Đề tài Tìm hiểu yếu tố liên quan hoạt động tình dục ở học sinh cấp 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh – Huỳnh Nguyễn Khánh Trang

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu yếu tố liên quan hoạt động tình dục ở học sinh cấp 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh – Huỳnh Nguyễn Khánh Trang: TÌM HIỂU YẾU TỐ LIÊN QUAN HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC Ở HỌC SINH CẤP 3 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Nguyễn Khánh Trang* TÓM TẮT Hiện có khoảng 17 triệu trẻ vị thành niên (VTN) tại Việt Nam (22%) và hơn 1 triệu VTN tại Tp HCM. Hoạt động tình dục sớm, nạo phá thai ở lứa tuổi này là mối lo của gia đình và xã hội. Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu cắt ngang tại 25 trường PTTH ở TpHCM trên 3196 học sinh. Kết quả: tuổi có kinh lần đầu trung bình 12,33 ± 0,75 tuổi (Min=9,05; Max=18,3); tuổi mộng tinh lần đầu trung bình 14,25 ± 0,58 tuổi (Min=11,25; Max=19). Có 8,17% có quan hệ tình dục (QHTD), nam nhiều hơn nữ 2,63 lần. Tuổi QHTD trung bình lần đầu 17,55 ± 0,45 tuổi. Cả nam, nữ đều thích thảo luận các vấn đề về tính dục với bạn bè hơn với cha mẹ. Kết luận:Dậy thì sớm, thiếu kiến thức, thiếu sự quan tâm của gia đình có thể là đưa đến có QHTD sớm. Nhu cầu giáo dục giới tính cho học sinh là cấp thiết. SUMMARY FACTORS RELATING TO SEXUAL ACTIVITES OF HIGH-SCHOOL STUDENTS ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu yếu tố liên quan hoạt động tình dục ở học sinh cấp 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh – Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU YẾU TỐ LIÊN QUAN HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC Ở HỌC SINH CẤP 3 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Nguyễn Khánh Trang* TÓM TẮT Hiện có khoảng 17 triệu trẻ vị thành niên (VTN) tại Việt Nam (22%) và hơn 1 triệu VTN tại Tp HCM. Hoạt động tình dục sớm, nạo phá thai ở lứa tuổi này là mối lo của gia đình và xã hội. Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu cắt ngang tại 25 trường PTTH ở TpHCM trên 3196 học sinh. Kết quả: tuổi có kinh lần đầu trung bình 12,33 ± 0,75 tuổi (Min=9,05; Max=18,3); tuổi mộng tinh lần đầu trung bình 14,25 ± 0,58 tuổi (Min=11,25; Max=19). Có 8,17% có quan hệ tình dục (QHTD), nam nhiều hơn nữ 2,63 lần. Tuổi QHTD trung bình lần đầu 17,55 ± 0,45 tuổi. Cả nam, nữ đều thích thảo luận các vấn đề về tính dục với bạn bè hơn với cha mẹ. Kết luận:Dậy thì sớm, thiếu kiến thức, thiếu sự quan tâm của gia đình có thể là đưa đến có QHTD sớm. Nhu cầu giáo dục giới tính cho học sinh là cấp thiết. SUMMARY FACTORS RELATING TO SEXUAL ACTIVITES OF HIGH-SCHOOL STUDENTS IN HCMC Huynh Nguyen Khanh Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 146 – 151 Background: There are about 17 million aldolescents (22% population) in Vietnam and about 1 million aldolescents (18,2% population) in HoChiMinh city. Early sexual