Tài liệu Đề tài Tìm hiểu mô hình tính phí nước bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho một số cơ sở dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội: Lời mở đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển như vũ bão, đòi hỏi sự lỗ lực vươn lên không ngừng của các nước kém phát triển để bắt kịp nhịp độ phát triển chung của thế giới. Trên thực tế đã cho thấy rằng cùng với sự nỗ lực phát triển kinh tế là vấn đề môi trường đã đên mức báo động, đặc biệt là ở các nước nghèo. Tại các nước này để phát triển kinh tế họ đã và đang xâm phạm sâu sắc đến môi trường tự nhiên bắt nguồn từ các hoạt đồn khai thác tài nguyên quá mức, động thời xả thải vào môi trường một lượng lớn chất thải ít hoặc không hề được qua một khâu xử lý nào. Đứng trước tình trạng đó đòi hỏi chúng ta phải có những công cụ và biện pháp hữu hiệu để làm giảm bớt các tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và môi trường sống của con người. Trong thực tiễn cho thấy rằng các công cụ kinh tế là một trong các công cụ hữu hiệu nhất đã được các nước phát triển áp dụng và thu được hiệu quả cao trong quản lý môi trường.
Ở Việt Nam hiện nay có thể nói rằng vấn đề môi trường đã là...
96 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu mô hình tính phí nước bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho một số cơ sở dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển như vũ bão, đòi hỏi sự lỗ lực vươn lên không ngừng của các nước kém phát triển để bắt kịp nhịp độ phát triển chung của thế giới. Trên thực tế đã cho thấy rằng cùng với sự nỗ lực phát triển kinh tế là vấn đề môi trường đã đên mức báo động, đặc biệt là ở các nước nghèo. Tại các nước này để phát triển kinh tế họ đã và đang xâm phạm sâu sắc đến môi trường tự nhiên bắt nguồn từ các hoạt đồn khai thác tài nguyên quá mức, động thời xả thải vào môi trường một lượng lớn chất thải ít hoặc không hề được qua một khâu xử lý nào. Đứng trước tình trạng đó đòi hỏi chúng ta phải có những công cụ và biện pháp hữu hiệu để làm giảm bớt các tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và môi trường sống của con người. Trong thực tiễn cho thấy rằng các công cụ kinh tế là một trong các công cụ hữu hiệu nhất đã được các nước phát triển áp dụng và thu được hiệu quả cao trong quản lý môi trường.
Ở Việt Nam hiện nay có thể nói rằng vấn đề môi trường đã là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày nay cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu đòi hỏi chúng ta phải có những lỗi lực phát triển, để nhanh chóng thoát ra khỏi đói nghèo, đưa nền kinh tế bắt kịp mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Tuy nhiên cùng với những lỗi lực phát triển ấy là vấn đề môi trường đang bị đe doạ nghiêm trọng, lợi ích kinh tế đã làm lu mờ đi ý thức bảo vệ môi trướng đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay. Đã gây lên những mâu thuẫn gay gắt trên con đường phát triển của đất nước, giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Trong đó hàng loạt các vấn đề môi trường đặt ra như: sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, tình trạng xả thải trực tiếp không qua xử lý, sự suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí….đã có những ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của đời sống kinh tế xã hội. Đứng trước những thách thức đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải có những biện pháp quản lý thích hợp để dung hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong đó công cụ kinh tế đã bắt đầu được quan tâm áp dụng trong quản lý môi trường bước đầu áp dụng đã mang lại những kết quả nhất định. Trong các biện pháp kinh tế đang được áp dụng ở Việt Nam thì phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đã được triển khai áp dụng trong hai năm trở lại đây đã thu được nhiều kết quả trong quản lý giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên việc tính phí nước thải công nghiệp hiện nay ở Việt Nam còn ở mức độ sơ khai nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó. Trong việc tính và thu phí còn nhiều bất cập. Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là:”Mô hình tính phí nước bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho một số cơ sở dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội.”
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu xây dựng lại công thức tính phí nước thải công nghiệp và tính phí thử cho một số cơ sở dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội.Đề tài nghiên cứu gồm ba chương:
chương I: Cơ sở lý luận chung của việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
Chương II: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương III: Mô hình tính phí nước thải công nghiệp cho một số cơ sở dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội
Các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra.
Phương pháp mô hình hoá
Phương pháp phân tích số liệu.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.
Tổng quan về các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Các nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng các công cụ kinh tế.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ( PPP)
Đây là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất để làm căn cứ khoa học cho việc thiết lập các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, được các nước thành viên của tổ chức các nước kinh tế phát triển OECD đưa ra và được chấp nhận từ những năm 1970. Theo nguyên tắc người gâp ra ô nhiễm phải trả tiền ( PPP) quy định rằng: Những người gây ra ô nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm về tài chính đối với hậu quả môi trường mà các hoạt động của mình gây ra ( kể cả các hoạt động đó là hợp pháp hay không hợp pháp ). Cũng theo nguyên tắc PPP thì chính phủ sẽ không được tài trợ cho các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, vì nếu Chính phủ trợ cấp sẽ làm tăng việc gây ô nhiễm của các chủ thể hoạt động, mà người gây ô nhiễm phải đóng góp tài chính ( có thể là tiền phí hoặc tiền thuế ) cho chính quyền, số tiền đó sẽ được đưa vào quỹ bảo vệ môi trường và nó sẽ được tái đầu tư cho các công trình môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Một khi các chủ thể hoạt động phải đóng gáp tài chính như vậy họ sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí để tứ đó điều chỉnh hành vi hoạt động của mình là có tiếp tục xả thải ra môi trường không qua xử lý và chụi đóng góp tài chính hay là đầu tư một công nghệ xử lý trước khi xả thải và không phài đóng góp tài chính. Chính vì vậy mà mức đóng góp ( trả tiền cho hành vi gây ô nhiễm ) ở đây phải được xác định đúng với giá trị lợi ích thu lại của môi trường hay nói cách khác các chi phí mà họ bỏ ra phải bằng hoặc cao hơn chi phí xử lý hâu quả môi trường do họ gây ra, có như vậy mới khuyến khích các doanh nghiệp hạn chế xả thải và tự nguyện lắp đặt công nghệ xử lý trước khi xả thải.
Tuy nhiên nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải trả tiền cũng không cần thiết phải tạo ra sự công bằng mặc dù nguyên tắc này quy định rằng người gây ra ô nhiễm phải trả tiền, khi đó các chủ thể gây ra ô nhiễm (doanh nghiệp) sẽ đối phó bằng cách nâng giá sản phẩm lên và họ đẩy chi phí phải trả cho vấn đề môi trường sang người tiêu dùng gánh chịu. Mặt khác nguyên tắc này cũng không cần thiết quy định nghĩa vụ pháp lý về tài chính và nó cũng không phải là thuế môi trường - đó là một số mặt hạn chế của nguyên tắc này. Tuy nhiên nó vẫn được các nước chập nhận rộng rãi là xuất phát từ một lý do kinh tế, các doanh nghiệp áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường thường có chi phí cao hơn vì gánh chịu chi phí phòng ngừa hoặc chi phí xử lý ô nhiễm dẫn tới giá cả cao hơn đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm của họ và như vậy so với các đổi thủ kông áp dụng các biện pháp môi trường hó đã mất đi lợi thế. Để đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp này trong hoạt động thương mại khối các nước kinh tế phát triển OECD đã thống nhất áp dụng nguyên tắc này. Và từ đó nguyên tắc PPP đã lan truyền và được chập nhận rộng rãi trên toàn cầu. Cho tới nay nó vẫn là một trong những nguyên tắc chủ yếu cho việc thiết lập các chính sách môi trường của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong khối các nước OECD, thậm chí nguyên tắc này đã được đưa vào văn bản pháp quy để thực hiện. Ví dụ tại Thuỵ Điển chính phủ thu tiền từ các cơ sở công nghiệp không những để trả cho xử lý ô nhiễm mà còn trợ cấp cho công tác quan trắc môi trường.
Đối với các nước đang phát triển, việc áp dụng nguyên tăc PPP gây ra một số bất lợi về mặt kinh tế. Khi các nước này thực hiện đúng thưo nguyên tắc PPP sẽ rất khó có thể cạnh tranh với các nước phát triển giàu có và vấn đề bất công sẽ xảy ra. Tại các nước nghèo họ phải đối mặt với nền kinh tế chậm phát triển và đi cùng với nó là vấn nạn môi trường, một mặt cũng do các nước phát triển đã gây ra qúa nhiều ô nhiễm cho họ thông qua chuyển giao công nghệ cũ lạc hậu và khai thác tối đa tài nguyên của họ. Đối với các nước giàu có họ có thừa khả năng chi trả cho môi trường còn đối với các nước nghèo thì hoàn toàn không có khả nằng chi trả, trong khi đó họ phải chịu chi phí cho việc gây ra ô nhiễm từ các nước giàu.
Chính vì thế khi áp dụng nguyên tắc này cũng có những điều không hợp lý.Một là khi người giàu gây ra ô nhiễm nhưng lại ép người nghèo phải chịu chi phí. Hai là có những yếu tố môi trường chúng ta không thể mua được bằng tiền hoặc việc định giá nó là rất khó khăn, khi đó việc áp dụng nguyên tắc này sẽ không chính xác trong việc xác định mức phải trả cho chủ thể gây ra hậu quả môi trường.
Để làm rõ hơn nguyên tắc này ta xét một ví dụ trong thực tiễn ở Việt Nam, đó là trường hợp xả thải của khu công nghiệp Thượng Đình vào sông Tô Lịch đã gây ra ô nhiễm nước cho dòng sông gây thiệt hại về kinh tế cho các họ dân sống hai bên bờ sông Tô Lịch. Như vậy khu công nghiệp Thượng Đình đã gây ra ô nhiễm môi trường nhưng lại không mất chi phí cho hành vi gây ô nhiễm của mình. Nếu theo nguyên tắc PPP thì khu công nghiệp Thượng Đình sẽ phải đền bù thiệt hại cho những hộ dân sống ở hai bên bờ sông hoặc là sẽ phải lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải vào dòng sông hoặc là phải chịu đóng một khoản chi phí cho chính quyền địa phương để họ đầu tư cho các công trình môi trường. Và ta giả sử rằng việc thu phí nước thải của khu công nghiệp Thượng Đình là đúng với chi phí mà nhà máy bỏ ra để lắp đặt xử lý nước thải thì khi đó họ sẽ đẩy chi phí giá thành sản phẩm lên cao. Như vậy vô hình chung chi phí cho ô nhiễm này sẽ đẩy sang người tiêu dùng sản phẩm của khu công nghiệp.
1.1.2.Nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền ( BPP)
Nếu như nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải trả tiền đòi hỏi các chủ thể gây ra ô nhiễm môi trường phải chịu chi phí cho hậu quả môi trường mình gây ra thì ngược lại nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền lại cho rằng những người được hưởng lợi từ môi trường phải trả một khoản tiền cho sự hưởng lợi đó. Ta thấy rằng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền mang tính chất khắc phục, xử lý cuối đường ống hậu quả của chủ thể hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường thì với nguyên tắc BPP lại mang tính chất phòng ngừa là chính. ở đây người được hưởng thụ môi trường cũng phải trả tiền. Quay trở lại với ví dụ của khu công nghiệp Thượng Đình đã xả thải gây ra ô nhiễm cho dòng sông Tô Lịch, theo nguyên tắc người hưởng lợi tử môi trường phải trả tiền thì những người tiêu thu sản phẩm của khu công nghiệp cũng phải trả một khoản chi phí cho việc cải thiện môi trường nước sông Tô Lịch, và những người sống ở hai bên bờ sông cũng phải đóng góp chi phí cho vấn đề xư lý ô nhiễm nước sông.
Thực hiện nguyên tắc BPP trong việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trướng sẽ tạo ra môt khoản thu đáng kể cho quỹ ảo vệ môi trường. Với ý thức môi trường ngày càng cao và tốc độ ô nhiễm môi trường nhanh chóng hiện nay thì ngày càng có nhiều người muốn hưởng thụ môi trường trong lành từ đó họ sẽ sẵn sàng chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí cho việc hưởng thụ đó. Tuy nhiên khi thực hiện nguyên tắc này lại không khuyến khích được chủ thể hành động có trách nhiệm bảo vệ môi trường trước hành động của mình, và việc sử dụng nguyên tắc này cũng không được công bằng trong khi có nhiều người không mong muốn trả tiền cho cải thiện môi trường hoặc họ không có khả năng chi trả. Nhưng họ lại vẫn được hưởng ngoại ứng tử việc chi trả của những người sẵn lọng chi trả cho việc hưởng thụ môi trường của họ. Ví dụ khi chúng ta đến khu du lịch Hạ Long thì phải mua vé vào cửa và như vậy tức là chúng ta đã trả chi phí cho việc hưởng thụ cảnh quan môi trường trong lành ở Hạ Long. Với số tiền thu được này các nhà quản lý khu du lịch Hạ Long sẽ dùng nó để cải thiện và bảo vệ môi trường khu du lịch tránh khỏi những ô nhiễm có thể xảy ra. Nhưng một vấn đề đặt ra là những người sống sở tại họ không hề mất một khoản chi phí nào ( không mất tiền vé) nhưng họ vẫn được hưởng một bầu không khí trong lành và thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Trong tương lai nguyên tắc BPP sẽ là một trong những nguyên tắc cơ bản cho các chính sách bảo vệ môi trường. Vì mục đích cuối cùng của nguyên tắc này là hướng tới nhằm bảo vệ môi trường nên nó ngày càng được các nước trên thế giới quan tâm chú ý trong công tác quản lý môi trường.
Các loại công cụ kinh tế trong quản lý môi trường:
Công cụ kinh tế được hiểu là những công cụ chính sách nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của những hành động của chủ thể hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, áp dụng các công cụ kinh tế làm tăng cường ý thức và trách nhiệm trước việc gây ra ô nhiễm môi trường của các chủ thể hoạt động. Các công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả, chúng nâng giá của các hành động làm tổn hại môi trường lên hoặc hạ giá của các hành động bảo vệ môi trường xuống. Công cụ kinh tế cũng dành khả năng lựa chọn cho các công ty và các cá nhân ( chủ thể hành động ) tối ưu nhất sao cho phù hợp với điều kiện của họ.
Công cụ kinh tế được xây dựng dựa trên nền tảng của các nguyên tắc PPP và nguyên tắc BPP, kết hợp với các nguyên tắc trong mệnh lệnh và kiểm soát ( CAC ) , biểu hiện thông qua các quy định của pháp luật. Công cụ kinh tế được bảo đảm thực hiện bởi tính tự nguỵên và được hỗ trợ thực thi bằng công cụ pháp lý trong những trường hợp cần thiết. Ví dụ trường hợp áp dụng mức thuế ưu đãi lãi suất vốn vay đối với các dự án thân thiện với môi trường, các nhà đầu tư có thể quyết định đầu tư một công nghệ sạch để được hưởng mức thuế ưu đãi hay là đầu tư một công nghệ bình thường và vay vốn với mức lãi suất bình thường. Trường hợp khác công cụ kinh tế lại mang tính bắt buộc và nó gắn với nghĩa vụ pháp lý như trường hợp thuế ô nhiễm môi trường và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. ở đây các chủ thể hoạt động có xả thải ra môi trường làm ô nhiễm môi trường sẽ bị cưỡng chế nộp một khoản chi phí cho cơ quan nhà nứơc theo đúng quy định của pháp luật.
