Tài liệu Đề tài Tìm một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng: Mở đầu
Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp: Tiêu thụ; Sản xuất; Hậu cần kinh doanh; Kế toán và Quản trị doanh nghiệp. đồng thời tiêu thụ sản phẩm cũng là một khâu quan trọng tạo tiền đề cho quá trình tái sản xuất, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới dang trên đà phát triển như vũ bão thì việc tiêu thụ được nhanh, được nhiều sản phẩm là cả một nghệ thuật kinh doanh bởi tinh cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở lên khốc liệt. Thất bại trong khâu tiêu thụ là doanh nghiệp đã thất bại trong hoạt động sản xuất- kinh doanh,nếu không có biện pháp khắc phục thì việc đào thải ra khỏi thương trường là điều khó tránh khỏi. Công ty TNHH phát triển mang lưới toàn cầu Nam Dũng không phải là một ngoại lệ nhất là khi đây là một đơn vị rất non trẻ.
Là sinh viên của một trường kinh tế, quan tâm đến lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, lần thực tập cuối khoá này em đã có cơ hội thực tập tại công ty TNHH ...
33 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp: Tiêu thụ; Sản xuất; Hậu cần kinh doanh; Kế toán và Quản trị doanh nghiệp. đồng thời tiêu thụ sản phẩm cũng là một khâu quan trọng tạo tiền đề cho quá trình tái sản xuất, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới dang trên đà phát triển như vũ bão thì việc tiêu thụ được nhanh, được nhiều sản phẩm là cả một nghệ thuật kinh doanh bởi tinh cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở lên khốc liệt. Thất bại trong khâu tiêu thụ là doanh nghiệp đã thất bại trong hoạt động sản xuất- kinh doanh,nếu không có biện pháp khắc phục thì việc đào thải ra khỏi thương trường là điều khó tránh khỏi. Công ty TNHH phát triển mang lưới toàn cầu Nam Dũng không phải là một ngoại lệ nhất là khi đây là một đơn vị rất non trẻ.
Là sinh viên của một trường kinh tế, quan tâm đến lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, lần thực tập cuối khoá này em đã có cơ hội thực tập tại công ty TNHH phát triển mang lưới toàn cầu Nam Dũng nên đây là một dịp để em có thể thực hành những kiến thức mà mình đã được lĩnh hội trên ghế nhà trường. Chính vì vậy,em đã mạnh dạn chọn đề tài:” Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng”. Cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp đượcnhững ý kiến có ích cho công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty
Nội dung chủ yếu của bài luận văn bao gồm như sau:
Chương I:
Thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng.
Chương II:
Những giải pháp, kiến nghị, phương hướng nhằm nâng cao chất lượng về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong công ty.
Chương I:
thực trạng về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh phát triển mạng lưới toàn cầu nam dũng
I: Khái quát về công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng
1. Quá trình hình thành của công ty :
Công ty TNHH và Phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng được thành lập theo quyết định số 2337/GB-UP ngày 6-3-1996 theo quy định của sở kế hoạch và đầu tư Hà nội
Tiền thân của công ty là công ty thuốc thú y Nam Dũng , ban đầu trụ sở chính của công ty đặt tại 82C Nguyễn Đức Cảnh – Hai bà Trưng Hà Nội. Đến năm 2002 thực hiện chủ trương chuyển đổi và di chuyển một số cơ sở sản xuất công nghiệp trong địa bàn Thành phố ra vùng công nghiệp để thực hiện đô thị hoá. Do đó, công ty đã chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất của mình ra khu công nghiệp B tại thôn Hành Lạc Như Quỳnh- Văn lâm- Hưng Yên và đổi tên thành công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng. Tên giao dịch “Nam Dũng Golobal Netword Development Company Limited” viết tắt NETDE.
Điện thoại của công ty là: 0321986709 hoặc 0321 986 710.
- Ngành nghề kinh doanh: công ty chuyên sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc.
Trong buổi đầu thành lập với cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ công nhân còn ít, chưa có kinh nghiệm, mạng lưới đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của công ty còn mỏng…Song với nỗ lực phấn đấu hết mình của tập thể đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty TNHH và phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng đã ngày một vững mạnh.
2. Quá trình phát triển của công ty .
Với tiền thân là công ty thuốc thú y Nam Dũng trong buổi đầu thành lập cơ sở vật chất cũng như đội ngũ công nhân viên còn hạn chế.
- Về nhân lực: từ chỗ chỉ có 17 nhân viên trong ngày đầu thành lập, đến nay tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã có trên 600 người.
- Về Cơ sở hạ tầng: Từ chỗ chỉ có 3 phòng sản xuất với tổng diện tích 60 m2 tại 82C Nguyễn Đức Cảnh- Hà Nội, đến nay công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng đã có:
+ Một trụ sở và nhà máy sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi hiện đại, khang trang trên mặt bằng 40000m2 tại khu công nghiệp Như Quỳnh- Văn lâm – Hưng Yên.
+ Một cơ sở đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghành chăn nuôi thú y cho nhân viên bán hàng, đại lý cấp I, cấp II và cán bộ thú y cơ sở.
+ Một câu lạc bộ văn hoá tại 91 phố Nguyễn Sơn- quận Hoàng Mai- Hà Nội. Là nơi gặp gỡ giao lưu giữa công ty và công chúng.
Nhờ sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban cũng như các cơ sở thành viên mà sự quản lý và hoạt động của công ty ngày càng năng động và có hiệu quả.
- Về hệ thống các đại lý.:
Từ chỗ chỉ có 10 đại lý tại các tỉnh phía Bắc, đến nay công ty đã có một hệ thống đại lý phân phối thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi trên khắp đất nước với trên 480 đại lý lớn nhỏ.
- Về đầu tư quy trình công nghệ:
Công ty đã đầu tư một quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện đại ,tiên tiến với công suất 20tấn / giờ đang hoạt động liên tục để phục vụ bà con chăn nuôi trong toàn quốc.
