Tài liệu Đề tài Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước Việt Nam ta với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua hàng ngàn năm.
Mỗi dân tộc đều mang trong mình một sắc thái văn hóa riêng nhưng cả 54 dân tộc anh em cùng góp chung vào một nền văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”, cùng nhau thực hiện nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta là hướng tới xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp mọi miền đất nước thì người Mạ là một dân tộc thiểu số bản địa cư trú chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng có số lượng tuy không lớn nhưng lại là tộc người có nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Mạ đó là văn hóa Rượu Cần – một giá trị văn hóa truyền thống đã tồn tại song hành cùng dân tộc Mạ từ xưa đến nay.
Rượu Cần là một nét văn hoá nội sinh độc đáo của người Mạ, ra đời và tồn tại trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc ...
51 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước Việt Nam ta với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua hàng ngàn năm.
Mỗi dân tộc đều mang trong mình một sắc thái văn hóa riêng nhưng cả 54 dân tộc anh em cùng góp chung vào một nền văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”, cùng nhau thực hiện nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta là hướng tới xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp mọi miền đất nước thì người Mạ là một dân tộc thiểu số bản địa cư trú chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng có số lượng tuy không lớn nhưng lại là tộc người có nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Mạ đó là văn hóa Rượu Cần – một giá trị văn hóa truyền thống đã tồn tại song hành cùng dân tộc Mạ từ xưa đến nay.
Rượu Cần là một nét văn hoá nội sinh độc đáo của người Mạ, ra đời và tồn tại trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Mạ từ xưa đến nay. Do vậy Rượu Cần đã trở thành một nét sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống cũng như phản ánh sinh động đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của người Mạ xưa nay.
Nghiên cứu về Rượu Cần là thực hiện việc tìm hiểu một giá trị văn hoá ẩm thực truyền thống, với những nét đặc trưng vốn có, đồng thời xem xét Rươụ Cần trong mối tương quan với đời sống của người Mạ. Từ đó chúng ta có thể thấy được cái bản sắc riêng của tộc người Mạ trên địa bàn huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Muốn vậy, chúng ta phải hiểu rõ thực trạng của văn hoá Rượu Cần trong đời sống hôm nay của người Mạ, từ đó có những kiến nghị, đề xuất giải pháp để giữ gìn một nét văn hoá đẹp không chỉ cho riêng nguời Mạ mà cho cả kho tàng văn hoá dân gian của 54 dân tộc anh em sống trên dải đất Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu văn hoá Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của nhóm. Qua đó, đề tài cũng góp phần nhỏ bé tìm hiểu về một nét văn hoá sinh động mà độc đáo của tộc người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng, đồng thời cung cấp cho bạn đọc quan tâm đến vấn đề này thêm một tài liệu mang tính chuyên sâu và có hệ thống.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về người Mạ nói chung và Rượu Cần của người Mạ nói riêng, từ trước tới nay đã có một số các tác phẩm đáng chú ý như: “Miền Thượng Cao Nguyên” của hai tác giả Cửu Long Giang – Toan Ánh; “Vấn Đề Dân Tộc Ở Lâm Đồng" do tác giả Mạc Đường chủ biên ; “Vài nét văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ở Lâm Đồng” do Sở văn hoá thông tỉnh Lâm Đông xuất bản, năm 2005; sách “ Văn hoá xã hội và con người Tây Nguyên” do Nguyễn Tấn Đắc được Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ xuất bản năm 2005…Ngoài ra những năm gần đây còn có một số khoá luận, đề tài nghiên cứu của sinh viên các khoa Lịch Sử, Việt Nam học của Trường Đại học Đà Lạt cũng đã đề cập tới dân tộc Mạ về các mặt luật tục, văn hoá tín ngưỡng như: “Tìm hiểu về hôn nhân và gia đình của người Châu Mạ ở xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng” – luận văn tốt nghiệp của đại học K29 nghành Lịch Sử của Hoàng Thị Oanh, năm 2009; “Tìm hiểu về nghề dệt của người Mạ ở xã Maragui – Đạ Hoai – Lâm Đồng”- đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trương của Nguyễn Thị Bích Ngọc nghành Việt Nam học K27…
Bên cạnh đó là các bài viết liên quan đến các lĩnh vực trong đời sống của người Mạ như lịch sử, kinh tế xã hội, sinh hoạt cộng đồng…Và các bài viết, công trình khoa học đăng trên các tạp chí Dân tộc học hay đăng trên các tờ báo giấy khác…Nhưng các tác phẩm, bài viết nêu trên đã nghiên cứu về người Mạ trên nhiều phương diện mà chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt, hoàn chỉnh về văn hoá Rượu cần của người Mạ.
Tuy vậy, những công trình nghiên cứu đã có về người Mạ và Rượu Cần của người Mạ là những tư liệu hiếm hoi và hết sức quý báu để nhóm nghiên cứu chúng tôi có thể tham khảo, có được những nhận biết ban đầu và dễ dàng hơn trong công tác điền dã thực tế tại địa bàn sinh sống của người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng.
Văn hoá Rượu Cần cùa người Mạ là một đề tài không mang tính quy mô và phổ biến nhưng không phải vì thế mà tầm quan trọng và tính khoa học của đề tài giảm đi. Trái lại, đề tài: “Tìm hiểu văn hoá Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng” là công trình nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực văn hóa mà từ trước đến giờ rất ít tài liệu hay một công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến một cách đầy đủ, rõ ràng. Nếu như các đề tài, bài viết, sách báo…chỉ đề cập mang tính chất tổng quát về các mặt trong đời sống xã hội người Mạ mà trong đó Rượu cần chỉ được trình bày sơ lược như một thức uống thường xuyên trong mục văn hoá ẩm thực thì với đề tài này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích xung quanh vấn đề Rượu cần và văn hoá Rượu cần của người Mạ ở Đạ Tẻh nói riêng, ở Lâm Đồng nói chung.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu là tộc người Mạ ở huyện Đạ Tẻh – Lâm Đồng, trong đó đề tài đi sâu vào nội dung văn hoá Rượu cần và những yếu tố văn hoá phụ sinh xung quanh văn hoá Rượu cần tồn tại trong đời sống của người Mạ ở đây. Trên cơ sở đó có sự so sánh những đặc điểm về văn hoá Rượu Cần xưa và nay, văn hoá Rượu Cần của các dân tộc thiểu số khác, những biến đổi nội tại, vị trí, vai trò của Rượu cần hôm nay trong sinh hoạt, ăn uống, lễ hội, nghi lễ…
Về phạm vi không gian nghiên cứu: do giới hạn về phạm vi một đề tài khoa học sinh viên, hạn chế về thời gian, khả năng tài chính nên nhóm chúng tôi chỉ tập trung tiến hành khảo sát nghiên cứu trên địa bàn hai xã là xã Mỹ Đức và xã Quốc Oai, thuộc huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Đây là hai xã có sự tập chung đông đồng bào Mạ sinh sống nhất.
Về thời gian nghiên cứu, vì đây là một đề tài về văn hoá thuộc mảng văn hoá ẩm thực nên chắc chắn phải trải dài về mặt thời gian. Tuy nhiên, từ sau năm 1975 đất nước thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người mới nên ít nhiều văn hoá Rượu Cần cũng có sự biến đổi cả theo xu hướng tích cực và tiêu cực. Do đó chúng tô tập chung nghiên cứu cần chủ yếu vào giai đoạn sau năm 1975 cho đến nay, đồng thời bằng những kết quả nghiên cứu để đưa ra những nhận định khoa học về hướng phát triển của văn hoá Rượu Cần người Mạ trong tương lai.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
“Tìm hiểu văn hoá Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng”, như đã nói đây là một đề tài nghiên cưú chuyên sâu, có tính thực tế cao và phải hệ thống. Do vậy quá trình nghiên cứu đòi hỏi nhiều phương pháp để có được kết quả đầy đủ, toàn diện nhằm làm sáng tỏ những vấn đề xung quanh Rượu cần của người Mạ.
Yêu cầu đầu tiên đối với nhóm chúng tôi là phải có được những nhận thức ban đầu về địa bàn nghiên cứu, thông tin về người Mạ, các kiến thức về giao tiếp ứng xử trong quá trình nghiên cứu…Bởi vậy, phương pháp thu thập thông tin qua các tài liệu viết, các công trình nghiên cứu trước về người Mạ là rất cần thiết. Sau đó là quá trình tiến hành điền dã khảo sát thực tế thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu, quá trình này đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện như máy chụp hình, máy ghi âm, quay phim…để có được những thông tin chính xác, hình ảnh chân thực và sinh động, bổ sung vào những tài liệu đã có.
Ngoài phương pháp điền dã khảo sát, chúng tôi còn tìm hiểu tư liệu thông qua liên hệ với chính quyền địa phương, từ đó sử dụng phương pháp lịch sử, liệt kê so sánh, phân tích và tổng hợp các tư liệu có được, đồng thời không thể thiếu hai phương pháp nghiên cứu quen thuộc là phương pháp lịch sử và phương pháp logic…Qúa trình tìm hiểu về lịch sử địa phương, nguồn gốc người Mạ, các sự kiện lịch sử trước và sau năm 1975 có ảnh hưởng đến đời sống người Mạ cư trú tại địa bàn huyện Đạ Tẻh – Lâm Đồng đòi hỏi sử dụng phương pháp lịch sử để khôi phục lại nguyên trạng sự hình thành và phát triển của tộc người Mạ, lý giải những vấn đề mà đề tài đòi hỏi. Trong quá trình viết đề tài thành công trình đòi hỏi sử dụng phương pháp lôgic nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá khái quát lên trình độ khoa học, lý luận cho đề tài.
Cuối cùng sau khi có được đầy đủ các thông tin, tư liệu cần thiết phục vụ đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá.Trên cơ sở đó đối chiếu, so sánh nhằm thấy rõ những thay đổi trong văn hoá Rượu cần của người Mạ suốt quá trình phát triển từ truyền thống đến hiện đại.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.
Nghiên cứu về văn hoá Rượu Cần của người Mạ, trước hết chúng tôi làm nổi bật những giá trị văn hoá truyền thống của người Mạ xung quanh ché Rượu Cần – một sản phẩm văn hoá vật chất, phục vụ đời sống tinh thần và cả đời sống kinh tế. Rượu không đơn thuần là thức uống mà nó còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, trong những phong tục tập quán, quan hệ xã hội…Đề tài tập chung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa của văn hoá Rượu Cần trong cộng đồng người Mạ trước đây và trong thời hiện đại hôm nay.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài luôn dẫn ra những sự biến đổi của văn hoá Rượu Cần, quá trình tiếp biến văn hoá, giao lưu giữa các tộc người cùng sinh sống trên địa bàn để thấy được thực trạng của văn hoá Rượu Cần ở người Mạ hiện nay. Từ đó đề tài đưa ra các lý giải và kiến nghị các giải pháp giúp chính quyền địa phương cũng như các cơ quan văn hoá các cấp có biện pháp bảo tồn và phát huy một nét văn hoá đẹp của người Mạ ở ĐạTẻh nói riêng, ở Lâm Đồng nói chung.
Đóng góp cuối cùng của đề tài là góp thêm một nguồn tư liệu cho những người quan tâm coi nó như một tài liệu tham khảo để tiếp tục tìm hiểu hoặc tâm huyết với các đề tài nghiên cứu về người Mạ, mở rộng ra cho chúng ta thấy được bản sắc văn hoá của dân tộc Mạ với nhiều cái hay, cái đẹp đáng trân trọng và bảo lưu để làm rực rỡ thêm nền văn hoá chung của 54 dân tộc anh em, làm phong phú thêm kho tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam.
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.
Cấu trúc của công trình này bao gồm phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và phụ luc, lời cảm ơn và phần nội dung chính bao gồm hai chương:
Chương 1: Tổng quan về người Mạ ở huyện Đạ Tẻh - Lâm Đồng.
Chương 2: Văn hóa rượu cần của người Mạ ở huyện Đạ Tẻh - Lâm đồng.
Chương một:
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MẠ Ở HUYỆN ĐẠ TẺH-TỈNH LÂM ĐỒNG
1.1 Tổng quan về huyện Đạ Tẻh.
1.1.1 Lịch sử hình thành.
Huyện Đạ Tẻh trước giải phóng nằm trong căn cứ địa cách mạng Lâm Đồng, giữa hành lang chiến lược: Bình Thuận-Ninh Thuận-Bình Tuy- Lâm đồng- Đồng Nai- Phước Long- Đắk Lắk. Nhân dân chủ yếu là người Mạ, Cơho lao động, sinh sống ở 3 xã Xi Nhanh, Lú Tôn và Hợp Vông thuộc vùng III của tỉnh Lâm Đồng, sau này là huyện K4 cũ.
Sau ngày miền Nam giải phóng 30/4/1975, huyện K4 được sáp nhập vào huyện Bảo Lộc, vùng đất Đạ Tẻh ngày nay được gọi là xã Lộc Trung. Từ giữa năm 1976 đến 1986, thực hiện chủ trương của Đảnh và Nhà nước trong việc bố trí, điều động dân cư xây dựng vùng kinh tế mới, xã Lộc Trung được quy hoạch là địa bàn đón dân các tỉnh Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Bình Trị Thiên, Nghĩa Bình đến đây lập nghiệp, xây dựng quê hương mới.
Tháng 3/1979 huyện Đạ Huoai được thành lập. Vùng đất Đạ Tẻh lúc bấy giờ chỉ có 06 đơn vị hành chính: Đạ Lây, An Nhơn, Đạ Kho, Hà Đông, Triệu Hải và Thị trấn Đạ Tẻh.
Ngày 6/6/1986 Hội đồng bộ truởng đã có quyết định số 68 tách huyện Đạ Huoai thành 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Cũng ngày ấy đã ban hành quyết định số 67 để chia 05 xã, 01 thị trấn của huyện Đạ Tẻh thành 09 xã, 01 thị trấn . Đến tháng 7/2003 có 10 xã, 01 thị trấn.
Ngày 22/12/1986 UBND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định số 952 thành lập UBND lâm thời huyện Đạ Tẻh , gồm 11 thành viên. Đây được xem là mốc quan trọng đánh dấu huyện Đạ Tẻh đã có bộ máy hoàn chỉnh của Đảng và Nhà Nước để đi vào hoạt động, bắt đầu một thời kì mới.[1].
Hiện tại cơ cấu hành chính của huyện gồm 10 xã và 1 thị trấn với dân số và diệ tích được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 1: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ PHÂN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
NĂM
Diện tích
Dân số trung bình
Mật độ dân số
Số khu phố- thôn
Số hộ
· 2005
523,42
44452
83.45
103
10207
2006
523.42
44260
83.54
103
10279
· 2007
524.2
44198
83.49
103
10374
· 2008
524.2
44083
83.57
103
10374
Sơ bộ 2009
524.2
44205
84.33
103
10922
1. THỊ TRẤN ĐẠ TẺH
24.96
15846
634.86
23
4057
2. XÃ ĐẠ KHO
38.41
4531
117.96
11
1032
3. XÃ TRIỆU HẢI
32.19
2284
70.95
8
592
3. XÃ ĐẠ PAIL
52.02
2545
48.92
7
393
5. XÃ QUẢNG TRỊ
62.88
1493
23.74
7
565
6. XÃ HÀ ĐÔNG
4.11
1501
365.21
5
393
7. XÃ MỸ ĐỨC
103.91
3779
36.37
8
909
8. XÃ QUỐC OAI
85.98
3427
39.86
7
847
9. XÃ AN NHƠN
69.08
3959
57.31
11
916
10.XÃ HƯƠNG LÂM
23.18
1867
80.54
7
462
11. XÃ ĐẠ LÂY
27.47
2973
108.23
9
756
( Nguồn: số liệu thống kê của UBND huyện Đạ Tẻh năm 2008)
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1 vị trí địa lí.
Đạ Tẻh là huyện phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng, nằm trên phần chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc với vùng Đông Nam Bộ.
Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm - Lâm Đồng.
Phía Nam giáp huyện Tân Phú - Đồng Nai.
Phía Đông giáp huyện Đạ Huoai - Lâm Đồng.
Phái Tây giáp huyện Cát Tiên - Lâm Đồng.[1].
