Đề tài Tìm một số giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình

Tài liệu Đề tài Tìm một số giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình: LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tập chung vào phát triển thị trường, nghĩa là thúc đẩy cho quá trình lưu thông hàng hóa một cách nhanh chóng. Khi đó sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ ra thị trường càng nhiều thì sẽ thu được càng nhiều vốn quay vòng đầu tư vào sản xuất. Công nghiệp giầy da là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế nước ta, hàng năm đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách quốc dân,tạo công ăn việc làm cho người lao động. Là một doanh nghiệp mới được hình thành nhưng công ty cổ phần giầy Cẩm Bình đã đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển, vấn đề mà công ty hiện nay coi trọng là làm thế nào sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ một cách nhanh chóng, và thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Do vậy chuyên đề “Một số giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình” là chuyên đề phù hợp tình hình công ty hiện nay. Chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Tổn...

doc64 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm một số giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tập chung vào phát triển thị trường, nghĩa là thúc đẩy cho quá trình lưu thông hàng hóa một cách nhanh chóng. Khi đó sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ ra thị trường càng nhiều thì sẽ thu được càng nhiều vốn quay vòng đầu tư vào sản xuất. Công nghiệp giầy da là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế nước ta, hàng năm đóng góp hàng chục tỷ đồng vào ngân sách quốc dân,tạo công ăn việc làm cho người lao động. Là một doanh nghiệp mới được hình thành nhưng công ty cổ phần giầy Cẩm Bình đã đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển, vấn đề mà công ty hiện nay coi trọng là làm thế nào sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ một cách nhanh chóng, và thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Do vậy chuyên đề “Một số giải pháp phát triển thị trường tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình” là chuyên đề phù hợp tình hình công ty hiện nay. Chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan công ty cổ phần giầy Cẩm Bình. Phần II: Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình. Phần III: Một số giải pháp thúc đẩy thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần giầy cẩm bình Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình - Hải Dương từ 30/9/2000 trở về trước là doanh nghiệp nhà nước được thành lập rất muộn( ngày 01/5/1988) so với daonh nghiệp khác trong tỉnh, tiền than nó có tên gọi: “XÍ NGHIỆP DỆT XUẤT KHẨU HẢI HƯNG” được tiếp quản trên nền tảng của trường đảng tỉnh trước đây với diện tích 2.5 ha. Quá trình phát triển đi lên của công ty được chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn I( năm 1988 -1990). Vào thời kỳ này sản phẩm của doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh hàng dệt may khăn mặt, khăn tắm xuất khẩu sang các nước Đông Âu với qui mô nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu(với 200 máy dệt đã qua sử dụng từ những năm 1960 của nhà máy dệt 8/3 được cải tiến để dệt khăn mặt, khăm tắm). Cung với một số máy chuẩn bị là máy thủ công, máy bán cơ khí. Cán bộ công nhân kĩ thuật rất hạn chế, tổng số lao động có 255 người, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, trong khi đó vốn lưu động chỉ có 177.000.000đ, vốn cố định chỉ có :831.000.000đ. Giai đoạn II :(1991 -5/1995). Sau khi các nước Đông Âu tan rã, một mặt để phù hợp với cơ chế mới (kinh tế nước ta lúc bấy giờ chuyển từ tập chung bao cấp sang thời kỳ mới). Từ năm 1991- 5/1995 công ty lại chuyển đổi từ sản xuất khăn mặt, khăn tắm sang sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc quần áo xuất khẩu lúc đó doanh nghiệp đổi tên thành: “CÔNG TY DỆT MAY CẨM BÌNH”. Song sản xuất và chiến lược vẫn trong vòng luẩn quẩn không thoát ra khỏi nhưng khó khăn của ngành may mặc nói chung vào thời điểm này, nhất là doanh nghiệp lần đầu tiên bước vào ngành sản xuất may mặc. Giai đoạn III:( 5/1995- 30/9/2000). Xuất phát từ đặc diểm khó khăn trên, cộng với ngành sản xuất giầy lúc này đang có xu hướng phát triển trong cả nước. nắm bắt thời cơ kịp thời, từ tháng 5/1995 công ty lại một lần nữa mạnh dạn thay dổi phương án sản xuất, phương án sản phẩm: Từ sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc quần áo sang sản xuất kinh doanh giầy thể thao, giầy vải, dép, đế giầy cao su xuất khẩu các loại từ nhỏ đến lớn. Nhìn chung giai đoạn này là giai đoạn khó khăn, với sự giúp đỡ của tỉnh nhất là ngành chủ quản là SỞ CÔNG NGHIỆP cùng với sự giúp đỡ của các ngành hữu quan trong và ngoài tỉnh cộng với sự lỗ lực của các cán bộ công nhân viên trong công ty đã đưa công ty phát triển và tăng trưởng ngày càng lớn mạnh. Giai đoạn IV:( 30/9/2000 đến nay). thực hiện chủ trương đường lối của đảng , nhà nước về việc cổ phần hoá các doanh nghiệp, đồng thời được sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh. đến ngày 30/9/2000, công ty lại một lần nữa mạnh dạn thực hiện cổ phần hoá doang nghiệp( theo quyết định số: 2940/QĐ-UB ngày 25/9/2000 của UBND tỉnh) vào thời kỳ này công ty lại đổi tên thành: "CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH” từ đó dến nay công ty liên tục đầu tư qui mô sản xuất, nhập thêm nhiều máy móc hiện đại tiên tiến từng bước khép kín công nghệ, mở rộng mặt bằng sản xuất, diện tich công ty từ 2.5 ha lên tới 5 ha. Từ chỗ chỉ có 1.323 lao động vào năm 2000 lên tới 1830 lao động vào năm 2004, và 1748 lao động vào năm 2005 đã giải quyết tích cực việc làm cho lao động trong tỉnh nói chung và 2 huyện nói riêng( Cẩm Giàng và Bình Giang) nói riêng điều này đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà, và của địa bàn mà còn tích cực góp phầm hạn chế các tệ nạ xã hội. Nhìn chung cán bộ vônng nhân viên trong công ty luôn có việc làm ổn định, đời sống người lao động luôn được đảm bảo cả về vạt chất lẫn tinh thần, thu nhập bình quân đầu người của lao động hàng năm đạt 600.000đ/người/tháng, đó là mức thu nhập khá trong khu vực. thêm vào đó là trong mấy năm cổ phần hoá thì lợi tức được chia điều cho các cổ đông là 15% mỗi năm, ngoài ra còn có tích luỹ để đầu tư mới từ 1.323 triệu đồng năm 2000 lên tới 9.300 triệu đồng năm 2003, từ chỗ nhà xưởng lúc đầu chỉ có :6800m2 đến nay là 21.340m2.tiếp tục tăng cường mở rộng thị trường( cả trong nước và nước ngoài). Do đó cán bộ công nhân viên ngày càng thêm yin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng uỷ- HĐQT- BGĐ công ty. Tên doangh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH Tên viết tắt: Công ty cổ phần giầy cảm bình. Tên giao dịch: Cam Binh Shoes Company Địa chỉ: Thị trấn lai cách - Cẩm Giàng - Hải Dương. Điện thoại: 0320786414- 0320785716. Fax: 0320786104 Email: CamBinhshoes co.2001hm2@.VNN.VN Công ty cổ phần giầy cẩm bình chính thức đi vao hoạt động từ ngày 06/10/200. II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA CÔNG TY. 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Với số công nhân là 1748 người,trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là 1432 người. Công ty tổ chức chia thành 4 phân xưởng chính bao gồm: xưởng chặt, xưởng may, xưởng sản xuất đế, xưởng gò ráp. Do đặc điểm của quy trình sản xuất giầy thể thao khá phức tạp, chế biến liên tục, việc sản xuất giầy trải qua nhiều công đoạn. Chính vì vậy công ty rất chu trọng tới việc tổ chức sản xuất sao cho hợp lý nhất. Ngoài ra công ty còn có các bộ phận gián tiếp phục vụ cho sản xuất như bộ phận cơ điện, nước … Do có sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển theo xu thế chung, qua nhiều năm hoạt động công ty đã có bộ máy quản lý gọn nhẹ và hiệu quả đã góp phần to lớn vào việc tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất. Hiện tại trong điều kiện công ty vừa chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, thì ban lãnh đạo công ty đã hết sức cố gắng và từng bước chấn chỉnh, với mục đích hoàn thiện bộ máy quản lý mới. Bộ máy của công ty được tổ chức theo cơ cấu chức năng. Trong bộ máy quản lý của công tu cơ quan cao nhất là hội đồng quản trị bao gồm 5 người: 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch, 3 uỷ viên. Bộ phận trực tiếp quản lý doanh nghiệp là ban giám đốc bao gồm: 1 Giám đốc, 2 phó giám đốc. Một điều kiện thuận lợi của công ty là các thành viên trong hội đồng quản trị cũng chính là người của công ty,chính điều này đã giúp cho việc ra quyết định quản lý một cách nhanh chóng, kịp thời và đặc biệt là phù hợp với tình hình thực tế của công ty.Dưới ban gián đốc có 9 phòng ban với các chức năng, nhiện vụ khác nhau. Sơ đồ quản lý của công ty. PGĐ TÀI CHÍNH PGĐ SX KD HĐQT GIÁM ĐỐC Phòng kế toán Phòng hành chính Phòng tổ chức Phòng vật tư Phòng kĩ thuật Phòng KCS Phòng cơ điện Phòng bảo vệ Các phân xưởng + Chức năng các bộ phận trong công ty: - Hội đông quản trị: Là bộ phận lãnh đạo cao nhất trong công ty, mọi sự quyết định mang tính quan trọng quyết định đến sự phát triển của công ty. Quyết định phải được sự chấp thuận của đa số ý kiến trong hội đồng quản trị. Các thành viên trong hội đồng quản trị trong công ty chủ yếu là nguời của công ty do đó việc ra quyết và điều hành công ty có phần thuận tiện hơn vì phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. - Ban giám đốc: Là bộ phận thừa hành và thực thi các quyết định của hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Giám đốc vừa là người đại diện cho công ty, vừa đại diện cho các công nhân viên chức trong công ty. Các phó giám đốc: là những người tham mưu cho giám đốc về những vấn đề như kỹ thuật, kinh doanh. Đồng thời các pho giám đốc cũng là người thay mặt giám đốc trực tiếp phịu trách điều hành sản xuất các phân xưởng trong công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc. - Phòng kế toán: Phòng kế toán của công ty được đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc công ty, trong đó đướng đầu là kế toán trưởng, các kế toán viên được đặt dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Phòng kế toán có các chức năng nhiệm vụ sau: Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm, ngoài ra còn có nhiệm vụ lên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính của công ty vào cuối mỗi tháng, quí, năm, đồng thời theo dõi về tài sản cố định trong công ty. Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu. Kế toán vật tư cung cấp kịp thời cho kế toán tính giá thành. Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm theo dõi thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho công nhân viên trong công ty. Kế toán thanh toán: theo dõi thanh toán công nợ của công ty với bên ngoài đồng thời quyết định các nghiệp vụ thu chi của công ty. - Phòng vật tư: Chịu sự quản lý của giám đốc, đứng đầu phòng vật tưu là trưởng phòng vật tư. Phòng vật tư có nhiệm vụ theo dõi cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo đủ nguyên liệu về số lượng, chất lượng, chủng loại, đúng thời điểm tạo điều kiện cho sản xuất được nhịp nhàng đều đặn, đúng tiến độ. Phòng vật tư có sự kết hợp chặt chẽ với phòng kế hoạch để xác định khối lượng nguyên vật liệu cần thiết để cung ứng, cũng như dự báo chính xác khối lượng nguyên vật liệu cần thiết cho các kì sau. - Phòng tổ chức: Nằm dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty, thực hiện các chức năng sau: + Tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. + Theo dõi phát hiện những vấn đề bất cập trong tổ chức công ty. + Thực hiện vấn đề nhân sự: Đào tạo, tuyển dụng, sa thải nhân sự, đề ra qui chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp phù hợp với từng điều kiện của từng xí nghiệp phân xưởng. - Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch làm việc cho từng tháng, quí, năm. lập kế hoạch sửa chữa, kế hoạch đầu tư. - Phòng kĩ thuật có nhiệm vụ đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về máy móc thiết bị, sản phẩm, phục vụ cho sản xuất. Có trách nhiệm nâng cao các kĩ thuật, đổi mới kĩ thuật áp dụng vào sản xuất. - Phòng KCS chịu sự lãmh đạo trực tiếp của phó giám đốc sản xuất, thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất trong toàn công ty trên các mặt, hoạch định thực hiện các nội dung của công tác quản lý chất lượng, khả năng cạnh tranh và cải thiện vị trí của công ty trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng cơ điện: Có nhiệm vụ điều hành quản lý giám sát hệ thống điện trong công ty với mục đích đảm bảo an toàn trong sản xuất và an toàn cho cả công nhân sản xuất, giúp cho hoạt động sản xuất một cách an toàn, nhịp nhàng, điều đặn. 2. Đặc điểm quy trình công nghệ trong công ty. Công ty cổ phần giầy cẩm bình công nghệ sản xuất giầy là qui trình phức tạp chế biến liên tục không bị gián đoạn. Công ty cổ phần giầy cẩm bình sử dụng nguyên liệu chủ yếu là các loại da( Da trắng, da đen, da vàng…) được nhập từ Hàn Quốc. Còn