Bên cạnh đó thì hệ thống nhà xưởng sản xuất thuốc thú y đang cố gắng phấn đấu để đạt tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn thực hành kỹ năng sản xuất tốt) để đảm bảo thuốc thú y đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Chính vì vậy, là một công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y với quy mô lớn luôn luôn đặt chất lượng hệ thống sản phẩm là yếu tố cơ bản quyết định vị thế và uy tín của công ty trong lòng các nhà nông . Với những lỗ lực cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã thu đuợc một số thành tựu đáng kể
3. Nhiệm vụ ,chức năng , quyền hạn của công ty:
- Là một đơn vị tự chủ về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là một công ty làm ăn có lãi, giải quyết và tạo công ăn việc làm cho một số lượng lao động lớn trong và ngoài tỉnh.
- Công ty được thành lập với chức năng chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y để phục vụ bà con nông dân
- Thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách pháp luật của nhà nước, tổ chức tốt đời sống cho công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ tay nghề , văn hoá cho CBCNV. Bảo vệ môi sinh ,môi trường , giữ gìn trật tự an ninh, đảm bảo an toàn cho công ty , an toàn lao động cho công nhân và thực hiện đầy đủ nghiã vụ với nhà nước.
4. Đặc điểm quy trình chế biến sản phẩm của công ty
Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là dây truyền máy xay ,nghiền pha trộn và một số máy móc khác ...
Được thể hiện qua quy trình chế biến sau:
Kho vật tư
Tổ điều chế
Tổ xay ,nghiền , pha trộn
Tổ hoàn thiện sản phẩm
Kho thành phẩm
Để phục vụ cho sản xuất chính nhà máy còn có các phân xưởng sản xuất phụ như: Phân xưởng đóng gói, nhãn mác, bao bì…..
5. Các nguồn lực của Doanh nghiệp
a.Về lao động:
Trong công ty số lao động Nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn số lao động nữ, số công nhân nam trong các phân xưởng cám là chủ yếu vì đây là phân xưởng đòi hỏi đội ngũ lao động xốc vác.
Công nhân trong công ty có độ tuổi trung bình quân là 27 tuổi, đại đa số là đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bậc thợ bình quân trong công ty là 4/7. Không những thế hàng năm công ty còn tổ chức thi tuyển lao động vào công ty ,tuyển chọn công nhân có tay nghề sản xuất, điều này là điều kiện đảm bảo cho số lượng và chất lượng của lao động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , đặc biệt là ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi , ngày càng trở lên rất quan trọng đối với bà con nông dân. qua tài liệu của công ty ta có bảng cơ cấu lao động
Bảng1: Cơ cấu lao động của công ty trong những năm gần đây:
Đơn vị: Người
Năm
2002
2003
2004
So sánh tăng, giảm03/02
So sánh tăng giảm 04/03
Số lượng
Tỷ trọng %
Số lượng
Tỷ trọng %
Số lượng
Tỷ trọng %
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Tổng lao động
580
100
620
100
600
100
40
106,9
-20
96,8
a. Theo T/C
- Trực tiếp
490
84,4
525
84,7
520
86,7
35
107,1
-5
99
- Gián tiếp
90
15,5
95
15,3
80
13,3
5
105,6
-15
84,2
b. Theo giới tính
- Nam
370
63,8
400
64,5
385
64,1
30
108,1
-15
96,2
- Nữ
210
36,2
220
35,5
215
35,9
10
104,7
-5
97,7
c. Theo trình độ
- Đại học
40
6,9
35
5,7
38
6,3
-5
87,5
3
108,6
- Cao đẳng, Trung cấp
140
24,1
125
20,1
150
25
-15
89,2
25
120
- PTTH & Trung học cơ sở
400
69
460
74,2
412
68,7
60
115
-48
89,5
Nguồn: Phòng Tài chính
Số lượng lao động của công ty trong những năm gần đây có xu hướng giảm, trong khi đó quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng, những năm gần đây nhiều dây truyền công nghệ mới được đầu tư. Vì thế số lao động trực tiếp của công ty giảm xuống, điều này chứng tỏ rằng năng suất lao động của công ty ngày càng được nâng cao. Mối quan hệ giữa trình độ hiện đại của thiết bị máy móc với số lao động trực tiếp chứng tỏ cơ cấu lao động trực tiếp của công ty là hợp lý.
Còn ở lao động gián tiếp với phương châm tinh giảm lao động gián tiếp mà vẫn nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ta thấy chỉ không quá 16% lao động trong tổng số lao động là lao động gián tiếp. Đồng thời trình độ lao động trong công ty được nâng cao trong khi tổng số lao động có xu hướng giảm.
Một điểm mạnh nữa của công ty trong cơ cấu lao động của mình 85% vị trí chủ chốt trong công ty được đảm nhiệm bởi những đội ngũ công nhân viên rất trẻ, tuổi đời chỉ vào 30- 40 có trình độ năng lực. Họ chủ yếu được đào tạo từ nền tảng kiến thức từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới.
b. Về Tiền lương trong công ty
Để khuyến khích người lao động làm việc một cách tự giác có năng suất cao, công ty áp dụng 2 hình thức trả lương là :
- Trả lương theo thời gian: áp dụng với các nhân viên quản lý doanh nghiệp và nhân viên bán hàng.
- Trả lương theo SP : áp dụng đối với các công nhân sản xuất
Tiền lương phải trả cho người lao động = Số lượng SP x Đơn giá trả cho 1 Sp
Mỗi tháng công ty kiểm nhận SP hoàn thành làm 3 lần vào Ngày 10 ,Ngày 20 và cuối tháng. Đến cuối tháng căn cứ vào Số lượng SP hoàn thành ,kế toán tiền lương sẽ tính lương cho từng tổ đội và từng nhân công thông qua bảng chấm công. Công ty trả lương cho công nhân viên vào Ngày 10 hàng tháng và ứng trước cho công nhân viên vào Ngày 20 hàng tháng. Ngoài ra nếu công nhân được hưởng lương thấp dưới 300.000 do nguyên nhân từ phía công ty dẫn đến SP hoàn thành thấp thì công ty sẽ trợ cấp từ 150.000 đến 250.000 đ/1 công nhân.