Tại sao phải áp dụng cụng công cụ tế trong quản lý môi trường:
Trong lịch sử phát triển kinh tế của toàn cầu đã cho thấy rằng, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường có mối quan hệ khăng khít gắn bó không thể tách rời. Hay nói cách khác hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế là hai bộ phận của một thực thể không thể tách rời. Nền kinh tế không thể hoạt động nếu tách khỏi hệ thống môi trường, hệ thống môi trường đóng vai trò là đầu vào quan trọng cho quá trình hoạt động sản xuất và nó là nơi tiếp nhận mọi đầu ra của hệ kinh tế. Mối quan hệ trên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hệ kinh tế
Hãng
Hộ gia đình
Hệ môi trường
( đất, nước, không khí, sinh vật,…)
Trước đây trong quản lý môi trường các nước trên thế giới chỉ sử dụng những quy định pháp lý để điều chỉnh hành vi liên quan tới môi trường hầu như đã không đạt được hiệu quả như mong muốn. Mặt khác các tổ chức môi trường thường xuyên thiếu nguồn ngân sách để hoạt động, cũng như các vấn đề môi trường đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn đôi khi năng lực tài chính của một quốc gia cũng không thể đáp ứng được. Mặt khác khi áp dụng các tiêu chuẩn pháp lý đơn thuần đôi khi qua cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt trong quản lý môi trường. Để giải quyết vấn đề này các công cụ kinh tế đã ra đời và được sử dụng trong quản lý môi trường, bước đầu đã mang lại những kết quả to trong lỗ lực hạn chế sự ô nhiễm môi trường xuống mức tối đa có thể. Khi áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường làm tăng hiệu quả chi phí , việc sử dụng giá cả để làm thước đo cho mọi hoạt động liên quan tới môi trường đã làm cho các công ty tìm kiếm được mức chi phí hiệu quả nhất trong khả năng lựa chọn của họ.Một điều nữa là khi áp dụng các công cụ kinh tế sẽ khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới các dây chuyền công nghệ cũ kỹ lạc hậu bằng các công nghệ thân thiện với môi trường hơn. Các công cụ kinh tế cũng tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp tính toán được mức chi phí tối ưu nhất trong việc xử lý ô nhiễm môi trường.
Trong ngày nay, việc kết hợp giữa các yếu tố pháp lý vào trong các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã và đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn trên con đường phát triển bền vững của nền kinh tế của các quốc gia và toàn cầu.
Thuế và phí bảo vệ môi trường:
Tiền thuế và tiền phí là một trong những loại công cụ kinh tế phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung. Thuế và phí môi trường mang tính pháp lý cao được đảm bảo thực hiện bằng pháp luật. Bản chất của tiền thuế và tiền phí là làm tăng thêm cái giá phải trả co những hoạt động mà chúng tham gia vào việc cản trở mục tiêu bảo vệ môi trường và thu nhập của xã hội. Trong tiền thuế và tiền phó có thể chia chi tiết thành các khoản thuế và phí khác nhau ví dụ: thuế cho sản phẩm đầu vào, thuế cho sản phẩm đầu ra, thuế đánh vào người sản xuất hay người tiêu dùng….Trong thực tế thì tiền thuế và tiền phí là hai công cụ kinh tế hữu hiệu nhất trong quản lý môi trường. Đồng thời đây cũng là một trong các nguồn thu chủ yếu cho quỹ ảo vệ môi trường của các quốc gia. Khi các công cụ thuế và phí môi trường được áp dụng sẽ có hiệu quả răn đe và mang tính giáo dục cao đối với các chủ thể gây ô nhiễm môi trường. Tuỳ thuộc vào mức thuế suất cao hay thấp mà mức độ điều chỉnh hành vi gây ô nhiễm của các chủ thể hành động là nhiều hay ít theo sự mong muốn của các nhà quản lý.
Ví dụ về một số loại phí và thuế thường được sử dụng:
+ Tiền phí trả cho mỗi tấn BOD hoặc SO2 thải ra môi trường.
+ Tiền thuế cacbon
+Tiền thuế đánh vào việc sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu.
+ Lệ phí sử dụng nước,
+ Lệ phí lấp hố rác…
Các chương trình thương mại:
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, thì xu thế đối thoại đang trở lên là mối quan tâm hàng đầu cùa các doanh quốc gia và các doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới lợi ích kinh tế cao nhất có thể. Trong kinh doanh ngày nay không chỉ có chất lường sản phẩm là trên hết mà vấn đề danh tiếng, uy tín trên thương trường cũng là mối quan tâm rất lớn trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó các chương trình thương mại sẽ có vai trò tích cực đối với việc điều chỉnh hành vi của chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chương chình thương mại có liên quan đến bảo vệ môi trường được phản ánh thông qua nhiều hình thức khác nhau nó có thể là:
Giấy phép phát thải.
Tiền trợ cấp tiêu thụ sản phẩm hoặc sản xuất.
Chứng nhận giảm phát (CER) thải có thể mua bán.
Một trong các hình thức thương mại phổ biến hiện nay được sử dụng trong quản lý môi trường đó là chứng nhận giảm phát thải có thể trao đổi mua bán trên thị trường. Đây là hình thức thương mại chủ yếu đựơc áp dụng ở hầu hết các quốc gia phát triển hiện nay. Và đặc biệt nó đã được đưa vào nghị định thư kyôto như là một trong ba biện pháp giảm thải trong cam kết của nghị định thư nhằm làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính thông qua chứng nhận giảm phát thải được công nhận( các nước có thể thoả thuận với nhau để đi đến việc trao đổi mua bán các chứng nhận giảm phát thải này). Ví dụ trong cơ chế phát triển sạch, bên tham gia ở đây là một nước phát triển đầu tư một công nghệ điện chạy bắng sức gió thay thế cho nhà máy nhiệt điện ở một nước kém phát triển và qua đó họ đã tính toán được lượng khí nhà kính được cắt giảm nhờ công nghệ thay thế này. Và nước phát triển sẽ đước cấp một chứng nhận giảm phát thải nước này có thể đem chứng nhận này bán cho một nước khác tuỳ theo điều kiện phát thải của mình. Hay ta xet một ví dụ khác về trường hợp buôn bán giấy phép xả thải giữa công ty A và B. Giả sử rằng công ty A có sr thừa một lượng giấy phép xả thải ( do công ty A thực hiện đầu tư công nghệ xử lý chất thải ) và công ty B đang thiếu một lượng giấy phép, khi đó hai công ty này có thể thương lượng và B mua của A lượng giấy phép dư thừa đó. Và như vậy A có nguồn thu từ việc bán giấy phép còn B tiếp tục được xả thải. Đồng thời lượng chất thải vẫn được khống chế trong tổng lượng giấy phép mà nhà quản lý phát hành.
Ngoài việc mua bán các giấy phép xả thải trên thị trường còn có thể mua bán nhiều loại giấy phép khác như: giấy phép hoạt động tiêu thụ sản phẩm đặc biệt, giấy phép buôn bán các chất thải độc hại, giáy phép vật nuôi trên sông…
Hệ thống đặt cọc hoạn trả:
Hệ thống đặt cọc hoàn trả là việc ký quỹ một số tiền cho các sản phẩm có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường, hoặc là đặt cọc cho một hoạt động kinh tế có khả năng ảnh hưởng lớn tới môi trường. Nếu các sản phẩm được đưa trả các điểm thu hồi qui định theo pháp luật hoặc hoàn trả lại các nhà cung cấp thì tiền ky thác sẽ được hoàn trả lại. Cũng tương tự như vậy các chủ thể hành động khi thực hiện đúng cam kết hoàn nguyên lại môi trường ban đầu thì khi đó ssố tiền ký thac sẽ được hoàn trả lại. Và nếu như các xí nghiệp hoặc các chủ thể hành động không thực hiện đúng cam kết thì số tiền đặt cọc đó sẽ bị giữ lại. Hình thức này được áp dụng khá phổ biến đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong các năm gần đâyđặc biệt là ở một số các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống đóng chai như nước giải khát, ..Họ có chính sách thu hồi lại các vỏ chai cũ này để tái sử dụng bằng hình thức đặt cọc hoàn trả. Khi chúng ta đi mua một chai nước khoáng chảng hạn thì chúng ta sẽ phải mất một khoản tiền đặt cọc cho chiếc vỏ chai, sau khi dùng ta đem trả lại vỏ chai cho cửa hàng thi f sẽ được nhận lại số tiền đặt cho vỏ chai ấy.
Tuy nhiên đối với hình thức đặt cọc hoàn trả này trong thực tế áp dụng, tính hiệu quả của nó không cao như mong đợi. Bởi vì với đời sống ngày càng cao như hiện nay thì số tiền đặt cọc ít ỏi cho việc trả lại vỏ chai sau khi dùng không khuyến khich được khách hàng đem trả lại. Mặt khác chi phí để hoàn nguyên lại môi trường như trước khi khai khoáng là rất lớn, do đó các doanh nghiệp sau khi thực hiện xong hoạt động khai thác họ thường chụi mất đi khoản đặt cọc ký thác mà không chụi chi cho vấn đè hoàn nguyên môi trường. Trườn hợp này có thể viện dẫn ví dụ ở các công ty khai thá than ở Việt Nam, đối với các công ty này thì việc hoàn nguyên cho môi trường là vô cùng tốn kém và mất rất nhiều thời gian cho nên họ thường chụi mất khoản chi phí đặt cọc cho nhà quản lý môi trường chứ không thể thực hiện theo đúng cam kết nư ban đầu hoàn nguyên lại môi trường cho các mỏ khai thác đã hết hạn sử dụng.
Những chính sách khuyến khích về tài chính:
Các chính sách khuyến khích tài chính liên quan đến môi trường, thường được các nhà nước đề như: tiền trợ cấp tiêu thụ sản phẩm, trợ cấp trong vốn vay.. đối với các dự án thân thiện với môi trường hay các dự án cải tạo môi trường, thực hiện giảm thuế cho các cơ sở thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường…. Đối với công cụ kinh tế này đã khuyến khích được các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề môi trường do các chương chình này có liên quan trực tiếp tới chi phí và lợi ích kinh tế của các chủ thể hành động. nó khuyến khích khen thưởng kịp thời các hành vi bảo vệ môi trường. Một trong các chính sách khuyến khích về tài chính là chính phủ sẽ giảm thuế quan và cho vay vốn với lãi suất bằng không đối với các dự án môi trường.
Kinh nghiệm thực tiễn áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường của các nước trên thế giới:
Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới:
Các nước này họ đã trải qua thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá từ lâu và cũng vì vậy mà họ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xử lý và ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Trong lịch sử chống ô nhiễm môi trường của các nước đi trước đã chứng minh rằng các công cụ kinh tế đã rất có hiệu lực trong quản lý môi trường. Tất cả các loại công cụ kinh tế như; Thuế môi trường, hệ thống đặt cọc hoàn trả, khuyến khích về tài chính… đều đã được các nước phát triển thuộc OECD sử dụng rất hiệu quả. Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số kinh nghiệm trong việc sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường của họ.
* Ví dụ về việc sử dụng tiền đặt cọc khi mua hàng: Chúng ta thấy rằng ở Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.. họ đã triển khai áp dụng cho các mặt hàng như các sản phẩm dùng bao bì, đồ uống hay săm lốp, điện tử dân dụng…còn ở Canada khi mua một lon nước giải khát phải trả them 10 cent, khi trả lại vỏ lon khách hang sẽ được tả lại số tiền này. Công cụ này cũng được áp dụng ngày càng rộng rãi ở Mỹ tuy là nước không phải đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhưng đã có tỷ trọng 51% nhu cầu đồ dùng bằng nhôm tái chế chính vì vậy mà công cụ kinh tế này tỏ ra rất hiệu quả trong việc thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng. Tuy nhiên các tiền đặt cọc cho các vỏ đồ uống thương ít và không lớn lên đối với người dân các nước có nền kinh tế phát triển có rất it người quan tâm tới việc trả lại vỏ chai để lấy lái số tiền đặt cọc. Mà ở các nước này thường có những tổ chức từ thiện đứng ra thu thập các bao bì để bán lấy tiền làm từ thiện.
* Ví dụ về việc sử dụng các chương chình thương mại: Đây cũng là công cụ kinh tế được các nước OECD sử dụng nhiều nhất trong công tác bảo vệ môi trường. Như giấy phép phát thải có thể trao đổi mau bán trên thị trường, tín hiệu giảm phát thải và tiền trợ cấp tiêu thụ hoặc sản xuất sản phẩm… Lần đầu tiên ở Mỹ và một số nước tây Âu, đặc biệt là ở Đức người ta đã đưa ra hình thức giấy phép phát thải có thể mua bán được. Các giấy phép này sử dụng dựa trên nguyên tắc là bất cứ sự gia tăng chất thải nào cũng phải được cân bằng với việc giảm chất thải tương ứng và thường lớn hơn số lượng. ví dụ một công ty X nào đó được phép xả thải 100 đơn vị ô nhiễm nhưng công ty này chỉ thải có 80 đơn vị ô nhiễm như vậy công ty này có thể bán quyền thải 20 đơn vị ô nhiễm cho công ty khác.
Trong các chương chình thương mại thì tín phiếu giảm phát thải và tiền trợ cấp tiêu thụ sản phẩm hoặc sản xuất cũng được các nước OECD sử dụng nhiều. Các nước này sử dụng tìn phiếu phát thải nhằm tạo ra một thị trường “ô nhiễm” tức là tạo ra các thị trường để người ta có thể mua bán hoặc chuyển nhượng các quyền được gây ô nhiễm của mình cho những người khác. Thực tế ở Mỹ đã sử dụng rất hiệu quả công cụ kinh tế này trong lĩnh vực khống chế ô nhiễm môi trường không khí.
Hình thức trợ cấp tài chính đã được sử dụng cho mục đích bảo vệ môi trường ở khối OECD chủ yếu được chia làm ba loại: Trợ cấp không hoàn lại, thường là các khoản trợ cấp tài chính trong các trường hợp người gây ra ô nhiễm sẽ thực hiện các biện pháp để giảm bớt mức độ ô nhiễm trong tương lai ; Cho vay với lãi suất thấp, loại này thường được áp dụng cho những người gây ô nhiễm khi họ áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hoặc cho những dự án thân thiện với môi trường; loại thứ ba là tiền trợ cấp qua thuế dành cho những người áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm đã quy định.