một số vật liệu khác như: Tấm trang trí, đề can, đệm đế, băng dính, vải, băng vải, bìa cao su, chỉ, giấy gói, hạt chống ẩm, hộp đựng… một số phải nhập từ Hàn Quốc, một số thì công ty tìm mua trong nước để tiết kiện chi phí. Quy trình sản xuất giầy thể thao. KIỂM TRA CÁN BỒI ÉP ĐẾ CHUẨN BỊ GÒ MÀI ĐẾ GÒ HOÀN CHỈNH NHẬP KHO THÀNHPHẨM CHUẨN BỊ MAY CHẶT KHO NGUYÊN LIỆU KÝ THUẬT MẪU XUẤT KHO (nguồn:Công ty cổ phần giầy cẩm bình) Danh mục máy móc trong công ty. Phân xưởng may thêu Danh m ục T ổng s ố Máy bằng 1k 293 Máy Bằng 2k 60 Máy zíc z ắc 61 M y trụ 1k 96 Máy trụ 2k 549 Máy cắt nhẵn 4 Máy cắt qút 1 Máy đánh chỉ 3 Máy đốt ch ỉ 43 máy th êu 8 d àn Máy vi tính 9 Máy đâp dập ô z ê 25 Máy bồi keo 4 Máy in cao tần 7 Máy lạng da 76 Máy fun sơn 1 Phân xưởng chặt: Danh mục Tổng số 1 Máy chặt 46 2 Máy cán sàng 1 3 Máy cán bồi 1 Phân xưởng Gò: - Dây chuyền gò đồng bộ: 4 chuyền Phân xưởng Đế. STT Danh Mục Số lượng 1 Máy trộn kín 1 2 Máy cán 3 3 Máy cắt 1 4 Dàn ép 3 5 Máy cắt mép 8 6 Máy bơn dầu 4 Phân xưởng STT Danh Mục Tổng số 1 Dây chuyền đồng bộ 3 2 Máy mài 17 3 Máy khoáy 9 4 Máy cắt E VA 1 3. Đặc điểm nhân sự. - Với số lượng công nhân là 1807 người được bố trí việc làm trong công ty, trong đó: Số lượng công nhân lao động gián tiếp là: 59 người. Số lượng công nhân lao động trực tiếp là: 1748 người. - Giới tính: + Nữ 1485 người chiếm 84.59% số lượng công nhân. + Nam 263 người chiếm 15,05% tổng số lao động trong công ty. - Trình độ công nhân. + Đại học, cao đẳng 34 người chiếm 1.88% tổng số công nhân. + Trung cấp 25 người chiếm 1.38% tổng số lao động trong công ty + Công nhân bậc1: 334 người chiếm 18.48% tổng số lao đông trong công ty. + Công nhân bậc 2: 526 người chiếm 29.1% tổng số lao đông trong công ty. + Công nhân bậc3: 472 người chiếm 26.12% tổng số lao động trong công ty. + Công nhân bậc 4: 284 người chiếm 15.7% tổng số lao động trong công ty. + Công nhân bậc 5: 27 người chiếm 1.49% tổng số lao động trong công ty. + không bậc : 95 người chiếm 5.25% tổng số lao động trông công ty. Trong đó các phân xưởng như sau: - Phân xưởng chặt: 116 người trong đó 1 quản đốc, 2 phó quản đốc, 2 kế toán thống kê. - Phân xưởng chuẩn bị may: 83 người, trong đó 1 quản đốc, 1cán bộ kỹ thuật, 1 kế toán. - Phân xưởng chuẩn bị gò: 124 người, trong đó 1 quản đốc, 1 cán bộ kỹ thuật, 1kế toán. - Phân xưởng may I: 320 người, trong đó 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 kế toán kế hoạch. - Phân xưởng may II: 333 người, trong đó 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 kế toán kế hoạch. - Phân xưởng may III:193 người, trong đó 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 kế toán kế hoạch. - Phân xưởng gò I: 183 người, trong đó 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 kỹ thuật, 2 kế toán thống kê. - Phân xưởng gò II: 111 người, trong đó 1 quản đốc, 1 phó quản đốc, 2 kỹ thuật, 2 kế toán thống kê. - Phân xưởng Đế: 73 người, trong đó 1 quản đốc, 2 kỹ thuật, 1 kế toán thống kê. - Phân xưởng thảm vi tính:51 người trong đó 1quản đốc, 2 kỹ thuật, 1 kế toán thống kê. + Chế độ lương thưởng trong công ty. Công ty cổ phần giầy cẩm bình áp dụng hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm hoàn thành. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên cơ sở khối lưọng sản phẩm, công việc hoàn thành, đảm bảo chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm công việc ở từng công đoạn: ta có: Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá sản phẩm. (đảm bảo chất lượng) Tổng lương = lương sản phẩm + phụ cấp. + Trong đó số lượng sản phẩm hoàn thành bàn giao do thông kê theo dõi, tổng hợp từ các tổ trưởng và ghi chép hàng ngày cuối tháng chuyển cho kế toán phân xưởng để tính lương. + Đơn giá lưong được tính khác trong từng công đoạn, đơn giá này do phòng tổ chức gửi xuống, thông thường đơn giá này cố định giữa cá tháng. + Các khoản phụ cấp: Phụ cấp chức vụ. - Phụ cấp làm thêm. Cuối tháng mới hoặc đầu tháng mới, căn cứ vào các bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành bàn giao( chi tiết cho từng công nhân, từng phân xưởng) và đơn giá lương do phòng tổ chức gửi xuống, kế toán các xưởng tiến hành tính lương cho công nhân trong phân xưởng mình sau đó gửi lên phòng kế toán công ty. kế toán tiền lương tiến hành đối chiếu kiểm tra, nếu không thấy sai sót thì đưa lên phòng tổ chức và lãnh đạo công ty duyệt sau đó chuyển thủ quỹ phát lương cho công nhân. Mỗi tháng kế toán căn cứ vào bẳng thanh toán lươngcủa các phân xưởng để lập bảng tổng hợp thanh toán lương của toàn bộ công nhân viên. Cuối quí căn cứ vào số lượng tổng hợp của từng tháng để tính ra tiền lương của cả quý, từ đó lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Hiện nay, công ty thực hiện trích BHXH và BHYT 17% trên tổng số tiền lương trả cho công nhân viên,trong đó: BHXH 15% và BHYT 2%, công ty không thực hiện trích KPCĐ vào CPSX theo tỷ lệ 2% trên tiền lương phải trả để lập quỹ KPCĐ cho người lao theo qui định. Bảng tính tổng tiêu chuẩn phân bổ theo sản lượng thực tế ( quí I/2005) Đơn vị tính: đồng Khoản mục giầy thể thao người lớn da thật Giầy thể thao người lớn giả da Giầy thể thao trẻ em Cộng Nguyên vật liệu trực tiếp 3.69.440.000 4.012.200.000 2.262.180.000 9.967.820.000 Nhân công trực tiếp 244.690.400 347.724.000 244.560.000 836.974.400 Chi phí sản xuất chung 461.980.000 668.700.000 427.980.000 1.558.360.000 Cộng 4.399.810.400 5.028.0624.000 2.934.720.000 12.363.154.400 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Quí I/2005 Đơn vị tính: nghìn đồng KM TK334 TK338 Lương khoản phụ Cộng 334 338.3 (2%) 388.3 (15%) 338.4 (2%) cộng 338 Tổng cộng TK 622 682.600,8 _ 682.600,8 13.652. 102.309,12 13.652,016 129.694,152 812.294,952 TK 627 51.522 _ 51.522 1.031,04 7..732,8 1.031,04 9.794,88 61.346,88 TK 642 178.266 _ 178.266 3.565,32 26.739,9 3.565,32 33.870,32 212.136,54 Cộng 912.418,8 912.418,8 18.248,376 137.862,820 18.248,376 173.359,572 1.085.778,372 ( nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần giầy Cẩm Bình) 4. Đặc điểm về mặt hàng giầy. Giầy là đồ dùng thiết yếu nó gắn liền với simh hoạt hàng ngày của con người, nó có dụng bảo vệ đôi chân của con người,giúp con người thoải mái khi di chuyển. Trong điều kiện ngày nay thì giầy dép còn là phương tiện thẩm mỹ lam đẹp cho đôi chân của chung ta khi sử dụng nó. Chính vì vậy mạ mặt hàng giầy dép rất đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu mọi thành phần mọi lứa tuổi khác nhau, do vậy mặt hàng này được phân loại theo nhiều dấu hiệu khác nhau: - Phân loại theo công dụng có: giầy sinh hoạt, sản xuất, giầy thể thao, giầy lễ hội. - Phân loại theo lứa tuổi có: giầy người lớn, giầy trẻ em. - Phân loại theo giới tính: giầy nữ, giầy nam. - Phân loại theo kiểu dáng: giầy cao cổ, giầy thấp cổ, xăng đan - Phân loại theo loại da thì có: Giả da, giầy vải. - Phân loại theo nguyên liệu làm giầy: Đế bằng cao su, đế bằng nhựa. - Phân loại vào phương cách làm giầy :có giầy khâu chỉ, giầy dán keo... Dựa vào tính chất của giầy mà một đôi giầy được coi là dạt chất lượng khi nó đáp ứng được cá chỉ tiêu sử dụng theo tiêu chuẩn quy định bao gồm: Chỉ tiêu kinh tế: nó phản ánh quan hệ đồ vật và con người, môi trường , trong đó con người dóng vai trò là chủ thể, nhón chỉ tiêu này được đặc trưng bởi các thông số thống kê như: Hình dáng, kích thước, khối lượng, chiều cao, độ mền dẻo, độ cứng của giầy... Chỉ tiêu vệ sinh: Đây là nhốm chỉ tiêu rất quan trọng của giầy, nó đáp ứng đuợc điều kiện sinh hoạt bình thường của con người các chỉ này bao gồm: tính giữ nhiệt, tính thấm nước,tính không độc... các chỉ tiêu vệ sinh của giầy phụ thuộc vào cấu trúc của giầy và nguyên liệu sản xuất giầy. Chỉ tiêu về thẩm mỹ: bao gồm các đặc trưng về kiểu dáng,kiểu mốt, phong cách, màu sắc, trang trí, nhóm chỉ tiêu này tách hẳn với phong cách ăn mặc. Chỉ tiêu về độ bền: nhóm chỉ tiêu này chủ yếu xác định độ bền cơ lý hoá của giầy dép như độ bền, độ cứng bề mặt... nó phụ thuộc vào nguyên vật liệu và phương cách gia công, một số mặt hàng giầy mốt còn chịu về thời gian sử dụng và yếu tố hao mòn vô hình. 5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong nhưng năm gần đây. Trong những năm gần đây thì công ty cổ phần giầy cẩm bình do có chiến lược phát triển công ty tốt nên năm nào cũng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, được bạn hàng tin tưởng, vì vậy năm nào cũng tạo ra được doanh thu lớn hơn chi phí và đảm bảo đủ lương cho công ty và có tạo được lợi nhuận chia cho các cổ đông, một phần thi tiếp tục cho vào đầu tư mở rộng sản xuất. Bảng kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong những năm qua. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng doanh thu 152.306 130.146 153.667,9 Trong đó:doanh thu hàng xuất khẩu 150.644 128.296 150.106 -các khoản giản trừ 1 0 0 1.Doanh thu thuần 152.305 130.146 153.667,9 2.Giá vốn hàng bán 148.091 124.822 143.545,3 3.Lợi nhuận gộp 4.214 5.324 10.122,6 4.doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0 5. Chi phi tài chính 0 0 0 6. Chi phi bán hàng 1.495 2.240 2688 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.204 2.176 2100 8. Lợi nhuân hoạt động kinh doanh. 515 908 5334,6 9. Thu nhập khác 290 143 157,3 10. Chi phí khác 254 93 106,95 11. Lợi nhuận khác 36 50 55 12.Tổng lợi nhuận trước thuế 587 1008 5439,95 13.thuế thu nhập doanh nghiệp. 187.9 322.5 1740.784 14.lợi nhuận sau thuế 399,1 685,5 3699.166 (nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần giầy Cẩm Bình) Theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm ta thấy tổng doanh thu của năm 2003 thấp hơn năm 2002 là 22.160 triệu đồng, vì trong năm 2003 trong năm có một khoản giảm trừ, mặt khác trong năm 2003 chi phi bán hàng thấp hơn chi phi bán hàng của năm 2004. Điều này thể hiện năm 2004 thì doanh nghiệp đã chú ý tới công việc xúc tiến bán hàng mở rộng thị trường làm tiền đề cho công cuộc bán hàng cho các năm sau, trong khi đó thì chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2004 giảm so với năm 2003, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng tới công tác quản lý toàn diện, hiệu quả, giảm nhân viên quản lý, giảm chi phí. Nhưng doanh thu thuần của năm 2004 vẫn cao hơn năm 2003. trong khi đó lợi nhuận năm 2005 cao hơn năm 2004 là 19521,9 triệu đồng hay tăng 13%, do doanh thu hàng xuất khẩu cao hơn năm 2004, mặt khác năm 2005 thì chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với năm 2005 điều này chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng chú trọng tới công tác giảm các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2004 cao hơn lợi nhuận sau thuế của năm 2003, lợi nhuận năm 2005 cao hơn lợi nhuận năm 2004 là 293,65 triệu đồng hay tăng 29.9%. PHẦNII. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty giầy Cẩm Bình I. Nhân tố ảnh hưởng phát triển thị trường của công ty. 1. Nhân tố bên ngoài. 1.1. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế. Những yếu tố thuộc môi trường kinh tế mà doanh nghiệp cần quan tâm là: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, phân phối thu nhập, cơ cấu kinh tế... với mỗi thị trường, mỗi một nước có các chỉ số khác nhau do đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, xem xét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh mức độ hấp dẫn của thị trường, nếu tốc độ kinh tế phát triển mà cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty lớn, và ngược lại. Thu nhập bình quân đầu người tăng thì chứng tỏ mức sống của dân cư tăng lên thì khả năng tiêu dùng cao, khi đó sản phẩm của công ty sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng, chủng loại đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sự phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư sẽ cho doanh nghiệp thấy đựơc các đoạn thị trường khác nhau với mức độ co giãn của cầu theo giá khác nhau. Trên thị trường cấp thấp các doanh nghiệp sẽ coi giá là “điểm nhấn” trong chiến lược cạnh tranh của mình. ngược lại trên thị trường cấp cao các doanh nghiệp coi giá là là yếu tố khảng định những tính năng vượt trội, công dụng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, ngoài ra các yếu tố khác như tỷ lệ lạm phát, lãi suất tiết kiện, cơ cấu ngành cũng ảnh hưởng tới nhu cầu thực tế của thị trường, nghĩa là ảnh hưởng tới nhu khả năng cung ứng của cônng ty. Nó tác động mạnh mẽ tới tình hình sản xuất của công ty, lúc đó cần phải xem xét sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào cho phù hợp, chủng loại như thế nào. Ngày nay cả ở việt nam cũng như ở các nước khác trên thế giới thì thu nhập cá nhân của mức dân cư ngày càng cao, do đó khả năng tiêu dùng cho các mặt hàng thiết yếu, cũng như các mặt hàng tiêu dùng ngày càng cao,ngày một lớn, song mức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng nghành ngày càng gay gắt, khốc liệt cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xem xét một cách kỹ lượng các yếu tố tác động tới khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp để ra một quyết định đúng đắn nhất cho công ty. 1.2. Các nhân tố thuộc