Tài liệu Đề tài Tìm một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Sông Đà 10: Lời nói đầu
Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví Vốn lưu động của doanh nghiệp như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Vốn lưu động được ví như vậy có lẽ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của vốn lưu động đối với ‘cơ thể’ doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiêp muốn hoạt động thì không thể không có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru.
Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Trong quá trình thực tập tại Công ty Sông Đà 10 em nhận thấy đây là một vấn đề thực sự nổi cộm và rất cần thiết ở Công ty, nơi có tỷ trọng vốn lưu động lớn với nhiều hoạt động sản xuất quy mô lớn, phức tạp, vấn đề nâng...
106 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Sông Đà 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví Vốn lưu động của doanh nghiệp như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Vốn lưu động được ví như vậy có lẽ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của vốn lưu động đối với ‘cơ thể’ doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiêp muốn hoạt động thì không thể không có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru.
Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Trong quá trình thực tập tại Công ty Sông Đà 10 em nhận thấy đây là một vấn đề thực sự nổi cộm và rất cần thiết ở Công ty, nơi có tỷ trọng vốn lưu động lớn với nhiều hoạt động sản xuất quy mô lớn, phức tạp, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang là một chủ đề mà Công ty rất quan tâm.
Với nhận thức như vậy, bằng những kiến thức quý báu về tài chính doanh nghiệp, vốn lưu động tích luỹ được trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, cùng thời gian thực tập thiết thực tại Công ty Sông Đà 10, em đã chọn đề tại: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Sông Đà 10” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I. Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Chương II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Sông Đà 10
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Sông Đà 10
Do những hạn chế về trình độ nhận thức và thời gian thực tập, chuyên đề này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp từ phía thầy, cô giáo, các anh chị trong phòng tài chính – kế toán Công ty Sông Đà 10 để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn cũng như giúp em hiểu sâu hơn về đề tài mà mình đã lựa chọn.
Chương I. Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng của hàng hoá hay dịch vụ. Nền kinh tế thị trường chứa đựng 3 chủ thể là các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Trong đó, Doanh nghiệp có một vai trò to lớn trong sự hoạt động và phát triển của nền kinh tế thị trường.
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Luật doanh nghiệp – ngày12 tháng 6 năm 1999
– tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Nền kinh tế thị trường của nước ta đang xây dựng là một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một nền kinh tế với nhiều thành phần, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh – doanh nghiệp Nhà nước – giữ vai trò chủ đạo. “Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao”. Luật doanh nghiệp nhà nước – ngày 20 tháng 4 năm 1995
Như vậy ta thấy, có thể phân các doanh nghiệp Nhà nước làm hai loại: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích, khi nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp chúng ta tập trung vào hệ thống các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với mục tiêu thống nhất là tối đa hoá lợi nhuận.
Doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo hình thức tổ chức có: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phân loại doanh nghiệp theo chủ thể kinh doanh có: kinh doanh cá thể; kinh doanh góp vốn; công ty. Dựa vào tính chất của lĩnh vực hoạt động, có doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại…Sự phân chia các doanh nghiệp theo các tiêu thức nói trên nhằm tiện cho việc quản lý và nghiên cứu tuy nhiên chúng đều mang tính tương đối khi trong một nền kinh tế thị trường phát triển hình thức, hoạt động của các doanh nghiệp là rất đa dạng, phức tạp.
Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Bao quanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tế – xã hội phức tạp và luôn biến động. Để đạt được mức lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp luôn phải đưa ra hàng loại các quyết định trong quá trình tổ chức các hoạt động kinh doanh, mọi quyết định đều phải gắn kết với môi trường xung quanh. Doanh nghiệp phải giải quyết từ khâu nghiên cứu nhu cầu thị trường; xác định năng lực bản thân; xác định các mặt hàng mà mình sản xuất và cung ứng; cách thức sản xuất, phương thức cung ứng sao cho có hiệu quả nhất…Dưới góc độ của nhà quản trị tài chính, để đạt được mục tiêu tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp, một doanh nghiệp luôn phải đối mặt với 3 nhóm quyết định:
Quyết định đầu tư;
Quyết định tài trợ;
Quyết định hoạt động hàng ngày.
Nói một cách khác, quản lý tài chính doanh nghiệp là giải quyết một tập hợp đa dạng và phức tạp các quyết định tài chính dài hạn và ngắn hạn. Các quyết định tài chính dài hạn như lập ngân sách vốn, lựa chọn cấu trúc vốn…là những quyết định thường liên quan đến những tài sản hay những khoản nợ dài hạn, các quyết định này không thể thay đổi một cách dễ dàng và do đó chúng có khả năng làm cho doanh nghiệp phải theo đuổi một đường hướng hoạt động riêng biệt trong nhiều năm. Các quyết định tài chính ngắn hạn thường liên quan đến những tài sản hay những khoản nợ ngắn hạn và thường thì những quyết định này được thay đổi dễ dàng. Trong thực tế, giá trị các tài sản lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị doanh nghiệp và có một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể xác định được các cơ hội đầu tư có giá trị, tìm được chính xác tỷ lệ nợ tối ưu, theo đuổi một chính sách cổ tức hoàn hảo nhưng vẫn thất bại vì không ai quan tâm đến việc huy động tiền mặt để thanh toán các hoá đơn trong năm…Do vậy, chuyên đề này đi sâu vào nghiên cứu vốn lưu động và việc nâng cao hiệu sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Để có thể hiểu sâu về vốn lưu động trước tiên chúng ta cần có cái nhìn khái lược về vốn, một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1.2.1. Khái niệm về vốn
Theo quan điểm của K.Marx, vốn là tư bản, mà tư bản được hiểu là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
Như vậy, hiểu một cách thông thường, vốn là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn có thể là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra và tích luỹ được qua thời gian sản xuất kinh doanh cũng có thể là những của cải mà thiên nhiên ban cho như đất đai, khoáng sản…
Với sự phát triển vũ bão của nền kinh tế thị trường, các ngành nghề mới liên tục ra đời, quan niệm về vốn cũng ngày càng được mở rộng. Bên cạnh vốn hữu hình, dễ dàng được nhận biết, còn tồn tại và được thừa nhận là vốn vô hình như: các sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, vị trí đặt trụ sở của doanh nghiệp…Theo cách hiểu rộng hơn, người lao động cũng được rất nhiều doanh nghiệp coi là một trong những nguồn vốn quan trọng.
Có thể thấy, vốn tồn tại trong mọi giai đoạn sản xuất kinh doanh, từ dự trữ; sản xuất đến lưu thông; doanh nghiệp cần vốn để đầu tư xây dựng cơ bản; cần vốn để duy trì sản xuất và để đầu tư nâng cao năng lực sản xuất… Quyết định tài trợ, do đó, là một trong 3 nhóm quyết định quan trọng của tài chính doanh nghiệp và có ảnh hưởng sâu sắc tời mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp – tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
1.1.2.2. Đặc điểm và phân loại vốn
Đặc điểm của vốn
Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc thiết bị…), tài sản vô hình (sáng chế, phát minh, nhãn hiệu thương mại…) mà doanh nghiệp đầu tư và tích luỹ được trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị thặng dư.
Vốn tồn tại trong mọi quá trình sản xuất và được chuyển hoá từ dạng này sang dạng kia: từ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào đến các chi phí sản xuất dở dang, bán thành phẩm và cuối cùng chuyển hoá thành thành phẩm rổi chuyển về hình thái tiền tệ.
Vốn luôn gắn liền với quyền sở hữu, việc nhận định rõ và hoạch định cơ cấu nợ – vốn chủ sở hữu luôn là một nội dung quan trọng và phức tạp trong quản lý tài chính doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn còn được coi là một hàng hoá đặc biệt do có sự tác bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Do đó, việc huy động vốn bằng nhiều con đường: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; tín dụng thương mại; vay ngân hàng…đang được các doanh nghiệp rất quan tâm và được vận dụng linh hoạt.
Do sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, sự luân chuyển phức tạp của vốn nên yêu cầu quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh lãng phí thất thoát được đặt lên cao.
Phân loại vốn
Tuỳ theo từng tiêu thức khác nhau, vốn của doanh nghiệp được phân loại như sau:
Theo hình thái tài sản, vốn của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận chính: Vốn lưu động và vốn cố định. Vốn lưu động là toàn bộ giá trị của tài sản lưu động, vốn cố định là toàn bộ giá trị của tài sản cố định.
Theo nguồn hình thành, vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn chính: Vốn chủ sở hữu và Nợ.
1.1.3. Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1.3.1. Khái niệm về vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các yếu tố con người lao động, tư liệu lao động còn phải có đối tượng lao động. Trong các doanh nghiệp đối tượng lao động bao gồm 2 bộ phận: Một bộ phận là những nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế…đang dự trữ chuẩn bị cho quá trình sản xuất được tiến hành nhịp nhàng, liên tục; bộ phận còn lại là những nguyên vật liệu đang được chế biến trên dây truyền sản xuất (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm). Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp trong dự trữ và sản xuất.
Thông qua quá trình sản xuất, khi kết thúc một chu kỳ sản xuất thì toàn bộ tư liệu lao động đã chuyển hoá thành thành phẩm. Sau khi kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng thành phẩm được nhập kho chờ tiêu thụ. Mặt khác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp còn cần một số tiền mặt trả lương công nhân và các khoản phải thu phải trả khác…Toàn bộ thành phẩm chờ tiêu thụ và tiền để phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm được gọi là tài sản lưu động trong lưu thông.
Như vậy xét về vật chất, để sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, ngoài tài sản cố định doanh nghiệp còn cần phải có tài sản lưu động trong dự trữ, trong sản xuất và trong lưu thông. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các tài sản lưu động này các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vì vậy có thể nói: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động trong doanh nghiệp.
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Tương ứng với một chu kỳ kinh doanh thì vốn lưu động cũng hoàn thành một vòng chu chuyển.
hàng hoá
Tiêu thụ sản phẩm
sản phẩm
Sản xuất
Mua vật tư
Vốn bằng tiền
Vốn dự trữ sản xuất
Vốn trong sản xuất
1.1.3.2. Đặc điểm và phân biệt vốn lưu động với vốn cố định
Những đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động luân chuyển với tốc độ nhanh. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình tuần hoàn luân chuyển. Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.
Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Phân biệt vốn lưu động với vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là vốn cố định chỉ chuyển dần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo mức khấu hao trong khi giá trị vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.
Do đặc điểm vận động, số vòng quay của vốn lưu động lớn hơn rất nhiều so với vốn cố định.
1.1.3.3. Phân loại vốn lưu động
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với yêu cầu quản lý.
1.1.3.3.1. Căn cứ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp được phân thành 3 loại:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ
Bao gồm các khoản vốn sau:
Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại vật tư dùng dự trữ sản xuất mà khi tham gia vào sản xuất chúng cấu thành thực thể của sản phẩm.
Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật tư dự trữ dùng trong sản xuất. Các loại vật tư này không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà nó kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện được bình thường, thuận lợi.
Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn vật liệu đóng gói: Là giá trị của các vật tư mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành bao bì bảo quản sản phẩm.
Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị các công cụ, dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Loại vốn này cần thiết để đảm bảo sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục.
(2) Vốn lưu động trong khâu sản xuất
Bao gồm các khoản vốn:
Vốn sản phẩm đang chế tạo: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất.
Vốn bán thành phẩm tự chế: Đây là phần vốn lưu động phản ánh giá trị các chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra khi sản xuất sản phẩm đã trải qua những công đoạn sản xuất nhất định nhưng chưa hoàn thành sản phẩm cuối cùng (thành phẩm).
Vốn chi phí trả trước: Là các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ này mà còn được tính dần vào giá thành sản phẩm của một số kỳ tiếp theo như: chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản…
Loại vốn này được dùng cho quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất của các bộ phận sản xuất trong dây truyền công nghệ được liên tục, hợp lý.
(3) Vốn lưu động trong khâu lưu thông
Loại này bao gồm các khoản vốn:
Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho.
Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
Các khoản đầu tư ngắn hạn: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…Đây là những khoản đầu tư nhằm một mặt đảm bảo khả năng thanh toán (do tính thanh khoản của các tài sản tài chính ngắn hạn được đầu tư), mặt khác tận dụng khả năng sinh lời của các tài sản tài chính ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Các khoản vốn trong thanh toán: các khoản phải thu, các khoản tạm ứng… Chủ yếu trong khoản mục vốn này là các khoản phải thu của khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, dịch vụ dưới hình thức bán trước, trả sau. Khoản mục vốn này liên quan chặt chẽ đến chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, một trong những chiến lược quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư, hàng hoá doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho người cung cấp từ đó hình thành khoản tạm ứng.
Loại vốn này dùng để dự trữ sản phẩm, bảo đảm cho tiêu thụ thường xuyên, đều đặn theo nhu cầu của khách hàng.
Việc phân loại vốn lưu động theo phương pháp này giúp cho việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình chu chuyển vốn lưu động. Thông qua đó, nhà quản lý sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.1.3.3.2. Theo các hình thái biểu hiện
Tiền và các tài sản tương đương tiền
Vốn bằng tiền
Các tài sản tương đương tiền: Gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Việc tách riêng khoản mục này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng theo dõi khả năng thanh toán nhanh của mình đồng thời có những biện pháp linh hoạt để vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa nâng cao khả năng sinh lời của vốn lưu động.
Các khoản phải thu
Nghiên cứu các khoản phải thu giúp doanh nghiệp nắm bắt chặt chẽ và đưa ra những chính sách tín dụng thương mại hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nâng cao doanh số bán cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Hàng tồn kho
Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể bao gồm:
Vốn nguyên, nhiên vật liệu
Vốn nguyên vật liệu chính
Vốn vật liệu phụ
Vốn nhiên liệu
Công cụ, dụng cụ trong kho
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Thành phẩm tồn kho
Hàng gửi bán
Hàng mua đang đi trên đường
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh như dự trữ - sản xuất – lưu thông khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động không phải lúc nào cũng được diễn ra đồng bộ. Hàng tồn kho mang lại cho bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của một doanh nghiệp sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp tự bảo vệ trước những biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu đối với các sản phẩm của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động khác
Tạm ứng
Chi phí trả trước
Chi phí chờ kết chuyển
Các khoản thể chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
1.1.3.3.3. Theo nguồn hình thành của vốn lưu động
Theo cách phân loại này, vốn lưu động được chia làm 2 loại:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng: Số vốn lưu động được ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (đối với các doanh nghiệp nhà nước); số vốn do các thành viên (đối với loại hình doanh nghiệp công ty) hoặc do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; số vốn lưu động tăng thêm từ lợi nhận bổ sung; số vốn góp từ liên doanh liên kết; số vốn lưu động huy động được qua phát hành cổ phiếu.
Nợ phải trả
Nguồn vốn đi vay: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn thông qua phát hành trái phiếu.
Nguồn vốn trong thanh toán: Đó là các khoản nợ khách hàng, doanh nghiệp khác trong quá trình thanh toán.
Việc phân loại này giúp cho ta có thể thấy được kết cấu các nguồn hình thành nên vốn lưu động của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động và đưa ra các biện pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn.
1.1.3.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động tại một thời điểm nhất định.
Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động sẽ giúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn trong các giai đoạn luân chuyển để xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu đồng trong từng điều kiện cụ thể.
ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Thông qua phân tích kết cấu vốn lưu động theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Mặt khác, thông qua việc thay đổi kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp qua các thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của từng doanh nghiệp.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của vốn lưu động, tuy nhiên có thể chia làm 3 nhóm nhân tố chủ yếu sau đây:
Các nhân tố về sản xuất: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất…
Các nhân tố về mặt cung tiêu như: Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp…
Các nhân tố về mặt thanh toán: Phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán…
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Khái niệm
Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường: các doanh nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế; chính phủ nỗ lực đạt hiệu quả kinh tế-xã hội.
Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích xác định do con người đặt ra. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
Như đã trình bày ở trên, vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của vốn lưu động. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể mua sắm nguyên, nhiên vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn. Những điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động trong một năm).
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhất phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất – kinh doanh cao hay thấp…Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vòng quay vốn lưu động trong kỳ (Lkỳ)
Trong đó:
Mkỳ: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. Trong năm, tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp.
Ta có:
Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt. Trong đó:
Vốn lưu động bình quân trong kỳ (VLĐBQkỳ) được tính như sau:
Vốn lưu động bình quân năm:
Để đơn giản trong tính toán ta sử dụng công thức tính VLĐBQ gần đúng:
Thời gian luân chuyển vốn lưu động (K)
hay
Trong đó:
Nkỳ: Số ngày ước tính trong kỳ phân tích (một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày).
Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ. Ngược với chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động trong kỳ, thời gian luân chuyển vốn lưu động càng ngắn chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.
Để đánh giá, so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, trong hạch toán nội bộ của doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của các bộ phận (dự trữ, sản xuất và lưu thông) của vốn lưu động.
Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ
Vòng quay của vốn lưu động trong dự trữ
Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ
Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất
Vòng quay của vốn lưu động trong sản xuất
Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong khâu sản xuất
Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông
Vòng quay của vốn lưu động trong lưu thông
Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong khâu lưu thông
Trong đó:
Ldt, Lsx, Llt: Số lần luân chuyển của vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông trong năm.
Kdt, Ksx, Klt: Số ngày luân chuyển bình quân của vốn lưu động ở khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông trong năm.
VLĐBQdt, VLĐBQsx, VLĐBQlt: Vốn lưu động bình quân ở khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.
Mdt, Msx, Mlt: Mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.
Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận vốn lưu động cần phải dựa theo đặc điểm luân chuyển vốn của mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho từng bộ phận vốn. ở khâu dự trữ sản xuất, mỗi khi nguyên, vật liệu được đưa vào sản xuất thì vốn lưu động hoàn thành giai đoạn tuần hoàn của nó. Vì vậy mức luân chuyển để tính hiệu suất bộ phận vốn ở đây là tổng số phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu trong kỳ. Tương tự như vậy, mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển bộ phận vốn lưu động sản xuất là tồng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho (giá thành sản xuất sản phẩm), mức luân chuyển của bộ phân vốn lưu động lưu thông là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm.
1.2.2.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu:
(1) Mức tiết kiệm tuyệt đối
Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Nói cách khác: Với mức luân chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có thể sử dụng vào việc khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động.
Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động được tính theo công thức:
Trong đó:
Vtktđ: Số vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.
VLĐBQ0, VLĐBQ1: Lần lượt là vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch.
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch.
K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.
(2) Mức tiết kiệm tương đối
Thực chất của mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn lưu động (tạo ra một doanh thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động.
Mức tiết kiệm tương đối được xác định theo:
Trong đó:
Vtktgđ: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối do tăng vòng quay vốn lưu động.
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động (doanh thu thuần) năm kế hoạch.
K0, K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo, năm kế hoạch.
1.2.2.3. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao.
1.2.2.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp). Hệ số sinh lợi của vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Với việc nghiên cứu về vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động có mặt trong mọi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh từ khâu dự trữ (vốn lưu động dự trữ), khâu sản xuất (vốn lưu động sản xuất) đến khâu lưu thông (vốn lưu động lưu thông) và vận động theo những vòng tuần hoàn. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn: có thể tiết kiệm vốn lưu động, nâng cao mức sinh lợi của vốn lưu động. Rõ ràng, qua đó chúng ta phần nào nhận thức được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.3.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên suốt là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp thường xuyên phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính dài hạn và ngắn hạn. Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một nội dung trọng tâm trong các quyết định tài chính ngắn hạn và là nội dung có ảnh hưởng to lớn đến mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Với bản chất và định hướng mục tiêu như trên, doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi biện pháp để tồn tại và phát triển. Xuất phát từ vai trò to lớn của vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động đối với mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp khiến cho yêu cầu doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là một yêu cầu khách quan, gắn liền với bản chất của doanh nghiệp.
1.2.3.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Như đã trình bày, một doanh nghiệp, trong nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động kinh doanh thì cần phải có vốn. Vốn lưu động là một thành phần quan trọng cấu tạo nên vốn của doanh nghiệp, nó xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong khâu dự trữ và sản xuất, vốn lưu động đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, vốn lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thời gian luân chuyển vốn lưu động ngắn, số vòng luân chuyển vốn lưu động lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng vốn lưu động luôn luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày. Với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
1.2.3.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tức là có thể tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ, sản xuất và lưu thông, từ đó giảm bớt số lượng vốn lưu động chiếm dùng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dùng mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh như cũ hoặc với quy mô vốn lưu động không đổi doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng được quy mô sản xuất.
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thoả mãn nhu cầu sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản thuế cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước.
1.2.3.4. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân kiến một doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả thậm chí thất bại trên thương trường. Có thể có các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là việc sử dụng vốn không hiệu quả trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động thấp, mức sinh lợi kém và thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát, không kiểm soát được vốn lưu động dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán. Trong hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước, do đặc thù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế bao cấp trước đây, có kết quả sản xuất kinh doanh yếu kém mà một nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn lưu động nói riêng gây lãng phí, thất thoát vốn.
