Tài liệu Đề tài Tìm hiểu quy trình sản xuất chocopie: GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 1 -
Mục lục
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOPIE....................................................5
I. GIỚI THIỆU BÁNH CHOCOPIE:...........................................................................5
1.1. Định nghĩa: .............................................................................................................5
1.2. Các hãng sản xuất chính: .......................................................................................5
II. NGUYÊN LIỆU: ......................................................................................................9
2.1. Bột mì (và các nguyên liệu khác để nhào bột làm bánh) ...........................................9
2.1.1. Nguyên liệu sản xuất bột mì: cây lúa mì ...............................................................9
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ: [ food chemistry + wiki] ....................................12
2.1.3. Cấu tạo và thành phần hạt: ...........
74 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu quy trình sản xuất chocopie, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 1 -
Mục lục
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOPIE....................................................5
I. GIỚI THIỆU BÁNH CHOCOPIE:...........................................................................5
1.1. Định nghĩa: .............................................................................................................5
1.2. Các hãng sản xuất chính: .......................................................................................5
II. NGUYÊN LIỆU: ......................................................................................................9
2.1. Bột mì (và các nguyên liệu khác để nhào bột làm bánh) ...........................................9
2.1.1. Nguyên liệu sản xuất bột mì: cây lúa mì ...............................................................9
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ: [ food chemistry + wiki] ....................................12
2.1.3. Cấu tạo và thành phần hạt: ................................................................................13
2.1.4. Thành phần hóa học của bột mì:........................................................................14
Glucid bột mì:..............................................................................................................14
Tinh bột:.......................................................................................................................15
Dextrin: ........................................................................................................................16
Pentosan:......................................................................................................................16
Cellulose và hemicellulose: ..........................................................................................17
Protein bột mì:.............................................................................................................17
Lipid bột mì .................................................................................................................18
Chất khoáng: ...............................................................................................................19
Các vitamin: ................................................................................................................19
Enzym: .........................................................................................................................19
Tạp chất trong bột mì: ................................................................................................20
Chỉ tiêu chất lượng bột mì: .........................................................................................20
2.2. Chocolate (và các nguyên liệu khác để tạo chocolate) ............................................20
2.2.1. Bơ cacao:.............................................................................................................20
2.2.2. Bột ca cao : .........................................................................................................21
2.2.3. Chất tạo ngọt: .....................................................................................................22
2.2.4. Sữa : ....................................................................................................................25
2.2.5. Chất béo:.............................................................................................................26
2.2.6.Các nguyên liệu khác : ..........................................................................................28
2.3. Các nguyên liệu sản xuất marshmallow: .............................................................30
2.3.1. Glucose syrup.....................................................................................................30
2.3.2. Gelatine ..............................................................................................................30
2.4. Nguồn nguyên liệu khác .......................................................................................30
2.4.1. Nước ...................................................................................................................30
Thành phần của nước: ................................................................................................31
Yêu cầu chất lượng nước: ...........................................................................................31
2.4.2. Trứng..................................................................................................................31
Thành phần hóa học của trứng gà:.............................................................................32
Chất lượng của trứng:.................................................................................................32
2.4.3. Chất bảo quản.....................................................................................................33
2.4.4. Chất tạo xốp........................................................................................................33
2.4.5. Chất điều vị .......................................................................................................33
2.4.6. Mạch nha .........................................................................................................34
2.4.7. Chất tạo màu......................................................................................................35
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 2 -
III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT: ...................................................................................35
3.1. Sơ đồ khối .............................................................................................................35
3.2. Quy trình sản xuất marshmallow: .......................................................................36
3.2.1. Sơ đồ quy trình ...................................................................................................36
Công thức phối trộn ....................................................................................................37
3.2.2. Giải thích quy trình.............................................................................................37
3.2.2.1. Nấu ..................................................................................................................38
Mục đích ......................................................................................................................38
Các biến đổi .................................................................................................................38
Thiết bị.........................................................................................................................38
3.2.2.2. Nhào trộn ........................................................................................................39
Mục đích ......................................................................................................................39
Các biến đổi .................................................................................................................39
Thiết bị.........................................................................................................................40
3.3. Quy trình sản xuất chocolate................................................................................40
3.3.1. Sơ đồ khối:..........................................................................................................40
3.3.2. Giải thích quy trình công nghệ ...........................................................................42
3.3.2.1. Phối trộn : .........................................................................................................42
a, Mục đích : .................................................................................................................42
Chuẩn bị ......................................................................................................................42
b, Các biến đổi xảy ra : ..................................................................................................42
Vật lý :..........................................................................................................................42
Hóa học:.......................................................................................................................42
Hóa lý:..........................................................................................................................42
c, Phương pháp thực hiện: .............................................................................................42
d, Thiết bị :....................................................................................................................42
Máy phối trộn (năng suất: 30 - 40 kg/mẻ) ..................................................................42
Cấu tạo:........................................................................................................................42
Thông số: .....................................................................................................................42
Cách thực hiện: ...........................................................................................................42
3.3.2.2. Nghiền mịn: ......................................................................................................43
a, Mục đích : .................................................................................................................43
b, Các biến đổi xảy ra : ..................................................................................................43
Vật lý :..........................................................................................................................43
c, Phương pháp thực hiện : ............................................................................................43
d, Thiết bị :....................................................................................................................44
Cấu tạo: .......................................................................................................................44
Thông số kỹ thuật:.......................................................................................................44
Cách thực hiện: ...........................................................................................................44
Máy nghiền tinh 2 trục ................................................................................................45
Nguyên lý hoạt động của máy nghiền 2 trục ..............................................................45
3.3.2.3. Đảo trộn nhiệt : .................................................................................................46
a, Mục đích : .................................................................................................................46
b, Các biến đổi xảy ra : ..................................................................................................46
Vật lý: ..........................................................................................................................46
Hóa học:.......................................................................................................................46
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 3 -
Hóa lý:..........................................................................................................................46
Cảm quan: ...................................................................................................................46
c, Phương pháp thực hiện : ............................................................................................47
d, Thiết bị :....................................................................................................................47
Thông số kỹ thuật:.........................................................................................................48
3.3.2.4. Xử lý nhiệt :......................................................................................................50
a, Mục đích : .................................................................................................................50
Hoàn thiện: ..................................................................................................................50
Chuẩn bị: .....................................................................................................................50
b, Các biến đổi xảy ra : ..................................................................................................50
Vật lý :..........................................................................................................................50
Hóa lý :.........................................................................................................................50
Nhiệt độ nóng chảy của các dạng tinh thể bơ ca cao ..................................................50
Hóa học:.......................................................................................................................51
c, Phương pháp thực hiện : ............................................................................................51
d, Thiết bị :....................................................................................................................52
3.4. Giải thích quy trình sản xuất chocopie ................................................................52
3.4.1. Quá trình phối trộn nguyên liệu phụ và phụ gia ................................................52
Thành phần phối trộn .................................................................................................53
3.4.2. Quá trình nhào: ..................................................................................................54
Hình 15: Thiết bị nhào trộn đặt nằm ngang ..................................................................57
Ưu điểm của máy nhào trộn tốc độ cao đặt nằm ngang.............................................57
Nhược điểm của máy nhào trộn tốc độ cao đặt nằm ngang.......................................57
Năng suất của máy nhào trộn hoạt động gián đoạn ...................................................58
3.4.3. Tạo hình: ............................................................................................................58
Các yếu tố ảnh hưởng: ................................................................................................59
Cấu tạo: ........................................................................................................................59
Nguyên lý hoạt động: ...................................................................................................59
Đặc điểm: .....................................................................................................................60
Thông số thiết bị:..........................................................................................................60
3.4.4. Nướng:................................................................................................................62
Các biến đổi vật lý: .......................................................................................................62
Các biến đổi hóa lý:......................................................................................................62
Các biến đổi hóa học:...................................................................................................63
Các biến đổi cảm quan:................................................................................................63
Cấu tạo: ........................................................................................................................63
Ưu điểm:.......................................................................................................................63
Nhược điểm:.................................................................................................................64
Nguyên tắc: ..................................................................................................................64
Thông số công nghệ: ....................................................................................................65
3.4.5. Làm nguội...........................................................................................................66
3.4.6. Phủ nhân:...........................................................................................................66
Nguyên tắc: ..................................................................................................................66
Nhược điểm:.................................................................................................................66
Ưu điểm:.......................................................................................................................67
Nhược điểm:.................................................................................................................67
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 4 -
Yêu cầu khi phủ nhân: ................................................................................................67
3.4.7. Kẹp nhân: ...........................................................................................................68
3.4.8. Phủ Chocolate: ...................................................................................................69
Biến đổi:.......................................................................................................................69
3.4.9. Làm nguội: .........................................................................................................71
3.4.10. Bao gói..............................................................................................................72
Thiết bị:.........................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................................74
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 5 -
TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHOCOPIE
I. GIỚI THIỆU BÁNH CHOCOPIE:
1.1. Định nghĩa:
Chocopie là tên một loại bánh được phát minh và sản xuất bởi tập đoàn bánh kẹo Orion
Hàn Quốc vào năm 1974.
Chocopie là sản phẩm được tạo thành bởi lớp marshmallow ở chính giữa hai lớp bánh mì
xốp và toàn bộ bánh được bao phủ bởi một lớp chocolate.
Thành phần bánh: bột mì, đường, mạch nha, shortening, dầu thực vật đã bị oxyhóa, sữa
bột nguyên kem, natri bicarbonat ( E500ii), amonium bicarbonat ( E503ii), monocanxi
phosphate (E341i), chất nhũ hóa (E322),vani , protein sữa, gôm xanthan (E415), muối,
gelatin, bột cacao, trứng gà.
Chocopie được xem như là tinh hoa của nền văn hoá ẩm thực Hàn Quốc. Ban đầu, Orion
cung cấp chocopie cho quân đội để dùng phát cho binh lính sau tuần huấn luyện cơ bản
đầu tiên. Nhưng bây giờ nó rất quen thuộc với tất cả mọi người, đến nỗi nhắc tới Hàn
Quốc là nhắc tới Chocopie, giống như Kim Chi vậy.
Hiện nay, chocopie được sản xuất tại nhiều nơi trên thế giới. Orion đã sử dụng chocopie
như một sản phẩm chiến lược nhằm tìm một vị trí chắc chắn tại thị trường thực phẩm
nước ngoài và đã đạt được nhiều thành công. Cùng với chocopie, Orion chiếm 2/3 thị
trường bánh ngọt của Trung Quốc. Bốn thị trường tiêu thụ chocopie lớn là Hàn Quốc,
Trung Quốc, Việt Nam và Nga.
1.2. Các hãng sản xuất chính:
Thị trường bánh kẹo chocopie rất đa dạng nhiều chủng loại. Cùng một phương pháp sản
xuất nhưng công thức khác nhau cho ra nhiều loại bánh với giá rị chất lượng khác nhau.
Sau đây là một số sản phẩm trên thị trường.
- Sản phẩm của ORION :
- Sản phẩm của LOTTE:
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 6 -
- Sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo Phạm Nguyên:
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 7 -
Giá trị dinh dưỡng của SoSot
Béo tổng 4g
Béo no 2g
Béo dạng Trans 1.6g
Cholesterol 0.3mg
Na 49mg
Carbohydrate tổng 14g
Xơ 0.3g
Đường 9g
Protein 1g
Ca 10mg
Sắt 0.3mg
Giá trị dinh dưỡng của Coffee pie
Béo tổng 5g
Béo no 2g
Cholesterol 2mg
Na 67mg
Carbohydrate tổng 18g
Xơ 0.4g
Đường 9g
Protein 1g
Ca 10mg
Sắt 0.3mg
- Sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà:
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 8 -
Béo tổng 4.5g
Cholesterol 2mg
Na 65mg
Carbohydrate tổng 12g
Xơ 0.5g
Đường 7.2g
Protein 1.5g
- Sản phẩm của công ty Kinh Đô:
- Sản phẩm của công ty đường Quãng Ngãi:
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 9 -
Béo tổng 70g
Carbohydrate tổng 18g
Đường 9g
Protein 4g
II. NGUYÊN LIỆU:
2.1. Bột mì (và các nguyên liệu khác để nhào bột làm bánh)
2.1.1. Nguyên liệu sản xuất bột mì: cây lúa mì
Lịch sử và phân loại, phân biệt với các loài cùng họ [food chemistry + wiki]
Lúa mì hay tiểu mạch (Triticum spp.) là một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu vực
Levant và được gieo trồng rộng khắp thế giới. Về tổng thể, lúa mì là thực phẩm quan
trọng cho loài người, sản lượng của nó chỉ đứng sau ngô và lúa gạo trong số các loài cây
lương thực. Hạt lúa mì là một loại lương thực chung được sử dụng để làm bột mì trong
sản xuất các loại bánh mì; mì sợi, bánh, kẹo v.v… cũng như được lên men để sản xuất bia
rượu hay nhiên liệu sinh học. Lúa mì cũng được gieo trồng ở quy mô hạn hẹp làm cỏ khô
cho gia súc và rơm cũng có thể dùng làm cỏ khô cho gia súc hay vật liệu xây dựng để lợp
mái.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 10 -
Hình 1: Giới thiệu hình ảnh cây lúa mì
Chúng ta bắt đầu với nguồn gốc cây lương thực trước tiên, chúng có nguồn gốc từ cây
thân cỏ dại, như chỉ ở hình dưới
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 11 -
Hình 2: Các nhánh phát triển của cây lương thực
Lúa mì có nguồn gốc từ Tây Nam Á trong khu vực được biết dưới tên gọi Lưỡi liềm Màu
mỡ (khu vực Trung Đông ngày nay). Các mối quan hệ di truyền giữa lúa mì einkorn và
lúa mì emmer chỉ ra rằng khu vực thuần dưỡng lúa mì rất có thể là nằm gần Diyarbakır ở
Thổ Nhĩ Kỳ. Các loại lúa mì hoang dại này đã được thuần dưỡng như là một phần của
nguồn gốc nông nghiệp tại khu vực Lưỡi liềm Màu mỡ này. Việc trồng trọt và thu hoạch
cũng như gieo hạt lặp đi lặp lại các loại cỏ hoang dại này đã dẫn tới sự thuần dưỡng lúa
mì thông qua chọn lọc và các dạng đột biến với tai thóc dai, còn nguyên vẹn khi thu
hoạch, hạt lớn, và xu hướng các bông con còn nằm lại trên thân cây cho đến khi thu
hoạch . Do mất đi cơ chế phát tán hạt nên lúa mì đã thuần dưỡng chỉ còn khả năng hạn
chế trong việc nhân giống một cách hoang dã.
