Tài liệu Đề tài Tìm hiểu phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE 810: Lời cảm ơn
Trang a
LỜI CẢM ƠN !
O
Sau 5 năm học tập và nghiên cứu tại Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông,
em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt cho em những kiến
thức, kinh nghiệm quí báu, làm nền tảng cho công việc sau này .
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị ở Đài viễn thông Phú Lâm, tỉnh Phú Yên
đặc biệt là các anh chị ở tổ đài đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về tài liệu cũng như là về quan
sát thực tiễn sinh động, giúp em có được những hiểu biết thực tế, mở mang kiến thức.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đoàn Nhựt Vình, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực
hiện đề tài, giúp đỡ em từ tài liệu cho đến phương pháp nghiên cứu, cách viết luận văn. Đây là
những kinh nghiệm vô cùng quý giá đối với em.
Xin chân thành cảm ơn những người bạn, những người đã sát cánh cùng em trong suốt
quãng đường đại học.
Phú lâm, Ngày 17 Tháng 12 Năm 2007
Sinh viên :Dương Hữu Luân
Lời nói đầu
Trang b
LỜI NÓI ĐẦU
&
Hi...
142 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE 810, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Trang a
LỜI CẢM ƠN !
O
Sau 5 năm học tập và nghiên cứu tại Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông,
em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt cho em những kiến
thức, kinh nghiệm quí báu, làm nền tảng cho công việc sau này .
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị ở Đài viễn thông Phú Lâm, tỉnh Phú Yên
đặc biệt là các anh chị ở tổ đài đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về tài liệu cũng như là về quan
sát thực tiễn sinh động, giúp em có được những hiểu biết thực tế, mở mang kiến thức.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đoàn Nhựt Vình, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực
hiện đề tài, giúp đỡ em từ tài liệu cho đến phương pháp nghiên cứu, cách viết luận văn. Đây là
những kinh nghiệm vô cùng quý giá đối với em.
Xin chân thành cảm ơn những người bạn, những người đã sát cánh cùng em trong suốt
quãng đường đại học.
Phú lâm, Ngày 17 Tháng 12 Năm 2007
Sinh viên :Dương Hữu Luân
Lời nói đầu
Trang b
LỜI NÓI ĐẦU
&
Hiện nay, mạng lưới viễn thông Việt Nam đã được đầu tư trang bị các chủng loại
thiết bị viễn thông rất đa dạng về mặt công nghệ. Các hệ thống thuộc cùng một phạm
vi công nghệ đều có các tính năng kỹ thuật cơ bản cận tương đồng. Tuy nhiên các
chủng loại thiết bị được thiết kế bởi các hãng viễn thông khác nhau và ngay cả các thế
hệ thiết bị của cùng một nhà sản xuất cũng có các nét đặc trưng riêng biệt. Nghiên cứu
cấu trúc hệ thống, tính năng kỹ thuật, nguyên lý hoạt động của thiết bị để từ đó tìm ra
được giải pháp tốt nhất cho việc vận hành, khai thác và bảo dưỡng hệ thống là một
công việc cần được đầu tư thích đáng đối với nhà quản lý và người sử dụng thiết bị.
Mặc dù mỗi một thiết bị viễn thông được cung cấp bởi nhà sản xuất bao giờ cũng
có tài liệu hướng dẫn khai thác kèm theo, nhưng đa số các thông tin trong tài liệu
được trình bày trên quan điểm khái quát hóa .Chính vì lẽ đó mà luận văn “ Tìm hiểu
phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE 810” muốn xây dựng để
chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về cấu trúc phần cứng từng khối chức năng và qui
trình vận hành ,khai thác, bảo dưỡng tổng đài AXE 810- một tổng đài thế hệ mới của
Ericsson.
Luận văn “ Tìm hiểu phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE
810” này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu tại Học Viện Công Nghệ
Bưu Chính Viễn Thông II, và thời gian thực tập tốt nghiệp tại tổng đài Bưu Điện tỉnh
Phú Yên. Luận văn này trình bày các nội dung sau:
· Nghiên cứu cấu trúc tổng quát của đài AXE 810, thấy được một số ưu điểm nổi
bật của đài AXE 810.
· Nghiên cứu cấu trúc phần cứng tổng đài AXE 810 qua các khối chức năng :
điều khiển, xuất nhập, chuyển mạch và giao tiếp.
· Nghiên cứu các công việc liên quan đến vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài.
Trong quá trình thực hiện luận văn dưới sự giúp đỡ tận tình của thầy Đoàn Nhựt
Vinh, cùng với các bạn trong lớp đã góp ý xây dựng. Đến nay tuy luận văn đã hoàn
thành nhưng vì thời gian có hạn và trình độ còn nhiều mặt hạn chế nên luận văn khó
tránh khỏi những sai sót. Do vậy rất mong sự góp ý và thông cảm của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trường Học Viện Công Nghệ
Bưu Chính Viễn Thông. Đặc biệt là thầy Đoàn Nhựt Vinh đã chỉ bảo tận tình cho em
trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn các bạn trong lớp đã góp ý thêm để
hoàn thành luận văn.
Mục lục
Trang c
MỤC LỤC
&
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
1.1.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AXE.......................................................... 1
1.2.ỨNG DỤNG CỦA TỔNG ĐÀI AXE ................................................................... 2
1.3.CẤU TRÚC TỔNG QUÁT................................................................................... 4
1.3.1.Cấu trúc chung của hệ thống AXE .................................................................. 4
1.3.2.Cấu trúc hệ thống tổng đài AXE 810 .............................................................. 6
1.4.NHỮNG TIẾN BỘ CỦA AXE 810 SO VỚI ĐÀI THẾ HỆ TRƯỚC...................... 8
Chương 2: PHẦN CỨNG TỔNG ĐÀI AXE 810
2.1.KHỐI ĐIỀU KHIỂN APZ....................................................................................11
2.1.1 Phân cấp xử lý trong AXE ............................................................................ 11
2.1.2.Khối xử lý trung tâm CPS............................................................................. 12
2.1.2.1.SPU (Signal Processor Unit): ................................................................. 13
2.1.2.2.IPU (Instruction Processor Unit): ........................................................... 13
2.1.2.3.Bộ phận điều khiển Bus xử lý vùng (RPH) ............................................. 14
2.1.2.4.Đơn vị bảo dưỡng (MAU) ...................................................................... 15
2.1.2.5.MAI (Maintenance Unit Interface) ......................................................... 15
2.1.2.6.Khối nguồn (POWC).............................................................................. 15
2.1.2.7.CP BUS.................................................................................................. 15
2.1.2.8.CP-RP Comunication (RBB-S) .............................................................. 15
2.1.2.9.Nguyên lý hoạt động của bộ xử lý trung tâm CPU.................................. 16
2.1.3. Bộ xử lý vùng RP (Regional Processor ) ...................................................... 17
2.1.3.1Các chức năng của RP............................................................................. 17
2.1.3.2.Cấu trúc của RP...................................................................................... 17
2.1.4. Bộ điều khiển thiết bị (DP: Device processor) ............................................................19
2.2.KHỐI XUẤT NHẬP IOG 20C.............................................................................21
2.2.1.Các chức năng của khối IOG 20 C ................................................................ 21
2.2.2. Cấu trúc phần cứng chính: ........................................................................... 21
2.2.3.Các phân hệ trong IOG 20C.......................................................................... 22
2.2.3.1.SPS (hệ thống xử lý hỗ trợ): ................................................................... 22
2.2.3.2.MCS (hệ thống giao tiếp người và máy): ................................................ 24
2.2.3.3.FMS (hệ thống quản lý File):.................................................................. 24
2.2.3.4.DCS (hệ thống giao tiếp dữ liệu): ........................................................... 24
2.2.4.Giao tiếp cảnh báo hệ thống .......................................................................... 26
4.1.3. Nguyên lý khôi phục lỗi hệ thống. ................................................................ 27
Mục lục
Trang d
2.3.KHỐI CHUYỂN MẠCH APT .............................................................................28
2.3.1 Chức năng cơ bản của khối chuyển mạch...................................................... 28
2.3.2.Cấu trúc chuyển mạch ..........................................................................................................28
2.3.2.1.Nguyên lý chuyển mạch thời gian TSM.................................................. 28
2.3.2.2.Nguyên lý chuyển mạch không gian (SPM)............................................ 30
2.3.2.3.Chuyển mạch nhóm GSS........................................................................ 31
2.3.2.4.Sự an toàn của chuyển mạch................................................................... 32
2.3.3.Mô tả phần cứng của bộ chuyển mạch trong tổng đài AXE 810 .................... 33
2.3.3.1.Chức năng của GEM: ............................................................................. 33
2.3.3.2.Chức năng từng card trong GEM:........................................................... 34
2.3.3.2.a.Card SCB-RP (Support and Connection Board): .............................. 34
2.3.3.2.b.Card CGB (Clock Generation Board):.............................................. 34
2.3.3.2.c.Card IRB (Incoming Reference Board): ........................................... 35
2.3.3.2.d.Card DLEB (Digital Link Extension Board): ................................... 35
2.3.3.2.e.Card CDB (Clock Distribution Board): ............................................ 35
2.3.3.2.f.Card XDB (Swiching Distribution Board): ....................................... 35
2.3.4. Ma trận chuyển mạch................................................................................... 36
2.4.KHỐI TRUNG KẾ VÀ BÁO HIỆU TSS .............................................................40
2.4.1.Các chức năng của TSS : .............................................................................. 40
2.4.2.Cấu trúc phần cứng và các khối chức năng của TSS: .................................... 40
2.4.2.1Các giao tiếp trong GMD: ....................................................................... 40
2.4.2.2.Cấu trúc phần cứng các khối chức năng của TSS:................................... 41
2.4.2.2.a.DLHB(Digital Link Multiplexer Half Height Board): ...................... 41
2.4.2.2.b.ETC(Exchange Terminal Circuit): ................................................... 42
2.4.2.2.c.PDSPL(Pooled Digital Signalling Processor, Low capacity platform
board):............................................................................................................ 42
2.4.2.2.d.PCD-D(Pulse Code Modulation Device-Digital):............................. 42
2.4.2.3.Các khối phần mềm chức năng thực hiện nhiệm vụ báo hiệu.................. 43
2.4.3.TSS và báo hiệu kênh riêng CAS: ................................................................. 44
2.4.4. TSS và báo hiệu kênh chung C7: ................................................................. 45
2.5. KHỐI GIAO TIẾP THUÊ BAO SSS ..................................................................47
2.5.1. Các chức năng cơ bản .................................................................................. 47
2.5.2. Thông tin giữa EMRP (RSS) và bộ xử lý trung tâm (CP) của tổng đài ......... 48
2.5.3. Khối giao tiếp thuê bao gần(CSS) ................................................................ 50
2.5.4. Tổng quát khối giao tiếp thuê bao EAR ...................................................... 50
2.5.4.1.Cấu trúc phần cứng của EAR 910........................................................... 51
2.5.4.1.a.TAU (Test, Maintenance and Administration Unit).......................... 51
2.5.4.1.b.AUS (Access Unit Switch)............................................................... 54
2.5.4.1.c.AU (Access Units) ........................................................................... 56
Khối giao tiếp thuê bao tương tự AU PSTN................................................ 56
Mục lục
Trang e
Khối giao tiếp thuê bao số AU ISDN BA ................................................... 58
Khối giao tiếp thuê bao số AU ISDN PRA ................................................. 59
2.6.NGUYÊN LÝ THIẾT LẬP CUỘC GỌI ..............................................................60
2.7.GHI NHẬN VIỆC LẮP ĐẶT PHẦN CỨNG TỔNG ĐÀI AXE 810....................63
2.7.1.Cấu trúc phần cứng cơ bản của đài AXE 810 ................................................ 63
2.7.1.1.Cabinets( Tủ thiết bị).............................................................................. 63
2.7.1.2.Subracks (Ngăn thiết bị) ......................................................................... 65
2.7.1.3. Cooling (Hệ thống làm mát) .................................................................. 66
2.7.1.4.Đấu nối cáp ............................................................................................ 67
2.7.1.4.Phân phối nguồn..................................................................................... 67
2.7.1.5.Cáp......................................................................................................... 68
2.7.2.Sơ đồ lắp đặt tổng đài AXE 810 dung lượng 32 Kmup ................................. 69
2.7.3. Miêu tả chi tiết từng tủ phần cứng chức năng............................................... 70
2.7.3.1.Tủ APZ .................................................................................................. 70
2.7.3.1.a.IOG 20C .......................................................................................... 70
2.7.3.1.b.APZ 212 33C................................................................................... 70
2.7.3.2.Tủ APT .................................................................................................. 71
2.7.3.3.Tủ ETC .................................................................................................. 71
2.7.3.4.Tủ RPG .................................................................................................. 72
2.7.3.5.Tủ ASM ................................................................................................. 72
Chương 3: ĐIỀU HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG TỔNG ĐÀI AXE 810
3.1.KHÁI QUÁT CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH BẢO DƯỠNG.....................................75
3.1.1.Việc vận hành khai thác liên quan đến các mảng công việc như:.................... 75
3.1.2. Các công tác bảo dưỡng............................................................................... 75
3.1.2.1 Bảo dưỡng phòng ngừa (Preventive Maintenance) ................................. 76
3.1.2.2 Bảo dưỡng sửa chữa (Corrective Maintenance) ...................................... 76
3.1.2.3 Bảo dưỡng tự động (Controlled Corrective Maintenance (CCM)) .......... 76
3.2. phần mềm giao tiếp với đài..................................................................................77
3.2.1.Cài đặt phần mềm WINFIOL. ....................................................................... 77
3.2.2.Giới thiệu phần mềm tra cứu thư viện tổng đài (ALEX): ............................... 77
3.2.3. Ngôn ngữ người – máy:................................................................................ 79
3.2.4.Các lệnh thường dùng trong tổng đài AXE .................................................... 86
3.3. MỘT SỐ QUI TRÌNH KHAI THÁC TỔNG ĐÀI ...............................................95
3.3.1Qui trình đấu nối thuê bao mới ....................................................................... 95
3.3.2.Cài đặt một số dịch vụ thuê bao tiêu biểu....................................................... 95
3.3.3.Qui trình đấu nối trung kế.............................................................................101
3.3.4.Qui trình đấu nối và định tuyến báo hiệu số 7 ...............................................102
3.3.5.Qui trình phân tích định tuyến (phân tích số): ...............................................106
Mục lục
Trang f
3.3.6.Qui trình định nghĩa Annoucement Route ( route thông báo): .......................110
3.3.7.Qui trình đo lưu lượng (Traffic Measent):.....................................................111
3.3.8.Qui trình đặt cấu hình File truy xuất dữ liệu đo thống kê : ............................112
3.3.9.Qui trình truy xuất dữ liệu đo thống kê : .......................................................113
3.3.10.Qui trình truy xuất dữ liệu cước .................................................................113
3.4. MỘT SỐ QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG TỔNG ĐÀI AXE 810. ..........................114
3.4.1.Các công việc giám sát định kỳ....................................................................114
3.4.2.Qui trình xử lý sự cố thuê bao. .....................................................................116
3.4.3.Giám sát ROUTE (Ruote Supervision): .......................................................117
3.4.4.Kiểm tra và xử lý trung kế: ..........................................................................118
3.4.5.Qui trình xử lý sự cố CP, RP, EM và EMG:.................................................118
3.4.6.Qui trình xử lý hiện tượng treo kết nối trong hệ thống: ................................119
3.4.7.Qui trình thay thế bo mạch...........................................................................119
3.4.8.Qui trình xử lý khẩn cấp bằng công tắc reset trên tủ IOG:............................121
3.4.9.Vệ sinh công nghiệp phòng máy, thiết bị .....................................................122
