Đề tài Tìm hiểu về bảo mật trong SQL Server

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu về bảo mật trong SQL Server: Lời nói đầu SQL Server 7.0 ra đời là 1 bước nhảy vọt công nghệ CSDL so với CSDL SQL Server 6.5, SQL Server 2000 ra đời không ngừng cung cấp cho người dùng những công cụ và những đặc điểm mới phiên bản 7.0 còn thiếu sót. Ngoài những đặc tính khắc phục thiếu sót của SQL Server 7.0, phiên bản SQL Server 2000 còn thay đổi 1 số cục diện khác trong các chức năng lập trình cũng giống như trong quan hệ và ràng buộc dữ liệu. Ngoài ra SQL Server 2000 còn cung cấp 1 số công cụ hỗ trợ khác như Phân tích xử lí trực tuyến (OLAP), chuyển tác trực tuyến (OLPT), English Query… Tìm hiểu về SQL Server là 1 mảng đề tài rộng, bao gồm kỹ năng lập trình, kỹ thuật ứng dụng SQL vào ứng dụng thực tiễn, các mô hình CSDL, kĩ thuật mới của SQL Server 2000, quản trị CSDL, bảo mật…. Trong phạm vi đề tài này chỉ tìm hiểu về bảo mật trong SQL Server. Mục lục Lời nói đầu 1 Mục lục 2 1. Giới thiệu 3 1.1. Khái niêm cơ bản về bảo mật 3 1.2. Giới thiệu chung về bảo mật trong SQL Server 4 2.Quản lí việc đăng ...

docx30 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu về bảo mật trong SQL Server, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu SQL Server 7.0 ra đời là 1 bước nhảy vọt công nghệ CSDL so với CSDL SQL Server 6.5, SQL Server 2000 ra đời không ngừng cung cấp cho người dùng những công cụ và những đặc điểm mới phiên bản 7.0 còn thiếu sót. Ngoài những đặc tính khắc phục thiếu sót của SQL Server 7.0, phiên bản SQL Server 2000 còn thay đổi 1 số cục diện khác trong các chức năng lập trình cũng giống như trong quan hệ và ràng buộc dữ liệu. Ngoài ra SQL Server 2000 còn cung cấp 1 số công cụ hỗ trợ khác như Phân tích xử lí trực tuyến (OLAP), chuyển tác trực tuyến (OLPT), English Query… Tìm hiểu về SQL Server là 1 mảng đề tài rộng, bao gồm kỹ năng lập trình, kỹ thuật ứng dụng SQL vào ứng dụng thực tiễn, các mô hình CSDL, kĩ thuật mới của SQL Server 2000, quản trị CSDL, bảo mật…. Trong phạm vi đề tài này chỉ tìm hiểu về bảo mật trong SQL Server. Mục lục Lời nói đầu 1 Mục lục 2 1. Giới thiệu 3 1.1. Khái niêm cơ bản về bảo mật 3 1.2. Giới thiệu chung về bảo mật trong SQL Server 4 2.Quản lí việc đăng nhập 4 2.1.Xác nhận việc đăng nhập 4 2.2.Sự xác nhận quyền 5 2.3.Tạo 1 đăng nhập 5 3.Quản lí người dùng 9 3.1Người dùng của SQL Server 9 3.2.Mối quan hệ giữa người dùng CSDL và tên đăng nhập 10 3.3.Quản lí tên người dùng và tên đăng nhập 10 4.Quyền người dùng (User Right) 10 4.1.Cấp phát quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu 10 4.2.Cấp phát quyền thực thi trên cơ sở dữ liệu 13 5.Quyền tạo đối tượng trong CSDL 14 5.1.Sử dụng thủ tục 14 5.2.Sử dụng trình điều khiển EM 15 6.Quản lí vai trò 17 6.1.Vai trò trên CSDL 18 6.2.Vai trò trên server 19 6.3.Sử dụng các thủ tục khai báo 1 vai trò 19 6.4.Thêm 1 thành viên vào vai trò 20 7.Đối tượng CSDL và quyền với đối tượng 21 7.1.Đối tượng CSDL và chủ đối tượng 21 7.2.Quyền với đối tượng CSDL 22 7.3.Thừa nhận và loại bỏ quyền với 1 đối tượng 22 8. Một số bảo mật khác 29 8.1. Tài khoản Guest (Guest Account) 29 8.2. Cấu hình cổng TCP/IP 29 8.3. Không nên sử dụng tài khoản sa 30 1.Giới thiệu: SQL Server là 1 hệ thống quản lí cơ sở dữ liệu (RDBMS) hay còn được gọi là relational database management system. RDBMS là 1 trong những mô hính cơ sở dữ liệu quan hệ thong dụng hiện nay. Sử dụng RDBMS System như là cách thức cơ bản để lưu trữ dữ liệu cho hầu hết các ứng dụng hiện nay. Tuy còn những mô hình khác ,nhưng trong phạm vi đề tài chỉ tập trung vao` RDBMS và đặc biệt chỉ xoay quanh vấn đề bảo mật của SQL Server. Một cơ sở dữ liệu trong 1 tổ chức hay trong 1 doanh nghiệp có thể chúa đựng những dữ liệu hêt sức quan trọng mang tính sống còn. Chính vì thế mà bảo mật dữ liệu trở thành 1 vấn đề rất quan trọng. Một hệ thống DBMS hay RDBMS cần phải hỗ trợ những kĩ thuật và phương tiện để bảo mật dữ liệu. Trong đề tài này sẽ tập trung vào các chính sách bảo mật của SQL Server và thảo luận 1 cách chi tiết bảo mật được cung cấp như thế nào trong SQL Server. 