Kinh nghiệm của các nước đang phát triển:
Trong những năm gần đây do vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở lên là một vấn nạn không chỉ đối các nước đang phát triển mà nó đã là vấn đề của toàn nhân loại. Chính vì thế ngay tại các nước đang phát triển các nhà lãnh đạo các nước này đã bắt đầu tiếp thu kinh nghiêm quản lý môi trường của các nước phát triển đi trước cùng với việc được sự trự giúp về kỹ thuật cũng như tài chính của khôi các nước OECD một số chính phủ đã chú ý coi trọng việc dùng các công cụ kinh tế như là một biện pháp hữu hiệu cho công cuộc bảo vệ môi trường của quốc gia mình. Tuy nhiên các công cụ kinh tế mới chỉ phổ biến ở các nước công nghiệp mới phát triển và một số nước có nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Nam Á và Mỹ La Tinh. Tại các nước này có một đặc điểm là công cụ kinh tế không sử dụng tách rời mà nó thường đước kết hợp với các công cụ pháp lý. ở đây các công cụ kinh tế không phải là thay thế hoàn toàn cho công cụ pháp lý mà nó chí là công cụ bố sung hỗ trợ cho công cụ pháp lý mà thôi. Tại các nước này công cụ pháp lý vẫn là công cụ chủ yếu được dùng trong qủan lý môi trường nhưng các công cụ pháp lý này được bổ sung thêm tính mềm dẻo và linh hoạt của các công cụ kinh tế. chính nhờ đặc điểm này lên các chính sách môi trường của các nước này đã mang lại hiệu quả cao. Bởi vì tại các nước đang phát triển thì hệ thống pháp luật vẫn chưa hoàn thiện và nền kinh tế thị trường chưa được xác lập một cách đầy đủ do đó đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa yếu tố kinh tế và pháp luật đây là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo cho các công cụ kinh tế được thực thi tại các nước này. Chúng ta có thể viện dẫn kinh nghiệm của một số nước áp dụng thành công công cụ kinh tế trong quản lý môi trường sau đây:
* Ở Philipin: Việc áp dụng công cụ kinh tế dựa trên cơ sở thị trường đã được thực hiện từ những năm 1980 và ngày càng trở lên phổ biến trong những năm trở lài đây. Đầu năm 1997 trường hợp “ thực sự “áp dụng lệ phí sử dụng môi trường được tiến hành nơ đã vượt qua sự phản đối của các ngành một cách suôn sẻ. Đó là trường hợp bắt các nguồn xả thải nước vào hồ Laguna phải trả tiền. Căn cứ để tính lệ phí cho các xí nghiệp là nồng độ BOD có trong nước thải. Thành công đạt được trong việc thu phí đối với các xí nghiệp trên là do tính chất đặc thù của một tổ chức có tên là LLDA - một cơ quan của chính phủ có quyền lực pháp định rất lớn trong việc quản lý hồ Laguana. Sự chống đối ban đầu của các ngành đã phải lùi bước trước áp lực xã hội và trước thực tế rằng các khoản chi phí phải nộp chỉ là một phần trong toàn bộ giá thành của các hãng này.
Chính phủ Philipin cũng đã thiết lập thị trường về phế thải và thực hiện trợ giá cho các hoạt động phòng chống ô nhiếm. Chính phủ đã miễn thuế cho các hoạt động mua sắm thiết bị chống ô nhiễm. Việc này được áp dụng thành công nhưng rất hạn chế và dường như không là yếu tố chính để tạo ra động cơ tài chính cho các xí nghiệp. Chính phủ cũng đã thực hiện chính sách giảm lãi suất và miễn thuế thu nhập cho các hoạt động kinh doanh bảo vệ môi trường.
Mặt khác Philipin còn đưa ra chính sách quản lý rủi ro tài chính đối với các rui ro môi trường. 5 năm trước đây, chính phủ đã đưa ra việc đánh giá rui ro môi trường vào công tác thẩm định vốn vay dự án ngân hàng. Kết quả cho đên hiện nay đã trở lên phổ biến đối với các ngân hàng tư nhân và ngân hàng quỗ doanh. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy rằng các ngân hàng còn thiếu năng lực trong việc thẩm định môi trường và còn ngần ngại chi nhiều cho công tác này. Do đó họ chỉ chủ yếu dựa vào đánh giá về rủi ro môi trường của chính phủ, nếu chính phủ cấp giấy phép về môi trường thì ngân hàng cho rằng những rủi ro môi trường này là chấp nhận được.
* Một ví dụ khác từ Trung Quốc: Tại đây hình thức thu phí và lệ phí được sử dụng chủ yếu đối với các chất gây ô nhiễm cho nguồn nước, khí thải và chất thải rắn. Trên cơ sở quy định tiêu chuẩn cho các chất thải. Nếu các doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất xả thải vượt quá tiêu chuẩn quy định thì sẽ phải chụi một khoản tiền phí nhất định. Cho đến hiện nay Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống phí gây ô nhiễm dựa trên nguyên tắc PPP với hơn 100 mức phí khác nhau cho 5 yếu tố gây ô nhiễm đó là: Cống, khí thải, chất thải lắng đọng, tiếng ồn và các loại khác. Tuy nhiên các mức phí này còn thấp nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả cao trong bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm.
* Tại Maláysia:Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường cũng đã mang lại những kết quả ban đầu. Trong đó công cụ kinh tế được sử dụng nhiều nhất là phí môi trường được xây dựng trên nguyên tắc PPP. Cơ quan quản lý môi trường quy định các chất thải gây ô nhiễm môi trường như: BOD,Cd, Cr,Pb,Hg… phải chụi suất phí nhất định dựa trên nồng độ các chất này có trong chất thải. Qua đó các cơ sở xả thải sẽ phải trả một khoản chi phí tương ứng với khối lượng và nồng độ các chất có trong nước thải. VIệc thu phí như vậy đã hạn chế được lưu lượng nước thải ra môi trường, và giúp cho cơ quan qủan lý môi trường lắm bắt được tình trạng môi trường nước thải thông qua việc quan trắc môi trường nước của các cơ sở gây ô nhiễm này.
III. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong quản lý môi trường:
Phương pháp luận cho việc tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp:
Chúng ta thấy rằng giữa thuế và phí có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên giữa hai công cụ này còn một số điểm chung, đặc biệt là cùng đánh vào người gây ô nhiễm. Mục tiêu đánh thuế và thu phí cũng có nhiều điểm chung, trong đó có việc làm thay đổi hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng theo hướng giảm phát thải ra môi trường. Nếu xác định mức thuế và phí thích hợp còn có thể khuyến khích các cơ sở sản xuất lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, trong chừng mực nào đấy có thể coi phương pháp luận của việc tính thuế và tính phí là tương đồng với nhau.
Như chúng ta đã biết, Pigou, nhà kinh tế học người Anh đã đưa ra một giải pháp là đánh thuế vào từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm sao cho không còn có sự chênh lệch giữa chi phí cá nhân của hãng(MC) và chi phí biên của xã hội(MSC). Gọi t là mức phí đánh vào 1 đơn vị đo chất thải ta có:
MSC = t + MC hay t = MSC – MC.
Hiệu số (MSC – MC) cũng chính là chi phí ngoại ứng trên một đơn vị sản phẩm tạo ra chất thải (MEC), qua đó ta có:
t = MSC – MC =MEC.
Mức thúê thu được đánh theo sản lượng và do vậy để tối đa hoá lợi nhuận xã hội thì doanh nghiệp phải chịu mức thuế /phí t*= MSC – MC = MEC tại mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp đã tính đến chi phí ngoại ứng. Với mức thuế này buộc người sản xuất phải điều chỉnh hoạt động về mức tối ưu Q* vậy. Khi đó sẽ đạt tối đa hoá lợi nhuận toàn xã hội.
Khi một doanh nghiệp đầu tư thay đổi qui trình công nghệ để làm giảm thải chất ô nhiễm mà doanh nghiệp vẫn giữ được sản lượng tối ưu và giảm được ngoại ứng nghĩa là doanh nghiệp đã phải bỏ ra một chi phí để làm giảm chất ô nhiễm hay là xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Chi phí để giảm thải trên một đơn vị lượng chất thải chính là chi phí cận biên giảm thải ô nhiễm. Một khi doanh nghiệp giảm thải chất ô nhiễm ra môi trường càng nhiều thi chi phí để giảm thải càng cao. Đây cùng là căn cứ cho việc xác định suất phí trên một đơn vị chất thải thích hợp sao cho cả xã hội lẫn doanh nghiệp đều có lợi, hay không bên nào chịu thiệt.
Mục tiêu của việc thu phí ô nhiễm môi trường có thể khác nhau, có thể nhằm cải thiện chất lượng môi trường thông qua việc thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm hoặc nhằm mục đích tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước. Nhưng phí môi trường cần mang tính trung lập, có nghĩa nó không nhằm mục đích buộc các nhà sản xuất ngừng sản xuất, cũng không vì mục tiêu lợi nhuận mà huỷ hoại môi trường.
Để xác định phí môi trường cần xem xét thêm mối quan hệ chi phí cận biên làm giảm ô nhiễm ( MAC ) và phí gây ô nhiễm. Chi phí cận biên làm giảm ô nhiễm của một hãng hay một nghành công nghiệp cho biết chi phí để giảm bớt đi một đơn vị chất thải. Thông thường, chi phí cận biên giảm thải ô nhiễm thấp hơn chi phí môi trường mà doanh nghiệp phải nộp, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án đầu tư làm giảm thải chất thải gây ô nhiễm thay vì nộp phí. Lý do là phương án này có lợi cho doanh nghiệp hơn vì nó rẻ hơn. Ngược lại, khi MAC cao hơn phí gây ô nhiễm phải trả, lúc đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án nộp phí vì như vậy sẽ rẻ hơn so với việc tiếp tục áp dụng các biện pháp giảm thải gây ô nhiễm. Như vậy, doanh nghiệp hầu như phải chụi hai lần chi phí, thứ nhất để giảm ô nhiễm chừng nào MAC thấp hơn phí ô nhiễm và sau đó đóng phí khi MAC lớn hơn mức phí phải đóng.Thực tế cho thấy các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp…thường có hàm chi phí cận biên giảm thải ô nhiễm khác nhau do thiết bị, công nghệ, đầu vào và khả năng thay thế khác nhau nhiều hoặc ít. Đây cũng là những yếu tố quyết định đến chi phí làm giảm ô nhiễm, để cho một doanh nghiệp cân nhắc trước khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải hay đóng phí.
Vấn đề đặt ra đối với xác định phí ô nhiễm là phí có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất để có lợi nhuận nhưng đồng thời phải đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng môi trường qui định. Theo kinh nghiệm của nhiều nước thì việc xác định xuất phí là một vấn đề phức tạp gây nhiều tranh cãi, trong đó nguyên nhân quan trọng chíh là thiếu thông tin hay thông tin không chính xác dẫn đến không đủ cơ sở để xác định chi phí thiệt hại và qua đó không thể đưa ra một mức phí chính xác.
3.2.Cơ sở xác định phí nước thải công nghiệp:
3.2.1.Dựa vào tổng lượng nước thải.
Tổng lượng chất thải là một trong các căn cứ quan trọng để xác định tổng chi phí mà các doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan quản lý môi trường, đó là cơ sở để cho các cơ quan quản lý này thu phí bảo vệ môi trường. Thông qua việc xác định tổng lượng chất thải (ở đây là tổng lượng nước thải ) của từng doanh nghiệp mà chúng ta có thể biết được lưu lượng nước thải của các doanh nghiệp này lớn hay nhỏ từ đó xác định được mức độ nghiêm trọng của hành vi xả thải đối với môi trường của các doanh nghiệp này.
3.2.2.Dựa vào đặc tính của các chất gây ô nhiễm.
Đặc tính của các chất gây ô nhiễm là một trong các yếu tố không thể thiếu đế xác định xuất phí cho các doanh nghiệp xả thải.Sau đây là một số chất gây hại đặc trưng thường hay có trong môi trường nước thải của các doanh nghiệp.
+ Nhâu cầu oxy sinh hoá BOD: Đây là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm chất hữu cơ có thể phân huỷ bởi vi sinh vật trong nước thải đô thị và chất thải công nghiệp. Nhu cầu BOD được định nghĩa là nhu cầu oxy cần cho vi sinh vật trong quá trìh phân huỷ các chất hữu cơ. Trong thực tế người ta không thể lượng oxy cần thiết để phân huỷ hoàn toàn chất hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian mà chí xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 200 c ký hiệu BOD5 . chỉ tiêu này được chuẩn hoá và sử dụng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Giá trị BOD lớn nghĩa là mức độ ô nhiễm chất hữu cơ càng cao.
+ Nhu cầu oxy hoá học COD: Thông số này được dùng để đặc trưng cho hàm lượng các chất hữu cơ của nước thải và nước tự nhiên. COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoá học các chất hữu cơ trong mẫu thành CO2 và nước. Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể ị oxy hoá. Thông số COD biểu thị tất cả các chất hữu cơ, kể cả phần khong thể bị oxy hoá bằng vi sinh vật, do đó có giá trị cao hơn BOD.
+ Tổng chất thải rắn lơ lửng TSS: Chất rắn lơ lửng là các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan ( tăng độ đục cho nước ) và gây bồi lắng dòng chảy. Đây cũng là chỉ tiêu
3.2.3.Dựa vào hàm lượng các chất gây ô nhiễm.
Hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước thải cũng là một cơ sở để tính phí nước thải phải nộp cho các doanh nghiệp. Cùng một lượng nước thải như nhau nhưng nguồn nước thải nào có trong đó hàm lượng các chất độc hại nhiều hơn thì mức phí phải đóng sẽ cao hơn. Cũng có các thành phần các chất thải như nhau nhưng nguồn thải của một doanh nghiệp sản xuất A lại có hàm lượng các chất độc hại cao hơn xí nghiệp sản xuất B như vậy chứng tỏ rằng mức độ gây ô nhiễm môi trường của xí nghiệp A là lớn hơn xí nghiệp B do đó A sẽ phải chụi một mức phí lớn hơn B.
3.2.4.Dựa vào hệ số chịu tải môi trường.
Hệ số này biểu thị mức độ chịu tải của môi trường của một vùng phụ thuộc vào thực trạng môi trường, tìnhhình kinh tế xác hội của vùng đó và nó cũng phản ánh mức độ thiệt hại tiềm tàng tương ứng do ô nhiễm gây ra. Khả năng chịu tải của vùng nông thôn, vùng núi, những vùng không có khu công nghiệp káhc với các vùng thành phố lớn và các khu công nghiệp. Hệ số chịu tải của môi trường sẽ làm tăng hay giảm phí ô nhiễm tuỳ thuộc vào mức độ chịu tải của môi trường đó.
Chúng ta có thể xác định hệ số chịu tải môi trưòng thông qua việc xác định mật độ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các cơ quan có nguồn thải gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng trên 1 km2 và mật độ dân số tịa khu vực hay đơn vị hành chính đó.Thứ hai ta có thể xác định hệ số chịu tải dựa vào tiêu chuẩn môi trường quốc gia. Thứ ba chúng ta có thể xác định theo các thành phố, khu vực công nghiệp, khu chế xuất.
3.2.5.Dựa vào chi phí biên bỏ ra lắp đặt hệ thống giảm thải.
Việc xác định phí gây ô nhiễm nước thường dựa trên cơ sở tính toán chi phí cho các biện pháp xử lý nước thải ra môi trường. Cách này trên thực tế rất khó thực hiện do chi phí biên để giảm thải thêm một đơn vị chất thải rất khác nhau, và là một hàm số phụ thuộc vào nhiều biến số như tuổi đời, chất lượng của thiế bị, hệ số hiệu quả của thiết bị. Hơn nữa đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy trình công nghệ sản xuất cũ và thiết bị máy móc của các xí nghiệp lại khác nhau… Do đó, khó xác định xuất phí chính xác. Tuy nhiên vẫn có thể ước tính được xuất phí dựa trên phương pháp này bằng cách chọn một số thiết bị giảm thải dự đoán phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng và lấy bình quân chi phí tối thiẻu của các thiết bị này nhằm giảm thêm 1 đơn vị chất thải cùng loại để xác định suất phí. Thông thường, chi phí biên để giảm thiểu ô nhiễm đối với một loại chất thải tăng khi nồng độ của nó giảm hay doanh nghiệp sẽ chịu chi phí càng cao nếu giảm thỉa chất gây ô nhiễm càng nhiều. Đối với các doanh nghiệp, chi phí biên để giảm thỉa gây ô nhiễm bao giờ cũng phụ thuộc vào qui mô sản xuất.