activity, abortion have been increasing and become worries of both families and society. Objective: to investigate: puberty, sexual activity. Knowlegde –interest– needs of sexual education in high school. Methods: cross-sectional study, conducted by a survey of 3196 male and female students from the tenth to the tweith grade of 25 randomly selected high schools in HoChiMinh city. These data were analyzed with analysis of variance, and Chi-square test. Result: Mean age of first menarch 12,33 ± 0,75 yrs (Min=9,05; Max=18,3); mean age of first wet dream 14,25 ± 0,58 tuổi (Min=11,25; Max=19). There were 8,17% had sexual activity, males more than females 2,63 times. Mean age at first intercourse 17,55 ± 0,45 yrs. Both male and female were more likely to discuss sexual topics with their friends than their parents. Conclusion: Earlier puberty, lack of knowlegde, lack of family concerning may result in early sexual activity in high school students. Besides, our study also found out the needs of sexual education in high school of HoChiMinh city. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 17 triệu người tuổi VTN, chiếm gần 22% dân số(3). Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh theo số liệu của Chi Cục Thống kê (1999) có 1.013.738 người tuổi VTN, chiếm 18,2% dân số thành phố. Những thách thức to lớn mà tuổi VTN đang đối mặt như quan hệ tình dục sớm, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, đặc biệt là ở lứùa tuổi học sinh không chỉ là những nguy cơ riêng lẻ, mà còn là hiểm hoạ AIDS là biểu hiện của một cuộc khủng hoảng mà trong đó bộ máy quản lý xã hội và hệ thống giáo dục cũng như sự quan tâm của gia đình chưa kịp chuyển biến phù hợp. Hiện nay chưa có nhiều số liệu chính thức và đầy đủ về hoạt động tình dục ở lứa tuổi học sinh. Trong khi các thông tin này lại có liên quan mật thiết cho việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ VTN. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu yếu tố liên quan hoạt động tình dục ở học sinh cấp 3 tại thành phố Hồ Chí Minh” với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ của học sinh cấp 3 về: dậy thì, để ý bạn khác giới, có bạn khác giới, hoạt động tình dục. 2. Xác định tỷ lệ sự hiểu biết, mức quan tâm, nhu cầu về thông tin giới tính – tính dục của học 146 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 sinh cấp 3 tại thành phố Hồ Chí Minh TỔNG QUAN Y VĂN Trên thế giới có khoảng 1/5 dân số 10 - 19 tuổi, tức khoảng 1,1 tỷ người, trong đó có 85% hiện đang ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 500 triệu trẻ vị thành niên 15 – 19 tuổi có quan hệ tình dục trước tuổi 20 với nguy cơ: có thai ngoài ý muốn, nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục (STDs)(13). Mỗi ngày có khoảng 16.000 trường hợp mới mắc HIV trong đó hơn 50% là ở lứa tuổi từ 15 – 24 tuổi và 95% là ở các nước đang phát triển. Hằng năm có khoảng 12 triệu trường hợp nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục, ¼ trong số đó là ở tuổi vị thành niên(13). Mỗi năm khoảng 10% số trẻ được sinh ra từ các bà mẹ ở tuổi vị thành niên(11). Theo WHO hiện nay vẫn chưa có đầy đủ các thông tin liên quan hoạt động tình dục ở lứa tuổi vị thành niên. Trong khi các yếu tố xã hội môi trường lại tác động mạnh mẽ đến cách ứng xử tình dục ở các bạn trẻ. Đa số các bạn trẻ cần đựoc giúp đỡ để trì hoãn thời điểm giao hợp lần đầu, đồng thời cần biết cách tự bảo vệ mình trước việc mang thai ngoài ý muốn và tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục(8). Tại Việt Nam tuy số liệu chưa đầy đủ nhưng kết quả từ một số nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy số vị thành niên có quan hệ tình dục khoảng 17 % nam và 2,6% nữ(1). Theo báo cáo của Đoàn Thanh niên mỗi năm ghi nhận có khoảng 300.000 trường hợp nạo phá thai dưới 18 tuổi, chiếm khoảng 30% tổng số nạo phá thai cả nước(10). Điều này là hậu quả của việc có quan hệ tình dục sớm nhưng thiếu hiểu biết, một khảo sát về kiến thức, thái độ và hành vi ở tuổi vị thành niên ở 1.100 đối tượng vị thành niên tại thành phố Hải Phòng 1999 cho thấy sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản còn rất hạn chế: trong số 79% cho rằng có hiểu biết về sự thụ thai thì chỉ có 41,6% biết thời gian có thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Trong số 16,5% có quan hệ tình dục chỉ có chưa đến 1/5 (18,8%) biết dùng các biện pháp tránh thai(2). Một nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi tính dục của 1.017 học sinh tại 4 trường phổ thông trung học tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 ghi nhận: 22,3 % có người yêu, 18% nam và 3,5% nữ chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân và 0,69% có quan hệ tình dục. Trong đó tuổi quan hệ tình dục lần đầu là 16,6 ± 1,4 tuổi ở nam và 16 tuổi ở nữ. Các em mong biết thêm các thông tin: tình yêu (68,7%, có thai – ngừa thai (56,9%0, mong muốn nhà trường là nơi cung cấp thông tin về sức khoẻ sinh sản (50,8%)(7). Mối quan tâm của phụ huynh học sinh cũng rất quan trọng, trong một nghiên cứu cắt ngang tại thành phố Hồ Chí Minh trên 300 phụ huynh học sinh ghi nhận: không có thời gian quan tâm chiếm 45,6%, số thời gian tiếp xúc với con trong một ngày dưới 30 phút chiếm 52%, không tiếp xúc 14,7%. Có chủ định giáo dục giới tính chiếm 87% trên tổng số. Người sẽ thực hiện dạy về giới tính: cha (5,9%), mẹ (53,8%), cà hai (42,4%). Thời điểm tốt nhất để học về giới tính – tính dục: ngay sau có dấu dậy thì (73,5%), trước dậy thì (21,9%), sau 20 tuổi (1,4%), sau dậy thì một thời gian (1,4%)(12). Tại Việt Nam giáo dục giới tính ở học đường được chú ý từ 1980 tuy nhiên chỉ giới hạn ở đối tượng sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Tại một số trường phổ thông vấn đề giáo dục giới tính được giới hạn trong chương trình tuyên truyền phòng chống bệnh HIV/AIDS. Các nghiên cứu về quan điểm