1.1.Khái niệm cơ bản về bảo mật Bảo mật có rất nhiều khái niệm, cho phép người quản trị CSDL tự ra quyết định cho phép hay không cho phép người dùng truy cập và thao tác trên CSDL sao cho có hiệu quả bảo mật tốt nhất. Dưới 1 góc độ nào đó, người quản trị dựa trên nền tảng lí thuyết bảo mật của hệ CSDL đa người dùng nhằm tìm ra những phương pháp bảo mật theo đúng với nhu cầu của độ bảo mật dữ liệu. Với mục đích tăng tính bảo mật dữ liệu, SQL Server 2000 hỗ trợ các tính năng cho phép nhà quản trị thiết lập cợ chế bảo vệ CSDL trong môi trường đa người dùng, bao gồm các yếu tố chính sau: Vai trò của người dùng trong hệ thống và CSDL Quyền sử dụng các ứng dụng CSDL trong SQL Server Quyền tạo và sửa đổi cấu trúc các đối tượng CSDL Quyền truy cập, xử lí dữ liệu Khi đăng nhập vào 1 hệ thống CSDL đa người dùng, ngưới sử dụng cần phải cung cấp UserID và Password. Dựa trên UserID hệ thống có khả năng kiểm soát tát cả các hành vi của người sử dụng trên CSDL SQL Server 2000. Để làm được chức năng này, người quản trị CSDL cần phải thiết lập các quyền xử lý và truy cập vào CSDL khhi tạo ra UserID này, ngoài ra còn 1 số thuộc tính khác của SQL Server như quyền bakup dữ liệu, trao đổi dữ liệu với các ứng dụng CSDL khác… Khi nói đến bảo mật, ta cần quan tâm dến tên tài khoản, mật khảu, chiều dài, thời gian có hiệu lực… như sau: Một người sử dụng chỉ có 1 UserID và 1 Password. Thời gian có hiệu lực của mật khẩu. Chiều dài của mậ khẩu có giới hạn <= 36. Giới hạn người sử dụng theo license hay mở rộng. Thông tin về người sử dụng. Khi tạo người sử dụng, tên tài khoản cần rõ ràng, dễ hiểu dễ gợi nhớ, không cho phép các kí tự đặc biệt, không nên có khoảng trắng, điều này dễ gây khó khăn sau này. 1.2.Giới thiệu chung về bảo mật trong SQL Server: Bảo mật trong SQL Server có thể được mô tả thông qua mô hình 3 tầng dưới đây: 1. Xác nhận( Authentication) 2.Khả năng là người dùng của 1 hay nhiều dữ liệu 3.Quyền đăc biệt được sử dụng những đối tượng CSDL được bảo vệ Tầng ngoài cùng đòi hỏi 1 tài khoản NT hoặc nhóm bảo mật để có thể truy cập SQL Server thông qua việc dăng nhập vào server. Tầng kế tiếp là điều kiện để có thể sử dụng 1 hay nhiều CSDL. Tầng trong cùng là điều kiện để có thể thực hiện những phát biểu với những đối tượng CSDL được bảo vệ. 2.Quản lí việc đăng nhập: SQL Server xác nhận người dùng qua 2 cấp: Xác nhận việc đăng nhập Xác nhận quyền đối với CSDL SQL Server cần xác nhận 1 người dùng trước khi người đó có thể truy cập vào CSDL. Trong SQL Server mỗi người dùng được cấp cho 1 tài khoản riêng biệt được gọi là tài khoản đăng nhập ( Login Account). Mỗi người dùng tương tác với SQL Server sử dụng tài khoản này. Xác nhận(authentication) sẽ kiểm tra người dùng đang sử dụng tài khoản đăng nhập và cấp ra quyền kết nôi với SQL Server. Nếu sự xác nhận không thành công,người dùng không thể kết nối với SQL Server 2.1.Xác nhận việc đăng nhập: Một người dùng cần phải có tài khoản đăng nhập để kết nối với SQL Server. SQL Server có 3 cách để xác nhận, mỗi cách có 1 loại tài khoản đăng nhập khác nhau: SQL Server Authentication: khi sử dụng SQL Server authentication, 1 người quản lí của SQL Server định nghĩa 1 tài khoản đăng nhập và mã cho 1 SQL Server. Những người dùng cần phải đưa ra cả tài khoản và mã dể kết nối với SQL Server. Windows NT Authentication : Khi 1 người dùng kết nối với SQL Server sử dụng Windows NT authentication, SQL Server kiểm lại với Windows NT xem tài khoản và mã đã đúng chưa.Nếu đúng thì người dùng có thể kết nôi với SQL Server. Mixed Mode Authentication: Người dùng có thể sử dụng 1 trong 2 loại trên. 2.2.Sự xác nhận quyền: Trong mỗi CSDL, quyền được gán cho tài khoản của người dùng và các vai trò được tạo ra để thực hiện ( hoặc ngăn cấm) những hành động cụ thể. SQL Server chấp nhận các lệnh sau khi người dùng đã truy cập thành công tới CSDL. SQL Server thực hiện các bước sau trong khi xác nhận quyền: Khi người dùng thực hiện 1 hành động, ví dụ như thực hiện 1 câu lệnh T-SQL,câu lệnh này được chuyển tới SQL Server Khi SQL Server nhận được câu lệnh, nó kiểm tra em người dùng có quyền thực hiện câu lệnh hay không. Sau đó, SQL Server thực hiện 1 trong 2 hành động sau: Nếu người dùng có quyền, SQL Server thực hiện câu lệnh. Nếu người dùng không có quyền, SQL Server báo lỗi. Sử dụng Enterprise Manager, ta có thể chọn kiểu xác nhận như là Windows Authentication và Mixed mode authentication 2.3.Tạo 1 đăng nhập: Sử dụng Enterprise Manager ta có thể quản lí việc đăng nhập bằng việc sử dụng Create Login Wizard cung cấp bởi SQL Server Enterprise Manager. Quá trình(Wizard) này cung cấp 1 sự hướng dẫn từng bước hoàn chỉnh để tạo các đăng nhập 1 cách dễ dàng và hiệu quả. Bên cạnh đó ta cũng có thể sử dụng các thủ tục thường trú( stored procedures) để