Đề tài Tìm một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty công trình giao thông 208

Tài liệu Đề tài Tìm một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty công trình giao thông 208: Lời mở đầu Thuật ngữ “đấu thầu” đã trở nên quen thuộc trong những năm gần đây ở Việt Nam mặc dù nó đã được xuất hiện từ lâu trên thế giới. Trước đây, khi nền kinh tế còn ở bao cấp, người sản xuất và bán những gì mình có và không quan tâm đến nhu cầu của người mua, do đó người mua không có quyền lựa chọn cho mình những hàng hoá phù hợp. Chỉ đến khi chuyển dần sang kinh tế thị trường thì tính cạnh tranh xuất hiện, khái niệm đấu thầu cũng dần dần hình thành và được chấp nhận như một điều tất yếu. Trong xây dựng có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm, song để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay, việc thắng thầu là rất quan trọng đối với các công ty. Hiện nay, Công ty Công trình giao thông 208 đã nhận thức được vai trò to lớn của đấu thầu. Trong quá tình tham dự đấu thầu các công trình, công ty đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu của công ty. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nân...

doc92 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty công trình giao thông 208, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Thuật ngữ “đấu thầu” đã trở nên quen thuộc trong những năm gần đây ở Việt Nam mặc dù nó đã được xuất hiện từ lâu trên thế giới. Trước đây, khi nền kinh tế còn ở bao cấp, người sản xuất và bán những gì mình có và không quan tâm đến nhu cầu của người mua, do đó người mua không có quyền lựa chọn cho mình những hàng hoá phù hợp. Chỉ đến khi chuyển dần sang kinh tế thị trường thì tính cạnh tranh xuất hiện, khái niệm đấu thầu cũng dần dần hình thành và được chấp nhận như một điều tất yếu. Trong xây dựng có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm, song để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay, việc thắng thầu là rất quan trọng đối với các công ty. Hiện nay, Công ty Công trình giao thông 208 đã nhận thức được vai trò to lớn của đấu thầu. Trong quá tình tham dự đấu thầu các công trình, công ty đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu của công ty. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty công trình giao thông 208” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn đóng góp kiến nhỏ vào quá trình hoàn thiện hoạt động đấu thầu của Công ty. Nội dung của luận văn gồm 3 phần: - Chương I: Tổng quan chung về đấu thầu và đấu thầu xây lắp. - Chương II: Thực trạng đấu thầu xây lắp ở công ty Công trình giao thông 208 giai đoạn 2000 - 2003. - Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - TS.Từ Quang Phương và các thầy cô giáo trong bộ môn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp em hoàn thành luận văn này. Chương I Tổng quan chung về đấu thầu và đấu thầu xây lắp I. Tổng quan chung về đấu thầu. 1. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu thầu. Đấu thầu là một trong những phương thức mua sắm hàng hoá, dịch vụ trong đời sống xã hội loài người. Nó ra đời và phát triển cùng với phương thức sản xuất phát triển dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự cạnh tranh gay gắt và các cuộc khủng hoảng đã dẫn đến sự ra đời của CNTB độc quyền và CNTB nhà nước vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Độc quyền ra đời từ tự do cạnh tranh, sau đó đối lập với tự do cạnh tranh, nhưng không thủ tiêu tự do cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Nhà nước tư bản vừa là người đại diện, người bảo vệ cho giai cấp tư sản và vừa là người điều tiết quá trình sản xuất, vừa là người cung cấp vốn để nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu Khoa học - thuật. Nhà nước điều tiết các chương trình, các mục tiêu phát triển kinh tế thông qua hệ thống luật pháp, các chính sách kinh tế. Ngoài ra, nhà nước còn bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng, phát triển các ngành kinh tế cần thiết cho xã hội, nhưng lại có hiệu quả kinh tế thấp, lâu hoàn vốn, những mua sắm chi tiêu của Chính phủ đã trở thành mục tiêu cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức kinh tế tài chính. Do vậy, để điều chỉnh hoạt động nói trên ở hầu hết các nước tư bản đều có những luật mua sắm công dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động đấu thầu đã xuất hiện rất sớm nhưng luật lệ liên quan đến đấu thầu ra đời muộn hơn và đã xuất hiện đầu tiên ở Anh. Khi Hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế (FIDIC) thành lập thì quy trình đấu thầu ngày càng được hoàn thiện dần. Ngày nay chúng ta có thể tìm thấy các quy định về đấu thầu ở các tổ chức quốc tế và ở các quốc gia khắp trên thế giới. Riêng ở Việt Nam thì sự hình thành của quy chế đấu thầu như sau: - 12/2/1990 có quy chế đấu thầu trong xây dựng do Bộ xây dựng ban hành. - 13/11/1992 có quy định về quản lý nhập khẩu máy móc thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. - 3/1994 Bộ xây dựng ban hành quy chế đấu thầu xây lắp. - 16/4/1994 Quy chế đấu thầu đầu tiên của Việt Nam đã được ban hành (tư vấn, công trình xây lắp, máy móc thiết bị, đấu thầu dự án). - 7/1996 quy chế này được sửa đổi, bổ sung (đấu thầu mua sắm máy móc thiết bị thành đấu thầu mua sắm hàng hoá, đấu thầu dự án thành đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án). - 1/9/1999 quy chế được sửa đổi lần 2 và gắn liền với nó là NĐ 88/1999. - 05/5/2000 quy chế đấu thầu tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh và NĐ 14/2000 đã ra đời. - 12/6/2003 NĐ 66/2003 đã ra đời và là nghị định mới nhất hiện nay. - Hiện nay, quy chế đấu thầu được thực hiện trên cơ sở lồng ghép 3 nghị định: NĐ 88/1999, NĐ 14/2000, NĐ 66/2003. 2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đấu thầu. a. Khái niệm. - Năm 1995, trong từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện để xây dựng công trình (người dự thầu) công bố giá mà mình muốn nhận. Người gọi thầu sẽ lựa chọn người dự thầu nào phù hợp với điều kiện của mình với giá thấp hơn. - Năm 1998, trong từ điển tiếng Việt định nghĩa: Đấu thầu là đọ công khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc bán. - Quy chế đấu thầu hiện nay định nghĩa như sau: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của Bên mời thầu. ở đây bên mua còn gọi là Bên mời thầu, bên bán còn gọi là các nhà thầu. Bên mua sẽ cung cấp cho bên bán những yêu cầu (trong Hồ sơ mời thầu). Sau một thời gian cụ thể, bên bán phải trả lời người mua, bên bán phải nộp cho người mua bản chào hàng. Tất cả những điều đó được thể hiện trong Hồ sơ dự thầu hay là đề xuất dự thầu. Nguồn vốn là cơ sở để thực hiện đấu thầu. Đó có thể là nguồn vốn của nhà nước hoặc do nhà nước quản lý. Đối với doanh nghiệp tư nhân, tuỳ chủ đầu tư quyết định, còn đối với doanh nghiệp nhà nước một phần nào đó phải thực hiện theo quy định. Hoạt động đấu thầu này mang tính bắt buộc tuỳ theo tính chất của nguồn vốn và phụ thuộc vào môi trường luật pháp. b. Đặc điểm của hoạt động đấu thầu. Mỗi phương thức giao dịch trên thị trường đều có các đặc điểm riêng khác nhau. Những đặc điểm riêng đó sẽ tạo nên những nét đặc trưng của chúng, quyết định đến quy trình tổ chức ký kết, thực hiện các hợp đồng có liên quan. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển các đặc điểm riêng này một cách thấu đáo là một công việc không thể thiếu được của những người tham gia đấu thầu. Hoạt động đấu thầu có một số đặc điểm sau đây: * Trên thị trường chỉ một người mua và nhiều người bán: Người mua trên thị trường phần lớn thường là những tổ chức, cơ quan, các chủ đầu tư được Chính phủ cấp tài chính mua sắm hàng hoá, dịch vụ, xây dựng công trình thường. Nhưng cũng có những trường hợp người mua thiếu vốn phải đi vay mà điều kiện đòi hỏi phải mở thầu. Do có khó khăn về mặt nghiệp vụ, kinh nghiệm kinh doanh cho nên họ phải lợi dụng sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để từ đó lựa chọn được người bán thích hợp nhất và có các điều kiện giao dịch tối ưu nhất. Ngược lại, các nhà thầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ được tự do cạnh tranh với nhau để giành quyền cung cấp và kết quả của sự cạnh tranh đó đã làm cho giá cả tiến gần lại với giá thực trên thị trường, điều mà bất cứ người mua nào cũng mong đợi. * Đấu thầu tiến hành theo những điều kiện quy định trước: Mặc dù được tự do cạnh tranh giành quyền cung cấp nhưng các nhà thầu phải thực hiện theo những điều kiện mà Bên mời thầu đã quy định trước. Hay nói một cách khác, người mua chỉ có một nhưng họ đã nêu ra những điều kiện ràng buộc rất chặt chẽ, buộc các nhà thầu phải tuân theo. Trong đấu thầu, các điều kiện tài chính, các điều kiện kỹ thuật thường được thể hiện trong Hồ sơ mời thầu. Các nhà thầu một khi thoả mãn tốt nhất các điều kiện mà Bên mời thầu đưa ra mới mong có hy vọng trúng thầu, cá biệt có những trường hợp các nhà thầu đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện kỹ thuật, tài chính và uy tín, nhưng vì không tìm được đối tác liên doanh, liên kết nên đã không giành được hợp đồng. Và cũng có những nhà thầu không tìm được nhà thầu theo quy định nên cũng không trúng thầu. Chính vì những lý do nói trên trong đấu thầu thì thị trường thuộc về phía mời thầu, họ “vừa là người bị động, vừa là người chủ động” là như vậy. * Tính đặc biệt của đấu thầu còn thể hiện trong việc xác định thời gian và địa điểm mở thầu và những vấn đề khác có liên quan. Thời gian mở thầu phải được quy định trước, thông thường nó được thực hiện sau khi thông báo mời thầu một số ngày nhất định. Khoảng thời gian này tuy ước tính nhưng người ta phải tính toán sao cho hợp lý. Ngày giờ, địa điểm sẽ được xác định cụ thể trong Hồ sơ mời thầu. Khi mở thầu các nhà thầu thường phải có mặt nghe công bố tính hợp lệ của đơn chào và ký vào một biên bản đã được chuẩn bị trước. Bên mời thầu sẽ công bố công khai một số chỉ tiêu cơ bản của Hồ sơ dự thầu. * Trong đấu thầu ngoài Bên mời thầu, nhà thầu, còn có sự hiện diện của người thứ ba, đó là người tư vấn. FIDIC, WB, ADB đều cho rằng “kỹ sư tư vấn” là người đảm bảo hạn chế tới mức tối đa các tiêu cực phát sinh. Những thông đồng thoả hiệp làm cho chủ dự án bị thiệt hại, vì vậy người kỹ sư tư vấn phải có trình độ, năng lực chuyên môn để giúp chủ dự án giải quyết các vấn đề kỹ thuật với các nhà thầu. Dịch vụ tư vấn có thể chia thành: - Làm báo cáo trước khi đầu tư. - Các dịch vụ chuẩn bị để xác định và thực hiện dự án. - Các dịch vụ giám sát, quản lý dự án. - Giúp đỡ kỹ thuật (dịch vụ cố vấn, phát triển và lập kế hoạch, xây dựng, tổ chức, đào tạo). Tuỳ theo công trình dự án, Bên mời thầu thuê một hoặc một số loại hình dịch vụ thích hợp. Muốn thuê đúng loại hình dịch vụ, Bên mời thầu thường tìm đến các công ty tư vấn bằng giao dịch trực tiếp hay thông qua đấu thầu. Các thông tin quan trọng về công ty tư vấn chúng ta có thể tìm thấy tài liệu của ngân hàng về công ty tư vấn hoặc là các nguồn khác có liên quan. 3. Các nguyên tắc đấu thầu và các loại hình đấu thầu. a. Các nguyên tắc đấu thầu. - Nguyên tắc hiệu quả về tài chính và hiệu quả về thời gian. - Nguyên tắc cạnh tranh: nguyên tắc cạnh tranh tạo điều kiện cho các nhà thầu cạnh tranh với nhau ở phạm vi rộng nhất có thể. - Nguyên tắc công bằng: nguyên tắc này đảm bảo đối xử như nhau đối với các nhà thầu tham gia dự thầu. - Nguyên tắc minh bạch: đây là nguyên tắc quan trọng nhất nhưng khó thực hiện và khó kiểm tra nhất. Nguyên tắc này nói rằng: trong quá trình thực hiện đấu thầu thì các hoạt động diễn ra không được gây nghi ngờ cho các nhà thầu, Bên mời thầu và cơ quan quản lý. b. Các loại hình đấu thầu. * Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: “Tư vấn” là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn do Bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án (sản phẩm của họ là chất xám). Đấu thầu tuyển chọn tư vấn gồm 3 giai đoạn: - Chuẩn bị đầu tư: trong giai đoạn này nhà tư vấn có thể thực hiện các công việc sau: lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc khả thi; đánh giá báo cáo nghiên cứu khả thi; lập dự toán (tổng dự toán), đánh giá dự toán (hoặc tổng dự toán). - Thực hiện đầu tư: nhà tư vấn phải lập Hồ sơ mời thầu cho các phần công việc của dự án; giám sát thi công công trình, giám sát cung cấp hàng hoá; có thể thực hiện những công việc như kiểm tra chất lượng công trình, kiểm tra chất lượng hàng hoá; luôn luôn phải đi kèm việc xây lắp công trình với việc đánh giá tác động tới môi trường; quản lý, điều hành các hoạt động của dự án; tư vấn về tài chính, thu xếp các khoản vay. - Vận hành kết quả đầu tư: các công việc mà tư vấn phải làm là đào tạo nhân sự; kiểm tra chất lượng sản phẩm, đánh giá sự tiêu thụ sản phẩm trên thị trường (nghiên cứu thị trường); xử lý ảnh hưởng tới môi trường; báo cáo kết quả của việc thực hiện dự án đầu tư, chuẩn bị những giấy tờ, thông tin cần thiết cho việc thanh lý dự án. * Đấu thầu xây lắp: là công việc có liên quan đến xây dựng công trình, hạng mục công trình; lắp đặt hệ thống điện, nước của các công trình hoặc hạng mục công trình. Nhà thầu xây lắp là những người quyết định chính đối với dự án. * Đấu thầu mua sắm hàng hoá và các dịch vụ khác: - Hàng hoá bao gồm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nguyên vật liệu... là những thứ có thể cân, đong, đo, đếm. Bên cạnh đó còn có những thứ không thể cân, đong, đo, đếm được như nhãn mác hàng hoá, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghệ. - Dịch vụ như: bảo hiểm, sửa chữa và bảo dưỡng máy bay. 4. Các phương thức đấu thầu. a. Đấu thầu một túi hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Bao giờ người ta cũng đánh giá đề xuất kỹ thuật trước, đề xuất tài chính sau. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn hầu như không áp dụng phương thức này. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn có một số trường hợp áp dụng. Phương thức này còn được áp dụng đối với những công trình xây lắp hoặc mua sắm máy móc thiết bị không yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Trong phương thức này giá cả của các nhà thầu đều được Bên mời thầu nắm bắt và các nhà thầu cũng nắm bắt được thông tin này. b. Đấu thầu hai túi hồ sơ : Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng và có thể nộp cùng một lúc trước khi đóng thầu.Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Hoặc các nhà thầu có thể nộp đề xuất kỹ thuật trước. Sau đó nếu ai đạt yêu cầu thì mới phải nộp đề xuất về kỹ thuật. Đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính nộp cùng lúc hay không nộp cùng lúc là do Bên mời thầu quy định trong Hồ sơ mời thầu. Khác với phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn và đề xuất về tài chính của những nhà thầu không đạt yêu cầu về kỹ thuật được giữ bí mật. Ưu điểm của phương thức này là Bên mời thầu không bị phân tán về giá cả trong quá trình đánh giá về đề xuất kỹ thuật. c. Đấu thầu hai giai đoạn: Đặc điểm của phương thức này là ở giai đoạn đầu tiên, bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu nộp cho một đề xuất về kỹ thuật (có thể sơ bộ chưa cần cụ thể lắm) và chưa cần đề xuất về tài chính. Sau đó, Bên mời thầu cùng làm việc với các nhà thầu xem các đề xuất kỹ thuật còn những gì chưa đạt yêu cầu, những thông tin cần bổ sung (Bên mời thầu làm việc với từng nhà thầu). ở giai đoạn hai, đối với những nhà thầu mà đề xuất kỹ thuật còn thiếu sót nhưng có thể sửa chữa được thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu về tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh. Sau đó nộp cùng với đề xuất về tài chính trong cùng một túi hồ sơ (đề xuất tài chính không có giá). Phương thức đấu thầu này áp dụng cho những trường hợp sau: - Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên; - Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp; - Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khóa trao tay (nhà thầu phải làm từ khâu thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị, sau khi làm xong mới bàn giao cho Bên mời thầu), một số dự án ở dạng BOT, BTO, BT Quá trình thực hiện phương thức này như sau: * Giai đoạn thứ nhất: các nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để Bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình; * Giai đoạn thứ hai : Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp Hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu. 5. Tác dụng của đấu thầu. Đấu thầu trong thời gian qua đã chứng minh được sức sống tiềm tàng vốn có. Trong tương lai đấu thầu sẽ còn được sử dụng rộng rãi hơn. Thị trường đấu thầu là nơi diễn ra sự mua bán hàng hoá, dịch vụ, là sự tổng hợp các mối quan hệ, các thành viên tham gia vào thị trường này đều tìm mọi cách để tối đa hoá lợi ích kinh tế của mình. Nhà cung cấp thường tìm cách bán hàng với giá cao, nhằm thu về khoản lợi nhuận tối đa có thể được. Ngược lại, người mua (chủ đầu tư) với số tiền có hạn lại mong muốn thu được sự thoả mãn lớn nhất về sản phẩm với giá cả hợp lý. Đấu thầu xét về mặt kinh tế, xã hội đều có lợi cho các bên liên quan. a. Đối với Bên mời thầu: Bên mời thầu thường là các cơ quan hành chính, các công ty không am hiểu thị trường, không có kinh nghiệm mua bán, vì vậy họ sử dụng đấu thầu như một phương thức mua bán có hiệu quả nhất. Thị trường đấu thầu là thị trường thuộc về phía người mua hàng. Trên thị trường này chỉ có một người mua nhưng có nhiều người bán. Trong trường hợp đó, người mua do nắm chắc được nhu cầu, điều đó cũng có nghĩa là họ nắm chắc được mối quan hệ giữa số lượng, chất lượng, và giá cả nên đã tìm mọi cách để hướng tới sự tối đa hoá lợi ích kinh tế. Mỗi hoạt động mua sắm ở đây, dù của một cơ quan hành chính hay của một công ty kinh doanh cũng đều phải tuân theo một tiến trình nhất định mang tính logic. Các hoạt động mua sắm thường được tiến hành thông qua điều tra phân tích nhu cầu, xác định các chỉ tiêu kỹ thuật, thương mại, các điều kiện tài chính, tìm hiểu nguồn cung cấp, tiến hành giao dịch, đàm phán ký hợp đồng và tổ chức thực hiện sao cho có hiệu quả. Trong hoạt động đấu thầu các chỉ tiêu sau đây thường được người gọi thầu xem xét đến: - Giá cả. - Chất lượng - Độ tin cậy theo thời gian. - Thời hạn sử dụng. - Thị trường và uy tín của người cung cấp. - Chi phí bảo hành. - Hiệu quả dịch vụ sau bán hàng. - Độ bền và giá trị sử dụng còn lại. Vì vậy, giá chào thấp nhất chưa chắc đã trúng thầu. Việc mua bán đúng chất lượng thường tốn kém tiền bạc nhưng nó đem lại sự tiết kiệm cho người mua (chi phí sửa chữa, thay thế). Tối ưu hoá các hoạt động mua sắm qua đấu thầu là kết quả một chuỗi những quyết định được nêu ra trên cơ sở các chỉ tiêu có thể mâu thuận nhau. Người ta ví hoạt động đấu thầu như một trò chơi, ở đó có luật lệ riêng. b. Đối với nhà thầu: Trong đấu thầu do giành được những hợp đồng lớn có khi lên tới cả tỷ USD nên các nhà thầu cũng có lợi về nhiều mặt. Đối với xã hội uy tín của họ được nâng cao, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng, những nhà lãnh đạo công ty, hãng trúng thầu có điều kiện tiến xa hơn trên con đường danh vọng. Do tập trung cung cấp lớn trong một thời gian dài nên các nhà thầu đã giải quyết được công ăn việc làm cho nhân công của mình, giúp họ có điều kiện cải thiện đời sống, nâng cao trình độ kỹ thuật. Như chúng ta đã biết, mỗi công ty, mỗi hãng sau khi hoàn thành xong hợp đồng thì lực lượng công nhân dư thừa không biết giải quyết ra sao, ví dụ như công nhân nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trước đây. Nếu những công ty đó mạnh, có uy tín, làm ăn có hiệu quả, họ giành được hợp đồng trong các cuộc đấu thầu tiếp theo thì vấn đề nhân lực sẽ được giải quyết tốt đẹp. Đấu thầu nói chung và đấu thầu quốc tế nói riêng giúp cho nhà thầu có điều kiện thay đổi thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Như đã biết, Bên mời thầu trong Hồ sơ mời thầu đã đòi hỏi các nhà thầu trong tương lai phải cung cấp hàng hoá thiết bị đạt những tiêu chuẩn nhất định hoặc sử dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Muốn có đủ các điều kiện như trên, các nhà thầu không còn con đường nào khác là phải thay đổi cả về chất, lẫn lượng. Ngoài ra, do giành được hợp đồng có giá trị cao các nhà thầu mới có điều kiện lớn và càng đầu tư lớn thì khả năng trúng thầu có thể sẽ ngày càng lớn hơn. Đấu thầu không chỉ đem tới cho các nhà thầu các lợi ích kinh tế mà còn giúp họ nâng cao uy tín trên thị trường, giành được mỗi gói thầu nhà thầu có thêm một giấy chứng chỉ hành nghề, có thêm thu nhập, bởi vì tất cả trong các thông báo mời thầu, Hồ sơ mời thầu đều có yêu cầu các nhà thầu xuất trình giấy chứng nhận của một cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện các dự án tương tự. Các văn bản giấy tờ này là cơ sở để cho Bên mời thầu tuyển chọn, so sánh về mặt kinh nghiệm, kỹ thuật. Đấu thầu còn là điều kiện để nhà thầu mở rộng sự hợp tác quốc tế. Trong thực tiễn, để đảm bảo thắng lợi trong đấu thầu, các nhà thầu đôi khi phải tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài về rất nhiều mặt. Ví dụ như sự đảm bảo nguồn cung cấp vốn để xây dựng công trình, xin bảo lãnh, liên doanh, liên kết. Các công việc trên sẽ không dễ dàng gì đối với các công ty nhỏ, uy tín thấp, làm ăn không có hiệu quả. Càng mở rộng sự hợp tác thì năng lực của các nhà thầu càng được nâng cao. Đó là sự đảm bảo lớn nhất cho khả năng thắng lợi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giành hợp đồng. Ngoài những mặt thuận lợi, những mặt mạnh các nhà thầu khi tham gia đấu thầu đã gặp không ít khó khăn, trở ngại: - Một là, họ gặp phải sự phức tạp về thủ tục giấy tờ. - Hai là, muốn có đủ điều kiện dự thầu phải có sự bảo lãnh của một ngân hàng nào đó được chủ đầu tư đồng ý. c. Lợi ích đối với người tư vấn: Trên thế giới đang tồn tại nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ tư vấn. Các nhà đầu tư, những nhà gọi thầu đã triệt để sử dụng sức mạnh của các loại dịch vụ này. Các công ty tư vấn có thể do chủ đầu tư lựa chọn hoặc do người tài trợ giới thiệu. Các công việc tư vấn là các công việc phụ thuộc chủ yếu vào con người. ở những nơi mà người ta sử dụng công nghệ có sẵn và việc được giao nặng về thiết bị, thì người ta thường gọi hợp đồng đó là hợp đồng dịch vụ hơn là hợp đồng tư vấn. Việc sử dụng tư vấn trong đấu thầu đã đem lại cho chủ đầu tư rất nhiều lợi ích. Ngược lại, các công ty tư vấn khi tham gia đấu thầu cũng đem lại cho họ rất nhiều lợi thế: -Thứ nhất, các công ty tư vấn thu được một khoản lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí có liên quan. -Thứ hai, các công ty tư vấn tăng khả năng cung ứng các dịch vụ có chất lượng cao. Thông qua đấu thầu, các công ty này dần dần tích luỹ được kinh nghiệm trong tư vấn, giám sát, quản lý chất lượng công trình. -Thứ ba, thông qua đấu thầu quốc tế, các công ty tư vấn mở rộng được sự hợp tác quốc tế và họ càng có khả năng cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao hơn nữa. II. Tổng quan chung về đấu thầu xây lắp. 1. Khái niệm về đấu thầu xây lắp. Đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn các nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình của Bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng. 2. Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp (Điều 33). Quá trình tổ chức đấu thầu xây lắp được thực hiện theo một trình tự nhất định do quy chế đấu thầu quy định. Hiện nay, việc tổ chức đấu thầu xây lắp được thực hiện theo trình tự sau: - Sơ tuyển nhà thầu (nếu có). - Lập Hồ sơ mời thầu. - Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu. - Nhận và quản lý Hồ sơ dự thầu. - Mở thầu. - Đánh giá và xếp hạng nhà thầu. Công việc đấu thầu quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này do Bên mời thầu thực hiện hoặc thuê chuyên gia thực hiện. - Trình duyệt kết quả đấu thầu. - Công bố kết quả trúng thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng. - Trình duyệt nội dung hợp đồng (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 của quy chế này) và ký hợp đồng. * Ghi chú: Nội dung của điểm b khoản 1 Điều 6 trong quy chế đấu thầu: Nội dung hợp đồng phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt (chỉ bắt buộc đối với các hợp đồng sẽ ký với nhà thầu nước ngoài hoặc các hợp đồng sẽ ký với nhà thầu trong nước mà kết quả đấu thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). 