môi trường chính trị. Các ảnh hưởng của hệ thống chính trị, luật pháp thường làm giảm tính cạnh tranh thuần tuý trong các cuộc cạnh tranh trên thị trường cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, đặc biệt là khi mở rộng thị trường sang một nước nào đó thì doanh nghiệp cần phải cân nhắc một số vấn đề sau: - Thái độ của chính phủ đối với các nhà kinh doanh nước ngoài. Nếu chính phủ có thái độ khuyến khích các nhà doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ giảm bớt được các chi phí về tiền bạc, thời gian cho những thủ tục hành chính phức tạp, không những thế doanh nghiệp còn nhận được sự hỗ trợ của chính phủ về mặt vật chất như là: Thuế nhập khẩu, thuế chuyển về nước, thông tin... - Sự ổn định về chính trị: Ở các nước mà sự ổn định về chính trị không được đảm bảo thì khách hàng sẽ dè dặt hơn trong tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ gặp phải cầu khống hoặc cầu thoái trong các phân tích hay dự báo về cầu của công ty. Hơn nữa, độ rủi ro cao trong chính trị thường khiến các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức xâm nhập thị trường của mình, giữ phần vốn cố định ở mức thấp, thu hẹp các khoản tín dụng thương mại cho khách hàng... - Các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước: các công cụ này gồm: Chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái,chính sách phát triển thành phần kinh tế... đây cũng là các yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần phải xem xét cả ở thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể phản ứng lại các yếu tố bên ngoài, hoặc tận dụng các thay đổi từ các chính sách đó. - Tính hiệu lực của bộ máy chính quyền: Nếu bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các daonh nghiệp trên thị trường. Ngược lại nếu hiệu lực của bộ máy chính quyền không cao, thiếu nhất quán sẽ làm cho các doanh nghiệp khó dự đoán được các chỉ số khi phân tích kinh doanh và xây dựng các chiến lược kinh doanh dài hạn. Thậm chí nếu chính phủ can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ làm hạn chế quyền lựa chọn trong việc mở rộng thị trường, cũng như thâm nhập thị trường. 1.3. Các nhân tố thuộc môi trường luật pháp. Với mỗi quốc gia thì đều có một quy định riêng, có một thể chế riêng, doanh nghiệp tồn tại trong môi trường thể chế nào thì phải tuân theo qui luật thể chế của đất nước đó và chịu sự điều khiển của luật pháp đó. Trong quan hệ quốc tế, để điều chỉnh quan hệ kinh tế đối ngoại, mỗi quốc gia đều có những qui định riêng cho mình song thống nhất với các cam kết song phương và đa phương đồng thời phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước trong từng thời kỳ cụ thể. Tất cả qui định đó chỉ rõ doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng gì trên thị trường đó, chất lượng hàng hoá phải đảm bảo các điều kiện gì? Doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì, như thế nào ở các chính quyền sở tại. Những yếu tố trên tác động không nhở tới tình hình phát triển thị trường của doanh nghiệp. Ngoài các luật của mỗi quốc gia, công ty cũng phải hiểu rõ các nguyên tắc của luật quốc tế, các hệ thống luật quốc tế chi phối tới hoạt động xuất khẩu của công ty, cũng như nhập khẩu. Luật quốc tế bao gồm công ước, hiệp điịnh, tập quán thương mại quốc tế. Do vậy để đảm bảo khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải xem xét tất cả các luật có liên quan tới thị trường mà doanh nghiệp đang đầu tư, hoặc chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt doanh nghiệp cần phải chú trọng tới vấn đề xung đột pháp luật( có nhiều nguồn luật có thể được viện dẫn để điều chỉnh một quan hệ pháp luật phát sinh) Vì vậy việc lựa chọn bộ luật dẫn chiếu, lựa chọn toà án giải quyết tranh chấp... cũng là những nội dung cần thiết khi chuẩn bị đầu tư vào một thị trường nào đó. 1.4. Các nhân tố thuộc môi trường văn hoá. Mỗi quốc gia đều có những tập tục riêng, giá trị văn hoá và những chuẩn mực riêng. Tất cả các yếu tố này qui định thái độ, hành vi tiêu dùng của công chúng. Mặc dù ngày nay có sự hội nhập của các nền kinh tế, cả về văn hoá doanh nghiệp cũng chỉ thành công trong việc biến đổi các giá trị văn hoá thứ phát bằng nghệ thuật thuyết phục của mình. Các giá trị văn hoá thứ phát khi thay đổi sẽ tạo ra các cơ hội thị trường hoặc các khuynh hướng tiêu dùng mới. Khai thác điểm này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nhiên cứu khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp. Thậm chí các chương trình quảng cáo, khuyếch trương của doanh nghiệp còn phải làm nhiện vụ định hướng khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng. Đối với các giá tri văn hoá cốt lõi thì doanh nghiệp nên định hướng sản phẩm của mình theo những giá trị văn hoá truyền thống hơn là thay đổi nó. Nhìn chung yếu tố văn hoá ảnh hưởng rất lớn tới sản phẩm được tiêu thụ và các hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải cân nhắc xem những thay đổi nào cho sản phẩm là cần thiết, các sản phẩm nào, mẫu mã nào, chất lượng nào sẽ làm nổi bật và thuyết phục được khách hàng. Đối với một doanh nghiệp hoạt động tại nhiều thị trường khác nhau các chính sách thương mại quốc tế của doanh nghiệp phải vượt qua hàng rào về ngôn ngữ, tập tục, thói quen, lễ giáo cũng như các giá trị thẩm mỹ khác nhau song song tồn tại với khách hàng của mình. 1.5. Đối thủ cạnh tranh Với cơ chế thị trường, sự tự do cạnh tranh là yếu tố nổi bật va tất yếu. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh với nhhiều ngành nghề khác nhau, họ có thể cạnh tranh về mặt hàng kinh doanh, sản phẩm thay thế... đối với nghành da giầy là nghành xuất khẩu đứng thứ 4 về xuất khẩu sau dầu thô, dệt may, thuỷ sản. Do vậy có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường như một số công ty là: BiTis, Thượng Đình, công ty giầy Hải Dương....họ đã có nhãn hiệu lớn trên thị trường, trong khi đó thì công ty giầy Cẩm Bình là công ty non trẻ. Vì vậy để tồn tại và phát triển công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt với các công ty khác. Để thắng được trong cạnh tranh thì công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình phải tận dụng, phát huy được điểm mạnh và hạn chế điểm yếu , đồng thời tạn dụng dược các thời cơ của thị trường. 2. Nhân tố bên trong. 2.1. Cơ cấu sản phẩm. Từ khi chuyển đổi sang sản xuất kinh doanh mặt hàng giầy thì công ty cổ phần giầy Cẩm Bình thoát khỏi tình trạng kinh doanh thua lỗ như những năm trước, công ty luôn sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, đó cũng là do công ty đã đa dạng hoá sản phẩm sản xuất. nhưng chủ yếu công ty tập chung vào các loại sản phẩm như: Giầy người lớn da thật, giầy người lớn dả da, giầy người trẻ em. Cơ cấu sản phẩm chủ yếu của công ty giầy Cẩm Bình. Sản phẩm chủ yếu Đơn vị Năm 2003 Năm2004 Năm 2005 giầy người lớn dả da 1000 đôi 750 150.890 46.168 Giầy người lớn da thật - 500 150.249 66.870 Giầy trẻ em - - 565.795 61.140 (nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty) Qua biểu đồ ta thấy sản phẩm của công ty sản xuất các loại giầy thể thao người lớn giả da có phần giảm điều đó là do thị trường xuất khẩu của công ty về mặt hàng này giảm. Tuy nhiên giầy thể thao người lớn da thật có xu hướng tăng, năm 2003 công ty mới sản xuất và xuất khẩu được 500 nghìn đôi, nhưng năm 2004 sản xuất và xuất khẩu được là 150249 đôi đây là mặt hàng sản xuất và cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ yêú của công ty vì nhu cầu thị trường của sản phẩm này rất lớn và phong phú. Trong khi đó mặt hàng giầy thể thao trẻ em cũng là mặt hàng có tiền năng phát triển, cả giầy thể thao người lớn và giầy thể thao trẻ em có thị trường xuất khẩu tiềm năng rất lớn cả ở trong nước và nước ngoài. 2.2. Đặc điểm nhân sự. Như chúng ta đã biết, sản xuất giầy dép là loại hình sản xuất mùa vụ, làm theo đơn đặt hàng. Chính vì vậy mà vào những tháng có đơn hàng hoặc theo mùa vụ thì đòi hỏi số lượng công nhân cao hơn để đáp ứng được các đơn hàng, và ftheo yêu cầu của sản xuất. Do vậy số lượng lao động trong công ty có sự thay đổi, vào những tháng có đơn đặt hàng, mùa vụ thì ngoài số lượng công nhân biên chế trong công ty thì doanh nghiệp còn thêu thêm lao động bên ngoài để đảm bảo tiến độ sản xuất, giao hàng đúng thời hạn cho khách hàng. Việc tăng giảm lao động trong công ty là vấn đề khó khăn đối với các cấp quản lý trong công ty vì khi đó đòi hỏi trình độ tay nghề của công nhân viên phải đạt yêu cầu kĩ thuật, đồi hỏi sự khéo léo, đáp ứng sự thay đổi của sản phẩm. Do đặc thù của loại hình công việc, hiện nay công ty có tới 84.59% số lượng công nhân là. TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm2004 Năm2005 1. Lao động gián tiếp người 52 58 59 Đại học, cao đẳng “ 30 33 34 Tung cấp 22 25 25 2. Lao động trực tiếp Người 1562 1715 1748 Công nhân bậc 1 “ 290 310 344 Công nhân bậc 2 “ 450 540 526 Công nhân bậc 3 “ 400 420 472 Công nhân bậc 4 “ 250 300 284 Công nhân bậc 5 “ 22 25 27 Không bậc 150 120 95 3. Tổng số 1614 1773 1807 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty) Qua bảng tổng hợp ta thấy tình hình lao động của công ty trong những năm qua ngày càng tăng + Ta thấy lao động gián tiếp của công ty nămm 2005 là cao nhất 59 người cao nhơn so với năm 2004 là 1 người hay tăng 1.69% . điều này chứng tỏ trong năm 2005 công ty làm ăn tốt, cần nhiều lao động quản lý hơn để quản lý công việc, đảm bảo cho công vệc đản bảo tiến độ thực hiện + Lao động gián tiếp thì ta thấy số lượng người có trình độ đại học chiếm cao, năm 2003 là 30 người chiếm 1.85% tổng số lao động,trong khi đó năm 2004 là 58 người chiếm 3.27% tăng hơn so với năm 2003.năm 2005 có 59 người chiếm3.26% tổng số lao động trong công ty + Lao động quản lý có trình đô trung cấp năm 2003 là 22 người chiếm 1.36%, trong khi năm 2004 là 25 người chiếm 1.4% ,năm 2005 là 25 người chiếm 1.38%. như vậy ta thấy lao động qản lý có trình độ trung cấp ngày càng giảm. Điều này cho thấy công ty hiện đang có đội ngũ cán bộ quản lý tương đối tốt, có trình độ, đây là nguồn lực góp phần quan trọng giúp công ty ngày càng khảng định mình trên thị trường trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. + Đối với bất kì ngành sản xuất nào thì công nhân sản xuất trực tiếp cũng chiếm phần quan trọng không thể thiếu, đặc biệt với ngành sản xuất da giầy. Nhìn vào bảng ta thấy số lượng công nhân trực tiếp trong các năm ngày càng tăng, năm 2003 số lượng là 1562 ngưòi chiếm 96.77% tổng số lao động, năm 2004 số lao động là 1715 ngưòi chiếm 96.72%, năm 2005 1748 người chiếm 96.73% tổng số lao động trong công ty. số lượng công nhân trên nói đến tình hình phát triển của công ty ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. + Nhìn vào bảng ta thấy công nhân bậc 1, bậc 2, bậc 3 chiến đa số. Đây là lực lượng trẻ đã được đào tạo và có thời gian sản xuất thực tế, tuy tay nghề chưa cao nhưng sẽ là lực lượng lòng cốt trong của công ty trong những năm sau. Còn công nhân bậc cao tăng không đáng kể năm 2003 là 22 người, năm 2004 là 25 người, năm 2005 là 27 người. Đây là nguồn lao động cao, có trình độ tay nghề cao, khéo léo có thể kèm cặp, giúp đỡ lực lượng lao động trẻ trong công ty. + Số lao động không bậc trong công ty ta thấy có xu hướng ngày càng giảm, năm 2003 là 150 người chiếm 9.29%, năm 2004 là 120 người chiếm 6.76%, năm 2005 là 95 người chiếm 5.25% tổng số lao động trong công ty. Như vậy công ty đang có xu hướng trình độ hoá lực lượng lao động,giảm lực lượng lao động không có trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu của chất lượng sản phẩm, nhu cầu của thời kì mở của,cạnh tranh bình đẳng và xu thế hội nhập kinh tế. Ngoài ra công ty còn quan tâm yới đến đời sống của công nhân, cán bộ trong công ty bằng các hoạt động xã hội như hàng năm tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, lập các quỹ phúc lợi xã hội... giúp người lao động yên tâm công tác, làm việc. Hiện nay công ty đang tích cực thi hành chính sách nâng cao chất lượng năng lực cán bộ công nhân viên chức như: cơ cấu lại bộ máy tổ chức, xắp xếp lại nơi làm việc,mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, kiến thức. tiếp tục tuyển dụng công nhân có năng lực, có tay nghề. 2.3. Máy móc công nghệ. Máy móc là thiết bị thiết yếu trong sản xuất của công ty, giá trị của nó chiếm phần lớn trong tổng số vốn cố định của công ty. Trong hoạt động sản xuất của công ty do đặc thù của ngành, đặc thù của sản phẩm, máy móc thiết bị đống vai trò lớn trong việc nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm cuẩ công ty. Từ một công ty dệt, trong quá trình chuyển đổi sản xuất sang ngành giầy da thì máy móc công nghệ chủ yếu được nhập trong những năm gần đây, chủ yếu nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan... ( Một số máy móc thiết bị chủ yếu) STT Máymóc thiết bị Đv tính Nước sx Số lượng Giá trị còn lại 1. Máy bằng 1K Chiếc Nhật 293 70% 2. Máy bằng 2K “ “ 60 70% 3. Máy trụ 1K “ Hàn Quốc 96 70% 4. Máy trụ 2K “ “ 549 70% 5. Máy cắt nhẵn “ “ 4 65% 6. Máy đánh chỉ “ Nhật 3 60% 7. Máy đốt chỉ “ Trung Quốc 43 40% 8. Máy Thêu Dàn Hàn Quốc 8 dàn 100% 9. Máy chặy “ Liên xô- Hàn Quốc 46 65% 10. Máy cắt “ Đài Loan 1 70% 11. Máy lạng da “ Hàn Quốc 76 95% 12. Dây chuyền gò đồng bộ Chuyền Đài loan 4 80% Qua bảng ta thấy dây chuyền máy móc thiết bị của công ty có nhiều chủng loại, mỗi loại được nhập từ các nước khác nhau, đáp ứng được các yêu cầu về kĩ thuật, nhưng trong quá trình sản xuất công ty mới chỉ sử dụng được khoảng 60%- 70% công suất thiết kế. Như vậy máy móc công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty vì công nhệ sản xuất có cao thì sảm xuất ra sản phẩm mới đảm bảo chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Do doanh nghiệp đi sau trong quá trình sản xuất giầy thể thao xuất khẩu do đó công nghệ máy móc đều là tiên tiến, có chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường. Đáp ứng được các nhu cầu cả trong nước và nước ngoài. 