Đề tài Tìm hiểu nhà nước cần tạo điều kiện gì giúp cho doanh nghiệp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu nhà nước cần tạo điều kiện gì giúp cho doanh nghiệp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập

doc15 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu nhà nước cần tạo điều kiện gì giúp cho doanh nghiệp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò bµi: Nhµ n­íc cÇn t¹o ®iÒu kiÖn g× gióp cho doanh nghiÖp ViÖt Nam t¨ng khÈ n¨ng c¹nh tranh trong qu¸ tr×nh héi nhËp? Khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp cần được hỗ trợ về thông tin, về nâng cao sức cạnh tranh và được bảo hộ sản xuất, kinh doanh trước sức tấn công của hàng hoá nước ngoài tràn vào. Ðể thực hiện việc bảo hộ, hỗ trợ cho doanh nghiệp, Chính phủ đã xây dựng Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, đồng thời ban hành hoặc trình Quốc hội ban hành các chính sách, các cơ chế, biện pháp cụ thể về pháp luật, về thuế, hải quan, tín dụng, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực. I. Chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO: Ðể hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội nhập và hội nhập thành công khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07 - NQ/TW ngày 27/11/2001 về Hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 07 - NQ/TW, trong đó nêu rõ nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung của Chương trình nhằm xây dựng Chiến lược tổng thể về hội nhập, các biện pháp nhằm quy hoạch sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, bảo hộ nền sản xuất trong nước, hỗ trợ các nhà doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực... 1.1.  Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền: Ðiểm yếu chung của doanh nghiệp hiện nay là thiếu nghiêm trọng về thông tin thị trường trong và ngoài nước, đối thủ cạnh tranh, hệ thống pháp lý và thông lệ thương mại quốc tế...Ðiều tra của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy: có tới 45% doanh nghiệp chưa có kế hoạch chuẩn bị cho việc thực hiện các yêu cầu của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; 31% doanh nghiệp không biết về WTO...Tại các cuộc đối thoại, gặp gỡ giữa các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp luôn luôn bức xúc về việc họ không biết tìm hiểu về các quy định của WTO ở đâu.   Tuy nhiên, ngay cả khi được hướng dẫn về địa chỉ để tìm kiếm thông tin liên quan đến hội nhập, để nghiên cứu nắm vững về các quy định có trong các hiệp định của WTO cũng là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp bởi hệ thống pháp lý của WTO có đến gần 30.000 trang văn bản. Vì vậy Chính phủ đã giao Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế - Bộ thương mại phối hợp với Ban tư tưởng văn hoá trung ương; Ban kinh tế trung ương, Ban khoa giáo trung ương, Bộ giáo dục và đào tạo, các bộ, ngành và địa phương tổ chức phổ biến rộng rãi về Nghị quyết 07 của Bộ chính trị; tăng cường xuất bản các ấn phẩm phổ biến sâu rộng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, về các cam kết quốc tế của Việt Nam về hợp tác kinh tế - thương mại. 1.2.  Xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập: Chính phủ giao Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng hợp các cam kết quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các hiệp định khác, các chương trình hành động trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO, căn cứ chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010, đề án chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, các kết quả nghiên cứu về sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam để bổ sung và hoàn thiện Chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế.  1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh; mở rộng thị trường xuất khẩu; bảo hộ nền sản xuất trong nước: Chính phủ giao Bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng để trình Chính phủ đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phương án xây dựng cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; phương án cơ chế tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng...          Chính phủ cũng giao Bộ kế hoạch và đầu tư cùng các bộ, ngành liên quan đến các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành hàng, từng dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương để xây dựng kế hoạch, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh.          Chính phủ giao Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành đề án quốc gia nghiên cứu sức cạnh tranh của một số hàng hoá và dịch vụ nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.          