Đề tài Tìm hiểu một số biến chứng và yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 chẩn đoán lần đầu – Nguyễn Duy Cường

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số biến chứng và yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 chẩn đoán lần đầu – Nguyễn Duy Cường: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 127 TÌM HIỂU MỘT SỐ BIẾN CHỨNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CHẨN ĐOÁN LẦN ĐẦU NGUYỄN DUY CƯỜNG - Trường Đại học Y dược Thái Bình PHẠM THỊ HUYỀN - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình TÓM TẮT Với mục tiêu tìm hiểu một số biến chứng và yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 112 bệnh nhân ĐTĐ type 2 được chẩn đoán lần đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Thu được kết quả như sau: - Hầu hết các bệnh nhân (BN) có một triệu chứng lâm sàng như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và sút cân (từ 40,2 đến 78,6%), chỉ có 22,3% số BN có đủ cả 4 triệu chứng trên. Tỷ lệ bệnh nhân có glucose niệu là 33,9%. - Một số yếu tố nguy cơ: dư cân, béo phì là: 61,6%; tăng vòng bụng: 54,5%; tăng chỉ số vòng bụng/vòng mông: 79,5%; Tăng huyết áp: 43,8%; rối loạn lipid máu: 79,5%; gia đình có người bị ĐTĐ: 42,9%. - Một số biến chứng: Protein niệu: 23,2%, trong đó suy...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số biến chứng và yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 chẩn đoán lần đầu – Nguyễn Duy Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 127 TÌM HIỂU MỘT SỐ BIẾN CHỨNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CHẨN ĐOÁN LẦN ĐẦU NGUYỄN DUY CƯỜNG - Trường Đại học Y dược Thái Bình PHẠM THỊ HUYỀN - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình TÓM TẮT Với mục tiêu tìm hiểu một số biến chứng và yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 112 bệnh nhân ĐTĐ type 2 được chẩn đoán lần đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Thu được kết quả như sau: - Hầu hết các bệnh nhân (BN) có một triệu chứng lâm sàng như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và sút cân (từ 40,2 đến 78,6%), chỉ có 22,3% số BN có đủ cả 4 triệu chứng trên. Tỷ lệ bệnh nhân có glucose niệu là 33,9%. - Một số yếu tố nguy cơ: dư cân, béo phì là: 61,6%; tăng vòng bụng: 54,5%; tăng chỉ số vòng bụng/vòng mông: 79,5%; Tăng huyết áp: 43,8%; rối loạn lipid máu: 79,5%; gia đình có người bị ĐTĐ: 42,9%. - Một số biến chứng: Protein niệu: 23,2%, trong đó suy thận gặp 6,3% trường hợp; bệnh thần kinh ngoại vi là 22,3%; bệnh động mạch ngoại vi: 10,7%; bệnh tim thiếu máu cục bộ: 9,5%; bệnh lý bàn chân: 3,6%; đột quỵ 2,7%; bệnh võng mạc 5,4%; đục thủy tinh thể 10,7%. Từ khóa: Đái tháo đường type 2; biến chứng ĐTĐ; nguy cơ của ĐTĐ. SUMMARY SOME COMPLICATIONS AND RISK FACTORS IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES DIAGNOSED FOR THE FIRST TIME With the aim to find out some complications and risk factors in diabetic patients, the study has conducted on 112 patients with type 2 diabetes was first time diagnosed at the Hospital of Thai Binh province. Results are as follows: - Most of the patients had clinical symptoms such as eating more, drinking more, urinating more, and weight loss (from 40.2 to 78.6%), only 22.3% of patients had symptoms for all 4 on. And 33.9% of patients with urinary glucose. - A number of risk factors: overweight, obese: 61.6%; increased waist circumference: 54.5%; increased waist circumference index/hip: 79.5%; Hypertension: 43.8%; dyslipidemia: 79.5%; families with diabetes: 42.9% - A number of complications: urinary protein: 23.2%, of which 6.3% having renal failure; peripheral neuropathy: 22.3%; peripheral arterial disease: 10.7%; heart disease ischemia: 9.5%; foot disease: 3.6%; stroke 2.7%; retinopathy 5.4% and cataract 10.7%. Keywords: Diabetes mellitus type 2, diabetes complications, diabetes risk. