Đề tài Tìm hiểu về Client-Server, WWW, Tên miền, TCP/IP, HTTP, Socket

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu về Client-Server, WWW, Tên miền, TCP/IP, HTTP, Socket: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Đề tài: Tìm hiểu về Client-Server, WWW, Tên miền, TCP/IP, HTTP, Socket Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thế Quế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU Thương mại điện tử là một lĩnh vực tương đối mới ngay tên gọi cũng có nhiều có thể gọi là "thương mại trực tuyến" (online trade), "thương mại điều khiển học" (cybertrade), "kinh doanh điện tử" (electronic business), "thương mại không có giấy tờ" (paperless commerce, hoặc paper trade) gần đây, tên gọi "thương mại điện tử" (electronic commerce) được sử dụng nhiều rồi trở thành quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù rằng các tên gọi khác vẫn có thể dùng và được hiểu với cùng một nội dung. Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử, nhưng hiểu một cách tổng quát, thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. thương mại điện tử vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mớ...

doc22 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu về Client-Server, WWW, Tên miền, TCP/IP, HTTP, Socket, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Đề tài: Tìm hiểu về Client-Server, WWW, Tên miền, TCP/IP, HTTP, Socket Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thế Quế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU Thương mại điện tử là một lĩnh vực tương đối mới ngay tên gọi cũng có nhiều có thể gọi là "thương mại trực tuyến" (online trade), "thương mại điều khiển học" (cybertrade), "kinh doanh điện tử" (electronic business), "thương mại không có giấy tờ" (paperless commerce, hoặc paper trade) gần đây, tên gọi "thương mại điện tử" (electronic commerce) được sử dụng nhiều rồi trở thành quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù rằng các tên gọi khác vẫn có thể dùng và được hiểu với cùng một nội dung. Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử, nhưng hiểu một cách tổng quát, thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. thương mại điện tử vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh. Thương mại điện tử càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu thương mại điện tử theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet của doanh nghiệp). Lợi ích lớn nhất mà thương mại điện tử đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống, ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn gửi thư. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống như gửi cho một khách hàng. Với thương mại điện tử, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng. Những lợi ích như trên chỉ có được với những doanh nghiệp thực sự nhận thức được giá trị của thương mại điện tử. Vì vậy, thương mại điện tử góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài. Mô hình Web client/server : Thuật ngữ server được dùng cho những chương trình thi hành như một dịch vụ trên toàn mạng. Các chương trình server này chấp nhận tất cả các yêu cầu hợp lệ đến từ mọi nơi trên mạng, sau đó nó thi hành dịch vụ và trả kết quả về máy yêu cầu. Một chương trình được coi là client khi nó gửi các yêu cầu tới máy có chương trình server và chờ đợi câu trả lời từ server. Chương trình server và client nói chuyện với nhau bằng các thông điệp (messages) thông qua một cổng truyền thông liên tác IPC (Interprocess Communication). Để một chương trình server và một chương trình client có thể giao tiếp được với nhau thì giữa chúng phải có một chuẩn để nói chuyện, chuẩn này được gọi là giao thức. Nếu một chương trình client nào đó muốn yêu cầu lấy thông tin từ server thì nó phải tuân theo giao thức mà server đó đưa ra. Bản thân chúng ta khi cần xây dựng một mô hình client/server