Đề tài Tìm hiểu về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: ĐỀ TÀI TÌM HIỂU VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM MỤC LỤC BIÊN BẢN HỌP NHÓM………………………………………………………48 LỜI MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động đã phần nào thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc hỗ trợ các chủ thể phát hành chứng khoán để huy động vốn. Các nghiệp vụ trên thị trường đã bước đầu hình thành và phát triển trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Tuy nhiên, do hoạt động của thị trường chứng khoán còn rất sơ khai, các nghiệp vụ còn khá mới mẻ, thị trường chưa xuất hiện nhiều tổ chức trung gian có tính chuyên nghiệp để có thể vận hành tốt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, một trong những nghiệp vụ đòi hỏi trình độ và sự sáng tạo rất lớn Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận một cách đúng đắn thực trạng bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam nói chung và tại Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát...

doc47 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI TÌM HIỂU VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM MỤC LỤC BIÊN BẢN HỌP NHÓM………………………………………………………48 LỜI MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động đã phần nào thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc hỗ trợ các chủ thể phát hành chứng khoán để huy động vốn. Các nghiệp vụ trên thị trường đã bước đầu hình thành và phát triển trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Tuy nhiên, do hoạt động của thị trường chứng khoán còn rất sơ khai, các nghiệp vụ còn khá mới mẻ, thị trường chưa xuất hiện nhiều tổ chức trung gian có tính chuyên nghiệp để có thể vận hành tốt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, một trong những nghiệp vụ đòi hỏi trình độ và sự sáng tạo rất lớn Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận một cách đúng đắn thực trạng bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam nói chung và tại Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển VN nói riêng. Đề tài “Tìm hiểu về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” nghiên cứu một cách tổng quát, hệ thống cơ sở lý luận chung về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. Đồng thời đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận định cụ thể về thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán, những tồn tại và nguyên nhân, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo phần nội dung của đề tài bao gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về công ty chứng khoán và nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Chương 2 : Thực trạng về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Đức Tố đã tận tình hướng dẫn nhóm hoàn thành đề tài. Trong quá trình thực hiện, chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN. I.Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán 1.Khái niệm công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số nghiệp vụ chính là môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, và tư vấn đầu tư chứng khoán. 2.Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán. Thứ nhất, chịu ảnh hưởng của thị trường tài chính. TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính do đó những biến động của thị trường tái chính nói chung và TTCK nói riêng đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động, các dich vụ và có thể cả lợi nhuận của các công ty chứng khoán Thứ hai, trình độ chuyên môn hoá và phân cấp quản lý. Các bộ phận của một công ty chứng khoán bao giờ cũng hoạt động độc lập với nhau và không phụ thuộc lẫn nhau do các mảng hoạt động của các bộ phận của CTCK là khác nhau như môi giới, tự doanh. bảo lãnh phát hành, tư vấn… Do đó mức độ chuyên môn hoá và phân cấp quản lý của các CTCK là rất cao và rõ rệt, các bộ phận có thể tự quyết định hoạt động của mình. Thứ ba, nhân tố con người giữ vai trò quyết định. Do đặc điểm chuyên môn hoá cao nên con người cần có những khả năng độc lập trong quyết định, côngviệc. Khả năng làm việc mỗi nhân viên trong công ty là nhân tố rất quan trọng giúpcho sự thành công của CTCK, họ là cầu nối giữa khách hàng và công ty, tìm kiếmkhách hàng cho công ty và hiểu được tiềm lực của chính những khách hàng đó do đó góp phần quan trọng cho thành công của công ty. 3.Vai trò của công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà các chứng khoán được lưu thông từ nhà phát hành tới các nhà đầu tư qua đó huy động các nguồn vốn nhãn rỗi để sử dụng có hiệu quả. CTCK có vai quan trọng đối với các chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán. Đối với tổ chức phát hành: Các CTCK thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành cho các tổ chức phát hành do đó các CTCK có vai trò rất quan trọng trong việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng của các tổ chức phát hành nhằm thực hiện mục tiêu là huy động vốn thông qua đợt phát hành các chứng khoán ra công chúng. Đối với các nhà đầu tư: Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư… CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư. Các công ty chứng khoán là công ty chuyên nghiệp trong việc thu thập và xử lý thông tin vì thế sẽ chính xác hơn nếu như các CTCK đánh giá các khoản đầu tư của khách hàng, và tư vấn cho khách hàng về định hướng đầu tư của họ Đối với thị trường chứng khoán - Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định, tuy nhiên để đưa ra mức giá cuối cùng người mua và người bán phải thông qua các công ty chứng khoán vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. -Ngoài ra, CTCK còn thực hiện vai trò ổn định thị trường. Vai trò này xuất phát từ nghiệp vụ tự doanh, qua nghiệp vụ này các công ty chứng khoán nắm giữ một tỷ lệ nhất định các chứng khoán qua đó góp phần bình ổn thị trường. -Bằng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán phát hành sẽ có uy tín hơn trên thị trường và sẽ dễ dàng giao dịch trên thị trường, đồng thời giá của chứng khoán cũng sẽ được các CTCK xác định một cách chính xác, phù hợp với tổ chức phát hành góp phần bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu - Bên cạnh đó, hoạt động môi giới và tư vấn của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán thứ cấp tạo nên tính thanh khoản cho các chứng khoán. Các chứng khoán có tính thanh khoản càng cao càng hấp dẫn được công chúng đầu tư hơn từ đó tạo điều kiên thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp phát hành chứng khoán trên thị trường. Đối với cơ quan quản lý thị trường. Các cơ quan quản lý thị trường có mục tiêu là quản lý và bình ổn thị trường giúp cho thị trường hoạt động một cách có hiệu quả nhất và trong mục tiêu đó các công ty chứng khoán có vai trò rất quan trọng là cung cấp các thông tin cho các cơ quan quản lý để họ thực hiện tốt mục tiêu đó. Việc công khai các thông tin vừa là quy định của hệ thống pháp luật vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các CTCK vì các công ty chứng khoán cần phải minh bạch trong hoạt động của mình. Nhờ các thông tin này mà các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng là lũng đoạn thị trường. 4.Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. 4.1.Các nghiệp vụ chính: Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Theo đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tai SGDCK hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: Để thực hiện thành công các đợt phát hành chứng khoán để huy động vốn tổ chức phát hành phải cần đến các công ty chứng khoán tư vấn cho đợt phát hành và thực hiện bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán ra công chúng. Hoạt động tự doanh chứng khoán: Là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động này được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC, nghiệp vụ này hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh của khách hàng vừa phục vụ cho chính mình. