Tài liệu Đề tài Tìm một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ: LỜI NÓI ĐẦU
Việc chuyển sang nền kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là sự phát triển của hàng loạt các loại hình doanh nghiệp mới: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.. và kéo theo sự sôi động của một thị trường tràn ngập hàng hoá. Vì vậy,khó khăn của các doanh nghiệp Nhà nước là điều không tránh khỏi. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh thì không có con đường nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này càng mang tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thông qua xuất nhập khẩu chúng ta có điều kiện nắm bắt và tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới, thúc đẩy sản xuất trong nước ngày càng hiện đại phát triển, kích thích và mở rộng nhu cầu trong nước, đưa cuộc sống con người ngày càng văn minh hiện đại, ...
87 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Việc chuyển sang nền kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là sự phát triển của hàng loạt các loại hình doanh nghiệp mới: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.. và kéo theo sự sôi động của một thị trường tràn ngập hàng hoá. Vì vậy,khó khăn của các doanh nghiệp Nhà nước là điều không tránh khỏi. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh thì không có con đường nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này càng mang tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thông qua xuất nhập khẩu chúng ta có điều kiện nắm bắt và tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới, thúc đẩy sản xuất trong nước ngày càng hiện đại phát triển, kích thích và mở rộng nhu cầu trong nước, đưa cuộc sống con người ngày càng văn minh hiện đại, khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của đất nước và thế giới trên cơ sở phân công lao động quốc tế và chuyên môn hoá quốc tế.
Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và việc hội nhập vào các tổ chức tự do hoá mậu dịch AFTA, APEC đã đưa hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta sang một giai đoạn phát triển mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Do đó đòi hỏi phải điều chỉnh lại hoạt động xuất nhập khẩu để hoạt độngxuất nhập khẩu thực sự mang lại hiệu quả to lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác xuất nhập khẩu, cùng với kiến thức được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuôí khoá tại Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ, để đi sâu nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ ". Đề tài này nhằm mục đích trình bày những vấn đề cốt lõi của nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, thực trạng của hoạt động xuất nhập khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ.
Luận văn tốt nghiệp được chia làm ba chương chính:
Chương I : Lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chương II : Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ.
Chương III : Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ.
Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.Tiến sỹ Nguyễn Kế Tuấn và với sự giúp đỡ của cô Trần thị Kim Dung- Kế toán trưởng - Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn Dịch vụ Đo đạc Bản đồ.
Đây là một đề tài rộng và phức tạp, lại do những hạn chế về trình độ cũng như thời gian nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết.
Kính mong được sự góp ý, bổ sung của các thày cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT
NHẬP KHẨU
I. XUẤT NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ.
1. Bản chất và tính tất yếu khách quan của kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.1 Khái niệm kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia.
Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự mở rộng của các quan hệ mua bán trong nước và ngoài nước. Trước đây, khi chưa có quan hệ trao đổi hàng hoá, cá nhân mỗi con người cũng như mỗi quốc gia đều tự thoả mãn lấy các nhu cầu của mình, lúc đó mọi nhu cầu của con người cũng như của quốc gia bị hạn chế. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá xuất hiện khi có sự ra đời cuả quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và tác động của những quy luật kinh tế khách quan, phạm vi chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội ngày càng rộng, nó vượt ra khỏi một nước và hình thành nên các mối quan hệ giao dịch quốc tế. Chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế càng sâu sắc, các mối quan hệ quốc tế càng được mở rộng, các nước càng có sự phụ thuộc lẫn nhau và hình thành các mối quan hệ buôn bán với nhau.
Kinh doanh xuất nhập khẩu là quá trình buôn bán giữa các nước với nhau, là lĩnh vực phân phối, lưu thông hàng hoá với nước ngoài .
1.2 Tính tất yếu khách quan của kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kinh doanh xuất nhập khẩu là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.
Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc, kinh doanh xuất nhập khẩu được xem như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào có thể tồn tại chứ chưa nói gì đến phát triển nếu tự cô lập mình không quan hệ kinh tế với thế giới. Kinh doanh xuất nhập khẩu đã trở thành vấn đề sống còn vì nó cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao mức tiêu dùng cuả dân cư một quốc gia. Bí quyết thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước là mở rộng thị trường quốc tế và tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá qua chế biến có hàm lượng kỹ thuật cao.
Sự ra đời và phát triển của kinh doanh xuất nhập khẩu gắn liền với quá trình phân công lao động quốc tế. Xã hội càng phát triển, phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc. Điều đó phản ánh mối quan hệ phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng lên. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng vì thế mà ngày càng mở rộng và phức tạp.
Kinh doanh xuất nhập khẩu xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và xã hội giữa các quốc gia. Chính sự khác nhau đó nên đều có lợi là mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng cụ thể phù hợp với điều kiện sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hoá của mình để xuất nhập khẩu những hàng hoá cần thiết khác. Điều quan trọng là mỗi nước phải xác định cho được những mặt hàng nào mà nước mình có lợi nhất trên thị trường cạnh tranh quốc tế. Sự gia tăng của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xét về kim ngạch cũng như chủng loại hàng hoá đã làm cho vấn đề lợi ích của mỗi quốc gia được xem xét một cách đặc biệt chú trọng hơn. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Tại sao Mỹ lại nhập cà phê và xuất lương thực? Tại sao Nhật lại xuất hàng công nghiệp và chỉ nhập nguyên liệu thô? Tại sao một nền kinh tế kém phát triển như Việt Nam lại có thể hy vọng đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu? Lý thuyết lợi thế so sánh của nhà kinh tế học David Ricardo (1817 ) đã giải thích một cách căn bản và có hệ thống những câu hỏi này.
Theo thuyết lợi thế so sánh, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm, thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào kinh doanh xuất nhập khẩu để tạo ra lợi ích của mình. Nghĩa là, nếu quốc gia này tham gia vào kinh doanh xuất nhập khẩu thì nó có thể thu được lợi ích không nhỏ. Khi tham gia vào kinh doanh xuất nhập khẩu, quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất tất cả các loại hàng hoá sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng có ít bất lợi nhất ( đó là những hàng hóa có lợi thế tương đối ) và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng bất lợi lớn nhất ( đó là các hàng hoá không có lợi thế tương đối ). Khi tham gia vào kinh doanh xuất nhập khẩu, các quốc gia này sẽ thu được lợi ích không nhỏ.
Lý thuyết lợi thế tương đối ( hay so sánh ) của David Ricardo đã giải thích được cơ chế lợi ích khi kinh doanh xuất nhập khẩu diễn ra giữa các quốc gia có điều kiện sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, người ta cũng thấy rằng, kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn diễn ra giữa các quốc gia khi giữa chúng có các điều kiện sản xuất khá giống nhau. Chẳng hạn, sự trao đổi buôn bán ô tô là khá phát triển giữa Mỹ và Nhật; điều tương tự cũng xảy ra đối với mặt hàng điện tử giữa các nước Tây Âu. Rõ ràng là, không có thế lực nào bắt buộc hai nước phải buôn bán với nhau nếu một nước không có lợi. Các quốc gia hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn mặt hàng cũng như đối tác buôn bán có khả năng đem lại lợi ích cao cho họ.
Những lợi ích mà kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại đã làm cho thương mại và thị trường thế giới trở thành nguồn lực của nền kinh tế quốc dân, là nguồn tiết kiệm nước ngoài, là nhân tố kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ. Kinh doanh xuất nhập khẩu vừa là cầu nối kinh tế của mỗi quốc gia với các nước khác trên toàn thế giới, vừa là nguồn hậu cần cho sản xuất và đời sống của toàn xã hội văn minh hơn, thịnh vượng hơn. Chính vì vậy, nó được coi là bộ phận của đời sống hàng ngày.
Nhận thức rõ ràng những điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những bước đi đúng đắn trong đường lối đối ngoại của mình. Với chính sách đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế, mở cửa đã làm cho nền kinh tế nước ta sống dậy, hoạt động ngoại thương trong những năm qua đã thu hút được những thành tựu đáng kể. Chính vì vậy, tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định " Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương lượng." ( Văn kiện Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam ).
2.Các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu
2.1 Các hình thức nhập khẩu
- Nhập khẩu uỷ thác
- Nhập khẩu trực tiếp
- Nhập khẩu đổi hàng
- Nhập khẩu tái xuất
2.2 Các hình thức xuất khẩu
- Xuất khẩu hàng hoá dưới các hình thức trao đổi hàng hoá, hợp tác sản xuất và gia công quốc tế.
- Xuất khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, vật tư phụ tùng cho sản xuất.
- Chuyển khẩu- tạm nhập tái xuất.
- Các dịch vụ như làm đại lý, uỷ thác cho các tổ chức nước ngoài.
- Hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế Việt Nam ở nước ngoài.
3.Nội dung công tác xuất nhập khẩu hàng hoá ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu .
3.1 Nội dung hoạt động xuất nhập khẩu .
Thông thường nội dung hoạt động bao gồm các nội dung sau:
3.1.1. Nghiên cứu thị trường
Khác với mua bán trong nước, kinh doanh nhập khẩu diễn ra trên thị trường thế giới, người kinh doanh thường ở các nước khác nhau, hàng hoá buôn bán được chuyển qua biên giới của mỗi nước,mỗi nước lại có một chính sách, thể lệ và tập quán thương mại khác nhau. Người kinh doanh phải giải đáp nhiều câu hỏi như: Mua bán hàng hoá gì ? ở đâu ? với ai ? vào thời điểm nào ? giá cả và chất lượng ra sao ? thanh toán bằng hình thức gì, đồng tiền nào ? ... Công việc nghiên cứu thị trường bao gồm:
a1. Nghiên cứu thị trường trong nước
Trước hết doanh nghiệp phải nắm chắc tình hình trong nước về các mặt có liên quan đến việc xuất nhập khẩu
- Nhận biết hàng hoá xuất nhập khẩu
- Doanh nghiệp nắm chắc các chính sách, chế độ tập quán của nước liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá.
a2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Nghiên cứu thị trường nước ngoài theo các khía cạnh chủ yếu: đặc tính hàng hoá, thị hiếu của khách hàng, chính sách tập quán thương mại, tình hình tài chính, tín dụng, điều kiện chuyên chở và bốc xếp, nắm chắc các điều kiện về phẩm chất và chủng loại hàng, đặc tính thị trường như dung lượng thị trường, giá thị trường.
a3. Lựa chọn đối tượng giao dịch.
Trên cùng một thị trường, cùng một loại hàng có rất nhiều nhà kinh doanh khác nhau, vì vậy khi lựa chọn cần tìm hiểu về: thái độ chính trị của đối tượng giao dịch, khả năng kinh tế , loại hình doanh nghiệp, phạm vi kinh doanh, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của đối tác , uy tín của đối tác trên thị trường đó. Lựa chọn đối tượng giao dịch nên dùng các phương pháp như qua sách báo, tài liệu, qua tư vấn của nhà nước , qua điều tra trực tiếp hoặc buôn bán thử để tìm hiểu dần.
3.1.2. Lập phương án giao dịch
Lập kế hoạch cụ thể để tiến hành hoạt động giao dịch gồm nhiều chi tiết trong đó có các vấn đề sau:
- Lựa chọn mặt hàng kinh doanh xuất hoặc nhập khẩu
- Xác định số lượng hàng xuất hoặc nhập khẩu
- Lựa chọn thị trường - khách hàng - phương thức giao dịch .
- Lựa chọn thời điểm, thời gian giao dịch.
- Các biện pháp để đạt mục tiêu lựa chọn trên như chiêu đãi, mời khách, quảng cáo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất...
- Những tính toán để luận chứng cho các mục tiêu và các biện pháp trên dự báo kết quả công việc giao dịch phải xác định.
