trao đổi các yếu tố đầu vào - đầu ra trong các ma trận liên ngành, liên vùng. Điều đó thể hiện sự tiến bộ của nền kinh tế trong nước bằng việc đáp ứng ngày càng nhiều yếu tố sản xuất do trong nước khai thác.
Dựa trên các tiêu thức nêu trên mà liên hiệp quốc và Ngân hàng thế giới thường sắp xếp các nước có mức độ tiến bộ, phát triển khác nhau; trong đó quan trọng nhất vẫn là mức thu nhập tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người trong năm. Căn cứ vào đây người ta sắp xếp các nấc thang phát triển khác nhau giữa các nước.
IV. Các nhân tố của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
1/ Các nhân tố kinh tế :
Đây là lượng đầu vào mà sự biến đổi của nó trực tiếp làm thay đổi sản lượng đầu ra. Có thể biểu hiện mối quan hệ đó bằng hàm số:
Y = F(Xi)
Trong đó: Y là sản lượng, còn Xi (i = 1, 2,..., n) là các biến số đầu vào thể hiện các nhân tố đều chịu sự điều tiết của mối quan hệ cung - cầu. Một số nhân tố thì ảnh hưởng tới mức cung, một số nhân tố thì ảnh hưởng tới mức cầu. Sự cân bằng cung - cầu do giá cả thị trường điều tiết sẽ tác động trở lại các nhân tố trên và dẫn tới kết quả của sự sản xuất, đó là sản lượng của nền kinh tế.
- Mức thu nhập
- Giá tiêu dùng
- Các chính sách
kinh tế
- Vốn sản xuất
- Lao động
- Tài nguyên
- Khoa học - công nghệ
- Quản lý tổ chức
- Qui mô sản xuất...
- ...................
S
-Cung
-Cầu
D
Q QQ
P
S
D
Q0
Tổng sản phẩm quốc nội
P0
Biến số đầu vào
Sự cân bằng của thị trường
Biến số đầu ra
E
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mối quan hệ các nhân tố kinh tế của sự tăng trưởng
Trên sơ đồ 1.2, các biến số đóng vai trò của các nhân tố quyết định tổng mức cung (S), mà sự biến đổi vật chất và giá trị của nó tạo thành tổng sản lượng của nền kinh tế. Đó là các yếu tố sản xuất. Còn các yếu tố quyết định đến tổng mức cầu (D) thực chất đó là các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản lượng thông qua sự cân bằng về cung - cầu (E)
Thực chất của việc tiếp cận đến nguồn gốc của sự tăng trưởng là xác định nhân tố nào là giới hạn của sự tăng trưởng, giới hạn này do cung hay do cầu?
Các nhà kinh tế đặt nền móng cho các học thuyết kinh tế cổ điển nói riêng và kinh tế học nói chung như Adam Smith, Jean Baptiste Say, David Ricardo cho đến Alfred Marshall và ngay cả Karl Marx cũng đều xây dựng các lý thuyết dựa trên quan điểm nghiêng về cung chứ không phải là cầu. Trong một giai đoạn nhất định (ngắn hạn) sự khan hiếm của tài nguyên (nguồn đầu vào) hay sự thiếu cung, luôn luôn là giới hạn của sự tăng trưởng, nhất là khi sức sản xuất còn thấp.
Còn theo trường phái kinh tế học hiện đại, mà xuất phát là Keynes thì mức sản lượng và việc làm là do cầu quyết định. Điều này được lý giải sản lượng của nền kinh tế luôn ở dưới mức tiềm năng, tức là nền kinh tế còn các nguồn lực tiềm năng, công nhân thất nghiệp ở mức tự nhiên, vốn tích luỹ lớn, công suất máy móc chưa tận dụng hết... Đó là do khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, năng suất luôn được nâng cao. Do đó cung không phải là vấn đề giới hạn của sự gia tăng sản lượng, mà ở đây nó phụ thuộc vào cầu.
Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn còn những nước quá nghèo, chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân. Song lại có những nước quá giàu đã đáp ứng được nhu cầu của đất nước và đang mở rộng thị trường ra khỏi biên giới để nhằm đẩy mạnh tăng trưởng. Vì vậy mỗi quan điểm trên đều có giá trị trong mỗi hoàn cảnh và điều kiện riêng biệt của mỗi quốc gia .
Xuất phát từ thực tế ở các nước đang phát triển, cung vẫn chưa đáp ứng đựơc cầu, sự gia tăng sản lượng phải bao gồm sự gia tăng trong đầu vào của các yếu tố sản xuất theo quan hệ hàm số giữa sản lượng với vốn, lao động, đất đai và nguyên liệu, kĩ thuật và công nghệ ...
Y = F( K,L,R,T...)
Trong đó:
K: là vốn
L: là lao động
R: là đất đai và tài nguyên
T: là tiến bộ của kĩ thuật và công nghệ
Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ thuộc vào sản lượng các yếu tố đầu vào trong điều kiện trình độ kĩ thuật và công nghệ nhất định. Mỗi yếu tố có vai trò nhất định, do trình độ phát triển kinh tế ở mỗi nơi, mỗi lúc quyết định:
a/ Nguồn vốn:
a1/ Vốn sản xuất và vốn đầu tư
a1.1/ Vốn sản xuất: Là một bộ phận của tài sản quốc dân bao gồm :
- Tài nguyên thiên nhiên
- Tài sản được sản xuất ra
- Nguồn nhân lực
Tài sản được sản xuất ra bao gồm toàn bộ của cải vật chất được tích luỹ lại qua quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Những tài sản này được chia ra làm 9 loại:
1 Công xưởng nhà máy
2 Trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng
3 Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải
4 Cơ sở hạ tầng
5 Tồn kho của tất cả hàng hóa
6 Các công trình công cộng
7 Các công trình kiến trúc quốc gia
8 Nhà ở
9 Các cơ sở quân sự
Theo chức năng tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế thì 4 nhóm cuối là: các công trình công cộng, các công trình kiến trúc quốc gia, nhà ở, các cơ sở quân sự không tham gia trực tiếp vào các quá trình sản xuất. Nhóm thứ hai bao gồm những tài sản còn lại: công xưởng nhà máy; trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng; máy móc thiết bị - phương tiện vận tải; cơ sở hạ tầng; tồn kho của tất cả hàng hoá là những tài sản được sử dụng làm phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất được gọi là tài sản sản xuất. Trong đó 4 loại tái sản đầu được gọi là vốn cố định, loại thứ 5 là tài sản tồn kho
a1.2 / Vốn đầu tư và hình thức đầu tư
Do đặc điểm của việc sử dụng tài sản là hoạt động trong thời gian dài và bị hao mòn dần, đồng thời do nhu cầu về tài sản ngày càng tăng thêm về tài sản cho nên cần phải tiến hành thường xuyên việc bù đắp hao mòn tài sản và tăng thêm khối lượng tài sản mới. Quá trình này được tiến hành bằng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư.
Vốn đầu tư được chia làm 2 loại: đầu tư cho tái sản sản xuất và đầu tư cho tài sản phi sản xuất. Vốn đầu tư cho tài sản sản xuất gọi là vốn sản xuất, đó là chi phí để thay thế tài sản cố định bị thải loại để tăng tài sản cố định mới và để tăng tài sản tồn kho.
Như vậy hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất và tạo ra năng lực sản xuất mới, đó là quá trình chuyển hóa vốn thành các tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất. Hoạt động đầu tư thường được tiến hành dưới 2 hình thức:
- Đầu tư trực tiếp :là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lí đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này có thể dưới các hình thức hợp đồng: Hợp đồng, liên doanh công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Đầu tư gián tiếp: Là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như xã hội, nhưng ngời có vốn không tham gia trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư, dưới hình thức: cổ phiếu, tín phiếu ...
Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng có 3 phương thức đầu tư mới được áp dụng ở Việt Nam:
+ B - T - O: Phương thức Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
+ B - O - T: Phương thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
+ B - T: phương thức Xây dựng - Chuyển giao
(B - Build, T - Transfer, O - Operate)
Cả 3 phương thức đầu tư trên là những hợp đồng kí giữa Chính phủ với các nhà đầu tư nhằm áp dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng.
a2/ Các nguồn hình thành vốn đầu tư :
a2.1/ Tiết kiệm là nguồn cơ bản hình thành vốn đầu tư
Toàn bộ thu nhập của một nước (GNP) trong quá trình sử dụng được chia làm 3 quĩ lớn: quĩ bù đắp, quĩ tích luỹ vốn và quĩ tiêu dùng. Quĩ bù đắp và quĩ tích luỹ là nguồn để hình thành vốn đầu tư, trong đó quĩ đầu tư là bộ phận quan trọng nhất. Toàn bộ quĩ tích luỹ được hình thành từ các khoản tiết kiệm. Xu hướng chung là khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ tích luỹ càng tăng. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp thì qui mô và tỉ lệ tích luỹ đều thấp trong khi yêu cầu của sự phát triển kinh tế ngày càng đòi hỏi nguồn vốn lớn. Điều đó đặt ra cần thiết phải có nguồn hỗ trợ vốn từ nước ngoài :
a2.2/ Nguồn vốn đầu tư trong nước .
* Tiết kiệm của Chính phủ (Sg) : Là tiết kiệm của ngân sách nhà nước (Sgh) và tiết kiệm của các công ty Nhà nước (Sge) .
* Tiết kiệm của các công ty (Se): được xác định trên cơ sở doanh thu và các khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Tiết kiệm của dân cư (Sh): Phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu hộ gia đình .
a2.3/ Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
* Viện trợ phát triển kinh tế (ODA):
ODA được gọi là nguồn vốn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay địa phương ) của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ cho phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này.
Nội dung viện trợ ODA bao gồm
- Viện trợ không hoàn lại : Thường chiếm 25% tổng vốn ODA
- Hợp tác kĩ thuật
- Cho vay ưu đãi, bao gồm:
+ Cho vay không lãi
+ Cho vay với lãi suất ưu đãi từ : 0,5 - 5% /năm, trả vồn sau 3 - 10 năm, hoàn vốn trong thời gian 10 - 15 năm.
* Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO):
Viện trợ NGO là các viện trợ không hoàn lại, trước đây viện trợ này chủ yếu là vật chất, đáp ứng những nhu cầu nhân đạo :
Cung cấp thuốc men cho cá trung tâm y tế, chỗ ở và lương thực cho các nạn nhân thiên tai. Hiện nay, loại viện trợ này lại được thực hiện nhiều hơn bằng các chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên gia thường trú và tiền mặt .
* Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
Đây là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài đối với các nước đang phát triển, là nguồn vốn lớn có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế. FDI không chỉ cung cấp vốn, mà nó còn thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kĩ thuật và tìm thị trường tiêu thụ. Mặt khác FDI còn gắn với trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Do đó thu hút và khai thác tốt nguồn vốn này sẽ giảm nợ nước ngoài đối với các nước đang phát triển .
a3/ Tác động của vốn đến tăng trưởng kinh tế :
Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đối trong chi tiêu, do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và công ăn việc làm. Khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng tăng lên. Sự thay đổi này làm cho tổng cầu dịch chuyển: Trên sơ đồ 1.3 mô tả đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0 đến AD1. Do đó làm cho mức sản lượng cũng biến động từ P0 đến P1.
Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, có nghĩa là có thêm các nhà máy thiết bị, phương tiện vận tải... mới được đưa vào sản xuất làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Sự thay đối này tác động đến tổng mức cung. Trên sơ đồ 1.4 mô tả vốn sản xuất sẽ làm tăng tổng cung chuyển dịch từ AS0 đến AS1 làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức giá giảm từ P0 đến P1 .
GDP
AD0
AD1
AS
GDP
P
Y0 Y1
P1
P0
AD
AS0
AS1
Y0 Y1
P
P0
P1
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ 1.4
Tác động vốn đầu tư Tác động của vốn sản xuất
xuất đến tăng trưởng đến tăng trưởng
b/ Lao động với phát triển kinh tế :
b1/ Nguồn lao động và các nhân tố ảnh hưởng
b1.1/ Nguồn nhân lực và nguồn lao động
Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật có khả năng tham gia lao động.
Nguồn lao động là một bộ phận của dân số có khả năng lao động bao gồm dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và dân số ngoài độ tuổi lao động đang làm việc thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân .
DÂN Số
Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động
Không có khả năng Có khả năng Đang làm việc Không làm việc
lao động lao động thường xuyên thường xuyên
Nguồn lao động
b1.2/ Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động:
* Dân số: Được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: qui mô và cơ cấu của nguồn lao động.
* Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Đây là số % của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nói lên tình trạng số người trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang đi học, đang việc nội trợ hoặc đang trong tình trạng khác .
* Thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp:
Tổng số người thất nghiệp
100%
Nguồn lao động
Tỷ lệ thất nghiệp =
Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm, nó sẽ ảnh hưởng đến số người đang làm việc và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế .
ở các nước đang phát triển, số ngời làm việc trong khu vực nông thôn hoặc khu vực thành thị không chính thức tuy có việc làm nhưng với năng suất thấp, thời gian làm việc không đầy đủ mà phần lớn mà là chia việc để làm, do vậy để biểu thị loại thất nghiệp này người ta gọi là thất nghiệp trá hình .
* Thời gian lao động : thường được tính bằng số ngày làm việc trong một năm, số giờ làm việc trong tuần hoặc số giờ làm việc trong ngày... Xu hướng chung là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao.
b1.3/ Các yếu tố ảnh hởng đến chất lượng lao động :
Số lượng lao động mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế. Mặt khác cần được xem xét đến chất lượng lao động, đó là yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn. Chất lượng được nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo, nhờ sức khoẻ của người lao động, nhờ việc bố trí điều kiện lao động tốt hơn.
b2/ Vai trò của lao động với việc tăng trưởng và phát triển kinh tế.
b2.1/ Đặc điểm lao động ở các nước đang phát triển .
* Số lượng lao động tăng nhanh.
* Phần lớn lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp.
* Hầu hết người lao động chưa được sử dụng.
b2.2/ Vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
* Vai trò hai mặt của lao động trong quá trình phát triển kinh tế: Lao động, một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số những người được hưởng lợi ích của sự phát triển.
* Lao động với sự tăng trưởng kinh tế:
Một mặt, lao động tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ tiêu về số lượng lao động, trình độ chuyên môn, sức khoẻ. Người lao động và sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố đầu vào khác để làm tăng mức sản lượng đầu ra
Mặt khác, lao động lại thể hiện tập trung qua mức tiền lương của người lao động. Khi tiền lương của người lao động tăng có nghĩa là chi phí sản xuất tăng phản ánh khả năng sản xuất tăng lên. Đồng thời khi mức tiền tăng làm cho thu nhập có thể sử dụng của người lao động cũng tăng, do đó khả năng chi tiêu của người tiêu dùng cũng tăng lên.
c/ Tài nguyên và môi trường với sự tăng trưởng kinh tế
c1/ Phân loại tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố của tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng để tạo ra các sản phẩm vật chất .
* Theo công dụng bao gồm:
- Nguồn năng lượng
- Các loại khoáng sản
- Nguồn tài nguyên rừng
- Nguồn đất đai
- Nguồn nước
- Biển và thuỷ sản
- Khí hậu.
* Theo khả năng tái sinh, bao gồm:
- Tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua hoạt động của con người: Nguồn tài nguyên rừng và các loại động thực vật.
- Tài nguyên có khả năng tái sinh vô tận trong thiên nhiên: Nguồn năng lượng mặt trời, thuỷ triều, sức gió, thuỷ năng sông ngòi và các nguồn nước, không khí.
- Tài ngyuên không có khả năng tái sinh bao gồm những tài nguyên có qui mô không đổi như đất đai và những tài nguyên khi sử dụng hết dần như các loại khoáng sản, dầu khí.
c2/ Vai trò của nguồn tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế.
* Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong giai đoạn đầu của các nước đang phát triển thường quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm có được từ nguồn tài nguyên chưa qua sơ chế hoặc ở dạng sơ chế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến .
* Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích luỹ vốn và phát triển ổn định. Việc tích luỹ vốn đối với hầu hết các nước đòi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài, liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên với những nước đã được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên lớn, đa dạng có thể rút ngắn quá trình tích luỹ vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hoá nền kinh tế tạo nguồn vốn tích ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sự giàu có về tài nguyên, là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế, ít bị phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, vốn là một yếu tố không ổn định trên thị trường thế giới. Điều này cho phép những nước có nguồn tài nguyên phong phú có thể tăng trưởng trong những điều kiện ổn định.Trong khi những nước ít may mắn hơn về tài nguyên phải căng thẳng để điều chỉnh sự lên xuống về giá cả khi phải nhập khẩu các nguồn nguyên liệu.
d/ Khoa học công nghệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
* Cách mạng khoa học kĩ thuật làm thay đổi sâu sắc phương thức lao động của con người.
Loài người đã trải qua hàng nghìn năm trong giai đoạn thứ nhất của nền văn minh, giai đoạn của nền nông nghiệp thủ công với công cụ lao động chủ yếu công cụ thô sơ sử dụng nguồn năng lượng của cơ thể và xúc vật.
Giai đoạn thứ hai của nền văn minh nhân loại là giai đoạn của nền sản xuất cơ khí hoá. Sự phát triển của giai đoạn này gắn liền với những thành tựu khoa học kĩ thuật giúp cho con người khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng to lớn trong thiên nhiên vào các hoạt động sản xuất (tự động hoá các vận động cơ giới bằng các nguồn năng lượng). Đó là đặc trưng chủ yếu của công cụ lao động trong giai đoạn văn minh cơ khí hoá
Ngày nay với máy tính điện tử, với các thiết bị điều khiển tự động, với các rô bốt thông minh, loài người đang tiến tới giai đoạn thứ ba của nền văn minh nhân loại, đó là tự động hoá quá trình hoạt động kinh tế với sự giúp đỡ của tin học.
* Cách mạng khoa học kĩ thuật đưa văn minh đến cho cuộc sống con người:
Cách mạng công nghệ không ngừng cải thiện lao động của con người từ lao động chân tay với việc áp dụng ngày càng phổ cập kĩ thuật cơ giới hoá và tự động hoá, đến việc lao động trí óc với việc thâm nhập ngày càng rộng rãi các máy tính và các phương tiện thông tin viễn thông vào mọi lĩnh vực hoạt động xã hội .
Cách mạng công nghệ có ảnh hưởng to lớn đến lối sống con người. Các dụng cụ gia đình dần dần được tự động hoá và điện tử hoá, các dịch vụ gia đình được cung ứng tiện lợi, đã làm giảm nhẹ rất nhiều công việc nội trợ của phụ nữ, để họ giành nhiều thời gian cho công việc khác như giáo dục con cái, học tập, giải trí, sinh hoạt xã hội ...
Với các phương tiện nghe nhìn và thông tin hiện đại đang hình thành một kết cấu hạ tầng văn hoá mới, có thể giao tiếp truyền đạt đi khắp nơi trên thế giới .
* Cách mạng khoa học kĩ thuật tác động đến quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Những vấn đề như : Năng lượng, môi trường, nguyên liệu sản xuất, dân số lương thực thực phẩm, các căn bệnh dịch hiểm nghèo không còn là vấn đề của từng quốc gia mà ngày càng có tính toàn cầu. Để khai thác vũ trụ, nam cực, đại dượng, chế ngự bầu khí quyển... cần phải có sự nỗ lực chung của nhiều nước. Cách mạng khoa học kĩ thuật đã mở ra những khả năng to lớn, để khai thác những khả năng to lớn này các nước cần phải hợp tác với nhau, thể hiện sự gia tăng về phân công lao động, chuyển giao công nghệ quan hệ xuất - nhập khẩu nhằm phát huy thế mạnh của từng nước trên thị trường quốc tế.
* Cách mạng khoa học - kĩ thuật với sự phát triển kinh tế theo chiều sâu:
Trước đây tồn tại một thời gian quan điểm sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tài nguyên, vốn sản xuất và lao động, đó là quan điểm phát triển kinh tế theo chiều rộng .
Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX khi bước vào giai đoạn 2 của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 2, đứng trước vấn đề môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên thì những yếu tố khoa học công nghệ trở nên quan trọng. Đặc điểm của yếu tố này là khó xác định sự đóng góp trực tiếp, nhưng nó thể hiện qua việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố khai thác: tăng lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng suất máy móc, thiết bị . Đây là quan điểm phát triển kinh tế theo chiều sâu. Quan điểm này được thể hiện qua hàm sản xuất của Cobb - Douglas:
Y= T.La .Kb.Rg.
Trong đó:
Y: Kết quả đầu ra của hoạt động kinh tế (GDP)
a, b, g : Tỉ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào
T: Khoa học - công nghệ; L: Lao động; K : Vốn; R: Tài nguyên
Hàm sản xuất này phân biệt 2 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế: Thứ nhất là những yếu tố này tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm: K, L, R. Thứ hai là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của các yếu tố trên, đó là T.
Ngoài các yếu tố sản xuất, ngày nay người ta còn đưa ra một loạt các nhân tố kinh tế khác tác động tới tổng mức cung, như lợi thế do qui mô sản xuất, chất lượng lao động, khả năng tổ chức quản lý.
2/ Các nhân tố phi kinh tế :
Khi đề cập đến khái niệm phát triển kinh tế, ngoài những tiêu chuẩn thông thường để đánh giá sự tiến bộ xã hội, về địa vị của mỗi cá nhân, gia đình, tập thể trong cộng đồng xã hội. Điều đó đôi khi trở thành mục tiêu của các quốc gia dân tộc, tạo ra một động lực mạnh hơn cả những thế lực kinh tế thông thường, hoặc chi phối và làm biến dạng những qui luật của các mối quan hệ kinh tế vốn có. Đương nhiên các tác động đó cùng chiều thì tạo ra sự thúc đẩy ,ngược lại thì sẽ cản trở, xung đột.
Các nguồn lực không trực tiếp nhằm mục tiêu kinh tế nhưng gián tiếp có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gọi là các nhân tố phi kinh tế. Nó có đặc điểm :
- Không thể lượng hoá được các ảnh hưởng của nó.
- Phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã hội, không thể đánh giá một cách tách biệt rõ rệt được và không có ranh giới rõ ràng.
a/ Cơ cấu dân tộc.
Đề cập các tộc người khác nhau cùng sống tạo nên một cộng đồng quốc gia. Cơ cấu này có thể chia theo chủng tộc (sắc tộc , bộ tộc) theo khu vực sinh sống lâu đời tạo nên những khác biệt nhất định (miền núi, miền thảo nguyên, miền đồng bằng...) theo tỉ trọng số lượng trong tổng số dân số (thiểu số, đa số ...).
Do điều kiện sống khác nhau đã tạo nên sự khác biệt về trình độ tiến bộ văn minh, về mức sống vật chất và về địa lí, vị trí kinh tế - xã hội trong cộng đồng.
Sự phát triển tổng thể kinh tế có thể đem lại những biến đổi kinh tế có lợi cho dân tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc khác. Đó là những nguyên nhân nảy sinh ra xung đột giữa các dân tộc. Do vậy lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các dân tộc, nhưng nó đảm bảo được bản sắc, truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc phục sự xung đột và sự mất ổn định chung của cộng đồng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế
b/ Cơ cấu tôn giáo.
Vấn đề tôn giáo đi đôi với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người có thể theo một tôn giáo. Trong một quốc gia có thể có nhiều tôn giáo. Mỗi đạo giáo có những quan niệm, triết lí tư tưởng riêng, ăn sâu vào cuộc sống dân tộc từ lâu đời, tạo ra những ý thức tâm lí -xã hội riêng của dân tộc. Nhưng ý thức tôn giáo thường là cố hữu, ít thay đổi theo sự biến đổi của sự phát triển của xã hội. Những thiên kiến của tôn giáo nói chung thường có ảnh hưởng tới sự tiến bộ xã hội tuỳ theo mức độ, song có thể có sự hoà hợp, nên có chính sách đúng đắn của Chính phủ.
c/ Đặc điểm văn hoá - xã hội.
Đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến nhiều quá trình phát triển của đất nước. Nói đến văn hoá dân tộc là một khái niệm rất rộng, bao hàm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông, đến các tích luỹ tinh hoa của nhân loại về khoa học nghệ thuật văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những tập tục tốt đẹp... đã xây dựng được, mà mọi người thừa nhận từ lâu đời. Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia.
Nói chung trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng của lao động, của kĩ thuật và công nghệ, của trình độ quản lí kinh tế - xã hội. Vì thế trình độ văn hoá cao là mục tiêu của sự phát triển. Để phát triển lâu dài và ổn định, đầu tư cho phát triển văn hoá được coi là đầu tư cần thiết nhất và đi trước một bước so với đầu tư sản xuất .
d/ Các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội :
Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nó thể hiện như một lực lượng đại diện ý chí của một cộng đồng, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra. Thể chế được thông qua các mục tiêu phát triển dự kiến, các nguyên tắc quản lí kinh tế -xã hội, các luật pháp, các chế độ, chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện
Một thể chế chính trị xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngược lại một thể chế không phù hợp, sẽ gây ra những cản trở, mất ổn định thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những quan hệ kinh tế cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra xung đột chính trị, xã hội. Một thể chế phù hợp với phát triển hiện đại phải thể hiện ở các mặt:
+ Phải có tính năng động, linh hoạt, mềm dẻo luôn thích nghi được với những biến động phức tạp do tình hình thế giới và trong nước khó lường trước.
+ Phải đảm bảo sự ổn định của đất nước, khắc phục được những mâu thuẫn và xung đột có thể xảy ra trong quá trình phát triển .
+ Phải tạo cho nền kinh tế mở một sự hoạt động có hiệu quả, nhằm tranh thủ được vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của thế giới, là cơ sở của sự tăng tốc trong quá trình phát triển.
+ Tạo ra một sự kích thích mạnh mẽ mọi tiềm lực vật chất trong nước hướng vào đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu .
+ Tạo được đội ngũ đông đảo những người có năng lực quản lí , có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến đủ sức lựa chọn và áp dụng những thành công các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất trong nước, cũng như đổi mới cơ chế quản lí kinh tế.
Dù quan trọng đến đâu, thể chế cũng chỉ tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng, tức là tạo ra những điều kiện thuận lợi để hướng các hoạt động theo hướng có lợi và hạn chế các mặt bất lợi.
v. Các mô hình tăng trưởng kinh tế.
Các mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự phát triển kinh tế thông qua các biến số kinh tế và các mối liên hệ giữa chúng. Mục đích của các mô hình kinh tế này là mô tả phương thức vận động của nền kinh tế thông qua môi liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong quá trình phát triển sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp không cần thiết. Những diễn đạt này có thể dưới dạng lời văn, sơ đồ hoặc toán học:
1/ Mô hình kinh tế cổ điển về tăng trưởng kinh tế :
a/ Xuất phát điểm của mô hình :
Tác phẩm "Của cải của các nước" của Adam Smith (1723 - 1790) được coi điểm mốc đánh dấu sự ra đời của khoa học kinh tế và bản thân ông cũng được coi là người sáng lập ra kinh tế học .
Nội dung cơ bản của tác phẩm này là :
- Học thuyết về "Giá trị lao động", ông cho rằng lao động chứ không phải đất đai, tiên bạc là nguồn gốc cơ bản để tạo ra mọi của cải cho đất nước.
- Học thuyết "Bàn tay vô hình ", theo ông người lao động biết rõ nhất cái gì có lợi cho họ, do vậy nếu không bị Chính phủ kiểm soát thì người lao động sẽ được mọi lợi nhuận thúc đẩy sản xuất hàng hoá và dịch vụ cần thiết, thông qua thị trường tự do này lợi ích cá nhân sẽ gắn với lợi ích xã hội.
- Ông đưa ra lí thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc "Ai có gì được nấy", tư bản có vốn được lợi nhuận, địa chủ có đất đai thì được địa tô, công nhân có sức lao động thì sẽ được nhận tiền công. Ông cho rằng nguyên tắc này là phân phối công bằng hợp lí.
b/ Các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ giữa chúng:
Nếu Adam Smith được coi là người sáng lập ra kinh tế học thì David Ricardo (1772 - 1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất. Theo Ricardo thì nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất và các yếu tố cơ bản nhất là đất đai, lao động và vốn; trong từng ngành và phù hợp với một trình độ kĩ thuật nhất định, các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỉ lệ cố định, không thay đổi. Trong 3 yếu tố kể trên, đất đai là yếu tố quan trọng nhất. Đất đai chính là giới hạn của sự tăng trưởng. Vì khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai kém màu mỡ hơn thì giá lương thực thực phẩm sẽ tăng lên. Mà lương thực thực phẩm là bộ phận quan trọng nhất để đảm bảo đời sống của gia đình công nhân. Do đó tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng phải tăng theo tương ứng, lợi nhuận của các nhà tư bản có xu hướng giảm xuống. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì khi lợi nhuận hạ xuống quá thấp không thể bù đắp được mọi rủi ro trong kinh doanh sẽ làm nền kinh tế trở nên bế tắc. Điều này chỉ có thể giải quyết bằng cách xuất khẩu hàng hoá công nghiệp để mua lương thực, thực phẩm từ nước ngoài rẻ hơn, hoặc phát triển công nghiệp để tác động vào nông nghiệp .
Y
K, L
R
R0
Như vậy lập luận của Ricardo là: Tăng trưởng là kết quả của tích luỹ, tích luỹ là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ thuộc vào đất đai. Do đó đất đai là giới hạn của sự tăng trưởng.
Sơ đồ1.5: Đường tăng trưởng của Ricardo:
Đất đai là giới hạn của sự tăng trưởng
c/ Quan hệ cung cầu và vai trò của chính sách kinh tế với sự phát triển:
Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng thị trường tự do được một bàn tay vô hình dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của xã hội .Thị trường với với sự linh hoạt của giá cả và tiền công có khả năng tự điều tiết những mất cân đối của nền kinh tế để xác lập những cân đối mới, đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ. Đây là quan niệm "cung tạo nên cầu "
Còn các chính sách kinh tế không có tác động quan trọng đối với sự hoạt động của nền kinh tế, đôi khi còn hạn chế khả năng phát triển kinh tế. Đối với những khoản chi tiêu của chính là chi tiêu "không sinh lời ", còn các khoản thu đều làm giảm lợi nhuận, từ đó làm giảm tích luỹ.
2/ Mô hình của K.Marx về tăng trưởng kinh tế :
a/ Các yếu tố tăng trưởng kinh tế :
Theo K.Marx các yếu tố quá trình tái sản xuất là: đất đai, lao động và tiền vốn, tiến bộ kĩ thuật. Trong đó ông đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư . K.Marx cho rằng sức lao động đối với nhà tư bản là một hàng hoá đặc biệt và được các nhà tư bản mua bán trên thị trờng và được tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Mục đích của các nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư, cho nên họ tìm mọi cách tăng giờ làm của công nhân, giảm tiền công của công nhân, hoặc nâng cao năng suất lao động bằng cải tiến kĩ thuật. Hai phương pháp trên là giới hạn cho nên để tăng giá trị thặng dư nhà tư bản chủ yếu dựa vào cải tiến kĩ thuật. Vì vậy các nhà tư bản tiết kiệm phần lợi nhuận để tăng thên vốn đầu tư bằng cách chia lợi nhuận làm 2 phần: một phần giành cho tiêu dùng nhà tư bản, một phần để tích luỹ phát triển sản xuất .
b/ Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng.
K.Marx chia nền kinh tế ra làm 2 khu vực: khu vực sản xuất vật chất và khu vực sản xuất phi vật chất. Trong đó chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới sáng tạo ra sản phẩm xã hội, vì vậy tổng sản phẩm xã hội chỉ toàn bộ sản phẩm sản xuất trong một thời gian nhất định, về mặt hiện vật bao gồm: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, về giá trị bao gồm: tư bản bất biến, tư bản khả biến và tư bản thặng dư (C+V+m). Còn thu nhập quốc dân bao gồm tư bản khả biến và giá trị thặng dư (V+m).
c/ Chu kỳ sản xuất và vai trò của chính sách kinh tế với phát triển:
Marx bác bỏ lí thuyết cổ điển "cung tạo nên cầu" và dự đoán về tình trạng bế tắc của sự tăng trởng do sự hạn chế đất đai gây ra . Theo ông nguyên tắc cơ bản của sự vận động trên và hàng hoá trên thị trường là phải đảm bảo sự thống nhất giữa giá trị và hiện vật . Lưu thông hàng hoá phải đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng hàng hoá mua và bán. Nếu khối lượng cần bán và sức mua không phù hợp sẽ dẫn đến khoảng cách, nếu khoảng cách này lớn sẽ gây khủng hoảng, mà trong xã hội tư bản thường là xảy ra khủng hoảng thừa. Do vậy vai trò đặc biệt của chính sách phát triển kinh tế là nâng cao mức cầu hiện có.