So với các huyện khác, vị trí địa lí của huyện có những hạn chế sau:
- Do nằm xa các trục giao thông chính và các trung tâm kinh tế của tỉnh và vùng, nên việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội với bên ngoài ít thuận lợi.
- Nằm trong vùng kinh tế mới và thuộc vùng sâu vùng xa, mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng cho đến nay cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, đồng thời tình trạng di dân tự do ồ ạt vào huyện của một số năm trước đây đã và đang gây áp lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
1.1.2.2 Địa hình- đất đai.
Huyện Đạ Tẻh nằm ở độ cao trung bình 250m so với mặt nước biển, thuộc khu vực chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nên địa hình khá phức tạp, có xu hướng thấp dần theo hướng từ Bắc vào Nam và từ hai phía Đông, Tây vào thị trấn Đạ Tẻh, với hai dạng địa hình chính: địa hình núi cao bị chia cắt mạnh và địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp.
Địa hình núi cao bị chia cắt mạnh: Diện tích 40,150 ha ( 77% diện tích đất tự nhiên), cao độ biến động từ 200-625m, phân bố ở phía Bắc và Đông- Bắc huyện, thuộc khu vực thượng lưu các con sông suối, tập trung ở địa phận các xã Quảng Trị, Mỹ Đức, Quốc Oai. Do địa hình núi cao, độ dốc lớn nên trước mắt cũng như lâu dài dạng địa hình này thích hợp cho việc trồng rừng.
Địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp: Diện tích 12.193 ha ( 23% diện tích đất tự nhiên), phân bố ở phía Nam và Tây- Nam huyện, thuộc khu vực hạ lưu các con song, tập trung ở các xã Hà Đông, Đạ Kho, Đạ Lây, Hương Lâm, An Nhơn và thị trấn Đạ Tẻh, địa hình khu vực này khá bằng phẳng, cao độ biến đổi từ 120 - 200m, Đây là địa bàn sản xuất nông nghiệp, phân bố các khu dân cư và các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Diện tích tự nhiên của huyện là 52.34 ha trong đó 15.136 ha đất nông nghiệp và 36.017 ha đất lâm nghiệp.[14].
Đất đai ở đây tương đối màu mỡ thích hợp cho việc phát triển nền kinh tế toàn diện: trồng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn trái, cây công nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi và có điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.
Theo báo cáo khoa học “Kết quả điều tra, đánh giá đất đai huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng” của trung tâm nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật đất phân, được tiến hành trong năm 2000 và dự án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010, cho thấy toàn huyện huyện Đạ Tẻh có 4 nhóm đất chính với 17 đơn vị phân loại đất sau:
Bảng 2 : Tình hình phân bố các nhóm đất ở Đạ Tẻh.
TT
Ký hiệu
TÊN ĐẤT
D. tích (Ha)
Tỉ lệ (%)
I
NHÓM ĐẤT PHÙ SA
3.546
6,77
1
Pb
Đất phù sa được bồi hàng năm
101
0,19
2
P
Đất phù sa chưa phân hoá phẫu diện
420
0,8
3
Pf
Đất phù sa loang lổ đỏ vàng
998
1,91
4
Pg
Đất phù sa gley
210
0,4
5
P/F
Đất phù sa phủ trên nền đỏ vàng
1033
1,97
6
Pg/F
Đất phù sa gley phủ trên nền đỏ vàng
308
0,59
7
Py
Đất phù sa suối
476
0,91
II
NHÓM ĐẤT XÁM
618
1,18
8
B
Đất bạc màu trên phù sa cổ
368
0,7
9
Ba
Đất bạc màu trên sản phẩm granite
106
0,2
10
Bd
Đất dốc tụ bạc màu
144
0,28
III
NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG
45.995
87,87
11
Fk
Đất nâu đỏ trên đá ba zan
1241
2,37
12
Fu
Đất nâu vàng trên đá ba zan
6942
13,26
13
Fa
Đất vàng đỏ trên đá Granit
12
0,02
14
Fs
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét
34876
66,63
15
Fp
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
2179
4,16
16
FL
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước
745
1,42
IV
NHÓM ĐẤT DỐC TỤ
278
0,53
17
D
Đất thung lũng do ảnh hưởng dốc tụ
278
0,53
V
ĐẤT KHÁC
1.906
3,64
18
Đất ở đô thị tập trung
86
0,16
19
Đất chuyên dùng
1228
2,35
20
Sông suối
592
1,13
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
52.419
100
1.1.2.3 Khí hậu - sông ngòi
Đạ Tẻh có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, nhiệt độ trung bình hàng năm là 28 độ. Mỗi năm chia làm 2 mùa: mùa mưa trừ tháng 4 đến tháng 10, và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, thấp nhất là 75% ( tháng 2 và 3), cao nhất là 88% ( tháng 8).
So với khí hậu Bảo Lộc và khí hậu vùng Đông Nam Bộ, khí hậu của Đạ Tẻh có những đặc điểm nổi bật sau:
+ Chế độ nhiệt và chế độ bức xạ mặt trời cao hơn khu vực Bảo Lộc và thấp hơn chút ít so với vùng Đông Nam Bộ, đây là điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa, nhưng cũng gây hạn chế cho việc phát triển các cây trồng có yêu cầu nhiệt độ thấp hơn.
+ Lượng mưa bình quân năm, số ngày mưa trong năm và độ ẩm trung bình đều thấp hơn so với Bảo Lộc nhưng cao hơn so với vùng Đông Nam Bộ, nên việc bố trí cơ cấu mùa vụ cho cây trồng sẽ bớt căng thẳng hơn so với vùng Đông Nam Bộ.
+ So với vùng Đông Nam Bộ, Đạ Tẻh có những ngày mưa lớn và tập trung hơn, cùng với yếu tố địa hùng đã gây ra tình trạng ngập lụt ở các khu vực địa hình thấp, đặc biệt là các khu vực trũng ven sông.
Địa bàn huyện Đạ Tẻh có 2 con sông chính chảy qua là sông Đạ Nhar dài 50km và sông Đạ Tẻh dài 30km, cả hai đều chảy ra sông Đồng Nai. Đạ Tẻh có thác Đạ Bin ở xã Triệu Hải cao 150m và thác Triệu Hải cao 70m.
Hệ thống thuỷ lợi: ngoài nguồn nước từ các sông suối thì trên địa bàn còn có 2 hồ chứa lớn là hồ Đạ Hàm, hồ Đạ Tẻh với năng lực tưới thiết kế trên 2.700 ha đất nông nghiệp.
Tuy hệ thống sông suối không lớn nhưng cũng đủ cung cấp nước sử dụng trong nông nghiệp cho nông dân. Ngoài ra trong huyện còn có hệ thống nước ngầm ( giếng) và nước máy ( giếng khoan) để cung cấp nước sinh hoạt cho toàn huyện kể cả mùa khô.
1.1.3 Đặc điểm xã hội- dân cư
1.1.3.1 Tình hình dân cư
Theo số liệu thống kê của ủy ban nhân dân (UBND), huyện Đạ Tẻh là vùng đất có rất nhiều thành phần dân tộc trong cả nước về đây lập nghiệp. Dân số cuối năm 2009 của huyện là 44.145 người ( 10.922 hộ), mật độ trung bình là 84.33 người/km2, tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 11,56%.[14].
Bảng 3 :Tình hình dân số ở Đạ Tẻh đến 12/2009.
TỔNG SỐ
Phân theo giới tính
Phân theo thành thị. Nông thôn
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
TỔNG SỐ
44145
22488
21657
15825
28320
1. THỊ TRẤN ĐẠ TẺH
15825
7987
7838
15825
-
2. XÃ ĐẠ KHO
4525
2333
2192
-
4525
3. XÃ TRIỆU HẢI
2281
1176
1105
-
2281
4. XÃ ĐẠ PAIL
1491
781
710
-
1491
5. XÃ QUẢNG TRỊ
2541
1285
1256
-
2541
6. XÃ HÀ ĐÔNG
1499
777
722
-
1499
7. XÃ MỸ ĐỨC
3774
1934
1840
-
3774
8. XÃ QUỐC OAI
3422
1738
1684
-
3422
9. XÃ AN NHƠN
3954
2020
1934
-
3954
10. XÃ HƯƠNG LÂM
1864
987
877
-
1864
11. XÃ ĐẠ LÂY
2969
1470
1499
-
2969
( Nguồn: số liệu của UBND Đạ Tẻh, 21/12/2009)
1.1.3.2 Hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội.
Đất đai tương đối màu mỡ cùng với nguồn nước đảm bảo đã tạo điều kiện để huyện Đạ Tẻh phát triển nền kinh tế toàn diện với các ngành kinh tế chính là nông- lâm nghiệp, CN-TTCN và xây dựng, thương mại và dịch vụ.
(Nguồn:Số liệu thống kê của UBND Huyện Đạ Tẻh, 21/12/2009)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy nông - lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của huyên. Và điều này được thể hiện qua bảng phân bố giá trị sản xuất theo ngành sau:
Bảng 4:Bảng phân bố giá trị sản xuất theo ngành
Nghành kinh tế
Gía trị sản xuất
(tỷ đồng)
TỶ LỆ
(%)
Nông – Lâm nghiệp
199,83
41,93
CN-TTCN và Xây dựng
125,72
26,38
Thương mại – Dịch vụ
151,05
31,69
TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT: 476,60 tỷ đồng
(Nguồn: Số liệu thống kê của UBND Huyện Đạ Tẻh, 21/12/2009)
Trong đó nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng, 90% dâ số của huyện làm nông nghiệp. Chủ yếu là trồng các loại cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp …với sự phân bố như sau:
Bảng 5: Tình hình phân bố diện tích đất nông nghiệp
Tên cây trồng
Diện tích
(ha)
TỶ LỆ
(%)
Cây lương thực
8200
54,14
Cây thực phẩm
625
4,13
Cây chất bột
803
5,31
Cỏ chăn nuôi
67
0,44
Cây công nghiệp và cây khác
5441
35,95
TỔNG DIỆN TÍCH: 15.136 ha
TỔNG SẢN LƯỢNG QUY THÓC: 35. 258 tấn
( Nguồn: Số liệu thống kê của UBND Huyện Đạ Tẻh, ngày 21/12/2009).
Về chăn nuôi: Chăn nuôi ở địa phương khá phát triển, chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình. Hiện tại đàn trâu trong toàn huyện có khoảng 2900 con, đàn bò khoảng 6800 con, đàn heo khoảng 14500 con, đàn gia cầm khoảng 130000 con, kén tằm khoảng 245 tấn…[14].
Lâm nghiệp có trồng và chăm sóc rừng, giao khoán quản lí bảo vệ rừng và khai thác lâm sản (gỗ, tre…).
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang trên đà phát triển với các sản phẩm chủ yếu là đường thô, tăm nhang, đũa xuất khẩu, gạch…
Lĩnh vực văn hoá xã hội.
Ngành văn hoá thông tin tiếp tục thực hiện khá tốt công tác tuyên truyền, cổ động trực quang để phục vụ chính trị và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.Hoặt độg văn hoá văn nghệ, thể thao tiếp tục phát triển mạnh, nội dung phong phú, có sức thu hút quần chúng nhân dân tham gia. Đến năm 2009, toàn huyện có 70.4% hộ gia đình văn hoá; 43.3% thôn, khu phố tiên tiến; 21% thôn, khu phố văn hoá và 70.6% cơ quan, đơn vị đạt công sở văn hoá.
Về giáo dục: mạng lưới trường lớp tiếp tục được mở rộng và nâng cấp đẻ đảm bảo phục vụ tốt cho công tác dạy và học toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS va Tiểu học đúng độ tuổi.Năm hoc 2009-2010 Huyện có 35 trường học, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 99.7%.[14].
Về y tế : Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân được duy trì ổn định; chất lượng khám và điều trị từng bước được nâng cao; các chính sách y tế đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện khá tốt và đúng quy định. Đến nay 11/11 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 6/11 trạm y tế có bác sỹ, 100% thôn, khu phố có nhân viên y tế đã được bồi dưỡng kiến thức cơ bản.
Công tác chăm lo đời sống nhân dân : Trong năm 2009, huyện đã bàn giao 441 căn nhà cho các đối tượng hộ nghèo, hộ dân tộc và hộ gia đình chính sách; có 3300 lược hộ nghèo được tổ chức tín dụng cho vay 38 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất; 43 nhóm hộ được vay 1559 triêu đồng thuộc nguồn vốn 120 để thực hiện các dự án giải quyết việc làm nông thôn.
1.2 Tổng quan về người Mạ ở Đạ Tẻh- Lâm Đồng.
1.2.1 Lịch sử cư trú và hoạt động kinh tế.
Người Mạ (còn có các tên gọi là Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ) là một dân tộc thiểu số ở miền Nam Tây Nguyên, thuộc ngữ hệ Môn- Khơme ( dòng Nam Á), gần gũi với tiếng nói của người Mnông, Xtiêng và nhất là tiếng nói của người Cơ ho- dân tộc láng giềng gần gũi nhất của người Mạ.
Người Mạ ở nước ta có gần 33.600 người, cư trú tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Đắc Lắc, Đắc Nông…Nhưng đông nhất là ở Lâm Đồng, đây được xác định là quê gốc của người Mạ.
Ở Lâm Đồng người Mạ có khoảng 25.500 người, cư trú tại các huyện Lạc Dương , Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Bảo Lâm, Thị xã Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
Người Mạ ở huyện Đạ Tẻh có 584 hộ với 3586 nhân khẩu và được phân bố như sau:
Buôn Đạ Nhar - xã Quốc Oai: 210 hộ - 1857 khẩu.
Buôn Con Ó - xã Mỹ Đức : 112 hộ - 503 khẩu.
Buôn Tố Lan - xã An Nhơn : 48 hộ - 224 khẩu.
Thị trấn Đạ Tẻh : 214 hộ - 1002 khẩu.[7].
Dân tộc Mạ là một cộng đồng người thống nhất, có một tên gọi chung, một ngôn ngữ chung và một ý thức chung về tộc người Mạ, tự phân biệt mình với các tộc người láng giềng. Trong quá trình tồn tại và phát triển cộng đồng Mạ có một số nhóm địa phương chủ yếu như:
Mạ Ngăn: Có số lượng nhiều nhất và được xác định là Mạ gốc. Phân bố chủ yếu ở Bảo Lâm, Cát Tiên.
Mạ K’Rung: Chủ yếu ở Đạ Huoai.
Mạ Tô: Chủ yếu ở Lâm Hà, Di Linh, Lạc Dương, Đức Trọng.
Người Mạ ở Đạ Tẻh là Mạ Sộp.[13].
Cư dân Mạ trước đây sống du canh du cư, phát rừng làm rẫy là hoạt động kinh tế chủ yếu của họ. Hầu như rẫy đã đem lại cho họ toàn bộ nhu cầu về lương thực và phần lớn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Người Mạ gọi rẫy là “mir” và phân biệt thành hai loại rẫy mới (mdrih) và rẫy cũ (mpuh). Rẫy mới là rẫy canh tác năm đầu, chủ yếu là trồng lúa. Ngoài ra có thể xen canh những loại khác như: ngô, bầu, bí, mướp, dưa, bông, ớt, thuốc lá…Rẫy cũ là rẫy canh tác từ năm thứ hai trở đi, cũng có thể trồng lúa thêm một năm nữa rồi bỏ hoá cho rừng tái sinh, song cũng có thể trồng màu một vài năm liền rồi mới bỏ hoá. Có nhiều rẫy cũ họ dùng để trồng sắn (mỳ) nên còn được gọi là rẫy sắn (mpuh blang).
Ngoài ra kinh tế chiếm đoạt với hai hoạt động săn bắt và hái lượm đóng vai trò quan trọng đố với đời sống của người Mạ, nhất là trong giai đoạn 1986 trở về trước.
Nền kinh tế truyền thống Mạ mang nặng tính tự cung tự cấp, chăn nuôi không phát triển, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu phục vụ cho việc hiến sinh trong các lễ nghi nông nghiệp và một số nghi lễ khác mà mục đích là duy trì phong tục, tín ngưỡng.