3.1.3. Giao dịch, đàm phán trước khi ký kết hợp đồng.
3.1.4. Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá
Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩu của nước ta trong quan hệ với nước ngoài3.1.5. Tổ chức thực hiện hợp đồngxuất nhập khẩu
Sau khi đã ký kết hợp đồng, các bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
3.2 Quy trình xuất nhập khẩu hàng hoá.
Quy trình xuất khẩu hàng hoá được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Tạo nguồn hàng và khách hàng xuất khẩu
Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu
khâu
Những thủ tục cần thiết cho hợp đồng xuất khẩu
Buộc bên nhập khẩu mở L/C nếu thanh toán theo L/C
Xin giấy phép xuất khẩu
Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu
Thuê tàu lưu cước nếu giá CIF
Tkhẩu
Mua bảo hiểm
Làm thủ tục hải quan
Giao nhận hàng với tàu
Làm thủ tục thanh toán
Quy trình nhập khẩu hàng hoá được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Lựa chọn đối tác
Ký kết hợp đồng
Những hướng dẫn cần thiết làm giấy tờ thủ tục
Mở tín dụng
Phái tàu đến tiếp nhận vận chuyển hàng hoá
Làm bảo hiểm vận chuyển hàng hoá
Hàng đến
Kiểm tra chứng từ và trả tiền
Thủ tục hải quan
Làm thủ tục hải quan
Khai báo hải quan
Nghiệm thu hàng hóa
Bồi thường nhập khẩu
Nếu nhập khẩu uỷ thác thỉ từ bước thủ tục hải quan ta thêm bước:
Thời gian quyêt toán
Tính ra tiền trong nước (theo nội tệ )
Quyết toán bằng ngoại tệ
Giao hàng cho khách hàng
Khách hàng nhận, kiểm tra, xử lý
Nhận tiền hoa hồng ( tiền mặt hoặc chứng từ)
Thời kỳ thanh toán chứng từ
4. Vai trò xuất nhập khẩu trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta.
Xuất nhập khẩu hàng hoá là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Hoạt động đó không chỉ diễn ra giữa các cá thể riêng biệt mà là có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của Nhà nước.
Chính vì vậy, xuất nhập khẩu có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nền sản xuất xã hội một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh này. Thông qua xuất nhập khẩu có thể làm tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, tiếp cận được phương thức quản lý và kinh doanh mới, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, tạo sự cạnh tranh của hàng hoá nội và ngoại, nâng cao mức sống của người dân.
Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố tiềm năng : tài nguyên thiên nhiên, lao động. Những yếu tố thiếu hụt : vốn, kỹ thuật, thị trường và khả năng quản lý. Chiến lược xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với nước ta, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá hiện nay. Về thực chất chiến lược này là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch với các nước giàu.
Với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng, chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và thương mại nói riêng phải được coi là một chính sách cơ cấu có tầm quan trọng chiến lược nhằm phục vụ quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Chính sách xuất nhập khẩu phải tranh thủ được tới mức cao nhất nguồn vốn kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động.
I. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.
1. Quan điểm về hiệu quả.
1.1. Hiệu quả kinh doanh
Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả có thể đứng trên nhiều góc độ khác nhau để xem xét. Nếu xét theo hiệu quả cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, trong đó kết quả chỉ phản ánh kết quả kinh tế thu được như doanh thu bán hàng. Đứng trên góc độ này thì phạm trù hiệu quả đồng nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp tuỳ thuộc vào trình độ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp.
Nếu đứng trên góc độ yếu tố riêng lẻ để xem xét thì hiệu quả thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất và kinh doanh, nó phản ảnh kết quả kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh đồng thời là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá, phản ánh trình độ của nền sản xuất hàng hoá, sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là do hiệu quả đạt được cao hay thấp, chỉ tiêu hiệu quả phản ánh cả về mặt định lượng và cả về mặt định tính. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Về mặt định tính, nó phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế, những mục tiêu và yêu cầu chính trị - xã hội.
Khi đứng trên phạm vi khác nhau để xem xét vấn đề hiệu quả thì có thể chia hiệu quả ra nhiều loại khác nhau:
- Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân để xem xét thì phạm vi hiệu quả sẽ là hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả chính trị. Cả hai hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước. Trong thời kỳ bao cấp nước ta quá coi trọng hai hiệu quả này trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước bên cạnh việc bảo đảm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh doanh cần phải chú ý đến hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả chính trị. Đối với các nước tư bản chủ nghĩa, các doanh nghiệp hoạt động đều nhằm mục đích hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh doanh, còn một số doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội.
- Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố, từng doanh nghiệp riêng lẻ thì có phạm trù hiệu quả kinh tế và phạm trù hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế là những lợi ích kinh tế đạt được sau khi bù đắp các khoản chi về lao động xã hội. Hiệu quả kinh tế được xác định thông qua so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh với chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả lao động xã hội được xác định bằng việc so sánh giữa lượng lao động hữu ích cuối cùng thu được với hao phí lao động xã hội.
Như vậy đứng trên các khía cạnh khác nhau người ta có thể có quan điểm về hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên trong lĩnh vực quản lý khi giải quyết vấn đề hiệu quả cần phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, giữa lợi ích trung ương với lợi ích địa phương, giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể với lợi ích quốc gia.
1.2. Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hiện nay ở nước ta kinh doanh thương mại quốc tế có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII nhấn mạnh:" Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ..."( Văn kiện Đại hội Đảng VIII- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 1996)
Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại quốc tế là một nhân tố quyết định để tham gia phân công lao động quốc tế, thâm nhập thị trường nước ngoài. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mạI quốc tế còn là yêu cầu tất yếu của việc thực hiện quy luật tiết kiệm.
Kinh doanh thương mại quốc tế chiếm một vị trí quan trọng trong tái sản xuất xã hội.
Khi sản xuất các hàng hoá để xuất khẩu, các quốc gia bỏ ra những chi phí nhất định. Các tỷ lệ trao đổi ( mua bán ) được hình thành trên cơ sở giá cả quốc tế. Mức giá và tương quan của nó khác với giá trong nội bộ của nước xuất khẩu. Mặt khác, sản phẩm nhập khẩu tham gia vào lưu thông hàng hoá trong nước và tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội, thực tế không tái sản xuất tại nước đó.
Kinh doanh thương mại quốc tế thông qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đem lại cho nền kinh tế quốc dân nói chung bằng cách làm đa dạng hoá hoặc làm tăng khối lượng giá trị sử dụng cho nền kinh tế quốc dân và mặt khác làm tăng thu nhập quốc dân nhờ tranh thủ được lợi thế so sánh trong trao đổi đối với nước ngoài, tạo thêm tích luỹ cho quá trình tái sản xuất trong nước, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong nước.
Với đặc thù của kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường văn hoá của các tác nhân nước ngoài. Vì vậy, khi thực hiện hoạt động kinh doanh này cần phải xem xét tổng quan các tác nhân ảnh hưởng đến nó để có các phương pháp làm việc và giải quyết công việc tối ưu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh này ngày càng phát triển phù hợp với xu thế chung của thời đại và định hướng của Đảng và Nhà nước ta.
Xét về mặt lý luận, nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế trong kinh doanh thương mại quốc tế là góp phần đắc lực thúc đẩy nhanh năng suất lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân có thể sử dụng, qua đó tạo thêm nguồn tích lũy cho sản xuất và nâng cao mức sống trong nước.
2. Phương pháp đánh giá hiệu quả
2.1 Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, do đó khi đánh giá hiệu quả cần quán triệt những quan điểm sau:
- Bảo đảm thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Do đặc điểm của nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho nên đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Nó thể hiện trước hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc các đơn hàng nhà nước giao hoặc các hợp đồng kinh tế nhà nước ký kết với các doanh nghiệp vì đó là nhu cầu, là điều kiện để phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế hàng hoá. Những nhiệm vụ kinh tế và chính trị nhà nước giao cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp trước hết việc sản xuất kinh doanh cần phải hướng tới đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, của thị trường trong nước, lợi ích quốc gia.
- Bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể với lợi ích xã hội
Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. trước hết nhằm đáp ứng bảo đảm lợi ích cá nhân, tập thể người lao động nhưng cũng không phải vì thế mà gây tổn thương đến lợi ích quốc gia mà cần phải gắn chặt lợi ích quốc gia khi nâng cao lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể. Đồng thời cũng không vì lợi ích xã hội mà làm tổn thương đến lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân người lao động.
- Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cần phải xuất phát và bảo đảm yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền sản xuất của ngành, của địa phương và cơ sở. Trong từng đơn vị cơ sở khi đánh giá hiệu quả kinh doanh cần phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ qua lại, tác động của các tổ chức , lĩnh vực trong một hệ thống theo những mục tiêu nhất định.
- Bảo đảm tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định các mục tiêu, biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cần phải xuất phát từ đặc điểm kinh tế xã hội của ngành, của địa phương và những khả năng thực tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Có như vậy các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra mới có cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện.
- Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về giá trị và hiện vật để đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá hiệu quả kinh doanh một mặt cần phải căn cứ vào số lượng sản phẩm đã tiêu thụ, mặt khác phải căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuất ra, số lượng sản phẩm dở dang, bán thành phẩm để xác định chỉ tiêu hiệu quả về mặt hiện vật.
2.2 Các mối quan hệ kinh tế chủ yếu cần phải giải quyết khi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, có liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do đó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp cần phải thực hiện các mối quan hệ kinh tế chủ yếu sau đây:
- Mối quan hệ giữa các hàng hoá tiêu thụ trên thị trường với hàng hoá sản xuất ra và tổng sản lượng.Trong đó phải tăng tốc độ tiêu thụ hàng hoá trên thị trường, giảm hàng hoá tồn kho, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang.
- Mối quan hệ giữa tốc độ tăng kết quả lao động sống và chi phí chi ra đểduy trì và phát triển sức lao động.Trong đó tốc độ tăng năng xuất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng lương bình quân và tăng tiền công lao động.
- Mối quan hệ giữa tốc độ tăng kết quả sản xuất kinh doanh và tăng các nguồn chi phí để đạt kết quả đó. Trong đó tăng kết quả phải nhanh hơn tăng chi phí.
- Mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh và tăng chi phí sử dụng tài sản lưu động để đạt kết quả đó. Trong đó tốc độ tăng kết quả nhanh hơn chi phí tài sản cố định để đạt kết quả đó.
- Mối quan hệ giữa tăng vốn đầu tư và tăng năng lực sản xuất mới.Trong đó tốc độ tăng năng lực sản xuất mới nhanh hơn tốc độ tăng vốn đầu tư để đạt tăng năng lực mới.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khi xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cần phải dựa vào hệ thống tiêu chuẩn sau:
- Doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường nhưng phải tuân thủ sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
- Phải kết hợp hài hoà ba lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể, nhà nước. Tuyệt đối không vì lợi ích cá nhân làm tổn hại lợi ích tập thể.
- Lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được phải dựa trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy luật của nền sản xuất hàng hoá.
- Mức thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp trên lao động phải thường xuyên tăng lên.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu người ta thường dựa vào nhóm chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu
Công thức xác định
*Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
- Năng xuất lao động
Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
- Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương
Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
- Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động
Lợi nhuận trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
*Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Sức sản xuất của vốn cố định
Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ
- Sức sinh lợi của vốn cố định
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị
Thời gian làm việc thực tế của MMTB
Thời gian làm việc theo thiết kế
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốnlưu động
- Sức sản xuất của vốn lưu động
Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
- Sức sinh lợi của vốn lưu động
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
- Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay
365 ngày
Số vòng quay vốn lưu động
- Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu tiêu thụ ( trừ thuế )
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp
- Kim ngạch xuất nhập khẩu trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
- Kim ngạch xuất nhập khẩu trên một đồng vốn sản xuất
Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
- Doanh lợi theo chi phí
Lợi nhuận trong kỳ
Tổng chi phí tiêu thụ và sản xuất trong kỳ
- Doanh lợi theo vốn sản xuất
Lợi nhuận trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
- Doanh lợi kim ngạch xuất nhập khẩu thuần
Lợi nhuận trong kỳ
Kim ngạch xuất nhập khẩu thuần
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố riêng lẻ phản ánh hiệu quả sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố càng cao, đồng thời nó cũng phản ánh một khía cạnh nào đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU .
A. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
Mỗi một chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối nhất định các môi trường bao quanh nó. Đó là tổng hợp các yếu tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp qua lại lẫn nhau. Chính những nhân tố này quy định xu hướng và trạng thái hành động của chủ thể. Trong kinh doanh thương mại quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài nước. Các nhân tố này thường xuyên biến đổi, và vì vậy làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phức tạp hơn. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nắm bắt và phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt tác động tới hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.