ở nước ta, để hoàn thành đường lối xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, yêu cầu phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Xét từ góc độ quản lý tài chính, yêu cầu cần phải nâng cao năng lực quản lý tài chính trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi ích cho riêng doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa chung đối với nền kinh tế quốc dân.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc sử dụng vốn lưu động nói riêng và trong quản lý tài chính nói chung nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, yêu cầu đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh là:
Doanh nghiệp hoạt động hướng tới hiệu quả kinh tế, tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp. Đảm bảo sử dụng vốn lưu động đúng mục đích, đúng phương hướng, kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra.
Doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, kế toán thống kê…
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau chính vì vậy để đưa ra một quyết định tài chính nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải xác định được và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cần giải quyết từ đó mới đưa ra các biện pháp thích hợp.
Cũng như vậy, trước khi đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Có thể chia các nhân tố đó dưới 2 giác độ nghiên cứu:
1.3.2.1. Các nhân tố lượng hoá
Các nhân tố lượng hoá là các nhân tố mà khi chúng thay đổi sẽ làm thay đổi các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động về mặt số lượng. Có thể dễ thấy đó là các chỉ tiêu như: Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập doanh nghiệp), vốn lưu động bình quân trong kỳ, các bộ phận vốn lưu động…
Ta biết, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý tài sản lưu động một cách khoa học. Quản lý tài sản lưu động được chia thành 3 nội dung quản lý chính: Quản lý dự trữ, tồn kho; quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao; quản lý các khoản phải thu.
Quản lý dự trữ, tồn kho
Dự trữ, tồn kho là một bộ phận quan trọng của vốn lưu động, là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng tồn kho gồm 3 loại: Nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường. Quản lý vật liệu dự trữ hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do vậy, doanh nghiệp tính toán dự trữ một lượng hợp lý vật liệu, nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gay ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo như mất thị trường, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên vật liệu nằm ở các công đoạn của dây chuyển sản xuất. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công đoạn sản xuất thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục.
Khi tiến hành sản xuất xong, do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu thụ, do những chính sách thị trường của doanh nghiêp…đã hình thành nên bộ phận thành phẩm tồn kho.
Hàng hoá dự trữ đối với các doanh nghiệp gồm 3 bộ phận như trên, nhưng thông thường trong quản lý chúng ta tập chung vào bộ phận thứ nhất, tức là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh.
Có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm xác định mức dự trữ tối ưu.
Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả nhất – EOQ (Economic Odering Quantity)
Mô hình này được dựa trên giả định là những lần cung cấp hàng hoá là bằng nhau. Theo mô hình này, mức dự trữ tối ưu là:
Trong đó:
Q* : Mức dự trữ tối ưu.
D : Toàn bộ lượng hàng hoá cần sử dụng.
C2 : Chi phí mỗi lần đặt hàng (Chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển hàng hoá).
C1 : Chi phí lưu kho đơn vị hàng hoá (Chi phí bốc xếp, bảo hiểm, bảo quản…).
Điểm đặt hàng mới:
Về mặt lý thuyết ta giả định khi nào lượng hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới nhưng trên thực tế hầu như không bao giờ như vậy. Nhưng nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm tăng lượng nguyên liệu tồn kho. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải xác định thời điểm đặt hàng mới.
Thời điểm đặt hàng mới
=
Số lượng nguyên liệu sử dụng mỗi ngày
´
Độ dài thời gian giao hàng
Lượng dự trữ an toàn
Nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến động không ngừng. Do đó, để đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an toàn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hoá dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng.
Ngoài phương pháp quản lý dự trữ theo mô hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ), nhiều doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp sau đây:
Phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0.
Theo phương pháp này, các doanh nghiệp trong một số ngành nghề có liên quan chặt chẽ với nhau hình thành nên những mối quan hệ, khi có một đơn đặt hàng nào đó họ sẽ tiến hành huy động những loại hàng hoá và sản phẩm dở dang của các đơn vị khác mà họ không cần phải dự trữ. Sử dụng phương pháp này sẽ giảm tới mức thấp nhất chi phí cho dự trữ. Tuy nhiên, phương pháp này tạo ra sự rằng buộc các doanh nghiệp với nhau, khiến các doanh nghiệp đôi khi mất sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao
Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lãi, tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh rất quan trọng, xuất phát từ những lý do sau: Đảm bảo giao dịch hàng ngày; bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng tiền vào và ra; hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng.
Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển sau:
Các chứng khoán thanh khoản cao
Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoản cao
Bán những chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung cho tiền mặt
Dòng thu tiền mặt
Tiền mặt
Dòng chi tiền mặt
Nhìn một cách tổng quát tiền mặt cũng là một tài sản nhưng đây là một tài sản đặc biệt – một tài sản có tính lỏng nhất. William Baumol là người đầu tiên phát hiện mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ có thể vận dụng cho mô hình quản lý tiền mặt. Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải lưu giữ tiền mặt cần thiết cho các hoá đơn thanh toán, khi tiền mặt xuống thấp doanh nghiệp sẽ phải bổ sung tiền mặt bằng cách bán các chứng khoán thanh khoản cao. Chi phí cho việc lưu giữ tiền mặt ở đây chính là chi phí cơ hội, là lãi suất mà doanh nghiệp bị mất đi. Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán các chứng khoán. Khi đó áp dụng mô hình EOQ ta có lượng dự trữ tiền mặt tối ưu (M*) là:
Trong đó:
M*: Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm.
Cb : Chi phí một lần bán chứng khoán thanh khoản.
i : Lãi suất.
Mô hình Baumol cho thấy nếu lãi suất cao, doanh nghiệp càng dữ ít tiền mặt và ngược lại, nếu chi phí cho việc bán chứng khoán thanh khoản càng cao thì họ lại càng giữ nhiều tiền mặt. Mô hình Baumol số dư tiền mặt không thực tiễn ở chỗ giả định rằng doanh nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định. Nhưng điều này lại không luôn luôn đúng trong thực tế.
Mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr
Đây là mô hình kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế. Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới trên và giới hạn dưới của tiền mặt, đó là các điểm mà doanh nghiệp bắt đầu tiến hành nghiệp vụ mua hoặc bán chứng khoán có tính thanh khoản cao để cân đối mức tiền mặt dự kiến.
Mô hình này được biểu diễn theo đồ thị sau đây:
0
Thời gian
Số dư tiền mặt
B
A
Giới hạn trên
Mức tiền mặt theo thiết kế
Giới hạn dưới
Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau:
Mức tiền mặt theo thiết kế
=
Mức tiền mặt giới hạn dưới
+
Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: Mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ; Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán; Lãi suất càng cao các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy khoản dao động tiền mặt sẽ giảm xuống. Khoảng dao động tiền mặt được xác định bằng công thức sau:
Trong đó:
d : Khoảng dao động tiền mặt (khoản các giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ).
Cb : Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán thanh khoản.
Vb : Phương sai của thu chi ngân quỹ.
i : Lãi suất.
Trong các doanh nghiệp lớn, luồng tiền vào ra của doanh nghiệp hàng ngày là rất lớn, nên chi phí cho việc mua bán chứng khoán sẽ trở nên quá nhỏ so với cơ hội phí mất đi do lưu giữ một lượng tiền mặt nhàn rỗi do vậy hoạt động mua bán chứng khoán nên diễn ra hàng ngày ở các doanh nghiệp này. Mặt khác, chúng ta cũng thấy tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ lưu giữ một số dư tiền mặt đáng kể.
Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, để thắng lợi trong cạnh tranh các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược về sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả…Trong đó chính sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích, những nghiên cứu và quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho đối tượng khách hàng đó hay không. Đây là nội dung chính của quản lý các khoản phải thu.
Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng
Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng thì điều đầu tiên doanh nghiệp phải phân tích được năng lực tín dụng của khách hàng. Công việc này gồm: Thứ nhất, doanh nghiệp phải xây dựng một tiêu chuẩn tín dụng hợp lý; Thứ hai, xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn tín dụng tối thiểu mà doanh nghiệp đưa ra thì tín dụng thương mại có thể được cấp.
Việc thiết lập các tiêu chuẩn tín dụng của các nhà quản trị tài chính phải đạt tới sự cân bằng thích hợp. Nếu tiêu chuẩn tín dụng đặt quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng và sẽ giảm lợi nhuận, còn nếu tiêu chuẩn được đặt ra quá thấp có thể làm tăng doanh thu, nhưng sẽ có nhiều khoản tín dụng có rủi ro cao và chi phí thu tiền cũng cao.
Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, ta thường dùng các tiêu chuẩn sau để phán đoán:
Phẩm chất, tư cách tín dụng: Tiêu chuẩn này nói lên tinh thần trách nhiêm của khách hàng trong việc trả nợ. Điều này được phán đoán trên cơ sở việc thanh toán các khoản nợ trước đây đối với doanh nghiệp hoặc đối với các doanh nghiệp khác.
Năng lực trả nợ: Dựa vào các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh, dự trữ ngân quỹ của doanh nghiệp…
Vốn của khách hàng: Đánh giá sức mạnh tài chính dài hạn của khách hàng.
Thế chấp: Xem xét khả năng tín dụng của khách hàng trên cơ sở các tài sản riêng mà họ sử dụng để đảm bảo các khoản nợ.
Điều kiện kinh tế: Tiêu chuẩn này đánh giá đến khả năng phát triển của khách hàng trong hiện tại và tương lại.
Các tài liệu được sử dụng để phân tích khách hàng có thể là kiểm tra bảng cân đối tài sản, bảng kế hoạch ngân quỹ, phỏng vấn trực tiếp, xuống tận nơi để kiểm tra hay tìm hiểu qua các khách hàng khác.
Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị
Sau khi phân tích năng lực tín dụng khách hàng, doanh nghiệp tiến hành việc phân tích đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị. Việc đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị để quyết định có nên cấp hay không được dựa vào việc tính NPV của luồng tiền.
Trong đó:
NPV : Giá trị hiện tại ròng của việc chuyển từ chính sách bán trả ngay sang chính sách bán chịu.
Q, P : Sản lượng hàng bán được trong một tháng và giá bán đơn vị nếu khách hàng trả tiền ngay.
Q’, P’ : Sản lượng và giá bán đơn vị nếu bán chịu.
C : Chi phí cho việc đòi nợ và tài trợ bù đắp cho khoản phải thu.
V : Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm.
R: Doanh lợi yêu cầu thu được hàng tháng.
r : Tỷ lệ phần trăm của hàng bán chịu không thu được tiền.
Nếu NPV > 0 chứng tỏ việc bán chịu là mang lại hiệu quả cao hơn việc thanh toán ngay, có lợi cho doanh nghiệp, do đó khoản tín dụng được chấp nhận.
Theo dõi các khoản phải thu
Theo dõi các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản lý các khoản phải thu. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi các chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường, để theo dõi các khoản phải thu ta dùng các chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau:
Kỳ thu tiền bình quân (The average collection period – ACP):
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian bình quân mà công ty thu hồi được nợ. Do vậy, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh số bán và lợi nhuận không tăng thì cũng có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán. Khi đó nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp kịp thời.