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường type 2 đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặc biệt quan tâm trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo Liên đoàn ĐTĐ thế giới (IDF), năm 2011 số người bị ĐTĐ trên toàn thế giới là 366 triệu người, dự đoán số người mắc bệnh sẽ tăng lên 552 triệu người vào năm 2030 [1],[2]. Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia về tình hình bệnh ĐTĐ và yếu tố nguy cơ năm 2002-2003, tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 2,7%. Theo ước tính, đến năm 2025 có khoảng 2.555.000 người mắc bệnh đái tháo đường [3]. Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng cơ quan đích và hiện đang là một trong những bệnh đứng hàng đầu gây tàn phế và tử vong. Vấn đề phát hiện và giáo dục cộng đồng ý thức phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời làm giảm tiến triển và các biến chứng của bệnh, giảm chi phí điều trị. Tuy nhiên, công tác khám phát hiện sớm còn gặp nhiều khó khăn. Góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Tìm hiểu một số biến chứng và yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 được chẩn đoán lần đầu. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bao gồm 2 nhóm: + Nhóm nghiên cứu: 112 bệnh nhân ĐTĐ type 2 được chẩn đoán lần đầu, chưa được điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. + Nhóm chứng: 37 người khỏe mạnh, có độ tuổi trên 40, không có bệnh lý tim mạch, THA, thần kinh, bệnh nội tiết khác và không dùng corticoid. 1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn * Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm chứng - Những người khỏe mạnh, không có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp (THA), thần kinh, bệnh nội tiết khác. - Tuổi ≥ 40. - Có nồng độ glucose máu lúc đói ở mức bình thường (< 5,6 mmol/l). * Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu - Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ type 2, chẩn đoán lần đầu chưa được điều trị. - Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo WHO 1999 và ADA 2004 khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn [2]. Glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm sau 6 - 8 giờ không ăn. Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l. 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ * Tiêu chuẩn loại trừ nhóm chứng: - Có người thân như bố, mẹ, con, anh chị em ruột mắc bệnh ĐTĐ. - Mắc các bệnh nội tiết nói chung. - Phụ nữ đã được xác nhận có hội chứng buồng trứng đa nang. - Phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt như thai chết lưu, sảy thai, ĐTĐ thai kỳ, sinh con nặng > 3600 gram hoặc có tiền sử sinh con < 2500 gram. - Có THA, bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ não. - Người đang sử dụng một số thuốc ảnh hưởng tới chức năng tế bào bêta như corticoid, thuốc tránh thai. Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 128 - Mắc bệnh gan thận hoặc đang mắc các bệnh cấp tính. * Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu: - Bệnh nhân ĐTĐ type 2 đã được điều trị ở tuyến trước. - ĐTĐ thứ phát sau bệnh lý nội khoa hay bệnh nội tiết khác. - Các bệnh nhân ĐTĐ thai nghén, bệnh nhân ĐTĐ type 1. - Đang mắc 1 số bệnh cấp tính như nhiễm khuẩn huyết, hôn mê do ĐTĐ hay do 1 số nguyên nhân khác như nhồi máu cơ tim, suy tim nặng. - Đang có bệnh gan, thận mức độ nặng. - Bệnh nhân sử dụng thuốc làm thay đổi tính nhạy cảm của insulin máu và gây tăng glucose máu (steroid, cathecholamin, chẹn bêta, lợi tiểu). - Bệnh nhân bỏ cuộc trong quá trình nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu - BN được hỏi tiền sử, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm để phát hiện các triệu chứng và biến chứng của ĐTĐ. Đo các chỉ số cơ thể: cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng mông. - BN được xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán ĐTĐ type2, các biến chứng, các yếu tố nguy cơ. - Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang, so sánh nhóm chứng và nhóm nghiên cứu. - Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. 3. Phân tích và xử lý số liệu Các kết quả xét nghiệm, thăm khám trên lâm sàng được xử lý theo phương pháp thống kê Y học với phần mềm EPI INFO 6.0 và SPSS 16.0. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Nhóm chứng (n = 37) Nhóm nghiên cứu (n = 112) p n % n % < 50 4 10,8 15 13,4 > 0,05 50-59 14 37,8 42 37,5 60-69 14 37,8 28 25,0 ≥ 70 5 13,5 27 24,1  SD 59,5 ± 8,6 62,1 ± 11,18 > 0,05 Tuổi trung bình của nhóm chứng khỏe mạnh tương đương nhóm nghiên cứu nhân. Phân bố tuổi nhóm chứng và nhóm nghiên cứu nhân không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Trần Văn Hiên (2007) trên 150 bệnh nhân ĐTĐ type 2 được phát hiện lần đầu tại BV Nội Tiết có độ tuổi trung bình là 51,1 8,8 [5]. Nghiên cứu của Đào Thị Dừa (2007) trên 155 bệnh nhân ĐTĐ được phát hiện lần đầu cho thấy tuổi trung bình là 52,6 14,7 [4]. Bảng 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới Giới tính Nhóm chứng (n = 37) Nhóm nghiên cứu (n = 112) p n % n % Nam 15 40,5 44 39,3 > 0,05 Nữ 22 59,5 68 60,7 Trong từng nhóm, đối tượng nữ đều chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam. Tỷ lệ giới giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hiên trên 150 bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Nội tiết nam là 45,3% nữ là 54,7% [5]. 2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ, biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ được chẩn đoán lần đầu Bảng 3. Các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Triệu chứng lâm sàng Chung (n = 112) n (%) Nam (n = 44) n (%) Nữ (n = 68) n (%) p Ăn nhiều 45 (40,2) 22 (50,0) 23 (33,8) > 0,05 Uống nhiều 88 (78,6) 34 (77,3) 54 (79,4) > 0,05 Tiểu nhiều 87 (77,7) 35 (79,6) 53 (77,9) > 0,05 Sụt cân 85 (75,9) 38 (86,4) 47 (69,1) < 0,05 Có 4 nhiều 25 (22,3) 17 (38,6) 8 (11,8) < 0,05 Mất ngủ 31 (27,7) 10 (22,7) 21 (30,9) > 0,05 Đau ngực 36 (32,1) 17 (38,6) 19 (27,9) > 0,05 Tê bì 16 (14,3) 9 (20,5) 7 (10,3) > 0,05 Mắt mờ 10 (8,9) 2 (4,7) 8 (11,8) > 0,05 Không triệu chứng 22 (19,6) 6 (13,6) 16 (23,5) < 0,05 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Xuân (2011) tỷ lệ khát, uống nhiều tiểu nhiều là 62,7%, tê bì là 9,7%. Theo kết quả nghiên cứu chung của nhiều tác giả thì có tới 50% trường hợp bệnh đái tháo đường type 2 chẩn đoán không kịp thời, chẩn đoán muộn do đó tại thời điểm chẩn đoán bệnh đôi khi đã phát hiện một số biến chứng cơ quan đích