3/ Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế :
a/ Nội dung cơ bản :
Cuối thế kỉ XIX là thời kì đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật, hàng loạt các phát minh và các nguồn tài nguyên được khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất. Điều này đã ảnh hưởng đến trào lưu phát triển kinh tế. Sự phát triển của trào lưu này hình thành một trường phái kinh tế mới, đứng đầu là Alpred Marshall (1842-1924) tác phẩm chính của ông là "Các nguyên lí của kinh tế học" xuất bản 1980.
* Những nội dung mới của mô hình tân cổ điển :
- Bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng, nhất định đòi hỏi những tỉ lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng vốn có thể thay thế được công nhân, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế .
* Những quan điểm giống cổ điển :
Nền kinh tế có 2 đường tổng cung : AS - LR phản ánh sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, còn AS - SR phản ánh khả năng thực tế. Mặc dù vậy, các nhà kinh tế tân cổ điển vẫn cho rằng nền kinh tế luôn đạt được sự cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng ( Xem sơ đồ 1.6)
Cũng giống như các nhà kinh tế cổ điển, các nhà tân kinh tế cho rằng trong điều kiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có sự biến động thì sự linh hoạt về giá cả và tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lượng tiềm năng với việc sử dụng hết nguồn lao động. Họ cho rằng chính sách kinh tế của Chính phủ không thể dựa vào sản lượng, nó chỉ có thể ảnh hưởng đến mức giá của nền kinh tế, do đó vai trò của Chính phủ là mờ nhạt trong phát triển kinh tế.
b/ Hàm sản xuất Cobb - Douglas:
Các nhà kinh tế tân cổ điển cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự gia tăng của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: Vốn, lao động, tài nguyên và khoa học - công nghệ.
Y = F(K, L, R, T)
Trong đó:
Y: Đầu ra (GDP)
K: Vốn sản xuất
L: Số lượng lao động
R: Nguồn tài nguyên
T: Khoa học công nghệ
Hàm Cobb - Douglas có dạng:
Y = T. Ka Lb Rg
ở đây a, b, g là các số luỹ thừa, phản ánh tỉ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào.
Sau khi biến đổi Cobb - Douglas thiết lập đợc mối quan hệ theo tốc độ tăng trởng của các biến số
g = t + ak + al + gr
Trong đó:
g: tốc độ tăng trưởng của GDP
k, l, r: Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào
t: Phần còn lại, phản ánh tác động của khoa học - công nghệ.
AS - SR
AS - LR
PL
PL0
Y0 GDP
AD
Sơ đồ 1.6 : Các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng nền kinh tế luôn đạt sản lượng tiềm năng (Y0 = Y*).
Như vậy hàm sản xuất của Cobb - Douglas cho biết 4 yếu tố cơ bản tác động đến tăng trưởng kinh tế và cách thức tác động của 4 yêú tố này là sự khác nhau giữa các yếu tố K, L, R với yếu tố T. Họ cho rằng khoa học công nghệ là quan trọng nhất với sự phát triển kinh tế .
4/ Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế :
a/ Nội dung cơ bản của mô hình
* Sự cân bằng của nền kinh tế :
AS - SR
PL
PL0
Y0 Y* GDP
AS - LR
* Keynes có thể đạt được và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người, tại nơi mà những khoản đầu tư mới cho chỉ tiêu cho đầu tư được hình thành từ các khoản tiết kiệm đang được đa vào hệ thống.
Sơ đồ 1.7: Keynes cho rằng nền kinh tế có thể đạt được mức cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng (Yo < Y*).
Keynes cũng cho rằng có hai con đường tổng cung: AS - LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng, mà thông thường sản lượng đạt được ở mức cân bằng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng (Y0 < Y*).
* Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng
Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng. Theo ông thu nhập của các cá nhân sử dụng để cho tiêu dùng và tích luỹ. Nhưng có xu hướng chung là khi mức thu nhập tăng thì xu hướng tiêu dùng giảm và xu hướng trung bình tăng . Việc xu hướng tiêu dùng giảm làm cho cầu giảm và đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế. Vì vậy ông khuyên nên phát triển nhiều hình thức hoạt động kinh tế để nâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội.
*Vai trò của chính sách kinh tế với phát triển
Ông cho rằng Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế để làm dịu khủng hoảng và thất nghiệp, đồng thời nâng cao khả năng tiêu dùng của xã hội . Trước hết ông đề nghị sử dụng ngân sách Nhà nớc để kích thích đầu tư thông qua đơn đặt hàng của Nhà nước và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp. Để kích thích đầu tư có hiệu quả phải giảm lãi suất và tăng lợi nhuận, đồng thời thực hiện lạm phát có mức độ. Ông đánh giá cao vai trò của hệ thống thuế khoá, công trái Nhà nước, qua đó để bổ xung cho ngân sách .Ông tán thành đầu tư cho Chính phủ vào công trình công cộng và các biện pháp khác như một loại bơm trợ lực khi đầu tư tư nhân giảm .
b. Mô hình Harrod - Dmar :
Nếu gọi đầu ra là Y, tỉ lệ tăng trưởng của đầu ra là g :
g = DY/Yt
Nếu gọi s là tỉ lệ tích luỹ trong GDP và mức tích luỹ là s:
s = St/ Yt
Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết, đầu tư luôn bằng tiết kiệm (St = It).
Đầu tư chính là cơ sở tạo ra vốn sản xuất, do đó It = Kt + n
Nếu gọi k là tỉ số gia tăng giữa vốn và đầu ra, ta sẽ có
DY It . DY It It
Yt It . Yt Yt DY
=
=
:
Vì
k = DKt + n / DY hay k = It/ DY
Do đó ta có: g = s/k
ở đây k = s/g được gọi là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra). Hệ số này nói lên rằng : Vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, tiết kiệm của nhân dân và của các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số này cũng phản ánh trình độ kĩ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư .
Mô hình Harrod - Domar sự tăng trưởng là do kết quả của sự tương tác giữa tiết kiệm với đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế .Theo Harrod -Domar chính đầu tư phát sinh ra lợi nhuận và gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế .
5/ Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại:
Dựa vào lí thuyết của Keynes, Chính phủ các nước đã sử dụng chính sách kinh tế của Nhà nước để hạn chế mức độ lạm phát và thất nghiệp, làm tăng mức sản lượng tiềm năng. Nhưng sau một thời gian áp dụng lí thuyết này các nước có xu hướng nhấn mạnh vai trò của chính sách kinh tế, do đó lại hạn chế mức độ tự điều chỉnh của thị trường và xuất hiện những trở ngại lớn cho quá trình tăng trưởng và phát triển. Trong bối cảnh đó một trờng phái kinh tế mới ra đời, các nhà kinh tế của trờng phái này ủng hộ xây dựng nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế và nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Thực chất nền kinh tế hỗn hợp chính là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết của Keynes, mà đại diện tiêu biểu là P.A Samuelson trong tác phẩm "Kinh tế học". Nội dung cơ bản của thuyết này là :
a/ Sự cân bằng của nền kinh tế :
Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế dựa theo mô hình của Keynes, nghĩa là sự cân bằng kinh tế không nhất thiết phải đạt tới sản lượng tiềm năng, mà thường dưới mức sản lượng tiềm năng, trong điều kiện hoạt động bình thường nền kinh tế vẫn còn thất nghiệp và lạm phát . Nhà nước cần xác định được tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức độ lạm phát có thể chấp nhận được để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, còn các tổ chức kinh doanh sẽ cố gắng sản xuất để đạt được mức sản lượng càng gần mức sản lượng tiềm năng càng tốt .
b/ Các yếu tố tác động đến cân bằng kinh tế
Lí thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với cách xác định của mô hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất. Họ cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi yếu tố đầu vào của sản xuất, đó là nguồn lao động (K), tài nguyên thiên nhiên (R), và khoa học công nghệ (T)
Y = F(L,K,R,T)
và thống nhất với việc phân tích của hàm sản xuất Cobb - Douglas về sự tác động của các yếu tố đến sự tăng trưởng :
Y = T. Ka.Lb.Rg.
g = t + a.k + b.l + g.r
Trong đó g: tốc độ tăng trưởng của yếu tố đầu vào
t : Phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ
k, l, r : Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào.
Lí thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cũng thống nhất với tân cổ điển về mối quan hệ giữa các yếu tố. Các nhà sản xuất, kinh doanh có thể lựa chọn kĩ thuật sử dụng nhiều vốn hoặc kĩ thuật hoặc sử dụng nhiều lao động và do đó lí thuyết này cũng thống nhất với mô hình kinh tế của Harrod - Domar về vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế. Samuelson coi những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại là " Kĩ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào sử dụng vốn lớn". Do đó cơ sở để phát huy tác dụng của các yếu tố khác là vốn, nó là cơ sở để tạo thêm việc làm, để có công nghệ tiên tiến. Vì vậy trong tính toán kinh tế ngày nay hệ số ICOR vẫn được coi là cơ sở để xác định tỉ lệ vốn đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
k = It/DY = DKt + n/DY và g = s/k
Trong đó:
k: Hệ số ICOR
s: Tỉ lệ tiết kiệm
g: Tốc độ tăng trưởng
Samuelson cũng đề cập đến các yếu tố tác động đến mức tổng cầu như cách đề cập của Keynes : Y = F(C,G, I, NX)
c/ Vai trò của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế.
Lí thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng mức cung và tổng mức cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm tỉ lệ thất nghiệp, mức giá tỉ lệ lạm phát, đó là cơ sở cơ bản để giải quyết ba vấn đề của nền kinh tế .
Mặt khác, vai trò ngày càng tăng lên của Chính phủ trong đời sống kinh tế không chỉ là sự đòi hỏi can thiệp vào những khuyết tật củ thị trường, mà còn vì các mục tiêu xã hội khác .
Theo Samuelson, trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, Chính phủ có 4 chức năng cơ bản :
- Thiết lập khuôn khổ luật pháp
- Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô
- Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế
- Thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập
Chính phủ cần tạo ra môi trường ổn định để các doanh nghiệp và các hộ gia đình có thể tiến hành sản xuất và trao đổi sản phẩm một cách thuận lợi.Chính phủ cũng cầm đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế cho từng thời kì và sử dụng các công cụ như thuế quan, tín dụng, giá để hướng các ngành, các tổ chức kinh doanh có hiệu quả . Chính phủ thường tìm cách duy trì công ăn,việc làm ở mức cao bằng cách đa ra các chính sách thuế, chi tiêu hợp lí . Đồng thời khuyến khích một tỉ lệ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống lạm phát và ô nhiễm môi trường, thực hiện phân phối thu nhập lại của cải giữa các doanh nghiệp và các hộ gia đình, qua thuế thu nhập, thuế tài sản; thực hiện các hoạt động phúc lợi công cộng ...
vI. Vai trò của nhà nước với phát triển kinh tế
1 Sự cần thiết cho lựa chọn con đường phát triển kinh tế .
a. Đặc trưng của các nước đang phát triển :
- Mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Các nhà kinh tế thế giới thường lấy mức thu nhập bình quân đầu ngời 2000USD làm mốc , đạt được mức này phản ánh sự biến đổi về chất trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, phản ánh khả năng giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người .