Sắp xếp ‘tuổi’ của các khoản phải thu
Thông qua phương pháp sắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn.
Xác định số dư khoản phải thu
Sử dụng phương pháp này doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ doanh nghiệp. Cùng với các biện pháp theo dõi và quản lý khác, doanh nghiệp có thể thấy được ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại và có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng khoản tín dụng cụ thể.
1.3.2.2. Các nhân tố phi lượng hoá
Các nhân tố phi lượng hoá cũng có tác động quan trọng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đó là những nhân tố định tính mà mức độ tác động của chúng đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là không thể tính toán được. Doanh nghiệp chỉ có thể dự đoán và ước lượng tầm ảnh hưởng của các nhân tố đó từ đó có những chính sách, biện pháp nhằm định hướng các nhân tố này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Các nhân tố này bao gồm: Các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
Các nhân tố khách quan gồm các yếu tố xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp như: Môi trường kinh tế chính trị; Các chính sách về kinh tế của Nhà nước; Đặc điểm, tình hình và triển vọng phát triển của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động…Đây là những nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nói riêng. Doanh nghiệp cần sự linh hoạt và nhanh nhạy để tiếp cận và thích ứng với các nhân tố đó.
Các nhân tố chủ quan là các nhân tố nằm trong nội tại doanh nghiệp, có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Đó là các nhân tố như: Trình độ quản lý vốn của ban lãnh đạo doanh nghiệp, của cán bộ tài chính; Trình độ, năng lực của cán bộ tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp; Tính kinh tế và khoa học của các phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng trong quản lý, sử dụng vốn lưu động…
Phần trên, qua việc nghiên cứu khái quát về vốn lưu động, nghiên cứu chi tiết về các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta đã có nền tảng hiểu biết nhất định về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra những biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp.
1.3.3. Các biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.3.3.1. Kế hoạch hoá vốn lưu động
Trong mọi lĩnh vực, để đạt được hiệu quả trong hoạt động một yêu cầu không thể thiếu đối với người thực hiện đó là làm việc có kế hoạch, khoa học. Cũng vậy, kế hoạch hoá vốn lưu động là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Nội dung của kế hoạch hoá vốn lưu động trong các doanh nghiệp thường bao gồm các bộ phận: Kế hoạch nhu cầu vốn lưu động, kế hoạch nguồn vốn lưu động, kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian.
Kế hoạch nhu cầu vốn lưu động
Để xây dựng một kế hoạch vốn lưu động đầy đủ, chính xác thì khâu đầu tiên doanh nghiệp phải xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là bộ phận kế hoạch phản ánh kết quả tính toán tổng nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch, nhu cầu vốn cho từng khâu: dự trữ sản xuất, sản suất và khâu lưu thông. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh chính xác, hợp lý một mặt bảo đảm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, mặt khác sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, sử dụng lãng phí vốn, không gây nên tình trạng căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch nguồn vốn lưu động
Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo cho sản xuất được liên tục, đều đặn thì doanh nghiệp phải có kế hoạch đáp ứng nhu cầu vốn đó bằng các nguồn vốn ổn định, vững chắc. Vì vậy một mặt doanh nghiệp phải có kế hoạch dài hạn để huy động các nguồn vốn một cách tích cực và chủ động. Mặt khác hàng năm căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch, doanh nghiệp phải xác định được quy mô vốn lưu động thiếu hoặc thừa so với nhu cầu vốn lưu động cần phải có trong năm.
Trong trường hợp số vốn lưu động thừa so với nhu cầu, doanh nghiệp cần có biện pháp tích cực để tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, chiếm dụng.
Trường hợp vốn lưu động thiếu so với nhu cầu, doanh nghiệp cần phải có biện pháp tìm những nguồn tài trợ như:
Nguồn vốn lưu động từ nội bộ doanh nghiệp (bổ sung từ lợi nhuận để lại).
Huy động từ nguồn bên ngoài: Nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, liên doanh liên kết.
Để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, doanh nghiệp phải có sự xem xét và lựa chọn kỹ các nguồn tài trợ sao cho phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian
Trong thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn giữa các thời kỳ trong năm thường khác nhau. Vì trong từng thời kỳ ngắn như quý, tháng ngoài nhu cầu cụ thể về vốn lưu động cần thiết cón có những nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinh do nhiều nguyên nhân. Do đó, việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh theo thời gian trong năm là vấn đề rất quan trọng.
Thực hiện kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian, doanh nghiệp cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động từng quý, tháng trên cơ sở cân đối với vốn lưu động hiện có và khả năng bổ sung trong quỹ, tháng từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, tạo sự liên tục, liền mạch trong sử dụng vốn lưu động cả năm. Thêm vào đó, một nội dung quan trọng của kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian là phải đảm bảo cân đối khả năng thanh toán của doanh nghiệp với nhu cầu vốn bằng tiền trong từng thời gian ngắn tháng, quỹ.
Bên cạnh việc thực hiện kế hoạch hoá vốn lưu động, doanh nghiệp cần phải biết chú trọng và kết hợp giữa kế hoạch hoá vốn lưu động với quản lý vốn lưu động.
1.3.3.2. Tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học
Như ta đã phân tích, quản lý vốn lưu động gắn liền với quản lý tài sản lưu động bao gồm: quản lý tiền mặt và các chứng khoản thanh khoản; quản lý dự trữ, tồn kho; quản lý các khoản phải thu.
Quản lý vốn lưu động được thực hiện theo các mô hình đã được trình bày trong phần “các nhân tố lượng hoá ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp”. Vấn đề đặt ra là các nhà quản lý phải lựa chọn mô hình nào để vận dụng vào doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi vận dụng các mộ hình quản lý vốn lưu động khoa học, doanh nghiệp cần phải biết kết hợp các mô hình tạo sự thống nhất trong quản lý tổng thể vốn lưu động của doanh nghiệp. Quản lý tốt vốn lưu động sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động, kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh đảm bảo việc thực hiện kế hoạch vốn lưu động, tránh thất thoát, lãng phí từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.3.3.3. Rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Ta biết chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ dài thời gian của các khâu: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Khi doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, năng suất cao, giá thành hạ. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian của khâu sản xuất sẽ trực tiếp được rút ngắn. Mặt khác, với hiệu quả nâng cao trong sản xuất sẽ ảnh hưởng tích cực đến khâu dự trữ và lưu thông: chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ sẽ góp phần đảm bảo cho doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá nhanh hơn, giảm thời gian khâu lưu thông, từ đó doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong dự trữ, tạo sự luân chuyển vốn lưu động nhanh hơn.
1.3.3.4. Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính trên cơ sở không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính
Nguồn nhân lực luôn được thừa nhận là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi doanh doanh nghiệp. Sử dụng vốn lưu động là một phần trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, được thực hiện bởi các cán bộ tài chính do đó năng lực, trình độ của những cán bộ này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.
Doanh nghiệp phải có chính sách tuyển lựa chặt chẽ, hàng năm tổ chức các đợt học bổ sung và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ tài chính cho các cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo và duy trì chất lượng cao của đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý tài chính.
Tổ chức quản lý tài chính khoa học, tuân thủ nghiêm pháp lệnh kế toán, thống kê, những thông tư hướng dẫn chế độ tài chính của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ, kết hợp với phân công nhiệm vụ cụ thể trong quản lý tài chính, cũng như trong từng khâu luân chuyển của vốn lưu động nhằm đảm bảo sự chủ động và hiệu quả trong công việc cho mỗi nhân viên cũng như hiệu quả tổng hợp của toàn doanh nghiệp.
Tóm lại, qua quá trình phân tích, chúng ta đã thấy được vai trò của vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tuy nhiên phần lớn đều mang tính định hướng, việc áp dụng giải pháp nào, áp dụng giải pháp đó như thế nào còn tuỳ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
Chương II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Sông Đà 10
Những nét cơ bản về Công ty Sông Đà 10
Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty : Công ty Sông Đà 10
Địa chỉ : Tầng 5 toà nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm Hà Nội.
Điện thoại : (84-4) 7683998
Fax : (84-4) 7683997
Công ty Sông Đà 10 là Doanh nghiệp Nhà nước; một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Sông Đà-Bộ Xây dựng. Tiền thân là Công ty Xây dựng Công trình Ngầm, được thành lập theo Quyết định số 154/BXD-TCCB ngày 11/02/1981 của Bộ trưởng Bộ xây dựng Ngô Xuân Lộc.
Sơ đồ hình thành Công ty Sông Đà 10
Công ty xây dựng Công trình Ngầm
(Quyết định số 154/BXD-TCCB ngày 11/02/1981)
Công ty xây dựng Công trình Ngầm
(Quyết định số 127A/BXD-TCLĐ ngày 26/03/1993)
Công ty xây dựng Công trình Ngầm Sông Đà 10
(Quyết định số 04/BXD-CLĐ ngày 02/01/1996)
Công ty Sông Đà 10
(Quyết định số 285/QĐ-BXD ngày 11/03/2002)
Phù hợp với những tên gọi trước đây, hoạt động chuyên ngành của Công ty là xây dựng các công trình ngầm, các công trình thủy điện. Cùng với sự vươn lên của nền kinh tế đất nước, Công ty đã có những nỗ lực không ngừng phát huy thế mạnh chuyên ngành của mình đồng thời cũng mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh vực tạo sự năng động, linh hoạt và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức sản xuất
Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty Sông Đà 10:
Phòng quản lý Kỹ thuật
Phòng quản lý Cơ giới
Phòng Tổ chức - Hành chính
Văn phòng Đảng - Đoàn
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Kinh tế – Kế hoạch
Phòng Vật tư
Phòng Thi công an toàn
Giám đốc
Phó giám đốc
Kỹ thuật-Thi công
Phó giám đốc Kinh tế
Phó giám đốc
Vật tư-Cơ giới
Xí nghiệp 10.1
Xí nghiệp 10.2
Xí nghiệp 10.3
Xí nghiệp 10.4
Xí nghiệp 10.5
Các ban chức năng
Các đội sản xuất
Các ban chức năng
Các đội sản xuất
Các ban chức năng
Các đội sản xuất
Các ban chức năng
Các đội sản xuất
Các ban chức năng
Các đội sản xuất
Tổ chức nhân sự
Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, có trình độ tay nghề, có kinh nghiệm và nhiệt huyết với công việc. Hàng năm, số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty không ngừng được bổ sung, nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty có mặt đến 31/12/2003 là 2.554 người.