của bệnh hoặc một số trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán khi vào điều trị chính những biến chứng mà bệnh gây ra. Đặc điểm của bệnh đái tháo đường type 2 giai đoạn đầu của bệnh gây những khó khăn nhất định cho việc chẩn đoán và đòi hỏi việc sàng lọc chẩn đoán bệnh trong cộng đồng cần được thực hiện rộng rãi. Bảng 4. Glucose và HbA1c ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 Chỉ số Giá trị GTTB Glucose (mmol/l) 14,71 ± 3,96 7,0 - 23,8 GTTB HbA1c (%) 9,19 ± 3,92 6,5 - 15,6 Kết quả của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Công Đức có kết quả nồng độ glucose máu lúc đói trung bình là 14,99 4,21 mmol/l, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo là 13,68 4,79 mmol/l [6]. Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 129 Bảng 5. Tỷ lệ bệnh nhân theo mức độ tăng HbA1c HbA1c (%) Số lượng (n = 112) Tỷ lệ (%) 6,5 ≤ HbA1c < 7,5 35 31,3 HbA1c ≥ 7,5 77 68,7 Tương ứng với nồng độ glucose cao tại thời điểm chẩn đoán thì nồng độ HbA1c cũng là một chỉ số khẳng định chẩn đoán bệnh. Kết quả của chúng tôi cho thấy nồng độ HbA1c < 7,5% chiếm 31,3% và HbA1c ≥ 7,5% chiếm 68,7%. Như vậy dựa vào nồng độ glucose máu lúc đói và HbA1c tại thời điểm chẩn đoán bệnh chứng tỏ có nhiều trường hợp bệnh được chẩn đoán muộn khi mà nồng độ glucose ở mức cao và bệnh đã diễn ra thầm lặng khá lâu, tuy được chẩn đoán lần đầu nhưng thực ra họ đã bị từ lâu mà không biết. Bảng 6. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 Triệu chứng Chung (n = 112) n (%) Nam (n = 44) n (%) Nữ (n = 68) n (%) p Tăng cholesterol 62 (55,4) 21 (47,7) 41 (60,3) > 0,05 Tăng triglycerid 55 (49,1) 22 (50,0) 33 (48,5) > 0,05 Tăng LDLc 31 (27,7) 12 (27,3) 19 (27,9) > 0,05 Giảm HDLc 34 (30,4) 16 (36,4) 18 (26,5) > 0,05 Rối loạn lipid chung 89 (79,5) 34 (77,3) 55 (80,9) > 0,05 Rối loạn lipid chung chiếm tỷ lệ cao (79,5%) trong đó rối loạn tăng cholesterol chiếm tỷ lệ lớn nhất. Sự khác biệt về rối loạn lipid máu giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Các kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả dưới đây về sự rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 Bảng 7. Tỷ lệ RLLP máu trên BN ĐTĐ type 2 chẩn đoán lần đầu của một số tác giả Tác giả Năm Tỷ lệ RLLP Nguyễn Thị Thu Thảo 2012 86,8% Ngô Thi Tuyết Nga 2010 88,7% Nguyễn Thanh Xuân 2011 74,7% Như vậy, cùng với nhiều kết quả nghiên cứu khác trong nước đã chứng minh rằng ở bệnh nhân ĐTĐ tỷ lệ RLLP máu là khá cao. Vì vậy, ngay khi bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ lần đầu tiên cần tiến hành kiểm tra lipid máu từ đó có biện pháp can thiệp trong lối sống, chế độ ăn, kiểm soát trọng lượng cơ thể và điều trị kịp thời tránh nguy cơ tim mạch cho người bệnh. Bảng 8. Xét nghiệm nước tiểu 10 chỉ số Chỉ số Số lượng (n = 112) Tỷ lệ (%) Glucose niệu (+) 38 33,9 Protein niệu (+) 26 23,2 Hồng cầu niệu (+) 17 15,2 Bạch cầu niệu (+) 25 22,3 Kết quả nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lương trên 48 bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngay từ năm đầu tiên chẩn đoán ĐTĐ type 2 đã có 24% bệnh nhân có protein niệu, khi có cả ĐTĐ và THA thì tỷ lệ này ngay năm đầu đã tăng tới 56,2% [8]. Bảng 9. Bệnh kết hợp và một số biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Biến chứng Số lượng (n = 112) Tỷ lệ (%) Tăng huyết áp 49 43,8 Protein niệu (+) 26 23,2 Suy thận 7 6,3 Bệnh thần kinh ngoại vi 25 22,3 Bệnh ĐM ngoại vi 12 10,7 Đột quỵ 3 2,7 