Chính phủ giao Bộ thương mại phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình xúc tiến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam. Chính phủ giao các bộ, ngành quản lý các ngành sản xuất xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm bảo đảm lưu thông trong nước và giữ vững thị trường nội địa cho hàng hoá của mình. 1.4.  Ðào tạo nguồn nhân lực: Chính phủ giao Bộ nội vụ phối hợp các bộ, ngành xây dựng các kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ quản lý, các luật sư am hiểu luật pháp quốc tế và hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật vững vàng về chính trị, thông thạo nghiệp vụ và ngoại ngữ và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập kinh tế quốc tế. II.   Các biện pháp, cơ chế chính sách bảo hộ, hỗ trợ  doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất trong nước: 2.1.  Các cơ chế chính sách bảo hộ sản xuất trong nước và tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh (các chính sách, cơ chế về tự vệ, chống bán phá giá, đảm bảo cạnh tranh, về thuế, hải quan...): Tham gia WTO, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có một hệ thống luật lệ, quy định pháp lý rõ ràng, minh bạch và phù hợp với các nguyên tắc hoạt động của WTO (không phân biệt đối xử, tự do thương mại, đảm bảo tính dễ dự đoán và nhìn thấy trước được trong chính sách thương mại, tăng cường cạnh tranh lành mạnh, cấm sử dụng các dạng trợ cấp, ưu đãi làm méo mó thương mại, chống bán phá giá...). Tuy nhiên, hệ thống pháp luật, chính sách quản lý kinh tế, thương mại của Việt Nam về các vấn đề trên còn thiếu, bất cập so với các quy định của WTO. Việt Nam vẫn còn áp dụng những biện pháp quản lý không phù hợp với quy định của WTO. Vì vậy, công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật, cơ chế, chính sách kinh tế thương mại cho phù hợp với "luật chơi" quốc tế được coi là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.   Ðể đáp ứng các yêu cầu của WTO về một hệ thống pháp luật minh bạch, phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO, Chính phủ đã tiến hành rà soát lại khoảng 260 văn bản pháp luật và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới khoảng 100 văn bản luật  Tốc độ "làm" luật của Việt Nam đang rất khẩn trương. Mỗi kỳ họp Quốc hội (một năm có 2 kỳ họp) gần đây, Quốc hội đã thảo luận và thông qua từ 10 - 15 văn bản luật.   Ðồng thời, cũng như các nước thành viên WTO khác, Việt Nam có quyền và có thể ban hành các quy định pháp lý bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, hỗ trợ sản xuất trong nước, đảm bảo cạnh tranh công bằng, bình đẳng, tránh tình trạng "cá lớn nuốt cá bé" mà vẫn đảm bảo phù hợp với các thông lệ của WTO.   a.  Ðể thống nhất quản lý nhà nước về quy chế đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia:  Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế đã được ban hành.  Trên cở sở bình đẳng và cùng có lợi trong thương mại quốc tế; thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế đối ngoại, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước, Pháp lệnh quy định về phạm vi, nguyên tắc, trường hợp áp dụng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ.  b.  Ðể bảo vệ sản xuất trong nước, bảo hộ các ngành hàng trong nước:  Các Pháp lệnh sau đã được ban hành:   - Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, có hiệu lực từ 1/9/2002.   Pháp lệnh này được ban hành để hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do việc gia tăng bất thường nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam. Pháp lệnh quy định về các biện pháp tự vệ; điều kiện và thủ tục áp dụng các biện pháp đó trong trường hợp nhập khẩu hàng hoá quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước.  - Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, có hiệu lực từ 1/1/2005.  Pháp lệnh này quy định về các biện pháp chống trợ cấp; thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng và việc áp dụng các biện pháp đó đối với hàng hoá được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng hoá được trợ cấp (sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ hoặc cơ quan của chính phủ dành cho tổ chức, cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam) sẽ bị áp thuế chống trợ cấp. Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hoá được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.   - Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/10/2004.  Pháp lệnh này quy định về các biện pháp chống bán phá giá; thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng và việc áp dụng các biện pháp đó đối với hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó biện pháp quan trọng nhất là áp dụng thuế chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.   