1. Nhân tố kinh tế - xã hội trong nước.
Nhân tố kinh tế - xã hội trong nước có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu ở đây bao gồm trạng thái của nền kinh tế trong nước và các chính sách của nhà nước.
1.1 Trạng thái của nền kinh tế trong nước.
a. Dung lượng sản xuất
Dung lượng sản xuất thể hiện số lượng đầu mối tham gia vào sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu và với số lượng sản xuất lớn thì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu trong công tác tạo nguồn hàng, song cũng trong thuận lợi đó,doanh nghiệp có thể phải đương đầu với tính cạnh tranh cao hơn trong việc tìm bạn hàng xuất khẩu và nguy cơ phá giá hàng hoá bán ra thị trường thế giới.
b.Tình hình nhân lực.
Một nước có nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước xúc tiến xuất nhập khẩu các mặt hàng có sử dụng sức lao động. Về mặt ngắn hạn, nguồn nhân lực được xem như là không biến đổi, vì vậy chúng ít tác động tới sự biến động của hoạt động xuất nhập khẩu. Nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc ... và nhập khẩu thiết bị, máy móc kỹ thuật, công nghệ tiên tiến...
c. Nhân tố công nghệ.
Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao. Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông,các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín... giảm bớt những chi phí đi lại, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin về diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, nhờ có xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các thành tựu công nghệ tiên tiến trên thế giới, thay thế, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất. Khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, các kỹ nghệ nghiệp vụ trong ngân hàng... Đó cũng chính là các yếu tố tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu.
d. Cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng tốt là một yếu tố không thể thiếu nhằm góp phần thúcđẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống ngân hàng... có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu các hoạt động này là hiện đại sẽ thúc đẩy hiệu quả xuất nhập khẩu, ngược lại nó sẽ kìm hãm tiến trình xuất nhập khẩu.
1.2 Các chính sách và quy định của Nhà nước.
Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đó dưới các khía cạnh sau.
a. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh tỷ lệ giữa giá trị của hai đồng tiền của hai nước với nhau.
Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Một tỷ giá hối đoái chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan hay là tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan hay là tỷ giá hối đoái thực tế. Trong quan hệ buôn bán ngoại thương, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, tác động lớn tới hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ làm thay đổi giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Có thể đưa ra ví dụ trong xuất khẩu như: Nếu tỷ giá hối đoái chính thức là không đổi và tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên thì các nhà xuất khẩu các sản phẩm sơ chế, là người bán theo mức giá cả quốc tế nằm ngoài tầm kiểm soát của họ sẽ bị thiệt. Họ phải chịu chi phí cao hơn do lạm phát trong nước. Hàng xuất khẩu trở nên kém sinh lợi do ngoại tệ thu được phải bán với tỷ giá hối đoái chính thức cố định không được tăng lên để bù lại chi phí sản xuất cao hơn. Các nhà xuât khẩu các sản phẩm chế tạo có thể làm tăng giá cả xuất khẩu của họ để bù đắp lại chi phí nội địa cao hơn, nhưng kết quả khả năng chiếm lĩnh thị trường sẽ giảm. Họ chỉ có thể giữ nguyên mức giá tính theo ngoại hối và lợi nhuận thấp. Nếu tình trạng ngược lại là tỷ giá hối đoái thực tế giảm so với tỷ giá hối đoái chính thức, khi đó sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu nhưng lại bất lợi cho các nhà nhập khẩu.
b. Thuế quan và quota.
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế xuất nhập khẩu và quota.
Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Tuy nhiên, đối với nước ta hiện nay, thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt các mặt hàng nông sản, không phải chịu thuế xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu có xu thế làm giảm nhập khẩu và do đó làm tăng nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Hiện nay ở nước ta, rất nhiều mặt hàng phải chịu thuế nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành sản xuất các mặt hàng đồng nhất ở trong nước. Nhưng bắt đầu giai đoạn này, thực hiện chủ trương hội nhập với thế giới, tham gia vào AFTA,nước ta đang tiến dần tới việc xoá bỏ dần một số hình thức bảo hộ bằng thuế nhập khẩu.
Còn quota là hình thức hạn chế về số lượng xuất nhập khẩu, có tác động một mặt làm giảm số đầu mối tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội thuận lợi cho những người xin được quota xuất nhập khẩu.
c. Các chính sách khác của Nhà nước.
Các chính sách khác của Nhà nước như xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu, đầu tư cho xuất nhập khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách tín dụng xuất nhập khẩu ... cũng góp phần to lớn tác động tới tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia. Tuỳ theo mức độ can thiệp, tính chất và phương pháp sử dụng các chính sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó tới lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ như thế nào. Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các chính sách hỗ trợ mang tính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính cũng là một trong các nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Những thay đổi cơ bản trong quản lý quá trình xuất nhập khẩu của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt là từ khi ra đời Nghị định 57/1998NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành thì quyền tự do kinh doanh của thương nhân được mở rộng tạo ra một bước tiến mới, họ được quyền kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật cho phép, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Thủ tục xin phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với những điều kiện ràng buộc về vốn, tiêu chuẩn, nghiệp vụ ... đối với doanh nghiệp đã được dỡ bỏ. Từ khi thi hành nghị định này ( 1/9/1998 ) nước ta đã có hơn 30.000 doanh nghiệp được quyền tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, sự tăng lên về con số này khó tránh khỏi tình trạng tranh mua, tranh bán, giá cả cạnh tranh, ép giá, dìm giá , làm cho nhiều doanh nghiệp bước đầu chưa tìm được lối thoát nên hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu còn thấp.
Những thay đổi về thủ tục thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu, việc áp dụng các luật thuế mới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu. Nhà nước luôn luôn tạo điều kiện để xúc tiến nhanh quá trình xuất nhập khẩu nhưng việc áp dụng các văn bản đã được ban hành xem ra vẫn còn tồn tại một khoảng cách khá xa giưã văn bản và thực tế, giữa nói và làm, nhiều khi vẫn còn xảy ra " cuộc chiến " giữa " luật và lệ ".
2. Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất nhập khẩu. Nó góp phần ảnh hưởng đến loại hàng, quy mô hàng xuất nhập khẩu của quốc gia.
Vị trí địa lý có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như xuất nhập khẩu của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế, hoặc thúc đẩy xuất nhập khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng...
3. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hoá thì phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng, vì vậy mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng và suy thoái kinh tế... của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nước ta.
B. Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp.
1. Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính.
Là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống cán bộ công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hoạt động. Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, cách điều hành sáng suốt sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngược lại nếu cơ cấu tổ chức xệch xoạc, cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp trong hoạt động kinh doanh.
2. Nhân tố con người.
Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu nhất. Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc được biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ năng điều hành, công tác nghiệp vụ cụ thể và qua kết quả của hoạt động. Để nâng cao vai trò của nhân tố con người, các doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần.
3. Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lươí kinh doanh của nó. Một mạng lưới kinh doanh rộng lớn, với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh như tạo nguồn hàng, vận chuyển, làm đại lý xuất nhập khẩu ... một cách thuận tiện hơn và do đó góp phần nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu mạng lưới kinh doanh là quá thiếu, hoặc bố trí ở các điểm không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
4. Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm các máy móc, thiết bị chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng, các đại lý, chi nhánh và trang thiết bị của nó cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Các khả năng này quy định quy mô, tính chất của lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, và vì vậy cũng góp phần quyết định đến hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP
KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TƯ
VẤN - DỊCH VỤ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ.
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TƯ VẤN - DỊCH VỤ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ.
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty XNK và tư vấn- dịch vụ Đo đạc - Bản đồ là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục Địa chính hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và tư vấn dịch vụ đo đạc - bản đồ. Công ty được thành lập theo quyết định số 109/1999/QC- ĐC ngày 18 tháng 03 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính căn cứ theo Quyết định số 1254/ĐMDM ngày 23 tháng 10 năm 1998 và Quyết định số 637/1998/QĐ-ĐC ngày 30 tháng 10 năm 1998, Quyết định số 715/1998/QĐ- ĐC ngày 24 tháng 11 năm 1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính về việc sáp nhập Trung tâm Tư vấn - Dịch vụ thuộc Công ty Địa chính vào Công ty Xuất nhập khẩu Trắc địa - Bản đồ và đổi tên Công ty Xuất nhập khẩu Trắc địa - Bản đồ thành Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc - Bản đồ.
Tiền thân của Công ty là Công ty Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ được thành lập năm 1989 theo quyết định của Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước với chức năng nhập khẩu công nghệ mới, phát triển công nghệ để hiện đại hoá ngành đo đạc - bản đồ. Công ty là đơn vị duy nhất của ngành đã được Bộ Thương mại xét duyệt và cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Năm 1992 Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước đẵ quyết định thành lập Liên hiệp Khoa học Sản xuất Trắc địa - Bản đồ dựa trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Trắc địa- Bản đồ và Công ty Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ, trong đó Công ty Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ được chuyển thành Công ty Xuất Nhập Khẩu Trắc địa - Bản đồ, một doanh nghiệp Nhà nước đăng ký hoạt động theo 388, thuộc Cục Đo đạc Bản đồ. Năm 1994 khi Tổng cục Địa chính được thành lập, Công ty Xuất Nhập Khẩu Trắc địa Bản đồ đẵ được tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập thêm Công ty Thiết bị và Dụng cụ Đo đạc - Bản đồ và là đơn vị trực thuộc Tổng cục.
Năm 1999 là năm đầu tiên công ty thực hiện nhiệm vụ theo quyết định số 715/1998/QC-ĐC ngày 24 tháng 11 năm 1998 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Địa chính về việc chuyển bộ phận kinh doanh vật tư - Trung tâm Dịch vụ Tư vấn thuộc công ty Địa Chính vào công ty XNK Trắc địa Bản đồ và đổi tên thành công ty XNK và Tư vấn Dịch vụ Đo đạc Bản đồ.
Công ty XNK và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng cục Địa chính, hoạt động trong phạm vi cả nước và nước ngoài về xuất nhập khẩu và tư vấn dịch vụ Đo đạc - Bản đồ có tên giao dịch đối ngoại là Import - Export and Consultancy - Service Company for Survice and Mapping. Viết tắt là IMECOSUM
Ngay từ khi còn là Công ty Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ cho tới nay Công ty đẵ thành công trong việc nhập khẩu, phát triển, chuyển giao công nghệ, kiểm định và bảo dưỡng hầu hết các thể loại công nghệ mới của ngành đo đạc - bản đồ như công nghệ GPS, đo đạc điện tử tự động và bản đồ số, GIS, bay chụp và xử lý ảnh máy bay, đo vẽ ảnh công nghệ số, đo đạc biển tự động. Hiện nay Công ty đang là đại lý cung cấp hàng cho hầu hết các nhà sản xuất thiết bị đo đạc - bản đồ trên thế giới. Đây là một lợi thế quan trọng đối với một công ty để bảo đảm quyền lợi bảo hành, sửa chữa và đào tạo sau cung cấp hàng, có lợi về giá cả và luôn được cập nhập thông tin về công nghệ mới nhất cho ngành.
1.2.Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty
- Xuất nhập khẩu trực tiếp công nghệ, thiết bị, vật tư và sản phẩm của ngành đo đạc- bản đồ.
- Dịch vụ chuyển giao công nghệ sử dụng các loại thiết bị và vật tư kỹ thuật của ngành địa chính.
- Dịch vụ kiểm định, bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị đo đạc - bản đồ.
- Sản xuất và lắp ráp các thiết bị đo đạc - bản đồ.
2. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu.
2.1. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
2.1.1 Chức năng
- Xuất nhập khẩu trực tiếp công nghệ, thiết bị, vật tư và sản phẩm trong lĩnh vực đo đạc - bản đồ.
- Cung cấp các loại máy móc thiết bị, vật tư kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ kỹ thuật thuộc lĩnh vực đo đạc - bản đồ.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật, kinh tế và quản lý trong lĩnh vực đo đạc - bản đồ.
- Đảm bảo các dịch vụ kiểm định, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp các thiết bị, vật tư kỹ thuật đo đạc - bản đồ.