Biểu đồ 2.1:
Ban lãnh đạo Công ty gồm: Giám đốc công ty là người nắm quyền điều hành cao nhất trong Công ty, đại diện cho Công ty trước pháp luật và có trách nhiệm chỉ đạo điều hành toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc công ty là 3 Phó giám đốc công ty và 1 Kế toán trưởng công ty.
Tổ chức các phòng ban của Công ty
Theo sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty Sông Đà 10 có thể thấy, Công ty có 8 phòng ban chức năng, với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, mỗi phòng ban phụ trách những mảng chuyên môn khác nhau tạo nên sự phân công lao động khoa học trong Công ty đồng thời luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa các phòng ban đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chung của toàn Công ty. Trong đó, phòng Tài chính – Kế toán trực tiếp chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công tác quản lý tài chính nói chung, công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động nói riêng.
Các xí nghiệp trực thuộc
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được tiến hành khoa học, chặt chẽ và đạt hiệu quả cao, Công ty đã thành lập những xí nghiệp tại những nơi có công trình lớn, thời gian thi công kéo dài. Các xí nghiệp hạch toán phụ thuộc có bảng cân đối kế toán riêng, báo cáo của Công ty là hợp nhất báo cáo của 5 xí nghiệp và cơ quan Công ty. Hiện tại, Công ty có 5 xí nghiệp trực thuộc:
Xí nghiệp Sông Đà 10.1 (Công trình thuỷ điện Sê San 3)
Địa chỉ: Công trình thuỷ điện Sê San 3 – huyện Chưpăh – tỉnh Gia Lai.
Xí nghiệp Sông Đà 10.2 (Công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân).
Địa chỉ: Phường Hoà Hiệp – quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng.
Xí nghiệp Sông Đà 10.3 (Công trình thủy điện Tuyên Quang).
Địa chỉ: Thị trấn Nà Hang – tỉnh Tuyên Quang.
Xí nghiệp Sông Đà 10.4 (Công trình thuỷ điện, thủy lợi Quảng Trị).
Địa chỉ: Xã Hướng Tân – huyện Hướng Hoá - tỉnh Quảng Trị.
Xí nghiệp Sông Đà 10.5 (Công trình thuỷ điện Sê San 3A).
Địa chỉ: Công trình thuỷ điện Sê San 3A – huyện Iagrai – tỉnh Gia Lai.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh
Là một doanh nghiệp Nhà nước; một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Sông Đà - Bộ xây dựng, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là:
Xây dựng các công trình ngầm;
Xây dựng công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông;
Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, trang trí nội thất;
Khai thác, sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng;
Sản xuất cấu kiện bê tông, cấu kiện kim loại, phụ tùng, phụ kiện, phục vụ xây dựng;
Sửa chữa cơ khí, ô tô xe máy;
Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng cơ giới và công nghệ xây dựng cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Trong đó các lĩnh vực chủ đạo của Công ty là:
Xây dựng các công trình thuỷ điện
Xây dựng các công trình thuỷ điện là lĩnh vực hoạt động chuyên ngành của Công ty Sông Đà 10. Công ty đã tham gia xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước như: Thuỷ điện Hoà Bình, Yaly, Hàm Thuận, Sông Hinh, Cần Đơn, Nà Lơi; hiện đang tham gia xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn như Sê San 3, Sê San 3A, Tuyên Quang, Quảng Trị…
Xây dựng các công trình giao thông
Đây là một thế mạnh của Công ty, những công trình giao thông lớn của Đất nước mà Công ty đã tham gia thi công:
Hầm giao thông của thuỷ điện Hoà Bình có đường kính 12 m, chiều dài 250 m;
Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, chiều dài 5 km; chiều rộng 13,5 m
Hầm đường bộ qua đèo Ngang, chiều dài 450 m; chiều rộng 13,5 m
Sản xuất cấu kiện kim loại
Với 20 năm kinh nghiệm sản xuất cấu kiện kim loại, đặc biệt là gia công, vận hành copha tấm lớn phục vụ đổ bê tông hầm và hở từ thuỷ điện Hoà Bình, Yaly, hầm Hải Vân…Công ty đã hoàn toàn chủ động trong sản xuất, những sản phẩm xuất xưởng đạt chất lượng cao, tương đương thiết bị nhập ngoại.
Sản xuất vật liệu xây dựng
Nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu vật liệu về số lượng và chất lượng cao cho công việc xây lắp, Công ty đã đầu tư đồng bộ thiết bị hiện đại trong dây chuyền sản xuất từ đó hoàn toàn chủ động đáp ứng yêu cầu về vật liệu xây dựng như bê tông tươi, vữa phun bê tông, đá dăm các loại cho công trình…
Đặc điểm về sản phẩm
Các sản phẩm của Công ty đều tập trung trong lĩnh vực xây lắp, nhằm đáp ứng nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất chuyên ngành. Các sản phẩm của Công ty có đặc điểm sau:
Có nơi tiêu thụ cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, chất lượng, giá cả (chi phí xây dựng) sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn vào điều kiện địa chất, thủy văn, khí hậu. Khi thay đổi nơi sản xuất thì lực lượng sản xuất (lao động, thiết bị thi công, phục vụ thi công, vật tư kỹ thuật…) cũng phải di động theo. Do đó, để dự toán vốn xây dựng được chính xác Công ty luôn phải chú trọng công tác đánh giá chuẩn bị đầu tư và xây dựng cho từng công trình cụ thể.
Sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Các công trình đều có thời gian xây dựng dài rất dễ gây ứ đọng vốn lưu động, mặt khác nếu dự toán thiếu vốn sẽ làm công tác thi công bị gián đoạn, kéo dài thời gian thi công gây lãng phí. Đây là một lý do quan trọng kiến Công ty phải làm tốt công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư nói chung và vốn lưu động nói riêng, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý theo định mức.
Sản phẩm có tính đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi công trình đều có thiết kế riêng, có yêu cầu về công nghệ, về các yêu cầu như tiện nghi, mỹ quan, về an toàn…khác nhau.
Đặc điểm về thị trường
Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, nhu cầu xây dựng các công trình hiện đại, có quy mô, chất lượng tương xứng với khu vực và trên Thế giới nẩy sinh tất yếu. Thị trường xây dựng phát triển mạnh mẽ với rất nhiều các Tổng công ty lớn như: Tổng công ty Sông Đà, Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty xây dựng Lũng Lô, Tổng công ty Vinaconex…Mặc dù đều thực hiện xây dựng – thầu tổng hợp song mỗi công ty đều có thế mạnh riêng về một lĩnh vực. Tổng công ty Sông Đà có tên tuổi gắn liền với những công trình thuỷ điện lớn của Đất nước như: Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Sông Hinh, Thuỷ điện Yaly…Là một trong những thành viên chủ lực của Tổng công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 10 có thế mạnh trong lĩnh vực xây dựng các công trình thuỷ điện, cụ thể là xây dựng các công trình giao thông ngầm. Do đó, Công ty Sông Đà 10 luôn nhận được sự tin tưởng và giành được các gói thầu của các công trình thuỷ điện, giao thông hầm lớn của đất nước. Thị trường của các công trình xây dựng ngầm còn rất bỏ ngỏ ở Việt Nam, nhận thức rõ điều này, với thế mạnh của mình Công ty Sông Đà 10 đã có chiến lược đầu tư nhằm chiếm lĩnh thị trường tàu điện ngầm trong các thành phố lớn của Đất nước, đáp ứng được nhu cầu của thị trường khi nó nẩy sinh. Vừa qua, Tổng công ty Đầu tư & Phát triển nhà Hà Nội đã xin phép được nghiên cứu thí điểm dự án xây dựng công trình ngầm tại khu vực vườn hoa Hàng Đậu với phạm vi nghiên cứu 11,5 nghìn m2 (trong đó dành 3.500 m2 làm ga ra để xe; 8000 m2 làm khu trung tâm dịch vụ). Về xây dựng tuyến đường đi bộ khác cốt, Tổng công ty dự kiến lựa chọn một số điểm đầu tư xây mới đồng bộ, hoàn chỉnh kèm theo hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng kết hợp như cầu vượt xây dựng phía trên, đường ngầm...Như vậy có thể thấy nhu cầu xây dựng các công trình ngầm đã và đang nổi lên khi sự phát triển về kinh tế và dân số ở các thành thị lớn ngày càng cao.
Cơ chế quản lý tài chính của Công ty Sông Đà 10
Phòng Tài chính – Kế toán Công ty chịu trách nhiệm chính và trực tiếp trước Giám đốc công ty về công tác quản lý tài chính. Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài chính – Kế toán Công ty gồm Kế toán trưởng, 1 phó phòng tài chính kế toán và 7 nhân viên phụ trách các mảng khác nhau trong hoạt động tài chính, kế toán của Công ty.
Công tác quản lý vốn và tài sản
Công ty được Tổng công ty cấp vốn điều lệ ban đầu khi thành lập phù hợp với mức vốn pháp định cho ngành nghề kinh doanh của Công ty. Công ty có nghĩa vụ nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực được Tổng công ty giao, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.
Trong quá trình kinh doanh, khi cần thiết, Tổng công ty có thể xem xét đầu tư bổ sung vốn cho Công ty.
Tổng giám đốc Tổng công ty giao vốn cho Công ty theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.
Người giao vốn là Tổng giám đốc Tổng công ty;
Người ký nhận vốn là Giám đốc Công ty.
Ngoài vốn điều lệ, Công ty được tự huy động vốn để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Khi cần thiết Công ty được Tổng công ty bảo lãnh vay vốn trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành và theo điều kiện của Tổng công ty. Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về dân sự đối với hoạt động kinh doanh trước pháp luật trong phạm vi vốn của Công ty, trong đó có phần vốn nhà nước giao.
Về quản lý tài sản, Công ty có quyền sử dụng, cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; tuân thủ các quy định theo quy chế của Tổng công ty và Nhà nước. Các hình thức đầu tư ra ngoài Công ty gồm:
Mua trái phiếu, cổ phiếu;
Liên doanh, góp vốn cổ phần với doanh nghiệp khác;
Các hình thức đầu tư khác theo pháp luật quy định.
Công ty thực hiện việc đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu.
Dùng tài sản để góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (đem góp tài sản và khi nhận lại tài sản).
Khi bị tổn thất về tài sản, Công ty phải xác định giá trị tổn thất; nguyên nhân, trách nhiệm. Đối với những vụ tổn thất có giá trị từ 20 triệu đồng trở xuống Giám đốc có quyền và trách nhiệm quyết định bồi thường, những vụ tổn thất có giá trị trên 20 triệu đồng Công ty phải báo cáo lên Tổng công ty xử lý.
Quản lý doanh thu, lợi nhuận và chi phí kinh doanh
Doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu của các đơn vị trực thuộc và doanh thu thu được từ hoạt động sản xuất - kinh doanh trực tiếp của Công ty. Các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đem tặng, biếu, cho hoặc tiêu dùng ngay trong nội bộ đơn vị cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu.
