Tài liệu Đề tài Tìm một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị: Lời nói đầu
Nước ta chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã dẫn đến những thay đổi về tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế. Các doanh nghiệp đã nhận thức được cạnh tranh là động lực cho sự tồn tại và phát triển. Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng, nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thoả mãn ở mức cao nhất nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Trong nhiều năm qua bằng sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên, Công ty Cổ phần Hữu Nghị đã từng bước tạo lập và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, và sản phẩm của Công ty đã chiếm được thị trường lớn trong nước so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên hiện nay Công ty cũng đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các đơn vị khác như Công ty bánh kẹo Kinh Đô, Công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty bánh kẹo Hải Châu… cùng rất nhiều công ty bánh kẹo nước ngoài đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ… Do đó nâng c...
47 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Nước ta chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã dẫn đến những thay đổi về tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế. Các doanh nghiệp đã nhận thức được cạnh tranh là động lực cho sự tồn tại và phát triển. Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng, nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thoả mãn ở mức cao nhất nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Trong nhiều năm qua bằng sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên, Công ty Cổ phần Hữu Nghị đã từng bước tạo lập và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, và sản phẩm của Công ty đã chiếm được thị trường lớn trong nước so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên hiện nay Công ty cũng đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các đơn vị khác như Công ty bánh kẹo Kinh Đô, Công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty bánh kẹo Hải Châu… cùng rất nhiều công ty bánh kẹo nước ngoài đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ… Do đó nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường là một việc làm rất cần thiết hiện nay.
Từ nhận thức trên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Hữu Nghị em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị ” để viết luận văn tốt nghiệp . Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản luận văn được chia làm 3 phần:
Phần I : Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị.
Phần II : Thực trạng chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hữu Nghị.
Phần III: Những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công nhân viên Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình em thực tập tại Công ty. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy giáo Thạc sỹ Vũ Trọng Nghĩa, giảng viên hướng dẫn – đã dành nhiều tâm huyết cũng như tận tình chỉ bảo để em có thể hoàn thành bản luận văn này. Chương I
Quá trình hình thành và phát triển
của Công ty Bánh Kẹo Hữu Nghị
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị.
Công ty bánh kẹo Hữu Nghị được thành lập ngày 08/12/1992 theo quyết định số 5520/QĐ - UB của UBND Thành phố Hà Nội. Từ năm 1997 đến nay, Công ty đã có những bước tăng trưởng về tiến bộ kỹ thuật, trong đó phải kể đến việc đầu tư chiều sâu về máy móc thiết bị. Công ty đã nghiên cứu thành công nhiều sản phẩm mới có sức cạnh tranh mà đặc trưng là Bánh xốp kem, kẹo Hương cốm được thị trường rất ưa chuộng và đạt nhiều thành tích cao như: Huy chương Vàng, Bạc, Đồng tại các hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp. Đặc biệt, sản phẩm công ty bánh kẹo Hữu Nghị đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong bốn năm liền (1999 - 2000 - 2001 - 2002).
Tháng 8 năm 2002, Công ty đã đổi tên thành “Công ty Cổ phần Hữu Nghị”. Tuy mới đi vào hoạt động cổ phần được gần 3 năm nhưng bước đầu Công ty đã có được những thành công nhất định về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong sản xuất và năng suất cũng đã dần được nâng cao.
Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Hữu Nghị
Tên giao dịch đối ngoại : Hữu Nghị Joint - Stock company
Tên giao dịch đối ngoại viết tắt : HUUNGHI.JST.Co
Trụ sở chính trước đây: 355 Minh Khai, Hà Nội
Hiện nay, Công ty chuyển trụ sở chính sang 780 đường Láng, Hà Nội
Tài khoản : 10A - 00042 Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng.
Mã số thuế : 0100102911 - 1
Tel : (04)7564459 Fax : (84 – 4) 7564138
Công ty đã được xếp vào Top 12 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất về thiết bị, công nghệ và cả quy mô.
Công ty Cổ phần Hữu Nghị ở tốp thứ 2 và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam: Việt – ý Perrypety, Bình Dương – Orion, Hải Hà - Kotobuki, Vinabico, Công ty Cổ phần Hải Hà.
Công ty Cổ phần Hữu Nghị có 3 xí nghiệp thành viên:
- Xí nghiệp kẹo: Sản xuất kẹo cứng cao cấp (Lillipop, Lạc xốp, hoa quả), Tổng hợp, kẹo mềm cao cấp - Toffee, Hương cốm, Sôcôla sữa, Cà phê sữa, Sữa dừa ….
- Xí nghiệp bánh: Sản xuất Bánh quy, Bánh quế, Snacks, Gia vị.
- Xí nghiệp cơ nhiệt: Xí nghiệp phục vụ (Cơ - Nhiệt - Điện)
Quy mô hiện tại của Công ty Cổ phần Hữu Nghị
Tổng diện tích đất sử dụng : 26.634 m2
- Vốn cố định : 15.743 triệu đồng
- Vốn lưu động : 19.620 triệu đồng
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
Từ khi được thành lập đến nay, nhất là sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty Cổ phần Hữu Nghị luôn tìm ra đường đi đúng cho mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đứng vững và phát triển trên thị trường đi đôi với các biện pháp tăng năng suất lao động, tăng doanh thu.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất kẹo, bánh và một số mặt hàng thực phẩm khác. Hàng năm, Công ty xuất khoảng 4000 tấn với 40 - 50 chủng loại khác nhau, như: Kẹo tổng hợp, Kẹo hương cốm, Kẹo cà phê, Kẹo hoa quả, Bánh Snack, Bánh quế, Bánh sô đa hành…. Công ty có thể thay đổi chủng loại và mẫu mã các loại bánh theo nhu cầu thị trường.
3. Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty:
Cơ cấu tổ chức có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau và được phân thành các cấp quản lý với chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức của Công ty không ngừng được hoàn thiện. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Hữu Nghị được thực hiện cụ thể ở sơ đồ sau:
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể:
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, toàn quyền nhân danh Công ty quyết định đến mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty như chiến luợc kinh doanh, phuơng án đầu tư; bổ, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng…
- Giám đốc điều hành: Là nguời trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty.
* Khối Văn phòng:
- Phòng Tổ chức nhân sự: Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ cấu nhân lực, cơ cấu quản lý phù hợp với hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ. Xác định nhu cầu đào tạo, tuyển dụng và bố trí cán bộ, nhân viên. Lựa chọn các tiêu chuẩn, phương pháp tuyển chọn phù hợp.
- Phòng Hành chính: Thực hiện quản lý hành chính; quản lý hồ sơ văn thư lưu trữ và các thiết bị văn phòng, nhà khách, tổ chức công tác thi đua tuyên truyền.
- Phòng Bảo vệ: An ninh trật tự, hướng dẫn kiểm soát ra vào.
- Phòng Y tế: Thực hiện công tác Y tế dự phòng và hồ sơ chăm sóc sức khoẻ.
* Khối sản xuất và kinh doanh:
- Phòng nghiên cứu và đầu tư phát triển:
+ Báo cáo các hoạt động kỹ thuật hàng tháng, quý theo yêu cầu.
+ Đăng ký chất lượng, mã số mã vạch, hệ thống quản lý chất lượng.
- Nghiên cứu: Chiến lược, nghiên cứu phân tích bên ngoài và bên trong Công ty, pháp lý.
- Phát triển: Dự án đầu tư mới, phát triển sản phẩm Hoàn thiện quy trình sản xuất đồng thời nghiên cứu sản phẩm mới. Báo cáo các hoạt động kỹ thuật hàng tháng, quý theo yêu cầu. Đăng ký chất lượng, mã số mã vạch, hệ thống quản lý chất lượng.
- Phòng marketing, bán hàng:
- Bán hàng:
+ Xử lý đặt hàng từ các đại lý. Tổ chức bán hàng 2 hoặc 3 cấp.
+ Quản lý bán hàng vùng. Dịch vụ sau bán hàng.
+ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Marketing:
+ Phát triển thị trường mới.Phát triển kinh doanh.
+ Thiết kế mẫu mã bao bì, phân tích đánh giá thị trường.
+ Xúc tiến thương mại. Quảng cáo mặt hàng.
- Phòng Kế hoạch - sản xuất, Kỹ thuật thiết bị: Lập kế hoạch điều độ sản xuất. Giá thành kế hoạch. Xây dựng kỹ thuật công nghệ, quy trình công nghệ, quy trình tái chế, các hành động khắc phục và phòng ngừa trong các dây chuyền sản xuất. Thanh tra định kỳ quá trình sản xuất của các phân xưởng. Quản lý các dụng cụ trong phòng chế thử. Cung cấp hơi đốt điện.
- Phòng Quản lý chất lượng: Kiểm tra đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào. Xây dựng các phương pháp kiểm tra. Kiểm tra đảm bảo chất lượng bán thành phẩm nhập kho hàng ngày. Kiểm tra chất lượng thành phẩm bao quản trong kho, thành phẩm trả về của các đại lý và tổ bán hàng. Báo cáo tổng kết chất lượng sản phẩm toàn Công ty hàng tháng, quý theo yêu cầu.
- Phòng Cung tiêu: Làm nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận và phân tích nguồn nguyên vật liệu đầu vào; đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng cho quá trình sản xuất; đồng thời tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm.
- Các tổ sản xuất: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm cho Công ty.
- Tổ kho vận, tổ sửa chữa, tổ bốc xếp.
Cơ cấu bộ máy tổ chức theo cấu trúc trực tuyến - chức năng. Các phòng, ban của Công ty đều có nhiệm vụ, chức năng riêng nhưng tất cả đều làm việc giúp Giám đốc, chịu sự quản lý của Giám đốc theo lĩnh vực chuyên môn được phân công và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc; trước pháp luật, Nhà nước về chức năng hoạt động và về hiệu quả của công việc được giao.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty :
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây, xu hướng biến động về doanh thu và các chỉ tiêu khác là tương đối ổn định . Điều này được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây (Bảng số 1 trang bên).
Doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm qua liên tục tăng. Mặc dù trong tình hình thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty vẫn không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu. Do liên tục đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, năng lực sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng.
Doanh thu năm sau tăng hơn so với năm trước. Năm 2006 so với 2005 tăng 2,78% hay 1.070 triệu đồng; năm 2007 so với 2006 tăng 7,92% hay 3.131 triệu đồng.
Tổng chi phí tăng giữa các năm. Năm 2006 so với 2005 tăng 545 triệu đồng (tương ứng 1,60%); năm 2007 so với 2006 tăng 3.078 triệu đồng (tương ứng 8,91%), đã hạn chế mức tăng lợi nhuận.
Nộp ngân sách Nhà nước tăng. Năm 2006 so với 2005 tăng 69 triệu đồng (tương ứng 0,69%); năm 2007 so với 2006 tăng 330 triệu đồng (tương ứng 3,27%)
Thu nhập bình quân người lao động cũng tăng. Năm 2005 thu nhập bình quân là 1,2 triệu đến năm 2007 đã tăng lên 1,6 triệu.
Lợi nhuận cũng tăng qua các năm. Năm 2006 so với 2005 tăng 525 triệu đồng (tương ứng 11,82%); năm 2007 so với 2006 tăng 53 triệu đồng (tương ứng 1,07%).