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán: Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, khuyến nghị, phân tích và thực hiện một số dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng. 4.2.Các nghiệp vụ phụ trợ: Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán: Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhằm lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán lưu ký. Quản lý thu nhập của khách hàng: Thông qua nghiệp vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng CTCK có trách nhiệm thông báo cho khách hàng về tình hình của thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra thu nhận cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. Nghiệp vụ tín dụng: Hoạt động này là việc các CTCK cho khách hàng vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống, hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện mua ký quỹ. Nghiệp vụ quản lý quỹ: Là nguồn vốn được hình thành từ nguồn vốn góp của các nhà đầu tư trên thị trường, được uỷ thác cho các công ty quản lý quỹ đầu tư đầu tư nhằm thu lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. II. Hình thức phát hành chứng khoán Việc chào bán chứng khoán ra công chúng để huy động vốn được gọi là phát hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa ra một loại chứng khoán của một tổ chưc lần đầu tiên phát hành ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng. Nếu việc phát hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ sung. 1 Đối với cổ phiếu 1.1 Phát hành chứng khoán riêng lẻ Phát hành riêng lẻ là hình thức phát hành trong đó đơn vị phát hành chào bán chứng khoán của mình trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định với những điều kiện hạn chế mang tính chất khép kín. Các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Các công ty thực hiện phát hành chứng khoán riêng lẻ khi: + Công ty chưa đủ tiêu chuẩn để phát hành chứng khoán ra công chúng; + Số lượng vốn cần huy động thấp, quy mô huy động chưa cần ở mức rộng rãi, phạm vi hoạt động vẫn mang tính chất nội bộ, khép kín + Phát hành cổ phiếu nhằm mục đích tăng cường các mối quan hệ kinh doanh hoặc phát hành cho nội bộ cán bộ, nhân viên của đơn vị phát hành. 1.2 Phát hành chứng khoán ra công chúng Phát hành chứng khoán ra công chúng là hình thức phát hành trong đó chứng khoán được bán rộng rãi cho quảng đại quần chúng đầu tư ( trong đó phải dành một tỷ lệ cho nhà đầu tư nhỏ) với quy mô lớn cho một số lượng nhà đầu tư đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch và tuân thủ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khóa. Đơn vị phát hành phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định và phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán. Phát hành chứng khoán ra công chúng phải tiến hành công khai và chịu sự giám sát của Luật chứng khoán. Công ty đã thực hiện phát hành chứng khoán được gọi là công ty đại chúng. Phát hành chứng khoán ra công chúng được phân biệt giữa phát hành cổ phiếu ra công chúng và phát hành trái phiếu ra công chúng. Đối với phát hành cổ phiếu ra công chúng, việc phát hành được thực hiện theo một trong 2 hình thức: phát hành lần đầu ra công chúng và phân phối sơ cấp. Trong khi phát hành trái phiếu ra công chúng chỉ thực hiện bằng một hình thức duy nhất là phân phối sơ cấp. Phát hành lần đầu ra công chúng ( IPO – Initial Public Ofering): là đợt phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. Phân phối sơ cấp ( PO – Primary offering): là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư và các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng 2 Đối với trái phiếu 2.1 Trái phiếu công ty Việc phát hành trái phiếu có thể do doanh nghiệp tự tổ chức phát hành; hoặc thông qua phương thức bảo lãnh phát hành của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán; hoặc đấu thầu trên thị trường chứng khoán… 2.2 Trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương + Phát hành theo phương thức bán lẻ thông qua hệ thống kho bạc Nhà nước Đây là phương thức mà hệ thống kho bạc Nhà nước trực tiếp bán trái phiếu cho các nhà đầu tư (chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình) tại các hệ thống các quầy giao dịch trên cả nước + Phát hành thông qua tổ chức phát hành Trái phiếu được bán thông qua các công ty chứng khoán, các công ty tài chính và ngân hàng thương mại…Trường hợp không bán hết trái phiếu, tổ chức đại lý được trả số trái phiếu còn lại cho Bộ Tài chính + Bảo lãnh phát hành Bảo lãnh phát hành là phương thức phát hành trong đó một hoặc một số tổ chức bảo lãnh giúp Bộ Tài chính thực hiện các thủ tục cần thiết trước khi phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường, nhận mua trái phiếu chính phủ để bán lại, hoặc mua lại số trái phiếu chnhs phủ còn lại chưa phân phối hết… Lợi ích phát hành chứng khoán ra công chúng Phát hành ra công chúng nhằm huy động vốn Phát hành chứng khoán ra công chúng là điều kiện để tham gia niêm yết trên thị trường tập trung Tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nâng cao uy tín, quảng bá hình ảnh Giảm chi phí tiếp cận vốn III.Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. 1.Khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán. Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp đơn vị phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng. 2.Các phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán. 2.1.Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán này hay không. Trong hình thức theo “ cam kết chắc chắn”, một nhóm các tổ chức bảo lãnh phát hình thành một tổ hợp đêt mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng ( POP) và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh vơi giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu. 2.2.Bảo lãnh theo phương thức dự phòng Đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty cần phảo bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. 2.3.Bảo lãnh với cố gắng cao nhất Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại. 2.4.Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không Trong phương thức này tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phát hành bán một số lượng chứng khoán nhất định ra công chúng, nếu không phân phối được hết sẽ hủy toàn bộ đợt phát hành. 2.5.Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa Là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố găng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tụ do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ. 3.Các chủ thể tham gia đợt bảo lãnh phát hành chứng khoán. 3.1. Tổ hợp bảo lãnh phát hành Tổ hợp bảo lãnh phát hành là một nhóm các tổ chức bảo lãnh đứng ra đảm nhận nghiệp vụ bảo lãnh phát hành nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo việc phân phối chứng khoán được tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả. 3.2.Tổ hợp bảo lãnh chính Tổ chức này sẽ do đơn vị phát hành lựa chọn. Thẩm quyền của tổ chức bảo lãnh phát hành chính được quy định trong hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh tham gia đợt phát hành. 3.3.Nhóm đại lý phân phối Bao gồm các công ty chứng khoán tự doanh giúp cho việc phân phối chứng khoán. 4.Quy trình thực hiện đợt bảo lãnh phát hành chứng khoán. Gồm 4 bước cơ bản sau: phân tích đánh giá khả năng phát hành; chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành; bán chứng khoán ra công chúng; bình ổn và điều hòa thị trường. 4.1 Phân tích và đánh giá khả năng phát hành Ngay từ trước khi hợp đồng bảo lãnh phát hành được kí kết, tổ chức bảo lãnh phát hành cũng bắt đầu tìm hiểu đóng vai trò như 1 đơn vị tư vấn phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ cùng đơn vị phát hành lập nhóm nghiên cứu tiền khả thi để chuẩn bị phát hành. Nhóm này sẽ bao gồm nhân viên phân tích của tổ chức bảo lãnh phát hành và các cán bộ của đơn vị phát hành. Nhóm chuẩn bị sẽ tiến hành những phân tích, đánh giá về khả năng phát hành ra công chúng trên những khía cạnh chủ yếu như: tình hình hoạt động của đơn vị phát hành, tiềm lực tài chính của đơn vị phát hành, tình hình thị trường của các sản phẩm chính, các khía cạnh pháp lí của việc phát hành chứng khoán ra công chúng, tình hình thị trường vốn trong nước và nước ngoài. Kết quả phân tích ban đầu này nhằm cung cấp những thông tin cho hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông ra quyết định phát hành. Không những thế những phân tích trên được tiến hành cũng sẽ góp phần đưa ra những phương hướng chính về cách thức phát hành và chủng loại phát hành. 4.2 Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Sau khi hợp đồng bảo lãnh phát hành được kí kết tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ phối hợp với đơn vị phát hành để thực hiện công tác chuẩn bị hồ sơ đăng kí phát hành. Việc chuẩn hồ sơ đăng kí phát hành cần sự tham gia của các