Tài liệu Đề tài Tìm hiểu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Lời mở đầu
Một vài thập niên gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó chúng ta cũng thu được nguồn vốn đầu tư lớn nước ngoài. Do đó vốn đầu tư cho ngành xây dựng cơ bản cũng tăng nhanh.
Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất vật chất tạo cơ sở và tiền đề phát triển cho nền kinh tế Quốc dân. Hàng năm ngành XDCB thu hút gần 30% tổng số vốn Đầu tư của cả nước. với nguồn vốn đầu tư lớn như vậy cùng với đặc điểm sản xuất của ngành là thời gian thì công kéo dài và thường trên quy mô lớn đã đặt ra vấn đề lớn phải giải quyết là: "Làm sao phải quản lý vốn tốt, có hiệu quả khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong sản xuất thi công, giảm chi phí hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Một trong những công cụ đắc lực để quản lý có hiệu quả đó là kế toán với phần hành cơ bản là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Hạch toán kế toán có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lý, nó c...
70 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Một vài thập niên gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó chúng ta cũng thu được nguồn vốn đầu tư lớn nước ngoài. Do đó vốn đầu tư cho ngành xây dựng cơ bản cũng tăng nhanh.
Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất vật chất tạo cơ sở và tiền đề phát triển cho nền kinh tế Quốc dân. Hàng năm ngành XDCB thu hút gần 30% tổng số vốn Đầu tư của cả nước. với nguồn vốn đầu tư lớn như vậy cùng với đặc điểm sản xuất của ngành là thời gian thì công kéo dài và thường trên quy mô lớn đã đặt ra vấn đề lớn phải giải quyết là: "Làm sao phải quản lý vốn tốt, có hiệu quả khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong sản xuất thi công, giảm chi phí hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Một trong những công cụ đắc lực để quản lý có hiệu quả đó là kế toán với phần hành cơ bản là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Hạch toán kế toán có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lý, nó cung cấp các thông tin tài chính cho người quản lý đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng, giúp cho lãnh đạo ra những quyết định quản lý hợp lý và đồng thời kiểm tra sự đúng đắn của các quyết định đó sao cho doanh nghiệp làm ăn có lãi và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường.
Những việc đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp ích rất nhiều cho hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý thông tin này sẽ tạo đòn bẩy kinh tế tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp xây lắp thông tin này là cơ sở kiểm soát vốn đầu tư XDCB. Hơn nữa với Nhà nước thì thông tin này làm cơ sở thu thu. Vì vậy việc tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công việc quan trong giúp cho doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của yếu tố (từng đồng) chi phí phải bỏ ra, từ đó có được các quyết định chính xác trong việc tổ chức và điều hành sản xuất.
Về thực tập tại công ty cơ giới và xây lắp 13 - Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng - LICOGI, trong giai đoạn đơn vị đang tiến hành các biện pháp tổ chức và quản lý trong công tác hạch toán kế toán nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để vận dụng kiến thức đã học một cách thiết thực vào công tác quản lý sản xuất kinh doanh của đơn vị, giúp cho công tác tổ chức hạch toán kế toán ngày càng hoàn thiện hơn. Trong điều kiện hạn chế về thời gian và để có thể tập trung vào một vấn đề mà công ty đang chú trọng đó là đánh giá hiệu quả của các chi phí sản xuất kinh doanh, em đã cố gắng đi sâu nghiên cứu chuyên đề:
"Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty cơ giới & xây lắp 13 thuộc Tổng công ty LICOGI.
Nội dung chuyên đề gồm có ba phần:
Phần I: Tình hình chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong sản xuất kinh doanh.
Phần II: Tổ chức hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cơ giới và xây lắp 13.
Phần III: Một số kiến nghị góp phần nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Phần thứ nhất
Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong sản xuất kinh doanh.
A. Cơ sở lý luận về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
I. Đặc điểm ngành xây dựng cơ bản tác động đến công tác hạch toán kế toán.
Trong những năm thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế mới cũng như tất cả các ngành sản xuất kinh doanh (sản xuất kinh doanh ) trong cả nước, ngành xây dựng cơ bản, (XDCB) ngày càng thích nghi và phát triển. Với mục tiêu hiện đại hoá cơ sở hạ tầng XDCB lại càng khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh.
Do tính chất ngành XDCB là ngành sản xuất vật chất, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, cải tạo, đổi mới cơ sở hạ tầng nhưng sản phẩm lại mang những đặc điểm riêng biệt so với sản phẩm của các ngành sản khác. Vì vậy tổ chức hạch toán ở các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp phải dựa trên những đặc điểm chính của nó.
Sản phẩm xây lắp là các công trình hạng mục, công trình vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài và phân tán.... Vì vậy trong khi tiến hành xây lắp, sản phẩm dự định đều phải qua các khâu từ dự án rồi đến dự toán công trình. Dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư công trình được tính toán cụ thể ở giai thiết kế kỹ thuật.
Sản phẩm xây lắp cố định cố định tại nơi sản xuất, còn tất cả các điều kiện sản xuất như xe máy, lao động, vật tư.... đều phải di chuyển theo địa điểm của công trình xây lắp.
Sản phẩm xây lắp hoàn thành không nhập kho mà lại tiêu thụ ngay theo giá dự toán (giá thanh toán với chủ đầu tư bene A) hoặc giá thoả thuận (cũng được xác định trên dự toán công trình), do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ.
Thông thường công tác xây lắp do các đơn vị kinh doanh xây lắp nhận thầu tiến hành. Xong thực tế do các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh làm xuất hiện những đơn vị tổ đội xây lắp nhỏ... những đơn vị này đi nhận thầu lại hoặc được khoán lại các công trình,... Tuy khác nhau về quy mô sản xuất, hạch toan quản lý, xong các đơn vị này đều là các tổ chức xây lắp.
Từ những đặc điểm trên trong các đơn vị kinh doanh xây lắp, công tác kế toán vừa phải đảm bảo yêu cầu phản ánh chung của một đơn vị sản xuất. Ghi chép đầy đủ chi phí và giá thành sản phẩm, thực hiện phù hợp với ngành nghề, cung cấp thông tin và số liệu chính xác nhằm phục vụ tốt cho quản lý doanh nghiệp.
II. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất.
1. Khái niệm và bản chất chi phí sản xuất.
Trong một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ muốn sản xuất kinh doanh cần phải bỏ ra những chi phí nhất định. Những chi phí này là điều kiện vật chất tiền đề bắt buộc để các dự án xây dựng trở thành hiện thực. Trong quá trình tái sản xuất mở rộng thì gian đoạn sản xuất là gian đoạn quan trọng nhất. ở đó diễn ra quá trình tiêu dùng của cải vật chất, sức lao động để tạo chi phí dịch vụ cho yếu tố đầu ra (tiêu thụ sản phẩm). Trong điều kiện tồn tại quan hệ hàng hoá tiền tệ thì các chi phí bỏ ra cho hoạt động của doanh nghiệp đều được biểu diễn dưới hình thái giá trị. Hiểu một cách chung nhất, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sông và lao động vật hoá mà công ty đã thực tế bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuât bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau nhưng thực chất nó không nằm ngoài hai loại chi phí là chi phí lao động và chi phí lao động vật hoá.
Chi phí sản xuất trong ngành xây dựng cơ bản là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá, tiền lương phải trả cho công nhân liên quan đến sản xuất thi công và bàn giao sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp kinh doanh xây lắp phát sinh thường xuyên trong quá trình sản xuất nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán chi phí sản xuất phải được tính toán, tập hợp theo từng thời kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Trong đội xây lắp chi phí sản xuất gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với cùng loại cũng khác nhau. Về việc quản lý chi phí sản xuất không chỉ căn cứ vào số liệu tổng số chi phí sản xuất mà phải theo dõi, dựa vào số liệu của từng loại chi phí.
Bởi vậy, muốn tập hợp và quản lý tốt chi phí, tất yếu là phải phân loại chi phí sản xuất.
2. Phân loại chi phí.
Với mỗi doanh nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh có nội dung kinh tế khác nhau, công dụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau. Để lập kế hoạch và tính chính xác giá thành, để khống chế và thống nhất các loại chi phí, nhằm nghiên cứu phát sinh trong quá trình hình thành giá thành sản phẩm. Vấn đề đặt ra là phải phân loại chi phí thành từng nhóm riêng theo những tiêu thức nhất định.
Đối với nước ta hiện nay, việc phân loại chi phí được áp dụng theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm quản lý của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất xây lắp được phân loại theo các tiêu thức sau:
a. Phân loại chi phí theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí.
Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tô chi phí, mỗi yếu tố chi phíchỉ bao gồm những chi phí nó cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó ở lĩnh vực nào và ở đâu. Vì vậy, cách phân loại này còn goi là nhân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp bao gồm các yếu tố sau:
1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính (như xi măng, sắt thép,...) vật liệu phụ,nhiên liệu năng lượng, động lực được sử dụng trong kỳ (như xăng, dầu,....)
2.Chi phí nhân công gồm tiền lương (lương chính + lương phụ + phụ cấp lương) và các khoản tiền tính theo lương như BHXH, BHYT,KPCĐ.
3. Chi phí khấu hao TSCĐ: Là khoản hoa mòn của doanh nghiệp như: nhà xưởng, máy móc, máy thi công...
4. Chi phí mua bán ngoài. (như điện, nước, điện thoại...)
5. Các loại chi phí khác bằng tiền.
Các chi phí trên là chi phí về lao động sống (tiền lương và các khoản trích theo lương) và chi phí về lao động vật hoá (khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ...)
Phân loại theo cách này cho biết trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chi ra những loại chi phí gì và bao nhiêu. Nó là cơ sở lập dự toán chi phí sản xuất và lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ tiền lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động, định mức. Đối với công tác kế toán, là cơ sở để tổ chức việc tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố, giám đốc tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, đồng thời là cơ sở tính toán thu nhập quốc dân, đánh giá khái quát tình hình tăng năng suất lao động.
b. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ chi phí và quá trình sản xuất.
Chi phí sản xuất có thể chia ra thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:
1. Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm. Những chi phí này có thể tập hợp cho từng công trình hạng mục, công trình độc lập như nguyên vật liệu, tiền lương trực tiếp, khấu hao máy móc thiết bị sử dụng.
2. Chi phí gián tiếp: Là những chi phí cho hoạt động tổ chức phục vụ và quản lý, do đó không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất và cũng không được tính trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể. Kết cấu của chi phí gián tiếp cũng tương tự như chi phí trực tiệp nhưng những khoản này chi ra cho hoạt động quản lý doanh nghiệp xây lắp.
Do mỗi loại chi phí trên có tác dụng khác nhau đến khối lượng và chất lượng công trình nên việc hạch toán chi phí theo hướng phân tích, định rõ chi phí trực tiếp chi phí gián tiếp có ý nghĩa thực tiễn cho việc đánh giá hợp lý của chi phí và tìm biện pháp không ngừng giảm chi phí gián tiếp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
c. Phân loại theo khoản mục chi phí:
Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí là căn cứ vào mục đích sử dụng và đặc điểm phát sinh của từng khoản mục chi trong giá thành xây dựng cơ bản.
Theo cách này chi phí bao gồm khoản mục sau:
- Chi phí về vật liệu
- Chi phí về nhân công
- Chi phí về sử dụng máy thi công
- Chi phí về sản xuất chung
Theo cách phân loại này, mỗi loại chi phí thể hiện điều kiện khác nhau của chi phí sản xuất, thể hiện nơi phát sinh chi phí, đối tượng gánh chịu chi phí.
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây lắp và phương pháp lập dự toán trong xây dựng cơ bản là dự toán được lập cho từng đối tượng xây dựng theo các khoản mục giá thành nên phương pháp phân loại chi phí theo khoản mục là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng. Còn phương pháp phân loại theo yếu tố thường không đề cập đến.
III. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm
1. Khái niệm và bản chất của giá thành.
Trong sản xuất chi phí chỉ là một mặt, thể hiện sự hao phí. Để đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế chi phí phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất đó cũng là mặt cơ bản của quá trình sản xuất. Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên khái niệm "giá thành sản phẩm".
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí (chi phí về lao động sống và lao động vật hoá) tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định. Nó là một bộ phận của giá trị sản phẩm xây lắp, là một trong các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Giá thành hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành toàn bộ là giá thành sản phẩm cuối cùng của sản phẩm xây lắp. Việc phấn đấu áp dụng quy trình công nghệ mới, hoàn thiện kỹ thuật thi công, được trang bị máy thi công hiện đại, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng hợp lý nhân công, quay nhanh vốn vòng quay sản xuất, tăng năng xuất lao động... dẫn đến hạ giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm, nâng cao khả năng tiêu thụ để kết quả sản xuất kinh doanh tăng.
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xét trên khía cạnh nào đó thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp đều là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá, về mặt kế toán thì tập hợp chi phí sản xuất tạo ra cơ sở số liệu để tính giá thành sản phẩm.
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản xuất xây lắp là xây dựng những công trình kiến trúc,cầu, đoạn đường,.... do đó mang nét đặc thù riêng biệt khác hẳn những ngành sản xuất khác mà hình thành nên những khái niệm khác nhau.