tạo hay xóa các đăng nhập. Để tạo 1 đăng nhập, ta có thể sử dụng câu lệnh sau: EXEC sp_addlogin [@login=] [,@password=]] [,[@defdb=]] [,[@deflanguage=]] [,[@sid=] ‘sid’ ] [,[@encriptopt=]] Diễn giải các tham số của thủ tục sp_addlogin như sau: @login: tên tài khoản sẽ tạo @password: mật khẩu cho người dùng có tài khoản trên @defdb:CSDL mặc định khi người dùng đăng nhập vào SQL Server @deflanguage: ngôn ngữ mặc định cho người dùng @sid: Số nhận dạng hệ thống khi người dùng đăng nhập vào SQL Server @encriptopt: Khi tạo 1 tài khaỏn người dùng trong CSDL SQL Server 2000, các thông tin tài khỏan, mật khẩu lưu trữ trong bảng sysusers của CSDL Master, nếu ta cung cấp tham số skip_encription thì mật khẩu sẽ không mã hóa trước khi lưu vào bảng sysusers, nếu không cung cấp tham số hay để trống, SQL Server sẽ mã hóa â6tj khẩu trước khi lưu vào bảng sysusers. Ví dụ: EXEC sp_addlogin ‘Nam’,’123’ Nó sẽ tạo 1 đăng nhập với tên là “Nam”, mã là “123” Nếu sau khi tạo thành công tài khoản người dùng, cần thiết thay đổi mật khẩu, ta sử dụng thủ tục sp_ password như sau: EXEC sp_password [@old=] [,[@new=]] [,[@loginname=]] Để xóa 1 đăng nhập, ta có thể dùng câu lệnh sau : EXEC sp_droplogin ‘Nam’ Sử dụng trình điều khiển EM Để tạo ra 1 tài khoản đăng nhập (Login User), bắt đầu từ màn hình Enterprise Manager (EM), sau đó chọn ngăn Security/Login, right click chọn New Login hay chọn menu action New Login như trong hình sau: Như đã trình bày ở trên, có 2 lựa chọn khi tạo một người dùng trong SQL Server 2000: - Tương tác với hệ điều hành Windows NT/2000 - Sử dụng riêng cho SQL Server 2000 Trong hình sau, dễ dàng nhận thấ khi chọn Windows NT authentication thì tham số tên miền của chúng yêu cầu, rõ ràng ta phải cung cấp tên miền hay địa chỉ TCP/IP của máy chủ, mặt khác tài khoản người dùng này phải tồn tại và có hiệu lực tên mạng. Sau khi tạo, SQL Server 2000 kiểm tra. Tài khoản người dùng có hợp lệ hay không, có tồn tại trên hệ điều hành Windows NT/2000 hay không. Nếu tất cả thông tin hợp lệ, đăng ký thành công. Trong trường hợp ta muốn tài khoản đó có giá trị hiệu lực trong SQL Server 2000, chọn SQL Server authentication như hình sau: Ghi chú: -Trong trường hợp sử dụng Tài khoản người dùng chung NT và SQL Server, nếu người dùng sử dụng tài khoản loại này họ có thể xóa dữ liệu trên mạng. -Tùy vào quan điểm quản lý, nhà quản trị tự thiết lập hệ thống người dùng sao cho phù hợp với chiến lược bảo mật dữ liệu công ty. 3.Quản lí người dùng: SQL Server cho phép 2 loại tài khoản người dùng sau: Người dùng hệ thống( system user) Người dùng CSDL(database user) 3.1Người dùng của SQL Server: 1 mã người dùng có thể được dùng để xác nhận 1 người dùng trong 1 CSDL. Tất cả các quyền và sự sở hữu các đối tượng trong CSDL được kiểm soát bởi tài khoản người dùng. Các tài khoản người dùng là riêng biệt với mỗi CSDL; tài khoản abc trong CSDL books khác với tài khoản abc trong CSDL inventory,mặc dù chúng giống nhau. 3.2.Mối quan hệ giữa người dùng CSDL và tên đăng nhập: 1 người dùng trong 1 CSDL được xác nhận bởi mã người dùng(user ID) chứ không phải bởi mã đăng nhập (login ID). 1 mã đăng nhập tự nó không thể cấp cho người dùng quyền truy cập tới các đối tượng của bất kì CSDL nào. 1 mã đăng nhập phải gắn liền với 1 mã người dùng trong mỗi CSDL trước khi 1 người sử dụng mã dăng nhập dó có thể truy cập tới các đối tượng trong các CSDL. Nếu mã đăng nhạp không gắn rõ rang với bất kì mă người dùng nào trong 1 CSDL, nó coi như được gắn với mã người dùng khách. Nếu 1 CSDL không có tài khoản khách, 1 sự đăng nhập không thể truy cập tới CSDl trừ khi nó đã được gắn với 1 tài khoản người dùng có tồn tại. Tài khoản khách là 1 tài khoản đặc biệt trong CSDl của SQL Server. Nếu người dùng sử dụng lệnh USE để truy cập tới 1 CSDL không được gắn với 1 tài khoản người dung`,nó sẽ được gắn với tài khoản khách. 3.3.Quản lí tên người dùng và tên đăng nhập: 1 số thủ tục thường trú hay được sử dụng: 1. sp_grantlogin cho phép tài khaỏn người dùng của Windows NT/2000 kết nối với SQL Server sử dụng Windows authentication. 