Hiện nay, hầu hết các nớc đang phát triển chưa đạt được mức thu nhập đến 2000USD, còn khoảng 50 nước thu nhập dưới 6000 USD /người. Điều này phản ánh khả năng hạn chế của các nước đang phát triển trong việc giải quyết các nhu cầu cơ bản về vật chất, văn hoá, giáo dục, y tế ...
- Tỉ lệ tích luỹ thấp để có nguồn vốn tích luỹ thì cần phải hy sinh tiêu dùng, nhưng khó khăn là ở chỗ các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp , hầu như chỉ đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản tối thiểu.Vì vậy việc giảm tiêu dùng để tích luỹ là rất khó khăn. ở các nước phát triển thường giành từ 20 - 30% thu nhập để tích luỹ, trong khi đó ở các nước nông nghiệp chỉ có khả năng tiết kiệm dới 10 % thu nhập. Nhưng phần lớn phần tiết kiệm này là dùng để trang trải nhà ở và trang thiết bị khác cho dân số tăng lên. Do vậy hạn chế qui mô cho tích luỹ phá ttriển kinh tế . Hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, kĩ thuật sản xuất thủ công, lạc hậu. Mà nền kinh tế muốn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều phải có sự đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp với trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại, trình độ quản lí thành thạo.
- áp lực về dân số và việc làm là rất lớn. Dân số đang phát triển vốn đã đông, sự bùng nổ về dân số ở các quốc gia này tạo ra một hạn chế lớn cho phát triển kinh tế. Tỉ lệ tăng dân số thường ở mức cao hơn tỉ lệ tăng trưởng kinh tế nên đã làm cho mức sống của nhân dân ngày càng giảm. Thu nhập giảm tất yếu dẫn đến sức mua giảm và tỉ lệ tích luỹ cũng giảm, sự mất cân đối giữa tích luỹ và đầu tư đã làm hạn chế sản xuất và dẫn đến thất nghiệp trầm trọng gây mất ổn định xã hội, nợ nước ngoài gia tăng
b/ Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế là rất cần thiết.
Thu nhập thấp
Trình độ kỹ thuật thấp
Tỷ lệ tích luỹ thấp
Năng suất thấp
Những đặc trưng trên đây đã vạch rõ ra những trở ngại rất lớn, đối với sự phát triển kinh tế của các nớc đang phát triển, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra "Vòng luẩn quẩn" của sự nghèo khổ làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng gia tăng:
Sơ đồ 1.8: Vòng luẩn quẩn cho sự nghèo khổ
Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ "vòng luẩn quẩn". Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn đến những xu hớng khác nhau .Có những nước vẫn tiếp tiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí phát triển tụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu phi cận Sahara, hay một số nước Nam á. Có những nước đạt tăng trưởng khá, đa số đất nước thoát khỏi "vòng luẩn quẩn", nhưng rồi lại rơi vào vòng luẩn quẩn mới như Philipin. Bên cạnh đó có những nước đã tạo tốc độ tăng trởng rất nhanh, rút ngắn khoảng cách thậm chí đuổi kịp các nước đang phát triển, như các nước NICs Châu á, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Gần đây, Thái Lan, Malaixia,Trung Quốc cũng đang vươn lên trong việc lựa chọn con đường phát triển đúng đắn .
ở Việt Nam trong quá trìng tìm kiếm con đường phát triển, Chính phủ đã tiến hàng chương trình cải cách toàn diện hệ thống kinh tế vào đầu năm 1986. Thành công bước đầu là đô giảm được tỷ lệ lạm phát từ 308 % xuống còn 35% trong năm 1989. Ngoài ra, sự tự tự do hoá thương mại và phá giá đồng tiền đã đem lại kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi. Tiếp đó kế hoặch 5 năm (1991-1995) đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao : 8,2% / năm.
Tuy vậy, đổi mới và đi lên là một quá trình gian khổ và khó khăn, đặc biệt là chúng ta còn bộc lộ nhiều yếu kém, thêm vào đó là những thách thức lớn đang chờ đợi, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực giữa năm 1997 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, làm cho tốc độ tăng trưỏng kinh tế giảm từ 9,3%(1996) xuống 8,2 %(1997), 5,8%(1998), 4,8%(1999), 6,7%(2000). Đây quả là một thách thức cho các nhà nghiên cứu và hoạch định kinh tế phải tìm ra một mô hình phù hợp cho quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
2. Những cơ sở của sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế phù hợp
Cơ sở khoa học của việc lựa chọn mô hình kinh tế là phải dựa trên những nguyên lí cơ bản của sự phát triển kinh tế, nghiên cứu kinh nghiệm lựa chọn mô hình phát triển của các nước và dựa vào bối cảnh thực tế đang đặt ra ở trong nước và ngoài nước .Trong quá trình phát triển của các nước trên thế giới cho đến nay đã tồn tại cơ chế hoạt động khác nhau, đó là : Cơ chế kế hoạch tập trung, cơ chế thị trường tự do. Tuy nhiên, hai cơ chế kinh tế trong quá trình hoạt động đều dẫn tới những cuộc khủng hoảng khó lường. Do đó đã xuất hiện cơ chế đứng giữa hai cơ chế đó : Nền kinh tế hỗn hợp hầu hết các nền kinh tế hiện nay phát triển dưới hai lực tác dụng là cơ chế thị trường và sự điều tiết của Nhà nước. Để tăng trưởng nhanh, cần mở rộng thị trường và phát huy sức mạnh do cơ chế thị trường điều tiết; đồng thời luôn luôn có ý thức đối mới và điều tiết từ phía Nhà nước bằng sự nhận thức khoa học nhằm cho sự phát triển đi đúng mục tiêu đã vạch ra.
Lí thuyết phát triển đã cung cấp nhiều mô hình tăng trưởng được rút ra từ thực tế trong 2 thế kỉ qua, các mô hình đều đưa ra nhiều giả định và những mô hình đều nhấn mạnh vào một yếu tố như là : lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cần phải biết phát huy lợi thế của từng nhân tố và tạo ra sức mạnh tổng hợp bằng cách kết hợp các yếu tố đó . Trong chiến lược phát triển có: Chiến lược phát triển khép kín và chiến lược kinh tế mở. Ngày nay các nước đang thực hiện phối hợp giữa chúng để chuyển tiếp và hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển .
3. Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế
Trong mô hình phát triển kinh tế, Chính phủ (G) cũng là một nhân tố như các tác nhân: Người tiêu dùng (C), người sản xuất (I) và người nước ngoài (X - M) trong việc tạo ra giá trị sản lượng.
Y = C + I + G + (X - M)
Tuy nhiên, trong nền kinh tế hỗn hợp, Chính phủ có vai trò quan trọng hơn. Về phương diện tác nhân kinh tế, Chính phủ vừa là người tiêu dùng vừa là người sản xuất và do đó cũng tham gia vào hành vi của xuất nhập khẩu. Do vậy, thực tế Chính phủ tham gia vào tổng cung (AS) và tổng cầu (AD) và điều hoà giá cả. Những mối quan hệ này cho thấy vai trò rất lớn của Chính phủ trong hoạt động của thị trường.
Về phương diện người quản lí vĩ mô, nhà nước thông qua thể chế, các chính sách và công cụ để tạo ra điều kiện cho sự ổn định và phát triển kinh tế .
Để thể hiện vai trò đó, Nhà nước thực hiện các chức năng sau:
- Đảm bảo các lợi ích công cộng của xã hội: Đó là đảm bảo trật tự an ninh, quốc phòng, bảo đảm phát triển sự nghiệp phúc lợi công cộng của xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, cấu trúc hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường .
- Thực hiện ngân sách quốc gia :
Nhà nước phải tạo ra các nguồn thu cho ngân sách (chủ yếu là thuế) đó là nguồn đầu vào để tạo ra các hàng hoá công cộng và chi tiêu thường xuyên của Chính phủ cho các hoạt động, đó cũng là nguồn dự trữ đảm bảo cho sự cân đối và ổn định trong quá trình phát triển.
- Tổ chức và phối hợp các hoạt động trên phạm vi quốc gia:
Căn cứ vào những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, Chính phủ đề ra các chế độ, tổ chức bộ máy làm việc ở các cấp, phối hợp với guồng máy kinh tế chung, tạo ra những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển đạt được lợi ích mong muốn của xã hội .
- Thực hiện sự phân bố, điều chỉnh quyền công dân và đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội:
Thông qua các chính sách về thu nhập, về bảo hiểm và giá cả nhằm điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Đồng thời qui định rõ các quyền của công dân, đảm bảo cho cá nhân, tổ chức một sự tự do trong hoạt động kinh tế, chống lại sự độc quyền, đảm bảo sự ổn định về sở hữu tài sản ... Để có thể phát huy mọi khả năng về nguồn vốn, công nghệ và nhân lực cho sự phát triển .
-Tăng cường và hoàn thiện các quan hệ thị trường tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng nhanh chóng:
Thị trường, nơi quan hệ cung - cầu được thực hiện thông qua giá cả, đã tạo ra một động lực thúc đẩy sản xuất, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Do vậy phải có chính sách và luật để mở rộng hơn nữa qui mô của thị trường, tạo ra sự giao lưu thương mại, nhằm kích thích sự đổi mới công nghệ và tăng thêm đầu tư, dẫn tới sự tăng trưởng nhanh.
Đồng thời phải bổ xung những mặt yếu mà cơ chế thị trường không thể tạo ra được như các ngành sản xuất có tính chất xương sống của nền kinh tế, phân bổ đúng đắn nguồn nhân lực giữa thành thị và nông thôn, phát triển các cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội.
Bên cạnh đó phải hạn chế những mặt bất lợi cho xã hội mà cơ chế thị trường đưa lại, như khai thác tài nguyên thái quá đi đến phá hoại môi sinh, ô nhiễm môi trường, sản xuất hàng giả, sản phẩm độc hại... Hạn chế xu thế độc quyền trong sản xuất và tiêu thụ, sự làm giàu phi pháp và sự phân phối không công bằng là nguyên nhân dẫn đến phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng tạo ra những xung đột cho xã hội.
- Lựa chọn qui mô, bước đi và vạch ra kế hoặch chương trình phát triển, thúc đẩy có hiệu quả sự phát triển kinh tế.
ở các nước đang phát triển, sự thiếu vốn, thiếu lao động có kĩ thuật, thiếu công nghệ tiên tiến, cấu trúc xã hội bất hợp lí, chủ nghĩa phân lập, sự độc quyền... đang là những trở ngại thực sự cho sự chuyển đổi. Do vậy Nhà nước phải có sự lựa chọn qui mô đầu tư hợp lí, bước đi thích hợp nhằm phát triển các yếu tố kinh tế vốn yếu kém, thể hiện trong các chương trình kế hoạch phát triển, có các biện pháp hiệu lực tác động vào các hoạt động kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu.
phần ii
phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh bắc kạn từ năm 1997 đến năm 2000
Ngày 06 - 11 - 1996 Quốc Hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 nước CHXHCN Việt Nam đã quyết định thành lập tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở tách ra từ hai tỉnh: Bắc Thái và Cao Bằng.