cụ thể thì ta cũng có thể tự tạo ra một giao thức riêng nhưng thường chúng ta chỉ làm được điều này ở tầng ứng dụng của mạng. Với sự phát triển mạng như hiện này thì có rất nhiều giao thức chuẩn trên mạng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển này. Các giao thức chuẩn (ở tầng mạng và vận chuyển) được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay như: giao thức TCP/IP, giao thức SNA của IBM, OSI, ISDN, X.25 hoặc giao thức LAN-to-LAN NetBIOS. Một máy tính chứa chương trình server được coi là một máy chủ hay máy phục vụ (server) và máy chứa chương trình client được coi là máy tớ (client). Mô hình mạng trên đó có các máy chủ và máy tớ giao tiếp với nhau theo 1 hoặc nhiều dịch vụ được gọi là mô hình client/server. Thực tế thì mô hình client/server là sự mở rộng tự nhiên và tiện lợi cho việc truyền thông liên tiến trình trên các máy tính cá nhân. Mô hình này cho phép xây dựng các chương trình client/server một cách dễ dàng và sử dụng chúng để liên tác với nhau để đạt hiệu quả hơn. Mô hình client/server như sau: Client/Server là mô hình tổng quát nhất, trên thực tế thì một server có thể được nối tới nhiều server khác nhằm làm việc hiệu quả và nhanh hơn. Khi nhận được 1 yêu cầu từ client, server này có thể gửi tiếp yêu cầu vừa nhận được cho server khác ví dụ như database server vì bản thân nó không thể xử lý yêu cầu này được. Máy server có thể thi hành các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp. Ví dụ như một máy chủ trả lời thời gian hiện tại trong ngày, khi một máy client yêu cầu lấy thông tin về thời gian nó sẽ phải gửi một yêu cầu theo một tiêu chuẩn do server định ra, nếu yêu cầu được chấp nhận thì máy server sẽ trả về thông tin mà client yêu cầu. Có rất nhiều các dịch vụ server trên mạng nhưng nó đều hoạt động theo nguyên lý là nhận các yêu cầu từ client sau đó xử lý và trả kết quả cho client yêu cầu. Thông thường chương trình server và client được thi hành trên hai máy khác nhau. Cho dù lúc nào server cũng ở trạng thái sẵn sàng chờ nhận yêu cầu từ client nhưng trên thực tế một tiến trình liên tác qua lại (interaction) giữa client và server lại bắt đầu ở phía client, khi mà client gửi tín hiệu yêu cầu tới server. Các chương trình server thường đều thi hành ở mức ứng dụng (tầng ứng dụng của mạng). Sự thuận lợi của phương pháp này là nó có thể làm việc trên bất cứ một mạng máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông chuẩn cụ thể ở đây là giao thức TCP/IP. Với các giao thức chuẩn này cũng giúp cho các nhà sản xuất có thể tích hợp nhiều sản phẩm khác nhau của họ lên mạng mà không gặp phải khó khăn gì. Với các chuẩn này thì các chương trình server cho một dịch vụ nào đấy có thể thi hành trên một hệ thống chia sẻ thời gian (timesharing system) với nhiều chương trình và dịch vụ khác hoặc nó có thể chạy trên chính một máy tính các nhân bình thường. Có thể có nhiều chương server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính. Với mô hình trên chúng ta nhận thấy rằng mô hình client/server chỉ mang đặc điểm của phần mềm không liên quan gì đến phần cứng mặc dù trên thực tế yêu cầu cho một máy server là cao hơn nhiều so với máy client. Lý do là bởi vì máy server phải quản lý rất nhiều các yêu cầu từ các clients khác nhau trên mạng. Ưu và nhược điểm chính Có thể nói rằng với mô hình client/server thì mọi thứ dường như đều nằm trên bàn của người sử dụng, nó có thể truy cập dữ liệu từ xa (bao gồm các công việc như gửi và nhận file, tìm kiếm thông tin, ...) với nhiều dịch vụ đa dạng mà mô hình cũ không thể làm được. Mô hình client/server cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích hợp các kỹ thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ thông tin địa lý (GIS) ... Một trong những vấn đề nảy sinh trong mô hình này đó là tính an toàn và bảo mật thông tin trên mạng. Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy ở 2 khu vực khác nhau cho nên dễ dàng xảy ra hiện tượng thông tin truyền trên mạng bị lộ. 1. Client Trong mô hình client/server, người ta còn định nghĩa cụ thể cho một máy client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi 1 người dùng với để muốn thể hiện tính độc lập cho nó. Máy client có thể sử dụng các hệ điều hành bình thường như Win9x, DOS, OS/2... Bản thân mỗi một client cũng đã được tích hợp nhiều chức năng trên hệ điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một mạng LAN, WAN theo mô hình client/server thì nó còn có thể sử dụng thêm các chức năng do hệ điều hành mạng (NOS) cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (cụ thể là các dịch vụ do các server trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu cầu lấy dữ liệu từ một server hay gửi dữ liệu lên server đó... Thực tế trong các ứng dụng của mô hình client/server, các chức năng hoạt động chính là sự kết hợp giữa client và server với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trên cả 2 máy Vai trò của client Trong mô hình client/server, client được coi như là người sử dụng các dịch vụ trên mạng do một hoặc nhiều máy chủ cung cấp và server được coi như là người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các clients. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò hoạt động của nó trong một mô hình cụ thể, một máy client trong mô hình này lại có thể là server trong một mô hình khác. Ví dụ cụ thể như một máy trạm làm việc như một client bình thường trong mạng LAN nhưng đồng thời nó có thể đóng vai trò như một máy in chủ (printer server) cung cấp dịch vụ in ấn từ xa cho nhiều người khác (clients) sử dụng. Client được hiểu như là bề nổi của các dịch vụ trên mạng, nếu có thông tin vào hoặc ra thì chúng sẽ được hiển thị trên máy client. 2. Server Server còn được định nghĩa như là một máy tính nhiều người sử dụng (multiuser computer). Vì một server phải quản lý nhiều yêu cầu từ các client trên mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành của nó là đa nhiệm với các tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ điều hành UNIX, WINDOWS... Server cung cấp và điều khiển các tiến trình truy cập vào tài nguyên của hệ thống. Các ứng dụng chạy trên server phải được tách rời nhau để một lỗi của ứng dụng này không làm hỏng ứng dụng khác. Tính đa nhiệm đảm bảo một tiến trình không sử dụng toàn bộ tài nguyên hệ thống. Vai trò của server. Như chúng ta đã bàn ở trên, server như là một nhà cung cấp dịch vụ cho các clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in ấn, truyền file, hệ thống... Các ứng dụng server cung cấp các dịch vụ mang tính chức năng để hỗ trợ cho các hoạt động trên các máy clients có hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các dịch vụ này có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần thông qua IPC. Để đảm bảo tính an toàn trên mạng cho nên server này còn có vai trò như là một nhà quản lý toàn bộ quyền truy cập dữ liệu của các máy clients, nói cách khác đó là vai trò quản trị mạng. Có rất nhiều cách thức hiện nay nhằm quản trị có hiệu quả, một trong những cách đang được sử dụng đó là dùng tên Login và mật khẩu WWW Một hệ thống dựa trên siêu văn bản cung cấp, tổ chức và truy cập thông tin, cho phép người dùng chuyển từ một phần tin này sang một phần tin khác. Nó được sử dụng để truy cập tin trên Internet. Bao gồm các máy chủ và máy tính khách hàng trên Internet trao đổi với nhau bằng cách sử dụng giao thức truyền siêu văn bản (http). Là một nguồn tin gồm các trang web, các trang web này tổ chức và giới thiệu một khối lượng thông tin phong phú (bao gồm văn bản kèm theo hình ảnh, âm thanh, video hoặc hoạt hoạ) và các nguồn tin khác (cơ sở dữ liệu, đa truyền thông tương tác, môi trường ảo v.v…) Web dựa trên những cơ chế sau: Siêu văn bản – giúp dễ định hướng trong các tài liệu và nguồn tin Giao thức - một tập các tiêu chuẩn được sử dụng để truy cập các nguồn tin thông qua Web Định vị tài nguyên thống nhất (URL) - lược đồ đặt tên thống nhất cho các nguồn tin trên Internet Các máy tính máy chủ và khách hàng – truy cập Web căn bản dựa vào khách hàng/công nghệ máy chủ Internet và WWW Là một kho chứa thông tin khổng lồ, mang lại nhiều dịch vụ đến mức thừa thãi, Internet đã cách mạng hoá đời sống của con người đến một quy mô rộng lớn.  