c.  Ðể đảm bảo cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO:  Luật cạnh tranh đã được ban hành, có hiệu lực từ 1/7/2005. Luật cạnh tranh quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.  Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.  Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.   Ðây là đạo luật quan trọng đối với việc tạo lập và duy trì một môi trường cạnh tranh bình đẳng, kiểm soát độc quyền, đặc biệt khi Việt Nam mở cửa thị trường hơn nữa để hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho những quy định về môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam phù hợp với các quy định của WTO.  d.  Ðể tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ; để phù hợp với thông lệ và tập quán thương mại quốc tế, chuẩn bị điều kiện cho việc gia nhập WTO, bổ sung thêm những quy định pháp lý mới mà trước đây chưa quy định như Dịch vụ logistics; Nhượng quyền thương mại..:  Luật thương mại (sửa đổi) được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.   Luật thương mại được sửa đổi nhằm:  - Khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật thương mại năm 1997 trong bối cảnh mới, nhất là trong bối cảnh hoạt động thương mại vô cùng năng động hiện nay cũng như chuẩn bị điều kiện cho Việt Nam gia nhập WTO.   - Thực thi các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, nhất là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có phạm vi điều chỉnh rộng, đề cập tới hầu như toàn bộ các lĩnh vực trong hoạt động thương mại. Nhiều nội dung của Hiệp định nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại 1997. Một số quy định của Luật thương mại 1997 này cũng chưa phù hợp với các nguyên tắc của Hiệp định, gây cản trở cho việc thực hiện các cam kết trong Hiệp định. Luật thương mại 1997 có 22 điểm chưa phù hợp với Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, chẳng hạn, khái niệm hoạt động thương mại và đối tượng tham gia hoạt động ngoại thương còn quá hẹp, nhiều điều trong Luật thương mại 1997 còn chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung bao cấp truớc đây. Những điểm chưa phù hợp trong Luật Thương mại 1997 không chỉ mâu thuẫn với cam kết quốc tế mà còn gây khó khăn cho quá trình đàm phán Việt Nam gia nhập WTO.   - Phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy một số các phán quyết của trọng tài và toà án nước ngoài đối với các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam do tranh chấp đó, theo quy định tại Luật thương mại 1997, không được coi là tranh chấp thương mại. Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo quy định của Luật thương mại cũng chưa phù hợp với điều ước và tập quán thương mại quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới như Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế; tập quán theo Incoterms, Unidroit...   - Luật thương mại 1997 được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện khung khổ pháp lý về thương mại và khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn với những quy định pháp quy khác trong nước. Luật thương mại 1997 có nhiều quy định bất hợp lý, gây cản trở cho hoạt động thương mại, đặc biệt không còn phù hợp với Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế, Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại. Trong thời gian dài, quy định về hợp đồng thương mại được quy định tản mạn ở 3 đạo luật là Luật thương mại, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Luật Dân sự, do vậy, việc thống nhất qui định này là rất cần thiết.  e.  Ðể thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập ; nhằm đảm bảo đơn giản hoá thủ tục hải quan, hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ hải quan đối với doanh nghiệp:   Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hải quan được ban hành, sửa đổi, bổ sung một số điều cho Luật hải quan 2001, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 (sau đây gọi tắt là Luật hải quan 2005).   Luật hải quan 2005 được ban hành nhằm:  -  Thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.   -  Từng bước hiện đại hoá hoạt động quản lý hải quan chuyển dần từ phương thức quản lý thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Thông quan điện tử đã chính thức vận hành từ ngày 5/9/2005 mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử hải quan. Công ty Sơn Hải Phòng là đơn vị đầu tiên thực hiện mở tờ khai điện tử với tờ khai số 01/NKD/2005. Doanh nghiệp có thể chỉ mất 15 phút để làm thủ tục xuất nhập khẩu thay vì phải mất cả ngày như trước kia.    - Luật hải quan 2005 là cơ sở pháp lý quan trọng để cải cách thủ tục hải quan, hạn chế tối đa việc doanh nghiệp phải tiếp xúc nhiều khâu thủ tục, làm giảm đáng kể thời gian giải quyết thủ tục hải quan so với trước đây. Ðiều này thể hiện trong việc xác định rõ phạm vi và thẩm quyền, các quy định, chế độ được cụ thể hóa rõ ràng và minh bạch hơn. Phương pháp quản lý hải quan được quy định chuyển từ cơ chế "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" giải quyết được những chồng chéo, tiêu cực đã tồn tại từ lâu. Ðặc biệt, sự đổi mới về thực hiện các quy định về hình thức kiểm tra, tỷ lệ kiểm tra, việc bỏ áp tải theo lô hàng...đã cơ bản hạn chế được sự tiếp xúc trực tiếp giữa hải quan và doanh nghiệp. Cùng với thông quan điện tử, các cơ chế này sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt được thời giờ, công sức và những khoản "vô lý" phí, "tiêu cực" phí.   - Luật hải quan được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng hơn; nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; tạo cơ sở pháp lý phòng ngừa có hiệu quả các hành vi trốn thuế, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thu thuế, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.   g. Ðể đảm bảo phù hợp với các cam kết trong quá trình đàm phán gia nhập WTO; phù hợp với cải cách hải quan; đẩy mạnh cải cách thuế, hải quan:  Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) được ban hành, thay thế cho Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.  Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) được ban hành nhằm:  -  Sửa đổi những quy định hiện chưa phù hợp với những nội dung đã cam kết trong quá trình đàm phán quốc tế và đảm bảo tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đàm phán gia nhập và thực hiện các quy định của WTO như: quy định về giá tính thuế nhập khẩu, về thuế suất, về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, về ưu đãi thuế nhập khẩu...  -  Khắc phục những bất cập trong quản lý Nhà nước về chống gian lận thương mại, thất thu ngân sách như quy định về thời hạn nộp thuế, về miễn thuế và xét miễn thuế, về điều kiện giảm thuế...;  -  Ðưa ra những quy định để phù hợp với Luật hải quan và yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan như bãi bỏ thông báo thuế, quy định về truy thu, truy hoàn thuế, thẩm quyền ban hành biểu thuế và thuế suất...  Những sửa đổi, bổ sung cụ thể của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) bao gồm:  1) Sửa đổi quy định về căn cứ tính thuế và giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu cho phù hợp với việc thực hiện giá tính thuế nhập khẩu theo Hiệp định trị giá hải quan của WTO (bỏ tính thuế nhập khẩu theo bảng giá tối thiểu).  2) Bổ sung hình thức thu thuế tuyệt đối để áp dụng đối với những trường hợp nếu áp dụng hình thức thu thuế theo tỷ lệ không có tác dụng ngăn chặn hành vi gian lận trốn thuế qua giá.   3) Sửa đổi quy định về thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho xuất khẩu; bảo đảm quản lý tốt hoạt động nhập khẩu, giảm thiểu rủi ro (sử dụng tính thuế chống phá giá, thuế trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử), tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm nộp thuế tốt.   4) Sửa đổi quy định về miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tổng hợp và tập trung các quy định về miễn thuế...  5) Bỏ thông báo thuế; thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp nhằm đảm bảo quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của đối tượng nộp thuế.   6) Sửa đổi về vi phạm và xử lý vi phạm cho phù hợp với nguyên tắc của WTO về khiếu nại tố cáo. 2.2.  Các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu (các chính sách, cơ chế về hỗ trợ tín dụng, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực...): a. Các cơ chế chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng:  Hiện nay Chính phủ có các cơ chế hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu chủ yếu sau: + Hỗ trợ tín dụng: từ Quỹ hỗ trợ phát triển + Hỗ trợ tài chính: từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu; Chương trình xúc tiến thương mại; thông qua các chính sách ưu đãi thuế...            Trong những năm qua, thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, giai đoạn 2001 - 2004, Quỹ hỗ trợ phát triển đã đầu tư (cho vay tín dụng) trên 6.500 tỷ đồng vốn trung và dài hạn cho trên 700 dự án sản xuất hàng xuất khẩu; gần 17.000 tỷ đồng hỗ trợ cho trên 2.000 doanh nghiệp thực hiện thành công 5.500 hợp đồng xuất khẩu hàng thủy sản, gạo, cà phê, dệt may, giày dép...           Song khi gia nhập WTO, các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp như thế này sẽ không còn phù hợp với các luật lệ của WTO.           