Tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực: ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời, vốn là 1 đất nước thuần nông, lao động chủ yếu là thủ công, kỹ thuật còn thô sơ lạc hậu nên trong một thời gian dài nền kinh tế còn phát triển chậm không theo kip với sự đi lên nhanh chóng của các nước trên thế giới. Trong thời đại ngày nay, muốn phát triển kinh tế nhanh thì trước hết phải xây dựng một nền tảng khoa học kỹ thuật vững chắc. Do đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong 10 năm tới là đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá (CNH-HĐH) theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản là một đất nước công nghiệp. Nước công nghiệp ở đây được hiểu là một đất nước có nền kinh tế mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Để thực hiện muc tiêu tổng quát trên một cách thành công đòi hỏi phải có các tiền đề cần thiết, phát huy được nội lực vốn có như tài nguyên thiên nhiên, cơ...
22 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời, vốn là 1 đất nước thuần nông, lao động chủ yếu là thủ công, kỹ thuật còn thô sơ lạc hậu nên trong một thời gian dài nền kinh tế còn phát triển chậm không theo kip với sự đi lên nhanh chóng của các nước trên thế giới. Trong thời đại ngày nay, muốn phát triển kinh tế nhanh thì trước hết phải xây dựng một nền tảng khoa học kỹ thuật vững chắc. Do đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong 10 năm tới là đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá (CNH-HĐH) theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản là một đất nước công nghiệp. Nước công nghiệp ở đây được hiểu là một đất nước có nền kinh tế mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Để thực hiện muc tiêu tổng quát trên một cách thành công đòi hỏi phải có các tiền đề cần thiết, phát huy được nội lực vốn có như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật; huy động vốn và sử dụng vốn 1 cách có hiệu quả, mở rộng kinh tế đối ngoại để tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, để hoc tập khoa học kỹ thuật của họ …, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước và đặc biệt không thể thiếu là việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả vì muốn thực hiện CNH-HĐH phải phát triển một cách tương xứng năng lực của người quản lý và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Nguồn nhân lực đó bao gồm những người có đức có tài, ham học hỏi, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá và kỹ năng nghề nghiệp…
Để có nguồn nhân lực phù hợp như vậy thì phải coi việc đầu tư cho giáo dục đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, cần phải đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ, bao gồm mọi lĩnh vực và với quy mô tốc độ phù hợp với từng thời kỳ trong quá trình CNH-HĐH. Đi đôi với việc đào tạo phải bố trí và sử dụng tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo ấy để họ phát huy được đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệu tình lao động sáng tạo của họ.
Thực tế trong thời gian qua, nguồn nhân lực của ta tuy đã có sự nâng cao để đáp ứng cho quá trình CNH-HĐH của đất nước, tuy nhiên vãn còn chưa theo kịp với các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Một trong những nguyên nhân là do kết quả của quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nên CNH-HĐH. Do đó nền kinh tế của nước ta còn chưa thực sự phát triển mạnh.
Chính vì lý do trên mà em chon đề tài này để tìm những giải pháp để nâng cao hiệu quả của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam.
Đây là một đề tài thuộc cấp vĩ mô, tuy nhiên trong bài viết này em chỉ xin tìm hiểu về thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần cơ bản:
* Phần 1: một số vấn đề lý luận cơ bản
- Nguồn nhân lực
- Công nghiệp hoá hiện đại hóa
- Yêu cầu của quá trình CNH-HĐH với nguồn nhân lực.
* Phần 2: thực trạng của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
- Thực trạng nguồn nhân lực
- Thực trạng về công tác đào tạo
- Thực trạng về sử dụng nguồn nhân lực
* Phần 3: các giải pháp
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản
Trước khi đi vào tìm hiểu thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH em xin đi vào tìm hiểu các khái niệm như nguồn nhân lực, CNH-HĐH, và yêu cầu của quá trình CNH-HĐH với nguồn nhân lực.
1. Nguồn nhân lực
Có thể hiểu nguông nhân lực là tổng số người trong độ tuổi lao động. Theo luật lao động Việt Nam thì người trong độ tuổi lao động gồm có: Nam từ 15 đến 60 tuổi và Nữ 15 đến 55 tuổi. Nguồn nhân lực là lực lượng chính tham gia vào quá trình lao động, tạo ra của cải cho xã hội và thúc đẩy sự đi lên của xã hội. Do đòi hỏi của quá trình CNH-HĐH nên nguồn lực này cũng phải có năng lực tương xứng: Có đức có tài, ham học hỏi thông minh sáng tạo, làm việc quên mình vì tổ quốc, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh điều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới…
Như chúng ta đã biết, từ khi xuất hiện con người đã tiến hành các hoạt động khác nhau như hoạt động kinh tế-xã hội-văn hoá… trong đó hoạt động kinh tế luôn luôn giữ vị trí trung tâm và là cơ sở cho các hoạt động khác… để tiến hành các hoạt động đó, trước hết con người phải tồn tại, phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện và các thứ cần thiết khác. Do đó, con người phải tạo ra chúng, hay noi cách khác họ phải sản xuất không ngừng với quy mô ngày càng mở rộng. Sản xuất vật chất chính là sự tác động của con người vào tự nhiên nhằm biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động của con người, là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Con người tác động vào tự nhiên, cải biến nó cho phù hợp với mình.