Căn cứ vào bảng chấm công cũng như các bảng khác có liên quan mà kế toán tiền lương tính ra cho từng công nhân và từng tổ đội sản xuất .Kế toán giá thành sẽ thu thập bảng tính lương , thanh toán lương , bảng phân bổ để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 2: Mẫu Số :NE - TK - BM 02.00/07
Công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng
Bảng thanh toán lương toàn công ty
stt
Bộ phận
Lg SP
Lương thêm ca
lương theo
T .gian
Tổng Số cộng có TK 154
Các khoản khấu trừ
Được lĩnh
Ghi chú
Số SP
Số tiền
BHXH
BHYT
KPCĐ
1
Bộ phận QLDN
7.065.000
7.065.000
7.065.000
2
Bộ phận BH
3.280.500
3.280.500
3.280.500
3
Bộ phận QLSX
3.580.000
3.580.000
3.580.000
4
Bộ phận SXTT
42.354.500
42.354.500
42.354.500
Tổ ĐCTTY
2.690.000
Tổ xay nghiền pha trộn
34.252.800
Tổ hoàn thành
5.411.700
Tổng cộng
84.709.000
0
13.853.50 0
56.208.000
0
0
0
56.208.000
Nguồn: Phòng kế toán
c. Tình hình vốn của công ty:
Bảng 3.Tình hình vốn của công ty.
ĐVT: Tr đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
So sánh
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
03/02
04/03
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng vốn
11.949
100
13.018
100
15.167
100
1069
108,94
2149
116,5
Vốn cố định
3.344
27,99
3.728
28,64
3.805
25,09
384
111,18
77
102,06
Vốn lưu động
8.605
72,01
9.290
71,36
11.362
74,91
685
107,96
2072
122,30
Nguồn : Phòng kế toán
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp nói chung và công ty Nam Dũng nói riêng đều gặp khó khăn về vốn, mà vốn là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. Qua số liệu trên cho thấy tình hình vốn của công ty đều tăng qua các năm, xong tốc độ tăng còn chậm. Tốc độ tăng của vốn bình quân là 12,66%/năm trong đó năm 2003 tăng 1.069 triệu đồng, đạt tỷ lệ 108,94% so với năm 2002. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 116,5% với lượng vốn tăng là 2.149 triệu đồng Là một công ty tư nhân vừa sản xuất vừa kinh doanh từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào cho đến khâu hoàn thành sản phẩm nên công ty cần rất nhiều vốn lưu động, cơ cấu vốn lưu động của công ty lớn chiếm 70% tổng số vốn của công ty qua các năm. Vốn lưu động tăng bình quân 3 năm là 15,13%/năm, trong đó năm 2003 so với năm 2002 tăng 107,96%, năm 2004 so với năm 2003 tăng 122,3%.
Vốn cố định của công ty năm 2002 là 3.444 triệu đồng chiếm 27,99% so với tổng số vốn của công ty, sang năm 2003 là 3.728 triệu đồng chiếm 28,64% tổng số vốn của công ty, năm 2004 là 3.805 triệu đồng chiếm 25,09% so với tổng số vốn của công ty.
Vốn cố định và vốn lưu động đều tăng qua các năm vì công ty luôn thay đổi tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
6. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty :
Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tốt nhất thì việc tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả là rất quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức bộ máy quản lý sản xuất
Bộ máy Quản lý công ty được tổ chức theo hình thức sau:
Tổng giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong công ty.
Dưới tổng giám đốc có 3 giám đốc:
1.Giám đốc phòng kinh doanh.
2.Giám đốc nhà máy sản xuất thuốc thú y.
3.Giám đốc nhà máy sản xuất cám
Các phòng ban chức năng:
-Ban kiểm soát của công ty là một tổ chức thay mặt tổng giám đốc kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quản trị và điều hành công ty.
- Phòng kế toán-tài vụ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính, đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục. Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán, theo dõi đánh giá các hoạt động thu chi, các khoản nợ của công ty cũng như của khách hàng.
-Phòng kinh doanh có nhiệm vụ bán, đảm bảo cung ứng sản phẩm ra thị trường, đồng thời có nhiệm vụ dự báo cung-cầu, đặt kế hoạch sản xuất.
-Phòng vật tư có nhiệm vụ đảm bảo cung ứng vật tư, nguyên liệu, công cụ, dụng cụ để phục vụ sản xuất.
-Phòng kỹ thuật là phòng theo dõi quá trình công nghệ sản xuất, kiểm tra kiểm định chất lượng của nguyên liệu nhập vào để sản xuất thuốc và cám chăn nuôi. Đồng thời nghiên cứu phân tích để tìm ra những loại thuốc đặc trị mới và những loại thức ăn tốt hơn để phục vụ tốt cho bà con nông dân.
-Phòng nhân sự: có nhiệm vụ quản lý CBCNV, lo đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV cũng như đảm bảo các chế độ ưu đãi cho CBCNV trong công ty.
Các phân xưởng trong công ty có nhiệm vụ sản xuất thuốc kháng sinh, các loại thuốc bổ, các loại cám chăn nuôi…Các phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất và hoàn chỉnh sản phẩm.
Tổng Giám đốc
Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty như sau:
Giám đốc
Phòng nhân sự
Phòng kỹ thụât
Phòng vật tư
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Phân xưởng hoàn thiện sản phẩm
Phân xưởng nghiền xay , pha trộn
Qua sơ đồ trên ta thấy người có quyền lực cao nhất là Tổng giám đốc tiếp đến là giám đốc rồi đến các phòng ban .
Các tổ phân xưởng sản xuất vật liệu ,sản phẩm chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm mà mình làm ra và hưởng theo hiệu quả sản xuất lao động.
Do đặc điểm sản xuất của công ty chia thành 3 tổ sản xuất nên mỗi tổ đảm nhiệm một chức năng khác nhau:
- Tổ điều chế thuốc thú y :Thực hiện điều chế thuốc thú y để chuyển sang tổ nghiền xay pha trộn- Tổ nghiền ,xay ,pha trộn :Thực hiện nghiền xay các NVL như :Ngô , đỗ ,cá khô ,bột xương ,... rồi pha trộn theo tỷ lệ mà phòng kế hoạch vật tư đã đề ra
- Tổ hoàn thiện sản phẩm :Thực hiện các chức năng hoàn thiện sản phẩm như :đóng bao ,dán nhãn mác ,...