Mục lục
Trang g
DANH MỤC HÌNH
&
Hình 1.1: Một ví dụ về sự tăng khả năng xử lý qua các đời APZ 212 .......................... 2
Hình 1.2: Khả năng ứng dụng của đài AXE ................................................................ 3
Hình 1.3: Phân cấp AXE – các mức chức năng ........................................................... 5
Hình 1.4: Cấu trúc phần cứng của đài AXE 810. ......................................................... 6
Hình 1.5: Cấu trúc tổng quát của đài AXE 810............................................................. 8
Hình 1.6: Một số ưu điểm của đài AXE 810 so với thế hệ trước.................................. 9
Hình 1.7 : Khả năng xử lý của CP giữa các hệ............................................................10
Hình 1.8: Khả năng chuyển mạch của hệ thống qua các thế hệ...................................10
Hình 2.1: Phân cấp xử lý............................................................................................11
Hình 2.2: Cấu trúc của APZ 212 33 C. .......................................................................12
Hình 2.3: Bus nối tiếp RPH........................................................................................14
Hình 2.4: Sơ đồ kết nối giữa RPH và CPU.................................................................14
Hình 2.5: Nguyên lý phát hiện và sửa lỗi hệ thống......................................................16
Hình 2.6: Thông tin giữa CP-RP-EM .........................................................................18
Hình 2.7: Sơ đồ khối của RP. .....................................................................................19
Hình 2.8: Quan hệ giữa EMRP và DP ........................................................................19
Hình 2.9: Cấu trúc phần cứng của IOG 20 C. .............................................................22
Hình 2.10: Các hệ thống con của IOG 20C ................................................................23
Hình 2.11: Các cổng truy xuất của card LUM. ...........................................................25
Hình 2.12: Mô tả bảng cảnh báo đài AXE 810............................................................26
Hình 2.13: Nguyên lý phục hồi hệ thống khi lỗi xảy ra ...............................................27
Hình 2.14: Nguyên lý chuyển mạch ba tầng T-S-T.....................................................28
Hình 2.15: Các bộ nhớ thoại và bộ nhớ điều khiển trong TSM ...................................29
Hình 2.16: Cách bố trí các bộ nhớ thoại và điều khiển ...............................................29
Hình 2.17: Điểm kết cuối mạng chuyển mạch (SNTP) ...............................................30
Hình 2.18: Module chuyển mạch không gian, SPM....................................................30
Hình 2.19: Mô tả các device kết nối tới ......................................................................32
Hình 2.20: Mô tả nguyên lý sử dụng Plane Select Bit.................................................32
Mục lục
Trang h
Hình 2.21 : Subrack GEM..........................................................................................33
Hình 2.22: GEM và phần giao tiếp.............................................................................34
Hình 2.23 : Mạch tạo xung đồng hồ ...........................................................................35
Hình 2.24: Các cổng của card XDB ...........................................................................36
Hình 2.25: Ma trận chuyển mạch 32 GEM.................................................................36
Hình 2.26: Cách nối các phần tử trong mạng chuyển mạch 32 GEM..........................37
Hình 2.27: Đấu nối CDB với XDB trong cấu hình <=128 KMup ...............................38
Hình 2.28: Cấu hình subrack CDM ............................................................................39
Hình 2.29: Subrack GDM...........................................................................................40
Hình 2.30: Các giao tiếp trong GDM .........................................................................41
Hình 2.31: Các khối chức năng của TSS ....................................................................41
Hình 2.32: Các khối phần mềm thực hiện nhiệm vụ báo hiệu số 7..............................43
Hình 2.33: Ví dụ về thiết lập cuộc gọi sử dụng MFC..................................................45
Hình 2.34: Phần cứng cần thiết cho kết nối báo hiệu kênh chung ...............................45
Hình 2.35: phần cứng và phần mềm cho cuộc gọi sử dụng C7....................................46
Hình 2.36: Vị trí của khối giao tiếp thuê bao trong đài ...............................................48
Hình 2.37: Thông tin giữa CP – EMRP ......................................................................48
Hình 2.38: Bộ phận điều khiển của SSS .....................................................................49
Hình 2.39: Kết nối EAR 910 với AXE .......................................................................50
Hình 2.40: TAU trong EAR 910 ................................................................................52
Hình 2.41: Cấu trúc phần cứng chi tiết của TAU........................................................53
Hình 2.42: Phần cứng của AUS..................................................................................54
Hình 2.43: khối giao tiếp thuê bao PSTN ...................................................................56
Hình 44: Sơ đồ mạch của card LIC30.........................................................................57
Hình 2.45: Sơ đồ khối mạch AU ISDN ......................................................................59
Hình 2.46: Kết nối của thuê bao ISDN PRA đến AUS. ..............................................59
Hình 2.47: Phần cứng và phần mềm đảm nhiệm chức năng thiết lấp cuộc gọi ............60
Hình 2.48: Kích thước tủ thiết bị................................................................................64
Hình 2.49: Cách lắp đặt tủ trong tổng đài ...................................................................64
Hình 2.50: Minh họa cách đánh số dãy tủ và số tủ......................................................65
Mục lục
Trang i
Hình 2.51: Kích thước vật lý subrack. ........................................................................66
Hình 2.52: Lắp đặt quạt thông gió trong tủ .................................................................66
Hình 2.53: Ngăn cáp nhìn từ trên xuống.....................................................................67
Hình 2.54: Cáp được nối từ kệ cáp .............................................................................67
Hình 2.55: Sơ đồ phân phối nguồn .............................................................................68
Hình 2.56: Phân phối nguồn đến từng subrack ...........................................................68
Hình 2.57: Sơ đồ lắp đặt tổng đài AXE 810 lượng chuyển mạch 32KMup.................69
Hình 2.58: Subrack IOG 20C .....................................................................................70
Hình 2.59: Subrack APZ 212 33C..............................................................................70
Hình 2.60: Surack GEM.............................................................................................71
Hình 2.61: Subrack GDM ..........................................................................................72
Hình 3.1: Bảo dưỡng phòng ngừa và sửa chữa ...........................................................76
Hình 3.2: Bảo dưỡng tự động.....................................................................................76
Hình 3.3: Giao diện phần mềm tra cứu thư viện tổng đài ALEX .................................78
Hình 3.4: Ví dụ khi cảnh báo xuất ra ..........................................................................81
Hình 3.5: Quá trình phân tích số B............................................................................106
Hình 3.6: Ví dụ một mạng đơn giản có 6 tổng đài.....................................................107
Hình 3.7: Bảng B- Number của ví dụ trên.................................................................108
Hình 3.8: Các lệnh phân tích RC (Routing Cases).....................................................109
Hình 3.9: Các lệnh phân tích bảng B.........................................................................110
Hình 3.10: Hệ thống quạt thông gió…………………………………………………123
Từ viết tắt
Trang j
TỪ VIẾT TẮT
&
A
ALB Analogue Line Board
ALD Alarm Display Panels
ALI Alarm Interface
AMB Automatic Maintenance Bus
AMU Automatic Maintenance Unit
AN Access Network
ANT ABC class for System/subsystem
APT Telephony part of AXE
APZ Control part of AXE
ASD Auxiliary service device
AST Announcement Service Terminal
ATM Asynchronous Transfer Mode
AT Alphanumeric Terminal
ATL Autonomous traffic at link failure
AU Access Unit
AU-EP Access Unit connection board for Equipment Protection switching.
AUS Access Unit Switch
AUS-C AUS Connection board
AUS-EP AUS connection board for Equipment Protection
B
BA Basic Access
BHCA Busy Hour Call Attempts
BN Block Number
BNAM Bus Network Adaptor Magazine
BSC Base Station Controller
BT Bothway Trunk
C
C7DR CCS7 Distribution and Routing
C7LABT CCS7 Label Translation
C7ST CCS7 Signalling Terminal
CA Charging analysis
CAS Channel Associated Signalling
CCD Conference Call Device
CCM Controlled Corrective Maintenance
CCS Common Channel Signalling Subsystem
CDU Control and Display Unit
Từ viết tắt
Trang k
CHS Charging Subsystem
CIS Clock interrupt signal
CJ Combined Junctor
CJU Combined junctor unit
CLCOF Call Supervision and Coordination of Functions
CLM Clock Module
CLT Clock Pulse Generating and Timing
CP Central Processor
CPG Central Processor Group
CPS Central Processor Subsystem
CPT Central Processor Test
CPU Central Processor Unit
CPUM Central Processor Unit Magazine
CR Code receiver
CRT ABC class for Set of Parts
CS Code sender
CS Control store
CSR Code Sender Receiver
CSR-D Code Sender Receiver-Digital
CSS Central Subscriber Switch
CTB Central Processor Test Bus
D
DBS Database Management Subsystem
DCS Data Communication Subsystem
DDF Digital Distribution Frame
DIAMUX Digital Analog Multiplexer
DIP Digital Path
DIPST Digital Path Supervision and Test
DLB Digital Line Board
DLB2U Digital Line Board for U interface
DP Device Processor
DPC Display and Power Controller
DRS Data Reference Store
DRSB Data Reference Store Bus
DS Data Store
DSU Data Store Unit
DTMS Dual Tone Multi-Frequency
DTS Data Transmission Subsystem
DU2 Distribution Unit
E
EM Extension Module
EMB Extension Module Bus
EMG Extension Module Group
Từ viết tắt
Trang l
EMRP Extension Module Regional Processor
EMRPB Extension Module Regional Processor Bus
EMRPD Extension Module Regional Processor Digital
EMC ElectroMagnetic Compatibility
EPS Equipment Protection Switching
ESS Extended Switching Subsystem
ET Exchange Termination
ETB Exchange Terminal Board
ETC Exchange Terminal Circuit
ETP Exchange Terminal for Primary Rate Access
EX Executive
F
FDM Frequency division multiplex
FMS File Management Subsystem
G
GS Group Switch
GSM Group Switch Maintenance
GSR Regional Software in GSS
GSS Group Switching Subsystem
GSU Central Software in GSS
H
HD Hard Disk
HLR Home Location Register
HLP High Level Packaging
HDLC High Level Data Link Control
HRS Home Location Register Subsystem
HWM Hardware Modernization Program
I
IAI Initial Address message with additional Information
IAM Initial Address Message
ICB Inter Computer Bus
IN Intelligent Network
IOEXT Input/Output Extension Magazine
I/O Input/Output
IOG Input Output Group
IOIM Input Output Interface Magazine
IPU Instruction Processor Uni
IRPHB Inter Regional Processor Handler Bus
Từ viết tắt
Trang m
ISDN Integrated Services Digital Network
ISPABX Integrated Services Private Automatic Branch Exchange
ISUP ISDN User Part
IT Incoming trunk
J
JB Job Buffer
JT Junctor Terminal
JTC Junctor Terminal Circuit
K
KR2 Keyset Code Receiver
KRC Keyset Code Receiver Circuit
KRR Regional Software for KR
KRU Central Software for KR
L
LAN Local Area Network
LAPB Link Access Procedure Balanced
LAPD Link Access Procedure D-channel
LED Light Emitting Diode
LHS Link Handling Subsystem
LI2 Line Interface
LIB Line Interface Board
LIC Line Interface Circuit
LIR Regional Software for LI2
LIU Central Software for LI2
LSM Line Switch Module
LSMBA LSM for Basic Access
LSMPRA LSM for Primary Rate Access
LU Line Unit
LVD Low Voltage Directive
M
MA Multiple Access
MACCG Multiple Access Group
MAE Match Error
MAI Maintenance Interface
MAS Maintenance Subsystem
MAU Maintenance Unit
MCS Man-Machine Communication Subsystem
MDF Main Distribution Frame
MIS Maintenance Interrupt Signal
Từ viết tắt
Trang n
MIA Manual Intervention Allowed
MML Man-Machine Language
MPS Management Platform Subsystem
MSU Message Signal Unit
MTP Message Transfer Protocol
MUM Maintenance Unit Magazine
MUX Multiplexer
N
NMAS Network Management System
NMC Network Management Central
NMS Network Management Subsystem
NRANA Number Analysis
NS Network Synchronisation
NT Network Terminal
O
OCS Open Communication Subsystem
ODM Optical Disk Magazine
OMAP Operation Maintenance Administration Part
OMC Operation and Maintenance Central
OMS Operation and Maintenance Subsystem
OPAX Operation Exchange
OPC Originating Point Code
OPI Operational Instruction
OPS Operation Subsystem
OSI Open Systems Interconnection
OTN Operation Terminal Network
P
PABX Private Automatic Branch Exchange
PAE Parity Error
PBA Printed Board Assembly
PCB Printed Circuit Board
PCD Pulse Code Division (Analogue)
PCD-D Pulse Code Division Digital
PCM Pulse Code Modulation
PCM Pulse Code Modulation
PCSI Power Controller and Status Indicator
PEB Processor extension Bus
PIU Plug In Unit
PHC Program Handling Check
PHCI Program Handling Check Inhibit
PLMN Public Land Mobile Network
Từ viết tắt
Trang o
POU Power Unit
POUCB Power Unit Control Bus
POW Power
POWC Power Controller
PRM Private Metering
PSTN Public Services Telephony Network
PS Program Store
PSB Program Store Bus
PSTN Public Switched Telephone Network
PTB Processor Test Bus
PULSI Plug in Unit to L-board Serial Interface
R
RC Route Case
RBS Radio Base Station
RCM Referent Clock Module
RCS Radio Control Subsystem
REU Ringing Generator Unit
RMP Resource Module Platform
RMS Remote Measurement Subsystem
RMSM Remote Measurement Subsystem Magazine
ROS Radio Operations Subsystem
RP Regional Processor
RPB Regional Processor Bus
RPB-P Regional Processor Bus, Parallel
RPB-S Regional Processor Bus, Serial
RPIRS Regional Processor Interface
RPH Regional Processor Handler
RPH-I Regional Processor Handler Interface
RPH-SI Regional Processor Handler Serial Interface
RPHB Regional Processor Handler Bus
RPIO Regional Processor Input Output
RPS Regional Processor Subsystem
RS Reference Store
RSS Remote Subscriber Switch
RSU Reference Store Unit
S
SAF Stand Alone Function
SAE Size Alteration Event
SAM Subsequence Address Message
SB Standby
SB-HA Standby Halted
SB-UP Standby Updating
SB-SE Standby Separated
Từ viết tắt
Trang p
SB-WO Standby Working
SC Server Centre
SC Subscriber Catelogies
SCP Service Control Point
SCS Subscriber Control Subsystem
SDL Signaling Data Link
SE Special Equipment
SEBU Semi-permanent Connection
SES Service Provisioning Subscriber
SIF Signaling Information Field
SLCT Subscriber Line Circuit Tester
SLIC Subscriber Line Interface Circuit
SLQCT Subscriber Line Quality Circuit Tester
SLS Signaling Link Selection
SMAS Server Management Subsystem
SNT Switching Network Terminal
SNTP Switching Network Terminal Point
SP Support Processor
SPG Support Processor Group
SPS Support Processor Subsystem
SPU Support Processor Unit
SRPBI Serial Regional Processor Bus Interface
SRT Subscriber Radio Terminal
SSA Speech Store A
SSCP Service Switching and Control Point
SSF Service Switching Function
SSP Service Switching Point
SSS Subscriber Switch Subsystem
STP Signalling Transfer Points
ST Signaling Terminal
ST-7 Signaling Terminal for CCS7
STUD Storage Unit Data
STUP Storage Unit Program
STR Signalling Terminal Regional
SW Software
T
TA Terminal Adaptor
TAS Transceiver Administration Subsystem
TAU Test and Administration Unit
TAU-C Test and Administration Unit Connection board
TCD Transceiver Control Device
TCDNI Test Connection Interface
TCH Traffic Channel
TCS Traffic Control Subsystem
TCU Terminal Correction Unit
Từ viết tắt
Trang q
TE Transit Exchange
TECA Telecommunications Service Analysis
TGI Tone Generator
TIA Telecommunication Industry Association
TIM Translator Interface Module
TMOS Telecommunication Management and Operations Systems
TOM Trunk Offering Module functions
TPU Test and Processor Unit
TRS Transceiver Subsystem
TRU Tone Receiving Unit
TSB Time Switch Bus
TSM Time Switch Module
TSS Trunk and Signaling Subsystem
TSW Time Switch
TTON Code Answer According to Code 100
TU Terminal Unit
TUP Telephone User Part
UVW
UMB Updating and Matching Bus
UMB-I Updating and Matching Bus, IPU
UMB-S Updating and Matching Bus, SPU
VLR Visitor Location Register
VPN Virtual Private Network
WS Work Station
Chương 1 : Giới thiệu tổng quát
Trang 1
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
1.1.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AXE
AXE là tên của tổng đài điện tử số do hãng Ericsson, Thụy Điển chế tạo. Nó
được phát triển rất sớm từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Và sẽ tiếp tục phát triển
trong tương lai, hứa hẹn sự đóng góp to lớn cho nền viễn thông trên toàn thế giới. Các
cột mốc phát triển quan trọng của hệ thống AXE:
· Năm 1975, tổng đài nội hạt AXE được điều khiển bằng máy tính lần đầu tiên
được giới thiệu ra thị trường thế giới.