Ngay từ thời kỳ nguyên thuỷ họ đã biết sử dụng các công cụ lao động làm từ gỗ, đá… để tác động vào tự nhiên. Dần dần họ sử dụng thành thạo các công cụ này, cùng với việc phát hiện ra một số kim loại như săt, đồng… để tạo ra các dụng cụ lao đông mới… nên năng suất lao đông tăng, đời sống của con người cũng được nâng cao hơn và thúc đẩy xã hội phát triển một cách mạnh mẽ như ngày nay. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng nguồn nhân lực chính là lực lượng chính tham gia vào quá trình sản xuất tạo của cải vật chất cho xã hội và thúc đẩy sự phát triển không ngừng của xã hội.
Để quá trình sản xuất ấy có hiệu quả thì yêu cầu được đặt ra cho nguồn nhân lực là không chỉ dồi dào về số lượng mà còn phải có chất lượng tốt. Đó là một yêu cầu tất yếu, nhất là trong thời kỳ CNH-HĐH hiện nay, khi mà nền khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh. Và muốn thực hiện có hiệu quả thì cũng cần phải hiểu rõ thê nào là CNH-HĐH.
2. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Ở thế kỷ XVII-XVIII, khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở tây âu, CNH được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Nhưng khái niệm này mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học công nghệ. Kế thừa có chọn lọc tri thức văn minh của nhân loại và rút kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành CNH và từ thực tiễn ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nghị BCH Trung Ương lần thứ 7 khoá VI và đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 Đảng cộng sản Việt Nam xác định: CNH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt đông sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động cao.
Như vậy có thể thấy đây là một khái niệm được xác đinh theo tư tưởng mới, khong bó hẹp trong phạm vi trình độ lực lương sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần mà còn bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ, quản lý kinh tê-xã hội…
Có thể thấy CNH trước hết là phải gắn liền với hiện đại hoá. Hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng này, tiếp cận kinh tế tri thức để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành,các khâu, các lĩnh vực sản xuất xã hội.
Mặt khác có thể thấy CNH nhằm mục tiêu độc lập và CNXH. Hoạt động này là tất yếu nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tăng thêm sức mạnh bảo vệ dân tộc.
Hơn nữa, hiện nay nước ta phát triển CNH-HĐH trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự vận dụng khách quan các quy luật kinh tế, mà trước hết là quy luật thị trường. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế mở hiện nay, thực hiện cũng có thuận lợi là nước ta có thể tận dụng, tranh thủ thành tựu của thế giới và sự giúp đữ quốc tế, nhưng cũng có nhiều khó khăn như tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới… có thể thấy một trong những yêu cầu của CNH-HĐH là phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập tự chủ.
Từ những đặc điểm trên ta thấy việc tiến hành CNH-HĐH là một tất yếu khách quan.
Việt nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất XHCN mới đựơc thiết lập còn chưa hoàn thiện, hơn nữa còn bỏ qua thời kỳ quá độ lên CNXH nên gặp nhiều khó khăn. Mà CNXH muốn tồn tại, phát triển được cần phả có một nền kinh tế phát triển và ổn định, có nền tảng cơ sở vật chất vững chắc. Vì vậy quá trình CNH chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất chủ nghĩa.
Chính vì tầm quan trọng đó nên từ thập niên 60 của thế kỷ XX Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối CNH và coi đó là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Thực hiện CNH là tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết về con người và khoa học công nghệ, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế… để không ngừng tăng thêm năng suât lao động, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao được vai trò của con người-nhân tố trung tâm của nền kinh tế XHCN. CNH-HĐH tạo điều kiện vật chất để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ vững mạnh, tạo tiền đề xây dựng nền quốc phòng an ninh… để xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.
Chính vi vậy mà CNH-HĐH được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Đảng ta đã đề ra các nội dung cơ bản, trước hêt là “phát triển lực lượng sản xuất-cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại”; chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá, hợp lý và hiệu quả cao; thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng CNXH. Cụ thể, trong những năm trước mắt Đảng ta đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp ở nông thôn, ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ và có chon lọc một số cơ sở công nghiệp nặng, cải tạo, mở rộng nâng cấp, xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng vật chất của nền kinh tê; phát triển nhanh dịch vụ, du lịch; phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ và mở rọng hoạt động đối ngoại.
Để hoàn thành các nhiệm vụ đã để ra đòi hỏi phải không ngừng tạo dựng nên các tiền đề như nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh tế đối ngoại và đặc biệt đầo tạo sử dụng nguồn nhân lực vì đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công sự nghiệp CNH-HĐH.
3. Yêu cầu của quá trình CNH-HĐH đối với nguồn nhân lực
Như trên chung ta đã thấy được tầm quan trọng của CNH-HĐH và sự tác động to lớn của nó với sự phát triển nền kinh tế xã hội và trong bất kỳ lĩnh vực gì thì nhân tố con người cũng là một nhân tố quan trọng nhất.