của ngành giáo dục về vấn đề giáo dục giới tính – tính dục cho học sinh hiện chưa có. PHƯƠNG PHÁP–ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang, với đối tượng học sinh cấp 3 tại thành phố Hồ Chí Minh. Cỡ mẫu: (4). Ta có: n = 2 1 2 α−Z (1-P)P / ε 2 P với độ tin cậy 95% nên 2 1 α−Z = 1,96. Tỷ lệ dự tính trước trong quần thể do không biết nên chọn trị số an toàn nhất P = 50 %. Độ chính xác tương đối là: 5% tức ε = 0,05. Tính ra n = 1.573. Do chọn mẫu thực hiện theo cụm nhiều bậc (multi – stage cluster sampling) nên cỡ mẫu tính trên được nhân 2 để loại trừ hiệu ứng của thiết kế. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là: n = 1573 x 2 = 3.146. Mặt khác để dự phòng thất thoát mẫu, chúng tôi tăng thêm 10% cỡ mẫu, tức thêm 314. Dự kiến tổng số mẫu lấy là 3.460. Tỷ lệ học sinh nội thành và ngoại thành có tỷ lệ 4: 1. Phân bố theo công lập, bán công, dân lập là: 71.664: 63.058: 10.022 = 49,5 %: 43,6 %: 6,9 %. Số học sinh trung bình trong mỗi lớp: Công lập (71.664 học sinh / 1.563 lớp = 45,85 # 46); Bán công (63.058 học sinh / 1.284 lớp= 147 49,11 # 49); Dân lập (10.022 học sinh / 265 lớp= 37,82 # 38). Tỷ lệ học sinh l0: 11: 12 = 0,35: 0,33: 0,32 (5) Mỗi trường chọn 1 hay 2 lớp mỗi khối 10, 11, 12. Chọn mẫu theo theo cụm nhiều bậc (4) (multi – stage cluster sampling). Bậc 1: chọn ngẫu nhiên 25 trong số 102 trường phổ thông trung học (theo khu vực nội thành / ngoại thành và theo công lập / bán công / dân lập) Bậc 2: chọn trong mỗi trường ngẫu nhiên ít nhất 1 lớp 10, 1 lớp 11, 1 lớp 12 .Tiêu chuẩn thu nhận: Tất cả các học sinh nam nữ đang học tại các lớp được chọn ngẫu nhiên thuộc 25 trường nêu trên, đồng ý tham gia nghiên cứu. .Tiêu chuẩn loại trừ: Các học sinh không muốn tham gia nghiên cứu; Các học sinh của lớp được chọn vắng mặt (nghỉ học) trong ngày điều tra. Dữ liệu được thu từ 15/01/01 – 31/01/2001. Bộ câu hỏi sẽ bao gồm các vấn đề: -Cá nhân: Tuổi, giới tính, tôn giáo, kinh tế, học lực -Vấn đề liên quan dậy thì: hiểu biết – quan tâm, tuổi có kinh lần đầu, tuổi mộng tinh lần đầu, tuổi có quan hệ tình dục. -Các mong muốn hình thức – phương cách truyền đạt thông tin về giới tính-tính dục tuổi vị thành niên. Thu thập số liệu với phần mềm Excel, xử lý dữ liệu với phần mềm Stata KẾT QỦA NGHIÊN CỨU Bảng 1: Tỷ lệ số liệu thu thập hợp lệ Nhóm Thu Thập Không hợp lệ (%) Hợp lệ (%) Mẫu tối thiểu Học sinh 3480 284 (8,16) 3196 (91,84) 3146 Bảng 2: Đặc điểm học sinh cấp 3 tại TpHCM (n = 3196) Đặc điểm Số học sinh (Tỷ lệ %) Tuổi: 15 16 17 18 19 195 (6,10) 980 (30,67) 995 (31,13) 837 (26,19) 189 (5,91) Lớp 10 11 12 1.126 (35,23) 1.033 (32,32) 1.037 (32,45) Học lực Giỏi Khá 524 (16,40) 966 (30,22) Trung bình Kém 1474 (46,12) 232 (7,26) Tôn giáo Phật giáo Thiên Chúa giáo Tôn giáo khác Không tôn giáo 1680 (52,57) 582 (18,21) 58 (1,81) 876 (27,41) Sống chung với cha mẹ Có Không 2596 (81,23) 600 (18,77) Bảng 3: Phân bố tỷ lệ dậy thì và tuổi trung bình có