2. sp_defaultdb thay đổi CSDL mặc định cho 1 đăng nhập. 3. sp_grantdbaccess dùng để thêm 1 tài khoản và cho phép truy cập dữ liệu bằng tài khoản đó. 4. sp_revokedbaccess dùng để xóa 1 tài khoản ra khỏi CSDL. 4.Quyền người dùng (User Right): Quyền người dùng được định nghĩa như mức độ người dùng có thể hay không thể thực thi trên cơ sở dữ liệu, quyền được chia thành 4 loại như sau: - Quyền truy cập vào SQL Server 2000. - Quyền truy xuất vào cơ sở dữ liệu - Quyền thực hiện trên các đối tượng của cơ sở dữ liệu - Quyền xử lý dữ liệu 4.1.Cấp phát quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu: Điều đầu tiên cần phải thực hiện khi cho phép người sử dụng truy cập vào cơ sở dữ liệu là cấp phát quyền, có 2 cách để thực hiện việc cấp phát quyền này, bao gồm việc thực hiện 1 thủ tục có sẵn hay sử dụng trình điều khiển EM, bằng cách thêm người sử dụng vào thành viên người dùng của cơ sở dữ liệu. Sử dụng thủ tục Để cấp phát quyền người sử dụng vào truy cập cơ sở dữ liệu bằng thủ tục, phải có cú pháp như sau: Exec sp_grantdbaccess [@loginname=] [ , [@name_in_db=] ] Nếu không chỉ rõ cơ sở dữ liệu muốn cho phép người dùng truy cập, thì người sử dụng được cấp phát quyền trên cơ sở dữ liệu hiện hành, với tham số @loginname là tài khoản của người sử dụng đăng nhập vào SQL Server 2000. Tham số @name_in_db cho phép ánh xạ hay còn gọi là bí dang tên của tài khoản người dùng thành 1 tên khác khi truy cập vào cơ sở dữ liệu chỉ định, trong trường hợp này SQL Server 2000 chỉ quản lý trên tên tài khoản đăng nhập. Với cách này, khi sử dụng các ứng dụng khác truy cập vào cơ sở dữ liều SQL Server 2000, dĩ nhiên ứng dụng sẽ kết nối cơ sở dữ liệu chỉ định, thì tài khoản dùng để kết nối vẫn là tên Tài khoản đăng nhập vào SQL Server 2000. Ví dụ sau đây trình bày cách cấp phát quyền truy cập của người sử dụng có tên Tài khoản mya đổi bí danh thành myaa vào cơ sở dữ liệu account: /* sử dụng Use */ USE Account Go Exec SP_grantdbaccess ‘ mya ’ , ‘myaa ‘ Kết quả trả về như sau: Granted database access to ‘ mya ‘ . Nếu cần thiết phải loại trừ người sử dụng ra khỏi cơ sở dữ liệu, sử dụng thủ tục có cú pháp như sau: Exec sp_revokedbaccess [@name_in_db=] Giả sử rằng người sử dụng có tên tài khoản sử dụng trong cơ sở dữ liệu chỉ định myaa không được phép truy cập vào cơ sở dữ liệu account, sử dụng thủ tục như ví dụ sau: /* Sử dụng Use */ USE Account Go Exec sp_revokedbaccess ‘ myaa ‘ Kết quả trả về như sau: User has been dropped from current database . Sử dụng trinh EM Nếu sử dụng trình EM để cấp phát quyền truy cập của tài khoản vào cơ sở dữ liệu chỉ định (tài khoản người dùng tồn tại trong cơ sở dữ liệu SQL Server 2000), phải thực hiện các bước sau: -Chọn tên cơ sở dữ liệu muốn cấp phát. -Chọn ngăn User -R-Click (nhấp phải) / New Database User hay chọn menu Action / New Database User. -Chọn tên tài khoản trong danh sách tài khoản (login user) đăng nhập SQL Server 2000. -Nếu cần thiết tạo tên bí danh (Alias) Màn hình trình EM cho phép cấp phát quyền 1 tài khoản đăng nhập SQL Server 2000 vào cơ sở dữ liệu chỉ định có dạng sau: Sau khi cấp phát quyền cho 1 tài khoản đăng nhập, chọn OK để kết thúc. Trong trường hợp cần loại bỏ người sử dụng mya ra khỏi cơ sở dữ liệu account, chỉ cần chọn ngăn Users/R-Click / Delete hay chọn menu Action / Delete, cửa sổ xác nhận hiển thị, chỉ cần bấm OK, người sử dụng sẽ loại bỏ. 4.2.Cấp phát quyền thực thi trên cơ sở dữ liệu: Sau khi cấp quyền cho phép người sử dụng truy cập vào cơ sở dữ liệu account, bước kế tiếp bạn phải cho phép người sử dụng đó có quyền truy cập và xử lý trên các đối tượng, cũng như xử lý dữ liệu trên các đối tượng đó. Ví dụ trong bộ phận kế toán, nhân viên kế toán hay nhân viên nhập dữ liệu thì không thể xem xét các dữ liệu về quyết toán thuế, hay các báo cáo tài chính chẳng hạn. Tương tự như vậy, nhân viên kinh doanh không thể nhập dữ liệu các nghiệp vụ kế toán, với các quy định về giới hạn truy cập và xử lý dữ liệu trên các đối tượng, SQL Server 2000 cung cấp các quyền trên các đối tuợng như sau : SELECT: Cho phép người dùng nhìn thấy dữ liệu, nếu người sử dụng có quyền này, thì họ chỉ có thể thực thi những phát biểu Select để truy vấn dưc liệu trên các bảng hay View được cho phép. INSERT: Cho phép người dùng thêm dữ liệu, nếu người dùng có quỳen này, họ có thể thực hiện phát biểu Insert, đối với 1 hệ thống CSDL khác, muốn thực thi phát biểu Insert, người dùng phải có quyền Select, trong trường hợp SQL Server 2000, quyền Insert không liên quan đến quỳên truy vấn Select. UPDATE: Quyền này cho phép người dùng chỉnh sử dữ liệu trong CSDL, với quyền Update người dùng có thể cập nhật dữ liệu bằng phát biểu Update. DELETE: Quyền này cho phép người dùng xóa dữ liệu trong CSDL, với quyền Delete người dùng có thể xóa mẩu tin dữ liệu bằng phát biểu