CNH-HĐH không chỉ đòi hỏi phải có vốn, kỹ thuật, tài nguyên mà còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của người sử dụng những phương tiện đó. Vì để phát triển đất nước cần phải sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Muôn bắt kịp sự tiến bộ của thế giới thì cần phải đào tạo người lao động về năng lực chuyên môn, kỹ thuật… để có thể áp dụng một cách tối đa thàh tựu của khoa học vào sản xuất. Nguồn nhân lực cần phải qua đào tạo, được sử dụng một cách hợp lý. CNH-HĐH đòi hỏi người lao động phải có sưc khoẻ và thể lực tốt. Muốn vậy phải đảm bảo vấn đề dinh dưỡng, phát triển y tế, cải thiện môi trường sống… nhằm chăm sóc tốt sức khoẻ và nâng cao thể lực cho người lao động. Trong nguồn nhân lực mới này việc xây dựng giai cấp công nhân là 1 nhiệm vụ trọng tâm. Vì chỉ khi nào giai cấp công nhân trưởng thành về chính trị, có trình độ tổ chức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới… thì mới có thể làm nòng cốt của liên minh công-nông-tri, tập hợp và đoàn kết với các thành phần khác, phấn đấu xây dựng thành công sự nghiệp CNH-HĐH. Chúng ta cần phải có 1 nguồn nhân lực đồng bộ trong mọi lĩnh vực, phải được tiến hành với tốc độ và quy mô thích hợp với từng thời kỳ phát triển.
Vì vậy xác định nguồn nhân lực phải được qua đào tạo và được bố trí sử dụng tốt để họ có thể phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt tình lao động sáng tạo để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng gop xứng đáng vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng và không kém phần khó khăn với Đảng và nhà nước.
II. Thực trạng của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay
1. Thực trang của nguồn nhân lực
Như phần lý luận đã trình bày, việc đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi phải có những biện pháp, đường lối chính sách cụ thể. Thực tế trong thời gian vừa qua nguồn lực này đã được Đảng và nhà nước quan tâm hơn, đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Có thể thấy Việt Nam là một đất nước đang phát triển có dân số khá đông, lượng dân trong độ tuổi lao động cao. Nêu được đào tạo đúng hướng và sử dụng có hiệu quả thì chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy cho sự phát triển đi lên của CNH-HĐH đất nước.
Nhìn nhận một cách tổng thể khách quan, trong quá trình lao động sản xuất, người Việt Nam mạng nhiều ưu điểm và cũng có những nhược điểm cần phải khắc phục. Trước hết chúng ta được kế thừa truyền thống lâu đời của dân tộc. Đó là tính cách chịu thương chịu khó, là sự cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi; không những thế, họ còn là những người rất khéo léo trong công việc, có đầu óc thông minh và sự sáng tạo… từ sưa đến nay ông cha ta luôn đề cao sự chăm chỉ cần cù trong lao động, chịu đựng vất vả để sản xuất. Khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, máy móc còn ít, lao động chủ yếu ở nước ta là lao động thủ công bằng tay chân và các công cụ thô sơ, họ đã biết lợi dụng tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ mình, nhìn nhân được một cách tổng quan về thiên nhiên để từ đó rút ra những kinh nghiêm quý báo cho lao động sản xuất, đã được thể hiện trong những câu ca dao, tục ngữ còn lưu truyền đến ngay nay. Đó chính là sự thông minh sáng tạo của người xưa, dựa trên đức tính chịu thương chịu khó vượt qua khó khăn vất vả để xây dựng nên một nền văn hóa truyền thống lâu đời… Cho đến nay, mỗi người dân trong đất nước Việt Nam đều được kế thừa các truyền thống ây nên có thể nói rằng nguồn nhân lực nước ta có một tiềm năng lớn, nếu được đào tạo và sử dụng đúng cách thì điều đó giúp cho việc sản xuất trở nên thuận lợi hơn rất nhiều và sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước.
Tuy nhiên, không phải là hoàn toàn hoàn hảo mà nguông lực này cũng có một số nhược điểm nhất định mà nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho việc thực hiện mục tiêu CNH-HĐH gặp khó khăn không nhỏ.
Trước hết đó là trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa cao. Do Việt Nam là một đất nước nông nghiệp lạc hậu, xuất phát điểm thấp, lại trải qua một thời gian dài sống trong chiến tranh, trong khi đó các nước trên thê giới đã có một nền kinh tế khá ổn định, đã thực hiện được các cuôc cách mạng công nghiệp nên họ co 1 trình độ kỹ thuật cao, có cơ sở, nền tảng để phát triển công nghiệp… Điều đó tạo nên một khoản cách về trình độ giữa người lao động Việt Nam và của các nước tiến bộ khac trên thê giới. Khi nước ngoài sử sử dụng chủ yếu máy móc hiện đại, công nghệ kỹ thuật cao thì nước ta mới bắt đầu xây dựng cơ khí hoá với tay nghề còn non kém, vẫn mang tính chất thủ công thô sơ, năng xuất lao động còn chưa cao nên không bắt kip với sự phát triển ngay một nhanh của nên khoa học kỹ thuật ở các nước phát triển. Đây cũng là nhược điểm lớn nhất của nguồn nhân lực Việt Nam.