- Phát hành các loại sổ sách, biểu mẫu, giấy chứng nhận phục vụ công tác quản lý đất đai và đo đạc - bản đồ.
- Tổ chức sản xuất các thiết bị, dụng cụ, phụ tùng thay thế chuyên ngành đo đạc - bản đồ. Sản xuất thử nghiệm công nghệ và thiết bị mới, hướng dẫn và chuyển giao công nghệ phục vụ cho ngành địa chính và thị trường.
- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ liên quan đến ngành địa chính.
2.1.2 Nhiệm vụ
-Tổ chức giao dịch nhập khẩu trực tiếp, làm đại lý bán hàng và cung cấp cho thị trường trong nước các loại công nghệ, thiết bị ,vật tư và sản phẩm đo đạc - bản đồ, bao gồm các nhóm hàng:
Dây chuyền công nghệ đồng bộ phục vụ sản xuất trong lĩnh vực đo đạc - bản đồ.
Các thiết bị đo đạc mặt đất, đo đạc hàng không - vũ trụ, đo đạc biển, phần cứng và phần mềm xử lý số liệu, xử lý phim ảnh và bản đồ, chế bản và in bản đồ.
Vật tư kỹ thuật phục vụ đo đạc, biên tập bản đồ, bay chụp ảnh địa hình, xử lý phim ảnh hàng không - vũ trụ, chế bản và in bản đồ.
Các sản phẩm đo đạc - bản đồ bao gồm tài liệu và sách báo kỹ thuật chuyên ngành, các số liệu đo đạc, các thể loại bản đồ, phim ảnh hàng không - vũ trụ.
- Tổ chức xuất khẩu các thể loại hàng hoá sau:
Thiết bị phần cứng, phần mềm và phụ tùng thay thế của ngành sản xuất tại Việt Nam.
Tài liệu và sách báo kỹ thuật chuyên ngành.
Các thể loại thông tin địa lý, bản đồ trong phạm vi được phép.
- Tổ chức xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác một số ngành hàng khác được các cơ quan quản lý Nhà nước cho phép nhằm cân đối ngoại tệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
- Tổ chức sản xuất thử nghiệm công nghệ và thiết bị mới, hướng dẫn và chuyển giao công nghệ phục vụ ngành địa chính và nhu cầu thị trường.
- Thực hiện dịch vụ tư vấn kỹ thuật, kinh tế và quản lý trong lĩnh vực đo đạc - bản đồ bao gồm:
Lập các dự án đầu tư phát triển thuộc lĩnh vực đo đạc - bản đồ.
Khảo sát, thiết kế, lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật cho các công trình đo đạc - bản đồ và hồ sơ địa chính.
Tư vấn về giải pháp công nghệ, giải pháp kinh tế - kỹ thuật, các biện pháp áp dụng tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới.
Tư vấn về quản lý dự án, quản lý tài chính, quản lý sản xuất trong thực hiện các dự án trong nước và nước ngoài.
Thực hiện và chứng nhận kiểm định định kỳ các loại thiết bị đang sử dụng theo quy định kỹ thuật.
Tư vấn về nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án đầu tư phát triển, các công trình lắp đặt dây chuyền công nghệ và các thiết bị lẻ.
- Tư vấn và thực hiện dịch vụ về giao đất, các chuyển dịch có liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản trên đất; về khai thác các thể loại thông tin, tư liệu đất đai và đo đạc bản đồ.
- Phát hành các loại sổ sách, biểu mẫu, giấy chứng nhận phục vụ công tác quản lý đất đai và đo đạc bản đồ.
- Tổ chức các dịch vụ chuyên gia, triển lãm, hội thảo công nghệ cho các ngành Địa chính bao gồm:
Giới thiệu và cung cấp dịch vụ chuyên gia trong và ngoài nước, tổ chức hoạt động cho các chuyên gia.
Tổ chức triển lãm, giới thiệu sản phẩm công nghệ mới.
Tổ chức các hội thảo, hội nghị giới thiệu công nghệ.
- Tổ chức bảo hành sau cung cấp hàng, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa các loại thiết bị trong lĩnh vực đo đạc - bản đồ.
- Tổ chức sản xuất các mặt hàng sau:
Dụng cụ đo đạc và các phụ tùng thay thế.
Lắp ráp các thiết bị đo đạc - bản đồ theo linh kiện của nước ngoài.
Các sản phẩm phần mềm.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ về đo đạc - bản đồ.
2.1.3 Đánh giá chung
Nhìn chung, với số lao động chính thức Công ty có một mạng lưới cộng tác viên đông đảo, có khả năng cung cấp tất cả các loại công nghệ, thiết bị, vật tư kỹ thuật cho đo đạc bản đồ;chuyển giao công nghệ mới; đào tạo cán bộ kỹ thuật; kiểm định bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị sau cung cấp. Khách hàng trong nước của Công ty là các đơn vị của Tổng cục, các sở địa chính và hầu hết các đơn vị đo đạc - bản đồ thuộc các Bộ Quốc phòng, Giao thông, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn v. v. Do đặc điểm khách hàng như vậy nên nhiệm vụ kinh doanh cuả Công ty ổn định, thị trường trong nước hầu như là thị trường độc quyền. Vì vậy, tầm hoạt động của Công ty rộng, doanh số tăng hàng năm ở mức ổn định, hiệu quả kinh doanh rất cao, thu nhập của cán bộ công nhân viên đảm bảo ở mức độ cao trong khu vực sản xuất - kinh doanh.
2.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị
Vốn cố định : 326832187 VNĐ.
Vốn lưu động : 6016478663 VNĐ.
Giá trị nhà xưởng : 4076309089 VNĐ.
Thiết bị nhà xưởng : 3562329169 VNĐ.
Thiết bị quản lý : 513979920 VNĐ.
Giá trị trang thiết bị của công ty ở mức độ hiện đại, về máy tính phục vụ quản lý được nâng cấp và trang bị những máy hiện đại, các phần mềm ứng dụng được nâng cấp kịp thời phục vụ cho các nghiệp vụ của Công ty.Vì vậy, các trang thiết bị tương đối đồng bộ với nhau và phục vụ hiệu quả cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy vậy không thể khẳng định rằng trang thiết bị của công ty là hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vì trong thời kỳ này Công tyđang gặp nhiều vấn đề trong kinh doanh. Kinh doanh giảm sút nên Công tyquyết định tập trung vào Trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng ở đây máy móc thiết bị mua về lạI để cho Trung tâm Sửa chữa, Bảo dưỡng máy. Bên cạnh những thuận lợi công ty còn gặp không ít khó khăn về một số máy đo đạc còn lạc hậu không đáp ứng tốt nhu cầu.Từ một số nét trên cho thấy sự cần thiết của việc hoàn thiện cơ cấu trang thiết bị của công ty nhằm đảm bảo việc phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của thị trường.
2.3. Đặc điểm về lao động.
Công ty gồm có 82 người trong đó có 5 người làm việc tại Chi nhánh của công ty ở TP.Hồ Chí Minh và 77 người làm việc tại Hà Nội. Toàn bộ nhân sự của công ty được phân công làm việc tại 5 bộ phận cụ thể:
Bảng 01 Cơ cấu lao động Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ
Đơn vị tính: người
STT
Đơn vị
Trình độ
Trên
ĐH
Đại học
Trung cấp
Công
nhân Nhân viên
Lái xe
Tổng
Cộng
1
Lãnh đạo Công ty
1
2
3
2
Phòng Tổ chức-Hành chính
3
3
8
1
15
3
Phòng kế hoạch-Tài vụ
2
3
2
7
4
Trung tâm Kinh doanh XNK
' Phòng KD Thiết bị và Sản phẩm
' Phòng KD Vật tư
8
4
2
2
3
4
1
1
25
5
Trung tâm Tư vấn- Dịch vụ
' Phòng Tư vấn ĐĐ-BĐ
' Phòng Phát triển Côngnghệ
1
4
3
2
1
5
2
18
6
Trung tâm Sửa chữa, Bảo dưỡng và Sản xuất thiết bị
'XưởngKiểm định, Sửa chữa, Bảo dưỡng Thiết bị
' Xưởng Sản xuất Thiết bị
2
2
4
3
3
14
7
Tổng cộng
2
30
17
30
3
82
Việc lập cơ cấu lao động theo tiêu thức trình độ cho thấy trình độ lao động trong công ty tương đối đồng đều, số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 34 trên tổng số 82 người, chiếm 39% tổng số lao động trong toàn doanh nghiệp. Số cán bộ có trình độ trung cấp là 18 người trên tổng số 82 lao động, chiếm 22% tổng số lao động trong doanh nghiệp, còn lại số công nhân viên trong doanh nghiệp chiếm 39%. Với trình độ như vậy, việc khai thác khả năng làm việc tối ưu của mọi thành viên trong doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu qủa cao trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu lập cơ cấu lao động theo lứa tuổi
Lứa tuổi từ 22 đến 30 tuổi có 14 người trên tổng số 82 người chiếm 17% tổng số lao động.
Lứa tuổi từ 31 đến 40 tuổi có 23 người trên tổng số 82 người chiếm 28% tổng số lao động.
Lứa tuổi từ 41 đến 50 tuổi có 42 người trên tổng số 82 người chiếm 52% tổng số lao động.
Lứa tuổi trên 51 tuổi có 3 người chiếm 3% tổng số lao động.
Theo cơ cấu lứa tuổi trên, số lao động của công ty có độ tuổi trung bình cao; vì vậy tương đối ổn định về gia đình, về năng lực làm việc, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, trong công tác.Tuy nhiên, do đặc điểm lứa tuổi, số nhân viên này lại thiếu sự năng động, sáng tạo trong công việc, làm viêc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi phải có một lớp trẻ kế cận để tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm, do vậy công ty cần tuyển thêm một số cán bộ trẻ, có trình độ, phù hợp với yêu cầu của công việc.
2.4 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức.
2.4.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty XNK và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc - Bản đồ.
Đứng đầu Công ty là Giám đốc. Giám đốc công ty do Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính bổ nhiệm. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm toàn diện về mọi mặt hoạt động của đơn vị trước Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính , trước pháp luật và trước tập thể cán bộ công nhân viên Công ty. Để thực hiện trách nhiệm trên, Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định của Nhà nước.
Giúp việc Giám đốc có 2 Phó giám đốc và một Kế toán trưởng. Phó giám đốc, Kế toán trưởng do Tổng cục trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Phó giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách theo từng lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm về lĩnh vực được phân công trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật Nhà nước.
* Tổ chức bộ máy của Công ty như sau:
- Đứng đầu là Ban giám đốc gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Trong đó
+ Giám đốc phụ trách chung, phụ trách về Tổ chức- cán bộ, phụ trách kinh doanh.
+ Phó giám đốc thứ nhất phụ trách về sản xuất
+ Phó giám đốc thứ hai phụ trách chi nhánh phía nam.
- Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng, gồm:
+ Phòng Tổ chức - Hành chính.
+Phòng Kế hoạch - Tài vụ.
+ Trung tâm Kinh doanh Xuất nhập khẩu bao gồm:
Phòng Kinh doanh Thiết bị và Sản phẩm.
Phòng Kinh doanh Vật tư.
+ Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Đo đạc - Bản đồ bao gồm:
Phòng Tư vấn - Dịch vụ.
Phòng Tư vấn Công nghệ.
+ Trung tâm Sửa chữa, Bảo dưỡng và Sản xuất Thiết bị Đo đạc - Bản đồ bao gồm:
Xưởng Kiểm định và Sửa chữa Thiết bị.
Xưởng Sản xuất và Lắp ráp Thiết bị.
+ Chi nhánh Công ty XNK và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc - Bản đồ tại TP. Hồ Chí Minh.
+ Chi nhánh Công ty XNK và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc - Bản đồ tại TP.Đà Nẵng.
II.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY.