3.2.6.Dựa vào giá trị ước tính tác hại do một đơn vị chất thải gây ra.
Điều này khó thực hiện bởi vì không xác định được chính xác hàm thiệt hại của chất thải và trên thực tế mức độ thiệt hại của các chất thải nhìn chung không có thể đo trực tiếp, mà đòi hỏi phải tính toán thông qua một số yếu tố trung gian, có khi dễ thấy nhưng đôi khi lại rất khó thấy.
3.2.7.Dựa vào tiêu chuẩn môi trường.
Tiêu chuẩn môi trường có thể coi là một chuẩn mực dùng để xác định trách nhiệm của đối tượng gây ô nhiễm môi trường. Nói cách khác khi người sản xuất thải chất ô nhiễm có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép thì họ đã vi phạm quy định. Khi đó, việc xác định mức phí phải cao hơn nhiều và được coi như là tiền phạt cho việc vi phạm tiêu chuẩn.Tiêu chuẩn môi trường có thể phân theo các vùng khác nhau và theo khả năng chịu tải của môi trường khác nhau thì khác nhau, cho các chất thải và các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau theo việc các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ cũ hay mới…
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
Hiện trạng sản xuất công nghiệp:
1.1.Tình hình sản xuất công nghiệp:
Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới ( 1996 ), đặc biệt trong thời kỳ 1996 đến nay, sản xuất công nghiệp ở Hà Nội đã có những thay đổi lớn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm đạt 14% và tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP hàng năm có xu thế tăng liên tục, cụ thể là 34,9% năm 1996, 35,3% ( 1997 ), 36,1% ( 1998), 37,5% ( 1999) và năm 2000 đạt xấp sỉ 39%. Nền công nghiệp ở Hà Nội có những biến đổi lớn như:
Những ngành sản xuất còn phù hợp với thị trường đã và đang từng bước đổi mới công nghệ và thiết bị, còn các nhà máy có sản phẩm không được thị trường chấp nhận đã tìm hướng kinh doanh mới hoặc giả thể.
Công nghệ lắp ráp hàng nhập ngoại phát triển nhanh song quy mô chưa lớn và tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm còn thấp.
Công nghiệp hiện đại công nghệ cao đã hình thành tại một số khu vực tập trung mới được đầu tư xây dựng, có hạ tầng kỹ thuật tốt như: Khu công nghiệp Sài Đồng B, Bắc Thăng Long, Nội Bài, Sóc Sơn…
Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã hình thành bốn nhóm ngành có ý nghiã then chốt. Đó là các ngành cơ kim khi, dệt may, da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm và công nghệ điện, điện tử. Ngành công nghiệp hoá chất tuy hiện đang chiếm tỷ trọng tương đối 17% nhưng đang có chiều hướng giảm trừ hoá dược vì không hợp với hướngphát triển của thủ đô.
Năm 2002 Hà Nội có 265 doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh trong đó có 163 doanh nghiệp Quốc doanh Trung uơng; 15880 doanh nghiệp công nghiệp ngoài Quốc doanh trong đó : 175 hợp tác xã, 37 doanh nghiệp tư nhân, 305 doanh nghiệp hỗn hợp và 15365 hộ kinh doanh cá thể. Hà Nội là địa bàn tập trung công nghiệp cao nhất ở Bắc Bộ và đứng thứ hai của cả nước. Tỷ lệ GDƠ công nghiệp trong cở cấu kinh tế Hà Nội hiện chiếm 36% và đang có chiều hướng gia tăng. Trong những năm qua, công nghiệp Hà Nội đạt nhịp độ tăng trưởng khá cao. Giá trị sản xuất công nghiệp đóng góp khoảng 40% tổng thu ngân sách và hơn 70% kim ngạch xuất khẩu của thành phố, Tỷ suất công nghiệp đạt trên 60%. Cơ cấu ngành công nghiệp Hà Nội đã hình thành 4 nhóm ngành chính sau:
Cơ khí ( chiếm 20-13% ).
Dệt-da-may mặc ( chiếm 22-25% ).
Lương thực - thực phẩm ( chiếm 16-18%).
Đồ điện - điện tử ( chiếm 5-8%).
1.2.Những tác động tới môi trường nước của hoạt động sản xuất công nghiệp.
Chúng ta biết rằng nước là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống nó không chỉ cần thiết cho sinh hoạt mà còn rất cần thiết đối với quá trình sản xuất công nghiệp. Theo thống kê ở Hà Nội có khoảng 300.000-320.000 m3 /ngày đêm thì trong đó 1/3 là nước thải công nghiệp. Đặc điểm của nước thải của các khu công nghiệp này là chất lượng nước rất kém hầu như đều chứa các chất độc hại qua tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần và lưu lượng xả thải rất lớn. Nước từ các khu công nghiệp được xả thải trực tiếp ra môi trường và chảy vào các dòng sông nội thành đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm nghiêm trọng.Qua khoả sát thực tế chất lượng nước ở các dòng sông chính như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ, sông kim Ngưu… chúng ta thấy rằng hầu như đều chứa các chất độc hài ở mức cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Thể hiện qua bảng sau đây:
Kết quả phân tích chất lượng nước sông Lừ.
Stt
chỉ tiêu
Đơn vị
kết quả phân tích
tcvn
cầu tàu Bay
cầu Lừ
1
Ph
-
7,83
-
5,5-9
2
độ dẫn
Mg/l
0,08
-
-
3
độ đục
Mg/l
196
-
-
4
DO
Mg/l
1,4
2,02
>=2
5
BOD5
Mg/l
34,64
67,5
<25
6
COD
Mg/l
20
144
<35
7
SS
Mg/l
25
30
80
8
NH4+
Mg/l
1,62
-
1
9
NO3-
Mg/l
53,15
-
15
10
Nitơ tổng
Mg/l
3,98
20,5
-
11
PO4
Mg/l
4,4
-
-
12
P tổng
Mg/l
14,2
1,53
-
13
SO4-
Mg/l
14,2
-
-
14
F colifom
Pcs/100ml
500000
-
-
15
colifom
Pcs/100ml
8200000
-
-
Nguồn: 1999 - Dự án nghiên cứu cỉa thiện môi trường TP Hà Nội.
2001 - Sở KHCN & MT Hà Nội.
2002 – Công ty thoát nước Hà Nội.
Các nguồn gây ô nhiễm chính hầu hết là từ các khu công nghiệp thải ra với khối lượng nước thải rất lớn. Mặt khác các khu công nghiệp này lại không có hoặc rất ít chú ý tới vấn đề xử lý nước thải cộng với công nghệ cũ vàlạc hậu dẫn đến môi trường nước ở Hà Nội ngày càng trở lên ô nhiễm trầm trọng hơn,ta có bảng sau đây:
Bảng tổng hợp ô nhiễm từ 6 khu công nghiệp chính trên địa bàn Hà Nội.
Stt
Khu công nghiệp
tỉa lượng chất ô nhiễm
lượng nước thải ( m3 /ngày)
TSS(kg/ng. đ)
COD(kg/ng. đ)
BOD(kg/ng. đ)
1
Thượng Đình
4866,44
1600,23
1855,24
28185,16
2
Quận Hai BTr
8706,78
2312,12
6561,627
23106,90
3
Cầu Bươu- Văn Điển
3708,33
123,3
529,38
5269,00
4
Pháp Vân- Văn Điển
2270,09
10,2
0,48
1122,40
5
Chèm
774,84
57,3
96,2
1647,00
6
Sài Đồng
22472,65
9231,2
9145,167
63432,46
Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội-năm 2002
Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng khu công nghiệp Sài Đồng là khu có lượng nước thải lớn nhất và tải lượng các chất gây ô nhiễm cũng lớn nhất, tiếp đó là khu công nghiệp Chèm có lượng nước thải ít nhất à chất lượng nước cũng còn ở mức tốt.
Qua đánh giá tình hình ô nhiễm trên chúng ta rut ra kết luật là môi trường nước ở Hà Nội đã ô nhiễm ở mức báo động, trong thời gian tới nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời dự báo khả năng ô nhiễm sẽ tăng lên gấp 3-5 lần vào năm 2010, đe doạ trực tiếp đến đời sống của dân cư và mỹ quan đô thị.
Tổng quan về ngành dệt may Hà Nội.
2.1.Hiện trạng sản xuất và vai trò của ngành dệt may Hà Nội.
2.1.1. Vai trò của ngành dệt may Hà Nội.
Công nghiệp dệt may thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước. Ngành công nghiệp dệt may là ngành tạo được nhiều công ăn việc làm, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội.
Công nghiệp dệt may phát triển sẽ kéo theo và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác. Đó là các ngành cung cấp nguyên liệu và các ngành sử dụng sản phẩm dệt may.
Vai trò của dệt may đặc biệt to lớn đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng để nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết mà trong nước chưa có để phục vụ sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh, điều này thể hiện rõ trong lịch sử phát triển kinh tế của nhiều nước như Anh, Nhật, các nước mới công nghiệp hoá (NICs), Trung Quốc, Nam á và Đông Nam á.
Ở các nước đang phát triển hiện nay, công nghiệp dệt may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn qua phát triển sản xuất bông, đay, tơ tằm và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. ở các nước công nghiệp phát triển công nghiệp dệt may sản xuất ra những sản phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng của người tiêu dùng.
a. Đối với ngành dệt may Việt Nam:
* Về sản phẩm:
chúng ta thấy rằng trong cở cấu ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội thì ngành dệt may chiếm một tỷ trọng rất lớn. Giá trị sản lượng của ngành dệt may đóng góp không nhỏ trong cở cấu GDP của cả thành phố. Không những thế dệt may Hà Nội còn chiếm vị trí quan trọng trong ngành dệt may Việt Nam thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng II.1: Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của ngành dệt may Hà Nội và toàn quốc năm 2000
Mặt hàng
Đơn vị
Toàn quốc
Hà Nội
Tỷ trọng (%)
1 Sợi toàn bộ
ngàn tấn
84,147
19
22,58
2 Vải, lụa thành phẩm
triệu m
304,000
36,3
11,17
3 Vải bạt các loại
triệu m
20,978
4,400
20,97
4 Vải màn các loại
triệu m
20,150
9,481
47,05
5 Quần áo dệt kim các loại
1000 sp
90,114
21,9
24,33
6 Len Acrylic
tấn
3.705
250
6,75
7 Khăn các loại
triệu sp
335,000
34,29
10,24
8 Quần áo may sẵn
triệu cái
400
29,58
7,4
9 Bít tất
triệu đôi
12,14
10,5
86,5
Nguồn: Niên giám Thống kê 2000, VINATEX
Chúng ta thấy rằng sản lượng dệt may Hà Nội chiếm một tỷ trọng rất lớn trong toàn quốc có những mặt hàng chiếm tới 86,5% như Bít Tất và vải màn chiếm tới 47,05 %. Điều đó chứng tỏ năng lực sản xuất của ngành dệt may Hà Nội là rất lớn và có tiềm năng tăng trưởng nhanh trong tương lai.
Không những chiếm ưu thế về ssản lượng mà ngay cả giá trị của ngành dệt may Hà Nội cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị dệt may của cả nước. Mức tăng trưởng của dệt may Hà Nội so với dệt may cả nước có phần tăng trưởng nhanh và đều hơn khẳng định vị thế dẫn đầu trong toàn ngành của dệt may Hà Nội. Điều đó được thể hiện qua các bảng số liệu thống kê sau đây:
Bảng II.2:So sánh meột số chỉ tiêu của toàn ngành, VINATEX, dệt may HN (năm 2000)
T.T
Hạng mục
Đơn vị
Toàn ngành
VINATEX
%VNT/
toàn ngành
Hà Nội
%HN/
Toàn ngành
1
GT Tổng sản lượng
tỷ đồng
16.734
4.900
30,6
2.471
15,4
2
Sử dụng lao động:
người
1.600.000
100.000
6,3
44.594
2,79
3
Kim ngạch xuất khẩu:
tr. USD
2.000
560
28,0
382
19,1
4
Sản phẩm chủ yếu:
- Sợi:
1000 tấn
85
75
88,2
19
22,6
- Vải lụa:
triệu m2
304
139
45,5
36,3
11,2
- SP dệt kim (q/ch T-shirt):
triệu SP
90
25
27,7
21,9
24,3
- SP may (q/ch sơ mi):
triệu SP
400
110
27,5
29,58
7,4
Nguồn: Niên giám Thống kê 2000, VINATEX
BảngII.3:Giá trị sản xuất ngành dệt may Hà Nội so với dệt may cả nước và dệt may cả nước so với toàn ngành công nghiệp từ 1996 đến 2000 :
Đơn vị: tỷ đồng (giá cố định 94), theo Niên giám Thống kê và VIVATEX
Ngành
1996
1997
1998
1999
2000
Toàn ngànhCN
118.096,6
134.419,7
151.223,3
168.749,7
195.321,4
Dệt may cả nước
9.775,2
11.589,2
13.034,1
14.406,5
16.734,0
DM cả nước/ toàn ngành CN
8,28 %
8,62 %
8,62 %
8,54 %
8,57 %
Dệt may Hà Nội
1.255,5
1.475,1
1.691,3
2.011,7
2.470,8
DM Hà Nội/ Dệt may cả nước
12,84 %
12,73 %
12,98 %
13,96 %
14,77 %
Nguồn: Niên giám Thống kê 2000, VINATEX
b. Trong tổng thể công nghiệp thành phố Hà Nội:
Như đã nói ở trên ngành dệt may Hà Nội không chỉ có vai trò to lớn trong toàn ngành dệt may Việt Nam mà nó còn có vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội. Dệt may là một trong 4 nhóm ngành chủ chốt của thành phố, nó đóng góp tới 50,1% tổng thu ngân sách của toàn thành phố ( năm 1997 ) và chiến 6.41 % trong giá trị sản lượng công nghiệp của thành phố ( năm 1998) và chiếm 14,09% kim nghạch xuất khẩu công nghiệp thành phố. Điều đó được thể hiện qua một số bảng kê sau đây:
Bảng II.4: Tỷ trọng thu ngân sách trên địa bàn của ngành dệt may Hà Nội so với công nghiệp nói chung
Đơn vị: tỷ đồng, %
1996
1997
1998
1999
1996-1999
Tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội
8.563
10.062
11.067
12.450
42.142
% so với GDP
49,5
50,1
45,9
46,7
-
- Công nghiệp Hà Nội
1.978
2.274
2.822
3.573
10.647
% so tổng số
23,1
22,6
25,5
28,7
25,3
- Ngành dệt may Hà Nội
86,4
73,3
81,3
229,1
470,1
% so với công nghiệp
4,36
3,22
2,88
6,41
4,42
Nguồn: Xử lý theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội và báo cáo tổng kết của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Bảng II.5: Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị: triệu USD
1996
1997
1998
1999
1996-1999
Tổng xuất khẩu
1.037,5
1.201,5
1.235,2
1.375
4.849,2
Riêng s.phẩm CN
794,1
942,1
970
1.065
3.771,2
% so tổng số
76,5
78,4
78,5
78,4
77,76
Sản phẩm dệt may
90,3
129,6
131,0
150,1
501
% so với CN
11,37
13,75
13,5
14,09
13,28
% so với tổng XK
8,7
10,78
10,6
10,91
10,33
Nguồn: Xử lý theo số liệu của Tổng Cục Thống kê và Cục Thống kê Hà Nội, 1999
Một số nhóm ngành chủ lực có mức tăng trưởng khá như cơ kim khí, điện, điện tử, thực phẩm, dệt, da, may, nếu tính riêng may, da thì có nhịp độ tăng trưởng trên 20%/năm.
