Đề tài Tìm hiểu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu tôm

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu tôm: Lời mở đầu Gần nửa thế kỉ qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, liên tục cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước đột phá tích cực trong hội nhập quốc tế, vượt qua nhiều rào cản của thị trường , vững bước tiến lên. Cuộc sống của lao động nghề cá cũng từng bước được cải thiện. Nhiều ngư dân chí thú làm ăn không vì mục đích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Biết vận dụng hợp l‎ý các chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình quốc gia, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, mở rộng thị trường, dự đoán các bước phát triển hợp với sức và lực của mình để vững bước đi lên. Thực tế cho thấy sản lượng của các mặt hàng thủy sản tăng liên tục qua các năm, nhưng thị trường xuất khẩu của nó luôn luôn biến động tạo sư căng thẳng cho các nhà chính quyền, cũng như cho chính người lao động. Chính vì vậy xuật khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng đang là một vấn đ...

doc40 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu tôm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Gần nửa thế kỉ qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, liên tục cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước đột phá tích cực trong hội nhập quốc tế, vượt qua nhiều rào cản của thị trường , vững bước tiến lên. Cuộc sống của lao động nghề cá cũng từng bước được cải thiện. Nhiều ngư dân chí thú làm ăn không vì mục đích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Biết vận dụng hợp l‎ý các chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình quốc gia, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, mở rộng thị trường, dự đoán các bước phát triển hợp với sức và lực của mình để vững bước đi lên. Thực tế cho thấy sản lượng của các mặt hàng thủy sản tăng liên tục qua các năm, nhưng thị trường xuất khẩu của nó luôn luôn biến động tạo sư căng thẳng cho các nhà chính quyền, cũng như cho chính người lao động. Chính vì vậy xuật khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng đang là một vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Vậy nguyên nhân của vấn đề đó là gì? Thực trạng của nó ra sao? Và hiện tại ta đã có giải pháp như thế nào và cũng như những giải pháp mang tính lâu dài của chúng là gì ? Hãy cùng tôi tìm hiểu đề tài nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu tôm” để làm rõ những thắc mắc trên. Nội dung của đề án gồm 3 phần cơ bản như sau: Phân 1: Khái quát chung về ngàng thuỷ sản va mặt hàng tôm xuất khẩu Phần 2: THực trạng về tình hình xuất khẩu tôm Phần 3: Giải pháp – những hướng đi mới – phương hướng phát triển giai đoạn 2006-2010 Mặc dù đề án đã hoàn thành, nhưng không thể tránh khỏi những sai xót. Rất mong được sự dóng góp ý kiến của quí vị để tôi có thể hoàm chỉnh đề án này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn ,giúp đỡ của TS Vũ Anh Trọng Phần I Khái quát chung về ngành thủy sản và mặt hàng tôm xuất khẩu I. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân. 1. Trước đây Trong quá trình gần nửa thế kỉ từ ngày thành lập 1/4/1960 , Ngành thủy sản đã trải qua nhiều chặng đuờng với những chủ trương thích hợp với từng thời kì phát triển của đất nước. Sau những năm “nhanh tay lưới, chắc tay súng” cùng toàn dân tộc vừa xây dựng miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, vừa đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giành độc lập thống nhất tổ quốc; rồi vượt qua thời kì suy thoái nghiêm trọng, tưởng như đến bờ vực phá sản của những năm cuối 1970 của thế kỷ truớc, ngành đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, là một trong những ngành kinh tế tiên phong thử nghiệm cơ chế thị trường, góp phần khẳng định cho đường lối đổi mới nền kinh tế đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo thực hiện thành công. Qua 20 năm thực hiện đường lối ấy, cùng với nền kinh tế nước nhà, ngành thủy sản đã không ngừng tự đổi mới, đối mặt với nền kinh tế thị trường và đã dần tự khẳng định mình như một ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu, đóng góp lượng lớn ngoại tệ cần thiết cho sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà. 2.Trong giai đoạn từ 2000 đến nay: Ngành thủy sản vẫn duy trì được sự tăng trưởng với tốc độ đáng kể, Tổng sản lượng thủy sản năm 2004 đạt 3,07 triệu tấn, trong đó sản luợng khai thác thủy sản là 1,72 triệu tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác nội địa 1,35 triệu tấn, tăng tương ứng 53%, 34% và 87% so với thực hiện năm 2000. Năm 2000 Năm 2004 Tốc độ tăng C% Sản lượng khai thác thủy sản(tấn) 1,28 1,72 34 Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác nội địa(tấn) 0,72 1,35 87 Tổng sản lượng thủy sản (tấn) 2,01 3,07 53 Bảng số liệu tốc độ tăng trưởng thủy sản năm 2004 so với năm 2000 Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2004 đạt 2,4 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với năm 2000, chiếm gần 9% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng sản lượng là 7%, về giá trị xuất khẩu là 10%. Biểu đồ hình quạt: Tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản so với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước(năm 2004) Về những đóng góp quan trọng của ngành thủy sản trong 20 năm của thời kỳ đổi mới đất nước có thể tóm tắt như sau: Thứ nhất: Ngành thủy sản đã góp phần hình thành và thực hiện nhiều đường lối, chủ trương, chính sách có tầm chiến lược đối với đất nước. Đó là quá trình hình thành đường lối đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, hình thành cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Hội nhập ngày càng sâu vào các quan hệ kinh tế quốc tế… Thứ hai: Đã đưa nghề cá từ một lĩnh vực sản xuất thứ yếu thành một ngành sản xuất hàng hóa với lực lượng sản xuất tiên tiến, phát huy được sức mạnh sáng tạo của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là bà con nông ngư dân và các doanh nghiệp, hướng mạnh vào Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Biến tiềm năng thiên nhiên thành của cải vật chất, phát huy lợi thế về xuất khẩu, đưa nước ta từ chỗ chưa có tên trong danh sách đến vị trí 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, với nhưng sản phẩm đứng ở vị trí số một thị truờng như tôm sú, cá tra… Thứ ba: Đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh luơng thực, tạo lập công bằng xã hội, nhất là đối với các vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa .Tại nhiều địa phương, thủy sản , đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, đã được xác định và mở hướng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đảm bảo nguồn sinh kế và đảm bảo thực phẩm cho dân cư, cải thiện vai trò người phụ nữ.… II. Đóng góp của mặt hàng tôm xuất khẩu : 1.Trong thị trường nội địa: Trong những năm qua giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng mạnh. Hàng thủy sản đã xuất khẩu tới 105 nước và vùng lãnh thổ. Chính nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đã góp phần làm thị trường nội địa có bước chuyển dịch. Mặc dù mức tiêu thụ thủy sản nội địa thấp, song vấn đề tổ chức quản lí thị trường thủy sản nội địa; vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩn, bao gói nhãn mác, xuất sứ hàng hóa được thực hiện tốt sẽ là thứ thuốc “kháng sinh” mạnh đảm bảo tính cạnh tranh hiệu quả của hàng hóa xuất khẩu. Vì vậy để tăng doanh số xuất khẩu thì thủy sản nội địa là vấn đề cần được quan tâm, thông qua việc tìm hiểu và phân tích nhu cầu trong nước. Với mỗi mức nhu cầu khác nhau sẽ có qui mô phát triển, loại hình nuôi trồng thủy sản cho thích hợp. Hiện nay ở nước ta tôm là loại thủy sản rất được quan tâm cả về cách thức nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Thị trường tôm tập trung hầu hết ở các tỉnh có nguồn nước mặn, nước nợ hay có thị trường tiêu thụ rộng lơn như : Đồng bằng sông cửu long, Hải phòng, Thái bình.