Bước vào thế giới kỹ thuật số và sử dụng tiềm năng vô tận đã được dâng tặng là một ích lợi lớn lao cho tất cả chúng ta. Sống trong một xã hội thông tin, một trong những nhu cầu cấp bách của chúng ta là có thể gửi một lượng lớn thông tin đi xa. Ví dụ: Một bác sĩ ở Singapore có thể liên hệ với một người bạn là bác sĩ đang làm việc ở bất cứ một nơi nào khác trên thế giới trong vòng 2 giây đồng hồ để chia sẻ thông tin hoặc tìm những lời khuyên. Chúng ta cũng có thể làm chứng cho sự ra đời của một đứa trẻ hoặc một ca phẫu thuật sống phức tạp ngay trên màn hình Internet. Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đang chiếm lấy lĩnh vực mạng Internet. Sự trao đổi thông tin đã được thực hiện một cách siêu tốc. Việc sử dụng điện tín và những hình thức dịch vụ tương tự đã trở thành lỗi thời và hấu như đa đi vào quá khứ.  Vấn đề cơ bản mà những ngày đầu tiên người sử dụng tiếp xúc với mạng là câu hỏi: Sự tiện dụng của mạng là gì?.Người sử dụng chưa hiểu được những thuật ngữ của máy tính đã gây nên những lỗi sai gia tăng theo luật số mũ. Khi đã quen thuộc với thuật ngữ máy tính thì việc học máy tính trở nên đơn giản hơn.  Nói một cách đơn giản, Internet hay thuờng gọi là Net là một mạng lưới của những mạng lưới vi tính (Network). Một Net work là một nhóm máy tính nối kết nhau. Vậy Internet trở thành một mạng của các mạng. Những cách mô tả khác về Internet là:  Mạng của mạng dựa trên cơ sở TCP/IP (Transmission control protocol/ Internet protocol : Giao thức Kiểm soát chuyển giao thông tin / nghi thức mạng liên kết). Một cộng đồng người sử dụng và phát triển hệ thống đó.  Một tập hợp những nguồn thông tin mà có thể tiếp cận từ những hệ thống đó.  Người chịu trách nhiệm trước đây của Internet toàn cầu là Hệ thống nghiên cứu dự án cao cấp của bộ phận bảo vệ của chính phủ Hoa Kỳ ( gọi tắt là : ARPANET – Advanced research project agency network). Đây là một dự án liên kết tất cả các máy tính từ các tổ chức nghiên cứu cho đến các bộ phận nghiên cứu của chính phủ đã được bảo vệ tại thời gian đó. Hệ thống đã được thành lập bởi sự kết nối những máy tính thông qua hệ thống dây cáp và đường line điện thoại. Bất cứ nguời nào trên hệ thống cũng có thể tiếp cận và đi vào xem thông tin từ bất cứ một máy tính nào trên hệ thống này hay hệ thống khác.  Để tạo nên một cuộc sống dễ dàng hơn, để viện nghiên cứu hướng đến một tiêu chuẩn mà máy tính có thể truyền đạt và làm việc trong một sự đồng nhất. Đó gọi là TCP và IP (Tức là hình thức chuyển giao và liên kết mạng).  Lưu ý: Một hệ thống máy tính là phải có từ hai máy tính trở lên, được kết nối với một máy khác bởi đường dây cáp dẫn và đường line điện thoại để truyền đạt thông tin. Trong một hệ thống máy tính, bạn có thể đi vào xem nguồn dữ liệu, xem tập tin, in ấn và các phần cứng của máy tính giống như chức năng của một máy tính thông thường.  Internet Protocol, IP (v4) Giao thức Internet phiên bản 4 (IPv4) là phiên bản thứ tư trong quá trình phát triển của các giao thức Internet (IP).