Bảng II.6:Nhịp độ tăng trưởng trung bình năm thời kỳ 1991-1999 của ngành dệt-da-may (tính theo GDP công nghiệp)
Đơn vị: tỷ đồng (giá 1994), %
1990
1999
Nhịp độ tăng bình quân 1991-1999
Dệt, da, may
314,4
577
7,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Hà Nội
Qua đây có thể thấy rằng dệt may và da giày là nhóm hàng chủ lực trong công nghiệp Hà Nội, chiếm tỷ trọng gần 50% trong nhóm hàng chủ lực và gần 25% trong các nhóm hàng của toàn ngành công nghiệp.I.2. 2.1.2.Tì́nh hình phát triển ngành dệt may Hà Nội
a. Thực trạng về tổ chức, quy mô ngành dệt may trên địa bàn Hà Nội:
Theo Niên giám Thống kê Hà Nội năm 2000 các cơ sở dệt may trên địa bàn Hà Nội theo phân cấp quản lý như sau
Nhà nước
trung ương
Nhà nước
địa phương
Ngoài
nhà nước
Có vốn
ĐTNN
Số cơ sở
Dệt
May
12
4
8
13
7
6
2.860
350
2.510
7
4
3
GTSXCN dệt may (triệu đồng)
Dệt
May
940.600
722.000
218.600
301.870
247.413
54.457
174.696
48.392
126.304
77.863
61.281
16.582
Số lao động (người)
Dệt
May
21.768
10.734
11.034
7.479
3.938
3.541
10.440
2.410
8.030
950
430
520
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2000.
Các cơ sở nhà nước bao gồm :
11 cơ sở dệt :
Dệt 8/3; Dệt may hà nội, Dệt vải công nghiệp, Dệt kim Đông xuân, Dệt 10/10, Dệt nhuộm Tô Châu, Dệt Minh Khai, Dệt kim Thăng Long, Dệt 19/5, Dệt len Mùa Đông, Dệt kim Hà Nội
14 cơ sở may :
May Thăng long, May chiến thắng, May 10, May Đức giang, May Hồ gươm, May 20, May 26, May 40, May Tháng 8, May Thăng long TALIMEX, May Thanh Trí, May Thăng Long, Cổ phần may Lê Trực, May 19/5
Cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài :
3 cơ sở dệt : Công ty Arkison, Tập đoàn 19/5, Thêu ren tơ tằm
4 cơ sở may : May mặc xuất khẩu Hà Nội, Công ty Qualitex, Michael Manufacturer Vietnam, Công ty TNHH IPANIMA
- Ngoài ra còn có 350 cơ sở dệt và 2.510 cơ sở may ngoài nhà nước
b. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật:
* Về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Sự đa dạng, phức tạp trong các quy mô sản xuất và các loại hính công nghệ:
Sau khi Nhà nước áp dụng những chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, bên cạnh các doanh nghiệp lớn, có công nghệ hoàn chỉnh như Dệt may Hà Nội, dệt 8-3 xuất hiện nhiều các xí nghiệp nhỏ, các hộ tư nhân.
Qua khảo sát thực tế hầu hết các thiết bị, công nghệ của các hộ sản xuất này đều lạc hậu và không áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường cho cộng đồng và cho chính bản thân họ. V́i thế những tác động đến môi trường đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của dân cư xung quanh và ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sinh thái trong một phạm vi rộng.
Thiết bị và công nghệ lạc hậu - Sự thay thế khó khăn do thiếu vốn:
Cùng với ngành dệt may cả nước, ngành dệt may Hà Nội cũng đang tích cực đầu tư hiện đại hoá thiết bị. Tuy nhiên trong quá trính phát triển việc đầu tư nhiều giai đoạn làm cho thiết bị và công nghệ của ngành dệt may Hà Nội rất đa dạng. Hiện nay vẫn còn sử dụng những thiết bị của thập kỷ 60,70 ở một số doanh nghiệp.
Cụ thể, cho đến nay thiết bị và công nghệ đã được đổi mới như sau:
- Ngành may đã đổi mới trên 95% thiết bị và công nghệ
- Ngành kéo sợi đã đổi mới trên 32% thiết bị và công nghệ
- Ngành dệt kiểu thoi đổi mới trên 25% thiết bị và công nghệ
- Ngành hoàn tất đổi mới trên 35% thiết bị và công nghệ
Đại đa số các cơ sở đóng trên địa bàn Hà Nội đều đã hoạt động trên 20 năm, nhà xưởng chỉ đựợc cải tạo, bảo dưỡng sửa chữa, trang thiết bị máy móc mới chỉ được cải tạo, thay thế một phần, đầu tư mới không đáng kể do đó các định mức tiêu hao ở mức cao và hầu hết chưa quan tâm được nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường...
* Về thiết bị ngành dệt:
Sau hơn 10 năm đổi mới, các doanh nghiệp trên địa bàn đã đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ cũ lạc hậu được hơn 44% (theo giá trị thiết bị), bước đầu đã nâng cao được chất lượng kéo sợi, dệt vải, nhuộm hoàn tất, đã có được sản phẩm dệt kim xuất khẩu theo phương thức FOB và có trên 25 % sản lượng vải được dùng làm hàng may xuất khẩu.
* Về thiết bị may: Các đơn vị may đã đầu tư đổi mới xong 100% thiết bị cũ, đã chuyển dịch từ 2, 3 ca sang 1 ca/ngày; tăng thêm năng lực sản xuất mở rộng liên doanh liên kết với các địa phương khác tạo thêm công ăn việc làm thu hút lao động.
* Về nhà xưởng: Ngoại trừ một vài cơ sở mới đầu tư mới gần đây như nhà máy dệt vải Denim của Công ty dệt Hà Nôi, Phân xưởng dệt kim của Công ty 20... còn lại hầu hết đã được đầu tư từ 20-40 năm nay và chỉ được tu bổ sửa sang lại.
Chi tiết về địa diểm, mặt bằng, nhà xưởng, máy móc công nghệ... (xem bảng tổng hợp và các phiếu điều tra trong phụ lục).
* Về phân bố trên địa bàn:
Phân bố địa lý của các cơ sở dệt may:
- Đặc điểm của ngành dệt may Hà Nội là được phân bố và phát triển trên khắp các quận huyện.
- Các doanh nghiệp dệt được tập trung vào một số khu vực với mật độ cao như khu vực Vĩnh Tuy, nhưng còṇ nhiều doanh nghiệp nằm rải rác ở tất cả các quận nên rất khó quy hoạch về bảo vệ môi trường.
- Các doanh nghiệp dệt may Hà Nội thường được xây dựng cạnh những khu đông dân cư hoặc do quá trinh đô thị hoá diễn ra nhanh chóng nên có nhiều doanh nghiệp dệt may hiện nay đang nằm giữa các khu dân cư đông đúc. Ví dụ như Công ty dệt kim Đông xuân nằm ở trung tâm quận Hai Bà Trưng, Công ty dệt kim Thăng Long nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm...
Đặc điểm này làm cho áp lực về môi trường ngày một gia tăng đối với các doanh nghiệp dệt may Hà Nội.
Thực trạng phát triển các khu vực tập trung công nghiệp hiện có:
Hà Nội hiện có 9 khu vực tập trung công nghiệp là: Minh Khai-Vĩnh Tuy, Trương Định - Đuôi Cá, Văn Điển - Pháp Vân, Thượng Đ́nh, Cầu Diễn - Mai Dịch, Gia Lâm - Yên Viên, Đông Anh, Chèm, Cầu Bươu. Ngoài ra còn có các xí nghiệp công nghiệp phân bố rải rác trong nội và ngoại thành. Năm 1998 tổng số lao động công nghiệp đang làm việc trong các khu vực tập trung công nghiệp này khoảng 76,6 ngh́in người, chiếm khoảng 41,9% tổng lao động công nghiệp toàn thành phố.
Ngành dệt may Hà Nội chủ yếu tập trung tại khu công nghiệp Minh Khai-Vĩnh Tuy và một vài cơ sở tại khu Thượng Đính, Gia Lâm, v.v. Tổng số lao động của ngành đang làm việc trong các khu này khoảng 16.700 người, chiếm khoảng 21% so với tổng số lao động trong các khu vực công nghiệp tập trung.
Gần đây, Hà Nội đang xây dựng hai khu công nghiệp quy mô nhỏ tại Thanh Tŕi và Gia Lâm để thu hút các cơ sở công nghiệp di dời từ nội thành ra. Đây cũng là 2 trong 4 địa chỉ quy hoạch phát triển dệt may Hà Nội mà chúng tôi đề xuất.
c. Thực trạng về trình độ sản phẩm:
Sau khi thị trường Đông Âu tan vỡ, từ năm 1995 đến nay dệt may Hà Nội đã dần thích nghi và ổn định được sản xuất cho các thị trường EU, Nhật... bước đầu phục hồi thị trường SNG và Đông Âu, thâm nhập thị trường Trung đông, châu Phi và đặc biệt là thị trường Mỹ. Với vị trí đặc thù, Hà Nội cũng là một thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các luồng hàng dệt may khác nhau với xu hướng tự do hoá mậu dịch, kể cả hàng buôn bán tiểu ngạch, hàng trốn thuế... Trong cơ chế thị trường cạnh tranh đó, một số sản phẩm của dệt may Hà Nội vẫn có những chỗ đứng vững chắc trên thị trường như :
- Vải lụa thành phẩm: Hàng năm dệt may Hà Nội sản xuất khoảng 14 triệu mét chiếm 4,6% so với cả nước trong khi trên thị trường Hà Nội có rất nhiều lụa của TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nam Định, Hà Tây...
- Vải dệt kim đan dọc hàng năm sản xuất hơn 9,4 triệu mét, chiếm hơn 47% sản lượng của cả nước, được nhiều người biết đến dưới dạng màn tuyn của Công ty cổ phần dệt 10/10.
- Vải dệt kim với sản lượng gần 22 triệu mét cũng chiếm hơn 60% sản lượng vải dệt kim toàn quốc với sản phẩm được nhiều người biết đến dưới dạng T-shirt, Polo-shirt... của Dệt may Hà Nội, Dệt kim Đông Xuân...
- Quần áo may sẵn: hàng năm dệt may Hà Nội sản xuất gần 30 triệu sản phẩm chiếm gần 9% so với cả nước, tuy chỉ bằng 1/7 so với thành phố Hồ Chí Minh nhưng gấp 2 lần so với Đà Nẵng và hiện tại có rất nhiều của hàng giới thiệu sản phẩm này của TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế...
- Bít tất: Hàng năm các cơ sở dệt bít tất trên địa bàn Hà Nội như Công ty dệt kim Hà Nội, Công ty 20, Công ty 26... sản xuất khoảng 10,5 triệu đôi, chiếm 86,5 % so với cả nước; đây có thể nói là mặt hàng Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn có thể do đặc thù về không gian địa lư của Hà Nội, tuy nhiên đây cũng là mặt hàng được đánh giá cao tại các nước trong khu vực.
- Khăn mặt: Hàng năm dệt may Hà Nội sản xuất khoảng 34,3 triệu sản phẩm chiếm hơn 10% so với cả nước, đây cũng là mặt hàng nhiều nơi làm được như Hải Pḥòng, Nam Định, Đà Nẵng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh...
* Về mặt hàng sợi: Hiện nay sợi sản xuất trên địa bàn chủ yếu từ Công ty dệt may Hà Nội, Công ty dệt 8/3...
Trong suốt cả thập kỷ 80, các mặt hàng sợi được sản xuất chủ yếu là các loại sợi bông chải thô, chi số Nm 12, 14, 20-34, 36, 39, 54, 71, cung cấp nội địa, dệt các mặt hàng phổ thông như: vải bạt quân dụng, mành lốp xe đạp, vải bảo hộ lao động, một ít phin, kaki và vải láng. Sợi bông chi số thấp, chất lượng cũng thấp, hầu hết đạt mức đường 75% thống kê Uster thế giới trở xuống.
Sợi bông chải kỹ chỉ chiếm 3% sản lượng toàn ngành. Mặt hàng sợi pha Polyester (67/33, 65/35) với các chi số Nm 76, 67 là chủ yếu, tỷ trọng mặt hàng sợi pha trong suốt thập kỷ 80 chỉ chiếm 16-20% sản lượng toàn ngành.
Sợi OE chiếm 2,3% sản lượng toàn ngành mà chủ yếu là tận dụng phế liệu và nguyên liệu cấp thấp. Sợi làm chỉ may công nghiệp năm cao nhất chiếm 1,16%.
Từ những năm 91 trở lại đây các mặt hàng sợi đa dạng và phong phú hơn, sợi bông chải kỹ chất lượng cao Nm 85-120; Các mặt hàng sợi Polyester pha bông với nhiều tỷ lệ pha khác nhau: 50/50, 65/35, 83/17, tăng tỷ trọng lên rất nhiều. Các loại sợi 100% Polyester cũng bắt đầu được sản xuất tại nhiều công ty trong ngành. Bước đầu các sản phẩm Cotton/visco, Cotton/acrylic chu chuyển trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Các loại sợi có lơi đàn tính sản xuất phục vụ cho dệt bít tất và đồ lót...
* Về mặt hàng dệt kim:
Mặt hàng dệt kim rất đa dạng và diện sử dụng cũng rất rộng, song chúng ta mới quan tâm tới sản xuất các mặt hàng trên máy đan mà phần lớn là áo Polo-shirt, T-shirt từ sợi Cotton và Pe/Co.
Mặt hàng dệt kim ta đang xuất khẩu từ sợi Pe/Co chiếm 75-80% hàng dệt kim và giá trị xuất khẩu thuộc nhóm giá thấp và trung b́inh 2,5-3,5 USD/sản phẩm.
Ngoài ra còn một số sản phẩm như 10,5 triệu đôi bít tất và 1,846 triệu sản phẩm áo len các loại với 9,504 triệu mét vải tuyn.
* Về mặt hàng dệt kiểu thoi:
- Đối với mặt hàng dệt kiểu thoi sử dụng sợi bông 100%, nhiều doanh nghiệp trung ương đã khép kín được sản xuất từ khâu nguyên liệu đến hoàn tất các mặt hàng dệt kiểu thoi sử dụng sợi đơn chải kỹ chi số cao phục vụ cho sơ mi xuất khẩu; những mặt hàng này góp phần giảm đáng kể các mặt hàng vải diềm bâu, vải calicot cấp thấp.
Nhiều mặt hàng vải dệt kiểu thoi dày được tăng cường công nghệ làm bóng, phông co cơ học như kaki, chéo đã xuất khẩu được qua các thị trường châu Âu và Nhật.
Trong lĩnh vực sản xuất khăn bông để xuất khẩu trong toàn quốc đã có sự tăng trưởng nhảy vọt sau khi chuyển từ thị trường Đông Âu sang châu á.