Chi phí trong hoạt động của Công ty được phản ánh theo đúng chế độ, định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động, định mức chi phí gián tiếp, đơn giá tiền lương do Công ty tự xây dựng và quyết định ban hành (trừ các sản phẩm chủ yếu phải trình Tổng công ty phê duyệt). Các chi phí phát sinh phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
Về hạch toán lợi nhuận, lợi nhuận của Công ty bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Lợi nhuận phát sinh còn bao gồm lợi nhuận năm trước phát hiện trong năm và được trừ đi khoản lỗ của các năm trước (nếu có) đã được xác định trong quyết toán thuế, thời gian chuyển lỗ không quá năm năm.
Công tác kế hoạch tài chính
Công tác kế hoạch hóa tài chính luôn là một nội dung được quan tâm cao trong Công ty. Công ty đã phân công một nhân viên trong phòng Tài chính – Kế toán chuyên phụ trách việc lập các báo cáo, kế hoạch tổng hợp và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch trong toàn Công ty.
Hàng năm, Phòng Kinh tế – Kế hoạch sẽ phối hợp cùng các phòng ban khác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở bản kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được sự phê duyệt của Ban Giám Đốc, phòng Tài chính – Kế toán xây dựng kế hoạch tài chính (ngắn hạn). Bản kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính sẽ được trình Tổng công ty phê duyệt, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính tháng, quý, năm cho Tổng công ty. Kế hoạch tài chính dài hạn được ban giám đốc công ty xây dựng với thời gian 5 năm xác định chiến lược phát triển của Công ty, được Tổng công ty phê duyệt và hàng năm Công ty cũng tiến hành tổng kết đánh giá về tiến trình thực hiện kế hoạch và có những điều chỉnh và bổ sung kịp thời.
Tình hình sử dụng và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Khái quát về tình hình tài chính của Công ty
Để có thể phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10 ta cần có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của Công ty trong những năm gần đây. Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, ta có những đánh giá về các mặt sau đây.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 2.1: Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000
2001
2002
2003
Giá trị
Giá trị
Tăng so 2000 (%)
Giá trị
Tăng so 2001 (%)
Giá trị
Tăng so 2002 (%)
1
Tổng doanh thu
78.620.817.612
119.801.875.634
52,38
235.947.439.747
96,95
429.135.423.603
81,88
2
Các khoản giảm trừ
0
28.528.255
0
79.303.976
3
Doanh thu thuần (=2-1)
78.620.817.612
119.773.347.379
53,34
235.947.439.747
96,99
429.056.119.627
81,84
4
Giá vốn hàng bán
69.886.378.701
108.578.380.192
55,36
211.928.988.010
95,19
376.454.093.898
77,63
5
Lãi gộp (=3-4)
8.734.438.911
11.194.967.187
28,17
24.018.451.737
114,55
52.602.025.729
119
6
Chi phí bán hàng
0
0
0
0
0
0
0
7
Chi phí quản lý DN
4.835.220.988
8.651.534.643
78,93
13.171.760.439
52,25
29.543.054.692
124,29
8
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh (=5-6-7)
3.899.217.923
2.543.432.544
-34,77
10.846.691.298
326,46
23.058.971.037
112,59
9
Lãi hoạt động tài chính
-1.276.677.558
-993.943.559
-22,15
-6.829.148.642
587,08
-15.066.997.520
120,63
10
Lãi bất thường
69.918.823
40.000.000
-42,79
931.133.063
2.227,83
42.208.000
-95,47
11
Tổng lợi nhuận trước thuế (=8+9+10)
2.692.459.188
1.589.488.985
-40,96
4.948.675.719
211,34
8.034.181.517
62,35
12
Thuế TNDN
673.114.797
397.372.246
1.583.576.230
2.570.938.085
13
Lợi nhuận sau thuế
2.019.344.391
1.192.116.739
-40,96
3.365.099.489
182,28
5.463.243.432
62,35
Biểu đồ 2.2:
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh luôn là tiêu chí hàng đầu đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty nói riêng.
Thông qua Bảng phân tích kết quả kinh doanh (Bảng 2.1) và biểu đồ Kết quả doanh thu và lợi nhuận (Biểu đồ 2.2) có thể thấy tốc độ tăng trưởng của Công ty tương đối cao và chắc chắn. Trong 4 năm duy chỉ có năm 2001 có lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2000 (giảm 40,96%). Giải thích cho vấn đề này có thể thấy trong Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1: mặc dù so với năm 2000, năm 2001 có lãi gộp tăng 28,17% song chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng những 78,93% đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm. Từ Biểu đồ 2.1 ta thấy từ năm 2001 Công ty có sự tăng mạnh về số lượng cán bộ công nhân viên, thể hiện những chuyển đổi trong quản lý nhân sự nói riêng và trong cơ chế quản lý doanh nghiệp nói chung, tất nhiên điều này đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp ở đây hàm nghĩa sự mở rộng quy mô hoạt động của Công ty điều này được thể hiện ở sự tăng vọt trong kết quả kinh doanh các năm tiếp theo.
Năm 2003, Công ty đạt mức doanh thu 429 tỷ đồng (tăng 193 tỷ đồng tương đương 81,88% so với năm 2002), lợi nhuận sau thuế đạt 5,5 tỷ (tăng 2,1 tỷ đồng tương đương 62,35%). Kết quả này phần nào ghi nhận những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty, hiệu quả quản lý cũng như phản ánh hướng đi đúng đắn mà Công ty đã và đang lựa chọn.
Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty
Nhìn tổng thể kết quả kinh doanh của Công ty, ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian tuy nhiên để có thể hiểu sâu về tình hình tài chính không thể không xét đến cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn.
Dữ liệu của ‘Bảng cân đối kế toán’ qua các năm của Công ty Sông Đà 10 (bảng 2.2), biểu đồ ‘Cơ cấu và tăng trưởng tài sản’ (biểu đồ 2.3) và biểu đồ ‘Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn’ (biểu đồ 2.4) cho thấy Công ty có tổng tài sản tương đối lớn và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua. Trong cơ cấu tài sản của Công ty, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%). Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn (năm thấp nhất là 5,1%-năm 2002; năm cao nhất đạt 14,1%-năm 2000), có một sự tăng trưởng đều đặn trong nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm. Nguồn vốn nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%), Công ty đang có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn vốn bằng cách gia tăng vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn.
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán
(Tại thời điểm 31/12/N)
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2.003
Giá trị
(đ)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(đ)
Tỷ trọng (%)
Tăng so 2000 (%)
Giá trị
(đ)
Tỷ trọng (%)
Tăng so 2001 (%)
Giá trị
(đ)
Tỷ trọng (%)
Tăng so 2002 (%)
I. Tổng tài sản
105.496.702.849
100
201.100.532.890
100
90,62
355.703.260.091
100
76,88
319.838.505.526
100
-10,08
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
87.435.430.952
82,88
157.744.364.883
78,44
80,41
218.769.686.040
61,50
38,69
215.324.932.783
67,32
-1,57
1. Tiền
6.815.253.009
6,46
2.764.767.942
1,37
-59,43
4.631.688.412
1,30
67,53
24.146.854.485
7,55
421,34
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0,00
3. Các khoản phải thu
19.817.968.088
18,79
76.857.366.770
38,22
287,82
83.511.655.153
23,48
8,66
71.962.178.382
22,50
-13,83
4. Hàng tồn kho
58.795.175.664
55,73
74.608.237.422
37,10
26,90
129.278.296.587
36,34
73,28
116.893.290.984
36,55
-9,58
5. Tài sản lu động khác
2.007.034.191
1,90
3.513.992.749
1,75
75,08
1.348.045.618
0,38
-61,64
2.312.608.932
0,72
71,55
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
18.061.271.897
17,12
43.356.168.007
21,56
140,05
136.933.574.051
38,50
215,83
104.523.572.743
32,68
-23,67
1. Tài sản cố định
12.632.713.157
11,97
36.763.846.341
18,28
191,02
120.103.905.826
33,77
226,69
95.882.957.666
29,98
-20,17
1.1. Tài sản cố định hữu hinh
12.632.713.157
11,97
36.763.846.341
18,28
191,02
120.103.905.826
33,77
226,69
95.882.957.666
29,98
-20,17
1.2. Tài sản cố định thuê tài chính
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0,00
1.2. Tài sản cố định vô hình
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0,00
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
0
0,00
0
0,00
0
0,00
2.000.000.000
0,63
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
5.428.558.740
5,15
6.592.321.666
3,28
21,44
16.829.668.225
4,73
155,29
6.640.615.077
2,08
-60,54
II. Nguồn vốn
105.496.702.849
100
201.100.532.890
100
90,62
355.703.260.091
100
76,88
319.838.505.526
100
-10,08
A. Nợ phải trả
90.620.334.993
85,90
187.469.876.010
93,22
106,87
337.569.746.130
94,90
80,07
297.494.186.076
93,01
-11,87
1. Nợ ngắn hạn
67.299.814.219
63,79
142.566.368.582
70,89
111,84
188.818.834.951
53,08
32,44
171.266.610.710
53,55
-9,30
- Vay ngắn hạn
23.420.335.348
22,20
48.329.998.949
24,03
106,36
61.743.759.029
17,36
27,75
48.773.021.567
15,25
-21,01
- Phải trả cho người bán
21.535.940.550
20,41
45.478.671.578
22,61
111,18
62.499.034.369
17,57
37,42
57.092.825.077
17,85
-8,65
- Người mua trả tiền trước
14.805.959.128
14,03
31.222.034.719
15,53
110,87
45.127.701.553
12,69
44,54
42.641.518.626
13,33
-5,51
- Nợ ngắn hạn khác
7.537.579.193
7,14
17.535.663.336
8,72
132,64
19.448.340.000
5,47
10,91
22.759.245.440
7,12
17,02
2. Nợ dài hạn
22.538.326.290
21,36
42.235.852.293
21,00
87,40
147.482.287.726
41,46
249,19
116.092.965.342
36,30
-21,28
3. Nợ khác
782.194.484
0,74
2.667.655.135
1,33
241,05
1.268.623.453
0,36
-52,44
10.134.610.024
3,17
698,87
B. Nguồn vốn CSH
14.876.367.856
14,10
13.630.656.880
6,78
-8,37
18.133.513.961
5,10
33,03
22.344.319.450
6,99
23,22
1. Nguồn vốn quỹ
14.876.367.856
14,10
13.630.656.880
6,78
-8,37
18.133.513.961
5,10
33,03
22.344.319.450
6,99
23,22
2. Nguồn kinh phí
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0,00
Vốn lưu động ròng (NWC = TSLĐ - Nguồn ngắn hạn) của Công ty qua các năm đều > 0 thể hiện Công ty đã sử dụng một phần nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Với chính sách tài trợ này khả năng thanh toán của Công ty sẽ tăng tuy nhiên khả năng sinh lời sẽ giảm do các nguồn dài hạn có chi phí cao hơn. Sự thận trọng của Công ty là đúng đắn trong hoàn cảnh: do đặc điểm của hoạt động xây lắp, khi thiếu vốn sẽ dẫn đến chậm tiến độ thi công và có thể gây những tổn thất cực kỳ to lớn; các khoản vay ngắn hạn của Công ty đa phần đều là các khoản tín dụng ngắn hạn của các Ngân hàng thương mại.