· Năm 1977, tổng đài AXE chính thức xâm nhập thị trường tổng đài thế giới và
thu được một số thành quả đáng khích lệ.
· Năm 1982, lần đầu tiên tổng đài chuyển mạch số AXE được lắp đặt ở Phần
Lan.
· Năm 1985, AXE đã lắp đặt tại 63 quốc gia và được 22 mạng di động sử dụng.
· Năm 1986, tổng đài AXE bắt đầu xâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ.
· Năm 1991, Ericssion lắp đặt hệ thống GSM đầu tiên dùng tổng đài AXE.
· Năm 1992, AXE được lắp đặt tại 101 quốc gia.
· Năm 1995, có 14,5 triệu đường dây kết nối vào hệ thống AXE nâng tổng số
thuê bao lên con số 105 triệu. Mạng di động sử dụng đài AXE được lắp đặt tại 74 quốc
gia với 34 triệu thuê bao.
· Năm 1998, có 134 triệu thuê bao và 125 quốc gia có mạng di động sử dụng đài
AXE.
· Năm 2000, hơn 200 triệu thuê bao di động.
· Năm 2001, tổng đài AXE 810 lần đầu tiên được tung ra thị trường thế giới và
được đón nhận tại nhiều quốc gia.
Ericsson không ngừng cải tiến hệ thống đài AXE cho phù hợp với tình hình phát
triển của nền viễn thông thế giới. AXE luôn được phát triển về công nghệ cả về phần
cứng lẫn phần mềm. Điển hình nhất là sự phát triển của bộ xử lý trung tâm APZ.
Năm 1977, hệ thống chuyển mạch thử nghiệm với cấu hình điều khiển của bộ
APZ 210 03 có dung lượng tối đa 16000 thuê bao. Hệ thống chuyển mạch này sử dụng
kỹ thuật chuyển mạch không gian (SPM).
Năm 1981, sự ra đời APZ 210 06 với khả năng xử lý tới 144000 BHCA.
Năm 1984, phát triển lên thế hệ APZ211 với dung lượng lên tới 40000 thuê bao.
Chương 1 : Giới thiệu tổng quát
Trang 2
Mức độ xử lý: APZ 211 02/150000 BHCA(1984), APZ 211 10/450000 BHCA
(1989), APZ 211 11/1000000 BHCA (1992).
Cùng lúc đó hãng ERICSSON cho ra đời cấu hình lớn hơn là APZ 212 với dung
lượng mở rộng lên đến 200000 thuê bao.
Mức độ xử lý: APZ 212 01/800000 BHCA (1984), APZ 212 02/800000 BHCA
(1988), APZ 212 03/1500000 BHCA (1989), APZ 212 10/1600000 BHCA (1992),
APZ 212 11/3000000 BHCA (1992). APZ 213 11/11000 BHCA cho các tổng đài nhỏ,
dung lượng cao nhất là 2000 thuê bao.
Trong các năm sau đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền viễn thông thế giới,
Ericsson không ngừng nghiên cứu chế tạo được rất nhiều bộ xử lý với tốc độ và khả
năng xử lý tăng lên rất lớn. Với rất nhiều đời là APZ 212-12, APZ 212-20, APZ 212-
25, APZ 212-30, APZ 212-33, APZ 212-33C, APZ 212-40.
Trong đó: APZ 212-11, APZ 212-12, APZ 212-20 chú trọng phát triển về dung
lượng; APZ 212-25 dung lượng nhỏ hơn ½ so với APZ 212-20 nhưng tốc độ xử lý cao
hơn; APZ 212-30, APZ 212-33, APZ 212-33C, APZ 212-40 thì vừa tăng về dung
lượng vừa tăng tốc độ xử lý đặc biệt là APZ 212-33C, APZ 212-40.
Hình 1.1: Một ví dụ về sự tăng khả năng xử lý qua các đời APZ 212
1.2.ỨNG DỤNG CỦA TỔNG ĐÀI AXE
AXE là hệ thống tổng đài vượt trội về nhiều tính năng, giá thành hạ, có khả năng
tương thích với thế hệ 3G.
AXE phát triển hầu như khắp nơi trên toàn thế giới và đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng, Ericsson liên tục được củng cố và phát triển dựa trên một nền tảng vững
chắc, chiếm một vị trí quan trọng, có một hệ thống nhà cung cấp thiết bị toàn cầu.
Hiện nay, tổng đài AXE được lắp đặt tại hơn 130 quốc gia. AXE là tổng đài
chuyển mạch số bán chạy nhất trên thế giới, với thị phần khổng lồ :
Chương 1 : Giới thiệu tổng quát
Trang 3
Với thị trường hữu tuyến: Chiếm 45% tổng đài cổng quốc tế, 30% tổng đài quá
giang, 10% tổng đài nội hạt.
Với thị trường vô tuyến: Chiếm 50% tổng đài MSC, 40% tổng đài BSC, và
30% làm thanh ghi định vị thường trú HRL.
Tổng đài AXE có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau (xem hình sau):
Hình 1.2: Khả năng ứng dụng của đài AXE.
Sở dĩ tổng đài AXE có khả năng đáp ứng nhiều loại dịch vụ như vậy vì cấu trúc
theo kiểu module:
Hệ thống AXE được thiết kế phù hợp với mọi kỹ thuật công nghệ hiện đại nhất,
tương thích với sự phát triển vượt bậc của công nghệ viễn thông, bởi vì Ericsson luôn
tìm cách thay đổi nhanh chóng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, do đó cấu
trúc hệ thống phải là cấu trúc mở, một cách gọi khác là cấu trúc hệ thống theo kiểu
Module.
Cấu trúc hệ thống AXE theo kiểu module và đây là khái niệm ứng dụng của
Ericsson. Khái niệm Module này có rất nhiều ý nghĩa bởi phù hợp với sự phát triển
của hệ thống ở hiện tại và cả tương lai. Nói chung cấu trúc Module có rất nhiều ưu
việt: tương thích hệ thống mở, thời gian đáp ứng nhanh cho thị trường, dễ dàng tương
thích với sự phát triển của nhiều kiến trúc mạng khác nhau.
Ý nghĩa Module là linh hoạt cả về phần cứng lẫn phần mềm, đáp ứng tương thích
với các loại hình dịch vụ viễn thông cả trong hiện tại và tương lai: thoại, dữ liệu, hình
ảnh, internet, và truyền thông đa phương tiện, đồng thời giá thành hạ.
Cấu trúc phần mềm của AXE về cơ bản tương đối giống nhau trong mỗi Module
hoặc mỗi mục đích công việc hoạt động tùy thuộc vào cơ sở dữ liệu của chúng, bao
Chương 1 : Giới thiệu tổng quát
Trang 4
gồm các module phần mềm sau: Module phần mềm trong bộ xử lý vùng (RP: Regional
Processors), bộ xử lý trung tâm (CP: Central Processors), hay bộ xử lý phụ trợ (AP/SP:
Adjunct or Support Processor).
Giao tiếp vận hành và bảo dưỡng được phát triển rất mạnh trên nền tảng quản lý
của nhiều ứng dụng cơ bản theo chuẩn thiết kế riêng của Ericsson. Một ứng dụng quan
trọng nhất là hệ thống nhập xuất AXE ( I/O : Input/Output)
Thêm vào đó, giải pháp giao tiếp quản lý mở hiện đại nhất , được xem là những
điểm tham chiếu tích hợp IRP (Integration Reference Points). Mục đích của các IRP
liên kết giữa các phần tử mạng và hệ thống quản lý đa công nghệ, nhiều nhà cung cấp.
· Đa chức năng: Hệ thống AXE được sử dụng cho rất nhiều ứng dụng khác
nhau, từ những tổng đài nội hạt cỡ nhỏ đến tổng đài quốc tế , trung tâm chuyển mạch
di động, truyền thông thương mại, ISDN, thuê bao di động và kể cả mạng thông minh
(IN) , phục vụ cho những vùng nông thôn, thành thị, ngoại ô đến trung tâm thành
phố…
· Module ứng dụng : Để dễ dàng kết hợp nhiều ứng dụng khác nhau trong cùng
một điểm, AXE dựa trên khái niệm Modul ứng dụng của Ericsson ( AM: Ericsson’s
Application Modularity). Module ứng dụng này cho phép sử dụng lại những phần
mềm có sẵn, đôi khi có thể không cần thay đổi những chức năng giữa các dòng sản
phẩm khác nhau của AXE.
· Module chức năng: AXE cho phép cung cấp nhiều chức năng khác nhau,
những chức năng này có thể sửa đổi, bổ sung mà không làm thay đổi cấu hình chung
của hệ thống.
· Module phần mềm: Những module phần mềm được lập trình một cách độc
lập, nhưng được liên kết với nhau bằng các hiệu lệnh đã được định nghĩa trước. Khi
một lỗi xảy ra trong một module phần mềm nào thì nó sẽ không làm ảnh hưởng đến dữ
liệu của module phần mềm khác, do đó nó có tính năng an toàn tuyệt đối.
· Module phần cứng: Thiết bị phần cứng được chuẩn hóa theo từng module, do
đó rất dễ dàng cho việc thiết kế, chế tạo, kiểm tra, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng. Vì
phần cứng được thiết kế theo module do đó phù hợp với mọi cấu hình lắp đặt.
1.3.CẤU TRÚC TỔNG QUÁT
1.3.1.Cấu trúc chung của hệ thống AXE
AXE là một tổng đài SPC (Stored Progam Control), tức là chương trình phần
mềm đã lưu trong một máy tính điều khiển sự hoạt động của thiết bị chuyển mạch.
AXE có cấu trúc phân cấp thành một số các lớp chức năng (xem hình sau).
Chương 1 : Giới thiệu tổng quát
Trang 5
Hình 1.3: Phân cấp AXE – các mức chức năng.
Tại lớp cao nhất AXE được chia thành hai phần:
Ø APT _ bộ phận chuyển mạch: xử lý tất cả các chức năng chuyển mạch.
Ø APZ _ bộ phận điều khiển: chứa các chương trình phần mềm để điều khiển sự
vận hành của bộ phận chuyển mạch.
APT và APZ được chia thành các phân hệ, mỗi phân hệ có một chức năng đặc
biệt. Mỗi phân hệ được thiết kế với độ tự quản cao và được kết nối với các phân hệ
khác qua các giao diện chuẩn.
Tên của mỗi phân hệ phản ánh chức năng của nó. Ví dụ: phân hệ trung kế và báo
hiệu (TSS) chịu trách nhiệm báo hiệu và giám sát các kết nối (trung kế) giữa các tổng
đài.
Mỗi phân hệ được chia thành các khối chức năng. Sự phân chia này cũng có quan
hệ về chức năng, với tên của khối chức năng phản ánh chức năng của nó. Ví dụ: BT là
khối chức năng trung kế hai chiều, nó xử lý một đường trung kế mang lưu lượng trên
cả hai hướng giữa các tổng đài.
Ở mức chức năng thấp nhất, khối chức năng được chia thành các đơn vị chức
năng. Một đơn vị chức năng có thể là phần cứng hoặc phần mềm.
· Khối điều khiển APZ gồm có:
Ø CPS(Central Processor Subsystem): phân hệ điều khiển trung tâm.
Ø RPS(Region Processor Subsystem): phân hệ điều khiển vùng.
Ø DPS(Device Processor Subsystem): phân hệ điều khiển thiết bị.
APT APZ
MCS SSS OMS TSS FMS CPS
AXE
LI2
LIR LIU LIC
CPU
CP-A
Hardware
CP-B
Hardware
System Level 1
System
Level 2
Subsystem
Level
Function
Block Level
Function Unit Level
(Software or
Hardware)
Chương 1 : Giới thiệu tổng quát
Trang 6
· Khối chuyển mạch APT:
Ø GSS(Group Switch Subsystem):phân hệ chuyển mạch nhóm.
Ø TSS(Trunk Signalling Subsystem): phân hệ báo hiệu và trung kế (khối
giao tiếp trung kế).
Ø SSS (Subscriber Switch Subsystem): phân hệ chuyển mạch thuê bao
(khối giao tiếp thuê bao).