Việc trồng trọt lúa mì đã bắt đầu lan rộng ra ngoài khu vực Lưỡi liềm Màu mỡ trong thời
đại đồ đá mới. Vào khoảng năm 3000 TCN, lúa mì đã xuất hiện tại Ethiopia, Ấn Độ,
Ireland và Tây Ban Nha. Khoảng 1 thiên niên kỷ sau nó tới Trung Quốc. Khoảng năm
1000 TCN việc trồng trọt nông nghiệp với sử dụng sức ngựa, trâu, bò cày bừa đã làm gia
tăng sản lượng lúa mì, giống như việc sử dụng các máy gieo hạt thay thế cho việc gieo
hạt bằng cách rải hạt trong thế kỷ 18. Sản lượng lúa mì tiếp tục tăng lên, do các vùng đất
mới được đưa vào khai thác, cũng như do kỹ thuật canh tác của nghề nông tiếp tục được
cải tiến với việc sử dụng các loại phân bón, máy gặt, máy đập lúa (máy gặt đập), các loại
máy cày đất, máy xới đất, máy trồng cây dùng sức kéo của máy kéo, công tác thủy lợi và
phòng trừ sâu bệnh dịch hại hoàn thiện hơn cũng như việc tạo ra các giống mới tốt hơn
(xem thêm Cách mạng xanh và Lúa mì Norin 10). Với tỷ lệ gia tăng dân số trong khu vực
sử dụng lúa mì như là loại lương thực chính đang suy giảm, trong khi năng suất vẫn tiếp
tục tăng, nên diện tích gieo trồng lúa mì hiện tại đã bắt đầu xu hướng giảm và nó là lần
đầu tiên diễn ra xu hướng này trong lịch sử loài người hiện đại. Vào năm 2007, sản lượng
lúa mì đã giảm tới mức thấp nhất kể từ năm 1981, và năm 2006 là lần đầu tiên lượng tiêu
thụ lúa mì trên toàn thế giới nhiều hơn là sản lượng – một khoảng trống sẽ được tiếp tục
dãn rộng do nhu cầu tiêu dùng lúa mì hiện nay đã tăng nhanh hơn mức tăng của sản xuất.
Có rất nhiều hệ thống phân loại thực vật được dùng cho loài lúa mì, được trình bày khá
chi tiết trong bài báo . Tên của một loài lúa
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 12 -
mì từ một nguồn thông tin có thế khác với tên của nó ở nguồn khác. Theo từng loài, cây
lúa mì có đặc điểm riêng bởi giống và theo mùa trồng trọt, như lúa mì mùa đông và lúa
mì mùa xuân;bởi lượng gluten như lúa mì cứng (lượng protein cao) và lúa mì mềm
(lượng tinh bột cao); hay màu sắc (đỏ, trắng hay đục).
Cách phân loại chính của lúa mì ( theo USA)
Durum: lúa mì cứng, trong đục, màu sáng được dùng làm bột mì sản xuất mì ống.
Hard Red Spring: cứng, hơi nâu, nhiều protein thường dùng cho bánh mì hoặc bánh
nướng. Bột mì bánh mì và bột mì giàu gluten được làm từ loại này, sản phẩm thương mại
đầu tiên bởi Minneapolis Grain Exchange.
Hard Red Winter: cứng, hơi nâu, cũng chứa nhiều protein dùng cho bánh mì, bánh nướng
cứng và được bổ sung trong các loại bột mì khác để tăng hàm lượng protein cho bột mì
làm bánh khô. Một vài nhãn hiệu bột mì chưa tẩy trắng thường làm từ mỗi hard red
winter. Được thương mại đầu tiền bởi Kansas City Board of Trade.
Soft Red Winter: mềm, protein thấp dùng cho làm kẹo, bánh khô, biscuits và bánh xốp.
Bột mì làm kẹo, bột mì làm mì ống và một vài loại bột mì nướng được thêm muối thì
được làm từ loại này. Được thương mại đầu tiên bởi Chicago Board of Trade.
Hard White: cứng, màu sáng, mờ đục, hàm lượng protein trung bình thích hợp trồng mùa
khô nóng. Được dùng cho bánh mì và làm bia.
Soft White: mềm, màu sáng, protein rất thấp phát triển ở khu vực ảm nóng. Dùng cho
bánh cứng và mì ống. Bột pastry thỉnh thoảng cũng được làm từ loại này.
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ: [ food chemistry + wiki]
Cây lúa mì là một trong những cây lương thực quan trọng cùng với gạo và ngô. Ding
dưỡng cung cấp từ bánh mì được dùng trong khẩu phần ăn ở các nước công nghiệp chiếm
50% nhu cầu carbohydrates hằng ngày, một phần lượng protein và 50-60% lượng vitamin
B, ngoài ra còn cung cấp khoáng và vi chất.
Năm 2003, tính theo bình quân trên toàn thế giới lúa mì được tiêu thụ 67 kg/năm, nước
tiêu thụ bình quân cao nhất là Kyrgyzstan với 239 kg/năm. Không như gạo, lúa mì phổ
biến rộng trên toàn thế giới hơn và Trung Quốc cung cấp sản lượng chiếm 1/6 sản lượng
lúa mì trên thế giới và đứng đầu danh sách quốc gia sản xuất nhiều lúa mì nhất như hình
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 13 -
Hình 3: Top 10 nước sản lượng lúa mì cao nhất, 2007
2.1.3. Cấu tạo và thành phần hạt:
Hạt lúa mì được cấu tạo gồm ba phần: vỏ cám, nội nhũ và phôi.
Hình 4: Cấu trúc hạt lúa mì
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 14 -
1-râu hạt, 2-nội nhũ, 3-tế bào chứa đầy tinh bột được bao bởi mạng protein, 4-thành
cellulose của tế bào, 5-lớp aleurone (thuộc nỗi nhủ nhưng sẽ bị tách ra cùng với cám, 6-
vỏ lụa, 7-vỏ mầm, 8-lớp tế bào ống, 9-lớp tế bào ngang, 10- lớp dưới vỏ, 11-vỏ hạt, 12-
lớp vảy, 13-vỏ chồi, 14-vỏ thô, 15-chồi, 16-chồi nguyên thô, 17-vảy rễ, 18-mõm rễ
− Vỏ cám: lớp vỏ cám chiếm khoảng 14.5% khối lượng hạt lúa mì. Vỏ cám có chứa một
lượng nhỏ protein, cellulose, vitamin B và chất khoáng.
− Nội nhũ: chiếm khoảng 83% khối lượng hạt lúa mì, gồm hai thành phần chính là tinh
bột và protein. Các chất béo, đường, cellulose, chất khoáng trong nội nhũ rất ít. Nội nhũ
là thành phần có giá trị dinh dưỡng nhất trong hạt lúa mì. Bột mì được xay từ phần nội
nhũ này.
− Phôi: phôi hạt chiếm khoảng 2.5% khối lượng hạt lúa mì. Phôi chứa khoảng 15 – 25%
đường, 15 – 33% chất béo, 35 – 40% protein. Ngoài ra còn có enzyme và vitamin.
− Lớp vỏ cám làm ảnh hưởng xấu đến màu sắc của bột mì và làm giảm giá trị thực phẩm
của bột mì. Phôi có chứa enzyme và chất béo nên làm giảm thời gian bảo quản bột. Vì
vậy hai thành phần này phải được loại ra tối đa trong quá trình sản xuất bột mì.
2.1.4. Thành phần hóa học của bột mì:
Thành phần hóa học của bột mì phụ thuộc vào thành phần hóa học của hạt lúa mì và phụ
thuộc vào hạng bột. Các chất dinh dưỡng trong bột có hạng cao thì được cơ thể tiêu hóa
dễ hơn, nhưng bột mì ở hạng thấp lại giàu vitamin và chất khoáng hơn. Thành phần bột
mì chủ yếu gồm glucid và protid, cụ thể về thành phần được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1. Thành phần hóa học của bột mì
Gluten, %
Tên sản phẩm
Tỉ lệ
lấy bột
Tro
%
Cellulose
%
Pentosan
%
Tinh
bột
%
Chất
béo
% Ướt Khô Protein
Hạt 100 1,74 1,51 6,42 62,99 2,06 42,74 15,16 12,51
Bột thượng
hạng 10,14 0,47 0,13 1,57 80,1 0,99
39,1
6 11,58 10,33
Bột hạng 1 22,4 0,53 0,22 1,84 77,84 1,2 43,21 12,9 11,15
Bột hạng 2 47,5 1,2 0,48 3,44 72,52 2,02 48,42 16,95 14,8
Glucid bột mì:
Glucid là thành phần chủ yếu trong bột mì, chiếm tới 70 – 90% theo chất khô tùy theo
loại bột mì và giống lúa mì dùng sản xuất loại bột đó.
Glucid là thành phần tạo nên cấu trúc xốp, tạo độ ngọt, tạo màu sắc, và tạo mùi thơm.
Bảng 2. Thành phần các loại glucid trong bột mì
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 15 -
Glucid Đường Dextrin Tinh bột Cellulose Hemicellulose Pentosan
Tỉ lệ (%) 0,6-1,8 1 - 5 80 0,1 – 2,3 2 – 8 1,2 – 3,5
Tinh bột:
Tinh bột chiếm khoảng 80% glucid bột mì. Tinh bột lúa mì có cấu trúc hạt tròn, kích
thước hạt từ 5 – 50 µm.
Hình 5: Tinh bột lúa mì
Tinh bột là thành phần quan trọng nhất của bột mì, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng bột
nhào sau này. Độ lớn và độ nguyên của hạt tinh bột có ảnh hưởng đến tính rắn chắc, khả
năng hút nước và hàm lượng đường trong bột nhào. Hạt tinh bột nhỏ và hạt tinh bột vỡ sẽ
bị đường hóa nhanh hơn trong quá trình sản xuất. Tinh bột bao gồm hai cấu tử là amylose
và amylopectin.
Hình 6: Phân tử amylose và amylopectin
Amylose là polysaccharide được cấu tạo từ các phân tử -D-glucose gắn với nhau bằng
liên kết -1, 4 glucoside tạo thành mạch thẳng. Hàm lượng amylose trong tinh bột bột
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 16 -
mì khoảng 20%, khối lượng phân tử của amylose trong tinh bột mì khoảng 350.000 đvC,
mức độ polimer hóa là khoảng 2000 – 2200 gốc glucose. Bột chứa nhiều amylose thì
bánh sẽ giòn hơn và dễ vỡ.
Amylopectin được cấu tạo từ các gốc glucose liên kết -1,4 và -1,6 glucoside vì vậy mà
amylopectin có cấu trúc mạch nhánh. Phân tử amylopectin của tinh bột mì có hơn 10.000
gốc glucose liên kết với nhau, khối lượng phân tử amylopectin của tinh bột lúa mì khoảng
90.000.000 đvC, trong đó các mạch nhánh chứa khoảng 19 – 20 gốc glucose. Phân tử
amylose có cấu tạo như những chùm nho trong đó xen kẽ hai loại vùng: vùng 1 có cấu tạo
chặt, sắp xếp có trật tự và có độ tinh thể do đó khó bị thủy phân; vùng thứ hai sắp xếp
kém trật tự, có nhiều điểm phân nhánh và không cóđộ tinh thể nên dễ dàng bị thủy phân.
Amylopectin chỉ hoà tan trong nước nóng, tạo dung dịch có độ nhớt cao, rất bền vững và
chính amylopectin tạo cho sản phẩm có tính dai, đàn hồi.
Hình 7: Nhiệt độ hồ hóa của tinh bột lúa mì bắt đầu từ 530 và kết thúc ở 650C
Dextrin:
Dextrin chiếm khoảng 1-5% glucid bột mì. Dextrin là sản phẩm tạo thành khi tinh bột bị
thủy phân dưới tác dụng của hệ enzym amylase của lúa mì. Khối lượng phân tử và tính
chất của dextrin phụ thuộc vào mức độ thủy phân của tinh bột. Dextrin hút với nước
nhiều hơn so với tinh bột, nếu hàm lượng dextrin cao, bột bánh dính, ít dai, ít đàn hồi, bột
có khuynh hướng chảy lỏng ra.
Pentosan:
Chiếm khoảng 1,2 - 3,5% glucid bột mì. Pentosan là các polysaccharide của các đường
có chứa 5 cacbon. Các pentosan có tính háo nước, khi trương nở tạo huyền phù đặc ảnh
hưởng tới tính chất vật lý của bột nhào. Pentosan trong bột mì gồm 2 loại: pentosan tan
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 17 -
trong nước và pentosan không tan trong nước, chúng chỉ khác nhau ở mức độ phân
nhánh, pentosan không tan có mức độ phân nhánh lớn hơn.
Cellulose và hemicellulose:
Cellulose chiếm khoảng 0,1 – 2,3%, hemicellulose chiếm 2 – 8% thành phần glucid của
bột mì. Cellulose không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng vì cơ thể người không thể tiêu
hóa, nhưng có tác dụng giúp tăng nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt.
Các loại đường:
Gồm các loại như glucose, fructose, maltose, saccharose… chiếm khoảng 0,1 – 1%
glucid bột mì. Chúng tham gia phản ứng Maillard tạo màu cho sản phẩm.
Bảng 3. Thành phần các loại đường có trong bột mì
Loại đường Hàm lượng
Fructose 0,02 – 0,08
Glucose 0,01 – 0,09
Maltose 0,05 – 0,10
Saccharose 0,10 – 0,40
Raffinose 0,05 – 0,17
Glucodifructose 0,20 – 0,30
Oligosacchride 1,20 – 1,30
Protein bột mì:
Protein là thành phần đặc biệt quan trọng trong bột mì vì protein đóng vai trò chính trong
việc tạo nên cấu trúc cho sản phẩm. Protein của bột mì chiếm hàm lượng khoảng 8 - 25%
chất khô. Cấu trúc của protein ảnh hưởng tới chất lượng gluten, mà chất lượng gluten lại
ảnh hưởng quyết định tính chất của bánh Chocopie. Phân tử protein có 4 bậc cấu trúc,
nếu tỉ lệ cấu trúc bậc 3 và bậc 4 nhiều hơn thì gluten của bột chặt hơn sức căng đứt lớn
hơn thì chất lượng bánh tốt hơn.
Protein của bột mì gồm bốn nhóm chính: albumin, globulin, prolamin và glutelin. Trong
đó chủ yếu là prolamin và glutelin, chiếm tới 70 – 80%. Hai protein này của gluten bột
mì có khả năng tạo hình, đặc biệt là có khả năng tạo ra “bột nhão” có tính cố kết, dẻo và
giữ khí, để cuối cùng khi gia nhiệt tạo thành cấu trúc xốp cho sản phẩm.