3. Hồ sơ dự thầu xây lắp. Nội dung của Hồ sơ dự thầu xây lắp gồm: * Các nội dung về hành chính, pháp lý: - Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền). - Bản sao giấy đăng ký kinh doanh. - Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ (nếu có). - Văn bản thoả thuận liên danh (trường hợp liên danh dự thầu) - Bảo lãnh dự thầu * Các nội dung về kỹ thuật: - Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu. - Tiến độ thực hiện hợp đồng. - Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng. - Các biện pháp đảm bảo chất lượng. * Các nội dung về thương mại, tài chính: - Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết. - Điều kiện tài chính (nếu có). - Điều kiện thanh toán. 4. Tiêu chuẩn đánh giá và đánh giá Hồ sơ dự thầu xây lắp. a. Tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ dự thầu (Điều 40). Tiêu chuẩn đánh giá Hồ sơ dự thầu phải được nêu đầy đủ trong Hồ sơ mời thầu, bao gồm: * Tiêu chuẩn về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu: - Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tự. - Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án. - Năng lực tài chính (doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác). Các nội dung quy định tại khoản này được đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu phải đạt cả 3 nội dung trên thì mới được xem là đủ năng lực và kinh nghiệm tham dự thầu. * Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật: - Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư thiết bị được nêu trong hồ sơ thiết kế. - Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công. - Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động. - Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến độ huy động), nhân lực thi công. - Các biện pháp đảm bảo chất lượng. - Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu). - Các nội dung về tiến độ thi công, mức độ liên danh, liên kết và những nội dung khác có yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu. Sử dụng thang điểm (100 hoặc 1000) hoặc tiêu chí “đạt”, “không đạt” để xác định các nội dung quy định tại khoản này.Tiêu chuẩn đánh giá cần quy định mức điểm tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng không được quy định thấp hơn 70% tổng số diểm về mặt kỹ thuật (đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mức điểm tối thiểu quy định không thấp hơn 90% tổng số điểm về mặt kỹ thuật) khi sử dụng thang điểm để đánh giá Hồ sơ dự thầu. Trường hợp sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt” cũng phải quy dịnh rõ mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật. Hồ sơ dự thầu có tổng số điểm đạt hoặc vượt mức điểm tối thiểu đối với phương pháp chấm điểm hoặc đạt các yêu cầu theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” được coi là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật. * Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm: - Chất lượng vật tư sử dụng để thi công, lắp đặt. - Chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu công trình. - Những chi phí phát sinh khác mà chủ dự án phải thanh toán ngoài hợp đồng xây lắp (nếu có). - Điều kiện hợp đồng (đặc biệt là tiến độ thanh quyết toán). - Điều kiện tài chính (như thời gian vay, lãi suất vay...). - Thời gian thực hiện hợp đồng. * Ngoài tiêu chuẩn đánh giá quy định trong Hồ sơ mời thầu không được bỏ bớt, bổ sung hoặc thay đổi bất kỳ nội dung nào của tiêu chuẩn đánh giá trong quá trình xét thầu (K5-Đ1-NĐ66). b. Đánh giá Hồ sơ dự thầu: Việc đánh giá Hồ sơ dự thầu được thực hiện theo trình tự sau: * Đánh giá sơ bộ: việc đánh giá sơ bộ là nhằm loại bỏ các Hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu, bao gồm: - Kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ dự thầu. - Xem xét sự đáp ứng cơ bản của Hồ sơ dự thầu đối với Hồ sơ mời thầu. - Làm rõ Hồ sơ dự thầu nếu cần. * Đánh giá chi tiết: Việc đánh giá chi tiết Hồ sơ dự thầu bao gồm hai bước sau: - Bước 1: đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn. Việc đánh giá về mặt kỹ thuật được căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong Hồ sơ mời thầu để chọn danh sách ngắn. Trong quá trình đánh giá Bên mời thầu có quyền yêu cầu các nhà thầu giải thích về những nội dung chưa rõ, chưa hợp lý trong Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu như về khối lượng, đơn giá. - Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính, thương mại. Tiến hành đánh giá tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sách ngắn trên cùng một mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh giá được duyệt. Việc đánh giá về mặt tài chính, thương mại nhằm xác định giá đánh giá bao gồm các nội dung sau: - Sửa lỗi. - Hiệu chỉnh các sai lệch. - Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung. - Đưa về một mặt bằng so sánh. - Xác định giá đánh giá của các Hồ sơ dự thầu. Trong quá trình đánh giá, Bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu làm rõ về những đơn giá bất hợp lý và nếu căn bản giải trình của nhà thầu không đủ rõ, thì được coi là sai lệch để đưa vào giá đánh giá của nhà thầu đó. * Xếp hạng Hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá và kiến nghị nhà thầu trúng thầu với giá trúng thầu tương ứng. III. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao khả năng thắng thầu của các công ty xây dựng. 1. Nghiên cứu kỹ Hồ sơ mời thầu. Chỉ có nghiên cứu kỹ Hồ sơ mời thầu mới xây dựng bản đề xuất kỹ thuật khả thi và đề ra được các biện pháp thực thi có hiệu quả. Việc nghiên cứu thời hạn thực hiện công việc để tìm cách rút ngắn thời gian hoàn thành, nghiên cứu các loại chi phí của từng hạng mục nhằm xây dựng phương án thanh toán, tính đơn giá cho chúng. Kinh nghiệm của một số nhà thầu trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng người ta phải chuẩn bị nhiều phương án dự thầu với các mức lợi nhuận khác nhau, sau này tuỳ theo tình hình mà quyết định tham gia phương án nào. Ngoài ra, người dự thầu còn hết sức chú ý tới từng hạng mục dễ phát sinh chi phí để chào giá ở mức cao hơn so với công việc ổn định. Vốn là một vấn đề hết sức quan trọng, các nhà thầu đã phải tìm mọi cách để giải quyết có lợi cho mình, trong đó có biện pháp thực hiện thanh toán theo tiến trình giảm dần, trong khi đó người gọi thầu lại muốn thanh toán phù hợp với tiến độ hoàn thành công việc. 2. Xác định giá dự thầu hợp lý, hấp dẫn. Khi xây dựng giá dự thầu các nhà thầu phải dựa vào các cơ sở có liên quan như các quy định của các nước sở tại về cách tính đơn giá các hạng mục, các quy định về thuế, các chính sách ưu đãi, các quy định về giá của Nhà nước... Người dự thầu có thể tính toán và thực hiện một cách tiết kiệm bằng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ riêng của mình. Tức là nhà thầu sẽ dựa vào cơ sở pháp lý đó để xây dựng một giá thầu hợp lý nhất. Khi xác định giá dự thầu mọi người không được bỏ qua các nguyên tắc tính thuế. Mặt khác, họ cũng phải nắm được các nguyên tắc, phương pháp tính giá trị hải quan để nắm bắt được những chi phí nào được loại ra, những chi phí nào được tính vào giá trị tính thuế. Với mỗi gói thầu, nhà thầu phải xây dựng nhiều mức giá chào khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi khi ra quyết định dự thầu, đàm phán ký hợp đồng. 3. Đầu tư trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến. Bên cạnh các công ty có mắu mặt của Việt Nam như Tổng công ty CTGT 4, Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn... còn có các công ty nước ngoài tham gia. Các công ty nước ngoài thường có nhiều ưu thế vượt trội so với các công ty của Việt Nam. Do vậy, muốn giành được hợp đồng thì các công ty xây dựng của Việt Nam phải thay đổi thiết bị, công nghệ. Việc mua máy móc thiết bị có liên quan chặt chẽ tới tiền vốn. Không có vốn thì trở thành nhà thầu phụ cũng khó đối với các công ty của Việt Nam, ngay cả khi các nhà thầu chính nước ngoài có thiện chí mong muốn họ hợp tác. Nguyên nhân làm cho các nhà thầu phụ Việt Nam không phát triển là do chuyên môn hoá và hợp tác hoá chưa cao. Mặt khác, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà thầu Việt Nam cũng là một nguyên nhân làm cho thầu phụ kém phát triển, để giành được thầu họ đã không ngần ngại bỏ thầu giá thấp, chấp nhận lỗ. Việc hỗ trợ, ưu tiên các nhà thầu trong nước là một việc làm thiết thực cả trong hiện tại lẫn tương lai, trong đó có sự ưu tiên về vốn đầu tư. Do mua sắm thiết bị khó khăn về vốn nên con đường thứ hai để thay đổi thiết bị công nghệ là đi thuê mua của các công ty tài chính, một hoạt động mới ra đời và phát triển ở Việt Nam thời gian qua. Mua máy móc thiết bị thì người mua sẽ có quyền chủ động trong kinh doanh, còn thuê thì người đi thuê sẽ bị động trong việc sử dụng thiết bị vì phải đặt dưới sự kiểm soát của người cho thuê, nhưng bù lại họ lại không bị khó khăn về vốn. Nhưng con đường thuê thiết bị trong giai đoạn hiện nay sẽ thích hợp hơn cả so với các cách làm khác, một biện pháp khả dĩ mà các nhà thầu Việt Nam có thể khai thác được. 4. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức thực hiện các công việc có liên quan đến đấu thầu. Các nhà thầu phần lớn là các nhà sản xuất, các nhà xây dựng... Do vậy, họ ít am hiểu các quy định có liên quan đến đấu thầu, một công việc vừa mang tính hình thức nhưng cũng rất chặt chẽ và khoa học. Tham gia đấu thầu, các nhà thầu ngoài việc am hiểu kỹ thuật họ còn phải có kỹ năng, kỹ xảo trong nghề nghiệp. Muốn chuẩn bị Hồ sơ dự thầu tốt, tổ chức thực hiện hợp đồng thắng lợi các nhà thầu phải có trong tay các chuyên gia giỏi về kỹ thuật, kinh tế, pháp lý... Muốn có được những chuyên gia như vậy thì cách tốt nhất là tổ chức đào tạo, trang bị kiến thức về đấu thầu bằng các cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn, các khoá đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Việc đào tạo, trang bị kiến thức trong bất kỳ trường hợp nào cũng không phải là thừa và phải coi đây là một loại hình đào tạo có hiệu quả nhất. Chương II Thực trạng đấu thầu xây lắp ở Công ty công trình giao thông 208 giai đoạn 2000 - 2003. I. Giới thiệu chung về Công ty Công trình giao thông 208. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty công trình giao thông 208. Công ty công trình giao thông 208 là Doanh nghiệp Nhà nước hạng I, hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty CTGT 4 - Bộ Giao thông vận tải. Có trụ sở chính tại 26B Vân Hồ 2 - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tiền thân của Công ty là trạm quản lý quốc lộ Hà Nội thuộc sở giao thông Hà Nội, được thành lập năm 1965. Nhiệm vụ chính của trạm là đảm bảo giao thông thông suốt tất cả các cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội mà lúc đó chủ yếu là các bến phà, cầu phao. Năm 1971, công ty trực thuộc cục quản lý đường bộ Việt Nam và đổi tên là Xí nghiệp quản lý sửa chữa giao thông Trung ương 208. Nhiệm vụ của Xí nghiệp là đảm bảo giao thông thông suốt khu vực Hà Nội và ứng cứu bảo đảm giao thông trên phạm vi toàn quốc khi có lệnh điều động. Ngoài ra còn được Bộ quốc phòng giao cho quản lý một số lượng lớn máy móc thiết bị phao phà sẵn sàng ứng cứu khi có chiến tranh xảy ra, bên cạnh đó là duy tu và bảo dưỡng 125 km quốc lộ 1 từ Hà Nội đến Dốc Xây, Thanh Hoá. Năm 1992, Xí nghiệp đổi tên thành Phân khu quản lý đường bộ 208 thuộc khu quản lý đường bộ 2. Nhiệm vụ là bảo dưỡng các thiết bị phao phà, ứng cứu đảm bảo giao thông trên toàn quốc khi có lệnh, tiến hành xây dựng các công trình cơ bản nhỏ. Đại tu, sửa chữa các cầu đường bộ, rải thảm bê tông asphalt, sửa chữa và làm mới một số cầu và đường ở các tỉnh phía Bắc, xây dựng các công trình dân dụng. Tháng 7/1992, Phân khu quản lý đường bộ 208 tách làm đôi thành lập: Phân khu quản lý đường bộ 234 trực thuộc Khu quản lý đường bộ 2 và Công ty sửa chữa công trình giao thông 208 trực thuộc Cục quản lý đường bộ Việt Nam có đăng ký kinh doanh 108842 ngày 19/8/1993 của trọng tài kinh tế Hà Nội và giấy phép kinh doanh số 2233 do Bộ GTVT cấp ngày 19/8/1994. Từ năm 1995 đến nay Công ty đổi tên thành Công ty công trình giao thông 208 trực thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 theo: Thông báo 132/TB ngày 29/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập số 1103/ QĐ - TCCB ngày 6/3/1993 của Bộ Giao thông vận tải. Đăng ký kinh doanh số: 108842 ngày 19/8/1993 của trọng tài kinh tế Hà Nội Giấy phép hành nghề số 173BXD/CSXD ngày 11/8/1998 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng cấp. Nhiệm vụ của công ty lúc này là đại tu, làm mới nâng cấp và mở rộng đường bộ, xây dựng cầu bê tông cốt thép. Sản xuất và rải thảm asphalt, lắp ráp cầu phao khi xảy ra lụt bão. Phạm vi hoạt động của Công ty trên toàn quốc và nước ngoài, thông qua đấu thầu dự án. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. Giám đốc Phó giám đốc nội chính Phó giám đốc kỹ thuật Phòng kỹ thuật Phòng hành chính tổng hợp Phòng kế toán Phòng vật tư-thiết bị Phó giám đốc kinh doanh Phòng dự án Phòng tổ chức cán bộ Phòng Kinh doanh * Giám đốc công ty: Là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, có quyền điều hành cao nhất và chịu trách nhiệm trước cấp trên, trước pháp luật của nhà nước về điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo các mặt công tác. * Phó giám đốc Kinh doanh: Trực tiếp theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh, các hợp đồng kinh tế; trực tiếp chỉ đạo thanh quyết toán các công trình với chủ đầu tư và thanh quyết toán nội bộ. * Phó giám đốc nội chính: Phụ trách công tác nội chính, y tế, đời sống, hành chính quản trị trong công ty. * Phó Giám đốc kỹ thuật thi công: Trực tiếp chỉ đạo sản xuất, kiểm tra chất lượng công trình trong toàn công ty; điều động bố trí vật tư, thiết bị cho các công trình theo tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. *Phòng Hành chính tổng hợp: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực hành chính, quản trị, tổng hợp hoạt động của Công ty. * Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức cán bộ - lao động: Thực hiện các chế độ chính sách về lao động, tiền lương đối với người lao động của Công ty. * Phòng kỹ thuật: Lập phương án thi công công trình; trực tiếp theo dõi kỹ thuật chất lượng và công tác đảm bảo an toàn lao động khi thi công của tất cả các công trường thi công. * Phòng vật tư thiết bị: Đầu tư mua sắm những máy móc thiết bị có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, quản lý, khai thác và sử dụng hữu ích những thiết bị hiện có. * Phòng dự án: Thu thập, xử lý thông tin liên quan đến công tác bỏ thầu, đấu thầu toàn bộ công trình và quan hệ rộng rãi thường xuyên trong nước và nước ngoài. *Phòng tài chính kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo, kiểm tra, kiểm toán nội bộ; tạo đủ vốn để sản xuất kinh doanh, ban hành và sử dụng vốn có hiệu quả. * Phòng kinh doanh: Tham mưu, đề xuất phương án sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh; trực tiếp xây dựng hồ sơ tham gia đấu thầu, theo dõi trúng thầu, quản lý các hợp đồng thanh lý hợp đồng từ đầu đến khi kết thúc. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu của Công ty Công trình giao thông 208. a. Tình hình tài chính của Công ty. Năng lực về tài chính là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để Bên mời thầu đánh giá Hồ sơ dự thầu. Đây là yếu tố luôn được khách hàng và các Bên mời thầu đưa ra xem xét trước tiên. Bởi vì, vốn, đó là yếu tố đầu tiên, yếu tố khởi nguồn cho tất cả các hoạt động của một công ty. Do đặc trưng của hoạt động xây dựng là thời gian kéo dài, khối lượng công việc lớn, các doanh nghiệp xây dựng thường phải ứng trước vốn để tiến hành thi công. Ngoài ra, một trong các yêu cầu của Bên mời thầu là khả năng về vốn để đối ứng đối với thi công công trình. Chính vì vậy, công ty cần có các giải pháp hữu hiệu để huy động vốn cho sản xuất. Theo số liệu báo cáo năm 2003: - Vốn pháp định: + Vốn cố định: 11,451,955,813 đồng + Vốn lưu động: 70,276,772,304 đồng Ngoài ra, tình hình tài chính của công ty còn được thể hiện qua bảng tóm tắt tài sản nợ - có của công ty từ năm 2000 - 2003: Bảng 1: Bảng tóm tắt tài sản có và tài sản nợ từ 2000 - 2003 Đơn vị: triệu đồng STT Các thông tin tài chính Năm 2000 2001 2002 2003 1 Tổng tài sản có 53.583 54.27 70.13 81.73 2 Tài sản lưu động 37.215 45.06 60.09 70.28 3 Tổng nợ phải trả 19.163 25.02 30.91 37.61 4 Nợ ngắn hạn 16.876 20.78 26.54 30.61 5 Nguồn vốn chủ sở hữu 34.419 29.25 39.22 44.12 7 Doanh thu 23.777 101.9 109.4 114.8 8 Lợi nhuận sau thuế 78.522 1.896 378 159 9 Lợi nhuận trước thuế 599 2.621 703 996 (Nguồn: Các báo cáo tài chính của công ty từ 2000 - 2003) Nhìn vào bảng báo cáo tài chính của Công ty qua các năm ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển thể hiện ở nguồn vốn chủ sở hữu và doanh thu ngày càng tăng. Năm 2000 nguồn vốn chủ sở hữu là 34.419 triệu đồng nhưng đến năm 2003 nguồn vốn này đã tăng lên 44.12 triệu đồng (tăng 28,19%). Doanh thu cũng tăng từ 23.777 triệu đồng (năm 2000) lên 114.8 triệu đồng (năm 2003), tức là tăng 91.023 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Công ty làm ăn ngày càng có lãi. Tuy nhiên, do Công ty mới thành lập, kinh nghiệm còn hạn chế lại là một thành viên trong Tổng Công ty Công trình giao thông 4 nên thường chỉ tham gia đấu thầu với tư cách là một nhà thầu phụ. Do đó, việc kinh doanh còn tăng với tốc độ thấp. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng hiện nay Công ty đang dần dần trở thành một Công ty độc lập về kinh tế, ít lệ thuộc hơn vào Tổng Công ty nên có nhiều cơ hội tham dự thầu với tư cách là một nhà thầu độc lập. Đây sẽ là một yếu tố thuận lợi để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Vốn đầu tư của Công ty được hình thành từ các nguồn sau: - Vốn ngân sách cấp - Vốn tự có - Vốn tín dụng ngân hàng Trong đó: * Vốn ngân sách cấp: Thông thường, khi giao cho Công ty một công trình hay một hạng mục công trình nào đó thì Tổng Công ty sẽ cấp cho Công ty một lượng vốn nhất định để thực thi công trình. Hoặc khi ngân sách được cấp xuống, Tổng Công ty sẽ có trách nhiệm giao cho các Công ty con. Như vậy, vốn ngân sách của Công ty được cấp thông qua Tổng Công ty. * Về vốn tự có của Công ty: Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm vốn tài sản cố định xe máy và vốn lưu động tiền mặt. Nguồn vốn này được lấy từ một phần lợi nhuận hàng năm của Công ty, một phần lấy từ quỹ khấu hao tài sản cố định. * Về vốn tín dụng ngân hàng: Trong điều kiện nguồn vốn của Công ty còn hạn chế thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đến nguồn vốn đầu tư. Từ đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Công ty. Tình hình vay vốn tín dụng ngân hàng (Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội) của Công ty từ 2000 – 2003 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: Mức vay vốn tín dụng ngân hàng của Công ty từ năm 2000 - 2003 Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 2003 1 Vay ngắn hạn 9.298.496 12.339.119 16.134.732 19.195.302 2 Vay dài hạn 1.386.871 2.412.229 2.570.264 2.741.656 3 Tổng cộng 10.685.367 14.751.348 18.704.996 21.936.958 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty từ 2000 - 2003) Như vậy, nguồn vốn vay từ ngân hàng ngày càng tăng thể hiện được vai trò to lớn của các ngân hàng trong việc huy động vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nó giải quyết được phần nào nhu cầu vốn đầu tư của Công ty. Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hầu hết nguồn vốn vay được từ ngân hàng là nguồn vốn vay ngắn hạn. Năm 2000 nguồn vốn vay ngắn hạn mới chỉ khoảng 9.298 triệu đồng thì đến năm 2003 số nợ này đã tăng lên 19.195 triệu đồng (tăng 9.897 triệu đồng tương ứng với tăng 106,44%). Đây là một con số đáng phải quan tâm. Ta cũng biết rằng nguồn vốn này chỉ giải quyết được nhu cầu vốn trước mắt của Công ty. Còn về lâu dài, Công ty cần huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó cần phải đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn trung và dài hạn từ các ngân hàng với lãi suất ưu đãi để phát triển hoặc thông qua Quỹ đầu tư phát triển của thành phố khi Công ty thi công các công trình nằm trong định hướng phát triển của thành phố. Hiện nay, công ty chưa chú trọng lắm đến nguồn vốn vay dài hạn thể hiện: Năm 2000 số vốn vay dài hạn là 1.387 triệu đồng nhưng đến năm 2003 số vốn vay này mới chỉ lên tới 2.742 triệu đồng (tăng 1.355 triệu đồng) ít hơn so với số vốn vay ngắn hạn mà công ty vay từ Ngân hàng. b. Nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng góp phần vào sự thắng lợi của Hồ sơ dự thầu. Công tác đấu thầu đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực có trình độ, thạo việc, nhiệt tình để lập Hồ sơ dự thầu có tính thuyết phục, tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. Từ khâu thu thập các thông tin về dự án, chuẩn bị đấu thầu, lập Hồ sơ dự thầu, dự toán dự thầu, ký kết hợp đồng là cả quá trình làm việc cật lực của các cán bộ, các phòng ban chức năng của công ty. Bảng 3: Nguồn nhân lực hiện có của công ty Loại chuyên môn Số lượng (người) Thâm niên trong nghề (năm) >5 >10 >15 I. Trình độ đại học và trên đại học 137 41 55 41 1. Kỹ sư cầu đường 41 12 14 15 2. Kỹ sư xây dựng 3 1 2 3. Kỹ sư kinh tế, cử nhân kinh tế 31 8 20 3 4. Kỹ sư cơ khí, máy xây dựng 10 3 5 2 5. Kỹ sư vật liệu xây dựng 5 1 3 1 6. Kỹ sư các ngành kỹ thuật khác 47 16 13 18 II. Trung cấp và công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông. 234 1. Trung cấp 23 6 10 7 2. Công nhân kỹ thuật 196 - Công nhân làm đường bậc 3/7 35 21 14 - Công nhân làm đường bậc 6/7 34 25 9 - Công nhân kỹ thuật bậc 5/7 33 19 14 - Công nhân vận hành máy bậc 6/7 94 35 29 30 3. Công nhân lao động phổ thông 15 15 ( Nguồn Hồ sơ dự thầu của công ty năm 2003) Nhìn vào bảng năng lực lao động của công ty ta có thể thấy số kỹ sư trình độ đại học và trên đại học tương đối lớn: 137 người trong tổng số 371 cán bộ công nhân viên của công ty (chiếm 36,93%). Trong số này, số kỹ sư có thâm niên trong nghề lớn hơn 5 năm là 41 người (chiếm 29,92% số kỹ sư của công ty), số kỹ sư có thâm niên lớn hơn 10 năm chiếm 40,16% và số kỹ sư có thâm niên nghề nghiệp lớn hơn 15 năm chiếm 29,92%. Ngoài ra, trung cấp và công nhân kỹ thuật cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn ( 63,07%). Đây cũng là một nguồn lực rất quan trọng của công ty. Có thể thấy rằng Công ty có một lực lượng lao động với chất lượng tương đối cao, có sự chuyên môn hoá theo ngành nghề, điều này tạo ra ưu thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu. Công ty đã được các Bên mời thầu đánh giá là một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong thi công với một đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, kỹ sư, công nhân có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng, đủ khả năng tổ chức thi công các loại công trình. Trong vòng từ 3 - 5 năm trở lại đây Công ty đã tham gia xây dựng các công trình lớn như: Cải tạo nâng cấp QL 18A km168 – km192, Hợp đồng 4 Vinh - Đông Hà, Đường mòn Hồ Chí Minh, Hợp đồng R5 – QL10 (Hải Phòng)... Mặc dù đã đạt được một số thành tựu như vậy, song do phương pháp quản lý của Công ty còn chưa linh hoạt, vẫn còn mang nặng tính bao cấp cứng nhắc nên làm giảm tính tích cực, cũng như tính tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc và của chính người lao động, nhiều cán bộ công nhân viên có tư tưởng vụ lợi, cục bộ, làm đến đâu biết đến đấy, không quan tâm đến lợi ích lâu dài của tập thể. Điều này làm cho lực lượng cán bộ quản lý xí nghiệp, đội, chủ công trình chưa chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, lực lượng công nhân lành nghề không đồng bộ giữa các ngành nghề, loại thợ nơi cần thì thiếu, nơi có thì thiếu việc làm. Do vậy, để nâng cao sức cạnh tranh, Công ty cần đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty c. Máy móc thiết bị. Năng lực về máy móc thiết bị là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các nhà thầu khi tham gia dự thầu bởi nó không chỉ mang lại hiệu quả trong thi công xây dựng mà còn là một thế mạnh của Công ty trong Hồ sơ dự thầu, nó chỉ cho chủ đầu tư thấy nhà thầu có đủ năng lực để thi công công trình hay không. Với năng lực về máy móc thiết bị như hiện nay, Công ty Công trình giao thông 208 hoàn toàn có khả năng tự chủ cao trong sản xuất, đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục, độc lập, đáp ứng được yêu cầu về máy móc thiết bị của Bên mời thầu. Tuy nhiên, với những máy móc thiết bị như hiện nay Công ty chỉ có thể tham dự vào những công trình có giá trị nhỏ và vừa ở thị trường trong nước. Còn đối với những công trình có giá trị lớn hay các công trình đấu thầu ở nước ngoài thì công ty chưa đủ sức tham gia do năng lực về máy móc thiết bị của Công ty còn lạc hậu về công nghệ so với các đối thủ. Do vậy, để cho công việc đấu thầu của Công ty ngày càng đạt kết quả cao thì công ty cần phải bổ sung một số loại máy móc thiết bị có công nghệ tiên tiến, hiện đại đáp ứng được yêu cầu về máy móc thiết bị của các Bên mời thầu hiện nay. Bảng 4: Danh mục và số lượng những thiết bị Công ty từ năm 2000 - 2003 Tên thiết bị 2000 2001 2002 2003 Máy đào 1.25m3 2 4 6 6 Máy xúc bánh lật 2 2 2 3 Máy san tự hành 1 3 3 4 Lu lốp 5 5 6 7 Lu bánh thép 3 3 4 5 Lu rung YZ14JC 1 1 2 4 Đầm cóc 5 5 6 7 Ôtô 12 15 17 20 Xetéc chở nước 1 2 3 4 Trạm trộn bê tông asphalt 1 Máy nén khí 3 5 6 9 Máy trộn BTXM 1 2 3 4 Máy sơn kẻ đường TPE 500 1 1 1 2 Máy trộn vữa 1 1 2 3 Khoan khoan đá 20 24 24 26 Máy ủi 4 5 9 9 Máy bơm nước 4 6 7 7 Máy hàn 1 3 3 4 Máy xúc 1.25m3 1 1 3 3 Đầm bàn, đầm dùi 4 6 10 10 Máy phát điện 2 3 6 6 (Nguồn: Danh sách những máy móc thiết bị đã mua các năm 2000-2003 của Phòng kỹ thuật) Nhìn vào bảng thiết bị của công ty ta thấy khối lượng máy móc thiết bị của công ty ngày càng tăng lên. Chẳng hạn như: Máy đào 1.25m3 năm 2000 mới chỉ có 2 máy song đến năm 2003 số máy đã tăng lên 6 máy hay như Máy khoan đá năm 2000 là 20 máy song đến năm 2003 đã là 26 máy. Điều này cho thấy máy móc thiết bị của công ty có khả năng đáp ứng cho việc thi công các công trình vừa và nhỏ trong nước. Tuy nhiên, một số máy móc vẫn còn dư thừa, chưa sử dụng hết công suất hiện có của nó. Hiện nay, công ty chỉ có thể tham gia đấu thầu các trình nhỏ và vừa ở trong nước còn các công trình có quy mô lớn, đặc biệt là các công trình có vốn đầu tư nước ngoài thì công ty chưa đủ sức tham gia một phần là do máy móc thiết bị của công ty vẫn còn lạc hậu. Có một số máy mặc dù đã hết khấu hao song công ty vẫn đưa vào sử dụng, điều này làm cho tiến độ thi công bị chậm và chất lượng công trình không đảm bảo: Bảng 5:Danh mục những thiết bị đã hết khấu hao của công ty Tên thiết bị Năm nhập khẩu Số lượng Máy đào 1.25m3 1995 2 Máy xúc bánh lật 1995 2 Máy san tự hành 1993 1 Lu bánh thép 1992 3 Đầm cóc 1996 2 Ô tô 1990 10 Máy sơn kẻ đường TPE 500 1994 1 Lu lốp 1997 3 (Nguồn: Số liệu của Phòng kỹ thuật) Như vậy ta thấy rằng, số máy móc thiết bị này đã quá cũ nhưng khi tham gia đấu thầu các công trình công ty vẫn đưa vào song lại đề năm nhập khẩu là một năm gần đây nhằm giảm chi phí. Chẳng hạn như: trong số 6 chiếc máy đào 1.25m3 hiện nay thì đã có 2 chiếc đã hết khấu hao, hay như 20 chiếc ôtô hiện có thì đã có 10 chiếc đã hết thời hạn sử dụng. Chính những điều này đã làm cho công ty trượt thầu khi tham dự một số công trình có giá trị lớn. II. Tình hình đấu thầu của Công ty giai đoạn 2000 –2003. 