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu và tổng chi phí năm sau so với năm trước đều tăng mạnh (cả về số tiền và tỷ lệ); nhưng tốc độ tăng doanh thu năm 2007 (7,92 %) nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí (8,91%), đã hạn chế mức tăng lợi nhuận.
Năng suất lao động bình quân/người theo doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 2,29 triệu đồng (1,74%). Năm 2007 tăng so với 2006 là 3,62 triệu đồng (2,70%).
Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh sau một năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo số liệu trong bảng thì cứ 100 đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại 15,08 đồng lợi nhuận (2005); 14,28 đồng lợi nhuận (2006) và 14,20 đồng lợi nhuận (2007).
Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí phản ánh cứ 100 đồng chi phí cho sản xuất kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng trên cho thấy cứ 100 đồng chi phí cho sản xuất kinh doanh, đem lại 13,06 đồng lợi nhuận (2005); 14,38 đồng lợi nhuận (2006) và 13,43 đồng lợi nhuận (2007).
Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu phản ánh cứ 100 đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng trên cứ 100 đồng doanh thu đem lại 11,55 đồng lợi nhuận (2005); 12,57 đồng lợi nhuận (2006) và 11,77 đồng lợi nhuận (2007).
Hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí và tổng doanh thu của năm 2007 đều giảm (năm 2007 so với 2006 giảm 1,04 đồng chi phí và 0,8 đồng doanh thu) cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn cần được cải thiện trong thời gian tới.
Như vậy, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm đã đạt được những thành tựu đáng kể, đa số các chỉ tiêu đều tăng (đặc biệt là lợi nhuận, doanh thu, tổng quỹ lương và quỹ lương bình quân).
Chương II
Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm
tại công ty Bánh Kẹo Hữu Nghị
I. những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty Bánh Kẹo Hữu Nghị.
1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty:
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng. Công ty đã tích cực nghiên cứu thị truờng, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm; đưa ra các loại mặt hàng sau:
- Kẹo tổng hợp: Là loại kẹo cấp thấp có tỷ trọng lao động thủ công chiếm 90% trong dây chuyền sản xuất, có công nghệ sản xuất đơn giản, giá trị vật liệu tương đối rẻ tiền, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở nông thôn.
- Kẹo hương cốm (thuộc nhóm kẹo mềm cao cấp): Là sản phẩm chính của Công ty
từ năm 1993 đến nay, là hình ảnh Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị, được thị trường trên cả nước chấp nhận. Trong 2 năm (2003 - 2005), sản lượng kẹo hương cốm có nhiều hướng giảm thì một số sản phẩm kẹo mềm cao cấp được sản xuất trên cùng một dây chuyền với kẹo hương cốm dần dần tăng sản lượng và đã có chỗ đứng trên thị trường. Đó là các loại kẹo: Sôcôla sữa, Sôcôla lạc mềm và cà phê sữa.
- Bánh Quế: Là sản phẩm được đưa vào sản xuất từ tháng 1/1999. Đây là sản phẩm bánh cao cấp, công nghệ và thiết bị sản xuất của Indonesia rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Châu á và có khả năng tiêu thụ quanh năm.
- Snack: Là sản phẩm mới đưa vào sản xuất năm 2002, nhưng năm 2003 mới được đưa vào thị trường. Đây là sản phẩm cao cấp sản xuất bằng công nghệ của cộng hoà Pháp và sản phẩm này có sự tăng đột biến trên thị trường tiêu thụ năm 2005. Sản lượng bình quân hiện nay của sản phẩm này là 1,6 tấn/ngày. Sản phẩm Snack của công ty có đặc điểm nổi bật khác biệt là được sử dụng công nghệ đùn ép, rất đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người tiêu dùng.
- Bánh quy cao cấp: Đây là sản phẩm mới của Công ty được đưa vào sản xuất năm 2006, với dây chuyền máy móc hiện đại, nhập mới nên sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong cả nước.
Nhìn chung, các sản phẩm hiện nay của Công ty có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng trong nước, sức tiêu thụ cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Công ty cần tiếp tục đầu tư để đa dạng hoá chủng loại sản phẩm; phát huy được tiềm năng, giá trị thương hiệu vốn có của Công ty.
2. Thị trường tiêu thụ của Công ty:
Thị truờng Hà Nội là thị trường lớn nhất của Công ty (chiếm 50% tổng sản lượng tiêu thụ). Tuy nhiên thị phần của Công ty trên thị truờng này có giảm sút trong những năm gần đây do bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ khác. Sau thị truờng Hà Nội là thị trường các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc (chiếm 40% tổng sản lượng tiêu thụ). Đây là thị trường hết sức rộng lớn, có triển vọng khai thác cả về chiều rộng và chiều sâu. ở thị trường miền Trung, chủ yếu tập trung tiêu thụ ở một số tỉnh: Nghệ An và Thanh Hoá. Các sản phẩm bình dân rất phù hợp với nhu cầu của vùng thị trường này. Đối với thị trường miền Nam, sản phẩm của Công ty mới có mặt vài năm gần đây, chủ yếu ở một số tỉnh như: Vũng Tàu, Đắc Lắc, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn. Sản lượng tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung và miền Nam còn thấp (khoảng 5 - 6% sản lượng tiêu thụ của Công ty). Nguyên nhân do khoảng cách địa lý quá xa, Công ty không đủ lực để quản lý, thêm vào đó là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất Bánh kẹo Phía Nam có lợi thế hơn hẳn Hữu Nghị. Khu vực thị trường này gần như Công ty còn bỏ trống.
Hiện nay Công ty vẫn tiếp tục tập trung vào chiếm lĩnh thị phần ở thị trường Hà Nội vì đây là thành phố lớn, có lượng tiêu thụ mặt hàng Bánh kẹo cao. Công ty đã mở thêm các đại lý, đồng thời cũng có hoa hồng ưu đãi cho các đơn vị đứng ra làm đại lý cho Công ty. Ngoài ra Công ty còn áp dụng một số chương trình khuyến mại sản phẩm vào các dịp lễ, tết.
Sơ đồ 2: Cơ cấu thị phần của Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị năm 2007
( Nguồn: Phòng Marketing– Công ty Cổ phần Hữu Nghị)
3. Về lao động của Công ty:
Lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm lao động sẽ giảm chi phí về lao động, thúc đẩy sử dụng hợp lý, tiết kiệm những yếu tố khác dẫn đến Công ty sẽ hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất – tiêu thụ, giảm được giá thành sản phẩm.
Là một nhà máy có quy mô lớn và có uy tín trong cả nước về sản phẩm bánh kẹo, Công ty Cổ phần Hữu Nghị có một đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Về số lượng:
Hiện nay công ty có 401 người. Lao động nữ chiếm 80% số lao động toàn Công ty. Lao động nữ chiếm tỷ lệ đông như vậy do đặc điểm của nữ là cần cù, khéo léo, … rất thích hợp với công việc bao gói kẹo. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những hạn chế: thường hay đau ốm, thai sản, nuôi con ốm dẫn đến hoạt động bị ảnh hưởng, có khi dẫn đến gián đoạn sản xuất. Đặc biệt vào dịp lễ tết hay lúc yêu cầu tiêu thụ cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Lao động nam chủ yếu làm việc ở khâu bốc xếp kẹo ở khâu nhập kho ở tổ cơ khí, nấu kẹo.
Công ty có một lực lượng lao động thời vụ khá đông do đặc điểm sản phẩm của Công ty là lượng tiêu thụ không đồng đều giữa các mùa trong năm: lượng tiêu thụ thường lớn vào mùa lễ tết. Nên số lượng lao động của Công ty cũng thay đổi theo mùa vụ. Vấn đề đặt ra là liệu lượng lao động này có đáp ứng về khả năng và trình độ chuyên môn không? Đó là bài toán khó đối với các cấp lãnh đạo của công ty và nó ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng sản phẩm.
(Bảng số 2,3,4 trang bên).
- Về chất lượng:
Tất cả các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đều có trình độ đại học, cao đẳng hay trung cấp, cụ thể là:
+ Người có trình độ đại học: 96 người.
+ Người có trình độ cao đẳng: 75 người.
+ Người có trình độ trung cấp: 90 người.
+ Bậc thợ bình quân của công nhân trong toàn Công ty là 4/7.
Với cơ cấu lao động tương đối hoàn chỉnh, nhưng do yếu tố cạnh tranh nên Công ty luôn luôn chú ý không ngừng nâng cao kiến thức, tay nghề chuyên môn cho công nhân viên, thường xuyên mở các lớp đào tạo doanh nghiệp, gửi đi học quản lý kinh tế và an toàn lao động ở bên ngoài. Do đó công tác tổ chức của Công ty ngày một hoàn thiện hơn.
4. Nguyên vật liệu cho sản xuất :
Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị là đơn vị sản xuất các mặt hàng thực phẩm cho nên nguyên vật liệu đưa vào sản xuất thường rất khó bảo quản, dễ hư hỏng hoặc bị giảm phẩm chất. Các nguyên vật liệu chủ yếu dùng để sản xuất ra các mặt hàng của Công ty : (Bảng số 5, 6 trang bên).
Đặc điểm của nguồn nguyên vật liệu này là đa dạng về chủng loại, tính chất và nguồn cung cấp dễ bị hỏng theo thời gian, khó bảo quản, giá cả không ổn định. Để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu, bên cạnh vấn đề giá cả hợp lý, nó còn phải được đảm bảo chất lượng tốt, dễ bảo quản và vận chuyển.
Phần lớn nguyên vật liệu của Công ty đều phải nhập từ nước ngoài như: Bột mỳ, hương liệu, dầu bơ, túi nhãn cao cấp… còn lại là mua ở các công ty trong nước như đường kính, dầu thực vật... Như vậy có sự biến động nào từ phía người cung cấp cũng như sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của chính phủ trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái đều ảnh hưởng đến sản xuất của Công ty, đặc biệt là các nguồn cung cấp ở nước ngoài. Để tránh tình trạng này Công ty đã, một mặt, tính toán mua sắm nguyên vật liệu để luôn luôn có một lượng dự trữ nhất định đảm bảo sản xuất được tiến hành liên tục và phòng khi có sự cố xảy ra từ nguồn nhập. Một mặt khác Công ty cố gắng tìm nguồn hàng với chất lượng cao mà giá thành hạ để tăng hiệu quả, và tăng cường nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế để giảm bớt chi phí sản xuất và chất lượng vẫn đảm bảo.
Công ty cũng thực hiện các chế độ kiểm tra và bảo quản nghiêm ngặt các nguồn nguyên liệu để giảm thiểu tình trạng ẩm, mốc, hư hỏng.
5. Cơ cấu về vốn kinh doanh:
Bảng 7 : Cơ cấu vốn của Công ty Bánh Kẹo Hữu Nghị
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
VLĐ
18.336
62,23
19.047
54,77
19.620
55,48
VCĐ
11.127
37,77
15.729
45,23
15.743
44,52
Tổng NV
29.463
100
34.776
100
35.363
100
(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị).
Cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định của Công ty đang tiến tới tỷ lệ gần bằng nhau. Năm 2007 tỷ lệ vốn lưu động và vốn cố định tương ứng là 55,48% và 44,52%. Tỷ lệ vốn như vậy là phù hợp với hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty.
Do hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty có hiệu quả nên uy tín của Công ty trên thị trường không ngừng tăng lên. Vì vậy, Công ty dễ dàng huy động các nguồn vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh.