Albumin: albumin của bột mì còn gọi là: leukosin. Chiếm 5 - 15% protein bột mì. Khối
lượng phân tử 12.000 – 60.000 đvC. Albumin tan được trong nước. Bị kết tủa ở nồng độ
muối (NH4)2SO4 khá cao (70 - 100% độ bão hoà).
Globulin: globulin của bột mì còn gọi là edestin, chiếm khoảng 5 –10% protein bột mì.
Globulin không tan hay tan rất ít trong nước, tan trong dung dịch loãng của muối trung
hòa (NaCl, KCl, Na2SO4, K2SO4), bị kết tủa ở nồng độ (NH4)2SO4 bán bão hòa.
Prolamin: (gliadin) chiếm khoảng 40 – 50% protein của bột mì. Gliadin không tan trong
nước và dung dịch muối, chỉ tan trong dung dịch ethanol hoặc isopropanol 70 – 80%. Bột
mì có khoảng 20 – 30 loại glyadin khác nhau có khối lượng phân tử trong khoảng 30.000
– 80.000 đvC, các protein của lúa mì thường ở dạng đơn chuỗi. Gliadin đặc trưng cho độ
co giãn của bột nhào, có tính đa hình rất lớn.
Glutelin: (glutenin) chiếm khoảng 30 – 45% protein của bột mì, glutenin chỉ tan trong
dung dịch kiềm hoặc acid loãng. Glutenin có cấu trúc bậc 4 phức tạp, có xu hướng liên
kết với nhau bằng các tương tác ưa béo, bằng liên kết hydro và bằng cầu disunfua lớn hơn
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 18 -
so với gliadin. Glutenin đặc trưng cho độ đàn hồi của bột nhào, khi ngậm nước có khả
năng tạo khuôn hay màng mỏng chắc, đàn hồi, có tính cố kết cao và chịu đđược kéo căng.
Do glutenin có tính có tính ưa béo bề mặt cao và có khả năng liên hợp với các hợp phần
lipid nên đã tạo ra màng mỏng không thấm khí đối với khí CO2.
Khi đem bột mì nhào với nước, hai nhóm protein của bột mì là glutenin và gliadin sẽ hấp
thụ nước, định hướng và sắp xếp lại thành hàng và giãn mạch từng phần nên sẽ làm phát
sinh các tương tác ưa béo và hình thành các cầu disunfua mới. Một mạng protein 3 chiều
có tính nhớt, đàn hồi được thiết lập, dần dần những tiểu phần glutenin ban đầu biến thành
những màng mỏng bao lấy xung quanh các hạt tinh bột và những hợp phần khác có trong
bột mì tạo thành bột nhão. Rửa bột nhão cho tinh bột trôi đi còn lại khối dẻo gọi là gluten
ướt. Gluten ướt chứa 65 – 70% nước, còn lại 90% chất khô là protein, 10% glucid, lipid,
chất khoáng và enzym.
Gluten ướt là chất tạo hình, tạo bộ khung, tạo hình dáng, trạng thái cùng với độ cứng, độ
dai và độ đàn hồi cho các sản phẩm thực phẩm.
Hàm lượng và chất lượng gluten bột mì phụ thuộc vào giống lúa mì, điều kiện trồng trọt,
chế độ sấy hạt, chế độ gia công nước nhiệt, chế độ bảo quản… Hàm lượng gluten ướt
trong bột mì khoảng 15 ÷ 35% tùy thuộc vào hàm lượng protein của bột. Có một khuynh
hướng là bột mì có hàm lượng protein cao thì chất lượng gluten cao và ngược lại. Với các
loại bột mì sản xuất từ hạt bị hỏng, sâu bệnh, nảy mầm, hạt bị sấy ở nhiệt độ quá cao,
hàm lượng gluten ướt giảm do tính hút nước của protein bị thay đổi.
Chất lượng gluten được đánh giá bằng các chỉ số vật lý sau: màu sắc, độ đàn hồi, độ dai
và độ dãn. Bột có chất lượng gluten cao thì đàn hồi tốt, độ dai cao, và độ dãn trung bình
bánh sẽ nở và ngon. Trường hợp gluten yếu nghĩa là độ dãn lớn, độ dai thấp, ít đàn hồi,
bột nhào dính, bánh ít nở và bè ra.
Trong quá trình chế biến có thể vận dụng các yếu tố của nhiệt độ, nồng độ muối ăn,
cường độ nhào… để cải thiện những tính chất vật lý của gluten.
Giảm nhiệt độ nhào thì gluten trở nên chặt hơn, tăng nhiệt độ nhào thì gluten nở nhanh
nhưng khả năng giữ khí kém và bánh ít nở hơn.
Muối ăn có tác dụng làm cho gluten chặt lại và tăng khả năng hút nước lên, cường độ
thủy phân protein giảm đi rõ rệt. Muối ăn phân ly thành các ion. Các ion làm tăng hằng
số điện môi của nước, làm giảm độ dày và điện tích của lớp ion kép bao quanh các
protein, làm cho các phân tử protein đến gần nhau hơn, hình thành các tương tác ưa nước
và kỵ nước, tạo nên những phân tử protein có khối lượng phân tử lớn, tăng độ chặt của
khung gluten.
Cường độ nhào làm tăng quá trình tạo hình gluten nhưng làm giảm khả năng giữ khí của
gluten.
Axit ascorbic, kali bromat, peroxyt và một số chất oxi hóa khác có tác dụng làm cho
gluten chặt hơn còn các chất khử thì có tác dụng ngược lại.
Số lượng gluten không ảnh hưởng lớn đến chất lượng bánh, tuy nhiên hàm lượng gluten
tăng thì độ ẩm của bột nhào tăng, do đó thời gian nướng bị kéo dài. Vì vậy, ta cần hạn
chế số lượng gluten trong khoảng 27 - 30%.
Lipid bột mì
Lipid bột mì chiếm khoảng 2 - 3% chất khô. Trong đó chất béo trung tính chiếm khoảng
¾, còn lại là các phosphatide, sterin, các sắc tố và các vitamin tan trong chất béo. Chất
béo có tác dụng giúp cho khung gluten đàn hồi hơn và giúp giữ khí tốt hơn. Tuy nhiên
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 19 -
trong quá trình bảo quản, các lipid có thể bị thủy phân tạo ra các acid béo làm tăng độ
chua của bột, các acid béo cũng có thể bị oxy hóa làm bột có mùi khó chịu.
Bảng 4. Phân bố lipid trong bột mì (%)
Dạng lipid Hàm lượng
Lipid liên kết với tinh bột
Lipid không liên kết với tinh bột
Lipid tự do
Lipid kết hợp
0,38 – 0,72
1,12 – 1,188
0,60 – 1,00
0,52 – 0,88
Chất khoáng:
Chất khoáng chỉ tập trung nhiều trong phần vỏ và phôi hạt lúa mì, vì thế bột mì chất
lượng cao là bột mì có hàm lượng chất khoáng thấp.
Các vitamin:
Trong bột mì có chứa rất nhiều vitamin như B1, B6, PP, E…Vitamin chứa nhiều ở lớp
aleurone. Tùy theo hạng bột mì thì hàm lượng vitamin cũng khác nhau. Hạng bột càng
cao thì vitamin càng thấp và ngược lại.
Bảng 5. Hàm lượng chất khoáng và vitamin trong các loại bột mì
Vitamin (mg/kg) Chaát khoaùng (mg/kg) B1 B2 PP CaO P2O5 FeO
Bột thượng hạng 0,5 0,4 10 10 70 1,0
Bột loại I 1,0 0,5 20 30 200 4,0
Bột loại II 2,8 0,8 60 60 400 0,9
Enzym:
Trong bột mì cũng có đủ hệ enzyme như trong hạt lúa mì nhưng hàm lượng và hoạt độ
khác nhau tùy theo loại bột, bột loại thấp thì có hoạt độ cao và ngược lại.
Hai loại enzym có ý nghĩa quan trọng nhất trong sản xuất là: hệ enzym amylase và hệ
enzym protease.
Hệ enzym amylase trong bột mì gồm – amylase và – amylase.
- amylase thủy phân tinh bột thành dextrin, pH tối thích để hoạt động là 5,6 – 6,3, nhiệt
độ thích hợp là 630C.
- amylase thủy phân tinh bột thành đường maltose và các dextrin “giới hạn”, pH tối
thích họat động là 4,8 và nhiệt độ thích hợp là 50 - 520C.
Hệ enzym protease: Protease phân giải các phân tử protein có cấu trúc bậc ba, bậc bốn do
đó gluten bị vụn nát làm giảm khả năng liên kết với nước. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu
quá trình thủy phân này rất cần thiết cho sự dấm chín bột nhào và làm bột nhào dẻo hơn.
Protease bột mì có hoạt độ mạnh ở nhiệt độ 45 - 470C và pH = 4,5 – 5,6.
Ngoài hai loại enzyme trên, trong bột mì còn có lipase, lipoxidase, tyrosinase cũng ảnh
hưởng đến chất lượng bột mì. Lipase thủy phân lipid thành glycerine và acid béo còn
lipoxidase oxy hóa chất béo không no thành peroxyde, đây là một chất oxy hóa mạnh có
ảnh hưởng tới gluten và trạng thái của protease.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 20 -
Đánh giá chất lượng bột mì người ta dựa vào tính chất nướng bánh của bột. Bột mì có
tính chất nướng bánh cao sẽ làm cho bánh sản xuất ra có độ xốp cao, bề mặt bánh đẹp,
ruột bánh ráo, sáng và đàn hồi. Tính chất nướng bánh phụ thuộc vào trạng thái hệ protein
– protease và glucid – amylase. Hệ protein – protease của bột gồm số lượng và trạng thái
protein, trạng thái enzyme thủy phân protein, lượng chất hoạt hoá. Trạng thái protein –
protease đặc trưng cho “độ mạnh” hay khả năng giữ nước của bột. Còn hệ glucid -
amylase đặc trưng cho khả năng sinh đường và tạo khí CO2 .
Tạp chất trong bột mì:
Trong bột mì có chứa rất nhiều tạp chất như bụi, sâu, mọt… và tăng nhiều trong quá trình
bảo quản. Khi chế biến phải xử lý loại bỏ những tạp chất trong bột mì để đảm bảo chất
lượng sản phẩm.
Chỉ tiêu chất lượng bột mì:
Bảng 6. Chỉ tiêu chất lượng của bột mì (TCVN 4359:1996)
Chỉ tiêu Tên tiêu chuẩn Yêu cầu
Màu sắc Trắng hoặc trắng ngà đặc trưng
Mùi Mùi của bột tự nhiên, không có mùi vị lạ.
Vị Không có vị chua.
Cảm quan
Tạp chất vô cơ Không lẫn cát, đất, sắt
Vật lý
Độ mịn:
Còn trên rây 420 µm
Qua rây 118 µm
Không lớn hơn 20%
Không nhỏ hơn 80%
Độ ẩm Không lớn hơn 13,5%
Hàm lượng gluten khô 8 - 10%
Hàm lượng tro Không lớn hơn 0,75%
Độ chua
Không lớn hơn 3,5 (số ml
NaOH 1N để trung hòa các acid
có trong 100g bột)
Tạp chất Fe Không lớn hơn 30 mg/kg
Hóa học
Dư lượng hóa chất trừ sâu Nằm trong giới hạn cho phép
Nấm độc Không có Vi sinh Vi nấm Không có
2.2. Chocolate (và các nguyên liệu khác để tạo chocolate)
- Bơ và shorterning
- Sữa
- Đường
2.2.1. Bơ cacao:
Bơ cacao là nguyên liệu quan trọng nhất trong công nghệ sản xuất chocolate, có ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng chocolate thành phẩm. Bơ cacao là sản phẩm trung gian
của quy trình sản xuất bột cacao hòa tan, được tạo thành sau công đoạn ép tách chất béo
ra khỏi bột cacao.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 21 -
Ngoài ra, bơ cacao còn được chiết trực tiếp từ hạt cacao đã xay và loại mầm. Một số dung
môi thường dùng để chiết bơ cacao như: tricloethylen, cyclohexan, rượu etylic,
isopropylic …
Đây là nguồn nguyên liệu không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, có chứa một
lượng lớn chất polyphenol chống oxy hóa tự nhiên; mà trong quá trình chế biến, bơ cacao
sẽ giúp tạo ra hương vị thơm ngon đặc trưng cho chocolate. Do nó có khả năng kết tinh
đa hình tùy theo nhiệt độ, dạng bơ kết tinh ’ có cấu trúc tinh thể mịn, bóng, vị thơm đặc
trưng, tan chảy nhanh dưới điều kiện thân nhiệt.
Từ lâu, người ta đã cố gắng nghiên cứu ứng dụng một số chất có khả năng thay thế bơ
cacao để giảm giá thành sản phẩm; vừa khắc phục những khó khăn trong quá trình xử lý
nhiệt chocolate, vừa làm tăng thời gian sử dụng, mức độ chịu nhiệt, độ cứng, đặc tính
cảm quan … Tuy nhiên, các chất thay thế chỉ tương tự bơ cacao về tính chất vật lý, hóa
lý, nhưng lại không tạo được hương vị đặc trưng cho sản phẩm chocolate như bơ cacao.
Bảng 7: Một số chỉ tiêu đối với bơ cacao làm nguyên liệu sản xuất chocolate
STT Tên chỉ tiêu chất lượng Tiêu chuẩn
1 Chỉ số acid <4
2 Chỉ số xà phòng hóa 188 - 195
3 Chỉ số Iod 32 - 42
4 Chỉ số kết tinh 45 - 50
5 Tỷ trọng (95oC / 30 oC) 0,898 - 0,904
2.2.2. Bột ca cao :
Nguyên liệu bột cacao được làm từ hạt cacao thô ( được lên men, nghiền ra và tiến hành
ép bơ). Yêu cầu là trong bột cacao, hàm lượng mầm và mảnh vỏ vụn (do tách chưa hết
trong quá trình sản xuất bột cacao) phải thấp hơn 5% tổng lượng chất khô.
Có hai loại bột ca cao thường được sản xuất :
Bột giàu bơ: chứa 18 - 22% bơ, thường dùng chế biến nước giải khát, bột sữa cacao (
Milo, Ovaltine… )
Bột kiệt bơ: chứa 10 - 12% bơ, thường dùng chế biến bánh, kẹo, kem và các sản phẩm
khác. Để tăng tỷ lệ chất béo, người ta có thể thêm “Bơ thực vật thay thế CBS” (Cocoa
Butter Subtitute). Tuy nhiên, chocolate sản xuất hoàn toàn từ bơ ca cao sẽ có vị thơm
ngon hơn loại chocolate dùng bơ thực vật thay thế. Chocolate Châu Âu cho phép dùng
5% CBS, còn Hoa Kỳ không cho phép sử dụng CBS trong các sản phẩm mang tên
chocolate.