1. Kết quả kinh doanh của Công ty những năm qua
Với những đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy, ngành nghề kinh doanh và quá trình hình thành phát triển của Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ như đã trình bày ở trên, trong thời gian qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như hoạt động xuất nhập khẩu đã liên tục thu được những thắng lợi đáng kể, cả về mặt hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội. Chúng ta cũng biết rằng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và hậu quả của sự phát triển quá nhanh, " quá nóng" nên những nền kinh tế " bong bóng " của các nước trong khu vực Đông Nam Á đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và của các quốc gia trong khu vực nói chung đã bị chững lại, đặc biệt ở Việt Nam thì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài tốc độ giảm xuống rõ rệt, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, thua lỗ nặng. Trước bối cảnh chung đó đòi hỏi các doanh nghiệp quốc doanh cũng như tư doanh phải cải tổ lại cơ cấu tổ chức, định hướng lại ngành nghề và chiến lược kinh doanh, vấn đề hiệu quả kinh doanh phải được đặt lên hàng đầu. Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.
Có thể đưa ra kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 02 Kim ngạch xuất nhập khẩu
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Kim ngạch XK
105
247
279
266
262
161
Kim ngạch NK
2895
4500
17810
45193
44123
29740
Tổng kim ngạch XNK
3.000
4740
18.089
45459
44385
29903
Bảng 03
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Vốn được cấp(triệu đồng)
Vốn cố định
137
0
0
2.511
0
0
Vốn lưu động
50
640
1054
3540
3543
0
Doanh số
3.000
4740
18.089
45459
44385
29903
Nộp ngân sách NN (triệu đồng)
122
318
1.000
1.800
2.000
1.700
Thu nhập bình quân (đồng)
250.000
600.000
1.200.000
1.500.000
1.800.000
1.200.000
Từ bảng trên ta thấy: công ty đã có nhiều cố gắng nhằm phát triển công ty; điều này được thể hiện qua các số liệu về vốn, doanh số, nộp ngân sách, thu nhập bình quân từ năm 1994 đến năm 1999. Tuy trong năm 1999 các chỉ tiêu trên có giảm nhưng nguyên nhân chủ yếu là do việc sáp nhập và tổ chức lại công ty; do đó cả quý I năm 1999 mọi hoạt động của công ty chỉ xoay quanh việc bàn giao, tiếp nhận và tổ chức lại các đơn vị trực thuộc. Mặc dù vậy, trong năm 1999 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn đạt nhiều kết quả khả quan; điều này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 04
Đơn vị tính: 1.000 đ
STT
Chỉ tiêu
Kếhoạch 1999
Thực hiện 1999
% TH/KH
I
Cấp giấy CNQSD đất
2.200.000 tờ
2.788.000 tờ
126,7%
II
Doanh thu
Máy móc thiết bị
Vật tư các sản phẩm về giấy
Sửa chữa bảo dưỡng
Tư vấn- dịch vụ
22.000.000
14.300.000
7.000.000
500.000
200.000
29.903.000
23.800.000
5.830.000
373.000
-
125%
152,44%
75,14%
75,4%
-
III
Nộp ngân sách
Thuế VAT
Thuế Nhập khẩu
1.527.470
2.246.066
1.524.000
722.066
147%
IV
Lợi nhuận
260.400
400.000
153%
V
Quỹ lương
1.428.707
1.350.000
94%
Có thể nói rằng, từ khi sáp nhập thành công ty XNK và tư vấn dịch vụ Đo đạc - Bản đồ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trước đây, các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty thường là các thiết bị đơn giản, rẻ tiền phù hợp với các công trình nhỏ. Hoạt động tư vấn và dịch vụ chưa triển khai do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Tổ chức tư vấn và dịch vụ trong ngành Địa chính còn mới mẻ và còn nhiều ý kiến khác nhau nên việc tuyên truyền quảng cáo cũng gặp phải không ít những khó khăn. Tuy nhiên, năm 1999, năm sáp nhập, là năm công ty sản xuất kinh doanh thắng lợi. Doanh thu đạt gần 28 tỷ đồng. Đó là doanh thu không có kế hoạch Nhà nước giao. Doanh thu hoàn toàn tự khai thác. Đặc biệt trong công tác tư vấn công nghệ: tuy nhiệm vụ được giao hoàn toàn mới nhưng phòng đẵ hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Doanh thu đạt 13,4 tỷ đồng.
Công việc của phòng đã thực hiện là:
- Công nghệ GPS, đây là nhánh công nghệ truyền thống của công ty, trong năm qua phòng đã thực hiện nhánh công nghệ này rất tốt, từ tư vấn khách hàng đến chuyển giao công nghệ và hướng dẫn sử dụng.
- Máy tính và phần mềm chuyên ngành: Phòng đẵ thực hiện các hợp đồng cung cấp các loại máy tính từ thông dụng đến chuyên dụng và các phần mềm tương ứng phục vụ công nghệ bản đồ.
- Tham gia đấu thầu và thực hiện hợp đồng sau đấu thầu trong khuôn khổ dự án " cải cách địa chính Việt Nam".
- Khắc phục sự cố Y2K cho các đơn vị trong Tổng cục Địa chính. Đây là một công việc phát sinh trong năm 1999 mang tính cấp bách về thời gian và tính nghiêm trọng của kết quả thực hiện.Các cán bộ trong phòng đẵ tham gia vào công tác khắc phục sự cố Y2K ngay từ giai đoạn khảo sát và đánh giá.
- Chuyển giao và nâng cấp hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB dùng trong toàn ngành địa chính.
Phòng Tư vấn dịch vụ, là đơn vị mới hình thành do sự bố trí sắp, xếp lại của công ty . Phòng bao gồm 2 phần việc:
- Công việc cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ sách đẵ đi vào nề nếp, năm 1999 vượt mức kế hoạch được giao. Doanh thu đạt 3,36 tỷ đồng.
- Công việc tư vấn dịch vụ.
Đây tuy là một lĩnh vực mới của công ty nhưng được công ty định hướng là lĩnh vực có khả năng phát triển mạnh trong tương lai và được chú trọng đầu tư phát triển.
Trung tâm Bảo dưỡng, Sửa chữa máy: hiện nay trung tâm này chưa phát triển, chưa hạch toán độc lập, còn phụ thuộc vào nguồn tài chính của công ty mẹ. Tuy nhiên, với chức năng bảo dưỡng, sửa chữa máy móc do công ty cung cấp, đảm bảo sự an tâm cho khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm của công ty, như một dịch vụ hậu mãi và kiểm nghiệm máy mới nhập về của công ty, trung tâm được xác định như một nét mới của công ty mà ở hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có. Vì vậy xu hướng phát triển trong những năm gần đây công ty sẽ thúc đẩy mạnh sự phát triển của trung tâm này, đưa trung tâm lên vị trí chủ đạo trong công ty.
Công tác Kinh doanh XNK thiết bị - vật tư. Gồm 2 phòng chức năng:
Phòng kinh doanh máy thiết bị : nỗ lực cao thực hiện kế hoạch của công ty. Doanh thu đạt được là 8,4 tỷ đồng.
Công tác kinh doanh vật tư: trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, trong năm qua phòng kinh doanh vật tư có nhiều cố gắng tạo nguồn hàng và khai thác thị trường. Phòng tập trung kinh doanh những mặt hàng truyền thống như giấy in và giấy photocoppy. Đặc biệt là giấy khổ A4 là mặt hàng do công ty gia công, mang nhẵn mác của công ty được thị trường chấp nhận. Doanh thu bán hàng đạt 1,9 tỷ đồng.
Tuy phòng này hiện đang đem lại doanh lợi chủ yếu cho toàn công ty nhưng trong tương lai công ty chưa có xu hướng đầu tư nhiều vào lĩnh vực này.
1.1. Những thuận lợi và khó khăn
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty bên cạnh những thuận lợi góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty phát triển, Công ty còn phải đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Có những thuận lợi, khó khăn do những thế mạnh và hạn chế của Công ty tạo nên nhưng cũng có những thuận lợi, khó khăn do cơ chế quản lý của Nhà nước, do môi trường bên ngoài tác động đến. Cụ thể những trường hợp thuận lợi, khó khăn đó là:
1.1.1. Những thuận lợi
- Doanh nghiệp có nhiệm vụ rõ ràng, được giao quyền tự chủ, độc lập trong kinh doanh, có định hướng kinh doanh theo đúng sự chỉ đạo của cấp trên là làm công tác xuất nhập khẩu phục vụ các doanh nghiệp trong và ngoài ngành.
- Doanh nghiệp được Nhà nước cấp bổ sung vốn thường xuyên, được các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong công tác xuất nhập khẩu và đã kịp thời đào tạo và nâng cao trình độ một số cán bộ quản lý và làm công tác xuất nhập khẩu.
- Doanh nghiệp qua nhiều năm kinh nghiệm trong thực tế, có uy tín với khách hàng, thiết lập được các mối quan hệ vững chắc với một số bạn hàng trong và ngoài nước. Doanh nghiệp luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.
- Cơ chế quản lý Nhà nước và các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại ngày càng ổn định. Quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.
1.1.2. Những khó khăn
- Bộ thương mại có chủ trương cho phép các doanh nghiệp sản xuất được phép xuất nhập khẩu trực tiếp dẫn đến thị trường của Công ty bị eo hẹp lại.
- Vốn lưu động Nhà nước cấp không đủ, cơ chế cho vay của ngân hàng có nhiều bất cập đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp gây cho Công ty nhiều khó khăn trong việc đảm bảo vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Theo cơ chế mới đất đai, nhà cửa của doanh nghiệp phải thuê cho nên phần chi phí hàng năm của Công ty tăng lên một khoản lớn.
- Số lượng cán bộ công nhân viên quá lớn so với công việc, số lượng cán bộ công nhân viên lớn tuổi chiếm đa số trong Công ty không tạo được ý tưởng kinh doanh mới, phần lớn không biết ngoại ngữ.
- Trong cơn lốc biến động kinh tế Châu Á, đồng tiền Việt Nam bị ảnh hưởng tỷ giá hối đoái theo USD thường xuyên biến động, hiện tượng khan hiếm ngoại tệ trong các ngân hàng làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, tệ tham nhũng, làm việc quan liêu của một số cán bộ trong ngành Thương mại, hải quan.
1.2. Các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
Trong những năm gần đây Công ty luôn cố gắng mở rộng hình thức kinh doanh nâng cao hiệu quả của từng hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường phục vụ có hiệu quả và thu hút khách hàng, nhìn chung Công ty thường tập trung vào các hình thức sau:
1.2.1. Các hình thức nhập khẩu.
a. Nhập khẩu trực tiếp
Đây là hình thức kinh doanh chủ yếu của Công ty trong những năm qua. Hàng năm, trên cơ sở xác định được nhu cầu về vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế của các doanh nghiệp trong ngành Địa chính, các hàng hoá có nhu cầu trên thị trường mà Công ty có thuận lợi trong việc kinh doanh nhập khẩu. Dự tính khối lượng hàng hoá có thể tiêu thụ được, căn cứ vào khả năng về vốn của Công ty, Công ty ký cam kết các hợp đồng bán hàng cho các công ty và giao hàng trực tiếp cho các công ty tại cảng hoặc mang về lưu kho tại Công ty để phục vụ cho việc tiêu thụ sau này. Hình thức kinh doanh này đòi hỏi Công ty phải có nhiều vốn, vốn có thể bị ứ đọng do không tiêu thụ được hàng. Việc kinh doanh thường mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên Công ty có thể bị lỗ nếu như không bán được hàng hoặc giá bán thấp hơn giá mua.
Hình thức nhập khẩu trực tiếp của Công ty thường áp dụng đối với những trường hợp sau:
- Hàng hoá có khối lượng, giá trị nhỏ mà người mua không muốn thông qua hình thức nhập khẩu uỷ thác.
- Các công ty có nhu cầu nhập hàng hóa nhưng không am hiểu về thị trường nước ngoài, giá cả chất lượng hàng hoá và muốn mua hàng trực tiếp của Công ty.
- Một số công ty muốn nhập khẩu hàng hoá nhưng chưa có khả năng thanh toán ngay, muốn mua hàng của Công ty để được hưởng những ưu đãi về thanh toán.
- Một số máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên liệu mà các công ty trong ngành Địa chính Việt Nam có nhu cầu để phục vụ sản xuất, Công ty nhập khẩu về sau đó sẽ bán lại cho các công ty trong ngành.
b. Hình thức nhập khẩu uỷ thác.
