Đề tài Tìm hiểu vấn đề môi trường khi xây dựng nhà máy nước Tân Hiệp

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu vấn đề môi trường khi xây dựng nhà máy nước Tân Hiệp: Trường Đại Học Văn Lang Khoa Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường Đề tài: Vấn Đề Môi Trường Khi Xây Dựng Nhà Máy Nước Tân Hiệp GVHD: Vương Quang Việt SVTH: Nhóm 2 Võ Nguyễn Hoài Ân Vũ Thị Bích Ngân Đỗ Xuân Thư Trần Nguyên Vũ Võ Thị Hải Yến Lớp: K13M01 Tp Hồ CHí Minh, tháng 6, 2010 NỘI DUNG BÁO CÁO PHẦN I : GIỚI THIỆU PHẦN II: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU PHẦN III:SƠ BỘ TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH GIỚI THIỆU Báo cáo ĐTM này sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý tác động tiêu cực đạt tiêu chuẩn môi trường do nhà nước quy định đảm bảo phát triển bền vững. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT Tình hình nghiên cứu. Tính toán cần thiết của nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài. Các nội dung nghiên cứu chính. Phương pháp nghiên cứu. Dự toán kinh phí theo nội dung nghiên cứu. Tiến độ thực hi...

ppt43 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu vấn đề môi trường khi xây dựng nhà máy nước Tân Hiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Văn Lang Khoa Công Nghệ Và Quản Lý Môi Trường Đề tài: Vấn Đề Môi Trường Khi Xây Dựng Nhà Máy Nước Tân Hiệp GVHD: Vương Quang Việt SVTH: Nhóm 2 Võ Nguyễn Hoài Ân Vũ Thị Bích Ngân Đỗ Xuân Thư Trần Nguyên Vũ Võ Thị Hải Yến Lớp: K13M01 Tp Hồ CHí Minh, tháng 6, 2010 NỘI DUNG BÁO CÁO PHẦN I : GIỚI THIỆU PHẦN II: XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU PHẦN III:SƠ BỘ TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH GIỚI THIỆU Báo cáo ĐTM này sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý tác động tiêu cực đạt tiêu chuẩn môi trường do nhà nước quy định đảm bảo phát triển bền vững. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT Tình hình nghiên cứu. Tính toán cần thiết của nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài. Các nội dung nghiên cứu chính. Phương pháp nghiên cứu. Dự toán kinh phí theo nội dung nghiên cứu. Tiến độ thực hiện. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tình hình ngoài nước Phần Lan Espoon Vesi là một xử lý nước nhà máy ở miền nam Phần Lan. Nhà máy được chịu trách nhiệm về việc cung cấp nước sạch, nước thải và dẫn nước mưa và xử lý nước thải cho toàn bộ khu vực Espoo. Nhật Bản + Công nghệ xử lý nước ở Nhật trong thế kỷ 20 chủ yếu là lọc qua cát, nhưng từ những năm 1980 công nghệ lọc qua màng đã được đưa vào áp dụng. Đây là công nghệ sử dụng màng siêu lọc (UF) hay màng vi lọc (MF). Công nghệ lọc màng có ưu điểm là khả năng loại các chất rắn cao và nhà máy dễ bảo trì. + Nhật Bản hiện có một số nhà sản xuất màng lọc hàng đầu thế giới và có quá trình phát triển công nghệ lọc màng mạnh. Một loại màng lọc bằng sứ quy mô lớn với khả năng chịu nhiệt cao và tuổi thọ dài, và một loại màng MF chịu được ozon làm bằng polyvinyldenefluoride (PVDF) đã được chế tạo và đưa vào sử dụng. Ấn Độ Nhà máy Erode có công suất 185.000.000 lít một ngày. Hàng ngày có khoảng 125.000.000 lít nước cung cấp cho các ngành công nghiệp dệt kim, nhuộm. 25.000.000 lít cho đô thị Erode bao gồm 60.000 cư dân khu ổ chuột và 35.000.000 lít còn lại cung cấp cho các khu vực thị trấn, nông thôn, làng vả các khu định cư. Tình hình trong nước Vĩnh Phúc Mở rộng hệ thống cấp nước từ 4000 m3 lên16.000 m3/ngày. Nâng cao công suất xử lý nước từ 4000 - 8000m3 và xây mới nhà máy xử lý nước thải (8000m3) ở Hợp Thịnh. Đã đi vào hoạt động tháng 12/2003. Thủ Đức, Tp HCM Nhà máy Nước Thủ Đức ban đầu có công suất 300.000 m3/ngày đêm, khai thác từ nguồn nước sông Đồng Nai, đưa nước về trung tâm thành phố. Tổng diện tích đất đền bù giải tỏa để thực hiện dự án là 524.114m2. Ninh Bình Nâng cao công