2.4. Nguyên vật liệu đầu vào. Nguyên vật liệu đầu vào được xác định là nhân tố chính trong quá trình sản xuất và kinh doanh, là yếu tố quan trọng trong quá trình hạ giá thành sản phẩm. Do vậy để tăng khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp cần phải chú trọng tới vấn đề nguyên vật liệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Với công ty cổ phần giầy Cẩm Bình thì nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp chủ yếu là các loại da(da trắng, da vàng, da đen...) chỉ khâu, cao su, trong đó nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng tới 80%- 85% trong giá thành sản phẩm, do vậy việc quản lý mua và sử dụng nguyên vật liệu là có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm nguyên vật liệu và hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay thì do tính chất sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ thì nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp là chủ yếu là nhập từ nước ngoài, từ các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc... do vậy thì quá trình bảo quản, quản lý nguyên vật liệu của doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết của công ty. Theo cơ chế của công ty thì phòng vật tư, phòng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp là phòng lên kế hoạch vấn đề cung ứng nguyên vật liệu của công ty, song do vấn đề là nguyên vật liệu phần lớn nhập khẩu từ nước ngoài do vậy công ty cũng phần nào gặp những vấn đề khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh như vấn đề về chất lượng, giá cả, thời điểm cung ứng.... với những vấn đề như vậy ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề giá cả, khả năng cạnh tranh trên thị trường của công ty. Hiện nay, để đảm bảo sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, công ty đã áp dụng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu áp dụng cho từng loại sản phẩm, từng loại nguyên vật liệu chính. Việc áp dụng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã góp phần tiết kiệm được nguyên vật liệu lãng phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho người lao động nâng cao được ý thức trách nhiệm của mình trong việc sử dụng nguyên vật liệu, mặt khác khuyến khích công nhân trong doanh nghiệp làm việc qua các phần thưởng xứng đáng đối với người hoàn thành định mức và vượt chỉ tiêu. 2.5. Quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng là khâu không thể thiếu tronng quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty, đặc biệt là trong tình hình kinh tế cạnh tranh như ngày nay, một công ty muốn sản phẩm mình được khách hàng chấp nhận thì phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo các thông số kĩ thuật mà nhà sản xuất cam kết với khách hàng. Để thực hiện được như vậy thì công ty đã đề ra chiến lược quản ký chất lượng bằng cách áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, khi áp dụng hệ thông này thì đã hạn chế tối đa đựơc hiện tượng chồng chéo trong quá trình quản lý ,phân định rõ ràng trách nhiện của các bộ phận và cá nhân trong trong hệ thống chất lượng của công ty. Trong quá trình áp dụng ISO 900 vào công tác quản lý chất lượng thì công ty dã đạt được một số kết quả nhất định như đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ được thị trường cũ và phát triển thị trường mới, để đảm bảo chất lượng ngoài hệ thống quản lý chất lượng thì công ty phải thực hiện tốt những nhiện vụ sau: - Xác định rõ mục tiêu, kế hoạch cụ thể của quản lý chất lượng và thông bào rộng rãi. - Có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý. - Có hệ thống thủ tục, quy trình xác lập và người thực hiện. - Có nguồn lực để điều phối, vốn,cơ sở vật chất. - Có đầy đủ bằng chứng khách quan để chứng tỏ khả năng đảm bảo chất lượng của mình. - Các yếu tố phải được kiểm soát, làm rõ, lập biểu đồ quan sát, biểu đồ quá trình. - Khi thực hiện phải tuân theo các quy trình đã cam kết. - Có các biện pháp phòng ngừa thích hợp. - Các cấp lãnh đạo cần phải có sự quản lý điều hành một cách trực tiếp và gián tiếp đối với quá trình quản lý chất lượng. II.Thực trạng phát triển thị trưòng của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình. 1. Tình hình thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình. 1.1. Thị trường trong nước. Với sự tăng trưởng ngày càng ổn định của nền kinh tế thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tiêu dùng ngày càng cao, trong có mặt hàng giầy dép. Người tiêu dùng bây giờ không chỉ yêu cầu đơn thuần là đôi giầy dép di đơn thuần mà họ quan tâm nhiều dến chất lượng, mẫu mã kiểu dáng. Dân số nước ta hiện nay hơn 80 triệu dân số cho thấy thị trường nội địa là thị trường tiềm năng của nghành da giầy, tuy nhiên thị trường trong nước cũng chưa được ngành da giầy quan tâm tới nhiều, trong mấy năm gần đây thì hàng Trung Quốc tràn vào việt Nam chiếm lĩnh thị trường nước ta. Hàng năm tỷ trọng sản phẩm ở thị trường trong nước chỉ đạt có 15% tổng sản phẩm sản xuất ra. Nghành da giầy có một số công ty đã có sản phẩm uy tín trên thị trường việt nam như BiTis, Thượng Đình, Hiệp Hưng... Thị trường giầy dép là thị trường mang tình thời trang. Các sản phẩm giầy dép bên cạnh mặt chất lượng còn phải đảm bảo mặt thời trang, một điều dễ thấy là mặt hàng được ưa chuộng trong năm nay nhưng không được ưa chuộng trong năm sau đó, hay trong những trường hợp sản phẩm được ưa chuộng lại là mốt của những năm trước đó. Ngoài ra thị trường giầy dép còn mang tính thời vụ, điểm hình ở việt nam mùa đông, các dịp lễ tết giầy thể thao được ưa chuộng, còn trong mùa hè thì giầy da được ưa chuộng vì nó vừa đảm bảo được sự trang trọng, lịch sự, vừa thích hợp mùa hè nóng bức ở việt nam, vào các tháng cuối năm thì thị trường giầy dép tiêu thụ mạnh. Thị trường sản phẩm giầy dép của công ty còn là một thị trường mang tính cạnh tranh rất cao. Hiện nay thị trường việt nam cũng có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cung ứng trên thị trường, ngoài các doanh nghiệp việt nam, trong những năm gần đây thị trường trong nước còn chứng kiến sự cạnh tranh găy gắt của sản phẩm da giầy Trung Quốc do họ có đầy đủ tiềm năng hơn chúng ta, như máy móc,công nghệ, nhân công... đặc biệt là hàng trung quốc vào việt nam bằng con đường trốn thuế, nhập lậu do đó hía lại càng rẻ so với sản phẩm của chúng ta. Như vậy, thị trường trong nước chính là thị trường mà ngành da giầy việt nam cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, các doanh nghiệp việt nam không thể thua trên thị trường việt nam. Đây chính là biện pháp để thực hiên chiếm lược phát triển ngành da giầy việt nam đến năm 2010. Cũng như một số công ty da giầy Việt Nam thì công ty cổ phần giầy Cẩm Bình đang rơi vào tình trạng bỏ ngỏ thị truờng trong nước, sản phẩm của doanh nghiệp dường như chưa xuất hiện trên thị trường trong nước mà chỉ chú trọng thị trường xuất khẩu. Do vậy công ty cần phải có biện pháp thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng trong nước, tạo chỗ đứng trên thị trường trong nước, bởi vì thị trường nội địa là thị trường tiềm năng và rất có cơ hội phát triển và mở rộng thị trường. Ngày nay mức sống ngày càng được nâng cao do vậy khả năng tiêu dùng của khách hàng được nâng cao do đó doanh nghiệp chỉ cần xác định rõ xem nên sản xuất loại sản phẩm như thế nào để đáp ứng được nhu cầu thị trường mà không phải no không có thị trưòng. 1.2. Thị trường xuất khẩu. Với đặc điểm sản phẩm thì các mặt hàng giầy dép chủ yếu tiêu dùng ở các nước phát triển, các khu vực công nghiệp, các thành phố lớn. với mỗi khu vực khác nhau thì mức tiêu dùng cũng khác nhau. Như theo thống kê nhu cầu tiêu dùng giầy cho biết: Ở các nước tây âu thì số giầy được sử dụng cho một người trung bình là 5-6 đôi/ năm, trong khi đó ở châu Á một người chỉ sử dụng 1-2 đôi/ năm. Trên thị trường giầy thế giới hiện nay(đặc biệt là thị trường có sức tiêu thụ lớn như Nhật, Mỹ, EU...) hầu hết do các cường quốc về giầy dép nắm giữ như Đài Loan, Hàn Quốc... chiếm lĩnh. Trước tình hình đó thì công ty cổ phần giầy Cẩm Bình đã thiết lập mối quan hệ với các nước như Đài Loan, Hàn Quốc. Vì vậy tất cả các đơn hàng của công ty đều thực hiện qua môi giới. việc xuất khẩu hàng qua môi giới khiến cho công ty gặp phải một số bất lợi như: Không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, không được ký kết hợp đồng trực tiếp, không được thảo luận về giá do đó công ty bị ép giá, nhãn hiệu giầy do nhà môi giới yêu cầu, mẫu mã do bên đối tác tự thiết kế và gởi cho công ty. Tuy nhiên, việc xuất khẩu qua trung gian cũng có nhiều thuận lợi như: Họ trực tiếp cung cấp cho ta những nguyên liệu hiếm cao cấp mà trong nước khó nhập khẩu và không có, các đơn hàng qua trung gian thường lớn và thường xuyên, công ty có thể học hỏi những kinh nghiệm xuất nhập khẩu từ họ, hay mẫu mã sản phẩm. trong thời gian qua thông qua nhà moi giới mà sảm phẩm của công ty được xuất sang nhiều nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Điển... Song thời gian qua thị trường chính của doanh nghiệp là thị trường xuất khẩu, thị trường đó là: - Thị trường EU: Đây là thị trường lớn có khoảng 400 nghìn người tiêu dùng với mức tiêu dùng là cao, hàng năm nhu cầu giầy dép vào khoảng 1640 – 1835 triệu đôi, trong đó nhu cầu cần nhập khẩu là 800 triệu đôi. Do đời sống dược nâng cao, do đó xu hướng tiêu dùng là hàng có chất kượng cao, mền mại, độ thấm ẩm cao.Nhập khẩu cao nhất là ANH chiếm 27%, ĐỨC chiếm 25.3%, Hà Lan chiếm 15%, Pháp chiếm 11%, Italia chiếm 3%, Thuỵ SỸ chiếm 14%, Đan Mạch là 1.3%, Hy lạp, Áo, khoảng 0.8%. Trong những năm qua, ở thị trường này mặt hàng giầy dép nước ta xuất sang chiếm 85% sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên ở thị trường này sản phẩm của chúng ta cũng gặp một số khó khăn như thuế suất, rào cản thương mại, chất lượng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn. - Thị trường Mỹ và Bắc mỹ: Với dân số 260 tiệu dân, tổng thu nhập luôn dạt ở mức độ cao nhất thế giới do vậy nhu cầu tiêu dùng của dân cư khu vực này rất cao, hàng năm Mỹ nhập khẩu vào khoảng1,4 tỷ đôi. Đối với sản phẩm da giầy của việt nam thì trong những năm 2000 khi chưa có hiệp định thương mại Việt - Mỹ thì sản phẩm hạn chế vào thị trường này, nhưng sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được kí kết thì sản lượng sản phẩm xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Đây chính là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam. - Thị trường Nhật Bản: Nhật bản là nước có nền kinh tế phát triển đứng thứ hai trên thế giới do vậy mức tiêu dùng rất cao,hàng năm sản phẩm gia giầy nước ta xuất khẩu sangh thị trường này chưa nhiều chỉ đạt khoảng 60% sản phẩm sản xuất. Đây là thị trường xuất khẩu tiền năng của các doanh nghiệp việt Nam trong những năm tiếp theo. - Thị trường ASEAN: Hiện nay khu vực ASEAN là khu vực kinh tế đang có tốc độ phát truển vào bậc nhất trên thế giới và đây là một thị trường đầy tiền năng. Mặc dù thu nhập của khu vực này còn thấp nhưng đã có rất nhiều công ty của các nước khác trên thế giới thâm nhập, do đó để phát triển thị trường thì doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trước mắt. Như vậy thị trường xuất khảu giầy dép của nước ta rất là rộng lớn, có xu hướng ngày càng mở rộng, ở mỗi thị trường đều có những thuận lợi, khó khăn nhất định. Hiện nay trên thế giới có các nước cường quốc giầy dép, do đó họ có lợi thế cạnh tranh như nguyên vật liệu, công nghệ, nhân lực... Thị trường sản phẩm giầy da khác nhau theo từng quốc gia. Các sản phẩm thâm nhập từng thị trường khác nhau phải đảm bảo tính phù hợp về mặt màu sắc, mẫu mã, đồng thời phải phù hợp đặc trưng văn hoá , dân tộc . Các sản phẩm nhằm thâm nhập thị trường Châu Âu, Châu Mỹ cần phải có kích thước rộng hơn các sản phẩm phục vụ thị trường trong nước. Tiêu chuẩn chất lượng là mẫu mã phù hợp, cảm giác thoả mãn chứ không phải là độ bền, giá rẻ là chủ yếu. Để đảm bảo thuận lợi nhất cho khách hàng trong quá trình xuất khẩu, công ty đã áp dụng linh hoạt trong phương thức bán hàng và thanh toán. Khi giao hàng Công Ty đã áp dụng giao tại cảng theo giá FOB hoặc giá CIF tuỳ theo yêu cầu của khách hàng(thông thường theo giá FOB). Trong phương thức thanh toán, công ty cũng rất linh hoạt: có thể