Dưới đây là thông số tham khảo về thành phần cấu tạo của bột ca cao. Lưu ý rằng các con
số này thay đổi theo điều kiện rang, kiềm hóa và quá trình ép sử dụng trong sản xuất
Bảng 8: Thành phần bột ca cao
Độ ẩm (% ) 3.0
Bơ (%) 11.0
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 22 -
pH (10% suspension) 5.7
Tro (%) 5.5
Tro hòa tan trong nước (%) 2.2
Tro tan trong nước có tính kiềm (như K2O trong hạt ca
cao ban đầu) (%)
0.8
Phosphate (tính theo P2O5) (%) 1.9
Chloride (tính theo NaCl) (%) 0.04
Tro không hòa tan trong 50% HCl 0.08
Vỏ (tính theo lượng hạt nhân không bị kiềm hóa) (%) 1.4
Nitơ tổng 4.3
Nitơ (hiệu chỉnh theo alkaloid) (%) 3.4
Protein
Nitơ (hiệu chỉnh theo alkaloid) x 6.25 (%) 21.2
Theobromine (%) 2.8
2.2.3. Chất tạo ngọt:
a, Đường kính
Thành phần hóa học:
Saccharose là thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đường kính. Ngoài ra, trong đường
kính còn có một số thành phần khác: glucose, fructose, chất màu, chất khoáng, nước và
các tạp chất khác.
Saccharose do một phân tử - D - Glucopiranoside (12) - D - Glucofuranoside -
Glucose ở dạng piranose liên kết với một phân tử ở dạng furanose bằng liên kết
glucoside xảy ra ở C1 của gốc - Glucose và C2 của gốc - Fructose, loại đi một phân
tử H2O. Do vậy saccharose còn được gọi là (có độ quay cực bằng + 66,50).
CH2 OH
O
H HOH2C
C
O
H
H
OH
H OH
OH
H
O
H
HOH
OH C
H
CH2 OH
4
6
5
3 2
1 2
1
3 4
5
6
Hình 8: Cấu tạo phân tử saccharose
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 23 -
Saccharose (còn gọi là sucrose) là tinh thể không màu, không mùi, có vị ngọt, tan nhiều
trong nước, nhất là nước nóng, nóng chảy ở 1850C, tỷ trọng: 1,5879 g/cm3.
Hàm lượng saccharose càng lớn càng chứng tỏ đường kính có chất lượng càng cao và
càng tinh khiết.
Vai trò của đường trong sản xuất bánh Chocopie là tạo độ ngọt cần thiết theo yêu cầu sản
phẩm, điều vị cho bánh. Nếu ta dùng nhiều đường quá làm sẽ bánh cứng. Tuy nhiên, vị
ngọt của bánh Chocopie có thể thay đổi tùy thuộc vào sở thích của người tiêu dùng. Do
vậy tỉ lệ dùng đường trong sản xuất bánh có thể thay đổi.
Yêu cầu chất lượng đường:
Trong sản xuất bánh Chocopie, người ta thường sử dụng đường tinh luyện với chất lượng
theo tiêu chuẩn TCVN 1695-87.
Các chỉ tiêu cảm quan:
- Hình dạng: dạng tinh thể tương đối đều, tơi khô, không vón cục.
- Mùi, vị: tinh thể cũng như dung dịch đường trong nước cất có vị ngọt, không có mùi vị
lạ.
- Màu sắc: tất cả các tinh thể đều sáng, tạo dung dịch trong suốt với nước cất.
Chỉ tiêu hóa lý:
Bảng 9: Chỉ tiêu hóa lý của đường saccharose
Độ ẩm Đường khử Độ axit (pH) Độ tinh khiết Tỉ lệ tro
0,14% 0,15% 7 99,75% 0,15%
b, Đường nghịch đảo
Cấu tạo hóa học
Ở nhiệt độ cao, với xúc tác là enzyme invertase hoặc HCl, saccharose bị thủy phân tạo
thành đường nghịch đảo. Phản ứng nghịch đảo đường như sau:
C12H22O11 + H2O
oTHClinvertaseE ;;.
C6H12O6 + C6H12O6
Saccharose Glucose Fructose
(+66.50) (+52.50) (-92.40)
Như vậy phản ứng đã làm thay đổi góc quay cực từ phải sang trái nên gọi là đường
nghịch đảo.
Lợi ích của phản ứng này là tăng lượng chất khô 5,26%, tăng vị ngọt, tăng độ hòa tan của
đường, tránh hiện tượng kết tinh lại nhờ tính hòa tan cao của fructose và tính khó kết tinh
của glucose.
Tính hòa tan của đường chung không những có thể được tăng lên nhờ thêm đường nghịch
đảo mà cả khi thêm glucose hay syrup glucose. Điều đó còn cho phép điều chỉnh độ nhớt
của các dung dịch đường. Khi làm lạnh các dung dịch đường bão hòa saccharose (thu
được ở nhiệt độ cao) sẽ tạo nên các dung dịch quá bão hòa của saccharose. Vận tốc kết
tinh từ saccharose của các dung dịch này cũng như kích thước các tinh thể tạo thành có
thể giảm đáng kể nhờ thêm vào dung dịch glucose, đường nghịch đảo, syrup glucose.
Tính chất này được ứng dụng trong kỹ nghệ mứt kẹo để tạo nên các sản phẩm trong đó có
saccharose dù ở nồng độ rất cao nhưng vẫn không kết tinh.
c, Sorbitol
Sorbitol được xem là glucitol, trong đó nhóm aldehyde (- CHO ) của glucose được thay
thế bằng nhóm – CH2OH.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 24 -
glucose sorbitol
Hình 9: Phản ứng chuyển từ glucose sang sorbitol
Sự thay đổi này trong phân tử chỉ đủ làm cho sorbitol khó bị cơ thể hấp thụ và hấp thụ rất
chậm, chứ không giảm mạnh độ ngọt. Do đó sorbitol được xếp vào nhóm chất tạo ngọt
kém dinh dưỡng.
Khối lượng phân tử của sorbitol là 182,17 g/mol, nóng chảy ở 950C, sôi ở 2960C.
Cơ thể có thể tự tổng hợp sorbitol, ngoài ra sorbitol còn có trong các loại quả hột cứng và
các loại rau.
Lượng calories có trong sorbitol chỉ bằng khoảng 2/3 lượng calories của đường: 1g
sorbitol tạo ra 2,6 calories (11kJ) trong khi 1g đường cung cấp 4 calories (17kJ). Độ ngọt
của sorbitol bằng 60% đường saccharose. Do cơ thể hấp thu sorbitol kém nên nó không
làm tăng lượng insulin trong máu như đường và đặc biệt là sorbitol không gây sâu răng.
Do những tính chất về cảm quan, dinh dưỡng như trên nên sorbitol được dùng như 1 loại
đường thay thế, thường dùng trong thực phẩm ăn kiêng, kẹo ít ngọt, chewing gum không
đường, nước ngọt, …
Với vai trò là nguyên liệu trong sản phẩm thực phẩm, sorbitol có 2 tác dụng: chất tạo
ngọt và chất giữ ẩm.
Người ta chủ yếu dùng đường saccharose trong sản xuất chocolate ở dạng đường mịn. Do
đó, đương saccharose dạng tinh thể có cỡ hạt không đều cần phải được nghiền nhuyễn để
kích thước phân tử đường đưa vào sản xuất chỉ còn khoảng 25 - 30 m.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 25 -
2.2.4. Sữa :
Thành phần chính của protein sữa bao gồm: Casein, lactoalbumin, và lactoglobulin.
Sữa bò, sữa trâu, sữa dê thuộc loại sữa Casein vì lượng Casein chiếm > 75% tổng số
protein. Sữa có khả năng tạo gel, tạo nhũ tốt.
Trong sản xuất bánh Chocopie sử dụng sữa bột nguyên kem là loại sữa chứa 26 -
42% chất béo.
Bảng 10: Chỉ tiêu chất lượng của sữa bột nguyên kem (TCVN 5538:2002)
Chỉ tiêu Sữa bột nguyên kem
Hoá học Độ ẩm (%)
Độ chua (oT)
Hàm lượng chất béo (%)
Hàm lượng đạm (%)
≤ 5
≤ 20
26 - 42
34
Hoá lý Chỉ số không hoà tan ở 50oC ≤ 1/50
Cảm
quan
Độ mịn
Màu sắc
Mùi
Vị
Tạp chất
Hạt mịn, kết dính tốt
Vàng nhạt
Mùi thơm đặc trưng
Vị béo, không có vị lạ.
Không có
Vi sinh Tổng số vi sinh vật hiếu khí, cfu/g sp
Nhóm Colifom, vk/g sp
E.coli, vk/g sp
Salmonella, vk/g sp
Nấm men và nấm mốc, vk/g sp
5.104
10
0
0
10
Sữa cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và trong quá trình sản xuất (trong khi
gia nhiệt), các acid amin trong sữa sẽ tham gia vào các phản ứng tạo màu để làm tăng độ
màu cho chocolate thành phẩm (phản ứng Mailard).
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 26 -
Ta có thể dùng nguyên liệu sữa ở dạng bột hoặc dạng lỏng (sữa tươi). Tuy nhiên, người
ta thường dùng sữa bột hơn do sữa tươi có hàm lượng nước cao (trên 87%) lại chứa rất
nhiều chất dinh dưỡng, nên rất dễ bị biến chất và hư hỏng dưới tác dụng của vi sinh vật.
Ngoài ra, sữa bột còn có một số ưu điểm như: dễ bảo quản và bảo quản được lâu, dung
tích nhỏ, chuyên chở thuận lợi … Do đó, sữa bột là dạng lý tưởng nhất thuận tiện cho quá
trình sản xuất chocolate. Nhưng cần phải lưu ý đến chế độ bảo quản đối với sữa bột. Vì
nó có tính hút ẩm mạnh nên phải bao gói thật kín, bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ, độ ẩm
tương đối trong kho không quá 70 - 75%, nhiệt độ không quá 15oC.
Hình 11: Thành phần của sữa bột (tính cho 100g chất khô)
Nước Lipid Protein Lactose Tro
2% 28% 26,5% 38% 5,5%
2.2.5. Chất béo:
Chất béo thường được dung trong sản xuất bánh là shortening. Shortening là chất béo
khan ( không giống margarine, nó có chứa nước), có nhiệt độ nóng chảy cao hơn bơ và
margarine, chứa 100% dầu mỡ so với 80% trong bơ và margarine, được sử dụng phổ biến
trong công nghệ làm bánh. Có màu phụ thuộc vào nguyên liệu, thường có màu trắng hoặc
màu ngà tùy tỉ lệ. Bằng việc lựa chọn chính xác những thành phần và biến đổi đặc trưng,
chúng ta có thể tạo ra các sản phẩm có SFI (Solid Fat Index, là 1 đơn vị chỉ số lượng chất
béo rắn trong chất béo tại những điều kiện thay đổi) mong muốn.
Tùy thuộc vào số liên kết đôi bị phá nhờ hidro hóa mà shortening có dạng rắn hay bán
rắn, không có mùi thơm(có thể có mùi nhẹ, không rõ rệt). Các sản phẩm shortening trên
thế giới có thành phần trong công thức khác nhau, nhà sản xuất phải chú ý đến độ rắn của
sản phẩm.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 27 -
Shortening có thể được làm lạnh hay đông cứng( đặc biệt là trong khí hậu ấm) nhưng để
ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
Shortening thường được dùng để nấu, nướng, làm bánh… khi đó mới tạo mùi thơm.
Shortening là nguyên liệu của nhiều món ăn, sản phẩm, khi thêm vào nó tạo ra cấu trúc
sáng và mịn.
Một lý do bạn có thể sử dụng shortening trong công thức nấu ăn là nó có nhiệt độ nóng
chảy cao, ứng dụng tốt trong quá trình nướng bánh.
Khi cho béo vào trộn với bột trước, béo liên kết với protein trước, tạo thành một lớp
màng bên ngoài ngăn không cho nước liên kết với protein, làm giảm lượng gluten ướt,
tăng khả năng giữ khí, làm bánh có cấu trúc mềm xốp.
Shortening nếu được bảo quản có thể giữ được 1 năm sau khi mở, và 2 năm nếu không
mở.
Shortening có những ưu điểm sau:
Về tính chất:
Nhiệt độ nóng chảy cao (42 - 500C).
Có độ ẩm thấp.
Có độ bền nhiệt, nhiệt độ trùng hợp sản phẩm cao, là chất tải nhiệt tốt.
Có độ rắn cần thiết nhưng dẻo thích hợp.
Có độ ổn định.
Giữ được một số lượng glucid cấu tạo bởi acid béo cần thiết theo quy định.
Ít bị hôi, trở mùi, có khả năng nhũ hóa nhiều, nhất là thêm vào 4 - 6% mono và
diglycerid.
Ít bị oxy hóa hơn các loại dầu khác.
Về kinh tế:
Giá thành thấp.
Bảo quản được lâu.
Thời gian sử dụng lâu do đã được hydro hóa.
Bảng 12: Một số chỉ tiêu chất lượng đối với dầu shortening (TCVN 4359)
Tên chỉ tiêu Yêu cầu
Màu sắc bề mặt Trắng hoặc trắng ngà
Mùi vị Thơm đặc trưng, không có mùi hôi, chua
Nhiệt độ nóng chảy (oC) 48 51
Độ ẩm (%) 0,1 0,15
Chỉ số acid (ml NaOH 1N/ g mẫu) 0,2 0,3
Chỉ số peroxyt (ml Na2S2O3 0.002 N/ g mẫu) 0,6 1,25
Phản ứng Cracking Không có
Tạp chất Không có
Chỉ tiêu vi sinh Theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 28 -
2.2.6.Các nguyên liệu khác :
1. Chất nhũ hóa
a, Lecithin
Lecithin là từ được miêu tả cho cả phosphatidylcholin và hỗn hợp của phospholipid.
Lecithin sản xuất công nghiệp chứa các phospholipit khác nhau như phosphatidylcholin,
photphatidylethanollamin và phosphatidylinositol. Cấu trúc hoá học của chúng như sau:
R1 C
O
O CH2
CH
H2C O
OC
O
R2
P
O
OH
O CH2 NH2
R1 C
O
O CH2
CH
H2C O
OC
O
R2
P
O
OH
O
OH
OH OH
OH
OH
Phophatidylethanollamin Phophatidylinositol
Hình 10: CTCT của photphatidylethanollamin và phosphatidylinositol
Ghi chú: R1 và R2 là các axit béo.