2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp.
a. Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành: thì giá thành sản phẩm xây lắp được chia ra thành giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành thực tế:
1. Giá thành dự toán (Zdt)): là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng xây lắp. Giá dự toán được xác định trên cơ sở các định theo thiết kế được duyệt và khung giá quy định đơn giá xây dựng cơ bản áp dụng vào từng vùng lãnh thổ, từng địa phương giai cấp có thầm quyền ban hành.
Zdt = Giá trị dự toán -lợi nhuận định mức.
Giá trị dự toán của công trtình, hạ mục công trình là chi phí cho công tác xây lắp ráp các cấu kiện, lắp đặt các máy móc thiết bị... bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí chung và lợi nhuận định mức.
Lợi nhuận định mức là chỉ tiêu Nhà nước quy định để tích luỹ cho xã hội do ngành xây dựng sáng tạo ra.
2. Giá thành kế hoạch (Zkh = Z dt - mức hạ giá dự toán
Giá thành kế hoạch cho phép ta xem xét và thấy được chính xác những chi phí phát sinh trong giai đoạn kế hoạch cũng như hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật là hạ giá thành dự toán.
Với đơn vị không có giá thành dự toán thì giá thành kế toán được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế năm trước và các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến của ngành. Bao gồm các chi phí gắn liền với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo một danh mục thống nhất cho từng ngành sản xuất trên cơ sở hao phí lao động vật chất và giá cả kế hoạch... do vậy bên cạnh giá thành kế hoạch còn xây dựng giá thành định mức không phải cho cả thời kỳ kế hoạch mà trên cơ sở mức hiện hành cho từng giai đoạn của quá trình đó (tháng, quý,...). Điều đó có nghĩa to lớn giúp lãnh đạo doanh nghiệp kịp thời phát triển sớm để phấn đấu hạ giá thành.
Nói cách khác giá thành kế hoạch phản ánh trình độ quản lý giá thành của doanh nghiệp xây lắp.
3. Giá thành thực tế: Giá thành thực tế phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành giao khối lượng xây lắp và doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá này bao gồm cả phí tổn theo định mức như các khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản bội chi, lãng phí về vật tư lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất và quản lý doanh nghiệp. Giá thành thực tế được xác định theo số liệu kế toán vào cuối thời kỳ kinh doanh.
Giá thành thực tế mang tính chất xã hội. Nhờ việc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép ta đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp xây lắp đó trong mối quan hệ với các doanh nghiệp xây lắp khác. Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho phép đánh giá sự tiến bộ hay sự non yếu của doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất trình độ tổ chức quản lý của bản thân nó.
b. Phân loại theo phạm vi tính giá thành.
Do qúa trình thi công và sản xuất sản phẩm xây lắp kéo dài khối lượng sản phẩm sinh người ta, phân chia giá thành sản phẩm xây lắp thành giá thành hoàn chỉnh và giá thành không hoàn chỉnh.
1. Giá thành hoàn chỉnh: phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Hay chính là chi phí chia ra để tiến hành thi công một công trình, hạng mục công trình kể từ khi khởi công cho đến khi kết thúc hoàn thành bàn giao cho bên A.
2. Giá thành không hoàn chỉnh: (giá thành công tác xây lắp thực tế) phản ánh giá thành của một khối lượng công tác xây lắp đạt tới điểm dừng kỹ thuật nhất định, nó cho phép kiểm kê kịp thời chi phí phát sinh để kịp thời điều chỉnh cho thích hợp ở những giai đoạn sau, phát hiện những nguyên nhân gây tăng giảm chi phí.
c. Ngoài ra trong xây dựng cơ bản còn sử dụng hai chỉ tiêu giá thành sau:
1. Giá đấu thầu xây lắp: là một loại giá thành dự toán xây lắp cho chủ đầu tư đưa ra để các doanh nghiệp căn cứ vào tính giá thành của mình (còn gọi là giá thành sự thầu công tác xây lắp).
Giá đấu thầu công tác xây lắp do chủ đầu tư đưa ra về nguyên tắc chỉ bằng hoặc nhỏ hơn giá thành dự toán. Có như vậy chủ đầu tư mới tiết kiệm được vốn đầu tư và hạ giá thấp chi phí về lao động.
2. Giá thành hợp đồng công tác xây lắp: là loại giá thành dự toán xây lắp ghi trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp, sau khi thoả thuận giao nhận thầu.
Về nguyên tắc, giá thành hợp đồng chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng giá đấu thầu công tác xây lắp. Việc áp dụng hai loại giá thành xây lắp là một yếu tố quan trọng của việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong ngành xây dựng.
Tóm lại, sự phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp thực tế phục vụ cho kế toán quản trị. Kế toán quản trị quan tâm đến chi phí và kết quả, làm chức năng thông tin cho nhà quản lý doan nghiệp và chi phí phát sinh cho từng đối tượng cần quan tâm một cách thường xuyên và giúp cho nhà quản lý so sánh với mức kế hoạch đề ra các quyết định kịp thời.
IV. Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Đối tượng tập hợp chi phí và căn cứ xác định đối tượng hạch toán của chi phí.
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có đáp ứng được nhu cầu quản lý của doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Căn cứ: Đối tượng tập hợp chi phí được xác định dựa vào các căn cứ sau:
+ Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp, quy trình công nghệ liên tục hay song song.
+ Loại hình sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt.
+ Đặc điểm tổ chức sản xuât.
+ Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
+ Đơn vị tính giá thành trong doanh nghiệp
- Đối tượng : Đối tượng tập hợp chi phí là các loại chi phí được tập hợp trong một thời gian nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra phân tích chi phí và giá thành sản phẩm.
Trong sản xuất xây lắp với tính chất phức tạp của quy trìnhc công nghệ và loại hình sản xuất đơn chiếc, thường phân chia thành nhiều đơn vị bộ phận thi công. Nêu thuỳ thuộc vào công việc cụ thể trình độ quản lý kinh tế của mỗi doanh nghiệp xây lắp cụ thể mà đối tượng hạch toán chi phí khác nhau là hạng mục công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành...
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp mới tổ chức được đúng đắn được công tác tập hợp chi phí sản xuất từ khâu hạch toán ban đầu, chuẩn bị đầy đủ các chứng từ gốc, tập hợp số liệu, tổ chức mở sổ sách tài khoản theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định.
Việc tập hợp chi phí sản xuất đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho việc hạch toán chi phí nội bộ và hạch toán kinh tế toàn công ty, phục vụ cho công tác tính giá thành kịp thời chính xác.
2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Trong xây dựng cơ bản do tổ chức sản xuất mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm xây lắp đều phải có một dự toán và thiết kế riêng nên đối tượng tính gía thành trong xây dựng cơ bản dựa vào những căn cứ sau:
- Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành: xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành cuả kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp đã tiến hành căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm cung cấp sử dụng của từng loại sản phẩm mà xác định giá thành thích hợp.
Trước hết ta phải xem xét doanh nghiệp tổ chức hoạt động như thế nào. Nếu sản phẩm đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, từng công việc hoàn thành. Nếu sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành như khai thác cát đá sỏi, sản xuất cấu kiện bê tông...
- Đối tượng tính giá thành: Theo những căn cứ nêu trên đối tượng tính giá thành chính là giai đoạn công việc hoàn thành, hạng mục công trình hay công trình hoàn thành.
Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán mở các phiếu tính giá thành sản phẩm lập theo từng đối tượng phục vụ cho quá trình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm.
- Kỳ tính giá thành: Là mốc thời gian bộ phận kế toán giá thành phải tổng hợp số liệu để tính giá thành thực tế cho các đối tượng tính giá thành.
Cụ thể kỳ tính giá thành trong xây dựng cơ bản sẽ phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất và hình thức nghiệm thu ban giao khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Ví dụ: + Với doanh nghiệp chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành là tháng (doanh nghiệp khai thác cát đá sỏi, panel...)
+ Với doanh nghiệp sản phẩm là công trình vật kiến trúc thì kỳ tính giá thành là thời gian mà sản phẩm xây lắp được gọi là hoàn thành và nghiệm thu bàn giao thanh toán cho bên A.
B. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
I. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
1. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất là thứ tự các bước công việc cần tiến hành nhằm tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành công trình được kịp thời tính chất và đặc điểm sản xuất của từng ngành.
Đối với ngành xây dựng cơ bản việc tập hợp chi phí sản xuất được tập hợp qua các bước sau:
Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình.
Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và đơn vị giá thành lao vụ.
Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình có liên quan theo tiêu thức phù hợp.
Bước 4: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ. Từ đó tính giá thành hoàn thành.
ở đây công ty chỉ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên còn phương pháp kiểm kê định kỳ thì doanh nghiệp lại đưa vào để xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ.
2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp kê khai thường xuyên để phản ánh hàng tồn kho là phương pháp phản ánh một cách thường xuyên liên tục tình hình biến động tăng giảm của các loại hàng tồn kho vào các tài khoản thích ứng. Bởi vậy tại bất kỳ một thời điểm nào, người quản lý cũng có thể biết được tình hình hiện có, biến động tăng giảm của từng loại hàng tồn kho.
Các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn thường áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
2.1. Tài khoản kế toán sử dụng.
+ TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: - Giá thực tế nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Bên Có: - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập kho.
TK 621 cuối kỳ không có số dư. TK này mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
+ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
TK này dùng để tập hợp về kết chuyển chi phí tiền công của từng công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
Bên Nợ: - Chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ
Bên Có: - Kết chuyển chi phí công nhân trực tiếp vào TK 154
TK 622 cuối kỳ không có số dư. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
+TK623:Chi phí sử dụng máy thi công.
Tài khoản này dùng để tập hợp và k/c chi phí sử dụng máy thi công của từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình) bao gồm: chi phí vật liệu, tiền lương, tiền công của công nhân điều khiển& phục vụ máy thi công & cácchi phí khác liên quan đến bộ phận máy thi công trong từng đội(chi phí khấu hao,chi phí sửa chữa máy thi công thuê ngoài,điện ,nước,chi phí bằng tiền khác...).
Bên Nợ:-Chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ.
Bên Có:-Kết chuyển Chi phí sử dụng máy thi công vào TK 154.
TK 623 cuối kỳ không có số dư. TK này dùng được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
+ TK 627: - Chi phí sản xuất chung
Tài khoản này để tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý,chế tạo sản phẩm phát sinh trong các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất.
Bên nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ
Bên có: - Phân bổ vào TK 154
TK 627 cũng như TK 623,TK622 và TK 621 cuối kỳ không có số dư.
+ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
TK 154 được sử dụng để tập hợp chi phí trong kỳ liên quan đến sản xuất chế tạo sản phẩm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra TK 154 còn phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh phụ, thuê ngoài gia công tự chế.
Bên nợ: - Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm trong kỳ
Bên có: - Giá trị phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Dư nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
TK 154 được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (theo địa điểm phát sinh từng công trình, hạng mục công trình...)
2.2. Trình tự hạch toán
a. Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất
+ Hạch toán khoản mục chi phí vật liệu vào TK 621: Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm các giá trị thực tế của nguyên vật liệu, nhiên liệu các cấu kiện, bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần thiết. Khi vật tư mua về nhập kho trên cơ sở hoá đơn của người bán, cán bộ cung ứng tiến hành lập các phiếu nhập kho. Giá thực tế vật tư được đánh giá theo giá phí thực tế kế toán hạch toán theo đúng giá thực tế nhập, xác định theo chứng từ nhận được. Kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Nợ TK 133: Thuế VAT
Có TK 331: Phải trả người bán
Có TK 111, 112: Nếu mua trả ngay cho người bán.
Trường hợp các đơn vị thi công mua vật tư thì chứng từ gốc là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán. Phiếu xuất kho và chứng từ liên quan như hoá đơn vận chuyển tạo thành bộ chứng từ được chuyển về phòng kế toán làm số liệu hạch toán.
Dựa vào phiếu xuất kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu xuất kho di chuyển nội bộ (nếu xuất vật liệu di chuyển nội bộ) kế toán ghi:
Nợ TK 621: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 152, 142, 111, 112: Vật liệu xuất kho hoặc mua ngoài
Nếu nhập lại kho nguyên vật liệu, giá trị vật liệu còn có thể sử dụng hết, giá trị phế liệu thu hồi, kế toán ghi:
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong xây dựng cơ bản, cũng như các ngành khác là vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì phải được tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện theo công thức sau:
Ci = x Ti
Trong đó :
C: Tổng chi phí nguyên vật liệu cần phải bổ
T: Tổng tiêu thức phân bổ
Ci: Phần chi phí cần phân bổ cho đối tượng thứ i
Ti: Tiêu thức phân bổ thứ i.
Cuối kỳ căn cứ vào giá trị kết chuyển hoặc phân bổ nguyên vật liệu cho từng hạng mục, kế toán ghi vào khoản mục chi phí vật liệu bằng bút toán sau:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chi tiết cho từng hạng mục công trình.
Có TK 621: Chi phí cho từng đối tượng.
+ Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp hạch toán vào TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản tiền lương tiền công trả cho số người lao động thuộc danh sách do DN quản lý và lao động thời vụ thuê ngoài theo từng loại công việc cụ thể, chi tiết theo từng đối tượng sản xuất :
Căn cứ vào số tiền lương, tiền công phải trả cho từng hạng mục công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334(1): Phải trả cho công nhân thuộc danh sách.
Có TK liên quan (3342,111....):Trả cho lao động thuê ngoài .
Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nôi bộ (bộ phận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng).,Khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt,kế toán ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 622(chi tiết đối tượng).
Có TK 141(3) :Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
- Trích tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định kế toán không phản ánh vào TK 622 như ở các DN thông thường mà phản ánh ở TK 627-Chi phí sản xuất chung.
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào hạng mục:
Nợ TK 154(1): Chi tiết công trình, hạng mục công trình.
Có TK 622: Chi tiết công trình, hạng mục công trình
+ Hạch toán khoản mục chi phí máy thi công:
Do đặc điểm hoạt động của máy thi công trong xây dựng cơ bản mà chi phí sử dụng máy thi công ra làm hai loại:
- Chi phí tạm thời: Là những chi phí có liên quan đến việc lắp, tháo, chạy thử, vận chuyển, di chuyển máy móc phục vụ sử dụng máy thi công.
Chi phí tạm thời của máy móc có thể hạch toán vào tài khoản 1421 - Chi phí trả trước sau đó sẽ phân bổ dần vào chi phí sử dụng máy từng thời kỳ theo tiêu thức thời gian sử dụng bên nợ của TK 154 - Khoản mục chi phí sử dụng máy.
- Chi phí thường xuyên: Là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy móc thi công bao gồm tiền khấu hao thiết bị, tiền thuê xe máy, lương chính của công nhân điều khiển phục vụ máy, nhiên liệu, động lực, vật liệu khác dùng cho máy, phí tổn sửa chữa thường xuyên và các chi phí khác.
Trong chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các khoản sau: Lương công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho máy, chi phí trong thời gian máy ngừng sản xuất, chi phí lắp đặt lần đầu máy thi công, chi phí sử dụng máy trong sản xuất phụ.
Việc hạch toán chi phí máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công, tổ chức đội máy thi công thực hiện khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy cho đối tượng xây lắp.
+ Trường hợp đơn vị tổ chức đội máy thi công riêng: Trường hợp này máy thi công thuộc tài sản của bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tổ chức đội, tổ thi công, khối lượng xây lắp bằng máy trực thuộc doanh nghiệp, công trường hoặc đội xây lắp.
Hạch toán chi phí sử dụng máy trong trường hợp này phản ánh toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh trong qúa trình máy thi công. (Đội thi công cơ giới chuyên trách có thể là đơn vị hạch toán nội bộ). Toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp đến đội máy thi công được tập hợp riêng trên các TK 621,622,627, chi tiết đội máy thi công .Cuối kỳ ,tổng hợp chi phí vào TK154 (154(3) Chi tiết đội máy thi công ) để tính giá thành ca máy (hoặc giờ máy ).Từ đố ,xác định giá trị mà đội máy thi công phục vụ cho từng đối tượng (công trình ,hạng mục công trình ...) theo giá thành ca máy ( hoặc giờ máy ) và khối lượng dịch vụ (số ca máy ,giờ máy )phục vụ cho yừng đối tượng. Cụ thể:
-Nếu các bộ phận trong DN không tính toán kết quả riêng mà thực hiện phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau:
Nợ TK 623: Giá trị của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng.
Có TK 154(1543. Chi tiết đội máy thi công): Giá thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng.
-Nếu cácbộ phận trong DN xác định kết quả riêng(DN thực hiện phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau):
Nợ TK 632: Giá trị phục vụ lẫn nhau trong nội bộ.
Có TK 154(1543 Chi tiết đội máy thi công):Giá thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng trong nội bộ.
Đồng thời ,kế toán phản ánh giá bán nội bộ về chi phí sử dụng máy cung cấp lẫn nhau:
Nợ TK 623: Giá bán nội bộ.
Nợ Tk133(1) :Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ(nếu có)
Có TK 512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ.
Có TK 3331(33311) : Thuế đầu ra phải nộp (nếu có).
-Nếu đội máy thi công có phục vụ bên ngoài :
BT1) Phản ánh giá vốn dịch vụ bán ra ngoài :
Nợ TK 632: Giá vốn phục vụ bên ngoài
Có TK154( 1543.Chi tiết đội máy thi công): Giá thành dịch vụ của đội máy thi công phục vụ cho các đối tượng bên ngoài:
BT2) Phản ánh giá bán cho các đối tượng bên ngoài:
Nợ TK liên quan (131,111,112.......): Tổng giá thanh toán.
Có TK 511:Doanh thu bán hàng.
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
+Trường hợp đội xây lắp có máy thi công riêng:
Các chi phí liên quan đến máy thi công được tập hợp riêng ,cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ theo từng đối tượng (công trình,hạng mục công trình):
Tập hợp chi phí vật liệu:
Nợ TK 623(6232).
Có Tk liên quan(152,111,112....)
Tập hợp chi phí tiền lương ,tiền công của công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công :
Nợ 623(6231)
Có TK liên quan (3341,3342,111.....)
Các chi phí liên quan đến bộ phận máy thi công trong từng đội( chi phí khấu hao ,chi phí sửa chữa máy thi công thuê ngoài,điện,nước,chi phí bằng tiền khác.....):
Nợ TK 623 (Chi tiết tiểu khoản).
Nợ TK 133(1) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ(nếu có)
Có TK liên quan(214,152,111,112.....).
Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ(bộ phận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng), khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt ,kế toán ghi nhận chi phí sử dụng máy thi công:
Nợ Tk 623.
Có TK 141(1413):Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công .
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho đối tượng (công trình, hạng mục công trình ....) vào cuối kỳ:
Nợ TK 154(1541.Chi tiết chi phí sử dụng máy thi công)
Có TK 623: Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công .
+ Đơn vị không tổ chức đội máy thi công riêng: Máy thi công được sử dụng cho từng đội xây dựng, công trình để thực hiện khối lượng thi công. Việc hạch toán khoản mục chi phí máy thi công như sau:
- Xuất mua nguyên vật liệu phục vụ máy thi công ghi:
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 152, 153, 142, 111, 11 2
- Lương phải trả cho công nhân vận hành máy thi công:
Nợ TK 622: chi phí máy thi công
Có TK 334:
- Khấu hao máy thi công, sửa chữa bảo dưỡng máy.
Nợ TK 627
Có TK 214, 112, 111
- Cuối kỳ kết chuyển hoặc tính phân bổ chi phí sử dụng máy cho từng công trình, hạng mục
Nợ TK 154: Chi tiết cho từng hạng mục công trình
Có TK 621, 622, 627: chi phí máy thi công
+ Trường hợp đơn vị thi công đi thuê máy: Trường hợp này máy thi công thuê theo khối lượng công việc. Bên thuê máy chỉ phải trả tiền cho bên thuê theo hoá đơn giá thoả thuận với khối lượng công việc máy đã hoàn thành.
Toàn bộ chi phí thuê máy thi công tập hợp vào TK 623.
- Khi trả tiền thuê máy kế toán ghi:
Nợ TK 623(6237): Giá thuê chưa thuế.
Nợ TK133(1):
Có TK 111, 112, 331.
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuê máy thi công vào khoản mục chi phí sử dụng máy:
Nợ TK 154(1) Chi tiết chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 623(7): chi phí máy thi công + Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí trực tiếp phục vụ cho sản xuất của đội, công trình xây dựng nhưng không được tính trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể.Chi phí sản xuất chung trong từng đội xây lắp bao gồm lương nhân viên quản lý đội : Trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương CN VC của đội ,khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội ,Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác .Kế toán theo dõi chi tiết chi phí theo từng đội xây lắp.
Phản ánh tiền lương ,tiền công ,phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý đôi ,tiền ăn ca của toàn bộ CNV trong đội:
Nợ 627(1):
Có 334.
Trích KPCĐ,BHXH,BHYT trên tổng số tiền lương phải trả cho toàn bộ CNV trong đội :
Nợ TK627(1)
Có TK 338(3382,3383,3384)
Tập hợp chi phí vật liệu,dụng cụ xuất dùng cho từng đội xây dựng:
Nợ TK 627(6272,6273)
Có TK liên quan (152,153...)
Trích KH máy móc ,thiết bị sử dụng cho từng đội :
Nợ TK 627(4)
Có TK214
Các khoản CP SXC khác PS (điện ,nước ,sửa chữa TSCĐ....)
Nợ TK627
Nợ Tk133
Có TK liên quan (111,112...)
Các khoản thu hồi ghi giảm CP SXC:
Nợ TK liên quan(152,112...)
Có TK 627
Khi phát sinh các chi phí sản xuất thì kế toán sẽ hạch toán vào TK 627 - chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:
Nợ TK 627
Có TK 334, 338, 335, 214, 152, 153, 142, 111, 112
Cuối kỳ hạch toán, kế toán kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các hạng mục công trình, công trình có liên quan.
Nợ TK 154
Có TK 627
- Đối với các đơn vị thi công bằng biện pháp thủ công (hoặc bằng máy) thì chi phí sản xuất chung được phân bổ tỉ lệ với tiền lương chính của công nhân sản xuất (hoặc tỉ lệ với chi phí máy sử dụng thực tế) của từng công trình, hạng mục công trình.
- Đối với các đơn vị thi công bằng biện pháp hỗn hợp thì được phân bổ tỉ lệ với tiền lương chính của công nhân sản xuất và chi phí sử dụng máy thực tế.
= x
Trong thực tế nếu quá trình thi công xây lắp không thể tách biệt một cách rõ ràng từng phần việc thi công thì việc phân bổ chi phí chung có thể tỉ lệ với chi phí chung trong dự toán công trình, hạng mục công trình.
- Phản ánh số ghi giảm chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 111, 138
Có TK 627
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm
Nợ TK 154 - Chi tiết cho từng công trình
Có TK 627 - chi tiết cho từng khoản mục
+ Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp mang tính chất gián tiếp phục vụ cho quản lý hành chính bao gồm tiền lương chính, phục của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, văn phòng, công cụ lao động khấu hao TSCĐ... Khi có các chi phí này phát sinh sẽ được ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
(chi tiết theo nội dung chi)
Có TK 334, 338, 152, 153, 142, 214, 333, 139, 159, 335, 111, 112
Chi tiết các khoản chi phí mang tính chất chung toàn doanh nghiệp này được tập hợp trên tài khoản 642 chi tiết theo từng nội dung chi. Cuối kỳ căn cứ vào tổng chi phí quản lý doanh nghiệp đã tập hợp bên nợ TK 642 để kết chuyển sang TK 911 nhằm xác định kết quả kinh doanh xây lắp.
Căn cứ vào tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh thực tế tính đến cuối kỳ hạch toán vào sổ chi phí đầu kỳ của TK 1422 - chi phí chờ kết chuyển tính và phân bổ theo công thức sau:
Gía trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
ồ chi phí quản lý Chi phí quản lý DN để lại
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho giá khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
DNphát sinh thực tế + cuối kỳ (số dư nợ
=
x
TK 1422 đầu kỳ)
Giá trị khối lượng xây Gía thành sản xuất
lắp dở dang cuối kỳ khối lượng xây lắp
hạch toán (dư nợ + hoàn thành bàn giao
TK 154 cuối kỳ) trong kỳ
Chi phí QLDN để lại cuối kỳ trước
Chi phí QLDN phân bổ cho giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
Tổng chi phí QLDN phát sinh thực tế đến cuối kỳ hạch toán
Chi phí QLDN tính cho giá thành sản xuất xây lắp của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
= + -
Căn cứ vào kết quả tính toán và phân bổ về chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho khối lượng xây lắp dở dang và hoàn thành cuối kỳ:
Nợ TK 911: Xác định kết quả
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 1422: Chi phí chờ kết chuyển
+ Hạch toán sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp
Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây dựng được xác định bằng phương pháp kiểm kê. Việc tính giá thành sản phẩm dở dang trong sản xuất xây dựng phụ thuộc vào phương thức thanh toán, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu.
Giá trị sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng.
Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán
Chi phí thực tế KL xây lắp dở dang cuối kỳ
Chi phí thực tế Chi phí thực tế
Khối lượng XL + khối lượng XL
=
x
Dở dang đầu kỳ thực hiện trong kỳ
Chi phí khối lượng Chi phí khối lượng
xây lắp hoàn thành + dở dang cuối kỳ
trong kỳ theo dự toán Theo dự toán
C. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp thực hiện ở TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trên tài khoản này các chi phí trực tiếp xây lắp công trình gồm vật liệu, nhân công sử dụng máy thi công,... được hạch toán theo từng đối tượng tập hợp chi phí là công trình hay các hạng mục công trình. Quá trình hạch toán tổng hợp thể hiện trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành.
Để tính giá thành sản phẩm có thể áp dụng nhiều phương pháp tính giá khác nhau, phụ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Trong xây dựng cơ bản, sản phẩm cuối cùng là các công trình, hạng mục công trình được xây dựng xong và đưa vào sử dụng. Nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành là phải tính đúng được giá thành của từng sản phẩm đó.
Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng các chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành ở thẻ chi tiết chi phí sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm sản xuất xây dựng mà phương thức thanh toán khối lượng hoàn thành khác nhau.