thanh toán qua mở L/C, thanh toán trực tiếp... nhờ những biện pháp này mà quá trình xuất khảu được diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Biểu đồ thị trường xuất khẩu của công ty Trong những năm qua Công ty cổ phần giầy cẩm bình đã không ngừng mở rộng vơi các bạn hàng trên thế giới đặc biệt là khối liên minh châu ÂU- EU. (Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình) Đơn vị: Nghìn USD Nước Năm 2003 Năm 2004 Năm2005 Giá trị XK tỷ trọng (%) Giá trị XK tỷ trọng (%) Giá trị XK Tỷ trọng (%) Anh 451 22.9 242 13.02 253 15.15 Pháp 308.7 15.7 218 11.72 224 13.42 Đức 337,41 17.2 520 27.95 173 10.35 Bỉ 440,42 22.45 120 6.45 144 8.622 Hà Lan 376,04 19.17 500 26.88 500 29.9 Thụy Điển 20 1.1 128 6.88 158 9.46 Italia 6 0.31 34 1.83 98 5.86 THị trường khác 22 1.12 98 5.27 120 7.238 Tổng 1961.57 100 1860 100 16701 100 Nhìn vào biểu đồ ta thấy xu hướng hàng xuất khẩu ngày càng tăng, tập chung chủ yếu vào khu vực Châu Âu – EU. Trong đó nước nhập khẩu lớn nhất là Anh, Hà Lan, Pháp... ta thấy năm 2003 Anh là 451 nghìn USD,chiếm tỷ trọng là 22.9%, năm 2004 là 242 chiếm 13.2%, năm 2005 là 253 chiếm 15.15% ta thấy thị trường anh có xu hướng giảm dần, tình hinh này công ty phải xem xét lại, vì hàng xuất khẩu là qua công ty trung gian. Trong khi đó thị trường Hà Lan năm 2003 giá trị xuất khẩu là 376.04 chiếm 19.17%, năm 2004 giá trị xuất khẩu là 500 chiếm 26.88%, năm 2005 giá trị xuất khẩu là 500 chiếm 29.9% thị trường này ngày càng phát triển. ngoài ra còn phải kể tới một số nước trong khu vực như MeXiCo, Hungary... cũng đóng góp rất lớn vào việc mở rộng thị trường, cũng như kim ngạch xuất khẩu của công ty. 2. Thực hiện kế hoạch tiêu thụ. Là một công ty mới cổ phần hoá và đi vào sản xuất do đó ít được khách hàng biết đến, nhưng dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty, công ty nỗ lực tìm kiếm bạn hàng. Để mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ, trong mấy năm gần đây doanh nghiệp đầu tư thêm thiết bị nhà xưởng nhằn nâng cao chất lượng sản phẩm. vì vậy sản phẩm của công ty luôn có uy tín trên thị trường và các bạn hàng trên thế giới. Mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa là sản phẩm tiêu thụ được tăng lên. Hàng năm ban lãnh đạo luôn đưa ra kế hoạch cho toàn công ty. Về thị trường tiêu thụ giao cho phòng xuất nhập khẩu. Kết quả kế hoạch tiêu thụ của công ty Đơn vị:nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 KH TH KH TH KH TH Giầy thể thao người lớn da thật 350.000 360.500 371.315 382.454 380.000 386.850 Giầy thể thao người lớn giả da 200.000 206.000 220.000 242.000 300.000 303.834 Giầy thể thao trẻ em 130.000 139.100 130.000 146.900 180.000 193.527 (Nguồn phòng xuất nhập khẩu) Qua bảng số liệu cho ta thấy năm 2003 tiêu thụ của công ty theo từng sản phẩm là 360.500 ngìn đồng , vượt so với kế hoạch là 3%. Trong năm do dự đoán thị trường do đó công ty đã tập chung vào thị trường do đó vào các năm tiếp theo thì sản phẩm xuất kkhẩu ngày càng tăng và doanh thu cũng ngày càng tăng, và tăng so với kế hoạch đặt ra. Như vậy, nối chung trong những năm qua, qua nghiên cứu và dự đoán đúng thị trường do đó doanh nghiệp luôn hoàn thành đúng kế hoạch và vượt kế hoạch đặt ra. Đây chính là yếu tố quan trọng để cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển ngày càng mạnh. Công nghiệp giầy da là ngành sản xuất gắn liền với nhu cầu tiêu dùng của xã hội, vì vậy nó có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,là ngành thu hút nhiều lao động của xã hội, cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu, hàng tiêu dùng cho xã hội. Do đó có thể nói ngành giầy da là ngành đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế, và trong những năm gần đây có phương hướng đi đúng đắn, tận dụng được nguồn lực trong nước để đáp ứng nhu cầu về hàng hoá cả về trong nước và thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó công ty giầy Cẩm Bình đã mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, khảo sát, nghiên cứu thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó công ty đã đạt được những kết quả nhất định. Một số chỉ tiêu phản sự phát triển của công ty. Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 1.Doanh thu Tr đồng 152.306 130.146 153.667,9 2.Xuất Khẩu “ 150.644 128.296 150.106 3.Nộp ngân Sách “ 187,9 322,5 1740,784 4.Lợi nhuận HĐSXKD “ 399,1 685,5 3699,2 5.Thu nhập bq/người/tháng 1000đ 650 700 850 Do công ty mới cổ phần hoá năm 2000 do đó trong những năm 2001, 2002, 2003,doanh nghiệp còn gặp khó khăn về thị trường. Nhưng đến năm 2003 thì công ty đi vào ổn định doanh thu năm sau tăng cao hơn so với năm trước, theo bảng ta thấy năm 2005 thì doanh thu của công ty đạt cao nhất, tăng 23521,9 triệu đồng, hay tăng 18.07%. Do năm 2002 doanh nghiệp đã nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất, do vậy sản lượng sản xuất ra ngày càng nhiều, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao đã được các bạn hàng tin tưởng và kí kết nhiều hợp đồng xuất khẩu. Thu nhập bình quân đầu người lao động ngày càng cao. Năm 2003 thu nhập bình quân đầu người là 650 ngìn đồng, năm 2004 đạt 700 ngìn đồng /người /tháng, năm 2005 thì lương bình quân của công nhân tăng 850 ngìn đồng. Việc đi đúng hướng phát triển trong kinh doanh của công ty đã đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, và tăng thu nhập cho người lao động. Nộp ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước, năm 2003 nộp ngân sách là 187,9 triệu đồng, năm 2004 nộp ngân sách là 322.5 triệu đồng, tăng 71.6%. Năm 2005 nộp ngân sách 1740,784 tiệu đồng tăng 439.7%. Như vậy doanh nghiệp phát triển thì đóng góp của công ty với nhà nước càng cao với số thuế nộp năm sau cao hơn so với năm trước. Sở dĩ đạt được những kết quả như vậy là do trong năm qua tập thể cán bộ công nhân viên đã đoàn kết, nhất trí và không ngừngcố gắng phát huy nội lực vốn có mà công ty đã tạo dựng được sau thời gian đầu tư đúng hướng, và thực hiện hàng loạt những các biện pháp quản lý một cách đồng bộ, đúng đắn có hiệu quả để vượt qua những khó khăn của thị trường. 3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Cơ cấu sản phẩm của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình là các loại giầy xuất khẩu. Hiện nay đẻ đáp ứng nhu cầu thì công ty tung ra thị trường các mặt hàng: Cơ cấu sản phẩm của công ty (quý I 2005) Loại giầy Chi phí NV VLTT Chi phí NCTT Chi phi SXC Tổng Giầy da người lớn da thật 80.000 5.300 10.000 95.300 Giầy TECONE 35.000 2.300 4.500 Giầy BEWILL 45.000 3000 5.500 ......................... Giầy người lớn giả da 60.000 5.200 10.000 75.200 Giầy PERFECT 30.000 2.200 5.000 Giầy MAGIC 30.000 3000 5.000 .................... Giầy trẻ em 37.000 4.000 7.000 48.000 Giầy LEVIS 15.000 1.500 2.500 Giầy BOZ 22.000 2.500 4.500 Căn cứ vào các bảng kê nhập thành phẩm trong kỳ, số lượng sản phẩm nhập kho là 174.178 đôi giầy trong đó: giầy người lớn da thật: 46.168 đôi Giầy người lớn giả da: 66.870 đôi Giầy trẻ em : 61.140 đôi Ta thấy trong quí I năm 2005 thì số lượng giầy người lớn giả da là có số lượng sản xuất cao nhất, tiếp đó là đến số lượng giầy trẻ em. Sắp tới Công Ty đang có xu hướng thiên về sản xuất giầy da xuất khẩu do vậy công ty cũng cần đa dạng hoá sản sẩm, chủng loại mẫu mã ngằn thu hút thị hiếu khách hàng. III. Đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình. 1. Những kết quả đạt được. Trong những năm vừa qua sau khi chuyển đổi sang sản xuất giầy da xuất khẩu và nhất là sau khi cổ phần hoá, doanh nghiệp đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là doanh thu, sản lượng hàng hoá năm sau cao hơn so với năm trước. Sở dĩ đạt được những thành tựu như vậy là do trong những anưm qua tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty dã không ngừng đoàn kết, cố gắng phát huy những tiền đề và thuận lợi mà doanh nghiệp có được vì vậy những thành tựu đạt được là: - Thị trường của công ty không ngừng mở rộng. Trong những năm qua thị trường sản phẩm của công ty không ngừng được mở rộng, sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang nhiều nước,ngoài những thị trường truyền thống như EU, ASIAN, Mỹ...nay thị trường của công ty còn mở rộng ra các nước Đông Âu, Nam phi... Khách hàng đến với công ty kí kết đơn hàng ngày càng nhiều, có khách hàng kí kết lâu dài, công sty đã tạo được uy tín của mình trên thị trường, đảm bảo đúng về chất lượng, số lượng, chủng loại, mẫu mã, thời gian giao hàng, ngoài ra các hình thức thanh toán công ty cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tác. Do vậy uy tín của công ty trên thị trường xuất khẩu ngày càng dược khảng định hơn nữa. Song bên cạnh đó thì thị trường trong nước là một thị trường tiềm năng, nhưng doanh nghiệp chưa tận dụng được điều này. - Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao và có uy tín trên thị trường. Đảm bảo chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp đẻ doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, tất cả các đơn hàng xuất khẩu các bạn hàng đều yêu cầu chất lượng đảm bảo theo thoả thuận hai bên ký kết. Chính vì vậy, công ty đã tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các lãnh đạo, ban Giám Đốc cũng hưởng ứng và trực tiếp tiến hành và trực tiếp giám sát để đảm bảo chất lượng của sản sản phẩm, ngoài ra doanh nghiệp cũng các biện pháp khuyến khích công nhân viên tự giác khi làm việc để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra và có thể đáp ứng được thị trường xuất khẩu khó tính. - Cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý. Công ty đã xắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, từ đó đã tạo sự chuyển biến tronng công tác quản lý điều hành trên phạm vi toàn công ty. Công ty đã xây dựng và ban hành các qui chế, qui định về khoán cho các phân xưởng, xí nghiệp, khoán quỹ lương cho các đơn vị, qản lý vật tư... từ đó từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong các côngviệc được giao. - Chú trọng đến đời sống cán bộ công nhân viên. Công ty luôn chú trọng tới đời sông của công nhân viên, dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị, ban lãnh đạo công ty đã tổ chứ nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, than quan du lịch như Bãi Cháy, Sầm Sơn...tố chức tặng quà cho các công nhân viên, hoặc thưởng tiền cho công nhân viên khi vượt chỉ tiêu sản xuất, ngoài ra vào các ngày lễ tết ngoài được nghỉ ngỳ làm việc, công nhân còn được thưởng( quà, tiền..). Mục đích làm cho cán bộ công nhân viên yên tâm khi làm việc, tạo cho công nhân có sự tin tưởng hơn vào công ty và giúp cho công nhân làm việc hết mình và gắn bó với công ty. 2. Những mặt còn hạn chế, nguyên nhân. Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể như tren saong có thể thấy rằngdoanh nghiệp vẫn còn một số những hạn chế cần phải giải quyết. - Vấn đề thị trường: + Thị trường trong nước: Hiện nay thị trường trong nước của công ty rất còn hạn hẹp, hầu như sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt trên thị trường trong nước, mà chỉ có một số công ty có nhẵn hiệu trên thị trường đang có sản phẩm trên thị trường Việt Nam như BiTiS, Thượng Đình...Công ty chưa có phòng nghiên cứu thị trường nội địa. Đây là một vấn đề mà doanh nghiệp cần phải xem xét và phát triển, vì thị trường trong nước là thị trường rất khả thi đối với mọi doanh nghiệp vì nước ta hiện nay là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân ngày càng được cải thiện,mức sống của người dân được nâng cao do đó nhu cầu về tiêu dùng ngày càng cao,với lại dân số nước ta hơn 80 tiệu người là một thị trường tiêu thụ rộng lớn chưa được khai thác. + Thị trường xuất khẩu: Đây là thị trường chính của công ty, nhưng từ trước đến nay công ty chủ yếu là gia công, do đó trên thị trường công ty chưa có nhãn hiệu trên thị trường riêng cho mình. Công ty chỉ sản xuất sản phẩm dưới danh nghĩa nhẵn mác của doanh nghiệp nước ngoài, do đó lợi nhuận mà doanh nghiệp mang về không đáng là bao, mà chỉ là tiền gia công sản phẩm,mặc dù việt nam là lợi thế công nhân rẻ, điều kiện khí hậu thuận lợi hơn các nuớc khác song doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được. Mặc dù vậy sản phẩm của công ty còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng sản xuất trên thị trường, và còn chịu nhiều sự áp lực các chính sách của nơi xuất khẩu, như EU kiện các doanh nghiệp việt nam bán phá giá, mức thuế chịu cao... Do đó trong thời gian tới doanh nghiệp cần có bước đi đúng đắn để vừa tạo dựng được thương hiệu của mình trên thị trường vừa bớt phụ thuộc vào các công ty nước ngoài. Vấn đề nghiên cứu thị trường: Công ty chưa có phòng Maketing chuyên nghiên cứu thị trường, tất cả những công việc đó do phòng xuất khẩu ( phòng xuất khẩu nghiên cứu ở thị trường xuất khẩu), do đó phòng ban này không có chuyên môn nghiệp vụ, và còn phải đảm trách nhiều công việc - Vấn đề sản phẩm: Sản phẩm của công ty mặc dù có rất nhiều về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, nhưnng vẫn còn tồn tại là không nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, các sản phẩm xuất khẩu của