Trong lĩnh vực sản xuất màn, sản lượng màn tuyn tăng trưởng tương đối nhanh, tiêu thụ nội địa là chủ yếu và khu vực thành thị là nơi tiêu thụ chính.
- Mặt hàng vải dệt kiểu thoi sử dụng sợi pha: Hàng loạt mặt hàng dày mỏng từ sợi pha như các loại katê đơn màu từ sợi Nm 76, các loại carô kẻ sọc từ sợi 76 đơn hoặc sợi dọc 76/2, các loại vải bay từ sợi 76/2, các loại vải dày pha như Gabadin, kaki, simili phục vụ rộng răi thị trường trong nước, kể cả nhu cầu của Bộ Công an, Bộ Quốc pḥng.
Ngoài ra còn có một số mặt hàng pha cotton/acrylic, lông cừu/polyester, cotton/petex, Pe/Co/Petex, tuy sản lượng không lớn nhưng cũng đáp ứng được các nhu cầu về “mốt” cho thị trường nội địa.
- Mặt hàng vải dệt kiểu thoi sử dụng sợi tổng hợp 100%, nhờ đầu tư thêm thiết bị, trang bị các hệ thống xe săn sợi độ săn cao, thiết bị comfit, thiết bị giảm trọng lượng... đă tạo ra nhiều mặt hàng mỏng, hàng dầy giả tơ tằm, giả len sử dụng thích hợp với khí hậu nhiệt đới, làm phong phú thêm các mặt hàng áo dài, các bộ đồ mặc trong nhà, giúp cho ngành dệt sợi Petex phát triển tương đối mạnh, nhu cầu sử dụng loại nguyên liệu này lên đến 40.000 tấn/năm.
* Về mặt hàng may và phụ liệu may:
Sản phẩm ngành may rất đa dạng, có tính thời trang, vừa có tính quốc tế vừa có tính dân tộc, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, yêu cầu hàng may lại càng phong phú và chất lượng cao hơn.
Thông qua gia công cho các nước, các doanh nghiệp may Việt Nam có điều kiện làm quen với công nghệ may các mặt hàng phức tạp, thời trang của thế giới như các đồ lót, mặt hàng thường dùng ở nhà, sơ mi, quần âu, áo váy, quần áo thể thao, thời trang hiện đại, quần áo phục vụ cho các ngành nghề.
Các nhóm quần áo này với nhiều chất liệu vải và phụ liệu, các doanh nghiệp may đang đang thực hiện đơn hàng đặt hàng của nước ngoài và của các ngành trong nước với tay nghề tốt, khéo léo nên sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu chất lượng khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, do ít máy chuyên dùng hiện đại, phải dùng nhiều thao tác thủ công nên năng suất thấp so với các nước. Một số mặt hàng dày như áo khoác dạ... ta chưa có máy chuyên dùng nên c̣òn bị hạn chế.
Công nghiệp may Việt Nam tiến bộ nhanh, từ chỗ may quần áo lao động xuất khẩu, các loại quần áo đơn giản như vỏ chăn, áo gối, quần áo học sinh... đến nay may được nhiều mặt hàng cao cấp, được người tiêu dùng chấp nhận, khách hàng nước ngoài tín nhiệm đặt hàng đi tiêu thụ tại các thị trường khó tính trên thế giới. đã thay đổi được tập quán quen dùng hàng may đo nay chuyển sang dùng hàng may sẵn.
Hàng may xuất khẩu của ta phần lớn là gia công, chúng ta c̣òn yếu về tiếp thị, yếu về sáng tác mẫu mốt hợp với thị trường quốc tế, thiếu khách hàng mua hàng trực tiếp, thường phải thông qua nước thứ ba. Các thị trường lớn như EU, bị ràng buộc hạn ngạch ít ỏi so với nhiều nước, thị trường Mỹ chưa được hưởng Quy chế Tối huệ quốc, hàng may phải chịu thuế cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực đang được hưởng Quy chế Tối huệ quốc như Trung Quốc, các nước Đông Nam á, ấn Độ , Bangladesh, châu Mỹ La Tinh...
Về phụ liệu may: Trước đây trong nước chỉ sản xuất được một số phụ liệu may: chỉ, cúc, khoá kéo, túi PE, b́a cứng, khoanh nơ cổ... với chất lượng kém.
Gần đây với sự tiến bộ kỹ thuật và đổi mới thiết bị máy móc, liên doanh nước ngoài, đầu tư nước ngoài, sản xuất phụ liệu may trong nước có nhiều tiến bộ, đã sản xuất được bông tấm làm cốt áo rét, chỉ may, cúc áo, mex, khoá kéo với chất lượng cao có thể đảm bảo cho may xuất khẩu.
Để đáp ứng yêu cầu hàng may mặc ngày càng cao của nhân dân cả về số lượng, cả về chất lượng, đồng thời đưa ngành may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu lớn, bản thân ngành dệt- may Việt Nam phải đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ mới hiện đại, mở rộng sản xuất, huy động vốn các thành phần kinh tế, kể cả nước ngoài.
d. Về sử dụng nguyên liệu:
Tương tự như ngành dệt may Việt Nam, ngành dệt may Hà Nội sử dụng các nguyên liệu dệt chính là: bông xơ, xơ sợi tổng hợp, len, đay, tơ tằm... trong đó quan trọng nhất là bông xơ và xơ sợi tổng hợp. Ngành dệt may phải nhập 100% xơ tổng hợp, 90% bông xơ cho sản xuất của ngành. Hiện tại Việt Nam mới sản xuất được các loại xơ sợi dệt chính là bông và tơ tằm.
Các nhà máy sợi của Công ty dệt may Hà nội, 8/3 cũng đã chạy thử bông Việt nam, được trồng chính ở Đồng Nai, Bính thuận và Đắc Lắc, chất lượng bông xơ của Việt Nam đạt được tiêu chuẩn bông cấp I Liên Xô cũ, bông xơ trung b́nh của Mỹ nhưng phải hoàn thiện và ổn định hơn tỷ lệ chín của bông xơ, giảm tỷ lệ xơ ngắn và tạp chất trong xơ v́ơí 2 chỉ tiêu này nằm ở khu vực tiêu chuẩn cấp II của bông liên Xô cũ. Hai chỉ tiêu này có thể có do nguyên nhân canh tác, thu hoạch và chế biến. Năng suất bông đạt 13-15 tạ/ha. Hiện nay ngành bông mới duy tŕ diện tích bông khoảng 20.000 ha.
Nhìn chung chất lượng tơ của toàn quốc chủ yếu là dưới cấp A, cấp C-E, và không phân cấp. Lượng tơ đạt chất lượng xuất khẩu (từ cấp A trở lên) chiếm tỷ lệ thấp và chỉ có thể đạt được ở các xí nghiệp ươm tơ ở Lâm Đồng, Hải Dương. Trồng dâu nuôi tằm chủ yếu do các hộ nông dân đảm nhiệm nên hiệu quả kinh tế của các vùng rất khác nhau và phụ thuộc chủ yếu vào năng suất lá dâu. Năm 2000 diện tích dâu của cả nước gần 8.000 ha. Ngành dệt may Hà Nội sử dụng tơ tằm không đáng kể, chủ yếu là một số cơ sở dệt thủ công có quan hệ sản xuất với làng dệt Vạn Phúc – Hà Đông.
e. Thực trạng về lao động, tŕinh độ kỹ thuật, năng lực phát triển
Theo số liệu điều tra một số cơ sở dệt may chủ yếu trên địa bàn Thủ đô đầu quư III năm 2001 của Sở Công nghiệp Hà Nội kết quả như sau:
* Số lượng và trình độ của lực lượng lao động:
- Doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý : 22.345 người
- Doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý : 11.625 người
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh : 10.624 người
- Tổng số CBCNV ngành dệt may Hà Nội :44.594 người
* Tŕinh độ học vấn, tay nghề như sau:
Nguồn nhân lực cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành:
Tổng số cán bộ quản lý : 1.661 người, chiếm 3,72 % lao động toàn ngành
Trong đó :
Số có tŕinh độ trên đại học: 9 người, chiếm 0,54% tổng số cán bộ quản lý
Số có trính độ đại học, cao đẳng: 1.121 người, chiếm 67,49 % tổng số cán bộ quản lý
Số có tŕinh độ trung cấp: 495 người, chiếm 29,8 % tổng số cán bộ quản lý
Tổng số cán bộ kỹ thuật công nghệ: 1.963 người, chiếm 4,4% lao động toàn ngành
Trong đó:
Số có trính độ trên đại học: 5 người, chiếm 0,25% tổng số cán bộ kỹ thuật, công nghệ
Số có trính độ đại học, cao đẳng: 867 người, chiếm 44,17% tổng số cán bộ kỹ thuật, công nghệ
Số có trính độ trung cấp: 1.089 người, chiếm 55,48% tổng số cán bộ kỹ thuật, công nghệ
Công nhân viên :
Độ tuổi b́nh quân: 27.99
Số lao động nữ: 33.295 người; Tỷ lệ lao động nữ so với tổng số lao động ngành dệt may Hà Nội: 74,66 %
Số có tay nghề bậc 5 trở lên: 4.742 người chiếm 13 % lao động toàn ngành dệt may Hà Nội.
Những số liệu trên phản ánh khủng hoảng một thời gian dài trong ngành dệt may đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề dịch chuyển tự nhiên sang các ngành nghề khác, đồng thời không có lớp cán bộ công nhân kỹ thuật được đào tạo để thay thế, kế cận... Do đó để có thể phát triển cần chú trọng công tác đào tạo ngành nghề chuyên môn chuẩn bị nguồn nhân lực trong quy hoạch phát triển.
Hà Nội có tiềm lực lớn về các cơ quan nghiên cứu và đào tạo trính độ cao. Năm 1999 trên địa bàn Thành phố có 49 trường đại học và cao đẳng, 25 trường trung học chuyên nghiệp, 20 trường dạy nghề và 223 viện, trung tâm nghiên cứu khoa học. Đặc biệt có hàng chục viện nghiên cứu công nghệ. Riêng lực lượng kỹ sư công nghệ, kỹ thuật ngành dệt may chủ yếu được đào tạo tại khoa dệt may trường Đại học Bách khoa, để có thể chuẩn bị lực lượng phát triển ngành dệt may, cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho cái nôi của các kỹ sư dệt may này.
Khu vực vốn đầu tư nước ngoài có số lao động được đào tạo, đặc biệt là số người có tŕnh độ cao đẳng, đại học cao hơn so với khu vực doanh nghiệp trong nước.
Theo số liệu thống kê của Hà Nội, lao động trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 14-15% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội, số lao động tăng thêm ở khu vực này là 0,8%/năm là quá khiêm tốn chứng tỏ Hà Nội chưa thu hút được nhiều lao động hàng năm, tăng trưởng công nghiệp ở Hà Nội chủ yếu là tăng năng suất; đây lại là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động – Thương binh – Xă hội Hà Nội th́ toàn thành phố có khoảng 1,5 triệu lao động, hàng năm có thêm khoảng 5 vạn người bước vào tuổi lao động, khoảng 8-9 vạn người chưa có việc làm cộng thêm hàng vạn lao động ngoại tỉnh vào thành phố kiếm việc là đang gây sức ép rất lớn về việc làm trên địa bàn Thành phố, cần phải giải quyết. Theo điều tra mới nhất của Sở Công nghiệp Hà Nội, tỷ trọng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong lĩnh vực dệt may ngày càng tăng và chiếm tới 24 % tổng số lao động toàn ngành dệt may Hà Nội. Đây cũng là một trong các định hương quy hoạch phát triển ngành nhằm giải quyết thêm nhiều việc làm và tăng thêm giá trị sản xuất công nghiệp, hướng tới xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam nói chung và trong đó có dệt may Hà Nội.
Lao động công nghiệp trên địa bàn (người)
166.877
165.726
165.162
165.098
173.081
Trong đó LĐ ngành dệt may (người)
39.963
40.099
38.394
38.350
39.687
Tỷ lệ (%)
23,95
24,20
23,25
23,23
22,93
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội
Số liệu thống kê cho thấy thời gian qua cơ cấu lao động công nghiệp Thủ đô đă có sự chuyển dịch, tỷ trọng lao động của một số ngành tăng như trang phục tăng cao nhất (năm 1999 so với năm 1990 tăng tới 3,9%), giày dép (tăng 3,0%), các ngành máy móc, thiết bị, radio, tivi, phương tiện vận tải khác đều tăng 2,9%, xe có động cơ tăng 1%, ... Ngược lại, một số ngành lại có tỷ trọng lao động giảm như hóa chất, giảm nhiều nhất tới 5,9%, dệt giảm 5,2%, chế biến gỗ giảm 2,8%, v.v.
III.Các nguồn thải chủ yếu gây ô nhiếm môi trường nước của ngành dệt may.
3.1. Chu trình sản phẩm của ngành công nghiệp dệt may từ sản xuất đến tiêu dùng và chất thải:
Nguyên liệu
Tạp chất
Bông xơ
Kéo sợi
Bụi bông, bông, sợi phế liệu
Sợi
Dệt
Nước Nước thải từ hồ sợi, gia công sợi
Vải mộc
Bụi bông, sợi rối
Tẩy, nhuộm, hoàn tất
Hoá chất, thuốc nhuộm Nước thải
Nước công nghệ, hơi, nhiệt Khí thải, hơi hoá chất
Cắt may
Nước thải (nếu có giặt mài)
Vải vụn, phế thải khác
Hình 2.1- Sơ đồ quy trình công nghệ chung của dệt may kèm dòng thải
*Sản phẩm dệt may từ sản xuất đến tiêu dùng:
Ngành dệt may Hà Nội là một trong số những ngành được Thành phố quan tâm phát triển từ rất lâu. Từ góc độ bảo vệ môi trường ngành có một số đặc điểm chính như sau:
Ngành công nghiệp dệt may là một ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng, từ cách nhìn vĩ mô, các khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều có các chất thải ảnh hưởng đến môi trường.
ḍòng vào
* Nguyên liệu:
- Bông
- Xơ hoá học
- Len, tơ tằm vv..
* Năng lượng, nước
* Nguyên liệu
- Sợi các loại
- Hoá chất hồ sợi
* Năng lượng
* Nước
* Nguyên liệu
- Vải mộc
- Hchất, T nhuộm
* Năng lượng
* Nước
* Nguyên liệu
- Vải các loại
- Phụ liệu
* Năng lượng
* Nước (giặt, mài)
* Các loại quần áo và sản phẩm may (khăn, rèm vv...)
* Bao b́
¯
sản xuất
¯
¯
¯
¯
kéo sợi
dệt vải
nhuộm hoàn tất
may
thương mại và tiêu dùng
¯
¯
¯
¯
¯
Ḍòngra
1/ sản phẩm
* Sợi các loại
* Vải mộc
* Vải thành phẩm
* Sản phẩm may
- Vải màu
- Vải trắng
- Vải hoa
- Vải chuyên dụng
- Quần áo
- Các đồ sinh hoạt
- Sản phẩm chuyên dụng
* phế liệu có thể tái sử dụng
* Bông, xơ ngắn
* Chi tiết hỏng
* Một phần bao b́
* Vải vụn
* Sợi vụn
* Chi tiết hỏng
* Vải phế phẩm
* Năng lượng thừa
* Một phần bao b́
* Một phần vải vụn
* Một phần bao b́
* Chi tiết hỏng
* Một phần sản phẩm cũ
* Bao b́
*/ chất thải cần phải xử lý
* Bụi bông
* Khí thải
* Năng lượng
* Chất thải rắn
* Nước làm mát
* Tiếng ồn
* Khí thải
* Bụi
* Nước thải
* Chất thải rắn
* Nước thải
* Hoá chất hỏng
* Khí độc hại
* Năng lượng
* Chất thải rắn
* Chất thải rắn
* Nước thải
* Sản phẩm không c̣n giá trị sử dụng, không tái chế
* Bao b́
3.2. Đánh giá tác động môi trường nước thải trong quá tŕinh sản xuất:
Nước thải - Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của ngành dệt may,chúng phát sinh từ nhiều gia đoạn sản xuất khác nhau, đặc biệt là trong công nghiệp dệt nước thải được thải ra ở hầu hết các công đoạn sản xuất. Ta có quy trình sau.