Cơ cấu vốn luôn được Công ty điều chỉnh, phù hợp với tình hình sản xuất – kinh doanh trong từng thời kỳ. Phương hướng của Công ty trong thời gian tới là mở rộng sản xuất đồng thời tiếp tục đầu tư theo chiều sâu bằng nguồn vốn huy động từ bên ngoài như: vay ngân hàng, vốn ứng trước của các nhà đầu tư, phát hành cổ phiếu bằng cách tham gia thị trường chứng khoán…
6. Tình hình máy móc, thiết bị và công nghệ chế biến sản phẩm của Công ty:
Công ty Cổ phần Hữu Nghị trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu về số lượng và chất lượng bánh kẹo trên thị trường đã chuyển hướng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm với mẫu mã đẹp, giá thành hạ và chất lượng cao. Công ty đã tự thiết kế xây dựng, mở rộng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại được nhập từ Pháp, Đức, Indonesia… như dây truyền sản xuất bánh Snack, kẹo mềm cao cấp, bánh quế.
(Bảng số 8 trang bên).
Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh của sản xuất, nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị của Công ty chưa được đồng bộ. Công ty vẫn còn sử dụng một số máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu như:
- Máy trộn nguyên liệu máy quật kẹo, máy cán của Trung Quốc được nhập vào từ năm 1960.
- Nồi sấy WKA4, nồi hoà đường CK22, máy tạo tinh… của Ba Lan từ những năm 1966, 1977, 1978…
Và một số máy móc khác được nhập của Đức, Hà Lan cũng rất lạc hậu.
Đây có thể nói là một khó khăn lớn cho quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm của công. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần tập trung vay vốn từ nhiều nguồn để mua sắm, trang bị lại dây chuyền sản xuất, đó là vấn đề mang tính chiến lược của Công ty.
Một vấn đề nữa công ty phải quan tâm là hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị của công ty chưa cao, thời gian ngừng máy còn nhiều. Điều này dẫn đến giá trị khấu hao phân bổ của công ty còn cao, làm đội giá thành lên. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nói chung, của Công ty bánh kẹo Hữu Nghị nói riêng. Trong thời gian tới, Công ty phải chú ý bảo đảm khai thác tốt nhất công suất máy móc thiết bị, giảm chi phí, hạn giá thành sản phẩm hơn nữa nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
7. Quy trình sản xuất Kẹo hương cốm truyền thống:
7.1/ Sơ đồ quy trình sản xuất :
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất kẹo hương cốm.
Sơ chế phụ liệu
Hoà trộn đường
Cô, khuâý trộn
Làm nguội
Cuộn kẹo
Thành phẩm
Vào thùng
Đóng túi
Vận chuyển
Định hình và gói
Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ SX bánh quế trên dây chuyền Indonesia.
Xay đường, đỗ xanh, thắng dịch Caramen
Cân, sản xuất dịch vỏ
Nhân kem chuyển đến lò nướng, bơm nhân
Cân kiểm tra sản phẩm bánh trần
Đóng gói bánh quế
Đóng hộp
Vào thùng
Thành phẩm
7.2/ Mô tả quá trình:
- Cốm tươi: Cốm đã được bào chế thu mua trước khi đưa vào sử dụng đều được kiểm tra theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở.
- Cho cốm, đường, các sản phẩm khác vào máy nhào trộn và cô quấy. Sau đó thu được sản phẩm thạch nha đã qua chế biến sau đó để nguội cho vào máy cắt thành từng viên. Tiến hành cuộn kẹo, đóng túi.
Qua sơ đồ ta thấy quy trình sản xuất mỗi mặt hàng là khác nhau nhưng luôn theo một trình tự nhất định. Để dây chuyền sản xuất thực hiện liên tục, có hiệu quả, ở mỗi công đoạn đều được bố trí số lượng công nhân hợp lý, thực hiện đúng nhiệm vụ được giao rõ ràng. Sau mỗi ca làm việc, công nhân công nghệ, công nhân phụ trợ đều phải kiểm tra lại quá trình hoạt động của máy móc thiết bị và vệ sinh công nghiệp trong phạm vi đảm nhiệm. Vì vậy, những yêu cầu đặt ra đối với công nhân rất khắt khe, không những đảm nhiệm công việc được giao mà còn có khả năng tính toán, phát hiện và xử lý kịp thời những trục trặc của máy móc thiết bị. Có như vậy thì sự kết hợp giữa con người và máy móc mới đem lại hiệu quả cao trong quá trình tạo ra sản phẩm.
Ii. hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm tại công ty.
Chất lượng của một sản phẩm được đánh giá qua một hệ thống chỉ tiêu chất lượng. Cụ thể cho từng loại sản phẩm hệ thống đó được doanh nghiệp xây dựng theo tiêu chuẩn đặt ra của từng ngành và được trung tâm đo lường sản phẩm nhà nước phê duyệt và cho phép sản xuất. Để đánh giá chất lượng sản phẩm có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không người ta phải dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đã đăng ký đó.
Đối với bánh kẹo là hàng thực phẩm tiêu dùng ngay nên việc đánh giá chất lượng phải dựa trên các chỉ tiêu lý, hoá, chỉ tiêu vi sinh. Ngoài ra còn dựa vào chỉ tiêu cảm quan để đánh giá. Nếu tất cả các chỉ tiêu đó đều đạt yêu cầu thì bánh kẹo mới được coi là đạt yêu cầu chất lượng.
Công ty Cổ phần Hữu Nghị dựa trên tình hình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sở thích của người tiêu dùng đồng thời dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, trình độ công nhân và đặc biệt dựa vào chỉ tiêu chất lượng nhà nước để xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng cụ thể cho Công ty mình. Chỉ tiêu chung cho các loại bánh, kẹo (Bảng số 9,10 trang bên).
Ngoài ra để đánh giá phân tích tình hình thực hiện chất lượng giữa các bộ phận, Công ty còn đưa ra các chỉ tiêu so sánh chủ yếu sau:
Tỷ lệ sai hỏng để phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất.
Tỷ lệ sai hỏng Số lượng sản phẩm sai hỏng
(theo hiện vật) = x 100
Tổng số sản phẩm sản xuất
Tỷ lệ sai hỏng Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng
(theo giá trị) = x 100
Tổng giá thành công xưởng của SPSX
Trong quản lý chất lượng sản phẩm, còn dùng chỉ tiêu:
Tỷ lệ đạt chất Số sản phẩm đạt chất lượng
lượng =
Tổng số sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn tới tăng lợi nhuận (Sơ đồ biểu diễn quan hệ giữa chất lượng với lợi nhuận – Sơ đồ 5 trang bên)
III. tình hình công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty.
1. Phân công chức danh và nhiệm vụ:
Để quản lý chất lượng một cách toàn diện nhằm đạt được chất lượng sản phẩm cao thì vấn đề chất lượng phải được cán bộ công nhân viên của Công ty hiểu một cách thấu đáo, ý thức trách nhiệm về chất lượng phải được mọi người thấm nhuần. Vì vậy trách nhiệm phải được xác định rõ ràng cho từng phòng, ban cá nhân như: giám đốc, các phòng ban chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất, công nhân và của từng đại lý như sau:
- Giám đốc Công ty: Có trách nhiệm xác định thị trường của Công ty sẽ tham gia và loại sản phẩm mà Công ty cần tiêu thụ thông qua việc xác định mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển. Giám đốc là người quyết định cuối cùng về mức chất lượng cần đạt trong thiết kế sản phẩm và mức độ cam kết về quản lý chất lượng cần thiết để đạt được chất lượng đó. Sau đó lãnh đạo các bộ phận chức năng trong toàn Công ty cùng nhau cam kết thực hiện quản lý chất lượng.
- Các phòng ban chức năng: Có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch do giám đốc đặt ra. Cán bộ quản lý ở cấp này cần tập trung vào việc thiết kế và kiểm tra quá trình sản xuất sao cho phù hợp với các đặc tính kỹ thuật của việc thiết kế. Như vậy các phòng ban chức năng có trách nhiệm thiết kế và thực hiện hiệu quả chương trình quản lý chất lượng, nhằm đáp ứng các đặc tính sử dụng của sản phẩm.
- Nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất: Điều khiển và kiểm tra các công nhân trong quá trình sản xuất. Tổ trưởng sản xuất cũng là người có trách nhiệm nhận dạng và tìm giải pháp cho vấn đề chất lượng, phối hợp các phòng ban khác để sửa chữa và cải tiến quy trình sản xuất.
- Công nhân: Có vai trò trực tiếp trong việc tham gia thực hiện chất lượng sản phẩm. Công ty nên tạo điều kiện cho công nhân phát huy ý thức tự giác, tránh tình trạng căng thẳng về trách nhiệm, vì tiền lương của mình mà cứ phải cố gắng hoàn thiện tốt công việc và kết quả có thể dẫn đến tình trạng buông xuôi, chán nản mà ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Trách nhiệm của đại lý: Có nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về sự xuống cấp của chất lượng sản phẩm mà nguyên nhân là do các đại lý, người bán buôn không có chế độ bảo quản theo yêu cầu khi mua bánh kẹo của Công ty để bán buôn và bán lẻ. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp bảo quản đối với sản phẩm của mình khi giao cho khách hàng là đại lý, cửa hàng… để đảm bảo chất lượng. Khi ký kết hợp đồng mua bán Công ty cần bổ sung các điều khoản về trách nhiệm đối với khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm do các đơn vị đó bán ra.
2. Chính sách về chất lượng của Công ty:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ Công ty nào cũng đều có những ý đồ, xu hướng theo nguyên tắc nào đó để tiến hành công việc của mình. ý đồ và định hướng chung về chất lượng của một số tổ chức do lãnh đạo cao nhất đề ra chính là chính sách chất lượng. Có được chính sách chất lượng đúng đắn, lãnh đạo Công ty có thể xây dựng được chính sách chất lượng thích hợp, thực hiện các phương pháp quản lý tiên tiến, nhất quán trong Công ty, tạo lập phong trào quần chúng làm chất lượng, sáng tạo tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Nên nội dung chính sách chất lượng của Công ty đã được đề ra như sau:
Mục tiêu chính sách:
+ Chính sách mô tả thực trạng của Công ty về công nghệ, nhân lực, vốn, nguyên liệu, thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty. Từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra chỉ tiêu phấn đấu 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
+ Chính sách chất lượng dự đoán tình hình thị trường và tính cấp bách của công tác chất lượng đối với sự sống còn của Công ty.
+ Đảm bảo chất lượng là nhiệm vụ của từng cá nhân đơn vị, phòng ban.
Nội dung của chính sách chất lượng mà Công ty có thể áp dụng:
+ Công ty cam kết thi hành một chính sách chất lượng đảm bảo cho sản phẩm của mình luôn đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng.
+ Công ty có ý định sẽ trở thành người dẫn đầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường trong nước và tiếp tục duy trì nó.
+ Công ty tán thành quan điểm hợp tác với khách hàng và bên cung ứng để thực hiện chính sách đó và không ngừng phấn đấu để cải tiến chất lượng.
+ Toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty có sự cam kết tích cực về mặt chất lượng đặc biệt là sự cam kết của ban lãnh đạo cao nhất, có sự đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả để đạt được những tiêu chuẩn công tác mà Công ty mong chờ ở họ.
3. Các bước tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty:
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố giúp các doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm Công ty luôn đề cao công tác quản lý chiến lược sản phẩm trong mọi hoạt động của mình.