công ty được sản xuất dựa trên các thông số kĩ thuật của máy móc thiết bị và nguyên vật liệu do khách hàng gửi đến do đó không có sự khác biệt hoá trên các thị trường, nếu có sự khác biệt hoá nào đó về màu sắc, kiểu dáng, chi tiết... đều do phía khách hàng đề xuất còn công ty chưa có các hoạt hộng nghiên cứu thị trường để hướng tới sự khác biệt hoá sản phẩm. - Chính sách kênh phân phối. Chính sách kênh phân phối mà công ty áp dụng là chính sách tự do. Công ty không có bất cứ một hoạt động nào xúc tiến bán hàng nào tác động vào quá trình đưa sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng. Công ty chỉ bán sản phẩm cho bên trung gian đầu tiên của kênh phân phối và để sản phẩm tự tìn thị trường riêng của nó với khách hàng. Công ty cũng chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài do đó sản phẩm của công ty nếu không phải là gia công quốc tế thì cũng là bán buôn cho các trung gian phân phối, hoặc bán sản phẩm không gắn thương hiệu cho công ty khác. 3. Nguyên nhân tồn tại - Do nguồn vồn của công ty còn hạn hẹp. - Do công ty vừa mới chuyển đổi sản xuất kinh doanh còn chưa có nhiều kinh nghiệm, và chịu sự cạnh tranh tranh găy gắt trên thị trường, đặc biệt hàng Trung Quốc. - Nguyên vật liệu của công ty phải nhập từ nước ngoài do đó dễ bị ép giá, do đó giá thành sản phẩn tăng. - Trình độ của cán bộ công nhân viên chưa được đào tạo chính quy về ngành sản xuất giầy da. PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH \I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DA GIẦY VÀ CỦA CÔNG TY GIẦY CẨM BÌNH. 1. Định hướng của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2010. Trước khi Đông Âu tan rã thị trường truyền thống của ngành da giầy Việt Nam là các nước đông âu và Liên Xô cũ với các sản phẩm như: Mũi Giầy, đồ giả da, đồ gia ... được sản xuất với số lượng lớn, yêu cầu chất lượng cao, mẫu mã phù hợp, giản đơn. Sau khio Đông Âu tan vỡ thị trường giầy da việt Nam rơei vào tình trạng khó khăn, và phải tự tìn hướng đi riêng cho mình, tuy nhiên nhờ có chính sách khuyến khích của nhà nước, ngành da giầy trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vào các nước phát triển như: thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật... Hiệp họi da giầy Việt Nam dự báo năm 2010 ngành da giầy đạt 4,7 tỷ USD. Riêng nhón hàng Giầy dép đã có mặt trên hơn 40 nước trên thế giới. Tại EU sản phẩm của việt Nam chhỉ đứng sau Trung Quốc. Song về mặt xuất khẩu chi phí sản xuất, chi phí lưu thông thấp do đó giá sản phẩm da giầy Việt Nam tương đối rẻ, có thể cạnh tranh về giá với sản phẩm của các nước khác. Là một ngành mới phát triển nhưng da giầy Việt Nam đứng trước những thử thách lớn do sự cạnh tranh găy gắt trên thị trường đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập khu mậu dịch tự do AFTA hoàn toàn vào năm 2006, và việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) đã làm cho ngành da giầy Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Các DN của Việt Nam ít có mối liên hệ trực tiếp với khách hàng cuối cùng, mà phải qua nhiều khâu trung gian. Hiện nay, khoảng 80% các DN sản xuất giầy dép của Việt Nam phải nhận làm gia công cho các hãng lớn của nước ngoài. Chương trình xúc tiến thương mại và tiếp thị của ngành công nghiệp giầy dép còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc khai thác và đột phá vào những thị trường mới trong các  liên doanh sản xuất giầy dép ở Việt Nam, thường thường phía nước ngoài chịu trách nhiệm về kỹ thuật như nhập khẩu, vận chuyển máy móc, thiết bị, cung cấp phần lớn các nguyên vật liệu và lo đầu ra cho sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Phía Việt Nam chỉ cung cấp nhân lực, duy trì bảo dưỡng các thiết bị máy móc và chịu trách nhiệm về công tác quản trị hành chính. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hà Nội, Trung Quốc thực sự là một đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất giầy dép. Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã càng khẳng định điều này. Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản xuất giầy dép với sản lượng hàng năm khoảng 6 tỷ đôi (chiếm 1/2 tổng sản lượng của cả thế giới). Như vậy cuộc cạnh tranh giữa sản phẩm giầy dép của 2 nước sẽ là cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Nhiều DN Việt Nam cũng phải thừa nhận giầy dép của Trung Quốc giá rất rẻ, mẫu mã phong phú hơn, chi phí sản xuất cũng thấp hơn, nguồn nguyên liệu cũng được chú trọng đầu tư một cách dài hơi và bài bản hơn. Trung Quốc từ lâu đã rất chú trọng phát triển ngành chăn nuôi và công nghiệp thuộc da; mở rộng những ưu đãi về thuế cho đầu tư vào việc ứng dụng những công nghệ mới; tăng cường hỗ trợ hệ thống thiết kế và trung tâm thông tin cho ngành da giầy; củng cố các hiệp hội của ngành, nhằm nâng cao hình ảnh ngành da giầy Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Các nhà đầu tư giầy dép chuyển hướng từ Việt Nam sang Trung Quốc chính là để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ và ngành công nghiệp phụ trợ rất phát triển tại đây. Bằng cách này sẽ giúp họ giảm chi phí sản xuất và tăng sức cạnh tranh. Theo tính toán của một DN da giầy thì chi phí sản xuất một đôi giầy tại Việt Nam thường gấp 1,3 đến 1,5 lần so với Trung Quốc. 2. Dự báo về thị trường. 2.1. Thị trường trong nước. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sông nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu thiết yếu ăn mặc ngày càng được nâng cao, đó là điều kiện thuận lợi cho ngành Giầy da vươn lên chiếm lĩnh thị trường. trong những năm trước thì đời sống nhân dân còn khó khăn do đó thị trường sản phẩm chủ yếu là thị trường xuất khẩu do đó thị trường trong nước bị bỏ ngỏ, trong những năm gần đây đời sống nhân dân được nâng cao do đó có thể nói thị trường trong nước là thị trường đầy tiền năng của các doanh nghiệp việt nam. Dự báo trong những năm tới mức tiêu dùng của người dân Việt Nam là 3 -4 đôi/người/năm. Khi sản phẩm được tiêu dùng ở thị trường trong nước thì các nhà sản xuất có nhiều điểm lợi như: Hiểu rõ thói quen, tập tục, tập quán tiêu dùng, có ưu đãi về thuế, chi phí vận chuyển... vì vậy trong thời gian tới các nhà sản xuất nên tập chung vào khai thác thị trường nội địa. 2.2. Thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu da giầy việt nam vào những năm 1999 đã đứng thứ 8 trên 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới, đứng thứ 5 trong 7 quốc gia sản xuất giầy xuất khẩu lớn nhất Châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ, Inđonesia,Thái Lan. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép toàn quốc năm 2001 đạt 1.575 tỷ USD, năm 2005đạt 3.1 tỷ USD.Ngành công nghiệp giầy dép của Việt Nam trong 7 năm trở lại đây tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là sản lượng và xuất khẩu. Giai đoạn từ 1997-2000, đã tăng từ 206 triệu đôi lên đến 303 triệu đôi. Hiện nay, năng lực sản xuất của chúng ta có thể sản xuất được khoảng 400 triệu đôi. Phần lớn các sản phẩm này đều được xuất khẩu, trung bình mỗi năm tổng giá trị giầy dép xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD. Trong đó, châu Âu là thị trường hàng đầu, chiếm khoảng 65% lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam, sau đó là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ðài Loan. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng của ngành đã bắt đầu chững lại và có dấu hiệu giảm dần, bởi sức cạnh tranh ngày càng mạnh từ phía các nhà sản xuất giày dép Trung Quốc. Chỉ tiêu đặt ra cho ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam là năm 2005 xuất khẩu được 410 triệu đôi và năm 2010 là 640 triệu đôi. Tuy nhiên, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chỉ tiêu đó khó có thể hoàn thành nếu chúng ta không đủ lực cạnh tranh quốc tế. Ðể đạt được mục tiêu trên, ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam phải thực hiện 5 điểm cải tổ: Nâng cao chất lượng  nguồn nhân lực; Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và hiện đại hóa thiết bị các dây chuyền sản xuất; Đầu tư tập trung vào phát triển nguồn nguyên liệu và tăng cường khả năng sáng tạo mốt; giảm hợp đồng gia công; Mở rộng mạng lưới bán hàng ở nước ngoài. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY Cổ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH. 1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Ngày nay, nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng găy gắt, diễn biến của thị trường liên tục thay đổi. vì vậy, trong hoạt động của bất kỳ tổ chức, hay cá nhân nào cũng cần có công tác nghiên cứu thị trường, hoạt động này giúp họ nắm bắt được những diễn biến thị trường để có biện pháp phù hợp phản ứng lại với thị trường, mặt khác việc mở rộng thị trường mới cũng rất cần tới công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, điều này giúp cho doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng tụt hậu, và bị đối thủ cạnh tranh đánh bật khỏi thị trường. Thực tế hiện nay công ty giầy Cẩm Bình mặc dù có một số hoạt động nghiên cứu thị trường nhưng không có bộ phận nào chuyên trách riêng biệt mà do phòng xuất nhập khẩu kiên nhiệm, và do mối quan hệ từ trước. Do vậy kết quả của hoạt đọng chưa cao , nhu cầu của người tiêu dùng doanh nghiệp chưa nắm bắt được, không tạo ra được khả năng cạnh tranh của sản phẩn trên thị trường. Xuất phát từ thực tế hiện nay, để đảy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường công ty cần thiết tiến hành lập phòng Marketing chuyên nghiên cứu và dụ báo về thị trường cả trong nước và nước ngoài. Để hoạt động nghiên cứu thị trường có hiệu quả thì phòng Marketing của doanh nghiệp cần phải có chiến lược hoạt động một cách cụ thể: - Phải nghiên cứu, xác định được những loại thị trường mà doanh nghiệp có thể thâm nhập và có thể phát triển trong thời gian tới. Phân loại mặt hàng mà có triển vọng phát triển với khối lượng lớn phù hợp với khả năng sản xuất của công ty. - Cần phải phân tích chhiến lược giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh dự kiến về mạnh lưới tiêu thụ, phương thức phân phối sản phẩm..... - Để thực hiện công việc thì công ty phải co các biện pháp như: Hàng năm tổ chức các hội nghị khách hàng với sự tham gia của tất cả các đại lý và tham khảo ý kiến các đại lý, vì đó là những ý kiến phẩn hồi trực tiếp từ khách hàng, công ty cần phải tiếp thu và có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra công ty cũng cần thiết lập các đường dây để lắng nghe ý kiến của khách hàng như: thiết lập các đường dây điện thoại trực tiếp, thiêt lập các trang WEB để khách hàng có thể tìn hiểu và xem xét các sản phẩm của công ty. Cơ cấu tổ chức phòng Marketing Trưởng phòng Marketing Bộ phận nghiên cứu thị trường Bộ phận phát triển thị trường quản lý mạng lưới tiêu thụ Quảng cáo và khuyến mại Bộ phận hành chính Việc thành lập phòng này cần có kế hoạch trước, bởi vì có sự đảo lộn trật tự cơ cấu của công ty. Mặt khác cũng phải đặt ra một số nhiện vụ cấp thiết cho phòng: - Bộ phận chuyên nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu ở thị trường cần phải dự đoán được những nhưu cầu, xu hướng tiêu dùng trong tương lai. - Bộ phận chuyên nghiêm cứu thị trường nội địa: Cán bộ phòng Marketing cần phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, phải có các chuyến công tác đi các vùng thị trường để xem xét thị trường, cũng cần đặt các đại lý tại các tỉnh, các vùng, và hàng năm phải tổ chức các hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng.. Sau khi nghiên cứu về thị trường thì cần thử nghiệm các sản phẩm tại thị trường, thời gian thử nghiệm sẽ đánh giá có nên mở rộng sản phẩm tại thi trường đó. Như vậy, việc thành lập phòng Marketing sẽ giúp công ty củng cố mối quan hệ truyền thống, đồng thời tạo được nhiều thị trường mới cho sản phẩm, qua đó đưa sản phẩm của công ty đến với khách hàng và có thể phản ứng với các đối thủ cạnh tranh 2. Đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Mặc dù, doanh nghiệp đưa ra nhiều mẫu mã sản phẩm mới nhưng thật sự chưa đáp ứng được thị trường người tiêu dùng. Để nắm bắt được nhiều mẫu mã thì doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng của khách hàng thông qua nghiên cứu của phòng Marketing. Sản phẩm giầy là sản phẩm thay đổi theo thời gian, thị hếu về mẫu mã. Đối với giới trẻ là giới nhạy cảm nhất với mẫu mốt, do đó doanh nghiệp cần phải tungn ra thị trường những sản phẩm mẫu mã sản phẩm mới lạ, đẹp mầu sắc, bắt mắt thì mới thu hút được giới trẻ. Dự đoán đúng thị trường giúp doanh nghiệp đưa ra nhiều sản phẩm mẫu mã phù hợp, không bị lỗi mốt so với đối thủ cạnh tranh và đưa sản phẩm ra thị trường đúng thời điểm cần thiết. Để làm được điều này thì doanh nghiệp cần có một đội ngũ cán bộ làm côngtác thị trường nhanh, nhậy...ngoài ra còn có sự phục vụ của máy móc hiện đại và các phần mền đồ hoạ như CAD- 2D, CAD -3D... đồng thời công ty cũng cần có sự phục vụ của các nhân viên thiết kế để tạo ra các mẫu mã sản phẩm.Mẫu mã sản phẩm đa dạng làm tăng sự llựa chọn của khách hàng, đáp ứng hhu cầu thẩm mỹ khác nhau của người tiêu