Bắc Kạn bao gồm 6 huyện và 1 thị xã, đó là các huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rỳ, Ngân Sơn và thị xã Bắc Kạn. Phía Bắc giáp với Cao Bằng, phía Nam giáp với Thái Nguyên, phía Tây giáp với Tuyên Quang và phía Đông giáp với Lạng Sơn. Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên là 479.554 Ha, tổng dân số năm 1996 là 259.612 người, mật độ dân số là 54,14 người/Km2. Là một tỉnh miền núi mới được tái lập, Bắc Kạn xuất phát từ một điểm rất thấp về kinh tế - xã hội: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 1996 mới chỉ đạt 309.286 triệu đồng (tính theo giá thực tế năm 1994), như vậy GDP bình quân đầu người còn rất thấp; năm 1996 đạt 1.191.000 đồng/người.
Mặc dù có sự thay đổi về địa giới hành chính nhưng từ khi tái lập đến nay tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kạn dần dần được ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực tạo đà cho những bước phát triển tiếp theo. Chúng ta hãy xem xét qua tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn sau đây:
I. Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến 2000.
1/ Tổng quan về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
a/ Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu.
Qua bảng số liệu 2.1, cho ta thấy mức độ phát triển chung của toàn tỉnh thông qua một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu. Dân số trung bình của tỉnh Bắc Kạn được xếp vào loại ít nhất trong các tỉnh thành của cả nước, dân số trung bình của tỉnh năm 1997 mới chỉ đạt 265.193 người. Tuy nhiên tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn ở mức độ cao so với cả nước, qua các năm 97 - 98, 98 - 99, 99 - 2000, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân là 2,15% một năm, trong khi đó cả nước đã giảm xuống 1,7% một năm và thế giới chỉ còn 1,4% một năm. Do đó, dân số Bắc Kạn bình quân năm 2000 là 282.667 người.
Xét về một số chỉ tiêu xã hội như tổng số y, bác sỹ; số giường bệnh... thì Bắc Kạn đã đạt trên mức trung bình của cả nước. Vào thời điểm 30/9/1999, tổng số y, bác sỹ là 546 người; tổng số giường bệnh là 879 giường. Chỉ số y, bác sỹ trên một vạn dân của tỉnh đạt 19,73 người, trong đó bình quân của nớc chỉ số này đạt 11,57 người; số giường bệnh trên một vạn dân đạt 31,80 giường, trong khi đó cả nước mới chỉ đạt 25,67 giường trên một vạn dân.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu.
STT
Các chỉ tiêu
Đvị tính
1997
1998
1999
1
Dân số trung bình
Người
265.193
270.894
276.7182
-
Mật độ dân số
Người/Km
255,29
56,49
57,703
2
Sản lượng qui thóc
Tấn
81.939
84.946
89.001
3
Lương thực qui thóc bình quân đầu người
Kg/người
308,9
313,6
321,65
4
Diện tích rừng trồng tập trung
Ha
2.754
4.806
4.8746
5
GDP tính giá thực tế
Triệu đồng
358.187
409.693
447.2257
6
GDP/người
Ngàn đồng
1.351
1.512
1.6168
7
Tổng thu NSNN
Triệu đồng
16.671
22.545
29.3529
8
Tỷ lệ huy động NS
%
4,71
5,54
6,6710
9
Tổng chi NSNN
Triệu đồng
183.294
211.201
306.322
10
Giá trị SX công nghiệp(giá 1994)
Triệu đồng
20.823
26.648
36.860
11
Số học sinh PT
Học sinh
69.462
71.686
73.683
12
Số học sinh/vạn dân
Học sinh
2.619
2.646
2.66214
13
Tổng số y, bác sỹ
Người
445
515
546
14
Số y, bác sỹ/vạn dân
Người
16,79
19,02
19,73
15
Tổng số giường bệnh
Giường
834
869
879
16
Số giường bệnh /vạn dân
Giường
31,45
32,08
31,80
Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 1999
Nếu như dân số của Bắc Kạn được xếp vào loại ít nhất của cả nước thì tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) cũng được liệt kê vào hàng ngũ cuối cùng của các tỉnh thành trong cả nước. Năm 1997, khi tỉnh mới được thành lập GDP theo giá hiện hành mới chỉ đạt 358.187 triệu đồng, qua các năm tiếp theo Bắc Kạn đã cố gắng vươn lên và đạt được tốc độ tăng trưởng GDP khá khả quan, trong khi đó tốc độ tăng GDP của cả nước chững lại ở mức thấp. Năm 1997 tốc độ tăng GDP của Bắc Kạn đạt 16,87%; năm 1998: 6,7%; năm 1999: 7,2%; năm 2000: 8,2%. Trong khi đó tốc tăng GDP của cả nước năm 1997 là 8,2%; năm 1998: 5,8%; 1999: 4,8%; năm 2000: 6,7%. Tuy nhiên, nếu xét theo chỉ số GDP bình quân đầu người là một chỉ số quan trọng đánh giá sự tăng trưởng và phát triển thì Bắc Kạn là một tỉnh còn quá nghèo so với cả nước. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 1997 là 1.351 ngàn đồng và năm 1999 mới chỉ tăng lên ở mức khiêm tốn là 1.616 ngàn đồng; trong khi GDP bình quân đầu người của cả nước theo giá hiện hành năm 1999 đã đạt tới 5.239.788 đồng.
Về thu chi ngân sách địa phương, hầu hết các năm qua thu ngân sách không đủ chi, một mặt là một tỉnh mới thành lập cần nhiều khoản chi, mặt khác các nguồn thu còn rất hạn chế do mức độ phát triển kinh tế còn yếu kém. Vì vậy hơn 90% chi ngân sách địa phương là do Trung ương hỗ trợ.
Như vậy, từ khi thành lập tình hình kinh tế tỉnh Bắc Kạn là rất khó khăn, đời sống nhân dân thông qua mức thu nhập ở mức thấp kém nhất trong cả nước.
b/ Tổng giá trị sản xuất.
Để xem xét tình hình phát triển ở những góc độ khác nhau, ta hãy xem xét tổng giá sản xuất của tỉnh thông qua các thành phần kinh tế và các ngành kinh tế.
Tổng giá trị sản xuất năm 1999 theo giá thực tế đạt 719.472 triệu đồng, theo giá cố định năm 1994 đạt 606.553 triệu đồng. Trong đó đóng góp chủ yếu là hai thành phần kinh tế: kinh tế cá thể và kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân đóng góp không đáng kể; còn hai thành phần kinh tế hỗn hợp và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa có sự đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của tỉnh. Điều này chứng tỏ các thành phần kinh tế của tỉnh phát triển chưa đồng bộ; nền kinh tế chưa phát huy được sức mạnh tổng thể của thành phần khác nhau. Cho nên qui xét về tổng giá trị sản xuất của tỉnh còn nhỏ bé mặc dù có sự tăng khá nhanh qua các năm, năm 1998 đạt là 558.368 triệu đồng thì năm 1999 mới tăng lên 606.553 triệu đồng.
Nếu xét theo ngành kinh tế thì ngành nông lâm nghiệp - thuỷ sản đóng góp vào tổng giá trị sản xuất là chủ yếu, năm 1999 là 356.296 triệu đồng, trong đó riêng nông nghiệp là 267.197 triệu đồng.
Bảng 2.2: Tổng giá trị sản xuất tỉnh Bắc Kạn.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Theo giá thực tế
Theo giá cố định 1994
1997
1998
1999
1997
1998
1999
Tổng
562.322
651.552
719.427
509.793
558.368
606.553
I. Phân thành pần kinh tế
562.322
651.552
719.427
509.793
558.368
606.553
1. Kinh tế Nhà nước
---
---
203.566
---
---
176.570
2. Kinh tế tập thể
---
---
1.738
---
---
1.432
3. Kinh tế tư nhân
---
---
14.615
---
---
11.690
4. Kinh tế cá thể
---
---
499.552
---
---
416.861
5.Kinh tế hỗn hợp
...
...
...
....
...
...
6.Kinh tế có VĐT nước ngoài
...
...
...
...
...
...
II. Phân theo ngành kinh tế
562.322
651.552
719.427
509.793
558.368
606.553
1. Nônglâm nghiệp-thuỷ sản
322.640
373.059
390.046
321.372
340.949
356.269
2. Công nghiệp-XDCB
79.259
94.237
119.665
62.770
74.383
91.382
3. Dịch vụ
160.423
184.256
209.764
125.651
143.036
158.902
Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 1999
c/ Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP).
Tổng sản phẩm trong trong (GDP của tỉnh) đạt được còn ở mức thấp, các ngành kinh tế đóng góp vào GDP của tỉnh với qui mô nhỏ. Năm 1999 GDP của tỉnh mới đạt 382. 092 triệu đồng, tăng 7,2% so với năm 1998, đóng góp vào GDP của cả nước là 0,15%. Cũng như tổng giá trị sản xuất, GDP của tỉnh chủ yếu dựa vào kinh tế cá thể (năm 1999 chiếm tới 73, 08% GDP của tỉnh) và kinh tế Nhà nước (năm 1999 chiếm 24,73% GDP của tỉnh), các thành phần kinh tế khác chưa phát triển nên đóng không đáng kể vào GDP của tỉnh (cả bốn thành phần kinh tế còn lại là kinh tế tập thể, tư nhân, hỗn hợp và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ đóng góp 1,21% vào GDP của tỉnh).
Đây là sự phát triển không đồng đều giữa các thành phần kinh tế, nếu so với cả nước thì các thành phần kinh tế đều có sự đóng góp đáng kể vào GDP, đặc biệt kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - năm 1999 đóng góp 11,75% vào GDP của nước.
Bảng 2.3: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP).
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Theo giá thực tế
Theo giá cố định 1994
1997
1998
1999
1997
1998
1999
Tổng
358.187
409.693
447.225
333.899
356.387
382.092
I. Phân thành phần kinh tế
358.187
409.693
447.225
333.899
356.387
382.092
1. Kinh tế NN
---
---
110.597
---
---
98.205
2. Kinh tế tập thể
---
---
915
---
754
3. Kinh tế tư nhân
---
---
4.928
---
3.928
4. Kinh tế cá thể
---
---
330.785
---
279.205
5.Kinh tế hỗn hợp
...
...
...
...
...
...
6.Kinh tế có VĐTNN
...
...
...
...
...
...
II. Phân theo ngành kinh tế
358.187
409.693
447.225
333.899
356.387
382.092
1. Nông lâm nghiệp-thuỷ sản
220.651
256.646
296.049
226.191
236.586
264.488
2. Công nghiệp - XDCB
34.386
36.019
44.299
26.994
29.138
33.602
3. Dịch vụ
103.150
117.028
133.877
80.714
90.663
102.002
Nguồn Niên giám thống kê Bắc Kạn 1999
d/ Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Bắc Kạn.
Cơ cấu GDP của Bắc Kạn trong những năm qua có xu hướng chuyển đổi theo hướng tích cực nhưng diễn ra chậm cho nên chưa phát huy được hiệu quả sản xuất của các ngành đóng góp vào GDP của tỉnh. Năm 1999, GDP ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao tới 60,16%, trong khi đó GDP của ngành công nghiệp mới chiếm tới 9,91% và GDP ngành dịch vụ là 29,93%. Đây là một cơ cấu kinh tế còn rất bất hợp lý, phản ánh mức độ phát triển đang còn ở mức rất thấp và chủ yếu là dựa vào ngành nông nghiệp lạc hậu.