1. Quy trình đấu thầu của Công ty. Khách hàng, chủ đầu tư Gửi yêu cầu, thông báo mời thầu Nhận yêu cầu Trúng thầu ? Chuyển giao cho phòng dự án Lập kế hoạch chuẩn bị hồ sơ thầu Kiểm tra kế hoạch Phân phối các đơn vị và cá nhân có liên quan Các đơn vị chuẩn bị hồ sơ theo kế hoạch phân công Tổng hợp bộ hồ sơ Kiểm tra hồ sơ Gửi thông báo từ chối Hoàn chỉnh bộ hồ sơ Trình Giám đốc ký duyệt Nộp hồ sơ thầu Tham dự mở thầu Ký hợp đồng Tổ chức thi công Xem xét sơ bộ Lưu hồ sơ, phân tích nguyên nhân Từ các bước trên của quy trình đấu thầu, ta có thể chia quy trình đấu thầu của công ty thành một số giai đoạn chủ yếu sau đây: a. Giai đoạn tìm kiếm công trình dự thầu. Hiện nay, công tác tìm kiếm nguồn đấu thầu của công ty chủ yếu là từ Bộ Giao thông vận tải, Bộ xây dựng, Tổng công ty, thông qua qua các phương tiện thông tin đại chúng, các bản tin mời thầu đăng trên báo chí và thư mời thầu của chủ đầu tư. Ngoài ra, công ty còn khuyến khích: mỗi thành viên trong công ty nếu tìm kiếm được một công trình đấu thầu và công trình đó trúng thầu sẽ được hưởng 0,02% giá trị của công trình. Qua chế độ khuyến khích này công ty đã phát huy được năng lực của cán bộ công nhân viên trong công ty làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm và làm cho số công trình trúng thầu của công ty ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy rằng, nguồn thông tin của công ty hiện nay chưa phong phú. Công ty nên mở rộng việc tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác như Internet, từ các nhà môi giới... Sau khi có thông tin về công trình cần đấu thầu, công ty sẽ cử người đi xác minh về tình trạng tài chính của Chủ đầu tư để tránh tính trạng chủ đầu tư không có khả năng thanh toán gây tồn nợ cho công ty. Đồng thời công ty cũng tìm kiếm thông tin về các đối thủ cạnh tranh, về các yêu cầu kỹ thuật, tài chính của chủ đầu tư, tiến hành phân tích năng lực của công ty để quyết định xem có nên tham gia đấu thầu hay không. Sau khi tiến hành phân tích kỹ lượng các vấn đề nói trên công ty sẽ quyết định có nên mua Hồ sơ mời thầu hay không. Nếu có, Giám đốc công ty sẽ phân công cho Phòng Kinh doanh tiến hành mua Hồ sơ dự thầu theo địa chỉ trong thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu. b. Khảo sát thực địa Sau khi mua Hồ sơ mời thầu, công ty sẽ cử một số cán bộ của công ty đi khảo sát thực địa. Công tác khảo sát thực địa bao gồm: khảo sát địa chất công trình, mặt bằng giá, nguồn khai thác nguyên vật liệu, khoảng cách vận chuyển, địa điểm tập kết nguyên vật liệu, lán trại cho cán bộ công nhân viên thi công công trình, mức sống dân cư, khí hậu... Công tác khảo sát thực tế hiện trường giúp công ty nhìn nhận khối lượng công việc phải làm cụ thể hơn, tỉ mỉ hơn giúp cho việc tổ chức thi công hợp lý. Việc khảo sát giá nguyên vật liệu giúp công ty xác định được mức giá dự thầu hợp lý nhất. Chẳng hạn như khi khảo sát thực địa của “Dự án các tuyến đường ngoài công trường phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La”, công ty đưa ra một số kết luận sau: - Hiện trạng tuyến đường: Tuyến đường nằm trong khu vực có địa hình rất khó khăn phức tạp, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Kết cấu mặt đường hiện tại là mặt đường đá dày 10 - 20m đã được xây dựng cách đây nhiều năm, mặt đường hiện tại trong tình trạng hư hỏng rất nhiều, xuống cấp, điều kiện thoát nước mặt không tốt. Hệ thống cọc tiêu, biển báo, cột Km đã bị mất và hỏng phần lớn do vậy cần phải đầu tư vào hệ thống này. - Tình hình khai thác hiện tại: chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách từ thị trấn Hát Lót đi Tà Hộc huyện Mai Sơn và ngược lại, tuy nhiên khối lượng vận chuyển không đáng kể. - Đặc điểm khí hậu: Hiện tượng sương muối nhiều, khí hậu mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cuối mùa đông ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn, mùa hạ nóng và mưa nhiều... - Điều kiện địa chất công trình: nhìn chung tuyến đường nằm trong khu vực miền núi bao gồm các dạng địa hình chủ yếu như sau: + Đồng bằng giữa núi và thung lũng, các đoạn này địa hình tương đối bằng phẳng, tầng phủ trung bình 4-5m. Nền ổn định trên tầng phủ sét pha lẫn đá dăm sạn trạng thái nửa cứng đến cứng. + Các đoạn đi qua sườn núi chiếm đa phần tuyến chủ yếu về cuối tuyến. Các đoạn này độ dốc ngang núi từ trung bình đến lớn, tầng phủ mỏng từ 1-1,5m trên lớp tàn tích từ 2-5m (đá phong hoá mạnh liệt). - Điều kiện địa chất thuỷ văn: nước ngầm phân bố trong khu vực miền núi chủ yếu ở dạng nước cacsto và khe nứt đôi chỗ rỉ ra ở ta luy dương nhưng lưu lượng thấp không ảnh hưởng đến ổn định nền đường. - Địa chấn: toàn bộ khu vực nơi tuyến đi qua thuộc huyện Mai Sơn có cấp động đất 8-9. - Các thông số kỹ thuật chính của tuyến đường: + Chiều dài tuyến đường: 11.5 Km + Cấp đường: cấp IV miền núi. + Chiều rộng nền đường: 7.5m. + Chiều rộng mặt đường 5.5m, kết cấu bêtông nhựa hạt trung trên cấp phối đá dăm. + Kết cấu mặt đường: Đá dăm tiêu chuẩn láng nhựa 4,5Kg/m2; Eyc>=1270daN/cm2. + Độ dốc dọc lớn nhất: 8%. Sau khi khảo sát thực địa xong nhà thầu sẽ lập biện pháp tổ chức thi công trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công của Công ty Tư vấn thiết kế đường bộ - Heco (8/2003) và các số liệu chỉ tiêu chung của tuyến đường mà Công ty công trình giao thông 208 thu được qua quá trình đi thực tế khảo sát hiện trường tuyến như: nguồn vật liệu, cự li vận chuyển, hiện trạng bình đồ tuyến đường...(8/2003), thông qua số liệu của bảng tiên lượng mời thầu, đối chiếu với số liệu do nhà thầu tự lập thông qua thiết kế kỹ thuật... Như vậy, ta có thể thấy rằng tất cả các công trình mà công ty tham dự thầu đều được công ty tiến hành khảo sát thực địa một cách cẩn thận, kết hợp với chỉ dẫn kỹ thuật do Bên mời thầu cấp, số liệu của bảng tiên lượng mời thầu... công ty sẽ đưa ra được biện pháp tổ chức thi công một cách chính xác. Đây chính là một điểm mạnh nâng cao khả năng thắng thầu của công ty. c. Lập Hồ sơ dự thầu. Sau khi khảo sát xong hiện trường công trình, căn cứ vào Hồ sơ mời thầu và báo cáo khảo sát thực tế, công ty sẽ tiến hành lập Hồ sơ dự thầu. Một bộ Hồ sơ dự thầu luôn luôn phải đảm bảo đủ phần 4 sau đây: * Nội dung về hành chính pháp lý: - Bản sao về quyết định thành lập doanh nghiệp. - Bản sao chứng chỉ hành nghề xây dựng, giấy phép đăng ký kinh doanh. - Bản sao quyết định xếp hạng doanh nghiệp. * Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu: - Thông tin chung. - Năng lực cán bộ chuyên môn kỹ thuật. - Năng lực máy móc thiết bị. - Bảng kê tổng số năm kinh nghiệm trong công việc xây dựng chuyên dụng và bản kê các công trình được thực hiện trong vòng 5 năm qua có tính chất tương tự kèm theo bản sao các hợp đồng. * Năng lực tài chính và giá dự thầu: - Tình trạng tài chính của nhà thầu: Số liệu tài chính trong 3 năm gần nhất: Tóm tắt tài sản nợ - có trên cơ sở báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 năm gần nhất, Bảng cân đối kế toán của 3 năm gần nhất. - Khả năng tài chính đáp ứng cho công trình. - Giấy bảo lãnh dự thầu. - Giấy đảm bảo cung cấp tín dụng. - Tổng hợp giá dự thầu. - Bảng phân tích đơn giá dự thầu. * Nội dung về kỹ thuật: - Bản vẽ và đề xuất biện pháp thi công: - Phương án tổ chức thi công. - Biện pháp kỹ thuật thi công. - Tiến độ thi công. - Sơ đồ tổ chức quản lý công trường và thuyết minh tổ chức hiện trường. - Các biện pháp đảm bảo chất lượng. - Bố trí nhân lực tại công trình kèm theo chứng chỉ chuyên môn của các cán bộ. - Bảng kê khai thiết bị thi công, thiết bị kiểm tra, thí nghiệm dùng để thi công công trình. - Lực lượng công nhân kỹ thuật thi công. Đây là các nội dung không thể thiếu trong bộ hồ sơ dự thầu, chúng thể hiện mức độ khoa học của công tác thi công và quản lý, chủ đầu tư căn cứ vào đó để nhận biết mức độ dảm bảo an toàn kỹ thuật, phân cấp trách nhiệm của các thành viên trong công ty đối với từng vấn đề cụ thể. Như vậy, ta thấy rằng việc chuẩn bị Hồ sơ dự thầu có tốt hay không ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của công ty. Trong 4 phần trên thì nội dung về kỹ thuật và nội dung về thương mại tài chính là 2 phần có tỷ trọng điểm cao nhất và đó cũng là hai phần công việc đòi hỏi phải có sự nỗ lực không ngừng của các cán cán bộ trong toàn công ty để có được hiệu quả cao nhất. d. Giai đoạn nộp Hồ sơ dự thầu Sau khi các tài liệu trên của Hồ sơ dự thầu được hoàn thành, công ty sẽ tiến hành đóng Hồ sơ dự thầu thành quyển và nộp hồ sơ theo thời hạn quy định của Bên mời thầu. Hồ sơ được sắp xếp theo đúng thứ tự các tài liệu của hướng dẫn Hồ sơ mời thầu. Sau khi nộp Hồ sơ dự thầu cho Chủ đầu tư, công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những đề xuất kỹ thuật, tiến độ và biện pháp thi công mới có hiệu quả cho cả chủ đầu tư và công ty. Như vậy, khả năng cạnh tranh của công ty sẽ cao hơn, tăng khả năng trúng thầu. e. Giai đoạn thực hiện hợp đồng Giai đoạn này được thực hiện sau khi có kết quả thông báo trúng thầu. Nhìn chung, công ty thực hiện khá tốt giai đoạn này. Chất lượng, tiến độ thi công đảm bảo đúng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Trong quá trình thi công, công ty đã linh hoạt đề ra các biện pháp khuyến khích nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình. Công ty thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ kỹ thuật, chất lượng công trình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể xảy ra. Mặc dù giai đoạn này không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đấu thầu nhưng nó sẽ tạo uy tín cho công ty khi tham gia đấu thầu các công trình sau đó. f. Tổng kết và đúc rút kinh nghiệm sau đấu thầu: Sau mỗi dự án đấu thầu, công ty đều tổng kết để rút bài học kinh nghiệm.Với các dự án không trúng thầu, công ty tiến hành phân tích nguyên nhân để từ đó khắc phục ở những lần sau. Với những dự án trúng thầu, sau khi ký hợp đồng và đi vào thi công, những cán bộ lập Hồ sơ đấu thầu đánh giá lại xem đâu là điểm mạnh để tiếp tục phát huy, chỗ nào chưa hợp lý để điều chỉnh. 2. Nội dung về kỹ thuật: Trong Hồ sơ dự thầu nội dung về kỹ thuật sẽ bao gồm những vấn đề sau: a. Lập bản vẽ và đề xuất biện pháp thi công: Dựa vào bảng tiên lượng có trong Hồ sơ mời thầu, cán bộ của phòng kỹ thuật sẽ phải bóc tách khối lượng các công việc cần làm. Do tiên lượng các công việc được cung cấp trong Hồ sơ mời thầu chỉ mang tính chất tham khảo nên mọi thiếu sót trong bảng tiên lượng nếu không được kiểm tra một cách cẩn thận sẽ ảnh hưởng tới công tác xác định giá dự thầu. Muốn vậy, công ty cần phải tăng cường công tác khảo sát thực địa nhằm tăng tính chính xác cho bản vẽ và biện pháp thi công. b. Phương án tổ chức thi công: Phương án tổ chức thi công sẽ bao gồm công tác chuẩn bị thi công và công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động. - Trong công tác chuẩn bị thi công, công ty sẽ phải trình bày trong Hồ sơ dự thầu những nội dung sau: Bố trí tổ chức công trường, tập kết máy móc thiết bị thi công, dự kiến tổ chức nhân lực chủ yếu huy động trên công trường, các phương tiện đảm bảo giao thông, lập kế hoạch mua và tập kết vật tư vật liệu, hoàn tất các thủ tục khởi công công trình. Ví dụ: Dự kiến nhân lực chủ yếu huy động trên công trường của công trình tuyến đường ngoài công trường phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La . Dự kiến nhân lực chủ yếu huy động trên công trường * Ban điều hành thi công: - Giám đốc điều hành: Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Công ty công trình giao thông 208. - Phó Giám đốc điều hành: Ông Vũ Ngọc Hiếu - Phó phòng Kỹ thuật - Ban chỉ huy công trường. - Tổ giám sát chất lượng thi công Ngoài ra, còn có các cán bộ đã tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kinh tế để thực hiện các công việc phụ trợ thi công. * Các đội lao động trực tiếp: - Thi công nền đường: Bố trí 4 mũi thi công độc lập với nhau, bao gồm 4 đội thi công. Trong đó: Đội số 1: Thi công từ Km9+000 đến Km12+000 Đội số 2: Thi công từ Km12+000 đến Km15+000 Đội số 3: Thi công từ Km15+000 đến Km18+000 Đội số 4: Thi công từ Km18+000 đến Km20+000 Danh sách nhân lực và thiết bị của đội thi công nền bố trí như sau: Nhân công có tay nghề 25 người Máy xúc 1,25m3 2 cái Ôtô tự đổ 10Tấn 6 xe Máy ủi 110CV 1 cái Máy khoan cầm