Để đảm bảo chất lượng Công ty đã tổ chức một mạng lưới kiểm tra thống nhất từ Công ty cho đến xí nghiệp cơ sở theo chế độ “5 kiểm”: (Sơ đồ 6 trang bên )
- Cá nhân tự kiểm tra
- Tổ sản xuất tự kiểm tra
- Ca sản xuất tự kiểm tra
- Phân xưởng tự kiểm tra
- Công ty kiểm tra và cho xuất xưởng.
Nguyên tắc kiểm tra của Công ty được thực hiện dựa trên việc lấy xác suất các mẫu trên dây chuyền của từng lô sản phẩm hay nguyên liệu trước khi mua về hoặc chuẩn bị nhập kho. Tuỳ thuộc vào độ lớn của từng lô sản phẩm hay khối lượng nguyên vật liệu để lấy mẫu. Sau đó các mẫu này được chuyển đến phòng kiểm tra chất lượng để phân tích đánh giá. Cán bộ kiểm tra chất lượng ghi rõ ngày sản xuất, ngày nhập, ca sản xuất trên mỗi mẫu để tiện theo dõi, đối chiếu và quy trách nhiệm cho bộ phận thực hiện.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, nhất là sản phẩm thực phẩm của Công ty. Nếu chỉ phát hiện ra sản phẩm cuối cùng bị hỏng thì thiệt hại rất lớn. Vì vậy Công ty đã xây dựng kế hoạch theo dõi, kiểm tra ngay từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, theo dõi từng công đoạn của quá trình sản xuất. Vì vậy, quá trình kiểm tra được thực hiện qua các khâu:
3.1. Kiểm tra chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm
Khâu thiết kế sản phẩm được điều hành theo các bước:
- Công ty có đội ngũ nhân viên làm công tác thị trường rất năng động, được đào tạo bài bản, yêu nghề: Nhóm nhân viên này có trách nhiệm thu thập thông tin trên thị trường nhằm nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của Công ty và đối thủ cạnh tranh đồng thời nghiên cứu thị hiếu, đặc điểm tiêu dùng của khách hàng.
- Nghiên cứu thiết kế sản phẩm: Chế thử từ quy mô nhỏ đến quy mô trung bình sau đó đến sản xuất ở quy mô lớn. Chế thử bằng nhiều phương pháp dựa trên các tiêu chuẩn mà Công ty đã áp dụng.
3.2. Kiểm tra chất lượng trong khâu cung ứng
Những thông tin về số lượng và chủng loại nguyên vật liệu sẽ được cung cấp cho phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh có trách nhiệm tìm đối tác, thoả thuận và ký hợp đồng mua nguyên liệu theo đúng thành phần số lượng và chỉ tiêu chất lượng.
Bộ phận kiểm tra chất lượng có trách nhiệm ghi số ngày sản xuất, ngày nhập ca sản xuất trên mỗi mẫu để tiện theo dõi, đối chiếu và quy trách nhiệm cho bộ phận thực hiện, kiểm tra khâu cung ứng.
Để đảm bảo cho nhập hàng đúng yêu cầu chất lượng, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm và bộ phận nghiên cứu sản phẩm đều kiểm tra qua bước phân tích nguyên liệu và nấu thử sản phẩm trước khi nhập lô hàng. Công ty có biện pháp kết hợp với nhà cung ứng như sau:
- Công ty yêu cầu bên cung ứng gửi mẫu giới thiệu sản phẩm và các thông tin về đặc tính sản phẩm kèm theo.
- Bộ phận thí nghiệm thử mẫu trên sản phẩm của bánh kẹo.
- Bộ phận kiểm tra chất lượng nhận xét, đánh giá.
- Nếu NVL đạt yêu cầu cả hai về chỉ tiêu lý hoá và sản phẩm nấu thử, bộ phận kiểm tra sẽ chuyển yêu cầu sang bộ phận kinh doanh.
- Phòng kinh doanh xem xét giá cả, các phương thức mua nhập và lựa chọn nhà cung cấp.
Trong quá trình giao hàng bên cung ứng không giao đúng với chất lượng nguyên vật liệu đã gửi mẫu, cán bộ kiểm tra chất lượng có quyền không cho phép nhập kho lô hàng đó. Trong quá tình bảo quản lưu kho nguyên vật liệu cũng thường xuyên được kiểm tra để tránh có sự xuống cấp về chất lượng, đồng thời kiểm tra kho từng, thùng chứa… để đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào sản xuất.
3.3. Kiểm tra chất lượng khâu sản xuất
Để có được sản phẩm chất lượng cao, đòi hỏi người trực tiếp kiểm tra, nhân viên kỹ thuật phải có kinh nghiệm vững chắc, thực hiện kiểm tra đúng yêu cầu, đúng công thức.
Bộ phận kiểm tra chất lượng cử nhân viên xuống các phân xưởng sản xuất và cùng cán bộ kỹ thuật theo dõi và kiểm tra chất lượng ở các công đoạn quá trình sản xuất, phát hiện những trục trặc kỹ thuật nhằm hạn chế phế phẩm ở mức tối đa.
Mục tiêu của khâu kiểm tra trong sản xuất là: Phát hiện sớm ngăn ngừa những sai sót và kịp thời xử lý ngay trên dây chuyền, sản phẩm sản xuất ra phải được tiến hành nhập kho, dán mác đảm bảo đúng quy định.
3.4. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Nhận viên kiểm tra chất lượng lấy mẫu xác suất từng loại bánh kẹo theo ca của từng ngày sản xuất để theo dõi chất lượng sản phẩm của Công ty. Các mẫu này được kiểm tra theo các chỉ tiêu cảm quan, lý, hoá và vệ sinh thực phẩm. Các chuyên gia đánh giá cảm quan dựa trên chỉ tiêu (kẹp có vuông không, bánh có rõ hình không, trọng lượng viên kẹo, bánh có đúng không? trạng thái, mùi vị, màu sắc…). Sau đó cho điểm và ghi vào sổ để theo dõi. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và người thực hiện sản phẩm đó sẽ được thưởng hay ngược lại. Sau đó các mẫu sẽ được phân tích theo các chỉ tiêu lý hoá, vệ sinh thực phẩm như quy định trong tiêu chuẩn.
Sản phẩm sản xuất xong đủ tiêu chuẩn sẽ được bảo quản trong các thùng cacton. Trước khi xuất xưởng, sản phẩm được kiểm tra lần nữa để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng.
3.5. Kiểm tra chất lượng trong khâu bảo quản
Mặc dù trong những năm gần đây số lượng bánh kẹo tồn đọng ít, nhưng do tính chất thời vụ nên khoảng thời gian trước tết nguyên đán, tết trung thu…cần có nhiều bánh kẹo tiêu thụ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Công ty phải tập trung sản xuất nên khâu bảo quản, quản lý sản phẩm không kém phần quan trọng. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu nhà kho thông thoáng, cách xa mặt đất, xa tường thì công tác quản lý sản phẩm cần tìm biện pháp sắp xếp hợp lý, các hộp bánh kẹo được xếp thành hàng nối không chồng chất lên nhau quá nhiều để đảm bảo bánh kẹo không dập nát.
Để đảm bảo khâu này bộ phận kiểm tra chất lượng có nhiệm vụ:
- Thường xuyên xuống các kho chứa thành phẩm để kiểm tra độ thông thoáng, cách sắp xếp thành phẩm trong kho đã đúng yêu cầu kỹ thuật hay chưa.
- Kịp thời xử lý ngay những vấn đề vi phạm kỹ thuật trong khâu bảo quản nguyên liệu và thành phẩm.
Như vậy, với mục tiêu đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng đề ra trong đó bao gồm:
- Đảm bảo sản phẩm đạt đủ các tiêu chuẩn chất lượng như đã xây dựng và đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (chỉ tiêu lý hoá và cảm quan).
- Đảm bảo sản phẩm đạt an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Sản phẩm được bao gói trong các bao bì thực phẩm, đảm bảo đẹp, bền, tiện lợi và hấp dẫn người tiêu dùng.
- Sản phẩm đạt về thời gian bảo quản, bảo hành, theo quy định của từng loại sản phẩm đăng ký.
IV. Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty.
1. Những thành tựu đạt được:
Trong những năm qua nhờ có sự nỗ lực của ban lãnh đạo và các phòng ban xí nghiệp đặc biệt là đội ngũ quản lý chất lượng của Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, những sản phẩm của Công ty được đánh giá là có chất lượng cao thể hiện ở các cuộc bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao (giải hỗ trợ được tổ chức hàng năm).
- Về chất lượng sản phẩm: Do có hệ thống kiểm tra chặt chẽ đầu vào và đầu ra của các quá trình sản xuất, đã hạn chế nhiều những trục trặc từ nguyên vật liệu, do quá trình sản xuất, giảm tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, đồng thời có tác dụng lớn trong việc đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng cao, biểu hiện:
+ Các chỉ tiêu lý hoá và vệ sinh của sản phẩm bánh kẹo: nói chung đều đạt các tiêu chuẩn đã đăng ký.
+ Giá trị dinh dưỡng: sản phẩm có độ dinh dưỡng cao, tiêu hoá tốt, đủ chất đạm, không chứa độc tố ảnh hưởng đến đường tiêu hoá và sức khoẻ người tiêu dùng.
- Sản phẩm của Công ty tương đối đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, bao bì… với trên 60 loại khác nhau, đáp ứng được nhu cầu khác nhau của thị trường. Hơn nữa giá bán của sản phẩm nhìn chung thấp, phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận thị trường.
- Trong công tác quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm: Việc kiểm tra chất lượng trong Công ty từ lâu đã thành nề nếp, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện ở từng khâu trong quá trình sản xuất. Đây là một thuận lợi lớn trong công tác bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Với Công ty, bảo đảm và nâng cao chất lượng không nằm ngoài mục đích tiêu thụ tốt sản phẩm, làm tăng lợi nhuận, bảo đảm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng được nâng cao trên cơ sở thường xuyên quán triệt tư tưởng: không chạy theo lợi nhuận trước mắt mà phải bằng mọi biện pháp thích hợp đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu suất công tác.
- Chất lượng sản phẩm kẹo mềm: Kẹo mềm thủ công là một loại kẹo truyền thống của Công ty, kẹo được sản xuất từ nhiều năm trước đây và sản lượng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng bánh kẹo của Công ty khoảng 27% và chiếm 41,5% so với các sản lượng kẹo khác loại và là sản phẩm có tốc độ tiêu thụ mạnh nhất so với các loại kẹo của Công ty hiện nay. Điều đó chứng tỏ chất lượng của kẹo rất được đảm bảo.
Ta sẽ xem xét thực trạng chất lượng kẹo mềm của Công ty thông qua bảng sau: (Bảng số 11,12– trang bên)
Qua bảng ta thấy tỷ lệ đạt tiêu chuẩn chất lượng ngày càng tăng, số kẹo sai lỗi ngày càng giảm. năm 2002 sản lượng kẹo sữa dừa sai lỗi là 33,288 thì năm 2007 đã giảm xuống còn 3,789 (0,1%).