Vì vậy ngoài việc tính giá thành các hạng mục công trình xây lắp hoàn thành, còn phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ được tính theo công thức:
Z công tác CFSXKD CFSXKD CFSXKD
xây lắp = dở dang + phát sinh - dở dang
đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Trình tự hạch toán:
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 154
Có TK 621
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154
Có TK 622
- Kết chuyển chi phí máy thi công
Nợ TK 154
Có TK 623
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Nợ TK 154
Có TK 627
Sản phẩm hoàn thành và xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Ta có bút toán:
Nợ TK 632
Có TK 154
Cuối kỳ kết chuyển tổng giá thành sản phẩm xây lắp đồng thời kết chuyển chi tiết theo từng hạng mục để xác định kết quả kinh doanh và để xác định giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp.
Nợ TK 911: Chi tiết theo hạng mục công trình
Có TK 632
Chi phí quản lý doanh nghiệp cuối kỳ sẽ được kết chuyển và phân bổ xác định kết quả kinh doanh xây lắp bằng bút toán:
Nợ TK 911
Có TK 642, 1422
Bên nợ TK 911 phản ánh giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ (theo hạng mục công trình hoặc từng bộ phận xây lắp).
Phần thứ hai
Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cơ giới
và xây lắp 13
I. Những đặc trưng cơ bản của công ty cơ giới và xây lắp số 13
1. Đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cơ giới và xây lắp 13 trực thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng - LICOGI là một doanh nghiệp nhà nước chuyên ngành xây dựng công nghiệp, xử lý móng công trình, xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, lắp máy, sản xuất vật liệu xây dựng.
Công ty được thành lập năm 1961 với tên gọi:"Đội thi công cơ giới". Từ khi thành lập đội thi công cơ giới đã thi công những công trình lớn nhất lúc đó: hệ thống Bắc Hưng Hải, Nhiệt điện Lao Cai... cùng với sự phát triển của đất nước đáp ứng thực hiện những công trình lớn hơn năm 1965 đội thi công cơ giới được đổi thành công trường cơ giới số 57 rồi đổi thành Xí nghiệp thi công cơ giới (năm 1980). Ngày 20/2/1993 đơn vị được thành lập lại theo quyết định số 054A Bộ xây dựng có tên là xí nghiệp cơ giới xây lắp số 13 thuộc liên hiệp xí nghiệp thi công cơ giới. Và đến ngày 2/1/1996, Bộ xây dựng có QĐ số 01 đổi thành công ty cơ giới và xây lắp số 13 trực thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng - LICOGI.
Trụ sở công ty cơ giới và xây lắp số 13: Đường Bê tông - Phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Bên cạnh ngành nghề truyền thống là san lập mặt bằng xây dựng để đáp ứng yêu cầu thị trường hiện nay công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình gồm xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, các công trình công nghiệp nhóm B, xây lắp các công trình giao thông (cầu, đường bộ, sân bay, bến cảng), xây lắp đường dây và trạm biến áp, sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm, sản xuất gạch Block, tấm lợp màu các loại.
Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, tập thể lãnh đạo cán bộ công nhân viên của công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, đưa công ty trở nên lớn mạnh vững vàng. Công ty cơ giới và xây lắp số 13 có số vốn kinh doanh cũng khá lớn
Đơn vị: đồng
Tổng số vốn
20.355.545.107
Vốn ngân sách cấp
4.202.336.580
Vốn tự bổ sung
12.870.825.898
Vốn khác
3.282.382.629
Với số vốn như vậy công ty có nhiều điều kiện để phấn đầu hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau phản ánh phần nào sự phát triển của công ty cơ giới và xây lắp 13.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Sản lượng thực hiện
35.274.740.000
15.989.420.000
16.538.537.798
Doanh thu
32.084.435,498
19.925.128.886
27,944.175.467
Tổng lợi tức trước thuế
259.671.065
46.262.700
0
Lợi tức sau thuế
194.753.065
34.697.100
0
Nộp ngân sách NN
1.531.161.822
0
320.038.851
Nộp cấp trên
372.756.500
0
146.842.000
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Công ty cơ giới và xây lắp số 13 tổ chức hoạt động với một số ngành nghề kinh doanh trong đó chủ yếu là san lấp mặt bằng, thầu xây dựng gạch vật liệu. Với đặc điểm riêng của sản phẩm xây dựng, nó tác động trực tiếp lên công tác tổ chức quản lý. Quy mô công trình xây dựng rất lớn, sản phẩm mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi phải có một nguồn vốn đầu tư lớn. Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, một yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị xây dựng là phải lập lên mức giá dự toán (dự toán thiết kế và dự toán thi công). Trong quá trình sản xuất thi công, giá dự toán trở thành thước đo và được so sánh với các khoản chi phí thực tế phát sinh. Sau khi hoàn thành công trình giá dự toán lại cơ sở để nghiệm thu, kiểm tra chất lượng công trình, xác định giá thành quyết toán công trình và thanh lý hợp đồng kinh tế ký kết.
Bên cạnh sự tác động của đặc điểm sản phẩm xây dựng thì việc tổ chức sản xuất quản lý sản xuất, hạch toán kế toán các yếu tố đầu vào còn chịu ảnh hưởng của quy trình công nghệ. Hiện nay công ty đang áp dụng quy trình công nghệ chủ yếu sau:
Đóng cọc
Đúc cọc
San nền
Khảo sát
Trên cơ sở nắm chắc các quy trình công nghệ của công ty sẽ giúp cho việc tổ chức quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí đầu vào hợp lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết, theo dõi từng bước quá trình tập hợp chi phí sản xuất đến giai đoạn cuối cùng. Từ đó góp phần làm giảm giá thành một cách đáng kể, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty cơ giới và xây lắp 13 thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng, hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, có bộ máy kế toán, sổ kế toán riêng. Với tư cách pháp nhân công ty có thể đứng ra vay vốn, thay mặt đơn vị sản xuất cấp dưới nhận thầu xây dựng, ký kết các hợp đồng kinh tế phát sinh giữa công ty với Nhà nước và giữa công ty với các đơn vị đấu thầu. Trên cơ sở các hợp đồng kinh tế này công ty tiến hành giao khoán cho nhiều đơn vị sản xuất thi công cấp dưới.
Có ba đội xe máy thuộc bộ phận cơ giới gồm:
1. Đội xe máy I
2. Đội xe máy II
3. Đội xe máy III
Có ba đội đóng cọc thuộc bộ phận thi công gồm:
1. Đội máy đóng cọc I
2. Đội máy đóng cọc II
3. Đội máy đóng cọc III
Ngoài ra còn có một trạm trộn bê tông, một xưởng sửa chữa và một xưởng sản xuất gạch Block. Mỗi đơn vị được phân công nhiệm vụ cụ thể và luôn cố gắng đảm bảo thi công các công trình theo hợp đồng đã ký kết. Ta có thể khái quát tổ chức hệ thống kinh doanh của công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh
Công ty
Bộ phận thi công
Bộ phận cơ giới
Trạm trộn bê tông
Đội máy khoan nhồi
Đội máy đóng cọc II
Đội máy đóng cọc I
Xưởng sản xuất gạch Block
Đội xe máy III
Xưởng sửa chữa
Đội xe máy II
Đội xe máy I
Đội xe máy III
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của công ty.
Để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường phù hợp với khả năng của cán bộ và nhân viên quản lý. Bộ máy quản lý của công ty gồm: Phòng kế toán tài vụ, phòng kinh doanh, phòng kinh tế kỹ thuật, phòng quản lý cơ giới, phòng quản lý vật tư, phòng tổ chức hành chính. Các phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng, cung cấp các thông tin số liệu, kiểm tra việc chấp hành các qui định, chỉ tiêu, chế độ chính sách đề ra và đưa ra các giải pháp giúp cho ban giám đốc lựa chọn một cách đúng đắn nhất. Ngoài ra giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc. Có thể khái quát bộ máy quản lý của công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ quản lý bộ máy công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng quản lý vật tư
Phòng quản lý cơ giới
Phòng kinh tế kỹ thuật
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán tài vụ
Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh như vậy, công tác hạch toán kế toán giữ vai trò hết sức quan trọng. Công ty cơ giới và xây lắp 13 tổ chức hạch toán và ghi chép sổ sách theo hình thức nhật ký chung. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán trong công ty được tiến hành tập trung tại phòng kế toán, tại các tổ đội sản xuất chỉ có các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ thu nhận xử lý chứng từ ban đầu. Sử dụng hình thức kế toán này góp phân đảm bảo cho kế toán phát huy đầy đủ vai trò chức năng cuả kế toán, giúp cho việc phân công lao động chuyên môn hoá nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên kế toán.
Phòng kế toán của công ty gồm 7 người: Đứng đầu là kế toán trưởng, chỉ đạo hoạt động của các kế toán viên trong phòng kế toán. Các kế toán viên gồm: kế toán tổng hợp, kế toán chi phí sản xuất và giá thành, kế toán vật tư, kế toán ngân hàng + thanh toán lương, kế toán TSCĐ + thủ quĩ, kế toán thanh toán khối lượng công trình thống kê.
Mỗi nhân viên kế toán làm tròn bổn phận của mình trong mối quan hệ với cấp trên và các phân xưởng, đội ở phía dưới.
Có thể khái quát bộ máy kế toán qua sơ đồ sau:
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cơ giới và xây lắp 13
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán CFSX và Z
Kế toán vật tư
Kế toán ngân hàng + tiền lương
Kế toán TSCĐ + Thủ quỹ
Kế toán thanh toán khối lượng CT thống kê
Nhân viên kế toán các đội sản xuất và thi công
Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành kế toán công ty sử dụng bốn tài khoản: TK 621, TK 622,TK623, TK 627. Tất cả bốn tài khoản trên đều được mở chi tiết cho từng công trình từng hạng mục công trình. Các chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán ghi vào bên nợ tài khoản. Bên có dùng để ghi giảm các chi phí không sử dụng hết trong kỳ hạch toán đồng thời để kết chuyển từng khoản mục chi phí này vào bên nợ tài khoản 154. Cuối kỳ sau khi kết chuyển bốn tài khoản này đều không có số dư. Trên cơ sở tài khoản 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, kế toán kết chuyển giá thành thực tế của công trình và tính kết quả hoạt động kinh doanh. ở đây công ty sử dụng tài khoản 632 - giá vốn hàng bán để tập hợp và kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm xây lắp hoàn thành.
4. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng.
Tổ chức hệ thống sổ kế toán là nội dung quan trọng trong tổ chức công tác kế toán ở DN.Tổ chức hệ thống sổ kế toán phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có tác dụng quan trọng trong quá trình xử lý thông tin để tạo ra thông tin hữu ích cho nhiều đối tượng xử dụng khác nhau.
Từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, khối lượng ghi chép lại các nghiệp vụ phát sinh là rất lớn, nên tổ chức hệ thống sổ hợp lý càng có vai trò quan trọng để cung cấp kịp thời thông tin và báo cáo định kỳ.
Với hình thức tổ chức sổ kế toán là nhật ký chung các sổ sách kế toán sử dụng tại công ty đều là những sổ sách theo biểu mẫu quy định trong hình thức nhật ký chung.
Đó là các sổ nhật ký chung,Sổ nhật ký đặc biệt, bảng tổng hợp, sổ chi tiết, sổ cái được chỉ ra dưới đây.
- Nhật ký chung: Là sổ kế toán căn bản dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản cuả các nghiệp vụ đó,làm căn cứ để ghi vào sổ Cái.
- Nhật ký đặc biệt: (còn gọi là Nhật ký chuyên dùng) được sử dụng trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều nếu tập trung ghi cả vào nhật ký chung thì sẽ có trở ngạivề nhiều mặt,cho nên phải mở các sổ nhật ký đặc biệt để ghi chép riêng cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu .Khi dùng sổ nhật ký đặc biệt thì chứng từ gốc trước hết được ghi vào sổ nhật ký đặc biệt, sau đó ,định kỳ hoặc cuói tháng tổng hợp số liệu của sổ nhật ký đặc biệt ghi một lần vào sổ Cái.
Ngoài sổ nhật ký đặc biệt,tuỳ theo yêu cầu quản lý đối với từng loại tài sản hoặc từng loại nghiệp vụ như tài sản cố định ,vật liệu ,hàng hóa, thành phẩm ,chi phí sản xuất.....kế toán phải mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.Đây là loại sổ kế toán dùng để ghi chi tiết các sự việc đã ghi trên sổ kế toán tổng hợp nhằm phục vụ yêu cầu của công tác kiểm tra và phân tích.Khi mở các sổ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc được ghi vào sổ kế toán chi tiết,cuối tháng căn cứ vào các sổ chio tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ kế toán phân loại chung.
- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản tổng hợp .Số liệu của sổ Cái cuối tháng được dùng để ghi vào bảng cân đối số phát sinh và từ đó ghi vào bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.
-Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức nhật ký chung như sau:hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ Cái. Trường hợp dùng sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào các sổ nhật ký đặc biệt có liên quan,định kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp các nghiệp vụ trên sổ nhật ký đặc biệt và lấy số liệu tổng hợp ghi một lần vào sổ Cái. Cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ Cái và lấy số liệu của sổ Cái ghi vào bảng cân đối phát sinh các tài khoản tổng hợp.
Đối với các tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết ,sau khi ghi sổ nhật ký ,phải căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan,cuối tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng các số liệu ,bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.
Trình tự luân chuyển chứng từ và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau:
Sơ đồ - trình tự ghi sổ kế toán của công ty.