… Như vậy vấn đề đặt ra với thị trường tôm nội địa là phải cho ra các sản phẩm phong phú về chủng loại: đồ tươi, khô, đông lạnh, các loại tôm chất lượng đa dạng: từ cấp thấp, cao cấp đến đặc biệt ,phù hợp khả năng tài chính của các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó cũng phải chú ‎ ý tới mặt hàng tôm nhập khẩu, bởi càng ngày người dân càng trở lên “sính ngoại” , chúng ta cần có cách thức quản lí để người dân nhận ra rằng: Mặt hàng tôm của ta chất lượng không kém mà giá cả lại hợp lí, không những thế lại dược xuất khẩu sang những thị trường rộng lớn như EU, Mỹ, Nhật bản. Tóm lại chúng ta cần ổn định thị trường nội địa của các mặt hàng thủy sản nói chung và của mặt hàng tôm nói riêng để tạo điều kiện cho xuất khẩu thủy sản phát triển bên vững. 2.Trên thị trường quốc tế: Trong thời gian qua xuất khẩu tôm ở Viêt Nam vào thị trường quốc tế có những biến động rõ rệt. Nhất là xuất khẩu vào Mỹ _ thị trường chiếm 23-26% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tiêu thụ 50% tôm xuất khẩu của Vệt Nam là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng xuất khẩu Việt Nam nó đã góp phần không nhỏ vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Nhưng đó là thị trường đầy nguy hiểm . Kỳ đầu 2005 xảy ra vụ kiện tôm giữa Mỹ và 54 doanh nghiệp Việt Nam đã làm cho mặt hàng tôm trong nước và xuất khẩu chao đảo, hiện tượng rớt giá và vấn đề uy tín làm đau đầu các nhà cầm quyền. Mặc dù sự kiện trên đã được giải quyết ổn thỏa, nhưng nó là bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Việc Việt Nam ra nhập WTO, bỏ qua hàng rào thuế quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những bước phát triển của mặt hàng xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh đó để có thể cạnh tranh với các thị trường tôm khác trên thế giới buộc các nhà quản lí phải có những chính sách cụ thể. Đẩy mạnh việc xuất khẩu thủy sản không chỉ về số lượng mà còn cả chất lựơng. Để làm được điều đó chúng ta cần nhìn nhận lại thực trạng phát triển của xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm để có những biện pháp cải thiện hữu hiệu nhất. PHần II thực trạng về tình hình xuất khẩu tôm I.Những thuận lợi và khó khăn của vấn đề đầu vào. Ngành xuất khẩu thủy sản nói chung và ngành xuất khẩu tôm nói riêng, vấn đề đầu vào là một điểm quan trọng quyết định đến khối lượng và số lượng xuất khẩu của thủy sản nước ta. Như vậy chúng ta cần phải nhìn nhận những tác động gây ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm ở đây là gì? Những thuận lợi và khó khăn? Để từ đó có phương hướng phát triển và biện pháp khắc phục kịp thời. 1.Về thuận lợi: Được đánh giá và phân loại thành 7 loại thuận lợi chính như sau: Thứ nhất : Nước ta là một nước có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản: là một quốc gia biển và giàu đất ngập nước với 3 kiểu môi trường nước đặc trưng là ngọt - lợ và mặn. Đây là chỗ dựa tạo kế sinh nhai cho ngư dân dân đặc biệt thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác và chế biến các loại tôm. Tại hội nghị tổng kết ngành thủy sản năm 2004, thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã nhấn mạnh : “Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển thủy sản và cần phải phát triển thủy sản nhanh hơn , mạnh hơn..Mục tiêu cuối cùng của ngành thủy sản là để phục vụ lợi ích người lao động”. Thứ hai : Lực lượng lao động ngày càng phát triển và có tâm huyết với nghề. Trước đây số hộ nuôi tôm rất ítt và tập trung ở một số tỉnh vùng sông nước, bây giờ nhận thức của mọi người đã được nâng cao, mô hình nuôi tôm sú và một số loại tôm có giá trị kinh tế cao khác đã được mọi nguời quan tâm. Vì vậy nghề nuôi tôm phát triển khắp cả nước với qui mô to nhỏ tùy thuộc vào từng hình thức nuôi trồng. Thứ ba: Các địa phương đã thay bằng việc thả, nuôi trồng hàng loạt, ban đầu đã học tập việc duy trì thả giống tôm và một số loài cá kinh tế khác để tái tạo, phát triển nguồn lợi tạo thu nhập cao. Thứ tư: Bước đầu đã có sự áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các hoạt động: Từ giống tôm đến hoạt động nuôi trồng , khai thác chế biến. Đánh giá về hoạt động khoa học công nghệ trong phát triển ngành thủy sản phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm trong bài phát biểu truớc hội nghị toàn quốc về khoa học công nghệ giai đoạn 2001-2005 của ngành thủy sản ngày 28/3/2005 tại Hà Nội đã nhấn mạnh: “ cùng với việc nuôi trồng thủy sản, ngành ta đã chú y đến việc áp dụng công nghệ mới , sử dụng vật liệu mới, nâng cao trang thiết bị cho tàu thuyền đánh cá, tìm hướng đánh bắt thủy sản, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, đánh cá ngừ đại dương. Việc làm này không chỉ có ‎ ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt an ninh, quốc phòng bảo vệ chủ quyền đất nước”. Ngoài ra phó thủ tướng còn đánh giá hoạt động công nghệ trên 3 lĩnh vực sau: - Công tác điều tra, nghiên cứu cơ bản và đánh giá môi trường. - Đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: tạo gống mới có năng xuất chất lượng cao và phòng được dịch bệnh. - Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong đánh bắt, chế biến, bảo quản các sản phẩm thủy sản nhất là các sản phẩm xuất khẩu. Công tác quản lí khoa học công nghệ của bộ thủy sản đã có nhiều tiến bộ theo chủ trương hướng mạnh về cơ sở. Như vậy việc áp dụng khoa học công nghệ là một bước đi lớn mang tính đột phá trong ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Thứ năm: Được sự hướng dẫn chỉ đạo của chính phủ, công tác tổ chức quản lí và thanh tra được chú trọng. Nhờ vậy không những khuyến khích được nghề nuôi tôm phát triển một cách có quy hoạch cụ thể mà còn nâng cao được chất lượng đầu vào cho mặt hàng tôm xuất khẩu. Thứ sáu: Cơ sở hạ tầng tốt, hình thức đánh bắt và nuôi trồng đa dạng. Thứ bẩy: Đa dạng về chủng loại nuôi trồng thủy sản. Trong đó đối tượng nuôi chủ lực là tôm, chủ yếu là tôm sú va một số nơi nuôi tôm chân trắng. Nói đến tôm sú hẳn là rất quen thuộc với mọi người - đó là gống tôm chủ lực ở hầu hết các khu vực nuôi trồng thủy sản, nó đựợc giới thiệu ở rất nhiều các bài viết. Vì vậy tôi chỉ đề cập đến giống tôm chân trắng qua đề án nghiên cứu này. Theo các thông tin chưa chính thức , tôm trắng được đưa vào Thái Lan năm 1999, quá trình nuôi cho thấy có năng xuất, mặc dù nuôi dưới hình thức nhập giống bất hợp pháp, sau đó thu hoặc được vận chuyển sang Xingapo bán do nhãn của sản phẩm tôm trắng chưa có tại Thái Lan . Cho đến năm 2002, cục thủy sản - DOF chính thức ban hành qui định về nhập khẩu tôm chân trắng. Về kĩ thuật nuôi tôm chân trắng; quản lí trại giống; quản lí trại nuôi; quản lí cho ăn; dịch bệnh và ngăn chặn được đề cập rõ trong Tạp chí thủy sản số 4/2005*35 Về các hoạt động nghiên cứu và phát triển nuôi tôm chân trắng đã được DOF lên kế hoạch như sau: +Tăng cường công suất sản xuất tôm chân trắng bố mẹ tại địa phương. + Thiết lập chương trình cấp giấy chứng nhận cho các trại sản xuất giống. SPF- giống không mang nguồn bệnh đặc trưng. Đây là chương trình tự nguyện, các trại giống tư nhân có thể xin giấy chứng nhận SPF. +Các trại giống tư nhân được phép nhập khẩu tôm chân trắng bố mẹ, phải giữ lại 10% tôm giống tại 1 khu vực riêng để phát triển đàn giống SPF hoặc SPR- giống kháng được nguồn bệnh đặc trưng. +Lập chương trình nghiên cứu riêng để phát triển đàn giống SPF hoặc SPR. +Đánh giá và giám sát môi trường sống của tôm chân trắng tại các vùng duyên hải. Tôm chân trắng hiện đang được phát triển ở Thái Lan , Mỹ và một số nước khác. ở Việt Nam giống tôm này mới đang được áp dụng nuôi trồng ở một số khu vực. Vì vậy đây sẽ là vấn đề mà các nhà quản lí cần phải quan tâm. 2.Về khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên làm góp phần tăng sản lượng tôm xuất khẩu nhanh qua các năm, vấn đề đầu vào của tôm xuất khẩu cũng gặp phải những trở ngại sau: Một là: Điều kiện khí hậu, môi trường nước ta diễn biến rất thất thường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của các loại tôm. Đặc biệt có thể có nững biến động lớn làm thiệt hại đến sức người, sức của. Hai là: Vấn đề sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm kỵ làm giảm sút chất lượng của mặt hàng tôm xuất khẩu. Đây là nguyên nhân một măt do nhận thức còn hạn chế của các ngư dân họ chỉ biết cái lợi trước mắt của việc tăng năng suất mà không quan tâm đến tác hại của việc sử dụng không hợp lí các hóa chất, kháng sinh cấm kỵ trong nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó là việc quản lí lỏng lẻo của các cấp chính quyền về vấn đề này. Do đó cần phải quan tâm hơn nữa để đảm bảo chất lượng tôm không chỉ cho mặt hàng tiêu dùng trong nước mà cho cả mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Ba là: Thiếu nguyên liệu sản xuất ở một số địa phương là khó khăn lớn nhất mang tính phổ biến ở các địa phương. Tình trạng này bộc lộ trầm trọng nhất ở khu vực phía bắc và duyên hải miền trung. Bốn là: Các cộng đồng ven biển nhìn chung còn nghèo, thiếu vốn đầu tư và cơ sơ hạ tầng sản xuất thủy sản kém: Từ cơ sở ngiên cứu khoa học công nghệ thủy sản, khu vực bảo tồn biển và bảo tồn thủy sản nội địa, thủy lợi đầu mối, cảng cá và khu tránh trú bão, hệ thống thông tin quản lí ngành nghề thủy sản. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng nuôi trồng, khai thác, chế biến các mặt hàng thủy sản, từ đó sẽ tác động lớn đến mặt hàng tôm xuất khẩu. Năm là: Về đánh bắt và khai thác còn nhiều bất cập: mức độ khai thác chưa hợp lí, phương tiện khai thác chưa đảm bảo. Sáu là: Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí đầu tư xây dựng vừa yếu vừa thiếu, chưa đủ điều kiện năng lực theo qui định, tất cả các chủ đầu tư đều kiêm nhiệm ; quá trình đầu tư từ chủ trương đến quản lí xây dựng, quyết toán công trình đều thụ động. Chất lượng các tư vấn dự án khả thi, thiết kế lập tổng dự án còn hạn chế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng được đánh giá trong năm 2005: Tổng vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển ngành thủy sản là 578,4 tỉ đồng, trong đó vốn do bộ trực tiếp quản lí là 172 tỉ đòng. Các dự án do bộ trực tiếp quản lí đã hoàn thành khối lượng ước đạt 114810 triệu đồng, chỉ bằng khoảng 66,75% kế hoạch, giải ngân khoảng 74,441 triệu đồng, bằng khoảng 43,45% kế hoạch. Vậy những khó khăn trên cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời chúng ta cùng đề cập đến phần ba của đề án này. 3. Thực trạng của vấn đề đầu vào: 3.1.Thực trạng về nuôi trồng thủy sản: Hiện nay, các loài chủ lực như tôm sú, tôm càng xanh được tiếp tục tập trung nghiên cứu hoàn thiện theo hướng sản xuất giống chất lượng cao, sạch bệnh, đồng thời mở rộng chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho các địa phương, khuyến khích phát triển trại giống tập trung. Kết quả là công nghệ sản xuất tôm sú đã được mở rộng áp dụng từ Nam trung bộ ra Nam bộ và Bắc bộ. Riêng về tôm sú năm 2003 đạt trên 20 tỉ giống- đây là yếu tố quyết định mở ra hướng phát triển mạnh mẽ về nghề nuôi tôm sú ở các địa phương ven biển, phục vụ nuôi trồng tập trung , qui mô, năng suất cao. Đến năm 2004, với hơn 5000 tại giống trong cả nước, đã sản xuất gần 26 tỉ tôm giống PL15, góp phần làm nên con số sản lượng tôm nuôi trên 290.000 tấn, tăng 22% cả về giá trị và sản lượng so với năm trước. Mạng lưới trên 50 trại giống tôm càng xanh ở Nam Bộ sản xuất khoảng 60 triệu giống phục vụ đủ nhu cầu giống của khu vực và hỗ trợ cung cấp cho các địa phương khác. Đảm bảo chủ động giống lớn, chất lượng được cải thiện tạo điều kiện hình thành và phát triển sản xuất thủy sản tập trung quy mô lớn, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế góp phần mở rộng thị trường và nâng cao giá trị sản lượng xuất khẩu thủy sản. Thành công lớn trong nuôi trồng thủy sản nữa là đã ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật sinh học phân tử trong phòng và trị bệnh nguy hiểm đối với các loại tôm cá, sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm tăng khả năng chống chịu bệnh và quản lí chất lượng. Về nuôi tôm nước lợ, diện tích năm 1999 là 210.448 ha so với năm 2005 là 604.479 ha với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 31,2% đây là tốc độ tăng trưởng rất cao do vấn đề mở rộng diện tích gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Đối với nuôi tôm nước lợ – mặn, sản lượng năm 1999 là 63.644 tấn. Song dưới tác dụng của mở rộng diện tích và tăng cường đầu tư khoa học kĩ thuật và vốn, sản luợng nuôi trông đã đạt 324.680 tấn gấp 5,1 lần đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các tỉnh Nam Trung Bộ thì diện tích nuôi tôm hùm lồng phát triển mạnh và bước đầu được nuôi tại Quảng Ninh với kết quả đạt được là từ 7.290 (1999) với tổng sản lượng là 425 tấn tăng lên 43.510 lồng với sản lượng là 4.800 tấn và đã chủ động được giống với 3.061 lồng ươm giống, nuôi tôm hùm là hình thức nuôi có vốn đầu tư lớn và mang lại hiệu quả cao nên một số doanh nghiệp và cá nhân nuôi tôm hùm đã thành công nhanh chóng với mức doanh thu hàng năm hàng tỷ đồng và có những hộ sau khi trừ chi phí vẫn còn đạt lợi nhuận tiền tỷ – Tôm càng xanh năm 2005 ước đạt 6.400 tấn trong đó tập trung tại các tỉnh Tây Nam Bộ, các tỉnh này có sản lượng là 6.612 tấn (93,9%) thu lợi từ 50 – 80 triệu đồng/ha và năng xuất theo khảo sát tại huyện Cao Lãnh, Tam Nông thì năng suất trung bình đạt từ 1,2 – 2 tấn/ha và cá biệt có những xã năng suất đạt 2,5 tấn/ha và diện tích nuôi tôm càng xanh trong những năm tiếp theo thì có thể tăng lên nhiều và năng xuất tiếp tục tăng với tốc độ cao do trình độ người nuôi trồng và khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật ngày càng mạnh và có hiệu quả. Bảng: Sản lượng tôm nuôi trồng so với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng Chỉ tiêu Sản lượng (tấn) 2001 2002 2003 2004 2005 Cá 421.019,0 486.420,7 604.401,0 761.600,0 933.500,0 Tôm 154.911,0 186.215,6 237.880,0 281.800,0 330.200,0 Thủy sản khác 133.960,2 172.173,4 160.814,0 159.100,0 173.700,0 Tổng số 709.891,0 844.809,6 1.003.095,0 1.202.500,0 1.437.400,0 Cơ cấu sản lượng (%) Cá 59,3 57,6 60,3 63,3 64,9 Tôm 21,8 22 23,7 23,4 13,5 Thủy sản khác 18,9 20,4 16 13,3 12 Tổng số 100 100 100 100 100 ( Nguồn tổng hợp từ tổng cục thống kê năm 2004 - 2005) 0 5 10 15 20 25 21,8% 22% 23,7% 23,4% 13,5% 2001 2002 2003 2004 2005 Năm % Biểu đồ cơ cấu sản lượng tôm nuôi trồng so với tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. 3.2.Thực trạng về chất lượng các loại tôm: Đề cập đến vấn đề chất lượng thúy sản. Ông Bửu Huy- giám đốc công ty Afiex ở An Giang khẳng định: “Thực chất khó khăn lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung là vấn đề chất lượng chứ không phải chuyện phá giá hay không có thị trường”. Tình hình phát triển “quá nóng” không kiểm soát được diện tích, sản lượng của tôm cá đã dẫn đến những yếu kém về quản lí chất lượng. Tỷ lệ nhiễm dư lượng kháng sinh, hóa chất bị cấm trong cá nuôi khá cao, tình trạng bơm hóa chất vào tôm chưa được xử lí một cách triệt để, khả năng đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm kém do diện tích nuôi còn manh mún, trình độ sản xuất chưa đồng đều đã dẫn đến những bất lợi cho cả hai sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam trước các rào cản “kĩ thuật” của các nước cạnh tranh. Trong chương trình của VASEP- Đại hội nhiệm kì ba (2005-2001) diễn ra ngày 12/6/2005 ông Hồ Quốc Lựu phát biểu : “Tính an toàn sản phẩm đã trở thành yếu tố cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu nói chung, từng doanh nghiệp nói riêng. Tôi nghĩ, những bài học xương máu đã qua và hiện nay xung quanh vấn đề chất lượng đã nói lên rằng, nếu không có sự liên kết thật sự thì thủy sản Việt Nam sẽ còn tiếp tục bị trả giá, không chỉ về kinh tế mà còn cả về môi trường”. Thực tế đã chứng minh được ảnh hưởng mạnh mẽ của vấn đề chất lượng của thủy sản đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Năm 2002 một số lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU không được an toàn (nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn..) và chất lượng chưa ổn định; Vì thế EU đã có qui định mới cho Việt Nam về lượng dư hóa chất: từ 1.5 xuống còn 0.3 phần tỉ. Điều nàykhiến các doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng, hàng chục lô hàng xuất khẩu bị hủy. Nhiều đơn vị bị loại khỏi danh sách xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, 100% lô hàng bị kiểm tra, nếu phát hiện nhiễm quá mức dư lượng hóa chất, EU sẽ đóng cửa ngay hàng thủy sản Việt Nam, như họ đã từng làm với Trung Quốc. Ngoài vấn đề về sử dụng lượng hóa chất quá mức cho phép, các loại tôm thường mắc một số bệnh gây ảnh huởng không những đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tôm xuất khẩu. Một ví dụ cụ thể là kí sinh trùng trên tôm hùm bông nuôi lồng, bệnh đỏ thân, đen mang ở vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa. Thống kê năm 2004 của Sở thủy sản Khánh Hòa, Phú Yên cho biết: sản lượng tôm hùm nuôi lồng của tỉnh Khánh Hòa là 1655 tấn, chiếm 70,36% sản lượng tôm hùm cả nước; Tỉnh Phú Yên 647 tấn, chiếm 27,51% . Tuy nhiên, hiện tượng tôm hùm bị bệnh còn xảy ra ở nhiều vùng nuôi trong đó hai bệnh có tần suất xuất hiện cao và gây nhiều thiệt hại cho tôm hùm nuôi lồng là bệnh đỏ thân và đen mang. Sau khi sử dụng phương pháp