Trên 90% phospholipids trong lecithin của đậu là 3 dạng trên
Lecithin là chất hoạt động bề mặt, dùng để tạo nhũ trong công nghệ thực phẩm do nó có
những tính chất sau:
Làm tăng khả năng hấp thụ nước
Tăng khả năng tạo hình của bột.
Giảm thời gian trộn.
Làm tăng khả năng hoạt động của máy móc.
Làm tăng thời gian bảo quản.
b, Mono- diglyceride
Momo - diglyceride được ứng dụng rộng rãi để nhũ tương hoá thực phẩm. Cấu trúc hoá
học của chúng như sau:
HO CH2
CHHO
H2C O C
O
R1
HO CH2
HC O
H2C
C
O C
O
R1
O
R2
Monoglyceride Diglyceride
Hình 11: CTCT của monoglyceride và diglyceride
Với R1 và R2 là các acid béo.
Chúng chứa ester tổng hợp bằng cách xúc tác chuyển hoá của glycerol với triglyceride.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 29 -
Chúng cũng được chuyển trực tiếp từ glycerol và acid béo trong điều kiện môi trường
kiềm. Bằng cách này ta thu nhận được sản phẩm chiếm tới 90% là monoglyceride.
c, Ester polyglycerol của acid béo
Ester polyglycerol của acid béo được sử dụng trong công nghệ làm bánh. Chúng có cấu
trúc hoá học như sau:
R1 OCH2 CH
OR2
CH2 O R3n
Trong đó R là các acid béo
Ester polyglycerol của acid béo. Ở đây R1, R2 và R3 là các acid béo, n >1.
Lecithin ở dạng tinh khiết là một khối kết dính, có màu sáng, khi gia nhiệt thì trở nên
mềm và hòa tan tốt trong chất béo. Nó có khả năng tạo ra những lớp mỏng trên bề mặt
phân chia giữa pha ưa nước và pha ưa béo, tránh sự tách pha. Ngoài ra, việc bổ sung
lecithin (dùng dạng bột) còn giúp giảm độ nhớt của khối hỗn hợp chocolate sau quá trình
nghiền. Do đó mà lecithin được sử dụng như một chất nhũ hóa trong công nghệ thực
phẩm.
Trong hạt cacao có từ 0,3 - 0,4% lecithin so với trọng lượng của hạt và chiếm 0,1% trong
vỏ ở trạng thái liên kết.
Ngoài ra, ta có thể sử dụng một số chất tạo nhũ khác như: mono - và di - glycerides, muối
amonium của acid phosphatidic, polyglycerol polyrecinoleate, sorbitan monostearate,
sorbitan tristearate, polyoxyethylene (20) sorbitan monostearate.
Bảng 13: Hàm lượng cho phép của các chất phụ gia (Codex 87 – 1981)
Chất tạo nhũ Hàm lượng tối đa trong
sản phẩm (g/kg)
Mono - và di – glycerides của acid béo GMP
Lecithin GMP
Muối ammonium của acid phosphatidic 10 g/kg
Polyglycerol polyrecinoleate 5 g/kg
Sorbitan monostearate 10 g/kg
Sorbitan tristearate 10 g/kg
Polyoxyethylene (20) sorbitan monostearate 10 g/kg
Tổng hàm lượng chất nhũ hóa 15 g/kg (dạng liên kết )
2. Vani :
Có dạng tinh thể hình kim, ở dạng bột, không màu, có mùi thơm đặc trưng, tan trong
rượu etylic. Va-ni thường được cho thêm vào để làm cho sản phẩm ”dậy” mùi thơm.
Một số tiêu chuẩn về va-ni
Tên chỉ tiêu Tiêu chuẩn
Nhiệt độ nóng chảy 81 - 83oC
Nước < 0,5%
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 30 -
Tro < 0,05%
Kim loại nặng <10 ppm
3. Các chất khác :
Ngoài ra: muối (sodium chloride), các vitamin, các chất màu, phụ gia bảo quản … cũng
được dùng để cải thiện tính chất của sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản và tăng giá trị
cảm quan của sản phẩm. Các chất phụ gia trên góp phần rất lớn vào việc đa dạng hoá các
dạng sản phẩm chocolate.
2.3. Các nguyên liệu sản xuất marshmallow:
- Gellatin
- Đường
- Syrup từ tinh bột ngô
- Muối
2.3.1. Glucose syrup
Glucose syrup hay đường nha là sản phẩm của quá trình thủy phân tinh bột. Thành phần
chủ yếu trong đường nha là maltose, ngoài ra còn có D-glucose và các dextrin. Ngày nay
người ta hay dùng enzyme làm chất xúc tác để thủy phân tinh bột không những nâng cao
được chất lượng sản phẩm mà còn hạn chế được sự ô nhiễm môi trường.
Đường nha dễ bị lên men tạo ra vị chua và mùi rượu. Vì thế đường nha được chọn phải
có nồng độ chất khô trên 80%
2.3.2. Gelatine
-Đánh giá chất lượng gelatine: độ bền của gel khi đông
-Đặc trưng bởi độ Bloom: là khối lượng tính bằng gam cần thiết tác dụng lên bề mặt mẫu
gel thí nghiệm để khối gel lún xuống 4mm
-Khối gel thí nghiệm: hàm lượng gelatine 6.67%, đổ khuôn có chiều cao 10mm, giữ ổn
định ở 10oC trong 16-18h, sau đó tạo hình bởi ống có đường kính 14.7mm
-Gelatine trên thị trường có độ bloom trong khoảng 50-300 Bloom (gam)
-Tạo ra dạng gel mềm dẻo, trong suốt, nghịch đảo nhiệt khi làm nguội dưới 35oC
-Gelatine tan trong nước, tạo ra cảm giác sản phẩm tan trong miệng. Gelatine có độ bền
gel cao(>200g bloom) có khả năng hấp thụ nước tốt hơn và có nhiệt độ tan chảy cao hơn
gelatine có độ bền gel thấp. Gelatine có độ bền gel thấp cần dùng với liều lượng cao, tạo
ra sản phẩm có độ nhớt cao và dai hơn
-Trong công nghệ sản xuất Marshmallows, gelatine đường dùng phải thỏa một số tính
chất sau đây: độ Bloom: 200-260, độ nhớt: trung bình-cao, liều lượng(%): 2-5%
2.4. Nguồn nguyên liệu khác
- Nước
- Vanni
- Chất bảo quản
2.4.1. Nước
Nước là nguyên liệu không thể thay thế trong công thức làm bánh Chocopie. Với sự có
mặt của nước, khối bột nhào mới có cấu trúc và những tính chất công nghệ đặc trưng.
Ngoài ra, nước còn có tác dụng hòa tan các nguyên liệu cần thiết khác: đường, muối…
tạo thành hỗn hợp đồng nhất, góp phần tạo độ bóng, độ mịn, dẻo, có tính chất quyết định
đến chất lượng cho sản phẩm.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 31 -
Ngoài ra, tỉ lệ nước sử dụng còn tùy thuộc vào độ ẩm của bột mì; nếu bột mì quá khô thì
lượng nước phải dùng nhiều để đạt chất lượng bột nhào theo yêu cầu.
Thành phần của nước:
Trong nước ngoài thành phần chính là H2O, còn có các chất sau đây:
Bảng 14: Thành phần hoá học của nước
Các chất có trong nước Hàm lượng mg/l
Caën khoâ 200-500
CaO 80-160
MgO 20-40
SO3 20-80
Chất lượng Cl (dạng chiết) 10-40
SiO2 5-10
N2O 10
Các chất hữu cơ 2 mg oxy/l
Ngoài ra còn có hàm lượng Ca, Mg, tồn tại trong nước dưới dạng
Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, … sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình
chế biến.
Yêu cầu chất lượng nước:
Nước sử dụng phải thỏa mãn yêu cầu chất lượng nước dùng để chế biến thực phẩm. Cụ
thể là các chỉ tiêu chất lượng sau:
Bảng 15: Các chỉ tiêu chất lượng nước (TCVN 2653-78)
Tên chỉ tiêu Mức chất lượng
Chỉ tiêu hoá học
Độ trong
Độ đục
Độ màu (độ Coban)
Mùi vị xác định bằng cảm quan ở 200C và 600C
Hàm lượng cặn không tan
Hàm lượng cặn hoà tan
Độ pH
Độ cứng toàn phần
Hàm lượng Clorua
Hàm lượng Nitrit
Hàm lượng sắt tổng số
Hàm lượng thủy ngân
Chỉ tiêu sinh học:
Tổng số vi khuẩn hiếu khí
Tổng số Coliforms, khuẩn lạc/100ml
Coliforms phân, khuẩn lạc/100ml
> 100 cm
< 1,5 g/l
< 5
không phát hiện thấy
< 10 mg/l
< 500 mg/l
6 – 8,5
< 300 mg CaCO3/l
< 0,1 mg/l
< 0,3 mg/l
< 0,01 mg/l
không được có
< 200 khuẩn lạc /1ml
không được có
không được có
2.4.2. Trứng
Trứng gia cầm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong thành phần của nó có nhiều
protein, chất béo, muối khoáng, vitamin,…là những chất rất cần thiết và dễ hấp thụ đối
với cơ thể người (độ đồng hóa của lòng trắng trứng là 97%, của lòng đỏ trứng là 100%).
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 32 -
Thành phần hóa học của trứng gà:
Bảng 16: Thành phần hóa học của trứng gà
Nước Protid Lipid Glucid
85,5 - 86,55% 12,5% 0,3% 0,5 - 0,9%
Protein lòng đỏ trứng : chủ yếu tồn tại dạng Lipoprotein chỉ tách được khi làm biến tính.
Lòng đỏ trứng có lecithin – nhóm nhũ tương hóa có tác dụng làm chậm sự thoái hóa của
tinh bột. Về mặt dinh dưỡng lòng đỏ trứng khá hoàn chỉnh đối với việc cung cấp các chất
cần thiết cho nhu cầu của cơ thể người.
Lòng trắng trứng là chất tạo bọt rất tốt nên có tác dụng giúp bột nhào trở nên tơi xốp. Nếu
lượng trứng khá lớn thì không cần dung đến thuốc nở hóa học.
Thành phần hóa học của lòng đỏ:
Lòng đỏ chiếm 30% khối lượng trứng với thành phần hóa học như sau:
Bảng 17: Thành phần hóa học của lòng đỏ
Nước 47 – 54%
Protein 15 – 17%
Khoáng 0,7 – 1,6%
Lipid 27 – 36%
Glucid 0,7 – 1%
Vitamin Rất phong phú trừ vitamin C
Lòng đỏ không hòa tan trong nước nhưng khi hòa lẫn với nước sẽ tạo thành một hệ nhũ
tương, đó là do trong lòng đỏ có chứa 10% lecithin là chất tạo nhũ. Chất béo trong lòng
đỏ tồn tại ở trạng thái nhũ tương hóa với các phức hợp của lecithin có bề mặt hoạt động
lớn. Lecithin cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đồng hóa chất béo. Trong phân
tử lecithin có chứa lượng lớn acid béo chưa no. Bazơ nitơ của lecithin là cholin. Lecithin
có khả năng tạo nhũ tương và cũng là chất ổn định nhũ tương rất tốt.
Chất lượng của trứng:
Chất lượng của trứng được biểu thị bằng những chỉ tiêu cảm quan và những chỉ tiêu hóa
lý.
Để xác định chất lượng của trứng có thể căn cứ vào trạng thái vỏ, hình dạng, khối lượng,
tỷ trọng, buồng khí, lòng trắng, lòng đỏ, mùi, vị của trứng.
Vỏ trứng: Sạch sẽ, nguyên vẹn không bị dập vỡ, màu sắc vỏ bình thường, không bóng
quá. Trứng tươi mới là trứng tốt nhất, trên bề mặt vỏ có bụi phấn.
Trọng lượng: nhấc quả trứng lên thấy nặng tay, khối lượng của trứng quá lớn hoặc quá bé
đều không tốt vì những quả đó có tỷ lệ lòng trắng và hàm lượng nước cao, trứng dễ bị
giảm khối lượng trong quá trình bảo quản.
Tỷ trọng: trứng tươi có tỷ trọng 1,078 – 1,069. Thời gian bảo quản càng dài, tỷ trọng của
trứng càng giảm.
Buồng khí: nằm ở đầu tù của trứng, buồng khí càng nhỏ thì trứng càng tươi. Trứng còn
tốt thì khi soi trứng bằng ánh sáng đèn, buồng hơi ở đầu trứng có kích thước từ 7 – 9 mm.
Lòng trắng: trứng tươi tốt, lượng lòng trắng đặc nhiều, dây đỡ lòng đỏ to, rõ và gắn liền
với lòng đỏ. Nếu lòng đỏ di động nhiều chứng tỏ lòng trắng đã bị loãng hoặc dây đỡ đã bị
vữa.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 33 -
Mùi vị: trứng tươi tốt không có mùi. Vị của trứng được xác định ngay sau khi luộc chín,
trứng tươi tốt có mùi vị đặc trưng, không có vị lạ.
Bảng 18: Thành phần của trứng tươi
Nước
Chất béo
Lecithin
protein
74.8
10.9
1.5
12.3
2.4.3. Chất bảo quản
Trong sản xuất bánh Chocopie sử dụng chất bảo quản là Calcium propionate. Nó có tác
trực tiếp đến nấm mốc, và trên một số nấm men và vi khuẩn. Hoạt tính của nó cũng phụ
thuộc rất lớn vào pH của môi trường được bảo quản, pH tối ưu của nó là 5,0 – 5,5.
pH = 6: ức chế các vi khuẩn tạo thành bào tử.
Propyonate và propyonic 8 – 12% làm ức chế sự phát triển của nấm mốc ở bề mặt
phômai và bơ.
Cơ chế tác động: Acid propionic tích lũy trong tế bào và ức chế sự trao đổi chất. Nó ức
chế sự phát triển của tế bào bằng cách cạnh tranh với alanin và các acid amine khác mà
chúng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể vi sinh vật.
Liều lượng sử dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam: ML = 2.000 ppm.
2.4.4. Chất tạo xốp
Bột nở cho vào có tác dụng làm cho bánh xốp. Khi nướng, bột nở trong điều kiện
nhiệt độ cao sẽ phân hủy sinh ra khí, tạo nên những lỗ hổng trong bánh, làm bánh
thêm xốp mịn.
Trong sản xuất bánh, người ta thường dùng hai loại bột nở sau:
- Bicacbonat natri (NaHCO3): khi phân giải tạo ra khí CO2. Loại này có ưu điểm
không để lại mùi trong bánh, nhưng khả năng tạo khí kém và nếu sử dụng không
thích hợp thì trong sản phẩm sẽ thừa nhiều Na2CO3 làm cho bánh có màu sẫm.