II.Tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả đạt được
của doanh nghiệp trong những năm gần đây
1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty.
Ngành nghề kinh doanh của công ty là chuyên sản xuất thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi phục vụ bà con nông dân. Hiện nay nguyên liệu để sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị … đều phải nhập ngoại. Vì vậy nguyên liệu nhập về đã là thuốc dưới dạng sơ chế, về đến công ty chỉ việc kết hợp tỷ lệ của các thuốc với nhau tạo ra thành phẩm thuốc hoàn chỉnh. Cho nên công nghệ sản xuất của công ty chỉ có một số khâu tự động, còn lại là các khâu lao động thủ công.
Về mặt hàng thức ăn chăn nuôi, công ty cũng nhập nguyên liệu thô từ các công ty khác về và nhập chủ yếu ở trong nước. Quá trình sản xuất mang tính công nghệ và kỹ thuật để tạo ra những thành phẩm cám khác nhau.
Nhìn chung công ty phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn để nhập nguyên liệu, vận chuyển và bảo quản thành phẩm đã chế biến tránh trường hợp làm ẩm mốc hàng hoá.
2. Tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả đạt được.
Với gần 10 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã đi từ những khó khăn cho đến nay với nỗ lực của các cán bộ công nhân viên trong công ty và sự quản lý, điều hành của Tổng giám đốc công ty đã lớn mạnh và phát triển ở nhiều mặt, nhiều góc độ khác nhau. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ khối văn phòng cũng như trình độ kỹ thuật của công nhân trực tiếp sản xuất đã được nâng lên rõ rệt. Hiệu quả sản xuất của công ty rất khả quan, sản lượng tiêu thụ tăng nhanh, thị trường được mở rộng, tốc độ tăng trưởng về mọi mặt ở mức cao.
Bảng 4.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
ĐVT: Tr.đồng
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh tăng, giảm 2003 / 2002
So sánh tăng giảm 2004/2003
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1
Doanh thu.T.thụ
T.đồng
251634
281807
272517
30173
111,9
-9290
96,7
2
Tổng số lao động
Người
580
620
600
40
106,9
-20
96,7
3
a. Vốn CĐ bình quân
T.đồng
3344
3728
3805
384
111,4
77
102,06
b. Vốn lưu động bình quân
T.đồng
8605
9290
11362
685
107,9
2072
122,3
4
Lợi nhuận
T.đồng
7907
8730
8182
823
110,4
-548
93,7
5
Nộp ngân sách
T.đồng
2213
2444
2291
231
110,4
-153
93,7
6
Năng suất lao động = (1/2)
T.đồng
433,8
454,5
454,2
20,7
104,8
-0,3
99,9
7
Thu nhập BQ/Người
1.000đ/tháng
1237
1580
1680
343
127,7
100
106,3
8
Tỷ suất LN/doanh thu tiêu thụ
%
3,14
3,09
3,0
-0,05
98,4
-0,09
97,08
9
Tỷ suất LN/vốn KD (4/3)
%
66,1
67,06
53,9
0,96
101,4
-13,1
80,3
10
Số vòng quay vốn LĐ = (1/3b)
Vòng
29,2
30,3
23,9
1,1
103,7
-6,4
78,9
Nguồn :Phòng kế toán.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có sự phát triển rõ rệt về mọi mặt qua các năm.:
-Về doanh thu, doanh thu của công ty cao và liên tục tăng. Tổng doanh thu năm 2003 là 281.807 triệu đồng tăng 111,90% so với năm 2002 và doanh thu năm 2004 lại giảm 96,7% so với năm 2003. Tỷ lệ doanh thu của công ty tăng cao là do công ty đã mở rộng sản xuất và đẩy mạnh kinh doanh nhiều mặt hàng thuốc và cám khác nhau.
Còn năm 2004 doanh thu giảm so với năm 2003 là do điều kiện kinh tế khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt gặp nhiều thiên tai dịch bệnh nên thị trường tiêu thụ bị thu hẹp do người chăn nuôi thu nhỏ quy mô. Hơn nữa công ty còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh ngiệp khác, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số bán của công ty.
Xét về số tuyệt đối doanh thu năm 2003 tăng 30.173 triệu đồng so với năm 2002 và năm 2004giảm 9.290 triệu đồng so với năm 2003
-Về lợi nhuận, do ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế thị trường và điều kiện tự nhiên làm cho doanh số bán của công ty bị giảm thất thường trong vài năm gần đây. Lợi nhuận của năm 2003 tăng 110,4% so với năm 2002 và lợi nhuận của năm 2004giảm 93,7% so với năm 2003.
Doanh số bán của năm 2004 giảm đáng kể so với năm 2003, tuy nhiên lợi nhuận giảm không đáng kể. Có được điều đó là do : mặc dù doanh số bán ít nhưng công ty đã tiêu thụ được những mặt hàng có chi phí nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty.
-Về chỉ tiêu nộp ngân sách, hàng năm công ty thực hiện đầy đủ các quy định do Nhà nước đề ra, thực hiện đúng theo luật thuế TNDN và công ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước 2.444 triệu đồng năm 2003, tăng 110,4% so với năm 2002. Và năm 2004 là 2.291 triệu đồng giảm 93,7% so với năm 2003.
Xét về số tuyệt đối, năm 2003 công ty nộp NSNN tăng 231 triệu đồng so với năm 2002, và năm 2004 giảm 153 triệu đồng. Sự tăng giảm về tỷ lệ nộp NSNN trong các năm là do yếu tố lợi nhuận của công ty cũng tăng giảm qua các năm.
Tuy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có sự biến động qua các năm nhưng công ty luôn quan tâm đến đời sống của CBCNV, điều đó được thể hiện cụ thể ở chỉ tiêu thu nhập bình quân mỗi tháng của người lao động.
Thu nhập của người lao động của công ty tăng qua các năm cho dù lợi nhuận có giảm. Có được điều đó là do công ty lớn mạnh về mọi mặt trong nhiều năm, vẫn giữ được mức lương cho CBCNV và còn tăng cao hơn nữa. Một mặt để họ có thể trang trải được cuộc sống, mặt khác nhằm khuyến khích họ để họ làm việc ngày càng tốt hơn.