Đây là hình thức đang ngày càng được Công ty chú trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu thay cho người có nhu cầu nhập khẩu trên cơ sở được hưởng một tỷ lệ phần trăm nhất định, công ty có nhu cầu nhập khẩu có những hạn chế nhất định trong công tác nhập khẩu. Hình thức này Công ty không phải bỏ vốn mà vẫn thu được lợi nhuận.
Nhập khẩu uỷ thác Công ty thường áp dụng đối với những trường hợp sau:
- Các hàng hoá nhập khẩu có giá trị lớn mà Công ty không đáp ứng được nhu cầu vốn, Công ty đề nghị với người mua nhập khẩu theo hình thức uỷ thác, thường là các loại hàng hoá sau: Máy đo diện tích KP 905, SET 2C CPU board comp, ENSIGN GPS, Kenwood TH 22A, thuỷ chuẩn AT G7,...
- Một số doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu, họ đã xác định được thị trường, chất lượng giá cả, muốn uỷ thác cho công ty thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu. Đối với các hàng hoá sau: máy móc thiết bị như của hãng ADM, Intergraph; thước thép 30m,50m; acqui BDC25, acqui BCD 35,thuỷ chuẩn B20, thuỷ chuẩn B21: ccap F4,...
- Một số hàng hoá công ty muốn thông qua phương thức nhập khẩu để uỷ thác, để thu hút người mua. Cụ thể là các hàng hoá: Gương đơn TOPCON, geo exporer, phase processor, la bàn PC1, giấy can, gương có ba hòm, thước 20m Liên xô,....
- Các doanh nghiệp trong ngành Địa chính Việt Nam, thường xuyên có nhu cầu nhập khẩu các thiết bị đặc chủng của ngành nên muốn thông qua nhập khẩu uỷ thác để công ty chủ động về giá cả, tránh phụ thuộc giá cả vào công ty nhập khẩu. Đối với các loại hàng hoá sau: máy in A3, ống nhòm BT, máy Dahlta 010, mia nhôm AE 44,chân nhôm PE A1, chân nhôm SA4,...
Tuy nhiên, các hoạt động nhập khẩu uỷ thác công ty còn giới hạn đối với các bạn hàng trong ngành Địa chính Việt Nam, còn các doanh nghiệp ngoài ngành còn hạn chế và với quy mô nhỏ.
1.2.2. Các hình thức xuất khẩu của công ty
a. Xuất khẩu uỷ thác
Là đơn vị được phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, với lợi thế đó của mình Công ty đã mạnh dạn thực hiện các hợp đồng uỷ thác xuất khẩu cho các cá nhân và đơn vị không được phép xuất khẩu trực tiếp. Hình thức xuất khẩu này ở công ty có dạng sau:
Đơn vị có hàng xuất khẩu đã tìm được bạn hàng và đã thoả thuận các điều khoản với các bạn hàng ở nước ngoài. Công ty chỉ đảm nhận các công việc do người uỷ thác yêu cầu; đó là thực hiện hoàn tất các thủ tục cần thiết cho việc xuất khẩu hàng qua biên giới ( giấy phép xuất khẩu, tờ khai hải quan,..)
Sau khi hoàn tất các thủ tục, cán bộ nghiệp vụ đảm nhận ở bộ phận xuất khẩu uỷ thác này sẽ giao toàn bộ các chứng từ, giấy phép xuất khẩu hợp lệ cho người uỷ thác. Về phía người uỷ thác lúc này đã thoả thuận giá cả với người mua và trực tiếp áp tải, vận chuyển hàng đến cho người mua, mọi chi phí phát sinh này đều do người uỷ thác chịu trách nhiệm. Trường hợp người uỷ thác không có phương tiện chuyên chở thì công ty sẽ đảm nhiệm việc này và thanh toán mọi khoản với người uỷ thác. Khi công việc hoàn thành, công ty sẽ thu một khoản chi phí tuỳ theo chủng loại mặt hàng và cách làm cụ thể.
Với dạng này công ty hoàn toàn không chịu trách nhiệm về hàng hoá và chi phí nhưng tỷ lệ phí thu được thấp. Tuy vậy, đây là hoạt động tận dụng tối đa chức năng kinh doanh của công ty.
b, Xuất khẩu trực tiếp
Công ty đứng ra trực tiếp thực hiện tất cả các khâu của quá trình buôn bán với nước ngoài. Hình thức xuất khẩu trực tiếp của công ty thường áp dụng với một số mặt hàng sau: giấy khổ A4, bản đồ địa chính.
1.3. Thị trường chính của Công ty.
Trong những năm qua, Công ty luôn nỗ lực khai thác mở rộng cả thị trường mua lẫn thị trường bán, tuy nhiên bên cạnh đó Công ty luôn xác định thị trường nào là thị trường truyền thống, bạn hàng chính để tập trung các nỗ lực duy trì, giữ vững thị trường, uy tín, tạo lập các quan hệ làm ăn lâu dài. Việc mở rộng thị trường bán đi đôi với việc mở rộng thị trường mua nên trong những năm qua Công ty có các thị trường chính sau:
a, Thị trường mua.
Công ty có thị trường mua rộng lớn với gần 20 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên do đặc điểm của ngành Địa chính nước ta cũng như điều kiện kinh tế đất nước nên Công ty cần lựa chọn thị trường nào là trọng điểm có khả năng cung cấp hàng hoá đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất trong nước. Thực tế trong những năm qua Công ty đã tạo lập một số thị trường chính, những thị trường chính biểu hiện số lượng, chủng loại, giá trị hàng hoá lớn mà Công ty nhập từ đó và ổn định của nó qua các năm, những thị trường đó là:
- Nhật: Là thị trường lớn cung cấp các loại thiết bị, phụ tùng thay thế có chất lượng cao, hiện đại, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá ngành Địa chính Việt Nam. Hàng năm Công ty nhập từ Nhật khoảng 40 - 50 loại hàng hoá khác nhau như gương đơn TOPCON, kinh vỹ điện tử DT6, kinh vỹ điên tử DT5, bộ xạc CDC 31E, SET 2C DT CPU board comp, SET 3C display Frame A, gương có ba hòm... với giá trị hàng năm từ 7,3 đến 10 tỷ đồng chiếm 13 đến 16% kim ngạch nhập khẩu của Công ty.
- Thụy Điển: Là thị trường lớn cung cấp cho Công ty hàng năm một lượng lớn các loại giấy dùng cho in ấn bản đồ, các loại giấy đặc chủng, có chất lượng cao, tính năng giữ khô tốt phục vụ cho các mục đích chuyên dụng của ngành Địa chính. Thụy Điển là thị trường có uy tín trên thế giới về giấy nên đảm bảo cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đáp ứng chất lượng được đòi hỏi của Công ty. Ngoài ra, Thụy Điển còn cung cấp các loại hàng hoá sau: toàn đạc SET 2C, toàn đạc SET 4E, toàn đạc SET 4000, toàn đạc SET 5F, card cho SET 5000, sổ đo điện tử SDR 31,...với giá trị khoảng 4 - 6,1 tỷ đồng, chiếm khoảng 7 đến 9,2% kim ngạch nhập khẩu của Công ty.
- Đài Loan: Là thị trường chính của Công ty do có giá cả, chất lượng phù hợp với nhu cầu phục vụ sản xuất trong nước và có chi phí vận chuyển thấp. Hàng năm Công ty nhập khẩu từ Đài Loan 13 - 17 các loại thiết bị khác nhau như: sào AP 61, thuỷ chuẩn AT G7, giá SB 19,... với giá trị từ 2,8 - 3 triệu đồng chiếm 5 đến 7% kim ngạch nhập khẩu của Công ty.
b, Thị trường bán.
Thị trường bán của Công ty là thị trường mà hàng năm Công ty cung cấp một số lượng lớn các loại hàng hoá với giá trị lớn cũng như Công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các thị trường này. Tuy nhiên, là công ty xuất nhập khẩu nhưng phần lớn thị trường bán của Công ty là thị trường nội địa; cụ thể công ty có các thị trường chính sau:
- Sở Địa chính tỉnh Thái Bình: Là đơn vị hàng năm mua của Công ty nhiều loại hàng hoá có giá trị lớn phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của đơn vị mình. Các hàng hóa Công ty thường bán cho Sở Địa chinh tỉnh Thái Bình thường là các loại máy móc thiết bị của hãng ADAM, TRIMBLE, bộ xạc CDC 31E...với giá trị hàng năm từ 1.5 đến 3 tỷ đồng chiếm 5,4 đến 6,6% tổng doanh thu của Công ty.
- Công ty vận tải biển phía Bắc: Hàng năm Công ty bán hoặc nhập khẩu uỷ thác cho công ty vận tải biển phía Bắc từ 10 - 13 loại hàng hoá khác nhau đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty như: Sổ đo điện tử SDR 31, Geo Exporer, phase processor, kinh vỹ AT G7,các loại thủy chuẩn B20, B21, C32,...với giá trị hàng năm từ 1,8 đến 2,7 tỷ đồng chiếm 4 đến 6% tổng doanh thu của Công ty.
- Công ty Victory: Là đơn vị có lượng mua ổn định của Công ty. Hàng năm Công ty nhận nhập khẩu uỷ thác và bán cho công ty này từ 8 - 10 loại hàng hoá khác nhau như: kinh vỹ điện tử DT6, DT5, máy móc thiết bị của hãng INTERGRAPH, Keenwood TH 22 A,... với giá trị hàng năm từ 0,8 đến 1.3 tỷ đồng chiếm 1,7 đến 2,95% tổng doanh thu của Công ty.
2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
2.1. Phân tích số liệu.
Bảng 05. Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
Tổng kim ngạch xuất khâủ
(Tổng doanh thu)
Các khoản giảm trừ
Kim ngạch xuất khẩu thuần
(Doanh thu thuần)
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Lãi từ hoạt động SXKD
Lãi từ hoạt động tài chính
Lãi từ hoạt động bất thường
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập
Lãi ròng
47.173.297.052
468.832.084
46.704.464.968
42.569.512.795
4.134.952.173
2.035.497.662
1.341.753.236
757.701.275
313.597.284
1.000.000
1.072.298.559
482.534.351
589.764.208
45.262.254.979
460.815.882
44.801.439.097
41.291.823.503
3.509.615.594
1.941.633.085
1.169.970.528
398.011.981
744.468.514
8.312.177
1.150.792.612
517.856.675
632.935.937
29.903.165.285
315.657.827
29.587.507.827
26.880.081.839
2.707.425.559
1.557.444.083
907.795.439
242.186.037
21.430.348
11.622.009
275.238.394
123.857.277
151.381.117
2.1.1 Xét hiệu quả kinh doanh theo chỉ tiêu tổng hợp.
* Về mặt lượng.
- Năm 1997: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Công ty = 47.173.297.052 đồng
- Năm 1998: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Công ty = 45.262.254.979 đồng
- Năm 1999: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Công ty = 29.903.165.225 đồng
Như vậy năm 1999 là năm có kim ngạch xuất nhập khẩu thấp nhất; điều này được lý giải do trong năm 1997 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng kinh doanh của Công ty. Với đặc trưng là công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt độngkinh doanh của Công ty có liên quan nhiều đến thị trường quốc tế. Trong năm 1997, Công ty đã mua khối lượng lớn hàng theo hợp đồng đã ký kết từ trước theo mức giá ghi trên hợp đồng. Số hàng này được dự kiến bán vào năm 1998. Trong năm 1998, 1999 tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, giá trị lượng hàng đã nhập về giảm nhiều so với giá nhập. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến doanh thu của Công ty; hơn nữa do cuộc khủng hoảng này, thị trường kinh doanh của Công ty cả ở trong nước và ngoài nước đều bị thu hẹp nên đã dẫn đến tình trạng giảm sút của doanh thu bán hàng; làm doanh thu của Công ty trong năm 1999 thấp nhất trong 3 năm.
Kim ngạch xuất nhập khẩu trongkỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
*Về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.