Trong phần tài sản lưu động, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong Tổng tài sản. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty, do nhận thầu các công trình lớn, thời gian kéo dài nên vào thời điểm cuối năm hàng tồn kho có giá trị rất lớn chủ yếu phản ánh giá trị sản xuất kinh doanh dở dang. Tuy nhiên, các khoản phải thu có tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng là một dấu hiệu cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều và cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu các khoản phải thu đến mức thấp nhất nhằm nâng cao vòng quay vốn.
Như vậy, thông qua phân tích kết quả kinh doanh và cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty Sông Đà 10 cho thấy trạng thái hoạt động của Công ty tương đối tốt. Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô, năng lực hoạt động điều này cũng tưng ứng tạo ra sự tăng trưởng hợp lý trong kết quả doanh thu, lợi nhuận. Cơ cấu tài sản của Công ty phù hợp với đặc thù của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, tuy nhiên trong cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu còn có tỷ trọng nhỏ, trong điều kiện của Công ty hiện nay: là một doanh nghiệp Nhà nước, được sự đảm bảo của Tổng công ty Sông Đà nên Công ty vẫn giành được sự tín nhiệm và nhận được các khoản tín dụng từ các ngân hàng thương mại, nhưng rõ ràng cần một sự cải thiện đáng kể trong khoản mục này.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
Phần trên ta đã nghiên cứu khái quát những đặc điểm hoạt động và tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 10, đó là bước đệm để ta có thể nghiên cứu kỹ lưỡng về vốn lưu động và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Nguồn hình thành vốn lưu động
Nhìn vào Bảng 2.2 có thể thấy vốn lưu động của Công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn nợ ngắn hạn và một phần được bổ sung từ nguồn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn). Trong nguồn ngắn hạn, giống như đa số các doanh nghiệp Việt Nam, nguồn tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn bên cạnh đó nguồn vốn hình thành từ tiền ứng trước của người mua và tín dụng thương mại từ người bán cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.
Nợ ngắn hạn của Công ty tăng nhanh trong những năm đầu (giai đoạn 2000-2001) rồi tăng chậm lại và giảm trong giai đoạn 2002-2003, điều này phản ánh nhu cầu tăng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng phục vụ cho công cuộc mở rộng sản xuất và đổi mới sản xuất trong giai đoạn 2000-2001; do giai đoạn 2002-2003 sản xuất đã đi vào quỹ đạo, hiệu quả gia tăng nên Công ty đã giảm dần tốc độ của khoản nợ ngắn hạn. Năm 2003, tổng nợ ngắn hạn của Công ty là171,3 tỷ đồng chiếm 53,55% tổng nguồn vốn, giảm so với năm 2002 là 17,6 tỷ (tương đương giảm 9,3%). Trong đó, vay ngắn hạn là 48,7 tỷ đồng (tương đương chiếm 15,25% tổng nguồn vốn), nợ người bán 57,1 tỷ đồng (tương đương 17,85%), người mua ứng tiền trước 42,6 tỷ đồng (tương đương 13,33%). Như vậy, Công ty đã tận dụng khá tốt các nguồn vốn chiếm dụng từ người bán, từ khách hàng để sử dụng bổ trợ cho nguồn tín dụng vay từ các Ngân hàng thương mại đây là một sự kết hợp đúng đắn trong điều kiện kinh tế thị trường.
Cơ cấu vốn lưu động
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn lưu động
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Tăng so 2001 (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Tăng so 2002 (%)
Tổng vốn lưu động bình quân
122.589.897.919
100
188.257.025.462
100
53,57
217.042.309.412
100
15,29
- Vốn lưu động bình quân trong dự trữ
16.966.865.882
13,84
24.665.377.774
13,10
45,37
32.683.061.761
15,06
32,51
- Vốn lưu động bình quân trong sản xuất
50.954.786.246
41,57
78.324.080.288
41,60
53,71
91.233.667.937
42,03
16,48
- Vốn lưu động bình quân trong lưu thông
54.668.245.791
44,59
85.267.567.400
45,29
55,97
93.125.579.714
42,91
9,22
Bảng 2.4: Bảng phân tích chi tiết kết cấu vốn lưu động
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
2003
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Tăng so 2000 (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Tăng so 2001 (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Tăng so 2002 (%)
Tổng vốn lưu động
87.435.430.952
100
157.744.364.883
100
80,41
218.769.686.040
100
38,69
215.314.932.783
100
-1,58
1. Vốn lưu động dự trữ
17.281.221.817
19,765
16.652.509.946
10,557
-3,64
32.678.245.602
14,937
96,24
32.687.877.919
15,181
0,03
- Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
17.148.937.116
19,613
16.168.933.496
10,250
-5,71
29.499.889.003
13,484
82,45
31.683.310.372
14,715
7,40
- Công cụ dụng cụ trong kho
132.284.701
0,151
483.576.450
0,307
265,56
1.420.786.946
0,649
193,81
1.004.567.547
0,467
-29,29
- Hàng mua đang đi trên đường
0
0
0
0
1.757.569.653
0,803
0
0
-100
2. Vốn lưu động trong sản xuất
41.949.141.557
47,977
59.960.430.934
38,011
42,94
96.687.729.641
44,196
61,25
85.779.606.233
39,839
-11,28
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
41.513.953.847
47,480
57.955.727.476
36,740
39,61
96.600.051.255
44,156
66,68
84.205.413.065
39,108
-12,83
- Chi phí trả trước
111.600.000
0,128
626.662.138
0,397
461,53
87.678.386
0,040
-86,01
1.574.193.168
0,731
1695,42
- Chi phí chờ kết chuyển
323.587.710
0,370
1.378.041.320
0,874
325,86
0
0
-100
0
0
3. Vốn lưu động trong lưu thông
28.205.067.578
32,258
81.131.424.003
51,432
187,65
89.403.710.797
40,867
10,20
96.847.448.631
44,979
8,33
a. Tiền
6.815.253.009
7,795
2.764.767.942
1,753
-59,43
4.631.688.412
2,117
67,53
24.146.854.485
11,215
421,34
- Tiền mặt tại quỹ
441.854.793
0,505
581.781.326
0,369
31,67
390.184.801
0,178
-32,93
792.330.664
0,368
103,07
- Tiền gửi ngân hàng
6.373.398.216
7,289
2.182.986.616
1,384
-65,75
4.241.503.611
1,939
94,30
23.354.523.821
10,847
450,62
b. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
0
0
0
0
0
0
c. Các khoản phải thu
19.817.968.088
22,666
76.857.366.770
48,723
287,82
83.511.655.153
38,173
8,66
71.962.178.382
33,422
-13,83
- Phải thu của khách hàng
3.120.870.978
3,569
22.039.761.500
13,972
606,21
54.412.784.869
24,872
146,88
66.213.840.215
30,752
21,69
- Trả trước cho người bán
10.638.601.990
12,167
6.035.826.450
3,826
-43,26
2.771.516.659
1,267
-54,08
701.065.103
0,326
-74,70
- Phải thu nội bộ
0
0
47.002.566.457
29,797
22.001.225.608
10,057
-53,19
1.367.817.005
0,635
-93,78
- Phải thu khác
6.058.495.120
6,929
1.779.212.363
1,128
-70,63
4.326.128.017
1,977
143,15
3.679.456.059
1,709
-14,95
d. Thành phẩm tồn kho
0
0,000
0
0,000
0
0,000
0
0,000
e. Hàng gửi bán
0
0,000
0
0,000
0
0,000
0
0,000
f. Tạm ứng
1.474.096.481
1,686
1.462.977.841
0,927
-0,75
1.250.367.232
0,572
-14,53
728.415.764
0,338
-41,74
g. Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
97.750.000
0,112
46.311.450
0,029
-52,62
10.000.000
0,005
-78,41
10.000.000
0,005
0,00
Cơ cấu vốn lưu động được phân tích theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất nhằm xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong từng khâu của quá trình chu chuyển vốn lưu động. Nhận rõ vai trò, tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu, nhà quản lý sẽ có biện pháp phân bổ, điều chỉnh hợp lý giá trị vốn lưu động tại mỗi khâu nhằm đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao vòng quay của vốn lưu động.
Nhìn tổng thể ta thấy vốn lưu động bình quân của Công ty tăng dần qua các năm phản ánh nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cơ cấu vốn lưu động, vốn lưu động trong lưu thông chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là vốn lưu động trong sản xuất. Kết cấu vốn lưu động của Công ty được duy trì tương đối ổn định qua các năm điều này phản ánh sự nhịp nhàng và sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Một bộ phận vốn lưu động lớn nằm trong khâu lưu thông, qua Bảng 2.4 (Bảng phân tích chi tiết kết cấu vốn lưu động) ta thấy giá trị các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong bộ phận này. Năm 2000 (tại ngày 31 tháng 12), vốn lưu động trong khâu lưu thông là 28,2 tỷ đồng (tương đương 32,258% tổng vốn lưu động) trong đó các khoản phải thu là 19,8 tỷ (tương đương 22,666% tổng vốn lưu động). Năm 2001, vốn lưu động trong khâu lưu thông tăng 187,65% có giá trị 81,1 tỷ đồng (tương đương 51,432% tổng vốn lưu động) trong đó các khoản phải thu là 76,8 tỷ đồng (tương đương 48,723% tổng vốn lưu động). Trong các năm tiếp theo vốn lưu đông trong khâu lưu thông tăng chậm lại, tốc độ tăng khoảng 9%, cơ cấu các khoản mục vốn lưu động trong khâu lưu thông nhìn chung được duy trì. Nghiên cứu thành phần của các khoản phải thu, ta thấy khoản mục phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh trong những năm vừa qua điều này phản ánh lượng vốn lưu động của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng đang tăng lên. Mặc dù có nhiều lý do biện minh cho sự gia tăng của các khoản phải thu về mặt giá trị nhưng doanh nghiệp cần thận trọng xem xét khi có sự gia tăng về tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn lưu động nhằm tránh ứ đọng vốn trong khâu lưu thông, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
Chiếm tỷ trọng lớn gần tương đương vốn lưu động trong khâu lưu thông là bộ phận vốn lưu động trong sản xuất. Rõ ràng có thể thấy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần như tuyệt đối) của bộ phận vốn lưu động trong sản xuất. Điều này phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: xây dựng các công trình có giá trị lớn, thời gian kéo dài. Sự tăng trưởng vốn lưu động trong sản xuất phản ánh sự gia tăng về quy mô hoạt động, duy chỉ có năm 2003 con số thời điểm cuối năm phản ánh vốn lưu động trong sản xuất giảm tương ứng với sự hoàn thành của công trình Đường Hầm qua đèo Hải Vân, một dự án lớn (điều này cũng gắn liền với việc lượng tiền của doanh nghiệp tăng đột ngột cuối năm 2003).