dùng. Chính điều này cũng làm cho các đại lý của công ty thích bán sản phẩm của công ty hơn. 3. Hoàn thiện chính sách giá sản phẩm. Việc chưa hoàn thiện chính sách giá làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn mặc dù hình thức áp dụng đã khá linh hoạt. Vì vậy côngty cần phải hoàn thhiện chính sách giá sẽ giúp cho công ty đẩy mạnh được công tác tiêu thụ sản phẩm cả ở thhị trường trong nước và thị trường nước ngoài, công ty có các chính sách giá linh hoạt cho từng sản phẩm, từng đoạn thị trường, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, vì vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá như sau: - chiến lược giá cho từng thị trường Đại lý lớn với số lượng lớn: Công ty cần có mức chiết khấu cao hơn so với các đại lý kém hơn. Khách hàng ở các thành phố lớn do thu nhập của họ khá cao nên việc cắt giảm giá cũng không trở lên quan trọng mà việc nâng cao chất lượng, đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, đẹp là quan trọng. Khách hàng là dân cư nông thôn: Việc hạ giá thành để chiếm lĩnh thị trường trong tương lai là rất cần thiết, côngty cần có chính sách giảm giá, khuyến mãi để đưa sản phẩm của mình tới ngưòi tiêu dùng. Chiến lược giá phân biệt Công ty sẽ bán hàng hoá của mình cho mỗi khách hàng với một mức giá khác nhau. Giá sản phẩm của một sản phẩm trong một tổ chức cao hơn sẽ dễ chấp nhận hơn là một cá thể tiêu dùng. Cần phân biệt giá giữa thành thị và giá giữa nông thôn. Ở thành phố có thể áp dụng chính sách giá cao hơn ở nông thôn vì ở thị trường này sản phẩm cần chất lượn, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, còn ở khu vực nông thôn là khu vực dễ tiêu thụ các sản phẩm đã lạc mẫu mã, kiểu cách. Do đó khu vực này nên đặt chính sách giá mềm hơn. Chính sách theo mùa. Lượng giầy tiêu thụ lớn nhất là vào đầu tháng 7 và kết túc vào cuối tháng 12. Lượng tiêu thụ vào mỗi mùa khác nhau, trong mỗi mùa thì sản phẩm từng loại tiêu thụ cũng khác nhau... vì vậy chính sách giá cho từng loại sản phẩm cũng khác nhau, nhưng trong bất kỳ trong trường hợp nào thì giá của sản phẩm cũng phải đảm bảo tính cạnh tranh. Nâng cao Chất lượng sản phẩm là tập hợp những tiêu chuẩn của sản phẩm, chứa đựng mức độ thích hợp của nó để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhất định. Việc đảm bả chất lượng sản phẩm là điều kiện không thể thiếu trong chiến lược cạnh tranh của sản phẩm, ngay cả ở trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Đây là điều kiện đẻ doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm làm tăng lơụi nhuận, mở rộng thị trường.hơn nưa việc đảm bảo chất lượng cũng đảm bảotăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay vấn đề chất lượng là vấn đề luôn được doanh nghiệp chú trọng, doang nghiệp thành lập phòng quản lý chất lượng, song so với chất lượng sản phẩm của côngty với các doanh nghiệp khác trên thị trường thì sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh còn yếu hơn so với cá doanh nghiệp khác trên thị trường, điều đó có thể nhận thấy như sau: - Trong khâu thiết kế: Mặc dù công ty có phòng thiết kế, song những mẫu mã sản xuất cho đơn hàng chủ yếu do bên khách hàng yêu cầu hoặc giửi thiết kế. Do đó doanh nghiệp bị động trong khây thiết kế sản phẩm do đó sản phẩm không đáp ứng được nhưu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trê thị trường yếu. Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòngthiết kế với các phòng kế toán, phònh xuất nhập khẩu... chính sự kết hợp sẽ chuyển hoá được những nhu cầu cụ thể của khách hàng cho phòng thiết kế mẫu, từ đó phòng thiết kế mẫu sẽ tạo ra được những sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, đảm bảo được nhu cầu thị trường. - Trong khâu cung ứng: do từ trước đến nay nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm là do bên khách hàng cung cấp do vậy công ty chưa chú trọng tới công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. - Trong khâu sản xuất: Trong khâu sản xuất thì chưa có sự liên kết giữa khâu sản xuất và khâu thiết kế, do vậy có những lô hàng khi sản xuất ra không đảm bảo kích thước, mẫu mã, chất lượng... Do vậy cần phải kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào khi đưa vào sản xuất, tiến hành kiểm tra từng công đoạn để tìm sai sót trong sản phẩm, để thực hiện điều này công ty nên áp dụng kiểm tra chất lượng như biểu đồ pareto, công việc này nên được thực hiện thường xuyên để từ đó biết được sản phẩm sai hỏng để đưa ra biện pháp khắc phục. Vì vậy công ty cần có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiện nay máy móc thiết bị côngty chủ yếu là nhập từ nước ngoài và là công nghệ tiên tiến, chỉ có một số máy móc là trong nước sản xuất và lạc hậu vì vậy doanh nghiệp cần phải chú trọng đổi mới những máy móc này để đảm bảo chất lượng sản phẩm sảm xuất ra. Bên cạnh đầu tư cho công nghệ mới thì nguồn lực thực hiện vận hành máy móc cũng rất quan trọng, vì vậy doanh nghiệp cần phải có chính sách đào tạo nhân công sao cho phù hợp với công nghệ hiện đại, công ty có hai hình thức đào tạo đó là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc. Công ty nên mở lớp huấn luyện, giảng dạy ngay tại trong từng phân xưởng, sẽ cho công nhân lành nghề kèm kặp những công nhân tay nghề còn yếu, thực hiện ngay trên máy và học lại các thao tác của người hướng dẫn. Với hình thức đào tạo này giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí, như chi phí thuê chhuên gia, chi phí mở lớp học, không bị gián đoạn trong sản xuất mà còn tạo ra sản phẩm trực tiếp. Đối với cán bộ quản lý, công ty nên khuyến khích cho đi học, đào tạo ở nước ngoài, học thêm để nâng cao trình độ, mặt khắc tạo được sự tin tưởng của nhân viên với công ty. Song điều này thì công ty cần phải có một khối lượng vốn lớn vì chi phí cho máy móc công nghệ, ngoài ra cũng phải có kinh phí tạo thêm cán bộ quản lý cấp cao. 4.Tăng cường các hoạt động quảng cáo. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sản phẩm có chất lượng mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý vẫn chưa đủ, nhất là đối với thị trường giầy dép có nhiều đối thủ cạnh tranh, và nhanh lỗi mốt và có nhiều sản phẩm thay thế. Một công ty hay doanh nghiệp chỉ bán được sản phẩm khi thông tin đến với người tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp nhận, các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng có vai trò xúc tác trong kinh doanh, nếu thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong thực tế thì không ít doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và hơn đối thủ cạnh tranh nhờ hoạt động quảng cáo. Quảng cáo là một hình thức quan trọng trong chiến lược xúc tiến bán hàng, quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm, nhằn củng cố lòng tin tưởng của khách hàng về sản phẩm của công ty, làm tăng lòng mong muốn mua hàng của họ. Vì vậy việc quảng bá cho sản phẩm là rất quan trọng, đặc biệt là đối với công ty còn mới như công ty giầy cổ phần Cẩm Bình. Ngày nay, trong thời đại kinh tế thị trường, thời đại công nghệ thông tin thì quảng bá và chiêu hàng được các công ty sử dụng khá rộng rãi và luôn coi là quan trọng trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên công ty cổ phần giầy Cẩm Bình chưa thực sự quan tâm đến hoạt động quảng bá sản phẩm để thực hiện điều này thì doanh nghiệp cần phải: + Xác định ngân sách cho hoạt động quảng cáo, nguồn kinh phí này được trích từ vốn đầu tư phát triển, và lợi nhuận để lại. + Nội dung quảng cáo: Nói lên những ưu điểm của sản phẩm, như mẫu mã, chất lượng, giá cả... và những ưu đãi khác khi khách hàng mua sẽ được hưởng. + Phương tiện quảng cáo: vào chính mùa vụ doanh nghiệp nên quảng cáo rầm rộ hơn bằng các phương tiện như: Báo: Thể hiện logo sản phẩm, biểu tượng công ty, các địa chỉ bán hàng, nêu rõ những ưu điểm của sản phẩm... Tạp chí: Công ty cần có những bài báo viết về công ty đẻ cho khách hàng có cơ hội tìn hiểu và hiểu rõ hơn về công ty như quá trình hình thành và phát triển, máy móc công nghệ sử dụng... Trên truyền hình: Nên chọn những thời điểm quảng cáo hợp lý mà người tiêu dùng dễ chú ý nhất như sau chương trình trò chơi, thời sự... mặc dù hình thức này kinh phí hơi cao nhưng lại đem lại hiệu quả vô cùng to lớn. Trên đài: Dùng ngôn ngữ để chuyển tải những thông tin đến người tiêu dùng như đặc điểm mẫu mã, chất lượng, đặc biwtj là tham gia vào câu lạc bộ hàng việt nam chất lượng cao. Ngoài ra công ty cũng cần quảng cáo qua các ấn hình, pho to, áp phíc trình bày với màu sắc bắt mắt sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng. Nếu thực hiện được như vậy thì công ty có thể đạt được các kết quả như tăng số lượng sản phẩm bán, mở rộng thị trường, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của đối thủ cạnh trnh khác trên thị trường, tạo được sự uy tín của mình cũng như khảng định mình trên thị trường trong nước. Song mỗi lần đưa ra thông điệp thì công ty cũng cần có sự điều tra xem có phù hợp với khách hàng hay không để thấy dược sự phản hồi còn có phương án điều chỉnh kịp thời. 5.Xây dựng các đại lý, kênh tiêu thụ. Chiến lược phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty, nó góp phần vào quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng, vừa đảm bảo đúng thời điểm, đúng vị trí đúng nhu cầu ... một chiến lược phân phối đúng đắn tạo cho quá trình kinh doanh an toàn hơn, đảm bảo hơn,giảm được sự cạnh tranh và làm làm cho quá trình lưu thông sản phẩm của công ty một cách nhanh chóng. Hiện nay hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp còn rất nhỏ hẹp, chỉ có kênh phân phối đối với sản phẩm xuất khẩu còn đối với kênh phân phối thị trương trong nước hầu như chưa có. Do đó vấn đề ở đây là công ty cổ phần giầy Cẩm Bình muốn sản phẩm được tiêu thụ trong nước thì cần phải thiết lập mạng lưới kêng phân phối, đó chính là các đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty. Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình là công ty nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, có trục đường quốc lộ 5 chạy qua, đay là con đường lưu thông nối liền với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cách thành phố Hà Nội, thủ đô nước việt nam 75 km, là thị trường tiêu thụ lớn tiềm năng và có sức tiêu dùng giầy dép vào bậc nhất Miền Bắc, hàng hoá chu chuyển lên có thể bằng 2 con đường đó là đường bộ và đường sắt, công ty cách ga Cẩm Giàng 3 km thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hoá, do đó tại Hà Nội công ty cần phải có đại lý phân phối chính thức của doanh nghiệp. Ngoài ra công ty cũng cần thiết lập đại lý của mình ngay tại thành phố Hải Dương, thiết lập mạng lưới bán sản phẩm rộng lớn trên toàn địa bàn tỉnh, hiện tại, tại thành phố Hải Dương thì các của hàng giầy dép chủ yếu là các của hàng nhỏ, sản phẩm chủ yếu là hàng sản xuất bởi hộ gia đình, hoặc là các cơ sở sản xuất nhỏ, do đó mức độ cạnh tranh còn ở mức độ thấp, vì vậy thành phố Hải Dương là thị trường rất tiềm năng của công ty. Công ty cách thành phố cảng Hải Phòng 80 Km, cách thành phố du lịch Hạ Long khoảng 75 km, giao thông thuận lợi, mức tiêu dùng ở mức cao, do đó doanh nghiệp cũng cần thiết phải thiết lập hệ thống kênh phân phối tại các thành phố lớn. ngoài ra để đưa hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp cũng thuận lợi vì cách sân bay Nội Bài 80 km, cách cảng Cái Lân 75 km, cách cảng Hải Phòng 85 km, rất thuận lợi cho công tác chu chuyển hàng. Đối với các đại lý của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng phải có những chiến lược cụ thể như: Giúp đỡ về vốn khi thành lập, có các khoản chiết khấu hợp lý với mỗi loại đại lý tuỳ theo mức đọ tiêu thụ sản phẩm của công ty. Để khuyến khích thì công ty nên giao cho mỗi nhân viên phòng tiêu thụ nội địa quản lý một đại lý, từng khu vực, đại lý nào làm ăn tốt thì doanh nghiệp cần có biện pháp khuyến khích như tăng thêm hoa hồng, làm biển quảng cáo, với đại lý làm ăn kém thì doang nghiệp cần có những biện pháp hỗ trợ như cho vay vốn, giúp đỡ về khâu quảng bá sản phẩm. Song doanh nghiệp cũng cần đặt ra các mức thưởng khác nhau để cho mỗi đại lý phấn đấu đạt yêu cầu. Công ty cần tổ chức các của hàng giới thiệu sản phẩm ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, nên có nhiều hơn những của hàng đậưt tại nơi thành phố sầm uất, phong cách bố trí cần phải màu sắc tượng trương, LoGo, Slogan... gây được sự chú ý của khách hàng. Ngoài ra công ty cần phải tuyển hoặc đào tạo các nhân viên bán hàng chuyên nghiệp có khả năng thuyết phục, lôi kéo khách hàng vào xem sản phẩm của công ty, cần thiết phải tạo ra được một phong cách riêng biệt của “Cẩm Bình” có thể lưu giữ lại một ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng. Với thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp cần phải có phương thức thâm nhập và chủ động hội nhập vào thị trường. Hệ thống kênh phân phối hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hoá, mạng lưới kênh phân phối ơe nuớc ngoài thì về cơ bản cũng giống như trong nước, ở nước ngoài có hệ thống bán buôn bán lẻ, tham gia vào hệ thống kênh phân phối này các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty, cửa hàng bán lẻ. Song có hai hình thức phân phối chính là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhập khẩu của một tập đoàn này mà không cung cấp sản phẩm sản phẩm của công ty, - Xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển thị trường. Có những sản phẩm tốt, có chất lượng và được khách hàng biết đến, nhưng nếu không có nhũng cán bộ phát triển thị trường thì khả năng mở rộng đại lý, mở rông thị trường vô cùng khó khăn. Để khả năng tiêu thụ nội địa của công ty tốt thì đòi hỏi doanh nhiệp có những đại lý tốt, và để có những đại lý tốt thì đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có những nhân viên thị trường tốt, đó là những người có đào tạo, có óc quan sát và có khả năng nhận xét về tiềm năng cũng như đối thủ cạnh tranh khi mở rộng đại lý thì doanh nghiệp cần chú ý một số khía cạnh sau: Xem xét cơ sở vật chất kỹ thuật của các đối tác xin làm đại lý Xem xét mối quan hệ giữa đại lý và khách hàng. Xem xét phạm vi hoạt động thị trường về mặt không gian Xem xét địa điểm vị trí, quy mô cửa hàng. Thị trường trong nước còn chưa được khai thác, điều này đòi hỏi những nhân viên của doanh nghiệp năng động, chịu khó, có khả năng làm việc độc lập. Nhiệm vụ của họ là phải dự báo được những nhu cầu, địa điểm của những đại lý sẽ được thành lập. Xây dựng đội ngũ nhân viên này, công ty có thể tìm nguồn ở các trường đại học, các trường đào tạo chuyên nghiệp. 