của V.A.Dogiel ( Hà kí bổ sung để định danh, tìm tác nhân gây bệnh và xác định tỉ lệ, cường độ nhiễm kí sinh trùng) Sơ đồ nghiên cứu kí sinh trùng cụ thể như sau: Tôm bệnh còn sống Quan sát bên ngoài để xác định các kí sinh trùng có kích thước lớn nhìn được bằng mắt thường Các phần phụ Nhớt trên thân tôm Mang,Nội tạng Quan sát trên kính lúp Làm tiêu bản, quan sát trên kính hiển vi có độ phóng đại thấp Vẽ, chụp ảnh để mô tả hình dạng và phương thức cảm nhiễm kí sinh trùng Qua phân tích 145 mẫu tôm đỏ thân và 40 mẫu tôm đen mang cho thấy tỉ lệ nhiễm kí sinh trùng khá cao, chiếm 71% số tôm có dấu hiệu đỏ thân và 75% số tôm có dấu hiêu đen mang. Thành phần kí sinh trùng trên tôm hùm bệnh khá đa dạng, bao gồm zoothamnium, vorticella, balamus, nematoda và loại động vật bám Pteria. Ngoài ra còn một số bệnh khác xuất hiện ở tôm chân trắng như: bệnh đốm trắng (wssv), bệnh còi hoại tử (IHHNV), bệnh taura(TSV) và bệnh đầu vàng (YHV). Vì vậy các nhà quản lí cần có biện pháp tích cực trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản, các loại tôm. Bàn về vấn đề này, vừa qua công ty unipersident ( Đài Loan) đã mời ông Liao I Chiu _ viện sỹ viện nghiên cứu trung ương Đài Loan và bà tiến sĩ Luo Chu Fang _ giảng viên trường đại học Đài Loan, chuyên gia về bệnh tôm đến công ty truyền đạt một số biện pháp kĩ thuật và kinh nghiệm của Đài Loan trong việc nuôi tôm sú bền vững. Ông Liao I Chiu đã mang tới lớp học những kiến thức kinh nghiệm của Đài Loan trong việc nuôi tôm sú đạt năng suất cao. Ông đã khuyến cáo người nuôi tôm sú Đài Loan cũng như Việt Nam không nên thả nuôi mật độ trên 30 con tôm giống trên/m2 để có điều kiện quản lí tốt môi trường và ngăn chặn kịp thời mầm bệnh cho tôm nuôi. Bà Luo Chu Fang cũng đã mang tới lớp học những kiến thức về việc ngăn ngừa các bệnh cho tôm trong qua trình nuôi, biện pháp kĩ thuật để phát triển nuôi tôm sú bền vững. Được biết công ty Unipresident có gần 100 kĩ sử làm việc tiếo thị, bám sẵn địa bàn, hỗ trợ kĩ thuật cho bà con trong mỗi vụ nuôi tôm nhằm hạn chế những rủi ro cho bà con ngư dân. 3.3.Nguồn nguyên liệu đầu vào: Theo bộ thủy sản, giá xăng dầu trong nước tăng mạnh trong khi giá cá không tăng, thậm chí còn giảm theo xu hướng chung của thị trường thế giới, khiến nhiều tàu đánh cá phải ngưng sản xuất ở một số thời điểm. Điều đó đã dẫn đến thiếu nguyên liệu cung cấp cho chế biến xuất khẩu thủy sản, nhất là các tháng không phải vụ mùa thu hoạch. Bàn về vấn đề này Tổng thư kí hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nhận xét : “ Cái dở của chúng ta là giá nguyên liệu khá cao so với các nước khác. Khâu yếu nhất của chúng ta hiện nay là chưa có một thị trường nguyên liệu có tổ chức”. Giám đốc công ty chế biến thủy sản cần thơ ( CAFATEX) Nguyễn Văn Kịch cho biết : trước đây, ngành thủy sản đã lên kế hoạch xây dựng một chợ tôm Bạc Liêu, nhưng không có kinh phí. Ông kiến nghị chính phủ hỗ trợ vốn với lãi xuất ưu đãi để người dân mở chợ nguyên liệu tôm, mà trước mắt là 100 triệu đồng để xây dựng 5 chợ tại miền trung. Một thống kê năm 2003 cho thấy: khả năng cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản đã mất cân đối trầm trọng. Kể từ năm 2002, tỷ trọng khai thác thiết bị của các doanh nghiệp chế biến thủy sản chỉ đạt 30 – 60% công suất tùy theo khu vực và quy mô của mỗi doanh nghiệp, tức là dư thừa 40- 70% công suất. Nói tóm lại nóng bỏng nhất của vấn đề đầu vào của xuất khẩu tôm chính là các chủng loại giống tôm; thực trạng của vấn đề việc sử dụng hóa chất không hợp lí, của vấn đề nguyên liệu đầu vào đắt và khan hiếm. Tình hình trên đòi hỏi phải có sự quản lí đồng bộ trên tất cả các mặt của các nhà quản lí đối với đầu vào tôm xuất khẩu để đảm bảo sự gia tăng số lượng trong điều kiện chất lượng đảm bảo đúng tiêu chuẩn cho phép. II- Những thuận lợi và khó khăn của vấn đề đầu ra 1.Những thuận lợi: Một doanh nghiệp đã nhận định “ Tình hình cung cầu thủy sản thế giới sẽ tiếp tục có lợi cho Việt Nam, do lượng tôm sú của Thái Lan và Indonexia đang sụt giảm nhiều, sản xuất tôm của Ân Độ cũng bất lợi vì mức thuế chống bán phá giá cao hơn Việt Nam, trong khi lượng tôm sú của Việt Nam còn khá lớn, đặc biệt là tôm sú cỡ lớn, một sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh của Việt Nam từ trước đén nay”. Vậy cơ hội trên là do những yếu tố thuận lợi trên thị trường xuất khẩu thế giới đem lại? Đó chính là những thuận lợi sau: Thứ nhất: Đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường thủy sản có cơ hội mở rộng và phát triển. Các sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng VSATTP và có nguồn gốc xuất xứ rõ vẫn tiêu thụ tốt trên thị trường thế giới. Thị trường nội địa có sức mua ngày càng tăng. Các công trình, cơ sở hạ tầng được nhà nước tập trung đầu tư trong những năm qua cùng với sự đầu tư từ các nguồn ODA , FDI, sự đầu tư lớn của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tư nhân, cơ sơ vật chất kĩ thuật toàn ngành đã tăng đáng kể, là nền tảng thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nghề cá. Thứ hai: Thực hiện hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ- Đã ban hành quy chế hoạt động của ủy ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ. Cục khai thác và bảo vệ nguồn lực thủy sản vầ các cơ sở thủy sản đã tổ chức tập huấn xây dựng và in ấn các nội dung lẫn tuyên truyền phát đến ngư dân, phối hợp các lực lượng biên phòng, cảnh sát biển tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá tại các vùng nước hiệp định. Đã cấp1543 giấy phép khai thác cho tàu cá Việt Nam cùng 1004 giấy phép cho tàu cá Trung Quốc, trong đó co 810 tàu khai thác trong vùng đánh cá chung và 194 tàu khai thác ở vùng dàn xếp quá độ. Thứ ba:Việc tổ chức lại sản xuất trên biển đã có những tiến bộ đáng khích lệ trong năm 2005. Ngư dân đã chú trọng khâu bảo quản sản phẩm sau khai thác để nâng cao chất lượng sản phẩm và tổ chức các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động. Thứ tư: Các cơ sở sản xuất thủy sản đang tiến hành đăng kí thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế. Theo số liệu thống kê năm 2005 : Toàn ngành có 439 cơ sở chế biến trong đó có 320 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu cấp đông trên 4262 tấn/ ngày. Đã có 171 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn trong danh sách 1 xuất khẩu vào thị trường EU, 300 doanh nghiệp áp dụng HACCP, Đủ tiêu chuẩn vào thị trường Mỹ, có 295 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn vào thị trường Trung Quốc, 251 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, nhờ đó đã tạo ra đầu ra cho sản phẩm tôm xuất khẩu có chất lượng cao nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên trường quốc tế. Thứ năm: Sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng, nhất là những sản phẩm giá trị gia tăng. Nhiều mặt hàng mới xuất hiện thích ứng thị trường, tỷ trọng sản phẩm ăn liền tăng, chiếm tới 40 – 50%. Chủ lực vẫn là tôm, cá tra, cá basa, tỷ trọng các sản phẩm cá tăng nhanh, đến nay chiếm 22, 84%, các mặt hàng khi cũng tăng mạnh về giá trị và sản lượng Tân xuất khẩu với nhiều mặt hàng: Đồ khô, đồ đông lạnh với đủ loại kích cỡ từ loại to, loại vừa, đến loại nhỏ đang dần xâm nhập vào nhiều thị trường quốc tế tiềm năng như Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, E4, Austrailia, Hồng Kông. . .… Thứ saú: Chế biến thuỷ sản tiêu thụ nội địa có nhiều đổi mới, sức mua ngày càng gia tăng. Thị trường xuất khẩu mở rộng, đến nay đã có đến 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế gíơi có sự hiện diện của sản phẩm Thuỷ sản Việt Nam. Cộng thêm vào đó các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đẩy mạnh công tác xác biến thương mại, tiếp thị sản phẩm, mở rộng và tăng tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp chế biến hàng khẩu đã bước đầu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, mặc dù còn nhiều hạn chế, song nó cũng mở ra hướng phát triển rộng lớn cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Tôm các loại được xuất khẩu với khối lượng lớn đến các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản...Đây là những thị trường khá mạnh và lôi cuốn các doanh nghiệp ở Việt Nam như sự cạnh tranh, thử thách của nó cũng khiến người ta phải đau đầu. Điểm hình đó là hàng loạt sự phát triển tôm xuất khẩu Việt Nam đầu năm 2005. Chúng ta đã thực sự đáp ứng được nhưng yêu cầu về các tiều chuẩn để nâng cao sức cạnh tranh của Tôm xuất khẩu hay chưa? Đó còn là bài toán lan giải cho các nhà quản lý. Thứ 7: Nổi bật trong xuất khẩu thủy sản năm 2005 là việc thủy sản Việt Nam vượt qua rào cản thế quan và thi thuế quan trên hai thị trường lớn là Mỹ và EU. Đây chính là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản ở Việt Nam. Bởi đây là hai thị trường tiềm năng rộng lớn cho hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Nhưng cơ hội này không phải dễ dàng nắm bắt mà nó buộc các doanh nghiệp phải khôn khéo tránh những sự hiện như xuất khẩu tôm đầu năm 2005. Sự hỗ trợ và chỉ đạo kịp thời của các bộ, nghành, địa phương sẽ hướng các doanh nghiệp đi đúng hướng phát triển, khắc phục khó khăn, góp phần làm cho sản xuất và đời sống người nuôi ít bị ảnh hưởng, đáp ứng việc hoàn thành vượt mức kế hoạch xuất khẩu thủy sản. 2. Những khó khăn Diễn biến của thị trường xuất khẩu thủy sản ngày càng phức tạp, thị trừơng quốc tế rộng lớn một mặt đem lại thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản nước ta nhưng mặt khác nó gây ra những khó khăn nhất định, thể hiện rõ rệt qua các sự việc sau: Đối với thị trường xuất khẩu vào Mỹ mặt hàng xuất khẩu tôm đang gặp những bất lợi nhất định. Hồi đầu năm 2005, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Mỹ bị yêu cầu xét mức thuế. Thông tin từ Vasep cho biết liên minh Tôm Miền Nam Hoa Kỳ (SSA) đã nộp đơn lên bộ Thương mại Mỹ (DDC) yêu cầu xem xét lại mức thuế của toàn bộ các doanh ngiệp xuất khẩu Tôm vào Mỹ của 6 nứơc liên quan đến vụ kiện tôm trong đó có Việt nam , Việt Nam có 54 doanh nghiệp nằm trong danh sách này, trong đó doanh nghiệp hiện có mức thuế chống bán phá giá vào Mỹ thấp nhất là 4,3% vào nhất lên tới 26%. Những doanh ngiệp chịu thuế cao thời gian qua hầu như không xuất tôm vào Mỹ. Chính áp lực trên từ Mỹ đã làm cho mặt hàng tôm của ta có biến động trong năm: + Khối lượng hàng tồn kho lớn trong khi đó mùa vụ thu hoạch thì không thể rút ngắn. Vì lí do trên giá tôm đã hạ mạnh, gây bất lợi không những cho các doanh nghiệp xuất khẩu Tôm sang thị trường này mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới người mua tôm. Đến tháng 3/2005 qui chế về đóng bond (bảo lãnh thanh toán )- Là một khoản tiền tương đương với giá trị nhập khẩu trong vòng 1 năm nhân với mức thuế chống bản phá giá. Khoản ký quỹ này đóng theo từng năm, dựa trên giá trị nhập khẩu của năm trước và chỉ được trả sau 3 năm khi có được kết quả tức là xét tính lại giá thành, giá bán. . .của từng lô hàng để quyết định mức thuế mới. Hải quan Mỹ đã áp dụng qui chế này làm cho hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường này gần như án binh bất động. Nhiều doanh nghiệp thủy sản trước đây có kinh doanh xuát khẩu Tôm vào Mỹ lên đến vài trục triệu USD, thì giờ đây không đưa được lô hàng nào vào thị trừơng này. Diễn biến của thị trường Mỹ còn tác động mạnh mẽ đến các thị trường nhập khẩu khác như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Đông... Một số là hàng Tôm xuất khẩu lẽ ra đưa vào thị trường Mỹ, nay chuyển sang các thị trường đó, khiến giá Tôm không những giảm mà tiêu thụ cũng khó khăn hơn. Vậy tại sao khoản tiền “bond” trên lại gây ra tình trạng trên đối với các doanh nghiệp Viật Nam? Một giám đốc của một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu Tôm vào thị trường Mỹ khẳng định: Chỉ trừ khi có sự can thiệp của chính phủ hai nước hoặc người tiêu dùng Mỹ phản ứng, những rắc rối về đống bond mới có thể được tháo gỡ. Theo các doanh nghiệp, với số vốn không nhiều, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đều không đủ khả năng để mua bond, do đó việc xuất khẩu Tôm vào thị trường Mỹ trong thời gian tới được cho là “ nhiệm vụ bất khả”. Cho đến nay mặc dù vấn đề xuất khẩu Tôm đã trở về với trạng thái bình thường song với con số không kê ước tính về chi phí thiệt hại khoảng 75.000 USD/ công ty thì đó sẽ là một bài học lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vậy những khó khăn gì của hàng xuất khẩu Tôm đã gây lên những biến động của mặt hàng này ? Chúng ta có thể tóm tắt những khó khăn chính như sau: Không có sự qui định thành luật về các điều lệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Tôm Khâu quả lí tổ chức sản xuất và quản lí chất lượng tại các doanh nghiệp còn thể hiện nhiều yếu kém. Các rào cản Thương Mại của các nước nhập khẩu gây nhiều khó khăn cho ta. Thị trường tiêu thụ rộng lớn song lại có nhiều biến động. Các doanh nghiệp xuất khẩu Tôm của Viêt Nam còn rất non yếu cá về uy và lực do đó khó có thể đối phó với những diễn biến bất thường của thị trừơng xuất - nhập khẩu Tôm trên thế giới. 3. Thực trạng tôm xuất khẩu: Thực trạng của vấn đề xuất khẩu thủy sản năm 2005 được thể hiện khác đầy đủ qua bảng số liệu về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2005 và thời thời kỳ 2001 - 2005 như sau: Chỉ tiêu Năm 2005 So với 2004 So với 2000 Tổng 5 năm 2004 - 2005 Mức tăng trưởng (%) 5 năm Từng năm 1 Tổng sản lượng (nghìn tấn) 3.432,8 109,24 152,53 14.516,6 40,99 8,97 2. Giá thị kinh ngạch XKTS (100 USD) 2.650.000 110,38 180,27 11.067.782 49,9 10,50 Như vậy tổng sản lượngthủy sản năm 2005 đã tăng 109,29 nghìn tấn so với năm 2004 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 8,97%...Trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 tăng 110,39% nghìn tấn so với năm 2004 với tốc độ tăng tương ứng là 40,50%, cao hơn cả mức tăng trưởng của hàng thuỷ sản nói chung. Cụ thể của hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam được biểu hiện ở những mặt sau: 3.1 Những tháng đầu năm 2005: -Về lượng và giá của hàng xuất khẩu: Theo số liệu của hải quan năm 2005 cho thấy: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Austrailia trong tháng 4 đạt hơn 4,8 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm lên 24,42 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ. Một ví dụ về chế biến tôm xuất khẩu tại công ty Minh Phú: trong tháng4, mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Austrailia chủ yếu là tôm đã chiếm 44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, cá tra, basa chiếm 32%. Bên cạnh đó là nhiều hàng thủy sản khác, nhưng kim ngạch còn ở mức thấp, như mực và bạch tuộc đông lạnh (chiếm 6% trong tổng kim ngạch) chả giò tôm, chả cá, cá ngữ đóng hộp và nhiều loại thủy sản chế biến khác cũng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Hiện nay có 64 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu sang Austrailia trong đó đạt kim ngạch cao nhất là công ty Trách nhiệm hữu hạn kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt, với kim ngạch đạt 553.480USD, tiếp đến là công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam Việt với 517.600 USD và công ty TNHH Vĩnh Hoàn gần 316.000 USD chiếm lần lượt là 11,53%; 10,75% và 6,58 trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Australia của toàn quốc. Theo nguồn của bộ thuỷ sản cho thấy bảng giá của một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị: Chỉ tiêu Bảng giá (đ/kg) 1. Cá tra nuôi bè kích cỡ 1 – 1,2kg/con 103.000đ 2. Cá tra nuôi hầm thịt thắng cỡ 1 – 1,2 kg/con 103.000 – 10.5000 3. Cá tra nuôi hầm thịt vàng (mua xô) 8 – 8.000 4. Tôm su cỡ 20con/kg 140.000 5. Tôm cỡ 30 con/kg 90.000 Mặc dù giá bán các loại thủy sản là khá cao nhưng trong năm 2005 xảy ra vụ kiện Tôm giữa các doanh nghiệp Việt Nam với Mỹ đã làm cho giá thủy sản trong nước không ổn định, người nuôi lo ngại về giá cả về đầu sa, ảnh hưởng đến thị trường nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Ban đầu khi sự kiện trên xảy ra làm các lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị ứ đọng, thêm vào đó là sắp đến mùa vụ thu hoạch của người dân nuôi trồng thuỷ sản điều đó làm cho giá nguyên liệu giảm mạnh. Nhưng sau khi doanh nghiệp Việt Nam phải đóng những khoản tiền “bond” và chịu thuế “chống bán phá giá” do Hải quan Mỹ đưa ra, cộng với việc điều chỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long cấm nuôi nghịch vụ dẫn đến thiếu nguyên liệu thu mua, điều đó đã làm cho giá nguyên liệu lên cao. Cụ thể: Tại Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ, giá Tôm sú nguyên liệu để chế biến XK tăng mạnh, từ 10.000 – 20.000 đồng/kg so với hồi tháng 2. Giá tôm sú nguyên con bán tại đầm loại 2o – 25 con/kg lên đến 160.000 – 170.000 đồng/kg Tôm cỡ 45 – 50 con/kg cũng lên 125.000 – 130.000 đồng/kg (số liệu 2/5/2005). Về các vấn đề khác: Khai thác ven bờ tại Thanh