Nghề thủ công của người Mạ vẫn là nghề phụ trong gia đình. Nghề đan mây tre phục vụ nhu cầu về dụng cụ trong nhà: thúng, nia, sàng, gùi, giỏ. Nghề dệt vải khung nhỏ đạt kĩ thuật cao với phương pháp thêu dệt hoa văn trên nền vải. Ngoài ra còn có nghề rèn; nghề làm thuyền độc mộc; tìm quặng rèn sắt, thép…
Người Mạ cũng biết canh tác vườn. Những mảnh vườn quanh nhà thường được rào bằng tre nứa mắt cáo, trong đó trồng chuối, mít, mía, đu đủ, thuốc lá, có vườn chuyên canh trồng bông, trồng dâu nuôi tằm.
Công cụ sản xuất chủ yếu có rìu (sung) dùng để đốn cây to, cành lớn; chà gạc (j’oát) dùng để chặt cây con, phát cành nhỏ và những đám dây leo; cây gậy chọc lỗ (gmùl) bằng gỗ, dài khoảng 3 mét, bịt sắt ở đầu nhọn; chiếc gùi nhỏ (kriềt jur) để đựng hạt giống; cái kao làm cỏ lúa; dao; cuốc; liềm…
Quá trình công tác rẫy gắn liền với nhiều lễ nghi nông nghiệp để cầu mong mùa màng tươi tốt bắt đầu bằng lễ xem đất, nhận đất (nhô năng bri) và kết thúc bằng lễ mừng lúa mới (Nhô R’he).
Trong khoảng mười lăm năm trở lại đây, cuộc sống của người Mạ đã có rất nhiều thay đổi. Kinh tế tự cung tự cấp từng bước được tháo gỡ, giao lưu kinh tế- văn hoá với các dân tộc anh em được mở rộng nhất là người Kinh. Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Mạ ở Đạ Tẻh hiện nay là trồng điều và đi rừng.
1.2.2 Nhà ở, trang phục, ẩm thực.
1.2.2.1 Nhà ở.
Nhà sàn dài là hình thái cư trú truyền thống của người Mạ. Người Mạ chọn vật liệu làm nhà theo chức năng của từng bộ phận trong kết cấu. Đối với những kết cấu chính, chịu lực vật liệu chủ yếu là các loại gỗ, tre già. Các thành phần khác như sàn, vách, mái dung các thứ vật liệu như tre, nứa, lồ ô, tranh, lá mây…Độ vững chắc của kết cấu nhà sàn được đảm bảo bằng dây buộc ( dây mây) và ngoàm. [6].
Nhà người Mạ không chỉ có nhiều đặc trưng đáng chú ý mà còn có thể “đại diện” cho nhà cửa của người Cơho, Chil trên cao nguyên Lâm Đồng. Mạ là cư dân lâu đời trên mảnh đất này. Hiện nay nhà người Mạ đã có nhiều thay đổi. Nhà sàn chỉ ở những vùng cao, vùng thấp nhà đất đã chiếm ưu thế.
Nhà ở cổ truyền của người Mạ là nhà sàn dài tới 20 – 30m (nay đã hiếm). Nay vẫn là nhà sàn nhưng là nhà ngắn của các gia đình nhỏ. Bộ khung nhà với ba vì hai hoặc 4 cột, kết cấu đơn giản, thường là ngoẵm tự nhiên và buộc lạt. Mái hồi khum tròn nhưng không có “sừng” trang trí. Hai mái chính cũng hơi khum nên mặt cắt của nó có hình “parabol”. Mái nhà rất thấp nên phần mái bên trên cửa người ta phải làm vồng lên để khỏi đụng đầu.
Tổ chức mặt bằng sinh hoạt cũng có những đặc điểm đáng chú ý: khu vực giữa nhà là nơi sinh hoạt chung của mọi gia đình (tiếp khách, cúng bái). Nơi này có bàn thờ thần bếp và có một cái cột để buộc ché Rượu cần khi tiếp khách. Còn dưới chân vách hậu là một dãy dài những ú, ché đựng Rượu cần…Các hộ gia đình ở hai bên cửa khu trung tâm trong nhà dài.
Trong nhà dài của người Mạ có một khoảng không gian thiêng đối diện với cửa ra vào dùng để đặt chiêng, ché. Mọi thành viên trong gia đình khi ngủ phải phải quay đầu về hướng đó. Khoảng không không gian còn lại dùng để ngủ, sinh hoạt gia đình và tiếp khách. Mỗi một tiểu gia đình đuợc chia một khoảng không gian sinh hoạt riêng từ đôi cột này đến đôi cột kia (tương ứng với một gian trong nhà của ngừơi Kinh), nhà ở giữa khoảng không gian đó đặt một bếp.
Ngày nay, kiểu cư trú nhà dài không còn nữa mà đã chuyển sang nhà trệt lợp tôn. Nhà thường làm ba gian kiểu nhà ống như người Kinh. Gian giữa là nơi thờ phục tiếp khách, hai bên trái phải hoặc thụt ra đằng sau là nơi ngủ của các thành viên trong gia đình. Hai trái và phía sau là giành cho nấu nướng hoặc tắm giặt. nhà thường hướng ra đường. Đây là những ngôi nhà người Châu Mạ thay đổi cho phù hợp với loại hình gia đình nhỏ như hiện nay chứ không sống như những gia đình lớn như trước kia.
Như vậy, nhà ở cuả người Mạ tập chung tấ cả các đặc điểm và nét độc đáo ở nhà dài. Ba đặc điểm về kết cấu khai thác không gian sinh hoạt trong nhà và hình thức tổ chức xã hội trong nhà là ba vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau và có những điểm tương đồng với các cư dân khác có cấu trúc nhà dài.
1.2.2.2 Trang phục
Trước đây đàn ông Mạ chủ yếu đóng khố cởi trần. Khố có hai loại đơn giản, chỉ là một loại vải có màu chàm đen, có loại cầu kỳ hoa văn chạy dài hai bên mép khố, đầu có những tua dài đánh hạt cườm. Về mùa lạnh nam giới mặc áo ngắn chui đầu, vạt sau dài hơn để che kín mông, đôi khi thân áo tua dài ở vạt sau, bên ngoài khoác tấm mền.
Trang phục của phụ nhữ người Mạ thường là váy quấn dài ngang bắp chân trên mặc áo ngắn chui đầu dài ngang thắt lưng, kín tà, hai vạt sau trước đều bằng nhau. Váy áo đều may ngang khổ vải dệt nhiều đường hoa văn chạy dọc, nên quanh thân áo, ống tay áo có những đường hoa văn chạy song song. Ngày nay chỉ còn người già mới đóng khố, còn thanh niên và trung niên thì mặc quần áo theo người Kinh đi làm hoặc đi chơi.
Trang sức mà người Mạ yêu thích nhất là vòng đeo cổ bằng đồng, ở nam giới thì vòng to, cứng cáp và ít hoa văn hơn ở vòng nữ giới. Chuỗi hạt cườm đeo cổ là vật là vât mà phụ nữ Mạ rất ưa thích, ngoài việc làm đẹp bằng việc đeo chuỗi cườm thì còn có tục “cà răng căng tai”, đeo vòng lục lạc nhưng hiện nay đã không còn.
1.2.2.3 Ẩm thực.
Ẩm thực của người Mạ tập trung vào ba phần: ăn, uống và hút.
Ăn: Ngoài việc dựa vào nguồn lương thực trồng được trên rẫy, thức ăn của người Mạ ở Đạ Tẻh phần lớn được săn bắt và hái lượm từ rừng. Tuy nhiên, có những quy định khá chặt chẽ về những loại thú rừng được ăn, ăn trong mùa, dịp nào, cũng như hàng loạt các loại rau củ có thể chế biến thành các món ăn hoặc không được ăn. Chẳng hạn cá suối không được nấu chung với trái xoài rừng, trứng gà không được nấu chung với cà trắng… Người Mạ quan niệm dùng những thứ không hợp nhau như vừa dẫn sẽ làm thần Sét nổi giận làm chết người, cháy nhà, chết gia súc… Bữa ăn truyền thống của người Mạ không theo một giờ giấc quy định nào, khi ăn mọi người ngồi quây quần quanh chỗ thức ăn để ở giữa và dùng tay bốc thức ăn. Ăn ở người Mạ chưa đạt đến độ hoa mỹ, chưa thấu đến những khía cạnh tinh thần của ăn uống như các tộc người khác nhưng trong lối ăn của người Mạ có thể thấy được ở tộc người này một yếu tố rất thiết thực, rất cần thiết cho cuộc sống của họ trong môi trường cư trú – “tính cộng đồng”.
Ẩm thực trong lễ hội, cúng tế, ma chay, cưới hỏi truyền thống của người Mạ thường diễn ra trong nhiều ngày. Có những cuộc vui kéo dài 2 đến 3 ngày và cũng có không ít những trường hợp kéo dài đến 7 ngày (như lễ hội mừng lúa mới: Nhô Rơhe, lễ cúng thần núi: Năng nhô…)
Ẩm thực trong các lễ hội cúng tế không những chỉ là nhu cầu về mặt tâm linh, là sự thực hành tín ngưỡng truyền thống mà sâu xa hơn là một nhu cầu văn hóa, trong đó chứa đựng một “nhu cầu ngây thơ” về ẩm thực : “cho Yàng ăn thì Yàng mới cho mình cái ăn, cái mặc”. [6].
Cư dân Mạ ở Đạ Tẻh nói riêng và Lâm Đồng nói chung về cách ăn thì vẫn giữ những món ăn cổ truyền của dân tộc mình. Tuy vậy, chủng loại món ăn ngày càng phổ biến và đa dạng hơn do người Mạ học tập, tiếp thu được trong quá trình giao lưu văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng với các dân tộc khác.
Uống: Nước uống của người Mạ chủ yếu là nước suối (nay nhiều gia đình đã biết đun nước sôi hay uống nước chè). Rượu cần là thức uống ưa thích trong nhiều gia đình và cả cộng đồng, Rượu cần có mặt trong hầu hết các sinh hoạt gia đình, cộng đồng, tang ma, cưới hỏi… nhất là lễ cúng Yàng thì Rượu cần là thứ lễ vật bắt buộc.
Hút: Người Mạ có thói quen hút thuốc lá (Jrau hay yiu) từ rất lâu đời. Thuốc lá của người Mạ là một loài cây thuốc được trồng trên rẫy cũ hoặc được trồng quanh nhà và chế biến thủ công.
Để hút thuốc, người Mạ dùng một loại lá rừng vấn thuốc thành điếu hoặc hút bằng tẩu (đing yiu). Tẩu thuốc do họ chế tác đơn giản gồm một ống tre nứa rỗng ( đường kính 2 – 5cm), và các ống hút nhỏ bằng tre nứa nối kết với thân độ dài từ 4 – 6 cm. Hút thuốc với người Mạ là một thói quen từ nhỏ và nó giúp cho người ta xua đi sự lạt lẽo, xua đi các loại côn trùng xung quanh môi trường sống khi lên rừng làm rẫy…
Đến nay, họ đã hút thuốc trên thị trường nhất là thanh niên, còn các cụ già vẫn hút bằng tẩu, phụ nữ Châu Mạ ở đây hay hút thuốc quấn trong miếng giấy
1.2.3 Tổ chức xã hội và sinh hoạt cộng đồng
1.2.3.1. Tổ chức xã hội.
Xã hội truyền thống của người Mạ tổ chức theo đơn vị Làng ( Bon hay Bòn lơgar). Làng truyền thống là một Công xã nông nghiệp mang tính tự cấp tự túc và ít có mối quan hệ với nhau.
Đứng đầu Làng là người đàn ông cao tuổi, có uy tín và kinh nghiệm – họ được gọi là Già làng (Chau kangbon). Bên cạnh đó có thêm nhứng người cao tuổi khác làm nên một Hội đồng già làng. Hội đồng này có trách nhiệm cùng già làng quản lý buôn mình thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội, xét xử theo luật tục, hướng dẫn làm ăn sinh sống, cúng tế… Do vậy các già làng luôn là người có tinh thần công bằng và vì lợi ích chung. Trước năm 1975 trong Làng người Mạ còn có các chức sắc như phó lý (poa), lý trưởng (raklong), chánh tổng (kuang tông)…[13].
Ranh giới giữa các làng có thể lấy ngọn núi con suối để phân chia. Làng này không đựơc xâm phạm đến lãnh thổ làng khác, đất đai rừng núi thuộc sở hữu chung của cả làng. Mọi người trong làng có quền được canh tác và hưởng toàn bộ sản phẩm mà họ làm ra không phải nộp thuế cho bất cứ ai. Đồng thời có trách nhiệm làm các công việc chung của làng: Làm dường lên rẫy. làm công trình thủy lợi.
Hiện nay, do quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với các tộc người khác và sự phát triển của xã hội nên tổ chức làng truyền thống bị phá vỡ. Ví dụ như buôn Đanhar thì Trưởng thôn là bác K’ Lu, Phó thôn là chị Ka Dịu, Trưởng ban Mặt Trận Tổ Quốc là chú K’ Vương, Bí thư chi bộ Đảng là bác K’Rít, Bí thư chi Đoàn là anh K’Miêng…
Như vậy, các chức danh trên giống hoàn toàn như một thôn của người Việt.
Sau đơn vị Làng là dòng họ và gia đình. Gia đình người Mạ theo phụ hệ tuy trong đó vẫn còn các tâm tính của mẫu hệ như các tộc người Cơho, Chil. Churu.
Gia đình truyền thống của người Mạ là gia đình lớn, cư trú phân tán thành 2 hay 3 nhà liền kề nhau. Mỗi gia đình lớn có 2, 3 đến 6,7 cặp vợ chồng cùng con cái của họ, tất cả khoảng 10 – 30 thành viên thuộc 3, 4 thế hệ một.[13]. Người đứng đầu gia đình lớn là người đàn ông cao tuổi thuộc thế hệ trên của gia đình (Chau po hìu).
Gia đình lớn của người Mạ tồn tại hai hình thức tổ chức: cư trú chung dưới một nóc nhà dài và sản xuất chung; thứ hai là chỉ cư trú chung dưới nóc nhà dài chung.
Ngày nay hình thức tổ chức gia đình lớn ở Đạ Tẻh – Lâm Đồng không còn, thay vào đó là hình thức gia đình nhỏ.
1.2.3.2 Sinh hoạt công đồng
Sinh hoạt cộng đồng của người Mạ ở Đạ Tẻh Lâm Đồng diễn ra trên các mặt chủ yếu là kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt là chủ yếu, đồng bào Mạ ở Đạ Tẻh Lâm Đồng trong mấy năm gần đây đã lấy cây điều làm cây trồng chính. Trước đây, hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác lúa rẫy, săn bắt, hái lượm và trồng thêm các loại cây như bầu, thuốc lá, bông vải,…Các hoạt động này được tến hành theo mùa và theo thời gian nhất định trong năm, đồng thời cũng gắn liền với các hoạt động tâm linh là các lễ cúng Yàng.
Bên cạnh trồng trọt, hoạt động chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp cũng diễn ra nhưng ở quy mô hẹp. Người Mạ ở đây thường chăn nuôi trâu, bò, gà vịt, dê, lấy phương thức thả rong ở nhà hay trong rừng là chính, chỉ khi cần mới tìm bắt về. Hoạt động thủ công nghiệp diễn ra như dệt vải, đan gùi và các dụng cụ khác. Hiện nay các sản phẩm này trở thành hàng hóa có giá trị, đặc biệt sản phẩm Rượu cần đã trở thành một hàng hóa đuợc biết đến nhiều từ buôn Con Ó, xã Mỹ Đức với tay nghề của ông K’Tỏi.
Về sinh hoạt văn hóa xã hội, cộng đồng người Mạ truyền thống có nhiều hoạt động hội hè, lễ nghi diễn ra trong năm gắn liền với các hoạt động kinh tế, tín ngưỡng tôn giáo hay hoạt động quản lý cộng đồng.
Làng truyền thống của người Mạ thường hội họp khi có xét xử các vụ việc vi phạm luật tục cần hỏi ý kiến của dân làng, hay già làng thông báo một công việc nào đó của buôn. Khi đó địa điểm họp là trước sân nhà già làng, hay một bãi đất rộng giữa làng.
Ngày nay. các hoạt động được diễn ra ở nhà văn hóa, hội trường thôn.