- Chất lượng sản phẩm bánh:
Các cán bộ Công ty đã tiến hành nghiên cứu phối hợp giữa bột sắn và bột mỳ trên cơ sở đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng và bánh lại dòn hơn. Việc đánh kem cũng được quan tâm chú trọng, nếu khâu đánh kem không đều, kỹ hoặc tỷ lệ đường, sữa, bơ, tinh dầu…không đảm bảo sẽ làm cho kem dễ chảy, mất độ dòn ban đầu. Trong khâu cắt bánh vì bộ phận cắt làm việc tốt nên tỷ lệ bánh gãy giảm rõ rệt. Với kem xốp phủ socola, quá trình phủ được tiến hành trên dây chuyền của Malaixia.
Thực trạng bánh kem xốp so với tiêu chuẩn được thể hiện qua biểu sau: (Bảng số 13 – trang bên)
Nhìn chung tỷ lệ sai lỗi, hỏng hóc trong quá trình sản xuất của Công ty đã giảm xuống theo từng năm:
Bảng 14 : Tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần Hữu Nghị
Năm
Chi phí sản xuất sản phẩm (trđ)
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng (trđ)
Tỷ lệ sai hỏng (%)
Tỷ lệ sai hỏng cho phép(%)
2002
120900
3022,5
2,5
23
2003
131995
2503
1,9
21
2005
139000
2363
1,7
19
2006
135000
2295
1,5
18
2007
159487
1914
1,2
15
Nguồn số liệu phòng KCS - Năm 2007
Như vậy, ta thấy tỷ lệ sai hỏng giảm dần theo từng năm chứng tỏ chất lượng sản phẩm ngày càng tăng lên. Nếu năm 2002 tỷ lệ sai hỏng là 2,5%, đến năm 2007 còn lại 1,2%. Kết quả này đạt được là do công ty đã nỗ lực trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó Công ty cũng đã có sự đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Sơ đồ 7: Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng của Công ty Cổ phần Hữu Nghị
2. Những hạn chế, tồn tại:
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác quản lý chất lượng, Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít tới chất lượng hoạt động của Công ty nói riêng và sự phát triển Công ty nói chung.
Thứ nhất: cũng như nhiều doanh nghiệp khác hiện nay, Công ty Cổ phần Hữu Nghị vẫn thực hiện phương pháp quản lý cũ, đó là quản lý sản xuất. Công ty đã đồng nhất quản lý chất lượng với kiểm tra chất lượng sản phẩm. Việc nhấn mạnh kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ có ý nghĩa trong việc khắc phục chứ chưa đảm bảo cho việc phòng ngừa những sai hỏng. Từ thực tế của Công ty cho thấy, quản lý chất lượng đầu vào mới đơn thuần là kiểm tra nguyên vật liệu, trong đó đầu vào bao gồm những yếu tố cũng quan trọng không kém như lao động, vốn, công nghệ, thiết bị mặc dù cũng được quản lý nhưng chưa được coi là công việc quản lý chất lượng. Sản phẩm kém chất lượng tuy chưa đến tay người tiêu dùng nhưng hiệu quả sản xuất không cao, các loại bánh, kẹo hỏng lại mất thời gian công sức nấu lại, quật lại… hoặc bỏ đi nếu cháy gây lãng phí cho việc khắc phục những hư hỏng.
Thứ hai: Công tác quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần Hữu Nghị chỉ thuộc trách nhiệm của bộ phận kiểm tra chất lượng. Tổng số cán bộ công nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng của Công ty chỉ có 7 người, phải gánh vác công việc quản lý chất lượng của Công ty thì vất vả và không quán xuyến được hết. Cũng chính vì lý do đó mà họ chỉ tập trung vào mỗi công việc kiểm tra. Việc tập trung quản lý chất lượng vào bộ phận kiểm tra chất lượng vô hình chung đã cô lập bộ phận này với các phân xưởng sản xuất. Cho nên công nhân chỉ thực hiện những thao tác đã quy định, trong khi công nhân chính là người chủ của quá trình, quyết định trực tiếp đến chất lượng của quá trình thì lại chỉ hiểu tầm quan trọng của chất lượng một cách chung chung. Còn để đạt đến chất lượng thì phải làm gì lại do bộ phận khác quy định. Chính vì vậy ta có thể nói rằng công tác quản lý chất lượng của Công ty vẫn mang tính cục bộ, chưa thu hút được toàn thể các thành viên tham gia để công tác đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ ba: để kích thích tinh thần làm việc của công nhân, Công ty còn áp dụng thưởng phạt thông qua việc chấm điểm chất lượng về các chỉ tiêu lý hoá, cảm quan. Tuy nhiên việc đánh giá chấm điểm này là hoàn toàn do phòng quản lý chất lượng. Đến cuối tháng thông qua thưởng phạt, công nhân mới biết chất lượng sản phẩm của mình làm có đạt hay không. Như vậy không có sự phản hồi kịp thời, liên tục giữa phòng quản lý chất lượng và công nhân. Điều này không những không có tác dụng cải tiến chất lượng mà còn gây bất bình cho người lao động do không được phản ánh lại những sai sót của mình mà bị phạt.
Thứ tư: Bên cạnh đó, nhiệm vụ của các phòng ban còn rời rạc, chưa gắn kết chặt chẽ trong công tác quản trị chất lượng mà cũng chưa coi quản trị chất lượng là nhiệm vụ chung, thể hiện cách nhìn cục bộ về quản lý chất lượng. Thực ra mọi hoạt động quản lý như quản lý nhân lực (phòng lao động tiền lương), quản lý tài chính (phòng kế toán)… đều có chức năng quản lý chất lượng đầu vào cụ thể, đó là lao động và vốn… Chúng là một phần của công tác quản lý chất lượng, nhưng Công ty lại chia chúng thành công việc của các phòng ban khác nhau. Điều đó chứng tỏ Công ty chưa coi nhiệm vụ quản lý chất lượng cũng như thực hiện chất lượng là công việc chung của mọi người, mọi phòng ban trong Công ty. Cũng chính vì không liên kết trong quản lý chất lượng giữa các phòng ban, bộ phận, Công ty đã vô tình cô lập ngay cả bộ phận quản lý chất lượng với các phân xưởng sản xuất. Tuy chưa có hiện tượng nào công nhân chống lại sự kiểm tra của phòng Quản lý chất lượng nhưng tâm lý chung họ không thích và sợ bị vạch lỗi. Vì vậy, họ không có tinh thần hợp tác.
3. Nguyên nhân của những tồn tại trên:
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những điều bất cập trong công tác quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần Hữu Nghị là sự nhận thức chưa đúng về chất lượng. Có thể nói đây là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại kể trên.
Công ty mới đề cập đến chất lượng một cách đơn thuần là chất lượng của các sản phẩm vật chất cụ thể như nguyên vật liệu hay sản phẩm bánh kẹo của Công ty. Khách hàng chỉ là người tiêu dùng sản phẩm của mình mà chưa nhận thức được rằng khái niệm khách hàng còn rộng hơn rất nhiều, bao gồm cả khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài….khách hàng bên ngoài cũng không chỉ bao gồm những người tiêu dùng mà còn là những đại lý, những người bán buôn, bán lẻ. Chính điều đó lý giải vì sao công tác quản lý chất lượng của Công ty chỉ là kiểm tra chất lượng nguyên liệu và thành phẩm. Trong khi kiểm tra chỉ là một phần của công tác quản lý chất lượng theo các cách tiếp cận mới hiện nay. Vì vậy việc kiểm tra, thanh tra chất lượng chỉ tập trung vào bộ phận kiểm tra chất lượng gồm 7 người. Công ty bảo đảm việc cải tiến chất lượng bằng cách kiểm tra thật chặt chẽ. Nhưng việc kiểm tra này chỉ hạn chế được sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đến tay người tiêu dùng chứ không có tác dụng phòng ngừa sai hỏng.
Thị trường Việt Nam cũng bị chiếm một phần bánh kẹo của Thái Lan, Malaysia. Để giải thích cho việc này các Công ty sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam trong đó có Hữu Nghị cho rằng bánh kẹo ngoại được nhập lậu vào nước ta, do đó giá rẻ, tiêu thụ được. Nhưng chỉ hai, ba năm nữa bánh kẹo của nhiều nước và các sản phẩm khác sẽ tràn ngập vào Việt Nam mà không chịu một đồng thuế nào theo chính sách tự do thương mại, sản phẩm bánh kẹo Hữu Nghị sẽ gặp khó khăn nếu cứ giữ cách quản lý này. Hơn nữa, Công ty cần vươn ra thị trường nước ngoài nhiều hơn nữa để tìm kiếm thị trường mới, lúc đó Công ty mới thực sự mạnh, chủ động trong cạnh tranh hơn là chống đỡ để tồn tại trên thị trường trong nước.
Với những lý do trên đòi hỏi Hữu Nghị cần phải cải tiến phương pháp quản lý chất lượng cũ và tiếp cận với phương pháp quản lý chất lượng mới phù hợp để đạt tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Chương III
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
tại công ty Cổ phần Hữu Nghị
I. Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Hữu Nghị đến năm 2010:
Hiện nay ngành sản xuất bánh kẹo của nước ta phát triển với tốc độ 10-15% mỗi năm. Có sản phẩm nội địa được người tiêu dùng trong nước đánh giá cao không khác gì hàng ngoại. Chính những thuận lợi này đã giúp cho các nhà sản xuất bánh kẹo thêm tin tưởng vào sự phát triển sản phẩm trong tương lai.
Mục tiêu tổng quát của Công ty trong những năm tới là: “Đến năm 2010 Công ty phải thực sự trở thành một trong những Công ty bánh kẹo lớn nhất Việt Nam, với trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến và có đủ khả năng cạnh tranh với nền công nghiệp sản xuất bánh kẹo của cả nước cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới”.
Đó là mục tiêu to lớn đòi hỏi Công ty phải nỗ lực phấn đấu, phải có những giải pháp, chính sách tạo sự nhịp nhàng, đồng bộ từ đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Hiện nay Công ty đang thực hiện và duy trì tiêu chuẩn chất lượng xí nghiệp, tiến tới đạt tiêu chuẩn chất lượng ngành, mục tiêu đến năm 2010 chất lượng của Công ty phải đạt tiêu chuẩn quốc gia để có khả năng cạnh tranh giành thị trường với sản phẩm có chất lượng cao của các đối thủ trong nước như: Hải Châu, Hải Hà, Biên Hòa…
Đưa công tác chất lượng là trách nhiệm của mọi phòng ban và tất cả mọi thành viên trong Công ty. Nâng cấp chất lượng trên cơ sở tình hình và khả năng của Công ty về cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, tiến tới hiện đại hoá sản xuất.
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hữu Nghị :
Hơn 15 năm tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Hữu Nghị là một trong những Công ty có truyền thống lâu đời trong ngành sản xuất bánh kẹo của Việt Nam. Những năm gần đây Công ty Cổ phần Hữu Nghị đã gặt hái được rất nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm của Công ty được nhiều người tiêu dùng ưa thích như sản phẩm kẹo hương cốm, kẹo sữa dừa, bánh kem xốp, … Chuyển sang cơ chế thị trường, với sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, Công ty Cổ phần Hữu Nghị đã gặp không ít khó khăn. Từ thực trạng về tình hình chất lượng sản phẩm và trong quá trình thực tập tại Công ty, trên cơ sở đã phân tích tình hình chất lượng sản phẩm, em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp sau đây nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
1. Giáo dục và đào tạo, nâng cao ý thức tổ chức về chất lượng:
Trong quản lý kinh doanh nói chung và quản lý chất lượng nói riêng, con người là yếu tố sáng tạo, động cơ quyết định chất lượng sản phẩm của Công ty. Mọi nhân viên trong Doanh nghiệp đều ít nhiều có liên quan đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, Công ty Cổ phần Hữu Nghị, trong nhiều năm qua, vai trò của con người trong quản lý chất lượng chưa được thực sự ở đúng vị trí của nó. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều hạn chế về mặt chất lượng sản phẩm.
Vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm, trước hết Công ty và ban lãnh đạo cần nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên về chất lượng và quản trị sản phẩm.
Đối với công tác đào tạo, ban lãnh đạo của Công ty cần coi đó là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc đổi mới quản lý chất lượng. Đào tạo lại, đào tạo mới, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao… và cứ thế Công ty phải tiến hành thường xuyên công tác đào tạo cho các nhân viên. Đối với cán bộ điều hành và quản lý, nhân viên kỹ thuật, người giám sát sản xuất có thể đi hoặc các lớp đào tạo dài ngày, ngắn ngày trong hoặc ngoài giờ hành chính. Đối với công nhân thì tổ chức các đợt đào tạo tại chỗ, kết hợp lý thuyết với thực hành, chính thức kèm cặp hoăc tự học có hướng dẫn. Cần có sự kiểm tra để phân loại công nhân, từ đó có hình thức đào tạo phù hợp. Với công nhân yếu về kiến thức chuyên môn, mở lớp nâng cao trình độ chuyên ngành, giúp nắm vững quy trình công nghệ kỹ thuật. Sau khi đào tạo phải kiểm tra. Nếu không đạt yêu cầu cần cho đào tạo lại hoặc có biện pháp cứng rắn thoả đáng.
Việc đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề được tiến hành song song với việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.
Trong các đối tượng đào tạo, cần chú ý đến cán bộ lãnh đạo cao cấp trung gian trong Công ty. Đây là những người phụ trách các phòng ban bộ phận trong doanh nghiệp, những người đứng giữa giao điểm các mối quan hệ ngang và dọc trong Công ty, có ảnh hưởng lớn trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty. Hiệu quả của việc đổi mới quản lý chất lượng Công ty chỉ có thể đạt được khi có sự tham gia tích cực của cán bộ quản lý cấp trung gian và đốc công. Cấp quản lý này cũng phải được đào tạo định kỳ về chất lượng.
Đối với các hoạt động mang tính chất phong trào, Công ty phải chủ động đẩy mạnh hơn một bước nữa. Điều quan trọng trước tiên để tiến hành quản lý chất lượng đạt kết quả cao là ban lãnh đạo phải thực sự quan tâm đến vấn đề chất lượng, phải đề ra được chính sách chất lượng, làm cho mọi cán bộ chốt của Công ty nắm thấu đáo nội dung chính sách đó. Từ đó Công ty xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện thích hợp, huy động mọi thành viên tích cực tham gia vào, thực hiện có kết quả các chính sách chất lượng đề ra.
Cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chất lượng và đảm bảo chất lượng trong Công ty. Đưa nội dung quản lý chất lượng vào các đại hội công nhân viên chức, phong trào thi đua. Thông qua các biện pháp này phát huy triệt để vai trò của người lao động trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm.
Công ty cũng cần dành kinh phí, lập quỹ phát triển chất lượng hàng năm, nên tổ chức các “ngày chất lượng”, “tháng chất lượng”. Cần hình thành các nhóm “tự quản lý chất lượng” ở các địa bàn làm việc tại tổ, đội sản xuất để giải quyết những vấn đề cụ thể về chất lượng. Phát động phong trào “Một ngày không có phế phẩm”, “Một ca không có phế phẩm”, “Một ca không có tái chế”. Nhưng cũng cần hạn chế những phong trào năng nề về hình thức, nó sẽ không mang lại hiệu quả mà chi phí bỏ ra khá nhiều.
Cùng với việc phát huy các phong trào là việc đưa giáo dục vào những phong trào đó Giáo dục là một biện pháp tác động về tinh thần nên nó có vai trò tạo ra con người mới nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Khi giáo dục cần:
Giáo dục đường lối chủ trương.
Giáo dục ý thức lao động.
Xoá bỏ tâm lý và phong cách của người sản xuất nhỏ.
Xây dựng tác phong lao động công nghiệp trong lao động.
Giáo dục thông qua các hình thức thông tin tuyên truyền, quảng cáo sử dụng dư luận xã hội để điều chỉnh hành vi cá nhân. Phải tìm hiểu tâm sinh lý của đối tuợng mà đưa ra các biện pháp phù hợp, cụ thể.
Thông qua việc phát động các phong trào, tiến hành đào tạo và giáo dục thường xuyên, ban giám đốc Công ty quan tâm chỉ đạo nhằm tạo lập một đội ngũ những người quản lý giỏi, những chuyên gia về chất lượng, người lao động làm việc với năng suất và chất lượng cao.
Bên cạnh đó là nhận thức của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty về chất lượng sản phẩm được nâng cao, đăc biệt là đội ngũ công nhân. Từ nhận thức đó họ sẽ tự nguyện, sẵn sàng tham gia với tinh thần chủ động, sáng tạo, mà không bị gò bó, miễm cưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành, hoàn thiện kỷ luật lao động, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động, lòng hăng say yêu nghề, lòng tự hoà về kết quả lao động của mình.
Các phong trào, các biện pháp giáo dục tạo nên một phong trào quần chúng hổ trợ công việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty. Đây là một tiềm năng lớn mà Công ty cũng như các doanh nghiệp khác chưa chú ý khai thác để giảI quyết vấn đề chất lượng, nhất là khi các yếu tố về vốn, công nghệ còn yếu kém. Nếu chúng ta kịp thời khai thác sẽ mang lại một thế mạnh lớn trong công cuộc cạnh tranh trên thị trường.
Đẩy mạnh nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng là một giải pháp mang tính lâu dài, đòi hỏi phải tiến hành thuờng xuyên. Để thực hiện biện pháp này, Công ty cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Ban lãnh đạo Công ty trước hết là ban giám đốc phải coi trọng vấn đề chất lượng, chịu trách nhiệm đứng ra chỉ đạo việc sản xuất và công bố chính sách chất lượng cũng như việc tổ chức thực hiện chính sách chất lượng toàn Công ty.
- Đội ngũ chủ chốt trong doanh nghiệp phải được huy động vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mục tiêu tổ chức thực hiện công việc liên quan để từng phòng ban, phân xưởng giữ vai trò chủ chốt trong tổ chức thực hiện tại các đơn vị của mình.
- Điều quan trọng là làm sao cho mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty đều được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nâng cao tay nghề để chủ động và tự giác thực hiện tốt phần việc của mình với đồng nghiệp, đặt lợi ích của mình trong lợi ích của đơn vị, của Công ty, và tất cả đều được định hướng vào mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và của thị trường sao cho phát huy triệt để vai trò của người lao động, đồng thời tạo điều kiện cho tất cả mọi thành viên trong Công ty tham gia vào phong trào.
- Chú trọng thích đáng đầu tư vào công tác nâng cao chất lượng sản phẩm . Có thể trừ lợi nhuận hoặc trích các quỹ của Công ty, chỉ chi đủ kinh phí thì các giải pháp này mới đem lại hiệu quả tối đa.
2. áp dụng các công cụ thống kê và quản lý chất lượng sản phẩm một cách phù hợp:
Đối với các Công ty hiện nay, để thực hiện được mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, các Công ty đã sử dụng các công cụ thống kê như:
Sơ đồ nhân quả (Cause and effect diagram)
Biểu đồ kiểm soát (Control chart)
Lưu đồ (Flow chart)
Biểu đồ Pareto (Pareto chart)
Biểu đồ tần suất (Histo grram)
Bảng kiểm tra (Check sheet)
Biểu đồ quan hệ (Scatter diagram)
Tuy nhiên, mỗi Công ty, với những điều kiện cụ thể sẽ chọn cho mình những công cụ thông kê phù hợp. ở đây em xin mạnh dạn đề suất 2 công cụ thống kê để Công ty có thể sử dụng hoặc tham khảo:
* Sơ đồ nhân quả: Mục đích của công cụ này nhằm giảm bớt sai hỏng trong Công ty. Đặc tính của sơ đồ nhân quả là biểu thị mối quan hệ giữa các đặc tính chất lượng và các nhân tố làm ảnh hưởng tới sự phân tán của các đặc tính chất lượng cán bộ, tổ trưởng sản xuất và tại các phân xưởng của Công ty. Có thể xây dựng sơ đồ nhân quả theo các bước:
Vấn đề (hậu quả)
Bước 1:Xác minh xác định các vấn đề giải quyết. Vấn đề xảy ra nằm bên phải của trang giấy, vẽ mũi tên theo chiều nằm ngang từ trái qua phải.
Bước 2: Liệt kê tất cả các nguyên nhân cơ bản (chính) – Nguyên nhân cơ bản (NNC) dẫn tới hậu quả bằng mũi tên hướng vào mũi tên chính.
NNC NNC NNC Vấn đề (hậu quả)
NNC NNC NNC
Buớc 3: Tìm ra những nguyên nhân cụ thể có thể gây ra nguyên nhân cơ bản và thể hiện bằng mũi tên hướng vào NNC.
NNC NNC NNC Vấn đề (hậu quả)
NNC NNC NNC
Bước 4: Lặp lại bước 3 để tìm những nguyên nhân nhỏ hơn.
Biểu đồ nhân quả đòi hỏi tất cả cá thành viên trong Công ty từ lãnh đạo đến công nhân, từ các cán bộ gián tiếp đến sản xuất trực tiếp cùng có một suy nghĩ chung: Hãy đề phòng các nguyên nhân gây ra sự cố, sai sót.
Đối với Công ty Cổ phần Hữu Nghị là một Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm, mỗi sản phẩm đều có thể có lỗi do các nguyên nhân chính khác nhau thì bộ phận bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm cần đến kiểm tra, phat hiện sai hỏng và báo cáo xử lý theo từng phân xưởng sản xuất khác nhau.
* Biểu đồ Pareto: Biểu đồ này cho thấy được ai sai sót phổ biến nhất, biết được thứ tự ưu tiên trong khắc phục vấn đề và cho thấy kết quả hoạt động cải tiến chất lượng sau khi khắc phục nguyên nhân.
Biểu đồ này áp dụng ở những phân xưởng có nhiều bước công việc nhỏ. Công ty có thể xây dựng biểu đồ như sau:
Bước 1: Xác định các loại sai sót và thu nhập những dữ liệu cần.
Bước 2: Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự giảm dần.
Buớc 3: Tính tỷ lệ % của tưùng loại sai sót.
Bước 4: Vẽ biểu đồ hình cột theo ty lệ % của các dạng sai sót theo thứ tự giảm dần.
Bước 5: Nhận xét, đánh giá.
3. Đẩy mạnh và xiết chặt hơn công tác quản lý sản phẩm:
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc nhiều vào hoạt động quản lý. Nếu quá trình quản lý được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng đắn sẽ dẫn tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho Công ty và ngược lại. Chính vì vậy Công ty cổ phần Hữu Nghị cần nâng cao hơn nữa tính kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp khẩn trương, chính xác đạt năng xuất chất lượng cao. Xử lý nghiêm khắc những vi phạm kỷ luật lao động, quy trình công nghệ, quy trình vận hành thiết bị. Khen thưởng kịp thời những điển hình tiên tiến trong tổ chức triển khai sản xuất, thực hiện quy trình công nghệ và quy trình vận hành thiết bị đảm bảo an toàn năng xuất hiệu quả.