chuyên gia tài chính, kế toán và pháp lí. Các chuyên gia này là nhân viên của tổ chức bảo lãnh hoặc cũng có thể là do tổ chức bảo lãnh tập hợp từ các công ty tài chính, kế toán hay luật pháp khác. Luật pháp của hầu hết các quốc gia đều quy định tổ chức bảo lãnh phải chịu trách nhiệm liên đới đối với hồ sơ đăng kí phát hành của đơn vị phát hành. Tức là tổ chức bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trước sai sót hay thiếu hụt thông tin trong hồ sơ xin phép phát hành. Quy định này nhằm đảm bảo tổ chức bảo lãnh có những cố gắng tối đa trong việc kiểm tra tính đúng đắn, đầy đủ và hợp pháp của các thông tin đưa ra trong hồ sơ xin đăng kí phát hành và các thông tin trong bản cáo bạch. Quy định này sẽ đảm bảo cho các nhà đầu tư có được những thông tin xác thực và đầy đủ để đưa ra quyết định đầu tư Trong trường hợp bảo lãnh phát hành theo hình thức tổ hợp bảo lãnh thì tổ chức bảo lãnh chính sẽ phải quyết định quy mô tổ hợp và xác định các thành viên tham gia tổ hợp. Việc thành lập tổ hợp bảo lãnh cũng có những lợi ích nhất định đối với các tổ chức bảo lãnh bởi nó có thể phân tán rủi ro. Tổ chức bảo lãnh tham gia tổ hợp bảo lãnh phát hành có thể do tổ chức bảo lãnh chính lựa chọn hoặc do chính các tổ chức bảo lãnh tiếp xúc với tổ chức bảo lãnh chính để tìm cơ hội tham gia. Tổ chức bảo lãnh chính cũng có thể thành lập nhóm bán, bao gồm các đại lí phân phối. Thông thường các địa lí phân phối được xác định sau khi tổ hợp bảo lãnh được thiết lập. Để phân định quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia vào quá trình bảo lãnh phát hành, các hợp đồng sau phải được ký kết trước khi quá trình phát hành được khởi động: hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh phát hành hay còn có thể gọi là cam kết bảo lãnh phát hành, hợp đồng với các đại lý được lựa chọn( nếu có). Các hợp đồng này sẽ quy định rõ về quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên tham gia quá trình chào bán chứng khoán ra công chúng. Các hợp đồng này thường cũng sẽ quy định những điều khoản nhằm đảm bảo hồ sơ đăng kí phát hành và bản cáo bách chứa đựng những thông tin chính xác và đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của đơn vị phát hành. Tại bước này, tổ chức bảo lãnh phát hành cũng phải phối hợp với đơn vị phát hành để xác định giá chào bán. Sau khi hoàn tất hồ sơ tổ chức bảo lãnh có thể giúp đơn vị phát hành trình hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Tổ chức phát hành cũng có thể gửi hồ sơ đăng kí trực tiếp lên cơ quan quản lí Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra đơn vị bảo lãnh còn phải nộp hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ này bao gồm: bản sao giấy phép hoạt động do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp, đơn đăng kí làm bảo lãnh phát hành, hợp đồng giữa các nhà bảo lãnh phát hành (nếu có tổ hợp bảo lãnh), các tài liệu chứng minh tổ chức bảo lãnh có đủ điều kiện làm bảo lãnh cho đơn vị phát hành 4.3 Phân phối chứng khoán ra công chúng Sau khi hồ sơ đăng kí phát hành được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận, tổ chức bảo lãnh sẽ cùng các đại lí phân phối tiến hành xử lí các phiều đặt mua, nhận tiền đặt cọc và nhận sổ phân phối chứng khoán. Vào thời điểm khóa sổ các tổ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành giá trị chứng khoán theo giá chào bán trừ đi hoa hồng bảo lãnh. Tổ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành vào ngày khóa sổ ngay khi chưa hoàn thành việc phân phối chứng khoán 4.4 Hoàn tất các công việc của việc chào bán chứng khoán Các tổ chức phát hành có thể gặp khó khăn trong việc phân phối chứng khoán nếu giá chứng khoán đó trên thị trường giảm xuống dưới mức giá chào bán trước khi hoàn tất việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Để giảm thiểu khó khăn này các tổ chức bảo lãnh chính có thể ổn định giá bằng cách mua chứng khoán vào tài khoản của tổ hợp. Công tác bình ổn giá có thể thực hiện trên bất kì thị trường nào mà chứng khoán chào bán được giao dịch. Khi thực hiện mua để ổn định, người mua phải thông báo cho bên nhận lệnh rằng việc mua này nhằm mục đích ổn định. Tổ hợp bảo lãnh chỉ được đặt mua để ổn định trên thị trường với cùng mức giá. Trong quá trình bình ổn giá, thành viên của tổ hợp bảo lãnh phát hành thường bị cấm bán cổ phiếu dưới giá chào bán trong một khoảng thời gian nhất định sau thời điểm kết thúc việc chào bán, phân phối cổ phiếu ra công chúng và sau khi tổ hợp bảo lãnh phát được giải thể. Sau thời hạn này, thành viên tổ hợp bảo lãnh phát hành có thể bán cổ phiếu theo bất kì giá nào. 5.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty chứng khoán. 5.1.Nhân tố bên ngoài 5.1.1.Điều kiện kinh tế trong nước: Là một yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Nền kinh tế đất nước có phát triển thì sẽ có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, sẽ nhanh chóng áp dụng được các mô hình quản lý, khoa học kỹ thuật của các nước đi trước… tiết kiệm được chi phí, thời gian nghiên cứu. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán 5.1.2.Môi trường pháp lý Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường còn rất non trẻ mới đi vào hoạt động được vài năm gần đây, vì vậy sẽ không thể tránh khỏi các văn bản pháp lý, quy định của các cơ quan quản lý, chính phủ còn nhiều thiếu sót và chưa chính xác. Do đó, hạn chế sự phát triển của thị trường chứng khoán đất nước yêu cầu đòi hỏi cần phái có một khung pháp lý phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán và hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK. 5.1.3.Trình độ quản lý, khoa học công nghệ Trình độ quản lý, khoa học công nghệ cao, hiện đại sẽ là một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Các hoạt động của công ty chứng khoán hoạt động gần như độc lập với nhau và có khả năng tự quyết định hoạt động của mình vì thế cần phải có sự quản lý và khoa học công nghệ hiện đại giúp cho hoạt động của các công ty chứng khoán hoạt động có hiệu quả. 5.1.4.Khách hành và đối thủ cạnh tranh Khách hành của các tổ chức bão lãnh phát hành là các tổ chức phát hành chứng khoán vì vậy muốn hoạt động bảo lãnh phát hành đạt hiệu quả thì các tổ chức bảo lãnh phải hiểu hoạt động của các tổ chức phát hành và đối thủ cạnh tranh trong hoạt động đó. 5.2. Nhân tố bên trong: 5.2.1. Nhân tố về khả năng tài chính Khả năng tài chính là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của CTCK, CTCK sẽ hoạt động một số hoặc tất cả các nghiệp vụ là tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của công ty. Thông thường các CTCK thường phát triển chmình một thế mạnh riêng trên thị trường nhằm tận dụng có hiệu quả nhất khả năng tài chính của chính công ty và thế mạnh do mình tạo ra. 5.2.2. Nhân tố về nhân sự, năng lực chuyên môn và tổ chức quản lý Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến các hoạt động của CTCK, bởi năng lực chuyên môn của nhân viên và tổ chức quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của chính công ty, công ty muốn hoạt động có hiệu quả thì không những cần phải có khả năng tài chính vững mạnh mà còn cần phải có được một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn và tổ chức quản lý khoa học, hiệu quả CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. I.Thực trạng hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thì nghiệp vụ bảo lãnh phát hành được coi là nghiệp vụ quan trọng và là một trong năm nghiệp vụ được cấp giấy phép hoạt động của công ty chứng khoán. Hoạt động bảo lãnh phát hành có nhiều ý nghĩa quan trọng, như giảm chi phí phát hành, tạo tính ổn định cho các chứng khoán mới phát hành trong đó quan trọng nhất là mang lại tính chuyên nghiệp cho thị trường. Tuy nhiên, hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK ở nước ta hiện nay chưa thực sự đóng vai trò như vây là do thị trường chứng khoán ở nước ta chưa thực sự phát triển số lượng các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng còn rất ít, thiếu các dự án khả thi, các doanh nghiệp vẫn còn thói quen sử dụng nguồn vốn vay nhiêu hơn, lý do thứ hai là do khối lượng phát hành chứng khoán là nhỏ do đó các tổ chức phát hành (TCPH) không cần đến hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK và nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ hạn chế của các CTCK, các công ty chứng khoán ở nước ta hiện nay do hoạt động chưa lâu trên thị trường nên yếu cả về tiềm lực vốn và nghiệp vụ chuyên môn. Với mức vốn đáp ứng ở yêu cầu tối thiểu khi đăng ký như hiện nay các tổ chức này chỉ dám tham gia với vai trò đại lý phân phối cho TCPH, đội ngũ cán bộ của các CTCK hiện nay hầu hết họ đều là những cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản tuy nhiên hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán đòi hỏi những cán bộ không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi mà còn cần phải có kinh nghiệm, hiểu biết về hoạt động bảo lãnhphát hành và đó là những hạn chế mà các cán bộ của CTCK ở nước ta còn tồn tại. II.Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1. Đôi nét về công ty Thương hiệu: Tên viết tắt: BSC Địa chỉ: Tầng 10 - Tháp Đôi - Vincom 191 Bà Triệu, Hà Nội Địa phương: Hà Nội Điện thoại: 422200668 Fax: 422200669 Website: Giám đốc: Nguyễn Khắc Thân BSC - CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN Được cấp phép thành lập ngày 26/11/1999, với tên giao dịch: Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Công ty vinh dự trở thành Công ty chứng khoán đầu tiên trong ngành ngân hàng tham gia kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán và cũng là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam. Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu trong hơn 50 năm qua của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)- Ngân hàng Thương mại quốc doanh được Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước chỉ định làm ngân hàng thanh toán cho thị trường chứng khoán - sự khai trương và đi vào hoạt động với tư cách là một định chế tài chính trung gian hoạt động đa năng của BSC cũng đánh dấu cho sự khởi đầu cho ngành chứng khoán nói chung và nghề môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán tại Việt Nam nói riêng. Cuối năm 2010, với định hướng phát triển của BIDV, đồng thời để đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của thị trường, BSC tiến hành cổ phần hóa và đấu giá thành công 10.195.570 cổ phần. Ngày 01/01/2011, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với số vốn điều lệ là 865 tỷ đồng. Hiện BSC có một trụ sở chính tại Hà Nội, một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới đại lý giao dịch trên toàn quốc, với hơn 200 nhân viên làm việc trong cả khối hỗ trợ và khối nghiệp vụ. Hơn 10 năm qua, với sự hậu thuẫn toàn diện, mạnh mẽ và có hiệu quả của BIDV, bằng nỗ lực tự thân của đội ngũ cán bộ nhân viên, BSC đã không ngừng vươn lên với mục tiêu trở thành một trong những Công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam. BSC – LỢI THẾ CẠNH TRANH Là thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất hiện nay, BSC luôn nhận được sự hỗ trợ toàn diện của BIDV trên tất cả các mặt hoạt động. Tài sản quý giá nhất góp phần tạo nên uy tín và hình ảnh của BSC chính là nguồn nhân lực. Với đội ngũ chuyên viên trẻ, năng động, nhạy bén trong kinh doanh, được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, thông qua việc tổ chức thường xuyên các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, bằng các kinh nghiệm tích luỹ được từ việc thực hiện các hợp đồng, các dự án lớn, BSC luôn đem đến cho khách hàng sự tin cậy bởi hàng loạt các dịch vụ tư vấn bài bản, sáng tạo và chuyên nghiệp. Trên cơ sở mạng lưới chi nhánh rộng lớn của BIDV, BSC đã phát triển nhanh chóng hệ thống các điểm hỗ trợ giao dịch trên toàn quốc để phục vụ kịp thời nhu cầu của mọi khách hàng. Nhờ khai trương ngay từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, cho đến nay, BSC đã xây dựng và phát triển được một cơ sở khách hàng lớn, thuộc nhiều ngành, nghề và lĩnh vực khác nhau. Toàn bộ hoạt động của BSC được xây dựng và vận hành trên cơ sở một nền công nghệ thông tin hiện đại, được thiết kế như một hệ thống mở cho nên không những có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch, vấn tin, tư vấn cho nhà đầu tư, quản lý nội bộ công ty trong giai đoạn hiện tại mà còn có thể được phát triển, hoàn thiện và tích hợp với các hệ thống khác khi có sự thay đổi, nâng cấp trong hệ thống giao dịch và công bố thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán trong tương lai.BSC cũng là một trong những Công ty chứng khoán đầu tiên được tổ chức đo lường quốc tế BVQI cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo chuẩn ISO 9001:2000. Với tiềm lực tài chính vững mạnh, với uy tín đã tạo lập và khẳng định trên trên thương trường, ngoài việc thiết lập mối quan hệ với các đối tác trong nước để thực hiện những dự án lớn, BSC có thể thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IFC, MPDF...) để hỗ trợ toàn diện cho khách hàng. 2.Tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty. Ban đầu vốn điều lệ là 300 tỷ đồng tăng lên 700 tỷ đồng ( năm 2007).Tính đến cuối năm 2009 tổng tài sản của BSC đã là 3.897 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 700 tỷ đồng, đứng thứ ba trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó tài sản ngắn hạn là 3.698 tỷ đồng chiếm 95% trong tổng tài sản, tài sản dài hạn là 200 tỷ đồng chiếm 5% trong tổng tài sản. Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn / tài sản ngắn hạn của Công ty là 85%, tỷ lệ vốn khả dụng của Công ty là 21%. Ngoài số vốn hiện có, Công ty có thể huy động vốn từ hoạt động kinh doanh vốn và hoạt động đầu tư tự doanh. Bảng 1: Doanh thu của BSC. VĐL VCSH Doanh thu LNST LNVĐL dự phòng 2007 2008 2007 2008 700 274.287 306.146 478.923 114.32 -554.088 -79.16% 633.497 (Nguồn: công ty chứng khoán BSC.) Năm 2007, doanh thu của BSC đạt gần 100 tỷ đồng, tăng 51% so với mức thực hiện cả năm 2006. Sau năm 2008 với hoạt động kinh doanh không mấy khả quan của Công ty,một năm kinh doanh thua lỗ do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, thị trường chứng khoán sụt giảm, ảm đạm. BSC với khoản lỗ lên tới 554 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của Công ty là 700 tỷ đồng, tỷ lệ vốn/ vốn điều lệ đạt 79.16% BSC cũng chưa phải là Công ty chứng khoán có mức thua lỗ lớn nhất. Sau thất bại của năm 2008 Công ty từng bước củng cố và phát triển với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động , có trình độ, có tinh thần học hỏi cao. Để tăng tính cạnh tranh cho các hoạt động của công ty , công ty thực hiện các sản phẩm dịch vụ mới. Năm 2009 đánh dấu một bước phát triển mới, đó là việc đưa hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt HNX vào hoạt động ngày 24/09/2009 phục vụ khách hàng là các tổ chức tài chính lớn cũng như các công ty chứng khoán chưa là thành viên thị trường như Habubank, Seabank,…. Về kết quả kinh doanh của Công ty: Lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt 399 tỷ đồng Bảng 2: Kết quả kinh doanh Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 VNINDEX 305.62 484.77 Trích lập DPRR 581.778 172.647 Hoàn nhập DPRR 389.131 Lợi nhuận các hoạt động 78.408 134.659 Lợi nhuận trước thuế 515.363 399.018 (Nguồn: công ty chứng khoán BSC) Trong đó: Hoạt động môi giới của công ty : Doanh thu đạt 58 tỷ đồng đạt 110% so với kế hoạch , tăng trưởng 125% so với năm 2008 đạt 46,4 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động môi giới của công ty là 30 tỷ đồng , tăng 120% so với năm 2008 đạt 25 tỷ đồng. Thu dịch vụ ròng là 42.672 triệu đồng đạt 101% so với kế hoạch, tăng 120 % so với năm 2008.Thị phần môi giới :năm 2009 đạt 2.3% đạt 70% so với kế hoạch, giảm 1.1% so với năm 2008 là 3.4%, đứng thứ 8/10 Công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh vốn : năm 2009 doanh thu đạt 315 tỷ đồng chiếm 50% tổng doanh thu. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vốn bao gồm repo ( giao dịch mua và bán chứng khoán), tiền gửi là 70 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư tự doanh : BSC đã cơ cấu danh mục đầu tư hướng tới mục tiêu an toàn, phản ứng linh hoạt với thị trường. Lượng tiền mặt rút ra khỏi thị trường từ cơ cấu danh mục năm 2009 là 1.133 tỷ đồng. Tỷ trọng cổ phiếu – tiền 1:3. Lợi nhuận từ hoạt động tự doanh trái phiếu là 14 tỷ đồng , từng bước mở rộng thị phần , đối tác giao dịch trái phiếu và nâng cao vị thế của BSC. Hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành : số hợp đồng tư vấn của công ty trong năm 2009 thực hiện là 65 tăng gấp 3 lần so với năm 2008 chỉ đạt 22 hợp đồng bao gồm: tư vấn CPH, tư vấn tài chính, tư vấ niêm yết, tư vấn đại hội cổ đông. III.Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty BSC. 1.Quy trình bảo lãnh phát hành tại công ty BSC Gồm: phân tích đánh giá khả năng phát hành; chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành; phân phối chứng khoán ra công chúng; hoàn tất các công việc của việc chào bán chứng khoán. 1.1 Phân tích và đánh giá khả năng phát hành Ngay từ trước khi hợp đồng bảo lãnh phát hành được kí kết, BSC cũng bắt đầu tìm hiểu đóng vai trò như 1 đơn vị tư vấn phát hành. BSC sẽ cùng đơn vị phát hành lập nhóm nghiên cứu tiền khả thi để chuẩn bị phát hành. Nhóm này sẽ bao gồm nhân viên phân tích của tổ chức bảo lãnh phát hành và các cán bộ của đơn vị phát hành. Nhóm chuẩn bị sẽ tiến hành những phân tích, đánh giá về khả năng phát hành ra công chúng trên những khía cạnh chủ yếu như: tình hình hoạt động của đơn vị phát hành, tiềm lực tài chính của đơn vị phát hành, tình hình thị trường của các sản phẩm chính, các khía cạnh pháp lí của việc phát hành chứng khoán ra công chúng, tình hình thị trường vốn trong nước và nước ngoài. Kết quả phân tích ban đầu này nhằm cung cấp những thông tin cho hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông ra quyết định phát hành. Không những thế những phân tích trên được tiến hành cũng sẽ góp phần đưa ra những phương hướng chính về cách thức phát hành và chủng loại phát hành. 1.2 Chuẩn bị hồ sơ đăng kí phát hành Sau khi hợp đồng bảo lãnh phát hành được kí kết BSC sẽ phối hợp với đơn vị phát hành để thực hiện công tác chuẩn bị hồ sơ đăng kí phát hành. Việc chuẩn hồ sơ đăng kí phát hành cần sự tham gia của các chuyên gia tài chính, kế toán và pháp lí. Các chuyên gia này là nhân viên của tổ chức bảo lãnh hoặc cũng có thể là do tổ chức bảo lãnh tập hợp từ các công ty tài chính, kế toán hay luật pháp khác. Để phân định quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia vào quá trình bảo lãnh phát hành, các hợp đồng sau phải được ký kết trước khi quá trình phát hành được khởi động: hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh phát hành hay còn có thể gọi là cam kết bảo lãnh phát hành, hợp đồng với các đại lý được lựa chọn( nếu có). Các hợp đồng này sẽ quy định rõ về quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên tham gia quá trình chào bán chứng khoán ra công chúng. Các hợp đồng này thường cũng sẽ quy định những điều khoản nhằm đảm bảo hồ sơ đăng kí phát hành và bản cáo bạch chứa đựng những thông tin chính xác và đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của đơn vị phát hành. Tại bước này, BSC cũng phải phối hợp với đơn vị phát hành để xác định giá chào bán. Sau khi hoàn tất hồ sơ tổ chức bảo lãnh có thể giúp đơn vị phát hành trình hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước. BSC cũng có thể gửi hồ sơ đăng kí trực tiếp lên cơ quan quản lí Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra BSC còn phải nộp hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ này bao gồm: bản sao giấy phép hoạt động do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp, đơn đăng kí làm bảo lãnh phát hành, hợp đồng giữa các nhà bảo lãnh phát hành (nếu có tổ hợp bảo lãnh), các tài liệu chứng minh tổ chức bảo lãnh có đủ điều kiện làm bảo lãnh cho đơn vị phát hành 1.3 Phân phối chứng khoán ra công chúng Sau khi hồ sơ đăng kí phát hành được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận, BSC và tổ chức phát hành sẽ tiến hành các công việc sau + Công bố thông tin về đợt phát hành Thông tin về đợt chào bán bán chứng khoán ra công chúng được cung cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức phát hành có thể sử dụng bản cáo bạch tóm tắt nội dung cô đọng hơn so với bản báo cáo bạch đầy đủ đã được ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp nhận + Nhận phiếu đặt mua và lập sổ phân phối cổ phiếu Để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành thường tiên hành phân phát tài liệu nội bộ cho bộ phận tiếp thị trong đó mô tả về tổ chức phát hành, quá trình kinh doanh, đồng thời mô tả về đợt phát hành và nêu những điểm hấp dẫn khi đầu tư vào tổ chức phát hành. Việc bán chứng khoán cho các nhà đầu tư riêng lẻ do các công ty môi giới, đại lý phân phối chứng khoán phục vụ cho BSC thực hiện. 1.4 Hoàn tất các công việc của việc chào bán chứng khoán Vào thời điểm khóa sổ, BSC có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành trị giá chứng khoán theo giá chào bán ra công chúng trừ đi hoa hồng bảo lãnh. Việc thanh toán được thực hiện vào thời điểm khóa sổ đồng thời với việc chuyển giao các chứng chỉ. Các tổ chức phát hành có thể gặp khó khăn trong việc phân phối chứng khoán nếu giá chứng khoán đó trên thị trường giảm xuống dưới mức giá chào bán trước khi hoàn tất việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Để giảm thiểu khó khăn này BSC có thể ổn định giá bằng cách mua chứng khoán vào tài khoản của tổ hợp. Sau khi hoàn tất việc thanh toán, hoạt động bảo lãnh phát hành của BSC với tổ chức phát hành đó sẽ kết thúc 2 Tình hình hoạt động bảo lãnh phát hành của BSC. Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được phép hoạt động trên tất cả các nghiệp vụ của một công ty chứng khoán và hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty cũng chiếm một tỷ trọng nhất định trên thị trường đem lại cho công ty rất nhiều khách hàngvà lợi nhuận. Điều đó được thể hiện trên bảng số liệu số liệu sau: Bảng 3 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 A/Doanh thu 69.052.305.913 200.538.032.879 I. Thu từ hoạt động kinh doanh 69.052.305.913 200.538.032.879 1. Doanh thu từ hoạt động KDCK 62629.151.223 195.455.006.759 Doanh thu môi giới Ck cho người đầu tư 1.912.046.590 18.543.484.487 Doanh thu hoạt động tự doanh chứng khoán 47.599.707.163 162.677.629.438 Doanh thu QLDMDT 76.221.135 Doanh thu bảo lãnh phát hành 5.038.007.976 7.087.715.250 Doanh thu tư vấn đầu tư CK 2.385.908.438 3.165.586.550 Hoàn nhập dự phòng các khoản trích trước 9.002.600 22.386.000 Doanh thu về vốn kinh doanh 5.585.565.947 3.764.797.329 2. Thu lãi đầu tư 6.423.154.690 5.083.026.120 3. Các khoản giảm trừ doanh thu II. Thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh 1. Chênh lệch lãi nhượng bán, thanh lý TSCĐ 2. Thu bảo hiểm và đền bù tổn thất 3. Thu nợ phải thi đã xử lý 4. Thu nhập khác B/ Chi phí 52.968.209.582 135.471.770.539 I. Chi phí hoạt động kinh doanh 52.970.359.582 135.456.770.539 1. Chi phí hoạt động kinh doanh 49.164.164.253 131.584.107.961 1.1. Chi phí môi giới CK 86.676.542 3.303.835.769 1.2. Chi phí hoạt động tự doanh CK 7.760.000 2.158.633.285 1.3. Chi phí quản lý DMĐT 3.000.000 1.4. Chi phí bảo lãnh, phát hành CK 183.054.900 207.286.074 1.5. Chi phí tư vấn cho người đầu tư 1.6. Chi phí lưu ký chứng khoán 142.764.120 1.7 Chi phí( dự phòng, trích trước…) 618.105.220 1.8 Chi phí vốn kinh doanh 44.458.030.498 115.878.244.420 1.9Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh Ck 4.428.642.313 9.272.239.073 2. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.806.195.329 3.872.662.578 II. Chi Phí ngoài hoạt động kinh doanh (2.150.000) 15.000.000 C/ Xác định kết quả kinh doanh 16.084.096.331 65.066.262.340 1. Kết quả từ hoạt động kinh doanh CK 16.081.946.331 65.081.262.340 2. Kết quả từ hoạt động kinh doanh ngoài CK 2.150.000 (15.000.000) (Nguồn: Công ty chứng khoán BSC) Bảng 4 : Kết quả kinh doanh năm 2009 Chỉ tiêu Năm Thực hiện 2009 % thực hiện so với 2008 KH 2009 % thực hiện so với kế hoạch Chỉ tiêu số lượng Tổng doanh thu 544.124 598.205 110% Hoạt động môi giới 26.123 58.256 223% 57.868 101% Doanh thu từ hoạt động đầu tư kinh doanh -Hoạtđộng tự doanh -Doanh thu vốn kinh doanh - Thu lãi đầu tư 512.236 20.234 400.000 80.868 534.484 164.368 301.875 48.286 104% Hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành 3.212 5.600 174% Lưu ký, khác 2.419 4.573 189% Thu dịch vụ ròng 18.558 42.672 229% 42.000 101% Chỉ tiêu chất lượng Thị phần môi giới 3.2% 2.34% 73% 3.2% 70% Chỉ tiêu hiệu quả Lợi nhuận trước thuế ROE (515.363) 399.018 -71.15% 390.000 (Nguồn: Công ty chứng khoán BSC) Nhìn vào bảng cơ cấu doanh thu của BSC ta có thể dễ dang thấy được: Tuy số liệu còn khá khiêm tốn so với các hoạt động khác của Công ty nhưng hoạt động bảo lãnh đã có đóng góp không nhỏ đới với hoạt động kinh doanh của Công ty,hoạt động bảo lãnh phát hành giảm xuống và ngày càng giảm do Công ty tập trung vào hoạt động đầu tư kinh doanh, năm 2008 đạt 3.212 triệu động chiếm 0,6% tổng doanh thu của công ty, đến năm 2009 đạt 5.600 triệu