Sổ nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ thể kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu,kiểm tra
II. Tình hình thực hiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty.
1. Phân loại chi phí và khoản mục giá thành.
Cũng như các doanh nghiệp để tiến hành, công ty phải bỏ ra các chi phí sản xuất như: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí chung khác....
Với đặc điểm hoạt động của mỗi loại hình xây dựng cơ bản khác nhau mà quy mô tỷ trọng từng loại chi phí cũng khác nhau. Để quản lý chặt chẽ các chi phí dùng cho sản xuất, đồng thời xác định được giá thành sản phẩm xây lắp một cách chính xác, việc nhận biết phân tích được ảnh hưởng của từng loại nhân tố sản xuất trong cơ cấu giá thành mới đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Bất kỳ công trình nào khi bắt đầu thi công cũng phải lập dự toán thiết kế để các cấp xét duyệt theo phân cấp và để các bên làm cơ sở lập hợp đồng kinh tế. Các dự toán công trình xây dựng cơ bản được lập theo từng hạng mục công trình và được phân tích theo từng koản mục chi phí. Vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành cũng phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí.
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết trực tiếp tạo ra sản phẩm hoàn thành. Giá trị nguyên vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng lao động, bảo hộ lao động cần cho việc thực hiện và hoàn thành công trình. Trong đó không kể đến vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng phục vụ cho máy móc phương tiện thi công. Các loại vật liệu như đá, cát vàng, xi măng dầu,.... sử dụng phục vụ cho thi công thường được mua bên ngoài và nhập kho hoặc xuất thẳng tới công trình. Ngoài ra công ty còn sản xuất những vật liệu xây dựng và những thành phẩm như gạch, bê tông được đóng vai trò vật liệu sử dụng cho các công trình khác nhau.
b. Chi phí nhân công trực tiếp
Là những khoản tiền lương, tiền công được trả theo số ngày công của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công trình. Số ngày công bao gồm cả lao động chính, phụ, cả công tác chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công. Trong chi phí nhân công có chi phí tiền lương cơ bản, chi phí phụ cấp lương và các khoản tiền công trả cho từng lao động thuê ngoài. Tiền lương cơ bản căn cứ vào cấp bậc công việc cần thiết để thực hiện khối lượng công việc ghi trong đơn giá và tiền lương phù hợp với quy định. Là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý sửa chữa nền móng, san nền công ty còn cho công nhân viên hưởng một số phụ cấp làm thêm giờ. Việc tính đầy đủ các chi phí nhân công, phân phối hợp lý tiền lương, tiền thưởng sẽ khuyến khích thích đáng cho những người CNV đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác cao.
c. Chi phí máy thi công
Là những chi phí liên quan tới việc sử dụng máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy. Máy móc thi công các loại gồm: máy đóng cọc, máy khoan nhồi, máy đầm,... trong khoản mục chi phí máy bao gồm cả tiền thuê máy, tiền lương công nhân sử dụng máy, chi phí phát sinh sửa chữa máy khi bị hỏng, chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch, khấu hao cơ bản máy thi công, các chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu (xăng dầu) trực tiếp cho hoạt động của máy.
d. Chi phí sản xuất chung.
Khoản mục này được tính trong giá thành sản phẩm là những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất nhưng mang tính chất chung của toàn đội quản lý. Đó là các chi phí liên quan đến nhân viên quản lý, các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương phải trả công nhân xây lắp và nhân viên quản lý đội, khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động quản lý đội, và những chi phí bằng tiền khác phục vụ cho công tác giao nhận mặt bằng, đo đạt nghiệm thu, bàn giao công trình giữa các bên liên quan.
Với tính chất chi phí phát sinh chung toàn đội nên đối tượng chịu các khoản mục chi phí này là tất cả các công trình. Do đó để hạch toán chi tiết xác định chi phí chung từng công trình, kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp.
Ngoài nhiệm vụ hoạt động chính là san nền, đóng cọc, công ty còn tổ chức một trạm trộn cột bê tông, một dây truyền sản xuất gạch Block. Hoạt động của hai xưởng này mang tính chất sản xuất công nghệ tạo ra sản phẩm phục vụ ngay cho công tác san nền, đóng cọc, trở thành một bộ phận chi phí nguyên vật liệu hoặc có thể được bán ra ngoài với tư cách thành phẩm. Việc hạch toán kế toán ở bộ phận này được theo dõi riêng và coi như là một bộ phận sản xuất kinh doanh phụ của công ty.
Với mục đích chính của bài viết này là hạch toán chi phí giá thành trong đơn vị xây lắp nên hoạt động sản xuất kinh doanh phụ tạo ra sản phẩm sẽ chỉ đóng vai trò như một phần cấu thành nguyên vật liệu trong giá thành công trình.
2. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Việc tập hợp chi phí được thực hiện trên cơ sở chi phí phát sinh đối với từng công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Các chi phí gián tiếp không đưa vào một công trình cụ thể thì có thể phân bổ giữa các công trình theo tiêu thức tích hợp. Do đặc điểm của ngành mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp của công ty là các công trình, hạng mục công trình và các đơn đặt hàng, toàn bộ các chi phí liên quan đến thi công, lắp đặt đều được tập hợp theo đơn đặt hàng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì số chi phí tập hợp được đó chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Đối với việc tính giá thành thực tế thì đối tượng là từng phần việc có kết cấu riêng, dự toán riêng và đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo quy định trong hợp đồng. Để xác định giá thành thực tế của đối tượng này thì ta phải xác định giá trị sản phẩm dở dang là toàn bộ chi phí cho phần việc chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
ở đây công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp.
Các chi phí có liên quan trực tiếp đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp vào đối tượng đó. Các chi phí không thể tập hợp được trực tiếp vì liên quan đến nhiều dự toán chịu chi phí thì được tập hợp riêng cho từng nhóm đối tượng có liên quan, tới cuối kỳ hạch toán kế toán tiến hành phân bổ theo các tiêu thức hợp lý như: phân bổ theo định mức tiêu hao, vật tư, định mức chi phí nhân công trực tiếp, theo tỷ lệ sản lượng, theo giá trị dự toán.... tuỳ theo từng loại sản phẩm mà chọn tiêu thức cho phù hợp.
Đối với các loại sản phẩm mang tính chất xây dựng cơ bản thì khi hoàn thành công ty mới xác định là giá thành thực tế. Khi đó giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành là toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp tới công trình, hạng mục công trình từ lúc khởi công đến khi hoàn thành bàn giao, được đưa vào sử dụng.
4. Hạch toán các khoản mục chi phí.
Với quy mô sản xuất kinh doanh vừa và lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, kế toán công ty cơ giới và xây lắp 13 áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Điều này chi phối đến toàn bộ các hoạt động hạch toán kế toán của công ty, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
a. Hạch toán khoản mục chi phí vật liệu trực tiếp.
Để được thực hiện quá trình xây lắp, vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong các chi phí, yếu tố đầu vào. Đây là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cơ giới và xây lắp 13, nguyên vật liệu được sử dụng gồm nhiều chủng loại khác nhau. Việc quản lý, sử dụng vật liệu tiết kiệm hay lãng phí ảnh hưởng rất nhiều tới sự biến động của giá thành và kết quả sản xuất kinh doanh toàn đơn vị. Vậy tổ chức thu mua, xuất dùng nguyên vật liệu cũng như hạch toán vật liệu luôn luôn phải gắn chặt với nhau và với từng đối tượng sử dụng nó.
ở công ty, tuỳ khối lượng và tính chất của quá trình, phòng kế hoạch triển khai theo hình thức giao kế hoạch hay giao khoán gọn cho các đội phân xưởng.
Phòng kế hoạch căn cứ vào khối lượng dự toán công trình, căn cứ vào tình hình sử dụng vật tư, quy trình quy phạm về thiết kế kỹ thuật và thi công, tình hình tổ chức sản xuất... cũng như nhiều yếu tố liên quan khác để kịp thời đưa ra định mức thi công và sử dụng nguyên vật liệu.
Định mức vật liệu gồm: vật liệu chính, vật liêu phụ, các cấu kiện, cần cho việc hoàn thành công tác xây lắp. Dựa trên định mức sử dụng vật liệu cộng ty giao kế hoạch mua sắm dự trù vật tư xuống phòng vật tư nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời cho các đội ngũ thi công.
Vật tư hàng hoá mua về phục vụ sản xuất dù có hoá đơn hay chưa có hoá đơn đều phải lập ngay phiếu nhập kho. Về ngày nào thì phải nhập kho ngày đó và nếu xuất ra để sản xuất thì cũng lập chứng từ xuất kho.
Vật tư của công ty mua có thể giao thẳng tới công trình hoặc nhập kho để dự tính. Vật tư sử dụng cho thi công công trình bao gồm: vật tư nhập từ kho của công ty, vật tư công ty mua xuất thẳng tới công trình và vật tư do phân xưởng khác chuyển qua.
Việc nhập xuất vật tư được thể hiện trên thẻ kho của công ty do phòng vật tư quản lý. Thủ kho có trách nhiệm xác nhận số vật liệu thực nhập kho. Nếu vật tư hàng hoá giao thẳng tới chân công trình thì đội trưởng hay đội phó thi công phải ký nhận thay thủ kho. Sau đó chuyển ngay về phòng vật tư và phòng kế toán để vào thẻ kho và sổ kế toán.
Tại công ty kế toán lựa chọn giá thực tế để theo dõi tình hình luân chuyển vật liệu.
Đối với vật tư xuất từ kho của công ty thì giá thực tế vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Trị giá thực tế Giá trị đối với Số lượng NVL xuất
tế của NVL = NVL nhập kho theo x dùng trong kỳ thuộc
xuất dùng từng lần nhập trước số lượng từng lần nhập kho
Đối với vật tư đi mua xuất thẳng tới công trình thì giá thực tế vật tư xuất dùng được tính bằng giá mua ghi trên hoá đơn, cộng chi phí thu mua vận chuyển theo quy định:
Giá thực tế = Giá mua + Chi phí thu
vật tư xuất dùng vật tư mua vận chuyển.
Đối với vật tư do phân xưởng của công ty tự sản xuất thì giá nguyên vật liệu này bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra để hoàn thành sản phẩm đó.
Ta có trình tự hạch toán vật liệu tại công ty như sau:
Phòng cung ứng vật tư nhận được bản dự trù vật tư sẽ tạm ứng với công ty để mua nguyên vật liệu:
Nợ TK 141
Có TK 111,112
Khi vật tư đến kho công ty kế toán ghhi:
Nợ TK 152
Có TK 141
Trong kỳ nếu vật tư xuất kho của công ty tới công trình căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi:
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp chưa có thuế GTGT
Có TK 152
Nếu vật tư không nhập kho mà mua và xuất dùng trực tiếp cho sản xuất xây lắp tại công trình căn vào giá thực tế kế toán ghi:
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp chưa có thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (thuế đầu vào)
Có TK 331,111,112,141: Vật liệu mua ngoài
Có TK 154: Vật liệu tự sản xuất.
Căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ do kế toán nguyên vật liệu phụ trách kho vật liệu của phân xưởng kiểm kê và lập kế toán tính ra số vật tư sử dụng trong kỳ cho các đội ngũ theo công thức:
Tổng giá trị Giá trị vật Giá trị vật Giá trị vật
vật tư sử dụng = tư tồn + tư nhập - tư tồn kho
trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Giá trị vật tư Giá trị Giá trị vật Giá trị vật
tư nhập kho = vật tư đội + tư nhập từ + tư nhập từ
trong kỳ tự mua kho công ty phân xưởng khác
Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu tại công ty
TK 154
TK 621
TK 152
TK 111, 112, 331
Mua vật liệu
liệu trực tiếp
K/c chi phí vật
từ kho đến CT
Xuất vật liệu
TK 141
Mua
vật liệu
Mua
Tạm ứng
Vật liệu mua ngoài đưa đến công trình
TK 152
hết nhập lại kho
Vật liệu dùng không
TK 133
Thuế GTGT
Chứng từ ban đầu để hạch toán nguyên vật liệu trựctiếp xuất dùng là các phiếu xuất vật tư, các hoá đơn bán hàng, các giấy tờ tạm ứng, thanh toán, tiền cước phí vận chuyển, phiếu xuất nhận vật tư luân chuyển nội bộ... cùng các giấy tờ liên quan khác.
Trên chứng từ xuất, mọi vật tư hàng hoá xuất phục vụ sản xuất ghi cụ thể từng nội dung hạng mục công trình, từng sự việc và có đầy đủ chữ ký theo quy định. Nếu là xuất nhượng bán vật tư thì có hoá đơn hoặc phiếu xuất kho kèm theo chữ ký giám đốc và đóng dấu của công ty. Các đơn vị cá nhân có nhu cầu tạm ứng để phục vụ sản xuất đều viết giấy xin tạm ứng đề nghị giám đốc duyệt. Khi xin tạm ứng ghi rõ ràng đầy đủ nội dung cần tạm ứng thanh toán kịp thời và đầy đủ chứng từ hoá đơn hợp lệ. Thời hạn thanh toán không quá 30 ngày kể từ ngày nhận tạm ứng và có thanh toán lần tạm ứng trước mới được tạm ứng lần kế tiếp.