suất đến 12,200m3 của công ty cấp nước huyện Tam Điệp, mở rộng hệ thống cung cấp khoảng 26km. Hà Tây Tăng cường công suất xử lý nước từ 5000m3-20.000m3/ngày của nhà máy cấp nước Sơn Tây hiện tại và xây dựng nhà máy Sơn Tây 2 với công suất 10,000m3/ngày. Đã đi vào hoạt động tháng 11/2003. Nghệ An Xây dựng các hệ thống cấp nước trong 06 thị xã thuộc khu vực miền núi tỉnh Nghệ An với công suất trong khoảng 400m3 - 2000m3/ngày. Đã đi vào hoạt động năm 2001. Long An Mở rộng hệ thống cấp nước từ 12,000m3-27,000m3/ngày. Xây mới nhà máy xử lý nước ở thị xã Tân An công suất 15,000m3/ngày và mở rộng hệ thống cấp nuớc hiện tại tới 85km. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu lâu dài  Thực hiện đúng luật bảo vệ môi trường.  Cung cấp cơ sở khoa học cho các chức năng về bảo vệ môi trường trung ương và địa phương trong phê duyệt, giám sát và quản lí đề tài. Đồng thời nghiên cứu đề tài giúp cho cơ quan thực hiện đề tài có những thông tin thích hợp để hoạch định chiến lược và lựa chọn các giải pháp tối ưu , lựa chọn hệ thống, thiết bị kiểm soát ô nhiễm. Mục tiêu cụ thể  Xác định tác động tức thời đối với môi trường  Xác định các tác động tiềm tàng tới môi trường do xây dựng và hoạt động đề tài.  Đề xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu ô nhiễm.  Đánh giá năng lực xử lý và tổng hợp thông tin của cá nhân và làm việc tập thể  Áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.  Cung cấp một cách nhìn cụ thể đối với dự án  Tạo điều kiện để các nhà quản lí suy nghĩ kỹ có nên thực hiện dự án Vị trí dự án và vùng nghiên cứu  Vị trí dự án nhà máy cấp nước Tân Hiệp huyện Hooc Môn TP Hồ Chí Minh.  Vùng nghiên cứu được xác định là huyện Hooc Môn TP Hồ Chí Minh. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường. Khảo sát, thu mẫu phân tích về môi trường trong khu vực. Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội. Nghiên cứu về tác động Nhà máy nước đến môi trường. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động. Xây dựng báo cáo ĐTM. Bảo vệ nghiên cứu tại cơ quan quản lí môi trường cấp Trung ương. Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường Môi trường địa lý + Địa hình, khí hậu, khí tượng ( to, độ ẩm, mưa, độ bốc hơi…). + Chế độ thủy văn nước mặt, ô nhiễm nước. Môi trường sinh học + Danh mục các loại động thực vật sống trong nguồn nước Các vấn đề kinh tế xã hội + Đặc điểm dân số, mức thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn. + Hiện trạng quy hoạch và sử dụng đất. + Y tế cộng đồng. + Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Khảo sát, thu mẫu phân tích về môi trường trong khu vực Trạm quan trắc Phú Cường, Bình Phước và Phú An, nước sông bị ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh, không đủ tiêu chuẩn nước mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra, hàm lượng dầu đo được tại các trạm quan trắc ở đây dao động khoảng 0,03 mg/l trong khi quy định tiêu chuẩn nguồn nước thô dùng vào mục đích cấp nước sinh hoạt không cho phép điều này. Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội Phỏng vấn khoảng 100 hộ gia đình sống ven sông Điều tra kinh tế - xã hội tại địa phương thông qua các cơ quan quản lý. Phân tích và đánh giá tổng hợp về hiện trạng, nguyện vọng và phản ánh của dân về môi trường sống ven sông. Nghiên cứu về tác động Nhà máy nước đến môi trường Đánh giá tác động do di dời, giải tỏa. Đánh giá khả năng tác động của bụi, mùi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn trong quá trình xây dựng. Đánh giá ảnh hưởng đến thực vật sống ven sông. Đánh giá ảnh hưởng đến các loài thủy sinh sống trong sông. Đánh giá ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động Đề xuất các biện pháp giảm thiểu do di dời, giải tỏa. Đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm bụi, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn trong quá trình xây dựng, hoạt động. Đề xuất các biện pháp thu gom, xử lý bùn thải. Các phương pháp phòng ngừa sự cố môi trường. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập, phân tích tổng hợp số liệu. Tập hợp các số liệu đã có, so sánh, xác định độ tin cậy của số liệu, phân tích tổng hợp. Khảo sát, phân tích : Khảo sát, phân tích các thành phần môi trường theo các phương pháp tiêu chuẩn đã được công nhận của từng ngành. Đánh giá tổng hợp: Sử dụng phương pháp lập ma trận, kiến thức chuyên gia để đánh giá tác động môi trường. DỰ TOÁN KINH PHÍ THEO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tổng 194.350 VNĐ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Thời gian thực hiện từ 28/5 -> 11/5 CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Điều kiện tự nhiên. Điều kiện kinh tế xã hội. Đánh giá tác động môi trường. Các biện pháp giảm thiểu tác động. Kết luận và kiến nghị. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Huyện Hóc Môn + Huyện Hóc Môn nằm về phía Tây Bắc các quận nội thành của TP. HCM. + Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. + Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm. Sông Sài Gòn + Sông dài 256 km, diện tích lưu vực trên 5.000 km². + Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m. + Độ ẩm không khí lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa khô, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%. + Chỉ số DO ( 2,8 -4,7mg/lít) - không đạt tiêu chuẩn nguồn cấp nước theo tiêu chuẩn của Việt Nam là phải trên 6mg/lít. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Dân số: 348.840 (Điều tra dân số 1/4/2009). Mật độ dân số: 3195 người/km2. Thị trấn Hóc Môn là địa bàn dân cư tập trung, diện tích tự nhiên 173,74ha; được chia thành 8 khu phố với 77 tổ dân phố, 3429 hộ với 16.869 nhân khẩu. Nước đầu vào có chất lượng thấp nên khó khăn trong việc xử lí: tốn nhiều hóa chất, thời gian, chi phí đầu tư và vận hành… để đạt tiêu chuẩn cấp nước. Bùn thải chưa được xử lí tốt. Các tác động môi trường chính trong quá trình xây dựng  Khảo sát: hầu như không ảnh hưởng nhiều đến môi trường.  Di dời, giải tỏa: trong quá trình này sẽ ảnh hưởng đến người dân, thực vật và động vật sinh sống tại đây.  San lấp mặt bằng: ảnh hưởng đến chất lượng không khí, tiếng ồn.  Xây dựng: ảnh hưởng đến chất lượng không khí, tiếng ồn, nước, đất và an toàn lao động.  Sinh hoạt của công nhân: môi trường đất, nước. Các tác động môi trường chính trong quá trình vận hành  Kiểm tra chất lượng nước đầu vào: công tác này được thực hiện trong phòng thí nghiệm nên không ảnh hưởng đến môi tường.  Châm hóa chất: ảnh hưởng đến không khí, môi trường nước.  Quá trình lắng, lọc: bùn thải ảnh hưởng đến môi trường đất, nước.  Khử trùng: sức khỏe người sử dụng. Các tác động môi trường chính trong quá trình sau vận hành  Bùn thải: ảnh hưởng đến môi trường đất, nước.  Thải hóa chất: ô nhiễm mạch nước dưới đất.  Nước rửa lọc: ô nhiễm nước mặt. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG Ô nhiễm bụi Đối với các xe chuyên chở vật liệu xây dựng ra vào công trường:  Sử dụng bạt phủ trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu.  Xe ra khỏi công trường phải được làm sạch tất cả các bánh xe. Ô nhiễm khói thải Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ. Hạn chế sử dụng máy sinh nhiều khói trên công trường. Ưu tiên sử dụng lưới điện quốc gia, hạn chế sử dụng máy phát điện chạy bằng năng lượng đốt. Ưu tiên sử dụng các máy móc mới. Ô nhiễm tiếng ồn, độ rung Các tác động này chỉ xảy ra trong quá trình ngắn, và khó khắc phục triệt để. Tuy nhiên để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tiếng ồn, rung của công trường, dự án sẽ có kế hoạch thi công hợp lý, các thiết bị thi công gây ra tiếng ồn lớn như máy khoan, đào, đóng cọc bêtông bằng búa thủy lực (nếu có) sẽ không hoạt động trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ. Ô nhiễm nước thải + Nước thải sinh hoạt của công nhân sẽ được thu gom và xử lý qua các bể tự hoại hiện có để không gây ô nhiễm môi trường. + Nước rửa các phương tiện do có lưu lượng nhỏ và chủ yếu là đất, cát và 1 ít dầu mỡ nên có thế thải luôn ra môi trường. Không cần xây hệ thống xử lý cho tốn kém. + Nước mưa chảy tràn thì sẽ tạm thời được dẫn chung với nước kênh trong mương đào tạm kế bên. + Quản lý rác thải thích hợp để tránh nước mưa chảy tràn qua các khu vực tập kết rác gây ô nhiễm môi trường nước. + Không để nước thải và nước cấp sử dụng cho quá trình thi công xây dựng chảy tràn ra lề đường và lòng đường gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm cho chất thải rắn + Chất thải rắn cần phải được thu go, lưu trữ và ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định. + Giáo dục ý thức về vấn đề quản lý chất thải rắn cho người lao động trực tiếp trên công trường. Sự cố trên công trường + Công nhân nên mang đủ đồ bảo hộ, và được học cách đảm bảo an toàn lao động. + Các máy móc thiết bị nên được kiểm tra, bão dưỡng thường xuyên. Tránh sử dụng máy móc quá cũ. + Tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn điện. + Quản lý chặt chẽ các loại máy móc, thiết bị sử dụng điện và các loại nguyên, vật liệu dễ cháy nổ. + Công nhân vận hành phải được huấn luyện và thực tập xử lý các trường hợp xảy ra sự cố theo đúng quy tắc an toàn. Các dụng cụ và thiết bị sơ cứu cần thiết cần được trang bị sẵn và chỉ thị rõ ràng. + Sinh hoạt của công nhân: đưa ra các nội qui về vệ sinh nơi ở và khu làm việc. Trong quá trình vận hành Châm hóa chất, khử trùng: châm lượng hóa chất vừa đủ, không nên châm quá nhiều và phải châm đúng qui cách. Vệ sinh thiết bị: nước sau quá trình vệ sinh này cần phải được xử lí trước khi xả thải thẳng và nguồn tiếp nhận Trong quá trình sau vận hành Thải bùn và nước rửa lọc: cần xử lí triệt để trước khi xả thải ra nguồn. Vận chuyển nước đến tay người tiêu dùng: giảm thiểu thất thoát nước ít nhất. Thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống cấp nước. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu, phấn tích vấn đề môi trường khi xây dựng nhà máy Tân Hiệp, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra một số kế luận như sau: Trong điều kiện hiện nay vấn đề thiếu nước sạch đang là tình trạng quan trọng do đó việc xây dựng nhà máy nước Tân Hiệp trong lúc này là việc gấp rút cần làm để cung cấp đủ nước cho người dân sử dụng. Do lần đầu tiếp xúc với ĐTM nên còn nhiều sai sót khó tránh khỏi, các giả thuyết chỉ nhằm mang tính tham khảo. Tác động nhiều đến hệ sinh thái tại địa phương do xây dựng nhà máy và các công trình liên quan. Việc thực hiện cải tạo tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống trên khía cạnh về điều kiện kinh tế, xã hội. Kiến Nghị Tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu, khắc phục, và cải thiện hiện trạng ô nhiễm. Khắc phục tâm lý của dân cư quanh vùng. Phải có chế độ đền bù thỏa đáng Về lâu dài, giải quyết triệt để tình trạng thiếu nước sạch như hiện nay. Sau quá trình đánh giá và nghiên cứu tổng hợp, các tác động môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, công nhân lao động, hệ sinh thái cần phải thực hiện những giải pháp đúng yêu cầu để đảm bảo an toàn các tiêu chí sau:  Đảm bảo an toàn lao động trong khi xây dựng.  Không làm ảnh hưởng đến người dân sống chung quanh.  Bảo vệ môi trường trước, vận hành và quản lý nhà máy nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO www.yeumoitruong.com www.vietnamnet.vn www.tuoitre.com.vn www.google.com www.dantri.com www.laodong.com.vn Vương Quang Việt, tháng 12/2006, Đánh giá tác động môi trường. PHỤ LỤC Một số hình ảnh của nhà máy nước Tân Hiệp Thank you for your attention

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptNhóm 2.ppt
Tài liệu liên quan