Các hoạt động văn hóa, lễ hội của người Mạ ở Đạ Tẻh Lâm Đồng tiêu biểu như: Lễ hội mừng lúa mới, lễ hội Cồng chiêng… thu hút được đông đảo người dân tham gia. Bởi trong xã hội truyền thống, người Mạ có tín ngưỡng thờ đa thần, vạn vật hữu linh và vai trò của thần linh rất lớn, là kẻ chi phối hoạt động sinh hoạt sản xuất của tộc người này. Theo thời gian , những năm 1945 – 1960, đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành du nhâp vào nơi đây và đẩy lùi hầu hết các sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Mạ ở Đạ Tẻh Lâm Đồng thay vào đó là các buổi sinh hoạt theo nghi thức của đạo Thiên Chúa, Tin Lành vào dịp Chúa Giáng Sinh chẳng hạn.
Theo anh K’Túc ( Trưởng thôn Con Ó xã Mỹ Đức), hiện nay buôn Con Ó có 110 hộ người Mạ thì đã có 66 hộ theo Công giáo và 5 hộ theo Tin Lành. Đến nay, các lễ hội lớn như cồng chiêng hay mừng lúa mới ở Đạ Tẻh hàng năm diễn ra luân phiên giữa các buôn Đạ Nhar, Con Ó, Tố Lan, K’ Long và thị trấn ĐạTẻh vào dịp tháng 3 hàng năm do chính quyền địa phương đứng ra tổ chức.
Sinh hoạt cộng đồng của người Mạ ở Đạ Tẻh hiện nay diễn ra quy củ hơn về thời gian và địa điểm. Hoạt dộng sản xuất theo mùa trong một năm là mùa điều, mùa măng lồ ôvà mùa đi rừng bẫy thú.
Hoạt dộng văn hóa diễn ra ít hơn và đa số là những cuộc họp buôn diễn ra ở nhà văn hóa với nội dung chủ yếu là phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó là biểu hiện của sự phai mờ dần vốn truyền thống dân tộc trong tiềm thức người Mạ dù vô thức hay ý thức .
1.2.4 Phong tục – lễ nghi – Tín ngưỡng.
Phong tục
Hôn tục: Trong chế độ hôn nhân phụ hệ đã được xác lập ở người Mạ từ lâu. Tuổi kết hôn ở người Mạ trước đây là 13-15 tuổi với nữ và 15-17 tuổi với nam.[6]. Về cơ bản, quyền chủ động hôn nhân thuộc về gia đình người con trai.
Trai gái luyến ái trước hôn nhân không bị coi là phạm tội. Trai chưa vợ, gái chưa chồng có quyền công khai chuyện chăn gối nhưng khi đã có lế hỏi - cưới thì phải chung thủy một vợ - một chồng là điều kiện bắt buộc ( luật tục Mạ phạt rất nặng trường hợp ngoại tình).
Hiện tượng “nối dây” trong quá khứ ở địa bàn Đạ Tẻh đã xảy ra ( hiện nay ở Đạ Tẻh hiện tượng này vẫn còn).
Việc cưới xin của người Mạ có nhiều thủ tục và được tiến hành qua nhiều giai đoạn trước khi làm lễ thành hôn. Hứa hôn là hợp luật tục.
Nhà có con trai lên 9 – 10 tuổi có quyền đến một nhà khác thuộc dòng họ khác, mang theo lễ vật gồm: Rượu cần, gà, chuỗi hạt cườm, vòng đeo tay bằng đồng, áo khố, tấm đắp… để chọn “nơi” cho con trai mình. Nhà gái đã nhận lễ vật thì xem như hôn nhân được định đoạt, trường hợp khi lớn lên có một trong hai bên từ hôn sẽ bị làng phạt vạ phải đền lại lễ vật trước đây đi hỏi.
Hôn nhân ở người Mạ trải qua 2 nghi lễ bắt buộc: “dan bao” – lễ hỏi; “lup bau” – lễ cưới.
+ Lễ hỏi: Đối với lễ hỏi, nhà trai nhờ người làm mối (kơnoar dăn bau) để làm mối liên hệ giữa hai bên. Hai gia đình sẽ ấn định ngày tổ chức cưới và các vật lễ cưới.Vật lễ thách cưới là chiêng, ché, trâu, tấm đắp, váy, khố…
+ Lễ cưới:
Sau lễ hỏi nếu gia đình nhà trai chưa có điều kiện làm lễ cưới thì đôi trai gái vẫn có quyền sống đời sống vợ chồng và lễ vật cưới được “trả” khi có điều kiện.
Lễ cưới được tổ chức sau vài ba tháng (hoặc sau một năm tùy theo từng bon) kể từ ngày làm lễ hỏi. Ngày cưới, nhà trai sang bên nhà gái thực hiện các nghi lễ và cúng ở nhà gái, dân làng bên nhà gái ăn uống trước. Tại nhà gái, trước sự chứng kiến của những người có vai vế trong dòng tộc, buôn làng, người mai mối và ông Cậu thì đôi trai gái mới tiến hành các nghi lễ cần thiết. Hiện nay, các nghi lễ của cư dân Mạ ở Đạ Tẻh, Lâm Đồng đã được đơn giản hóa cho phù hợp với đời sống mới. Mặt khác, những gia đình theo đạo cũng đã tiến hành các nghi lễ hôn nhân theo nghi thức của Công giáo.
Sau khi tiến hành các nghi lễ ở nhà gái xong thì đại diện nhà gái đưa dâu đến nhà trai. Khi đến cổng nhà trai, đoàn gái dừng lại, dàn chiêng tấu lên một giai điệu vui như muốn nói: “Họ nhà chúng tôi đã tới, nhà trai sẵn sàng đón chúng tôi chưa?” Thấy vậy nhà trai cũng vui vể trả lời bằng một điệu chiêng nồng nhiệt không kém. Tiếng chiêng chào hỏi vừa dứt, mẹ chú rể nhanh chóng ra đón con dâu dắt vào nhà và mời họ hang nhà gái tập trung trước bàn thờ. Lúc này, già làng đại điện cho nhà trai khui ché Rượu Cần, cắt tiết con gà làm lê cầu Yàng (Yàng Trời) và khấn rằng :
“ Lạy Yàng, lạy các thần linh, xin mời các thần về chứng giám và phù hộ cho đôi trai gái mới cưới, cho chúng đủ cái ăn, có nhiều sức khỏe, có con nối dõi, sống hạnh phúc bên nhau trọn đời”[6].
Sau khi nghi lễ đối với đôi vợ chồng trẻ kết thúc họ hàng hai bên cùng ăn tiệc cưới và uống Rượu Cần. Men Rượu Cần ngây ngất trong tiếng kèn, tiếng chiêng, trống điệu múa rộn ràng khiến không khí ngày cưới thêm vui tươi.
Cùng với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, việc bảo lưu lễ cưới mang đậm âm sắc văn hóa truyền thống của người Châu Mạ ở vùng đất Đạ Tẻh – Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung là việc thực sự có ý nghĩa không chỉ với riêng dân tộc Mạ mà còn có giá trị với kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc Việt nam.
Tang ma: Táng tục truyền thống của người Mạ chịu sự chi phối mạnh từ tín ngưỡng đa thần nguyên thủy: Chết do già yếu bệnh tật là chết tốt, chết do tai nạn, tự tử, đột tử là chết xấu. Chết xấu là do các Ác thần gây ra và những gia đình người chết phải tuân theo một nghi thức riêng biệt cũng như những kiêng cữ trong thời gian rất dài (3 tháng đến 3 năm).
Khi có người thân qua đời người nhà báo cho mọi người trong gia đình, dòng tộc, buôn làng biết và mọi người đến nhà người chết mang theo tấm đắp, rượu cần, gà, tô chén… người trong dòng tộc ngồi quanh thi hài và khóc. Trong thời gian đó, những người đàn ông vào rừng làm quan tài, họ chọn cây lớn chặt hạ và đẽo gọt cho phù hợp với kích thước người chết ( quan tài là một than cây khoét rỗng kiểu như thuyền độc mộc). Trong một ngày làm xong quan tài, và khiêng về nhà bằng cây đòn “rmùng”, mang theo ống “lờr” bằng cây lồ ô, một bó lá “đình”. Khi về đến nhà dùng lá “đình” chà xát trong quan tài và dùng lá lót dưới đáy quan tài.
Thi thể được liệm trong, 3 đến 7 ngày sau thì đưa đi chôn.
Ngoài cưới hỏi, tang ma đồng bào Mạ ở Đạ Tẻh còn có những tập tục quy định khác trong việc mua bán, quan hệ tài sản, sinh con… được truyền miệng thành văn vần “hdri”. Ví như:
“Kẻ nào trộm thóc đầy gùi;
Nhổ cây mới trồng, bới đào trộm củ;
Cắt lúa chưa chín;
Làm vợ làm chồng trên nhà người khác;
Tội đền trâu một chiêng sáu”[6].
Lễ nghi: Trong một năm (tương ứng với mỗi vụ canh tác lúa rẫy) người Mạ có nhiều lễ cúng khác. Các lễ cúng của người Mạ chia ra làm 3 nội dung:
+ Lễ nghi Nông nghiệp
+ Lễ nghi Vòng đời
+ Lễ nghi Cộng đồng
Các lễ nghi của người Mạ mang tính cộng đồng, cộng cảm. Cộng đồng có nghĩa là chung cho mọi người tất cả hòa đồng với nhau. Cộng cảm là chung nhau một mối tình cảm để cùng hướng đến một mục đích chung tốt đẹp.
Hiện tại ở Đạ Tẻh chỉ còn lưu giữ và duy trì lễ hội mừng lúa mới tổ chức chung cho cả huyện (5 buôn), địa bàn tổ chức lần lược hết buôn này đến buôn kia (một nam 1 lần). Địa bàn diễn ra lễ hội gọi là chủ nhà (Đơn vị đăng cai). Và lời cúng có phần thay đổi mang tính tổng kết cho tất cả các nghh lễ của cộng đồng: “Ơi Yàng, ơi thần suối thần sông, ơi thần núi thần rừng. hôm nay bà con buôn làng về đây cầu cho mưa thuận gió hòa,cầu cho cây trái xanh tươi,lúa thóc đầy bồ,cầu cho cái xấu cá ác tránh xa, cho bệnh tật không còn. Cầu cho trẻ con được đến trường, người già được sống lâu, cầu cho mọi tội lỗi đều được xóa bỏ. Xin cúng cho Yàng con trâu, con gà, con dê, con vịt. Ơi dân làng ơi cồng chiêng lên hát múa lên cho Yàng chứng kiến”.( trích dẫn lời trong lễ hội mừng lúa mới ngày 21-23/3/2010 âm lịch tại buôn Tố Lan xã An Nhơn do thầy Lê Ngọc Anh cung cấp)
Tín ngưỡng Tín ngưỡng đa thần có từ xưa ở người Mạ Đạ Tẻh biểu hiện ở việc thờ đa thần và tin ở vạn vật hữu linh. Người Mạ tin ở các lực lượng vô hình mà họ gọi là “Yàng”(thần Thiện) và “Chà” (thần Ác).
Thần thiện ( Yàng) được nhắc đến nhiều nhất trong các lời cúng thần linh của người Mạ, đặc biệt trong các nghi lễ về nông nghiệp đều phải cúng Yàng trước. Yàng quan trọng nhất với người Mạ là Yàng N’Đu, bên cạnh đó là các Yàng như Yàng còi (thần Lúa), Yàng Bnơm (thần Rừng), Yàng dạ (thần nước), Yàng U (thần Đất)…Mọi khu vực cư trú và canh tác của người Mạ ở Đa Tẻh đều có sự hiện diện của thần. Sự hiện hữu của các vị thần này và sự hiện diện của Yàng là những mùa màng bội thu, những chuyến đi săn được nhiều thú rừng…Tuy nhiên, Yàng cũng có thể phạt dân bon hay một người nào đó xúc phạm đến Yàng.
Tín ngưỡng vạn vật hữu linh là cái “thiêng ẩn chứa bên trong”. Đó có thể là “Yàng hìu” (thần nhà), là “Yàng đ’ráp – Yàng yăng” (Yàng của hai loại ché Rượu Cần)[6]. hay nhiều vật dụng có tính linh thiêng khác trong nhà. Chính quan niệm đó đã chi phối mạnh mẽ những sinh hoạt vật chất khác của tộc người này, ví dụ như muốn khui một ché Rượu Cần, muốn giống lên một tiếng chiêng trống… phải xin phếp các Yàng trước.
Hiện nay, sự du nhập vào của một số tôn giáo ngoại sinh (Thiên chúa, Tin lành..) trong cộng đồng cư dân bản địa Lâm Đồng nói chung và cư dân Mạ ở Đạ Tẻh nói riêng diễn ra mạnh mẽ, nhất là vào các thập niên 50 – 60 thế kỷ XX. Thực tế ở các buôn Đạ Nhar, Con Ó hay Tố Lan ở ĐạTẻh gần 100% đồng bào Mạ theo Công giáo.
Tín ngưỡng đa thần truyền thống trong cư dân Mạ ở Đạ Tẻh đã không còn, môt bộ phận nhỏ còn duy trì tín ngưỡng truyền thống (như ở khu Đất Đỏ - buôn Con Ó) một mặt loại bỏ các yếu tố mê tín mặt khác cũng “vô tình” làm méo các giá trị tích cực đặc trưng về văn hóa tộc người mình.
Chương hai:
VĂN HÓA RƯỢU CẦN CỦA NGƯỜI MẠ Ở ĐẠ TẺH - LÂM ĐỒNG
Trên trái đất này có lẽ không có xứ sở nào của con người lại không có thứ đồ uống này, tuy cùng làm bằng một loại men đặc biệt ủ với ngũ cốc, hoa quả để có một chất nước cay cay làm say lòng người song, hương vị mỗi loại, mỗi nơi, mỗi khác.
Ở nước ta mỗi vùng miền đều có những loại rượu mang hương vị độc đáo riêng biệt. Ở miền Bắc có rượu Làng Vân hay rượu cúc, rượu sen, rượu hoa cau; ở Bình Định có rượu Bàu Đá, rượu nếp nức tiếng nhiều nơi ; ở miền Nam có rượu nếp than, Gò Đen… còn ở miền núi, vùng Tây Nguyên đồng bào dân tộc có loại rượu ủ bằng cơm gạo, bắp (mỳ) đựng trong ghè không kém phần độc đáo, hấp dẫn – đó là rượu cần. Rượu Cần không chỉ đơn thuần là một thức uống mà nó còn là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống cộng đồng các đân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trong đó có người Mạ - một dân tộc bản địa ở Lâm Đồng.
2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Rượu Cần
Có lẽ tên gọi Rượu Cần là xuất phát từ cách uống vô cùng độc đáo của nó. Đây là loại rượu duy nhất không uống bằng ly, bằng chén mà uống bằng “cần”. Tuy nhiên sự ra đời của Rượu cần cũng gắn với nhiều câu chuyện được bà con kể lại. Khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ của Rượu cần, những người lớn tuổi( già làng) ở Đạ Tẻh đều nói là rượu cần có từ rất lâu do tổ tiên truyền lại, và họ cũng được nghe những câu chuyện về rượu cần từ tổ tiên của mình rằng : “thuở xa xưa có người đến nhà thần Nhím chơi và được cho uống thứ nước trắng đục, cảm giác say lâng lâng nên thấy hay mà nhờ thần Nhím bày cách làm, bày cho cách uống”.(lời của ông K’Tỏi – già làng buôn Con Ó xã Mỹ Đức).Vì vậy, đồng bào dân tộc có thói quen trước khi uống phải mời Yàng, mời thần Nhím uống trước, sau đó mới tới khách, chủ. Không phải ai đến nhà chơi cũng được thết đãi cả, khách quý mới được mời uống và phải uống thực lòng, chân tình, nếu sợ thì đừng uống, do đó Rượu Cần như một thức uống “tâm linh vừa có thần thánh lại vừa có con người hiện hữu trong cuộc vui bên ché rượu”.
Như vậy, Rượu Cần là thứ đồ uống đặc biệt đã có từ rất lâu, gắn liền với lịch sử, văn hóa của tộc người Mạ. Và nó không chỉ là một trong những nét đặc trưng nghệ thuật ẩm thực (uống) rất riêng và độc đáo của người Mạ mà Rượu Cần là một thứ đồ uống quý dùng trong các lễ tế thần linh, những ngày hội làng và những dịp tiếp khách. Rượu cần qúy bởi lẽ đây là thứ thừc uống do thần( Yàng) bày cho cách làm hơn nữa nó được làm khá công phu từ chất liệu lương thực ( cơm gạo). Thứ sản phẩm nuôi sống con người.