đồng chiếm 0,93% tổng doanh thu của Công ty giảm so với giai đoạn 2005 – 2006, năm 2005 hoạt động bảo lãnh đạt 5.038.007.976 đồng chiếm 7,3 % tổng doanh thu đến năm 2006 đạt 7.087.715.250 đồng chiếm 3,5% tổng doanh thu. Sở dĩ có sự suy giảm như vậy là do điều kiện của thị trường, sự chuyển hướng hoạt động của công ty bắt đầu quan tâm tới một số mảng hoạt động khác đồng thời tập trung vào hoạt động tự doanh chứng khoán nhằm tạo ra một thế mạnh của công ty trên thị trường cho nên doanh thu của công ty đã tăng lên rất cao, thị phần của doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành đã giảm xuống 0,6% tổng doanh thu của công ty nhưng số doanh thu của hoạt động này vấn là đóng góp vào nguồn thu của công ty, đạt 5.600 triệu đồng. Hoạt động bảo lãnh phát hành là một hoạt động có vai trò rất quan trọng tới sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường muốn phát triển ngày càng lớn mạnh thì các hoạt động phát hành cổ phiếu phải được diễn ra và thực hiện thành công đợt chào bán chứng khoán phát hành đó. Vì vậy, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của BSC cần phải được quan tâm phát triển hơn nhằm nâng cao vai trò, vị thế và thế mạnh hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty trên thị trường. Bảng 5: So sánh doanh thu của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của các Công ty. Đơn vị: triệu đồng Công ty Doanhthu Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCBS) 6.5 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (IBS) 8 Công ty TNHH Chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam (ARSC) 10.5 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam ( BSC) 5.2 Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) 4.5 Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) 3.4 Công ty TNHH Chứng khoán Á Châu (ACBS) 5 Công ty cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất (FSC) 0 Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (TSC) 3.2 Công ty Chứng khoán Mê Kông (MSC) 0 Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á 0 Công ty cổ phần Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSC) 0 (Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) Từ bảng trên ta thấy hoạt động bảo lãnh phát hành của Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất so với các công ty chứng khoán cùng hoạt động, hoạt động bảo lãnh phát hành của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam không cao nhưng cũng đứng thứ 4 sau 3 Công ty chứng khoán của 3 Ngân hàng: Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều là những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Để xem xét rõ hơn về hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty so với hoạt động này tại các công ty khác ta có thể so sánh thị phần hoạt động của BSC với các công ty tiêu biểu trên thị trường chứng khoán như sau: Bảng 6: Thị phần hoạt động bảo lãnh phát hành của BSC. ( Đơn Vị: Phần trăm ) Công ty VCBS IBS ARSC BSC BCSC ABCS Công ty khác Thị phần 23.38 22.5 28.42 6.96 5.79 8.69 2.78 ( Nguồn: UBCK ) Hoạt động bảo lãnh phát hành của BSC là không phải là một thế mạnh của công ty và cả trên thị trường,mặc dù vậy nó vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ, chiếm 6,96% thị phần của cả thị trường. Vì thế, hoạt động này của công ty vẫn có vị thế trên thị trường, do vậy để phát triển hơn nữa hoạt động này trên thị trường thị BSC cần phải có được các chiến lược để phát triển mạnh hơn nữa , trở thành một trong những công ty dẫn đầu hoạt động bảo lãnh phát hành tăng doanh thu cho công ty và góp phần quan trọng vào công cuộc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị phần hoạt động bảo lãnh phát hành của Công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn vẫn dẫn đầu, khẳng định thế mạnh của mình trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của BSC mang lại doanh thu cho công ty, dù không lớn nhưng cũng đánh dấu vị thế của nó trên thị trường chứng khoán, để đành giá về hoạt động này của công ty trên thị trường ta có bảng số liệu so sánh doanh thu các hoạt động của BSC sau: Bảng 7 : So sánh doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành với các hoạt động khác của công ty Năm 2008 Năm 2009 Tổng doanh thu 544.124 598.205 Hoạt động môi giới 26.123 58.256 Doanh thu từ hoạt động đầu tư kinh doanh - Hoạt động tự doanh - Doanh thu vốn kinh doanh - Thu lãi đầu tư 512.236 20.234 400.000 80.868 534.484 164.368 301.875 48.286 Hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành 3.212 5.600 Lưu ký, khác 2.419 4.573 So với hoạt động đầu tư kinh doanh, hoạt động bảo lãnh phát hành là một bộ phận nhỏ trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của toàn công ty nhưng nó cũng có đóp góp không nhỏ trong doanh thu của toàn công ty, mặc dù không được chú trọng đầu tư phát triển nhưng nghiệp vụ này cũng đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của BSC, phí bảo lãnh phát hành ngày càng tăng, chắc chắn BSC sẽ có bước phát triển mới trong hoạt động này. Bằng 1/3 so với hoạt động tự doanh, đó cũng là con số không nhỏ. 3.Ví dụ về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của BSC đối với Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP Phân tích và đánh giá khả năng phát hành BSC tiến hành những phân tích, đánh giá về khả năng phát hành ra công chúng trên những khía cạnh chủ yếu như: tình hình hoạt động, tiềm lực tài chính của Tổng công ty Việt Thắng - CTCP, tình hình thị trường của các sản phẩm chính, các khía cạnh pháp lí của việc phát hành chứng khoán ra công chúng, tình hình thị trường vốn trong nước và nước ngoài. Phối hợp với Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP chuẩn bị hồ sơ đăng ký phát hành HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU (Theo Thông tư số 17/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng) STT Nội dung hồ sơ 1 Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng 2 Bản cáo bạch (1 gốc + 1 photô): Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng của tổ chức phát hành và người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy uỷ quyền. 3 Báo cáo tài chính kiểm toán trong 2 năm gần nhất phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Tuân thủ chế độ kế toán hiện hành của nhà nước; - Báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính; - Trường hợp tổ chức phát hành là công ty mẹ thì tổ chức phát hành phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán kèm theo báo cáo tài chính của chính công ty mẹ; - Báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập được chấp thuận. Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính phải được thể hiện chấp nhận toàn bộ. Trường hợp ý kiến kiểm toán là chấp nhận có loại trừ thì khoản ngoại trừ phải là không trọng yếu và phải có tài liệu giải thích hợp lý về cơ sở cho việc loại trừ đó; - Trường hợp hồ sơ được nộp trước ngày 1 tháng 3 hàng năm, báo cáo tài chính của năm trước đó trong hồ sơ ban đầu có thể là báo cáo chưa có kiểm toán, nhưng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán của hai (2) năm trước liền kề; - Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế toán của báo cáo tài chính gần nhất cách thời điểm gửi hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng hợp lệ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quá chín mươi (90) ngày, tổ chức phát hành phải lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất; - Trường hợp có những biến động bất thường sau thời điểm kết thúc niên độ của báo cáo tài chính gần nhất, tổ chức phát hành cần lập báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất; 4 Điều lệ công ty có nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật. 5 Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng. 6 Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ. Đối với việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 7 Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có). Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành, thì cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức bảo lãnh phát hành chính phải kèm theo hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành. 8 Sơ yếu lý lịch các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát; 9 Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hỗ trợ Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP và tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu số 45/GCN-UBCK do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 04/04/2011            Ngày 4/4/2011, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng số 45/GCN-UBCK cho Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP chào bán 6.000.000 cổ phiếu ra công chúng, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, trong đó: Trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu 700.000 cổ phiếu; chào bán 4.200.