Điều này càng thể hiện rõ khi so sánh với cơ cấu GDP của cả nước cũng vào thời kỳ năm 1999 là: Nông nghiệp chiếm 25,34%, công nghiệp chiếm 34,49%, dịch vụ chiếm 40,08%.
Bảng 2.4: So sánh cơ cấu GDP của tỉnh BK với cả nước (theo giá hiện hành).
Đơn vị tính: %
Năm
Cơ cấu GDP tỉnh Bắc Kạn
Cơ cấu GDP của cả nước
1997
1998
1999
1997
1998
1999
I. Phân thành phần kinh tế
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1. Kinh tế NN
---
--
24,73
40,48
40,00
39,48
2. Kinh tế tập thể
---
---
0,21
8,91
8,90
8,60
3. Kinh tế tư nhân
---
---
1,10
3,38
3,41
3,39
4. Kinh tế cá thể
---
---
73,08
34,32
33,83
33,14
5.Kinh tế hỗn hợp
...
...
...
3,84
3,83
3,64
6.Kinh tế có VĐTNN
...
...
...
9,07
10,03
11,75
II. Phân theo ngành kinh tế
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1. Nông lâm nghiệp-thuỷ sản
61,60
62,64
60,16
25,77
25,78
25,43
2. Công nghiệp-XDCB
9,60
8,79
9,91
32,07
32,49
34,49
3. Dịch vụ
28,80
28,57
29,93
42,16
41,73
40,08
Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam
e/ Tốc độ tăng trưởng GDP.
Bảng 2.5: So sánh tốc độ tăng trưởng của tỉnh Bắc Kạn với cả nước.
Đơn vị tính: %
Năm
1997
1998
1999
2000
I. Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh BK
16,67
6,7
7,2
8,12
+ Nông lâm nghiệp - thuỷ sản
7,01
4,59
4,19
+ Công nghiệp - XDVB
57,44
7,94
15,32
+ Dịch vụ
39,91
12,33
12,51
II. Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước
8,15
5,76
4,77
6,7
+ Nông lâm nghiệp - thuỷ sản
4,33
3,53
5,23
+ Công nghiệp - XDVB
16,62
8,33
7,68
+ Dịch vụ
7,14
5,08
2,25
Trong những năm qua, cả nước do ảnh hưởng chung của khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á, nên tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm từ 8,15% năm 1997 xuống còn 5,76% năm 1998; 4,77% năm 1999 và năm 2000 là6,7%. Trong tình hình đó, tốc độ tăng trưởng của Bắc Kạn cũng đã giảm xuống từ 16,67% năm 1997 còn 6,7% năm 1998; 7,2% năm 1999 và năm 2000 là 8,12%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GDP Bắc Kạn vẫn đạt trên mức trung bình của cả nước và có xu hướng tăng lên, trong đó hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều tăng trên mức trung bình của cả nước, đặc biệt công nghiệp và dịch vụ đều tăng trên 10% qua hầu hết các năm. Điều này có thể lý giải rằng do qui mô GDP của tỉnh còn nhỏ, sự nỗ lực để tăng thêm giá trị gia tăng một mức đáng kể sẽ làm cho tốc độ tăng GDP lớn lên.
f/ Thu - chi ngân sách địa phương.
* Thu ngân sách Nhà nước: Do qui mô tổng giá trị sản xuất và tổng sản phẩm trong tỉnh còn nhỏ bé, hơn nữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế phất triển chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế, cho nên qui mô thu ngân sách vẫn ở mức rất thấp. Nếu xét đây là chỉ tiêu quan trọng để tích luỹ cho đầu tư phát triển thì Bắc Kạn sẽ có mức tích luỹ rất thấp. Tổng thu ngân sách có tăng qua các năm nhưng ổ mức thấp: Năm 1997 mới thu được 16.671 triệu đồng, năm 1998: 22.545 triệu đồng, năm 1999: 29.352 triệu đồng và năm 2000 thu được trên 30.000 triệu đồng. Trong đó các nguồn thu từ: Xí nghiệp quốc doanh (Trung ương và địa phương), phí trước bạ, phí sử dụng đất nông nghiệp thuế nhà đất, chuển quyền sử dụng đất... là các thu không tăng hoặc tăng không đáng kể; có những khoản còn giảm đi như thu lệ phí giao thông, sổ số kiến thiết.
* Chi ngân sách: Do mới thành lập tỉnh, nhiều đơn vị hành chính được hình thành và nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng nên chi ngân sách địa phương tăng khá nhanh qua năm: Tổng chi năm 1997 là 183.294 triệu đồng, năm 1998 là 211.201 triệu đồng, năm 1999 là 306.322 triệu đồng. Trong đó chi cho xây dựng cơ bản tập trung là nhiều nhất, tiếp đó là chi sự nghiệp kinh tế, sự giáo dục và đào tạo, chi quản lý hành chính. Năm 1999 chi cho xây dựng cơ bản tập trung là 119.839 triệu đồng tăng gấp 2,3 lần so với năm 1998 là 51.811 triệu đồng.
Như vậy qua các năm, Bắc Kạn đều bội chi ngân sách rất lớn, tỷ lệ huy động ngân sách lại thấp: Năm 1997 đạt 4,71%, năm 1998 đạt 5,54%, năm 1999 đạt 6,67%.
2/ Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp - thuỷ sản
Bắc Kạn là một tỉnh thuần nông, vì vậy nông lâm nghiệp chiếm vị trí rất quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế.
Vào thời điểm 1-7-1999, tổng số hộ tham gia nông lâm nghiệp - thuỷ sản là 47.660 hộ, với tổng số nhân khẩu là 238.262 người chiếm 86,1% tổng số nhân khẩu toàn tỉnh, số lao động trong ngành nay lên tới 121.990 người.
a/ Giá trị sản xuất nông nghiệp
Bảng 2.6a: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế.
Đơn vị tính: Giá trị (triệu đồng), cơ cấu (%).
Năm
1997
1998
1999
Giá trị
Cơ cấu
Giá trị
Cơ cấu
Giá trị
Cơ cấu
Tổng
258.222
100,00
259.342
100,00
305.367
100,00
I. Trồng trọt
167.225
64,76
199.039
67,39
208.789
68,37
II. Chăn nuôi
89.077
34,50
94.287
31,92
95.648
31,32
III. Dịch vụ nông nghiêp.
1.920
0,74
2.016
0,69
930
0,31
Bảng 2.6b: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994.
Đơn vị tính: Giá trị (triệu đồng), tốc độ tăng (%).
Năm
1997
1998
1999
Giá trị
Tốc độư
Giá trị
Tốc độư
Giá trị
Tốc độư
Tổng
245.036
4,28
256.585
4,71
267.179
4,13
I. Trồng trọt
170.997
8,06
180.867
5,77
190.739
5,46
II Chăn nuôi
72.158
- 4,30
73.759
2,22
75.252
2,02
III. Dịch vụ nông nghiêp.
1.881
42,5
1.959
4,15
1.188
- 39,36
Qua bảng số liệu 2.6a ta thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt chiếm hơn 60% tỷ trọng tổng giá trị, còn chăn nuôi chiếm trên 30% và giá trị dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm dưới 1% trong tổng giá trị. Giá trị nông nghiệp tăng tuy không cao nhưng tăng đều qua các năm, tốc đọ tăng trên 4% một năm; trong đó chủ yếu là do giá trị trồng trọt tăng hơn 5% một năm, còn giá trị sản xuất chăn nuôi và dịch vụ tăng không không đáng kể.
* Trong ngành trồng trọt tập trung chủ yếu là cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm:
- Cây trồng hàng năm bao gồm:
+ Cây lương thực như là cây lúa cây màu lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn...), ở Bắc Kạn có thể sản xuất cây lương theo mùa vụ: vụ đông xuân và vụ hè thu.
Tổng diện tích gieo trồng có tăng lên trong những năm qua, mỗi năm tăng trên 2.000 ha, trong đó tập trung vào gieo trồng cây có giá trị cao để đảm bảo lương thực chủ yếu cho nhân dân. Trong những năm tới, tổng diện tích gieo trồng của tỉnh có tăng lên thông qua tăng diện tích vụ lúa đông xuân và khai thác thêm quĩ đất chưa được sử dụng.
Diện tích gieo trồng cây lương thực như sau:
Bảng 2.7a: Diện tích gieo trồng chia theo cây lương thực.
Đơn vị tính: Ha
Năm
1997
1998
1999
Tổng diện tích
24.670
26.846
28.087
1. Cây lúa
16.092
16.648
17.388
- Lúa đông xuân
3.815
4.332
4.831
- Lúa mùa
12.277
12.316
12.557
2. Màu lương thực
8.578
10.198
10.699
- Ngô
6.440
7.152
7431
- Khoai lang
262
511
459
- Sắn
1.876
2.535
2.809
Với diện tích gieo trồng trên đây, sản lượng lương thực của tỉnh thu được là:
Bảng 2.7b: Sản lượng lương thực.
Đơn vị tính: Tấn
Năm
1997
1998
1999
Tổng sản lượng lương thực
81.939
84.964
89.001
1. Cây lúa
60.111
59.506
64.110
- Lúa đông xuân
12.843
15.472
18.308
- Lúa mùa
47.268
44.034
45.810
2. Màu lương thực
21.828
25.440
24.891
- Ngô
14.947
16.178
15.412
- Khoai lang
922
2.190
1.746
- Sắn
18.715
24.895
26.695
Nhìn chung tổng sản lượng lương thực và lương thực qui thóc của tỉnh có xu hướng tăng trên 3.000 tấn một năm, trong đó sản lượng lúa chiếm trên 70%. Cụ thể là năm 1999 cây lúa chiếm 72,03%, cây màu lương thực chỉ chiếm 27,97 %. Tính theo đơn vị hành chính thì Ba Bể là huyện có diện tích gieo trồng cây lương lớn nhất (7.651 ha) và cũng là huyện có tổng sản lương thực qui thóc lớn nhất (22.892 tấn), tiếp đó là các huyện Chợ Đồn, Na Rỳ, Bạch Thông, Chợ Mới, Ngân Sơn.
Năng suất cả năm: Tạ/ha.
Năm 1997 1998 1999
Toàn tỉnh 35,77 34,61 36,05
Cả nước 38,80 39,06 41,00
Năng suất lúa cả năm đạt trên 34 tạ/ha, nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn mức năng suất trung bình của cả nước, năm 1999 cả nước đạt 41 tạ/ha thì Bắc Kạn mới chỉ đạt 36,05 tạ/ha.
+ Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là đỗ tương, lạc, vừng, thuốc lá, bông. Diện tích gieo trồng toàn tỉnh năm 1999 là 2.549 ha, trong đỗ tương chiếm 1.236 (48,48%), đạt sản lượng 1.039 tấn. Tổng sản lượng cây công nghiệp hàng năm có triển vọng gia tăng, năm 1998 đạt 16.669 tấn, năm 1999 tăng lên 21.720 tấn.