Không những thế, do nước ta mới chuyển từ cơ chế quản lý tập chung bao câp sang cơ chế mới nên chất lượng quản lý chưa cao, chưa tổ chức được thành một hệ thống quản lý xuyên xuốt, còn thiếu những nhà tổ chức có đầu óc… mà muốn xây dựng thành công sự nghiệp CNH-HĐH thì cần phải có một bộ máy nhà nước làm nhiệm vụ quản lý tốt và đưa ra các định hướng cho sự phát triển… Chính vì vậy việc thiếu người có trình độ quản lý dẫn đến chất lượng quản lý chưa cao cũng gây cho ta nhiều khó khăn.
Một thực trạng của nguồn nhân lực nước ta cũng cần được khắc phục đó là việc sử dụng và phân công lao động không đồng đều, Một số đông người lao động có những tác phong không phù hợp như thụ động, tư tưởng làm ăn nhỏ… Tất cả những điều trên đều là khuyết điểm không nhỏ, gây nhiều khó khăn cho việc đào tạo cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc.
2. Thực trạng của công tác đào tạo
Từ sau đổi mới và xuất phát từ đặc điểm của nguồn nhân lực Đảng và nhà nước đề cào tới vấn đền giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho thời kỳ mở cửa. Tuy nhiên trong công tác đào tạo vẫn còn biểu hiện nhiều bất cập.
Thứ nhất, đó là tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Lao động phổ thông là chủ yếu. Năm 1997 tỉ lệ được qua đào tạo là 12,2%, năm 1998 là 13,3%. Tuy tỉ lệ này vẫn tăng sau các năm nhưng tốc độ còn chậm. Ở nước ta tuy dân số có đông, số người trong độ tuổi lao động khá cao nhưng chủ yếu vẫn là lao động phổ thông đơn giản. Số người được đào tạo qua các trường dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học sau đại học là chưa cao, chiến tỷ lệ nhỏ trong phần đông dân số. Chính vì thế mà chất lượng của người lao động Việt Nam còn thấp.
Thứ hai là chất lượng của công tác đào tạo chưa cao. Hiện nay trên 61 tỉnh thành của đất nước các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học mở ra khá nhiều, cũng đào tạo được một số khá đông các công nhân, cử nhân, kỹ sư để phục vụ cho đất nước. Tuy nhiên việc đào tạo này còn chưa thật tốt. Phương pháp giảng dạy và học tập chủ yếu thiên về lý thuyết, việc học còn thụ động, không kích thích được sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. ở đây họ chỉ được nghiên cứu một cách may móc, học trên sách vở là chủ yếu vì cơ sở trang thiết bị còn ít và lạc hậu. ậ các trường dạy nghề ít được đầu tư trang thiết bị vật chất kỹ thuật, máy móc thường không đủ công nghệ thường không tiên tiến…, còn các trường đại học tuy có được quan tâm đầu tư hơn nhưng cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và chưa theo kịp được sự phát triển ngày một mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật trên thế giới. Vì thế mà chất lượng đào tạo của nước ta còn chưa cao, mặt khác những người sau khi ra trường được trang bị nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật, quản lý… nhưng cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ trước một nền khoa học phát triển của các nước khác trên thế giới, làm chậm tiến trình tiến hanh CNH-HĐH ở nước ta.
Thứ ba là đào tạo còn chưa gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Yêu cầu đặt ra là việc đào tạo cần phải được định hướng đúng với những ngành nghê mà CNH-HĐH đòi hỏi. Quá trình đào tạo ở nước ta hiện nay đang ở trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Tâm lý chung của học sinh cũng như phụ huynh là muốn vào các trường đại học chứ không phải trong các trường dạy nghề. Do đó xảy ra tình trạng cử nhân kỹ sư ra trường vẫn thất nghiệp mà trong xã hội lại thiếu công nhân lành nghề. Sự thiếu hụt cụ thể năm 1999 cho thấy, trong tổng số lao động có bằng cấp thì: Công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ chiếm 30,3%. Lao động có trình độ cao đẳng và đại học chiếm 31,6%. Lao động có trình độ trên đại học chiếm 1,3%. Cơ cấu của nó như sau cứ một lao động có trình độ cao đẳng, đại học có0,95 công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; có 1,16 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp (tỷ lệ 1:0,95:1,16), trong đó tỷ lệ này ở các nước phát triển là 1:4:10. Đây là vấn đề bất cập mà nhà nước cần phải giải quyết kịp thời để có thể điều chỉnh hợp lý cơ cấu lao động.
Bên cạnh đó có thể thấy, một số ngành có số lựng người tăng vọt như các ngành kỹ thuật về điện tử, tin học, năng lượng… trong đó một số ngành lại ít thu hút người học như nông, lâm, ngư nghiệp. Đây cũng là một điều bất hợp lý. Vì Việt Nam là một đất nước nông nghiệp (80% dân số sống bằng nghề nông), đi lên từ nông nghiệp, hơn nữa lại được thiên nhiên ưu đãi cho rừng vàng biển bạc. Nếu không biết khai thác thế lợi đó thì chúng ta đã bỏ qua một cơ hội để phát triển một số ngành nghề như đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, khai thác rừng, và xuất khẩu lương thực, thực phẩm… Biết rằng đạo tạo các ngành nghề kỹ thuật là cần thiết để bắt kịp với tốc độ phát triển của thời đại song cũng cần phải có cơ cấu hợp lý hơn nữa để tránh tình trạng một số ngành thì thiếu các lao động lành nghề còn một số không nhỏ cử nhân, kỹ sư ra trường thì lại rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Đó là những khó khăn, bất cập trước mắt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam và đòi hỏi phải được nhà nước giải quyết một cách triệt để. Tuy nhiên cũng không thể không đề cập đến những cố gắng của nhà nước đã làm để nâng cao chất lượng cho nguồn lực này.