Hình - Nguồn phát sinh nước thải từ các công đoạn dệt nhuộm
Nguyên liệu
Hồ sợi
Nước ngưng, nước rửa
Dệt
Nấu
Nước ngưng, nước làm lạnh, dịch nấu
Giặt
Nước xả giặt
Trung hoà
Nước trung hoà (axit)
Giặt
Nước xả giặt
Tẩy
Dịch tẩy
Giặt
Nước xả giặt
Nhuộm
Nước ngưng, nước chứa thuốc nhuộm
Giặt
Nước xả giặt
Ly tâm-Vắt ráo
Nước thải
Hoàn tất
Nước rửa
Sấy khô
Sản phẩm
Nước thải
(Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội
Trong công nghiệp dệt may, nước thải dệt nhuộm là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước, thường có thà từng thiết bị, cũng như khi nhuộm các loại vải sợi khác nhau, khi dùng các loại thuốc nhuộm hoàn nguyên, nhưng phần không ổn định, lưu lượng và tính chất thay đổi trong phân tán hay hoạt tính, có bản chất và màu sắc khác nhau. Nguồn phát sinh nước thải ở các công đoạn dệt nhuộm khác nhau được thể hiện trong sơ đồ trên. Không những thế mà theo từng loại mặt hàng khác nhau thí đặc trưng chất thải cũng khác nhau thể hiện qua bảng sau:
Bảng:đặc trưng nước thải của các mặt hàng dệt nhuộm
Loại sản phẩm
Thông số
Đơn vị
Hàng bông dệt thoi
Hàng pha dệt thoi
Hàng pha dệt kim
Dệt len
Sợi
Nước thải
m3/tấn vải
394
264
280
114
236
pH
-
8 - 11
9 -10
9 -10
9
9 - 11
TSS
mg/l
400 - 1.000
950 - 1.380
800 - 1.100
420
800 - 1.300
BOD5
mg/l
70 - 135
90 - 220
120 - 400
120 - 130
90 - 130
COD
mg/l
150 - 380
230 - 500
570 - 1.200
400 - 450
210 - 230
Độ màu
Pt-Co
350 - 600
250 - 500
1.000 - 1.600
260 - 300
-
nguồn: Jica-Ceetia-Vinatex, 2001
Qua phân tích dây chuyền công nghệ trên cũng cho thấy rằng dòng nước thải từ các công đoạn khác nhau trong dây chuyền công nghệ dệt may thì khác nhau. Mỗi dòng nước thải của từng giai đoạn sản xuất có đặc trưng riềng và do đó chất lượng nước thải ra từ từng công đoạn cũng khác nhau.Tập hợp kết quả phân tích trong bảng dưới đây.
Bảng đặc trưng nước thải của các công đoạn khác nhau trong dệt may
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kéo sợi và đan
Nhuộm, hoàn tất
May
Nhiệt độ
0C
24,7
35,3
30,3
pH
-
7,3
8,93
7,5
Độ dẫn điện
mS/cm
290
370
270
Độ đục
NTU
2,8
13,5
10,8
Dầu mỡ khoáng
mg/l
0,04
0,02
0,02
BOD
mg/l
16,5
522
40,7
COD
mg/l
21,5
665
56
DO
mg/l
2,4
4,2
1,7
SS
mg/l
5,8
17,3
12,1
Tổng Nitơ
mg/l
19,1
9,2
7,9
Clo dư
mg/l
Vết
Vết
13,5
SO42-
mg/l
97,6
91,2
63,4
Cyanua
mg/l
0,02
Vết
Vết
nguồn: Jica-Ceetia-Vinatex, 2001
Bảng 2.4- Lượng nước thải và nguồn thải của một số nhà máy dệt may
ở Hà Nội (năm 2000)
Đơn vị: m3/ngày
Nhà máy
Công đoạn
Dệtmay HN
Dệt len MùaĐông
Dệt vải côngnghiệp
Dệt kim Đôngxuân
Chỉ khâu HN
May Đức Giang
May 10
Nấu, giũ hồ
300
KSD
KSD
KSD
52
KSD
KSD
Nhuộm, sợi và giặt sau nhuộm
500
10
KSD
KSD
60
KSD
KSD
Nhuộm hàng dệt kim
400
KSD
KSD
470
32
KSD
KSD
Giặt sản phẩm
KSD
15
KSD
KSD
KSD
26
102
Nồi hơi và nước làm mát
5
10
50
37-47
2
5-7
Nước vệ sinh công nghiệp
1.600
10
16
10
15
2
2
Nước bơm thừa và lãng phí
5
10
100
20
KSD
KSD
Tổng
2.800
45
36
630
221
30
110
nguồn: Jica-Ceetia-Vinatex, 2001
Theo số liệu thống kê của Tổng Công ty dệt may, với định mức 200-1.000 kg hoá chất, chất trợ và 20-80 kg thuốc nhuộm cho 1 tấn sản phẩm, hàng năm ngành công nghiệp dệt may sử dụng trên 1.000 tấn thuốc nhuộm và mỗi năm một tăng.
Theo số liệu thống kê toàn ngành dệt may thải ra môi trường khoảng 20 -30 triệu m3 nước thải/năm. Trong đó mới có khoảng 10% tổng lượng nước thải đã qua xử lý, số còn lại đều thải thẳng ra cống thoát hoặc mương tiêu thoát.
Ngành dệt may Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Tình trạng ô nhiễm nặng nhất thuộc về các doanh nghiệp dệt có công đoạn nhuộm - in hoa và các doanh nghiệp may có công đoạn giặt mài.
Theo thống kê ở 12 doanh nghiệp quốc doanh đang gây ô nhiễm nước ở Hà Nội chỉ mới có 3 cơ sở đã có hệ thống xử lý, nhưng đa số hoặc đã hỏng hoặc chưa hoàn chỉnh.
Các tổ hợp dệt nhuộm ngoài quốc doanh, tư nhân hầu hết chưa có hệ thống xử lý. Đặc trưng nước thải của một số nhà máy dệt nhuộm tại Hà Nội như được đánh giá như sau:
Nhà máy
Lưu lượng
Thông số
m3/ngày
pH
COD (mg/l)
BOD (mg/l)
TSS (mg/l)
SS (mg/l)
Độ màu (Pt-Co)
Dệt kim Đông Xuân
730
9,0
529
281
716
-
520
Dệt len Mùa Đông
36
7,3-8,3
171-265
-
-
7-26
119-417
Dệt 19-5
120
9,05
311
-
-
56
5960
Dệt Minh Khai
600
11,2
271-533
287
-
40
7
Chỉ khâu Hà Nội
480
10,9-11,4
105-183
-
-
27-80
7,5-40
Dệt 8-3
4.500
7,44-10,5
104-148
70-90
437-514
25-41
66,8-216,8
Dệt may Hà Nội
1.200
8,8-10,8
278,5-722
175-400
1.008-1.152
23-50
5490 (nhuộm đen)
Dệt vải công nghiệp
36
8,0
67
-
-
55
68
Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường công nghiệp- Viện KH&CNMT-ĐHBK,8-10/2002.
Lượng nước thải, hoá chất thải, thuốc nhuộm dư thải vào môi trường của 12 doanh nghiệp dệt may tại khu vực Hà Nội.
TT
Tên Công ty
Lượng nước thải (m3/ngày)
Lượng thuốc nhuộm
Lượng hoá chất
Sử dụng (Tấn/năm)
Lượng thải (Tấn/năm)
Sử dụng (Tấn/năm)
Lượng thải (Tấn/năm)
1
Dệt 8-3
4.500
54,5
13.625
681
578.85
2
Dệt may Hà Nội
3.200
28.6
7.15
750
637.5
3
N/m chỉ khâu
480
4.0
1.00
30
25.5
4
Dệt Minh Khai
600
0.6
0.15
224
190.4
5
Dệt kim Đông Xuân
2.700
8.2
2.05
240
204.0
6
Dệt vải Công Nghiệp
18
7
Dệt kim Hà Nội
220
0.2
0.05
2.4
2.04
8
Dệt 10-10
100
0.08
9
Tô Châu
120
2.15
0.54
7.0
5.95
10
Dệt 19-5
120
0.8
0.2
20
17.0
11
Len Mùa Đông
40
0.145
0.036
0.2
0.17
12
Dệt kim Thăng Long
100
1.0
0.25
42
35.7
Tổng cộng:
12.198
100.275
21.013
1.996.6
1697.11
Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường công nghiệp- Viện KH&CNMT-ĐHBK,8-10/2002.
Sau khi tham gia vào các quá trính công nghệ dệt nhuộm, lượng hoá chất thuốc nhuộm bị thải và nước thải chiếm:
- Hoá chất: 85 %
- Thuốc nhuộm: 21 %
Do đó, nước thải chưa xử lý chứa các loại hoá chất của các công đoạn hồ sợi, tẩy và nhuộm vải, các loại dầu mỡ, các loại bông xơ, v.v. Qua theo dõi các số liệu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các doanh nghiệp có thể kết luận rằng nước thải chưa qua xử lý của ngành dệt may đều vượt quá các chỉ tiêu cho phép.
Ô nhiễm nước thải của các công ty dệt may ở Hà Nội được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
Nhu cầu ô xy sinh hoá BOD5 :
Trong nước thải của các công ty dệt có cả những chất dễ phân giải vi sinh như bột sắn để hồ sợi dọc, những chất khó phân giải vi sinh như nhiều loại thuốc nhuộm và chất tăng trắng quang học. Tóm lại nước thải có nhiều tạp chất hữu cơ cần nhiều ô xy để các loài vi sinh phân giải nên thể hiện ở chỉ tiêu BOD5 không nhỏ. Căn cứ vào báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) gần đây của các Công ty giá trị BOD5 hiện nay của nước thải ra sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch ... đều vượt giới hạn cho phép từ 2 đến 3 lần (95 - 154mg/l).
Nhu cầu ô xy hoá học COD:
Nước thải của các công ty có chứa những chất chỉ có thể ô xy hoá bằng hoá học, không thể phân giải bằng vi sinh hoặc chỉ loại bỏ được một phần nhờ hấp phụ lên bùn hoạt hoá. Càng dùng nhiều xơ sợi tổng hợp (như polyeste) th́i giá trị COD càng cao v́a phải sử dụng nhiều thuốc nhuộm và các chất trợ khó hoặc không thể phân giải vi sinh để nhuộm và in hoa.
COD hiện nay đã đo được tới 455,8 - 500 mg/l. Ước tính COD của dòng thải chung sau này khi các doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất sẽ lên đến 700 - 800 mg/l, nghĩa là cao hơn mức cho phép thải ra môi trường 7 - 8 lần (hiện nay là 4 - 5 lần). Nước thải của các Công ty hiện thời có tỷ lệ COD/BOD5 từ 2 - 3 lần trong giới hạn tương đối dễ phân giải vi sinh. Song với đà phát triển theo xu hướng tăng sử dụng xơ sợi tổng hợp th́i nước thải sẽ ngày càng khó phân giải vi sinh.
Chất thải độc hại:
Nước thải của các công ty dệt hiện nay và cả sau này có tính độc nhất định với vi sinh và cá. Cụ thể thể hiện như sau:
Độ pH tương đối cao, từ 9,5 - 11 (tiêu chuẩn cho phép 5,5 - 9). Nước thải kiềm tính cao như vậy làm tổn hại hệ thống vi sinh, nếu không trung hoà thí không thể xử lư vi sinh được. Cá cũng không thể sống trong nước thải nói trên.
*Các chất độc khác
- Kim loại nặng: Có một hàm lượng đồng, crôm, niken, côban, kẽm, chì, thuỷ ngân do sử dụng các loại thuốc nhuộm hoạt tính, trực tiếp, hoàn nguyên, một số hoá chất và chất trợ. Cho dù chỉ có một lượng nhỏ các kim loại trên phân tích được trong nước thải của các công ty, nhưng nếu không được xử lý cũng làm mất khả năng phân giải của vi sinh hoặc tiêu diệt chúng hoàn toàn.
- Các chất độc khác ngoài kim loại nặng: làm ảnh hưởng quá trình nitrat hoá trong xử lý vi sinh bao gồm các chất hoạt động bề mặt khó phân giải vi sinh ở nồng độ cao, các chất cầm màu là hợp chất amoni bậc 4, các chất trợ sử dụng trên cơ sở hợp chất ankylphenol etoxylat (APEO) khi bị phân giải lại sinh ra chất độc, dầu hoả dùng chế hồ in pigment v.v...
- Các hợp chất halogen hữu cơ: độc sinh ra từ thuốc nhuộm hoạt tính và một số thuốc nhuộm phân tán, hoàn nguyên và pigment sử dụng.
- Muối trung tính: (Na2SO4 và NaCl) dùng để nhuộm thuốc nhuộm hoạt tính đưa vào nước thải ở nồng độ cao 0,9 - 2,8 g/l là độc với cá do tạo ra áp suất thẩm thấu.
- Các ion Clo, sunfua (S2-), hydrosunfit (Na2S2O4) và các chất khử vô cơ khác: là độc với vi sinh.
- Hợp chất xianua: (CN-) độc ở trong nước thải dệt nhuộm.
Màu nước thải:
Nước thải của các xí nghiệp nhuộm ở công ty dệt và xí nghiệp giặt mài ở các công ty may có màu khá đậm do thuốc nhuộm sử dụng không "tận trích" hết và không gắn màu vào xơ sợi gây ra. Càng sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính nhiều trong tương lai nước thải có màu càng đậm. Nước thải có màu đậm cộng đồng không chấp nhận, trước hết thuộc phạm trù ngoại quan hay thẩm mỹ. Nhưng điều đáng chú ý là nước thải có màu đậm cản trở hấp thụ oxy và bức xạ mặt trời, bất lợi cho hô hấp và sinh trưởng của quần thể vi sinh và các loài thuỷ sinh khác. Và như thế ảnh hưởng xấu đến khả năng phân giải vi sinh các hợp chất hữu cơ trong nước thải.
Tóm lại, nước thải hiện nay của các công ty dệt may Hà Nội có nhiều chỉ tiêu ô nhiễm vượt quá các giới hạn cho phép thải ra môi trường:
- PH của nước thải có giá trị 9 - 12 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của các loài thuỷ sinh.
- Tổng lượng chất rắn lơ lửng và hoà tan đều cao hơn quy định. Trong đó có nhiều chất độc hại: thuốc nhuộm khó phân giải, các chất hoạt động bề mặt, đặc biệt là các loại muối hoà tan với nồng độ cao đủ khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật.
- Các ion kim loại nặng ở dạng tự do và dạng phức cũng gây ra những ảnh hưởng rất bất lợi.