Thủ kho ghi rõ thực tế xuất lên phiếu xuất và ký vào giao cho nhân viên vận chuyển phòng cung ứng hoặc của đội xây dựng. Sau khi vật liệu được chuyển tới đội sản xuất xây lắp, người nhận kiểm tra số lượng xong ký lên phiếu và giữ phiếu làm chứng từ thanh toán. Đội trưởng (quản đốc phân xưởng) tập hợp phiếu xuất vật tư này thành một quyển riêng, cuối kỳ lập bảng kê nhận vật tư từ kho của công ty.
Trích: Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến việc xuất vật tư từ kho công ty.
NV29: Xuất kho VLC Thép6: 1500kgx8000đ/kg=12 000 000đ.
XM PC 30: 10 000kgx870đ/kg=8 700 000đ.
Sử dụng trực tiếp để thi công công trình XD SXgạch Block-QN.
NV33:Xuất kho NVL dùng cho xây lắp CT XD SX gạch Block-QN
Thép6: 4000kg , Thép18A2: 1 500kg.
XM PC 30: 25 000kg , Dầu Điezen: 2 500 lít.
Định khoản:
NV 29: Nợ TK 621 20 700 000
Có TK 152(1) 20 700 000
NV 33: Nợ TK 621(CT XD SX gạch Block-QN) 80 000 000
Có TK 152(6) 80 000 000
Đơn vị: LICOGI 13
Địa chỉ: Thanh Xuân-HN
Phiếu xuất kho
Ngày 15 tháng 09 năm 2004 Số: 151
Họ tên người nhận: Hoàng Lan PX Xây Lắp
Lý do xuất kho: Xuất cho thi công
Xuất tại kho : Vật liệu-dụng cụ
STT
Tên,nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư
Mã số
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
01
Thép6
T6
kg
1500
1 500
8000
12 000 000
02
XM PC 30
PC30
kg
10 000
10 000
870
8 700 000
Cộng
20 700 000
Ngày 15 tháng 09 năm 2004
Phụ trách bộ phận Phụ trách Người nhận Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
Sử dụng cung tiêu (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Đơn vị: LICOGI 13
Địa chỉ: Thanh Xuân-HN
Phiếu xuất kho
Ngày 16 tháng 09 năm 2004 Số: 154
Họ tên người nhận: Hoàng Lan PX Xây Lắp
Lý do xuất kho: Xuất dùng cho xây lắp
Xuất tại kho : Vật liệu-dụng cụ
STT
Tên,nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư
Mã số
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
01
Thép6
T6
kg
4000
4000
8000
32 000 000
02
XM PC 30
PC30
kg
25000
25000
870
21 750 000
03
Thép18A2
T18A2
kg
1500
1500
7500
11 250 000
04
Dầu Điezen
DĐ
lít
2500
2500
6000
15 000 000
Cộng
80 000 000
Ngày 16 tháng 09 năm 2004
Phụ trách bộ phận Phụ trách Người nhận Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
Sử dụng cung tiêu (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Bảng kê nhận vật tư từ kho của công ty
Công trình: XD SX gạch Block-QN Tháng 09 năm 2004
STT
Tên, nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thép F 6
kg
5500
8 000
44 000 000
2
Xi măng PC 30
kg
35000
870
30 450 000
3
Thép F 18A2
kg
1500
7 500
11 250 000
4
Dầu Điezen
lít
2 500
6 000
15 000 000
Tổng thanh toán
x
x
x
100 700 000
Ngoài vật tư lĩnh tại kho, các đội còn nhận vật tư khi công ty mua về giao thẳng cho công trình. Chứng từ là "biên bản giao nhận vật tư" giữa người cung ứng vật tư với phụ trách đội sản xuất thi công. Biên bản này lập thành 2 liên mỗi bên giữ một liên làm chứng từ thanh toán.
Các NV mua vật tư giao thẳng tới công trình phát sinh trong tháng 09/2004
NV28: Thu mua VLC Cát vàng của Công ty Cát Vàng Sông Lô chuyển đến tận chân công trình,sử dụng trực tiếp để thi công công trìnhXD SX gạch Block-QN theo tổng giá thanh toán(cả thuế GTGT10%) là 24 750 000đ.......
NV33: Chi phí TB XDCB :Mua của Công ty Cơ Khí HN chuyển đến tận chân công trình dùng cho công trình XDSX gạch Block-QN theo tổng giá thanh toán: 176 000 000đ, trong đó thuế GTGT:16 000 000đ.
Kế toán định khoản: 28, Nợ TK 621(cát vàng) 22 500 000
Nợ TK 133(1) 2 250 000
Có TK 331(CVSL) 24 750 000
33, Nợ TK 621(CT XDSX gạch Block-QN) 160 000 000
Nợ TK 133(1) 16 000 000
Có TK 331(Công ty Cơ Khí HN) 176 000 000
Bộ xây dựng Biên bản giao nhận vật tư
Tổng công ty LICOGI Công trình: XD SX gạch Block
Công ty: Cơ giới & XL 13 Ngày: 14/09/2004
Người giao : Trần Quỳnh Anh-Bộ phận vật tư
Người nhận: Hoàng Hải Yến-PX XL
Stt
Tên, nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Cát vàng
m3
450
50 000
22 500 000
Cộng
x
x
x
22 500 000
Bộ xây dựng Biên bản giao nhận vật tư
Tổng công ty LICOGI Công trình: XD SX gạch Block
Công ty: Cơ giới & XL 13 Ngày: 16/09/2004
Người giao : Trần Quỳnh Anh-Bộ phận vật tư
Người nhận: Hoàng Lan-PX XL
Stt
Tên, nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thiết bị XD CB
bộ
01
160 000 000
160 000 000
Cộng
x
x
x
160 000 000
Phụ trách đội cũng tập hợp các chứng từ này thành một tập riêng và cuối tháng lên bảng kê vật tư giao thẳng tới công trình.
Bảng kê vật tư công ty giao THăNg
Công trình: XD SX gạch Block-QN
Tháng: 09-2004
STT
Tên, nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Cát vàng
m3
450
50 000
22 500 000
2
Thiết bị XD CB
bộ
01
160 000 000
160 000 000
ồ
x
x
x
182 500 000
Hoá đơn GTGT
Liên 2 Số : 189
Ngày 14/09/2004
STT
Tên, nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
Cát vàng
m3
450
50 000
22 500 000
.....
Cộng tiền hàng: 22 500 000
Thuế suất GTGT 10%: Tiền Thuế GTGT: 2 250 000
Tổng tiền thanh toán: 24 750 000
Số tiền viết bằng chữ: hai mươi bốn triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký , họ tên ) (ký , họ tên ) (ký , họ tên)
Hoá đơn GTGT
Liên 2 Số : 239
Ngày 16/09/2004
S
TT
Tên, nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
Thiết bị XD CB
bộ
01
160 000 000
160 000 000
.
Cộng tiền hàng: 160 000 000đ
Thuế suất GTGT 10% Tiền Thuế GTGT: 16 000 000đ
Tổng tiền thanh toán: 176 000 000đ
Số tiền viết bằng chữ: một trăm bảy mươi sáu triệu đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký , họ tên ) (ký , họ tên ) (ký , họ tên)
Đối với vật tư do đội tự mua, thì người có trách nhiệm đi mua vật viết giấy xin tạm ứng, có ký duyệt của kế toán trưởng, sau đó lĩnh tạm ứng đi mua vật tư. Khi mua vật tư về được đội trưởng kiểm nghiệm mới được xuất cho thi công công trình. Chứng từ dùng để hạch toán ở đây là hoá đơn mua hàng. Cuối kỳ đội trưởng lên bảng kê do đội tự mua.
Chứng từ phản ánh vật tư di chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác là các phiếu luân chuyển nội bộ.
Trạm trộn bê tông chuyên sản xuất bê tông phục vụ công tác đổ móng, đóng cọc khoan nhồi. Hoạt động của trạm mang tính chất sản xuất công nghiệp của kinh doanh phụ. Do không thể nhập kho nên khi yêu cầu sử dụng mới sản xuất. Vì vậy sản xuất của trạm đến đâu tiêu thụ hết tới đó. Bê tông được đơn vị tính trên tài khoản 154 P và cũng đóng vai trò nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh chính. Trên cơ sở bảng tính giá thành và phân bổ lao vụ sản xuất kinh doanh phụ, giá thực tế bê tông xuất sử dụng được xác định. Kế toán vật liệu lập bút toán để đưa giá trị những chi phí vật liệu này vào khoản mục vật liệu toàn công ty (chi tiết từng công trình).
Cuối kỳ kế toán cùng quản đốc kiểm kê số vật tư thừa chưa sử dụng ở kho công trình để lập phiếu báo tồn vật tư.
Đơn vị: Đội XDI
Công ty cơ giới & XL 13 Phiếu báo tồn kho vật tư
Ngày 30/09/2004
Đơn vị: Đồng
STT
Diễn giải
Thành tiền
1
Dư đầu kỳ
0
2
Nhập trong kỳ
283 200 000
- Nhận từ kho công ty
100 700 000
- Vật tư mua giao thẳng tới công trình
182 500 000
3
Sử dụng trong kỳ
283 200 000
4
Dư cuối kỳ
0
Khi công trình hoàn thành, trên các chứng từ gốc được tập hợp và đưa lên, kế toán nguyên vật liệu ghi sổ làm tài liệu tính tổng nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho các công trình. Khi kế toán nguyên vật liệu tập hợp đầy đủ chứng từ thì phân loại, đánh số, ghi sổ, định khoản vào bảng kê chứng từ mỗi loại riêng đối với từng công trình riêng biệt.
Bảng kê chứng từ ghi sổ
Công trình: XD SX gạch Block-QN
STT
Chứng từ
Nội dung
Thành tiền
Ghi chú
SH
Ngày tháng
1
PXK151
PXK154
14/09
16/09
Xuất vật tư cho PX Xây lắp
100 700 000
2
HĐGTGT189
HĐGTGT239
14/09
16/09
Giao thẳng vật tư cho PX XL
182 500 000
Cộng
283 200 000
Từ những bảng kê tập hợp được, kế toán ghi sổ chi tiết sau đó lấy dòng tổng cộng trên sổ chi tiết vào sổ nhật ký chung và phân bổ cho từng đối tượng sử dụng trên bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ.
Bảng phân bổ NVL, CCDC
Tháng 09 năm 2004
STT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 152.VL
TK 152. NL
TK 152 PT
TK 153
1
TK 621
85 700 000
15 000 000
2
TK 623
9 000 000
3
TK 142
3 600 000
Cộng
85 700 000
24 000 000
0
3 600 000
Dựa trên bảng phân bổ vật liệu kế toán vào sổ chi tiết TK 621 theo từng công trình, hạng mục công trình vào sổ cái TK 621
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
Tài khoản 621
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi Nợ TK 621
tiền
Chia ra
SH
NT
cát
XM
T6
T18A2
Dầu
TB XDCB
14/9
Mua cát vàng chuyển đến tận chân công trình
331
22500
22500
14/9
Xuất kho VLC dùng cho XD
152
20700
8700
12000
16/9
Xuất kho VLC dùng cho XD
152
331
80000
160000
21750
32000
11250
15000
160000
Tổng CP NVLTT PS
283200
22500
30450
44000
11250
15000
160000
29/9
K/c tính Z SP XL
154
283200
22500
30450
44000
11250
15000
160000
Ngày 30 tháng 09 năm 2004
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký , họ tên)
Sổ cái TK 621
Tháng 09 năm 2004
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
HĐ189
14/09
Chuyển từ NKĐB mua hàng
331
22 500 000
PXK151
14/09
Xuất kho NVL cho xây lắp
152
20 700 000
PXK154
16/09
Xuất kho NVL cho xây lắp
152
80 000 000
HĐ239
16/09
Chuyển từ NKĐB mua hàng
331
160 000 000
BTHCP&PGT
29/09
Kết chuyển chi phí
NVLTT để XĐ Z SP XL
154
283 200 000
.......
Cộng
283 200 000
283 200 000
b. Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp xây lắp các công trình ,CN phục vụ thi công (cả vận chuyển, bốc dỡ, vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp& công nhân chuẩn bị thi công & thu dọn hiện trường).
Do đặc trưng riêng của ngành XD,lắp đặt ,thời gian thi công kéo dài ,khối lượng công trình hoàn thành trong tháng là ít dẫn tới chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng trong Z công trình hoàn thành là cao .Chi phí NCTT bao gồm : tiền lương chính,phụ cấp lương của CN TT SX&CN thuê ngoài thi công công trình.
Tại công ty LICOGI 13 hiện đang áp dụng 2 hình thức trả lương đó là trả lương theo SP(lương khoán)& trả lương theo thời gian.
Lương sản phẩm(lương khoán) được áp dụng chủ yếu trong khoản mục CP NC TT hiện nay . Lương khoán được thanh toán theo sản phẩm thực hiện mà cụ thể là từng công trình,hạng mục công trình,trong đơn giá lương khoán đã tính đủ tất cả các khoản lương chính,phụ cấp lương cho một khối lượng công việc.
Lương thời gian chỉ áp dụng để tính cho những khối lượng thi công khi khoán gọn không xác định được thời gian hoàn thành hoặc chưa xác định được nội dung từng phần việc cụ thể phải làm.Lương thời gian còn được áp dụng để tính trong một số trường hợp như nghỉ phép,nghỉ lễ,hội họp & lương của công nhân vận hành máy.
Công việc tính lương & các khoản phụ cấp có tính chất lương đều do kế toán tiền lương thực hiện.