Delete. REFERENCE: Cho phép người dùng thêm dữ liệu vào bảng có khóa ngoại, nếu người dùng có quyền này, họ có thể thực hiện phát biểu Insert, trong trường hợp SQL Server 2000, quyền Reference không lien quan đến quyền truy vấn Select. EXECUTE: Quyền này cho phép người dùng thực thi thủ tục (SP) trong CSDL, với quyền Execute người dùng có thể xóa mẩu tin dữ liệu bằng phát biểu Exec hay Execute SP. 5.Quyền tạo đối tượng trong CSDL Trong CSDL có các đối tượng và một số chức năng khác như sao lưu dữ liệu, mỗi một người sử dụng trên CSDL cho phép hay không cho phép tạo các đối tượng như TABLE, VIEW, STORED PROCEDURE, RULE… và tạo CSDL. Các quyền tạo đối tượng như sau: CREAT DATABASE Tạo CSDL CREAT TABLE Tạo bảng CREAT VIEW Tạo View CREAT PROCEDURE Tạo thủ tục CREAT RULE Tạo 1 số qui tắc chung CREAT DEFAULT Tạo 1 số giá trị mặc nhiên BACKUP DATABASE Thực hiện backup dữ liệu BACKUP LOG Thực hiện log dữ liệu Để phân các quyền trên cho phép người dùng trong SQL Server 2000, ta có 2 cách, sử dụng thủ tục hệ thống và trình điều khiển EM. 5.1.Sử dụng thủ tục Sử dụng thủ tục hệ thống GRANT có cú pháp sau: GRANT TO [,…n] Nếu một người sử dụng không có quyền tạo bảng, kết quả tả về là thông báo không cho phép thực hiện phát biểu tạo bảng như ví dụ sau: USE account CREAT TABLE tblTest ( a int, b int ) Kết quả trả về như sau: Server: Msg 262, Level 14, State 1, Line 1 CREAT TABLE permission denied, database ‘account’, owner ‘dbo’. Sau khi phân quyền tạo TABLE cho người dùng mya như ví dụ sau: USE account GRANT CREAT TABLE TO [mya] GO CREAT TABLE tblTest ( a int, b int ) Kết quả trả về như sau: The command(s) completed successfully. The command(s) completed successfully. Để loại các quyền trên của người sử dụng, ta cần phải sử dụng các thủ tục của hệ thống DENY và REVOKE như phần trên. 5.2.Sử dụng trình điều khiển EM Nếu sử dụng EM để phân quyền tạo các đối tượng của CSDL hiện hành, tực hiện theo các bước tuần tự như sau: Chọn tên CSDL Nhấp phải, chọn Properties Chọn Tab Permission Cho phép (check on) hay không (check off) các quyền trên cho mỗi người sử dụng Cột bên trái User/Role là danh sách các người sử dụng Bên trên là các quyền Create Table, Create View… 6.Quản lí vai trò: Vai trò là rất quan trọng bởi chúng là cách chính để cấp các quyền hệ thống cho người dùng. Các quyền có thể được cấp cho người dùng qua vai trò hoặc trực tiếp, nhưng dùng vai trò có thuận lợi là qua việc tạo những vai trò cho những dạng người dùng nhất định và cấp quyền hệ thống cho vai trò đó, ta có thể giam lượng công việc và có 1 cách dễ dàng hơn để kiểm soát các quyền. 1 vai trò có thể hiểu gần giống với nhóm(group) trong NT. Ta có thể gán các quyền cho vai trò hoăc cho cá nhân 1 người dùng. Nếu ta gán quyền cho 1 vai trò, mọi người dùng được đưa vào vai trò đó sẽ được hương quyền đó. Vì thế vai trò là 1 công cụ mạnh để ta đưa những người dùng vào 1 đơn vị để cấp các quyền. Rất dễ để quản lí các quyền trong 1 CSDL nếu ta định nghĩa nhóm các vai trò dựa trên nhiệm vụ chức năng và gán cho mỗi vai trò các quyền tương ứng với nhiệm vụ. Sau đó ta chỉ cần chuyển người dùng giữa các vai trò thay vì phải quản lí các quyền cho cá nhân mỗi người sử dụng. Nếu chức năng của 1 nhiệm vụ thay đổi, sẽ dễ dàng hơn nếu chỉ thay đổi quyền 1 lần cho vai trò và tự động áp dụng thay đổi đó với tất cả các thành viên của vai trò đó. SQL Server có các vai trò trên server và các vai trò trên CSDL. Vai trò trên CSDL (database role) dùng để cấp các mức khác nhau khi truy cập CSDL. Vai trò trên server (Server role) dùng để ngăn cản hoặc cho phép con người thực hiện các họat động. 6.1.Vai trò trên CSDL: Có 1 vai trò trên CSDL rất đặc biệt : vai trò Public. Mỗi người dùng được định nghĩa trong CSDL đều thuộc về vai trò Public. Nếu ta muốn mọi người trong 1 CSDL có 1 quyền nào đấy, ta phải gán quyền đó với vai trò public. Nếu 1 người dùng chưa được cấp quyền trên 1 đối tượng, người đó sẽ dùng các quyền gán cho public. Vai trò Public hầu như không có quyền nào ngoại trừ 1 quyền rất cơ bản là cho phép người dùng kết nối với CSDL. Vai trò này có 1 số điều cơ bản: Nó ở trong mọi CSDL Nó không thể bị loại bỏ Mọi người dùng đều thuộc vai trò Public, kể cả tài khoản sa Vì mọi người dùng đều thuộc vai trò này(mặc định), ta không thể thêm hay bớt người dùng cho vai trò này 1 số vai trò và quyền của chúng: Db_owner: vai trò cho phép người dùng quyền được hoàn toàn kiếm soát CSDL. Tài