Đề tài Tìm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí

Tài liệu Đề tài Tìm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí: LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hóa. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới những đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe dọa các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn vận động, tìm tòi một hướng đi mới cho phù hợp. Vì vậy các doanh nghiệp phải quan tâm, tìm mọi biện pháp để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển, qua đó mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và tạo sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp. Vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay số doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh vẫn chưa nhiều. Điều này ...

doc91 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hóa. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới những đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe dọa các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn vận động, tìm tòi một hướng đi mới cho phù hợp. Vì vậy các doanh nghiệp phải quan tâm, tìm mọi biện pháp để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển, qua đó mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và tạo sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp. Vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay số doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh vẫn chưa nhiều. Điều này có nhiều nguyên nhân như: Hạn chế trong công tác quản lý, hạn chế về năng lực sản xuất hay kém thích ứng với nhu cầu của thị trường. Do đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng ngày càng phải được chú trọng đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Qua quá trình thực tập ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này em đã chọn đề tài: "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí" làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần như sau: Phần I: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - Điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Phần II: Thực trạng và công tác đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí. Phần III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí. Chuyên đề này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Trần Việt Lâm và các cô chú trong Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này ! Hà Nội, tháng 3 năm 2003 Sinh viên: Tạ Duy Bộ PHẦN I NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ DOANH NGHIỆP TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN I. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. 1. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải làm ăn có hiệu quả. Đây là một sụ thực hiển nhiên, một chân lý và để hiểu rõ điều này thì trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm hiệu quả. Ngày nay, người ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hiệu quả. Ở mỗi góc độ, lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả cũng được xem xét nhìn nhận khác nhau và thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì chúng ta xem xét vấn đề hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội. Tương ứng ta có 3 phạm tru: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. 1.1.1. Hiệu quả kinh tế. Nếu xét trên phạm vi từng khía cạnh, từng yếu tố, từng ngành thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế. Có thể hiểu hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả thu về đề cập trong khái niệm này có thể là doanh thu, lợi nhuận, tổng sản phẩm công nghiệp… Hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Hiệu quả chính trị, xã hội. Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì ta có hai phạm trù hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. Hai phạm trù này phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Và hai loại hiệu quả này có vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách toàn diện và bền vững. Hiệu quả chính trị, xã hội phản ánh trình độ phát triển nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân. Phải luôn có sự cân đối giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả chính trị, xã hội. Đây là một nguyên tắc để phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia một cách liên tục và lâu dài. Bất kỳ một sự mất cân đối nào sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dưới góc độ của doanh nghiệp thì ta có khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh có bản chất của hiệu quả kinh tế và cũng có bản chất của hiệu quả chính trị, xã hội (đời sống người lao động…). Dưới đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị, xã hội. Nếu áp dụng những quan điểm đó vào phạm vi của doanh nghiệp thì ta có thể coi đó là các quan điêmr về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua một số quan điểm này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Một số quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặc dù đã có sự thống nhất rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa có sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các nhà kinh tế và thống kê có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu là không giống nhau. Quan điểm 1: Trước đây người ta coi "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hóa"1 [Xem trang 9]. Theo quan điểm này thì hiệu quả là tốc độ tăng của kết quả đạt được như: Tốc độ tăng của doanh thu, của lợi nhuận. Như vậy hiệu quả được đồng nhất với các chỉ tiêu kết quả hay với nhịp độ tăng của các chỉ tiêu ấy. Quan điểm này thực sự không còn phù hợp với điều kiện ngày nay. Kết quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất (đầu vào của quá trình sản xuất). Nếu hai doanh nghiệp có dùng một kết quả sản xuất tuy có hai mức chi phí khác nhau, theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của chúng là như nhau. Điều này thật khó chấp nhận. Quan điểm 2: Theo quan điểm này thì "Hiệu quả được xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm mà xã hội hoặc thu nhập quốc dân"2 [Xem trang 9]. Xét trên phạm vi của doanh nghiệp, thì theo quan điểm này thì hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhịo độ tăng giá trị tổng sản lượng là một. Nhìn trên một góc độ nào đó thì quan điểm này cũng gần giống như quan điểm một. Nó cũng không đề cập tới chi phí bỏ ra để đạt được giá trị tổng sản lượng đó. Nếu tốc độ tăng của chi phí sản xuất được các nguồn lực được huy động tăng nhanh hơn nhịp độ tăng giá trị tổng sản lượng thì sao. Hơn nữa, việc chọn năm gốc có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả so sánh. Với mỗi năm gốc khác nhau chúng ta lại có mức hiệu quả khác nhau của cùng một năm nghiên cứu. Quan điểm 3: Đây là quan điểm về hiệu quả được trình bày trong giáo trình kinh tế học của P.Samueleson và W.Nordhmas (Viện quan hệ quốc tế - Bộ ngoại giao xuất bản, bản dịch tiếng Việt năm 1991). Theo quan điểm này thì "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi sản xuất không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản xuất của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó"3 [Xem trang 275]. Nhìn nhận quan điểm này dưới giác độ doanh nghiệp thì tình hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó. Giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp được xác định bằng giá trị tổng sản lượng tiềm năng, là giá trị tổng sản lượng cao nhất có thể đạt được ứng với tình hình công nghệ và nhân công nhất định. Theo quan điểm này thì hiệu quả thể hiện ở sự so sánh mức thực tế và mức "tối đa" về sản lượng. Tỷ lệ so sánh càng gần 1 càng có hiệu quả. Mặt khác ta thấy quan điểm này tuy đã đề cập đến các yếu tố đầu vào nhưng lại đề cập không đầy đủ. Tóm lại quan điểm này là chính xác, độc đáo nhưng nó mang tính chất lý thuyết thuần tuý, lý tưởng, thực tế rất khó đạt được. Quan điểm 4: Quan điểm này cho rằng "Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó chứ không phải là giá trị"4 [Xem trang 9]. Theo tác giả của quan điểm này, mức độ thỏa mãn nhu cầu phụ thuộc vào các tác dụng vật chất cụ thể chứ không phải giá trị trừu tưoựng nào đó. Tuy nhiên quan điểm này gặp phải trở ngại là khó (nếu không muốn nói là không thể) tính được tính hữu ích của sản phẩm được sản xuất ra. Và nếu vậy thì chúng ta không thể so sánh được tính hữu ích giữa các sản phẩm, do đó cũng không đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh,. Quan điểm 5: Quan điểm này cho rằng "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của đại lượng kết quả và chi phí"5 [Xem trang 253]. Công thức biểu diễn phạm trù này: H = (1) DK: Phần gia tăng của kết quả sản xuất DC: Phần gia tăng của chi phí sản xuất H: Hiệu quả sản xuất kinh doanh Quan điểm này phản ánh hiệu quả chưa đầy đủ và trọn vẹn. Nó chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm bằng cách so sánh giữa phần gia tăng của kinh doanh sản xuất và phần gia tăng của chi phí sản xuất chứ chưa đề cập toàn bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Xét trên quan điểm triết học Mác Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng đều có mỗi quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ, độc lập. Sản xuất kinh doanh không nằm ngoài quy luật này, các yếu tố "tăng thêm" giảm đi có liên hệ với các yếu tố sẵn có. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp các động tới kết quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là kết quả tổng hợp của toàn bộ phần tham gia vào quá trình sanr xuất kinh doanh. Quan điểm này chỉ đề cập đến phần tăng thêm trong khái niệm hiệu quả là chưa đầy đủ, thiếu chính xác/ Quan điểm 6: Theo quan điểm này "Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết qủa đó"6 [Xem trang 253]. Khái niệm chung về hiệu quả kinh tế: "Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình kinh tế) phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định"7 [Xem trang 9]. Từ khái niệm trên ta có công thức để biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh. H = (2) H: Hiệu quả sản xuất kinh doanh. K: Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. C: Chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh (chi phí bỏ ra để đạt được kết quả K). Như vậy ta nhận thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) thì phản ánh số lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy khi xem xét, đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp thì phải quan tâm cả kết quả cũng như hiệu quả của doanh nghiệp đó. Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện "động" của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tính toán hiệu quả hoàn toàn có thể thực hiện được trong sự vận động và biến đổi không ngừng của hoạt động sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. 1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh: Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị, máy móc, tiền, nguyên vật liệu) để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian. Các Mác đã cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt. Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quản lý đó. Con người tạo ra của cải vật chất bằng sức lao động. Lao động được đo lường bằng thời gian. Với một mục tiêu nhất định con người phải thực hiện trong một thời gian lao động ít nhất hay nói một cách khác thì trong một thời gian lao động nhất định kết quả đạt được phải cao nhất. Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu (thời gian hao phí lao động thấp nhất). Điều này có nghĩa là với mức chi phí nhất định thì doanh nghiệp phải đạt kết quả tối đa hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước đây trong lý luận cũng như thực tiễn đã tồn tại sự nhầm lẫn giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, khi đó đã coi kết quả là mục tiêu mục đích và coi hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu. Từ quan niệm nhầm lẫn đó dẫn đến sự hạn chế trong phương pháp luận giải quyết vấn đề, đôi khi người ta hay coi đạt được kết quả là đạt được hiệu quả và rõ ràng điều đó có nghĩa là không cần chú ý đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là quan niệm sai lầm và cần phải được thay đổi. Hiện nay, chúng ta có thể hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có thể cân, đo, đong đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận… và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín của hãng, chất lượng sản phẩm… Như thế kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ vấp phải khó khăn là giữa "đầu vào" và "đầu ra" không có cùng một đơn vị đo lường, còn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường tiền tệ. Vấn đề được đặt ra là hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trước tiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đạt được ở trình độ nào. Nhưng xem xét hiệu quả kinh tế không chỉ dừng ở đó mà thông qua đó có thể phân tích, tìm ra các nhân tố cho phép nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể có các giải pháp nhằm đạt mục tiêu của doanh nghiệp ở mức độ cao hơn với chi phí về nhân tài, vật lực và tiền vốn ít hơn. Như vậy, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết khả năng tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả. 2. Đặc điểm của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một khái niệm phức tạp và khó đánh giá chính xác. Sở dĩ phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù phức tạp và khó đánh giá chính xác là vì ngay ở khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh được xacs định bởi mối tương quan giữa hai đại lượng là kết quả đạt được từ hoạt động sản xuất (doanh nghiệp sản xuất) hoặc kinh doanh (doanh nghiệp thương mại, dịch vụ…) và chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Trong khi cả hai đại lượng kết quả và chi phí đều khó xác định chính xác. Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta thấy hầu như rất ít khi các doanh nghiệp xác định được chính xác các kết quả mà doanh nghiệp thu được ở một thời điểm nào đó do các quá trình tạo ra kết quả diễn ra trong các doanh nghiệp thường có sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,… Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không phải chỉ tạo ra kết quả (sản phẩm, dịch vụ) mà còn phải bán được các kết quả đó và quá trình bán hàng và quá trình tạo ra kết quả luôn không trùng nhau. Một doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó có thể có nhiều sản phẩm được sản xuất ra nhưng lại tiêu thụ được rất ít, như thế chưa thể nói doanh nghiệp đã đạt được kết quả (mục tiêu). Nếu xét trên góc độ giá trị, đại lượng kết quả của sản xuất kinh doanh không phải là đại lượng đánh giá dễ dàng vì ngoài các nhân tố ảnh hưởng trên, kết quả sản xuất kinh doanh còn chịu ảnh hưởng của thước đo giá trị (đồng tiền với những thay đổi của nó trên thị trường). Mặt khác, chính hoạt động của con người là luôn nhằm đến và đạt đến kết quả nhất định, song không phải lúc nào con người cũng nắm chắc được, biết hết được các kết quả do chính hành động của họ. Như vậy, phạm trù kết quả là một phạm trù phức tạp mà không phải lúc nào chúng ta cũng đánh giá đầy đủ được nó. Việc xác định đại lượng chi phí cũng không dễ dàng. Nếu xét trân phương diện lý thuyết thì chi phí tính bằng đơn vị hiện vật là chi phí sử dụng tài nguyên, chi phí "thực" để tạo ra kết quả của doanh nghiệp song điều đó không thể xác định được trong thực tiễn. Ở mọi doanh nghiệp, việc kiểm kê, kiểm tra xem đã sử dụng bao nhiêu đơn vị nguyên nhiên vật liệu mỗi loại cũng không phải lúc nào cũng tiến hành được. Trong khi đó, ở mọi doanh nghiệp lại còn nhiều loại nguồn lực đầu vào không chỉ liên quan đến một quá trình tạo ra sản phẩm nào đó mà nó liên quan đến nhiều quá trình kinh doanh khác nhau. Điều này dẫn tới việc xác định hao phí một cách chính xác vào một quá trình kinh doanh cụ thể gặp nhiều khó khăn. Nếu xét trên phương diện giá trị, chi phí kinh doanh thường được hiểu là giá trị của toàn bộ tài nguyên đã sử dụng trong kinh doanh. Bản thân việc sử dụng các yếu tố đầu vào dưới dạng chi phí sử dụng tài nguyên đã là không xác định được trong tính toán bằng tiền, độ phức tạp và thiếu chính xác còn lớn hơn nhiều vì nó hàm chứa rất nhiều yếu tố chủ quan của con người (chi phí là hi phí tính toán). Cùng với sự phát triển của khoa học quản trị kinh doanh con người ngày càng đưa chi phí tính toán tiếp cận đến gần chi phí kinh tế hơn. Hơn nữa, không chỉ những chi phí trực tiếp trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đem lại kết quả cho doanh nghiệp, mà còn rất nhiều chi phí cho hoạt động xã hội như: Giáo dục, cải tạo môi trường, sức khoẻ… có tác động không nhỏ tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các chi phí này rất khó tính toán được trong quá trình xem xét hiệu quả kinh tế. Mặt khác, trong thực tế khi ra các quyết định sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp thường hướng vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên dẫn đến xu hướng chi phí biên cá nhân (MPC) thấp hơn chi phí biên xã hội (MSC). Điều này dẫn đến sự tách biệt giữa kết quả và hiệu quả cá biệt xã hội. Để rút ngắn sự tách biệt này, các biện pháp can thiệp vĩ mô của Nhà nước là hoàn toàn cần thiết. Cũng cần thấy rằng khi doanh nghiệp ra quyết định sản xuất kinh doanh theo hướng giảm chi phí biên cá nhân so với chi phí biên xã hội sẽ tạo ra ảnh hưởng ngoại ứng đối với các doanh nghiệp sản xuất khác cũng như đối với người tiêu dùng và trong nhiều trường hợp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân doanh nghiệp với tư cách là một thành viên trong đó. Nhiều doanh nghiệp cố tình giảm thiểu chi phí cho việc xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường và sự ô nhiễm ngày một tăng ảnh hưởng đến cả khu vực rộng lớn và cuối cùng dẫn đến việc đóng cửa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng các biện pháp pháp luật. Như thế kết quả và hiệu quả đạt được trước mắt của doanh nghiệp đã dẫn đến không có hiệu quả và thậm chí phi hiệu quả kinh tế nếu xét trong thời gian dài. 3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị trường nhất là trong một nền kinh tế mở. Do vậy mà để thấy được vai trò của nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế trước hết chúng ta nghiên cứu cơ chế thị trường và hoạt động của doanh nghiệp trong thị trường. Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hóa. Nó tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan nào. Bởi vì, thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, thị trường còn có một vai trò quan trọng trong việc điều tiết và lưu thông hàng hóa. Thông qua nó các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả trên thị trường. Trên thị trường luôn luôn tồn tại các quy luật vận động của hàng hóa, giá cả, tiền tệ… như các quy luật thặng dư, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh… Các quy luật này tạo thành một hệ thống thống nhất và hệ thống này chính là linh hồn là cha đẻ của cơ chế thị trường. Như vậy, cơ chế thị trưởng được hình thành bởi sự tác động tổng hợp của các quy luật trong sản xuất, trong lưu thông trên thị trường. Thông qua các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường cơ chế thị đường tác động đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành… Nói cách khác cơ chế thị trường điều tiết quá trình phân phối, phân phối lại các nguồn trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một cách tối ưu nats. Tóm lại, sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự biểu hiện gần đùng nhu cầu thị trường của xã hội. Song các doanh nghiệp không được đánh giá quá cao hoặc tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, coi cơ chế thị trường là hoàn hảo. Bởi lẽ thị trường luôn chứa đựng những khuyết tật của nó như: Đầu cơ, lừa lọc, độc quyền… Do vậy mỗi doanh nghiệp phải xác định được cho mình một phương thức hoạt động riêng phù hợp với doanh nghiệp. Cụ thể là: Doanh nghiệp phải xác định cho mình một cơ chế hoạt động trên hai thị trường đầu vào và đầu ra để đạt một kết quả cao nhất và kết quả này không ngừng phát triển nâng cao hiệu quả về mặt chất cũng như về mặt lượng. Như vậy, trong cơ chế của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò đối với doanh nghiệp. - Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh là mục tiêu phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần VII nếu rõ: "Một thành tựu khác về đổi mới kinh tế là bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Phát triển kinh tế nhiều thành phần phải đảm bảo cho tổng sản phẩm xã hội c+v+m và thu nhập quốc dân m+v đủ để thỏa mãn 2 yêu cầu sau: Một là: Bù đắp đầy đủ, kịp thời chi phí về tư liệu sản xuất và chi phí lao động đã hao phí (c+v) trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Hai là: Bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân có được một bộ tích lũy quan trọng để tái sản xuất mở rộng và đáp ứng những nhu cầu của xã hội. - Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường trong khi đó lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự có mặt này, đồng thời là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là: Luôn tồn tại, phát triển một cách vững chắc. Do vậy thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng nâng lên. Nhưng trong điều kiện vốn và các kỹ thuật chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận bắt buộc các doanh nghiệp phải tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong công việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội đồng thời tạo ra tích lũy cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên đảm bảo thu nhập, bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế. Và như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh như là một tất yếu. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là một yêu cầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng doanh nghiệp lại là một yếu tố quan trọng. Bởi vì sự phát triển, mở rộng của doanh nghiệp không những đòi hỏi sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn đòi hỏi sự tích lũy đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển. Như vậy để phát triển và mở rộng doanh nghiệp mục tiêu lúc này không còn là đủ bù đắp chi phí bỏ ra để phát triển quá trình tái sản xuất giản đơn mà phải đảm bảo có tích lũy đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng và một lẫn nữa nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được nhấn mạnh. - Thứ ba: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Trong khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không phải là các mặt hàng mà cạnh tranh cả chất lượng, giá cả… Trong khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho doanh nghiệp mạnh lên nhưng cũng có thể bóp chết doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp đều phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Để được điều này thì các doanh nghiệp phải có hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả sản xuất kinh doanh là đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối lượng hàng hóa bán, chất lượng không ngừng được hoàn thiện nâng cao… Như vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả, chính là hạt nhân cơ bản của thắng lợi trong cạnh tranh. Và các dạng cạnh tranh nhau tức là không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là con đường của doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình. II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP. 1. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ công thức định nghĩa về hiệu quả kinh tế, chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỷ lệ giữa đầu ra và đầu vào có thể cho một dãy giá trị khác nhau. Vấn đề được đặt ra là trong một dãy các giá trị có thể đạt được thì giá trị nào phản ánh tính có hiệu quả (nằm trong miền có hiệu quả), các giá trị nào sẽ phản ánh tính hiệu quả cao cũng như những giá trị nào nằm trong miền không đạt hiệu quả (phi hiệu quả). Chúng ta có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo, là giới hạn, là căn cứ, là một cái mốc xác định ranh giới có hiệu quả hay không có hiệu quả về một chỉ tiêu hiệu quả đang xem xét. Xét trên phương diện lý thuyết, mặc dù các tác giả đều thừa nhận về bản chất khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố sản xuất, song công thức khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng chưa phải là công thức mà các nhà kinh tế thống nhất thừa nhận. Vì vậy, cũng không có tiêu chuẩn chung cho mọi công thức hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà tiêu chuẩn hiệu quả sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc vào mỗi công thức xác định hiệu quả cụ thể. Ở các doanh nghiệp tiêu chuẩn hiệu quả phụ thuộc vào từng chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh cụ thể. Chẳng hạn, với những chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các quyết định lựa chọn kinh tế sử dụng phương pháp cận biên người ta hay so sánh các chỉ tiêu như doanh thu biên và chi phí biên với nhau và tiêu chuẩn hiệu quả là doanh thu biên bằng với chi phí biên (tổng hợp cũng như cho từng yếu tố sản xuất). Trong phân tích kinh tế với việc sử dụng các chỉ tiêu tính toán trung bình có khi lấy mức trung bình của ngành hoặc của kỳ trước làm mức hiệu quả so sánh và kết luận tính hiệu quả của doanh nghiệp. Như vậy, việc nghiên cứu để đưa ra được tiêu chuẩn cho mỗi chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh và việc phấn đấu để đạt được tiêu chuẩn đó là công việc hết sức quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. 2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn có nhận thức đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá. Qua đó thấy được trình độ quản lý điều kiện của doanh nghiệp cũng như đánh giá được chất lượng của phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra. Thông qua đó phát hiện ra những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế, những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những phương pháp, biện pháp thông qua các phương án sử dụng tối ưu các nguồn lực. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất phức tạp. Do vậy, không thể sử dụng một chỉ tiêu để đánh giá mà cần phải đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu để đo lường và đánh giá chính xác, khoa học. Hệ thống chỉ tiêu này phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: - Thứ nhât: Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phải có các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp, phản ánh chung tình hình sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh doanh từng mặt, từng khâu như: Lao động, vốn… Các chỉ tiêu bộ phận là cơ sở cho việc tìm ra mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Thứ hai: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phải bảo đảm tính hệ thống và toàn diện, tức là chỉ tiêu hiệu quả phải phán ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Thứ ba: Hệ thống các chỉ tiêu phán ảnh tình hình trên cơ sở những nguyên tắc chung của hiệu quả, nghĩa là phản ánh được trình độ sử dụng lao động sống và lao đọng vạt hóa thông qua việc so sánh giữa kết quả và chi phí. Trong đó có các chỉ tiêu kết quả và chi phí phải có khả năng đo lường được thì mới có thể so sánh, tính toán được theo phương pháp tính toán cụ thể, thống nhất, các chỉ tiêu phải có phạm vi áp dụng nhất định phục vụ từng mục đích nhất định của công tác đánh giá. - Thứ tư: Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo phản ánh được tính đặc thù của từng ngành kinh doanh khác nhau. 2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tư liệu sản xuất, nguyên nhiên vật liệu, lao động… và bao hàm cả tác dụng của yếu tố quản trị đến sử dụng có hiệu quả các yếu tố trên). 2.1.1. Các chỉ tiêu doanh lợi. Xét trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn quản trị kinh doanh các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp đều quan tâm trước hết đến việc tính toán, đánh giá chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu doanh lợi được tính cho toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp và tính riêng cho vốn tự có của doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của vốn kinh doanh, vốn tự có, khẳng định mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của toàn bộ số vốn doanh nghiệp sử dụng nói chung cũng như hiệu quả sử dụng số vốn tự có của doanh nghiệp nói riêng. Nhiều tác giả coi các chỉ tiêu này là thước đo mang tính quyết định đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh lợi vốn kinh doanh DVKD(%) = (3) DVKD: Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh PR: Lãi ròng Pw: Lãi trả vốn vay VKD: Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của toàn bộ vốn, cho biết một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và lãi trả vốn vay. Doanh lợi của vốn tự có DVTC(%) = (4) DVTC: Doanh lợi vốn tự có của một thời kỳ nhất định VTC: Tổng vốn tự có Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn tự có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ngoài ra, cũng thuộc chỉ tiêu doanh lợi còn có thể sử dụng chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu bán hàng, chỉ tiêu được xác định. DTR(%) = (5) DTR: Doanh lợi của doanh thu trong một thời kỳ nhất định TR: Doanh thu trong thời kỳ đó Chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận đạt được từ một đồng doanh thu. 2.1.2. Các chỉ tiêu tính hiệu quả kính tế. Do có nhiều quan điểm khác nhau về công thức định nghĩa hiệu quả kinh tế nên ở phương diện lý thuyết cũng như thực tế có nhiều cách biểu hiện cụ thể khác nhau. Có thể sử dụng hai công thức sau để đánh giá hiệu quả kinh tế. Tính hiệu quả kinh tế (H0 H1(%) = (6) QG: Giá trị sản lượng CTC: Chi phí tài chính H2(%) = (7) DT.T: Chi phí kinh doanh thực tế. CPĐ: Chi phí kinh doanh phải đạt Ở công thức (7), chi phí kinh doanh thực tế được xác định trong kế toán quản trị. Chi phí kinh doanh phải đạt là chi phí kinh doanh bỏ ra trong điều kiện thuận lợi nhất. Công thức này được sử dụng nhiều trong phân tích, đánh giá tính hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và từng bộ phận kinh doanh riêng rẽ nói riêng. 2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận thường được dùng để phân tích hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động, từng yếu tố sản xuất cụ thể nhằm tìm biện pháp tối đa chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp. Đây là chức năng chủ yếu của hệ thống chỉ tiêu này. Ngoài ra chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận còn dùng để phân tích bổ sung cho chỉ tiêu tổng hợp để kiểm tra và khẳng định rõ hơn kết luận được rút ra từ các chỉ tiêu tổng hợp. Do các chỉ tiêu bộ phận phán ảnh hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt động (bộ phận) nên thường được xây dựng trong thống kê, phân tích cụ thể, chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từng mặt hoạt động, từng bộ phận công tác đến hiệu quả kinh tế tổng hợp. 2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn. Thực ra muốn có các yếu tố đầu vào doanh nghiệp cần có vốn kinh doanh, nếu thiếu vốn mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc đình trệ hoặc kém hiệu quả. Do đó các nhà kinh tế cho rằng chỉ tiêu sử dụng vốn là một chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp. Chỉ tiêu này được xác định thông qua công thức (2) và (3). Ở đây có thể đưa ra một số công thức được coi là đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn và từng bộ phận vốn của doanh nghiệp. Số vòng quay toàn bộ vốn (SVv) SVv = (8) Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp quay được mấy vòng trong kỳ. Số vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Hiệu quả sử dụng vốn cố định (HTSCĐ) HTSCĐ = (9) TSCĐG: Tổng giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ TSCĐG: Được tính theo nguyên giá tài sản cố định sau khi đã trừ đi phần hao mòn tài sản cố định tích lũy đến thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu hiệu suất tài sản cố định biểu hiện một đồng tài sản cố định trong kỳ sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lợi của tài sản cố định. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng tài sản cố định còn có thể đánh giá theo phương pháp ngược lại, tức là lấy nghịch đảo công thức trên gọi là suất hao phí tài sản cố định. Suất hao phí TSCĐ = (10) Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn cố định. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cố định có thể thấy các nguyên nhân của việc sử dụng vốn cố định không có hiệu quả thường là đầu tư tài sản cố định quá mức cần thiết, tài sản cố định không sử dụng chiếm tỷ trọng lớn, sử dụng tài sản cố định với công suất thấp hơn mức cho phép. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. HVLĐ = (11) HVLĐ: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động VLĐ: Vốn lưu động bình quân trong năm Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được phản ánh gián tiếp qua số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm (SVVLĐ). SVVLĐ = (12) Hoặc được phản ánh gián tiếp qua số ngày bình quân một vòng luân chuyển lưu động trong năm (SNLC). SNLC = (13) Chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm cho biết vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng trong kỳ. Còn chỉ tiêu (14) cho biết số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Có thể thấy rằng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động tính theo lợi nhuận sẽ bằng tích của tỷ số lợi nhuận trong tổng giá trị kinh doanh nhân với số vòng luân chuyển vốn lưu động. HVLĐ = x SVVLĐ (14) Như vậy, nếu cố định chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động tỷ lệ thuận với số vòng quay vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động cao sẽ có thể đưa đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao. Trong các công thức trên vốn lưu động bình quân là số trung bình của giá vốn lưu động ở thời điểm đầu kỳ và thời điểm cuối kỳ. Các chỉ tiêu phán ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đặc biệt chú trọng trong các doanh nghiệp thương mại. Vì ở các doanh nghiệp này vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn của doanh nghiệp. Hiệu quả vốn góp trong Công ty cổ phần được xác định bởi tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ phần (DVCT). DVCP: Tỷ suất lợi nhuận vốn cổ phần VCP: Vốn cổ phần bình quân trong kỳ tính toán Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng vốn cổ phần bình quân trong một thời kỳ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động. Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương. Năng suất lao động Năng suất lao động bình quân năm (APN) xác định theo công thức: APN = (15) APN: Năng suất lao động bình quân năm tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị. QHV: Sản lượng tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị AL: Số lượng lao động bình quân trong năm Năng suất lao động tính theo năm chịu ảnh hưởng rất lớn của việc sử dụng thời gian lao động trong năm (Số ngày bình quân làm việc trong năm, số giờ bình quân làm việc mỗi ngày của lao động trong doanh nghiệp) và năng suất lao động bình quân mỗi giờ. Năng suất lao động theo giờ (APG được xác định từ chỉ tiêu năng suất lao động năm). APG = (16) N: Số ngày làm việc bình quân trong năm C: Số ca làm việc trong ngày G: Số giờ làm việc bình quân mỗi ca lao động APG: Năng suất lao động bình quân mỗi giờ làm việc của một lao động. Chỉ tiêu này còn có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn xác định trực tiếp từ sản lượng tạo ra trong một ca lao động hoặc một ngày làm việc. Về bản chất chỉ tiêu năng suất lao động được xác định phù hợp với công thức khái niệm sản xuất kinh doanh và do đó biểu hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động. Bên cạnh chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của một lao động cũng thường được sử dụng. Mức sinh lời bình quân của một lao động cho biết mỗi lao động được sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này có thể được xác định theo công thức: PBQ = (17) PBQ: Lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra L: Số lao động tham gia Chỉ tiêu này phản ánh một lao động sử dụng trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một thời kỳ phân tích. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương (HW) HW = (18) TL: Tổng quỹ lương và các khoản tiền thưởng có tính chất lương trong kỳ. + Hiệu suất tiền lương cho biết chỉ ra một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi năng suất lao động tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng tiền lương. TRBQ = (19) Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. + Chỉ tiêu tỷ lệ lao động gián tiếp LGT LGT = (20) Chỉ tiêu này cho biết mức doanh thu của một lao động ALGT: Số lao động gián tiếp bình quân trong kỳ Chỉ tiêu tỷ lệ lao động gián tiếp thể hiện trình độ quản lý của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có trình độ quản lý tiên tiến thì tỷ lệ lao động gián tiếp < 10%. 2.2.3. Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu. Vòng luân chuyển nguyên vật liệu (SVNVL) SVNVL = NVLSD (21) NVLĐT NVLSD: Là giá trị vốn nguyên liệu đã dùng NVLDT: Giá trị lượng nguyên vật liệu dự trữ Giá vốn nguyên vật liệu đã dùng là tổng chi phí nguyên vật liệu đã sử dụng vào quá trình sản xuất. Giá trị nguyên vật liệu dự trữ là tổng giá trị số nguyên vật liệu dự trữ trong kỳ. + Vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang (SVSVDD). SVSPDD = ZHHCB (23) VTĐT ZHHCB: Tổng giá thành hàng hóa đã chế biến VTĐT: Giá trị vật tư dự trữ đưa vào chế biến Hai chỉ tiêu trên cho biết khả năng khai thác các nguồn nguyên liệu, vật tư của doanh nghiệp đánh giá chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hai chỉ tiêu trên mà cao thì cho biết doanh nghiệp giảm được chi phí nguyên vật liệu dự trữ, rút ngắn chu kỳ về chuyển đổi nguyên vật liệu thành thành phẩm, giảm bở ứ đọng của nguyên vật liệu tồn kho và tăng vòng quay vốn lưu động. Tuy nhiên nếu quá thấp là doanh nghiệp có thể thiếu nguyên vật liệu dự trữ, cạn kho, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất. Ngoài ra, người ta còn đánh giá mức thiệt hại, mất mát nguyên vật liệu trong quá trình dự trữ, sử dụng chúng. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu = Giá trị nguyên vật liệu hao hụt, mất mát (22) Tổng giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này được so sánh với các định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành hoặc đối chiếu với mức hao hụt kỳ trước để đưa ra quyết định thích hợp nhằm sử dụng vật tư tiết kiệm, đúng định mức, phù hợp với thực tế sản xuất và có hiệu quả. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu thường được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất, đặc biệt là các doanh nghiệp cơ khí vì ở đó tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn (từ 65 - 75%). Vì vậy việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.4. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận bên trong doanh nghiệp. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh tính hiệu quả của hoạt động chung cũng như từng mặt hoạt động kinh tế diễn ra ở từng bộ phận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó có thể là các chỉ tiêu phán ánh hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ hoặc trang thiết bị lại ở phạm vi từng doanh nghiệp hoặc từng bộ phận bên trong doanh nghiệp, hiệu quả của từng quyết định sản xuất kinh doanh và thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Tùy theo các hoạt động cụ thể có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động thích hợp. Về nguyên tắc đối với hiệu quả của từng bộ phận công tác bên trong doanh nghiệp (từng phân xưởng, từng ngành, từng tổ sản xuất0 có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tương tự như hệ thống chỉ tiêu đã xác định cho phạm vi tồn doanh nghiệp. Riêng hệ thống chỉ tiêu đánh giá các dự án đầu tư, do đặc thù của hoạt động này đòi hỏi phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. PHẦN II THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ. 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty máy và thiết bị Công nghiệp. Hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất kinh doanh nhằm sử dụng hiệu quả các tiềm năng sẵn có Công ty, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, thu hút thêm lao động xã hội thực hiện tốt nhiệm vụ Tổng Công ty giao và đạt lợi nhuận. Công ty do Bộ trưởng Bộ công nghiệp quyết định thành lập theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng Công ty máy và thiết bị Công nghiệp. Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bao gồm từ khâu nghiên cứu thiết kế, chế tạo, gia công, sửa chữa, dịch vụ, xuất nhập khẩu, cung ứng dụng cụ cắt gọt kim loại, dụng cụ phụ tùng cơ khí, dụng cụ đo lường, dụng cụ cầm tay, thiết bị công nghiệp, tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác theo pháp luật. Tiền thân của Công ty là một phân xưởng dụng cụ của Công ty cơ khí Hà Nội. Công ty được thành lập ngày 25 tháng 3 năm 1968 theo quyết định số 74/QĐ/KB2 do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng (nay là Bộ công nghiệp) ký. Lúc này, Công ty mang tên Nhà máy dụng cụ cắt gọt, có trụ sở chính tại 108 Đường Nguyễn Trãi, Đống Đa, Hà Nội (nay là quận Thanh Xuân). Cho đến nay, trải qua hơn 30 năm phát triển để phù hợp với điều kiện, tình hình sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ Công ty đã có 3 lần đổi tên. Nhà máy dụng cụ cắt gọt: 1968 - 1970 Nhà máy dụng cụ số 1: 1970 - 1995 Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí: 1995 đến nay Theo quyết định số 702QĐ/BCN ngày 12/07/1995, Nhà máy dụng cụ số 1 được đổi tên thành Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lường Cơ khí thuộc Tổng Công ty Máy và thiết bị Công nghiệp với tên giao dịch quốc tế là: Cutting and Measuring Tools Company. Với hơn 30 năm phát triển, Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí đã trải qua những bước thăng trầm và chuyển tiếp giữa 2 cơ chế với những đặc điểm khác nhau. Trong cơ chế cũ, nhiệm vụ của Công ty là sản xuất và cung cấp sản phẩm của mình cho các doanh nghiệp khác và doanh nghiệp nước ngoài theo chỉ tiêu của cấp trên giao cho. Thời kỳ bao cấp, tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy không gặp nhiều khó khăn mặc dù hiệu quả kinh tế không cao. Mọi hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh từ mua sắm yếu tố đầu vao, tổ chức sản xuất, cung ứng sản phẩm đều do cấp trên chỉ đạo. Trong thời kỳ này Công ty không phải nghiên cứu thị trường, không phải cạnh tranh và không phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Cuối những năm 80, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước các doanh nghiệp Nhà nước được giao quyền quản lý, sử dụng vốn, tự chủ kinh doanh và hạch toán độc lập, nhà nước chỉ quản lý bằng luật pháp, cơ chế và chính sách. Thời điểm này hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp cơ khí đều gặp khó khăn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, thiếu việc làm, tình hình kinh doanh gặp khó khăn. Công ty Dụng vụ cắt và đo lường cơ khí cũng nằm trong thực cảnh đó. Sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm và giảm sút, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao, sức cạnh tranh kém, đội ngũ quản lý chưa có kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trước tình hình đó, Công ty đã mạnh dạn thay thế một số thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu thay đổi mẫu mã sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm… Vì vậy, sang những năm 90, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã từng bước đi vào ổn định, thu nhập cho người lao động được nâng cao, thị trường được mở rộng, sản xuất kinh doanh có lãi, bắt đầu có tích lũy. Thời kỳ 1989 - 1991, thu nhập bình quân của CBCNV Công ty là: 210.000,đ/người/tháng. Thời kỳ 1996 - 2001, thu nhập bình quân của CBCNV Công ty là: 650.000,đ/người/tháng. Giá trị tổng sản lượng tăng từ 4,434 tỷ đồng năm 1992 lên 10,981 tỷ đồng năm 1998. Tuy nhiên, trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX, do những biến động phức tạp trên thị trường, do những tác động của nhiều nguyên nhân khách quan đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bắt đầu có biểu hiện sa sút. Nhìn chung, Công ty không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận giảm sút và bắt đầu có biểu hiện thua lỗ. Mặc dù vậy đã có dấu hiệu hồi phục tuy rất chậm. Như vậy, hiện nay Công ty đang phải đối mặt với những khó khăn thử thách vô cùng to lớn. Để có thể vượt qua và khẳng định mình, Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa. Phải đưa ra các kế hoạch (ngắn hạn và dài hạn), và những giải pháp hợp lý, đòi hỏi phải có sự đoàn kết, nỗ lực của mọi thành viên. Nhìn chung, Công ty đang chứa đựng một tiềm năng rất lớn, nếu khai thác được tiềm năng đó một cách hiệu quả, chắc chắn trong tương lai không xa Công ty sẽ đạt được những kết quả rất khả quan. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. TT Chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Tổng vốn kinh doanh Triệu đồng 15.489,2 15.471,7 15.527,3 15.538,8 15.541,0 2 Doanh thu Triệu đồng 15.534,7 15.922,1 10.474,1 14.743 14.753 3 Tổng GTSL (Giá cố định) Triệu đồng 10.661,7 10.981,6 9.300,9 9.970,9 9.975,9 4 Lao động bình quân Người 456 463 448 413 411 5 Lợi tức trước thuế Triệu đồng 232,9 179,9 -17,9 147,4 145,4 6 Thu nhập bình quân 1 người Ngàn đồng 683 726 670 774 773 (Nguồn: Phòng Tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều có các xu hướng giảm từ năm 1997 đến 1999. Năm 2000 tuy tình hình sản xuất kinh doanh có phục hồi nhưng vẫn chưa đạt được như năm 1997. Tổng vốn kinh doanh năm 2000 bằng 100,1% so với năm 1999. Doanh thu năm 2000 bằng 140,8% so với năm 1999 nhưng chỉ bằng 94,9% so với năm 1997. Tổng giá trị sản lượng năm 2000 bằng 107,2% nhưng chỉ đạt 93,5% so với năm 1997. Lợi tức năm 2000 bằng 147,4 triệu đồng, tuy lớn hơn năm 1999 (-17,9 triệu đồng) nhưng vẫn thấp hơn năm 1997 (232,8 triệu đồng). Như vậy Công ty vừa trải qua thời kỳ thua lỗ và đang trong quá trình phục hồi sản xuất cần tiếp tục có những giải pháp hợp lý để sản xuất phát triển trong những năm tiếp theo. 2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí. 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là cơ cấu theo mô hình trực tuyến chức năng hay còn gọi là cơ cấu hỗn hợp. Theo kiểu cơ cấu này thì quản lý lãnh đạo phục tùng theo trực tuyến và theo chức năng, vẫn tuân thủ theo chế độ một thủ trưởng mà tận dụng được sự tham gia của các bộ phận chức năng, giảm bớt gánh nặng cho các cấp lãnh đạo cao nhất của Công ty. Nhóm quan hệ theo trực tuyến. Ở Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí, nhóm quan hệ theo trực tuyến được thể hiện ở sơ đồ sau: Giám đốc Phó giám đốc Quảnđốc Phó quản đốc Đốc công Nhóm quan hệ theo chức năng: Giám đốc Đốc công PGĐ kinh doanh PGĐ kỹ thuật PGĐ sản xuất Quản đốc PX dụng cụ cơ Quản đốc các phân Trưởng các phòng ban Trưởng các phòng kỹ thuật Công nhân sản xuất Các tổ, nhóm sản xuất và nghiệp vụ, phục vụ Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng chung của các phòng ban trong Công ty là giúp giám đốc nắm tình hình, giám sát, kiểm tra, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chuẩn bị sản xuất và phục vụ sản xuất, hướng dẫn công tác kỹ thuật, công tác nghiệp vụ cho các cán bộ chức năng và cấp quản lý phân xưởng giúp thủ trưởng trực tuyến chuẩn bị và thông qua các quyết định kiểm tra quá trình sản xuất chung, theo dõi để tổ chức công việc không sai lệch về kỹ thuật và những điều kiện thời gian. Mặc dù các phòng ban chức năng không có quyền đưa ra quyết định đối với cơ quan ngành dọc, tuy nhiên trong những công việc nhất định họ cũng được giao quyền trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn đối với cán bộ chức năng và cấp phân xưởng, thậm chí đến tận công nhân sản xuất. Bộ máy quản lý của Công ty hiện nay được chia thành 3 khối chính đó là khối kỹ thuật, khối sản xuất, khối kinh doanh, mỗi khối do một phó giám đốc phụ trách chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Ngoài ra còn có nhiều phòng ban chức năng khác làm tham mưu cho ban Giám đốc và chịu sự chỉ đạo của các Phó giám đốc theo các chức năng, các lĩnh vực hoạt động tương ứng. 2.2. Cơ chế hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Bộ máy quản lý của Công ty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng quyền quyết định cao nhất thuộc về Giám đốc, mỗi cấp dưới chỉ nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp, các phòng chức năng chỉ làm công tác tham mưu cho các lãnh đạo trực tuyến. Các Phó giám đốc, quản đốc sử dụng quyền mà Giám đốc giao cho để thống nhất quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực công việc được phân công hoặc trong đơn vị mình phụ trách. + Giám đốc: Là người đại diện của Nhà nước, có quyền ra quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động của Công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về kết quả hoạt động của Công ty, giám đốc là người giữ vai trò chỉ huy với chức trách quản lý, sử dụng toàn bộ vốn, đất đai, nhân lực và các nguồn lực do Tổng Công ty giao cho nhằm thực hiện công việc Giám đốc uỷ quyền. Trong khi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao, các Phó giám đốc chủ động giải quyết công việc theo đúng chức năng và trong giới hạn về quyền hành. + Phó Giám đốc sản xuất: Giúp Giám đốc điều hành, tổ chức quản lý quá trình sản xuất của Công ty, lập kế hoạch sản xuất và tiến hành triển khai thực hiện thông qua sự chỉ đạo của các quản đốc đối với các phân xưởng, tổ, ca… Chỉ huy thống nhất kỹ thuật sản xuất hàng ngày, điều phối lao động và duy trì kỹ thuật lao động cho toàn Công ty. Cho từng phân xưởng, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nhịp nhàng. Đồng thời tổ chức sắp xếp, bố trí hợp lý lực lượng lao động trực tiếp sản xuất sao cho đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất, đề xuất và them gia bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Khi giám đốc vắng mặt, uỷ quyền cho Phó Giám đốc sản xuất chỉ huy điều hành mọi mặt hoạt động của Công ty. + Phó Giám đốc kỹ thuật: Giúp Giám đốc Công ty phụ trách kỹ lĩnh vực quản lý kỹ thuật và xây dựng cơ bản của Công ty. Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, phương án đầu tư, phát triển công nghệ, kỹ thuật sản xuất, xây dựng chính sách quản lý kỹ thuật cho từng giai đoạn, từng loại sản phẩm khác nhau sao cho đáp ứng được yêu cầu sản xuất của từng thời kỳ khác nhau cững như của từng sản phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn hóa sản phẩm truyền thống và các đề án cải tiến mẫu mã, kết cấu sản phẩm hướng đến hoàn thiện các tiêu chuẩn, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm qua từng giai đoạn. Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ tổ chức điều hành các mặt công tác quản lý kỹ thuật cụ thể như chuẩn bị kỹ thuật về thiết kế, công nghệ, thiết bị kiểm tra chất lượng theo kế hoạch và tiến độ sản xuất, duy trì, bảo trì máy móc thiết bị, năng lượng đảm bảo tiến hành sản xuất liên tục, xây dựng định mức chi phí vật tư, năng lượng, nhiên liệu, lao động cho từng đơn vị sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động… + Phó Giám đốc kinh doanh: Giúp Giám đốc Công ty phụ trách lĩnh vực công tác kinh doanh, hành chính, quản trị, đời sống. Phó Giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, thị trường sản phẩm của Công ty, tiến hành đàm phán giao dịch với khách hàng, bạn hàng và đi đến ký kết hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm hoặc mua các yếu tố đầu vào cho Công ty. Nắm bắt nhu cầu, kế hoạch sản xuất từ đó xây dựng phương án thu mua vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục với chi phí thấp nhất và đảm bảo đúng về chất lượng, đủ về số lượng. Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng đúng về thời gian, số lượng chất lượng tạo điều kiện nâng cao uy tín của Công ty, tránh tình trạng để sản phẩm, vật tư bị ứ đọng qua đó tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động… Đồng thời tham mưu cho giám đốc Công ty về chủ trương và công tác cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, xây dựng, cung cấp trang thiết bị, tiện nghi, văn phòng phẩm cho đơn vị phòng ban phân xưởng. Chỉ đạo công tác quản lý văn thư lưu trữ, thông tin liên lạc, in ấn tài liệu. + Kế toán trưởng: Có chức năng giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty theo quy định, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty. Kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn các bộ phận đơn vị cấp dưới tiến hành những công việc thuộc phạm vi trách nhiệm quyền hạn của Kế toán trưởng. Kế toán trưởng chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ chuyên môn đối với tất cả các nhân viên kế toán làm việc bất kỳ ở bộ phận nào trong Công ty, có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong Công ty chuyển đầy đủ kịp thời những tài liệu pháp quy và các tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác kế toán và kiểm tra. + Phòng Thiết kế: Có chức năng thiết kế sản phẩm mới, hoàn thiện hình thức, mẫu mã sản phẩm mà Công ty đang sản xuất sao cho đáp ứng được nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường mà đảm bảo phù hợp với máy móc,m trang thiết bị công nghệ sản xuất của Công ty với chi phí về nguyên vật liệu, lao động thấp, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sau khi thiết kế xong sản phẩm phòng thiết kế cung cấp sơ đồ bản vẽ, cách thức, các yêu cầu về công nghệ, máy móc trang thiết bị cho đơn vị sản xuất. + Phòng Công nghệ: Có chức năng quản lý toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của Công ty. Xây dựng chuẩn bị công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, thực hiện chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu xây dựng các phương án hoàn thiện công nghệ sản xuất sao cho đảm bảo nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật chất và nghiên cứu đầu tư mở rộng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất. + Phòng KCS: Có chức năng quản lý kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình sản xuất tạo ra thành phần. Kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, chất lượng máy móc thiết bị, công nghệ nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nhịp nhàng tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn so với thiết kế ban đầu và phù hợp với yêu cầu của thị trường. Quản lý đo lường thống nhất trong Công ty. + Phòng Kiến thiết cơ bản: Có chức năng quản lý xây dựng cơ bản, sửa chữa nhà xưởng, nâng cấp cải tạo kho tàng, phân xưởng, nhà làm việc trong Công ty. Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất trình Ban giám đốc sau đó tiến hành triển khai thực hiện. + Phòng cơ điện: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc và Phó giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật như: Công tác bảo quản, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất trong toàn Công ty. Chuẩn bị máy móc, thiết bị đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty, theo dõi, kiểm tra tình trạng và khả năng sử dụng các loại thiết bị, máy móc. Nắm bắt theo dõi tình hình cung cấp, sử dụng năng lượng cho quá trình sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa, phục hồi các trang thiết bị, sau đó trình bày với ban Giám đốc và tiến hành triển khai thực hiện. Giám đốc P.Giám đốc KT P.Giám đốc SX P.Giám đốc kinh doanh Kế toán Phòng thiết kế P.Công nghệ Thư viện P.Cơ điện Kho dụng Kho cơ điện Trạm biến thế P.Kiến thiết CB Đo lường Nghiệm thu Kiểm tra thép Kho xử lý Phòng KCS PX.Bao gói PX.Nhiệt luyện PX.Mạ PX.Cơ điện PX.Dụng cụ PX.Cơ khí II PX.Cơ khí I PX.Khởi phẩm P.vật tư P.Tài vụ Kho kim khí Kho dầu - HC Kho tạp phẩm Phòng hành chính OT Phòng hành chính OT Kho thành phẩm Trạm y tế P.Tổ chức lao động Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Phòng bảo vệ + Phòng Kế hoạch kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý kinh doanh của Công ty. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và giao cho bộ phận sản xuất xây dựng thống nhất quản lý giá. Thống kê, tổng hợp và tổng hợp báo cáo, phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ Công ty, phân tích hiệu quả kinh tế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục sao cho sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. + Phòng Tài vụ: Có chức năng ghi chép, phản ánh, hạch toán mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, thông qua hạch toán thực hiện chức năng Giám đốc, giám sát bằng đồng tiền đối với mọi hoạt động kinh tế đó, nhằm bảo vệ thường xuyên, đầy đủ toàn bộ tài sản của Công ty. Tổ chức đáp ứng nguồn vốn phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. + Phòng Vật tư: Có chức năng tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc kinh doanh, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cung ứng vật tư, tiêu thụ vật tư tồn đọng, phế liệu và hoạt động vận tải. Cấp phát và thanh quyết toán vật tư với các đơn vị trong Công ty. Theo định mức quản lý bảo quản kho tàng, vật tư hàng hóa và các phương tiện vận tải trong phạm vi được giao. + Phòng Hành chính quản trị: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc và Phó giám đốc những chủ trương, chính sách cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị làm việc cho các phòng ban, phân xưởng, triển khai thực hiện có hiệu quả khi được Giám đốc duyệt. Chỉ đạo công tác vệ sinh, phòng chống dịch tễ, bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức các cuộc họp, đại hội, làm công tác lễ tân, tiếp khách, in ấn tài liệu lưu trữ các loại văn bản trong công ty, xây dựng và triển khai sửa chữa nhỏ trong Công ty, sửa chữa phục hồi kịp thời khi có hư hỏng nhỏ đột xuất xảy ra. + Phòng Tổ chức lao động: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý lao động tiền lương. Tổ chức sắp xếp bố trí lao động trong toàn Công ty một cách hợp lý. Cân đối nguồn nhân lực sẵn có, lập kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý. Theo dõi tình hình biến động về số lượng lao động, ngày công, giờ công để đề ra biện pháp quản lý lao động sao cho có hiệu quả. Xây dựng kỷ luật lao động, định mức lao động cho từng giai đoạn, từng loạt sản phẩm khác nhau, kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện ở các đơn vị, phân xưởng. Xuất phát từ tình hình lao động, nhu cầu tuyển chọn, sử dụng để tiến hành xây dựng kế hoạch tổng quỹ lương, kế hoạch sử dụng quỹ lương và theo dõi kiểm tra. Xây dựng kế hoạch an toàn lao động và vệ sinh lao động. Căn cứ kế hoạch đã được duyệt để tiến hành có hiệu quả, tiết kiệm về chi phí. Theo dõi tình hình thu nhập của người lao động, tình hình sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội, giải quyết các chính sách, chế độ cho người lao động. + Phòng Bảo vệ: Có chức năng bảo vệ trật tự, an ninh và tài sản trong Công ty. Phòng bảo vệ nằm trong hệ thống tổ chức quản lý của Công ty. Có nhiệm vụ xây dựng phương án phòng chống tệ nạn xã hội của Công ty, ngăn ngừa các hành vi xấu từ bên ngoài xâm nhập vào Công ty, kiểm tra giám sát con người và phương tiện trong Công ty. + Trung tâm kinh doanh là đơn vị độc lập, nằm trong hệ thống tổ chức quản lý của Công ty, có chức năng giới thiệu và quảng cáo và tiêu thụ các sản phẩm của Công ty. Trung tâm có một giám đốc phụ trách được chủ động tổ chức quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ phù hợp với giấy phép đăng ký. Chủ động giao dịch ký kết với khách hàng, trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên. Theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh làm nghĩa vụ với Nhà nước và người lao động theo đúng chế độ, hàng tháng gửi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Giám đốc Công ty, Phòng Tài vụ, nộp 50% lợi nhuận sau thuế cho Công ty. Số lượng cơ cấu các phòng ban trong Công ty được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: Số lượng cơ cấu các phòng ban trong Công ty được thể hiện ở bảng sau: Tên phòng ban Số lượng cán bộ công nhân viên Phòng tổ chức lao động 7 Phòng tài vụ 8 Phòng kế hoạch kinh doanh 11 Phòng hành chính quản trị 25 Phòng bảo vệ 12 Phòng công nghệ 14 Phòng thiết kế 9 Phòng cơ điện 11 Phòng kiến thiết cơ bản 11 Phòng vật tư 15 Phòng KCS 15 Cửa hàng 7 Trung tâm kinh doanh 10 Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ. 