Đây là phiên bản đầu tiên của IP được sử dụng rộng rãi. IPv4 cùng với IPv6 (giao thức Internet phiên bản 6) là nòng cốt của giao tiếp internet. Hiện tại, IPv4 vẫn là giao thức được triển khai rộng rãi nhất trong bộ giao thức của lớp internet. Giao thức này được công bố bởi IETF trong phiên bản RFC 791 (tháng 9 năm 1981), thay thế cho phiên bản RFC 760 (công bố vào tháng giêng năm 1980). Giao thức này cũng được chuẩn hóa bởi bộ quốc phòng Mỹ trong phiên bản MIL-STD-1777. IPv4 là giao thức hướng dữ liệu, được sử dụng cho hệ thống chuyển mạch gói (tương tự như chuẩn mạng Ethernet). Đây là giao thức truyền dữ liêu hoạt động dựa trên nguyên tắc tốt nhất có thể, trong đó, nó không quan tâm đến thứ tự truyền gói tin cũng như không đảm bảo gói tin sẽ đến đích hay việc gây ra tình trạng lặp gói tin ở đích đến. Việc xử lý vấn đề này dành cho lớp trên của chồng giao thức TCP/IP. Tuy nhiên, IPv4 có cơ chế đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu thông qua sử dụng những gói kiểm tra (checksum). Đánh địa chỉ IPv4 sử dụng 32 bits để đánh địa chỉ, theo đó, số địa chỉ tối đa có thể sử dụng là 4.294.967.296 (232). Tuy nhiên, do một số được sử dụng cho các mục đích khác như: cấp cho mạng cá nhân (xấp xỉ 18 triệu địa chỉ), hoặc sử dụng làm địa chỉ quảng bá (xấp xỉ 16 triệu), nên số lượng địa chỉ thực tế có thể sử dụng cho mạng Internet công cộng bị giảm xuống. Với sự phát triển không ngừng của mạng Internet, nguy cơ thiếu hụt địa chỉ đã được dự báo, tuy nhiên, nhờ công nghệ NAT (Network Address Translation - Chuyển dịch địa chỉ mạng) tạo nên hai vùng mạng riêng biệt: Mạng riêng và Mạng công cộng, địa chỉ mạng sử dụng ở mạng riêng có thể dùng lại ở mạng công công mà không hề bị xung đột, qua đó trì hoãn được vấn đề thiếu hụt địa chỉ Chuẩn IPv6, với số lượng bits dùng để đánh địa chỉ nhiều hơn đã được xây dựng nhằm thay thế IPv4 trong tương lai. Hiện tại, công nghệ IPv6 đã được triển khai ở một số quốc gia. Cách biểu diễn địa chỉ 32 bits địa chỉ của IP được chia thành 4 nhóm (dạng phân nhóm - dotted format), mỗi nhóm gồm 8 bits (gọi là một octet), các nhóm này phân cách nhau bởi dấu chấm. Tuy nhiên, để thuận tiện cho người sử dụng, các octet này được chuyển đổi sang giá trị thập phân, được miêu tả trong bảng sau: Hầu hết các định dạng trên được chấp nhận trong tất cả các trình duyệt. Ngoài ra, trong dạng phân nhóm, mỗi nhóm có thể được biểu diễn dưới một hệ cơ số khác nhau, (ví dụ như: 192.0x00.0002.235) nhưng không làm thay đổi giá trị thực của địa chỉ. Một dạng cuối cùng, hiếm gặp, đó là biểu diễn dưới dạng mã ASCII. Dạng biểu diễn này được sử dụng để gán cho trường địa chỉ nguồn và địa chỉ đích trong các chương trình phần mềm. DOMAIN NAME Tên miền là một địa chỉ Website trên Internet giúp mọi người tìm kiếm và ghi nhớ một cách dễ dàng trong xa lộ thông tin rộng lớn. Tên miền đối với công ty thường là thương hiệu độc quyền trên internet. Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu , do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên . Khác với cách tổ chức theo các cấp : nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ , cách đánh địa chỉ đặc biệt , rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông. Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit , tương đương 1 byte ) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số. Ví dụ một địa chỉ Internet : 146.123.110.224 (Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ ). Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên Miền. Ví dụ: Máy chủ Web Server của VDC đang chứa Báo Quê hương có địa chỉ là 203.162.000.012 , tên Miền của nó là home.vnn.vn . Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên Miền là truy nhập được. Vậy tên Miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ tiếng anh (Domain name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet. Do tính chất chỉ có 1 và 1 duy nhất trên Internet, bạn không thể đăng ký được Domain name khi mà người khác đã là chủ sở hữu. Nếu bạn cần đăng ký 1 domain name tương ứng với tên doanh nghiệp của bạn trên Internet, hãy kiểm tra và đăng ký ngay lập tức trước khi người khác đăng ký mất tên miền đó của bạn. Port and Socket: Port: có thể gọi là một cổng kết nối cho mạng