- Các chất khử có trong nước thải làm giảm đáng kể DO trong nước.
- Màu nước thải với nồng độ cao làm giảm tính thẩm mỹ và ngăn cản các quá tŕinh quang hợp của các sinh vật trong nước.
- Khả năng tích tụ sinh học của sinh vật trong nước là điều khó tránh.
- Tiềm ẩn cơ hội để nước thải dệt nhuộm ảnh hưởng đến nước ngầm, gây hậu quả lâu dài.
Do vậy, nhất thiết phải xử lý nước thải để đạt các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn nước thải loại B đã quy định.
Tuy nhiên do một số nguyên nhân đã làm cho việc đầu tư thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường bị chậm lại:
- Ô nhiễm nước thải của ngành dệt may do thiết bị, công nghệ lạc hậu, quy trình bất hợp lý chứa tỷ lệ cao những loại hoá chất - thuốc nhuộm dư.
- Chi phí đầu tư, chi phí vận hành các hệ thống xử lư c̣n quá lớn so với tiềm lực của các doanh nghiệp.
- Nhận thức các doanh nghiệp còn hạn chế.
Cùng với ngành dệt may cả nước, ngành dệt may Hà Nội đang là một trong những ngành có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên song song với quá trính phát triển rất cần phải áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, trước hết là những giải pháp pḥòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm như thực hiện sản xuất sạch hơn tại các cơ sở dệt may; sau đó là các giải pháp xử lý ô nhiễm, bởi những lý do:
- Là ngành chiếm vị trí quan trọng trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô.
- Là ngành có công nghệ phức tạp, sử dụng nhiều hóa chất thí nghiệm, nguyên liệu làm ô nhiễm môi truờng. Sức ép về mặt môi trường trong cộng đồng ngày một gia tăng.
- Hiện trạng thiết bị, công nghệ lạc hậu chưa thể có khả năng thay thế trong giai đoạn trước mắt.
- Sức cạnh tranh của hàng dệt Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa cao.
- So với các khu vực khác, quy mô các doanh nghiệp dệt may ở Hà Nội mới phổ biến ở loại hính có quy mô vừa và nhỏ.
3.3.Khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội:
Hiện nay trong cả nước mới chỉ có khoảng 60 doanh nghiệp áp dụng SXSH. Nếu so sánh với số doanh nghiệp trên toàn quốc thì con số đó thật là nhỏ bé, điều đó chứng tỏ rằng SXSH vẫn còn là một khái niệm mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nó mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu làm quen chứ chưa thực sự đi vào áp dụng thực tiễn ở các doanh nghiệp, mặc dù áp dụng SXSH mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho các doanh nghiệp trong chiến lược kinh doanh của mình. Tuy nhiên với những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cũng như độ an toàn về môi trường của khách hàng và các đối tác đã khiến cho các doanh nghiệp bắt đầu có sự quan tâm nhiều hơn tới SXSH. Và xu hướng áp dụng ngày cang tăng cao. Nếu như năm 95-96 mới có khoảng hơn 5 doanh nghiệp áp dụng thì đến năm 99-2000 đã có khoảng 15 đơn vị và đến năm 2002 con số này là 28.
Tính đến năm 2006 thì tại Hà Nội đã có 7 đơn vị áp dụng SXSH trong đó có tới 4 doanh nghiệp dệt may đó là: Công ty dệt may Hà Nội, Công ty dệt 8/3, Công ty dệt Minh Khai, nhà máy chỉ khâu Hà Nội.Mặe dù số các cở sở dệt may hiện tại áp dụng SXSH không nhiều và mới chỉ chiếm 4/2892 nhưng với xu hướng phát triển nhanh chóng và vị trí quan trọng của ngành dệt may Hà Nội, cộng với sự đòi hỏi chất lượng sản phẩm, và mặt môi trường đảm bảo của các đối tác thì xu hướng áp dụng SXSH ngày càng tăng.
SXSH ngày càng thực tế chứng minh cho tính đúng đắn, hiệu quả và tầm quan trọng của nó trong quản lý môi trường. Nó có khả năng làm giảm đáng kể ô nhiễm, tiết kiệm tới 50% nguyên liệu và 20-50% năng lượng tỏng công nghiệp. Từ kết quả bước đầu tại một số công ty đã thực hiện đánh giá SXSH, so với các thông tin về các công nghệ tổt nhất hiện có. Các chuyên gia quốc tế cùng Trung tâm SX sạch Việt Nam đã ước tính tiềm năng SXSH, chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp trong ngành dệt, bia, giấy … như sau:
Các thông số
Tiềm năng tiêt kiệm
Tiêu thụ nước
40-70
Tiêu thụ điện
20-50
Tạo ra các chất độc
50-100
Tải lượng COD trong nước thải
30-75
Tải lượng BOD trong nước thải
50-75
TSS trong nước thải
40-60
Kim loại nặng trong nước thải
20-50
Nguồn: Kỷ yếu hội nghị bàn tròn Quốc gia về SXSH lần thứ nhất,20-21/6/2002.
Như vậy với tiềm năng mang lại hiệu quả to lớn cúa SXSH như đã nói trên, theo thời gian thực tiễn đã chứng minh lợi thế của các doanh nghiệp khi áp dụng SXSH hơn hẳn các doanh nghiệp khác. Đặc biệt là trong ngành dệt may thì SXSH là một vấn đề sống còn của các doanh nghiệp trong thời buổi hội nhập và cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Không còn nghi ngờ gì nữa chỉ trong tương lai không xa thì SXSH sẽ là một khái niệm quen thuộc đối với các doanh nghiệp. Điều này các cở sở dệt may hoàn toàn có thể thực hiện được, từ những thành công bước đầu của các cở sở dệt may Hà Nội áp dụng đã mang lại động lực và bài học cho các doanh nghiệp khác đi theo nếu họ muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường khốc liệt ngày nay.
Nhờ tính ưu việt của SXSH mà vấn đề môi trường sẽ được kiểm soát một cách hiệu quả hơn. Từ đó giảm thiểu được tối đa mức độ ô nhiễm mổi môi trường từ các chất thải của các doanh nghiệp. Dự báo tới năm 2010 số cơ sở áp dung SXSH trong ngành dệt may Hà Nội sẽ tăng lên đáng kể và từ đó lượng nước thải của các cở sở cũng sẽ trở lên trong lành hơn, đó là một xu thế tất yếu.
3.4. Cơ sở pháp lý của việc tính phí nước thải ở Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội hoà nhập với hoạt động bảo vệ môi trường trong khu vực và toàn cầu. Luật bảo vệ Môi trường của nước ta đã được Quốc hội thông qua ngày 27-12-1993 và có hiệu lực ngày 10 tháng 01 năm 1994.Cho đến hiện nay luật này đã được sửa đổi bố sung vào năm 2005 và có hiệu lực thi hành vào năm 2006.
Ở Việt Nam, trước khi có Luật bảo vệ Môi trường đã có quy định thu một số loại phí, thuế sử dụng tài nguyên. Những loại phí, thuế này được thu dựa trên cơ sở sản lượng khai thác và đước sử dụng một phần bù đắp cho các hoạt động quản lý loại tài nguyên đos. Đến khi có Luật bảo vệ Môi trường thì phí bảo vệ môi trường mới đước quy định chính thức.
Điều 7 Luật bảo vệ môi trường đã có quy định “ Tổ chức các nhân sự sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất, knh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường”. Điều này chỉ mới quy định nguyên tắc chung cho việc đóng góp tài chính của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chứ chưa xác định việc đóng góp này là phí, lệ phí hay thuế. Như vậy, nguyên tắc chung đó có hiệu lực rất rộng, xác định nhiều đối tượng phải đóng góp tìa chính cho việc boả vệ môi trường khi họ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng thành phận môi trường.
Và gần đây là Nghị Định 67/CP đã ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2003 quy định cụ thể về việc tính và thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Trong đó quy định cụ thể các cơ sở phải nộp phí bảo vệ môi trường.
Ngoài ra việc tính phí nước thải còn dựa vào tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Đây là căn cứ quan trọng để xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi xả thải của các cơ sở công nghiệp. Ta có bảng sau đây:
Bảng – giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt.
Stt
Thông số
Đơn vị
Giá trị giới hạn
A
B
1
Ph
-
6 – 8,5
5,5 - 9
2
BOD5
Mg/l
<4
<25
3
COD
Mg/l
<10
<35
4
Oxy hoà tan
Mg/l
>6
>2
5
chất rắn lơ lửng
Mg/l
20
80
6
asen
Mg/l
0,25
0,1
Nguồn: TCMT Việt Nam 5937-1995
CHƯƠNG III: TÍNH PHÍ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP CHO MỘT SỐ CƠ SỞ DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Những căn cứ để tính phí nước thải công nghiệp Hà Nội:
Những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2010.
a/ Về kinh tế:
- Tăng tỷ trọng GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước từ 7,3% năm 2000 lên khoảng 8,2% vào năm 2005 và khoảng 9,8% vào năm 2010.
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP b́inh quân giai đoạn 2001 - 2010 của Hà Nội là 10-11%/năm.
- Đến cuối năm 2005, GDP b́nh quân tính cho mỗi người dân của Hà Nội cao gấp 1,4 lần so với năm 2000. Đến cuối năm 2010 GDP b́nh quân mỗi người tăng gấp 1,5 lần so với 2005.
- Thời kỳ 2001- 2010 đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bính quân là 16 - 18%/năm.
- Thời kỳ 2001 - 2005 tỷ lệ tích luỹ nội bộ đạt 25%; 2006 - 2010: 32% GDP.
b/ Về phát triển nguồn nhân lực:
Đến năm 2010 số lao động qua đào tạo chiếm 60 - 65%. Đến năm 2005 chuẩn hoá đội ngũ công chức từ cấp quận, huyện và thành phố. Đến năm 2010 chuẩn hoá đội ngũ công chức cấp xã, phường
c/ Về văn hoá - xã hội - y tế - thể dục thể thao:
Xây dựng nền văn hoá Thủ đô tiên tiến, giàu bản sắc Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến; xây dựng con người Hà Nội " văn minh - thanh lịch - hiện đại" Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của Thủ đô. Xây dựng nền thể dục thể thao tiên tiến; đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng và xây dựng lực lượng TDTT thành tích cao dẫn đầu cả nước; phát triển TDTT đạt trính độ cao trong khu vực và một số môn đạt trính độ thế giới. Phát triển sự nghiệp y tế để chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể chất và tăng tuổi thọ nhân dân. Phổ cập phổ thông trung học toàn thành phố đạt 70% vào năm 2005 và đạt 100% vào năm 2010.
d/ Về đời sống:
- Không ngừng nâng cao đời sống nhân dân Thủ đô. Nâng cao tuổi thọ tung bính của người dân Hà nội lên 72-73 tuổi, chiều cao trung bính của thanh niên đạt 1,65m vào năm 2010. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 10% vào năm 2010. Tăng khẩu phần và chất lượng dinh dưỡng của nhân dân Hà Nội. Đưa mức dinh dưỡng bính quân của mỗi người dân lên 2500 KCal/ngày vào năm 2010. Đảm bảo 100% số gia đính có điều kiện tiếp xúc và hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật. Phấn đấu đến 2010 có 100% số hộ dân có nước sạch sinh hoạt và được chăm sóc y tế. Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) còn 1% vào năm 2010.
e/ Dân số, lao động, việc làm: Nâng cao nhận thức để mọi người tự nguyện thực hiện chương tŕinh dân số kế hoạch hoá gia đ́inh, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn1,05% vào năm 2010 (hiện nay là 1,09%), mặt khác khống chế sự tăng dân số cơ học đột biến để đến năm 2010 số dân là 3,2 - 3,3 triệu người. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động theo hướng công nghiệp (23,8% năm 2000, 36,2% năm 2010) - dịch vụ (50,6% năm 2000, 54,3% năm 2010) - nông nghiệp (25,6% và 9,5%). Đồng thời dẩy mạnh xuất khẩu lao động. Nhờ đó, tỷ lệ thất nghiệp đô thị giảm xuống khoảng 5,5 - 6% (hiện nay là 7,1%).
f/ Cấp - thoát nước: Đầu tư nâng cấp các nhà máy nước hiện có, tăng khối lượng và cải thiện chất lượng nước cấp. Đầu tư xây dựng mới một số nhà máy cấp nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, mở rộng diện nước cấp cho toàn thành phố, chú trọng cho khu vực ngoại thành. Đầu tư cải tạo và lắp đặt mới hệ thống đường ống truyền dẫn, mạng lưới phân phối và mạng dẫn nước vào các hộ gia đ́nh. Đến 2010 đảo bảo cung cấp b́inh quân 150 - 180 lít/ người/ngày cho 90 - 95% dân số đô thị. Đến năm 2020 đảm bảo cấp bính quân 180 - 200 lít/người/ngày cho 100% dân số đô thị. Chỉ tiêu giảm lượng thất thoát, thất thu nước sạch: đến năm 2005 còn 45%, 2010 còn 30% và 2020 còn 20 - 25%.
Đến năm 2005 giải quyết cơ bản tính trạng úng ngập. Đầu tư cải tạo các sông, mương thoát nước, các hồ điều hoà, các trạm bơm thoát nước; cải tạo, lắp đặt mới hệ thống cống thoát nước cho các khu vực còn thiếu và yếu trong toàn thành phố; Đầu tư xây dựng các công tŕinh xử lý nước thải tập trung cho từng khu vực vào giai đoạn 2006 – 2010.
1.2.Xu hướng phát triển ngành công nghiệp đến năm 2010.
Trong thời kỳ 2001-2010 (đặc biệt giai đoạn 2001 - 2005)) công nghiệp sẽ là trọng tâm đột phá của Thủ đô, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ cho địa bàn Hà Nội mà còn cho cả vùng Bắc bộ và cả nước. Tỉ trọng giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng so với tổng GDP trên lãnh thổ từ 38,5% năm 2000 tăng lên đạt tới 41,5% năm 2005 và 42% năm 2010. Nhịp độ tăng trưởng GDP công nghiệp - xây dựng cả thời kỳ 2001-2010 đạt khoảng 14,0 %/năm, trong đó thời kỳ 2000 -2005 khoảng 13,5%/năm, thời kỳ 2006-2010 khoảng 14,5%/năm.
Biểu 6 : Dự báo một số chỉ tiêu phát triển công nghiệp- xây dựng (theo GDP)
Đ/v
2001- 2005
2006- 2010
2000- 2010
1- Tỷ lệ đóng góp vào phần GDP tăng thêm của toàn thành phố (Giá 1994)
%
50,5
57,6
55,1
2- Nhịp độ tăng trưởng bính quân năm từng thời kỳ
Lần
13,5
14,5
14,0
3- Tỷ lệ đóng góp vào thu hút thêm lao động chung toàn thành phố
%
64,6
88,6
76,6
4- Năng suất lao động
(tính theo GDP, giá94)
Tr.đ
24,8
33,9
46,4
nguồn:Chiến lược phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội tới năm 2010, Viện nghiên cứu kinh tế
Tiếp tục phát triển công nghiệp có chọn lọc, đột phá vào những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; ưu tiên một số sản phẩm chủ lực thuộc các ngành: điện - điện tử - tin học công nghiệp phần mềm, cơ - kim khí, dệt - may - giầy, chế biến thực phẩm, vật liệu mới.
Điện - điện tử - thông tin: Một mặt, nâng cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MT4.docx