Giữa năm 2003 và năm 2002 có sự tăng lương vượt bậc, tăng 127,7% và năm 2004 tăng 106,3% so với năm 2003.
Xét về số tuyệt đối thu nhập của người lao động năm 2003 tăng 343 nghìnđồng, và năm 2004 tăng 100 nghìn đồng so với năm 2003.
III. Tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp
1.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi và Thuốc thú y theo thị trường
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất nói chung và của công ty nói riêng có 3 giai đoạn quan trọng đó là : Nhập nguyên liệu – Sản xuất - Tiêu thụ. Trong đó giai đoạn sản xuất và tiêu thụ là hai giai đoạn quyết định đến sự lớn mạnh và chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hoá, có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng đó ngay từ khi mới đi vào hoạt động công ty đã không ngừng đổi mới và chú trọng đến vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sao cho được nhiều nhất, đạt chất lượng và có hiệu quả cao.
Khác với các nước khác trên thế giới, Việt Nam là một nước đang phát triển, vẫn hơn 70% dân số làm nông nghiệp. Vì vậy chú trọng đến kinh doanh phục vụ ngành chăn nuôi là vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm và đi vào chiều sâu. Hiện nay cũng có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phục vụ ngành chăn nuôi, mặt hàng cạnh tranh càng nhiều, việc chiếm lĩnh và mở rộng được thị trường là tương đối khó khăn.
Với một công ty hoạt động lâu năm nằm trên địa bàn có lợi thế trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, công ty đã không ngừng tăng cường sản xuất những mặt hàng cũ và nghiên cứu ra những sản phẩm mới đạt chất lượng và có tính cạnh tranh cao. Mở rộng thị trường và tạo uy tín về sản phẩm trong lòng bàn con nông dân, sản lượng tiêu thụ của công ty ngày càng cao và tiêu thụ trên khắp mọi miền đất nước.
Bảng 5.Tình hình tiêu thụ thành phẩm cám chăn nuôi theo thị trường.
ĐVT:Tấn
Thị trường tiêu thụ
Nhu cầu qua các năm
So sánh
2002
2003
2004
03/02
04/03
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng số
18.576
19.293
18.971
717
103,9
-322
98,3
Vĩnh Phúc
4000
4250
4120
250
106,25
-130
9,7
Hà Tây
3712
3858
3794
146
103,93
-64
98,3
Bắc Giang
3856
3760
3750
-96
97,5
-10
99,7
Hải Dương
3568
3745
3680
177
104,96
-65
98,2
Thái Bình
3250
3350
3420
100
103,08
40
102,08
Các thị trường khác
190
330
207
140
173,7
-123
62,7
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm cám chăn nuôi theo thị trường ta thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty là tương đối lớn, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao.
Xét trong từng thị trường tiêu thụ, Vĩnh Phúc có sản lượng tiêu thụ nhiều nhất trong cả nước. Về số tương đối sản lượng tiêu thụ 2003 tăng 106,25% so với năm 2002, năm 2004 giảm 9,7% so với năm 2003. Về số tuyệt đối năm 2003tăng 250 tấn so với năm 2002, năm 2004giảm 130 tấn so với năm 2003.
Có được sự đứng đầu về nhu cầu thức ăn chăn nuôi là do Vĩnh Phúc là nơi có địa bàn rộng, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho ngành chăn nuôi nên người dân chuyển dần từ hoạt động trồng trọt sang hoạt động trong ngành chăn nuôi. Nhiều hộ gia đình đã mở rộng quy mô chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế. Xuất phát từ đó đã có rất nhiều đại lý, tổng đại lý thức ăn chăn nuôi phục vụ cho hoạt động kinh tế của bà con nông dân tận nơi, tận chỗ.
Năm 2004 giảm 130 tấn so với năm 2003, nguyên nhân là do nước ta đều phải gánh chịu những thiên tai dịch bệnh xảy ra với gia súc, gia cầm nên nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi của người dân giảm, họ không chăn nuôi nhiều nên không chỉ sản lượng tiêu thụ của công ty giảm mà các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng mặt hàng cũng lâm vào tình trạng như vậy.
Ngoài thị trường Vĩnh Phúc, thị trường Hà Tây cũng chiếm một thị phần lớn, chỉ kém thị trường Vĩnh Phúc chút ít do Hà Tây có diện tích đất canh tác rộng hơn nên quy mô của ngành chăn nuôi cũng bị thu hẹp.
Sản lượng tiêu thụ năm 2003 tăng 146 tấn chiếm 103,9% và năm 2004 giảm không đáng kể, tỷ lệ giảm chỉ có 98,3%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đó là do người dân nhận thức được sự làm giàu từ hoạt động chăn nuôi cao hơn nhiều so với hoạt động trồng trọt. Vì vậy họ đầu tư và mở rộng quy mô chăn nuôi cao hơn những năm trước.
Bên cạnh đó thị trường Thái Bình và thị trường Hải Dương cũng là nơi có sản lượng tiêu thụ đáng kể. Đây là hai tỉnh có diện tích đất canh tác cao chủ yếu người dân làm nghề trồng lúa. Nhưng một vài năm gần đây họ cũng đã chuyển dần sang hoạt động chăn nuôi nhiều hơn trước. Điều đó được thể hiện rõ trên mức tăng trưởng hàng năm về nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi.
Năm 2003 tăng 177 tấn so với năm 2002 chiếm tỷ lệ 104,96%, và năm 2004giảm 65 tấn so với năm 2003. Tỷ lệ giảm 98,2%.Nguyên nhân là do Hải Dương có một số khu vực đang hình thành các khu công nghiệp, diện tích cho nông nghiệp bị thu hẹp nên quy mô chăn nuôi cũng bị thu nhỏ và do đó sản lượng tiêu thụ giảm.
2. Tổ chức các kênh tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ đặc điểm của mặt hàng sản xuất kinh doanh là thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi, công ty đã nghiên cứu và xây dựng các kênh tiêu thụ và phương thức tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lýnhư sau:
Hình 3:Sơ đồ phân phối tại công ty.