Năng suất
lao động =
46704464968
74
Năm 1997
= 63114141
Năng xuất lao động =
44801439097
74
Năm 1998= 60542485
Năng xuất lao động=
29103135753
50
Năm 1999= 58026271
Năng xuất lao động=
Ta nhận thấy năng xuất lao động trong 3 năm qua có sự thay đổi rõ rệt: Năm 1997 là năm có năng suất lao động cao nhất, năm 1999 là năm có năng suất lao động thấp nhất. Điều này là do trong năm 1999 ngoài ảnh hưởng về sự giảm kim ngạch xuất nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh giảm sút còn do trong năm 1999 có sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức. Công ty thực hiện quyết định của Tổng cục Địa chính sáp nhập thêm 2 trung tâm, điều này đã làm tăng số lượng lao động có trong Công ty từ 74 người lên 82 người, cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất lao động, làm năng suất lao động giảm đi.
* Về tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất nhập khẩu.
Đdt =
Trong đó Đdt : Tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất nhập khẩu
P : Lợi nhuận
D : Kim ngạch xuất nhập khẩu
* Năm 1997. Đdt = = 0,016
* Năm 1998 Đdt = = 0,0088
* Năm 1999 Đdt = = 0,0081
Khi tính chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất nhập khẩu thì lợi nhuận ở đây ta lấy là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để loại trừ sự ảnh hưởng của thuế suất thuế thu nhập và các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Còn kim ngạch xuất nhập khẩu là kim ngạch xuất nhập khẩu thuần.
Theo các con số tính toán trên, ta thấy năm 1997 cũng là năm có tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất ( 1,6% ). Trong khi đó năm 1998 và năm 1999 chỉ có 0,88% và 0,81%. Như vậy ta có thể khẳng định rằng năm 1997 là năm thành công nhất của Công ty trong những năm gần đây. Vừa có kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất vừa đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Trong khi đó năm 1998 kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tới hơn 45 tỷ đồng nhưng tỷ suất lợi nhuận chỉ có 0,88%. Điều này cho thấy trong năm 1998 tuy kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao.
* Về chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất
=
* Năm 1997 = = 0,078
* Năm 1998 = = 0,0455
* Năm 1999 = = 0,036
Qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất ta cũng thấy rõ là hiệu quả sử dụng vốn sản xuất của Công ty cũng đang giảm sút rất nhanh. Năm 1997 là năm có tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao nhất 7,8%. Với mức 7,8% thì không những chỉ so với tình hình hoạt động riêng của Công ty mà nếu so với mức hiệu quả chung của ngành thì mức này cũng khá cao.
Tuy nhiên 2 năm sau đó; 1998, 1999 thì hiệu quả sử dụng vốn đã giảm đi mạnh chỉ còn 4,5% và 3,6%. Chúng ta sẽ đi xem xét tiếp một số chỉ tiêu khác để tìm ra nguyên nhân của tình trạng này
* Về chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí
=
*Năm 1997 = = 0,016
* Năm 1998 = = 0,009
* Năm 1999 = = 0,0083
Như vậy ta đã thấy được phần nào nguyên nhân, đó là do tình trạng sử dụng không có hiệu quả chi phí bỏ ra. Một đồng chi phí bỏ ra năm 1997 thì tạo ra 0,016 đồng lợi nhuận, trong khi đó trong 2 năm 1998 và 1999 chỉ là 0,009 và 0,0083 đồng lợi nhuận chỉ sấp xỉ bằng một nửa của năm 1997. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét tốc độ gia tăng của chi phí và tốc độ gia tăng của doanh thu
* Tốc độ gia tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu ( Vdt)
Vdt 98/97 = = 0,959
Vdt 99/98 = = 0,66
* Tốc độ tăng của chi phí ( Vcp)
Vcf 98/97 = = 0,987
Vcf 99/98 = = 0,66
Như vậy ta đã thấy trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty thì tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Vì vậy mà từ năm 1997 đến năm 1998 doanh thu thì đạt gần xấp xỉ nhau song hiệu quả kinh doanh của năm 1998 lại thấp hơn rất nhiều so với năm 1997.
Bảng 06: Bảng tổng kết tài sản cuả công ty ( chỉ tính cho Trung tâm kinh doanh XNK)
Đơn vị tính: đồng
Tài sản
1996
1997
1998
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
I. Tiền
1. tiền mặt tại quỹ
2. tiền gửi ngân hàng
3. tiền đang chuyển
II. Các khoản đầu tư tàichính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ
4. Các khoản phải thu khác
5.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng mua đang đi đường
2. NVL tồn kho
3. Công cụ dụng cụ tồn kho
4. Chi phí SXKD dở dang
5. Thành phẩm tồn kho
6. Hàng tồn kho
7. Hàng gửi bán
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản lưu động khác
1. Tạm ứng
2. Chi phí trả trước
3. Chi phí chờ kết chuyển
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
5 Các khoản thế chấp, kỹ quỹ, ký cược ngắn hạn
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
I.Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
2. Nguyên giá
3. Giá trị hao mòn luỹ kế
6452830496
2346535341
60316480
2330498861
-
-
429400545
427501992
-
-
1898553
-
3528928959
-
84859706
-
-
30565439
3413503814
-
147965651
92640651
-
55325000
-
-
3266823187
3266823187
3266823167
4358401288
1118578101
6016478663
3199519034
115058646
3084460388
-
-
28932348
77075908
-
129695617
92160823
-
2458102281
-
193848304
-
220000000
33647582
2160606395
-
-150000000
59925000
4600000
-
55325000
-
-
2455678503
2455678503
2455678503
4064636307
1608957804
4641282965
2199322005
1503000
2197819005
-
-
237603438
77740000
3477726
136636364
19749348
-
2164877522
-
157030300
-
-
30238132
2015995398
-
-38386308
39480000
39480000
-
-
-
-
2082743715
2082743715
2082743715
3697886810
1615143095
Chi phí sản xuất kinh doanh theo các yếu tố:
Bảng 07
Yếu tố chi phí
1997
1998
1999
1. Nguyên vật liệu
2. Nhiên liệu động lực
3. Tiền lương và các khoản phụ cấp
4. BHYT, BHXH,KPCĐ
5. TSCĐ
6. Chi phí dịch vụ mua ngoài
7. Giá vốn hàng bán
8. Chi phí khác
251493068
-
1671939684
69807236
350851953
950808674
41275815832
61900577
325297633
-
1657413690
79413690
615952976
376400929
40625774380
943176888
276859959
-
1206662925
94554865
500928801
606739376
25783789513
875732351
Tổng
45189722231
44623427116
29103135753
Qua bảng trên ta có thể thấy sự gia tăng chi phí của các yếu tố sản xuất kinh doanh của năm 1998 so với năm 1997:
- Về chi phí nguyên vật liệu: Năm 1998 tăng so với năm 1997 là:
325297633 - 251443063 = 73804565
- Về khấu hao tài sản cố định: Năm 1998 tăng lên nhiều so với năm 1997
615925976 - 350851953 = 265101023
Năm 1998 Công ty đã đầu tư thêm tài sản cố định, song tài sản này thực sự chưa phát huy được tác dụng, tuy nhiên lại làm chi phí khấu hao tăng lên rất nhiều. Điều này đã làm cho khoản chi phí phải bỏ ra của Công ty tăng lên đáng kể, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
Hơn nữa khoản chi phí khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh tăng lên rất nhiều ( năm 1998 so với năm 1997 )
943176888 -614005774 = 324171109 đồng
* Xét năm 1999 so với năm 1997,1998
Tuy chi phí nguyên vật liệu và chi phí tiền lương có giảm so với năm 1997 nhưng chi phí về bảo hiểm y tế, chi phí bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn tăng lên, tuy là không đáng kể nhưng cũng là một gánh nặng đối với lợi nhuận của Công ty. Trong khi đó chi phí cho khấu hao tài sản cố định tăng lên nhiều; đó là do trong năm 1998 Công ty đã mua tài sản cố định mới, đã đi vào sử dụng. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là tuy việc kinh doanh giảm sút nhiều so với 2 năm 1997 và 1998
So với năm 1997 giá vốn hàng bán giảm
Số tuyệt đối
41275815832 - 25783789513 = 25783789519 đồng
Số tương đối là =
.100% =62,46%
25783789513
41275815832
giảm 62,46% so với năm 1996 nhưng chi phí dịch vụ mua ngoài chỉ giảm
Số tuyệt đối
950808674 - 606739376 = 344069298 đồng giảm 36,2% so với năm 1996
.100% =63,8%
606739376
Số tương đối chỉ bằng =
950808674
Trong khi đó chi phí khác lại tăng đáng kể
Số tuyệt đối
875732351 - 619005774 = 256726577 đồng
Số tương đối chỉ bằng =
.100% =141,5%
Số tương đối chỉ bằng =
875732351
619005774
Nhìn vào các chỉ số trên, ta thấy trong khi chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp giảm ( giảm không phải do giảm lượng cán bộ công nhân viên của Công ty mà do Công ty trong năm làm ăn không hiệu quả, lợi nhuận thu về không cao nên chi phí trả lương công nhân viên giảm xuống) đây cũng là điều bất lợi cho Công ty.
Vì vậy Công ty cần phải xem xét và quản lý tốt hơn để giảm khoản chi phí này.
Ta có thể xem xét thêm một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 1998 và năm 1999 và việc sụt giảm doanh thu một cách nhanh chóng của năm 1998 và năm 1999.
- Năm 1997 là năm bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ lớn ở khu vực Đông Nam Á, một loạt các quốc gia đã bị tổn thất nặng nề vì cuộc khủng hoảng này. Nền kinh tế của cả khu vực bị chững lại sau nhiều năm phát triển nhanh chóng. Vì thế thị trường xuất nhập khẩu nói chung bị thu hẹp lại, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã gặp rất nhiều khó khăn.
- Thêm vào đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, một loạt các đồng tiền của các quốc gia trong khu vực sụt giá nhanh chóng, điều này làm cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trở nên đắt hơn trên thị trường, trong khi đó các nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước ngoài cũng trở nên đắt hơn do đồng Việt Nam cũng bị mất giá. Vì vậy làm cho chi phí sản xuất tăng lên, sản xuất kinh doanh trở nên kém hiệu quả.
- Hơn nữa bắt đầu từ năm 1998 Công ty không được sự trợ giúp vốn từ Nhà nước đã gây nên khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong năm 1999, Công ty lại có sự thay đổi trong cơ cấu lao động. Việc sát nhập thêm một phần của Công ty ảnh địa chính và sự chuyển dịch trong cơ cấu nhân sự đã làm hoạt động kinh doanh của Công ty đình trệ trong suốt quý I năm 1999. Tuy nhiên, hoạt động của năm 1999 đã khởi sắc trong những quý sau của năm, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty đã bắt đầu phục hồi và phát triển.
* Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Sức sinh lời của vốn lưu động =
* Năm 1997: = = 0,117
* Năm 1998: = = 0,067
* Năm 1999: = = 0,052
+ Hệ số luân chuyển vốn =
= 8,26
Năm 1998 : =
Năm 1997 : =
46.704.464.968
= 7,186
44.801.439.097
Năm 1999 : =
= 5,55
29.587.507.827
Tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
Bảng 08
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
1,6%
0,88%
0,81%
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất
7,8%
4,55%
3,6%
Sức sinh lời của vốn lưu động
11,7%
6,7%
5,2%
Hệ số luân chuyển vốn
8,26
7,186
5,55
Như vậy qua sự phân tích một số chỉ tiêu về hiệu qủa kinh tế tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua những năm gần đây ta thấy:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty giảm sút nhanh chóng
- Quy mô của doanh thu cũng giảm nhanh đặc biệt năm 1999
- Sử dụng vốn và quản lý chi phí chưa tốt. Tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Sau đây là một số phân tích về tình trạng trên:
Trước hết ta nói về chi phí. Theo sự phân tích ở trên ta đã thấy tốc độ giảm của doanh thu rất nhanh trong khi đó chi phí giảm chậm vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm xuống. Công ty cần phải tập trung xem xét để quản lý tốt hơn về chi phí đặc biệt về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tỷ lệ CPBH & CPQLDN trên lãi gộp = x 100%
Bảng 09
Năm
CPBH + CPQLDN(đồng)
Tỷ lệ
1997
3377250898
81,68%
1998
3111603613
88,66%
1999
2465239522
91%
Như vậy qua trên ta thấy CPBH và CPQLDN của Công ty là quá lớn, chiếm một tỷ trọng lớn so với lãi gộp, đây là một gánh nặng mà Công ty phải đương đầu. Để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh Công ty cần phải xem xét lại cơ cấu tổ chức bộ máy và tổ chức bộ máy bán hàng
Một điều cần nói ở đây nữa là hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong đó đặc biệt là việc quản lý hàng tồn kho. Hàng tồn kho của Công ty chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tài sản lưu động. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán hiện thời của Công ty và ảnh hưởng đến chu kỳ cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Bảng 10 Cơ cấu hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động
Năm
Hàng tồn kho
( đồng )
TSLĐ( đồng)
Tỷ trọng hàng tồn kho/ TSLĐ
1997
3528988959
6452830502
54,68%
1998
3111603613
6016478663
40,86%
1999
2465239522
4641282965
46,64%
2.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh trên các lĩnh vực của Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ trong thời gian qua.