Cụ thể đối với lao động trong danh sách của công ty (hợp đồng dài hạn) Tiền lương của từng người ,từng tổ sản xuất ,từng đội công trình & từng công trình được tính dựa vào bảng chấm công & các Hợp đồng giao khoán .
Đối với 1 công trình,lương từng người được tính dựa vào số công & đơn giá tiền công,sau đó tổng hợp lại cho từng tổ SX, từng công trình .Còn đơn giá tiền công nghỉ phép ,lễ ,hội họp của công nhân bằng tiền lương cơ nản của CN chia cho 22 ngày theo chế độ.
Trích : Trong tháng 09-2004 Anh Trần Quang Vinh có tiến hành tham gia lao động theo công nhật & tham gia 1 HĐ làm khoán:
Lương công nhật:2 công x 25 000đ/công=50 000đ.
Lương tính theo giá trị hợp đồng làm khoán của tổ Anh Vinh khi kết thúc hợp đồng là 13 601 000đ Với tổng số công thực hiện là 203 công do đó đơn giá 1 công khoán được tính như sau:
Giá 1 công khoán =13601 000 = 67 000đ
203
Trong hợp đồng làm khoán anh Vinh có 23 công .Do đó tổng số lương khoán của anh vinh sẽ là : 23 x 67 000=1 541 000đ
Lương của từng người trong tháng sẽ =lương thời gian & lương sản phẩm của họ trong tháng đó--->
Lương tháng 09 /2004 của anh Vinh = 1 541 000+50 000=1 591 000đ
Tương tự như vậy ta có thể tính lương toàn bộ số CN trong đội ---> Bảng thanh toán lương.
Đối với CN hợp đồng ngắn hạn .Dựa vào các bản nghiệm thu công việc đã hoàn thành & bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài .Khi có nhu cầu thuê CN ,đội trưởng công trình tiến hành ký hợp đồng thuê CN giao phần việc cho họ,khi khối lượng công việc đã hoàn thành ,đội trưởng công trình ,kỹ thuật công trình cùng với tổ trưởng nghiệm thu bàn giao thông qua”Biên bản nghiệm thu công việc đã hoàn thành” & lập bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài.
Trích: Phòng Kinh Tế giao khoán các công việc sau cho PX XL:
TT
ND côngviệc
Đvt
KLHT
Bắt đầu
Kếtthúc
Đơn giá
Th tiền
1
2
3
Lắp dầm
Xây tầng
Phun cát
bộ
m2
m3
1
12
9
12/09
13/09
15/09
15/09
13/09
15/09
3668618
25000
433707
3668618
300 000
3903363
Cộng
x
x
x
x
x
7871981
Đối với Lao động thuê ngoài:
TT
ND côngviệc
Đvt
KL
Đơn giá
Thành tiền
01
02
Xây tầng
Trát tường
m2
công
400
20
5 000
18 000
2 000 000
360 000
Cộng
x
x
x
2 360 000
Xây tường bao : 200m2 ,trát 20 công ,kể cả bắc giáo ,trộn vữa,vận chuyển vật liệu,bảo dưỡng.
Căn cứ vào tiền lương của CN trong danh sách (HĐDH) trong bảng thanh toán lương kế toán tính ra tổng số tiền BHXH,BHYT,KPCĐ.Công ty áp dụng chế độ trích BHXH,BHYT,KPCĐ do nhà nước quy định 19% trên tổng số tiền lương của CN trong danh sách tính vào chi phí SX. Trong đó, BHXH15%, BHYT2%, KPCĐ 2%.
Đối với lao động HĐ ngắn hạn (thuê ngoài) công ty không tiến hành trích BHXH,BHYT mà đã tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động.
Ngoài ra, đối với CN trong danh sách (HĐDH) thì khi thanh toán lương cho CN đều phải trích lại 1 khoản là 6%( bao gồm 5% BHXH,1%BHYT)khoản này được trừ vào lương của CN & được giữ lại công ty hạch toán vào TK 338.
NV55: Ngày 28/09/2004 Kế toán tiền lương tính ra tổng số tiền lương phải trả cho CN trực tiếp XL :
CN trực tiếp XL trong danh sách: 36 000 000đ.
CN trực tiếp XL thời vụ : 24 000 000đ.
....................
Để hạch toán tiền lương trực tiếp phục vụ các công trình
Kế toán định khoản: Nợ TK 622 60 000 000
Có TK 334 60 000 000
-3341 36 000 000
-3342 24 000 000
Trong khoản mục chi phí nhân công chiếm một tỉ trọng lớn nhất và chủ yếu là tiền lương cơ bản (tiền lương chính theo hình thức trả lương sản phẩm và các khoản phụ cấp lương, phụ cấp khác). Công ty áp dụng hai hình thức thanh toán lương sản phẩm cho các đối tượng sau: Khoán toàn bộ nhân công công trình và khoán toàn bộ công trình.
Với công trình khoán gọn, tùy theo thời điểm và tính chất công trình. Công ty khoán gọn theo quy định trong văn bản nhận thầu. Hàng tháng nếu công trình thi công dở dang hoặc chưa nghiệm thu bàn giao thì căn cứ vào khối lượng thực tế làm được, công ty sẽ tạm ứng số tiền nhân công theo khối lượng hoàn thành.
Với hình thức khoán toàn bộ nhân công công trình dựa vào khối lượng công việc công ty giao khoán cho đội, đội trưởng đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện thi công phần việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật đồng thời theo dõi được tình hình lao động của từng công nhân trong đội. Nhờ vào đó kế toán tiền lương tính thanh toán tiền lương cho công nhân theo phần việc của mình.
Trong cả hai hình thức khoán trên chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương là các bảng chấm công của các tổ sản xuất trong đơn vị. Tại các tổ đội căn cứ vào ngày công làm việc và năng suất lao động của từng người chất lượng công việc, hiệu quả công việc, cấp bậc lương hiện tại để phân loại: A, B, C. Dựa vào hệ số quy định của công ty: Loại A = 1,2; Loại B = 1,0; Loại C = 0,6 để tính ra tiền lương cho từng cá nhân trong tháng. Phân phối tiền lương đảm bảo khuyến khích những người đạt năng suất lao động cao, chất lượng và hiệu quả công việc tốt.
Hàng tháng, đơn vị nghiệm thu khối lượng với các tổ đội căn cứ vào đơn giá nhân công theo quyết toán để tính lương sản phẩm thực hiện. Các tổ đội chuyển thủ tục thanh toán cho phòng kế hoạch kỹ thuật xác nhận cụ thể quyết toán công trình hoặc báo cáo sản lượng trong tháng, các báo cáo nghiệm thu nội bộ, biên bản nghiệm thu theo mẫu của công ty.
ở phòng tài vụ kế toán sau khi đã có đầy đủ chứng từ: Bảng thanh toán khối lượng hoàn thành, bảng chấm công kế toán bắt đầu tiến hành tính lương cho từng cá nhân và tổng số lương của từng đội.
chi phí nhân viên quản lý đội công trình tính vào chi phí quản lý TK 627 Chi phí này bao gồm cả lương chính, thu nhập trách nhiệm, thưởng... của nhân viên quản lý đội như đội trưởng, nhân viên kỹ thuật thi công.
Về các khoản tính theo lương. Công ty đã tính các khoản này là 19% trên nền lương cơ bản tính vào chi phí kinh doanh còn 6% tính vào tiền lương của công nhân viên sản xuất. Như vậy thu nhập của công nhân viên công ty gồm:
- Lương chính (lương cơ bản) được tính theo nghị định 26/CP của chính phủ ban hành ngày 25/3/1993
- Thu nhập trách nhiệm: tuỳ theo hạng của Công ty A, B, C...
- Phụ cấp hàng tháng : Tuỳ nơi, khu vực và từng loại công việc.
- Tiền thưởng dựa trên tiến độ hoàn thành khối lượng công việc.
Bảng tính khối lượng hoàn thành
(Phần chi phí nhân công) Tháng09/2004
Công trình: XD SX gạch Block-QN
Đội: XDI
Tên công việc
Chi phí nhân công
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
I. Đúc cọc bê tông 250 #
- Gia công cốt thép cọc
m3
208,44
42.307
8.818.471
F <= 10
kg
892.382
15
1.374.536
F < = 18
kg
20250,94
4030
1.711.812
- Gia công chụp đầu cọc thép bản Ô = 6
kg
1.696
84580
542.915
Đoạn C 15,5 m
Đ.cọc
315
32102
319.725
C 25,0m
Đ.cọc
315
3015
319.725
Cộng đúc cọc
13.087.184
II. Đóng cọc 250 x 250
100 md
32
50400,5
1.612.816
L<12m, búa< 2,5 tấn đất cấp 2
III. Nối cọc bằng phương pháp hàn
Đ.cọc
1000
4800
4.800.000
Tổng
19.500.000
Từ đây kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương cho các tổ đội sản xuất. Có thể nhiều đội cùng tham gia sản xuất thi công cùng một công trình. Tổng hợp và phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn... trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản tính theo lương.
Bảng phân bổ tiền lương cho các đôi
Tháng 09/2004
CT: XD SX gạch Block-QN Đvt: 1000đ.
Công trình
Đội XDI
Đội XDII
Đội đóng cọc 1
Đội đóng cọc 2
Đội xe
Tổng
XD SX gạch Block-QN
19 500
17 000
3 000
0
20 500
60 000
.........
.......
Cộng
19 500
17 000
3 000
0
20 500
60 000
Dựa trên bảng phân bổ tiền lương cho các đội theo bảng trên kế toán lương của công ty lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản tính theo lương toàn DN
Đơn vị : LICOGI 13
bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Tháng 09 năm 2004 Đvt: 1000đ
STT
Ghi Có
TK
Ghi Nợ TK
TK 334-Phải trả công nhân viên
TK 338-Phải trả,phải nộp khác
Tổng cộng
Lương
Các khoản phụ cấp
Các khoản khác
Cộng Có TK 334
Kinh phí côngđoàn
(3382)
Bảohiểm xã hội (3383)
Bảohiểm y tế (3384)
Cộng Có TK338 (3382,3383,3384)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
01
TK 622
60 000
0
0
60 000
-
-
-
-
60 000
02
TK623
13 000
0
0
13 000
-
-
-
-
13 000
03
TK627
6 500
0
9 250
15 750
1 110
8 325
1 110
10 545
26 295
04
TK641
5 000
0
0
5 000
100
750
750
950
5 950
05
TK642
15 000
0
0
15 000
300
2 250
300
2 850
17 850
06
TK334
-
-
-
0
0
3 775
755
4 530
4 530
07
TK811
300
-
0
300
6
45
6
57
57
Cộng
99 800
0
9 250
109 050
1 516
15 145
2 271
18 932
127 982
Ngày28 tháng 09 năm 2004
Dựa trên bảng chấm công và bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của từng đội kế toán tiền lương sẽ tính lương của từng cá nhân và toàn đội.
Bảng chấm công
Tháng 09/2004
Công trình: XD SX gạch Block-QN
Đội : XD I
Số TT
Họ và tên
Ngày làm việc trong tháng
Tổng cộng
1
2
3
4
....
Tổng cộng
Nghỉ 100% lương
1
Hoàng Lan
x
x
x
x
23
2
Nguyễn Hải Yến
x
x
x
x
22
3
Cao Duy Hà
x
x
x
x
22
Dựa vào bảng chấm công kế toán tính lương cho từng người ở từng bộ phận theo bảng tính lương.
Công ty CG & XL 13 Bảng tính lương
Tháng 09/2004
Công trình: XD SX gạch Block-QN
Đội: XDI
STT
Họ và tên
Hệ số
Lương cơ bản
Lương trách nhiệm
Phụ cấp
BHXH phải nộp
Số tiền được lĩnh
1
Hoàng Lan
1,2
828.000
100.000
50.000
41.400
936.600
2
Nguyễn Hải Yến
1,2
792.000
50.000
50.000
39.600
852.400
3
Cao Duy Hà
1.0
660.000
30.000
20.000
33.000
677.000
Cộng
2.280.000
180.000
120.000
114.000
2.466.000
NV 59: Phiếu chi 124 ngày 29/9/04 chi tiền mặt thanh toán lương cho CNV: 30 000 000đ.
Khi thanh toán cho công nhân viên kế toán ghi:
Nợ TK 334: 30 000 000
Có TK 111: 30 000 000
Bên cạnh việc tính lương công nhân trực tiếp đưa vào khoản mục nhân công thì kế toán tiền lương cần phải hệ thống các chi phí lương trực tiếp và gián tiếp khác: Bao gồm chi phí lượng người điều khiển máy đưa vào các khoản mục chi phí máy thi công, lương công nhân trực tiếp, gián tiếp của các xưởng sửa chữa và lương khối văn phòng.
Cuối kỳ kế toán tập hợp các chứng từ gốc liên quan đến chi phí nhân công theo công trình cụ thể vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết chi phí và vào sổ cái TK 622.
Đối với nhân công hợp đồng cho từng công trình khi trả lương kế toán công ty ghi:
Nợ TK 622 (chi tiết cho từng công trình)
Có TK 331, 111, 112
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
Tài khoản 622 (Đvt: đồng).