Đối với người Mạ ở Đạ Tẻh, trước năm 1975, hầu như gia đình nào cũng làm Rượu Cần và nó phổ biến trong đời sống hàng ngày của đồng bào.Từ sau ngày giải phóng, cùng với những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, quá trình chuyển đổi từ lối sống du canh du cư sang lối sống định canh và phương thức canh tác lúa rẫy bị thu hẹp khiến Rượu Cần cũng có phần thu hẹp hơn trước về chế biến và sử dụng. Thay vì chế biến thường xuyên như trước đây, Rượu Cần chỉ được bà con làm vào dịp lễ hội của làng, các dịp tiếp khách quan trọng ( đoàn thăm quan, nghiên cứu tù miền xuôi lên) hoặc làm để bán khi có người đến đặt mua. Mặc dù vậy vị trí và tầm quan trọng của Rượu cần trong đời sống cộng đồng người mạ không hề bị mai một. Những nét nguyên liệu độc đáo trong nguyên liệu, cách thức chế biến nhất, là các nghi thức uống vẫn được bà con giữ gìn đến tận ngày nay. Trong tiến trình lịch sử của cư dân Mạ, chính Rượu Cần đã tạo nên một nét văn hóa độc đáo của tộc người – văn hóa Rượu Cần – một phần tạo nên sắc thái văn hóa Việt Nam.
2.2 Quá trình làm rượu cần
Người đảm nhiệm: Trong gia đình cũng như trong cộng đồng người Mạ từ xưa tới nay việc làm Rượu cần là việc làm của chị em phụ nữ (của đàn bà), vì theo quan niệm truyền thống của người Mạ thì đàn bà lo việc bếp núc ( nấu nướng, chăm sóc con cái), làm việc nhà như dệt vải, còn đàn ông đảm nhiệm việc làm rẫy, đi rừng. Chính vì lẽ đó mà hầu như tất cả những bà mẹ, cô gái Mạ đều biết làm Rượu cần. Hiện nay, cũng có những lúc đàn ông làm Rượu Cần nhưng trường hợp này không phổ biến.
2.2.1 Nguyên liệu.
Nguyên liệu làm Rượu Cần chủ yếu là những loại ngũ cốc thông dụng như gạo nếp, gạo tẻ, ngô (bắp), sắn ( mỳ)…Tùy theo điều kiện kinh tế từng gia đình và thói quen của từng vùng miền, từng dân tộc. Mỗi loại cho một hương vị ngọt ngào riêng. Đối với người Mạ ở Đạ Tẻh thì nguyên liệu được ưa chuộng và phổ biến nhất là gạo tẻ. Họ cho rằng làm rượu với sắn hoặc ngô thì rượu bị đắng, rất khó uống và khi uống vào dễ gây đau đầu ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên liệu chính có thể tương đối giống nhau giữa các tộc người, song bí quyết chính là ở chất gây men. Chất gây men chủ yếu là rễ cây, vỏ cây và lá rừng, nhưng mỗi vùng miền, mỗi tộc người lại sử dụng loại cây không giống nhau. Nếu như nguyên liệu làm men của người Cơho, Gia Rai gồm có gạo, cùng với vỏ cây “hiam” lấy ở trong rừng cùng bột ớt, gừng, riềng…; của người Êđê dùng gạo với hoa, lá, rễ cây dong rửa sạch cùng riềng gừng… Thì nguyên liệu làm men của người Mạ có phần đơn giản hơn gồm gạo và một số loại vỏ hoặc lá cây rừng. Các loại lá rừng thường dùng là lá cây Gàng (hình bên), lá cây Zung, lá cây Vlân( một loại cà của người Mạ), lá mít…Tuy nhiên loại lá phổ biến nhất là lá Gàng. Người ta cũng có thể dùng vỏ hoặc lá cây “Ktờram” nhưng loại vỏ cây này rất đắng nên ki dùng phải ủ lâu hơn( thường từ 6 tháng đến 1 năm) và thường dùng cho các loại ché lớn vào các dịp lễ hội quan trọng của buôn làng
2.2.2 Quy trình làm men
Quy trình
làm men
Chuẩn bị nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu
Trộn, chế biến
Phơi khô
Sấy khô
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu: gạo + lá cây hoặc vỏ cây, người Mạ bắt đầu công việc làm men: Gạo được ngâm vào nước lạnh từ 3 – 4 tiếng đồng hồ cho nó mềm sau đó vớt ra, để ráo nước. Lấy lá cây hoặc vỏ cây rửa sạch phơi khô ( có thể làm lá tươi hoặc lá khô), bỏ vào cối giá chung với gạo thành một thứ bột mịn, trộn với nước nặn thành từng bánh. Có thể dùng chén làm khuôn, cho hỗn hợp bột men vào chén, nặn chặn sau đó lật úp chén đổ men ra, dùng que tạo thành một đường lỗ ở giữa rồi đem những những miếng bánh này ra phơi nắng . Khi các miếng bánh men này khô cứng lại, lấy dây xâu lỗ và treo trên giá bếp để sấy khô. Men có thể dùng liền và cũng có thể để giành từ từ nhưng thời gian để không được quá lâu (3 – 5 tháng), nếu thời gian quá dài men sẽ bị chua không làm rượu được nữa. Người Mạ có thói quen làm men một một lần, do đó một lần men có thể làm được nhiều ché rượu cần. Khi hết số men trên giá bếp thì lại làm tiếp đợt sau.
Men rượu là bí quyết để làm nên hương vị, phẩm chất của rượu, là xương cốt, hồn phách của rượu. Qua men rượu người ta có thể phân biệt được rượu của các tộc người khác nhau. Do đó công đoạn làm men có thể coi là công đoạn quan trọng nhất, những ché rượu bị hỏng (chua, đắng…) phần lớn là do men gây nên.
2.2.3 Ủ rượu.
Sau khi đã có men người ta tiến hành làm rượu. Quy trình và cách thức làm rượu giữa các dân tộc Tây Nguyên tương đối giống nhau và cũng có những nét gần gũi với cách làm rượu của người Kinh.
Gạo (sắn, ngô) nấu chín, rải ra nong (nia) cho nguội; men giã nhỏ rắc lên cơm, cộng thêm ít trấu trộn đều. Sau đó cho hỗn hợp vào ché, ở đây ché có lót một lớp trấu có tác dụng ngăn bã rượu chảy vào cần khi uống, có thể hút dễ dàng. Vừa giữ nhiệt vừa là bộ lọc khi uống.
Quá trình ủ rượu được đánh dấu từ khi dồn hỗn hợp: men + gạo + trấu vào trong ché. Hỗn hợp không được dồn quá chặt, nhưng cũng không quá lỏng. Hỗn hợp chiếm 2/3 dung tích ché, bỏ một lớp trấu mỏng trên hỗn hợp. Sau đó tráng một lớp hỗn hợp tro bếp trên miệng ché rồi đặt vào nhà chỗ dâm mát hoặc chôn xuống đất. Ngày nay đồng bào dùng lá rừng hoặc ni lông đậy kín miệng ché lại.
Ché (chum, hũ, bình chóe, ghè): Được làm bằng đất, tráng men sành sứ với nhiều hình ảnh, họa tiết mang dáng vẻ của từng dân tộc. Là vật để đựng toàn bộ nghiên liệu đã ủ men. Có rất nhiều loại ché khác nhau: ché 4, ché 8, ché 20 người uống…( ché 2kg, ché 3kg ché 5kg…). Rượu Cần như là thứ tài sản quý của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bởi thế cùng với cồng chiêng, qua số luợng ché trong nhà có thể đoán định nhà này giàu hay nghèo. Ché quý là loại ché dược chế tạo có pha đồng đen trong đất làm ché. Một cái ché có nhiều đồng đen, nhiều hoa văn được coi là loại ché quý. Tuy nhiên, đồng bào Mạ không tự chế tạo ra ché đựơc mà ngày xưa họ phải gùi lúa gạo đến Phan Thiết nơi vùng có người Chăm sinh sống để đổi lấy ché và muối; hoặc người Mạ làm công lao động cho họ để đổi lấy ché. Cho nên ché còn là thứ tài sản vô giá của mỗi gia đình được cất giữ từ đời này qua đời khác, một loại lễ vật không thể thiếu của người Mạ.
Trước khi đem ra ủ rượu, ché phải được khử trùng. Người Mạ khử trùng ché bằng cách nấu nước sôi với sả hoặc lá bưởi (lá cam, quýt), rửa sạch trong và ngoài ché, dốc hết nước sau đó đem phơi nắng cho thật khô rồi mới cho hỗn hợp( cơm + trấu + men) vào ủ.
Thời gian ủ rượu có thể kéo dài, thời gian ủ càng lâu, càng ngấm thì rượu càng ngon. Người Mạ thường uống rượu sau một tháng ủ, nếu muốn rượu ngon hơn thì phải đợi 2 – 3 tháng sau khi ủ mới mang ra dùng. Khi trên miệng ché xuất hiện những con tu lú( bọ nhỏ có cánh bay), sờ vào ché thấy ấm, trên lớp đậy miệng ché có hơi nước, mở ra dậy mùi thơm là dấu hiệu chứng tỏ rượu đã có thể dùng được. Rượu gạo thì để càng lâu càng ngon; còn rượu bắp, rượu này để lâu dễ bị chua, nếu uống sớm quá rượu chưa ngấm sẽ có vị đắng, ít ngon. Do đó phải tính thời gian cho phù hợp, rượu vừa đủ ngấm là đem ra sử dụng, như thế rượu mới ngon. Những ché rượu làm bằng vỏ cây đắng( cây Ktơnam) có thể phải ủ đến sáu tháng mới dùng được.
Đặc tính: Rượu Cần không chỉ khác với các loại rượu khác ở “công đoạn hút” mà nó còn có những đặc tính riêng dễ nhận biết. Đây là thứ thức uống có độ cồn nhưng không phải chưng cất bằng nhiệt như rượu đế của người Kinh, là sản phẩm lên men rượu nhưng không có hơi ga. Nước cốt có màu vàng sánh (vàng đặc) như mật, mùi thơm dịu đặc trưng. Vị ngọt không cay không đắng và đặc biệt là nồng độ cồn không cao như các loại rượu khác
2.2.3 Những kiêng kỵ trong quá trình làm rượu.
Theo quan niệm của người dân bản địa Tây Nguyên, trong đó có người Mạ, rượu cần là nước uống của thần linh, nên ngoài giá trị vật chất đơn thuần, còn mang giá trị tinh thần tâm linh của con người. Chính vì thế mà quá trình sản xuất cũng như đưa ra sử dụng rượu cần, người ta tuân thủ rất ngiêm ngặt nhưng điều kiêng kỵ như:
+ Trong thời gian làm men và ủ rượu phải giữ cho thân thể sạch sẽ vợ chồng không được ngủ chung.
+ Không làm men rượu vào độ xoài trổ bông, lúa làm đồng.
+ Phụ nữ mang thai không được làm men hoặc đến gần nơi để ché rượu.
+ Khi giã men tất cả các thành viên trong gia đình không được lên rừng, đi đâu xa hoặc đi qua buôn khác.
+ Một người bất kỳ khi đến nhà nào đó thì phải vào giã cùng tuyệt đối không gây vỡ ché, gẫy cần trong khi làm và uống rượu. Nhà có người chết do bệnh tật( chết tốt) kiêng một tuần không được làm rượu cần. Nhà có người chết do tai nạn: chết đuối tự tử…(chết xấu) kiêng ba năm không được làm Rượu Cần. Người mang thai, người chưa mãn tang khi đến nhà mà nhà đó đang giã men thì lần làm men này bỏ đi, không làm nữa. Người ta quan niệm chgưa mãn tang là chưa trong sạch, còn mang trong mình nhiều gánh nặng (chưa cúng Yàng).
Hiện nay, tuy Rượu Cần vẫn được người ạ ở các địa phương làm thường xuyên nhưng các quy định trong việc làm rượu đã được giản ước đi rất nhiều, những điều kiêng kỵ đã hoàn toàn bị xòa bỏ. Đây là một điểm tiến bô trong văn hoá người Mạ nói chung và văn hóa Rượu Cần nói riêng.
2.3 Rượu Cần trong đời sống và văn hóa người Mạ ở Đạ Tẻh
Rượu Cần không chỉ là loại thức uống được ưa chuộng và độc đáo nhất của người Mạ ở Đạ Tẻh Lâm Đồng mà còn là một nghi vật, lễ vật trong hầu hết các sinh hoạt gia đình và cộng đồng. Tất cả các lễ nghi: lễ nghi vòng đời, lễ nghi nông nghiệp, lễ nghi cộng đồng rượu cần đều giữ một vị trí quan trọng nhất là trong những lễ cúng Yàng, Rượu Cần là thứ lễ vật khong thể thiếu. Chính vì thế nên việc uống Rượu Cần không chỉ đơn thuần là hoạt động uống mà xung quanh nó còn có bao điều kèm theo tạo nên nghệ thuật thưởng thức và là nét đẹp văn hóa riêng biệt – Văn hóa uống Rượu Cần.
2.3.1 Văn hóa uống Rượu Cần.
Rượu Cần uống ngay trong ché không phải chưng cất hay chắt lọc gì nữa nhưng để uống Rượu Cần phải có sự chuẩn bị. Trước khi vào cuộc người ta buộc ché (ghè) Rượu Cần vào cột nhà rửa sạch cần và chuẩn bị bầu nước sạch. Trong văn hóa các dân tộc Tây Nguyên nói chung người Mạ nói riêng, dù nhà rông của làng hay nhà sàn dài của từng gia đình, luôn có một cây cọc uống rượu nhô lên mặt sàn chừng 1,5 mét. Trong những lễ hội lớn của làng, người ta thường dựng cây cột ở một bãi đất trống bằng phẳng, trên đầu cột có hoa văn trang trí, tua sen hao lá sặc sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà (gia đình) hoặc già làng (cộng đồng) đem ché Rượu Cần buộc xung quanh cọc hoặc theo hàng ngang tùy theo không gian rộng hay hẹp và tùy theo tính chất của buổi uống rượu. Mở miệng ché, lót vào một lớp lá khô hoặc lá tươi, có thể là lá chuối, cũng có thể là lá cà phê tươi. Mục đích của việc lót lá là để khi đổ nước vào ché không nổi lên và bã rượu không bị tràn lên miệng ché. Đồng thời tạo lên một khoảng trống từ cổ đến miệng ché, khoảng trống này là cữ cho người uống. Một cữ khoảng 1/4 lít nước, uống hết một cữ là phải tiếp thêm nước.
Sau khi lót lá, chủ nhà hoặc già làng sẽ đổ đầy nước vào ché, nước châm vào ché có thể là nước suối hoặc nước giếng, nước mưa tùy điều kiện – uống rượu là uống vào cơ thể chúng ta cái chất lên men, tạo hưng phấn do tính chất kích thích hệ thần kinh, nhưng cũng có nghĩa là uống nước. Nước có thể không sạch nhưng chính rễ, lá, vỏ… cây làm men thực chất là các vị thuốc có tính chất khử trùng, diệt khuẩn, đã trung hòa theo quy luật tự nhiên. Vì thế hiếm khi người uống Rượu Cần bị đau bụng dù nước không hoàn toàn tiệt trùng. Đổ nước trước khi uổng khoảng 30 phút đến một tiếng để rượu ngấm.
Sau khi đổ đầy nước người ta cắm cần xuyên qua lá xuống tận đáy ché, xoay nhẹ cần rượu một vài vòng (ngăn trấu không lọt vào các khe của cần rượu). Nước rượu cốt cơ bản vẫn nằm ở đáy ché, hút rượu theo cần vào để uống, nước lá từ phía trên theo lực hút của người uống mà ngấm dần xuống đáy, làm cho rượu nhạt dần cho đến khi cơ bản chỉ còn là nuớc lã. Trong cùng một ché (ghè) nhưng có chỗ ngon hoặc chua, nhạt….Vì vậy nếu không ưng ý thì có thể rút cần lên và cắm xuống chỗ khác ngon hơn. Cắm cần vào ché sao cho vừa tầm người uống và cần không bị tắc, đó cũng là cái khéo của người cắm cần.