- Cacbonat amon ((NH4)2CO3): khi phân giải tạo ra khí NH3, CO2. Loại này có khả
năng tạo khí nhiều, nhưng để lại mùi khai trong bánh.
Thông thường, người ta thường sử dụng kết hợp hai loại trên. Như vậy vừa tăng chất
lượng bánh và còn khắc phục được những nhược điểm do hai loại dùng riêng gây ra.
Yêu cầu của bột nở: Độ tinh khiết: 85 – 90%, hạt mịn, đồng nhất, màu trắng, không
lẫn tạp chất.
Cần bảo quản thuốc nở trong kho thoáng mát, khô ráo, cách nhiệt, cách ẩm tốt.
2.4.5. Chất điều vị
a. Acid Malic:(E 296)
CTCT: HOOC – CHOH – CH2 – COOH
Tính chất vật lý:
+ PK1 = 3,4; PK2 = 5,05.
Nóng chảy ở 100o C, hỗn hợp racemic nóng chảy ở 128oC.
Tan tốt trong H2O, alcol, kém trong ete.
Acid Malic có trong quả (táo xanh, thanh lương trà, mâm xôi...), trong rượu vang.
Bảng 19: Tiêu chuẩn acid malic
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 34 -
Chỉ tiêu Yêu cầu
Kim loại nặng ≤ 0.0014%
Tro ≤ 0.5%
Màu sắc Trắng hoặc vàng nhạt
b. Acid citric:
- CTCT: HOOC – C(OH) (CH2COOH)2
Hình 12: CTCT của acid citric
-Tính chất vật lý:
Là acid phổ biến trong thực vật, có nhiều trong chanh, lựu, dứa.
Acid citric khan nóng chảy ở 135oC. Tinh thể ngậm 1 phân tử H2O nóng chảy ở 100oC.
Acid citric tan trong H2O (khoảng 133g trong 100ml H2O ở to phòng), tan trong alcol. Có
PK1 = 3,09; PK2 = 4,74; PK3 = 5,41.
Bảng 20. Tiêu chuẩn acid citric
Chỉ tiêu Yêu cầu
Hàm lượng acid citric ≥ 99%
Kim loại nặng ≤ 50 ppm
Tro ≤ 0.4%
Tạp chất Không có
Màu sắc Trắng tinh
2.4.6. Mạch nha
- Mạch nha làm cho bột nhào thêm mềm, tơi, và tăng tính háo nước, đặc biệt làm
cho bánh có màu vàng tươi do sự phân hủy tạo ra monosaccharide
Bảng 21: Chỉ tiêu chất lượng mạch nha
(nguồn: công ty cổ phần bánh kẹo Bibica)
Chỉ tiêu Tên tiêu chuẩn Yêu cầu
Màu sắc Trong suốt, khơng mu hoặc vng
nhạt
Mùi Không có mùi vị lạ.
Vị Ngọt nhẹ, đặc trưng
Cảm quan
Tạp chất Không có tạp chất
DE(hàm lượng đường khử tính trên %
chất khô)
50-75
Bx(hàm lượng chất khô ở 200C) 74-82
Hóa học
pH(dung dịch mẫu 50% mẫu) 4.5-6
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 35 -
Tro sunfat(%) < 0.1-0.5
Chì ≤ 0.5 mg/kg
Asen ≤ 0.5 mg/kg
Tổng số vi khuẩn hiếu khí 104 khuẩn lạc/g
Tổng số nấm men, nấm mốc 100 khuẩn lạc/g
Vi sinh
Coliforms 10 khuẩn lạc/g
2.4.7. Chất tạo màu
Khi chọn màu, trước hết phải đảm bảo chất màu không có hại đối với cơ thể người,
sau đó mới chú ý đến màu sắc, độ tan, độ bền màu và các phản ứng biến màu khác.
Các chất màu thường dùng trong sản xuất bánh Chocopie là: tartrazin (vàng chanh),
ponceau 4R (đỏ tươi)…
Bảng 22: Chỉ tiêu chất lượng của chất màu thực phẩm
Hàm lượng chất bay hơi (ở 1350C) 10 %
Hàm lượng chất không tan trong nước 0,5 %
Hàm lượng kim loại nặng
Asen (tính ra As2O3)
Chì
1,4 ppm
10 ppm
III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT:
3.1. Sơ đồ khối
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 36 -
3.2. Quy trình sản xuất marshmallow:
3.2.1. Sơ đồ quy trình
Bột mì
Chuẩn bị bột
Nhào và phối trộn
Tạo hình
Trải marshmallow
Ghép bánh
Nhúng chocolate
Để nguội
Nạp và đóng gói
Sản phẩm
Marshmalow
chocolate
Các nguyên
liệu khác
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 37 -
Công thức phối trộn
Gelatine(260 Bloom): 2%
Nước: 21.8%
Sacchorose: 45.72%
Glucose syrup: 30.48%
3.2.2. Giải thích quy trình
Saccharose
Nấu
Marshmallow
Glucose syrup
syrup
Nước Gelatine
Ngâm
Nhào trộn
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 38 -
Saccharose, glucose syrup, nước lần lượt được cho vào thiết bị nấu có cánh khuấy và gia
nhiệt đến khi đạt 115 độ C, ngừng gia nhiệt cho gelatine đã qua quá trình ngâm vào
khuấy trộn sơ bộ. Khối hỗn hợp được bơm qua thiết bị nhào để đánh bông nhằm hình
thành cấu trúc sản phẩm marshmallow. Trong quá trình nhào ta có thể bổ sung thêm phụ
gia tạo hương tạo, vị nếu cần. Marshmallow được làm nguội nhẹ để không ảnh hưởng
đến bánh biscuit, đến lớp chocolate phủ bên ngoài
3.2.2.1. Nấu
Mục đích
-Chuẩn bị: tạo thành hỗn hợp dạng lỏng, đồng nhất của các chất khác nhau
-Bảo quản: góp phần làm tăng thơi gian bảo quản sản phẩm do nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt
một phần vi sinh vật
Các biến đổi
-Vật lý: nhiệt độ tăng, nồng độ dung dịch tăng do nước bốc hơi, độ nhớt và tỉ trọng của
dung dịch cũng tăng, thể tích và khối lượng của dung dịch sẽ giảm
-Hóa học: phản ứng nghịch đảo đường, phản ứng caramel. Phải hạn chế nếu không sẽ ảnh
hưởng đến màu sắc sản phẩm
Thiết bị
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 39 -
-Nồi nấu dùng hơi nước làm nguồn nhiệt để thực hiện quá trình nấu
-Thông số hơi làm việc: Thông số hơi bão hòa 2,5bar; 135 °C
-Nhiệt độ tối đa của quá trình nấu là 115-118 độ C
-Thời gian: dừng khi đạt nhiệt độ 115 độ C
- Cơ cấu khuấy trộn có tốc độ khuấy 20-30 vòng/ph. Cánh khuấy có khả năng tháo rời
nhanh chóng để dễ dàng vệ sinh.
Mã hiệu Đường kính
trong (mm)
Dung tích
chứa (lít)
Năng suất
nấu
(kg/mẻ)
Công suất
khuấy (kW)
NK0,15/6 750 150 60 0,75
NK0,3/6 900 300 120 2,2
3.2.2.2. Nhào trộn
Mục đích
-Chế biến: tạo độ dai, xốp, khả năng giữ khí, hình thành nên cấu trúc đặt trưng của sản
phẩm
-Hoàn thiện: trong giai đoạn này ta có thể phối chế thêm một số phụ gia màu mùi (nếu
cần) nhằm tăng tính cảm quan của sản phẩm
Các biến đổi
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 40 -
-Vật lý: nguyên liệu dạng lỏng sau nhào trở thành dạng sệt, khối kẹo sau nhồi này đồng
nhất và có độ xốp nhất định
-Hóa học: không đáng kể do nhiệt độ nhào thấp chủ yếu là phản ứng tạo gel của gelatine
Thiết bị
3.3. Quy trình sản xuất chocolate
3.3.1. Sơ đồ khối:
Model CNM 20 CNM 40 CNM 60 CNM 80
Capacity Ltr 20 40 60 80
Motor HP 220v 0.5 1 1.5 2
Khối lượng Kg 125 170 195 220
Rộng 400 600 650 700
Dài 650 800 900 1000
cao 900 1100 1200 1300
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 41 -
Xử lý nhiệt
Đảo trộn nhiệt
Phối trộn
Lecithin
Nghiền tinh
Chocolate
Bơ cacao,
sữa,đường mịn
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 42 -
3.3.2. Giải thích quy trình công nghệ
3.3.2.1. Phối trộn :
a, Mục đích :
Chuẩn bị
Trộn các nguyên liệu (bơ cacao, đường, sữa) lại với nhau theo một tỉ lệ thích hợp để hình
thành nên hỗn hợp huyền phù đồng nhất sử dụng cho các quá trình tiếp theo.
b, Các biến đổi xảy ra :
Vật lý :
Trong quá trình nhào trộn, nhiệt độ hỗn hợp tăng, độ nhớt giảm và kích thước các phần tử
pha rắn giảm.
Hóa học:
Độ ẩm của hỗn hợp giảm xuống còn 1 – 2%
Hóa lý:
Hỗn hợp nguyên liệu sau khi trộn sẽ chuyển thành dạng paste khô
c, Phương pháp thực hiện:
Ban đầu cho bơ cacao vào thùng phối trộn tạo môi trường liên tục, sau đó cho từ từ bột
cacao, sữa, đường dạng bột vào tạo thành pha phân tán. Cho cánh khuấy hoạt động trong
suốt quá trình.
Thời gian nhào trộn: 20 - 30 phút.
Nhiệt độ: 40oC - 45oC.
Nếu nhiệt độ nhào trộn vượt quá 60oC sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm
(do các chất béo trong sữa rất dễ bị oxy hóa trong điều kiện đảo trộn ở nhiệt độ cao và
thời gian kéo dài).
Độ ẩm trong bột cacao càng cao thì quá trình tạo ra các phần tử có kích thước lớn càng
mạnh, quá trình nghiền sau đó sẽ phức tạp hơn. Độ ẩm thích hợp cho việc nhào trộn của
khối chocolate là 1 - 2%, khi đó khối chocolate còn giữ được tính linh động, nên không
gây khó khăn cho quá trình nhào. Các chất thơm được cho thêm vào cuối giai đoạn nhào.
d, Thiết bị :
Máy phối trộn (năng suất: 30 - 40 kg/mẻ)
Cấu tạo:
Thiết bị được cấu tạo bằng thép không rỉ. Nguyên liệu gồm bơ cacao, đường và sữa sẽ
được đưa vào máy phối trộn qua phễu nhập liệu (1). Mỗi cylon nhập liệu đều có bộ phận
điều chỉnh lưu lượng. Nguyên tắc phối trộn bằng trục vít (3). Bộ phận tháo liệu (4) nằm
phía dưới máy.
Thông số:
Tốc độ trục vít: 60 vòng/phút
Thời gian: 30 phút
Cách thực hiện:
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 43 -
Khởi động máy, cho bơ cacao vào trước, sau đó cho từ từ đường, sữa vào. Sau thời gian
đảo trộn, ta tháo sản phẩm cho vào thùng chứa, chuẩn bị cho giai đoạn nghiền.
3.3.2.2. Nghiền mịn:
a, Mục đích :
Giảm kích thước các cấu tử, tạo thuận lợi cho các quá trình xử lý nhiệt tiếp theo sau.
b, Các biến đổi xảy ra :
Vật lý :
Biến đổi quan trọng của quá trình là kích thước các hạt giảm xuống thấp hơn 30ìm.
Nhiệt độ hỗn hợp tăng do ma sát; độ nhớt hỗn hợp giảm đến thấp nhất, do các hạt mịn và
độ ẩm hỗn hợp giảm.
c, Phương pháp thực hiện :
Hỗn hợp chocolate sau khi nhào trộn có nhiều phần tử có kích thước lớn sẽ được đưa vào
thiết bị nghiền 5 trục - nhập liệu tự động - để nghiền bột đến kích thước khoảng 30 ìm,
tạo ra hỗn hợp rất mịn, độ đồng đều cao. Các trục quay với tốc độ tăng dần từ trục đáy
lên trục đỉnh, các tinh thể đường được nghiền mịn; sau đó được tách ra khỏi trục đỉnh
bằng một dao cạo sắc.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 44 -
Nhiệt độ của hỗn hợp trong thiết bị phải giữ ở khoảng 45 - 48oC. Trong quá trình nghiền,
ma sát giữa các trục sẽ sinh nhiệt làm các trục nóng lên rất nhiều. Để ổn định nhiệt độ, ta
cần cho nước luân chuyển trong ống để làm nguội các trục.
Ở một số nhà máy, người ta tiến hành quá trình này 2 lần nhằm đạt được yêu cầu cao hơn
về độ mịn.
d, Thiết bị :
Cấu tạo:
Thiết bị nghiền trục gồm 5 trục bằng thép không rỉ, được đặt nằm ngang và xếp chồng lên
nhau. Nhập liệu từ trục cuối tạo thành dòng liên tục, bộ phận tháo liệu ở phía trên và có 1
dao cạo sắt để cạo sản phẩm ra khỏi trục.
Trong quá trình nghiền, do ma sát giữa các trục và giữa trục với nguyên liệu sẽ sinh nhiệt
làm các trục nóng lên rất nhiều, gây ảnh hưởng đến công suất nghiền. Do đó, ta cần phải
làm nguội thiết bị bằng cách cho nước luân chuyển trong lòng các trục.
Thông số kỹ thuật:
Vận tốc trục: các trục này quay với vận tốc tăng dần từ dưới lên đỉnh. Trục cuối cùng có
thể quay 200 vòng/phút
Kích thước trục: D x L 40 cm x 140 - 180 cm
Cách thực hiện:
Khối chocolate lỏng được cho vào phễu phân phối thành một màng mỏng chảy vào khe
hẹp giữa hai trục. Tác dụng nghiền được tạo ra do sức ép của hai trục; kết quả khối
chocolate được nghiền mịn và chảy vào máng hứng .
Loại HFS 140 – HFS 180
Công suất cực đại: 1200 – 1500 kg/h
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 45 -
Máy nghiền tinh 2 trục
(The K & Kurt 2 Roll Refiner)
Máy được thiết kế dễ sử dụng, dung tích sản phẩm lớn, chất lượng đạt yêu cầu. Quá trình
nghiền nát các thành phần của chocolate giữa 2 trục nghiền tạo ra khả năng sử dụng
đường tinh thể thay cho đường bột. Bằng cách này, người ta cũng có thể làm giảm bớt ẩm
bên trong chocolate.