mộng tinh / kinh nguyệt lần đầu Yếu tố Nam (%) Nữ (%) Tổng số học sinh 1612 1584 Có: mộng tinh / kinh nguyệt 1132 (70,22) 1529 (96,53) Chưa có: mộng tinh /kinh nguyệt 471 (29,22) 49 (3,09) Không trả lời 9 (0,56) 6 (0,38) Tuổi trung bình mộng tinh/ kinh lần đầu 14,25 ± 0,58 tuổi (Min=11; Max=19) 12,33 ± 0,75 tuổi (Min=9; Max=18) Bảng 4: Phân bố tỷ lệ học sinh có quan hệ tình Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng Nam 5 48 136 189 Nữ 14 25 33 72 Tổng 19 73 169 261 Bảng 5: Phân bố tỷ lệ quan hệ tình dục ở học sinh giữa các trường công lập, dân lập, bán công. Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng Công lập 6 11 46 63 Bán công 8 49 78 135 Dân lập 5 13 45 63 Tổng 19 73 169 261 Bảng 6: Phân bố tỷ lệ tuổi quan hệ tình dục (QHTD) lần đầu và tuổi QHTD trung bình Tuổi Nam Nữ Tổng 15 16 17 18 19 0 2 (1,06) 91 (48,15) 79 (41,80) 17 (8,99) 3 (4,17) 14 (19,44) 28 (38,89) 19 (26,39) 8 (11,11) 3 (1,15) 16 (6,13) 119 (45,59) 98 (37,55) 25 (9,58) Tổng 189 (100%) 72 (100%) 261 (100%) Tuổi QHTD trung bình 17,59 ± 0,67 tuổi 17,19 ± 1,00 tuổi 17,48 ± 0,79 tuổi Bảng 7: Tương quan có sống cùng với cha và mẹ với việc có quan hệ tình dục Không QHTD Có QHTD Tổng Không sống cùng cha mẹ 394 206 600 Có sống cùng cha mẹ 2541 55 2596 Bảng 8: Mức độ quan tâm của học sinh nam về các vấn đề tính dục (n = 1612) 148 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Chủ đề Có quan tâm (%) Trao đổi với cha (%) Trao đổi với mẹ (%) Trao đổi với bạn (%) STD/HIV 92,61 30,58 36,79 52,61 Mộng tinh 82,63 12,41 5,89 21,4 Có để ý bạn nữ 46,22 21,4 32,82 34,68 Có người yêu 18,73 4,09 9,31 16,87 Hẹn hò 17,43 5,89 10,42 16,19 Quan hệ tình dục 16,63 4,22 9,31 15,82 Kinh nguyệt 10,48 2,79 3,78 9,12 Tránh thai 3,1 1,12 1,3 2,61 Có thai/sanh đẻ 0,62 0,31 0,5 0,37 Điểm trung bình 3,34 3,10 3,81 Bảng 9: Mức độ quan tâm của học sinh nữ về các vấn đề tính dục (n = 1584) Chủ đề Có quan tâm (%) Trao đổi với cha (%) Trao đổi với mẹ (%) Trao đổi với bạn (%) Kinh nguyệt STD/ HIV Có để ý bạn nam Có người yêu Hẹn hò Quan hệ tình dục Tránh thai Mộng tinh Có thai/sanh đẻ 93,62 89,52 57,32 29,92 27,40 4,55 3,22 1,45 1,07 2,08 8,9 23,11 2,08 0,88 0,18 0,13 0,13 0,13 90,59 70,08 42,61 11,43 8,33 0,51 0,38 0,13 0,18 33,4 46,78 56,88 26,89 23,17 0,82 2,9 0,25 0,76 Điểm trung bình 2,15 3,05 3,94 Bảng 10: Phân bố nhu cầu được học về giới tính – tính dục Lớp 10 (%) Lớp 11 (%) Lớp 12 (%) Tổng (%) Chưa cần vì không có nhu cầu 266 (23,63) 167 (16,17) 60 (5,79) 493 (15,43) Chỉ cần giới thiệu sơ lược 391 (34,72) 211 (20,42) 116 (11,18) 718 (22,47) Rất cần và mong muốn được học 469 (41,65) 655 (63,41) 861 (83,03) 1985 (62,10) Tổng 1126 1033 1037 3196 (= 397,08 >>> = 14,86; df = 4, p< 0,005) Bảng 11: Thông tin cung cấp dưới dạng (trong số những học sinh rất cần và mong muốn được học) Lớp 10 (%) Lớp 11(%) Lớp 12 (%) Tổng (%) Bài giảng của một môn học 94 (20,04) 87 (13,28) 76 (8,83) 257 (12,95) Tài