thông tin, mạng internet (theo tiếng Việt). Cổng kết nối có thể là một cổng thực, vật lý, ví dụ như là trong máy tính có cổng kết nối dây chuyền (serial port) COM1, cổng kết nối song song (parallel port) LPT1 cho máy in, cổng USB, cổng qua card mạng ...v.v. Tuy nhiên trong lý thuyết mạng, cổng kết nối có thể là khái niệm trừu tượng, đánh số từ 0 đến 65535, được dùng trong các lớp phần mềm (không vật lý), ví dụ cổng kết nối 8080 cho web browser, cổng kết nối 80 cho web server v.v. Lý do người ta phát minh ra cái khái niệm trừu tượng này là vì có thể có nhiều ứng dụng cùng dùng chung một cổng vật lý, ví dụ có nhiều ứng dụng dùng cổng card mạng: email, browser, ..v.v. Để tránh nhầm lẫn với nhau, mỗi ứng dụng phải dùng riêng ổ kết nối (socket), dùng riêng giao thức (protocol). Socket: có thể gọi là một ổ kết nối hay là một điểm kết nối cho các ứng dụng thông tin với nhau (theo tiếng Việt). Đây là một khái niệm trừu tượng (không vật lý) trong lý thuyết mạng, thuộc về phần mềm. Một ổ kết nối (socket) là một kết hợp giữa địa chỉ IP và một cổng kết nối (port), ví dụ socket A (194.125.1.32:2001), socket B (127.0.0.1:1927)..v.v. Với khái niệm này, các ứng dụng có thể thông tin với nhau trên cùng một máy tính, hoặc là trên các máy tính khác nhau qua mạng LAN, mạng internet, ...v.v. Một khái niệm không thể thiếu khi dùng ổ kết nối (socket) đó là giao thức (protocol), các ứng dụng thông thường trao đổi thông tin, dữ liệu qua giao thức, ví dụ UDP, TCP/IP. Khi nào thì dùng port và khi nào thì dùng socket? Dùng port khi sự kết nối, thông tin qua một môi trường vật lý, ví dụ qua serial port có cáp kết nối, ví dụ qua InfraRed, BlueTooth có sóng radio. Dùng socket khi sự kết nối, thông tin từ xa, có vẽ trừu tượng qua mạng LAN, mạng internet. HTTP Protocol HTTP là chữ viết tắt từ HyperText Transfer Protocol (giao thức truyền tải siêu văn bản). Nó là giao thức cơ bản mà World Wide Web sử dụng. HTTP xác định cách các thông điệp (các file văn bản, hình ảnh đồ hoạ, âm thanh, video, và các file multimedia khác) được định dạng và truyền tải ra sao, và những hành động nào mà các Web server (máy chủ Web) và các trình duyệt Web (browser) phải làm để đáp ứng các lệnh rất đa dạng. Chẳng hạn, khi bạn gõ một địa chỉ Web URL vào trình duyệt Web, một lệnh HTTP sẽ được gửi tới Web server để ra lệnh và hướng dẫn nó tìm đúng trang Web được yêu cầu và kéo về mở trên trình duyệt Web. Nói nôm na hơn, HTTP là giao thức truyền tải các file từ một Web server vào một trình duyệt Web để người dùng có thể xem một trang Web đang hiện diện trên Internet.HTTP là một giao thức ứng dụng của bộ giao thức TCP/IP (các giao thức nền tảng cho Internet). Có một tiêu chuẩn chính khác cũng điều khiển cách thức World Wide Web làm việc là HTML (HyperText Markup Language, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản), có chức năng quản lý cách thức mà các trang Web được định dạng và hiển thị. người ta gọi HTTP là một giao thức “phi trạng thái” (stateless) bởi vì mỗi lệnh đều được thực thi một cách độc lập, lệnh sau không biết bất cứ điều gì về các lệnh đã đến trước mình. Đây chính là một hạn chế, khiếm khuyết của HTTP. Nó là nguyên nhân chính của tình trạng rất khó thực thi các trang Web có khả năng phản ứng thông minh đối với lệnh mà người dùng nạp vào. Và sự hạn chế này đang được các nhà phát triển khắc phục trong các công nghệ mới như ActiveX, Java, JavaScript và cookies. HTTP Proxy Proxy cung cấp cho người sử dụng truy xuất internet với những host đơn. Những proxy server phục vụ những nghi thức đặt biệt hoặc một tập những nghi thức thực thi trên dual_homed host hoặc basion host. Những chương trình client của người sử dung sẽ qua trung gian proxy server thay thế cho server thật sự mà người sử dụng cần giao tiếp. Proxy server xác định những yêu cầu từ client và quyết định đáp ứng hay không đáp ứng, nếu