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; chào bán 1.100.000 cổ phiếu cho nhà đầu tư bên ngoài. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 60 tỷ đồng. Tổ chức tư vấn phát hành cho Công ty là CtyCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.             Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP có vốn điều lệ 140 tỷ đồng. Trụ sở chính đặt tại 127 Lê Văn Chí, Khu phố 1, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.             Giấy chứng nhận có hiệu lực kể từ ngày ký. (UBCKNN) Sau khi hồ sơ đăng kí phát hành được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận, BSC sẽ cùng các đại lí phân phối tiến hành xử lí các phiều đặt mua, nhận tiền đặt cọc và nhận sổ phân phối chứng khoán. THÔNG BÁO PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG (Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu số 45/GCN-UBCK do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 04/04/2011) 1- Tên tổ chức phát hành: TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG - CTCP 2- Địa chỉ trụ sở chính: 127 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp.HCM 3- Số điện thoại: (08) 3896 9337 – 3896 0542 – 3896 0543 Fax: (08) 3896 9319 4- Cổ phiếu phát hành ra công chúng: - Tên cổ phiếu: cổ phiếu Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP - Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông - Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng - Số lượng đăng ký phát hành: 6.000.000 cổ phần 5- Đối tượng phát hành: - Thưởng cổ tức bằng cổ phiếu đợt 2/2009: Số cổ phần thưởng: 700.000 cổ phần. Tỷ lệ thực hiện: 5%: Mỗi cổ đông sở hữu sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận 05 cổ phiếu thưởng, số cổ phiếu thưởng sẽ làm tròn xuống tới hàng đơn vị. - Chào bán cho cổ đông hiện hữu: • Số lượng chào bán: 4.200.000 cổ phần • Giá chào bán: 10.000 đồng/cổ phần. • Tỷ lệ thực hiện: 10:3: Cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được mua 03 cổ phiếu, số cổ phiếu được mua thêm sẽ làm tròn xuống tới hàng đơn vị. Số cổ phiếu không chào bán hết, số cổ phiếu lẻ (nếu có) sẽ được HĐQT quyết định chào bán cho các đối tượng khác theo những điều kiện phù hợp và không thuận lợi hơn so với cổ đông hiện hữu. Ví dụ: Vào ngày chốt danh sách để thực hiện quyền, nhà đầu tư A sở hữu 125 cổ phiếu sẽ được quyền mua 37 phiếu (125 cổ phiếu x 3/10 = 37.5 cổ phiếu, làm tròn xuống là 37 cổ phiếu) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu • Thông báo về việc chốt danh sách thực hiện quyền: ngày 07/04/2011 • Ngày chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức và thực hiện quyền: trước 16h ngày 18/04/2011 • Thời hạn chuyển nhượng quyền mua: từ ngày 21/04/2011 đến ngày 19/05/2011 • Thời hạn nhận đăng ký và nộp tiền mua cổ phiếu: từ ngày 21/04/2011 đến ngày 20/05/2011. Chào bán đấu giá cho nhà đầu tư bên ngoài: • Số lượng chào bán: 1.100.000 cổ phần • Giá khởi điểm là 12.000 đồng/cổ phần. • Hình thức đấu giá: đấu giá công khai tại trụ sở Tổng công ty Việt Thắng (địa chỉ như trên) • Thông báo đấu giá cổ phiếu Vicotex: ngày 09/04/2011 • Thời hạn cung cấp bản cáo bạch, nhận đăng ký và tiền đặt cọc: từ ngày 14/04/2011 đến ngày 13/05/2011 tại phòng Tổ chức hành chính Tổng công ty Việt Thắng và CTCP Chứng khoán BIDV • Thời gian nộp phiếu tham gia đấu giá: Trước 16h00 ngày 18/05/2011 tại phòng Tổ chức hành chính Tổng công ty Việt Thắng và CTCP Chứng khoán BIDV • Thời hạn tổ chức đấu giá: ngày 24/05/2011 • Thời hạn nhà đầu tư nộp tiền mua cổ phần: từ ngày 25/05/2011 đến ngày 10/06/2011 6- Khối lượng vốn cần huy động: dự kiến khoảng 55.200.000.000 đồng 7- Mục đích huy động vốn: đầu tư dự án “Xây dựng Nhà máy sợi mới” 8- Địa điểm công bố Bản cáo bạch tại: - Tổng công ty Việt Thắng – CTCP (địa chỉ như trên) và website: - Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh: Lầu 9, 146 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 38218 886 Fax: (08) 38218 510 Website: 9- Ngân hàng mở tài khoản phong toả nhận tiền mua cổ phiếu: Tên tài khoản: TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG – CTCP Số tài khoản: 310.10.000.827086 Ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam, chi nhánh Tp.HCM Địa chỉ: 134 Nguyễn Công Trứ, Q. 1; TP. HCM. Tp HCM, ngày 07 tháng 04 năm 2011 CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TGĐ (Đã ký) NGUYỄN ĐỨC KHIÊM IV.Đánh giá về hoạt động bảo lãnh phát hành của BSC. 1. Những kết quả đạt được Cũng như các công ty chứng khoán khác, BSC ra đời nhằm mục đích hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận và góp phần phát triển thị trường chứng khoán còn non trẻ tại Việt Nam. Tuy là một công ty ra đời sau một số công ty chứng khoán khác trên thị trường nhưng BSC đã biết tận dụng điều đó làm lợi thế cho chính mình, từ thực trạng hoạt động của các công ty ra đời trước BSC đã biết rút ra bài học quản lý cho chính hoạt động của mình nhờ đó mà trong năm năm hoạt động công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ góp phần cho sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam. Doanh thu của Công ty đã không ngừng tăng qua các năm và trở thành một công ty con của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( NHĐT & PTVN) mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty mẹ. Năm 2009 lợi nhuận của công ty là 400 tỷ đồng và chiến lược trong năm 2010 này công ty sẽ tiếp tục hoàn thiện mạng lưới kinh doanh của mình và sẽ mang lại doanh thu cao hơn cho NHĐT & PTVN. Trong điều kiện khó khăn chung của TTCK non trẻ Việt Nam BSC đã có những chiến lược đúng đắn để đưa công ty phát triển đi lên: - Đẩy mạnh kinh doanh chứng khoán có kỳ hạn ( Repo, Rerepo ), mở kênh thu mua chứng khoán lẻ, khai thác tốt quan hệ quốc tế nhằm thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài tạo thêm hướng phát triển mới cho cả thị trường chứng khoán Việt nam. - Đồng thời công ty còn phát triển thêm các dich vụ mới bên các các dịch vụ truyền thống của công ty như là thuần kinh doanh trái phiếu chính phủ sang kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp, phát triển các nghiệp vụ mà công ty còn yếu như nghiệp vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh chứng khoán. - Về cơ cấu tổ chức và nhân sự: Công ty đã hình thành được cho mình một khung bộ máy hoạt động hợp lý và có hiệu quả, tránh được các thủ tục không cần thiết trong hoạt động thu hút được ngày càng nhiều công chúng đầu tư quan tâm tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. Xây dựng được một đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, làm việc sáng tạo và có hiệu quả… - Về mạng lưới hoạt động: Hiện nay BSC đã xây dựng được cho mình một hệ thống đại lý nhận lệnh rất lớn rải ở khắp các tỉnh trên khắp toàn quốc tăng doanh thu cho công ty, phát triển mạnh hơn nữa các nghiệp vụ truyền thống của mình đồng thời mở rộng thêm các dịch vụ nhằm thu hút thêm nguồn vốn và công chúng đầu tư góp phần cho sự phát triển của thị trường. Những kết quả đã đạt được của công ty có được là do sự điều hành năng động của công ty cùng với sự lao động không biết mệt mỏi và đầy sáng tạo của toàn bộ cán bộ nhận viên trong công ty… 2. Hạn chế - Thị trường chứng khoán là thị trường mới, còn khá mới mẻ với Việt Nam, cùng với sự suy thoải toàn cầu làm ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường chứng khoán trong nước cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp - Môi trường tài chính còn thô sơ: Điều này được thể hiện qua các kênh huy động vốn đang ở trong giai đoạn mới hình thành, thiếu đồng bộ, đang chịu sự can thiệp hành chính thay cho sự tác động của các lực lượng thị trường. Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ tài chính còn quá ít ỏi khiến cho môi trường đầu tư nghèo nàn, kém hấp dẫn. - Môi trường pháp lý còn thiếu đồng bộ và chưa hoàn chỉnh. Nhà nước hiện nay chưa có những hoạch định cụ thể ở tầm chiến lược để phát triển một cách bài bản, đồng bộ và hiệu quả cho thị trường chứng khoán. Nhiều văn bản pháp lý được đưa ra không phù hợp với tình hình thực tế và còn nhiều bất cập. Bản thân các văn bản pháp lý hiện hành cũng đang trong quá trình điều chỉnh. - Thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng: Các công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ với những sản phẩm dịch vụ cao cấp của thị trường đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên dầy dạn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ. Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường chứng khoán non trẻ nên đội ngũ cán bộ của thị trường không thể tránh khỏi việc thiếu nguồn nhận lực có ký năng và BSC cũng không là ngoại lệ. - Là công ty con của NHĐT & PTVN, BSC nhận được rất nhiều lợi thế nhưng đó cũng là một hạn chế của BSC khi phải đồng thời chịu sự quản lý đôi khi không đồng bộ giữa NHĐT&PTVN với ủy ban chứng khoán (UBCK) và các cơ quan chức năng. - Doanh thu các hoạt động của BSC chênh lệnh nhau quá nhiều, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của BSC CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM I.Định hướng phát triển của BSC trong thời gian tới. 1.Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.     - Tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường cả về quy mô và chất lượng hoạt động để TTCK thật sự đóng vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu niêm yết đạt khoảng 40-50% GDP vào cuối năm 2010.   - Gắn việc phát triển TTCK với thúc đẩy chuyển đổi, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và chuyển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần.     - Mở rộng phạm vi hoạt động của TTCK có tổ chức, từng bước thu hẹp TTCK tự do nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. 2.Định hướng phát triển của BSC trong thời gian tới Trên cơ sở xuất phát điểm, nền tảng, công cụ hỗ trợ đã từng bước xây dựng và hoàn thành trong năm năm 2009 cũng như định hướng phát triển của BSC trong thời gian tới, năm 2010 là năm kết thúc của kế hoạch 3 năm 2008 – 2010 đưa Công ty nằm trong top đầu trên thị trường và cũng là năm đầu tiên thực hiện cổ phần hóa làm tiền đề hoạt động năm 2010 như sau: Năm 2010 được xác định là năm mở đầu cho một giai đoạn mới của hoạt động BSC, bắt đầu của kế hoạch 05 năm 2010 – 2015 sau cổ phần hóa. Do đó, nhằm đạt được sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, chất lượng và tăng trưởng bền vững trong hoạt động kinh doanh, định hướng đầu tiên là đưa các hoạt động vào chuẩn mực chung tốt nhất so với thông lệ thị trường về các tiêu chí hoạt động nghiệp vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục triển khai tất cả các mảng nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư. Các mảng nghiệp vụ dần trở thành các công nghệ chuẩn mực, có sự phối hợp giữa Hội sở và Chi nhánh đồng giữa các phòng ban trong Công ty. Năm 2010 được xác định là năm kiểm nghiệm đầu tiên của BSC trên mô hình mới, công nghệ mới trên thị trường và tiếp tục được hoàn thiện trong năm 2011. Đưa hoạt động phân tích trở thành nền tảng và định hướng cho các hoạt động nghiệp vụ. Tiếp tục xây dựng BSC thành một thể chế có tính hệ thống chặt chẽ theo hướng phát triển bền vững, xây dựng nền tảng trên cơ sở củng cố và phát triển hệ thống quản trị nội bộ bao gồm quản trị điều hành và quản trị tài chính Định hướng từng bước mở rộng thị trường quốc tế, mang đến sự hiện diện của BSC. II.Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của BSC . 1. Về chỉ đạo điều hành Trong điều kiện môi trường tài chính còn rấy thô sơ, các công cụ tài chính còn đang trong giai đoạn mới hình thành còn thiếu đồng bộ, các công cụ tài chính chưa đủ sức để lôi cuốn được đông đảo công chúng đầu tư thì hoạt động chỉ đạo điều hành hoạt động của các công ty tài chính, nhất là các công ty chứng khoán là vô cùng quan trọng. Cần phải có những chiến lược phù hợp với thị trường đồng thời chỉ đạo hoạt động của công ty bám sát chiến lược mà công ty đã hoạnh định ra. 2.Về kinh doanh Đẩy mạnh khai thác, mở rộng các mạng lưới dịch vụ mới nhằm thu hút ngày càng nhiều công chúng đầu tư với thị trường chứng khoán. Đẩy mạnh kinh doanh chứng khoán ngắn hạn và nên đầu tư khai thác một số hoạt động mà công ty còn yếu, chuyển từ hoạt động kinh doanh thuần trái phiếu chính phủ sang kinh doanhtrái phiếu doanh nghiệp và cả cổ phiếu. 3.Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ Các công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ với những sản phẩm dịch vụ cao cấp của thị trường đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên dầy dạn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ. Trong điều kiện thị trường còn ở giai đoạn đầu, các công ty chứng khoán ở Việt Nam còn thiếu một đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm kinh doanh thương trường BSC cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Một số nghiệp vụ của công ty còn thiếu cán bộ chủ chốt như: nghiệp vụ tư vấn, phân tích, môi giới, quản lý danh mục đầu tư. Vì vậy, trong thời gian tới vấn đề đào tạo kinh nghiệm chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ là một việc làm tất yếu vừa là một thách thức lớn lao đối với công ty trong những năm tới. 4.Về công tác tiếp thị Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa hình ảnh của công ty trên thị trường qua đó mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty khác trên thị trường, thúc đẩy hợp tác, kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoại… III.Một số kiến nghị 1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ liên quan Về phía Chính phủ cần có sự quan tâm hơn nữa về thị trường chứng khoán, tạo ra những ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư cũng như công ty cổ phần một cách lâu dài và chắc chắn để kích thích họ tham gia thị trường. Song song với việc này, Chính phủ cũng cần thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động bảo lãnh phát hành phát triển. Để nâng cao hiệu lực, đảm bảo tính ổn định về mặt pháp lý cho các hoạt động của Công ty chứng khoán, Chính phủ nên nhanh chóng sủa đổi hành Luật chứng khoán Việt Nam chi tiết hơn, phù hợp hơn với thực tế. 2.Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Uỷ ban chứng khoán cần có những tác động tích cực, nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán nói chung cũng như về quy trinh hoạt động bảo lãnh phát hành nói riêng. Nghiên cứu, tìm hiểu xây dựng quy trình để các Công ty chứng khoán đủ điều kiện thực hiện các nghiệp vụ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.Mặt khác Uỷ ban cũng cần phải nâng cao công tác quản lý giám sát các Công ty chứng khoán, tránh những mâu thuẫn về quyền lợi xảy ra giữa các bên. 3. Đối với các trung tâm giao dịch Cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa hai trung tâm giao dịch chứng khoán. Đặc biệt trong hoạt động bán đấu giá cổ phần, để hoạt động này phát triển, thu hút được đông đảo công chúng tham gia, hai trung tâm nay cần phối hợp với nhau để thực hiện đầu giá trực tuyến. Các trung tâm nên trang bị khoa học công nghệ hiện đại đảm bảo cho hoạt động bán đấu giá và hoạt động niêm yết đăng ký giao dịch chứng khoán diễn ra thuận lợi. KẾT LUẬN Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là một hoạt động có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của các công ty chứng khoán nói riêng và của cả TTCK nói chung. Đây là một hoạt động góp phần vào công cuộc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ, tăng lượng hàng hoá trên thị trường tạo đà cho sự phát triển của TTCK. Hơn thế hoạt động này còn mang lại cho các CTCK doanh thu không nhỏ, có cả BSC, hoạt động này mặc dù không phải là một trong hai thế mạnh của công ty trên thị trường nhưng cũng là hoạt động mang lại lợi ích về cho công ty, vì vậy việc phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của BSC có vai trò quan trọng không chỉ vì lợi nhuận của công ty trước mắt mà còn vì hình ảnh của công ty và sự phát triển lâu dài của công ty trong tương lai, cũng như sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty chứng khoán BSC trong các năm 2006, 2007, 2008, 2009 2. Giáo trình thị trường chứng khoán của Ủy ban chứng khoán Nhà nước 3. Giáo trình kinh doanh chứng khoán của trường Đại học Thương Mại 4. Trang web: www.mof.gov.vn www.hsx.vn www.bsc.com.vn www.ssc.gov.vn www.vietthang.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBSC.doc
Tài liệu liên quan