liệu tự đọc 178 (37,95) 206 (31,45) 178 (20,67) 562 (28,31) Hội thảo chuyên đề (Có hướng dẫn) 197 (42,01) 362 (55,27) 607 (70,50) 1166 (58,74) Tổng 469 655 861 1985 Bảng 12: Thông tin mong muốn được cung cấp từ Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng Cha - Mẹ 697 (61,9) 427 (41,34) 113 (10,9) 1237 (38,70) Thầy - Cô 227 (20,16) 203 (19,65) 189 (18,23) 619 (19,37) Nhân viên y tế 202 (17,94) 403 (39,01) 735 (70,88) 1340 (41,93) Tổng 1126 1033 1037 3196 BÀN LUẬN Học sinh cấp 3 trong 25 trường tại thành phố Hồ Chí Minh phân bố ở 2 khu vực: nội, ngoại thành, trong mỗi khu vực lại có các hệ công lập, bán công, dân lập. Số liệu thu được trong nghiên cứu đạt yêu cầu tối thiểu về cỡ mẫu (Bảng 1).Tỷ lệ nam nữ đồng đều trong nghiên cứu (nam 50,44 %, nữ 49,6%).Phân bố tỷ lệ học sinh nam nữ theo từng khối lớp có thể đại diện cho dân số học sinh cấp 3 tại thành phố Hồ Chí Minh. Phân bố theo tuổi, học lực, điều kiện kinh tế gia đình không khác biệt phân bố trong dân số (Bảng 2) Sự trưởng thành tính dục với mốc của nhiều nghiên cứu trong ngoài nước thường dùng là mộng tinh lần đầu ở nam và có kinh nguyệt lần đầu ớ nữ(14,6). Ghi nhận: 14,25 ± 0,58 tuổi (Min=11,25; Max=19) ở nam và 12,33 ± 0,75 tuổi (Min=9,05; Max=18,3) ở nữ sớm hơn so với Ngô Đặng Minh Hằng 14,95 ± 1,09 tuổi ở nam; 13,10 ± 1,20 tuổi ở nữ(6). Phù hợp với nhận định của Tanner (1962) kinh nguyệt giảm khoảng 4 tháng mỗi thập kỷ (14). Tỷ lệ học sinh nữ học sinh cấp 3 dậy thì cao hơn nam (90,53 % so với 70,22%) và thời điểm dậy thì trước nam khoảng 2 năm. Hoạt động tình dục là trọng tâm của nghiên cứu, có 261 học sinh, chiếm 8,17% có quan hệ tình dục (QHTD) với tỷ lệ nam gấp 2,63 lần nữ, xu hướng gia tăng theo tuổi (có ý nghĩa thống kê, p <0,001) (bảng 4). Trong nhóm này ghi nhận QHTD tăng dần trong các hệ: công lập, dân lập, bán công. Tỷ lệ học sinh có quan hệ tình dục ở khối bán công nhiều hơn khối công lập và dân lập gấp 2,1 lần, cũng có xu hướng gia tăng theo tuổi – cấp lớp (bảng 5). Tuổi có QHTD sớm nhất là 16 tuổi ở nam và 15 tuổi ở nữ. Tuổi trung bình QHTD lần đầu: ở nam 17,55 ± 0,45 tuổi, nữ 17,21 ± 1,04 tuổi (Bảng 6) trễ hơn nhiều so với ở Hoa kỳ 12,4 tuổi ở nam, 14,8 tuổi ở nữ(9). Yếu tố gia đình cũng có ảnh hưởng, nhóm không sống cùng cha mẹ có tỷ lệ có QHTD cao 149 hơn hẳn nhóm có cha mẹ bên cạnh (206/600 = 34,33% so với 55/2596= 2,12%) (bảng 7). Quan tâm các vấn đề giới tính – tính dục ở học sinh: có sự khác biệt giữa nam và nữ, các em nam quan tâm các vấn đề: STD/HIV, mộng tinh, để ý bạn nữ, có người yêu, hẹn hò, QHTD, kinh nguyệt, tránh thai, cóthai/sanh đẻ còn nữ quan tâm theo thứ tự kinh nguyệt, STD/HIV, để ý bạn nam, có người yêu, hẹn hò, QHTD, tránh thai, mộng tinh, có thai/sanh đẻ. Đối tượng các em thường trao đổi các vấn đề về giới tính – tính dục là: Bạn bè – cha – mẹ đối với nam và bạn bè – mẹ – cha đối với nữ. Tỷ lệ các em quan tâm hậu quả QHTD đều rất thấp ở cả nam, nữ (Bảng 8, 9). Nhu cầu được học về giới tính tính dục gia tăng theo tuổi và lớp với mức độ mong muốn rất cần chiếm 62,10% so với số không có nhu cầu 15, 43%, (có ý nghĩa thống kê, p <0,005) (Bảng 10). Thông tin các em mong muốn được cung cấp dưới dạng hội thảo có hướng dẫn (trả lời và giải đáp thắc mắc trực tiếp) chiếm 58,74%, tài liệu tự đọc (28,31%), học như môn học (12,95%) (Bảng 11). Các em thích được nhân viên y tế chuyên ngành cung cấp thông tin về giới tính và tính dục (41,93%) so với cha mẹ (38,7%), thầy cô (19,37%) (Bảng 12). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận vấn đề QHTD ở tuổi học sinh là vấn đề cần được quan tâm hơn. Trưởng thành sớm, thiếu sự quan tâm của gia đình, thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến QHTD sớm. Aûnh hưởng trước tiên là việc học tập và sau đó là nguy cơ của STDs/HIV, có thai, nạo phá thai. Nghiên cứu cũng ghi nhận nhu cầu được học nghiêm túc về tính dục – giới tính của học sinh cấp 3. Đây là vấn đề cấp thiết cần thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của Trung tâm Bảo vêï Bà mẹ- Trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình, 1997 2. Khảo sát đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của thanh thiếu niên Hải Phòng với các vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản- Uûy ban quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình, 1999 3. Lan Anh – Điều tra sức khoẻ vị thành niên- Báo Tuổi trẻ 11/01/2003, trang 14 4. Lwanga.S.K, Lemeshow – Xác định cỡ mẫu trong các nghiên cứu sức khoẻ, Tổ chức y tế thế giới, 1991, trang 27 5. Niên giám thống kê 2001 – Cục thống kê tp Hồ Chí Minh 6. Ngô Đặng Minh Hằng, Kết quả giám sát những chủ đề liên quan đến giáo dục gia đình trong giáo dục phổ thông, 1989 7. Nguyễn Đức Trí Dũng -Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi tính dục của học sinh phổ thông trung học tại thành phố Hồ Chí Minh,, luận văn thạc sĩ y học, 1999, trang 21 - 50 8. Aldolescent reproductive health - Progress in Human Reproduction Research, No.47, 1998, p.8 9. Douglas Kirby, Cynthia Waszak, Julie Ziegler, Six School- based clinics: Their reproductive health services and impact on sexual behavior, Family Planning Perspective, vol 23,No.1,January/Februery 1991, p11 10. HoChiMinh youth and aldolescence reproductive health – Workshop for Adolescence Reproductive Health, 12/1999 11. Initiaves Inc. Boston. Summer 1998. Reproductive Health Integration Issues, 1(2): 1 12. Pham Gia Tran, Le Tu Phuong Chi, Do Van Binh, Aldolescent sex education from parent side – A case study in HoChiMinh city – Viet Nam 13. Stephanie Koontz, Shanti R. Conly- Youth at Risk: Meeting the Sexual Health Needs of Aldolescents, April 1994, p. 1, 2 14. Tanner,J.M. 1962. Growth at Aldolescence. London: Blackwell 150

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_tim_hieu_yeu_to_lien_quan_hoat_dong_tinh_duc_o_hoc_si.pdf
Tài liệu liên quan