Tuy nhiên, tính kỷ luật duy trì người lao động làm việc cầm chừng đối phó, chỉ có khuyến khích vật chất là có thể trực tiếp phát huy nhanh được tính tự giác, sự sáng tạo của người lao động từ đó có thể đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với nhóm bảo dưỡng thiết bị, tính hệ số lương theo số giờ dừng sự cố tối thiểu của từng nhóm, từng phân xưởng. Đối với bộ phận đóng gói, vận chuyển, cũng được tính lương theo những sự cố phát sinh trong quá trình lao động. Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất thì tính lương theo giờ. Bên cạnh đó, Công ty có thể áp dụng và hoàn chỉnh quy chế trả lương theo sản lượng, chất lượng, hao hụt công đoạn, thời gian máy hoạt động ổn định. Việc khoán lương sẽ làm cho công nhân có ý thức và có trách nhiệm đối với công việc mà mình phụ trách. Công ty có thể xem xét lại hệ số thưởng phạt dựa vào độ quan trọng của từng bộ phận ảnh hưởng đến năng xuất chất lượng của Công ty. Có thể phân tích thưởng thành hai phần: phần cứng và phần mềm.
+ Phần cứng: Hệ số thưởng phạt của mọi thành viên như nhau.
+ Phần mềm: Hệ số thưởng gắn với vị trí trách nhiệm từng người.
Với hình thức trả lương, trả thưởng như vậy sẽ khuyến khích trách nhiệm của các thành viên trong Công ty, khuyến khích học tập nâng cao tay nghề. Có như vậy, Công ty mới có thể thiết lập được ý thức vươn lên của cán bộ công nhân viên, tạo ra sức mạnh tổng hợp để cải tiến nâng cao chất lượng về mọi mặt.
4. Đầu tư có trọng điểm về công nghệ, máy móc, thiết bị:
Cùng với đà phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật các nhân tố máy móc thiết bị – Công nghệ ngày càng trở nên quan trọng, giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Việc áp dụng các công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh to lớn cho Công ty.
Như thực trạng hiện nay, Công ty cần đầu tư vào xí nghiệp kẹo, chuyên sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm, máy móc nhập của Ba Lan từ 1982 – 1983, sử dụng trên hai mươi năm nay đã lạc hậu về kỹ thuật, khó đổi mới sản phẩm, ảnh hưởng đến năng suất, sử dụng vật tư kém hiệu quả. Việc đầu tư mua sắm thiết bị mới tăng chất lượng sản phẩm kẹo là rất cần thiết, trước mắt Công ty cần chú ý đến những máy móc thiết bị sau:
Hệ thống nồi nấu kẹo của Ba Lan từ năm 1982, nay đã xuống cấp gây nên tình trạng kẹo bị hồi nhập đường cần phải thay thế.
Hệ thống làm lạnh thủ công cần được thay thế hoặc sửa chữa để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Tại xí nghiệp bánh vẫn tồn tại một lò nướng bánh kem xốp của Trung Quốc nhập năm 1984. Đây là lò nướng bánh thủ công dùng than nên nhiệt độ không đều, không ổn định, do đó bánh có thể bị cháy hay già lửa hoặc bánh trắng mặt do nhiệt độ lò không thích hợp, cần thay đổi.
Cùng với việc đầu tư các thiết bị hiện đại, Công ty cần bảo dưỡng, bảo quản và sửa chữa theo định kỳ một cách chu đáo. Đầu tư thoả đáng cho việc mua sắm thiết bị, phụ tùng thay thế dự phòng để có thể sửa chữa hỏng hóc một cách kịp thời với chất lượng sản phẩm không để ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Công ty cần đôn đốc công việc bảo dưỡng và sữa chữa cụ thể như sau:
Giao cho trưởng nhóm bảo dưỡng, phân công trách nhiệm cho nhóm trưởng, người chỉ huy phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nhóm thiết bị đó.
Lập nhóm chuyên bảo dưỡng thiết bị dự phòng thay thế đáp ứng việc sửa chữa bảo dưỡng có hiệu quả.
Duy trì nghiêm túc chế độ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
Có phiếu giao việc, biên bản giao nhận nghiệm thu chất lượng bảo dưỡng sửa chữa.
Lập phương án bảo dưỡng thiết bị xen kẽ với duy trì hoạt động để bảo đảm thiết bị luôn hoạt động liên tục.
Cán bộ kỹ thuật và toàn công nhân trong Công ty cần nhận thức một cách sâu sắc rằng muốn nâng cao chất lượng sản phẩm cần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhận thức đó là cơ sở để đưa sáng kiến cải tiến kỹ thuật công nghệ mới áp dụng vào sản xuất mạnh mẽ hơn.
Đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ làm cho sản phẩm của Công ty có chất lượng ổn định, chất lượng năng suất lao động tăng lên. Từ đó mới có cơ hội đa dạng hoá mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của Công ty đối với thị trường trong và ngoài nước, tăng lợi nhuận cho Công ty.
5. Quản lý và bảo quản tốt nguyên vật liệu:
Là một Công ty chế biến thực phẩm nên công tác thu mua bảo quản chất lượng nguyên vật liệu là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm làm ra và đến cả uy tín của Công ty trên thị trường. Chính vì vậy, công tác nguyên vật liệu phải được chú ý một cách đặc biệt, hiện nay, Công ty cũng đã chú trọng rất nhiều vào công tác này nhưng nếu làm tốt hơn nữa thì chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo và nâng cao lên rất nhiều.
Hiện nay quá trình sản xuất của Công ty, tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn: kẹo kứng 73,4%; kẹo mềm 72,1%. Nên Công ty cần phải giảm chi phí nguyên vật liệu bằng biện pháp tối đa hoá tiêu hao do lãng phí nguyên vật liệu bởi nguyên nhân quản lý không chặt chẽ để thất thoát. Nâng cao chất lượng công tác thu mua nguyên vật liệu bằng cách tìm nguồn hàng rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật và đổi mới công nghệ sản xuất. Cụ thể là:
- Công ty cần tiếp tục kiểm tra chặt chẽ công tác quản lý nguyên vật liệu, cân đo theo phương thức kỹ thuật, theo định mức tiêu chuẩn, ghi sổ sách xí nghiệp và tổ chức sản xuất phải giao cho những người có trách nhiệm cao, có tính trung thực, có trình độ chuyên môn thích hợp.
- Cần có chế độ thưởng phạt rõ ràng để chấm dứt tình trạng tráo nguyên vật liệu ra ngoài khi hoàn đường và nấu, và tình trạng để rơi vãi, đánh đổ nguyên vật liệu bằng việc lắp đường ống thu nước trên thiết bị, tận dụng triệt để nước rửa rồi quay lại sản xuất. Sở dĩ cần quan tâm đến vấn đề nay vì khâu nấu hoà đường tiêu hao nguyên vật liệu liệu lớn (chiếm tỷ lệ trên 70% tiêu hao).
- Thiết kế trang bị hộp giấy, nhãn cho bao gói thủ công tránh tình trạng bay giấy nhãn.
- Nâng cao hơn trình độ quản lý của các tổ trưởng sản xuất, nâng cao tay nghề của công nhân, thợ sửa chữa, gắn chất lượng với thu nhập, từ đó có chế độ thưởng phạt trực tiếp vào thu nhập.
- Bên cạnh đó, Công ty không nên nhập quá nhiều nguyên liệu cùng một lúc tránh tình trạng khó bảo quản, dễ hư hỏng, lãng phí… Nhưng Công ty cũng không nên để xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Tốt nhất Công ty chỉ nên nhập đủ để có thể vừa bảo đảm sản xuất vừa bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu.
Kết luận
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường cần có năng lực cạnh tranh và giữ được uy tín về sản xuất, tức là sản phẩm đó phải thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy chất lượng sản phẩm được coi là yếu tố sống còn, nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ Công ty nào. Chỉ có nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh mới đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp sản xuất, làm thế nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành là một vấn đề bức xúc, trăn trở, là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Hữu Nghị. Tìm ra giải pháp để giải bài toán hóc búa này là nhiệm vụ hàng đầu của lãnh đạo Công ty trong điều kiện hiện nay. Sau một thời gian gặp khó khăn, Công ty đã bước đầu đứng vững và có dấu hiệu tăng trưởng tốt.
Dựa trên cơ sở lý luận khoa học quản lý kinh tế và phân tích thực trạng chất lượng, quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần Hữu Nghị trong những năm vừa qua, em mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Em hy vọng các biện pháp đưa ra trong đề tài này có thể giúp ích cho việc đề ra các chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới. Do thời gian thực tập tại Công ty chưa nhiều và vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên bản luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của các thầy, cô giáo.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của Thầy giáo Thạc sỹ Vũ Trọng Nghĩa cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Hữu Nghị đã giúp em hoàn thành bản luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Bảng 2: Bảng cơ cấu lao động theo thời hạn sử dụng năm 2007
Loại lao động
Hành chính
XN kẹo
XN bánh
XN phụ trợ
Tổng cộng
Lao động dài hạn
40
104
64
16
224
Lao động hợp đồng (1- 3 năm)
15
35
31
5
86
Lao động thời vụ
8
12
71
0
91
Tổng cộng
63
151
166
21
401
( Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự – Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị)
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo cấp đào tạo
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Chênh lệch
Tỷ lệ
%
Chênh lệch
Tỷ lệ
%
ĐH
70
19,23
77
20,26
96
23,94
7
10
19
24,67
CĐ -TC
41
11,26
43
11,31
75
18,70
2
4,88
32
74,42
CNKT
185
50,82
190
50
180
44,89
5
2,70
- 10
-5,26
LĐPT
68
18,68
70
18,42
50
12,47
2
2,94
- 20
- 28,58
Tổng
364
100
380
100
401
100
16
4,39
21
5,53
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự – Công ty CP Bánh kẹo Hữu Nghị)
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Tuổi
Năm 2007
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
18 – 30
232
57,85
31 – 40
84
20,95
41 – 50
67
16,71
> 50
18
4,49
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự – Công ty CP Bánh kẹo Hữu Nghị)
Bảng 5: Một số nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất bánh kẹo
Chất ngọt
Chất béo
Sữa
Bột mỳ
Chất phụ gia thực phẩm
Là nguyên liệu chủ đạo trong sản xuất bánh kẹo (chiếm 60-90%), gồm có:
- Đường kính
- Nha (mật tinh bột) được mua ở trong nước như nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi.
- Bơ nhạt.
- Dầu bơ.
- Magazin chủ yếu nhập ngoại.
- Sữa bột.
- Váng sữa chủ yếu nhập của Ba Lan, Hà Lan, úc.
- Sữa đặc có đường chủ yếu nhập ở công ty sữaVINAMILK.
Nguyên liệu chính trong sản xuất bánh kẹo.
Chủ yếu được nhập từ các công ty nổi tiếng trên thế giới theo tiêu chuẩn EEC như:
- Chất tạo xốp.
- Mùi hương.
- Chất bảo quản.