Cần rượu (guốt): Nói đến uống rượu cần là phải nói đến cái cần rượu. Cần được làm từ một thân cây họ tre trúc hoặc lồ ô, dài từ 0,8 – 1,5 mét (tùy theo kích thước từng loại ché), soi thông ruột, phải lựa những cây có độ già nhất định. Đầu cần là mấu đã đựơc khoét thành khe và đục 3 – 4 lỗ nhỏ đủ để rượu thấm và không mang theo trấu hoặc bã khi uống. Khi cần còn tươi đem uốn cong tạo thành hình dáng tùy theo độ cao, luợn của vò rượu. Việc tạo dáng chiếc cần thể hiện tính cách của người chủ . Do đó không bị lẫn với bất cứ bộ cần nào của những gia đình khác. Khác với người Mường và một số dân tộc khác, người Mạ thường chỉ dùng một cái cần duy nhất khi uống rượu cần, đây là đặc điểm thể hiện tính chất cộng đồng, cộng cảm của cư dân Mạ. Tuy nhiên, ngày nay tùy vào số lựơng người uống, nếu người đông thì có thể dùng 2 – 3 cần.
Nuớc đã đổ, cần đã cắm cũng có nghĩa là đã bắt đầu uống được. Tuy nhiên, Rượu Cần không phải chỉ để uống một mình, không phải dùng để giải sầu cho vơi đi nỗi cô đơn. Nó tạo ra sự la đà song không dung tục, gây niềm hưng phấn tươi vui nhưng không bét nhè. Và nếu như uống trà trở thành một loại nghệ thuật ẩm thực độc đáo ở các nuớc châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc…thì Rượu Cần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên nói chung, của nguời Mạ nói riêng cũng có những quy luật đặc trưng, khi thưởng thức được nâng lên thành nghi lễ. Đồng thời qua cách thưởng thức độc đáo đó mà tạo nên những nét văn hóa đẹp.
2.3.2 Văn hóa Rượu Cần với đời sống tâm linh.
Rượu Cần theo quan niệm của người Mạ là thứ nước uống do Yàng ban tặng, Yàng bày cho cách làm. Do đó đây là một lễ vật không tể thiếu trong các nghi lễ, mỗi khi cúng Yàng hoặc tế lễ thần linh phải có rượu cần thì lời cầu nguyện mới linh nghiệm. Và trước mỗi lần uống Rượu Cần ở gia đình hay cộng đồng, dù là tiếp khách hay lễ hội đều phải mời Yàng về uống cùng, đây là việc làm thể hiện nghĩa của con người đối với thần linh. Việc buộc những ché rượu xung quanh cột (cọc) khi uống ngoài mục đích để rượu không đổ còn mang một ý nghĩa thiêng liêng : đường để các Yàng uống rượu chung vui. Trước khi uống theo truyền thống bao giờ người Mạ cũng phải rách Yàng (cúng thần), xin Yàng về nhận nước rượu đầu tiên. Tùy theo từng nghi lễ cụ thể mà cách dâng rượu có phần khác nhau nhưng mục đích bao giờ cũng mong muốn đạt được ba ý chính: “thông báo dâng mời và cầu xin”. Nghi lễ rách Yàng thường do già làng (quảng bon) và chủ nhà (po hiu) đảm nhiệm, (trong đám cưới do cậu ruột hoặc người mai mối đảm nhiệm). Cùng với Rượu Cần là thứ không thể thiếu thì lễ vật để cúng còn có gà, vịt, dê, trâu (lấy máu tươi), bánh…tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình, dòng họ hoặc buôn làng. Lúc ché rượu được khui ra con vật hiến tế đã cắt tiết chính là lúc người chủ tế dâng rượu mời Yàng: “Này rượu ngọt, này rượu ngon, này rượu lúa, này rượu bắp… xin các chư vị thần linh ngụ trên trời, lạy các chư vị thần linh ngụ trên cây, trên núi. Các chư vị cùng buôn làng chúng tôi uống chung Rượu Cần”. Tùy vào hoàn cảnh mỗi nghi lễ lại có những nghi lễ khác nhau.
Ngày xưa, khi tiến quân ra trận, bên cạnh ché rượu cần đã khui ra, già làng bắt đầu đọc lời khấn: “Hỡi thần núi, thần sông, hãy về đây nhận lễ phù hộ cho con trai, con gái người Mạ có cánh tay khỏe, con mắt biết nhìn xa, có cái đầu sáng để theo Bác Hồ đánh thắng giặc giữ lấy buôn làng ta, giữ cho cái khung dệt có nhiều thổ cẩm, giữ cho nhà ta luôn nhiều bắp và thóc gạo”.
“Hỡi Yàng con trai tôi đã đưa được vòng đồng vào cổ tay một cô gái trong buôn làng, cô gái ấy là con dâu tôi kể từ hôm nay. Cầu Yàng cho đôi vợ chồng nó có đôi chân, đôi tay mạnh khỏe để ngày ngày lên rẫy làm ra nhiều cái lúa cái bắp. Cầu cho vợ chồng nó có nhiều con…”. Đây là lời cúng của chủ tế trong lễ cưới của người Mạ (lúc đón dâu về).
Đặc biệt trong quá trình công tác rẫy còn gắn liền với nhiều lễ nghi nông nghiệp vơi những bài cúng khác nhau nhưng nét chung là tất cả các lễ nghi đó đều có mặt của Rượu Cần dù ít hay nhiều. Mở mở đầu bằng lễ xem đất, nhận đất (Nhô năng bri) và lễ phát rẫy (Nhô năng bar): “Hỡi Yàng, buôn làng chúng tôi cầu nguyện Yàng công nhận việc phát rẫy không gặp bất trắc,là công việc được Yàng cho phép ở kkhu đất này”. “Xin Yàng đừng trách tội chúng con, lỡ khi đốt rẫy có những thú rừng bị chết thui do không chạy kịp”. Tiếp theo là các lễ trừ sâu bệnh (Nhô ki ơp mas), lễ xin lúa chắc hạt ( Nhô bơ rơ nơm), xin lúa thu hoạch được nhiều (Nhô đồng): “Buôn làng chúng tôi, dòng họ chúng tôi, gia đình chúng tôi tạ ơn Yàng cho mưa thuận gió hòa. Xin Yàng đừng để cho kiến mối ăn hạt giống”. “Cầu Yàng cho lúa của chúng tôi không bị sâu bọ lúa phá, cầu cho lúa tốt, thóc về đầy kho”. “Cầu xin Yàng cho cái rẫy nhiều bông lúa, cho cái bông lúa thật nhiều hạt, cho buôn làng không có người nào bị đói dài cái bụng, tối cái đầu”. Nhưng nghi lễ lớn nhất trong năm là nghi lễ mừng lúa mới (Nhô Rohe), là lễ hội kết thúc chuỗi nghi lễ nông nghiệp trong một năm canh tác nương rẫy của người Mạ: “Ơi Yàng, buôn làng tôi mời Yàng về ăn lúa mừng lúa mới. Yàng hãy ăn uống, rồi cho buôn làng tôi (tộc họ tôi) thật nhiều thóc lúa, lúa không bao giời hết trong kho, lúa luôn luôn chín vàng đầy rẫy”
“Tôi cầu thần như sáp ong hết dính
Khui ché Rượu Cần mời các thần nếm thử
Rượu ngon buôn tôi mời thần uống
Nhựa hương trầm tôi mời thần đến.
Thần hãy đến cùng với bạn, anh, em, buôn làng của thần…”[7]
Đây gọi là bài ca nghi lễ (bái cúng) để gọi mời thần linh đến chúng kiến lòng thành của dân làng, để thần linh hưởng thụ lễ vật sau đó phù hộ cho sức khỏe cộng đồng, mưa thụân gió hòa, mùa màng tươi tốt. Tay chủ tế cầm lục lạc bằng đồng liên tục lắc lên lắc xuống. Cúng xong, máu của vật hiến tế được bôi lên tay, trán một số người khách quý và các đại biểu ra đình. Quan niệm của người Mạ giải thích cho việc bôi này là mang lại may mắn của Yàng cho mọi người. Nhắc nhở mọi nguời phải nhớ đến Yàng để tiếp tục chăm lo lao động, để có nhiều thóc lúa, để có cuộc sống ấm no. Gà và Rượu Cần là hai thứ không thể thiếu trong các nghi lễ của người Mạ (dù lớn hay nhỏ), máu gà (vịt) và rượu cần là thứ biểu hiện niềm giao cảm giữa con người với thế giới siêu hình, thế giới thần linh.
Khi nghi lễ rách Yàng kết thúc cũng có nghĩa là cuộc vui bắt đầu. Chủ lễ ( chủ tế) là người được uống Rượu Cần truớc, sau đó mọi người lần lượt uống từ khách – chủ, già – trẻ, gái – trai …ai cũng có thể uống Rượu Cần và uống một cách tự nhiên, uống hết mình. Và xung quanh ché rượu lại xuất hiện bao điều lý thú, nét độc đáo riêng biệt góp phần tạo nên văn hóa Rượu Cần.
2.3.3 Văn hóa Rượu Cần trong giao tiếp - ứng xử.
Cũng như uống rượu đế ở miền xuôi, nếu theo cung cách chính thống, nguyên tắc uống Rượu Cần cũng không kém phần độc độc đáo, mang nét văn hóa giao tiếp đặc sắc, đặc biệt là khi tiếp khách và trong lễ kết bạn.
Sau lễ rách Yàng, chủ nhà (chủ lễ) là người uống trước. Đó cũng có thể là dấu hiệu cho biết rượu không độc. Sau khi chủ nhà uống đến lựợt những người có mặt từ già đến trẻ, trai gái đều uống một cách tự nhiên. Nếu trong cuộc rượu đó có khách, thì sau khi uống chủ nhà sẽ đưa cần mời khách thể hiện lòng mến khách của gia chủ. Khi được mời rượu khách phải đón nhận cần bằng tay phải hoặc hai tay, vì đối với đồng bào Mạ cầm bằng tay trái là tỏ ý khinh họ. Lúc nhận lời uống thì phải uống thật lòng, nếu người chủ uống một đơn vị (người Mạ gọi là Cò), người được mời cũng uống như vậy. Khi uống chủ nhà thường nhìn thẳng vào mặt khách để xem thử khách có thật tình không và cũng nhằm bày tỏ sự tôn trọng, mối thiện cảm. Cho nên dù không quen uống rượu cần thì đã ngậm cần là phải uống, đến một lúc nào đó có thể xin phép chủ nhân trả lời cần.
Khi uống rượu người uống có thể vừa uống từng mụm nhỏ vừa trò chuyện ( bao lâu cũng đuợc) nhưng không đựợc rời tay khỏi cần rượu trừng nào chưa uống xong phần rượu của mình.
Khi uống xong phần rượu của mình, dùng một ngón tay bịt đầu cần và chuyển cần cho người khác (có thể là người bên cạnh, cũng có thể là người mình muốn mời). Cứ như thế trong suốt cuộc uống rượu, chiếc cần chỉ được phép chuyển từ tay này sang tay khác, mà không được để rời ra. Nếu ai đó vô tình buông cần thì đuợc coi là thất lễ với chủ nhà. Trong một số trường hợp khi cắm cần vào ché cần phải thận trọng vì nếu vô tình cắm lộn đầu dễ bị hiểu lầm là hành động khiêu khích khinh rẻ chủ nhà và có khi sảy ra xô sát giữa chủ với nguời khách đó với chủ. Từ cách nhận cần, cách cầm cần, tư thế ngồi cho đến việc vành môi vào cần cũng phải chú ý: ngồi làm sao trông hướng vừa để mọi người thưởng thức chứng kiến sự hiện diện và điệu nghệ của mình vừa tiện cho người phục vụ ( châm nước).
Người Tây Nguyên nói chung, người Mạ nói riêng qua cách uống Rượu Cần cũng thể hiện rõ quan niệm về sự bình đẳng và công bằng, mỗi phần rượu được gọi là một đơn vị. Đơn vị đo rất linh hoạt, ngày xưa là một ống bầu, một sừng trâu…Ngày nay có thể dùng ly, trai ,ca… Một đơn vị khoảng ¼ - 1/3 lít nuớc (mộ Cò). Người này uống, chủ nhà ( hoặc người được ủy nhiệm) châm nước. Người đó múc một đơn vị nước (nước suối, nuớc mưa, nước lọc….) rót vào ché. Uống đến khi trong ly ( bầu trai, ống) nuớc lã đó đổ đầy ché hoặc đỏ đến vạch quy định như lúc chưa uống là coi như người đó đã uống được một đơn vị rượu ( một cò). Cách thứ hai là để công bằng luợng rượu cho mỗi người, trước khi uống chủ nhà dùng một cành cây gác ngang miệng ché có nhánh cắm ngang lưng mặt nước chừng một chừng 1 cm (người Mạ có thang đo hình cung tên). Khi người uống hút rượu, mức nước thấp xuống đến đoạn đầu nhánh cây là đủ phần mình . Cách rót như vậy người ta gọi là đong, “Kang” hoặc gọi là một cữ. Người đồng bào mời rượu tinh tế lắm, dù cho bạn tửu lượng kém đến đâu cũng không thể từ chối uống một kang, nhất là khi các nàng sơn nữ cầm ca nước bưng sẵn trong tay nhìn khách với ánh mắt chân thành và tha thiết.
Tiếp Rượu: Thực chất là châm nước vào ché. Đây là công việc cả chủ nhà, con của chủ nhà hoặc người được ủy nhiệm. Một người khách quen, được quý trong như người trong buôn cũng có thể được mời tiếp nước cho khách và chủ. Trong nhiều cuộc vui, người tiếp rượu là các cô gái thôn nữ trong bộ trang phục truyền thống của mình, điều này làm cho du khách thêm phần hứng khởi và cuộc vui như kéo dài hơn, dư âm vang hơn. Phụ nữ cũng uống nhưng chỉ để khích lệ, động viên châm nuớc và quán xuyến những gì xảy ra trong cuộc cuộc vui buồn…Rượu Cần thường được uống từng đôi một nên người này uống người kia tiếp rượu và ngược lại. Thường thì mời nhau theo giới tính: trai tiếp trai, nữ mời nữ. Như thế vừa bình dị vừa không suồng sã. Nếu một người uống kém, hoặc uống nhiều bị say không làm chủ được mình thì hai người uống có thể uống chung một đơn vị (hay nhiều đơn vị) nếu vừa uống vùa hát thì vẫn một tay cầm cần rượu, uống hay tạm nghỉ lấy hơi thì hai tay vẫn phải giữ cần. Thông thường người Mạ ở Đạ tẻh, Lộc Bắc mỗi người uống một lượt một đơn vị, ở Lộc Lâm thì hai đơn vị một lượt vì người ta quan niệm: “người ta đi bằng hai chân mới vững” Cũng có những cuộc vui mà ở đó chủ nhà vừa là người tiếp rượu, mời rượu vừa là trọng tài trong cuộc vui. Một tay cầm chiếc sừng trâu rỗng thủng đáy để đong nước vào rượu, tay kia cầm ca (gáo) để múc nước tiếp vào sừng. Điệu hát thay lời chúc khách quý đến với buôn làng mạnh khỏe hạnh phúc; vừa hát vừa đong nuớc tịếp nước vào ché rượu. vị khách nào uống không kịp để rượu trào ra sẽ bị phạt bằng cách phải uống tiếp mấy “sừng” nữa trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người.
Ở cộng đồng người Mạ và người Cơho, chủ nhà thể hiện sự quý mến khách bằng cách ngồi trên vai, trên lưng khách theo giới, tay vồng ra phía trước bịt mũi để khách uống một hơi lượng rượu mời. Sau đó vừa uống vừa ca hát nhập vào vòng Xoang nhịp bước theo những cô thôn nữ. Rượu Cần thường được uống từng đôi nên khi nhập cuộc thường có mối giao hòa thân thiện lớn. Bạn sẽ không phãi lo lắng sợ chủ nhà cho rằng mình là bê tha và thiếu lịch sử dù có uống say ngã lăn ra sàn. Trái lại chủ nhà sẽ rất thích thú bạn và quý bạn hơn vì cho rằng như vậy bạn rất chân thành với họ.