Vốn lưu động trong khâu dự trữ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng giá trị vốn lưu động. Vốn lưu động trong khâu dự trữ chủ yếu là phần nguyên liệu, vật liệu tồn kho (xi măng, thép, cát, đá…) phục vụ trực tiếp cho các công trình xây dựng của Công ty. Tỷ trọng vốn lưu động trong khâu dự trữ được Công ty duy trì ở mức xấp xỉ 14% đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn được tiến hành liên tục, theo đúng tiến độ.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Như đã trình bày ở Chương I, hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính tổng hợp: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động; Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động; Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động; Hệ số sinh lợi của vốn lưu động. Để có thể đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10 ta không thể không tính toán cụ thể các chỉ tiêu này của Công ty.
2.2.2.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10 được tính theo bảng sau đây:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Giá trị
Giá trị
Tăng so 2001 (%)
Giá trị
Tăng so 2002 (%)
Doanh thu thuần
đồng
119.773.347.379
235.947.439.747
96,99
429.056.119.627
81,84
Vốn lưu động bình quân
đồng
122.589.897.918
188.257.025.462
53,57
217.042.309.412
15,29
Vòng quay vốn lưu động (L)
vòng
0,98
1,25
28,28
1,98
57,73
Thời gian luân chuyển vốn lưu động (K)
ngày
368,47
287,24
-22,05
182,11
-36,60
Bảng 2.5: Bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Nhìn kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10 ta có nhận xét:
Về vòng quay vốn lưu động
Công ty có vòng quay vốn lưu động thuộc loại thấp mặc dù vòng quay vốn lưu động có sự tăng nhanh trong những năm vừa qua (năm 2003 vốn lưu động luân chuyển được 1,98 vòng tăng 57,73% so với năm 2002) song thực tế này vẫn phản ánh sự thiếu hiệu quả trong sử dụng vốn lưu động của Công ty. Giải thích cho hiện trạng này có mấy lý do sau:
Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: thực hiện các công trình xây lắp (Công trình thuỷ điện, công trình giao thông ngầm) có giá trị lớn, thời gian kéo dài do vậy Công ty cần một lượng vốn lưu động bình quân rất lớn để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục nhịp nhàng.
Trong hoạt động xây lắp phải hoàn thành những hạm mục công trình nhất định Công ty mới hạch toán doanh thu vì thế một phần gây kéo dài thời gian luân chuyển vốn lưu động, giảm vòng quay vốn.
Phân tích xu hướng gia tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, ta thấy nguyên nhân là do tốc độ tăng mạnh của doanh thu thuần. Mặc dù vốn lưu động bình quân đều tăng qua các năm: năm 2002 tăng 65,7 tỷ đồng (tương đương 53,37%) so với năm 2001, năm 2003 vốn lưu động bình quân tăng 28,7 tỷ (tương đương tăng 15,29%) so với năm 2002, tuy nhiên doanh thu thuần năm 2001 tăng 116,2 tỷ đồng (tương đương 96,99%) so với năm 2000, năm 2003 tăng 193,1 tỷ đồng (tương đương tăng 81,84%) so với năm 2002. Do đó, vòng quay của vốn lưu động có xu hướng tăng lên, thể hiện hiệu quả ngày một gia tăng khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất cũng như phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động được nâng cao rõ rệt.
Về chỉ tiêu thời gian luân chuyển vốn lưu động
Theo kết quả tính toán, năm 2001 tới tận 368,47 ngày vốn lưu động mới luân chuyển được một vòng. Kết quả này phản ánh 2 mặt: lượng vốn lưu động bị tồn đọng quá lớn trong các khâu sản xuất và lưu thông đến 70%-80% vốn lưu động nằm ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và khoản mục phải thu; mặt khác phản ánh hiệu quả sản xuất không cao, doanh thu thuần đạt được không tương xứng với lượng vốn đầu tư. Là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của vốn lưu động, thời gian luân chuyển vốn lưu động có xu hướng giảm xuống phản ánh hiệu quả sử dụng vốn gia tăng như đã phân tích ở trên. Năm 2003 số vòng quay vốn lưu động tăng gần 2 vòng trong một năm, tương đương với việc mất nửa năm (182,11 ngày) vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10 luân chuyển được 1 vòng. Đây là một sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả sử dụng vốn lưu động nếu so sánh với năm 2001, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, Công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và một sự phát triển lâu dài của Công ty.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu rất tổng hợp và cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của một doanh nghiệp. Để có cái nhìn chi tiết hơn trong đánh giá, ta đi sâu vào tính tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong từng khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.
Như đã trình bày trong chương I để có thể tính được tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong từng khâu thì ta cần có dữ liệu về vốn lưu động bình quân trong từng khâu luân chuyển và mức luân chuyển vốn lưu động tương ứng trong từng khâu. Dựa vào đặc điểm của mỗi khâu ta tính mức luân chuyển vốn lưu động như sau:
Đối với khâu dự trữ: khi nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ được đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ta coi như vốn lưu động đã hoàn tất giai đoạn tuần hoàn của nó trong khâu này. Ta có thể ước lượng mức luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ bằng cách lấy giá trị phát sinh Có của tài khoản 152 (Tài khoản nguyên liệu, vật liệu) và tài khoản 153 (Tài khoản công cụ dụng cụ) trong năm nghiên cứu.
Đối với khâu sản xuất: mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển bộ phận vốn lưu động sản xuất là tổng giá thành thực tế sản xuất sản phẩm (thành phẩm), đó là giá vốn hàng bán (đối với sản phẩm đem tiêu thụ), giá trị thành phẩm tồn kho (thành phẩm nhập kho), giá trị hàng gửi bán (thành phẩm gửi bán). Đặc thù của hoạt động xây lắp của Công ty là không có thành phẩm gửi bán và thành phẩm tồn kho do vậy ta có thể lấy giá trị phát sinh Nợ của tài khoản 632 (giá vốn hàng bán) trong năm để ước tính mức luân chuyển vốn lưu động trong sản xuất.
Đối với khâu lưu thông: mức luân chuyển của bộ phân vốn lưu động lưu thông là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ sẽ bằng giá vốn hàng bán cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Ta có bảng tính toán tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở các khâu như sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Giá trị
Giá trị
Tăng so 2001 (%)
Giá trị
Tăng so 2002 (%)
Mdt
đồng
49.353.809.178
99.055.873.377
100,71
198.133.733.631
100,02
VLĐBQdt
đồng
16.966.865.882
24.665.377.774
45,37
32.683.061.761
32,51
Số vòng luân chuyển (Ldt)
vòng
2,91
4,02
38,06
6,06
50,95
Thời gian luân chuyển (Kdt)
ngày
123,76
89,64
-27,57
59,38
-33,75
Msx
đồng
108.578.380.192
211.928.988.010
95,19
376.454.093.898
77,63
VLĐBQsx
đồng
50.954.786.246
78.324.080.288
53,71
91.233.667.937
16,48
Số vòng luân chuyển (Lsx)
vòng
2,13
2,71
26,98
4,13
52,50
Thời gian luân chuyển (Ksx)
ngày
168,94
133,05
-21,25
87,25
-34,43
Mlt
đồng
117.229.914.835
225.100.748.449
92,02
405.997.148.590
80,36
VLĐBQlt
đồng
54.668.245.791
85.267.567.400
55,97
93.125.579.714
9,22
Số vòng luân chuyển (Llt)
vòng
2,14
2,64
23,11
4,36
65,14
Thời gian luân chuyển (Klt)
ngày
167,88
136,37
-18,77
82,57
-39,45
Bảng 2.6: Bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động của từng bộ phận
Qua bảng tính toán ta có thể thấy vốn lưu động của Công ty luân chuyển tương đối nhanh trong khâu dự trữ và luân chuyển chậm, ứ đọng tại khâu sản xuất và lưu thông. Tương ứng với sự gia tăng của tốc độ luân chuyển của tổng vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở từng bộ phận cũng được cải thiện nhanh chóng với tốc độ trên 20% mỗi năm. Đặc biệt, trong khâu sản xuất và lưu thông, Công ty đã có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo một sự tăng mạnh tốc độ luân chuyển vốn trong các khâu này, nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn lưu động.
2.2.2.3.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Công ty đạt được mức tiết kiệm vốn nhất định.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002 so với 2001
Năm 2003 so với 2002
Mức tiết kiệm tuyệt đối
65.667.127.543
28.785.283.950
Mức tiết kiệm tương đối
-53.238.918.141
-125.296.305.157
Bảng 2.7: Bảng tính mức tiết kiệm vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10
Mức tiết kiệm tuyệt đối (Vtktđ) của Công ty Sông Đà 10 được xác định theo công thức:
Vtktd = VLĐBQkế hoạch – VLĐBQbáo cáo
Cụ thể, Vtktđ năm 2003 so với năm 2002 là:
VLĐBQnăm 2003 – VLĐBQnăm 2002 = 217.042.309.412 - 188.257.025.462
= 28.785.283.950 (đồng)
Mức tiết kiệm tương đối (Vtktgđ) được xác định:
Trong đó, K0, K1 lần lượt là thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo và năm kế hoạch. Doanh thu thuần, vốn lưu động bình quân, K1, K0 được xác định từ bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động (Bảng 2.5).
Năm 2003 so với năm 2002, mức tiết kiệm tương đối của Công ty là:
Kết quả tính toán mức tiết kiệm vốn lưu động cho thấy do Công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho quy mô vốn lưu động tất yếu tăng lên điều này được phản ánh trong chỉ tiêu mức tiết kiệm tuyệt đối. ở đây chỉ tiêu mức tiết kiệm tuyệt đối không phản ánh bản chất quy mô tiết kiệm tuyệt đối về vốn mà mức tiết kiệm về vốn được phản ánh ở chỉ tiêu mức tiết kiệm tương đối. Có thể thấy, do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên Công ty đã tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn lưu động (doanh thu thuần). Năm 2002 Công ty đã tiết kiệm tương đối được 53,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH164.doc