Hoá: Tại Hội nghị chiếm lược cho quản lý thủy sản và phát triển nghề khai thác cá biển, do Bộ thủy sản tổ chức hôm 26/4/2005 tại Hà Nội, ông Vũ Văn Triệu, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, cho biết để đạt tốc độ tăng trưởng nghành 11,2%, trước hết trong năm 5 tới, Việt Nam cần duy trì ổn định lượng khai thác cá biển là 1,7 triệu tấn/năm đồng thời phấn đấu đến năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2 triệu tấn. Song, đi cùng việc đạt mục tiêu tăng trưởng là nguy cơ cạn kiệt đang đe doạ sự phát triển của nghành. Trong vòng 10 năm (1994 - 2004), tổng công suất máy tàu tăng từ 1,44 triệu CV lên 4,7 triệu CV gấp 3,3 lần, nhưng sản lượng khai thác chỉ tăng từ 848.000 tấn lên 1,7 triệu tấn tăng có 1,96 lần. Điều nầy có nghĩa sản lượng kahi thác cảu một mã lực bị giảm sút liên tục, từ 0,61 triệu/CV/năm xuống còn 0,36 tấn/CV/năm. Số lượng lao động nghề cá cũng tăng gần 100%, nhưng học vấn rất thấp: 68% chưa tốt nghiệp tiểu học. 3 .2. Những tháng cuối năm 2005 đến nay: Thị trường xuất khẩu Tôm có biến chuyển tốt: xuất khẩu Tôm tăng trở lại Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, từ cuối tháng 5 và đầu tháng 6 đến nay, nhiều nhà nhập khẩu Tôm của Mỹ và Nhật Bản đã quay trở lại mua Tôm của Việt Nam. Số đơn hàng và khối lượng đặt mua tôm tăng lên rõ rệt sau nhiều tháng các thị trừơng này nhập tôm rất hạn chế. Nhiều nhà nhập khẩu tôm Nhật Bản cũng đã mua tôm của các doanh nghiệp Việt Nam với khối lượng khá lớn, với giá cao hơn. xuất khẩu Tôm của Việt Nam sang thị trường EU cũng đang tiếp tục tăng với số việc xuất hiện một số công ty mới nhập khẩu tôm Việt Nam. Giá tôm sú cỡ trung và cỡ lớn đã có cải thiện: Cỡ 30 – 40 cm/kg giá tăng gần 2% VASEP cho biết, tôm sú cỡ lớn: Từ dưới 20 đến 20 con/kg thường bảo đảm giá xuất khẩu ổn định. Bộ thủy sản ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản một tháng trong năm đạt 205 triệu USD, đưa kết quả thực hiện từ đầu năm lên 2,12tỉ USD gần bằng 82% kế hoạch năm và tăng 4% so với cùng kỳ. Như vậy kim ngạch xuất khẩu của tháng 11 – 2005 đã giảm 20 triệu USD so với tháng trước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của toàn nghành chỉ đạt 96 – 97% kế hoạch. Theo bộ, vài tháng trước khi phán quyết cuối cùng về vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ được công bố, các nhà nhập khẩu nước này đã chuẩn bị lượng hàng lớn dự phòng nhằm tránh rủi ro khi có kết luật chính thức. Đồng thời họ chuyển sang nhập khẩu thế tôm chân trắng có giá thấp hơn. Thời gian từ nay đến khi các nước thuế U hiệu lực không còn nhiều. Vì vậy, hoạt động nhập khẩu tôm của Mỹ đã nghiêng hẳn sang cái thị trường không bị đánh thuế chống phá giá. Lúc này, hầu hết các kho dự chữ của Mỹ bán ra chưa hết nên cũng không có nhu cầu nhập khẩu nhiều. Trong khi đó, Hải qua Mỹ lại đang soạn thảo quy định mới, trong đó yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đăng ký quỹ cho cơ quan Hải quan theo tỉ lệ 10% giá trị nhập khẩu từ các nước bị kiện của năm trước. Vì vậy, hầu hết các nhà nhập khẩu đều ngại mua tôm của các nước bị kiện. Năm bắt được khó khăn này, nhiêu doanh nghiệp tôm Việt Nam đã chủ động chuyển hướng thị trường xuất khẩu sang Nhật, EU và các nước khác, nhưng theo bộ thủy sản, việc tăng giá trị xuất khẩu vào các thị trường này vẫn không bù lại được khó khăn của thị trường Mỹ, ảnh hưởng đến tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản.. Giá tôm nguyên liệu đầu tháng 11 giảm trên dưới 10,000 đồng/kg. Sau đợt giảm giá gây cho người nuôi hồi cuối tháng 10 đến nay, cá tra, basa nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu lên giá trở lại. Với mức tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Sản lượng cá tra, basa hiện nay cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong các cơ sở chế biến trong dịp cuối năm. Thị trường thủy sản thế giới tiếp tục biến động trong tháng 2/2006. Trên thị trường Nhật Bản, giá tôm giảm nhẹ trong tết vì nhu cầu giảm, trong khi đó trên thị trường Mỹ, giá tôm tương đối ổn định khi cán cân đúng/ cầu cân đối. Sang năm 2006, Mỹ mở cửa thuỷ sản của mình cho sản phẩm chất lượng cao nhập khẩu từ Châu Phi. Để xuất khẩu sang Mỹ, các công ty thủy sản của châu phi phải tuân thủ các quy định quản lý chất lượng của Mỹ về đóng gói, chất thuỷ sản và hàm lượng các chất lây nhiễm. Mực sang, cá ngữ, tôm sẽ là các mặt hàng được ưa chuộng nhất. Đây là cơ hội để nghành thủy sản châu phi mở rộng thị trường, ngoài một số hiệp định song phương đã ký với châu Âu. Triển vọng xuất khẩu Tôm của Thái Lan năm 2006 tiếp tục khả quan. Những khó khăn sau sóng thần đã được khắc phục tốt ngay từ năm 2005. Các thị trường nhập khẩu tôm của Thái Lan đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm tôm chế biến, và Thái Lan nhanh chóng đáp ứng xu hướng mới này. Xuất khẩu tôm sang thị trường EU dự báo sẽ tăng đáng kể trong năm 2006 và Thái Lan sẽ tiếp tục dẫn đầu về xuất khẩu Tôm sang Mỹ nhờ thức chống bán phá giá áp đặt với Tôm Thái Lan thấp hơn so với các nước xuất khẩu lớn khác. Hiện nay Thái Lan đang hướng tới thị trường Nhật Bản để tận dụng cơ hội nền kinh tế này bắt đầu hồi phục. Thái Lan đang cố gắng duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tôm chất lượng bằng cách nâng cao sản lượng song song với chất lượng. ấn Độ đang phấn đấu trở thành trung tâm thủy sản Đông Nam á bằng cách phát huy tối đa năng lực sản xuất của 320 cơ sở chế biến thủy sản của mình. Công suất sản xuất của nghành chế biến thủy sản nước này hiện khoảng 10.000 tấn/ ngày, mới chỉ bằng 20 % tổng năng suất tiềm năng. Ngoài ra, trong số các cơ sở chế biến nói trên, mới có 145 cơ sở được EU cấp phép xuất khẩu. Trọng tâm của nghành trong thời gian tới là mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng các kinh xuất – nhập khẩu hiệu quả hơn. Ngoài ta ấn Độ cũng nỗ lực mở rộng thị phần ở thị trường Nhật Bản nơi xuất khẩu thủy sản của ấn Độ đang gặp rắc rối về vấn đề dư lượng kháng sinh và nhiễm khuẩn. Trong gia đoạn này,ngoài tôm thì có 2 mặt hàng xuất khẩu cấn chú ý đến đó là mực và bạch tuộc. Trên thị trường mực, sau khi tăng nhanh trong gía IV/2005, giá mực trên thế giới tương đối ổn định suốt 2 tháng đầu năm 2006 vì không phải là thời kỳ tiêu thụ mực mạnh ở các thị trường lớn như Nhật Bản, Tây Ban Nha và Australia. Nguồn cung lúc này vẫn khá dồi dào vì lượng khai Thái ở Tây Nam Đại Tây Dương năm 2005 tăng cao hơn mức dự đoán. Mực đã trở thành mặt hàng kinh doanh quan trọng của Mỹ với tổng giá trị nhập khẩu khoảng 150 triệu mỗi năm, không chỉ dành riêng cho tiêu thụ nội địa mà còn tái xuất. Thông thường thì tình hình thị phụ thuộc vào sản lượng khai thác mực ở Tây Nam Đại Tây Dương, nhưng hiện nay vẫn còn là quá sớm để đưa ra bất kỳ báo cáo nào cho mùa khai thác sắp tới. ở thị trường bạch tuộc thế giới giá liên tục giảm trong năm 2005, nhờ nguồn cung dồi dào. Tại Nhật Bản giá đã giảm trên 10% loại 2 – 3 kg/con giảm xuống 11,5 USD/kg trong khi tại Tây Ban Nha giảm mạnh hơn trên 20 % với loại 1,5 – 2kg/con xuống 7,8 USD/kg. Tuy nhiên xu hướng giá bắt đầu đổi chiều từ cuối năm 2005 khi tình hình nguồn cung cấp bạch tuộc trong năm 2006 dự đoán sẽ khó khăn hơn năm trước. Bạch tuộc cỡ nhỏ sẽ tái đông tới cả sản lượng xuất khẩu. Trong nửa đầu năm 2006, nguồn cung cấp bạch tuộc sẽ phải chịu ảnh hưởng từ các quy định này. Ngoài ra, các báo cáo ban đầu cho thấy sản lượng khai thác bạch tuộc của Marốc – nước xuất khẩu bạch tuộc chính trên thế giới- Trong năm 2006 không thấy khả quan. Dự báo giá thủy sản thế giới sẽ vững đến tăng trong tháng 3/2006 vì nguồn cung giảm dần mặc dù nhu cầu không tăng lên. Trả lời phỏng vấn về tình hình tôm xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này ông Trường Đình Hoè – phó tổng thư ký VASEP cho biết: Trước hết cần lưu ý, việc xem xét chỉ áp dụng các lô hàng đã xuất sang Mỹ trong thời gian từ 16/7/2006. Nhưng lô hàng xuất khẩu không nằm trong thời gian trên thì không bị xem xét trong đợt này. ý nghĩa của việc này là xem lại mức thuế chính thức của những lô hàng đã xuất sang Mỹ, nếu thuế cao hơn mức đang áp dụng thì nhà nhập khẩu phải đóng thêm phần thuế này, ngược lại, nếu thuế thấp hơn thì nhà nhập khẩu được truy hoàn phần thuế đã nộp cao hơn. Còn với những lô hàng xuất sau 31/1/2006 thì việc xem xét sẽ tiến hành trong năm 2007 (nếu có). Trước mặt việc xem xét tại mức thuế sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến hoạt động XK Tôm (hiện, Mỹ là thị trường tiêu thụ tới 50% Tôm xuất khẩu của Việt Nam). Bởi sau ít nhất 1 năm (hoặc 1 năm rưỡi) nữa mới có kết quả việc xem xét hành chính. Từ nay đến khi biết hết kết quả đó, mức thuế vẫn áp dụng như phán quyết và DOC (đồi với các doanh nghiệp Việt Nam, mức thuế hiện từ 4,3% đến 25%) Cho nên hoạt động xuất khẩu Tôm trong thời gian này vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, có thể sắp tới, việc này sẽ khiến cấc nhà nhập khẩu Mỹ hạn chế giao dịch mua bán tôm với Việt Nam để trách rủi ro và tất nhiên, theo quy luật cung cầu, giá tôm sẽ giảm, người nuôi tôm sẽ khó khăn…. Như vậy, nói chung tình hình xuất khẩu tôm vẫn diễn theo xu hướng biến động của các nghành thủy sản khác trên thế giới. Nhưng qua những biến động trong những thời gian qua buộc các nhà quản lí cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong mọi hoạt động để trách những tình huống tương tự xảy ra trong thời gian tới. Để làm được điều đó Bộ thủy sản nói chung và nghành địa phương nói riêng đã có biện pháp phương hướng gì mới trong giai đoạn 2005 – 2010? Chúng ta cùng đề cập vấn đề này trong phần tiếp theo của đề án nghiên cứu này. Phần III Giải pháp - những hướng đi mới. Phương hướng phát triển giai đoạn 2006 -2010. I. Giải pháp - những hướng đi mới cho mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam. Để nghề nuôi tôm, phát triển hiệu quả và bên vững, bảo đảm an toàn môi trường sinh thái và nâng cao đời sống người lao động, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo tinh thần nghị quyết số 09/2000/ NQ – CP, cần quán triệt 4 nguyên tắc chỉ đạo tại quyết định số 224/1990/QĐ - TTg thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp với nội dung chủ yếu sau: 1. Về quy hoạch: -Căn cứ tình hình phát triển nuôi tôm nước thời gian qua, cơ sở hạ tầng hiện có, nhất là hệ thống thuỷ lợi, tình hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất….. để chỉ đạo thực hiện và điều chỉnh quy hoạch (hàng năm cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch) Sớm hình thàn và chuyển khai các dự án xây dựng các vùng chuyên canh nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, các dự án chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm. 2. Về đầu tư: - Chú trọng việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho nghề nuôi tôm – Cần xác định hệ thống giống, hệ thống kiểm định cùng là cơ sở hạ tầng của nghề nuôi tôm. - Có bước đi phù hợp trong việc đầu tư các dự án theotinh thần phát huy sức mạnh nội lực tổng hợp của địa phương, đồng thời quan tâm chỉ đạo công tác quản lý các công trình sau đầu tư. 3. Hệ thống thuỷ lợi Chỉ đạo thành các dự án đầu tư thủy lợi hiện có để đưa các dự án vào hoạt động. Tận dụng tối đa khả năng cải tạo hệ thống thuỷ nông hiện có cho mục đích nuôi NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng. 4. Giống và đối tượng nuôi - Triển khai chương trình phát triển sản xuất giống thuỷ sản đến năm 2010 đã được phê duyệt tại Quyết định số 112/2004/QĐ - TTg. - Khuyến khích tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi tôm tăng vốn đầu tư, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tôm giống chất lượng tốt để cung cấp giống tôm đúng thời vụ với giá cả phù hợp, từng bước đáp ứng tôm giống tại chỗ cho nhu cầu nuôi. - Cần xác định tôm sú là đối tượng tôm nuôi chủ động, đồng thời nên đa dạng hoá đối tượng nuôi, trong đó ưu tiên phát triên nuôi các loài tôm bản địa. Riêng đối với tôm chân trắng (Litopenaeus van - namei) là loài tôm ngoại lai, có một số ưu điểm như khả năng cho năng suất cao, hệ số sử dụng thức ăn thấp, không đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao như tôm sú, thời gian nuôi ngắn, cxơ tôm khi thu hoạch tương đối đồng đều,..vv nhưng cũng có những nhượng điểm cơ bản như dễ nhiễm và mang mầm bệnh nguy hiểm, khả năng thích nghi với những điều kiện bất lợi cuả môi trường lớn hơn tôm sú (rộng muối, rộng nhiệt, ăn nhiều loại thức ăn khấc nhau) nếu tôm chân trắng phát tán ra môi trường tự nhiên thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái. Do đó, cần cân nhắc trước khi quyết định đưa tôm chân trắng vào nuôi trên địa bàn và chỉ nuôi các khu vực tách biệt nhằm đảm bảo không gây lây lan mầm bệnh nguy hiểm cho các đối tượng nuôi khác. Có sự hỗ trợ kỹ thuật và kiểm soát chặn chẽ của Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các cơ quan chức năng ở địa phương trong việc triển khai nuôi đối tượng này. 5. Công nghệ nuôi - Xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm an toàn theo quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP), tiến tới xây dựng và phát triển mô hình nuôi tôm có trách nhiệm (CoC). - Tuân thủ mùa vụ nuôi theo hướng dẫn của Sở quản lý thuỷ sản địa phương. Chỉ nuôi ở năng suất cao phù hợp với cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật, khả năng quản lý để bảo đảm phát triển bền vững. - Trong thời gian không canh tác, nếu có điều kiện, nên xới và phơi ải đáy ao nuôi, tương tự như đối với canh tác lúa và hoa màu để cải tạo và phục hồi chất đáy ao nuôi, biến các chất hữu cơ dư thừa, p và làm theo. 6. Cơ chế chính sách - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09, Quyết định 224, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 103/2000/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010 và các chính sách khác về khuyến khích phát triển NTTS nói chung, nuôi tôm nói riêng. - Căn cứ điều kiện cụ thể và vai trò, vị trí của người nuôi tôm ở địa phương để ban hành cơ chế, chính sách sử dụng đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển), chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với đặc thù địa phương, khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia phát triên nuôi tôm – trồng lúa bền vững và nuôi tôm theo quy hoạch. 7. Quản lý nuôi trồng vùng nuôi và tổ chức sản xuất Bảo vệ rừng ngập mặn, tổ chức trồng rừng phân tán theo bờ kênh cấp và thoát nước ở các vùng nuôi để chống lở bờ và giảm thiểu ô nhiễm nước thải từ vùng nuôi .Cân nhắc và xác định mức độ dùng nước ngầm để nuôi tôm . Xây dựng và hoàn thiện ,tổ chức lại sản xuất ,nhân rộng mô hình tổ chức hợp tác theo phương thức kinh tế hợp tác ,tổ và hợp tác xã ,doanh nghiệp nuôi tôm . Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất,đặc biệt là về lịch mùa vụ.Cần có sự phối hợp hỗ trợ của các ban,nghành chức năng và của các hội ,đoàn thể thông qua các chương trình chỉ đạo sản xuất, đặc biệt là về lịch mùa vụ và nuôi rải vụ. Cần có sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, nghành chức năng và của các hội, đoàn thể thông qua các chương trình liên tịch, trong đó có vấn đề kiểm soát chất lượng con giống. Cần xây dựng Quỹ dân lập Hỗ trợ rủi ro trong NTTS của vùng nuôi có tôm bị bênh theo công văn số 746/TS – NTTS ngày 19/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường quản lý, chỉ đạo nuôi tôm năm 2004. Tuỳ theo điều kiện của mình, các địa phương có chính sách hỗ trợ ban đầu phù hợp để thúc đẩy việc thành lập các quỹ này trong các cộng đồng NTTS 8. Hợp tác quốc tế và tiêu thụ sản phẩm. - Tăng cường hợp tác một cách toàn diện trong nghền nuôi tôm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất giống chất lượng cao và phòng ngừa dịch bệnh. - Các nhà máy chế biến cần đa dạng hoá sản phẩm từ tôm nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. II. Phương hướng phát triển nghành THủy Sản giai đoạn 2006 - 2010. Cùng với phương hướng phát triển của nghành thủy sản trong năm 2005 là: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghành, đầy mạnh tăng trưởng với tốc độ nhanh, hứơng mạnh vào xuất khẩu, gắn với bảo vệ môi trường, nguồn lợi thuỷ sản, bảo đảm hiệu quả, ổn định, bền vững. thủy sản đã xoá định cho mình những phương hướng, cơ bản: Đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tiếp tục chuyển định cơ cấu kinh tế nghành, đảm bảo tăng trưởng bên vững với tốc độ cao để đến 2010 đạt tổng sản lượng thủy sản 4 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 4 tỷ USD, gắn với bảo vệ môi trường và nguồn lợi tự nhiên, hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh cao, góp phần đảm bảo an ninh xã hội. Tiếp tục nâng cao vai trò của khoa học, công nghệ, tạo động lực mới cho sự phát triển, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư, tiếp tục công nghệ mới và đào tạo nguồn nhân lực. Huy động rộng rãi các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nghành