Máy có thể giúp nâng cao độ đồng nhất nhưng không làm hư hỏng sản phẩm, bởi vì sự
quá nhiệt là đặc điểm tiêu biểu của quá trình nghiền tinh. Các phần tử tạo thành sau khi
nghiền tinh có kích thước nhỏ khoảng 25 µm.
Vùng nối kết giữa 2 trục được giới hạn và 50% bề mặt của các trục được sử dụng như
vùng làm mát.
Các kết quả có thể đạt được nhờ sử dụng 2 trục nghiền là: chất lượng, hương vị và các
đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cuối cùng và những đặc điểm này không thể đạt được khi
sử dụng những hệ thống khác. Bởi vì có các quá trình khác cũng diễn ra đồng thời trong
suốt quá trình nghiền tinh, và đây là cơ sở để tạo thành các đặc tính riêng cho sản phẩm
sau cùng.
Nguyên lý hoạt động của máy nghiền 2 trục
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 46 -
3.3.2.3. Đảo trộn nhiệt :
a, Mục đích :
Chế biến : Làm chín hỗn hợp sau khi nghiền mịn, tạo kết cấu và hương vị đặc trưng cho
chocolate.
b, Các biến đổi xảy ra :
Vật lý:
Nhiệt độ khối chocolate tăng cao do ma sát giữa khối chocolate với thành thiết bị và giữa
các phần tử với nhau, độ nhớt giảm.
Hóa học:
Quá trình xảy ra ở nhiệt độ cao và trong khoảng thời gian dài nên có nhiều phản ứng xảy
ra. Đặc biệt là phản ứng Maillard giữa acid amin và đường khử tạo màu, mùi, vị đặc
trưng cho sản phẩm.
Loại các acid dễ bay hơi có mùi khó chịu như acid acetic.
Các chất màu bị oxy hóa tạo màu đặc trưng cho chocolate.
Độ ẩm hỗn hợp giảm.
Hóa lý:
Lecithin được thêm vào (< 0.5 %) trước khi kết thúc quá trình đảo trộn 1 giờ với các mục
đích:
+ Làm giảm độ nhớt, giúp khối chocolate đạt được độ lỏng cần thiết.
+ Cải thiện cấu trúc bền nhũ chocolate.
+ Làm giảm nguy cơ xuất hiện hiện tượng nở hoa chất béo.
Cảm quan:
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 47 -
Có sự biến đổi sâu sắc về mùi vị và màu sắc, do đó nâng cao chất lượng của chocolate
thành phẩm.
c, Phương pháp thực hiện :
Nhiệt độ của quá trình: được giữ ở 45oC - 60oC.
Thời gian: kéo dài từ 48 - 72 giờ.
Ngoài ra, ta có thể cho thêm các chất tạo nhũ tương nước trong dầu, có gốc phosphatid
nhằm làm giảm độ nhớt của chocolate.
d, Thiết bị :
Thiết bị: The Frisse Conche (Năng suất: 100 - 2000 kg/mẻ).
Cấu tạo: Thiết bị gồm các cánh khấy có tác dụng nhào trộn và các dao nạo có tác dụng
trượt trên thành thiết bị tạo ma sát và tăng nhiệt độ. Bên ngoài là lớp vỏ áo thuận tiện cho
việc điều khiển nhiệt độ.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 48 -
Thông số kỹ thuật:
Các cánh khuấy quay với vận tốc và chiều khác nhau.
MÁY ĐẢO TRỘN NHIỆT FRISSE
(1) Ống hồi lưu. (2) Bảng điều khiển. (3) Ống thổi khí. (4) Phễu nhập liệu.
(5) Cánh khuấy. (6) Trục vít. (7) Bơm hồi lưu
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 49 -
Thiết bị: Longitudinal Conche (Năng suất: 100 – 1000 kg/mẻ).
Cấu tạo: Thiết bị gồm một máng (5) có đáy (6) làm bằng đá granite. Trong đó có một trục
lăn (4) bằng đá granite nằm ngang di chuyển qua lại trên mặt đáy có tác dụng đảo trộn
khối hỗn hợp, trục lăn này được điều khiển bởi bộ truyền động (1) và (2) thông qua tay
quay (3). Bộ phận (7) để gia nhiệt và nắp (8) để che đậy.
Thông số kỹ thuật:
Tần số bộ truyền động: 20 - 40 vòng/ phút
Kích thước trục lăn phụ thuộc vào năng suất của máy
Thời gian đảo trộn: 48 - 72 giờ (có khi lên đến 96 giờ)
Nguyên lý: Quá trình trượt giữa trụ tròn và đáy máng tạo ma sát làm tăng nhiệt độ. Thiết
bị này thích hợp với nguyên liệu dạng nhão hoặc nguyên liệu có hàm lượng béo cao. Để
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 50 -
giúp cho quá trình bay hơi ẩm hiệu quả hơn, trong quá trình đảo trộn ta cần gia nhiệt
thêm cho khối nguyên liệu.
Hình 12: Old longitudinal conche
(Source: H. Mikle, Chocolats Halba 2004)
3.3.2.4. Xử lý nhiệt :
a, Mục đích :
Hoàn thiện:
Ổn định tinh thể bơ cacao từ dạng không bền sang dạng bền hơn, tránh hiện tượng bề mặt
sản phẩm chocolate bị xám hoặc nở hoa. Ngoài ra, các tinh thể bơ ca cao phân phối đồng
đều sẽ giúp cho chocolate dễ dàng kết rắn trong quá trình làm mát.
Chuẩn bị:
Sau khi tinh thể chocolate hình thành, nâng nhiệt độ lên 28oC - 30oC tạo điều kiện thuận
lợi cho việc rót khuôn.
b, Các biến đổi xảy ra :
Vật lý :
Sự thay đổi nhiệt độ làm kết tinh hoàn toàn các dạng tinh thể bền và không bền.
Hóa lý :
Bơ cacao có rất nhiều dạng tinh thể và các dạng không bền sẽ từ từ chuyển sang dạng bền
hơn.
Sự tan chảy hoàn toàn khối chocolate, khối chocolate chuyển sang dạng lỏng
Nhiệt độ nóng chảy của các dạng tinh thể bơ ca cao
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 51 -
Dạng tinh thể ’
Nhiệt độ nóng chảy (OC) 18 23.5- 25.5 28 30
Ba dạng cấu hình đầu không bền nên sẽ chuyển sang dạng cấu hình ’ bền hơn (bất thuận
nghịch). Các dạng không bền sẽ làm chocolate bị xám màu do chất béo tái kết tinh, nhất
là thành những tinh thể lớn; các giọt glyceride lỏng di chuyển lên bề mặt và kết tinh làm
cho bề mặt chocolate mờ và không mịn, gây hiện tượng nở hoa chất béo. Do đó cần tạo
điều kiện để tạo ra nhiều tinh thể dạng ’ để khi đóng rắn bề mặt chocolate được mịn
đẹp.
Hóa học:
Có những biến đổi tương tự như trong quá trình đảo trộn nhiệt (sự biến đổi các chất màu,
giải phóng chất dễ bay hơi gây mùi khó chịu … ).
c, Phương pháp thực hiện :
Xử lý nhiệt chocolate là tạo ra dạng tinh thể bền vững của bơ ca cao trong chocolate. Hầu
hết các phương pháp xử lý nhiệt đều được thực hiện theo 4 bước:
+ Làm tan chảy hoàn toàn khối chocolate.
+ Hạ nhiệt độ đến điểm kết tinh và có thể gieo một ít mầm tinh thể, bơ cacao sẽ tinh thể
hóa nhanh.
+ Quá trình kết tinh.
+ Làm tan chảy các tinh thể không bền và các tinh thể bền kết tinh lại dưới dạng hạt.
Đầu tiên nâng nhiệt độ khối chocolate lên khoảng 44oC - 45oC và giữ trong 10 phút để
các khối cacao tan chảy hoàn toàn.
Sau đó hạ nhiệt độ khối chocolate nóng chảy xuống khoảng 27oC và giữ nhiệt độ ổn định,
tạo điều kiện cho các tinh thể bơ cacao được hình thành (còn gọi la giai đoạn ủ mầm tinh
thể) và kết hợp với sự khuấy trộn để các tinh thể phân bố đều trong khối chocolate. Trong
giai đoạn này, ta có thể bổ sung vào một số mầm tinh thể giúp giai đoạn này diễn ra
nhanh và tốt hơn.
Sau cùng, nâng nhiệt độ của khối chocolate lên khoảng 28oC - 30oC để làm tan chảy các
tinh thể kém bền còn sót lại, trong khi các tinh thể bền không bị tan chảy. Ngoài ra, lần
gia nhiệt này còn tạo cho khối chocolate một độ lỏng thích hợp cho quá trình rót khuôn
tiếp theo.
Chocolate đã được xử lý nhiệt có thể lưu trữ trong vài tháng mà không bị hiện tượng nở
hoa trong điều kiện nhiệt độ phòng không đổi trong khoảng 15 - 18 oC
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 52 -
d, Thiết bị :
Cấu tạo: Thiết bị gồm 3 khu vực được
gắn các bộ phận trao đổi nhiệt riêng.
Chocolate sẽ được bơm vào và di chuyển
theo dạng xoắn ốc xuyên qua các phần
trao đổi nhiệt. Nhiệt độ làm mát và mức
độ dòng chảy chocolate có thể được cài
đặt chính xác để đạt được lượng nhiệt trao
đổi theo yêu cầu. Các đầu dò nhiệt độ
được đặt sau mỗi khu vực trong thiết bị
để có thể đo nhiệt độ của cả khối
chocolate và nước lạnh.
Hình 13:Thiết bị xử lý nhiệt chocolate 3 giai đoạn
3.4. Giải thích quy trình sản xuất chocopie
3.4.1. Quá trình phối trộn nguyên liệu phụ và phụ gia
a, Mục đích:
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 53 -
Chuẩn bị: phối trộn các nguyên liệu phụ thành nhũ tương chuẩn bị cho quá trình nhào
trộn được tốt (chức năng quan trọng của hệ nhũ tương là làm bền hệ bọt xốp, giúp bánh
thành phẩm có độ xốp đạt yêu cầu và phân tán các hạt cầu béo).
Nguyên liệu phụ để phối trộn bao gồm:
Chất nhũ hóa: mono và diglyceride (471), polycerol ester (475), lecithin (322).
Chất bảo quản: calcium propionate (282).
Chất điều vị: acid malic (296), acid citric (330).
Hương tổng hợp: trứng, sữa, bơ.
Màu thực phẩm tổng hợp: ponceau 4r (124), tartrazin.
Thành phần phối trộn
Thành phần nguyên liệu tham khảo theo bánh Jaffa cake từ “biscuit, cracker and cookie
recipes for food industry”
Thành phần Jaffa cake
Bột mì 100
Đường kính 86.59
Glucose syrup 80% 6.95
Dầu 2.57
Trứng tươi 69.52
Amm. Bic. 0.64
Soda 0.5
ACP 0.5
Glycerin 3.09
Màu thực phẩm 0.1
Nước 3
b, Các biến đổi:
Biến đổi vật lý: nhiệt độ tăng nhẹ.
Biến đổi hóa lý: nước, dầu và các hợp chất tan trong nước dầu tạo thành hệ nhũ tương
đồng đều. Có sự hòa tan các chất khí: CO2, O2…
c, Thiết bị phối trộn:
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 54 -
Hình 14: Thiết bị phối trộn
Các nguyên liệu phụ, ngoại trừ chất tạo xốp, được cho vào thiết bị phối trộn (nước
và các chất tan trong nước đi một đường, các chất còn lại không tan trong nước đi đường
riêng), rồi đánh trộn đều trong thời gian khoảng 10 phút tạo thành hỗn hợp nhũ
tương đồng đều thì đạt yêu cầu.
Hệ thống có cánh khuấy. Trục cánh khuấy một đầu gắn với động cơ, đầu còn lại được
gắn với một ổ bi để tránh cánh khuấy bị lăng khi quay với vận tốc lớn. Bồn khuấy có gắn
tấm chặn để giảm xoáy phễu, chống trào, tăng diện tích sử dụng.
Hình dạng: trụ tròn, thể tích 7500 lít.
Áp suất làm việc: -0.8 → +0.1bar.
Nhiệt độ làm việc: 0 – 100oC.
Tốc độ khuấy: 60 – 120 vòng/phút.
Thời gian: 10 phút.
3.4.2. Quá trình nhào:
a, Mục đích
Chuẩn bị: quá trình nhào trộn nhũ tương với bột mì tạo khối bột đồng nhất, thuận lợi cho
quá trình tạo hình.
Hoàn thiện: các chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm như độ xốp, khả năng giữ khí của khối
bột nhào (khả năng này tạo tính chất đặc trưng của bánh là có độ xốp).
b, Tiến hành:
Quá trình nhào trộn được chia thành hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: tất cả các thành phần béo, đường và các thành phần phụ tạo kem trước, sau
đó trộn bột vào và nhào sơ bộ, nước được bổ sung trong quá trình nhào. Khi đó không khí
đi vào bên trong khối bột, làm giảm khối lượng riêng của nó.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 55 -
Giai đoạn 2: Khối bột sau đó được đi qua thiết bị nhào trộn tốc độ cao với hệ thống làm
lạnh bằng nước bên ngoài. Không khí được đưa vào khối bột với tốc độ và áp suất hợp lý
để tạo khối bột có khối lượng riêng khoảng 0.88 g/cc ở nhiệt độ 19oC. Áp suất trong suốt
quá trình nhào trộn được điều chỉnh nhờ một van khí ở đầu ra của thiết bị nhào.
c, Các biến đổi
Biến đổi vật lý:
Lúc đầu, khi mới nhào, bột tương đối dính do lượng nước tự do nhiều, khi các nguyên
liệu liên kết chặt chẽ với nhau thì độ dính giảm, đồng thời thể tích của khối bột cũng
giảm, độ dai tăng. Nhưng sau một thời gian nhào, có sự thâm nhập và tích lũy khí trong
khối bột nhào, nên thể tích khối bột tăng.
Trong quá trình nhào trộn, nhiệt độ của khối bột nhào sẽ tăng do ma sát và do các phản
ứng hóa học xảy ra trong bột nhào.
Biến đổi hóa lý:
Từ hỗn hợp các thành phần nguyên liệu ban đầu với các pha khác nhau chuyển thành một
pha nhão – bột nhào dạng paste, đồng nhất không tách rời.
- Protein hút nước hạt tinh bột trương nở, tạo trạng thái dẻo.
- Những cấu tử rời rạc liên kết với nhau tạo khối đồng nhất.