Từ sau khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, mở cửa nền kinh tế cùng với mô hình kinh tế thị trường đinh hướng XHCN được đưa ra thì nhà nước cũng đã rất chú trọng đi vào công tác đào tạo nguồn nhân lực để có thể bắt kịp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Hiện nay, không chỉ đào tạo ở trong nước mà nước ta con gửi những người có trình độ cao, những người có khả năng ra nước ngoài học tập, muc đích chính là để họ có điều kiện cọ xát với nền khoa học của các nước phát triển, học tập họ và đưa về áp dụng ở Việt Nam.
Ngoài ra nhà nước còn mở nhiều trung tâm dạy nghề ở các tỉnh thành, ưu tiên giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ở diện chính sách… tạo điều kiện cho con em họ học tập, nghiên cứu. Những chính sách như miễn giảm học phí, trợ cấp, bố chí việc làm cho những người thuộc diện đặc biệt này không chỉ giúp họ có công ăn việc làm giải quyết được vấn đề thất nghiệp mà còn góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng CNH-HĐH đất nước vì lao động không ít thì nhiều cũng sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng.
3. Thực trạng về sử dụng nguồn nhân lực
Việc sử dụng nguồn nhân lực đạt hiệu quả một cách tối đa và hợp lý luôn là thách thức, khó khăn với mọi quốc gia chứ không riêng ở Việt Nam. Sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý không phải là một điều đơn giản, song nếu làm được điều đó thì sẽ thúc đẩy việc sản xuất có hiệu quả hơn rất nhiều, năn xuất lao động sẽ tăng, phuc lợi xã hội tăng cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ ở nước ta và làm cho sự nghiệp lớn là xây dựng CNXH thành công nhanh chóng.
Hiện nay việc sử dụng nguồn nhân lực vẫn là một đề tài bất cập và còn mang lai nhiều thách thức với các nhà quản lý. Trước tiên dễ thấy nhất đó là tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta hiện nay là khá cao.
Năm 1997 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,1%
Năm 1998 là 6,9%
Năm 1999 là 7,4%
Nguyên nhân là do ở thành thị luôn tập trung đông các nhà máy xí nghiệp, các công ty sản xuất kinh doanh… được đầu tư nhiều. Đời sống của người dân ở thành thị luôn cao hơn ở các vùng khác. Hơn nữa nhiều trường cao đẳng, đại học được đặt tại đây, một phần đông số sinh viên sau khi ra trường không muốn về quê hương mà ở lại thành phố để tìm việc. Vì thế mà lao động ở các nơi khác luôn có xu hướng dồn về các thị xã thành phố với mong muốn tìm được công việc phù hợp có đông lương cao. Điều này đẩy các thành thị đứng trước một hiện thực là số lượng người quá đông mà công việc ở đây cũng chỉ có hạn, hơn nữa có thể còn đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nên thất nghiệp là một điều tất yếu sẽ xảy ra.
Nếu như ở các thành phô, trung tâm kinh tế xảy ra nan thất nghiệp thì ở nhiều nơi lại thiếu ngươi lao động. Ví dụ như ở các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa thì tỷ lệ dân cư lại quá ít. Hiện nay ở nhiều nơi đất đai còn chưa được khai thác hết hoặc chưa được quan tâm sử dụng có hiệu quả triệt để gây khó khăn cho việc sản xuât.
Cũng căn cứ vào các ngành nghề, vị trí khác nhau mà người lao động trong từng ngành nghề ấy có đặc điểm riêng có những lao động quá nhàn rỗi nhưng cũng có những lao động làm việc quá sức mình. Ví dụ như ở nông thôn thì thời gian lao động chưa được sử dụng là khá nhiều còn ở các trung tâm công nghiệp, kinh tế…, ở một số công ty, đặc biệt là các công ty liên doanh với nước ngoài thì người lao động luôn phai làm việc với cường độ và công suât lớn, thời gian làm việc kéo dài (có khi lên đến trên 10 tiếng một ngày) Số liệu cho thất ở nông thôn tỷ lệ thời gian lao động chưa được sử dụng là 26,6% năm 1996
25,5% năm 1997
28,3% năm 1998
30% năm 1999
Một phần là do ở nông thôn lao động chủ yếu là trồng lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi nhỏ (lợn, gà…) khi đến thời vụ thì công việc của họ tương đối bận rộn nhưng sau đó, sau khi thu hoạch, thời gian của họ còn dư ra là rất nhiều, trừ một số vùng nông thôn ngoài làm nông nghiệp họ còn có một số nghề gia truyền như nghề dát vàng (Hà Tây), đóng đồ gỗ, làm gốm (Bát Tràng), dệt lụa (Hà Tây)… Thời gian hao phí như vậy là rất lớn, chưa được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả cao. Nhà nước cần phải quan tâm phát triển thêm một số ngành nghề cho phù hợp với điều kiện của nông thôn, giảm thời gian hao phí và tăng năng suất lao động.