Vì vậy, Chính phủ đang tiến hành đổi mới cơ chế hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp theo hướng tham khảo và áp dụng các cơ chế hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được WTO công nhận.           Các biện pháp hỗ trợ tín dụng trong thời gian tới sẽ tập trung vào các công cụ như bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, cấp tín dụng cho người mua, tổ chức bảo hiểm tín dụng... Tinh thần là nhà nước gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp thông qua khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu nhưng không ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các ngân hàng và không mang tính chất bao cấp.             Chính phủ dự kiến sẽ dành khoảng 3 - 5.000 tỷ đồng để triển khải các chính sách hỗ trợ tín dụng mới này nhằm bảo đảm tập trung hỗ trợ cho các ngành hàng quan trọng, nhất là các ngành hàng khai thác được các lợit thế của Việt Nam. Mức lãi suất cho vay của Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ tuân theo lãi suất thị trường và mức cho vay có thể lên tới tối đa 85% giá trị của hợp đồng xuất khẩu. Ngay trong quý IV năm 2005, Bộ thương mại đã đề nghị thu hẹp diện mặt hàng được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu từ 32 mặt hàng xuống 12 mặt hàng nhằm tập trung nguồn lực cho các mặt hàng chủ lực đang gặp khó khăn về vốn, thị trường hoặc là các mặt hàng sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước. Danh mục 12 mặt hàng được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của năm 2005 được đề nghị là: thủy sản, gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, thịt lợn các loại. rau quả và rau quả chế biến, hạt điều đã qua chế biến, đồ gỗ các loại, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, đồ nhựa.   b. Các cơ chế chính sách hỗ trợ về xúc tiến thương mại:  Hiện nay Chính phủ có Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp về xúc tiến thương mại.   - Mục tiêu:   Ðể hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, hàng năm nhà nước dành một khoản ngân sách (bằng 0,25%) tính trên tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu để hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu theo các chương trình trọng điểm quốc gia nhằm mục tiêu:  + Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường xuất khẩu; + Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu; + Nâng cao hiểu biết và kỹ năng tiếp thị xuất khẩu; + Ða dạng hoá mặt hàng, cải thiện cơ cấu hàng hoá và thâm nhập mở rộng thị trường xuất khẩu; + Tuyên truyền cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.  .   - Nội dung nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp :  1). thông tin thương mại, tuyên truyền xuất khẩu và lập trung tâm dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp; 2). tư vấn xuất khẩu; 3). đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp; 4). hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu; 5). khảo sát, tìm kiếm thị trường xuất khẩu; 6). quảng bá thương hiệu quốc gia và sản phẩm xuất khẩu đặc trưng quốc gia; 7). chi phí ban đầu xây dựng cơ sở hạ tầng xúc tiến thương mại; lập kho ngoại quan, trung tâm  xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu ở trong và ngoài nước; 8). nghiên cứu ứng dụng phát triển thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu; 9). các hoạt động xúc tiến thương  mại khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.  c. Cơ chế chính sách hỗ trợ về xây dựng thương hiệu:            Hiện nay Chính phủ có một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu. Quan trọng nhất là 2 chương trình: + Chương trình xâydựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010; + Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.   d. Cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp:  Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2002/QÐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ07 trong đó nêu rõ chương trình hành động về đào tạo nguồn nhân lực. Ðể thực hiện Chương trình hành động này, ngày 11/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 - 2010 với mục tiêu: "để đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, cần có kế hoạch tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tham gia công tác này từ trung ương đến địa phương, trong các ngành và trên các lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế".   Yêu cầu của Kế hoạch này là đào tạo, bồi dưỡng để đến năm 2010 có đội ngũ những người làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế thông thạo về nghiệp vụ, ngoại ngữ, am hiểu luật pháp quốc tế, đáp ứng được những yêu cầu của hội nhập.  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA327.doc
Tài liệu liên quan