Hai protein gliadin và glutenin không tan trong nước sẽ hấp thụ nước, duỗi mạch, định
hướng sắp xếp lại thành hàng và làm phát sinh các tương tác ưa béo và hình thành các
cầu disulfua mới, kết quả hình thành mạng protein 3 chiều có tính nhớt, dẻo, dính, đàn
hồi, bao xung quanh các hạt tinh bột và những hợp phần khác. Hỗn hợp đó gọi là bột
nhào.
- Tinh bột có trong bột mì khoảng 70%, cũng ở nhiệt độ bột nhào nói trên, nó liên kết
khoảng 30% nước nhờ amilose và amilopectin (do hai chất này nếu ở trạng thái khô thì
liên kết với nhau bằng liên kết hidro, nếu cho nước vào thì liên kết hidro ngoại giữa tinh
bột - nước được hình thành → lượng nước tự do giảm).
- Muối ăn phân ly thành các ion. Các ion làm tăng hằng số điện môi của nước, làm giảm
độ dày và điện tích của lớp ion kép bao quanh các protein, làm cho các phân tử protein
đến gần nhau hơn, hình thành các tương tác ưa nước và kỵ nước, tạo nên những phân tử
protein có khối lượng phân tử lớn, tăng độ chặt của khung gluten.
- Có sự hòa tan của nguyên liệu đường.
Biến đổi hóa học:
Sự oxy hóa chất béo dưới tác dụng của oxy.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 56 -
Sự biến tính của protein dưới tác động cơ học.
Phản ứng hóa học tạo độ xốp cho sản phẩm.
Tạo nên những liên kết hoá học mới do trong quá trình hình thành mạng lưới gluten các
gliadin, glutenin sẽ kiên kết với nhau bằng liên kết hidro, bằng cầu disulfua và bằng
tương tác ưa béo.
Biến đổi hoá sinh:
Enzym protease và amylase trong bột thủy phân protein và tinh bột làm giảm tính đàn hồi
của khối bột.
Nhưng nhiệt độ khối bột nhào thường nhỏ hơn 400C, đây không phải là nhiệt độ tối thích
của 2 enzym trên, nên quá trình thủy phân diễn ra ít.
Biến đổi sinh học:
Có thể nhiễm vi sinh vật do sự nhào trộn làm tăng lượng O2 hòa tan, từ đó tạo điều kiện
cho vi sinh vật phát triển.
d, Thiết bị:
Sử dụng thiết bị nhào trộn liên tục tốc độ cao:
Thiết bị gồm có:
Một thùng hình trụ đặt nằm cố định (bowl) có cửa phía bên hông hay dưới đáy để tháo
liệu, nhưng thông thường thì nó sẽ quay xung quanh một trục khuấy nằm ngang để tháo
liệu dễ dàng hơn.
Các trục khuấy được lắp theo phương nằm ngang phía trong thùng hình trụ, mỗi trục có
một hay hai cánh khuấy.
Khi chỉ có một cánh khuấy thì các trục thường được đặt nghiêng để trộn bột không chỉ
theo hướng từ dưới lên mà còn từ phía bên này sang bên kia thùng. Các cánh khuấy có
thể được thiết kế gần sát hay vẫn có một khoảng cách nào đó với thùng hình trụ. Nếu
cánh khuấy sát với thùng thì sẽ đảm bảo khuấy trộn được tất cả bột nằm dưới đáy thùng,
còn nếu có khoảng cách thì quá trình nhào, cuộn và kéo dãn bột sẽ tốt hơn. Tốc độ và
hình dạng của cánh khuấy sẽ ảnh hưởng quyết định đến việc cắt xé bột, đôi khi người ta
có thể dùng thêm một cánh chắn gắn vào thùng để nâng cao hiệu quả, giúp bột đạt được
độ đồng nhất cao.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 57 -
Hình 15: Thiết bị nhào trộn đặt nằm ngang
Khi có hai cánh khuấy thì đáy của thùng thường có dạng chữ W và các cánh khuấy sẽ
quay theo hai hướng ngược nhau. Các thiết bị này được gọi là thiết bị nhào trộn có cánh
khuấy dạng chữ Z.
Tốc độ trục khuấy có thể đạt đến 60 vòng/phút, khi đó bột cứng sẽ được nhào trộn trong
thời gian tương đối ngắn khoảng 12-15 phút.
Ưu điểm của máy nhào trộn tốc độ cao đặt nằm ngang
Đây là những thiết bị rất mạnh và hiệu quả vì cánh khuấy có các giá đệm ở hai đầu nên
có khả năng nhào bột tốt và nhanh hơn so với máy nhào trộn đặt đứng.
Ta có thể đặt các phễu của thiết bị chia bột ngay bên dưới máy nhào trộn, nhờ đó có thể
không cần dùng đến các thùng chứa bột trung gian hoặc chỉ dùng đến chúng khi muốn
vận chuyển bột đến một nơi khác.
Có thể dễ dàng điều khiển nhiệt độ của thùng trộn một cách hiệu quả và chính xác thông
qua lớp vỏ áo có nước tuần hoàn.
Có thể thêm nguyên liệu vào từ phía trên của thùng hình trụ trong lúc trục khuấy đang
hoạt động, tức là giữa quá trình khuấy trộn, do đó việc nhào trộn sẽ linh động hơn để đạt
được chất lượng sản phẩm mong muốn.
Nhược điểm của máy nhào trộn tốc độ cao đặt nằm ngang
Việc nhập liệu chiếm một khoảng thời gian đáng kể trong chu kỳ nhào bột, nguyên liệu
phải được cho vào từ phía trên thiết bị.
Các trục khuấy có khuynh hướng thảy tung vật liệu lên phía trên do đó bột có thể bị dính
trên thành.
Nắp thùng hình trụ hoàn toàn che kín bên trong nên ta không thể theo dõi quá trình nhào
bột đang xảy ra.
Vệ sinh thiết bị cần được chú trọng nhiều hơn do có vài vùng khó tẩy rửa.
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 58 -
Khi muốn tái nhào trộn bột thì phải đổ bột từ thùng chứa vào thiết bị cho nên sẽ khó khăn
hơn thiết bị đặt đứng.
Hình dạng trục khuấy thường được thiết kế để thực hiện đồng thời cả 3 chức năng là
khuấy trộn, phân tán và nhào nên sẽ không có chức năng nào là tối ưu.
Do có các cánh khuấy nằm ở tâm của thùng chứa bột nên khi đổ bột ra sẽ ít nhiều gặp cản
trở, ngoài ra sẽ có một phần bột bị kẹt vào trục và cánh khuấy nên chỉ bị quay tròn chứ
không được nhào trộn.
Thiết bị thường nặng và gây nhiều rung động nên phải chú ý thiết kế sàn nhà, nhất là khi
thiết bị không đặt ở tầng trệt.
Năng suất của máy nhào trộn hoạt động gián đoạn
Người ta có 2 cách để nói về năng suất máy nhào trộn, đó là tính theo thể tích thùng chứa
bột hay tính theo khối lượng bột nhào / mẻ. Nhưng yếu tố cần quan tâm chính là khối
lượng bột tối đa trong từng mẻ được nhào trộn hiệu quả, nó phụ thuộc vào công suất
motor và thể tích vùng không gian mà trục khuấy và cánh khuấy hoạt động hiệu quả,
ngoài ra có còn phụ thuộc vào bản chất của loại bột nguyên liệu.
Năng suất thông thường của máy nhào trộn là 500-1000kg.
Hình 16: Khối bột nhào sau khi qua thiết bị nhào trộn
3.4.3. Tạo hình:
Loại bột nhào này rất ít béo và giàu đường, có xu hướng dính cứng vào bề mặt băng tải
trong quá trình nướng. Vì thế bề mặt băng tải cần được tráng dầu trước khi bột được đặt
lên để chuẩn bị nướng. Vì đặc tính khối bột nhào không có mạng gluten dai nên rất dễ bị
chảy ra khi nướng ở nhiệt độ cao, người ta thường dung băng tải đặc biệt vừa chống dính,
vừa hạn chế được sự chảy ra khi nướng của bột. Loại dầu thường sử dụng là loại dầu đặc
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 59 -
biệt, hoặc hỗn hợp của dầu và bột ngũ cốc được trải thành một lớp rất mỏng và đều trên
băng tải.
Ở đây ta dung phương pháp tạo hình bằng cách ép cắt. Ép đùn là phương pháp nén khối
bột nhào qua lỗ khuôn. Áp suất nén được tạo bởi những con lăn cho bột nhào xốp và
mềm, sau đó bột được cắt bằng dây kim loại.
Hình dạng của bánh phụ thuộc sự ăn khớp của tốc độ của đầu phun và băng tải. Với loại
bánh Choco pie, hình dáng bánh tròn là do đầu phun và băng tải chạy cùng tốc độ ngay
sau khi đầu phun được mở ra.
Các yếu tố ảnh hưởng:
Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng tới độ nhớt của bột nhào. Nhiệt độ cao làm bột nhào có độ
nhớt thấp, dễ ép cắt nhưng tạo điều kiện cho các phản ứng caramel, mailard và một số
phản ứng khác xảy ra mạnh mẽ, gây màu không mong muốn cho sản phẩm. Nhiệt độ cao
làm bay hơi nước, ảnh hưởng tới các thông số của quá trình nướng sau đó. Nhiệt độ quá
thấp làm bột nhào có độ nhớt cao, khó ép cắt.
Lượng bột: vừa đủ theo tiêu chuẩn của nhà máy, thường thì lượng bột được dung là
7.3gx2/bánh.
Thiết bị: máy ép – cắt tạo hình (không qua giai đoạn cán).
Cấu tạo:
Phễu nhập liệu.
Hệ thống hai con lăn: nén khối bột nhào vào khoang áp suất ở bên dưới. Con lăn có thể
hoạt động liên tục hoặc gián đoạn, nó cũng có thể chuyển động ngược lại để giải phóng
áp suất và tạo ra lực hút trở lại tại khuôn rập hoặc vòi phun tại đáy của khoang áp suất.
Do đó bột nhào có thể nén liên tục hay gián đoạn ra khỏi khoang áp suất.
Khuôn rập: tạo hình cho sản phẩm.
Lưỡi cắt: có dây kim loại hoặc lưỡi dao phẳng hay răng cưa bén để cắt tạo hình.
Thiết bị ép thường đặt trên dãy lò nướng hoặc trên băng tải (đối với loại bánh cần định
chiều dài): khuôn rập cách dãy lò nước hoặc băng tải khoảng 70mm.
Kích thước của thiết bị ép thường được quyết định thông qua kích thước của khuôn rập.
Điều chỉnh tốc độ ép bằng cách điều chỉnh tốc độ của con lăn ép.
Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ ép: trạng thái của khối bột nhào, áp suất của khoang bên
trên khuôn rập, lượng bột nhào nhập vào.
Nguyên lý hoạt động:
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 60 -
Bột nhào được ép qua một dãy các khuôn rập (có hình dạng và kích thước như mong
muốn) và một khung gắn dây căng hoặc lưỡi dao gạt đi qua đi lại bên dưới của lỗ khuôn
để cắt bột nhào đã ép. Dây cắt có thể rung theo phương ngang để tăng hiệu quả cắt. Mẫu
bột nhào sau đó rơi xuống dãy lò hoặc băng tải.
Dây cắt có thể cắt khi chuyển động tới hoặc thường theo hướng ngược lại. Khi đó nhát
cắt gần với khuôn rập và nhát quay lại sẽ thấp hơn, tách xa khuôn rập để không bị dính
với khối bột nhào đang được ép.
Đặc điểm:
Những miếng bột nhào có thể rơi thẳng hoặc quay vòng trước khi rơi xuống dãy lò,
nhưng điều đó không ảnh hưởng lớn nhưng các miếng bột phải giống nhau. Chỉ khi bột
nhào có cấu trúc thô, dính thì có thể rơi không theo ý muốn. Có thể điều chỉnh sự rơi bằng
cách điều chỉnh khoảng cách giữa lỗ khuôn và dãy lò hoặc vị trí của dây cắt. Điều mong
muốn là các miếng bột nhào có khối lượng kích thước đồng đều.
Tốc độ của dây cắt không cao, ít khi lên đến 100 nhát/phút. Tuy nhiên có thể tăng số dãy
bánh lên bằng cách:
Sử dụng lỗ khuôn dãy đôi nếu mẫu cần kích thước nhỏ.
Sử dụng hai máy cùng một lúc để nặn tạo hình luân phiên từng dãy bánh.
Bột nhào ép đùn từ lỗ khuôn hình tròn có thể biến dạng khi cắt. Đặc biệt nếu bột nhào có
chứa những phần tử thô như trái cây sấy do nó kéo trôi trên dây cắt. Điều đó sẽ ảnh
hưởng đến hình dạng của bánh nướng, có thể khắc phục bằng cách cho bánh chạy qua con
lăn từ phía trên để tạo lực ép cho bánh có hình dạng phẳng trước khi nướng.
Miếng bột nhào cắt thường các bề mặt xù xì, vùng trung tâm dày hơn ở rìa. Có thể giảm
hiện tượng này bằng cách giảm kích thước lỗ khuôn.
Chúng ta có thể sử dụng khuôn có nhiều hình dạng khác nhau trên cùng một dãy lò, hoặc
có thể sử dụng hai hay nhiều khối bột nhào cùng một lần. Từ đó ta có thể sản xuất một lô
bánh đủ loại, nhưng công thức bột và trọng lượng bánh nên được tính toán cẩn than để tối
ưu cho việc nướng bánh đủ loại.
Thông số thiết bị:
Tốc độ dao cắt: 100 lần/phút
Tốc độ con lăn: 150 lần/phút
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 61 -
Hình 17: Máy ép cắt
Hoạt động máy tạo hình bằng dây cắt
Hình dạng lỗ khuôn và bánh cho trường hợp cắt bằng dây
GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà CHOCOPIE
- 62 -
Bánh cắt bằng dây có nhân
3.4.4. Nướng:
a, Mục đích
Chế biến: Nhiệt độ cao trong lò nướng có tác dụng làm chín sản phẩm, thích hợp cho
mục đích sử dụng đồng thời dẫn đến sự biến đổi lý – hóa và hệ keo làm cho sản phẩm có
cấu trúc, mùi vị, màu sắc đặc trưng.
Bảo quản: nhiệt độ nướng cao (trên 1500C), tiêu diệt vi sinh vật vào trong giai đoạn này,
tăng thời gian bảo quản.
b, Các biến đổi
Các biến đổi vật lý:
Biến đổi về khối lượng: khối lượng của sản phẩm (bánh nướng) giảm đi, nguyên nhân là
do mất nước từ trong quá trình nướng dưới tác dụng của nhiệt độ.
Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt độ bánh tăn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAOCAOHC_SXCHOCOPIE.pdf