Thực trạng của việc sử dụng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập như trên nhưng thực sự đã có cố gắng rất nhiều trong việc phân bổ và sử dụng. Đa số lao động đã làm đúng với ngành nghề của mình được đào tạo, phát huy được những ưu điểm như thông minh sáng tạo, cần cù và nhiệt tình trong công việc, từng bước theo kịp với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, đẩy nhanh tiến trình thực hiện CNH-HĐH.
Tuy nhiên, muốn làm tốt hơn thì cần phải giải quyết được những bất cập đề ra ở trên. Mà để lam được điều đó trước hết phải thấy được nguyên nhân gây ra chúng.
Nguyên nhân đầu tiên có thể thấy là do cơ cấu và phương pháp đào tạo chưa hợp lý, còn thiên về nghiên cưu hơn thực hành, các trường trung học, trường dạy nghề còn trưa thu hút được đông học viên theo học, trong khi đó số sinh viên của các trường đại học, cao đẳng lại rất đông. Tâm lý chung của nhiều người là chỉ theo học đại học… hơn nữa, hiện nay đào tạo thiên nhiều về các lĩnh vực khoa hoc kỹ thuật-kinh tế, nhiều ngành ít người theo học như ngành nông lâm ngư nghiệp, gây lên sự mất cân đối trong các ngành nghề.
Mặt khác đội ngũ quản lý của nước ta có trình độ chuyên môn chưa cao và số lượng chưa nhiều nên gây khó khăn cho việc phân công lao động hợp lý. Số lượng lao động đã qua đào tạo phân bố không đều giữa các vùng, các ngành, các thành phần kinh tế. ở những nơi có nhiều cơ quan xí nghiệp thì tập trung đông người lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp, ở những nơi vùng sâu vùng xa lại thiếu lao động. Chính vì thế mà việc sử dụng lao động còn bị mất cân đối và chưa hợp lý.
Một nguyên nhân nữa là hiện nay con xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám. Nhiều người được đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thường có xu hướng ra nươc ngoài làm việc vì ở đó họ có khả năng phát triển tay nghề, thu nhập lai cao hơn hẳn so với trong nước. Đây là vấn đề không chỉ của riêng Việt Nam mà còn là chung đôid với các nước đang phát triển.
Việc sử dụng nguồn nhân lực chưa phù hợp còn là do chất lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. ở Việt Nam, sau khi mở cửa kinh tế và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần thì thu hút được rất nhiều các công ty nước ngoài đầu tư vào. Họ xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, tuyển dụng công nhân Việt Nam vào làm việc… và thường có một yêu cầu khá khắt khe về trình độ kỹ thuật và ý thức trong công việc của những người này. Vì nước ta cũng chỉ mới tiếp cận khoa học kỹ thuật vài năm gần đây nên không thể tránh khỏi những khó khăn trong việc sử dụng máy móc, dây chuyền hiện đại của nước ngoài. Mặt khác một số người lao động vẫn có nhiều tác phong chưa tốt như thụ động, tư tưởng làm ăn nhỏ, không tuân thủ giờ giấc công nghiệp… gây khá nhiều khó khăn cho việc sản xuất dẫn đến năng suất lao động chưa cao. Chính điều đó cũng góp phần cho việc sử dụng nguồn nhân lực ít hiệu quả.
Từ việc phân tích những nguyên nhân trên em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho phù hợp.
III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
1. Giải pháp trong việc đào tạo nhân lực
Như Bác Hồ đã từng nói “Vì sự nghiệp 10 năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”, công tác đào tạo bao giờ cũng phải đặt lên trên hàng đầu. Nừu như được đào tạo đúng cách đúng hướng sẽ mang lại hiệu quả cao cho công việc sau này. Đảng và nhà nước bao giờ cũng luôn đề cao công tác giáo dục, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Sau năm 1995, khi cách mạng tháng 8 thành công, Bác đã đề ra chủ trương diệt “giặc đói, giặc dốt” mở các lớp xoá mù chữ cho dân. Hiện nay, nước ta đã phổ cập giáo dục ở bậc tiểu học và tiến tới là ở bậc trung học. Vì nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của vấn đề này nên đã đề ra chính sách đường lối để nâng cao hiệu suất của công tác giáo dục-đào tạo. Trong những năm gần đây nhà nước đã đưa ra nhiều phương pháp đổi mới trong việc giảng dạy cho phù hợp và hiệu quả hơn. Cải cách trong giáo dục để người học dễ tiếp thu, Song song với đó là việc phát triển một cách đa dạng các loạ hình đào tạo. Có nhiều hình thức đào tạo, nhiều bậc đào tạo. Người học nghề thì có các trường dạy nghề, cao hơn có bậc trung cấp, trung học dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học, trung tâm đào tạo các ngành có chuyên môn cao (như FPT), đào tạo bận thạc sỹ, tiến sỹ… Để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng học viên, ngoài hệ học dài hạn tập trung, chính quy các trường còn mở nhiều hệ đào tạo khác như các lớp tại chức, có các lớp học ban ngày hoặc buổi tối, đào tạo từ xa đặt tại các tỉnh khác. Ví dụ như tại Hà Nội có rất nhiều các trường dạy nghề như sửa chữa ô tô, xe máy, sử chữa đồ điện, điện tử… Sau khi qua các khoá học này các học viên sẽ có khả nang trở thành những người thợ với tay nghề thành thạo, có thể có việc làm phù hợp hơn. Các trường này ngày một nhiều ở các tỉnh thành khảctong cả nước, thu hút được phần đông số người theo học. Bên cạnh đó, các trường cao đẳng đại học cũng mở các trung tâm phân viện đào tạo ở các tỉnh khác. Như học viện ngân hàng có mở nhiều phân viện ở thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đà Nẵng… để phục vụ cho những người không có điều kiện ra Hà Nội học. Chính điều đó thu hút được khá đông sinh viên theo học và sau khi ra trường họ sẽ ở lại quê hương xây dựng quê hương.