1. Đặc điểm về sản phẩm và công nghệ sản xuất. Cho đến nay, Công ty dụng cụ và cắt và đo lường cơ khí tiến hành sản xuất các loại sản phẩm khác nhau với chủng loại rất đa dạng và phức tạp (hàng ngàn loại). Mỗi một sản phẩm có những tính năng, tác dụng khác nhau với các thông số kinh tế kỹ thuật cũng rất khác nhau. Chính vì thế mà làm cho Công ty rất khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình thể hiện ở chỗ: - Các loại sản phẩm khác nhau đòi hỏi phải được làm từ các nguyên vật liệu khác nhau làm cho chủng loại vật tư, nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm của Công ty cũng vô cùng phức tạp khó khăn cho công tác cung ứng vật tư phục vụ sản xuất. - Mỗi loại sản phẩm đều có một quy trình công nghệ sản xuất riêng ví dụ: - Quy trình sản xuất ta rô: Thép Lăn số Máy phay chuyên dùng Máy phay vạn năng Máy tiện Nhiệt luyện Tẩy rửa Mài lưỡi cắt Nhập kho - Quy trình sản xuất Bàn rèn: Thép Máy cắn ren Máy phay Máy khoan Máy mài Đóng số Nhiệt luyện Tẩy rửa Nhuộm đen Chống rỉ Đánh bóng Mài lưỡi cắt Mài hai mặt Nhập kho Như vậy, tính đa dạng sản phẩm dẫn đến tính đa dạng về quy trình công nghệ sản xuất gây khó khăn trong việc bố trí máy móc thiết bị sản xuất và hoạt động bàn giao ở các công đoạn sản xuất. Do sự đa dạng về sản phẩm, mỗi loại sản phẩm đòi hỏi một trình độ khác nhau về sự khéo léo, chính xác của người sản xuất. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc bố trí đội ngũ lao động trong Công ty cho phù hợp với các loại công việc, các loại sản phẩm. Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Hơn thế nữa, trong giai đoạn hiện nay, sản phẩm mới và khó của Công ty chiếm tỷ trọng lớn (gần bằng 60%) trong tổng giá trị sản lượng làm cho những khó khăn nói trên lại càng thêm khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả của Công ty. 2. Đặc điểm về thị trường. Như chúng ta đã biết sản phẩm xuất ra nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu thị trường nên yếu tố thị trường có ảnh hưởng rất nhiều tới việc nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh. Đối với Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí trong giai đoạn này thì yếu tố thị trường càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, mặc dù chủng loại sản phẩm của Công ty rất đa dạng nhưng có thể chia thành các loại thị trường sau: - Thị trường sản phẩm cắt gọt, đo lường - Thị trường sản phẩm dầu khí, xây dựng cơ bản - Thị trường sản phẩm cho sản xuất bánh kẹo và cho sản xuất dầu khí - Thị trường sản phẩm cho sản phẩm khác Ta sẽ điểm qua tình hình của từng loại thị trường, qua đó đánh giá ảnh hưởng của chúng tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đầu tiên là thị trường dụng cụ cắt gọt và đo lường. Đây là thị trường truyền thống của Công ty. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp nặng nói chung và ngành cơ khí nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước có chính sách tập trung vào ngành xuất khẩu như: Da giầy, may mặc, nông sản (gạo, cà phê, điều…), hải sản… và ít quan tâm phát triển công nghiệp nặng. Vì vậy việc mở rộng thị trường này của Công ty gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do nhu cầu thị trường ngày một phức tạp, đòi hỏi ngày càng cao. Đây cũng là trở ngại mà Công ty cần vượt qua. Đối với các thị trường còn lại, tình hình khá khả quan cho Công ty. - Thị trường xây dựng cơ bản: Hiện nay đất nước trong giai đoạn và phát triển, hệ thống cầu đường giao thông cũng cần cải tạo và xây dựng để đáp ứng, phù hợp với điều kiện mới. Vì vậy, thị trường các sản phẩm về cầu đường sẽ có tiềm năng phát triển. - Thị trường công nghiệp nhẹ: Đây là thị trường mà Nhà nước đang quan tâm, ưu tiên phát triển. Do đó các nhu cầu về phụ tùng máy móc thiết bị để chế biến cũng sẽ tăng theo. Đây là thị trường rất nhiều tiềm năng mà Công ty có thể khai thác, tận dụng. Tuy nhiên đây là những sản phẩm mới của Công ty, chính vì thế các sản phẩm đòi hỏi phải vừa nghiên cứu vừa sản xuất nên cũng gây khá nhiều khó khăn cho Công ty. Bên cạnh những khó khăn như thế thì mức độ cạnh tranh ở trên các thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Ngoài các công ty cơ khí của Quân đội cạnh tranh với Công ty ngày càng cao. Công ty KATO của Nhật cũng đã đem máy móc thiết bị vào Việt Nam để sản xuất kinh doanh. Điều này đã làm cho những khó khăn của công ty lại càng trở lên khó khăn hơn và việc quan tâm chú trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thực sự là điều kiện để Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí có thể tồn tại và phát triển. 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị. Năng lực của máy móc thiết bị cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ở Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí thì máy móc thiết bị ảnh hưởng đến việc bảo đảm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thể hiện ở những điểm sau: Số lượng máy móc thiết bị của Công ty tương đối nhiều nhưng rất lạc hậu khó khăn cho việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và khó khăn trong công tác kiểm tra, chuẩn bị, bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Hiện nay, Công ty có gần 300 máy móc các loại như sau: Bảng 3: Các loại máy móc thiết bị của Công ty STT Tên thiết bị Số lượng (cái) Nước chế tạo) 1 Máy khoan các loại 34 Liên Xô 6 Tiệp Khắc 4 Đức 16 Việt Nam 2 5 Việt Nam 7 Liên Xô 3 Đức 3 Máy mài các loại 7 Việt Nam 80 Liên Xô 11 Đức 1 Đài Loan 1 Nhật 4 Máy phay 46 Liên Xô 5 Đức 1 Hungari 5 Máy cưa 4 Việt Nam 1 Nhật 1 Rumani 2 Liên Xô 6 Máy dập 2,5 tấn 3 Việt Nam 5 tấn 3 Việt Nam 250 tấn 1 Liên Xô 400 tấn 1 Liên Xô 7 Máy cắt tôn 1 Việt Nam 1 Liên Xô 8 Máy búa 400 kg 1 Trung Quốc 1 Liên Xô 9 Máy nén khí 2 Liên Xô 10 Máy ép, lăn số, máy cắt ren và máy xọc 4 Việt Nam 14 Liên Xô 1 Tiệp Khắc 2 Đức (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Đại bộ phận máy móc thiết bị của Công ty đã qua nhiều năm sử dụng nên năng lực sản xuất là rất ít (còn từ 30-35%), dễ hỏng hóc, độ chính xác thấp, nên rất khó khăn cho việc đảm bảo tình hình sản xuất của Công ty. Hơn nữa hoạt động sửa chữa bảo dưỡng và đổi mới máy móc thiết bị của Công ty còn rất yếu. Số lượng máy móc thiết bị được sửa chữa, bảo dưỡng hàng năm của Công ty hết sức khiêm tốn. Năm 1999 : Sửa chữa 17 máy và lắp đặt vận hành 3 thiết bị mới. Năm 2000 : Sửa chữa lớn 14 thiết bị lớn và sửa chữa đột xuất 15 máy. Năm 2001 : Sửa chữa lớn 15 thiết bị lớn và sửa chữa đột xuất 17 máy. 4. Đặc điểm về lao động. Nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với lao động sản xuất nhìn chung nhân tố này ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện qua các điểm như trình độ tay nghề (bậc thợ), kinh nghiệm sản xuất (thâm niên công tác) và thái độ làm việc ở Công ty Dụng vụ cắt và Đo lường cơ khí hiện nay đội ngũ lao động là một điểm mạnh, chứa đựng một tiềm năng vô cùng lớn, nếu phát huy tốt sẽ là điểm hết sức quan trọng tác động đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty là 413 người. Trong đó: Số kỹ sư, đại học: 64 người Số trung cấp kỹ thuật: 25 người Tổng số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý của Công ty là 162 người. Trong đó có 64 người có trình độ đại học, 25 người có trình độ trung cấp, 73 sơ cấp. Như vậy, số người có trình độ đại học chiếm 39,5%. Số người có trình độ trung cấp chiếm 15,4% tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, nó thể hiện ở số cán bộ quản lý có trình độ cao. Điều này tạo điều kiện tốt cho Công ty trong việc điều hành và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Số lao động gián tiếp chiếm 39,2% tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty. Với chức năng chính của Công ty là sản xuất kinh doanh thì việc có nhiều lao động gián tiếp so với số lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty nên có biện pháp giảm bớt số lao động gián tiếp này. Năm 2001 Công ty có 251 công nhân sản xuất với cơ cấu bậc thợ như sau: Bậc thợ 1/7 2/7 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7 Số ca 17 21 33 31 81 68 (Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Bậc thợ bình quân = » 5,36 Số lượng công nhân kỹ thuật, bậc thợ cao trong Công ty chiếm tỷ lệ lớn: Công nhân thợ bậc 5 - 7 là 180 người, chiếm 71,7% tổng số công nhân của Công ty. Công nhân bậc thợ 3-4 là 54 người, chiếm 21,5% tổng số công nhân của Công ty. Như vậy công nhân bậc thợ 3-7 chiếm 93,2% tổng số công nhân của Công ty. Đây là một tỷ lệ khá cao góp phần rất quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Với trình độ cán bộ công nhân viên kỹ thuật cao, nếu Công ty biết bố trí lao động một cách hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NĂM 2001. 1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 1.1. Chỉ tiêu doanh thu của Công ty. Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của Công ty. Năm Tổng doanh thu kế hoạch (tr.đồng) Tổng doanh thu thực hiện (tr.đồng) Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch (%) Tỷ lệ % so với năm trước (%) 1997 15.000 15.535 103,56 1998 17.000 15.922 93,659 102,49 1999 13.600 10.474 77,01 65,78 2000 14.560 13.875 97,50 135,85 2001 15.000 14.743 98,29 140,76 (Nguồn: Phòng Tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Qua số liệu trên ta thấy từ năm 1997 đến năm 2001 cả doanh thu theo kế hoạch lẫn doanh thu thực tée đều biến động thất thường, tuy nhiên xu hướng chung là giảm. Năm 1998, so với năm 1997 thì doanh thu tăng không nhiều chỉ tăng 2,44%. Đến năm 1999 thì doanh thu giảm mạnh so với năm 1998, giảm 5.448 triệu đồng hay giảm 34,22%. Tuy nhiên đến năm 2001 thì doanh thu có dấu hiệu phục hồi, tăng 4.269 triệu đồng hay 40,76% so với năm 1999. Nếu xét trong cả thời kỳ thì doanh thu giảm. Doanh thu năm 2001 giảm 792 triệu đồng so với năm 1997. Tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty cũng không mấy khả quan. Cả 3 năm 1998, 1999, 2001, doanh thu thực tế đều thấp hơn doanh thu kế hoạch, đặc biệt là năm 1999 thì doanh thu của Công ty chỉ đạt 77,01% kế hoạch đề ra (mặc dù mức kế hoạch này đã được điều chỉnh lại trong năm). Riêng năm 1997 thì vượt mức kế hoạch tăng 535 triệu đồng hay 3,56%. Nguyên nhân của việc giảm doanh thu trong cả thời kỳ là do: Năm 1997, Công ty đã gặp phải những khó khăn như: + Nhu cầu khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty thay đổi. + Chu kỳ sản xuất cơ khí kèo dài + Sản phẩm của Công ty gửi tiêu thụ bị khách hàng chiếm dụng vốn. Tuy nhiên Công ty đã có những giải pháp kịp thời cũng như thực hiện tốt chiến lược đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm chuyển đối cơ cấu sản phẩm (từ sản phẩm truyền thống sang sản phẩm phục vụ xây dựng cơ bản như: Cầu,, cống, công nghiệp thực phẩm: sản xuất bánh kẹo) nên Công ty đã khắc phục được ít nhiều các khó khăn, doanh thu của Công ty đạt và vượt mức kế hoạch. Năm 1998: Kết quả sản xuất thấp do đó doanh thu không đạt kế hoạch. Trong năm 1998 có 25 hợp đồng với giá trị 1.106.000.000 đồng chậm tiến độ giao hàng (giá trị phạt do giao hàng chậm xấp xỉ 60 triệu đồng) trong đó đêù có 685 triệu đến hết năm 1998 vẫn chưa có hàng giao cho khách. Nguyên nhân khách quan của tình hình trên là do cơ cấu sản phẩm rất phức tạp, tỷ trọng sản phẩm mới và khó nhiều, loại sản phẩm nhỏ, đơn chiếc là chủ yếu dẫn đến thời gian chuẩn bị kỹ thuật kéo dài. Điều này kéo theo việc chuẩn bị sản xuất và tổ chức sản xuất cũng kéo dài, làm cho quá trình tổ chức sản xuất trở nên phức tạp tất yếu sẽ làm chậm tiến độ hợp đồng, hạn chế hiệu quả tiêu thụ, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh do bị chậm hợp đồng. Nguyên nhân chủ quan là sự chỉ đạo điều hành sản xuất, chỉ đạo chuẩn bị kỹ thuật của Ban giám đốc còn thiếu kiên quyết. Cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ còn chưa sâu sát với thực tế sản xuất tại các xưởng. Việc chấp hành kỹ thuật lao động trên toàn Công ty rất yếu kém, trong đó có một số cán bộ lãnh đạo kém gương mẫu. Chính điều này dẫn đến sai hỏng sản phẩm nhiều. Năm 1998 giá trị doanh thu giảm do sản phẩm sai hỏng lên đến 808,08 triệu đồng. Năm 1999: Doanh thu của Công ty trong năm 1999 giảm mạnh chỉ đạt 10474 triệu đồng, đây là thời điểm mà Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân của tình hình này là do tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nên nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của Công ty giảm mạnh (đặc biệt là thị trường Nhật Bản - thị trường nước ngoài duy nhất của Công ty chiếm 21%). Từ cuối năm 1998 Công ty KATO đưa thiết bị sang Việt Nam sản xuất do đó thị phần xuất khẩu của Công ty bị thu hẹp. Giá trị hợp đồng xuất khẩu năm 1999 chỉ bằng 23% năm 1998. Mức cầu của thị trường trong nước đối với sản phẩm của Công ty cũng giảm. Sự cạnh tranh cũng vì thế mà càng gay gắt hơn. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quân đội, dân sự tham gia vào đấu thầu (có lúc tới 9 đơn vị tham gia đấu thầu). Mặt khác trong số các doanh nghiệp cạnh tranh với Công ty thì có một số doanh nghiệp có ưu thế hơn vì vậy 90% danh mục sản phẩm ký được trong năm này là sản phẩm mới và khó, vừa nghiên cứu chế thử vừa thực hiện hợp đồng nên kém hiệu quả và dễ bị chậm tiến độ. (Trong số 35 hợp đồng của năm 1998 chuyển sang và ba hợp đồng ký được năm 1999 thì có 6 hợp đồng giao chậm tiến độ). Bên cạnh đó thì hệ thống chuẩn bị và quản lý sản xuất, sự phối hợp giữa các khâu, các hệ thống chưa chặt chẽ, bị coi nhẹ. Việc lập và kiểm tra tiến độ các khâu chuẩn bị kỹ thuật, chuẩn bị sản xuất chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức. Tình hình quản lý và sử dụng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Ngoài ra một trong những nguyên nhân chủ chốt, quan trọng thiết yếu làm cho tình trạng doanh thu không đạt kế hoạch là khâu tiếp thị; tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm. Năm 2000 và 2001: Doanh thu của Công ty đã được phục hồi một cách đáng kể, đạt 14.743 triệu đồng, tăng 4.269 triệu đồng so với năm 1999. Tuy nhiên doanh thu của Công ty mới chỉ gần đạt mức kế hoạch (98,29%) nguyên nhân của kết quả này là do Công ty đã chủ động tăng dần sản phẩm truyền thống cả về giá trị tuyệt đối và cả về tỷ lệ % trong tổng sản lượng. Công ty đã chú trọng nâng sản lượng lưỡi cưa máy chế tạo từ thép của Đức và dao tiện gắn hợp kim WIDA của Đức. Bên cạnh đó do đoán được sự giảm sút của thị trường máy trên Công ty đã giảm sản lượng mặt hàng này. Mặt khác ở thị trường dầu khí Công ty không những giữ vững mức của năm trước mà còn phát triển được (đạt 2.250 triệu đồng so với 1.596 triệu đồng năm 1999). Nhưng đáng chú ý hơn cả là Công ty đã quan tâm đến công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Chính vì vậy mà Công ty đã đặt chân được vào thị trường phía Nam (dụng cụ cắt) tháng 3 năm 2000 khai trương chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh và tính đến hết tháng 12 năm 2000 đạt doanh số 373,27 triệu đồng. Mặc dù đã có một số thành tựu nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại khiến doanh thu của Công ty chưa đạt mức kế hoạch. Đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng chấp hành kỷ luật lao động thấp. Doanh thu giảm do sản phẩm sai hỏng tăng đến mức khá cao tới 1.050,16 triệu đồng. Công ty cần chú trọng giải quyết vấn đề này, có những biện pháp kịp thời để có thể tăng doanh thu tiêu thụ trong các năm tới, đồng thời tăng được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cơ cấu sản phẩm sản xuất chưa đạt được như dự kiến nên chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và thị trường. Có một số sản phẩm tại một số thời điểm cung chưa kịp, chưa khớp với cầu. Tình trạng chậm tiến độ giao hàng vẫn tiếp diễn đã hạn chế kết quả và doanh thu của Công ty. 1.2. Chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của kinh doanh. Đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 1997 - 2001. (Đơn vị triệu đồng) TT Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2001 1 Tổng doanh thu 15.534,707 15.922,099 10.474,126 14.743,22 2 Các khoản giảm trừ + thuế (VAT), xuất khẩu phải nộp 330,467 658,610 229,679 349,763 3 Doanh thu thuần 15.204,330 15.263.489 10.244,447 14.393,46 4 Giá vốn hàng bán 11.963,51 12.480.674 8.100,664 11.810,50 5 Lợi tức gộp 3.250,919 2.782.842 2.143,783 2.582,956 6 Chi phí bán hàng 247,892 273,278 161,568 286,749 7 Chi phí quản lý D/nghiệp 2.801,047 2.335,819 2.139,771 2.212,263 8 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 174,890 173,745 - 157,780 83,944 9 Lợi nhuận hoạt động tài chính 0 0 - 149,311 0 10 Lợi nhận hoạt động bất thường 57,873 6,758 289,138 63,476 11 Tổng lợi nhuận trước thuế 232,853 179,903 - 17,953 147,420 (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Bảng 7: Sự tăng, giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1998 so với năm 1997 Năm 1999 so với năm 1998 Năm 2001 so với năm 1999 Tổng doanh thu 387,392 - 5.447,973 4.269,099 Khoản giảm trừ 328,143 - 428,931 120,084 Doanh thu thuần 59,159 - 5.019,042 4.149,015 Giá vốn hàng bán 527,206 - 4.379,983 3.709,842 Lợi tức gộp - 468,047 -639,059 439,173 Chi phí bán hàng 25,386 -111,710 125,181 Chi phí quản lý doanh nghiệp - 465,228 -196,048 72,492 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh - 1,145 -331,525 241,724 Lợi nhuận hoạt động tài chính 0 -149,311 149,311 Lợi nhuận bình thường - 51,115 282,38 - 225,662 Tổng lợi nhuận trước thuế - 52,95 -197,856 165,373 (Nguồn: Phòng Tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Lợi nhuận phụ thuộc vào các khoản làm tăng lợi nhuận như doanh thu và các khoản lợi nhuận như giá vốn hàng bán, các loại chi phí. So với năm 1997 lợi nhuận năm 1998 đã giảm 52,95 triệu đồng, lợi nhuận năm 1999 so với năm 1998 lại giảm tới 197,856 triệu đồng. Nhưng đến năm 2001 lợi nhuận đã tăng 165,373 triệu đồng so với năm 1999. Điều này là do ảnh hưởng của các nhân tố: - Do doanh thu thay đổi: Doanh thu thường có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại. Doanh thu năm 1998 so với năm 1997 tăng 387,392 triệu đồng làm lợi nhuận tăng 387,392 triệu đồng vào năm 1998. Doanh thu năm 1999 so với năm 1998 giảm 5447,973 triệu đồng làm lợi nhuận giảm 5447,973 triệu đồng. Doanh thu năm 2001 tăng so với năm 1999 một lượng là 4269,099 triệu đồng làm lợi nhuận năm 2001 so với năm 1999 cũng tăng 4269,099 triệu đồng. - Do khoản giảm trừ (thuế doanh thu, hàng bán bị trả lại, hoa hồng…) làm lợi nhuận năm 1998 so với năm 1997 giảm 328,143 triệu đồng. Lợi nhuận năm 1999 so với năm 1997 tăng 428,931 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2001 so với năm 1999 lại giảm 120,084 triệu đồng. Do các khoản giảm trừ của doanh thu năm 2001 tăng 120,084 triệu đồng so với năm 1999. - Do giá vốn hàng bán thay đổi: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Nếu giá vốn hàng bán càng tăng thì lợi nhuận càng giảm. Do vậy ảnh hưởng của giá vốn hàng bán làm lợi nhuận của năm 1998 so với năm 1997 đã giảm 527,206 triệu đồng. Còn lợi nhuận của năm 1999 so với năm 1998 tăng 4379,983 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2001 so với năm 1999 giảm 3079,842 triệu đồng. - Do ảnh hưởng của chi phí bán hàng: Cũng như giá vốn hàng bán chi phí bán hàng càng tăng thì càng làm giảm lợi nhuận và ngược lại. Do ảnh hưởng của chi phí bán hàng làm lợi nhuận năm 1998 so với năm 1997 giảm 25,386 triệu đồng. Nhưng lợi nhuận năm 1999 so với năm 1998 thì tăng 111,710 triệu đồng và lợi nhuận năm 2001 so với năm 1999 lại giảm 125,181 triệu đồng. - Do ảnh hưởng của chi phí quản lý: Năm 1998 công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí quản lý so với năm 1997 là 465,288 triệu đồng, làm lợi nhuận của năm 1998 so với năm 1997 tăng 465,288 triệu đồng. Lợi nhuận năm 1999 so với năm 1998 tăng 196,048 triệu đồng. Nhưng lợi nhuận năm 2001 so với năm 1999 giảm 72,492 triệu đồng. - Do ảnh hưởng của thu, chi hoạt động tài chính làm lợi nhuận của năm 1999 so với năm 1998 giảm 149,311 triệu đồng. Thu chi của hoạt động bất thường làm lợi nhuận năm 1998 giảm 51,115 triệu đồng so với năm 1997, lợi nhuận năm 1999 tăng 282,18 so với lợi nhuận năm 1998 và lợi nhuận năm 2001 giảm 225,622 so với lợi nhuận năm 1999. Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch nộp ngân sách của Công ty Năm Nộp ngân sách theo kế hoạch (tr.đồng) Nộp ngân sách thực hiện (tr.đồng) Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch (%) Tỷ lệ % so với mức thực hiện năm trước (%) 1997 312,65 326,27 104,36 1998 358,57 415,24 115,80 127,27 1999 581,74 551,06 94,73 132,71 2001 589,37 699,84 118,74 127,00 (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành cơ khí hiện nay thường nộp ngân sách thông qua thuế doanh thu với tỷ lệ 1% doanh thu (đến năm 1999 thay bằng thuế VAT 10%) và 3,6% phần lợi tức sau thuế. Doanh thu tăng, lợi nhuận tăng thì nộp ngân sách sẽ tăng. Mức nộp ngân sách của công ty ngày càng tăng từ năm 1997 đến năm 2001 do doanh thu qua các năm này ngày càng tăng. Đồng thời số thực hiện cũng tăng hơn so với kế hoạch nộp ngân sách của Công ty. Từ năm 1997 đến năm 2001, tỷ lệ nộp ngân sách thực tế so với kế hoạch của từng năm tăng ngày càng cao. Năm 1997 đạt 104,360%, năm 1998 đạt 115,80%, năm 1999 chỉ đạt 94,73%, năm 2001 vượt mức kế hoạch 18,74%. Tuy 1999 Công ty không hoàn thành kế hoạch nộp Ngân sách nhưng nhìn chung Công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. 1.3. Nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua các năm 1997 - 2001 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty từ năm 1997 đến 2001 (Đơn vị; triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2001 A. Vốn lưu động (TSLĐ) 10.267,569 10.499,110 10.598,048 10.562,659 1. Tiền mặt 507,614 191,642 328,076 356,191 2. Phải thu 2688,943 2.649,112 3.675,121 3.745,986 3. Hàng tồn kho 7021,769 7.587,313 6.373,046 7.102,931 4. TSLĐ khác 49,243 71,043 221,805 857,551 B. Vốn cố định 5.221,678 4.972,277 4.929,277 4.976,136 TSCĐ 5.221,678 4.972,277 4.972,277 4.976,136 (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Theo bảng số liệu trên ta thấy vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng ngày càng tăng, từ 15489,247 triệu đồng của năm 1997 đến năm 2001 đã tăng lên thành 15538,795 triệu đồng. Trong khi vốn cố định lại ngày càng giảm từ năm 1997 đến năm 1999, năm 1997 tổng vốn cố định là 5221,678 triệu đồng, năm 1999 chỉ còn là 4929,277 triệu đồng. Như vậy vốn cố định năm 1999 giảm so với năm 1997 một lượng là 292,401 triệu đồng. Đến năm 2001 lượng vốn cố định lại tăng thêm thành 4976,136 triệu đồng. Vốn cố định năm 2001 tăng hơn năm 1999 là 46,859 triệu đồng là do mở chi nhánh bán hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ta có bảng số liệu biểu hiện sự tăng, giảm nguồn vốn: Bảng 10: Tốc độ tăng nguồn vốn qua các năm Năm Tốc độ tăng vốn lưu động Tốc độ tăng vốn cố định Chênh lệch (tr.đồng) % Chênh lệch (tr.đồng) % 1998 1197,499 187,67 - 13,864 96,13 1999 506,215 120,0 - 35,121 89,8 2000 668,096 121,71 58,507 118,9 (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Vốn lưu động có xu hướng ngày càng tăng. Năm 1997 vốn lưu động là 10.267,569 triệu đồng. Đến năm 1999 thì vốn lưu động là 10.598,048 triệu đồng tức là hơn 330.479 triệu đồng so với năm 1997. Đến năm 2001 thì lượng vốn lưu động giảm 35,389 triệu đồng so với năm 1999, tức là chỉ còn 10.562,659 triệu đồng. Bảng 11: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 1997 đến năm 2001. Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2001 - Vốn lưu động/tổng vốn 79,22% 88,15% 90,84% 91,04% - Vốn cố định/tổng vốn 20,78% 11,85% 9,16% 8,96% (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Như vậy, vốn lưu động có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Vốn lưu động năm 1997 là 10267,569 triệu đồng chiếm 66,29% vốn kinh doanh đã tăng 231,541 triệu đồng lên thành 10499,110 triệu đồng (chiếm 67,86% vốn kinh doanh) vào năm 1998 và tiếp tục tăng 98,938 triệu đồng lên thành 10598,048 triệu đồng (chiếm 68,25% vốn kinh doanh) vào năm 1999. Đến năm 2001 vốn lưu động giảm chỉ còn 10562,659 triệu đồng (chiếm 67,98% vốn kinh doanh). Vốn cố định lại có xu hướng ngày càng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Năm 1997 chiếm tỷ trọng 33,71% trong tổng số vốn, năm 1998 chỉ còn 32,14%, năm 1999 tiếp tục giảm còn 31,75%. Đến năm 2001 tăng lên 32,02%. Nguyên nhân của tình hình trên là do: - Vốn lưu động ngày càng tăng chủ yếu là do khoản chi phải thu tăng. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất các loại máy móc thiết bị cơ khí đòi hỏi vốn lớn nên khách hàng mua máy của Công ty thường thanh toán bằng hình thức trả chậm, chiếm dụng vốn của Công ty, trong khi công ty ngày càng sản xuất và tiêu thụ được nhiều dây chuyền sản xuất thiết bị dụng cụ cắt và đo lường cũng như các sản phẩm phục vụ ngành dầu khí. Do vậy, số vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều, khoản phải thu tăng dẫn đến vốn lưu động tăng. - Vốn cố định từ năm 1997 đến năm 1999 ngày càng giảm do tài sản cố định của công ty là các máy móc thiết bị cũ kỹ, dùng lâu, đã gần hết khấu hao nhưng không được bổ sung làm giảm vốn cố định. Đến năm 2001 nhận thấy cần phải thay đổi một số máy móc thiết bị tốt để mở rộng thị trường, phục vụ sản xuất kinh doanh nên công ty mua thêm một số máy móc thiết bị mới làm tăng vốn cố định của năm 2001. Vốn vay ngắn hạn ngân hàng: Bảng 12: Vốn vay ngắn hạn ngân hàng qua các năm 1997 đến 2001. (Đơn vị: triệu đồng) Năm 1997 1998 1999 2001 Vốn vay ngân hàng 4564,013 5.222,515 4.485,359 4.931,861 (Nguồn: Phòng tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Do đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của Công ty đòi hổi vốn lớn mà nguồn vốn do Nhà nước cấp và nguồn vốn tự có của Công ty còn ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất nên Công ty buộc phải vay ngắn hạn ngân hàng để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. 1.4. Chỉ tiêu chi phí. Thực trạng chi phí của Công ty được thể hiện: Bảng 13 : Tình hình chi phí của Công ty năm 1997 - 2001 Năm Tổng chi phí Mức thay đổi Chênh lệch Tỷ lệ % đạt được so với năm trước 1997 15.301,8 1998 15.741,2 440,4 102,88% 1999 10.492,1 -5.250,1 66,65% 2001 14.595,8 4.103,7 139,11% (Nguồn : Phòng Tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Nhìn vào bảng trên ta thấy chi tiêu tổng chi phí của Công ty thay đổi khá thất thường. Năm 1998 tổng chi phí của Công ty chỉ còn là 10.492,1 triệu đồng nghĩa là đã giảm 5250,1 triệu đồng so với năm 1998 (giảm 33,35%). Nhưng đến năm 2001 thì tổng chi phí của Công ty lại tăng lên 14.595,8 triệu đồng, lớn hơn năm 1999 4103,7 triệu đồng (hay là tăng 39,11%). Sự thay đổi của chi tiêu tổng chi phí chủ yếu là do sự thay đổi chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công. * Chi phí nguyên liệu biến động qua các năm: Năm 1997 : chi phí nguyên vật liệu là 11.493,223 triệu đồng Năm 1998 : chi phí nguyên vật liệu là 11.827,112 triệu đồng Năm 1999 : chi phí nguyên vật liệu là 7.867,116 triệu đồng. Năm 2001 : chi phí nguyên vật liệu là 110.967,288 triệu đồng. Năm 1998 chi phí nguyên vật liệu nhiều hơn năm 1997 là : 11.827,112 - 11.449,223 = 377,884 triệu đồng. Điều này giải thích tại sao tổng chi phí năm 1998 lớn hơn 1997 : 440,4 triệu đồng. Năm 1999 chi phí nguyên vật liệu tiết kiệm so với năm 1998 là : 7.867,116 - 11.827,112 = 1959,996 triệu đồng. Đây là nguyên nhân chính làm tổng chi phí năm 1999 ít hơn năm 1998 là 5250,1 triệu đồng. Tương tự như trên, năm 2001 chi phí nguyên vật liệu tăng ; 10.967,288 - 7.867,116 = 3100,172 so với năm 1999 khiến tổng chi phí năm 2001 cao hơn tổng chi phí năm 1999. * Chi phí về nhân công cũng có nhiều biến động. Chi phí về nhân công thay đổi được thể hiện quâ quỹ tiền lương của Công ty. Hiện nay quỹ tiền lương của Công ty được hình thành trên cơ sở tổng giá trị sản lượng và tổng quỹ tiền lương của Công ty. Hiện nay quỹ tiền lương của Công ty được hình thành trên cơ sở tổng giá trị sản lượng và tổng quỹ lương kế hoạch do cấp trên duyệt (thông thường bằng 15% tổng giá trị sản lượng) Việc thực hiện quỹ tiền lương phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường, khả năng ký kết, giành các hợp đồng của Công ty. Năm 1997 : Tổng quỹ lương : 3737.367 triệu đồng Thu nhập bình quân ; 682,99 nghìn đồng Năm 1998 : Tổng quỹ lương : 4033,656 triệu đồng Thu nhập bình quân : 726,002 nghìn đồng Tổng quỹ lương năm 1998 tăng hơn so với năm 1997 là : 4033,656 - 3737,367 = 296,289 triệu đồng. Năm 1999 : Tổng quỹ lương : 3601,920 triệu đồng Thu nhập bình quân : 670,021 nghìn đồng Tổng quỹ lương năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 là : 3601,920 - 4033,656 = -431,736 triệu đồng. Năm 2001 : Tổng quỹ lương : 3835,944 triệu đồng Thu nhập bình quân : 774,005 nghìn đồng. 2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp. 2.1.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế = tổng doanh thu/ tổng chi phí hay H = TR/TC Qua bảng số liệu về tổng doanh thu, tổng chi phí của Công ty từ năm 1995 - 1998 ta có ; Ta thấy, hiệu quả kinh tế của năm 1997 là cao nhất (đạt 1,015), có nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí ta sẽ thu về 1,05 đồng doanh thu. Và hiệu quả kinh tế nói chung có xu hướng giảm. Năm 1998 đạt 1,011; năm 1999 chỉ đạt 0,998 đến năm 2001 tình hình có khả quan hơn hiệu quả đạt 1,010. Như đã phân tích ở phần tổng chi phí, ta có tổng chi phí năm 1998 so với năm 1997 tăng 440,4 triệu đồng (2,88%). Trong khi đó doanh thu của năm 1998 chỉ tăng 2,494% so với năm 1997. Như vậy tốc độ tăng của tổng chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu nên hiệu quả kinh tế của năm 1998 kém hơn năm 1997. Đến năm 1999 tổng chi phí giảm mạnh, giảm 33,35%. Tuy nhiên, tốc độ giảm của doanh thu cũng rất lớn 34,216% dẫn đến hiệu quả kinh tế của năm 1999 thấp hơn năm 1998, chỉ là 0,998. Đáng lưu ý là chỉ số này thấp hơn 1; điều này có nghĩa là tổng chi phí lớn hơn doanh thu, nói một cách khác doanh nghiệp đã bị lỗ. Chính vì vậy Công ty cần có những biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này. Tình hình năm 2000 và 2001 đã được cải thiện. Hiệu quả kinh tế là 1,010. Sở dĩ điều này xảy ra vì tốc độ tăng doanh thu 40,758% lớn hơn tốc độ tăng chi phí trong cùng năm 39,11%. Để tăng doanh thu, Công ty cần tăng cường các máy móc thiết bị hiện đại, có đội ngũ lao độngcó tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt. Việc tăng cường máy móc thiết bị hiện đại sẽ giúp Công ty nâng cao năng suất lao động. Đầu tư vào việc mua sắm máy móc thiết bị Công ty sẽ có khả năng sản xuất các sản phẩm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, mới có sức cạnh tranh trên thị trường. Việc tăng doanh thu còn chịu sự chi phối khá lớn, công tác tiếp thị quảng cáo nhằm mở rộng thị trường và sự đa dạng hoá các loại sản phẩm của Công ty. Để giảm chi phí, Công ty cần có công tác thu mua, bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để tránh bị động trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào. Do chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kinh phí sản xuất kinh doanh (65-75%). Vì thế sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu sẽ làm giảm chi phí. 2.1.2. Mức doanh thu - Mức doanh lợi của doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu mang lại bao nhiêu lợi nhuận. Bảng 14 : Hệ số doanh lợi của doanh thu của Công ty. Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2001 - Lợi nhuận (trđ) 232,853 179,903 -17.953 147,420 - Doanh thu (trđ) 15.534,707 15.922,099 10.474,126 14.743,225 - Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh (đ/đ) 0,0150 0,0113 -0,0017 0,0100 (Nguồn : Phòng tài vụ - Công ty dụng cụ cắt và đo lường Cơ khí) - Năm 1998 so với năm 1997, hệ số doanh lợi của doanh thu giảm ½0,0113 - 0,0150½= 0,0037 Do ảnh hưởng của: + Doanh thu thay đổi làm thay đổi hệ số doanh lợi của doanh thu giảm (232,853/15922,099) - 0,0150 = ½-0,00038½ + Lợi nhuận thay đổi 0,0113 - (232,853/15922,099) = -0,00332 - Năm 1999 so với năm 1998, hệ số doanh lợi của doanh thu giảm ½-0,0017 -0,0113½ = 0,01300 Do ảnh hưởng của : + Doanh thu thay đổilàm thay đổi hệ số doanh lợi của doanh thu giảm (179,903/15567,325) - 0,0113 = 0,00029 +Lợi nhuận thay đổi làm doanh lợi của doanh thu giảm 0,01329 - Năm 2001 so với năm 1999, hệ số doanh lợi của doanh thu tăng 0,0100 - (- 0,0017) = 0,01170 Do ảnh hưởng của: + Doanh thu làm giảm ½(-17,953/14743,225) + 0,0017½ = 0,0001 + Lợi nhuận làm tăng 0,01171. Mức doanh lợi của doanh thu thay đổi như vậy phản ánh tình trạng doanh thu tăng nhưng không tiết kiệm được chi phí (trừ năm 2001 doanh thu tăng < lợi nhuận tăng). Năm 1998 tăng doanh thu làm giảm doanh lợi của doanh htu và lợi nhuận trong năm lại thấp hơn so với năm 1997 làm giảm doanh lợi của doanh thu. Năm 1999, dù doanh thu giảm nhưng không đủ bù đắp lợi nhuận âm để tăng doanh lợi của doanh thu. Đến năm 2001 doanh thu tăng đã làmg giảm doanh lợi của doanh thu nhưng chi phí đã giảm nhiều, lợi nhuận tăng cao nên doanh lợi của doanh thu cao hơn năm 1999. * Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh trong năm một đồng vốn kinh doanh tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng 15 : Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh ở Công ty từ 1997 đến 2001 Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2001 - Lợi nhuận (trđ) 232,853 179,903 -17.953 147,420 - Vốn kinh doanh (trđ) 15.489,247 15.471,713 15.527,325 15.538,795 - Hệ số doanh lợi của doanh thu (đ/đ) 0,0150 0,0116 -0,0012 0,0095 (Nguồn : Phòng Tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và đo lương Cơ khí) Ta thấy, hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh năm 1997 là cao nhất, thể hiện nawm 1997 Công ty sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Với số vốn thấp nhất trong toàn thời kỳ nhưng lợi nhuận của Công ty năm 1997 lại cao hơn các năm khác. Năm 1999 có hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh thấp nhất thập chí còn âm (-0,0012). Do vậy, đã phản ánh tình trạng sử dụng vốn kinh doanh kém hiệu quả nhất trong năm 1999. Xu hướng giảm dần từ 1997 đến 1999. Năm 2001 có dấu hiệu phục hồi. * Hệ số doanh lợi của vốn tự có: Chỉ tiêu này phản ánh trong năm 1 đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuân. Bảng 16: Hệ số doanh lợi của vốn tự có của Công ty năm 197 - 2001 Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2001 - Lợi nhuận (trđ) 232,853 179,903 -17.953 147,420 - Vốn tự có (trđ) 8.129,071 8.224,595 8.561,331 8.110,103 - Hệ số doanh lợi vốn tự có (đ/đ) 0,0284 0,0219 -0,0021 0,0182 (Nguồn : Phòng tài vụ - Công ty dụng cụ cắt và đo lường Cơ khí) Cũng giống như chỉ tiêu doanh lợi của vốn kinh doanh, hệ số doanh lợi của vốn tự có của Công ty năm 1997 là cao nhất và năm 1999 hiệu quả sử dụng vốn tự có vẫn thấp nhất. Từ năm 1997 đến năm 1999 hệ số doanh lợi của vốn tự có của Công ty có xu hướng càng thấp dần. Đến năm 2001, hệ số doanh lợi của vốn tự có mới tăng so với năm 1999. Năm 1998 giảm hơn so với năm 1997 là ½0,0219 - 0,0284½ = 0,0065 Năm 1999 giảm hơn so với năm 1998 là ½-0,0021 - 0,0219½ = 0,024 Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn tự có của Công ty đã giảm từ năm 1997 đến năm 1999. Chỉ có hệ số doanh lợi của vốn tự có của năm 2001 là cao hơn so với năm 1999 tăng 0,0182 - (- 0,0021) = 0,0203 Vậy hiệu quả sử dụng vốn tự có của Công ty năm 1999 là kém nhất, Công ty đã không giữ được mức tăng hiệu quả tốt, thể hiện ở con số năm 2001. Như vậy, qua xét chỉ tiêu về mức kinh doanh ta thấy trong những năm qua tình trạng sử dụng vốn kinh doanh của Công ty vẫn chưa thực sự có hiệu quả, Công ty chưa có được biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn được tốt, để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận. 2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn Bảng 17: Thực trạng tình hình sử dụng vốn cố định, vốn lưu động của Công ty. TT Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2001 Vốn cố định 5.221,678 4.972,603 4.929,277 4.976,136 Vốn lưu động 10.267,569 10.499,110 10.598,048 10.562,659 Tổng vốn kinh doanh 15.489,247 15.471,713 15.527,325 15.538,795 Doanh thu 15.534,707 15.922,099 10.474,126 14.743,225 Lợi nhuận 232,853 179,903 -17.953 147,420 Số vòng quay vốn kinh doanh (4):(3) 1,003 1,029 0,675 0,949 Số vòng quay vốn CĐ (4):(3) 2,976 3,202 3,125 2,963 Số vòng quay vốn LĐ (4):(2) 1,513 1,517 0,988 1,396 Hiệu quả sử dụng vốn CĐ (5):(1) 0,045 0,036 -0,004 0,030 Hiệu quả sử dụng vốn LĐ (5):(2) 0,023 0,017 -0,002 0,014 Số ngày của 1 vòng quay vốn LĐ 360:(8) 237,938 237,310 364,259 257,919 (Nguồn : Phòng Tài vụ - Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường Cơ khí) Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Lợi nhuận được tạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docqt118_8661.doc
Tài liệu liên quan