· Ngoài ra AXE còn có một số phân hệ hỗ trợ khác như:
Ø OM(Operation and Maintenance) bảo dưỡng điều hành.
Ø CHS(Charging Subsystem) phân hệ tính cước.
Ø SUS(Subscriber Services Subsystem ) phân hệ dịch vụ thuê bao.
Ø FMS(File Management Subsystem) phân hệ quản lý tập tin .
Ø TCS(Traffic Control Subsystem) phân hệ điều khiển lưu lượng.
Ø …
1.3.2.Cấu trúc hệ thống tổng đài AXE 810
Hình 1.4: Cấu trúc phần cứng của đài AXE 810.
· Hệ thống Bus ( RPB: Regional Processor Bus): Mục đích chính của RPB là
truyền thông tin điều khiển giữa Bộ xử lý trung tâm ( CP: Central Processor) và Bộ xử
RPRP
ET
CP
AST
ECP
PDSPL
RPP RPG
IPN
APG APG
ET
ALI
STM
RPB
DL
EMB
TRA
GS
R
PI
R
PI
RPI
GARP
R
PI
R
PI
Chương 1 : Giới thiệu tổng quát
Trang 7
lý vùng ( RP : Regional Processor ). RPB có thể lắp đặt riêng lẻ trên một subrack hoặc
cùng subrack với RP, do đó sẽ giảm thiểu thiết bị và cáp kết nối. RPB có khả năng
truyền tốc độ tối đa là 10 Mbit/s trên một bus. RPB được trang bị ghép đôi kết nối đến
các RP, do đó thuận tiện trong việc lắp đặt, mở rộng và sửa chữa.
· Bus Module mở rộng ( EMB : Extension Module Bus) : Phần cứng chuyển
mạch có thể được phân thành nhóm và được gọi là các khối mở rộng EM. Mỗi EM kết
nối đến bộ xử lý vùng RP trên một bus thông qua backplane trong cùng một subrack.
· Nhóm xử lý phụ trợ ( APG:Adjunct Processor Group): APG là nền tảng
phần cứng cho các bộ xử lý phụ trợ. APG 33 và APG 40 rất tinh gọn và kinh tế, có khả
năng thực hiện yêu cầu xử lý cao và thay thế cho thế hệ SPG đời trước ( SPG : Support
Processor Group).
· Mạng chuyển mạch (GS : Group switch): GS có chức năng chọn lựa, kết nối
và giải tỏa các đường thoại và đường báo hiệu. Thêm vào đó, GS còn có chức năng
giám sát các đường PCM, thực hiện chức năng đồng bộ với mạng bên ngoài. Mạng
chuyển mạch GS 890 là hệ thống chuyển mạch mới nhất của tổng đài AXE 810.
· Đường kết nối số (DL :Digital Link ): DL giao tiếp giữa GS và các thiết bị kết
cuối, phiên bản mới nhất của tổng đài AXE 810 là giao diện DL34, với khả năng tối đa
là 2688 time slots 64kb/s (bao gồm cả time slots báo hiệu).
· Thiết bị kết cuối tổng đài (ET:Exchange Terminals): bao gồm các E1/T1
được lắp đặt trong subrack GDM, kết cuối có tốc độ cao nhất hiện nay là ET155-1 với
63 luồng E1 đáp ứng cho mạng truyền dẫn tốc độ cao.
· Card PDSPL (PDSPL :Pooled Digital Signaling Platform - Loadable):
Thực hiện các chức năng cấp Tone và báo hiệu.
· Card TRA (TRA:Transcoders): Dùng cho mạng GSM và TDMA, không sử
dụng cho mạng cố định. Loại card TRA R6 dùng cho mạng GSM, trong khi mạng
TDMA dùng card TRAB4, nhưng cả hai loại card trên đều có chung cấu hình phần
cứng, mỗi card TRA cung cấp tối đa 192 kênh thoại.
· Card ECP (ECP:Echo Cancellers): Sử dụng cho tính năng triệt tiếng dội,
ECP5 vẫn sử dụng cấu hình phần cứng của card TRA, nhưng có khả năng cung cấp
đến 128 kênh thoại.
· Card AST (AST:Announcement Service Terminals): Cung cấp các câu
thông báo đã được lưu trữ sẵn, mục đích phục vụ khách hàng khi cần thiết.
· Giao tiếp ATM (ALI: ATM Link Interface): Cung cấp giao tiếp quang đầu
vào tốc độ cao 155 Mb/s ETSI STM-1 và dựa trên cơ sở card RPP.
Chương 1 : Giới thiệu tổng quát
Trang 8
Sau đây chúng ta tham khảo sơ đồ các phần cứng trong tổng đài AXE-810:
Hình 1.5: Cấu trúc tổng quát của đài AXE 810.
1.4.NHỮNG TIẾN BỘ CỦA AXE 810 SO VỚI ĐÀI THẾ HỆ TRƯỚC
Các tiện ích chính của phần mềm và phần cứng mới của đài AXE 810 là:
Chương 1 : Giới thiệu tổng quát
Trang 9
· Tăng dung lượng: Khả năng chuyển mạch tăng, giá thành hạ và phù hợp với
mọi đối tượng khách hàng.
· Phần cứng tích hợp và được sử dụng cho nhiều tính năng khác nhau do đó sẽ
giảm được nguồn tiêu thụ, lượng nhiệt tỏa ra ít sẽ giảm được điều hòa nhiệt độ, kích
thước nhỏ dẫn đến giảm được không gian lắp đặt, tóm lại là mọi thứ đều giảm, dẫn đến
giá thành hạ.
· Chất lượng dịch vụ tăng, tương thích thế hệ 3G: Đó là vấn đề nằm trong tầm
tay đối với hệ thống AXE 810 chỉ bằng cách cập nhật thêm cấu hình phần cứng.
· Thời gian lắp đặt giảm: Cấu hình phần cứng giảm, tinh gọn và theo chuẩn do
đó rút ngắn được thời gian cung cấp cho thị trường và thời gian lắp đặt.
· Giảm không gian lắp đặt: Hệ thống AXE 810 giảm 50% diện tích lắp đặt so
với thế hệ trước như BYB 501.
· Giảm nguồn tiêu thụ: Vì board mạch của tổng đài nhỏ và tinh gọn hơn dẫn
đến nguồn tiêu thụ giảm khoảng 30% so với hệ trước.
· Giảm số loại board mạch: Loại board mạch trong tổng đài AXE 810 giảm so
với thế hệ trước (vì một số card phần cứng giống nhau hoàn toàn, chỉ khác nhau về
tính năng sử dụng, hay nói cách khác là sử dụng chung phần cứng), do đó sẽ giảm giá
thành sản phẩm khi sản xuất.
Hình 1.6: Một số ưu điểm của đài AXE 810 so với thế hệ trước
Chương 1 : Giới thiệu tổng quát
Trang 10
· Tăng khả năng xử lý: Sử dụng các bộ vi xử lý hiện tại có trên thị trường, do
đó khả năng xử lý của các vi xử lý tăng đáng kể.
Hình 1.7 : Khả năng xử lý của CP giữa các hệ.
· Khả năng mạng chuyển mạch: Khả năng chuyển mạch tối đa của hệ BYB 501
là 128K (131.072 channel 64kbit/s), trong khi đó khả năng chuyển mạch tối đa của hệ
AXE 810 là 512 K (524288 channel 64 kbit/s).
Hình 1.8: Khả năng chuyển mạch của hệ thống qua các thế hệ.
1
0.4
3.5
6
10.5
0
2
4
6
8
10
12
APZ 212 20 APZ 212 25 APZ 212 30 APZ 212 33 APZ 212 40
R
el
at
iv
e
C
ap
ac
ity
128
512
4
128
0
200
400
600
Old GS,
64 kbit/s
Old GS,
Subrate
AXE 810,
64 kbit/s
AXE 810,
Subrate
AXE
810
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 11
Chương 2: PHẦN CỨNG TỔNG ĐÀI AXE 810
2.1.KHỐI ĐIỀU KHIỂN APZ
Hệ thống điều khiển APZ là một phần rất quan trọng trong cấu trúc hệ thống tổng
đài AXE, bao gồm hai phần: điều khiển trung tâm và điều khiển phân tán, đảm bảo độ
tin cậy cao và xử lý cuộc gọi hiệu quả nhất.
APZ là trái tim của hệ thống, nó không ngừng được nâng cấp và phát triển qua
nhiều năm liền nhằm cung cấp một hệ thống điều khiển cực mạnh và vô cùng linh
động với nhiều ứng dụng rộng rãi. Những ưu điểm trong các thế hệ trước được ưu tiên
giữ lại, cập nhật và phát triển để sử dụng cho các thế hệ sau. APZ hoạt động tin cậy
cao và rất dễ quản lý.
2.1.1 Phân cấp xử lý trong AXE
Hình 2.1: Phân cấp xử lý.
CP (Central Processor: Khối xử lý trung tâm):
Là cấp xử lý cao nhất, thực hiện những nhiệm vụ phức tạp, chủ yếu là phân tích
và quản lý. Tổng đài AXE 810 sử dụng bộ điều khiển APZ 212 33C với tính năng rất
mạnh là đầu não của tổng đài.
Bộ xử lý trung tâm CP được ghép đôi, một làm việc ở chế độ Active và một làm
việc ở chế độ Standby, khi một trong hai CP bị sự cố lỗi xảy ra thì CP còn lại vẫn đảm
bảo công việc mà không làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý lưu thoại của hệ thống.
RP (Regional Processor: Khối xử lý vùng):
Thực hiện các nhiệm vụ định tuyến đơn giản. CP và các RP thông tin với nhau
qua bus RP (RPB), mỗi RPB có thể có 32 RPs kết nối đến nó.Các RP điều khiển phần
cứng chuyển mạch (EM).
EM (Extension Modules: các module mở rộng):
EM-0 EM-1 EM-15
RP RP
EMB
RPB
CP-A CP-B
MAU
Extension
Modules
Regional
Processors
Central Processor
with Maintenance
Unit (MAU)
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 12
EM ở dưới dạng các khung chứa các board mạch in (PCB: Printed Circuit
Boards), và nó được kết nối đến RP qua một bus EM (EMB: Extension Module
Bus).Phần cứng bộ điều khiển thiết bị là (DP: Device processor)
Sau đây ta sẽ tìm hiểu cấu trúc phần cứng cụ thể các khối trên.
2.1.2.Khối xử lý trung tâm CPS
Khối xử lý trung tâm CPS của tổng đài AXE 810 sử dụng bộ điều khiển APZ 212
33C. Bộ xử lý trung tâm APZ có tốc độ cao phù hợp cho nhiều ứng dụng cả hai mạng
cố định và di động. So sánh với APZ 212 30 thì khả năng xử lý tăng từ 1.7 đến 2 lần,
phần cứng tối ưu hơn, tần số tăng đến 160 MHz.
Hình 2.2: Cấu trúc của APZ 212 33 C.
Hệ thống xử lý có hai mặt gọi là Side A (CP-A) và Side B (CP-B), xử lý dữ liệu
ở chế độ đồng bộ song song (song công và dự phòng nóng). Tùy theo trạng thái hoạt
động của hệ thống mà một trong hai mặt ở chế độ executive, mặt kia là active stand-
by.
Đơn vị xử lý trung tâm (CPU) trong mỗi mặt được đưa ra hai đơn vị xử lý: Đơn
vị xử lý tín hiệu (SPU) và đơn vị xử lý chỉ dẫn(IPU).
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 13
2.1.2.1.SPU (Signal Processor Unit):
Xử lý các công việc được định trước và xử lý ưu tiên, ngoài ra còn định thời gian
và điều khiển RPH. SPU đáp ứng tất cả các công việc được xử lý trong CPU. SPU xử
lý và chuyển thông tin điều khiển đến các RP đồng thời xếp hàng, xử lý các yêu cầu từ
RP theo thứ tự ưu tiên. Công việc trao đổi thông tin giữa SPU-IPU được ưu tiên hàng
đầu, bao gồm các công việc liên quan đến báo hiệu, quản lý ngắt quãng. Công việc
giữa SPU-RPH ưu tiên thứ cấp, các công việc liên quan đến báo hiệu, các chỉ thị ngõ
vào có thể lưu trong bộ nhớ tạm.
2.1.2.2.IPU (Instruction Processor Unit):
Thực thi các chương trình. IPU trong APZ 212 33C cùng nguyên lý và cấu trúc
như APZ 212 30, chỉ có tốc hoạt động của CPU là được nâng cấp lên 1.7 lần so với
APZ 212 30 (tốc độ CPU trong APZ 212 33C là 160 MHz). IPU nhận những công
việc mới từ SPU, nếu SPU xác định là việc này có mức ưu tiên cao hơn công việc
đang thực hiện trong IPU thì ngay lập tức, IPU tạm dừng công việc hiện tại và thực
hiện công việc có mức ưu tiên cao hơn đó. IPU có 4 khối chức năng chính là:
· Instruction Processor Circuit (IPC): khối thực thi các lệnh, đây là chức
năng mới của IPU, mục đích là điều khiển xếp hàng các lệnh nếu tại một thời điểm
các chỉ thị lệnh không thực hiện cùng lúc được.
· Update and Match Circuit (UBC): khối so sánh cập nhật. UBC thực hiện
chức năng so sánh và cập nhật giữa IPU trong CPU-A và IPU trong CPU-B.
· Program and Reference Store (PRS): bộ nhớ tham chiếu, bộ nhớ chương
trình.Có hai phấn:
Ø PS (Program Store): Lưu trữ tất cả các chương trình của hệ thống.
Ø RS (Reference Store): Lưu trữ tất cả các đặc tính của các khối chương
trình, ngoài ra còn lưu trữ một vài dữ liệu tổng quan về hệ thống.
Về mặt vật lý, cả RS và PS được lưu trữ riêng biệt tại hai bộ nhớ DRAM khác
nhau, PS có dung lượng 96 MW16, RS có dung lượng 32 MW16. Ngoài ra PRS còn
được bổ sung thêm bộ nhớ SRAM 8 MW16, các khối PS đã được thực hiện thì được
lưu trữ trong bộ nhớ này bằng việc sao chép một cách tuần tự theo khoảng thời gian
đã được định trước bởi hệ thống.
· Data store (DS): bộ nhớ dữ liệu. Được định nghĩa một vùng nhớ cố định (Data
Store Cache Memory, DSCM, (SSRAM, 8 MW16)) trong IPU với hai loại bộ nhớ:
Ø SRAM (Static Random Access Memory): Tốc độ truy xuất theo thực tế.
Ø DRAM (Dynamic Random Access Memory):Tốc độ truy xuất theo
chuẩn.
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 14
2.1.2.3.Bộ phận điều khiển Bus xử lý vùng (RPH):
Điều khiển sự trao đổi thông tin giữa hệ thống xử lý trung tâm (CPS) và hệ
thống xử lý vùng (RPS). Chức năng chính của RPH là nhận các tín hiệu RP từ CPU
(SPU), định dạng lại và truyền tín hiệu này đến các RP được chỉ định trước theo giao
thức bus RP. Ngược lại RPH cũng thực hiện quét kiểm tra và tập hợp các tín hiệu yêu
cầu từ các RP để chuyển về CPU (SPU).