Không chỉ đưa ra các loại hình đào tạo mà nhà nước đầu tư kinh phí cho đào tạo, trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, giúp người đọc có khả năng nắm bắt nhanh các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để đưa vào áp dụng hiệu quả trong công việc. Nhà nước luôn quan tâm tới các cơ sở đào tạo, cấp kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng các phòng học, xây dựng thêm các trung tâm nghiên cứu, thực hành, phòng thí nghiệm… Nước ta vừa mở thêm các trường đại học ở một số tỉnh (như đại học An Giang) cho phép mở các trường dân lập với chất lượng cao, Thực tế có ngày càng nhiều các trường đại học dân lập được mở ra với quy mô lớn thu hút được nhiều sinh viên như đại học dân lập Quản lý và kinh doanh Hà Nội, đại học dân lập Hồng Bàng, đại học dân lập Văn Hiến, đại học dân lập Phương Đông… Các trung tâm các trường học được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị giảng dạy hiện đại, thường xuyên được đổi mới… Như ông cha ta đã nói “học đi đôi với hành” bao giờ cũng hiệu quả hơn học chỉ thiên vè lý thuyết. Đặc biệt là ở các trường kỹ thuật nhà nước hàng năm vẫn cấp một phần kinh phí không nhỏ trang bị các cơ sở vật chất kỹ thuật mới, tiên tiến của các nước trên thế giới. Sinh viên được tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới đó rồi đưa vào áp dụng trong công việc sản xuất kinh doanh sau này. Bên cạnh đó nhà nước còn cho mở ra các cuộc thi với quy mô lớn để khuyến khích nghiên cứu áp dụng khoa học như cuộc thi Robocom, các công trình nghiên cứu khoa học mà đề tài rộng như nghiên cứu về thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Qua đó giúp người học có khả năng nám chắc các kiến thức đã được học, nghiên cứu đề xuất các ý tưởng mới. Có làm như vậy thì nước ta mới có khả năng tiếp cận nhanh với sụ tiến bộ của nền khoa học trên thế giới, mau chóng đi trước đón đầu công nghệ để có thể theo kịp các nước khác.
Việc đào tạo đã được chủ trưng đầu tư như vậy nhưng đầu ra cũng cần phải được quan tâm. Hầu hết các sinh viên ra trường hiện nay đều phải tự tìm cho mình một công việc phù hợp dẫn đến một số không nhỏ sinh viên phải làm việc trái ngành trái nghề. Một giải pháp được đề ra là phải đào tạo đúng ngành nghề mà xã hội đang cần. Vì vậy cần phải có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cụ thể là các nhà tuyển dụng để định hướng trong việc đào tạo. Đây là một mô hình đang phát triển nhiều. Ví dụ như các công ty may thường có các cơ sở dạy nghề may. Sau khi học xong họ lại được nhận vào làm cho công ty (công ty may 10, công ty may Thăng Long, công ty giây Thượng Đình…) Như thế thì những học viên sau khi được đào tạo sẽ không bị rơi vào tình trạng thất nghiệp. Khi đó việc sản xuất được chuyên môn hoá cao hơn, năng xuất lao động cũng tăng nhanh.
Để làm tốt được các công việc đó thì cần phải có một đường lối chính sách đúng đắn, có sự hướng dẫn chỉ bảo của các cán bộ quản lý, giảng dạy nên một trong những giải pháp cho việc đào tạo nguồn nhân lực chính là phải nâng cao được đội ngũ cán bộ giảng dạy. Nước ta cần có nhiều người có khả năng tổ chức để phân bổ lợp lý nguồn nhân lực cho sản xuất. Họ cũng cần phải có một trình độ khoa học kỹ thuật cao để có thể truyền đạt lại cho người học, giúp cho các học viên tiếp thu một cách tốt nhất, hiệu quả nhất kiến thức ấy.
Làm được những điều đó thì chắc chắn rằng chất lượng của nguồn nhân lực sẽ được nâng cao rõ rệt, theo kịp với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học trên thế giới. Tuy nhiên để hoàn thành được sự nghiệp CNH-HĐH thì còn phải sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo một cách hợp lý hơn nữa.
2. Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ cho CNH-HĐH
Như trên đã trình bày, nguồn nhân lực nước đa đã đang và sẽ được đào tạo một cách hợp lý. Một yêu cầu được đặt ra là phải sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Nguồn nhân lực này cần được sử dụng linh hoạt trong các ngành nghề theo đúng trình độ và chuyên môn được đào tạo. Họ cần được làm đúng với những gì đa được học và tích luỹ. Trong quá trình làm việc thì cũng cần phải được học thêm để nâng cao tay nghề, bổ xung kiến thức còn thiếu và học thêm kinh nghiệm của các lớp đàn anh đi trước vì thường những người đi trước có kinh nghiệm hơn. Ngoài ra nhà nước cũng cần phải có các chính sách dụng nhân tài như tiếp nhận, sắp xếp công việc cho những người đạt bằng giỏi, những người có hoàn cảnh khó khăn hay gia đình chính sách mà có tay nghề. Hay có thể có các giải pháp xuất khẩu lao động ra nước ngoài để họ làm việc một thời gian, sau đó trở về để xây dựng đất nước, đem kinh nghiêm, khoa học, công nghệ về áp dụng.
Một trong những giải pháp mang tính chất quyến định là phân bố nguồn nhân lực đã được đào tạo một cách hợp lý, đồng đều trong các ngành các vùng. Hiện nay các ngành kỹ thuật như điện, điện tử, tin học, tự động hoá đang có xu hướng tăng nhanh thu hút nhiều người học thì lại đào tạo một cách ào ạt. Điều đó sẽ dẫn đến thừa nhân lực trong những ngành này trong thời gian tới. Bên cạnh đó các ngành nông, lâm nghiệp… lại không được chú trọng đào tạo. Đó là một thực trạng cần được các nhà lãnh đạo quan tâm hơn nữa. Một điều nữa là những sinh viên có sau khi học cao đẳng, đại học, sau đại học ở các thành phố lớn thường không muốn về quê hương mình làm việc. Vì thế các địa phương cần phải có các chính sách ưu tiên khuyến khích thu hút họ trở về. Ngoài ra nguồn nhân lực cần phải được phân bố đồng đều giữa thành thị và vùng sâu vùng xa, các vùng kinh tế mới. ở các vùng đó tài nguyên thiên nhiên chưa được sử dụng triệt để, còn nhiều tiềm năng nếu người lao động áp dụng những kiến thức của họ vào sử dụng sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế.
Có thể thấy rằng nguồn nhân lực nước ta đã được quan tâm đào tạo nhưng muốn phát huy, sử dụng hiệu quả nhất cũng cần các chính sách, phương pháp hợp lý. Cuối cùng cần nói đến giải pháp nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ quản lý. Có trình độ quản lý thì mới có thể đề ra các giải pháp sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, mới biết cách phân bố nguồn nhân lực tốt và biết chú trọng phát triển các ngành kinh tế trọng tâm.
Trên đây chỉ là một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Để hoàn thành được sự nghiệp to lớn này không chỉ phụ thuộc vào các chính sách của nhà nước mà còn cần cả sự nỗ lực cố gắng của bản thân mỗi người lao động. Như thế sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng CNXH ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác đào tạo và sử dụng lao động hiện nay em thấy những khó khăn đối với nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay. Chúng ta đang đứng trước một thời kỳ mở cửa của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật của các nước khác trên thế giới đã phát triển nạnh mẽ yêu cầu chúng ta phải đáp ứng kịp tốc độ đó.
Để nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước thì cần phải có nhiều giải pháp cho việc đào tạo, giải pháp cho việc sử dụng một cách hợp lý và thông minh. Trước hết về công tác đào tạo nhà nước cần phải có các chính sách, đường lối đúng đắn, cố gắng đầu tư thêm nhiều trang thiết bị giảng dạy, các phòng thí nghiệm, thực hành… có sự hợp tác đào tạo với các trường khác trên thế giới, có sự liên kết hữu cơ với các nhà đầu cơ tuyển dụng… nên có các phương pháp thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, của nhân dân làm thành một lực đẩy. Tuy nhiên bên cạnh việc đào tạo cũng cần phải sử dụng nguồn nhan lực một cách hợp lý sao cho hiệu quả nhất, triệt để nhất.
Qua việc phân tích trên mỗi người đều rút ra được trách nhiệm của bản thân mình với vấn đề này. Ngay từ bây giờ khi còn đang ngồi trên ghé nhà trường cần phải có nhận thức tốt, nghiêm túc nhận thức đúng đắn việc chọn ngành nghề cho phù hợp với bản thân và hoàn cảnh của mình, tận dụng mọi điều kiện để có thể tiếp cận với nền khoa học trên thế giới… Nếu mỗi người đều có ý thức được điều đó thì việc đào tạo sử dụng nguồn nhân lực của nước ta sẽ trở nên dễ dàng hơn và sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.
Với sự hiểu biết có hạn chế chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót mong thầy góp ý giúp bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình KTCT Mác – Lênin
2. Giáo trình triết học Mác – Lênin
3. Thời báo kinh tế
4. Báo tiền phong
5. Tạp chí kinh tế đối ngoại
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTCT (3).doc