2.2.1. Cung ứng các máy móc thiết bị và dụng cụ đo đạc.
Đây là lĩnh vực hoạt động chính của Công ty và nó chiếm phần lớn doanh thu đạt được nhiêù năm qua của Công ty. Công ty có nhiệm vụ phải cung ứng phần lớn máy móc thiết bị, công nghệ, phụ tùng thay thế cho các đơn vị trong Tổng cục Địa chính. Đây là những thiết bị công nghệ chuyên ngành kỹ thuật phức tạp đòi hỏi các cán bộ phụ trách lĩnh vực này phải am hiểu sâu về kỹ thuật. Hơn nữa thị trường công nghệ là một thị trường rất phức tạp, rất khó khăn trong việc chọn lựa nguồn hàng bởi vì phải tìm được đối tác có trình độ công nghệ tiên tiến nhưng lại phải tương thích với trình độ của nước ta, không được hiện đại quá vì như vậy chi phí sẽ quá cao mà hiệu quả khai thác thấp.
Một nét mới trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị này là trước đây Công ty được Nhà nước bao cấp hoàn toàn và Công ty chỉ phải tự tìm đầu vào. Còn bây giờ Công ty phải tự lựa chọn đầu vao và phải tự khai thác đầu ra, phải tham gia đấu thầu với các công ty khác để cạnh tranh dành lấy hợp đồng cung cấp các thiết bị công nghệ cho các khách hàng trong nước. Vì vậy doanh thu tự khai thác đã không đạt được cao như những năm trước đây, trong khi đó lại phát sinh nhiều chi phí mới cho các công tác dịch vụ bán hàng...
Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh của lĩnh vực này luôn là một áp lực lớn đòi hỏi Công ty phaỉ tìm ra giải pháp để vượt qua.
Tình hình hoạt động kinh doanh cung ứng thiết bị, dụng cụ đo đạc trong thời gian qua như sau:
Bảng 11 Đơn vị tính: đồng
Năm
Doangh thu
Giá vốn
CPBH
CPQDN
Lợi nhuận
1997
45458892336
41140157103
2028583280
1294469432
539187738
1998
44384504890
40528048380
1977445972
1159268814
275896676
1999
29903165225
26880081839
1769522311
695717211
24218603
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Năm 1997: = x 100% = 0,62%
Năm 1998: = x 100% = 1,19%
Tỷ lệ lãi gộp = x 100%
Năm 1997: = x 100% = 9,5%
Năm 1998: = x 100% = 8,7%
Như vậy ta thấy tỷ lệ lãi gộp của lĩnh vực này là rất cao song do đặc điểm của hàng hoá này là phải nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí cho việc tổ chức bán hàng và chi phí quản lý là rất lớn nên hiệu quả cuối cùng lại thấp mặc dù doanh thu đạt được là rất lớn.
2.2.2. Xuất khẩu hàng hóa của Công ty
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty chỉ là phần nhỏ trong tổng hoạt động kinh doanh của Công ty nhưng không phải vì thế mà ta lại bỏ qua, không chú trọng phát triển nó. Trong tình trạng đất nước ta, khi tiềm năng công nghệ chưa khai thác hết, đã dẫn đến việc ngành hàng sản xuất của nước ta còn kém so với các nước trên thế giới, hàng hoá của ta mất sức cạnh tranh với hàng hoá các nước khác. Đối với hàng hoá của Công ty cũng không tránh khỏi điều này. Do những đặc điểm trên, mặt hàng xuất khẩu của Công ty còn hạn chế. Tuy nhiên, trong năm 1999, năm có nhiều biến động trong tổ chức kinh doanh, có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh( mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty), thay đổi về cơ cấu tổ chức nhưng lại đánh dấu bước đầu thành công trong việc xuất khẩu một loại hàng hóa mới, được thị trường nước ngoài chấp nhận, đó là loại giấy khổ A4 đã được cấp chứng chỉ INCOTERMS.
Xét tỷ trọng hàng xuất khẩu trong bảng sau
Bảng 12
Đơn vị tính: đồng
Năm
Doanh thu hàng xuất khẩu
Doanh thu hàng nhập khẩu
Tỷ lệ hàng
XK/ NK(%)
1997
266388138
45192504198
0,59
1998
261761983
44123042907
0,589
1999
160738000
29742427225
0,54
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TƯ VẤN - DỊCH VỤ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ.
1. Thành tựu.
Phải khẳng định rằng trong những năm qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty đã đạt được những thành tựu to lớn. Từ ngày đất nước thực hiện cơ chế quản lý mới, trong khi nhiều doanh nghiệp thương mại làm ăn thua lỗ và phá sản thì Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn - Dịch vụ Đo đạc Bản đồ nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty nói riêng phát triển mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Cụ thể những thành tựu mà hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty đạt được là:
1.1. Quy mô hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngày càng lớn mạnh.
Quy mô hoạt động nhập khẩu của Công ty hiện nay tương đối lớn, ổn định và không ngừng lớn mạnh, nó thể hiện ở chỗ: doanh thu tiêu thụ hàng nhập khẩu hàng năm từ 30 đến 45 đồng. Quy mô hoạt động nhập khẩu của Công ty còn thể hiện ở một danh mục hàng hoá nhập khẩu phong phú và thị trường rộng lớn. Về danh mục hàng hoá nhập khẩu Công ty có hơn 121 loại hàng hoá phục vụ sản xuất trong ngành, phục vụ cho một số doanh nghiệp tư nhân, và hơn 60 loại hàng hoá, máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước. Về thị trường, Công ty có một thị trường rộng lớn và ổn định cả về thị trường mua và thị trường bán. Với gần 20 nước khác nhau trên toàn thế giới, đó là thị trường nhập khẩu rộng lớn của Công ty và thị trường mua trải rộng khắp cả nước từ Bắc tới Nam, cả thị trường đặc trưng của ngành Địa chính lẫn thị trường bên ngoài ngành.
1.2. Ổn định và mở rộng thị trường.
Trong thời gian qua Công ty đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều kết quả trong việc ổn định và mở rộng thị trường. Trước hết Công ty đã ổn định được thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu cả thị trường mua lẫn thị trường bán, đó là những thị trường truyền thống của Công ty và là thị trường mà Công ty có nhiều lợi thế. Về thị trường mua, Công ty duy trì các mối quan hệ làm ăn lâu dài với một số thị trường , nhà cung cấp quen thuộc, có uy tín do đó mà hạn chế được chi phí tìm kiếm thị trường và chi phí đi lại giao dịch. Về thị trường bán, Công ty duy trì mối quan hệ mật thiết với các Công ty, Sở địa chính thành viên của Tổng cục Địa chính Việt Nam, cung cấp mọi máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ tùng thay thế chuyên dụng cần thiết cho sản xuất kinh doanh của các công ty, sở địa chính đó. Hiện nay Công ty đang nắm giữ vị trí độc quyền trong thị trường này, tuy nhiên Công ty cũng vẫn nỗ lực mở rộng thị trường kinh doanh của mình bằng việc tìm kiếm thị trường cung cấp mới có lợi thế hơn. Để mở rộng thị trường bán, Công ty cố gắng khai thác triệt để nhu cầu thị trường trong nganh Địa chính Việt Nam và mở rộng thị trường ngoài ngành bằng việc cung cấp máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên liệu phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.
1.3. Đa dạng hình thức kinh doanh, mở rộng danh mục hàng hoá nhập khẩu.
Trong thời gian qua các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, khai thác triệt để nhu cầu thị trường, đặc biệt chú trọng đến hình thức xuất nhập khẩu uỷ thác. Hình thức này đã thu hút được nhiều khách hàng, phát huy hết thế mạnh của một công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, tạo thêm doanh thu cho Công ty. Bên cạnh đó, hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp cũng phong phú, Công ty hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa về sau đó mới bán mà chú trọng việc tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, máy móc thiết bị và tìm kiếm bạn hàng để thương thuyết, thoả thuận để tiến hàng ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá.
Về danh mục hàng hoá nhập khẩu, số lượng hàng hoá trong danh mục hàng hoá nhập khẩu ngày càng đa dạng. Với nhiều chủng loại máy móc thiết bị khác nhau và chức năng khác nhau đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Đặc biệt, trong năm 1999, bên cạnh hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty, Công ty đã đưa ra mặt hàng xuất khẩu mới là giấy khổ A4, là sản phẩm của Công ty được dán mác độc quyền. Tuy là sản phẩm mới nhưng loại giấy này đã cho thấy tiềm năng tiêu thụ lớn.
1.4. Đảm bảo được hiệu quả việc tổ chức, quản lý công tác xuất nhập khẩu.
Trong thời gian qua việc tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu của Công ty có nhiều tiến bộ đảm bảo chất lượng của công tác này. Việc tổ chức công tác xuất nhập khẩu được hoàn thiện, bộ phận nhập khẩu hoạt động có hiệu quả. Các bộ phận thực hiện công tác xuất nhập khẩu được tổ chức một cách khoa học, phối hợp chặt chẽ với nhau trong công việc cho nên mọi hợp đồng xuất nhập khẩu được thực hiện một cách nhanh chóng, đồng bộ. Các mảng công việc từ đàm phán ký kết hợp đồng đến tiêu thụ hàng hoá đều làm việc có hiệu quả không có sai sót lớn gây thiệt hại cho công ty, cũng như không gây ra các tranh chấp, lãng phí các chi phí không cần thiết.
2. Những hạn chế và nguyên nhân.
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà Công ty đạt được trong việc phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì trong thời gian qua hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty còn những hạn chế nhất định đòi hỏi Công ty cần phải xem xét và đưa ra những biện pháp để khắc phụ. Những hạn chế đó là:
2.1. Còn nhiều yếu kém trong công tác tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường.
Công tác tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường là một công tác vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nó quyết định đến sự phát triển và nâng cao vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Tuy nhiên công tác này của Công ty trong thời gian qua còn nhiều yếu kém, thị trường nhập khẩu chủ yếu là thị trường hiện tại, thị trường mới chủ yếu cung cấp những mặt hàng mới, còn những mặt hàng thường xuyên nhập vẫn duy trì ở các thị trường cũ, chưa tổ chức được công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường nhập khẩu mới cũng cung cấp hàng hoá đó nhưng có giá cả, chất lượng hấp dẫn hơn. Về thị trường bán của Công ty, trước hết là thị trường trong ngành do không tổ chức công tác nghiên cứu nhu cầu của các đơn vị trong ngành cho nên không đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu về hàng hóa , máy móc thiết bị cho sản xuất trong ngành dẫn đến nhiều hợp đồng nhập khẩu của các đơn vị trong ngành Công ty không có khả năng đáp ứng. Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều loại máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ hoặc lại thừa dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Như trong năm 1997 hàng tồn kho lên đến 3.413.503.814 tỷ đồng, chiếm 52,9 % tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, chiếm 35% trong tổng tài sản của Công ty. Hơn nữa, do công tác khai thác thị trường kém mà trong thời gian qua Công ty đã đánh mất nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu của các đơn vị trong ngành, các đơn vị này có nhu cầu xuất nhập khẩu đã trực tiếp xuất nhập khẩu hoặc xuất nhập khẩu thông qua các công ty xuất nhập khẩu khác. Đối với thị trường ngoài ngành Công ty cũng không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qt186_4289.doc