yêu cầu được đáp ứng, proxy server sẽ kết nối với server thật thay cho client và tiếp tục chuyển tiếp đến những yêu cầu từ clientđến server, cũng như đáp ứng những yêu cầu của server đến client. Vì vậy proxy server giống cầu nối trung gian giữa server và client . Proxy cho user truy xuất dịch vụ trên internet theo nghĩa trực tiếp. Với dual host homed cần phải login vào host trước khi sử dụng dịch vụ nào trên internet. Điều này thường không tiện lợi, và một số người trể nên thất vọng khi họ có cảm giác thông qua firewall, với proxy nó giải quyết được vấn đề này. Tất nhiên nó còn có những giao thức mới nhưng nói chung nó cũng khá tiện lợi cho user. Bởi vì proxy cho phép user truy xuất những dịch vụ trên internet từ hệ thống cá nhân của họ, vì vậy nó không cho phép packet đi trực tiếp giữa hệ thống sử dụng và internet. đường đi là giáng tiếp thông qua dual homed host hoặc thông qua sự kết hợp giữa bastion host và screening rounter.  HTTP Firewall Khi máy tính kết nối với Internet hay trong một môi trường mạng cục bộ, khi đó tất cả các giao tiếp của mạng nội bộ với thế giới bên ngoài coi như là bỏ ngỏ, mọi thông tin dữ liệu trên máy tính của mạng nội bộ không có sự bảo vệ. Điều này được ví như nhà không có khóa cửa, khi đó mọi đồ đạc trong nhà? Dĩ nhiên không ai nói trước được điều này. Nếu khu vực sống là một môi trường lành mạnh, ở đó không có sự “nhòm ngó” thì đồ đạc vẫn nguyên, còn ngược lại tất nhiên là chúng đã bị lấy cắp và điều này trong xã hội hiện nay là đương nhiên khi không có sự phòng vệ thích đáng. Dữ liệu trong máy tính cũng như thế, nếu người dùng không bảo vệ chúng, không có khóa bảo vệ, không có những chính sách bảo mật, cơ hội bị mất hay thất thoát là điều không thể tránh khỏi. Để hạn chế tình trạng này và cũng là để góp phần làm tăng khả năng bảo mật thì việc xây dựng hệ thống tường lửa FireWall là điều kiện không thể thiếu. Vậy FireWall là gì? Thuật ngữ FireWall theo như trong tài liệu kỹ thuật thiết kế xây dựng: là bức tường để ngăn chặn, hạn chế hoả hoạn từ bên trong ra bên ngoài và ngược lại, nó góp phần đảm bảo an toàn cho kiến trúc công trình, cho nội thất bên trong.  Trong Tin học, FireWall là một kỹ thuật được tích hợp vào hệ thống mạng để chống lại sự truy cập trái phép nhằm bảo vệ các nguồn thông tin nội bộ cũng như hạn chế sự xâm nhập vào hệ thông của một số hacker hay gián điệp.  FireWall được miêu tả như là hệ phòng thủ bao quanh với các “chốt” kết nối để kiểm soát tất cả các luồng thông tin nhập xuất. FireWall có thể theo dõi và khóa truy cập tại các chốt này.  Các mạng riêng nối với Internet thường bị đe dọa bởi những kẻ tấn công. Để bảo vệ dữ liệu bên trong người ta thường dùng FireWall. FireWall cho phép người dùng hợp lệ đi qua và chặn lại những người dùng không hợp lệ.  FireWall có thể là thiết bị phần cứng hoặc chương trình phần mềm hoặc kết hợp cả hai. Trong mọi trường hợp, nó phải có ít nhất hai giao tiếp mạng, một cho mạng mà nó bảo vệ, một cho mạng bên ngoài. FireWall có thể là gateway hoặc điểm nối liền giữa hai mạng, thường là một mạng riêng và một mạng công cộng như là Internet. Các FireWall đầu tiên là các router đơn giản. Firewall cứng Firewall mềm 2. Chức Năng Chức năng chính của Firewall là kiểm soát luồng thông tin từ giữa Intranet và Internet. Thiết lập cơ chế điều khiển dòng thông tin giữa mạng bên trong (Intranet) và mạng Internet.  Cụ thể là: Cho phép hoặc cấm những dịch vụ truy nhập ra ngoài (từ Intranet ra Internet). Cho phép hoặc cấm những dịch vụ phép truy nhập vào trong (từ Internet vào Intranet). Theo dõi luồng dữ liệu mạng giữa Internet và Intranet. Kiểm soát địa chỉ truy nhập, cấm địa chỉ truy nhập. Kiểm soát người sử dụng và việc truy nhập của ng¬ời sử dụng. Kiểm soát nội dung thông tin thông tin chuyển trên mạng. Tài liệu tham khảo:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo TMDT.doc