RPH đáp ứng được cả 2 loại bus RP (nối tiếp và song song). Tại một thời điểm,
RPH cũng có thể cho phép kết nối 2 loại RP bus trên đến CP. Tối đa 1024 RPs được
kết nối đến CP thông qua sự điều khiển của RP bus.
RPBI-S
R
PB
H
RPB-S
RPBI-P
R
PB
H
RPB-P
R
PB
H
RPBI-P
R
PB
H
RPB-P
R
PB
H
RPIO
RPHI
RP
handler
Signal
processor
Serial ring bus
RPHB
SPU
RPH
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
R
PB
H
Hình 2.3: Bus nối tiếp RPH.
Hai mặt của CP cùng được kết nối đến hai RPH (RPH cũng hoạt động ở chế độ
dự phòng nóng), trong trường hợp bình thường thì CP hoạt động luôn kết nối đến cả 2
RPH, khi có sự cố xảy ra trên một mặt nào đó của RPH thì mặt còn lại lập tức gánh
vác công việc mà không làm ảnh hưởng gì đến hoạt động của CP.
Hình 2.4: Sơ đồ kết nối giữa RPH và CPU.
SPU IPU IPU SPU
MEM
U
P
B
B
U
P
B
B
R
P
H
M
I
R
P
H
M
I
MEM
RPH RPH
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 15
2.1.2.4.Đơn vị bảo dưỡng (MAU):
Giám sát sự hoạt động của hai mặt CP, so sánh dữ liệu của hai mặt và quyết định
mặt nào ở trạng thái Executive.Khi có một mặt bị lỗi nó sẽ tự động chuyển trạng thái
hoạt động chính sang mặt kia. MAU giao tiếp đến CPT (Central Processor Test) ở IOG
20C, ngoài ra MAU còn giám sát quạt làm mát cho phần cứng CP.
2.1.2.5.MAI (Maintenance Unit Interface):
MAI trong APZ 212 33C cũng tương tự như trong APZ 212 30, mục đích nhằm
để thiết lập giao tiếp bảo dưỡng giữa hai mặt của CP và được sự điều khiển bởi MAU
như: điều khiển phân phối đồng bộ, khởi động nguồn, trạng thái làm việc và trạng thái
lỗi của báo hiệu. MAI nằm trong card POWC.
2.1.2.6.Khối nguồn (POWC):
Điều khiển quạt, lấy nguồn DC -48V phân phối đến các bộ phận trong CP, điều
khiển bản hiển thị CDU (CP control and Display Unit ).Các chức năng chính:
· Ghi nhận và báo lỗi đến MAU.
· Tạo Clock và những chức năng chuyển mạch clock.
· Sự giám sát chương trình và những chức năng reset.
· Tạo nguyên lý cho việc gửi tín hiệu giữa MAU và SPU.
· Tạo nguyên lý cho sự điều khiển ngắt từ CPT đến MAU.
· Tạo nguyên lý cho hỗ trợ việc truy cập bộ nhớ trực tiếp trong MAU.
· Giám sát trạng thái hoạt động của quạt và nguồn.
2.1.2.7.CP BUS.
SPU được kết nối đến RPH qua bus nối tiếp RPH.
SPU và IPU trong mặt A được kết nối SPU và IPU mặt B qua các đường mạch in
board lưng gọi là bus UMB (Updating and Matching Bus).
SPU và IPU cũng được kết nối đến card MAU (Maintenance Unit) qua đường
CTB (Central Processor Test Bus), CTB sẽ nối kết hai mặt CP đến hệ thống CPT đơn
vị xử lý trung tâm trong IOG và AMB (Automatic Maintenance Bus), AMB truyền tín
hiệu báo hiệu lỗi giữa MAU và hai mặt CP.
2.1.2.8.CP-RP Comunication (RBB-S)
Mỗi RPB có thể nối kết đến 32 RP, ở cấu hình này ta có 3 card RPB, mỗi card có
30 Bus như vậy sẽ nối kết được 960 RP.
Tín hiệu từ CP gửi đến RP trong trạng thái hoạt động bình thường sẽ gửi trên một
Bus, dĩ nhiên Bus này cũng được nối đến CP SB-WO.
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 16
Có 3 vị trí card RPBI-S, mỗi card kết nối với 10 bus nhánh serial RP.
2.1.2.9.Nguyên lý hoạt động của bộ xử lý trung tâm CPU
Bộ xử lý trung tâm CP được thiết kế theo kiểu kép, gồm hai mặt A&B. Khi hoạt
động ở trạng thái bình thường, CP-A ở trạng thái điều khiển và CP-B ở trạng thái làm
việc dự phòng. CP dự phòng làm việc hoàn toàn giống CP điều khiển nhưng chỉ khác
là tín hiệu điều khiển không được nhận bởi các bộ xử lý phân bố RP. Dữ liệu của hai
mặt CP luôn được so sánh với nhau để phát hiện lỗi kịp thời. Khi có bất kì lỗi nào xảy
ra quá trình chẩn đoán lỗi và khôi phục hệ thống sẽ tự động diễn ra dưới sự điều phối
của khối bảo dưỡng hệ thống MAU.
Hình 2.5: Nguyên lý phát hiện và sửa lỗi hệ thống.
Ngoài trạng thái trên chú ý rằng một mặt luôn luôn ở trạng thái Excutive mặt kia
có trạng thái Standby như sau:
· Standby Halted (SB-HA): Nếu hệ thống phát hiện 1 lỗi xảy ra liên tục trong
CP hoặc số lỗi tạm thời thường xuyên vượt qua ngưỡng thì mặt CP đó bị Halt (bị treo).
· Standby Updating (SB-UP): Khi một mặt CP bị Halted (SB-HA) hoặc không
giao tiếp với mặt CP kia thì dữ liệu ở hai mặt khác nhau. Để khôi phục hệ thống cùng
làm việc song công thì trước tiên CP bị Halted hoặc Separated phải được Updated với
dữ liệu đúng, tức là dữ liệu ở mặt CP (EX) sẽ truyền qua mặt SB-UP.Nếu update thành
công, nghĩa là không có lỗi phần cứng ở bên standby thì nó chuyển sang trạng thái SB-
WO.
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 17
· Standby Separated (SB-SE): Một số trường hợp cần thiết (nâng cấp hoặc thay
đổi phần mềm) phải tách một mặt CP ra độc lập (SB-SE), CP này chạy nhưng không
giao tiếp với các RP.
Trạng thái hoạt động của CP có thể được thay đổi bằng lệnh đánh vào và sẽ được
đề cập ở phần sau.
2.1.3. Bộ xử lý vùng RP (Regional Processor )
Bộ xử lý vùng RP, thực hiện lặp đi lặp lại công việc xử lý và xử lý ở mức cao ví
dụ như loại bỏ những lớp giao tiếp ở mức thấp hơn.
Gần đây nhất các bộ xử lý vùng có nền tảng là xử lý mở, nó có thể chạy trên các
phần mềm ứng dụng dùng trong các ngôn ngữ lập trình theo chuẩn công nghệ như
ngôn ngữ C hoặc C++. Nền tảng AXE được dùng nhiều trong việc hỗ trợ cả 2 cổng dữ
liệu và các ứng dụng của chuyển mạch gói, ví dụ như PCI - RPP, Ethernet Packet
Switch Board (EPSB).
Mục đích của RPP là để cung cấp cổng dữ liệu liên quan đến các ứng dụng
truyền thông. RPP cho phép một dãy giao tiếp phần cứng mở, một dãy ứng dụng phần
mềm. Một trong những ứng dụng đầu tiên sử dụng RPP/EPSB là PCU(Packet Control
Unit) trong BSC(Base Station Controller) dùng trong mạng di động, cho phép thực
hiện chức năng GPRS
2.1.3.1Các chức năng của RP
RP lưu trữ và thực thi các phần mềm vùng liên quan đến hệ thống chuyển mạch
APT và hệ thống điều khiển APZ. RP gồm hai chức năng chính:
Chức năng hỗ trợ: tải (load), chuyển đổi chức năng, kiểm tra.
Chức năng bảo dưỡng: trực tiếp điều khiển sự hoạt động của thiết bị thoại và
mạng chuyển mạch, phát hiện sự thay đổi trạng thái của các thiết bị và thông báo tới
CP, giao tiếp hệ thống vào ra các CP.
2.1.3.2.Cấu trúc của RP
Các bộ xử lý vùng RP được nối tới CP thông qua bus xử lý vùng RPB (RP Bus).
Tương tự CP, RP cũng được dự phòng để đảm bảo an toàn.Tuy nhiên, khác với CP,
RP làm việc theo nguyên tắc chia tải : thông thường mỗi RP điều khiển một nữa số
thiết bị, khi một trong hai RP có sự cố, RP còn lại sẽ cập nhật tất cả các thông tin của
RP bị hỏng sau đó sẽ đảm nhận toàn bộ trách nhiệm của RP bị hỏng.
Các thiết bị do RP điều khiển nằm trong một nhóm gọi là module mở rộng EM
(Extension Module).
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 18
Hình 2.6: Thông tin giữa CP-RP-EM.
Mỗi một cặp RP thông thường quản lý 16 EM được đánh số từ 0 đến 15, RP điều
khiển EMG được gọi là EMRP. Trong mỗi EM thường chỉ chứa một loại thiết bị. Tuy
nhiên có một số trường hợp ngoại lệ số lượng thiết bị chứa trong mỗi EM được quyết
định bởi ba yếu tố :
Ø Kích thước vật lý của thiết bị .
Ø Độ tin cậy của hệ thống.
Ø Thời gian xử lý: Mỗi một RP thực hiện việc điều khiển các EM trên cơ sở phân
chia thời gian. Nếu thiết bị trong một EM đòi hỏi khả năng xử lý của RP nhiều thì số
lượng thiết bị này trong EM sẽ giảm xuống.
Do hạn chế bộ nhớ nên mỗi RP chỉ quản lý tối đa 7 loại thiết bị khác nhau.
Phần cứng của RP được xây dựng xung quanh các mạch gọi là: “Gate Array”.
Mỗi mạch này chứa đựng nhiều cổng. Các cổng này kết hợp với các thanh ghi và các
mạch logic để tạo thành nhiều mạch chức năng khác nhau. RP được xây dựng từ năm
bảng mạch trình bày như hình 2.7.
PRO(Processor): Có chức năng kích hoạt xử lý. Có ba mạch “Gate-Array” nằm
trên bảng mạch. Các mạch chức năng được gọi là ALU, AHC và DHC. Bộ vi xử lý là
các thanh ghi nằm trên bảng mạch.
POW(Power): có chức năng biến đổi điện áp từ -48V sang +5V/20W cung cấp
cho RP.
EM-0
EM-2
EM-14 EM-15
EM-3
EM-1
RP RPTWIN
EM bus
CP-A CP-B
RPB-A
RPB-B
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 19
Hình 2.7: Sơ đồ khối của RP.
MEU(Memory Unit): Bộ nhớ của RP, là bộ nhớ RAM với dung lượng 256 KB.
Nó có bộ nhớ EPROM dùng cho khởi động chương trình. Tại đây có các mạch chức
năng BIC dùng cho trao đổi thông tin với EM bus cũng như RP bus. BIC làm việc độc
lập nhưng nó liên quan đến nhiều khối chức năng qua bus thông tin.
RPBU(Regional Processor Bus Unit): Đơn vị bus xử lý vùng. Có hai bảng mạch
loại này. Một để kết nối từ RPB–A, một từ RPB–B.
2.1.4. Bộ điều khiển thiết bị (DP: Device processor)
Hình 2.8: Quan hệ giữa EMRP và DP.
KRC
DP
LIC
DP
REU
DP
SLCT
DP
LSM(EM)
ETB
DP
TSW
DP
EMRP
Tới/Từ CP
(
RPB-A RPB-B
PRO MEU
RPBU RPBU
POW
Tới/Từ
GSS
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 20
Là bộ vi xử lý đặt trong các bộ phận phần cứng khác nhau. Chức năng của nó là
quét thường xuyên phần cứng.
Chương trình trong DP không có các chức năng quyết định, mà nó chỉ có nhiệm
vụ thực thi và khai báo những thay đổi phần cứng đến EMRP. (Xem hình trên).
Như trong hình thì mỗi EMRP xử lý cho một EM.
Một EM thường là một khung được trang bị với một số các board mạch in,
nhưng nó cũng có thể là một board mạch đơn. Chẳng hạn:
Ø Đối với khối giao tiếp thuê bao thì một EM là một khung gồm 16 board giao
tiếp đường dây thuê bao (mỗi board chứa 8 LIC, mỗi LIC kết nối đến một thuê bao))
và một số board khác như EMTS (Extension module time switch), KRC (key-set code
reception circuit), EMRP (Extension module regional processor), ETB (Exchange
terminal board), SLCT (Subscriber line circuit tester), RG (Ringing generator).
Ø Một TSM (chuyển mạch thời gian trong chuyển mạch nhóm) là một khung
chứa 18 board mạch in. Đây là một EM.
Ø Một ETC (trung kế số) là một board trong một khung. Đây cũng là một EM.
Ø Thiết bị của một EM có thể được điều khiển bởi một số các bộ xử lý vùng (RP)
qua một bus gọi là bus module mở rộng (EMB: Extension Module Bus).
Trong mỗi thiết bị sẽ có DP, nó sẽ điều khiển các chức năng trong thiết bị đó.
Chẳng hạn như chúng ta xét DP trong mạch LIB nó sẽ có các chức năng sau:
· Đóng các reley Test, Ring, đảo cực.
· Khoá mạch (lockout).
· Cấp phát khe thời gian
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 21
2.2.KHỐI XUẤT NHẬP IOG 20C
2.2.1.Các chức năng của khối IOG 20 C
Điều khiển dữ liệu vào/ra bộ xử lý trung tâm CP. Dữ liệu có thể là chữ và số
chẳng hạn như lệnh, cảnh báo, thông tin in ra từ máy tính, dữ liệu tính cước và thống
kê, dữ liệu cũng có thể là nhị phân.IOG 20C xử lý 2 loại truyền dữ liệu:
· Alphanumeric transport: Được sử dụng cho thông tin người – máy. Ví dụ: các
lệnh và in ra. Các thiết bị cho việc truyền dữ liệu Alphanumeric là các máy in và máy
tính cá nhân.
· Truyền file: Được sử dụng cho việc lưu trữ bên ngoài và xử lý số lượng lớn dữ
liệu. Ví dụ: lưu dữ liệu cước và dữ liệu nạp lại. Các thiết bị cho việc truyền file bao
gồm các băng từ, đĩa cứng, đĩa quang và đĩa mềm. Liên kết dữ liệu được sử dụng cho
việc truyền dữ liệu file từ xa.