- Còn cây trồng lâu năm và các loại sản phẩm phụ trồng trọt khác đóng góp vào tổng giá trị trồng trọt không lớn, năm 1999 toàn tỉnh mới chỉ đạt 30.233 triệu đồng (chiếm 15,85% ).
* Ngành chăn nuôi:
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng không đáng kể, tổnggiá trị sản xuất chăn nuôi năm 1997 là 72.158 triệu đồng thì năm 1998 mới chỉ tăng lên: 73.759 triệu đồng và năm1999 là 75.252 triệu đồng. Trong đó giá trị sản xuất gia súc còn có xu hướng giảm, năm 1997 là 44.787 triệu đồng, năm 1998 giảm xuống còn 43.586 triệu đồng và năm 1999 là 43.095 triệu đồng.
b/ Sản xuất lâm nghiệp.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao, cho nên lâm nghiệp là một ngành chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên hiện nay ngành lâm nghiệp của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm, nhưng với qui mô còn nhỏ, năm 1997 đạt 74.258 triệu đồng, năm 1998 đạt 82.148 triệu đồng và năm 1999 đạt 86.776 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là khai thác lâm sản như gỗ, củi và tre, nứa, luồng làm nguyên đan lát và làm giấy.
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất lâm nghiệp
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
1997
1998
1999
Tổng
74.258
82.148
86.776
1. Trồng và nuôi rừng
15.008
21.242
27.643
2. Khai thác lâm sản
54.659
56.276
52.363
3. Thu nhặt lâm sản từ rừng
3.435
3.510
4.356
4. Dịch vụ lâm nghiệp
1.076
1.120
2.414
c/ Sản xuất thuỷ sản.
Giá trị sản xuất thuỷ sản còn rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiêm năng của một vùng hồ Ba Bể rộng lớn, năm 1997 mới chỉ đạt 2.079 triệu đồng, năm 1998: 2.215 triệu đồng, năm 1999: 2.314 triệu đồng.
3/ Tình hình sản xuất công nghiệp - XDCB.
* Sản xuất công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Bắc Kạn với thế mạnh về rừng và tài nguyên khoáng sản. Mặc dù vậy công nghiệp của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xướng, giá trị tổng sản phẩm ngành công nghiệp đóng góp vào GDP của tỉnh mới chỉ chiếm dưới 10% một năm (năm 1997 chiếm 9,60 %, năm 1998 chiếm 8,79 %, năm 1999 chiếm 9,91 %); tốc độ tăng trưởng công nghiệp - XDCB đạt được qua các năm khá khả quan. Vào năm 1997 tăng 57,44%, năm 1998 tăng 7,94%, năm 1999 tăng 15,32%. Đây là thời kỳ đầu cho phát triển công nghiệp , đặc biệt là sự tăng lên trong xây dựng cơ bản.
Về phương thức sản xuấtchủ yếu vẫn dựa vào phương thức thủ công, đặc biệt là trong các ngành khai thác, chế biến, dệt... Trình độcông nghệ vẫn còn hạn chế, qui mô sản xuất theo các cơ sở nhỏ, vốn đầu tư ít; cho nên các sản sản xuất ra chủ yếu là ở dạng sơ chế và chất lượng không cao. Vì vậy Bắc Kạn hầu như chưa có sản phẩm chính nào chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
- Số cơ sở sản xuất công nghiệp do địa phương quản lý năm 1999 là 860 cơ sở, thu hút đến 2.879 lao động. Trong đó số cơ sở công nghiệp quốc doanh là 6, thu hút 657 lao động, số cơ sở ngoài quốc doanh là 854 cơ sở thu hút 2.222 lao động.
- Các ngành công nghiệp chủ của tỉnh chủ yếu là:
+ công nghiệp khai thác: Năm 1999 có 56 cơ sở hkai thac với tổng giá trị sản xuất là 4.058 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là khai thác kim loại màu và khai thác đá, cát, sỏi...
+ Công nghiệp chế biến: Năm 1999 có 804 cơ sở, thu hút 2.463 lao động, đạt 30.834 triệu đồng. Trong đó chủ yếu lảan xuất thực phẩm đồ uống, công nghệ dệt, sản xuất trang phục, thuộc da, giả da, chế biến gỗ, sản xuất giấy, sản xuất bản in, sản xuất sản phẩm từ kim loại,sản xuất phương tiện vận tải, giường tủ bàn ghế...
+ Công nghiệp phân phối điện: Đây là ngành công nghiệp quốc doanh do Tổng Công ty Điện lực I quản lý. Tổng giá trị sản xuất phân phối điện có tăng lên qua các năm: năm 1998 đạt 1.019 triệu đồng, năm 1999 đạt 1.968 triệu đồng.
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh BK (Theo giá cố định 1994)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
1997
1998
1999
Ghi chú
Tổng
20.823
26.648
36.860
I. Công nghiệp khai thác
5.357
3.915
4.057,19
1. Khai thác quặng kim loại màu
4.119
2.432
1.870
2. Khai thác đá cát sỏi
1.238
1.519
2.187,19
II. Công nghiệp chế biến
15.466
21.678
30.834,81
1. Sản xuất thực phẩm đồ uống
1.989
2.061
2.161,93
2. Công nghiệp dệt
48
32,67
39,52
3. Sản xuất trang phục
806
1.498
1.510,3
4.Thuộc da - giả da
-
50
45,19
5. Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa
214
5.201,45
11.365,14
6. Sản xuất giấy
4.781
4.169
4.814
7. Xuất bản in
39
193,84
1.384,5
8. Sản xuất sản phẩm từ phi kim loại
3.178
4.130
4.795
9. Sản xuất sản phẩm từ kim loại
110
312,2
414,39
10. Sản xuất phương tiện vận tải
166
120
40,84
11. Sản xuất giường, tủ, bàn ghế
4.135
3.991
4.264
III. Sản xuất phân phối điện, nước.
-
1.019
1.968
Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 1999
Qua bảng số liệu trên đây ta thấy giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến có tốc độ tăng khá nhanh, năm 1997 mới chỉ đạt 15.466 triệu đồng, đến năm 1999 đã tăng gấp đôi: 30.834 triệu đồng. Trong đó sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng nhanh, năm 1999đạt 11.365 triệu đồng tăng gấp hơn hai lần so với năm 1998
* Xây dựng cơ bản (XDCB)
Trong những năm qua Bắc Kạn tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó nguồn vốn giành cho XDCB liên tục tăng qua các năm, năm 1997 là 122.217 triệu đồng, năm 1998 tăng lên 167.322 triệu đồng, năm 1999 là 223.960 triệu đồng. Trong đó được phân theo: vốn của Trung ương và vốn của địa phương như sau: (Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 1997 1998 1999
Tổng 122.217 167.322 223.960
Trung ương 19.670 19.355 36.444
Địa phương 102.547 147.967 184.896
ở địa phương, nguồn vốn huy động chủ yếu từ vốn ngân sách (do Trung ương là chính: 90.547 triệu đồng, chiếm 47,97% năm 1999), ngoài ra còn huy động từ các nguồn vốn tín dụng và các nguồn khác. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh và đặc biệt là từ nhân dân thì trong những năm qua Bắc Kạn chưa tận dụng khai thác và huy động được.
Xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật như giao thông, thuỷ lợi, đường điện, xây dựng trường học, xây dựng các đơn vị hành chính từ tỉnh đến các xã và cơ quan, đoàn thể...
4/ Các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch :
Ngành dịch vụ đã có bước phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong tỉnh; năm 1999 giá trị ngành này đã đóng góp 29,93% vào GDP của tỉnh, thu hút được 2.365 hộ kinh doanh về thương nghiệp và dịch vụ. Số hộ có đăng ký kinh doanh về ngành dịch vụ tăng lên qua các năm : 1997 là 1198 hộ; 1998 là 1552 hộ; 1999 là 1655 hộ.
Về thương mại hiện còn 1 đơn vị thương nghiệp quốc doanh, ngoài chức năng kinh doanh còn có nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sách cho đồng bào các dân tộc. Do mức sôngs thấp, thị trường lại chưa phát triển, đồng bào các dân tộc chủ yếu là tự túc, tự cấp cho nên sức mua của tỉnh còn nhiều hạn chế, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội năm 1999 mới chỉ đạt 272.983 triệu đồng, trong đó chủ yếu là do 2 thành phần kinh tế đóng góp là kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân
Trong đó các ngành dịch vụ Bắc Kạn có điều kiện phát triển du lịch. Du lịch hồ Ba Bể, một hình thức du lịch sinh thái sẽ thu hút lượng khách đến Bắc Kạn nhiều hơn. Tổ chức hợp lý các tua du lịch nội tỉnh kết hợp với các tuyền du lịch của vùng sẽ tạo được nguồn thu đáng kể từ hoạt động này.
Bảng 2.10: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
1997
1998
1999
Tổng số :
190.905
228.030
272.983
- Kinh tế quốc doanh
37.100
54.060
56.927
- Kinh tế tư nhân
153.805
173.970
213.056
5. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội như: Văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, bưu chính viễn thông... Tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã được cải thiện hơn trước.
- Về giáo dục : Tỉnh đã xây dựng trường cấp I, II ở 122 trung tâm xã, phường, thị trấn, có 7 trường cấp III ở 6 huyện và thị xã. Ngoài ra tỉnh còn xây dựng thêm hệ thống trường Dân tộc nội trú : 01 trường cấp III ở tỉnh và 4 trường cấp II ở các huyện, nâng tổng số trường học trong toàn tỉnh lên 192 trường.
- Về Y tế : Tỉnh đã xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh và các trung tâm y tế ở các huyện và thị xã, từng bước nâng cao trang thiết bị y tế phục vụ sức khoẻ cho nhân dân. Tổng số Y Bác sĩ năm 1999 toàn tỉnh là : 546 người, số y bác sĩ /1 vạn dân đạt 19,73 người; hệ thống bệnh viện, trạm xá xã trong toàn tỉnh đã phục vụ cho 259.181 lượt người khám bệnh / năm, điều trị nội trú 34.502 người/năm; đưa số trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm chủng là 4.636 em trong tổng số 5025 em, cho uống vắc xin trẻ em dưới 5 tuổi là 28.128 cháu trong tổng số 28.403 cháu; cho uống Vitamin từ 6 - 60 tháng tuổi là 20.531 cháu trong tổng số 24.473 cháu.
- Về Văn hoá : Tỉnh đã phát hành 716.000 cuốn sách các loại, 1822.285 bản báo, tạp chí trong năm 1999 và tổ chức chiếu bóng VIDEO 2.134 buổi để nâng cao về mặt tinh thần cho nhân dân.
II. Phân tích và dự báo các nguồn lực phát triển của tỉnh Bắc Kạn:
1. Vị trí địa lý :
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, vùng cao nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc có quốc lộ 3 đi qua địa bàn của tỉnh nối với cửa khẩu sang Trung quốc qua tỉnh Cao Bằng. Đây là một trục quốc lộ quan trọng của vùng đông bắc và tỉnh Bắc Kạn nó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT185.doc