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi Nợ TK 622
tiền
Chia ra
SH
NT
CN trong danh sách
CN thời vụ
27/9
Lương CN TT
334
60 000 000
36 000 000
24 000 000
xây lắp
CPNCTTPS
154
60 000 000
36 000 000
24 000 000
29/9
K/c xđ Z
60 000 000
36 000 000
24 000 000
Ngày 30 tháng 09 năm 2004
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký , họ tên)
Sổ cái TK 622
Tháng 09 năm 2004
Số TT
Chứng từ
Diễn giải
TK
Số tiền
SH
Ngày T
Nợ
Có
01
BL
28/09
Tiền lương CNTT Xây lắp
334
60 000 000
02
BTH
29/09
Kết chuyển CFNCTT xđ Z SP XL
154
60 000 000
...
...
....
Cộng
60 000 000
60 000 000
Khi khấu trừ 5% BHXH,1%BHYT lương của CN trực tiếp xây lắp kế toán lập định khoản:
Nợ TK 334 3 600 000
Có TK 338 3 600 000 (=6%x60 000 000)
-3383 3 000 000
-3384 600 000
C. Hạch toán khoản mục máy thi công
Phương tiện thiết bị máy móc (gọi chung là xe máy) là một phần tài sản của công ty. Dù được trang bị dưới bất kỳ hình thức nào đều nằm dưới sự quản lý của công ty. Để tạo nguồn chủ động cho đội, phân xưởng phục vụ sản xuất. Công ty giao tài sản xe máy cho các đội, tuỳ thuộc vào chức năng suất xuất và khả năng quản lý của đội đó. Việc điều hành xe máy và theo dõi sự hoạt động sản xuất được đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của đội, xưởng và có sự giám sát mệnh lệnh chung của công ty. Lái xe máy phải thực hiện thanh toán xăng dầu đình kỳ với thống kê đội. Phòng kế hoạch kỹ thuật chịu trách nhiệm lập kế hoạch sửa chữa xe máy hàng năm.
Trong một tháng, xe máy của các đội có thể phục vụ cho nhiều công trình. Đội phải báo cáo về bộ phận quản lý xe máy của công ty (cụ thể là phòng quản lý cơ giới) toàn bộ công tác hoạt động của xe máy mình, quản lý qua chứng từ ban đầu là phiếu theo dõi hoạt động của xe máy thi công. Đến cuối tháng, phiếu này cùng với chứng từ liên quan như hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, vật tư sử dụng cho máy chạy, bảng chấm công công nhân điều khiển máy, chi phí liên quan sửa chữa cho biết số km xe máy, số giời máy hoạt động, lượng nhiên liệu tiêu hao, những phụ tùng đã thay thế sửa chữa... được chuyển về phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ và phân bổ cho từng đối tượng liên quan. Chi phí sử dụng máy liên quan đến công trình nào thì phân bổ cho công trình đó.
Máy thi công mà công ty sử dụng có thể là của phân xưởng, đội, có thể là công ty thuê ngoài.
+ Máy thi công của đội.
Hàng tháng, kế toán TSCĐ căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ để tính ra khấu hao, chi phí trích trước sửa chữa lớn của từng máy thi công nếu có. Từ kết quả tính được, kế toán lập bảng kê chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn cho từng máy (nếu có). Tại công ty đối với máy móc thi công, công ty áp dụng các phương pháp khấu hao theo quyết định 1062/CĐKT đối với một số máy có giá trị lớn công ty cân đối thời gian khấu hao theo thời hạn vay vốn để mua máy.
Bảng kê khấu hao máy thi công ở PX XL
Tháng 09/2004
Công trình: XD SX gạch Block-QN
Đơn vị: đồng
STT
Tên máy
Nguyên giá
Thời gian SD
Mức KH tháng
1
Máy kéo
116 500 000
6
2 500 000
2
Máy trộn bê tông
118 300 000
5
2 750 000
3
Máy Xúc
225 000 000
8
2 480 000
4
Máy ủi
220 700 000
7
2 070 000
Cộng
608 500 000
9 800 000
Căn cứ vào bảng kê chi phí khấu hao máy thi công của toàn công ty và dựa vào phiếu theo dõi hoạt động của từng máy thi công kế toán tiến hành phân bổ cho từng công trình. Trong tháng công trình nào sử dụng máy thi công của công ty thì khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất trong tháng của công trình đó.
Kế toán phân bổ khấu hao máy thi công của đội dựa trên số ca máy chạy cho từng công trình. Nội dung giá ca xe máy chạy thi công ban hành theo quyết định số 57 - BXD/VKT ngày 30/3/1994 của Bộ xây dựng. Ví dụ như đơn giá của một ca máy trộn bê tông 250l có xác định rõ:
Khấu hao cơ bản: 29.025đ
Dựa vào tiêu thức phân bổ là số ca máy chạy cho từng công trình kế toán tập hợp khấu hao từng công trình trên bảng phân bổ.
Tổng công ty........
Công ty CG & XL 13 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
(Máy thi công)
Tháng 09/2004
Phân bổ TSCĐ vào các công trình
Khấu hao cơ bản (có TK 2141)
Tổng cộng
Phân bổ KHTSCĐ vào các C.trình
9 800 000
9 800 000
1. Công trình XD SX gạch
Block-QN
9 800 000
9 800 000
ồ
9 800 000
9 800 000
Dựa trên bảng phân bổ kế toán định khoản:
Nợ TK 623(4): 9 800 000
Có TK 214 (1): 9 800 000
Với công trình khoán gọn nhân công lương BHXH được tính vào số ca máy thực hiện. Chi phí lương sẽ bằng số ca máy nhân với tiền công lái máy 1 ca theo đơn giá ca máy theo quyết định số 57 - BXD/VKT ngày 30/3/1994 của Bộ xây dựng. Đối với công trình khoán theo đơn giá nội bộ thì tiền lương, vận tải, bốc dỡ vật liệu sẽ thanh toán cho đội máy thi công cơ giới theo đơn giá tổng hợp. Khối lượng đội vận chuyển (tính theo tấn hàng) nhân với đơn giá tổng hợp đã quy định ra số lương thanh toán cho đội. Nhân công lái máy ủi, máy đầm của đội thi công sẽ dựa vào số giờ hoạt động thực tế của xe và ngày sửa chữa máy để làm cơ sở thanh toán theo cấp bậc lương thực tế của người lái xe. Theo bảng tổng hợp khối lượng hoàn thành ta có thể tính ra lương và BHXH người điều khiển xe máy đưa vào khoản mục chi phí máy thi công.
Đối với các chi phí phát sinh còn lại như chi phí khám xe, chi phí phụ tùng vận chuyển vật liệu, mang tính chất chung... không thể tách riêng cho từng đối tượng chịu phí thì tập hợp lại và phân bổ theo số giờ chạy máy.
Khi tập hợp chi phí máy thi công kế toán ghi:
Nợ TK 623 Nguyên vật liệu sử dụng máy
Có TK 152:
Nợ TK 623 Nhân công trực tiếp sử dụng máy
Có TK 334:
Bảo hiểm y tế, BHXH, KPCĐ được tính gộp với BHYT, BHXH, KPCĐ trích theo lương CN trực tiếp XL và được phản ánh vào TK 627-Chi phí sản xuất chung chứ không phản ánh ở TK 623.
Nợ TK 627 –Chi phí sản xuất chung
Có TK 338 (=19%xlương CN SD máy thi công)
Trích: Trong tháng có NV phát sinh chi phí sử dụng máy thi công như sau: NV 30 : Xuất kho Nhiên liệu Dầu Điezen sử dụng cho máy thi công
1500lít x 6000đ/lít =9 000 000đ
Đơn vị: LICOGI 13
Địa chỉ: Thanh Xuân-HN
Phiếu xuất kho
Ngày 15 tháng 09 năm 2004 Số: 152
Họ tên người nhận: Nguyễn Hải Yến - PX Xây Lắp
Lý do xuất kho: Xuất dùng cho máy thi công
Xuất tại kho : Vật liệu-dụng cụ
STT
Tên,nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư
Mã số
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
01
Dầu Điezen
DĐ
lít
1500
1500
6000
9 000 000
Cộng
x
x
x
x
x
9 000 000
Ngày 16 tháng 09 năm 2004
Phụ trách bộ phận Phụ trách Người nhận Thủ kho Thủ trưởng đơn vị
Sử dụng cung tiêu (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
-->Chi phí sản xuất chung của tổ đội thi công cơ giới
Nợ TK 623:Chi phí sử dụng máy
Có TK 152, 153, 214, 334
+ Đối với máy thi công đi thuê ngoài:
Công ty có khối lượng máy thi công khá lớn tuy nhiên do có nhiều công trình tại nhiều địa điểm cách xa nhau do đó để tiện thi công và tăng tiến độ công ty đã thuê một số máy của đơn vị khác.
Chứng từ trước tiên để lấy làm cơ sở xác định chi phí máy móc thi công thuê ngoài là hợp đồng thuê máy.
Công ty CG & XL 13
Hợp đồng kinh tế
(Thuê máy móc thiết bị)
Ngày 20/09/2004
Chúng tôi gồm:
Đại diện bên A (bên thuê): Công ty cơ giới và xây lắp 13
Do ông:Vũ Tuấn Đương Chức vụ : Giám đốc công ty
Có TK số: 113 -060283 tại NH Vietcombank.
Đại diện bên B (bên cho thuê): Công ty cơ giới và xây lắp 14
Do ông: Nguyễn Kim Nhung Chức vụ: Giám đốc công ty
Có TK số : 3802 - 2239B tại NHCT Hà Nội
Hai bên cùng nhau thống nhất ký hợp đồng cho thuê xe gồm những điều khoản sau:
Điều I: Khối lượng kinh phí.....
Bên B cho thuê 1 cần trục bánh hơi ADK 19A 86.06 cầu cọc bê tông.
Khối lượng thuê tính theo thời gian:
Công việc - loại xe
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá (Đ)
Thành tiền (Đ)
Cần trục ADK 12,5 tấn
CN điều khiển máy
Ca
công
9
10
250.000
25 000
2 250 000
250 000
Thời gian làm việc 1 ca là 3 giờ, khối lượng thanh toán theo thực tế số ca máy làm được và một lần di chuyển là 250 000đ.
Điều II: Tiến độ..............................
Thực hiện từ : 18/09/04 đến ngày 20/09/04.
Điều III: Cam kết chung................
.......................................................
Điều IV: Thanh quyết toán theo....
Đại diện bên A Đại diện bên B
Khi công việc hoàn thành đội trưởng đội thi công tập hợp các chứng từ gốc thuê thiết bị bao gồm hợp đồng thuê máy, biên bản thanh lý hợp đồng gửi lên phòng thanh toán. Phần lớn máy móc đi thuê đều do nhân công của đội sử dụng do đó chi phí nhân công trực tiếp ở đây đã tính ở phần trên.
Máy thi công của công trình nào thì ghi trực tiếp cho công trình đó không có trường hợp dùng chung cho nhiều côngtrình nếu không phải phân bổ.
Máy thuê ngoài được tập hợp thành bảng để tính chi phí máy thi công. Dựa trên bảng tập hợp chi phí máy thi công kế toán vào sổ cái tài khoản 623.
Sổ chi phí sản xuất , kinh doanh
Tài khoản 623 Đvt: 1000đ
Chứngtừ
Diễn giải
TK ĐW
Ghi Nợ TK
SH
NT
Tổng tiền
Chia ra
NVL
Lương
KH
CP khác
15/9
Xuất NL sử dụngcho máy thi công
152
9000
9000
15/9
Điện mua ngoài phục vụ cho máy thi công
112
2293,5
2293,5
19/9
Khấu hao TSCĐ phân bổ cho MTC
214
7000
7000
20/9
Chi phí sử dụng MTC mua ngoài
112
2500
2500
27/9
Lương CN sử dụng máy thi công
334
13000
13000
Tổng CP SD MTC
33793,5
11293,5
13000
7000
2500
29/9
K/c CP SD MTC xđ Z SP XL
154
33793,5
Sổ cái TK 623
Tháng 09/2004
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Chi tiết các loại
SH
NT
Nợ
Có
PXK
15/9
Xuất kho Nhiên liệu phục
152
9 000 000
vụ Máy thi công
HĐ điện
15/9
Điện phục vụ MTC trả
112
2 293 500
BN09
bằng TGNH
BKH
19/9
Trích KH MTC
214
7 000 000
HĐDV
20/9
CP sử dụng MTC trả
112
2 500 000
BN11
bằng TGNH
BTL
28/9
Lương CN sử dụng MTC
334
13 000 000
BTHCP
29/9
K/c chi phí máy thi công- xđ Z SP XL
154
33 793 500
......
.......
Cộng
33 793 500
33 793 500
Hạch toán chi phí máy thi công thuê ngoài như sau:
Nợ TK 623:Chi phí theo hợp đồng
Có TK 331, 111, 112
Bảng tập hợp chi phí máy thi công
Tháng 09/2004 Đvt: đồng.
Chứng từ
Diễn giải
Chi phí máy thi công
TK6231
TK 6232
TK 6234
TK 6237
Cộng
PXK152
15/9
Xuất kho Nhiên liệu phục vụ MTC
9000 000
9 000 000
HĐ điện
BN09
15/9
Điện mua ngoài phục vụ MTC trả bằng TGNH
2 293 500
2 293 500
BKH
19/9
Trích KH Máy thi công
7000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT039.Doc