khoản sa là 1 thành viên của db_owner. Db_securityadmin: vai trò cho phép 1 người dùng quản lí tất cả các vai trò và thành viên của chúng, gán quyền cho các vai trò. Db_accessadmin: cho phép người dùng thêm hoặc bớt người dùng trong CSDL. Db_ddladmin: cho phép xử lí tất cả các đối tượng trong CSDL ( tạo, sửa, xóa… đối tượng). Db_backupoperator: cho phép thực hiện backup CSDL. Db_datawriter: cho phép sửa dữ liệu ở các bảng do người dùng tạo trong CSDL. Db_reader: cho phép xem dữ liệu ở các bảng do người dùng tạo trong CSDL. Db_denydatawriter: ngăn việc sửa dữ liệu. Db_denydatareader: ngăn việc xem dữ liệu. 1 người dùng đơn lẻ có thể thuộc 1, nhiều, hoặc không thuộc vai trò nào cả. Nếu 1 người dùng thuộc nhiều hơn 1 vai trò, người dùng đó sẽ có tất cả các quyền của các vai trò đó. Ta có thể tạo vai trò trên CSDL dùng Enterprise Manager hoặc sử dụng các thủ tục thường trú hệ thống. Giống như các đối tượng CSDL, ta cần đặt tên cho các vai trò. SQL Server có 2 loại vai trò: Vai trò chuẩn (standard role): gần giống với các nhóm trong Windows NT. Vai trò này có thể bao gồm người dùng, các quyền . Khi 1 người dùng kêt nối với tư cách là thành viên của vai trò, họ hưởng các quyền của vai trò đó. Vai trò ứng dụng (application role): là những vai trò đặc biệt trong SQL Server 2000 bởi chúng không bao gồm bất kì thành viên nào. Trong 1 chừng mực nào đó có thể nghĩ những vai trò đặc biệt này như là tài khoản người dùng. Các vai trò này hoạt động như người dùng bởi chung cần mã để kích hoạt. 6.2.Vai trò trên server: Ta không chỉ gán vai trò cho người dùng trong CSDL, ta còn có thể gán vai trò trong phạm vi toàn bộ SQL Server 2000. Điều này có nghĩa ta có thể ngăn cản hoặc cho phép mọi người thực hiện các hoạt động. Các vai trò này được gọi là vai trò trên server (server role). Các vai trò trên server trong SQL Server 2000: Sysadmin: vai trò này có khả năng kiểm soát toàn bộ SQL Server 2000. Tài khoản sa thuộc vai trò này. Securityadmin: tạo và quản lí các dăng nhập cho server. Serveradmin: cấu hình các tham số và tắt server. Setupadmin: quản lí các thủ tục khỏi động và lien kết server. Processadmin: quản lí các chuyển tác đang chạy trên SQL Server 2000. Điều này có nghĩa vai trò này có thể đưa ra câu lệnh KILL, kết thúc công việc 1 người dùng. Diskadmin: quản lí các file trên đĩa. Dbcreator: có thể tạo, xáo trộn, xóa CSDL. 6.3.Sử dụng các thủ tục khai báo 1 vai trò: Vai trò cũng cho phép người quản trị sử dụng 1 số thủ tục hệ thống nhằm cấp phát vai trò cho người sử dụng trên CSDL SQL Server 2000. Thêm 1 vai trò vào 1 người sử dụng, ta có thể sử dụng cú pháp như sau: Sp_addrole [@rolename=] [,[@ownername=] @rolename là tên của vai trò trên bảng trên, ví dụ như tạo ra có 1 role tên là testrole, sau đó gán 1 số quyền truy cập vào bảng dữ liệu vào role đó như ví dụ sau : Use account Go EXEC sp_addrole ‘testrole’ Go Grant select on tblsim to testrole Go Kết quả trả về như sau: New role added. Sau khi tạo 1 role mới có tên testrole và gán quyền truy vấn dữ liệu của bảng tblsim vào role đó và sử dụng phát biểu select để truy vấn dữ liệu như ví dụ sau: Use account Go Select Autoid Cast(entrydate as varchar(11)) as entrydate, invoiceNo,cast(invoiceDate as varchar(11)) as invoiceDate from tblsim order by invoiceDate desc Kết quả trả về như sau: Server: Msg 229, Level 14, State 5, Line 1 SELECT permission denied on object ‘tblsim’, database ‘account’, owner ‘dbo’. 6.4.Thêm 1 thành viên vào vai trò: Thủ tục thêm 1 người sử dụng vào 1 role có cú pháp như sau: Sp_addrolemember [@rolename] [@membername=] Ví dụ: Use account Go Sp_addrolemember testrole, ‘mya’ Go Select Autoid Cast(entrydate as varchar(11)) as entrydate, invoiceNo,cast(invoiceDate as varchar(11)) as invoiceDate from tblsim order by invoiceDate desc go Kết quả trả về như sau: ‘mya’ added to role ‘testrole’. Autoid EntryDate InvoiceNo InvoiceDate ----------------------------------------------------------------------------- 2 oct 17 2001 inv002 dec 7 2001 3 oct 17 2001 inv003 dec 7 2001 4 oct 18 2001 inv004 dec 7 2001 5 oct 17 2001 inv005 dec 7 2001 6 oct 17 2001 inv006 dec 7 2001 7 oct 18 2001 inv007 dec 7 2001 8 oct 18 2001 inv008 dec 7 2001 1 oct 17 2001 inv001 dec 6 2001 (9 row(s) affected) Tương tự ta có thể sử dụng thủ tục sp_addsvrolemember để thêm thành viên vào 1 vai trò trên server. Lệnh dưới đây thêm người dùng Home\Nam vào vai trò sysadmin: EXEC sp_addsvrolemember ‘Home\Nam’,’sysadmin’ Để loại bỏ 1 người sử dụng ra khỏi role, sử dụng thủ tục sp_droprolemember có cú pháp sau: Sp_droprolemember [@rolename=] [@membername=] chính là tên tài khoản người sử dụng trong CSDL, sử dụng thủ tục sp_droprolemember để loại bỏ người sử dụng mya ra khỏi CSDL account, thực hiện phát biểu Select trên bảng tblsim, thông báo lỗi phát sinh trở lại như ví dụ sau: Use account Go Exec sp_droprolemember testrole, ‘mya’ Go Select Autoid Cast(entrydate as varchar(11)) as entrydate, invoiceNo,cast(invoiceDate as varchar(11)) as invoiceDate from tblsim order by invoiceDate desc go Kết quả trả về như sau: ‘mya’ dropped from role ‘testrole’. Server: Msg 229, level 14, State 5, Line 1 SELECT permission denied on object ‘tblsim’, database ‘account’, owner ‘dbo’. 7.Đối tượng CSDL và quyền với đối tượng: 1 CSDL là 1 tập hợp của dữ liệu, bảng và các đối tượng khác. Đối tượng CSDL giúp cho việc cấu trúc dữ liệu và định nghĩa dữ liệu được rõ ràng. Quyền cho phép người dùng thực hiện các hành động trong CSDL. Có 2 loại quyền : đối tượng và phát biểu. Quyền đối tượng kiểm soát việc ai có thể truy cập và xử lí dữ liệu và ai có thể chạy các thủ tục thường trú. Quyền phát biểu kiểm soát người dùng nào có thể tạo và xóa đối tượng trong 1 CSDL. 7.1.Đối tượng CSDL và chủ đối tượng: Các đối tượng CSDL: Bảng Cột Dòng Loại dữ liệu Ràng buộc Giá trị mặc định Quy tắc Chỉ số Views Thủ tục Bẫy lỗi 1 người dùng tạo ra 1 đối tượng CSDL thì gọi là chủ đối tượng. 1 người dùng đơn lẻ phải có quyền mới có thể tạo đối tượng CSDL. 7.2.Quyền với đối tượng CSDL: Quyền đối với đối tượng kiểm soát việc truy cập tới các đối tượng trong SQL Server. Ta có thể thừa nhận hoặc loại bỏ quyền với bảng, cột, các thủ tục thông qua Enterprise Manager hoặc qua các thủ tục hệ thống. 1 người dùng muốn thực hiện 1 hành động đối với 1 đối tượng cần có quyền thích hợp.Bảng sau tổng kết các loại quyền với đối tượng. Loại đối tượng Hành động có thể Bảng ( table) Select,update,delete,insert,reference Cột (column) Select,update View Select,update,insert,delete Thủ tục (stored procedure) Execute 7.3.Thừa nhận và loại bỏ quyền với 1 đối tượng: SQL Server sử dụng các lệnh GRANT, REVOKE, DENY để quản lí các quyền. Grant: cho phép người dùng làm việc với đối tượng. Revoke: ngăn người dùng làm việc với bảng. Deny: không cấp quyền cho người dùng. Sử dụng thủ tục hệ thống cấp quyền Khi sử dụng thủ tục GRANT để cấp quyền truy cập và xử lí trên các đối tượng của CSDL chỉ định theo cú pháp sau: GRANT ALL [PRIVILEGES] | [,…N] ON [([,…n])] | TO [,…n] [WITH GRANT OPTION] [AS ] Từ khóa ALL cho phép cấp phát tất cả các quyền cho người sử dụng CSDL đó. Chỉ rõ những bảng hay View nào cho phép người sử dụng truy cập và xử lí, hoặc thủ tục hay thủ tục mở rộng. Ví dụ: Cấp phát quyền bằng thủ tục GRANT Use account Go /* Cấp quyền insert, update, delete cho người sử dụng mya trên bảng dữ liệu tblsim */ Grant insert,update,delete On tblsim To mya Go Kết quả trả về như sau: The command(s) completed successfully. Sau khi thực hiện thủ tục cấp phát quyền sử dụng, sử dụng phát biểu Select để truy vấn dữ liệu từ bảng tblsim, kết quả cho thấy với người sử dụng có tên mya không thể truy vấn dữ liệu từ bảng tblsim như ví dụ sau. Ví dụ: Use account Go Select Autoid Cast(entrydate as varchar(11)) as entrydate, invoiceNo,cast(invoiceDate as varchar(11)) as invoiceDate from tblsim order by invoiceDate desc Kết quả trả về như sau: Server: Msg 229, Level 14, State 5, Line 1 SELECT permission denied on object ‘tblsim’, database ‘account’, owner ‘dbo’ Thực hiệnthủ tục cấp phát quyền sử dụng Select trên bảng tblsim cho người sử dụng tên mya. Ví dụ: Use account Go Grant select On tblsim To mya Go Kết quả trả về như sau: The command(s) completed successfully. Sau khi cấp phát quyền Select, sử dụng phát biểu Select để truy vấn dữ liệu từ bảng tblsim. Ví dụ: Use account Go Select Autoid Cast(entrydate as varchar(11)) as entrydate, invoiceNo,cast(invoiceDate as varchar(11)) as invoiceDate from tblsim order by invoiceDate desc Kết quả trả về như sau: Autoid EntryDate InvoiceNo InvoiceDate ----------------------------------------------------------------------------- 11 dec 5 2001 inv0011 dec 10 2001 10 oct 18 2001 inv00010 dec 9 2001 9 oct 17 2001 inv009 dec 8 2001 2 oct 17 2001 inv002 dec 7 2001 3 oct 17 2001 inv003 dec 7 2001 4 oct 18 2001 inv004 dec 7 2001 5 oct 17 2001 inv005 dec 7 2001 6 oct 17 