Men Rượu Cần nhẹ, nhưng cũng tạo nên cảm giác say la đà rất dễ kích thích tâm trạng con người vui vẻ hòa đồng với nhau. Măc dù nồng độ thấp nhưng hút vài lần cho “thật bụng” thì cũng dễ ngả nghiêng. Cái say của Rượu Cần không giống cái say của bất cứ loại rượu bia nào. Chất men thơm nồng làm cho người uống lâng lâng ngây ngất. Và kỳ lạ là dẫu say nhưng vẫn cứ uống được mãi. Bởỉ tiếng cồng chiêng ngân vang giữa cái sắng đại ngàn, cái gió bao la của Tây nguyên đại ngàn, hay ánh lửa bập bùng trong bóng đêm hoang sơ của núi rừng sẽ khiến cho du khách không làm sao say khướt. Người ta thường hay nói đùa với nhau rằng: lên Tây Nguyên chưa say Rượu Cần coi như chưa đến Tây Nguyên… và quả thật đến với buôn làng Tây Nguyên, khi đã ôm cần khó mà không say được, khi cả buôn làng phiêu diêu trong tiếng cồng chiêng, rộn rã bên ánh lửa bập bùng và vòng Xoang say đắm của các thiếu nữ mời gọi. Nét văn hóa đặc sắc của Rượu Cần Tây Nguyên đã thật sự cuốn hút du khách gần xa, ai lên Tây Nguyên cũng muốn được một lần ôm cần thả hồn lâng lâng trong men lửa mang hương vị Tây Nguyên. Khi đó bạn sẽ cảm nhận được cả cảm giác lẫn vị giác tuyệt vời: Đôi mắt lung linh, đôi má ửng đỏ, tâm hồn lâng lâng cùng dư vị men Rượu Cần. Vị ngọt mát, nồng nàn rỉ ra từ vò rượu hòa vào trong nước chính là kết tinh hương vị của núi rừng, từ trong gạo và rễ (lá) Cây rừng.
Trong những cuộc vui dường như bất tận đó không chỉ có Rượu Cần, cồng chiêng và các điệu Xoang quyễn rủ mà còn có sự góp mặt của Các “thức nhắm” kèm theo Rượu Cần và cơm lam ( nguời Mạ gọi là bánh nếp) là hai thứ không thể thiếu trong các lễ hội của buôn làng. Cũng như uống Rượu Cần khách sẽ được chủ nhà mời ăn cơm lam đầu tiên . Ống cơm lam dành cho khách không phải là đoạn dài nhất, to nhất mà phải là đoạn được cô gái Mạ nướng khéo nhất, ngon nhất, nhìn vào màu trúc vẫn xanh tuơi. Dùng với Rượu Cần, cơm lam là thức nhắm, không có rượu, cơm lam thành luơng thực ăn no.
Cùng với cơm lam là đọt mây nướng. Thịt heo nướng thường là heo rừng hay thịt thú rừng đã được sấy khô trên dàn bếp và nếu trong ngày hội đâm trâu có thêm thịt trâu. Uống Rượu Cần nhiều là vào những ngày lễ hội rất ít khi người ta uống suông ( uống chay) mà ít nhất cũng phải có một ít đồ nhắm kèo theo…Bởi một cuộc rượu không chỉ diễn ra trong chốc lát mà có thể kéo dài suốt ngày suốt đêm ( thậm chí có những cuộc vui kéo dài mấy ngày liền như lễ hội mừng lúa mới 8 ngày 7 đêm) và từ trong cuộc vui ấy xung quanh ché rượu cần đã diễn ra bao điều lý thú. Những cuộc trò chuyện mang nét độc đáo của lối sinh hoạt văn hóa truyền thống, những kinh nghiệm làm ăn, những chuyện buồn vui của mỗi người đều được bày tỏ và chia sẻ, đồng cảm. Bao điệu nhạc đã nảy sinh từ cần rượu vuốt cong. Những khúc hát tập thể được ngân vang giữa núi rừng bạt ngàn xen lẫn trong đó tiếng vỗ tay tiếng nói chuyện vui tươi trong ánh lửa bập bùng và trong tiếng cồng chiêng vang vọng. Chất men của rượu hay tinh túy của núi rừng và sự thân thiện của con người đã làm cho con người cởi mở hòa đồng và tạo niềm cảm hứng để cho những lời thơ ý đẹp tuôn ra trong cảm xúc dâng trào:
“Anh ở bên này ghè rượu,Vít cần trúc cong cong thành một nửa bầu trờiThành một nửa trái tim mơ hồ gọiMột nửa còn bên ấyBạn tình ơi!Bên này trái tim, bên ấy trái timVòng ngực nổi cồn trên miệng chéRượu chảy về hai bên, men say còn ở giữa.Lửa phừng phừng bứt tuột áo nuk-kiar...Ơi chân trời lửa bên em sao mà xa ngái thếĐường gấp khúc trái tim sâu thăm thẳm đáy men nồng”.[19].
Trong ánh nhìn tin tưởng, trìu mến xuyên qua ánh lửa bập bùng, bao mối tình trong sáng được ươm mầm. Khi men rượu đã thấm, tiếng cồng như vang xa hơn, tiếng chiêng dập dìu, vòng Xoang như xoẵn quyện, trai gái gần kề, anh sô khố dài, em khoe váy ngắn, những bắp chân tròn cọ xát…Đêm hội say nồng lúc này chỉ có trời và đất. Đối với những người lần đầu gặp mặt , đây là dịp để họ làm quen, tìm hiểu lẫn nhau, cuộc vui như xua đi cái khoảng cách giữa người với người làm cho họ xít lại gần nhau, trở thành những người thân thiết như đã có duyên từ kiếp trước. Đúng là “xưa kia ai biết ai đâu, vì chưng chén rựơu mở đầu làm quen” Còn đối với những người quen thân thì cuộc rượu là nơi họ thể hiện sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau là nấc thang thăng tiến tình bằng hữu. Và để công khai hợp thức mối quan hệ họ có thể sử dụng tiệc rượu này làm lễ tổ chức lễ kết bạn. Chủ lễ có thể là già làng tộc trưởng mà cũng có thể là một trong hai ngừơi đứng ra đảm nhận. Khui ché Rượu Cần, trước đông đủ mọi người, một người đọc bài cúng thần: “Hỡi Yàng…. Tôi là… hiện nay sống ở…, đã gặp bạn tốt tên là…hiện nay sống ở…tôi và bạn muốn kết làm anh em, nguyện sống chết có nhau, coi nhau như ruột thịt. Các Yàng hãy đến chứng giám cho chúng tôi. Nếu sau này Hai người không sống tốt với nhau Yàng sẽ trị tốt”. Họ cùng uống Rượu Cần và cùng nhau cất vang lời hát trong lễ kết bạn: “Tôi với bạn không cùng bố mẹ, nhung đều muốn uống chung dòng nuớc con suối buon tôi, ăn cùng hạt thóc trên rẫy của tôi. Chúng ta là bạn tốt của nhau như an hem một nhà giúp nhau làm rẫy, uống chung dòng nuớc, cùng sửởi ấm bên bếp lửa nà dài”. Hai bên chao tín vật cho nhau vòng đồng, ché vỏ bầu hạt giống…” [7].Và như thế họ chính thức trở thành bạn bè anh em của nhau. Cuộc uống rượu vẫn tiếp diễn, vò Rượu Cần càng về cuối càng nhạt độ rượu nhưng lại càng phát triển sự hào hứng, tiếng cười, tiếng hát nhịp vỗ tay tán thửơng và tiếng hò reo phạt người uống ít. Có khi cạn nước thì thôi, nhưng cũng có khi bóc lửa, niềm vui dâng cao như cơn lũ rừng; nước lạ được tiếp thêm vào ché cho điên đảo du khách, cho nồng nàn trinh nữ, cho say xưa men người, cho tràn đầy hào hứng kỷ niệm. về Tây Nguyên vào mùa lễ hội cùng vói con trâu ,con gái buôn làng uống Rượu Cần, ăn cơm lam, thức trắng đêm với những vòng Xoang nhịp nhàng trong tiếng cồng chiêng ngân vang, nghe đưa dậy vọng về một thủa hoang sơ bài ca đi mở đất chinh phục núi rừng.
2.3.4 Văn hóa Rượu Cần với đời sống cộng đồng.
Xưa nay, nhắc tơi Rượu Cần là người ta liên tưởng tới một không gian văn hóa tâm linh, văn hóa hội hè xoay quanh bếp lửa, nhà sàn cùng với tiếng cồng chiêng mênh mang, vòng Xoang uyển chuyển của các sơn nữ. Nêu ai đã từng có những lần điền dã qua các buôn làng của ngườu Mạ ở Lâm Đồng sẽ có ấn tượng mãi về không gian nhà dài, bếp lửa đỏ rực, chung ché Rượu Cần nồng say mà ngất ngay trong thế giới thủa hoang sơ, ấm áp tình cảm nhiệt thành của đồng bào dân tộc nơi đây. Rượu Cần là thứ không thể thiếu trong tất cả các lễ hội của người Mạ từ nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời đến nghi lễ cộng đồng. Lễ hội càng lớn Rượu Cần càng nhiều, Rượu Cần càng nhiều thì lễ càng vui và chính các lễ hội là dịp để tinh thần tập thể, tinh thần cộng đồng được biểu hiện rõ nét nhất.
Sắp đến ngày lễ, công tác chụẩn bị được tiến hành rất công phu. Các chàng trai trong buôn được cử vào rừng tìm loại cây xốp, nhẹ, càng to càng tốt (thường là cât gòn) về để cùng nhau dựng cây Nêu (Nđal). Theo quan niệm của người Mạ, cây Nêu to, cao là thể hiện sức mạnh của buôn, của con ngừơi, thể hiện sự giàu có, mùa màng bội thu. Cây Nêu càng to, tinh xảo, đẹp thì càng vui, dân làng càng tự hào đối với khách đến dự. Đi cùng với việc chế tác cây Nêu là dựng cột trâu (nếu như có lễ đâm trâu - sarơpu). Cây cột trâu gọi là Kơmong rơ pu, dây cột trâu được làm bằng dây rừng, vỏ cây rừng bện chắc chặn. Việc tiếp theo là dụng sàn lễ. thường thì nguời ta làm một cái nhà sàn dài tượng trưng, trong nhàn sàn có cây Nêu, Rượu Cần, những tấm vải thổ cẩm, cồng chiêng…Hai cửa mở ra hai phía có cầu thang lên xuống. Trước cử chính người ta dụng một sàn lễ nói từ cửa ra dài khoảng 1,5 – 2m. trên sàn lễ có bàn thờ (jơnao), ở giữa sàn lễ có một ché rượu cần loại lớn. Sàn lễ thường được làm bang lồ ô, đây là nơi để chủ tế tiến hành các nghi thức cúng thần “rách Yàng” những việc này được mọi người chung tay tiến hành và phải làm xong trước lễ hội 2 - 3 ngày. Các gia đình được quét dọn sạch sẽ, đàn bà con gái lo váy áo, vào rừng lấy đọt mây, trai làng săn thêm thú, trẻ em lấy củi hái rau, không khí chuẩn bị rất nhộn nhịp. Buổi chiều té nước ngày diễn ra lễ chính, mọi người cho gạo nếp vào ống lồ ô rồi đốt lửa. Cả nhà, cả họ quay quần chờ bánh chín ( cơm lam).
Khi một gia đình hay cộng đồng chuẩn bị làm lễ, các gia đình trong làng mang những ché rượu cần to nhất, ngon nhất theo khả năng của mình để góp phần chung vui vừa chia sẻ, giúp đỡ, vừa tạo nên sự thân tình đầm ấm.
Khác với một số dân tộc khác , Rượu Cần của người Mạ chỉ được uống với một chiếc cần duy nhất. Khi hỏi về vấn đề này các già làng ở Đạ Tẻh giải thích: “mọi nguời cùng chung sống trong một bon (làng), cùng uống chung giọt nứơc, cùng sống chết có nhau nên phgải uống chung một cần thì mới đoàn kết thương yêu nhau”. Đây chính là biểu hiện cao nhất của tính cộng đồng, cộng cảm.ngòa ra để nâng cao tinh thần gắn bó đoàn két thương yêu nhau, ở người Mạ còn có lễ hội “gặp mặt những người cùng một buôn” (Năng nhô). Đây là lễ hội rất lớn của cộng đồng người Mạ, 10 - 20 năm mới tổ chức một lần. Ý nghĩa cao đẹp của nó được thể hiện trong bài văn tế: “Cầu Yàng cho mọi người luôn bình an mạnh khỏe, mọi gia đình sống ấm no hạnh phúc. Cầu mong thần cho cái chân của tất cả già trẻ, trai gái trong buôn rắn chắc, vuợt qua chín con suối, chín ngọn đời để làm cho rẫy nhiều lúa nhiều bắp. Nhờ các thần làm cho buôn chúng tôi ai cũng biết làm nhà dài, tụ họp nhau xây thành một buôn làng đông vui. Nhờ thần mà chúng tôi có cối giã gạo, biết làm vợ chồng với nhau. Mong các thần chứng giám. Bao nhiêu năm qua, dân trong buôn làng tôi vẫn gắn kết với nhau, coi nhau như anh em một nhà, cùng uống chung nước con suối, cùng giúp nhau có cái thóc, cái bắp…[7].”Mục đích gặp mặt trong lễ hội này là để mọi người nhớ đến nhau, để nhận họ hàng, bạn quen cũ; để xem từ lễ hội trước đến nay đã qua rất nhiều năm thì gia đình ấy, dòng họ ấy, bạn bè có sinh thêm ai, ai còn, những ai đã mất… Qua lễ hội này mọi người trong cộng đồng càng gắn kết với nhau hơn.
Không chỉ dừng lại ở trong một buôn, một dòng họ mà tinh thần đoàn kết, tính tập thể trong cộng đồng người Mạ còn được biểu hiện giữa dòng họ (nao) này với dòng họ kia,buôn này với buôn kia. Điều này được hợp thức hóa qua nghi lễ kết bạn (kết đa): “Hỡi thần núi thần sông. Họ tôi và họ…(hoặt buôn tôi …và buôn …ở xã…huyện…)qua đi lại tìm hiểu, chúng tôi thấy có thể coi nhau như anh em một nhà, cùng sống chết có nhau, cùng làm cùng ăn…Mong các thần nhận lễ, chứng giám. Nếu bên nào bội ước sẽ bị Yàng phạt”[7]. Qua nghi lễ này mọi người coi nhau như anh em ruột thịt, giúp đỡ nhau làm nương làm rẫy, giúp nhau những lúc khó khăn, giúp nhau lúa, thóc, trâu, ché. Thông qua đó các thành viên gắn kết với nhau hơn, và cố kết cộng đồng là một thuộc tính cư trú cử người Mạ. Tách khỏi cộng đồng là đồng nghĩa với cái chết, nếu không cũng bị cộng đồng xa lánh, phạt trâu, phạt ché. Trong kháng chiến giữ nước, việc kết hợp các buôn với nhau đã giúp cho việc bảo vệ và hậu thuẫn cách mạng rất nhiêu. Các buôn làng che giấu cán bộ cách mạng, đào hầm, làm chông, làm bẫy giết giặc,cứu chữa quân giải phóng, ủng hộ thóc gao, tham gia tải đạn, chuyển lương thực…Góp phân đánh thắng quân xâm lược, Hiện nay ở Đạ Tẻh đã có hai buôn kết nghĩa với nhau và tình bằng hữu đang phát triển rất tốt đẹp đó là buôn con Ó ở Xã Mỹ Đức và buôn Tố Lan thuộc xã An Nhơn.
Sau khi các nghi lễ đã hoàn thành, mọi người quây quần xung quanh ché rượu, uống theo nhu cầu , sở thích của mình nhưng không bừa bãi mà phải tuân theo qui định của văn hóa Rượu Cần. Người ta uống hết lòng, vui hết mình, nhưng tuyệt đối không mang tính mưu cầu, lợi lộc, không tranh giành, ghen tỵ, thách đố. Người này uống xong phần rượu của mình chuyển cần mời người bên cạnh. Cứ thế họ uống trong bầu không khí trao đổi, chuyện trò, ca hát… Cùng nhau tận hưởng hượng vị ngọt ngào của ché rượu trong sự phục vụ tận tình, chu đáo của người tiếp rượu (châm nước)
Chú thích: Các vị thần được nhắc tới trong các bài cúng là:
Thần K’Yút : thần giết trâu.
Thàn K’Tàng, K’Tiêng : thần dạy làm cối giã gạo.