IOG được yêu cầu để cung cấp thông tin cảnh báo liên quan đến cảnh báo bên
trong (từ APT, APZ, và cả IOG) cũng như cảnh báo ngoài (nhiệt độ, độ ẩm…) thông
qua bảng cảnh báo hay máy tính. Lưu giữ tập trung thông tin bằng đĩa cứng, đĩa quang
hoặc đĩa mềm…
IOG 20C có các chức năng:
Ø Truyền dữ liệu. Ví dụ: truyền dữ liệu cước đến trung tâm xử lý từ xa.
Ø Nạp lại CP.
Ø Xử lý số liệu thống kê.
Ø Giới thiệu các chức năng I/O mới mà không làm ảnh hưởng đến lưu lượng
trong tiến trình.
Ø Điều khiển các tổng đài điều khiển tự động qua các luồng dữ liệu từ trung tâm
bảo dưỡng.
Ø Giao tiếp với Magnetic Tape Group (MTG). Một MTG là một nhóm các thiết bị
băng từ có thể được sử dụng để sao lưu dữ liệu hoặc xuất dữ liệu cước.
2.2.2. Cấu trúc phần cứng chính:
IOG có các phần cơ bản sau:
· Các Bus RP giao tiếp giữa IOG và CP.
· Bộ xử lý với phần mềm cần thiết để điều khiển các bộ phận khác,
chuẩn đoán lỗi và truyền tín hiệu đến CP.
· Có các thiết bị nhớ ngoài.
· Trao đổi dữ liệu trên đường data link (tốc độ thấp và cao) theo hai
phương thức đồng bộ và bất đồng bộ.
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 22
· Có thiết bị đầu cuối để giao tiếp người và máy.
· Xuất cảnh báo ra thiết bị ngoài.
· Board nguồn: Cung cấp nguồn cho tất cả các board mạch trong subrack
bằng mặt sau với nguồn vào là 48V, nguồn ra là +5 và +/-12 V.
Hình 2.9: Cấu trúc phần cứng của IOG 20 C.
2.2.3.Các phân hệ trong IOG 20C
Trong IOG 20 C có thể phân ra các hệ thống nhỏ hơn như sau:
2.2.3.1.SPS (hệ thống xử lý hỗ trợ):
Phần cứng SPS gồm có các phần cơ bản sau:
Bộ xử lý hỗ trợ SP (Support Processor):Bộ xử lý hỗ trợ trong IOG 20 là bộ vi xử
lý Motorola 68060, được gọi là CPU60 với dung lượng nhớ 32 MB. Trong IOG thì SP,
môi trường File và phần giao tiếp với CP hình thành một node, hai node hình thành
một SPG. IOG 20 gồm hai SP được nối với nhau bằng bus liên kết ICB, đây là bus
Ethernet, CPU60 giao tiếp với bus Ethernet bằng mặt trước, giao tiếp với bus SCSI-2,
bus VME và nguồn bằng mặt sau, và bus RP được gọi là đường dữ liệu. Mỗi SP được
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 23
gọi là một node, kết nối logic giữa CP và SP thông qua RPV(hoặc RPV2). CPU60 có
hai cổng RS232 ở mặt trước để nối với đầu cuối vào ra, cổng này giao tiếp tốc độ
4800baud.
RPV hay RPV2:là bộ phận giao tiếp giữa RP bus và SP. Nó truyền và nhận bản
tin từ CP. RPV chuyển đổi giao tiếp bus RP song song tới Bus VME (Versa Module
Eurocard). RPV2 chuyển đổi giao tiếp bus RP nối tiếp tới Bus VME. Board này giao
tiếp với bus RP nối tiếp ở mặt trước và giao tiếp với bộ nguồn với bus VME ở mặt sau.
VSA: VME to SCSI-2 Adapter là board chuyển đổi bus VME thành bus SCSI-2
riêng biệt dùng để giao tiếp với ổ đĩa quang.
Hình 2.10: Các hệ thống con của IOG 20C.
Các phân hệ khác trong CP
Các tập tin In ra
Đọc Ghi Lệnh Cảnh báo
FMS
Xử lý tập tin
SPS
Giám sát
MCS
Lệnh, cảnh báo
in ra
CP-PS giao tiếp SPS
FMS
Xử lý truy
nhập tập tin
MCS
Lệnh,cảnh
báo in ra
DCS
Giao tiếp
mạng
SPS
Giám sát hệ
thống
Cảnh báo
ngoài
Bảng cảnh
báo OD FD HD Dầu cuối đường truyền DL
SP
CP
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 24
2.2.3.2.MCS (hệ thống giao tiếp người và máy):
Phần cứng của MCS là giao diện cảnh báo gồm có hai board: ALCPU và
ALEXP.
· ALCPU(Alarm Central Processor Unit) là board giao diện cảnh báo, nó
có hai cổng V.24 giao tiếp với LUM và quạt gió, kết nối với nguồn và bus
VME ở mặt sau.là board xử lý trong hệ thống cảnh báo, nó có các chức năng
điều khiển như:
Ø Truyền cảnh báo ra hệ thống bên ngoài.
Ø Nhận cảnh báo ngoài từ tổng đài qua vùng kết nối cảnh báo EXRANG 20.
Ø Giao tiếp V.24 (2400 baud) với host (SP hoặc RP/EMRP).
Ø Giao tiếp V.24 (2400 baud) với quạt.
Ø Kết nối với board ALEXP ở mặt sau và điều khiển màn hình cảnh báo.
· ALEXP(Alarm Expansion) là board mở rộng trong hệ thống cảnh báo
của IOG 20, được điều khiển bởi ALCPU qua mặt sau. Board này có một giao
diện từ 1 đến 4 bảng cảnh báo (ALD 1 đến ALD 4).
· Ngoài ra còn có các thiết bị đầu cuối giao tiếp giữa người và máy như
PC , máy in, bảng cảnh báo…
2.2.3.3.FMS (hệ thống quản lý File):
Ổ đĩa cứng HD: IOG 20 C chỉ có một ổ đĩa cứng mỗi node, dung lượng là 2
hoặc 4 Gb, đĩa cứng lưu giữ nhiều loại thông tin khác nhau: phần mềm sao lưu trong
chuyển mạch AXE, dữ liệu trao đổi giữa CP và SP, dữ liệu tính cước và thống kê. Bộ
xử lý trung tâm có thể tải dữ liệu từ hai nguồn: bộ nhớ thứ cấp hoặc từ đĩa cứng. Đĩa
cứng kết nối với SP nhờ bus SCSI-2.
Ổ đĩa quang OD: Là đơn vị nhớ tập trung có thể đọc, ghi và ghi lại được.OD chủ yếu
được dùng cho việc sao lưu CP và SP, dữ liệu thống kê và tính cước. Có hai loại đĩa 5 ¼
inch (dung lượng lưu giữ là 2x325MB hoặc 2x650MB) và 3 ½ inch (dung lượng
1x640MB). Tuy nhiên IOG 20 C chỉ dùng loại OD 3 ½ inch, ổ đĩa quang kết nối đến SP
qua giao tiếp VSA thông qua bus SCSI-2 và VME.
Ổ đĩa mềm FD: là loại đĩa thông dụng có kích thước 3 1/2inche , có dung lượng
1.44Mbyte.
2.2.3.4.DCS (hệ thống giao tiếp dữ liệu):
Card LUM:Các cổng IO trên các card LUM để kết nối ra thiết bị ngoài, mỗi
card có 4 cổng (4 board mạch nhỏ giao tiếp gắn trên card LUM).Mỗi cổng có chức
năng riêng:
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 25
· Cổng 1:là cổng T-Ethernet kết nối mạng Lan nối với máy tính điều khiển.
· Cổng 2: là cổng G.703 E1 (2Mb/s), cổng để nối với bảng cảnh báo.
· Cổng 3: là cổng G.703 E0 (64Kb/s),cổng CPT Port để kết nối với mặt kia của
CP(CP dự phòng), tức là nối với PTB test bus.
· Cổng 4:là cổng kết nối với giao diện V.24/V.28/V.35/V.36/X.21.
Hình 2.11: Các cổng truy xuất của card LUM.
Các đèn Led chỉ thị:
· Led Run: sáng xanh thì hoạt động bình thường, sáng đỏ bị treo.
· Led BM: nhấp nháy đỏ thì hoạt động bình thường, đèn tắt là card chưa định
nghĩa hoặc khóa nhân công.
Card RPV2: Board giao tiếp với RP Bus nối tiếp ở mặt trước, mặt lưng là giao
tiếp theo bus VME và nguồn. Đèn SYS OK sáng xanh thì hoạt động bình thường, đèn
SERV sáng vàng đang update phần mềm bình thường tắt, đèn Term Pow sáng xanh
hoạt động bình thường.
Card VSA: Board chuyển đổi VME bus thành SCSI-2 bus, kết nối ở mặt board
lưng.
Card ALCPU: Board giao tiếp cảnh báo, có 2 port V.24, giao tiếp với LUM và
fan.
Card ALEXP: Có 4 cổng ra bảng hiển thị cảnh báo ngoài(đây là tham số tùy
chọn với giao thức TCP/IP), được điều khiển bởi ALCPU như sau:
· Cổng 5000 hay 23: cảnh báo sẽ không xuất ra ở cổng này.
· Cổng 5001: cảnh báo sẽ xuất ra ở cổng này.
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 26
· Cổng 5010: cho phép gán giá trị cổng NVT khi truy nhập và cảnh báo sẽ không
xuất ra ở cổng này.
· Cổng 5011: cho phép gán giá trị cổng NVT khi truy nhập và cảnh báo sẽ được
xuất ra ở cổng này.
Giá trị NVT được chia thành 2 dải:0-127 dùng để nhận dữ liệu từ tổng đài,
không cho phép vào lệnh. 128-998 dùng như cổng bình thường.
2.2.4.Giao tiếp cảnh báo hệ thống
Cảnh báo được phát ra khi xảy ra lỗi bên trong hệ thống hay tình trạng bất thường
từ bên ngoài ảnh hưởng đến chức năng hệ thống. Cảnh báo được phân loại theo chức
năng thể hiện bởi vị trí đèn theo chiều ngang trên phiến cảnh báo như sau:
· APT: cảnh báo tự phát liên quan đến chức năng ứng dụng.
· APZ: cảnh báo tự phát liên quan đến chức năng điều khiển.
· POWER: cảnh báo tự phát liên quan đến chức năng cấp nguồn.
· EXT: cảnh báo từ các hệ thống kết nối bên ngoài.
· OBS: cảnh báo về trạng thái không bình thường trong hệ thống do lệnh tác động.
Cảnh báo còn được phân loại theo cấp độ nghiêm trọng thể hiện bởi vị trí đèn
theo chiều đứng như sau:
· A1: cảnh báo tự phát ở cấp độ rất nghiêm trọng
· A2: cảnh báo tự phát ở cấp độ nghiêm trọng.
· A3: cảnh báo tự phát ở cấp độ ít nghiêm trọng.
· O1: cảnh báo do tác động ở cấp độ nghiêm trọng.
· O2: cảnh báo do tác động ở cấp độ ít nghiêm trọng.
Hình 2.12: Mô tả bảng cảnh báo đài AXE 810
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 27
4.1.3. Nguyên lý khôi phục lỗi hệ thống.
Tùy theo tính chất và mức độ lỗi hệ thống, quá trình khôi phục có thể diễn ra tự
động hoặc cần có sự can thiệp của người vận hành. Việc khởi động lại hệ thống cần
tuân theo nguyên tắc chung là từ cấp độ thấp đến cao như từng thiết bị, khối chức năng
đến cả hệ thống để giảm thiểu khả năng tác động đến quá trình xử lý lưu thoại. Quá
trình tự phục hồi của hệ thống cũng diễn ra theo nguyên tắc trên với cấp độ như sau:
Ø Khởi động lại cấp độ thấp (Small restart): Cấp độ này chỉ tác động đến các
cuộc gọi đang trong giai đoạn thiết lập, không ảnh hưởng đến các cuộc gọi đã được
thiết lập.
Ø Khởi động lại cấp độ cao (Large restart): Nếu một lỗi mới xảy ra trong vòng
10 phút sau khi khởi động lại cấp độ thấp, hệ thống sẽ tự động khởi động lại với cấp độ
cao hơn. Cấp độ này sẽ tác động đến tất cả các cuộc gọi.
Nạp lại phần mềm và dữ liệu hệ thống: Nếu một lỗi mới xảy ra trong vòng 10
phút sau khi khởi động lại cấp độ cao thì hệ thống sẽ tự động nạp lại phần mềm lưu trữ
dự phòng trên đĩa cứng. Cấp độ này diễn ra khá lâu, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Hình 2.13: Nguyên lý phục hồi hệ thống khi lỗi xảy ra
Lỗi phần
mềm
Khởi động
lại cấp độ
cao.
Khởi động
lại cấp độ
thấp
Lỗi phần
mềm
Lỗi phần
mềm
Lỗi phần
mềm
<10 phút <10 phút
Khởi động
lại cấp độ
cao.
Phần mềm
lưu trữ trên
đĩa cứng
t
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 28
2.3.KHỐI CHUYỂN MẠCH APT
2.3.1 Chức năng cơ bản của khối chuyển mạch.
Ø Chọn lựa, thiết lập và giải tỏa các đường tiếng, đường báo hiệu đều qua chuyển
mạch nhóm.
Ø Giám sát đường Data link giao tiếp kết nối với chuyển mạch.
Ø Duy trì sự ổn định và chính xác tần số clock cho mục đích đồng bộ mạng.
2.3.2.Cấu trúc chuyển mạch
Ø Hệ thống chuyển mạch của tổng đài AXE 810 là GS890.
Ø GS890 dựa trên cấu trúc chuyển mạch không gian và thời gian.
Ø Phần chuyển mạch của GS890 được tích hợp trong card XDB, dung lượng
chuyển mạch 16KMup/1board XDB.Sau đây ta sẽ tìm hiểu cụ thể cấu trúc và
nguyên lý chuyển mạch được tích hợp trong card XDB.
Bộ chuyển mạch của tổng đài AXE là sự kết hợp giữa hai khối chuyển mạch thời
gian TSM và khối chuyển mạch không gian SPM dựa trên nguyên lý chuyển mạch ba
tầng T-S-T.
Hình 14: Nguyên lý chuyển mạch ba tầng T-S-T.
2.3.2.1.Nguyên lý chuyển mạch thời gian TSM
Vì TSM xử lý các mẫu theo hai chiều nên ta cần hai bộ nhớ thoại: một cho các
mẫu đi vào TSM (bộ nhớ thoại A, SSA) và một cho các mẫu đi ra khỏi TSM (bộ nhớ
thoại B, SSB). Mỗi bộ nhớ thoại có một bộ nhớ điều khiển riêng: CSA và CSB.
TSM cũng có bộ nhớ điều khiển cho SPM gọi là CSC.
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 29
Hình 2.15: Các bộ nhớ thoại và bộ nhớ điều khiển trong TSM.