2001 inv006 dec 7 2001 7 oct 18 2001 inv007 dec 7 2001 8 oct 18 2001 inv008 dec 7 2001 1 oct 17 2001 inv001 dec 6 2001 (11 row(s) affected) Từ chối quyền truy vấn và xử lí dữ liệu Nếu cần thiết không cho phép người sử dụng truy vấn và xử lí dữ liệu trên đối tượng, sử dụng thủ tục Deny có cú pháp như sau: DENY ALL [PRIVILEGES] | [,…N] ON [,…n] ) ] | TO [,…n] [CASCADE] Từ khoá ALL cho phép cấp phát tất cả các quyền cho người sử dụng cơ sở dữ liệu đó (EXECUTE không có hiệu lực trên bảng). Chỉ rõ những bảng dữ liệu hay View nào cho phép người sử dụng truy cập và xử lý, hoặc thủ tục hay thủ tục mở rộng. Từ khóa [CASCADE] tương đương với [WITH GRANT OPTION]. Ví dụ không cho phép người sử dụng mya sử dụng phát biểu SELECT để truy vấn từ bảng tblSIM như sau: /* Sử dụng USE */ USE ACCOUNT GO GRANT INSERT, UPDATE, DELETE ON tblSIM TO myaa GO /* Không cho phép */ DENY SELECT ON tblsim To myaa Go /* Sử dụng phát biểu Select */ Select Autoid Cast(entrydate as varchar(11)) as entrydate, invoiceNo,cast(invoiceDate as varchar(11)) as invoiceDate from tblsim order by invoiceDate desc Kết quả trả về như sau: Server: Msg 229, Level 14, State 5, Line 1 SELECT permission denied on object ‘tblsim’, database ‘account’, owner ‘dbo’ Giả sử rằng người sử dụng có tên tài khoản sử dụng trong CSDL chỉ định myaa không được phép truy cập bằng phát biểu select,insert,update,delete trên các đối tượng của CSDL account, ta sử dụng thủ tục Revoke có cú pháp như sau: REVOKE [GRANT OPTION FOR] {ALL [PRIVILEGES] | permission[,…n]} { [(column[,…n])] ON {table | view} | ON {table | view} [(column[,…n])] | {stored_procedure | extended_procedure} }{TO | FROM [,…n] [CASCADE] [AS] Ví dụ: Use account Go Revoke select on tblsim to myaa Kết quả trả về như sau: The command(s) completed successfully. Sử dụng EM cấp quyền truy vấn và xử lí dữ liệu Rất dễ dàng để sử dụng EM thực hiện công việc này, bắt đầu từ tên CSDL, chọn tên tài khoản người sử dụng (user), sau đó R-Click / Properties. Để thực hiện quá trình cấp quyền truy vấn và xử lí dữ liệu, ta có thể thực hiện theo 2 cách: Phân quyền cho 1 người sử dụng những đối tượng trong CSDL. Để thực hiện theo cách này, ta cần chọn một đối tượng, sau đó phân quyền tất cả đối tượng. Phân nhiều người sử dụng vào 1 đối tượng chỉ định của CSDL. Để thực hiện theo cách này, ta cần chọn một đối tượng, sau đó phân quyền tất cả các tên người sử dụng. Trường hợp thứ nhất cần theo các bước sau: 8. Một số bảo mật khác Phần này sẽ trình bày về 1 số bảo mật đặc biệt có lien quan đến mạng và Internet. 8.1. Tài khoản Guest (Guest Account) Guest Account là tài khoản người dùng mặc nhiên, khi ta cho phép tài khoản này có hiệu lực, có 1 số vấn đề phát sinh như sau: Login với tài khỏan guest thì có thể truy cập bất kì dữ liệu của CSDL. Những người dùng bên ngoài có thể sử dụng tài lhoản này để truy cập vào CSDL nếu họ biết mật khẩu của guest. 8.2. Cấu hình cổng TCP/IP SQL Server sử dụng nghi thức truyền dữ liệu TCP/IP và cổng 1433, tất nhiên khi cài đặt SQL Server thì giá trị mặc nhiên cho 2 thông số này được trình Setup thiết lập hoặc có thể thay đổi từ trình Client Network Utilities. Với tham số cổng 1433 mặc nhiên này, tất cả các máy trạm có thể truy cập vào CSDL SQL Server rất tiện lợi trừ khi ta thay đổi tham số cổng đó bằng 1 tham số khác. Nhưng trong trường hợp này nếu Hacker biết ta đang cài đặt và sử dụng CSDL SQL Server với TCP/IP với cổng mặc nhiên 1433 thì họ có thể tấn công 1 cách dễ dàng. Để tránh điều này, ta cần thay đổi cổng này thành 1 cổng khác hợp lệ bên cạnh đó cần thay đổi cổng của các máy trạm truy cập vào CSDL SQL Server với cổng tương ứng. Ví dụ như SQL Server cấu hình với cổng 1402 thay vì 1433, và các máy trạm cần phải cấu hình cổng truy cập vào SQL Server với cổng 1402 . 8.3. Không nên sử dụng tài khoản sa Sa là tài khoản cao nhất của SQL Server, chính vì thế mà người quản trị không thể sử dụng nó 1 cách tùy tiện, thay vì sử dụng sa, người quản trị tạo ra 1 tài khoản tương tự và 1 role tương tự để sử dụng thay thế, khi nào cần thiết ới sử dụng sa. Mặt khác tránh trường hợp người khác vô tình hay cố ý biết được mật khẩu của sa thì vấn đề có thể nghiêm trọng, cũng tương tự như vậy, trong trường hợp viết các ứng dụng truy cập đến SQL Server, ta cũng không nên sử dụng sa, thay vào đó là 1 tài khoản sử dụng cho ứng dụng đó mà thôi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTin16.docx
Tài liệu liên quan