tay 8 cái Máy nén khí 10m3/phút 2 cái Máy san 110CV 1 cái Lu bánh sắt 1 cái Lu bánh lốp 8-14 tấn 1 cái Lu 800Kg 1 cái Đầm cóc 3 cái Xe téc 5m3 1 cái Lao động phổ thông 30-40 người (có thể thuê nhân lực tại chỗ) * Các nguồn vật liệu chủ yếu sử dụng cho thi công: - Đá xây các loại lấy tại mỏ đá hoặc khai thác tại địa phương có tuyến đường đi qua. Đá xây khai thác đá tảng lăn ở đoạn đường tuyến và các mạch đá biến chất hay đá mắc ma ở các đoạn Km1+375; Km6+450. - Cát vàng mua và vận chuyển từ Thi xã Hoà Bình (Km70+800 QL6 bến cát cầu Đồng Tiến). - Nhựa mua tại các đại lý của hãng PETROLIMEX Hải Phòng vận chuyển về Sơn La. Vật liệu trước khi đem ra thi công tại công trường được nhà thầu kiểm tra và đối chiếu theo các tiêu chuẩn quy định kỹ thuật, được trình lên Tư vấn kiểm tra trước khi thi công. Công tác chuẩn bị thi công được bắt đầu tiến hành ngay khi có thông báo trúng thầu của chủ đầu tư. - Trong công tác đảm bảo an toàn giao thông và an toàn lao động nhà thầu sẽ phải đề xuất các biện pháp để đảm bảo an toàn về con người, máy móc thiết bị thi công. Tất cả các cá nhân tham gia thi công sẽ được phổ biến hướng dẫn các kiến thức cơ bản về an toàn lao động và trang phục bảo hộ lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước, trên công trường có ban hành quy định về an toàn lao động cho tất cả mọi người thực hiện. c. Biện pháp kỹ thuật thi công: Cán bộ Phòng kỹ thuật sẽ căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật, những yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu và những căn cứ thực tế về công trình, năng lực của công ty... để đưa ra các biện pháp thi công thích hợp. Nội dung của biện pháp kỹ thuật thi công bao gồm: - Trình tự - công nghệ thi công. - Biện pháp thi công chi tiết. Bảng 6 Biện pháp kỹ thuật thi công chi tiết của Dự án nền, mặt đường 258 Bắc Cạn TT Công việc tổng quát Công việc chi tiết 1 Công tác kiểm tra thực địa Đo đạc khôi phục và cố định vị trí tim đường, các mốc cao đạc dọc tuyến và bố trí thêm các mốc phụ, kiểm tra và đo bổ sung các mặt cắt ngang... 2 Thi công hệ thống thoát nước Thi công cống tròn, thi công cống hộp, thi công rãnh dọc, rãnh đỉnh, bậc nước, dốc nước... 3 Thi công nền đường Lên khuôn nền đường, thi công nền đào, thi công nền đắp... 4 Thi công lớp móng đá dăm nước dày 17cm với khối lượng thi công 65.903.36 m3 Khai thác, chế biến, chuẩn bị nền móng dưới, vận chuyển, rải, tưới nước, lu lèn các lớp đá dăm trên bề mặt đã được thi công theo thiết kế. 5 Thi công lớp móng đá dăm tiêu chuẩn 15cm. Khối lượng lớp đá dăm tiêu chuẩn dày 69.500,19 m2 Khai thác, chế biến, chuẩn bị nền móng dưới, vận chuyển, rải, tưới nước, lu lèn các lớp đá dăm trên bề mặt đã được thi công theo thiết kế. 6 Thi công lớp láng nhựa 4,5Kg/m2 dày 15cm. Trước khi thi công láng nhựa nhà thầu sẽ kiểm tra lớp đá dăm tiêu chuẩn, đảm bảo đủ cướng độ, bằng phẳng, không bị bong bật, ổ gà. 7 Thi công mặt đường bêtông Ximăng. Khối lượng thi công 32,5 m2 8 Thi công hệ thống an toàn giao thông Lắp dựng biển báo hiệu phản quang và cột đỡ biển báo, thi công rào chắn hộ lan, sơn vạch kẻ đường. 9 Công tác hoàn thiện mặt đường Sửa sang hoàn chỉnh lại lề đường, khơi thông nạo vét rãnh dọc, cống thoát nước... 10 Công tác kiểm tra chất lượng d. Tiến độ thi công: Trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình, khối lượng các công việc, điều kiện thi công, mặt bằng thi công, yêu cầu chất lượng và thời gian đòi hỏi phải hoàn thành công trình cũng như khối lượng máy móc, nguồn nhân lực công ty có thể huy động cho công trình, các cán bộ kỹ thuật của công ty sẽ tính toán thời gian xây dựng tối ưu nhất. Tiến độ thi công được thể hiện chi tiết trong bảng tiến độ sau: Bảng 7 Tiến độ thi công công trình Quốc lộ 2 - Gói thầu R4 TT Hạng mục thi công Thời gian Ngày bắt đầu Ngày kết thúc I Chuẩn bị 45 1 Tổ chức công trường, chuẩn bị thi công 15 01/11/03 15/11/03 2 Định vị, lên ga cắm cọc, lập bản BVTC... 30 01/11/03 30/11/03 II Thi công nền đường 250 3 Chặt cây, phát quang 20 01/12/03 20/12/03 4 Thi công đào đắp nền đường 180 01/12/03 01/06/04 5 Trồng cỏ, gia cố Ta luy... 50 20/04/04 10/06/04 III Thi công hệ thống thoát nước 245 6 Thi công cống thoát nước 105 01/12/03 15/03/04 7 Thi công hệ thống rãnh, kè... 140 01/01/04 20/05/04 IV Thi công móng, mặt đường 360 8 Thi công lớp đá dăm nước 90 15/04/04 01/07/04 9 Thi công lớp đá dăm tiêu chuẩn 90 15/05/04 15/08/04 10 Thi công mặt đường đá dăm tiêu chuẩn láng nhựa 4,5Kg/m2 120 15/06/04 20/09/04 11 Thi công lớp gia cố lề 60 01/08/04 30/09/04 V Công tác hoàn thiện, giải thể công trường 75 12 Thi công hệ thống an toàn giao thông... 45 01/09/04 15/10/04 13 Hoàn công, nghiệm thu, thanh toán, đưa công trình vào sử dụng 30 20/09/04 20/10/04 Tiến độ thi công công trình được mô tả qua sơ đồ GANTT dưới đây: CV Năm 2003 Năm 2004 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 I Lệnh khởi công 1 2 II 3 8máy xúc+4 máy ủi+24 ôtô+24 máy khoan+12 ép khí+12 lu+4 xe téc+100 nhân công 4 5 III 2 máy xúc+1 trạm trộn BT tươi+6 ôtô+2 cẩu 10T+2 máy bơm+12 đầm+1 bộ sơn+40 nhân công 6 7 IV 4 máy xúc+4 máy san+12 ôtô+ 4 ép khí+12 lu+2 xe téc+90 nhân công 8 9 10 11 V 1 máy trộn BT+1 đầm+2 ôtô+20 nhân công 12 13 e. Máy móc, nhân công huy động cho công trình: Tuỳ theo đặc điểm của từng công trình, yêu cầu về thời gian mà cán bộ kỹ thuật tính toán khối lượng máy móc, nhân công cần thiết huy động cho công trình sao cho vừa đảm bảo hoàn thành công trình đúng thời hạn, vừa tận dụng được máy móc, lao động dư thừa ở các công trình khác. Bảng 8 Một số máy móc thiết bị chủ yếu được huy động thi công dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 32 Máy thi công Công suất Tính năng Nước sản xuất Năm sản xuất Số lượng Tự có Đi thuê Máy xúc 1,25m3 1,25m3 Đào nền Nhật Bản 2001 10 8 2 Máy xúc lật 2,2m3 Xúc đất đá Nhật Bản 2002 4 3 1 Máy san tự hành 110CV San vật liệu Nhật Bản 2000 4 3 1 Lu lốp 12T Lèn ép Nhật Bản 2001 4 4 Lu bánh thép 6-12T Lèn ép Nhật Bản 2001 5 5 Lu rung YZ14JC 25T Lèn ép Nhật Bản 2002 2 2 Ô tô 10T Chở vật liệu Đức 2002 2 2 Đầm cóc Lèn ép Nhật Bản 2001 30 20 10 Xe téc chở nước 5m3 Tưới nước Đức 2001 6 4 2 Máy nén khí 10m3/ph Vệ sinh Trung Quốc 2002 9 9 Máy trộn BTXM 250lít Trộn BTXM Hàn Quốc 2002 4 4 Máy sơn kẻ đường Sơn đường Nhật Bản 2001 1 1 Máy trộn vữa 80lít Trộn vữa Hàn Quốc 2001 4 3 1 Máy khoan đá Khoan đá Mỹ 2000 24 24 Máy ủi 110CV ủi đất Nhật Bản 2001 4 4 Máy bơm nước 30m3 Bơm nước Trung Quốc 2001 6 5 1 Máy xúc gầu 0,85m3 0,85m3 Nhật Bản 2001 2 2 Xe tới nhựa 10T Tưới nhựa Nhật Bản 2001 3 3 Xe chở bêtông 4m3 V/c BT Nga 2002 3 3 Trạm trộn bêtông tươi 30m3/h Trộn BTXM Trung Quốc 2001 2 1 1 Máy hàn 23Kw Nhật Bản 2002 4 4 Đầm dùi, đầm bàn 2002 12 10 2 Máy phát điện 250KVA Nhật Bản 2001 4 4 Cẩu 10T Nhật Bản 2000 2 2 Và các máy phụ trợ khác Bảng 9 Danh sách công nhân dự kiến thi công dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 32 Loại công nhân Số người Bộ phận thi công Công nhân làm đường bậc 3/7 35 Chia đều cho các mũi theo giai đoạn công việc Công nhân làm đường bậc 6/7 33 Chia đều cho các mũi theo giai đoạn công việc Công nhân kỹ thuật bậc 5/7 32 Chia đều cho các mũi theo giai đoạn công việc Công nhân vận hành máy bậc 6/7 90 Chia đều cho các mũi theo thiết bị Nhân lực địa phương 120 -240 Chia đều cho các mũi theo giai đoạn công việc 3. Nội dung về thương mại tài chính. Trong việc lập Hồ sơ dự thầu thì vấn đề xác định giá dự thầu có ý nghĩa quan trọng nhất. Giá dự thầu được lập căn cứ vào: Hồ sơ thiết kế công trình, đơn giá xây dựng của các Tỉnh, Thành phố nơi có công trình xây dựng. Công ty xác định giá dự thầu theo công thức: Gdth = S Qi x DGi i =1 n Gdth : Giá dự thầu Qi : Khối lượng công tác xây lắp thứ i do Bên mời thầu cung cấp căn cứ vào kết quả bóc tách tiên lượng từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế thi công. DGi : Đơn giá đấu thầu công tác xây lắp thứ i do nhà thầu tự lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trường theo mặt bằng giá được ấn định trong Hồ sơ mời thầu. n: Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu. Giá dự thầu của công ty sẽ được tổng hợp trong biểu sau: STT Hạng mục công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 Sau đó, từng hạng mục công trình sẽ được tính toán một cách chi tiết trong bảng phân tích đơn giá: STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền I A 1 a. Vật liệu (VL) 2 b. Nhân công (NC) 3 c. Máy (M) 4 d. Chi phí chung (C) 5 e. Cộng (a+b+c+d) 6 f.Thu nhập chịu thuế tính trước (L) 7 g. Chi phí khác 8 m. Giá trị xây lắp trước thuế (e+f+g) VAT: Thuế Giá trị gia tăng VAT = 5% giá trị xây lắp trước thuế Giá dự thầu = Giá trị xây lắp trước thuế + VAT Sau đây là ví dụ minh hoạ về cách tính giá dự thầu của công ty: Bảng 10 Bảng giá dự thầu công trình nền, mặt đường, cống QL18 Km73-Km82+400 TT Hạng mục công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Chiều dài: m 10.807,84 A Nền đường I Nền chính tuyến 7.472.662.611 1 Đào đất nền đường cấp 3 m3 118.897,79 22.266 2.647.378.192 2 Đào đá nền đường cấp 3 m3 10.993,28 45.885 504.426.653 3 Đào đá nền đường cấp 4 m3 91.918,09 40.582 3.730.219.928 4 Đắp đất tận dụng K95 m3 33.684,17 5.368 180.816.625 5 Đắp đá nền đường bằng đá tận dụng m3 11,83 17.296 204.612 6 Đắp đất nền đường K98 m3 9.819,34 30.790 302.337.479 7 Cày xới lu lèn K98 m3 5.517,22 6.924 38.201.231 8 Trồng cỏ mái taluy m2 10.509,34 6.573 69.077.892 II Rãnh dọc 651.123.726 1 Đá hộc xây rãnh vữa ximăng M100 m3 1.250,53 377.098 471.572.362 2 Đào đất xây rãnh m3 1.953,03 14.008 27.358.004 3 Đào đá xây rãnh m3 1.065,69 142.812 152.193.320 III Rãnh đỉnh 78.221.092 1 Đá hộc xây rãnh vữa ximăng M100 m3 - - 2 Đào đất xây rãnh m3 5.584,03 14.008 78.221.092 IV Bậc nước 2.277.356.982 1 Bêtông ximăng M150 m3 3.911,01 540.624 2.114.385.870 2 Đá hộc lát khan m3 243,95 143.270 34.950.717 3 Đá dăm đệm m3 194,99 179.397 34.980.621 4 Đào đất m3 4.119,80 14.008 57.710.158 5 Đắp đất m3 920,09 38.398 35.329.616 V Dốc nước 266.398.555 1 Đá hộc xây vữa M100 m3 258,08 377.098 97.321.452 2 Vữa ximăng M200 m3 40,95 2.265.175 92.758.916 3 Đá dăm đệm m3 18,74 179.397 3.361.900 4 Đào đá m3 480,43 142.812 68.611.169 5 Đắp đất m3 113,16 38.398 4.345.118 VI Tường chắn đất nền đắp bằng BTXM 104.649.732 1 Bêtông thân tường M150 m3 115,58 714.290 82.557.638 2 Đá hộc xây M100 gia cố mái taluy m3 - - 3 Tầng lọc (sỏi lọc) m3 6,75 253.847 1.713.467 4 Đá dăm đệm m3 11,85 179.397 2.125.854 5 Đắp đất sau lưng tường bằng thủ công m3 88,60 15.474 1.370.996 6 Đào đất m3 80,19 14.008 1.123.302 7 ống nhựa Fi 10cm m3 14,58 8.073 117.704 8 Đào đá m3 109,52 142.812 15.640.770 B Mặt đường I Mặt đường chính tuyến 7.013.950.493 1 Đá dăm tiêu chuẩn láng nhựa 4,5Kg/m2 dày 15cm m2 69.500,19 61.388 4.266.477.664 2 Đá dăm tiêu chuẩn dày 17cm m2 65.903,36 32.471 2.139.948.003 3 Đá dăm tiêu chuẩn gia cố lề dày 12cm m2 11.037,01 22.929 253.067.602 4 Diện tích mặt đường BTXM m2 32,50 162.423,85 5.278.775 5 Đào khuôn đường đất m3 2.823,29 70.813 199.925.635 6 Đào khuôn đường đá c3 m3 216,48 45.885 9.933.185 7 Đào khuôn đường đá C4 m3 3.433,04 40.582 139.319.629 II An toàn giao thông 1.449.015.405 1 Cọc tiêu Cọc 424,00 26.454 11.216.496 2 Biển báo hình tròn biển - - 3 Biển báo hình tam giác biển 101,00 217.000 21.917.000 4 Biển báo hình chữ nhật các loại biển 13,00 520.000 6.760.000 5 Cột biển báo dạng thẳng một cột biển 114,00 411.114 46.866.996 6 Cột Km Cột 12,00 185.888 2.230.656 7 Vạch sơn nóng phản quang m2 258,44 114.504 29.592.414 8 Ray phòng hộ m 3.717,23 345.920 1.285.864.202 9 Tường hộ lan m 60,00 742.794 44.567.642 III Cống ngang 2.261.371.756 1 Nối dài cống tròn D=0,75m(4 cái) m 8,00 4.393.780,12 35.150.241 2 Nối dài cống tròn D=1,0m (17 cái) m 41,00 9.185.593,85 376.609.348 3 Nối dài cống tròn D= 1,5m (6 cái) m 18,00 16.360.952,81 294.497.151 4 Cống tròn làm mới D=1,0m(4 cái) m 55,00 3.670.486,81 201.876.775 5 Cống tròn làm mới D=1,5m(2 cái) m 40,00 6.121.992,05 244.879.682 6 Cống hộp 1,5x1,5m (0 cái) m - - 7 Cống hộp 2,0x2,0m (3 cái) m 66,00 6.231.303,30 411.266.018 8 Cống hộp 3x3m (1 cái) m 13,57 16.343.649,88 221.783.329 9 Cống hộp 4x4m (1 cái) m 13,59 27.669.982,24 376.035.059 10 Phá dỡ cống cũ: thân cống, đầu cống, hố tụ(kết cấu BTCT, đá xây) (35 cái) m3 687,88 144.319 99.274.154 Tổng giá trị trước thuế 21.574.750.352 Thuế GTGT (5%) 1.078.737.518 Tổng giá trị dự thầu 22.653.487.870 Bảng 11 Bảng phân tích đơn giá dự thầu (ví dụ hạng mục phần nền, mặt đường, an toàn giao thông) TT Hạng mục công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền I Nền đường 1 Đào đất nền đường cấp 3 m3 1 22.266 a. Vật liệu b. Nhân công - Nhân công 3/7 Công 0,915 31.621 6.166 c. Máy 10.158 - Máy đào 1,25 m3 Ca 0,00292 1.482.480 4.329 - ôtô 10 T Ca 0,0084 629.090 5.284 - Máy ủi 110 CV Ca 0,00068 