Mỗi TSM trong chuyển mạch nhóm có 512 ngõ vào và ngõ ra, mỗi bộ nhớ thoại
của nó (chỉ trong hình 2.21 như SSA và SSB) có 512 vị trí ghép (MUP) với địa chỉ 0 –
511 để các cuộc gọi có thể được kết nối. Bộ nhớ điều khiển hoặc CSAB (là bộ nhớ kết
hợp CSA và CSB) cũng có 512 vị trí.
Hình 2.16: Cách bố trí các bộ nhớ thoại và điều khiển.
512 MUPs này cho phép 16 luồng PCM 32 kênh hai chiều được kết nối đến mỗi
TSM. Các luồng PCM này gọi là digital paths (DIP). Việc kết nối các luồng này được
thực hiện tại điểm kết cuối mạng chuyển mạch (SNTP 0 -15). Xem hình 2.16.
SSA CSA 0
511 511
0
From devices
SSB CSB 0
511 511
0
To devices
CSC 0
511
To SPM
From SPM
SPM control
TSM
MUP
MUP
MUP
MUP
MUP
MUP
MUP
SSA
Speech Store
0
1
2
3
4
510
511
MUP
MUP
MUP
MUP
MUP
MUP
MUP
SSB
Speech Store
0
1
2
3
4
510
511
SSA B
Control Store
0
1
2
3
4
510
511
TSM
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 30
Hình 2.17: Điểm kết cuối mạng chuyển mạch (SNTP).
2.3.2.2.Nguyên lý chuyển mạch không gian (SPM)
Cấu trúc của SPM rất đơn giản và có thể được đưa ra như một ma trận bình
thường với các tiếp điểm.
Tất nhiên, trên thực tế, các tiếp điểm này được đưa ra dưới dạng các cổng logic
làm cho việc đóng và mở rất dễ dàng
Hình 2.18: Module chuyển mạch không gian, SPM.
Như trong hình CSC của mỗi TSM điều khiển một cột “các tiếp điểm”. Vì vậy,
CSC trong TSM-0 điều khiển tất cả “các tiếp điểm” dẫn đến TSM-0.
Khi một cuộc gọi được thiết lập trong chuyển mạch, phần mềm trung tâm của
khối GS (chuyển mạch nhóm) sẽ chọn đường qua chuyển mạch. Trong trường hợp
này, việc chọn đường được đề cập khi một mẫu được chuyển giao. Điều này được gọi
là “chọn một khe thời gian bên trong”.
Sau khi phần mềm trung tâm (GSU) của khối GS đã chọn một đường, phần mềm
vùng (GSR) được đưa ra để viết thông tin này trong các bộ nhớ điều khiển của các
TSM-0
TSM-1
TSM-31
TSM-31
TSM-1
TSM-0
CSC inTSM-0
CSC inTSM-31
Samples
from TSM
Addresses
from CSC
Samples
to TSM
SPM
TSM
SNTP 0
SNTP 15
Channels
0 31
To and from
GSS
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 31
TSM có liên quan.Từ lúc này trở đi, GSU sẽ không quan tâm đến việc kết nối cho đến
khi cuộc gọi kết thúc.
2.3.2.3.Chuyển mạch nhóm GSS
Ø Hệ thống chuyển mạch nhóm GSS( Group Switching Subsystem ) thực hiện
việc kết nối một kênh vào tới một kênh ra .GSS thấy rõ qua nguyên lý làm việc của
tầng chuyển mạch ( T-S-T) sử dụng trong đài AXE để thực hiện việc chuyển mạch.
Trong đó, có một đường vào(inlet) và một đường ra(outlet) trên device/ channel mà nó
cho phép device để truyền đi hoặc nhận về.
Ø Vì có rất nhiều loại device khác nhau được kết nối tới GS qua một cổng giao
tiếp gọi là SNT. Vậy SNT là một chuẩn giao tiếp thiết bị sử dụng cho tất cả các
device thuộc hệ thống thoại kết nối tới chuyển mạch.
Để bảo đảm tính mềm dẻo, chuyển mạch nhóm (Group Switch) được thiết kế và
kết cấu thành các module chuẩn như chuyển mạch thời gian TSM ( Time Switch
Modules ) và chuyển mạch không gian SPM( Space Modules). Số lượng của TSM và
SPM yêu cầu ở trong 1 tổng đài tùy thuộc vào rất nhiều vào số device hệ thống điện
thoại được dùng trong chuyển mạch (telephony devices available in the switch).
Ví dụ : Có tới 16 đường PCM có thể kết nối vào mỗi một module chuyển
mạch thời gian TSM( Time Switch Module.) Mỗi một đường PCM có 32 kênh
(channel). Có nghĩa là mỗi một TSM có 16X32 = 512 đường vào ( inlets), hoặc gọi
là MUP (Multiple Positions) thuật ngữ dùng để chỉ định một lối vào / lối ra ( inlet /
outlet) trong hệ thống chuyển mạch nhóm GS .Mỗi một đường PCM kết nối tới
chuyển mạch thời gian (TSM) ở một điểm đầu cuối chuyên mạch( Switching Network
Terminal Point) gọi là SNTP. Và đầu cuối mạng chuyển mạch gọi là SNT viết tắt của
dòng chữ “Switching Network Terminal” . Vậy SNT là một thuật ngữ chung cho tất
cả các loại thiết bị mà chúng có thể kết nối vào chuyển mạch nhóm Group Switch.
SNT là một khái niệm phần mềm và đại diện cho sự kết nối phần mềm của phần cứng
vật lý nối tới chuyển mạch nhóm .
Các device được kết nối tới phần cứng của chuyển mạch nhóm ở thiết bị AXE
810 thực tế như sau :
- Đầu tiên là các device kết nối qua DL2 ở board lưng ( backplane) của GDM
subrack có chứa bộ ghép các đường liên kết số DLMUX (Digital Link Multiplexers )
đó là board DLHB (Digital LinkMultiplexer Half-Height Board ).
- 16 đường DL2 được DLHB ghép thành 1 đường DL3 (Digital Link Interface
3rd generation) . Và đường DL3 có cáp kết nối từ board DLHB tới TSM của chuyển
mạch nhóm .
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 32
Có một tiêu chuẩn giao tiếp riêng để kết nối các device tương tự (analogue
devices ) tới chuyển mạch nhóm ( Group Switch) được gọi là PCD. PCD là một bộ
chuyển đổi số sang tương tự (analogue/digital).
Hình 2.19: Mô tả các device kết nối tới
2.3.2.4.Sự an toàn của chuyển mạch
Chuyển mạch nhóm GSS trang bị 2 mặt giống hệt nhau gọi là mặt A và mặt B ,
và làm việc song song . Cấu hình này loại bỏ việc tất cả các cuộc gọi bị rớt hoặc sự cố
khi 1 TSM bị khóa .Hai mặt hoàn toàn độc lập với nhau và tất cả các các đơn vị kết nối
tới GS đều kết nối tới 2 mặt . Các mẫu tin tiếng nói đều gửi tới cả 2 mặt nhưng dữ liệu
đem về chỉ một mặt, thường là mặt A
Một bit chọn lựa mặt được sử dụng “Plane Select Bit” để báo các đơn vị kết nối
vào GS biết chọn lựa thông tin từ mặt nào ( A hoặc B ) .
Hình 2.20: Mô tả nguyên lý sử dụng Plane Select Bit
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 33
Khi một TSM mặt A bị khóa ở một mặt thì tất cả các kết nối của TSM mặt A
sẽ sử dụng ở mặt TSM ở mặt B . Khi cả 2 mặt bị khóa hết thì không thể thiết lập cuộc
gọi được giữa các TSM , ở trường hợp này phần mềm của GSS sẽ tạo ra một cảnh báo
rằng lưu thoại bị giới hạn ở GS.
2.3.3.Mô tả phần cứng của bộ chuyển mạch trong tổng đài AXE 810
Phần cứng của bộ thực hiện chức năng chuyển mạch trong tổng đài AXE 810
được lắp đặt tại subrack GEM (Generic Ericssion Magazine).
XD
B
XD
B
SC
B
-R
P
SC
B
-R
P
8 D E V I C E S L O T S IR
B
C
G
B
_0
(C
G
B
_1
)
C
D
B
9 D E V I C E S L O T S
C
D
B
Hình 2.21 : Subrack GEM
GEM có 26 khe cắm card, được phân làm hai mặt hoạt động song song gọi là mặt
A và mặt B. Trong đó mặt A có 8 khe Device Slots để cắm card DLEB, 1 card SCP-
RP, 1 card XDB, 1 card IRB, 1 card CGB (chiếm 2 khe). Bên mặt B có 9 khe Device
Slots để cắm card DLEB, 1 card SCP-RP, 1 card XDB và 2 card CDB.
2.3.3.1.Chức năng của GEM:
Ø Chức năng chính của GEM là chuyển mạch, phần chuyển mạch gọi là GS890
được tích hợp trong card XDB, dung lượng chuyển mạch 16 KMup/1 Board XDB.
(Như chúng ta đã biết, 32 TSMs có thể kết nối đến một SPM, dẫn đến bộ chuyển mạch
nhóm có 32x 512 = 16384 ngõ vào, loại chuyển mạch nhóm này thường được gọi là
16K).
Ø Kết nối tới hai mặt của CP( mặt A -CP A; mặt B -CP B) qua card SCP-RP.
Ø Chức năng tạo xung clock.
Ø Các chức năng khác: kết nối tới GDM (qua card DLEB), giao tiếp truyền dẫn
STM-1(nối trực tiếp với truyền dẫn bằng công nghệ SDH), giao tiếp E 1 (qua card
ETC 5) tới vệ tinh hay đài khác, Annoucement (qua card M-AST), điều khiển các loại
báo hiệu :báo hiệu số 7, R 2, V 5.1… qua card RPG-3.
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 34
Hình 2.22: GEM và phần giao tiếp
2.3.3.2.Chức năng từng card trong GEM:
2.3.3.2.a.Card SCB-RP (Support and Connection Board):
Mỗi GEM có 2 card SCB-RP làm nhiệm vụ giám sát các công việc bảo dưỡng
Bus và nhận tín hiệu điều khiển từ CP qua RP Bus nối tiếp (RPB-S), kết nối và lọc
nguồn -48 V để cung cấp cho các thiết bị trong GEM. Có 2 loại card SCB-RP, một loại
có giao tiếp Ethernet và một loại không có giao tiếp Ethernet. Card SCB-RP có các
chức năng chính sau:
Ø Phân phối nguồn (-48v) trong toàn subrack GEM.
Ø Phân phối TPB-S đến tất cả các card trong subrack GEM.
Ø Đối với SCB-RP có giao tiếp Ethernet thí có khả năng xử lý thông tin cao giữa
các card trong GEM cũng như giữa các GEM trong hệ thống.
Ø SCB-RP có chứa 1 RPI.
Ø Xử lý cảnh báo ngoài.
2.3.3.2.b.Card CGB (Clock Generation Board):
Tạo xung đồng hồ để đồng bộ cho hệ thống. Bộ phận tạo xung đồng hồ gọi là
CL890 được tích hợp trong card CGB có cấu trúc như hình vẽ sau:
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 35
Hình 2.23 : Mạch tạo xung đồng hồ
Để đảm bảo độ tin cậy, trong CGB có hai máy dao động hoạt động song song,
tạo tín hiệu đồng hồ cung cấp cho đài hoạt động (chỉ có thể gọi nội đài). Để liên lạc
với đài khác thì phải lấy xung đồng hồ chuẩn của mạng quốc gia. Tín hiệu đồng hồ
được lấy từ đài khác qua card IRB cung cấp cho CGB, qua máy dao động được đồng
bộ bằng cách so pha, sau khi đã đồng bộ được tín hiệu này được lấy làm xung đồng hồ
chuẩn cung cấp cho tổng đài.
2.3.3.2.c.Card IRB (Incoming Reference Board):
Lấy tín hiệu đồng hồ của tổng đài khác cấp cao hơn (VTN, HOST …) cung cấp
cho CGB so sánh đồng bộ với đồng hồ nội đài làm tín hiệu đồng hồ chủ cung cấp cho
card CDB phân phát đến XDB. Card IRB có 3 cổng đầu vào để tham chiếu các nguồn
đồng hồ bên ngoài (đồng bộ 8Khz (tần số lấy mẫu) , đồng bộ 2 MHz ,đồng bộ 2 Mb/s
(đường báo hiệu)).
2.3.3.2.d.Card DLEB (Digital Link Extension Board):
Card DLEB có 4 cổng, mỗi cổng sẽ nối đến 1 GDM, như vậy 1 DLEB có thể nối
đến 4 GDM để kết nối vào chuyển mạch.Các DLEB ở mặt B dự phòng cho các DLEB
tương ứng ở mặt A.
2.3.3.2.e.Card CDB (Clock Distribution Board):
Sau khi CGB và IRB đồng bộ được với nhau sẽ được nối tới CDB. Sau đó CDB
sẽ phân phát đến các XDB. Trong 1 GEM có 2 card CDB ký hiệu là CDB 0 và CDB
1. Cụ thể về việc phân phát clock sẽ được miêu tả kỹ ở phần dưới đây.
2.3.3.2.f.Card XDB (Swiching Distribution Board):
Là thành phần cốt lỗi trong GEM, đảm nhiệm chức năng chuyển mạch. Cấu hình
chuyển mạch của XDB dựa trên hai mô đun chuyển mạch thời gian và không gian với
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 36
nguyên lý chuyển mạch 3 tầng T-S-T. Dung lượng chuyển mạch của một card XDB là
16 KMup.
Các cổng của XDB: Card XDB có 12 cổng nối với các card khác, trong đó có 2
cổng là Clock 0 và Clock 1 lấy tín hiệu đồng hồ từ card CDB, có 10 cổng để nối với
các XDB khác trong ma trận chuyển mạch.10 cổng đó chia thành hai nhóm:
· Nhóm 1 gồm 7 cổng để nối với các XDB khác cùng hàng trong ma trận chuyển
mạch.
· Nhóm 2 gồm 3 cổng để nối với các XDB khác cùng cột.
Như hình vẽ sau:
Hình 2.24: Các cổng của card XDB
2.3.4. Ma trận chuyển mạch
Hình 2.25: Ma trận chuyển mạch 32 GEM
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 37
Ma trận chuyển mạch có kích cỡ tối đa là 32 phần tử (có 4 hàng, 8 cột).Trong đó
mỗi phần tử là 1 GEM (Generic Ericssion Magazine).
Một GEM có dung lượng chuyển mạch là 16 KMup (16x1024=16384 Mup).Mup
(multiple position) còn gọi là time slot (khe thời gian), nghĩa là 1 GEM có 16384 khe
thời gian cả ngõ vào và ngõ ra, như vậy tại cùng một thời điểm 1 GEM có thể chuyển
mạch tối đa 16384/2=8192 cuộc gọi.