Thần Ka Tòng, K’Yai : thần dạy lễ đính hôn.
Thần N’Đu : thần dạy cách dựng làng buôn ( thần sáng tạo).
Thần ĐRắp, thần Yăng : thần của hai loại ché Rượu Cần.
2.4 Thực trạng về văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh.
Hiện nay tuy Rượu Cần vẫn là một thức uống được cư dân Mạ ưa chuộng nhưng nó đã có nhiều biến đổi trong chế biến cũng như trong sử dụng.
2.4.1 Những biến đổi cơ bản
Thay vì làm men truyền thống họ thường dùng men mua ở chợ ( men Trung Quốc, men không rõ nguồn gốc). Cũng có những trường hợp họ lấy loại cây làm men truyền thống ( cây Gàng) về trồng trong vườn nhà mình, và mỗi khi làm rượu dùng lá cây đó giã chung với men mua ở chợ về (ông K’Tỏi ở buôn Con Ó xã Mỹ Đức). Điều này ít nhiều đã làm thay đổi về nồng độ cũng như đặc tính của rượu, từ đó dẫn đến việc mai một dần bản sắc độc đáo của nét văn hoá truyền thống này.
Gạo để làm rượu hiện nay phần lớn được mua ở chợ và thường là sản phẩm của nền kinh tế lúa nước vì đa số diện tích rẫy của bà con đã chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp như điều, cà phê, ca cao..Diện tích lúa nước của người Mạ không lớn và năng suất chưa cao, sản lương chỉ đủ phục vụ nhu cầu hàng ngày, do đó số gạo này chủ yếu mua của người Kinh. Điều này góp phần lí giải tại sao Rượu Cần có sự thu hẹp về quy mô sản xuất nhất là trong khoảng thời gian gần đây. Ở Đạ Tẻh hiện nay hầu như như gia đình nào cũng có một đến một vài cái ché để không hoặc đựng các vật dụng khác như gạo, muối, nước…thay vì đưng rượu như trước đây.
Nếu ngày xưa làm Rượu Cần là nghĩa vụ và trách nhiệm của chị em phụ nữ, của đàn bà con gái thì bây giờ việc đó đã không còn quan trọng nữa, ai cũng có thể tham gia làm rượu nhất là vào những thời gian rãnh rỗi. Và những kiêng kỵ rất nghiêm khắc trong quá trình làm rượu ngày xưa giờ đã không còn tồn tại. Đây là điểm tiến bộ trong văn hoá nói chung, văn hoá Rượu Cần nói riêng của đồng bào Mạ.
Hiện tại ở Đạ Tẻh người Mạ làm Rượu Cần không chỉ để uống, tiếp khách và phục vụ lễ hội mà còn dùng để bán nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên đây chưa phải là nguồn thu nhập chính của họ và việc buôn bán Rượu Cần chưa thật sự phổ biến. Trên địa bàn huyện chưa có một thương hiệu hay một quán bán Rượu Cần của người Mạ mà chủ yếu bán cho những người đến đặt mua tại nhà và thường là những người quen biết hoặc những người trong ban lãnh đạo địa phương.
Các qui định trong việc uống rượu cũng giản ước đi rất nhiều so với trước. Việc rách Yàng khi khui ché đã hoàn toàn bị lọai bỏ đối với những vùng cư dân Mạ theo tín ngưỡng mới; Hiện tại nghi lễ rách Yàng vẫn còn được duy trì trong lễ hội “mừng lúa mới” được tổ chức một năm một lần trên địa bàn toàn huyện.( thang3 âm lịch hàng năm). Trong khi uống rượu , có thể cắm thêm 2-3 cần nếu số lượng người uống nhiều…
2.4.2 nguyên nhân và kiến nghị
Những biến đổi trên cho thấy văn hoá Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh đang dần bị mai một. Điều đó cũng có nghĩa là nét văn hoá truyền thống độc đáo này đang đứng trước nguy cơ bị báo động và cần phải lên tiếng bảo vệ ngay từ hôm nay. Thực trạng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân :
Đất nước trong hai cuộc chiến tranh, không có thời gian để những người lớn tuổi truyền dạy cách làm rượu cho lớp trẻ. Nọi người đều tập trung cho tiền tuyến, thanh niên trai tráng ra trận, thiếu nữ lo làm nương rẫy phục vụ cách mạng. Khi đất nước thống nhất, số ông già bà cả biết làm Rượu Cần thì qua đời hoặc sức khỏe không bảo đảm để tiếp tục và truyền dạy cho con cháu, Đã vậy Tây Nguyên những năm 1976-1983 còn bị bọn thổ phỉ, Phun rô quấy phá. Việc các buôn ở phân tán, du canh du cư rồi thì đất nước thời bao cấp gặp khó khăn, không ai nghĩ đến viwcj duy trì nét văn hóa truyền thống này.
Vào thời kì đổi mới, nam nữ thanh niên dân tộc Tây Nguyên, trong đó có người Mạ đã tiếp thu rất nhanh những văn minh mà các thông tin đại chúng chuyển tải. Nhất là bắt đàu những năm 1983-1993, các buôn làng đã ở định cư, việc giao lưu, tiếp xúc giữa buôn này với buôn nọ, giữa người Việt với người đồng bào được mở rộng.Do đó rượu đế cũng từng bước xâm nhập và được bà con tiếp nhận. Vì Rượu Đế không tốn nhiều thời gian. Nguời ta có thể mua ở bất cứ thời điểm nào.
Đồng thời với viêc ở định cư, hoạt động trồng lúa rẫy cũng ngày càng bị thu hẹp thay vào đó là những kế hoạch trống điều, trồng cà phê và một số cây công nghiệp theo chủ trương của Nhà nước. Bên cạnh đó việc sản xuất lúa nước là một hoạt động còn khá mới mẻ với bà con, trình độ canh tác chưa cao, diện tích gieo cấy không nhiều. Nên ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho gia đình thì gần như không có lúa gạo dư ra để làn Rượu Cần. Nhiều gia đình còn phải mua gạo để ăn hàng ngày, vì vậy họ không muốn làm Rượu Cần từ số gạo phải vất vả mới kiếm được đó.
Hiện nay trong cộng đồng người Mạ ở huyện Đạ Tẻh. đời sống nhiều hộ dân còn khó khăn, nên việc tổ chức lễ hội, tang ma, cưới hỏi theo phong tục cũ đã không còn hoặc được tổ chức đơn giản. Rượu Cần cũng vì thế mà giảm đi sức phát triển của nó. Bên cạnh đó là sự du nhạp của các tôn giáo mới đặc biệt là Thiên chúa giáo và đạo Tin lành trong thời gian gần đây cũng là một nguyên nhân lớn.
Việc đầu tư nghiên cứu văn hóa Mạ ( trong đó có văn hóa Rượu Cần) chưa thỏa đáng, do vây những công trình văn hóa Mạ chỉ mới dừng lại ở mức in ấn tài liệu chứ việc phổ biến rộng rãi trông cộng đồng chưa thực hiện được. Do vậy chính người Mạ cũng chưa nhận thức được hết ý nghĩa quan trọng của rượu cần và chưa dày công giữ gìn, phát huy nó ( nhất là lớp trẻ hiện nay hầu như không biết làm rượu cần.
Trước thực trạng ngày càng mai một những giá trị văn hóa của dân tộc đã đặt ra vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xây dựng được nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này đã được xác định trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” ( 6/1991) của Đảng ta. Công nghiệp hóa- hiện đại hóa là xu hướng, nhu cầu chân chính của mọi dân tộc bao gồm người Mạ. Tuy nhiên không phải cứ hiện đại hóa là phủ nhận hết các giá trị truyền thống mà trước hết phải tôn trọng nó đồng thời tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái mới và thay đổi nó cho phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc. Việc bảo tồn và phát riển vốn văn hóa phải gắn liền với sự phát triển của dân tộc đó. Điều đó cũng có nghĩa là muốn bảo tồn và phát triển văn hóa Rượu Cần của người Mạ cần có những biện pháp tích cực và đồng bộ. Từ thực trạng và những nguyên nhân trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây:
Thứ nhất: Tổ chức tuyên truyền trong đồng bào Mạ.
Mọi việc muốn thành công không thẻ bỏ qua công tác tuyên truyền. Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ dân trí của từng vùng tập trung tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến nhận thức của đồng bào về vai trò, ý nghĩa của Rượu Cần, văn hóa Rượu Cần trước những nhu cầu và quá trình phát triển cuả xã hội. Mà trước tiên là làm cho đồng bào hiểu được việc bảo tồn và phát triển nét văn hóa này là việc làm có ích, nhằm duy trì sắc thái riêng về văn hóa của dân tộc mình. Một điều chắc chắn rằng không ai bảo vệ tốt di sản văn hóa của họ bằng chính họ. Bên cạnh đó khuyến khích và vận động đồng bào mở rộng sản xuất để phục vụ cho đời sống kinh tế của mình, từng bước đưa Rượu Cần trở thành thứ hàng hoá phổ biến rộng rãi trên thị trường huyện và tỉnh
Thứ hai: Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, của già làng, trưởng bản.
Hiện nay tổ chức đoàn thanh niên phụ nữ, cựu chiến binh…đã về tận thôn, buôn. Việc lấy ngay những thành viên này làm người tuyên truyền là phù hợp nhất bởi họ ở ngay trong gia đình, thôn buôn, được học tập nhiều, nhận thức cao, nhiều người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn lí luận cao. Từ lâu đời, già làng, trưởng bản là những người có uy tín với dân, già làng nói dân làng đều nghe theo. Do vậy các tổ chức đoàn thể cần phối hợp với già làng, trưởng bản vận động buôn làng bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa mới, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Thứ ba: Phát huy vai trò của ngành văn hóa thông tin, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự bảo trợ của Nhà nước.
Ngành văn hóa thô ng tin có nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát, quản lí các hoạt động sinh hoat văn hóa trong đồng bào dân tộc. Phối hợp với các tổ chức chính trị, già làng tổ chức các lễ hội, mở các lớp dạy đánh cồng chiêng, làm rượu cần, dệt thổ cẩm…cho thế hệ trẻ, đào tạo cán bộ chuyên môn cho từng buôn, xã. Các Đảng viên phải nắm vững đường lối dân tộc của Đảng, chỉ đạo các hoạt động đúng đường lối. Nhà nước cần hỗ trợ một phần kinh phí cho việc tổ chức các lễ hội, phần còn lại huy động đóng góp từ nhân dân, sự tài trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp. Mở rộng diện tích và truyền dạy kĩ thuật canh tác lúa nước trong đồng bào Mạ. Khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp đầu tư đưa Rượu Cần vào kinh doanh kết hợp với dịch vụ du lịch. Huyện Đạ Tẻh có hồ Đạ Tẻh được công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia, có 3 thác nước đẹp ở xã Triệu Hải và xã Đạ Pal, trong đó thác nước Đakala đang được các nhà đầu tư khoanh nuôi bảo vệ để xây dựng khu du lịch sinh thái. Đây là điều kiện thuận lợi để giới thiệu, quảng bá Rượu Cần của người Mạ đến du khách gần xa và qua đó từng bước thiết lập thương hiệu Ruợu Cần ngay tại địa phương mình.
KẾT LUẬN
Ngày nay Rượu Cần đã du nhập xuống khu vực miền xuôi. Vì thế nó cũng được “Kinh hóa” bằng nhiều hình thức phong phú. Thay vì đỗ nước lã vào ché, ở một số nơi người ta dùng nước dừa non hay sang hơn còn đỗ bia vào để uống. Thế nhưng Rượu Cần vẫn luôn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo mà không gì có thể thay thế được. Chính vì nét độc đáo của nó mà Rượu Cần đã thật sự cuốn hút du khách gần xa. Hiểu được nhu cầu này, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch ở Lâm Đồng đã đưa Rượu Cần vào kinh doanh như là đặc sản văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Rươu Cần đưa ra thị trường cũng chính là sản phẩm đặt hang của các buôn làng. Thậm chí bà con còn bán trực tiếp cho khách tai chỗ. Như vùng sản xuất Rượu Cần nổi tiếng Dankia cách Đà Lạt chưa đến 15km, người dân ở đây đã đưa Rượu Cần ra thị trường từ lâu với những quán rượu dân dã do chính các sơn nữ sản xuất và tiếp nước phục vụ du khách. Ngoài các thương hiệu Rượu Cần Xã Lát, Rượu Cần K’Long ở Định An (Đức Trọng) nổi tiếng, gần đây còn xuất hiện các thương hiệu Rượu Cần sản xuất ở Đà Lạt: Rựou Cần Hòa Bình trên đường Hoàng Văn Thụ, Rượu Cần Cao Nguyên trên đường Nguyễn Thi Minh Khai… Rượu Cần Lâm Đồng_Đà Lạt đã trở thành một thương hiệu hàng hóa bước vào dòng chảy lưu thông trong cuộc hành trình từ buôn làng ra phố thị, trở thành đặc sản không thể thiếu đối với du khách. Rượu có mặt trong các nhà hàng, khách sạn sang trọng, từ lò mứt đặc sản đến các cửa hàng bán quà lưu niệm với đủ các loại ché lớn, ché nhỏ. Điều đó cho thấy Rượu Cần dần dần trở thành thức uống thú vị khi tìm hiểu văn hóa của các dân tộc gốc Lâm Đồng, nghe cồng chiêng hay làm quà cho bạn phương xa mỗi khi có dip đến Đà Lạt. Ngày nay giữa bạt ngàn các lọai rượu nội, ngoại nếu có một ché Rượu Cần giữa bàn tiệc là một sự thú vị khác lạ, bởi khi ôm cần thưởng thức hương vị,nó không chỉ đơn thuần là rượu,mà ẩn chứa đâu đó trong men rượu cái hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên,mờ ảo trong ánh lửa bập bùng, trong tiếng cồng chiêng rộn rã, trong vòng Xoang say đắm mời gọi của các sơn nữ. Đó chính là văn hóa Rượu Cần đã thẩm thấu đến mọi người.
Có thể nói Rượu Cần là sản vật,nghi vật, lễ vật có mặt ở mọi lúc mọi nơi trong đời sống sinh hoạt, tình cảm, tâm linh của mọi thành viên, gia đình và cộng đồnh người Mạ. Khi nó đóng vai trò lễ vật kính dâng các vị thần linh, giao tiếp với các đấng siêu nhiên, lúc nó là đồ uống vui vẻ, bình dân trong niềm chia sẻ, mối quan tâm bằng hữu và nó còn là lời hẹn ước, nhắn nhủ thắm đượm tình duyên đôi lứa. Dù trong không gian , thời gian, hoàn cảnh nào, Rượu Cần cũng chứa đựng nhiều biểu hiện văn hóa đẹp: Văn hóa uống, văn hóa tâm linh, văn hóa giao tiếp- ứng xử và văn hóa cộng đồng.
Rượu Cần và văn hóa Rượu Cần là một trong những vấn đề quan trọng của xã hôi thể hiện đặc trưng văn hóa riêng giữa các tộc người. Nét văn hóa đó đều bắt nguồn từ những quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trũ quan. Từ đó nảy sinh những phong tục tập quán, tín ngưỡng làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Nó hàm chứa những tri thức cuộc sống, tri thức tâm linh đáp ứng nhu cầu của người dân tộc thiểu số. Qua đó họ có thêm điều kiện gắn bó mật thiết với thiên nhiên, với con người , với cả cộng đồng để làm nên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo.
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh- Lâm Đồng. Chúng tôi đã phác họa một cách tương đối đầy đủ về: nguồn gốc xuất xứ và vị trí của Rượu Cần trong đời sống của người Mạ, những nét văn hóa độc đáo qua quá trình làm cũng như nghệ thuật thưởng thức, các nghi thức uống…Bên cạnh việc tái hiện lại những nét truyền thống chúng tôi đã đề cập đến những nét biến đổi trong sự phát triển chung của xã hội, chỉ ra thực trạng hiện nay, phân tích những nguyên nhân của thực trạng đó và đồng thời đưa ra một số kiến nghị, đề xuất góp phần bảo tồn và phát triển nét văn hóa độc đáo này. Hy vọng rằng công trình nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu ở những hướng tiếp theo đối với những ai có hứng thú, tâm huyết với mảng đề tài này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_hoa_ruou_can_6367.doc