800.929 545 d. Chi phí chung = 66% x b 4.070 e.Cộng = a + b + c + d 20.394 f.Thu nhập chịu thuế tính trước = 6% x e 1.224 g. Chi phí khác = 3% x (e + f) 649 m. Giá trị xây lắp trước thuế = e +f 22.266 Bảng 12: Bảng đơn giá tổng hợp cống hạng mục cống tròn f 75 TT Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Cống tròn f 75 m 8 35.150.241 1 Bêtông ximăng M200 ống cống m3 1,68 599.080 1.006.454 2 Bêtông ximăng M150 thượng lưu m3 3,40 724.047 2.461.760 3 Cốt thép CT3 ống cống kg 157,60 7.225 1.138.660 4 Đá hộc xây vữa ximăng M100 m3 39,37 543.563 21.400.075 5 Đá dăm đệm m3 13,09 167.178 2.188.360 6 Đay tẩm nhựa mối nối Kg 2,28 53.255 121.421 7 Quét nhựa đường m2 45,75 3.943 180.392 8 Vải phòng nước m2 5,72 23.605 135.021 9 Cát trộn nhựa m3 0,19 149.465 28.398 10 Đào đất m3 209,20 14.036 2.936.331 11 Đắp đất m3 92,31 37.161 3.430.332 12 Vữa ximăng M150 m3 0,16 671.788 107.486 13 Matít bitum nóng m3 0,01 1.554.965 15.550 Cống tròn F75 m 1,00 4.393.780 Bảng 13 Bảng phân tích đơn giá dự thầu (ví dụ hạng mục phần cống thoát nước) TT Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bêtông ximăng M200 ống cống m3 1 599.080 a. Vật liệu 407.206 - Vữa m3 1,025 395.298 405.180 - Vật liệu khác % 0,5 2.026 b. Nhân công 78.941 - Nhân công 3/7 Công 2,24 35.242 78.941 c. Máy 12.038 - Máy trộn 250 lít Ca 0,095 115.197 10.944 - Máy khác % 10 1.094 d. Chi phí chung = 64% x b 50.523 e. Cộng = a +b +c +d 548.708 f. Thu nhập chịu thuế tính trước = 6% x e 32.923 g. Chi phí khác = 3% x (e +f) 17.449 m. Giá trị xây lắp trước thuế = e + f 599.080 Như vậy, giá dự thầu là yếu tố đặc biệt quan trọng mà bất kỳ một công ty tham dự thầu nào cũng phải quan tâm. Một công trình dù đảm bảo về chất lượng và tiến độ nhưng có giá bỏ thầu cao thì nó sẽ không được chủ đầu tư chấp nhận vì nó không mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư. Chính vì vậy, những Hồ sơ dự thầu loại này sẽ bị loại ngay khi mở thầu. Còn những nhà thầu nào đưa ra mức giá dự thầu thấp nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư thì khả năng thắng thầu là rất cao. Qua các bảng phân tích trên ta có thể thấy công ty tính giá dự thầu một cách chặt chẽ, chi tiết. Đầu tiên công ty sẽ đưa ra bảng tổng hợp giá dự thầu của tất cả các hạng mục công trình, sau đó đơn giá của từng hạng mục công trình sẽ được công ty tính toán một cách cụ thể trong bảng phân tích đơn giá chi tiết. Đơn giá dự thầu sẽ được công ty cân nhắc tính toán với mức giá thấp nhất có thể. Với cách tính giá này, công ty được các Chủ đầu tư đánh giá rất cao. Đây chính là một ưu điểm, góp phần vào sự thắng lợi của công ty. Chẳng hạn như, Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A Vinh - Đông Hà giá mời thầu là 65.000 triệu đồng song với cách tính toán của mình công ty đã đưa ra mức giá dự thầu là 64.200 triệu đồng và đã thắng thầu.Tuy nhiên, hiện nay việc tính giá dự thầu của công ty cũng như một số công ty khác tương đối cứng nhắc. Công ty thường chỉ dựa vào bảng dự toán xây dựng cơ bản và những thông báo giá trong từng thời kỳ để tính giá dự thầu. Công ty chưa biết đưa giá thực tế vào để tính giá dự thầu nên giá dự thầu thường cao. Như công trình “Đầu tư xây dựng đường Nguyễn Tri Phương - Quận Ba Đình - Hà Nội”, giá mời thầu là 1.900 triệu đồng, giá trúng thầu là 1.896 triệu đồng, trong khi đó giá bỏ thầu của công ty là 1.903 triệu đồng. Mặt khác, nhiều khi muốn trúng thầu, công ty cứ hạ giá mong sao trúng được thầu, nhưng khi bảo vệ giá dự thầu trước chủ đầu tư, công ty đã không bảo vệ được và bị chủ đầu tư đánh trượt thầu. Ví dụ như “Dự án 2A/2 Quốc lộ 5”, giá mời thầu là 11.856 triệu đồng, giá trúng thầu là 11.848 triệu đồng, công ty bỏ thầu với giá 11.832 triệu đồng nhưng khi bảo vệ trước hội đồng chấm thầu công ty không lý giải được tại sao mình lại bỏ thầu với mức giá này. 4. Thư giảm giá Bên cạnh xây dựng một mức giá dự thầu hợp lý, công ty còn kèm theo thư giảm giá trong Hồ sơ dự thầu. Tuỳ theo từng công trình mà công ty có thể tính toán và đưa ra một mức giảm giá phù hợp đi kèm giá dự thầu đầy đủ. Trường hợp được chấp nhận, giá dự thầu chính thức của công ty sẽ là giá dự thầu đầy đủ sau khi đã trừ đi phần giảm giá. Hiện nay, thư giảm giá của công ty thường nằm trong khoảng từ 7 - 10%, giảm đều cho tất cả các hạng mục công trình. Ví dụ như Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 32 có tổng giá trị hợp đồng là 18.700 triệu đồng, công ty đưa ra mức giảm giá là 7% tương ứng với 1.309 triệu đồng. Hay như dự án cải tạo hành lang Lê Duẩn với tổng giá trị là 28.300 triệu, công ty đưa ra mức giảm giá là 9% (2.547 triệu ). Ta có thể thấy rằng, mức thư giảm giá của công ty không quá cao cũng không quá thấp so với mặt bằng giảm giá chung của các nhà thầu. Đây cũng chính là một điểm mạnh của công ty bởi công ty thường căn cứ vào tình hình thực tế của công ty để đưa ra mức giảm giá phù hợp. Mức giảm giá phù hợp sẽ giúp cho công ty có nhiều khả năng trúng thầu và không bị phá sản khi hợp đồng được thực hiện. Hiện nay đơn xin giảm giá của công ty được tính toán căn cứ vào các yếu tố: - Do đơn vị thi công có năng lực lớn về máy móc thiết bị, trong đó các thiết bị đang sử dụng tốt song đã thực hiện khấu hao gần hết, do đó có thể tiết kiệm trong chi phí máy thi công. - Tận dụng các nguyên vật liệu thừa đã thanh toán ở các công trình khác còn tồn ở trong kho hay các hàng dự trữ trong kho mua được lúc trước với giá rẻ bây giờ đem ra sử dụng nhằm hưởng chênh lệch giá. - Do đơn vị thi công có bề dày kinh nghiệm trong quản lý thi công xây dựng loại công trình đó, lực lượng công nhân lành nghề thi công công trình chiếm tỷ lệ cao do đó có thể tiết kiệm được chi phí chung... Như vậy, ta có thể thấy Hồ sơ dự thầu của công ty được lập tương đối chi tiết song hiện nay, trong một số trường hợp, do giá dự thầu còn chưa sát với thực tế nên dẫn đến nguyên nhân trượt thầu ở một số công trình của công ty. Đây là một tồn tại mà công ty cần có giải pháp để hoàn thiện hơn nữa. 5. Đánh giá tình hình đấu thầu của công ty thời gian qua a. Tình hình đấu thầu của Công ty thời gian qua. Công ty Công trình giao thông 208 là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay việc tham gia cạnh tranh của công ty trên thương trường còn chưa mạnh mẽ, đa số các công trình công ty nhận được là do tổng công ty giao cho. Để đánh giá cụ thể tình hình tham dự thầu và trúng thầu của công ty ta xem xét các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ trúng thầu theo số lượng = Tỷ lệ trúng thầu theo giá trị = Sau đây là bảng kết quả tham gia đấu thầu của công ty: Bảng 14: Kết quả tham gia đấu thầu của công ty từ 1999 - 2003 Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số công trình đấu thầu 31 33 35 39 45 Giá trị công trình đấu thầu 363 254 900 1250 345 Số công trình thắng thầu 12 14 15 17 15 Giá trị công trình thắng thầu 210 152 230 456 189 Tỷ lệ % công trình thắng thầu/ Tổng số công trình đấu thầu 38.7 42.4 42.9 43.6 33.3 Tỷ lệ % giá trị trúng thầu/ Tổng giá trị công trình đấu thầu 57.9 59.8 25.6 36.5 54.8 Số công trình thắng thầu có quy mô lớn 4 3 2 5 2 Giá trị công trình thắng thầu có quy mô lớn 112 87 120 215 79 (Nguồn: Các báo cáo tổng kết cuối năm của công ty từ 1999-2003) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy số công trình mà công ty tham gia đấu thầu ngày càng tăng : năm 1999 số công trình mà công ty tham gia đấu thầu là 31 công trình, song đến năm 2003 số công trình công ty tham gia đấu thầu đã tăng lên 45 công trình (tăng 45,16%). Cùng với sự tăng lên của các công trình mà công ty tham gia đấu thầu thì số công trình mà công ty trúng thầu cũng ngày càng tăng, đặc biệt là năm 2002, số công trình mà công ty trúng thầu lên tới 17 công trình (chiếm 43,59% số công trình mà công ty tham gia đấu thầu). Trong khi đó, số công trình trúng thầu của năm 1999 chỉ chiếm 38,71% số công trình mà công ty tham gia. Giá trị của các công trình trúng thầu cũng ngày càng tăng: năm 2002 công ty thắng thầu 17 công trình với tổng giá trị là 456 tỷ, chiếm 36,48% tổng giá trị các công trình mà công ty tham gia đấu thầu. Năm 2003, mặc dù số công trình trúng thầu thấp hơn so với năm 2002 (15 công trình, ít hơn so với năm 2002 hai công trình), song giá trị các công trình trúng thầu là 189 tỷ, chiếm 54,78% tổng giá trị các công trình tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng số công trình mà công ty trúng thầu có quy mô lớn vẫn chưa cao, thậm chí ngày càng giảm đi. Năm 1999, công ty trúng thầu được 4 công trình có quy mô lớn với tổng giá trị là 112 tỷ, song đến năm 2000 số công trình có quy mô lớn đã giảm xuống chỉ còn 3 công trình với giá trị chỉ còn 87 tỷ (thấp hơn 1 công trình nhưng giá trị đã giảm mất 25 tỷ). Đến năm 2002 số công trình trúng thầu có quy mô lớn tăng lên 5 công trình với tổng giá trị là 215 tỷ đồng, song đến năm 2003 số công trình này đã giảm xuống chỉ còn 2 công trình với tổng giá trị là 79 tỷ. Mặc dù vẫn còn một số tồn tại song công ty Công trình giao thông 208 đã có nhiều năm liên tục xây dựng các công trình cầu, đường bộ, cảng sông, cảng biển trên các tỉnh và các khu vực trong nước với tính chất thầu trọn gói, có trình độ tổ chức thi công đảm bảo đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn Việt Nam và theo tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các công trình do nhà thầu thi công đều được chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng và đảm bảo tiến độ đề ra. Sau đây là danh mục một số công trình Công ty đã và đang thi công trong thời gian gần đây: Bảng 15: Danh sách một số công trình đã và đang thi công của công ty Tên công trình Giá trị hợp đồng (Tr.đ) Năm khởi công Năm hoàn thành Tên chủ công trình Nền,mặt,cống ngang, đường tràn Yên Thế-Bắc Giang 31.000 1998 1999 Ban QLDA Yên Thế NC hệ thống đường giao thông huyện Yên Lạc-Vĩnh Phúc 20.775 1998 1999 UBND huyện Yên Lạc Nền,mặt cống QL 6A 9.500 1998 1999 Ban QLDA đường bộ 2 Nền,mặt đường 258 Bắc Cạn 13.200 1998 1999 SởGTVTTỉnh Bắc Cạn Đường Láng-Hoà Lạc 9.500 1998 1999 Ban QLDA Thăng Long QL18 km168-km192 25.300 2000 2001 Ban QLDA Tỉnh Quảng Ninh Đường 2 đầu cầu Tân Đệ 10.800 2000 2001 Tổng Công ty XD CTGT4 Hành lang Lê Duẩn 28.300 1999 2000 Ban QLDA GTĐT Hà Nội Hợp đồng 1A-1(Pháp Vân-Tư Khoát) 13.000 1998 2000 Tổng Công ty XD CTGT4 Cải tạo, nâng cấp QL32 18.700 2000 2001 Ban QLDA5(PMU5) Cải tạo hành lang Bạch Mai 12.574 2002 2002 Ban QLDA GTĐT Đường mòn Hồ Chí Minh 40.000 2001 2003 Tổng Công ty XD CTGT4 Hợpđồng R5-QL10(Hải Phòng) 32.831 2001 2003 Tổng Công ty XD CTGT4 Dự án nâng cấp QL1A Vinh-Đông Hà 64.200 2001 2002 Ban QLDA 1 QL6 Hoà Bình-Sơn La(gói 20) 10.500 2003 2004 Ban QLDA 1 (Nguồn: Hồ sơ dự thầu của công ty năm 2003) Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng, các công trình công ty trúng thầu có giá trị lớn chủ yếu đạt được ở năm 1998 và năm 2001. Trong số này có cả các công trình do Tổng công ty mang lại và có cả các công trình do công ty tự đấu thầu được. Chẳng hạn như, dự án nâng cấp quốc lộ 1A Vinh - Đông Hà (64,2 tỷ) hay dự án nền, mặt, cống ngang, đường tràn Yên Thế - Bắc Giang (31 tỷ) là do công ty tự đấu thầu được. Điều này chứng tỏ năng lực của công ty ngày càng cao và sự phụ thuộc vào Tổng công ty ngày càng giảm dần. Tuy nhiên, số công trình trúng thầu của năm 2003 chưa nhiều (15 công trình) trong khi đó số công trình trúng thầu của năm 2002 đã là 17 công trình. Đây là điều mà công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong thời gian tới. Ngoài ra Công ty còn thi công một số công trình sau: - Quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 10, quốc lộ 21, quốc lộ 31, quốc lộ 37, quốc lộ 14B, quốc lộ 279. - Khu đầu mối giao thông Hà Nội, đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, rải thảm đường Cát Linh, đường Đội Cấn, đường Ngọc Khánh, đường Thái Hà, đường Đại Cồ Việt, đường trong khu sản xuất điện tử DAEWOO Sài Đồng. - Các công trình chất lượng cao như: nâng cấp và mở rộng quốc lộ 21, nâng cấp mặt đường Nam Thăng Long - Mai Dịch, nâng cấp quốc lộ 3 (Đông Anh - Hà Nội), nâng cấp đường 268 Mỏ Trạng - Yên Thế, làm mới đường vào Bộ tư lệnh pháo binh, nền mặt đường quốc lộ 1A, đường Bút Sơn - Kiện Khê (Hà Nam), quốc lộ 6 Hà Đông,quốc lộ 4B Quảng Ninh, đường Móng Cái - Quảng Ninh, Quốc Lộ 37 Chí Linh - Hải Dương, Tỉnh lộ 271 Bắc Ninh, Tỉnh lộ 265 Kép - Phương Đông (Bắc Giang). - Các công trình giao thông nông thôn như: Chân Mộng - Sóc Đăng, Thanh Uyên - Tề Lễ, Phương Xá - Phượng Vĩ (tỉnh Phú Thọ), Giã Bàng - Nguyệt Đức, Vĩnh Thịnh - Đại Tự (Vĩnh Phúc), Đường GTNT Giao Thuỷ - Nam Định, hợp đồng CB - 05, CB - 08 (Cao Bằng), hợp đồng BN - 02, BN - 06 (Bắc Ninh), hợp đồng TH - 09 (Thanh Hoá), hợp đồng LS - 02, LS - 13 (Lạng Sơn). Các công trình cầu, cảng: Càu Cự Đà, Cầu Hoà Bình, khu đường sắt đầu mối Hà Nội, cầu Văn Điển, cầu Thanh Thuỷ, cầu Pa Nậm, cảng Khuyến Lương, cầu Trắng, cầu Bản Nánh, cảng Ninh Phúc, công trình La Hiên - Vũ Chấn (Thái Nguyên). Như vậy, từ các kết quả đấu thầu ở trên, ta có thể thấy rằng công ty làm ăn ngày càng có lãi. Điều này được thể hiện rất rõ qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2001 - 2003: Bảng 16: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua các năm Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 Doanh thu 101.949.383 109.420.177 114.826.233 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.620.746 702.671 995.511 Thuế TNDN phải nộp 655.186 175.668 318.563 Thuế vốn phải nộp 69.533 148.879 518.238 Lợi nhuận sau thuế 1.896.027 378.124 158.710 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ 2000-2003) Nhìn vào bảng doanh thu của Công ty ta có thể thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty tăng dần qua các năm. Năm 2001 doanh thu của công ty là 101.949 triệu đồng nhưng đến năm 2003 doanh thu đã tăng lên 114.826 triệu đồng (tăng 12.877 triệu đồng - tức là tăng 12,63%). Điều này chứng tỏ Công ty kinh doanh rất chắc chắn, tính toán rất cẩn thận đối với từng hạng mục công trình thi công, hệ số an toàn đối với các công trình do công ty thi công là lớn. Đó là một ưu điểm để khách hàng đánh giá cao hơn về Công ty . Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng lợi nhuận sau thuế của Công ty ngày càng giảm, nguyên nhân là do: lợi nhuận trước thuế của Công ty ngày càng giảm mà thuế Công ty phải nộp ngày càng tăng đặc biệt là thuế vốn, điều đó làm cho lợi nhuận sau thuế bị sụt giảm đáng kể. Năm 2001, tổng lợi nhuận trước thuế là 2.621 triệu đồng, thuế phải nộp là 724.719 triệu đồng nên thu nhập sau thuế còn lại là 1.896 triệu đồng. Đến năm 2002 mặc dù thuế phải nộp giảm xuống còn 324.547 triệu đồng nhưng do tổng lợi nhuận trước thuế giảm xuống còn 702,671 triệu đồng nên thu nhập sau thuế chỉ còn 378.124 triệu đồng và đến năm 2003 tổng lợi nhuận trước thuế đã tăng lên 995.511 triệu đồng - đáng lẽ thu nhập sau thuế của công ty tăng nhưng do thuế tăng lên 836.801 triệu đồng nên thu nhập sau thuế giảm xuống còn 158.710 triệu đồng. Một thực tế hiện nay là, mặc dù số công trình trúng thầu của công ty ngày càng tăng, giá trị của các trình cũng tăng lên song tình hình tài chính của công ty vẫn gặp khó khăn một phần là do một số công trình tồn đọng từ những năm trước chưa giải quyết dứt điểm. Một số khoản nợ đã qua nhiều năm nhưng vẫn chưa đòi được. Chẳng hạn như Công trình Xây dựng nền, mặt, cống ngang, đường tràn Yên Thế - Bắc Giang do ban Quản lý dự án Yên Thế làm chủ công trình với giá trị nhà thầu thực hiện là 31 tỷ đồng, được khởi công năm 1998 và hoàn thành năm 1999 nhưng cho đến nay công ty mới chỉ thu được 23.632 triệu đồng (chiếm 76,23% giá trị công trình). Mặt khác, do công ty sản xuất ở nhiều nơi nên việc kiểm tra chất lượng tiến độ thực tế rất khó khăn đòi hỏi phải tốn rất nhiều công sức và chi phí. Ví dụ như công trình đường vành đai Thị xã Bà Rịa - Vũng Tàu (có giá trị 22.221 triệu đồng)...Theo yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu, công trình sẽ được khởi công từ ngày 23/8/2003 và hoàn thành vào ngày 15/4/2005. Tuy nhiên, do công trình ở rất xa trụ sở chính nên việc điều động nhân công, bố trí cán bộ chủ chốt của công ty đến công trường rất khó khăn. Điều này làm cho tiến độ thi công bị chậm lại: đến hết tháng 12/2003 công ty mới thực hiện được 500 triệu (tương ứng với 2,25% giá trị công trình). Dự kiến trong năm 2004, công ty sẽ tiếp tục hoàn thành 48,74% giá trị công trình (tương ứng với 10.830 triệu đồng). Như vậy, trong bốn tháng còn lại của năm 2005, công ty sẽ phải hoàn thành nốt 49,01% giá trị công trình (tương ứng với 10.891 triệu đồng). Đây là một việc làm hết sức khó khăn. b. Những kết quả đạt được. Qua đấu thầu Công ty đã thi công thành công nhiều công trình lớn, nhỏ với tính chất kỹ thuật khác nhau ở các địa phương trong cả nước. Khả năng tăng trưởng của Công ty ngày càng mạnh mẽ. Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể sau: - Công tác lập Hồ sơ dự thầu đã đạt được những kết quả đáng kể: Hồ sơ dự thầu của công ty ngày càng được cải tiến về mặt hình thức và nâng cao chất lượng về mặt nội dung đã làm cho tỷ lệ thắng thầu của Công ty ngày càng cao. - Công ty đã và đang phát huy thế mạnh vốn có của mình về đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm, trình độ cao. Đội ngũ làm công tác lập Hồ sơ dự thầu năng động, nhiệt tình, có kiến thức, kết hợp với những chuyên gia có kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật, chủ động trong thu thập và cập nhật thông tin về công nghệ mới thích ứng với những đòi hỏi của chủ đầu tư, vận dụng sáng tạo các công nghệ hiện đại của dự án. - Trong công tác đấu thầu các công trình giao thông, công ty ngày càng có nhiều chuyển biến tốt về mặt tổ chức và quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại, chiếm lĩnh thị trường, thể hiện định hướng sản xuất kinh doanh của công ty là đúng đắn. Được thể hiện bằng các kết quả thắng thầu nhiều công trình và làm công trình ở nhiều vùng địa lý khác nhau, tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau từ Trung ương đến địa phương. - Công tác đầu tư máy móc thiết bị đã đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả cao, thể hiện qua việc công ty đã lựa chọn được các nhà cung cấp có uy tín trên thế giới (Nga, Đức, Mỹ) để cung cấp các máy móc thiết bị hiện đại, chất lượng cao, đồng bộ phục vụ thi công và quản lý, tạo cơ sở vững chắc để thắng thầu các công trình. Tóm lại, trong những năm gần đây, công ty đã có những cố gắng rõ rệt về mọi mặt công tác, các mặt công tác hỗ trợ tích cực cho công tác đấu thầu. Vì vậy, công tác đấu thầu đã đạt được những kết quả đáng kể, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. c. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân c.1. Những mặt còn tồn tại Ngoài những kết quả đạt được nêu trên, công ty vẫn còn một số tồn tại trong công tác đấu thầu cần được khắc phục như: Thứ nhất, năng lực máy móc thiết bị, vật tư: - Tuy đã có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận nhưng công tác quản lý vật tư thiết bị trong nhiều năm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc quản lý, theo dõi , khai thác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Tại các công trường xây dựng vẫn còn có lúc, có nơi việc thu mua cung cấp vật tư chưa thực sự đúng về yêu cầu chất lượng của công trình. - Cán bộ quản lý của công ty chưa đầu tư thời gian để làm tốt công tác quản lý của mình, tài sản cũ vẫn đưa vào sử dụng mà không thanh lý làm tăng chi phí dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm. Thứ hai, công tác tài chính kế toán: - Công tác quản lý các chi phí sản xuất đã có nhiều tiến bộ song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty trong đấu thầu. Thứ ba, nhận thức của lãnh đạo công ty: - Công ty là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Bởi vậy, không có sự lựa chọn nào khác, ưu tiên hàng đầu trong lựa chọn của lãnh đạo công ty là cố gắng bằng mọi giá đảm bảo thắng thầu để tạo công ăn việc làm cho người lao động do đó công ty vẫn tiến hành đấu thầu và ký kết để đảm bảo công ăn việc làm và ổn định cuộc sống cho người lao động. Thứ tư, công tác tổ chức cán bộ và đào tạo: - Trình độ kỹ thuật của một số công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu thi công các công trình lớn, phức tạp. - Đại đa số các cán bộ trong công ty có trình độ chuyên môn cao. Song bên cạnh đó, không ít người còn hạn chế về trình độ, nếu cùng một lúc thi công nhiều công trình và đấu thầu nhiều dự án thì lực lượng không đủ để đáp ứng. Đội ngũ cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau dẫn đến việc không đi chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định để đạt hiệu quả cao hơn. Thứ năm, công tác quản lý chất lượng công trình: - Do chủ trương mở rộng địa bàn nên việc quản lý của công ty thường gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý chất lượng chưa theo sát được chất lượng thi công ở tất cả các hạng mục công trình, một số khâu ở một số công trình có lúc còn chưa đảm bảo. Thứ sáu, công tác tính giá dự thầu: - Hiện nay việc tính giá dự thầu của công ty tương đối cứng nhắc. Công ty thường chỉ dựa vào bảng dự toán xây dựng cơ bản và những thông báo giá trong từng thời kỳ để tính giá dự thầu. Công ty chưa biết đưa giá thực tế vào để tính giá dự thầu nên giá dự thầu thường cao. Thứ bảy, những tồn tại trong khâu Marketing: - Những công trình công ty trượt thầu trong thời gian qua một phần là do không nắm chắc được các nguồn thông tin về công trình, đối thủ cạnh tranh. Mối quan hệ hạn chế, một phía dẫn đến lầm tưởng là chắc thắng nhưng khi trượt thầu thì mới biết gây nên tình trạng tốn kém, mất thời gian và làm giảm lòng tin của cán bộ công nhân viên. Thứ tám, một số tồn tại khác: - Vì là công ty Nhà nước nên công ty thường bị chậm trễ trong khâu hành chính so với các đối thủ cạnh tranh khác, mà trong đấu thầu việc chậm trễ sẽ hạn chế tính cạnh tranh và dẫn đến trượt thầu. - Việc thích ứng với môi trường còn chậm. Nguyên nhân là do trước đây các công trình mà công ty xây dựng vẫn được Tổng công ty thắng thầu giao lại hoặc được chỉ định thầu, nay phải tự đi đấu thầu để tìm kiếm công trình thi công. c.1.2. Các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu của Công ty. Ngoài những tồn tại từ bản thân công ty đã nêu ở trên thì một số các nhân tố khách quan sau đây cũng ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu của công ty: * Phía Bên mời thầu (Nhà đầu tư): - Công tác chuẩn bị Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá là bước quan trọng trong quá trình đấu thầu, song trong nhiều trường hợp do chuẩn bị không tốt hoặc việc phê duyệt còn đơn giản nên đã có nhiều vướng mắc như: Hồ sơ mời thầu được chuẩn bị một cách chung chung, mập mờ gây khó hiểu cho nhà thầu cũng như cho việc đánh giá; khối lượng đưa ra sai lệch so với thiết kế; cũng như có trường hợp tiêu chuẩn đánh giá không đủ rõ, không phù hợp với Hồ sơ mời thầu; cán bộ chuyên gia thiếu kinh nghiệm, năng lực chưa đáp ứng đẫ đến một số gói thầu cho đến nay vẫn chưa có quyết định trúng thầu. Ví dụ: nhà máy Giấy Bãi Bằng mở thầu tháng 7/1999, gói thầu nhà máy Xi măng Hải Phòng đấu thầu cuối năm 1998 nhưng đến tháng 9/2000 mới báo cáo trình Thủ tướng nhưng vẫn còn một số tồn tại. Chất lượng của Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá là những nguyên nhân cơ bản đã làm cho quy trình đánh giá Hồ sơ dự thầu kéo dài, thiếu cơ sở tin cậy để ra quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu đồng thời gây ra những thắc mắc khiếu nại. Trong một số trường hợp, sự tham gia của các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền chưa đáp ứng yêu cầu của quy chế đấu thầu đã lảm ảnh hưởng tới kết quả đấu thầu. Tuy nhiên chưa có những phát hiện về những tiêu cực cụ thể ở các ngành và địa phương, nhưng đang tồn tại nhiều dạng vi phạm quy chế đấu thầu trong quá trình tổ chức đấu thầu và xét thầu. Theo phản ảnh của một số địa phương, việc áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế ở một số dự án có sự sắp đặt từ trước, quy định điều kiện dự thầu có lợi cho nhà thầu nào đó, có hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”. Theo báo cáo, ở Tỉnh Vĩnh Phúc, trong 6 tháng đầu năm 2000, trong số 51 gói thầu thì có 29 gói chỉ định thầu; Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện tổng số 213 gói, trong đó có 156 gói chỉ định thầu, 54 gói đấu thầu hạn chế; Thành phố Hải Phòng thực hiện 38 gói thầu nhưng chỉ có 1 gói thầu đấu thầu rộng rãi. - Cán bộ chuyên gia thiếu kinh nghiệm , năng lực chưa đáp ứng nên một số gói thầu cho đến nay vẫn chưa có quyết định trúng thầu. Một số cơ quan quản lý thiếu kiểm tra phê duyệt kế hoạch cũng như kết quả đấu thầu. Đối với tất cả các khiếm khuyết trên thì chất lượng của Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá là nguyên nhân làm cho quá trình đấu thầu kéo dài thiếu tin cậy, gây nhiều thắc mắc. - Với quy chế đấu thầu đã có quy định về thời gian chuẩn bị Hồ sơ dự thầu và quy định về thời gian xét thầu, công bố kết quả đấu thầu tuỳ theo quy mô và sự phức tạp của gói thầu, nhưng việc thực hiện còn nhiều hạn chế. Cụ thể, trong thời gian vừa qua có nhiều gói thầu có thời gian xét thầu quá dài vượt quá thời gian có hiệu lực của Hồ sơ dự thầu. Chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu gia hạn bảo lĩnh dự thầu, trong khi chờ công bố kết quả trúng thầu nhiều trường hợp giá vật tư tăng vọt (chẳng hạn hiện nay giá Thép tăng lên rất nhiều so với năm 2003), có biến động lớn trên thế giới g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDT22.doc
Tài liệu liên quan