Với tổng đài có mạng chuyển mạch kích cỡ tối đa (32 GEM) thì dung lượng
chuyển mạch lên đến 512 KMup, xử lý tối đa 262144 thuê bao gọi vào cùng một
lúc.Khi đó tổng đài có thể quản lý một mạng viễn thông với trên 2 triệu thuê bao mà
khó có khi xảy ra tắc nghẽn. Thực tế, ở nước ta chưa có mạng nào có thể sử dụng hết
dung lượng 512 KMup cả, nên nếu lắp đặt tổng đài với mạng chuyển mạch 32 phần tử
như trên thì vô cùng lãng phí. Vì vậy tùy vào nhu cầu của từng mạng mà ta xây dựng
tổng đài với mạng chuyển mạch vừa phải để phù hợp với yêu cầu của mạng. Cách xây
dựng ma trận chuyển mạch như sau:
Tùy theo nhu cầu của mạng, ta có thể xây dựng ma trận chuyển mạch với 3 mức
cấu hình như sau:
· Dung lượng 16 KMup (ma trận chỉ một phần tử: 1 GEM)
· Dung lượng <=128 KMup (ma trận có từ 8 GEM trở xuống)
· Dung lượng <= 512 KMup (ma trận từ 9 đến 32 GEM)
Qui tắc mở rộng ma trận chuyển mạch là các GEM phải luôn tạo thành ma trận
và tất cả các GEM phải được nối với nhau.
Cách thức nối các XDB được minh họa như sau:
Hình 2.26: Cách nối các phần tử trong mạng chuyển mạch 32 GEM
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 38
Cần chú ý rằng khi ta đã xây dựng ma trận chuyển mạch theo cấu hình <= 128
KMup muốn nâng cấp lên cấu hình 512 KMup thì không thể được, vì nó còn liên quan
đến một số phần cứng chuyên dụng của từng cấu hình. Ví dụ như liên quan tới card tạo
xung đồng hồ, khi vào tổng đài chỉ cần nhìn card tao clock là biết được đài có thể mở
rộng đến cấu hình bao nhiêu :
· Với cấu hình 16 KMup card tạo clock nằm trong GEM đó.
· Với cấu hình <= 128 KMup các card tạo clock nằm trong hai GEM đầu gọi là
GEM 00 và GEM 01.
Với cấu hình <= 512 KMup các card tạo clock không nằm trong GEM mà nằm
trong hai module là CDM 0 và CDM1 cụ thể như sau:
Ø Ở cấu hình 16 KMup (chỉ 1 GEM) thì Clock 0 của XDB mặt A và mặt B
sẽ nối với CDB 0, còn Clock 1 của XDB mặt A và mặt B nối với CDB 1.
Ø Ở cấu hình <= 128 KMup chỉ có 2 GEM đầu 00 và 01 có card CDB.
Trong XDB có hai cổng nối với xung Clock gọi là Clock 0 và Clock 1(để an toàn), thì
Clock 0 của các XDB ở mặt A sẽ nối tới CDB 0 của GEM 00 còn Clock 1 của XDB ở
mặt A sẽ nối tới CDB 0 của GEM 01và tương tự đối xứng Clock 0 của CDB 0 ở mặt B
sẽ nối tới CDB 1 của GEM 00 còn Clock 1 của XDB ởmặt B sẽ nối tới CDB 1 của
GEM 01. Để rõ hơn ta có thể tham khảo ở hình vẽ sau:
Hình 2.27: Đấu nối CDB với XDB trong cấu hình <=128 KMup
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 39
Ø Đối với cấu hình <= 512 KMup (nhiều hơn 8 GEM), thì sử dụng 2 cặp
card CDB như trên thì không đủ cung cấp tín hiệu đồng hồ cho tất cả các GEM trong
ma trận chuyển mạch. Vì vậy để đáp ứng cho cấu hình này người ta lắp đặt một
module riêng đó là CDM.
Module CDM (Clock Distribution Magazine): Là module phân phối xung
đồng hồ đến ma trận chuyển mạch có nhiều hơn 8 GEM (dung lượng lớn hơn 128
KMup). Trong mỗi module có 1 card CGB, 1 card IRB, 2 card SCB-RP và có tối đa 8
card CDB.
Cả hai module CDM sẽ kết nối đến mỗi GEM trong ma trận chuyển mạch từ 1
cặp card CDB. Mỗi GEM sẽ được nối đến 4 card CDB, mà mỗi card CDB có 8 cổng
nên cứ 4 card CDB (1 cặp ở CDM 1 và 1 cặp tương ứng ở CDM 2) có thể kết nối được
8 GEM. Vì vậy với cấu hình 32 GEM để có thể kết nối được tất cả ta phải dùng16
card CDB , như vậy trong mỗi module CDM sẽ có 8 card CDB.
Kết nối giữa card CGB với IRB và CGB với CDB trong module CDM được thực
hiện qua mặt Backplane( bo mạch đa năng ở mặt sau) của CDM.
Kết nối giữa hai máy dao động của 2 card CGB ở 2 CDM được thực hiện qua
đường mạch ngoài.
Hình 2.28: Cấu hình subrack CDM
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 40
2.4.KHỐI TRUNG KẾ VÀ BÁO HIỆU TSS
2.4.1.Các chức năng của TSS :
· Điều khiển kết nối lưu thoại giữa AXE với các tổng đài khác trên mạng.
· Năng giám sát và kết nối với tất cả các hệ thống báo hiệu khác nhau như R2, C7 và
nó cũng thích ứng với tất cả những hệ thống báo hiệu riêng của quốc gia.
· Giám sát và kiểm tra các trung kế.
· Thông dịch các tín hiệu bên ngoài (đến AXE) và các tín hiệu phần mềm bên
trong AXE.
2.4.2.Cấu trúc phần cứng và các khối chức năng của TSS:
Phần cứng bao gồm các board mạch kết nối các đường trung kế và các thiết bị
báo hiệu với tầng chuyển mạch.
Magazine chứa các card của TSS được gọi là GDM(Generic Device
Magazine).Cấu trúc chung của subrack GDM là có 20 khe cắm card,trong đó có 2 card
RP4, hai card DLHB và 16 card DEV (khe cắm đa năng tùy vào nhu cầu sử dụng của ta
mà lắp đặt các card chuyên dụng như ETC, PDSPL, RPG3...).
Hình 2.29: Subrack GDM
2.4.2.1Các giao tiếp trong GMD:
· 48V-A & -48V-B: nguồn cấp cho magazine qua vị trí RP4, nối đến các card
thiết bị qua -48V-A và -48V-B.(Trong RP4 chứa module phân phối cho
magazine).
· EMB2/M-A-0,1&EMB2/M-B-0,1(Extension module bus v.2 magazine
internal bus): EMB2/M-A-0,1kết nối RP4-A với 8 thiết bị, EMB2/M-B-0,1kết
nối RP4-B với 8 thiết bị còn lại.
· DL2B-A & DL2B-B(Digital Link 2 Backplane): mỗi bus này sẽ kết nối tất cả
các thiết bị đến một HDLB.
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 41
· RPB-S/M-A-0,1,2 & RPB-S/M-B-0,1,2(Regional Processor Bus - Serial): kết
nối RP4-A và RP4-B tới các thiết bị ở vị trí 5, 6, 7.
· MB-A-0,1,2 & MB-B-0,1,2(Maintenance Bus): Bus này dùng để tìm và nhận
ra lỗi trên các board thiết bị, kết nối tất cả các thiết bị đến RP4-A, RP4-B.
Hình 2.30: Các giao tiếp trong GDM
2.4.2.2.Cấu trúc phần cứng các khối chức năng của TSS:
Hình 2.31: Các khối chức năng của TSS.
2.4.2.2.a.DLHB(Digital Link Multiplexer Half Height Board):
Mạch ghép luồng số : làm việc như bộ ghép kênh, kết nối đến GS bằng DL3,
trong mỗi DL3 ghép tất cả 16 DL2.
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 42
Card làm nhiệm vụ kết nối tới GEM qua card DLEB của GEM. Hai card DLHB
trong GDM xem như đối xứng nhau mỗi card phụ trách một mặt và cùng kết nối đến
cặp DLEB đối xứng trong cùng một GEM. Một DLEB có 4 cổng còn một DLHB có 1
cổng, một DLEB được kết nối đến 4 DLHB, nghĩa là 1 DLEB có thể kết nối đến 4
GDM.
2.4.2.2.b.ETC(Exchange Terminal Circuit):
Là Board mạch đầu cuối, giao tiếp với luồng trung kế số. ETC kết nối với GS,
RSS thông qua đường PCM 2Mbits/s. Có nghĩa là ETC đáp ứng việc giám sát trên
đường PCM, tuy nhiên một mình card ETC không đủ để điều khiển việc giám sát này,
một số phần mềm khác sẽ cùng thực hiện việc này.Có hai loại ET là:
· ETC-5, loại này có dung lượng 2Mbit/s, trên mỗi ETC-5 có ba đầu nối dùng
cho: (Protected Monitoring Point ), giao tiếp với module đồng hồ hoặc thiết bị báo
hiệu, giao tiếp với luồng số. Trong mỗi GDM có tối đa 16 ETC-5.
· ET-155, 155 chính là 155Mbit/s, mạch ET-155 thay thế cho 63 mạch ETC-5.
Lưu ý rằng ETC không thực hiện biến đổi số thành tương tự nên khi sử dụng với
truyền dẫn tương tự cần có thêm một thiết bị biến đổi là bộ đa hợp MUX(Multiplexer).
2.4.2.2.c.PDSPL(Pooled Digital Signalling Processor, Low capacity platform
board):
Là mạch chứa 16 hoặc 32 thiết bị(tùy thuộc vào phiên bản), mỗi thiết bị có
những chức năng khác nhau, trong đó quan trọng nhất là CSR(Code Sender Receiver).
CSR là 1 bộ thu phát mã, dùng để gửi các tín hiệu thanh ghi MFC(Multi Frequency
Signalling) kết nối trực tiếp đến GS. Số lượng mạch CSR có thể có trong mỗi PDSPL
tùy thuộc vào lưu lượng.
2.4.2.2.d.PCD-D(Pulse Code Modulation Device-Digital):
Dùng để ghép kênh ngõ ra 64 Kbits/s của thiết bị báo hiệu ST(Signalling
Terminal) vào hệ thống PCM 2Mbits/s đến GS.
ST(Signalling Terminal): dùng để thu và gửi các bản tin báo hiệu số 7 thuộc
phân hệ báo hiệu kênh chung số 7 (CCS No 7). Có hai dạng ST là:
· RPG3(Regional Processor with Group switch interface no3): là một RPG
được nối vào bus xử lý cùng nối tiếp (RPB-S: Serial Regional Processor Bus).. RPG3
kết nối đến DLHB, từ đây DLHB sẽ ghép 16 luồng DL2 thành luồng DL3 để nối đến
GS.
· Một dạng khác của ST là S7V35, loại ST này không kết nối đến GS, nó là
một EM được điều khiển bởi cặp RP4 trong GDM. Tốc độ của S7C35 là 56kbit/s.
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 43
2.4.2.3.Các khối phần mềm chức năng thực hiện nhiệm vụ báo hiệu
Hình 2.32: Các khối phần mềm thực hiện nhiệm vụ báo hiệu số 7.
C7ST2(C7 Signalling Terminal): là khối điều khiển liên kết báo hiệu ở mức 2
cho chức năng báo hiệu kênh chung. Có các chức năng:
Ø Thu nhận và truyền phát các đơn vị tín hiệu bản tin (MSU).
Ø Tín hiệu bắt đầu vận hành và bảo dưỡng của đầu cuối báo hiệu.
Ø Điều hành EM.
Ø Khởi đầu và khởi động lại đầu cuối báo hiệu.
Ø Kết nối bán thường trực thiết bị chuyển mạch qua chuyển mạch nhóm.
C7DR2(C7 Distribution Discrimination and Routing): chứa các chức năng về
phân loại, phân phối, chuyển tiếp lưu lượng và bản tin định tuyến của hệ thống báo
hiệu C7. Khối này đọc các thông tin nơi gởi tới trong các đơn vị báo hiệu. Trong giới
hạn của một bản tin, nó sẽ gởi tới người sử dụng đúng, hay nói cách khác bản tin được
định tuyến lại.
C7BTC(C7 Bothway Trunk Coordinator): là khối quản lý và điều phối toàn bộ
việc điều hành BT. C7BTC điều khiển bắt giữ và giải tỏa các bản dữ liệu thiết bị trên
cuộc gọi thông thường đồng thời quản lý các dữ liệu thiết bị và định tuyến. Điều phối
tín hiệu liên quan giữa các khối chức năng khác.
C7OTH(C7 Outgoing Traffic Handler): khối này gồm các chức năng điều
khiển lưu lượng đường ra.
CSR(Code Sender and Receiver): là khối có chức năng nhận và gởi tín hiệu
quay số, khối có chức năng báo hiệu MFC/MFP(Multi-Frequency Compelled or
Pulsed).
Chương 2: Phần cứng tổng đài AXE 810
Trang 44
Khối ET(Exchange Terminal) khối đầu cuối tổng đài:Có chức năng điều hành
và bảo dưỡng mạch giao tiếp kết nối với GS đó là ETC, đường truyền chính của
DIP(Digital Path), đồng bộ cho DIP.Khối này liên hệ mật thiết với khối BT, hay nói
cách khác khối ET thực hiện giám sát và khối BT điều khiển lưu thoại. Trong Card
ETC mạch giám sát sẽ đọc các cảnh báo được thu về trên TS_0 (Time Slot 0) và TS_16
khi có một lỗi được phát hiện, ví dụ như một cảnh báo, một lỗi trượt bit, thông tin sẽ
được gửi đến STR là phần mềm xử lý cục bộ của ET, sau đó thông tin này sẽ được gửi
tiếp đến ETU là phần mềm xử lý trung tâm của khối ET, ở hướng phát đi phần mềm
trung tâm của khối ET có thể gửi tín hiệu cảnh báo yêu cầu ETR viết thông tin vào các
thanh ghi tại ETC.
Khối BT(Bothway Trunk) đáp ứng cho các chức năng liên quan đến việc điều
hành lưu thoại của các luồng trung kế vào và ra, nếu một tín hiệu đường dây cần được
gởi đi trên TS_16 thì khối BT sẽ gửi tín hiệu đến khối ET và khối này sẽ chuyển tín
hiệu đó đến phần cứng mà không thực hiện bất cứ xử lý nào hết, nó chỉ chuyển tín hiệu
tới phần cứng ETC. Mỗi kênh trong luồng trung kế tương ứng với một kênh trong BT.
Để phân biệt các loại trung kế khác nhau, phần mềm điều khiển trung kế BT được
đánh mã số khác nhau như BT1, BT2... .
BTM(Bothway Trunk Maintenance): khối này có chức năng bảo dưỡng và điều
hành các chức năng cho các luồng trung kế.
Khối DIPST(Digital Path Supervision and Test): Giám sát các đường kết nối
PCM giữa ETC và tổng đài ở xa hoặc DIP (Digital Path).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim-hieu-ve-tong-dai-axe.pdf