Rung nhĩ 3 2,7 Bệnh lý bàn chân 4 3,6 Bệnh tim thiếu máu cục bộ 33 29,5 Bệnh võng mạc 6 5,4 Đục TTT 12 10,7 Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch (khoảng 65-75% bệnh nhân tử vong do bệnh tim mạch ở người ĐTĐ). Các yếu tố nguy cơ như: RLLP máu, THA, béo phì, ít vận động...làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành. Bệnh động mạch vành ở người ĐTĐ thường cao so với người không bị ĐTĐ từ 2,4-5,1 lần, trong đó nhồi máu cơ tim là hay gặp nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thiếu máu cơ tim cục bộ chiếm 29,5%, rung nhĩ gặp 2,7%. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo tỷ lệ thiếu máu cơ tim cục bộ là 20,6% [6]. Bảng 10. Một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Yếu tố nguy cơ Số lượng (n = 112) Tỷ lệ (%) Tuổi > 45 106 94,6 Tăng HA 49 43,8 RLLP 89 79,5 BMI > 23 kg/m2 69 61,6 Vòng bụng tăng 61 54,5 Chỉ số WHR tăng 89 79,5 Bệnh mạch vành 33 29,5 Gia đình có người bị ĐTĐ type 2 48 42,9 Đẻ con < 3,5kg hoặc tiền sử ĐTĐ thai kỳ 6 8,8 Ở bệnh nhân đái tháo đường tỷ lệ protein niệu thường gặp nhiều gấp 15 lần người không đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 chỉ tăng tiết thêm một lượng nhỏ protein niệu so với người không đái tháo đường cũng liên quan tới tăng tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân mạch máu. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy biến chứng động mạch ngoại vi chiếm 10,7%, số bệnh nhân có protein niệu dương tính là 23,3% và có 6,3% đã có biểu hiện suy thận. Kết quả nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lương trên 48 bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngay từ năm đầu tiên chẩn đoán ĐTĐ type 2 đã có 24% bệnh nhân có protein niệu, khi có cả ĐTĐ và THA thì tỷ lệ này ngay năm đầu đã tăng tới 56,2% [7]. KẾT LUẬN Khảo sát 112 bệnh nhân ĐTĐ type 2 được chẩn đoán lần đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình Chúng tôi rút ra một số kết luận sau: + Đặc điểm lâm sàng Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 130 - Tỷ lệ bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng đơn độc: uống nhiều: 78,6%, tiểu nhiều: 77,7%, sút cân: 75,9%, ăn nhiều 40,2%. Chỉ có 22,3% BN có đồng thời 4 triệu chứng lâm sàng kinh điển. + Cận lâm sàng - Tỷ lệ bệnh nhân có glucose niệu: 33,9%. + Một số yếu tố nguy cơ - Dư cân, béo phì là: 61,6%, tăng vòng bụng: 54,5%, tăng chỉ số vòng bụng/vòng mông: 79,5%. - Tăng huyết áp:43,8%, rối loạn lipid máu: 79,5%. - Gia đình có người bị ĐTĐ: 42,9%. + Một số biến chứng - Protein niệu: 23,2%, trong đó suy thận gặp 6,3% trường hợp; bệnh thần kinh ngoại vi là 22,3%; bệnh động mạch ngoại vi:10,7%; bệnh tim thiếu máu cục bộ: 9,5%. - Bệnh lý bàn chân: 3,6%; đột quỵ 2,7%; bệnh võng mạc 5,4%; đục thủy tinh thể 10,7%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. International Diabetes Federation (2011), Diabetes facts, Diabetes Atlas, 4th edition. 2. IDF, Global Diabetes Plan 2011 - 2021. 3. Tạ Văn Bình (2006). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường Việt Nam, NXB Y học Hà Nội. 4. Đào Thị Dừa (2008). Nghiên cứu chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường. Tạp chí Y học thực hành số 616 + 617, tr 349 – 357. 5. Trần Văn Hiên, Tạ Văn Bình (2007). Nghiên cứu rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 lần đầu được phát hiện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr 660, 669. 6. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thy Khuê (2005). Biến chứng mạn trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 mới chẩn đoán. Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế; 507 – 508: 679 – 692. 7. Nguyễn Kim Lương - Thái Hồng Quang (2001). "Bệnh mạch máu và rối loạn chuyển hóa Lipid ở bệnh nhân đái tháo đường Type 2”. Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học nội tiết và rối loạn chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học; Trang 411-416. 5. X¸C §ÞNH MÇM BÖNH Ký SINH TRïNG G¢Y BÖNH CHO NG¦êI TRONG N¦íC TH¶I T¹I MéT Sè THµNH PHè Vµ N¤NG TH¤N TØNH §¡K L¡K NguyÔn V¨n §Ò - Tr­êng §¹i häc Y Hµ Néi Bïi Kh¾c Hïng - BÖnh viÖn huyÖn Krong P¨c, §¨k L¨k Tãm t¾t XÐt nghiÖm 120 mÉu n­íc th¶i t¹i TP. Bu«n Ma Thuét vµ n«ng th«n x· Ea Phª, huyÖn Krong P¨c, tØnh §¨k L¨k cho thÊy c¸c mÉu n­íc ë thµnh phè vµ n«ng th«n ®Òu cã nhiÔm mÇm bÖnh ký sinh trïng g©y bÖnh cho ng­êi, ®Æc biÖt lµ mÇm bÖnh ®¬n bµo. Tû lÖ « nhiÔm mÇm bÖnh ký sinh trïng ë n­íc th¶i thµnh phè vµ n«ng th«n t­¬ng øng lµ: tû lÖ nhiÔm giun s¸n chung lµ 10,0% vµ 26,6%, tû lÖ nhiÔm ®¬n bµo chung lµ 43,3% vµ 38,3%. Nh­ vËy cÇn l­u ý sö dông n­íc th¶i nu«i thñy s¶n vµ t­íi rau. Tõ khãa: N­íc th¶i, mÇm bÖnh, giun s¸n, ®¬n bµo. SUMMARY PARASITIC INFECTION IN WASTE WATER IN URBAN AND RURAL AREAS IN DAK LAK PROVINCE Examination on 120 waste water samples in Buon Ma Thuot (urban) and Krong Pac (rural) areas, the result showed that, waste water in a both of urban and rural were infected parasitic pathogens, especially protozoa, which can infect to human. The parasitic infection in waste water of urban and rural as helminthic infection was 10.0% and 26.6% respectively; protozoa infection was 43.3% and 38.3% respectively. However, be careful in using waste water for feeding fish and culture vegetables. Keyword: Waste water, pathogens, helminthic, protozoa. §ÆT VÊN §Ò MÇm bÖnh ký sinh trïng tõ m«i tr­êng x©m nhËp vµo con ng­êi chñ yÕu qua ®­êng ¨n uèng hay ®­êng da/niªm m¹c cã liªn quan ®Õn m«i tr­êng n­íc. Trong m«i tr­êng, n­íc th¶i ®­îc xem lµ nguån l©y lan mÇm bÖnh quan träng nhÊt, trong ®ã cã mÇm bÖnh ký sinh trïng. N­íc th¶i bÞ « nhiÔm tõ nhiÒu nguån bao gåm n­íc th¶i sinh ho¹t, n­íc th¶i bÖnh viÖn, nhµ m¸y, n­íc th¶i tù nhiªn ®Òu chøa ®ùng trong ®ã nhiÒu nguyªn nh©n g©y bÖnh cho ng­êi. Sö dông n­íc th¶i ®Ó t­íi rau vµ nu«i c¸ lµ phæ biÕn ë ViÖt Nam, c¶ ë thµnh phè vµ n«ng th«n, thËm chÝ cã n¬i cßn uèng n­íc l· hay dïng n­íc th¶i röa rau. Trong lóc ®ã c¸c bÖnh giun s¸n vµ ®¬n bµo liªn quan ®Õn n­íc th¶i rÊt phæ biÕn ë ViÖt Nam nh­ giun ®­êng ruét vµ ®¬n bµo ®­êng ruét. Mét nghiªn cøu gÇn ®©y cho thÊy tû lÖ nhiÔm mÇm bÖnh giun s¸n trªn rau t¹i thµnh phè lµ 1,2-8,2% vµ t¹i n«ng th«n lµ 6,1-10%; tû lÖ « nhiÔm ®¬n bµo trªn rau t¹i thµnh phè lµ 23,6-53% vµ t¹i n«ng th«n lµ 23,9-72,7% vµ t¹i c¸c ®Þa ph­¬ng nµy ®Òu dïng n­íc th¶i ®Ó t­íi rau. Nh­ vËy, nghiªn cøu nµy ®¸nh gi¸ « nhiÔm mÇm bÖnh ký sinh trïng tõ nguån n­íc th¶i t¹i thµnh phè vµ n«ng th«n §¨k L¨k sÏ gãp phÇn tr¶ lêi cho c©u hái: trong n­íc th¶i thµnh phè vµ n«ng th«n chøa mÇm bÖnh ký sinh trïng nµo truyÒn cho ng­êi vµ tõ ®ã ®Ò xuÊt gi¶i ph¸p thÝch hîp nh»m gi¶m thiÓu nguy c¬ nhiÔm ký sinh trïng tõ nguån n­íc b¶o vÖ søc kháe céng ®ång. Môc tiªu nghiªn cøu nµy lµ: X¸c ®Þnh c¸c mÇm bÖnh ký sinh trïng (giun s¸n vµ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_tim_hieu_mot_so_bien_chung_va_yeu_to_nguy_co_o_benh_n.pdf
Tài liệu liên quan