Đại lý
Tổng đại lý
Bán lẻ
Bán buôn
Khách hàng
Xưởng sản xuất
2.1. Các kênh tiêu thụ sản phẩm.
*Kênh tiêu thụ trực tiếp.
Công ty trực tiếp bán hàng cho khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty, vì trụ sở chính cũng chính là nơi sản xuất sản phẩm của công ty đặt tại thôn xã gần với các hộ chăn nuôi, nên khi họ có nhu cầu công ty vẫn bán lẻ cho họ và cho những người gần địa bàn sản xuất. Nhưng lượng sản phẩm tiêu thụ theo kênh này chiếm tỷ trọng ít, khoảng 8-10% trong tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
*Kênh tiêu thụ gián tiếp.
Các tổng đại lý, đại lý trong cả nước mua hàng tại công ty, sau đó họ lại phân phối cho các đại lý nhỏ hơn, các hộ bán buôn hoặc có thể bán lẻ trực tiếp cho từng hộ chăn nuôi. Theo kênh này lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm phần lớn tỷ trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, vào khoảng 90-98%.
2.2.Các phương thức tiêu thụ sản phẩm.
Từ tình hình thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã vận dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ sản phẩm sao cho phù hợp nhằm tăng sản lượng tiêu thụ và đạt được doanh thu lợi nhuận cao.
*Phương thức bán buôn.
Theo phương thức này công ty bán buôn trực tiếp với khách hàng theo đơn đặt hàng .Căn cứ vào đơn đặt hàng khách hàng mua buôn đến nhận hàng tại công ty. Đối tượng chủ yếu là tổng đại lý và đại lý.Khách hàng mua hàng có thể thanh toán tiền hàng theo hai hình thức là thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng .
*Phương thức bán hàng.
Khách hàng cũng trực tiếp đến mua hàng tại công ty ,nhân viên bán hàng trong xưởng giao hàng và lập hoá đơn bán hàng .Đối tượng mua hàng chủ yếu là các đại lý nhỏ và khách lẻ lấy hàng với số lượng ít .Phương thức chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt.
3.2.Kênh tiêu thụ bán trực tiếp cho đại lý.
Tương tự như đại lý cấp I, các đại lý khác cũng trực tiếp đến công ty mua hàng sau đó về bán cho các điểm bán buôn, bán lẻ hoặc bán trực tiếp cho khách hàng. Đây còn gọi là đại lý cấp II.
Bảng 6.Sản lượng tiêu thụ sản phẩm cám qua 3 năm bán trực tiếp cho đại lý.
ĐVT:Tấn
Tên sản phẩm
Sản lượng tiêu thụ
So sánh (%)
2001
2002
2003
02/01
03/02
Cám ND 168
Cám ND 188
Cám NDT 199
Cám ND 2121
Cám ND 3388
Cám ND 3399
Cám ND 7878
Cám quảng ích 111
Cám quảng ích 20
Cám Suhi loại A07
Cám Suhi loại A08
Cám Suhi loại B99
Cám Suhi loại B48
Cám Suhi loại S01
Tổng số
332
300
550
358
340
330
339
300
270
400
400
300
300
400
4919
317
321
540
352
333
317
331
319
290
400
360
320
243
399
4842
311
300
536
311
329
320
333
301
289
400
347
329
234
399
4739
5,48
7,0
1,8
1,7
2,1
4,1
7,6
6,3
7,4
1,0
11,1
6,7
23,5
0,2
1,59
1,9
7,0
0,75
13,18
1,2
0,95
0,6
5,9
0,3
1,0
3,7
0,3
3,8
1,0
2,17
Khác với kênh tiêu thụ qua tổng đại lý, kênh tiêu thụ này tiêu thụ được ít hơn. Các đại lý chỉ lấy một số mặt hàng chủ yếu chứ không lấy tất cả các mặt hàng mà công ty sản xuất ra giống như đại lý.
Xét trong toàn bộ sản lượng tiêu thụ hàng hoá thì mức sản lượng tiêu thụ đều tăng qua mỗi năm, nhưng khi xét ở tong góc độ như ở riêng kênh tiêu thụ qua đại lý ta thấy năm 2001 sản lượng tiêu thụ được nhiều nhất, các năm sau đều giảm vì công ty tập trung chủ yếu vào phương thức tiêu thụ qua tổng đại lý.
Tuy sản lượng giảm qua các năm nhưng trong toàn bộ doanh số bán của công ty vẫn tăng, điều đó chứng tỏ công ty quản lý tốt về công tác tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 7.Sản lượng tiêu thụ thành phẩm thuốc qua 3 năm bán trực tiếp cho đại lý.
Tên sản phẩm
ĐVT
Sản lượng tiêu thụ
So sánh (%)
2001
2002
2003
02/01
03/02
Amoxcoli-100ml
Ampicoli-10ml
Anti CD-100g
Bcomplex
Cefadox-20cc
Cefadox-T20g
Colistop-10cc
Colistop-50cc
Colidia-20g
Doenrotilo-20cc
Đạm sữa 500g
Enroflox T100
Eryseptol 20g
Glucoza 20cc
Men tăng trọng
Xịt xát trùng
Vam3388
Tổng sốicoli-10mlthụ thành phẩm thuốc qua 3 năm bán trực tiếp cho đại lý. ty vẫn tăng, điều đó chứng tỏ công ty quản lý tốt về cô
Lọ
Lọ
Gói
Lọ
Lọ
Gói
Lọ
Lọ
Tuýp
Lọ
Gói
Lọ
Gói
Lọ
Gói
Lọ
Gói
500
500
570
671
705
2105
827
640
823
1100
900
600
700
1000
1997
2980
500
17118
720
750
680
645
1017
2443
1345
1000
997
1250
977
668
798
1335
1530
3135
700
19990
480
570
664
463
859
2250
1123
978
985
1178
954
610
743
1136
2500
3026
527
19046
44,0
50,0
19,3
4,03
44,26
16,25
62,6
56,25
21,14
13,6
8,6
11,3
14,0
33,5
30,5
5,2
40,0
16,78
50,0
31,6
2,4
39,3
18,39
8,6
19,7
2,2
1,22
6,1
2,4
9,5
7,4
17,5
63,4
3,6
32,8
4,96
Theo kênh tiêu thụ qua đại lý đối với thành phẩm thuốc cho ta thấy, cùng với xu thế tăng trưởng sản lượng tiêu thụ của công ty qua các năm. ở kênh này sản lượng tiêu thụ cũng tăng cao, đặc biệt là năm 2002 tăng 18,66% so với năm 2001. Đây là bước tiến vượt bậc về sản lượng tiêu thụ sản phẩm thuốc từ khi công ty đi vào hoạt động. Mức tăng này qua kênh tiêu thụ đại lý chứng tỏ rằng công ty đang dần mở rộng mạng lưới tiêu thụ trên toàn quốc và xa hơn nữa. Nghiệp vụ của cán bộ pha chế thuốc ngày càng cao, sản xuất ra những loại thuốc bổ, thuốc đặc trị phục vụ chăn nuôi đạt lợi ích kinh tế. Nó làm cho uy tín của công ty đứng vững được trên thị trường với một thị phần đáng kể.