gắn với xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội vùng nông thôn ven biển. Để phát huy vai trò của nghành, tiến tới xây dựng một nghề cá có trách nhiệm, có quản lý, phát triển bền vững, Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và trước mắt chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2006 – 2010, nghành thủy sản xác định cho mình những phương hứơng cơ bản: Đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghành, đảm bảo tăng trưởng bên vững với tốc độ cao để đến năm 2010 đạt tổng sản lượng thuỷ sản 4 triệu tấn và kim ngạch, xuất khẩu phấn đấu đạt 4 tỉ USD, gắn với bảo vệ môi trường và nguồn lợi tự nhiên, hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh cao, góp phần đảm bảo an ninh xã hội. Tiếp tục nâng cao vai trò của khoa học - công nghệ, tạo động lực mới cho sự phát triển, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu tư, tiếp tục công nghệ mới và đào tạo nguồn nhân lực. Huy động rộng rãi các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nghành gắn với xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội vùng nông thôn, ven biển. Các giải pháp cơ bản để thực hiện những phương hướng trên là: 1.Thực hiện kịp thời các chỉ tiêu. - Phải xây dựng các giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy tăng trửơng, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế – xã hội cơ bản. - Trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, triển khai thực hiện Chương trình Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2010 theo Quyết định số 131/2004QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu đội tau để ổn định khai thác vùng ven bờ và hướng ra khai thác xa bờ.Tổ chức lại sản xuất trên biển, xây dựng quan hệ sản xuất tập thể với các hình thức hợp tác thích hợp. Từng bước áp dụng mô hình quản lý nguồn lợi, quản lý hợp động khai thác với sự tham gia của cộng đồng những người sử dụng nguồn lợi. - Trong NTTS, tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển NTTS đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 224/1999/ QĐ - TTg, Quyết định số 103/2002 QĐ - TTg về khuyến khích phát triển giống thuỷ sản và Quyết định số 112/2004 QĐ - TTg phê duyệt Chương trình giống thủy sản đến năm 2010, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu công nghệ sinh học trong bảo tồn các nguồn gen và tạo ra những con giống mới với những tính năng vượt trội. Hình thành các vùng nuôi quy mô tập trung, áp dụng Thực hành nuôi tốt (GAP) đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm gắn với các mô hình hợp tác sản xuất và quản lý, kiểm tra các hoạt động lưu thông con giống, cung cấp thức ăn, thuốc phòng trị bệnh thuỷ sản. - Hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu là yếu tố hết sức quyết định để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của sản xuất. Hình thành các mối quan hệ giữa các thành phần, từ người khai thác, nuôi trồng đến các nhà chế biến, thương mại, các nhà đầu tư và quả lý để tạo các điều kiện thiết yếu cho sản xuất phát triển, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao, giá thành hợp lý, từ đó làm cho thuỷ sản Việt Nam có sức cạnh tranh, đứng vững trên thị trường dù cho bất kỳ điều kiện nào. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cấp điều kiện sản xuất, phấn đấu để đạt 100% các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn nghành về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giảm nhanh tỉ lệ sản phẩm tiêu thụ thô, tăng tỉ lệ sản phẩm chế biến giá trị gia tăng lên ít nhất là 60% trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Xúc tiến các nghiên cứu thí nghiệm, tạo ra những mặt hàng mới. độc đáo, mang nhãn hiệu Việt Nam, thông qua hoạt động thúc tiến thương mại làm cho thị trường bíêt và chấp nhận. Tăng cường công tác quản lý chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm, phân đấu thực hiện yêu cầu truy nguyên nguồn gốc sản phẩm thực phẩ. 2. Xây dựng các giải pháp hữu hiệu để phát triển nghành một cách hiệu quả, chất lượng cao và bền vững, áp dụng Quy tắc ứng xửa nghề cá có trách nhiệm (CoC), trong đó phát huy vai trò của khoa học công nghệ không chỉ cần huy động được sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài nghành mà còn phải lôi cuốn và khai thác được sức sáng tạo của mọi người, đặc biệt là những người lao động thuỷ sản, trở thành một lực lượng sản xuất thực sự. Trong khoa học công nghệ, chú trọng tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch, công nghệ sinh học, tự động hoá, thám và công nghệ thông tin để đưa trình độ khoa học công nghệ nghề cá nước ta vào hàng những nước tiên tiến của khu vực và có tên bản đồ thế giới. Công tác thông tin khoa học công nghệ phải được chú trọng để một mặt, cung cấp sự lựa chọn rộng rãi những định hướng phát triển, giải pháp công nghệ cho các nhà nghiên cứu và sản xuất. Mặt khác, cùng với hoạt động khuyến ngư truyền bá thanh những kiến thức, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng vào thực tiễn đợi sống sản xuất. Bên cạnh đó là các biện pháp phát triển doanh nghiệp theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển quan hệ sản xuất phụ hợp với lực lượng sản xuất theo đặc thù của nghành và định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa , gắn với mô hình quản lý có sự tham gia của nhiều thành phần trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các mô hình doanh nghiệp dân doanh trong mọi lĩnh vực hoạt động. Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa bộ máy quàn lý nhà nước với các hội, hiệp hội, câu lạc bộ, cộng đồng cư dân, khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng đầu tư phát triển nghề cá, cùng tham gia quản lý môi trường, nguồn lợi thuỷ sản. Đây mạnh hợp tác quốc tế, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực hành chính và thu hút vốn, kỹ thuật để phát triển nghành, đồng thời tạo dựng những mối quan hệ thị trường bền vững, lâu dài. 3. Triển khai đồng bộ Luật Thuỷ sản trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống, chú trọng cải thiện năng lực, chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nghành. Đầy mạnh cải thiện các nghành chính theo chương trình chung của Nhà nước được phê duyệt tại Quyết định số 136/2001/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 557/ QĐ - BTS ngày 3/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản. Đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng, đào toạ nguồn nhân lực, tạo điều kiện để bộ máy quản lý bắt kịp những đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tế – xã hội của nghành. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức trong những chặng đường phía trứơc, song với tinh thần đoàn kết, với ý chí tự cường và quyết tâm cao, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các nghành bạn và sự giúp đỡ vô tư của bạn bè quốc tế, nghành thuỷ sản nhất định sẽ giữ vững vị thế của nghành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững trong giai đoạn 2006 – 2010 và cả những năm sau. kết luận Việt Nam ra nhập WTO sẽ là một cơ hội lớn cho xuất khẩu nói chung. Nhưng để nắm bắt kịp thờia và hiệu quả những cơ hội đó đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu Tôm phải tự điều chỉnh hoàn thiện mình. Nâng cao chất lượng sản phẩm tăng cường lợi thế cạnh tranh bởi thị trường thế giới - điểm đến của tất cả các sản phẩm xa, nhưng nó cũng mang trong mình những thách thức nguy hiểm. Đề án nghiên cứu khép lại, cho thấy được thực trạng những biến động vừa qua của xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu nói riêng, thấy được xu hướng phát triển khá ổn định lúc này của thủy sản trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Những mặt được và chưa được, những thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu Tôm cũng được đề cập khá kĩ trong đề án này. Nhưng giải pháp dù đứng trên quan sát hiện diện của bản thân cùng với những phần kiến thức, dự liệu sưu tầm được. Nhưng mong rằng nó sẽ góp một phần nhỏ để hạn chế những điểm yếu của nghành. Không những thế, được sự hướng dẫn của Giáo Viên Hướng Dẫn đã giúp tôi thấy được cách thức hoàn thành một đề án nghiên cứu. Nhờ vậy tôi đã trang bị cho mình những phần kiến thức cơ bản qua đề án này. Mong rằng đề án nghiên cứu này sẽ được sự ủng hộ và sự tiếp nhận của tất cả mọi người. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA292.doc
Tài liệu liên quan