6. Tăng cường nội địa hoá nguyên vật liệu đầu vào. Nguyên vật liệu đầu vào là thành phần quan trọng cấu tạo nên sản phẩm của doanh nghiệp, là thành phần cấu tạo nên giá cả của sản phẩm, chất lượng của sản phẩm... Do vậy doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình được người tiêu dùng chấp nhận, cạnh tranh được với hàng hoá cùng loại thì công ty phải chú trọng tới công tác nguyên vật liệu đầu vào. Hiện nay nguyên vật liệu đầu vào không tự chủ được, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, mà chủ yếu là từ Trung Quốc. Theo Bộ Công nghiệp, hiện có tới 60%-80% nguyên liệu đầu vào để sản xuất giầy dép là nhập khẩu, nhưng chúng ta lại thiếu hẳn sự kiểm soát về nguồn nguyên liệu. Nguyên liệu từ nguồn trong nước chất lượng lại kém, không đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhiều nguyên liệu không có sẵn ở Việt Nam như thuộc da. Hay nguyên vật liệu là của chủ yếu do khách hàng mang tới để công ty gia công chỉ có một số chi tiết là nguyên liệu của công ty. Để cạnh tranh được với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp, đó chính là biện pháp hạ giá bán của sản phẩm, nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, do vậy hạ giá thành nguyên vật liệu đầu vào là biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu đầu vào được khai thác ở thị trường trong nước thì sẽ tiết kiện được chi phí phát sinh như chí phí vận chuyển, chi phí khan hiếm nguyên vật liệu ở nước ngoài, tránh được sự ép giá nguyên vật liệu( chỉ có một công ty phân phối độc quyền), nguyên vật liệu được khai thác thì đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn sản xuất khi thiếu nguyên liệu hay khan hiếm nguyên liệu. Hiện nay nguyên vật liệu đầu vào ở trong nước mà doanh nghiệp có thể làm nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất như: Đế cao su, Đế kếp, chỉ may, một số loại da cao cấp... mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm theo yêu cầu. Do vậy nội địa hoá nguyên vật liệu đầu vào là một chiến lược quan trọng của doanh nghiệp, nó làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên, đời sống của công nhân được cải thiện. 7. Phân đoạn thị trường. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển, thì nhất thiết phải bám vào thị trường. Thị trường là nơi mà doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng. Thị trường là nơi quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản phẩm như thế nào, chất lựơng như thế nào. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp cần phải có chiến lược thị trường cụ thể, với mỗi thị trường đều có một chính sách riêng biệt, mỗi thị trường doanh nghiệp cần có những chiến lược cụ thể. Một thị trưòng có rất nhiều đoạn thị trường khác nhau, hiện nay, xã hội ngày càng phát triển mà sản phẩm của doanh nghiệp là giầy da, do đó đoạn thị trường “ Giới trẻ” tuổi từ 18 – 29 là đoạn thị trường có mức tiêu dùng lớn nhất, do đó doanh nghiệp cần chú trọng sản xuất sản phẩm của mình sao cho phù hợp với đoạn thị trường này như: Kiểu cách trẻ trung, màu sắc nổi như màu đỏ, hồng, cam, với đoạn thị trường này công ty cần có chiến lược quảng cáo “rầm rộ” có các đợt bán hàng giảm giá, khuyến mại thì mới thu hút được sự chú ý của khách hàng... Ngoài ra công ty cũng cần chú ý tới đoạn thị trường giầy trẻ em đó là thị trường sản phẩm rộng lớn, sản phẩm cửa đoạn thị trường này khá đơn giản như chất lượng mẫu mã không yêu cầu chạy theo mốt mà chỉ cần màu sắc rực rỡ, bắt mắt...sản phẩm trong đoạn thị trường này không cần phải quảng cáo rầm rộ mà chỉ quảng cáo trên các tạp chí, sách báo, tiêu dùng mà các bà mẹ hay đọc, ngoài ra cũng cần có một số chiến lược khuyến mãi, tổ chức các buổi quảng cáo thông qua các hoạt động tài trợ cho chương trình xã hội như: giúp đỡ trẻ khó khăn, tài trợ các chương trình ca nhạc... Đối với đoạn thị trường tiêu dùng người lớn, đây là đoạn thị trường có độ tuổi từ 30 trở lên, là đoạn thị trường khó tính, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, mẫu mã kiểu cách. Do đó doanh nghiệp khi cung cấp sản phẩm cho đoạn thị trường này cần phải có chiến lược quảng cáo, khuyến mại để người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược quảng cáo cần phải kết hợp nhiều hình thức như quảng cáo trên tivi, đài, báo, tạp chí và ngoài ra cũng cần có những bài báo viết về công ty để cho người tiêu dùng biết đến công ty và yên tâm khi tiêu dùng sản phẩm của công ty. 8. Có chiến lược đào tạo và sử dụng lao động. Trong thời đại này nay thì sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp ... thì vẫn chưa đủ để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mà cần một đội ngũ cán bộ công nhân viên nhạy bén với thị trường, nhạy bén với thời cuộc. Hiện nay thì trình độ của cán bộ công nhân viên chưa được cao, chỉ có một số ít có trình độ đại học, hoặc được đào tạo nghề nhưng con số này quá ít so với công nhân của công ty. Để sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh được trên thị trường đòi hỏi công ty phải có một đội ngũ cán bộ thực sự giỏi và am hiểu về thị trường giầy da. Để sản phẩm tốt đến tay người tiêu dùng thì cần phải có một quy trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, đầu tiên phải đòi hỏi ở tay nghề người công nhân, trình độ quản lý của cán bộ... để thực hiện được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo, chuêu mộ nhân tài như: thêu chuyên gia về giảng dạy cho công nhân, cán bộ, có hình thức kèm cặp hợp lý, đối với cán bộ quản lý thì cho đào tạo thêm để nâng cao kiến thức, có chính sách tìm nguồn nhân lực đúng chuyên ngành ở các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề. Để làm được thì công ty phải có số vốn, và phải có chính sách đãi ngộ hợp lý như lương, thưởng, kinh nghiệm... Xây dựng thương hiệu hàng hoá. Xây dựng thương hiệu hàng hoá là việc làm hết sức cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường. Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình cần phải đăng kí thương hiệu cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Thương hiệu của sản phẩm không chỉ là một cái tên mà là uy tín của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp trên thương trường, việc đăng ký thương hiệu tránh được hàng giả, hàng nhái sản phẩm của doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Thưong hiệu hàng hoá không những là biểu tượng, hình ảnh của công ty mà còn là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. Hiện nay, công ty cổ phần giầy Cẩm Bình đã tiến hành đăng ký thương hiệu sản phẩm song công ty cũng có một số biện pháp bảo vệ thương hiệu của mình trên thị trường cả trong nước và nước ngoài. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. Nhà nước cần có một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 1. Nhà nước hỗ trợ việc sản xuất nguyên vật liệu phụ trong nước. Trong những năm vừa qua, các công ty giầy mới chỉ tập chung vào công đoạn chế biến và lắp rắp giầy hoàn chỉnh, chưa phát triển sản xuất nguyên vật liệu phụ cho giầy dép, do vậy hầu hết nguyên vật liệu phụ cho sản xuất giầy vẫn phải từ nước ngoài, đặc biệt là nguyên vật liệu phụ cho sản xuất giầy thể thao, giầy da nguuyên vật liệu phụ nhập khẩu 60- 70% . Công ty cổ phần giầy cẩm bình cũng không nằm ngoài điều này, hàng năm công ty phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài chiếm 70% nguyên vật liệu sản xuất của công ty. Hơn nữa do không chủ động được nguyên vật liệu cho nên việc triển khai thiết kế, đa dạng hoá mẫu mã của sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Do vậy, các doanh nghiệp giầy nói chung và công ty cổ phần giầy Cẩm Bình nói riêng muốn nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất khẩu cần được nhà nước hỗ trợ trong việc sản xuất nguyên vật liệu phụ trong nước. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp chủ động được nguyên vật liệu sản xuất trong nước, tìm ra các giải pháp và tạo nguồn nguyên vật liệu giá rẻ song vẫn đảm bảo chất lượng và kĩ thuật cho sản phẩm đầu ra. 2. Nhà nước hỗ trợ về vốn và tín dụng. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn và cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là đối với doanh nghiệp làm ăn ổn định và làm ăn có lãi. Nhà nước có những ưu đãi về thời hạn thanh toán vốn vay, cho hưởng lãi suất ưu đãi và cung cấp tín dụng cho các công ty xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn, tránh những rủi ro và có thể tận dụng một cách tối đa các cơ hội kinh doanh xuất khẩu. Đồng thời nhà nước phải đứng ra bảo đảm hỗ trợ các doanh nghiệp khi nhập khẩu sao cho có thời hạn thanh toán hợp lý. 3. Nhà nước hỗ trợ về thủ tục pháp lý và thuế. Hiện nay nhà nước đang chủ trương đơn giảm hoá thủ tục pháp lý cho hoạt động đăng ký, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu, song tuy nhiên vẫn có sự chồng chéo, bất cập do có sự khác nhau về chính quản lý giữa các ngành. Chính điều này đã gây ra hiều sự phiền hà cho doanh nghiệp, nhiều khi làm mất những cơ hội làm ăn của doanh nghiệp. Theo một số chuyên gia thì biểu thuế của nước ta còn quá phức tạp, thuế suất của một số hàng tiêu dùng tương đối cao gây ra tình trạng buôn lậu gây nhiều khó khă cho sản xuất trong nước như hàng hoá Trung Quốc nhập lậu vào việt nam làm cho hàng hoá tiêu dùng rẻ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp việt nam về tình hình cạnh tranh trên thị trường Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong những năm tới thì nhà nước phải có các chính sách, những văn bản pháp lý đồng nhất, tránh thủ tục rườn rà không cần thiết đồng thời có các biện pháp giảm thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra nhà nước cũng cần có các biện pháp chống tình trạng buôn lậu hàng hoá để bảo vệ hàng hoá sản xuất trong nước, có như vậy các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp giầy da nói riêng mới nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường cả trong nước và quốc tế. 4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở. Để cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả thì nhà nước cũng cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật như: Hệ thống giao thông, thôn tin liên lạc,bảo hiển, ngân hàng... để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá. việc tạo ra các hệ thống ngân hàng tốt sã giúp cho việc thanh toán tiến hành một cách thuận lợi, tránh mất thời gian và chi phí giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo hiểm cũng góp phàn hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp yên tâm hơn khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhất là thị trường mới. Ngoài ra nhà nước cũng phải hỗ trợ các doanh nghiệp về các tài liệu, số liệu, thông tin, các chính sách kinh tế, chính trị của các nước trên thế giới,có những phân tích định hướng thị trường cho các doanh nghiệp. KẾT LUẬN Trong những năm qua ngành da giầy nói chung đã đạt được những kết quả đáng kể,đóng góp rất lớn vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Hoà chung với thành quả đó công ty cổ phần giầy Cẩm Bình đã đóng góp một phần không nhỏ. Trong những năm qua để đạt những thành tựu đó thì công ty có không ít những khó khăn những thuận lợi. Để pháp triển hơn nữa thì công ty áp dụng và nghiên cứu nhiều biện pháp khác nhau là vấn đề cần đặt ra. Tuy nhiên, do trình độ kiến thức có hạn nên chuyên đề còn có nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp của thầy giáo hướng dẫn và các cô chú trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Th.s Nguyễn Thành Hiếu đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT165.doc
Tài liệu liên quan