Ngoài các kênh tiêu thụ trên, công ty còn sử dụng các kênh tiêu thụ khác như bán buôn, bán lẻ. Đây là kênh nhỏ mang lại doanh số không đáng kể. Công ty sử dụng các kênh này với mục đích chủ yếu là: Khuyếch trương, giới thiệu thương hiệu của mình.Bảng 8.Tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm của
công ty đối với thành phẩm cám.
ĐVT: Tấn
Tên Sản Phẩm
Tổng sản lượng tiêu thụ
So sánh ( % )
2002
2003
2004
03/02
04/03
Cám ND 101
840
864
855
102,8
98.9
Cám ND 108
900
948
920
105,3
97,0
Cám ND 168
852
912
890
107,0
97,5
Cám ND 188
888
924
897
104,0
97,0
Cám ND 199
960
972
956
101,2
98,3
Cám ND 200
924
936
912
101,3
97,4
Cám ND 201
864
858
880
99,3
102,5
Cám ND 202
720
696
608
96,7
87,3
Cám ND 203
660
672
663
101.8
98,7
Cám ND 208
684
690
687
100,8
99,5
Cám ND 2121
708
710
711
100,2
100,1
Cám ND 308
648
663
654
102,3
98,6
Cám ND 313
612
666
660
108,8
99,0
Cám ND 3388
852
861
848
101,0
98,4
Cám ND 3399
672
722
718
107,4
99,4
Cám ND 501
696
738
723
106,0
97,9
Cám ND 7878
636
640
634
100,6
99,0
Cám Quảng ích 111
588
614
587
104,4
95,6
Cám Quảng ích 20
540
564
560
104,4
99,2
Cám $uhi A07
792
828
818
104,5
98,8
Cám $uhi A08
768
843
835
109,7
99,0
Cám $uhi B99
612
700
679
114,3
97,0
Cám $uhi B48
624
657
645
105,2
98,1
Cám $uhi S01
732
759
748
103,6
98,5
Cám $uhi S02
804
826
813
102,7
98,4
Tổng Số
18 576
19 293
18 971
103,8
98,3
Nguồn: Phòng Tài chính
Bảng 9.Tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm đối với thành phẩm thuốc.
Tên sản phẩm
ĐVT
Tổng sản lượng tiêu thụ
So sánh (%)
2002
2003
2004
03/02
04/03
Amoxcoli-100ml
Ampicoli-10
Anti CD-100g
Bcomplex-20cc
Cefadox-20cc
Cefadox-T20g
Colistop 10cc
Colistop 50cc
Colidia-20g
Cifadox 10cc
Doxytyalin-100ml
Doxytyalin-20ml
Doenrotylo 20cc
Đạm sữa 500g
Enroamoxy 20g
Enroflox T100
Eryseptol 20g
Glucoza 20cc
Men tăng trọng
Levamisol 10ml
Lavasol
Noflox 10ml
Neotine 75ml
Kena-ampi
Xịt xát trùng
Vam3388
Lọ
Lọ
Gói
Lọ
Lọ
Gói
Lọ
Lọ
tuýp
Lọ
Lọ
Lọ
Lọ
Gói
Gói
Lọ
Gói
Lọ
Gói
Lọ
Gói
Lọ
Lọ
Lọ
Lọ
Gói
1200
1220
1570
1881
2105
2105
2234
2200
2264
3105
2714
2782
3114
1726
1514
1519
1432
3225
4011
2543
6450
5120
3075
7125
7310
1420
1920
1928
2010
1965
2442
2443
2768
2754
2651
3556
3005
3105
3464
2000
1863
1867
1719
3577
4100
2850
6763
5576
3447
7436
7832
1783
1680
1688
1978
1763
2257
2250
2510
2560
2432
3325
2950
3001
3223
1892
1607
1610
1520
3340
4000
2672
6559
5328
3256
7210
7541
1574
160
158
128
104,4
116
116
123,9
125,1
117,1
114,5
110,7
111,6
111,2
115,8
123,1
122,9
120,1
110,9
102,2
112
104,8
108,9
112,1
104,3
107,1
125,6
87,5
87,6
98,4
89,7
92,4
92,1
90,6
92,9
91,7
93,5
98,1
96,7
93,1
94,6
86,2
86,2
88,4
93,3
97,6
93,7
96,9
95,5
94,4
96,9
96,2
88,2
Tổng số
78126
88372
83027
113,1
93,9
Nguồn: Phòng Tài chính
3.Tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm.
Bảng10: Doanh thu do hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại của công ty Nam Dũng trong 3 năm.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
So sánh
03/02
04/02
TĐ
%
TĐ
%
TĐ
%
TĐ
%
TĐ
%
Tổng Doanh thu
251632
100
281807
100
272517
100
30175
111,99
-9290
96,7
Cám chăn nuôi
126816
50,4
142703
50,6
138256
50,7
15887
112,5
-4447
96,9
Thuốc thú y
124816
49,6
139104
49,4
134261
49,3
14288
111,4
-4843
96,5
Nguồn: Phòng kế toán
-Năm 2003 tổng doanh thu đạt được cao nhất trong 3 năm tăng 30.175 triệu đồng đạt tỷ lệ 111,99% so với năm 2002. Đây được coi là bước nhảy vọt trong công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Năm 2004 doanh thu tiêu thụ của công ty bị giảm đi 9.290 triệu đồng chiếm tỷ lệ 96,7%. Xét trên toàn bộ doanh thu của 3 năm thì lượng doanh thu năm 2004 giảm không đáng kể.