(Nguồn: Phòng Kế hoạch sản xuất – Công ty CP Bánh kẹo Hữu Nghị)
Bảng 6: Nguồn cung ứng nguyên liệu chính của Công ty năm 2007
STT
Tên bạn hàng
Nguyên liệu
Hợp đồng
Số lượng (tấn)
Giá trị (tr.đ)
1
CT đường Quảng Bình
Đường
1
100
40
2
CT Vinaflorer
Bột
1
100
100
3
CT Liksil
Bao bì
1
200
4
CT Tân Tiến
Bao bì
1
200
5
CT Degula
Sữa
1
20
100
6
CT Cái Lân
Bột mỳ
1
7
50
(Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất - Công ty CP Bánh kẹo Hữu Nghị)
Bảng 8: Danh mục máy móc thiết bị từ năm 1990 đến nay
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Năm sử dụng
Công suất (kg/giờ)
1. Thiết bị sản xuất kẹo
- Nồi nấu kẹo chân không
Đài Loan
1990
300
- Máy gói kẹo cứng
Pháp
1995
500
- Máy gói kẹo mềm kiểu gấp xoắn
Đức
1998
600
- Máy gói kẹo mềm kiểu gói gối
Hà Lan
1996
1000
- Tủ điều khiển
Australia
1996
2002
- Dây chuyền kẹo caramen béo
Đức
2005
200
2. Thiết bị sản xuất bánh
- Dây chuyền sản xuất bánh Quế
Indonesia
1992
300
- Dây chuyền đóng gói bánh
Nhật Bản
1995
100 –200
- Dây chuyền sản xuất bánh Biscuits
China
2003
500
- Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp
Malaixia
1999
500
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật thiết bị- Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị)
Bảng 9: Hệ thống chỉ tiêu chung cho các loại bánh
Danh mục các tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn yêu cầu
1. Tiêu chuẩn lý hoá
+ Độ ẩm
Không lớn hơn 4%
+ Độ kiềm (%NaHCo3)
Không nhỏ hơn 0,3%
+ Hàm lượng Protein
Không nhỏ hơn 5,5%
+ Hàm lượng chất béo
Không nhỏ hơn 20%
+ Hàm lượng đường sacaroza
Nhỏ hơn 19%
+ Tro không tan trong HCl 10%
Từ 0 – 0,1%
+ Độ dầy
Tuỳ từng loại bánh (7-7,3 mm)
+ Trọng lượng
11 – 12 cái/100g
+ Baogói
Túi PE
2. Chỉ tiêu cảm quan
+ Hình dạng
Bánh có hình dạng theo tiêu chuẩn thiết kế, vân hoa rõ nét, bánh không bị biến dạng dập nát. Không có bánh sống
+ Mùi vị
Có mùi đặc trưng
+ Màu sắc
Màu sắc có màu vàng, không có vết cháy đen, xốp, mịn mặt
+ Tạp chất lạ
Không có
3. Tiêu chuẩn vi sinh vật
Không có vi sinh vật gây bệnh, mốc, mối, mọt
4. Tỷ lệ bánh có khuyết tật
5 – 10%
5. Thời gian bảo hành
30, 60, 90 ngày
(Nguồn: Phòng KCS - Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị)
Bảng 10: Hệ thống chỉ tiêu chung cho các loại kẹo
Tên chỉ tiêu
Kẹo cứng có nhân
Kẹo mềm hoa quả
Kẹo dẻo
1. Chỉ tiêu lý hoá
+ Độ ẩm(%)
2 - 3
6.5 - 8
1 - 12
+ Hàm lượng đường gkucoza(%)
15 - 18
18 - 25
35 – 45
+ Hàm lượng đường sacarora(%)
>=40
>=40
>=40
+ Hàm lượng tro không tan trong HCL(%)
<=0.1
<=0.1
<=0.1
2. Chỉ tiêu cảm quan
+ Hình dạng
Viên kẹo có hình nguyên vẹn, không biến dạng, nhân không bị chảy ra, ngoài vỏ kẹo. Trong cùng một gói kẹo các viên tương đối đồng đều
Viên kẹo có hình nguyên vẹn, không biến dạng. Trong cùng một gói kẹo các viên tương đối đồng đều
Viên kẹo có hình nguyên vẹn, không biến dạng, nhân không bị chảy ra, ngoài vỏ kẹo. Trong cùng một gói kẹo các viên tương đối đồng đều
+ Mùi vị
Thơm đặc trưng theo tên gọi của nhãn
Thơm đặc trưng theo tên goi
Thơm đặc trưng, vị ngọt thanh
+ Trạng thái
Vỏ cứng giòn, không dính răng, nhân đặc sánh
Mềm mịn không bị hồi đường
Dẻo, mềm, hơi dai, không dính răng
+ Màu sắc
Vỏ màu vàng trong. Nhân có màu đặc trưng theo tên gọi
Màu đặc trưng theo tên gọi
Kẹo trong, có màu đặc trưng cho từng loại
+ Tạp chất lạ
Không có
Không có
Không có
3. Chỉ tiêu vệ sinh của kẹo
+ Vi khuẩn gây bệnh
Không được có
Không được có
Không được có
+ Nấm mốc sinh độc tố
Không được có
Không được có
Không được có
+ Ecoli
Không được có
Không được có
Không được có
+ Tổng số vi khuẩn hiếm khí
<=5.10 3 con/g
<=5.10 3 con/g
<=5.10 3 con/g
+ Chất ngọt tổng hợp
Không được có
Không được có
Không được có
(Nguồn: Phòng KCS - Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị)
Bảng 11 : So sánh tiêu chuẩn và chất lượng thực tế kẹo sữa dừa.
Các chỉ tiêu
Tiêu chuẩn
Thực tế đạt được
1. Tiêu chuẩn lý hoá
- Độ ẩm (%)
6,5 - 8,0%
6,4 - 8,0%
- Hàm lượng đường glucoza (%)
18- 25%
18 - 26%
- Hàm lượng đường Sacaroza (%)
>=40%
40%
- Hàm lượng tro không tan trong HCL(%)
<= 0,1
O,02 –0,07
- Chất lượng ngọt tổng hợp
Theo quy định của Bộ y tế
Như bên
- Trọng lượng viên
5g
4,5 - 5,5g
- Bao gói
PE OPP
PE
- Trọng lượng gói
250 – 300 g
Nb
2. Chỉ tiêu cảm quan
- Hình dạng
Có hình nguyên vẹn, không biến dạng, kích thước đều
nb
- Mùi vị
Có mùi đặc trưng
nb
- Màu sắc
Mềm, mịn, không hồi đường
nb
- Tạp chất lạ
Không có
Không có
3. Chỉ tiêu vi sinh vật
Không có vi khuẩn gây bệnh, không có sinh vật lạ gây độc…
nb
4. Tỷ lệ sai lỗi
< 0,3
0,3 -1,2%
5. Thời gian bảo hành
90 ngày
90 ngày
Nguồn số liệu phòng KCS – Năm 2007
Bảng 12: Thực tế chất lượng sữa dừa thủ công
Năm
Số sản phẩm đạt (tấn)
Số sản phẩm sai lỗi(tấn)
Tỷ lệ sai lỗi (%)
Tỷ lệ đạt chất lượng (%)
2002
2740,712
33,288
1,2
98,8
2003
2798,820
22,78
1,0
99,0
2005
1934,255
4,745
0,5
99,5
2006
2893,294
8,706
0,3
99,7
2007
3785,580
3,789
0,1
99,9
Nguồn số liệu phòng KCS – Năm 2007
Bảng 13: So sánh tiêu chuẩn và chất lượng thực tế của bánh kem
Các chỉ tiêu
Tiêu chuẩn
Thực tế đạt được
1. Chỉ tiêu lý hoá
- Độ ẩm
< 4%
3,8%
- Hàm lượng Protein
>=5,5%
3,7 - 4,3%
- Hàm lượng chất béo
>=20%
21 - 22,5%
- Hàm lượng đường Sacarza
<19%
17,4%
- Hàm lượng tro không tan HCl 10%
< =0,1%
0,07% -0,1%
- Chất bột tổng hợp
Quy định Bộ y tế
Nb
- Trọng lượng thanh
10 - 11g/thanh
10,3 - 11,2g/thanh
- Trọng lượng gói
15- - 500g
Nb
- Bao gói
Túi PE
Nb
2. Chỉ tiêu vệ sinh
Không có vi khuẩn hiểm khí gây bệnh, các loại vi sinh vật lạ, nấm gây độc…
nb
3. Tỷ lệ khuyết tật
2%
1- 1,38%
4. Thời gian bảo hành
60 ngày
60 ngày
Nguồn số liệu phòng KCS – năm 2007
Sơ đồ 5: Quan hệ giữa chất lượng và lợi nhuận của Công ty
Chất lượng
- Từ việc đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng
- Tăng chính phẩm, giảm thứ phẩm, giảm phế phẩm
Tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tăng sản phẩm tiêu thụ
Tăng năng suất
Tăng sản lượng
Tăng lợi nhuận
Giảm giá thành đơn vị sản phẩm
Giảm chi phí vật tư
Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
2005
2006
2007
So sánh 2006 / 2005
So sánh 2007 / 2006
Chênh lệch
Tỷ lệ %
Chênh lệch
Tỷ lệ %
1
Tổng doanh thu
triệu đồng
38.450
39.520
42.651
1.070
2,78
3.131
7,92
2
Tổng chi phí
triệu đồng
34.007
34.552
37.630
545
1,60
3.078
8,91
3
Lợi nhuận (1) - (2)
triệu đồng
4.443
4.968
5.021
525
11,82
53
1,07
4
Nộp ngân sách NN
triệu đồng
10.031
10.100
10.430
69
0,69
330
3,27
5
Tổng số vốn KD:
Vốn cố định
Vốn lưu động
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
29.463
11.127
18.336
34.776
15.729
19.047
35.363
15.743
19.620
5.313
4.602
711
18,03
41,36
3,88
587
14
573
1,69
0,09
3,01
6
Hiệu quả sử dụng chi phí (1) : (2)
đồng
1,13
1,14
1,13
0,01
0,88
- 0,01
- 0,88
7
Tổng quỹ lương
triệu đồng
2.710
2.924
3.242
214
7,90
318
10,88
8
Tổng số lao động
người
292
295
310
3
1,03
15
5,08
9
Thu nhập bình quân
triệuđồng/ ng/ tháng
1,2
1,4
1,6
0,2
16,67
0,2
14,29
10
Năng suất lao động bình quân/người (1):(8)
triệu đồng
131,68
133,97
137,59
2,29
1,74
3,62
2,70
11
Tỷ suất lợi nhuận / Tổng vốn KD (3) : (5)
%
15,08
14,28
14,20
- 0,8
- 0,08
12
Tỷ suất LN trên tổng CP (3) : (2)
%
13,06
14,38
13,34
1,32
- 1,04
13
Tỷ suất LN trên tổng DT (3) : (1)
%
11,55
12,57
11,77
1,02
- 0,8
(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty CP Bánh kẹo Hữu Nghị)
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của công ty Bánh kẹo Hữu Nghị
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Nghiên cứu - Đầu tư - Phát triển
Phòng Quản lý chất lượng (QC
Phòng NC thị trườngbán hàng
Phòng Tổ chức nhân sự
Phân xưởng Điện
Cơ
PhòngBảo vệ, Y tế
Phòng Kế hoạch sản xuất
Phòng Kế toán
Phòng Hành chính
Tổ kho vận
Xí nghiệp kẹo
Phòng Công nghệ, kỹ thuật thiết bị
Phó giám đốc
Tổ sửa chữa
Xí nghiệp bánh
Ban kiểm tra
Các tổ sản xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1119.docx