Xét riêng về doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng ta thấy ở mỗi năm sản phẩm cám chăn nuôi đều đạt doanh thu tiêu thụ cao hơn sản phẩm thuốc thú y. Về cơ cấu chiếm 50,4% trên tổng doanh thu năm 2002, đạt tỷ lệ 50,6% trên tổng doanh thu năm 2003 và năm 50,7% năm 2004.
Xét trong 3 năm, năm 2003 doanh thu tiêu thụ sản phẩm cám là cao nhất, tăng 15.887 triệu đồng đạt tỷ lệ 112,5% so với năm 2002.
Năm 2004 doanh thu tiêu thụ giảm 4.447 triệu đồng chiếm tỷ lệ 96,9% so với năm 2003.
Về mặt hàng thuốc thú y tuy doanh thu có giảm hơn so với cám chăn nuôi nhưng xét trong 3 năm đối với riêng mặt hàng thuốc thì doanh thu cũng tăng cao ở mỗi năm.
Năm 2003 doanh thu tăng 14.288 triệu đồng đạt tỷ lệ 111,4% so với năm 2002.
Năm 2004 doanh thu giảm 4.843 triệu đồng chiếm tỷ lệ 96,5% so với năm 2003.
3.Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm chủ yếu:
Công ty sản xuất rất nhiều mặt hàng và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của các loại hàng hoá là rất lớn kéo theo doanh thu tiêu thụ lớn.Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 11. Các loại cám chăn nuôi mang lại doanh thu cao nhất cho công ty trong cả 3 năm qua.
ĐVT :Kg
Tên sản phẩm
Số lượng
Đơn giá
(đồng/kg)
Doanh thu
(Đồng)
Cám ND 108
Cám ND 188
Cám NDT- 199
Cám ND 201
Cám quảng ích 20
Cám Suhi loại S02
2768000
2709000
2888000
2632000
1664000
2443000
3000
2400
3200
3520
4100
2972
8.304.000.000
6.501.600.000
9.241.600.000
9.264.640.000
6.822.400.000
7.260.596.000
Qua bảng số liệu trên ta thấy có một số sản phẩm đặc biệt đã mang lại doanh thu cao nhất cho công ty trong những năm gần đây như: Cám ND 108, cám NDT-199, cám ND 201, cám quảng ích 20, cám Suhi loại S02…
Những sản phẩm này mang lại doanh thu cao là do đây là một số sản phẩm đặc trưng đạt chất lượng cao nhất của công ty, kết hợp với giá bán hợp lý nên sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng cao. Vì vậy doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng tăng theo.
Bên cạnh các mặt hàng cám chăn nuôi, thuốc thú y cũng là một trong những mặt hàng đem lại doanh thu cao cho công ty.
Một số loại thuốc như: Xịt xát trùng, kana-ampi, noflox … là số trong rất nhiều sản phẩm thuốc mà công ty chế biến đạt chất lượng và tiêu chuẩn. Có loại sản lượng hàng năm tiêu thụ ít như thuốc kháng sinh noflox, nhưng do giá bán của loại thuốc này cao nên doanh thu hàng năm cao.
Một số loại thuốc tuy có mức giá không cao nhưng do đã có uy tín lâu năm nên tiêu thụ được nhiều kéo theo doanh thu tiêu thụ cao.
Bảng 12. Các loại thuốc thú y mang lại doanh thu cao nhất cho công ty trong cả 3 năm qua.
Tên sản phẩm
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(Đồng)
Doanh thu
(Đồng)
Xịt xát trùng
Kana-ampi
Levasol
Noflox
Lọ
Lọ
Gói
Lọ
22683
21771
19772
16024
3100
3450
4035
5125
70.317.300
75.109.950
79.780.020
82.123.000
KếT LUậN
Qua thời gian học tập ,được sự giảng dậy nhiệt tình của các thầy cô giáo trường ĐH Quản lý & Kinh Doanh Hà nội, em đã nhận thức và thấm nhuần được những vấn đề lý luận, những thông tin kinh tế, hướng hoạt động tất yếu của quy luật kinh tế trong cơ chế quản lý mới. Nhận thức đó đã cho em thấy tầm quan trọng của phương thức quản lý trong Doanh nghiệp. Mục tiêu cơ bản là làm sao để đa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay bà con chăn nuôi, từ đó hạ thấp được giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh của từng hàng hoá trên thị trờng, nhằm nhanh chóng tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời Sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho lao động trong doanh nghiệp.
Chắc chắn rằng: Trong thời gian tới, công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng sẽ phát huy tốt khả năng mà doanh nghiệp đang có, đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động, đồng thời cũng là mang lại lợi ích thiết thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Uy tín và vị thế của công ty ngày càng nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Góp phần thực hiện tốt những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và nhà nước đề ra trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH phát triển mạng lới toàn cầu Nam Dũng, em đã nghiên cứu tìm hiểu mô hình tổ chức tại công ty với sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc trong công ty và đặc biệt là cán bộ nhân viên các phòng ban , cùng sự hướng dẫn của cô giáo Trần Thị Thanh Bình – Trường ĐH Quản Lý và Kinh Doanh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Cuối cùng em xin đưa ra phương hướng viết luận văn tốt nghiệp, với đề tài tuy không còn xa lạ với chúng ta song nó vô cùng quan trọng với bất kỳ mỗi doanh nghiệp sản xuất nào. Xuất phát từ những vấn đề trên với mong muốn nghiên cứu thực tế kết hợp với những kiến thức đã học, em đã chọn đề tài: “Tình hình hoạt động về công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng "để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Hưng yên, Ngày 15 tháng 07 năm 2005
Sinh viên
Ngô văn Biên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu thu SP.doc